Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kim Jong-un thử độ kiên nhẫn của Donald Trump

Sau lot nh chp t v tinh cho thy Bc Triu Tiên bt đu tháo d khu th tên la Sohae, tng thng M Donald Trump đã hoan nghênh thin chí ca Kim Jong-un và tin rng tiến trình gii tr ht nhân Bc Triu Tiên đang có "nhng tiến b ln" dù trên thc tế vn chưa có gì c th.

kim1

Tng thng M Donald Trump và lãnh đo Bc Triu Tiên Kim Jong-un ti thượng đnh Singapore, ngày 12/07/2018. Anthony Wallace/Pool via Reuters

Theo nht báo Le Figaro (26/07/2018), tng thng M"Donald Trump đang bám cht vào ván bài Bc Triu Tiên".

Trong sut 40 ngày sau thượng đnh vi Kim Jong-un Singapore, tng thng M đã phi kiên nhn ch đi tín hiu t phía Bình Nhưỡng. Kim Jong-un như mun nn gân tng thng M. Nhiu người bt đu nghi ng thc tâm ca lãnh đo Bc Triu Tiên. Bình Nhưỡng đã khôn khéo đưa ra mt c ch đúng lúc, bng vic tháo d khu Sohae, nhm xoa du tâm trng st rut ca tng thng M, trong khi ông đang đánh cược vào canh bài Bc Triu Tiên đ vn đng c tri cho cuc bu c bán phn Ngh Vin sp ti.

Victor Cha, tng là nhà thương lượng v ht nhân, hin là giáo sư ti đi hc Georgetown, cho rng tng thng M"đã dn quá sâu đ lùi bước. Ông còn b kt cho đến k bu c Ngh Vin vào tháng 11".

Thc vy, ch nhân Nhà Trng tin vào phương pháp ca ông, kết hp t nhng li đe da hiếu chiến, bóp nght kinh tế và đàm phán thng thng. Dường như ông cũng đang tin vào ván bài chc thng, hin được áp dng vi Iran, sau khi đã th vi Bc Triu Tiên.

Tuy nhiên, người chu trn li là ngoi trưởng M. Ông Mike Pompeo b Kim Jong-un "pht l" trong chuyến công du Bình Nhưỡng vào đu tháng 07/2018. Sau đó, trong mt thông cáo, nhng yêu cu ca Washington b Bình Nhưỡng lên án là "mm bnh ung thư" và "đúng kiu gangster".

Cũng vào thi đim đó, Bc Triu Tiên b nghi là tiếp tc làm giu uranium, vi phm trng pht quc tế vi vic bán than cho Trung Quc, mua du lu vi khi lượng gp 3 ln quota cho phép ca năm 2018. Ngoi trưởng M t cáo vi Liên Hip Quc 89 ln vi phm ca Bình Nhưỡng, nhưng li t cáo li b Bc Kinh và Moskva bác b ti y ban Trng pht. Chiến lược "gây áp lc ti đa" ca M hng mt v đau.

Mi c ch, thông đip này cho thy tng thng M dường như đang phi nhân nhượng lãnh đo Bc Triu Tiên, đ ông Kim tiến theo nhp đ riêng. Nhưng chí ít, lòng kiên nhn ca ông Donald Trump cũng được tr giá : "không mt tên la nào được Bc Triu Tiên phóng đi t 9 tháng nay, không có bt k v th ht nhân nào. Nht Bn hài lòng, toàn Châu Á hài lòng" và ông cũng "rt hài lòng", theo tin nhn ca tng thng M trên Twitter ngày 23/07.

Ông Donald Trump vn đt trn nim tin vào"deal" vi lãnh đo Bc Triu Tiên, trong khi Kim Jong-un mun Hoa K phi có "hành đng táo bo" trước khi cam kết c th vào tiến trình gii tr vũ khí. C th, Bình Nhưỡng mun có mt tha thun hòa bình giy trng mc đen vi Washington đ đm bo s sng còn ca chế đ. Chính quyn M cn có ít nht 2/3 thượng ngh sĩ bt đèn xanh đ kí được tha thun trên, trong khi Thượng Vin tuân theo điu kin Bình Nhưỡng phi cam kết gii tr ht nhân "hoàn toàn, kim chng được và không th đo ngược được".

Trong khi ch đi, Washington li đang hy vng vào vic Bc Triu Tiên trao tr hơn 200 hài ct lính M hy sinh trong cuc chiến Triu Tiên. Thế nhưng, các cuc đàm phán cũng đang gp nhiu tr ngi vì phía Bình Nhưỡng yêu cu "bi thường", trong khi điu này li trái vi lnh trng pht ca Liên Hip Quc. T năm 1996 đến 2005, sau khong 30 cuc đàm phán song phương, 220 hài ct lính M đã được hi hương, còn Bình Nhưỡng nhn được 28 triu đô la.

S năng đng trên con đường ngoi giao vn có v yếu t : Nếu tng thng M hết kiên nhn và cm thy b coi thường, có th ông s quay li bin pháp đe da gây chiến vi Bình Nhưỡng. Khi gp lãnh đo Bc Triu Tiên ti Singapore, theo ông Jeffrey Bader, thuc Brooking Institution, "l ra tng thng M phi đưa ra nn tng ca mt cuc thương lượng ht nhân thc s". Thượng đnh Singapore s luôn được coi là l đăng quang ca Bc Triu Tiên thành mt cường quc ht nhân mi.

Bu c Cam Bt : Th tướng Hun Sen ly lòng các n công nhân

Bu c Quốc hội ti Cam Bt ngày 29/07 là ch đ được nht báo Le Monde quan tâm : "Ti Cam Bt, các n công nhân được triu tp đến phòng phiếu". Ngành công nghip dt may chiếm đến 70% hàng xut khu ca Cam Bt và ph n chiếm đa s nhân công hot đng trong lĩnh vc này (vi khong 850.000 người).

Năm 2013, như gii tr, gii công nhân cũng đã b phiếu đông đo cho đng đi lp. Nhưng năm nay, đi lp b gii th và b cm ti Cam Bt vì "câu kết vi Hoa K và các thế lc nước ngoài khác" nhm xúi gic mt "cuc cách mng". Rt nhiu công nhân, như trường hp ca Nay Yang, t ra lo ngi trước mt chế đ ngày càng gn cht v mt kinh tế vi Trung Quc, hin là nhà đu tư chính vào Cam Bt. Vương quc Đông Nam Á này cũng là đng minh thân cn nht ca Trung Quc trong khi ASEAN.

Theo phóng s ca Le Monde, mc lương ca người lao đng Cam Bt đã được tăng trong nhng năm va qua, đc bit sau cuc biu tình rm r vào tháng 01/2014, nhưng vn không giúp ci thin được đi sng ca công nhân. Ti mt s nhà máy, vn tn ti cnh bóc lt trá hình đi vi người lao đng. Đc công, thường là người Trung Quc, vn quát mng th, còn phiên dch thì tìm cách đc thúc công nhân vì h được hưởng hoa hng trên tng s sn phm.

Đ"ép" công nhân đi b phiếu, chính quyn Phnom Penh đã phi hp vi lãnh đo các nhà máy. Người lao đng được ngh ba ngày đ v đa phương bu c. Khi tr li làm vic, h phi trình ngón tay có vết mc đim ch đ chng minh đã làm nghĩa v công dân. Vì không th b phiếu cho đi lp, mt s người cho Le Monde biết s gch xóa phiếu bu đ lá phiếu không hp l, thay vì phi b phiếu cho đng cm quyn ca th tướng Hun Sen.

Lào và d án "pin ca Châu Á"

Năm t mét khi nước ào xung và nhn chìm ít nht 7 ngôi làng, ít nht 27 người chết, 130 người mt tích, 6.600 người mt nhà là hu qu ca v v đp Xe-Pian Xe Namnoy trên sông Mekong, nm ti mt vùng ho lánh Lào.

Trong bài viết v thm ha trên, nht báo Le Monde cho biết 90% khi lượng đin được d kiến sn xut ti đp thy đin này là dành cho Thái Lan. Đây là công trình liên kết gia chính ph Lào, mt công ty ca Thái Lan và hai tp đoàn Hàn Quc, trong đó có mt nhánh ca tp đoàn SK ni tiếng. D án 410 megawatt, theo kế hoch, s đi vào hot đng năm 2019, gm 2 đp chính và 5 đp tr nước ph.

Sau thm ha, nhiu cây hi đt ra v s yếu kém ca h thng báo đng cho dân đa phương, dù tp đoàn SK khng đnh đã báo đng ngay lp tc cho chính quyn và đã bt đu di di người dân.

Thm ha này cũng tác đng đến tham vng tr thành "pin ca Châu Á" vì Lào có tim năng đáng k v thy đin. T khong 10 năm nay, chính quyn Lào liên tc xây nhiu đp trên dòng chy chính sông Mekong cũng như các chi lưu. Tng cng có 45 đp đang được xây dng, trong đó khong 10 đp đã đi vào hot đng.

Tai nn v đp không phi là chưa tng xy ra Lào, như các v v đp năm 2017 ( min trung) và 2016 ( min nam) vì các công trình này được xây trên nn đt không chc. Hu qu đi vi môi trường do vic lm dng xây đp thy đin cũng được cnh báo : thay đi h sinh thái sông, s đa dng ca các loài cá b tác đng... Tuy nhiên, Lào vn tiếp tc theo d án này vì ngành công nghip Lào không phát trin. Các d án đ s này thường huy đng ngun vn ln và đây li là cơ hi thăng tiến, cũng như tham nhũng cho nhiu quan chc đa phương.

V Benalla : Tng thng Pháp nhn hết trách nhim

V Benalla, ph trách an ninh ca tng thng Pháp hành hung người biu tình trong ngày L Lao Đng 01/05, tiếp tc làm tn nhiu giy mc ca các nht báo. Tưởng nhn hết trách nhim v mình là xong, tng thng Pháp không ng b phn ng d di như vy.

Nht báo Le Monde trích li tuyên b ca tng thng Pháp : "Người duy nht chu trách nhim trong v này là tôi và ch mình tôi". "Nếu h mun mt người chu trách nhim, người đó đang đng trước mt các v, h đến mà tìm", Libération, trong bài viết "Năm câu hi cho người chu trách nhim" li trích câu nói này ca tng thng Pháp vi ch trích "Emmanuel Macron thích thách thc hơn là làm sáng t rt nhiu đim ti" trong v Benalla.

Theo nht báo Le Figaro, hin đang thăm vùng Pyrénées, min nam nước Pháp, ông "Macron phn công", khng đnh"t hào vì đã tuyn Benalla", nhưng coi "li" ca người ph trách an ninh"như mt s phn bi". Trong khi đó, vn theo Le Figaro, "c cánh t và cánh hu đu ch trích tuyên b trong ni b đng cm quyn". Còn nht báo kinh tế Les Echos cho rng trong v"Benalla : chính ph trông đi vào mùa hè đ dp đám cháy".

Pháp tri qua thi k nng nóng

Hôm qua và hôm nay, vùng Ile de France và nhiu tnh min bc Pháp chu đt nng nóng gay gt.

"Làm thế nào đ thích nghi vi nng nóng ?" là câu hi được nht báo La Croix nêu trong mc "Tho lun". Theo ông Erwan Cordeau, trưởng d án ti vin Quy hoch đô th, gii pháp lâu dài"ph xanh các thành ph là mt ưu tiên". Mt s bin pháp trước mt được nêu lên là m ca công viên vào bui đêm, đóng ca s Điu hòa li không phi là mt ý tưởng hay, vì nó thi khí nóng ra ngoài và càng làm gia tăng nhit đ ngoài tri. Nht báo Le Figaro thì đưa ra d báo "đt nng nóng th hai s đến Pháp vào tun ti do khí nóng t Bc Phi tràn lên".

Riêng thành ph Paris, theo Libération, tìm cách ngăn chn hin tượng "c đo nóng bt thường" vì nhit đ ti Paris thường cao hơn nhng khu vc khác trong vùng Ile de France. Trong kế hoch khí hu, thành ph Paris đ ra hai cách : chng tình trng khí thi gây hiu ng nhà kính ; làm xanh và làm mát thành ph đ đi phó vi hin tượng nhit đ tăng dn vi mc tiêu là ph xanh được 40% din tích th đô t nay đến năm 2050. Ngoài ra, nhng bin pháp hàng ngày được thành ph trin khai là cây phun mưa hot đng mt s khu vc nóng nht Paris hoc vòi phun nước được chôn ngm dưới đt…

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Kim Jong-un cho hành quyết một tướng lãnh vì cấp thêm thực phẩm cho lính (RFI, 29/06/2018)

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un được cho là đã ra lệnh xử bắn một tướng lãnh quân đội vì đã cấp thêm thực phẩm và xăng dầu cho lính cũng như gia đình họ. Trang tin Daily NK hôm 28/06/2018 cho biết như trên.

baochua1

Ảnh minh họa : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un duyệt đội ngũ lúc chuẩn bị phóng vệ tinh tháng 2/2016. Reuters/KCNA/Files

Theo trang web chuyên về Bắc Triều Tiên có trụ sở tại Seoul, thì trung tướng Hyon Ju Song đã bị xử bắn vì cáo buộc "lạm dụng quyền lực và có những hành động chống Đảng". Tướng Hyon vốn là ngôi sao đang lên trong quân đội, ủy viên trung ương đảng Lao Động Triều Tiên, thành viên Quân ủy Trung ương.

Một nguồn tin nói với Daily NK là tướng Hyon Ju Song đã cho xuất kho "1.000 tấn xăng dầu, 650 tấn gạo và 800 tấn bắp để phân phối cho các sĩ quan quân đội và gia đình họ tại trung tâm phóng hỏa tiễn". Hành động này bị coi là "chống Đảng", vì vi phạm "Mười nguyên tắc trong hệ thống tư tưởng duy nhất của Đảng".

Vị tướng này còn bị buộc tội "không giữ bí mật các vấn đề của Đảng, của quân đội và các định chế chính phủ, phổ biến các tài liệu mật, xuyên tạc ý thức hệ của Đảng".

Một nguồn tin khác cho Daily NK biết Kim Jong-un đã tức giận cực độ khi nghe báo cáo, và ra lệnh hành quyết tướng Hyon. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên tuyên bố : "Sự nhiễm độc ý thức hệ đang làm hỏng các lãnh đạo quân đội, cần phải bị tiêu diệt từ trong trứng nước".

Mỹ-Nhật-Hàn đẩy mạnh nỗ lực giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo dự kiến tuần tới sang Bắc Triều Tiên để thảo luận về chương trình giải trừ hạt nhân. Ông Pompeo sẽ là quan chức Mỹ đầu tiên đến Bình Nhưỡng từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong-un hôm 12/6 tại Singapore.

Về phía Hàn Quốc, tổng tư lệnh lực lượng Mỹ Vincent Brooks nhân lễ khai trương trụ sở mới hôm nay cho biết Seoul tài trợ đến 90% chi phí xây dựng Camp Humphreys. Đây là căn cứ quân sự hải ngoại lớn nhất của Hoa Kỳ, đặt tại Pyeongtaek cách thủ đô Hàn Quốc 60 km, có thể tiếp nhận 43.000 quân nhân và gia đình từ nay đến cuối năm 2022.

Cũng trong hôm nay, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tuyên bố những bước hướng về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên chỉ có thể thành hiện thực thông qua các biện pháp răn đe và việc chuẩn bị của liên minh Mỹ-Hàn. Còn bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc, Cho Myoung Gyon nói rằng việc củng cố quan hệ giữa hai nước Triều Tiên sẽ làm tăng cơ hội thành công ngoại giao giữa Washington và Bình Nhưỡng, liên quan đến hồ sơ nguyên tử.

