Một báo cáo thường niên 2023 của Liên Hợp Quốc lưu ý rằng Chính quyền Việt Nam đe dọa và trả thù những người liên hệ và hợp tác với Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực nhân quyền, nhấn mạnh rằng "không gian hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự đã bị thu hẹp do chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn".
Báo cáo A/HRC/54/61 của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về các hành vi trả thù được công bố trong tuần này, cho biết chính việc Chính phủ Việt Nam kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự khiến các nhóm này không thể hợp tác với Liên Hiệp Quốc được.
"Việc áp dụng luật pháp hạn chế một cách tùy tiện đã tác động tiêu cực đến khả năng và sự sẵn lòng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc hợp tác với Liên Hiệp Quốc. Một số đối tác xã hội dân sự lâu năm của Liên Hiệp Quốc được cho là đã bị kiềm kẹp nên không thể tham gia công khai vào các cơ chế nhân quyền được", mục 118 của báo cáo viết về Việt Nam.
Trước việc sách nhiễu của chính quyền đối với các nhóm dân sự, nhiều tổ chức đã né tránh đăng ký với tư cách là tổ chức xã hội dân sự hay phi chính phủ (CSO/NGO) và tìm kiếm các phương thức pháp lý khác, báo cáo cho biết.
Báo cáo lưu ý rằng các tổ chức phi chính phủ bị ảnh hưởng nhiều nhất là những tổ chức hoạt động về nhân quyền, bình đẳng giới và phân biệt đối xử, thượng tôn pháp luật và quản trị.
Ngoài ra, tại Việt Nam, các đối tác chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự bày tỏ sự miễn cưỡng khi tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế, bao gồm cả các cơ quan được thành lập theo hiệp ước quốc tế.
"Việc áp dụng tùy tiện các quy định pháp luật mang tính hạn chế, trong đó có những quy định mơ hồ trong Bộ luật Hình sự liên quan đến tuyên truyền chống Nhà nước và khuôn khổ pháp lý của các tổ chức phi chính phủ, đã tác động tiêu cực đến khả năng và sự sẵn lòng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc hợp tác với Liên Hiệp Quốc", vẫn theo báo của Liên Hiệp Quốc.
"Vì sợ bị trả thù", một số tổ chức phi chính phủ và các đối tác lâu năm của Liên Hiệp Quốc đã hạn chế tham gia công khai vào các cơ chế nhân quyền, bao gồm cả việc đánh giá của các cơ quan công ước trong giai đoạn hiện tại và các hoạt động chuẩn bị hướng đến tiến trình Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV, dự kiến diễn ra vào tháng 4 – tháng 5/2024.
Báo cáo nêu các trường hợp của một số thành viên của các cộng đồng tôn giáo độc lập và các nhà hoạt động đã tham dự hoặc tìm cách tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng Đông Nam Á (SEAFORB), nhưng họ lại bị đe dọa, quấy rối, hạn chế đi lại và bị dùng bạo lực để cản trở sự tham gia của họ.
Báo cáo nêu các trường hợp của ông Y Khiu Niê và ông Y Sĩ Êban ở Tây Nguyên như VOA đã đưa tin trước đây khi hai ông chuẩn bị tham dự SEAFORB vào tháng 11/2022 ở Bali, Indonesia.
Ông Y Khiu Niê, một giáo viên đồng thời là một tín hữu Tin lành ở Đăk Lăk, bị chính quyền cấm xuất cảnh hôm 6/11/2022 khi ông làm thủ tục ở sân bay Tân Sơn Nhất khởi hành đi Bali.
Ông Y Sĩ Êban, một tín đồ đạo Tin Lành người Êđê ở Đăk Lăk, cho VOA biết rằng ông đã bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cấm lên máy bay đi Indonesia với lý do "tạm hoãn xuất cảnh" vào ngày 6/11/2022.
Ông Êban nói với VOA :
"Từ ngày 12/10 họ canh giữ tôi cho đến ngày 6/11 ra sân bay thì công an lại bắt giữ tôi. Năm người ở Đăk Lăk xuống điều tra tôi ở sân bay Sài Gòn, rồi đem tôi về Đăk Lăk".
"Họ điều tra và đánh đập tôi. Họ thu giữ bằng lái xe, căn cước, hộ chiếu, ba chiếc điện thoại và cấm tôi, không cho đi rao giảng Tin lành Đấng Christ nữa", ông Êban nói.
Vào ngày 28/4/2023, các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên các cáo buộc câu lưu, đe dọa, giám sát, hạn chế đi lại quá mức và quấy rối ông Y Khiu Niê và ông Y Sĩ Êban, những người bảo vệ nhân quyền thuộc cộng đồng bản địa Người Thượng và các tín hữu Tin Lành.
Ông Y Sĩ Êban cho VOA biết nhận định của ông về lý do ông bị chính quyền cấm xuất cảnh :
"Về lý do họ cấm tôi là vì tôi là người bản địa Êđê, họ cấm không cho rao giảng Tin Lành hay dự cuộc họp từ nước ngoài. Họ không cho đi vì họ sợ "phá rối chính quyền", đạo này là "không đúng với sự thật", đạo Tin Lành Đấng Christ là "đạo chống phá nhà nước", "đạo tự trị", mà thực tế chúng tôi chỉ muốn theo đạo của chúa Giêsu thôi".
Các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nói rằng những hạn chế này có thể dẫn đến sự đe dọa và trả thù vì các tín đồ này đã hợp tác hoặc cố gắng hợp tác với Liên Hiệp Quốc, các đại diện và cơ chế của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực nhân quyền, trong trường hợp này là SEAFORB.
Ngoài ra, các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực của các hạn chế này, có thể cản trở sự hợp tác với Liên Hợp Quốc và dẫn đến tình trạng tự kiểm duyệt, vẫn theo báo cáo.
Báo cáo của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến trường hợp của bà Phạm Đoan Trang, blogger, nhà báo độc lập, nhà hoạt động dân chủ, người đang thụ án tù 9 năm vì báo cuộc "Tuyên truyền chống Nhà nước", và cơ quan này cho rằng bà đang bị chính quyền giam cầm "tùy tiện".
Ngày 2/11/2022, các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã nêu việc giam cầm bà Trang, bao gồm cả cáo buộc hạn chế quyền thăm tù và tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi của bà.
Liên quan đến trường hợp bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ ông Nguyễn Bắc Truyển - hiện đang sống lưu vong ở Đức sau khi được chính quyền Việt Nam phóng thích vào đầu tháng này - báo cáo đề cập việc bà bị công an ngăn cản khi gặp đại diện Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) trong nước vào năm 2018 và việc chính quyền không cho bà xuất cảnh đến Geneva vào năm 2019 để làm việc với Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về trường hợp của chồng bà.
‘Quá tam ba bận’ : Việt Nam ‘đi với ma’ đến bao giờ" ?
Hải Lê, VOA, 14/10/2022
Hôm 13/10/2022, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA), Việt Nam đã bỏ phiếu trắng, tức là ngầm ủng hộ Moskva sáp nhập bốn vùng đất mới cưỡng chiếm từ Ukraine vào Lãnh thổ Nga. Động thái ngoại giao này được nhà văn Võ Thị Hảo ví, Hà Nội như một con ếch ngồi chồm chỗm vỗ tay tán thưởng ngọn lửa dưới đáy nồi đang luộc đồng loại và sẽ đến lượt luộc chết chính cả bản thân mình.
Trong một lần bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine - Nga. Việt Nam một lần nữa bỏ phiếu trắng, tức là ngầm ủng hộ Nga.
"Đi với ma mặc áo giấy"…
Có nghĩa là nếu ai cứ bận cái áo giấy của hồn ma mãi thì mình cũng sẽ thành một con ma, với não trạng, cách sống, tà ý và tà tâm đúng như thế. Đó chính là lời cảnh báo dành cho lãnh đạo Việt Nam đã gián tiếp ủng hộ cuộc xâm lược của Nga hiện nay ở Ukraine.
Nhà văn Võ Thị Hảo từ nước Đức cho rằng, thủ đoạn của Nga trong việc cưỡng ép trưng cầu dân ý để chiếm đoạt bốn vùng lãnh thổ của Ukraine đặt ra một tiền lệ nguy hiểm, cổ võ các nước lớn có thể trắng trợn chiếm đoạt các nước nhỏ, bất chấp những luật lệ quốc tế. Việt Nam lại luôn nằm trong nguy cơ bị Trung Quốc xâm chiếm và tình thế ngày càng nguy hiểm nếu UNGA không đoàn kết đủ để ngăn chặn hành vi xâm lược của Nga, thì Trung Quốc cũng dễ "noi theo" gương xấu ấy… Nữ văn sĩ nổi tiếng lập luận, Việt Nam bỏ phiếu trắng, đồng nghĩa với việc chấp nhận hành vi xâm lược và đàn áp nhân quyền của Nga chỉ một ngày sau khi Hà Nộivừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một sự phản bội nhân quyền, khiến cho Việt Nam thêm mất uy tín và sẽ bị cô lập trên thế giới.
Giáo sư Carl Thayer từ Úc nhận xét :"Việc Việt Nam bỏ phiếu phản đối lên án Nga sáp nhập Ukraine bất hợp pháp có thể gây hại cho Việt Nam. Cuộc bỏ phiếu này làm xói mòn lòng tin của Hoa Kỳ và EU đối với Việt Nam như một đối tác tin cậy và thành viên xây dựng của cộng đồng quốc tế. Nếu cuộc chiến ở Ukraine trở thành một cuộc xung đột kéo dài, Việt Nam có thể được coi là một phần của vấn đề vì đã tiếp tay cho Nga".
