Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/06/2021

Tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng : Nguyễn Hòa Bình lên lưới

Nguyễn Phúc - Nguyễn Duy

Lộ gương mặt muốn đẩy Nguyễn Hòa Bình đi để cướp ghế

Mỗi chiếc ghế trống là mỗi trận đấu khốc liệt. Ở chế độ này mỗi chiếc ghế là mỗi điều kiện hái ra tiền. Ở cái chế độ mà cái gì cũng đo bằng tiền, và mỗi khi có nhiều tiền thì càng có điều kiện để mua ghế cao hơn. Đó là lí do tại sao trong Đảng cộng sản luôn xảy ra đấu đá chí tử.

nhb1

Ghế của Nguyễn Hòa Bình cũng là mục đích phấn đấu của nhiều đối tượng

Ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ghế mà 2 nhiệm kỳ đều vào được ủy viên bộ chính trị. Trước đây là Trương Hòa Bình và bây giờ là Nguyễn Hòa Bình đều được như vậy.

Vị trí chánh án tòa an nhân dân tối cao như Nguyễn Hòa Bình ăn không ít, mỗi lần cầm cân nảy mực những vụ án gai góc là mỗi lần được người khác cậy nhờ. Trắng trợn nhất là vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình đã trắng trợn bẻ cong công lý, tất nhiên khi mà ông Nguyễn Hòa Bình trắng trợn chà đạp lên công lý, thì phía tà ác cũng phải mua chuộc như thế nào ông ta cũng làm vậy.

Ngồi ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mà chịu ăn thì tất sẽ rất giàu. Hiện nay Nguyễn Hòa Bình ngồi ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng là ghế kiếm được rất nhiều bổng lộc bằng những bản án tán tận lương tâm, tuy nhiên hiện nay ông Nguyễn Hòa Bình đã là ủy viên Bộ Chính trị, ông ta cần phải lên vị trí cao hơn để kiếm chắc nhiều hơn.

Ghế của Nguyễn Hòa Bình là ghế cao nhất của ngành tòa án, ai làm về tư pháp thì cũng mong muốn với tới chiếc ghế này. Đây là chiếc ghế duy nhất có thể vào Bộ Chính trị, còn những vị trí khác trong ngành tư pháp thì không thể nào mơ đến được. Vả lại ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng là chiếc ghế được ngồi vào Ban bí thư trung ương. Hiện nay ai là thành viên của ban bí thư cũng đều rất dễ kết nối với Nguyễn Phú Trọng. Vì thế ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối caoi là vị trí rất hấp dẫn.

Ai là người muốn cướp lấy chiếc ghế chánh án của ông Nguyễn Hòa Bình ?

Nguyễn Hòa Bình đang nghía ghế Phó Thủ tướng thường trực. Bản thân ông Phạm Minh Chính thì cũng đang cần Nguyễn Hòa Bình về chính phủ để xúi ông này làm bậy. Nguyễn Hòa Bình là loại người bất chấp, cứ được bảo kê là ông ta bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lí. Những lúc cần làm càn để cảnh cáo ai, Phạm Minh Chính cần ông này là rất tốt. Nguyễn Hòa Bình không biết ơn ai dù cho người đó đã giúp đỡ ông ta bao nhiêu đi nữa, vì vậy Phạm Minh Chính cần có rất nhiều tiền để sai khiến ông này. Phạm Minh Chính cần Nguyễn Hòa Bình và Nguyễn Hòa Bình cũng đang cần Phạm Minh Chính. Khả năng ông Nguyễn Hòa Bình gia nhập chính phủ sau hội nghị Trung ương 3 là rất cao.

Ông Nguyễn Hòa Bình thì ngắm ghế Phó thủ tướng thường trực, vậy câu hỏi đặt ra là ai sẽ ngắm vào chiếc ghế mà ông Nguyễn Hòa Bình để lại ? Đó không ai khác chính là ông Lê Thành Long, đương kim Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ông này đang là ủy viên trung ương đảng, một chức vụ trong đảng đủ để bổ vào vị trí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Ông Lê Thành Long 58 tuổi, quê ở Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ; Học vị : Tiến sĩ Luật học ; Lý luận chính trị Cao cấp ; Ngoại ngữ tiếng Anh (thành thạo), tiếng Nga (thành thạo). Ông Lê Thành Long là đồng hương của ông Phạm Minh Chính. Nếu ông Nguyễn Hòa Bình rút đi, ông Phạm Minh Chính đưa được Lê Thành Long vào Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì đấy là một thuận lợi cho ông Phạm Minh Chính. Lúc đó thế lực ông Phạm Minh Chính có thể mở rộng vào trong ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Lê Thành Long ngay từ năm 1987 đã làm việc trong Bộ tư Pháp với vị trí Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp. Đến năm 1990 ông là Cán bộ Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Kông quốc tế.

