Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người ta nói rằng tháng 10 có nhiều bất ngờ (October surprise), không chỉ vì thông tin gây sốc trong laptop của Hunter Biden, mà còn chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Việt Nam (29-30/10). Chuyến thăm này diễn ra trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ có vài ngày (3/11) và trước Đại Hội Đảng XIII của Việt Nam vài tháng (Quý I/2021). Trước các đồn đoán về chuyến thăm này, hãy thử lý giải ý nghĩa đằng sau sự kiện đó.

USA-ASIA-VIETNAM

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiếp kiến thế giới Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc /News Yahoo, 30/10/2020 - Ảnh minh họa 

Chuyến thăm Việt Nam có bất ngờ ?

Theo thông lệ ngoại giao, chuyến thăm chính thức của quan chức cấp cao (như ngoại trưởng) thường được thông báo trước hàng tháng. Chuyến thăm Châu Á của ông Mike Pompeo tới Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, và Indonesia (26-30/10), lúc đầu không có Việt Nam. Việc thăm chính thức Việt Nam chỉ được quyết định bổ sung thêm vào phút chót, khi Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPBF) được khai mạc tại Hà Nội (28/10).

Cùng ngày 28/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo (29-30/10) theo lời mời của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, để "kỷ niêm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ". Ngày hôm sau (29/10), Bộ Ngoại giao Mỹ mới thông báo về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng Mike Pompeo "nhằm ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập", và nhấn mạnh Mỹ và Việt Nam cùng chung tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở.

Dư luận bất ngờ về một chuyến thăm bất thường, chắc phải có lý do đặc biệt nào đó, trong khi bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính chỉ còn vài ngày, cuộc họp thượng đỉnh Đông Á chỉ còn vài tuần, và Đại hội Đảng XIII của Việt Nam chỉ còn vài tháng. Trước tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông đang căng thẳng do thái độ hung hăng của Trung Quốc, bàn cờ địa chính trị "Indo-Pacific Tự do và Rộng mở" (FOIP) đang biến chuyển nhanh hơn. 

Đây có phải là chuyến thăm "đột xuất" hay nằm trong một kế hoạch từ trước, nhưng được giữ kín tới phút chót để Việt Nam tránh phản ứng của Trung Quốc ? Chuyến thăm của Mike Pompeo tới năm nước Châu Á tiếp theo chuyến thăm của tân Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide tới Việt Nam và Indonesia (18-21/10), và cuộc họp ngoại trưởng Bộ tứ (Quad) tại Tokyo (6/10). Mỹ và Nhật chắc sẽ phối hợp thúc đẩy chiến lược FOIP và "Bộ Tứ mở rộng" (Quad plus). Trong khi Nhật và Việt Nam thỏa thuận hợp tác quân sự và chuyển giao công nghệ quốc phòng, Mỹ và Việt Nam cũng thỏa thuận hợp tác về năng lượng và an ninh quốc phòng. 

Trong mấy năm qua, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển mạnh về cả kinh tế và an ninh quốc phòng, đưa hai nước đến gần nhau hơn như "đối tác chiến lược" trên thực tế (de facto), nhưng vẫn còn bất cập và rủi ro về thặng dư thương mại và về nhân quyền. Văn phòng Đại diện Thương mại (USTR) thông báo (2/10), theo lệnh của Tổng thống, họ đã mở điều tra (theo điều 301) về hai vấn đề là (1) có phải Việt Nam cố tình hạ giá tiền đồng, và (2) có phải mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam dựa vào lượng gỗ nhập phi pháp. Trước chuyến thăm của Mike Pompeo, Việt Nam đã thả Michael Nguyễn (bị kết án 12 năm tù vào năm ngoái).

Mục tiêu kép chống Trung Quốc và tranh cử

Dù chuyến thăm Việt Nam bất ngờ hay đã được chuẩn bị từ trước, thì chắc ông Pompeo muốn kết thúc (wrap up) chuyến thăm Châu Á tại Việt Nam, nhằm vận động các nước này tham gia chống Trung Quốc, theo tầm nhìn Indo-Pacific. Tại các nước này, ông đã làm rõ chủ chương chống Trung Quốc của chính quyền Trump. Điều đó đã được Tổng thống Trump nhấn mạnh trong tranh cử với ông Joe Biden, khi chỉ ra điểm yếu của Joe Biden trước Trung Quốc, liên quan đến quan hệ của Hunter Biden với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo báo South China Morning Post (29/10), ông Pompeo hẳn đã nhận thức được rằng trong trường hợp Joe Biden trở thành tổng thống tiếp theo, thì Pompeo phải "củng cố di sản của Tổng thống Trump trong chính sách đối ngoại", với trọng tâm là chiến lược Indo-Pacific. Ông muốn nhấn mạnh là Mỹ không bỏ rơi ASEAN và đặc biệt là Việt Nam (Chủ tịch ASEAN). Trước chuyến thăm Châu Á, Pompeo nói rằng ông sẽ thảo luận việc "làm thế nào để các quốc gia tự do có thể làm việc cùng nhau nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Trung Quốc".

Theo ABC News, trước khi ông Pompeo đến Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc về "các hành động ác ý và gây bất ổn của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong, bao gồm thao túng sông Mekong, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người sống phụ thuộc vào dòng sông này" và Mỹ sẽ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Indo-Pacific để bảo vệ chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước cuộc hội đàm tại New Delhi, Chính quyền Trump đã thông báo cho Quốc hội kế hoạch bán hệ thống tên lửa Harpoon cho Đài Loan (trị giá 2,37 tỷ USD).

Trong chuyến công du chống Trung Quốc của Pompeo (anti-China roadshow) bắt đầu từ Ấn Độ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, Pompeo tố cáo Trung Quốc chống dân chủ, pháp quyền, minh bạch, và tự do hàng hải. Tại Maldives, Pompeo lên án Trung Quốc vô pháp đe dọa hủy hoại môi trường, đưa các nước nhỏ vào bẫy nợ. Tại Sri Lanka, Pompeo nói Trung Quốc là kẻ cướp với các hợp đồng tồi tệ, vi phạm chủ quyền và luật pháp trên đất liền và biển. Tại Indonesia, Pompeo muốn triển khai máy bay trinh sát "P-8 Poseidon", nhưng Ngoại trưởng Retno Marsudi đã từ chối vì "không muốn mắc kẹt vào tranh chấp này".

