Trung Quốc trắc nghiệm Philippines, dồn tàu đến Thị Tứ, tuần tra quanh Scarborough
Thu Hằng, RFI, 29/11/2024
Bắc Kinh không ngừng gây áp lực với Manila để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Rất nhiều tàu dân sự Trung Quốc đang tập trung gần đảo Thị Tứ, được coi là tiền đồn quan trọng của Philippines. Ngày 28/11/2024, quân đội Trung Quốc cũng cho biết không quân và hải quân đã tiến hành tuần tra suốt từ đầu tháng 11 quanh bãi cạn Scarborough, mà Bắc Kinh coi là "vùng lãnh thổ" của Trung Quốc, chiếm quyền kiểm soát từ Philippines năm 2012.
Công trình xây dựng trên đảo Thị Tứ, được Philippines gọi là Pag-Asa, tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp. Ảnh chụp ngày 06/11/2024 AP - Aaron Favila
Theo hãng tin Reuters, tại đảo Thị Tứ (Thitu) thuộc quần đảo Trường Sa, nằm ở phía nam bãi cạn Scaborough, khoảng 60 tàu Trung Quốc tập trung cách đó chưa đầy 2 dặm, theo ảnh chụp từ vệ tinh của công ty Maxar Technologies ngày 25/11 và được Reuters kiểm chứng ngày 28/11. Hệ thống theo dõi tàu thuyền trực tuyến cho thấy rất nhiều tàu trong ảnh vệ tinh là được đăng ký ở Trung Quốc.
Đảo Thị Tứ, được Philippines gọi là Pag-Asa, nằm gần một căn cứ hải quân của Trung Quốc và gần một đường băng trên đảo Xu Bi (Subi), thỉnh thoảng vẫn được sử dụng làm cảng neo đậu cho tàu thuyền Trung Quốc.
Phó đô đốc Alfonso Torres, chỉ huy bộ Tư lệnh miền Tây Philippines, xác nhận họ biết rõ những con tàu đó thuộc lực lượng dân quân biển và hợp tác với hải quân và hải cảnh Trung Quốc. Chuẩn đô đốc Roy Trinidad, người phát ngôn của Hải quân Philippines về Biển Đông, cáo buộc đội tàu này "hiện diện bất hợp pháp" nhưng "không phải là điều đáng lo ngại" và "điều quan trọng (đối với Philippines) là phải giữ vững tư thế".
Theo Reuters, Bắc Kinh chủ trương củng cố hiện diện sau nhiều tháng đối đầu và xô xát giữa lực lượng hải cảnh và tàu cá Trung Quốc với tàu của Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây (Second Thomas). Nhà nghiên cứu Collin Koh tại Singapore nhận định có lẽ Bắc Kinh đang trắc nghiệm phản ứng của Manila vào lúc nội bộ chính trị Philippines đang căng thẳng.
Để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln đang hướng đến khu vực này sau khi ghé thăm cảng Klang ở Malaysia trong bốn ngày. Theo Hải quân Hoàng gia Malaysia, tàu USS Abraham Lincoln rời cảng ngày 27/11 cùng với tàu khu trục JS Samidare của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Thu Hằng
****************************
Trung Quốc "khuấy động" chia rẽ ở Philippines về kế hoạch mua tên lửa Mỹ Typhon
Thu Hằng, RFI, 29/11/2024
Tổng thống và phó tổng thống Philippines lôi tính mạng ra dọa. Hai gia tộc lãnh đạo Marcos và Duterte bất hòa. Những căng thẳng trên thượng tầng lãnh đạo ở Philippines đang trở thành cơ hội vàng cho Trung Quốc "khuấy động chia rẽ" ở Philippines về việc mua hệ thống phóng tên lửa Typhon của Mỹ và dựa vào Washington để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.
Phó tổng thống Philippines Sara Duterte (trái) tại Quezon, Philippines, ngày 13/11/2024 và tổng thống Ferdinand Marcos Jr. tại Viêng Chăn, Lào, ngày 09/10/2024. AP
Hệ thống phóng tên lửa mặt đất tầm trung (MRC) Typhon, do tập đoàn Lockheed Martin phát triển, đã được Mỹ đưa đến Philippines từ tháng 09/2024 để tham gia cuộc tập trận chung song phương. Washington "chưa có kế hoạch rút" hệ thống tên lửa này về, vì "vẫn cần để huấn luyện và nâng cao năng lực của quân đội", theo cố vấn an ninh quốc gia Philippines Eduardo Ano. Gần đây, Manila cho biết "thực sự có kế hoạch sở hữu hệ thống này" để "tăng cường khả năng răn đe". Nếu hệ thống Typhon được triển khai ở Philippines, nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc cũng sẽ nằm trong tầm bắn.
Theo một số nhà phân tích, hành động này của Philippines còn nhằm "xoa dịu" tổng thống sắp tới của Mỹ Donald Trump, vẫn muốn các đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng và đóng góp trực tiếp nhiều hơn vào việc duy trì trật tự an ninh quốc tế do Mỹ lãnh đạo.
Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, quyết định của Manila sẽ làm gia tăng căng thẳng trong vùng. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Lâm Kiếm (Lin Jian), nhắc đến "hòa bình và thịnh vượng" của khu vực để kêu gọi Manila cân nhắc lại quyết định. Nhưng họ để giới chuyên gia và truyền thông Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ, cáo buộc Philippines đang "trên đường trở thành kẻ gây rối thực sự ở Biển Đông", theo Hoàn cầu Thời báo. Còn đối với một số chuyên gia an ninh hàng đầu của Trung Quốc, Philippines "mua bất kỳ loại vũ khí nào thì cũng vô ích và vô nghĩa" và Philippines chỉ "đóng vai nạn nhân", dựa vào hệ thống vũ khí của Mỹ.
Gabriel Honrada, tác giả một bài phân tích trên trang Asia Times ngày 28/11, nhận định Trung Quốc đang tìm cách khai thác thế yếu của Philippines trong mạng lưới liên minh của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, để buộc nước này từ bỏ ý định mua loại vũ khí hiện đại. Thứ nhất, liên quan đến vị thế của chính quyền Philippines, thường được ủng hộ chính trị mạnh mẽ ở cấp vùng nhưng lại ít được ủng hộ ở cấp quốc gia, do cạnh tranh chính trị giữa các đảng, đặc biệt là giữa hai gia tộc đang nổi hiện : tổng thống đương nhiệm thuộc gia tộc Marcos và phó tổng thống thuộc dòng họ Duterte.
Mối quan hệ giữa hai dòng họ từng giúp liên minh chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử tổng thống nhưng giờ gần như bên bờ tan vỡ sau những cáo buộc tổng thống Marcos phản bội vì cho mở điều tra tham nhũng nhắm vào gia đình Duterte. Đấu đá và rạn nứt lên cao trào khi phó tổng thống Sara Duterte khẳng định đã bố trí sát thủ "đi giết ông Marcos, (đệ nhất phu nhân) Liza Araneta và (chủ tịch Hạ Viện) Martin Romualdez", họ hàng với tổng thống Marcos, nếu bà bị ám sát.
Nhà nghiên cứu Richard Heydarian nhận định với Asia Times rằng "những bất hòa chính trị giữa tổng thống Marcos Jr. và phó tổng thống Sara Duterte đã đặt Trung Quốc vào tâm điểm", vì trong mỗi sự kiện, mỗi ý đồ làm suy yếu tổng thống đương nhiệm dường như đều có "yếu tố Trung Quốc". Ông nhắc lại là hồi tháng 4, tổng thống Marcos Jr. cáo buộc người tiền nhiệm Rodrigo Duterte "thỏa thuận ngầm" với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, ông Duterte vẫn không che giấu ý định xích lại gần với Bắc Kinh, gác tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông để thắt chặt hợp tác kinh tế với Trung Quốc.
