Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Liệu Hà Nội có dám nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ để hòa giải dân tộc để viết lại lịch sử dạy cho con cháu không ?

hoagiai1

Tháng 2 năm 1979, xe tăng Type 62 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã ào ạt xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam.

Trên vietnamnet.vn, Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã "gạt quá khứ" sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung. 

Trung Quốc thì vẫn tiếp tục tuyên truyền "chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ" và trừng phạt "tiểu bá" Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.

Sự khác biệt về nhận thức và cách trình bày lịch sử tạo ra những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột. 

Nếu không hòa giải được nhận thức và cách trình bày về lịch sử thì đó là một liều thuốc độc mà tiền nhân để lại cho thế hệ sau, và để "giải độc" lịch sử Giáo sư Tung đề nghị :

"Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước Trung – Việt nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước".

Giáo sư Tung tin rằng nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Hoa cũng sẽ phải làm được điều này. 

hoagiai2

Dân quân Việt Nam gài chông tre ngăn chặn quân Trung Quốc tiến vào làng - Ảnh minh họa

Giáo sư Phạm Hồng Tung hiện là Chủ biên chương trình Lịch sử giáo dục phổ thông tổng thể đang sửa soạn ra bộ sách giáo khoa Lịch sử nên đề nghị của ông cần được xem xét cẩn thận.

Trường hợp hai nước Pháp và Đức

Giáo sư Tung cho biết Đức và Pháp trong lịch sử cũng đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870… các nhà sử học, các nhà giáo dục hai nước đã tổ chức nhiều diễn đàn gặp gỡ nhau trước khi cùng nhau soạn một bộ sách giáo khoa Lịch sử chung. 

Giáo sư Tung quên rằng Pháp và Đức là hai quốc gia tự do, các sử gia đều độc lập với hệ thống chính trị. Nên ngay thời Chiến Tranh Pháp - Việt vẫn có những sử gia Pháp công khai ủng hộ Việt Nam.

Báo chí Pháp và Đức được tự do thu nhặt và loan tin, nên thông tin đều đa chiều và dễ dàng đối chiếu. 

Các cuộc phỏng vấn chứng nhân lịch sử được thường xuyên thực hiện. Các hồi ký được tự do phổ biến. 

Các tài liệu lịch sử, các văn kiện và số liệu sau một thời gian đều được giải mật để mọi người có thể tìm hiểu.

Mỗi sử gia có cách nhìn riêng về lịch sử, chính môi trường học thuật tự do giúp họ nhìn nhận các sự kiện, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả một cách khách quan hơn, trung thực hơn, gần với sự thật lịch sử hơn.

Các sử gia và các nhà giáo dục Pháp và Đức lại luôn có cơ hội tự do trình bày quan điểm và phát hiện mới trên các diễn đàn quốc tế, nên việc họ xuất bản sách giáo khoa chung, các công trình nghiên cứu chung, các sách tài liệu tham khảo chung là một việc hết sức bình thường.

Môi trường tự do và học thuật tự do hoàn toàn không có tại Việt Nam và Trung Quốc.

hoagiai3

Bia tưởng niệm vụ thảm sát Tong Chup : quân đội Trung Quốc đã sát hại 43 phụ nữ và trẻ em Việt Nam rời ném xác xuống giếng tại làng Tổng Chúp

Việt Nam là nước nhỏ lại luôn bị Trung Quốc xâm lược. Chỉ trong vòng 14 năm, 1974-1988, Trung Quốc đã 4 lần đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam : Hoàng Sa (1974), Biên giới phía Bắc (1979), Vị Xuyên Hà Giang (1984), Gác Ma (1988) và từ năm 1988 liên tục lấn chiếm Trường Sa và gây chiến ở Biển Đông. 

Bởi thế việc so sánh với Chiến tranh Pháp và Đức là điều không thể chấp nhận được.

Giáo dục tự do

Giáo sư Phạm Hồng Tung còn cho biết vào năm 2003, Cộng đồng Châu Âu cho thành lập những Nghị viện gồm các thanh niên đóng vai những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo đề tài "Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước".

Nghị viện thanh niên của Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải soạn một sách giáo khoa Lịch sử chung cho cả hai nước, Nghị quyết được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.

Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh đều được cả hai nước chấp nhận vì đó là sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.

Ông Tung quên rằng tại Đức và Pháp, giáo viên dạy sử chỉ giữ vai trò hướng dẫn học sinh thu thập, phê bình tài liệu lịch sử, phân tích làm rõ nguyên nhân, bản chất, ý nghĩa của các sự kiện và của diễn biến lịch sử.

Ngay từ trong học đường, học sinh được đào tạo tư tưởng độc lập và tự do trong học thuật. 

Ngoài xã hội, ý kiến của người trẻ được lắng nghe, được tôn trọng, được áp dụng nếu ý kiến thực tế, khả thi và hữu ích.

Giáo dục để đào tạo học sinh thành người độc lập, tự do chưa có tại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. 

Chính trị bao trùm…

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia cộng sản nên mọi thông tin đưa ra dù trên truyền thông, báo chí, sách đọc, sách giáo khoa đều được xem như các thông tin chính thức.

hoagiai4

Quân Trung Quốc phá hủy đường sắt Lạng Sơn trước khi rút lui về nước (02/1979)

Các hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị, hay các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như "chúng", "quân địch", "giặc", "dã man", "tàn bạo", "khát máu" được xem là dấu hiệu chính thống, dấu hiệu kích động của nhà cầm quyền cộng sản. 

Chả thế ngay khi báo chí trong nước đưa tin về "cuộc chiến bảo vệ biên giới chống xâm lăng" và cho đăng lại các bài báo cũ trong thời chiến tranh, dư luận ngay tức thì cho là báo chí được "bật đèn xanh" và Hà Nội đang xét lại quan hệ với Trung Quốc.

Chính trị hiện vẫn bao trùm mọi sinh hoạt ngay cả việc soạn sử hay soạn sách giáo khoa đều được định hướng bởi nhà cầm quyền cộng sản.

Hòa hợp hay hòa giải ?

Nên việc giới sử học hai nước Trung – Việt có ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử thì tư duy "núi liền núi sông liền sông", "anh em một nhà xã hội chủ nghĩa"… vẫn còn rất nặng.

Hậu quả là Việt Nam sẽ lấy sách sử Trung Quốc mà dạy, một cách "hòa hợp" lịch sử.

Hòa giải lịch sử là mọi sự thật lịch sử của cả 2 nước được trình bày một cách minh bạch nhất, trung thật nhất, đúng đắn nhất. 

Có hòa giải thì mới có thể tiến tới hòa hợp để giải độc lịch sử chiến tranh.

Người dân Việt nghĩ gì ?

Ngày 17/02/1979, tôi vừa tròn 20 tuổi đời, tôi nhớ thông tin về chiến tranh biên giới đến với tôi rất sớm, bạn bè, gia đình, bà con lối xóm loan báo nhau : "cộng sản đánh nhau rồi".

Khi đó người miền Nam chúng tôi, gia đình nào hầu như cũng có người bị bắt đi cải tạo, nhiều người mất cơ nghiệp, bị bắt đi vùng kinh tế mới, bị truy đuổi, bị phân biệt đối xử… nên xem chiến tranh biên giới chỉ là "cộng sản đánh nhau" là một điều dễ hiểu.

Cuộc chiến giữa nội bộ các đảng cộng sản : Đảng cộng sản Việt Nam theo Liên Xô, phản bội Trung Quốc, xâm lăng Campuchia, nên bị Trung Quốc đánh. 

Bộ đội và bà con vùng biên giới bị Trung Quốc giết hại là nạn nhân của hai đảng cộng sản Việt - Trung.

Nhà cầm quyền Việt Nam biết rõ sẽ bị tấn công nhưng không di tản dân khỏi vùng biên giới để Trung Quốc tấn công giết hại sẽ phải chịu thêm phần trách nhiệm trước lịch sử.

Chiến tranh Nam Bắc vừa chấm dứt, người dân lại phải gồng mình thiếu ăn, thiếu mặc hy sinh phục vụ chiến tranh. Thế hệ chúng tôi bị mang ra mặt trận và nhiều người bỏ xác ở Campuchia.

Đến nay, người dân vẫn chưa biết được vùng đất nào Việt Nam đã mất vào tay quân Trung Quốc. 

Trong trận Vị Xuyên, Cao Điểm 1509 thuộc Núi Đất, Hà Giang cho đến chiều ngày 28/04/1984 vẫn thuộc Việt Nam, nhưng đến năm 1999 Hà Nội chính thức ký Hiệp định Biên giới, Núi Đất đã thuộc về Trung Quốc.

Cho đến nay vẫn chưa ai chịu tìm hiểu cặn kẽ xem người dân Việt, người bộ đội năm xưa thực sự nghĩ gì về các cuộc chiến tranh.

Liệu Hà Nội có dám nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ để hòa giải dân tộc để viết lại lịch sử dạy cho con cháu không ?

Thực tế đang xảy ra…

Tại Hà Nội ngày 17/02/2019, lực lượng an ninh, công an dày đặc khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, nơi bà con đến thắp nhang cầu nguyện vào 17/02 hàng năm. Một số bà con đến đặt vòng hoa tưởng niệm ở đài chiến sĩ vô danh Bắc Sơn đã bị bắt về đồn công an. 

Ở Sài Gòn lực lượng an ninh, thanh niên xung phong, công an chìm nổi dày đặc, xe rác, xe tải, bao cát, thùng rác… che kín tượng đài Trần Hưng Đạo, lư hương bị cẩu bỏ chỗ khác. Các thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và bà con không thể đến thắp nén nhang tưởng niệm. 

Ít hôm trước ngày 14/02/2019, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết và bà con đã bị nhân viên an ninh quấy nhiễu khi đang đốt nhang tại nghĩa trang Vị Xuyên nơi những anh hùng tử sĩ nằm xuống để bảo vệ giang sơn bờ cõi.

Hòa giải với người dân chưa được thực hiện thì nói gì đến chuyện hòa giải lịch sử.

Lịch sử không còn nằm trong tay giới cầm quyền

Chính Giáo sư Phạm Hồng Tung phải nhìn nhận thế hệ trẻ ngày nay khi muốn tìm hiểu lịch sử liên quan đến chiến tranh Việt Nam và quan hệ Việt - Trung lại tìm đọc những công trình bằng tiếng Anh, tiếng Pháp do người Pháp, người Mỹ, người Đức hay người Úc viết. 

Nhiều tài liệu còn được dịch ra tiếng Việt và được phổ biến rộng rãi trên không gian mạng.

Thế hệ trẻ không bị định kiến che lấp, trong khi trình độ nhận thức và phê bình càng ngày càng nâng cao.

Không có gì còn có thể giấu giếm hay che đậy, không còn tình trạng độc quyền thông tin và lịch sử không còn nằm trong tay giới cầm quyền.

Bởi vậy, theo tôi, việc đầu tiên và quan trọng nhất là Đảng cộng sản cần thực tâm hòa giải dân tộc bằng cách công bố mọi sự thực lịch sử và nhận lãnh mọi trách nhiệm về các cuộc chiến.

Nhà cầm quyền cần chấm dứt quy kết những đảng viên cộng sản nhìn dám nhận sự thực lịch sử là tự diễn biến, tự chuyển hóa và quy kết người dân là "thế lực thù địch".

Nhà cầm quyền cần trả lại mọi quyền tự do cho dân, tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến, soạn ra Hiến pháp mới, xây dựng một thể chế mới thực sự do dân, vì dân và của dân.

Đó chính là việc "giải độc" lịch sử, Đảng cộng sản hòa giải cùng dân tộc và như thế dân mới giầu, nước mới mạnh, mới bảo vệ được bờ cõi do ông cha để lại.

Nguyễn Quang Duy

(19/02/2019)

* Xin xem bài trên vietnamnet.vn, Thúy Nga và Thanh Hùng phỏng vấn Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung : "Chiến tranh biên giới 1979 được dạy trong chương trình phổ thông mới ra sao ?".

Published in Diễn đàn

Mồng Một Tết Âm lịch, ngày 5/2/2019, báo Sydney Morning Herald đưa tin chính phủ Úc xóa tư cách thường trú nhân, không cho tỷ phú Trung Quốc Huang Xiangmo nhập cảnh, mặc dầu ông đã định cư tại Úc từ năm 2011, đầu tư hằng tỷ Úc kim (AUD) và vợ con ông hiện vẫn còn ở Úc.

typhu1

Ảnh ông Huang Xiangmo chụp chung với Thủ tướng Malcolm Turnbull năm 2016.

Kèm theo bản tin là hình ảnh ông chụp với nhiều chính trị gia hàng đầu của Úc, bao gồm các cựu thủ tướng, các cựu ngoại trưởng lưỡng đảng, cho thấy ảnh hưởng rất lớn của ông trong chính giới Úc, nhưng chẳng ai dám lên tiếng giúp ông.

Ông từng là nhà tài trợ chính trị lớn nhất nước Úc. Theo điều tra của hãng tin ABC, ông đã từng đóng góp cho 3 đảng Lao Động, Tự Do và Quốc Gia lên đến 2,7 triệu Úc kim. Chưa kể những "quà tặng" riêng cho các chính trị gia Úc chưa được biết tới.

Huang Xiangmo là ai ?

Ông sinh năm 1969 tại Quảng Đông, bỏ học năm 15 tuổi, làm giàu nhờ buôn bán bất động sản, xây cất và nhờ quan hệ với các giới chức cao cấp.

Ông di dân đến Úc năm 2011 và tiếp tục ngành xây cất và đầu tư bất động sản.

Năm 2012, một số giới chức cao cấp trước đây từng quan hệ với ông tại Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng đất đai.

Ông từ chối không có liên hệ với các vụ tham nhũng tại địa phương và cho biết đến Úc vì "người Úc nồng ấm và thân thiện, còn không khí trong sạch, rất trong sạch".

Trên báo Trung Quốc Global Times ông cho biết "Tiền là nguồn sữa mẹ của chính trị" (Money is the Mother’s Milk of Politics), và ngay khi đến Úc bằng mọi cách ông đã tung tiền lũng đoạn chính trị Úc.

Chi đồng đều cho 3 đảng lớn…

Ngày 19/11/2012, lần đầu tiên ông đóng góp cho đảng Lao Động tại New South Wales (NSW) với số tiền lên đến 150.000 Úc kim. Trong cùng ngày hai doanh nhân khác liên đới với công việc làm ăn của ông Huang đóng góp thêm 350.000 Úc kim.

Về phía đảng Tự Do trong lần tranh cử 2013, ông đã đóng góp lên đến 870.000 Úc kim.

Ngày 5/10/2015, ông tham dự buổi gây quỹ cho đảng Lao Động với sự tham dự của thủ lãnh đối lập Bill Shorten đã thẳng tay đóng góp 55.000 Úc kim.

Theo tường trình của Ủy ban Bầu cử vào ngày Hiệp ước tự do mậu dịch Trung – Úc được ký kết năm 2014 ông Huang đã tặng ngay 50.000 Úc kim cho quỹ tranh cử của Tổng trưởng Mậu dịch Andrew Robb.

Ông Robb vừa là cha đẻ của Hiệp ước vừa công khai ủng hộ Tập đoàn Landbridge, của tỷ phú Ye Cheng, thuê 99 năm cảng Darwin, Bắc Úc.

Ngày 9/5/2016 trước lần bầu cử Liên bang ông Robb đột ngột xin từ chức bộ trưởng và tuyên bố không ra ứng cử nữa.

Một lá thư mật do công ty Landbridge gửi đến ông Robb bị tiết lộ cho biết trước khi từ chức ông Robb đã nhận lời làm cố vấn kinh tế cao cấp cho công ty Landbridge, Trung Quốc, với mức lương hàng năm lên tới 880.000 Úc kim.

Bức thư nói một cách mù mờ ông Robb chẳng cần làm gì cả mà vẫn có được món tiền này.

Theo hãng tin ABC, trong vòng 4 năm 2012-2016, ông Huang đã 46 lần đóng góp cho 3 đảng Tự Do, Lao Động và Quốc Gia với tổng số tiền lên đến 2.692.960 Úc Kim.

Thượng nghị sĩ Úc mất chức vì "phản quốc" ?

Năm 2016, ông Huang hứa tặng 400.000 Úc kim cho đảng Lao Động, nhưng khi phát ngôn viên đối lập quốc phòng Thượng nghị sĩ Lao Động Stephen Conroy lên tiếng chỉ trích chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông ông Huang đã rút lời hứa.

Ngay hôm sau, Thượng nghị sĩ Lao Động Sam Dastyari, xuất hiện trong một buổi họp báo với ông Huang, tuyên bố ngược lại chính sách của đảng Lao Động Úc không nên can thiệp vào các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Được biết văn phòng ông Dastyari đã 4 lần liên lạc Bộ Di trú để hỏi về đơn xin quốc tịch của ông Huang và sau đó chính ông Dastyari lại tiết lộ tin "mật" cho ông Huang là ông đang bị Cơ quan Tình báo Úc theo dõi.

