Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

M : Cam kết quc phòng gia Hà Ni-Bc Kinh không tác đng gì đến quan h Vit-M

Reuters, VOA, 18/12/2023

Hoa Kỳ s tiếp tc hp tác cht ch vi Vit Nam, mt quan chc M cho biết sau khi Hà Ni tun trước tuyên b tăng cường quan h vi Trung Quc, bao gm c v quc phòng và an ninh gia bi cnh hai cường quc cnh tranh nh hưởng đi vi quc gia Đông Nam Á.

myviet1

Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình (gia, bên trái) và Tổng bí thư Đảng cộng sản Vit Nam Nguyn Phú Trng (gia, bên phi) tham d l tiếp đón ti Ph Ch tch Hà Ni ngày 12/12/2023. Tuyên b chung Vit Nam-Trung Quc được đưa ra trong dp này.

Các nhà lãnh đo Vit Nam đã nâng cp quan h vi Bc Kinh trong chuyến thăm Hà Ni ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình vào tun trước, ba tháng sau khi h tăng cường quan h vi Washington khi Tng thng Joe Biden ti thăm Vit Nam trong chuyến thăm được coi là thành công ca đường li "ngoi giao cây tre" ca Vit Nam.

Bt chp ngôn t trong tuyên b Trung Quc-Vit Nam, mà có th được coi là nhm chng li Hoa K, cho đến nay nhng lo ngi v kế hoch ca Washington nhm làm sâu sc thêm quan h vi Hà Ni có th b cn tr hin vn chưa có th đánh giá đúng mc.

"Mi quan h ca chúng tôi vi Vit Nam không phi là v bt k nước th ba nào", Reuters dn li ông Cameron Thomas-Shah, người phát ngôn ca Đi s quán Hoa K ti Hà Ni, nói.

Tr li câu hi ca hãng thông tn Anh, đi din ca M nói thêm : "S hp tác cht ch ca chúng tôi vi các đi tác Vit Nam trên nhiu lĩnh vc, bao gm y tế, giáo dc, công ngh và thương mi, s tiếp tc trong tương lai gn".

B Ngoi giao Vit Nam không tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Trong tuyên b chung được đưa ra sau chuyến thăm ca ông Tp, Vit Nam và Trung Quc cam kết hp tác an ninh mnh m hơn, bao gm c ngành công nghip quc phòng và hu cn.

Hoa Kỳ cũng đang n lc tăng cường hp tác quc phòng vi Vit Nam.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia cp cao v an ninh Vit Nam ti Hc vin Quc phòng Úc Canberra, nói nhng "mc tiêu đy tham vng" này vi Trung Quc khó có th nh hưởng đến vic hp tác quc phòng vi Washington.

Vit Nam và Trung Quc cũng nht trí tăng cường trao đi thông tin tình báo đ ngăn chn "các thế lc thù đch" h tr cho các phong trào cơ s, như nhng phong trào đã dn đến các cuc cách mng trong nhng năm gn đây các nước cng sn cũ, mà các nhà phê bình cho rng được thúc đy bi Washington.

"Vic nhn mnh vào các thế lc thù đch không phi là điu đáng ngc nhiên. Các nhà lãnh đo Trung Quc luôn thì thm điu này vào tai các nhà lãnh đo Vit Nam. Nhưng ch phóng đi s hp tác song phương gia h v vn đ này. H s không chia s thông tin tình báo", ông Zachary Abuza, giáo sư v chính tr Đông Nam Á ti Đi hc Chiến tranh Quc gia Washington DC, nhn đnh.

Raymond Powell, cu Tùy viên Không quân ca Đi s quán Hoa K ti Vit Nam, người hin đang lãnh đo D án Myoushu ca Đi hc Stanford v Bin Đông, thì lưu ý rng : "Luôn có s khác bit gia ngôn ng ngoi giao ca Vit Nam và nhng lo ngi an ninh thc tế ca nước này".

Ông nói thêm : "Hà Ni s tiếp tc tìm kiếm vùng an toàn gia vic xoa du nhng k vng chính tr ca Bc Kinh và mi đe da mà Trung Quc đt ra, đc bit là đi vi v thế ca nước này Bin Đông", nơi mà Trung Quc và Vit Nam có nhng tuyên b ch quyn xung đt nhau.

Nguồn : VOA, 18/12/202

*****************************

Hoa Kỳ không thấy có tác động gì bởi cam kết quốc phòng Việt- Trung

RFA, 18/12/2023

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam.

Reuters loan tin ngày 18/12 dẫn phát biểu của phát ngôn nhân Cameron Thomas- Shah tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội.

myviet2

Cam kết quc phòng gia Hà Ni-Bc Kinh không tác đng gì đến quan h Vit-M

Phát ngôn nhân Cameron Thomas-Shah được dẫn nguyên văn rằng "Mối quan hệ của chúng tôi (Hoa Kỳ- Việt Nam) không phải về một nước thứ ba. Sự hợp tác chặt chẽ của chúng tôi với đối tác Việt Nam thông qua nhiều lĩnh vực khác nhau ; gồm y tế, giáo dục, công nghệ, thương mại sẽ tiếp tục trong tương lai trước mắt".

Reuters nêu vấn đề với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng chưa nhận được trả lời.

Vào tuần qua, Tổng bí thư/Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đến thăm Việt Nam, ba tháng sau khi Tổng thống Hoa Kỳ đến Hà Nội và hai phía nâng cấp quan hệ vượt cấp lên đối tác chiến lược toàn diện, ngang với mức mà Hà Nội và Bắc Kinh thiết lập từ năm 2008.

Trong thông cáo chung Việt- Trung được công bố nhân chuyến thăm của ông Tập, Hà Nội và Bắc Kinh cam kết hợp tác an ninh mạnh hơn nữa ; trong đó công nghệ quốc phòng.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra, được Reuters dẫn phát biểu rằng "những mục tiêu mong ước" của Việt Nam với Trung Quốc chắc không có ảnh hưởng gì đến hợp tác quốc phòng của Việt Nam với Hoa Kỳ.

Trong thông cáo chung Việt- Trung đưa ra vào tuần qua nhân chuyến thăm của Tổng bí thư/chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội từ ngày 12 đến 13/12, hai phía còn đồng ý gia tăng trao đổi tình báo để ngăn chặn "những thế lực thù địch" hỗ trợ cho các phong trào cơ sở như những phong trào dẫn đến các cuộc cách mạng ở những quốc gia cộng sản trước kia. Hà Nội cho rằng những thế lực đó được Washington cổ xúy.

Giáo sư Zachary Abuza chuyên về vấn đề chính trị Đông Nam Á tại Học viện Chiến Tranh Quốc gia tại Washington DC cho rằng sự nhấn mạnh đến các thế lực thù địch trong thông cáo Việt- Trung vào tuần qua không có gì đáng ngạc nhiên. Theo giáo sư này thì Bắc Kinh luôn nói vào tại Hà Nội về điều đó ; nhưng đừng đánh giá quá cao về sự hợp tác giữa hai phía trong lĩnh vực này, họ sẽ không chia sẻ thông tin tình báo.

Chuyên gia Raymond Powell, người đang đứng đầu dự án Myoushu về Biển Đông tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, cho rằng luôn có khác biệt trong lời nói ngoại giao và quan tâm thực sự về an ninh của Hà Nội. Hà Nội sẽ tiếp tục tìm kiếm thế đứng an toàn giữa mong muốn chính trị với Bắc Kinh và mối đe dọa từ Bắc Kinh ; đặc biệt tại Biển Đông nơi cả hai đều có tranh chấp.

Nguồn : RFA, 18/12/2023

Published in Việt Nam

Tổng thống Biden ‘ly’ Kiu Hà Ni ; Tổng bí thư Trng dành 16 ch ‘vàng’ cho quan h Vit-M

VOA, 11/09/2023

Tng thng M Joe Biden đc hai câu thơ trong chuyn Kiu ca Nguyn Du khi d tic chiêu đãi ca Ch tch nước Vit Nam Võ Văn Thưởng, trong khi Tng bí thư Nguyn Phú Trng đưa ra 16 ch cho phương châm mi quan h Vit-M khi hai cu thù nâng cp lên tm đi tác chiến lược cao nht.

hkvn1

Tng thng M Joe Biden (gia) phát biu ti bui tic chiêu đãi ca Ch tch nước Vit Nam Võ Văn Thưởng (th nht t phi) ti Ph Ch tch Hà Ni hôm 11/9.

Truyn thông Vit Nam cho biết, Ch tch Thưởng đã tiếp và ch trì tic chiêu đãi Tng thng Biden hôm 11/9 trong ngày cui cùng ca chuyến thăm cp Nhà nước đu tiên ca ông Biden ti Vit Nam.

Trước đó, ông Biden đã gp ông Trng và cùng người đng đu Đng cộng sản Vit Nam đưa ra tuyên b lch s v vic nâng cp mi quan h đi tác vượt hai bc lên mc chiến lược toàn din.

Ti bui tiếp ông Biden ti Ph Ch tch Hà Ni, ông Thưởng đượcVietNamNet trích li nói vi người đng đu Nhà Trng rng 5 tháng sau ngày Vit Nam giành được đc lp vào năm 1946 t tay người Pháp, ch tch Vit Nam lúc đó, ông H Chí Minh "đã gi thư cho Tng thng (Harry) Truman bày t mong mun thiết lp quan h hp tác đy đ vi M". Tuy nhiên, theo ông Thưởng, "do nhng điu kin, hoàn cnh ca lch s, mong mun y đã tri quan nhiu thác ghnh, th thách".

Cũng đưa tin v bui chiêu đãi,VnExpress cho biết ông Thưởng nói vi Tng thng Biden rng mi quan h Vit-M "chưa bao gi phát trin tt đp như ngày nay, t cu thù tr thành Đi tác Chiến lược Toàn din". Ch tch Vit Nam gi đây là "hình mu trong lch s quan h quc tế v hàn gn và xây dng quan h sau chiến tranh".

Đáp li Ch tch Vit Nam, Tng thng M dùng hai câu thơ trong chuyn Kiu ca đi thi hào danh tiếng nht ca Vit Nam :

"Vinh hoa bõ lúc phong trần

Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày".

Theo VietNamNet và VnExpress, Tng thng Biden cho rng "đây là ngày chúng ta có th cm nhn được vinh hoa và m áp ca nhng cơ hi vô hn m ra trước mt chúng ta".

Ông Biden cũng tng "ly Kiu" trước đây, khi tiếp đón Tng bí thư Trng ti Washington hi năm 2015 khi ông là phó tng thng M. Lúc đó ông Biden dùng hai câu thơ :

"Tri còn đ có hôm nay

Tan sương đu ngõ vén mây gia tri"

khi ch trì tic trưa chào đón ông Trng thăm chính thc M. Ông Trng lúc đó tr thành lãnh đo Đng cộng sản đu tiên được tiếp đón ti Nhà Trng.

Thơ Kiu cũng đã được Tng thng Barack Obama dùng khi phát biu ti Hà Ni trong chuyến thăm vào năm 2016, khi quan h Vit-M nng m lên nhanh chóng vi vic ông Obama tuyên b d b lnh cm bán vũ khí sát thương cho Vit Nam. Vi hai câu Kiu :

"Rng trăm năm cũng t đây

Ca tin gi mt chút này làm ghi",

ông Obama ng ý mt s cam kết lòng tin khi khép li bài phát biu trước hàng nghìn người Hà Ni khi đó.

Trước đó vào năm 2000, Tng thng Bill Clinton cũng đã mượn các câu thơ Kiu vi hình nh "sen tàn" và "cúc n hoa" đ nói v quan h M-Vit chuyn t cu thù sang bn bè vi nhng cơ hi hp tác khi ông tr thành tng thng M đu tiên ti Vit Nam sau khi chiến tranh kết thúc.

Còn trong cuc hp vi Tng thng Biden hôm 10/9, ông Trng đã mượn li đi thi hào người Ireland William Yeats vi câu thơ :

"Khi nghĩ v nơi khi đu và kết thúc ca nhng vng sáng đp

Tôi nói rng đó là nơi ca nhng người bn tôi".

Đáp li, Tng thng Biden k li câu chuyn cho thy ông là người thích trích dn thơ ca các thi hào Ireland mà ông cho là "nhng nhà thơ hay nht thế gii".

Ông Trng mô t mi quan h Vit-M vi 16 t "Gác li quá kh, vượt qua khác bit, phát huy tương đng, hướng ti tương lai", trong bui tiếp ông Biden, theo báoNhân Dân. T báo ca Đng cộng sản Vit Nam cho biết ông Trng nhn mnh "s hiu biết ln nhau, hoàn cnh ca nhau, tôn trng các li ích chính đáng ca nhau và không can thip vào công vic ni b ca nhau luôn có ý nghĩa quan trng". Ông Trng gi 16 ch này là "phương châm đc thù cho s phát trin quan h Vit Nam-Hoa K".

