Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân Vườn rau Lộc Hưng ‘vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng' sau vụ ‘đàn áp hôm 8/12’ (RFA, 09/12/2019)

Ba người dân Vườn rau Lộc Hưng bị câu lưu hôm 8/12 nói với Đài Á Châu Tự Do rằng họ sẽ tiếp tục "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng", một ngày sau vụ "đàn áp dã man" xảy ra trong lúc bà con dựng hang đá Noel.

rau1

Quang cảnh vườn rau Lộc Hưng vào ngày 8/12/2019 khi chính quyền địa phương xuống dẹp hang đá Noel của người dân - Courtesy of FB Vườn Rau Lộc Hưng

Người dân Vườn rau Lộc Hưng hôm 8/12 lên tiếng tố cáo chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã huy động công an, an ninh mặc thường phục và dân quân đến vùng đất cưỡng chế để cản trở bà con dựng hang đá Noel, đập phá tượng Đức Mẹ, và bắt giữ ba người phản đối. Người dân cho rằng đây là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân.

Vườn Rau Lộc Hưng là khu đất đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế vào tháng 1 vừa qua với mục đích để xây dựng trường học, theo thông báo của chính quyền quận Tân Bình. Tuy nhiên, người dân địa phương không đồng ý với quyết định cưỡng chế này và đã đưa đơn kiện lên chính quyền thành phố và trung ương.

Theo trang Facebook Vườn rau Lộc Hưng của người dân tại đây, vụ việc bắt đầu vào 9 giờ sáng ngày 8/12 khi chính quyền địa phương cản trở người dân dựng hang đá, và lấy đi giàn giáo để bên cạnh Đài Đức Mẹ, kéo giật sập khung gỗ làm hang đá.

Vào buổi chiều, người dân tiếp tục dựng hang đá nhưng cũng bị chính quyền cản trở và bắt giữ 3 người dân phản đối có tên Cao Thị Thu, ông Phạm Trung Hiếu và ông Phạm Duy Quang. Người dân Lộc Hưng cáo buộc chính quyền đã đập nát tượng Thánh : Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.

Đến khoảng 10 giờ tối cùng ngày, ba người nêu trên mới được thả.

rau2

Courtesy of FB Vườn Rau Lộc Hưng

Hôm 9/12, ông Phạm Duy Quang nói với RFA

"Hôm qua thì một cái cảnh đàn áp tấn công bà con, dùng vũ lực hết sức dã man. Vào khoảng 3 giờ rưỡi thì bà con vườn rau chúng tôi ra đọc kinh cầu nguyện, làm hang đá để chuẩn bị mừng ngày Chúa Giáng sinh trên phần đất của vườn rau. Sau khi đọc kinh cầu nguyện, một lực lượng rất đông, gồm các ban ngành nhà cầm quyền phường 6 đến cưỡng chế, đàn áp, phá hoại hang đá.

Trong lúc họ đàn áp thì bà con cương quyết không để cho họ đạt được mục đích. Chúng tôi cương quyết như vậy thì giữa hai bên xảy ra xô xát. Họ đã đánh đập chúng tôi, dồn bà con vào từng góc, bắt bà con lên xe đưa về phường 4".

Ông Quang cho biết tại đồn công an, ông và bà Thu, ông Hiếu bị bắt làm bản tường trình với cáo buộc "Tụ tập đông người, gây mất trật tự công cộng".

Bà Cao Thị Thu nói thêm :

"Chúng tôi chỉ ra bảo vệ hang đá thôi. Tôi đứng ở phần sau của hang đá để dựng thì bao nhiêu lực lượng kéo đến. Tôi năm nay đã 58 tuổi rồi, tai không nghe rõ. Họ đấm vào mặt tôi, đạp tôi. Lúc đó tôi mới thấy cục gạch ở đâu đó rớt vào chân. Đau quá, phản ứng tự nhiên, tôi mới lấy cục gạch chọi và chạy ra. Thế là họ bắt tôi, cáo buộc tôi ném đá, vi phạm hành chánh. Họ đòi phạt tôi 750.000 đồng. Tôi nói mình không đóng gì hết. Họ quát rằng ‘quyết định của nhà nước, chị có nhận không ?’. Tôi nói ‘dứt khoát 1 đồng cũng không đóng, còn nếu không thì mấy anh cứ nhốt tôi lại’.

"Tôi vẫn ký vào bản tường trình, tôi không sợ. Tôi ném đá là vì tôi bị đau quá khi họ đánh tôi. Quyết định phạt tiền thì tôi không nhận, dứt khoát không đóng gì hết".

Bà Thu cũng cho hay tại đồn công an, bà bị điều tra lai lịch, nhân thân và bà "không có gì giấu giếm".

Cùng ngày, trả lời RFA, ông Phạm Trung Hiếu nói :

"Trước khi thả ra khỏi đồn công an thì họ cũng hù dọa là sau này tụi mày đừng có đi theo ông Chánh [Cao Hà Chánh], ông này ông kia rủ rê. Giống như hù dọa để chúng tôi không còn tiếp tục theo kiểu mà họ cho là ‘gây rối trật tự'. Họ hù dọa để chúng tôi không còn đến các cơ quan hay phần đất.

Theo cảm nhận thì họ hù dọa vậy thôi, vì chúng tôi cũng đi đứng này kia cả 20 năm nay rồi, ít nhiều hiểu được rằng họ hù dọa để phủ đầu, làm đủ trò đủ kiểu để lần sau mình sợ mình khiếp hoặc như thế nào đó".

Ông Hiếu nói thêm rằng việc giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng "còn dài lắm", "còn ý đồ trấn áp người dân", "không cho người dân ngóc đầu dậy luôn chứ không giải quyết gì".

"Chúng tôi chỉ biết hy vọng thôi, mong muốn rằng lãnh đạo chính quyền mau chóng giải quyết cái câu chuyện đất cát của chúng tôi. Nhưng đó là hy vọng thôi, chứ còn bây giờ họ sẽ còn làm các kiểu để mà muốn ăn tươi nuốt sống, giống như là họ câu giờ, kéo thời gian ra để làm gì đó bất lợi cho chúng tôi", ông Hiếu suy đoán.

rau3

Hang đá Noel ở Vườn Rau Lộc Hưng - Courtesy of FB Vườn Rau Lộc Hưng

Trong khi đó, ông Phạm Duy Quang bổ sung :

"Trong vòng một tháng tới đây, chúng tôi vẫn phải tiếp tục đi thưa kiện tố cáo, đến các nơi có thẩm quyền cao nhất. Vẫn phải đi thêm nhiều lần nữa cho đến khi nào mà thành phố Hồ Chí Minh [Thành ủy] ra giải quyết cho bà con. Chúng tôi đã ba, bốn lần ra tới trung ương và ngoài đó cũng ra văn bản yêu cầu thành phố tổ chức đối thoại, nhưng họ vẫn không ra. Chúng tôi sẽ đi tới cùng, khi nào họ ra thì thôi. Phía thành phố Hồ Chí Minh không ra đối thoại với bà con vườn rau thì họ đã tự quyết định hết rồi. Chúng tôi không biết phải làm sao nữa. Chúng tôi chỉ đi đến hơi thở cuối cùng thôi".

Hôm 9/12, RFA đã liên hệ nhiều lần với Ủy ban nhân dân và công an phường 6, quận Tân Bình nhưng không nhận được phản hồi.

Vào các ngày 4 và 8/1/2019, chính quyền quận Tân Bình đã huy động lực lượng đến san ủi, cưỡng chế khoảng 200 căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng, bất chấp sự phản đối của người dân. Những người dân bị cưỡng chế cho biết đất của họ là từ đời cha ông (thời Pháp) để lại trong khi chính quyền cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018.

Người dân Vườn Rau Lộc Hưng khẳng định họ có căn cứ pháp lý xác định khu đất vườn rau thuộc quyền sở hữu của họ từ năm 1954 đến nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã cố tình không cấp quyền sử dụng đất cho bà con với mục đích "cướp" hơn 5 ha đất.

Vụ cưỡng chế đất đã gặp phải nhiều phản ứng ở trong nước và quốc tế. Dân biểu Châu Âu hồi đầu năm nay cũng đề cập đến vụ cưỡng chế đất ở Vườn Rau Lộc Hưng khi nói đến tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

*****************

Người dân Vườn rau Lộc Hưng tố cáo chính quyền địa phương đập phá tượng Đức Mẹ (RFA, 08/12/2019)

Người dân Vườn rau Lộc Hưng hôm 8/12 lên tiếng tố cáo chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã huy động công an, an ninh mặc thường phục và dân quân đến vùng đất cưỡng chế để cản trở bà con dựng hang đá Noel, đập phá tượng Đức Mẹ, và bắt giữ 3 người phản đối. Người dân cho rằng đây là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân.

vn1

Hiện trường vụ đập phá hang đá và tượng Đức Mẹ tại Vườn Rau Lộc Hưng hôm 8/12/2019 - Courtesy of FB Vườn Rau Lộc Hưng

Vườn Rau Lộc Hưng là khu đất đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế vào tháng 1 vừa qua với mục đích để xây dựng trường học, theo thông báo của chính quyền quận Tân Bình. Tuy nhiên, người dân địa phương không đồng ý với quyết định cưỡng chế này và đã đưa đơn kiện lên chính quyền thành phố và trung ương.