Ông Huang xin nhập quốc tịch Úc nhưng hồ sơ của ông bị Cơ quan Tình báo Úc giữ lại vì ông có 2 lý lịch, với 2 tên và 2 visa khác nhau. Tương tự trường hợp Vũ Nhôm cựu thượng tá an ninh Việt Nam Phan Văn Anh Vũ.

typhu2

Thượng nghị sĩ Sam Dastyari bị tố là ăn tiền và làm tay sai cho Trung Quốc - Ảnh biếm họa

Ông Huang sau này tiết lộ Thượng nghị sĩ Dastyari từng yêu cầu ông trang trải chi phí đi lại và đòi công ty của ông trả cho một vụ kiện cá nhân với khoản tiền lên đến 44.000 Úc kim. Ông Dastyari bị buộc phải từ chức thượng nghị sĩ vào ngày 25/01/2018.

Có nguồn tin cho rằng ông Dastyari cũng bị Cơ quan Tình báo Úc theo dõi và hằng ngàn người đã ký tên đòi điều tra ông về tội "phản quốc" (be charged with treason) cộng tác với gián điệp ngoại bang.

Một tuần sau khi ông Dastyari từ chức, đảng Lao Động công bố dành chức Thượng nghị sĩ cho một người rất gần gũi với ông Huang, một doanh nhân buôn vàng gốc Hoa ông Simon Zhou. Chỉ trong 1 thời gian ngắn ông Simon đã quyên góp được 140.000 Úc kim cho đảng Lao Động.

Báo chí ngay tức thì đưa tin ông Simon đang bị Sở thuế Liên bang điều tra vì gian lận thuế khiến ông phải từ chức trước khi tuyên thệ nhậm chức.

Gián điệp Trung Quốc ?

Ông Huang là lãnh đạo của Hội đồng Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc, giữ vai trò thúc đẩy việc thống nhất Đài Loan, cùng xác định chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông và Tây Tạng.

Ông cũng là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc một tổ chức chuyên cố vấn cho Tập Cận Bình.

Ông tài trợ 3,5 triệu đô la cho trường đại học Western Sydney để thành lập viện Nghệ thuật và Văn hóa Úc-Trung.

Ông dùng 1,8 triệu Úc kim để thành lập Viện nghiên cứu Úc – Trung thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) rồi mướn cựu ngoại trưởng Lao Động Bob Carr làm giám đốc. Ông Bob Carr có vợ gốc Hoa là người nổi tiếng thân Bắc Kinh.

Việc làm kể trên bị nghi là nằm trong chiến lược của Tập Cận Bình mua chuộc giới khoa bảng, chuyển giao các công trình nghiên cứu về không gian, trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính của Úc cho Trung Quốc, một hình thức của gián điệp công nghệ.

Nói tóm lại ngay khi đến Úc ông Huang Xiangmo đã hiểu khá rõ hệ thống chính trị Úc, thâm nhập khá sâu vào chính trị Úc cho thấy ông đã được sửa soạn và thu xếp sẵn để đưa vào các vai trò trên.

Trong dịp kỷ niệm 66 năm ngày Đảng Cộng sản cầm quyền, tại Lãnh sự quán ở Sydney ông Huang công khai tuyên bố :

"Chúng tôi kiều dân Trung Quốc kiên định lập trường ủng hộ Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, [và] luôn hỗ trợ sự phát triển của Đất Mẹ…".

Tài trợ tranh cử…

Yếu điểm của vận động tranh cử tại Úc là phần lớn tài trợ không được kiểm soát, không có quy định giới hạn về mức gây quỹ, đóng góp hay chi tiêu cho vận động chính trị và đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh triệt để khai thác.

Ngoài tỷ phú Huang Xiangmo còn nhiều "doanh nhân" Trung Quốc khác cũng bị phanh phui dùng tiền ảnh hưởng chính trị Úc.

Ông Chen Yonglin, cựu lãnh sự xin tỵ nạn từ năm 2005, cho biết các khoản đóng góp được tiết lộ cho đến nay là rất nhỏ so với những giao dịch ngầm mua chuộc chính giới Úc, bao gồm những chuyến du lịch miễn phí đến Trung Quốc và các món quà không thể truy ra nguồn gốc.

Ngày 28/6/2018 Lưỡng viện Quốc hội Úc thông qua hai Đạo luật chống can thiệp chính trị từ ngoại bang và gián điệp công nghiệp, sau đó thông qua Đạo luật cấm các khoản đóng góp tài trợ chính trị từ nước ngoài có hiệu lực từ đầu tháng 1/2019.

Không cho về lại nước Úc…

Mặc dù ông Huang đầu tư lên đến nhiều tỷ Úc kim, vợ và con hiện đang sống tại Úc.

Chỉ riêng năm 2018, ông đầu tư gần một tỷ Úc kim vào hai dự án nông nghiệp của tập đoàn Trung Quốc Dalian Wanda Group tại Úc.

Việc ông bị xóa tư cách thường trú nhân và không được phép trở lại Úc, sau chuyến đi Thái Lan trước Tết, nói rõ lập trường của chính phủ Úc đối với ông Huang. Hiện ông Huang đang nhờ luật sư giúp để xin nhập cảnh Úc.

Luật Úc còn cho phép xóa tư cách công dân khi biết được đơn xin gia nhập quốc tịch có điều gian dối hay cá nhân làm gián điệp cho ngoại bang.

Trả lời phỏng vấn Reuters về việc này ngoại trưởng Úc bà Marise Payne cho biết chưa nhận được phản ứng gì từ phía Bắc Kinh và không mong chuyện này sẽ trở thành chủ đề thảo luận song phương vì Úc và Trung Quốc có một mối quan hệ tốt đẹp tôn trọng lẫn nhau.

Lẽ đương nhiên Trung Quốc phải biết tôn trọng nền độc lập của các quốc gia trong đó có Úc và nhất là không thể tiếp tục dùng tiền lũng đoạn chính trị thế giới.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 8/02/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Theo Hồi ký của Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người trực tiếp chỉ huy hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 :

"… việc tấn công lực lượng Trung Cộng là hoàn toàn do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh, không có sự đồng ý của Hoa Kỳ và không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ dù là nhân đạo tối thiểu như vớt người trôi trên biển cả".

Sau 45 năm chiến lược Á Châu Thái Bình Dương của Mỹ đã hoàn toàn thay đổi.

hoiky1

Hồi ký của Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại - Ảnh minh họa

Tưởng niệm 45 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa là cơ hội tìm hiểu về chiến lược Biển Đông của Mỹ để từ đó rút ra bài học.

Vì sao Trung Quốc không chiếm được Trường Sa ?

Theo Phó Đề đốc Thoại thiệt hại phía Việt Nam Cộng Hòa đã nặng, nhưng phía Trung Quốc vì bị tấn công nên thiệt hại nặng hơn.

Soái hạm Kronstad 274 bị chìm. Đô đốc Phương Quang Kính, tư lịnh phó Hạm Đội Nam Hải và hầu hết bộ tham mưu đều tử trận.

Hộ tống hạm Kronstad 271 và hai Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng.

Cùng lúc đó 17 chiến hạm Trung Quốc tiến xuống Biển Đông đã phải dừng lại bảo vệ Hoàng Sa tránh nguy cơ Việt Nam Cộng Hòa phản công chiếm lại.

Nếu không bị tấn công, không bị thiệt hại các chiến hạm Trung Quốc có thể đã tiếp tục tấn công Trường Sa và chiếm đóng Biển Đông cho đến ngày nay.

Ngày 25/1/1974, Đô đốc Thomas H. Moorer tường trình với Ngoại trưởng Henry Kissiger như sau :

"Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng này".

Mỹ rút khỏi Eo Biển Đài Loan…

Tháng 7/1971, đang thăm Pakistan, Kissinger vờ cáo bệnh, chuyển hướng bay thẳng đến Bắc Kinh hội đàm mật với Chu Ân Lai.

Khi Kissinger về lại Mỹ, Tổng thống Richard Nixon công khai tuyên bố không chống lại đơn Trung Quốc xin gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Mỹ chính thức xem Đài Loan như một phần của Trung Quốc, tháng 10/1971, Mỹ rút Hạm Đội khỏi eo biển Đài Loan.

Tháng 2/1972, Tổng thống Richard Nixon chính thức thăm Trung Quốc tuyên bố sẽ rút khỏi các căn cứ tại Đài Loan.

Ngày 2/1/1979, Bắc Kinh và Washington chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 15/5/1972, Mỹ trao quần đảo Senkaku cho Nhật rút khỏi vùng tranh chấp giữa Nhật, Trung Quốc và Đài Loan.

Mỹ nhường Biển Đông cho Trung Quốc…

Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết Mỹ rút quân, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, miền Nam lọt vào tay cộng sản, chiến tranh giữa ba Đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia bùng nổ.

Ngày 3/11/1978, Việt Nam ký hiệp ước với Liên Xô, theo Điều 6 nếu "…một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn công, thì hai bên sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe dọa và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước".

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc vượt biên giới phía Bắc tấn công Việt Nam, Liên Xô án binh bất động.

Năm 1978, Liên Xô chính thức thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ hải quân cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Ngày 14/3/1987, Trung Quốc cho tàu chiến tấn công và chiếm bãi đá Gạc Ma.

Hải quân Liên Xô đóng tại Cam Ranh, cách Gạc Ma chừng 3 trăm hải lý không hề can thiệp hay lên tiếng.

Các bản đồ Liên Xô, sau năm 1950 đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Vào năm 1996, Bắc Kinh tự vẽ những đường cơ sở thẳng kết nối 28 điểm trên quần đảo Hoàng Sa, tự xem là lãnh hải Trung Quốc. Đồng thời tuyên bố yêu sách về phạm vi 12 hải lý trên lãnh hải Hoàng Sa.

Còn Trường Sa gồm cả trăm đảo, bãi đá và cồn san hô nằm rải rác trên một vùng biển khoảng hơn 160.000 km2, nên rất khó cho Việt Nam quan sát và kiểm soát.

Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 18/1/2019 loan báo phóng thành công một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất từ một bệ phóng ở Nhật Bản với mục tiêu quan sát vùng duyên hải của Biển Đông.

Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm 7 bãi đá và xây một số đảo nhân tạo, gồm :

1.   Biến đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn ;

2.   Biến đá Vành Khăn thành đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất trên Biển Đông với phi trường có bãi đáp cho các phi cơ chiến đấu ;

3.   Biến đá Xu Bi thành đảo nhân tạo lớn thứ hai trên Biển Đông ;

4.   Cải tạo bãi Châu Viên ;

5.   Xây đảo tại đá Gạc Ma ;

6.   Xây cất tại bãi đá Ga Ven và đá Lạc ;

7.   Bồi đắp đá Tư Nghĩa và

8.   Cắm cờ trên 10 cụm đá khác trong quần đảo Trường Sa.

Tháng 5/2009, Trung Quốc gửi Công hàm cho Liên Hiệp Quốc, tuyên bố chủ quyền Biển Đông được định bởi Đường chín đoạn bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa, bãi Macclesfield và bãi Scarborough.

Mỹ rút khỏi Philippines

Tài liệu giải mật cho biết vào ngày 31/1/1974 Bộ Ngoại giao Mỹ họp bàn về Hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Philippines nếu có tranh chấp xảy ra tại Biển Đông, Ngoại trưởng Kissinger nói rõ "Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ".

Ngày 24/11/1992, Quân đội Mỹ rút khỏi căn cứ vịnh Subic và căn cứ không quân Clark.

Tháng 2/1995, Trung Quốc điều bảy tàu chiến đến đá Vành Khăn, bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines.

Tháng 4/2012, Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm bãi cạn Scarborough.

Ngày 22/1/2013 Philippines kiện Trung Quốc về "chủ quyền Đường lưỡi bò" tại Tòa Trọng tài thường trực.

Ngày 12/7/2016, Tòa tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc không có các quyền lịch sử dựa trên bản đồ đường chín đoạn và việc xây các đảo nhân tạo là trái phép gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển.

Mỹ quay lại Biển Đông…

Cuối năm 1991, Liên Xô tan vỡ. Nga chuyển Cam Ranh thành nơi thám thính và theo dõi hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, chiến cụ và quân đội được rút về Nga.

Năm 2002, Nga hoàn toàn rút khỏi Cam Ranh.

Từ năm 1992, Mỹ đề nghị các nước trong khu vực để Mỹ kiểm soát eo biển Malacca.

Mỹ chuyển Bộ Tư lệnh Châu Á - Thái Bình Dương đến Singapore, viện trợ quân sự và hỗ trợ đào tạo cho sĩ quan quân đội các nước trong vùng.

Mỹ tăng cường lực lượng không quân tại đảo Guam, Hawai và tại Yokousuka ở Nhật.

Bộ Tư lệnh quân đoàn 1 lục quân Mỹ được chuyển từ Mỹ đến căn cứ Kanagwa ở Nhật và tăng cường sức mạnh quân sự tại Nhật và Nam Hàn.

Ngày 10/5/1995, lần đầu tiên Mỹ đưa ra lập trường về Biển Đông :

1) tự do hàng hải là lợi ích cơ bản của Mỹ ;

2) tàu chiến và máy bay Mỹ toàn quyền qua lại Biển Đông ;

3) Mỹ có lợi ích vĩnh cửu trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, và (4) Mỹ kêu gọi các bên liên quan dùng ngoại giao giải quyết tranh chấp.

Mỹ gia tăng sự hiện diện trên Biển Đông, thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung với các quốc gia trong vùng.

Ngày 1/4/2001, máy bay thám thính EP-3 của Mỹ đang trên đường trở về căn cứ Okinawa thì bị 2 chiếc J-8II của Trung Quốc chặn đường gây chiến buộc phải hạ cánh xuống phi trường quân sự Linh Thủy ở Hải Nam.

Mỹ sau đó điều quân đến đóng tại căn cứ gần với Đài Loan hơn để dễ dàng hành động khi bị tấn công.

Tháng 10/2005, Mỹ đã thỏa thuận với Nhật Bản xây dựng căn cứ không quân mới trên đảo Okinawa gần với Đài Loan.

Năm 2007-2008, Trung Quốc làm áp lực buộc hai công ty Mỹ Chevron và ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam.

Đến tháng 3/2009, Trung Quốc ngăn cản tàu khảo sát hải quân và tàu USNS Impeccable trong phạm vi 75 hải lý tính từ đảo Hải Nam khiến Mỹ lo ngại về tự do hàng hải.

Tháng 10/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố chiến lược xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương nhằm duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ.

Mỹ gia tăng quân số tại các căn cứ trong vùng, thương lượng với Thái Lan và Philippines để mở lại các căn cứ U Tapao, Subic và căn cứ không quân Clark, sẵn sàng đối phó hải quân Trung Quốc tại Biển Đông.

Tháng 11/2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông.

Ngày 03/12/2014, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết H. Res-714 nhằm kiềm chế Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và trên Biển Đông.

Chiến lược đối đầu Trung Quốc…

Tại Tokyo Nhật Bản ngày 04/02/2017, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson Tillerson cho biết Mỹ không để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, Mỹ sẽ buộc Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông, dừng xây dựng trên đảo nhân tạo, đồng thời chặn đường không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo.

Ngày 31/12/2018, Tổng thống Donald Trump ban hành Đạo Luật Sáng kiến Tái Bảo Đảm Châu Á (ARIA- Asia Reassurance Initiative Act of 2018), đã được cả lưỡng đảng và lưỡng viện Quốc Hội Mỹ thông qua.

Lần đầu tiên một đạo luật vạch ra một chiến lược toàn diện cho Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đạo luật ARIA bao gồm chiến lược ngoại giao, kinh tế, quân sự và chính trị đối với các quốc gia trong vùng.

Đạo luật nhấn mạnh đến Đối tác An ninh gồm Ba quốc qia Mỹ-Nhật-Hàn và Đối thoại An ninh gồm Bốn quốc gia Mỹ-Úc-Nhật-Ấn.

Với Đài Loan, đạo luật đòi hỏi chính phủ phải thực hiện các cam kết chuyển giao phương tiện quốc phòng và tăng cường quan hệ.

Đạo luật nêu rõ các thách thức do Trung Quốc gây ra tại Biển Đông, mối đe dọa vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn và các tổ chức khủng bố quốc tế.

Đạo Luật nhấn mạnh các giá trị về tự do dân chủ, tự do báo chí, quyền con người, nhà nước thượng tôn pháp luật… và đặc biệt nêu rõ lo ngại về vi phạm quyền tự do tại Trung Quốc, Cam Bốt, Bắc Triều tiên, Miến Điện, Lào và Việt Nam.

Biển Đông nổi sóng…

Ngày 2/1/2019, kỷ niệm 40 năm ngày phổ biến "Thư gửi đồng bào Đài Loan", Tập Cận Bình nhắc nhở việc thống nhất ôn hòa trên cơ sở một quốc gia hai thể chế, đồng thời cho biết: "Trung Quốc có quyền sử dụng vũ lực để thống nhất".

Ngày 4/1/2019, tại Hội nghị quân sự ở Bắc Kinh, Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc phải sẵn sàng đối phó với hành động gây chiến của Mỹ ở Biển Đông.

Ngày 7/1/2019, Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết tàu khu trục USS McCampbell đã tiến hành tuần tra tự do hàng hải, đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Phú Lâm, đảo Cù Mộc và đảo Lincoln.

Cô Rachel McMarr cho biết sứ mệnh tuần tra nhằm thách thức yêu sách chủ quyền sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời bảo đảm khả năng tiếp cận với các tuyến đường biển theo luật pháp quốc tế.

Ngày 31/12/2018, Bộ trưởng quốc phòng Anh Gavin Williamson loan báo kế hoạch xây một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á và một ở vùng biển Caribbean.