Bảo đảm kinh tế đất nước là một yếu tố giúp chế độ ổn định. Trong khi hầu hết các chế độ Đông Nam Á củng cố và duy trì tính hợp pháp thông qua tăng trưởng kinh tế, giới lãnh đạo chính trị Philippines thường không làm được điều đó, khiến đất nước tụt hậu so với các nước láng giềng Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Giới lãnh đạo Philippines đã phải dựa vào các thế lực bên ngoài. Ví dụ đối với tổng thống Duterte, Trung Quốc là đối tác số một. Nhưng từ khi ông Marcos Jr. nhậm chức, Philippines lại ngả sang Hoa Kỳ, đồng minh từ thời chiến tranh lạnh.
Những tranh cãi, căng thẳng nội bộ hiện nay có lẽ không có lợi cho chính quyền của tổng thống Marcos Jr. dù ông bị dọa giết. Ngày 29/11, ông Marcos cho rằng mọi lời kêu gọi phế truất phó tổng thống sẽ chỉ làm Quốc hội phân tán. Ông kêu gọi ưu tiên lợi ích công hơn là những tư lợi chính trị và như vậy mới tiếp tục được người dân ủng hộ những dự án quốc phòng lớn để đối phó với Trung Quốc.
Thu Hằng
Biển Đông : Tàu Philippines và tàu Trung Quốc "lại đụng nhau" gần Bãi Cỏ Mây
Chi Phương, RFI, 17/06/2024
Hôm nay, 17/06/2024, Trung Quốc lên án một tàu tiếp tế của Philippines đã tiến vào Bãi Cỏ Mây một cách bất hợp pháp và lờ đi những cảnh báo của Bắc Kinh, gây ra vụ va chạm tại vùng biển tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Phía Philippines đã nhanh chóng khẳng định tuyên bố của Trung Quốc là "sai lệch và dối trá".
Philippines tung hình ảnh tàu tiếp tế bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào ngày 23/3 - Ảnh: PCG
Trong một thông cáo, được AP trích dẫn, lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã tố cáo một tàu tiếp tế của Philippines "xâm nhập trái phép" vào vùng biển gần Bãi Cỏ Mây, cụm Bình Nguyên, thuộc quần đảo Trường Sa (mà Bắc Kinh gọi là đảo Nam Sa). Theo thông cáo, tàu của Philippines "đã tiếp cận tàu của Trung Quốc một cách thiếu chuyên nghiệp", "phớt lờ các cảnh báo", "dẫn đến vụ va chạm".
Quân đội Philippines đã nhanh chóng bác bỏ các cáo buộc của Trung Quốc. Phát ngôn viên của quân đội Philippine, ông Xerxes Trinidad, khẳng định rằng "vấn đề chính" trong vụ việc này "vẫn là sự hiện diện và những hành động bất hợp pháp của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines", xâm phạm chủ quyền của nước này.
Theo Manila, Bãi Cỏ Mây nằm cách bờ biển của nước này chưa đầy 200 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế công nhận. Philippines viện dẫn phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế năm 2016, vô hiệu hóa các yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông (mà Philippines gọi là Biển Tây).
Nhiều vụ va chạm giữa hai nước đã xảy ra gần đây tại vùng biển tranh chấp này. Quân đội Philippines nhấn mạnh là sẽ không cung cấp thông tin chi tiết về "hoạt động tiếp tế hợp pháp tại bãi cạn", mà hải quân Philippines thường vận chuyển thực phẩm, thuốc men và các vật tư khác đến chiếc tàu cũ BRP Sierra Madre, đã neo đậu ở đó từ năm 1999, và đóng vai trò là tiền đồn của Manila tại khu vực này.
Chi Phương
*****************************
Philippines muốn mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông
Thu Hằng, RFI, 16/06/2024
Ngày 15/06/2024, Manila đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc yêu cầu công nhận quyền chủ quyền của Philippines đối với một khu vực thềm lục địa ngoài khơi Biển Đông, hiện bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Yêu cầu được gửi vào đúng ngày Trung Quốc công bố một loạt quy định cho phép hải cảnh bắt giam hành chính, lên đến 60 ngày, "người nước ngoài" xâm phạm "chủ quyền" ở Biển Đông. Song song với việc khuyến khích ngư dân tiếp tục hoạt động, Philippines đặt hệ thống tên lửa BrahMos ở Biển Đông.
Tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp liệu Philippines khi đang trên đường đến Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Trường Sa, ngày 04/03/2024. Reuters - Adrian Portugal
Theo bản đăng ký trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) ngày 15/06, Manila yêu cầu quyền được "thiết lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa Philippines", cách bờ tây đảo Palawan đến 648 km. Đây là mức tối đa được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển - UNCLOS 1982 cho phép.
Trong một thông cáo, được AFP trích dẫn, ông Marshall Louis Alferez, trợ lý ngoại trưởng Philippines đặc trách về đại dương và các vấn đề hàng hải, nhấn mạnh "đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trải từ quần đảo (Philippines) đến ranh giới tối đa mà UNCLOS cho phép chứa đầy tiềm năng tài nguyên có lợi cho đất nước và người dân (Philippines) trong nhiều thế hệ tới".
Chính quyền Manila khẳng định đã "tiến hành nghiên cứu khoa học về Biển Tây Philippines (tức Biển Đông) từ hơn 15 năm qua" và "muốn bảo đảm tương lai qua việc thể hiện đặc quyền trong việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực thuộc lĩnh vực thẩm quyền (của Philippines)".
Theo AFP, trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã tăng lên mức chưa từng có với rất nhiều sự cố nghiêm trọng, ví dụ hải cảnh Trung Quốc nhiều lần phun vòi rồng vào tầu của Philippines ở Biển Đông. Để tăng cường phòng vệ, Philippines lập một giàn phóng tên lửa BrahMos tại căn cứ hải quân Leovigildo Gantioqui ở Zambales, bờ tây đảo Luçon nhìn ra Biển Đông.
Dựa trên hình ảnh chụp từ vệ tinh, ngày 14/06, trang Naval News cho rằng một doanh trại mới được xây trên khu vực tập huấn tàu đổ bộ trước đây của Hải Quân Philippines. Công việc mở rộng được tiến hành ngay sau khi Manila đặt mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ. Đến ngày 02/05/2024, nhiều cơ sở đã được xây dựng, trong đó có một bunker chứa tên lửa và một bệ cao có thể để phóng thử và bảo trì hệ thống.