Toàn văn tuyên b chung được Tng thng Biden và Tng bí thư Trng đưa ra hôm 10/9 nói rng hai bên nhn mnh các nguyên tc nn tng đnh hướng quan h Vit Nam-Hoa K, trong đó có "tôn trng th chế chính tr, đc lp, ch quyn và toàn vn lãnh th ca nhau".

Mi quan h được xem là "khăng khít" gia Vit Nam và Trung Quc, hai quc gia do Đng cộng sản cm quyn, cũng đượcmô t bng 16 ch mà hai bên gi là phương châm "vàng", được Tng bí thư Lê Kh Phiêu đưa ra khi thăm Trung Quc năm 1999. Đó là "láng ging hu ngh, hp tác toàn din, n đnh lâu dài, hướng ti tương lai". Ngoài ra, Vit Nam và Trung Quc còn có tha thun tinh thn "4 tt", khi Ch tch Trn Đc Lương thăm Trung Quc năm 2000, đ đưa hai nước thành "láng ging tt, bn bè tt, đng chí tt, đi tác tt".

Vi vic nâng cp mi quan h lên tm cao nht, M gi đây tr thành đi tác chiến lược toàn din th 5 ca Vit Nam, bên cnh Trung Quc, Nga, n Đ và Hàn Quc.

Trong chuyến thăm Vit Nam ln này, Tng thng Biden còn gp mt Th tướng Phm Minh Chính. Theo báoĐin t Chính ph, trong bui gp hôm 11/9 ti Tr s Chính ph Hà Ni, Th tướng Chính khng đnh li lp trường nht quán ca Vit Nam coi M là mt đi tác có tm quan trng chiến lược và hoan nghênh Hoa K ng h mt Vit Nam mnh, đc lp, t cường và thnh vượng.

Cũng trong ngày 11/9, ông Biden đã gp mt Ch tch Quc hi Vương Đình Hu trong ba tic trưa cp nhà nước ti tr s Quc hi Hà Ni. Nhà Trng cho biết, hai nhà lãnh đo "tho lun v ý nghĩa lch s ca chuyến thăm này đi vi mi quan h song phương và các cơ hi hp tác trong tương lai theo quan h Đi tác Chiến lược Toàn din mi".

Trong hot đng cui cùng Hà Ni trước khi kết thúc chuyến thăm được xem là lch s ca Tng thng Biden ti Vit Nam, người đng đu Nhà Trng hôm 11/9 đã ti thăm và đt vòng hoa trước bc phù điêu tưởng nim c Thượng nghị sĩ John McCain ti H Trúc Bch.

Trước đó ti cuc hp báo chung vi ông Trng ti ngày 10/9, ông Biden nhc ti ông McCain trong s nhng người đã đóng góp cho vic bình thường hóa và phát trin mi quan h gia hai cu thù trong hàng chc năm qua, theoTui Tr.

Thượng nghị sĩ McCain, người mà Tng thng Biden xem là mt người bn, qua đi ngày 25/8/2018, sau hơn mt năm chng chi bnh ung thư não. Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam, khi gi li chia bun ti gia đình ông lúc đó, nói rng ông McCain "là đi din tiêu biu cho thế h ngh sĩ - cu binh chiến tranh Vit Nam, là người đi đu và có nhiu đóng góp to ln trong vic hàn gn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và xác lp quan h Đi tác toàn din Vit M".

Trong mt lot cácđăng ti trên mng xã hi X, trước đây là Twitter, v chuyến thăm Vit Nam, Tng thng Biden chia s hình nh gp Tng bí Thư Trng và cho biết rng M và Vit Nam s "tiếp tc làm vic cùng nhau đ đt được nhng mc tiêu chung là hòa bình, thnh vượng và phát trin bn vng".

Nguồn : VOA, 11/09/2023

********************

Mỹ - Việt ký thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng chất hiếm

Thùy Dương, RFI, 11/09/2023

Nhân chuyến công du Việt Nam ở cấp Nhà nước của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua 10/09/2023, hai nước đã ký kết một thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng chất hiếm. Theo nhận định của Reuters, đây là một phần mong muốn của Hoa Kỳ có các chuỗi cung ứng độc lập với Trung Quốc.

hkvn2

Một bảng bán dẫn điện tử. Reuters - FLORENCE LO

Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành "đối tác chiến lược toàn diện", mức cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Điều này cho phép Mỹ hưởng lợi từ năng lực sản xuất của Việt Nam và đạt bước tiến trong chiến lược trang bị chuỗi cung ứng toàn cầu, tránh những nguy cơ rủi ro từ phía Trung Quốc.

Trên đài RFI Pháp ngữ ngày 11/09, chuyên gia Benoît de Tréglodé, giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Chiến lược, thuộc Trường Quân sự Pháp, nhận định :

"Năm ngoái, một cách biểu tượng, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu thứ 7 của Mỹ, vượt qua cả Anh quốc, nên Việt Nam nay đã là nước quan trọng trong quan hệ thương mại với Mỹ. Theo chiều ngược lại, đối với Việt Nam, thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Vì thế, bộ máy kinh tế của hai nước thực sự lệ thuộc vào nhau, bổ trợ cho nhau.

Mặt khác, những khó khăn thương mại mà Washington đang gặp phải với Bắc Kinh, trong cuộc chiến kinh tế hiện đang tiếp diễn, thúc đẩy Mỹ cố gắng tăng cường quan hệ đối tác với Hà Nội, thúc đẩy việc dịch chuyển cơ sở sản xuất. Mỹ cũng phải có những suy tính mang chiến chiến lược về quan hệ đối tác kinh tế, nâng cao hợp tác với Hà Nội, vấn đề chất bán dẫn được đề cập trong chuyến thăm của Biden cũng như vấn đề về đất hiếm, vốn dĩ mang tính chiến lược rất cao. Việt Nam là nước có nhiều trữ lượng đất hiếm thứ 2 trên thế giới.

Vì vậy, có điều gì đó đang thay đổi và Washington cho rằng Việt Nam có thể là một thị trường Châu Á, theo cách nào đó có thể là thị trường thay thế hoặc thị trường bổ sung phục vụ lợi ích của Mỹ trong khu vực để bù đắp cho những khó khăn mà Mỹ gặp phải với Trung Quốc".

Hôm nay 11/09/2023, trong thông cáo, Nhà Trắng hoan nghênh "một hợp đồng lịch sử" trị giá 7,8 tỉ đô la giữa Boeing và hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines. Chính quyền Mỹ khẳng định đơn đặt hàng, được thông báo nhân chuyến công du của tổng thống Biden đến Việt Nam, sẽ mang lại hơn 30.000 việc làm ở Mỹ.

Thùy Dương

Published in Việt Nam

Chỉ khoảng ba tuần sau chuyến công du Hà Nội của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng chọn Việt Nam mở đầu cho vòng công du bốn nước Đông và Đông Nam Á. Phó tổng thống Hoa Kỳ lên án những đòi hỏi chủ quyền và hành động chèn ép của Trung Quốc ở Biển Đông. Còn ông Vương Nghị như buộc các nước liên quan giữ nguyên trạng ở Biển Đông, đồng thời chống lại các hành động can thiệp của các thế lực bên ngoài.

doitac1

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, ngày 25/08/2021.  AP - Manan Vatsyayana

Phát biểu tại Hà Nội ngày 25/08/2021, phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã kêu gọi Việt Nam cùng "tìm cách gây áp lực, gia tăng sức ép... đối với Bắc Kinh để buộc họ tuân thủ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc". Ngoài vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ sẵn sàng tăng cường giúp đỡ Việt Nam về mặt quốc phòng, chống đại dịch Covid-19, mà bằng chứng cụ thể nhất thể hiện cho thiện chí của Mỹ là viện trợ ngay cho Việt Nam trong vòng 24 giờ một triệu liều vac-xin Moderna.

Tóm lại, Washington muốn nâng cấp quan hệ với Hà Nội, từ "đối tác toàn diện" lên "đối tác chiến lược". Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam muốn như thế nhưng dè chừng Bắc Kinh tức giận. Đâu là những lợi ích và trở ngại cho Việt Nam nếu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (ENS), Pháp.

*****

RFI :Nâng cấp quan hệ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược" với Hoa Kỳ có thể mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam ? Đâu là những trở ngại chính trị và quân sự có thể tác động đến việc nâng cấp này ?

Laurent Gédéon : Việt Nam đã ký quan hệ đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh Quốc, Đức, Pháp. Vì thế cần phải xem là Việt Nam tìm kiếm gì khi ký kết một thỏa thuận đối tác chiến lược ?

Tôi nghĩ là theo quan điểm của Hà Nội, quan hệ đối tác chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, thứ nhất là cho an ninh, vì thỏa thuận giúp tăng cường cho ngoại giao và quốc phòng của Việt Nam, tiếp theo là cho kinh tế, vì một quan hệ đối tác chiến lược góp phần cho sự phát triển của đất nước, và cho ngoại giao, vì một thỏa thuận như vậy giúp Hà Nội có được sự ủng hộ khi cần về chính sách đối ngoại. Từ những điểm này, nếu nhìn vào trường hợp Hoa Kỳ, có thể thấy đúng là quan hệ giữa hai nước có thể sẽ được thắt chặt hơn, nhưng cũng có thể đặt ra một số trở ngại, dù phía Hoa Kỳ đưa ra yêu cầu mạnh mẽ.

Trở ngại đầu tiên liên quan đến chính sách đối nội của Việt Nam. Có thể nói tóm lược rằng trong đảng Cộng Sản Việt Nam có nhiều khuynh hướng khác nhau, như khuynh hướng "thân Trung Quốc", hay ít nhiều "ngả về phía Hoa Kỳ", mà không bên nào chịu thua bên nào. Ngoài ra còn có một số khuynh hướng khác, được thể hiện qua nhiều cấp độ quan điểm khác nhau trong chính sách của Việt Nam, với kết quả có thể thấy được mà chúng ta biết hiện nay. Dù các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất trí không để mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng họ lại bất đồng về cách hành động. Một số người thiên về việc tăng cường xích lại gần Hoa Kỳ. Một số khác từ chối. Vì thế, có thể thấy cản trở đầu tiên để tiến tới quan hệ chiến lược này là chính sách đối nội và sự mất cân bằng chính trị nội bộ của Việt Nam.

Rào cản tiếp theo mang tính quân sự, liên quan đến việc từ lâu Việt Nam vẫn sử dụng vũ khí của Nga. Một phần lớn hệ thống vũ khí của Việt Nam là do Liên Xô hoặc Nga sản xuất. Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào thiết bị quân sự của Nga, đến 80%. Điều này đặt ra vấn đề tương thích vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất vào hệ thống hiện có. Ngoài ra, phải kể thêm một vấn đề pháp lý liên quan đến Đạo luật Chống lại đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act, CAATSA) nhằm trừng phạt những nước mua vũ khí Nga. Đây là một khó khăn dù có thể giải quyết được về mặt ngoại giao, nhưng vẫn là một vấn đề cần được nêu.

Trở ngại thứ ba đối với Việt Nam là mức độ tin cậy vào Washington, mà có thể thấy qua những sự kiện gần đây, ví dụ cam kết chiến lược của Mỹ bị suy yếu dưới thời tổng thống Trump. Dù chính quyền Biden đã đổi hướng, nhưng dù sao đây vẫn là một tiền lệ khó có thể khiến các nước muốn xích lại gần Washington cảm thấy yên tâm.

RFI : Ngoài ra còn có những trở ngại nào khác ?

Laurent Gédéon : Có thể kể đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, không quá quan trọng hoặc không được nhắc nhiều dưới thời tổng thống Trump, nhưng lại là vấn đề nhạy cảm đối với chính quyền Biden và từng là một điểm trong chiến dịch tranh cử của ông.

Tiếp theo là những bất trắc về khả năng Hoa Kỳ gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTTP, thỏa thuận thay thế cho Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP. Hiện chưa rõ là Mỹ sẽ tham gia hiệp định chung này, hay sẽ phát triển một hiệp định song phương khác với Việt Nam.

Khúc mắc cuối cùng về Hoa Kỳ của Hà Nội là trường hợp Afghanistan, nơi quân đội Mỹ can thiệp sâu rộng và giờ rút lui. Điều này xảy ra trong bối cảnh địa-chính trị trong vùng rất bất ổn, có thể dẫn tới xung đột và khiến tôi nghĩ đến sự ổn định chiến lược địa-chính trị của Đài Loan hiện nay, đến hiệu ứng domino từ một cuộc khủng hoảng ở Đài Loan đến Biển Đông, đến việc phương Tây gia tăng sức ép ở trong vùng thông qua việc hải quân Anh, Pháp, Úc và dĩ nhiên là Hoa Kỳ tăng cường hiện diện ở Biển Đông, ở eo biển Đài Loan, cũng như ở nhiều khu vực khác trong vùng.