Thụy My

********************

Ảnh vệ tinh : Bắc Triều Tiên vẫn nâng cấp một cơ sở hạt nhân (RFI, 27/06/2018)

Bình Nhưỡng vẫn nâng cấp cơ sở nghiên cứu hạt nhân cho dù đã cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo tại thượng đỉnh thượng đỉnh Singapore. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 27/06/2018, trang mạng Mỹ chuyên về Bắc Triều Tiên 38° Bắc đã cho biết như trên.

baochua2

Cơ sở hạt nhân Bắc Triều Tiên Yongbyon (Ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 05/2009) (Photo : AFP)

Theo nguồn tin trên, hình ảnh vệ tinh gần đây, cho thấy nhiều hoạt động ở trung tâm hạt nhân Yongbyon, cơ sở hạt nhân chính của Bắc Triều Tiên, trong đó có những công trình xây dựng về hạ tầng cơ sở.

"Hình ảnh vệ tinh ngày 21/06 cho thấy hạ tầng cơ sở trung tâm nghiên cứu của Yongbyon tiếp tục được cải thiện ở mức độ nhanh chóng".

Ngoài ra, trang mạng 38° Bắc cũng ghi nhận các hoạt động được tiếp tục ở nhà máy làm giàu uranium, cũng như việc xuất hiện một số cơ sở mới, trong đó có một văn phòng kỹ thuật (ingénierie) và một hành lang dẫn đến một tòa nhà bên trong chứa một lò phản ứng hạt nhân.

Tuy nhiên nguồn tin tên rất thận trọng, xác định rằng "không nên xem những hoạt động này có liên quan đến những lời hứa phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên", vì "như thông lệ, những ê kíp đặc trách hạt nhân vẫn làm công việc của họ trong khi chờ đợi lệnh của Bình Nhưỡng".

Hãng tin Pháp cũng nhắc lại là khái niệm phi hạt nhân hóa bán đảo chưa được định nghĩa rõ ràng, vẫn còn rất mơ hồ. Cuộc gặp thượng đỉnh cũng không đưa ra một lịch trình cụ thể nào để tháo gỡ kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á
mercredi, 20 juin 2018 13:56

An ninh của Kim Jong-un chống ai ?

Hành trình của Kim tới cuộc họp thượng đỉnh Trump - Kim tại Singapore được báo chí quốc tế đặc biệt quan tâm, có lẽ vì những biện pháp mà bộ máy an ninh của Kim áp dụng là những biện pháp đặc biệt.

kim1

Kim Jong-un đến Singapore bằng máy bay của hãng hàng không Air China

Hành trình di chuyển của Kim tới Singapore được lên kế hoạch an ninh chi tiết một cách đặc biệt. Sự đặc biệt có nhiều điểm khác thường phản ánh tình trạng an ninh của cá nhân Kim bị đe dọa một cách khác thường.

Kim mang theo thức ăn đủ cho toàn bộ hành trình, có nghĩa là Kim có thể từ chối mọi cuộc chiêu đãi, từ chối mọi thức ăn đến từ bên ngoài. Kim chỉ chấp nhận ăn chung với đối tác trong trường hợp bộ máy an ninh của Kim đủ điều kiện kiểm tra và đảm bảo an toàn.

Kim mang theo buồng vệ sinh cá nhân, vừa để hoàn toàn kiểm soát khi Kim ở trong tình trạng một mình và chống việc tình báo lấy cắp mẫu phân cho mọi mục đích.

Cùng một lịch bay, luôn có ba máy bay cùng khởi hành, giờ bay không báo trước, đến phút cuối cùng, chuyến bay vẫn bị đổi tên, đổi hướng.

Chiếc Boeing 747 đầu tiên hướng tới Bắc Kinh dưới số hiệu CA122 của Air China từ Bình Nhưỡng. Khi tới gần Bắc Kinh, không hạ cánh, máy bay đổi số hiệu thành CA61 và quay đầu đổi hướng, bay thẳng tới Singapore. Quyết định không đáp xuống Bắc Kinh có thể đã được thiết kế trước, cũng có thể theo những phân tích tình báo tại chỗ ở phút cuối cùng.

Có một nguy cơ tiềm ẩn tại sân bay Bắc Kinh ? Đe dọa đó có thể là gì ? Máy bay tự phát nổ, đánh bom tự sát, nhiễm độc không khí, cài cắm phương tiện gián điệp ? Cài cắm vật liệu nổ định giờ, thay đổi nhân viên phục vụ, kiểm tra an toàn thiết bị bay, v.v…

Những gì, nếu có thể, được sắp đặt chờ sẵn ở sân bay Bắc Kinh đã bị vô hiệu hóa ?

Singapore không được thông báo Kim đi trên máy bay nào, bởi vậy, họ đã chuẩn bị cả hai thảm đỏ, mặc dù họ đoán Kim sẽ đến trên chiếc IL-62. Nhưng sau đó, trước khi hạ cánh chỉ vài giờ, họ mới được báo rằng Kim đến trên chiếc Boeing 747. Có lẽ ai cũng như Singapore, đều cho rằng máy bay của chính Bắc Hàn sẽ an toàn hơn. Thì ra, bất ngờ và trái quy luật mới chính là cái an toàn hơn ! Và một lý do chính là việc trách nhiệm thuộc về ai và có thể quy cho ai khi vụ việc xảy ra. Con chuột có thể vì miếng phô-mai mà sập bẫy !

Theo website chuyên theo dõi các chuyến bay Flightradar24, ngày 10/6, chiếc máy bay Boeing 747 của Air China khởi hành trước từ Bình Nhưỡng, sau đó hơn một giờ, chiếc Il-62 của hàng không Bắc Hàn mới cất cánh, không ai biết Kim trên máy bay nào. Chiếc máy bay thứ ba là chuyên cơ vận tải Il-76 mang theo hai chiếc xe sang trọng và hàng hóa khác bay sau cùng.

Máy bay của Air China đã bay theo một đường bay hơi bất thường. Gần như trong toàn bộ hành trình, máy bay nằm trong phạm vi của phòng không Trung Quốc và giảm thiểu thời gian bay trên biển. Nếu bay ra biển có thể bị bắn hạ mà không rõ thủ phạm. Trong phạm vi phòng không của Trung Quốc thì an ninh có thể quy được trách nhiệm cho Trung Quốc.

Kế hoạch di chuyển chính thức chỉ được tiết lộ vào phút cuối cùng, trước đó có nhiều thông báo nhưng không chính thức.

Hành trình tuyến bay thay đổi ngay sau khi cất cánh, thậm chí thay đổi ngay trong khi bay, bay vòng, đổi hướng, thay đổi tốc độ, nghĩa là đường bay và giờ đến không thể tiên liệu.

Trong mọi cuộc xuất hiện trước công chúng, Kim đều được bao vây bởi một hàng rào vệ sĩ cao lớn và đầy uy lực.

"Giữ bí mật kế hoạch, thay đổi chúng và khiến chúng không thể bị đoán trước là quy trình hoạt động tiêu chuẩn để bảo vệ bất cứ lãnh đạo nào, nhưng Bắc Hàn dường như đã đẩy những điều này đến cực độ", Andrew Gilholm, giám đốc một công ty tư vấn về Kiểm soát rủi ro Đông Bắc Á cho hay.

Chuyến dạo tham quan đường phố Singapore đêm 11/6 được sắp xếp chỉ vài tiếng trước, sau khi an ninh Triều Tiên tìm hiểu kĩ các điểm đến. Và trước đó, chủ nhà không được thông tin gì về kế hoạch này.

Trong chuyến về, kế hoạch bay dự kiến vào lúc 14g ngày 12/06 đã bị lui lại. Kim rời khách sạn sau 22g, đến sân bay bằng đoàn xe hộ tống riêng. Bức ảnh công bố bởi chính phủ Singapore cho thấy Kim lên chiếc Boeing 747 của Air China. Trái với dự đoán của báo chí, rằng Kim sẽ dừng ở Bắc Kinh để gặp và báo cáo kết quả đàm phán với Tập Cận Bình, nhưng theo Flightradar24, "Chuyến bay của Kim cất cánh lúc 23h23, sử dụng số hiệu CA62, chiếc máy bay đi theo đường bay tương tự ngày10/6 theo chiều ngược lại, đến gần Bắc Kinh, máy bay chuyển sang biển hiệu CA121 và đổi hướng ngược lại bay thẳng về Bình Nhưỡng".

Sự khác thường đó đặt ra cho những người quan sát câu hỏi : đâu là đối tượng của kế hoạch an ninh này ?

Cả đi lẫn về, Kim đều cố làm ra vẻ đến hoặc dừng lại tại Bắc Kinh, nhưng lại không không cho máy bay hạ cánh ? Chuyện xảy ra trên cả hai chiều bay, thì không thể nói là ngẫu hứng. Để tạo ảo tưởng cảm giác Kim đang cần và đang phục tùng Bắc Kinh, để vô hiệu hóa ý định thọc gậy hay trừng phạt ? Đã trực chỉ Bắc Kinh mà khi tới lại không đáp xuống mà quay đầu đổi hướng, đi tiếp ? Chỉ có một giải thích rằng mặt đất Bắc Kinh là nguy hiểm, không được phép mạo hiểm. Mọi cách giải thích đều dẫn đến một kết luận rằng, trong mắt Kim, Tập không quan trọng, và không cần cho cái gì cả, chỉ là sự đe dọa nguy hiểm. Khi đi thì để khỏi phải chịu sự gợi ý chỉ đạo của Bắc Kinh, còn khi về thì tránh phải báo cáo hay tiết lộ chi tiết nội dung cuộc đàm phán.

Kim có thể có quan hệ tới nhiều nước trên nhiều khía cạnh lợi ích khác nhau, nhưng nếu nói mối quan hệ đó ảnh hưởng đến mức đánh đổi mạng sống của cá nhân Kim, thì chỉ có thể kể đến nhiều nhất là ba quốc gia : Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc.

Với Nam Hàn, Kim có vai trò đặc biệt, Kim đang đốt lên trong lòng người Nam Hàn cháy bỏng niềm hy vọng thống nhất và hòa bình, mạng sống của Kim thậm chí có thể còn được chính phủ Nam Hàn lên kế hoạch bảo vệ.

Trump rất cần gặp Kim, nhất là sau khi có bức thư đặc biệt, vinh quang của Trump và an ninh cho Mỹ được đảm bảo chỉ nhờ cuộc gặp lịch sử với con người này. Yếu tố quyết định thành bại là vai trò cá nhân không thể chối cãi của Kim. Vả lại, trong tư cách một siêu cường quân sự của nền dân chủ số một thế giới, Mỹ không có nhu cầu ám sát trong bóng tối.

Như vậy đe dọa ám sát đến từ Trung Quốc. Tất cả kế hoạch an ninh trong suốt hành trình cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim là nhằm chống lại Trung Quốc.

Nếu thượng đỉnh này thành công thật sự, thì hạt nhân của Bắc Hàn sẽ không có gì phải vội vàng dẹp bỏ, nó đang thậm chí cần cho một giải pháp thật sự hòa bình, ngăn chặn một ảo tưởng chiến tranh. Cùng với nó, biển Hoa Đông, biển Đài Loan và tất nhiên cả Biển Đông sẽ có một đảm bảo.

Kẻ thua trận duy nhất là tư tưởng bành trướng của Trung Hoa cộng sản. Tập Cận Bình, được cho là túi khôn Hán, đã không đủ khôn để nhìn thấy con đường đi tới của nhân loại, không nhìn thấy hình dạng thế giới sau nửa thế kỷ nữa, không bằng một Kim Jong-un chỉ mới 33 tuổi.

Sáng ngày 19/06 có tin của Tân Hoa xã cho biết Kim sẽ đến Bắc Kinh và ở thăm 2 ngày 19-20/06, vói nội dung thông báo chuyến đàm phán với Tập Cận Bình. Nhưng theo Yonhap dẫn nguồn tin hàng không cho biết, một máy bay An-148 của hãng hàng không Air Koryo của Triều Tiên đã cất cánh sáng sớm nay từ sân bay Bình Nhưỡng và hạ cánh tại sân bay quốc tế Bắc Kinh lúc 9g30 sáng. Hiện chưa rõ ông Kim Jong-un có ngồi trên máy bay này hay không.

NORTHKOREA-USA-CHINA

Kim Jong-un đã đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình ngày 19/06/2018 - Ảnh minh họa

Đây có lẽ là một lựa chọn để không làm Tập mất mặt và làm Bắc Kinh nổi giận.

Tuy nhiên, không ai biết chắc được ván bài sẽ kết thúc như thế nào. Nó phụ thuộc vào việc Mỹ diễn giải sự việc ra sao, và việc Trung Quốc sẽ ra tay với những ngón đòn gì. Còn phải chờ những con bài nào được lật ra tới đây. Liệu Kim có bị ung thư máu, mất trí hay một cái gì tương vậy không ?

20/06/2018

Bùi Quang Vơm

Published in Diễn đàn

Donald J. Trump và nhà độc tài Kim Jong-un vừa kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Singapore vào ngày 12/6/2018. Điều đáng chú ý và gây thất vọng trong cuộc gặp gỡ Trump-Kim chính là những lời khen ngợi của Trump dành cho Kim Jong-un cũng như sự nhượng bộ khá lớn của Hoa Kỳ dành cho Bắc Hàn.

kim1

Đáng chú ý và gây thất vọng trong cuộc gặp gỡ Trump-Kim chính là những lời khen ngợi của Trump dành cho Kim Jong-un

Chưa có một tổng thống Hoa Kỳ nào lại hợm hĩnh khen ngợi một kẻ độc tài máu lạnh, giống như Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 Donald J. Trump. Điều kinh hoàng, chỉ vài tiếng trước cuộc họp thượng đỉnh với Kim Jong-un, Trump đã tấn công thủ tướng Justin – Canada, vốn là đồng minh dân chủ lâu năm của Hoa Kỳ bằng lời lẽ nặng nề :

"Con người hai mặt, bề ngoài dịu dàng mềm mỏng lúc gặp mặt nhau, nhưng thực ra rất không đàng hoàng và yếu đuối".

Nhưng với nhà độc tài tàn bạo Kim Jong-un thì Trump lại hết lời khen ngợi.Trump hớn hở nói :

"Well, he is very talented. Anybody that takes over a situation like he did at 26 years of age and is able to run it and run it tough. I don't say he was nice.Very few people at that age – you can take one out of ten thousand, probably couldn’t do it".

Tạm dịch : Kim Jong-un rất tài năng. Không phải ai cũng có thể làm được khi đặt mình vào vị trí của Kim Jong-un ở tuổi 26. Kim có thể điều hành, và rất đáng nể. Tôi không nói là Kim Jong-un tốt bụng. Rất ít người ở độ tuổi đó – 1 trong khoảng 10 ngàn người - có thể làm được như Kim Jong-un.

Có phải ý Trump muốn nói Kim Jong-un "rất tài năng" có thể "điều hành rất đáng nể" vì hắn có thể giết người, thanh trừng, thủ tiêu các đối thủ lẫn người dân Bắc Hàn mà không run tay ? Trump lẽ nào quên rằng cũng giống như ông Nội và Cha mình, Kim Jong-un cũng đang cai trị một đất nước bằng thể chế độc tài toàn trị. Trump lẽ nào không biết có khoảng 30 ngàn người dân đã bỏ trốn khỏi Bắc Hàn và mô tả cuộc sống địa ngục, đầy khổ đau tại đây ? Trump lẽ nào quên rằng triều đại nhà họ Kim đã và đang cướp đoạt quyền sống, quyền làm người và quyền mưu cầu hạnh phúc của hơn 20 triệu con người ?

