Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua Tổng thống Trump và đảng Dân Chủ đều tuyên bố thắng cử, cẩn thận phân tích sẽ thấy rõ điều đó thực sự đã xảy ra.

Phân tích sâu hơn sẽ thấy rõ cử tri Mỹ đã ủng hộ ông Trump trong cuộc chiến chống lại Bắc Kinh và ủng hộ đảng Dân Chủ kiểm soát ông Trump tập trung vào hướng đối ngoại này.

trump1

Dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump trừng phạt Bắc Kinh

Tuyên bố thắng lớn…

Theo Tu chính án 17, bầu cử Thượng viện chỉ mới bắt đầu từ năm 1913, còn trước đó Thượng viện được các nghị viện tiểu bang bầu ra.

Kết quả cuộc bầu cử lần này được ông Trump xem là thắng lớn như ông giải thích trên Twitter : "Chỉ 5 lần trong 105 năm, một Tổng thống đương nhiệm giành được thêm ghế Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ."

Các cuộc bầu cử giữa kỳ trước đây đảng của tổng thống đương nhiệm thường bị mất một số ghế ở cả hai viện.

Theo ước tính lần này đảng Cộng Hòa có thêm chừng 3 ghế nghị sỹ nhưng lại mất chừng 35 ghế dân biểu, đảng Dân Chủ giành được quyền kiểm soát Hạ viện.

Một số nghị sĩ có quan điểm chống lại ông Trump, như ông Bob Corker, tiểu bang Tennessee, ông Jeff Flake, tiểu bang Arizona đã quyết định không ra tranh cử, còn ông John McCain đã qua đời vài tháng trước.

Thượng viện sắp tới sẽ dễ dàng ủng hộ ông Trump trong việc bổ nhiệm thêm thẩm phán, các viên chức chính phủ và cản trở Hạ viện tiến hành luận tội và truất phế ông.

Đảng Cộng Hòa đã chiếm được ghế của hai nghị sĩ Dân chủ chống lại việc đánh thuế trên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc.

Nghị sĩ Claire McCaskill ở tiểu bang Missouri chỉ còn được 45.5% phiếu bầu nhường ghế cho ông Josh Hawley thuộc đảng Cộng Hòa.

Nghị sĩ Heidi Heitkamp ở tiểu bang Bắc Dakota chỉ được 43.5% phiếu thua rất xa đối thủ đảng Cộng Hòa là ông Kevin Cramer.

Nghị sĩ Dân chủ Sherrod Brown, ở tiểu bang Ohio, công khai tuyên bố ủng hộ việc đánh thuế hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc đã giữ được chiếc ghế của mình.

Có 43 dân biểu đảng Cộng hòa không ra tranh cử, nhiều người đã bỏ phiếu chống lại các dự luật do ông Trump đưa ra trong hai năm qua.

Kết quả cuộc bầu cử tạo cơ hội cho ông Trump có được những dân biểu và nghị sỹ đảng Cộng Hòa ủng hộ nên việc ông đánh giá kết quả là "thắng lợi to lớn" không có gì là quá đáng hay quá chủ quan.

Đảng Dân chủ thắng Hạ viện…

Điều hết sức lý thú là có thêm rất nhiều phụ nữ thắng cử và các vị tân dân cử này có nguồn gốc và khuynh hướng rất khác nhau.

Tân dân biểu Sharice Davids và Debra Haaland là hai phụ nữ gốc người da đỏ đầu tiên được bầu vào Quốc Hội Mỹ.

Cô Sharice Davids còn là dân biểu đầu tiên công khai là người đồng tính.

Tân dân biểu Rashida Tlaib người gốc Palestine và Ilhan Omar người gốc Somali, là hai phụ nữ Hồi giáo đầu tiên trúng cử vào Quốc hội Mỹ.

Tân dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez là phụ nữ trẻ nhất khi trở thành dân biểu chỉ mới 29 tuổi.

Cô được nhiều người biết tới vì thành viên của tổ chức Dân chủ Xã hội theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và đã giành được 78% phiếu tại quận 14, New York.

Về phụ nữ Mỹ gốc Việt phải kể đến Dân biểu Stephanie Murphy, tên Việt là Đặng Thị Ngọc Dung, vừa được tái đắc cử với tỷ lệ 58% phiếu cử tri.

Dân biểu Stephanie Murphy là người có khuynh hướng hợp tác lưỡng đảng, trong nhiệm kỳ trước bà nhiều lần biểu quyết thuận theo các đạo luật do đảng Cộng Hòa đưa ra.

Với nhiều dân biểu phụ nữ thuộc nhiều nguồn gốc và ý thức hệ khác nhau sẽ là thế mạnh cho đảng Dân chủ nếu họ có thể dung hòa được và sử dụng thế mạnh này trong lần tranh cử tổng thống sắp tới.

Nếu không thực hiện được nội bộ của họ sẽ phân chia ý thức hệ, tranh cãi phương cách điều hành và tranh giành quyền lực cấu xé lẫn nhau.

Trong những ngày sắp tới Hạ viện sẽ bầu lại chủ tịch. Tổng thống Trump đã công khai ủng hộ dân biểu Nancy Pelosi hiện là lãnh đạo phe thiểu số.

Ông Trump cho biết bà Nancy Pelosi chủ trương đoàn kết xây dựng hữu nghị lưỡng đảng và ông sẵn sàng kêu gọi các dân biểu đảng Cộng Hòa đoàn kết dồn phiếu cho bà.

Bất cứ điều gì Tổng thống Trump đã, đang và sẽ làm nếu vi phạm luật pháp Hoa Kỳ đều có thể bị Hạ viện mang ra luận tội. Thiếu sự hợp tác lưỡng đảng việc luận tội và truất phế Tổng thống Trump có thể xảy ra.

Đảng Cộng Hòa hiện đang kiểm soát Thượng viện nên có thể kềm hãm việc xảy ra. Đây có lẽ là yếu tố mà rất nhiều cử tri Mỹ dành phiếu Thượng viện và Hạ viện cho hai đảng khác nhau.

Được CNN phỏng vấn hôm 8/11/2018, bà Nancy Pelosi cho biết đảng Dân chủ có một số ưu tiên phải làm trong các lĩnh vực như lương lao động, chăm sóc y tế và tính toàn vẹn của chính phủ và các vấn đề khác.

Bà còn cho biết "Nếu có bằng chứng tổng thống nên bị luận tội, thì phải rõ ràng với công chúng và tiến hành theo cách lưỡng đảng".

Tổng thống Trump cũng đã đưa ra một hướng đi khá rõ ràng. Đảng Dân chủ nay đã kiểm soát Hạ viện nên cần chủ động đưa ra các kế hoạch về cơ sở hạ tầng, kế hoạch về chăm sóc y tế, hay bất cứ kế hoạch nào, ông và đảng Cộng hòa sẽ tiến hành đàm phán.

Chiến tranh Bắc Kinh ngọn cờ tranh cử…

Chiến thắng lớn nhất của ông Trump là đã chuyển đổi được suy nghĩ của đa số cử tri Mỹ về việc trừng phạt thương mãi Bắc Kinh.

Từ nhiều thập niên đa số các nhà kinh tế học Mỹ và thế giới đều chạy theo lý thuyết kinh tế tự do và quên đi thực tế chính trị.

Những người này lại ảnh hưởng truyền thông báo chí, ảnh hưởng các chính trị gia và ảnh hưởng dư luận rằng tự do thương mãi sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ và cho thế giới.

Nhiều chính trị gia, nhất là các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ bị chụp cho các mũ "bảo hộ công nghiệp" chống lại kinh tế tự do khi lên tiếng đòi hỏi bảo vệ công ăn việc làm cho cử tri thuộc tầng lớp lao động.

Cho đến đầu tháng 8/2018, truyền thông báo chí, tầng lớp khoa bảng và đối thủ chính trị vẫn đội cho ông Trump cái mũ "bảo hộ công nghiệp" thật lớn.

Trong khi ông Trump thẳng thừng điểm mặt Bắc Kinh là "lũ cướp", cướp công ăn việc làm, cướp tài sản trí tuệ, không tôn trọng lời hứa, không tôn trọng luật chơi… và sứ mệnh cử tri Mỹ giao cho ông là thẳng tay trừng phạt Bắc Kinh.

Càng ngày càng nhiều người hiểu ra bản chất của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Khuynh hướng chống đối ông giảm mạnh và khuynh hướng ủng hộ ông gia tăng.

Đặc biệt cử tri Mỹ gốc Việt lên đến 64% ủng hộ ông Trump khi ông phát động cuộc chiến chống lại Bắc Kinh.

Số cử tri Mỹ đi bầu thật đông với một tỷ lệ khá cao cử tri Mỹ đã dành phiếu Thượng viện cho đảng Cộng Hòa nhưng lại bầu cho đảng Dân Chủ tại Hạ viện.

Kết quả cuộc bầu cử cho thấy dân Mỹ ủng hộ ông Trump trong cuộc chiến chống lại Bắc Kinh.

Quan điểm lưỡng đảng…

Trong cuộc họp báo sau bầu cử vào sáng ngày 7/11/2018, ông Trump mong rằng cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh có thể góp phần khắc phục sự chia rẽ nghiêm trọng của nước Mỹ.

Nay công việc đã trở lại với nước Mỹ, các khoản thuế người Trung Quốc phải trả cho nước Mỹ sẽ được sử dụng cho lợi ích nước Mỹ… Điều ông muốn thực hiện là đoàn kết và hợp tác lưỡng đảng để phục vụ nước Mỹ.

Ông không muốn tiếp tục chứng kiến cảnh Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế của họ để kiểm soát toàn cầu.

Dân biểu Eliot Engel, ứng cử viên Dân chủ cho Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết Đảng Dân chủ sẽ thúc đẩy ông Trump đưa ra các chính sách hà khắc hơn đối với Nga, Ả Rập và Bắc Triều Tiên. Nhưng với Trung Quốc và Iran, ông thừa nhận rằng họ không thể làm gì nhiều để thay đổi nguyên trạng.

Về chiến tranh thương mại phía Dân chủ muốn ông Trump phải giải trình nhiều hơn về mức thuế đánh trên các hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc.

Đây là dấu hiệu cho thấy trong 2 năm tới ông Trump sẽ tập trung vào chính sách đối ngoại để định hình chính trị thế giới điều mà ông luôn bày tỏ sự quan tâm.

Cuộc gặp tại Argentina…

Ngày 1/11/2018 trên Twitter ông Trump cho biết ông đã có 1 cuộc nói chuyện dài và rất tốt với ông Tập Cận Bình xoay quanh vấn đề thương mại và các vấn đề khác trong đó có vấn đề Triều Tiên.

Sau đó ông Trump cho biết đã yêu cầu giới chức Mỹ soạn một dự thảo thỏa thuận thương mại cho phía Trung Quốc, ông sẽ gặp ông Tập trong Hội nghị G20 tổ chức tại thủ đô Buenos Aires của Argentina vào cuối tháng 11 này.

Ông còn cho biết sẽ đàm phán về các vấn đề thương mãi và nếu không đạt được thỏa thuận thì ông sẽ tuyên bố đánh thuế trên toàn bộ hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc vào Mỹ.

Về phía Trung Quốc, phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ Nhập Cảng Quốc tế vào ngày 5/11/2018, ông Tập đưa ra một dấu hiệu trái ngược là ông muốn đặt Trung Quốc vào vị trí đứng đầu trong công cuộc toàn cầu hóa.

Ông ngầm ám chỉ ông Trump sử dụng luật rừng khi áp dụng chính sách kinh tế làm hại cho kinh tế của các nước khác và như thế sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế toàn cầu.

Điều này cho thấy ông Tập chưa sẵn sàng cho việc đàm phán và cuộc chiến thương mãi Mỹ Trung sẽ dữ dội hơn trong những ngày sắp tới.

Chiến thương mãi, sẽ dẫn đến chiến tranh tiền tệ, chiến tranh tài chính và chiến tranh chứng khoán, và biết đâu sẽ dẫn đến chiến tranh quân sự.

Thế giới và Việt Nam sẽ có nhiều chuyển biến trong những ngày sắp tới.

Chia sẻ cá nhân…

Xin chúc mừng tất cả những tân dân cử gốc Việt khắp nước Mỹ. Các anh chị dù thuộc đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ, đều là những vốn quý của cộng đồng Việt Nam, đều sẽ đóng góp cho nước Mỹ mạnh lên và mang lại quyền lợi cho người Việt tại Mỹ.

Nước Mỹ có mạnh thì ít nhiều mới có thể kềm chế được tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Việt Nam là một nước nhỏ lại ở cạnh nước Tàu luôn muốn xâm lược nên một nước Mỹ hùng cường là mong muốn của người Việt tự do.

Nước Úc giàu có, dân trí cao, không chiến tranh mà các Thủ tướng Úc đều luôn luôn ủng hộ các Tổng thống Mỹ bất luận họ thuộc đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ.

Trước đây tôi là công chức liên bang Úc, cứ mỗi lần tranh cử tại Mỹ hay nước Mỹ xảy ra biến cố, chúng tôi đều phải tường thuật cho Thủ Tướng Úc ảnh hưởng của sự kiện đến nước Úc và đến thế giới.

Nhờ đó tôi mới thấy rõ các Thủ Tướng Úc quan tâm đến bầu cử ở Mỹ và nước Mỹ đến mức độ nào.

Những lúc như vậy tôi lại cảm thấy thương tiếc nhị vị Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa khi đất nước chiến tranh họ đã phải trông ngóng tin tức bầu cử ở Mỹ từng giờ từng phút vì mọi quyết định của cử tri Mỹ đều ảnh hưởng đến miền Nam tự do.

Bàn cờ thế giới đang thay đổi rất nhiều, rất nhanh và càng ngày càng thuận lợi cho việc thay đổi thể chế tại Việt Nam.

Ước mong một ngày không xa người Việt trong và ngoài nước sẽ rủ nhau đi bầu để chọn những người thật xứng đáng và thực tâm lo cho đất nước.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 9/11/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Hiến pháp Mỹ được thiết kế để công dân được toàn quyền quyết định trao quyền lực cho tổng thống và các dân biểu, nghị sĩ kiểm soát quyền lực tổng thống.

vote1

Cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ được tổ chức vào giữa nhiệm kỳ bốn năm của tổng thống.

Mỗi hai năm một lần cử tri bầu lại toàn thể 435 dân biểu Hạ viện và 1/3 số nghị sĩ Thượng viện và cứ 4 năm lại bầu lại tổng thống.

Cuộc bầu cử giữa kỳ được tổ chức vào giữa nhiệm kỳ bốn năm của tổng thống.

Đảng của tổng thống đương nhiệm thường bị mất một số ghế trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống.

Người Việt từng ủng hộ Tổng thống Obama nhưng…

Cuộc bầu cử giữa kỳ đầu của Tổng thống Obama, tổ chức ngày 2/11/2010, đảng Dân chủ mất 63 ghế dân biểu và nhờ thế đảng Cộng hòa chiếm đa số và kiểm soát Hạ viện.

Mặc dù đảng Dân chủ mất 6 ghế tại Thượng viện nhưng vẫn giữ được đa số quá bán.

Các cuộc bầu cử sau đảng Cộng hòa tiếp tục giữ Hạ viện. Đến cuộc bầu cử giữa kỳ nhiệm kỳ hai tổ chức ngày 4/11/2014, đảng Dân chủ mất luôn quyền quyền kiểm soát Thượng viện.

Khi đảng Cộng hòa nắm cả Hạ viện lẫn Thượng viện xem như Tổng thống Obama mất hầu hết quyền hành, mọi đạo luật đưa ra đều không được thông qua.

Thời Tổng thống Obama, cử tri gốc Việt chuyển từ đảng Cộng hòa sang đảng Dân chủ chính vì Chiến lược xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nhưng do không kiểm soát được cả hai viện Quốc hội nên cả Chiến lược lẫn Hiệp định đều không thể tiến hành như Tổng thống Obama mong muốn.

Theo tường trình của Viện Chính sách Kinh tế công bố vào ngày 23/10/2018, từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, nước Mỹ đã mất đi 3,4 triệu việc làm.

Những người bị mất việc và những người bị đe dọa mất việc chính là những người đã bầu cho các dân biểu và nghị sĩ đảng Cộng hòa để họ ngăn chặn việc thông qua TPP và chính những người này đã bầu ông Trump lên làm Tổng thống để xóa bỏ TPP.

Nếu bà Hillary Clinton thắng cử mà cả Hạ viện lẫn Thượng viện đều do đảng Cộng hòa kiểm soát như hiện nay thì chắc chắn rằng TPP cũng sẽ không được thông qua.

TPP có lẽ là sai lầm lớn nhất của Tổng thống Obama, ông đã không thể thuyết phục được cử tri Mỹ sẽ mang lại lợi ích cho họ, cho nước Mỹ và vì vậy đã bị chính cử tri Mỹ tẩy chay.

Chính trị thì 9 người 10 ý. Bởi thế, ngay từ thời mới thành lập, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã chấp nhận tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau trong đảng, dễ dàng chấp nhận thành viên thay đổi chính kiến và thay đổi đảng.