Để kết luận về khả năng Việt Nam bước vào quan hệ hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ, có thể nói là Hà Nội sẽ được lợi, chắc chắn là về mặt an ninh quân sự, nhưng cũng có nguy cơ bị mất quyền tự chủ chiến lược. Vì thế có thể nhận thấy là phía Việt Nam thận trọng trong kiểu thỏa thuận như vậy.

RFI : Trong trường hợp Việt Nam kí quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, việc này có vi phạm nguyên tắc "Bốn Không" của Việt Nam không ?

Laurent Gédéon : Đúng là Sách Trắng quốc phòng gần đây nhất của Việt Nam năm 2019 nêu nguyên tắc "Bốn Không". Tôi xin nhắc lại, đó là "không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác" và điểm "Không" thứ tư, được thêm vào "Ba Không" truyền thống, đó là "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

Đúng là nguyên tắc "Bốn Không" có vẻ ngăn cản Hà Nội trở thành một bên tham gia vào một cuộc xung đột, ngoại trừ một vụ tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Việt Nam. Nhưng trong Sách Trắng quốc phòng 2019 cũng có một cảnh báo : "Tùy vào diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết và tương ứng với các nước khác", dù có nguồn gốc chính trị là gì và mức độ phát triển ra sao. Có thể thấy là lần đầu tiên Việt Nam tạo điều kiện cho việc diễn giải nguyên tắc "Bốn Không". Và điều này có thể mở đường cho khả năng thắt chặt hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.

Việt Nam cũng rất lưu ý đến việc lần đầu tiên cùng với Hàn Quốc, New Zealand được mời tham gia hội nghị QUAD+ vào tháng 03/2020 tập trung vào đại dịch Covid-19. Đáng chú ý ở chỗ Việt Nam đều có mối quan hệ vững chắc với các nước Bộ Tứ - QUAD gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Úc. Đặc biệt Việt Nam có quan hệ chiến lược với ba trong số bốn nước này, trừ Mỹ.

Ở đây cần tìm hiểu là liệu Hà Nội có tiếp cận những nước này, một cách gián tiếp thông qua những cơ chế hợp tác quốc tế chứ không phải là trực tiếp qua những cơ chế quân sự. Trong khi trên thực tế những cơ chế hợp tác quốc tế này lại giúp Việt Nam tham gia vào các cấu trúc liên minh quân sự không chính thức, dù có vẻ đi ngược lại phần nào với nguyên tắc "Bốn Không". Dường như đây là cách tiếp cận có chủ ý của chính quyền Việt Nam.

Ngoài ra, cần biết rằng trong một cuộc thăm dò ý kiến cuối năm 2019 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đa số người dân Việt Nam được hỏi ý kiến đều coi Bộ Tứ - QUAD là khung thể chế quan trọng nhất trong vùng, hơn cả ASEAN. Đây là một chỉ số đáng chú ý về khả năng Hà Nội tham gia vào các kiểu liên minh dù không mang tên chính thức như vậy, bất chấp những gì ghi trong Sách Trắng, hay nguyên tắc "Bốn Không".

RFI : Mỹ đã ký bao nhiêu quan hệ đối tác chiến lược ở Châu Á và khác gì với liên minh với Philippines ?

Laurent Gédéon : Hoa Kỳ đã ký nhiều thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược quan trọng trong vùng. Tôi xin nhắc một vài thỏa thuận như với Ấn Độ, tập trung vào khả năng răn đe và bảo vệ lợi ích chung cũng như về chống đại dịch và biến đổi khí hậu ; với Indonesia tập trung chủ yếu vào kinh tế và giữ gìn trật tự quốc tế theo các quy định đã có ở Ấn Độ-Thái Bình Dương ; với Singapore trong đó có một mảng hợp tác quân sự đáng chú ý, với việc một đơn vị hải quân Mỹ hiện diện ở một cảng của nước này. Ngoài ra, còn phải kể đến thỏa thuận chiến lược tổng thể hơn với ASEAN về y tế công cộng, khả năng kết nối, hợp tác kinh tế và hợp tác hàng hải về mặt môi trường.

Nhưng điều mà chúng ta nhận thấy là những quan hệ đối tác chiến lược này không phải là những hiệp ước liên minh quân sự, nhưng có những mảng quân sự ít nhiều quan trọng. Đối với những nước rất gần gũi với Hoa Kỳ thì Washington thiết lập liên minh quân sự, chứ không phải là đối tác chiến lược, như với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines. Trong trường hợp ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, Washington có lực lượng quân đội thường trực hoặc tạm thời.

Riêng trường hợp Philippines, Hoa Kỳ có Thỏa thuận Thăm viếng quân sự (Visiting Forces Agreement, VFA), một phiên bản của Hiệp ước phòng thủ chung được Washington và Manila ký năm 1951. Thỏa thuận VFA hiện nay quy định sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Philippines trong những dịp tập trận, huấn luyện chung, chiến hạm cập cảng, hay bất kỳ hoạt động nào giữa quân đội hai nước. Thỏa thuận Thăm viếng quân sự VFA này đã được tổng thống Rodrigo Duterte tái khẳng định triển hạn hôm 30/07/2021, trong khi Hoa Kỳ vẫn nhắc lại là tiếp tục bảo vệ Phillipines trong trường hợp nước này bị tấn công vũ trang ở Biển Đông.

VFA giữa Mỹ-Philippines là một thỏa thuận quân sự, trái với quan hệ đối tác chiến lược. Tuy nhiên, tùy theo ý muốn và chiến lược của hai bên, ví dụ trong trường hợp của Việt Nam và Mỹ, có thể sẽ có một vế quân sự được điều chỉnh để đáp ứng những quan ngại chiến lược của mỗi bên. Nhưng phải nhắc lại là quan hệ đối tác chiến lược không phải là một liên minh quân sự như trường hợp của Mỹ và Phillippines.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, trường Sư phạm Lyon (Ecole Normale supérieure de Lyon) tại Pháp.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 20/09/2021

*****

Đọc thêm :

Phần 1 Phó tổng thống Mỹ đến Việt Nam tìm thêm đối tác kiềm chế Trung Quốc

Published in Diễn đàn

Nhân quyền ở đâu trong chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris ?

Phó Tổng thống Hoa Kỳ, bà Kamala Harris đã khuyên Việt Nam nên tìm cách gây áp lực chống lại hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng tránh nói đến nhân quyền.

vietmy0

Nữ Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chào cử tọa trong một buổi họp báo

Tuyên bố trong buổi gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ngày 25/08/2021, bà Harris nói : "Chúng ta cần tìm cách để áp lực và, nói thẳng ra là tăng cường áp lực để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ Luật biển của Liên Hiệp Quốc, và đương đầu với những hăm dọa và tham vọng về hàng hải của họ" (1).

Đây là lần thứ hai trong vòng 24 giờ, bà Harris, Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong 25 năm, đã có lời tuyên bố chống Trung Quốc. Lần thứ nhất bà nói trong chuyến thăm Tân Gia Ba (Singapore) rằng những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là khiêu khích và đe dọa (2).

Tuy nhiên, những lời nói thẳng thừng của bà Harris đối với Bắc Kinh đã không được phía Việt Nam đáp ứng hay bình luận.

Về phía Nhà nước, cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính khi tiếp Phó Tổng thống Harris đã không có lời phụ họa nào. Ngược lại cả hai đều ngỏ ý : "Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc cũng như các diễn đàn đa phương khác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển tại khu vực và trên thế giới, ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không, và mọi tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cũng như sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế" (TTXVN, 25/8/2021).

Hợp tác song phương

Đáng chú ý, trong phần phát biểu của mình, cả hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính đều nói giống nhau như bài học thuộc lòng từ trước khi tiếp bà Harris.

Ông Phúc nói : "Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả ; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế".

Trong khi Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cũng lặp lại y chang : "Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả ; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế".

Nhưng ông Chính lại nói thêm : "Trong đó, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới" (VOV-Đài Tiếng nói Việt Nam, 25/08/2021).

Chỉ khác chút xíu là trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói với bà Harris rằng : "Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu, ổn định lâu dài, góp phần xây dựng và củng cố lòng tin, tạo cơ sở để hai bên tích cực trao đổi, tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển tại khu vực và trên thế giới" (TTXVN, 25/08/2021).

Đáp lại, bà Harris tái khẳng định : "Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế, đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và khu vực. Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ".

Có tin nói bà Harris cũng ngỏ ý hai nước cần quan tâm đến việc nâng cấp từ "quan hệ toàn diện" lên mức "chiến lược" để hỗ trợ lẫn nhau, nhưng phía Hà Nội vẫn còn chần chứ vì sợ Trung Quốc phản ứng.

Theo Bách khoa toàn thư mở thì : "Tính tới hết năm 2020, hiện Việt Nam có : 3 Đối tác Chiến lược Toàn diện ; 14 Đối tác Chiến lược và 13 Đối tác Toàn diện". Theo đó :

Đối tác chiến lược toàn diện :

1. Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc

2. Liên bang Nga

3. Cộng hòa Ấn Độ

Đối tác chiến lược :

1. Vương quốc Thái Lan

2. Nhật Bản

3. Đại Hàn Dân Quốc

4. Vương Quốc Tây Ban Nha

5. Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

6. Cộng hòa Liên bang Đức

7. Cộng hòa Ý

8. Cộng hòa Indonesia

9. Cộng hòa Singapore

10. Cộng hòa Pháp

11. Liên bang Malaysia

12. Cộng hòa Philippines

13. Thịnh vượng chung Úc

14. New Zealand

Đối tác toàn diện :

1. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

2. Cộng hòa Bolivar Venezuela

3. Cộng hòa Liên bang Myarmar

4. Cộng hòa Nam Phi

5. Cộng hòa Chile

6. Cộng hòa Liên bang Brazil

7. Cộng hòa Argentina

8. Ukraina

9. Vương Quốc Đan Mạch

10. Canada

11. Hungary

12. Nhà nước Brunei Darussalam

13. Vương quốc Hà Lan

Đối tác chiến lược lĩnh vực :

1. Vương quốc Hà Lan

Quan hệ đặc biệt :

1. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

2. Vương quốc Campuchia

3. Cộng hòa Cuba

Nhưng "đối tác chiến lược toàn diện" là gì ? Theo định nghĩa của ngôn ngữ ngoại giao thì hai yếu tố "an ninh" và "thịnh vượng chung" được ưu tiên trong bang giao giữa hai nước, cao hơn một mức với "bang giao chiến lược" và "bang giao toàn diện".

Vì vậy, khi Việt Nam lưỡng lự chưa dám "đi gần" với Hoa Kỳ hơn nữa về mặt an ninh chung vì Hà Nội sợ bị Bắc Kinh trừng phạt về kinh tế. Bởi vì có đến 90 phần trăm nguyên liệu để sản xuất công nghệ của Việt Nam phải nhập càng từ Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc cũng là nước nhập cảng nông-ngư phẩm nhiều nhất của Việt Nam.

Nhân quyền biến đâu mất ?

Một khía cạnh đáng chú ý khác trong cuộc đối thoại với hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính là không thấy báo chí nước ngoài đề cập đến việc bà Harris có nêu lên những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hay không.

Chỉ biết rằng sau đó, trong một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nhân chuyến thăm Hà Nội của Phó Tổng thống, vấn đề "Nhân quyến và Xã hội dân sự" đã được đề cập như sau (3) :

"Chính quyền Biden-Harris đang đặt nhân quyền vào trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng tôi và khi ở Việt Nam, Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh vai trò thiết yếu của xã hội dân sự đối với sự phát triển toàn cầu.

Thúc đẩy xã hội dân sự và vận động chính sách cơ sở : Hoa Kỳ ủng hộ xã hội dân sự của Việt Nam và ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam - như Phó Tổng thống đã nêu ra trong các cuộc gặp chính phủ. Ngoài ra, bà sẽ tổ chức một cuộc gặp vào ngày 26 tháng 8 với đại diện của các nhóm vận động cấp cơ sở, trong đó bà sẽ nhấn mạnh vai trò quan trọng của xã hội dân sự như một động lực của phát triển bền vững và thịnh vượng cho tất cả" (bản dịch của BBC, 25/8/2021).

Như vậy, tuy không công khai, bà Harris cũng có quan tâm đến nhân quyền, các quyền tự do và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam tích cực chống đối và đàn áp.

Tuy nhiên, tất cả báo Việt Nam, kể cả những báo "ôn hòa" như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và Người Lao Động đều không đăng lời tuyên bố chống Trung Quốc của nữ Phó Tổng thống Harris.

Hợp tác chống dịch

Trong thời gian ở Hà Nội, Phó Tổng thống Kamala Harris đã : "Đánh giá cao nỗ lực kiểm soát đại dịch của Việt Nam và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh… Phó Tổng thống Kamala Harris đề nghị hai bên hợp tác chặt chẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng sản xuất, không để gián đoạn trước tác động của đại dịch Covid-19", theo báo chí Việt Nam.

Hoa Kỳ đã giúp Việt Nam 5 triêu liều thuốc chống Covid 19 trong khi Văn phòng Khu vực Đông Nam Á và Papua New Guinea của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Desease Control and Prevention-CDC) vừa khánh thành tại Hà Nội.