Qua chuyến thăm Việt Nam của Pompeo, chắc Chính quyền Trump muốn chứng tỏ với cử tri rằng Mỹ đã buộc Việt Nam phải nhượng bộ và ký một loạt thỏa thuận thương mại có giá trị lớn nhằm làm giảm thiểu thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ (44 tỷ USD năm vừa qua). Chính quyền Trump cũng muốn các công ty Mỹ đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Hà Nội (IPBF, 28-29/10), Mỹ và Việt Nam đã ký 7 thỏa thuận/bản ghi nhớ về hợp tác (tổng giá trị hơn 11 tỷ USD) trên nhiều lĩnh vực như hợp tác về năng lượng, truyền tải điện, chế biến, và nhập khẩu thịt lợn.

Tầm nhìn Indo-Pacific và Bộ tứ mở rộng

Mỹ đang cố gắng xây dựng một mạng lưới các nước đồng minh và đối tác trong khu vực để hỗ trợ Mỹ thực hiện chiến lược "Indo-Pacific Tự do và Rộng mở " (FOIP). Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, Indonesia, và Việt Nam là những nước có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực. Bộ Tứ (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Việt Nam và các nước ASEAN "cùng chí hướng" để xây dựng "Bộ tứ mở rộng". 

Việt Nam là một trong "bốn nước tiền tuyến" của ASEAN có vị trí chiến lược tại Biển Đông. Thương mại song phương Việt-Mỹ đạt 75,7 tỷ USD (năm 2019), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là 61,3 tỷ USD. Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 23,2% tổng kim ngạch). Thặng dư thương mại quá lớn (44 tỷ USD) buộc Mỹ phải điều tra xem Việt Nam có thao túng tiền tệ không. Việt Nam phải thuyết phục được Mỹ là không thao túng tiền tệ, và hứa nhập khẩu nhiều hơn để giảm thiểu thặng dư.

Chuyến thăm này của Pompeo tái khẳng định vị trí và vai trò của Việt Nam trong cấu trúc an ninh và phát triển khu vực, đặc biệt là việc triển khai chiến lược Indo-Pacific và Bộ Tứ mở rộng. Việt Nam chắc muốn xem sau ngày 3/11, ai sẽ đắc cử Tổng thống và đại diện cho Mỹ tới dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15 (EAS-15), tổ chức tại Việt Nam trong tháng 11. Theo giới phân tích, dù Trump đắc cử hay thất cử, thì ông vẫn có thể tới dự "EAS-15" như Tổng thống đương nhiệm (incumbent). Đây là một diễn đàn quan trọng gồm18 nước Đông Á. Nếu Trump tới dự thì ông sẽ là Tổng thống Mỹ duy nhất đến thăm Việt Nam tới ba lần.

Giới phân tích cho rằng nếu Joe Biden thắng cử, thì chính quyền Biden có thể đưa ra một số thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, nhưng những thay đổi đó chủ yếu sẽ chỉ là hình thức chứ không phải là thực chất. Sự đồng thuận của cả hai đảng (bipartizen national consensus) cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất với Mỹ. Điều này sẽ đảm bảo duy trì chiến lược Indo-Pacific (FOIP) và Bộ Tứ mở rộng (Quad plus) làm hạt nhân cho một mạng lưới các đồng minh và đối tác trong khu vực này. 

Một trong những trở ngại chính khi Mỹ muốn xây dựng một mạng lưới các nước đồng minh và đối tác trong khu vực, trên cơ sở tầm nhìn Indo-Pacific và Bộ tứ mở rộng, là hầu hết các nước khu vực vẫn không muốn phải lựa chọn một bên giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy ASEAN đã bị phân hóa và một số nước (như Philippines và Campuchia) đã ngả theo Trung Quốc, nhưng các nước không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong khi Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN dự kiến tổ chức tại Las Vegas (ngày 14/3/2020) đã bị hoãn do lo ngại về Coronavirus, thì Mỹ và ASEAN vẫn chưa thực sự trở thành đối tác chiến lược.

Lời cuối

Theo Derek Grossman (RAND) Trump muốn tổ chức Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Mỹ-ASEAN không chỉ vì ông đã không dự Hội nghị Cấp cao Đông Á hai năm liền (2018-2019) mà còn bởi ông đã không cử một quan chức cấp cao tương xứng (như Phó Tổng thống hoặc Ngoại trưởng) mà chỉ cử Cố vấn An ninh Quốc gia tham dự. Các nước ASEAN cảm thấy bị xúc phạm bởi quyết định này, và họ kết luận rằng Mỹ không còn coi trọng khu vực.

Tuy cơ hội tổ chức Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Mỹ-ASEAN đã bị bỏ lỡ, nhưng các chuyên gia chiến lược cho rằng một cuộc gặp thượng đỉnh giữa nguyên thủ Việt Nam (là Chủ tịch ASEAN) và Tổng thống Mỹ có thể giúp khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN cũng như thúc đẩy quan hệ song phương Mỹ-Việt lên thành đối tác chiến lược. Vì vậy, Hội nghị Cấp cao Đông Á vào tháng 11 này là một cơ hội tốt để Tổng thống Mỹ tham dự.

Tuy các nước ASEAN vẫn cố gắng giữ cân bằng qua việc tránh lựa chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc, nhưng thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc đang xô đẩy Việt Nam và ASEAN về phía Mỹ. Trong bối cảnh đó, Mỹ và Việt Nam hầu như đã sẵn sàng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, như hệ quả không định trước (unintended consequence). Có thể Ngoại trưởng Mike Pompeo đã thay Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien đến thăm Việt Nam để chuẩn bị cho Tổng thống Trump đến dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (vào tháng 11 tới).

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 02/11/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Dy
Published in Diễn đàn

Ông Mike Pompeo đột ngột thăm Việt Nam để gửi thông điệp 'chống Trung Quốc' ?

BBC, 30/10 2020

Có nhận định rằng ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo 'bề ngoài' là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt nhưng thực ra là để củng cố thông điệp chống Trung Quốc của chính quyền Trump.

pompeo1

Chuyến thăm Việt Nam được bổ sung vào phút chót, khi ngoại trưởng Mỹ kết thúc lịch trình thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia

Chuyến thăm Việt Nam được bổ sung vào phút chót, khi ngoại trưởng Mỹ kết thúc lịch trình thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia.

