Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao thành phố Đà Lạt bị sạt lở ?

Lâm Viên, VNTB, 29/06/2023

Nếu ông Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Đà Lạt không cấp phép công trình này, liệu sạt lở có xảy ra không ?

dalat1

Vụ sạt lở khiến ông Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Đà Lạt phải bị "dừng chức", chỉ là cách xoa dịu dư luận mang tính tình thế.

Chiều 29/6, UBND tỉnh Lâm Đồng ra văn bản hỏa tốc số 5623/UBND-XD, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan, UBND thành phố Đà Lạt khẩn trương kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy phép xây dựng công trình (nơi xảy ra vụ sạt lở) ; kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế, kết cấu công trình và toàn bộ quá trình thi công theo giấy phép được cấp ; kiểm tra công tác giám sát thi công công trình theo giấy phép được cấp…

Theo Công an tỉnh Lâm Đồng, cơ quan này đã huy động hàng chục chiến sĩ phối hợp lực lượng tại chỗ tổ chức tìm kiếm nạn nhân được cho là đang bị vùi lấp phía dưới do sập taluy tại đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, thành phố Đà Lạt.

Nguồn tin ban đầu cho biết, thành taluy ở độ cao 30 mét đã bị đổ sập vào khoảng gần 3g sáng ngày 29/6/2023 kéo dài khoảng 20 mét. Có ít nhất 4 căn nhà bị ảnh hưởng nặng, trong đó có căn nhà 2 tầng bị sập hoàn toàn, 3 căn còn lại bị hư hại nặng, đổ nghiêng.

Thành taluy sạt lở đã vùi lấp một lán trại dựng tạm ở bên dưới chân bờ taluy này.

Tại đường Đặng Thái Thân, phường 3 cũng ghi nhận bị sập taluy khiến đất đá tràn ra đường, có ít nhất 2 căn nhà bị ảnh hưởng. Vào thời điểm 9g sáng hôm 29/6/2023, đường Khe Sanh trên địa bàn phường 10, thành phố Đà Lạt cũng bị sạt lở đất ra đường, khiến giao thông tại đây đang tê liệt, kẹt đường nghiêm trọng.

Nhận xét ban đầu về nguyên nhân là gần 2 tuần lễ nay, Đà Lạt hứng chịu nhiều cơn mưa lớn với thời gian kéo dài, khiến đất bị ngấm quá nhiều nước dẫn tới việc sạt lở tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Việc đô thị hóa nhanh chóng trong thời gian gần đây cũng là một trong các nguyên do khiến Đà Lạt bị ngập lụt khi mưa lớn.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 29/6, khu vực Tây Nguyên tiếp tục có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 60 mm.

Một chuyên gia về khí tượng thủy văn đưa ra nhận định tư cách cá nhân là vụ sạt lở khiến ông Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Đà Lạt phải bị "dừng chức", chỉ là cách xoa dịu dư luận mang tính tình thế. Bởi hiện nay đa số các vụ sạt lở đất là do con người khai thác rừng quá mức. Xây dựng các công trình dân sinh dưới chân núi. Bên cạnh đó, các công trình nhân tạo cũng có thể tác động tới tình trạng sạt lở đất một cách gián tiếp, thông qua việc ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu, tình trạng mất cân bằng của tự nhiên.

Theo Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng, thời gian qua, Lâm Đồng mưa rất nhiều, đất đá bị ngậm nước bão hòa, liên kết yếu, khiến các khối địa chất bị trượt lở.

Sạt lở đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào, dù ban ngày hay ban đêm. Nhưng nếu sạt lở đất xảy ra ban ngày, người dân quan sát được, có đủ thời gian ứng phó kịp thời thì thiệt hại sẽ giảm. Còn sạt lở vào ban đêm, không quan sát được và đây là thời điểm người dân đang ngủ, không có sự đề phòng thì thiệt hại thường rất lớn.

dalat2

Một bức ảnh chụp Đà Lạt từ trên cao, thành phố yên bình nằm gọn giữa đồi núi. Ngày nay, đô thị xâm lấn, nhiều rừng thông trong thành phố không còn nguyên vẹn, nhường chỗ cho những công trình phục vụ nhu cầu du lịch, nhà ở của người dân. Ảnh: L.R. (Dusty) Rhodes.

Còn theo Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn, Đại học Đà Lạt, tính đến hiện tại thì nhà chức trách tỉnh Lâm Đồng chưa công bố hệ số thấm của nội ô Đà Lạt, nhưng bằng mắt thường, người ta có thể thấy không có mảng xanh, đất trống xen kẽ trong các khu vực dân cư, vùng trung tâm Đà Lạt. Khi mưa lớn xảy ra dồn dập, nước không thấm, thoát dần ở vùng cao mà đổ dồn xuống vùng thấp thì hệ thống thoát nước và suối sẽ không chịu nổi và gây ngập.

"Cả một đô thị lớn nhưng vùng cảnh quan xen kẽ không có, nền đất cỏ đã thay thế bằng bê tông thì dễ hiểu có mưa là sẽ ngập. Trong phạm vi trung tâm Đà Lạt, tôi khẳng định hệ số thấm của đất tiệm cận mức 0, do đó việc ngập mỗi khi mưa lớn sẽ còn xuất hiện. Hoặc hiện tượng này sẽ gây áp lực rất lớn lên chính quyền thành phố trong việc giải quyết nó lẫn những hậu quả ngắn hạn.

Với nền đất đỏ bazan vốn dĩ rất mềm và tơi xốp mà xây dựng các công trình cao 4-5 tầng cheo leo bám vào vách taluy cao 30 mét thì sớm muộn gì sức đè của công trình cũng sẽ khiến nơi đây bị sạt lở" – Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn nhận xét.

Đừng đổ lỗi cho trời mưa lớn vì vùng Đà Lạt, Lâm Đồng bao đời nay vốn dĩ nhiều mưa trong mùa này. Hãy nhường không gian cho tự nhiên tự vận hành theo quy luật của nó. Cãi thiên nhiên ắt sẽ nhận thiệt hại về mình…

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 29/06/2023

*****************************

Vit Nam : St l đt gây chết người Đà Lt, Th tướng yêu cu ‘x lý nghiêm’

VOA, 29/06/2023

Mt v st l đt kinh hoàng va xy ra vào ti thành ph Đà Lt vào rng sáng 29/6, chôn vùi 3 căn nhà khiến 2 người chết và nhiu người b thương.

dalat3

Hin trường v st l đt Đà Lt vào ngày 29/6/2023. nh chp màn hình báo Tui Tr.

Truyn thông đa phương cho biết mưa ln trong nhng ngày qua đã gây ra st l đt và ngp lt nhiu nơi trong thành ph cao nguyên.

Thanh Niên dn ngun tin t Phòng Cnh sát Phòng cháy cha cháy và Cu nn cu h Công an tnh Lâm Đng cho biết đơn v này nhn được tin báo st l b taluy ca công trình đang xây trong hm đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, thành ph Đà Lt, vào lúc 2 gi 25 phút ngày 29/6.

B taluy dài 50 mét, cao khong 30 mét b đ đã kéo theo nhiu khi đt đá đ p xung 3 căn nhà dưới thung lũng. By người đang ng trong nhng ngôi nhà này đã b đt đá vùi lp.

Sau nhiu gi cu h vi hơn 100 người và phương tin cơ gii, chó nghip v, 5 nn nhân đã được cu thoát ra ngoài, còn li 2 v chng công nhân quê Phú Yên đã b thit mng và thi th ca h được tìm thy đó.

Trong công đin ca Th tướng gi ra cùng ngày, do Phó Th tướng Trn Lưu Quang ký, lãnh đo Vit Nam yêu cu Ch tch UBND tnh Lâm Đng thăm hi, h tr các gia đình b nh hưởng và ch đo các cơ quan chc năng làm rõ nguyên nhân v tai nn, x lý nghiêm các trường hp vi phm v qun lý đt đai, xây dng.

Công đin ca Th tướng Vit Nam cũng yêu cu các tnh, thành ph khác đưa ra phương án sơ tán người dân nhng khu vc d b st l.

Trước đó, vào chiu 29/6, UBND tnh Lâm Đng cũng gi ra văn bn ha tc đến các s, ngành và đa phương yêu cu khn trương kim tra, đánh giá vic cp giy phép xây dng công trình, quá trình thi công, công tác giám sát thi công công trình xây dng b taluy.

Tnh này cũng yêu cu UBND Thành phố Đà Lt đình ch xây dng toàn b các công trình ti khu vc st trượt thuc hm Hoàng Hoa Thám và các công trình đã cp phép xây dng có đ dc ln, có nguy cơ st trượt trong mùa mưa đ tiến hành rà soát, đánh giá, quan trc mc đ an toàn.

Tnh này cũng tm đnh ch công tác Trưởng phòng Qun lý Đô th thành ph Đà Lt đ kim tra, làm rõ trách nhim liên quan đến v ti nn trên, và yêu cu lc lượng công an điu tra v vic.

Nguồn : VOA, 29/06/2023

Additional Info

  • Author Lâm Viên, VOA tiếng Việt
Published in Văn hóa

Đại Quang Minh đề xuất ý tưởng quy hoạch Công viên Ánh Sáng và Khu đô thị 530 ha ở Đà Lạt 

Liên quan đến quy hoạch Khu trung tâm Hòa Bình, Đại Quang Minh sẽ hoàn thiện phương án thiết kế quy hoạch khu vực Đồi Dinh để UBND tỉnh Lâm Đồng báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong tháng 7/2022. Đồng thời, nghiên cứu phương án khu vực Chợ đêm dời về phía khu vực Công viên Ánh Sáng...

dalat1

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Đà Lạt, khu vực Công viên Ánh Sáng được định hướng hình thành chợ đêm mới 

Ngày 24/6, nguồn tin của Người Đô Thị cho biết, UBND thành phố Đà Lạt vừa có văn bản chỉ đạo các phòng, ban thực hiện Thông báo kết luận số 148 ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng tại buổi làm việc với Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh. Theo đó, UBND thành phố Đà Lạt giao Trưởng Phòng quản lý đô thị Đà Lạt là cơ quan chuyên môn đầu mối trong phối hợp triển khai thực hiện ý tưởng quy hoạch Khu đô thị mới phía Đông và ý tưởng quy hoạch Công viên Ánh Sáng.

dalat2

Mô hình chợ đêm hiện nay tại đường Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh : CTV – Google map

Đối với ý tưởng quy hoạch Khu đô thị mới phía Đông 

Phòng quản lý đô thị Đà Lạt phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đà Lạt, các phòng, ban đơn vị, UBND các phường, xã liên quan làm việc với Đại Quang Minh để hướng dẫn công ty hoàn thiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong đó, đặc biệt lưu ý cập nhật phạm vi, ranh giới các ý tưởng quy hoạch, dự án đầu tư (Nhà ở xã hội, nhà ở thương mại - dịch vụ,...) đang trong quá trình triển khai thực hiện có liên quan. Gửi báo cáo về UBND thành phố Đà Lạt trước ngày 5/7/2022.

Đối với ý tưởng quy hoạch Công viên Ánh Sáng 

Phòng quản lý đô thị Đà Lạt phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa và Thông tin, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đà Lạt, các đơn vị có liên quan làm việc với Đại Quang Minh để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng quy hoạch Công viên Ánh Sáng (do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đà Lạt đang làm chủ đầu tư), đảm bảo tính kết nối và hoạt động lâu dài ; gắn kết vào đồ án quy hoạch chi tiết đang tổ chức triển khai lập quy hoạch. Báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố Đà Lạt trước ngày 5/7/2022.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đà Lạt (chủ đầu tư các ý tưởng quy hoạch được tài trợ trên địa bàn) tạo điều kiện thuận lợi cho Đại Quang Minh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện 2 ý tưởng quy hoạch nêu trên. Đặc biệt, phối hợp cung cấp hồ sơ, thông tin của các ý tưởng quy hoạch, dự án có liên quan đến Khu đô thị mới phía Đông. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch Công viên Ánh Sáng theo đúng thời hạn yêu cầu tại các Thông báo kết luận của UBND thành phố Đà Lạt.

Đại Quang Minh chủ động liên hệ Trưởng Phòng quản lý đô thị, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đà Lạt để thống nhất nội dung, phương pháp tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành ý tưởng quy hoạch Khu đô thị mới phía Đông và ý tưởng quy hoạch Công viên Ánh Sáng theo đúng tinh thần, quan điểm và chỉ đạo theo thời hạn yêu cầu của UBND tỉnh, đảm bảo tiến độ làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

dalat3

UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận đề xuất của Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh mở rộng ranh nghiên cứu, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch đô thị ở Khu hồ Than Thở - Đồi thông hai mộ từ 106,6 ha lên quy mô 530 ha.

Trong diễn biến liên quan, Thông báo kết luận số 148 ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết ngày 10/6, ông Trần Đức Quận (Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng) và ông Trần Văn Hiệp (Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) đã chủ trì buổi làm việc với Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh về ý tưởng quy hoạch Khu đô thị mới phía Đông thành phố Đà Lạt, phương án thiết kế quy hoạch khu vực Đồi Dinh và một số dự án đầu tư do Đại Quang Minh thực hiện trên địa bàn Lâm Đồng.