Các viên chức Mỹ nói : "Văn phòng CDC sẽ thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu bằng cách duy trì sự hiện diện bền vững trong khu vực, cho phép phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các mối đe dọa sức khỏe - bất cứ khi nào chúng xảy ra - và củng cố sứ mệnh cốt lõi của CDC là bảo vệ người Mỹ".

Phạm Trần

(26/08/2021)

Chú thích :

(1) "We need to find ways to pressure and raise the pressure, frankly, on Beijing to abide by the United Nations Convention on the Law of the Sea, and to challenge its bullying and excessive maritime claims"(AP)

(2) Their actions in the South China Sea amount to "coercion" and "intimidation"(AP)

(3) "The Biden-Harris Administration is putting human rights at the center of our foreign policy and, while in Vietnam, Vice President Harris emphasized the essential role that civil society plays in global development.

Promoting civil society and grassroots advocacy : The United States supports Vietnam’s civil society and advocates for freedom of expression, belief, and association in Vietnam-as raised by the Vice President in her government meetings. Additionally, the Vice President will hold a meeting on August 26th with representatives of grassroots advocacy groups, in which she will emphasize the critical role of civil society as a driver of sustainable development and inclusive prosperity". 

Published in Diễn đàn

Phó Tổng thống Mỹ sắp thăm Việt Nam : Cơ hội mới liệu có bị bỏ lỡ một lần nữa ?

Cánh cửa hẹp hướng đến một tương lai khác biệt đã không mở ra cho Việt Nam năm 1946 khi Tổng thống Harry Truman giữ im lặng với các lá thư thỉnh cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử từ đó đến nay đã thay đổi…

cohoi1

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, thứ ba từ phải sang, và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang (thứ ba từ trái sang) tại cuộc gặp ở Hà Nội, hôm 29/7/2021. AP

Các đời Tổng thống Mỹ và các nhà Lãnh đạo Việt Nam suốt 26 năm trở lại đây dường như đang cố gắng tạo dựng lên cái tương lai khác biệt ấy. Chứng kiến thiện chí chủ động đến từ phía Chính quyền Biden – Harris, giới quan sát tự hỏi, liệu "Tứ trụ" mới Việt Nam sẽ đáp ứng ra sao các chủ động này từ Hoa Kỳ ? Cả khu vực Đông Nam Á như "chảo dầu sôi" và thế giới trong đó cạnh tranh Trung – Mỹ đang bị đẩy tới đỉnh điểm, chăm chú theo dõi "cuộc hôn nhân vì lợi" Việt – Mỹ đang vào hồi cao trào.

Từ chuyến thăm của Austin

Ngày 30/7/2021 Nhà Trắng vừa ra thông báo : "Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sắp thăm Việt Nam và Singapore vào tháng 8 tới trong khuôn khổ chuyến công du nhằm tăng cường quan hệ với "hai đối tác quan trọng ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương". Đây là lần đầu tiên một Phó Tổng thống Mỹ có chuyến thăm riêng rẽ đến Việt Nam. Tuyên bố về chuyến đi của bà Harris được Cố vấn riêng kiêm Phát ngôn viên chính của bà Harris là Symone Sanders đưa ra cuối tuần trước [1].

Tuyên bố còn cho hay : "Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris lâu nay đặt ưu tiên hàng đầu là xây dựng lại quan hệ đối tác toàn cầu và giữ an ninh cho quốc gia của chúng ta, và chuyến thăm sắp tới tiếp tục cho công việc đó : làm sâu sắc thêm cam kết của chúng ta ở Đông Nam Á". Trong chuyến công du sắp diễn ra, Tuyên bố cho biết thêm, bà Phó tổng thống Mỹ sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo của hai chính phủ Việt Nam và Singapore về các vấn đề mà ba bên cùng quan tâm, bao gồm an ninh khu vực, sự ứng phó toàn cầu đối với đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và nỗ lực chung của ba nước nhằm thúc đẩy trật tự quốc tế có nền tảng là luật lệ.

Tin Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ sớm thăm Việt Nam có lẽ là một trong những thoả thuận nổi bật mà Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã loan báo trước Tuyên bố nói trên một ngày, tức là đúng vào hôm 29/7/2021, sau khi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến chào xã giao ông tại Phủ Chủ tịch [2]. Trong cuộc tiếp ấy, ông Nguyễn Xuân Phúc nói ông mong đợi chuyến công du tới đây của bà Harris, tuy không cho biết thêm chi tiết.

Một vấn đề khác cũng được bàn tới trong buổi tiếp xúc nói trên là triển vọng nâng cấp quan hệ đối tác và cách đặt vấn đề từ mỗi phía, làm thế nào để thúc đẩy quan hệ "đối tác toàn diện" hiện nay tiến tới "đối tác chiến lược". Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc mà ông Austin cho là "rất vinh dự" và cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính mà ông đánh giá là "rất long trọng", các nhà lãnh đạo đã điểm lại các mối quan hệ song phương bền chặt. "Hoa Kỳ cam kết ủng hộ một Việt Nam hùng cường, phồn vinh và độc lập". Tuyên bố này không mới nhưng đi đôi với lời nói là việc làm, khi Mỹ mang 5 triệu liều vắc-xin Moderna, cùng với 20 triệu đô la viện trợ Việt Nam chống Covid-19. Xúc động biết bao khi ông Austin nói với ông Phúc : "Chúng tôi muốn tiếp tục hỗ trợ theo nhiều cách khác nhau Chúng tôi không có ràng buộc điều kiện gì cả. Đây là chuyện bạn bè giúp nhau khi cần kíp".

Động thái nói trên đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia tặng nhiều vắc-xin nhất cho Việt Nam. Ngoài ra, trong kế hoạch của Chính quyền Biden chia sẻ 80 triệu liều vắc-xin cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, Việt Nam cũng nằm trong danh sách các quốc gia được ưu tiên nhận trực tiếp hoặc thông qua cơ chế Covax. Sự hỗ trợ kịp thời của Mỹ đối với Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam đang phải đối phó với số ca nhiễm tăng kỷ lục, hy vọng sẽ giúp tăng cường lòng tin và thắt chặt hợp tác giữa hai nước.

cohoi2

Lô vắc-xin của hãng Moderna về sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 10/7/2021. Hình : Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội

Tính cấp thiết về chiến lược…

Kết thúc hai ngày ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã cám ơn Đại tướng Phan Văn Giang vì sự đón tiếp nồng hậu và buổi làm việc hiệu quả. Mối quan hệ đối tác mà ông Austin cho là bắt nguồn từ giao lưu nhân dân bền chặt và cam kết tiếp tục của hai bên trong việc giải quyết các di sản chiến tranh một cách có trách nhiệm, được ông nhấn mạnh thêm trên Twitter : "Trên hết, tôi muốn nói tới tính cấp thiết về chiến lược của quan hệ đối tác". Tính cấp thiết về chiến lược của quan hệ đối tác, hay đó chính là quan hệ "đối tác chiến lược" ? Chúng ta còn phải chờ cho đến khi có thông cáo chung về kết quả từ chuyến công du Việt Nam của bà Phó Tổng thống Harris vào tháng 8 này thì mới rõ [3].

Trong quá trình thăm Việt Nam của ông Austin, Hà Nội chắc chắn đã được giải thích về khái niệm "răn đe tích hợp", cũng như biết rõ Mỹ cần ASEAN đến mức nào trong cấu trúc FOIP. Ngược lại, cái vị thế chông chênh của Việt Nam, phía Washington cũng có dịp "cân đong đo đếm" khá kỹ. Chẳng phải ngẫu nhiên, suốt từ khi đặt vấn đề chính thức cách đây bốn tháng với Đại sứ Hà Kim Ngọc, người trên danh nghĩa đại diện cho Chủ tịch nước tại Washington, cả chủ lẫn khách đã chăm chút đến từng chi tiết cho chương trình chuyến thăm.

Đúng vào ngày 29/7, lúc tướng 4 sao Lloyd J. Austin rời Hà Nội, Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, tại cuộc họp báo trực tuyến cùng ngày cũng lại nhấn mạnh trước truyền thông Mỹ và quốc tế về tầm quan trọng của Việt Nam trong vùng. Vị Đô đốc hải quân này cho biết, ông đã gặp một số lãnh đạo Việt Nam và nhận được cam kết, Hà Nội sẽ sử dụng những tàu mà Hoa Kỳ viện trợ phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Việt Nam trong khu vực. Ông bày tỏ tin tưởng Việt Nam tiếp tục là đối tác quan trọng của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ. Ông rất háo hức xem Việt Nam sẽ sử dụng ra sao những tàu mà Hoa Kỳ đã viện trợ trước các mối đe dọa trong khu vực [4].

Điều khá thú vị là chính Tuỳ viên Quân sự Hoa Kỳ tại Hà Nội Thomas Stevenson, nhân chuyến thăm của "sếp lớn", đã bày tỏ lập trường cảm thông với chính sách quốc phòng "4 không" và "một nếu" của Việt Nam. Theo Đại tá Đại tá Thomas Stevenson, đó là cách Việt Nam tạo ra khuôn khổ đóng góp cho đối thoại hiệu quả, để quản lý tranh chấp hiệu quả, không gây xung đột. Vị Đại tá này láy lại thông điệp trong chuyến thăm của Bộ trưởng Austin, cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều nhất trí, không ai yêu cầu các nước trong khu vực phải chọn phe. Thay vào đó, kêu gọi các bên hãy lựa chọn và củng cố hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ [5].

cohoi3

Tàu cảnh sát biển CSB 8021 do Mỹ tặng Việt Nam. Hình : Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội

Những khúc mắc phía trước

Nếu như chuyến công du của ông Lloyd Austin nhằm tái khẳng định mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ với cả ba nước Singapore, Việt Nam, Philippines cũng như cam kết lâu dài của Mỹ đối với khu vực, theo như thông cáo ngày 19/7 của người phát ngôn của Bộ Quốc phòng John F. Kirby, thì chuyến thăm tới đây của bà Harris càng chứng minh Việt Nam và ASEAN là một phần thiết yếu trong kiến trúc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) của Chính quyền Biden – Harris.

Nhìn từ Việt Nam, các nhà quan sát dễ thống nhất với nhau : Lại một cơ hội lớn nữa sắp đến với đất nước có gần 100 triệu dân, mang trong mình "cặp gen" cảnh giác/dám chống lại thế lực bành trướng phương Bắc. "Cặp gen" này – vừa thuần phục vừa cảnh giác – và trong trường hợp chẳng đừng thì sẵn sàng chống trả, đã được đúc kết từ trong lịch sử cả hàng ngàn năm. Mỹ cần một Việt Nam hùng cường như thế và một ASEAN có vai trò trung tâm trong khu vực để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông và ý đồ của Bắc Kinh lăm le lật nhào cái trật tự dựa trên nguyên tắc và luật lệ quốc tế, để thay vào đó bằng trật tự toàn trị và bá quyền do Trung Quốc khống chế và chỉ huy.

Đến giờ này thì cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ chẳng ai giấu diếm các "đại chiến lược" nói trên. Với Mỹ, có thể tham khảo "Hướng dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia". Vai trò của Việt Nam đã được nhắc đến trong chiến lược này, với tư cách là đối tác khu vực và quốc tế [6]. Với Trung Quốc, có thể chứng kiến các tuyên bố nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc và cuộc thượng đỉnh giữa Trung Quốc với các chính đảng đầu tháng 7 vừa qua. Tại các sự kiện ấy, Bắc Kinh đã coi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, cuộc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và vụ thảm sát trên đảo Gạc Ma năm 1988 là những cột mốc lớn trên con đường "cách mạng" của Đảng cộng sản Trung Quốc [7].

Trong bối cảnh ấy, từ phía Việt Nam, liệu quan điểm bất thành văn của một giới nào đó cho rằng, nếu Việt Nam muốn hoà bình thì phải thần phục Trung Quốc, còn muốn phát triển thì phải quan hệ tốt với Mỹ, liệu có còn hợp thời ? Cách đặt vấn đề như thế này trên thực tế là phi logic, vì hoà bình là điều kiện để phát triển, phát triển mới tạo tiềm lực để giữ vững hoà bình. Hai yếu tố này quan trọng như nhau và tuỳ thuộc lẫn nhau. Chưa nói, quan niệm ấy là một sự đánh đồng Trung Quốc với Mỹ, nên chỉ chú tâm theo đuổi "chính sách đu dây".

Mỹ thúc đẩy quan hệ an ninh quốc phòng

"Chính sách đu dây" thực chất chỉ là phản ứng tự nhiên của người yếu trước những kẻ mạnh, chẳng phải là một đối sách gì to tát hay cao siêu. Nhìn nước Lào chẳng hạn, trước đây cũng "đu dây" nhưng giờ đây thì thực chất đã ngả hắn về Trung Quốc, chỉ còn vuốt ve và tranh thủ Việt Nam để giữ thể diện và hoà khí. Riêng Campuchia thì không cần khéo đến mức như những người Lào "anh em". Và đấy là sự lựa chọn của các nước ấy !