Theo trang Facebook Vườn rau Lộc Hưng của người dân tại đây, vụ việc bắt đầu vào 9 giờ sáng ngày 8/12 khi chính quyền địa phương cản trở người dân dựng hang đá, và lấy đi giàn giáo để bên cạnh Đài Đức Mẹ, kéo giật sập khung gỗ làm hang đá.

Vào buổi chiều, người dân tiếp tục dựng hang đá nhưng cũng bị chính quyền cản trở và bắt giữ 3 người dân phản đối có tên Cao Thị Thu, ông Hiếu và ông Quang. Người dân Lộc Hưng cáo buộc chính quyền đã đập nát tượng Thánh : Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.

Đến tối cùng ngày, 3 người bị bắt vẫn chưa được thả. Những video được livestream trên Facebook Vườn Rau Lộc Hưng cho thấy người dân đã tập trung tại trụ sở công an địa phương và có tranh cãi giữa công an và người dân.

Cũng trong tối cùng ngày, người dân địa phương đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện tại khu vực vườn rau cho người những người bị bắt giữ.

Vào các ngày 4 và 8/1/2019, chính quyền quận Tân Bình đã huy động lực lượng đến san ủi, cưỡng chế khoảng 200 căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng, bất chấp sự phản đối của người dân. Những người dân bị cưỡng chế cho biết đất của họ là từ đời cha ông (thời Pháp) để lại trong khi chính quyền cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018.

Người dân Vườn Rau Lộc Hưng khẳng định họ có căn cứ pháp lý xác định khu đất vườn rau thuộc quyền sở hữu của họ từ năm 1954 đến nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã cố tình không cấp quyền sử dụng đất cho bà con với mục đích "cướp" hơn 5 ha đất.

Vụ cưỡng chế đất đã gặp phải nhiều phản ứng ở trong nước và quốc tế. Dân biểu Châu Âu hồi đầu năm nay cũng đề cập đến vụ cưỡng chế đất ở Vườn Rau Lộc Hưng khi nói đến tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

*****************

Không gian dân sự ở Việt Nam bị đánh giá ‘vẫn ngột ngạt’ (VOA, 07/12/2019)

Việt Nam nm trong s 24 quc gia trên thế gii có không gian hot đng dân s ‘ngt ngt’ (closed civic space), có ‘rt ít tiến b’ và thế gii cn áp lc buc Vit Nam thc hin nhng cam kết ca mình, mt t chc nhân quyn cho biết trong phúc trình thường niên v không gian dân s toàn cu.

vn2

Một cuc biu tình chng Trung Quc Hà Ni hi năm 2014. Các cuc biu tình Vit Nam thường b công an đàn áp và bt b

So với năm 2018 thì môi trường dân s Vit Nam không có gì thay đi và quc gia này vn nm trong nhóm nước bóp nght các hot đng dân s nhiu nht, theo phúc trình nhan đ ‘Quyn lc Người dân b Tn công’.

Báo cáo này vừa được CIVICUS, mt t chc phi chính ph chuyên theo dõi hot đng dân s toàn cu có tr s Nam Phi, công b hôm 4/12 Bangkok, Thái Lan, trong đó đánh giá tình hình thc hin nhng quyn cơ bn ca người dân các quc gia.

Tổng cng có 196 nước và vùng lãnh th được kho sát và đánh giá theo năm thang bc : ci m, hn hp, cn tr, đàn áp và khép kín. Trên toàn cu có 43 nước được đánh giá là ‘ci m’, ch yếu tp trung Châu Âu và Bc M.

Hầu hết các nước và vùng lãnh th được đánh giá là ‘khép kín’ đối vi hot đng dân s nm Châu Á và Châu Phi. Cùng vi Vit Nam, Trung Quc, Bc Triu Tiên và Lào là các quc gia Đông Á nm trong nhóm khép kín này.

Đại din duy nht ca Châu Á được xếp hng cao nht là vùng lãnh th Đài Loan. Theo CIVICUS, Đài Loan được đánh giá cao trong năm nay nh vào vic vùng lãnh th này đã hp pháp hóa hôn nhân đng tính.

Trong khi đó, ‘điểm ti’ trong năm 2019 mà phúc trình này kêu gi cn s quan tâm đc bit là Hong Kong. Theo đó, k t khi cuc biu tình đòi dân chủ bùng phát t tháng 6, cnh sát Hong Kong b cáo buc là ‘dùng vũ lc thái quá’ cùng vi ‘nhiu v bt gi tùy tin’ mà trong đó có người ‘b tra tn’ và ‘b ngược đãi’. Phúc trình cũng tha nhn là bên cnh bo lc ca cnh sát, người biu tình Hong Kong ‘cũng leo thang bạo lc’.

‘Rất ít tiến b

Trao đổi vi VOA t Malaysia, ông Josef Benedict, nghiên cu viên ca CIVICUS, mt trong nhng người ph trách phn đánh giá v Châu Á trong phúc trình, cho biết Vit Nam ‘có rt ít tiến b trong vòng mt năm qua’.

"Về cơ bn có rt ít không gian cho các t chc xã hi dân s đc lp hot đng Vit Nam và nhng người dám lên tiếng (phn đi chính quyn) đang phi chu rt nhiu s thng kh", ông Benedict cho biết.

Ông nêu lên tình trạng nhng người ‘dám nêu lên những vn đ nhc nhi Vit Nam đang đi mt vi vic sách nhiu, da nt và thm chí là án tù’ và nhng cuc ‘biu tình ôn hòa’ chng li lut an ninh mng ‘b công an đáp tr bng bo lc quyết lit’.

"Nhiều người đã b bt và b giam gi", ông nói với VOA.

"Chúng tôi cũng thấy rng Vit Nam không gian cho t do báo chí và t do truyn thông không h tn ti", ông nói thêm.

Vị chuyên gia này cho biết chính ph Vit Nam ‘đã cam kết rt nhiu’ v nhân quyn, chng hn như đi din ca Vit Nam đã nói trước Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc rng h s có nhng b lut đi vào nhân quyn nhưng trên thc tế thì nhiu nhà hot đng b chn li sân bay và b thm vn sau khi đi nước ngoài v và có người ‘b án tù nng n’.

Ông cũng nêu lên một ‘vn đ ln’ Vit Nam là nhiu tù nhân chính tr ‘b đưa đi giam rt xa nơi h sng’ và dn chng là bà Trn Th Nga, nhà hot đng công đoàn, đã tng b di lý cách gia đình c ngàn cây s, gây khó khăn cho vic thăm nuôi.

Trả li câu hi ca VOA là nếu nhng nhà hot đng này b kết ti là ‘xâm phm an ninh quc gia’ thì phi chăng vic h b tuyên án tù cũng là phù hp vi lut pháp, ông Benedict nói rng các đo lut an ninh quc gia Vit Nam ‘không có cơ s gì hết’.

"Các luật này được chính ph Vit Nam sử dng đ bin h cho vic h đàn áp các nhà hot đng. Theo CIVICUS thì không có cơ s gì đ truy t và b tù các nhà hot đng", ông nói.

Chuyên viên này cũng kêu gọi cng đng quc tế, nht là Liên Hiệp Châu Âu (EU), nên quan tâm nhiu hơn na đến tình hình nhân quyền Vit Nam.

Theo đề xut ca ông, khi EU nên xem nhân quyn là vn đ quan trng trong vic thc thi hip đnh thương mi t do Vit Nam-EU, tc EVFTA.

"EU nên đàm phán để buc Vit Nam hành đng nhiu hơn na và cn phi lên tiếng cho những người b b tù ch vì h đòi t do ngôn lun hay hot đng dân ch", ông nói.

Ngoài ra, ông còn kêu gọi các nước ASEAN ci m hơn và cp tiến hơn như Malaysia hay Indonesia phi ‘nêu đích danh Vit Nam’ mi khi Hà Ni có nhng vi phm nhân quyn trầm trọng và đưa nhng vn đ này đến các cuc hp ca khi.

Tuy nhiên, khối ASEAN lâu nay hot đng trên nguyên tc không can thip vào công vic ni b ca nhau và rt nhiu nước trong khi, t Campuchia, Philippines Brunei, Lào, Myanmar cho đến Singapore, Thái Lan đều có thành tích nhân quyn ti t.

Ông Benedict cũng thừa nhn điu này khi được yêu cu so sánh tình trng nhân quyn ca Vit Nam vi các nước láng ging nhưng ông cho rng nhng nước có mc đ đàn áp cao như Campuchia hay Singapore, các tổ chức xã hi dân s đc lp vn có không gian hot đng trong khi ‘ Vit Nam thì không’.

Về kiến ngh đi vi chính quyn Vit Nam, ông đ ngh d b các đo lut v an ninh quc gia (như lut an ninh mng), khôi phc quyn t do ngôn lun cho người dân vì Việt Nam đã ký kết Công ước quc tế v các Quyn chính tr và dân s cũng như phi m rng không gian hot đng cho các t chc dân s đc lp.

