Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 02 septembre 2018 10:44

Sao lại kêu gọi biểu tình bạo động ?

Khá nhiều lời kêu gọi biểu tình vào tuần lễ đầu tháng 9 này, kèm theo việc người tham gia biểu tình cần tự trang bị một số vật dụng có thể làm vũ khí để tự vệ khi bị đàn áp. Ví dụ như hai khúc mía để có thể vừa nhai có chất ngọt giúp lợi sức, vừa là vật dụng để chống trả lại sự đàn áp của lực lượng công quyền. Ngoài ra còn có lời kêu gọi biểu tình nhằm lật đổ thể chế chính trị đang cầm quyền.

bieutinh1

Cảnh sát cơ động đối mặt với đoàn người biểu tình ở Bình Thuận. Nguồn : Facebook

Lằn ranh giữa hai khúc mía

Về nguyên tắc pháp luật, đúng là công dân được phép làm những điều mà pháp luật không cấm ; theo đó, ngoài các vũ khí, công cụ hỗ trợ mà pháp luật cấm tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thì người dân có thể sử dụng loại công cụ tự vệ khác để bảo vệ an toàn cho mình ; hai khúc mía như lời kêu gọi mang theo ở cuộc biểu tình là một đơn cử.

Còn luật quy định cụ thể ra sao về chuyện vũ khí, thì người dân có thể tìm đọc chi tiết ở Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, vừa có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 (1).

Ghi nhận tại Sài Gòn, vẫn có nhiều ý kiến ủng hộ chuyện nếu bị đàn áp khi biểu tình, hãy chủ động tự vệ. Nếu số đông người biểu tình cùng tâm thức tự vệ như vậy trước sự đàn áp, thì đến lúc nào đó bạo loạn sẽ diễn ra, khi bạo lực lấn áp mục đích biểu tình ban đầu.

đây có thể chia sẻ cảm xúc đó của người biểu tình, vì hễ ở đâu dân bất bình, nơi ấy tất có tụ tập ; nếu không, không thể nói dân làm chủ. Ngược lại, nếu nhà nước bất chấp và cấm đoán, tất nhiên việc phản ứng, bức xúc xã hội sẽ tích tụ, cộng hưởng ngày một lớn hơn cho tới khi quá ngưỡng, chuyển qua bạo động.

Điều này dễ hình dung nếu liên tưởng đến những cuộc đình công của người lao động. Quyền thành lập công đoàn độc lập đương nhiên chưa được thừa nhận tại Việt Nam, nhưng chính quyền vẫn chấp nhận công nhân đình công qua hình thức biểu tình. Khi ấy, chính quyền chủ yếu khoanh vùng, cho phép biểu tình cho đến khi tình hình lắng dịu, và đề nghị giới chủ thương thảo lại với người lao động. Như vậy, chính quyền đã cho công nhân thứ công nhân muốn – các lợi ích vật chất về lương thưởng, và điều kiện làm việc thông qua cuộc biểu tình đình công ấy.

Rõ ràng từ thực tiễn có được qua những cuộc biểu tình đình công ấy, cho thấy một tập hợp người tay không, ôn hoà, có muốn cũng không thể gây tổn hại được gì cho nhà nước. Giới hạn quyền tụ tập ở cuộc biểu tình đình công ấy, có thể được đưa ra theo ý nghĩa không gây mất trật tự an toàn chung ở cụ thể nơi diễn ra cuộc biểu tình đó.

Bởi giống như bất cứ quyền cơ bản nào, từ tự do đi lại, đến nơi ở, làm việc, tín ngưỡng… trong những tình huống đặc biệt, quyền tụ tập đều buộc phải chịu giới hạn để tránh tổn hại khi thực hiện quyền ấy.

Tụ tập đông người nhằm để thực hiện quyền biểu tình : chưa có văn bản chế tài

Hiến pháp quy định công dân "có quyền biểu tình" theo "quy định của pháp luật". Pháp luật ở đây là người dân khi tham gia biểu tình không mang theo hung khí, và nhà nước có trách nhiệm ban hành văn bản lập pháp để bảo đảm quyền biểu tình, chứ không phải cho phép quyền đó được sử dụng.

Một khi nhà nước đã thiếu văn bản luật, đồng nghĩa với thiếu sự bảo hộ của nhà nước đối với quyền biểu tình của công dân, đặt công dân và cả nhà nước vào thế rủi ro, hành động và hành xử thiếu chuẩn mực luật pháp. Trách nhiệm ấy thuộc về nhà nước, không thuộc về công dân nếu chẳng may họ tụ tập biểu tình gây ra hệ quả tiêu cực không cố ý.