Với phương cách chọn lựa dân cử qua công khai tranh luận, đảng viên bầu sơ bộ và sau đó cử tri chọn tổng thống vì thế các tổng thống được dân Mỹ chọn đều là những người thật tài giỏi nhưng họ làm được gì thì còn tùy thuộc vào thế mạnh mà cử tri ban cho họ ở Quốc hội.

Nhờ cách sinh hoạt chính trị này nước Mỹ càng ngày càng mạnh lên dân Mỹ càng ngày càng giàu hơn.

Chỉ trong vòng trên trăm năm lập quốc từ những thuộc địa của Anh Quốc, Mỹ đã vươn lên trở thành cường quốc số một trên thế giới và giữ vững vị thế cho đến ngày nay.

Hiểu rõ điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính trị và lịch sử nước Mỹ, nhất là vai trò các tổng thống Mỹ và đảng chính trị trong chiến tranh Việt Nam.

Tổng thống Trump từng đổi đảng mấy lần…

Tổng thống là vai trò chính trị đầu tiên mà ông Trump lãnh trách nhiệm.

Ông từng là đảng viên đảng Dân chủ (đến 1987 và 2001–2009), đảng Cải cách (1999–2001), đảng Độc lập (2011–2012), và đảng Cộng hòa (1987–1999, 2009–2011, 2012–hiện nay).

Ông Trump liên tục thay đổi đảng chỉ nhằm mục đích tranh cử tổng thống.

Năm 2000, ông phát động một chiến dịch thăm dò và giành chiến thắng ở hai cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cải cách.

Khi tranh cử với 16 ứng cử viên đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton ông đã nói rõ khuynh hướng cải cách hệ thống chính trị nước Mỹ và chính trị thế giới.

Về chính trị thế giới, điều ông Trump muốn là các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội phải thay đổi thể chế.

Ông Trump đưa ra những chính sách vừa đơn giản vừa dễ hiểu và vừa hợp lòng người Mỹ bình dân, như đưa ra danh sách việc phải làm trong 100 ngày đầu tiên nếu ông thắng cử.

Ông đã thực hiện được hầu hết những điều ông đã hứa, đặc biệt là về kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm, nước Mỹ mạnh hơn và dân Mỹ giàu hơn.

Người gốc Việt quay lại đảng Cộng hòa ủng hộ ông Trump cũng bởi vì ông có thái độ và đường lối dứt khoát với Trung Quốc về quân sự tại Biển Đông và chiến lược cô lập kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa Trung Quốc khá rõ ràng.

Tháng 3/2017, ông Trump cũng đã đưa ra một danh sách 16 quốc gia, trong đó có Việt Nam, gây hại cho kinh tế Mỹ và cho biết sẽ có biện pháp nếu các quốc gia này không tự điều chỉnh.

Hiện nay Mỹ vẫn xem Việt Nam là một quốc gia không theo thị trường tự do.

Cũng cần nói có một số người Việt không đồng ý với cách ông Trump hành xử hay đường lối của ông Trump đưa ra nên chuyển từ đảng Cộng hòa sang đảng Dân chủ. Và, như đã nhấn mạnh, việc này xảy ra rất bình thường tại Mỹ, chính nhờ thế nước Mỹ mới tránh được các lãnh tụ dân túy cực đoan hay độc tài.

Cuộc bầu cử giữa kỳ vào tuần tới vô cùng quan trọng vì nếu cử tri Mỹ trao quyền kiểm soát một trong hai viện hay cả hai viện Quốc hội cho đảng Dân chủ thì quyền hạn ông Trump sẽ bị giới hạn rất nhiều.

Về việc trừng phạt thương mãi Bắc Kinh, ông Trump sử dụng hai đạo luật đã ban hành trước đây là Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act 1962) về an ninh quốc gia và Mục 301 Đạo luật Thương mại năm 1974 (Trade Act 1974) về trả đũa những hành vi thương mại không công bằng của nước khác.

Nếu đảng Dân chủ kiểm soát Quốc hội, họ có thể ban hành các đạo luật mới nhằm giảm bớt quyền hạn của ông Trump trong chiến tranh thương mãi Trung – Mỹ.

Vừa rồi ngày 01/11/2018 trên Twitter, ông Trump cho biết ông đã có một cuộc nói chuyện dài và rất tốt với ông Tập Cận Bình xoay quanh vấn đề thương mại và các vấn đề khác trong đó có vấn đề Triều Tiên. Ông Trump đã yêu cầu giới chức Mỹ soạn một dự thảo thỏa thuận thương mại cho phía Trung Quốc.

Giới truyền thông cho rằng hai ông sẽ gặp nhau trong Hội nghị G20 tổ chức tại thủ đô Buenos Aires của Argentina vào cuối tháng này để, từ ngày 30/11 đến 01/12/2018, hai ông sẽ đàm phán về các vấn đề thương mãi và nếu không đạt được thỏa thuận thì ông Trump sẽ tuyên bố đánh thuế trên toàn bộ hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc vào Mỹ.

Theo bản tin Hoa Nam Buổi Sáng ngày 25/10/2018 vừa qua, trong khi thanh tra Bộ Chỉ Huy Nam Hải, ông Tập tuyên bố chuẩn bị cho chiến tranh :

"Chúng ta phải tăng cường các chuẩn bị để sẵn sàng ứng chiến, tăng cường diễn tập chung và diễn tập tác chiến để tăng khả năng chiến đấu và chuẩn bị cho chiến tranh".

Vì thế cuộc bầu cử giữa kỳ lần này vô cùng quan trọng, nó cho thấy mức độ ủng hộ của cử tri Mỹ với ông Trump và sách lược đối đầu với Trung Quốc mà ông đang tiến hành.

Brazil theo ông Trump và bỏ xã hội chủ nghĩa

Ngày 28/10/2018, tại Brazil, ông Jair Bolsonaro đã thắng cử tổng thống, chấm dứt 16 năm thống trị của phong trào cánh tả do Đảng Công nhân cầm quyền theo đường lối xã hội chủ nghĩa.

Tân Tổng thống Jair Bolsonaro là một người công khai ngưỡng mộ ông Trump và rất hãnh diện với danh hiệu "Trump vùng nhiệt đới".

Ông Bolsonaro tuyên bố sẽ giảm số lượng bộ trong nội các, xóa bỏ và tư nhân hóa rất nhiều các công ty quốc doanh, xóa sạch tham nhũng.

Như ông Trump đã làm, ông Bolsonaro tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris và công khai ủng hộ việc mở đại sứ quán Brazil tại Jerusalem.

Ngoài ra ông cũng kêu gọi bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng của Brazil trước sự mua lại của Trung Quốc.

Con trai của ông Bolsonaro đã từng tuyên bố Brazil có thể can thiệp quân sự vào Venezuela để lật đổ chế độ Maduro.

Sau cuộc bầu cử, tờ Folha de São Paulo đưa tin Tổng thống Colombia ông Iván Duque cũng sẵn sàng ủng hộ hành động quân sự lật đổ Maduro tại Venezuela nếu ông Trump hoặc ông Bolsonaro phát động.

Chuyện Đảng Cộng sản ở Việt Nam

Mặc dầu thế giới đang liên tục thay đổi và đã thay đổi rất nhiều nhưng hình thức sinh hoạt của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn y như cũ.

Đảng viên bị xem như người máy làm theo chỉ thị hay nghị quyết cấp trên.

Đảng viên có sáng kiến chính trị thì bị xem là tự chuyển hóa, tự diễn biến.

Đảng viên muốn đảng tiến bộ thì bị xem là diễn biến hòa bình.

Nhiều đảng viên chán đảng âm thầm bỏ sinh hoạt, họ không dám công khai như các đảng viên bỏ đảng tuần qua.

Dân chúng đòi nhân quyền thì bị đàn áp, bị tù đày.

Vì thế Đảng cộng sản càng ngày càng xa lìa thực tế, càng xa lìa người dân, nước mãi yếu, dân mãi nghèo.

Nhà cầm quyền Hà Nội đã ký nhiều Hiệp định quốc tế với hứa hẹn tôn trọng nhân quyền hay hứa cải cách thể chế nhưng khi ký xong họ hoàn toàn không tôn trọng. Tình trạng nhân quyền Việt Nam càng ngày càng xấu đi.

Tổng thống Obama cố gắng đàm phán trao đổi nhân quyền mong ước Việt Nam sẽ tốt hơn nhưng không thành.

Còn Tổng thống Trump thay đổi thế cờ bằng cách thúc đẩy các nước theo cộng sản và xã hội chủ nghĩa phải thay đổi thể chế.

Trở lại với cộng đồng người Mỹ gốc Việt - cuồng hay ghét Trump, Cộng hòa hay Dân chủ - thì người Mỹ gốc Việt vẫn mang bản sắc cộng đồng tỵ nạn cộng sản.

Hiện nay lá phiếu của người Việt tại Mỹ trong bầu cử giữa kỳ này ít nhiều đều có thể góp phần thay đổi thể chế tại Việt Nam.

Trong tương lai, cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ và tại các quốc gia dân chủ và tiến bộ khác trên thế giới có thể đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng lại một Việt Nam tự do, giàu đẹp, thanh bình và nhân bản như xưa.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 02/11/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Nhiều người cho rằng Hồ chí Minh đã từng vừa là chủ tịch nước vừa là chủ tịch đảng nên việc ông Nguyễn Phú Trọng nắm thêm chức chủ tịch nước là chuyện đã từng xảy ra trong lịch sử Đảng cộng sản và như thế là sẽ tốt cho Việt Nam.

chutich1

Ông Nguyễn Phú Trọng cho biết trong "tình huống" hiện nay ông phải kiêm luôn chức vụ Chủ tịch nhà nước, cùng lúc với 7 chức vụ khác.

Nhiều người khác lại cho rằng "nhất thể hóa" là phải rồi Trung Quốc và các quốc gia cộng sản khác đều thế cả.

Nhưng chính ông Nguyễn Phú Trọng phủ nhận và cho biết trong "tình huống" hiện nay ông phải kiêm luôn chức vụ Chủ tịch nhà nước, cùng lúc với 7 chức vụ khác.

Chuyện xưa Chủ tịch Hồ chí Minh như thế nào ? Có liên quan gì đến chuyện ngày nay mà Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phải đặt mình trong "tình huống" không thể từ chối được? Và làm sao thoát khỏi "tình huống" đẩy đưa ?

Tạo thế chính danh…

Tháng 8/1945, khi Việt Minh vừa cướp được chính quyền, so với các lực lượng quốc gia như Hòa Hảo, Cao Đài, Việt Quốc, Đại Việt… có rất ít người Việt biết đến Việt Minh và Hồ Chí Minh.

Theo con số chính thức khi ấy Đảng cộng sản chỉ có 5.000 đảng viên trong khi hai lực lượng tôn giáo yêu nước chống Pháp là Hòa Hảo và Cao Đài đã có trên triệu tín đồ.

Để tạo thế chính danh ông Hồ phải nắm chắc chức vụ chủ tịch nước bằng cách tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội và soạn ra Hiến pháp 1946.

Ngoài chức Chủ tịch, ông Hồ còn giữ luôn chức Thủ tướng và có lúc giữ cả vai trò Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đều là các chức vụ nhà nước.

Mặc dù nắm chức Chủ tịch Đảng cộng sản Đông Dương, ông chia quyền cho Trường Trinh làm Tổng bí thư và lo việc đảng cộng sản.

Ông đặt trọng tâm vào việc xây dựng nhà nước vì thế ngày 11/11/1945 mới có Thông báo Đảng cộng sản Đông Dương tự ý giải tán.

Đúng ra là Đảng cộng sản chui vào bóng tối. Ông Hồ không còn công khai chức vụ chủ tịch đảng và ông Trường Chinh chỉ còn giữ chức vụ khá khiêm tốn Hội trưởng Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

Khi Hồng quân Trung Hoa chiếm được lục địa, Stalin và Mao Trạch Đông buộc ông Hồ phải cho công khai Đảng cộng sản và phải tiến hành cuộc cải cách ruộng đất thì mới trợ giúp về kinh tế và quân sự cho Việt Minh đánh Pháp.

Khi Đảng cộng sản tiếp thu miền Bắc, để xây dựng chính quyền, ông Hồ phải nhường chức thủ tướng cho ông Phạm văn Đồng.

Nhà nước trước đó điều hành chủ yếu bởi sắc lệnh do Hồ chi Minh ký. Còn hai Chủ tịch quốc hội đầu tiên là ông Nguyễn Văn Tố và và Bùi Bằng Đoàn không là đảng viên nên không có chút quyền nào.

Đến năm 1955 ông Tôn Đức Thắng lên thay làm Chủ tịch Quốc hội. Mặc dù Quốc hội chỉ là hình thức nhưng quyền lực ông Hồ cũng bị rút bớt phần nào.

Lúc ấy huyền thoại về Chủ tịch Hồ chí Minh đã lên rất cao nhưng quyền lực đã bị chia sẻ khá nhiều.

Tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa…

Cuộc Cải cách ruộng đất gây tang thương cho miền Bắc, Trường Chinh bị đưa ra làm dê tế thần, mất chức Tổng bí thư, Lê Duẩn từ miền Nam ra Bắc lên thay.

Tổng bí thư Lê Duẩn thâu tóm quyền lực đẩy Chủ tịch Hồ chí Minh thành biểu tượng không còn quyền lực trong tay.

Lê Duẩn cần quyền lực mà không cần nhà nước chính danh nên âm thầm cho đổi Hiến pháp 1959 không qua trưng cầu dân ý, rồi bầu một Quốc hội mới cho có hình thức.

Chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội có đó nhưng mọi quyết định quan trọng đều từ Lê Duẩn và bè cánh mà ra.

Lê Duẩn đưa ra hai chủ trương miền Bắc tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa và mang quân xâm nhập miền Nam.

Ở miền Bắc, Lê Duẩn áp dụng mô hình toàn trị kế hoạch hóa kiểu Liên Xô và xây dựng một hệ thống công an trị kiểm soát chặt chẽ toàn xã hội. Mô hình này được mang vào miền Nam sau 30/4/1975.

Nói tóm lại quyền lực của Chủ tịch Hồ chí Minh tập trung vào việc nước nhưng càng ngày càng chuyển sang cho Đảng qua hai Tổng bí thư Trường Chinh và Lê Duẩn rồi cuối cùng chỉ còn là biểu tượng.

Nên việc so sánh trường hợp ông Hồ khi xưa và ông Trọng ngày nay là không hợp lý.

Đổi mới kinh tế…

Năm 1986, Lê Duẩn bệnh rồi mất. Trường Chinh lên làm Tổng bí thư triệu tập Đại hội 6 bầu Nguyễn văn Linh làm Tổng bí thư.

Khi ấy, nền kinh tế kế hoạch hóa hoàn toàn phá sản, chiến tranh lại đang diễn ra tại Campuchia và biên giới phía Bắc buộc Đảng cộng sản phải phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô và các quốc gia Đông Âu.

Liên Xô và các quốc gia Đông Âu khi ấy cũng đang trong thời kỳ khủng hoảng nên viện trợ cho Việt Nam bị cắt dần buộc Đại hội 6 phải đổi mới kinh tế bằng cách cho tư nhân làm ăn buôn bán và mở cửa thương mãi và nhận đầu tư với các nước không cộng sản.

Sau Đại hội 6, Liên Xô và Đông Âu lần lượt tan rã, Bộ Chính trị giao cho ông Trần Xuân Bách, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nghiên cứu về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

Ông Bách trả lời nguyên văn như sau :

"Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân".

Ông Bách kết luận :

"Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường. Kế hoạch phải nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường. Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân. Đảng phải nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội".

Các nghiên cứu trên ngày nay xét ra đều đúng cả. Nhưng chính vì những kết quả nghiên cứu này mà ông Bách bị kỷ luật và cách chức.

Đồng thời Đảng cộng sản nối lại bang giao với Trung Quốc và áp dụng mô hình thay đổi kinh tế nhưng giữ nguyên hệ thống chính trị do Đặng Tiểu Bình đề xướng nên mới tạo ra "tình huống" ông Trọng phải nhận vai trò chủ tịch và 7 vai trò khác.

Đảng và Nhà nước

Theo mô hình Đặng Tiểu Bình, Nhà nước lo về kinh tế còn Đảng lo về chính trị. Nên quyền lực Đảng cộng sản từng bước chuyển giao sang cho Nhà nước.

Nhà nước thì đều do các đảng viên nắm giữ nhưng tình trạng lạm quyền, tham nhũng, trục lợi, lãng phí… thiếu sự kiểm soát Đảng cộng sản càng ngày càng trở nên khủng khiếp.

Nhưng trong vai trò Tổng bí thư, ông Trọng lại không còn đủ quyền lực để trừng trị các đảng viên cao cấp làm gương.

Tình trạng này cũng đang xảy ra ở Trung Quốc và để giải quyết, ông Tập Cận Bình phải ôm tất cả vừa là Tổng bí thư, vừa là Chủ tịch nước, vừa là Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương Đảng, vừa là Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương Nhà nước, vừa là Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia trung ương, lại vừa là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc.

