Nghị Viện Châu Âu dự kiến sẽ thông qua một kiến nghị vào ngày mai, 20/05/2021, chính thức yêu cầu đình chỉ tiến trình phê chuẩn thỏa thuận đầu tư Liên Âu-Trung Quốc, sau các biện pháp trừng phạt "vô căn cứ và tùy tiện" của Bắc Kinh nhắm vào các nghị sĩ Châu Âu vào đầu năm nay.
Trụ sở Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, Pháp. Ảnh chụp ngày 06/10/2020. AFP - SEBASTIEN BOZON
Theo báo mạng của Mỹ Politico, bản dự thảo kiến nghị cũng sẽ kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu tăng cường phối hợp với Hoa Kỳ để đối phó với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng mọi giao dịch thương mại với Đài Loan không nên bị thỏa thuận với Bắc Kinh "bắt làm con tin".
Nếu được thông qua, kiến nghị của Nghị Viện Châu Âu được cho là sẽ giáng một đòn mạnh hơn vào kỳ vọng ban đầu rằng thỏa thuận - vốn đã được đàm phán trong ròng rã bảy năm nhằm mở cửa thị trường Trung Quốc - có thể bắt đầu được phê chuẩn trong vài tháng tới đây.
Theo dự thảo kiến nghị, vốn được các nhóm chính trị lớn nhất trong Nghị Viện Châu Âu ủng hộ, định chế lập pháp của Liên Âu sẽ bỏ phiếu để đòi hỏi : "Mọi quyết định xem xét Thỏa Thuận Đầu Tư Toàn Diện giữa EU và Trung Quốc, cũng như mọi cuộc thảo luận về việc Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn, đều phải bị tạm ngưng vì lệnh trừng phạt của Trung Quốc được áp dụng".
Dự thảo cũng sẽ yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhắm vào Châu Âu, cũng như đòi Ủy Ban Châu Âu, tức là cơ quan hành pháp của EU, phải tham khảo ý kiến của Nghị Viện trước khi thực hiện bất kỳ bước nào nhằm đúc kết và ký kết Thảo Thuận Đầu Tư với Trung Quốc.
Văn bản còn kêu gọi Ủy Ban Châu Âu biến "cuộc tranh luận xung quanh Thỏa Thuận Đầu Tư UE-Trung Quốc" thành "đòn bẩy để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền và hỗ trợ xã hội dân sự ở Trung Quốc".
Riêng về những lo ngại đối với tình trạng lao động cưỡng bức ở Tân Cương, kiến nghị của Nghị Viện Châu Âu sẽ nhắc lại yêu cầu là Ủy Ban Châu Âu và Cơ Quan Hành Động Đối Ngoại của Liên Âu "nhanh chóng hoàn thiện bản hướng dẫn về chuỗi cung ứng trong kinh doanh" để giúp các công ty tránh được việc dùng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ và nhanh chóng tìm ra nguồn cung cấp thay thế.
Nghị Viện Châu Âu như vậy là muốn tỏ thái độ dứt khoát với Trung Quốc sau vụ Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 5 nghị sĩ, cũng như tiểu ban nhân quyền của cơ quan lập pháp Liên Âu, sau khi 27 quốc gia EU thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức điều hành những trại giam ở Tân Cương, nơi có đa số người Hồi Giáo ở Trung Quốc.
Trọng Nghĩa
Tổng thống Mỹ đã đánh thức Châu Âu khi khởi động cuộc thương chiến. Bên cạnh đó, "ngoại giao khẩu trang" sẽ đi vào lịch sử như một thất bại thảm hại của Tập Cận Bình, thái độ hung hăng đã gây phản tác dụng tại Châu Âu, nơi gánh chịu hậu quả nặng nề của đại dịch corona.
Bên cạnh những vấn đề như dịch virus corona tăng mạnh, Hy Lạp mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình Belarus, người tị nạn, tất cả các nhật báo Pháp đều tập trung cho chủ đề chính là cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc hôm nay 14/09/2020.
Pháp không còn e dè trong việc chỉ trích Trung Quốc
Trước hết đối với các nước đầu tàu Châu Âu, Le Monde nhận xét "Trước thượng đỉnh EU-Trung Quốc, Pháp tìm kiếm một giọng điệu đúng đắn trước Bắc Kinh".
Bị 30 dân biểu Pháp chất vấn hồi tháng Bảy về việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, ông Emmanuel Macron rốt cuộc đến ngày 06/09 đã có câu trả lời. Tổng thống Pháp lên án "các trại cải tạo, những vụ bắt giam hàng loạt, mất tích, cưỡng bức lao động và triệt sản, hủy hoại di sản người Duy Ngô Nhĩ, giám sát…" là "không thể chấp nhận được". Dưới áp lực của dư luận, Pháp và Châu Âu từ nhiều tháng qua đã cứng rắn hơn trong vấn đề Tân Cương, mà vòng công du thất bại vừa rồi của Vương Nghị đã chứng tỏ.
Khi gặp ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, Vương Nghị tiếp tục luận điệu "chống khủng bố", thậm chí còn trơ trẽn so sánh các trại giam người Duy Ngô Nhĩ với các nỗ lực của chính phủ Pháp nhằm cải hóa quân thánh chiến và gia đình trở về từ Syria. Ông ta phản đối việc Pháp cho mở văn phòng đại diện thứ hai của Đài Loan tại Aix-en-Provence.
Về chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Macron từ nay đến cuối năm, phía Pháp không xác nhận dù hồi đầu năm 2018 ông Macron từng cam đoan sẽ quay lại "ít nhất một lần trong năm". Paris muốn có được thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc trước đã. Về mặt song phương, có dự án nhà máy tái chế chất đốt nguyên tử - một vấn đề vô cùng nhạy cảm vì phải chuyển giao một công nghệ lưỡng dụng.
Giới kinh doanh và chính khách Đức thay đổi quan điểm với Bắc Kinh
Trong khi đó cũng theo Le Monde, "Đức trở nên nghi ngờ Trung Quốc", đối tác nay trở thành "đối thủ mang tính hệ thống". Dưới sự thúc đẩy của giới kinh doanh, các đảng chính ở Đức phải xem lại chủ trương của mình đối với Bắc Kinh.
Chưa bao giờ người đứng đầu tập đoàn Siemens của Đức có những phát biểu như vậy về Hồng Kông và Tân Cương : ông Joe Kaeser hôm 10/09 "kiên quyết lên án tất cả những dạng thức đàn áp, cưỡng bức lao động và vi phạm nhân quyền". Mới cách đây một năm, không thể nào tưởng tượng được những lời lẽ thẳng thừng như vậy, từ một tập đoàn mà 10% doanh số thực hiện tại Trung Quốc, nơi Siemens hiện diện từ năm 1872 và nay có 35.000 công nhân. Sau ba ngày trong phái đoàn thủ tướng Angela Merkel thăm Hoa lục, ông Kaeser tuyên bố Đức phải giữ thăng bằng giữa "các giá trị đạo đức và lợi ích".