Theo cách hiểu như phân tích ở trên, thì tụ tập đông người hay ít người cho mục đích biểu tình, sẽ không chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về "quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội ; phòng, chống tệ nạn xã hội ; phòng cháy và chữa cháy ; phòng, chống bạo lực gia đình" mà nhiều người tham gia biểu tình thời gian vừa qua đã bị xử phạt (2).

Cách hiểu nói trên cũng tương tự cho Nghị định 38/2005/NĐ-CP về "quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng" (3).

Thế nhưng nếu người tham gia biểu tình lại chủ động mang theo những vật dụng mang tính tự vệ có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác, hệ lụy sẽ dễ dẫn đến việc không kềm chế khi có những xô xát ngay trong cuộc biểu tình. Đây sẽ là lý do để lực lượng công quyền thẳng tay trấn áp mà không phải chịu búa rìu cho việc đàn áp nhân quyền. Từ cách hiểu đó cho thấy nhiều khả năng về lời kêu gọi xuống đường biểu tình kèm theo vật dụng tự vệ, là việc ‘gắp lửa bỏ tay người’ của chính phe nhóm ẩn danh trong lực lượng công quyền.

Người viết tin rằng có thể ở đâu đó chính quyền chưa thực sự lắng nghe, thậm chí xâm hại lợi ích của người dân ; nhưng giữa rất nhiều con đường đấu tranh đòi công bằng, việc sẵn sàng sử dụng bạo lực để đáp trả bạo lực ngay trong cuộc biểu tình là giải pháp tồi tệ nhất.

Nếu có cuộc biểu tình ôn hòa cho đòi hỏi vấn đề bức xúc nhân sinh, kinh nghiệm từ Hong Kong cho thấy những cây dù vừa là vật dụng thiết yếu che chắn nắng mưa cho những người biểu tình, mà còn biến chúng thành những vật dụng tự vệ lợi hại chống lại hơi cay, đạn cao su hay vòi rồng của cảnh sát.

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 02/09/2018

(1) http://bit.ly/2PiLa5I

(2) http://bit.ly/2wyxpbn

(3) http://bit.ly/2MDRoQO

Published in Diễn đàn

Luật Thi hành án hình sự, Điều 4. Nguyên tắc thi hành án hình sự : “1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. 3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa ; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án”.

nhandao1

Tù nhân chính trị ở miền Bắc được giam ở miền Nam và ngược lại. Nguồn ảnh : nhttam

Nhân đạo kiểu xã hội chủ nghĩa (!?)

Trên giảng đường trường luật, sinh viên được giải thích mang tính lý thuyết như sau : Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của luật hình sự Việt Nam thể hiện ở việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Hình phạt không gây đau đớn về thể xác của người phạm tội.

Khi diễn giải mở rộng, các giảng viên sẽ bình luận theo hướng, “chủ nghĩa Mac-Lenin tuyên bố, yêu cầu thực hiện tính nhân đạo đối với con người : Tất cả vì con người, vì lợi ích của con người. Vì nhân đạo là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh dự, nhân phẩm con người, nên Việt Nam chúng ta, một đất nước xã hội chủ nghĩa luôn lấy tính nhân đạo của chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nòng cốt, đề cao vai trò của con người, trong đó người lao động được ưu tiên hơn cả. Thiết lập mối quan hệ thiện ý, nhân từ trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống xã hội. Đặc biệt hơn nữa là tính nhân đạo được đưa vào hệ thống pháp luật nói chung và trong bộ luật hình sự Việt Nam nói riêng” (1).

Cần phải hiểu thế nào là “nhân đạo xã hội chủ nghĩa” đối với “người chấp hành án” (một mỹ từ trong hệ thống văn bản thay cho “người ở tù”) trong thi hành án hình sự ?

Điều 4.1 “Nguyên tắc thi hành án” ghi : Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, “nhân đạo xã hội chủ nghĩa” cần được hiểu ra sao khi mục sư Nguyễn Trung Tôn án tù 12 năm, bản thân đang mang bệnh tật, gia đình ở Thanh Hóa với mẹ già hơn 90 tuổi mù loà, con gái mắc bệnh từ nhỏ, lại còn một con trai nhỏ, người vợ bệnh cột sống đang làm lụng nuôi con, nuôi mẹ, nuôi chồng tù ; thế mà, nhà cầm quyền nhẫn tâm chuyển mục sư Tôn vào tận Đắc Lắc để thi hành án.