Đến năm 1991, ông là Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, rồi làm Thư ký Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau đó đi học thạc sĩ (tại Canada) và tiến sĩ (tại Nhật Bản) ; 4/2003-12/2008, Chuyên viên, sau đó làm Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp ; 12/2008-10/2011, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp ; 10/2011-3/2014, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp ; 4/2014-9/2015, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh ; 9/2015-3/2016, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Tại Đại hội đại hội XIII, ông Lê Thành Long vào ủy viên trung ương đảng và làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Nguyễn Hòa Bình, nỗi nhục cho ngành tư pháp

Ông Nguyễn Hòa Bình là người Quảng Ngãi, giai đoạn ở Quảng Ngãi làm Bí thư (4/2008-7/2011). Ông này tự cho ông cái quyền làm luật, lúc đó Nguyễn Hòa Bình tự ý cho đổi tên trường Trung học cơ sở Hành Đức mang tên Nguyễn Kim Vang tháng 3 năm 2011. Nguyễn Kim Vang là nhân vật lịch sử nào ? Xin thưa là anh ruột của ông Nguyễn Hòa Bình, là một liệt sĩ như hàng triệu người lính khác đã chết trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn của đất nước.

Ông Nguyễn Hòa Bình hai nhiệm kỳ Khóa 13, 14 là Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi, suốt 10 năm (5/2011-5/2021) ông Nguyễn Hòa Bình đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Quảng Ngãi như thế nào ?

Ông Nguyễn Hòa Bình làm Đại biểu quốc hội ở khu vực có huyện Bình Sơn : tháng 7/2020, "thần y" Võ Hoàng Yên được đảng bộ, chính quyền huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) mời về khám, chữa bệnh cho 776 người, ngân sách chi ra hơn 200 triệu đồng.

Là người nắm quyền tuyệt đối về Tư pháp với vị trí Chánh Tòa tối cao, tham gia lập pháp và giám sát luật của Quốc hội, vậy mà ông Nguyễn Hòa Bình vẫn im lặng để "thần y" hoạt động phi pháp, công khai trên chính nơi Đại biểu quốc hội Nguyễn Hòa Bình ứng cử và hứa …

Ông Nguyễn Hòa Bình đã để lại vết nhơ cho ngành tư pháp qua vụ xét xử Hồ Duy Hải. Có thể nói ngành tư pháp dưới thời ông Nguyễn Hòa Bình để lộ nguyên hình là một thứ công cụ của chính quyền cộng sản để đàn áp những người thấp cổ bé họng một cách công khai. Mà khi tòa án trở thành công cụ của Đảng và Nhà nước thì điều đó cũng có nghĩa, nó là mỏ vàng cho những ông quan tòa bất nhân khai thác. Một tiền lệ xấu đã được Nguyễn Hòa Bình thiết lập, và từ nay trở đi, ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là một ghế ngồi béo bở đối với nhiều người. Ai ngồi vào ghế này sẽ kiếm nhiều tiền và đầu tư mối quan hệ rất tốt cho các vị trí tương lai.

Trước đây ông Trương Hòa Bình cũng đã từng làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao rồi sau đó vào chính phủ nắm ghế Phó Thủ tướng thường trực thì nay ông Nguyễn Hòa Bình cũng tiến thân theo con đường ý hệt như vậy. Không biết ông Nguyễn Hòa Bình khi rời ghế chánh án có giới thiệu Lê Thành Long hay không ? Nếu được ông Nguyễn Hòa bình giới thiệu thì Lê Thành Long sẽ có cửa rất lớn ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất ngành tòa án này.

nhb2

Lê Thành Long đang muốn ngồi ghế chánh án tòa án tối cao

Cơ hội nắm thực quyền cho Lê Thành Long

Bộ Tư pháp ở Hoa kỳ là một bộ rất lớn, tuy nhiên Bộ Tư pháp trong chính phủ cộng sản Việt Nam không biết để làm gì ? Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có cục điều tra liên bang FBI và cục cảnh sát liên bang, đây là những công cụ của chính phủ để thực thi pháp luật. Trong khi Bộ tư pháp ở Việt Nam gần như chỉ là cơ quan tư vấn cho chính phủ về mặt luật pháp chứ không có thực quyền gì. Công cụ của chính phủ để thực thi pháp luật lại là Bộ Công an. Chính quyền cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức chồng chéo, Bộ tư pháp vốn rất vô dụng, ấy vậy mà trong Quốc hội còn có Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội giám sát Bộ Tư pháp. Tuy nhiên dù có giám sát thì Bộ Tư pháp cũng chẳng biết làm gì vì chẳng có thực quyền, những bản án lớn nhỏ đều do Đảng cộng sản quyết định.