Ông Will Nguyễn, nhà vận động nhân quyền nói với phóng viên Đài RFA : "Tôi nghĩ nếu Hồ Chí Minh còn sống đến ngày hôm nay, ông ấy sẽ xấu hổ với chính phủ Việt Nam về việc họ bỏ phiếu trắng. Nếu thực sự "không có gì quý hơn độc lập và tự do", lá phiếu ở UNGA lẽ ra phải rõ ràng là ủng hộ Ukraine. Và trước tình hình nguy hiểm ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay đã phản bội di sản của Hồ Chí Minh".
Nhà thơ Hoàng Hưng, một nhà phản biện xã hội từ Sài Gòn cho rằng, thái độ của Hà Nội khiến nhiều người thất vọng. Theo ông,Việt Nam hiện nay không muốn đối đầu với Nga, vì có nhiều liên quan giữa Hà Nội và Moskva trong quốc phòng và khai thác dầu khí chung ở Biển Đông.
Thiết tưởng nên nhắc lại lập trường "tuyên bố một đằng, bỏ phiếu một nẻo" của đại diện Việt Nam tại UNGA. Từ ngày nổ ra chiến tranh, đã ba lần nền ngoại giao phản dân của Đảng cộng sản Việt Nam đã phản bội lợi ích quốc gia, làm nhục quốc thể. Nhà văn quân đội – Đại tá Phạm Đình Trọng – đã có cái nhìn thật sắc bén khi ông khái quát : "Trong khi hầu hết các quốc gia có mặt ở Liên Hiệp Quốc (trong hai lần 2/3 và 24/3 trước đây) đều bỏ phiếu lên án Nga, đòi Nga rút quân và ủng hộ Ukraine, thì cả hai lần ấy, Việt Nam đều bỏ phiếu trắng. Hai lần người dân Việt Nam bị các lá phiếu trắng ấy làm nhục trước thế giới". Và đến lần thứ ba hôm 7/4 vừa rồi, Đại tá Trọng tố cáo tiếp : "Lần thứ ba, 93 cánh tay cộng đồng nhân loại chỉ mặt cái ác của Putin ở Ucraine. 93 cánh tay loài người văn minh lôi cái ác Putin ra khỏi Hội đồng Nhân quyền. Đi xa hơn hai lần trước, lần này nhà nước Việt Nam bỏ phiếu chống. Chống lại 93 cánh tay chỉ mặt tội ác Putin – Nga. Bằng lá phiếu chống nghị quyết của cộng đồng nhân loại vạch mặt cái ác, nhà nước Việt Nam đư a cánh tay ra bảo vệ cái ác Putin – Nga".
Phiếu trắng lần này cực kỳ nguy hiểm
Và lần thứ tư này, sau khi "quá tam ba bận", ngày 13/10/2022, Việt Nam lại tiếp tục bỏ phiếu trắng, "theo voi hít bã mía" (bỏ phiếu theo Trung Quốc), không dám lên án hành động phi nhân phi pháp của Nga đối với Ukraine. Nhưng lá phiếu trắng lần này nguy hiểm gấp bội phần so với hai lần trước. Cũng đúng vào ngày bỏ phiếu nói trên (13/10), tại Hội nghị về tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở Châu Á (CICA) ở thủ đô Astana của Kazakhstan, Putin kích động tình cảm bài phương Tây ở các lãnh đạo Châu Á. Với các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đang siết chặt, ông Putin đã chuyển trọng tâm từ chiến đấu với phe trước đây bị ông cáo buộc là "tân phát xít" ở Kyiv sang đối đầu với "tập thể phương Tây" đang võ trang cho Ukraine, bị cho là có mục đích được mở rộng ảnh hưởng của phương Tây và thu hẹp ảnh hưởng của Nga. Putin lập luận : "Thế giới đang trở nên thực sự đa cực". Và ông nói tiếp : "Và Châu Á, nơi các trung tâm quyền lực mới đang xuất hiện, đóng một vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là chủ chốt trong thế giới đó".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 13/10 đã mô tả cuộc chiến ở Ukraine là một phần của "cuộc Thập tự chinh" của Nga chống lại nền dân chủ tự do. Trong khi đó, ở Việt Nam, thái độ ủng hộ Nga xâm lược Ukraine của Đảng và Nhà nước cộng sản phản ánh tâm lý thù địch phương Tây có nguồn gốc ý thức hệ. Bất chấp những thất bại và bước lùi gần đây trên chiến trường ở Ukraine cho thấy dấu hiệu Putin sa lầy và đang rơi vào tuyệt vọng, bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc lên án Nga vi phạm luật pháp quốc tế, một bộ phận giới tinh hoa ở Việt Nam vẫn khăng khăng thái độ ủng hộ các quyết định của Đảng cộng sản Việt Nam và của Tổng thống Putin về cuộc chiến. Thật đáng buồn cho hiện trạng "cọc đèn tối chân" này. Ký ức về một thời đã qua vẫn sâu nặng về người Nga "tốt bụng" và đất nước Xô-viết hùng vĩ, hoài niệm về một nền văn hóa bao dung và tình cảm quốc tế, sự giúp đỡ vô tư… là một trong những nguyên nhân của thái độ ủng h ộ Putin, bất chấp bối cảnh thực tế đang thay đổi mạnh mẽ. Hơn thế,đằng sau tâm lý thù địch Mỹ và phương Tây là một thứ chủ nghĩa mang cội nguồn ý thức hệ cộng sản, được cho là có ưu thế trong điều kiện chiến tranh.
Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đang sang tháng thứ tám và Điện Kremlin liên tiếp gặp nhiều thất bại trên chiến trường. Điều này khiến một số quan sát viên ngoại quốc cảnh báo rằng Putin nay như "con thú cùng đường" và sẽ có các phản ứng tàn bạo nhắm vào thường dân Ukraine để triệt hạ tinh thần chiến đấu của quốc gia này. Các tội ác của Nga đối với dân thường Ukraine ngày càng chồng chất trong khi Nhà nước Việt Nam không nhận thức được thiện ác khi tiếp tục không lên án cuộc xâm lược của Nga. Nhiều nhà am hiểu thời sự ở Việt Nam bày tỏ sự lo ngại về hiệu quả của các loại vũ khí này khi quân Nga đang thất thế trên chiến trường, bên cạnh tính phi nghĩa của cuộc xâm lược mà Moskva đang tiến hành ở nước láng giềng.
Nhưng quan trọng hơn chuyện vũ khí là não trạng phụ thuộc của Việt Nam vào Nga trong việc bảo vệ đất nước. Các nhà phân tích cho rằng, muốn bảo vệ được đất nước trước hết phải có chính nghĩa, vậy ủng hộ kẻ xâm lược có chính nghĩa không ? Thứ hai, một nước như Việt Nam khi bị xâm lược, cần phải có sự ủng hộ của đại đa số các nước, trong đó các nước hùng mạnh, văn minh. Vậy Nga có phải là nước hùng mạnh và văn minh không ? Vậy, Việt Nam còn "kiên định" đi với Nga đến bao giờ ?
************************
Bỏ phiếu trắng lần ba tại Liên Hiệp Quốc : "Nếu ông Hồ Chí Minh còn sống cũng sẽ xấu hổ !"
RFA, 13/10/2022
Ngày 12/10, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng cho Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc lên án Nga tự ý sáp nhập bốn khu vực của Ukraine, dù trước đó Đại sứ Đặng Hoàng giang trong bài phát biểu nhấn mạnh nguyên tắc "tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia".
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu và kết quả bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 12/10/2022 lên án Nga sáp nhập bốn vùng của Ukraine - AFP
Một số nhà bình luận chính trị cho rằng, Nhà nước Việt Nam thể hiện sự mâu thuẫn trong lời nói và hành động khi cùng với 34 nước khác bỏ phiếu trắng.
Thất vọng với lá phiếu của Việt Nam
Ông Will Nguyễn, một nhà vận động nhân quyền nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do :
"Tôi nghĩ nếu Hồ Chí Minh còn sống đến ngày hôm nay, ông sẽ xấu hổ với Chính phủ Việt Nam và việc họ bỏ phiếu trắng. Nếu thực sự không có gì quý hơn độc lập và tự do, lá phiếu lẽ ra phải rõ ràng là ủng hộ Ukraine. Và trước tình hình phức tạp ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay đã phản bội di sản của Hồ Chí Minh".
Nhà thơ Hoàng Hưng, một nhà phản biện xã hội từ Sài Gòn cho rằng, thái độ của Hà Nội làm nhiều người thất vọng, và theo ông Nhà nước Việt Nam hiện nay không muốn đối đầu với Nga vì có nhiều liên quan giữa Hà Nội và Moscow trong quốc phòng và khai thác dầu khí chung ở Biển Đông.
Ông nhận định :
"Nó nằm trong cả một cái đường lối của Việt Nam từ đầu cuộc chiến rồi, tức là không bỏ phiếu để lên án Nga.
Thế nhưng mà cũng phải lưu ý những lời phát biểu của đại diện Việt Nam trên Đại hội đồng vẫn luôn khẳng định Việt Nam kêu gọi tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và chủ quyền quốc gia, không dùng vũ lực. Với những lời tuyên bố như thế, người ta hiểu ngay Nga là xâm lược thế nhưng (Việt Nam- PV) lại bỏ phiếu trắng. Đây là một mâu thuẫn ai cũng thấy".
Trong bài phát biểu ngay trước cuộc bỏ phiếu tại New York, Đại sứ Đặng Hoàng giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khẳng định, Hà Nội thấu hiểu giá trị của hòa bình do phải trải qua nhiều thập kỷ hứng chịu chiến tranh, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Ông đại sứ nhắc lại nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế, và đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Với bài phát biểu trên, nhiều người cho rằng Việt Nam sẽ bỏ phiếu tán thành Nghị quyết trên của Liên Hiệp Quốc đồng nghĩa với việc phản đối cuộc xâm lược hiện nay của Nga ở Ukraine, mà truyền thông Việt Nam vẫn gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" tương tự với giọng điệu của Moscow.
