Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kể từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13, nhiều ý kiến cho rằng, vì ông Nguyễn Phú Trọng quyết trụ lại chức vụ Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3, bất chấp Điều lệ Đảng, nên Tổng Trọng đã chọn ông Nguyễn Hòa Bình – một kẻ tham quyền cố vị, làm lá chắn. Nhờ vậy, Bình Tòa – một nhân vật đầy tai tiếng, bất ngờ lọt vào Bộ Chính trị.

chanhan1

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình

Mới đây, bất ngờ, cái tên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình lại một lần nữa đã được xướng danh.

Trang Facebook của Luật sư Trần Đình Triển, mới đây xuất hiện một status với tiêu đề, "Cần mở rộng điều tra vụ án Lê Đức Thọ, có liên quan đến con trai ông Nguyễn Hoà Bình hay không ?"

Luật sư Triển đã đặt vấn đề : "Vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với ông Lê Đức Thọ (nguyên : Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre ; đã từng giữ chức vụ : Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam). Dư luận xã hội phán ánh, gia đình Lê Đức Thọ có hàng ngàn tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra, cần được giải đáp là, tiền đó do đâu mà có ?"

Theo tác giả, Vietinbank trong thời gian ông Lê Đức Thọ làm Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng Quản trị, cần phải thanh tra, điều tra, làm rõ một số vấn đề sau đây : Vietinbank thành lập bao nhiêu công ty ? Mua cổ phần hoặc liên danh liên kết với các doanh nghiệp nào ? Nguồn vốn từ đâu ? Hạch toán kế toán như thế nào ? Lợi nhuận thu về để đâu ? v.v…

Đáng chú ý, theo Luật sư Triển "bật mí" : "Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên quản lý quỹ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, là một trong số công ty vệ tinh của Vietinbank, do Nguyễn Tuấn Anh (hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, con trai ông Nguyễn Hoà Bình – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao) một thời gian dài làm Chủ tịch Công ty "quản lý vốn", và [đã] "bung vốn đầu tư" với một khối lượng tiền vô cùng lớn".

Tác giả đặt tiếp câu hỏi, vậy Lê Đức Thọ và Nguyễn Tuấn Anh có cấu kết với nhau hay không ? Có ăn chia không ? Có lợi dụng ảnh hưởng của ông Nguyễn Hoà Bình, và ông Bình có can thiệp như một số đơn thư nêu vấn đề không ?

Đáng chú ý, trước đó, Luật sư Trần Đình Triển đã nhiều lần giới thiệu : "ông Nguyễn Hoà Bình là bạn học cùng khóa đại học với tôi ; trong công tác thì có thời gian cùng ngành, hoặc khác nghề nhưng lại liên quan đến nhau. Vì vậy, tôi hiểu biết Nguyễn Hoà Bình, từ học hành, năng lực trình độ, sở trường sở đoản, phẩm chất đạo đức và nhân cách…".

Điều này cho thấy, Luật sư Triển cũng là đồng môn của đương kim Bộ trưởng Bộ Công an.

Chưa hết, ông Triển còn khẳng định : "Chánh án còn có con trai còn rất trẻ, đã được luân chuyển, bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai".

Trong bối cảnh cuộc chiến quyền lực, Tổng Trọng và phe Nghệ Tĩnh đang chật vật chống lại sự lộng hành của Tô Lâm – người đang nỗ lực để giành chiếc ghế người đứng đầu Đảng, từ tay Tổng Trọng.

Đó là lý do, trên mạng xã hội của người Việt, có nhiều ý kiến cho rằng, những tiết lộ của Luật sư Triển đưa ra vào thời điểm này, được coi là cố ý "đổ thêm dầu vào lửa", nhằm thúc đẩy quyết tâm của Tô Lâm, "tiễn" Bình Tòa ra đi ?

Điều này có liên quan gì đến luồng dư luận rằng, trong cuộc chiến cung đình, Tô Lâm có kế hoạch lôi kéo sự ủng hộ của dư luận, với mục đích "thỏa mãn cơn cuồng nộ của số đông dân chúng", về thực trạng thiếu công lý ở Việt Nam hiện nay ?

Xin nhắc lại, bình luận về việc Tô Đại tướng sẽ chọn "quân domino" nào tiếp theo, nhà báo Trần Hiếu Chân đã đưa ra một nhận xét đáng chú ý :

"Chánh án Nguyễn Hòa Bình chỉ là "món nộm" trong bữa tiệc của Tô Đại tướng. Bộ trưởng Công an Tô Lâm muốn "hạ hỏa" sự sục sôi của dân chúng, trước "Hội đồng dao thớt" của Chánh án Hòa Bình. Ông này cho quân ra chợ mua dao thớt về, để làm vật chứng cho vụ án Hồ Duy Hải kéo dài hàng chục năm trời".

Dẫu rằng, theo giới quan sát, lâu nay, mối quan hệ giữa ông Bình và Tô Đại tướng vẫn ở mức "tâm đầu ý hợp". Việc Chánh án Nguyễn Hòa Bình được đánh giá là rất thân cận với Tổng Trọng, đến nay đã trở thành một trở ngại cho sự nghiệp chính trị của ông. Thì việc Tô Lâm xử lý Nguyễn Hòa Bình, để buộc Bình Tòa phải là đi, sẽ trở thành đòn "nhất tiễn hạ song điêu", mà ông Tô Lâm sẽ là người có lợi nhất.

Rất có thể, sau Vương Đình Huệ, sẽ đến lượt ông Nguyễn Hòa Bình được ghi tên vào "bảng phong thần" của Tô Đại tướng.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 26/04/2024

Published in Diễn đàn

Bắt nóng Ủy viên Trung ương, cưa đổ Chủ tịch nước, chừng như chưa đạt mục tiêu, ngọn lửa đại án Phúc Sơn lan đến cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. Cung đình rúng động, lửa lại lan xuống dân đen.

nhb1

Bà Nguyễn Thị Loan kêu oan cho con là tử tù Hồ Duy Hải trong suốt 16 năm, trong đó đã có sáu người, từ quan chức tố tụng, nhân chứng của vụ án đột tử.

Ngày 28/3, bất ngờ Cơ quan An ninh điều tra Công an Bình Dương khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Đức Dự và cấm Hoàng Quốc Việt đi khỏi nơi cư trú do liên quan đến hành vi "xuyên tạc" vụ án Hồ Duy Hải. Cả hai bị khởi tố theo điều 331, về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (1).

Oan án tử tù Hồ Duy Hải kéo dài 16 năm, đã có sáu người, từ quan chức tố tụng, nhân chứng của vụ án đột tử. Nhóm bị án Báo Sạch của Trương Châu Hữu Danh cũng bị điều tra tới lui về tội "tiết lộ bí mật nhà nước" (những bút lục, chứng cứ ngoại phạm của Hải bị ai đó bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án và đóng dấu MẬT). Oan khuất cường quyền trùng trùng phủ lên vụ án. Tại sao lại có thêm người vướng vào lao lý ? Ai ra lệnh bắt và vì sao lại bắt ?

Luật sư Nguyễn Văn Đài, từng là tù nhân lương tâm vì đấu tranh cho công lý, dân quyền, đã trả lời cho RFA tiếng Việt. Ông cho rằng, việc khởi tố hai người dân ở Bình Dương là sự đàn áp tự do ngôn luận và phục vụ mục tiêu chính trị của một số quan chức ngành tòa án.

Ông nói "Việc họ bắt giữ hai người đưa tin lên trên mạng xã hội về các nội dung liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải là một sự đàn áp thôi bởi vì các thông tin này có từ lâu rồi. Có thể đến thời điểm này những nhân vật đang nắm quyền lực đang chuẩn bị chuyển giao hay là chuẩn bị nắm quyền lực mới, cho nên họ mới tìm mọi cách để bịt miệng dư luận để chứng minh rằng họ đã làm đúng chứ không phải làm sai" (2).

Nhận định của Luật sư Đài rất hợp lý. "Nhân vật có quyền lực" mà ông đề cập là ai ? Điểm lại danh sách 14 "sát thủ" còn lại trong cuộc chiến một mất một còn, tranh ngôi đoạt vị ở Bộ Chính trị, không ai khác hơn là Nguyễn Hòa Bình. Bình liên quan đến vụ án trong suốt ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và cả giai đoạn giải quyết kêu oan, giám đốc thẩm.

Sau phiên Giám đốc thẩm của "Hội Đồng dao thớt", Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, vụ án tiếp tục khuấy động diễn đàn Quốc hội và gây bức xúc cho cử tri cả nước. Theo tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 9, do Ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) thực hiện, ý kiến cử tri 14 tỉnh quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải, gồm cử tri Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, An Giang, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương và Long An.

Ngày 16/6/2020, Ủy ban Tư pháp họp phiên toàn thể, xem xét nội dung này. Theo đó, đa số các thành viên ủy ban đã phát biểu ý kiến, yêu cầu xem xét lại bản án Giám đốc thẩm. Tuy nhiên, không biết do sức ép nào, tại thời điểm diễn ra kỳ họp thứ 9, Ủy ban Tư pháp chưa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (3).

Đặc biệt là sau phiên Giám đốc thẩm, cựu nhà báo Trương Hữu Danh đã cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và công bố trên mạng xã hội nhiều tài liệu, tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải nhưng bị đưa ra khỏi hồ sơ vụ án. Đặc biệt hơn nữa, tháng 6/2021, bảy nhân chứng có đơn trình bày và xác nhận, họ đã gặp Hồ Duy Hải tại đám tang ông Hồ Chi từ lúc 20g–21g tối, ngày 13/1/2008, trùng thời điểm Hồ Duy Hải bị quy kết gây án tại Bưu cục Cầu Voi.

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải và Luật sư Trần Hồng Phong tiếp tục gởi nhiều đơn kêu oan đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng chỉ nhận được những thư tiếp nhận chuyển đơn, còn vụ án vẫn treo lơ lửng. Xem văn bản chuyển đơn mới nhất của đoàn Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/12/2023 :

nhb2

Thư kêu oan của bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải trong vụ án oan kéo dài 16 năm.

Mới đây, ngày 20/3/2024, bà Nguyễn Thị Loan lại có Đơn kêu oan & Đề ghị tái thẩm cho tử tù Hồ Duy Hải. Hình bà Nguyễn Thị Loan và lá đơn mới nhất mà chúng tôi có được :

nhb0

Hình bà Nguyễn Thị Loan và lá đơn mới nhất mà chúng tôi có được :

Trong đơn có đoạn như sau : "Từ tháng 6/2021 tới nay, chúng tôi (gồm luật sư Trần Hồng Phong và nhiều luật sư khác) đã nhiều lần gửi "Đơn cung cấp chứng cứ ngoại phạm của bị án Hồ Duy Hải, tố giác hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án và đề nghị xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm, kiến nghị kháng nghị tái thẩm" đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Lãnh đạo cấp cao. Riêng tôi đã rất nhiều lần trực tiếp đến nộp đơn tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban tư pháp Quốc hội… Tháng 7/2021 tổ công tác của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã làm việc với các nhân chứng mới, xác minh nội dung trình báo ; nhưng đến nay đã nhiều năm trôi qua ngoài những tờ biên nhận và phiếu chuyển, không có bất kỳ kết quả giải quyết chính thức của cơ quan có thẩm quyền".

Hồ Duy Hải đã khai đi dự đám tang ông Tư Lan từ 20g-21g ngày 13/1/2008 trong Bản tường trình viết tay của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008 và Biên bản ghi lời khai ngày 20/3/2008 nội dung cụ thể như sau :

"Ngày Chủ nhật 13/1/2008. Khoảng trên 19h00 tôi đi về nhà để xe honda tại nhà. Tôi đi bộ đến nhà 2A (mẹ Luân) khoảng 400 mét hút xong điếu thuốc mượn xe honda wave màu đen TQ biển số 62A 3976 của bà 2A chạy xuống đám ma nhà Tư Lang khoảng 600 mét.

Tôi đến đám ma khoảng 20h00 thì gặp Thời 22T (con 8 Phát), Hiếu 25T (con 3 Xanh), Tùng Trinh 22T (con 7 Tiếu) và anh Vinh 27T (con dì Ba Rưỡi), chú Hải 32T (con ông Tà Mười)… ngồi nhậu chung bàn với cậu 3 Thẹo (con bà Tư Nghiêm), cậu Tám Thọ 53T (con 5 Gà), anh Thiếu (con 3 Hậu), anh Út con…, anh Tám 32T con Tú Ú, cậu Em 37T (anh Thái), Tám Thốt Nốt…

Đến 21h00 một mình tôi về nhà 2A và xem bóng đá cùng với anh Hoàng, Điền (con 5 Phước) tại quán 2A cho đến 5h sáng hôm sau ngày 14/1/2008".