*******************

Quốc vụ khanh Đức gặp gỡ giới tranh đấu Việt Nam (VOA, 06/12/2019)

Hôm 5/12, Quốc vụ khanh B Ngoi giao Đc Andreas Michaelis đã có cuc gp vi các nhà hot đng Vit Nam ti Hà Ni, đ tìm hiu v hot đng ca xã hi dân s.

vn3

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis đã có cuộc gặp với các nhà hoạt động Việt Nam tại Hà Nội hôm 05/12/2019. Photo Twitter Anh Chi.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, mt trong bn nhà hot đng tham d cuc gp kéo dài hơn hai gi, nói vi VOA rng ông Michaelis có đ cp đến Hip đnh Thương mi T do EU và Vit Nam (EFVTA), và quan tâm đến vn đ nhân quyn.

Tiến sĩ Nguyn Quang A cho biết :

"Về EFVTA, ông ấy có nhc đến. H quan tâm đến vn đ nhân quyn. Khi mà Hip đnh thương mi này phê chun thì s có nhng ràng buc v vn đ nhân quyn mà Vit Nam phi thc hin".

"Họ tìm hiu k v vn đ này thì có th h s tác đng như thế nào đó đ cho tình hình nhân quyền Vit Nam được ci thin", tiến sĩ Nguyn Quang A cho biết thêm.

"Trên cơ s các mi quan tâm chung, Đc và Vit Nam s tăng cường quan h hp tác trong khuôn kh vic đi mi quan h đi tác chiến lược ca mình", quan đim này đã được Quc v khanh B Ngoi giao Đc Andreas Michaelis và Th trưởng B Ngoi giao Vit Nam Tô Anh Dũng khẳng đnh ti phiên hi đàm Đc-Vit din ra năm nay ti Hà Ni hôm 4/12, theo mt thông cáo ca Đi s quán Đc Vit Nam.

vn4

Dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Quốc vụ khanh Michaelis và Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã thông qua bản kế hoạch hành động chiến lược là cơ s ở cho các hoạt động hợp tác song phươ ng đa d ạng trong hai năm tới.

Truyền thông Vit Nam cho biết dưới s chng kiến ca B trưởng Ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh, Quốc v khanh Michaelis và Th trưởng Ngoi giao Tô Anh Dũng đã thông qua bn kế hoch hành đng chiến lược là cơ s cho các hot đng hp tác song phương đa dng trong hai năm ti.

"Hai bên đã thông qua bản kế hoch hành đng cho năm 2020/2021 vi cam kết đm bo vic duy trì trt t trên cơ s lut l, tôn trng lut pháp quc tế, đc bit là bo v các quyn con người cũng như các nguyên tc cơ bn v ch quyn và nhà nước pháp quyn", thông báo ca Đi s quán Đc cho biết thêm.

Ông Nguyễn Quang A cho VOA biết ti gp vi các nhà hot đng, ông Michaelis cũng hi ý kiến nhng người tham d đ làm thế nào đ Đc có th giúp ci thin tình hình nhân quyn Vit Nam.

Tiến sĩ Quang A thut li ý kiến đ xut ca ông :

"Ông ấy mun tìm hiu tình hình và chúng tôi cũng đã nói rằng tình hình nhân quyn Vit Nam vi ban lãnh đo mi t đi hi Đng va ri đã ti t hơn như thế nào".

"Phía Đức hi chúng tôi rng h có th làm gì cho vic này. Tôi góp ý rng điu quan trng nht là Vit Nam phi th chế hóa những s thay đi, tc là biến các cam kết [quc tế] thành lut ca Vit Nam và thc thi chính các lut ca Vit Nam".

Vào tháng trước, nhà hot đng Nguyn Văn Đài và đi din các nhóm vn đng cho nhân quyn Vit Nam đã gp g các dân biu và kêu gi chính ph Đc hãy quan tâm và gây áp lc hơn na lên chính quyn Vit Nam trong vn đ nhân quyn, trong đó có việc tr t do cho tt c các tù nhân lương tâm, tù chính tr.

Nhóm đề ngh các dân biu ca hai đng SPD và đng Xanh trong Ngh vin Châu Âu không ng h vic thông qua EVFTA cho đến khi tình trng vi phm nhân quyn ti Vit Nam được ci thin và có thể kiểm chng được.

Trong một bài viết gi cho VOA, ông Nguyn Văn Đài trích li dân biểu Gabriela Heinrich cho biết bà sẽ đưa hồ sơ vi phạm nhân quyền của Việt Nam ra để Quốc hội Đức theo dõi. Ông Đài cho biết thêm : "Dân biu Heinrich cho rng vic nhà báo Phm Chí Dũng bị bt làm cho chính gii Đc lo ngi v tình trng vi phm nhân quyn ca Vit Nam".

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam

Việt Nam bị chất vấn sau phúc trình về việc thực thi Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (RFA, 13/03/2019)

Sáng ngày thứ hai, 11 tháng 3, trong một khóa họp kín, 18 Chuyên gia trong Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lắng nghe các ý kiến của các tổ chức Phi Chính phủ có Phúc trình đệ nạp Ủy ban trước ngày 4 tháng 2. Hai mươi phúc trình đệ nạp, nhưng chỉ có 15 tổ chức phát biểu tại khóa họp, trong số này có 3 tổ chức Phi chính phủ đến từ Hà Nội. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam, được mời trình bày trước tiên Phúc trình phản biện của tổ chức mình. Sau khóa họp kín, một số Chuyên gia gặp gỡ riêng các đại diện tổ chức Phi chính phủ để hỏi thêm một số chi tiết.

quyen1

Phái đoàn Việt Nam phúc trình về ICCPR ở Geneve ngày 11-12/03/2019 - Ảnh do tác giả cung cấp

3 giờ chiều cùng ngày, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lắng nghe Phúc trình Việt Nam do ông Trưởng đoàn, Nguyễn Khánh Ngọc, thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu. Phái đoàn Việt Nam gồm 24 ngừời đại diện hầu hết các Bộ trong chính phủ, từ Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao cho đến Bộ Lao động.

Trong lời chào mừng và giới thiệu Phái đoàn Việt Nam, ông Chủ tọa khóa họp có ý tiếc về sự phúc trình của Việt Nam không thường xuyên, khiến cho sự đối thoại xây dựng giữa Ủy ban và Việt Nam gặp nhiều trở ngại.

Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) là một trong những công ước nhân quyền quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc. 37 năm trước, năm 1982, Việt Nam ký kết Công ước này, và hôm nay là lần thứ 3 Việt Nam đến phúc trình. Lần thứ nhất vào năm 1989, lần thứ hai năm 2002.

Tổng quát, ông Ngọc cho biết dù bao khó khăn Việt Nam gặp phải, từ chiến tranh đến đủ thứ nạn, nhưng trong mấy chục năm qua Việt Nam đã hoàn thiện Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) cho người dân. Nhờ vậy, ông xác định hiện nay Công ước giữ phần ưu thắng tại Việt Nam.

Sau phần phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam là phần dành cho các chuyên gia Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chất vấn. Sau đây là một số chất vấn tiêu biểu.

Bà Marcia Kran, chuyên gia người Canada, đặt câu hỏi :

Tôi thấy có nghĩa vụ ghi nhận sự kiện bản Phúc trình cung cấp quá trễ. Tôi cũng ghi nhận rằng tại Việt Nam Hiến Pháp cho phép giới hạn các quyền được ghi trong Công ước ICCPR để tuân thủ "an ninh quốc gia" và "trật tự xã hội". Tôi ghi nhận rằng các điều luật mơ hồ về "an ninh quốc gia" trong Bộ luật Hình sự đã giới hạn các quyền của người hoạt động bảo vệ nhân quyền và tất cả những ai bất đồng ý kiến với đảng Cộng sản Việt Nam. Ý kiến về "an ninh quốc gia" cho chúng tôi cảm tưởng đã được sử dụng để giới hạn tự do và an ninh cá nhân, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cũng như tự do ngôn luận.

Xin cho chúng tôi biết kế hoạch của quý vị nhằm giải quyết sự trái chống giữa các điều luật an ninh quốc gia của quý vị và các điều trong Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Xin giải thích bằng kế hoạch nào quý vị bảo đảm các điều luật an ninh quốc gia không bị sử dụng tuỳ tiện chống lại những nhóm bất đồng chính kiến ?

Ông Koita, Chuyên gia người Mauritanie :

Thật khó tiếp cận số liệu người bị án tử hình để hoàn thành những bản thống kê chính xác. Tuy nhiên vào tháng 2 năm 2017, một báo cáo của Bộ Công an tiết lộ con số 429 tù nhân đã thi hành án trong thời gian từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016, theo nhịp độ này, mỗi năm có 147 tù  nhân bị tử hình. Phúc trình Việt Nam cho biết có 5 trung tâm chích thuốc độc đang được xây dựng. Y cứ số liệu này, Việt Nam đứng hàng thứ 3, nếu không là thứ 2 theo những nguồn khác, trên phương diện quốc tế của các quốc gia thi hành án tử hình. Việt Nam có xác nhận con số này không ? Nếu không, quý vị có thể cung cấp số liệu thống kê chính thức bằng cách công bố số liệu án tử hình, và số liệu thi hành án ?