Theo đó, đối với phương án thiết kế quy hoạch khu vực Đồi Dinh và khu vực Chợ đêm Đà Lạt - Công viên Ánh Sáng, UBND tỉnh thống nhất phương án thiết kế quy hoạch khu vực Đồi Dinh như đề xuất của Đại Quang Minh và đơn vị tư vấn. Để chuẩn bị nội dung báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đại Quang Minh hoàn thiện phương án, thông qua Sở Xây dựng, trong tháng 7/2022.

Ngoài ra, liên quan đến Khu trung tâm Hòa Bình, UBND tỉnh đề nghị Đại Quang Minh nghiên cứu phương án khu vực Chợ đêm dời về phía khu vực Công viên Ánh Sáng (công viên kết hợp bãi đậu xe ngầm và Chợ đêm...).

UBND thành phố Đà Lạt chủ động phối hợp với Đại Quang Minh để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng quy hoạch Công viên Ánh Sáng, đảm bảo tính kết nối và hoạt động lâu dài. Sở Xây dựng phối hợp các đơn vị liên quan, UBND thành phố Đà Lạt cùng với Đại Quang Minh hoàn thành phương án thiết kế quy hoạch để UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, làm cơ sở phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết, hoàn thành trong tháng 7/2022.

dalat4

Ảnh : Một góc hồ Than thở và Sơ đồ khu vực Đại Quang Minh đề xuất điều chỉnh mở rộng ranh khảo sát lên quy mô 530 ha. Ảnh : CTV

Đối với ý tưởng quy hoạch Khu đô thị mới phía Đông thành phố Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng cơ bản thống nhất với phạm vi, quy mô (khoảng 530 ha, có thể nghiên cứu mở rộng thêm) và ý tưởng quy hoạch Khu đô thị mới phía Đông do Đại Quang Minh đề xuất.

Ý tưởng đề xuất khu đô thị mới với đầy đủ các chức năng của một khu đô thị hiện đại, đẳng cấp, chia sẻ các chức năng đô thị (quảng trường, các công trình dịch vụ công cộng khu đô thị như : y tế, giáo dục đào tạo, thương mại...) cho khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt hiện hữu. Trong đó, việc mở rộng không gian đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị xanh, không gian rừng gắn với xu hướng giảm khí thải và chú trọng đến môi sinh là phù hợp định hướng phát triển đô thị hiện nay, đảm bảo khai thác nguồn lực về đất đai, cảnh quan phục vụ yêu cầu phát triển bền vững, lâu dài.

"Hình thành vành đai xanh, không gian xanh cho đô thị", theo UBND tỉnh Lâm Đồng, là ý tưởng độc đáo thông qua nghiên cứu phương án kết nối giao thông (đối ngoại, đối nội của khu quy hoạch) với các khu đô thị phía Bắc và khu đô thị trung tâm lịch sử, tái thiết không gian xanh... UBND tỉnh ủng hộ đề xuất khu vực bố trí nhà ở xã hội như ý tưởng, phương án quy hoạch, nhằm phục vụ bố trí tái định cư, sắp xếp chỉnh trang đô thị khu dân cư hiện hữu cho toàn bộ khu vực.

"Lưu ý khu vực này là thượng nguồn của hồ Than Thở, hồ Mê Linh, hồ Xuân Hương và suối Cam Ly. Vì vậy, nguồn nước thải, rác thải phải được thu gom, xử lý đảm bảo không ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Phương án ý tưởng quy hoạch cần bố trí thêm các công viên cây xanh đảm bảo quy mô…", Thông báo kết luận chỉ đạo.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt phối hợp với các sở, ngành chủ động làm việc với Đại Quang Minh để hoàn thiện ý tưởng quy hoạch, đảm bảo phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và tạo bước đột phá cho phát triển mở rộng không gian đô thị thành phố Đà Lạt trong giai đoạn tới, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch và quy định ; Chuẩn bị nội dung để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong tháng 7/2022. Đại Quang Minh cử đầu mối kết nối với các sở, ngành và UBND thành phố Đà Lạt khảo sát thực địa toàn bộ khu vực nghiên cứu, tham chiếu các quy định và tài liệu hiện có để hoàn thiện phương án ý tưởng quy hoạch khu vực.

Đối với đề xuất khách sạn tại khu vực Khu công viên Văn hóa và Đô thị thành phố Đà Lạt, Thông báo kết luận yêu cầu Đại Quang Minh hoàn thiện hồ sơ thiết kế phương án thiết kế kiến trúc (xác định công trình điểm nhấn) trình UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) để hoàn chỉnh, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến làm cơ sở triển khai thực hiện dự án.

Sở Xây dựng phối hợp các sở, ngành và UBND thành phố Đà Lạt hỗ trợ, hướng dẫn Đại Quang Minh hoàn thiện hồ sơ phương án thiết kế kiến trúc (tổ chức thi tuyển kiến trúc), tổ chức thẩm định, giải quyết thủ tục cấp giấy phép xây dựng... đảm bảo nhanh, gọn và đúng quy định.

Ngay sau khi phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Hòa Bình của Đà Lạt, mặc dù lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng có nhiều động thái cầu thị lắng nghe các góp ý chuyên môn nhưng cho đến nay những tranh luận liên quan đến đồ án quy hoạch này vẫn còn gay gắt

dalat5

Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh đã được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng chọn.

Diễn biến gần đây nhất là Hội Kiến trúc sư Việt Nam sau khi có văn bản ngày 15/9/2020 đề nghị Lâm Đồng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phản biện của các chuyên gia, kiến trúc sư trên cả nước và "không nên xây dựng công trình khách sạn trên đồi Dinh", đã tiếp tục có công văn ngày 8/11/2021 gửi UBND tỉnh Lâm Đồng góp ý phương án kiến trúc công trình tại đồi Dinh, sau khi lãnh đạo Lâm Đồng đồng thuận lựa chọn phương án kiến trúc Hotel du Printemps (Khách sạn Đồi Dinh). Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu ; Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

dalat6

Theo khái toán tổng chi phí đầu tư, xây dựng dự án Khu Hòa Bình do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh đưa ra là 7.675 tỷ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khu vực Đồi Dinh là 751 tỷ đồng. Ảnh trên : Lê Quân

Trước phản ứng gay gắt của giới chuyên môn và dư luận về phương án khách sạn Đồi Dinh, đồng thời cử tri thành phố Đà Lạt cho rằng cần nghiên cứu thấu đáo việc bảo tồn Dinh Tỉnh trưởng, trong văn bản ngày 14/12/2021 gửi UBND tỉnh Lâm Đồng báo cáo tiếp thu, xử lý, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh đến kỳ họp thứ tư HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X, Sở Xây dựng Lâm Đồng cho biết đang tiếp tục phối hợp chủ đầu tư, đơn vị tư vấn nghiên cứu thêm phương án để tiếp tục lấy ý kiến về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khu vực đồi Dinh làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Hòa Bình, Đà Lạt...

Hữu Tiến – Tấn Khải

Nguồn : Người Đô Thị online,24/06/2022

Đọc thêm :

Nguyễn Văn Huy, Đà Lạt - 120 năm sau nhìn lại, 01/11/2019

Additional Info

  • Author Hữu Tiến – Tấn Khải
Published in Diễn đàn
dimanche, 24 avril 2022 23:13

Ðà Lạt là gì ?

Ðà Lạt là thành phố gì ? Du lịch hay khoa học ?

Cả hai đều chưa rõ về… tính chất. Du lịch thì chỉ mới dừng lại ở chỗ người có sẵn gì thì… xài nấy, như trường hợp của Hội An. Hiện nay, tính chất này không tiến tới gần mà còn có vẻ xa đi. Thành phố du lịch thì dân số và mật độ xây dựng phải thấp. Siem Reap của Campuchia quá nổi tiếng với di tích Angkor nhưng người ta vẫn giữ nó với mật độ xây dựng rất thấp, nhà không quá ba tầng.

Còn khoa học thì… chưa có gì, chỉ vài trường đại học nhưng vị trí xếp hạng không có gì nổi bật trong nước.

dalat1

Vấn đề Ðà Lạt không phải của chỉ người dân Ðà Lạt, nó còn là "phúc lợi" của cả miền Nam, của cả nước.

Trong khi đó, dân số Ðà Lạt đang không ngừng tăng, tăng áp lực xây dựng, phá rừng, mất nước, là nguyên nhân chính khiến nền nhiệt độ tăng, chứ không phải chỉ do trái đất nóng lên.

Ðể bảo tồn khí hậu, cảnh quan – tài nguyên quý nhất của Ðà Lạt, quan trọng nhất là phải giãn dân.

Phải làm rõ tính chất của Ðà Lạt là thành phố gì, để trên cơ sở đó giãn dân nàọ ? Nếu muốn nó là thành phố du lịch hay khoa học, phải giãn dân không có chức năng du lịch hay khoa học.

Tốt nhất là dời tỉnh lỵ về Bảo Lộc, nơi này cũng "trung tâm" hơn, so với Ðà Lạt là một điểm "cụt". Cũng có thể phát triển những khu đô thị mới ở khu vực Suối Vàng, Lạc Dương.

Hiện nay, chính quyền địa phương muốn "nâng cấp" Ðà Lạt không nhằm vào tính chất nào, với lý do gì rõ ràng. Khi muốn trở thành thành phố trung ương, người ta đã quên mất lý do tồn tại của nó. Người Pháp thiết kế đó là thành phố nghỉ ngơi, tiến tới một thành phố khoa học, với mật độ dân số vừa phải và kiến trúc đặc trưng. Họ nhìn nó có một giá trị "long trọng" như là giá trị tinh thần, trên cả môi trường, cảnh quan đơn thuần, khi đặc biệt chăm chút cho kiến trúc từng biệt thự, làm cả một đường xe lửa lên đô

Ta quy định dân phải đông thì mới được nâng cấp lên đô thị loại cao. Nếu ước muốn của chính quyền thành hiện thực, sẽ đồng nghĩa với việc dân không chỉ không giãn được mà còn tập trung thêm. Khi đó, chắc chắn những gì thuộc về môi trường, cảnh quan và cả kiến trúc sẽ không còn. Nó sẽ là gì thì chưa biết được.

Khuynh hướng tạo thành phố cực lớn mà Việt Nam đang theo đuổi, như trường hợp Ðà Lạt bây giờ, đang đi ngược với xu thế phát triển đô thị bền vững của thế giới. Gọi là "bền vững" thì chuẩn mật độ chỉ 150 người/ha.

Một nghịch lý nữa là, những đô thị lớn, như Thành phố Hồ Chí Minh, người ta nói nó phát triển nhưng thực ra phúc lợi xã hội lại kém đi. Ðến lúc nào đó, về mặt Nhà nước, phải nhìn nhận lại, phát triển là phải dựa trên chất lượng sống (trong đó môi trường rất quan trọng), chất lượng giáo dục, khoa học… Như vậy thì không cần phải… lớn.

Hiện nay chính quyền không phân biệt được đâu là phúc lợi của người dân, đâu là thứ mình có thể bán. Trong một thời gian dài, họ quên đặt câu hỏi về việc này. Có cảm giác, cái gì bán được là họ bán, bất kể nó đáng lẽ là của ai. Phúc lợi xã hội phải được hiểu đúng theo nghĩa để tái tạo sức lao động, thì mới mong có sự quan tâm và trách nhiệm đúng mực.

Ðồi Cù, từ cái "sân chung" – phúc lợi chung đã trở thành sân golf phục vụ một nhóm thiểu số. Hay như các bãi biển ở Ðà Nẵng, đáng lẽ để dân… tắm thì đem bán hết cho nhà đầu tư. Sau khi đồi Cù bị mất, quá trình đô thị hóa ở Ðà Lạt bắt đầu dữ dội. Ðến cái đồi Cù mà còn bị như vậy, thì huống gì… Những người hám lợi không còn dè chừng nữa. Tâm lý xã hội thì thất vọng, thật nguy hiểm.

Vấn đề Ðà Lạt không phải của chỉ người dân Ðà Lạt, nó còn là "phúc lợi" của cả miền Nam, của cả nước. Có những địa phương "công nghiệp hóa" như Ðồng Nai, Bình Dương… thì cũng phải có nơi nghỉ dưỡng như Ðà Lạt để người dân các nơi này lui tới. Một đất nước mà các địa phương không có yếu tố cộng sinh thì không ra đất nước.

Võ Thành Lân (Kiến trúc sư)

Nguồn : VNTB, 24/04/2022

Additional Info

  • Author Võ Thành Lân
Published in Diễn đàn

Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ…

dalat1

Nâng dinh Tỉnh trưởng lên 28 mét, là đã vi phạm về nơi chốn của công trình di sản, khiến dinh Tỉnh trưởng không còn là di sản nữa.

Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, ông Lê Quang Trung đã có tờ trình số 2134/SXD-QHKT, ngày 18/10/2021 gửi UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, ký ban hành văn bản lấy ý kiến Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Thực hiện theo ‘thúc hối’ của Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ?

Nội dung tờ trình như sau :

"Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng tại Thông báo số 130-TB/TU ngày 12/4/2021 về triển khai quy hoạch, phương án đầu tư xây dựng khu vực Trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt.

Ngày 30/6/2021, Sở Xây dựng đã có buổi làm việc trực tiếp với Lãnh đạo Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam và Hội Kiến trúc sư Việt Nam để tham gia góp ý về phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh, thuộc đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực Trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 12/2/2019).