Tuy nhiên, Việt Nam lại cùng 34 quốc gia khác trong đó có Trung Quốc bỏ phiếu trắng, chỉ có năm quốc gia bỏ phiếu chống gồm chính Nga, Belarus, Bắc Hàn và hai quốc gia khác.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia quan hệ quốc tế người Úc, bình luận trong tin nhắn gửi đến RFA :
"Việt Nam, giống như Ấn Độ, phụ thuộc vào Moscow về vũ khí và công nghệ quân sự của Nga. Theo quan điểm của Việt Nam, họ không muốn thấy Nga suy yếu. Về nhiều mặt, Nga là một người bạn đáng tin cậy, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Thực sự, Nga là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam".
Một nữ giáo viên nghỉ hưu ở Hà Nội chia sẻ qua tin nhắn rằng, các lá phiếu của chính quyền do Đảng cộng sản lãnh đạo thể hiện "hội chứng sợ Nga".
Bà cũng cho rằng bằng thái độ này Việt Nam muốn tỏ ra coi trọng tình bạn thủy chung với Nga cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ.
"Hiện tại Trung Quốc đang là đồng minh của Nga nên Bắc Kinh làm gì thì Hà Nội làm theo mà không sợ bị Putin quở trách. Nhưng yếu tố quan trọng nhất để Việt Nam bỏ phiếu chống hay phiếu trắng là hội chứng sợ Nga và Trung Quốc của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam".
Bất lợi cho Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc
Lá phiếu trắng của Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi quốc gia độc đảng này được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền.
Giáo sư Carl Thayer nhận xét :
"Việc Việt Nam bỏ phiếu phản đối lên án Nga sáp nhập Ukraine bất hợp pháp có thể gây hại cho Việt Nam. Cuộc bỏ phiếu này làm xói mòn lòng tin của Hoa Kỳ và EU đối với Việt Nam như một đối tác tin cậy và thành viên xây dựng của cộng đồng quốc tế. Nếu cuộc chiến ở Ukraine trở thành một cuộc xung đột kéo dài, Việt Nam có thể được coi là một phần của vấn đề vì đã tiếp tay cho Nga".
Ông Đỗ Thái Bình ở Sài Gòn nhận định, lá phiếu này là "điều sỉ nhục cho dân tộc". Ông nói :
"Việt Nam bỏ phiếu trắng tức là đứng ngoài cuộc xâm lược, tức là ủng hộ vi phạm nhân quyền lớn nhất thế giới. Đó là điều xỉ nhục một dân tộc vốn yêu công lý, yêu hòa bình và ghét xâm lược, nó không đại diện cho tiếng nói thật sự của dân tộc này !"
Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức nói rằng, Nhà nước Việt Nam thường nói mình là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế nhưng từ khi Nga xâm lược Ukraine đây là lần thứ ba Hà Nội bỏ phiếu trắng và một lần phản đối đối với các nghị quyết bất lợi cho Moscow.
Ông nhận xét với RFA :
"Ở đây thể hiện Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam vô trách nhiệm với quốc tế khi mà hơn 100 nước lên án Nga còn Việt Nam thì đi ngược lại với trào lưu chung.
Việt Nam cũng vô trách nhiệm đối với chính đất nước bởi vì Việt Nam là một nước nhỏ nằm cạnh Trung Quốc có rất nhiều tham vọng về lãnh thổ.
Nếu trong tương lai Việt Nam và Trung Quốc xảy ra xung đột thì chắc chắn Việt Nam sẽ không được cộng đồng quốc tế quan tâm và ủng hộ trước sự xâm lăng của Trung Quốc".
Nhắc lại các tội ác của Nga đối với dân thường Ukraine trong cuộc xâm lược hiện nay, cựu tù nhân lương tâm cáo buộc Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam không nhận thức được thiện ác khi không lên án cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.
Việt Nam và Nga có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị nhiều vũ khí tân tiến của Nga, trong đó có tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30, xe tăng…
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thời sự ở Việt Nam bày tỏ sự lo ngại về hiệu quả của các loại vũ khí này khi quân Nga đang thất thế trên chiến trường Ukraine, bên cạnh tính phi nghĩa của cuộc xâm lược mà Moscow đang tiến hành ở nước láng giềng.
Nhà báo tự do Nguyễn Đình Ấm từ Hà Nội đặt dấu hỏi về sự phụ thuộc của Việt Nam vào Nga trong việc bảo vệ đất nước :
"Hãy xem, muốn bảo vệ được đất nước thứ nhất phải chính nghĩa, vậy ủng hộ kẻ xâm lược có chính nghĩa không ?
Thứ hai nước mình nhỏ yếu cần phải có sự ủng hộ của đa số các nước trong đó các nước hùng mạnh, văn minh không xâm lược nước khác. Vậy Nga có phải là nước hùng mạnh văn minh không ? Đi xâm lược, tàn phá, giết hại dân người ta lại bị đánh cho te tua...
Vậy dựa vào kẻ như thế thì có nên cơm cháo gì không ?"
Liên hệ giữa cuộc xâm lược của Nga hiện nay ở Ukraine và âm mưu bá quyền của Trung Quốc, nhiều người lên tiếng cảnh tỉnh ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay.
Nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng thủ đoạn của Nga trong việc cưỡng ép trưng cầu dân ý để chiếm đoạt bốn vùng lãnh thổ của Ukraine đặt ra một tiền lệ nguy hiểm, cổ vũ các nước lớn có thể trắng trợn chiếm đoạt các nước nhỏ, bất chấp những luật lệ quốc tế.
Theo bà, Việt Nam luôn nằm trong nguy cơ bị Trung Quốc xâm chiếm và tình thế càng nguy hiểm hơn nếu Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc không đoàn kết đủ để ngăn chặn hành vi xâm lược của Nga hiện nay.
Bà nói trong tin nhắn gửi đến RFA :
"Những hành vi ngầm chấp nhận Nga xâm lược Ukraine của đại diện Việt Nam không khác gì tiếng vỗ tay của con ếch tán thưởng ngọn lửa dưới đáy nồi đang luộc chín đồng loại và dần luộc chết chính mình".
Theo bà, việc Việt Nam bỏ phiếu trắng, đồng nghĩa với việc chấp nhận hành vi xâm lược và đàn áp nhân quyền đó của Nga chỉ một ngày sau khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là "một sự phản bội nhân quyền, khiến cho Việt Nam thêm mất uy tín và sẽ bị cô lập trên thế giới".
Sau cuộc bỏ phiếu, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin về kết quả bỏ phiếu, tuy nhiên lại không công bố lá phiếu của Việt Nam cho dân chúng biết.
Nhà thơ Hoàng Hưng, một trong những người chủ chốt của ban vận động Văn đoàn Việt, bình luận về việc này :
"Nếu anh vì những vấn đề tế nhị và vị thế của một nước yếu mà anh bỏ phiếu trắng thì có thể thông cảm. Nhưng không dám công khai việc đó (lá phiếu- PV) với dân chúng trong nước thì tôi cho đó là dở".
Trước cuộc bỏ phiếu này, Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng cho các Nghị quyết phản đối cuộc xâm lược của Nga và một lần bỏ phiếu chống lại Nghị quyết loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Nguồn : RFA, 13/10/2022
Năm cơ quan độc lập của Liên Hiệp Quốc đã chất vấn chính phủ Việt Nam về các vụ bắt giữ, sách nhiễu liên quan đến Hội Nhà báo Độc lập, Nhà xuất bản Tự Do, các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường thjuy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Hồ Sỹ Quyết, và bà Phạm Đoan Trang (trước khi bà Trang bị bắt).
Do không có được phản hồi từ phía chính phủ Việt Nam sau 60 ngày, bản chất vấn đã được đăng công khai trên trang web của Liên Hiệp Quốc.
Sau đây là phiên bản chất vấn (dịch ra tiếng Việt).
***
Kính thưa Ngài,
Ngày 17 tháng 9 năm 2020
Liên Hiệp Quốc - 1211 Geneva 10, thjuy sĩ
Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và biểu đạt ;
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện ; Báo cáo viên Đặc biệt trong lĩnh vực quyền văn hóa ;
Báo cáo viên Đặc biệt về quyền tự do hội họp ôn hoà và lập hội ;
và Báo cáo viên Đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền ;
Chúng tôi vinh dự được tiếp xúc với quý ngài với tư cách là Báo cáo viên Đặc biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt ; Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện ; Báo cáo viên Đặc biệt trong lĩnh vực quyền văn hóa ; Báo cáo viên Đặc biệt về quyền tự do hội họp ôn hòa và lập hội ; và Báo cáo viên Đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, theo các nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền 43/4, 42/22, 37/12, 41/12 và 43/16.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi muốn kêu gọi sự lưu tâm từ Chính phủ của Quý vị về thông tin mà chúng tôi nhận được liên quan đến cáo buộc bắt giữ tùy tiện bốn nhà báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam) và các hành vi quấy rối, bao gồm cả tấn công mạng, chống lại Nhà xuất bản Tự do (NXBTTD), và giám sát, đe dọa, tịch thu tài sản và cáo buộc giam giữ tùy tiện các thành viên và độc giả của Nhà xuất bản Tự Do, cũng như đe dọa các thành viên gia đình của họ.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam được thành lập vào ngày 4 tháng 7 năm 2014 với 70 nhà báo độc lập và các nhà bảo vệ nhân quyền trên khắp cả nước. Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là một mạng lưới phân tích và tin tức độc lập hàng đầu, ủng hộ quyền tự do báo chí và các quyền tự do quan điểm và biểu đạt khác, bảo vệ các nhà báo, cũng như quyền tự do lập hội và hội họp ôn hòa. Các thành viên cũng đã tiến hành nghiên cứu và vận động chính sách về cải cách pháp luật ở Việt Nam, bao gồm cả việc cung cấp thông tin cho các cơ chế và cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc.