Sự kiện trên tiêu biểu cho những biến chuyển về nhận thức tại Đức đối với Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu của Berlin. Báo cáo tháng 1/2019 của Liên đoàn Kỹ nghệ Đức (BDI) cảnh báo về sự can thiệp của Nhà nước Trung Quốc và tham vọng thống trị về công nghệ. Trung Quốc không còn là công xưởng đơn thuần mà đã trở thành người cạnh tranh đáng ngại. Patricia Schetelig, phụ trách quan hệ với Trung Quốc của BDI khẳng định, ban đầu giới kinh doanh rất ngại chỉ trích Bắc Kinh vì sợ bị trả thù, nhưng nay họ hiểu rằng nói thắng sẽ được tôn trọng hơn.
Về mặt chính trị, việc triển khai 5G của Hoa Vi (Huawei) cũng gây tranh cãi dữ dội trong đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của bà Merkel. Còn đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đồng tình chống Hoa Vi, lần đầu tiên hôm 30/06 đã công bố một văn bản 11 trang xác định chiến lược đối phó với Trung Quốc. Một số người hy vọng vào cuối nhiệm kỳ bà Merkel, Đức sẽ gây áp lực mạnh hơn về nhân quyền.
Berlin trên tuyến đầu
La Croix ghi nhận "Thượng đỉnh EU-Trung Quốc : Berlin đổi thái độ với Bắc Kinh". Là chủ tịch luân phiên EU, Đức nay dứng trên tuyến đầu đối phó với Trung Quốc.
Đại dịch khiến hội nghị thượng đỉnh được tiến hành qua video, thu hẹp giữa các nhà lãnh đạo EU và Tập Cận Bình, nhưng như vậy lại giúp EU có được tiếng nói thống nhất. Riêng trong lãnh vực thương mại, Trung Quốc hy vọng ký được hiệp ước đầu tư trước cuối năm, nhưng EU không tin tưởng vì thiếu tiến bộ trong sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường công.
Trong bối cảnh đó, Berlin thẳng thừng chỉ trích không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Nhà quan sát Mikko Huotari, trung tâm Mercator ở Berlin nhận xét, Đức đã giật mình tỉnh thức từ năm 2016 trước làn sóng đầu tư ồ ạt của Trung Quốc. Tập đoàn robot hàng đầu là Kuka bị công ty máy giặt Trung Quốc Midea thâu tóm, rồi đến nhà sản xuất máy công cụ KraussMaffei bị ChemChina mua lại, công ty năng lượng EEW bị Beijing Entreprise mua. Tổng cộng Trung Quốc đổ vào Đức hơn 13 tỉ đô la năm 2017.
Sau đó chính quyền Merkel phải sửa đổi luật, và kịp thời ngăn chặn công ty bán dẫn Aixtron không bị Fujian Grand Chip Investment Fund thâu tóm. Đối với các dự án đầu tư về "cloud", trí tuệ nhân tạo, không gian… nay Đức ưu tiên cho Châu Âu. Tuy vậy Đức vẫn muốn duy trì vị trí quan trọng tại Trung Quốc, trong khi đó gia tăng các đối tác ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Chuyên gia : Đức lo sợ Trung Quốc gây khó khăn cho kỹ nghệ xe hơi
Libération nhận định "Trung Quốc – EU : Một thượng đỉnh đầy thách thức" với các hồ sơ thương mại, 5G, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông… nhưng 27 nước Châu Âu sẽ cố gắng có cùng một tiếng nói trước Tập Cận Bình.
Trong bài phỏng vấn, ông Michel Fouquin, chuyên gia về Châu Á của Trung tâm nghiên cứu triển vọng và thông tin quốc tế (CEPII) khẳng định không có cạnh tranh bình đẳng giữa Châu Âu và Trung Quốc, khi Bắc Kinh trợ giá ồ ạt cho kỹ nghệ và áp đặt chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Trung Quốc dễ dàng mua các công ty EU trong khi chiều ngược lại thì rất phức tạp.
Ông cũng nhận thấy sự thay đổi quan điểm của Đức. Cách đây hai, ba năm, Berlin đã có nhiều nhượng bộ để thâm nhập được thị trường Hoa lục, nhưng rồi đã nhận ra Bắc Kinh không phải là một người cạnh tranh bình thường. Trung Quốc đã đuổi kịp phương Tây trong lãnh vực rất nhạy cảm đối với người Đức là xe hơi, đặc biệt là xe chạy bằng điện, và trong ba năm nữa sẽ gây khó khăn cho Đức. Theo chuyên gia Fouquin, đây là lý do chủ yếu khiến Berlin đổi thái độ với Bắc Kinh.
EU sáng mắt trước Bắc Kinh sau đại dịch
Tờ báo cánh tả cũng nhận thấy "27 nước EU đã sáng suốt hơn sau đại dịch". Sau khi hào hiệp giúp đỡ Bắc Kinh vào lúc dịch Covid mới xảy ra, nay các nước Châu Âu chọn lựa đường lối cứng rắn như kiểu của Mỹ.
"Ngoại giao khẩu trang" sẽ đi vào lịch sử của ngành ngoại giao như một thất bại thảm hại của Tập Cận Bình, thái độ hung hăng đã gây phản tác dụng. Nếu "hồi kết của sự ngây thơ Châu Âu" trước Bắc Kinh đã được tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố từ tháng 6/2019, đại dịch đã khiến sự ngờ vực Trung Quốc chưa bao giờ cao như thế.
Trong khi năm 2020 khởi đầu rất thuận lợi giữa đôi bên. Ngay từ tháng Giêng, hàng triệu tấn dụng cụ, thiết bị y tế đã được các nước Châu Âu hào phóng viện trợ cho Bắc Kinh, một cách lặng lẽ. Đến tháng Ba, tới lượt Châu Âu bị con virus từ Vũ Hán hoành hành, Trung Quốc đã hỗ trợ nhưng khua chiêng gióng trống tưng bừng để tự quảng cáo và nhấn mạnh sự bất lực của EU. Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn xua hàng đàn "chiến lang" bôi nhọ các chính phủ Châu Âu, chưa kể một số mặt hàng y tế Trung Quốc lại là hàng dỏm.
Donald Trump đánh thức Châu Âu về bộ mặt Trung Quốc
Đầu tháng Chín, Bắc Kinh đã nhận ra hậu quả : Vương Nghị và Dương Khiết Trì được các "nước bạn" EU tiếp đón một cách lạnh nhạt. Chưa kể chủ tịch Thượng Viện Cộng hòa Séc còn đi thăm Đài Loan, trong khi nước này là thành viên nhóm 17+1, công thức được Trung Quốc lập ra năm 2012 tập hợp các nước Trung và Đông Âu (trong đó có 12 nước là thành viên EU), và là đầu cầu thâm nhập Châu Âu của Bắc Kinh.