Đơn bà Loan cũng đính kèm Lời trình bày (có cam kết) của bảy nhân chứng, nội dung thống nhất, đều khẳng định, tối 13/1/2008 Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan), đúng như "lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải". Nội dung các lời cam kết thể hiện chi tiết tình huống, diễn biến, thời điểm câu chuyện diễn ra khi họ tiếp xúc với Hồ Duy Hải tại đám tang. Vì lý do an toàn cho các nhân chứng, chúng tôi xin phép không công bố danh tính và nội dung cụ thể.

Không phải chúng tôi cường điệu sự việc mà thực tế, sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về địa phương xác minh các lời khai với thái độ công tâm, khách quan, công an đã triệu tập các nhân chứng làm việc với thái độ trấn áp, ép họ phải khai ngược lại những lời chứng trước đó về thời gian về động cơ. Nhiều người bị làm việc suốt ngày, kéo dài đến ban đêm.

Đơn kêu oan của bà Loan cũng dẫn ra những tình tiết, chứng cứ ngoại phạm khác của Hồ Duy Hải, đã thể hiện trong hồ sơ vụ án nhưng bị bỏ ra ngoài và đưa vào hồ sơ mật như : Bản Giám định pháp y xác định mẫu vân tay trên hiện trường không phải của Hồ Duy Hải, Lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường, Đinh Văn Còi, xác định thanh niên có mặt ở hiện trường không phải Hồ Duy Hải…

Bà Loan đã kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết ba vấn đề sau :

1. Sớm điều tra và kết luận chính thức về tình tiết Hồ Duy Hải dự đám tang ông Hồ Chi tối 13/1/2008 ; kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết tội Hồ Duy Hải thuộc trường hợp "có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án" – Điều 397 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

2. Mở phiên họp xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Tư pháp Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại Khoản 1 Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

3. Xem xét, khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, xâm hại hoạt động tư pháp, làm rõ tình tiết ngoại phạm và dấu hiệu bị oan sai của Hồ Duy Hải.

Với những sự kiện đã nêu, nếu vụ án được xem xét lại đúng pháp luật thì Hồ Duy Hải phải được tuyên vô tội và có rất nhiều ai đó phải đứng trước vành móng ngựa, về hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đơn thư này như mồi lửa công lý đang chờn vờn trước thanh gỗ gộc Nguyễn Hòa Bình.

Điều đáng nói hơn là thanh kiếm của Tô Đại Tướng trong chiêu thức đại án Phúc Sơn đang ngày càng dí sâu vào đất địa linh Quảng Ngãi, nơi Nguyễn Hòa Bình từng một thời trấn nhậm và thăng tiến trên đường hoạn lộ. Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Quảng Ngãi mới vừa bị bắt là đàn em thân tín của Nguyễn Hòa Bình và Võ Văn Thưởng.

Cách đây 4 năm, trang báo Tiếng Dân đăng bài viết "Đại hội XIII, đốm lửa từ những hung thần Quảng Ngãi", vạch trần tội ác của đường dây quan chức nhũng lạm này. Bài viết có đoạn :

"…dưới thời hai cựu Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi là Nguyễn Hòa Bình (2010-2011) và Võ Văn Thưởng (2011-2014), họ tiếp tục giúp Lê Viết Chữ lần lượt leo lên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI.

Dư luận Quảng Ngãi đồn đoán, ông Võ Văn Thưởng và Nguyễn Hòa Bình là hai nhân vật đã giới thiệu và "bảo kê" cho Lê Viết Chữ trúng cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII. Thậm chí còn đưa Chữ vào Quốc hội làm Đại biểu khóa 14.

"Bánh ít ném đi, bánh quy ném lại". Thông tin về quan trường tỉnh Quảng Ngãi râm ran, Chữ đã tham gia "dốc hầu bao" cho cuộc đua vào Bộ Chính trị của Võ Văn Thưởng và vào Ban Bí thư của Nguyễn Hòa Bình tại Đại hội XII.

Quảng Ngãi trở thành "sân sau", hậu phương cả về kinh tài lẫn chính trị của Nguyễn Hòa Bình và Võ Văn Thưởng. Mắc xích chính trị, nợ ân tình của những đồng chí cộng sản thật… "cao đẹp". Họ "dìu" nhau vẹn cả đôi bề.

Các vụ khiếu kiện, tố cáo của đảng viên, nhân dân Quảng Ngãi liên quan tới Bí thư Lê Viết Chữ, đều được Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trước kia, nay là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và ngài cựu Bí thư Quảng Ngãi, nay là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Võ Văn Thưởng trực tiếp "bảo kê", ém nhẹm, giải quyết êm thắm.

Người dân thì bị cướp đất đai, dẫn đến tự thiêu, còn Lê Viết Chữ ung dung phía sau giao thầu cho doanh nghiệp sân sau, để xã hội đen lộng hành… Người dân ở Quảng Ngãi đều biết, nhà báo biết, nhưng không báo "quốc doanh" nào dám đăng. Báo nào lỡ đăng, phải gỡ ngay sau đó, nếu không muốn bị "đóng cửa tòa soạn" và tác giả cũng thân tàn ma dại" (4).

Bắt nóng Hoàng Thị Thúy Lan, Tô Lâm chiếu bí, Tổng Trọng phải phế Thưởng như giải pháp thí tượng để giữ tướng. Nhưng Tổng Trọng vẫn còn bệnh sĩ, chỉ kết luận chung chung là cho Thưởng từ chức theo nguyện vọng mà không công bố sai phạm cụ thể. Quan trọng nhất là chưa chịu rời ghế nhường ngôi. Tô phải tăng sức ép. Ngày 26/3, Bộ Công an họp báo công bố "bị can Đặng Trung Hoành – chánh văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long – đã nhận số tiền lên đến 64 tỉ đồng từ chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn" (5).

Nói vậy thì đã biết ai là ai rồi đó. Bộ Công an tiếp tục xác nhận tin đồn là đúng, như vả vào những lý luận loằng ngoằng vi phạm 19 điều cấm đảng viên, trách nhiệm người đứng đầu…

Chỉ ngày hôm sau, Công an bắt thêm Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Quảng Ngãi. Áp lực lên Nguyễn Phú Trọng lại tăng đến ngàn cân. Trong 11 quân cờ ít ỏi còn lại, Nguyễn Phú Trọng phải thí thêm sĩ để giữ tướng, đưa tốt nào sang sống thành xe để giữ thế công ? Trong cuộc cờ tàn ấy, Nguyễn Hòa Bình, con ngựa đầu đàn của bộ tam mã Bình, Thưởng, Chữ, liệu có được yên thân ?

Từ trước tới nay, Hòa Bình và Tô Lâm là cặp đôi hòa hợp, Tô gom củi, Bình canh lửa. Nhưng tình thế lửa đã bén đến cả lò, đồng minh có thể trở thành đối thủ trong tích tắc.

Hơn thế nữa, tài sản của Nguyễn Hòa Bình có lẽ chỉ thua kém Trương Mỹ Lan chút ít. Trang Chân Dung Quyền Lực đã thống kê chi tiết khối tài sản này năm 2015 như sau : "Chưa tính những bất động sản hàng trăm ha đất chiếm được của dân nghèo tại quê nhà Quảng Ngãi, chỉ tính những bất động sản tại nội thành Hà Nội, Chánh Án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đang sở hữu sơ sơ tới 8 căn nhà mặt tiền, biệt thự và căn hộ cao cấp…

Vẫn chưa hết, vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy (con và dâu của Nguyễn Hòa Bình) còn sở hữu căn hộ cao cấp số C (25/3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội có diện tích sàn 143,84 m2.

Như vậy, thống kê cho thấy tài sản của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng là khủng khiếp, không thua kém mấy so với gia đình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong bài trước chúng tôi đã chỉ mặt thủ đoạn của hai cha con ông Nguyễn Hòa Bình nhằm chiếm đoạt đất và nhà của bà con nghèo Quảng Ngãi để làm 2 dự án lên đến gần một ngàn năm trăm tỷ đồng (1.500.000.000.000 VNĐ)" (6).

Khối tài sản ấy hẳn cũng là miếng mồi ngon hấp dẫn trong thế quần ngư tranh thực, đủ sức biến đồng minh thành đối thủ.

Dùng sức mạnh quyền lực, trấn áp, bịt miệng những người yếu thế để che đậy tội ác, duy trì củng cố quyền lực và quyền lợi của cá nhân là thủ thuật quen thuộc của Nguyễn Hòa Bình. Năm 2023, Nguyễn Hòa Bình từng có phương án xóa trắng ba tử tù đang kêu oan. Bại lộ âm mưu sát hại Nguyễn Văn Chưởng bằng mỹ danh thi hành án, Nguyễn Hòa Bình bất ngờ ra lệnh giết chết Lê Văn Mạnh. Dư luận trong ngoài nước nổi sóng bất bình. Oan khiên ngày càng chồng chất.

Với Hồ Duy Hải, trải qua năm đời Chủ tịch nước, ngoại trừ Trương Tấn Sang được hạ cánh an toàn nhờ cái lệnh miệng tạm hoãn thi hành án, bốn người còn lại đều phải trả giá cho sự im lặng thỏa hiệp với tội ác của Bình. Mưu càng sâu họa càng sâu. Lấy ác dập lửa chính là châm thêm dầu vào lửa !

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 29/03/2024

Chú thích :

1. https://dantri.com.vn/phap-luat/hai-nguoi-o-binh-duong-xuyen-tac-vu-an-ho-duy-hai-20240328162752378.htm

2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-facebookers-probed-for-abusing-democratic-freedom-due-to-posting-information-about-injustice-of-ho-duy-hai-03282024065625.html

3. https://thanhnien.vn/uy-ban-tu-phap-dang-bao-cao-cap-co-tham-quyen-ve-vu-ho-duy-hai-1851005961.htm

4. https://baotiengdan.com/2024/03/28/ve-khuc-cui-le-viet-chu/

5. https://tuoitre.vn/cuu-chanh-van-phong-huyen-uy-mang-thit-nhan-64-ti-tu-chu-tich-tap-doan-phuc-son-20240312141236899.htm

6. http://chandungquyenluc.blogspot.com/2015/01/biet-thu-nguyen-hoa-binh-tai-ha-noi.html

Published in Diễn đàn

Thói háo danh của quan chức ?

Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao được bổ nhiệm chức danh Giáo sư tại Học viện Cảnh sát nhân dân.

chucdanh1

Trung tướng, Giáo sư Tiến sĩ Trần Minh Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học An ninh trao quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư cho Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. Photo : baochinhphu.vn

Tại buổi lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023, diễn ra vào chiều 21/12/2023, tân Giáo sư Nguyễn Hòa Bình cho biết, đây là niềm vinh dự cho cá nhân ông, cho gia đình và là cơ hội tốt để ông tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Tại Việt Nam, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước là hội đồng có nhiệm vụ đề cử, xem xét, phong tặng hoặc hủy bỏ chức danh giáo sư trong nước. Hội đồng này trực thuộc Bộ Giáo dục và kinh phí hoạt động được cấp từ ngân sách nhà nước. Để được xét tuyển chức danh giáo sư, phó giáo sư, các ứng viên cần có các công trình nghiên cứu, có thời gian giảng dạy, hướng dẫn luận án, thành thạo ngoại ngữ. Tất cả đều có quy định riêng đối với từng chức danh.

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước từng bị cho là không còn cần thiết khi giáo dục Việt Nam theo xu hướng quốc tế, giao quy trình xét tuyển giáo sư cho các trường đại học thực hiện.

Theo một giảng viên đại học ở Hà Nội, yêu cầu ẩn danh, ông Nguyễn Hòa Bình với một loạt chức vụ hiện tại thì không thể có thời gian đứng trên bục giảng ; không có thời gian nghiên cứu khoa học. Ông nói với RFA :

"Cái quan trọng cần đặt vấn đề ở đây là một năm anh lên lịch giảng dạy bao nhiêu tiết tiêu chuẩn ; thực hiện bao nhiêu đề tài nghiên cứu khoa học ; hướng dẫn bao nhiêu nghiên cứu sinh để đủ chuẩn xét giáo sư.