Việt Nam thông báo chuyến thăm hai ngày 29-30/10 của ông Pompeo vào sát nút, hôm 28/10, khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa tên Việt Nam vào lịch trình công tác của ông.

Mãi tới hôm 29/10, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đăng thông cáo cho hay chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo là nhằm "ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập". Hai bên sẽ kỷ niệm 25 năm ngoại giao và cùng bàn thảo các vấn đề Biển Đông, Mekong và các mối quan tâm chung khác.

Trên Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tweet trưa 30/10 : "Hân hạnh được tiếp Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tại Hà Nội để cùng nhau kỷ niệm 25 năm ngoại giao Việt-Mỹ. Tôi tự tin rằng quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong thời gian tới. Quyết tâm và hành động chung vì lợi ích chung chắc chắn sẽ đưa chúng ta tiến xa".

Ông Mike Pompeo cũng tweet : "Thật tuyệt vời khi trở lại Hà Nội kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ"...

Vì sao lại có chuyến thăm 'đường đột' này ?

Sứ mệnh 'nhấn mạnh thái độ chống Trung Quốc' của chính quyền Trump

ABCNews viết rằng trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử Mỹ chỉ còn ba ngày nữa là diễn ra, việc ông Pompeo đến thăm Việt Nam 'bề ngoài' là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt.

Nhưng đó là chuyến thăm để gói lại tua công tác 'chống Trung Quốc' của ông Pompeo ở Châu Á.

Trong các bình luận ngắn gọn mà các phóng viên nghe được, cả ông Pompeo và ông Phúc đều không nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng việc Pompeo sử dụng từ "chủ quyền" đã trở thành quy tắc ám chỉ sự phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt là ở Châu Á.

Khi thăm Ấn Độ, Sri Lanka, và Maldives và Indonesia, ông Pompeo được kỳ vọng sẽ làm nổi bật thái độ chống Trung Quốc của chính quyền Trump, cách nước này xử lý đại dịch virus corona, hồ sơ nhân quyền và sự hiếu chiến với các nước láng giềng nhỏ hơn.

Đây là những vấn đề được Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh khi tìm cách đánh bại đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử ngày 3/11. Trump đã tìm cách chỉ ra Biden yếu thế trước Trung Quốc, và liên tục đặt câu hỏi về mối liên hệ bị cáo buộc giữa con trai của Biden là Hunter với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Là một nước có nhiều lo ngại về các chính sách của Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam đã được 'bổ sung muộn' trong lộ trình của Pompeo.

South China Morning Post viết rằng chuyến thăm Việt Nam được 'thêm vào phút chót' là để củng cố các thông điệp ngoại giao của ông Pompeo tại bốn nước nói trên.

Ngay trước chuyến thăm, ông Pompeo nói "sẽ thảo luận về việc làm thế nào các quốc gia tự do có thể làm việc cùng nhau để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc".

"Pompeo hẳn đã nhận thức được rằng Joe Biden có thể sẽ là tổng thống tiếp theo, và ông ấy phải để lại một di sản nào đó, chẳng hạn như Mỹ đã không bỏ rơi ASEAN và đặc biệt là Việt Nam", Eduardo Araral, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung và Việt Nam tại Singapore, nhận định trên South China Morning Post.

Xu Liping, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng chuyến công du của ông Pompeo là nhằm "củng cố di sản của Trump trong chính sách đối ngoại" với trọng tâm là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

"Việt Nam, với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay, rất quan trọng đối với Pompeo và Mỹ sẽ không từ bỏ cơ hội như vậy để nói lên quan điểm của mình trước Hội nghị cấp cao Đông Á và hàng loạt cuộc họp do ASEAN tổ chức vào tháng tới", ông Xu Lipingnói.

Chuyến công du 'chống Trung Quốc'

Trong một tuyên bố đưa ra trước khi ông Pompeo đến Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công kích Trung Quốc vì đã từ bỏ các cam kết hợp tác với các nước Mekong khác và vì đã tích cực theo đuổi các tuyên bố chủ quyền đáng ngờ ở Biển Đông, ABCNews viết.

"Các hành động ác ý và gây bất ổn của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong, bao gồm cả thao túng sông Mekong, ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người sống phụ thuộc vào dòng sông để kiếm sống", theo tuyên bố.

"Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ -Thái Bình Dương trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế". Tuyên bố này cũng lưu ý rằng đầu năm nay, Pompeo đã bác bỏ gần như hoàn toàn tất cả các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ông Pompeo đến Việt Nam từ Indonesia, nơi ông khen ngợi lãnh đạo nước này đã đẩy lùi cái mà ông gọi là 'tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông', và phản đối Bắc Kinh đã đối xử thô bạo với người dân tộc thiểu số theo tôn giáo, gọi Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất cho tương lai của tự do tôn giáo".

Tại Maldives, Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ sẽ lần đầu tiên mở đại sứ quán ở đây, một động thái phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ về việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và cái mà ông gọi là 'hành vi đe dọa và vô luật' ở Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Tại Sri Lanka, Pompeo đã cáo buộc Trung Quốc là 'kẻ săn mồi' ở các nước nhỏ hơn bằng cách bóc lột họ qua các khoản vay và các dự án phát triển nhằm mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn những người nhận.

Ngay trước khi cuộc họp tại New Delhi bắt đầu, chính quyền Trump báo cho Quốc hội Mỹ kế hoạch bán hệ thống tên lửa Harpoon trị giá 2,37 triệu đôla cho Đài Loan.

********************

Tại Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ kêu gọi khu vực đoàn kết chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 30/10/2020

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kết thúc chuyến công du năm nước Châu Á vào hôm nay 30/10/2020 tại Việt Nam, một chặng dừng mà ông đã thêm vào giờ chót. Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ đã lên tiếng kêu gọi toàn khu vực đoàn kết để chống lại các hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong vùng.

pompeo2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Binh Minh, Hà Nội ngày 30/10/2020  via Reuters – Lam Khanh/VNA

Ngoại trưởng Pompeo ghé thăm Việt Nam với lý do chính thức được nêu lên là kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt-Mỹ. Tuy nhiên, như ông đã từng làm trong các chặng dừng trước đó ở Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia, mục tiêu chính của ông Pompeo là đoàn kết các nước trong mục tiêu ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh.

