Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lộ gương mặt muốn đẩy Nguyễn Hòa Bình đi để cướp ghế

Mỗi chiếc ghế trống là mỗi trận đấu khốc liệt. Ở chế độ này mỗi chiếc ghế là mỗi điều kiện hái ra tiền. Ở cái chế độ mà cái gì cũng đo bằng tiền, và mỗi khi có nhiều tiền thì càng có điều kiện để mua ghế cao hơn. Đó là lí do tại sao trong Đảng cộng sản luôn xảy ra đấu đá chí tử.

nhb1

Ghế của Nguyễn Hòa Bình cũng là mục đích phấn đấu của nhiều đối tượng

Ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ghế mà 2 nhiệm kỳ đều vào được ủy viên bộ chính trị. Trước đây là Trương Hòa Bình và bây giờ là Nguyễn Hòa Bình đều được như vậy.

Vị trí chánh án tòa an nhân dân tối cao như Nguyễn Hòa Bình ăn không ít, mỗi lần cầm cân nảy mực những vụ án gai góc là mỗi lần được người khác cậy nhờ. Trắng trợn nhất là vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình đã trắng trợn bẻ cong công lý, tất nhiên khi mà ông Nguyễn Hòa Bình trắng trợn chà đạp lên công lý, thì phía tà ác cũng phải mua chuộc như thế nào ông ta cũng làm vậy.

Ngồi ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mà chịu ăn thì tất sẽ rất giàu. Hiện nay Nguyễn Hòa Bình ngồi ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng là ghế kiếm được rất nhiều bổng lộc bằng những bản án tán tận lương tâm, tuy nhiên hiện nay ông Nguyễn Hòa Bình đã là ủy viên Bộ Chính trị, ông ta cần phải lên vị trí cao hơn để kiếm chắc nhiều hơn.

Ghế của Nguyễn Hòa Bình là ghế cao nhất của ngành tòa án, ai làm về tư pháp thì cũng mong muốn với tới chiếc ghế này. Đây là chiếc ghế duy nhất có thể vào Bộ Chính trị, còn những vị trí khác trong ngành tư pháp thì không thể nào mơ đến được. Vả lại ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng là chiếc ghế được ngồi vào Ban bí thư trung ương. Hiện nay ai là thành viên của ban bí thư cũng đều rất dễ kết nối với Nguyễn Phú Trọng. Vì thế ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối caoi là vị trí rất hấp dẫn.

Ai là người muốn cướp lấy chiếc ghế chánh án của ông Nguyễn Hòa Bình ?

Nguyễn Hòa Bình đang nghía ghế Phó Thủ tướng thường trực. Bản thân ông Phạm Minh Chính thì cũng đang cần Nguyễn Hòa Bình về chính phủ để xúi ông này làm bậy. Nguyễn Hòa Bình là loại người bất chấp, cứ được bảo kê là ông ta bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lí. Những lúc cần làm càn để cảnh cáo ai, Phạm Minh Chính cần ông này là rất tốt. Nguyễn Hòa Bình không biết ơn ai dù cho người đó đã giúp đỡ ông ta bao nhiêu đi nữa, vì vậy Phạm Minh Chính cần có rất nhiều tiền để sai khiến ông này. Phạm Minh Chính cần Nguyễn Hòa Bình và Nguyễn Hòa Bình cũng đang cần Phạm Minh Chính. Khả năng ông Nguyễn Hòa Bình gia nhập chính phủ sau hội nghị Trung ương 3 là rất cao.

Ông Nguyễn Hòa Bình thì ngắm ghế Phó thủ tướng thường trực, vậy câu hỏi đặt ra là ai sẽ ngắm vào chiếc ghế mà ông Nguyễn Hòa Bình để lại ? Đó không ai khác chính là ông Lê Thành Long, đương kim Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ông này đang là ủy viên trung ương đảng, một chức vụ trong đảng đủ để bổ vào vị trí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Ông Lê Thành Long 58 tuổi, quê ở Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ; Học vị : Tiến sĩ Luật học ; Lý luận chính trị Cao cấp ; Ngoại ngữ tiếng Anh (thành thạo), tiếng Nga (thành thạo). Ông Lê Thành Long là đồng hương của ông Phạm Minh Chính. Nếu ông Nguyễn Hòa Bình rút đi, ông Phạm Minh Chính đưa được Lê Thành Long vào Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì đấy là một thuận lợi cho ông Phạm Minh Chính. Lúc đó thế lực ông Phạm Minh Chính có thể mở rộng vào trong ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Lê Thành Long ngay từ năm 1987 đã làm việc trong Bộ tư Pháp với vị trí Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp. Đến năm 1990 ông là Cán bộ Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Kông quốc tế.

Đến năm 1991, ông là Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, rồi làm Thư ký Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau đó đi học thạc sĩ (tại Canada) và tiến sĩ (tại Nhật Bản) ; 4/2003-12/2008, Chuyên viên, sau đó làm Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp ; 12/2008-10/2011, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp ; 10/2011-3/2014, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp ; 4/2014-9/2015, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh ; 9/2015-3/2016, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Tại Đại hội đại hội XIII, ông Lê Thành Long vào ủy viên trung ương đảng và làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Nguyễn Hòa Bình, nỗi nhục cho ngành tư pháp

Ông Nguyễn Hòa Bình là người Quảng Ngãi, giai đoạn ở Quảng Ngãi làm Bí thư (4/2008-7/2011). Ông này tự cho ông cái quyền làm luật, lúc đó Nguyễn Hòa Bình tự ý cho đổi tên trường Trung học cơ sở Hành Đức mang tên Nguyễn Kim Vang tháng 3 năm 2011. Nguyễn Kim Vang là nhân vật lịch sử nào ? Xin thưa là anh ruột của ông Nguyễn Hòa Bình, là một liệt sĩ như hàng triệu người lính khác đã chết trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn của đất nước.

Ông Nguyễn Hòa Bình hai nhiệm kỳ Khóa 13, 14 là Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi, suốt 10 năm (5/2011-5/2021) ông Nguyễn Hòa Bình đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Quảng Ngãi như thế nào ?

Ông Nguyễn Hòa Bình làm Đại biểu quốc hội ở khu vực có huyện Bình Sơn : tháng 7/2020, "thần y" Võ Hoàng Yên được đảng bộ, chính quyền huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) mời về khám, chữa bệnh cho 776 người, ngân sách chi ra hơn 200 triệu đồng.

Là người nắm quyền tuyệt đối về Tư pháp với vị trí Chánh Tòa tối cao, tham gia lập pháp và giám sát luật của Quốc hội, vậy mà ông Nguyễn Hòa Bình vẫn im lặng để "thần y" hoạt động phi pháp, công khai trên chính nơi Đại biểu quốc hội Nguyễn Hòa Bình ứng cử và hứa …

Ông Nguyễn Hòa Bình đã để lại vết nhơ cho ngành tư pháp qua vụ xét xử Hồ Duy Hải. Có thể nói ngành tư pháp dưới thời ông Nguyễn Hòa Bình để lộ nguyên hình là một thứ công cụ của chính quyền cộng sản để đàn áp những người thấp cổ bé họng một cách công khai. Mà khi tòa án trở thành công cụ của Đảng và Nhà nước thì điều đó cũng có nghĩa, nó là mỏ vàng cho những ông quan tòa bất nhân khai thác. Một tiền lệ xấu đã được Nguyễn Hòa Bình thiết lập, và từ nay trở đi, ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là một ghế ngồi béo bở đối với nhiều người. Ai ngồi vào ghế này sẽ kiếm nhiều tiền và đầu tư mối quan hệ rất tốt cho các vị trí tương lai.

Trước đây ông Trương Hòa Bình cũng đã từng làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao rồi sau đó vào chính phủ nắm ghế Phó Thủ tướng thường trực thì nay ông Nguyễn Hòa Bình cũng tiến thân theo con đường ý hệt như vậy. Không biết ông Nguyễn Hòa Bình khi rời ghế chánh án có giới thiệu Lê Thành Long hay không ? Nếu được ông Nguyễn Hòa bình giới thiệu thì Lê Thành Long sẽ có cửa rất lớn ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất ngành tòa án này.

nhb2

Lê Thành Long đang muốn ngồi ghế chánh án tòa án tối cao

Cơ hội nắm thực quyền cho Lê Thành Long

Bộ Tư pháp ở Hoa kỳ là một bộ rất lớn, tuy nhiên Bộ Tư pháp trong chính phủ cộng sản Việt Nam không biết để làm gì ? Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có cục điều tra liên bang FBI và cục cảnh sát liên bang, đây là những công cụ của chính phủ để thực thi pháp luật. Trong khi Bộ tư pháp ở Việt Nam gần như chỉ là cơ quan tư vấn cho chính phủ về mặt luật pháp chứ không có thực quyền gì. Công cụ của chính phủ để thực thi pháp luật lại là Bộ Công an. Chính quyền cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức chồng chéo, Bộ tư pháp vốn rất vô dụng, ấy vậy mà trong Quốc hội còn có Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội giám sát Bộ Tư pháp. Tuy nhiên dù có giám sát thì Bộ Tư pháp cũng chẳng biết làm gì vì chẳng có thực quyền, những bản án lớn nhỏ đều do Đảng cộng sản quyết định.

Ông Lê Thành Long hiện nay là bộ trưởng có thực quyền thấp nhất trong chính phủ. Nếu ngồi ở ghế bộ trưởng bộ này, ông Long sẽ mãi mãi không có cơ hội vào Bộ Chính trị, tuy nhiên nếu ngồi vào ghế Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì cơ hội của Lê Thành Long rộng mở hơn nhiều và thực quyền càng lớn hơn nữa. Với lợi thế là đồng hương của Phạm Minh Chính, liệu Lê Thành Long có được ông Chính sắp xếp vào ghế cao nhất của ngành tòa án hay không ? Cũng gần đến Hội nghị trung ương 3, chờ thời gian nữa thì sẽ rõ.

Nguyễn Phúc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 27/06/2021

*********************

Hội nghị trung ương 3, Nguyễn Hòa Bình và Phan Đình Trạc chiến nhau "chí tử" ?

Cuộc chiến quyền lực hiện nay đang đi vào hồi gay cấn vì nó được xem như là trận chung kết cho cuộc chiến quyền lực. Ai được xếp rồi thì ngồi tại chỗ, ai chưa được xếp thì lên võ đài đấu tiếp.

nhb3

Ông Nguyễn Hòa Bình đang là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Cuộc chiến kỳ này làm giới quan sát chính trị chú ý nhất là cuộc chiến tranh chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực. Mặc dù nhiều người đánh giá Trương Hòa Bình rất lì lợm, quyết bám cho bằng được chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều người là ông Trương Hòa Bình sẽ phải về vườn, vì hiện giờ ông Trương Hòa Bình không còn là ủy viên Bộ Chính trị mà cũng chẳng còn là ủy viên Trung ương đảng.