Ông Ben Achour, chuyên gia người Tunisia :

Bản thân tôi thuộc thế hệ theo dõi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cho nền độc lập dân tộc và chống lại sự thống trị của bạo quyền ngoại lai, đồng thời chống cả bạo quyền bản xứ. Thời đó tôi còn là sinh viên. Tất cả sinh viên vào thế hệ tôi đều hậu thuẫn thiên sử thi anh hùng Việt Nam. Một thiên sử thi mang nghĩa Công bằng xã hội – chủ nghĩa xã hội, chúng tôi hoàn toàn đồng ý điều này – nhưng đồng thời cũng là tự do – tự do cá nhân, chủ nghĩa đa nguyên. Tôi muốn giải thích vì sao ? Bởi vì, thật tình mà nói, tôi nhận thấy rằn chính sách Việt Nam ngày nay đối với tự do công cộng và nhân quyền lẽ ra phải được tiến bộ so với những tham vọng và hy vọng mà Việt Nam làm dấy lên khắp mặt địa cầu, trong đệ tam thế giới, với tinh thần Bandoung…

Tôi muốn nhắc ở đây rằng, Hiến Pháp Việt Nam nhắc đi nhắc lại 7 lần khái niệm "an ninh quốc gia" trong các điều, 44, 54 và 65, hai lần trong các điều 66 và 67. Ngoài ra, Bộ luật hình sự bắt tội những ai xâm phạm "an ninh quốc gia". Trong cuộc Kiểm điểm UPR năm 2014, Việt Nam hứa hẹn sẽ sửa đổi các điều quá giới hạn trong chương "an ninh quốc gia". Thế rồi năm 2015, một Bộ luật hình sự sửa đổi ra đời, lại thêm vào nhiều điều giới hạn mới như bắt tội những ai "chuẩn bị" hay "có ý định" phạm tội. Vấn nạn đối với tôi, như một luật gia, là chẳng ai đi buộc tội khi "mới có ý định" mà thôi ! Có ý định chưa thể xem như phạm tội, điều này có vấn đề đấy.

Tôi có hai câu hỏi, có thể nào Việt Nam định nghĩa một cách rõ ràng về ý niệm "an ninh quốc gia", chứ như hiện nay thì quá mơ hồ, mờ nhạt – và câu hỏi thứ hai, quý vị có thể cung cấp cho chúng tôi một danh sách tất cả các điều luật mang tội "an ninh quốc gia" ?

Ông Santos Pais, chuyên gia người Bồ Đào Nha :

Đảng-Nhà nước chối từ tại Việt Nam không có loại tù nhân vì lương thức. Nhưng có nhiều phúc trình thì lại cho biết có nhiều tù nhân vì lương thức tại Việt Nam. Họ bị bắt bớ tuỳ tiện, gia đình họ không hề được thông báo nhiều tuần hay nhiều tháng sau, họ bị hành xử tồi tệ bằng lời nói hay xâm phạm thân thể. Phái đoàn Việt Nam bình luận ra sao hiện trạng này ? Có bao nhiêu cá nhân bị giam giữ vì tội xâm phạm "an ninh quốc gia" ? Có bao nhiêu người bị kết án vì tội xâm phạm "an ninh quốc gia" trong 5 năm vừa qua ? và án tù của họ như thế nào ? Trong một vài phúc trình của xã hội dân sự cho biết những cuộc bắt giam dài hạn không được phép thăm nuôi, bị đối xử tồi tệ, không được chăm sóc y tế, bị chuyển tới những nhà tù ở xa nơi gia đình họ cư trú, bị quản giáo cho phép các tù nhân hình sự đánh đập. Phái đoàn Việt Nam nghĩ sao về những sự kiện này ? Việt Nam có biện pháp gì ngăn chận và bảo đảm không còn xẩy ra trong tương lai ?

Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) gồm có 27 điều. Nên cuộc trình bày và chất vấn giữa Phái đoàn Việt Nam và Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được chia làm hai phần. Phần một vào chiều thứ hai, 11 tháng 3, Ủy ban Nhân quyền xem xét và chất vấn từ điều 1 đến điều 14 cùng các câu hỏi bổ sung. Phần hai vào sáng thứ ba, 12 tháng 3, xem xét và chất vấn từ điều 15 đến điều 27 và các câu hỏi bổ sung.

Điều 18, về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, các chuyên gia đặc biệt hỏi về trường hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa hảo, Cao Đài và các tôn giáo không muốn đăng ký. Đồng thời hỏi vì sao Luật mới về Tín Ngưỡng, Tôn giáo bắt buộc phải đăng ký, là điều trái ngược với Công ước ICCPR của Liên Hiệp Quốc ? Việt Nam có kế hoạch điều chỉnh tình trạng này hay không ?

Những câu hỏi khác mà các Chuyên gia Liên Hiệp Quốc quan tâm là Luật An ninh mạng, việc sách nhiễu những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, Nghị Định 136 cấm các nhà hoạt động nhân quyền di chuyển, tịch thu hộ chiếu của họ, v.v... Các Chuyên gia cũng hỏi bao giờ thì Việt Nam bãi bỏ chế độ "Hộ khẩu", là chế độ kỳ thị tôn giáo và dân tộc ? Bao giờ Việt Nam thông qua Luật Lập hội, Luật Biểu tình, và chấm dứt việc đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa ?

Do thời lượng Đài có hạn, chúng tôi không thể kể ra hết.

Sau phần chất vấn, Phái đoàn Việt Nam hồi đáp thông qua các vị Đại diện Bộ, liên quan tới lĩnh vực đề cập. Nói chung, các câu hồi đáp của Phái đoàn nếu không lúng túng, thì chẳng liên quan trực tiếp tới câu hỏi cụ thể đặt ra. Đa số lời hồi đáp biểu hiện thuần tuý tuyên truyền, đề cao tính nhân đạo, công lý và tôn trọng nhân quyền của Nhà nước. Sai trái, phạm tội là lỗi người dân, chứ chính quyền luôn tuyệt đối thương lo cho dân. Ví dụ như câu hỏi vì sao có nhiều người chết trong tù hoặc nơi tạm giam ? Phái đoàn cho biết vì họ mang trọng bệnh trước khi bị bắt, hoặc vì bức xúc, buồn phiền trong thời gian giam giữ nên đã tự tử…

Ỷ Lan

********************

Việt Nam phúc trình lần 3 về Công ước các Quyền dân sự & chính trị (RFA, 12/03/2019)

Phái đoàn Việt Nam trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 phúc trình tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Công ước quốc tế các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) lần thứ ba.

quyen2

Ông Nguyễn Khánh Ngọc (bên trái), trưởng đoàn Việt Nam tại phiên điều trần trước UN hôm 11/3/2019 -Courtesy of UN

Tin cho biết phái đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Khánh Ngọc, thứ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu, gồm 24 người. Phúc trình được trình bày tại Điện Wilson ở Geneva.

Văn bản phúc trình dài 37 trang giấy A4 cũng được post trên trang chủ của cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Đây là lần thứ ba Việt Nam có phúc trình trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về ICCPR sau khi tham gia ký kết từ năm 1982. Lần thứ nhất vào năm 1989 và lần thứ hai vào năm 2002.

Đối với phúc trình của phái đoàn Việt Nam như vừa nêu, Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam, có phản biện vào ngày 11 tháng 3.

Phản biện được nêu ra trước 18 chuyên gia thuộc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và người đứng đầu Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam, ông Võ Văn Ái công bố phúc trình phản biện với 19 khuyến cáo đối với chính phủ Việt Nam.

Theo ông Võ Văn Ái đúng nguyên tắc thì việc phúc trình về ICCPR phải được tiến hành hai năm một lần trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi ICCPR ; tuy nhiên Việt Nam mới chỉ thực hiện ba lần thì sự trì hoãn chứng tỏ không những Hà Nội chẳng tôn trọng nghĩa vụ quốc tế đối với Liên Hiệp Quốc mà còn xem thường các cơ hội để tăng cường bảo vệ các quyền dân sự và chính trị cho công dân.

Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam còn cho rằng những thông tin cung cấp qua Phúc trình của Hà Nội đã lỗi thời, lại phủ nhận mọi bằng chứng hiển nhiên về các cuộc bạo hành, đàn áp chống xã hội dân sự, gia tăng bắt bớ tùy tiện và kết án nặng nề những ai lên tiếng đòi hỏi các quyền được bảo đảm theo Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị.

Trong phản biện nêu ra, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam, nhận định rằng ‘an ninh quốc gia’ là lớp son hợp pháp để triệt tiêu quyền con người. Các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia trong thực tế là đổ mã trang trí bên ngoài để đàn áp nhân quyền. Chính phủ Hà Nội không phân biệt đâu là hành xử bạo động và đâu là hành xử quyền tự do ngôn luận, nên biến các đòi hỏi nhân quyền ôn hòa thành hoạt động phạm tội.

Thống kê của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam cho thấy từ tháng giêng năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, có 117 nhà hoạt động dân sự, gồm 23 phụ nữ, bị cơ quan chức năng Việt Nam kết án từ 13 đến 20 năm tù.

***************

Việt Nam tại Kiểm điểm Nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva (BBC, 12/03/2019)

Sang ngày thứ nhì của phiên họp 125 của Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee) của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, các câu hỏi cho thấy các quốc gia nắm rất sát tình hình thực tế về nhân quyền của Việt Nam.

quyen3

Trong phòng họp hôm 12/03 thuộc phiên họp 125 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Palais Wilson ở Quai Wilson, Geneva

Phiên họp '125th Session of Human Rights Committee' diễn ra trong Palais Wilson ở Quai Wilson, Geneva và được đăng tải trên kênh truyền hình webtiv.un.org công khai của Liên Hiệp Quốc (Consideration of Viet Nam - 125th Session CCPR).