Phát biểu với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, ông Pompeo khẳng định lập trường của Mỹ trong việc tôn trọng nhân dân và chủ quyền đất nước Việt Nam. Trong các bình luận ngắn gọn mà các phóng viên nghe được, cả hai đều không nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng theo AP, việc ông Pompeo sử dụng từ "chủ quyền" đã ám chỉ thái độ phản đối các hành vi xâm lấn của Trung Quốc.

Việt Nam là một nước đang phải đối phó với Trung Quốc trên nhiều mặt, từ việc chủ quyền biển đảo ở Biển Đông bị Bắc Kinh tranh chấp, cho đến việc công cuộc phát triển ở vùng  Đồng bằng sông Cửu Long bị Trung Quốc, nước nắm thượng nguồn sông Mêkông gây hại.

Trong một tuyên bố đưa ra trước khi ông Pompeo đến Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công kích Trung Quốc, vì đã từ bỏ các cam kết hợp tác với các nước Mêkông khác, và vì đã tìm cách áp đặt các yêu sách chủ quyền đáng ngờ ở Biển Đông.

Bản tuyên bố ghi rõ : "Các hành động ác ý và gây bất ổn của Trung Quốc ở khu vực sông Mêkông, bao gồm cả việc thao túng lưu lượng con sông đã ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người sống dựa vào dòng sông để kiếm sống".

Tuyên bố nhắc lại : "Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế".

Riêng trong trường hợp Việt Nam, bản tuyên bố nhấn mạnh : "Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách (của Trung Quốc) đối với vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ngoài khơi bờ biển Việt Nam… Chúng tôi sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại trật tự hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông hoặc các nơi khác".

Tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ đã tái khẳng định mong muốn của Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, để phát triển quan hệ song phương và biến toàn bộ vùng Đông Nam Á, Châu Á và Ấn Độ - Thái Bình Dương thành một khu vực an toàn, hòa bình và thịnh vượng. 

AP nhắc lại rằng chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt vấn đề chống lại cách hành xử hung hăng của Trung Quốc, nhắm vào các láng giềng nhỏ hơn, thành một trong những ưu tiên đối ngoại của Washington.

Trọng Nghĩa

Published in Việt Nam
vendredi, 05 avril 2019 08:30

Mike Pompeo để Kim nhìn thấy bài

Sáng thứ Sáu, 5 tháng Tư, ngoại trưởng Mỹ nói rằng ông tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ thứ ba giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un. Theo ông Mike Pompeo, cuộc họp thứ nhì hồi tháng Hai, đã đạt được tiến bộ, vì hai nhà lãnh đạo hiểu nhau sâu xa hơn.

775286874LP088_Vietnam_To_H

Ngoại trưởng Mike Pompeo còn nói vẫn tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ ba, thì ông rất dại. Trong hình, một nhà hàng Nam Hàn ở Từ Liêm, Hà Nội, dán poster chào đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un hôm 20 tháng Hai, 2019. (Hình : Linh Phạm/Getty Images)

Mang cả một phái đoàn chính phủ bay nửa vòng trái đất để có dịp hiểu Kim Jong-un sâu xa hơn, ông Pompeo coi như vậy là tiến bộ. Một điều Tổng thống Donald Trump hiểu thêm về Chủ tịch Kim Jong-un là, theo lời ông Trump kể, cậu này đòi Mỹ phải bỏ hết các biện pháp cấm vận kinh tế ; để đổi lại, cậu chỉ đóng cửa một cơ sở nguyên tử.

Lỗi ở các cơ quan tình báo Mỹ ! Họ đã theo dõi Bắc Hàn từ hơn nửa thế kỷ, đã sơ suất không cho tổng thống biết các người cầm đầu Bắc Hàn là loại người như thế nào, để ông phải tự tìm hiểu lấy.

Những ai đã đọc tin tức về Bắc Hàn trong hơn nửa thế kỷ qua đều biết không thể tin vào lời nói của ba đời họ Kim.

Đời ông nội, Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đã không ngần ngại giảo hoạt và trâng tráo.

Năm 1950, Kim Il-sung đưa ra một đề nghị hai miền Nam Bắc thành lập một quốc hội chung, sẽ khai mạc vào ngày 15 tháng Tám, để kỷ niệm 5 năm sau khi quân Nhật thất trận phải rút ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Lúc đó ông 38 tuổi, cũng trẻ như cậu cháu nội bây giờ. Kim Il-sung cung cấp đầy đủ chi tiết việc bầu cử nên làm như thế nào cho hai miền đều chấp nhận được.

Ba tuần lễ sau, quân đội Bắc Hàn ào ạt tấn công, chiếm thủ đô miền Nam trong nháy mắt. Nếu không có quân đội Mỹ phản công, hai lần, thì cả nước Cao Ly đã phải sống dưới chế độ cộng sản từ năm đó ; và thế giới sẽ không bao giờ thấy những nhãn hiệu Sam Sung hay Hyundai.

Năm 1972, Kim Il-sung lại "tấn công ngoại giao", cho thế giới thấy mình là con người yêu hòa bình. Ông ta mở cửa, cho các nhà báo Mỹ và Nhật đến phỏng vấn ; trò chuyện một giáo sư Đại học Havard. Và, lần đầu tiên, ông cho quan chức miền Bắc tiếp xúc với giới lãnh đạo miền Nam. Tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee (Phác Chánh Hy) đã chuyển hướng ngoại giao, muốn hai miền nói chuyện trực tiếp. Cuộc ve vãn kéo dài tới hai năm, đến khi mật vụ miền Bắc tổ chức ám sát Park Chung-hee. Ông may mắn thoát chết, nhưng cũng vỡ mộng hòa hợp hòa giải.

Trước vụ Kim Jong-un đạo diễn vụ giết anh ruột ở Malaysia, họ Kim từng gửi "sát thủ" ra ngoại quốc thanh toán các mục tiêu. Năm 1983, một phái đoàn lãnh đạo Nam Hàn ghé qua Rangoon, thủ đô Miến Điện ; họ đến viếng đài tử sĩ. Gián điệp Bắc Hàn đã đặt bom nổ làm nhiều người thiệt mạng. Vụ mưu sát này xảy ra sau khi Kim Il-sung nhờ Đặng Tiểu Bình ngỏ ý với Tổng thống Reagan muốn hai bên "họp thượng đỉnh". Ông Reagan không mắc bẫy.

