Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 06 avril 2018 16:29

Hãy tìm cách khác

Phiên tòa xử luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Nguyễn Bắc Truyền, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, bà Lê Thị Thu Hà đã chấm dứt nhanh chóng, chỉ nội trong ngày 05/04/2018 trong khi được dự kiến sẽ kéo dài qua đến hết ngày 06/04/2018.

kan1

Phiên tòa xử luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Nguyễn Bắc Truyền, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, bà Lê Thị Thu Hà ngày 05/04/2018

Luât sư Nguyễn Văn Đài bị nặng nhất, bị tuyên án 15 năm tù, 5 năm quản chế. Ông Đài bị nặng nhất là điều dễ hiểu, vì tầm ảnh hưởng, tác động những việc làm của ông sâu rộng hơn trong quần chúng, tiếng nói của ông với quốc tế có trọng lượng hơn so với những người khác.

Sau khi án xử luật sư Đài và 5 người hoạt động dân chủ được tòa Kangaroo tuyên bố, dư luận nổi lên một cuộc phản đối gay gắt, mạng xã hội ồn ào bình luận, chỉ trích, phê phán kết tội, lên án chế độ cộng sản. Nhưng phản đối, chỉ trích hay chửi rủa không làm chế độ cộng sản thay đổi bản án. Người cộng sản Việt Nam thừa trơ trẽn, lì lợm, dư gian ác, lưu manh, tàn độc…, họ cũng thừa hiểu mọi xáo động sẽ qua đi nhanh chóng.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Theo Dõi Nhân Quyền có quan ngại sâu sắc đến phiên tòa, bản án thì sao ? Làm gì nhau ? Để tiêu diệt phe phái chống đối, thanh trừng nội bộ, Nguyễn Phú Trọng còn cho nhân viên tình báo qua Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về xử, bất kể bang giao Đức-Việt bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào thì những phản ứng của Human Rights Watch hay Amnesty International có nghĩa lý gì ?

kan22

Phiên tòa Kangaroo - Ảnh minh họa 

Mục đích bài viết không bàn đến những chuyện này, chỉ muốn đặt ra một câu hỏi để những người quan tâm đến vấn đề đấu tranh cho tự do, dân chủ suy nghĩ : Chúng ta nên làm gì, phải làm gì để dẹp bỏ, ngăn chặn những bản án khốn kiếp mà chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục tròng vào cổ những người đấu tranh cho dân chủ, tự do một cách ôn hòa trong tương lai ?

Người viết không dùng chữ bất công cho các bản án, thay vào đó là chữ khốn kiếp, bởi dưới chế độ cộng sản Việt Nam, làm có gì có sự công bằng mà gọi là bản án bất công ? Từ ngày thành lập chế độ đến nay, đã có phiên tòa nào xử người dân yêu nước được coi là công bằng, đúng pháp luật ? Hoàn toàn không !

Chẳng những không công bằng mà khi nạn nhân vô tội phải thi hành án, lũ sai nha của chế độ còn trả thù bằng những biện pháp đê tiện, hèn nhát, bẩn thỉu, man rợ nhằm trả thù và răn đe những ai muốn chống lại chúng.

Tại sao nhiều người đấu tranh cho tự do, dân chủ biết rõ rằng phiên tòa sẽ xử kín, biết chắc chắn chế độ cộng sản sẽ tìm đủ mọi cách để ngăn chặn thân nhân, những người ủng hộ luật sư Đài, mục sư Tôn, các ông Đức, Trội, Truyền, bà Hà... đến tham dự phiên tòa như bao nhiêu phiên tòa trước đây xử chị Cẩn Thị Thêu, Trần Thị Nga, Mẹ Nấm Như Quỳnh nhưng vẫn tìm cách đến gần địa điểm xét xử để bị xô đẩy, đánh đập, thậm chí bắt giam… ?

Những phóng viên báo chí, ký giả ngoại quốc, đại diện chính quyền các nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế... biết rõ những trò hề của chế độ cộng sản nên họ không ngạc nhiên khi sự tham dự những phiên tòa của họ bị từ chối vào giờ phút cuối. Đời nào chế độ cộng sản Việt Nam chịu để lộ khuôn mặt gian manh, tàn độc, đểu cáng, nhơ nhớp của họ cho thế giới thấy.

Tại sao những người trong Hội Anh Em Dân Chủ không mặc kệ những phiên tòa Kangaroo cho nó diễn tiến đúng theo sự dàn dựng của chế độ ? Thay vào đó, nên giành thời gian tìm cách liên lạc, tụ họp với nhau ở một nơi nào đó công an không biết để kết hợp sức mạnh, bàn luận, tìm hướng đấu tranh mới ?

Có cần phải nhất thiết bày tỏ sự ủng hộ công khai của mình đối với các ông Đài, Tôn, Truyền, Đức, Trội và bà Hà không ? Họ đang ở trong phòng xử, đang theo dõi, suy nghĩ, tìm cách đối phó, phản đối những lời cáo buộc, vu khống, chụp mũ của chế độ, họ hoàn toàn không biết chuyện gì xẩy ra bên ngoài tòa. Sự hi sinh thời gian, tâm huyết, nhiệt tình bày tỏ sự đồng hành cùng những người đang bị chế độ cộng sản xét xử là điều đáng quý nhưng xét ra vô ích.

Còn bao nhiêu việc khác có thể làm, thí dụ như soạn thảo, tóm tắt những bản tin ngắn gọn, in ra thành tờ rơi nói về phiên tòa, việc làm của những người đang bị xét xử, nói về Biển Đông, về âm mưu thôn tính Việt Nam của Tầu cộng, nói rõ về sự hèn nhát của chế độ, tham nhũng cùng cực của cán bộ, đảng viên đảng cộng sản, nêu những sự việc rõ rệt sự lộng quyền của công an, cảnh sát... phân phát đến cho từng người dân.

kan3

Soạn thảo, tóm tắt những bản tin ngắn gọn, in ra thành tờ rơi nói về sự hèn nhát của chế độ, những sự việc rõ rệt sự lộng quyền của công an, cảnh sát... phân phát đến cho từng người dân.

Hãy tìm cách phổ biến những tài liệu nói về nhân quyền, về chính trị, về tự do ngôn luận, đơn giản như Chính Trị Bình Dân của Phạm Đoan Trang… Có dám làm không ?

Con đường đấu tranh cho dân chủ, tự do nào cũng gian nan, vất vả, đòi hỏi mồ hôi, máu, nước mắt, thương tật, giam cầm, chết chóc... Nếu đã chọn lựa đấu tranh, chấp nhận hi sinh, chấp nhận tù đầy, giam giữ, tra tấn…, hãy hi sinh cho đúng nơi, đúng lúc và đúng việc.

Đừng để những năm tháng tù tội, những cực hình, tra tấn, những đòn thù tiểu nhân của chế độ mà Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyền, Trương Minh Đức, Lê Thị Thu Hà phải chịu đựng cùng bao nhiêu người trước đó, như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương... rơi vào quên lãng sau một thời gian rất ngắn.

Hãy suy nghĩ khác, tìm cách khác hiệu quả hơn là cố gắng tham dự những phiên tòa kangaroos của chế độ cộng sản xử người yêu nước để rồi bị ngăn chặn, đánh đập, bắt giam vài ba ngày... và rồi mọi chuyện lại vẫn như cũ, nhanh chóng chìm vào quên lãng mà không thay đổi được nhận thức của người dân.

Thạch Đạt Lang

(06/04/2018)

Published in Diễn đàn

Thế là xong. Việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn đã được "chốt" vào ngày 28/03/2018, khi ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng của "chính phủ kiến tạo" đặt bút ký, quyết định cho phi trường Tân Sơn Nhất mở rộng về hướng Nam, ngược lại với sự đánh giá, khuyến nghị và hy vọng của các chuyên gia sau khi nghiên cứu.

tsn1

Thủ tướng quyết định phương án mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam

Sau khi quyết định được ban hành, có lẽ nhiều đại gia gốc quân đội đã reo lên mừng rỡ, hồ hởi, hân hoan, hớn hở, hả hê mở tiệc ăn mừng, rồi còn cùng vợ con đi chùa cúng bái, lễ lạy, làm thiện nguyện mấy ngày liên tiếp. Không vui mừng, sung sướng sao được khi mà nỗi lo canh cánh bên lòng về nguồn tin phi trường Tân Sơn Nhất sẽ mở rộng về hướng Bắc làm họ mất ăn, mất ngủ bấy lâu nay, đã tan biến?

Không bàn đến những chi tiết kỹ thuật, số lượng hành khách, chuyến bay lên xuống ở phi trường Tân Sơn Nhất, bài viết chỉ phân tích những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, vì sao phi trường Tân Sơn Nhất không thể mở rộng về hướng Bắc, gọi tắt là Bắc tiến, mà phải đi về hướng Nam, dù trái ngược với đề nghị, khuyến cáo của các chuyên gia Hàng Không Việt Nam và TPHCM.

Quyết định Nam Tiến Tân Sơn Nhất có (mang tiếng) lọt cái ổ gà như ông Mai Quốc Ấn viết trong bài "Chuyến Xe Cải Cách" thì "chính phủ kiến tạo" cũng chỉ lắc lư, nhồi xóc chút đỉnh, và sẽ vẫn tiếp tục vững như kiềng ba chân. Ông Mai Quốc Ấn chẳng qua thương ông Phúc nên xem quyết định của ông Phúc như lọt ổ gà. Lọt ổ gà không phải là chuyện vô tình bởi đã nằm trong "viễn kiến"của Thủ Phúc khicân nhắc lợi hại, nên tiến về hướng nào cho việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Bởi ngược lại, (liều mạng) chơi bạo lấy tiếng, làm theo khuyến cáo của các chuyên gia hàng không Việt Nam, Bắc Tiến phi trường Tân Sơn Nhất, ông Thủ Phúc sẽ đụng chạm mạnh đến rất nhiều đại gia quân đội, những người đã đầu tư tất cả quyền hạn, chức tước, cấp bậc, lòng tự trọng, danh dự -của một quân nhân, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân - vào các ngành nghề, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, sân golf…

Miếng ăn là miếng tồi tàn – Mày ăn được, sao không cho tụi tao ăn ? Nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về hướng Bắc, cuộc va chạm quyền lợi sẽ bùng nổ lớn, sẽ nẩy lửa mà hậu quả không thể lường trước được, nhưng điều đầu tiên là chiếc ghế thủ tướng chắc chắn nhanh chóng bị đốn ngã.

Trong tình thế xấu hơn, đám quân đội có thể liên kết với nhau đảo chánh thì ông Phúc sẽ bị thanh toán trước nhất mà Tổng Trọng cũng không thể an vị. Một giả thiết khác cũng có thể xẩy ra là Thủ tướng Phúc đang khỏe mạnh, đột nhiên phải bay qua Mỹ chữa bệnh như Nguyễn Bá Thanh bởi tình nghĩa "đồng chí" cộng sản vốn thắm thiết, keo sơn.

Dù là tể tướng, một trong tứ trụ triều đình nhưng Thủ Phúc chỉ giỏi tuyên bố tào lao, ba phải, từng được gọi là thủ tướng "đầu tàu" vì cái tật đi kinh lý, thăm viếng các tỉnh, thành phố… luôn mong muốn tất cả những nơi mình đến trở thành đầu tàu, kéo cả nước đi đâu thì chính Thủ Phúc cũng đếch biết.

tsn0

Nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về hướng Bắc, cuộc va chạm quyền lợi sẽ bùng nổ lớn, sẽ nẩy lửa mà hậu quả không thể lường trước được

Thủ tướng Phúc không nắm quân đội, không có lực lượng công an trong tay, từ các bộ trưởng trong nội các, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND thành phố..., nói chung là cấp dưới không mấy ai nghe. Ăn nói lạng quạng, họp hành với lãnh đạo quốc tế thì ngủ gục, mặt mày nhăn nhó, hậm hực trong lúc nguyên thủ các nước khác tươi cười, vui vẻ hàn huyên với nhau.

Đã bất tài lại vô tướng, Phúc biết thân phận nên chẳng khi nào dám làm liều, chơi bạo lấy tiếng (ngu) như Tổng Trọng, bởi Tổng Trọng dù chẳng tài giỏi gì hơn Phúc nhưng cũng còn cái gốc "người Bắc, biết lý luận" nên còn chiêu dụ được những đảng viên kỳ cựu, đầu óc lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cuốn sổ hưu và những lợi quyền đã qua tay mình sau "trận đấu tranh cuối cùng với nhân dân".