Tại buổi làm việc, đại diện 02 Hội có ý kiến cơ bản thống nhất với phương án kiến trúc được lựa chọn ; trong đó Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam đã có biên bản làm việc thống nhất (đính kèm) ; riêng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng đã đề xuất kế hoạch khảo sát thực địa và đăng ký làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng, các đơn vị có liên quan, tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp nên chưa tổ chức được việc khảo sát và làm việc trực tiếp với UBND tỉnh.

Để đảm bảo tiến độ, thời gian trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết, làm cơ sở để triển khai thực hiện, Sở Xây dựng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan lập dự thảo văn bản gửi Hội Kiến trúc sư Việt Nam để lấy ý kiến về phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh thuộc đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực Trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt.

Do Hội Kiến trúc sư Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp Trung ương, do đó, Sở Xây dựng kính trình UBND tỉnh xem xét, ký ban hành văn bản lấy ý kiến Hội Kiến trúc sư Việt Nam".

dalat0

Đồng thuận nhờ… thần đèn ?

Theo "dự thảo văn bản gửi Hội Kiến trúc sư Việt Nam, biên bản làm việc ngày 30/6/2021 của Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam", do phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S ký, có nội dung cụ thể như sau :

"Từ ngày 14/8/2020 đến14/9/2020, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã phối hợp với UBND thành phố Đà Lạt tổ chức trưng bày, lấy ý kiến cho 03 phương án ý tưởng kiến trúc khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng thuộc đồ án quy hoạch chi tiết khu Trung tâm Hòa Bình do các Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị (tư vấn HTT), Kiến trúc sư Salvador Perez Arroyo (tư vấn SDesign) và Kiến trúc sư Thierry Van de Winagaert (tư vấn Escape Architecture International – Pháp) sáng tác.

Các phương án được thiết kế với tiêu chí công trình xanh, tạo dựng được một kiến trúc ấn tượng, nâng cao giá trị và tạo cảnh quan đặc sắc cho đồi Dinh, đồng thời đáp ứng mong muốn của người dân, nhu cầu cấp bách của địa phương cần Trung tâm hội nghị phục vụ các sự kiện đẳng cấp quốc tế, Khách sạn cao cấp và Trung tâm mua sắm cho du khách và người dân Đà Lạt.

Phương án được đa số các ý kiến đồng thuận, lựa chọn cũng như đã được lãnh đạo UBND tỉnh, Tỉnh ủy lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của Kiến trúc sư Thierry Van de Winagaert (tư vấn EAI). Giải pháp của tư vấn đưa ra kế thừa mạch hơi thở Đà Lạt của người Pháp xưa và có ý định táo bạo khi tìm cách đưa đồi Dinh trở thành điểm nhấn đúng nghĩa tại khu trung tâm thành phố, kiến tạo một nhân tố đô thị quan trọng và chắc chắn sẽ trở thảnh một biểu tượng mới của Đà Lạt.

Nếu như trước đây, Dinh tỉnh trưởng nằm lặng lẽ trên đồi, thì bây giờ Đồi Dinh đến gần hơn, cởi mở hơn và rõ ràng hơn trong tâm trí mọi người. Công trình được giữ nguyên vẹn và nâng cấp trở thành một Bảo tàng Đà Lạt ở điểm cao mới, mở cửa cho mọi người, bên cạnh đó còn mang đến cho người dân thêm các trải nghiệm tiện ích hiện đại từ dịch vụ khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ đến việc tham quan không gian, cảnh quan đặc sắc.

Nét đặc biệt của phương án đã tạo được sự kết hợp giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại, hồi sinh lại khu vực trung tâm của thành phố phù hợp với bối cảnh và nhu cầu phát triển mới.

Ngày 30/6/2021, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đã tổ chức buổi làm việc với Sở Xây dựng Lâm Đồng, qua đó cơ bản thống nhất với phương án kiến trúc trên.

Hiện nay, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, không thể tổ chức làm việc trực tiếp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam để lấy ý kiến cho công trình này, cùng với nhu cầu cần triển khai nhanh các thủ tục dự án Trung tâm Hòa Bình đã bị dừng quá lâu, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Hội Kiến trúc sư Việt Nam quan tâm, có ý kiến bằng văn bản về phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh tỉnh trường thuộc quy hoạch chỉnh trang khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt".

Đính kèm nội dung trên còn có "file mềm hồ sơ phương án thiết kế kiến trúc khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng qua trục liên thông văn bản điện tử". Ở "file mềm hồ sơ" này, cho biết cụm từ Bảo tàng Đà Lạt ở điểm cao mới, có nghĩa là "nâng" dinh Tỉnh trưởng ở Đà Lạt (Lâm Đồng) lên 28 mét so với vị trí ban đầu.

Phản biện đơn giản lắm : hãy coi lại Luật Di sản văn hóa

Với mỗi tình tiết "28 mét so với vị trí ban đầu" đã cho thấy ý kiến này có dấu hiệu vi phạm Luật Di sản văn hóa.

Điều 4.2 của Luật Di sản văn hóa, ghi : "Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia".

Kiến trúc sư Phan Minh Tiến (chuyên ngành kiến trúc – bảo tồn), một người nghiên cứu sâu về các công trình di sản của Đà Lạt, phân tích : "Ngày 8/12/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định bảo tồn, quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Trong đó, công trình số 01 Lý Tự Trọng, tức dinh Tỉnh trưởng (cũ), được xếp vào danh sách biệt thự thuộc sở hữu nhà nước thuộc nhóm 1 và được cấp giấy chứng nhận "Biệt thự có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc biệt thự có kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu".

UBND tỉnh nêu rõ các ý như sau : Dinh Tỉnh trưởng được công nhận là biệt thự gắn với di tích lịch sử, chính trị, văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa ; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc.

Với việc công nhận và xếp loại như trên, chiếu theo các quy định đã ban hành và còn hiệu lực, thì dinh Tỉnh trưởng phải được bảo tồn, khu vực đồi Dinh nằm trong khuôn viên của Dinh Tỉnh trưởng cũng phải được bảo tồn, kể cả cây xanh, cổng, hàng rào, các khối công trình bên trong khuôn viên.

Cụ thể, nâng dinh Tỉnh trưởng lên 28 mét, là đã vi phạm về nơi chốn của công trình di sản, khiến dinh Tỉnh trưởng không còn là di sản nữa. Những sự kiện lịch sử đã diễn ra ngay trong khối nhà hiện hữu ở mặt đất, chứ không phải trong khối nhà trên cao 28 mét.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 29/10/2021

Additional Info

  • Author Lâm Viên
Published in Diễn đàn

Đại Quang Minh là ai ?

Minh Châu, VNTB, 21/03/2019

Một lần nữa cái tên Đại Quang Minh lại được nhắc đến với nghi vấn là doanh nghiệp đã đạo diễn cho toàn bộ vụ quy hoạch khu Hòa Bình và đồi Dinh Tỉnh trưởng ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

khuhoabinh4

Quy hoạch Khu Hòa bình nhìn từ phía khách sạn Mộng Đẹp.

Năm vừa qua, Đại Quang Minh được báo chí liên tục xướng tên là doanh nghiệp được sự ưu ái của phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang, trong các dự án ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.

Nghi vấn ăn chia dự án đất đai Thủ Thiêm

Tháng 6-2013 khi Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) chính thức rút khỏi 4 dự án tuyến đường vào trung tâm dự án Thủ Thiêm với lý do tập trung vốn cho dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thì từ đó Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh xuất hiện với tuyên bố để hoàn thành 4 tuyến đường này, họ sẽ bỏ ra khoản kinh phí lên đến khoảng 12.000 tỷ đồng.

Thời điểm đó, Đại Quang Minh gắn liền với 2 nhân vật đình đám. Một là ông Trần Bá Dương - Tổng Giám đốc, ông được biết đến nhiều hơn ở ô tô Trường Hải (Thaco, Chu Lai, Quảng Nam) với cương vị là Chủ tịch ; và người thứ hai là ông Trần Đăng Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại Quang Minh, cựu trợ lý chủ tịch Công ty Keangnam Vina – chủ đầu tư dự án Keangnam Landmark Tower (giới đầu tư sau đó thường gọi ông là Khoa Keangnam), đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh – chủ dự án Golden Palace tại Mễ Trì.

Đại Quang Minh gồm 4 cổ đông sáng lập. Trong đó, Thaco nắm 45%, Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh giữ 37,5%, ông Trần Đăng Khoa có 17,5%.

Cuối tháng 9 năm 2016, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đã tăng tỉ lệ sở hữu vốn tại Đại Quang Minh lên 90%, Công ty cổ phần đầu tư Mai Linh thoái hết vốn, còn Trần Đăng Khoa giảm tỉ lệ sở hữu còn 5%. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Đại Quang Minh hiện nay là ông Trần Bá Dương.

Mở ngoặc nói thêm bên lề, ông Trần Đăng Khoa, trong giới doanh nhân có biệt danh Khoa "khàn", còn được biết đến với vai trò Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh. Doanh nhân họ Trần trở về từ Đông Âu và thành lập Mai Linh giữa những năm 2000, sau đó nhanh chóng nổi lên trong lĩnh vực bất động sản.

Có một thông tin ít ai để ý, Đại hội cổ đông hồi tháng 9/2017 của Đại Quang Minh đã thông qua nghị quyết về việc phát hành thêm 650.000 cổ phiếu cho chỉ 1 cổ đông cá nhân, với giá phát hành 4,2 triệu đồng/cổ phiếu, cao gấp hơn 4 lần so với mệnh giá một cổ phiếu của doanh nghiệp này, là 1 triệu đồng/cổ phiếu. Theo tính toán, số tiền mà cá nhân này chi ra để mua cổ phiếu của Đại Quang Minh là 2.730 tỷ đồng. Nếu tính theo mức giá đó, giá trị của Đại Quang Minh khoảng hơn 20.000 tỷ đồng. Việc phát hành đã tăng vốn điều lệ của Đại Quang Minh từ 4.200 tỷ đồng lên 4.850 tỷ đồng. Cá nhân bí ẩn đó có đã góp đủ vốn hay chưa, không thấy công bố trên báo chí.

Cuối năm 2014, Công ty Đại Quang Minh chi 8.265 tỷ đồng đầu tư 4 tuyến đường tại Thủ Thiêm với chiều dài tổng cộng 11,9 km (gồm Đại lộ Vòng cung R1 (3,4 km), Đường ven hồ trung tâm R2 (3 km), Đường ven sông Sài Gòn R3 (3 km), và Đường Châu thổ trên cao R4 (2,5 km), cùng với 8 cây cầu và 2 cầu cạn) và cầu Thủ Thiêm 2 theo hình thức BT (Build-Transfer). Số tiền này thấp hơn nhiều so con số 12.000 tỷ đồng tuyên bố ban đầu của Đại Quang Minh lúc thay thế VIDIFI 4 dự án tuyến đường vào trung tâm dự án Thủ Thiêm.

Ở Thủ Thiêm – quận 2, dự án khu đô thị Sala Đại Quang Minh được đánh giá là có quy mô lớn hơn cả dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở quận 7 do Đài Loan đầu tư, với nhiều công trình gia tăng tiện ích như bệnh viện, trường học quốc tế, bến du thuyền... Dự án này được thông báo là có vốn đầu tư lên tới 2,2 tỷ USD.

Đại Quang Minh là tác giả bản quy hoạch khu trung tâm Hòa Bình, Đà Lạt ?

Câu chuyện Đại Quang Minh làm bất động sản chỉ nổi lên một vài năm trở lại đây, nhưng lại đang cho thấy là một thế lực mới. Với vốn điều lệ 4.850 tỷ đồng, Đại Quang Minh có quy mô vốn lớn hơn khá nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn hiện nay, mặc dù số dự án tham gia đầu tư mới đếm trên đầu ngón tay. 

Tại Quyết định số 229/QĐ-UBND (1), về việc "Phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình" do ông Đoàn Văn Việt, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký ban hành ngày 12-2-2019, ở Điều 3 có đoạn ghi : "Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh và Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký". 

Vì sao lại có câu "Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh và Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký" ở Quyết định số 229 /QĐ-UBND ?

Ngược dòng thời gian, chiều ngày 15/07/2016, tại trụ sở Đại Quang Minh ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, theo biên bản cuộc họp, đây là buổi làm việc "nằm trong hoạt động tổng kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2015 và phương hướng hợp tác giai đoạn 2016-2020".

Biên bản cho biết, "Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng đã nghe Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng và Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh báo cáo về định hướng quy hoạch chung ; phạm vi nghiên cứu quy hoạch, định hướng quy hoạch và thiết kế đô thị Khu Hòa Bình và chợ thành phố Đà Lạt. 

Theo đó, Khu trung tâm Hòa Bình và chợ Đà Lạt định hướng quy hoạch và thiết kế đô thị mới có diện tích khoảng 29 ha, được giới hạn bởi các đường Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng, hẻm Nhà thờ Tin Lành, Nguyễn Văn Trỗi ra đầu Đường 3 tháng 2 đến khách sạn Ngọc Lan, có đường dẫn xuống đường Lê Đại Hành, qua bồn phun nước. 