Chưa dừng lại ở đó, khi về đến Hoa Kỳ, Trump còn trả lời phỏng vấn :

"Đất nước Bắc Hàn rất yêu mến Kim Jong-un. Dân tộc Bắc Hàn có một sự hăng say rất lớn. Họ sẽ kết hợp lại để xây dựng một đất nước lớn mạnh".

Trump lẽ nào quên rằng nhà họ Kim đã dùng vũ lực tàn bạo để cưỡng ép người dân tôn thờ chế độ ? Trump lẽ nào không biết người dân Bắc Hàn bị cưỡng ép "yêu mến" chế độ độc tài nhà họ Kim bằng vũ lực sao ? Nếu nói về số phận của người dân bất hạnh nhứt thế giới, thì Bắc Hàn sẽ đứng đầu danh sách. Đến giờ này, hơn 20 triệu người dân Bắc Hàn, trừ thành phần quan chức phục vụ vương triều họ Kim, vẫn đói ăn từng ngày, không được tiếp cận thông tin, không được sử dụng Internet, sống đời nô lệ vô cùng khốn khổ và đầy dẫy bất công.

Tôi tự hỏi mình đang sống ở thế kỷ dân chủ và nhân quyền hay là thế kỷ của bọn độc tài tung hô nhau ? Không có một báo cáo nào về việc Kim Jong-un khen Hoa Kỳ hoặc khen Tổng thống Trump, nhưng chỉ có Trump hớn hở, hết lời tung hô Kim Jong-un.

Nếu ai đó cho rằng Trump khen Kim Jong-un là chuyện thường tình, thì hãy thay thế hình ảnh Kim Jong-un bằng Hitler hay Hồ Chí Minh. Chế độ toàn trị của Bắc Hàn được các ủy ban nhân quyền so sánh về mức độ tàn ác ngang với chế độ phát xít Đức của Hitler. Nếu so về độ độc ác và dã man thì Hitler chỉ là học trò của Kim Jong-un vì Hitler giết người Do Thái là do sợ và ghét. Còn Kim Jong-un giết chính đồng bào và người thân cận nhứt của mình vì quyền lực, không phải bằng một phát đạn hoặc một liều thuốc độc, nhưng là bằng súng phòng không và súng phun lửa.

Sẽ có người cho rằng những người mà Kim Jong-un giết là đáng chết vì bọn đó theo Trung Quốc. Ai cho bạn thẩm quyền xét xử ai đáng sống, kẻ phải chết ? Giết người là TỘI ÁC và SAI TRÁI. Nên nhớ, Kim Jong-un không chỉ giết bọn thân cận với Trung Quốc bằng cách thức rất tàn nhẫn và man rợ, mà còn giết luôn cả những người thân của bọn họ.

Nếu ai đó cho rằng Trump chỉ khen Kim Jong-un theo hình thức ngoại giao, không cần để ý, thì nên tự chất vấn bản thân về chuẩn mực đạo đức. Quy tắc ngoại giao nào yêu cầu khen ngợi kẻ độc tài như Stalin, Mao, Hitler, Kim Jong-un ?

Cứu cánh của chính trị là đạo đức và tự do. Một chính trị gia trước hết phải là một người đạo đức và chính trực. Là người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ, đại diện cho một nước dân chủ phát triển, luôn tôn trọng các vấn đề nhân quyền, mà phát biểu tùy tiện được sao ? Lời phát biểu của lãnh đạo cao nhất đại diện nhân dân Hoa Kỳ mà không cần suy nghĩ, tầm bậy như thế sao ? Lý tưởng của Trump là gì ? Là bênh vực lẽ phải hay tung hô cái ác ? Liêm chính, chính trực là một đặc tính phải có của các nhà lãnh đạo ở mọi lĩnh vực. Một người chính trực sẽ luôn bênh vực lẽ phải, chống đối sai trái, điều ác và không bao giờ hết lời khen ngợi kẻ giết chính đồng bào mình không chút thương xót.

Tôi tự hỏi, nếu Trump dùng những lời khen ngợi Kim Jong-un cho Hồ Chí Minh, thì những người Việt Nam thù ghét chế độ độc tài, đang sống trong và ngoài nước, sẽ nói gì ?

Từ lúc lên ngai năm 2011, Kim cai trị cực kỳ tàn bạo, khiến Bắc Hàn trở thành nước vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới.

Một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2014 về tình trạng nhân quyền đã kết luận rằng Bắc Hàn đã gây ra những tội ác kinh khủng như thời Đức quốc xã bao gồm "thanh trừng, giết người, nô lệ, tra tấn, giam cầm, hãm hiếp, cưỡng ép phá thai và bạo lực tình dục, đàn áp chính trị, đàn áp tôn giáo, đàn áp dựa trên chủng tộc và đàn áp dựa trên giới tính, bắt cóc và hành động vô nhân đạo khi cố ý gây ra nạn đói kéo dài".

Kim Jong-un – Kẻ độc tài máu lạnh tàn ác

Theo Viện Chiến lược An ninh quốc gia Hoa Kỳ, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, Kim Jong-un đã củng cố và thâu tóm quyền lực của mình bằng cách xử tử đối thủ và kẻ thù. Trong sáu năm đầu tiên, Kim Jong-un đã ra lệnh hành quyết ít nhất 340 người.

Năm 2016, phó thủ tướng Kim Yong-jin phụ trách về giáo dục, đã bị xử bắn trước mặt nhiều người, sau khi thể hiện "tư thế thiếu tôn trọng" trong một cuộc họp với Kim Jong-un.

Hyon Yong-chol cũng bị xử tử hình bằng súng phòng không vì "ngủ gật trong một sự kiện quân đội" có sư góp mặt của Kim Jong-un.

Một người chú của Kim Jong-un là Bộ trưởng Quốc phòng Jang Song-thaek bị kết tội phản quốc. Sau đó Jang Song-thaek bị hành hình bằng súng máy phòng không và cơ thể bị thiêu đốt bằng súng phun lửa.

Một quan chức Bắc Hàn sống lưu vong ở nước ngoài cho biết cô ruột của Kim Jong-un là Kim Kyong-hui, vợ của Bộ trưởng Quốc phòng Jang Song-thaek, cũng bị đầu độc. Sau cái chết lần lượt của Jang Song-thaek và cô ruột, Kim Jong-un được cho là đã xử tử 7 thành viên còn lại trong gia đình cô ruột mình.

Thứ trưởng quốc phòng Kim Chol đã bị xử tử hình bằng súng cối với cáo buộc say xỉn trong thời gian để tang cố lãnh đạo Kim Jong-il tháng 12/2011. Theo nguồn tin từ Seoul, Kim Jong-un đã ra lệnh xử tử Kim Chol bằng các khẩu súng cối "không để lại bất kỳ dấu vết nào, kể cả một sợi tóc".

Kim Jong-nam, người anh cùng Cha khác Mẹ của Kim Jong-un, đã bị đầu độc bằng chất hóa học tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia vào tháng 2/2017. Tất cả các bằng chứng thu thập được đều chứng minh kẻ đứng sau ra lệnh sát hại Kim Jong-nam là lãnh tụ tối cao Kim Jong-un.

Khủng khiếp hơn, chế độ Kim Jong-un cũng thường xuyên bỏ đói người dân để phô trương quyền lực cai trị. Một bản báo cáo của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc năm 2014 cho thấy nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề phổ biến tại Bắc Hàn, và tử vong do nạn đói vẫn tiếp tục xảy ra.

Bắc Hàn : Địa ngục trần gian

Trừ những người phục vụ chế độ độc tài nhà họ Kim, thì khoảng 20 triệu người dân Bắc Hàn còn lại luôn phải sống trong sợ hãi bởi chế độ họ Kim cai trị bằng chính sách tàn nhẫn công an trị. Khắp nơi là công an, luôn trong tư thế sẵn sàng bắt giam bất cứ ai bị buộc tội liên quan đến chính trị. Những người bị bắt giam sẽ bị kết án tù mà không được xét xử trong khi người thân không hay biết.

kim3

Một bản báo cáo của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc năm 2014 cho thấy nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề phổ biến tại Bắc Hàn, và tử vong do nạn đói vẫn tiếp tục xảy ra.

Trong năm 2014, có tới 120.000 tù nhân đang bị giam giữ tại 4 nhà tù chính trị lớn của Bắc Hàn và đã phải chịu đựng những điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt và khủng khiếp. Các tù nhân bị đói, bị buộc phải lao động khổ sai, bị tra tấn và cưỡng hiếp. Quyền sinh con bị từ chối bằng cách cưỡng bức phá thai và giết các trẻ sơ sinh. Hàng trăm ngàn tù nhân chính trị đã chết trong các trại trong vòng 50 năm qua.

Ngoài các trại tù chính trị, Bắc Hàn cũng có các nhà tù cho những người bị cáo buộc những tội thông thường. Các tù nhân phải đối mặt với sự tra tấn liên tục và bị bỏ đói.

Kim Jong-un thắng lớn và snhượng blớn của Trump

Kim Jong-un rời Singapore với chiến thắng "vang dội" vì đã đạt được bốn thành tựu to lớn. Ngược lại, Trump không đạt được gì đáng kể và rõ ràng. Thành tựu lớn nhứt của Trump có lẽ là trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên họp mặt với đế vương Bắc Hàn – vốn là điều mà các tổng thống trước không muốn thực hiện vì sự bất tín liên tục của Bắc Hàn.

Thành tựu đầu của tên độc tài tàn bạo là được gặp gỡ nhà lãnh đạo của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Từ trước đến giờ, nhà họ Kim bị thế giới văn minh liên tục lên án và chỉ trích vì sự độc ác và man rợ. Chẳng có lãnh đạo dân chủ nào muốn đàm phán vì Bắc Hàn đã liên tục vi phạm các thỏa thuận quốc tế. Có thể nói, Trump là một món quà từ trời xuống tặng cho Kim Jong-un  rõ ràng cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ là một thành tựu hơn cả ông Nội và Cha của Kim Jong-un.

Kim Jong-un muốn gặp Trump để có được sự chính đáng cho chế độ trên chính trường quốc tế, cũng như cho mục đích tuyên truyền. Jean H. Lee, một chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên tại Wilson Center cho biết :

"Bạn không thể tưởng tượng người dân Bắc Hàn sẽ tự hào như thế nào về cuộchọp thượng đỉnh với Hoa Kỳ. Họ biết đất nước của họ là nhỏ bé rất nghèo khổ. Đối với họ hình ảnh lãnh đạotối cao Bắc Hàn ngồi đàm phán với tổng thống Hoa Kỳ,tạo nên tính chính đáng và nó sẽ ghi điểm cho Kim Jong-un khi trở về Bắc Hàn".

kim2

Kim Jong-un thắng lớn và snhượng blớn của Trump

Chuyện Kim Jong-un hoàn toàn từ bỏ hạt nhân vào thời điểm này là chuyện cổ tích, bởi hắn không muốn trở thành Gaddafi (Lybia) thứ II. Kim Jong-un cần hạt nhân để bảo vệ mạng sống của chính mình và triều đại nhà họ Kim. Vũ khí hạt nhân là đòn bẫy (leverage) giúp Kim Jong-un trở nên có giá trị hơn, khiến tất cả các nước phương Tây và cả Trung Quốc, không dám coi thường.

Nếu ai nghĩ do chế độ cộng sản Bắc Hàn hiện tại đang hết tiền nên buộc phải từ bỏ hạt nhân, thì đó là sai lầm. Mặc dù Bắc Hàn bị cấm vận kinh tế rất nặng nề nhưng vẫn lén lút giao dịch thương mại với Trung Quốc, Nga và giao dịch hạt nhân với Iran. Đáng gờm hơn, Bắc Hàn còn thực hiện các cuộc tấn công mạng (cyber attacks) rất chuyên nghiệp và quy mô để kiếm rất nhiều tiền. Năm ngoái, Bắc Hàn đã tấn công hệ thống xử lý các giao dịch ngân hàng toàn cầu SWIFT, thực hiện một cuộc lừa đảo 1 tỉ đô nhưng cuối cùng chỉ chiếm được 81 triệu đôla.

Thành tựu thứ hai mà Kim Jong-un có là được Trump "cam kết sẽ đảm bảo an ninh" cho Bắc Hàn. Nghĩa là cuộc họp thượng đỉnh bảo đảm chế độ toàn trị Bắc Hàn sẽ không bị Hoa Kỳ tấn công.

Thành tựu thứ ba là ngay lập tức Trump đã tuyên bố hủy bỏ các cuộc tập trận Mỹ-Nam Hàn trong sự quan ngại an ninh của Nhật Bản và Nam Hàn.

Thành tựu cuối cùng là Kim Jong-un đã đảo ngược chính sách cấm vận tạo "áp lực tối đa" của Hoa Kỳ lên Bắc Hàn. Từ giờ, Bắc Hàn có thể âm thầm và ung dung làm những gì Kim Jong-un muốn.

Đáp trả lại 4 thành tựu mà Trump đã tự nguyện trao dâng, Kim Jong-un đã có một lời hứa mơ hồ là "cố gắng hướng tới" phi hạt nhân, mà không hề đề cập chi tiết về THỜI GIAN hoặc CÁCH THỨC ĐỂ XÁC MINH lời hứa phi hạt nhân. Trump có lẽ không biết rằng Bắc Hàn đã liên tục vi phạm các thỏa thuận quốc tế và là ông tổ nhà họ hứa (hứa mà không bao giờ làm).

Đáng nói hơn là Bắc Hàn định nghĩa phi hạt nhân chủ yếu về mặt giới hạn đối với các hệ thống của Hoa Kỳ. Ngược lại, Hoa Kỳ định nghĩa phi hạt nhân là sự hủy bỏ hoàn toàn, có thể kiểm chứng, và không thể dễ dàng đảo ngược các chương trình hạt nhân. Có thể thấy, ngay cả khi đồng ý phi hạt nhân, cả Hoa Kỳ và Bắc Hàn nói hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau.

Chuyên gia Zhao Tong, Viện Carnegie đại học Thanh Hoa - Bắc Kinh nhận xét :

"Chiến lược rất rõ ràng của phía Bắc Hàn gồm hai giai đoạn : một là nhanh chóng làm chủ công nghệ chế tạo tên lửa hạt nhân. Mục tiêu đó đã hoàn thành vào cuối năm 2017. Do vậy giờ đây Bình Nhưỡng bước sang giai đoạn hai. Cho tới giờ, mục đích của Bắc Hàn là vẫn giữ vũ khí hạt nhân và trên cơ sở đó phát triển quan hệ hữu hảo với cộng đồng quốc tế.

Bắc Triều Tiên không hề có ý định từ bỏ vũ khí nguyên tử ngay vào thời điểm này hay trong tương lai gần. Bình Nhưỡng cần những loại vũ khí ấy để phòng thân. Bắc Triều Tiên không có thể tin vào những bảo đảm về an ninh của một nước thứ ba nào. Mọi bảo đảm ấy đều có thể dễ dàng bị hủy bỏ. Để tồn tại, Bắc Triều Tiên cần có vũ khí hạt nhân. Đành rằng chính ông Kim Jong-un đã cam kết phi hạt nhân hóa, nhưng không đưa ra một lịch trình cụ thể nào để thực hiện lời hứa đó".

Tóm lại, Kim Jong-un đã thắng đậm : vừa được Trump tung hô như một anh hùng, vừa có được tính chính đáng cho mục đích tuyên truyền và đặc biệt được Trump tự nguyện trao tặng những gì Kim Jong-un muốn. Quá hời. Đúng là Kim Jong-un đã chứng minh được sự "thông minh" ma mãnh của hắn hơn hẳn Tổng thống Hoa Kỳ, Donald J. Trump.