Ngay 16/1/2019, hải quân Mỹ và Anh thông báo vừa tập trận chung chống lại việc Trung Quốc bồi đắp các đảo và tiến hành xây dựng các căn cứ quân sự tại Biển Đông.

Tháng 12/2018, Bộ trưởng quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố Pháp sẽ gửi hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với lực lượng mạnh chưa từng có vào tháng 01/2019.

Đài Loan ngày 17/1/2019 tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng một cuộc xâm lược của các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Kết luận

Vì quyền lợi nước Mỹ, lập trường của Mỹ thay đổi một cách rõ ràng từ không dính líu, không can thiệp, rút khỏi Hoàng Sa, Trường Sa, rồi Biển Đông 45 năm về trước.

Đến năm 1995, Mỹ xác định quyền tự do hàng hải qua lại Biển Đông và lợi ích của Mỹ trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Nay bằng Đạo Luật ARIA 2018 Mỹ bắt đầu triển khai chiến lược đối đầu với chủ nghĩa bành trướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Mới đầu năm 2019, các tàu chiến Mỹ, Anh, Pháp, Úc công khai thách thức quyền kiểm soát Biển Đông và hứa hẹn một năm 2019 đầy bão tố.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 15/1/2019, cho biết :

"Việt Nam là nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông" và "Không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước khác sẽ phải xem xét làm thế nào để điều hướng tình hình".

Tại hội nghị thượng đỉnh thường niên ASEAN ngày 15/11/2018, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết các nước Đông Nam Á buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc vì khó có thể dung hòa tầm nhìn của hai đối thủ.

Đứng về phía Mỹ thì phải chọn những giá trị chung tự do bầu cử, tự do báo chí, nhà nước thượng tôn pháp luật, phải thay đổi thể chế, phải tôn trọng quyền dân.

Còn chọn Trung Quốc là tự dâng biển, dâng đất ông cha để lại cho ngoại bang.

Quá khứ tranh giành quyền lực đã đưa đất nước vào chiến tranh, để Trung Quốc lấn biển, lấn đất là bài học vô cùng đắt giá Việt Nam phải trả.

Chủ động thích ứng với hoàn cảnh mới là cách hành xử sáng suốt đặt quyền lợi của đất nước của dân tộc lên trên.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 19/01/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn
dimanche, 06 janvier 2019 15:05

Trận Phước Long 1975 : Qua Hồi ký…

Sau cả tháng chiến đấu, đêm 6/1/1975, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Phước Long và núi Bà Đen, Tây Ninh. Vài tháng sau Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn sụp đổ.

Cuộc chiến đã chấm dứt 44 năm nhưng còn quá nhiều điều đến nay vẫn chưa hiểu được và có thể không bao giờ hiểu được.

Hồi ký của những người trong cuộc cho thấy phần nào sự đẫm máu của trận chiến này.

phuoclong1

Trận Phước Long 1975 - Ảnh minh họa

Người ở lại Phước Long…

Đại tá Nguyễn Thống Thành, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long là người trực tiếp chỉ huy mặt trận Phước Long.

Ông Thành từng tử thủ An Lộc, được vinh thăng đại tá tại mặt trận, ngày 26/8/1972 được thăng chức Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long.

Năm 1974 ông được chuyển về Phước Long, giáp ranh biên giới Campuchia, bao quanh là các mật khu cộng sản.

Ông là người Bến Tre và là bạn học của Tổng biên tập báo Lao Động Tống Văn Công. Trong Hồi ký ông Công bày tỏ lòng thương tiếc người bạn như sau :

"Hơn 30 năm sau, tôi mới biết Nguyễn Thống Thành đại tá tỉnh trưởng Phước Long, bạn tôi, đứng bên kia chiến tuyến, là đại tá tỉnh trưởng đã tử thủ ở thị xã! Nhiều năm sau, trong cuộc họp cựu chiến binh, tôi được nghe một thiếu tá dự trận này kể, anh ta kêu gọi đầu hàng, nhưng Nguyễn Thống Thành đã bắn trả".

Theo Hồi Ký của Charlie Nguyễn Hoàng Oanh, sĩ quan tình báo, vào sáng ngày 5/1/1975, Đại tá Thành chạy xuống triền dốc sau tư dinh để nhảy xuống chiến hào thì bị súng cối 57 ly bắn chết tại chỗ.

Charlie cho biết đã bảo vệ Thiếu úy Sự cận vệ của Đại tá Thành, chôn ông tại gốc cây trong dinh tỉnh trưởng.

Trận Bà Đen, Tây Ninh

Ngày 6/12/1974, Liên đội 7 và Tiểu đoànTrinh sát 47 cộng sản nổ súng tấn công Căn cứ Bà Đen.

Một đại đội địa phương Việt Nam Cộng Hòa sau 31 ngày tử chiến bảo vệ Căn cứ đã âm thầm rút đi trong đêm 6/1/1975.

Trận Bà Đen ít được nhắc đến, nhưng tướng cộng sản Trần Văn Danh, người trực tiếp chỉ huy trận này, cho biết tầm quan trọng như sau :

"… một trung tâm viễn thông chiến lược quốc tế, thu tin mã thám và là điểm chỉ đường cho B 52 cùng các loại máy bay hiện đại của địch oanh kích vùng giải phóng.

Đồng thời lực lượng do tôi chỉ huy còn thu hút hỏa lực đối phương là Lữ đoàn 81 biệt kích dù, và hai phần ba phi cơ chiến đấu F5E vùng III chiến thuật, kiềm chế sư đoàn 25 bộ binh, phối hợp cùng cánh quân của Năm Ngà đang đánh Tánh Linh, Võ Đắc với sư đoàn 18 của địch.

Ngăn chặn không cho các lực lượng đối phương yểm trợ Phước Long trận địa của Quân đoàn 4 do anh Hoàng Cầm chỉ huy".

Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa

Phước Long là một tỉnh nhỏ, dân chúng đa số là đồng bào sắc tộc Stieng và Mnong.

Phước Long có 5 tiểu đoàn địa phương quân, 1 tiểu đoàn pháo binh, cảnh sát và nhân dân tự vệ, tất cả ước chừng 2.000 người và đa số là người sắc tộc.

Lực lượng tăng cường gồm 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5, ba đại đội Trinh sát các Sư đoàn 5, 18 và 25, 2 Biệt đội Biệt kích 81 Dù và Đơn vị tình báo 101 thuộc thuộc phòng 2 Bộ Tổng tham mưu. Tổng số binh sĩ tham dự trận đánh chưa tới 4.000 người.

Không lực yểm trợ bị giới hạn vì cùng lúc phải bảo vệ 2 tỉnh Tây Ninh và Phước Long. Còn vũ khí đạn dược phụ thuộc vào không vận và chỉ đủ chiến đấu 1 tuần.

Lực lượng cộng sản

Theo Lịch sử Quân đoàn 4 có 14.500 bộ đội tham dự trận đánh, gồm 2 trung đoàn thuộc Sư đoàn 302, 3 trung đoàn thuộc Sư đoàn 7, 3 trung đoàn thuộc Sư đoàn 9, 2 trung đoàn pháo binh và phòng không, 1 trung đoàn đặc công, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn hậu cần, 2 tiểu đoàn xe tăng, chưa kể đến số du kích trong tỉnh.

Cứ 1 tiểu đoàn Việt Nam Cộng Hòa đóng trong các căn cứ phải chịu hỏa lực của ít nhất 1 Trung đoàn cộng sản.

Bắt đầu…

Cuối tháng 10/1974, Việt Nam Cộng Hòa được tin mật báo cộng sản sẽ mở các trận đánh vào hai tỉnh Tây Ninh và Phước Long.

Ngày 6/12/1974, cộng sản mở một số trận đánh trong tỉnh Tây Ninh.

Ngày 12/12, một đồn lính chi khu Phước Bình (Bù Đốp) bị 1 tiểu đoàn cộng sản tấn công và bị chiếm.

Ngày 13/12, cộng sản tấn công chi khu Đôn Luân (Đồng Xoài) nhưng bị tiểu đoàn Địa phương quân đánh trả phải rút lui.

Ngày 13/12, Đại tá Nguyễn Thống Thành xuống chi khu Đức Phong (Bù Đăng) kiểm tra hệ thống phòng thủ.

Ngày 14/12, Chi khu Đức Phong bị 1 trung đoàn tấn công, quân Việt Nam Cộng Hòa chống trả ác liệt nhưng yếu thế nên phải rút quân. Phía cộng sản thiệt hại nặng, đại đội 12 chỉ còn 11 người sau trận đánh.

Ngày 15/12, hai tiểu đoàn đặc công tấn công chi khu Bố Đức (Bù Na) do một đại đội địa phương quân và một trung đội pháo binh đóng.

Theo Charlie, pháo binh sử dụng 2 đại bác bắn trực xạ vào bộ đội cộng sản nên trận đánh phơi đầy xác người. 2 đại bác bị tịch thu. Trung úy Thoại bị bắt và bị chặt đầu.

Chi khu Bố Đức được 1 tiểu đoàn Sư đoàn 5 tăng cường và máy bay ném hàng ngàn bom xăng, cộng sản thiệt hại nặng phải rút quân.

Ngày 17/12, không vận chở tiếp liệu đổ xuống Phước Long và di tản dân chúng ra khỏi vùng giao tranh.

Ngày 22/12, 1 trung đoàn cộng sản lại mở cuộc tấn công vào chi khu Bố Đức (Bù Na) hôm sau 23/12 và chiếm đựơc.

Ngày 26/12, 1 trung đoàn với pháo binh và phòng không tấn công chi khu Đôn Luân (Đồng Xoài). Trước hỏa lực quá mạnh Sư đoàn 5 không thể đổ quân tiếp viện, Đồng Xoài thất thủ.

Như vậy sau 2 tuần Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn giữ lại núi Bà Rá, thị trấn Phước Bình và thị xã Phước Long.

Lệnh đánh Đồng Xoài

Tháng 7/1974, Quân đoàn 4 được thành lập với 3 sư đoàn bộ binh, Sư đoàn 7 và 9 từ Bắc đưa vào do tướng Hoàng Cầm chỉ huy, được lệnh đánh chiếm Chi khu Đôn Luân (Đồng Xoài).

Hồi ký tướng Lê Đức Anh cho biết kế hoạch ban đầu là đánh Đồng Xoài, nhưng khi đánh lại phải rút quân, vì có lệnh từ Hà Nội pháo và tăng không còn nhiều nên không được sử dụng, không được đánh Đồng Xoài.

Hồi ký Tướng Trần Văn Trà cho biết Bộ Tổng tham mưu ở Hà Nội chỉ thị năm 1975 chưa đánh lớn :

"Năm 1975 không đánh lớn chỉ lo phá bình định ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở Miền Đông, chủ lực không đánh lớn. B2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long, nhưng Bộ không đồng ý mà chỉ đánh nhỏ, giải quyết một số điểm nhỏ trên đường 14 thôi. Năm nay đánh nhỏ là để tích lũy lực lượng chờ thời cơ. Không sử dụng xe tăng, pháo lớn nếu không được Bộ Tổng Tham Mưu duyệt từng trường hợp".

Lý do thật ?

Theo số liệu từ Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, số lượng vũ khí viện trợ cho phía cộng sản gia tăng một cách rõ rệt :

Giai đoạn 1969-1972 (4 năm) : tổng số 1.000.796 tấn, gồm 684.666 tấn vũ khí, trang bị và kỹ thuật.

Giai đoạn 1973-1975 (hơn 2 năm) : Tổng số 724.512 tấn, gồm 649.246 tấn vũ khí, trang bị và kỹ thuật.

Theo tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng Hòa, dọc đường mòn Hồ Chí Minh có tới 3 sư đoàn vận tải, với 2.000 xe đang ngày đêm hoạt động, và đang xây dựng ống dẫn dầu từ Hạ Lào vào biên giới Cao Nguyên để đưa dầu vào tận Quân Khu 3.

Sĩ quan quân y Đàm hữu Phước, Biệt kích 81, bị bắt đưa ra Bắc trên đường mòn Hồ Chí Minh đã thấy : "…từng đoàn quân cộng sản Bắc Việt lũ lượt tiến vào Nam cùng với cơ giới nặng, xe tăng, trọng pháo và hỏa tiễn SAM".

Việc thiếu pháo lớn và tăng như lời giải thích bên trên như vậy là không đúng.

Sau 30/4/1975, hiện tượng tranh giành công trạng giữa các tướng hai miền Nam Bắc đã xảy ra. Có thể tướng Hoàng Cầm chỉ mới vào Nam nên Bộ Tổng Tham Mưu tại Hà Nội không muốn tướng Lê Đức Anh trực tiếp chỉ huy trận đánh.

Tướng Lê Đức Anh không chịu thua nên mới sử dụng hai trung đoàn Chủ lực Miền (271 và 201) thuộc Sư Đoàn 302 đánh chiếm hai chi khu Đức Phong và Bố Đức.

Tướng Trần Văn Trà khi đó đang ở Hà Nội mới vận động Lê Duẩn để tung hai sư đoàn chính quy 7 và 9, với pháo và tăng vào đánh chi khu Đôn Luân rồi sẵn đà đánh chiếm toàn tỉnh Phước Long.

Cũng có thể Lê Duẩn chưa rõ phản ứng của Mỹ nên có ý định đợi mùa tranh cử Tổng thống Mỹ 1976 sẽ tổng tấn công khi đó thuận lợi hơn.

Tiếp viện Phước Long…

Sau Hiệp định Paris 1973, Mỹ rút khỏi miền Nam, viện trợ bị cắt dần, vũ khí quân trang càng ngày càng thiếu hụt, máy bay thiếu xăng, xe thiếu phụ tùng thay thế, súng và pháo thiếu đạn...

phuoclong2

Cộng sản lại gia tăng hoạt động trên toàn miền Nam, mở hai mặt trận tại hai tỉnh Tây Ninh và Phước Long cùng lúc và nhất là kế hoạch tấn công của cộng sản đã thay đổi vào phút cuối.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tướng Dương Quốc Đống và các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa đã không có được những tiên liệu và quyết định đúng lúc để tiếp viện Phước Long.

Kết thúc…

Tổng thống Thiệu và Bộ Tham Mưu lên kế hoạch gởi 1 sư đoàn tiếp viện Phước Long nhưng không kịp.

phuoclong3

Ngày 31/12, 1 trung đoàn cộng sản với thiết giáp và pháo binh tấn công vào chi khu Phước Bình. Không quân Việt Nam Cộng Hòa bắn cháy 15 xe tăng, nhưng do thiếu viện binh nên phải rút về lập phòng tuyến tại phi trường Sông Bé.

Cùng ngày 31/12, 1 trung đoàn cộng sản với pháo binh yểm trợ tấn công núi Bà Rá, Việt Nam Cộng Hòa phải rút về phòng thủ Phước Long.

Ngày 1/1/1975, cộng sản tấn công vào phi trường, lực lượng phòng thủ đã bắn cháy được 4 xe tăng, giết và bắt sống được trên 50 bộ đội.

Cộng sản kéo đại pháo 130 ly lên núi Ba Rá bắn trực xạ vào hệ thống phòng thủ tiểu khu phá hủy 8 khẩu đại bác 105 ly và 4 khẩu 155 ly, rồi liên tục trực xạ vào thị xã có ngày lên đến 3.000 trái pháo.

Súng phòng không đặt trên núi Ba Rá kiểm soát hoàn toàn không phận Phước Long.

Ngày 3/1, cộng sản tăng cường tấn công, tuyến phòng thủ Việt Nam Cộng Hòa thu hẹp chỉ còn khu hành chánh tỉnh và phi trường.

Sáng 4/1, hai Biệt đội Biệt kích 811 và 814, với chừng 250 biệt kích 81 và quân y vào tiếp cứu Phước Long, bị pháo và tăng tấn công ngay từ phút ban đầu.

Theo Charlie, Biệt kích 81 với các toán cảm tử quân 3 người, 3 người chạy trên đường phố để đánh với xe tăng.

phuoclong4

Sĩ quan quân y, Đàm hữu Phước, Biệt kích 81, cho biết chỉ ngày đầu Biệt kích 81 phải quần thảo với xe tăng và đặc công tới hai lần, M72 bắn gần hết, thuốc men của Quân y chẳng còn là bao so với nhu cầu.

Hầm quân y chật cứng thương binh, chỉ khâu dùng hết phải dùng dây điện thoại để may tạm cầm máu vết thương và dùng Penicilline để tránh nhiễm trùng.

Nhiều đợt pháo kích trực xạ vào bộ chỉ huy Tiểu khu, Trung tá tiểu khu phó bị tử thương, còn Trung tá chi khu trưởng Phước Bình bị thương nặng.

Trung tâm Hành quân đã gọi 4 chiếc F.5 ném bom trực tiếp vào xe tăng.

Tướng Bế Ích Quân, chỉ huy trung đoàn tấn công hôm 4/1, cho biết trận chiến rất khốc liệt khi ông liên lạc với Đại đội 7, 36 người theo xe tăng vào Phước Long chỉ còn 8 người.

Charlie cho biết Đơn Vị tình báo 101 do Đại úy Thường chỉ huy tìm ra địa điểm đóng quân của Bộ Chỉ huy Quân đoàn 4 và báo cho máy bay F.5 tới thả bom trúng đích.

Đại úy Thường bị bắt và bị 18 năm, 8 tháng, 8 ngày tù cải tạo. Khi thả về đầu bạc phơ còn răng rụng hết.