Với một người như ông Nguyễn Hòa Bình, một ngày họp vài ba lần thì thời gian giảng dạy là bao nhiêu ? Công trình nghiên cứu khoa học ở đâu không ai thấy…

Theo tôi biết, thường thường các đề tài nghiên cứu khoa học của các lãnh đạo được cấp dưới làm từng chuyên đề ghép lại với nhau thành một chương. Nếu chưa có tiến sĩ thì lấy ba cái chuyên đề ghép lại với nhau, viết lời mở đầu, kết luận trở thành luận án tiến sĩ. Ba, bốn cái chuyên đề in thành sách thì trở thành công trình nghiên cứu khoa học để xét phó giáo sư. Cứ thế mà thành giáo sư thôi. Do háo danh mà nhiều người mang danh giáo sư nhưng cái đầu rỗng tuếch".

Trước khi giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình từng là Thiếu tướng Công an. Nhiều người cho rằng, với một đất nước không có tam quyền phân lập như Việt Nam, việc một giáo sư đang hoạt động trong ngành tòa án làm giáo sư một học viện cảnh sát, sẽ là mối nguy cho nền tư pháp. Luật sư Nguyễn Văn Miếng, từng có vài chục năm hành nghề tại Việt Nam, nói với RFA quan điểm của ông :

"Tôi không biết ông ấy đã từng giảng dạy ở đâu chưa và thời gian giảng dạy như thế nào, thành tích ra sao. Nhưng khi ông ấy chọn trường này thì trường này lại "lại quả" cho ông ấy bằng cách phong cho ông ấy chức danh giáo sư. Tôi cho rằng việc này không được khách quan và có hình thức tư lợi trong đó.

Như vậy, những đường hướng, những suy nghĩ của công an và của tòa án bỗng nhiên thành một. Không có sự độc lập nào cả, bởi khi ông thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao là giáo sư của học viện này thì công an sẽ phải làm đúng yêu cầu mà tòa án đưa ra".

Cho đến hôm nay, Việt Nam vẫn kiên định lập trường "không tam quyền phân lập". Theo một bài xã luận của tác giả Trần Hậu Thành trên Tạp Chí cộng sản có tựa đề "Nhập khẩu thuyết "Tam Quyền Phân Lập" hay lá bài cổ xúy bất ổn chính trị, xung đột quyền lực" cách đây vài năm, tác giả nhấn mạnh "tam quyền phân lập" là học thuyết du nhập từ bên ngoài, cổ xúy bất ổn và xung đột quyền lực. Tác giả kết luận : "Khác với nhà nước tư sản, Việt Nam tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, không phân lập, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp".

Trước khi ông Nguyễn Hòa Bình được Học viện Cảnh sát Nhân dân bổ nhiệm chức danh giáo sư, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 648 ứng viên đến từ 28 ngành được đề xuất đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023. Điều đáng nói là trong ngành Khoa học An ninh chỉ có một ứng viên đủ tiêu chuẩn là ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Một số người cho rằng, ông Nguyễn Hòa Bình không xứng đáng là một giáo sư nếu nói về trình độ, chuyên môn với những phát ngôn bất nhất của mình. Chẳng hạn vào đầu năm 2021, khi báo cáo về công tác của các tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự. Cụ thể ông Bình cho rằng : ‘Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.

Đến tháng 9/2022, Chánh án Nguyễn Hòa Bình lại nói rằng nghị quyết của Quốc hội cho phép 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ án, được phép sai do lỗi chủ quan. Ông này đưa ra biện minh rằng, vì nếu cứ sai là bị kỷ luật hết thì không lấy đâu ra người làm việc.

Nay ông Nguyễn Hòa Bình lại được bổ nhiệm chức danh Giáo sư Học viện Cảnh sát nhân dân, Luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận với RFA :

"Qua sự việc nêu trên cho thấy việc giao thẩm quyền và cấp giáo sư trong nước hết sức tùy tiện và bừa bãi. Theo đó, giáo sư không còn ý nghĩa như sự công nhận chức danh dựa trên nền tảng học vấn và khả năng sư phạm nữa, mà đã trở thành danh xưng trang trí để các quan chức chia chác, ban phát làm đẹp tên tuổi cho nhau mà thôi. Cho thấy một thực trạng rằng tuy học vấn kém cỏi, trình độ hạn hẹp, đạo đức suy đồi, nhưng các quan chức cộng sản vẫn rất trọng vọng, hám danh đối với các học hàm, học vị, chức danh vốn chỉ dành cho người có học vấn cao, trình độ uyên bác.

Công chúng vốn đã rất thông hiểu điều này, cho nên, không có ai nể nang hay khâm phục gì đối với các học hàm, học vị hoặc chức danh của các quan chức cộng sản cả".

Cũng theo Luật sư Mạnh, với tư cách là quan chức làm việc toàn thời gian trong ngành tòa án, ông Nguyễn Hòa Bình không được phép và cũng không thể tham gia công tác giảng dạy như một giáo sư của Học viện Cảnh sát.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 28/12/2023

Published in Diễn đàn

Chánh án Nguyễn Hòa Bình bị chê "kém nhạy bén" vì tự khen, bất chấp hàng loạt ‘án oan’

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình vừa phát động ‘cuộc thi sáng tác ca khúc về Tòa án’ hôm 1 tháng 11. Cuộc thi được nói là chiến dịch tuyên truyền, nhằm "ca ngợi, tôn vinh những cống hiến, thành tựu của ngành tòa án".

Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh dư luận Việt Nam gần đây liên tiếp lên án các quyết định của Chính phủ Việt Nam liên quan đến ‘án oan’, mà tâm điểm là những vụ việc của các tử tù như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, và Lê Văn Mạnh (vừa bị thi hành án tử hình trong tháng 9/2023).

nguyenhoabinh0

Ông Nguyễn Trường Chinh (cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng) trong một cuộc biểu tình đòi công lý cho con trai - FB Ng.Tr.Chinh

Kém nhận thức thời cuộc

Trao đổi với đài Á Châu Tự do, luật sư Lê Văn Hòa, người từng nắm vị trí tổ trưởng tổ kiểm tra án oan - Ban Nội chính Trung ương, cho biết phản ứng của ông trước thông tin ngành tòa án mở chiến dịch tuyên truyền về họ :

"Cái việc mà ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình, là chánh án tối cao, mà lại đi đặt phát động một cái chiến dịch kêu gọi các nhạc sĩ sáng tác những ca khúc để tôn vinh ngành tòa án, thì tôi cho rằng đây là chuyện rất khôi hài.

Cá nhân tôi thì thấy ông Nguyễn Hòa Bình rất là kém về nhận thức thời cuộc, ông ta không nhận thức được liệu cái ngành của ông ấy, có xứng đáng với lòng tin yêu của người dân Việt Nam hay không, mà lại đưa ra vào thời điểm này, thì tôi cho rằng đấy là điều rất nực cười".

Vị luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội cũng khẳng định đang tồn tại tình trạng xử oán oan sai trong hệ thống tòa án ở Việt Nam. Ông cũng cho biết bản thân đang theo đuổi bốn vụ án có dấu hiệu oan sai rất rõ ràng, và có tính chất nghiêm trọng. Trong đó bao gồm cả nỗ lực kêu oan của gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Do đó, luật sư Lê Văn Hòa cho rằng việc ngành tòa án nói chung và ông chánh án Nguyễn Hòa Bình nói riêng, bất chấp thực tế án oan vẫn đang là đề tài nhức nhối, mà lại đi tự ca ngợi mình, là điều "thiếu tự trọng", ông nói thêm :

"Nếu là người có tự trọng và có hiểu biết thì không ai lại tự đi ca ngợi mình, đó là điều không nhạy bén. Cái đó phải để cho xã hội tôn vinh, thực tế cuộc sống người ta tôn vinh. Chứ còn bây giờ trong ngành mình tự ca ngợi thì tôi cho rằng đó là điều không nhạy bén.

Ông ta phải biết rằng hiện nay ngành tòa án, hệ thống thẩm phán, hiện nay là một trong những ngành, theo cá nhân tôi, chiếm rất ít lòng tin yêu của người dân Việt Nam".

Không tin vào ngành tư pháp Việt Nam

Một vị luật sư khác đang hành nghề ở trong nước cũng bày tỏ sự thất vọng với đài RFA, dưới điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn, khi nghe tin vị thẩm phán của Tòa Tối cao nhờ cậy giới văn-nghệ-sĩ để ca ngợi ngành tòa án, ông này cho hay :

"Tôi thấy họ giống như là con chim công đang tỉa tót bộ lông, bộ cánh của mình để làm sao cho nó sặc sỡ, trong khi bản chất của vấn đề là làm sao đấu tranh cho thẩm phán người ta độc lập, xét xử công bằng, hoặc là thư ký được tăng lương, thì họ không đi vào bản chất của vấn đề, không đi vào chiều sâu, bản chất lập pháp. Tôi thấy rất thất vọng !"

Vị Luật sư này nói thêm, có vẻ như lại một lần nữa bệnh hình thức tái phát trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Do đó ông cho rằng bản thân ông đã không còn tin vào khả năng bảo vệ công lý của hệ thống tòa án ở Việt Nam, bất chấp tuyên bố của chánh án Nguyễn Hòa Bình rằng, các thẩm phán luôn "bất chấp hiểm nguy và cám dỗ" để bảo vệ công lý :

"Cá nhân tôi cho rằng ngành tư pháp ở Việt Nam không thể nào đáp ứng được kỳ vọng của người dân, và những người hành nghề luật. Bởi vì từ trước đến nay có bao giờ họ đạt được công lý đâu.

Nếu bên này đưa ra quyền lợi cho họ cao hơn, hoặc mua chuộc được thẩm phán, thì họ sẽ xử cho bên đó thắng. Còn bên kia không có tiền, không có quan hệ thì tất nhiên bị xử thua.

Tôi không bao giờ tin rằng hệ thống này có thể tự sửa chữa hoặc cái ngành tư pháp này có đạt được cái gì đấy gọi là công bằng, công lý ở Việt Nam".

Câu hỏi đặt ra là liệu nỗ lực tuyên truyền này có mạng lại bất cứ tác động nào thực chất, để vực lại hình ảnh của hệ thống tòa án Việt Nam trong con mắt công chúng không, hay đây sẽ lại là một dự án chỉ dừng ở việc tiêu tiền ngân sách ?

Bình luận về khía cạnh này, luật sư Lê Văn Hòa khẳng định không những nỗ lực tuyên truyền này không thành công, mà còn phản tác dụng, ông nói thêm :

"Cá nhân tôi cho rằng việc này chắc chắn sẽ phản tác dụng, cá nhân tôi đánh giá, nếu các nhạc sĩ có lòng tự trọng, và người ta có nhìn nhận rất đúng về thời cuộc, thì chả ai dại gì đi viết bài, sáng tác ca khúc để ca ngợi ngành tòa án trong thời điểm hiện nay. Tôi tin chắc điều đó !"

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 04/11/2023

Published in Diễn đàn

Thẩm phán nát thế mà vẫn bao biện !

Nguồn : Nhân Việt TV, 19/09/2023

Published in Diễn đàn

Biến động chính trường những ngày gần đây làm nhiều người bất ngờ. Khi ông Võ Văn Thưởng để lại ghế Thường trực Ban Bí thư, không ai ngờ rằng, ông Nguyễn Phú Trọng lại chọn một phụ nữ cho chiếc ghế đầy quyền lực này. Việc chọn người như thế này làm cho một số nhà phân tích đặt câu hỏi, phải chăng, trong Ban Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng đã hết người để chọn rồi sao ?

trum0

Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa muốn giao chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho ai, việc ông Nguyễn Phú Trọng bắt ông Nguyễn Hòa Bình ngồi lại vị trí Chánh án, thì chẳng khác nào ông Trọng đang "đì" ông này.

Có phân tích cho rằng, chọn bà Mai là giải pháp dung hòa. Ý kiến này cũng có lý, tuy nhiên, việc ông Nguyễn Phú Trọng để cho bà Trương Thị Mai kiêm nhiệm 2 chức vụ lớn trong Ban Bí thư là vì sao ? Có bao nhiêu mày râu luôn muốn giành lấy chức này, tuy nhiên chức này do ông Trọng điều khiển, nên không ai dám nổi nên "làm loạn" để giành chức.

Trong Ban Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, có ông Nguyễn Hòa Bình là Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng lại đang giữ một chức chỉ dành cho Ủy viên Trung ương Đảng, đó là vị trí Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Vị trí này trước đây chỉ dành cho Ủy viên Trung ương Đảng, việc ông Nguyễn Phú Trọng bắt ông Nguyễn Hòa Bình ngồi lại vị trí Chánh án, thì chẳng khác nào ông Trọng đang "đì" ông này.

