Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong bộ máy điều hành của Chính phủ, không có Bộ Chính trị. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương cũng không có điều luật nào đề cập đến thẩm quyền của Bộ Chính trị. Thế nhưng vào cuối giờ chiều ngày 15/8, nhiều báo điện tử có cùng bản tin với tít tựa "Bộ Chính trị hướng dẫn thí điểm hợp nhất cơ quan Đảng, chính quyền ở tỉnh, huyện".

dang1

Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh minh hoạ.

Tương tự, Luật Mặt trận tổ quốc cũng không có điều luật nào về thẩm quyền của Bộ Chính trị trong việc can thiệp vào hiệp thương chọn lựa những chức danh quản lý của tổ chức này.

Hiến pháp 2013, tại Điều 4.3 đã ghi rất rõ rằng : "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Phải chăng Đảng cho mình cái quyền nghiễm nhiên đứng trên Hiến pháp và pháp luật ?

Tại sao lại là chiều ngày 15-8 ?

Ngày 7/8/2018, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Câu hỏi đặt ra là vì sao ngày ký ban hành là 7/8, nhưng hơn tuần lễ sau thì tin tức mới đồng loạt đăng trên các báo ? Liệu có liên quan gì đến vụ việc hôm 14/8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ‘phát biểu chỉ đạo, khai giảng’ Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII (lớp thứ I, năm 2018) ?. Phải chăng ông Trọng muốn đả thông tư tưởng trước khi những nội dung "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" được công khai ?

"Tôi được biết, theo chương trình, chúng ta sẽ nghe 9 chuyên đề. Đó là những vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội ; xây dựng Chính phủ liêm chính và hành động ; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ ; công tác tư tưởng, lý luận ; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Với tinh thần chủ yếu là bổ túc, cập nhật những nhận thức mới, có tính chất gợi mở, định hướng để các đồng chí tự nghiên cứu, vận dụng trong hoạt động thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho công tác". Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi khai giảng Lớp bồi dưỡng.

Từ phát biểu đó, sở dĩ đặt nghi vấn về ‘đả thông tư tưởng’, vì nếu căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì những nội dung của "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", mà ông cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ký ban hành trên cương vị Thường trực Ban Bí thư, là việc Đảng Cộng sản Việt Nam tái khẳng định việc họ đang công khai đứng trên Hiến pháp và pháp luật.

Chính quyền của dân hay của Đảng ?

"Người được phân công kiêm nhiệm là người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp ; là ủy viên ban thường vụ cấp ủy (hoặc cấp ủy viên) và là ủy viên UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Việc kiện toàn chức danh người đứng đầu theo trình tự : Ban thường vụ cấp ủy phân công đối với chức danh về đảng ; giới thiệu để Hội đồng nhân dân (HÐND) bầu ủy viên UBND và UBND quyết định bổ nhiệm chức vụ thủ trưởng cơ quan chuyên môn của UBND. Người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn thuộc UBND thuộc biên chế cơ quan đảng".

Đó là quy định của thí điểm kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn của chính quyền có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cấp tỉnh, cấp huyện mà Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng yêu cầu.

Câu hỏi đặt ra : phải chăng ông Trần Quốc Vượng đang nắm quyền điều hành bộ máy hành chính quốc gia chứ không phải ông Nguyễn Xuân Phúc ? Sở dĩ đặt câu hỏi như vậy, vì việc "tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện" là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND, quy định :

1. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.

3. Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương ; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở ; không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặt tại địa bàn.

4. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Mặt trận Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền hay của Đảng ?

Câu trả lời : nếu theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân ; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân ; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội ; giám sát, phản biện xã hội" (trích Điều 1).

Còn hiện nay, theo "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" mà ông Trần Quốc Vượng ký ban hành, thì mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước tiên là cơ sở chính trị của Đảng Cộng sản.

"Về thí điểm trưởng ban dân vận cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện, Bộ Chính trị giao ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế tại địa phương chủ động lựa chọn thực hiện thí điểm ở cấp huyện ; Ban Tổ chức trung ương chủ trì, phối hợp Ban Dân vận trung ương, Ðảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm việc và thống nhất với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy nơi có điều kiện để thí điểm mô hình này.

Kiện toàn chức danh kiêm nhiệm thực hiện theo trình tự phân công ủy viên ban thường vụ, trưởng ban dân vận cấp ủy trước, sau đó giới thiệu để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hiệp thương chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc theo quy định của Ðiều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hướng dẫn của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam". (trích "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả").

Như vậy, việc "giám sát, phản biện xã hội" sẽ phải theo răm rắp ý Đảng, vì tổ chức Mặt trận Tổ quốc giờ đây chỉ còn giữ lại tên gọi, còn về nhân sự điều hành thì đã đồng nhất với tổ chức dân vận của Đảng.

Người tài ở Việt Nam đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Tính đến cuối giờ chiều ngày 16-8, văn bản có tên Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" vẫn chưa được phát hành công khai trên hệ thống văn bản pháp luật để các bên liên quan và người dân quan tâm tìm hiểu cặn kẽ.

Từ những gì mà báo chí đã đăng, có thể thấy rằng tất cả các chức danh quản lý trong bộ máy quản trị hành chính từ cấp quận, huyện trở đi đều thuộc về nhân sự là đảng viên Đảng Cộng sản. Người tài, nếu chưa là đảng viên thì không có cơ hội nào để được bầu chọn, vì nơi bầu chọn nhân sự thuộc về cơ quan Đảng, chứ không phải từ sự cạnh tranh công bằng trong ứng tuyển.

Dường như Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng muốn bạch hóa rằng "Đảng là một tổ chức để làm quan phát tài".

Trúc Giang

VNTB, 17/08/2018

Published in Diễn đàn

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Ngọc Sơn nói rằng khi nói về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", thì việc chấm một tác phẩm nhiếp ảnh dàn dựng đoạt giải sẽ phản tác dụng tuyên truyền ; đặc biệt là hiện nay lòng tin của người dân vào Đảng Cộng sản đang giảm sút nghiêm trọng.

nhiepanh1

Bức ảnh "Giúp người già" đạt giải A. 

Ông Huỳnh Ngọc Sơn đang muốn nói đến tác phẩm "Giúp người già" của tác giả Phạm Ngọc Châu đạt giải A ở cuộc thi sáng tác quảng bá tác phẩm chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt 1 (2016 - 2018) do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp tổ chức, và trưng bày tại trụ sở cơ quan này, số 54 Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh từ tháng 5-2018.

"Một tấm ảnh chụp theo phong cách dàn dựng bố cục, có chủ định sắp xếp và được diễn nhiều lần để chọn một tấm diễn có vẻ thật nhất. Một tấm ảnh kết cấu như vậy để nói về chủ đề học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ thì không ổn. Ở đây phải là thể loại ảnh báo chí, phải thật, cần chụp thật, chụp đúng.

Ảnh không chỉ là vấn đề nghệ thuật mà phải phản ánh chân thực cuộc sống. Cụ già ở nông thôn Đồng Tháp ít khi đi xe đạp và đi mua loại cam chín vàng như vậy để cúng kèm bó bông vạn thọ (loại bông này thường cúng ở bàn thờ). Lẽ ra, nếu có dàn dựng thì phải là loại cam da xanh của miền tây, chứ loại da vàng này thường là cam Trung Quốc. Hơn nữa ở nông thôn, người già ít khi đi xe đạp để ra chợ kiểu vầy.

Nhìn tấm ảnh, người ta có quyền trách cứ con cháu của bà cụ ở đâu mà để bà phải đạp xe đi mua hoa, quả để về cúng như vậy ? Hiểu rộng ra, có lẽ chính quyền địa phương chưa làm tốt việc chăm sóc người cao tuổi, vốn được quy định rõ trong Luật Người Cao tuổi được ban hành từ năm 2009". Ông Huỳnh Ngọc Sơn phân tích.