Khi Kim Nhật Thành chết năm 1994, nhiều người hy vọng thế hệ sau, lớn lên trong hòa bình, sẽ có những thói quen khác. Nhưng các con và cháu đã được "truyền nghề" đầy đủ, họ biết rằng cả triều đại muốn sống còn thì phải tàn bạo và gian trá, củng cố chế độ độc tài toàn trị. Vả lại, cái máu di truyền không thể đổi được.

Kim Jong-iL (Kim Chính Nhật) đã từng hứa với các vị tổng thống Mỹ đời trước, rằng Bắc Hàn sẽ ngưng tìm cách làm bom nguyên tử. Đổi lại, Mỹ cung cấp thực phẩm và nhiên liệu. Guồng máy quân đội và công an của chế độ Bình Nhưỡng lại có xăng chạy xe và gạo để đem bán chợ đen. Sau đó, Kim lại tiếp tục nghiên cứu chế tạo bom. Mỹ ngưng cung cấp, sau khi tốn cả tỷ đô la mà chẳng nên tích sự gì.

Trước khi Kim Jong-un được chỉ định lên kế vị, tháng Ba, 2010, ông bố đã đề nghị Nam Hàn cùng bàn chuyện giảm bớt căng thẳng quân sự. Cuối tháng đó, một chiến Hạm Nam Hàn bị trúng thủy lôi. Tới tháng Mười Một, Bình Nhưỡng lại đề nghị Nam Hàn hợp tác để mở cửa lại khu du lịch núi Kim Cương (Kumgang) cho dân miền Nam đến chơi. Cuối tháng, lại nã đại bác lên một hòn đảo nhỏ của miền Nam.

Kim Jong-un trông rất giống ông nội lúc còn trẻ. Và có lẽ còn tàn ác, thông minh hơn, và giảo hoạt không kém. Cậu Un tính toán các nước đi rất kỹ, thường bắn một mũi tên là nhắm vào hai ba con mồi. Mỗi hành động gây hấn đều cố gây ảnh hưởng cao nhất và tao phản ứng thấp nhất.

Bị Mỹ chống vì tham vọng bom hạch tâm, mà Trung Quốc cũng coi là một thứ gai nhọn bên sườn, Kim Jong-un cho thử bom vào những ngày lễ, của nước Mỹ hay nước Tàu. Có lúc thử hỏa tiễn đúng lúc Donald Trump đang đãi tiệc Tập Cận Bình !

Kim Jong-un biết rằng người lãnh đạo các nước dân chủ thường hành động theo chương trình ngắn hạn, vì họ phải lo tái tranh cử. Trong khi đó thì các tu độc tài có thể mưu đồ những kế hoạch trường kỳ. Ông Trump, ông Moon quan tâm nhất đến những gì xảy ra một trong năm, trước ngày dân bỏ phiếu. Kim Jong-un có thể chờ, hàng chục năm cũng không sao.

Kim đã dụ tổng thống Nam Hàn trước, cho lực sĩ vào Nam dự thế vận hội, rồi tỏ ý hòa đàm. Ông tổng thống Nam Hàn thấy đây có thể là một thành tích đem khoe trong kỳ bầu cử tới. Kim cũng đưa ra cái mồi giải giới vũ khí nguyên tử, ký hiệp ước hòa bình, để Tổng thống Trump thấy triển vọng một thành công ngoại giao lớn, biết đâu còn một cái giải Nobel nữa !

Kim Jong-un được lời lớn nhờ cuộc gặp gỡ ở Singapore năm ngoái. Un đã trả hận cho ông nội, người đã bị Tổng thống Reagan từ chối. Từ vai một côn đồ bị cả thế giới chửi, nhà độc tài trẻ tuổi trở thành một chính khách lớn, được ông tổng thống Mỹ gọi là bạn và khen con người hết lòng vì nước vì dân. Còn nước Mỹ được lợi những gì ? Những lời hứa hẹn mơ hồ !

Ông Donald Trump đã đem "vốn chính trị" của mình đầu tư vào mối giao hảo với Kim Jong-un. Ông không muốn bỏ cuộc. Nhưng mới một tháng sau khi gặp Kim mà chẳng ích lợi gì, lại nghe các viên chức Bắc Hàn dọa sẽ lại thử bom nguyên tử và hỏa tiễn, mà Ngoại trưởng Mike Pompeo còn nói vẫn tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ ba, thì ông rất dại. Lời nói đó chứng tỏ Mỹ rất mong đạt một thỏa hiệp nào đó, dù chưa biết nó như thế nào.

Không nên để lộ quân bài của mình như thế. Trong những cuộc mặc cả gay go, không nên tỏ cho đối thủ biết mình cần đạt kết quả sớm hơn họ. Đối thủ sẽ đòi hỏi nhiều hơn.

Trong những ngày tới, chắc Kim Jong-un sẽ giúp chính quyền Mỹ nuôi thêm hy vọng. Kim Jong-un biết rằng Donald Trump rất muốn tạo một thành tích ngoại giao ngoạn mục trước kỳ bầu cử sang năm. Kim sẽ tặng Donald Trump một món quà để tranh cử, nếu được trả giá đúng như ý muốn. Miễn sao triều đại họ Kim vẫn muôn năm trường trị ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 05/04/2019

Published in Diễn đàn

Tự thân cuc gp gia Ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc vào ngày 9/7/2018 ti Hà Ni đã nói lên gn hết v thc cht chuyến đi Vit Nam ca Mike Pompeo : ‘làm sâu sc hơn mi quan h đi tác toàn din gia hai nước’ theo ngữ điu ca c hai bên, hay đó ch là mt cách nói thun túy ca gii quan chc ngoi giao bên bàn tic và gia nhng ly sâm banh si bt đy nhưng cũng tan biến đy ?

pompeo1

Mike Pompeo và Nguyễn Phú Trng (phi) ti Hà Ni, 8 tháng By, 2018.

Lại ‘công bng và đi ng’ !

Quan hệ đi tác toàn din Vit - M không ch được biu trưng bằng t l thương mi song phương đã tăng đến 8.000% trong hơn hai chc năm qua, tính t thi đim bình thường hóa quan h Vit - M vào năm 2015 - như Mike Pompeo đã t hào mô t trong bui tiếp xúc cng đng các doanh nghitại khách sn Sofitel Metropole ở Hà Ni vào tháng By năm 2018, mà còn bởi giá tr nhp siêu ca th trường Hoa Kỳ t các doanh nghip Vit Nam đã tăng đến 160 ln tính t mc ch 200 triu USD vào năm 2001 khi Tng thng Clinton thăm Vit Nam và chp thun ký Hip đnh thương mi song phương M - Vit (BTA).