Như vậy chiếc ghế này sẽ là cuộc chiến của nhiều đối thủ chính trị trên chính trường. Những người nhắm vào chiếc ghế này phải có tiêu chuẩn là ủy viên bộ chính trị. Tất cả những ủy viên bộ chính trị mà ở Đại hội 13 vừa qua chưa được phân công nhiệm vụ mới đều có thể là ứng cử viên cho chiếc ghế này.

Vị trí Phó Thủ tướng thường trực rất quan trọng đối với ông Trọng, nếu vị trí này làm việc cho ông Trọng thì ông Trọng nắm được một phần ba chính phủ, do đó ông Trọng muốn đưa người của ông vào. Đối với Phạm Minh Chính, nếu vị trí Phó Thủ tướng thường trực là người của mình thì có thể nói Chính phủ của ông Chính là một thành trì bất khả xâm phạm đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Từ nay cho đến Hội nghị trung ương 3 không còn bao lâu nữa, cuộc đua đã bắt đầu và cho đến giờ người ta cũng không rõ ai chiếm ưu thế. Bởi những ứng viên vào chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực cũng không để lộ một cách rõ ràng mình là người của phe nào.

Trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, làm chính trị mà trung thành với một chủ bị đánh giá là người không thức thời. Cũng có thể trước khi đoạt ghế, ứng viên là người của phe này nhưng khi được rồi họ lại đầu quân cho phe khác. Trong chính trị không có gì là bất biến mà hoàn toàn có thể thay đổi.

Bước đầu tiên, tống cổ Trương Hòa Bình ra khỏi ghế

Để có được chiếc ghế Phó Thủ tướng thường trực thì trước tiên, các ứng viên phải loại cho được ông Trương Hòa Bình ra khỏi vị trí. Nếu không đẩy được Trương Hòa Bình thì có thể nói mọi nỗ lực đều trở nên công cốc. Tuy nhiên muốn loại ông Trương Hòa Bình thì phải loại bằng cách nào ?

Để loại được Trương Hòa Bình thì trước hết phải biết ông này thuộc phe nào. Thực tế ông Trương Hòa Bình là người của Trương Tấn Sang. Ông Trương Tấn Sang hiện nay chỉ còn có Trương Hòa Bình là nhân vật còn bám vào quyền lực, những đàn em và than cận còn lại không còn ai có quyền lực đủ mạnh.

Ông Tư Sang tuy không nắm giữ quyền lực trực tiếp nhưng ông rất giỏi liên minh với những thế lực khác để giữ lấy quyền lực. Trước đây thì ông Sang liên minh với ông Trọng và nay cũng vậy. Cũng nên biết việc Trương Hòa Bình còn ngồi lại ghế Phó Thủ tướng thường trực mặc dù đã rớt chức ủy viên Bộ Chính trị là một trường hợp có sự can thiệp của ông Trọng. Mặc dù vậy, cho đến bây giờ người ta cũng không biết ông Trương Hòa Bình đã thỏa thuận với ông Trọng những gì để ông Trọng cho ở lại. Tuy nhiên, hầu như giới thạo tin đều đồng ý rằng, ông Trương Hòa Bình rất có thể là đã chấp nhận làm cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng có thể nắm được tình hình trong Chính phủ ông Phạm Minh Chính.

Một khúc xương khó nuốt là mặc dù ông Trọng rất muốn giữ Trương Hòa Bình ngồi lại ghế Phó Thủ tướng thường trực, nhưng khổ nỗi ông Trương không còn là ủy viên Bộ Chính trị nên muốn giữ ông Trương Hòa Bình ở lại chức này sẽ rất khó. Dựa vào điểm này, Hội nghị trung ương 3 sẽ là cuộc đấu khẩu không khoang nhượng giữa những phe muốn lật và phe bảo vệ Trương Hòa Bình. Chưa biết trận chiến có kết quả thế nào, chỉ biết nếu không loại bỏ Trương Hòa Bình thì tất cả các ứng viên đều không có cơ hội nào hết.

Điểm mặt các ứng viên sáng giá

Hiện nay có 2 ứng viên sáng giá cho chức Phó Thủ tướng thường trực, đó là Nguyễn Hòa Bình và Phan Đình Trạc. Ông Nguyễn Hòa Bình đang là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, là con người bất chấp lẽ phải bất chấp luật pháp, sẵn sàng làm trâu ngựa cho thế lực nào trả ông ta giá cao miễn sao ông ta có lợi nhất.

nhb4

Ông Phan Đình Trạc

Được biết, ngay Đại hội 13, ông Nguyễn Hòa Bình được Bộ Chính trị phân công sẽ giữ chức phó thủ tướng đảm nhiệm mặt tư pháp của chính phủ. Mọi kế hoạch chuẩn bị thay thế Trương Hòa Bình đã được chuẩn bị nhưng giờ phút cuối, Trương Hòa Bình chưa chịu rút. Hội nghị trung ương 3 kỳ này là cơ hội cuối cùng để ông Nguyễn Hòa Bình vận động Trung ương đảng bỏ phiếu loại Trương Hòa Bình.

Theo như chúng tôi được biết thì ông Nguyễn Hòa Bình là người đi nước đôi, do đó rất dễ bị mua chuộc. Nguyễn Hòa Bình tuy có bộ mặt khắc khổ nhưng là con người sẵn sàng chà đạp lên pháp luật một cách sỗ sàng nếu được hứa hện một quyền lợi nào đó nên ông Phạm Minh Chính rất cần để mạnh tay với thế lực khác, hay ít ra làm cho thế lực đó lo sợ. Việc Nguyễn Hòa Bình được Phạm Minh Chính mời mọc về chính phủ có thể đã khiến ông Nguyễn Phú Trọng không còn tin cậy ông Nguyễn Hòa Bình nữa mà thay vào đó tin cậy vào một người hết thời Trương Hòa Bình. Tuy nhiên dù tin tưởng Trương Hòa Bình hơn, ông Trọng cũng khó giữ được ông Trương Hòa Bình lâu hơn.

Không biết ông Phạm Minh Chính có dùng Nguyễn Hòa Bình hay không ? Nhiều người am hiểu về tướng số cho rằng, dùng Nguyễn Hòa Bình là một canh bạc liều mạng vì ông Nguyễn Hòa Bình sẽ bán đứng chủ nhân nếu người khác trả giá cao hơn. Nếu Nguyễn Hòa Bình làm Phó Thủ tướng thường trực, thì ông Phạm Minh Chính hoàn toàn có thể mua ông Nguyễn Hòa Bình ngã theo phe chính phủ vì phe chính phủ bao giờ cũng rủng rỉnh tiền. Tuy nhiên về lâu về dài dùng Nguyễn Hòa Bình rất là nguy hiểm, một con người phản trắc thì không thể trung thành với ai lâu, làm Phó Thủ tướng thường trực là một mối nguy khôn lường cho ông Phạm Minh Chính.

Còn ông Phan Đình Trạc là một trường hợp khó dùng khác. Có khả năng ông Phan Đình Trạc nhận nhiệm vụ của Nguyễn Phú Trọng nhiều hơn là nhận nhiệm vụ của Phạm Minh Chính. Ông Phan Đình Trạc vốn là người trong ngành công an, cũng từng tranh quyền đoạt lợi với Tô Lâm ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an nhưng bất thành.

Tuy đang giữ chức Trưởng ban Nội chính trung ương, ông Phạm Đình Trạc vẫn còn rất lu mờ sau khi ông Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc thủ. Điều đó chứng tỏ năng lực của ông Phan Đình Trạc còn rất hạn chế, khả năng đấu đá không mạnh. Về năng lực thì cả Phan Đình Trạc lẫn Nguyễn Hòa Bình đều yếu kém, tuy nhiên thành tích xem thường dân, chà đạp luật pháp, chà đạp công lý thì Nguyễn Hòa Bình đã chứng tỏ vượt trội hơn.

Hiện nay cả Phan Đình Trạc và Nguyễn Hòa Bình đều phải tranh nhau để được giao ghế phó thủ tướng, mỗi ông có những ưu và khuyết điểm riêng nhưng về khả năng không ông nào tỏ ra vượt trội hơn đối tủ của mình.

Liệu có ứng viên thứ ba ?

Lẽ ra ông Phạm Bình Minh, cựu Phó Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao, sẽ nắm Phó Thủ tướng thường trực, vị trí cao hơn vị trí hiện nay của ông ta. Nhưng ông Phạm Bình Minh bị hỏng ăn chuếc ghế Phó Thủ tướng thường trực bởi Trương Hòa Bình vẫn lì lợm ngồi ì một chỗ.

nhb5

Ông Phạm Bình Minh, cựu Phó Thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao

Ông Phạm Bình Minh là hạt giống đỏ, ông là con của cố ngoại trưởng Việt Nam – Nguyễn Cơ Thạch. Về bản chất, Phạm Bình Minh là một con người hiền hòa không muốn tranh giành hay tranh chấp quyền lực với ai. Ông được giao chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vì là người giỏi ngoại ngữ và nắm biết tình hình thế giới và khu vực.

Nhưng thì từ khi làm Bộ trưởng ngoại giao đến nay, ông Phạm Bình Minh không có thành tích gì đáng kể và cũng không có một thái độ nào đáng ghi nhớ như thân phụ của mình. Tất cả những lần bị Trung Quốc lấn lướt và ức hiếp, ông Phạm Bình Minh hoặc im tiếng, hoặc cho bà Lê Thị Thu Hằng thay mặt Bộ Ngoại giao phát biểu trên các kênh truyền thông một cách chiếu lệ, kiểu con vẹt, để vuốt ve dư luận trong nước mà thôi.

Ông Phạm Bình Minh bị đánh giá là con người nhu nhược. Tuy nhiên, sự nhu nhược của ông Phạm Bình Minh hợp ý với ông Trọng nên việc tiến thân có thể khá thuận lợi.

Năm 2019, sau nhiều tháng Trung Quốc gây hấn ở các giàn khoan ngoài biển nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cả xã hội bức xúc. Thì ngày 28/9/2019, nhân dịp được phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74, ông Phạm Bình Minh với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không dám nêu tên Trung Quốc. Thậm chí những gây hấn, đe dọa trực tiếp đến chủ quyền quốc gia, ông Phạm Bình Minh chỉ dùng từ "sự cố" để giải thích những hành động đó. "Sự cố" là những gì thuộc về những gì xảy ra ngoài ý muốn. Ở đây Trung Quốc có chủ ý muốn lấn chiếm chủ quyền đất nước thì đấy không phải là sự cố nữa mà là "sự đe dọa". Đấy là một sự thất vọng đối với nhân dân và là vết nhơ ngoại giao mà ông Phạm Bình Minh đã để lại.

Rất có thể ông Phạm Bình Minh cũng tham gia vào cuộc tranh đua giành ghế Phó Thủ tướng thường trực. Khả năng thắng thế của ông Phạm Bình Minh theo một số người còn cao hơn cả 2 đối thủ kia. Hãy chờ xem, sau Hội nghị trung ương 3 tình hình diễn biến thế nào hồi sau sẽ rõ.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 26/06/2021

Published in Diễn đàn

Trọng, Chính giành nhau – Nguyễn Hòa Bình chưa chọn được chủ ?

