Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong một stt được phổ biến trên facebook vào ngày 05/02/2018, ông Nguyễn Gia Kiểng có viết trong bài "Làm thế nào để vực dậy Phong Trào Dân Chủ ?" như sau :

"Phong trào dân chủ Việt Nam chưa bao giờ mạnh và đã rã rượi ngay trước khi bị đàn áp. Lý do là vì chúng ta đã cố tình tránh né những câu hỏi nền tảng đàng nào cũng đặt ra và đàng nào cũng phải trả lời. Không trả lời chỉ đồng nghĩa với trả lời sai.

Trái với một thành kiến sai và dai dẳng, thẳng thắn đặt ra và thảo luận để trả lời những câu hỏi nền tảng này không gây chia rẽ mà còn nâng chúng ta lên và đem chúng ta lại gần nhau. Đó là điều kiện bắt buộc để phong trào dân chủ ra khỏi bế tắc và vươn lên" (*).

suynghi01

Làm thế nào để vực dậy Phong Trào Dân Chủ ?

Xin được đóng góp vài ý kiến.

Theo nhận định của tôi, ở Việt Nam chưa có hoạt động nào đáng được gọi là Phong Trào Dân Chủ. Đa số hoạt động của những người tham gia các cuộc biểu tình như chống Formosa xả thải, chống giàn khoan HD 981 xâm phạm hải phận Việt Nam, hoặc các nhóm Dân Oan khiếu kiện vì mất đất đai, những cuộc đình công đòi tăng lương, thêm ngày nghỉ, thêm quyền lợi… chỉ là những hành động bộc phát nhất thời do chứng kiến những điều trái tai, gai mắt hoặc do bị đàn áp, ức chế của chế độ cộng sản với một số cá nhân, một nhóm người có chung quyền lợi tập họp với nhau, đứng lên đòi hỏi sự công bằng, hoặc chỉ để phản đối những bất công của xã hội, những chuyện làm sai trái của chính quyền trung ương cũng như địa phương, tố cáo những chuyện tham nhũng, ăn cướp đất đai của người dân dưới chế độ cộng sản…

Các tổ chức như 8406, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Bauxite Viet Nam… mới chỉ là những nhóm nhỏ, quy tụ những người cùng chung chí hướng, tranh đấu trong một mục tiêu giới hạn, không thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân.

Đòi hỏi dân chủ, tự do, do đó chưa bao giờ trở thành một hoạt động có tính phổ quát lan rộng ở Việt Nam, được sự hưởng ứng của đông đảo người dân để trở thành một phong trào có thể làm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Hai chữ vực dậy trong bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng diễn tả không hợp với tình thế hiện nay. 

Dường như đa số những người hoạt động, đấu tranh cho dân chủ, tự do đều mong muốn có được kết quả tức khắc trong công việc của mình thay vì tìm cách truyền bá, xây dựng ý thức dân chủ cho người dân, từ đó họ có thể hiểu biết được quyền lợi công dân mà họ xứng đáng được hưởng, trở thành những nhân tố cần thiết cho phong trào. 

Đấu tranh đòi hỏi dân chủ, tự do đòi hỏi sự bền bỉ, thời gian lâu dài, không phải là món mì ăn liền. Cuộc tranh đấu đòi hỏi quyền bình đẳng trong xã hội, cũng như độc lập, tự cho cho đất nước Ấn Độ của Mahatma Gandhi, Nam Phi của Nelson Mandela kéo dài nhiều chục năm mới có kết quả.

Đừng quên rằng, căn cứ vào tổng sản lượng quốc gia GDP năm 2016, sự phân chia thu nhập không đồng đều của xã hội, có thể nói nhu cầu cấp thiết của đại đa số người dân Việt Nam hiện nay vẫn là cơm no, áo ấm. Dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí… đối với khoảng 2/3 dân số vẫn là một khái niệm mơ hồ, trừu tượng, chẳng có ý nghĩa gì cao xa hơn một chén cơm đầy không độn, có rau, có thịt, một bộ quần áo lành lặn, tươm tất khi ra đường.

Như vậy, để có thể trở thành môt phong trào có đủ sức mạnh làm thay đổi thể chế hay ít nhất là sự nhượng bộ của chế độ, đòi hỏi nhiều yếu tố mà người hay nhóm phát động cần phải nắm vững, thấu hiểu, làm việc có phương pháp, có kế hoạch, đồng thời kiên trì với mục đích của mình trước khi khởi động. Nếu không thì cho dù có may mắn thành công, cũng chỉ trong giai đoạn và sẽ nhanh chóng tàn lụi.

Tình hình ở Việt Nam khác với Nam Phi, Ấn Độ thế kỷ trước, cũng không giống với thực trạng ở Tunisia hay Ai Cập trong mấy năm qua. Các tổ chức xã hội dân sự không hoặc chưa có những người có tầm vóc về khả năng, tri thức, bản lãnh như Nelson Mandela, Gandhi… để có thể khả dĩ lôi kéo người dân vào sinh hoạt của mình. 

Hãy nhìn lại nhóm Cứu Lấy Dân Oan của Dũng Mai, Phan Cẩm Hường hay Công Đoàn Độc Lập của Trần Ngọc Thành, Đỗ Thị Minh Hạnh hoặc một số nhóm khác như Mạng Lưới Nhân Quyền… để thấy hoạt động của các nhóm Xã Hội Dân Sự chẳng cần phải chờ cộng sản đàn áp mới bị tan rã.

Không thể phủ nhận sự kiên cường, bất khuất của những người tù lương tâm mới đây như Trần Thị Nga, Mẹ Nấm Như Quỳnh, Cẩn Thị Thêu, Phan Kim Khánh… hay như trước kia Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài… nhưng chúng ta đã rút ra được điều gì từ bài học đấu tranh của họ ? 