Một mình Tập Cận Bình hiện đang phải ôm 6 chức vụ chính còn các chức vụ phụ khác thì tùy giai đoạn.

Bởi thế, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải ôm đồm cả là Bí thư Quân ủy trung ương, Ủy viên Thường vụ đảng ủy Công an trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đại biểu quốc hội thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội.

Hội nghị Trung ương 8 vừa rồi quyết định mở ra 5 tiểu ban sửa soạn cho Đại hội thứ 13, ông Trọng phải nắm hai tiểu ban là Trưởng Tiểu ban Văn kiện và Trưởng Tiểu ban Nhân sự.

Bây giờ ông Trọng phải nắm luôn vai trò cả Chủ tịch nước nói chung là do "tình huống" đẩy đưa khi phải theo mô hình Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình.

Thất thập cổ lai hy…

Trong di chúc để lại, Hồ chí Minh có trích một câu thơ của Đỗ Phủ : "Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường có câu rằng 'nhân sinh thất thập cổ lai hy', nghĩa là "người thọ 70, xưa nay hiếm".

Năm nay ông Trọng đã 74 tuổi chỉ cần nghĩ đến các cuộc họp cho 8 chức vụ đã thấy ớn rồi. Rồi ông phải đọc công văn, thu xếp nhân sự, tiếp đón ngoại giao ôi trăm ngàn thứ việc…

Mặc dù là lý thuyết gia số một về xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam ông Trọng còn bâng khuâng "đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Nhưng tình trạng thê thảm trong nội bộ đảng cộng sản thì ông Trọng biết rất rõ nên từng tuyên bố hiện trạng : "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt Chính trị", "trên nóng, dưới lạnh", tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau...

Tình trạng đất nước thì ngập nợ, dân oan ngày càng đông, học sinh bị mang làm thí điểm, giáo dục thì khủng hoảng, môi trường ô nhiễm, nói chung mạnh ai nấy sống… trăm việc đầy trách nhiệm đều đổ cả lên đầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thiết nghĩ ông Trọng biết rất rõ theo đường "Bác đi" bi đát đến chừng nào nhưng chưa tìm được lối ra.

Chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung…

Để được nước Mỹ công nhận, trong hai năm 1945-1946, Hồ Chí Minh đã phải viết 8 thư và điện tín gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, với 3 thư và điện tín gửi Bộ trưởng Ngoại giao James Byrnes.

Nhưng người Mỹ vì biết rõ ông Hồ theo cộng sản nên không hề hồi âm.

Trong "tình huống" bị người Mỹ từ chối ông Hồ mới phải hoàn toàn lệ thuộc vào tư tưởng, kinh tế và quân sự của Liên Xô và Trung Quốc.

Ngày nay người Mỹ đã chính thức công nhận Việt Nam. Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng được Tổng thống Obama mời thăm nước Mỹ và tiếp như một quốc khách của nước Mỹ.

Tổng thống Donald Trump một người công khai chống chủ nghĩa xã hội nhưng đã ghé thăm Việt Nam và đã chính thức thăm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng.

Đại sứ Daniel Kritenbrink Hoa Kỳ thay mặt ngoại giao Mỹ gởi thư chúc mừng đã nhấn mạnh :

"Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm việc chặt chẽ với Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".

Trong tình huống hiện nay chiến tranh thương mãi Trung-Mỹ ngày một gia tăng, chiến tranh gián điệp, tiền tệ, chứng khoán và có thể cả chiến tranh quân sự sẽ xảy ra.

Tổng thống Trump chỉ nhắc khéo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về mà điều chỉnh cán cân thương mãi Việt Mỹ thặng dư và Mỹ không công nhận Việt Nam là quốc gia có thị trường tự do.

Chưa rõ việc gì sẽ xảy ra nhưng nếu ông Trọng tiếp tục để "tình huống" đưa đẩy theo Trung Quốc trong cuộc chiến thương mãi Mỹ - Trung thì kết quả cuối cùng là Đảng cộng sản Việt Nam khó mà tồn tại và đất nước cũng nát tan.

Cộng hòa Tự do và Dân chủ

Tôi là một người Việt Nam Cộng Hòa. Với chúng tôi, hôm nay là một ngày vô cùng ý nghĩa vì 62 năm về trước, ngày 26/10/1956 bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa ban hành và nền cộng hòa được thiết lập tại Miền Nam Việt Nam.

Nếu tôi được đặt vào vị trí của ông Trọn,g tôi sẽ chủ động thoát khỏi tình huống bằng cách tuyên bố đổi tên và cương lĩnh của Đảng cộng sản.

Sau đó tôi sẽ thay đổi thể chế bằng cách tuyên bố tự do lập đảng chính trị, tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến, gồm cả người trong và ngoài nước thuộc mọi khuynh hướng với sự giám sát quốc tế, soạn ra một hiến pháp mới, một thể chế cộng hòa tự do dân chủ cho Việt Nam.

Làm được điều này tôi tin rằng những người cộng sản có rất nhiều cơ hội để được dân bầu lại tiếp tục nắm quyền, nhưng dân Việt thoát khỏi cộng sản và chiến tranh.

Nhưng vì không phải là ông Trọng nên tôi không rõ "tình huống" sẽ đẩy đưa ông Trọng và Đảng cộng sản về đâu trong khi khuynh hướng của thế giới đang càng ngày càng tẩy chay Trung Quốc và chọn con đường tự do cả kinh tế lẫn chính trị.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 26/10/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Chính trị nước Mỹ luôn ảnh hưởng đến chính trị thế giới và luôn ảnh hưởng mạnh đến chính trị Việt Nam.

Tổng thống Trump người đứng đầu nước Mỹ lại liên tục thay đổi cách hành sử và thay đổi thành phần nhân sự trong chính quyền, đến độ có người cho rằng ông đã trở thành một nhà độc tài.

Thực hư thế nào về vai trò của Tổng thống Mỹ, về hệ thống phân quyền và liệu Tổng thống Trump có thể trở thành độc tài hay không ?

trump1

Tổng thống Trump có thể trở thành độc tài hay không ?

Tổng thống Trump thắng cử…

Mỹ là một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, mọi công dân Mỹ có quyền tự do chính trị bao gồm quyền tự do tham gia mọi khuynh hướng, mọi đảng chính trị, quyền tự do ứng cử và bầu cử.

Để thắng cử ông Trump phải vượt trội 16 ứng cử viên đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton đại diện cho đảng Dân chủ.

Ông Trump phải công khai tranh luận và minh bạch hầu như mọi quan điểm chính trị, mọi điều về cá nhân, về cá tính, mọi hứa hẹn và phải thuyết phục được dân Mỹ đi bầu và bầu cho đảng Cộng hòa.

Không riêng ông Trump, mọi ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều phải trải qua quá trình tuyển cử hết sức khắc khe để được dân Mỹ ban cho cơ hội đứng đầu nước Mỹ.

Nếu ông Trump không thỏa mãn nguyện vọng cử tri, người Mỹ sẽ tước dần quyền lực ông.

Bằng ngược lại người dân sẽ ban thêm cho ông quyền lực để ông trở thành một Tổng thống mạnh thực hiện được các chính sách ông đề ra. Đó chính là hệ thống chính trị dân chủ kiểu Mỹ.

Tổng thống Trump điều hành hành pháp…

Hiến pháp trao quyền hành pháp cho Tổng thống, muốn điều hành tốt việc đầu tiên mọi tân tổng thống phải ổn định hành pháp.

Điển hình là cựu Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm, đã công khai bất đồng với chính sách của ông Trump và đã xin từ chức vài tháng sau khi ông Trump nhậm chức.

Mỗi tân Tổng thống cần đến vài ngàn các thành viên nội các, các chức vụ lãnh đạo hành chánh, các đại sứ để bổ nhiệm vào các chức vụ.

Những người được bổ nhiệm giữ vai trò chuyên môn, đồng thời với vai trò chính trị điều hành việc hành chánh, nên đều có thể được xem như các "chính trị gia".

Muốn bổ nhiệm hay sa thải một thành viên chính quyền, Tổng thống phải đưa ra và phải được Thượng viện chấp thuận.

Nhiều người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vẫn chưa hết nhiệm kỳ hay được Tổng thống Trump lưu nhiệm.

Tổng thống Mỹ có thể bổ nhiệm người có chuyên môn và khả năng không cùng chung đảng chính trị hay khuynh hướng chính trị, miễn là khi các vị được bổ nhiệm không đi ngược với chính sách quốc gia.

Các công chức Mỹ đều độc lập với chính trị. Họ lại có quyền từ chối thi hành công vụ nếu họ chứng minh công việc được giao mâu thuẫn với lợi ích cá nhân hay lợi ích công cộng (conflict of interest).

Mặc dù Chính quyền liên bang đảm nhận trách nhiệm rộng lớn hơn trong những lĩnh vực như y tế, giáo dục, phúc lợi, giao thông, gia cư và phát triển đô thị.

Các Chính quyền tiểu bang lại độc lập với chính quyền liên bang và lại là định chế có ảnh hưởng lớn nhất trên đời sống hằng ngày của người dân Mỹ.

Đa số các tiểu bang lại có một hệ thống hành pháp với nhiều thành viên của ngành hành pháp được người dân trực tiếp bầu lên.

Những vị dân cử này hoàn toàn độc lập với cả liên bang lẫn tiểu bang, họ không chịu sự kiềm chế hay chi phối của ngay cả Thống đốc, và Thống đốc cũng không thể bãi chức họ.

Vì thế Tổng thống Mỹ thường chỉ giữ vai trò chính yếu về mặt đối ngoại, quân sự và thương mãi quốc tế, vai trò đối nội được phân chia cho các dân cử thuộc chính phủ tiểu bang.

Muốn trở thành một Tổng thống ở vị thế lãnh đạo mạnh một Tổng thống không những cần thuyết phục cử tri Mỹ mà còn cần thuyết phục cả hệ thống hành chánh từ liên bang xuống đến tiểu bang.

Với cách phân quyền này quyền lực hành chánh sẽ không bao giờ có thể tập trung vào cá nhân Tổng thống, ông ta không bao giờ có thể trở nên độc tài.

Quốc hội Hoa Kỳ

Quốc hội giữ vai trò kiểm tra và giám sát Tổng thống và công việc Hành Pháp.

Ở Mỹ quyền lực Quốc hội được chia sẻ giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Một Tổng thống Mỹ chỉ có thể được xem là một lãnh đạo mạnh khi đảng của ông nắm cả Lưỡng viện Quốc hội.

Hệ thống chính trị Mỹ lại cho phép các dân biểu và nghị sĩ quốc hội quyền công khai "bất đồng chính kiến" với Tổng thống có cùng một đảng.

Điển hình là cố Thượng nghị sĩ John McCain cùng đảng Cộng hòa nhưng thường xuyên có quan điểm đối ngược với Tổng thống Trump.

Vì thế mặc dầu đảng Cộng hòa kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện như hiện nay, nhưng không phải mọi chính sách Tổng thống Trump đưa ra đều được Quốc hội thông qua.

Đầu năm nay mặc dù Hạ viện đã bỏ phiếu thuận 230-197 dự luật ngân quỹ cho năm 2018, nhưng lại không được thông qua ở Thượng viện với tỷ lệ 50-49.

Điều đáng nói là có năm đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại dự luật, trong khi đó lại có năm đảng viên Dân chủ ủng hộ thông qua.

Các Dân biểu hay Nghị sĩ thường có khuynh hướng thông qua ngân sách khi nhận thấy ngân sách có lợi cho Quận hay Tiểu bang mình đại diện.

Kết quả là đúng kỷ niệm 1 năm ông Trump nhậm chức ngày 20/8/2018 chính phủ Hoa Kỳ đã phải đóng cửa trong vòng 3 ngày. Hàng trăm ngàn nhân viên liên bang phải nghỉ phép không lương.

Chính phủ chỉ mở cửa lại khi đảng Cộng hòa chấp nhận một số thương lượng để có đủ 60 nghị sĩ thông qua đạo luật về ngân sách.

Chính trị Hoa Kỳ là thế !!!

Ngược lại trong trò chơi chính trị Tổng thống Trump nhiều lần "đe dọa" sẵn sàng chấp nhận việc chính phủ đóng cửa để Quốc hội phải đồng ý thông qua ngân sách.

Truất phế Tổng thống

Quốc hội còn nắm giữ đặc quyền luận tội và truất phế Tổng thống.

Thủ tục luận tội khá dễ dàng chỉ cần một dân biểu đưa cáo trạng cho Ủy ban tư pháp Hạ viện. Nếu được đa số ủy viên của Ủy ban tư pháp đồng ý, quyết định sẽ đưa ra Hạ viện biểu quyết.

Khi đa số Hạ viện đồng ý truất phế, một ủy ban truất phế được thành lập để đưa quyết định lên Thượng viện.

Thượng viện sẽ mở một phiên tòa và nếu 2/3 Thượng nghị sĩ đồng ý thì thủ tục truất phế sẽ được tiến hành.

Tổng thống Andrew Johnson và Tổng thống Bill Clinton đã bị Hạ viện luận tội nhưng không ai bị Thượng viện truất phế. Còn Tổng thống Richard Nixon xin từ chức trước khi bị Hạ viện luận tội.

Bất cứ điều gì Tổng thống Trump đã, đang và sẽ làm nếu vi phạm luật pháp Hoa Kỳ đều có thể bị Hạ viện mang ra luận tội. Và nếu đảng Cộng hòa không còn chiếm đa số ở Hạ viện và đa số trong Ủy ban tư pháp Hạ viện như hiện nay thì việc luận tội Tổng thống Trump nhiều cơ hội sẽ có thể xảy ra.

Chính trị Hoa Kỳ cũng là thế !!!

Trò chơi chính trị là con dao hai lưỡi ngay cả khi ông Trump bị Hạ viện luận tội mà cử tri vẫn yêu mến và ủng hộ ông thì sẽ ảnh hưởng rất nặng đến uy tín của đảng Dân chủ.

Bởi thế việc đe dọa đưa Tổng thống ra luận tội thường được đem ra hù dọa làm mất uy tín chính trị nhau hơn là thực sự xảy ra.

Điểm tích cực là các Tổng thống luôn cân nhắc mọi quyết định trong công vụ để không xảy ra lạm quyền như Tổng thống Andrew Johnson hay bê bối như Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Bill Clinton.

Tư pháp và Tối cao Pháp viện

Tối cao Pháp viện giữ quyền lực cao nhất về tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ, có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, tuyên bố các đạo luật liên bang, đạo luật tiểu bang là vi hiến, hoặc tuyên bố các hoạt động của hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến.

Tối cao Pháp Viện gồm chín thẩm phán được bổ nhiệm trọn đời bởi Tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một thẩm phán được bầu làm chánh án. Chánh án John Roberts và 4 thẩm phán khác thuộc cánh bảo thủ ủng hộ đường lối của ông Trump.

Trong trường hợp Tổng thống bị Quốc hội luận tội và truất phế, Chánh án Tối cao Pháp Viện sẽ là Chủ tịch ủy ban truất phế.

Tổng thống Trump trong vòng chưa tới 2 năm đã bổ nhiệm được hai thẩm phán là các ông Neil Gorsuch và ông Brett Kavanaugh.

Việc thẩm phán Brett Kavanaugh được Quốc hội chấp nhận là 1 thắng lợi lớn giúp ông Trump vận động các cử tri bảo thủ tích cực đi bầu và bầu cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử giữa kỳ vào ngày 6 tháng 11 sắp tới.

Vận động hành lang

Tại Hoa Kỳ việc vận động nhằm ảnh hưởng các chính sách của chính phủ là việc làm công khai và hợp pháp.

Điển hình là chính sách trừng phạt thương mãi một số công ty sẽ được hưởng lợi trong khi nhiều công ty khác bị thiệt hại. Các công ty bị thiệt hại sẽ tìm cách vận động hành lang để giảm thiểu thiệt hại cho công ty mình.

Chiến tranh thương mãi Mỹ - Trung có lợi cho một số tiểu bang nhưng lại bất lợi cho một số tiểu bang khác, nhất là các tiểu bang sản xuất và xuất cảng nông nghiệp và các tiểu bang có hải cảng trực tiếp xuất nhập cảng.

Tổng thống Trump sử dụng 2 đạo luật có sẵn trong việc trừng phạt thương mãi Bắc Kinh.

Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act 1962) về an ninh quốc gia và Mục 301 Đạo luật Thương mại năm 1974 (Trade Act 1974) về trả đũa những hành vi thương mại không công bằng của nước khác.

Nếu đảng Dân chủ kiểm soát được Quốc hội, họ có thể ra những đạo luật mới để giới hạn khả năng trừng phạt thương mãi của Tổng thống Trump.

Vì thế không lạ gì khi các công ty bị thiệt hại do chiến tranh thương mãi (và có thể cả nước ngoài) đang đổ tiền tài trợ cho các ứng cử viên dân biểu và nghị sĩ mà họ tin rằng khi thắng cử sẽ có thể xoay chuyển thế cờ giới hạn quyền hạn của Tổng thống Trump.