Thủ tướng Phúc dốt chữ nghĩa, thiếu kiến thức khoa học, kiến thức tổng quát, không biết lịch sự, văn minh trong hành xử, ngoại giao nhưng không dốt mưu mô thâm độc, không thiếu thủ đoạn gian ác, tàn nhẫn và cũng thừa khôn ngoan, biết mình biết người, "đáp án" Nam Tiến của sân bay Tân Sơn Nhất, do đó là giải pháp tối ưu để ông Phúc và các đại gia quân đội vui vẻ cả làng. Úm ba la chúng ta cùng thắng, tiếng Anh gọi là Win-Win.

Tuy nhiên, sau khi ký quyết định Nam Tiến cho phi trường Tân Sơn Nhất, bị dư luận xôn xao dè bỉu, chỉ trích... Thủ tướng Phúc lại vội vã trấn an dân bằng một liều thuốc cảm Tylenol, cho Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ tuyên bố : "Nếu cần, vẫn lấy đất sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất". Nếu cần có nghĩa là hiện tại... chưa cần, bao giờ cần sẽ…tính sau. Trước mắt, ta cứ nhẹ nhàng, thanh thản mở rộng về hướng Nam đi. Vài năm nữa, hết nhiệm kỳ hạ cánh an toàn, chuyện sân bay có tiến về hướng Bắc hay tiến lên trời, sẽ có thủ tướng khác lo. Ai nói ông Phúc không biết nghĩ xa ? Ông khôn hơn rận.

Thật ra, chuyện xẻ thịt sân bay Tân Sơn Nhất đã xẩy ra ngay sau khi cướp được miền Nam hồi tháng 04/1975. Đám tướng, tá trong quân chủng Phòng không – Không quân ồ ạt kéo vào Sài Gòn, thấy thành phố sung túc, giàu sang quá, nhanh chóng nhận ra nguồn lợi không lồ là khu đất rộng mênh mông của phi trường nên chia lô, phân ranh giới, mở đường, xây dựng tư gia, dinh thự, nhà cửa... rồi đem bán, sang lại cho dân từ miền Bắc đổ vào.

Đất sử dụng cho phi trường Tân Sơn Nhất đến năm 2.000 đã co rút lại đến độ, ngồi trên phi cơ đang lăn bánh trên đường băng có thể trông thấy cánh máy bay như sắp đụng vào hàng rào ngăn cách với khu dân cư.

Sân bay Tân Sơn Nhất đã trở thành một thành phố trong lòng thành phố Sài Gòn với đầy đủ khách sạn, nhà hàng, sân Golf…, là con bò sữa của các đại gia quân đội. có được mở rộng về bất cứ hướng nào, Nam, Bắc hay Đông, Tây thì số phận của dân tộc Việt Nam cũng không hề thay đổi, chỉ càng ngày càng bi thảm, khốn nạn hơn, bởi "chuyến xe cải cách" mà ông Mai Quốc Ấn hồ hởi, hân hoan ca tụng là đi đúng hướng, được nhiều người dân ủng hộ, chỉ là những màn trình diễn, mị dân của một chế độ độc tài, gian manh, quỷ quyệt trong giai đoạn cuối cầm quyền.

Tài nguyên cạn kiệt, nợ công vượt trần, cái bánh làm bằng máu dân càng ngày càng nhỏ, lũ chuột trong bình sinh sôi nẩy nở, càng lúc càng đông. Phân chia, sắp xếp lại cách nào rồi cũng sẽ bị loạn vì giành giật đưa tới hãm hại, thanh trừng hay ấu đã, bắn giết lẫn nhau, bình sẽ tự động vỡ. Mong muốn chế độ cộng sản cải cách để trở nên tốt đẹp hơn chỉ là điều hoang tưởng.

Thạch Đạt Lang

(05/04/2018)

Published in Diễn đàn

Đầu tuần trước, mạng xã hội lan truyền 3 tấm ảnh về ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh ASIAN-AUSTRALIA với những lời chế diễu : "Sorry sir ! Me no english !".

nhuc1

Bên dưới là hình ông Phúc ngủ gục trong lúc mọi người đang chăm chú nghe thuyết trình

nhuc2

và hình khuôn mặt cúi gằm, buồn, tiu ngỉu khi lãnh đạo các nước đang vui vẻ, chào hỏi nhau ở hậu trường, sau khi họp.

Hai tấm ảnh này được thủ tướng Úc, ông Malcoml Turnbull đăng trên Fanpage của mình ngày 17/3.

Khi đưa những tấm ảnh này lên Fanpage của mình, không nghi ngờ gì ông Turnbull đã có ý khôi hài, nhẹ nhàng chỉ trích, chế giễu pha lẫn một chút khinh bỉ ông Nguyễn Xuân Phúc mà không cần phải nói một lời nào.

nhuc3

Những tấm ảnh này mang lại những nụ cười cay đắng cho nhiều người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại, kèm theo những lời chửi rủa nặng nề như ngu dốt, mất tư cách, không tự trọng, làm mất thể diện quốc gia, không biết nhục…

Chuyện của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ vừa tạm lắng xuống, mạng xã hội lại ồn ào trở lại về chuyện ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Pháp bị tiếp đón lạnh nhạt, rẻ rúng. Nhiều bài báo lề trái bình luận, đánh giá về chuyến đi của ông Trọng là một sự thất bại, là cái vỗ mặt nặng nề người lãnh đạo cao nhất của chế độ cộng sản Việt Nam.

Báo lề phải im hơi, lặng tiếng sau khi khua chiêng, gióng trống về chuyến đi : "Mình có thế nào người ta mới khinh như thế".

Từ những tấm ảnh về ông Phúc, cuộc tiếp đón ông Trọng, người ta dễ dàng tuôn ra những lời chửi rủa, nở những nụ cười khinh bỉ hay cay đắng, xót xa, nhưng có bao nhiêu người đặt câu hỏi :

- Tại sao một đất nước có hơn 93 triệu dân, hơn 24.000 tiến sĩ, hàng ngàn phó giáo sư, giáo sư, viện sĩ hàn lâm - cho dù 2/3 là dỏm và giả - lại có một ông thủ tướng, một chữ tiếng Anh cắn làm đôi không biết ?

- Đi họp với lãnh đạo quốc tế lúc thì ngủ gục, khi mặt mày bí xị như bị táo bón kinh niên giữa các nguyên thủ quốc gia khác vui vẻ, thân mật trò chuyện với nhau ?

Đó quả thật là một nghịch lý, một nghịch lý rất khó giải thích nhưng lại trở nên bình thường, đơn giản, không còn nhiều người quan tâm.

Tại sao ?

Không có gì khó hiểu.

Chẳng qua tâm thức người Viêt Nam như thế. Cái tâm thức hèn nhát, thờ ơ, ỷ lại, ích kỷ, hời hợt, lười suy nghĩ nhưng lại rất hung hăng, hiếu chiến, dễ bị kích động vì những nguyên nhân chẳng ra làm sao. Một cái nhìn có ánh mắt khó chịu trong một quán cà phê, quán nhậu, một cọ quẹt, va chạm nhỏ khi đi lại trên đường phố dễ dàng trở thành một cuộc cãi vã dẫn đến ấu đã, hành hung nhau.

Tâm thức đó ăn sâu vào trong máu người Việt Nam qua nhiều thế hệ, một phần do bản chất người Việt Nam, phần do hệ thống giáo dục dưới chế độ cộng sản, cộng với điều kiện sinh hoạt của xã hội.

Người dân Việt Nam dễ dàng nổi giận, chửi rủa nhau, thậm chí xô xát để giành phần phải về mình trong một tai nạn giao thông nhẹ, nhưng lại im lặng chịu đựng khi xe sụp vào một ổ gà lớn, một công trình xây cất dở dang không có bảng cảnh báo, ngựa chắn… gây ra tai nạn nặng nề phải "nhập viện" vì thương tích, xe cộ bị hư hại nặng nề.

Người ta có thể chửi mắng, xô đuổi một người nào đó vô tình đậu xe trước cửa nhà mình nhưng sẽ im lặng nếu đó là xe của công an, tương tự như việc không có ai phản đối gì khi 5-6 tên công an chìm bắc ghế ngồi trước cửa nhà hay đóng chốt ở đầu ngõ để theo dõi những người mà họ muốn trấn áp, giam lỏng.

Cả một xã hội đơn giản chấp nhận sự vi phạm luật lệ, vi phạm hiến pháp một cách trắng trợn của lực lượng công an. Lực lượng, thay vì giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, ngăn chặn cướp bóc, điều tra tội phạm... lại được chế độ sử dụng thành sức mạnh kềm kẹp, trấn áp những tiếng nói phản biện ôn hòa, đồng thời bóc lột, hà hiếp người dân.

Tâm thức chịu đựng, chấp nhận sự cai trị rẻ rúng, khinh bỉ, chà đạp công lý của chế độ cộng sản, không dám phản đối, từ một quan chức nhỏ như anh chủ tịch xã, chị công an phường đến các cán bộ lãnh đạo cao cấp, hơn 43 năm qua đã trở thành một tập quán, một thói quen trong suy nghĩ : "Phản đối cũng không đi đến đâu ! Nên tìm cách khác".

Sự nhẫn nhục, cam chịu của con người, lâu dần sẽ trở thành thói quen, một quán tính. Người ta trở nên hèn nhát, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, gia đình, tìm dủ mọi cách bon chen, mưu lợi, luồn lách để sinh tồn, kể cả hãm hại người khác. Xã hội phát triển ra sao, giáo dục như thế nào không còn là điều quan trọng. Đất nước, môi trường, bị mất mát, hủy hoại ngày càng nặng nề, chẳng còn mấy ai quan tâm, lo lắng.

Người dân Việt Nam hãy tự hỏi, chúng ta còn có thể cười cay đắng, chua xót hay hả hê, thích thú hoặc chửi thề, nguyền rủa về những tấm ảnh tương tự như thế trong bao lâu nữa?

Thạch Đạt Lang

(28/03/2018)

Published in Diễn đàn
samedi, 24 mars 2018 22:46

Luật là … Tao !

Hôm qua, báo Tiếng Dân có đăng bài của tác giả Linh Quang : Lãnh đạo Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm nói về vụ một trung úy Cảnh sát giao thông không công nhận bằng lái quốc tế của ông Vũ Thanh Tùng, một người Đức gốc Việt. Bài viết cũng dẫn link đến các video clip, ghi lại cuộc tranh cãi giữa ông Tùng và viên sĩ quan Cảnh sát giao thông với thái độ hống hách, lý luận cùn, của viên cảnh sát này.

Trong bài viết trên báo Tiếng Dân, bức ảnh thứ hai cho thấy ông Tùng đã xuất trình đầy đủ giấy tờ, gồm có bằng lái quốc tế màu xám, hình dạng như một cuốn sổ nhỏ, mỏng có giá trị đến ngày 14/04/2018, do quận Mettmann, thành phố Düsseldorf, tiểu bang Nordrhein-Westfallen cấp ngày 14/04/2015. Theo luật của Đức bằng lái quốc tế này có giá trị 3 năm.

Ngay bên dưới là bằng lái quốc nội của ông Vũ Thanh Tùng dùng trong Liên Âu. Bằng lái quốc nội nằm đè lên thông hành (Reise Pass) của ông Tùng.

Việt Nam gia nhập hiệp ước Wienner về Giao Thông Đường Phố năm 2014. Hiệp ước này khởi thủy được bàn thảo ở phiên họp của Liên Hiệp Quốc từ ngày 07.10 đến 08/11/1968. Hiệp ước được ký kết sau đó, quy định về những luật lệ giao thông căn bản, các ký hiệu trên đường phố, được tu chỉnh nhiều lần để thống nhất về các ký hiệu giao thông và một số thỏa thuận về bằng lái xe. Sự thay đổi cuối cùng có hiệu lực vào ngày 23/04/2016.