Để có thể xây dựng, phát động, kết hợp những cuộc đấu tranh lẻ tẻ với những mục tiêu khác nhau thành một Phong Trào Dân Chủ, những người khởi xướng cần trang bị cho mình kiến thức, hiểu biết tường tận, thế nào là Dân Chủ. Để truyền bá, phát động ý thức, phát triển phong trào dân chủ, người ta cần biết lắng nghe, học hỏi lẫn nhau, phải biết sắp đặt, kết hợp những mục đích khác nhau của từng nhóm, những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, làm việc có kế hoạch, không tùy hứng hoặc chạy theo sự kiện. 

Hơn thế nữa, sau những thất bại, chúng ta có ngồi lại với nhau, suy nghĩ, tìm hiểu cho rõ ràng, tường tận lý do, nguyên nhân nào đã không thành công, rút tỉa ra những kinh nghiệm để tránh lập lại lỗi lầm trong tương lai hay chỉ chán nản, mệt mỏi, đổ lỗi cho nhau ?

Nhiều người cho rằng cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do chưa phát triển thành một phong trào rộng lớn trên cả nước vì sự đàn áp khốc liệt của chế độ. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, phần lớn chính là do chúng ta chưa chấp nhận sự khác biệt trong tư tưởng, nhận định vấn đề. Đa số, thay vì tìm những điểm tương đồng trong các ý kiến hoặc mục tiêu hành động, chúng ta chì chiết, gièm xiểm, thậm chí ngáng chân nhau đôi khi chỉ vì khác biệt một vài quan điểm nhỏ nhặt. 

Khi đã kiên trì, khẳng định mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, tự do, người khởi xướng phong trào cần chuẩn bị cho mình tinh thần hi sinh cho đại cuộc, chấp nhân tù đầy, tra tấn, sỉ nhục, vu khống của chế độ cộng sản cũng như của những kẻ thời cơ, tưởng như đồng hành cùng với mình.

Đã có bao nhiêu người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở Viêt Nam đặt câu hỏi :

- Lý do nào chúng ta không lôi kéo được quần chúng tham gia đông đảo vào các cuôc biểu tình như chống Formosa xả thải hay lễ tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh ở quần đảo Hoàng -cTrường Sa… ?

- Vì sao những cuộc đình công của công nhân đòi hỏi quyền lợi ở các xí nghiệp không được sự hưởng ứng đồng loạt của những người cùng chung nghề nghiệp… ?

- Đã có bao nhiêu người đang hoạt động trong các nhóm tranh đấu tìm hiểu rõ ràng, kỹ lưỡng về cuộc đời, về xuất thân, quá trình tranh đấu, phương châm hành đông… của Mahatma Gandhi, Nelson Mandela để học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm cho những mục tiêu của mình ?

Trả lời được những câu hỏi này thì mới có thể thúc đẩy sự đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền thành môt phong trào đúng với tên gọi của nó.

Thạch Đạt Lang

08/02/2018

*************************

(*) stt https://www.facebook.com/giakieng.nguyen

suynghi2

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VỰC DẬY PHONG TRÀO DÂN CHỦ ?

Phong trào dân chủ Việt Nam chưa bao giờ mạnh và đã rã rượi ngay trước khi bị đàn áp. Lý do là vì chúng ta đã cố tình tránh né những câu hỏi nền tảng đàng nào cũng đặt ra và đàng nào cũng phải trả lời. Không trả lời chỉ đồng nghĩa với trả lời sai.

Trái với một thành kiến sai và dai dẳng, thẳng thắn đặt ra và thảo luận để trả lời những câu hỏi nền tảng này không gây chia rẽ mà còn nâng chúng ta lên và đem chúng ta lại gần nhau. Đó là điều kiện bắt buộc để phong trào dân chủ ra khỏi bế tắc và vươn lên.

https ://www.thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/5891-c-u-nguy-phong-trao-dan-ch

Published in Diễn đàn
mardi, 26 décembre 2017 23:25

Từ Trịnh Xuân Thanh đến Vũ "nhôm"

Chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" hay còn gọi là công cuộc đốt lò của ngài Tổng Trọng vào những ngày cuối năm, ngó bộ càng lúc càng có vẻ hấp dẫn, ly kỳ, căng thẳng, hồi hộp như mấy phim trinh thám, gián điệp James Bond 007, hay truyện Z 28, X 30 phá đám… qua vụ biến mất của đại ca Vũ ‘nhôm’, khúc củi to đùng, chỉ kém khúc củi tươi họ Đinh chừng vài sợi tóc bạc của ngài Tổng Trọng.

daho1

Chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" - Ảnh minh họa (nguồn : internet)

Chuyện tàng hình của đại ca Vũ "nhôm", trùm mafia Đà Nẵng trước thiên la, địa võng của công an Việt Nam – tổ chức trị an được đánh giá là tài giỏi nhất nhì thế giới – khiến mọi người dân Việt Nam lấy làm thích thú, hào hứng, đoán già, đoán non, bàn luận tá lả.

Một cựu đại tá công an, ông Lê Công Thạnh đặt câu hỏi : "Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ ‘nhôm’ như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất ?"

Mèng ơi ! Một người leo lên tới đại tá công an của chế độ cộng sản Việt Nam mà còn ngây thơ vô (số) tội, hỏi như thế thì ngài Tổng Trọng làm sao mà trả lời nổi, hả trời ? Ông cựu đại tá này chẳng hiểu vì đã về hưu, ngớ ngẩn, hay cố tình hỏi khó ngài tổng Trọng, khi đế thêm :

– "Sáng nay tôi đọc báo thấy đã phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ. Tôi băn khoăn như vậy thì Phan Văn Anh Vũ đi lúc nào ? Tại sao trước nay đã biết có nhiều thông tin liên quan Vũ ‘nhôm’ như thế lại không có biện pháp quản thúc, để Vũ trốn mất ? Có vấn đề gì ở đây không ?"