Đệ tứ quyền

Chính Phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không có cơ quan truyền thông riêng. Các cơ quan truyền thông như VOA, RFA,… nhận ngân sách chính phủ nhưng đều là các cơ quan truyền thông độc lập. Các cơ quan truyền thông khác đều là cơ quan truyền thông tư nhân.

Chi phí nặng nhất trong việc tranh cử là chi phí truyền thông quảng cáo. Ứng cử viên nào vận động được nhiều tài trợ thì có nhiều tiền để quảng cáo tranh cử và nhiều cơ hội hơn để thắng cử.

Tổng thống Trump lại có một "lịch sử" khác thường là khi ra tranh cử không chịu chi tiền quảng cáo và thường xuyên "đối chọi" với truyền thông.

Đương nhiên cách hành sử của ông Trump càng "khiêu khích" giới truyền thông để ý đến ông và tìm mọi cách để giảm thiểu quyền lực của ông.

Thế lãnh đạo mạnh

Nói tóm lại quyền lực của Tổng thống Mỹ do cử tri ban cho và nếu họ không thực hiện lời họ đã hứa thì cử tri sẽ lấy lại nên không Tổng thống nào có thể trở nên độc tài.

Tổng thống Trump đã thực hiện được hầu hết những điều ông hứa khi ra tranh cử như cắt giảm thuế, tạo thêm công ăn việc làm, giúp tăng lương, tiêu diệt khủng bố ISIS, trừng phạt thương mãi Bắc Kinh, bảo vệ Biển Đông.

Những điều ông không làm được là do quyền lực của ông bị Quốc hội giới hạn.

Tổng thống Trump thực hiện được các điều ông đã hứa một phần là nhờ bản tính cương quyết và cứng rắn nhưng khôn khéo trong việc đàm phán chính trị và ngoại giao.

Phần khác là nhờ Tổng thống Trump lãnh đạo Hoa Kỳ trong thế mạnh khi cả Hạ viện lẫn Thượng viện đều do đảng Cộng hòa nắm giữ và Tối cao Pháp viện nay thuộc cánh bảo thủ.

Liệu Tổng thống Trump có còn tiếp tục lãnh đạo Hoa Kỳ trong thế mạnh hoàn toàn tùy thuộc và cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 06/11/2018 sắp tới đây.

Có giữ được thế lãnh đạo mạnh Tổng thống Trump mới có thể tiếp tục bao vây Trung Quốc về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và ý thức hệ.

Có thay đổi được ý thức hệ của tầng lớp lãnh đạo Bắc Kinh mới mong tránh khỏi việc thị trường thương mãi bị bóp méo, bán phá giá, đánh cắp bản quyền, ép các công ty Hoa Kỳ chuyển giao tài sản trí tuệ, và hạn chế tiền lương và các quyền lao động công nhân, bành trướng tại Biển Đông và ra thế giới.

Đồng thời thế giới sẽ có tự do, dân chủ và nhân quyền hơn.

Cử tri Mỹ sẽ quyết định tương lai nước Mỹ và tương lai thế giới trong cuộc bầu cử sắp tới.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi, 16/10/2018

Published in Diễn đàn

Thứ bảy 6/10/2018 vừa qua cánh bảo thủ Mỹ vượt qua sóng gió tạo thành tích mới khi Thượng viện bỏ phiếu với tỷ lệ 50-48 chấp nhận ông Brett Kavanaugh vào vai trò thẩm phán Tối cao Pháp viện.

my1

Tổng thống đầu tư và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

Như vậy 5 trong số 9 thẩm phán Tối cao Pháp viện nay thuộc thuộc cánh bảo thủ, vì thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và cấu trúc xã hội Mỹ.

Còn ở Việt Nam, Đảng cộng sản loan báo "100 phần 100" đại biểu tại Hội nghị Trung ương 8 đã "tín nhiệm giới thiệu" Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để đưa ra Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.

Cả hai đều có liên quan chặt chẽ đến Hiến pháp và đều có những điều đáng để tìm hiểu.

Vì sao gọi là bảo thủ Mỹ

Tối cao Pháp Viện là cơ quan có quyền lực cao nhất của Hoa Kỳ, giữ quyền quyết định các tranh tụng về luật liên bang và luật xuyên tiểu bang.

Đồng thời có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, tuyên bố các đạo luật liên bang, đạo luật tiểu bang là vi hiến, hoặc tuyên bố các hoạt động của hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến.

Thẩm phán Tối cao Pháp viện gồm chín người được bổ nhiệm trọn đời bởi Tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện.

Các thẩm phán giải thích Hiến pháp và các đạo luật theo nghĩa gốc ban đầu tạo ra chính nó được xem là theo khuynh hướng bảo thủ.

Còn các thẩm phán giải thích ý nghĩa của Hiến pháp theo hoàn cảnh, theo thời gian hoặc theo các tài liệu chứng cứ xung quanh việc ban hành một đạo luật được xem là theo khuynh hướng tự do cá nhân.

Cánh bảo thủ muốn duy trì một xã hội truyền thống chống lại những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân đang được nhiều người trẻ thuộc đảng Dân chủ ủng hộ.

Ông Kavanaugh là thẩm phán theo khuynh hướng bảo thủ, phục vụ tại Tòa Phúc thẩm Washington, DC từ năm 2006 tới nay nên khi Tổng thống Trump bổ nhiệm đã gặp rất nhiều chống đối.

Việc ông Kavanaugh gia nhập Tối cao Pháp viện làm nghiêng cán cân Tối cao Pháp viện với tỷ lệ 5-4 về phía những thẩm phán bảo thủ.

Vì thế nhiều vấn đề đang gây tranh cãi như quyền phá thai, quyền hôn nhân đồng tính, quyền nhập cư, quyền chuyển giới tham gia quân đội Mỹ… nay phía bảo thủ có nhiều cơ hội để thắng thế hơn.

Thậm chí nhiều đạo luật đã thông qua nhưng còn nhiều tranh cãi nay có thể sẽ được mang ra xét lại.

Và khi một đạo luật liên bang được Tối cao Pháp viện thông qua đương nhiên sẽ áp dụng cho tất cả các tiểu bang.

Nhiều ý kiến cho rằng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ luôn bị "chính trị hóa" theo quyết định đảng chính trị đang thắng thế.

4 lý do tạo thành khuyết điểm kể trên là :

1) thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm ;

2) chỉ cần quá bán Thượng viện đồng thuận với Tổng thống ;

3) nhiệm kỳ cho các thẩm phán là trọn đời và

4) mọi quyết định của Tối cao Pháp viện chỉ cần quá bán đồng thuận.

Muốn thay đổi Tối cao Pháp viện cần thay đổi Hiến pháp Hoa Kỳ một điều gần như không thể xảy ra.

Việt Nam ngày nay …

Khác với ở Mỹ, cánh bảo thủ tại Việt Nam bảo vệ chủ nghĩa xã hội, nếu có thay đổi tạm thời thì phải lấy mô hình thể chế của Trung Quốc làm định hướng.

Trên danh nghĩa Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, không ai có quyền kiểm soát hoạt động của Quốc hội, phủ quyết các đạo luật, các quyết định của Quốc hội.

Trên thực tế, quyền lực tối cao thuộc về Bộ Chính trị, Trung ương Đảng biểu quyết theo thủ tục và Quốc hội luật hóa quyết định Bộ Chính trị.

Tư pháp, lập pháp, hành pháp, mặt trận, báo chí, toàn xã hội… đều do Bộ Chính trị quyết định.

Quyết định Bộ Chính trị "vi hiến" hay không là điều không cần phải bàn tới vì Hiến pháp chỉ là hình thức.

Bởi thế mới có việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nắm tổ chức đảng, vừa nắm quân đội, lại vừa nắm công an, trong "tình huống" hiện nay phải nắm luôn vai trò Chủ tịch nước.

Hội nghị Trung ương 8 còn quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 13, trong đó Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm luôn hai tiểu ban là Trưởng Tiểu ban Văn kiện và Trưởng Tiểu ban Nhân sự.

Dường như Đảng cộng sản nay không còn ai có đủ tài, đủ đức, đủ lý luận để bảo vệ chủ nghĩa xã hội nên ít nhất 6 chức vụ quan trọng phải trao cho ông Trọng đã 74 tuổi đời.

Việt Nam Cộng Hòa khi xưa…

Trong hoàn cảnh chiến tranh Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa khi xưa quy định thẩm phán cho Tối cao Pháp viện có nhiệm kỳ sáu năm, luân phiên mỗi ba năm bầu lại 6 người.

Ứng cử viên thẩm phán phải là :

1) công dân Việt Nam ;

2) 10 năm thâm niên làm chánh án, biện lý, hoặc luật sư ;

3) không có quá khứ chống chính phủ hoặc hoạt động thân cộng và

4) nếu là phái nam thì phải hợp lệ quân dịch.

Các ứng cử viên được Luật sư đoàn, Công tố đoàn và Thẩm phán đoàn cứu xét. Mỗi đoàn chọn 50 hội viên, tổng cộng là 150 người xem xét danh sách ứng cử viên, bàn thảo và chọn lấy 30 người để trình lên Quốc hội.

Quốc hội sẽ bỏ phiếu chọn 6 người rồi chuyển sang Phủ Tổng thống phê chuẩn.

Những quyết định của Tối cao Pháp Viện như tuyên bố một đạo luật bất hợp hiến hoặc giải tán một chánh đảng phải hội đủ đa số ba phần tư (3/4) tổng số Thẩm phán Tối cao Pháp Viện đồng thuận.

Vụ án Dân biểu Trần Ngọc Châu bị bắt vào tháng 2/1970 vì tội liên lạc với một gián điệp cộng sản Bắc Việt là một vụ án điển hình cho thấy cách làm việc của Tối cao Pháp viện.

Khi ông Châu bị bắt với bằng chứng được quay phim, việc trước tiên là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi Hạ viện truất bỏ đặc quyền miễn tố của Dân biểu Châu.

Hạ viện chấp thuận và thông qua với 102/135 phiếu thuận.

Do trước khi được bầu làm dân biểu, ông Châu là Trung tá Quân đội nên ông được trả về Quân đội và Tòa án Quân sự tuyên án ông Châu 20 năm tù.

Thượng viện đệ đơn lên Tối cao Pháp viện để xét lại vụ án vì cho là "bất hợp hiến".

Tòa Tối cao Pháp viện xem xét và tuyên bố việc truất bỏ đặc quyền miễn tố của Hạ viện là bất hợp hiến vì Hạ viện chỉ bỏ phiếu kín mà không mang ra Quốc hội tranh luận công khai.

Tòa Tối cao Pháp viện còn tuyên bố tòa án quân sự chỉ có quyền trên giới quân nhân tại ngũ, ông Châu phạm luật khi đang là dân sự, nên tòa án quân sự không có quyền tuyên án ông Châu.

Tòa Tối cao Pháp viện quyết định thả ông Châu, nhưng Bộ Quốc phòng viện cớ an ninh quốc gia nên vẫn giam Châu đợi ngày tái xét.

Vào tháng 1/1973, ông Châu được trao trả như tù binh cho phía Bắc Việt, nhưng ông Châu cương quyết không chịu theo cộng sản và Trưởng ủy ban tù binh Bắc Việt không nhận ông Châu.

Đến tháng 6/1974, ông Châu được chính quyền miền Nam trả tự do.

Sau 30/4/1975, ông Châu bị cộng sản bắt tù "cải tạo" 3 năm vì tội là cựu Trung tá và cựu Dân biểu Việt Nam Cộng Hòa.

Khi được thả ông cùng gia đình vượt biên sang Mỹ và hiện đang sống tại Los Angeles.

Trong hoàn cảnh chiến tranh vụ án cho thấy Tối cao Pháp viện quyết định theo đúng Hiến pháp và luật pháp Việt Nam Cộng Hòa. Một bài học đáng được ghi nhận.

Tổng thống Trump liên tục thắng thế

Chỉ chưa đầy 2 năm tại chức ông đã bổ nhiệm được 2 thẩm phán vào Tối cao Pháp viện mang lại nhiều lợi thế cho ông về tư pháp cũng như về chính trị.

Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với tỷ lệ 4,1%, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 3,7% trong tháng 9, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969.

Kinh tế phát triển tạo niềm tin của người tiêu dùng, niềm tin cho doanh nghiệp và niềm tin cho thị trường chứng khoán liên tục gia tăng đạt những mức kỷ lục mới.

Các hiệp định thương mại lần lượt được Tổng thống Trump thương lượng lại với các nước, như Nam Hàn, Mexico, Canada, EU, Nhật, Ấn,… đang mang lại nhiều lợi ích hơn cho nước Mỹ.

Bắc Hàn ngừng thử hỏa tiễn, vào bàn đàm phán, và hôm 8/10/2018 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo loan báo ông Kim Jong-un sẵn sàng cho phép các phái đoàn quốc tế vào thanh tra các điểm thử hạt nhân và hỏa tiễn.

Khủng bố quốc tế mất khả năng ngóc đầu dậy.

Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và cả Châu Âu đồng ý tăng ngân sách quốc phòng chia sẻ gánh nặng quân sự với Mỹ.

Đồng thời, Mỹ đã tạo dựng một liên minh nhiều quốc gia bao vây quân sự Trung Quốc tại Biển Đông.

Với Trung Quốc ngoài việc trừng phạt thương mãi, việc trừng phạt tài chính đang được mở ra.

Hoa Kỳ cho đóng băng tài sản tại Mỹ của quan chức cấp cao và doanh nghiệp nhà nước có liên quan đến mua bán vũ khí với Nga. Đồng thời giới hạn chính phủ, doanh nghiệp hoặc cá nhân các nước đồng minh thương mãi, giao thương với Trung Quốc. Và có thể cấm Trung Quốc sử dụng đồng Mỹ Kim trong các giao dịch ngoại hối.

Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Trump công khai kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới chống lại chủ nghĩa xã hội và những khổ nạn mà chủ nghĩa xã hội mang đến cho con người.

Lời kêu gọi của ông Trump không chỉ nhắm đến các quốc gia như Venezuela, Trung Quốc, Việt Nam… mà còn nhắm đến khuynh hướng xã hội chủ nghĩa thuộc cánh tả của đảng Dân chủ đang được giới trẻ Mỹ ủng hộ.

Những ngày sắp tới, ông Trump và đảng Cộng Hòa sẽ phải nỗ lực thêm để trong kỳ bầu cử tháng tới có thể giữ được các ghế ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện để tiếp tục điều hành quốc gia trong thế mạnh.

Nhìn chung Mỹ là quốc gia dân chủ nên sinh hoạt chính trị lúc nào cũng sôi nổi, những chính trị gia lúc nào cũng phải năng nổ để liên tục chiến thắng, để được quyền tiếp tục điều hành đất nước.

Trở lại với Việt Nam…

Cũng chỉ hơn 2 năm từ ngày Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ cuộc chơi thì tình trạng "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt Chính trị" càng ngày càng trở nên thảm khốc.

Chính trị Việt Nam ở cấp tối cao lọt vào "tình huống" vô cùng bế tắc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nhận lãnh 6 chức vụ mà chức vụ nào cũng đều rất quan trọng không ai có thể thay thế được.

Các quốc gia cộng sản, trong đó có cộng sản Việt Nam, đang là điểm nhắm của Tổng thống Trump.

Chính trị nước Mỹ vì thế đều ảnh hưởng đến chính trị thế giới và ảnh hưởng mạnh đến chính trị Việt Nam.

Thắng lợi của ông Trump đồng thời cũng là thắng lợi của người dân tại các quốc gia cộng sản.

Cơ hội để Việt Nam có tự do dân chủ mỗi lúc một rõ hơn, đòi hỏi người Việt cả trong lẫn ngoài nước nỗ lực hơn đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 9/10/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn
mardi, 02 octobre 2018 19:57

Trung Hoa nhờ Mỹ mới tiến bộ

Trung Hoa Dân Quốc nay gọi là Đài Loan phát triển được là nhờ nước Mỹ điều này chúng ta đều đã biết.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn được gọi là Trung Quốc tăng trưởng kinh tế cũng chính nhờ dựa trên mô hình xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ và nhờ Mỹ mở cửa cho hàng hóa giao thương thì ít người biết đến.

chine1

Một Đài Loan, Một Trung Quốc

Biết được lịch sử phát triển xã hội Trung Hoa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của nước Mỹ trong việc phát triển kinh tế toàn cầu và hậu quả của "chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc" mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

Khu công nghiệp xuất cảng đầu tiên

Puerto Rico đảo quốc thuộc khối Thịnh Vượng Chung Hoa Kỳ đã nhanh chóng chuyển đổi từ một quốc gia nông nghiệp sang công nghiệp dựa trên giáo dục và xuất cảng.

Trước tiên, Hoa Kỳ giúp Puerto Rico có một nền giáo dục phổ thông tương đương với Mỹ. Nếu sống ở Hoa Kỳ, dân Puerto Rico được công nhận là công dân Mỹ vì thế nhiều người đã gởi con em sang Mỹ du học.

Trước đây nguồn lợi chính Puerto Rico là trồng mía và xuất khẩu đường. Đến năm 1942, Hoa Kỳ xây dựng Puerto Rico thành một khu công nghiệp, sử dụng nguồn nhân công rẻ và xuất cảng miễn thuế sang Mỹ.