Thu Hằng
Trung Quốc lên án Mỹ làm trầm trọng tình hình Biển Đông
Minh Anh, RFI, 28/04/2024
Ngày 26/04/2024, vụ trưởng Vụ Các vấn đề Bắc Mỹ và Châu Đại Dương của Trung Quốc, ông Dương Đào, lên án hành động can thiệp của Mỹ tại Biển Đông đã làm cho tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong cuộc gặp ngày 26/04/2024, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. AP - Mark Schiefelbein
Theo China Daily, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, trong cuộc họp báo nói về chuyến thăm Trung Quốc của ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, ông Dương Đào đã tố cáo Hoa Kỳ thường xuyên đe dọa Trung Quốc. Theo ông, Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines là một sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, gây tổn hại đến hòa bình, ổn định khu vực.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Dương tái khẳng định quyền chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, trong đó có bãi cạn Cỏ Mây tức Đá Nhân Ái, theo cách gọi của Trung Quốc. Lãnh đạo Vụ Bắc Mỹ và Châu Đại Dương của Trung Quốc khẳng định có đủ cơ sở pháp lý, đồng thời tuyên bố quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Bên cạnh đó, ông Dương còn tố cáo Philippines vi phạm các cam kết với Trung Quốc như vi phạm "thân sĩ hiệp định" và nhiều thỏa thuận nội bộ đã đúc kết với Bắc Kinh sau khi cho rằng phía Manila thực hiện các hành động khiêu khích, xâm phạm một cách liều lĩnh trên biển và từ chối kéo tàu chiến mắc cạn neo đậu trái phép tại bãi cạn Cỏ Mây.
Theo ông Dương, hành động chiếm giữ này của Manila "đi ngược lại" các quy định tại Điều 5 của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC) tại Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã đạt được.
Minh Anh
**************************
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật, Úc và Philippines họp tại Hawaii bàn về an ninh khu vực
Thanh Hà, RFI, 28/04/2024
Bộ quốc phòng Nhật Bản thông báo Tokyo chuẩn bị tham dự cuộc họp với Hoa Kỳ, Úc và Philippines tại Hawaii từ ngày 02-04/05/2024. Mỹ và ba nước đồng minh tại Châu Á–Thái Bình Dương tập trung vào vế an ninh khu vực trước việc Trung Quốc quyết liệt khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và gia tăng hiện diện ở Thái Bình Dương.
Tổng thống Joe Biden cùng tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong phiên họp ba bên tại Nhà Trắng, Hoa Kỳ, ngày 11/04/2024. AP - Mark Schiefelbein
Thông báo được bộ trưởng quốc phòng Nhật Minoru Kihara đưa ra cách nay hai ngày (26/04/2024). Tokyo sẽ "chia sẻ quan điểm, những đánh giá của Nhật Bản với các đối tác về tình hình an ninh và những thách thức chung" tại Châu Á –Thái Bình Dương cũng như về những bước hợp tác kế tiếp sau đợt tập trận chung giữa hải quân bốn nước hồi đầu tháng ở Biển Đông, nơi hải cảnh Trung Quốc liên tục dùng vòi rồng uy hiếp tàu thuyền của Philippines tại khu vực có tranh chấp chủ quyền biển đảo. Bên lề cuộc họp bốn bên tại Hawaii, bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản sẽ có những cuộc thảo luận song phương với đồng cấp Mỹ và Úc.
Hãng tin Kyodo của Nhật nhắc lại rằng đây là cuộc họp thứ hai giữa bộ trưởng quốc phòng bốn nước liên quan kể từ tháng 06/2023 nhân Đối Thoại Shangri La, diễn đàn an ninh Châu Á thường niên tổ chức tại Singapore.
Ngoài ra theo các nguồn tin của Học Viện Hải Quân Mỹ USNI hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt và nhiều tàu hộ tống đã cập bến cảng Laem Chabang, miền đông Thái Lan từ hôm 24/04/2024.
Thanh Hà
**************************
Trung Quốc lên án Mỹ làm trầm trọng tình hình Biển Đông
Minh Anh, RFI, 28/04/2024
Ngày 26/04/2024, vụ trưởng Vụ Các vấn đề Bắc Mỹ và Châu Đại Dương của Trung Quốc, ông Dương Đào, lên án hành động can thiệp của Mỹ tại Biển Đông đã làm cho tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng.
1111111111111111111111111111
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong cuộc gặp ngày 26/04/2024, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. AP - Mark Schiefelbein
Theo China Daily, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, trong cuộc họp báo nói về chuyến thăm Trung Quốc của ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, ông Dương Đào đã tố cáo Hoa Kỳ thường xuyên đe dọa Trung Quốc. Theo ông, Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines là một sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, gây tổn hại đến hòa bình, ổn định khu vực.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Dương tái khẳng định quyền chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, trong đó có bãi cạn Cỏ Mây tức Đá Nhân Ái, theo cách gọi của Trung Quốc. Lãnh đạo Vụ Bắc Mỹ và Châu Đại Dương của Trung Quốc khẳng định có đủ cơ sở pháp lý, đồng thời tuyên bố quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Bên cạnh đó, ông Dương còn tố cáo Philippines vi phạm các cam kết với Trung Quốc như vi phạm "thân sĩ hiệp định" và nhiều thỏa thuận nội bộ đã đúc kết với Bắc Kinh sau khi cho rằng phía Manila thực hiện các hành động khiêu khích, xâm phạm một cách liều lĩnh trên biển và từ chối kéo tàu chiến mắc cạn neo đậu trái phép tại bãi cạn Cỏ Mây.
Theo ông Dương, hành động chiếm giữ này của Manila "đi ngược lại" các quy định tại Điều 5 của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC) tại Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã đạt được.
Minh Anh
**************************
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật, Úc và Philippines họp tại Hawaii bàn về an ninh khu vực
Thanh Hà, RFI, 28/04/2024
Bộ quốc phòng Nhật Bản thông báo Tokyo chuẩn bị tham dự cuộc họp với Hoa Kỳ, Úc và Philippines tại Hawaii từ ngày 02-04/05/2024. Mỹ và ba nước đồng minh tại Châu Á–Thái Bình Dương tập trung vào vế an ninh khu vực trước việc Trung Quốc quyết liệt khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và gia tăng hiện diện ở Thái Bình Dương.
222222222222222222222222222
Tổng thống Joe Biden cùng tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong phiên họp ba bên tại Nhà Trắng, Hoa Kỳ, ngày 11/04/2024. AP - Mark Schiefelbein
Thông báo được bộ trưởng quốc phòng Nhật Minoru Kihara đưa ra cách nay hai ngày (26/04/2024). Tokyo sẽ "chia sẻ quan điểm, những đánh giá của Nhật Bản với các đối tác về tình hình an ninh và những thách thức chung" tại Châu Á –Thái Bình Dương cũng như về những bước hợp tác kế tiếp sau đợt tập trận chung giữa hải quân bốn nước hồi đầu tháng ở Biển Đông, nơi hải cảnh Trung Quốc liên tục dùng vòi rồng uy hiếp tàu thuyền của Philippines tại khu vực có tranh chấp chủ quyền biển đảo. Bên lề cuộc họp bốn bên tại Hawaii, bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản sẽ có những cuộc thảo luận song phương với đồng cấp Mỹ và Úc.
Hãng tin Kyodo của Nhật nhắc lại rằng đây là cuộc họp thứ hai giữa bộ trưởng quốc phòng bốn nước liên quan kể từ tháng 06/2023 nhân Đối Thoại Shangri La, diễn đàn an ninh Châu Á thường niên tổ chức tại Singapore.
Ngoài ra theo các nguồn tin của Học Viện Hải Quân Mỹ USNI hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt và nhiều tàu hộ tống đã cập bến cảng Laem Chabang, miền đông Thái Lan từ hôm 24/04/2024.
Thanh Hà
**************************
Biển Đông : Philippines phủ nhận thỏa thuận với Trung Quốc về Bãi Cỏ Mây
Minh Anh, RFI, 27/04/2024
Philippines hôm nay, 27/04/2024, bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc cho rằng hai nước đã đạt được thỏa thuận về Bãi Cỏ Mây mà hai nước đang tranh chấp ở Biển Đông. Chính quyền Manila gọi đó là những phát biểu mang tính tuyên truyền.