Giờ đây, bối cảnh quan hệ Việt – Mỹ đang thuận lợi do có sự điều chỉnh chiến lược từ phía Mỹ và đồng minh. Hoa Kỳ muốn thăm dò Việt Nam về khả năng lập quan hệ "đối tác chiến lược" và đã chủ động tạo điều kiện để Việt Nam lựa chọn. Thực ra việc tranh thủ hỗ trợ vắc-xin hay phương tiện tuần tra ở Biển Đông chỉ mang ý nghĩa trước mắt và ngắn hạn, trong khi cả Hoa Kỳ và bối cảnh thời cuộc đang thúc đẩy Việt Nam và các nước Đông Nam Á phải đưa ra lựa chọn rộng mở hơn.

Câu hỏi là có thể tiếp tục lần lữa và trì hoãn, đẩy sự lựa chọn ấy từ nhiệm kỳ này cho nhiệm kỳ kế tiếp hay không ? Cái khó bây giờ không chỉ là để đáp lại sự chủ động từ Hoa Kỳ hay giữ ý với Trung Quốc, mà vấn đề là làm sao để đáp ứng được mong mỏi của người dân nữa. Qua đại dịch, người dân Việt Nam càng thấy rõ ai là bạn thật sự của mình lúc khốn khó. Có thể nói, với nhân dân, họ đã có sự lựa chọn của mình rồi.

Vậy làm thế nào để lãnh đạo quyết định ? Câu chuyện quan hệ Việt – Mỹ và Việt – Trung không đơn giản chỉ liên quan đến chính sách đối ngoại, nó còn là mục tiêu và chiến lược phát triển quốc gia. Vì vậy, ở đây là vấn đề chính trị đối nội, tức là quan hệ quyền lực. Liệu có cá nhân nào đó đủ mạnh để dám quyết (nếu là cá nhân), hoặc có sự đồng thuận nào đó từ Bộ Chính trị (nếu là tập thể) để lấy quyết định không ? Phép thử này đang đặt ra cho ban lãnh đạo nhiệm kỳ hiện nay, liệu "Tứ trụ" mới có dám học theo cả "cái chí" lẫn "cái dũng" của người thầy Hồ Chí Minh năm xưa ?

Quan hệ đối ngoại, một khi được xác lập lấy lợi ích quốc gia làm nền tảng, sẽ trở nên bộ phận cấu thành của nguồn lực chính trị, kinh tế, quân sự của quốc gia. Vấn đề là, thay vì bám giữ nhận thức cũ trước đây khi tách bạch nội lực và ngoại lực, người làm chiến lược cần tính toán, tận dụng nguồn lực đặc biệt này sao cho tối ưu hoá nó ở mức cao nhất.

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : RFA, 01/08/2021

Published in Diễn đàn

Làm sao chính quyền của Joe Biden vừa có thể thắt chặt mối quan hệ Mỹ-Việt, vừa thúc đẩy nhân quyền ?

Nhà nghiên cứu Trần Thị Bích gần đây có một bài bình luận với nhan đề "Không đánh đổi : Biden vừa có thể nâng cấp mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vừa thúc đẩy nhân quyền". Trong đó, bà nhận định rằng chính quyền Biden cần phải xây dựng niềm tin với đối tác chính quyền Hà Nội bằng cách tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và phân biệt nó với sự khác biệt của chủ nghĩa ‘xét lại’ của Trung Quốc. Giang Nguyễn có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Bích để tìm hiểu thêm. 

lamsao1

Ngoại trưởng Mike Pompeo và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 30/10/2020. Ảnh minh họa. Reuters

Giang Nguyễn : Thưa chị Bích, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngay từ đầu nhiệm kỳ đã nhấn mạnh chính quyền của ông sẽ đặt vấn đề dân chủ và nhân quyền làm trọng tâm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ có khả năng thúc đẩy nhân quyền đồng thời thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh giữa hai nước, nhưng theo chị, để đạt được cả hai mục tiêu, Hoa Kỳ cần phân biệt giữa chế độ cộng sản của Việt Nam và của Trung Quốc. Vậy theo chị, đâu là sự khác biệt ?

lamsao2

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden nói chuyện tại Học viện Ngoại giao Ukraine, 22 tháng 4, 2014AFP photo

Trần Thị Bích : Theo tôi nghĩ, vấn đề quan trọng là khi chính quyền của ông Donald Trump đã chỉ ra rằng Trung Quốc là một nước theo 'chủ nghĩa xét lại’ (revisionist). Khái niệm của một nước theo chủ nghĩa xét lại tập trung vào hành vi của nước đó trong quan hệ giữa quốc tế với nhau.

Chúng ta có thể thấy rằng trong những năm vừa qua thì Trung Quốc đã trở nên rất hung hăng hơn trong tranh chấp Biển Đông, như Đường lưỡi bò là một, hoặc thay đổi biến các đá trở thành đảo nhân tạo hoặc là bắt nạt những nước khác trong khu vực, thì đó là những hành vi của một nước theo chủ nghĩa xét lại.

Ông Trump và những quan chức khác trong chính quyền của ông liên tục gắn liền 'chủ nghĩa xét lại' với 'chủ nghĩa cộng sản'. Chẳng hạn như ông Mike Pompeo từng phát biểu rằng ‘Cộng sản luôn luôn nói dối." Khi mà ông ấy 'gộp đũa' như vậy, ông ấy không nghĩ rằng Việt Nam, một nước mà Mỹ đang rất là muốn củng cố quan hệ, cũng là một nước cộng sản. Khi có những lời nhận xét như vậy thì theo tôi nó không hề giúp cho việc xây dựng niềm tin giữa hai nước.

Giang Nguyễn : Tức là khi mà gom Việt Nam vào chung với lại cùng một chủ nghĩa xét lại như Trung Quốc thì Mỹ đã không xích gần được với Việt Nam trong các vấn đề khác, có phải ý của chị như vậy không ạ ?

Trần Thị Bích : Cũng một phần. Ý chính của tôi là khi chính quyền Mỹ muốn chỉ trích Trung Quốc về những hành vi ở Biển Đông hoặc những hành vi ép buộc các nước khác, thì họ không nên dùng từ ‘chủ nghĩa cộng sản’ mà nên sử dụng các từ ‘nước theo chủ nghĩa xét lại’.

Giang Nguyễn : Trong bài bình luận của chị, chị nói là qua những gì chúng ta thấy trong thời kỳ của Tổng thống Barack Obama hay là trong thời kỳ của Tổng thống Donald Trump thì những sự phân biệt như vậy đã ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề nhân quyền ?

Trần Thị Bích : Theo tôi hiểu thì dưới thời Tổng thống Obama họ không gắn liền từ ‘chủ nghĩa xét lại’ với các nước cộng sản, nhưng họ vẫn nói đến vấn đề nhân quyền. Họ không chỉ tay vào mặt như dưới thời Tổng thống Trump.

Giang Nguyễn : Như chị biết thì những nhà đấu tranh trong những năm qua đặc biệt bị đàn áp khắc nghiệt. Liệu chính quyền Hoa Kỳ có quyết liệt hơn về những đòi hỏi nhân quyền và liệu chính quyền Biden thực sự có khả năng thúc đẩy Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền ?

lamsao3

Ông Antony Blinken, người vừa được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Joe Biden / AFP

Trần Thị Bích : Tổng thống Biden từ hồi mà ông ấy còn làm Phó Tổng thống dưới Tổng thống Obama thì hai người đã làm việc với nhau rất chặt chẽ về việc thúc đẩy nhân quyền. Trong vài tháng vừa qua Tổng thống Biden rất thống nhất trong các thông điệp của ông trong việc nâng cao nhân quyền trên toàn cầu.

Tôi nghĩ rằng khi cơ hội đến để Tổng thống Biden và những quan chức trong chính quyền của ông có cơ hội tiếp xúc với các lãnh đạo Việt Nam thì họ sẽ nhắc đến nhân quyền và chắc chắn sẽ thúc đẩy Việt Nam trong việc nâng cao nhân quyền ở Việt Nam. 

Mỹ có rất nhiều cách để giúp Việt Nam củng cố được nhân quyền. 

Cách thứ nhất là trực tiếp nói về nhân quyền qua đối thoại song phương. Trong bài viết, tôi có đề cập đến đối thoại đa phương. Như trong trường hợp của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Mỹ và Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận riêng để đưa ra một lộ trình rõ ràng để Việt Nam có thể củng cố nhân quyền. Mặc dù việc chính quyền của ông Trump rút ra khỏi TPP khiến cho thỏa thuận song phương đó bị vô hiệu lực, nhưng trong quá trình đối thoại thì Việt Nam đã có những tiến bộ trong vấn đề nhân quyền. Một ví dụ, đó là Việt Nam đã tham gia vào Công ước (của Liên Hiệp Quốc) chống tra tấn. Hoặc là chính quyền Việt Nam cũng đã đồng ý thả một số tù nhân chính trị và hứa rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thay đổi luật trong nước để mà thống nhất với luật pháp quốc tế. Đó là cách trực tiếp.

Ngoài ra thì có những cách gián tiếp mà Mỹ có thể thực hiện để giúp Việt Nam củng cố vấn đề nhân quyền. Ví dụ như là tăng cường quản lý của nhà nước, giảm thiểu tham nhũng ở trong nước. Khi tham nhũng giảm thì dân sẽ cảm thấy hài lòng với chính quyền hơn, điều đó sẽ dẫn đến ít các cuộc biểu tình hơn và khi mà ít biểu tình hơn thì sẽ ít có cơ hội cho chính quyền đàn áp các cuộc biểu tình đó. Như vậy sẽ là một cách gián tiếp để củng cố nhân quyền.

Ngoài ra còn một cách nữa đó là Mỹ có thể giúp Việt Nam củng cố hệ thống pháp luật để họ có thể xét xử đối tượng ở trong nước một cách công bằng hơn. 

Giang Nguyễn : Mới đây thì Tổng thống Biden đã gặp với Tổng thống Vladimir Putin của Nga. Cuộc gặp gỡ đó có cho chúng ta thấy điều gì về cách thúc đẩy vấn đề nhân quyền không ạ ?

Trần Thị Bích : Đó là một ví dụ rất tốt. Vì nhiều người nói rằng việc Tổng thống Biden gặp Tổng thống Putin có phải là một dấu hiệu cho thấy Mỹ không quan trọng vấn đề nhân quyền nữa hay không ? Nhưng thực ra theo tôi nghĩ, Tổng thống Biden gặp Tổng thống Putin không phải vì hai nước đồng quan điểm với nhau mà chính vì hai nước khác nhau. Cho nên họ mới cần gặp mặt để mà thẳng thắn đối thoại.

Theo tôi đó là một phong cách của Tổng thống Biden. Ông sẽ rất thẳng thắn để đối thoại những vấn đề rất nhạy cảm với những nước mà theo ông là quan trọng.

lamsao4

Nhà nghiên cứu Trần Thị Bích. Ảnh : CSIS

Giang Nguyễn : Liệu chúng ta thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được nâng cấp lên thành một quan hệ chiến lược trong nhiệm kỳ của ông Biden ?

Trần Thị Bích : Những quan chức của bên Mỹ và những quan chức của bên Việt Nam đều nói rằng nội hàm của mối quan hệ đối tác toàn diện của Việt Nam và Mỹ hiện tại đã đạt đến mức chiến lược rồi. Thế nhưng tôi cũng tự hỏi rất nhiều lần vậy tại sao chính thức vẫn chỉ là quan hệ đối tác toàn diện ? Tôi cũng như rất nhiều người theo dõi Việt Nam cũng đang rất mong chờ hai nước đồng ý chính thức nâng cấp mối quan hệ này lên mức đối tác chiến lược. Bởi vì theo tôi việc chính thức nâng cấp đó sẽ giúp cho hai nước có một cái khung vững chắc hơn đề tiếp tục nâng cao quan hệ hai bên. 

Nhưng hiện tại thì không rõ khi nào hai bên sẽ chính thức nâng cấp quan hệ bởi vì trong suốt hai năm qua mọi người đã mong chờ giây phút đó mà nó vẫn chưa xảy ra. Có thể là do những điều kiện khác chưa đạt cho nên họ không thể thống nhất được.

Giang Nguyễn : Cảm ơn chị Trần Thị Bích rất nhiều. 

Giang Nguyễn thực hiện

Nguồn : RFA, 17/06/2021

Published in Diễn đàn

Trong bốn năm dưới thời tổng thống Donald Trump, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi lớn, nhưng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nói chung vẫn đi theo hướng được mở rộng thêm, thậm chí hiệu quả hơn và có thực chất hơn, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 22/10/2020. 

vietmy1

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nói rằng ông không nghĩ có nhiệm vụ nào trong khu vực tốt hơn vị trí ông đang đảm nhiệm

RFI : Thưa ông Lê Hồng Hiệp, trong bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump, quan hệ Mỹ- Việt đã có những thay đổi gì đáng kể về chiến lược, an ninh, cũng như về kinh tế ?