Nhiều vấn đề cụ thể

Những vấn đề về quyền dân sự, chính trị phía Việt Nam được các đại biểu nêu ra gồm cả câu hỏi về lực lượng Cờ Đỏ bị cho là thể hiện thù hằn tôn giáo, vấn đề tù nhân lương tâm, vấn đề tra tấn, về phân biệt đối xử với người thiểu số tin theo Thiên Chúa Giáo, luật an ninh mạng, luật lao động, về bình đẳng và không phân biệt giới tính, tự do báo chí...

Ngoài ra là vấn đề sức chứa tối đa của các phòng giam trong nhà tù, phòng tạm giam, tính độc lập của Bộ Tư pháp Việt Nam, việc tiếp cận dịch vụ y tế của người bị HIV...

Các câu hỏi khác là về vấn đề người Thượng hồi hương, về việc đảm bảo làm sao để cộng đồng bản địa, người thiểu số trước khi đất đai của họ bị đưa vào các công trình phát triển thì họ có được thông báo, và có cơ quan độc lập nào giám sát việc đó hay không.

Kể cả vấn đề đa nguyên chính trị, bầu cử, với sự tham gia của nhiều nhóm dân chúng không có hạn chế, khả năng tự ứng cử của những người không phải đảng viên cộng sản, về độc đảng ở Việt Nam cũng được nêu ra.

quyen4

Một thành viên Ủy ban, bà Marcia Kran (Canada) hỏi nhiều về người thiểu số và đa nguyên chính trị ở Việt Nam

Chẳng hạn có câu hỏi rằng nếu đa số các công chức, quan chức trong bộ máy chính quyền là Đảng viên Cộng sản thì làm sao đảm bảo tính đa nguyên ?

Trong phiên họp hôm 11/03, có đại biểu nói Hiến pháp Việt Nam có một chương riêng để thúc đẩy quyền con người, nhưng khi Liên Hiệp Quốc đối thoại với các quốc gia thành viên "thì chúng tôi không chỉ đơn giản là nhìn ở trong nội dung của luật mà chúng tôi còn nhìn vượt ngoài khuôn khổ đó nữa", theo video link công bố cùng ngày.

"Về mặt thực tế đặc biệt là việc thực hiện các quy định của công ước, những vấn đề nào mà người dân Việt Nam đang phải gặp phải trong việc thực hiện các quyền của mình, đặc biệt là quyền của những người bảo vệ nhân quyền, quyền của phụ nữ, quyền của dân tộc thiểu số và cũng như là làm sao để giúp cho họ để thực hiện các quyền được công nhận trong công ước", đại biểu này nói.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Khánh Ngọc, trưởng phái đoàn Việt Nam đã trả lời, nêu ra nhiều con số khác nhau :

"Hiện nay Việt Nam thì cũng đã có 100 luật mới liên quan đến các điều luật liên quan tới công việc bảo vệ và đẩy mạnh quyền con người, quá trình làm luật đã được đẩy mạnh hơn để theo hướng ngày càng minh bạch và tiến bộ.

Ông cũng cho hay, trong những năm gần đây, "Việt Nam thì cũng đã tập trung rất nhiều vào việc thực thi pháp luật hệ thống tòa án ví dụ đã được cải cách với nhiều cơ sở và điều kiện làm việc tốt hơn".

quyen5

Đoàn Việt Nam trả lời câu hỏi tại phiên họp ở Geneva 12/03

Trong phiên họp đang tiếp tục trong ngày 12/03, một quan chức thuộc đoàn Việt Nam tại phiên Kiểm điểm nói Việt Nam bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận rất mạnh mẽ.

Ví dụ, theo ông, "báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, và phát sóng".

"Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực năm 2018, và yêu cầu nhu cầu giải trình của cơ quan nhà nước đối với các nhà báo và công dân".

Vị quan chức cũng nói "chưa bao giờ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được như ngày nay".

Ông nêu ra con số hàng nghìn nhà báo, con số hàng trăm đại diện báo chí nước ngoài ở Việt Nam nhưng không xác nhận Việt Nam có báo chí tư nhân hay không.

Về Luật An ninh mạng, ông nói Việt Nam "có công nghệ thông tin phát triển mạnh, với 2/3 người dân sử dụng internet, và làm sao bán được sản phẩm của người nông dân Việt Nam trên Amazon".

"Tuy nhiên, có những điều ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội như vụ tin tặc ở hai sân bay lớn, các chuyến bay bị hoãn, một ví dụ đó, và các hoạt động mang tính tội phạm trên mạng thì rất nhiều nên chúng tôi phải xây dựng an ninh mạng... làm sao đảm bảo quyền biểu đạt trên mạng".

Kết luận, ông nói, Việt Nam "rất tiếp thu các ý kiến của các bạn, để quyền tự do ngôn luận của người Việt Nam được phát huy hết".

Sau đó, một đại diện nữ của Ban Tôn giáo, chính phủ Việt Nam, rồi đến đại diện của Ban Dân tộc lần lượt trả lời.

Về quyền của dân tộc thiểu số, đại diện Việt Nam nói rằng nước này chưa soạn luật về dân tộc thiểu số vì như thế thì lại là "phân biệt đối xử dân tộc đa số".

Tuy thế, nữ đại biểu này nói Việt Nam đang nghiên cứu về luật hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số mà không phân biệt đối xử với người dân tộc đa số, và nghiên cứu này dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2019.

Các con số rất quan trọng

Có mặt tại phiên họp, một thành viên của tổ chức NGO Jubilee Campaign, ông Nguyễn Quốc Tuấn phê phán "đoàn Việt Nam tránh né trả lời vào câu hỏi của ủy ban mặt khác khi tránh né không được thì họ sẵn sàng nói dối không biết ngượng".

"Về các câu hỏi đặt ra thì chúng ta có thể thấy rõ những dữ liệu chúng ta trong vai trò xã hội dân sự, cung cấp qua các bản báo cáo đến Ủy ban Nhân quyền có giá trị quan trọng đặc biệt".

Điều này cho thấy hiện vẫn có sự khác biệt lớn trong quan điểm về nhân quyền và các quyền liên quan giữa chính phủ Việt Nam và các nhóm vận động ở bên ngoài.

Published in Việt Nam
jeudi, 13 décembre 2018 15:54

Bỗng dưng ca hát cái mình có đâu

Dàn loa tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam bỗng dưng lên đồng hát bài Việt Nam không có về "Quyền con người" (1), vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (10/12/1948 - 10/12/2018).

qcn0

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh minh họa 

Tiêu biểu của loạt bài "tự biên, tự diễn" là bài viết được phổ biến rộng rãi ngày 10/12/2018 của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (1). Ông Minh khoe :

"Những nỗ lực đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trong nhiều thập kỷ của Việt Nam không nằm ngoài mục đích bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người, trong đó có quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và quyền được quyết định vận mệnh, con đường phát triển của mình".

Nói mà không nghĩ

Ông Phạm Bình Minh viết vậy mà không phải vậy. Người dân Việt Nam, sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn (1945-1975) lại bị nhốt vào cái cũi độc tài và độc tôn toàn trị của Đảng cộng sản mang danh "thống nhất" từ năm 1976 nên chưa bao giờ được quyền tự quyết vận mệnh chính trị của mình.

Bằng chứng là tất cả mọi chuyện, từ A đến Z của đất nước và của con người Việt Nam đều do Đảng giành làm hết. Nhân dân, tuy là chủ nhân của Tổ quốc nhưng bị kìm kẹp để phục vụ đám đầy tớ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, dù Đảng không do dân bầu hay được dân giao quyền cai trị mà vẫn ngang nhiên tự nhận mình là :

"Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (Khoản 1, Điều 4 Hiến pháp 2013).

Hành động tiếm đoạt phản dân chủ này của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa đến hậu quả là tuy có hòa bình và độc lập, nhưng Việt Nam chưa giây phút nào thoát khỏi lo sợ bị Trung Quốc đánh úp bất kỳ lúc nào cả trên đất liền lẫn ở Biển Đông. Để được yên thân, nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam, từ thời Tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh khóa đảng VI (1986 -1991) đã cam tâm ngậm đắng nuốt cay để phục tùng mọi yêu cầu chính trị, kinh tế và quốc phòng của Trung Quốc và làm theo phương châm gọi là 16 vàng, 4 tốt do Bắc Kinh trao cho Việt Nam thi hành là :

"Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai""láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Tiếc thay, những chữ đầu môi chót lưỡi cạm bẫy của Trung Quốc đã không được hàng ngũ lãnh đạo phương Bắc áp dụng để chấm dứt tham vọng bành trướng và bá quyền của họ ở Biển Đông. Bắc Kinh đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1974. Sau đó, lại xua quân đánh chiếm 7 bãi và đá khác của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.

Từ đó đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã dùng áp lực chính trị và kinh tế ép chế Việt Nam phải từ bỏ một số dự án khai thác dầu khí với nước ngoài, trong đó có hãng dầu Tây Ban Nha, Repsol. Bắc Kinh tự nhận khu khai thác nằm trong vùng tranh chấp Lưỡi Bò của tổ tiên họ để lại, chiếm 2/3 diện tích hay khoảng 3.447.000 cây số vuông, Biển Đông.