Một tàu tiếp liệu của Philippines bị tàu hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng vào tại khu vục gần Bãi Cỏ Mây, Biển Đông, ngày 05/03/2024. AP - Aaron Favila
Theo Reuters, hôm 18/04/2024, người phát ngôn của đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cho biết hồi đầu năm nay, hai nước đã đồng ý về một "mô hình mới" trong việc xử lý căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây mà không nêu chi tiết.
Hôm nay, bộ trưởng quốc phòng Philippines, Gilberto Teodoro, khẳng định ông "không biết và cũng không tham gia bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc" kể từ khi tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức vào năm 2022. Trong thông cáo, ông Teodoro tuyên bố giới chức Bộ Quốc phòng đã không hề có cuộc trao đổi nào với các đồng cấp Trung Quốc kể từ năm 2023.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Philippines xem tuyên bố của Bắc Kinh về một thỏa thuận song phương liên quan đến Bãi Cỏ Mây là "một phần tuyên truyền của Trung Quốc", đồng thời nói thêm rằng Manila sẽ không bao giờ ký kết một thỏa thuận nào có thể làm tổn hại đến chủ quyền của Philippines tại vùng biển này.
Bộ trưởng quốc phòng Philippines xem những phát biểu "tuyên truyền" từ những quan chức Trung Quốc xin giấu tên hoặc không xác định được là "một nỗ lực thô bạo nhằm thúc đẩy sự giả dối".
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã không trả lời yêu cầu bình luận của hãng tin Anh về những phát biểu trên của bộ trưởng Gilberto Teodoro.
Minh Anh
Philippines nói đã bàn với Mỹ về hành động ‘uy hiếp, hung hăng’ của Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines ngày 2/4 loan báo cố vấn an ninh quốc gia của họ và người đồng cấp Mỹ đã thảo luận về "các hành động uy hiếp, hung hăng và bịp bợm" của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong lúc căng thẳng ngoại giao ngày càng gia tăng giữa hai nước láng giềng Châu Á.
Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano "bày tỏ sự đánh giá cao đối với việc Hoa Kỳ tiếp tục đảm bảo và tái khẳng định cam kết sắt đá" đối với liên minh Mỹ-Philippines.
Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines cho biết trong một tuyên bố rằng Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano "bày tỏ sự đánh giá cao đối với việc Hoa Kỳ tiếp tục đảm bảo và tái khẳng định cam kết sắt đá" đối với liên minh Mỹ-Philippines.
Cuộc điện đàm hôm 1/4 diễn ra ngay sau một loạt các vụ va chạm trên biển và khẩu chiến nảy lửa giữa Trung Quốc và Philippines, gây ra lo ngại về sự leo thang trên biển.
Tổng thống Ferdinand Marcos Jr tuần trước cho biết sẽ có "biện pháp đối phó" chống lại sự xâm lược của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Philippines phản bội và không giữ lời hứa kéo một tàu hải quân cũ cố tình neo đậu trên bãi cạn tranh chấp. Manila nói chưa từng bao giờ đưa ra cam kết đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro nói với người dân Philippines trong một bức thư ngỏ ngày 2/4 rằng "chớ rơi vào cái bẫy do tuyên truyền của Trung Quốc giăng ra".
Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của họ mà họ kiểm soát bởi một đội tàu tuần duyên, cách đất liền khoảng hơn 1.000 km.
Tranh chấp xảy ra vào thời điểm Philippines và Mỹ đang tăng cường quan hệ quân sự, khiến Trung Quốc bực bội vì coi Washington đang can thiệp vào sân sau của mình.
Philippines khẳng định họ chưa bao giờ đồng ý kéo tàu BRP Sierra Madre đi chỗ khác, vốn được một số binh sĩ canh gác kể từ khi nó neo đậu ở Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) 25 năm trước. Trung Quốc bị cáo buộc ngăn chặn các nhiệm vụ tiếp tế của Philippines cho những người lính đồn trú trên con tàu đó.
Cựu phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte, người tiền nhiệm của ông Ferdinand Marcos Jr, khẳng định đã có "thỏa thuận bất thành văn" không chính thức với Trung Quốc về việc giữ nguyên hiện trạng ở bãi cạn nhưng không kéo tàu đi.
Phát ngôn viên của Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Jonathan Malaya cho biết chính phủ của ông Marcos chưa thấy bất kỳ tài liệu nào ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc về lời hứa của Philippines sẽ di dời con tàu.
Nguồn : VOA, 03/04/2024
Những hành động "ăn miếng trả miếng" giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông đã trở thành nguyên gây chính gây căng thẳng ở đây từ năm ngoái cho tới nay, với ít nhất chín vụ việc đã xảy ra giữa hai bên trong khu vực Biển Đông, thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong thời gian vừa qua.
Philippine Coast Guard / AFP
Ngay từ đầu năm nay, ngày 31/1, Hải cảnh Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã cảnh báo và xua đuổi bốn người Philippines xâm nhập bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Huangyan, Philippines gọi là bãi cạn Panatag) (1), trong khi Philippines cảnh báo trước sự hiện diện ngày càng tăng của tàu chiến Trung Quốc xung quanh đá Vành Khăn (Tên tiếng Anh là Mischief Reef) (2).
Ngày 23/3, Manila tiếp tục cáo buộc Hải Cảnh Trung Quốc lại dùng vòi rồng tấn công một tàu tiếp liệu của Philippines trên Biển Đông, gây hư hại cho tàu này (3). Hải Cảnh Trung Quốc tuyên bố đã thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với các tàu Philippines trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông ngày 23/3, trong khi lực lượng tuần duyên Philippines chỉ trích các động thái này là "vô trách nhiệm và gây hấn" (4).
Theo quân đội Philippines (5), vụ tấn công, kéo dài gần một giờ đồng hồ, xảy ra ở ngoài khơi Bãi Cỏ Mây, nơi mà các tàu của Trung Quốc đã từng sử dụng vòi rồng bắn vào tàu Philippines và va chạm với các tàu của quốc gia Đông Nam Á này trong các vụ đụng độ trong những tháng gần đây. Quân đội Philippines cho hay một tàu dân sự Philippines đã được thuê để tiếp tế cho quân đội trong tuần này và được hộ tống bởi hai tàu hải quân và hai tàu tuần duyên Philippines. Lực lượng tuần duyên Philippines nói rằng một tàu của họ đã bị "cản trở" và "bao vây" bởi một tàu hải cảnh và hai tàu dân quân biển đều của Trung Quốc. Kết quả là tàu tuần duyên Philippines đã bị "cô lập" khỏi tàu tiếp tế bởi "hành vi vô trách nhiệm và gây hấn" của lực lượng hải cảnh Trung Quốc.
Bên cạnh đó, quân đội Philippines cũng đã công bố những đoạn video cho thấy một tàu sơn màu trắng của lực lượng hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng nhiều lần vào một tàu của Philippines, có lúc hai tàu hải cảnh Trung Quốc cùng lúc bắn vòi rồng vào tàu này. Theo thông cáo của quân đội Philippines, tàu tiếp liệu của họ đã bị hư hại nặng nhưng vẫn giao được hàng tiếp tế cho đơn vị đồn trú trên Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Họ cho rằng phía Trung Quốc "không đếm xỉa gì đến" Công ước về Quy định quốc tế đối với phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS).