Nguyễn Hòa Bình là một tên tuổi mà người dân Việt Nam không thể nào quên. Tên tuổi ông ta gắn liền với vụ án Hồ Duy Hải. Hình ảnh ông ta gắn với việc chà đạp lên luật tố tụng hình sự, vi phạm nghiêm trọng quy tắc suy đoán vô tội.

trongchinh1

Ông Nguyễn Hòa Bình trong bộ áo thẩm phán xử giám đốc thẩm Hồ Duy Hải

Ông Nguyễn Hòa Bình là chủ toạ phiên giám đốc thẩm cũng chính là người từng quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm và phúc thẩm đối với ông Hải. Ông đóng vai trò là người buộc tội Hồ Duy Hải với chức vụ là viện trưởng viện kiểm sát hồi năm 2011. Kể từ năm 2016 tới nay ông Nguyễn Hoà Bình là Chánh án Toà án nhân dân tối cao và là người chủ trì trong ba ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải hồi đầu tháng 5/2020. Các luật sư đã nói luật pháp không cho phép làm vậy vì điều ông Bình bác hồi năm 2011 lại vẫn là cùng vấn đề mà ông đứng ra chủ trì quyết định trong phiên giám đốc thẩm.

Ông Nguyễn Hòa Bình đã đóng 2 vai, vừa vai trò buộc tội vừa vai trò kết án là một hành động vi phạm luật pháp và cả vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Điều này không đảm bảo tính độc lập của ngành tòa án. Sự nhập vai 2 lần này được ví như là vừa đá bóng vừa thổi còi.

Điều đáng nói là việc kết luận sai trái trong phiên tòa giám đốc thẩm ấy, ông đã lôi kéo cả hội đồng thẩm phán 16 người cũng gật theo ông. Sai trái mười mươi như vậy nhưng không một ai phản đối, nó cho thấy phiên tòa lúc đó mang một hình ảnh của vở kịch với các diễn viên diễn rất đồng lòng. Nếu là tòa án độc lập thì không bao giờ xảy ra 100% đồng tình với cái sai như thế.

Sau vụ xét xử, người dân cứ nghĩ rằng, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ bị khiển trách nặng, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Cả bộ máy tuyên truyền báo chí bênh vực cho ông thì đủ biết, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ không sao cả. Điều này làm cho người dân yêu công lí rất thất vọng.

Với giới am hiểu thì người ta biết rằng, việc xét xử trái luật, vô đạo đức của ông Nguyễn Hòa Bình là vì mục đích chính trị. Nghĩa là ông Nguyễn Hòa Bình trắng trợn chà đạp lên luật pháp là để bảo vệ cái sai của hệ thống tư pháp. Cái sai ngay từ người công an điều tra, rồi nối tiếp cái sai của tòa án 2 cấp. Luật pháp qua tay ông Nguyễn Hòa Bình thì người ta chỉ thấy nổi lên một nguyên tắc, đó là nhà nước luôn luôn đúng. Oan sai cũng từ nguyên tắc đó mà ra, sự an toàn cho chế độ cũng từ nguyên tắc đó mà ra, và sự an toàn cho lãnh đạo cũng từ nguyên tắc đó mà ra.

Nguyễn Hòa Bình quảng bá thương hiệu với sếp

Trong phiên tòa xét xử, không phải chỉ một mình ông Nguyễn Hòa Bình quyết đạp lên luật ép chết Hồ Duy Hải mà toàn bộ 16 thẩm phán khác cũng đều giơ tay ủng hộ khiến toà án thắng áp đảo viện kiểm sát. Đây là một dấu chỉ cho thấy, không hề có tính độc lập trong phiên tòa giám đốc thẩm này, và tệ hại hơn, nó cho thấy ông Nguyễn Hòa Bình có khả năng điều khiển 16 vị thẩm phán kia để răm rắp làm theo lệnh ông. Nghĩa là khả năng điều hành thuộc cấp dám làm điều sai trái. Phải nói đây là một phẩm chất mà người mà lãnh đạo nào cũng cần đến ông. Vấn đề khó nhất của nhóm lợi ích là sự đồng thuận của những thuộc hạ cấp dưới. Nếu nhóm lợi ích nào kéo ông Nguyễn Hòa Bình về phe mình thì phe đó có lợi thế quân tướng đồng lòng.

Hành xử đúng mực và đúng quy trình pháp luật làm mọi người nghe theo, làm mọi người ủng hộ là chuyện bình thường. Hành động sai trái, trắng trợn chà đạp luật pháp mà khiến mọi người răm rắp nghe theo thì đó mới cho thấy năng lực mua chuộc, đe dọa của người đó. Giữa các nhóm lợi ích thì người ta sẽ không đối xử công bằng, đúng đạo đức và đúng luật với nhau đâu. Nếu làm vậy thì không gọi là cấu kết nữa mà là sống chuẩn mực.

Được biết, thời kỳ xử vụ án Hồ Duy Hải là lúc mà bộ chính trị đang tranh đấu nhau gay gắt để chọn người cơ cấu cho đại hội 13. Vấn đề của ông Nguyễn Hòa Bình là thể hiện bản thân như thế nào để các sếp bên trên nhận thấy rằng, họ cần có một con người nhưng Nguyễn Hòa Bình phụ tá cho họ trong những vấn đề gai góc.

trongchinh2

Nguyễn Hòa Bình và Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Phú Trọng nhân danh công lý để đốt lò, tuy nhiên bản thân ông Trọng lại đang tín nhiệm Tô Lâm một con người xem thường pháp luật làm cánh tay mặc thì ông Nguyễn Hòa Bình ắt nhận ra điều đó. Làm sao mà khi cần bắt Trịnh Xuân Thanh thì Tô Lâm ra tay ngay và luôn dù biết biết bắt cóc là phạm pháp trên đất nước người ta mà vẫn làm. Đấy ! Làm sai được trọng dụng chứ có phải làm đúng mà được trọng dụng đâu ? Làm sai mà mang lại lợi ích cho đảng, mang lại lợi ích cho sếp thì trong quan hệ cung đình, nó còn giá trị hơn những con người ngây thơ "làm theo hiến pháp và pháp luật".

Tô Lâm đã thể hiện, thì tại sao Nguyễn Hòa Bình không thể hiện tương tự để quảng bá hình ảnh bản thân ? Nguyễn Hòa Bình hoàn toàn có thể.

Thành quả

Cũng giống như cầu thủ bóng đá, khi thể hiện xuất sắc trên sân cỏ thì các ông chủ lớn sẽ săn đón và cầu thủ đó trở nên đắc hàng. Nguyễn Hòa Bình cũng vậy, chỉ trong một phiên tòa xét xử giám đốc thẩm mà ông đã cho Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính thấy rằng họ cần ông. Mà khi người ta cần ông thì người ta sẽ o bế, nâng đỡ để ông đồng ý về đầu quân cho họ. Trong chính trường Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, có thể tạm chia ra 2 thế lực mạnh, một thế lực cũ và một thế lực đang lên. Thế lực cũ là thế lực Nguyễn Phú Trọng, thế lực đang lên là thế lực Phạm Minh Chính. Các kỳ đại hội trung ương trước thềm đại hội XIII là các cuộc bàn bạc, chọn nhân sự cho nhóm, tranh chấp nhân sự và ngã giá với nhau để có người này hay người kia về phe mình. Nói chung hầu hết những cuộc ngã giá đều là vấn đề của 2 thế lực này thôi.

Vụ giám đốc thẩm chưa làm xã hội hết bất bình thì hôm ngày 31/1/2021, Trong danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí Thư khóa XIII, công bố chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình được một ghế vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một hôn quan được tưởng thưởng bằng một chức vụ rất cao trong hệ thống cấp bậc của Đảng cộng sản. Kết quả này làm cho mạng xã hội dậy sóng vì quá thất vọng. Nhiều người mất niềm tin vào công lí.

Tại phiên giám đốc thẩm, ông Nguyễn Hòa Bình bác bỏ đề nghị lật lại hồ sơ Hồ Duy Hải, nói rằng không có tình tiết oan sai trong quá trình điều tra xét xử vụ án này, bất chấp nhiều tình tiết sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra đã bị các luật sư chỉ ra.

Đến ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các Toà Án trong nhiệm kỳ Quốc Hội khoá XIV, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình còn khẳng định "Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự", rằng ‘Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.

Muốn dùng vụ án Hồ Duy Hải để chứng minh mình là một hôn quan thực thụ đã dẫn tới thành công mĩ mãn cho Nguyễn Hòa Bình. Được vào Bộ Chính trị là thêm quyền lực, với phẩm chất như thế, ông Nguyễn Hòa Bình là mục tiêu chèo kéo của phe ông Nguyễn Phú Trọng và phe ông Phạm Minh Chính.

Vì quá đắc hàng nên ai cũng giành, mà ai cũng giành thì Nguyễn Hòa Bình tới giờ vẫn chưa có bến đỗ.

Hiện nay ông Nguyễn Hòa Bình có 3 nơi để đầu quân, nơi thứ nhất là ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, nơi thứ nhì là chính phủ của ông Phạm Minh Chính, và nơi thứ ba là tòa án nhân dân tối cao. Trong đó, Ban Bí Thư và Chính Phủ đều là bộ máy khổng lồ, còn tòa án nhân dân tối cao chỉ là một cơ quan chứ không phải là bộ máy. Nếu muốn có tương lai, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ vào một trong hai nơi trên chứ không thể ngồi lại ghế chánh Án tòa án nhân dân tối cao được. Ghế chánh án tòa án nhân dân tối cao lâu nay chỉ dành cho ủy viên trung ương đảng, còn ông Nguyễn Hòa Bình là Ủy Viên Bộ Chính trị, chức này quá lớn so với chiếc ghế chánh án. Vì thế ông Nguyễn Hòa Bình nếu ngồi lại ghế chánh án thì trước sau gì ông cũng sẽ về đầu quân cho một trong 2 bộ máy kia.

Thực ra vào ban bí thư dễ tiến thân hơn so với vào chính phủ, nhưng hiện giờ ban bí thư không còn ghế ngon nữa rồi. Ghế trưởng ban tổ chức, trưởng ban tuyên giáo, trưởng ban nội chính, trưởng ban kinh tế đã có chủ, còn lại các ghế khác là không giá trị lắm so với chức ủy viên bộ chính trị của ông Bình. Có lẽ vì thế mà ông Nguyễn Hòa Bình phải phân vân ?

Nếu ông Nguyễn Hòa Bình mà vào chính phủ thì chức của ông sẽ là phó thủ tướng. Chức này rất ngon ăn, vì nó chỉ còn cách chức thủ tướng của Phạm Minh Chính một bước chân thôi. Bản thân ông Phạm Minh Chính thì cũng muốn ông Nguyễn Hòa Bình về phe ông để bên chính phủ có 5 ủy viên bộ chính trị, gần bằng số ủy viên bộ chính trị bên ban bí thư. Tuy nhiên, hiện giờ ông Phạm Minh Chính vẫn chưa phải là thế lực vượt trội ông Trọng để mà ông Nguyễn Hòa Bình dứt bỏ ông Trọng ra đi. Hành động ứng cử đại biểu quốc hội duy nhất cho cơ quan tòa án nhân dân tối cao của ông Nguyễn Hòa Bình cho thấy, ông chưa biết chọn ai nên ngồi tạm ở tòa án. Cuối cùng, người tưởng đắt hàng lại trở thành "kẻ ế" khi chưa tìm được bến đỗ.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 22/03/2021

**************************

Chưa an tọa nhưng Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã "choảng nhau tơi bời" ?