Ông Lê Thành Long hiện nay là bộ trưởng có thực quyền thấp nhất trong chính phủ. Nếu ngồi ở ghế bộ trưởng bộ này, ông Long sẽ mãi mãi không có cơ hội vào Bộ Chính trị, tuy nhiên nếu ngồi vào ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì cơ hội của Lê Thành Long rộng mở hơn nhiều và thực quyền càng lớn hơn nữa. Với lợi thế là đồng hương của Phạm Minh Chính, liệu Lê Thành Long có được ông Chính sắp xếp vào ghế cao nhất của ngành tòa án hay không ? Cũng gần đến Hội nghị trung ương 3, chờ thời gian nữa thì sẽ rõ.

Nguyễn Phúc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 27/06/2021

*********************

Hội nghị trung ương 3, Nguyễn Hòa Bình và Phan Đình Trạc chiến nhau "chí tử" ?

Cuộc chiến quyền lực hiện nay đang đi vào hồi gay cấn vì nó được xem như là trận chung kết cho cuộc chiến quyền lực. Ai được xếp rồi thì ngồi tại chỗ, ai chưa được xếp thì lên võ đài đấu tiếp.

nhb3

Ông Nguyễn Hòa Bình đang là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Cuộc chiến kỳ này làm giới quan sát chính trị chú ý nhất là cuộc chiến tranh chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực. Mặc dù nhiều người đánh giá Trương Hòa Bình rất lì lợm, quyết bám cho bằng được chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều người là ông Trương Hòa Bình sẽ phải về vườn, vì hiện giờ ông Trương Hòa Bình không còn là ủy viên Bộ Chính trị mà cũng chẳng còn là ủy viên Trung ương đảng.

Như vậy chiếc ghế này sẽ là cuộc chiến của nhiều đối thủ chính trị trên chính trường. Những người nhắm vào chiếc ghế này phải có tiêu chuẩn là ủy viên bộ chính trị. Tất cả những ủy viên bộ chính trị mà ở Đại hội 13 vừa qua chưa được phân công nhiệm vụ mới đều có thể là ứng cử viên cho chiếc ghế này.

Vị trí Phó Thủ tướng thường trực rất quan trọng đối với ông Trọng, nếu vị trí này làm việc cho ông Trọng thì ông Trọng nắm được một phần ba chính phủ, do đó ông Trọng muốn đưa người của ông vào. Đối với Phạm Minh Chính, nếu vị trí Phó Thủ tướng thường trực là người của mình thì có thể nói Chính phủ của ông Chính là một thành trì bất khả xâm phạm đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Từ nay cho đến Hội nghị trung ương 3 không còn bao lâu nữa, cuộc đua đã bắt đầu và cho đến giờ người ta cũng không rõ ai chiếm ưu thế. Bởi những ứng viên vào chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực cũng không để lộ một cách rõ ràng mình là người của phe nào.

Trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, làm chính trị mà trung thành với một chủ bị đánh giá là người không thức thời. Cũng có thể trước khi đoạt ghế, ứng viên là người của phe này nhưng khi được rồi họ lại đầu quân cho phe khác. Trong chính trị không có gì là bất biến mà hoàn toàn có thể thay đổi.

Bước đầu tiên, tống cổ Trương Hòa Bình ra khỏi ghế

Để có được chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực thì trước tiên, các ứng viên phải loại cho được ông Trương Hòa Bình ra khỏi vị trí. Nếu không đẩy được Trương Hòa Bình thì có thể nói mọi nỗ lực đều trở nên công cốc. Tuy nhiên muốn loại ông Trương Hòa Bình thì phải loại bằng cách nào ?

Để loại được Trương Hòa Bình thì trước hết phải biết ông này thuộc phe nào. Thực tế ông Trương Hòa Bình là người của Trương Tấn Sang. Ông Trương Tấn Sang hiện nay chỉ còn có Trương Hòa Bình là nhân vật còn bám vào quyền lực, những đàn em và than cận còn lại không còn ai có quyền lực đủ mạnh.