Thật ra sự hung hăng của Trung Quốc đã có từ rất lâu, ít nhất về thương mại và công nghệ. Không có ông Donald Trump, có lẽ EU vẫn luôn nhút nhát trước Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ đã đánh thức phương Tây khi khởi động cuộc thương chiến, cáo buộc rất đúng là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế, chắp thêm đôi cánh cho Châu Âu.
Từ 2017, EU liên tục tăng cường chống phá giá, trợ giá của Trung Quốc, giám sát đầu tư, chuyển giao công nghệ, đòi hỏi mở cửa thị trường tương xứng… Đặc biệt việc Bắc Kinh giấu diếm đại dịch corona đã gây tác hại lâu dài : suy thoái trầm trọng nhất trong thời bình kể từ ba thế kỷ qua. EU bị yếu đi trong lúc phải tự vệ hết mình trước một Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng do mình gây ra.
Cơ hội cuối cùng cho quan hệ EU-Trung Quốc
Tương tự, Les Echos cho rằng thượng đỉnh EU-Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hoài nghi ngày càng lớn trước Bắc Kinh. Gió đã đổi chiều.
Châu Âu quyết không ký hiệp ước đầu tư đã thương lượng từ bảy năm qua với Trung Quốc, một khi không có được những bảo đảm từ đối tác nay chỉ gây ngờ vực. Vương Nghị lấy "đa phương" ra để thuyết phục, cố làm dịu đi hình ảnh của Trung Quốc trong vòng công du, nhưng không thoát được những chất vấn về Hồng Kông, Tân Cương... Theo một nguồn tin ngoại giao ở Bruxelles, "Làn sóng Trung Quốc trước đây đe dọa gây chia rẽ EU, đang bị đẩy lùi".
Đang căng thẳng với Mỹ, Bắc Kinh cổ tỏ ra hòa dịu, hy vọng tránh được việc Châu Âu xích lại gần với Hoa Kỳ. Theo nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần này là cơ hội cuối cùng cho quan hệ đôi bên, trước cuộc bầu cử Mỹ mà nếu ông Joe Biden chiến thắng sẽ mở đường cho việc củng cố mối liên hệ Mỹ-Châu Âu.
Ngược lại theo tác giả Dominique Moisi trên Les Echos, trước Hoa Kỳ và Trung Quốc, sự chọn lựa của EU không dễ dàng. Cho dù ông Biden có trở thành tổng thống Mỹ đi nữa, Hoa Kỳ cũng sẽ không tiếp tục là người bảo trợ an ninh cho Châu Âu – Washington đã mỏi mệt trước những cam kết quốc tế.
Những liên minh mới thành hình
Về mặt địa chính trị, tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro ghi nhận hiện tượng tập trung lại thành những nhóm khép kín trên thế giới, mà tác giả gọi là "quần đảo hóa", trên các lãnh vực kỹ thuật số, thương mại, kỹ nghệ, tài chính, ý thức hệ.
Đối mặt với sự thù địch trước tham vọng đế quốc của Trung Quốc, Tập Cận Bình đành phải tập trung cho thị trường nội địa trong kế hoạch 5 năm sắp tới, giảm lệ thuộc với bên ngoài, đặc biệt trước sự tấn công nhiều mặt của Mỹ.
Không chỉ có lưỡng cực Mỹ-Trung, mà tại Châu Á, Ấn Độ xích gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, New Zealand để tránh bị Trung Quốc bao vây. Ở Trung Đông, hình thành trục Israel-Ai Cập-Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và các nước Hồi giáo Ả Rập, đối lập với các nước Hồi giáo không Ả Rập gồm Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia. Tại Châu Âu, hố sâu ngăn cách càng rộng hơn giữa các nước Bắc-Nam về mặt kinh tế, Đông và Tây Âu về các giá trị tinh thần.
Theo Dominique Moisi, EU cần hiểu rằng Bắc Kinh cố tình chia rẽ Châu Âu để kiểm soát và thống trị trong tương lai. Cố thủ tướng Israel, bà Golda Meir từng nói : "Hãy mạnh mẽ lên, người ta chỉ tôn trọng kẻ mạnh !". Liệu Châu Âu có làm được hay không ?
Thụy My
Tổng thống Mỹ đã đánh thức Châu Âu khi khởi động cuộc thương chiến. Bên cạnh đó, "ngoại giao khẩu trang" sẽ đi vào lịch sử như một thất bại thảm hại của Tập Cận Bình, thái độ hung hăng đã gây phản tác dụng tại Châu Âu, nơi gánh chịu hậu quả nặng nề của đại dịch corona.
Bên cạnh những vấn đề như dịch virus corona tăng mạnh, Hy Lạp mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình Belarus, người tị nạn, tất cả các nhật báo Pháp đều tập trung cho chủ đề chính là cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc hôm nay 14/09/2020.
Pháp không còn e dè trong việc chỉ trích Trung Quốc
Trước hết đối với các nước đầu tàu Châu Âu, Le Monde nhận xét "Trước thượng đỉnh EU-Trung Quốc, Pháp tìm kiếm một giọng điệu đúng đắn trước Bắc Kinh".
Bị 30 dân biểu Pháp chất vấn hồi tháng Bảy về việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, ông Emmanuel Macron rốt cuộc đến ngày 06/09 đã có câu trả lời. Tổng thống Pháp lên án "các trại cải tạo, những vụ bắt giam hàng loạt, mất tích, cưỡng bức lao động và triệt sản, hủy hoại di sản người Duy Ngô Nhĩ, giám sát…"là"không thể chấp nhận được". Dưới áp lực của dư luận, Pháp và Châu Âu từ nhiều tháng qua đã cứng rắn hơn trong vấn đề Tân Cương, mà vòng công du thất bại vừa rồi của Vương Nghị đã chứng tỏ.
Khi gặp ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, Vương Nghị tiếp tục luận điệu "chống khủng bố", thậm chí còn trơ trẽn so sánh các trại giam người Duy Ngô Nhĩ với các nỗ lực của chính phủ Pháp nhằm cải hóa quân thánh chiến và gia đình trở về từ Syria. Ông ta phản đối việc Pháp cho mở văn phòng đại diện thứ hai của Đài Loan tại Aix-en-Provence.
Về chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Macron từ nay đến cuối năm, phía Pháp không xác nhận dù hồi đầu năm 2018 ông Macron từng cam đoan sẽ quay lại "ít nhất một lần trong năm".Paris muốn có được thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc trước đã. Về mặt song phương, có dự án nhà máy tái chế chất đốt nguyên tử - một vấn đề vô cùng nhạy cảm vì phải chuyển giao một công nghệ lưỡng dụng.