Đến cuối ngày 4/1, Bộ chỉ huy Biệt Cách Dù báo cáo về Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tình hình trận chiến vô cùng nguy kịch không thể cứu vãn được và xin lệnh rút quân.

Biệt đội Biệt kích 811 lập hàng rào bảo vệ dinh tỉnh trưởng và tòa hành chánh. Đêm 4/1, hơn 1.000 trái pháo rót vào khu vực này.

Sáng ngày 5/1, Đại tá Nguyễn Thống Thành chạy xuống triền dốc sau tư dinh nhảy xuống chiến hào bị trái cối 57 ly bắn chết và được chôn tại gốc cây trong dinh tỉnh trưởng.

Ngày 5/1, cộng sản tiếp tục pháo kích và tấn công, Việt Nam Cộng Hòa chống trả gần hết đạn.

Tối ngày 5/1, Trung tá Vũ Xuân Thông, Bộ Chỉ huy Biệt kích 81, lúc này là người mang chức vụ cao nhất tại mặt trận, ra lệnh rút quân.

Sáng 6/1, pháo binh và xe tăng lại mở trận tấn công, giao tranh suốt ngày nên phải đến 23 giờ đêm 6/1, hai biệt đội Biệt kích 81 mới rời khỏi Phước Long.

Biệt Đội 814 do Đại úy Lê Đắc Lực chỉ huy chỉ mất hai người. Còn Biệt đội 811 do Đại úy Trương Việt Lâm thiệt hại nặng có thể tới 100 người, vừa tử trận vừa bị bắt.

Cộng sản pháo kích vào đoàn người rút khỏi Phước Long, nhiều người chết và bị thương.

Hơn 1.000 quân nhân, cảnh sát rút về được về vùng Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát, nhưng để lại chừng 3.000 người tử thương hay bị bắt đưa ra Bắc.

Phía cộng sản thiệt hại rất nặng, số thương vong rất cao, nhiều đại đội chỉ còn vài người, nhiều pháo, phòng không bị máy bay oanh kích và gần 20 xe tăng bị loại khỏi vòng chiến.

Sau trận Phước Long…

Mỹ không có bất kỳ hành động nào chống lại việc Bắc Việt đánh chiếm tỉnh Phước Long.

Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến Paris hoàn toàn bất lực.

Hà Nội nắm thời cơ mở cuộc tổng tấn công, miền Nam hoàn toàn sụp đổ.

Ngày 5/1/1975 Đại tá Nguyễn Thống Thành tử thủ Phước Long.

Ngày 30/4/1975, 4 tướng Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Nguyễn Khoa Nam và Ðại tá Hồ Ngọc Cẩn tuẩn tiết.

Những người vị quốc vong thân và hằng vạn chiến sĩ vô danh Việt Nam Cộng Hòa ngày nay vẫn được dân miền Nam tưởng nhớ và tri ân.

Xích sắt trên phố Khâm Thiên Hà Nội

Sĩ quan Charlie bị bắt và bị giải ra miền Bắc, ông kể lại câu chuyện đáng suy ngẫm xin lấy làm kết luận bài viết :

Đoàn tù binh đi diễn hành qua phố Khâm Thiên, những dây xích sắt khua vang trên mặt đường Hà Nội, dân chúng hai bên đường đứng coi đông đảo.

Bỗng có 2 người thương phế binh ở Hà Nội cụt 2 chân trên chiếc xe lăn, chặn ngang đoàn tù binh và nói : "Người ta cũng là người Việt, tại sao các anh làm trò hề vậy".

Trưởng trại giam Lộc Ninh là Tám Quí liền rút súng ra nói : "Mày không tránh ra là tao bắn".

Hai người thương phế binh trả lời : "Ông có dám bắn thì bắn thử coi". Tám Quí hội kiến với cấp trên cho thả dây xích ra.

Dân chúng đứng hai bên đường vỗ tay hoan hô, xích sắt được tháo ra trên đường phố Hà Nội.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 6/1/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Tư liệu

Khai mạc Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội ngày 19/12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết "…người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn".

Theo Thủ tướng, Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước, bao gồm cả FDI và doanh nghiệp Việt Nam, trước đây bằng 0 thì nay trên 30%.

samsung1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết "…người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn".

Chuyện ốc vít ở Việt Nam…

Điện thoại cầm tay cần hằng ngàn bộ phận khác nhau, đơn giản nhất là những ốc vít, tất cả đều cần mức độ tinh xảo và chính xác tuyệt đối, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của điện thoại, đến uy tín và đến thương hiệu của Samsung.

Vì thế Samsung vẫn phải nhập cảng hay phải tự sản xuất tất cả các bộ phận kể cả ốc vít để lắp ráp tại Việt Nam, người ta nói "Samsung 100% nước ngoài" là không có gì quá đáng.

Con số 30% từ đâu ra ?

Con số ông Phúc muốn nói có lẽ bao gồm cả tiền lương công nhân, bao bì đóng gói, vận chuyển, các dịch vụ kinh tế phát sinh, nhưng không rõ tại sao lên tới 30% một con số quá cao so với việc sản xuất iPhone của Apple tại Trung Quốc.

Theo trang The Conversation giá thành của một iPhone 7 sản xuất vào cuối năm 2016 được ước tính chừng 237,45 Mỹ kim.

Trung Quốc chỉ nhận được 8,46 Mỹ kim, hay 3,6% tổng số, bao gồm cả một cục pin do công ty Trung Quốc cung cấp và tiền công trả lao động lắp ráp.

Mỹ và Nhật mỗi quốc gia nhận chừng 68 Mỹ kim, Đài Loan được chừng 48 Mỹ kim và Nam Hàn chừng 17 Mỹ kim cho việc xuất cảng các bộ phận vào Trung Quốc cho việc lắp ráp.

Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ kim, với chừng 160.000 lao động.

Giả sử lợi tức, bao gồm làm thêm và tiền thưởng, cả năm cho mỗi lao động là 3.000 Mỹ kim thì tổng chi phí lao động là 480 triệu Mỹ kim chỉ chừng 0,75% tổng doanh thu.

Tỷ lệ 30% tính ra lên đến 19,2 tỷ Mỹ kim là một khoản tiền vô cùng lớn, không rõ Thủ tướng Phúc có được bằng cách nào.

Lắp ráp tại Trung Quốc

Đằng sau chiếc iPhone, iPad, hay MacBook để ý thấy dòng chữ "Designed by Apple in California. Assembled in China", tạm dịch là "Thiết kế bởi công ty Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc".

Chính vì nỗi nhục "Assembled in China" (lắp ráp tại Trung Quốc), Tập Cẩm Bình mới đề ra chiến lược "Made in China".

Nhưng thay vì làm ăn đàng hoàng, Trung Quốc lại tìm mọi cách đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ và nhiều quốc gia khác nên đang bị thế giới trừng phạt.

Để đáp ứng những đòi hỏi về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, ngày 27/12/2018 Bắc Kinh cho công bố dự thảo luật cấm cưỡng bức doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ.

Hà Nội hiện chưa có luật này và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn vô tư đòi các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.

Chuyện con chip điện tử ở Trung Quốc…

Sau 40 năm cải cách và mở cửa, công nghiệp điện tử Trung Quốc đã vượt qua khả năng sản xuất ốc vít nhưng lại bị tắc nghẽn với việc sản xuất các con chip điện tử.

Tập đoàn ZTE sản xuất điện thoại di động lớn hàng thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau Huawei, phải ngừng hoạt động khi chính phủ Mỹ cấm các công ty Mỹ bán các con chip điện tử cho ZTE.

Tập đoàn Huawei cũng sẽ chịu chung số phận nếu chính quyền Mỹ quyết định cấm các công ty Mỹ buôn bán với Huawei.

Có người cho rằng Trung Quốc đang tìm cách tự sản xuất các con chip điện tử, thật ra nếu Trung Quốc tự sản xuất được thì họ đã làm rồi.

Nhật, Đại Hàn và Đài Loan chưa đầy 30 năm phát triển công nghiệp đã vươn lên chỉ thua kém Hoa Kỳ cường quốc kỹ thuật bậc nhất trên thế giới.

Trong khi Trung Quốc đã 40 năm, Việt Nam đã 30 năm vẫn chỉ đạt tới công nghiệp lắp ráp là một điều đáng chú ý.

Giáo dục…

Tại Nhật Bản, từ những năm 1880, Minh Trị Thiên Hoàng đã thực hiện cải cách giáo dục với phương châm : "học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây".

Nền giáo dục Nhật từ đó dựa trên những giá trị tiến bộ về nhân bản, tự do, dân chủ và đặc biệt chú trọng đến giáo dục kỹ thuật thực nghiệm.

Đại Hàn và Đài Loan là hai cựu thuộc địa của Nhật Bản nên đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục này.

Trung Quốc đến ngày nay vẫn duy trì một hệ thống giáo dục từ chương, học vẹt, học nhồi nhét, học bắt chước, học không cần suy tư, không cần sáng tạo, học theo khuôn mẫu "hồng hơn chuyên" và học để làm quan.

Miền Nam Việt Nam trước 1975 đã thoát khỏi lối học từ chương. Còn miền Bắc và cả nước sau 1975 chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục từ chương không khác gì Trung Quốc.

Một nền giáo dục như Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã công khai bộc lộ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/6/2014 :

"Chúng ta dạy hiện nay là dạy bắt chước, bắt chước thế nào cho khéo nhất và như vậy như việc chúng ta dạy khỉ".

Một hệ thống giáo dục bắt chước không cần suy tư hay sáng tạo hoàn toàn thích hợp với các quốc gia công nghiệp lắp ráp như Trung Quốc và Việt Nam.

Sau cuộc cải cách và mở cửa năm 1978, Bắc Kinh còn cho phép các trung tâm nghiên cứu tại các viện đại học được quyền tự trị và khá độc lập với hệ thống chính trị. Điều này chưa được thực hiện tại Việt Nam.

Thể chế và Văn hóa…

Người Việt vốn thích tìm tòi, học hỏi và có chí cầu tiến, trường hợp của Đại tướng Campuchia Trần Quốc Hải và người con trai Trần Quốc Thanh là thí dụ điển hình.

Ông Trần Quốc Hải gốc nông dân miền Nam nên còn được gọi là Đại tướng quân Hai Lúa.

Ông đậu đại học năm 1978 nhưng được phân ngành không đúng sở thích nên khi ra trường ông bỏ việc làm thợ sửa xe.

Ông đã lần chế trực thăng phục vụ nông nghiệp nhưng đều bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm sử dụng.

Sang Campuchia sửa máy cày ông lại được Quân đội Hoàng gia Campuchia cho thử sửa xe thiết giáp cũ, rồi cho thiết kế xe thiết giáp mới với tính năng hoàn toàn mới.

Quốc vương Norodom Sihamoni đã ban thưởng ông chức vị cao quý nhất trong quân đội Đại tướng quân.

Đại tướng Hai Lúa từng tâm sự : "Mình may mắn được người ta tạo điều kiện thôi. Tài giỏi mấy mà người ta không lắng nghe, không tin tưởng thì cũng không thể thành công được".

Nhiều người Việt được đào tạo và chỉ thành công ở nước ngoài, trường hợp của Tiến sĩ kỹ sư Lê Nguyễn Minh Quang là một thí dụ khác.

Ông tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Xây dựng tại trường đào tạo kỹ sư Ecole Centrale Paris của Pháp năm 1995, với 3 văn bằng cao học về Quản trị Doanh nghiệp từ các trường Đại học nổi tiếng Pháp, Mỹ và Singapore.

Tháng 6/2016, ông từ chức Tổng Giám đốc Công ty Bachy Soletanche chi nhánh Việt Nam, một công ty chuyên về xây dựng hạ tầng danh tiếng tại Pháp và quốc tế.

Sau đó ông nhận bổ nhiệm chức Trưởng ban Quản lý Đường sắt Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh, một chức vụ tiền lương chỉ bằng 5% tiền lương ông có được trước đây.

Ngày 21/12/2018 vừa qua, báo chí đưa tin ông đã bị tạm đình chỉ chức vụ Trưởng ban và cấm đi ra nước ngoài. Trả lời báo chí ông cho biết :

"Từ ngày về ban, cho tới giờ này tôi không nhận một đồng nào của ai. Tết có khi họ đến tặng quà, có bao lì xì, tôi đều mở ra và trả lại cho họ vì tôi nói là ở Tây họ mở quà trước mặt người tặng. Năm sau chẳng thấy ai mang quà đến tặng nữa".

Nhiều người Việt được đào tạo tại Phương Tây, có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, khi nghĩ đến việc về quê phục vụ đều ngao ngán vì sự khác biệt về thể chế và về văn hóa.

Samsung Việt Nam

Với tiền lương thấp, lực lượng lao động dồi dào, được giảm thuế, được ưu đãi đất đai, được mọi ưu tiên và trợ giúp, tập đoàn Samsung đầu tư vào Việt Nam lên tới 17 tỷ Mỹ kim.

Theo ước tính tổng doanh thu của 4 nhà máy Samsung Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 đã lên đến 49,6 tỷ Mỹ kim, trên 25% GDP Việt Nam, với lợi nhuận thuần 4,27 tỷ Mỹ kim.

Samsung vừa cho biết năm 2018 ước tính xuất cảng tăng 12% so với năm 2017, đạt hơn 60 tỷ Mỹ kim và chiếm 25% kim ngạch xuất cảng của Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam dựa khá nặng nề vào 4 nhà máy Samsung nên việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên ca ngợi tập đoàn này là một điều khó tránh khỏi.

Nhưng như đã phân tích bên trên, công nghiệp hỗ trợ Samsung từ các công ty Việt Nam hầu như không có, nên đóng góp thực sự của Samsung cho nền kinh tế còn rất hạn chế.

Vào năm 2017, 4 nhà máy Samsung lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ phải đóng 186 triệu Mỹ kim. Lợi nhuận ròng năm nay có thể vượt con số năm trước.

Phần lợi nhuận thuộc về Samsung nhưng được tính vào GDP Việt Nam nên việc GDP năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008, phần chính là từ lợi nhuận của Samsung.

Công nghiệp lắp ráp Việt Nam…

Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn cả Lào, và chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước đang tiếp tục gia tăng :

"Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 Mỹ kim, chỉ bằng 7% của Singapore ; 17,6% của Malaysia ; 36,5% của Thái Lan ; 42,3% của Indonesia ; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào".

Các nhà máy Samsung lắp ráp theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định, người chạy theo máy nên năng suất lao động hầu như cố định.

Bởi thế chọn công nghiệp lắp rắp là chọn thua kém trong cuộc tranh đua về năng suất lao động.

Báo Dân Trí ngày 19/12/2018 cho biết, trong một báo cáo gần đây của Bộ Công thương, đóng góp GDP của công nghiệp chế tạo Việt Nam "thua" cả Campuchia :

"Mặc dù chiếm đến gần 90% doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nhưng năm 2017 công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đóng góp gần 15% GDP so với mức trên 20% của phần lớn các quốc gia trong ASEAN, Campuchia 22%, Thái Lan 26%...".

Như đã phân tích bên trên, công nghiệp lắp ráp đóng góp rất ít cho GDP nên báo cáo của Bộ Công thương phản ảnh được điều này.

Thủ tướng vẫn vô tư…

40 năm về trước Đặng Tiểu Bình đã nhận ra sự lạc hậu của Trung Quốc để mở cửa giao thương với nước ngoài.

10 năm về trước, Tập Cận Bình nhận ra và hổ thẹn về công nghiệp lắp ráp để cố vươn lên thực hành phương châm "Made in China".

Mặc dầu phát triển công nghiệp của Việt Nam giống phát triển công nghiệp của Trung Quốc trước đây một cách hết sức lạ lùng, nhưng lãnh đạo Việt Nam lại vẫn hết sức vô tư về "Made in Vietnam".

Vào ngày 14/03/2018, tại trường Đại học Quốc gia Úc trước những giáo sư và sinh viên Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Sumsung lên và khoe rằng :

"Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng 3/4 lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam)".

Chính bởi thế người ta mới cứ phải nhắc nhở Thủ tướng Samsung là 100% nước ngoài.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi, 31/12/2018

Published in Diễn đàn
mardi, 18 décembre 2018 08:34

Trung Quốc Tư Bản Tiểu Luận

Nếu Karl Marx còn sống không biết ông giải thích và đánh giá thế nào về nhà nước cộng sản sau 40 năm cải cách và "mở cửa".

Vài nét chính dưới đây giúp ta hình dung được mặt thật nhà nước Trung Quốc ngày nay.

tq1

Tập Cận Bình trong một buổi duyệt binh trước Thiên An Môn - Ảnh minh họa

Giầu nhưng đầy rủi ro…

Tất cả con người, nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, kỹ thuật đều thuộc về nhà nước và đều được tận dụng chuyển thành tài sản tích lũy trong các ngân hàng nhà nước.

Riêng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tài sản tích lũy đã nhiều hơn bất cứ Ngân khố nào có được trong lịch sử thế giới, dự trữ ngoại tệ có lúc lên đến 4.000 tỷ Mỹ kim.

Chính quyền địa phương, công ty và cá nhân bị buộc phải gửi vào 4 ngân hàng thương mãi nhà nước, được vay lại theo chiến lược nhà nước đưa ra và theo những quan hệ về chính trị.

Theo ước tính S&P Global Intelligence vào cuối năm 2017 tổng tài sản 4 ngân hàng thương mãi đã lên tới 13.630 tỷ Mỹ Kim.