Bất hạnh và đáng thương vẫn là hơn 20 triệu người dân Bắc Hàn. Trong khi người dân Nam Hàn đã được hưởng tự do, nhân quyền đích thực và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thì đại đa số người dân Bắc Hàn vẫn đang sống kiếp nô lệ cực kỳ khốn khổ và đầy dẫy bất công. Các chế độ độc tài cộng sản luôn gây ra những tội ác kinh khủng và là tai họa của nhân loại. Ngày nào các nước độc tài toàn trị còn tồn tại, ngày đó các nước dân chủ văn minh còn phải tiếp tục và mạnh mẽphản đối và lên án tội ác của bọn chúng.

"Thế giới sẽ KHÔNG bị hủy diệt bởi những người làm điều ÁC, mà bởi những người ĐỨNG NHÌN mà KHÔNG làm gì cả" - Albert Einsten.

Mai V. Phạm

"Chung một giấc mơ Việt Nam"

Tham khảo :

https://www.nytimes.com/…/asia/north-korea-human-rights.html

https://www.nytimes.com/2017/03/22/business/dealbook/north-korea-said-to-be-target-of-inquiry-over-81-million-cyberheist.html

Published in Quan điểm

Chỉ trong vòng nửa năm, Kim Jong-un đã làm thế giới đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cởi lớp áo chủ chiến, lãnh đạo Bắc Triều Tiên chứng tỏ là một chiến lược gia về quan hệ quốc tế nhiều bản lĩnh với sự trợ giúp vô tình của tổng thống Mỹ Donald Trump, theo nhận định của không ít chuyên gia.

kim1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trong buổi gặp gỡ tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm lần thứ nhì, ngày 27/05/2018. KCNA/via Reuters

Sau nhiều thập niên vất vả suy tính tìm tòi và chế tạo cho được vũ khí hạt nhân để bảo vệ chế độ, phải đến đời thứ ba là Kim Jong-un, Bình Nhưỡng tự cho là đủ tự tin để lớn tiếng đe dòa "tiêu diệt Hòa Kỳ trong biển lửa" trong suốt năm 2017, năm đầu nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump.

Thế rồi, đột nhiên Bình Nhưỡng đổi chiều làm một bước ngoặt 180°. Trong thông điệp đầu năm dương lịch 2018, lãnh đạo Kim Jong-un tỏ ra cởi mở và thông báo Bắc Triều Tiên sẽ tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông tại Hàn Quốc.

Theo AFP, lẽ ra chỉ có giá trị một bài học về quan hệ quốc tế trong sách ngoại giao nhưng "nhờ có phản ứng tự phát và khó lường của Donald Trump" và thời cơ thuận lợi, quyết định này đã tạo ra được một chuỗi tác động ngoạn mục sau đó.

Đúng lúc, đúng người

Hồi thứ nhất : Trong bối cảnh Thế Vận Hội Pyongchang biểu tượng của "hòa bình", Kim Jong-un không bỏ lỡ cơ hội tốt, nhận lời mời đối thoại của tân tổng thống Hàn Quốc, mới đắc cử vài tháng trước thay thế Park Geun Hye, tổng thống bảo thủ bị truất phế vì tội tham ô.

Hồi thứ hai : Kim Jong-un khai thác triệt để thời cơ để vuốt ve đại quốc : sang hội kiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cám ơn sự bảo vệ che chở của đồng minh đàn anh, điều mà trong 7 năm qua, cháu nội của Kim Nhật Thành chẳng muốn làm từ khi lên cầm quyền vào cuối năm 2011.

Sau hồi thứ ba là họp thượng đỉnh với tổng thống Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm vào cuối tháng Tư, và Kim Jong-un chuẩn bị gặp Donald Trump, mà giới phân tích xem là hồi thứ tư, với thượng đỉnh lịch sử Singapore.

Tất cả những diễn tiến trên đây, theo giáo sư Kim Hyun Wook, đại học ngoại giao Seoul, đã được Kim Jong-un tiên liệu : Phải đi bước đầu hòa giải với Hàn Quốc thì mới có thể đối thoại với Mỹ và bắt tay được với Hòa Kỳ thì mới kéo được Trung Quốc vào ván cờ.

Không còn hung hăng dòa Mỹ, Kim Jong-un thay đổi tác phong, biến thành một nhà lãnh đạo quốc gia lịch thiệp, tươi cười, biết lắng nghe người đối diện trong các cuộc tiếp xúc với Moon Jae-in và Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, Bình Nhưỡng thực hiện một vài hành động có tính thuyết phục công luận như trả tự do cho các công dân Mỹ bị giam cầm, rồi phá hủy một cơ sở thử hạt nhân, và ban lệnh "tạm ngưng" thử tên lửa trong khi chờ đợi kết quả của chính sách hòa dịu.

Đối với các chính khách cánh hữu ở Hàn Quốc thì Bình Nhưỡng chỉ đóng kịch để được bỏ cấm vận, sau đó đâu lại vào đấy, như nhiều lần xảy trong quá khứ. Tuy nhiên, để bắt tay với Mỹ, Kim Jong-un đã phải dẹp thù trong, nhất là những nhân vật bị xem là thân Trung Quốc như dượng rễ Jang Song-thaek, năm 2013, ám sát anh cùng cha khác mẹ Kim Jong-nam tại Kuala-Lumpur năm 2017, và cách nay vài hôm, thanh trừng ba tướng lãnh chủ chiến.

Kim Jong-un chứng tỏ có tài năng "lôi kéo các nhà lãnh đạo liên can người này chống người kia để thủ lợi", theo nhận định của một nhà nghiên cứu, cựu điệp viên CIA, Jung Park. Trong suy tính của Kim Jong-un, Bắc Kinh là "đối trọng" bảo đảm an toàn cho Bình Nhưỡng trong trận đấu với Washington.

Thời cơ thuận lợi

Nhưng tài ba một mình không đủ.

Nếu tổng thống Mỹ không phải là Donald Trump thì liệu nước cờ của Kim Jong-un có hiệu nghiệm hay không ? Theo Koo Kab-woo, chuyên gia Hàn Quốc về Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un được cả hai yếu tố thuận lợi từ thời cơ đến nhân hoà. Không có Moon Jae-in tinh tế, Donald Trump "bốc đồng" nhận lời đối thoại trước khi tham khảo các cố vấn, thì mưu kế của Kim khó thành tựu. Nhưng dù kết quả thượng đỉnh Singapore ra sao, Bình Nhưỡng có thể yên tâm không bị Mỹ đánh phủ đầu như Donald Trum từng đe dọa.

Trong thập niên 1980, xung khắc Tây phương-Liên Xô được giải tòa cũng nhờ thời cơ thuận lợi với bốn nhân vật lãnh đạo xuất hiện cùng lúc : tổng thống Reagan, thủ tướng Anh Thatcher, Giáo hoàng John Paul II và ổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Gorbatchev. Giới quan sát cho rằng Tây phương đồng thuận giúp nhà lãnh đạo cải cách Gorbatchev thoát khủng hoảng kinh tế.

Câu hỏi đặt ra là vì sao Bình Nhưỡng bằng mọi cách bắt tay với Mỹ và do đâu Seoul hết sức trợ lực thuyết phục Washington ?

Câu trả lời có lẽ nằm trong hai câu hỏi kế tiếp sau đây :

Ngày nay ai thật tâm lo ngại Hòa Kỳ tấn công phủ đầu Bắc Triều Tiên ngoài Kim Jong-un và Moon Jae-in ? Ai lo sợ viễn cảnh bị Trung Quốc sử dụng như món hàng "mặc cả" với Mỹ đánh đổi với Đài Loan ?

Tú Anh

Nguồn : RFI, 06/06/2018

Published in Diễn đàn

Một tuần lễ sau khi tuyên bố hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh dự trù Mỹ-Bắc Hàn vào ngày 12 tháng 6 năm 2018 tại Singapore, ngày 1 tháng 6 năm 2018, tổng thống Mỹ Donald Trump lại tuyên bố cuộc họp vẫn sẽ diễn ra như dự trù, thời gian và địa điểm không thay đổi - Donald Trump và Kim Jong-un sẽ chính thức gặp nhau để thương thảo về việc "phi hạt nhân hóa bán đảo Cao Ly" tại Singapore vào ngày 12/06/2018.

bachan1

"Phi hạt nhân hóa bán đảo Cao Ly" không phải là mục đích thực sự của các cuộc họp thượng đỉnh Xi-Kim hay thượng đỉnh Trump-Kim.

Khó có thể xác định kết quả của cuộc họp thượng đỉnh như thế nào mới được xem là thành công (và thành công với ai), nhưng nếu cuộc họp hoàn toàn thất bại vì lập trường hai bên cách nhau quá xa, thế giới lại một lần nữa phải đối diện với hiểm họa chiến tranh nguyên tử đến gần.

Những ý tưởng sau đây, hy vọng soi sáng những khoảng tối, những khuất khúc quan trọng, những điều "trông vậy mà không phải vậy", những điều chờ đợi và những điều không nên chờ đợi :

1. Chưa bao giờ có họp "thượng đỉnh" Mỹ-Bắc Hàn nhưng đã có nhiều cuộc đàm phán 6 bên cấp chuyên viên từ nhiều năm qua liên quan đến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Sáu bên là Mỹ, Nga, Tầu, Nhật, Nam Hàn và Bắc Hàn.

Kết quả không đi đến đâu, Bắc Hàn vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân như đã biết, bất chấp mọi áp lực chống đối từ bên ngoài. Đột nhiên, tình hình sôi động hẳn với với những hội nghị "thượng đỉnh" Kim-Moon, Kim-Xi và sắp sửa Kim-Trump.

Một bàn cờ chiến lược mới đã thành hình với 3 tay chơi chính : Kim Jong-un, Donald Trump và Xi Jin Ping (Tập Cận Bình).

Moon Jae-In (Nam Hàn) có tiền nhưng không có vũ khí hạt nhân chỉ là tay chơi phụ, sẽ phải lo lắng làm thế nào để không phải mất tiền nhiều quá cho Kim Jong-un trong trường hợp có..."hòa giải hòa hợp" Nam Hàn - Bắc Hàn.

Putin (Nga), Abe (Nhật) còn mờ nhạt hơn nữa vì không có nhiều trọng lượng trên bán đảo Cao Ly.

Sáu bên thực sự rút lại còn 3 nhưng là 3 tác nhân có quyền lực thay đổi cục diện.

2. Không nước nào muốn chiến tranh nguyên tử, kể cả Bắc Hàn. Nhưng tất cả các nước đều đi tìm một thế quân bình chiến lược có lợi cho mình nhất để buộc đối phương phải nhượng bộ. "Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh". Muốn "bất chiến tự nhiên thành" phải bầy một thế trận để dồn đối phương bị dồn vào thế bí, chịu bó tay không xoay sở được.

bachan2

Hỏa tiễn, kể cả hỏa tiễn liên lục địa có gắn các loại bom A, bom H có thể bắn tới bất cứ nơi nào trên thế giới là thế trận mới của Bắc Hàn. Thế trận này cũng bao gồm cả sự kiện họ Kim cai trị dân bằng tẩy não, bằng bàn tay sắt và bức màn sắt, nắm vững an ninh nội bộ, quyền uy tuyệt đối, không sợ bị lật đổ ; bao gồm luôn cả sự kiện Bắc Hàn thường rất hung hăng liều lĩnh, đóng vai Chí Phèo nhiều lần trong quá khứ, biến cái nghèo đói rách rưới của mình thành lợi thế... Chưa ai, kể cả Mỹ, Tầu tìm ra cách phá được thế trận của Kim Jong-un.

3. Khởi đầu cuộc phân ly và tranh chấp, Bắc Hàn và Nam Hàn đều nghèo như nhau. Trong những năm 1960’s, 1970’s Bắc Hàn thiên về kỹ nghệ nặng còn có nền kinh tế vững chắc hơn, mức sống cao hơn Nam Hàn thiên về nông nghiệp và không có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Từ đấy đến nay, Nam Hàn và Bắc Hàn, luôn luôn thù nghịch, chọn hai con đường khác hẳn : Nam Hàn dồn sức vào việc phát triển kinh tế trong khi Bắc Hàn đặt quốc sách số 1 là phát triển vũ khí nguyên tử. Cả hai đều làm việc cật lực và cả hai đều đạt thành quả ngoạn mục nhưng dĩ nhiên khác hẳn nhau.

Những con số khả tín mới nhất cho biết, tính theo sức mua tương đương, Tổng sản lượng GNP của Nam Hàn, cường quốc kinh tế thứ 11 trên thế giới, là 1.600 tỉ đô la gấp 40 lần GNP của Bắc Hàn chỉ vào khoảng 40 tỉ đô la. Nói một cách khác GNP của Bắc Hàn bằng 2,5% của Nam Hàn. Nam Hàn rất giầu có, Bắc Hàn rất nghèo khó.

Ngược lại, Bắc Hàn đã trở nên một cường quốc hạt nhân. Một thực tế không thể phủ nhận. Nam Hàn hoàn toàn không sở hữu vũ khí hạt nhân nào, phải đặt mình vào sự bảo đảm an ninh và che chở của nước Mỹ. Câu hỏi rất quan trọng đối với Nam Hàn (và có lẽ đối với cả thế giới) vào thời điểm đặc biệt này : nước Mỹ có quả thực chấp nhận chiến tranh nguyên tử với Bắc Hàn, chấp nhận chính nước Mỹ có thể bị ăn bom nguyên tử của Bắc Hàn để bảo vệ Nam Hàn hay không ? Nếu nước Mỹ không giữ lời cam kết thì sao ? 

Vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn vì thế là yếu tố hoàn toàn mới trong tương quan lực lượng trên bán đảo Cao Ly, đặt Nam Hàn vào trong tình trạng rất bất an. Nam Hàn từ thế mạnh chuyển sang thế yếu. Bắc Hàn từ thế yếu chuyển sang thế mạnh.

4. Kim Jong-un là bạo chúa, độc tài chính hiệu nhưng đồng thời là một chính trị gia, chiến lược gia mưu lược xuất sắc. Mục đích tối thượng của Kim Jong-un vẫn là triều đại nhà Kim "muôn năm trường trị" với đầy đủ quyền lực và quyền lợi. Cho đến nay, nhân dân Bắc Hàn, đại đa số, bị tuyên truyền tẩy não, dù xơ xác nghèo, vẫn tin rằng họ đang sống trong một "vương đạo lạc thổ" dưới sự lãnh đạo anh minh của chủ tịch Kim/hoàng đế Kim.

(Khi Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật - ông nội và cha của của đương kim chủ tịch Kim Chính Ân (Kim Jong-un), qua đời dân Bắc Hàn khóc lóc vật vã thảm thiết còn hơn cả dân Bắc Việt khóc bác Hồ !).

bachan3

Kim Jong-un cai trị Triều Tiên với bàn tay sắt

Đường đi nước bước của Kim Jong-un rất nhịp nhàng bài bản.

Hoàn toàn chủ động.

Tận dụng vị thế mới của Bắc Hàn thành công trong việc thủ đắc vũ khí hạt nhân mà thế giới nhận biết là có thật và rất nguy hiểm.

Khi lên giọng thách thức gây căng thẳng. Khi hòa hoãn, hạ nhiệt.

Tấn công hòa bình. Đong đưa chuyện "phi hạt nhân hóa".

Gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in. Được đón tiếp long trọng. Nói chuyện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc, đại loại như "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"... nghe rất mủi lòng.