Giới kinh doanh và chính khách Đức thay đổi quan điểm với Bắc Kinh
Trong khi đó cũng theo Le Monde, "Đức trở nên nghi ngờ Trung Quốc",đối tác nay trở thành "đối thủ mang tính hệ thống". Dưới sự thúc đẩy của giới kinh doanh, các đảng chính ở Đức phải xem lại chủ trương của mình đối với Bắc Kinh.
Chưa bao giờ người đứng đầu tập đoàn Siemens của Đức có những phát biểu như vậy về Hồng Kông và Tân Cương : ông Joe Kaeser hôm 10/09 "kiên quyết lên án tất cả những dạng thức đàn áp, cưỡng bức lao động và vi phạm nhân quyền". Mới cách đây một năm, không thể nào tưởng tượng được những lời lẽ thẳng thừng như vậy, từ một tập đoàn mà 10% doanh số thực hiện tại Trung Quốc, nơi Siemens hiện diện từ năm 1872 và nay có 35.000 công nhân. Sau ba ngày trong phái đoàn thủ tướng Angela Merkel thăm Hoa lục, ông Kaeser tuyên bố Đức phải giữ thăng bằng giữa "các giá trị đạo đức và lợi ích".
Sự kiện trên tiêu biểu cho những biến chuyển về nhận thức tại Đức đối với Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu của Berlin. Báo cáo tháng 1/2019 của Liên đoàn Kỹ nghệ Đức (BDI) cảnh báo về sự can thiệp của Nhà nước Trung Quốc và tham vọng thống trị về công nghệ. Trung Quốc không còn là công xưởng đơn thuần mà đã trở thành người cạnh tranh đáng ngại. Patricia Schetelig, phụ trách quan hệ với Trung Quốc của BDI khẳng định, ban đầu giới kinh doanh rất ngại chỉ trích Bắc Kinh vì sợ bị trả thù, nhưng nay họ hiểu rằng nói thắng sẽ được tôn trọng hơn.
Về mặt chính trị, việc triển khai 5G của Hoa Vi (Huawei) cũng gây tranh cãi dữ dội trong đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của bà Merkel. Còn đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đồng tình chống Hoa Vi, lần đầu tiên hôm 30/06 đã công bố một văn bản 11 trang xác định chiến lược đối phó với Trung Quốc. Một số người hy vọng vào cuối nhiệm kỳ bà Merkel, Đức sẽ gây áp lực mạnh hơn về nhân quyền.
Berlin trên tuyến đầu
La Croix ghi nhận"Thượng đỉnh EU-Trung Quốc : Berlin đổi thái độ với Bắc Kinh". Là chủ tịch luân phiên EU, Đức nay dứng trên tuyến đầu đối phó với Trung Quốc.
Đại dịch khiến hội nghị thượng đỉnh được tiến hành qua video, thu hẹp giữa các nhà lãnh đạo EU và Tập Cận Bình, nhưng như vậy lại giúp EU có được tiếng nói thống nhất. Riêng trong lãnh vực thương mại, Trung Quốc hy vọng ký được hiệp ước đầu tư trước cuối năm, nhưng EU không tin tưởng vì thiếu tiến bộ trong sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường công.
Trong bối cảnh đó, Berlin thẳng thừng chỉ trích không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Nhà quan sát Mikko Huotari, trung tâm Mercator ở Berlin nhận xét, Đức đã giật mình tỉnh thức từ năm 2016 trước làn sóng đầu tư ồ ạt của Trung Quốc. Tập đoàn robot hàng đầu là Kuka bị công ty máy giặt Trung Quốc Midea thâu tóm, rồi đến nhà sản xuất máy công cụ KraussMaffei bị ChemChina mua lại, công ty năng lượng EEW bị Beijing Entreprise mua. Tổng cộng Trung Quốc đổ vào Đức hơn 13 tỉ đô la năm 2017.
Sau đó chính quyền Merkel phải sửa đổi luật, và kịp thời ngăn chặn công ty bán dẫn Aixtron không bị Fujian Grand Chip Investment Fund thâu tóm. Đối với các dự án đầu tư về "cloud", trí tuệ nhân tạo, không gian… nay Đức ưu tiên cho Châu Âu. Tuy vậy Đức vẫn muốn duy trì vị trí quan trọng tại Trung Quốc, trong khi đó gia tăng các đối tác ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Chuyên gia : Đức lo sợ Trung Quốc gây khó khăn cho kỹ nghệ xe hơi
Libération nhận định "Trung Quốc – EU : Một thượng đỉnh đầy thách thức" với các hồ sơ thương mại, 5G, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông… nhưng 27 nước Châu Âu sẽ cố gắng có cùng một tiếng nói trước Tập Cận Bình.
Trong bài phỏng vấn, ông Michel Fouquin, chuyên gia về Châu Á của Trung tâm nghiên cứu triển vọng và thông tin quốc tế (CEPII) khẳng định không có cạnh tranh bình đẳng giữa Châu Âu và Trung Quốc, khi Bắc Kinh trợ giá ồ ạt cho kỹ nghệ và áp đặt chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Trung Quốc dễ dàng mua các công ty EU trong khi chiều ngược lại thì rất phức tạp.
Ông cũng nhận thấy sự thay đổi quan điểm của Đức. Cách đây hai, ba năm, Berlin đã có nhiều nhượng bộ để thâm nhập được thị trường Hoa lục, nhưng rồi đã nhận ra Bắc Kinh không phải là một người cạnh tranh bình thường. Trung Quốc đã đuổi kịp phương Tây trong lãnh vực rất nhạy cảm đối với người Đức là xe hơi, đặc biệt là xe chạy bằng điện, và trong ba năm nữa sẽ gây khó khăn cho Đức. Theo chuyên gia Fouquin, đây là lý do chủ yếu khiến Berlin đổi thái độ với Bắc Kinh.
EU sáng mắt trước Bắc Kinh sau đại dịch
Tờ báo cánh tả cũng nhận thấy "27 nước EU đã sáng suốt hơn sau đại dịch".Sau khi hào hiệp giúp đỡ Bắc Kinh vào lúc dịch Covid mới xảy ra, nay các nước Châu Âu chọn lựa đường lối cứng rắn như kiểu của Mỹ.
"Ngoại giao khẩu trang" sẽ đi vào lịch sử của ngành ngoại giao như một thất bại thảm hại của Tập Cận Bình, thái độ hung hăng đã gây phản tác dụng. Nếu "hồi kết của sự ngây thơ Châu Âu" trước Bắc Kinh đã được tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố từ tháng 6/2019, đại dịch đã khiến sự ngờ vực Trung Quốc chưa bao giờ cao như thế.