Ngân hàng quốc tế tham gia thị trường tài chính đều bị Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn chặn nên rất ít cạnh tranh lành mạnh trong khu vực tài chính tại Trung Quốc .

Nhu cầu vay mượn lại cao nên một hệ thống ngân hàng "ngầm" ước tính lên đến 20.000 tỷ Mỹ Kim đã hình thành. Không ai biết ai nợ ai và nợ bao nhiêu. Chỉ khi doanh nghiệp phá sản thì mọi thứ mới bắt đầu lòi ra.

Nhà nước không kiểm soát được và điều đáng nói là ngay các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống ngân hàng "ngầm" này.

Tường trình của S&P Global công bố vào tháng 10/2018, nợ xấu do các chính quyền địa phương tạo ra đã lên tới ít nhất 5.800 tỷ Mỹ kim.

Hầu hết các dịch vụ công cộng khác như điện, nước, y tế, giáo dục, giao thông, cảng, phi trường… mặc dù hoạt động không mang lại hiệu quả, đầy tham nhũng và phải bù lỗ nhưng vẫn thuộc về nhà nước.

40 năm Trung Quốc được Mỹ và thế giới đón nhận một cách khá cởi mở nhưng cánh cửa nước này vẫn đóng kín, vì nếu mở ra sẽ phải cải cách, sẽ phải dẫn đến thay đổi thể chế.

Tư bản đông nhất thế giới…

Theo tường trình tài sản của hãng Hurun công bố ngày 10/10/2018, Trung Quốc hiện có 795 tỷ phú, trong khi Mỹ chỉ có 535 tỷ phú.

Trong năm 2017, mỗi tuần lễ Trung Quốc có thêm 4 tỷ phú.

Hơn 1.000 người khác có trên 2 tỷ Nhân dân tệ hay chừng 300 triệu Mỹ kim và có ít hơn 1 tỷ Mỹ Kim.

Các nhà tư bản này không chỉ thông đồng, móc ngoặc với các quan chức trong chính quyền để tìm kiếm đặc quyền và đặc lợi phục vụ lợi ích cá nhân. Họ là các đảng viên cộng sản gắn bó với chiến lược mà Đảng cộng sản đang đeo đuổi.

Mã Vân (Jack Ma) nhà tỷ phú giàu nhất, khi công bố nghỉ hưu vài tháng trước đã bị báo chí tiết lộ là gia nhập đảng từ những năm 1980.

Mã Hóa Đằng (Pony Ma) nhà tỷ phú giàu thứ nhì đã từng là Đại biểu của thành phố Thâm Quyến và Đại biểu Quốc hội Trung Quốc khóa XII.

Nhậm Chính Phi, là cha của bà Mạnh Vãn Chu vừa bị tạm giữ tại Canada, từng là lãnh đạo quân đội và đã được bầu là Đại biểu của Quân Giải phóng tham dự Đại hội Đảng toàn quốc vào năm 1982. Ông là sáng lập và hiện là tổng giám đốc tập đoàn Huawei, với doanh thu đạt gần 92 tỷ Mỹ kim, một nửa là từ các dịch vụ quốc tế. Ông đựơc biết chỉ giữ 1,42% cổ phần của Huawei và theo ước tính tài sản của ông chỉ có 3,2 tỷ Mỹ kim, không nằm trong danh sách 100 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Hurun công bố. Nhiều người không tin điều này.

Mức độ giàu có của tầng lớp tư bản cộng sản theo các tường trình kể trên chỉ là mặt nổi của tảng băng chìm đầy tham nhũng và hoạt động theo chiến lược nhà nước.

Huawei hình mẫu chiến lược…

Cuối thập niên 1980, Bắc Kinh đưa ra chiến lược phát triển viễn thông gồm nhập cảng thiết bị, liên doanh nhà nước và thúc đẩy nghiên cứu phát triển. Nhà nước bảo trợ việc nghiên cứu phát triển, bảo vệ thị trường nội địa và bảo hộ việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Năm 1988, Huawei công bố thành lập với số vốn chừng 5.000 Mỹ Kim, khởi đầu công ty chỉ nhập cảng trang thiết bị viễn thông, nhưng sau 5 năm đã đưa ra thị trường tổng đài điều khiển bằng điện toán đầu tiên.

Theo Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, công ty Huawei được nhà nước cho vay 8,5 triệu Mỹ kim, được quân đội trợ giúp nghiên cứu kỹ thuật và nhận hợp đồng cung cấp mạng viễn thông cho quân đội.

Huawei chiếm lĩnh thị trường trong nước bằng cách xây dựng liên doanh với các cơ quan viễn thông nhà nước và chia cổ phần cho giới chức lãnh đạo địa phương.

Năm 1994, Nhậm Chính Phi gặp Giang Trạch Dân để bàn về vai trò kỹ nghệ thiết kế tổng đài và sau đó Huawei trở thành công ty cung cấp cho cả chính phủ lẫn quân đội.

Huawei từng bước mở ra thị trường ngoại quốc tới những quốc gia đang cần có thiết bị viễn thông và qua con đường ngoại giao giúp vay mượn hay tạo liên doanh.

Chỉ riêng năm 2004, Huawei đã sử dụng 10 tỷ Mỹ kim tín dụng của Ngân hàng phát triển Trung Quốc và 600 triệu Mỹ kim từ Ngân hàng xuất nhập cảng Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng quốc tế. Các khoản vay sau đó lên tới 30 tỷ Mỹ kim và có thể đã cao hơn.

Huawei còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng Vạn lý Tường lửa và theo dõi người dùng internet khắp Trung Quốc .

Chủ tịch Huawei từ năm 1999 đến nay là bà Tôn Á Phương người thuộc Bộ An ninh nhà nước, cơ quan tình báo Trung Quốc .

Năm 2007 chính phủ Mỹ giới hạn việc cấp Visa vào Mỹ cho Nhậm Chính Phi và nhân viên Huawei.

Tháng 10/2012, Quốc hội Mỹ công bố báo cáo liên quan đến các hoạt động gián điệp của Huawei đe dọa đến an ninh nước Mỹ và cấm các cơ quan chính phủ cùng quân đội sử dụng các sản phẩm Huawei.

Hiện nay, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, và nhiều quốc gia khác tìm cách ngăn chặn Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G, vì Trung Quốc có thể dùng mạng 5G để thực hiện những cuộc tấn công mạng hay đánh cắp thông tin của chính phủ và của dân chúng.

Kiểm tra tư tưởng và giám sát công dân

Trung Quốc công khai kiểm soát internet, thu thập và lưu trữ thông tin về người dùng mạng xã hội, nhiều người bị điều tra hay bị bắt chỉ vì việc bất đồng chính kiến trên không gian mạng.

Theo trang BBC, Trung Quốc còn đang xây dựng hệ thống camera giám sát toàn quốc với 170 triệu camera sử dụng trí thông minh nhân tạo nhận dạng đã được lắp đặt và sẽ tiếp tục lắp thêm 400 triệu camera khác.

Nhà báo John Sudworth BBC đã bị hệ thống camera thành phố Quý Dương phát hiện trong vòng 7 phút..

Theo Chương trình ABC của Úc, Trung Quốc đã lắp đặt hơn 200 triệu camera giám sát với 10 triệu người bị liệt vào danh sách đen, không chỉ bản thân họ mà cả đến người nhà và con cái của họ hiện đang bị theo dõi.

Trung Quốc cho thử nghiệm "Thẻ tính điểm tín nhiệm xã hội" nhằm phân loại công dân và phân biệt đối xử công dân theo mức điểm trong đó có sự trung thành với chế độ.

Nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng camera nhưng chỉ kiểm soát an ninh, còn Trung Quốc dùng để giám sát công dân, hai mục đích hoàn toàn khác nhau.

Lại cũng Huawei

Mạng xã hội vừa loan truyền một bản danh sách 100 khách hàng thuộc công an, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, đang sử dụng hệ thống camera của Huawei.

Một số thông tin khác cho thấy Huawei đang xây dựng hệ thống camera giám sát trên 30 thành phố Trung Quốc . Mục tiêu của Huawei là trở thành "trung tâm thần kinh" cho các thành phố và cho toàn quốc.

Theo tờ Philippine Daily Inquirer, trong cuộc thảo luận về ngân sách 2019 của Quốc hội Philippines, ngày 12/12/2018, nghị sĩ Ralph Recto cho biết dự án "hệ thống giám sát video" với 12.000 camera do Huawei đang xây dựng tại khu đô thị Manila và thành phố Davao, có thể đặt "mối đe dọa an ninh" cho Philippines.

Với sự hợp tác của các Tập đoàn như Huawei, Baidu, Alibaba, Tencent,... công an Trung Quốc có khả năng đã lưu trữ nhiều dữ liệu của nhiều người trên thế giới.

Nếu Huawei mở rộng mạng 5G toàn cầu thì khả năng Trung Quốc giám sát thế giới không thể nào tránh khỏi.

Made in China 2025

Chiến lược của Trung Quốc là đến năm 2025 sẽ điện toán hóa và tự động hóa mọi ngành kỹ nghệ sản xuất.

Mạng 5G giữ vai trò chiến lược trong sản xuất xe không người lái, điện thoại, hàng không, các chuỗi dây chuyền sản xuất tự động hóa... vì thế vai trò của Huawei vô cùng quan trọng.

Việc Mỹ và các nước giới hạn khả năng công ty này phát triển mạng 5G trên toàn thế giới là để tránh việc Bắc Kinh dùng mạng 5G kiểm soát toàn cầu.

Vành đai và Con đường…

Tập Cận Bình cam kết chi 124 tỷ Mỹ kim cho các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở như đường sắt, cảng biển, cầu đường, bao trùm 65 quốc gia.

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho biết dành riêng 890 tỷ Mỹ kim cho hơn 900 dự án và Ngân hàng Xuất nhập cảng Trung Quốc tuyên bố cấp vốn cho hơn 1.000 dự án khác.

Chiến lược này mang mục đích chính trị, các dự án thường không mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia sở tại, nhiều dự án đã nhanh chóng vượt giá ban đầu, gây thua lỗ hay không hoạt động, đưa nhiều nước vào "bẫy nợ" của Trung Quốc .

Tỷ phú là gián điệp…

Trong phiên họp Hạ Viện Úc, ngày 22/5/2018, Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp Lưỡng viện Quốc Hội về An ninh và Tình báo, dân biểu Andrew Hastie cho biết FBI, Mỹ, tiết lộ tỷ phú Chau Chak-Wing là 1 gián điệp Trung Quốc mang bí danh "CC-3".

Ông là thành viên trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc một tổ chức do Đảng cộng sản lập ra giữ vai trò cố vấn Tập Cận Bình.

Theo Chương trình ABC trong vòng 10 năm 2006-2016, tỷ phú Chau đã có ít nhất 36 lần đóng góp cho 3 đảng chính trị với số tiền lên đến trên 4 triệu Úc Kim để ảnh hưởng chính trị Úc.

Ông Chau là chủ nhân của một tờ báo đang phát hành tại Trung Quốc có phụ bản tại Úc, chuyên tuyên truyền cho Đảng cộng sản và định hướng cộng đồng người Hoa tại Úc.

Ông Châu còn đóng góp 20 triệu Úc Kim xây tặng Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) tòa nhà mang tên ông và 5 triệu Úc kim cho việc nghiên cứu.

Việc ông làm có thể là để mua chuộc giới khoa bảng, chuyển giao các công trình nghiên cứu về không gian, trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính của Úc cho Trung Quốc , một hình thức khác của gián điệp công nghệ.

Trung Quốc đi về đâu ?

40 năm trước, ngày 18/12/1978, Đảng cộng sản quyết định cải cách và "mở cửa" tạo cơ hội làm giàu cho nhà nước Trung Quốc và cho một thiểu số gắn bó với quyền lực chính trị.

Đến nay, Trung Quốc vẫn là nước nghèo, kiệt quệ tài nguyên, môi trường ô nhiễm, đa số dân chúng vẫn nghèo.

Tài sản quốc gia và khoa học kỹ thuật thay vì để phục vụ con người, lại được dùng giám sát công dân với ý đồ kiểm soát toàn xã hội.

Thay vì mở cửa học hỏi, áp dụng tư tưởng tự do, Trung Quốc lại tự khép mình trong tư tưởng cộng sản và bằng mọi thủ đoạn gây ảnh hưởng chính trị, đe dọa hòa bình và dân chủ toàn thế giới.

Lịch sử đang bắt đầu sang trang, chiến tranh thương mãi đã bùng nổ, chiến tranh công nghệ đã khai diễn, cuộc chiến phải có người thắng kẻ thua đã được khai hỏa…

Thế giới đang chuyển động để Trung Hoa được tự do, để Việt Nam được tự do, xóa bỏ mọi tàn tích cộng sản, hòa nhập cùng văn minh, tiến bộ của nhân loại và chia sẻ thịnh vượng chung cùng nhân loại.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 18/12/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Trương Vĩnh Ký, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19, là nhà bác học nhiều năm qua vẫn chưa được hậu sinh hiểu một cách tận tường.

ky1

Trương Vĩnh Ký, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19

Bài viết này muốn nhắc lại nỗ lực giáo dục và cải cách ngôn ngữ tiếng Việt của ông nhân kỷ niệm 181 năm ngày sinh của ông, vào ngày 6/12/1837 tại ấp Cái Mơn, tỉnh Vĩnh Long.

Sau 30/4/1975, khi ngôi trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký bị đổi tên và bức tượng bán thân giữa sân trường bị dời đi, học sinh chúng tôi thường tranh luận về "công và tội" của Petrus Ký khi mượn tay người Pháp giúp nền văn học nước nhà.

Chúng tôi thường kết thúc bằng ngạn ngữ được Pétrus Ký dùng nhiều lần khi viết thư "Sic vos non vobis".

Hồi ấy chúng tôi hiểu câu ngạn ngữ trên là "Ở với họ mà không theo họ", vừa tránh dẫn đến chuyện bị quy kết "phản động", vừa tỏ bày tâm sự "Ở với cộng sản mà không theo cộng sản".

Gần đây tôi mới biết câu ngạn ngữ tiếng La Tinh "Sic vos non vobis" có 2 nghĩa và dịch như trên là hoàn toàn sai ý Pétrus Ký.

Winston Phan Đào Nguyên phổ biến trên trang Nghiên Cứu Lịch Sử bài "Minh oan cho Pétrus Trương Vĩnh Ký về câu ‘ở với họ mà không theo họ’", theo tác giả thì Pétrus Ký dùng một nghĩa khác của ngạn ngữ là "Làm điều lợi cho người khác chứ không cho chính mình".

Tác giả đã trình bày rất rõ và rất thuyết phục triết lý sống của Pétrus Ký là mỗi người phải làm tròn vai trò hay số phần trong đời để làm cho xã hội của mình tốt đẹp hơn.

Cuộc đời của Pétrus Ký đã chứng minh triết lý sống này đặc biệt là sự cống hiến ông dành cho chữ Quốc ngữ và nền Quốc văn hiện tại.

Hoàn cảnh xã hội…

Pétrus Ký sinh ra cuối triều vua Minh Mạng, khi ấy nhà vua dầu muốn nhưng thất bại trong việc canh tân đất nước, triều thần chỉ toàn những nhà Nho biết làm thơ phú chứ không có ai có khả năng trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Vua Minh Mạng lại thường hành xử thiếu công minh, nhất là đối với kẻ công thần, nhiều người giỏi đâm ra chán nản, trái lại phe gian nịnh nẩy nở mỗi ngày một nhiều, quan tham mỗi ngày một tăng.

Các vua nhà Nguyễn còn ra lệnh bế môn tỏa cảng không giao thương với nước ngoài, cấm đạo Công giáo, dân tình đói khổ, loạn lạc khắp nơi, để cuối cùng đất nước lọt vào tay Pháp cả trăm năm.

Petrus Ký là người công giáo, Pétrus là tên Thánh, theo học trường dòng ở Mã Lai về nước đúng lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm nước ta.

Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858 không thành nên chuyển sang tấn công 3 tỉnh miền Đông Nam Phần. Ngày 18/2/1859 Pháp chiếm thành Gia định.

Việc cấm đạo Công giáo trở nên gay gắt hơn. Petrus Ký phải trốn lên Sài Gòn và được Giám mục Dominique Lefèbre giới thiệu làm thông ngôn cho Pháp, nên từ đó bị kết tội là tay sai cho giặc.

Pétrus Ký, nỗi oan thế kỷ …

Sau 30/4/1975, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn giữ độc quyền đánh giá "công và tội" của Petrus Ký.

Năm 1993, ông Nguyễn Văn Trấn, một đảng viên Cộng sản từ hồi 1930, được Ban Khoa học xã hội thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho phép phát hành quyển "Trương Vĩnh Ký, con người và sự thật" nhưng sách đã bị tịch thu sau khi in mà không biết lý do.

Đầu tháng 1/2017, cuốn "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu soạn đã được Cục Xuất bản cho phép lưu hành, nhưng chỉ ít ngày trước khi phát hành thì một "lệnh miệng" được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.

Ông Nguyễn Đình Đầu cho trang BBC tiếng Việt biết ông đã phát hiện một tư liệu nói về sự hợp tác của ông Trương Vĩnh Ký với người Pháp từ đầu đã không có suôn sẻ như người ta vẫn tưởng :

"Trong những lời đối đáp khi chính quyền Pháp yêu cầu Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn, có những văn thơ chứng tỏ là Trương Vĩnh Ký rất bất mãn trong chuyện người Pháp cư xử với người Việt Nam, cho nên ông không muốn hợp tác".