Ngoài việc hoàn tất quân sự hóa 7 vị trí chiến lược qua bồi đắp, tân tạo thành đảo quốc phòng, Hải quân Trung Quốc còn không ngừng khống chế, xua đuổi và đàn áp, đôi khi xẩy ra án mạng và cướp tài sản của ngư phủ Việt Nam đánh bắt tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa.

Vậy mà, quân đội cộng sản Việt Nam dù đang có mặt ở 21 vị trí ở Trường Sa đã không dám có hành động nào để bảo vệ chủ quyền và mạng sống ngư dân.

Sự khiếp nhược của chế độ cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc ở Biển Đông, là một bằng chứng nhân dân Việt Nam chưa được sống trong hòa bình như ông Phạm Bình Minh rêu rao.

Tự do trong lồng

Song song với sự tiếm nhận có quyền lãnh đạo đất nước, Đảng cộng sản còn cướp các quyền tự do của dân, dù đã được quy định rõ ràng trong Điều 25 Hiến pháp, đó là các quyền : "tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình".

Nhưng muốn được hưởng các quyền này, Điều 25 lại buộc rằng : "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Cho đến nay, người dân, trên nguyên tắc, mới có hai Luật báo chí và Luật tiếp cận thông tin. Nhưng tư nhân lại không được quyền ra báo. Khoảng 849 tờ báo, tạp chí in đang hoạt động đều của các tổ chức đảng.

Đảng cũng làm chủ luôn 195 báo điện tử, đa phần của báo in. Tài liệu của Chính phủ cũng cho biết :

"Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, bao gồm 02 Đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; 01 Đài Truyền hình Kỹ thuật số; 64 Đài phát thanh, truyền hình địa phương" (riêng Thành phố Hồ Chí Minh có hai đài : Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)".

Những con số trên đây, tuy không biết nói, đã phản ảnh đầy đủ tính độc tài và chủ trương độc quyền báo chí và truyền thông của Đảng cộng sản Việt Nam.

Bởi vì Điều 14 của Luật Báo chí đã quy định rõ "Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí" gồm :

1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học ; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.

Tài liệu chính thức cũng cho biết có khoảng 18.000 người "gọi là nhà báo" đã được cấp thẻ hành nghề, nhưng họ lại không được phép tự do viết điều mình muốn viết hay suy nghĩ.

Bởi vì Điều 25 của Luật Báo chí buộc nhà báo phải :

"Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng ; chính sách, pháp luật của Nhà nước ; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực ; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm…".

Như thế khác nào là làm nhiệm vụ tuyên truyền cho đảng.

Về quyền hội họp, lập hội và biểu tình ghi trong Điều 25 Hiến pháp thì chưa bao giờ Đảng cộng sản Việt Nam muốn cho dân được hưởng các quyền này. Nhiều năm qua chính phủ đã cố tình trì hoãn trình Luật lập hội và biểu tình cho Quốc hội cứu xét để rảnh tay xua công an đi phá các cuộc họp hay đàn áp các cuộc biểu tình tự phát đòi công bằng, chống áp bức và chống Trung Quốc của công dân.

Như vậy khi tình hình nhân quyền bị chà đạp công khai và trắng trợn như thế mà ông Phạm Bình Minh vẫn có thể ngây ngô viết rằng :

"Vươn lên từ các cuộc chiến tranh, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, mà trước hết là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải thiện, nâng cao hệ thống pháp luật về quyền con người. Việc thông qua Hiến pháp năm 2013 với một chương riêng về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân", và sau đó chỉ trong vòng 4 năm, thông qua hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền con người, là những nỗ lực hết sức có ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên thực tế quyền con người, quyền công dân".

Quyền dân hay của Đảng ?

Nói năng văng mạnh như thế mà ông Minh không sợ bị co lưỡi hay sao ?

Trước hết, nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay chưa bao giờ là "của dân", "do dân" hay "vì dân" mà là "của đảng", "do đảng" và "vì đảng" mà thôi. Từ lập pháp, hành pháp và tư pháp, tất cả đều không có độc lập và do đảng cầm quyền duy nhất cơ cấu nhân sự để thi hành chính sách, chủ trương của đảng thì làm gì có thượng tôn luật pháp.

Quyền bầu chọn trực tiếp của dân cũng đã bị đảng tước bỏ khi nhà nước chỉ muốn có một Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân đại diện qua lối "đảng cử dân bầu" thì những "dân cử" này, hầu hết là đảng viên : có nên bị gọi là bù nhìn ?

Do đó, khi có các vụ người dân bị bắt vào đồn công an, bị bức tử xẩy ra thường xuyên ở Việt Nam, hay những vụ người dân kéo nhau đi khiếu kiện lâu ngày mà vẫn không được giải quyết là bằng chứng pháp luật không nằm trong tay dân mà thuộc về những kẻ có chức, có quyền.

Như vậy khi ông Phạm Bình Minh khoe Hiến pháp 2013 đã có riêng Chương II quy định về Quyền Con Người là bằng chứng Việt Nam "bảo đảm trên thực tế quyền con người, quyền công dân" là ông đã quay lưng với thực tế không phải như vậy.

Là Bộ trưởng ngoại giao, hẳn ông Minh phải rành rọt hai nghĩa "trắng" và "đen" của các văn kiện quốc tế. Vậy liệu ông có thể giải nghĩa cho minh bạch thế nào là "lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng" ghi trong khoản 2, Điều 14 Hiến pháp, theo đó :

"Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".

Sự mù mờ của Điều này chỉ giúp cho nhà nước được quyền suy diễn tùy tiện để hạn chế quyền của công dân.

Càng dễ lạm dụng và tiếp tay thao túng hơn cho nhà nước khi trong khoản 4, Điều 15 Hiến pháp chỉ viết chung chung rằng : "Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác".

Nhưng "lợi ích quốc gia, dân tộc" là lợi ích gì, ai đặt ra ? Và những thứ gọi là "lợi ích" này có quan hệ đến quyền lợi của đảng không ?

Ngoài ra, những hành động phạm luật của lực lượng Công an đối với người dân khi bị bắt đã từng bị các gia đình nạn nhân và các tù nhân chính trị và lương tâm tố cáo nhưng chưa bao giờ được làm sáng tỏ.

Hình ảnh người dân bị Công an và Công an giả dạng Côn tấn công, đánh đập dã man trong các cuộc biểu tình chống thảm họa môi trường của Formosa Hà Tình, chống dự án Đặc khu và chống Luật An ninh mạng xuất hiện đầy rẫy trên Internet là bằng chứng nhà nước Việt Nam đã vi phạm nghiệm trọng Điều 20 Hiến Pháp.

Điều này viết :

"1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định".

Nhà nước cộng sản Việt Nam còn bị tố cáo vi phạm cả Điều 21 quy định :

"(Khoản2) Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác".

Tất cả những quyền Hiến định này đã được minh thị và được Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh lấy làm hãnh diện để ca tụng như một thành công khởi sắc của việc thực thi Quyền con người của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhưng ông Minh quên rằng, bắt đầu từ ngày 01/01/2019, khi Luật An ninh mạng có hiệu lực thì cũng là lúc nhân dân bị nhà nước khóa miệng và Quyền con người sẽ chẳng bao giờ được nhắc đến ở Việt Nam.

Phạm Trần

(13/12/2018)

----------------

(1) Phạm Bình Minh : 70 năm Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12/1948 - 10/12/2018) :

Việt Nam nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền của mọi người dân, đóng góp vào những giá trị chung của nhân loại về quyền con người

Ngay sau khi Liên Hiệp Quốc được thành lập, một trong những văn kiện quan trọng hàng đầu được Đại hội đồng (Liên Hiệp Quốc thông qua là Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế vào ngày 10/12/1948.

qcn2

Sự ra đời của bản tuyên ngôn thể hiện mong muốn của cộng đồng quốc tế hướng tới những giá trị chung của nhân loại sau hai cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc với hàng triệu người thiệt mạng, bị mất người thân, nhà cửa, phương tiện sinh sống, bị buộc phải di cư, tị nạn… Bản tuyên ngôn nhân quyền là văn kiện đầu tiên khẳng định một cách tương đối toàn diện quyền con người (quyền con người), từ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền được hưởng an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ công, quyền làm việc, nghỉ ngơi, quyền học tập, quyền được hưởng sự chăm sóc đặc biệt với bà mẹ và trẻ em… Bên cạnh đó, tuyên ngôn cũng khẳng định mọi người đều phải có nghĩa vụ với cộng đồng, tôn trọng thích đáng các quyền và tự do của người khác, đáp ứng những yêu cầu về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung. Những nội dung này đã tạo nền tảng quan trọng cho sự ra đời của các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người sau này, trong đó có Công ước về các quyền dân sự, chính trị, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và các công ước khác về quyền trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật…

Nhìn lại 70 năm qua, nhân loại đã đạt được những bước tiến dài trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên phạm vi toàn cầu. Người dân trên hàng chục quốc gia thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh đã giành được quyền dân tộc tự quyết, tự lựa chọn con đường phát triển của mình. Hàng triệu người lao động trên thế giới đã được bảo đảm về giờ lao động và các quyền khác của người lao động; hàng triệu phụ nữ đã được bảo đảm quyền bình đẳng với nam giới về bầu cử và tham gia vào đời sống chính trị, xã hội… Nhìn nhận một cách khách quan, chính Chủ nghĩa Mác-Lênin và sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa) đã có đóng góp rất lớn vào những tiến bộ chung của nhân loại về quyền con người, bảo đảm đầy đủ hơn công bằng xã hội.