Hình vệ tinh của Maxar Technologies hôm 23/3/2024 cho thấy tàu Trung Quốc và Philippines ở vùng nước nơi Philippines cáo buộc Trung Quốc ngăn cản tàu tiếp tế của Philippines và dùng vòi rồng làm hư tàu của Philippines khi tàu này đang đi tiếp tế gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông. AFP
Philippines đang dũng cảm đối mặt với Trung Quốc trên Biển Đông. Chiến thuật của Philippines là một mặt công khai tất cả các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia đồng minh để kiềm chế Trung Quốc.
Philippines sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong năm 2024. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro mới đây phát biểu rằng Philippines đang tìm kiếm một liên minh phòng thủ với Mỹ và các đối tác an ninh khác để khai thác tài nguyên ở Biển Đông (6). Trong chuyến thăm Philippines ngày 11/1/2024, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã đến thăm trụ sở của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tại Manila và lên một tàu tuần tra. Ở đó, bà đã bày tỏ sự lo ngại của Châu Âu về tình hình Biển Đông (7).
Philippines đang tìm cách ký Hiệp định tiếp cận tương hỗ (RAA) với Nhật Bản trong quý I/2024, cho phép hai bên triển khai lực lượng trên lãnh thổ của nhau (8). Các cuộc đàm phán đã bắt đầu vào tháng 11/2023. Philippines sẽ là quốc gia thứ ba sau Australia và Anh, đồng thời là nước đầu tiên ở Châu Á, ký RAA với Nhật Bản nếu đạt được thỏa thuận này. Philippines cũng đang làm việc với Canada về một bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng (9).
Ngày 29/1/2024, Đại sứ Ấn Độ tại Manila Shambhu Kumaran rằng Philippines sẽ sớm nhận được lô tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đầu tiên từ Ấn Độ (10). Philippines đã ký thỏa thuận mua tên lửa trị giá 18,9 tỷ peso (334,4 triệu USD) này vào năm 2022. Cũng có tin Philippines và Mỹ đang lên kế hoạch cho một cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao của hai nước vào mùa xuân năm nay.
Khác với cách tiếp cận đầy mạnh mẽ và dũng cảm của Philippines về vấn đề Biển Đông, Việt Nam – cũng là một bên trực tiếp liên quan đến tranh chấp Biển Đông – đã có những hành động khiêm tốn trong năm qua khi tìm cách duy trì một cách thận trọng hơn sự cân bằng ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc. Tháng 9/2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện – cấp quan hệ đối tác cao nhất. Tháng 12/2023, Việt Nam đã làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đưa mối quan hệ này trở thành "cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược". Việt Nam đã dịch cụm từ này thành "cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược".
Việt Nam cũng đang tăng cường quan hệ với Philippines, với việc hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước ở Biển Đông nhằm ngăn chặn sự cố xảy ra (11). Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục tiến hành cải tạo và xây dựng đảo tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Philippines đang thăm dò khả năng tạo dựng các thỏa thuận COC song phương với Việt Nam và Malaysia nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán về COC. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về Biển Đông đều nhất trí rằng sẽ không có sự đột phá đáng kể nào trong đàm phán về COC trong năm nay.
Có lẽ, vấn đề Biển Đông đang là vấn đề thứ yếu trong chính sách của Việt Nm hiện nay, khi tất cả đất nước đang đổ dồn vào các cuộc đấu đá chính trị nội bộ. Cứ chìm đắm trong các cuộc giành giật quyền lực nội bộ như vậy, khả năng Trung Quốc sẽ gây áp lực cho Việt Nam trên Biển Đông sẽ không còn bao xa.
Hà Lệ Chi
Nguồn : RFA, 28/03/2024
Tham khảo :
6. https://www.pna.gov.ph/articles/1219445
7. https://apnews.com/article/germany-philippines-annalena-baerbock-fb3316182041e6121923d0e6deb8d0b0
9. https://www.dnd.gov.ph/Release/2024-01-19/2070/Philippines,-Canada-ink-defense-cooperation-agreement/#:~:text=The signing of the MOU,, training exchanges, information sharing,
10. https://globalnation.inquirer.net/225785/ph-to-get-supersonic-missiles-soon-india-envoy
11. https://ipdefenseforum.com/vi/2024/02/philippines-viet-nam-mo-rong-hop-tac-tren-bien-dong/#:~:text=Cuối tháng 1 năm 2024,dân Trung Hoa phản đối.
Philippines và Trung Quốc lại cáo buộc nhau gây ra các vụ đụng độ ở Biển Đông
Thùy Dương, 28/03/2024
Philippines và Trung Quốc sáng 28/03/2024 lại đưa ra những cáo buộc mới nhắm vào đối phương liên quan đến các vụ đụng độ gần đây ở Biển Đông, nơi mà hai bên đang có tranh chấp chủ quyền.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phát biểu ở Quezon, Philippines, ngày 21/12/2023. AP - Aaron Favila
Theo AFP, hôm nay 28/03, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ra thông cáo, khẳng định : "Chúng tôi không tìm kiếm xung đột với bất kỳ quốc gia nào, nhất là với các quốc gia tự nhận là bạn hữu của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không cho phép mình im lặng, chịu khuất phục hay lệ thuộc".
Tổng thống Philippines cam kết "trong những tuần tới" sẽ có hàng loạt "phản ứng và biện pháp đáp trả tương xứng, có chủ ý và hợp lý để đối phó với các vụ tấn công công khai, không ngừng, bất hợp pháp, mang tính cưỡng ép, hung hăng và nguy hiểm của các thành viên lực lượng hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc". Ông Ferdinand Marcos Jr. mạnh mẽ khẳng định "Philippines sẽ không nhượng bộ".
Gần như đồng thời, Trung Quốc tố cáo, chính những hành vi "khiêu khích" của Philippines là "nguyên nhân trực tiếp" khiến căng thẳng gia tăng ở Biển Đông trong thời gian gần đây. Trong thông cáo, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh : "Trung Quốc sẽ không cho phép Philippines làm điều họ muốn" và Bắc Kinh "đã phản ứng một cách hợp lý và mạnh mẽ".
Xin nhắc lại là trong những tháng qua, các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần phun vòi rồng tấn công hoặc gây va chạm với các tàu tiếp liệu của Philippines gần Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), thuộc quần đảo Trường Sa, đảo mà Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều khẳng định chủ quyền.
Gần đây nhất, theo Manila, tàu hải cảnh Trung Quốc hôm 23/03 đã tấn công một tàu Philippines khi tầu này đang đi tuần và tiếp liệu như thông lệ cho đơn vị đồn trú trên Bãi Cỏ Mây. Vụ tấn công này khiến 3 quân nhân Philippines bị thương.
Thùy Dương
*****************************
Các nhà báo nước ngoài ở Philippines bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc về chỉnh sửa hình ảnh
Reuters, VOA, 27/03/2024
Các nhà báo nước ngoài tại Manila hôm 27/3 đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng Philippines đã để các nhà báo chỉnh sửa các đoạn video được ghi hình trên các con tàu tiếp tế ở Biển Đông để làm nó giống như ‘nạn nhân’.
Hình ảnh được ghi lại cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu tiếp tế Philippines
Hiệp hội Phóng viên Nước ngoài Philippines (FOCAP) ‘bị xúc phạm sâu sắc trước những lời bóng gió rằng báo chí là ‘kẻ gây rối’ và cấu kết với chính phủ để thúc đẩy mục tiêu chính trị’, tổ chức này ra tuyên bố cho biết.