Trên cơ sở nghiên cứu việc điều chỉnh, chỉnh trang đô thị và hình thành các công trình mới theo hướng hiện đại, thể hiện phong cách kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt. Ngoài ra, Trung tâm Khu Hòa Bình sẽ hình thành dự án "công trình trung tâm-tổ hợp cao" với các khu chức năng như : Trung tâm thương mại, Mua sắm, dịch vụ cao cấp ; Khu vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật trong nhà ; Khu văn phòng, khách sạn và căn hộ cao cấp. 

Về phía Công ty Đại Quang Minh, đơn vị sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin : Lập quy hoạch thiết kế từng phân khu ; Nghiên cứu trình quy hoạch khả thi ; Đầu tư xây dựng khai thác khu Dinh tỉnh Trưởng cũ ; Trung tâm thương mại Khu Hòa Bình thành phố Đà Lạt ; Ứng kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư…".

Một tài liệu của người viết cho biết, từ nội dung của cuộc họp nói trên, đến ngày 11/07/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 1534/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ, dự toán đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 khu vực Trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt. Cụ thể, diện tích quy hoạch khoảng 30 ha, trong phạm vi từ đường Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng, hẻm Nhà thờ Tin Lành, Nguyễn Văn Trỗi, đầu đường 3/2, Nguyễn Chí Thanh (đến trước Khách sạn TTC), đường dẫn xuống Lê Đại Hành qua vòng xoay (Nguyễn Văn Cừ - Lê Đại Hành - Trần Quốc Toản). Về giới cận : Bắc giáp đường Lý Tự Trọng ; Nam giáp vòng xoay ; Đông giáp đường Lý Tự Trọng và Tây giáp đường Nguyễn Chí Thanh. 

Mục tiêu quy hoạch là cụ thể hóa đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm quản lý đô thị trong sự phát triển hài hòa với cảnh quan ; đầu tư cải tạo, chỉnh trang và phát triển thành khu đô thị phức hợp ; phát triển du lịch, dịch vụ ; nâng cao chất lượng phục vụ du lịch ; thu hút nguồn lực đầu tư...

Về kinh phí lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch, thiết kế do Đại Quang Minh tài trợ ; chủ đầu tư là Sở Xây dựng.

Trên thực tế thì việc tài trợ này lại bao gồm luôn cả Đại Quang Minh tự thuê một pháp nhân có chuyên môn về thiết kế quy hoạch để làm việc riêng cho Đại Quang Minh là Tập đoàn HTT. HTT đã để một công ty con là Công ty Kiến trúc và Hợp tác Hồ Thiệu Trị ký kết trong dự án quy hoạch ở thành phố Đà Lạt với Đại Quang Minh. Ông Hồ Thiệu Trị, là Sáng lập viên và Kiến trúc sư chính của HTT Group.

Liệu Đại Quang Minh có lợi gì khi bỏ tiền túi ra để giúp cho tỉnh Lâm Đồng trong quy hoạch thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận ? Phải chăng đây chỉ là một phương thức của tham nhũng chính sách mà chính quyền tỉnh Lâm Đồng cảm thấy có độ an toàn, khi được khoác chiếc áo quy hoạch theo định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ?

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 21/03/2019

(1) http://bit.ly/2F8vC0Q

********************

Hồn Đà Lạt sẽ mất sau quy hoạch ?

Diễm Thi, RFA, 19/03/2019

Đà Lạt nổi tiếng là thành phố thơ mộng với tiết trời se lạnh, bốn mùa hoa nở, nhà cửa xen kẽ với rừng thông, bây giờ không còn nữa sau nhiều lần quy hoạch. Đà Lạt bây giờ đã bị đô thị hóa, đã thay đổi quá nhiều trong trí nhớ của người Đà Lạt.

quyhoach1

Người dân Đà Lạt bắt đầu di tản hôm 23/3/1975. AP

Bà Đức, hiện gần 80 tuổi chia sẻ với RFA ký ức của bà :

"Tôi ở Đà Lạt từ năm 1967 và tôi rời Đà Lạt năm 1981. Tôi lên Đà Lạt sống vì tôi mê thành phố này, nó thơ mộng và rất đẹp. Đà Lạt đẹp lắm. Khí hậu lạnh nhưng dễ chịu.

35 năm sau tôi trở lại Đà Lạt, tìm lại chốn cũ thì hỡi ôi, mọi thứ thay đổi rất nhiều, những cảnh đẹp của Đà Lạt ngày không còn nữa. Họ xây dựng nhiều quá. Nhà cửa lô nhô cái cao cái thấp mất đi vẻ đẹp của ngày xưa rồi. Bây giờ tôi nghe thông tin nhà nước sẽ phá khu Hòa Bình và dời Dinh tỉnh trưởng thì tôi thấy buồn ghê lắm bởi vì nó là cái hồn của Đà Lạt, nó gắn với lịch sử hơn 100 năm của thành phố này. Nếu thay đổi nữa thì không còn là Đà Lạt. Đã lỡ thay đổi một ít rồi thì bây giờ phải giữ những gì còn lại".

Bản "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng" được UBND tỉnh Lâm Đồng công bố hôm 15/3. Đồ án quy hoạch lần này sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo của khu trung tâm Hòa Bình. Rạp hát Hòa Bình sẽ được thay thế bằng 2 cụm kiến trúc cao từ 3 đến 5 tầng, bằng kính để làm khu phức hợp đa chức năng. Dinh tỉnh trưởng cũ sẽ là khu thương mại, dịch vụ cao cấp với cụm khách sạn cao 10 tầng ngay trên đỉnh núi.

Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh ‘Việc công bố quyết định có ý nghĩa rất lớn trong việc quy hoạch, chỉnh trang, thiết kế, đầu tư phát triển khu vực trung tâm của TP Đà Lạt. Đây là điểm tụ hội của nhiều sự kiện quan trọng trong chiều dài lịch sử phát triển của thành phố, là điểm đến hằng ngày của người dân và du khách khi bước chân đến Đà Lạt.’

Ông Nguyễn Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nói rằng việc quy hoạch này thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh :

"Tôi là bên quy hoạch Đà Lạt nhưng khu Hòa Bình thì lại thuộc Ủy ban tỉnh và Sở xây dựng. Họ không phá vỡ nhiều, họ vẫn cho tồn tại y như vậy, chỉ đào hầm xuống. Còn khu Dinh tỉnh trưởng thì mới làm cao lên tí xíu, làm 5 tầng".

Với nhiều người dân Đà Lạt và một số kiến trúc sư từng sống ở Đà Lạt thì sự thay đổi này đã thực sự ‘giết chết’ Đà Lạt.

Anh Đoàn Triều Dương, người sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt và hiện định cư tại Canada, vẫn nhớ như in Đà Lạt ngày xưa và sự thay đổi quá nhanh của nó những năm 2000 :

"Trong thời gian em đi học năm 98, 99 thì Đà Lạt vẫn còn rất thơ mộng, vẫn còn rất nhiều thông với hoa dã quỳ nở vàng tháng 11. Đến năm 2000 em về thì thay đổi rất nhiều. Nhà cửa mọc lên san sát, cây cối bị chặt đi. Thành phố thành bê tông hết. Em nghĩ chắc do hai phần. Thứ nhất là do chính quyền quy hoạch đô thị không có ý thức bảo tồn thiên nhiên. Thứ hai là do người dân cuộc sống khá hơn, thích xây nhà cửa to hơn. Ngoài ra do công nghiệp du lịch, ai cũng muốn xây khách sạn cho thuê. Ý thức người dân cũng góp phần cho sự thay đổi này".

quyhoach2

Một nông dân đang tưới rau ở Đà Lạt. AFP

Kiến trúc sư Đặng Phan Lạc Việt, người gốc Đà Lạt hiện sinh sống ở Sài Gòn nhưng tình yêu với Đà Lạt thì vẫn nguyên vẹn. Với anh, Đà Lạt là thành phố rừng trong nhà, nhà trong rừng nên các công trình không được cao hơn đọt thông. Những dinh thự xưa đều lẫn trong cây thông. Nó đẹp, nó sang trọng và lộng lẫy bởi mật độ thoáng chứ không phải vì bê tông cốt thép. Anh cho biết Đà Lạt là thành phố được Pháp quy hoạch ngay từ ban đầu như một Paris thứ hai :

"Cái quy hoạch của thời Pháp là một thành phố nghỉ dưỡng và họ khống chế số lượng người lên Đà Lạt. Còn bây giờ cứ đất trống là xen cấy nhà cửa vô để đáp ứng lượng dân cư, do đó cái quy hoạch của người Pháp ngày xưa bị phá vỡ. Làm gì mà có thành phố nào được quy hoạch ngay từ ban đầu như vậy !"

Đà Lạt hiện là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng Cục Du Lịch thì tính đến giữa tháng 11/2018, thành phố du lịch này đã thu hút được 5,5 triệu lượt khách, đăng ký lưu trú hơn 4 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế chiếm gần 13%. Đà Lạt đặt ra chỉ tiêu thu hút khoảng 6 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019, trong đó khách quốc tế đạt 14%.

Để thu hút khách du lịch đến thành phố thì các ngành chức năng cần mở rộng thành phố cũng như mở thêm những trung tâm mua sắm để phát triển kinh tế, nhưng phát triển mà vẫn giữ được nét thiên nhiên của Đà Lạt là điều mà cả du khách lẫn người dân ở đây mong đợi. Anh Dương nêu ý kiến của mình :

"Nếu có những chính sách hợp lý hay biện pháp chế tài thì Đà Lạt vẫn giữ được vẻ thiên nhiên. Em nghĩ họ không có tầm nhìn để hướng Đà Lạt. Nếu họ mở Đà Lạt theo những hướng khác thì vẫn giữ được khung cảnh thiên nhiên và giữ được rừng thông cả trong lẫn ngoài thành phố".

Kiến trúc sư Lạc Việt có cùng suy nghĩ rằng nếu muốn phát triển như vậy thì có những vùng như Đức Trọng, vùng Đơn Dương vẫn cần những công trình và kéo dãn dân ra. Muốn hiện đại, muốn phát triển thì xuống đó làm, không việc gì phải phát triển đè lên những gì đã có. Nếu Đà Lạt được bảo tồn như vậy là tuyệt vời, đừng biến đất nông nghiệp thành đất xây dựng vì khi đất nông nghiệp thành đất xây dựng thì đó đã là đất chết, không thể trở lại thành đất cây xanh. Mà đất cây xanh mới mang lại cảnh quan. Nói nôm na là đừng chạy theo cái lợi trước mắt.

Là một kiến trúc sư có kinh nghiệm, anh cho biết thông thường bản vẽ quy hoạch đã ký duyệt và đưa ra với tỷ lệ 1/500 thì có nghĩa sắp được triển khai. Anh nhận định :

"Khu Hòa Bình không nên cao tầng nữa bởi Đà Lạt vốn dĩ đã quá kẹt xe rồi, không thể nén thêm vào nữa. Nếu xây dựng theo bản vẽ đã đưa ra thì khi có lễ hội người dân chỉ đứng một chỗ chứ không có lối đi. Đà Lạt đã có siêu thị, có trung tâm mua bán, có rạp chiếu phim rồi đâu cần làm thêm nữa. Trước năm 1975 có những kiến trúc sư nổi tiếng và trân trọng Đà Lạt nên đã đưa ra những công trình rất đẹp nhưng bây giờ bị phá đi rất nhiều".

Theo tài liệu "Đường phố Đà Lạt" được báo chí trích dẫn thì khu Hòa Bình là khu trung tâm Đà Lạt, nằm trên ngọn đồi cao hơn 1.494 m. Lúc đầu, trên vị trí rạp chiếu bóng Ba Tháng Tư ngày nay, có một ngôi chợ cất bằng cây gọi là "Chợ Cây".

Năm 1931, chợ bị cháy. Đến năm 1934, chợ Đà Lạt được xây dựng rộng 900 m2. Quảng trường trước chợ và đường quanh chợ gọi là Place du Marché (Quảng trường Chợ). Năm 1953, Place du Marché đổi là khu Hòa Bình. Xung quanh chợ là các cửa hiệu của người Việt, Hoa, Pháp và Ấn Độ.

Còn Dinh tỉnh trưởng nằm trên đồi thông, do người Pháp xây dựng khoảng trước năm 1910. Dinh trước đây từng là nơi sinh sống và làm việc của thị trưởng Đà Lạt kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức (tên trước đây của tỉnh Lâm Đồng). Hiện nay, tòa nhà thuộc quản lý của Trung tâm văn hóa Lâm Đồng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 19/03/2019

*********************

Đà Lạt dời dinh tỉnh trưởng, xóa rạp Hòa Bình để làm những gì ?

Mai Vinh, Tuoitre Online, 19/03/2019

Dự tính có 2 công trình cao tầng sẽ được xây dựng ở 2 vị trí đắc địa của Đà Lạt, trong đó có Trung tâm thương mại Hòa Bình

khuhoabinh1

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt hiện nay

khuhoabinh2

và dự kiến được xây dựng theo quy hoạch. Khách sạn Đồi Dinh sẽ là công trình có khối tích lớn nhất nằm ở vị trí cao nhất - Ảnh : M.VINH - HTT

Mới đây, tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt.