Nhà xuất bản Tự Do được thành lập vào tháng 2 năm 2019, với mục tiêu "thúc đẩy tự do thông tin và giáo dục khai phóng ở Việt Nam". Về mặt chức năng, Nhà xuất bản Tự Do là một nhà xuất bản độc lập chuyên xuất bản và phổ biến sách, kể cả những sách đã bị hạn chế do có nội dung chính trị. Trong 18 tháng đầu thành lập, Nhà xuất bản Tự Do đã xuất bản và phân phối 25.000 bản sách của 18 đầu sách cho độc giả khắp trong và ngoài nước thông qua trang web của mình.
Ông Phạm Chí Dũng là nhà báo, người bảo vệ nhân quyền, nhà văn, nhà phân tích độc lập làm việc với nhiều hãng thông tấn quốc tế. Ông Phạm Chí Dũng là thành viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự và Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam (FVPOC). Ông cũng là người sáng lập Hiệp hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam).
Ông Nguyễn Tường thjuy là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam) và là một nhà bảo vệ nhân quyền.
Ông Lê Hữu Minh Tuấn, còn được gọi là Lê Tuấn, là một nhà báo độc lập, một nhà bảo vệ nhân quyền và là thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.
Nhiều Phái viên đặc biệt trước đây đã nêu lên quan ngại về các biện pháp của Chính phủ của Quý vị liên quan đến việc bắt giữ ông Phạm Chí Dũng được cho là tùy tiện và việc gỡ trang web và trang Facebook của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam trong bản báo cáo VNM 5/2019 ngày 22 tháng 1 năm 2020.
Ông Phạm Chí Dũng cũng là đối tượng được các Báo cáo viên Đặc biệt quan tâm trong năm 2014 (VNM 5/2014) sau khi bị cản trở đến Geneva để tham gia một sự kiện bên lề liên quan đến chu kỳ thứ hai của Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Việt Nam. Trường hợp của ông đã được đưa vào báo cáo năm 2014 của Tổng thư ký về hợp tác với Liên hợp quốc, các đại diện và cơ chế của Liên hợp quốc trong lĩnh vực nhân quyền (A / HRC / 27/38, đoạn 40).
Các Phái viên Đặc biệt trước đó cũng bày tỏ quan ngại về việc ông Lê Anh Hùng bị cưỡng ép tâm thần và bị giam giữ trong một tháng vào năm 2013 (VNM 2/2013), sau khi ông bị bắt vào ngày 4 tháng 1 năm 2013 và bị cưỡng bức không theo quy trình xét xử tại viện tâm thần. Chúng tôi cảm ơn Chính phủ của quý vị về những phản hồi lần lượt vào ngày 18 tháng 3 năm 2020, ngày 11 tháng 7 năm 2014 và ngày 3 tháng 4 năm 2013. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thực sự lo ngại về thông tin mới nhận được.
Theo thông tin nhận được :
Trường hợp ông Phạm Chí Dũng
Như đã nêu trong thông báo chung VNM tháng 5/2019, ông Phạm Chí Dũng bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm 2019, 11 ngày sau khi gửi thư kiến nghị công khai tới Chủ tịch và các thành viên chủ chốt của Nghị viện Châu Âu, trong đó ông đã đề cập một số quan ngại về quyền trong nước và kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EUVFTA) cho đến khi Chính phủ Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về nhân quyền.
Các báo cáo viên đặc biệt bày tỏ lo ngại rằng ông Phạm Chí Dũng có thể đã bị giam giữ để trả đũa cho lời kêu gọi công khai này và hoạt động nhân quyền khác của ông, đồng thời khiến họ lo ngại rằng anh ta bị cho là bị từ chối tiếp cận đại diện pháp lý và liên hệ với gia đình sau khi bị bắt.
Theo thông tin mới nhận được, đến nay cả gia đình và luật sư của anh đều không được phép gặp gỡ hay liên lạc với anh. Theo thông tin chúng tôi nhận được, nhà chức trách đưa ra quyết định này dựa trên điều 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, trong đó quy định rằng việc thăm gặp có thể bị cấm trong giai đoạn điều tra, có thể kéo dài đến hai năm.
Kể từ khi ông bị bắt vào tháng 11 năm 2019, nhà chức trách Việt Nam đã từ chối chấp nhận luật sư do gia đình ông Phạm Chí Dũng lựa chọn, mặc dù Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam (Điều 73-78) yêu cầu rằng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được đăng ký của luật sư, nhà chức trách phải nhanh chóng chấp thuận hoặc từ chối đề nghị đó.
Ông Lê Anh Hùng là thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và là người bảo vệ nhân quyền. Ông là người đóng góp nhiều cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tiếng Việt cho đến khi bị bắt vào ngày 5 tháng 7 năm 2018.
Bà Phạm Đoan Trang là một trong những người sáng lập và biên tập viên của Nhà xuất bản Tự do, cùng với các tổ chức tập trung vào quyền tự do ngôn luận khác, và là một nhà văn, blogger và một phụ nữ bảo vệ nhân quyền.
Ông Hồ Sỹ Quyết là người ủng hộ Nhà xuất bản Tự Do.
Trường hợp ông Nguyễn Tường thjuy
Vào ngày 11 và 16 tháng 3 năm 2020, cảnh sát đã triệu tập ông Nguyễn Tường thjuy, và vào ngày 18 tháng 3 năm 2020, cảnh sát đến nhà ông lúc 6 :10 sáng, họ thẩm vấn ông tại nhà trong 30 phút trước khi rời đi.
Hai tháng sau, ngày 23/5/2020, ông Nguyễn Tường thjuy bị bắt tại nhà riêng ở Hà Nội vì tình nghi "làm, tàng trữ, phổ biến tài liệu, tư liệu chống nhà nước" theo Điều 117 BLHS, sau khi ông viết các bài bình luận trên mạng về dân chủ và ủng hộ quyền tự do ngôn luận.
Cơ quan chức năng đã tịch thu tất cả điện thoại di động của ông Nguyễn Tường thjuy và các thành viên trong gia đình, mặc dù người nhà của ông không bị buộc tội. Công an cũng tịch thu máy tính và thẻ nhớ USB của ông thjuy. Nếu bị kết tội, anh ta sẽ phải đối mặt với án tù 20 năm.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2020, vợ của ông thjuy đã làm đơn yêu cầu chính quyền cho phép bà được thăm nuôi chồng. Cho đến nay, cả luật sư và vợ của ông thjuy đều không được phép đến thăm ông. Anh ta được cho là có nguy cơ bị giam giữ mà không được thăm gặp kéo dài. Ông Nguyễn Tường thjuy được cho là đang bị giam tại trại tạm giam Chí Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cả luật sư và vợ ông đều không được phép đến thăm để xác minh độc lập nơi giam giữ ông.
Ông thjuy bị hiện đang bị tạm giữ, theo điều 117 BLHS, được liệt vào Tội xâm phạm an ninh quốc gia. Cũng như ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường thjuy cũng phải chịu theo điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự về việc không được tiếp cận với luật sư tư vấn pháp luật cho đến khi kết thúc điều tra, có thể kéo dài đến hai năm.
Trước đó, vào ngày 7 tháng 3 năm 2018, Nguyễn Tường thjuy được cho là đã bị khoảng 20 cảnh sát tạm giữ ngay tại nơi cư trú để ngăn cản ông gặp phái đoàn OHCHR tại Văn phòng Đại diện LHQ ở Hà Nội.
Trường hợp ông Lê Hữu Minh Tuấn
Ngày 8/6/2020, Cơ quan điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị khởi tố bị can đối với ông Lê Hữu Minh Tuấn về hành vi vi phạm Điều 117 BLHS, liên quan đến tội "làm, tàng trữ, tán phát tài liệu, tài liệu chống nhà nước. mục đích. "
Ngày 12 tháng 6 năm 2020, ông Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt. Cảnh sát đã tịch thu đồ đạc của ông tại nhà riêng, bao gồm cả sách và giấy tờ. Cán bộ phụ trách vụ án là ông Hồ Sỹ Hải, là cùng một cán bộ phụ trách vụ án của ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường thjuy. Trước đó, ông đã bị công an triệu tập ít nhất ba lần để trả lời các câu hỏi liên quan đến ông Phạm Chí Dũng.
Ông Lê Hữu Minh Tuấn được cho là đang bị giam giữ tại trại giam Chí Hòa cùng với các thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam khác là ông thjuy và ông Dũng.
Trường hợp ông Lê Anh Hùng
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2018, ông Lê Anh Hùng bị bắt vì tình nghi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, mức án có thể từ 2-7 năm tù. Bài báo cuối cùng của ông trước khi bị bắt là một cộng tác cho đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tiếng Việt, được xuất bản vào ngày 30 tháng 6 năm 2018. Những ngày trước khi bị bắt, Hùng cũng đã có viết bài chỉ trích Luật An ninh mạng của Việt Nam.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, ông Hùng vẫn bị tạm giam trước khi xét xử, bị cưỡng bức đưa vào viện tâm thần. Sau khi bị bắt vào tháng 7 năm 2018, vào tháng 9 năm 2018, ông Lê Anh Hùng được phép gặp mẹ và sau đó vào tháng 10 năm 2018 với luật sư của ông, nhưng sau đó ông không được gặp gia đình cho đến năm 2019.
Vào ngày 1 tháng 4 năm 2019, Lê Anh Hùng bị cưỡng bức nhập Bệnh viện Tâm thần trung ương, huyện Thường Tín, và ngày 4/4/2019, mẹ anh ta bị từ chối quyền thăm nom.