Khi bà Trương Thị Mai được bổ nhiệm vào ghế Thường trực Ban Bí thư, thì ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương rất thích hợp cho ông Nguyễn Hòa Bình, bởi ông Nguyễn Hòa Bình đang là Ủy viên Bộ Chính trị. Vậy tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không trao cơ hội cho ông Nguyễn Hòa Bình ?

Ông Nguyễn Hòa Bình là con người thức thời, sẵn sàng xử oan một người bằng cách thừa nhận những chứng cứ được Công an điều tra mua ngoài chợ về. Mục đích là bảo vệ cho một hung thủ thật hiện nay vẫn còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Hung thủ thật được cho là con cháu của gia tộc chính trị mạnh nhất nhì miền Nam.

Nguyễn Hòa Bình biết bẻ cong cán cân công lý để phục vụ cho lợi ích chính trị, và thực tế, ông đã leo lên đến Ủy viên Bộ Chính trị. Nhưng có vẻ khi đến vị trí này, ông Nguyễn Hòa Bình đang bị ông Nguyễn Phú Trọng ngó lơ. Thà ông Trọng tin tưởng một người phụ nữ còn hơn tin một người đàn ông như Nguyễn Hòa Bình.

trum2

Ông Nguyễn Hòa Bình khôn thật, nhưng cuối cùng lại không được ông Trọng sủng ái bằng một người phụ nữ vốn không phải là người toan tính thâm sâu như "Trùm làm án oan" Nguyễn Hòa Bình

Qua cách dùng người của ông Nguyễn Phú Trọng gần đây cho thấy, ông Trọng đang dùng người thiên về hướng an toàn. Ông thích dùng những người hiền lành dễ bảo, còn mẫu người có mưu đồ chính trị thâm hiểm như Nguyễn Hòa Bình e là ông Trọng không dám dùng.

Công bằng mà nói, so với ông Võ Văn Thưởng thì ông Nguyễn Hòa Bình già đời hơn, mưu mô hơn và thủ đoạn hơn. Vậy mà ông này không thể leo cao, trong khi ông Võ Văn Thưởng và bà Trương Thị Mai thì lại được ông Nguyễn Phú Trọng tin dùng. Cho nên, người Việt có câu rất hay, đó là "khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống". Và ông Nguyễn Hòa Bình khôn thật, nhưng cuối cùng lại không được ông Trọng sủng ái bằng một người phụ nữ vốn không phải là người toan tính thâm sâu như Nguyễn Hòa Bình. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng bứng thành công trụ khó bứng nhất hiện nay, thì có thể nói, lúc đó, người được ông Trọng nuôi để "nối nghiệp" sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất.

Không biết ông Nguyễn Hòa Bình có được bố trí vị trí mới xứng đáng với Ủy viên Bộ Chính Trị hay không ? Không biết liệu những ngày sắp tới, bà Trương Thị Mai có nhả ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương ra cho người khác hay không. Tuy nhiên, điều mà người ta có thể thấy rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đang không tin tưởng nhiều nhân vật ngay trong Ban Bí thư của ông. Ông Trọng vốn là người kỹ tính và tính toán thâm sâu. Những ai đã thất sủng thì nên rút, nếu đòi hỏi có thể không tốt cho bản thân người đó.

Đứng gần ông Nguyễn Phú Trọng, tốt hơn hết đừng thể hiện cho ông Trọng thấy bản thân khôn ngoan và tính toán. Làm như thế, ông Trọng sẽ thấy bất an. Đinh Thế Huynh là một ví dụ, ông Huynh từng tỏ ra gần phương Tây trước khi ông này bị truất phế vì căn bệnh khó hiểu và "mất tích" sau đó. Chơi với ông Trọng là "làm bạn với cọp dữ".

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 10/03/2023

Published in Diễn đàn
lundi, 09 janvier 2023 01:07

Tư pháp thối nát

Sự nguy hiểm của việc học theo tấm gương đạo đức Nguyễn Hòa Bình

Ngày 4/1 vừa qua, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai công tác năm 2023, do Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức. Tòa án tỉnh này đã có một bản báo cáo rất đẹp. Báo cáo nói rằng, chất lượng xét xử án hình sự năm qua được đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật ; không có trường hợp nào xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Nghĩa là năm 2022 không có án oan sai.

nguyenhoabinh1

Sự nguy hiểm của việc học theo tấm gương đạo đức Nguyễn Hòa Bình

Bản báo cáo này khá giống báo cáo của ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, khi ông báo cáo tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV, diễn ra vào ngày 25/3/2021. Ông Nguyễn Hòa Bình nói rằng, "trong 5 năm qua, việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, trong nhiệm kỳ không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội".

Tuy nhiên, chính ông Nguyễn Hòa Bình đã làm Chánh án xét xử phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, từ ngày 6 đến ngày 8/5/2020. Ông đã tuyên án tử cho Hồ Duy Hải, mặc dù các vật chứng vụ án được Công an Điều tra tỉnh Long An mua ngoài chợ về để thay thế vật chứng thật. Hội đồng thẩm phán đã nói rằng : "dù quá trình điều tra, xét xử còn một số thiếu sót nhưng việc này không làm thay đổi bản chất vụ án", bởi thế, không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại. Từ các lý lẽ đã nêu, Hội đồng Thẩm phán kết luận : "Không chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao"

Vụ án này gây phẫn nộ dư luận vì sự chà đạp công lý quá lộ liễu của ông Nguyễn Hòa Bình. Tuy nhiên, ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn "tỉnh như ruồi", nói trước Quốc hội là trong 5 năm qua không có án oan. Nghĩa là, từ năm 2016 đến 2021 không có án oan.

Lời nói dối trắng trợn của ông Nguyễn Hòa Bình đã bị vạch trần, bởi vì, qua năm 2022, Ủy ban Tư Pháp thẩm tra tìm ra 15 án oan sai trong năm 2021 và 17 án oan sai trong năm 2022. Điều đó đủ chứng minh là bản chất con người ông Nguyễn Hòa Bình thế nào.

Xử oan nhưng báo cáo thì lại nói không có án oan, là hành động cố ém những vụ án oan lại, để có con số đẹp. Đây là hành động rất nguy hiểm cho người dân, bởi một khi quan tòa tuyên án oan, thì họ tìm mọi cách để dìm vụ án, bắt buộc người bị oan phải gánh cái tội mà họ không phạm phải. Đồng thời, để cho những kẻ phạm tội thực sự nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Ngành tư pháp Việt Nam là ngành tư pháp thực hiện theo mệnh lệnh chứ không hề có sự độc lập như các nước dân chủ. Đã có rất nhiều "án bỏ túi" được tuyên mà trong nhiều năm qua, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã nhiều lần lên tiếng, nhưng Chính quyền Cộng sản vẫn phớt lờ. Một khi tư pháp không có độc lập, thì không thể tìm đâu ra công lý.

Nguyễn Hòa Bình là kiểu mẫu quan tòa của Cộng sản, phán quyết không dựa vào chứng cứ khách quan, mà phán theo ý chủ quan của quan tòa, và theo lệnh cấp trên. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hòa Bình lại nói dối trước Quốc hội mà không hề biết xấu hổ. Đấy đúng là mẫu người Cộng sản đích thực. Đảng Cộng sản cần những con người như vậy để tuyên những bản án bỏ túi theo ý Đảng.

Trở lại vấn đề của Tòa án Nhân dân Thừa Thiên Huế, không ai tin không có oan sai trong một nền tư pháp công cụ. Những bản báo cáo như thế chỉ là trò mị dân rẻ tiền mà bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản bao năm qua vẫn đang thực hiện.

Nói đâu cho xa ? Người dân phản đối BOT bẩn có gì sai, mà họ vẫn bị ở tù. Trong khi đó, những trò chặn đường thu tiền xe cơ giới không đúng quy định, đã bị báo chí phân tích và phản ánh nhưng vẫn không ăn thua. Hàm oan người yếu thế để bảo vệ lợi ích nhóm cũng là một chức năng của ngành tư pháp Việt Nam. Họ cứ làm như thế năm này qua năm khác, nhưng báo cáo thì vẫn không có án oan. Người dân làm gì được ngoài việc chấp nhận ?

Ngọc Bảo (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 09/01/2023

Published in Diễn đàn

Nguyễn Hòa Bình đóng 3 vai suốt thời kỳ tố tụng vụ án Hồ Duy Hải. Ông ta là công an, ông ta là viện trưởng viện kiểm sát, và sau đó ông ta là thẩm phán xét xử phúc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Hành động chấp nhập công an điều tra mua vật chứng từ chợ để ghép tội phạm nhân cho thấy con người thật của Nguyễn Hòa Bình : trắng trợn chà đạp lên luật tố tụng hình sự.

nhb1

Trong vụ Hồ Duy Hải, ông Nguyễn Hòa Bình đóng liên tiếp ba vai : điều tra, truy tố và xét xử

Con người như thế, nhưng tại đại hội 13, người dân nghe tin như sét đánh vô tai rằng, Nguyễn Hòa Bình trúng cử ủy viên Bộ Chính trị. Đây là bước điệm tăng quyền lực rất lớn cho Nguyễn Hòa Bình. Vào Bộ Chính trị, Nguyễn Hòa Bình sẽ leo lên chức cao, chức mà ông Nguyễn Hòa Bình nhắm đến là phó thủ tướng thường trực mà ông Trương Hòa Bình nắm giữ.

Một con người xem thường luật pháp mà nắm phó thủ tướng thường trực thì nguy hiểm vô cùng. Đó là điều mà người rất lo lắng. Không ai làm gì được, vì chức vụ của ông Nguyễn Hòa Bình là do Bộ Chính trị bổ nhiệm chứ dân không thể nào can thiệp vào được.

Trước đây, dự kiến ông Nguyễn Hòa Bình sẽ quản lí Bộ Công an và Bộ Tư pháp nếu ông làm phó thủ tướng. Tuy nhiên cũng nhờ Trương Hòa Bình ngồi lì lại chiếc ghế phó thủ tướng thường trực nên việc sắp xếp chiếc ghế cho Nguyễn Hòa Bình bị kẹt lại.

Ngày 26/7 Quốc hội Việt Nam giới thiệu ông Nguyễn Hòa Bình vào chiếc ghế chánh án tòa án nhân dân tối cao. Như vậy là xem như mọi việc đã an bài, ông Nguyễn Hòa Bình ngồi lại chiếc ghế cũ, chiếc ghế mà ông đang muốn rũ bỏ nó ra đi nhưng không được.

Chẳng có bầu cử nào cả, bầu cử là vở kịch. Việc buộc Nguyễn Hòa Bình ngồi lại ghế cũ là kết quả của những cuộc đấu đá hậu trường - Kẻ làm ác, bất chấp thủ đoạn – phải bị thảm bại.

Nguyên nhân Nguyễn Hòa Bình ngồi lại ghế cũ

Khi đã nhận được chức cao hơn trong đảng mà khi chuyển qua nhà nước lại không lên chức là một thất bại. Khi ông Nguyễn Hòa Bình vận động để ông vòa Bộ Chính trị, ông cũng gặp rất nhiều kẻ thù nên bị cản lại ở chiếc ghế cao hơn. Vậy người cản ông Nguyễn Hòa Bình là ai ? Không ai khác chính là ông Phạm Bình Minh. Trước đây ông Phạm Bình Minh thua Trương Hòa Bình, nhưng giờ Phạm Bình Minh có thế quá mạnh, không chấp nhận thua Nguyễn Hòa Bình nữa. Việc nội các Phạm Minh Chính bị bóp lại còn 4 ghế phó thủ tướng cho thấy, rất nhièu thế lực khác đang muốn bóp đường tiến của Nguyễn Hòa Bình.

Với dân, Nguyễn Hòa Bình ngồi ở chiếc ghế nào cũng nguy hiểm. Đã là con người bất chấp luật pháp như Nguyễn Hòa Bình thì chỉ có nhà từ mới hợp với vị trí của ông này, tuy nhiên ông lại được ngồi vào chiếc ghế chánh án tòa án nhân dân tối cao.

Nguyễn Hòa Bình làm quan tòa không vì công lý mà vì mục đích chính trị. Ông xử án tử cho tử tù Hồ Duy Hải là để làm đẹp lòng thế lực gây tội ác đang giấu mặt. Thủ đoạn chính trị mà, ông ta dùng mạng dân để đổi lấy sự nghiệp chính trị. Về luật pháp thì ông Nguyễn Hòa Bình có thể đạp lên được, nhưng về luật nhân quả thì ông Nguyễn Hòa Bình khó mà tránh được.