Nhà báo Trương Minh Đức quê tận miệt Kiên Giang của đồng bằng sông Cửu Long, bị đày ra tận trại 6 Nghệ An. Còn luật gia Nguyễn Bắc Truyển, nhà ở quận 4, Sài Gòn thì phải thi hành án ở vùng núi thuộc tỉnh Quảng Nam, xứ miền Trung.

Đày ải người tù và cả thân nhân “người chấp hành án”

Tìm hiểu trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan thi hành án hình sự, người viết không tìm thấy một quy định nào về chuyện “người chấp hành án” nếu quê miền Nam thì phải ở tù tận ngoài Bắc, hay may mắn hơn là có thể vùng trung du xứ Quảng. Ngược lại, “người chấp hành án” là dân miền Bắc thì phải vào Tây nguyên, hay miền Nam để thi hành án.

Khí hậu vùng miền, khó khăn đi lại và tốn kém tiền bạc trong thăm nuôi hàng tháng của thân nhân là điều dễ thấy nhất trong thi hành án kiểu tù Nam ra Bắc, tù Bắc xuôi Nam này.

Có lẽ ngoài lý do muốn đày ải người tù thì không còn duyên cớ nào khác. Bởi ở đề án “tha tù trước thời hạn” của Bộ Công an có đoạn viết rằng (tóm tắt) : “Để thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tội phạm nói chung và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật nói riêng, việc tha tù trước thời hạn tức là anh vẫn đang chấp hành án, nhưng không phải chấp hành án trong tù mà chấp hành án tại nơi cư trú.

Vấn đề ở đây là thay đổi hình thức chấp hành án. Khi không phải chấp hành án trong tù, phạm nhân về phải khai báo với chính quyền địa phương, phải chịu sự quản lý của địa phương, không được rời khỏi nơi cư trú hoặc muốn ra khỏi nơi cư trú phải xin phép, đồng thời phải có mặt khi chính quyền yêu cầu, phải viết bản kiểm điểm sau ba tháng và chịu sự giám sát, theo dõi của người được phân công”.

Theo dõi danh sách các nhà tù hiện có ở Việt Nam, người ta sẽ thấy rằng tỉnh, thành nào cũng có nhiều nhà tù. Ở thủ đô Hà Nội có trại giam Thanh Xuân, trại giam Suối Hai, trại tạm giam số 1, số 2 và số 3. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, có nhà tù Chí Hòa, trại B34, trại T30. Cần Thơ có trại Long Tuyền. Đà Nẵng có trại Hòa Sơn. Hải Phòng có trại Xuân Nguyên, trại Trần Phú. Ở An Giang có trại Định Thành. Bà Rịa - Vũng Tàu có trại Xuyên Mộc…

Nôm na, nếu thực sự có “nhân đạo xã hội chủ nghĩa”, thì “người chấp hành án” Nguyễn Bắc Truyển phải được thi hành án ở trại B34 hoặc T30 thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Trương Minh Đức có hộ khẩu và nhà cửa tại quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh nên ông có thể thi hành án ở các trại giam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tương tự, mục sư Nguyễn Trung Tôn có thể thi hành án tại một trong các nhà tù sau đây ở tỉnh Thanh Hóa : Trại số 5, trại Thanh Cẩm, trại Thanh Lâm, trại Thanh Phong.

“Người chấp hành án” với thân phận tù đày đã đành, song thân nhân người tù trong các trường hợp nói trên đã bị hành hạ bằng khoảng cách địa lý, thời gian, tiền bạc và sức khỏe cho mỗi bận ‘đi thăm nuôi’. Đó không thể gọi là “nhân đạo xã hội chủ nghĩa”.

Một vài con số

Nguyễn Bắc Truyển, bị giam tại trại An Điềm, Quảng Nam, cách nguyên quán Sài Gòn 833 km. Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, bị giam tại trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai, cách nguyên quán Thanh Hóa 984 km. Trương Minh Đức, bị giam tại Trại 6 Nghệ An, cách Sài Gòn 1378 km.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị giam tại Trại 5 Thanh Hoá, cách Khánh Hòa 1197 km. Hoàng Bình, bị giam tại Trại An Điềm, Quảng Nam, cách Nghệ An 676 km. Trần Huỳnh Duy Thức, bị giam tại Trại 6 Nghệ An, cách Sài Gòn 1378 km. Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bị giam tại Trại 5 Thanh Hóa, cách Trà Vinh 1636 km. Trần Thị Nga, bị giam tại Trại Gia Trung, Gia Lai, cách nguyên quán Hà Nam 1077 km.