Ngày 24 tháng 4 năm 2019, ông Lê Anh Hùng được đưa trở lại trại giam nhưng ngày 10 tháng 5 năm 2019 lại bị cưỡng bức đến một cơ sở tâm thần được cho là không có thông qua thủ tục xét xử, lần này là tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, Hà Nội.
Tại đây, ông Lê Anh Hùng đã tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ và nhập viện. Các nhà chức trách cho biết ông đã bị bức thực qua miệng và mũi cho đến khi anh ta bắt đầu chảy máu. Vào tháng 6 năm 2019, mẹ của Lê Anh Hùng đã yêu cầu chính quyền đưa ông ra khỏi trại tâm thần.
Ông Lê Anh Hùng cũng bị cho là bị ép uống thuốc, với các báo cáo nhận được cho thấy liều lượng thuốc có thể cao đến mức chỉ khiến anh ta bị ốm và ảo giác. Lê Anh Hùng vẫn bị cưỡng bức tại trại tâm thần, được cho là không có thủ tục xét xử, đã bị giam giữ hơn một năm.
Nhà xuất bản Tự Do
Do sự gắn bó của Nhà xuất bản Tự Do với các vấn đề về quyền tự do phát biểu và ý kiến, tổ chức và các thành viên của tổ chức này đã bị quản thúc và nhiều người đã phải lẩn trốn. Người ta ước tính rằng vào tháng 1 năm 2020, công an đã thẩm vấn gần 100 người trên khắp cả nước vì quan tâm hoặc liên quan đến Nhà xuất bản Tự Do. Vào tháng 2 năm 2019, vài ngày sau khi ra mắt, Nhà xuất bản Tự Do được cho là đối tượng của các cuộc tấn công kỹ thuật số tìm cách kiểm duyệt các ấn phẩm trực tuyến của họ.
Vào mùa hè năm 2019, ba tài khoản ngân hàng liên kết của Nhà xuất bản Tự Do đã bị đóng băng. Trong suốt năm 2019, cảnh sát đã thẩm vấn một số cá nhân liên quan đến việc phân phối các ấn phẩm Nhà xuất bản Tự Do bao gồm cả các tình nguyện viên và những dịch vụ giao hàng không chính thức của các tài xế taxi.
Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020, hơn chục thành viên Nhà xuất bản Tự Do được cho là đã bị theo dõi, quấy rối và đe dọa cùng với các tình nguyện viên và người đọc sách ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn quốc.
Vào ngày 3 tháng 6 năm 2020, Nhà xuất bản Tự Do đã giành được giải thưởng Prix Voltaire của Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế (IPA) 2020, giải thưởng này được cho là đã dẫn đến sự leo thang hơn nữa trong hành vi quấy rối các thành viên Nhà xuất bản Tự Do.
Trường hợp Phạm Đoan Trang
Do bà Phạm Đoan Trang viết về một loạt các vấn đề nhân quyền, bao gồm quyền tự do ngôn luận, bạo lực của cảnh sát, quyền môi trường và những vấn đề khác, bà Phạm Đoan Trang nghi đã bị quấy rối và đe dọa. Vào năm 2017, bà đã bị bắt giữ một cách tùy tiện vì cuộc họp với một phái đoàn của Liên Hiệp Châu Âu.
Kết quả của việc nhắm mục tiêu này, Phạm Đoan Trang được cho là đã bị buộc phải lẩn trốn trong hơn một năm, vì sợ rằng bà có thể bị bắt tùy tiện, có thể dẫn đến việc phải chịu án tù nặng. Những lời đe dọa và đe dọa đối với Phạm Đoan Trang được cho là đã gia tăng sau khi công bố giải thưởng IPA nói trên.
Vào ngày 3 tháng 6 năm 2020, các điều tra viên và Công an Bộ Công an tại Hà Nội đã đến nhà người mẹ 80 tuổi của bà Phạm Đoan Trang, họ cho rằng đã đe dọa và lừa bà ký vào một văn bản với cáo buộc "Xác nhận bà Phạm Thị Doan Trang đã tạo, lưu trữ và phát tán các tài liệu chống phá nhà nước. " (điều 117 BLHS). Tội danh này có thể bị phạt 20 năm tù. Có vẻ công an đang sử dụng áp lực hoặc đe dọa mẹ của Phạm Đoan Trang nhằm lôi kéo bà Trang ra khỏi nơi ẩn náu.
Trường hợp ông Hồ Sỹ Quyết
Vào ngày 3 tháng 1 năm 2020, khoảng 10 cảnh sát đã tiến hành khám xét nhà của ông Hồ Sỹ Quyết mà không xin phép hoặc xuất trình lệnh khám xét. Trong quá trình khám xét, cảnh sát đã tịch thu các thiết bị điện tử, giấy tờ tuỳ thân và sách.
Sau khi khám xét, ông Hồ Sỹ Quyết và vợ được đưa đến đồn công an địa phương trên các phương tiện giao thông riêng biệt và sau đó được đưa vào những phòng khác nhau khi đến đồn cảnh sát. Họ không được phép giao tiếp với nhau. Họ bị thẩm vấn về Nhà xuất bản Tự do và các vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam.
Công an được cho là đã cố gắng buộc họ mở khoá điện thoại di động . Công an đã đe dọa rằng nếu họ không thú nhận, họ sẽ không được phép đi về nhà đón con trai 3 tuổi tan học. Sau gần 12 giờ bị công an tạm giữ, lúc 23 giờ 30 ngày 3 tháng 1 năm 2020, ông Hồ Sỹ Quyết đã được trả tự do. Vợ ông đã được đưa về vào lúc 18h cùng ngày.
Trong số những vật dụng bị tịch thu khi cảnh sát khám xét nhà của họ có giấy khai sinh của cậu con trai ba tuổi, là những giấy tờ cần thiết để đăng ký đi học và chăm sóc sức khỏe. Các đồ vật bị tịch thu, bao gồm máy tính của ông Quyết và các đồ điện tử có giá trị cao khác, cho đến nay vẫn chưa được trả lại. Vào tháng 6 năm 2020, công an đến nhà cha mẹ của ông Quyết để tìm kiếm thông tin về con của họ.
Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc liên quan đến việc báo cáo tội phạm hóa, sách nhiễu và đe dọa các nhà báo, công nhân hoặc những người ủng hộ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Nhà xuất bản Tự do (Nhà xuất bản Tự Do), cũng như việc các thành viên trong gia đình họ bị đe dọa . Những cá nhân này dường như bị nhắm đến vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội, cũng như bảo vệ quyền con người.
Chúng tôi bày tỏ sự báo động về việc tiếp tục sử dụng biện pháp giam giữ kéo dài trước khi xét xử, và thường là giam giữ không phép hoặc giam giữ cưỡng bức về tâm thần, dựa trên các điều khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự, chẳng hạn như điều 117 ("tuyên truyền chống Nhà nước"), dường như được sử dụng chống lại những cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do biểu lộ và truyền đạt thông tin.
Liên quan đến các sự kiện và quan ngại về cáo buộc ở trên, vui lòng tham khảo Phụ lục về Tham chiếu luật nhân quyền quốc tế đính kèm thư này, trong đó trích dẫn các công cụ và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế liên quan đến những cáo buộc này.
Vì trách nhiệm của chúng tôi, theo nhiệm vụ mà Hội đồng Nhân quyền cung cấp cho chúng tôi, tìm cách làm rõ tất cả các trường hợp mà chúng tôi lưu ý, chúng tôi rất biết mong phúc đáp của ngài về những vấn đề sau :
1. Vui lòng cung cấp bất kỳ thông tin bổ sung và/hoặc (các) nhận xét nào có thể có về các cáo buộc nêu trên.
2. Vui lòng cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở pháp lý và thực tế cho việc giam giữ các cá nhân nói trên. Vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở pháp lý cho việc bắt buộc giam giữ tâm thần được nêu trong bức thư này trong hơn một năm được cho là không có bất kỳ quy trình xét xử nào. Vui lòng cung cấp thông tin chi tiết về các điều kiện giam giữ của các cá nhân và các biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo tính toàn vẹn về thể chất và tâm lý của họ.
3. Vui lòng xác nhận (các) vị trí chính xác mà ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường thjuy và ông Lê Hữu Minh Tuấn hiện đang bị giam giữ, và cung cấp thông tin chi tiết về việc tiếp cận luật sư và gia đình của họ.
4. Vui lòng giải thích lý do tại sao người đại diện theo pháp lý mà gia đình ông Phạm Chí Dũng đã chọn vào tháng 11 năm 2019 vẫn chưa được đăng ký.
5. Vui lòng giải thích những biện pháp đã được thực hiện để sửa đổi và đảm bảo tính tương thích của Luật hình sự Việt Nam, bao gồm Điều 117 Bộ luật Hình sự và Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự, với luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt Điều 19 của ICCPR. Nếu không có biện pháp nào được thực hiện, vui lòng giải thích lý do.
6. Vui lòng cho biết những biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo rằng các nhà bảo vệ nhân quyền và nhà báo ở Việt Nam có thể thực hiện công việc hợp pháp của họ trong một môi trường an toàn và thuận lợi mà không sợ bị đe dọa hoặc các hành vi đe dọa và quấy rối dưới bất kỳ hình thức nào.
Chúng tôi đánh giá cao việc nhận được phản hồi trong vòng 60 ngày. Quá ngày này, thông báo này và bất kỳ phản hồi nào nhận được từ Chính phủ của quý vị sẽ được công khai qua trang web báo cáo liên lạc. Sau đó, chúng cũng sẽ được cung cấp trong báo cáo thông thường để trình lên Hội đồng Nhân quyền.