Ghế chánh án tòa án nhân dân tối cao là chiếc ghế cao nhất trong ngành tòa án, tuy nhiên trong ban bí thư thì đây là chiếc ghế thấp nhất. Ông Nguyễn Hòa Bình đang ngồi trong Ban Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng. Đã hai nhiệm kỳ làm chánh án mà không lên chức thì đủ thấy, con người ông Nguyễn Phú Trọng vẫn không tin Nguyễn Hòa Bình.

Thực ra Nguyễn Hòa Bình là con người nguy hiểm, tuy nhiên với tầm quyền lực quá lớn như ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể ông không thấy sự nguy hiểm của Nguyễn Hòa Bình.

Thực tế, khi Nguyễn Hòa Bình là ủy viên trung ương đảng thì ông đã nguy hiểm rồi, giờ này là ủy viên Bộ Chính trị, nếu trao thêm quyền cho ông Nguyễn Hòa Bình thì sự nguy hiểm nâng cao lên một bậc. Có ngày con người này lật thủ trưởng mà giành ghế, vì vậy mà không ai muốn chứa ông chánh án tòa án nhân dân tối cao này nữa.

Nhìn bề ngoài, Nguyễn Hòa Bình được cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính chèo kéo, tưởng như con đường quan lộ của Nguyễn Hòa Bình sẽ lên như dìu gặp gió, tuy nhiên thực tế thì con đường quan lộ của Nguyễn Hòa Bình không suông sẻ như người ta nghĩ. Thực ra một con người có cách nhìn người sâu sắc như ông Nguyễn Phú Trọng không bao giờ ông lại chọn con người có khuôn mặt đoản hậu như Nguyễn Hòa Bình.

Những cơ hội vụt tắt vì bản chất phản trắc

Thời của Nguyễn Hòa Bình lên mạnh từ lúc hội nghị trung ương 15 của trung ương đảng khóa 12, trước thềm đại hội 13. Lúc đó ông Nguyễn Hòa Bình được ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ vào ghế ủy viên bộ chính trị. Tuy nhiên khi ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính TRị thì ông Trọng mới thấy sự nguy hiểm của ông này và tìm cách ghìm ông này lại chức cũ.

Sau đại hội 13, có tin cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa ông Nguyễn Hòa Bình ngồi vào chiếc ghế trưởng ban nội chính trung ương. Nếu ông Nguyễn Hòa Bình mà ngồi vào ghế này thì như hổ mọc thêm cánh, lúc đó dựa vào quyền thanh tra moi móc sai phạm của quan chức ông Nguyễn Hòa Bình có thể quy tụ về dưới trướng một số thuộc hạ trung thành và loại bỏ nhiều đối thủ. Tuy nhiên, nếu để ông Nguyễn Hòa Bình có quyền như thế thì có ngày ông ta sẽ soi luôn cả cái sai ông Nguyễn Phú Trọng và lựa cơ hội nắm thóp tổng bí thư. Vì vậy vào giờ chót, ông Nguyễn Hòa Bình trượt khỏi chiếc ghế quyền lực này. Ông Nguyễn Phú Trọng muốn dùng Phan Đình Trạc cản đưởng Nguyễn Hòa Bình.

Trước đây việc chọn nhân sự nhưng chưa bổ nhiệm là chắc chắn. Vì một khi đại hội đảng đã phân thì quốc hội phải gật, tuy nhiên ở đại hội 13 này, các phe nhóm đấu đá át liệt nên đến phút thứ 89 vẫn chưa ngã ngũ. Vậy nên nhiều dự đoán đều có thê sai lệch vì những bàn thắng vào phút chót. Ông Nguyễn Hòa Bình bị vuột mất cơ hội ngồi vào ghế trưởng ban nội chính cũng là bởi những trường hợp bất ngờ như thế. Trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ lại và giật mình với cách dùng người của ông.

Sau khi bị trượt cơ hội vào ban nội chính, ông Trương Hòa Bình có cơ hội được bổ nhiệm vào chức phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên dường như ông Phạm Minh Chính cũng nhìn ra bộ mặt thật của Nguyễn Hòa Bình nên không muốn kéo ông này về. Kẻ có khuôn mặt phản trắc mà dùng thì rất nguy hiểm, có thể nhận tai họa.

Xử vụ Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình đã gây nên tội ác với bị cáo và gia đình bị cáo, ngoài ra ông ta còn gây nên sự phẫn uất của xã hội. Vết nhơ này người dân Việt không bao giờ quên. Và việc ông Nguyễn Hòa Bình bị đì lại chiếc ghế cũ cũng phần nào làm nhiều người hả dạ. Tuy nhiên, cán cân công lý vẫn còn đang nằm trong tay ông này nên rất có thể trong 5 năm tới ông ta sẽ gây oan khuất cho nhiều người.

Ai vô hiệu hóa chức ủy viên Bộ Chính trị của Nguyễn Hòa Bình ?

Chức ủy viên bộ chính trị mà bị nhốt ở chiếc ghế dành cho ủy viên trung ương đảng thì đây là xem như cách vô hiệu hóa chức ủy viên bộ chính trị. Ông Nguyễn Hòa Bình đã bị vô hiệu hóa chức ủy viên bộ chính trị, tuy nhiên ai làm chuyện này là điều mà nhiều người đang quan tâm.

Trường hợp ông Nguyễn Hòa Bình vào ủy viên bộ chính trị rồi ngồi lại chức cũ chính là trường hợp tạo sai lầm mà kịp sửa sai của ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu ông Trọng không kéo ông Nguyễn Trọng Nghĩa từi quân đội về làm trưởng ban tuyên giáo trung ương thì ông Nguyễn Hòa Bình có khoảng trống để trám vào các ghế dành cho ủy viên bộ chính trị. Theo một số nguồn tin nội bộ cho biết thì khi lỡ đưa Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng mới cất nhắc ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm trưởng ban tuyên giáo, như là giải pháp khôn ngoan để bịt đường tiến của Nguyễn Hòa Bình. Nhìn thấy Nguyễn Phú Trọng không tin dùng Nguyễn Hòa Bình nên Phạm Minh Chính cũng làm theo như vậy. Đó là lí do mà ông Nguyễn Hòa Bình bị đì lại chiếc ghế chánh án tòa nán nhân dân tối cao.

Nguyễn Phú Trọng đang đì Nguyễn Hòa Bình

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 28/07/2021

Published in Diễn đàn

Lộ gương mặt muốn đẩy Nguyễn Hòa Bình đi để cướp ghế

Mỗi chiếc ghế trống là mỗi trận đấu khốc liệt. Ở chế độ này mỗi chiếc ghế là mỗi điều kiện hái ra tiền. Ở cái chế độ mà cái gì cũng đo bằng tiền, và mỗi khi có nhiều tiền thì càng có điều kiện để mua ghế cao hơn. Đó là lí do tại sao trong Đảng cộng sản luôn xảy ra đấu đá chí tử.

nhb1

Ghế của Nguyễn Hòa Bình cũng là mục đích phấn đấu của nhiều đối tượng

Ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ghế mà 2 nhiệm kỳ đều vào được ủy viên bộ chính trị. Trước đây là Trương Hòa Bình và bây giờ là Nguyễn Hòa Bình đều được như vậy.

Vị trí chánh án tòa an nhân dân tối cao như Nguyễn Hòa Bình ăn không ít, mỗi lần cầm cân nảy mực những vụ án gai góc là mỗi lần được người khác cậy nhờ. Trắng trợn nhất là vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình đã trắng trợn bẻ cong công lý, tất nhiên khi mà ông Nguyễn Hòa Bình trắng trợn chà đạp lên công lý, thì phía tà ác cũng phải mua chuộc như thế nào ông ta cũng làm vậy.

Ngồi ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mà chịu ăn thì tất sẽ rất giàu. Hiện nay Nguyễn Hòa Bình ngồi ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng là ghế kiếm được rất nhiều bổng lộc bằng những bản án tán tận lương tâm, tuy nhiên hiện nay ông Nguyễn Hòa Bình đã là ủy viên Bộ Chính trị, ông ta cần phải lên vị trí cao hơn để kiếm chắc nhiều hơn.

Ghế của Nguyễn Hòa Bình là ghế cao nhất của ngành tòa án, ai làm về tư pháp thì cũng mong muốn với tới chiếc ghế này. Đây là chiếc ghế duy nhất có thể vào Bộ Chính trị, còn những vị trí khác trong ngành tư pháp thì không thể nào mơ đến được. Vả lại ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng là chiếc ghế được ngồi vào Ban bí thư trung ương. Hiện nay ai là thành viên của ban bí thư cũng đều rất dễ kết nối với Nguyễn Phú Trọng. Vì thế ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối caoi là vị trí rất hấp dẫn.

Ai là người muốn cướp lấy chiếc ghế chánh án của ông Nguyễn Hòa Bình ?

Nguyễn Hòa Bình đang nghía ghế Phó Thủ tướng thường trực. Bản thân ông Phạm Minh Chính thì cũng đang cần Nguyễn Hòa Bình về chính phủ để xúi ông này làm bậy. Nguyễn Hòa Bình là loại người bất chấp, cứ được bảo kê là ông ta bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lí. Những lúc cần làm càn để cảnh cáo ai, Phạm Minh Chính cần ông này là rất tốt. Nguyễn Hòa Bình không biết ơn ai dù cho người đó đã giúp đỡ ông ta bao nhiêu đi nữa, vì vậy Phạm Minh Chính cần có rất nhiều tiền để sai khiến ông này. Phạm Minh Chính cần Nguyễn Hòa Bình và Nguyễn Hòa Bình cũng đang cần Phạm Minh Chính. Khả năng ông Nguyễn Hòa Bình gia nhập chính phủ sau hội nghị Trung ương 3 là rất cao.

Ông Nguyễn Hòa Bình thì ngắm ghế Phó thủ tướng thường trực, vậy câu hỏi đặt ra là ai sẽ ngắm vào chiếc ghế mà ông Nguyễn Hòa Bình để lại ? Đó không ai khác chính là ông Lê Thành Long, đương kim Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ông này đang là ủy viên trung ương đảng, một chức vụ trong đảng đủ để bổ vào vị trí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Ông Lê Thành Long 58 tuổi, quê ở Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ; Học vị : Tiến sĩ Luật học ; Lý luận chính trị Cao cấp ; Ngoại ngữ tiếng Anh (thành thạo), tiếng Nga (thành thạo). Ông Lê Thành Long là đồng hương của ông Phạm Minh Chính. Nếu ông Nguyễn Hòa Bình rút đi, ông Phạm Minh Chính đưa được Lê Thành Long vào Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì đấy là một thuận lợi cho ông Phạm Minh Chính. Lúc đó thế lực ông Phạm Minh Chính có thể mở rộng vào trong ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Lê Thành Long ngay từ năm 1987 đã làm việc trong Bộ tư Pháp với vị trí Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp. Đến năm 1990 ông là Cán bộ Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Kông quốc tế.

Đến năm 1991, ông là Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, rồi làm Thư ký Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau đó đi học thạc sĩ (tại Canada) và tiến sĩ (tại Nhật Bản) ; 4/2003-12/2008, Chuyên viên, sau đó làm Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp ; 12/2008-10/2011, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp ; 10/2011-3/2014, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp ; 4/2014-9/2015, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh ; 9/2015-3/2016, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Tại Đại hội đại hội XIII, ông Lê Thành Long vào ủy viên trung ương đảng và làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Nguyễn Hòa Bình, nỗi nhục cho ngành tư pháp

Ông Nguyễn Hòa Bình là người Quảng Ngãi, giai đoạn ở Quảng Ngãi làm Bí thư (4/2008-7/2011). Ông này tự cho ông cái quyền làm luật, lúc đó Nguyễn Hòa Bình tự ý cho đổi tên trường Trung học cơ sở Hành Đức mang tên Nguyễn Kim Vang tháng 3 năm 2011. Nguyễn Kim Vang là nhân vật lịch sử nào ? Xin thưa là anh ruột của ông Nguyễn Hòa Bình, là một liệt sĩ như hàng triệu người lính khác đã chết trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn của đất nước.

Ông Nguyễn Hòa Bình hai nhiệm kỳ Khóa 13, 14 là Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi, suốt 10 năm (5/2011-5/2021) ông Nguyễn Hòa Bình đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Quảng Ngãi như thế nào ?