Lê Hồng Hiệp : Năm nay, Mỹ và Việt Nam kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong 25 năm qua, quan hệ song phương đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, ngày càng có thực chất hơn. Nhất là trong 4 năm vừa qua, dưới thời tổng thống Donald Trump, quan hệ song phương đã có những bước tiến đáng kể. Các hoạt động hợp tác giữa hai bên ngày càng có thực chất, đặc biệt là về hợp tác chiến lược, hợp tác an ninh-quốc phòng, cũng như là hai bên có sự tương đồng ngày càng lớn về các lợi ích chiến lược, đặc biệt là trên vấn đề Biển Đông, hay cách ứng phó với Trung Quốc, nhất là trong việc Mỹ hỗ trợ các quan điểm, lập trường của Việt Nam về Biển Đông, hay các trợ giúp của Mỹ để Việt Nam xây dựng năng lực quốc phòng.

Trong năm 2017, Mỹ đã cấp cho Việt Nam 6 xuồng tuần tra Metal Shark, cùng với một tàu của tuần duyên Hoa Kỳ. Sau đấy, Philip Davidson, chỉ huy của Bộ chỉ huy Ấn Độ-Thái Bình Dương, cũng nói là Việt Nam đang chuẩn bị mua các trang thiết bị của Hoa Kỳ, như máy bay không người lái, hay máy bay huấn luyện, và Mỹ sẽ tiếp tục chuyển giao cho Việt Nam các tàu tuần duyên mới.

Những hoạt động này cho thấy quan hệ giữa hai bên về chiến lược, về hợp tác quốc phòng càng ngày càng được mở rộng. Có thể coi đó là một trong những điểm nhấn của quan hệ song phương trong 4 năm vừa qua.

Bên cạnh đó, về mặt kinh tế, có thể nói là trong giai đoạn đầu đã có một số nghi ngờ, nhất là khi chính quyền Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định TPP. Nhưng trên thực tế, trong 4 năm qua, quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục phát triển rất mạnh.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 23 hay 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2019, trao đổi thương mại giữa hai bên đã lên đến gần 76 tỷ đôla, mà đặc biệt là trong đó Việt Nam xuất sang Mỹ tới 61,3 tỷ đôla. Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục ngày càng tăng. Bên cạnh đó, có nhiều công ty Mỹ, kể cả các tập đoàn lớn như Apple, đã tính đến việc mở rộng sản xuất và đầu tư vào Việt Nam.

Tất nhiên là cũng có những thách thức nhất định, ví dụ như vừa rồi phía Mỹ điều tra về cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ hay đã áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi đó là một trong những biểu hiện bình thường trong bối cảnh Việt Nam đang xuất siêu với Mỹ rất nhiều.  

RFI : Riêng về Biển Đông, trước đây, tổng thống Obama đã đề ra chiến lược « xoay trục » sang Châu Á. Đến thời tổng thống Donald Trump, Mỹ vẫn theo chiến lược đó và đã tỏ ra kiên quyết hơn với Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền, đầy mạnh tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển này. Chiến lược đó có những tác động gì đối với Việt Nam ?

Lê Hồng Hiệp : Dưới thời Obama, như anh có nói, họ đã có một số điều chỉnh để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, và trong sự điều chỉnh ấy, họ có chú ý nhiều hơn đến Biển Đông. Tuy nhiên, các chuyển biến ấy còn dè dặt, tương đối còn mang tính chất thăm dò, chưa có những bước đi mạnh mẽ như dưới thời ông Donald Trump.

Dưới thời Trump, chính sách của Mỹ ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc nói chung và về Biển Đông nói riêng, thể hiện ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất là về mặt chiến lược, Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hàng đầu và họ tung ra chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở », trong đó nhấn mạnh đến nguyên tắc « tự do hàng hải », thúc đẩy sự can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông.

Họ cũng mạnh mẽ hơn về luận điệu, với các tuyên bố khác nhau của chính quyền Trump về Biển Đông, theo hướng bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc, hay ủng hộ các nguyên tắc về pháp quyền, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngoài ra, họ cũng mạnh mẽ hơn về hành động, chẳng hạn số lượng các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trong 4 năm qua lớn hơn rất là nhiều so với thời kỳ Obama : năm 2018 có 5 lần tuần tra, 2019 có đến 9 lần tuần tra, trong đó có những lần đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Trung Quốc quản lý.

Những ví dụ đấy đều cho thấy tính hiệu quả, mạnh mẽ và kiên quyết hơn của chính quyền Trump. Tuy nhiên, nói một cách công bằng thì được như thế, đó là do có tiền đề, nền tảng từ thời Obama. Vào thời Obama thì quan hệ song phương, cũng như hợp tác về Biển Đông đã có những bước đi tạo tiền đề cho 4 năm vừa qua. Ví dụ như năm 2013, hai nước đã thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện. Đến năm 2016, chính quyền Obama cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam

 RFI : Chính sách cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc nói chung và trên vấn đề Biển Đông nói riêng dưới thời Trump có lợi gì cho Việt Nam hay không, trong lúc mà Hà Nội cũng phải cân bằng quan hệ với Trung Quốc ?

Lê Hồng Hiệp : Với sự can dự sâu hơn của Mỹ vào vấn đề Biển Đông và sự ủng hộ lớn hơn của Mỹ dành cho Việt Nam trên vấn đề Biển Đông trong thời gian qua thì có lợi rất nhiều cho Việt Nam so với các tác động tiêu cực, cụ thể là Việt Nam đã có thêm một đồng minh trong vấn đề Biển Đông. Họ là một đồng minh rất mạnh, có ý chí chính trị trong việc kềm chế Trung Quốc và có năng lực để thực thi chiến lược đó.

Đương nhiên, có thách thức là mặc dù trong 4 năm qua, Mỹ đã có những bước đi ngày càng quyết liệt như vậy trên vấn đề Biển Đông, nhưng trên thực tế thì dường như sự hung hăng, sự lấn lướt của Trung Quốc chưa giảm đi nhiều. Trung Quốc tiếp tục gây sức ép với Việt Nam trên Biển Đông trong 4 năm qua.

Tuy nhiên, phải chờ thêm thời gian để biết kết quả trên thực tế của chính sách đó. Tôi cho rằng nếu Mỹ liên tục gây sức ép như vậy, Trung Quốc sẽ chịu nhiều áp lực, trong nước cũng như ngoài nước, khiến họ có thể bị phân tâm, không thể duy trì sức ép liên tục với Việt Nam trong thời gian dài.

Một tác động tiềm tàng, có thể mang tính tiêu cực, đó là nếu như Việt Nam tiếp tục xích gần lại Mỹ trong hợp tác quốc phòng, an ninh, trên vấn đề Biển Đông, thì cũng có người cho rằng Trung Quốc sẽ có phản ứng và gây áp lực với Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó thì chúng ta cũng không có sự lựa chọn nào hơn là phải tăng cường hợp tác với Mỹ, tại vì nếu như Việt Nam không xích lại gần Mỹ, không hợp tác với Mỹ, thì không có gì bảo đảm là Trung Quốc sẽ mềm mỏng hay buông tha cho Việt Nam.

Việt Nam nếu không hành động và tìm kiếm các đối tác đồng minh để chia sẽ các áp lực đó, thì Việt Nam sẽ càng ngày gặp bất lợi hơn. Trong thời gian 4 năm tới, dù là dưới sự lãnh đạo của ông Trump tái cử hay của ông Biden, thì Việt Nam cũng phải củng cố quan hệ với Mỹ. Bên cạnh đó phải xây dựng năng lực trong nước để thúc đẩy sự tự cường, đồng thời phải đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ để có thể tận dụng được càng nhiều nguồn lực từ bên ngoài càng tốt, để có thể ứng phó với Trung Quốc, nhưng vẫn không quá phụ thuộc vào Mỹ, qua đó giúp Việt Nam giữ được sự chủ động, sự tự chủ về chiến lược.

Tôi thấy trong thời gian qua, Việt Nam đã tăng cường quan hệ với Nhật, Ấn Độ, Úc, EU (Liên Hiệp Châu Âu) và Anh. Tất cả những bước đi ấy là hoàn toàn cần thiết, nhưng không thể thay thế được việc Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ. Nếu như Việt Nam có thể khéo léo khai thác quan hệ với Mỹ, cũng như với các đối tác khác, đồng minh của Mỹ, thì Việt Nam sẽ có một vị thế tốt hơn trong việc ứng phó với áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thanh Phương thực hiện

Nguồn : RFI, 02/11/2020

Published in Diễn đàn

Khi quan hệ Trung-Việt ngày càng xấu đi, quan hệ Mỹ-Việt trở nên gần gũi hơn

Giới thiệu Sách trắng quốc phòng sau mười năm, Việt Nam đã báo hiệu rằng họ có thể từ bỏ chiến lược chính sách đối ngoại dài hạn giữa các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ.

myviet1

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch duyệt đội bảo vệ danh dự tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 20 tháng 11 năm 2019 (ảnh AP của Hậu Đình).

Các tài liệu này thường chứa đầy biệt ngữ khó hiểu, nhưng tài liệu được ban hành cuối năm ngoái trở nên dễ hiểu hơn khi cảnh báo Trung Quốc về hậu quả của sự gia tăng bành trướng ở Biển Đông.

Mặc dù có ý nghĩa chính sách tiềm năng, chính sách quốc phòng đã bị lu mờ bởi chính trị trong nước của Việt Nam. Giới tinh hoa cộng sản cầm quyền đã bắt đầu đi vào chuỗi bầu các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng trước Đại hội tiếp theo, diễn ra vào tháng 1 năm 2021. 

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người cũng là tổng bí thư đảng, sức khỏe kém và sắp nghỉ hưu. Không có nhà lãnh đạo rõ ràng để thay thế ông. Kết quả bầu bán chính trị có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định Hà Nội sẵn sàng điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình đến mức nào.

Các tài liệu quốc phòng nói lên tư duy chiến lược hiện tại và tương lai của các nhà lãnh đạo Việt Nam, bao gồm tổ chức quân sự, khả năng phòng thủ và tầm nhìn rộng hơn về quan hệ với các cường quốc khu vực và toàn cầu.

Việt Nam trong ba phiên bản đầu tiên (1998, 2004 và 2009) đã cảnh giác các cuộc đối đầu với các mối quan hệ chính trị và kinh tế lâu dài với Trung Quốc. Bản năm 2009 đánh giá tích cực về Bắc Kinh, trong khi thể hiện phù hợp cách tiếp cận thận trọng của Hà Nội đối với chính sách đối ngoại. Cách tiếp cận này được gọi là "ba không" : không liên minh quân sự chính thức, không có căn cứ quân sự nước ngoài nào được thành lập,…

Sách trắng quốc phòng mới không hoàn toàn phá vỡ nguyên tắc này, nhưng thực hiện một số đánh giá thẳng thắn về căng thẳng ở Đông Nam Á. Theo quan điểm trong một bài viết của Nguyễn Thế Phương, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Quốc gia Việt Nam, nhận định khu vực Biển Đông là điểm nóng của "các quốc gia lớn tranh giành ảnh hưởng".

Trung Quốc bị chỉ trích nặng nề. Ví dụ, bài viết cho rằng, "các hành động đơn phương, ép buộc dựa trên quyền lực, vi phạm luật pháp quốc tế, quân sự hóa, thay đổi hiện trạng và vi phạm chủ quyền của Việt Nam… đã làm suy yếu lợi ích quốc gia".

Khi Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn ở Biển Đông, sự thất vọng của Hà Nội gia tăng. Mùa hè năm ngoái, khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần Bãi Tư Chính khiến hai quốc gia đối đầu nhau trong nhiều tháng. 

Khi Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa rộng rãi các căn cứ gần đó, bao gồm triển khai các cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo, khả năng đe dọa Việt Nam và các nước lân cận khác của Trung Quốc sẽ càng tăng lên. 

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gặp khó khăn hơn để giảm bớt căng thẳng song phương thông qua các kênh ngoại giao thông thường, trong khi Trung Quốc từ chối đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam. Tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam cũng tăng lên trong những năm gần đây khi các cuộc biểu tình nổ ra trước thực trạng Trung Quốc duy trì bành trướng ở Biển Đông.

Các tài liệu quốc phòng và các bài phát biểu, bài viết khác của các chiến lược gia Việt Nam đã nói rõ rằng ngay cả khi Trung Quốc không sẵn sàng loại bỏ hoàn toàn nguyên tắc này, thì sự khiêu khích của Trung Quốc đang dần đẩy Hà Nội ra khỏi "chính sách ba không". Tuy nhiên, Hà Nội có thể đang phát triển chiến lược về phía" bốn không". Theo đó, Việt Nam "sẽ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế trừ khi bị tấn công". Nhưng quan trọng hơn, điều đó cũng cho thấy, mặc dù Hà Nội chưa sẵn sàng cho một liên minh chính thức, "Việt Nam sẽ xem xét phát triển quan hệ quân sự và quốc phòng cần thiết và phù hợp với các nước khác, tùy thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể". Tuyên bố này cho thấy, Hà Nội cuối cùng có thể từ bỏ chính sách đối ngoại phòng ngừa trước đây và nghiêng về phía Mỹ rõ ràng hơn.