Trong khi năm 2020 khởi đầu rất thuận lợi giữa đôi bên. Ngay từ tháng Giêng, hàng triệu tấn dụng cụ, thiết bị y tế đã được các nước Châu Âu hào phóng viện trợ cho Bắc Kinh, một cách lặng lẽ. Đến tháng Ba, tới lượt Châu Âu bị con virus từ Vũ Hán hoành hành, Trung Quốc đã hỗ trợ nhưng khua chiêng gióng trống tưng bừng để tự quảng cáo và nhấn mạnh sự bất lực của EU. Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn xua hàng đàn "chiến lang" bôi nhọ các chính phủ Châu Âu, chưa kể một số mặt hàng y tế Trung Quốc lại là hàng dỏm.
Donald Trump đánh thức Châu Âu về bộ mặt Trung Quốc
Đầu tháng Chín, Bắc Kinh đã nhận ra hậu quả : Vương Nghị và Dương Khiết Trì được các "nước bạn" EU tiếp đón một cách lạnh nhạt. Chưa kể chủ tịch Thượng Viện Cộng hòa Séc còn đi thăm Đài Loan, trong khi nước này là thành viên nhóm 17+1, công thức được Trung Quốc lập ra năm 2012 tập hợp các nước Trung và Đông Âu (trong đó có 12 nước là thành viên EU), và là đầu cầu thâm nhập Châu Âu của Bắc Kinh.
Thật ra sự hung hăng của Trung Quốc đã có từ rất lâu, ít nhất về thương mại và công nghệ. Không có ông Donald Trump, có lẽ EU vẫn luôn nhút nhát trước Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ đã đánh thức phương Tây khi khởi động cuộc thương chiến, cáo buộc rất đúng là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế, chắp thêm đôi cánh cho Châu Âu.
Từ 2017, EU liên tục tăng cường chống phá giá, trợ giá của Trung Quốc, giám sát đầu tư, chuyển giao công nghệ, đòi hỏi mở cửa thị trường tương xứng… Đặc biệt việc Bắc Kinh giấu diếm đại dịch corona đã gây tác hại lâu dài : suy thoái trầm trọng nhất trong thời bình kể từ ba thế kỷ qua. EU bị yếu đi trong lúc phải tự vệ hết mình trước một Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng do mình gây ra.
Cơ hội cuối cùng cho quan hệ EU-Trung Quốc
Tương tự, Les Echos cho rằng thượng đỉnh EU-Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hoài nghi ngày càng lớn trước Bắc Kinh. Gió đã đổi chiều.
Châu Âu quyết không ký hiệp ước đầu tư đã thương lượng từ bảy năm qua với Trung Quốc, một khi không có được những bảo đảm từ đối tác nay chỉ gây ngờ vực. Vương Nghị lấy "đa phương" ra để thuyết phục, cố làm dịu đi hình ảnh của Trung Quốc trong vòng công du, nhưng không thoát được những chất vấn về Hồng Kông, Tân Cương... Theo một nguồn tin ngoại giao ở Bruxelles, "Làn sóng Trung Quốc trước đây đe dọa gây chia rẽ EU, đang bị đẩy lùi".
Đang căng thẳng với Mỹ, Bắc Kinh cổ tỏ ra hòa dịu, hy vọng tránh được việc Châu Âu xích lại gần với Hoa Kỳ. Theo nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần này là cơ hội cuối cùng cho quan hệ đôi bên, trước cuộc bầu cử Mỹ mà nếu ông Joe Biden chiến thắng sẽ mở đường cho việc củng cố mối liên hệ Mỹ-Châu Âu.
Ngược lại theo tác giả Dominique Moisi trên Les Echos, trước Hoa Kỳ và Trung Quốc, sự chọn lựa của EU không dễ dàng. Cho dù ông Biden có trở thành tổng thống Mỹ đi nữa, Hoa Kỳ cũng sẽ không tiếp tục là người bảo trợ an ninh cho Châu Âu – Washington đã mỏi mệt trước những cam kết quốc tế.
Những liên minh mới thành hình
Về mặt địa chính trị, tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro ghi nhận hiện tượng tập trung lại thành những nhóm khép kín trên thế giới, mà tác giả gọi là "quần đảo hóa", trên các lãnh vực kỹ thuật số, thương mại, kỹ nghệ, tài chính, ý thức hệ.
Đối mặt với sự thù địch trước tham vọng đế quốc của Trung Quốc, Tập Cận Bình đành phải tập trung cho thị trường nội địa trong kế hoạch 5 năm sắp tới, giảm lệ thuộc với bên ngoài, đặc biệt trước sự tấn công nhiều mặt của Mỹ.
Không chỉ có lưỡng cực Mỹ-Trung, mà tại Châu Á, Ấn Độ xích gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, New Zealand để tránh bị Trung Quốc bao vây. Ở Trung Đông, hình thành trục Israel-Ai Cập-Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và các nước Hồi giáo Ả Rập, đối lập với các nước Hồi giáo không Ả Rập gồm Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia. Tại Châu Âu, hố sâu ngăn cách càng rộng hơn giữa các nước Bắc-Nam về mặt kinh tế, Đông và Tây Âu về các giá trị tinh thần.
Theo Dominique Moisi, EU cần hiểu rằng Bắc Kinh cố tình chia rẽ Châu Âu để kiểm soát và thống trị trong tương lai. Cố thủ tướng Israel, bà Golda Meir từng nói : "Hãy mạnh mẽ lên, người ta chỉ tôn trọng kẻ mạnh !". Liệu Châu Âu có làm được hay không ?
Thụy My
Nguồn : RFI, 14/09/2020
Covid-19 : Bắc Kinh gây áp lực để Châu Âu không tố cáo Trung Quốc loan tin thất thiệt (RFI, 25/04/2020)
Báo cáo của Liên Hiệp Châu Âu tố cáo Trung Quốc là thủ phạm của chiến dịch loan tin thất thiệt hiện nay vẫn bị Bắc Kinh tìm cách cản trở. Đó là lý do mà hồ sơ, theo dự kiến được công bố ngày 21/04/2020, đã bị chậm đến ba ngày và nội dung lên án Trung Quốc thì kém phần chính xác và mạnh mẽ. Reuters tố giác như trên trong bản tin ngày 25/04/2020.
Trụ sở Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg, Pháp. Ảnh minh họa
Trích dẫn bốn nguồn tin ngoại giao và nhiều phóng viên chuyên ngành, Reuters cho biết là một quan chức Trung Quốc đã liên lạc với đại diện ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu hôm 21/04/2020, tức là ngày mà Bruxelles dự kiến công bố báo cáo với chủ đề Bắc Kinh bóp méo thông tin. Nhân vật này, tên là Dương Tiểu Quang (Yang Xiao Guang), đe dọa là nếu báo cáo được công bố với nội dung như thế thì có khả năng quan hệ song phương sẽ bị tác hại. Dương Tiểu Quang còn cáo buộc Liên Hiệp Châu Âu muốn làm hài lòng "ai đó", hàm ý nói đến Washington. Sở dĩ Trung Quốc biết được nội dung để can thiệp là vì mạng thông tin Mỹ Politico tiết lộ một số đoạn của báo cáo.
Trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc và thái độ thiếu minh bạch của Bắc Kinh gây căng thẳng trong quan hệ quốc tế, Liên Hiệp Châu Âu chọn thái độ dung hòa. Reuters nêu một số thay đổi trong hồ sơ.
Về nội dung, trong văn kiện ngày 20/04, ở trang đầu, các nhà ngoại giao Châu Âu tố cáo "Trung Quốc tiếp tục tổ chức một chiến dịch bóp méo thông tin trên toàn cầu, để chuyển hướng công luận vốn đang công kích Trung Quốc về việc làm lây lan đại dịch, và cũng để đánh bóng hình ảnh trên trường quốc tế qua các hành động công khai và thủ đoạn mờ ám". Thế nhưng, trong bản tóm tắt Liên Hiệp Châu Âu công bố trên mạng hôm 21/04, đoạn văn này đã được sửa lại, không còn gọi đích danh chính quyền Trung Quốc mà thay bằng cụm từ "các nguồn" do "một số chính quyền hỗ trợ, trong đó có Nga, và ít nghiêm trọng hơn là Trung Quốc". Còn đoạn nói về "chứng cớ quan trọng cho thấy Trung Quốc giật dây" bị đẩy xuống gần cuối cùng.
Tuy nhiên, cũng theo Reuters, một nhà ngoại giao Châu Âu khẳng định không có chuyện giảm nhẹ nội dung : Báo cáo về tình trạng bóp méo thông tin được công bố nguyên văn. Đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu cũng lý giải : "Bóp méo thông tin là kẻ thù chung".
Tú Anh
***********************
Hậu Covid-19 : Châu Âu chuẩn bị kế hoạch "đầy tham vọng" chấn hưng kinh tế (RFI, 24/04/2020)
Liên Hiệp Châu Âu vẫn chưa tìm ra được một giải pháp chung để chấn hưng nền kinh tế đang bị virus corona làm suy thoái, ít nhất là từ -5% đến -8% của GDP. Dự án "liên đới nợ nần" là điểm bất đồng không vượt qua được, do "thái độ ích kỷ"của các thành viên phương bắc, theo cáo buộc của thủ tướng Ý.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, trong cuộc họp báo sau phiên họp thượng đỉnh "trực tuyến" ở Bruxelles, thứ Năm ngày 23/04/2020. Olivier Hoslet/Pool via Reuters
Cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày hôm qua 23/04/2020, giao cho Ủy Ban Châu Âu chuẩn bị dự án phục hưng kinh tế, từ nay cho đến trung tuần tháng 5, được mô tả là "đầy tham vọng" cho giai đoạn 2021-2027.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường thuật :
"Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen xem ngân sách chung của Liên Hiệp Châu Âu là ʺsoái hạmʺ trong kế hoạch vực dậy kinh tế, theo như tuyên bố của chính bà. Ursula von der Leyen đã thông báo ý định yêu cầu lãnh đạo các thành viên đóng góp gấp đôi vào ngân sách chung, để có thể đạt mức 2% GDP của 27 nước.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại là trong suốt hai năm qua, kể từ khi đàm phán về ngân sách chung bắt đầu, các chính phủ Châu Âu bị chỉ trích mạnh mẽ là chỉ muốn đóng góp có một phần mười số tiền mà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu muốn đề nghị.
Trong mọi trường hợp, Ủy Ban Châu Âu sẽ phải tìm nguồn tài chính trên thị trường, một phương cách để có thể tiếp tục đi tới cho dù cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hôm thứ Năm 23/04/2020 có bị thất bại vì các thành viên giàu có vẫn từ chối không muốn chia sớt nợ nần với các thành viên nghèo.
Đề nghị lập Quỹ vực dậy kinh tế sau khủng hoảng do các nước Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đề xuất là giải pháp gần giống như tung ra công trái phiếu Châu Âu. Chính phủ Đức tỏ thái độ do dự. Hà Lan, Thụy Điển và Áo vẫn dứt khoát chống lại dự án liên đới nợ chung.
Điều mọi người biết rõ là để vực dậy nền kinh tế, Liên Hiệp Châu Âu cần ít nhất 1.000 tỷ euro".
Tú Anh
**********************
Phụ thuộc Trung Quốc về dược phẩm : Tây phương tỉnh thức trong đau đớn (RFI, 24/04/2020)
Trong những năm 1990, hoạt động của ngành công nghiệp dược phẩm Châu Âu và Mỹ đa phần chuyển sang Trung Quốc. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, phương Tây tỉnh thức trong đau đớn và phải đối mặt với thách thức làm thế nào để giành lại quyền chủ động về thuốc men, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành dược phẩm thế giới là do Trung Quốc sản xuất. CC0 Pixabay/stevepb
Mọi ngả đường đều dẫn đến Trung Quốc
Theo nhận định của báo Le Figaro trong bài viết "Khi Tây phương từ bỏ ngành sản xuất dược phẩm" đăng ngày 13/04/2020, sức khỏe của người dân phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và chính sự bùng phát toàn cầu của dịch bệnh Covid-19 đã giúp người Châu Âu và Mỹ "tỉnh ngộ". Có một điều các nhà khoa học, giới chuyên môn phần nào đã nắm rõ, nhưng đa phần công chúng thì chưa biết : trong vòng chưa đến 30 năm, tất cả mọi quốc gia trên thế giới, đi đầu là Châu Âu và Mỹ, đã "nhường" một phần lớn "chủ quyền" về thuốc men và trang thiết bị y tế cho Trung Quốc. Quốc gia rộng lớn này trở thành xưởng bào chế hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm. Đáng nói hơn nữa là Trung Quốc nắm giữ 80-90% dược liệu để bào chế ra các hoạt chất chính và các loại thuốc thay thế các dược phẩm hiện giờ không còn được bào chế nữa.
Chẳng hạn, Trung Quốc sản xuất tới 97% dược liệu và hóa chất cần thiết để sản xuất kháng sinh đồng dạng (générique) tiêu thụ tại Mỹ - đối thủ địa chính trị của Trung Quốc. Ấn Độ cũng là một nhà sản xuất dược phẩm được hưởng lợi lớn từ chính sách di dời ngành công nghiệp dược phẩm của Tây phương, song suy cho cùng thì nền sản xuất Ấn Độ cũng không thoát được cảnh phụ thuộc đến 80% vào hoạt chất chính do Trung Quốc bào chế. Nói một cách hình ảnh như chuyên gia Rosemary Gibson của viện Hastings, Mỹ, thì "Tất cả mọi con đường đều dẫn đến Trung Quốc".