Ngọc Thảo, Thoibao.de, 22/03/2021

Khi quyền lực chênh lệch thì người ta có thể kết bè để bổ trợ cho nhau, khi đến đỉnh cao quyền lực thì kẻ mới nổi tách ra làm ăn riêng ấy là chuyện bình thường.

trongchinh3

Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính.

Bố trí vị trí tứ trụ đã ngã ngũ từ hội nghị trung ương 15 của khóa XII vào ngày 16 và ngày 17/1 vừa qua. Tuy nhiên để diễn cho trót đại hội XIII cũng diễn ra và ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư. Còn 3 trụ còn lại thì dân biết cả rồi, nhưng đảng vẫn đợi đến kỳ họp quốc hội cuối cùng của khóa XIV thì chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội mới chính thức công bố.

Chuyện phân chia quyền lực trong Đảng cộng sản đã xảy ra thời gian dài trước đây mới đưa đến những kỳ họp để công bố. Chuyện bầu bán ở bên trong Đảng cộng sản và cả bên ngoài xã hội khi bầu đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cũng vậy. Dân vẫn bỏ phiếu, nhưng kết quả luôn trùng khớp với danh sách được đảng chọn trước đó. Chính vì vậy nên người dân mới gọi nó là vở kịch.

Chuyện bầu cử ở nước tự do là chuyện rượt đuổi nghẹt thở như là trận chung kết túc cầu thế giới vậy. Khi chưa kiểm phiếu xong thì không biết ai chiến thắng, tuy nhiên bên trong Đảng cộng sản thì những lần bầu cử không bao giờ có sự hồi hộp như vậy. Bầu cử chỉ là hợp thức hóa những gì đảng đã chọn mà thôi.

Nếu người xem phim khó tính nhì thấy điều phi lí trong kịch bản của vở kịch hay một bộ phim, thì người quan sát khó tính họ cũng sẽ nhìn thấy những điều phi lí trong vở kịch bầu cử. Vì là vở kịch nên kịch bản thường có sai sót, đấy là điều cũng không khó nhận ra.

Được biết tại phiên họp thứ 54 ngày 15/3, phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành phần lớn thời gian để bàn về công tác nhân sự khóa XIII của trung ương đảng. Nên nhớ, khóa XIII của trung ương đảng là khóa mới.

Trong kì họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét các ứng viên quốc hội khóa mới, tức ứng viên cho Quốc hội khóa XV. Được biết ngày 18/3, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Chính phủ.

Điều đáng nói là theo dự kiến ngày 5/4 ông Phạm Minh Chính mới là thủ tướng, nhưng mới ngày 18/3 ông Chính lại ứng cử đại biểu quốc hội đại diện cho chính phủ. Từ bây giờ cho tới ngày 5/4 ông Phạm Minh Chính vẫn là bí thư trung ương đảng – trưởng ban tổ chức trung ương. Ấy vậy mà ông Chính lại đại diện cho khối chính phủ khi mà ông còn là thành viên của khối ban bí thư. Đây là cách lắp ghép ngược ngạo, nó biến vở kịch bầu cử quốc hội thành vở kịch tồi.

trongchinh4

Phạm Minh Chính, đứng đầu khối chính phủ

Thành viên chính phủ gồm những ai ?

Được biết ngay từ sáng 18/3, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ 2 để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ người của các cơ quan Trung ương ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Danh sách những người được giới thiệu khối Chính phủ gồm 15 ứng viên, trong đó có :

1. Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ;

2. Ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

3. Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội ;

4. Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư

5. Ông Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng ;

6. Ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn ;

7. Ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch ;

8. Ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Đại tướng, Bộ trưởng Công an ;

9. Ông Lê Thành Long Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Tư pháp ;

10. Ông Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Y tế ;

11. Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao ;

12. Ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán Nhà nước ;

13. Ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao ;

14. Ông Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ;

15. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Nội vụ.

Như vậy khối chính phủ thiếu vắng Nguyễn Hòa Bình, nhân vật mà cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đều cần. Tuy nhiên theo tin rò rỉ cách đây khoảng 20 ngày thì được biết, Phạm Minh Chính đã kéo được Nguyễn Hòa Bình về chính phủ để giao chức phó thủ tướng. Nếu đây là sự thật thì ghế này rất ngon, ông Nguyễn Hòa Bình chỉ còn cách ghế thủ tướng của ông Phạm Minh Chính một bước rất ngắn. Rất tiện chi con đường quan lộ.

Bên khối trung ương đảng ứng cử đại biểu quốc hội gồm có những ai ?

Nếu đại diện cho khối đảng ủy trung ương ứng cử đại biểu quốc hội thì chắc chắn người đó sẽ là lãnh đạo ban ngành thuộc ban bí thư, còn nếu không có trong danh sách thì chưa chắc thuộc ban bí thư. Số thành viên ban bí thưnhiệm kỳ XIII này ứng cử đại biểu quốc hội gồm 11 người sau :

1. Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư, Chủ tịch nước ;

2. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ;

3. Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ;

4. Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng ;

5. Ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương ;

6. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương ;

7. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ;

8. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội đồng Lý luận Trung ương ;

9. Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương ;

10. Ông Lê Hoài Trung , Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Thứ trưởng Ngoại giao ;

11. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Vẫn không thấy ông Nguyễn Hòa Bình trong danh sách đại diện cho đảng ủy trung ương. Nghĩa là cho đến hôm nay, vẫn chưa thể khẳng định là ông Nguyễn Hòa Bình sẽ thuộc về tay ông Nguyễn Phú Trọng hay về tay ông Phạm Minh Chính.

Nguyễn Hòa Bình có thể đầu quân cho ai ?

Hiện nay ông Nguyễn Hòa Bình vẫn đang là đại diện duy nhất của khối tòa án ứng cử đại biểu quốc hội. Như vậy thì ông Nguyễn Hòa Bình lại ở lại vị trí cũ, ông không thuộc khối chính phủ và cũng chưa hẳn thuộc ban bí thư.

Chưa biết sau khi vào Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ được đưa về cơ quan nào. Tuy nhiên nếu ông Nguyễn Hòa Bình vẫn ngồi ghế tòa án thì đây là một điều xưa nay hiếm. Ghế chánh án tòa an nhân dân tối cao là ghế dành cho ủy viên trung ương đảng chứ chưa ban giờ dành cho ủy viên Bộ Chính trị.

Vào được Bộ Chính trị là thăng chức, như vậy ngồi lại ghế chánh án thì điều này cũng có nghĩa là Nguyễn Hòa Bình đang ngồi chờ xếp ghế. Như vậy là từ khi sau đại hội XIII cho đến nay, ông Nguyễn Hòa Bình là con người lúc thì ông Nguyễn Phú Trọng chèo kéo, lúc thì Phạm Minh Chính chèo kéo. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chưa ngã ngũ.

Ban đầu ông Nguyễn Phú Trọng dự định đưa Nguyễn Hòa Bình vào ghế trưởng ban nội chính trung ương thay cho Phan Đình Trạc. Tuy nhiên một tháng sau, ông Phạm Minh Chính lại kéo ông Trương Hòa Bình về giao chức phó thủ tướng. Trong 2 chiếc ghế, ghế phó thủ tướng có cơ hội vào tứ trụ cao hơn ghế trưởng ban tổ chức trung ương.

Hiện nay quan việc giới thiệu ứng viên đại biểu quốc hội cho thấy, ông Nguyễn Hòa Bình chưa theo ông nào rõ ràng. Ông đang là con bài chiến lược mà đã háng nay, 2 nhân vật mạnh nhất chính trường đang giành lấy.

Nguyễn Hòa Bình nhân tố quyết định cán cân quyền lực

Hiẹn nay trừ Nguyễn Hòa Bình ra thì Phạm Minh Chính đang sở hữu 4 Ủy Viên Bộ Chính trị trong chính phủ mới, kể cả ông. Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng đang sở hữu 6 ủy viên Bộ Chính trị, kể cả ông. Số lượng ủy viên Bộ Chính trị mỗi bên rất quan trọng, chính nó quyết định cán cân quyền lực nghiêng về ai, nghiêng về văn phòng trung ương đảng hay nghiêng về phủ thủ tướng.

Được biết, ban bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có 11 cơ quan trực thuộc nhưng nó lại mạnh hơn chính phủ với 33 cơ quan trực thuộc là lí do tại sao ? Lý do là số ủy viên bộ chính trị ở mỗi bên khác nhau. Số Ủy Viên Bộ Chính trị của ban bí thư luôn nhiều hơn số ủy viên bộ chính trị bên chính phủ.

Phạm Minh Chính là thế lực đang lên, còn Nguyễn Phú Trọng là thế lực cũ muốn giữ thế độc tôn. Nếu Phạm Minh Chính giành được Nguyễn Hòa Bình về tay mình thì tỷ số giữa chính phủ và văn ban bí thư là 5-6, chính phủ không yếu hơn bao nhiêu so với ban bí thư. Tuy nhiên nếu để Nguyễn Hòa Bình gia nhập ban bí thư thì tỷ số là 4-7 nghiêng hẳn về phía ban bí thư.

Nếu chọn bên có lợi hơn, có tương lai hơn để đầu quân thì ắt ông Nguyễn Hòa Bình sẽ chọn chính phủ. Tuy nhiên trong tình thế 2 cũng giành thì có lẽ Nguyễn Hòa Bình ngồi lại ghế cũ một thời gian rồi quyết định, xem ai thực sự vượt trội thì chọn sau cũng chưa muộn. Nguyễn Hòa Bình sẽ chọn phe nào ? Trọng, Chính hay trung dung ? Hãy chờ xem, tháng sau sẽ có kết quả.

Ngọc Thảo (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 22/03/2021

*************************

Việt Nam tiết lộ danh tính ‘tam trụ’ như dự báo

Hôm 18/3, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ cho người của các cơ quan trung ương ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có tiết lộ các ứng viên cho vị trí cho chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, và chủ tịch quốc hội.

trongchinh5

Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 - Ảnh minh họa

Báo Tuổi Trẻ loan báo rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử Đại biểu quốc hội khối Chủ tịch nước, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử khối Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ứng cử khối Quốc hội.

Với cách loan tin như thế thì giới quan sát và cả người dân thưòng đều có thể biết rằng ai sẽ nắm giữ các chiếc ghế "tam trụ" dù chưa diễn ra một cuộc bỏ phiếu chính thức tại hội trường Diên Hồng ở Hà Nội.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các nêu nhận định với VOA :

"Với cách báo chí trong nước đưa tin như vậy cho thấy một thực tế rằng hầu như những dự đoán của giới quan sát là hoàn toàn chính xác, ai nắm chức vị nào, dù cuộc bỏ phiếu chưa diễn ra.