Giới nhiếp ảnh nghệ thuật ở Sài Gòn nói rằng có trách thì phải trách người đã chấm giải A cho tác phẩm dàn dựng "Giúp người già". Do chuyện ảnh của Việt Nam thường yêu cầu cái gì đề cập đến cũng phải rõ ràng, vì sợ hiểu lầm. Từ nhu cầu đó, người chụp chọn cách dễ nhất là dàn dựng. Bản thân người được chụp ở Việt Nam cũng thích những bức ảnh dàn dựng. Khi chọn cái thật, là đã chọn cái khó. Người đời có xu hướng chọn cái dễ. Dễ từ người chụp, dễ từ người chọn, dễ từ người đánh giá, dễ từ người sử dụng.

Để phục vụ tuyên truyền thì nội dung bức ảnh phải tốt, phải tròn trịa, phải dễ hiểu. Muốn cẩn thận thì phải dàn dựng.

Người viết nhớ lại câu chuyện kể của hai cố nhà báo là phóng viên ảnh chiến trường : Hồ Hải và Trần Minh Trường. Theo lời ‘trà dư tửu hậu’ của hai ông, thì thời chiến tranh, trong một lần đến Hàm Rồng, Thanh Hóa để tuyên truyền về gương chiến đấu giỏi, các ông đã bắt gặp một nữ chiến sĩ có khuôn mặt rất đẹp. Nhiều ống kính đã ghi hình cô gái này và sau đó lại dùng tấm ảnh ấy cho bài viết tuyên truyền về chiến tích một cô gái khác.

Rất nhanh sau đó, cô gái có hình trên báo chí đã được lãnh đạo cất nhắc. Chức vụ cao nhất trong sự nghiệp chính trị của cô là… bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

"Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là có thật. Phải học tập cái thật, đề cao giá trị nhân bản có thật. Khi anh sắp đặt là anh tạo ra cái giả, bắt hiện thực theo ý anh. Anh đừng can thiệp vào, thậm chí cần chân thực ngay cả trong bố cục, ánh sáng. Nhiếp ảnh có năng lực ghi lại những cái có thật. Nó khác hẳn với văn thơ, nhạc, họa, các tác giả hoàn toàn có thể hư cấu. Trước hết, nhiếp ảnh là tài liệu xác thực. Chính vì vậy, nhiếp ảnh tồn tại". Ông Huỳnh Ngọc Sơn bình luận về thể loại ảnh báo chí như vậy.

Góc nhìn khác. Nhiếp ảnh gia Việt Thanh nói rằng tuy ông không thích chụp ảnh theo kiểu dàn dựng, sắp đặt, nhưng cũng không quá khắt khe với nó. Chẳng hạn như chụp một bức ảnh về cuộc sống thường ngày của một ai đó, có thể set-up dựa trên sự thật vì công việc đó họ làm hằng ngày, đúng logic cũng có thể chấp nhận được, nhưng phải cân nhắc sao cho hợp lý.

Và với góc nhìn đó có thể lý giải vì sao dư luận trên mạng xã hội chê bai "Giúp người già" của tác giả Phạm Ngọc Châu, là một dàn dựng quá thô thiển, đầy mỉa mai cho chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Một nhiếp ảnh gia sẽ ghi lại những khoảnh khắc quan trọng một cách lặng lẽ, kín đáo. Họ sẽ làm việc chăm chỉ, di chuyển hàng chục ngàn bước chân trong ngày và chụp lại những khoảnh khắc đẹp nhất của sự kiện. Trong thế giới quá tải thông tin, hình ảnh càng trở nên đáng giá và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết, minh chứng là mức tiếp cận vượt trội của các bài viết kèm hình trên mạng xã hội. 

Bức ảnh đáng giá hàng ngàn lời nói, và trong cách hiểu đó có thể nhận rõ rằng tác phẩm "Giúp người già" của tác giả Phạm Ngọc Châu khi được chọn trao giải A ở cuộc thi sáng tác quảng bá tác phẩm chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt 1 (2016 - 2018), đã góp phần lý giải cho nguyên nhân do đâu mà người dân ngày càng mất niềm tin vào Đảng cầm quyền.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 08/08/2018

Published in Diễn đàn

Theo thông cáo mới nhất từ Văn phòng Quốc hội, dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (còn gọi là Luật Đặc khu) chưa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 8 này.

mientrung1

Từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, tỉnh nào cũng đầu tư cảng biển. Trong ảnh : Tàu trọng tải lớn tiếp nhận hàng hóa ở cảng Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh và chú thích : Zingnews

Thiếu sức mạnh của "hậu phương công nghiệp" ?

Thay vì hưởng ứng lời tuyên bố đầy phấn khích của bà chủ tịch Quốc hội "Một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng", thì cần trả lời câu hỏi rất quen thuộc từ hơn chục năm qua : Bắc Vân Phong để làm gì khi miền Trung dày đặc cảng biển, dày đặc khu kinh tế nhưng miền Trung vẫn mãi chưa giàu có ?

Trong một hội thảo, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói rằng với đường bờ biển dài hơn 1.200 km và 13 cảng biển (trong đó có 7 cảng biển loại 1), duyên hải miền Trung có những lợi thế mà ở nơi khác không có. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhận xét rằng các địa phương đã không biết phát huy, lợi thế đó đang trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển.

Ngoài cảng biển thì một lợi thế khác cũng cần kể đến, là toàn vùng có 6 khu kinh tế ven biển, diện tích quy hoạch 152.000 ha, tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, lọc hóa dầu. Nhưng trên thực tế thì các khu kinh tế lại chưa được khai thác như hoạch định.

Lý do là dù dày đặc các khu kinh tế ven biển và khu công nghiệp, song các tỉnh miền Trung chưa có "hậu phương công nghiệp" đủ mạnh.

Một tham luận của Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright Việt Nam, thành viên Nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung, cho hay mô hình khu kinh tế ven biển kể từ đầu thập niên 2000 chưa đạt nhiều kết quả.

Theo ông Du, với quyết tâm nửa vời và sự tự chèo kéo nhà đầu tư của các địa phương đã dẫn đến mô hình kinh tế ở các tỉnh miền Trung giống như "quả mít". Tỉnh nào cũng nói phát triển dịch vụ, công nghiệp, nhưng không thể xác định lĩnh vực nào là mũi nhọn để tập trung đầu tư. Vùng này không có sự hỗ trợ theo kiểu liên kết để cùng nhau có lợi.

Hiện nay, cuộc đua thu hút đầu tư giữa các địa phương tại miền Trung vẫn đang diễn ra gay gắt suốt ‘mấy đời’ Thủ tướng và Chủ tịch nước. Trong cuộc đua này, yếu tố cảng biển được các địa phương sử dụng như một "chủ bài" chiến lược để quảng bá sức hấp dẫn.

Song vấn đề của miền Trung là những khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất... đều chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, sản xuất, trong khi các tỉnh vẫn thi nhau vay vốn nâng cấp các cảng của địa phương mình. Điều này vừa khiến hao tổn nguồn lực trong đầu tư, vừa khiến việc cạnh tranh giữa các tỉnh trở nên gay gắt.

Đang ‘dẫm chân nhau’…

Tình trạng "đâu đâu cũng đề nghị làm cảng tổng hợp, cảng container" đang khiến các tỉnh miền Trung bị "dẫm chân nhau" trong thu hút gọi vốn. Nhà đầu tư đã không nhìn thấy rõ được điểm riêng, điểm lợi thế của từng khu.

Đơn cử, Dung Quất xác định trở thành trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, thì hệ thống cảng biển đi kèm phải là hệ thống cảng biển chuyên biệt, dùng phục vụ cho ngành này. Dung Quất lại cũng đề xuất làm cảng container, với dân chuyên ngành kinh tế biển, thì khi ấy Dung Quất không còn tạo được điểm nhấn trong chiến lược phát triển của mình.

Trở ngược thời gian. Giữa tháng 12/2006, cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển đầu tiên của Việt Nam được khánh thành nối thành phố Quy Nhơn và Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Cây cầu đã mang tới giấc mơ về một Hồng Kông… bên hông Quy Nhơn, đưa các tỉnh miền Trung rực sáng... Rồi biết bao tháng, năm đi qua, viễn cảnh sẽ có một Hồng Kông rực sáng giữa lòng miền Trung cứ lùi dần, thậm chí, nhiều người giờ đây quên mất chuyện đã từng có một giấc mơ đẹp đẽ như thế.

Xem ra câu hỏi "dày đặc cảng biển, khu kinh tế, tại sao miền Trung vẫn… chưa giàu ?", không dễ có câu trả lời. Bởi mấy mươi năm qua, với nền kinh tế thị trường "định hướng xã hội chủ nghĩa", đúng là các tỉnh miền Trung đang nằm sát nhau, gặp nhau thì các ông, bà quan chức đầu tỉnh bắt tay và ‘ôm hôn thắm thiết’, nhưng sau đó thì mạnh ai nấy làm, đèn nhà ai nấy rạng ; chẳng mấy ai chịu lép vế ai – giống như khi chia tách Đà Nẵng, Quảng Nam, khi ấy chủ tịch tỉnh Quảng Nam là ông Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức hẳn cuộc họp báo hoành tráng tại Sài Gòn, với tuyên bố Quảng Nam sẽ ‘nâng cấp’ sân bay quân sự Chu Lai thành sân bay quốc tế, bất chấp chuyện sân bay quốc tế Đà Nẵng cách đó chưa đến trăm cây số đường bộ.

Có ví von rằng mỗi khi các tỉnh miền Trung bàn chuyện liên kết phát triển kinh tế, nó giống như trò chơi xếp hình của trẻ em vậy. Trong một mớ mảnh ghép ấy, nếu chơi hay, chơi tốt thì hình sẽ đẹp ; còn nếu lắp ráp, liên kết thiếu tính logic thì món đồ chơi ấy không ra hình hài gì cả…

Từ đề nghị phải có đặc khu Bắc Vân Phong để "một đồng rót vào đây sẽ hút về hàng chục, hàng trăm đồng", xin tạm kết bài viết này bằng một nhận xét, "các tỉnh miền Trung có nhiều thế mạnh, mạnh nhất là… mạnh ai nấy chạy !". Chạy cho Quốc hội duyệt đặc khu Bắc Vân Phong là một ví dụ.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 06/03/2018

Published in Diễn đàn

Luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ hí Minh) xuất thân là phóng viên báo Pháp Luật Thành phố Hồ hí Minh, chia sẻ rằng ông đang quá ngao ngán một đất nước mà quá nhiều người giả dối, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo. Sẽ chẳng ai còn tin ai nữa. Sẽ đến lúc loạn lạc, chia tay - vì đã lừa dối nhau...

lanhdao1

Một đất nước mà quá nhiều người giả dối, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo.

iPhone X giá 2 triệu đồng và sự đồng lõa

Luật sư Trần Hồng Phong dẫn câu chuyện chiếc điện thoại iPhone X hiện bày bán khá nhiều ở Sài Gòn với giá rẻ đến bất ngờ : 2 triệu đồng, tức chưa tới 100 Mỹ kim.

“Dĩ nhiên đó là hàng Tàu !” - luật sư Trần Hồng Phong nói tiếp, ngoại trừ vẻ bề ngoài giống y chang, đây hoàn toàn không phải là chiếc iPhone X - cả về phương diện phần cứng lẫn phần mềm. Chiếc iPhone Trung Quốc hoàn toàn không có những tính năng cơ bản và tuyệt vời của chiếc iPhone X chính hãng.

“Nếu chúng ta tiếp tay cho những loại hàng hóa sản xuất theo kiểu xấu xa như thế này, theo tôi, tức là chúng ta đồng lõa với sự giả dối, hành vi ăn cắp, tiêu thụ hàng gian. Chúng ta tiếp tay cho sự thiếu công bằng, thiếu tự trọng và thiếu trong sáng, đàng hoàng. Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao tổng thống Trump lên án Trung Quốc ăn cắp Mỹ về sở hữu trí tuệ và khai mào cuộc chiến tranh thương mại hiện nay.

Tại Việt Nam, trong kinh doanh cũng có không ít trường hợp tương tự. Ví dụ như bán chiếc cà vạt nói là hàng Việt Nam, Hàn Quốc... nhưng thực chất là hàng do Trung Quốc sản xuất.

Nhìn rộng hơn, đáng buồn là xã hội Việt Nam chúng ta đang sống trong sự ngập tràn của trào lưu giả dối, đạo đức giả. Không chỉ là trong chuyện kinh doanh mua bán hàng hóa, mà giả dối đã lan sang tất cả mọi khía cạnh : trong học tập như sửa điểm thi trơ trẽn, bằng cấp (bằng giả, học dỏm), cho đến đạo đức, thậm chí là trong lĩnh vực chính trị - chẳng hạn là quan tham nhũng, mà viết sách hô hào chống suy thoái tư tưởng, kiến thức (lỗi thời, lạc hậu hàng thế kỷ, không cập nhật thực tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, văn minh nhân loại)... 

Nguồn gốc, nguyên căn của trào lưu giả dối này từ đâu và do ai ? Thiết nghĩ chúng ta đều đã hiểu và ngao ngán. Than ôi, một đất nước mà quá nhiều người giả dối, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo, thì sẽ chẳng ai còn tin ai nữa. Sẽ đến lúc loạn lạc, chia tay - vì đã lừa dối nhau”. Luật sư Trần Hồng Phong quan sát trong nỗi niềm chua chát.

Dùng quyền lực chính trị để làm kinh tế ?

“Sự giả dối ấy đang được nhân danh bằng những mỹ từ về sự cao đẹp của người cộng sản !”. Luật sư Trần Thành (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ hí Minh) tiếp lời đồng nghiệp Trần Hồng Phong.

Ls Trần Thành nói rằng Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã nhập nhằng giữa pháp luật về đất đai quốc gia với các quy tắc nội bộ của Đảng Cộng sản, lúc ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu “sai phạm 'đất Phước Kiển' là do chưa làm tốt quy trình quản lý kinh tế Đảng” tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 do Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ hí Minh tổ chức hôm 23-7.

“Đảng có kiểm soát nổi kinh tế thị trường ?. Tôi từng được nghe câu hỏi đó của PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Học Viện Chính sách và Phát triển, một cơ sở giáo dục thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khi ấy, ông Phạm Quý Thọ chia sẻ rằng cần loại bỏ sự kiểm soát của thế lực chính trị lên các tổ chức hoạt động kinh tế, và thị trường phải được giải phóng khỏi quyền lực cưỡng chế đó. Điều này cho phép sức mạnh kinh tế trở thành thứ kiểm soát quyền lực chính trị, hơn là sự củng cố cho chính nó…”. Luật sư Trần Thành nói.

Là chuyên gia về lãnh vực tư vấn thương mại quốc tế, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, luật sư Phùng Thanh Sơn (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ hí Minh), nghĩ rằng cách đánh giá vấn đề của ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, cho thấy pháp nhân kinh doanh của Thành ủy hoạt động không theo luật pháp chung của quốc gia, mà theo luật riêng của nội bộ Đảng. Điều đó dễ đưa đến sự bao biện và giả dối khi biện minh sai phạm như kiểu “do chưa làm tốt quy trình quản lý kinh tế Đảng”.

“Nếu theo điều lệ của Công ty Tân Thuận, việc chuyển nhượng 32,4 ha đất này thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu - tức Văn phòng Thành ủy thì phải có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền của Thành ủy Thành phố Hồ hí Minh. Nếu theo quy định nội bộ của Thành ủy, cá nhân phó bí thư thường trực Tất Thành Cang có quyền quyết định thì việc chuyển nhượng này hoàn toàn hợp pháp.

Trong vụ việc này, chúng ta thấy thực chất đây không phải là cuộc “đối đầu” giữa Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai, mà là cuộc “đối đầu” giữa Thành ủy - Chủ sở hữu Công ty Tân Thuận và Công ty Quốc Cường Gia Lai. Bởi nếu không phải như vậy thì theo quy định pháp luật, chỉ có tòa án mới có quyền tuyên một giao dịch là vô hiệu”. Luật sư Phùng Thanh Sơn lập luận.

Tự do kinh tế và tự do chính trị

Người viết đồng ý với đề xuất cần loại bỏ sự kiểm soát của thế lực chính trị lên các tổ chức hoạt động kinh tế của PGS. TS. Phạm Quý Thọ. Bởi ngay cả chính người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục băn khoăn về cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điều đó có thể thấy rõ trong nội dung của “Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 3-6-2017 [tải về tại http ://bit.ly/2v4sRbY] : “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán ; còn có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển” (trích).

Tự do kinh tế liên quan mật thiết tới tự do chính trị, do vậy trong khi chưa có tự do chính trị, xin hãy tôn trọng tự do kinh tế bằng việc loại bỏ sự kiểm soát của thế lực chính trị lên các tổ chức hoạt động kinh tế. Nếu không, chắc chắn sẽ lặp lại điệp khúc “do chưa làm tốt quy trình quản lý kinh tế Đảng…”

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 27/07/2018

Published in Diễn đàn

Mặc dù ông chủ tịch nước đã ký ban hành Luật An ninh mạng, song cho đến nay xem ra “Đảng và Nhà nước” vẫn e ngại luật này, và họ sẳn sàng dùng mọi cách để buộc các tòa soạn báo không được đăng các ý kiến phản đối, dù là dịch từ… Reuters chẳng hạn.

anninh1

Ảnh minh họa

“Nam kỳ đang bị bọn Bắc kỳ ngu dốt cai trị”, đây là bình luận được cho là nguyên cớ để xử phạt báo Tuổi Trẻ phiên bản điện tử. Thế nhưng nếu mang câu đó để lý giải câu chuyện vì sao ở tờ Vietnam Net cũng dẫn lời ông chủ tịch Trần Đại Quang về cần kíp luật biểu tình, thì tờ báo này chỉ bị phạt 50 triệu đồng, không bị đình bản. Phải chăng đó là vì Vietnam Net thuộc… Bắc kỳ ? (1

Cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, nhà báo Đặng Tâm Chánh nói rằng việc đình bản 3 tháng báo Tuổi Trẻ điện tử cũng chỉ là cuộc đấu đá nhau chốn hậu trường chính trị tại Hà Nội.

Tờ Sài Gòn Tiếp Thị, nơi ông Đặng Tâm Chánh từng làm tổng biên tập đã bị ép phải ‘chuyển chủ quản’, sát nhập vào tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Ông nhớ lại trong chua chát : “Dẹp tiệm báo Sài Gòn Tiếp Thị. Đình bản Tuổi Trẻ online 3 tháng. Đó là những tờ báo duy trì mạng sống bằng tiền của người đọc, không phải bằng tiền của ngân sách, càng không phải bằng tiền của đảng.

Đình bản hay đóng cửa thì cùng lắm đảng chỉ bố trí được công việc cho lãnh đạo báo là cán bộ thuộc cấp ủy quản lý. Hàng trăm người lao động khác cùng gia đình họ mất việc, mất ăn, mất học không có trong lo lắng của các vị. Các vị được nuôi bằng tiền của dân mà dân có đuổi được các vị ra đường đâu ?

Các vị không nuôi chúng tôi ngày nào, người nuôi chúng tôi cũng đang nuôi chúng tôi tử tế, các vị không cho họ nuôi nữa bằng cách tước của họ quyền tiếp cận sản phẩm. Các vị nói tự do báo chí không mắc cỡ miệng, khi quyền tự do ấy chỉ là quyền tự do đình bản, dẹp tiệm báo chí.

Các vị có quyền, nhưng dữ lắm là tới cán bộ của các vị. Có xử lý ngang ngược kiểu nào thì cũng là chuyện trong tổ chức của các vị. Tờ báo là của người đọc. Cũng như đất nước này là của nhân dân. Chúng tôi nhận thức đất nước mình khổ quá, nghèo quá, dân tộc mình đau thương quá, xã hội mình lạc hậu mà tao tác quá, cần một thời gian và không gian yên ổn để làm ăn, phát triển.

Thí dụ thế này cho dễ hiểu về quyền của các vị. Nếu ai đó, kể cả bộ chính trị, cho mình cái quyền kỷ luật bằng hình thức giải tán ban tuyên giáo hay bộ 4T, thì hẳn các vị sẽ buồn cười cái sự nghiêm khắc và vô lối của cái quyền ấy.

Cũng như với doanh nghiệp, các vị cho mình quyền giải thể, đình chỉ hoạt động khi nó vi phạm hành chính, hay lãnh đạo của doanh nghiệp vi phạm kỷ luật của hiệp hội doanh nhân, chắc rằng cả thế giới họ cười. Các vị đang quản lý báo chí bằng lối quan niệm quyền lực ấy đấy.

Kỷ luật mà các vị định đọat, phần hợp lý thì chỉ làm người ta sợ chứ không phải là chuẩn mực khiến người ta tuân thủ hay có tính định hướng. Còn lại thì thấy buồn cười. Sẵn dịp xin hỏi ai đã chỉ đạo không nhắc lại quá khứ đáng tiếc trong trong quan hệ giữa đảng cộng sản Trung Quốc với đảng cộng sản Việt Nam thành chủ trương tuyên truyền không được “đụng” tới “bạn” ?, ai biến chủ trương ấy thành kiểu thực hiện xoá bỏ các ghi nhớ về chiến tranh biên giới 1979 với Trung Quốc hay các trận chiến Gạc Ma, Hoàng Sa ?

Hãy xử lý trước khi xử lý các tờ báo và các đảng viên trong các tờ báo ấy. Làm đi rồi hãy nói chúng tôi về cái gọi là sai phạm kéo dài, các vị ạ !”.

Góp cùng tiếng nói với nhà báo Đặng Tâm Chánh, luật sư Trần Thành nói rằng mai này khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, thì đình bản sẽ là chuyện nhỏ. Các tờ báo còn có thể bị buộc phải phản bội bạn đọc bằng việc cung cấp cả danh tánh thật của bạn đọc đã bình luận/ còm - men ; và những hành vi lâu nay vẫn gọi là ‘bí mật nguồn tin’ của phóng viên, của tòa soạn sẽ phải ‘mở toang’ hồ sơ cho công an đường hoàng bước vào

“Có một ông bạn vốn là nhà báo và cũng là dân ngành luật, kể với tôi rằng ông đã được một phó chánh thanh tra cấp sở mời lên làm việc. Vị phó chánh này đưa một đống bản in về các bài viết liên quan dự luật đặc khu, luật an ninh mạng mà ông nhà báo có nghề luật đó đã viết và đăng trên trang web của chính ông lập ra. Vị phó nói phía Hà Nội yêu cầu xử phạt 70 triệu đồng… Xem ra chẳng mấy ai tin xứ mình có tự do ngôn luận, dù là thứ ngôn luận theo đúng lằn ranh của luật pháp !”. Luật sư Trần Thành nói.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 22/07/2018

(1) [http://bit.ly/2zUFWu2 ]

Published in Diễn đàn

Không bàn về học thuật, băn khoăn ở đây là từ một số vụ án xét xử phúc thẩm đã cho thấy dường như ‘pháp quyền xã hội chủ nghĩa’, đang tạo nên sự bất công trong xét xử, với phần thiệt thòi luôn là các bị cáo trước vành móng ngựa.

xhcn11

Thế nào là xây dựng xã hội chủ nghĩa ?

Ba câu hỏi chốn pháp đình

Trong một chia sẻ sau phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Phong trào Chấn hưng nước Việt”, một luật sư tâm sự rằng ông rất hoang mang về cái gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Ông nói : “Từ thực tiễn xét xử các vụ án ở Việt Nam gần đây gây bức xúc công luận và đánh động lương tri, bất giác khiến tôi nhớ đến các vụ án chấn động ở thế kỷ trước, xảy ra ở Cuba, Hương Cảng (tô giới nước Anh) và Việt Nam (thuộc địa Pháp) mà ngẫm nghĩ, đối chiếu thấy ra những nghịch lý đến khó hiểu”.

Cách đây gần thế kỷ (năm 1931), các luật sư của nước Anh (đế quốc, thực dân) lại hết lòng bào chữa, bảo vệ hữu hiệu cho bị cáo Tống Văn Sơ trước cáo buộc có các hoạt động phương hại đến nền an ninh quốc gia của họ… Vì sao các luật sư nước Anh (trong đó nổi bật là luật sư Loseby) lại hành xử như vậy và vì sao nhà chức trách vẫn để họ yên ổn hành nghề ? !

Cách đây hơn nửa thế kỷ (năm 1953), Tòa án của nhà nước Batista (chính thể bị xem là độc tài, quân phiệt của Cuba lúc bấy giờ) lại để cho bị cáo Fidel Castro tự bào chữa suốt 4 giờ liền không bị gián đoạn, mà nội dung bào chữa được xem là bản cáo trạng lên án nhà cầm quyền, được lưu giữ và sau này in thành sách, chuyển ngữ tiếng Việt với tiêu đề “Lịch sử sẽ xóa án cho tôi” (NXB Công an nhân dân) ?!

Cách đây ngót thế kỷ (năm 1928) ở xứ Nam kỳ thuộc địa đã xảy ra vụ án “Người nông dân nổi dây” tại cánh đồng Nọc Nạng (thuộc xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu hiện nay) mà khi xét xử vụ án, các “quan tòa áo đỏ” người Pháp tuyên tha bổng các bị cáo đồng phạm đâm chết “ông cò” Tournier (cảnh sát người Pháp, tham gia đàn áp gia đình ông Mười Chức)… ? !

Với ba câu hỏi nói trên, vị luật sư cho biết kể từ khi tham gia bào chữa các vụ án màu sắc ‘án chính trị’, ông gần như nhiều lúc mắc chứng trầm cảm vì có quá nhiều điều không tưởng trong tố tụng đang diễn ra ở những phiên xét xử này. Đơn cử là việc thẩm phán chủ tọa ngăn trở quyền tự bào chữa của bị cáo và của cả luật sư. Bên công tố buộc tội thì lại giữ quyền im lặng, từ chối những câu hỏi đặt ra khi tranh tụng của luật sư. Thân nhân của bị cáo muốn vào dự phiên xét xử phải xin phép, và người dân không được vào dự khán ở phiên tòa được thông báo là xét xử công khai…

“Nhiều người nhìn các tấm hình thấy luật sư ngồi trước laptop (máy tính xách tay) tại phòng xử án, sẽ dễ nhầm tưởng… Thật ra các máy tính này, kể cả thiết bị thẻ nhớ USB lưu trữ tài liệu phục vụ bào chữa ở trước mặt từng luật sư, đều là của nhân viên tòa án đưa cho mượn. Kết thúc xét xử là trả lại cho tòa, và luật sư được nhận lại laptop mà tòa ‘giữ dùm’ trước đó”. Vị luật sư chia sẻ.

Luật là hệ thống hóa chính sách của Đảng ?

Có phải pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nền luật pháp mà bản thân nó là việc luật hóa và hệ thống hóa các chính sách của Đảng ? Luật là chính sách của Đảng dành cho nhà nước và được giải thích bởi Quốc hội thông qua các thủ tục lập pháp ; chính sách của Đảng là linh hồn và nền tảng của pháp luật ?

Nhìn lại những vụ án như Hội Anh em dân chủ, Phong trào Chấn hưng nước Việt, có thể thấy vai trò của các thẩm phán trong hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Các thẩm phán vẫn đưa ra những phán quyết có lợi cho chính quyền, chứ không áp dụng luật pháp một cách công bình.

Cũng băn khoăn về ‘pháp quyền xã hội chủ nghĩa’, một nhà báo chuyên mảng pháp đình cho rằng trong rất nhiều vụ án, pháp đình không phải là nơi công lý được thực thi. Công lý đã không đứng về phía người tận khổ. Nhà báo này muốn nói về bản án tử hình mà Tòa án nhân dân cấp cao tại hành phố Hồ Chí Minh tuyên cho bị cáo Đặng Văn Hiến hôm 12/7/2018.

“Vụ án đồng Nọc Nạn tháng 8 năm 1928, Tòa Đại hình Cần Thơ đã tuyên tha bổng cho hầu hết các bị can. Toàn án thực dân đã thừa nhận vị thế nạn nhân của các thủ phạm. Sau 90 năm, Tòa án xã hội chủ nghĩa của chúng ta đã không nhìn được điều đó. Ý nghĩa nhân đạo không tồn tại trong bản án phúc thẩm vừa tuyên cho Hiến. Đó là một bước thụt lùi về khía cạnh nhân văn của nền tư pháp.

Trước, trong và sau phiên tòa, hàng trăm, hàng ngàn bài báo đã lên tiếng đòi, kiến nghị, xin giảm án cho Hiến. Gia đình nạn nhân, các luật sư cũng đã làm đủ mọi cách để án cho Hiến nhẹ hơn. Nhưng vô vọng. Luật pháp đã không hề nghe thấy nhưng tiếng kêu từ lương tâm xã hội”. Nhà báo này chua chát so sánh.

Ông Đặng Văn Hiến đã cầm súng thể thao để chống trả lực lượng gồm 34 người của Công ty Long Sơn mang theo hung khí, áo giáp cùng các phương tiện cơ giới vào phá tài sản của gia đình ông. Vụ việc gây hậu làm 3 người chết, 13 người bị thương.

Nói như lời cảm thán của vị ký giả pháp đình, thì nếu chủ tịch nước bác đơn xin ân xá, y án tử hình Hiến, thì xã hội nhận thêm một vết thương, một nỗi đau lương tâm. Y án tử hình Hiến, lương tri đang bị giễu nhại, công lý đang trở nên méo mó, và người ta được quyền nghi ngờ vào những lời hoa mỹ ngợi ca pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Có lẽ không chỉ người dân, mà cả giới luật sư, nhà báo đang khánh kiệt dần niềm tin…

Trúc Giang

Nguồn : 15/07/2018

Published in Diễn đàn

8g sáng thứ bảy 7/7/2018, sau khi làm lễ truy điệu, đông đảo thân hữu cùng tang quyến đã tiễn đưa nhà báo Hạ Đình Nguyên về cõi vĩnh hằng trong sự canh gác nghiêm túc của… lực lượng an ninh địa phương.

tu0

Họa sĩ Trần Đạt (trái) tặng tranh chúc mừng nhà báo Hà Đình Nguyên (phải) - Ảnh : Quỳnh Trân

Dăm câu chuyện ghi nhận từ các đồng nghiệp, thân hữu đến viếng nhà báo Hạ Đình Nguyên :

Nhà báo Nguyễn Khắc Nhượng, cựu tổng thư ký báo Thanh Niên : Có người hỏi, ‘tại sao lại phải canh gác vậy ? Họ sợ Hạ Đình Nguyên sống lại à ?’. Tôi không hiểu tại sao. Có thể đó là nghi thức "quốc táng" dành cho những người yêu nước như anh Hạ Đình Nguyên chăng ?

Mà thôi, dẫu gì thì như lời của người đứng đầu Chính phủ phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc về phát triển bền vững 2018, chiều 5/7 rồi. Ngài thủ tướng đã nói đại ý rằng, ‘Việt Nam tuy thu nhập thấp hơn nhiều nước nhưng được đánh giá là quốc gia có Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương’.

Tôi có quen một bác đạp xích lô ở Thành phố Hồ Chí Minh đã trọng tuổi. Cứ sau 5 giờ chiều, khi vô xong một xị rượu đế là bác đẩy xe vào sát hè phố, nằm tréo cẳng trên xe, lim dim mắt rất ư hạnh phúc, nhất quyết không đạp thêm cuốc xe nào nữa dù có khách đến gọi. Bác ngủ qua đêm trên chiếc xe xích lô của mình, không cần giường chiếu nhà cửa từ năm này đến năm khác, với sự mãn nguyện tuyệt đối qua xị rượu đế vào mỗi chiều. Rất tiếc tổ chức quốc tế nào đó khi đến Việt Nam để điều tra về mức độ hạnh phúc đã không gặp bác phu xích lô này, nếu gặp bác ắt họ đã xếp người Việt ta vào vị trí "đệ nhất hạnh phúc thế gian" rồi !

Nhà báo Ngô Kim Hoa : Hôm Câu lạc bộ Phan Tây Hồ Đà Lạt có gửi vòng hoa đến phúng viêng anh Hạ Đình Nguyên, nhưng bị chặn ngay đầu ngõ cướp băng tang và xé vòng hoa.

Cũng có người đến đám tang, Câu lạc bộ tặng cuốn sách ‘Hãy Ngồi Xuống Đây’ của anh Hạ Đình Nguyên nhưng khi ra đường đến ngã ba thì bị chặn lại xét và lấy mất.

Những trò này không lạ đối với những người đấu tranh cho dân chủ, đám tang luật gia Lê Hiếu Đằng hay nhà văn Bùi Ngọc Tấn, v.v. đều có tình trạng này. Đến nỗi sau này rút kinh nghiệm, để vòng hoa trót lọt có băng tang, thì những tổ chức hay cá nhân thường làm 2 băng tang, nếu cướp thì còn băng kia và vô đến nơi mới cài băng phúng điếu lên. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ chưa có kinh nghiệm.

Tưởng ông Nguyễn Thiện Nhân về thành Hồ thì ít ra những việc làm táng tận lương tâm này sẽ không xảy ra... nhưng tiếc thay, không có gì thay đổi.

tu1

Nhà báo Hạ Đình Nguyên - Nguyễn Thiện Nhân - Ảnh minh họa (VNTB)

Nhà báo Thảo Vy, cựu Trưởng ban Chính trị tạp chí Tiếp Thị Việt Nam : Tôi nhớ một lần hướng dẫn sinh viên thực tập báo chí. Nhóm các em này có kể về việc đã đăng ký làm đề tài "Văn chương ở đô thị miền Nam trước 1975". Một trong những nguyên nhân khiến các em làm là… anh Hạ Đình Nguyên. Số là trong một chia sẻ nào đó với cánh nhà báo là dân hoạt động Thành Đoàn Sài Gòn, anh Nguyên có nói rằng dường như người ta cố tình lãng quên dòng văn chương trong giới sinh viên Sài Gòn trước 1975.

Tuy nhiên khi các em này đăng ký đề tài thì thầy trưởng khoa từ chối xét duyệt vì lý do… nhạy cảm chính trị. Một thầy cựu trưởng khoa khác thì ủng hộ, nhưng lại không đủ thẩm quyền… Về sau, em trưởng nhóm là chủ đề tài này trong dịp tình cờ gặp anh Hạ Đình Nguyên, em ấy có tâm sự và anh Hạ Đình Nguyên nhiệt tình cho số điện thoại của anh 090.373.52… và hẹn gặp gỡ để giúp em này tìm hiểu thêm về "Văn chương ở đô thị miền Nam trước 1975", với tư cách là người trong cuộc.

Mọi việc dừng lại ở đó. Đề tài của nhóm sinh viên dang dỡ. Em sinh viên ngày nào giờ là một phóng viên truyền hình nước ngoài. Em có nhờ tôi đến thắp nén nhang vì em đang công tác xa.

Nhìn những viên an ninh đã căng thẳng tại tang lễ anh Hạ Đình Nguyên, tôi cảm thấy chua sót trước câu nói, "Hy vọng vào thế hệ hôm nay, khi họ tìm hiểu lại một giai đoạn của thời chúng tôi và nhắc nhớ về văn chương được viết bằng chính sinh mạng của tác giả" của những người cùng thời với anh Hạ Đình Nguyên tại đô thị miền Nam trước 1975.

Chợt nhớ tới câu chuyện kể hôm chiều 7/7 của nhà báo Lưu Trọng Văn khi anh tường thuật "Hội thảo về chữ quốc ngữ" đang diễn ra tại Bồ Đào Nha, trong đó có đoạn : "Giáo sư Fernado De La Vieter Nodre từng là ứng cử viên tổng thống Bồ Đào Nha đã nói : Chúng tôi học ở người Việt Nam phẩm chất nhớ ơn".

Xem ra nhiều người cộng sản hôm nay đã lãng quên quá khứ, và dường như uống nước cũng quên mất nguồn cội.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 09/07/2018

Published in Diễn đàn

Hiểu một cách đơn giản, tin giả là đối lập của tin thật : tin tức sai sự thật thì có thể coi là tin giả.

Khi tin giả là… định hướng của tuyên truyền

Định nghĩa "tin giả" là gì vẫn tiếp tục gây tranh cãi trong giới nghiên cứu. Đây là định nghĩa có thể là mới nhất từ Viện Nghiên cứu báo chí Reuters, Đại học Oxford : "Tin giả" là : 1) Tin được "sáng tác" để kiếm tiền hay hạ thấp uy tín người hoặc tổ chức khác ; 2) Tin có dựa vào dữ kiện cơ bản, nhưng được "cắt gọt" để phù hợp với một mục đích ; 3) Những tin tức khiến mọi người không thấy thoải mái, và/hoặc không đồng ý. (Báo cáo Tin tức Kỹ thuật số 2017, Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, Đại học Oxford).

tingia1

Sau cuộc xuống đuờng trên toàn quốc ngày 10/06/2018, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói : "Tại nhiều nơi, người dân tụ tập đông người, gây ách tắc giao thông, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân". Ảnh Người Lao Động

Theo cách hiểu này thì rất nhiều bản tin trên báo chí của Việt Nam đang sản xuất "tin giả" để phục vụ công tác tuyên truyền theo định hướng của cơ quan Tuyên giáo.

Hôm 11/06/2018, báo chí đưa tin có cùng nội dung : "Sáng nay, 11/06, phát biểu ý kiến sau khi Quốc hội biểu quyết điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu), Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý thêm một số thông tin liên quan đến việc ngày 10/6, tại nhiều nơi, người dân tụ tập đông người, gây ách tắc giao thông, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân".

Trong các bản tin đều không sử dụng cụm từ "biểu tình", do đó có thể thấy rất rõ rằng việc tường thuật lời của bà Chủ tịch quốc hội là một "tin giả", vì ở đây người dân tụ tập nhằm để biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và dự Luật An ninh mạng. Hành vi biểu tình được Điều 25 của Hiến pháp bảo hộ. Ngăn cản người dân thực hiện quyền biểu tình là vi phạm Điều 167, Bộ Luật Hình sự 2015.

Việc để bà Chủ tịch quốc hội sử dụng cụm từ "tụ tập đông người" là để giúp tránh cho bà Chủ tịch quốc hội trước cáo buộc vi phạm pháp luật hình sự.

Khi "tin giả" được dàn dựng từ "tin thật"

"Tin giả" nhiều khi vốn là "tin thật" được cắt gọn nhằm phục vụ ý đồ tuyên truyền nào đó của báo chí.

"Tôi không còn là tôi !". Giáo sư Nguyễn Đức Dân chua chát thốt lên như vậy, khi ông bị chính những học trò của mình ‘biên tập’ phát biểu của ông để đưa lên sóng truyền hình. Ông kể : "Xem lại chương trình "Ghế nóng" tôi trả lời nhà đài HTV9 ngày 06/06/2018, tôi thấy lời lẽ và ý kiến của mình bị cắt bỏ, gọt nhẵn trơn tru đến mức tôi không còn là tôi nữa. Vậy, xin có đôi lời giải thích lại là điều cần thiết. Có hai khái niệm cần nói rõ lại.

Thứ nhất, HTV9 hỏi tôi về chuyện "trạm thu giá", "giá dịch vụ đào tạo"… là "cách dùng từ trong ngôn ngữ hành chính nghe trúc trắc quá" ? Tôi đáp, cách nói này mọi người nghe đều thấy kỳ cục, lạ tai vì nó không tồn tại trong tiếng Việt. Đây là cách nói do những người có quyền đặt ra, bịa ra rồi áp đặt vào tiếng Việt, nên "đây không phải là ngôn ngữ hành chính mà là thứ ngôn ngữ quan quyền ; dân gian có câu "muốn nói oan làm quan mà nói" !

Tôi nêu ví dụ, trước đây ngành công an (hay ngành giao thông vận tải ?) có đưa ra chỉ thị xe phân khối lớn thì phải làm thủ tục đăng ký và lấy bằng xe máy. Phân khối là một đơn vị đo thể tích hay dung tích. Trong hình học và trong vật lý làm gì có khái niệm phân khối lớn và phân khối nhỏ ? Thuật ngữ này là sự áp đặt từ ngôn ngữ quan quyền. Nếu có trình độ trung học cơ sở người ta đã không ra một chỉ thị như vậy.

fake2

Giáo sư Nguyễn Đức Dân trong chương trình Ghế nóng của đài HTV

Ví dụ thứ hai, "diễn biến hòa bình" là một thuật ngữ trung tính, không tích cực mà cũng chẳng tiêu cực, nhưng trong ngôn từ chính trị chúng ta đã áp đặt ra một thuật ngữ quan quyền "âm mưu diễn biến hòa bình" để chỉ khái niệm âm mưu lật đổ một chế độ bằng con đường diễn biến hòa bình. Dịch nguyên văn "âm mưu diễn biến hòa bình" sang tiếng Anh, Pháp hay Nga thì phải để trong ngoặc kép cụm từ "diễn biến hòa bình" người ta mới có thể hiểu được.

Trong tiếng Việt hiện nay nhiều khái niệm quan trọng vẫn phải để trong ngoặc kép là một minh chứng cho sự tồn tại của những thuật ngữ quan quyền nhưng không được xã hội chấp nhận. HTV9 đã gọt đi thuật ngữ "quan quyền" của tôi và thay bằng thuật ngữ ngôn ngữ hành chính rất chung chung.

Thứ hai, nếu như tôi gọi "trạm thu giá", "giá dịch vụ đào tạo"… là loại thuật ngữ quan quyền, thì cách dùng thuật ngữ "tụ nước" thay cho "nước ngập" lại là một xảo thuật ngôn từ trong phép ngụy biện. Đó là sự ngụy biện bằng đánh tráo từ ngữ. Dùng những từ ngữ giảm nhẹ tạo ra sự thay đổi nhận thức xã hội nhẹ nhàng đi. Đây là những xảo thuật thường gặp trong chính trị, quân sự, ngoại giao và làm ăn kinh tế. Trong những ví dụ tôi nêu bị cắt bỏ có đoạn sau : Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu trước Quốc hội Việt Nam như sau : "Láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm, […] hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng để xử lý bất đồng ; khi đại sự đã được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết" - trích báo Tuổi Trẻ, số phát hành ngày 7/11/2015.

Đây là những xảo ngôn đánh tráo thuật ngữ. Những hành động như đánh chiếm đảo Gạc Ma ; đưa giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam ; lập ra tấm bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông ; bồi đắp, xây dựng những hòn đảo chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành những sân bay-căn cứ quân sự… được gọi là những chuyện đại sự mù mờ.

Gây xung đột căng thẳng, xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, phá tàu đánh cá, xua đuổi ngư dân Việt Nam khỏi vùng biển Việt Nam… đã được chuyển thành xảo ngôn "va chạm", nghĩa đã giảm nhẹ hẳn đi và ám chỉ rằng đó là "chuyện nhỏ", tiểu sự.

Đáng tiếc là hai khái niệm cốt lõi ngôn ngữ quan quyền và phép ngụy biện bằng xảo thuật đánh tráo từ ngữ đã bị cắt bỏ".

Xem ra chỉ khi báo chí được tự do đưa tin, không chịu sự lệ thuộc vào ý kiến của Tuyên giáo Đảng, thì mới hy vọng giảm thiểu những "tin giả" nói trên, trả lại cho người dân quyền tự do ngôn luận, quyền biết được sự thật ngay trên đất nước của mình.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 29/06/2018

Published in Diễn đàn
jeudi, 21 juin 2018 15:18

Báo chí giải pháp ?

Báo chí giải pháp : liệu có đối mặt với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ" ?

Liệu các giải pháp được tác giả bài báo ghi nhận một cách trung thực, không qua lăng kính tuyên giáo, có đối mặt với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ" ?

baochi1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại tọa đàm. Ảnh : SGGP

"Thay báo chí phê phán bằng báo chí giải pháp". Đó là ý kiến của nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Phương Thảo tại buổi tọa đàm "Báo chí xuất bản sáng tạo, đồng hành cùng Thành phố, vì cả nước", tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/6.

Tại tọa đàm này còn có sự hiện diện của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân. Trình bày tại tọa đàm, thì trong số các thể loại báo chí, thể loại "sang trọng và trí tuệ nhất" vẫn là bình luận, phân tích và gợi mở giải pháp. Theo đó, thấy cái xấu rồi phê phán bao giờ cũng dễ hơn đưa ra các giải pháp làm sao để ngăn ngừa cái xấu, không cho nó phát sinh, tái diễn và lộng hành.

Điều tra cũng quan trọng, nhưng nó chỉ được ví như "súng trường, lựu đạn". Bình luận, phân tích với những lý lẽ sâu sắc, gợi mở các giải pháp, đề xuất sáng tạo mới là "đại bác", mới có sức "công phá" vào thế sự, nhân tâm để góp phần lay động, cảm hóa lòng người, làm chuyển động tình hình theo hướng tiến bộ hơn. Phanh phui cũng cần thiết. Nhưng báo chí giải pháp mới là "đàn anh" của báo chí phanh phui.

Các nội dung trên cũng là quan điểm của cựu chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Phạm Phương Thảo. Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đồng tình với bà Thảo và nhận xét rằng lâu nay báo chí cũng có giải pháp nhưng chưa nhiều, nay cần phát huy nhiều hơn nữa. Để đi đến báo chí giải pháp, phóng viên phải tìm được các nhà khoa học, người dân để trao đổi, như vậy mới đi từ quan sát, phân tích đến khuyến khích thực hiện giải pháp.

Vấn đề đặt ra là nếu báo chí tăng số lượng bài vở theo hướng ‘báo chí giải pháp’, và các ý kiến ghi nhận đó từ các nhà khoa học, từ người dân như gợi ý của ông Nguyễn Thiện Nhân, trong trường hợp các giải pháp đi ngược lại định hướng tuyên truyền mà Ban Tuyên giáo Trung ương đã đặt ra trong các giao ban tuần, giao ban tháng, thì phóng viên cùng ban biên tập tờ báo ấy có phải đối mặt với tội hình sự lợi dụng quyền tự do dân chủ ?

"Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" thuộc Điều 258 Luật Hình sự cũ nay là Điều 331 Luật Hình sự tu chính, thay đổi quy định tại Khoản 2 từ "Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm", thành "Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm".



Chính cụm từ "gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội" là sợi dây thòng lọng vô hình sẳn sàng chít cổ bất kỳ tác giả bài báo nào ‘dám’ đưa ra các giải pháp trái ý Đảng. Dự Luật Đặc khu có thể là một ví dụ. Luật An ninh mạng đã thông qua nhưng chưa hiệu lực, là một ví dụ khác cho chuyện "báo chí giải pháp".

Để được ngồi vào ghế tổng biên tập, yêu cầu trước tiên là người đó phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó cho thấy về nguyên tắc, dù là ‘báo chí giải pháp’ đến mức độ nào đi nữa, thì ‘giải pháp’ ấy bắt buộc phải mang tính Đảng.

Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), trong phần nhiệm vụ và giải pháp tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Ðảng, đã nhấn mạnh : "Phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Xem ra để đội ngũ phóng viên, các tòa soạn báo mạnh dạn thực hiện việc ghi nhận những giải pháp đề xuất cho quản trị quốc gia, cho các chính sách, thể chế chính trị, thì điều kiện tiên quyết là pháp luật cần được tôn trọng. Luật Hiến pháp phải được trả về đúng vị trí là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia ; nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đều hình thành trên những nguyên tắc của hiến pháp.

Nói một cách dễ hiểu, nếu tôn trọng Luật Hiến pháp, thì bà chủ tịch Quốc hội sẽ không thể công khai rằng, "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật". (Trích phát biểu nhấn mạnh của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sáng 16/4/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 21/06/2018

Published in Diễn đàn

Có học vị phó tiến sĩ ngành khoa học lịch sử, tuy nhiên cách hiểu học thuật về luật của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, dường như có gì đó còn rất ư ‘bình dân học vụ’.

anninh1

Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về an ninh mạng ngày 17/06/2018 - Ảnh minh họa

Báo chí đưa tin sáng 17/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân và Hà Đông sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV. Tại đây, ông Nguyễn Phú Trọng có phát biểu được báo chí trích đăng như sau :

"Thời kỳ 4.0, công nghệ phát triển có nhiều lợi ích nhưng mặt khác quản lý rất khó. Có những thành phần sử dụng Internet kích động biểu tình, gây rối, lật đổ chính quyền. Chúng ta cần luật này bảo vệ chế độ này,không để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi. (…) Chúng ta phải khai thác tối đa ưu thế của cách mạng công nghệ, lợi rất lợi, nhưng rất nguy hiểm nếu không cảnh giác. Phải có Luật bảo vệ an ninh mạng, an ninh quốc gia và quyền công dân".

Tổng bí thư cũng nhận định việc Quốc hội thông qua Luật an ninh mạng với tỷ lệ tán thành 86,86% là rất sáng suốt (1).

Với tư cách cử tri, mong được trao đổi cùng vị Đại biểu quốc hội đang là Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, về câu khẳng định mà ông đã nói và được báo chí trích dẫn như trên.

Cần Luật An ninh mạng để bảo vệ chế độ ?

Cá nhân người viết tin rằng câu nói "Chúng ta cần luật này bảo vệ chế độ này, không để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi", không nằm trong phần soạn thảo diễn văn mà đội ngũ thư ký đã chấp bút cho ông Nguyễn Phú Trọng. Đây có thể là câu nói trong phút ngẫu hứng của người đứng đầu Bộ Chính trị.

Bởi những sinh viên nhập môn trường luật đều được dạy rằng luật pháp dưới góc độ luật học. được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Luật pháp thông thường được thực thi thông qua một hệ thống các cơ quan thực thi, bao gồm các cơ quan như Công an (cảnh sát), Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án... Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, chỉ những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội và đến một mức độ cần thiết mới có thể bị đưa ra Tòa án.

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có hai "nhánh" là thực thi luật pháp theo con đường hành chính và thực thi theo con đường hình sự. Hành chính và hình sự là hai cấp độ khác nhau, và không thể đồng thời áp dụng lên một hành vi vi phạm.

Như vậy, Luật An ninh mạng theo cách hiểu của ông Tổng bí thư, đó là một cứu cánh mang tính hình sự. Do đó, bất kỳ công dân nào sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị được Hiến pháp bảo hộ, đều có thể bị bắt bỏ tù bởi Luật An ninh mạng, khi mà ngành công an cho rằng những quyền này đang đe dọa sự tồn vong của chế độ, của đảng cầm quyền.

Thế nhưng ngay cả cách hiểu đó cũng cho thấy người đứng đầu Bộ Chính trị đã quên mất rằng trong Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự đã có đầy đủ nội dung để chế tài tất cả cả các hành vi "không để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi", mà ông Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng phải chờ tới Luật An ninh mạng mới xử lý được.

Chắc chắn tổ thư ký soạn diễn văn cho ông Tổng bí thư hiểu rất rõ rằng "Bộ luật là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật có mức độ hệ thống hóa cao nhất, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau".

Lâu nay người dân vẫn than rằng có quá nhiều chính sách đánh thuế chồng lên thuế, nhằm để cứu nguy cho ngân sách luôn thâm thủng. Rồi sắp tới đây, phải chăng cũng sẽ có chuyện luật chồng lên luật, để nhằm "bảo vệ chế độ này" như lời của vị Đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng ?

Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó

Ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ rằng Luật An ninh mạng sẽ giúp ‘bảo vệ chế độ’ cũng không sai đối với thể chế chính trị Việt Nam. Bài học vỡ lòng của sinh viên trường luật là "bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó".

Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Thế nhưng luật pháp còn có tính xã hội, vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bị chống đối. Luật pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.

Những cách hiểu nói trên dường như đã không mấy hiện diện trong bài phát biểu sáng Chủ nhật 17/06 của Đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng với cử tri Hà Nội.

Trong phần lý lịch công khai của ông Nguyễn Phú Trọng, thấy ghi như sau : Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án phó tiến sĩ ngành khoa học lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (Акаде́мия обще́ственных нау́к при ЦК КПСС) cho đến tháng 8 năm 1983. Luận văn của ông viết về chủ đề xây dựng Đảng, có nhan đề là "Các hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm làm mạnh mối quan hệ với quần chúng trong giai đoạn hiện nay : dựa trên kinh nghiệm của Đảng cộng sản Liên Xô" (2).

Như vậy hoàn toàn có thể chia sẻ với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về nỗi lo sợ sự tồn vong của Nhà nước cộng sản Việt Nam, vì Đảng cộng sản Liên Xô đã bị sụp đổ sau cuộc đảo chánh diễn ra từ ngày 19 đến 21/08/1991 diễn ra chủ yếu tại Moskva, và Leningrad.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 19/06/2018

(1) http://bit.ly/2MxAEah

(2) https://search.rsl.ru/ru/record/01008801621

Published in Diễn đàn