Bức màn bí mật thời "thị trường toàn cầu"
Cũng theo chuyên gia Gibson, điều đáng ngạc nhiên là số liệu thống kê về lĩnh vực dược phẩm thường được bao phủ bằng một bức màn bí mật cho dù chúng ta đang sống trong "một thị trường toàn cầu". Tuy nhiên, việc khan hiếm nói chung các loại thuốc quan trọng sống còn vào lúc nhiều nhà máy của Trung Quốc phải ngưng hoạt động, khiến chính phủ các nước yêu cầu phải có các số liệu chính xác. Từ tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nguyên thủ Nga Vladimir Putin cho đến lãnh đạo Mỹ Donald Trump dường như đều có chung yêu cầu khôi phục lại nền sản xuất dược phẩm và công nghiệp hóa học của quốc gia. Các nhà lãnh đạo cũng bắt đầu suy tính đến việc đa dạng hóa và "hồi hương" các dây chuyền sản xuất quan trọng.
Ông Bruno Bonnemain, chủ tịch một nhóm làm việc về việc gián đoạn chuỗi cung ứng, cho Le Figaro biết là tại Viện Dược Phẩm Quốc Gia Pháp, từ 10 năm nay, các nhà nghiên cứu đã gióng những hồi chuông báo động về việc Pháp mất quyền tự chủ về dược phẩm do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Bonnemain giải thích là, ngay từ năm 2011, cơ quan này đã được huy động để tiến hành một nghiên cứu cho bộ Y Tế Pháp. Theo báo cáo của Viện Dược Phẩm Quốc Gia, "đối với 86% bệnh viện ở Châu Âu, việc khan hiếm thuốc đã trở thành một chủ đề gây lo ngại hàng ngày. Những loại thuốc có liên quan nhiều nhất là thuốc chống nhiễm trùng, chống ung thư, tiếp theo đó là các loại thuốc hồi sức cấp cứu, thuốc tim mạch và thuốc gây mê".
Chiến lược yếu kém
Nhu cầu cao của các nước mới mới trỗi dậy đã khiến nhu cầu thuốc trên toàn cầu khó được đáp ứng. Ngoài ra, còn phải kể đến việc nhiều nhà máy phải ngưng sản xuất vì các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường, kỹ thuật hay xã hội. Đó là chưa kể đến các vụ tai tiếng về chất lượng thuốc, chẳng hạn héparin, chất làm loãng máu được nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm 81 người tại Mỹ thiệt mạng. Chuyên gia Bruno Bonnemain lấy làm tiếc là "Không một ai đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi khi vẫn chưa quá muộn".
Trong những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của Châu Âu vẫn rất mạnh. Khoảng 80% các hoạt chất chính vẫn được sản xuất tại Châu Âu, chỉ có 20% được nhập từ nước ngoài. Ấy vậy mà sau 30 năm, hiện nay các con số này đã bị đảo ngược. Ông Bonnemain nhấn mạnh : "Sự thay đổi lớn bắt đầu diễn ra trong những năm 1990, sau đó tăng tốc dần vào đầu những năm 2000, khi các doanh nghiệp quyết định dịch chuyển ồ ạt vì chi phí nhân công và các quy định về môi trường".
Kế hoạch ban đầu là tất cả đều được sản xuất tại một nơi. Thế nhưng, với sự cạnh tranh của thuốc đồng dạng generique được sản xuất tại các nước đang phát triển, ngành dược phẩm đã thuê thầu phụ cả mảng sản xuất dược liệu thô, hoạt chất và kể cả thuốc. Đó là thời toàn cầu hóa theo kiểu đôi bên đều có lợi, cho phép một số doanh nghiệp cất cánh và những công ty khác sản xuất với giá thấp. Từng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dược phẩm, ông Bonnemain nói thẳng : "Sai lầm lớn nhất của các chính phủ của chúng ta là không coi các loại thuốc là sản phẩm chiến lược nữa. Khi ưu tiên giá thành, họ đã để các doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Quyền tự chủ đã bị từ bỏ".
Quá lơ là về hóa hữu cơ
Đã có thời nước Đức, chứ không phải Trung Quốc, được gọi là nhà máy dược phẩm và hóa chất của cả thế giới. Nói về chuyện nước Đức dịch chuyển các nhà máy dược phẩm, giáo sư Stefan Laufer, từng là chủ tịch hiệp hội Dược sĩ Quốc gia Đức cho đến tháng 12/2019, có cùng phân tích như chuyên gia Pháp Bruno Bonnemain. Sự thay đổi cũng bắt đầu từ đầu những năm 1990, và sự di chuyển lớn nền sản xuất sang Châu Á và đặc biệt là tới Trung Quốc cũng diễn ra từ 10 năm nay. Ông Laufet tóm lược : "Do áp lực từ các cơ quan bảo hiểm y tế Đức, thuốc trở thành một sản phẩm mà tiêu chí quan trọng nhất là giá thành chứ không phải chất lượng". Theo ông, yếu tố môi trường là một lý do lớn dẫn đến việc dịch chuyển ngành hóa học hữu cơ, vốn có lợi cho ngành công nghiệp hóa dược phẩm rất phát triển của Đức. Chuyên gia Laufer lấy làm tiếc là Đức đã quá lơ là, bỏ bê các nhà máy hóa hữu cơ".
Giáo sư Laufer nhấn mạnh : "Nước Đức đã quá đề cao giá trị thị trường toàn cầu khi cho rằng không cần nghĩ tới sự độc lập quốc gia bởi vì thị trường luôn được đáp ứng. Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng. Bây giờ không có thị trường toàn cầu. Nước nào cũng đóng cửa biên giới và đấu đá nhau để giành giật khẩu trang và thuốc men !" Cũng giống như chuyên gia Pháp Bonnemain, giáo sư Đức Laufer đã gióng những hồi chuông báo động ngay từ năm 2012. Quân đội Đức cũng đã lên tiếng cảnh báo về sự yếu kém về chiến lược. Ông Laufer nhớ lại : "Chúng tôi đã đến Quốc Hội. Các bản báo cáo được gửi đến rất nhiều. Nhưng chẳng ai quan tâm …"
Còn dân biểu Đức Claudia Bernhard, thuộc đảng Die Linke, một người lưu tâm đến hồ sơ này, giải thích : "Sự thiếu phản ứng của các cơ quan công quyền là do sự tác động của các nhà vận động hành lang cho ngành dược phẩm", liên quan đến việc các Quỹ bảo hiểm chịu trách nhiệm ký hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất thuốc. Dân biểu này lấy làm tiếc là "Sự thiếu vắng hành động của chính phủ trung ương đã duy trì sự phụ thuộc về dược phẩm. Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh cuối cùng tại Đức đã đóng cửa vào năm 2017. Nhà nước cần cho tái thiết nền công nghiệp dược phẩm, quay lại bào chế các hoạt chất chính. Nói thì dễ hơn làm, nhưng cuộc khủng hoảng không để cho chúng ta có sự lựa chọn, đây là câu hỏi sống còn". Dân biểu Claudia Bernhard lấy làm mừng vì lãnh đạo Y Tế ở các bang của Đức cũng đề xuất theo hướng nói trên.