"Việc này cho thấy việc QH bầu cử các chức danh chủ chốt là cuộc bầu cử giả hiệu, vì những điều này người ta đã biết trước rồi.

"Đó chỉ là một sự sắp xếp để chia ghế, chia quyền, chứ không đúng nghĩa bầu cử".

Trước đó, Quốc hội khóa XIV thông báo rằng sẽ "kiện toàn" các vị trị này tại kỳ họp 11 khai mạc vào ngày 24/3, hai tháng trước khi diễn ra ngày bầu cử QH khóa XV, ngày 23/5.

Việc ông Nguyễn Xuân Phúc có thể trở thành Chủ tịch nước, và ông Phạm Minh Chính có thể trở thành tân Thủ tướng đã được giới quan sát tình hình Việt Nam dự đoán từ lâu, mặc dù chính quyền Việt Nam quy định phương án nhân sự cho các vị trí này là thông tin "tuyệt mật".

Ngày 16/2, Vụ Khảo cứu Quốc hội (CRS) Mỹ đăng phúc trình về quan hệ Việt – Mỹ của Tiến sĩ Mark Manyin và Tiến sĩ Michael Martin, chuyên gia cao cấp về Châu Á của CRS, trong đó có đánh giá cả kết quả Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam vừa kết thúc vào tháng trước đó..

CRS dự báo rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể được chọn để trở thành Chủ tịch nước Việt Nam vào tháng 5 năm nay, và Phạm Minh Chính – Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng – cũng có thể được chọn trở thành Thủ tướng Việt Nam thay thế cho ông Phúc.

Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các cho biết ý kiến về việc Quốc hội Việt Nam bầu nhân sự thay thế vào cuối nhiệm kỳ :

"Theo đúng ra việc bầu lãnh đạo mới phải do quốc hội mới bầu. Chứ quốc hội đang gần hết nhiệm kỳ bầu ra lãnh đạo mới là trái với nguyên tắc.

"Những người sắp hết nhiệm kỳ mà bầu hay bổ nhiệm thường xảy ra tiêu cực".

Tại kỳ hiệp thương lần thứ 2, Trung ương MTTQ Việt Nam thông qua danh sách 205 người của các cơ quan Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Lý giải trên báo Thanh Niên hôm 18/3 về việc đại biểu đang ở khối này lại được giới thiệu ở khối khác, ông Hầu A Lềnh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho biết : "Đối với những nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có thông báo cụ thể".

"Danh sách nhân sự giới thiệu ứng cử ở các khối được lập theo thông báo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư", ông Lềnh cho biết thêm.

Việt Nam công bố lịch trình bầu ba lãnh đạo chủ chốt nhà nước

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra trong 12 ngày, bắt đầu từ 24/3.

Theo chương trình dự kiến được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác nhân sự sẽ được Quốc hội tiến hành từ ngày 30/3, bắt đầu từ việc miễn nhiệm Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngay sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch hội đồng Bầu cử quốc gia.

Việc bầu Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia sẽ được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Kết quả bầu Chủ tịch quốc hội mới dự kiến được công bố ngày 31/3. Tân Chủ tịch quốc hội tuyên thệ nhậm chức ngay sau đó. Cùng với quy trình này, Quốc hội cũng miễn nhiệm, bầu một số phó chủ tịch quốc hội.

Sau khi kiện toàn xong chức danh Chủ tịch và một số phó chủ tịch quốc hội, Quốc hội bắt đầu miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và tiếp tục nghe Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước vào ngày 1/4.

Dự kiến sáng 2/4, các đại biểu Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Tiếp đó, tân Chủ tịch nước ra mắt, tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.

Chức danh tiếp theo được kiện toàn ngay sau đó là Thủ tướng. Cũng trong ngày hôm đó, Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nghe tân Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.

Đến ngày 5/4, Quốc hội bỏ phiếu bầu người đứng đầu Chính phủ mới. Tân Thủ tướng Chính phủ cũng thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức sau đó.

Kiện toàn xong chức danh người đứng đầu Chính phủ, Quốc hội bắt đầu quy trình miễn nhiệm, bầu

Các chức danh Phó chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội sẽ được trình miễn nhiệm và bầu mới. Dự kiến chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ nhậm chức trong ngày 6/4.

Như vậy, các chức danh chủ chốt lãnh đạo Nhà nước, đại diện cho cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều được kiện toàn tại kỳ họp 11 của Quốc hội, trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới.

Trước đó, ngày 9/3, trao đổi với BBC về đề nhân sự chính phủ, quốc hội, một nhà báo tại Sài Gòn, không muốn nêu tên, nói :

"Ở Việt Nam, do đặc thù của hệ thống chính trị, người dân hầu như không có tiếng nói gì trong việc sắp xếp nhân sự các cấp và các nhánh (ngoại trừ một vài kênh góp ý đầy hình thức và các kỳ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, quốc hội vốn cũng không có giám sát độc lập), nên việc ai lên, ai xuống là quyết định thuần túy theo tính toán của đảng, theo sự phân chia quyền lực, thỏa hiệp, nhượng bộ… mà ít người dân nào biết được".

"Đảng lãnh đạo toàn diện, nên nhân sự từ tư pháp cho đến hành pháp, lập pháp họ cũng quyết định bằng cách này hay cách kia. Nhưng từ sự sắp xếp đó, qua việc cơ cấu cho ai làm gì, thì chúng ta cũng có thể đoán được một số đường hướng của đảng. Ví dụ đảng đợt này có sử dụng người kỹ trị hay không, có thực sự loại bỏ những người có vấn đề hay không… để hiêm nghiệm, để có một cái nhìn rõ hơn về không gian, về thực tại mình đang sống".

trongchinh6

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các thành viên Đoàn Chủ tịch biểu quyết thông qua Chương trình làm việc của Đại hội XIII

Từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nói với BBC hôm 8/3 :

"Từ khi đại hội đảng cùng năm với bầu cử Quốc hội, thì có kiện toàn như bây giờ – từ các chức vụ cao nhất của nhà nước, đến các thành viên chính phủ, tư pháp, hệ thống chính trị. Làm như thế, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện đối với nhà nước", ông Hợp nói.

Đề xuất lập thêm hàng loạt Bộ : cảm tính của người đương nhiệm

Cần thành lập thêm các bộ, như Bộ Thanh niên, Công tác quản lý phụ nữ, Biển đảo…là đề xuất do Ông Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Khóa XIV đưa ra khi báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021 hôm 16 tháng 3 năm 2021.

Bộ Thanh niên

Đối với việc lập Bộ Thanh niên, Ông Lê Văn Triết nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 17/3, nêu ý kiến rằng :

"Đã có các đoàn Thanh niên, từ thanh niên bình thường đến Đoàn Thanh niên cộng sản đều có cơ quan.

Thế bây giờ các Đoàn Thanh niên đó làm ăn thế nào mà phải lập Bộ Thanh niên làm gì ? Không phải mục đích làm cho hoạt động của xã hội phát triển mạnh lên mà thường thường nền tảng đó dựa theo suy nghĩ cá nhân. Họ không nghiên cứu sâu nên lúc thì giải tán, lúc thì lập nên… mà mỗi khi lập nên tốn kém biết bao nhiêu, mỗi khi giải tán cũng lãng phí không biết bao nhiêu".

Trong khi đó, bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Đoàn Thanh niên không được ra thông tư, quyết định, không được kiểm tra, thanh tra, kỷ luật ai, cũng chẳng đề xuất ra một nghị định gì của Chính phủ. Do đó, bà đề nghị thành lập Bộ Thanh niên, nâng cấp từ Đoàn, có chức năng quản lý nhà nước. Bộ trưởng Bộ Thanh niên là Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn.

Bộ Biển đảo

Vào năm 2015, khi thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam, nhiều vị lãnh đạo đã đề nghị thành lập Bộ Kinh tế biển.

Các đại biểu dẫn chứng Việt Nam có trên 3.200km bờ biển, có nhiều tiềm năng dầu, khoáng sản chưa kể vùng đặc quyền thềm lục địa… Kinh tế biển đóng góp 50% GDP cả nước, nhưng theo các đại biểu trong thời gian qua việc quản lý biển hải đảo bị chia cắt nhỏ, còn chồng chéo, việc quy hoạch và đánh giá tiềm năng chưa hiệu quả… Vì vậy, Chính phủ cần thành lập Bộ Kinh tế biển và giao cho một Phó Thủ tướng phụ trách.

Và đến nay, vấn đề liên quan đã một lần nữa được Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nêu lên bằng đề nghị lập Bộ Biển đảo.

Ông Trần Văn Lĩnh, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch hội Nghề cá thành phố Đà Nẵng cho RFA biết hôm 17/3 nhận định của ông về việc thành lập Bộ Biển đảo :

"Ở Việt Nam hiện nay thì tình hình biển đảo là một vấn đề hết sức phức tạp. Nhưng phải giải quyết vấn đề biển đảo và bảo vệ biển đảo của Việt Nam trong một chính sách chung bao gồm từ ngoại giao, quốc phòng, kinh tế… cho nên có một cơ quan phụ trách về biển đảo để giúp Chính phủ có những chuyên môn hơn là tốt. Tuy nhiên, nó có phải là một Bộ hay cơ quan ngang Bộ hay không thì tôi thấy không cần thiết. Bởi vì quốc gia Việt Nam thì không lớn, mà bộ máy tương đối cồng kềnh so với các nước khác, nên việc thành lập Bộ Biển đảo là không nên. Theo tôi nó cũng không đúng chủ trương của đảng và nhà nước là giảm nhẹ chi tiêu ngân sách".

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 22/03/2021

Published in Diễn đàn

Kinh tế và Trung Quốc là hai vấn đề hàng đầu đối với Đảng cộng sản Việt Nam trong khi chuẩn bị chọn ra "Tứ trụ", đó là nhận xét của báo Nhật Nikkei Asian Reviews trong bài viết mang tựa đề "Tranh giành quyền lực ở Việt Nam bước vào giai đoạn quyết liệt sau khi chiến thắng con virus", đăng trên mạng ngày 28/04/2020.

quyenluc1

Biểu đồ những ca nhiễm Covid-19 dương tính ở Việt Nam

Tờ báo mô tả, trong chiếc áo sơ mi trắng, không đeo cà-vạt và không mang khẩu trang, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có vẻ tự tin và nhẹ nhõm khi phát biểu trong cuộc họp chính phủ thứ Tư tuần trước. Ông có lý để tỏ ra thoải mái : đã nhiều ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm một ca nhiễm virus corona nào.

Ông Phúc thông báo, giờ đây "đã đến lúc giảm dần lệnh phong tỏa" được đưa ra để ngăn chặn nạn dịch. Dù nhấn mạnh "tối nay không phải là thời điểm để đổ ra đường ăn mừng", đây gần như là một tuyên bố về chiến thắng mà ông có thể hy vọng, đúng vào dịp 30 tháng Tư - ngày thống nhất đất nước, chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Và tháng Giêng tới, Đại hội Đảng cộng sản sẽ đề cử một lớp lãnh đạo mới.