Trong khi chờ trả lời, chúng tôi kêu gọi rằng tất cả các biện pháp tạm thời cần thiết được thực hiện để ngăn chặn các vi phạm bị cáo buộc và ngăn chặn tái diễn và trong trường hợp các cuộc điều tra hỗ trợ hoặc cho thấy các cáo buộc là đúng, để đảm bảo trách nhiệm giải trình của bất kỳ người nào ) chịu trách nhiệm về các vi phạm bị cáo buộc.
Chúng tôi muốn thông báo cho Chính phủ của quý vị rằng đã chuyển một lá thư cáo buộc đến Chính phủ, Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện có thể chuyển vụ việc theo thủ tục thông thường để đưa ra ý kiến về việc tước quyền tự do có phải là tùy tiện hay không. Những thông tin liên lạc như vậy không làm phương hại đến bất kỳ ý kiến nào mà Nhóm công tác có thể đưa ra. Chính phủ được yêu cầu trả lời riêng đối với thư cáo buộc và thủ tục thông thường.
Trân trọng,
Irene Khan – Báo cáo viên Đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt
Sètondji Roland Adjovi – Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện
Karima Bennoune – Báo cáo viên đặc biệt trong lĩnh vực quyền văn hóa
Clement Nyaletsossi – Voule - Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp hòa bình và hiệp hội
Mary Lawlor – Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền
***
Các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường thjuy và Lê Hữu Minh Tuấn đã lần lượt được gặp luật sư bào chữa vào trung tuần tháng 11 ; tuy nhiên gia đình vẫn chưa được quyền thăm gặp.
Nguồn : VNM 3/2020, 17/09/2020
Liên Hiệp Quốc : Việt Nam thuộc diện ‘đáng lo ngại’ về đe dọa và trả thù giới hoạt động
VOA, 01/10/2020
Hôm 30/9, bà Ilze Brands Kehris, Trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, trình bày báo cáo về đe dọa và trả thù năm nay tại kỳ họp thứ 45 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nói rằng Việt Nam nằm trong số các nước "có tình trạng vi phạm đáng lo ngại và kéo dài trong nhiều năm".
Tại phiên họp được Liên Hiệp Quốc phát trực tiếp từ Geneva, Thụy Sĩ, bà Kehris phát biểu :
"Nhiều báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra các cáo buộc về các cá nhân trong môi trường đàn áp kéo dài trong nhiều năm, được đưa vào báo cáo năm nay, ví dụ như ở Bahrain, Burundi, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Myanmar, Saudi Arabia, Uzbekistan và Việt Nam, và những nước khác".
Bà đưa ra khuyến nghị : "Trước nhiều tình huống đáng lo ngại này, chúng ta phải làm việc cùng nhau để bảo tồn và mở rộng các không gian tương tác và sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc".
Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 30/9, Việt Nam nằm trong số 45 quốc gia có trường hợp bị đe dọa và trả thù trong báo cáo chính và các phụ lục năm nay.
Tính về số trường hợp bị đe dọa và trả thù trong báo cáo năm nay, Việt Nam có 16 trường hợp, chỉ đứng sau Trung Quốc, theo tổ chức BPSOS.
Trong số 16 trường hợp ở Việt Nam, 12 trường hợp là "thành viên của các cộng đồng tôn giáo độc lập và những người bảo vệ nhân quyền" đã tham gia hoặc cố gắng tham gia hội nghị quốc tế thường niên năm 2019 tại Bangkok về Tự do Tôn giáo hay Đức tin ở Đông Nam Á, bao gồm hội thoại và huấn luyện bởi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cũng theo BPSOS.
Trước phiên thảo luận của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong kỳ họp 45 diễn ra từ ngày 14/9 đến 6/10, hội đồng này đã công bố bản báo cáo năm 2020 về các hồ sơ bị chính quyền hăm doạ và trả thù tại Việt Nam, theo đó có ít nhất 16 trường hợp liên quan đến việc chính quyền giam cầm, thu giữ giấy tờ tùy thân, thẩm vấn hoặc theo dõi từ năm 2019.
Cũng hôm 30/9, sau phát biểu của bà Kehris, đại diện phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở Gevena, Thụy Sĩ, nói rằng chính quyền Việt Nam đã cung cấp thông tin về các trường hợp mà quan chức Liên Hiệp Quốc đề cập nhưng "lấy làm tiếc" vì báo cáo "không phản ảnh đầy đủ" thông tin do Việt Nam đưa ra.
Ông Lê Đình Bá, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam, nói :
"Việt Nam đã cung cấp thông tin thực chất về tất cả các trường hợp được đưa ra trong báo cáo của Tổng Thư ký. Rất tiếc, thông tin do chính phủ của chúng tôi cung cấp đã không được phản ánh chính xác trong báo cáo. Do đó, chúng tôi trân trọng yêu cầu các báo cáo trong tương lai của Tổng Thư ký nên sử dụng các chứng cứ và thông tin do chính phủ của chúng tôi cung cấp một cách nghiêm túc và khách quan".
Ngoài ra, ông Lê Đình Bá nói rằng Việt Nam "cực lực lên án và phản đối mọi hành vi trả thù và đe dọa đối với những người hợp tác với Liên Hiệp Quốc và các cơ chế của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực nhân quyền".
********************
Giang Nguyễn, RFA, 30/09/2020
Giải thưởng mang tên tù chính trị Nguyễn Chí Thiện sau 5 năm không trao giải cho ai, năm nay sẽ vinh danh nhà thơ Trần Đức Thạch. Ông Thạch là một cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, quân đội Bắc Việt, hiện bị tạm giam tại trại tạm giam Nghi Kim, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt bắt với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" vào ngày 23/5 vừa qua. Trước đây, vào năm 2008, ông đã một lần bị tù với án 3 năm theo cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".
Cựu chiến binh Trần Đức Thạch - Courtesy of Facebook
Trong một thông báo gửi đi ngày 28/9, Hội Pháp Việt Tương Trợ, đơn vị lập nên Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện, nói về về nhà thơ Trần Đức Thạch như sau : "Ông thuộc thế hệ những cánh chim đầu đàn trong phong trào dân chủ Quốc nội từ những năm 2000 đến nay, nên đã phải chịu rất nhiều áp lực và thủ đoạn bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu từ nhà cầm quyền. Cũng chính vì một nhà thơ chỉ cất tiếng nói lương tri trước chế độ nhiễu nhương, mà lại bị đối xử tồi tệ, nên càng thúc bách ông dấn thân trở thành nhân chứng sống động của một chế độ thối nát cần thanh lọc".
Ông Bùi Xuân Quang, Hội trưởng Hội Pháp Việt Tương Trợ từ Paris cho biết về sứ mệnh mà các thành viên Hội Pháp Việt đề ra khi lập giải thưởng Nguyễn Chí Thiện vào năm 2012 :
"Giá trị của "Hoa Địa Ngục" như thế nào thì mọi người đã biết. Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện từ tuổi trẻ đã đứng dậy đấu tranh trong những năm khó khăn nhất. Anh Nguyễn Chí Thiện từ 18-20 tuổi đã không sợ đứng lên... thành thử bị tù mấy lần, cộng lại cũng 27 năm, rồi sau này qua bên Pháp. Tôi thấy Nguyễn Chí Thiện là một người đấu tranh gương mẫu.
Lúc Nguyễn Chí Thiện mất năm 2012, chún g tôi nghĩ phải làm gì hơn. Chúng tôi nghĩ là nếu mà làm giải thưởng thì sẽ đưa tên, cái gương mẫu của Nguyễn Chí Thiện về Việt Nam thì hay hơn. Nhưng mà cũng khó. Được giải phải là một người trong ngành văn thơ, phải có can đảm".
Ông nói, giải thưởng được trao cho nhà thơ Trần Đức Thạch cũng vì hai lý do đó : lòng can đảm nói lên sự thật, và những sản phẩm văn thơ giá trị của ông.
Thông báo của Hội Pháp Việt nói thêm : "Bài thơ "Đớn đau" của Thạch mô tả "nỗi đau Gạc Ma" và phán xét ‘Đất nước nếu còn cộng sản sẽ bị dâng cho giặc Tàu chỉ sớm muộn mà thôi’".
Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nhận định nhà thơ Trần Đức Thạch cũng như một "ngục sĩ" giống như Nguyễn Chí Thiện :
"Ông Trần Đức Thạch là cựu chiến binh của quân đội Bắc Việt đã từng tham chiến ở Miền Nam trước 1975. Ông có những cái bài thơ nói lên cuộc chiến thảm khốc như thế nào và sự dã man của quân đội Bắc Việt trong việc tàn sát đồng bào Miền Nam. Ông là người tham chiến, có bài viết sám hối về việc này".
Nhà thơ Trần Đức Thạch và vợ, bà Nguyễn Thị Chương. Nguyễn Thị Chương
Chị Nguyễn Thị Chương, vợ của nhà thơ Trần Đức Thạch, từ Nghệ An nói với Đài Á Châu Tự Do rằng từ tháng 7 chị không được gặp chồng trong trại giam. Chị nói tình hình sức khỏe của ông Thạch đáng quan ngại, tuy nhiên về tinh thần thì ông và chị rất vững :
"Bữa đó gặp, anh bị nhiều bệnh lắm, anh ốm lắm, nhưng tinh thần đối phó thì anh đã chuẩn bị rồi. Mình không phải lo. Bữa mình đi thăm thì anh bảo, anh gửi lời hỏi thăm anh em trong và ngoài nước ai đã quan tâm, không phải lo gì cho anh hết".
Chị nói, chị rất bất ngờ khi được hay về giải thưởng :
"Vợ chồng chúng tôi bị khủng bố lâu rồi, được giải này rất mừng. Mấy ngày nay, bọn an ninh bảo anh Thạch cần gặp tôi, mà luật sư không được gặp".
Chị nói thêm, có lẽ thông tin về giải thưởng đã có tác động gì đó, khiến bên phía trại giam nhắn tin ông Trần Đức Thạch cần gặp chị.