Bằng lái nội địa của ông Vũ Thanh Tùng trong video clip cho thấy, đó là bằng lái chính thức của chính phủ Đức cấp cho mọi công dân đã thi đậu lý thuyết, thực hành về lái xe trên đường phố, là bằng lái quốc tế. Bằng này có giá trị trong 28 nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu (EU). Một số nước khác ngoài EU công nhận bằng lái này trong một thời hạn khi "chính chủ" là du khách như Mỹ, Canada, Mexico…

Tôi không biết luật giao thông ở Việt Nam quy định như thế nào về bằng lái quốc tế và bằng lái của EU, bởi cho dù có gia nhập hiệp ước Wienner 1968 đi nữa, việc áp dụng đúng những điều khoản trong hiệp ước vẫn lệ thuộc vào sự giải thích tùy tiện (theo sự hiểu biết về công pháp quốc tế của nhân viên thừa hành) của các nước đã ký, nhất là đối với các nước độc tài, cộng sản.

Sự đòi hỏi của trung úy Cảnh sát giao thông Võ Thành Tâm, ngoài bằng lái quốc tế do Đức cấp phát, ông Tùng phải có thêm bằng lái trong nước của Đức nữa mới đủ điều kiện để lái ở Việt Nam không sai. Tuy nhiên ông trung úy cảnh sát Tâm không biết rằng cái thẻ plastic nhỏ giống như credit card ông đang cầm trên tay chính là bằng lái nội địa của Đức, hoặc có thể ông biết nhưng giả vờ ngu dốt để chứng minh rằng công an có quyền làm tất cả những gì mình thích bởi… Luật Là Tao.

Bởi vì nếu ông Tùng về Đức để xin cấp một bằng (chỉ dùng lái) trong nước, chắc chắn nhân viên thừa hành sẽ chỉ đường cho ông tới… nhà thương điên.

csgt1

Bằng lái xe của một người dân sống ở Đức, có giá trị ở 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu.

Theo sự hiểu biết hạn hẹp của người viết, chính phủ Đức đã ra sắc luật yêu cầu người dân Đức đổi bằng lái mới. Tất cả các bằng lái được cấp từ 2013 trở về trước (nếu không theo mẫu mã hiện hành) sẽ phải đổi lại, qua hình thức thống nhất trong 28 quốc gia EU (EU- Führerschein) với kích thước của một thẻ tín dụng (credit card). Thời hạn chấm dứt để đổi là ngày 19/01/2033.

Sau khi đổi, bằng lái cũ sẽ không còn giá trị nữa, sẽ bị tiêu hủy, cắt góc nếu "chính chủ" muốn giữ làm kỷ niệm, vài trăm năm sau có thể đem bán đấu giá, kiếm tiền uống bia lai rai.

Vụ lùm xùm về bằng lái này được loan truyền trên mạng xã hội rộng rãi qua một video. Thượng cấp của "ngài trung úy" là thượng tá Trần Văn Thương lập tức họp báo, bênh vực thuộc cấp, tuyên bố tỉnh… như ruồi :

"Trung úy Võ Thành Tâm cương quyết xử lý bằng hình thức tạm giữ xe ô tô của Việt kiều Đức là đúng, vì ‘ngoài giấy phép lái xe quốc tế ra, thì phải có thêm một giấy phép lái xe của quốc gia kèm theo, thì mới hội đủ điều kiện để điều khiển xe lưu thông’, nhưng trong thời điểm kiểm tra, ông Vũ Thanh Tùng chỉ xuất trình bằng lái quốc tế, mà không xuất trình được bằng lái của quốc gia (tức là bằng lái của Cộng hòa liên bang Đức), cho nên ‘đồng chí Võ Thành Tâm đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ phương tiện cùng giấy chứng nhận đăng ký xe theo qui định’".

csgt2

Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : internet

Trong khi đó, nhiều ý kiến bình luận trên Facebook, chửi rủa "ngài trung úy" Võ Thành Tâm và thượng tá Trần Văn Thương là NGU. Tuy nhiên cũng có một vài người "ráng" ra sức bênh vực công an như ý kiến sau đây của nick Lê Thế Bình, trong bài báo trên Tiếng Dân : "Bạn nhầm rồi , bằng lái quốc tế + bằng quốc nội của nước họ nữa mới có giá trị trên tất cả các nước tham gia công ước Viena 1968 !". Hai cái bằng lái sờ sờ ra đó còn nhầm, cãi gì nữa ?

Một ý kiến khác được trích dẫn trên facebook của luật sư Nguyễn Hữu Thống, đăng trong bài viết : "KIẾN NGHỊ : cần đuổi cổ ngay thằng này ra khỏi ngành và đăng tải lên tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí, với mục đích cho chính phủ Đức và khối EU cũng như thế giới nhìn thấy sự cương quyết loại bỏ những thành phần xấu xa này, nhầm lấy lại tiếng thơm, niềm tin cho ngành".

Hóa ra dân Việt Nam ta gần 73 năm dưới chế độ cộng sản vẫn không nhìn ra được thực chất của vấn đề. Phải thấy rõ ràng rằng, trung úy Võ Thành Tâm, thượng tá Trần Văn Thương không hề NGU. Họ làm viêc, hành xử có nguyên tắc, có chủ trương, đường lối rõ rệt.

Chỉ có những người ngây thơ, nhẹ dạ, không hiểu cộng sản là gì mới chửi rủa, phê phán, chỉ trích Võ Thành Tâm, Trần Văn Thương là NGU.

Tác phong, cách hành xử trong lúc làm việc của Võ Thành Tâm, những lời bênh vực thuộc cấp của Trần Văn Thương nói lên bản chất của đa số công an, cảnh sát nói riêng, của cán bộ, đảng viên cộng sản nói chung khi tiếp xúc với dân bởi vì Luật Là Tao.

Võ Thành Tâm đã đánh hơi được Vũ Thanh Tùng là con mòng béo. Chỉ có thế. Ít nhiều gì Tùng cũng phải chi bộn bạc mới lấy xe ra được. Còn mong mạng xã hội hay tòa lãnh sự Đức ở Sài Gòn giúp ích gì cho mình trong vụ này ư ? Cứ mà nằm mơ.

Thạch Đạt Lang

(24/03/2018)

*****************

Lãnh đạo Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm (Tiếng Dân, 23/03/2018)

Vụ không công nhận bằng lái quốc tế của Vũ Thanh Tùng – Việt kiều Đức : Lãnh đạo Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm một cách trắng trợn.

csgt3

Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc họp báo. Ảnh : internet

Theo trang Thời Báo đưa tin, một Video Clip lan truyền rộng rãi và đã gây xôn xao trên mạng xã hội, đó là đoạn Video Clip tranh cãi giữa Trung úy Cảnh sát giao thông Cát Lái và Việt kiều Đức Vũ Thanh Tùng. Trong đó, Trung úy Cảnh sát giao thông Võ Thành Tâm cương quyết tạm giữ xe ô tô của Việt kiều Đức vì cho rằng "bằng lái quốc tế của anh vô giá trị… ở Việt Nam". Trung úy Võ Thành Tâm còn nói rõ : "Tôi làm sai, tôi chịu trách nhiệm".

Mới đây, trong cuộc họp báo chiều ngày Thứ Tư 21/3, Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ – Đường sắt (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa ra những thông tin chính thức về vụ việc này.

Trong cuộc họp báo, Thượng tá Trần Văn Thương khẳng định rằng việc Trung úy Võ Thành Tâm cương quyết xử lý bằng hình thức tạm giữ xe ô tô của Việt kiều Đức là đúng, vì "ngoài giấy phép lái xe quốc tế ra, thì phải có thêm một giấy phép lái xe của quốc gia kèm theo, thì mới hội đủ điều kiện để điều khiển xe lưu thông", nhưng trong thời điểm kiểm tra, ông Vũ Thanh Tùng chỉ xuất trình bằng lái quốc tế, mà không xuất trình được bằng lái của quốc gia (tức là bằng lái của Cộng hòa liên bang Đức), cho nên "đồng chí Võ Thành Tâm đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ phương tiện cùng giấy chứng nhận đăng ký xe theo qui định".

Mời xem clip họp báo của Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh :

Nhưng sự thật là trong thời điểm kiểm tra, ông Vũ Thanh Tùng -Việt kiều Đức đã xuất trình đầy đủ tất cả giấy tờ, trong đó có bằng lái xe quốc tế và bằng lái xe của Cộng hòa liên bang Đức. Trung úy Võ Thành Tâm đã cầm trong tay tất cả những giấy tờ này.

csgt4

Ảnh bằng lái Cộng hòa liên bang Đức của ông Vũ Thanh Tùng (ở giữa)

csgt5

Ảnh Trung úy Võ Thành Tâm cầm trong tay bằng lái xe Cộng hòa liên bang Đức của Vũ Thanh Tùng. Ảnh cắt từ clip

Như vậy rõ ràng là Lãnh đạo Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm một cách trắng trợn.

Trên Facebook Luật sư Nguyễn Hữu Thống đã có bình luận như sau : "Trong khi vụ Trinh Xuân Thanh đang rối như tơ vò, không chỉ ở Đức mà đã lang rộng ra cả khối EU và thế giới, thì nay lại xảy ra thêm 1 thằng đầu đất, ỷ thế, cậy quyền, hóng hách, coi thường dân… lại có thái độ ứng xử, làm việc vô pháp luật với 1 người là công dân Đức (việt kiều Đức) như thế thì Đức cũng như khối EU xem Việt Nam ta như thế nào???

KIẾN NGHỊ : cần đuổi cổ ngay thằng này ra khỏi ngành và đăng tải lên tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí, với mục đích cho chính phủ Đức và khối EU cũng như thế giới nhìn thấy sự cương quyết loại bỏ những thành phần xấu xa này, nhầm lấy lại tiếng thơm, niềm tin cho ngành".

Video Clip sau đây cũng cho thấy sự thật là Trung úy Võ Thành Tâm cầm trong tay bằng lái xe Cộng hòa liên bang Đức của Vũ Thanh Tùng (xem phút đầu tiên) :

Đặc biệt, sau khi đoạn Video Clip dưới đây được đăng tải, rất nhiều người đã bày tỏ sự bức xúc và bất bình về thái độ hành xử thiếu văn hóa của Trung úy Võ Thành Tâm, một chiến sĩ Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh :

Linh Quang, tổng hợp

Published in Diễn đàn
lundi, 12 mars 2018 10:12

Đồ lô-can và óc vọng ngoại

Thuở nhỏ, đầu thập niên 60, khi còn ở tiểu học, thỉnh thoảng nghe người lớn nhận xét về một vài món đồ dùng trong nhà : "Ôi ! Đồ lô-can ! Hư là phải rồi !".

Tôi thật sự không hiểu lô-can là gì nhưng không hỏi thêm. Mãi đến khi lên trung học, bắt đầu học tiếng Pháp, tôi mới biết hai chữ lô-can (local) có nghĩa là địa phương. Đồ lô-can là đồ sản xuất tại địa phương, đồ nội địa, làm trong nước.

local1

Hiệu giầy Nike sản xuất ở Việt Nam - Ảnh minh họa (RFA.org)

Từ cây bút bi, cái sườn xe đạp, chiếc hộp quẹt, ấm đun nước đến bóng đèn điện, bếp gas... tất cả những đồ dùng nào không bền, nhanh chóng bị hư, phải phế thải... đều dễ dàng bị gán cho mấy chữ "đồ lô-can" cho dù là sản xuất trong Chợ Lớn hay bất cứ đâu.

Chữ lô-can, thực tế không có nghĩa gì xấu, nhưng vào thời điểm đó, chữ lô-can được gắn vào một món hàng (chưa biết sản xuất tại đâu, nước nào) đã ngụ ý đánh giá món hàng là dỏm, dở, không có phẩm chất, mau hư, mòn... Nặng nề hơn, mấy chữ lô-can bao hàm ý chê bai tất cả các hàng hóa được chế tạo, sản xuất trong nước.

Hai chữ lô-can ngày nay ít còn được nhắc tới trong tiếng Việt nhưng (dường như) ảnh hưởng tai hại về văn hóa của nó vẫn ngấm ngầm tác động trong tâm thức người Việt.

Nói cho rõ hơn, sau hơn 70 năm bị cai trị dưới chế độ cộng sản, tâm thức vọng ngoại của người Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ý chí tự lực, tự cường của dân tộc bị kềm hãm, ngăn chận bởi những chính sách giáo dục, những kế hoạch ngu dân có hệ thống của chế độ.