Tuyên bố này là nhằm đáp trả bài viết của Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trên X hôm 26/3.
Bà Hoa nói về công tác thường xuyên của Philippines là chuyển hàng tiếp tế cho binh sĩ của họ đóng trên chiếc tàu chiến bị mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), nơi các tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu Philippines thường xuyên đụng độ.
Trong bài viết của mình, bà Hoa cho biết các chuyến tàu tiếp tế như vậy luôn chở theo nhiều nhà báo và các nhà báo này đã ‘chỉnh sửa các hình ảnh họ ghi lại để đưa tin giật gân và đưa ra hình ảnh Philippines như là nạn nhân’.
FOCAP cho biết họ ‘mạnh mẽ bác bỏ và lên án những tuyên bố sai trái, vô căn cứ’ của bà Hoa và Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, cơ quan đã đăng lại ý kiến của bà Hoa trên X.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines và Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
Các nhà báo nước ngoài và trong nước, bao gồm cả phóng viên Reuters, đã tháp tùng và đưa tin trên các con tàu tiếp tế trong vùng biển tranh chấp.
FOCAP cho biết ý kiến của bà Hoa là xúc phạm đến sự liêm chính của các nhà báo và nói thêm rằng ‘báo chí tự do và độc lập tường thuật không phải những gì họ được bảo phải tường thuật, mà là những gì họ thấy được’.
Một phát ngôn nhân của Lực lượng Tuần duyên Philippines, cơ quan hộ tống các tàu dân sự ra tiếp tế, viết trên X như sau : "Trung Quốc dường như đã bỏ qua sự thực là ở một nước dân chủ như Philippines, chúng tôi trân trọng tự do ngôn luận và tự do báo chí".
Nguồn : VOA, 27/03/024
*************************
Ấn Độ ủng hộ Philippines bảo vệ chủ quyền lãnh hải
Thanh Hà, RFI, 27/03/2024
Trong cuộc họp báo tại Manila hôm 26/03/2024, ngoại trưởng Ấn Độ tuyên bố New Delhi hỗ trợ Philippines bảo vệ chủ quyền và hy vọng đôi bên mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh đến cam kết song phương nghiên cứu khả năng bảo đảm tự do và hòa bình cho khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo (phải) bắt tay đồng nhiệm Ấn Độ Subrahmanyan Jaishankar sau cuộc họp báo chung tại khách sạn Sofitel, Manila, Philippines, ngày 26/03/2024. © AP - Jam Sta Rosa
Ba ngày sau vụ tàu tiếp liệu cho Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) của Philippines bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công, ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar trong cuộc họp báo với người đồng cấp Philippines Enrique Manalo tránh nêu đích danh Trung Quốc và những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, nhưng theo ghi nhận của báo Hindustan Times, hai bên nhấn mạnh đến hợp tác trên biển, "đẩy mạnh đối thoại" và "mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực giao thông hàng hải", "cứu hộ và giám sát việc thực thi luật pháp quốc tế" đặc biệt là trong vùng biển Ấn Độ -Thái Bình Dương,
Tờ báo cũng nhắc lại Ấn Độ và Philippines đã tăng cường hợp tác chiến lược trong thời gian gần đây và năm 2022 Manila là khách hàng đầu tiên trang bị tên lửa Brahmos do Ấn Độ và Nga chế tạo.
Cũng trong cuộc họp báo sau buổi làm việc với đồng cấp Philippines, ngoại trưởng Ấn Độ nhấn mạnh New Delhi "hoàn toàn tin tưởng là những tiến bộ và thịnh vượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương được bảo đảm tốt hơn nếu như các bên tôn trọng trật tự được dựa trên cơ sở pháp lý". Đáp lời ngoại trưởng Ấn Độ, phía Manila cho biết đôi bên đã có những "trao đổi sâu sắc về các chương trình hợp tác quốc phòng và an ninh" nhằm bảo đảm các quyền tự do lưu thông ở Ấn Độ -Thái Bình Dương , đây phải là một vùng biển "tự do và rộng mở".
Trong chuyến công du Philippines từ ngày 25 đến 27/03/2024 ngoại trưởng Ấn Độ, Subrahmanyam Jaishankar đã được tổng thống Ferdinand Marcos Jr tiếp và có một buổi làm việc với bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, Gilbert Teodoro.
Thanh Hà
********************************
Manila triệu đại diện Trung Quốc để phản đối sự cố ở Bãi Cỏ Mây
VOA, 25/03/2024
Philippines hôm 25/3 đã triệu tập đại biện Trung Quốc để phản đối ‘các hành động gây hấn’ trên Biển Đông hồi cuối tuần qua trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Philippines thách Bắc Kinh đưa yêu sách chủ quyền thái quá của họ ra trọng tài quốc tế.
Hình ảnh do quân đội Philippines cung cấp cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippines ra Bãi Cỏ Mây
Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng phun vào một tàu dân sự tiếp tế cho binh lính của họ đóng tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) hôm 23/3, mà họ cho biết đã làm hư hại con tàu và làm một số người trên tàu bị thương, vụ việc mới nhất trong một loạt những căng thẳng bùng phát trong năm qua.
"Việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào các hoạt động thường xuyên và hợp pháp của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của chúng tôi là không thể chấp nhận được", Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố nói, trong đó cho biết đại biện lâm thời ở Đại sứ quán Trung Quốc đã bị triệu tập và Manila cũng đã phản đối qua con đường ngoại giao ở Bắc Kinh.
"Hành động đó vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines", tuyên bố nói và yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc hôm 23/3 cho biết họ đã thực hiện các biện pháp cần thiết đối với các tàu Philippines xâm nhập vào vùng biển của họ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 25/3 nhấn mạnh rằng Philippines đã nuốt lời hứa rằng họ sẽ kéo chiếc tàu chiến mắc cạn ra khỏi Bãi Cỏ Mây, và điều này ‘vi phạm các cam kết mà họ đã nhiều lần nói với Trung Quốc’.
Nhưng Philippines đã nói đi nói lại rằng họ không hề cam kết như vậy và tuyên bố sẽ không từ bỏ vị trí tại Bãi Cỏ Mây.
Trung Quốc đã triển khai hàng trăm tàu hải cảnh trên khắp Biển Đông để tuần tra trong vùng biển mà họ cho là của họ, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực hồi năm 2016 đối với vụ vụ kiện do Manila đưa lên rằng yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh này không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết này.
Các quan chức an ninh hàng đầu của Philippines hôm 25/3 đã triệu tập một cuộc họp bàn về sự cố để đưa ra các khuyến nghị cho Tổng thống Ferdinand Marcos Jr về cách xử lý tiếp theo.
Washington tuyên bố đứng về phía Philippines và lên án ‘những hành động nguy hiểm’ của Trung Quốc. Nhật, Anh, Pháp, Đức, Canada và Úc cũng đưa ra tuyên bố ủng hộ Philippines.
"Mỹ không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông nhưng đã liên tục can thiệp, kích động các vấn đề tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Philippines", phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm lên tiếng trong cuộc họp báo hôm 25/3.
Trong phát ngôn có thể chọc giận Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro hôm 25/3 đề nghị Trung Quốc nên chứng tỏ tính thuyết phục của yêu sách chủ quyền của mình thông qua trọng tài.
"Nếu Trung Quốc không ngại nêu yêu sách với thế giới, thì tại sao chúng ta không phân xử theo luật pháp quốc tế ?" ôngTeodoro nói trước báo giới.