"Họ nói thế nhưng họ không cho gặp đâu. Một là họ biết từ Facebook về cái giải nhân quyền này, họ uy hiếp tôi bảo tôi đừng nhận thế này thế kia, nói chung họ đểu cáng, họ lợi dụng, bảo tôi từ chối luật sư".
Lâu nay thân nhân của những tù nhân được trao giải về đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền cũng cho biết họ bị cơ quan an ninh làm khó, thậm chí bị cấm đoán không cho đi nhận giải. Dẫu thế theo ông Vũ Quốc Ngữ của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền nói, những giải thưởng trao cho tù nhân lương tâm có những tác động cụ thể tạo điều kiện tốt hơn cho người trong tù, cho dù họ không biết họ sẽ được trao giải thưởng này.
"Bất cứ một giải thưởng rất quý giá với người trong tù. Tôi được biết là nhiều tù nhân lương tâm khi họ được ghi nhận từ quốc tế, hoặc quốc nội, thì họ được đối xử khác biệt hơn, nhân đạo hơn, vì chúng ta biết là trong lao tù cộng sản, người bất đồng chính kiến là mục tiêu thường xuyên của đàn áp".
Trong thời gian qua, có những tổ chức thường xuyên trao giải hằng năm cho các tù nhân lương tâm hay tổ chức đấu tranh trong nước có thể nhắc đến như Giải thưởng nhân quyền do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao vào dịp ngày Quốc tế Nhân Quyền. Việc công bố tên tuổi của người nhận giải thưởng cũng tạo thêm quan tâm đến tình trạng của những người đấu tranh trong tù.
Giải thưởng Lê Đình Lượng, một giải thưởng với tên một người tù nhân lương tâm cũng đang bị tù giam, do đảng Việt Tân thành lập năm 2018, được giải thích có mục tiêu là "nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam".
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thành phần Ban Giám Khảo của Giải thưởng Lê Đình Lượng nhận định rằng các giải thưởng này tuy không lớn như các giải thưởng quốc tế như giải Hellman-Hammet hoặc giải Nobel, nhưng nó là nền tảng giúp tạo tiếng vang cho phong trào đòi nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam nói chung :
"Điều đó khích lệ cho những người đang đấu tranh để họ biết được rằng còn có người đang đấu tranh và những người này được dư luận trong và ngoài nước đều công nhận. Dĩ nhiên họ không đi đấu tranh để mong được giải thưởng, nhưng ít ra cũng được những tổ chức, hội đoàn, cá nhân trong và ngoài nước tôn vinh, thì đây là một phần thưởng về tinh thần rất xứng đáng".
Chị Nguyễn Thị Chương nói ngày 1/10 chị sẽ làm đơn xin gặp chồng chị và cho biết anh đã nhận giải thưởng.
Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện chính thức được làm lễ trao tặng vào ngày 6 tháng 12, bốn ngày trước Ngày Quốc tế Nhân quyền, tại nhà của Đại Văn Hào Victor Hugo tại Place des Vosges, Paris.
Giang Nguyễn
Nguồn : RFA, 01/10/2020
Nhân quyền Việt Nam : Liên Hiệp Quốc cảnh báo vi phạm
Đức Minh, VNTB, 01/10/2020
111111111111111111111
Theo trang web Đại học Hàng Hải Việt Nam, đề tài luận văn tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường là "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt-bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng".
Phía cá nhân tố cáo là ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Theo ông Quý, luận án tiến sĩ của Bùi Văn Cường có ba chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình được xuất bản trước đó. Ông Quý chỉ ra bằng chứng ông Cường còn sao chép từ các công bố khác, nhưng lại không trích dẫn nguồn tài liệu và trích dẫn tài liệu ngụy tạo.
Phía Viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có kết luận là tỷ lệ sao chép là 12% ; nguồn internet là 6% ; nguồn xuất bản là 0% ; nguồn luận văn/ đề tài là 9%. Kết luận, "đảm bảo tỷ lệ cho phép".
Như vậy với tổng cộng là 27%, nghiên cứu sinh Bùi Văn Cường đạt yêu cầu quy định của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, là "tỷ lệ kiểm tra sao chép và tỷ lệ trích dẫn nhỏ hơn hoặc bằng 30%".
Kết luận với con số tổng cộng 27% kể trên là tính toán của phần mềm kiểm tra Turnitin, phiên bản tiếng Việt. Còn tố cáo của ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, là viện dẫn các luận văn với tên tuổi cụ thể. Xét theo Luật Tố cáo, thì tiến trình xử lý phải minh bạch theo trình tự với các điều luật cụ thể như sau :
"Điều 35. Kết luận nội dung tố cáo
1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây :
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo ; b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật ; c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật ; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo ; d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện ; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật ; đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Điều 36. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau :
a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật ;
b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý".
Ở sự việc nêu trên, một khi chưa có "kết luận nội dung tố cáo", song lại áp dụng biện pháp xử lý hình sự để khởi tố vụ án về tội danh vu khống, và đã bắt giữ hình sự ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng là một hành vi vi phạm của cơ quan điều tra. Đây là một tiền lệ nguy hiểm. Cục Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cần làm rõ vụ việc này. Bởi nếu những người dám dũng cảm lên tiếng tố cáo các biểu hiện, dấu hiệu sai trái bị khởi tố hình sự, thì còn ai dám đứng ra tố cáo các sai trái mà pháp luật đã quy định !
Đức Minh
Nguồn : VNTB, 01/10/2020
********************
Liên Hiệp Quốc chất vấn Việt Nam vì bắt giam Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Hoàng Lan, Thoibao.de, 27/03/2020
Một nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào đầu năm nay đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam độc lập, yêu cầu phản hồi trong 60 ngày.
Lễ công bố chính thức thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ngày 04/07/2014 do nhà báo Phạm Chí Dũng (đứng, góc phải), Chủ tịch Hội, nhà báo Nguyễn Tường Thụy (ngồi, thứ hai bên phải), Phó Chủ tịch Hội
Cũng liên quan đến vụ án này, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội, cho biết ông bị công an triệu tập.
Theo trang lưu trữ Báo cáo truyền thông của Cao ủy Nhân quyền quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cập nhật vào hôm 22/3, bức thư của nhóm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc viết :
"Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Phạm Chí Dũng và thực tế là ông có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư của mình".
Bốn chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc – bao gồm Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do biểu đạt, Phó Chủ tịch Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và lập hội, và Báo cáo viên đặc biệt về tình hình những người bảo vệ nhân quyền – mô tả cáo buộc bắt giam ông Phạm Chí Dũng "như là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông".
"Chúng tôi lo ngại rằng việc giam giữ lâu dài nhưng không được tiếp xúc với bên ngoài khiến ông ấy có nhiều nguy cơ bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo", bức thư viết tiếp.
"Anh chưa được gặp luật sư", bà Bùi Thị Hồng Loan, vợ của ông Phạm Chí Dũng, cho biết trong một tin nhắn gần đây.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam độc lập, hôm 25/03 nhận định rằng sự quan tâm của Liên Hiệp Quốc đến những người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam là "một điều quý giá".
Ông nói thêm :
"Tôi mong rằng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác nên làm cho rành rẽ vấn đề này, đặc biệt là đối với các nhà báo tự do… tiếp tục ủng hộ, bênh vực cho những người bị đàn áp ở Việt Nam".
Cũng liên quan đến vụ án Phạm Chí Dũng, nhà báo Nguyễn Tường Thụy hôm 25/03 cho biết ông cũng bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập nhưng ông đã từ chối vì lý do sức khỏe và lo ngại dịch Cúm Vũ Hán.
Kể từ ngày bị bắt đến nay đã hơn 4 tháng, ông Phạm Chí Dũng đã không được phép gặp người nhà lẫn luật sư tuy vẫn được thăm nuôi tiếp tế thức ăn một tháng hai lần cộng một lần được tiếp tế thức ăn thêm nhân dịp Tết nguyên đán.
Không một ai được biết một tin tức gì về ông Phạm Chí Dũng. Người nhà cũng chỉ nhận được được tin nhắn qua các cán bộ trại tạm giam tại số 4 Phan Đăng Lưu hai lần rằng ông mất ngủ và cần phải có thuốc an thần gởi vô theo đơn của bác sĩ ở trại giam. Còn thật hư ra sao thì chỉ có quản giáo và cá nhân ông Dũng biết được.
Thời gian đầu, ông Phạm Chí Dũng không được gặp người nhà vì "mới bị bắt giam". Còn từ khi có dịch virus Vũ Hán thì bên Công an nói lý do là cần phải "đề phòng dịch bệnh lây lan".
Phía luật sư cũng đã được thông báo từ Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm ngoái, rằng tội của ông Dũng là "tội thuộc nhóm xâm phạm an ninh quốc gia theo chương XIII Bộ luật Hình sự" và do đó cơ quan này đã ra quyết định ngày 6/12/2019 "quyết định người bào chữa được tham gia tố tụng kể từ khi kết thúc điều tra".
Những gì ông Dũng làm bấy lâu nay không có gì phải là bí mật khi ông có hàng ngàn bài viết trên mạng phản biện các chính sách của nhà nước Việt Nam một cách ôn hòa chỉ nhằm cổ súy cho dân chủ, nhân quyền, dân quyền, minh bạch, tự do báo chí, tự do thông tin và tự do hội họp. Tất cả đều là những quyền căn bản đã được quy định trong hiến pháp hay trong các thoả thuận mà chính phủ Việt Nam đã ký kết với thế giới.