Tâm thức vọng ngoại ở người dân miền Nam trước đây là hậu quả thời kỳ đô hộ gần 100 năm của người Pháp, hễ bất cứ cái gì của Pháp sản xuất cũng đều được đánh giá tốt hơn, bền hơn hàng hóa sản xuất trong nước. Trong một truyện ngắn thời tiền chiến, tôi không nhớ tên tác giả, chỉ nhớ câu một ông phú hộ nói với người đầy tớ trong gia đình : "Đồng hồ của Tây có sai bao giờ" khi người này phàn nàn nói đồng hồ chạy không đúng giờ.

Tâm thức vọng ngoại đang được chính sách giáo dục nhân bản, tự lập dưới hai nền Cộng Hòa tháo gỡ dần thì tai họa ập đến. Cả nước rơi vào tay chế độ cộng sản.

Ở miền Bắc trước năm 75 và ngày nay trên cả nước, đầu óc vọng ngoại là hậu quả của sự tuyên truyền, chính sách giáo dục của chế độ cộng sản Việt Nam. Tâm thức đó không chỉ bám rễ vào đầu óc ở đa số người dân, cán bộ, đảng viên mà còn ăn sâu vào trong suy nghĩ, nhận thức của cả những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, điển hình là ông Hồ Chí Minh với câu nói để đời khi chỉ vào ảnh của Stalin, Mao Trạch Đông, phán rằng : "Tôi còn có thể sai chứ hai ông này thì không".

Câu nói này cho thấy ông Hồ Chí Minh mang mặc cảm rất tự tôn với dân tộc nhưng đồng thời vô cùng tự ti trước Stalin, Mao Trạch Đông, hai kẻ sát nhân giết người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Với nhận định, phát biểu đó, ông Hồ Chí Minh, đảng cộng sản Việt Nam, những người thừa kế, học trò của ông đã dẫn dắt dân tộc, đất nước đến tình trạng vọng ngoại nặng nề ngày hôm nay.

Đã có một thời trong dân chúng có 2 câu thơ chế nhạo căn tính vọng ngoại này của cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản như sau :

"Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ,

Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ".

Trở lại vấn đề. Tính vọng ngoại tác động, ảnh hưởng, triệt tiêu dần tinh thần tự lập, tự cường, hủy hoại tính sáng tạo, tìm tòi, khám phá khiến người ta mang tâm trạng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, những gì được du nhập từ nước ngoài. Ngay cả độc lập, tự do cho đất nước cũng thế.

Việc hàng không mẫu hạm Carl Vinson ghé thăm Đà Nẵng trong tuần qua đã chứng minh người dân Việt Nam đang háo hức trông chờ sự can thiệp của người Mỹ vào Biển Đông, ngăn chận sự bành trướng càng ngày càng hung hãn của Trung Quốc.

Một thủy thủ trên hàng không mẫu hạm Carl Vinson đã hát bài Nối Vòng Tay Lớn, được khán giả Việt Nam, những người được tham dự cuộc đón tiếp thủy thủ đoàn hoan hô, vỗ tay nhiệt liệt, được quay phim, phát tán rộng rãi, tràn ngập trên các mạng xã hội, đi vào từng mailbox của những người có email nhiều lần.

Giống như năm 2016, khi tổng thống Mỹ Barack Obama qua thăm Việt Nam, đi ăn bún chả ở Hà Nội, Carl Vinson đã rời khỏi Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình. Sự hân hoan, náo nức, phấn khởi do con tầu đem lại đã giảm dần, vài ngày, vài tuần nữa, mọi chuyện sẽ chìm vào quên lãng, nhưng tư tưởng vọng ngoại, trông chờ sự giúp đỡ của các nước khác lại tăng thêm trong đầu óc người dân Việt.

Người dân Việt Nam tiếp tục mong ngóng, chờ đợi những "động thái" của Mỹ về Biển Đông như cuộc viếng thăm Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm Carl Vinson.

Đa số người dân Việt Nam không hiểu rằng, chẳng có thế lực, sức mạnh nào có thể nối với vòng tay của người dân Việt Nam để tạo thành một cơn sóng thần ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông khi chính người Việt Nam không nắm lấy tay nhau tạo thành sức mạnh làm thay đổi chế độ hiện hành.

local0

Phải chính người Việt Nam chứ chẳng có thế lực, sức mạnh nào có thể tạo thành sức mạnh làm thay đổi chế độ hiện hành.

Câu nói của ông Barack Obama nhắn nhủ : "Tương lai nằm trong tay các bạn và Mỹ luôn sẵn sàng hổ trợ Việt Nam", người dân Việt Nam nghe tai này, đi qua tai kia. Cho dù ý nghĩa câu nói đã quá rõ ràng, đơn giản, nhưng bao nhiêu người hiểu và thấm được ý nghĩa câu nhắn nhủ này ?

Hiểu nhưng không hành động cũng giống như không hiểu.

Thạch Đạt Lang

(12/03/2018)

Published in Diễn đàn
mercredi, 28 février 2018 21:05

Phụ nữ Việt Nam và quyền bình đẳng

Bài viết này hình thành do ngẫu hứng khi đọc bài của cô Nguyễn Thị Bích Ngà đăng trên Tiếng Dân, tựa đề Đàn Bà Việt Khổ. Ngoài ra còn có một động cơ phụ (6 block đầu bạc) nữa là thứ năm tuần tới, 08/03/2018 là ngày Quốc Tế Phụ Nữ hay còn được một số "quý ông" Gien-tơ-men Việt Nam gọi là ngày phụ nữ vùng lên... đòi quần lại (lý do phụ nữ Việt Nam từ trước tới nay hay mặc váy ?).

phunu1

08/03/2018 là ngày Quốc Tế Phụ Nữ hay còn được gọi là ngày phụ nữ vùng lên đòi quyền bình đẳng

Bài viết này, tất nhiên không chỉ đặc biệt dành cho phụ nữ, còn dành cho phái nam, những người thật sự thương yêu vợ mình. Những người mang tâm thức chồng chúa vợ tôi xin đừng đọc rồi chửi bới tác giả xúi các bà làm cách mạng.

Bài viết của Bích Ngà được minh họa bằng hình ảnh một cô gái trẻ (xấu đẹp tùy người đối diện) ngồi bên cái ao, dưới một tàng cây thơ mộng, êm đềm, mặt như đang cười mà không phải cười, nhìn đống tô, đĩa, chén, đũa... mênh mông thiên địa trước mặt, chưa biết bắt đầu công việc từ đâu (cho nhanh, gọn, nhẹ, sạch sẽ...).

Tò mò tìm bài viết gốc trên FB của tác giả, đọc được khá nhiều bình luận, góp ý. Cho dù tác giả đã cố gắng diễn đạt, làm rõ thêm mục đích bài viết bằng cách thêm những ý kiến tranh luận dưới bài, nhưng đa số dường như không hiểu, hoặc hiểu không đúng,vì thế bình luận trở nên... trật đường rầy. Xin ghi lại đây một số để độc giả đọc cho "thư giãn" :

- Rất cần những bài viết như thế này để chấm dứt tư tưởng Khổng-Nho thắt chặt và làm trì trệ xã hội Việt Nam !

- Vứt mẹ nó hết đống bát xuống ao, vừa dằn mặt nhà chồng vừa ko phải rửa

- Việt Nam đang rất cần một cuộc CÁCH MẠNG XANH toàn diện

- Thật phụ nữ Việt cơ bản là sướng nhưng mồm thì quàng quạc than vãn.

- Đạp hết xuống ao

- Kết quả của 43 năm thụt lùi

- Khi đã tạo được cho mình vị trí độc lập về tài chánh, thì cả nam lẫn nữ, đều có nhiều chọn lựa trong cuộc sống. Không phải lệ thuộc ai.

- Cô gái trong hình chỉ việc vất hết đống bát đĩa xuống ao...

- Theo mình thì dù đàn ông hay phụ nữ muốn bớt khổ, thoát khổ thì chỉ có cách là học, học cách kiếm tiền. Dù là khó thay đổi văn hóa truyền thống nhưng muốn nam nữ bình đẳng thì không phải chỉ riêng đàn ông thay đổi mà cả phái nữ cũng phải thay đổi.

- cái máy rửa bát của mình bị hỏng anh bạn người Đức của mình tức tốc mua cho mình máy rửa bát mới, chứ không để mình phải rửa bát bằng tay. Thời gian rửa bát để làm chuyện khác.

Còn rất nhiều ý kiến khác nhưng tựu trung, đa số không đi vào vấn đề mà tác giả đưa ra. Ý của Bích Ngà thật ra chẳng có gì khó hiểu. Là phụ nữ, hiểu được những khổ tâm của người đồng phái về tâm, sinh lý, Bích Ngà nêu lên vấn đề với mục đích khai thông những ẩn ức mà phụ nữ phải cắn răng chịu đựng, để được tiếng là hi sinh cho chồng, con vì những nguyên nhân khác nhau.

Bản thân tác giả đã từng thú nhận, cô không thích bình đẳng với nam giới, cô chỉ thích thua. Vậy thì chuyện đòi hỏi bình đẳng nằm ở đâu khi tác giả nêu ra sự khổ cực của người phụ nữ Việt Nam ? Tất nhiên vấn đề không nằm ở Nho Giáo hay Khổng Giáo mà ở hệ thống xã hội, văn hóa, nền tảng giáo dục, giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục xã hội.

Rất dễ dàng nhận thấy, mục đích chính bài viết của Bích Ngà là vấn đề đối thoại, tìm một phương thức giải quyết tốt đẹp cho cuộc sống của người phụ nữ, giải tỏa những ẩn ức tâm, sinh lý, sự khổ cực, đắng cay - họ chịu đựng từ nhiều thế kỷ qua - bằng những biện pháp, hành động thiết thực chứ không phải bằng những ngôn từ màu mè, hoa lá, nhàm chán, rỗng tuếch với những món quà vào ngày 08/03 hàng năm...

Đối thoại là bước đầu để tìm hiểu căn nguyên vấn đề. Người phụ nữ phải có can đảm trực tiếp nêu lên vấn đề với chồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè..., nói ra những áp bức, khó khăn, trở ngại để tìm một cách giải quyết, không phải nói ra để chỉ có mục đích than vãn, tìm sự đồng cảm hay để nhận được sự an ủi, rồi tiếp tục cam chịu.

Biết được căn nguyên vấn đề là đi được bước đầu, kế tiếp là tìm phương hướng giải quyết. Đây là bước khó khăn mà phụ nữ, do bản chất yếu đuối, ít người dám nghĩ đến hay thực hiện. Chỉ có một số ít phụ nữ, hoặc có học, có hiểu biết, hoặc có đủ can đảm nhận định, phân tích những khó khăn, phức tạp trong đời sống mình phải chịu đựng.

Có được phương hướng rồi, có đủ can đảm để thực hiện đúng theo phương hướng đó hay không lại là chuyện khác. Tác giả Bích Ngà trong một phản biện của mình trên FB đã viết như sau :

"Giả dụ nếu Voi là người ngồi ôm đống chén kia, Voi sẽ ghé tai nói với chồng mình, "Anh, nếu em một mình rửa hết đống chén này thì em sẽ không có sức để làm việc gì cũng như làm tình trong một tháng tới. Thế nên, anh và cả nhà cần phụ giúp em cho vui, nhé ! Voi đố ông nào từ chối được việc ngồi xuống rửa bát và hò hét cả nhà cùng phụ đấy !".

Thật là rõ ràng, sáng hơn ban ngày. Nguyên nhân đã thấy rõ, phương cách giải quyết đã có, chỉ cần nói ra và thực hiện. Nếu chồng không giúp, cứ dằn mặt, bỏ làm việc nhà, cho ăn chay một tháng là sẽ có kết quả. Hoặc chồng sẽ thay đổi ngay thái độ, tính tình hoặc gia đình tan vỡ. Nhưng gia đình tan vỡ vẫn có cơ hội để lập lại gia đình khác êm ấm, hạnh phúc và bình đẳng hơn.

phunu2

Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay y chang như cuộc sống vợ chồng mà vợ là người dân cực khổ trăm chiều, lao động vất vả tối tăm mặt mũi, làm được đồng nào phải cống nộp, gom góp cho chồng, phần bỏ túi đi bao gái tơ, phần nhậu nhẹt, cờ bạc, vung vẩy hoang phí...