Nguồn : VOA, 25/03/2024
****************************
Vụ tàu Philippines bị "tấn công" : Bộ Quốc phòng Trung Quốc đe dọa "tiếp tục cứng rắn"
Trọng Thành, RFI, 24/03/2024
Bắc Kinh tỏ ra không nhân nhượng sau vụ tàu Philippines tiếp liệu cho Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công hôm qua, 23/03/2024, khiến ba quân nhân Philippines bị thương, theo Manila. Hôm nay, 24/03, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra một tuyên bố cảnh báo "sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn và quyết đoán để bảo vệ chủ quyền".
Ảnh tư liệu do quân đội Phillippines cung cấp : Tầu hải cảnh Trung Quốc chặn mũi tầu Philippines gần Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Biển Đông, ngày 22/10/2023. © AP / Armed Forces of the Philippines
Hãng tin Reuters dẫn lại tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đòi Philippins "ngừng đưa ra bất kỳ nhận xét nào có thể dẫn đến gia tăng xung đột và căng thẳng leo thang, cũng như ngừng mọi hành động xâm phạm và khiêu khích". Đây là lần thứ hai hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu tiếp liệu Philippines tại khu vực Bãi Cỏ Mây từ đầu tháng.
Về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu Philippines, trả lời báo giới hôm nay, cố vấn an ninh quốc gia Philippines Eduarno Ano, cho biết đây là một "hoạt động tiếp liệu thông thường" cho đơn vị bảo vệ Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), quần đảo Trường Sa, và Manila "sẽ tiếp tục các hoạt động này" bất chấp các đe dọa.
Theo báo chí Philippines hôm nay, Lực lượng Đặc nhiệm Quốc gia phụ trách Biển Tây Philippine (tức Biển Đông), gọi tắt là NTF-WPS, do cố vấn An ninh Quốc gia trực tiếp chỉ đạo, sẽ có cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia vào ngày mai, 25/03, để chuẩn bị các biện pháp sắp tới với Trung Quốc.
Ngay sau khi vụ việc diễn ra, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo báo chí lên án "hành động chà đạp lên luật pháp quốc tế" của Trung Quốc, đồng thời tái khẳng định "sát cánh cùng đồng minh Philippines".
Trọng Thành
Một quan chức hải quân Philippines hôm 06/03/2024, tuyên bố sẽ không cho phép Trung Quốc di dời con tàu cũ BRP Sierra Madre mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Biển Đông, nay được Manila dùng làm nơi trú đóng thường trực của một đơn vị quân đội. Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau sự kiện bốn thủy thủ Philippines bị thương trong vụ va chạm giữa hải cảnh Trung Quốc với hai tàu Philippines tiếp tế cho đơn vị ở Bãi Cỏ Mây.
Tàu Hải quân Philippines BRP Sierra Madre (phải) tại Bãi Cỏ Mây, Biển Đông. Ảnh chụp ngày 23/04/2023. AP - Aaron Favila
Theo hãng tin Mỹ AP, đô đốc Roy Trinidad của hải quân Philippines cho biết thêm Manila sẽ không cho phép xây dựng bất kỳ công trình nào ở bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc chiếm từ tay Philippines vào năm 2012.
Khi được hỏi "Manila không thể chấp nhận những hành động nào của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp", đô đốc Trinidad khẳng định bãi cạn Scarborough và con tàu mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây "là những lằn ranh đỏ đối với lực lượng vũ trang Philippines".
Đô đốc Trinidad nhấn mạnh chính quyền của cựu tổng thống Rodrigo Duterte cũng đã thiết lập những lằn ranh đỏ đó đối với các hành động của Trung Quốc, hay của bất kỳ quốc gia nào khác đang có tranh chấp với Philippines ở vùng biển này.
Sau vụ bốn thủy thủ Philippines bị thương do va chạm với tàu Trung Quốc khi làm nhiệm vụ tiếp tế hôm 05/03, Philippines đã triệu đại diện sứ quán Trung Quốc tại Manila lên để phản đối mạnh mẽ.
Về phía Trung Quốc, ngoại trưởng Vương Nghị hôm nay, 07/03, khẳng định Bắc Kinh sẽ "bảo vệ" quyền lợi của mình ở Biển Đông sau hàng loạt sự cố với Manila. Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã lên đến "đỉnh điểm trong vòng vài năm qua".
Phan Minh
Một tàu của chính phủ Philippines tiếp tế cho tàu của ngư dân gần bãi cạn Scarborough đã bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc cản trở. Đây là sự cố thứ hai trong vòng hai tuần và bị Manila lên án ngày hôm nay, 25/02/2024.
Tàu hải cảnh Trung Quốc diễn tập gần tàu tuần duyên Philippines BRP Teresa Magbanua gần Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh ngày 08/02/2024 via Reuters – Philippine Coast Guard
Theo lực lượng tuần duyên Philippines, được AFP trích dẫn, tàu BRP Datu Sanday đang tiếp nhiên liệu cho các tàu cá Philippines gần bãi cạn Scarborought thì bị một tàu hải cảnh và ba tàu khác của Trung Quốc quấy rối hôm 22/02. Ba trong tổng số 4 tàu này đã áp sát mũi tàu Datu Sanday với khoảng cách chưa đầy 100 mét.
Ngoài ra, báo cáo của tuần duyên Philippines còn tố cáo hành vi gây nhiễu bộ tiếp sóng của tàu và nhiều "hành động nguy hiểm" khác. Trong buổi họp báo về tình hình Biển Đông, phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Philippines Jay Tarriela khẳng định "thuyền trưởng tàu BRP Datu Sanday đã thể hiện kinh nghiệm hàng hải xuất sắc và đã tránh được mọi ý đồ cản trở".
Bãi cạn Scarborough là một trong những điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát nơi đây từ Philippines năm 2012. Tuần trước, Manila cũng lên án một sự cố tương tự ở gần bãi cạn này.
Về phía Trung Quốc, trang Global Times khẳng định trên các mạng xã hội rằng hải cảnh Trung Quốc đã đẩy lùi tàu Datu Sanday "khi tàu này thâm nhập trái phép những vùng biển quanh đảo Hoàng Nham (Huangyan)", tên gọi được Trung Quốc đặt cho bãi cạn Scarborough, nằm cách đảo Luzon của Philippines 240 km.
Theo một báo cáo của tổ chức CSIS, Trung Quốc là nước làm hư hại nhiều rạn san hô nhất ở Biển Đông, hơn 21.000 hecta, để gia cố cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo. Ngày 24/02, đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã cáo buộc báo cáo trên là "bịa đặt". Trong thông cáo, được trang Manila Bulletin trích dẫn, đại sứ Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) khẳng định Trung Quốc luôn "chú trọng đến bảo vệ môi trường sinh thái ở quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa)".
Thu Hằng
Tàu Trung Quốc gây nguy hiểm cho hoạt động tuần duyên Philippines
Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần tiếp cận ở khoảng cách "nguy hiểm" tàu tuần duyên Philippines trong một đợt tuần tra 9 ngày tại khu vực xung quanh bãi cạn Scarborough, quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trên đây là thông báo Manila đưa ra hôm nay, 11/02/2024.