Đầu tháng Giêng 2020, trong thư phúc đáp Nghị Viện Châu Âu về lý do ông Phạm Chí Dũng bị bắt, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ cho biết ông Phạm Chí Dũng bị bắt do thành lập hội trái phép chứ không phải là do bức thư ông đã gởi cho Nghị Viện Châu Âu. Đây là một điều không hợp lý bởi Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cho tới thời điểm ông Phạm Chí Dũng bị bắt đã hoạt động được trên 5 năm kể từ tháng 7/2014.
Phạm Chí Dũng đã thoát khỏi tư tưởng của Đảng cộng sản, nhưng giữ nguyên lý tưởng về tự do, bình đẳng mà đảng này cho là được thành lập để xúc tiến. Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông vào đảng năm 25 tuổi và làm việc cho Ban Nội chính Thành ủy trong suốt 16 năm. Trong những năm cuối còn làm việc tại đây, ông Dũng đã bí mật viết bài với một bút danh.
Phạm Chí Dũng nói : "Đảng đang trong ngõ cụt. Đảng nay đứng về phía những người giàu ; chẳng còn chủ nghĩa xã hội nữa, và bất bình đẳng đang tăng lên".
Sau khi bị bắt khẩn cấp và tống giam năm 2012, ông Dũng đã theo chân ông Lê Hiếu Đằng từ bỏ Đảng cộng sản năm 2013. Ông Đằng là một luật gia có đến 40 năm tuổi đảng.
Trong "Tâm thư từ bỏ đảng" ngày 05/11/2013, ông Dũng viết :
"Tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái… Song tất cả những gì mà Đảng cộng sản thể hiện vai trò "lãnh đạo toàn diện" trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm".
Sau đó ông đã góp phần thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức không bao giờ được Đảng cộng sản cho phép hoạt động, nhưng vẫn cứ hoạt động. Nhà báo David Hutt cho rằng cũng như Vaclav Havel, cựu tổng thống Tiệp Khắc, Phạm Chí Dũng cùng với nhiều nhà báo, nhà đấu tranh khác sống như thể Việt Nam đang được tự do, các quyền căn bản của con người như tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là điều đương nhiên.
Tháng 8/2019, Phạm Chí Dũng bị đưa lên một chương trình Đối Diện của truyền thông nhà nước, mang tên "Mặt trái của mạng xã hội", mô tả các nhà báo độc lập và nhà hoạt động như những kẻ âm mưu.
Ông Dũng tuyên bố :
"Tôi thách bất kỳ tổ chức đảng, đài phát thanh hoặc đài truyền hình nào có thể chỉ ra một sự kiện nào không chính xác trong các bài viết hoặc bài trả lời phỏng vấn của tôi, hoặc nêu rõ bất kỳ câu nào sai lạc hoặc kích động".
Ông nói thêm là ông có quyền đi kiện.
"Tôi biết là rất khó thắng kiện tại một tòa án Việt Nam, nhưng tôi có thể kiện được họ sau này, chứ không phải bây giờ".
Hôm 3/12/2019, một video quay hình ông Phạm Chí Dũng phát biểu kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn EVFTA đã được trình chiếu tại một hội nghị nhân quyền ở Châu Âu.
Ảnh chụp màn hình video trong đó ông Phạm Chí Dũng phát biểu kêu gọi nghị viện Châu Âu hoãn EVFTA đã được trình chiếu tại một hội nghị nhân quyền ở châu Âu hôm 3/12/2019)
Theo các tổ chức nhân quyền, ông Dũng đưa ra thông điệp này chỉ hai ngày trước khi ông bị bắt hôm 21/11. Trong video trình bày bằng tiếng Anh, ông Dũng nhấn mạnh :
"Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu (IPA) chỉ làm cho Liên Hiệp Châu Âu bị thiệt hại vì phải nhập siêu hằng năm từ Việt Nam 20 đến 25 triệu đôla.
Ngoài ra, ông Dũng nhận định rằng "8 cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu-Việt Nam trong các năm qua chẳng có tác dụng gì", và "95% những khuyến nghị cải thiện nhân quyền của Liên Âu đã bị Việt Nam bỏ qua".
"Hà Nội chỉ hứa sẽ xét lại vào năm 2023 hay 2025 để phê chuẩn Công ước 87 về tự do thành lập Công đoàn độc lập và Công ước 105 về chống cưỡng bức lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế. Nhưng đây chỉ là "trò bịp" để kéo giờ, và làm nản lòng Liên Âu cũng như Tổ chức Lao động Quốc tế", "Chẳng có một thông báo chi tiết nào về thời gian phê chuẩn cũng như cam kết nào Hà Nội sẽ thực hiện", ông Dũng khẳng định.
Ông Phạm Chí Dũng kết thúc bức thông điệp bằng lời kêu gọi Quốc hội Châu Âu hoãn phê chuẩn hai hiệp ước EVFTA và IPA "cho đến khi nào chế độ Việt Nam chịu cam kết thực thi nhân quyền" , với sự cảnh báo rằng Hiệp ước mậu dịch như hiện nay sẽ không bao giờ chấm dứt được các cuộc đàn áp bất bao dung của Hà Nội.
"Chế độ bắt bỏ tù ngày càng nhiều những nhà bất đồng chính kiến ngay sau khi Liên Âu phê chuẩn EVFTA và IPA. Những nhà bất đồng chính kiến nổi danh nào chống EVFTA vì lý do Việt Nam không tôn trọng nhân quyền cũng như những ai đứng lên chống Trung quốc xâm phạm lãnh hải sẽ phải nhận những án tù nặng nề", ông Dũng nói.
"Bức Thông điệp đắng cay của Phạm Chí Dũng là lời tiên báo cho chính số phận ông", Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam (VCHR) và Đoàn kết Thiên Chúa giáo năm châu (CSW) cho biết trong một thông cáo.
Hoàng Lan (Hà Nội)
Nguồn : Thoibao.de, 27/03/2020
Vụ Phạm Chí Dũng : Liên Hiệp Quốc chất vấn Việt Nam - Nguyễn Tường Thụy bị triệu tập
VOA, 25/03/2020
Một nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào đầu năm nay đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam độc lập, yêu cầu phản hồi trong 60 ngày. Cũng liên quan đến vụ án này, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội, cho VOA biết ông bị công an triệu tập.
Theo trang lưu trữ Báo cáo truyền thông của Cao ủy Nhân quyền quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cập nhật vào hôm 22/3, bức thư của nhóm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc viết : "Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại của chúng tôi về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Phạm Chí Dũng và thực tế là ông có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư của mình".
Bốn chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc - bao gồm Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do biểu đạt, Phó Chủ tịch Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và lập hội, và Báo cáo viên đặc biệt về tình hình những người bảo vệ nhân quyền - mô tả cáo buộc bắt giam ông Phạm Chí Dũng "như là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông".
"Chúng tôi lo ngại rằng việc giam giữ lâu dài nhưng không được tiếp xúc với bên ngoài khiến ông ấy có nhiều nguy cơ bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo", bức thư viết tiếp.
"Anh chưa được gặp luật sư", bà Bùi Thị Hồng Loan, vợ của ông Phạm Chí Dũng, cho VOA biết trong một tin nhắn gần đây.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, cộng tác viên của VOA, đồng thời là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, bị bắt vào tháng 11/2019 với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật Hình sự.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, hôm 25/03 nêu nhận định với VOA rằng sự quan tâm của Liên Hiệp Quốc đến những người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam là "một điều quý giá". Ông nói thêm :
"Tôi mong rằng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác nên làm cho rành rẽ vấn đề này, đặc biệt là đối với các nhà báo tự do… tiếp tục ủng hộ, bênh vực cho những người bị đàn áp ở Việt Nam".
Cũng liên quán đến vụ án Phạm Chí Dũng, nhà báo Nguyễn Tường Thụy hôm 25/03 cho VOA biết ông cũng bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập nhưng ông đã từ chối vì lý do sức khỏe và lo ngại dịch bệnh Covid-19.
"Vừa rồi họ có đưa giấy mời cho tôi và tôi trả lời là "không đi". Hai hôm sau đó, có một đoàn gồm 6 người trong đó có an ninh thành phố, công an quận Thanh Xuân… đến nhà tôi hỏi lý do tôi không đi.
"Tôi nói là hiện đang mùa dịch [Covid-19] và sức khỏe tôi yếu, và tôi nói rằng tôi cũng không cung cấp được gì về trường hợp Phạm Chí Dũng, cũng như không có lời khai nào về Phạm Chí Dũng cả.
"Họ nói rằng sẽ tiếp tục triệu tập và ngỏ ý rằng nếu tôi không đến sẽ dẫn giải".
Ông Thụy cho biết thêm rằng trong tuần qua chưa thấy chính quyền có động thái nào khác ngoài việc cử an ninh thường xuyên canh gác nhà ông.
Trong kháng thư của Liên Hiệp Quốc, các chuyên gia đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi trong vòng 60 ngày về các cáo buộc, cũng như cung cấp các căn cứ pháp lý dẫn đến việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng và giải thích việc giam giữ ông ấy tương thích như thế nào với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề nghị chính phủ Việt Nam cung cấp những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho các nhà nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc hợp pháp của họ trong một môi trường an toàn mà không bị đe dọa, quấy rối hoặc trả thù dưới bất kỳ hình thức nào.
Ngoài trường hợp Phạm Chí Dũng, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cũng chất vấn Chính phủ Việt Nam về vụ nhà hoạt động Đinh Thi Phương Thảo, một cựu cộng tác viên của tổ chức nhân quyền VOICE, bị nhà chức trách Việt Nam câu lưu trong 8 giờ và tịch thu hộ chiếu sau khi bay từ Bangkok về Hà Nội vào tháng 11/2019.
Kháng thư viết : "Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại rằng những hành vi [của Việt Nam] dường như có mối quan hệ chặt chẽ với quyền tự do ngôn luận và các hoạt động bảo vệ nhân quyền của bà Thảo, ông Dũng".