Từ chuyện nhỏ nghĩ đến chuyện lớn. Liên hệ giữa người dân với chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay y chang như cuộc sống vợ chồng mà chính quyền là người chồng vũ phu, tham lam, gian ác, tàn độc, chỉ thích ăn chơi, nhậu nhẹt, cờ bạc…, vợ là người dân cực khổ trăm chiều, lao động vất vả tối tăm mặt mũi, làm được đồng nào phải cống nộp, gom góp cho chồng, phần bỏ túi đi bao gái tơ, phần nhậu nhẹt, cờ bạc, vung vẩy hoang phí...

Vợ vừa lên tiếng cằn nhằn, phản đối, tỏ thái độ bất phục…, chồng lập tức dở thói côn đồ, đánh đập vợ tàn nhẫn, bắt trói, giam giữ, bỏ đói…

Vậy thì phải làm sao ? Nguyên nhân đã phân tích, cách giải quyết đã có, lên tiếng đối thoại không được thì phải có biện pháp dứt khoát. Vấn đề còn lại là có làm hay không ? Tất cả chỉ là một sự chọn lựa. Than vãn, khóc lóc, chửi bới, kể lể ỉ ôi, chẳng ai giúp được gì khi bản thân không đủ can đảm, ý chí thay đổi. Hàng xóm, bạn bè chẳng ai giúp đỡ được gì.

Thạch Đạt Lang

(28/02/2018)

Published in Diễn đàn
mardi, 27 février 2018 08:21

Giao thông và văn hóa ứng xử

Dường như có một quy luật rất ít người để ý đến, đó là tình trạng giao thông, phong cách ứng xử của người đi đường biểu lộ trình độ, nếp sống văn hóa của một dân tộc.

giaothong1

Phong cách ứng xử của người đi đường biểu lộ trình độ, nếp sống văn hóa của một dân tộc.

Tuần vừa qua, trong một stt trên Facebook, một người bạn phàn nàn, đúng hơn là bực tức lẫn giận dữ, đưa lên những "sự cố" mà bạn đã gặp trong một khoảng thời gian chưa tới một tiếng đồng hồ "tham gia giao thông" như sau :

"Quốc lộ. Một mụ chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm. Đang chạy bỗng lạng lạng ra giữa làn xe đang xuôi chiều, thắng kít, móc điện thoại ra alo alo. Nó lạng ra tránh mụ. Muốn dừng xe lại đạp cho mụ một phát nhưng nó lại chạy luôn.

Quốc lộ. Một thằng có tí tuổi rồ ga từ sau vượt lên, lạng vào trước mặt nó rồi nhả ga. Nó thắng vội. Văng tục, ‘Địt cụ thằng già !’

Quốc lộ. Một thằng có tí tuổi khác rồ ga vượt xe của một bà mẹ chở con nhỏ. Cũng lạng vào đầu xe và giảm ga trước đầu xe họ. Nó muốn rồ ga phóng lên tống cho thằng già một đạp nhưng nó lại thôi.

Ngã tư. Đèn xanh. Xe đang lưu thông. Một thằng tầm tuổi nó băng qua đường, tay huơ huơ lên trời. Một đứa trẻ phải thắng gấp để không tông vào hắn. Hắn chỉ tay vào mặt đứa trẻ chửi địt mẹ địt cha. Nó lại muốn bay xuống xe tát cho thằng nọ một phát, nhưng nó chạy luôn.

Tắc đường. Xe nhích từng chút. Thằng chạy sau đít nó bóp còi tin tin tin tin. Nó muốn bỏ xe lao xuống túm cổ áo tống một đấm vào mặt hắn. Nhưng nó chỉ quay đầu lại đưa ngón tay giữa lên rồi lại tiếp tục nhúc nhích giữa dòng xe cộ.

Dốc cầu. Mụ trẻ chạy xe ga. Thằng con đứng ở trước, chỗ để chân, đầu gục vào cổ xe, ngủ gật. Mụ vừa chạy lên dốc cầu bằng một tay, tay kia thò túi quần móc điện thoại ra, mắt nhìn điện thoại, tay bấm bấm.

Nó chạy trờ tới. ‘Ê, mày muốn tự sát thì dừng xe lại, đặt thằng bé xuống rồi nhảy xuống cầu kia kìa, con dở !’

Con mụ chửi vói theo cái gì chẳng biết. Thằng bạn chạy cùng chứng kiến, vượt lên, bảo : ‘Mày trông hiền lành thế thôi mà có lúc đanh đá gớm !’…

Càng ngày nó càng hạn chế ra đường vì nó sợ một lúc nào đó con qủy trong người nó sẽ không chịu ở yên mà nhảy xổ ra, gây họa".

Con qủy trong người bạn chưa nhẩy xổ ra gây họa nhưng rõ ràng chỉ trong 6 ngày nghỉ Tết Mậu Tuất đã xảy ra 231 tai nạn lưu thông  trên cả nước, gây thiệt mạng cho 179 người và 183 người khác bị thương, tăng 27% so với cùng thời gian năm 2017.

Tình trạng này thật ra đã có từ lâu dưới chế độ cộng sản Việt Nam chứ không phải mới đây nhưng càng ngày càng gia tăng, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế hàng năm. Từ lúc dân số ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội… tăng lên đến chóng mặt vì dân nhập cư từ các tỉnh khác, do mưu sinh, ào ạt kéo về, cộng với số lượng xe gắn máy, ô tô được nhập cảng, cấp giấy phép lưu hành bừa bãi, không tương ứng với sự phát triển đường xá, cầu cống.

Status của bạn diễn tả khá đầy đủ cách ứng xử kém văn hóa, thiếu ý thức, không được giáo dục, coi thường sinh mạng mình lẫn mạng sống người khác trong một xã hội phát triển không bình thường.

giaothong2

Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có số lượng vụ tai nạn đứng đầu trên thế giới một phần là do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn quá kém

Câu hỏi được đặt ra : Đâu là nguyên nhân chính đưa đến cách ứng xử thiếu văn hóa của người dân trong khi giao thông trên đường phố như vậy ?

Thật dễ dàng kết luận : Ồ ! Luật pháp không nghiêm minh, người dân không được giáo dục về luật lệ giao thông, bằng lái không được cấp phát đúng tiêu chuẩn thi cử, cảnh sát giao thông không làm tròn phận sự, không có trách nhiệm, đời sống có quá nhiều căng thẳng, dễ sinh ra nóng giận… vân vân và vân vân…

Tất nhiên những nguyên nhân vừa kể không sai, nhưng chưa đủ. Nguyên nhân chính tiềm ẩn trong bản chất của đa số người Việt Nam cần phải nói đến, đó là lòng ích kỷ, muốn vượt lên hơn người khác, sự tự tôn, tâm lý kẻ cả, lúc nào cũng nghĩ rằng mình phải, mình đúng, dù có trái lè ra. Những tính xấu này dễ dàng biểu lộ khi "tham gia giao thông".

Năm 2008, lần về Việt Nam cách đây đúng 10 năm, người viết chứng kiến một tai nạn giao thông. Trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, hai chiếc taxi đụng nhau khá nặng. Hai lái xe bước ra gầm gè chửi nhau, quơ tay múa chân, đổ lỗi cho nhau, bỏ mặc mấy hành khách trong xe đang bị chấn thương, có người bị chảy máu đầu.

Người đi đường thấy thế mới gọi chiếc taxi khác đưa nạn nhân vào bệnh viện. Không biết sự việc sau đó đã được giải quyết như thế nào, nhưng trong các nước có luật pháp nghiêm minh, rõ ràng, hành động bỏ mặc hành khách khi bị tai nạn để tranh cãi phải trái của lái xe, dễ bị truy tố ra tòa về tội thiếu trách nhiệm trong việc vận chuyền hành khách.

Cũng lần về đó, được người anh họ chở vào Chợ Lớn ăn mì hoành thánh. Hai anh em đang chạy chiếc Honda 50 chậm chậm trên đường Trần Hưng Đạo thì một cô gái chạy vọt qua mặt, cắt đầu quẹo phải. Tai nạn xẩy ra, người viết chỉ xây xát nhẹ, người anh trầy đầu gối khá nặng. Cô gái trạc độ 20-22 tuổi không bị ngã, thắng xe lại, nhẩy xuống nói khơi khơi : Sao chú chạy xe kỳ vậy ?

Người anh họ vừa đau vừa giận dữ trả lời : Kỳ là sao ? Cô chạy cắt đầu tôi, gây tai nạn còn hỏi ngang thế à ? Cô gái nhún vai : Cháu tưởng chú cũng quẹo phải !

– Mạ ! Chạy xe mà tưởng là sao ? May là lúc đó có anh bảo vệ một công ty trông thấy tai nạn rõ ràng do cô gái gây ra nên bước đến, nói cô gái đứng đó để anh gọi cảnh sát giao thông đến làm biên bản. Lúc đó cô mới biết sợ và rối rít xin lỗi được bỏ qua nhưng với lý do rất xấc xược là cô phải đi đến trường học ngay bây giờ.

Người viết từng ghé qua Thái Lan, Singapore và nhiều thành phố, thủ đô các nước khác trên thế giới, nhưng có lẽ không nơi nào văn hóa ứng xử khi xảy ra tai nạn giao thông giống như ở Việt Nam. Cách ứng xử biểu lộ sự hung hăng, trốn tránh trách nhiệm, luôn tìm cách giành lẽ phải về mình.

Việc hành xử kém văn minh, thiếu lịch sự nơi nào cũng có, tuy nhiên ở những đất nước luật pháp nghiêm minh, việc biểu lộ thái độ bất chấp an toàn giao thông chỉ là cá thể, dễ bị phạt vạ rất nặng, tương tự như việc nhục mạ người khác bằng lời nói hay cử chỉ khiếm nhã.

Không so sánh Việt Nam với Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Philippines… chỉ so sánh với Bangladesh. Thu nhập bình quân của người Việt Nam cao hơn, dân số Việt Nam ít hơn, mật độ dân số thưa thớt hơn, phát triển kinh tế hàng năm cao hơn nhưng văn hóa ứng xử trong giao thông của người Việt còn kém xa người dân Bangadesh ở thủ đô Dhaka. Tại sao ?

Lỗi chính tất nhiên do chế độ cộng sản gây ra, Bộ giao thông vận tảii, cảnh sát giao thông, giáo dục học đường, giáo dục xã hội không làm tròn trách nhiệm, nhưng chính người dân cũng góp phần không ít vào tệ nạn cư xử kém văn hóa lúc đi đường.

Nên xử sự như thế nào khi giao thông trên đường phố, khi tai nạn xẩy ra cho đúng với văn hóa mà chúng ta thường tự hào ? Độc giả hãy tự tìm câu trả lời cho chính mình bởi vì biểu lộ văn hóa giao thông cũng chính là biểu lộ văn hóa mà chúng ta hấp thụ được từ trong gia đình, giáo dục học đường, xã hội.

Thạch Đạt Lang

(27/02/2018)

Published in Diễn đàn
samedi, 24 février 2018 14:55

Nhân chi sơ tính bản thiện

Trong một cuộc họp mặt tái ngộ bỏ túi cuối tuần giữa những người bạn cũ thời trung học khiến người viết (ngẫu hứng) lên bài này khi ( chợt ) nhớ lại quan niệm của một anh bạn, (nguyên) bác sĩ tâm lý cho rằng con người sinh ra tính bản ác.

nhan1

Con người sinh ra bản tính lương thiện, hiền lành, nếu có làm gì gian ác, tham lam là do hoàn cảnh xô đẩy, ép buộc, không còn chọn lựa nào khác.

Buổi họp mặt chỉ có 6 người khách với người viết, chủ nhà là 7. Bạn thời trung học, cách đây 40 chục năm nên rất thông cảm (và thông cổ) nhau, dễ tha thứ cho nhau nên chúng tôi đã cãi nhau quyết liệt với tiêu chuẩn Bốn Không : Không nhân nhượng, Không chấp nhận đầu hàng, Không thỏa hiệp, Không xin đình chiến - về câu Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện.

Những người cãi nhau chia làm 2 phe, mỗi phe 3 người, người viết là trọng tài kiêm (chuyên viên) điếu đóm, nâng bi, cho cả 2 phe, có nghĩa là lo châm thêm bia, đồ nhắm, vỗ tay (cò mồi) khi có ý kiến đúng để cuộc tranh cãi thêm hào hứng.

Phe thứ nhất cho rằng con người sinh ra bản tính lương thiện, hiền lành, nếu có làm gì gian ác, tham lam là do hoàn cảnh xô đẩy, ép buộc, không còn chọn lựa nào khác.