Puerto Rico hiện có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Châu Mỹ La Tinh. Nông nghiệp chỉ còn chiếm 1%, công nghiệp chiếm 45% và dịch vụ chiếm 54%.

Thành công tại Puerto Rico đã được người Mỹ áp dụng cho nhiều quốc gia khác như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật bản, Trung Quốc,… và cả cho Việt Nam. Nhưng kết quả chỉ vài quốc gia thực sự thành công trong đó có Đài Loan.

Công bằng, thịnh vượng và tiến bộ

Năm 1949 khi cộng sản chiếm được lục địa, chính phủ Tưởng Giới Thạch phải rút sang Đài Loan và nhờ sự giúp đỡ của Mỹ xây dựng hòn đảo này thành một quốc gia tiến bộ.

Phát triển xã hội Đài Loan dựa trên kinh tế tự do và chủ trương dân sinh hạnh phúc của Tôn Dật Tiên.

Chính phủ cho cải cách ruộng đất để nông dân có ruộng cấy cày. Những điền chủ bán ruộng đất cho chính phủ lại được khuyến khích đầu tư vào các kỹ nghệ nhẹ phục vụ tiêu dùng quốc nội.

Chính phủ cho phát triển giáo dục từ bậc phổ thông lên đến đại học. Nhiều sinh viên được gởi sang Mỹ du học để khi về nước có thể phục vụ phát triển kinh tế Đài Loan.

Đến năm 1966, Mỹ cho phép hàng hóa Đài Loan được miễn thuế hay nhập cảng vào Mỹ với thuế quan nhẹ, đồng thời cho đầu tư vào kỹ nghệ sản xuất phục vụ xuất cảng tại Đài Loan.

Khu chế xuất (Export Processing Zone) đầu tiên của thế giới được xây dựng tại phía Nam của thành phố Cao Hùng.

Đài Loan khởi đầu bằng kỹ nghệ may mặc, chế biến nông phẩm bao bì và đóng hộp xuất cảng.

Rồi từng bước phát triển sản xuất các mặt hàng như đồng hồ, quạt máy, tủ lạnh, truyền hình,... hầu hết các mặt hàng công nghệ xuất cảng đều rẻ tiền nhưng tiện dụng.

Nhiều hãng xưởng nhỏ sau đó được xây dựng khắp nơi nhằm phục vụ chính sách xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đài Loan.

Đồng thời là một số khu kỹ nghệ nặng như lọc dầu hay sắt thép chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia.

Hoa Kỳ cũng đã có những kế hoạch giúp đỡ xây dựng Việt Nam Cộng Hòa không khác gì Đài Loan.

Hoa Kỳ giúp cải cách ruộng đất, nâng cao việc giáo dục, phát triển kinh tế tự do, xây dựng công nghiệp nhẹ và đặc biệt các khu công nghiệp hướng đến xuất khẩu như khu kỹ nghệ Biên Hòa - Thủ Đức.

Đáng tiếc, Bắc Việt đã xâm nhập miền Nam và chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt.

Chiến tranh Việt Nam lại tạo điều kiện cho kỹ nghệ Đài Loan phát triển mạnh. Nhiều mặt hàng được sản xuất tại Đài Loan nhằm phục vụ quân đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Mỹ đóng tại miền Nam.

Đến năm 1980, Đài Loan mở ra Khu kỹ nghệ Hsinchu cách Đài Bắc 45 dặm, là nơi quy tụ các tài năng kỹ thuật Trung Hoa du học các nước quay về đóng góp cho Đài Loan.

Khu kỹ nghệ khi đó đã có 25.000 công nhân với 125 xí nghiệp điện tử sản xuất các mặt hàng kỹ thuật cao, chẳng khác gì Thung lũng Silicon của miền Bắc California, Hoa Kỳ.

Nhờ chủ trương dân sinh hạnh phúc, khoảng chênh lệch giữa người giầu và người nghèo và trình độ kiến thức giữa nông thôn và thành thị không mấy cách biệt.

Từ đầu những năm 1990, Đài Loan cải cách để có được một nền tảng chính trị dân chủ và tiến bộ.

Năm 2017, GDP (PPP) dựa trên sức mua bình quân đầu người của Đài Loan là 49.901 Mỹ kim, đứng hạng 16 trên thế giới.

Đài Loan đã tận dụng sự nâng đỡ của Hoa Kỳ để phát triển thành một nước tự do, dân chủ, công bằng, thịnh vượng và tiến bộ.

Bắt chước Đài Loan

Năm 1979, khi Hoa Kỳ chính thức nối lại bang giao và mở cửa giao thương với Trung Quốc, cũng là lúc Đặng Tiểu Bình cho thử nghiệm Khu chế xuất Thâm Quyến giáp ranh với Hong Kong.

Ý tưởng xây dựng Khu chế xuất Thâm Quyến xuất phát từ sự thành công của Khu chế xuất Cao Hùng của Đài Loan.

Mặc dù chính trị giữa Bắc Kinh và Đài Bắc còn căng thẳng, giới tư bản Đài Loan vẫn muốn đầu tư vào lục địa Trung Hoa là nơi dư thừa nhân công, giá nhân công rẻ, cùng chung ngôn ngữ và văn hóa, lại được ưu đãi của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Qua ngã Hong Kong, giới tư bản Đài Loan đã tích cực đầu tư, cố vấn xây dựng Khu chế xuất Thâm Quyến cũng như xây dựng ngoại thương giữa Trung Quốc và thế giới tự do.

Thành công của Khu chế xuất Thâm Quyến là động lực để Trung Quốc xây dựng thêm các Khu chế xuất Châu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu, đồng thời xây dựng mô hình xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng cho đến ngày nay.

Nhiều cơ xưởng kỹ nghệ của Đài Loan đã di chuyển dần dần qua lục địa, sản phẩm được hoàn tất ở Đài Loan trước khi xuất cảng qua Mỹ hay thế giới.

Đến năm 1993, đầu tư của Đài Loan tại Trung Quốc đã lên tới 8,9 tỷ Mỹ kim và doanh số giao thương giữa hai miền vượt qua 7 tỷ Mỹ kim.

Trung Quốc lợi dụng Mỹ

Tổng thống Ronald Regan theo khuynh hướng tân tự do nên tin rằng việc mở rộng thương mãi sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn nhân loại.

Dựa vào đó Trung Quốc cho mở rộng thương mại với Mỹ. Đến năm 1989 Mỹ xuất cảng 5,7 tỷ Mỹ kim hàng hóa sang Trung Quốc và nhập cảng 12 tỷ Mỹ kim từ nước này.

Sang thời Tổng thống George Bush (cha) và Bill Clinton thương mại tiếp tục gia tăng giữa hai nước. Năm 2000 Mỹ xuất cảng 16,1 tỷ Mỹ kim hàng hóa sang Trung Quốc và nhập cảng 25,7 tỷ Mỹ kim từ nước này.

Giữa năm 2000, Tổng thống Bill Clinton ban quyền "tối huệ quốc" và cho phép Trung Quốc gia nhập WTO.

Ông Clinton tin rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng luật chơi chung và như thế cả hai quốc gia cùng có lợi. Điều đó đã không bao giờ xảy ra.

Trung Quốc lợi dụng WTO thao túng thị trường tiền tệ, gia tăng các khoản trợ cấp, mở rộng các rào cản hợp pháp và bất hợp pháp nhắm vào nhập cảng, bán phá giá, đánh cắp bản quyền, ép các công ty Hoa Kỳ chuyển giao tài sản trí tuệ, và hạn chế tiền lương và các quyền lao động công nhân.

Dựa vào WTO, hàng hóa Trung Quốc xuất cảng vào Mỹ tăng mạnh trong thời Tổng thống Bush (con). Năm 2008 Trung Quốc xuất cảng lên tới 337,7 tỷ Mỹ kim hàng hóa sang Mỹ nhưng chỉ nhập cảng 69,7 tỷ Mỹ kim từ Mỹ.

Tổng thống Barack Obama đòi hỏi Trung Quốc chấm dứt thao túng tiền tệ nhưng kết quả rất giới hạn, cán cân thương mãi tiếp tục mất cân bằng, hãng xưởng tiếp tục rời sang Trung Quốc, công nhân Mỹ tiếp tục mất công ăn việc làm.

Đến năm 2016 đã có trên 20.000 công ty Mỹ thiết lập doanh nghiệp ở Trung Quốc.

Các kỹ nghệ và các nghiệp đoàn bị thua thiệt từ thương mãi vận động bầu cho Tổng thống Trump dẫn tới việc Hoa Kỳ dùng thuế quan trừng phạt Trung Quốc.

Với thặng dư thương mãi Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa đến an ninh và quân sự toàn cầu vì thế việc Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Trung Quốc được hầu hết các quốc gia trên thế giới tán thành.

Chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc

Nhà cầm quyền Bắc kinh thặng dư thương mãi và ngân sách nhưng Trung Quốc vẫn là nước thu nhập trung bình.

Năm 2017, GDP (PPP) dựa trên sức mua bình quân đầu người của Trung Quốc là 16.676 Mỹ kim, chỉ bằng 1/3 của Đài Loan và đứng hạng 83 trên thế giới, thua cả Thái Lan 17.750 Mỹ kim.

Công nghệ Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu môi trường Berkeley Earth, việc sử dụng than đá làm nguồn năng lượng chính đã gây ô nhiễm không khí làm tổn hại 1,6 triệu sinh mạng mỗi năm.

Chính sách "một con" trước đây để người trẻ không mất quá nhiều thời gian chăm sóc con cái, dành thời giờ tham gia sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nay phản tác dụng.

Trung Quốc đang lâm vào hiện trạng lão hóa, thiếu người trẻ tham gia lực lượng lao động sản xuất. Nhiều người trẻ có học và khá giả còn di dân sang các quốc gia có cuộc sống tốt hơn.

Vừa thiếu đầu tư vào phát triển, y tế và giáo dục tại nông thôn, vừa đất đai thường xuyên bị cưỡng chế, nên đời sống nông dân vô cùng nghèo khổ.Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng mở rộng.

Khoảng chênh lệch lợi tức cũng càng ngày càng cách xa giữa người giàu và người nghèo. Theo hãng nghiên cứu tài sản Hurun, Trung Quốc hiện có 819 tỷ phú, trong khi đó Mỹ chỉ có 535 tỷ phú.

Chỉ riêng trong năm 2017 Trung Quốc đã có thêm hơn 200 người sở hữu tài sản trên 1 tỷ Mỹ kim, tương đương thêm 4 tỷ phú mỗi tuần.

Chưa kể tới số tỷ phú tham quan làm giàu nhờ tham nhũng. Nhiều người bị phát hiện, bị xử tử nhưng tình trạng tham nhũng ở cấp cao vẫn không thể ngăn chặn được.

Trung Quốc vẫn duy trì một hệ thống doanh nghiệp nhà nước vừa cồng kềnh vừa tham nhũng vừa thiếu hiệu quả.

Nhà nước không kiểm soát được hệ thống ngân hàng "ngầm" với trị giá ước tính lên đến 20.000 tỷ Mỹ kim. Không ai biết ai nợ ai và nợ bao nhiêu. Chỉ khi doanh nghiệp phá sản thì mọi thứ mới bắt đầu lòi ra.

Điều đáng nói là ngay các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống ngân hàng "ngầm" này.

Nhìn chung Trung Quốc vẫn chưa thay đổi nhiều cả về kinh tế lẫn chính trị. Biểu hiện một quốc gia chậm tiến bộ.

Mô hình "chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc" tự nó đã gặp nhiều rủi ro dễ gây ra đổ vỡ.

Nay Trung Quốc lại đối đầu với chiến tranh thương mãi Mỹ - Trung, từ bỏ chủ nghĩa xã hội để hội nhập cùng chia sẻ thịnh vượng chung là điều Trung Quốc khó có thể tránh khỏi.

Vì thịnh vượng chung…

Tối Chủ Nhật 30/9/2018, Mỹ và Canada ký hiệp định thương mại ba nước Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA) để có được thị trường tự do hơn, thương mại công bằng hơn và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong khu vực.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau vui mừng cho biết "Hôm nay là ngày tốt đẹp cho Canada".

Còn Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray cho hay "Đây là một đêm tuyệt vời cho Mexico".

Theo mô hình Trung Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam đến nay vẫn chủ trương "kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội", vì thế không có gì ngạc nhiên khi nghe Tổng thống Trump phát biểu nhiều người Việt rất vui mừng và ủng hộ ông :

"Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát.

Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp.

Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người".

Rõ ràng thịnh vượng Hoa Kỳ gắn liền với thịnh vượng của thế giới tự do.

Con đường tự do thoát khỏi chủ nghĩa xã hội là con đường cho Việt Nam hội nhập và chia sẻ thịnh vượng cùng nhân loại.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 02/10/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Ở các nước tự do, vai trò chính phủ giới hạn trong việc lập chiến lược, đề ra chính sách và chương trình hoạt động. Chính phủ không giữ vai trò con buôn cạnh tranh sản xuất, mua, bán và phục vụ.

Nhưng Nhà nước Việt Nam thì khác, độc quyền ngay cả việc kinh doanh sách giáo khoa.

sgk1

Ở Việt Nam, Nhà nước độc quyền ngay cả việc kinh doanh sách giáo khoa

Nhà nước lo từ việc ra luật bảo vệ độc quyền, đầu tư, xây dựng, đến lập chương trình, soạn, thẩm định, in ấn và bán sách giáo khoa. Nói theo cách bình dân là lo từ A tới Z.

Điều đáng nói là các giới chức có thẩm quyền luôn đánh tráo các khái niệm về lợi nhuận, nhóm trục lợi và lợi ích nhóm, nhằm định hướng dư luận bảo vệ độc quyền kinh doanh.

Vì thế, khi được báo Lao Động phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục cho biết làm sách giáo khoa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng được cấp trên giao, không mang lại lợi nhuận.

Ông cho biết dư luận đã hiểu nhầm là có nhóm lợi ích trong độc quyền sách giáo khoa nhưng thật ra mỗi năm Nhà xuất bản Giáo dục còn bị lỗ trên dưới 40 tỷ từ việc in và phát hành sách giáo khoa.

Kinh doanh chịu lỗ…

Dưới chiêu bài nhiệm vụ chính trị các doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động chỉ nhằm đạt được mục tiêu và mục đích nhà nước đưa ra. Còn phẩm chất phục vụ và kết quả thường không đạt.

Các doanh nghiệp tư nhân ngược lại luôn tìm cách giảm chi phí, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao phẩm chất phục vụ… để có thể đạt mức lợi nhuận cao nhất.

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vì thế lọt vào trường hợp liên tục thua lỗ, được nhà nước bù lỗ nhưng xã hội phải chịu thiệt thòi. Chưa kể việc độc quyền sản xuất, độc quyền kiểm soát giá mua nguyên liệu, độc quyền quy định giá bán thành phẩm… được ưu đãi về vốn, về ngoại tệ, về cơ sở vật chất, về chính trị. Các ưu đãi nói trên làm méo mó thị trường tự do gây thiệt hại khủng khiếp cho xã hội.

Các thiệt hại kinh tế do độc quyền nhà nước gây ra rất khó có thể ước tính mức lỗ bằng hiện kim. Như trường hợp độc quyền sách giáo khoa có thể lỗ kinh tế lên tới hằng trăm tỷ đồng không chừng.

Lợi nhuận từ đâu ra ?

Ông Nguyễn Đức Thái cho báo Lao Động biết phần lỗ từ sách giáo khoa mỗi năm trên dưới 40 tỷ đồng được bù đắp bằng các nguồn thu khác, như bán sách tham khảo, sách hổ trợ, cho thuê bất động sản…

Ông Nguyễn Đức Thái cho biết doanh thu sách giáo khoa năm 2017 là 703,9 tỷ đồng, chịu lỗ 38,14 tỷ đồng.

Trước đó ít hôm thông tin về tổng doanh thu Nhà xuất bản Giáo dục là 1.203 tỷ đồng với lợi nhuận đạt 150,8 tỷ đồng.

Như vậy ước tính doanh thu ngoài sách giáo khoa chỉ 499,1 tỷ đồng trong khi đó lợi nhuận lại lên tới 188,94 tỷ đồng. Thật là khủng khiếp : tỷ lệ lợi nhuận lên tới 38% !

Lợi nhuận cao khủng khiếp này là từ tiền bóc lột học sinh qua những phương cách như dạy "thí điểm" Tiếng Việt 1 Công Nghệ Giáo Dục cho trên 800.000 học sinh vào lớp 1.

Hiện tượng độc quyền bóc lột học sinh đã liên tục xảy ra trong nhiều năm qua bởi thế dư luận mới đặt vấn đề về nhóm thao túng trục lợi trong Nhà xuất bản Giáo dục.

Nhà xuất bản Giáo dục

Được thành lập từ năm 1957 Nhà xuất bản Giáo dục đã xây dựng một đội ngũ quản trị và một cách điều hành riêng biệt, để một mặt thực hiện nhiệm vụ chính trị Đảng cộng sản giao cho, mặt khác để bảo vệ độc quyền kinh doanh.