Đề nghị gặp Donald Trump.

Gặp Xi Jin Ping hai lần liên tiếp. Cũng được đón tiếp rất long trọng.

Sẽ hội kiến với Trump. Thượng đỉnh Trump-Kim. Trong thế mạnh. Ngang hàng...

Chỉ trong một thời gian rất ngắn Kim Jong-un, 35 tuổi, lãnh tụ một nước rất nhỏ, rất nghèo trở thành chính khách quốc tế nổi tiếng, được chú ý và trọng vọng ngang tầm lãnh tụ siêu cường quốc Xi Jin Ping, Donald Trump và Vladimir Putin, nghiễm nhiên ngồi bàn "võ lâm ngũ bá" hay "võ lâm tứ bá", làm lu mờ hẳn các lãnh tụ các nước lớn khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ấn Độ, Pakistan, Úc, Canada... mặc dù một số nước trong nhóm này cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. 

Kim Jong-un quả là một hiện tượng !

5. Nhưng Kim Jong-un có định từ bỏ vũ khí hạt nhân thật không ?

Câu trả lời là không.

Hứa sẽ bỏ cũng không bỏ. Ký giấy cam kết bỏ cũng không bỏ. Đã có tiền lệ. Thanh sát quốc tế cũng vô ích - Bắc Hàn là quốc gia bí mật nhất thế giới, kiểm soát chặt chẽ nhất thế giới. Người ngoại quốc ra vào, đi lại rất khó khăn - Bắc Hàn không phải Iraq, Libya. Tất cả tùy thuộc "thiện chí" của Kim Jong-un. Mà Kim Jong-un có "thiện chí" làm vua, làm chiến lược gia..., không có "thiện chí" buông dao đồ tể để thành Phật và không ở thế yếu như Saddam Hussein, Muammar Gaddafi năm xưa.

Lẽ dĩ nhiên Bắc Hàn của Kim Jong-un cũng muốn phát triển kinh tế nhưng Kim Jong-un không từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy phát triển kinh tế, bởi vì : 

- Bắc Hàn đã thụt lùi quá xa so với Nam Hàn về mặt phát triển kinh tế. Một trăm năm nữa chưa chắc đã đuổi kịp Nam Hàn. Dù mở cửa, dù nới lỏng chế độ, dù có đầu tư ngoại quốc, dù có viện trợ quốc tế... Một trăm năm lẹt đẹt theo đuôi là một thời gian rất dài, rất bất trắc. Dân có thể nổi lên hỏi tội họ Kim độc tài phong kiến. Nam Hàn có thể nuốt trửng Bắc Hàn như Tây Đức "nuốt" Đông Đức (có thể tốt cho dân tộc Cao Ly nhưng chắc chắn không tốt cho gia đình họ Kim...).

- Nếu phát triển kinh tế là quan trọng hơn vũ khí hạt nhân, Bắc Hàn đã "đổi mới" từ 20 hay 30 năm trước hoặc ngay khi Kim Jong-un lên nắm quyền cách đây 5, 6 năm chứ không đợi đến bây giờ.

- Bỏ vũ khí hạt nhân, bắt đầu phát triển kinh tế theo mô hình của Tầu, của Việt Nam nhưng với quy mô kinh tế bằng 1/40 của Nam Hàn, Kim Jong-un chỉ còn là "cắc ké" bên cạnh người khổng lồ Moon Jae-in, đừng nói sẽ tiếp tục họp "thượng đỉnh" với Xi Jin Ping hay Donald Trump. Không bị số phận của Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi phải coi là là may mắn !

- Bắc Hàn của họ Kim đã đầu tư quá nhiều, gian khổ quá lâu - suốt ba đời - mới có được "thần kiếm" vũ khí hạt nhân vừa đủ dùng cho cả hai mặt thủ và công. Các đối thủ có vũ khí hạt nhân không còn đe dọa Bắc Hàn được nữa, trong khi Bắc Hàn lại có thể đe dọa hay trấn áp các đối thủ nhất là loại đối thủ không có vũ khí hạt nhân. Với vũ khí hạt nhân có thể bắn tới bất cứ nơi nào trên địa cầu, từ nay Kim Jong-un có thể vừa là Chí Phèo vừa là Nhậm Ngã Hành (Ta chỉ làm theo ý Ta). Thần kiếm đã lợi hại như thế, ai ngu dại mà hủy bỏ nó đi !?

6. Nếu không bỏ vũ khí hạt nhân thì Bắc Hàn của Kim Jong-un sẽ phát triển kinh tế, làm giầu bằng lối nào ? 

(Trước khi trả lời câu hỏi này nên nhắc đến một dự án nghiên cứu gần đây ở Nam Hàn về triển vọng và hậu quả của sự thống nhất nước Cao Ly đã ước lượng Nam Hàn sẽ phải tiêu tốn 5.000 tỉ đô la mới có thể san bằng cách biệt giữa hai nền kinh tế của Nam Hàn và Bắc Hàn, tức là để nhân dân hai miền Nam, Bắc có được sự phát triển, có hạ tầng cơ sở và mức sống ngang nhau. Năm ngàn tỉ đô la là một con số khủng khiếp khiến rất nhiều người ở Nam Hàn, nhất là thế hệ trẻ chống đối hoặc bi quan về sự thống nhất đi kèm với một gánh nặng như vậy, cho dù chính quyền Nam Hàn, không phải Bắc Hàn, hoàn toàn chủ động tiến hành sự nghiệp thống nhất đất nước một cách hòa bình.)

Kim Jong-un tất nhiên phải biết rõ vực thẳm cách biệt giầu nghèo Nam, Bắc lớn lao thế nào nên chỉ có cách đi tắt để rút ngắn con đường dài trăm năm thành con đường ngắn 3 năm, 5 năm. Người Nam Hàn, đang hưng phấn về triển vọng hòa bình, thống nhất rất nên cẩn thận cảnh giác "con đường tắt" rất đặc biệt mà Kim Jong-un sẽ đi có hình dạng như sau :

Sử dụng vị thế cường quốc hạt nhân, đẩy cả Mỹ lẫn Tầu ra khỏi bán đảo Cao Ly để "việc của người Cao Ly do người Cao Ly giải quyết", thực tế là được tự do bắt nạt, tự do dùng võ lực hay hăm dọa võ lực biến Nam Hàn thành một thứ chư hầu, một thứ bò sữa theo kiểu "miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng", chuyển dần tài sản từ Nam ra Bắc. Dĩ nhiên số 5.000 tỉ đô la nói ở trên trước hết phải đi qua tay Kim Jong-un trước khi hoàng đế rải mưa móc xuống đến các thần dân. Nếu Kim Jong-un thâu được 5.000 tỉ chuyền tay từ Nam Hàn thì có lẽ chẳng mất công mong chờ viện trợ Mỹ hay viện trợ Tầu nhiều lắm chỉ đáng vài tỉ hay chục tỉ đô la.

Kim cần nhất là Mỹ và Tầu nhắm mắt làm ngơ để Kim tự do tung hoành trên bán đảo Cao Ly nhân danh quyền dân tộc tự quyết, không có sự can thiệp của ngoại bang. Nếu Nam Hàn kháng cự chỉ cần một hai trái bom nguyên tử loại chiến thuật tiêu diệt gọn ghẽ 3, 4 sư đoàn của Nam Hàn trong khoảnh khắc thì chính quyền Nam Hàn không còn chọn lựa nào khác hơn là kéo cờ trắng đầu hàng như trường hợp Nam Việt Nam vào ngày 30/04/1975. Giang sơn sẽ thâu về một mối dĩ nhiên với Kim Jong-un làm chúa tể !

7. Cả 3 tay chơi ván cờ chiến lược Kim, Trump, Xi đều đang đóng tuồng cho cả thế giới xem. Những điều nói ra, những điều trông thấy không phải là chuyện thực sự đang diễn ra có thể rất gay go trong hậu trường trong suốt mấy tuần lễ vừa qua

Trước hết "phi hạt nhân hóa bán đảo Cao Ly" không phải là mục đích thực sự của các cuộc họp thượng đỉnh Xi-Kim hay thượng đỉnh Trump-Kim. Cả Trump lẫn Xi cần một lý do chính đáng, một chính nghĩa để hạ mình, để "xuống nước" nói chuyện trực tiếp với Kim. Và Kim đã cung cấp đúng cái lý cớ cần thiết ấy : Bắc Hàn sẵn sàng thảo luận việc "phi hạt nhân hóa bán đảo Cao Ly để tránh cho nhân loại hiểm họa chiến tranh nguyên tử thảm khốc". Kim là người tung, Trump, Xi là người hứng và thế giới vỗ tay hoan nghênh ! 

Cả Trump lẫn Xi đều thừa biết Kim nói gì thì nói, ký gì thì ký, sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân mà không ai có thể bắt buộc Kim được. Thanh sát quốc tế đã và sẽ chẳng hiệu quả gì. Phi hạt nhân hóa, rốt cuộc, chỉ là lý do bề ngoài, một đề tài phụ, thảo luận cho có, tuyên bố cho có - trước, trong và sau các hội nghị thượng đỉnh. Lý do "bề trong", lý do thực sự là Trump và Xi - đại diện cho quyền lợi đối nghịch Mỹ, Tầu - muốn đích thân gặp Kim Jong-un, nay đã có vũ khí hạt nhân trong tay, để chiêu dụ Kim đứng về phe mình.

Nếu Trump thuyết khách thành công kéo được Kim về phía Mỹ, đổi thù thành bạn, tiến tới đổi bạn thành đồng minh thì vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn còn dùng để răn đe ai nữa ngoài nước Tầu của Xi Jin Ping ? Tất cả các thành phố lớn của Tầu đều quá gần, đều nằm trong tầm hỏa tiễn tầm trung của Kim Jong-un, nếu Kim nổi khùng làm sao Xi và các thần dân của Xi chạy kịp trong vài phút ?!

Ngược lại, nếu Xi mua chuộc dụ dỗ được Kim, đổi tình nghĩa "đồng minh" đầy những âm mưu, ngờ vực, tức tối thành tin cẩn, chặt chẽ, thân thiết thì nước Mỹ sẽ phải thường trực sống trong bất an, không biết bom nguyên tử một ngày nào đó có sẽ rơi trúng vào New York hay Washington DC hay không ?!

Dĩ nhiên, Kim Jong-un, đẩy cả Mỹ lẫn Tầu vào thế cạnh tranh nhau, sẽ đòi giá rất cao - giá này gồm cả quy chế cường quốc hạt nhân mới và tự do "một mình một chợ" như đã nói ở điểm 6 và những quyền lợi khác. Đối với Kim lúc này là mùa gặt, mùa thu hoạch ! 30, 40 năm mới có một lần !

Cả thế giới đang chờ đợi thương đỉnh Trump-Kim. Nếu địa điểm họp được chọn nằm trên đất Cao Ly, tại Bàn Môn Điếm như Trump đã nhắc đến trước đây như để thăm dò - rất mất thể diện của Tổng thống đại cường quốc phải đích thân đến tiểu quốc để cầu hòa - thì có thể dự đoán Trump có nhiều hi vọng lôi kéo được Kim Jong-un, biến đổi Bắc Hàn từ thù sang bạn cho bõ với chuyến đi đơn phương vất vả. Nhưng nếu địa điểm là Singapore như đã công bố thì có vẻ cuộc thương thuyết không được tiến triển theo chiều hướng đó. Cùng lắm Bắc Hàn sẽ chọn đứng giữa Mỹ và Tầu, không ngả hẳn về bên nào. Nếu đúng vậy, một lần nữa Xi Jin Ping của nước Tầu lại thành công, dù là tạm thời, trong việc chặn đường Donald Trump của nước Mỹ.

Dẫu sao, cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim, có kết quả hay không, cũng chỉ là một cao điểm vì ván cờ còn tiếp diễn trong nhiều năm sắp tới cho đến khi một thế quân bình mới tại Châu Á được thiết lập một cách rõ ràng. Lúc đầu có thể như đã nói Kim không ngả hẳn về bên nào, mà lợi dụng được cả hai bên nhưng có lẽ sẽ luôn tự nhắc nhở rằng vì lý do lịch sử, địa lý, văn hóa, chủng tộc - giống như trường hợp Việt Nam - Tầu thực sự thâm hiểm và nguy hiểm đối với dân tộc Cao Ly nói chung và họ nhà Kim nói riêng hơn là Mỹ. Sau cùng Kim Jong-un sẽ ngả dần về phía Mỹ, dùng Mỹ để cân bằng Tầu thay vì dùng Tầu để cân bằng Mỹ như từ trước đến nay.

8. Giải pháp "dĩ độc trị độc" (xem bài liên hệ ở phần cuối) có thể là giải pháp tốt nhất cho nước Mỹ trong hoàn cảnh hiện tại và sẽ được Kim Jong-un tôn trọng vì lý do đơn giản : phù hợp với quyền lợi của nhà họ Kim. Bắc Hàn đi với Mỹ ít nguy hiểm, có lợi hơn, tốt hơn là đi với Tầu vì sẽ bị Tầu kiềm chế như trường hợp Việt Nam !

Bất kể văn tự chính thức của hiệp ước hòa bình Mỹ-Bắc Hàn nói gì về "phi hạt nhân hóa" bán đảo Cao Ly, sau cuộc gặp gỡ Trump-Kim, Mỹ-Bắc Hàn có thể đổi thù thành bạn, tiến dần thành đồng minh. "America First" gặp "Kim Dynasty First". Điều này bao hàm việc Mỹ không những chấp nhận, minh thị hay mặc nhiên, Bắc Hàn là cường quốc hạt nhân mà còn "chuyển" vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn từ "tiêu sản" thành "tích sản" đối với nước Mỹ - chuyển thế bại thành thế thắng, đẩy mũi giáo nguyên tử đang chĩa vào trái nước Mỹ cho nó hướng về trái tim của kẻ đối thủ cạnh tranh chính của nước Mỹ là nước Tầu của Xi Jing Ping, buộc Xi và nước Tầu phải nhọc nhằn đối phó. 

Còn hơi sớm để biết Trump đủ bản lĩnh để làm một "strategic coup" mang tính cách "đột phá" như thế hay không nhưng có lẽ người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước mình đang bị chủ nghĩa đế quốc Đại Hán uy hiếp ngặt nghèo cũng đều muốn chúc cho Donald Trump may mắn.

Cao Tuấn

(05/06/2018)



Bài liên hệ cùng tác giả "Thử giải bài toán nhức đầu Bắc Triều Tiên cho nước Mỹ của Donald Trump" (Thông Luận, 08/10/2017)


Published in Diễn đàn

Vì sao Donald Trump hủy thượng đỉnh với Kim Jong-un ?

Sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un được hầu hết các báo Pháp chú ý. 

kim1

Sinh viên Hàn Quốc biểu tình phản đối quyết định của tổng thống Trump trước đại sứ quán Hoa Kỳ ở Seoul, ngày 25/05/2018. Reuters/Kim Hong-ji

Libération ghi nhận "Trump lại tỏ ra thù địch với Bắc Triều Tiên", La Croix tìm cách giải thích "Vì sao cuộc gặp thượng đỉnh Kim-Trump không diễn ra", còn Le Figaro cho rằng "Trump hủy cuộc họp với Kim vì sợ thất bại".

Trong lá thư đề ngày 24/05/2018, tổng thống Mỹ nêu ra "sự thù nghịch" của Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây. Donald Trump đe dọa : "Ông nói về năng lực nguyên tử của ông, nhưng năng lực của chúng tôi mãnh liệt đến nỗi tôi phải cầu nguyện Thượng Đế để không bao giờ phải sử dụng đến". Tuy nhiên cũng để ngỏ cánh cửa, với một công thức hiếm thấy trong việc trao đổi thư từ giữa hai nguyên thủ : "Nếu ông đổi ý (…), xin đừng ngần ngại gọi điện hay viêt thư cho tôi".