Phe thứ hai ngược lại, cả quyết rằng con người sinh ra đã có sẵn máu ác, tham, khi gặp môi trường thuận tiện là phát tiết ra không có gì ngăn được.

Cuộc tranh cãi rôm rã (tất nhiên) chỉ để làm sạch hai két bia, chai Remy Martin Blue Label với mấy món nhắm.

Để chứng minh cho tiền đề của mình, phe thứ nhất (gọi là A) đưa ra hai nhân vật Mahatma Gandhi, Nelson Madela. Hai người nổi tiếng thế giới về lòng nhân ái.

1. Mahatma Gandhi là lãnh tụ chính trị và tinh thần của người Ấn. Tốt nghiệp luật sư, ông dấn thân đòi hỏi quyền bình đẳng cho người dân Ấn, cho phụ nữ, chống lại sự phân biệt chủng tộc của thực dân Anh. Gandhi bị thực dân Anh cầm tù tổng cộng 9 năm.

Phong trào đòi hỏi độc lập do Gandhi lãnh đạo chủ trương bất tuân dân sự, bất bạo động và tuyệt thực, cuối cùng đã khiến chính phủ Anh phải trao trả độc lập cho Ấn Độ vào năm 1947.

Khi lên làm thủ tướng Ấn Độ, Gandhi không hề có chủ trương hoặc hành động nào để trả thù những người Anh hoặc Ấn đã cộng tác với chính quyền Anh trong thời gian Ấn bị lệ thuộc.

2. Nelson Madela tương tự như Gandhi, bị cầm tù 27 năm, gấp 3 lần Gandhi, bị hành hạ, ngược đãi nặng nề hơn bởi chế độ Apartheid, do thiểu số da trắng cai trị Nam Phi, phân biệt chủng tộc.

Khác với Gandhi, coi "Bất bạo động" là nguyên tắc không thể lay chuyển, Madela quan niệm "Bất bạo động" chỉ là một chiến thuật được áp dụng tùy vào từng thời điểm hay tình thế.

Tháng 3 năm 1960 khi người biểu tình bất bạo động da đen bị bắn chết ở sân vận động Sharpeville, Madela đồng ý cho ANC (African National Congress) dùng bạo lực chống lại chế độ Apartheid. Bản thân Madela sau đó cũng tham dự huấn luyện quân sự ở Algeria.

Cuối tháng 3 năm 1961, mặc dù bị cấm Madela vẫn chủ tọa cuộc họp All-in-African Conference ở Pietermaritzburg với 1.400 đại biểu thuộc nhiều nhóm đối lập với chính quyền.

Buổi họp có mục đích phổ biến kế hoạch Tổng đình công một ngày (Stay at Home Day) để làm áp lực với chế độ Apartheid sau khi những đòi hỏi bằng các " diễn biến hòa bình" (chữ của Việt Cộng) chống lại chính sách kỳ thị chủng tộc Đen-Trắng của chế độ đã không được đáp ứng.

Năm 1962 Madela bí mật rời khỏi Nam Phi, lưu lạc qua nhiều nước với danh nghĩa đại diện cho ANC. Năm 1963 một tuần lễ sau khi trở về nước, Madela bị bắt và bị kết án chung thân.

Ngày 11/2/1990 do áp lực quốc tế, Madela được chế độ Apartheid trả tự do. Trước đó, vào tháng 2/1985 Madela nhiều lần từ chối sự tự do với điều kiện ANC từ bỏ vũ lực chống chính quyền Apartheid. Bản thân Madela cũng bi tổng thống Reagan kết án là Terrorist và đưa tên vào danh sách những người cần phải theo dõi (Watch List).

Ngay hôm được trả tự do, Madela đã lên tiếng trước 120.000 người tại sân vận động Soweto về đường lối, chính sách hòa giải của ông và ANC với chính quyền Apartheid do tổng thống da trắng Frederic de Clerk lãnh đạo.

Ngày 27/04/1994 trong cuộc bầu cử tự do, dân chủ đầu tiên ở Nam Phi, khi người da đen được tham gia tranh cử, bỏ phiếu, ANC thắng cử với đa số tuyệt đối. Ngày 09.05 sau đó Madela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

Giống như Gandhi, Madela không hề có chủ trương, chính sách hay hành động trả thù bất cứ người da trắng nào trong chế độ Apartheid khi ANC nắm trọn quyền lãnh đạo South Africa.

Hai người, Gandhi và Mandela đều được tặng thưởng giải Nobel Hòa Bình.

Đó là lập luận của phe A, nhân chi sơ tính bản thiện.

Phe B cũng đưa ra những cá nhân đặc biệt, chứng minh cho luận điểm của mình. Có quá nhiều những kẻ tham ô, sát nhân, giết người hàng loạt, từ Stalin đến Hitler, Mao Trạch Đông, Ceausescu tới Hồ Chí Minh, Pol Pot...

Những kẻ giết người này không giết người trong lúc hoảng loạn, sợ hãi hay vì để bảo toàn sinh mạng hoặc do vô ý, vô tình. Họ giết người có mục đích, có chủ trương, giết người một cách bình thản, không hề xúc động.

Trong những kẻ giết người nói trên, phải nói đến Hồ Chí Minh, người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Hồ chí Minh giết người vừa tàn bạo, vừa đểu cáng.

Hóa trang đi coi đấu tố, giết người, sau đó lại khóc lóc, lên tiếng xin lỗi, nhận là sai lầm khi cả miền Bắc rúng động vì chính sách cải cách ruộng đất với hàng trăm ngàn nạn nhân bị giết chóc, đầy ải...

Lập luận của phe B chứng minh rằng nhân chi sơ tính bản ác.

Cuộc tranh luận cuối cùng (tất nhiên) không có kết quả, không đi tới đâu vì nói cho cùng, con người sống hợp quần với nhau tạo thành xã hội nhưng chính xã hội đó tạo nên con người.

Mỗi người sinh ra, thiển nghĩ có sẵn cả hai nhân tố Thiện và Ác trong cơ thể. Tùy theo môi trường giáo dục, đời sống trong gia đình, xã hội... người đó sẽ trở nên hiền lành, nhân bản hoặc gian, tham, độc ác... Câu Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện chỉ có nghĩa con người sinh ra vốn như tờ giấy trắng.

Bản thân ông Hồ Chí Minh, khởi đầu cũng chỉ là một thanh niên ít học, vượt biển ra đi, trốn theo tàu Pháp cũng chỉ có ước mộng bình thường, xin học trường Thuộc Địa, trở thành một quan lại phục vụ cho Pháp.

Không may cho dân tộc, đất nước Việt Nam, ông bị từ chối, không được vào học trường Thuộc Địa. Đời sống lưu lạc, giang hồ, đói khát, khổ sở trên xứ người đã dẫn dắt ông trở thành một đảng viên cộng sản của Đệ Tam Quốc Tế.

Sự khổ sở, nhọc nhằn trên bước đường lưu lạc dần dần khơi dậy lòng tham quyền lực trong tâm khảm, biến ông thành một kẻ trí trá, gian dối, nham hiểm, tàn ác...

Ông Hồ trở thành kẻ sẵn sàng làm đủ mọi cách, dùng mọi phương tiện để đạt được quyền lực, bởi chỉ có quyền lực mới thỏa mãn được tham vọng của ông.

Nhân tố Ác trong con người Hồ Chí Minh đã đè bẹp nhân tố Thiện, biến ông từ một kẻ tầm thường, ít học, chỉ vì thất vọng với giấc mộng quan lại cho thực dân Pháp trở thành một lãnh tụ đất nước, tàn ác, nham hiểm, gian dối trong môi trường cộng sản quốc tế.

Sự tranh cãi rồi thanh toán, công kích, chửi bới, hãm hại, kết án nhau giữa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ Quốc Tế đã cho Hồ Chí Minh những bài học qúy giá về thủ đoạn chiếm đoạt, giữ vững quyền lực.

Chế độ xã hội của loài người phát triển theo trào lưu văn minh của thế giới trừ... chế độ cộng sản hoặc chế độ độc tài. Ở thế giới văn minh, các nước tự do, dân chủ, mạng người rất đáng quý, nhưng dưới chế độ độc tài hay cộng sản thì ngược lại.

Khi đời sống vật chất đầy đủ, no ấm, xã hội văn minh, chế độ giáo dục nhân bản, đời sống tinh thần thoải mái, tự do, luật pháp nghiêm minh, bình đẳng, con người sẽ trở nên bác ái, vị tha, tôn trọng lẫn nhau cũng như thượng tôn pháp luật.

Ở những nước tự do, dân chủ Âu, Mỹ...không có môn đạo đức học, công dân giáo dục trong chương trình giáo dục. Phương Tây không dạy dỗ, bắt buộc đứa trẻ phải lễ phép với cha mẹ, thầy, cô giáo, với người lớn tuổi... nhưng do đâu trong xã hội các nước Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Ý... người ta vẫn cư xử lịch sự, hòa nhã, thân thiện với nhau ngay cả khi nóng giận ?

Ngược lại, ở một xã hội độc tài, dù là phát xít hay cộng sản, nhân cách, phẩm giá con người không còn được tôn trọng. Những kẻ có quyền hành trong tay như cán bộ, đảng viên, công an... luôn coi thường, khinh rẻ giá trị đạo đức, văn hóa, mạng sống con người...con người vì thế đối xử với nhau luôn bằng cặp mắt nghi kị, dò xét, đề phòng lẫn nhau.

Người cộng sản sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện để giữ vững quyền lực cũng như quyền lợi. Người dân sống dưới chế độ CS muốn sinh tồn, một là chịu đựng, hai là hòa nhập, thả trôi theo giòng chẩy của xã hội bằng cách tham gia lừa đảo, gian dối, tham nhũng, hối lộ...

Theo thời gian, tính Ác càng ngày càng phát triển, con người trở nên vô cảm với những bất công, thản nhiên nhúng tay vào tội ác vì quyền lợi, danh vọng... Những khái niệm nhân bản, lương thiện, bác ái, bình đẳng... mờ nhạt đi, con người sống co rút lại trong cái vỏ ốc của mình.

Một đất nước khuyến khích bạo lực, môt xã hội hỗn loạn với những chuyện cướp đất của dân để xây khách sạn, khu giải trí, sòng bạc, sân golf..., một chế độ với công an đánh chết người trong khi điều tra xẩy ra hằng ngày, khắp nơi, nạn trộm, cướp, hành hung giữa thanh thiên bạch nhật, công an nhắm mắt làm ngơ... Đất nước, xã hội đó sẽ đi về đâu ?

Dân tộc Việt Nam vốn dĩ hiền hòa, chân thật, giản dị, hiếu khách... nhưng 21 năm đất nước chia đôi từ 1954 đến 1975, xã hội cộng sản ở miền Bắc trong thời gian đó đã làm thui chột nền văn hóa nhân bản của dân tộc nhưng may mắn còn lại miền Nam.

Từ 1975 đến nay chủ nghĩa cộng sản với nền giáo dục xuẩn động, khuyến khích bạo lực tiếp tục tàn phá văn hóa trên toàn thể đất nước thêm 40 năm, tạo nên lối sống, cách suy nghĩ của những con người không còn nhân tính.

Con người trở nên vô cảm, dững dưng trước những cảnh bất công, những tội ác xẩy ra hàng ngày trước mặt mình. Đa số người dân Việt Nam hiện nay chỉ nghĩ đến an toàn, no đủ của bản thân, gia đình, không còn quan tâm đến xã hội chung quanh.

Chỉ khi nào những quyền lợi, an ninh, tài sản, tính mạng của bản thân hay gia đình bị va chạm, thiệt hại trực tiếp họ mới phản ứng. Do đó, có thể nói không sợ sai lầm rằng hầu hết người dân Việt Nam sống ở quê hương mình như một người du khách dài hạn, không trách nhiệm, không bổn phận với những gì xẩy ra chung quanh.

Như vậy sự thay đổi tính tình, nhận định về cuộc sống cũng như thái độ ứng xử của con người theo thời gian bị xã hội ảnh hưởng rất nhiều, nhất là trong trường hợp phải có cách sống thích hợp để sinh tồn trong một xã hội đảo điên như ở Việt Nam hiện nay.