Ông Nguyễn Hòa Bình làm Đại biểu quốc hội ở khu vực có huyện Bình Sơn : tháng 7/2020, "thần y" Võ Hoàng Yên được đảng bộ, chính quyền huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) mời về khám, chữa bệnh cho 776 người, ngân sách chi ra hơn 200 triệu đồng.

Là người nắm quyền tuyệt đối về Tư pháp với vị trí Chánh Tòa tối cao, tham gia lập pháp và giám sát luật của Quốc hội, vậy mà ông Nguyễn Hòa Bình vẫn im lặng để "thần y" hoạt động phi pháp, công khai trên chính nơi Đại biểu quốc hội Nguyễn Hòa Bình ứng cử và hứa …

Ông Nguyễn Hòa Bình đã để lại vết nhơ cho ngành tư pháp qua vụ xét xử Hồ Duy Hải. Có thể nói ngành tư pháp dưới thời ông Nguyễn Hòa Bình để lộ nguyên hình là một thứ công cụ của chính quyền cộng sản để đàn áp những người thấp cổ bé họng một cách công khai. Mà khi tòa án trở thành công cụ của Đảng và Nhà nước thì điều đó cũng có nghĩa, nó là mỏ vàng cho những ông quan tòa bất nhân khai thác. Một tiền lệ xấu đã được Nguyễn Hòa Bình thiết lập, và từ nay trở đi, ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là một ghế ngồi béo bở đối với nhiều người. Ai ngồi vào ghế này sẽ kiếm nhiều tiền và đầu tư mối quan hệ rất tốt cho các vị trí tương lai.

Trước đây ông Trương Hòa Bình cũng đã từng làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao rồi sau đó vào chính phủ nắm ghế Phó Thủ tướng thường trực thì nay ông Nguyễn Hòa Bình cũng tiến thân theo con đường ý hệt như vậy. Không biết ông Nguyễn Hòa Bình khi rời ghế chánh án có giới thiệu Lê Thành Long hay không ? Nếu được ông Nguyễn Hòa bình giới thiệu thì Lê Thành Long sẽ có cửa rất lớn ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất ngành tòa án này.

nhb2

Lê Thành Long đang muốn ngồi ghế chánh án tòa án tối cao

Cơ hội nắm thực quyền cho Lê Thành Long

Bộ Tư pháp ở Hoa kỳ là một bộ rất lớn, tuy nhiên Bộ Tư pháp trong chính phủ cộng sản Việt Nam không biết để làm gì ? Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có cục điều tra liên bang FBI và cục cảnh sát liên bang, đây là những công cụ của chính phủ để thực thi pháp luật. Trong khi Bộ tư pháp ở Việt Nam gần như chỉ là cơ quan tư vấn cho chính phủ về mặt luật pháp chứ không có thực quyền gì. Công cụ của chính phủ để thực thi pháp luật lại là Bộ Công an. Chính quyền cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức chồng chéo, Bộ tư pháp vốn rất vô dụng, ấy vậy mà trong Quốc hội còn có Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội giám sát Bộ Tư pháp. Tuy nhiên dù có giám sát thì Bộ Tư pháp cũng chẳng biết làm gì vì chẳng có thực quyền, những bản án lớn nhỏ đều do Đảng cộng sản quyết định.

Ông Lê Thành Long hiện nay là bộ trưởng có thực quyền thấp nhất trong chính phủ. Nếu ngồi ở ghế bộ trưởng bộ này, ông Long sẽ mãi mãi không có cơ hội vào Bộ Chính trị, tuy nhiên nếu ngồi vào ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì cơ hội của Lê Thành Long rộng mở hơn nhiều và thực quyền càng lớn hơn nữa. Với lợi thế là đồng hương của Phạm Minh Chính, liệu Lê Thành Long có được ông Chính sắp xếp vào ghế cao nhất của ngành tòa án hay không ? Cũng gần đến Hội nghị trung ương 3, chờ thời gian nữa thì sẽ rõ.

Nguyễn Phúc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 27/06/2021

*********************

Hội nghị trung ương 3, Nguyễn Hòa Bình và Phan Đình Trạc chiến nhau "chí tử" ?

Cuộc chiến quyền lực hiện nay đang đi vào hồi gay cấn vì nó được xem như là trận chung kết cho cuộc chiến quyền lực. Ai được xếp rồi thì ngồi tại chỗ, ai chưa được xếp thì lên võ đài đấu tiếp.

nhb3

Ông Nguyễn Hòa Bình đang là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Cuộc chiến kỳ này làm giới quan sát chính trị chú ý nhất là cuộc chiến tranh chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực. Mặc dù nhiều người đánh giá Trương Hòa Bình rất lì lợm, quyết bám cho bằng được chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều người là ông Trương Hòa Bình sẽ phải về vườn, vì hiện giờ ông Trương Hòa Bình không còn là ủy viên Bộ Chính trị mà cũng chẳng còn là ủy viên Trung ương đảng.

Như vậy chiếc ghế này sẽ là cuộc chiến của nhiều đối thủ chính trị trên chính trường. Những người nhắm vào chiếc ghế này phải có tiêu chuẩn là ủy viên bộ chính trị. Tất cả những ủy viên bộ chính trị mà ở Đại hội 13 vừa qua chưa được phân công nhiệm vụ mới đều có thể là ứng cử viên cho chiếc ghế này.

Vị trí Phó Thủ tướng thường trực rất quan trọng đối với ông Trọng, nếu vị trí này làm việc cho ông Trọng thì ông Trọng nắm được một phần ba chính phủ, do đó ông Trọng muốn đưa người của ông vào. Đối với Phạm Minh Chính, nếu vị trí Phó Thủ tướng thường trực là người của mình thì có thể nói Chính phủ của ông Chính là một thành trì bất khả xâm phạm đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Từ nay cho đến Hội nghị trung ương 3 không còn bao lâu nữa, cuộc đua đã bắt đầu và cho đến giờ người ta cũng không rõ ai chiếm ưu thế. Bởi những ứng viên vào chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực cũng không để lộ một cách rõ ràng mình là người của phe nào.

Trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, làm chính trị mà trung thành với một chủ bị đánh giá là người không thức thời. Cũng có thể trước khi đoạt ghế, ứng viên là người của phe này nhưng khi được rồi họ lại đầu quân cho phe khác. Trong chính trị không có gì là bất biến mà hoàn toàn có thể thay đổi.

Bước đầu tiên, tống cổ Trương Hòa Bình ra khỏi ghế

Để có được chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực thì trước tiên, các ứng viên phải loại cho được ông Trương Hòa Bình ra khỏi vị trí. Nếu không đẩy được Trương Hòa Bình thì có thể nói mọi nỗ lực đều trở nên công cốc. Tuy nhiên muốn loại ông Trương Hòa Bình thì phải loại bằng cách nào ?

Để loại được Trương Hòa Bình thì trước hết phải biết ông này thuộc phe nào. Thực tế ông Trương Hòa Bình là người của Trương Tấn Sang. Ông Trương Tấn Sang hiện nay chỉ còn có Trương Hòa Bình là nhân vật còn bám vào quyền lực, những đàn em và than cận còn lại không còn ai có quyền lực đủ mạnh.

Ông Tư Sang tuy không nắm giữ quyền lực trực tiếp nhưng ông rất giỏi liên minh với những thế lực khác để giữ lấy quyền lực. Trước đây thì ông Sang liên minh với ông Trọng và nay cũng vậy. Cũng nên biết việc Trương Hòa Bình còn ngồi lại ghế Phó Thủ tướng thường trực mặc dù đã rớt chức ủy viên Bộ Chính trị là một trường hợp có sự can thiệp của ông Trọng. Mặc dù vậy, cho đến bây giờ người ta cũng không biết ông Trương Hòa Bình đã thỏa thuận với ông Trọng những gì để ông Trọng cho ở lại. Tuy nhiên, hầu như giới thạo tin đều đồng ý rằng, ông Trương Hòa Bình rất có thể là đã chấp nhận làm cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng có thể nắm được tình hình trong Chính phủ ông Phạm Minh Chính.

Một khúc xương khó nuốt là mặc dù ông Trọng rất muốn giữ Trương Hòa Bình ngồi lại ghế Phó Thủ tướng thường trực, nhưng khổ nỗi ông Trương không còn là ủy viên Bộ Chính trị nên muốn giữ ông Trương Hòa Bình ở lại chức này sẽ rất khó. Dựa vào điểm này, Hội nghị trung ương 3 sẽ là cuộc đấu khẩu không khoang nhượng giữa những phe muốn lật và phe bảo vệ Trương Hòa Bình. Chưa biết trận chiến có kết quả thế nào, chỉ biết nếu không loại bỏ Trương Hòa Bình thì tất cả các ứng viên đều không có cơ hội nào hết.

Điểm mặt các ứng viên sáng giá

Hiện nay có 2 ứng viên sáng giá cho chức Phó Thủ tướng thường trực, đó là Nguyễn Hòa Bình và Phan Đình Trạc. Ông Nguyễn Hòa Bình đang là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, là con người bất chấp lẽ phải bất chấp luật pháp, sẵn sàng làm trâu ngựa cho thế lực nào trả ông ta giá cao miễn sao ông ta có lợi nhất.

nhb4

Ông Phan Đình Trạc

Được biết, ngay Đại hội 13, ông Nguyễn Hòa Bình được Bộ Chính trị phân công sẽ giữ chức phó thủ tướng đảm nhiệm mặt tư pháp của chính phủ. Mọi kế hoạch chuẩn bị thay thế Trương Hòa Bình đã được chuẩn bị nhưng giờ phút cuối, Trương Hòa Bình chưa chịu rút. Hội nghị trung ương 3 kỳ này là cơ hội cuối cùng để ông Nguyễn Hòa Bình vận động Trung ương đảng bỏ phiếu loại Trương Hòa Bình.

Theo như chúng tôi được biết thì ông Nguyễn Hòa Bình là người đi nước đôi, do đó rất dễ bị mua chuộc. Nguyễn Hòa Bình tuy có bộ mặt khắc khổ nhưng là con người sẵn sàng chà đạp lên pháp luật một cách sỗ sàng nếu được hứa hện một quyền lợi nào đó nên ông Phạm Minh Chính rất cần để mạnh tay với thế lực khác, hay ít ra làm cho thế lực đó lo sợ. Việc Nguyễn Hòa Bình được Phạm Minh Chính mời mọc về chính phủ có thể đã khiến ông Nguyễn Phú Trọng không còn tin cậy ông Nguyễn Hòa Bình nữa mà thay vào đó tin cậy vào một người hết thời Trương Hòa Bình. Tuy nhiên dù tin tưởng Trương Hòa Bình hơn, ông Trọng cũng khó giữ được ông Trương Hòa Bình lâu hơn.

Không biết ông Phạm Minh Chính có dùng Nguyễn Hòa Bình hay không ? Nhiều người am hiểu về tướng số cho rằng, dùng Nguyễn Hòa Bình là một canh bạc liều mạng vì ông Nguyễn Hòa Bình sẽ bán đứng chủ nhân nếu người khác trả giá cao hơn. Nếu Nguyễn Hòa Bình làm Phó Thủ tướng thường trực, thì ông Phạm Minh Chính hoàn toàn có thể mua ông Nguyễn Hòa Bình ngã theo phe chính phủ vì phe chính phủ bao giờ cũng rủng rỉnh tiền. Tuy nhiên về lâu về dài dùng Nguyễn Hòa Bình rất là nguy hiểm, một con người phản trắc thì không thể trung thành với ai lâu, làm Phó Thủ tướng thường trực là một mối nguy khôn lường cho ông Phạm Minh Chính.

Còn ông Phan Đình Trạc là một trường hợp khó dùng khác. Có khả năng ông Phan Đình Trạc nhận nhiệm vụ của Nguyễn Phú Trọng nhiều hơn là nhận nhiệm vụ của Phạm Minh Chính. Ông Phan Đình Trạc vốn là người trong ngành công an, cũng từng tranh quyền đoạt lợi với Tô Lâm ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an nhưng bất thành.

Tuy đang giữ chức Trưởng ban Nội chính trung ương, ông Phạm Đình Trạc vẫn còn rất lu mờ sau khi ông Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc thủ. Điều đó chứng tỏ năng lực của ông Phan Đình Trạc còn rất hạn chế, khả năng đấu đá không mạnh. Về năng lực thì cả Phan Đình Trạc lẫn Nguyễn Hòa Bình đều yếu kém, tuy nhiên thành tích xem thường dân, chà đạp luật pháp, chà đạp công lý thì Nguyễn Hòa Bình đã chứng tỏ vượt trội hơn.