Cũng trong buổi tiếp xúc trên vi cng đng các doanh nghip, Mike Pompeo đã không h quên mt th hai y ca quan h song phương M - Vit, mà bng chng là đon cui bài din văn mang tinh thn ‘Chúng tôi cam kết tiếp tc làm việc cho mt nước Vit Nam mnh m, thnh vượng và đc lp, mt nước tham gia vào thương mi công bng và đôi bên cùng có li", Mike đã không quên nhc li "Tng thng Trump cũng nhn mnh vi Vit Nam v tm quan trng ca vic gim s mt cân bng trong thương mi gia chúng ta", đ t đó "Chúng ta s xúc tiến thương mi và đu tư t do, công bng và đi ng các lĩnh vc ưu tiên. Điu này bao gm thương mi k thut s, thc thi quyn s hu trí tu, ô tô, thanh toán đin t và hàng hóa nông nghip. Áp dụng tt c, chúng tôi s thúc đy các th trường m, minh bch, cnh tranh và các cơ hi thương mi và đu tư cho các công ty M".

Bài diễn văn ca ca Ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ti Hà Ni tht chng khác my bài phát biu ca Donald Trump khi tng thng này tham d Hi ngh thượng đnh kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ti th ph min Trung Vit Nam là thành ph Đà Nng vào tháng Mười Mt năm 2017. Khi đó, Trump sau do khiến nhiu thính gi ngc nhiên khi nhn nhá v mt giai đon lch sử dân tộc Vit chng ngoi xâm Trung Quc, đã va tha thiết va khăng khăng trong din t đòi hi nhiu quc gia có quan h thương mi vi M phi ‘công bng thương mi’ - mà thc cht là phi gim mnh giá tr xut siêu vào th trường M.

Không bao lâu sau đó, đúng vào ngày Lễ Tình Yêu 14 tháng Hai năm 2018 - tc tròn mt năm sau thi đim lit Vit Nam vào danh sách 16 quc gia "gây hi" cho nn kinh tế M, Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump dường như mun bày t "tình yêu" đi vi chính th đc đng Vit Nam bằng c ch "siết n" thông qua ni dung "hai nhà lãnh đo cũng tho lun v các vn đ thương mi và cam kết s tăng cường, m rng mu dch song phương công bng và đi ng".

Lý do mà Trump đề ra hai nguyên tc ‘công bng và đi ng’ là vào năm 2017, Việt Nam đã xut sang M lượng hàng hóa tng giá tr 41,6 t USD nhưng ch nhp khu có 9,2 t USD, nâng mc thng dư thương mi lên con s 32,4 t USD vi M. nhng năm trước đó, giá tr xut siêu ca Vit Nam vào th trường M cũng liên tc dao đng t 25 - 30 tỷ USD mi năm.

Không viện tr !

Với Trump, không phi tư tưởng mà chính là kinh doanh, nói là làm. Chc hn đó là ngun cơn vì sao trong cuc gp Donald Trump - Nguyn Xuân Phúc ti Washington vào tháng Năm năm 2017, không nhng không đ cp gì đến "Hiệp đnh thương mi song phương Vit - M", Trump li xoáy vào mt vn đ giao thương và thâm ht thương mi 'ln' vi Vit Nam, mà ông hy vng s 'sm được cân bng'.

n mt năm sau, toàn b ni dung cuc gp Mike Pompeo - Nguyn Xuân Phúc ti Hà Ni đã chẳng có ni mt ni dung c th nào cho ‘làm sâu sc hơn mi quan h đi tác toàn din gia hai nước’, cho dù khi ký hip đnh đi tác toàn din Vit - M, phía Vit Nam đã c gng chen chúc vào bn văn này rt nhiu lĩnh vc mà ch có th so sánh chúng với đ dài lê thê ca nhng bn ngh quyết chuyên đ ca đng Cng sn Vit Nam.

Sau chuỗi năm tháng ca Ngoi trưởng M John Kerry thi Tng thng Barack Obama mà c mi ln đến Hà Ni li mang theo mt món quà nào đó - lúc thì vin tr không hoàn li và viện tr ODA, lúc li là nhng chương trình đu tư t đô vào lĩnh vc môi trường giao thông, và cao đim là cuc đàm phán đ vào tháng Năm năm 2016 người M đã chính thc g b lnh cm mua bán vũ khí sát thương cho Vit Nam, viên ngoi trưởng mi ca chính quyền Trump là Rex Tillerson đã tr nên hà tin mt cách bt thường vi gii chóp bu Vit Nam vn rt ưa chung quà cho vay tín dng, vin tr và đc bit là vin tr không cn phi hoàn li.

Với Mike Pompeo, mi chuyn dường như còn hà tin hơn c Rex Tillerson. Không giới hn nhng t ng có cánh khi ca ngi ‘mt Vit Nam mnh m và thnh vượng’, nhưng đã chng có mt món quà vin tr hay thm chí mt ha hn nào cho món quà tương lai y.

Nhưng ngoài li đòi n ‘công bng và đi ng’, mc đích ln nht của Mike Pompeo trong chuyến công du Vit Nam tháng By năm 2018 là gì ?

Việt Nam là tm gương cho Bc Triu Tiên ?

Chẳng khó khăn đ nhn ra rng trong phát biu ti Hà Ni, Mike Pompeo luôn ng ý rng Tng thng Donald Trump tin Bình Nhưỡng có th đi theo con đường ‘tuyt vi’ mà Vit Nam đã tri qua, nhưng đ đt được điu đó, lãnh t Bc Hàn Kim Jong-un phi ‘nm ly cơ hi này’.

Vào những ngày này, M và Bc Triu Tiên đang đàm phán ráo riết v mt cơ chế g b vũ khí ht nhân ca Bình Nhưỡng - mt mc tiêu mà nếu thành công dù ch mc đt tin đ cho thành công, Trump s ghi du n như mt trong nhng tng thng M thành công nht trong vic thuyết phc được mt chế đc tr chuyn tiếp sang tính cht bán dân ch, hoc ít nht cũng làm cho thế gii bt lo ngại hơn v mi nguy him ht nhân ca chế đ đc tr đó.