Từ một tuần qua, Donald Trump và Kim Jong-un liên tục gieo hoang mang. Tổng thống Mỹ trong cuộc gặp đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Ba 22/5 tại Washington không loại trừ việc hoãn lại cuộc gặp thượng đỉnh. Còn thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Kye-gwan hôm 16/5 trước đó đã dọa "xem xét lại".

Có dấu ấn của diều hâu sừng sỏ John Bolton ?

Libération cho rằng đây là "tác phẩm" mới nhất của "đại diều hâu" John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia, sau vụ Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định nguyên tử Iran. Được bổ nhiệm từ đầu tháng Tư, ông Bolton không ngừng đả kích Bình Nhưỡng, và luôn tỏ ra nghi hoặc về các nỗ lực ngoại giao với Bắc Triều Tiên. Ông coi viễn cảnh thượng đỉnh Trump-Kim chỉ là "một cách để rút ngắn thời gian đã mất trong thương lượng", và nhiều lần tuyên bố ủng hộ việc tiên hạ thủ vi cường với Bắc Triều Tiên.

Cuối tháng Tư, John Bolton trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã gây mắc mứu khi nêu ra "mô hình Libya" trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố này được Bình Nhưỡng coi là một sự khiêu khích, vì vẫn không quên số phận thê thảm của Kadhafi, cũng như tư duy của vị cố vấn này về việc "thay đổi chế độ" ở Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên. Le Figaro cho biết thêm, chuyên gia John Glaser thuộc Cato Institut ở Washington đã van nài : "Các vị ơi, hãy chấm dứt việc nói với Kim là sẽ kết thúc như Kadhafi nữa !". Nhà độc tài Bắc Triều Tiên luôn bị ám ảnh về sự tồn vong của mình.

Mike Pence và Bình Nhưỡng cũng đổ dầu vào lửa

Làm thế nào giải thích việc tình hình đang hòa hoãn lại đảo ngược như thế ? Theo La Croix, phó tổng thống Mỹ Mike Pence khi trả lời Fox News hôm thứ Hai 21/5 cũng đã đổ dầu vào lửa khi cảnh cáo Bắc Triều Tiên có nguy cơ cùng chung số phận với Muammar Kadhafi. Bình Nhưỡng nói rằng đó là tuyên bố "dốt nát và ngu xuẩn". Những lời lẽ sỉ nhục này có lẽ đã được ông Donald Trump cân nhắc khi quyết định hủy bỏ cuộc họp.

Le Figaro nhắc thêm tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Cheo Son-hui hôm qua 24/5 : "Việc Hoa Kỳ sẽ gặp gỡ chúng tôi tại bàn đàm phán hoặc trong một cuộc đối đầu nguyên tử tùy thuộc hoàn toàn vào thái độ của họ". Theo tờ báo, bà Cheo đã chọc giận vị tổng thống đang hừng hực như hỏa diệm sơn, và chỉ vài tiếng đồng hồ sau Donald Trump quyết định hủy bỏ cuộc gặp.

Hai mục tiêu khác biệt

Nhưng liệu sự chờ đợi của đôi bên về cuộc họp thượng đỉnh có tương hợp với nhau ? Washington đòi hỏi phải giải trừ toàn bộ và ngay lập tức kho vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên, đây là điều kiện tiên quyết để dỡ bỏ cấm vận quốc tế. Còn đối với Bình Nhưỡng, đây chỉ là viễn tượng về lâu về dài, và đồng thời phải tháo dỡ hệ thống lá chắn nguyên tử của Mỹ tại Hàn Quốc.

La Croix dẫn phân tích của nhà nghiên cứu Jeffrey Lewis, thuộc Middlebury Institute of International Studies ở Monterey, California : "Kim Jong-un muốn Bắc Triều Tiên được công nhận là một quốc gia như những nước khác, muốn duy trì quyền lãnh đạo đất nước của gia tộc mình, và nhất là Bắc Triều Tiên được coi là cường quốc nguyên tử". Vấn đề của cuộc họp thượng đỉnh bị hủy bỏ, là tìm ra một công thức dung hòa được lợi ích của cả hai nước.

Donald Trump sợ thất bại ?

Còn theo Le Figaro, Donald Trump không ưa chịu đựng thất bại, làm ảnh hưởng đến hào quang cá nhân. Việc hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh là kết quả của sự hiểu lầm lớn lao về ý định thực sự của Bắc Triều Tiên : Bình Nhưỡng chống đối ý tưởng từ bỏ quả bom, trong khi Washington muốn giải trừ hạt nhân toàn bộ.

Trong lá thư từ chối, ông Trump viết : "Thế giới và đặc biệt là Bắc Triều Tiên, đã mất đi một cơ hội tốt đẹp để mang lại hòa bình, thịnh vượng lâu dài". Còn Donald Trump thì mất cơ hội đi vào lịch sử với giải Nobel hòa bình, nếu tháo gỡ được mớ bòng bong Bắc Triều Tiên, như vụ Richard Nixon hòa giải với Trung Quốc của Mao Trạch Đông năm 1972 ? Jeffrey Lewis mỉa mai : "Cũng giống như Richard Nixon, nhưng là phiên bản ngốc nghếch". Trong khi Donald Trump muốn có được lời hứa phi hạt nhân hóa toàn bộ, và được tưng bừng đón tiếp tại quảng trường lớn Bình Nhưỡng, thì Kim Jong-un mơ được đối xử một cách bình đẳng với sức mạnh của bom nguyên tử phía sau.

Tuy nhiên chẳng có ai dám giải thích sự tế nhị này cho tổng thống Mỹ. Chuyên gia Jeffrey Lewis cho rằng có hai lý do. Trước hết, các cố vấn Nhà Trắng rất ngại tốn nhiều thời gian để làm dịu cơn giận dữ của một "cậu bé" luôn thích được phỉnh nịnh. Thứ hai, bộ ngoại giao Hoa Kỳ nay trở nên trống vắng, với sự ra đi của không ít nhà ngoại giao lão luyện và các chuyên gia không thể thay thế, nên không ai có thể chuẩn bị được chu đáo một cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng như vậy.

Điều tra quốc tế về MH17 : Quân Nga chính là thủ phạm

Tại Châu Âu, cuộc điều tra do năm quốc gia phối hợp tiến hành, về vụ chuyến bay MH17 bị bắn rơi, đã kết luận hỏa tiễn bắn vào chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines là của một đơn vị quân đội Nga. Đơn vị phòng không này đã vượt qua biên giới với Ukraine để chiến đấu bên cạnh quân nổi dậy.

La Croix nhấn mạnh, không còn nghi ngờ gì nữa về nguyên nhân khiến MH17 bị rơi hôm 17/07/2014, làm cho 298 người chết trong đó có 198 công dân Hà Lan. Sau bốn năm điều tra cật lực, nghiên cứu hàng trăm ngàn bức ảnh và trang web, hàng chục ngàn cuộc điện đàm, cuộc điều tra quốc tế do Hà Lan chủ trì cùng với bốn nước Malaysia, Úc, Ukraine và Bỉ, đã khẳng định chính quân Nga là thủ phạm.

Với rất nhiều video và hình ảnh có trong tay, các nhà điều tra đã vẽ lại được cuộc hành trình của đơn vị trực thuộc lữ đoàn phòng không 53 của Nga, từ căn cứ Koursk trên đất Nga cho đến khu vực do quân nổi dậy thân Nga kiểm soát ở miền đông Ukraine. Đoàn xe quân sự đông đảo này trước hết đã được những xe cộ di chuyển trên cùng đoạn đường quay phim lại, lúc đang chở theo một hỏa tiễn Bouk-Telar loại 9M38. Đây là loại tên lửa có những tính chất đặc thù, được coi như "dấu vân tay" của vũ khí. Những mảnh vỡ của chiếc hỏa tiễn này được tìm thấy ngay bên cạnh xác máy bay MH17.

Hồi mùa hè 2014, các hệ thống phòng không do Nga sản xuất đã giúp cho quân nổi dậy thân Nga chấm dứt ưu thế trên không của lực lượng Ukraine tại Donbass. Sau khi MH17 bị bắn rơi, một thủ lãnh nổi dậy khoe rằng đã tiêu diệt được một máy bay Ukraine, vào đúng thời điểm xảy ra thảm kịch này.

Bất chấp vô số chỉ dấu và lời chứng của cả các quân nhân Nga, trong đó có một lính xe tăng gốc gác ở tỉnh Buryatia của Nga nói về vai trò trong cuộc chiến ở đông Ukraine, Moskva luôn phủ nhận trách nhiệm. Thậm chí theo Libération, báo chí và mạng xã hội Nga cũng hùa theo, đổ trách nhiệm cho Ukraine với một loạt kịch bản thiếu nhất quán. Nhất là từ 2015, điện Kremlin đã từ chối thành lập một tòa án do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để điều tra vụ này.

Khủng long Trix 67 triệu năm tuổi được triển lãm tại Paris

Trên lãnh vực khảo cổ, nhà cổ sinh vật học Ronan Allain trên "20 minutes" giới thiệu về khủng long Trix, được triển lãm tại Viện bảo tàng Lịch sử thiên nhiên từ ngày 6/6 đến 2/9. Đây là một trong bốn bộ xương khủng long hoàn chỉnh nhất thế giới, vừa được đưa đến Paris tối qua.

Trix là khủng long thuộc loại T.rex (Tyrannosaurus), được phát hiện năm 2013 tại tiểu bang Montana (Hoa Kỳ), nhờ ê-kíp nghiên cứu của Naturalis Biodiversity Center ở Leiden, thuộc Viện bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Hà Lan. Được tái tạo ở Mỹ, rồi chuyển đến Leiden trưng bày cho đến tháng 6/2017, nhưng nay Naturalis đang phải sửa chữa, nên người dân Paris mới có dịp chiêm ngưỡng Trix.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã khai quật được khoảng 50 loại Tyrannosaurus trên thế giới, nhưng hầu hết chỉ là những mảnh xương nhỏ. Còn đối với Trix, số xương gốc chiếm đến 75% bộ xương, và đều ở tình trạng hoàn hảo, trong khi có tuổi đời đến 67 triệu năm ! Đặc biệt là bộ xương đầu vẫn nguyên vẹn, không hề bị biến dạng, nên Trix được trưng bày với tư thế tấn công. Đó là một con khủng long cái thuộc loại ăn thịt, khoảng 30 tuổi lúc chết, khá thọ so với loài Tyrannosaurus, có lẽ đã "chinh chiến" không ít nên trên người mang nhiều vết thương.

Dữ liệu cá nhân, thánh chiến : Tựa chính báo Pháp

Hôm nay với việc quy định về bảo vệ dữ liệu bắt đầu được Liên Hiệp Châu Âu áp dụng, Les Echos chạy tựa "Dữ liệu cá nhân : Big bang Châu Âu". Ảnh bìa Libération là một khuôn mặt phụ nữ đã được hàng tít "Dữ liệu cá nhân : Cười lên đi, bạn được bảo vệ tốt hơn" che khuất.

Về thời sự nước Pháp, Le Figaro báo động "Tư pháp đối mặt với thánh chiến đang sinh sôi nảy nở". Le Monde nhìn sang nước Ý, cho rằng "Việc đề cử Giuseppe Conte mở đường cho một chính phủ dân túy". Trên lãnh vực xã hội, nhật báo công giáo La Croix nhận định "Phá thai : Thế lưỡng nan của Ireland".

Thụy My

Published in Quốc tế

Kim Jong-un chuẩn bị ngoại giao trước cuộc đọ sức với Donald Trump

Phương Tây trước thách thức tấn công quân sự trừng phạt Syria vì sử dụng vũ khí hóa học. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên lần đầu tiên đề cập đến chiến lược ngoại giao với kẻ thù, Facebook khủng hoảng ngày thêm nghiêm trọng. Đó là những sự kiện quốc tế chính được các báo Pháp ra hôm nay quan tâm.

kim1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫy tay chào khi tàu rời nhà ga Trung Quốc Đan Đông (Dandong). Ảnh do KRT công bố ngày 29/03/2018KRT/via Reuters

Trước hết xin được đến với hồ sơ Bắc Triều Tiên. Một tháng sau khi bất ngờ đưa lời mời gặp thượng đỉnh với tổng thống Donald Trump, hôm qua (10/04), "lãnh đạo tối cao" Bắc Triều Tiên lần đầu tiên trong một cuộc họp Đảng công khai đề cập đến "viễn cảnh đối thoại" với Washington, kẻ thù không đội trời chung với Bình Nhưỡng từ hơn nửa thế kỷ qua.

Sự kiện được nhật báo Le Figaro đề cập qua bài viết : "Kim thắt chặt các liên minh quốc tế trước cuộc gặp thượng đỉnh với Trump". Tờ báo ghi nhận lãnh đạo Bắc Triều Tiên đang liên tục tìm kiếm chỗ dựa ngoại giao trước cuộc đọ sức với tổng thống Mỹ. Việc Kim Jong-un công khai nói đến chiến lược xích lại gần kẻ thù là dấu hiệu khẳng định cuộc gặp lịch sử này đang được chuẩn bị. Hôm thứ Hai, ông Trump đã khẳng định dự tính gặp Kim trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Theo Nhà Trắng thì Bình Nhưỡng đã trực tiếp tỏ cho Hoa Kỳ thấy quyết tâm đặt hồ sơ hạt nhân lên bàn đàm phán.

Le Figaro trích dẫn bà Sue Mi Terry, chuyên gia thuộc Center For Strategic & International Studies - CSIS, từng là cựu nhân viên CIA cho biết : "đã có những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan tình báo" hai bên. Kênh liên lạc bí mật này đã được Mike Pompeo, cựu lãnh đạo CIA vừa được bổ nhiệm ngoại trưởng Mỹ, khởi xướng và chủ yếu để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh tới. Một nhà ngoại giao Mỹ tháng trước đã có các cuộc trao đổi với các quan chức Bình Nhưỡng tại Phần Lan còn khẳng định với le Figaro rằng lần này thì "Bắc Triều Tiên rất nghiêm túc xem xét sự việc".

Hội nhập quốc tế trong tư thế cường quốc hạt nhân

Nhật báo Pháp nhắc lại là sau khi có hồi âm nhanh chóng nhận lời của tổng thống Mỹ, Kim cũng đã không chậm trễ tạo vị thế ngoại giao. Theo chuyên gia chính trị Abraham Denmark thuộc trung tâm Wilson Centre, "Kim có sáng kiến. Ông ta mở ra một giai đoạn mới trong thời kỳ trị vì của mình nhằm tái hòa nhập Bắc Triều Tiên với quốc tế, nhưng trong tư thế là cường quốc hạt nhân". Để chuẩn bị cho cuộc gặp Kim-Trump, những ngày qua, Bình Nhưỡng liên tục có các cuộc tiếp xúc ngoại giao với nhiều nước, cử ngoại trưởng tới Nga, còn với Trung Quốc Kim Jong-un trực tiếp tới Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình.