Trung tâm thương mại - khách sạn 7 tầng trên đồi cao

Theo quy hoạch, dinh tỉnh trưởng sẽ bị di dời để xây dựng trung tâm thương mại - khách sạn (tên dự tính khách sạn Đồi Dinh), với 7 tầng nổi, chưa tính các tầng hầm. Đây được xác định là công trình điểm nhấn, có tầng cao vượt các công trình khác trong khu vực.

khuhoabinh3

Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt nhìn từ hướng tây bắc, nổi bật là các công trình cao tầng khối tích lớn hiện đã xây dựng và sẽ hình thành trong tương lai - Ảnh : HTT

Thay cho rạp Hòa Bình sau khi dỡ bỏ là Trung tâm thương mại Hòa Bình. Theo đơn vị thiết kế đồ án quy hoạch Đà Lạt, đây là khu phức hợp có tính chất giải trí có 5 tầng nổi. Công năng của rạp hát sẽ được xây dựng trong công trình ngầm.

khuhoabinh4

Nhìn về Trung tâm thương mại Hòa Bình (tương lai) từ đường Nguyễn Thị Minh Khai - chợ Đà Lạt - Ảnh : HTT

Khu vực đường Nguyễn Thị Minh Khai dẫn vào chợ Đà Lạt gần như bị giải tỏa trắng để xây dựng một quảng trường rộng, mang dáng dấp của phố đi bộ Nguyễn Huệ (Thành phố Hồ Chí Minh). Trong lòng phố đi bộ là các công trình dịch vụ, bãi giữ xe….

Theo tính toán của đồ án quy hoạch khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, một quảng trường lớn với điểm nhấn là hai công trình khách sạn Đồi Dinh (dinh tỉnh trưởng) và khu Trung tâm thương mại Hòa Bình sẽ hình thành, thay đổi toàn bộ không gian khoảng 30ha trong khu vực.

khuhoabinh5

Mặt bằng tổ chức không gian Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt sau khi quy hoạch - Ảnh : HTT

Như công bố của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngoài việc hình thành một trung tâm mua sắm, dịch vụ, giải trí, không gian của khu vực này sẽ là không gian công cộng lớn nhất của Đà Lạt. Ngoài 2 công trình có tầng cao vượt trội được xây dựng mới, gần như toàn bộ các công trình kinh doanh dịch vụ, giữ xe sẽ được đưa vào tầng hầm, nhằm mở rộng tối đa không gian mặt đất, mở tầm nhìn về phía hồ Xuân Hương.

khuhoabinh6

Rạp hát Hòa Bình hiện nay (ảnh trái)

khuhoabinh7

và Trung tâm thương mại Hòa Bình (ý tưởng) trong tương lai - Ảnh : M.VINH - HTT

Đổi "không gian ký ức" cho... dịch vụ thương mại

Từ lúc công bố đến nay, đồ án do UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt gặp phải sự phản ứng khác nhau của dư luận, người dân Đà Lạt, giới chuyên môn và những du khách yêu mến Đà Lạt.

Các ý kiến phản ứng cho rằng Đà Lạt không cần quá nhiều trung tâm thương mại. Trung tâm thương mại nên chọn những nơi khác, đất đai thoáng đãng để tiện kinh doanh và kích thích dân cư phát triển về hướng tỉnh mong muốn để hạ nhiệt khu đô thị trung tâm.

Có ý kiến khác được đưa ra rằng trung tâm Hòa Bình cần chỉnh trang, nhưng để trả về với không gian thoáng đãng vốn có, trở thành không gian công cộng có tính điểm nhấn, biểu tượng của Đà Lạt, chứ không cần đập đi xây lại với chức năng chính là kinh doanh dịch vụ du lịch.

khuhoabinh8

Hiện trạng khu đồi dinh (dinh tỉnh trưởng)

khuhoabinh9

và khách sạn Đồi Dinh trong tương lai với 7 tầng nổi, và nằm ở ví trí cao nhất của khu vực - Ảnh : HTT

Giới chuyên môn tại Lâm Đồng cho rằng đồ án được phản biện rất kỹ trong hơn 1 năm trưng cầu ý dân (cuối năm 2017), nhưng so với phác thảo ban đầu, đồ án không thay đổi, vẫn nhiều công trình dịch vụ cao tầng.

Cũng có ý kiến cho rằng việc hi sinh những công trình chứa nhiều ký ức để phát triển là điều dễ hiểu, nhưng hi sinh phải tạo ra những công trình giá trị, tạo được điểm nhấn về văn hóa - nghệ thuật, không thể hi sinh để mời gọi đầu tư phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng - thương mại.

khuhoabinh10

Mặt cắt khu vực chợ Đà Lạt - rạp Hòa Bình, theo đó nhiều công trình ngầm sẽ được xây dựng tại đây - Ảnh : H.TT

Kinh phí quy hoạch được doanh nghiệp tài trợ

Đồ án quy hoạch Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt được cho là sẽ tác động tạo thay đổi toàn bộ diện mạo của khu trung tâm Hòa Bình với hơn 30ha, bao gồm toàn bộ diện tích từ bờ phía bắc hồ Xuân Hương. Kinh phí xây dựng đồ án quy hoạch do một công ty cổ phần đầu tư địa ốc tài trợ.

"Doanh nghiệp chi tiền để làm quy hoạch thì họ có quyền lợi gì trong quy hoạch này không ? Có đặt lợi ích cộng đồng lên trước hết không ? Có chi phối ý chí quy hoạch của chính quyền không ? Người dân chúng tôi không thể không đặt những câu hỏi như vậy"- ông N.V.Q., một người dân sống lâu năm ở Đà Lạt, bày tỏ.

Mai Vinh

Nguồn : Tuổi Trẻ Online, 19/03/2019

*********************

Những phiên bản Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang… ở Đà Lạt ?

Thảo Vy, VNTB, 19/03/2019

Xung quanh đồi Dinh Tỉnh trưởng từng là một vùng đồi thoáng đãng, thơ mộng tạo góc nhìn về chợ Đà Lạt - hồ Xuân Hương, hiện đã trở thành một mảng bê tông rộng lớn. Và với đồ án "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt", người ta lại chất chồng thêm những khối bê tông xuống nơi đây…

dalat1

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến làm việc về định hướng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình – chợ Đà Lạt, ngày 15/07/2016 với Đại Quang Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đà Lạt đã có một lịch sử và lịch sử Đà Lạt vẫn còn đó. Có thể nhờ vậy mà người ta mãi mãi vẫn hình dung được trong tâm trí một Đà Lạt vẹn nguyên. Một Đà Lạt xưa với đồi Cù với thông và sương và hoa dại. Một Đà Lạt với quán cà phê Tùng và những huyền thoại vô cùng đẹp.

Bao giờ cho đến... ngày xưa ?

Vì lợi nhuận, bất chấp

Từ năm 1982 đến năm 1987, Ty thủy lợi Lâm Đồng, cho xây dựng một hồ nước chắn ngang suối Tía (Da Trea) đặt tên là hồ Quang Trung. Về sau mới đổi tên là hồ Tuyền Lâm.

Đây là hồ nước ngọt rộng nhất Ðà Lạt, với diện tích khoảng 320 ha, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km và cách thác Datanla 2 km. Hồ nằm gần núi Phụng Hoàng, đây được xem là khu phức hợp tập trung nhiều cảnh quan đẹp và dịch vụ du lịch phong phú. Hồ Tuyền Lâm là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ có nhiều ốc đảo nhỏ và được bao bọc bởi khu rừng thông. 

Một báo cáo từ cơ quan chức năng cho biết, hàng loạt hành vi xâm lấn đất rừng trái phép, san ủi lấy mặt bằng, xây dựng các công trình kiên cố hóa, như : khách sạn mini, xây cầu bao lấn hồ nước, thậm chí, xây dựng cả phim trường... để thu hút khách du lịch, chủ nhân những công trình sai phạm này đều đang sở hữu những dự án nghỉ dưỡng cao cấp tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm, dường như đang thách thức chính quyền, dư luận, ngang nhiên hành động "vô pháp, vô thiên".

Một bài học khác. Khu Đankia - Suối Vàng từng 2 lần được quy hoạch thành "thành phố nghỉ dưỡng" nhưng thất bại do nhà đầu tư rút. Năm 2008, UBND tỉnh Lâm Đồng từng có văn bản chấp thuận giao vùng Đankia - Suối Vàng cho một nhóm tập đoàn trong nước đầu tư xây dựng "thành phố nghỉ dưỡng" với mức đầu tư 1 tỉ USD. Trước đó 10 năm, một số nhà đầu tư Singapore cũng lập xong dự án đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng, và dự án đã được phê duyệt nhưng sau đó lại rút do khủng hoảng kinh tế năm 1997 khiến các nhà đầu tư chuyển hướng kinh doanh.

Giờ là lần thứ ba. Tháng 2/2019, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố quy hoạch vùng Đankia - Suối Vàng được xem là đô thị vệ tinh của Đà Lạt, bất chấp các chuyên gia kiến thiết đô thị phản bác, vì đây là đầu nguồn nước cấp sinh hoạt cho toàn thành phố Đà Lạt và phá vỡ vùng đệm rừng nguyên sinh. Nếu xây dựng đô thị sẽ làm ô nhiễm đầu nguồn nước do nước thải sinh hoạt thải ra hồ. Và một khi cảnh quan, khí hậu nơi đây bị tổn thương thì thành phố Đà Lạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đại Quang Minh và phiên bản Thủ Thiêm ở đồi Dinh Tỉnh trưởng ?

Ngày 15/03, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt. Đồ án này căn cứ định hướng quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014.

Đây là đồ án được giới chuyên môn đánh giá sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo của khu trung tâm Hòa Bình với hơn 30 hecta, bao gồm toàn bộ diện tích từ bờ phía bắc hồ Xuân Hương. Đồ án do kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị thực hiện.

Trước phản ứng của công luận, kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị nói rằng : "Không gian cần được thiết kế lại cho phù hợp với xu thế phát triển. Công năng của các công trình cũ sẽ được giữ lại".

Tư liệu của người viết lại cho thấy dường như ở bản quy hoạch này lại không như lời của kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị, mà nó có hẳn lợi ích nhóm xướng rõ danh tánh.

Ngày 15/07/2016, trong đoàn công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh của tỉnh Lâm Đồng, gồm có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Thường trực Trần Đức Quận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cùng lãnh đạo một số sở ban ngành đã có buổi làm việc tại công ty Đại Quang Minh về "định hướng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình – chợ Đà Lạt".

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Đại Quang Minh, đã ký biên bản ghi nhớ với tỉnh Lâm Đồng về định hướng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình – chợ Đà Lạt.

Trung tuần tháng 9/2018, dự án đầu tư Trung tâm thương mại Hòa Bình - khách sạn Đồi Dinh do Đại Quang Minh làm chủ đầu tư, được bút phê của ông Đoàn Văn Việt. Nhà đầu tư dự kiến có 3 khu vực với tổng diện tích 56.307m2, chức năng là các khu công trình hỗn hợp. Trong đó, khu vực 1 phục vụ thương mại, dịch vụ, bãi đậu xe, tổng diện tích 31.893m2, trong đó đường giao thông 16.424m2 ; khu vực 2 chức năng thương mại, dịch vụ, tổng diện tích 7.489m2, và khu vực 3 là khách sạn, dịch vụ, tổng diện tích 16.925m2.

Theo hồ sơ dự án, doanh nghiệp có tên "công ty trách nhiệm hữu hạn Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự" là đơn vị tư vấn cho Đại Quang Minh.

Ở khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh), Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt với biểu tượng : Khu đô thị cao cấp Sala. Đây cũng chính là công ty đã được ông Tất Thành Cang ưu ái "đặc biệt" khi chọn làm chủ đầu tư trong hình thức "đổi đất lấy hạ tầng" : đầu tư 4 tuyến đường tại khu đô thị Thủ Thiêm, Đại Quang Minh được nhận phần đất khổng lồ lên tới 789.866,6 m2 (gần 79 ha), thuộc phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2015, Đại Quang Minh còn được UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho xây dựng cây cầu dây văng Thủ Thiêm 2, nối quận 1 với quận 2, tổng chi phí 4.260 tỷ đồng. Đổi lại, Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Đại Quang Minh 13,5 hecta đất tại khu Thủ Thiêm. Khi đó, công ty này cam kết đến ngày 30/04/2018 sẽ hoàn thành. Nay thì người ta chỉ thấy có hàng cây cổ thu lâu năm trên đường Tôn Đức Thắng bị thẳng tay xẻ thịt, còn cây cầu văng đến nay vẫn chỉ là dự án nằm trên giấy. Trong khi đó, 13,5ha đã giao xong cho Đại Quang Minh.

Từ Thủ Thiêm, chợt nghĩ về khu đồi Dinh Tỉnh trưởng mai này… Chắc lại sẽ có nhiều phiên bản Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải…

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 19/03/2019

******************

Ngu hết phần thiên hạ !

Phương Thảo, VNTB, 18/03/2019

Cũ với cổ mà không có gía trị kinh tế thì cũng đập cho bằng hết. Tỉnh nào cũng có khu thương mại, quảng trường mấy chục ngàn tỷ ! Đà Lạt là đầu tàu du lịch mà không có mấy trung tâm vậy để phục vụ du khách thì sao xứng là cái đầu tàu !?

ngu1

Khu Hòa Bình nhìn từ dốc Duy Tân - Dalat năm 1968

Có nhiều người nói rằng cái gì cũ thì phải đập bỏ đi, xây cái mới để Đà Lạt phát triển. Đúng là cần phát triển, nhưng bỏ đi cái cũ hết thì hồn phố cũng mất theo. 