Hẳn đó là quan đim xuyên sut trong chuyến công du 5 nước Châu Á ca Mike Pompeo, đt nước ca h có th ci cách, nó có th m ra và xây dng các mi quan h, mà không b đe da v ch quyền, độc lp ca đt nước, và hình thc chính ph ca nó" - như Mile n d.

Và hẳn trong cách nhìn t Donald Trump đến Mike Pompeo, mt chế đ vn còn đc tr như Vit Nam và như Nguyn Phú Trng dù sao vn là mt th chế đã có ci cách, đã hướng v cơ chế kinh tế th trường cho dù vn còn lng nhng cái đuôi ‘xã hi ch nghĩa’, và bây gi li là mt hình mu sáng giá, mt tm gương sáng chói đ Bc Triu Tiên ca Kim Jong-un theo đó mà thay đi.

Nhưng chính th đ đng Vit Nam thì có được li ích gì t vic đón tiếp Ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ?

Nguyễn Phú Trng mun đi M ?

Ngay sau Hội ngh APEC Đà Nng cui năm 2017 và được gii tuyên giáo Vit Nam xem là ‘thành công đi ngoi ngoài mong đi’ đ ‘uy tín Vit Nam liên tc nâng cao trên trường quc tế’, Bộ Chính tr đng đã bt đu đánh tiếng v vic ‘Vit Nam có th đăng cai đa đim t chc cuc gp lch s Donald Trump - Kim Jong-un’, trong bi cnh cuc gp gia hai lãnh đo ca hai chế đ hoàn toàn trái ngược nhau trên bán đo Triu Tiên cht có cơ hội đ din ra.

Trong một hy vng mong manh, có l người M đang mong đi chính th Vit Nam - vi tư cách là ‘đng chí truyn thng’ ca Bc Triu Tiên t thi Kim Nht Thành - có th thuyết phc mt cách nào đó và mt phn nào đó đi vi người cháu ca ‘Lãnh tụ vĩ đi’.

Trong khi đó, Tổng bí thư đng Cng sn Vit Nam là Nguyn Phú Trng li đang cn đến ‘nâng cao uy tín Vit Nam trên trường quc tế’ hơn bao gi hết, nht là sau vic mt v Vit Nam b Nhà nước Đc công khai t cáo đã bt cóc Trnh Xuân Thanh ngay ti Berlin vào tháng Bảy năm 2017, kéo theo hàng lot hu qu ghê gm v ngoi giao, và thc cht đã tr thành mt cuc khng hong ngoi giao không nh lm gia Vit Nam vi không ch người Đc mà c Liên minh Châu Âu.

Và sau ‘có tiếng’ là nhng gì thuc v ‘có miếng’. Uy tín chính th Vit Nam hay hình nh cá nhân Nguyn Phú Trng s ch tan biến như bt sâm banh nếu không th xoa du bàn tay st đá ca Trump trong chính sách ‘công bng và đi ng’, mà ngay trước mt Vit Nam phi bo v được thành qu xut siêu khoảng ba chc t đô la hàng năm vào th trường M ch không b Trump cho dng hàng rào bo h thương mi đ đánh tt giá tr y xung còn phân na hoc ch còn mt phn ba. Ch có thế mi níu kéo được chân đng kinh tế, mt cái chân ca ngân sách quc gia đã mấp mé b huyt và do đó mi không khiến rường ct ca chế đ chính tr Vit Nam khi b gãy sp quá nhanh.

Rất có th, đó chính là mc đích quan trng nht ca Vit Nam trong cuc đón tiếp trnh trng Mike Pompeo, tc "Hai bên nht trí s ưu tiên thúc đẩy trao đi đoàn, đc bit là trao đi đoàn và tiếp xúc cp cao" - mt ni dung được nhc đi nhc li t cuc gp ca Nguyn Phú Trng đến Nguyn Xuân Phúc vi Mike Pompeo.

Vào cuối tháng Sáu năm 2018, mt y viên b chính tr là phó th tướng Vương Đình Huệ đã đt biến có chuyến làm vic ti Washington, trong đó cũng đ cp v ‘tiếp xúc cp cao’.

Rất có th, chuyến đi ca Vương Đình Hu là tin trm cho mt nhân vt cao cp hơn hn s đi M trong thi gian không bao lâu na. Người đó rt có th chính là Nguyễn Phú Trng ch không phi Trn Đi Quang hay Nguyn Xuân Phúc.

Còn chuyến công du ca Ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đến Vit Nam cũng có th mang mt mc đích, nhưng ch là ph : bàn mt s ni dung chi tiết cho cuc gp Trump - Trng sp ti ti Washington, nếu có xy ra cuc gp ‘thượng đnh’ này.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 11/07/2018

Published in Diễn đàn

Ngoại trưởng Mỹ nêu trường hợp Will Nguyen với Việt Nam (RFI, 09/07/2018)

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc gặp các quan chức cao cấp Việt Nam ngày 09/07/2018 đã đề cập đến vụ Will Nguyen, một người Mỹ gốc Việt bị bắt trong cuộc biểu tình phản đối dự luật Đặc khu hồi tháng 06/2018.

will1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội ngày 09/07/2018. Andrew Harnik/Pool via Reuters

Thông cáo của phát ngôn viên Heather Nauert cho biết : "Ngoại trưởng Pompeo đã nêu ra trường hợp của William Nguyen và khuyến khích nhanh chóng giải quyết vụ này".

William Anh Nguyen (gọi tắt là Will Nguyen) đã bị bắt hôm 10/06/2018 tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi tham gia cuộc biểu tình quy mô chống dự luật Đặc khu. Dự luật này quy định cho thuê ba đặc khu kinh tế với thời hạn lên đến 99 năm, và người dân lo sợ các vùng đất chiến lược này sẽ lọt vào tay các nhà đầu tư từ Trung Quốc - một quốc gia nhiều lần xâm lược Việt Nam.

Reuters dẫn thông tin của Thông tấn xã Việt Nam, theo đó ông Will Nguyen đã "tụ tập gây bất ổn" tại thành phố Hồ Chí Minh, bị ghi hình đang cổ vũ những người biểu tình leo qua các rào chắn. Các video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy Will Nguyen bị thương ở đầu.

Chính quyền Việt Nam khẳng định không hề sử dụng bạo lực đối với Will Nguyen, và cho phép các viên chức lãnh sự Mỹ đến thăm người này trong trại giam.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua tại Hà Nội đã gặp gỡ chủ tịch nước Trần Đại Quang, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và hôm nay hội đàm với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng Phạm Bình Minh. Ông Pompeo thăm Việt Nam sau hai ngày lưu lại Bình Nhưỡng nhằm cố gắng thuyết phục ông Kim Jong-un từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử.