Các chuyến bay nội địa đã được phép nối lại từ thứ Năm, trong khi các biện pháp giãn cách xã hội đã được dỡ bỏ tại hầu hết các nơi, trừ vài quận ở Hà Nội. Cho dù Việt Nam đã kiểm soát được con virus với chỉ 270 trường hợp dương tính và không có ca tử vong nào tính đến đầu tuần này, đại dịch đã làm đảo lộn kế hoạch kinh tế và ngoại giao của chính phủ trong năm 2020.

Đất nước đang phải đối mặt với một số vấn đề lớn, trong đó có việc làm thế nào để vực dậy tăng trưởng, và những ai sẽ chiếm giữ bốn vị trí quyền lực nhất từ năm 2021 đến 2026. Các câu trả lời có thể tác động sâu sắc đến chiến lược kinh tế của Việt Nam, chưa kể mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Cuộc đua vào "Tứ trụ"

Sau khi nhà sáng lập Hồ Chí Minh qua đời, Đảng cộng sản đã tránh việc tập trung quyền lực bằng cách chia quyền lãnh đạo cho "Tứ trụ". Trên thực tế, vị trí quyền lực nhất là tổng bí thư, tiếp theo là thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội. Nhưng vấn đề sức khỏe đã làm đảo lộn sự cân bằng này trong những năm gần đây.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, đã kiêm thêm chức chủ tịch nước vào tháng 10/2018 sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời ở tuổi 61. Ban đầu được coi là giải pháp tạm thời, nhưng như vậy đã tạo ra tình huống tương tự như ở Trung Quốc, nơi ông Tập Cận Bình giữ một lúc hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư đảng.

Ông Trọng có vấn đề về sức khỏe, các nguồn tin ngoại giao cho biết ông đã bị đột quỵ nhẹ vào tháng 4/2019. Ông không còn tham dự các sự kiện, trong lúc thủ tướng Phúc nổi bật như gương mặt đại diện của Việt Nam trên thế giới, gặp gỡ các nhà lãnh đạo từ Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Bây giờ cuộc đua đã bắt đầu để xác định ai sẽ ở lại và ai sẽ ra đi, ai sẽ nổi lên và ai sẽ rơi đài. Một số chuyên gia cho rằng thời của ông Trọng còn lâu mới kết thúc, dù tuổi cao và bệnh tật. Ông có thể duy trì cả hai chức vụ.

Hồi tháng Giêng, ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra các quy định mới về việc thay đổi lãnh đạo, bảo đảm mở cửa cho các vị trí trong Tứ trụ vượt ra ngoài giới hạn tuổi truyền thống là 65. "Quy định mới về lãnh đạo của ông Trọng là mơ hồ, có thể hiểu là cố tình, đặc biệt về hai chức vụ quan trọng nhất là tổng bí thư và thủ tướng" - Dương Quốc Chính, một nhà bình luận chính trị ở Hà Nội nói với Nikkei Asian Review.

Những thông tin cho biết ông Nguyễn Phú Trọng đã tham dự một cuộc họp của Bộ Chính trị và các quan chức cao cấp khác để xem xét tình hình dịch Covid-19, chỉ làm tăng thêm các đồn đoán. Ông Trọng chỉ đưa ra một thông điệp công khai về đại dịch, viết ngày 30/03, rằng Việt Nam cần phải "hợp tác với các nước trên khắp thế giới và giành chiến thắng trong cuộc chiến với con virus corona".

Một số nói rằng sự hiện diện của ông Trọng đóng góp vào sự ổn định chính trị. Nhưng điều này cũng có nghĩa là khiến Tứ trụ trở thành Tam trụ.

Những ứng cử viên tiềm năng

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng về hưu, chỉ có một vài ứng cử viên có thể thay thế ông làm tổng bí thư. Đó là các ông Nguyễn Xuân Phúc, 65 tuổi, và Trần Quốc Vượng, 67 tuổi, thường trực Ban Bí thư, được cho là cánh tay mặt của ông Trọng. Rồi đến bà Nguyễn Thị Kim Ngân, 66 tuổi, chủ tịch đương nhiệm Quốc hội và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo cơ quan này.

Theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp, thuộc ISEAS-Yusof Ishak Institute ở Singapore, thì "Việt Nam chưa sẵn sàng có một tổng bí thư là phụ nữ". Thế nên các ứng viên "nhiều tiềm năng nhất" là ông Vượng và ông Phúc.

Một chuyên gia giấu tên nói rằng ông Vượng là chọn lựa khả dĩ nhất. "Hồ sơ của ông Vượng rất sạch sẽ, và ông đã là phụ tá cho ông Trọng" kể từ sau tin đồn đột quỵ. Một người khác không đồng tình, cho rằng "Ông Phúc là ứng cử viên mạnh nhất, vì ông đã đóng vai trò người lãnh đạo đất nước, xử lý các vấn đề đối nội và đối ngoại kể từ tháng Tư năm ngoái".

Cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của địa lý. Sự kình địch như trong thời chiến giữa thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh, luôn dai dẳng. Vị trí cao nhất là tổng bí thư luôn thuộc về một nhân vật miền Bắc hoặc miền Trung.

Trong kỳ đại hội năm 2016, thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng, người miền Nam, được cho là ứng viên nặng ký cho chức tổng bí thư, nhưng ông Dũng buộc phải rút lui sau cuộc đấu đá với ông Trọng. Ông Phúc là người miền Trung, còn bà Ngân miền Nam.

Công chúng chỉ chú ý đến quan điểm về Trung Quốc

Bất kể nguồn gốc từ đâu, công chúng tìm kiếm những dấu hiệu từ quan điểm của tất cả ứng cử viên đối với Trung Quốc. Dù có chung ý thức hệ cộng sản, tâm lý chống Trung Quốc bắt rễ sâu sắc tại Việt Nam, được nuôi dưỡng qua lịch sử đầy những cuộc xung đột qua 1.200 km đường biên giới, và những vụ đụng chạm diễn ra dai dẳng trên Biển Đông.

Nếu mục tiêu của Hà Nội là giữ khoảng cách với Bắc Kinh và xích lại gần Washington, thì theo một số người, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh thích hợp cho chức thủ tướng, hoặc là chủ tịch nước. Ông Minh là người miền Bắc, dường như là thiên về Trung Quốc nhưng thông thạo tiếng Anh, có bằng thạc sĩ luật và ngoại giao của trường đại học Tufts, Hoa Kỳ.

Ông Vương Đình Huệ, bí thư thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Văn Bình, cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng được nêu ra cho chức thủ tướng. Còn chức chủ tịch nước, có khả năng ông Phúc có thể chuyển sang giữ chức này ; hoặc bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Thiện Nhân có thể nổi lên như ứng cử viên của miền Nam. Các chuyên gia nói rằng một phụ nữ khác có thể thay chân ông Phúc hoặc bà Ngân ở Quốc hội.

Cho dù ai được đưa lên ở các vị trí cao nhất vào năm tới, cũng sẽ có rất nhiều việc phải làm để sửa chữa các thiệt hại của năm 2020 do con virus xuất phát từ Vũ Hán gây ra.

quyenluc2

Cư dân Hà Nội đeo khẩu trang sắp hàng chờ lãnh gạo miễn phí và giữ khoảng cách xã hội ngày 27 tháng Tư. © AFP / Jiji

Chiến thắng con virus, nhưng cũng chịu nhiều thiệt hại

Về mặt y tế, đất nước 96 triệu dân này gần như vô sự trước dịch bệnh virus corona, nếu những con số có thể tin được. Chính quyền đã nhanh chóng hành động, dừng tất cả những chuyến bay đi và đến Hoa lục kể từ ngày 01/02, và đóng cửa các trường học từ ngày 03/02.

Trong khi các nước láng giềng như Indonesia và Singapore có số người bị lây nhiễm trên dưới 10.000, thì Việt Nam dường như đã ngăn chặn được con virus nhờ theo dõi bằng các biện pháp nghiêm ngặt, mà chỉ có một nhà nước độc đảng cộng sản mới có thể áp đặt được. Chính quyền siết chặt việc đi lại trong nước, ra lệnh tự cách ly tại nhà, đóng cửa các doanh nghiệp và tăng cường tầm soát các tiếp xúc với người bị dương tính.

Tất cả đã mang lại kết quả, giúp Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế, cũng như Việt Nam từng là nước đầu tiên tuyên bố ngăn chặn được dịch SARS vào năm 2003.

Tuy nhiên Việt Nam cũng không tránh khỏi sự tàn phá của dịch Covid-19.

Tổng sản phẩm nội địa chỉ tăng 3,82% trong quý đầu, thấp hẳn so với tỉ lệ 6,97% trong ba tháng cuối năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo mới nhất công bố ngày 14/04 dự đoán kinh tế Việt Nam chỉ tăng 2,7% trong năm nay, sau hai năm liên tiếp đạt tỉ lệ 7%. Tăng trưởng âm cũng không thể loại trừ.

Chính phủ cũng có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội về ngoại giao. Với tư cách chủ tịch ASEAN năm nay, lẽ ra Việt Nam đón tiếp một hội nghị thượng đỉnh ở Đà Nẵng trong tháng này, nhưng đã dời lại ít nhất là đến cuối tháng Sáu. Hà Nội nóng lòng muốn tăng cường hợp tác trong ASEAN, như một lớp đệm chống lại Trung Quốc và thúc đẩy nền kinh tế đầy triển vọng trên trường quốc tế, nhưng những mục tiêu này còn phải chờ thời gian.

Nikkei Asian Review kết luận, chắc chắn rằng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chờ đợi lâu trong việc thúc đẩy quan điểm về phục hồi kinh tế, và củng cố vị thế chính trị của mình.

Tomoya Onishi

Nguyên tác : Vietnam power struggle enters critical stretch after virus victory, Nikkei Asian Review, 28/04/2020

Thụy My lược dịch

Nguồn : RFI, 30/04/2020

Published in Diễn đàn

Sức mạnh kinh tế Đà Nẵng là gì ? (RFA, 13/10/2017)

Ngoài chuyện ăn vào đất, cho đến nay Đà Nẵng vẫn không có được một sức mạnh kinh tế nổi trội nào, mà với lợi thế trung tâm, thủ phủ miền Trung của nó, đáng ra phải có.

danang4

Chẳng lẽ, sức mạnh kinh tế của một đô thị chỉ ở việc bán nền phân lô ?

Không nhìn đâu xa, so với Quảng Nam đã thấy Đà Nẵng tụt lùi đến xấu hổ. Mải chúi đầu ăn mãi vào đất, đến khi giật mình ngửa mặt lên thì ngay cả "đứa em" Quảng Nam của mình cũng đã bỏ xa.

Năm 1997, khi chia tách, Quảng Nam như túi rỗng, không còn gì, 99% doanh nghiệp nhà nước thuộc về Đà Nẵng, Quảng Nam chỉ cỡ 1%. Nhiều người lo, sợ tách xong, Quảng Nam không biết dựa vào đâu để sống ?