Chuyện kể về một người quản lý nhà hàng có tên Jerry. Jerry luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ, hòa nhã với tất cả mọi người. Nếu có ai hỏi Jerry, tại sao anh luôn sống được như vậy ? Câu trả lời của Jerry sẽ là "Nếu tôi là một người nào đó tốt hơn thì tôi sẽ là một cặp sinh đôi với người đó".

Rất nhiều nhân viên nhà hàng nơi anh làm quản lý, nghỉ việc đi theo Jerry mỗi khi anh đổi chỗ làm.

Tại sao ? Vì Jerry là một người năng động bẩm sinh.

Nếu có một nhân viên nào trong nhà hàng nơi Jerry làm việc gặp chuyện buồn phiền, lo lắng, Jerry luôn đến gặp họ, an ủi, khuyến khích, giúp đỡ họ tìm những khía cạnh tích cực của vấn đề để giải quyết.

Phương châm sống của Jerry khiến tôi tò mò, một ngày kia tôi đến gặp anh để hỏi : Tôi không thể hiểu nổi ? Bằng cách nào anh luôn lạc quan, yêu đời như thế ? Một con người không thể lúc nào cũng lạc quan trong suốt cuộc sống vì chắc chắn phải có những lúc thất bại, không vừa ý, hài lòng trong nghề nghiệp, gia đình...

Jerry trả lời : Mỗi sáng thức dậy tôi đều nhắc nhở mình, ta có một sự chọn lựa ngày hôm nay, Lạc quan, yêu đời hay buồn bã, bi quan ? Tôi luôn luôn chọn sự lạc quan, yêu đời. Mỗi khi gặp chuyện buồn bã, thất bại ta có thể để mình trở thành nạn nhân hay tìm cách rút ra từ chuyện thất bại, không vui đó những bài học.

Tôi lúc nào cũng tìm cách học hỏi từ những thất bại của mình trong tất cả mọi chuyện. Khi có một nhân viên đến phàn nàn chuyện gì đó, một là tôi chấp nhận sự phàn nàn của họ hoặc tôi tìm những mặt tích cực của đời sống. Tôi luôn tìm kiếm mặt tích cực trong cuộc sống.

- Điều đó không dễ ! Tôi phản đối.

- Không ! Rất dễ ! Jerry nói tiếp.

- Đời sống là môt sự chọn lựa. Khi bạn cắt bỏ những phiền toái, bực mình của cuộc sống, bạn đã chọn lựa. Đời sống là một sự chọn lựa, bạn chọn lựa phản ứng như thế nào khi gặp một vấn đề, bạn có để cho ảnh hưởng của người khác tác động đến bạn hay không. Bạn chọn lựa bạn sẽ sống ra sao, lạc quan hay bi quan. Tôi luôn chọn lựa sống lạc quan.

Bẵng đi một thời gian, ít năm sau tôi nghe tin Jerry bị một tai nạn nghề nghiệp. Anh đã phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng mà không người quản lý nhà hàng nào dám sơ ý để mắc phải.

Vào một buổi sáng, Jerry quên không khóa cửa sau và anh bị ba tên cướp xông vào bắt mở két sắt. Trong lúc đang mở an toàn cho két sắt, do tinh thần căng thẳng, anh để trợt ổ khóa gây hoảng loạn cho bọn cướp và chúng bắn anh.

Rất may, Jerry nhanh chóng được tìm thấy và đưa vào bệnh viện. Sau 18 tiếng đồng hồ giải phẫu và nhiều tuần lễ tích cực chữa trị, Jerry về nhà với thân thể còn nhiều mảnh đạn bên trong.

Sáu tháng sau tôi gặp lại Jerry, hỏi anh cảm thấy thế nào sau tai nạn. Jerry trả lời :

- Nếu tôi là một người yêu đời hơn thì tôi sẽ là cặp song sinh. Bạn có muốn coi những vết sẹo do đạn bắn không ?

Tôi từ chối coi những vết sẹo và hỏi thêm Jerry :

- Thôi ! Coi làm gì ? Nhưng lúc bọn cướp xông vào, anh nghĩ gì trong đầu?

Jerry đáp :

- Tôi nghĩ đáng lẽ mình phải khóa cửa. Sau khi bị bắn, nằm trên sàn nhà tôi nghĩ mình có sự chọn lựa, sống hoặc chết. Tôi chọn lựa sống.

- Anh có sợ không ?

Jerry nói tiếp :

- Những người cấp cứu thật tuyệt vời. Họ luôn miệng nói với tôi không sao hết, tôi sẽ bình yên. Tuy nhiên khi họ đẩy tôi vào phòng cấp cứu, tôi thật hoảng sợ. Tôi đọc được trong ánh mắt của những bác sĩ và y tá, tôi là người chết. Tôi thấy cần phải có hành động. Một nữ y tá cao, to, nói như hét vào tai tôi :

- Anh có bị dị ứng với cái gì không ?

- Có ! Với đầu đạn.

Không để ý đến tiếng cười của họ, tôi nói :

- Làm ơn giải phẫu tôi như một người sống ! Đừng giải phẫu tôi như một xác chết.

Jerry sống sót nhờ sự giải phẫu khéo léo, tài giỏi của những bác sĩ nhưng đồng thời chính nhờ ý chí quyết sống của anh.

Tôi học được điều đó từ Jerry và hiểu rằng tôi có sự chọn lựa hàng ngày là yêu mến, hưởng thụ cuôc sống hay ghét bỏ nó. Vật duy nhất không ai có thể lấy mất (và chỉ) thật sự của tôi là ý chí và sự nhận định. Nếu bạn quan tâm đến điều đó, mọi chuyện khác sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Đây là một câu chuyện được kể bằng PPS, chẳng biết có thật hay không.

Trong một xã hội hỗn loạn, văn hóa suy đồi như Việt Nam hiện nay, đời sống của đại đa số người dân có quá nhiều căng thẳng, lo toan, thiếu thốn, nhất là ở các vùng quê, ngoại ô thành phố.

Áp lực cơm áo đè nặng lên vai với những lo nghĩ thường trực, ít người còn có khả năng suy nghĩ, kiểm soát, chế ngự được hành động của mình khi chung quanh có quá nhiều những phù phiếm, xa hoa với đầy những bất công, áp bức.

Giữ được thái độ ứng xử hòa nhã, lịch sự, thân thiện bằng những nụ cười, lời nói nhỏ nhẹ hoặc với một ý chí mạnh mẽ, yêu đời như trong trường hợp kể trên của Jerry thì đã trở thành Phật, Chúa hay Bồ Tát rồi.

Theo nhận định riêng của người viết bài này, (đa số) con người vốn dĩ khó thay đổi (change) tính tình mà chỉ hòa nhập, tương ứng (adapt) với xã hội, môi trường, nghề nghiệp mình sống.

Tình tình, thái độ cư xử của con người hình thành từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành qua môi trường giáo dục trong gia đình, học đường, sau đó đến giai đoạn hòa nhập vào sinh sống trong xã hội, con người bị cuốn vào trong đời sống, sẽ thích ứng với nghề nghiệp, thành công hay thất bại trong xã hội, từ đó tạo nên cách ứng xử (behavior adaption).

Nhìn lại cuộc biểu tình bất bạo động của hàng triệu sinh viên, học sinh, người dân Trung Quốc ở Thiên An Môn năm 1989 bị đàn áp dã man với hàng ngàn người chết, nhiều ngàn người khác bị thương, cũng như cuộc Cách Mạng Dù của tuổi trẻ Hongkong từ tháng 7 qua tháng 9 năm 2014, ta thấy cả hai đã bị thất bại dù hoàn toàn bất bạo động, rất trật tự.

Điều đó cho thấy rằng Bất Bạo Động, dù có đến hàng triệu người cũng chưa chắc đã làm lung lay chế độ nếu biểu tình Bất Bạo Động không gây được một áp lực cần thiết lên xã hội, lên cơ cấu hành chánh của chế độ, đủ để làm chế độ đương thời, một là phải thay đổi, hai là chịu sụp đổ.

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, bạo động không hẳn là một đường lối đấu tranh duy nhất để thay đổi một chế độ xấu xa, tồi tệ, nhưng Bất Bạo Động lắm lúc cũng khó thành công như 2 trường hợp trên.

Người viết không chủ trương cách mạng phải có bạo động, người viết chỉ quan niệm rằng phải tùy từng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh đất nước, từng thời điểm, dân tình... để có chiến thuật và chiến lược thích hợp. BBĐ không phải lúc nào cũng có tác dụng hữu hiệu.

Còn muốn làm cách mạng với bản thân thì thiển nghĩ, mỗi người cần phải gặp một cơ duyên mới thay đổi được nhận định, cách hành xử của mình trong cuộc sống, bởi sự cư xử, nhận định, suy nghĩ của mỗi cá nhân theo thời gian đã tạo thành nền nếp, thói quen khó lòng sửa chữa. Chỉ có những biến cố, tai nạn ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề đến tâm, sinh lý hoặc khi về già, gần đất xa trời đột nhiên hoát ngộ, thấy mọi chuyện trên đời đều là phù du thì con người mới có khả năng làm cuộc cách mạng với chính bản thân.

Thạch Đạt Lang

Published in Diễn đàn

Ngày 14/02/2018 có lẽ là ngày lễ Tình Yêu đặc biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vào ngày lễ này, Nikolas Cruz, 19 tuổi, học sinh trường trung học Marjory Stoneman Douglas thành phố Parkland, tiểu bang Florida xả súng bắn vào các lớp học, đám đông trong giờ tan học, gây thiệt mạng cho 17 người, 14 người khác bị thương, phủ một bức màn u ám lên toàn nước Mỹ.

valentine1

Quyền lực và quyền lợi của các tổ hợp, công ty sản xuất vũ khí Mỹ quá lớn, quá mạnh, quá nhiều

Đây không phải là lần đầu tiên và chắc chắn sẽ không là lần cuối cùng, một vụ giết người hàng loạt với các khẩu súng cá nhân tự động hoặc bán tự động xẩy ra trong trường học trên nước Mỹ. Chỉ tính trong thế kỷ 21, từ năm 2000 trên nước Mỹ trong gần 2 thập niên qua, đã có nhiều vụ nổ súng trong sân trường học hoặc khuôn viên trường đại học, xin liệt kê 10 vụ tiêu biểu :

1. Virginia Tech 2007 - 37 nạn nhân thiệt mạng, bị thương 25.

2. Sandy Hook Elementary School 2012 – 28 người chết, 2 bị thương.

3. Marjora Stoneman Douglas Highschool 2018, vừa xẩy ra với 17 tử thương, 14 bị thương.

4. Umpqua Community College 2015 – 10 chết, 9 bị thương.

5. Red Lake Highschool, Minnesota 2005 - 10 chết, 7 bi thương.

6. Oikos University 2012 – 7 tử thương, 3 bị thương.

7. West Niclel Mines School – 6 chết, 3 bị thương.

8. Northen Illinois University 2008 – 6 chết, 21 bị thương.

9. Santa Monika College 2013 – 6 nạn nhân thiệt mạng, 4 bị thương.

10. Marysville Pilchuck High School 2014 – 5 chết, 1 bị thương.

Đó là chưa kể những vụ nổ súng nơi công cộng, trong các quán bar, hộp đêm, nơi trình diễn đại nhạc hội.. như vụ thảm sát tại Route 91 Harvest Festivals ngày 01/10/2017 Las Vegas với 59 người bị bắn chết và trên 500 người khác bị thương hoặc vụ Pulse Night Club, Orlando, Florida với 50 người chết, 58 bị thương.

Thủ phạm lần này, giống như Stephen Paddock là người da trắng (caucasian), do đó được miễn gọi là khủng bố, cho dù nét kinh hoàng, sợ hãi vẫn còn đè nặng trên nhiều khuôn mặt nhân chứng, ngay cả sau khi Nikolas Cruz đã bị bắt, còng tay.

Tổng thống Donald Trump ngay sau khi nhận được tin về vụ thảm sát, đã gửi Tweet, phán rằng Nikolas Cruz mắc bệnh tâm thần (đương nhiên). Chẳng những không chỉ ông Trump, bà luật sư bào chữa cho đương sự, Melissa Mc Neil cũng nói rằng : "Nikolas Cruz không được hệ thống xã hội, giáo dục, giúp đỡ đầy đủ. Khi bị hất hủi, người ta dễ bị bại não và không còn ứng xử phù hợp với những tình trạng chung quanh".