Là cựu chỉ huy phó về chính trị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) – ông Thạnh đặt câu hỏi (móc họng) lãnh đạo Bộ Công an một cách rất ư nhẹ nhàng nhưng không kém phần hóc hiểm. Ngài Tổng Trọng chắc cũng đang điên đầu tìm câu trả lời.

Kẻ nào trong đám quần thần dưới tay Tổng Trọng đã âm thầm tìm cách giúp đỡ Vũ "nhôm" và gia đình bốc hơi nhanh chóng, gọn gàng, không để lại dấu vết như thế ? Làm cách nào mà một tên mafia đỏ có thể mua chuộc được lãnh đạo cao cấp nhất của Bộ Công an để có thể biến mất một cách dễ dàng, nhanh chóng đến độ đó ?

Nếu vấn đề trị an của một đất nước với hơn 93 triệu dân bị thao túng, mua chuộc đơn giản như thế thì sinh mạng của người dân quả thật đã nằm trong tay của ngoại bang từ lâu.

Phải chăng chỉ do mấy ngày trước, một thầy cãi thuộc loại vua biết mặt, chúa biết tên, đồng thời cũng là một ông "nghè", luật sư Trần Đình Triển đã bơm ngài Tổng cạch cạch như bơm bánh xe lửa, gọi ngài là "hào kiệt" khiến ngài sướng quá, sướng hơn lầu đầu ? Thế là ngài ỷ y, quên mẹ bài học Trịnh Xuân Thanh, lơ đãng để vuột mất khúc củi đang chuẩn bị thẩy vào lò, dằn mặt mấy đứa ngắm nghé chức vụ Tổng Bí mà ngài quyết tâm trụ lại cho hết nhiệm kỳ và nếu không gặp chống đối, sẽ chơi tiếp môt nhiệm kỳ nữa. Thật đấy ! Đùa đâu ?

Chưa thể biết được anh thầy cãi Trần Đình Triển này gọi ngài Tổng là hào kiệt, khen thật tình hay xỏ lá. Thầy cãi, nhất là thầy cãi dưới chế độ cộng hòa xã nghĩa, đa số chỉ dùng để trang sức cho chế độ, là những người bán nói (theo chế độ) mà ăn, mồm miệng trơn hơn mỡ. Gọi "ngài Tổng" là hào kiệt chỉ vì dám đốt lò, chống tham nhũng theo phương châm "Đánh chuột, không để vỡ bình" cũng cần phải hiểu theo 2-3 nghĩa.

Giấc mộng Nam Kha lấy lại niềm tin yêu tuyệt đối của quân, dân Việt Nam của "hào kiệt" Nguyễn Phú Trọng, lẽ nào bị đứt gánh giữa chừng cũng chỉ tại tên mafia đỏ Vũ "nhôm" này ?

Khi Trịnh Xuân Thanh âm thầm biến mất, "hào kiệt" đã tốn bao nhiêu công lao, thời gian, mưu tính, bất chấp quyền lợi đất nước bị thiệt hại nặng nề, bị bao nhiêu chê cười, nhục nhã mới gông cổ được Thanh trở về. Chưa kịp lấy lại danh dự, gỡ gạc thể diện lại đến lượt Vũ "nhôm" độn thổ như Tôn Hành Giả, đúng vào lúc củi lửa trong lò "Chống Tham Nhũng" đang cháy bùng bùng. "Ngài" Tổng giận cứng người, không nói được tiếng nào cũng là điều dễ hiểu, nên thông cảm (và) thông cổ.

Tức thật ! Ai ? Xuân Phúc, Kim Ngân, Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Tô Lâm… ? Kẻ nào đã trợ lực cho Vũ "nhôm" thoát khỏi thiên la, địa võng của mình ? Tổng Trọng tự hỏi.

Đêm nằm, uất ức dâng trào, huyết áp lên xuống thất thường, ngủ không được. Bài học Trịnh Xuân Thanh còn đang nóng hôi hổi, mối thù chưa kịp trả, nay lại thêm vụ thằng mafia Vũ "nhôm" này. Không nhập kho được thằng oắt con, dám vuốt râu hùm này, mình sẽ chết tên "Trọng Lu Sắc".

Đã thế, lại thêm khứa cựu đại tá công an Thạnh lắm mồm, đặt những câu hỏi xóc óc trong lúc thần trí ngài Tổng đang bấn loạn. Mja ! Leo lên tới cấp bậc đại tá CA, đương nhiên phải hiểu cơ chế điều hành, sinh hoạt của đảng, của chế độ mà còn vờ vịt, hỏi vớ vẩn.

Cần phải xử lý ngay và và xử lý nghiêm, để lâu, chúng lại đem mình ra bêu riếu, cười cợt, chế diễu những lúc trà dư, tửu hậu thì nhục lắm, chỉ còn nước độn thổ. Khốn nỗi, lão Thạnh này đã về hưu, làm sao để xử lý lão ? Chức vụ, quyền hạn không còn gì, chẳng lẽ lại tước cuốn sổ hưu, tuổi đảng hay mấy cái "nguyên" của lão ? Làm thế sẽ gây nhốn nháo, rối loạn trong hàng ngũ "cán bộ, lão thành cách mạng" dễ gây ra đảo chánh.

Khớp mõm lão cũng khó. Lão không chống đối, phê phán gì mình, chỉ (giả nai) ngớ ngẩn, hỏi khó. Giờ phải làm sao ? Khó nghĩ thật ! Đùa đâu !

Chẳng lẽ lại phát thêm cái lệnh truy nã quốc tế, nhờ Interpol giúp đỡ như đã làm với Trịnh Xuân Thanh ? Không được ! Lấy lý do gì ? Vụ Trịnh Xuân Thanh, Interpol cũng chẳng nhúc nhích, động đậy ngón tay dù mình đã khẩn khoản xin xỏ, yêu cầu nhiều lần, không có kết quả.