Ông Tư Sang tuy không nắm giữ quyền lực trực tiếp nhưng ông rất giỏi liên minh với những thế lực khác để giữ lấy quyền lực. Trước đây thì ông Sang liên minh với ông Trọng và nay cũng vậy. Cũng nên biết việc Trương Hòa Bình còn ngồi lại ghế Phó Thủ tướng thường trực mặc dù đã rớt chức ủy viên Bộ Chính trị là một trường hợp có sự can thiệp của ông Trọng. Mặc dù vậy, cho đến bây giờ người ta cũng không biết ông Trương Hòa Bình đã thỏa thuận với ông Trọng những gì để ông Trọng cho ở lại. Tuy nhiên, hầu như giới thạo tin đều đồng ý rằng, ông Trương Hòa Bình rất có thể là đã chấp nhận làm cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng có thể nắm được tình hình trong Chính phủ ông Phạm Minh Chính.

Một khúc xương khó nuốt là mặc dù ông Trọng rất muốn giữ Trương Hòa Bình ngồi lại ghế Phó Thủ tướng thường trực, nhưng khổ nỗi ông Trương không còn là ủy viên Bộ Chính trị nên muốn giữ ông Trương Hòa Bình ở lại chức này sẽ rất khó. Dựa vào điểm này, Hội nghị trung ương 3 sẽ là cuộc đấu khẩu không khoang nhượng giữa những phe muốn lật và phe bảo vệ Trương Hòa Bình. Chưa biết trận chiến có kết quả thế nào, chỉ biết nếu không loại bỏ Trương Hòa Bình thì tất cả các ứng viên đều không có cơ hội nào hết.

Điểm mặt các ứng viên sáng giá

Hiện nay có 2 ứng viên sáng giá cho chức Phó Thủ tướng thường trực, đó là Nguyễn Hòa Bình và Phan Đình Trạc. Ông Nguyễn Hòa Bình đang là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, là con người bất chấp lẽ phải bất chấp luật pháp, sẵn sàng làm trâu ngựa cho thế lực nào trả ông ta giá cao miễn sao ông ta có lợi nhất.

nhb4

Ông Phan Đình Trạc

Được biết, ngay Đại hội 13, ông Nguyễn Hòa Bình được Bộ Chính trị phân công sẽ giữ chức phó thủ tướng đảm nhiệm mặt tư pháp của chính phủ. Mọi kế hoạch chuẩn bị thay thế Trương Hòa Bình đã được chuẩn bị nhưng giờ phút cuối, Trương Hòa Bình chưa chịu rút. Hội nghị trung ương 3 kỳ này là cơ hội cuối cùng để ông Nguyễn Hòa Bình vận động Trung ương đảng bỏ phiếu loại Trương Hòa Bình.

Theo như chúng tôi được biết thì ông Nguyễn Hòa Bình là người đi nước đôi, do đó rất dễ bị mua chuộc. Nguyễn Hòa Bình tuy có bộ mặt khắc khổ nhưng là con người sẵn sàng chà đạp lên pháp luật một cách sỗ sàng nếu được hứa hện một quyền lợi nào đó nên ông Phạm Minh Chính rất cần để mạnh tay với thế lực khác, hay ít ra làm cho thế lực đó lo sợ. Việc Nguyễn Hòa Bình được Phạm Minh Chính mời mọc về chính phủ có thể đã khiến ông Nguyễn Phú Trọng không còn tin cậy ông Nguyễn Hòa Bình nữa mà thay vào đó tin cậy vào một người hết thời Trương Hòa Bình. Tuy nhiên dù tin tưởng Trương Hòa Bình hơn, ông Trọng cũng khó giữ được ông Trương Hòa Bình lâu hơn.

Không biết ông Phạm Minh Chính có dùng Nguyễn Hòa Bình hay không ? Nhiều người am hiểu về tướng số cho rằng, dùng Nguyễn Hòa Bình là một canh bạc liều mạng vì ông Nguyễn Hòa Bình sẽ bán đứng chủ nhân nếu người khác trả giá cao hơn. Nếu Nguyễn Hòa Bình làm Phó Thủ tướng thường trực, thì ông Phạm Minh Chính hoàn toàn có thể mua ông Nguyễn Hòa Bình ngã theo phe chính phủ vì phe chính phủ bao giờ cũng rủng rỉnh tiền. Tuy nhiên về lâu về dài dùng Nguyễn Hòa Bình rất là nguy hiểm, một con người phản trắc thì không thể trung thành với ai lâu, làm Phó Thủ tướng thường trực là một mối nguy khôn lường cho ông Phạm Minh Chính.