Washington sẽ hoan nghênh động thái này. Việt-Mỹ đã thiết lập mối quan hệ chiến lược chặt chẽ và các quan chức Lầu Năm Góc coi Hà Nội là một trong những đối tác quân sự mới nổi quan trọng nhất của Mỹ. Như Prashanth Parameswaran, một nhà ngoại giao, chỉ ra, Việt Nam là "một trong những quân đội có khả năng nhất ở Đông Nam Á". Trong khi, chính quyền Trump đã tăng cường cái gọi là Tuần tra Hàng hải Tự do ở Biển Đông để thách thức các yêu sách hàng hải rộng lớn của Trung Quốc, và đã đưa các tàu sân bay đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam. Ngay cả những lời chỉ trích của Trump về Việt Nam về các vấn đề thương mại cũng không làm suy yếu đi các mối quan hệ chiến lược.

Khi các quốc gia khác trong khu vực đến gần Trung Quốc hơn, quan hệ với Việt Nam trở nên quan trọng hơn đối với Washington. Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, một đồng minh Phillipines của Hoa Kỳ đã tiếp tục tiến về phía Bắc Kinh. Trong tháng này, bất chấp những lo ngại về an ninh quốc gia, Duterte đã tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng lớn do Trung Quốc hậu thuẫn, bao gồm các sân bay mới gần các cơ sở quân sự nhạy cảm và một công ty nhà nước Trung Quốc tham gia vào ngành viễn thông Philippines.

Các nhà hoạch định quốc phòng ở Washington tin rằng Hà Nội đóng vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở Châu Á, hay chính quyền Trump đã gọi là "chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương". Vai trò này có thể bao gồm nhiều mời gọi từ Mỹ đến Việt Nam, các chương trình hỗ trợ quốc phòng lớn hơn và thậm chí cả Việt Nam tham gia "bộ tứ đàm phán an ninh", một liên minh an ninh được duy trì bởi Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ. Tài liệu quốc phòng mới của Việt Nam tuyên bố rằng các tàu hải quân nước ngoài được chào đón đến thăm các cảng của Việt Nam, một tín hiệu cho Mỹ và các cường quốc hải quân khác như Ấn Độ.

Nhưng Hà Nội cũng phải xem xét ý nghĩa ngoại giao và kinh tế khi liên minh chặt chẽ hơn với Washington. 

Việt Nam duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Hà Nội và nhiều quan chức Việt Nam cảnh giác với các nhà đầu tư Trung Quốc. Một số chiến lược gia Việt Nam cũng nghi ngờ rằng nếu một cuộc xung đột lớn nổ ra ở Biển Đông, Mỹ liệu sẽ bảo vệ đất nước của họ (?).

Việc chính phủ Việt Nam có hành động theo ngôn ngữ cứng rắn của chiến lược gia quốc phòng hay không cũng tùy thuộc vào nhà lãnh đạo đảng vào năm tới. Ông Nguyễn Phú Trọng được cho là ủng hộ Trần Quốc Vượng, nhưng ông Vượng được cho là chưa bao giờ giữ chức vụ chính phủ cao nhất và có ít kinh nghiệm về chính sách đối ngoại, vì vậy ông ta có thể lành hơn trước sự xâm lược của Trung Quốc. Còn ông Nguyễn Xuân Phúc, có thể hoài nghi hơn về Trung Quốc và ủng hộ quan hệ nồng ấm với Washington.

Một quyết định quan trọng mà Đảng cộng sản Việt Nam phải đối mặt ở Quốc hội vào năm tới là liệu có hợp nhất vĩnh viễn hai vai trò (Chủ tịch nước và Tổng bí thư) hay có thể lại tách ra. Kết hợp chúng có nghĩa là thoát khỏi các thỏa thuận chia sẻ quyền lực lâu nay giữa "tứ trụ " là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.

Dù đảng quyết định thông qua, nhà lãnh đạo mới của họ sẽ phải đối mặt với một số quyết định khó khăn về cách tiếp cận Trung Quốc. Đồng thời, một số người ở Ba Đình có thể nghĩ rằng việc thoát Trung là điều cần làm, trước khi làm rõ tình hình chính trị trong nước. Nhưng nếu Bắc Kinh quyết định lại gây rắc rối ở Biển Đông, họ có thể không cần chờ đến năm 2021.

Joshua Kurlantzick

Nguyên tác : Vietnam, Under Increasing Pressure From China, Mulls a Shift Into America’s Orbit, WorldPolitics Review, 30/01/2020

Ngân Bình phỏng dịch

Nguồn : VNTB, 11/02/2020

Published in Diễn đàn

Việt Nam cam kết làm việc về các vấn đề Mỹ quan tâm (VOA, 31/05/2019)

Sau khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa Việt Nam cùng mt s nước Đông Nam Á và các đng minh khác vào danh sách cn giám sát v thao túng tin t, Ngân hàng Nhà nước Vit Nam hôm 30/5 đã lên tiếng, cho biết s phi hp vi các B, ngành liên quan đ trao đổi, làm vic v các vn đ mà B Tài chính M quan tâm trên tinh thn hp tác, theo Reuters.

mytrung1

liu : mt nhân viên ngân hàng kim lại tiền đôla ti mt ngân hàng Hà ni, ngày 12/8/2015.

Ngân hàng nhà nước tuyên b s không to "li thế cnh tranh thương mi quc tế không lành mnh", sau khi chính quyn ca Tng thng Trump nêu lên quan tâm v chính sách tin t.

Trong báo cáo bán thường niên đ trình lên quc hi hôm 29/5, B Tài chính M công b danh sách 9 đi tác thương mi ln cn phi giám sát, trong đó có Vit Nam. Các nước còn li gm Trung Quc, Nht Bn, Hàn Quc, Đc, Ý, Ireland, Singapore, và Malaysia.

Ngân hàng nhà nước cho biết s điu hành t giá linh hot, "phù hp vi các điu kin ca th trường ni đa và quc tế".

Ngân hàng trung ương ca Vit Nam cho hay s tiếp tc điu hành chính sách tin t đ kim soát lm phát, n đnh kinh tế vĩ mô và h tr tăng trưởng kinh tế mt cách hp lý.

Hoa Kỳ là thị trường ln nht cho hàng xut khu Vit Nam, nước có s thng dư mậu dịch ngày càng ln vi Hoa Kỳ, vn đã tăng lên ti 13,47 t USD trong quý đu tiên ca năm nay, so vi 10,19 t cách đây 1 năm.

*****************

‘Vì sao Giám đốc Nhật Cường trốn thoát khi đang trong tầm ngắm ?’ (VOA, 31/05/2019)

Người phát ngôn ca B Công an ngày 31/5 cho biết ông Bùi Quang Huy, Tng giám đc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mi và Dch v K thut Nht Cường, không trình din, cũng không có mt nơi cư trú k t lúc khám xét cho đến khi khi t v án.

mytrung2

Tổng giám đc Bùi Quang Huy (nh nh) b truy nã và các ca hàng ca công ty Nht Cường b công an khám xét.

Thông tin trên được Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng-Người phát ngôn ca B Công an Vit Nam, đưa ra trong cuc hp báo Chính ph vào ngày 31/5, gia lúc ngay ti Hà Ni va xy ra v b trn mi nht ca người đng đầu công ty Nht Cường, mt doanh nghip đang b nghi có dính dáng đến "nhóm li ích" hay "sân sau ca ai đó".

Thành lập vào năm 2011, Nht Cường Software ban đu ch là mt trung tâm công ngh thông tin vi mt chui các ca hàng đin thoi di đng Nội.

Tuy nhiên, việc công ty này sau đó "qua mt" các ông ln trong ngành vin thông khi nhn được hàng lot các hp đng cung cp dch v phn mm cho các cơ quan nhà nước Hà Ni, trong đó có rt nhiu dch v quan trng như xây dng cơ s d liu dân cư ca gn 8 triu dân Hà Ni cho công an thành ph, phn mm qun lý ti phm, phn mm h chiếu online, h thng qun lý qu nhà tái đnh cư các cp…

Khách hàng của Nht Cường bao gm mt lot các cơ quan công quyn Hà Ni, t UBND thành ph, công an thành phố cho ti các S Y tế, Công thương, Giáo dc Đào to, Thông tin Truyn thông... Thc tế này đt ra nhiu nghi vn xung quanh mi quan h thc cht ca doanh nghip non tr này vi các nhóm li ích trong b máy nhà nước.

Khi lực lượng công an bt ng p vào khám xét chui ca hàng đin thoi Nht Cường Mobile vào ngày 9/5, không ít nhng người am hiu v tình hình chính tr, thi s Vit Nam đã đt ngay câu hi trên các trang mng xã hi vng cơ đng sau" ca v "đánh Nht Cường".

Sự vic càng tr nên thu hút sự chú ý ca công lun hơn khi báo chí đưa tin Tng giám đc Bùi Quang Huy ca công ty này b trn ngay trong thi gian Nht Cường đang "trong tm ngm", dn đến vic Cơ quan Cnh sát điu tra, B công an, phi ra lnh truy nã Bùi Quang Huy, 45 tuổi, vào ngày 18/5 v ti "Buôn lu và vi phm quy đnh v kế toán gây hu qu nghiêm trng".

Trả li báo chí bên hành lang Quc hi vào ngày 20/5, đi biu Lưu Bình Nhưỡng ca Bến Tre cho rng "có cơ s" đ nghi ng ông Bùi Quang Huy b trn "không phi là ngẫu nhiên".

"Trường hp này ging vi v Vũ Đình Duy, nguyên tng giám đc Công ty C phn Hóa du và Xơ si du khí (PVTex). Có ý kiến cho là có bàn tay trong đ tiếp tay cho Huy b trn, không ch ngu nhiên", báo Người Lao Đng dn li ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đại biu ca tnh Bến Tre còn cho rng "có s khut tt" trong v này, khi ông đt câu hi "Sao bt hàng được mà bt người thì không ? Nh ra lúc đó anh có th khi t v án và b can cùng lúc".

Vụ truy nã Bùi Quang Huy là s vic mi nht tiếp theo hàng loạt các v cán b tham nhũng, doanh nghip b điu tra b trn ra nước ngoài ni bt gn đây như Trnh Xuân Thanh, Vũ "nhôm" (Phan Văn Anh Vũ), Vũ Đình Duy…

"Riêng Bùi Quang Huy, từ lúc khám xét đến lúc khi t v án, đã không đến trình din, mc dù đã vn đng gia đình, và cũng không có mt nơi cư trú. Do vy, ngày 18/5, cơ quan cnh sát điu tra đã ra quyết đnh truy nã toàn quc và truy nã quc tế đi vi Bùi Quang Huy", người phát ngôn B Công an cho biết trong cuc hp báo ngày 31/5.

Theo đại din ca B Công an, do trong thi gian khám xét, B Công an chưa khi t v án, chưa khi t b can đi vi Bùi Quang Huy nên chưa th áp dng bin pháp ngăn chn theo quy đnh ca pháp lut.

Đến ngày 14/5, khi đã thu thp đ chng c, tài liu, cơ quan Cnh sát Điu tra mi khi t v án và khi t b can, ra lnh bt tm giam đi vi Bùi Quang Huy và 8 người khác. Ông Huy và nhóm người trên b cho là đã thc hin hành vi phm ti buôn lu có tổ chc, xuyên quc gia, lp 2 h thng s sách kế toán tài chính đ ngoài s sách hàng ngàn t đng doanh thu.

Ngoài ra, theo thông tin từ Giám đc S Thông tin Truyn Thông Hà Ni, ông Nguyn Ngc Kỳ, nói vi báo gii ngày 30/5, thành ph này đã chi tr cho công ty Nhật Cường trên 7 t đng trong vòng 3 năm qua, chiến 0,49% tng s ngân sách cho công ngh thông tin ca thành ph, đ cung cp các dch v phn mm cho Hà Ni. Công ty này cũng là đơn v thc hin 7 gói thu mua sm cho thành ph, vi tng kinh phí hơn 12 t đng.