Lý do "làm lộ bí mật nhà nước" theo điều 263 của Bộ luật Hình sự để nhờ truy nã quốc tế không ổn. Tái diễn những trò trẻ con, họ cười vào mũi, khinh như chó. Giở trò bắt cóc như với Trịnh Xuân Thanh càng dễ chết hơn. Ngoài ra, làm cách nào biết Vũ "nhôm" và vợ con hắn ở đâu, để lên kế hoạch hành động ?

Giáng Sinh đã qua, chỉ còn vài ngày nữa là hết một năm, trong đội quân "tinh nhuệ" do hào kiệt đứng đầu, lãnh đạo với dàn hợp ca gồm Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, Phan Đình Trạc… ai là kẻ đã bắn tin cho Vũ "nhôm" biết để hắn và gia đình "bốc hơi" giữa thanh thiên bạch nhật không để lại tăm hơi ?

Chiến tích vẻ vang, nhập kho được Trầm Bê, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, cách chức Nguyễn Xuân Anh…, chuẩn bị trả mối thù phải mếu máo trước bá quan văn võ hồi năm 2012 sau Hội nghị Trung ương 6, khóa 11, vì không kỷ luật được Ba Ếch đã bị phủ mờ trước vụ Vũ "nhôm" biến mất.

"Hào kiệt" Nguyễn Phú Trọng giờ này đang tức tối, giận dữ không thốt nên lời hay đang nằm gãi d… cười thầm vì trận hỏa công, đốt lò thiêu rụi vây cánh kẻ thù, tha tào phe mình diễn tiến tốt đẹp. Ai dám cả quyết vụ trốn thoát của Vũ "nhôm" không do chính ngài tổng Trọng đạo diễn để chặt phe cánh kẻ thù trong Bộ Công an ?

Trong khi người dân háo hức, nôn nóng, hả hê, thích thú bàn tán xem những trò diễn đểu cáng, ma mãnh, triệt hạ phe cánh nhau trong nội bộ đảng cộng sản thì chuyện xả thải của nhà máy luyện thép Formosa chỉ còn ít tháng là tròn 2 năm. Cứt trâu đã hóa bùn, hàng trăm ngàn ngư dân thất nghiệp, mất ngư trường hành nghề, hàng triệu người bị ảnh hưởng đến sinh kế đã bị quên lãng.

Những vụ xả lũ ở Hố Hô, Hòa Bình… với hàng trăm nạn nhân mất mạng, thiệt hại tài sản, mùa màng lên đến hàng tỉ đô la Mỹ rồi cũng qua đi. Nhà máy thủy điện tiếp tục hoạt động không hề bị truy tố, không phải bồi thường thiệt hại.

Ai chết cứ chết, ai mất mát tài sản, hoa mầu, nhà cửa, thân nhân… vì những chính sách ngu dốt, tham lam của những kẻ cầm quyền, lãnh đạo đất nước thì ráng mà chịu. Lỗi không phải của đảng cộng sản Việt Nam, lỗi vì người dân sợ mất những gì họ đang có.

Tin tức về Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phan Kim Khánh… và cả trăm tù nhân lương tâm khác không gây xôn xao, xúc động trong lòng người dân Việt Nam bằng tin về Vũ "nhôm" trốn thoát, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Trầm Bê … xộ khám !

Đất nước càng lúc càng lệ thuộc vào Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của "Hào Kiệt Nguyễn Phú Trọng". Mừng thay ! Hạnh Phúc thay ! Dân Việt Nam tuyệt đối tin yêu đảng cộng sản Việt Nam dưới thời Nguyễn Phú Trọng với những chiến thắng vẻ vang trong chiến dịch "Đả hổ, diệt ruồi".

Thạch Đạt Lang

Nguồn : Tiếng Dân, 25/12/2017

Published in Diễn đàn

"Chết tiệt cộng sản" là cụm từ nguyền rủa mọi người đểu biết, không cần phải ba điều bốn chuyện, giải thích dài giòng, lê thê văn tự, thế nhưng "chết tiệt tương lại" thì có thể gây hiểu lầm nên cần phải nói cho rõ, bởi hai chữ "tương lai", cho dù không hề viết hoa, ngó bộ "hơi bị" giống bút hiệu hay nick name của một ông giáo sư xã hội học trong nước. Hai chữ tương lai ở đây, người viết chỉ muốn nói đến những chuyện chưa, nhưng có thể xẩy ra trong thời gian sắp tới, nôm na theo tiếng nước ngoài là phiu-chơ-rờ (future). Không hề có ý ám chỉ ai hay vật thể, sự việc nào hết.

chet1

Ảnh minh họa : Tượng Lenin bị đập đổ. Nguồn : internet

Theo sự hiểu biết hạn hẹp, đựng không đầy chai dầu xanh Con Ó (đâm), kiến văn ít ỏi như vài hạt cát trong sa mạc Sahara, chữ nghĩa viết ra không đầy cái lá mít (đặc) của người viết thì lịch sử chưa bao giờ có chữ "nếu". Mja ! Thuở còn mài đủng quần ở trung học, ông thầy Ng, dậy triết và Việt văn, mỗi khi vào lớp, bắt đầu giảng bài thường hỏi lớn : Triết học là gì ?

Lần đầu tiên hỏi, cả lớp ngồi im thin thít, mấy thằng con nít mặt búng ra sữa ngó nhau, đếch có thằng nào dám lên tiếng. Sau vài phút yên lặng, thấy không có thằng nào dám trả lời, ông thầy cầm phấn trắng viết lên bảng (đen) xì mấy chữ to đùng như voi – Triết là Biết, Triết học là Học Để Biết.

Cả lớp khoảng 40 thằng nhóc, 15-16 tuổi gật gù, rù rì trao đổi với nhau, ra điều đã thấm nhuần "Con đường Kách Mệnh". Ông thầy dùng giẻ xóa mấy chữ vừa viết, tương lên mấy chữ mới – Nhưng Biết Cái Gì mới được ? Một cái dấu hỏi to chần dần theo sau.

Đúng là tra tấn học trò không gươm, không giáo, hỏi chi mà ác đạn vậy trời ? Biết mẹ gì ? Bài vở toán, lý hóa, vạn vật, sinh ngữ Anh, Pháp, … bù đầu, bù cổ, thì giờ đâu suy nghĩ để biết cái gì là cái gì ?

Tuổi 15-16 là tuổi hồng, mới lớn, tuổi sau giờ học ựa cơm, xin (hoặc chôm) tiền ông bà già đi ăn chơi, tập tành uống cà phê, hút thuốc lá, hẹn hò, ci-nê-ma… làm sao có suy nghĩ để biết và cần biết cái gì ? Cả lớp lại ngồi im như ngậm hột thị.

Thế là thầy Ng thao thao giảng bài… Triết là biết ? Biết gì ? Biết cư xử nhân hậu, biết giữ gìn văn hóa, biết yêu nước, thương dân, biết phân biệt bạn thù, biết vận dụng lý trí, nhận định, tổng hợp sự kiện để hiểu đâu là chính, đâu là tà…

Ấy thế mà, những lời giảng sau đó của thầy Ng cũng dần dần thấm vào những cái đầu, đa số chân chất, ngây thơ, trở thành hành trang ứng xử với xã hội, với đời sau này của đám học trò. Nói là đa số vì trong đám trẻ mới lớn đó cũng có những cái đầu ngồi nghe nhưng không chịu hoặc không thể tiếp thu những lời giảng của thầy Ng. Nhưng thôi, đó là chuyện sẽ nói trong dịp khác.

Bước chân vào đời chỉ được vài năm thì miền Nam rơi vào tay cộng sản. Triết học nhân bản bị xóa xổ bởi một nền tảng triết học hoang tưởng mà căn bản lý luận ngược với thực tế xã hội và sự tiến hóa của nhân loại.

Xã hội bị đảo lộn, nền giáo dục nhân bản, văn hóa dân tộc bị xóa bỏ để thay thế bằng một loại văn hóa cuồng tín, man rợ. Chỉ cần quan sát vài sự kiện, dễ dàng nhận thấy sự tiến hóa ngược chiều trong xã hội Việt Nam hiện nay. Thế nhưng đa số người Việt Nam, dường như rất ít đọc sách, không thích triết học, nên thường không có suy nghĩ, tìm hiểu về sự kiện, dẫn tới việc không chịu suy luận để tìm ra nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề, cho nên thường hay hành xử tự cao, tự đại hoang tưởng hay theo tâm lý bầy đàn.

Người ta dễ dàng ồn ào, xúm xít vào chửi bới Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền về đề xuất thay đổi cách viết tiếng Việt với công trình nghiên cứu có tính "hàn the", xin lỗi nói lộn "hàn lâm", nhưng lại không hề quan tâm bàn bạc, có ý kiến để đưa tới hành động phản đối vụ bộ Tài-Môi chính thức cho công ty Formosa xả thải quá mức quy định. Nếu hỏi những người đã nhao nhao phản đối, sỉ nhục ca sĩ Mai Khôi vì cô cầm tấm biểu ngữ "Piss (Peace) on you Trump" – có biết ngày nào xử phúc thẩm Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không ? Số người trả lời được chắc không nhiều.

Hơn 72 năm ở miền Bắc, 42 năm trên cả nước, chế độ cộng sản đã thuần hóa dân tộc Việt Nam thành một giống dân bạc nhược, hèn hạ. Hãy quan sát những người lái xe "tham gia giao thông" đúng luật lệ, khi bị cảnh sát giao thông chận lại vòi tiền phạt không có lý do, bao nhiêu người sẵn sàng nộp phạt một nửa số tiền quy định để được thoát đi nhanh chóng, bao nhiêu người dám phản đối ?

Tương tự như vậy, bao nhiêu người dân dám công khai phổ biến trên mạng xã hội như facebook, chuyện các cán bộ viên chức ở công an, phường, xã đòi nguyên tắc "đầu tiên" khi cấp hay thị thực một giấy tờ, văn bản hành chánh như khai sinh, khai tử, sang nhượng, buôn bán… ? Chỉ cần 5-70 người trong một phường, xã cương quyết không đút lót viên chức, cán bộ chính quyền cấp văn bản thị thực hành chánh lên tiếng thì liệu những viên chức đó có dám tiếp tục mèo nheo, đòi hỏi quà cáp, tiền bạc lót tay ?

Với suy nghĩ đơn giản xuề xòa, dễ dãi lẫn ích kỷ, dĩ hòa vi quý, miễn sao cho xong việc mình là tốt… thấm dần vào máu, tạo nên tâm lý hèn hạ, việc gì cũng phải xin xỏ, năn nỉ, đút lót, bôi trơn. Cả một đất nước vận hành theo nguyên tắc đó, từ trong nội bộ đảng, chính quyền ra đến môi trường giao dịch trong xã hội trở thành văn hóa Xin-Cho. Hiến pháp trở thành trò hề khi đảng cộng sản ngồi xổm lên trên và thoải mái ỉa, đái vào văn bản pháp lý có giá trị cao nhất nước.

Từ chuyện nhỏ dẫn tới chuyện lớn. Formosa xả thải tàn phá môi trường, gây thảm họa môi sinh kéo dài trên 240 km dọc bở biển Việt Nam, hàng trăm ngàn hộ dân mất sinh kế, hàng triệu người bị ảnh hưởng, bao nhiêu người tham gia biểu tình chống lại sự tàn phá môi trường, đòi đóng cửa Formosa ? Chỉ thấy kêu gào, than khóc thay vì tập họp lại, đứng lên áp lực, đòi hỏi quyền lợi, yêu cầu chế độ, chính quyền có bổn phận, trách nhiệm giải quyết thảm họa với những kế hoạch, chính sách an dân lâu dài.