Còn ông Phan Đình Trạc là một trường hợp khó dùng khác. Có khả năng ông Phan Đình Trạc nhận nhiệm vụ của Nguyễn Phú Trọng nhiều hơn là nhận nhiệm vụ của Phạm Minh Chính. Ông Phan Đình Trạc vốn là người trong ngành công an, cũng từng tranh quyền đoạt lợi với Tô Lâm ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an nhưng bất thành.

Tuy đang giữ chức Trưởng ban Nội chính trung ương, ông Phạm Đình Trạc vẫn còn rất lu mờ sau khi ông Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc thủ. Điều đó chứng tỏ năng lực của ông Phan Đình Trạc còn rất hạn chế, khả năng đấu đá không mạnh. Về năng lực thì cả Phan Đình Trạc lẫn Nguyễn Hòa Bình đều yếu kém, tuy nhiên thành tích xem thường dân, chà đạp luật pháp, chà đạp công lý thì Nguyễn Hòa Bình đã chứng tỏ vượt trội hơn.

Hiện nay cả Phan Đình Trạc và Nguyễn Hòa Bình đều phải tranh nhau để được giao ghế phó thủ tướng, mỗi ông có những ưu và khuyết điểm riêng nhưng về khả năng không ông nào tỏ ra vượt trội hơn đối tủ của mình.

Liệu có ứng viên thứ ba ?

Lẽ ra ông Phạm Bình Minh, cựu Phó Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao, sẽ nắm Phó Thủ tướng thường trực, vị trí cao hơn vị trí hiện nay của ông ta. Nhưng ông Phạm Bình Minh bị hỏng ăn chuếc ghế Phó Thủ tướng thường trực bởi Trương Hòa Bình vẫn lì lợm ngồi ì một chỗ.

nhb5

Ông Phạm Bình Minh, cựu Phó Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao

Ông Phạm Bình Minh là hạt giống đỏ, ông là con của cố ngoại trưởng Việt Nam – Nguyễn Cơ Thạch. Về bản chất, Phạm Bình Minh là một con người hiền hòa không muốn tranh giành hay tranh chấp quyền lực với ai. Ông được giao chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vì là người giỏi ngoại ngữ và nắm biết tình hình thế giới và khu vực.

Nhưng thì từ khi làm Bộ trưởng ngoại giao đến nay, ông Phạm Bình Minh không có thành tích gì đáng kể và cũng không có một thái độ nào đáng ghi nhớ như thân phụ của mình. Tất cả những lần bị Trung Quốc lấn lướt và ức hiếp, ông Phạm Bình Minh hoặc im tiếng, hoặc cho bà Lê Thị Thu Hằng thay mặt Bộ Ngoại giao phát biểu trên các kênh truyền thông một cách chiếu lệ, kiểu con vẹt, để vuốt ve dư luận trong nước mà thôi.

Ông Phạm Bình Minh bị đánh giá là con người nhu nhược. Tuy nhiên, sự nhu nhược của ông Phạm Bình Minh hợp ý với ông Trọng nên việc tiến thân có thể khá thuận lợi.

Năm 2019, sau nhiều tháng Trung Quốc gây hấn ở các giàn khoan ngoài biển nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cả xã hội bức xúc. Thì ngày 28/9/2019, nhân dịp được phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74, ông Phạm Bình Minh với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không dám nêu tên Trung Quốc. Thậm chí những gây hấn, đe dọa trực tiếp đến chủ quyền quốc gia, ông Phạm Bình Minh chỉ dùng từ "sự cố" để giải thích những hành động đó. "Sự cố" là những gì thuộc về những gì xảy ra ngoài ý muốn. Ở đây Trung Quốc có chủ ý muốn lấn chiếm chủ quyền đất nước thì đấy không phải là sự cố nữa mà là "sự đe dọa". Đấy là một sự thất vọng đối với nhân dân và là vết nhơ ngoại giao mà ông Phạm Bình Minh đã để lại.

Rất có thể ông Phạm Bình Minh cũng tham gia vào cuộc tranh đua giành ghế Phó Thủ tướng thường trực. Khả năng thắng thế của ông Phạm Bình Minh theo một số người còn cao hơn cả 2 đối thủ kia. Hãy chờ xem, sau Hội nghị trung ương 3 tình hình diễn biến thế nào hồi sau sẽ rõ.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 26/06/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Phúc, Nguyễn Duy
Read 777 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)