Theo báo cáo lương thưởng năm 2017 của Nhà xuất bản Giáo dục, thì mức thu nhập bình quân của người lao động hàng tháng là 21 triệu đồng, còn của viên chức quản lý ở mức 45,5 triệu đồng.

Trong khi lương cố Chủ tịch nhà nước Trần Đại Quang chỉ vỏn vẹn 18 triệu đồng mỗi tháng.

Theo báo chí trong nước Nhà xuất bản Giáo dục hiện có 10 công ty con và 22 công ty liên kết. Các công ty này có nhiệm vụ mua, bán hàng hóa và dịch vụ cho nhà xuất bản.

Một số công ty con và công ty liên kết còn có nhiệm vụ nhận nợ vay, lãi vay cho Nhà xuất bản Giáo dục. Thật khó hiểu chuyện này.

Cũng theo báo chí trong nước trong 3 năm từ 2015-2017, Nhà xuất bản Giáo dục đã rút toàn bộ vốn từ 5 công ty với tổng giá trị đầu tư rút về là 58,15 tỷ đồng.

Điều đáng nói là Nhà xuất bản Giáo dục không công bố cụ thể các đơn vị đã được họ rút vốn ra.

Vì mọi hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục đều ảnh hưởng trực tiếp lên xã hội, nên dư luận đặt ra rất nhiều câu hỏi chung quanh hoạt động kinh doanh của công ty nhưng hầu như chưa có câu trả lời.

Nhóm trục lợi…

Độc quyền kinh doanh gắn với đặc lợi để tạo ra nhóm trục lợi trong việc sử dụng ngân sách và kinh doanh.

Từ năm 1981 đến nay ngành giáo dục đã trải qua 3 lần sử dụng ngân sách để soạn sách giáo khoa lần nào cũng tốn kém hằng trăm triệu Mỹ kim mà phẩm chất sách giáo khoa và do đó giáo dục càng ngày càng suy thoái.

Riêng cho sách giáo khoa bắt đầu năm 2019, chính giáo sư Hồ Ngọc Đại đã tố cáo "Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền", giáo sư cho biết :

"…nhiều lần biến động về con số, từ 70 nghìn tỷ đồng năm 2011 xuống 34 nghìn tỷ đồng tháng Tư 2014, xuống 462 tỷ đồng tháng Mười 2014 và hiện nay (2018) đang triển khai với 80 triệu Mỹ Kim".

Con số ước tính ban đầu 3 tỷ rưỡi Mỹ Kim xuống chỉ còn 80 triệu Mỹ Kim, khoảng chênh lệch hết sức to lớn phần nào nói lên tầm vóc việc trục lợi.

Với lợi nhuận khủng khiếp và ngân sách để bòn rút các nhóm trục lợi tìm cách thao túng thị trường, gây lãng phí, tham nhũng và luôn tìm mọi cách để bảo vệ độc quyền kinh doanh.

Nhiệm kỳ Bộ trưởng chỉ 4 năm trong khi nhóm thao túng trục lợi có thể đã bám rễ rất sâu vào ngành giáo dục và Nhà xuất bản Giáo dục nên không dễ gì có thể dứt ra được.

Bởi thế cải cách giáo dục và cải cách hành chính trong ngành giáo dục đều chỉ xảy ra trên mặt báo hay qua những lời tuyên bố. Trên thực tế ngành giáo dục càng cải cách càng khủng hoảng.

Cải cách giáo dục may ra có thể thành công khi nhà nước xóa bỏ hoàn toàn vai trò Nhà xuất bản Giáo dục, nhưng làm như thế lại mâu thuẫn với nhiệm vụ chính trị đã được Đảng cộng sản giao cho.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay việc soạn và phát hành sách giáo khoa là vai trò của tư nhân nhà nước không hề xen vào.

Ngay đến việc thẩm định sách giáo khoa cũng thường được giao cho các nhóm dân sự độc lập với Bộ Giáo Dục đảm trách.

Khoản ngân sách phải chi cho soạn sách giáo khoa chính là tiền thuế của dân, vì thế cần được sử dụng cho ích lợi giáo dục thay vì để nuôi dưỡng độc quyền kinh doanh.

Nhóm lợi ích là gì ?

Cụm từ nhóm lợi ích được dùng rất phổ biến tại Việt Nam nhưng lại không được giải thích một cách rõ ràng. Bởi thế đến nay dường như vẫn chưa xác định được nhóm nào là nhóm lợi ích.

Ở các quốc gia tự do mọi thay đổi chính sách đều dẫn đến những nhóm được hưởng lợi ích và những nhóm chịu thiệt thòi. Nếu chính quyền biết lấy bớt lợi ích của nhóm được hưởng lợi để chia sẻ cho nhóm chịu thiệt thòi thì sẽ tối ưu được việc hoạch định chính sách. Bằng không các nhóm hưởng lợi sẽ vận động để chính sách được thông qua, còn nhóm chịu thiệt thòi sẽ vận động ngược lại hay vận động để được đền bù thỏa đáng.

Cách tổ chức và hoạt động của các nhóm lợi ích đều được luật pháp quy định một cách rõ ràng và mọi hoạt động đều công khai minh bạch. Các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức vận động hành lang hay tổ chức dân sự đều giữ vai trò vận động lợi ích nhóm.

Nói tóm lại các nhóm hoạt động vì lợi ích nhóm luôn tạo sự dung hòa trong chính sách, giảm thiểu bất công xã hội và là động năng phát triển xã hội dân chủ.

Nhóm lợi ích sách giáo khoa…

Trong bài viết trước "Giáo dục Việt Nam thời buôn chữ bán sách", tôi đã nêu rõ nhận xét phương cách Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại không có gì mới lạ và không hiệu quả như giáo sư Đại và nhiều người ủng hộ đề cao. Tuy nhiên, điểm tích cực cần nhìn nhận là bấy lâu nay giáo sư Hồ Ngọc Đại luôn vận động để thay thế độc quyền trong ngành giáo dục.

Điểm tiêu cực vì các nhóm trục lợi quá mạnh giáo sư Đại không thể thay đổi được tình thế nên mới trao quyền cho nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận "lách luật", cho phép dạy "thí điểm" các tài liệu Công nghệ Giáo dục. Đồng thời giáo sư Đại cho quyền Nhà xuất bản Giáo dục in và bán các tài liệu Công nghệ Giáo dục.

Chỉ riêng năm học 2018-2019 có 800.000 học sinh được dạy thí điểm. Mỗi bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục giá 340.000 đồng nếu 800.000 phụ huynh phải bỏ ra mua sách thì đã lên đến 272 tỷ đồng. Số tiền không phải là nhỏ vì thế xã hội cần được biết rõ ai là người hưởng lợi về tiền bạc từ các quyết định "thí điểm" này.

Nghiệp đoàn giáo chức hay các Hội phụ huynh học sinh đúng nghĩa là những tổ chức dân sự bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của thầy cô và của học sinh. Họ cần biết và đa số cần đồng ý với quyết định "thí điểm".

Điều đáng tiếc Nghiệp đoàn giáo chức chỉ là cánh tay nối dài của Đảng cộng sản, còn Hội phụ huynh học sinh là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng các trường. Thầy cô, cha mẹ học sinh, học sinh hoàn toàn không có tiếng nói về "thí điểm" tài liệu Công nghệ giáo dục. Vì thế không ít cha mẹ học sinh sử dụng không gian mạng để "chửi" để "xả" nỗi bực tức.

Điều họ làm không có gì phải trách. Đáng trách là nếu họ biết mà im lặng không có phản ứng. Và đáng trách là những kẻ thờ ơ hay trục lợi từ học sinh và từ việc giáo dục.

Nói rõ hơn khi Luật Hội đoàn chưa có, hoạt động chưa công khai minh bạch thì hầu hết các nhóm khi mới mở ra còn mang mục đích công nhưng khi đã bị nhóm trục lợi lèo lái thì khó có thể đóng góp được nhiều cho xã hội.

Tình trạng độc quyền

Không chỉ riêng sách giáo khoa hiện nay nhà cầm quyền Hà Nội vẫn độc quyền nhiều ngành như điện, nước, cảng, phi trường, xuất cảng gạo, xăng dầu, khí đốt, khai thác tài nguyên… và đặc biệt là đất đai.

Hiểu được các khái niệm kinh tế bao gồm lợi nhuận kế toán, lợi nhuận kinh tế, nhóm thao túng và nhóm lợi ích, sẽ giúp chúng ta hiểu được hiện tình đất nước.

Độc quyền chính trị tạo ra đặc quyền, đặc lợi, các nhóm trục lợi và hậu quả là tham nhũng tràn lan. Các nhóm trục lợi bảo vệ quyền lợi nên bằng cách ngăn cản mọi nỗ lực thay đổi xã hội.

Bởi thế muốn phát triển xã hội trước tiên là phải thay thế độc quyền mà chính yếu là thay thế độc quyền chính trị bằng dân chủ tự do.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 25/09/2018

Published in Diễn đàn

Lạ quá ! Sao lại đổ lỗi "tư duy tiểu nông" làm hỏng ngành giáo dục ?

Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 22/09/2016, đưa nhận định của Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn Phó Chủ tịch Hội Vật Lý Việt Nam "Đừng làm chương trình, sách giáo khoa bằng tư duy... tiểu nông".

Hai năm sau, đến ngày 12/09/2018 cũng trên Báo Giáo Dục Việt Nam, Giáo sư Hãn lại đổ lỗi cho chương trình soạn và thẩm định sách giáo khoa theo "văn hóa tiểu nông" không khoa học nên mới dẫn đến việc khủng hoảng giáo dục.

tieunong1

Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nôngthiếu một người nhạc trưởng có tâm, có tầm, có uy tín và uy lực…

Trả lời BBC tiếng Việt, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cũng cho biết :

"Về chuyện cải cách giáo dục, tôi nhớ nhà toán học Hoàng Tụy từng nói Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài cắt khúc cuốn chiếu, thiếu một người nhạc trưởng có tâm, có tầm, có uy tín và uy lực, dám chịu trách nhiệm, huy động được cả tài lực lẫn vật lực của chính phủ và của xã hội."

Đã nói tới khoa học thì thay vì vô cớ đổ lỗi cho "tư duy tiểu nông" hay "văn hóa tiểu nông", chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân trước khi dẫn đến kết luận và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. 

Văn hóa tiểu nông là gì ?

Người Việt đa số sống bằng nghề nông. Đời sống nông dân chủ yếu là tự lực, tự cường, tự cung, tự cấp, sống thực, không hình thức, không tham lam, trao đổi với bên ngoài chỉ xảy ra khi thật sự cần thiết…

Người nông dân vì thế rất độc lập, yêu quê hương, nhận trách nhiệm, sống nhân bản, hòa đồng với thiên nhiên, tôn trọng và duy trì những quy ước, những trật tự do cha ông để lại.

Đương nhiên nền văn hóa nào cũng có mặt trái như bản tính của người nông dân là ngại thay đổi, không cạnh tranh, không thích hợp cho việc buôn bán, không thích đời sống ồn ào phố thị…

Khi đất nước lâm nguy những nông dân sẵn sàng nhận trách nhiệm tòng quân cứu nước. Hết chiến tranh họ lại quay về lo cầy cấy ruộng vườn xây dựng gia đình và đất nước.

Việt Nam được tồn tại đến ngày nay chính nhờ những nông dân tay lấm chân bùn thật thà chất phát.

Nông thôn Việt Nam cho đến 1954 rất độc lập với sự quản lý của chính quyền trung ương. Xã hội Việt Nam vì thế được phân quyền một cách hết sức rõ ràng.

Khi triều đình thuyết phục được tầng lớp nông dân thì mọi việc dù lớn thế nào cũng xong. Còn nếu như nhà Vua không hợp với lòng dân thì "phép vua thua lệ làng" việc gì cũng hỏng.

Như Hội nghị Diên Hồng thà chết không hòa.

Như cải cách giáo dục tại Việt Nam trước năm 1945. Khi Vua Thành Thái ra sắc lệnh theo tân học dùng chữ Quốc ngữ các thầy đồ ở thôn quê đồng loạt tuân theo dạy chữ Quốc ngữ cho con em nông dân và khuyến khích nông dân cắt tóc ngắn theo tân học…

Nông thôn thời đó thay đổi rất nhanh và cũng nhờ thế mà phong trào Việt Minh cộng sản đã nhanh chóng cướp được chính quyền khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.

Văn hóa cách mạng xã hội chủ nghĩa

Năm 1949 khi Đảng cộng sản Trung Hoa thắng cuộc, tình hình miền Bắc Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi.

Đến năm 1952 Đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu phóng tay phát động cải cách ruộng đất với chủ trương "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ", toàn miền Bắc ngập trong máu và nước mắt nông dân.

Đa số những người giàu có ở nông thôn đã rời lên thành phố tránh chiến tranh. Khi chỉ tiêu 5% dân số là địa chủ được đưa ra thì thầy giáo, nông dân và những người có văn hóa ở nông thôn là thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Văn hóa tiểu nông bị xóa bỏ được thay thế bằng văn hóa cách mạng nhập cảng từ Trung Hoa.

Văn hóa cách mạng tôn thờ lãnh tụ, trung thành với tổ chức, trung ương tập quyền và độc quyền lãnh đạo, là hồng hơn chuyên, là tuyên truyền ngụy biện phản khoa học…

Khi biến thái văn hóa này kết hợp quyền lực và quyền lợi biến thành các nhóm lợi ích chỉ biết đến quyền và tiền.

Văn hóa mới cần phải có con người mới. Lớp người mới thấm nhuần văn hóa cách mạng ở nông thôn được ồ ạt đưa vào chính quyền, được đưa vào ngành giáo dục, được đưa lên thành thị.

Hầu hết người thành thị tránh công sản di cư vào Nam. Lớp người mới xã hội chủ nghĩa mang những thói quen từ thôn quê lên thành thị biến thành phố ra nông thôn.

Hà Nội ngàn năm văn vật biến thành Hà Nội vạn vật. Nhà nhà nuôi chó, nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt để ăn thịt và để tăng gia sản xuất. Hải Phòng, Vinh và các thành phố lớn cũng chịu chung số phận.

Xã hội miền Bắc đảo lộn từ nông thôn đến thành thị. Văn hóa mang màu sắc Bắc Kinh ảnh hưởng nặng nề đến giáo dục, nghệ thuật, văn nghệ, chính trị, tư tưởng, quân đội... nói chung là toàn xã hội miền Bắc.

Tầng lớp người mới này được đưa sang Trung Hoa, Liên Xô, Đông Âu du học trở thành tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

Mà xã hội chủ nghĩa là cái chi chi đến nay chưa ai rõ nên bao thế hệ trí thức xã hội chủ nghĩa miền Bắc cứ thế nhắm mắt mà đi, sai đâu sửa đó càng sửa càng sai.

Bởi thế thực hiện quản trị kiểu cuốn chiếu, không đâu vào đâu, lãng phí, gian dối, thiếu khoa học, thiếu viễn kiến, thiếu trách nhiệm, thiếu lãnh đạo có tâm có tầm… thì không chỉ riêng trong ngành giáo dục mà là phương cách quản trị ngày nay.

Phương cách quản trị đất nước này xuất phát từ văn hóa cách mạng xã hội chủ nghĩa không có chút tư duy tiểu nông tí nào.

Nông dân vốn bản tính làm đâu ra đó, sẵn sàng nhận trách nhiệm, không gian dối, ăn chắc mặc bền, quý trọng từng hạt gạo cộng rơm, tôn trọng của công, lo chuyện làng xã, tôn trọng quy ước và lãnh đạo làng xã…

Không hiểu cái gì cũng đổ lỗi cho ông bà coi chừng bị ông bà quở chết.

Bà Chủ tịch quốc hội nói gì về giáo dục ?

Trên Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 13/09/2018, Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn bắt đầu bằng lời phát biểu của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân : "Sách vở tôi học mấy năm sau em tôi vẫn dùng học lại được. Bây giờ mỗi năm một sách khác, tốn tiền nhân dân lắm !…".

Báo Lao Động nói rõ hơn về ý kiến của bà Chủ tịch Kim Ngân như sau : "Tôi thấy rất thương học sinh hiện nay học quá khổ sở. Thế hệ chúng tôi học cách đây đã 50, 60 năm nhưng kiến thức không quên điều gì. Tất cả các bài từ vỡ lòng vẫn nắm chắc. Trong đó, 3 tháng hè chúng tôi vẫn được nghỉ trọn vẹn. Học sinh hiện nay không có 3 tháng hè trọn vẹn, không có tuổi thơ, không có vui chơi…".

Bà Kim Ngân không nói rõ là trước đây học sinh chỉ học 1 buổi, hoặc sáng hay chiều. Không như ngày nay các em phải học cả ngày. Ở thành phố thích học thêm hội họa, võ thuật, nhạc,… cha mẹ cho học thêm không gò ép.