Le Figaro nhận định, cuộc phản công ngoại giao nhằm tìm kiếm thêm sự hậu thuẫn trước khi lên "võ đài" đấu với Trump, người vẫn luôn đe dọa dùng giải pháp quân sự trong trường hợp giải pháp ngoại giao thất bại. Việc bổ nhiệm nhân vật có tiếng là diều hâu John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia sẽ co hẹp phạm vi hành động của các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên. Bởi vì theo Le Figaro, chính nhân vật này dưới thời tổng thống Bush đã làm cho quan hệ với Bình Nhưỡng trở nên tồi tệ hơn khi đặt Bắc Triều Tiên vào "trục tội ác" để rồi Bình Nhưỡng đáp lại bằng đẩy mạnh chạy đua vũ khí hạt nhân. Thậm chí ở Mỹ, có ý kiến ví von rằng "kho vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên hiện nay là con đẻ của Bolton".

Đàm phán nhưng không từ bỏ bom hạt nhân

Có một điều mà các chuyên gia khẳng định, dù sẵn sàng đàm phán nhưng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ bom hạt nhân.

Từ thời Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng vẫn gắn vấn đề ngừng chương trình hạt nhân với một hiệp ước hòa bình ký với Washington, một sự bảo đảm cho chế độ tồn tại. Theo Le Figaro, Bắc Triều Tiên đang thăm dò qua các đồng minh về những đề nghị đàm phán với tổng thống Mỹ.

Ngoài ra, vấn đề chọn địa điểm cho cuộc gặp thương đỉnh cũng là một vấn đề nhạy cảm và đau đầu trên phương diện ngoại giao cũng như an ninh. Mặc dù khu phi quân sự hai miền Triều Tiên DMZ có thể là địa điểm mang tính biểu tượng cao, nhưng Washington dường như lại thích chọn một nước thứ 3 để khỏi mang tiếng lệ thuộc vào người "môi giới" Hàn Quốc.

Tờ báo cho biết, Thụy Điển, Thụy Sĩ đã sẵn sàng cho mượn địa điểm. Tuy nhiên, một vị trí gần với bán đảo Triều Tiên chẳng hạn như Oulan Bator của Mông Cổ hay Vladivostok (Nga) có thể tiện hơn cho việc di chuyển bằng xe lửa của Kim Jong-un. Biết đâu ông Trump, một người vốn tính khí khó lường lại một lần nữa làm sai lệch mọi dự đoán khi chấp nhận đến Bình Nhưỡng thì sao ?

Mỹ-Trung : Tranh chấp thương mại triền miên

Một chủ đề khác liên quan đến Châu Á được nhật báo kinh tế Les Echos chú ý. Đó là căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tờ báo ghi nhận : "Đối mặt với Donald Trump, Tập Cận Bình chơi bài mở cửa nhưng hạn chế nhượng bộ".

Trong bối cảnh những đe dọa trả đũa nhau giữa Mỹ và Trung Quốc trong làm ăn kinh tế tiếp tục leo thang, tại diễn đàn kinh tế Bát Ngao Trung Quốc ngày hôm qua, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một bài diễn văn dài nhằm đáp lại chủ trương bảo hộ mậu dịch của người đồng nhiệm Mỹ. Ông Tập hứa hẹn sẽ mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên ông không tuyên bố một biện pháp cụ thể nào.

Vẫn liên quan đến thương mại Mỹ -Trung, Les Echos có bài viết nhắc lại 16 năm tranh chấp thương mại Mỹ- Trung ở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (OMC). Tờ báo cho biết, từ khi Trung Quốc gia nhập OMC năm 2001, Mỹ và Trung Quốc đã kiện nhau ra tổ chức này 38 vụ. Gần nhất là ngày hôm qua (10/03/2018) Trung Quốc lại chính thức kiện Mỹ về vụ áp mức thuế với mặt hàng nhôm 10% và thép 25% nhập vào Mỹ. Theo tờ báo thì hầu hết các vụ kiện trên đều không được giải quyết thỏa đáng và các tranh chấp thương mại giữa hai bên vẫn như những đợt sóng ngầm, có điều kiện lại nổi lên.

Tấn công Syria : Phương Tây tiến thoái lưỡng nan

Trở lại với sự kiện quốc tế nóng nhất của báo chí Pháp : Phương Tây lại bị đặt trước tình thế thách thức nan giải tấn công trừng phạt Syria vì những cáo buộc đã sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Douma, cứ địa cuối cùng của quân nổi dậy hôm 07/04 vừa qua.

Pháp và Mỹ đã hứa đáp trả cứng rắn vụ tấn công hóa học được cho là do quân đội của Assad tiến hành. Nhật báo Le Monde chạy tựa xã luận : "Syria : Đòn đáp trả tất yếu của phương Tây".

Theo Le Monde thì đây là lần thứ 2 cộng đồng quốc tế lại đối mặt với thách thức chế độ Damascus sử dụng vũ khí hóa học sát hại chính dân mình. Xã luận Le Monde tỏ phẫn nộ : "Trừng phạt thế nào với những thủ phạm của hành động mà theo luật pháp quốc tế gọi là tội ác chiến tranh ?"

Lần trước cách đây gần 5 năm, chế độ Damascus cũng đã vượt qua "làn ranh đỏ" dùng vũ khí hóa học làm hàng trăm thường dân Syria thiệt mạng. Nhưng lần đó kế hoạch tấn công quân sự đã bị chính quyền Obama bỏ rơi sát giờ khai hỏa, ngày 31/08/2013, khiến Pháp chưng hửng đành phải thu quân. Lần này, sau vụ thảm sát ở Douma, tổng thống Donald Trump và Emmanuel Macron trong hai ngày đã gọi nhau hai lần và đồng thuận là nhất thiết phải "có phản ứng cứng rắn của cộng đồng quốc tế".

Theo Le Monde : "Như vậy, một sự đáp trả là tất yếu … Vấn đề không còn là có phải đáp trả hay không ? mà là đáp trả thế nào ?". Xã luận bài báo phân tích, "trên bình diện ngoại giao, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga, người bảo vệ Bachar al-Assad đồng thời là ông chủ của bầu trời Syria phủ quyết mọi ý định trừng phạt Damascus. Một khi con đường ngoại giao đã bị đóng, Pháp và Mỹ sẽ phải hành động theo ý riêng của mình, có thể với sự hỗ trợ của Anh".

Xã luận Le Monde kêu gọi : "Mỹ và Pháp cần phải nghĩ xa hơn, không hấp tấp, càng có nhiều đồng minh càng tốt, không coi thường hệ lụy của chiến dịch trong một môi trường dễ bùng nổ bởi sự có mặt của các tác nhân như Nga, Iran và Israel cũng như là Thổ Nhĩ Kỳ. Hiếm khi nào Trung Đông lại ở trong tình thế nguy hiểm như thế này".

Facebok chưa hết lao đao vì vụ rò rỉ thông tin cá nhân

Thời sự thế giới được Libération quan tâm nhiều là vụ Facebook đang đối mặt với một khủng hoảng lớn để rò rỉ thông tin cá nhân người sử dụng mạng xã hội.

Người sáng lập mạng xã hội này hôm qua phải ra điều trần trước Thượng Viện Mỹ, liên quan đến vụ Facebook để công ty Cambridge Analytica khai thác bất hợp pháp thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội.

Bài phân tích của Liberation chạy tựa lớn "Facebook : Với Zuckerberg, những phiền toái đang hiện rõ".

Từ những ngày qua, người sáng lập ra mạng xã hội hàng đầu thế giới cùng với các giám đốc bộ phận phải đôn đáo ngược xuôi khắp nơi để giải trình, phân trần và xin lỗi. Theo Libération, "vụ Scandal Cambridge Analytica đang kéo Facebook vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, sức ép của các nhà chính trị và của dư luận mạnh chưa từng thấy". Libération khẳng định đây là một vụ bê bối 2 trong 1 : Một là vai trò của Cambridge Analytica, một công ty "tiếp thị"thương mại và chính trị đã sử dụng bất hợp pháp thông tin cá nhân của hàng chục triệu người để phục vụ mục đích chính trị là chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và chiến dịch vận động trưng cầu dân ý về Brexit. Mặt khác đó là chuyện Facebook, nắm giữ một khối lượng khổng lồ thông tin cá nhân người sử dụng và chuyển cho bên thứ 3 để sử dụng. Vấn đề không còn là uy tín hay khả năng bảo mật của Facebook mà đó là cách làm ăn của Facebook. Trong khi lãnh đạo của Facebook đang tìm cách dập đám cháy thì các cáo buộc, chỉ trích mạng xã hội số 1 thế giới này ngày thêm nhiều về tính năng cũng như mô hình hoạt động của nó. Tài sản của Facebook từ xếp hạng 7 thế giới đang bốc hơi và tụt xuống 2 bậc kể từ khi nổ ra vụ bê bối.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Bình Nhưỡng tiếp tục nước cờ ngoại giao "bất ngờ" với thế giới. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson lần đầu tiên ghé thăm Việt Nam. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền sau năm 2023. Vladimir Putin "nhẹ nhàng" tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 4 và vụ Skripal quấy nhiễu quan hệ Nga – Phương Tây. RFI tóm lược những sự kiện nổi bật trong tháng 03/2018.

btt1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un bất ngờ đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Tập Cận Bình ngày 26/03/2018. CCTV via Reuters

Thời sự quốc tế tháng Ba nóng bỏng không kém gì chảo lửa Trung Đông, nơi mà Syria bước vào năm thứ tám chiến sự, làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Đáng chú ý hơn cả là hồ sơ Bắc Triều Tiên, với nhiều sự kiện dồn dập xảy ra. Lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của quốc gia Đông Á nhỏ bé, 25 triệu dân, khép kín nhất hành tinh không ngừng đưa thế giới đi từ ngỡ ngàng này sang ngạc nhiên khác.

Ngay từ đầu tháng Ba, quốc tế đã sửng sốt trước thông báo của đặc sứ Hàn Quốc, cố vấn an ninh quốc gia Chung Eun Yong, cho biết tổng thống Mỹ Donald Trump chấp nhận lời mời gặp của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, dự kiến vào tháng Năm 2018. Thông báo này được đưa ra sau khi các đặc sứ Hàn Quốc đã gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Ngay sau đó, các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên hoạt động như con thoi, đến tham vấn các nước trong vòng đàm phán 6 bên, rồi sang Thụy Điển, tới Phần Lan. Và sau một ngày đồn thổi, chính quyền Bắc Kinh ngày 27/03 khẳng định lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã đi xe lửa đến Bắc Kinh, gặp chủ tịch Tập Cận Bình, trong khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh "không chính thức".

Trả lời câu hỏi phóng viên Heike Schmidt đài RFI tại Bắc Kinh, ông Triệu Thông (Zhao Tong), chuyên gia về Chương trình Chính sách Hạt nhân, trực thuộc trường Đại học Thanh Hoa, nhận định, Kim Jong-un đến Bắc Kinh có thể là nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn của Trung Quốc trước các cuộc gặp thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc (27/04) và Kim Jong-Un và Donald Trump vào tháng Năm để bàn về vấn đề "phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên.

"Tôi nghĩ là giờ đây, Bắc Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân và bước vào một thời kỳ mới. Đó là cải thiện quan hệ với các nước lớn trong vùng. Trong thời gian qua, quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc đã xấu đi nghiêm trọng do vấn đề trừng phạt kinh tế. Nhưng giờ đây, Bắc Triều Tiên rất ý thức được rằng cuộc gặp thượng đỉnh với Hoa Kỳ sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với Kim Jong-un.

Cuộc gặp có thể thất bại. Trong trường hợp này, Hoa Kỳ có thể tuyên bố rằng đàm phán đã thất bại và áp dụng các biện pháp trừng phạt khác, thậm chí cả giải pháp quân sự. Cần phải biết là hiện nay, Nhà Trắng có cả một Ban Chiến Tranh, trong đó những nhân vật như John Bolton, người mong muốn thượng đỉnh thất bại, để rồi sau đó có thể tấn công Bắc Triều Tiên.

Do vậy, có một mối nguy hiểm thực sự. Quan hệ tốt với Bắc Kinh sẽ cho phép Bình Nhưỡng cảm thấy được bảo vệ. Bởi vì việc có quan hệ tốt với Trung Quốc sẽ ngăn cản Hoa Kỳ tiến hành tấn công quân sự nhắm vào Bắc Triều Tiên".

Việt Nam : Carl Vinson ghé Đà Nẵng, quan hệ Mỹ - Việt thêm sưởi ấm

Nếu như quan hệ Mỹ - Triều vẫn chưa thể hồi sinh, tại Đông Nam Á, quan hệ giữa hai cựu thù Mỹ - Việt có vẻ như ấm nồng hơn. Từ ngày 05 đến ngày 09/03/2018, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Giới chuyên gia đánh giá đây là một sự kiện "lịch sử, mang tính biểu tượng cao".

Bởi vì kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm lớn nhất và hùng mạnh nhất của Hoa Kỳ, cập một cảng của Việt Nam. Theo nhận định của giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc, đăng ở Chuyên mục trên mạng của RFI ngày 27/02/2018, chuyến thăm này được miêu tả như là một dấu hiệu đáng kể về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự và ngày càng có những thái độ hung hăng tại những vùng lãnh hải có tranh chấp trên Biển Đông.

"Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson có thủy thủ đoàn bao gồm 6.000 người. Tàu sẽ được hộ tống bởi khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường với thủy thủ đoàn khoảng 370 người. Không phải tất cả số người nói trên đều đặt chân lên cảng Đà Nẵng, nhưng với số lượng thủy thủ và phi công làm việc trên hai tàu đến thăm Việt Nam, thì đây là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam kể từ sau cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam hoặc có thể nói từ sau chiến tranh Việt Nam.

Chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay USS Carl Vinson thể hiện sự tiến triển trong hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Các quan chức Việt Nam đã được đưa lên tàu USS John C. Stennis vào năm 2009 và tàu USS George Washington năm 2010, để quan sát các hoạt động trên tàu khi hai chiến hạm này ghé qua Biển Đông. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sẽ cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Đây là hàng không mẫu hạm lớn nhất và hùng mạnh nhất của Hoa Kỳ, cập một cảng của Việt Nam. Điều này tương phản với chuyến thăm Philippines vừa qua của tàu USS Carl Vinson vì lúc đó, tàu này thả neo ở ngoài khơi, cách bờ biển 10 km."

Trung Quốc : Tập Cận Bình lên ngôi "Hoàng đế"

Còn tại Trung Quốc, sự kiện đáng chú ý là việc Quốc Hội nước này ngày 11/03/2018 thông qua việc hủy bỏ điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ 5 năm cương vị chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng được quy định trong Hiến Pháp. Như vậy với 2.958 phiếu thuận, hai chống và 3 vắng mặt, ông Tập Cận Bình nghiễm nhiên trở thành lãnh đạo trọn đời.

"Chủ tịch mãn đời", "Tân hoàng đế", "Tân độc tài" là những cụm từ được các nhật báo lớn của Pháp dùng đến nhiều nhất về việc ông Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền sau năm 2023. Nhiều nhật báo còn ví von cho đấy là "bước đại nhảy vọt" hay "cú đảo chính Hiến Pháp" của Tập Cận Bình.

Nếu như việc ông Tập Cận Bình trở thành "ông hoàng đỏ" đã khiến cho nhiều nước trong khu vực cảm thấy bất an, lo sợ Trung Quốc bá quyền trong khu vực, thì chuyên gia Jean-Luc Domenach, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại Sciences Po, cho rằng yêu cầu hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ còn nhằm mục đích bảo đảm đường thoái lui an toàn cho chính bản thân ông Tập Cận Bình

"Nếu như vào lúc này, ông Tập Cận Bình đề nghị có được sự thay đổi thuận lợi, đó là vì ông ta đã hướng tới giai đoạn hậu nhiệm kỳ khóa Quốc Hội hiện nay. Ông ta có lý. Bởi vì Quốc Hội khóa này sẽ hoạt động và tình hình sẽ thay đổi, thì lúc đó ông ta sẽ phải giải thích, biện minh cho những việc đã làm. Nếu vậy thì mọi việc trở nên phức tạp hơn.