Thế nhưng sau 20 năm, tổng thu ngân sách Quảng Nam vượt xa Đà Nẵng. Chỉ một doanh nghiệp như Trường Hải ô tô đã đóng góp cho ngân sách trên 14.600 tỷ mỗi năm, gần bằng tổng thu ngân sách toàn thành phố Đà Nẵng.

Trong khi nhìn quanh quất lại, Đà Nẵng vẫn chỉ thấy toàn những tay cò đất.

Nên nhớ : Trường Hải ô tô dựng nghiệp trên một vùng cát trắng hoang sơ, chứ không có được một hạ tầng lô nền vuông vức khoanh sẵn như Đà Nẵng bây giờ.

danang5

Toàn cảnh Đà Nẵng, nhìn từ đỉnh Sơn Trà.

Đà Nẵng, hạ tầng, coi như xong. Nhưng trên cái mặt nền cơ bản đã xong ấy sẽ là gì ?

Vấn đề Đà Nẵng, không chỉ ổn định nội tình, mà phải tìm lối lớn lên bằng cách khác, bỏ thay gấp cái tư duy "thành kính phân lô". Một thành phố mà từ quan chức chính quyền đến thường dân, đi đâu lúc nào cũng chỉ mỗi câu hỏi cửa môi "được lô nào không ?".

Thương cho Đà Nẵng của tôi. Đến bao giờ mới chui đầu khỏi đất ?

Trương Duy Nhất

********************

Lãnh đạo mới của Đà Nẵng, người làm vừa lòng mọi người (RFA, 12/10/2017)

Sau khi lãnh đạo cao cấp nhất của thành phố Đà Nẵng là ông Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật, bị cách chức, Trung ương đảng cộng sản Việt Nam điều về thành phố quan trọng này của Việt Nam ở miền Trung, ông Trương Quang Nghĩa, đương kim Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, làm Bí thư thành ủy, vị trí quyền lực cao nhất của một thành phố.

danang1

Ông Trương Quang Nghĩa bị chỉ trích khi còn là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, 2016-2017. Ảnh chụp màn hình.

Một thành tích mờ nhạt

Tin ông Trương Quang Nghĩa về phụ trách thành phố Đà Nẵng trên cương vị Bí thư thành ủy được những nhà quan sát ở Đà Nẵng đón nhận khá lạnh nhạt. Ông Trương Duy Nhất, một nhà báo độc lập, nói với hãng tin BBC rằng trong tình hình hiện nay thì nhân vật nào được điều về thành phố này thì cũng giống nhau.

Một nhà báo khác là ông Huỳnh Ngọc Chênh, cũng ở Đà Nẵng, đánh giá không cao ông Trương Quang Nghĩa :

"Ông ấy làm bên Bộ Giao thông thì thấy không hay lắm. Làm thế nào chưa biết mà thấy ăn nói hơi linh tinh. Ổng có những phát biểu không hay, ví dụ như ông ấy nói hàng không lấy hết khách của đường sắt, thì đường sắt ế, rồi bênh vực cho BOT, rồi vụ sân golf, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thì không mở rộng về phía Bắc để tránh né sân golf".

Ông Nghĩa phụ trách Bộ Giao thông vận tải trong khoảng thời gian chỉ hơn một năm, thay cho ông Đinh La Thăng về làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 2016 ông nói rằng ngành hàng không Việt Nam phát triển với giá rẻ là không tốt vì lấy hết khách của ngành đường sắt làm cho ngành này không phát triển. Phát biểu này bị nhiều người chỉ trích là không tôn trọng kinh tế thị trường.

Ngày 8, tháng Sáu, 2017, ông nói rằng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc là không khả thi, giữa lúc dư luận đang quan tâm đến việc những nhóm lợi ích làm chủ sân golf phía Bắc sân bay đang thao túng đất công cộng gây cản trở cho việc phát triển.

Ngày 15, tháng Tám, 2017, ông lên tiếng bênh vực cho các dự án xây dựng chuyển giao (BOT) trong ngành giao thông, sau khi các tạm thu phí của các dự án này bị dân chúng phản đối từ Nam ra Bắc.

Một người khác tại Đà Nẵng là ông Trần Văn Lĩnh, nguyên Ủy viên Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, tuy không nêu lên những phát biểu gây chỉ trích trên kia của ông Nghĩa, nhưng cũng có nhận xét là mặc dù làm tròn nhiệm vụ nhưng không có gì đặc biệt :

"Anh Nghĩa có hai năm làm phó bí thư của Đà Nẵng, nhưng mà thời đó anh Bá Thanh ảnh nổi quá, nên không thấy cái bóng dáng của anh Nghĩa. Thậm chí có nhiều người cũng không biết anh Nghĩa từng làm phó bí thư Đà Nẵng. Cái thứ hai nữa là khi ảnh qua làm đảng ủy khối công nghiệp, thì mình cũng chẳng biết, vì thực ra nó chỉ là công tác đảng thôi, chẳng để lại thành quả cụ thể nào".

Tương lai của một người làm hài lòng mọi người

Tuy vậy ông Lĩnh nói thêm là thành tích trong quá khứ chỉ là một điều kiện để được bổ nhiệm thôi, điều quan trọng là tương lai sắp tới ông Nghĩa có làm được gì hay không, ông nói tiếp :

"Tuy nhiên trong cái thời kỳ mà kinh tế trời ơi đất hỡi như hiện nay, thì cái việc ảnh giữ cho mình trong sáng, không có vấn đề gì, rồi giữ được hai nhiệm kỳ trong trung ương đảng, thì cũng có thể nói đây là một người chín chắn, biết giữ mình tuy là chưa có cái gì đột phá".

Nói về tương lai của thành phố Đà Nẵng và tân Bí thư Thành ủy, ông Huỳnh Ngọc Chênh không thấy sẽ có điều gì mới :

"Trước ổng làm phó bí thư ở đây rồi, mà chẳng thể hiện gì hết, chưa có dấu ấn nào đóng góp cho Đà Nẵng hết, ngoài cái chuyện ổng là người lớn tuổi, biết làm vừa lòng mọi người, chứ còn nghĩ rằng ổng làm cái chi được cho Đà Nẵng thì chắc chả làm được cái gì".

Nhận định của ông Chênh rằng ông Nghĩa là một người làm vừa lòng mọi người cũng là điều khá phổ biến trên mạng xã hội sau khi có tin ông Nghĩa được điều về Đà Nẵng, với lo ngại rằng sự thỏa hiệp sẽ không tạo được đột phá cho Đà Nẵng, cũng như sẽ không thể đấu tranh được với các nhóm lợi ích để giữ gìn khu rừng Sơn Trà, không cho nó biến thành các khu nhà cao cấp của giới giàu có.

Ông Trần Văn Lĩnh lại cho rằng việc được bổ nhiệm về Đà Nẵng là một cơ hội cho ông Trương Quang Nghĩa :

"Năm nay anh ấy 58 tuổi, nếu anh ấy cứ mờ nhạt thì sẽ về hưu vào năm 60, cho nên đây là một cơ hội cho ảnh, nếu ảnh làm mạnh mẽ thì có thể là từ một trong bốn thành phố lớn của trung ương, ảnh làm mạnh mẽ, làm cho Đà Nẵng khắc phục những nhược điểm do những người cũ để lại, phát huy những thành quả của họ, làm cho Đà Nẵng nổi bật lên, thì có thể ảnh sẽ được trung ương đảng giữ lại một nhiệm kỳ nữa, cấu tạo vào Ban bí thư, Bộ chính trị".

Bốn thành phố lớn mà ông Trần Văn Lĩnh đề cập là Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, và Đà Nẵng thường được xem là nơi bắt đầu con đường thăng tiến của nhiều nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam hiện nay.

Kính Hòa

*********************

Đà Nẵng nôn nóng phát triển, "báu vật" Sơn Trà bị đe dọa (RFI, 12/10/2017)

Bán đảo Sơn Trà, miền trung Việt Nam, được coi là một thắng cảnh quốc gia, đang trở thành điểm nóng tại Việt Nam trong những tháng gần đây, với việc giới bảo vệ môi trường lên tiếng đòi hỏi chính quyền ngừng đánh đổi vùng sinh thái độc nhất vô nhị này lấy lợi nhuận ngắn hạn. RFI phỏng vấn ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng.

danang2

Bán đảo Sơn Trà, miền trung Việt Nam. Ảnh : Wikipedia

Bán đảo Sơn Trà, với chiều dài khoảng 13 cây số, diện tích rừng khoảng 4.500 hecta, là một khu rừng tự nhiên hiếm hoi ở Việt Nam nằm ngay sát một vùng đô thị sầm uất. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền với biển duy nhất còn sót lại ở Việt Nam. Báu vật trời cho - "vương quốc" của loài voọc chà vá chân nâu, còn được mệnh danh là "nữ hoàng linh trưởng" - đang bị đe dọa.

Ông Huỳnh Tấn Vinh – người nhiều năm nay kiên trì đấu tranh bảo vệ thiên nhiên Sơn Trà – lưu ý việc xây cất các công trình du lịch trong khu vực này sẽ gây ra những tổn hại không thể vãn hồi, chỉ "du lịch sinh thái" mới có thể cứu được Sơn Trà.

Phỏng vấn ông Huỳnh Tấn Vinh (Đà Nẵng)

12/10/2017

Nghe

Trong cuộc hội thảo "Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên Bán đảo Sơn Trà", với sự tham gia của 180 nhà khoa học, đại diện chính quyền Đà Nẵng, tổ chức giữa tháng 7/2017, tại Đà Nẵng, nhiều người đã đề xuất thành lập khu sinh quyển thế giới Sơn Trà-Nam Hải Vân (1).

Trong những ngày gần đây, một chiến dịch lấy chữ kí mang tên "Giải cứu Sơn Trà" (2), do nhóm Tôi Yêu Đà Nẵng khởi xướng, đã thu hút được hơn 13.000 chữ ký.

RFI : Xin ông cho biết về giá trị của địa điểm này ?

danang3

Voọc chà vá chân nâu. Loài linh trưởng được Đà Nẵng chọn làm hình ảnh đại diện của thành phố nhân APEC tháng 11/2017. Ảnh màn hình : TT bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh

Huỳnh Tấn Vinh : Bán đảo Sơn Trà được người Việt Nam gọi là "báu vật", có giá trị rất lớn về đa dạng sinh học. Chỉ cần 15 phút đi bộ từ trung tâm thành phố là có thể đến được Sơn Trà. Và người dân thành phố Đà Nẵng mở cửa ra là thấy Bán đảo Sơn Trà của mình. Ở đó, đa dạng sinh học rất phong phú. Người ta nói rằng đó là "lá phổi" cung cấp oxy cho thành phố Đà Nẵng. Các nhà khoa học cho rằng mỗi ngày oxy tái tạo mà rừng Sơn Trà sinh ra có thể cung cấp cho 4,5 triệu người.

Tại Bán đảo Sơn Trà có đến 370 loài động vật, trong đó có loại thú quý hiếm được ghi trong sách Đỏ (tức động vật có nguy cơ bị diệt vong), loài voọc chà vá chân nâu (hay ngũ sắc). Ngoài ra có cả ngàn loại thực vật, có những cây cổ thụ cả ngàn năm mới có được. Dưới chân của Bán đảo Sơn Trà là một vỉa san hô hết sức phong phú, được xem là một trong những điểm lặn biển nổi tiếng nhất Việt Nam.

Ngoài ra, vì độ cao của Bán đảo Sơn Trà đến 700 mét, với quy mô khoảng 4.500 hecta, cho nên khu vực này có một vị trí hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng. Toàn bộ điều này cho thấy Bán đảo Sơn Trà là một viên ngọc, một báu vật của Đà Nẵng, của nhân dân Việt Nam.

RFI : Vì sao công luận hiện nay lo ngại về số phận khu vực này ?

Huỳnh Tấn Vinh : Từ mấy năm gần đây, vì xu thế phát triển du lịch khai phá Bán đảo Sơn Trà. Dự kiến sẽ có 2.000 villa trên đó, với quy mô có trên 6.000 phòng. Có rất nhiều dự án. Những dự án này xâm phạm vào đất rừng, xâm phạm vào các luật về bảo vệ tự nhiên đa dạng sinh học, cũng như ảnh hưởng đến an ninh và quốc phòng. Vì thế nó nổi lên như là một điểm nóng.

Theo tôi, một trong các nguyên nhân là lãnh đạo các cấp nôn nóng, họ cấp các giấy phép đầu tư, phá hủy những khu rừng cũ để xây khách sạn. Mười năm trước đây, lãnh đạo thành phố muốn đẩy nhanh sự phát triển của Đà Nẵng, với kỳ vọng thành phố này trở thành Hồng Kông hay Singapore, hay một số nơi khác. Vì thế yếu tố môi trường, bảo vệ tự nhiên, bị xem nhẹ hơn là phát triển kinh tế.

Khu bảo tồn tự nhiên lúc đó là khoảng 4.500 hecta, tuy nhiên, sau khi chính quyền thành phố quy hoạch lại theo "ba loại rừng", thì sau đó rút xuống chỉ còn khoảng 2.800 hecta, mất đi khoảng chừng 40%. Chúng tôi đã nêu vấn đề này trên Facebook cá nhân của mình, và cũng có cuộc trả lời Đài truyền hình Việt Nam (được lưu lại trên clip), nói cụ thể là (chính quyền và một số cơ sở - người phỏng vấn bổ sung) đã vi phạm những điều luật nào, trong bộ luật nào.

RFI : Cho đến nay, trước phản ứng từ các nhà khoa học, giới bảo vệ môi trường, cũng như công chúng tại Việt Nam, chính quyền có phản ứng ra sao ?

Huỳnh Tấn Vinh : Đến ngày 15/12/2016, chính phủ giao cho phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký một quy hoạch tổng thể quốc gia Bán đảo Sơn Trà, trong quy hoạch đó, số lượng villa và số phòng có kế hoạch xây dựng trên đó, chiếm khoảng chừng trên 1.000 hecta. Đây là một diện tích khá lớn. Điều này tạo một dư luận không tốt.

Cho đến nay, một mặt, chính phủ yêu cầu không tiếp tục xây dựng dự án, mặt khác cho một cơ quan thanh tra rà soát toàn bộ Bán đảo Sơn Trà. Chỗ nào vi phạm luật quản lý rừng, chỗ nào vi phạm đa dạng sinh học… Và hạn đến tháng 3/2018 sẽ phải làm rõ.

Tôi nghĩ rằng đó là một tín hiệu tốt, khi chính phủ đã lắng nghe được công luận. Mặt khác, công luận đã tạo được một tiếng vang rất quan trọng, để chính phủ phải cân nhắc trước khi có quyết định về quy hoạch Bán đảo Sơn Trà.

RFI : Theo ông, chính phủ nên hành động theo hướng nào ?

Huỳnh Tấn Vinh : Để có một quyết định đúng đắn cho Sơn Trà, cần căn cứ vào ba điều. Thứ nhất là phải lấy việc bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên của Bán đảo Sơn Trà là điều quan trọng nhất. Bởi vì, nếu không bảo vệ được điều này, thì tương lai của thế hệ tiếp theo sẽ không còn giữ được.

Thứ hai là không thể vì lợi ích kinh tế trước mắt mà quên vấn đề môi trường, như phương châm của thủ tướng chính phủ đã đề ra.

Thứ ba là công luận, các phản biện, các tổ chức xã hội được tham gia vào quá trình đó. Ba nguyên tắc này được tôn trọng thì tôi nghĩ rằng Bán đảo Sơn Trà sẽ giữ được mầu xanh, và tài nguyên thiên nhiên này sẽ được giữ cho thế hệ mai sau.

RFI : Còn quan điểm của ông, với tư cách một người làm du lịch và bảo vệ môi trường ?

Huỳnh Tấn Vinh : Tôi nghĩ rằng, nếu chính phủ chọn ưu tiên cho bảo vệ đa dạng sinh học, cho bảo tồn tự nhiên Bán đảo Sơn Trà, thì kể từ bây giờ sẽ không có thêm các công trình xây dựng nào tại đây. Và có thể ưu tiên cho việc khai thác địa điểm này bằng du lịch sinh thái. Du khách có thể từ Đà Nẵng đến thăm Bán đảo Sơn Trà (chứ không lưu trú lại đây). Tôi hy vọng là chính phủ sẽ quyết theo hướng đó.

Du lịch sinh thái, nếu biết cách vận động một cách thông minh, sẽ tôn trọng được tự nhiên tại Bán đảo Sơn Trà, hạn chế đến mức thấp nhất các tổn hại. Đó là mô hình chúng tôi có thể hướng đến.

Chúng tôi đang có ý tưởng là biến Bán đảo Sơn Trà thành một khu dự trữ sinh quyển của UNESCO. Điều có nghĩa là mọi quản lý, mọi hoạt động, mọi khai thác, phải có mục tiêu bảo tồn. Nếu làm được điều đó, Sơn Trà bảo đảm sẽ được khai thác tốt nhất, theo hướng tôn trọng môi trường.

RFI xin cảm ơn ông Huỳnh Tấn Vinh.

Trọng Thành

----

(1) Giống như mô hình 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới được công nhân tại Việt Nam, bao gồm rừng ngập mặn Cần Giờ, sinh quyển Đồng Nai [vườn quốc gia Cát Tiên], vùng ven biển và biển đảo Kiên Giang, Mũi Cà Mau ở miền Nam ; đảo Cát Bà, vùng đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, ở miền bắc ; và các vùng Cù Lao Chàm, rừng quốc gia Pù Mát - tây Nghệ An và cao nguyên Liangbang ở miền trung.

(2) wakeitup.net/save-son-tra

Published in Việt Nam
mercredi, 11 octobre 2017 19:07

Căn nguyên của sự bất ổn

Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.

Trong một trận quyết đấu - cuộc đấu sinh tồn, một người bị thương và một người tử trận, rõ ràng người bị thương đã giành chiến thắng. Người chiến thắng được tất cả, còn người thua ?

quyenluc0

Nguyễn Xuân Anh và Trương Quang Nghĩa : Trong một cuộc đấu sinh tồn, người chiến thắng được tất cả, còn người thua ?

Nguyễn Xuân Anh đang chờ xem xét nốt chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Cay đắng cho Nguyễn Xuân Anh là chức vụ cuối cùng của ông sẽ được xem xét, quyết định bởi Thành ủy Đà Nẵng trong những ngày tới đây, nơi mà chỉ mới vài ngày trước ông là người đứng đầu.

Tôi có nhiều cuộc nói chuyện với những nhân vật hiểu sâu về chính trường Việt Nam. Họ cho rằng, trong một địa phương có hai người lãnh đạo, một người đứng đầu bên Đảng và một người đứng đầu phía Chính quyền, luôn phải có một người chịu nhún trước người kia. Bởi một cõi lại không thể có hai vua.

Khi ông Đinh La Thăng mới nhậm chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Thăng, với cá tính của mình, ào ào xông pha, tiến bước, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh trở nên im ắng, ít nhất là trên mặt trận truyền thông. Trước đó, 10 năm ông Lê Thanh Hải là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, khó có nhân vật nào có sự ảnh hưởng như Lê Thanh Hải ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí, Lê Hoàng Quân, chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh khi kết thúc nhiệm kì, nhiều người còn nói rằng chỉ nhớ về ông một nụ cười.

Trở lại câu chuyện Đà Nẵng, mà thực chất nó không chỉ là vấn đề Đà Nẵng, dù Nguyễn Xuân Anh có khẳng định không có chuyện nội bộ Đà Nẵng mất đoàn kết, thì việc Bí thư thành ủy bị cách chức và ra khỏi Trung ương, Chủ tịch UBND thành phố và Thường vụ Thành ủy bị cảnh cáo là một minh chứng không thể rõ hơn cho sự bất ổn ở nội bộ lãnh đạo Đà Nẵng.

Căn nguyên của sự bất ổn là vấn đề quyền lực.

Những chuyện ấy bây giờ đã là quá khứ, nhưng còn tương lai ? Những bất ổn ở Đà Nẵng, cả về kinh tế lẫn chính trị, về chủ trương, đường lối phát triển, bắt buộc phải thu vén lại. Liệu một người nhạt nhòa trong vai trò Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải như ông Trương Quang Nghĩa có đảm nhiệm được không ?

Sau những phát ngôn đại loại như hàng không vét hết khách của ngành đường sắt, không mở rộng sân bay về phía sân golf, có vẻ như ông Nghĩa không được dư luận kì vọng, dù ông Phạm Minh Chính, trưởng Ban Tổ chức trung ương cho rằng, đó là phương án tốt nhất.

Không có cá nhân nào cái gì cũng giỏi và cũng không có cá nhân nào làm việc gì cũng dở. Có thể ông Nghĩa không phù hợp ở vị trí người đứng đầu ngành giao thông nhưng ông lại phù hợp ở một địa phương đang cần sự dung hòa cá tính ? Đó là tôi lạc quan hi vọng.

Ít nhất, ông Nghĩa từng làm phó Bí thư thành ủy Đà Nẵng nên lần bổ nhiệm này có thể coi là một sự trở về. Và sự trở về này có ưu thế hơn những nhân vật khác là bởi ông Nghĩa đã kinh qua công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước về kinh tế, đô thị, doanh nghiệp... Ban Tổ chức trung ương đánh giá, ông Nghĩa phù hợp với nhiệm vụ lãnh đạo Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

Trở lại vấn đề căn nguyên của sự bất ổn. Nếu cá tính của ông Nghĩa dung hòa được với các cá nhân khác ở Đà Nẵng, hành xử của ông Nghĩa khéo léo, biết nhu biết cương đúng lúc, đúng việc, thì có thể những bất ổn ở Đà Nẵng bị bới ra sẽ được dọn dẹp. Tất nhiên, ông Nghĩa sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ở Đà Nẵng.

Dọn dẹp một chiến trường chưa bao giờ là vấn đề đơn giản.

Bạch Hoàn

Nguồn : fb. bachhoanvtv24, 11/10/2017

Published in Diễn đàn