Người dân Philippines biểu tình bên ngoài lãnh sứ quán Trung Quốc tại Makati, Philippines hôm 06/02/2024 nhằm yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt các hành động quấy phá ngư dân và tàu thuyền Philippines tại Biển Đông. AP - Aaron Favila
Hãng tin Anh Reuters dẫn lại thông báo của Tuần duyên Phililippines cho biết con tàu BRP Teresa Magbanua của lực lượng này có mặt tại khu vực từ đầu tháng, để bảo vệ ngư dân Philippines "khỏi bị quấy rối hơn nữa" tại ngư trường truyền thống của nước này. Tuần duyên Philippines nhấn mạnh là các tàu Trung Quốc đã "liều lĩnh" vi phạm các quy tắc quốc tế về ngăn ngừa va chạm, khi bốn lần có các tiếp cận nguy hiểm với con tàu BRP Teresa Magbanua, trong đó có hai lần tàu Hải cảnh Trung Quốc vượt ngang qua mũi tàu Tuần duyên Philippnes.
Video do Tuần duyên Philippines cho thấy một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc áp sát mạn trái của tàu BRP Teresa Magbanua chỉ vài mét trước khi cắt ngang mũi con tàu. Tuần duyên Philippines cũng cho biết thêm là con tàu tuần tra nói trên bị 4 tàu Hải cảnh Trung Quốc "theo sát" tổng cộng hơn 40 lần.
Rạn san hô Scarborough đã trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila kể từ khi Trung Quốc bắt đầu kiểm soát khu vực này vào năm 2012. Kể từ đó, Bắc Kinh đã liên tục triển khai tàu Hải cảnh và tàu thuộc lực lượng dân quân biển nhằm "quấy rối" các tàu Philippines và ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận các đầm phá của bãi cạn, nơi có nhiều hải sản.
Bãi cạn Scarborough cách đảo chính Luzon của Philippines 240km về phía tây và cách đảo Hải Nam, vùng lãnh thổ gần nhất của Trung Quốc, tới gần 900km. Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc ký kết, các quốc gia chỉ có quyền tài phán đối với phạm vi khoảng 200 hải lý (tương đương 370 km) tính từ đường bờ biển.
Hiện tại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa đưa ra bình luận về việc này. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như đối với toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả vùng biển và các đảo gần bờ biển của các nước láng giềng, và phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Trọng Thành
Biển Đông : Philippines tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực đối diện với Đài Loan
Thanh Hà, RFI, 07/02/2024
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines hôm qua 06/02/2024 ra lệnh tăng số quân đồn trú tại các đảo ở khu vực cực bắc Philippines, đối diện với Đài Loan. Manila đẩy mạnh khả năng phòng thủ trên bộ, phát triển cơ sở hạ tầng tại quần đảo Batanes, cách bờ biển Đài Loan khoảng 200 km.
Các chiến đấu cơ Philippines tham gia tập trận chung với Hoa Kỳ ở vùng lân cận Batanes, bắc Philippines, ngày 21/11/2023 via Reuters – Philippine Air Force
Theo hãng tin Anh Reuters, trong chuyến thị sát những cơ sở của Hải Quân tại các điểm ở cực bắc lãnh thổ của Philippines, bộ trưởng Quốc Phòng Gilberto Teodoro nhấn mạnh : "Kể từ năm 2024, khả năng tác chiến của Quân Đội Philippines sẽ được nâng cao hơn". Theo ông Teodoro, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng quần đảo Batanes, do đây là "điểm đầu của các căn cứ phương bắc của Philippines". Hải Quân Philippines cho biết chuyến viếng thăm của bộ trưởng Quốc Phòng tại khu vực phía bắc này là một "bước ngoặt trong nỗ lực (của Manila) bảo vệ lãnh thổ trên bộ và tăng cường an ninh quốc gia".
Trong bối cảnh tình hình eo biển Đài Loan hiện đang căng thẳng và Trung Quốc nhắc đi nhắc lại mục tiêu thôn tính hòn đảo này, Manila đặc biệt chú trọng đến khu vực Eo biển Ba Sĩ (Bashi) giữa quần đảo Batanes của Philippines với Đài Loan. Đây là một cửa ngõ quan trọng trong các hoạt động giao thông đường biển giữa phía tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Chính quyền Đài Loan ghi nhận tàu chiến và máy bay quân sự của Trung Quốc thường xuyên đi qua eo biển này.
Tháng 11/2023 Philippines và Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc tuần tra chung ngoài khơi các hòn đảo thuộc khu vực cực bắc của Philippines. Trước đó, các giới chức quân sự Mỹ đã đàm phán với Manila về một dự án xây dựng cảng dân sự trên quần đảo Batanes, để Hoa Kỳ tiếp cận dễ dàng hơn một vùng biển "chiến lược" ngay đối diện với Đài Loan. Quần đảo Batanes từng là nơi diễn ra một cuộc tập trận chung Mỹ - Phi mang tên "Balikatan», huy động đến 17.000 binh lính.
Thanh Hà
**********************
Philippines tăng cường hiện diện quân sự tại các đảo đối diện với Đài Loan
Reuters, VOA, 07/02/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã ra lệnh cho quân đội tăng số lượng binh sĩ đồn trú tại các đảo cực bắc gần Đài Loan để củng cố khả năng phòng thủ lãnh thổ của Manila.
Các binh sĩ Philippines tham gia lễ chào cờ trên đảo Mavulis thuộc quần đảo Batanes, ngày 29/6/2023. Quần đảo Batanes chỉ cách Đài Loan 140 km.
Hải quân Philippines cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro cũng kêu gọi phát triển thêm công trình trên quần đảo Batanes xa xôi, cách Đài Loan chưa đầy 200 km (125 dặm).
Theo một tuyên bố của hải quân Philippines đưa ra vào cuối ngày thứ Ba, ông Teodoro cho biết : "Bắt đầu từ năm 2024, nhịp độ hoạt động của AFP (Lực lượng vũ trang Philippines) sẽ cao hơn".
Kênh Bashi giữa các đảo này và Đài Loan được coi là điểm nghẽn đối với các tàu di chuyển giữa Tây Thái Bình Dương và Biển Đông đang tranh chấp. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết quân đội Trung Quốc thường xuyên cử tàu và máy bay đi qua eo biển này.
Vào tháng 11, quân đội Philippines và Mỹ đã tuần tra chung ngoài khơi vùng biển cực bắc của Philippines.
Batanes là "mũi nhọn của Philippines ở ranh giới phía bắc", ông Teodoro nói trong chuyến thăm cùng với các chỉ huy AFP và hải quân.
Hải quân Philippines nói chuyến thăm của ông Teodoro "biểu thị một thời điểm then chốt trong cam kết của đất nước chúng ta về bảo vệ lãnh thổ và an ninh quốc gia".
Reuters đưa tin vào tháng 8 rằng quân đội Hoa Kỳ đang đàm phán để phát triển một cảng dân sự ở Batanes, một động thái nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của Mỹ tới các hòn đảo có vị trí chiến lược đối diện với Đài Loan.
Philippines vào năm 2023 đã cho phép gần gấp đôi số lượng căn cứ quân sự mà lực lượng Mỹ có thể tiếp cận, trong đó có ba căn cứ đối diện với Đài Loan. Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan dân chủ là lãnh thổ của mình, nói rằng những động thái đó đang "đổ thêm lửa" vào căng thẳng trong khu vực.
Batanes từng là một trong những địa điểm huấn luyện trong cuộc tập trận quân sự chung năm ngoái, được gọi là Balikatan, với sự tham gia của hơn 17.000 binh sĩ Philippines và Mỹ, khiến nó trở thành cuộc tập trận quân sự thường niên lớn nhất từ trước đến nay.
Reuters
Nguồn : VOA, 07/02/2024