Trần Thanh

Nguồn VNTB, 16/07/2018

  1. http ://bit.ly/2mdXmIu
Published in Diễn đàn
dimanche, 03 juin 2018 15:54

Con buôn giáo dục

Gọi là "con buôn giáo dục" vì "giáo dục" được ông bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận đó cũng chỉ là thứ "hàng hóa" được mua bán mà thôi.

giaoduc1

Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ nói : Giá dịch vụ đào tạo' là theo... Luật giá

Sao lại muốn thay "học phí" vốn đầy đủ, chính xác, tồn tại bao đời bằng cụm từ dài dòng và khập khiễng "giá dịch vụ đào tạo". Thì ra giờ là buôn bán giáo dục đây". Ông thầy giáo môn văn đã nghỉ hưu Phạm Hồng Phước nhận xét chua chát khi thấy báo chí đưa tin hôm 30/5, tại nghị trường khi trình bày về dự luật sửa đổi Luật Giáo dục Đại học, ông Phùng Xuân Nhạ đã nói rằng : "Giá dịch vụ đào tạo' là theo... Luật giá" (1).

Đúng là trong xã hội kim tiền thì cái gì cũng được định bằng giá. Ngay cả ghế ở Quốc hội cũng được đồn đoán là có thể "chạy" bằng cả bạc triệu đô-la kia mà (2).

Giờ là mùa thi : thi vào lớp 10, thi "2 trong 1" vừa tốt nghiệp phổ thông lớp 12, vừa vào đại học nên sẽ lắm chuyện "thi không ăn ớt thế mà cay". Nay với tuyên bố giữa chốn nghị trường của ngài bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tôi lại nhớ đến bốn câu thơ cũng của Tú Xương, nó 'cay thời, cay thế' lắm :

"Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang :

Đứa thì mua tước, đứa mua quan

Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng".

Xem ra chốn quan trường, chức tước, danh vị thời nay vẫn là thứ hàng hóa được mặc cả bằng tiền rồi khoác chiếc áo mỹ miều mà bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng người đồng liêu là bộ trưởng Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể viện dẫn, là họ đang làm theo Luật giá.

Gọi ông Phùng Xuân Nhạ là con buôn giáo dục còn là vì ngành giáo dục do nhà nước cấp ngân sách từ tiền thu thuế mà dân chúng đóng, chiếm tỷ lệ rất cao trong ngân sách nhà nước, thì thay vì tận lực phục vụ, ông Phùng Xuân Nhạ lại chuyển sang làm dịch vụ.

Con buôn cùng phường với ông Nhạ có lẽ còn là với những ai thay vì xã hội hóa giáo dục thật sự, lại chấp nhận phình bộ máy quản lý giáo dục ra, không ngừng nghĩ ra những dự án tiêu tiền rồi không đủ ngân sách bèn tăng thu học phí. Học trường công mà đóng học phí giống như phí chồng phí, người dân muốn được giáo dục phải đóng học phí 2 lần : đóng thuế và đóng học phí.

Không biết nếu có sinh viên nào đó lễ phép hỏi vầy thì không biết ông bộ trưởng sẽ trả lời thế nào : "Nếu đổi tên thành "Giá dịch vụ đào tạo" và theo đúng như ý nghĩa của cái tên ấy, thì tức là bọn cháu đi học bây giờ là đang sử dụng dịch vụ đào tạo cũng giống như hầu hết tất cả các loại hình dịch vụ khác đúng không ạ ? Và khi đi học cháu có thể coi giảng viên như là nhân viên dịch vụ, và nhân viên dịch vụ luôn phải coi khách hàng là thượng đế ? Và tức là nhân viên có vấn đề thì chúng cháu phản ánh ngay với cả quản lý tức là hiệu trưởng và quản lý sẽ trực chỉnh đốn nhân viên của mình ?".