Sự thức tỉnh đầy đau đớn
Liên quan đến nước Nga, một nhà tư vấn của hãng tin RNC Pharma, Nikolai Bespalov, cho Le Figaro biết "một cuộc di dời, tương tự những gì đến với phương Tây, đã xảy ra sau khi Liên Xô sụp đổ, tạo ra sự phụ thuộc mạnh mẽ vào Trung Quốc và Ấn Độ (về các hoạt chất và dược liệu thô, 50-70%)" Mối lo là có thật cho dù Nga vẫn có kho dự trữ. Kể từ năm 2010, một nỗ lực dịch chuyển sản xuất về nước đã được khởi động và chính phủ Nga hồi cuối tháng Hai đã quyết định thúc đẩy sản xuất trong ngành hóa chất và dược phẩm.
Nhìn sang nước Mỹ, theo Le Figaro, có môt sự tỉnh thức đầy đau đớn. Với virus corona, người Mỹ mới nhận ra sức khỏe của họ phụ thuộc vào "đại địch thủ" Trung Quốc như thế nào. Mặc dù Mỹ vẫn duy trì sản xuất những hoạt chất chính và các nhà máy vẫn bào chế dược phẩm, nhưng Trung Quốc vẫn thống trị thị trường Mỹ về dược liệu và các hoạt chất chính để sản xuất thuốc đồng dạng và kháng sinh đồng dạng. Tình trạng này tạo ra sự suy yếu chiến lược nghiêm trọng cho nước Mỹ.
Trong một báo cáo của Hội đồng quan hệ đối ngoại, nhà nghiên cưu Yang Zong Yuhan nhắc tới một cuộc trao đổi ở Nhà Trắng mà nhà báo Mỹ Bob Woodward từng nới tới, theo đó kinh tế gia trưởng Gary Cohn của Nhà Trắng lưu ý là trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc có thể dùng thuốc kháng sinh để đáp trả Mỹ vì Trung Quốc cung cấp tới 97 % lượng kháng sinh tiêu thụ tại Mỹ : "Nếu quý vị là người Trung Quốc và quý vị muốn hủy hoại nước Mỹ, đơn giản quý vị chỉ cần ngưng gửi thuốc kháng sinh cho chúng tôi".
Nhà nghiên cứu Rosemary Gibson của viện Hastings nhấn mạnh virus corona càng khiến Mỹ có ý thức về sự phụ thuộc nói trên. Tân Hoa Xã hôm 04/03 nhận định kịch bản Trung Quốc ngưng xuất khẩu thuốc men sang Mỹ sẽ gây khó khăn cho Mỹ, "nhấn chìm nước Mỹ trong đại dương virus corona". Nhiều nhà chiến lược Mỹ có ý tưởng tách rời nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc. Tại Hạ Viện, một nhóm dân biểu Dân chủ và Cộng hòa đề xuất một dự luật nhằm khuyến khích việc "hồi hương" một số dây chuyền sản xuất thuốc.
Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia về hồ sơ này đều lưu ý về những khó khăn liên quan đến thời hạn, chi phí, kiến thức hiểu biết để tái lập nền sản xuất. Chuyên gia Đức Laufer cũng tỏ ý hoài nghi về lâu dài : "Việc này sẽ phải mất nhiều năm, các quy trình sản xuất hóa học tinh khiết rất phức tạp, nhất là phải sáng chế ra các công nghệ riêng để đảm bảo tôn trọng tiêu chuẩn xanh (…) Việc này đương nhiên sẽ phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước Châu Âu, bởi vì các nước không thể sản xuất toàn bộ chỉ trong nước họ (…) Tất cả những điều trên đòi hỏi có sự thay đổi thực sự trong tư duy".
Thùy Dương
********************
Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu tìm giải pháp thoát dịch Covid-19 (RFI, 24/04/2020)
Chiều 23/04/2020, Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh lần thứ tư để bàn về kế hoạch thoát suy thoái do dịch Covid-19 gây ra, trong bối cảnh Châu Âu có hơn 110.000 người chết vì virus corona, chiếm gần 2/3 số ca tử vong trên toàn thế giới. Do còn nhiều bất đồng, có lẽ còn phải chờ thêm nhiều tuần nữa để các nước đạt được một thỏa thuận.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen phát biểu về khủng hoảng Covid-19, ngày 15/04/2020 tại Bruxelles. Pool/AFP
Dù không hy vọng có thể đưa ra những thông báo quan trọng, nhưng Hội Đồng Châu Âu muốn thể hiện tình đoàn kết của 27 thành viên. Nguyên thủ các nước sẽ bàn về hai chủ đề lớn : quyết định một chiến lược chung về dỡ bỏ phong tỏa và thảo luận vấn đề ngân sách (số lượng và cơ chế thực hiện), giao động từ vài trăm tỉ đến 1.500 tỉ euro.
Các điểm bất đồng tập trung vào vấn đề "gánh" nợ chung. Pháp và Tây Ban Nha ủng hộ biện pháp tương trợ nhau về nợ để được hưởng lãi suất ưu đãi (không nhắc đến công trái phiếu). Tây Ban Nha nêu ý tưởng vay vĩnh viễn và chỉ trả lãi, nhưng bị Đức và Hà Lan phản đối. Vì vậy, có lẽ phải chờ đến cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 5 để có thể hình thành được bộ khung của thỏa thuận.
Theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, được AFP trích dẫn, Liên Hiệp Châu Âu sẽ mất 7,1% GDP trong năm 2020. Cuộc khủng hoảng dịch tễ đe dọa 19 nước thành viên của khối đồng euro. Hoạt động trong khu vực đồng euro gần như ngừng lại trong tháng Tư do lệnh phong tỏa chống dịch.
Để giúp các nước thành viên chống dịch, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE) đã nới lỏng các quy định, khi thông báo ngày 22/04 là sẵn sàng chấp nhận các trái phiếu bị xếp là "không có giá trị" như là các bảo đảm đối với các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng. Biện pháp này giúp cho các ngân hàng có đủ vốn để có thể tham gia vào việc cung cấp tín dụng và tài chính cho các nền kinh tế của khối đồng euro.
Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới xác định "dịch còn kéo dài", vac-xin chống virus corona vẫn là giải pháp được trông đợi nhất. Ngày 22/04, Viện Paul Ehrlich (IPE) của Đức thông báo công ty BioNTechn, ở Mayence (Đức), hợp tác với phòng thí nghiệm Mỹ Pfizer, sẽ tiến hành đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Đức, trên 200 người tình nguyện từ 18 đến 55 tuổi. Đây là đợt thử nghiệm lâm sàng trên người lần thứ 5 trên thế giới.
Thu Hằng