Hiện nay cả Phan Đình Trạc và Nguyễn Hòa Bình đều phải tranh nhau để được giao ghế phó thủ tướng, mỗi ông có những ưu và khuyết điểm riêng nhưng về khả năng không ông nào tỏ ra vượt trội hơn đối tủ của mình.

Liệu có ứng viên thứ ba ?

Lẽ ra ông Phạm Bình Minh, cựu Phó Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao, sẽ nắm Phó Thủ tướng thường trực, vị trí cao hơn vị trí hiện nay của ông ta. Nhưng ông Phạm Bình Minh bị hỏng ăn chuếc ghế Phó Thủ tướng thường trực bởi Trương Hòa Bình vẫn lì lợm ngồi ì một chỗ.

nhb5

Ông Phạm Bình Minh, cựu Phó Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao

Ông Phạm Bình Minh là hạt giống đỏ, ông là con của cố ngoại trưởng Việt Nam – Nguyễn Cơ Thạch. Về bản chất, Phạm Bình Minh là một con người hiền hòa không muốn tranh giành hay tranh chấp quyền lực với ai. Ông được giao chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vì là người giỏi ngoại ngữ và nắm biết tình hình thế giới và khu vực.

Nhưng thì từ khi làm Bộ trưởng ngoại giao đến nay, ông Phạm Bình Minh không có thành tích gì đáng kể và cũng không có một thái độ nào đáng ghi nhớ như thân phụ của mình. Tất cả những lần bị Trung Quốc lấn lướt và ức hiếp, ông Phạm Bình Minh hoặc im tiếng, hoặc cho bà Lê Thị Thu Hằng thay mặt Bộ Ngoại giao phát biểu trên các kênh truyền thông một cách chiếu lệ, kiểu con vẹt, để vuốt ve dư luận trong nước mà thôi.

Ông Phạm Bình Minh bị đánh giá là con người nhu nhược. Tuy nhiên, sự nhu nhược của ông Phạm Bình Minh hợp ý với ông Trọng nên việc tiến thân có thể khá thuận lợi.

Năm 2019, sau nhiều tháng Trung Quốc gây hấn ở các giàn khoan ngoài biển nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cả xã hội bức xúc. Thì ngày 28/9/2019, nhân dịp được phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74, ông Phạm Bình Minh với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không dám nêu tên Trung Quốc. Thậm chí những gây hấn, đe dọa trực tiếp đến chủ quyền quốc gia, ông Phạm Bình Minh chỉ dùng từ "sự cố" để giải thích những hành động đó. "Sự cố" là những gì thuộc về những gì xảy ra ngoài ý muốn. Ở đây Trung Quốc có chủ ý muốn lấn chiếm chủ quyền đất nước thì đấy không phải là sự cố nữa mà là "sự đe dọa". Đấy là một sự thất vọng đối với nhân dân và là vết nhơ ngoại giao mà ông Phạm Bình Minh đã để lại.

Rất có thể ông Phạm Bình Minh cũng tham gia vào cuộc tranh đua giành ghế Phó Thủ tướng thường trực. Khả năng thắng thế của ông Phạm Bình Minh theo một số người còn cao hơn cả 2 đối thủ kia. Hãy chờ xem, sau Hội nghị trung ương 3 tình hình diễn biến thế nào hồi sau sẽ rõ.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 26/06/2021

Published in Diễn đàn

Giơ tay xử tử Hồ Duy Hải, bao che tội ác tại Đồng Tâm – Nguyễn Hòa Bình nhận ghế Bộ Chính trị

Trong danh sách Bộ Chính trị và Ban bí thư khóa XIII, công bố hôm 31/1/2021, chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình được một ghế vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực quan trọng nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.

nhb1

Ông Nguyễn Hòa Bình là Chánh án tòa tối cao đã tuyên xử y án tử hình Hồ Duy Hải trong phiên tòa Giám đốc thẩm hồi năm ngoái

Đây là ông chánh án đã chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải hồi tháng Năm năm ngoái, vụ án mà gia đình phải kêu oan ròng rã 12 năm.

Tại phiên giám đốc thẩm, ông Nguyễn Hòa Bình bác bỏ đề nghị lật lại hồ sơ Hồ Duy Hải, nói rằng không có tình tiết oan sai trong quá trình điều tra xét xử vụ án này, bất chấp nhiều tình tiết sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra đã bị các luật sư chỉ ra.

Đến ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình còn khẳng định "Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự", rằng ‘Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.

Khi đó một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Công Út, cho rằng nói không có án oan là nói theo kiểu chủ quan của ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao :

"Nếu nói nhiệm kỳ qua của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình thì tôi thấy có ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng ở huyện Tuy Đức, hai vợ chồng đều bị oan.

Ngành tòa án phải xin lỗi, và vừa rồi phải tạm ứng tiền bồi thường, và đang trong quá trình giám định thiệt hại, thương lượng bồi thường, đó là việc tôi biết và có trực tiếp tham gia trong việc bồi thường án oan này.

Như vậy nói không có án oan là không đúng, tại vì việc minh oan cho ông Võ, bà Thưởng là cách đây 2 năm. Cách đây 2 năm thì nó rơi trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Hòa Bình.

Do đó đây là câu nói mang tính báo cáo mà không trung thực".

Việc ông Nguyễn Hòa Bình lọt vào Bộ Chính trị sau Đại hội Đảng XIII khiến nhiều người quan tâm cảm thấy bất bình.

Đối với tiến sĩ Mạc Văn Trang, người thường có những bài viết về các vấn đề chính trị và xã hội ở Việt Nam, vụ xử Hồ Duy Hải bị dư luận chỉ trích, thậm chí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và cả chủ nhiệm Ban Pháp Luật Quốc Hội cũng phải lên tiếng, nhưng người thụ lý cao nhất thì phủ nhận và nay lọt vào Bộ Chính trị thì quả là khó hiểu :

"Tôi thấy kinh ngạc và thực sự không hiểu nỗi, bởi vì điều này thể hiện cái gì đó trái với lòng dân, trái với cơ quan lập pháp là Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội, trái với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Ông chánh án Nguyễn Hòa Bình từng đóng vai công an, sau đó sang Viện Kiểm sát rồi cuối cùng sang Tòa án, vụ án Hồ Duy Hải trong tay ông rất nhiều bí ẩn không hiểu được.

Nhưng mà ý Đảng thì chịu, đó là sự sắp xếp của Ban Tổ chức Trung ương và quan hệ bên trong mình không thể nào hiểu được. Người ta có công khai đâu, dân không biết dân không bàn thì làm sao hiểu được những bí ẩn đó".

Trao đổi qua điện thư với RFA, nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc Đảng bộ cộng sản Hồ Chí Minh, hiện là thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nhận định vì ông Nguyễn Phú Trọng quyết tâm trụ lại chức vụ cao nhất bất chấp Điều lệ Đảng, thành thử phải chọn ông Nguyễn Hòa Bình là một thuộc cấp tham quyền cố vị như ông ta mà thôi. Đây là điểm tối cho ngành tư pháp Việt Nam những ngày tới :

"Xuất phát từ việc ông Nguyễn Phú Trọng bất chấp Điều lệ Đảng, tức luật của Đảng, để giành quyền làm Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, thì việc mà tôi và rất nhiều người vô cùng ngạc nhiên là ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có quyền chỉ đạo việc cầm cân nẩy mực trong hai vụ án Đồng Tâm, Hồ Duy Hải với quá nhiều tai tiếng về tố tụng, điều tra, xét xử... lại được trúng cử vào Bộ Chính trị và sẽ đảm nhiệm trọng trách Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Điều ngạc nhiên được giải đáp bởi "Luật của Đảng đã bị chính người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng vi phạm, vậy thì "Luật của dân, do dân, vì dân" là luật chỉ để cai trị dân, để tùy tiện xét xử dân theo quyền và lợi ích của nhà cầm quyền.

Cho nên sắp tới đây bản án bất minh bất chính về Hồ Duy Hải và dân làng Đồng Tâm chắc sẽ là y án và sẽ được thực thi, còn ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Hòa Bình vẫn nghiễm nhiên ngồi trên danh vọng và bất chấp luật lệ".

nhb2

Ông Nguyễn Hòa Bình từng là Công an rồi Kiểm sát viên trước khi trở thanh Chánh án tối cao

Vụ án Đồng Tâm được nói đến liên quan đến tranh chấp đất đai và chính quyền Hà Nội dẫn đến vụ tấn công của công an vào Đồng Tâm vào đầu năm ngoái khiến 4 người thiệt mạng.

29 người dân làng bị tòa án kết án tù treo đến chung thân và tử hình với cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ. Vụ án bị quốc tế lên án vì có nhiều khuất tất.

Ông Nguyễn Hòa Bình bị dư luận chỉ trích về vụ án Hồ Duy Hải, nhưng đó là dư luận của các tổ chức xã hội dân sự bị Đảng cộng sản xem là thế lực thù địch, là nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một cựu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam :

"Vì thế họ không nghe đâu ! Tuy ông Bình bị chất vấn ở Quốc Hội nhưng ông đã chống chế và Quốc Hội cũng tạm cho qua. 

Hơn nữa việc làm của ông Bình đã được ông Trọng khuyến khích. Cơ bản việc ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị được ông Nguyễn Phú Trọng chọn vì cùng phe nhóm.

Cộng sản, và đặc biệt là ông Trọng, huênh hoang rằng cần chọn người có đức có tài, nhưng thực chất họ chủ yếu chọn người cùng phe cánh và chia chác quyền lực giữa các nhóm lợi ích.

Đường lối, cách thức chọn cán bộ của họ có nhiều điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học nên rất khó chọn được người có thực tài, trung thực và liêm khiết.

Ông Trọng rất muốn dựa vào công an và tòa án để đàn áp, để triệt hạ những người bất đồng chính kiến có phẩm chất cao thượng, vì thế cần dùng những kẻ dám chà đạp công lý, pháp luật, dám bất chấp dư luận của dân".

nhb3

Ông Lê Đình Kình, người được dân Đồng Tâm hết mực tôn kính đã bị Bộ Công an hạ sát bằng súng giảm thanh ngày tại giường ngủ vào rạng sáng ngày 9/1/2020

Vì đã dẫm đạp lên Điều lệ Đảng như ông Nguyễn Phú Trọng, thì chọn cán bộ bị dư luận chỉ trích vào Bộ Chính trị cũng là việc chẳng kiêng dè, nhưng nó báo hiệu sự mạt vận đang tới gần, đó là phần kết luận của Giáo sư Nguyễn Đình Cống.

Thường theo dõi tình hình thế sự trong nước, phóng viên Lê Trung Khoa từ Berlin, Đức, nói rằng Hà Nội thường tự nhận mình là Nhà nước pháp quyền với đầy đủ hành pháp, lập pháp, tư pháp, thế nhưng chọn một ông chánh án tắc trách và quyết đoán vào Bộ Chính trị khóa mới là thông điệp cứng rắn cho bất cứ ai dám chống lại án lệnh hay phán quyết của tòa do chính phủ chỉ đạo :

"Người như vậy không đủ khả năng đạo đức cũng như nhận thức về mặt Nhà nước pháp quyền.

Người dân không thể có cách nào kêu oan hay được xét xử một cách công minh, bởi vì đảng trực tiếp chỉ đạo những vụ án trọng điểm để loại bỏ đối lập, loại bỏ bất đồng hay bất lợi cho đảng.

Có nghĩa là Đảng cộng sản Việt Nam cần những con người như ông ta, tiếp tục sử dụng sự vô pháp, tiếp tục đàn áp, loại bỏ bất đồng, bất lợi hoặc những thứ mà đảng không muốn có trong thời gian tới".

Đảng chọn ai là tiêu chí riêng của họ, dân có chọn đâu mà được quyền thắc mắc, là lý giải của blogger, tiến sĩ bỏ đảng Đinh Đức Long.

Chọn một người không phải cứ theo cộng sản nói đủ tiêu chuẩn là đủ mà còn những yếu tố khác :

"Tôi xin nhắc lại một câu nói của ông Hồ Chí Minh. Năm 1946 chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, trong ấy có cả vua Bảo Đại.

Nhiều quan lại, nhiều bộ trưởng của chính phủ Trần Trọng Kim cũng tham gia vào chính phủ của ông Hồ Chí Minh.