Vấn đề được đặt ra lúc này liên quan đến cả kinh tế và chính trị. Bởi vì về kinh tế, Tập Cận Bình không thể mãi mãi bảo đảm duy trì được mức tăng trưởng từ 6 đến 7% như trong giai đoạn vừa qua. Thứ nữa là tại các tỉnh của Trung Quốc, có hàng loạt các đòi hỏi, yêu sách chống lại ban lãnh đạo trung ương. Đồng thời, cũng có những yêu sách trong lĩnh vực xã hội…Trong những năm tới, Tập Cận Bình sẽ ngày càng gặp khó khăn hơn. Cần chú ý là việc cải thiện mức sống của người dân sẽ giảm dần và do vậy, người dân sẽ ngày càng tỏ ra không tuân thủ ông ta nữa".

Nga : Thời kỳ Putin IV

Trung Quốc có "tân hoàng đế", Nga cũng không kém cạnh, ngấp nghé sắp có "Sa Hoàng" Putin. Tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 vẻ vang, sau khi đã gạt ra bên lề những đối thủ chính trị tiềm tàng, ông Vladimir Putin tiếp tục lèo lái con thuyền "nước Nga vĩ đại" trong một hoàn cảnh không mấy sáng sủa. Kinh tế tăng trưởng vẫn ì ạch, mức tăng dân số có hiện tượng suy giảm đe dọa an ninh quốc gia, các chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria vẫn chưa biết lúc nào có hồi kết, thêm vào đó là căng thẳng ngoại giao giữa Moskva với phương Tây.

Câu hỏi đặt ra : Liệu rằng tổng thống Nga có sáng suốt chọn điểm dừng cho mình sau nhiệm kỳ thứ 4 hay lại đi theo đồng nhiệm Trung Quốc, trở thành "Sa hoàng" mãn đời ? Ông Andrei Gratchev, chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế, từng là phát ngôn viên cho cựu chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbatchev, nhận định :

"Đó là một cái bẫy lớn đối với Putin bởi vì người ta không thể tiếp tục lắng nghe ông ta, mà sự lắng nghe này là một dạng bảo đảm chính trị dựa trên nỗi hoài niệm của đa số người dân về sự bình yên của thời kỳ Xô Viết, về những thành quả kinh tế tốt đẹp của thời kỳ sau chiến tranh.

Đã đến lúc cần lựa chọn mô hình bởi vì vào lúc mà mô hình phương Tây dường như bị gạt bỏ thì cần phải xây dựng một mô hình khác. Về điểm này, thì còn có một khía cạnh khác của cái bẫy : đó là cái bẫy nhiệm kỳ cuối cùng.

Liệu lần này, Putin có chấp nhận ra đi khi kết thúc nhiệm kỳ, như quy định của Hiến Pháp hay ông ta lại tìm cách xoay xở như lãnh đạo Trung Quốc, có nghĩa là tìm kiếm một giải pháp khi cơ hội xuất hiện, cho phép nắm quyền vĩnh viễn".

"Skripal" quấy nhiễu quan hệ Nga – phương Tây

Cũng liên quan đến Nga, một câu hỏi đang đặt ra là phải chăng Nga và Phương Tây đang trở về thời Chiến Tranh Lạnh ? Vụ cựu điệp viên hai mang người Nga Serguei Skripal và cô con gái bị đầu độc bằng chất độc thần kinh ngay trên lãnh thổ nước Anh đang làm quan hệ giữa Moskva với các nước phương Tây, vốn dĩ đã căng thẳng từ việc sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào Nga, nay như sợi dây đàn bị căng quá mức.

Anh Quốc và Phương Tây cáo buộc Nga đứng sau vụ việc. Chính phủ Luân Đôn và nhiều thủ đô phương Tây khác trong tinh thần liên đới đã thông báo trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga. Câu hỏi đặt ra trong vòng xoáy cuộc chiến ngoại giao "trừng phạt – trả đũa" này, nước Nga của Vladimir Putin có lựa chọn nào khác để giải quyết cuộc khủng hoảng hay là tiếp tục tự cô lập như cáo buộc của Hoa Kỳ ? Chuyên gia Cyrille Bret, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia phân tích :

"Nga đang ở ngã ba đường. Từ hơn một chục năm lại đây, Nga là cường quốc "đập phá" quan hệ quốc tế, phản đối trật tự quốc tế hiện nay, thậm chí liên minh với Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế để phản bác trật tự quốc tế hiện hữu.

Nga hiện nay đang phải giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và muốn tỏ ra là một cuờng quốc có trách nhiệm. Nga cũng phải hành động sao cho thỏa thuận Minsk về ngừng bắn ở đông Ukraina được tôn trọng và phải tổ chức thành công giải Bóng đá thế giới sẽ diễn ra trong tháng Sáu và tháng Bẩy năm nay.

Như vậy, Nga có sự lựa chọn. Hoặc là về trung hạn, Nga sẽ có những thay đổi, thích ứng trong quan hệ với phương Tây để thực hiện thành công sự chuyển đổi từ một cường quốc "đập phá" thành một cường quốc "xây dựng". Hoặc là Nga sẽ tiếp tục hành động, như đã làm từ 2014 đến nay, tức là cứng rắn trong quan hệ với phương Tây, thúc đẩy vòng xoáy căng thẳng mà một số người gọi là thổi làn gió chiến tranh lạnh mới, gây căng thẳng và cạnh tranh với Châu Âu về địa chính trị".

Minh Anh

Published in Châu Á

Kim Jong-un bí mật thăm Trung Quốc ? (RFI, 27/03/2018)

Theo hãng tin Kyodo của Nhật, một đoàn tàu bí ẩn chở một lãnh đạo cao cấp của Bắc Triều Tiên vừa rời ga Bắc Kinh ngày 27/03/2018. Trước đó, các phóng viên của hãng tin AFP cũng đã nhìn thấy một đoàn xe chính thức chạy về hường ga xe lửa Bắc Kinh. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy dường như lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Kim Jong-un đã bí mật viếng thăm Trung Quốc.

kim1

Xe lửa bọc thép của Bắc Triều Tiên, được cho là đã chở Kim Jong-un sang Trung Quốc, rời nhà ga Bắc Kinh ngày 27/03/2018. Reuters

Kyodo cho biết, đoàn tàu đặc biệt, được bảo vệ an ninh rất chặt chẽ, đã đến thủ đô Trung Quốc chiều ngày 26/03/2018 và được đón tiếp rất long trọng với đội quân danh dự.

Theo thông tín viên Heike Schmidt tại Bắc Kinh, như vậy là có rất nhiều dấu hiệu xác định rằng lãnh đạo Bắc triều Tiên Kim Jong-un đã đến Bắc Kinh, một sự kiện mà giới quan sát cho rằng sẽ đưa Trung Quốc "trở lại cuộc chơi" trên hồ sơ hạt nhân, tên lửa Bắc Triều Tiên :

"Đài truyền hình Nhật tối qua đã phát đi hình ảnh một chiếc xe lửa màu xanh lá cây với những sọc vàng đi vào nhà ga Bắc Kinh. Một đoàn tàu rất giống với xe mà ông Kim Jong-il, cha của đương kim lãnh đạo, từng sử dụng.

Các mạng xã hội tại Trung Quốc sau đó đã liên tục phát đi phát lại hình ảnh một đoàn xe chính thức trên đường phố Bắc Kinh, với một chiếc berline đen đi sau một đoàn xe mô tô hộ tống chạy nhanh trên trục lộ chính của thủ đô Trung Quốc. Nhiều nguồn tin còn ghi nhận là nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài bị phong tỏa.

Đây phải chăng là dấu hiệu Kim Jong-un đang được đón tiếp ở Bắc Kinh ? Bộ ngoại giao Trung Quốc thì cho rằng không hay biết về một chuyến viếng thăm như thế, nhưng nếu tin trên được xác nhận, thì đây là chuyến ra nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, từ khi lên cầm quyền vào năm 2011 đến nay.

Cho đến giờ này, Kim Jong-un chưa từng gặp trực tiếp chủ tịch Tập Cận Bình, và một cuộc gặp giữa hai lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ cho phép Trung Quốc trở lại cuộc chơi ngoại giao trước thượng đỉnh dự kiến vào tháng 5 tới giữa Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump. Hoàn Cầu Thời Báo đã nhận định cách đây vài ngày : "Không gì có thể chen vào giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên".

Có thể là chuyến viếng thăm sẽ được giữ kín cho đến giờ phút chót, như vào năm 2011, khi ông Kim Jong-Il lần cuối cùng đến Bắc Kinh. Lúc ấy, chuyến đi chỉ được tiết lộ sau khi ông rời Trung Quốc".

Theo AFP, hiện giờ Bộ ngoại giao Trung Quốc từ chối xác nhận thông tin về chuyến viếng thăm của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nhưng cho biết là những thông tin này sẽ được công bố "vào thời điểm thích hợp". Phía Bình Nhưỡng cũng chưa xác nhận thông tin đó.

Đối với ông Kim Jong-Un, đến Bắc Kinh là một cách để bảo đảm sự yểm trợ của Trung Quốc trước khi gặp tổng thống Donald Trump. Theo nhận định của một nhà phân tích Trung Quốc được hãng tin AFP trích dẫn, lãnh đạo Bắc Triều Tiên thừa biết rằng ông không thể xoay xở được nếu không có Trung Quốc và không thể nào tin tưởng Mỹ.

RFI tiếng Việt

*********************

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un đến thăm Bắc Kinh đột ngột (RFA, 27/03/2018)

Tờ Chosun Ilbo của Nam Hàn hôm 27/3 trích nguồn tin từ một giới chức tình báo cấp cao giấu tên cho biết một đoàn quan chức bao gồm lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un đã đến Bắc Kinh và rời đi vào ngày 27/3.

kim2

Một người đàn ông đang xem tin tức trên truyền hình về chuyến thăm Trung Quốc được cho là của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un tại trạm xe lửa ở Seoul hôm 27/3/2018 AFP

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Kim ra nước ngoài kể từ khi lên nắm quyền hồi năm 2011.

Một tờ khác là tờ Hankyreh nghiêng về cánh tả của Nam Hàn cho hay ông Kim Jong-un đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào chiều thứ hai trước khi rời đi đến một địa điểm thứ ba. Tờ báo không trích nguồn tin cụ thể và cũng không cho biết nơi thứ ba là nơi nào.

Trong khi đó tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trích hai nguồn tin cho biết ông Kim đã rời Bắc Kinh trên một chuyến tàu.

Bộ ngoại giao Trung Quốc hiện vẫn chưa xác nhận về chuyến thăm của ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh.

Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói bà không biết gì về chuyện này và sẽ loan báo khi có thông tin.

Trước đó, tin đồn về chuyến thăm đột ngột của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un đến Bắc Kinh rộ lên sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin về một chuyến tàu đặc biệt đến và rời Bắc Kinh hôm 27/3 với đội quân danh dự.

Người ta thấy an ninh được tăng cường tại những nơi thường diễn ra các cuộc gặp cấp cao cùng với đoàn xe cảnh sát dẫn đường tại Bắc Kinh.

Hãng tin Kyodo của Nhật cho biết đoàn tàu rời ga Bắc Kinh nhưng không nói cụ thể là ông Kim có trên tàu hay không, trong khi tin đồn rộ lên về danh tính một vị khách bí mật xuất hiện trên một chuyến tàu đến Bắc Kinh.

Hãng tin Reuters cũng loan tin cho biết chuyến tàu chở ông Kim đã rời ga Bắc Kinh. Theo Reuters, đoàn Bắc Hàn đã đến Trung Quốc hôm Chủ Nhật. Một nguồn tin cho Reuters biết trong đoàn đến Bắc Kinh còn có em gái của lãnh tụ Kim Jong-un là cô Kim Yo Jong, người đã dự Olympics Mùa Đông tại Nam Hàn trước đó.

Chuyến thăm của ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh diễn ra ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh hai miền Bắc- Nam Hàn và cuộc gặp dự kiến giữa lãnh tụ Bắc Hàn với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Phủ Tổng thống Nam Hàn đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Bắc Kinh và mọi cơ hội đều để mở. Một giới chức giấu tên ở Seoul cho hãng tin Reuters biết như vậy.

Người này nói thêm về việc cải thiện quan hệ với Bắc Hàn và Trung Quốc có thể là một dấu hiệu tích cực trước thượng đỉnh sắp tới.

Một giới chứcgiấu tên của Mỹ cho biết việc lãnh tụ Kim Jong-un gặp Chủ tịch Tập Cận Bình là có lý do ngay trước thượng đỉnh với Nam Hàn và Mỹ. Người này nhận định ông Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Trump trước đó và do đó biết nhiều về cách làm việc với Tổng thống Mỹ hơn là một số người. Ngoài ra Chủ tịch Trung Quốc cũng cần phải biết ông Kim nghĩ gì về Nam Hàn và Mỹ. Dẫu sao Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có rất nhiều ảnh hưởng đối với Bắc Hàn.

Trung Quốc hiện là đồng minh chính của Bắc Hàn, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

**********************

Bắc Triều Tiên : Dòng họ Kim "mê" xe lửa bọc thép (RFI, 27/03/2018)

Đoàn tàu sơn màu xanh với những vạch màu vàng được nhìn thấy ở ga Bắc Kinh trong hai ngày 26 và 27/03/2018 rất giống với xe lửa của cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il, cha của ông Kim Jong-Un. Cho nên mới có những lời đồn đoán về chuyến viếng thăm bí mật của ông Kim Jong-Un đến thủ đô Trung Quốc.

kim3

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đọc diễn văn chào mừng năm mới 2018 (Ảnh do KCNA công bố ngày 01/01/2018) Reuters

Người cha của Kim Jong-Un lúc sinh thời vẫn rất ngán đi máy bay, có lẻ vì ông sợ khủng bố. Cho nên, trong 7 lần đi thăm Trung Quốc và 3 lần đi thăm Nga khi ông cầm quyền từ 1994 đến 2011 đều, Kim Jong-Il đều sử dụng những đoàn tàu bọc thép được bảo đảm an ninh rất nghiêm ngặt.

Theo thông báo chính thức của chính quyền Bình Nhưỡng, chính là trên một trong những xe lửa này mà ông Kim Jong-Il đã qua đời vì một cơn đau tim khi đang đến thăm để tìm hiểu tình hình tại một nơi ở Bắc Triều Tiên.

Báo chí Hàn Quốc cho biết gia đình lãnh đạo họ Kim có rất nhiều xe lửa đặc biệt gần giống nhau như đúc, do một nhà máy ở Bình Nhưỡng sản xuất. Những đoàn tàu này thường được gắn 2 đầu máy và có từ 17 đến 21 toa, di chuyển với vận tốc không quá 60 km/giờ.

Xe lửa được bọc thép, được trang bị điện thoại vệ tinh, màn ảnh truyền hình, với nhiều phòng họp, phòng ngủ và khu tiếp tân. Những xe lửa này còn chở theo những xe hơi bọc thép và những trực thăng nhỏ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Vì lý do an ninh, mỗi khi cha đẻ của Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành hay con trai Kim Jong-Il đi công du nước ngoài, có đến 3 xe lửa giống nhau được huy động.

Các toa tàu mà trong đó Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il đã đi công du trên đó hiện được trưng bày tại lăng Kumsusan, nơi yên giấc ngàn thu của hai cha con họ Kim.

RFI tiếng Việt

Published in Châu Á