Thế giới ngày nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn. Các cuộc xung đột, tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói, biến đổi khí hậu, thiên tai... đang diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thụ hưởng quyền con người. Chính trị cường quyền, tình trạng áp đặt, tiêu chuẩn kép vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn thể chế chính trị và con đường phát triển của các dân tộc. Việt Nam luôn đấu tranh không ngừng trước tình trạng đó; đồng thời đóng góp tích cực vào việc làm giàu những giá trị chung của nhân loại về quyền con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, đã nêu đậm các quyền cơ bản của con người và gắn quyền con người với quyền của dân tộc: "Các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Người nhắc đến Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp để khẳng định rằng những giá trị quyền con người đó cũng phải được áp dụng cho mọi người dân, mọi dân tộc, kể cả ở các nước thuộc địa. Người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng có quyền bình đẳng như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới.

Những nỗ lực đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trong nhiều thập kỷ của Việt Nam không nằm ngoài mục đích bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người, trong đó có quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và quyền được quyết định vận mệnh, con đường phát triển của mình. Chính vì vậy, thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đã truyền cảm hứng, khích lệ cho cuộc đấu tranh của hàng chục quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh trong những năm 1960-1970.

Vươn lên từ các cuộc chiến tranh, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, mà trước hết là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải thiện, nâng cao hệ thống pháp luật về quyền con người. Việc thông qua Hiến pháp năm 2013 với một chương riêng về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân", và sau đó chỉ trong vòng 4 năm, thông qua hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền con người, là những nỗ lực hết sức có ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên thực tế quyền con người, quyền công dân. Cùng với những bước tiến đó là việc không ngừng phấn đấu hoàn thiện thể chế và tạo dựng cơ sở vật chất để bảo đảm tốt hơn quyền con người. Mọi chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về người dân và phục vụ người dân.

Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc (MDG) và đang triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Trong nhiều năm liền, Việt Nam duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế trên 6%, trong khi vẫn chú trọng phát triển xã hội, giảm mạnh tỷ lệ nghèo xuống 5,2% năm 2016, giảm tỷ lệ nghèo đa chiều xuống 7,69% năm 2017. Quyền giáo dục, y tế, nhà ở đều được cải thiện mạnh mẽ, trong đó 63 tỉnh, thành phố đã phổ cập giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục tiểu học. Quyền bình đẳng giới không ngừng tiến bộ với tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên dưới 27%, tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển phong phú với hàng ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra hằng năm. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng internet tăng nhanh nhất thế giới, với 50 triệu người sử dụng internet.

Cùng với những thành tựu nêu trên, Việt Nam cũng luôn nỗ lực đóng góp tích cực vào những giá trị chung, tích cực và tiến bộ của nhân loại về quyền con người. Việt Nam tham gia tích cực vào các diễn đàn liên quan đến quyền con người của Liên Hiệp Quốc, ASEAN và các cơ chế khác. Tại các diễn đàn này, Việt Nam đã chủ động đưa ra và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh các sáng kiến về quyền con người, đặc biệt về nội dung liên quan đến bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, những người chịu tác động của biến đổi khí hậu… Năm 2016 và 2018, Việt Nam đã chủ trì giới thiệu và được Hội đồng Nhân quyền thông qua hai nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền trẻ em và đối với quyền phụ nữ.

Việt Nam cũng luôn nghiêm túc trong thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, trong đó có việc thực thi 7/9 công ước quốc cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, các cam kết theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Liên Hiệp Quốc. Vừa qua, Việt Nam đã nộp Hội đồng Nhân quyền báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III và dự kiến sẽ tham gia phiên đối thoại với các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc vào tháng 1/2019. Báo cáo quốc gia của Việt Nam đã cập nhật những nỗ lực trong hoàn thiện pháp luật, chính sách về quyền con người, thành tựu bảo đảm quyền con người trong thực tiễn, đồng thời thông tin, chia sẻ về kết quả thực hiện các khuyến nghị.

Trong thời gian tới, để bảo đảm tốt nhất quyền cho mọi người dân, Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thiện nhà nước pháp quyền, củng cố nền tảng pháp lý và chính sách liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện "Chính phủ kiến tạo vì người dân", cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công, ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, phát huy dân chủ và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Việt Nam cam kết đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chú trọng các chính sách giảm bền vững nghèo đa chiều, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực địa lý, các nhóm dân cư, trong đó đặc biệt chú trọng các nhóm dễ bị tổn thương.

Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực quyền con người, cùng với các quốc gia trên thế giới đóng góp và làm giàu những giá trị của nhân loại về quyền con người, làm sống động tinh thần của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế trong thế kỷ 21.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

PHẠM BÌNH MINH

Nguồn : Tạp chí của Ban Tuyên giáo trung ương, 10/12/2018

Published in Diễn đàn

Đứng trước một đám đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được chia sẻ như là một hoàn cảnh đáng thương, nhưng đồng thời, nó biểu hiện cho một sự bẻ vỡ tôn trọng về ý thức và lòng tự tôn dân tộc.

nqvn0

Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc trong hơn 70 năm qua’ (!)

Không phải là sự lên án hay cảnh báo về cường quyền, vốn bị cho là nước nhỏ và yếu – không có tiếng nói tương xứng. Mà là những tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam về đảm bảo quyền con người.

‘Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc trong hơn 70 năm qua’, trong đó có ‘đảm bảo quyền con người,’ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu trong Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng ‘Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc trong hơn 70 năm qua’.

Thủ tướng Việt Nam chính thức nhấn mạnh điều mà Hà Nội làm rất yếu kém trong thời gian qua như là một niềm tự hào về thành quả mà Hà Nội đạt được, cũng như là luận cứ chắc chắn phản bác lại các luận điệu mang tính thù địch.

Tuy nhiên, quyền con người mà Thủ tướng tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc là một ngôn ngữ ảo diệu và gây bật cười cho khá nhiều người, bởi phát biểu diễn ra khi Việt Nam tăng cường bắt bớ, tuyên án nặng và tống giam những người bất đồng chính kiến. Chỉ tính riêng thành phố Cần Thơ, tòa án thuộc thành phố này này trong tháng Chín đã tuyên án 04 Facebooker vì thực thi hành vi tự do ngôn luận được quy định ở Điều 25 (Hiến pháp 2013) . Trong khi đó, một nhóm 09 người trong nhóm ‘Hiến pháp’ đã bị bắt giữ trong bí mật.

Trong một diễn biến trước đó, bà Debbie Stothard - Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế về Nhân Quyền bị từ chối nhập cảnh khi đang đến Hà Nội để tham dự Diễn Đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á 2018 với lý do ‘an ninh’. Và giờ đây, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam lại lên tiếng tự hào và cam kết về quyền con người.

Việt Nam từng ra sách trắng về Quyền con người, một quyết định 1309/QĐ-TTg về đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, những chuyển biến về con người trong mặt thể chế là chưa có gì mới, chính yếu tố ‘an ninh quốc gia hay sự tồn tại bất diệt của Đảng Cộng sản Việt Nam’ đã trở thành một yếu tố gây cản trở và tranh cãi trong quyền làm người ở Việt Nam.

Do đó, những tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Liên Hiệp Quốc là sự ‘nhắc lại’ những gì mà Việt Nam đã thực hiện được trong quá khứ hơn là một cam kết mang tính hành động. Và chính điều này cũng tạo ra một sự u ám trong bầu không khí nhân quyền trong thời gian tới, trong bối cảnh chưa có một giải pháp hoặc một động thái tích cực nào từ phía chính quyền.

Thứ hai, nếu bản chất có sự ‘tiến triển’ thì quyền con người của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay nhà nước Việt Nam nhắm đến là bảo vệ phụ nữ, trẻ em thay vì mở rộng quyền dân sự - chính trị, vốn được cho là làm suy giảm quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và chính yếu tố phụ nữ, trẻ em này sẽ tạo ra một giá trị đẹp mà Việt Nam có thể sử dụng để báo cáo về thành tích nhân quyền của mình đến Hội đồng bảo an, và nó là cơ sở để Việt Nam tự tin rằng, 'Việt Nam xứng đáng góp mặt tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc'.

Vì thế, khi Thủ tướng khẳng định Việt Nam ‘bảo đảm quyền cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người’ thì cùng lúc đó, giá trị bài phát biểu trở về 0 bởi yếu tố ‘đối thoại và hợp tác’ chưa bao giờ được diễn ra với những người bất đồng chính kiến trong nước, và cả đối với các tổ chức nhân quyền quốc tế. Nó chỉ thể hiện trên câu nói, văn bản, như cách mà Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng từng chia sẻ là ‘không ngại khi đối thoại với những khác biệt’ – vốn gây nhiều hy vọng để rồi nhanh chóng sụp đổ trước đấy.

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vì thế nên được xem như một bài phát biểu kiểu mẫu và soạn sẵn với những mỹ từ đẹp. Đặc biệt, ‘hòa bình, tự do và thịnh vượng luôn là mong mỏi, khát vọng của mọi dân tộc’ mà Thủ tướng nhấn mạnh lại chính là những yếu tố đang bị phong tỏa tại Việt Nam, khi hòa bình nhưng thiếu tự do, và vì thiếu tự do về quyền con người nên tính thịnh vượng mãi mãi là ‘mong mỏi, khát vọng’ của chính người dân Việt Nam, chứ không phải lãnh đạo Việt Nam.