Khi đó các cán bộ nhân dân theo chủ thuyết cộng sản thắc mắc tại sao những người như thế mà được giữ những chức vụ cao trong chính phủ.

Ông Hồ Chí Minh đã nói câu này "Phân có dơ không, dùng phân mà bón ruộng thì các chú có dùng không".

"Trở lại vấn đề ông Nguyễn Hòa Bình cũng thế thôi, có thể ông ấy làm mất lòng dân, làm mất lòng một số người trong Viện Kiểm sát Nhân Dân chẳng hạn, nhưng ông lại có lợi cho một phe nhóm nào đó, lợi cho mục đích nào đó thì người ta vẫn đưa vào".

Từ điểm này, tiến sĩ Đinh Đức Long nêu tiếp thí dụ về việc lưu giữ hai viên chức trong nhiệm kỳ khóa XII là ông Đinh La Thăng và ông Vũ Huy Hoàng :

"Ai chẳng biết ông Đinh La Thăng và ông Vũ Huy Hoàng là quân của ông (nguyên Thủ tướng) Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng mà rồi từng bước người ta loại ra hết.

Trở lại chính phủ liên hiệp của ông Hồ Chí Minh, khi lên nắm quyền chủ tịch nước, chủ tịch đảng, thậm chí bộ trưởng ngoại giao nữa thì ông loại dần và và đưa người của ông vào".

Ông Đinh La Thăng và Vũ Huy Hoàng là những cựu quan chức cấp cao trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá trước nhưng đã bị kỷ luật và bị tuyên án tù sau đó vì những sai phạm trong quản lý.

Đó là chính trị của một đất nước cộng sản như Việt Nam tới giờ phút này, blogger Đinh Đức Long giải thích tiếp, vì thế hãy xem chuyện cho ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị có thể ít nhiều phản ảnh cái tiêu chí, cái kế hoạch dùng người không bao giờ rõ ràng, không bao giờ minh bạch của Hà Nội trước nay.

Hải Yến (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 08/02/2021

**********************

Khi người không nhận đã xử án oan lọt vào Bộ Chính trị

Thanh Trúc, RFA, 05/02/2021

Trong danh sách Bộ Chính trị và Ban bí thư khóa XIII, công bố hôm 31/1/2021, chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình được một ghế vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

thb1

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo về công tác của các Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, vào ngày 12/1/2021. quochoi.vn

Đây là ông chánh án đã chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải hồi tháng 5 năm ngoái, vụ án mà gia đình phải kêu oan ròng rã 12 năm.

Tại phiên giám đốc thẩm, ông Nguyễn Hòa Bình bác bỏ đề nghị lật lại hồ sơ Hồ Duy Hải, nói rằng không có tình tiết oan sai trong quá trình điều tra xét xử vụ án này, bất chấp nhiều tình tiết sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra đã bị các luật sư chỉ ra.

Đến ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình còn khẳng định "Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự", rằng ‘Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.

Khi đó một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Công Út, cho rằng nói không có án oan là nói theo kiểu chủ quan của ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao :

"Nếu nói nhiệm kỳ qua của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình thì tôi thấy có ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng ở huyện Tuy Đức, hai vợ chồng đều bị oan. Ngành tòa án phải xin lỗi, và vừa rồi phải tạm ứng tiền bồi thường, và đang trong quá trình giám định thiệt hại, thương lượng bồi thường, đó là việc tôi biết và có trực tiếp tham gia trong việc bồi thường án oan này.

Như vậy nói không có án oan là không đúng, tại vì việc minh oan cho ông Võ, bà Thưởng là cách đây 2 năm. Cách đây 2 năm thì nó rơi trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Hòa Bình. Do đó đây là câu nói mang tính báo cáo mà không trung thực".

thb2

Bà Nguyễn Thị Loan kêu oan cho con là tử tù Hồ Duy Hải

Việc ông Nguyễn Hòa Bình lọt vào Bộ Chính trị sau Đại hội Đảng XIII khiến nhiều người quan tâm cảm thấy bất bình. Đối với tiến sĩ Mạc Văn Trang, người thường có những bài viết về các vấn đề chính trị và xã hội ở Việt Nam, vụ xử Hồ Duy Hải bị dư luận chỉ trích, thậm chí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và cả chủ nhiệm Ban Pháp luật Quốc hội cũng phải lên tiếng, nhưng người thụ lý cao nhất thì phủ nhận và nay lọt vào Bộ Chính trị thì quả là khó hiểu :

"Tôi thấy kinh ngạc và thực sự không hiểu nỗi, bởi vì điều này thể hiện cái gì đó trái với lòng dân, trái với cơ quan lập pháp là Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trái với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ông chánh án Nguyễn Hòa Bình từng đóng vai công an, sau đó sang Viện Kiểm Sát rồi cuối cùng sang tòa án, vụ án Hồ Duy Hải trong tay ông rất nhiều bí ẩn không hiểu được.

Nhưng mà ý Đảng thì chịu, đó là sự sắp xếp của Ban Tổ chức Trung ương và quan hệ bên trong mình không thể nào hiểu được. Người ta có công khai đâu, dân không biết dân không bàn thì làm sao hiểu được những bí ẩn đó".

Trao đổi qua điện thư với RFA, nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc Đảng bộ cộng sản Hồ Chí Minh, hiện là thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nhận định vì ông Nguyễn Phú Trọng quyết tâm trụ lại chức vụ cao nhất bất chấp Điều lệ Đảng, thành thử phải chọn ông Nguyễn Hòa Bình là một thuộc cấp tham quyền cố vị như ông ta mà thôi. Đây là điểm tối cho ngành tư pháp Việt Nam những ngày tới : 

"Xuất phát từ việc ông Nguyễn Phú Trọng bất chấp Điều lệ Đảng, tức luật của Đảng, để giành quyền làm Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, thì việc mà tôi và rất nhiều người vô cùng ngạc nhiên là ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có quyền chỉ đạo việc cầm cân nẩy mực trong hai vụ án Đồng Tâm, Hồ Duy Hải với quá nhiều tai tiếng về tố tụng, điều tra, xét xử... lại được trúng cử vào Bộ Chính trị và sẽ đảm nhiệm trọng trách Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Điều ngạc nhiên được giải đáp bởi "Luật của Đảng" đã bị chính người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng vi phạm, vậy thì "Luật của dân, do dân, vì dân" là luật chỉ để cai trị dân, để tùy tiện xét xử dân theo quyền và lợi ích của nhà cầm quyền. Cho nên sắp tới đây bản án bất minh bất chính về Hồ Duy Hải và dân làng Đồng Tâm chắc sẽ là y án và sẽ được thực thi, còn ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Hòa Bình vẫn nghiễm nhiên ngồi trên danh vọng và bất chấp luật lệ".

thb3

29 người dân Đồng Tâm bị xét xử ở tòa án ở Hà Nội hôm 14/9/2020. AFP

Vụ án Đồng Tâm được nói đến liên quan đến tranh chấp đất đai và chính quyền Hà Nội dẫn đến vụ tấn công của công an vào Đồng Tâm vào đầu năm ngoái khiến 4 người thiệt mạng. 29 người dân làng bị tòa án kết án tù treo đến chung thân và tử hình với cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ. Vụ án bị quốc tế lên án vì có nhiều khuất tất.

Ông Nguyễn Hòa Bình bị dư luận chỉ trích về vụ án Hồ Duy Hải, nhưng đó là dư luận của các tổ chức xã hội dân sự bị đảng Cộng sản xem là thế lực thù địch, là nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một cựu Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam :

"Vì thế họ không nghe đâu ! Tuy ông Bình bị chất vấn ở Quốc hội nhưng ông đã chống chế và Quốc hội cũng tạm cho qua. Hơn nữa việc làm của ông Bình đã được ông Trọng khuyến khích. Cơ bản việc ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị được ông Nguyễn Phú Trọng chọn vì cùng phe nhóm.

Cộng sản, và đặc biệt là ông Trọng, huênh hoang rằng cần chọn người có đức có tài, nhưng thực chất họ chủ yếu chọn người cùng phe cánh và chia chác quyền lực giữa các nhóm lợi ích. Đường lối, cách thức chọn cán bộ của họ có nhiều điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học nên rất khó chọn được người có thực tài, trung thực và liêm khiết. Ông Trọng rất muốn dựa vào công an và tòa án để đàn áp, để triệt hạ những người bất đồng chính kiến có phẩm chất cao thượng, vì thế cần dùng những kẻ dám chà đạp công lý, pháp luật, dám bất chấp dư luận của dân".

Vì đã dẫm đạp lên Điều lệ Đảng như ông Nguyễn Phú Trọng, thì chọn cán bộ bị dư luận chỉ trích vào Bộ Chính trị cũng là việc chẳng kiêng dè, nhưng nó báo hiệu sự mạt vận đang tới gần, là phần kết luận của Giáo sư Nguyễn Đình Cống.

Thường theo dõi tình hình thế sự trong nước, phóng viên Lê Trung Khoa từ Berlin, Đức, nói rằng Hà Nội thường tự nhận mình là Nhà Nước Pháp Quyền với đầy đủ hành pháp, lập pháp, tư pháp, thế nhưng chọn một ông chánh án tắc trách và quyết đoán vào Bộ Chính trị khóa mới là thông điệp cứng rắn cho bất cứ ai dám chống lại án lệnh hay phán quyết của tòa do chính phủ chỉ đạo :

"Người như vậy không đủ khả năng đạo đức cũng như nhận thức về mặt Nhà Nước pháp quyền. Người dân không thể có cách nào kêu oan hay được xét xử một cách công minh, bởi vì đảng trực tiếp chỉ đạo những vụ án trọng điểm để loại bỏ đối lập, loại bỏ bất đồng hay bất lợi cho đảng.

Có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam cần những con người như ông ta, tiếp tục sử dụng sự vô pháp, tiếp tục đàn áp, loại bỏ bất đồng, bất lợi hoặc những thứ mà đảng không muốn có trong thời gian tới".

Đảng chọn ai là tiêu chí riêng của họ, dân có chọn đâu mà được quyền thắc mắc, là lý giải của blogger, tiến sĩ bỏ đảng Đinh Đức Long. Chọn một người không phải cứ theo cộng sản nói đủ tiêu chuẩn là đủ mà còn những yếu tố khác :

"Tôi xin nhắc lại một câu nói của ông Hồ Chí Minh. Năm 1946 chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, trong ấy có cả vua Bảo Đại. Nhiều quan lại, nhiều bộ trưởng của chính phủ Trần Trọng Kim cũng tham gia vào chính phủ của ông Hồ Chí Minh. Khi đó các cán bộ nhân dân theo chủ thuyết cộng sản thắc mắc tại sao những người như thế mà được giữ những chức vụ cao trong chính phủ. Ông Hồ Chí Minh đã nói câu này "Phân có dơ không, dùng phân mà bón ruộng thì các chú có dùng không".

Trở lại vấn đề ông Nguyễn Hòa Bình cũng thế thôi, có thể ông ấy làm mất lòng dân, làm mất lòng một số người trong Viện Kiểm Sát Nhân Dân chẳng hạn, nhưng ông lại có lợi cho một phe nhóm nào đó, lợi cho mục đích nào đó thì người ta vẫn đưa vào". 

Từ điểm này, tiến sĩ Đinh Đức Long nêu tiếp thí dụ về việc lưu giữ hai viên chức trong nhiệm kỳ khóa XII là ông Đinh La Thăng và ông Vũ Huy Hoàng :

"Ai chẳng biết ông Đinh La Thăng và ông Vũ Huy Hoàng là quân của ông (nguyên Thủ tướng) Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng mà rồi từng bước người ta loại ra hết. Trở lại chính phủ liên hiệp của ông Hồ Chí Minh, khi lên nắm quyền chủ tịch nước, chủ tịch đảng, thậm chí bộ trưởng ngoại giao nữa thì ông loại dần và và đưa người của ông vào".

Ông Đinh La Thăng và Vũ Huy Hoàng là những cựu quan chức cấp cao trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa trước nhưng đã bị kỷ luật và bị tuyên án tù sau đó vì những sai phạm trong quản lý.

Đó là chính trị của một đất nước cộng sản như Việt Nam tới giờ phút này, blogger Đinh Đức Long giải thích tiếp, vì thế hãy xem chuyện cho ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị có thể ít nhiều phản ảnh cái tiêu chí, cái kế hoạch dùng người không bao giờ rõ ràng, không bao giờ minh bạch của Hà Nội trước nay.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 05/02/2021

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2