Hồn phố núi

Hồn Đà lạt là những giọt sương sớm khi thưở Đà Lạt còn lạnh nhiều, sáng sớm co ro đi trong cái lạnh phà ra hơi thở trắng như sương, có lúc lại là những hạt sương li ti đọng trên mi mắt.

Hồn Đà lạt là mùi lá và nhựa thông ngai ngái phảng phất trong nắng sớm khi đường còn vắng lặng, ít xe qua lại, đây đó những người nông dân gánh rau kĩu kịt ra phố. Mùa khô bắt đầu lại có mùi khen khét của hoa quỳ vàng rực rỡ, tiếng lá thông reo trên đồi cao. 

Hồn Đà Lạt là những con phố nhỏ quanh co, với các ngôi nhà thâm thấp, mái ngói lô xô màu nâu đậm. Hồn Đà lạt là những biệt thự kiểu Pháp mà không cái nào giống cái nào nằm rải rác trên những con đường đẹp nhất.

Hồn Đà Lạt là những người ăn nói nhỏ nhẹ, từ tốn và hiền lành khi xe máy chỉ cần khoá cổ để ngay sau khu Hòa Bình rồi đi xuống chợ cả buổi rồi quay lại mà xe vẫn còn nguyên ở chỗ cũ. 

Khu Hòa Bình, một tòa nhà góc cạnh, nằm ở giữa trung tâm thành phố. Bên trong là rạp chiếu phim, hai bên là những cửa hàng nhỏ nhỏ. Đằng sau rạp chiếu phim là một phòng triển lãm nho nhỏ đủ loại tuỳ theo dịp lễ lạt gì đó cần được tuyên truyền trong năm. Khu Hòa Bình chỉ đông trong những dịp lễ lớn khi du khách đổ về Đà Lạt. Ngay đằng sau khu Hòa Bình là bến xe Tùng Nghĩa, từ đó có thể đi lên đồi Dinh Tỉnh trưởng được. 

Dinh tỉnh trưởng nằm trên một cái đồi có thể nói là cao nhất Đà Lạt. Từ trên đồi cao có thể phóng tầm mắt nhìn tận ấp Ánh Sáng, Hồ Xuân Hương, nhà thờ Con Gà, phía bên tay phải có thể nhìn thấy luôn sân bay Cam Ly. 

Đồi thông bao quanh dinh hoang vắng lạ thường, đứng ở đó chỉ nghe tiếng gió và tiếng thông reo. Người ta có thể đi tắt từ bến xe Tùng Nghĩa đi lên dinh rồi băng qua một cái xóm nhỏ để đâm ra ngã ba đường Bùi Thị Xuân và Tăng Văn Danh. Con đường thông lên dinh đã bị người dân bít lại và Đài Truyền Hình Lâm Đồng xây rào, làm cổng bảo vệ gần 20 năm nay. 

Ai nói lãnh đạo ngu dốt ?

Ông Đoàn Văn Việt đã ký quyết định phá bỏ khu Hòa Bình một nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của thành phố và Dinh Tỉnh Trưởng. Một khi được quy hoạch lại, đồi Dinh Tỉnh Trưởng sẽ là khu thương mại phức hợp hiện đã có chủ đầu tư. 

Theo mô hình tòa nhà cao ngất trên đồi cao có mái vòm xanh mang hơi hướng trung đông. Khu Hòa Bình sẽ trở thành tòa nhà kính có trồng cỏ mang hơi hướng Singapore. Tất cả là để phụ vụ giải trí cho người dân địa phương và khách du lịch. 

Chưa biết là sẽ phục vụ giải trí cho người dân địa phương bằng cách nào, nhưng chắc chắn một điều đất Đà Lạt đang lên cơn sốt kinh khủng. Giá đất ở đường Bùi Thị Xuân ngay phía bên kia đồi Dinh Tỉnh Trưởng hiện đang có giá 150 triệu một mét thì giờ nhờ cái chữ ký cho dự án đập phá này sẽ tăng cao chóng mặt. Các trục đường và đất đai quanh đó như đường Nguyễn Văn Trỗi, Phan Bội Châu sẽ trở thành đất vàng.

Lãnh đạo nào không có vài miếng đất lận lưng ? Một miếng đất giờ bán ra khi giá sốt từng ngày, từng giờ sẽ giúp cho lãnh đạo kiếm vài chục tỷ như trở bàn tay. Chưa kể chủ đầu tư dự án không phải tự nhiên mà trúng thầu, hay trúng thầu rồi tự nhiên không phải chia chác phần trăm nào. 

Khác du lịch sẽ giải trí gì ở khu thương mại phức hợp ? Họ không tới Đà Lạt để coi phim. Họ tới Đà lạt cũng không phải để mua sắm đồ Made in China. Khu thương mại hoành tránh sẽ trát một lớp son phấn mới cho bộ mặt của Đà lạt. Cô gái Đà Lạt má hồng hồng duyên dáng sẽ đẹp như búp bê Barbie hay ít ra là diễn viên Hàn Quốc mà nhìn đâu cũng y như một khuôn. Khách du lịch sẽ được tham quan một Sài Gòn ở độ cao 1.500 mét. 

Họ đang tước đi quyền của con cháu 

Họ đã băm nát khu vực hồ Tuyền Lâm để xây khu nghỉ dưỡng. Các khu nhà đẹp kiểu biệt thự Châu Âu mọc lên trong rừng vắng để làm cái công việc của những tòa biệt thự cũ đặc trưng kiểu Pháp đã được giao cách đây hơn trăm năm. 

Hàng chục ngàn cây thông đã bị đốn ngã để xây các khu nghỉ dưỡng, nhân tiện chiếm thêm luôn đất rừng để có cơ hội sẽ được phân lô để bán trục lợi. Khu Hòa Bình mới sẽ kéo theo những tòa nhà mới mọc theo quanh đó để biến người Đà Lạt thành người lạ trong thành phố quen. 

Những đứa trẻ lớn lên sau này sẽ không còn biết tới một Đà Lạt yên bình với những căn nhà thấp trong tiếng thông reo. Chúng sẽ chỉ biết một Đà Lạt hiện đại, hoành tráng nhưng vô hồn như Hongkong, Thâm Quyến hay Thượng Hải, với chúng khu Hòa Bình, La Tulip, Mộng Đẹp... không còn có ý nghĩa gì hết. 

Họ tước đi cái quyền được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cả trăm năm có lẻ từng chứng kiến những thăng trầm của Đà Lạt. Họ tước đi cái quyền được ở trong những ngôi nhà có khung cảnh đẹp từ cửa sổ để có thể thả hồn mơ mộng trong một buổi chiều tà rồi mang chúng nhốt vô những cái hộp bê tông trắng xoá, nhìn quanh chỉ thấy các bức tường câm lặng. 

Những đứa trẻ sẽ bị mất cái quyền được phát triển cái mới nhưng vẫn đảm bảo tôn tạo và bảo trì các dấu ấn lịch sử trong các công trình kiến trúc như ở các quốc gia phương tây. Họ tước đi của chúng cái quyền được thẩm thấu cái đẹp, cái hài hòa với thiên nhiên của từng viên gạch, mái ngói, hàng cây, bụi cỏ. 

Họ tước đi cái quyền được tham quan phố cổ mang đậm dấu ấn của người Pháp ở Đông Dương, học tước đi cái quyền được cảm nhận vì sao Đà Lạt đã từng là nơi nghỉ dưỡng của những người giàu sang lúc trước. Họ bắt chúng, muốn tìm hiểu được chút hơi thở của Đà Lạt xưa thì phải đi sang tận làng quê nước Pháp hay Thuỵ Sĩ.

Cái xe lửa chạy bằng răng cưa năm xưa từ Tháp Chàm lên Đà Lạt thấy vậy mà còn may hơn những biệt thự ở Đà lạt. Người Thuỵ Sĩ mua đống sắt vụn từ Việt Nam về với giá có một triệu đô la, bây giờ muốn ngồi lên cái xe lửa chạy ỳ ạch đó trên khúc đường chưa tới 20 cây số người ta phải trả tới cả trăm đô la. May là nó vô tay người Thuỵ sỹ nên còn được cho tới ngày hôm nay. 

Còn biệt thự cổ vô tay lãnh đạo ? Cũ với cổ mà không có giá trị kinh tế thì cũng đập cho bằng hết. Tỉnh nào cũng có khu thương mại, quảng trường mấy chục ngàn tỷ ! Đà Lạt đầu tàu du lịch mà không có mấy trung tâm vậy để phục vụ du khách thì sao xứng là cái đầu tàu ! ?

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 18/03/2019

******************

Quốc gia độc đảng : 30 năm sau, Đà Lạt ra thế nào ?

Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 18/03/2019

Tại sao quy hoạch định hướng chỉ có 20, hay 30 năm mà không phải là 50 hay 100 năm ?

‘Khai tử’ khu Hòa Bình

Ngày 15/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt". Đồ án này căn cứ định hướng quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014.

ngu2

Phối cảnh khu Hòa Bình với nhiều dấu tích di sản của Đà Lạt sẽ bị xóa bỏ.

Bản đồ án nói trên do Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị đứng tên, công ty Đại Quang Minh là chủ đầu tư đã được Sở Xây dựng Lâm Đồng và UBND Thành phố Đà Lạt phê duyệt. Người đặt bút ký 'khai tử' khu Hòa Bình là ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng vào ngày 12/02/1019 theo Công văn số 229/QĐ-UBND.

3 tấm ảnh kèm theo bài viết này là phối cảnh khu Hòa Bình mới. 

Theo bản đồ án, một số công trình chợ cũ Đà Lạt (nay là rạp Hòa Bình), một địa chỉ gắn với lịch sử phát triển thành phố Đà Lạt sẽ bị đập bỏ thay vào đó là một công trình hình khối tròn, bọc kính, mái trải thảm cỏ. Ngoài ra, các công trình gắn với sinh hoạt văn hóa, thương mại thành phố trước nay như khách sạn Nice Dream, Thương xá Latulipe cũng sẽ bị tháo dỡ. Công trình lớn như khách sạn TTC (Golf 3 cũ) cũng bị giải tỏa.

Theo một nguồn tin hành lang, công trình khách sạn và khu thương mại cao tầng ở vị trí Dinh Tỉnh trưởng đã có nhà đầu tư, sẽ được thực hiện trước. Theo đó, một cụm khách sạn cao cấp với kiến trúc mái tròn, cao tầng sẽ mọc lên ngay trên đồi Dinh Tỉnh trưởng. Những con đường uốn khúc quanh Dinh hiện tại sẽ được thay bằng các trục giao thông rộng "cho các phương tiện tiếp cận".

Khu vực trung tâm khu Hòa Bình thì vẫn đang tiếp tục kêu gọi đầu tư.

"Tôi khẳng định là Đà Lạt có thể làm những khu nhà cao tầng, nhưng cần phải chọn những vị trí mới để quy hoạch bài bản từ đầu, chứ không nên xâm phạm vào ba khu vực di sản : khu di sản Pháp từ đường vòng kéo dài từ đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ ; khu di sản để lại nhiều dấu ấn lịch sử của người Việt là ấp Ánh Sáng, khu Hòa Bình ; và khu di sản thiên nhiên hồ Xuân Hương, Đồi Cù". Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, nhận định.

Quy hoạch đô thị là nhiệm vụ chính trị…

Nhiều người ở Sài Gòn – cả người viết bài này, đều chung thắc mắc : Vì sao phương Tây họ giữ nguyên những khu phố cổ cùng với nhà cửa, cả đá lát đường hàng trăm năm ?. Khách du lịch chỉ thấy khu phố cổ, không ai đến các trung tâm thương mại mới xây cả… 

Cũng có ý kiến : Cái cũ mà mọi người muốn lưu giữ cũng đã từng được xây mới và thay đổi nhiều so với thuở ban đầu rồi. Xin đừng cố giữ lại hoài niệm trong một chiếc áo đã chật, vì các giá trị sinh ra là để bị thay thế ( ! ?).

Và một câu hỏi khác cũng đặt ra : Phải chăng 30 năm nữa, người ta lại ‘làm mới’ Đà Lạt, vì tầm nhìn quy hoạch của hôm nay chỉ giới hạn trong 30 năm. Điều đó lại được ghi hẳn hoi tại Điều 8.2, Luật Quy hoạch 2017 : "Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm".

Giáo trình đào tạo sinh viên ở trường Đại học Kiến trúc, cho biết, một dự án quy hoạch đô thị ảnh hưởng khác nhau tới những nhóm xã hội trong cộng đồng, nên cần đến một sự đồng thuận chung, công khai để đạt được các giá trị chung, cân bằng giữa các nhu cầu của các nhóm. 

Như vậy quyết định quy hoạch không còn dựa trên ý chí của nhà quy hoạch hay cơ sở khoa học nữa, mà là một lựa chọn chính trị và giá trị đạt được. Tức là theo quan điểm này, quy hoạch đô thị đã trở thành hoạt động chính trị. Và nhà quy hoạch sau khi dồn tâm sức nghiên cứu và thiết kế lập dự án, cần có thêm kỹ năng thuyết trình thuyết phục và làm việc với những nhóm xã hội khác nhau để cân bằng lợi ích giữa các nhóm.

Quy hoạch xây dựng đô thị là một dự án tốn kém và rất cần những nhà đầu tư về vốn, hoặc các nguồn lực khác. Thực tế là chính quyền không đủ ngân sách để xây dựng hết mọi nơi, hơn nữa, việc kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân mang lại nhiều sáng kiến giá trị hơn rất nhiều là sự rập khuôn máy móc trong quản lý nhà nước.