Ông Donald Trump phán không sai, luật sư Melissa McNeil lại càng có lý hơn. Một người bình thường, tất nhiên chẳng có lý do gì để phun đạn (bullet spray) vào người khác mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, lý do nào sẽ được coi là chính đáng thì cần phải xét lại tư cách người nói.

Nikolas Cruz da trắng, không theo Hồi giáo, tất nhiên không phải là khủng bố. Người dân Mỹ có thể yên tâm điều này. Nikolas chỉ là một học sinh, từng đánh nhau, tranh giành gái, bị đuổi khỏi trường một năm trước đó.

Trên mạng xã hội Twitter, Donald Trump gửi Tweet cầu nguyện, chia buồn với gia đình nạn nhân ở Parkland, Florida, đồng thời nói rằng không trẻ em, thầy giáo hay bất cứ ai cảm thấy bất an trong trường học trên nước Mỹ.

Nguyên văn : "My prayers and condolences to the families of the victims of the terrible Florida shooting. No child, teacher or anyone else should ever feel unsafe in an American school".

Ngay sau khi xẩy ra thảm sát, những người quen biết mô tả Nikolas Cruz là một đứa trẻ tính khí bất thường, thích đùa giỡn, khoe súng đạn, thường hào hứng nói về chuyện giết súc vật. Trong trường học, Nikolas Cruz là người cô độc, rất ít bạn bè nhưng dễ bị kích động, hay có hành vi bạo lực khiến người khác sợ hãi vì thường có phản ứng không lường trước được.

Một học sinh khác không cho biết tên, nói rằng Nikolas luôn có súng trong người, đã bị đuổi khỏi lớp nhiều lần vì việc đó. Trong cuộc phỏng vấn với Trạm Tin Mới Miami, học sinh này cũng cho biết, có một số bạn thường đùa giỡn rằng nếu có ai đó xả súng bắn vào trường học thì người đó chính là Nikolas Cruz. Điều này khiến nhiều học sinh khác sợ hãi và tránh xa Nikolas.

Câu hỏi được đặt ra là : Lý do nào ban giám hiệu đã được báo động về những hành vi bất thường của Nikolas Cruz nhưng lại không có phản ứng hay thông báo gì cho cảnh sát biết ? Lẽ ra mẹ của Nikolas Cruz phải thông báo cho cảnh sát biết để họ có thể đến gặp Nikolas và có những biện pháp thích hợp, có thể ngăn chặn được vụ thảm sát.

Tất nhiên sẽ không có câu trả lời rõ ràng vì tự do cá nhân của người Mỹ được tôn trọng tối đa, dù nhà trường hoặc mẹ Nikolas Cruz có báo cho cảnh sát biết những hành vi bất thường của Nikolas, chưa chắc cảnh sát đã có biện pháp gì khi Nikolas chưa có hành động biểu lộ sử dụng bạo lực sát hại người khác.

Vấn đề chính cần phải giải quyết là việc giới hạn mua sắm, sử dụng vũ khí cá nhân. Tu chính án thứ hai cần phải được thay đổi, điều rất nhiều đời tổng thống Mỹ cố gắng tìm cách thực hiện hay nói đến trong quá khứ nhưng bất khả, chưa bao giờ thành công.

Quyền lực và quyền lợi của các tổ hợp, công ty sản xuất vũ khí Mỹ quá lớn, quá mạnh, quá nhiều. Tình yêu, máu và nước mắt của vài chục gia đình cùng nỗi kinh hoàng, lo lắng của các phụ huynh có con em đi học có nghĩa lý gì, so với những con số vài chục tỉ đô la lợi nhuận hàng năm ?

Thạch Đạt Lang

(15/02/2018)

Published in Diễn đàn

Tôi đọc lá thư trần tình của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường với tựa đề Lời cuối cho một câu chuyện quá buồn được ông Nguyễn Quang Lập phổ biến trên facebook. Ông Tường thanh minh trong thư rằng ông không hề hiện diện trong Thảm Sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968.

Sự việc xẩy ra đã 50 năm. Thư trần tình của ông Tường được viết, phổ biến đúng vào dịp chế độ cộng sản ăn mừng 50 năm chiến thắng của cuộc Tổng Công Kích như một lời biện hộ, phủ nhận sự có mặt cũng như trách nhiệm về cuộc thảm sát.

thấmt1

Chưa bao giờ tôi viết bài hay lên tiếng về biến cố đẫm máu, vô nhân, tàn bạo này, lý do tôi chỉ là một học sinh trung học, không sống ở Huế vào lúc thảm sát xẩy ra. Tuy nhiên những nhân chứng sống, những hình ảnh, thông tin đã chứng minh rõ ràng là cuộc Thảm Sát ở Huế, do cộng sản gây ra ở nhiều nơi như Bãi Dâu, Cồn Hến, trường tiểu học Gia Hội, Tiểu Chủng Viện, chùa Theravada…, đặc biệt là ở Khe Đá Mài với tổng cộng vài ngàn người chết là có thật, không hề do Mỹ, phía Việt Nam Cộng Hòa dựng lên.

Trong phạm vi bài này, tôi chỉ nói đến lá thư trần tình của ông Tường, không bàn đến những chuyện khác liên quan Thảm Sát Mậu Thân.

thấmqt3

Thư ông Tường thật ra chỉ muốn gửi đến những "bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm" đến ông. Tôi không quen biết, chẳng thương mến, không thù hận hay quan tâm gì đến ông, có điều ngứa mắt khi đọc những lời lẽ ông viết trong thư, nên lên tiếng.

Điều đầu tiên muốn nói, thư trần tình có một điểm son đáng "biểu dương" khi ông Tường thú nhận Thảm Sát Mậu Thân 1968 là một "sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng", thế nhưng tựa đề Lời cuối cho một câu chuyện qá buồn, ông Tường chỉ cho rằng Thảm Sát Mậu Thân là một câu chuyện quá buồn lại làm giảm giá trị lời thú nhận trên.

Quá buồn thôi ư ? Mấy ngàn người dân vô tội, chết tức tưởi, oan uổng, người bị đập đầu bằng cuốc, xẻng, người bị trói bằng dây kẽm gai, bắn từ sau lưng mà ông Tường chỉ quá buồn. Hơn nữa nỗi buồn không đến ngay với ông lúc biết tin, cũng không đến vào năm 1981 khi ông được nhà báo Burchett phỏng vấn và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình". Mãi đến lúc gần đất, xa trời, năm 81 tuổi ông Tường mới cảm thấy "quá buồn" khi chế độ cộng sản Việt Nam rầm rộ tổ chức, mở lại bữa tiệc máu trên xác người dân Việt Nam.

thấmt2

Thư của ông Tường có 3 điểm, xin phân tích, nhận định từng điểm.

1. Ông Tường phủ nhận sự có mặt của mình trong thời gian quân cộng sản chiếm thành phố Huế năm 1968. Tạm thời cứ tin như thế.

2. Ông Tường không nhận mình có mặt tại Huế trong lúc Thảm Sát Mậu Thân xẩy ra, nhưng vì quá hăng say, tin tưởng cách mạng nên đã gian dối, lấy lời kể chuyện của người khác làm chuyện của mình. Hành động này của ông Tường vào năm 1981-1982 nhằm kể công với "cách mạng" hay mục đích gì khác, có trời mới biết.

Chỉ biết rằng mãi 36 năm sau, ông Tường mới nhận rằng mình (duy nhất một lần ?) đã sai lầm khi mạo nhận một việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời khiến cho những người dân Huế vốn "tin yêu" xa lánh ông.

Trong thư, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ nói rằng quá buồn thôi, rồi ông xin lỗi (ngàn lần), chứ ông cũng không hề bày tỏ sự ân hận, nuối tiếc về những điều mình đã làm. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường dường như cố tình không hiểu rằng Xin Lỗi và Ân Hận là 2 điều khác hẳn nhau. Sau năm 1975 ông tiếp tục say máu hận thù để lên án Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa bằng những lời nói gian đối, điêu ngoa.

Khác với trung úy William Calley - thủ phạm chính trong vụ tàn sát người dân ở thôn Sơn Mỹ, Mỹ Lai thuộc tỉnh Quãng Ngãi ngày 16/03/1968, bị chính phủ Mỹ đưa ra tòa, xét xử vì tội ác chiến tranh và bị kết án - những kẻ nhúng tay hoặc ra lệnh trong vụ Thảm Sát Mậu Thân 1968 vẫn được trọng dụng, thăng thưởng và hả hê với những chiến tích của mình.

Ông Tường đã không có đủ can đảm để nói lên bản chất của sự việc, Thảm Sát Mậu Thân là một chủ trương của cộng sản Việt Nam nhằm gieo rắc khủng bố, kinh hoàng trong dân chúng miền Nam mà ông là môt người tham gia, trực tiếp hoặc gián tiếp, để rồi cuối đời mới lên tiếng trần tình, phủ nhận sự có mặt của mình trong thời gian cộng quân chiếm đóng trong thành phố Huế.

Trong thư, ông Tường thừa nhận Thảm Sát Mậu Thân 1968 ở Huế là có thật nhưng do quân nổi dậy vì hận thù nên nhiều người bị giết oan uổng. Chẳng có quân nổi dậy nào ở Huế cả, ông Tường đừng lộng ngôn. Không có người dân nào nổi dậy để chạy theo cộng sản như ông viết, hơn nữa, là đảng viên đảng cộng sản, ông Tường thừa hiều cách tổ chức, vận hành chính sách, đường lối của đảng cộng sản Việt Nam, rằng cuộc Thảm Sát Mậu Thân Huế chắc chắn phải có lệnh từ trung ương đảng, bởi không một cán bộ, đảng viên, sĩ quan quân đội cộng sản bất kỳ cấp bậc nào nào dám tự tiện hành động mà không có lệnh.

Thừa nhận Thảm Sát Mậu Thân là sai lầm không thể biện bác trên quan điểm chiến tranh cách mạng và nhìn từ lương tâm dân tộc nhưng lại đổ lỗi cho quân nổi dậy, ông Tường có mâu thuẫn không vậy ? Bởi quân nổi dậy tất nhiên là quân ô hợp, khó chỉ huy, không có kỷ luật... như thế thì sao lại kết luận là sai lầm trên quan điểm chiến tranh và nhìn từ lương tâm dân tộc ?

3. Sau khi thừa nhận sai lầm (vào lúc cuối đời) ông Hoàng Phủ Ngọc Tường biết mình tự rước họa vào thân (cũng đáng khen) là còn sót lại chút liêm sỉ. Tuy nhiên, cho rằng những người chống cộng cực đoan căn cứ vào đó để quy kết, vu khống ông là tội phạm chiến tranh thì không đúng. Tôi không hận thù, không kết tội, gọi ông là Tên Đồ Tể Tết Mậu Thân như ông cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành, nhưng tôi có quyền đặt câu hỏi về những việc làm của ông trong thời gian đó.

Những người nghi ngờ, đặt câu hỏi về vai trò của ông trong Thảm Sát Mậu Thân có quyền truy tố việc làm của ông, bởi chính bản thân ông tiền hậu bất nhất trong lời nói, hành động của mình trong biến cố này. Họ có quyền buộc tội ông, ông có quyền bào chữa, đưa ra chứng cớ, nhân chứng để biện minh cho sự vô tội của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng, đến một thời điểm nào đó, mọi việc sẽ rõ ràng. Tôi không tin điều này, bởi 50 năm đã trôi qua, không còn bao nhiêu nhân chứng hiện diện trên đời, đó cũng là thời gian đủ để người cộng sản Việt Nam tìm cách thủ tiêu, xóa bỏ hết những bằng chứng của tội ác diệt chủng mà họ đã làm trong Thảm Sát Mậu Thân.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì theo tôi, chỉ có tòa án lương tâm của chính ông Hoàng Phủ Ngọc Tường mới quan trọng nhất. Việc ông có tham gia, trực tiếp hoặc gián tiếp trong Thảm Sát Mậu Thân thì chỉ có cá nhân, đồng chí, thượng cấp của ông mới có câu trả lời chính xác.

Thư trần tình của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường có chân tình cách nào đi nữa, cũng chỉ có giá trị như một lời Xin Lỗi lấy lệ, nửa vời, không hơn không kém.

Thạch Đạt Lang

(11/02/2018)

Published in Diễn đàn