Bức thư giả ký tên Petrus Key…

Còn ở hải ngoại từ năm 1996, nhà nghiên cứu sử Vũ Ngự Chiêu cho phổ biến nhiều bài viết về một lá thư ông Chiêu cho là do chính Petrus Ký viết, bằng tiếng Pháp, với chữ ký là Petrus Key.

Trong lá thư Petrus Key cầu khẩn quân Pháp đến giải cứu cho những người An Nam theo đạo Thiên Chúa ở Nam Kỳ.

Mặc dù kết tội Petrus Ký nhưng ông Chiêu chưa bao giờ cho công bố lá thư gốc bằng tiếng Pháp nên không thuyết phục được nhiều người.

Nhưng nhiều nhà nghiên cứu sử trong nước lại dựa vào các bài viết không chứng cớ của ông Vũ Ngự Chiêu để tiếp tục kết tội Petrus Ký là tay sai cho Pháp.

Cũng trên trang Nghiên cứu Lịch sử, Winston Phan Đào Nguyên cho phổ biến một công trình nghiên cứu sử với tựa đề "Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19", gồm 3 bài viết.

Trong bài thứ nhất ông Nguyên cho biết đã tìm thấy lá thư ký tên Petrus Key, mà ông Vũ Ngự Chiêu bấy lâu nay giữ kín, tại Văn khố Service historique de la défense ở Chateau Vincennes, Paris, Pháp.

Ông Nguyên so sánh văn phong, nội dung, hình thức, chữ viết, chữ ký… để kết luận rằng đây không phải là bức thư của Pétrus Trương Vĩnh Ký và đã có người mạo danh Petrus Ký viết lá thư này.

Trong bài thứ hai ông Nguyên cho biết kiếm thấy một lá do chính tay Petrus Trương Vĩnh Ký viết cho các bạn học ở Penang vào ngày 4/2/1859 bằng tiếng Latin khi Petrus Ký đã vào tới Sài Gòn lánh nạn cấm đạo.

Trong lá thư Petrus Ký đã kể về việc ông trốn quan quân nhà Nguyễn truy lùng và cho biết quan điểm về việc cấm đạo cũng như quan điểm về cuộc xâm lăng của liên quân Pháp và Tây Ban Nha.

Theo Petrus Ký, sự bắt đạo, tuy rất tàn ác, nhưng lại là một điều tất yếu phải xảy ra, cũng như một cơn mưa bão trước một sự yên bình, hay nói cách khác, là một thử thách của Chúa.

Nhưng ông hoàn toàn phản đối sự can thiệp bằng vũ lực của Pháp. Với ông, cách dùng vũ khí và bạo lực để can thiệp của quân Pháp là một giải pháp còn tệ hơn là bạo lực bắt đạo của vua quan nhà Nguyễn.

Trong bài thứ 3, Winston Phan Đào Nguyên chứng minh chính bà Pauline Jaricot người sáng lập ra Hội Truyền Bá Đức Tin đã mạo danh Pétrus Trương Vĩnh Ký để viết thư lá thư ký tên Petrus Key.

Công trình nghiên cứu của Winston Phan Đào Nguyên bổ sung cho một cách nhìn khác về việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam và cả việc thực dân Pháp xâm chiếm Đông Dương.

Công trình nghiên cứu còn cho thấy ngay từ ban đầu Trương Vĩnh Ký đã không có ý định theo Pháp nhưng vì hoàn cảnh không thể tránh được.

Chữ Quốc ngữ giữ văn hóa nước nhà

ky2

Trương Vĩnh Ký và những nỗ lực phổ biến chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX

Về việc giữ gìn tiếng Việt trong sách giáo khoa sử An Nam bằng tiếng Pháp xuất bản tại Sài Gòn năm 1875 (Cours d’histoire annamite à l’usage des écoles de la Basse-Cochinchine, Impr. du Gouvernement, Saigon, 1875) trang 13 Pétrus Trương Vĩnh Ký đã nhận xét (được dịch) như sau :

"Sĩ Nhiếp đã du nhập toàn bộ văn học Trung Hoa, cùng đạo lý Khổng Tử, ép buộc dân An Nam phải tiếp nhận làm văn hóa của mình, và cấm dân An Nam dùng thứ chữ viết phiên âm đặc biệt riêng của người An-nam.

Vì biện pháp nghiệt ngã ấy mà người An-nam đã hoàn toàn mất đi thứ chữ viết riêng của mình".

Sĩ Nhiếp (137–226) là một người Việt gốc Hán được triều đình Trung Hoa phong Thái Thú cai trị Quận Giao Chỉ.

Sĩ Nhiếp được sử sách chính thống các triều đại Việt Nam đánh giá rất cao vì đã dạy cho dân ta chữ Hán, văn hóa, phong tục và văn minh Trung Hoa.

Vừa là sử gia vừa là nhà ngôn ngữ học Trương Vĩnh Ký đã đánh giá Sỹ Nhiếp là người hủy diệt chữ viết cổ của người Việt, đồng thời áp đặt cách cai trị và văn hóa của người Hán giết chết văn hóa cổ của người Việt Nam.

Điều này cho thấy ông hiểu rất rõ khi phải mượn tay người Pháp phổ biến chữ Quốc ngữ để cạnh tranh và loại bỏ ảnh hưởng tiếng Hán và cả tiếng Pháp, để giữ gìn văn hóa, phong tục và ngôn ngữ Việt Nam.

Pétrus Ký tổ báo chí Việt ngữ

ky3

Ngày 16/9/1869, thống đốc Nam Kỳ G. Ohier ký quyết định số 189 giao tờ Gia Định Báo cho ông Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.

Năm 1864, Pétrus Ký được cử là Hiệu trưởng trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) và theo lời đề nghị của ông người Pháp cho lập tờ Gia Định báo bằng tiếng Việt.

Để phân biệt với tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Nôm, Pétrus Ký gọi cách viết tiếng Việt theo kiểu La Tinh là chữ Quốc ngữ còn văn học thì được gọi là Quốc văn.

Gia Định báo phát hành số đầu tiên ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn dưới hình thức một tờ Công Báo do ông Ernest Potteaux làm chánh tổng tài (chủ nhiệm hay tổng biên tập) và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.

Ngày 16/9/1869, thống đốc Nam Kỳ G. Ohier ký quyết định số 189 giao tờ Gia Định Báo cho ông Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.

Gia định báo gồm các văn kiện và quyết định của nhà cầm quyền bằng tiếng Pháp do Nha nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ. Và những bài viết tiếng Việt về thời sự, về lịch sử, về luân lý dân gian giúp truyền bá chữ Quốc ngữ.

Trên Gia Định báo và nhiều tài liệu khác ông lấy bút hiệu là Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký. Trong số 11 ra ngày 8/4/1870 ông kêu gọi cộng tác viên như sau :

"Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập... đặng hay : Nay việc làm Gia Định Báo tại Sài Gòn ở một chỗ nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong sáu tỉnh mà làm cho thiên hạ coi ; nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay là nửa tháng hãy viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở như : ăn trộm, ăn cướp, bệnh hoạn, tai nạn, rủi ro, hùm tha, sấu bắt, cháy chợ, cháy nhà, mùa màng thể nào, tại sở nghề nào thạnh hơn...".

Cũng như đoạn văn trên, đa số các bài viết tiếng Việt trên Gia Định báo đều bằng văn xuôi, ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, viết theo cách nói của người miền Nam, viết một cách đàng hoàng theo lễ giáo Việt Nam.

Ông giữ vai trò chánh tổng tài đến năm 1872 thì giao lại cho ông Ernest Potteaux không rõ vì lý do gì.

Như vậy, Trương Vĩnh Ký chính là chủ nhiệm báo Việt ngữ đầu tiên và theo cách ông hướng dẫn làm báo thì ai cũng có thể làm báo, không khác gì cách làm báo mạng ngày nay.

Năm 1888, Trương Vĩnh Ký cho xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình, như vậy ông cũng là chủ báo tư nhân đầu tiên tại Việt Nam.

ky4

Thông Loại Khóa Trình còn phổ biến những bài thơ chống Pháp của Bùi Hữu Nghĩa, những bài vè như vè Khâm sai và cả hịch chống Pháp của Nguyễn Tri Phương.

Thông Loại Khóa Trình là một tạp chí văn học sưu tập nhiều văn thơ, câu đối, câu hò, câu hát dân gian, nhằm cổ vũ phong tục cổ truyền, phổ biến văn hóa dân tộc có cả thơ văn chống Pháp và lịch sử Việt Nam.

Thông Loại Khóa Trình cho thấy tinh thần yêu nước của Petrus ký với nhiều bài viết về các nhân vật lịch sử có tài chống ngoại xâm của Việt Nam, như Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Mạc Đĩnh Chi, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản...

Thông Loại Khóa Trình còn phổ biến những bài thơ chống Pháp của Bùi Hữu Nghĩa, những bài vè như vè Khâm sai và cả hịch chống Pháp của Nguyễn Tri Phương.

Cộng tác với Thông Loại Khóa Trình có các ông Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Trần Chánh Chiếu, Lương Khắc Ninh, và nhiều người yêu nước khác.

Những người đọc báo biết chữ quốc ngữ khi ấy đều là công chức Pháp hay học sinh trường Pháp nên nhà cầm quyền Pháp tìm cách tẩy chay, báo không bán được.

Thiếu vốn, Thông Loại Khóa Trình chỉ ra được 18 số đến tháng 10/1889 thì đóng cửa. Trong số báo này Trương Vĩnh Ký cho biết : "Nay vì bởi không có vốn cho đủ in luôn Thông Loại Khóa Trình nữa nên ta cực chẳng đã, phải đình in".

Petrus Trương Vĩnh Ký, ông Tổ báo chí Việt Nam, qua đời 1/9/1889 trong nghèo khó và nợ nần.

Tạo nền tảng Quốc văn và giáo dục…

Ngay từ năm 1866 Trương Vĩnh Ký đã cho in ấn phẩm văn xuôi đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ là cuốn Chuyện Đời Xưa.

Từ đó ông không ngừng viết và để lại một di sản văn học với ít nhất 119 tác phẩm cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp.

Các tác phẩm đều là những công trình soạn thảo một cách cẩn thận và khoa học nhưng dễ hiểu, dễ quảng bá, bao trùm mọi thể loại từ ngôn ngữ, tự điển, sách giáo khoa lịch sử, địa lý, pháp luật, dân tộc học, kinh tế, chính trị, sinh học và văn học.

Kho tàng văn học này là căn bản định hình cho một nền Quốc văn với chủ trương gìn giữ đạo lý văn hóa dân tộc nhưng học hỏi văn minh Tây Phương để cải cách đất nước, mở mang dân trí giúp nước nhà độc lập và giàu mạnh.

Để truyền bá chữ Quốc ngữ và tư tưởng canh tân, Trương Vĩnh Ký còn chọn việc dạy tiếng Việt và đào tạo hằng ngàn thanh niên theo tân học tạo nền tảng cho Phong trào Duy Tân và Đông Du sau này.

Ảnh hưởng triết lý và tư tưởng của Trương Vĩnh Ký đến nền văn hóa và giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là lấy nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản.

Nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn…

Trong chuyến đi sứ sang Pháp cùng Phan Thanh Giản năm 1863, Petrus Ký gặp và làm quen với nhà bác học Paul Bert.

Ông Paul Bert là giáo sư khoa học đại học Bordeaux và Paris, ông tham gia cách Mạng Pháp năm 1870 và trở thành Tổng trưởng giáo dục và Nghị sĩ Quốc hội Pháp.

Tháng 2/1886, ông được bổ nhiệm Thống sứ triều đình Huế. Ông chủ trương tiến bộ và muốn thực hiện cải cách nên đã đích thân thăm và mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp vua Đồng Khánh.

Nhà vua phong Petrus Ký chức Hàn lâm viện thị giảng học sĩ và dạy cho vua Đồng Khánh tiếng Pháp.

Năm 1887, Petrus Ký có dâng vua Đồng Khánh 24 điều để đối phó với Pháp. Trong đó ông có đề cập việc cải cách giáo dục, bỏ dạy chữ Hán, dạy chữ Quốc ngữ và học hỏi văn minh Tây phương.

Đến cuối thời vua Thành Thái các đề nghị của Petrus Ký mới được nhà vua ban sắc lệnh cho thi hành.

Chính sắc lệnh này đã dẫn tới phong trào Duy Tân, dùng chữ quốc ngữ để thoát Hán được trình bày khá rõ trong bài viết trước "Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn".

Nhà giáo dục Trương Vĩnh Ký với triết lý sống chẳng vì mình nên không cần chúng ta phải "minh oan".

Ngược lại chúng ta cần tìm ra sự thật, cần hiểu biết sự thật và cần phổ biến sự thật để qua đó chúng ta có thể ghi nhận ân đức cũng như học hỏi từ Trương Vĩnh Ký và những bậc tiền bối những người đã có công đóng góp cho nền văn học nước nhà.

Đồng thời chúng ta cần tiếp tục giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, văn hóa và phong tục để truyền lại cho con cháu chúng ta.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 06/12/2018

Nguyễn Quang Duy

Tham khảo :

- Winston Phan Đào Nguyên, 2017, Minh oan cho Pétrus Trương Vĩnh Ký về câu ‘ở với họ mà không theo họ’, Nghiên Cứu Lịch Sử.

- Winston Phan Đào Nguyên, 2018, Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19, gồm 3 bài viết trên Nghiên Cứu Lịch Sử.

- Nguyễn Quang Duy, 2018, Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn, BBC tiếng Việt.

Published in Văn hóa

Thứ năm 22/11/2018 nhật báo TAZ của Đức bình luận về việc Hà Nội trục xuất cô Lê Thu Hà như sau :

"Lê Thu Hà là công dân của nước Việt Nam, cô không có quốc tịch nào khác. Một quốc gia khước từ, không cho công dân của mình nhập cảnh là một hành vi vi phạm Công pháp quốc tế".

lth1

Luật sư Nguyễn Văn Đà (giữa)i, bà Vũ Minh Khánh (trái) và cô Lê Thu Hà (phải) tại Đức.

Cô mong trở về Việt Nam sống với mẹ già nhưng một lần nữa lại bị Hà Nội trục xuất phải quay lại Đức.

Cô Hà sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, vì bất đồng chính kiến đã bị Hà Nội bắt bỏ tù và sau đó trục xuất sang Đức.

Cô mong trở về Việt Nam sống với mẹ già nhưng một lần nữa lại bị Hà Nội trục xuất phải quay lại Đức.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, "cô Hà được Đức cấp giấy tờ có hiệu lực 3 năm ở Đức bắt đầu từ ngày 1/11/2018 bao gồm sổ thông hành, giấy phép định cư, giấy phép lao động nhưng cô ấy đã không nhận…".

Như thế là Chính phủ Đức thực hiện Công Ước 1954 về Quy chế "người không quốc tịch" trợ giúp cô Lê Thu Hà.

Giúp người không quốc tịch là…

Công ước 1954 về Quy chế người không quốc tịch yêu cầu chính phủ các nước bảo vệ người không quốc tịch tối đa, hỗ trợ họ có giấy tờ đi lại, trợ giúp hành chính, công ăn việc làm, giáo dục...

Thuật ngữ "người không quốc tịch" là người không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia người đó đang sống.

Công ước 1961 về Giảm bớt người không quốc tịch đề cập đến việc phải làm để giảm bớt số người không quốc tịch, bao gồm quyền rời khỏi nơi bị truy bức cũng như quyền trở về quê hương xứ sở.

Cả hai Công ước 1954 và 1961 đều chưa được Hà Nội ký kết.

Một số người dịch thuật ngữ "stateless person" thành "người vô tổ quốc" là không chính xác.

Người Việt có thể bị tước quyền công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì bất đồng chính kiến hay vì các lý do khác thì vẫn là người Việt và tổ quốc Việt Nam vẫn là tổ quốc của người Việt Nam.

Quyền công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất khác nếu không nói là hoàn toàn khác với quyền công dân tại miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975 và tại các nơi khác trên thế giới.

Trả quyền công dân…

Tổng thống Trần Văn Hương đã chính thức từ chối nhận quyền công dân do nhà nước cộng sản trả lại.

Câu chuyện được chính ông Hương kể là vào đầu năm 1976 nhà nước cộng sản đã quyết định trả quyền công dân cho ông.

Để tuyên truyền họ cho tổ chức một buổi lễ "trả quyền công dân" ngay tại nhà ông, với sự hiện diện của báo chí và các đài truyền thanh, truyền hình tại Sài Gòn.

Ngay giữa buổi lễ, ông tuyên bố từ chối không nhận với lý do là còn hàng trăm ngàn công chức quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa, mà ông là cấp chỉ huy tối cao của họ, vẫn còn đang học tập cải tạo và chưa được trả quyền công dân. Ông nói rõ là :

"Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi !"

Đầu năm 1976 nhà cầm quyền cộng sản cho tổ chức tổng kiểm kê dân số ở các tỉnh miền Nam chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội chung cả nước ngày 25/4/1976.

Người miền Nam phải điền một tờ đơn xin trả quyền công dân và một tờ khai sơ yếu lý lịch.

Khi nhận lá đơn nhiều người miền Nam mới hiểu ra rằng sau 30/4/1975 tất cả người miền Nam đã thành "người không quốc tịch" ngay chính trên quê hương đất nước mình.