Và quan điểm này của quy hoạch đô thị dựa trên áp dụng những tính chất của nền kinh tế thị trường, trong đó nhà nước chỉ kiểm soát doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích cộng đồng. 

…và đó là chính trị ở một quốc gia độc đảng

Câu chuyện "tay ba" giữa chính quyền – nhà đầu tư - cộng đồng đã đẩy vị trí những người làm quy hoạch vào giữa, bắt buộc họ phải trang bị thêm những kiến thức về quyền lợi và lợi ích đầu tư của các chủ sở hữu, nguồn lực và có kỹ năng đàm phán, thỏa thuận để đảm bảo dự án hoạt động. Một dự án quy hoạch đô thị trở thành một bài toán về quản lý hoạt động hiệu quả, hơn là chỉ đạo và lên kế hoạch, chính sách.

Sinh viên trường Kiến trúc cũng được dạy rằng, trong quy hoạch, trước tiên, không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không chính xác của dự báo). Dù phương pháp sử dụng là gì, thì luôn có yếu tố không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra. Thứ hai, luôn có điểm mù trong các dự báo. Không thể dự báo một cách chính xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương tương lai. Hay nói cách khác, không phải cái gì cũng có thể dự báo được, nếu người ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo. Thứ ba, dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo.

Như vậy, ngay cả định nghĩa thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn còn loay hoay tìm kiếm, thì tất yếu câu chuyện quy hoạch đô thị tại Việt Nam, vẫn chỉ có thể quẩn quanh của một hoạt động chính trị để phục vụ lợi ích nhóm nào đó trong bộ máy công quyền.

Từ góc nhìn ấy cho thấy xem ra ngay cả tầm nhìn 30 năm vẫn là quá dài, bởi còn có một thực tế đáng buồn là không ai đủ dũng cảm để nhận mình yếu kém. Bên cạnh căn bệnh "nhiệm kỳ", triết lý "quyền xin là của các nhà đầu tư, quyền cho là quyền năng của các nhà quản lý"… còn là sự buông lỏng, hay yếu kém trong năng lực của một bộ phận quản lý phát triển đô thị được giao quyền.

Rồi 30 năm sau, Đà Lạt thế nào ?

Trở lại với câu chuyện của công bố "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt", hôm 15-3.

Với Đà Lạt, người Pháp có hai quan niệm làm cho nơi đây trở thành nơi an dưỡng đẹp, đó là : Xây các biệt thự có vườn hoa, xa cách nhau, có tầm nhìn ra rừng thông, nhìn xuống thung lũng, nhìn về hướng các đỉnh núi Lang Bian. Các dinh thự đều chiếm cao điểm. Các biệt thự đều ẩn mình trong rừng thông. 

Đà Lạt chỉ được xây cất biệt thự không quá ba tầng vì làm cao tầng sẽ phá cảnh rừng thông. Và đặc biệt là về hướng Tây – Bắc và Bắc của hồ Xuân Hương không được xây dựng nhà cửa như phía Đông – Bắc vòng về phía Tây bờ hồ.

Sau 1975, kiến trúc Đà Lạt dần bị phá vỡ bởi những nhà quản lý đến từ miền Bắc vào đây đã không ‘có nghề’. Những làn sóng di cư vì binh lửa hay vì các chính sách di dân trước và sau 1975 đã đặt trên bảng màu Đà Lạt đủ loại dấu ấn vùng miền. Cũng như những biệt thự Pháp xưa, những ngôi nhà mới đủ kiểu hiện nay cũng lồ lộ xuất thân cùng tầm văn hoá của gia chủ. 

Một dung nhan tàn phai, một thành phố mai một chất Pháp, vậy cái còn lại của Đà Lạt, rất Đà Lạt bây giờ là gì, khi mà người ta tiếp tục tàn phá rừng thông cho những công trình xây dựng ?

"Việc phát triển những ý tưởng mới chỉ nên được thực hiện nó tại những khu đô thị mới ở vùng lân cận, chứ không nên xây chen vào làm hỏng giá trị công trình lịch sử, làm hỏng bản sắc không gian và giá trị vốn có của khu đô thị di sản. 

Nhà cao tầng và nhà bọc nhôm kính là những loại kiến trúc hiện đại không phù hợp ở Đà Lạt. Trái ngược với quá trình đô thị hoá trên cả nước thường có xu hướng phát triển theo chiều cao, quy hoạch thành phố này phải bắt đầu từ việc khẳng định không gian xanh trước, rồi mới đến công trình và giao thông.

Đà Lạt, kể cả khu trung tâm, nên phát triển tập trung thành cụm theo chiều ngang đan xen với cây xanh mặt nước, chứ không nên xây dựng theo chiều đứng với những công trình cao trên năm tầng. Các dự án mật độ cao, nhà cao tầng, nhà mái bằng…, các diện tích bê tông hoá quá rộng dành cho giao thông và bãi xe chính là những tác nhân nhanh nhất phá hoại giá trị sinh thái của Đà Lạt…". Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, một người Việt có quốc tịch Canada, chia sẻ.

Với "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, Thành phố Đà Lạt", khi mà sắp tới đây sẽ "Khu vực đồi Dinh hay còn gọi dinh tỉnh trưởng : Diện tích khoảng 4,43ha. Chức năng là khu thương mại, dịch vụ cao cấp. Dự kiến xây dựng công trình cao 10 tầng", thì liệu 30 năm sau, Đà Lạt thế nào ? 

Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Sài Gòn là một liên tưởng, khi mà các chính sách được Thủ tướng phê duyệt, người ta vẫn có thể tự tiện sửa đổi theo hướng có lợi nhất cho những nhà đầu tư bằng các văn bản quy phạm pháp luật với dấu mộc đỏ choét và các chức danh ký ban hành là quan chức tầm ủy viên Bộ Chính trị.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 18/03/2019

*****************

Đà Lạt quy hoạch khu Hòa Bình : Lời cảnh báo về một thành phố vô hồn !

Nguyễn Vĩnh Nguyên, Người Đô Thị, 16/03/2019

LTS : Ngày 15/03/2019, Đà Lạt đã chính thức công bố bản 'Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng'. Bản đồ án 'khu thương mại phức hợp' cao tầng thay cho một khu Hòa Bình đầy dấu ấn lịch sử, ký ức đô thị, không những tạo ra sự bất an nơi những cư dân trong khu vực bị chi phối, cư dân quan tâm đến lịch sử văn hóa Đà Lạt mà còn gây tranh cãi trong giới chuyên môn nghiên cứu, quy hoạch, kiến trúc đô thị.

Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên – một cây bút biên khảo văn hóa Đà Lạt – có cuộc trao đổi với Tiến sĩ khoa học -Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn xoay quanh sự kiện này.

ngu3

Dinh Tỉnh trưởng, công trình sẽ bị thay thế bằng khu cao ốc thương mại phức hợp, theo bản đồ án quy hoạch của Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị. Ảnh : Nguyễn Vinh

Người dân bị thiệt hại

Là một người có ân tình với Đà Lạt : thân phụ ông – Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – từng học và có một số công trình kiến trúc quan trọng tại Đà Lạt giai đoạn 1954-1975, và đây cũng là quê ngoại của ông, xin ông chia sẻ chút cảm xúc cá nhân khi tiếp nhận thông tin về một bản đồ án xóa bỏ dấu vết khu Hòa Bình cũ để xây một khu thương mại phức hợp cao tầng ?

Cá nhân tôi thấy con đường phát triển nhanh, vội, và thiếu thận trọng hiện nay đang làm cho Đà Lạt đánh mất những giá trị đã được xác lập trong quá khứ.

Nhưng có người sẽ nói rằng, thời buổi này lợi ích kinh tế là quan trọng, hơn nữa, lập luận rằng mỗi thời kỳ cần có một dấu ấn trong quy hoạch kiến trúc phù hợp bối cảnh mới nghe ra cũng thuyết phục ?

Với kinh nghiệm đã thực hiện nhiều đồ án quy hoạch đô thị trong nước và nước ngoài, tôi thấy rằng một đô thị có nhiều cách đạt được các mục tiêu kinh tế mà không nhất thiết phải đánh đổi với việc mất đi nhiều vốn quý và giá trị nền tảng như vậy. Thật sự ra thì những giá trị mang lại từ bản đồ án lần này, có thể gọi nôm na là đang kiến tạo "Sài Gòn trên cao nguyên".

Đồ án quy hoạch này đã bỏ qua tính đặc thù về địa hình, văn hóa, lịch sử của Đà Lạt. Trong sự thay đổi này, tôi thấy có người được lợi, có người không, nhưng chắc chắn tất cả người dân thành phố Đà Lạt thì đang bị thiệt hại, vì đồ án chỉ nhắm vào những lợi ích ngắn hạn.

Đúng là mỗi thời đại cần tạo ra những dấu ấn riêng. Nhưng hãy trung thực, và học tiền nhân từ lịch sử và quá trình đem tâm huyết đi khai phá vùng đất mới – không gian đô thị mới cho Đà Lạt, chứ không nên phá hại di sản cũ để xây nên những công trình, mà chưa chắc đã có thể xem là dấu ấn thời đại.

ngu4

Người dân Đà Lạt đang xem nội dung quyết định quy hoạch khu trung tâm Đà Lạt. Ảnh : Nguyễn Vinh

Được biết, thành phố Đà Lạt đã cho cán bộ quản lý quy hoạch kiến trúc đi tham quan vài chục thành phố lớn trên thế giới để học hỏi mô hình phát triển. Từng nghe một cán bộ có thẩm quyền quản lý quy hoạch Đà Lạt chia sẻ rằng nhờ vài chục chuyến đi như thế, ông ta mới nhận ra các đô thị muốn hiện đại thì phải cao tầng và gia tăng khu thương mại dịch vụ…

Cần phải hỏi lại rằng họ đã đi những thành phố nào. Có thể họ đã không chọn đúng nơi, hỏi đúng người, để học hỏi. Và họ càng không nhận thấy rằng ở mỗi địa phương có một cách phát triển khác biệt.

Nếu học tư duy phát triển từ một đô thị hiện đại cao tầng nào đó, nhưng lại không có cùng điều kiện và giá trị thiên nhiên như Đà Lạt, để về áp đặt lên Đà Lạt, vội vã phủi sạch trơn những giá trị cũ đã có tính ổn định, di sản lịch sử thì đó là một lập luận thiếu tính khoa học và văn hóa.

Ví dụ, Sài Gòn có bản sắc năng động, nhưng Đà Lạt lại có những ưu điểm mà Sài Gòn không có được, do đó máy móc học hỏi tư duy mét vuông của người Sài Gòn để sao chép mô hình đô thị Sài Gòn mang lên cao nguyên, thì không thể chấp nhận được.

Cần phải tìm hiểu về những đô thị có cơ cấu giống Đà Lạt ở Tây Âu, như Pháp và Thụy Sỹ. Nếu học từ Paris, thì phải thấy được rằng quy hoạch của Paris hiện đại đã không cho phép xây nhà cao tầng trong khu nội thành để bảo vệ di sản, mà chỉ cho xây ở khu mới La Défense. Thực tế, hầu hết khách du lịch đến Paris đều ghé thăm nội thành, chứ rất ít đi thăm La Défense.

ngu5

Tiến sĩ khoa học - Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn từng tham gia quy hoạch và thiết kế nhiều dự án lớn như Khu đô thị mới Nam Sài Gòn, Khu đô thị Bắc Hà Nội, Phố Đông và hai bờ sông Hoàng Phố (Thượng Hải, Trung Quốc)… Ông có bằng Tiến sĩ Quy hoạch và Kiến trúc tại Đại học Washington (Mỹ) và bằng Thạc sĩ Quy hoạch và Kiến trúc ở Đại học California tại Berkeley (UC Berkeley, Mỹ)

Vậy, xét về chuyên môn, một bản quy hoạch mới phải xác lập trên cơ sở cấu trúc di sản đô thị để xử lý. Theo ông, cấu trúc Đà Lạt hiện tại có thể hiểu thế nào ?

ngu6

Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên – một cây bút biên khảo văn hóa Đà Lạt, đã xuất bản : Đà Lạt, một thời hương xa; Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách ; Đà Lạt, bên dưới sương mù…

Về chuyên môn, việc hiện đại hóa Đà Lạt bằng cách cho phép cắm nhà cao tầng khắp nơi là một tư duy rất sai lầm về mặt chiến lược.

Trên thế giới, các đô thị luôn có sự phân định bảo tồn khu trung tâm lịch sử và phát triển khu trung tâm mới. Khu lịch sử, phố cũ có đặc điểm là nhà thấp tầng, đường nhỏ, thân thiện với người đi bộ, đi xe đạp, xe điện… Những khu đô thị mới có đặc điểm là nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại, đi theo đó là hệ thống giao thông đại lộ, metro và xe buýt nhanh.

Tôi khẳng định là Đà Lạt có thể làm những khu nhà cao tầng, nhưng cần phải chọn những vị trí mới để quy hoạch bài bản từ đầu, chứ không nên xâm phạm vào ba khu vực di sản : khu di sản Pháp (đường vòng kéo dài từ đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ), khu di sản để lại nhiều dấu ấn lịch sử của người Việt (Ấp Ánh Sáng, khu Hòa Bình) và khu di sản thiên nhiên (hồ Xuân Hương, Đồi Cù).

ngu7

Theo đồ án vừa công bố : công trình chợ cũ - một địa chỉ lâu đời của khu trung tâm Đà Lạt sẽ bị đập bỏ. Ảnh Nguyễn Vinh

Du khách sẽ bỏ Đà Lạt !