Việt Nam chưa bao giờ thể hiện tinh thần cầu thị trong quyền con người, mà là một sự khôn lõi trong lựa chọn cái quyền nào được thoải mái ở Việt Nam, quyền nào không. Trong khi, bản chất của quyền là điều mà dân cần được làm, và pháp luật không cấm ; nó không phải thứ để ban phát hay kiềm kẹp, nó là điều phổ rộng, không phải là thứ chọn lọc cái nào được và cái nào không.

Tinh thần kép mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng với các nước lại là thứ Việt Nam chưa bao giờ làm được, cụ thể nhất là giữa cam kết về quyền con người và thực hiện nó.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 01/10/2018

Published in Diễn đàn
mercredi, 24 mai 2017 18:18

Đối thoại

Kể từ khi nhậm chức, 2/2016, hơn một năm im hơi lặng tiếng, nhạt nhòa và chìm khuất, sau hội nghị trung ương 5, tháng năm, năm 2017, bỗng ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng xuất hiện với một câu nói sáo rỗng, rất tiêu biểu cho ngôn ngữ Tuyên giáo cộng sản : "Cấp ủy các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, lấy tư tưởng của Người để soi rọi hành động, phải đổi mới lề lối tác phong làm việc, thực sự dân chủ, khoa học, thực sự gần dân, sát dân" và một đề xuất bất ngờ, độc đáo, táo bạo, như một người dân chủ, cấp tiến : "Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý".

tranhluan1

Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng noài : Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận

Nếu chỉ nói suông, câu này cũng sáo rỗng như câu trên mà thôi nhưng ông Trưởng ban Tuyên giáo cho biết đã trình dự thảo và đang chờ ban bí thư thông qua văn bản hướng dẫn về việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có sự nhìn nhận khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của đảng và nhà nước cộng sản. Điều này làm cho nhiều người, nhất là những trí thức đang canh cánh nỗi niềm về vận nước khấp khởi chờ đợi. Nhưng sự chờ đợi đó có cơ sở không ?

Với tất cả các loại hình nhà nước có trong lịch sử loài người thì nhà nước cộng sản bằng ngôn từ đã đưa người dân lên vị trí cao chót vót. Từ ngữ "Nhân dân", "Người dân" có tần số sử dụng đến lạm phát đạt kỉ lục ngày càng cao. Nhân dân làm chủ. Chính quyền nhân dân. Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra... Đến những công cụ bạo lực chuyên chính vô sản của nhà nước cộng sản để nô dịch dân, tước đoạt mọi giá trị làm người của người dân cũng mang tên nhân dân : công an nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân...

Hiện nay nhà nước cộng sản còn sử dụng thêm một công cụ mới, một lực lượng mới để đàn áp người dân đòi quyền sống, đòi quyền làm người đó là côn đồ. Với cách sử dụng tràn lan lá bùa "nhân dân" có lẽ công cụ đàn áp mới này rồi cũng sẽ được mang tên côn đồ nhân dân.

tranhluan2

Nhà nước cộng sản còn sử dụng thêm một công cụ mới, đó là côn đồ để đánh dân

Người dân được ngôn từ nhà nước cộng sản đề cao như vậy nhưng thực tế trong nhà nước cộng sản, người dân bị coi thường, bị khinh bỉ, bị sỉ nhục nặng nề nhất, bị đối xử tàn tệ, nhẫn tâm nhất.

Mọi người dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là nạn nhân của một thực tế cay đắng : Người dân chỉ là "quần chúng cách mạng" để những người cộng sản sử dụng cướp chính quyền và giữ chính quyền. Đất nước chỉ là kho tài nguyên và người dân chỉ là kho sức người để những người cộng sản huy động làm cách mạng và chiến tranh xác lập và củng cố quyền cai trị của đảng cộng sản, để những người cộng sản cầm quyền vơ vét, bòn rút tài nguyên đất nước, bóc lột người dân, làm giầu trên sự tan hoang của đất nước, trên nỗi thống khổ của người dân. Ngôn từ tuyên truyền là "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nhưng thực tế cay đắng là "mọi việc đã có đảng và nhà nước lo". Quyền công dân, quyền làm chủ đất nước của người dân bị điều 4 Hiến pháp tước đoạt. Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân, không có tư thế bình đẳng của những công dân tự do, làm sao có thể đối thoại !

Với nhà nước cộng sản, người dân có mặt trong cuộc đời chỉ mang thân phận thần dân, không có tư cách công dân, người dân có mặt trong cuộc đời chỉ với tư cách công cụ, không có tư cách con người. Người dân nào không cam tâm làm công cụ, đòi quyền làm người, người dân nào không cam phận làm thần dân, cất tiếng nói công dân liền bị nhà nước độc tài cộng sản đẩy sang thế lực thù địch, bị đàn áp, trừng trị bằng bạo lực côn đồ xã hội đen và bạo lực công an nhà nước, bị tù tội bằng luật pháp bất công cộng sản với những điều luật hình sự 79, 88, 258 như cạm bẫy giăng bủa. Chủ nghĩa Mác Lê trở thành một tôn giáo, một thần quyền tạo ra quyền uy tối cao, khép kín để đảng cộng sản thống trị xã hội như thời trung cổ. Xã hội đó, không gian luật pháp và không gian chính trị đó không thể có đối thoại thực sự.

Có phải trong thời đại công nghệ thông tin, nhà nước cộng sản không thể duy trì mãi chính sách ngu dân, không thể bưng bít tuyệt đối thông tin, không thể bưng bít mọi sự thật được nữa. Ngày càng có đông đảo người dân tiếp cận được nhịp sống thời đại dân chủ, càng có đông đảo người dân ý thức được quyền con người, quyền công dân, quyền sống, quyền làm chủ đất nước của mình, do đó ngày càng có đông đảo "thế lực thù địch" thách thức sự tồn tại của nhà nước độc tài cộng sản đang nô dịch con người và kìm hãm sự phát triển của đất nước. Và đối thoại chỉ là chiếc van xả bớt áp lực xã hội đối với nhà nước độc tài cộng sản mà thôi.

tranhluan3

Người dân nào cất tiếng nói công dân liền bị đàn áp, trừng trị bằng bạo lực côn đồ xã hội đen và bạo lực công an nhà nước

Nếu thực sự muốn đối thoại với dân, đối thoại với những quan điểm, ý kiến của dân khác biệt với nhà nước cộng sản thì những quan điểm, ý kiến khác biệt của dân đã lên tiếng, đã mở lời suốt nhiều năm nay rồi đó. Những kiến nghị, những tuyên bố, những bản lên tiếng của hàng trăm trí thức, của hàng ngàn công dân về những vấn đề, những sự kiện đang đe dọa sự sống còn, sự toàn vẹn của đất nước, đang đe dọa mạng sống của người dân và đe dọa cả sự tuyệt diệt của giống nòi. Kiến nghị về Boxit Tây Nguyên, về thảm họa Formosa. Kiến nghị về xây dựng bản Hiến pháp dân chủ để có một nhà nước thực sự của dân. Tuyên bố về những tượng đài hàng ngàn tỉ đồng hoang phí, xa xỉ, kệch cỡm, lạc lõng trên sự đói nghèo, bần cùng của người dân. Bản yêu sách đòi hỏi phải gấp gáp thay đổi chính sách đất đai. Bản lên tiếng về cái chết thương tâm của người dân lương thiện dưới tay công an nhà nước cộng sản. Những kiến nghị, tuyên bố, bản lên tiếng đó đòi hỏi phải được trả lời, đối thoại của đảng cộng sản cầm quyền và của nhà nước cộng sản. Nhưng hàng ngàn người dân kí kiến nghị, kí tuyên bố, kí bản lên tiếng chỉ nhận được sự im lặng lì lợm, bất chấp văn hóa hành chính nhà nước của một thể chế coi thường dân, khinh bỉ dân.

Nếu nhà nước cộng sản bỗng bừng tỉnh khỏi cơn say bạo lực, muốn thay công cụ đối thoại là bạo lực bằng đối thoại ngôn từ, lí lẽ, thay lực lượng đối thoại với dân là công an, tòa án nhà tù bằng tuyên giáo thì trước hết phải xóa ngay những bản án, những bản cáo trạng bất công và bất lương đối với nhà tư tưởng lớn Trần Huỳnh Duy Thức, đối với nhà báo trung thực Nguyễn Hữu Vinh, đối với trái tim người mẹ nặng tình yêu nước thương nòi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đối với luật sư khẳng khái Nguyễn Văn Đài... Vì những Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Thúy Nga, Lưu Văn Vịnh, Hoàng Đức Bình... chỉ là những người có tiếng nói, quan điểm khác biệt với nhà nước cộng sản đã bị nhà nước cộng sản sử dụng những điều luật vi hiến, mơ hồ, mù mờ buộc tội. Xóa bản án phi pháp mà nhà nước cộng sản đã gán cho họ và trước hết hãy đối thoại với họ. Họ chính là trí tuệ, khí phách, tâm hồn Việt Nam hôm nay. Họ chính là những người xứng đáng nhất đại biểu cho tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối thoại với nhà nước cộng sản.

Phạm Đình Trọng

(24/05/2017)

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Quan điểm
Trang 2 đến 2