Nếu mỗi hộ dân bị mất ngư trường hành nghề chỉ cần cử một người đi biểu tình, kiên quyết đòi đóng cửa Formosa, cộng với sự tiếp sức của những người dân quan tâm ở nơi khác, con số sẽ lên đến hàng trăm ngàn hoặc hơn. Liệu chế độ mafia cộng sản Việt Nam có dám đàn áp như Thiên An Môn năm 1989 ? Câu trả lời còn bỏ ngỏ nhưng ít nhất nó biểu lộ suy nghĩ chững chạc, trưởng thành của một dân tộc, ý thức được quyền sống, quyền được làm người của mình.

Tiếc thay ! Lịch sử không có chữ "nếu" hay "giá mà". Một ông già gần đất, xa trời mang hàm giáo sư, đọc thiên kinh, vạn quyển còn chưa thấu hiều được nguồn gốc tai họa của đất nước, vẫn ngồi mơ mộng "giá mà", thì trách chi người dân chỉ rên rỉ, khóc than cho số phận hay thờ ơ trước biến động xã hội.

"Giá mà" cái gì ? Giá mà lúc này có được bản lãnh và tầm nhìn như Sáu Dân, Võ Văn Kiệt như ông giáo sư Tương Lai mơ ước. Mja ! Có thì sao, không có thì sao ? Một đất nước với 93 triệu dân u mê, trì trệ, bạc nhược, yếu đuối sau hơn 72 năm cai trị của cộng sản thì một trăm Sáu Dân cũng chẳng làm nhúc nhích, chuyển động được đất nước theo chiều ngược lại với hiện trạng hôm nay. Làm ơn (và làm phước) nhìn lại lịch sử một chút đi. Ai dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc ? Tài ba, thông minh, thao lược như Hồ Chí Minh còn phải bán đi hòn đảo chiến lược để đổi lấy vũ khí, quân lương đánh chiếm miền Nam thì cỡ như Sáu Dân làm được gì ?

Cũng đừng đơn giản cho rằng đến năm 2020 thì Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc bởi trên thực tế chế độ cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn lệ thuộc Trung Quốc. Không tin ư ? Hãy nhìn lại xem và nhìn cho kỹ. Từ kinh tế đến quân sự, văn hóa, thực phẩm…, từ mầu sắc tà áo dài trong cuộc thi hoa hậu, đến tấm bảng hiệu cho cửa tiệm, bộ quân phục của người lính Quân đội nhân dân… có y chang như Trung Quốc không ? Ngoài ra, nếu để ý sẽ thấy, mỗi lần họ Tập hắt hơi thì bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam co rúm lại vì sợ hãi. Đừng quên rằng, bất cứ một động thái nào để bắt tay với Mỹ đều phải được phép của Trung Nam Hải.

Hơn nữa, hãy so sánh tổng sản lượng quốc gia của hai nước năm 2016, GDP của Trung Quốc (11.200 tỉ USD) gấp hơn 55 lần GDP của Việt Nam (202,6 tỉ) , một sự chênh lệch quá sức lớn lao. Do đó, nhận định rằng Việt Nam đến năm 2020 sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc ngó bộ hơi xa xỉ. Dân số Trung Quốc đang gần 1,4 tỉ, nó cần gì cộng thêm 93 triệu nữa để nuôi cho thêm mệt ? Sát nhập Việt Nam vào thành một tỉnh của mình, Trung Quốc hoàn toàn không được lợi gì ngoài chuyện ôm thêm một cục nợ to tổ chảng cùng với một số dân chỉ giỏi khôn vặt, láu cá, đến cái bắt chước cũng chẳng ra hồn.

Có đi ăn cướp thì chẳng ai dại tấn công vào nhà thằng nghèo, khố rách, áo ôm, nợ như chúa chổm, phải quỵ lụy ăn xin khắp nơi. Quỷ quyệt, tinh ma như Tập Cận Bình chỉ cần giữ cho chế độ cộng sản Việt Nam đừng sụp đổ, thỉnh thoảng tiếp cho tí máu, mua chuộc đám lãnh đạo Việt Nam bằng một ít tiền đút lót, thế là dễ dàng điểu khiển, giật dây, biến Việt Nam thành cái bãi rác khổng lồ, tha hồ trút bỏ đồ phế thải như hóa chất độc hại, rác nguyên tử, rác bệnh viện… đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm hạng hai như than đá, sắt thép, đầu máy xe điện… với giá trời ơi đất hỡi, chẳng nước nào dám mua. Ngoài ra Việt Nam còn là nhà máy đóng gói, thay đổi bao bì sản phẩm, để có thể dễ dàng chui lọt qua cửa khẩu hải quan của những nước mà hàng hóa mang nhãn hiệu Made in China bị cấm tuyệt. Vừa giản tiện, ít tốn kém, lại không phải lo lắng mà cũng không mang tiếng nước lớn "bá quyền" đánh chiếm nước nhỏ.

Vậy tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu ? Đi về đâu nữa ? Đó là tương lai chết tiệt chứ ở đó mà "nếu" với "giá mà".

Thạch Đạt Lang

Nguồn : Tiếng Dân, 30/11/2017

Published in Diễn đàn

Hai ngày vừa qua, cộng đồng mạng, đặc biệt trên facebook đã dậy sóng vì một bài viết của ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền trong cuốn sách mới xuất bản, tựa đề "Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và Phát triển" (Tập 1). Nhiều tờ báo trong nước như Thanh Niên, Dân Trí, Tuổi Trẻ… đều lên tiếng về bài viết này.

duluanvien1

"Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và Phát triển" (Tập 1).

Bài "Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế" của tác giả Bùi Hiền nói trên, với đề xuất thay đổi một số mẫu tự khi viết, dựa theo cách phát âm trong tiếng Việt như : Záo Zục (giáo dục), N`à nướk (nhà nước), qười zân tộk (người dân tộc), Qôn qữ (ngôn ngữ), wủ tướq (thủ tướng)… đã gây rất nhiều tranh cãi. Hầu hết độc giả đều không chấp nhận đề án mang tính cách mạng chữ viết theo sự "nghiên cứu" của tiến sĩ Bùi Hiền. Hai chữ nghiên cứu được người cho vào ngoặc kép vì không hiểu đây có thật sự là môt công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tính hàn lâm hay chỉ là cơn bốc đồng của một người muốn nổi tiếng, chơi bạo, lấy tiếng… ngu và điên.

Đang tò mò tìm kiếm bài viết của ông Bùi Hiền xem ngang dọc ra sao thì có người nhấn chuông. Mở cửa, vừa vui vừa ngạc nhiên, khách là ông thầy Ng. dạy Việt văn ở trung học, sống cùng thành phố. Mời thầy vào phòng khách, trong lúc tôi pha cà phê, thầy nhìn quanh, thấy laptop đang chạy, thầy Ng. hỏi :

– Em đang làm việc hả ?

– Dạ không ! Em đang coi thiên hạ ném đá một ông Phó giáo sư tiến sĩ về ngôn ngữ học đưa ra dự án thay đổi cách viết tiếng Vịệt và định viết một bài về chuyện đó. Thầy biết chuyện đó không ?

– Thầy có nghe nói, chuyện ông phó giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền phải không ?

– Dạ ! Thầy nghĩ sao ?

Thầy Ng. không trả lời ngay. Chờ tôi mang cà phê ra, bỏ hai cục đường nhỏ vào trong tách, vừa khuấy nhẹ tách cà phê cho tan đường, thầy hỏi :

– Em định viết gì về việc đó ?

– Em định phân tích bài viết của ông Bùi Hiền.

– Em ở tù cải tạo 3 năm, sống thêm 3 năm với cộng sản rồi mới ra đi. Coi như 6 năm sống với cộng sản, dường như em vẫn chưa học được nhiều kinh nghiệm xương máu về họ. Thầy có đọc một số bài viết của em trên báo mạng Đàn Chim Việt, báo Tiếng Dân, trước đây là trang Anh Ba Sàm… thầy thấy đa số các bài viết của em dường như chỉ chạy theo sự kiện, phê phán, chỉ trích chế độ cộng sản, ít khi đưa ra được phương thức, kế hoạch hành động nào để thúc đẩy sự đấu tranh của người dân trong nước. Trước đây em có những bài viết khá, đưa ra được những chiến thuật, chiến lược hoạt động, nên tiếp tục viết theo hướng đó.

duluanvien2

Cái nguy hiểm, gian manh của truyền thông cộng sản là khi có một biến cố quan trọng cần phải đánh lạc hướng dư luận, họ sẽ tung ra một hai sự kiện giật gân cho những người đang bực tức, căm phẫn chế độ có nơi xả áp lực.

Lời nhận xét của thầy Ng. khiến tôi ngỡ ngàng. Hứng thú viết phân tích bài của ông Bùi Hiền tan biến, tôi im lặng nhìn thầy. Thầy Ng. nhìn tôi độ lượng :

– Em phí nhiều thời gian vào những chuyện không đáng để mình bận tâm. Điều cần thiết là xây dựng ý thức, hướng dẫn họ nên đấu tranh ra sao, làm cách nào để liên kết sức mạnh, đạt được hiệu quả...

Nhấp một ngụm cà phê, thầy Ng. tiếp :

– Nội dung đề xuất của Bùi Hiền không quan trọng, chẳng có gì đáng bàn. Cho dù đó có là một công trình nghiên cứu mang tính hàn lâm đi chăng nữa cũng khó lòng áp dụng trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay.

Điểm cần phải nói là dân trên mạng xã hội, dân trong nước, báo chí… ồn ào phê phán, đả kích đề xuất của Bùi Hiền mà quên đi những thực tế đang diễn ra từng ngày, từng giờ cần phải, không những chỉ lên án, chỉ trích mà còn phải có hành động tức khắc, như việc bộ Tài nguyên và môi trường cho phép Công ty Gang thép Hưng Nghiệp xả thải quá mức quy định (1). Một việc khác cũng không kém phần quan trọng là phiên tòa phúc thẩm xử Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 30/11/2017 sắp tới đây.

Em hãy đi hết một vòng bạn bè trên Facebook rồi đếm xem có bao nhiêu stt nói về phiên tòa phúc thẩm xử Mẹ Nấm Như Quỳnh vào ngày 30/11/2017, bao nhiêu người đưa tin hay viết ý kiến về việc bộ Tài nguyên và môi trường cho phép Formosa xả thải vượt tiêu chuẩn ? Cái nguy hiểm, gian manh của truyền thông cộng sản là khi có một biến cố quan trọng cần phải đánh lạc hướng dư luận, họ sẽ tung ra một hai sự kiện giật gân cho những người đang bực tức, căm phẫn chế độ có nơi xả áp lực.

Khoan bàn đến nội dung đúng hay sai, hữu ích hay không từ cái đề xuât thay đổi cách viết trong tiếng Việt. Khi mọi người xúm xít, ồn ào, mê mãi, chúi đầu, chúi mũi vào bình luận, phê phán, khen, chê, ủng hộ, chống đối… đề xuất đó, chế độ cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc di chuyển áp lực trong vụ xả thải vượt tiêu chuẩn của Formosa, vụ xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sang một hướng khác. Thầy gọi đó là mắc bẫy định hướng dư luận.

Nó đánh đúng vào tâm lý xốc nổi của đám đông, do áp lực bị chèn ép, ức hiếp trong đời sống, không dám vùng lên phản đối chế độ, có một nơi dễ dàng trút sự giận dữ bằng cách chửi rủa những người không đồng quan điểm với mình. Chính thái độ đó của nhiều người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự khách quan trong phán đoán, tôn trọng sự khác biệt nhận thức, suy nghĩ của người khác. Thế thì đấu tranh cho tự do, dân chủ để làm gì khi mà sự một khác biệt, một ý kiến thay đổi hiện trạng, dù hay hoặc dở đã bị bóp chết ngay từ đầu ?

Tôi ngồi yên lặng, không uống nổi một hớp cà phê. Những lời của thầy Ng. xoáy mạnh vào đầu. Quả thât không có lời cảnh tỉnh của thầy, suýt chút nữa tôi cũng đã chạy theo đám đông, viết bài phân tích đề xuất của Phó giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền mà quên đi những chuyện khác. Thấy tôi ngồi yên không nói gì, thầy Ng. tiếp :

– Cộng sản nó ngu, nó ít học, nhưng ít ra nó còn biết rút kinh nghiệm. Còn người dân Việt, nhất là anh em, tạm gọi là thành phần cấp tiến, thì đến cái đầu sợi dây kinh nghiệm nằm ở đâu còn không biết nên sau nhiều vụ việc vẫn chẳng rút được chút kinh nghiệm nào. Vẫn để bản thân bị dẫn dắt vào những điều vớ vẩn mà cứ nghĩ mình thông tuệ. Và đó chính là nỗi đau, nỗi mất mát, là điều càn phải sửa, phải bàn chứ không phải là việc tìm coi một đề xuất ngu ngốc nó ngu chỗ nào.

Nói xong, thầy Ng. cầm tách cà phê uống cạn, đứng lên :

– Thôi ! Thầy về ! Em hãy suy nghĩ lại xem thầy nói có đúng không ? Nếu thấy sai, em cứ qua gặp thầy. Lúc nào thầy cũng sẵn sàng nghe lời phản biện của em.

Thạch Đạt Lang

Nguồn : Tiêng Dân, 26/11/2017

**********************

(1) Đọc thêm :

Bộ Tài nguyên và môi trường cho Formosa xả thải quá mức cho phép (Người Việt, 24/11/2017)

Bộ Tài nguyên và môi trường "đặc cách" cho công ty Gang Thép Hưng Nghiệp (Formosa Hà Tĩnh) xả thải quá mức cho phép, theo báo Tiền Phong.

duluanvien3

Hệ thống ống khói tại các lò của Formosa được ghi nhận đang xả thải quá mức cho phép nhiều lần. (Hình : Zing)

Báo này cho hay, trong lúc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép năm 2013 quy định hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, thì Bộ Tài nguyên và môi trường cho phép lên đến 15%.

"Hệ quả là nồng độ độc hại trong khí thải của Formosa đang vượt mức cho phép nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam", báo Tiền Phong viết.

Công văn "ngoại lệ" cho phép nhà máy Formosa xả thải khi đó là do Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến ký ngày 9 tháng Giêng, 2014, tức trước thời điểm xảy ra thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung.

Báo Tiền Phong cũng cho hay, ngày 6 tháng Mười Một, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh ký công văn gửi bộ này "đề nghị xem xét, chỉ đạo việc Formosa Hà Tĩnh đang xả khí thải vượt mức cho phép".

Công văn ghi : "Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh thấy rằng, công ty Formosa đang sử dụng các loại nguyên liệu đầu vào như hiện nay nhưng khí thải tại lò thiêu kết (một bước trong quá trình luyện kim) có nhiều thời điểm vượt quy chuẩn, do đó trường hợp Formosa tái sử dụng các loại bùn, bụi mà chưa đầu tư hệ thống khử lưu huỳnh, nitơ, dioxin (theo báo cáo của Formosa dự kiến đến năm 2020 mới thi công xong), thì việc xử lý khí thải tại xưởng thiêu kết sẽ không đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia".

Tờ báo còn cho hay hiện Bộ Tài nguyên và môi trường đang giao Tổng cục Môi trường biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về khí thải công nghiệp sản xuất thép. "Theo đó, quy chuẩn mới vẫn cơ bản giữ nguyên các thông số kỹ thuật về khí thải công nghiệp trong sản xuất thép, nhưng lại thay đổi hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% lên 15%".

Hồi tháng Tư, mạng xã hội lan truyền tin công ty Formosa xả thải ra không khí chất dioxin. Ngay sau đó, Bộ Tài nguyên và môi trường phát đi thông cáo báo chí bác tin đồn trên mạng xã hội. Thông cáo của bộ này ghi : "Hoàn toàn có đủ cơ sở khoa học để khẳng định tin đồn trên các trang mạng xã hội là không chính xác. Trong quá trình luyện thép Formosa Hà Tĩnh có thể phát sinh ngoài chủ ý một lượng không đáng kể dioxin/furan từ công đoạn thiêu kết quặng sắt, tuy nhiên hoàn toàn có thể kiểm soát được quá trình này". Nghĩa là tuy bác tin đồn, nhưng công chúng có thể hiểu là Bộ Tài nguyên và môi trường gián tiếp khẳng định tin đồn.

Hồi tháng Ba, báo VietnamNet có bài cho biết Việt Nam cho dự án Formosa thuê đất 70 năm là "không trái luật" và viết thêm : "Đối chiếu với Luật Đầu Tư 2005, việc phê chuẩn cho các dự án thuê đất 50 năm hay 70 năm không sai. Còn việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường là thuộc trách nhiệm người quản lý, điều hành và khả năng kiểm tra giám sát". (T.K.)

Published in Diễn đàn
Trang 9 đến 9