Mấy trăm ngàn tù đi cải tạo khi ấy không được phát đơn, họ chỉ được làm đơn xin trả quyền công dân khi đã được thả về một thời gian.

Nhiều người miền Nam nhất là những người Việt gốc Hoa mặc dù đã nạp đơn nhưng không được trao trả quyền công dân.

Cả trăm ngàn người Việt gốc Hoa đã bị tống lên các con tàu ra đi "bán chính thức" để nhà cầm quyền thu vàng và tài sản của họ. Nhiều người đã chết trên biển.

Hằng triệu người Việt đã băng rừng vượt biển tìm tự do và đã được quốc tế đón nhận như những người tỵ nạn cộng sản.

Trang sử về người Việt "không quốc tịch" ngay chính trên đất nước Việt Nam khó mà quên được.

Thanh lọc công dân…

Công ước 1954 ra đời để giúp đỡ các nạn nhân bị nhà cầm quyền trục xuất như trường hợp Hitler tước quốc tịch Đức, trục xuất và diệt chủng người Do Thái.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và một số nước Đông Âu cũng tước quốc tịch và trục xuất các nhà bất đồng chính kiến, các văn nghệ sỹ và người Do Thái ra khỏi xứ.

Hằng triệu công dân Liên Xô gốc Tatar bị cưỡng bách di dân và không được phép quay trở lại quê hương của họ.

Tại Kampuchia, khi cộng sản chiến thắng trục xuất và thảm sát hằng trăm ngàn người Việt và người Chàm sống ở đó. Đồng thời thực hiện thanh lọc và diệt chủng công dân Kampuchia.

Tại Nam Tư sau khi cộng sản tan rã cũng xảy ra tình trạng thanh lọc chủng tộc.

Tại Cuba ngày 6/4/1980, 7.000 người Cuba lao vào đại sứ quán Peru tại La Habana xin tị nạn chính trị. Fidel Castro ra lệnh mở cảng Mariel và mở cửa trại tù cho bất kỳ ai muốn rời Cuba được ra đi. Kết quả chỉ hơn 2 tháng có trên 125.000 người Cuba đã di cư sang Mỹ.

Năm 1998 xung đột biên giới giữa hai nước Eritrea và Ethiopia, chính quyền Ethiopia đã vây bắt hàng nghìn công dân và tống họ sang Eritrea với lý do họ thuộc nhóm sắc tộc Eritrea.

Nhà cầm quyền Miến Điện mở chiến dịch thanh lọc sắc tộc, khiến hơn 300.000 người Hồi giáo Rohingya phải bỏ chạy sang Bangladesh hồi cuối tháng 8/2017.

Sau vụ đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn tháng 6/1989, Trung Quốc cũng đã thanh lọc nhiều công dân bất đồng chính kiến.

Gần đây hằng triệu người Hồi giáo ở Tân Cương đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh tước quyền công dân và đẩy vào những khu tập trung như đã từng xảy ra tại Việt Nam sau 30/4/1975.

Trên là một số các trường hợp tạo ra tình trạng "người không quốc tịch" và người tỵ nạn, hầu như đều xảy ra ở các nước độc tài hay cộng sản.

Quyền công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hà Nội chính thức trục xuất nhiều công dân bất đồng chính kiến và không cho trở về Việt Nam như trường hợp cô Lê Thu Hà.

Nhưng chiếu theo Khoản 2 Điều 17 của Hiến pháp 2013 thì "Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác".

Khoản 4, Điều 88 của Hiến pháp 2013 lại cho phép Chủ tịch nước quyền "tước quốc tịch Việt Nam".

Khoản 1 điều 31 Luật Quốc tịch 2008 quy định về việc công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị tước quốc tịch.

Ngày 24/4/2013, ông Phạm Văn Điệp một công dân Việt Nam sống ở Nga từ năm 1992, nhưng không xin nhập quốc tịch Nga, khi về nước đã bị chận lại và trục xuất vì "vi phạm pháp luật Việt Nam".

Ông Điệp cho rằng chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của ông, nhưng ông vẫn bị cảnh sát cơ động áp tải ra máy bay tống khỏi Việt Nam.

Ông Điệp từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam và có viết bài đăng trên Đàn Chim Việt và Dân Luận.

Ông Điệp là trường hợp thứ nhất được biết tương tự với trường hợp cô Lê Thu Hà.

Nhiều trường hợp công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi đến tòa Đại Sứ xin gia hạn thẻ thông hành (hộ chiếu) mới biết họ mất quyền gia hạn.

Một số công dân Việt Nam khi về lại Việt Nam bị tịch thu giấy thông hành một hình thức cấm xuất ngoại.

Một số công dân Việt Nam khác mặc dù có thẻ thông hành nhưng bị cấm xuất ngoại.

Luật pháp Việt Nam khá tùy tiện và như cố luật sư Ngô Bá Thành từng diễn tả "Việt Nam có cả rừng luật, nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng !".

Và giờ đây Hà Nội lại sử dụng luật rừng với quốc tế.

Bởi thế ngày 24/6/2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.

Khoản 2, Ðiều 13 kêu gọi người Việt sống ở nước ngoài làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam. Trên 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài chỉ có 6,000 người xin giữ quốc tịch.

Chắc chắn có nhiều người Việt chọn làm "người không quốc tịch" thay vì phải làm người mang quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các nước đảm bảo quyền công dân

Xin kể về các quyền gắn liền với quốc tịch Úc, nơi tôi đang sinh sống, và ở Mỹ, ở Đức để có sự so sánh :

Úc có truyền thống đơn tịch bắt đầu với Đạo luật Quốc tịch năm 1903 (Naturalization Act 1903). Khi xin gia nhập Quốc tịch Úc, người đứng đơn không bị đòi hỏi bỏ quốc tịch gốc.

Năm 2002, Đạo luật Tu chính Quốc tịch Úc bỏ quy định công dân Úc đương nhiên mất quốc tịch Úc khi nhận quốc tịch của quốc gia khác. Nghĩa là Úc công nhận tình trạng song tịch hoặc đa tịch.

Cuối năm 2015, chính quyền Liên Bang có tu chính Luật Quốc tịch cho phép tước quốc tịch Úc những người đã xin vào quốc tịch, còn giữ song tịch, mà phạm tội hoặc có liên can tới khủng bố.

Còn ở Đức trong thời chiến tranh lạnh, phía Đông Đức năm 1967 đã ban hành Luật mới về quốc tịch, nhưng phía Tây Đức vẫn áp dụng Luật quốc tịch theo luật huyết thống ban hành từ năm 1913 "Người Đức là công dân Đức".

Tây Đức vì vậy chấp nhận quyền công dân cho tất cả "công dân Đông Đức". Luật quốc tịch 1913 được tiếp tục sử dụng khi nước Đức thống nhất.

Luật Đức đòi hỏi khi nộp đơn xin quốc tịch Đức phải chính thức từ bỏ quốc tịch gốc. Công dân Đức bị mất quốc tịch khi trở thành công dân nước khác.

Nhiều nhân viên ngoại giao và sinh viên du học từ Việt Nam Cộng Hòa gặp khó khăn trong thủ tục xin gia nhập quốc tịch nên nhiều người đã rời nước Đức hay không trở thành công dân Đức.

Công dân Đức không bị tước quốc tịch hay bị trục xuất vì bất cứ lý do gì.

Còn tại Mỹ Hiến pháp và Luật Pháp định nghĩa công dân theo nguyên tắc huyết thống. Nghĩa là con cái của công dân Mỹ sinh ra bất cứ nơi nào trên thế giới đều được mang quốc tịch Mỹ.

Để tránh trường hợp bị kỳ thị da màu, Tu chính án 14 công nhận quyền công dân cho mọi người sinh ra ở Mỹ.

Lợi dụng Tu chính án 14 nhiều người ngoại quốc sang Mỹ sinh đẻ để đứa trẻ được cấp quyền công dân và sau này có thể di dân đến Mỹ. Tổng thống Trump tuyên bố sẽ ra một sắc lệnh ngăn cấm việc lạm dụng này.

Hiến pháp và luật pháp Mỹ không công nhận song tịch mà cũng không cấm song tịch.

Theo Ðiều khoản 349 INA của luật Quốc tịch Mỹ "Công dân Hoa Kỳ có thể mất quốc tịch Mỹ nếu nhập quốc tịch khác hoặc tuyên thệ trung thành với nước khác".

Nhưng thông thường chỉ khi công dân Mỹ làm đơn và tuyên thệ xin từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì mới được xem là mất quốc tịch.

Luật pháp Mỹ không cho phép bất cứ ai tước đoạt quyền công dân của người khác, nhưng trong một số trường hợp công dân Mỹ không được phép hay bị cấm tới một số khu vực vì lý do an ninh hay chính trị.

Quyền công dân thời Việt Nam Cộng Hòa

Việt Nam Cộng Hòa sử dụng luật huyết thống. Người Việt và con cái người Việt đều mang quốc tịch Việt Nam.

Ngày 7/12/1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn ban hành Dụ số 10 qui định tất cả những ai sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều là người Việt Nam.

Lãnh thổ Việt Nam được nói rõ trong Hiến pháp 1956 và Hiến pháp 1967 là từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, nghĩa là người miền Bắc hay người miền Nam đều là công dân Việt.

Người có quốc tịch Việt Nam sống ở bất cứ nơi vẫn là người Việt Nam và không ai có quyền tước quốc tịch của người Việt Nam.

Người Bắc di cư hay vượt tuyến đương nhiên được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Người theo cộng sản vẫn được xem là công dân Việt chỉ khác là họ lầm đường lạc lối.

Chính sách chiêu hồi tạo cơ hội trên 230 ngàn cán binh cộng sản trong đó rất nhiều cán binh từ miền Bắc về hồi chánh. Họ đã được tự động nhận mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Theo Hiến pháp 1967 Việt Nam Cộng Hòa đa số người Việt hải ngoại có đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử kể cả các chức vụ cao nhất là Tổng thống.

Điều 13.2 quy định "Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định".

Điều 53.1 quy định quyền ứng cử Tổng thống hoặc Phó Tổng thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây : "Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất mười (10) năm tính đến ngày bầu cử. Thời gian công cán và lưu vong chánh trị tại ngoại quốc được kể như thời gian cư ngụ tại nước nhà".

Vấn đề quốc tịch và tổ quốc ngày nay

Người Việt hải ngoại dù là thuyền nhân, vượt biên đường bộ, đi theo diện HO, ở lại các quốc gia thuộc Liên Xô và Đông Âu hay nay bị trục xuất như cô Lê Thu Hà đều có chung một đặc thù là tị nạn chính trị.

Những người ra đi chính thức nhưng có những việc làm về thông tin, văn hóa, chính trị trái ý với nhà cầm quyền cộng sản bị cấm không thể trở về Việt Nam đều có thể được xem là "lưu vong chánh trị".

Những người được gia đình bảo lãnh hay sinh ra ở hải ngoại vẫn được xem là những người tị nạn chính trị.

Khi thể chế tại Việt Nam thay đổi sẽ có những bước chuyển tiếp, trong đó có việc bầu ra Quốc hội Lập hiến soạn thảo một Hiến pháp mới cho Việt Nam.

Hiến pháp mới và Luật pháp tương lai nên dựa trên tinh thần nhân bản, tinh thần hòa đồng dân tộc, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và các Công ước quốc tế về quyền không bị tước quốc tịch với những điểm tương tự như Hiến pháp 1967.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 01/12/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Miền Bắc trước đây theo mô hình Xô viết, mọi người đều làm công cho nhà nước và đoàn ngũ hóa trong một tổ chức chính trị trực thuộc Đảng cộng sản được gọi là công đoàn.

congdoan1

Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 12 Công đoàn Nhà nước Việt Nam ngày 24/09/2018 - Ảnh minh họa (vn.com)

Ngày nay kinh tế, xã hội và cả chính trị Việt Nam đã thay đổi, nhưng nhiệm vụ của công đoàn vẫn tồn tại như ngày nào.

Tham gia Hiệp định CPTPP, Hà Nội sẽ phải chấp nhận hoạt động của các nghiệp đoàn đại diện cho người lao động nhưng "không làm chính trị", nghĩa là không chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Như vậy Hà Nội đang chấp nhận 3 bước lùi : thứ nhất về tư tưởng "đấu tranh giai cấp" ; thứ hai là nới lỏng kiểm soát tầng lớp lao động ; và quan trọng nhất là Đảng cộng sản mất quyền trực tiếp lãnh đạo.

Quốc tế về quyền lao động…

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào tháng 6/1950, nhưng Hà Nội vẫn chưa ký nhiều Công ước quy định về quyền lao động, như Công ước số 87 và 98 về tự do liên kết và thương lượng tập thể, là những quyền đã được hầu hết các nước thành viên ILO và Liên Hợp Quốc công nhận.

Khi gia nhập WTO vào 1/2007, Hà Nội đã hứa sẽ ký và thực thi hai Công ước nói trên nhưng đến nay vẫn không thực hiện.

Tranh tụng quyền lao động

Tham gia CPTPP, Hà Nội sẽ có 5 năm không bị trừng phạt thương mại đối với việc thành lập các nghiệp đoàn và 7 năm các nghiệp đoàn được liên kết với nhau.

Trong vòng 5 năm, Hà Nội cũng phải để các nghiệp đoàn thực hiện việc đàm phán thỏa thuận lao động tập thể về tiền lương, về thời giờ làm việc, về thời giờ nghỉ ngơi và các quyền lợi khác.

Nếu Hà Nội vi phạm các điều khoản đã ký nghiệp đoàn tại Việt Nam không có quyền khởi kiện, chỉ có chính phủ 10 quốc gia CPTPP còn lại mới có quyền kiện đòi Hà Nội thực hiện.

Việc vi phạm quyền lao động sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động và quyền lợi nghiệp đoàn 10 quốc gia còn lại, vì thế các nghiệp đoàn Việt Nam có thể làm việc với các nghiệp đoàn tại ít nhất 1 quốc gia có chân trong CPTPP, vận động chính phủ nước họ khởi kiện.

Hay nghiệp đoàn Việt Nam tổ chức tổng đình công trực tiếp tố cáo và vận động chính phủ các quốc gia khác khởi kiện.

Thủ tục khá nhiêu khê nên muốn mang lại kết quả, các nghiệp đoàn tại Việt Nam cần xây dựng liên kết chặt chẽ với nghiệp đoàn quốc tế.

Ngay cả việc chính phủ quốc gia khác có thành công trong việc kiện tụng, việc trừng phạt Hà Nội còn tùy thuộc vào quan điểm chính trị và ngoại giao của nước họ, nên họ có thể chọn thỏa hiệp với Hà Nội vì một lợi ích kinh tế hay chính trị nào đó mà bỏ qua việc trừng phạt.

Những người hoạt động nghiệp đoàn cần biết rõ giới hạn này để đừng hoàn toàn kỳ vọng vào các quốc gia khác trong CPTPP.

Thị trường lao động Việt Nam…

Vào đầu năm 2016, Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết Việt Nam có 23 triệu nông dân, trong khi tổng cộng 11 nước TPP (cả Mỹ) chỉ có 20,5 triệu nông dân.

Tính trung bình nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thu nhập không quá 100 Mỹ Kim mỗi tháng, trong khi lợi tức trung bình của công nhân Việt Nam vào khoảng 250 Mỹ Kim mỗi tháng.

Tỷ lệ chênh lệch thu nhập là 2,5 lần và số thặng dư nhân lực tại nông thôn cũng rất cao khiến nông dân di cư đến các khu công nghiệp kiếm việc làm.

Về lý thuyết khi thị trường lao động bão hòa tiền lương sẽ quyết định bằng năng suất lao động và sẽ tương đương giữa các nước theo kinh tế thị trường.

Nhưng trên thực tế như Samsung sản xuất gia công theo dây chuyền được cài đặt với một tốc độ cố định, nên bất kể người làm việc trên dây chuyền là người nước nào thì năng suất lao động và sản lượng sản xuất đều như nhau.

Nhưng lương của công nhân Việt Nam chỉ bằng 30% lương công nhân Nam Hàn và chỉ bằng 1/2 lương công nhân Trung Quốc.

Nhằm thu hút đầu tư, Hà Nội sẽ tiếp tục kềm hãm mức lương tối thiểu để mức lương công nhân Việt Nam luôn thấp nhất trong số 10 quốc gia tham gia CPTPP.

Thị trường lao động lại luôn biến đổi. Samsung đã từng rời hầu hết các cơ xưởng từ Trung Quốc sang Việt Nam, Samsung có thể lại rời sang Bắc Hàn do lương công nhân rẻ hơn lại cùng một dân tộc, một ngôn ngữ và như thế sẽ ảnh hưởng nặng đến nhu cầu nhân dụng Việt Nam.

Các hoạt động kinh tế thì càng ngày càng đa dạng mỗi ngành nghề trong mỗi thời điểm lại có mức cung và cầu khác nhau.

Giới lãnh đạo nghiệp đoàn vì thế ngoài khả năng biết đàm phán còn cần kiến thức để hiểu rõ thị trường nhân dụng trong từng giai đoạn cũng như hiểu rõ về sách lược kinh tế của Việt Nam và thế giới.