Thụy My

********************

Ngoại trưởng Pompeo nêu vụ công dân Mỹ bị bắt ở Việt Nam (VOA, 09/07/2018)

Trong các cuộc tho lun vi quan chc cp cao ca Vit Nam nhân chuyến thăm Hà Ni, ông Mike Pompeo đã nêu v bt gi công dân M William Nguyn (hay còn gi thân mt là Will).

will2

Anh William Nguyễn bị kéo lê trên đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6.

Ngoài nhiều vn đ "nóng" khác như Bin Đông và Bc Hàn hay cách thc cng c quan h song phương, phát ngôn viên B Ngoi giao M Heather Nauert nói trong mt thông cáo rng ông Pompeo "cũng nêu trường hp William Nguyn và thúc gic gii pháp nhanh chóng đối vi v này".

Tuyên bố ca bà Nauert nói rng trong hai ngày 8 và 9/7, Ngoi trưởng Pompeo đã hi đàm vi Tng bí thư Nguyn Phú Trng, Th tướng Nguyn Xuân Phúc và Phó Th tướng kiêm B trưởng Ngoi giao Phạm Bình Minh.

Trước khi người đng đu ngành ngoi giao M ti Vit Nam, cô Victoria Nguyn, em gái ca công dân M này, nói vi mt kênh truyn hình Houston, Texas, rng "gia đình đã làm tt c mi điu có th", đng thi bày t hy vng rng Ngoi trưởng Pompeo "có thể gây áp lc lên các quan chc Vit Nam".

Trên trang Facebook vận đng cho t do ca người gc Vit cư ng tiu bang Texas này, mt dòng trng thái hôm 7/7 viết : "Chúng tôi hy vng rng Will s tham d l tt nghip vào ngày th By, 14/7, tại Trường Chính sách công Lý Quang Diu thuc Đi hc Quc gia Singapore".

Tháng trước, Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump đã được dân biu nước này chính thc yêu cu "can thip" v anh William Nguyn b bt trong khi tham gia biu tình chng D lut Đc khu và An ninh Mạng Thành phố Hồ Chí Minh, mt ngày sau khi thanh niên M gc Vit này nói trên truyn hình rng hành đng ca mình "sai trái vi pháp lut Vit Nam".

Thư gi ti đa ch Nhà Trng ca ba dân biu còn thut li chuyn anh William Nguyn "tham gia một cuc tun hành ôn hòa Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6", đng thi trích thông tin ca nhân chng nói rng anh William Nguyn "đã b tn công dã man" trước khi b cnh sát bt.

Các đoạn video lan truyn trên mng xã hi cho thy, cùng vi mt s người khác, thanh niên từng theo hc Đi hc Yale b nhiu người mc thường phc và đeo khu trang cùng màu túm chân, tay, kéo lê trên đường ph ti mt chiếc xe buýt, trong khi đu và mt vy máu.

Tại cuc hp báo thường kỳ Hà Ni hôm 14/6, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói rng anh William Nguyn "b tm gi do có hành vi gây ri trt t công cng".

Bà cũng cho biết thêm rng chính quyn Hà Ni đã cho phép các quan chc lãnh s M ti thăm công dân Hoa Kỳ này.

Viễn Đông

*******************

Ngoại trưởng Mỹ nêu vụ Will Nguyễn với lãnh đạo Việt Nam (RFA, 09/07/2018)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, trong những cuộc gặp giới lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội hôm thứ Hai 9/7/2018, nêu lên vụ việc công dân Mỹ gốc Việt William Anh Nguyễn đang bị Hà Nội giam giữ.

will3

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh AFP

Reuters loan tin dẫn lời của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert đưa ra trong một thông cáo như vừa nêu. Theo đó bộ trưởng Mike Pompeo còn thúc giục Việt Nam đẩy mạnh biện pháp giải quyết vụ việc này.

William Anh Nguyễn bị lực lượng chức năng Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ từ ngày 10/6/2018 cho đến nay. Việc bắt giữ diễn ra khi anh này tham gia cuộc biểu tình của hằng ngàn người Việt Nam phản đối dự thảo Luật Đặc khu, trong đó có điều khoản cho người nước ngoài thuê đất với thời gian 99 năm. Những người biểu tình cho rằng nếu thông qua luật đó thì nguy cơ giới đầu tư Trung Quốc chiếm lĩnh ba đặc khu sẽ xảy đến. Tình trạng Bắc thuộc là bài học lớn trong lịch sử Việt Nam.

Sau đó Bộ Công an Việt Nam cho biết công dân Mỹ gốc Việt, Will Anh Nguyễn bị bắt giữ với cáo buộc "tụ tập và gây rối" tại thành phố Hồ Chí Minh. Cáo buộc được chứng minh với video có kêu gọi vượt qua các chướng ngại mà anh này đưa ra đối với những người khác.

Trong khi ấy ghi nhận qua mạng xã hội với những đoạn video cho thấy trong cuộc biểu tình ngày 10/6, Will Anh Nguyễn bị một nhóm người kéo lê trên đường trong tình trạng đầu bị chảy máu.

Chính phủ Việt Nam phủ nhận việc sử dụng vũ lực đối với Will Anh Nguyễn và đã cho phép các viên chức Hoa Kỳ đến thăm công dân trong thời gian bị giam giữ.

Gia đình Will Nguyễn tại Mỹ cũng đã vận động Quốc hội Mỹ và Bộ Ngoại giao gây sức ép với Việt Nam để Will Nguyễn sớm được trả tự do.

Hôm 15/6, ba dân biểu Mỹ là Alan Lowenthal, Jimmy Gomez, và Lou Correa đã ra thông cáo báo chí cho biết các dân biểu đã trực tiếp nói chuyện với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Dan Kritenbrink để bày tỏ quan tâm sâu sắc đến trường hợp Will Nguyễn. Thông cáo cho biết các dân biểu gửi ra thông điệp đến Đại sứ Mỹ là Will Nguyễn phải được trả tự do ngay lập tức, đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo với chính quyền Việt Nam phải đối xử tốt và công bằng với Will Nguyễn trong lúc anh bị giam giữ.

Published in Việt Nam