*****************

Việt Nam sẽ không tránh khỏi tác động của thương chiến Mỹ-Trung’ (VOA, 30/05/2019)

Trong mấy ngày gn đây, các hãng tin tài chính quc tế đu nhc ti Vit Nam như mt đim sáng trong bc tranh kinh tế toàn cu đang có nhiu du hiu bp bênh do s leo thang trong cuc thương chiến M-Trung. Nào là kinh tế Vit Nam phát trin nhanh nht trong khối ASEAN, thm chí sp sa ‘qua mt’ Singapore, hu hết đu cho rng Vit Nam đã được hưởng li trong cuc chiến tranh thương mi đang tiếp din gia Hoa Kỳ và Trung Quc.

mytrung3

Ngoại trưởng Vit Nam Phm Bình Minh và Đi s M Daniel Kritenbrink Hà Ni, ngày 15/5/2019. Photo US Embassy Hanoi

Nhưng hôm 30/5 Ngoi Trưởng kiêm Phó Thủ tướng Vit Nam Phm Bình Minh khuyến cáo rằng Vit Nam ‘s không tránh khi tác đng ca thương chiến M-Trung’.

Nikkei Asian Review trích lời ông Phm Bình Minh, tha nhn nhng li ích ‘ngn hn’ ca thương chiến M-Trung, nhưng ông nói xung đt kéo dài s có nhng hu qu đi vi kinh tế Việt Nam.

"Việt Nam s không tránh khi nhng tác đng ca ch nghĩa bo h thương mi" do tính cách m ca nn kinh tế Vit Nam, ông Phm Bình Minh nói ti hi ngh Tương lai Châu Á ln th 25 Tokyo, Nht Bn, do tp đoàn Nikkei t chc.

"Có người cho rằng Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại. Điều đó đúng tới một mức độ nào đó. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ sẽ có tác động lâu dài tới nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam".

BTNG/Phó Thủ tướng Việt Nam Phm Bình Minh

Ông Phạm Bình Minh nói GDP ca Vit Nam l thuc nng n vào hàng xut khu, khiến cho Vit Nam tr nên nhy cm ngay c vi nhng thay đi nh trong nn kinh tế toàn cu.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai đi tác thương mi ln ca Vit Nam, v c mt công ngh và giá tr thương mi. Ông Phạm Bình Minh nói Vit Nam đang theo sát tình hình và "s thc thi bt c bin pháp cn thiết nào đ thích ng".

Để chng li ch nghĩa bo h, Phó Thủ tướng Vit Nam hi thúc vic đy mnh Hip đnh Đi tác Kinh tế Toàn din Khu vc (RCEP), môt hip đnh thương mi t do bao gm Trung Quc, Nht Bn, n Đ, Hàn Quc, Úc, New Zealand và 10 nước Đông Nam Á.

Nikkei Review trích lời ông Phm Bình Minh nói trong mt cuc phng vn dành cho tp chí này sau bài phát biu ca ông ti hi ngh :

"Có người cho rng Việt Nam được hưởng li t cuc chiến tranh thương mi. Điu đó đúng ti mt mc đ nào đó. Tuy nhiên, ch nghĩa bo h s có tác đng lâu dài ti nn kinh tế toàn cu, trong đó có Vit Nam".

Vẫn theo Nikkei, ông Minh khuyến cáo rng "nếu xung đt thương mi M-Trung kéo dài, thì khâu sn xut ca chúng tôi s b tác đng". Theo ông, Vit Nam s gp khó khăn trong vic nhp khu các b phn và nguyên liu, ngoài nhng tác đng do s gim sút trong mc cu trên toàn cu.

Trong khi Việt Nam đang thu hút thêm đầu tư, ông Phm Bình Minh cho biết Vit Nam s ưu tiên cho lĩnh vc công ngh cao, và s thn trng trong vic tuyn chn nhng đu tư có phm cht. Ông nói Vit Nam s đ cao cnh giác chng li nhng giao dch ch nhm chuyn hàng hóa qua Vit Nam vi mc đích tránh các rào cn thương mi gia hai cường quc kinh tế ln ca thế gii.

Ông Phạm Bình Minh nói cho ti nay, Vit Nam vn duy trì được đà tăng trưởng cao, ti gn 7%, trong quý 1. Ông bày t tin tưởng là Vit Nam s duy trì được đà tăng trưởng đó trong năm nay.

Trả li câu hi ca Nikkei v quan h vi Trung Quc trong bi cnh các cuc tranh chp lãnh th trên Bin Đông, Phó Thủ tướng Vit Nam nói : "Chúng tôi s tiếp tc xây dng các quan h hu ngh, và đa dng các quan h đi ngoi, đng thi duy trì các quan hệ thc tin vi nước láng ging Trung Quc ca chúng tôi".

Published in Việt Nam

Chuyến ghé cảng Đà Nẵng mang tính lịch sử của tàu sân bay Mỹ Carl Vinson bắn đi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhưng quan hệ chiến lược Việt-Mỹ vẫn còn mang tính tượng trưng hơn là thực chất. Trên đây là nhận định của giáo sư Richard Javad Heydarian, chuyên gia về địa chính trị Châu Á thuộc Đại Học De ​​La Salle (Philippines), trong một bài phân tích công bố ngày 05/03/2018 trên báo mạng Asia Times tại Hồng Kông.

bieutuong1

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng, ngày 05/03/2018. Reuters/Kham

Đối với giáo sư Heydarian, sự kiện chiếc USS Carl Vinson, một hàng không mẫu hạm với lượng giãn nước 103.000 tấn, cùng hai tàu chiến lớn khác, ghé Đà Nẵng ngày 05/03 trong một chuyến thăm hữu nghị 5 ngày là một dấu hiệu rất đáng chú ý, phản ánh quan hệ chiến lược đang tăng cường giữa hai kẻ cựu thù.

Đây là lần đầu tiên trong hơn bốn thập kỷ mà Mỹ cho triển khai một nhóm tàu ​​sân bay đến Việt Nam, đánh dấu sự hiện diện quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ bên bờ biển Việt Nam từ năm 1975, và báo hiệu sự xuất hiện của một liên minh ít ai ngờ tới giữa Washington và Hà Nội.

Việt Nam là đối tác trong chiến lược Mỹ

Trong Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Mỹ công bố tháng 12 năm ngoái (2017), chính quyền Donald Trump đã xác định Việt Nam là một đối tác hợp tác trên biển (cooperative maritime partner)", nêu bật vai trò của Hà Nội đang vươn lên thành một tác nhân chủ chốt trong việc giữ gìn trật tự hiện có trong vùng biển Đông Á.

Daniel Kritenbrink, tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, tuyên bố : "Chuyến thăm đánh dấu cột mốc cực kỳ quan trọng trong quan hệ song phương Mỹ-Việt, và thể hiện hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập… Với nỗ lực, sự tôn trọng lẫn nhau và bằng cách tiếp tục giải quyết các vấn đề trong quá khứ, đồng thời hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn, từ cựu thù, chúng ta đã trở thành đối tác chặt chẽ".

Theo giáo sư Heydarian, nhân tố trung tâm thúc đẩy đà sưởi ấm quan hệ nhanh chóng giữa hai nước cựu thù là sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của họ trên Biển Đông, đe doạ chủ quyền và lợi ích trên biển của Việt Nam, cũng như quyền bá chủ hải quân của Mỹ ở Châu Á.

Vào lúc các đồng minh khu vực truyền thống của Hoa Kỳ như Thái Lan và Philippines đang càng lúc càng có một chính sách đối ngoại thân Bắc Kinh, Washington đã phải cấp tốc đi tìm những đối tác chiến lược mới và đáng tin cậy hơn ở Đông Nam Á.

Việt Nam đi đầu trong nỗ lực chống Trung Quốc tại Biển Đông

Với quyết tâm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông, Hà Nội đã nổi lên thành một quốc gia đi đầu - nếu không nói là duy nhất - chống lại chính sách quyết đoán trên biển của Trung Quốc.

Tuy nhiên, không có gì bảo đảm là chuyến thăm mang tính biểu tượng cực cao của chiếc USS Carl Vinson sẽ sớm dẫn đến một liên minh quân sự thực thụ nhằm chống lại Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn luôn đi đầu trong các nỗ lực ngoại giao đa phương, nhất là trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, để chỉ trích các hoạt động cải tạo, bồi đắp rầm rộ của Trung Quốc trên các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông.

Giáo sư Heydarian nêu bật là để đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa nhanh chóng các hòn đảo nhân tạo, Việt Nam cũng đã bắt tay vào các hoạt động bồi đắp và cải tạo, với quy mô hạn chế, trên các thực thể mình kiểm soát, cũng như triển khai các hệ thống vũ khí, trong đó có các loại pháo có hệ thống dẫn đường chính xác, trên một số hòn đảo ở Trường Sa.

Trên phạm vi rộng hơn, Việt Nam đã nhanh chóng tăng cường năng lực hải quân của mình, bao gồm việc mua tàu ngầm từ Nga và phát triển cơ sở hải quân tại cảng chiến lược Cam Ranh.

Việt Nam cũng đã mở cửa các mỏ khí đốt tự nhiên khác nhau trong vùng đặc quyền kinh tế của mình cho các công ty năng lượng quốc doanh của Nga và Ấn Độ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Mục tiêu của Hà Nội là thông qua cách thức đó, lôi kéo được các cường quốc khác vào việc bảo vệ tài nguyên và tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Ba không về quân sự nhưng vươn tới các cường quốc khu vực

Ông Heydarian còn ghi nhận là trên bình diện học thuyết an ninh quốc gia, nước Việt Nam độc lập đã áp dụng chính sách "ba không", bao gồm việc không dựa vào một khối quyền lực nào để chống lại một khối khác, không đón nhận bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào trên lãnh thổ của mình và không liên minh quân sự và lệ thuộc vào bất kỳ một thế lực nào ở bên ngoài.

Tuy nhiên, trong một động thái kinh điển về đa dạng hoá chiến lược, Hà Nội đã vươn tới các cường quốc khu vực lớn như Nga, Ấn Độ và Nhật Bản nhằm tăng cường năng lực phòng thủ và giám sát trên biển.

Nhận thức rõ sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc trong lãnh vực kinh tế, Việt Nam đã tìm cách thu hút các khoản đầu tư quy mô lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước phương Tây.

Việt Nam cũng tìm cách gia nhập khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiện đang hồi sinh thành TPP-11 (trừ Hoa Kỳ), nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút các nguồn vốn và công nghệ.

Do đó, Hà Nội đã phát triển được một không gian chiến lược cũng như một năng lực răn đe tối thiểu chống lại các ý đồ của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam.

Nỗi lo của Việt Nam : Bị cô lập về chiến lược

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cảm thấy bất an và lo ngại trước khả năng bị cô lập về mặt chiến lược. Nỗi quan ngại này bắt nguồn từ sức mạnh quân sự và ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, cũng như chính sách chạy theo Trung Quốc ngày càng rõ của các nước có tranh chấp Biển Đông khác, như Philippines dưới thời tổng thống thân Trung Quốc Rodrigo Duterte chẳng hạn.

Một ví dụ, trong khối ASEAN, Việt Nam thường thấy mình là tiếng nói duy nhất chống lại các hành động quyết đoán trên biển của Trung Quốc, trong lúc phần còn lại của khu vực thì lại chủ trương thỏa hiệp về mặt chiến lược và tiếp tục làm ăn kinh tế với cường quốc Châu Á.

Bằng cách vươn tới Hoa Kỳ, Việt Nam hy vọng sẽ có thêm sức mạnh trong việc chống lại Trung Quốc. Chiến lược đó tuy nhiên không chỉ có nguy cơ bị phản tác dụng vì có khả năng kích động Trung Quốc hành động hung hăng hơn, mà lại còn phải đối mặt với những hạn chế to lớn mang tính chất cơ cấu.

Ý muốn của Việt Nam là ngăn chặn các tham vọng trên biển của Trung Quốc, nhưng Hà Nội cũng rất dễ bị Bắc Kinh trả đũa về kinh tế và quân sự. Việt Nam có đường biên giới rất dài trên biển và trên bộ, không chỉ với Trung Quốc mà còn cả với các nước láng giềng đi theo Trung Quốc như Cam Bốt.

Trong khi đó, Quốc Hội Hoa Kỳ cũng dè dặt trong vấn đề phê duyệt việc bán vũ khí tiên tiến cho Việt Nam, vốn liên tục bị cáo buộc là vi phạm nhân quyền một cách rộng rãi. Cho đến nay, không có thỏa thuận vũ khí quan trọng nào được đặt lên bàn đàm phán.

Trên bình diện này thì nhiều vũ khí của Việt Nam lại có nguồn gốc Nga, gây nên mối quan ngại về khả năng tương thích về mặt công nghệ nếu Việt Nam kết hợp vũ khí Nga với vũ khí Mỹ. Hơn nữa, còn có mối quan ngại về quyết tâm thực thụ và phương tiện mà Mỹ huy động vào việc chống Trung Quốc khi xẩy ra chuyện.

Giáo sư Heydarian đi đến kết luận : Rốt cuộc, Hà Nội rất sợ khả năng bị bỏ rơi về mặt chiến lược nếu liên minh rõ ràng hơn với Mỹ và các cường quốc có cùng quan điểm (với Mỹ). Do vậy, rất khó mà nghĩ rằng mối quan hệ hợp tác đầy hứa hẹn hiện nay sẽ trở thành một liên minh toàn diện chống lại Trung Quốc.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 06/03/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2