Nghiệp đoàn độc lập với đảng chính trị

Nghiệp đoàn là tổ chức đại diện quyền lợi những người có chung một ngành nghề, như nghiệp đoàn thợ dệt, nghiệp đoàn thợ mỏ, nghiệp đoàn tiểu thương, nghiệp đoàn nông dân, nghiệp đoàn giáo chức, nghiệp đoàn báo chí, nghiệp đoàn công chức…

Gia nhập CPTPP, không chỉ người lao động phổ thông mới được quyền lập nghiệp đoàn mà cả những người lao động trí óc, văn phòng cũng có chung quyền lợi.

Vì thế nghiệp đoàn cần phải thực sự độc lập với tất cả các đảng phái chính trị.

Nghiệp đoàn phải do người lao động đứng ra thành lập, được người lao động nuôi dưỡng và phải luôn luôn đấu tranh cho quyền lợi người lao động.

Mỗi nghiệp đoàn cần có nội quy sinh hoạt, với đường lối đấu tranh công khai và rõ ràng phù hợp với luật pháp hiện hành.

Các nghiệp đoàn trên nguyên tắc là cạnh tranh với công đoàn nhằm phục vụ tốt cho người lao động, nên cần tránh lọt vào thế đối đầu với công đoàn không mang lại lợi ích thiết thực.

Những người lãnh đạo nghiệp đoàn ngoài sự hiểu biết và tài năng còn phải là người được người lao động thương yêu, tin tưởng và bầu lên qua những cuộc bầu cử dân chủ.

Như thế họ mới chính danh để đại diện người lao động thương lượng với cả chủ nhân lẫn nhà nước.

Họ cũng cần có khả năng và kinh nghiệm làm việc với các nghiệp đoàn khác, các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Về lâu dài Việt Nam sẽ tạo nên một tầng lớp lãnh đạo nghiệp đoàn khác hẳn với tầng lớp lãnh đạo công đoàn mà đa số là cán bộ công chức được Đảng cộng sản giao cho công tác tuyên truyền vận động chính trị.

Dư luận hiện đang rất lo âu về việc Hà Nội sẽ lập ra các nghiệp đoàn hình thức vẫn chịu sự kiểm soát của Đảng cộng sản.

Điều này dễ dàng xảy ra vì thế trong thời gian tới có thể có 3 hình thức hoạt động khác nhau :

1) công đoàn nhà nước làm nhiệm vụ chính trị cho Đảng cộng sản ;

2) nghiệp đoàn trong khuôn khổ giới hạn thương lượng với giới chủ ; và

3) những người hoạt động nghiệp đoàn âm thầm tổ chức biểu tình và đình công.

Biểu tình, đình công…

Từ khi Hà Nội tham gia kinh tế thị trường năm 1990 đã có hơn 6.000 cuộc đình công, tất cả đều tự phát và hầu hết mang lại kết quả tốt, đặc biệt là 2 cuộc tổng đình công phản đối chính sách của Hà Nội.

Vào dịp cuối năm 2005, diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp nước ngoài, có cuộc đình công lên đến năm, sáu chục ngàn công nhân tham dự.

Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách ký chỉ thị tăng mức lương tối thiểu lên 40 phần trăm.

Cuối tháng 3/2015 nhiều cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… phản đối chính sách bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội thông qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay tức thì tuyên bố sẽ đáp ứng nguyện vọng công nhân bằng cách kiến nghị lên Quốc hội sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội.

6.000 cuộc đình công mang lại kết quả cho thấy sức mạnh của người lao động trong việc thương lượng với chủ nhân và nhà nước.

Một số cuộc đình công khi chấm dứt, công nhân đứng ra tổ chức đã bị sa thải và một số người sau đó bị bắt.

Một số trường hợp rõ ràng có những liên kết tổ chức nhưng công đoàn và nhà nước vẫn không kiểm soát được.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) luật lao động sẽ phải thay đổi, để khi có 50% cộng 1 thành viên ban chấp hành đồng ý biểu tình hay đình công thì nghiệp đoàn có quyền tiến hành.

Trong 7 năm đầu và thậm chí khi nhà cầm quyền Hà Nội chưa thay đổi cách nhìn về biểu tình và đình công thì bên trong các cơ sở doanh nghiệp luôn có những người lao động sẵn sàng khởi xướng và tổ chức các cuộc đình công.

Thực tế cũng cho thấy các cuộc biểu tình nhiều khi lên đến hằng trăm ngàn người tham dự nhưng đã nhanh chóng tàn lụi, nên cũng đừng kỳ vọng các cuộc biểu tình sẽ thay đổi thể chế như đã từng xảy ra ở Ba Lan.

Hướng tới tự do

Rõ ràng Việt Nam đang từng bước thay đổi, nghiệp đoàn "không làm chính trị" sẽ chính thức hoạt động, nhưng sức mạnh của tầng lớp lao động về cả kinh tế lẫn chính trị đều luôn bị Đảng cộng sản kềm hãm.

Muốn xã hội phát triển toàn diện và công bằng Việt Nam lại cần có những chính sách những đạo luật tiến bộ. Muốn thế cần có những đấu tranh nghị trường, đấu tranh giữa các đảng chính trị với nhau.

Khi Việt Nam có tự do và có đa đảng, các nghiệp đoàn mới tạo quyền lực chính trị bằng cách ủng hộ các chính đảng có chính sách xã hội tiến bộ phục vụ cho quyền lợi tầng lớp lao động nghèo. Hoặc ủng hộ những chính đảng đề ra những chính sách có lợi cho các thành viên trong từng nghiệp đoàn.

Những người hoạt động nghiệp đoàn ngày nay sẽ vượt qua những thử thách, rút tỉa những kinh nghiệm để trở thành những người lãnh đạo đóng góp cho một Việt Nam tự do, dân chủ, và tạo công bằng cho xã hội.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 22/11/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Muốn biết Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có giúp được 23 triệu nông dân, đặc biệt là 15 triệu nông dân trồng lúa thoát khỏi cảnh đói nghèo cần hiểu rõ lý do làm nông dân nghèo đói.

cptpp0

CPTPP có giúp được 23 triệu nông dân, đặc biệt là 15 triệu nông dân trồng lúa thoát khỏi cảnh đói nghèo

Tại sao nông dân lại nghèo ?

Giảm giá đồng tiền giúp hàng hóa xuất cảng rẻ hơn, xuất cảng nhiều hơn, thu được nhiều ngoại tệ hơn, nhưng việc giảm giá gạo và lương thực xuất cảng lại làm giảm thu nhập của nông dân.

Giảm giá đồng tiền lại làm tăng giá phân bón, giá nhiên liệu, thuốc trừ sâu, máy móc nhập cảng, làm tăng giá thành gạo và lương thực xuất cảng, và giảm xa hơn lợi nhuận nông dân có thể thu vào.

Chính phủ Thái Lan trợ giá gạo bằng cách mua lúa của nông dân, sau đó sẽ bán lại cho các công ty xuất cảng.

Trong vụ mùa 2018–19, chính phủ Thái hỗ trợ chừng 3 tỷ Mỹ kim cho cho ngành lúa gạo, gồm những khoản cho vay, khoản trợ cấp trực tiếp cho nông dân, nếu họ đồng ý giữ lúa trong kho và bán ra khi được giá.

Mức trợ giá thường được định tính ra cao hơn mức giá thị trường toàn cầu từ 40 đến 50%.

Trung Quốc, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và các quốc gia nhập cảng gạo bảo vệ sản xuất gạo nội địa bằng cách đánh thuế và quy định số gạo được nhập cảng.

Ngày 1/7/2018, Trung Quốc điều chỉnh mức thuế nhập cảng gạo từ 40% tăng lên 50%.

Từ con số Thái Lan và Trung Quốc bảo trợ nông dân, ước tính nông dân Việt đã hy sinh đến 50% lợi nhuận do sách lược tăng trưởng dựa vào xuất cảng mà nông dân Việt Nam lại không hề được bồi hoàn hay bảo trợ.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam một tổ chức được Hà Nội thành lập nhằm mục đích quản lý thị trường gạo và bảo đảm số gạo xuất cảng theo kế hoạch đề ra.

Hiệp hội này đại diện cho một số doanh nghiệp nhà nước, hội đủ các quy định về kinh doanh xuất cảng gạo là phải có kho trữ gạo lớn, nhà máy xay xát thóc lớn và có vốn nhiều.

Thị trường gạo vì thế vẫn như thời bao cấp, doanh nghiệp nhà nước độc quyền thu mua và xuất cảng.

Các doanh nghiệp nhà nước thường ký những hợp đồng với giá gạo rẻ hơn giá thị trường có khi lên tới cả 100 Mỹ Kim rẻ hơn giá gạo Thái Lan.

Người nông dân Việt Nam ít ruộng, không vốn để giữ lúa, không chỗ chứa lúa khi giá rẻ, ít thông tin về giá cả và mất quyền thương lượng nên bị doanh nghiệp nhà nước ép phải bán theo giá nhà nước đưa ra nên lợi nhuận còn lại rất thấp.

Tính trung bình nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thu nhập không quá 100 Mỹ Kim mỗi tháng, thấp hơn lợi tức nông dân trồng lúa Thái Lan 2,7 lần và 1,5 lần thấp hơn so với Nam Dương và Phi Luật Tân.

Hội Nông dân bất lực vì…

Được VnEconomy ngày 23/1/2016 phỏng vấn tại Đại hội Đảng cộng sản lần thứ 12, Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường trả lời nguyên văn như sau :

"Những biện pháp trợ giúp cho nông dân, tôi nói một việc cụ thể là trợ giá hoặc mua tạm trữ, nông dân không được gì cả, doanh nghiệp được hết, ở giữa ăn chặn hết.

Nhà nước có chính sách mục đích là giúp nông dân, là để cho nông dân lãi 30%. Được mùa rớt giá thì mua tạm trữ, nhưng tất cả cái lợi đó vào túi doanh nghiệp hết, cái đó người ta chứng minh rất rõ rồi, trợ giúp không đến được với nông dân".

Ông Nguyễn Quốc Cường tiếp tục cho biết :

"Hội Nông dân không có sức mạnh kinh tế, bởi không phải là các tập đoàn, chỉ là đoàn thể, nên kiến nghị cao nhất là tại Đại hội Đảng toàn quốc. Vì Đại hội Đảng là cao nhất, nên tôi phải đưa ra kiến nghị ở đây, mặc dù đã kiến nghị rất nhiều lần với Chính phủ, trong Trung ương, Quốc hội rồi".

Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường trả lời khá rõ 23 triệu nông dân không có sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị vì thế nông dân mãi vẫn nghèo.

Quyền tư hữu đất đai

Đến nay nông dân Việt vẫn chưa được hưởng quyền tư hữu đất đai, bao gồm quyền sử dụng đất, quyền hưởng lợi và quyền mua bán.

Có quyền tư hữu người dân mới yên tâm mua thêm đất, mở rộng cơ nghiệp, mới chí thú và mạnh dạn phát triển kinh tế nông thôn, mới đầu tư vào máy móc trang thiết bị nhằm tăng năng suất và sản lượng sản xuất.

Nông thôn có phát triển mới thu hút được đầu tư vào hạ tầng cơ sở, thu hút nhân tài về phát triển nông thôn, thu hút đầu tư vào công nghiệp nhẹ sản xuất ngay tại nông thôn…

Nông thôn có phát triển thì đời sống nông dân mới khá hơn, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị mới thu hẹp, người trẻ không rời lên đô thị kiếm sống, giảm gánh nặng cho đô thị, đất nước mới thực sự phát triển.

Mất quyền tư hữu đất đai và không sức mạnh chính trị, nông dân liên tục bị mất đất cho việc phát triển công nghiệp và phát triển đô thị. Mất đất người nông dân không còn phương tiện trồng trọt và sinh sống.

Các yếu tố khác như các đập thủy điện đầu nguồn ngăn chặn lượng nước phù sa, gây lụt lội, nước mặn xâm nhập, việc lạm dụng nước giếng cho sản xuất và tiêu dùng, việc khai thác cát trên sông, nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm… đều ảnh hưởng đến môi trường sống và lợi tức của người dân nông thôn.

Không chỉ 23 triệu nông dân mà gần 70 triệu dân sống ở nông thôn vì bị hệ thống chính trị kềm hãm không phát triển được nên mãi vẫn đói nghèo.

Việc thông qua CPTPP buộc nhà cầm quyền Hà Nội chấp nhận nghiệp đoàn với 23 triệu thành viên nông dân, nhưng lại "không làm chính trị" thì thật khó mà nông dân có thể thoát được đói nghèo.

SunRice mua nhà máy chế biến gạo…

Ngay khi Úc và Việt Nam chính thức thông qua CPTPP, công ty SunRice cũng hoàn tất việc mua lại nhà máy chế biến gạo tại tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

SunRice được thành lập năm 1950 do các nông dân trồng lúa hùn vốn và cho tới năm 1987 thì được cổ phần hóa.

Với chỉ chừng 1.500 nông gia trồng lúa mức độ sản xuất gạo tại Úc đã lên tới hàng triệu tấn hàng năm và trên một nửa được xuất cảng.

Lúa Úc trồng theo cách luân canh hai năm trồng lúa, hai năm trồng cỏ nuôi cừu, hai năm trồng lúa mì, xong lại xoay qua trồng lúa.

Nhờ thế sản lượng sản xuất rất cao tính trung bình 10 tấn/ha và được xem là gạo sạch vì sử dụng rất ít phân bón hóa học và rất ít dùng thuốc trừ sâu.

Ngoại trừ những năm thiên tai hạn hán, còn thường xuyên ngành nông nghiệp tại Úc không được trợ giúp gì từ cả chính phủ liên bang lẫn chính phủ tiểu bang.

SunRice trong vòng ba năm gần đây đã mua 200 triệu Mỹ Kim, khoảng 5% lượng gạo Việt Nam xuất cảng. Việc SunRice gia nhập thị trường Việt Nam có 3 điểm đáng ghi nhận :

Thứ nhất, phá vỡ thế độc quyền, tạo ra cạnh tranh trong thu mua và xuất cảng gạo với các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện còn quá sớm để thấy được liệu việc này và CPTPP nói chung có giúp ích được gì cho nông dân Việt Nam.

Kinh nghiệm cho thấy đổi mới và toàn cầu hóa đã không mang lại lợi ích như đã kỳ vọng cho tầng lớp nông dân được trình bày bên trên.

Thứ hai, SunRice có thể sẽ thu mua lúa sạch, dùng ít phân hóa học sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn, như thế giúp nông dân giảm bớt bị nhiễm độc hóa chất và bớt ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, mọi trợ giúp nông dân trực tiếp từ chính phủ có thể vi phạm vào các điều khoản CPTPP và có thể bị SunRice kiện tụng, vì thế việc trợ giúp nông dân vốn đã ít nay lại còn ít hơn.

Nghiệp đoàn "không làm chính trị"

Cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa đã thắng tại các tiểu bang nông nghiệp và các vùng nông thôn, trong khi đảng Dân chủ được ủng hộ tại các đô thị, các vùng ngoại ô.

Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ từ đó phải đưa ra những chính sách y tế đại chúng, giáo dục, phát triển đường xá… và thậm chí trợ giá để bảo đảm quyền lợi nông dân không thua thiệt so với thành thị.

Nông gia Mỹ và các nghiệp đoàn nông gia không làm chính trị nhưng họ có quyền lực chính trị, bằng lá phiếu họ buộc hai đảng chính trị phải bảo vệ quyền lợi của họ và gia đình.

Ở Mỹ các nghiệp đoàn không là "sân sau" của lưỡng đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Mỗi nghiệp đoàn thường xuyên tìm hiểu và vận động các đảng phái mang đến quyền lợi thiết thực nhất cho thành viên nghiệp đoàn.

Bởi thế chỉ ba thập niên trước đây thành phần cử tri ở nông thôn và những người làm trong khu vực kỹ nghệ thường bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, nhưng nay lại bầu ngược lại.

Cũng là lưỡng đảng tranh quyền nhưng tại Úc một số các nghiệp đoàn lớn lại là "sân sau" của đảng Lao động.

Trong khi đó giới nông gia lại thường bỏ phiếu cho đảng Quốc gia thường liên minh với đảng Tự do.

Các nghiệp đoàn làm "sân sau" cho đảng chính trị nên bị chính trị hóa dần dần bị suy yếu. Vì thế, nhiều nghiệp đoàn, 3 thập niên qua, liên tục giảm về số lượng thành viên, giảm sức mạnh chính trị để bảo vệ quyền lợi thiết thực của thành viên.

Hệ thống chính trị Úc thì bị các phe cánh trong đảng thao túng, tranh giành quyền lực chỉ trong vòng 11 năm đã 6 lần thay đổi thủ tướng và không thủ tướng nào giữ trọn nhiệm kỳ 3 năm.

Tại Việt Nam, đảng Cộng sản vẫn nắm độc quyền chính trị, như ông Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường đã nói rõ mặc dầu Hội Nông dân đại diện 23 triệu nông dân nhưng lại không có sức mạnh kinh tế lẫn sức mạnh chính trị nên nông dân mãi vẫn nghèo.

Bởi thế việc Việt Nam tham gia CPTPP hay ký Hiệp định thương mại với Liên Hiệp Châu Âu nhưng vẫn chưa có tự do chính trị thì thật khó để 23 triệu nông dân và nông thôn thoát cảnh đói nghèo.

Có tự do bầu cử, tự do ứng cử, tự do chính trị thì nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị mới có cơ hội để tiếng nói của họ được lắng nghe, quyền lợi của họ mới được các đảng chính trị và được chính phủ bảo đảm thực thi, như thế đời sống của họ mới thực sự thoát khỏi đói nghèo.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 16/11/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn