Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Kinh vào hôm 11/08/2023 cho biết vừa phát hiện một công dân Trung Quốc được Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) tuyển mộ ở nước ngoài rồi cho về nước hoạt động.

giandiep01

Ảnh minh họa : Cờ Trung Quốc và Mỹ trong một cuộc gặp cấp cao hai nước tại Bắc Kinh ngày 16/09/2018. AP - Andy Wong

Theo hãng tin Pháp AFP, trong một thông báo đăng trên trang mạng của mình, bộ Công An Trung Quốc khẳng định : "Sau khi điều tra cẩn thận, cơ quan an ninh Nhà nước đã thu được bằng chứng về các hoạt động gián điệp của ông Tăng (Zeng) và theo luật pháp, đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế để kịp thời ngăn chặn tác hại"..

Theo bản thông báo, nghi phạm 52 tuổi, là nhân viên một tập đoàn công nghiệp quân sự Trung Quốc, thuộc diện "nhân viên bí mật quan trọng". Được gửi qua Ý du học, nhân vật này đã kết thân với một nhân viên CIA tại sứ quán Mỹ ở Rôma, và đã đồng ý cung cấp "thông tin nhạy cảm về quân đội Trung Quốc" để đổi lấy những "khoản thù lao khổng lồ" cũng như khả năng được cùng với gia đình qua Mỹ định cư.

Thông báo cho biết thêm là nghi phạm đã ký hợp đồng với phía Mỹ, và được đào tạo trước khi trở về Trung Quốc thực hiện các hoạt động gián điệp.

Theo AFP, thông tin về vụ gián điệp bị phát hiện đã nhanh chóng thu hút sự chú ý ở Trung Quốc và vươn lên đứng đầu bảng chủ đề được xem và bình luận nhiều nhất trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc vào sáng nay.

Trung Quốc và Hoa Kỳ gần đây thường loan báo việc phá vỡ được các vụ án gián điệp của nhau. Bộ Tư Pháp Mỹ chẳng hạn, hôm 03/08 vừa qua đã thông báo vụ hai quân nhân hải quân tại ngũ người Mỹ gốc Hoa đã bị bắt giữ vì tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc.

Việc Bắc Kinh sửa đổi luật chống gián điệp mới đây đã khiến nhiều công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc lo ngại trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước tiếp tục xấu đi.

Trên một trang blog, ông Craig Allen, chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, mới đây cho rằng những thay đổi "đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về việc tiến hành một số hoạt động kinh doanh thông thường, nhưng lại có nguy cơ bị coi là gián điệp".

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Tướng Mỹ báo động nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc năm 2025

Thanh Phương, RFI, 28/01/2023

Một viên tướng Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ rất cao nổ ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc vào năm 2025, rất có thể là do vấn đề Đài Loan. Ông kêu gọi các sĩ quan của mình hãy trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ngay từ năm nay. 

tqhk1

Tướng hải quân Mỹ Michael Minihan và tổng thống Mỹ thời đó, Barack Obama tại căn cứ không quân Mỹ Andrew, ngày 01/01/2013. AP - Carolyn Kaster

Tư lệnh không quân Mỹ Michael Minihan đã đưa ra lời cảnh báo nói trên trong một tài liệu lưu hành nội bộ, mà Lầu Năm Góc hôm qua đã xác nhận tính xác thực với hãng tin AFP.

Viên tướng này đánh giá chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "vừa có một ê kíp, vừa có một lý do và một cơ hội cho năm 2025". Theo tư lệnh không quân Hoa Kỳ, cuộc bầu cử ở Đài Loan năm 2024 sẽ cho lãnh đạo chế độ Bắc Kinh một "lý do" để hành động. Ông còn cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, cũng diễn ra vào năm 2024, sẽ khiến nước Mỹ bớt để ý tới Trung Quốc. 

Trong tài liệu lưu hành nội bộ, tướng Minihan kêu gọi quân của ông hãy tập luyện sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp nổ ra xung đột với Trung Quốc. 

Hãng tin AFP nhắc lại là vào tháng 8/2022, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc tập trận lớn chung quanh Đài Loan, một cuộc biểu dương lực lượng với tầm mức chưa từng có, để đáp trả chuyến viếng thăm hòn đảo của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi.

Khi đến thăm Đài Loan vào đầu tháng Giêng năm 2023, cựu tổng thư ký khối NATO Anders Fogh Rasmussen cũng đã kêu gọi các cường quốc Châu Âu gia tăng nỗ lực để ngăn chặn ý định của Bắc Kinh đánh chiếm hòn đảo này. Ông Rasmussen cho rằng các nước Châu Âu đã từng tỏ ra "quá ngây thơ" với Moskva trước khi Nga xâm lăng Ukraine và có thể sẽ lặp lại sai lầm này với Trung Quốc. 

Thanh Phương

*************************

Tướng Mỹ kêu gọi tăng cường lực lượng răn đe Trung Quốc

Vũ Anh, VnExpress, 28/01/2023

Chỉ huy Bộ tư lệnh Không vận Mỹ cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột với Trung Quốc trong hai năm tới, kêu gọi lực lượng nước này tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu.

220211-F-XN788-1270

Tướng Minihan thăm căn cứ không quân Travis, bang California, Mỹ, hồi tháng 11/2022. Ảnh: USAF.

"Tôi hy vọng mình sai. Linh tính mách bảo rằng xung đột sẽ nổ ra trong năm 2025. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba, trong khi đảo Đài Loan sẽ bầu lãnh đạo năm 2024. Bầu cử tổng thống Mỹ cũng diễn ra trong năm 2024 và khiến đất nước mất tập trung. Mọi yếu tố đều phù hợp với ông Tập vào năm 2025", đại tướng Mike Minihan, chỉ huy Bộ tư lệnh Không vận Mỹ (AMC), cho biết trong bản ghi nhớ nội bộ được tiết lộ hôm 27/1.

Phát ngôn viên AMC Zachary Boyer xác nhận bản ghi nhớ được chia sẻ trên mạng là thực, nhưng không bình luận về nội dung được tướng Minihan đề cập. AMC phụ trách lực lượng vận tải cơ và máy bay tiếp dầu của không quân Mỹ, cùng hàng loạt nhiệm vụ liên quan.

Trong bản ghi nhớ, tướng Minihan yêu cầu cấp dưới tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh sĩ, trong đó có cải thiện huấn luyện khả năng xạ kích nhằm hạ mục tiêu trong thời gian ngắn nhất.

"Chúng ta đã xây dựng nền tảng chiến thắng trong năm 2022, trong khi năm 2023 sẽ cải thiện khả năng tác chiến dựa trên nền tảng đó. AMC cần hành động nhanh hơn, củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng và tác chiến linh hoạt với bản thân chúng ta và lực lượng liên quân, nhằm răn đe và đánh bại Trung Quốc nếu cần thiết", ông nhấn mạnh.

Giới chức Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Mỹ cam kết tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc", nhưng tiếp tục duy trì quan hệ với Đài Loan và cung cấp cho hòn đảo các loại khí tài hiện đại.

Joseph Trevithick, nhà bình luận chuyên về quân sự của Drive, đánh giá bình luận của tướng Minihan "rõ ràng rất quyết liệt". Tuy nhiên, nhiều quan chức cấp cao Mỹ gần đây cũng cho rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, nhận định điều này có thể diễn ra trước năm 2027.

Phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ, hồi tháng 9/2022 thừa nhận Bắc Kinh đủ khả năng triển khai lực lượng bao vây đảo Đài Loan. Quân đội Trung Quốc từng gặp nhiều khó khăn trong hiệp đồng liên quân chủng, vốn là phương thức tác chiến hiện đại. Đây được coi là điểm yếu tiềm tàng với lực lượng vũ trang Trung Quốc, nhưng ông Thomas cho rằng Bắc Kinh đã đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này.

Tướng Clinton Hinote, phó tư lệnh không quân Mỹ phụ trách chiến lược, cuối năm ngoái cảnh báo Lầu Năm Góc sẽ làm mọi cách để ngăn Trung Quốc thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực, biến nó thành một trong những chiến dịch quân sự khó khăn nhất trong lịch sử. "Tôi mong họ nhận ra rằng Mỹ sẽ không để dòng chảy hậu cần của Trung Quốc tiếp diễn nếu điều đó xảy ra", ông nói.

Vũ Anh (theo AFP)

*************************

M phô din sc mnh quân s trong sân sau ca Bc Kinh

Reuters, VOA, 28/01/2023

Trong vài tiếng đng h dưới bu tri xám xt, hàng chc máy bay chiến đu và trc thăng gm rú bay lên, đáp xung bãi đáp ca tàu sân bay Nimitz, trong mt cuc biu dương sc mnh quân s ca Hoa K ti mt trong nhng vùng bin tranh chp gay gt nht thế gii : Bin Đông.

tqhk3

Tàu sân bay USS Nimitz ca M.

Máy bay trc thăng MH-60 Seahawk và máy bay phn lc F/A-18 Hornet vi các bí danh như Fozzie Bear, Pig Sweat và Bongoo phát ra nhng tiếng rú chói tai khi h cánh trong mưa phùn xung Nimitz, chiếc tàu sân bay dn đu mt nhóm tàu tiến vào Bin Đông hai tun trước.

Ch huy ca nhóm, Chun đô đc Christopher Sweeney, cho biết chuyến đi là mt phn trong cam kết ca Hoa K nhm duy trì quyn t do đi li trong vùng bin và vùng tri ca mt khu vc quan trng đi vi thương mi toàn cu.

"Chúng tôi s ra khơi, bay và hot đng bt c nơi nào mà các tiêu chun và quy tc quc tế cho phép. Chúng tôi s làm điu đó mt cách an toàn và chúng tôi s kiên quyết v điu đó", Chun đô đc Sweeney nói vi Reuters hôm 27/1.

"Đây tht ra là di chuyn và vn hành dĩ nhiên vi các đng minh và đi tác ca chúng tôi trong khu vc và đm bo vi h v thương mi t do và ci m n Đ Dương-Thái Bình Dương".

S hin din ca Hoa K Bin Đông, nơi vn chuyn khong 3,4 nghìn t đô la thương mi hàng năm, đã được các đng minh như Nht Bn, Hàn Quc, Philippines và Úc hoan nghênh, nhưng nó tiếp tc chc gin đi th Trung Quc, vn coi các cuc din tp này là hành đng khiêu khích trong sân sau ca h.

Trung Quc tuyên b quyn tài phán lch s đi vi gn như toàn b Bin Đông, bao gm các vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.

Bc Kinh cũng đã tiến hành các cuc tp trn thường xuyên và duy trì s hin din ln ca lc lượng bo v b bin và tàu cá xa đt lin - mt ngun căng thng thường xuyên vi các nước láng ging.

Nhóm tàu sân bay Nimitz 11 bao gm tàu tun dương phi đn hành trình dn đường Bunker Hill và các tàu khu trc phi đn dn đường Decatur, Wayne E. Meyer và Chung-Hoon. Tàu Chung-Hoon vào ngày 5 tháng 1 đã đi qua eo bin Đài Loan nhy cm, khiến Trung Quc khó chu.

Điu đó xy ra hai tun sau khi mt máy bay chiến đu J-11 ca hi quân Trung Quc gây báo đng khi bay cách mt máy bay ca Lc lượng Không quân Hoa K trong vòng 3 mét trên Bin Đông.

Chun đô đc Sweeney nói rng điu quan trng là phi tuân th các quy tc quc tế và cho biết s hin din ca Hoa K Bin Đông th hin cam kết ca M vi các đng minh trong khu vc.

"Chúng tôi đã hot đng trong cùng mt vùng bin vi hi quân Trung Quc, Singapore hoc Philippines k t khi chúng tôi đến và tt c đu an toàn và chuyên nghip," ông nói.

"Chúng tôi s ra khơi, bay và hot đng bt c nơi nào mà vùng bin quc tế cho phép, chúng tôi s không đi đâu c".

Published in Châu Á

Biển Đông : Mỹ "kiên quyết không nhượng bộ Trung Quốc" (RFI, 20/11/2018)

Phát biểu tại Hồng Kông ngày 19/11/2018, một quan chức ngoại giao Mỹ một lần nữa đã nhắc lại rằng Washington sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong các vấn đề Biển Đông và Đài Loan, cho dù Mỹ vẫn mong muốn duy trì hợp tác ngoại giao cấp cao với Trung Quốc thông qua các cuộc đối thoại song phương và đa phương.

mytrung1

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt trong vùng Biển Đông. Tháng 4/2018. Reuters

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ông Patrick Murphy, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của bộ Ngoại Giao Mỹ, từng tháp tùng phó tổng thống Mỹ Mike Pence công du Châu Á vào tuần trước, đã quy trách nhiệm cho Trung Quốc là bên đã phức tạp hóa và làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của hai vấn đề Biển Đông và Đài Loan đang khuấy động quan hệ Mỹ - Trung hiện nay.

Đối với quan chức Mỹ này, trên cả hai vấn đề Biển Đông và Đài Loan, Hoa Kỳ đã duy trì được nguyên trạng từ nhiều thập niên qua, nhưng hiện nay, "Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng ở cả Biển Đông lẫn Đài Loan, và điều đó dẫn tới căng thẳng và hỗn loạn, làm cho tình hình ngày càng rắc rối thêm".

Về Biển Đông, ông Murphy cho rằng : "Làm sao đối thoại được khi vào cùng một lúc, một quốc gia tiếp tục xây dựng, cải tạo và quân sự hóa… phá vỡ lòng tin".

Theo South China Morning Post, tuyên bố trên đây nhắc đến việc Trung Quốc bồi đắp 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, và quyết định triển khai quân lính và vũ khí lên các thực thể này.

Các vụ trực diện giữa chiến hạm Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng lên trong thời gian qua ở Biển Đông, nơi Đài Bắc và Bắc Kinh có tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Mỹ đã nhấn mạnh quyền tự do lưu thông của mình trong vùng biển này, trong khi Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền trong khu vực.

Trọng Nghĩa

*****************

Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông (RFA, 20/11/2018)

Hôm 20/11 hãng tin AP cho biết Hoa Kỳ vừa điều hai tàu sân bay chuẩn bị đến Biển Đông là tàu USS Ronald Reagan và tàu USS John C. Stennis.

mytrung2

Hình chụp của Hải quân Mỹ : Tuần dương USS Antietam đi cạnh tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Philippines hôm 21/6/2018 - AFP

Tờ Liberty Times của Đài Loan trích thông báo của quân đội Mỹ cho biết tàu sân bay USS Ronald Reagan đã nhập cùng với các tàu khu trục US Antietam và USS Milius là những tàu vừa đi qua eo biển Đài Loan gần đây để chuẩn bị vào Biển Đông.

Trong khi đó, tàu sân bay USS John C. Stennis hiện vẫn ở gần Philippines. Tàu này sau đó cũng sẽ đến Biển Đông.

Trước đó, tại thượng đỉnh APEC hồi cuối tuần qua ở Papua New Guinea, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc rằng Biển Đông không thuộc về bất kỳ ai và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu chiến đi qua khu vực này nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hai và hàng không trong khu vực.

Theo AP, Trung Quốc mới đây đã đồng ý cho tàu USS Ronald Reagan cùng ba tàu khác của Hải quân Mỹ đến Hong Kong. Ba tàu khác được cho biết là các tàu Curtis Wilbur, Chancellorsville và Benford. AP trích thông tin từ cơ quan chức năng cảng Hong Kong cho biết những tàu này sẽ đến Hong Kong vào ngày 21/11. Trước đó, vào tháng 9, Trung Quốc đã từ chối không cho tàu sân bay Mỹ đến Hong Kong giữa lúc có những căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Chuyến thăm Hong Kong của tàu sân bay Mỹ lần này diễn ra vào ngay trước thượng đỉnh Mỹ Trung nhân hội nghị các nước G 20 ở Argentina vào 2 tuần tới.

*******************

Tàu hải quân Mỹ sẽ thăm cảng Hồng Kông sau khi Trung Quốc thôi từ chối (VOA, 20/11/2018)

Trung Quốc cho phép mt tàu sân bay ca Hi quân M và nhóm tàu chiến đu kèm theo thc hin chuyến ghé thăm cng Hng Kông sau khi Trung Quc tng t chi mt đ ngh tương t gia lúc có nhng căng thng vi Washington.

mytrung3

Chiếc limousine chở Tập Cận Bình chạy qua đại lộ Độc Lập do Trung Quốc tài trợ tại Port Moresby, Papua New Guinea ngày 16/11/2018.Mark Schiefelbein/Pool via Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump không đến dự cuộc họp thường niên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), gởi phó tổng thống Mike Pence đi thay. Ông Pence thậm chí còn không lưu lại ban đêm tại thủ đô của Papua New Guinea, vốn nổi tiếng là mất an ninh, mà ngủ đêm bên kia bờ biển Corail, thuộc Úc.

Tương phản càng rõ rệt hơn khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Port Moresby từ thứ Năm 15/11/2018, khánh thành một con đường và một trường học do Trung Quốc tài trợ, ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào thứ Bảy 17/11. Papua New Guinea đã trải thảm đỏ cho phái đoàn Bắc Kinh, cờ Trung Quốc treo đầy dọc theo đại lộ.

Theo AFP, trong một bài viết đăng trên báo chí địa phương trước khi đến, Tập Cận Bình cam kết "tạo đà mới cho công cuộc phát triển chung" Trung Quốc - Papua New Guinea, và "đào sâu sự hợp tác thực tiễn với các đảo quốc Thái Bình Dương, thông qua thương mại, đầu tư".

"Cơ hội rất lớn cho Trung Quốc"

Ông Ben Rhodes, từng là trợ lý cho cố vấn an ninh quốc gia thời Barack Obama, nhận định sự vắng mặt của tổng thống Hoa Kỳ đã "tặng cho Trung Quốc một cơ hội hết sức to lớn để mở rộng ảnh hưởng". Bắc Kinh có "cơ hội lịch sử để xâm nhập khu vực trong nhiệm kỳ của ông Trump".

Trước khi thượng đỉnh khai mạc, một viên chức cao cấp Mỹ không muốn nói tên, tố cáo Bắc Kinh lao vào "một kiểu ngoại giao bẫy nợ nguy hiểm trên toàn khu vực". Nhiều quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đã nhận các món vay từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng "không minh bạch".

Hậu cảnh của hội nghị thượng đỉnh có lẽ sẽ căng thẳng này, là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bất đồng về cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) dường như càng làm phức tạp thêm nỗ lực của các nhà ngoại giao APEC để soạn thảo thông cáo chung của các ngoại trưởng sẽ phải công bố trong dịp này.

Ông Donald Campbell, đồng chủ tịch Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương nói : "Chúng ta đang sống trong một giai đoạn khó khăn, với căng thẳng thương mại ngày càng tăng, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và tất nhiên sẽ được phản ánh trong các cuộc thảo luận ở Port Moresby. Sẽ rất khó đồng tình được với nhau về bản thông cáo".

Việt Nam và 40 chiếc xe sang Maserati

Hôm thứ Sáu 16/11/2018, thủ tướng Papua New Guinea, ông Peter O’Neil chừng như muốn nhắc nhở các vị khách mời về các quy định thương mại quốc tế. Ông nhấn mạnh : "Các nền kinh tế nhỏ nhất, những quốc gia như Papua New Guinea rất trông cậy vào thương mại quốc tế, đặc biệt là việc tôn trọng các quy định WTO".

Chương trình chính thức của hội nghị gồm các vấn đề hội nhập kinh tế trong khu vực, và cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Nhưng chương trình nghị sự đã bị lu mờ chỉ vì hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại một thành phố nổi tiếng là tội phạm hoành hành, các băng đảng được biết dưới tên gọi "raskol" ngự trị với luật pháp do chúng đặt ra.

Vì vấn đề an ninh cũng như hậu cần, các đại biểu và phóng viên phải lênh đênh trên ba chiếc tàu, do nước Úc láng giềng cho mượn trong dịp này. Một phần nhiệm vụ giữ an ninh cho thượng đỉnh được giao phó cho các quân đội nước ngoài. Úc điều đến 1.500 quân nhân, trong đó có lực lượng đặc biệt, phi cơ tiêm kích và chiến hạm.

Việc chuẩn bị cho thượng đỉnh được đánh dấu bởi các tranh cãi về việc chính quyền Papua New Guinea mua 40 chiếc xe sang Maserati cho các lãnh đạo APEC sử dụng, trong khi các bệnh viện thường xuyên thiếu thuốc men và phân nửa dân số thủ đô sống trong những căn nhà ổ chuột.

Bị chất vấn về món đầu tư này, ông O’Neil không giấu được sự bực tức. Ông nói với báo chí : "Quý vị có đặt ra cùng một câu hỏi như vậy với Việt Nam hay không, khi Hà Nội mua 400 chiếc Audi ? Hội nghị thượng đỉnh này là dịp để giới doanh nhân ý thức được về tiềm năng của Papua New Guinea".

Thụy My

Published in Quốc tế
mardi, 14 août 2018 08:50

Trung Quốc muốn qua mặt Mỹ

Người Trung Quốc muốn phục hồi đế chế cũ của họ. Khi Bắc Kinh đã đạt được mục tiêu cao cả này (gần đạt được mục tiêu hơn là những người quan tâm thừa nhận), thì người Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế Mỹ để trở thành siêu cường thống trị thế giới. Nhiều nhà phân tích - đặc biệt là các nhà phân tích phương Tây - chế giễu khái niệm này. Dù mục đích tối thượng của Trung Quốc có là gì đi nữa, thì cũng rõ ràng là Trung Quốc muốn sắp xếp lại trật tự thế giới một cách triệt để, để cho người Trung Quốc được lợi. Đây là bản chất của quan hệ quốc tế.

quamat1

Các vận động viên với lá cờ Mỹ và Trung Quốc trên tay. Ảnh minh họa.

Nhìn vào sự phát triển của Trung Quốc từ khởi thủy đến thời điểm hiện nay, ta thấy rằng Trung Quốc không ngừng bành trướng ra khỏi cội nguồn của nó bên bờ sông Hoàng Hà, rồi chiếm được phần lớn lãnh thổ ở miền Đông lục địa Á-Âu (Eurasia). Ban đầu, Trung Quốc bành trướng từ khu vực sông Hoàng Hà, rồi chuyển lên phía bắc và phía tây. Rồi Trung Quốc xoay trục một cách từ từ và bắt đầu tiến xuống phía nam, về phía đại dương. Hiện nay, đất nước Trung Quốc kéo dài từ Afghanistan đến tận Bắc Triều Tiên.

Kết hợp khả năng với mục tiêu

Lý do khiến nhiều nhà quan sát Trung Quốc hoài nghi về việc Trung Quốc có ý định trở thành siêu cường - đế chế toàn cầu thực sự - là khả năng của Trung Quốc không tương xứng với mục tiêu. Trong phần lớn lịch sử của mình, Trung Quốc là cường quốc lục địa. Trung Quốc đã tránh được các cam kết quân sự lớn trên biển (ngoại lệ đáng chú ý là Hạm đội của Trịnh Hòa, thế kỷ XV). Những người hoài nghi cho rằng Trung Quốc mãi mãi sẽ vẫn như thế.

Nói cách khác, Trung Quốc là cường quốc lục địa, tương tự như nước Nga. Do đó, Trung Quốc sẽ vẫn giữ thế thượng phong trên đất liền và khá yếu trên đại dương. Tuy nhiên, khác với Nga, Trung Quốc có bờ biển dài, tiếp giáp với các tuyến hàng hải rất quan trọng. Thương mại trên biển mang lại cho các tỉnh giàu nhất của nước này những món lợi khổng lồ, hơn hẳn các khu vực trong nội địa. Bên cạnh đó, khái niệm cho rằng cường quốc lục địa, như Trung Quốc, không bao giờ có thể xoay trục và trở thành sức mạnh trên biển là vô lý. Nói cho cùng, chính Mỹ đã làm như thế !

Là dân tộc đi khai khẩn đất đai, nước Mỹ cũng bắt đầu như lực lượng hoạt động chủ yếu trên đất liền. Chắc chắn là, Mỹ có hải quân và đường bờ biển dài, tiếp giáp với Đại Tây Dương (và dựa khá nhiều vào vào thương mại toàn cầu để duy trì đất nước về mặt kinh tế). Tuy nhiên, từ thời Chiến tranh giành Độc lập cho đến Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, Hoa Kỳ tập trung vào việc bành trướng - và kiểm soát - toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Theo định nghĩa, đấy là chính sách lục địa. Chắc chắn là, đất nước đã xoay trục và trở thành lực lượng hải quân nhằm đánh bật Đế quốc Tây Ban Nha, từng kiểm soát trong một thời gian dài Cuba, nằm ở phía nam nước Mỹ.

Ban đầu chỉ là nỗ lực khó tin là hướng quân đội Mỹ khỏi lục địa – lực lượng chỉ tập trung vào việc bảo vệ những người định cư ở biên giới – đã dẫn tới kết quả : Thành lập được lực lượng hải quân hùng mạnh. Hải quân Mỹ đã có thể giúp đỡ cuộc xâm chiếm Cuba (và lật đổ vị trí của đế quốc Tây Ban Nha ở Tây Bán Cầu). Nó còn đưa đến kết quả : Mỹ chiếm được các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Philippines – biến Mỹ thành tay chơi quan trọng trên đấu trường quốc tế kể từ đó.

Nhu cầu là nguồn gốc của đổi mới. Cuối thế kỷ XIX, người Mỹ tin rằng nước này đã chinh phục được lục địa. Không những không giải ngũ lực lượng quân sự nhỏ bé của mình, Washington hướng nó vào những hoạt động trên đại dương và bắt đầu nhìn xa hơn.

Hiện nay Trung Quốc cũng làm hệt như thế. Nếu Bắc Kinh giành được thế thượng phong trong những khu vực lận cận, thì họ sẽ chuyển hướng sang những khu vực nằm trong vòng ảnh hưởng của Mỹ.

Tham vọng đế quốc của Trung Quốc 

Trung Quốc từng là một cường quốc lục địa, nhưng Bắc Kinh đang tăng cường lực hải quân. Tương tự như Mỹ trước đây, việc phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc có nghĩa là họ sẽ hất cẳng đế quốc xa lạ, thù địch (Mỹ) đang giúp cho hòn đảo vốn là mối đe dọa đối với Trung Quốc - từ năm 1949 – khỏi khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong trường hợp này, Đài Loan đối với đế chế Trung Quốc đang bắt đầu nảy nở cũng tương tự như Cuba đối với Mỹ vào năm 1889.

Các nhà quan sát nhanh chóng chỉ ra rằng ngay cả trong giai đoạn đỉnh cao, đế chế Trung Quốc vẫn chỉ là siêu cường khu vực. Sự kiện ít người hiểu là toàn cầu hóa - và quy mô có một không hai của Trung Quốc - đã biến Trung Quốc trở thành tay chơi chủ chốt trong hệ thống quốc tế. Trên thực tế, kể từ khi quan hệ Trung-Xô rạn nứt, trong thập niên 1970, và thái độ thân thiện sau đó giữa Mỹ và Trung Quốc, tiền và kiến thức của Mỹ đã được sử dụng một cách hiệu quả nhằm xây dựng Trung Quốc thành tay chơi lớn như hiện nay nay.

Có thời, quan hệ Trung-Mỹ từng được gọi là "Chimerica". Nhưng, sau cuộc suy thoái năm 2008, dường như hai nhóm này đã ly hôn (hoặc ít nhất là ly thân). Khi những bất hòa xưa cũ bùng lên, nhiều người tự an ủi bằng quan niệm cho rằng Trung Quốc không bao giờ có thể trở thành lực lượng đe dọa đối với nước Mỹ.

Đúng là Trung Quốc phải quan tâm tới một số vấn đề to lớn : Tai họa về nhân khẩu học, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất bại của chính phủ quá tập quyền. Tuy nhiên, trừ tai họa về nhân khẩu học, Trung Quốc đã trải qua các chu kỳ tăng trưởng kinh tế và bất ổn chính trị trong một thời gian dài.

Bằng cách nào đó, Trung Quốc đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Trung Quốc quay lại vũ đài thế giới không chỉ như một siêu cường, mà như một siêu cường vĩ đại nhất sẽ làm cho ngay cả những người Mỹ thờ ơ nhất nhận thức được bản chất và mức độ của mối đe dọa này.

Thật không may là, tương tự như đế quốc Tây Ban Nha vào năm 1898, Mỹ đang bỏ qua những mối đe dọa đáng kể đối với chính mình.

Hướng tới thế kỷ Trung Hoa ?

Rõ ràng là : Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là thành phần quan trọng của nền kinh tế thế giới, và Mỹ phải thường xuyên hiện diện ở đây. Suốt hàng chục năm qua, Trung Quốc đã cho thấy ý định phá hoại lợi ích của Mỹ, trong khi làm cho mình mạnh lên. Chỉ cần thế cũng đủ để gia tăng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và khuyến khích các nước khác trong khu vực chống lại Trung Quốc rồi.

Chúng ta tiếp tục tự nhủ rằng đe dọa quân sự của Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành hiện thực mà một số người (như tôi) lo sợ. Tuy nhiên, đe dọa của Trung Quốc đang gia tăng. Người phương Tây nói rằng chúng ta đưa năng lực sản xuất công nghiệp của mình cho Bắc Kinh vì phương Tây sẽ dẫn đầu làn sóng kinh tế "tri thức" tiếp theo. Nhưng Trung Quốc không chỉ tiếp thu công nghiệp của chúng ta (chúng ta sẵn sàng trao cho họ để đổi lấy những món nữ trang rẻ tiền), mà Trung Quốc còn (trong thập kỷ vừa qua) bắt đầu xoay trục nhằm giành thế thượng phong cả trong lĩnh vực tri thức – họ đang làm như thế.

Bạn bè của tôi ở Wall Street khẳng định rằng kinh tế Trung Quốc sẽ nổ tung. Có thể lắm. Chúng ta vẫn đang chờ đợi sự kiện này. Ngay cả nếu kinh tế Trung Quốc thực sự nổ tung, đe dọa vẫn không giảm. Chỉ có đe doạ là thay đổi mà thôi. Xét cho cùng, nước Trung Quốc bất ổn, phân tán, bị chủ nghĩa dân tộc xé ra thành từng mảnh, thậm chí còn nguy hiểm hơn là đất nước giả-cộng-sản, nhưng thống nhất.

Lần đầu tiên trong suốt hàng chục năm qua, Mỹ đang cạnh tranh với một đối thủ, mà trong nhiều khía cạnh, Mỹ đang lẽo đẽo theo sau. Trước hết, các nhà lãnh đạo Mỹ phải thừa nhận mối đe dọa này. Sau đó, Mỹ phải vận động để làm những điều mà Tây Ban Nha không làm được với nước Mỹ trong giai đoạn đang ngóc đầu dậy : Thách thức nó ngay từ đầu nhằm loại bỏ bất kỳ mối đe dọa thực sự nào.

Thời gian không ủng hộ chúng ta.

Brandon J. Weichert

Nguyên tác : China's Marathon to Take Over America, americanthinker, 09/08/2018

Phạm Nguyên Trường dịch

Nguồn : VNTB, 14/08/2018

Brandon J. Weichert là nhà phân tích địa chính trị, quản lý trang The Weichert Report : World News Done Right và là một cộng tác viên của American Spectator. Ông cũng là biên tập viên ở American Greatness. Bài viết của ông về an ninh quốc gia và Quốc hội đã được đăng trên các trang mạng như Real Clear Politics, Space News, và HotAir.com. Brandon từng là nhân viên của Quốc hội Mỹ, ông có bằng M.A. về quản lý và an ninh quốc gia và hiện đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ về quan hệ quốc tế.

Published in Diễn đàn