Vậy những thiệt hại nào có thể kể đến khi xóa khu vực di sản để xây cao tầng ?

Có thể thấy thiệt hại thứ nhất là mình đánh mất nhiều công trình di sản (bị phá bỏ để xây mới), sau đó là sự đánh mất không gian di sản (công trình mới xây lên không đồng bộ, phá vỡ bố cục không gian chung).

Trong quá trình phát triển, ai cũng có thể phạm sai lầm, nhưng rất không nên lặp lại và nhân rộng sai lầm, vì hệ lụy để lại cho tương lai rất lớn. Cụ thể, Trung tâm Hành chính Đà Lạt, là một kiến trúc hiện đại và công năng tốt nếu đặt ở Sài Gòn, nhưng lại là một sai lầm chiến lược về quy hoạch (về vị trí, chiều cao, tỉ lệ,…), phá hỏng giá trị kiến trúc cảnh quan, mà chắc những nhà quản lý đô thị Đà Lạt nay đều đã thấy, sau nhiều góp ý của các chuyên gia. Việc cao tầng hóa khu Hòa Bình đang lặp lại sai lầm quy hoạch của Trung tâm Hành chính.

Ngoài ra, dịp Tết 2019 vừa rồi, Đà Lạt kẹt xe trầm trọng. Đó là cảnh báo sớm cho thấy, nếu việc cao tầng hóa khu Hòa Bình và lân cận với các phố thương mại phức hợp được tiến hành, thì chắc chắn khu vực này sẽ còn kẹt xe gấp nhiều lần trong tương lai. Đô thị mất bản sắc, mất luôn sự thong dong bình yên vốn là những vốn quý của Đà Lạt, du khách không còn lý do gì để gắn bó với thành phố này. Lúc đó, sẽ thiệt hại rất lớn, vì nguồn thu lớn nhất hiện nay của Đà Lạt vẫn là du lịch.

ngu8

Chợ cũ, nay là rạp Hòa Bình, một địa chỉ gắn với lịch sử phát triển đô thị Đà Lạt. Ảnh chụp khoảng giữa thập niên 1950. Ảnh : Tư liệu

Về giải pháp chống kẹt xe ở trung tâm, nhà đầu tư và những người bảo vệ bản quy hoạch sẽ đưa ra lập luận về hệ thống đường sá mở rộng, xây hầm xe…

Phải thấy rằng nhà đầu tư thường chỉ muốn cắm nhà cao tầng vào những khu vực đô thị hiện hữu vì ở đó họ hưởng lợi hạ tầng, dân cư có sẵn. Nếu nhà quản lý đô thị thì chỉ thấy nguồn lợi trước mắt, mà quên rằng sau đó phải tốn rất nhiều ngân sách để cải tạo các khu vực xung quanh, thì gánh nặng trách nhiệm đó sẽ đổ dồn lên vai các nhà lãnh đạo thế hệ sau.

Nếu việc cao tầng hóa và tăng mật độ được tiến hành như dự án, thì không lâu nữa, chỉ trong vài năm, khu Hòa Bình sẽ kẹt cứng về không gian cũng như về hạ tầng, giao thông. Vì nếu có làm thêm một chục hầm xe, mở rộng nhiều làn đường lớn ở khu Hòa Bình, thì tác dụng của nó lại càng thu hút thêm xe vào trung tâm mà thôi, trong khi các con đường dẫn vào quá tải, không có ngân sách để đền bù giải tỏa mở rộng đường, thì liệu vấn đề có được giải quyết ?

Chưa nói đến chuyện phí phạm ngân sách. Địa phương sẽ phải chi rất nhiều ngân sách cho việc làm đường sá để giải quyết hệ lụy sau đó, trong khi tại sao không dùng chi phí ấy mà xây dựng một mạng lưới giao thông hiện đại ở một khu vực đô thị mới, có tính khoa học, bài bản, ít tốn kém hơn ? Những điều này đáng lý ra phải được nêu lên trong bản báo cáo tác động môi trường của dự án, thực hiện bởi một đơn vị độc lập với đơn vị thiết kế.

Nhìn ở góc độ đa ngành, có thể thấy sau một thế kỷ phát triển đô thị, không gian khu Hòa Bình đã đạt đến một tỉ lệ bão hòa, nên chỉnh trang để trả lại không gian xanh, thay vì cao tầng hóa. Việc cao tầng hóa tại đây chỉ nghĩ đến số mét vuông đạt được, nhưng sẽ gây hại cho cảnh quan tổng thể và tạo áp lực lớn lên hạ tầng, gây thiệt hại cho đời sống người dân trong khu vực. Các nhà lãnh đạo Đà Lạt từ nhiều thời kỳ luôn nêu khẩu hiệu về một thành phố trong rừng, thành phố bên hồ, nhưng cách làm hiện nay cho thấy thực tế trái ngược hoàn toàn.

ngu9

Nhiều người dân Đà Lạt quan tâm sự thay đổi quy hoạch có làm xáo trộn đời sống của họ ? - Ảnh : Nguyễn Vinh

Nếu cao tầng thì ở đâu ?

Nhưng mỗi thời sẽ có mỗi yêu cầu được đặt ra. Hẳn giới chuyên môn quy hoạch tham gia vào các dự án thế này cũng ít nhiều thao thức với câu hỏi dấu ấn của thời kỳ này là gì? Xin ông thử đưa ra một gợi ý về khu cao tầng cho Đà Lạt, theo quan điểm riêng?

Tôi dự nhiều hội thảo, theo dõi thông tin quy hoạch, thì chưa thấy Đà Lạt đặt ra câu hỏi là chúng ta đang định xây dựng những giá trị đánh dấu thời đại thế kỷ 21 cho Đà Lạt ở đâu? Và nếu thành phố muốn xây dựng khu cao tầng, thì có thể quy hoạch ở khu vực nào tốt nhất, đáp ứng nhu cầu phát triển dự án của các nhà đầu tư?

Do câu hỏi này chưa có trả lời, cho nên, hiện nay hầu hết các nhà cao tầng ở Đà Lạt đều phát triển mang tính tự phát, hoặc tư duy cục bộ như dự án khu Hòa Bình. Tôi đã đề xuất với các nhà lãnh đạo Đà Lạt về sự cần thiết phải sớm đưa ra một bản quy hoạch khu trung tâm, với các định hướng chiến lược sau :

1. Xây dựng khu trung tâm bao quanh trung tâm cảnh quan là Hồ Xuân Hương và Đồi Cù, với vành đai xanh bao bọc và các tuyến cây xanh mặt nước dẫn ra xung quanh về các phía ;

2. Tổ chức giao thông nội bộ là tuyến đường vòng giao thông xe công cộng – xe đạp – đi bộ quanh hồ, và các trạm chuyển tiếp nối ra khu xung quanh ;

3. Tổ chức giao thông đối ngoại là vành đai giao thông, trong đó bố trí các bãi xe tập trung cho khách du lịch, cạnh các trạm xe công cộng nối vào trung tâm thành phố; Khu trung tâm có thể hạn chế xe bằng cách không lập các bãi đậu xe lớn, mà chỉ cho phép tạm dừng đỗ đưa đón khách mà thôi, buộc du khách phải dùng giao thông công cộng ;

4. Bảo tồn các khu phố lịch sử, bao gồm khu phố trung tâm lịch sử Pháp (Phía Nam và Đông Nam Hồ Xuân Hương), khu phố trung tâm lịch sử Việt – bao gồm khu Hòa Bình (phía Tây). Các khu phố lịch sử được chỉnh trang theo hướng bảo vệ di sản và không gian di sản, không cho phép xây nhà cao tầng, tăng cây xanh, cải thiện hạ tầng.

Tôi rất tiếc là trong bản quy hoạch Đà Lạt mới nhất do người Pháp cố vấn, họ chú trọng nhiều đến khu di sản Pháp, nhưng chỉ nói qua loa về khu di sản Việt (Khu Hòa Bình, Ấp Ánh Sáng,…), có lẽ do chưa hiểu sâu về các thời kỳ lịch sử đô thị Đà Lạt. Quy hoạch mới cho khu trung tâm sẽ sửa sai điều đó;

5. Xây dựng khu phố hiện đại mang bản sắc thế kỷ 21 ở phía Đông Bắc Hồ Xuân Hương, là nơi có thể xây nhà cao, đường rộng, hạ tầng hiện đại,… nhưng phải lưu ý thực hiện quy hoạch xanh, kiến trúc xanh, đảm bảo tầm nhìn thoáng về núi Lang Bian, các trung tâm lịch sử, và các điểm nhấn thiên nhiên.

Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ vừa bảo tồn được di sản và giá trị thiên nhiên, vừa tạo điều kiện phát triển hiện đại mang dấu ấn thời đại, vừa đảm bảo phát triển bền vững (nhiều cây xanh, chất lượng môi trường tốt, không ô nhiễm, không kẹt xe, không ngập lụt).

ngu10

Một bản quy hoạch gây tranh cãi được công bố vội vàng. Ảnh : Nguyễn Vinh

Ngoài trách nhiệm quản lý địa phương, thì rõ ràng là có áp lực kinh tế của nhà đầu tư lên giới chuyên môn trong bản đồ án quy hoạch khu Hòa Bình. Ông nghĩ gì về điều này ?

Thứ nhất, là hiện nay đã có quy hoạch Đà Lạt, nhưng chưa có quy hoạch khu trung tâm hoàn chỉnh. Do đó, mới có tư duy sai lầm, cho rằng khu Hòa Bình có thể đại diện cho khu trung tâm Đà Lạt tương lai. Bản quy hoạch khu Hòa Bình hiện nay thể hiện tư duy bó hẹp, thể hiện tư duy mét vuông của nhà đầu tư, không thể hiện được tầm nhìn chiến lược, mang tính tổng quan cho toàn khu trung tâm một thành phố nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế.

Thứ hai, là cho dù áp lực kinh tế của nhà đầu tư có lớn, nhưng bản lĩnh của các nhà quản lý đô thị, phối hợp với sự tư vấn của chuyên gia, cũng là sức mạnh tổng hợp không nhỏ. Điển hình là ở Paris, nếu buông lỏng kỷ cương, chắc chắn ngay lập tức sẽ có hàng trăm dự án cao tầng chen vào khu phố lịch sử của Khải Hoàn Môn, của Dinh Garnier. tỏ ra cầu thị, đã tổ chức nhiều

Thứ ba, chính quyền đã hội thảo góp ý cho quy hoạch Đà Lạt. Các nhà lãnh đạo đã tỏ ra rất lắng nghe, chia sẻ ý kiến chuyên gia (trong đó tôi chỉ là một trong số rất nhiều chuyên gia đã nêu lên các vấn đề như đã nói ở trên). Nhưng trên thực tế, nhiều dự án hoàn toàn đi ngược với các kết luận hội thảo đã được phê duyệt, cho thấy quy trình xét duyệt quy hoạch của thành phố đang có vấn đề nghiêm trọng, cần phải được cải tổ, để tránh trường hợp "làm đúng quy trình", nhưng dự án được phê duyệt vẫn đi sai hướng, so với chiến lược đã vạch ra.

ngu11

Không gian khu Hòa Bình thanh lịch, văn minh vào đầu thập niên 1960. Ảnh : Tư liệu

Vậy theo ông, một bản đồ án gây tranh cãi và có thể thấy trước rằng, Đà Lạt phải hy sinh quá nhiều giá trị di sản để đổi lấy nguồn lợi cục bộ trước mắt có cơ hội để dừng lại, sửa sai hay không ?

Tôi hy vọng dù trễ vẫn không quá muộn. Khi phải lắng nghe và chọn lọc ý kiến từ nhiều nguồn, thì không dễ tránh khỏi các lựa chọn sai lầm, khi chưa được tư vấn đúng. Mong rằng Đà Lạt vẫn còn những nhà lãnh đạo bản lĩnh, sáng suốt, kịp nhìn lại vấn đề trước khi quá muộn, không ngại nhận mình sai lầm và sẵn sàng điều chỉnh các sai lầm đó, để việc phát triển Đà Lạt tương lai luôn gắn kết với việc bảo tồn di sản, và các giá trị nền tảng, bền vững cho Đà Lạt.

Xin cám ơn ông.

Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện

Mời bạn đọc cùng trao đổi

Bên cạnh tiếp tục đăng tải ý kiến đa chiều của các chuyên gia quy hoạch, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Đà Lạt và những người Đà Lạt sống lâu năm ở thành phố sương mù, Người Đô Thị rất mong nhận được các trao đổi khách quan, đa chiều của độc giả về bản đồ án quy hoạch mới khu Hòa Bình – khu trung tâm của thành phố Đà Lạt đang gây tranh cãi: có thể làm mất đi một số giá trị đã được xác lập của Đà Lạt nhưng cũng có ý kiến cho rằng đồ án quy hoạch cần thiết để Đà Lạt có bước phát triển khác, tạo ra những giá trị mới.

Các ý kiến trao đổi, có thể gửi email về địa chỉ: Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Published in Diễn đàn