Bà Kim Ngân vốn xuất thân là nông dân, cả cha mẹ đều theo cộng sản, chính quyền miền Nam biết rõ nhưng không phải vì thế mà đối xử thiếu công bằng với bà.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng Hòa từng cho biết : "Chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới trọng đại, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều phải ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường".

Bà học xong Trung học rồi vào Đại học Văn khoa Sài Gòn nhờ vậy ngày nay bà mới hiểu rõ nên nay đứng trước Quốc hội mới tỏ bày sự luyến tiếc nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.

Việc bà Kim Ngân so sánh chẳng khác nào phủ nhận con đường "bi đát" xã hội chủ nghĩa, và biểu lộ tư tưởng về nguồn lấy nền tảng triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản.

Trên trang Báo Mới, bà Chủ tịch quốc hội Kim Ngân còn cho biết : "Chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được, lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó hầu hết đều không biết".

Nghĩ thật buồn các em ngày nay không hiểu biết về địa lý về sử ký Việt Nam thì làm sao biết được cội nguồn mà tìm về.

Làm toán mà đặt sai vấn đề thì đáp số đương nhiên là sai.

Làm nhân văn xã hội mà nhìn sai vấn đề thì xã hội ngày càng loạn.

Cách nhìn, cách đánh giá khi so sánh thể chế giáo dục Bắc Nam của bà Kim Ngân là cách nhìn đúng đắn, rất khoa học rất đáng khuyến khích.

Cũng là người Việt Nam, cũng thoát khỏi sự cai trị của người Pháp, cùng chịu chiến tranh mà tại sao miền Nam thành công cho đến nay cả người theo cộng sản còn luyến tiếc. Còn miền Bắc càng cải cách càng lún sâu vào khủng hoảng.

Bấy lâu nay tôi rất áy náy khi nghe nói đến cụm từ "tư duy tiểu nông", nhân cơ hội mới được tỏ bày nếu có điều chi chưa đúng hay chưa rõ rất sẵn lòng đón nhận ý kiến và trao đổi.

Còn muốn có "một người nhạc trưởng có tâm, có tầm, có uy tín và uy lực, dám chịu trách nhiệm, huy động được cả tài lực lẫn vật lực của chính phủ và của xã hội", như băng khăng của nhà toán học Hoàng Tụy thì phải trả ngay lại quyền cho người dân chọn lựa.

Vì sao chúng ta nên ủng hộ dân chủ ?

Hết sức đơn giản vì nếu ông Tổng thống và Nội các của ông ấy không làm tròn nhiệm vụ như lời hứa hẹn thì chỉ trong vòng 4 năm người dân sẽ đuổi ông ta khỏi chính quyền trao quyền cho người khác thực hiện.

Vì giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội không phải của riêng ai, muốn thực hiện tốt ông ấy phải thăm dò ý kiến của Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn, của Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, của các thầy cô khác, của phụ huynh học sinh và nhất là của người dân trong và ngoài nước để đưa ra và thực hiện những chính sách khả thi nhất trong hoàn cảnh đất nước.

Có dân chủ Việt Nam mới thoát khỏi cách quản lý độc quyền thiếu khoa học, thiếu viễn kiến, thiếu trách nhiệm sai lại sửa càng sai càng sửa đất nước trải qua mấy chục năm nay.

Các thế hệ con em chúng ta không còn bị biến thành khỉ vì giáo dục kiểu hiện nay (lời của Giáo sư Hồ Ngọc Đại) hay không bị biến thành "chuột bạch" tiếp tục bị mang ra làm thí điểm cho Công nghệ giáo dục.

Không con đường nào khác hơn Việt Nam phải tiến tới dân chủ tự do.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 16/9/2018

Nguyễn Quang Duy

Nhân tiện cũng xin giới thiệu cùng các bạn 3 bài viết cũ về Giáo Dục thời Việt Nam Cộng Hòa :

1. Giáo dục Việt Nam : cố sửa hay trở về gốc ?

https://conghoathoibao.com.au/2018/09/16/giao-duc-vn-co-sua-hay-tro-ve-goc/

2. Cần tư thục hóa giáo dục Việt Nam

https://conghoathoibao.com.au/2018/09/16/can-tu-thuc-hoa-giao-duc-vie%CC%A3t-nam/

3. Ưu việt của giáo dục miền Nam

https://conghoathoibao.com.au/2018/09/16/uu-viet-cua-giao-duc-mien-nam/

Published in Diễn đàn

Sau 40 năm dạy thử, đến nay bộ tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục vẫn tiếp tục được dạy "thí điểm" cho 800.000 học sinh tiểu học, tự nó đã là một vấn đề xã hội đáng quan tâm.

day1

Bộ tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục vẫn tiếp tục được dạy "thí điểm" cho 800.000 học sinh tiểu học, tự nó đã là một vấn đề xã hội đáng quan tâm

Cách dạy đánh vần C, K, Q đều là "cờ" và cách dạy tiếng Việt theo hình vuông, tròn, tam giác cũng sau 40 năm mới được đem ra tranh cãi cho thấy câu chuyện không đơn giản chút nào.

Hiểu rõ về nhóm lợi ích và phương cách bảo vệ lợi ích bên trong ngành giáo dục sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tình trạng giáo dục "buôn chữ, bán sách" tại Việt Nam.

Nhóm lợi ích thời toàn trị

Tại miền Bắc trước 1975, giáo dục và đào tạo con người hoàn toàn nằm trong kế hoạch Nhà nước.

Ai được đi học ? Học cái gì ? Học như thế nào ? Học ở đâu ? Học ai ? Học để làm gì ? Tùy thuộc vào Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

Nội dung dạy, sách giáo khoa, phương cách giảng dạy, trường lớp, đến cuộc sống cả của thầy giáo lẫn học trò đều được Đảng và Nhà nước lo cho.

Khi học xong có sẵn vị trí được Đảng và Nhà nước thu xếp để đi làm.

Trên lý thuyết guồng máy chịu ảnh hưởng kế hoạch hóa kiểu Liên Xô. Nhưng trên thực tế giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ, chính trị, tư tưởng nói chung toàn là xã hội miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc.

Ngành giáo dục được hoàn toàn định hướng theo lợi ích của Đảng và của Nhà nước nên khi ấy lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm còn rất hạn chế.

Nhóm lợi ích bắt đầu công khai

Theo tin trên báo chí, giáo sư Hồ Ngọc Đại là con rể của Tổng Bí thư Lê Duẩn, được gởi học ở Trung Quốc rồi tiếp tục sang Liên Xô du học.

Ngay khi về nước năm 1978, ông được Liên Xô tài trợ mở Trường Thực nghiệm Giảng Võ dạy theo phương cách thực nghiệm của Liên Xô.

Bộ tài liệu dạy tiếng Việt hình vuông, tròn, tam giác đã bắt đầu mang vào thử nghiệm ngay khi trường được mở.

Nhưng vì số lượng học sinh có giới hạn nên việc chọn học sinh vào trường theo tiêu chuẩn quen biết và gởi gấm. Kết quả là hầu hết học sinh là con em trong ngành giáo dục.

Trường Thực Nghiệm Giảng Võ một hình thức công khai đầu tiên của nhóm lợi ích. Liên quan đến lợi ích tinh thần hơn là tiền bạc.

Thầy được dạy điều mình tin không dạy theo Nghị quyết. Phụ huynh được chọn lựa việc học cho con em.

Nếu nhóm lợi ích mang lợi ích thiết thực cho xã hội thì đó là một điều đáng mừng.

Nhóm lợi ích phát triển

Để thống nhất giáo dục, bộ sách giáo khoa đầu tiên được soạn dạy bắt đầu từ năm 1981 hoàn tất năm 1992.

Mặc dù là con rể của Lê Duẩn nhưng cách suy nghĩ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại là cách suy nghĩ phản giáo dục chính thống, phản giáo dục cách mạng không tuân theo Nghị Quyết như ông đã bộc lộ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/6/2014 :

"Chúng ta dạy hiện nay là dạy bắt chước, bắt chước thế nào cho khéo nhất và như vậy như việc chúng ta dạy khỉ".

Cách suy nghĩ này động chạm đến chuyên môn và quyền lợi của trường phái chính thống muốn bảo vệ giáo dục mang nặng dấu ấn Trung Quốc thời Mao Chủ Tịch và của đa số giới chức cầm quyền thời đó.

Thời kỳ này, Liên Xô suy yếu và cuối cùng sụp đổ. Trong khi đó Trung Quốc đang cải cách, vươn lên, nên ý thức hệ chính thống hoàn toàn thắng thế.

Nhờ là con rể của Lê Duẩn nên ông mới không bị đi học tập cải tạo, nhưng phương cách thực nghiệm và sách giáo khoa của ông được đưa ra biên giới dạy cho trẻ em vùng núi.

Cha mẹ các em vùng núi không nói tiếng Việt, không biết viết chữ. Con em họ được đến trường có miếng ăn là họ mừng rồi.

Đến năm 1989, Trường Thực nghiệm Giảng Võ cũng trở thành trường Trung học Phổ thông Thực nghiệm.

Từ năm 1980, việc cho mướn, bán sách giáo khoa, thu phí, học thêm, chạy tiền để con được đi học chỗ tốt đã bắt đầu hoạt động công khai. Đồng tiền bắt đầu ảnh hưởng nhóm giáo dục chính thống.

Rõ ràng nhóm lợi ích trong ngành giáo dục đã tồn tại từ lâu, không như một số người cho rằng nhóm lợi ích chỉ bắt đầu khi Việt Nam theo kinh tế thị trường.

Ba lần thay sách giáo khoa

Lần thay sách giáo khoa thứ nhất 1981-1992 vừa xong, tháng 10/1993 Bộ Giáo Dục đã vay được 78 triệu Mỹ kim từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Phát triển Giáo dục.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có nhiều khoản vay khác từ nguồn vốn ODA để phục vụ cùng mục tiêu.

Chương trình đổi mới giáo dục và sách giáo khoa cho ra bộ sách giáo khoa thứ hai 1996-2008.

Gây tốn kém ngân sách nhưng bộ sách giáo khoa mới bị chỉ trích là không có gì mới lạ, vẫn rập khuôn sao chép bộ giáo khoa cũ với nhiều lầm lỗi nghiêm trọng.

Quốc hội khóa 10 năm 2000 thông qua Nghị quyết 40 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, quy định cả nước chỉ dùng chung một bộ sách giáo khoa và bảo vệ Bộ Giáo dục độc quyền trong việc in và bán sách giáo khoa cũng như tìm viện trợ ODA từ quốc tế.

Bộ sách giáo khoa thứ hai vừa xong năm 2008 thì Bộ Giáo dục lại bắt đầu thực hiện Đề án Đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa một lần nữa.

Đề án bắt đầu soạn vào năm 2009, đưa ra từ 2011, được duyệt từ 2014 và bắt đầu áp dụng từ niên khóa 2019-2020.

Trường học mới Việt Nam

Khoảng năm 2010, Bộ Giáo dục còn nhận được từ Quỹ hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ 84,6 triệu Mỹ để đầu tư cho Giáo dục tiểu học xây dựng Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam.

Mô hình 'Trường học mới' được thí điểm tại 1.447 trường tiểu học trên toàn quốc.

Trường học mới bắt đầu từ lớp 2. Lớp 1 là các lớp thí điểm học sách giáo khoa công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Tài liệu Trường học mới dạy dựa trên sách lớp 2 một số môn học tại Colombia rồi biên soạn lại dựa vào bộ sách giáo khoa chính thống.

Mô hình Trường học mới bị chỉ trích là không hơn gì loại Trường học cũ thậm chí còn kém hơn vì thiếu ngân sách, thiếu sửa soạn, thiếu huấn luyện, được áp dụng tràn lan và ý thức hệ không có gì thay đổi.

Tài liệu Công nghệ Giáo dục

Giáo sư Hồ Ngọc Đại công khai cho biết Nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã "lách luật", cho phép dạy "thí điểm" các tài liệu Công nghệ Giáo dục.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói về "Công nghệ Giáo dục" -VTC1, 10/09/2018

Các tài liệu này không phải là sách giáo khoa nên chỉ được dạy "thí điểm", nhưng chính Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi còn tại chức xuống tận các địa phương để đẩy mạnh chương trình thí điểm nhằm "buôn chữ, bán sách".

Rõ ràng nhóm lợi ích khai thác Công nghệ Giáo dục đã ảnh hưởng lên tới tận Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và cả Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi cho phép tiếp tục "thí điểm" trên 800.000 học sinh.

Chỉ riêng năm học 2018-2019 có 800.000 học sinh được dạy thí điểm. Mỗi bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục giá 340.000 đồng nếu 800.000 phụ huynh phải bỏ ra mua sách thì đã lên đến 272 tỷ đồng.

Số tiền không phải là nhỏ, chưa kể ngân sách và ưu đãi dành cho việc dạy Công nghệ Giáo dục.

Vì vậy, xã hội cần được biết rõ ai là người hưởng lợi về tiền bạc từ các quyết định thí điểm này.

Giáo dục thực nghiệm

Phương cách Công nghệ Giáo dục được Giáo sư Hồ Ngọc Đại giải thích như sau :

"Học sinh tự học hết, giáo viên chỉ hướng dẫn quá trình tự học, hướng dẫn học sinh tự làm lấy bài vở, nhà trường lo hết việc giáo dục, về nhà học sinh không cần phải học thêm".

50 năm về trước, trên Đài Truyền hình Sài Gòn băng tầng số 9, đã có chương trình 'Học mà chơi - Chơi mà học' dạy theo phương cách thực hành cho học sinh xem chơi, nên người miền Nam trước 1975 đã biết về giáo dục thực hành.

Tìm hiểu về thầy Đại tôi nhận ra khá nhiều suy nghĩ của thầy Đại về giáo dục, thật ra không hơn gì phe chính thống.

Lấy thí dụ thầy Đại là còn trăm nghìn các cô các thầy dạy thực nghiệm khác, họ là con người, nên mỗi người truyền đạt giáo dục mỗi khác, họ không thể theo mô hình thầy Đại đưa ra hay lấy thầy Đại làm gương được.

Tôi được hưởng nền giáo dục ở miền Nam tự do, ở đó mỗi thầy mỗi cô dạy mỗi khác và đều được học trò kính mến một cách khác nhau.

Có được sống tự do mới hiểu thế nào là tự do và hiểu tại sao người miền Nam chúng tôi đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do.

Tại Úc học sinh tiểu học không sử dụng sách giáo khoa. Mỗi ngày các em đến lớp cô thầy phát cho tài liệu được in bằng máy photocopy xong hướng dẫn các em cho đến khi cả lớp nắm vững bài học. Về nhà các em không cần ôn bài, làm bài gì nữa.

Các em lớp lớn mỗi tuần tự chọn sách truyện mang về tự đọc xong vào lớp kể lại hay thảo luận với bạn bè.

Cha mẹ chỉ có mỗi việc là ký xác nhận các em ở nhà có tự đọc sách.

Thầy cô không cho điểm nhưng cuối mỗi học kỳ có đánh giá việc học các em gởi về cho cha mẹ. Giáo viên có gặp riêng cha mẹ và học sinh để nâng đỡ các em khi cần.

Nền giáo dục Úc dựa trên nguyên tắc tổ chức bất vụ lợi (non-profit organisation) trái ngược với hiện trạng "buôn chữ, bán sách" như tại Việt Nam ngày nay.

Tôi được dạy đếm và làm toán cộng trừ bằng bó đũa trước khi được dạy số, dạy tính toán cộng trừ bằng số.

Bởi thế phương cách dạy tiếng Việt theo hình vuông, tròn, tam giác theo tôi nghĩ chẳng có gì là mới lạ.

Điều đáng nói là phương cách này đã được "thí điểm" trên hằng triệu trẻ em từ 40 năm qua mà cả xã hội không hề hay biết vì không hề được giáo sư Đại đem ra công khai bàn luận.

Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội không phải của riêng những người làm chuyên môn hay của thể chế chính trị.

Việc sách giáo khoa phải được Bộ Giáo dục kiểm duyệt là lý do chính trị không phải về chuyên môn.

Thầy cô và phụ huynh chính là những người có bổn phận và trách nhiệm chọn sách giáo khoa, chọn phương cách dạy, chọn trường lớp và ngay cả chọn một nền giáo dục cho học sinh.

Phụ huynh có bổn phận và trách nhiệm chọn thầy cô thích hợp cho con em mình.

Thầy cô cũng phải được quyền từ chối dạy các em không thích hợp với lớp họ dạy.

Ngày nay nhiều phụ huynh có tiền gởi con em ra nước ngoài học vì họ không còn tin vào giáo dục tại Việt Nam.

Tại Việt Nam ngày nay có khá nhiều trường tư thục ngoại quốc dạy theo chương trình ngoại quốc nên những trường thực nghiệm được hoạt động là chuyện bình thường.

Giáo sư Ngô Bảo Châu học chữ vuông, tròn

Giáo sư Hồ Ngọc Đại vừa rồi thố lộ "Ngô Bảo Châu không phải học trò tôi tự hào nhất mà là một cậu sửa xe".

Lời thổ lộ này nếu là người khác không có gì đáng nói. Nhưng với một người thầy một người làm giáo dục lại công khai so sánh trò này với trò khác theo tôi là một điều không nên.

Riêng với thầy Đại lại còn mâu thuẫn với chủ trương không chấm điểm học trò.

Thầy Đại còn cho biết "Kỳ 1 của lớp Giáo sư Ngô Bảo Châu không học chữ mà chỉ học hình vuông, tròn", nhưng lại không nói rõ có phải là nhờ học Trường Thực nghiệm Giảng Võ năm 1978 mà giáo sư Châu trở nên nổi tiếng hay không.

Giáo sư Ngô Bảo Châu được đào tạo chuyên môn và thành công tại Pháp, một môi trường giáo dục hoàn toàn khác với môi trường giáo dục Việt Nam.

Riêng Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có lần 'bật mí' về nguyên nhân chinh phục toán học của mình là vào năm học lớp 6, khi ấy 12 tuổi :

"Tôi may mắn được học với các thầy cô giáo giỏi, tâm huyết với học trò khi học cấp 2. Các thầy cô đã khuyến khích, giúp tôi đối diện với thách thức, làm tôi tự ái khi thi trượt vào lớp chuyên. Bởi khi gặp lại, các thầy cô đều nói với tôi rằng : Em rất ít có cơ hội vào lớp đó. Điều này khiến tôi không muốn gặp lại giáo viên của mình và vùi đầu vào… học, đấy cũng là lý do khiến tôi yêu thích môn toán hơn".

Về sách giáo khoa trong một bài viết trên báo Tuổi trẻ ngày 11/5/2014, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho ý kiến nên : "công bố hoàn toàn nội dung sách giáo khoa lên mạng".

Mọi sách giáo khoa kể cả tài liệu Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục đều được soạn từ ngân quỹ quốc gia nên lẽ ra mọi người được quyền in để sử dụng, việc độc quyền xuất bản rồi bán như hiện nay là hoàn toàn sai trái.

Cần thay đổi thể chế

Việt Nam ngày nay kinh tế mở cho một nhóm người đi buôn quyết định, trong khi chính trị vẫn đóng do một nhóm người cầm quyền quyết định nên các nhóm lợi ích mới cấu kết tranh nhau tiếp tục đưa trẻ em ra làm vật thí nghiệm.

Tiếng nói của người dân trong việc đóng thuế, chi thu ngân sách, vay mượn quốc tế hầu như không có.

Tiếng nói của Nghiệp đoàn Giáo chức đại diện cho thầy cô tầng lớp bị ảnh hưởng trực tiếp các cuộc tranh giành phe nhóm trong ngành giáo dục hầu như không có.

Tiếng nói của Hội Phụ huynh học sinh về thân phận họ và số phận con em mình bị liên tục mang ra làm thí nghiệm cũng hầu như không có.

Ý thức hệ và guồng máy đã hỏng nên càng "cải cách" lại càng sa lầy, vì thế việc thay đổi thể chế là một nhu cầu thiết yếu cho Việt Nam.

Có thay đổi thể chế mới có được một nền giáo dục tự do và lành mạnh đào tạo những thế hệ tiếp nối đầy đủ đức, trí và tài vừa giữ gìn đất nước vừa đưa đất nước đi lên kịp đà tiến bộ của nhân loại.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 11/9/2018

Nguyễn Quang Duy 

Published in Diễn đàn

Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi phục lại.

quocngu1

Tranh trên trang Le Petit Journal vẽ Vua Thành Thái (mặc hoàng bào) và Toàn quyền Paul Doumer duyệt binh ở Hà Nội năm 1902.

Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ.

"Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này".

Ý kiến cũng nói rằng Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ Quốc ngữ của họ.

Cũng theo nhà báo Nguyễn Giang, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ xóa hàng rào cản tâm lý quá lạc hậu để giới sỹ phu yên tâm dùng chữ Quốc ngữ.

quocngu2

Tranh vẽ trường thi Hán học ở Bắc Kỳ - hình của Chris Hellier/Corbis

Và rằng chính nỗ lực tiên phong quảng bá Quốc ngữ là của trí thức miền Nam và nhờ chính sách tiến bộ, khoa học của chính quyền Pháp tại Đông Dương tạo đà cho chữ Quốc ngữ lan tỏa.

Nhưng tôi nghĩ cũng lạ tại sao ba nước Việt, Miên và Lào có chung hoàn cảnh, đều là thuộc địa của Pháp mà Miên và Lào lại không sử dụng La Tinh làm chữ Quốc ngữ.

Ở đây cần xem công lao các vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, dù họ không thực sự nắm quyền thời Pháp thuộc.

Sắc lệnh của Vua Thành Thái

Theo sử gia Liam Kelley (2016) vào đầu thế kỷ XX cả người Pháp lẫn những nhà cách mạng đều không đủ quyền lực để chữ Quốc Ngữ có thể lan sâu rộng xuống đến tận cấp độ làng quê.

Qua nghiên cứu những nguồn tài liệu trong giai đoạn này, sử gia Liam kết luận chính nhà Nguyễn mới đi đầu trong công cuộc cải cách giáo dục.

quocngu3

Hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, Khải Định trong cuốn 'The Peoples of All Nations, Their Life Today and the Story of Their Past, tập I' do JA Hammerton biên soạn và xuất bản ở London năm 1922

Trong bài "Emperor Thành Thái's Educational Revolution", sử gia Liam Kelley (2016) đã công bố sắc lệnh của vua Thành Thái được lưu trữ trong sách Đại Nam Hội Điển Sử Lệ Tục Biên.

Bài viết được Nguyễn Hồng Phúc lược dịch có đoạn như sau :

"Hoàng đế Thành Thái đã tuyên bố trong một sắc lệnh rằng vào năm trị vì thứ 18 của ông (năm 1906), cha mẹ có thể quyết định việc cho con theo học một trường ấu học Hán văn hoặc một chương trình giảng dạy Nam âm (Quốc ngữ).

Với những người học theo chương trình Hán văn, sẽ có một cuốn sách giáo khoa được soạn ra nhằm giới thiệu những từ chữ Hán theo cấp độ khó dần. Nó cũng bao gồm một danh mục các Hán tự kèm theo phiên âm và định nghĩa bằng quốc ngữ được dùng trong tài liệu.

…Trong khi, một cuốn sách giáo khoa bằng quốc ngữ khác sẽ được soạn ra để dạy những người theo chương trình học 'Nam âm' nhằm giới thiệu cho họ những thông tin cơ bản về xứ Đông Dương, thiết chế cai trị của nó, những phong tục tập quán...

Thêm vào đó, cũng có thêm một cuốn sách nữa được dịch từ Hán văn sang Nam âm nhằm cung cấp những loại thông tin mà học viên đang luyện thi khoa cử cần biết. Bản dịch này được soạn ra cho những người không muốn thi khoa cử, nhưng nó vẫn được đưa vào chương trình để cho họ biết thêm về những gì mà những người đang luyện thi khoa cử phải học…".

Sắc lệnh này vô cùng quan trọng vì khi nhà vua ra lệnh sử dụng chữ Quốc ngữ là nhà vua đã công khai ý định muốn thấy tầng lớp quan lại và sỹ phu phải thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa trong giáo dục, văn hóa, và nhất là tư tưởng.

Vừa thoát Trung vừa chống Pháp

Xin nhắc lại về cuộc đời vị vua trẻ tuổi.

Vua Thành Thái lên ngôi năm 1889, đến năm 1907 bị Pháp ép thoái vị. Ngài bị quản thúc ở Vũng Tàu rồi đến năm 1916 bị đày sang đảo Réunion.

Vua là người cầu tiến, học tiếng Pháp, có hiểu biết khá toàn diện, cắt tóc ngắn, mặc âu phục, phong cách của người theo tân học.

Nhà Vua thường xuyên tiếp xúc với sỹ phu và dân chúng, đồng thời trọng dụng nhiều nhân tài, thanh liêm, đức độ với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.

Sắc lệnh cho dạy quốc ngữ chính là văn bản ủng hộ Phong Trào Duy Tân (1906) và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) thúc đẩy việc theo tân học và dùng chữ quốc ngữ.

Cắt tóc ngắn trở thành một dấu hiệu của người theo tân học.

Nhiều thanh niên lúc ấy sắm cho mình một cái kéo, đi tuyên truyền, vận động cắt tóc và vận động canh tân.

Đến khi Vua bị người Pháp ép thoái vị năm 1907 hình ảnh một vị vua yêu nước, chống Pháp, cắt tóc ngắn nhanh chóng lan tỏa xuống đến tầng lớp nông dân.

quocngu4

Triều đình Huế đã có nhiều nỗ lực tự cải cách để hiện đại hóa quốc gia dù không có quyền lực chính trị

Tháng 3 năm 1908, bắt đầu từ tỉnh Quảng Nam, nông dân đầu cắt tóc ngắn lũ lượt kéo đến các phủ huyện đòi giảm sưu giảm thuế.

Tất cả đều hớt tóc ngắn đi thành đoàn, phong trào mở rộng vào Nam đến Bình Định, Phú Yên và ra Bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh.

Pháp và triều Nguyễn gọi cuộc biến động này là Giặc cắt tóc, ở Bình Định gọi là Giặc đồng bào, sau nầy được đổi lại là cuộc Dân biến Trung kỳ.

Đây là cuộc đấu tranh bất bạo động đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và đoàn biểu tình lấy biểu tượng là Vua Thành Thái một vị vua yêu nước, theo tân học và chống Pháp.

Như vậy ngay từ đầu thế kỷ thứ 20, người Việt đã công khai thực hành phương pháp đấu tranh bất bạo động với biểu tượng vua Thành Thái, có tổ chức, có chiến thuật, có mục tiêu và có chiến lược một cách rất rõ ràng.

Cuộc đấu tranh bất bạo động bị Pháp đàn áp dã man. Nhiều người tổ chức và tham dự bị bắt, phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục bị dập tắt.

Các vị Vua tiếp tục cải cách

Năm 1907 vua Duy Tân tiếp nối việc cải cách giáo dục bằng cách cho thành lập Bộ Học nhằm cai quản việc học hành và thi cử.

Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục là một nhà giáo dục cổ vũ thực học, thực tài, bỏ đi kiểu học từ chương, xa rời thực tế và chủ trương phát triển nền giáo dục "không học vì bằng cấp" mà phải học lấy thực tài để ra giúp dân, giúp nước.

Đáng tiếc ông lại hết sức bài bác chữ Quốc ngữ, nhưng không phải vì thế mà chữ Quốc ngữ bị đưa ra khỏi nền giáo dục.

Theo Trần Gia Phụng từ năm 1909, chương trình thi Hương bắt buộc thí sinh phải làm các đề thi luận văn bằng cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ.

Ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28/12/1918) vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử kiểu Hán học.

Năm 1919 là năm cuối mở khoa thi Hương ở Huế, từ đó chữ Quốc ngữ thành chữ viết chính thức của người Việt Nam.

Vai trò của các ông giáo trường làng

Bên cạnh các trường công do triều đình và người Pháp lập ra là một hệ thống trường tư do các thầy đồ sau chuyển thành thầy giáo làng giảng dạy.

Mỗi làng có khi lên đến vài ba trường, hoặc dạy ở nhà thầy, hoặc ở nhà người giàu có nuôi thầy cho con ăn học và cho con các nhà lân cận trong làng theo học.

Thầy đồ đa số là những người có học, có người đỗ tú tài, có người là quan hồi hưu mở lớp dạy học.

Thầy đồ hoàn toàn tự do không chịu sự giám sát của triều đình.

Mặc dầu được tự do mở lớp giảng dạy giới thầy đồ vẫn giữ lòng trung với các vua nhà Nguyễn và với sách Thánh hiền.

Các thầy đồ quyết liệt chống lại các chính sách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp với quan niệm chữ Quốc ngữ là sản phẩm của ngoại bang và là công cụ của các nhà truyền giáo.

Với họ, chữ Hán giáo dục về luân lí, về lịch sử, là chữ Thánh hiền còn Quốc ngữ chỉ để đọc báo, đọc Kinh Thánh, những sản phẩm của quân xâm lược, biết đọc chẳng ích lợi gì.

Nhưng khi sắc lệnh cho dạy Quốc ngữ của vua Thành Thái được ban ra thì chính các thầy đồ đã thay đổi đã tự học chữ Quốc ngữ để truyền dạy lại cho học sinh.

Ba lớp Đồng ấu học trước khi học sinh vào tiểu học đều do các thầy giáo trường làng dạy hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ.

Nhờ thế chữ Quốc ngữ trở thành phổ thông đại chúng.

Những bộ sách giáo khoa như Sử ký địa dư giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, Quốc văn giáo khoa thư, được học giả Trần Trọng Kim và các cộng sự biên soạn để dạy lớp ấu học trường làng.

Bộ sách giáo khoa 'Việt Nam Sử lược' được học giả Trần Trọng Kim soạn để dạy các lớp cao hơn và đã hoàn toàn chỉ cho những người đã biết Quốc ngữ.

Lên lớp nhì và lớp nhất ở trường chính phủ, mỗi tuần chỉ dạy chữ Quốc ngữ một giờ rưỡi và bậc trung học chỉ dạy ba giờ.

Thời gian còn lại học sinh được dạy bằng tiếng Pháp và hầu hết do người Pháp dạy.

Từ đó ta thấy được căn bản tiếng Việt, sử địa, luân lý, văn hóa về Việt Nam của học sinh hầu như đều thu nhận được từ các thầy giáo trường làng.

Vua Bảo Đại là người Tây Học

Tốt nghiệp trường Khoa học Chính trị Paris về nước, vua Bảo Đại bắt tay ngay vào việc cải cách đất nước, mong từng bước khôi phục lại chủ quyền quốc gia.

quocngu5

Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy khi học ở Pháp. Sau ông lên ngôi lấy hiệu là Bảo Đại và là Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn

Ngày 10/12 năm 1932, vua Bảo Đại cho công bố đạo dụ nước ta theo chế độ Quân chủ Lập hiến, nhà vua sẽ trực tiếp điều khiển nội các và cho cải cách hành chính, giáo dục và tư pháp.

Một nội các mới đã được thành lập gồm những người trẻ theo tân học như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đệ…

Bộ Học được đổi tên thành Bộ Giáo dục và giao cho Phạm Quỳnh từng là chủ nhiệm báo Nam Phong một người luôn tha thiết với chữ Quốc ngữ điều hành.

Các cuộc cải cách của vua Bảo Đại đều bị người Pháp cản trở, riêng cải cách về giáo dục nhờ Phạm Quỳnh được người Pháp tin nên ít bị cản trở.

Chữ Quốc ngữ được tăng giờ dạy ở các trường công.

Nhờ thế sau khi Nhật đảo chánh Pháp, trao trả độc lập cho Việt Nam, chỉ trong vòng 5 tháng chính phủ Trần Trọng Kim đã thực hiện thành công cuộc cải cách lấy chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chính trong giáo dục.

Bộ trưởng Giáo dục Hoàng Xuân Hãn có công lao lớn khi soạn cả sách toán và kỹ thuật bằng tiếng Việt Quốc ngữ để dạy ngay trong niên học 1945-46 tại miền Bắc và miền Trung.

Từ 1948 đến 1955, chính phủ Quốc gia Việt Nam tiếp tục lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dạy đến hết bậc trung học.

Bắt đầu từ chuyển biến tư tưởng thời Thành Thái

Học tiếng Pháp, theo tân học thoát khỏi tư tưởng Trung Hoa nên vua Thành Thái đã hiểu rõ những khái niệm về tự do, dân chủ, quốc gia, dân tộc, quân chủ, cộng hòa… hiểu từ sách Pháp không phải từ sách Trung Hoa.

Thay đổi quan trọng nhất của nhà vua là về mặt tư tưởng, về ý thức đất nước không còn của nhà vua nữa mà là của quốc gia của dân tộc.

Quốc gia là một thực thể độc lập có chủ quyền thoát khỏi tư tưởng thuộc địa hay chư hầu Trung Hoa.

Khái niệm 'quốc gia' bắt đầu được sử dụng đối nghịch với 'thuộc địa', 'chư hầu'.

Mặc dù không có quyền lực trong tay các vua triều Nguyễn đã thực hiện thành công cải cách từ giáo dục, văn hóa, đến chính trị đưa đất nước thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa.

Bài học các vua triều Nguyễn đã thực hiện là nếu muốn cải cách giáo dục phải bắt đầu bằng thay đổi tư tưởng cho chính mình.

Vì thế, theo tôi, nhu cầu thiết yếu của đất nước ngày nay không phải là cải cách tủn mủn về phát âm, ký tự Quốc ngữ mà phải vừa thoát khỏi ý thức hệ cộng sản, vừa thoát Trung để khôi phục các nền tảng cơ bản cho Việt Nam.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 04/09/2018

Nguyễn Quang Duy

Tài liệu tham khảo :

- Liam Kelley (2016), Cải cách giáo dục của vua Thành Thái, Nguyễn Hồng Phúc lược dịch.

- Nguyễn Giang, Những người giúp chữ Quốc ngữ 'làm nên', BBC World Service

- Trần Gia Phụng, Lịch sử chữ Quốc ngữ.

Published in Diễn đàn