Nói đi thì cũng nên nói lại, cần vỗ tay khen ngợi ông Phùng Xuân Nhạ đã dũng cảm khi nhìn nhận trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thì "giáo viên có chữ thì bán chữ, phụ huynh có tiền thì mua về cho con em mình". Các vụ bạo lực cơ bắp giữa phụ huynh với thầy cô giáo cũng vì "tôi trả tiền phải có món hàng như ý". Mối quan hệ này hình thành như một siêu thị để mua và bán theo cơ chế thị trường. Và lẽ tất yếu làm hỏng quan hệ giữa phụ huynh với giáo viên và nhà trường.

Đã là món hàng hóa có thể mua bán, làm dịch vụ thì sự chờ đợi đến 100 năm để trồng người dường như là quá đỗi ngớ ngẩn.

Nhiều người bạn của tôi đang là thầy cô giáo đã nói rằng nếu nghĩ "giáo dục" là "dịch vụ" thì những người "bán cháo phổi" nghèo "rớt mồng tơi" so với ai đó làm nghề bó chổi đót. "Chị Dậu, lão Hạc và thầy giáo - Ai khổ hơn ai ?". Nhớ mấy năm trước có ông bạn dạy văn đã ra câu đố như vậy.

Nghèo như chị Dậu thì không bàn cãi rồi, tài sản của chị có giá trị nhất là cái nón rách chị dùng đi mưa đi nắng. Nếu kết nạp Đảng, chị không phải lo về việc kê khai tài sản. Con thì một đống, chồng thì ốm yếu, thêm chú em chồng chết rồi vẫn để nợ sưu cho chị Dậu, phải bán con, bán chó, bán cả sữa... Tận cùng của sự bất hạnh. Ai là người khổ nhất ? Chị Dậu chứ ai.

Lão Hạc của Nam Cao thì vợ mất sớm, con trai duy nhất cũng bỏ lão mà đi, chỉ có con chó làm bạn cũng rời xa lão. Cả cuộc đời sống trong cô đơn cùng cực. Cuối cùng chọn cái chết thương tâm để giải thoát cuộc đời. Tận cùng của nỗi cô đơn,cô đơn đến khi chết. Ai khổ nhất ? Lão chứ ai.

Còn thầy giáo tốt nghiệp đại học hạng ưu, năm đầu tiên thử việc chỉ hưởng 85% lương. Sau 5 năm được hưởng lương bậc 2 (hệ số 2,67). Lương chính được 2.981.000 đồng/tháng cộng phụ cấp ưu đãi 969.000 đồng. Tổng cộng thầy giáo được 3.860.000 đồng. Số tiền này khấu trừ 9,5% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ tiền công đoàn phí, đảng phí, quỹ tổ chuyên môn… thầy giáo thực lãnh khoảng 3,5 triệu đồng. Trả tiền nhà trọ 1,5 triệu, tiền đổ xăng tiện tặn 600 ngàn. Số tiền còn lại là 1,4 triệu tiền chia đều 30 ngày, mỗi ngày được 46 ngàn đồng - Làm gì với số tiền này ? Chỉ thầy giáo biết. Ai là người khổ nhất ? Thầy chứ ai.

Cô giáo thì còn có thể bắt chước chị Dậu lấy sữa để bán, chứ còn thầy giáo thì có gì bán ngoài chữ và lương tâm. Nhưng cả hai thứ đó đều rẻ rúng lắm, mấy lại ai bán lương tâm bao giờ !

Xem ra chỉ có những phường buôn giáo dục như ngài bộ trưởng là sung sướng nhất.

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 03/06/2018

(1) https://tuoitre.vn/bo-truong-phung-xuan-nha-gia-dich-vu-dao-tao-la-theo-luat-gia-20180530133042299.htm

(2) https://tuoitre.vn/chau-thi-thu-nga-xin-khai-ve-1-5-trieu-usd-chay-dai-bieu-quoc-hoi-20171005145006013.htm

Published in Diễn đàn

Lập luận công tố mâu thuẫn rất rõ, trong khi cáo buộc nhóm có tên Hội Anh em dân chủ là "đấu tranh nhằm thay đổi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng", thì làm sao lại quy kết "lật đổ chính quyền nhân dân" ?

danguyen1

Thẩm phán Ngô Thị Ánh – Chủ tọa phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Đài cùng những người đồng chí hướng. Ảnh: ANTĐ

Vì nếu chính quyền thực sự là của nhân dân, đó đã là đa nguyên – đa đảng, vì nhân dân có quyền lựa chọn những đảng phái đại diện cho mình trong điều hành đất nước.

Người viết không được tiếp cận các bút lục của vụ án 6 công dân Hội Anh em dân chủ vừa kết thúc phiên hình sự sơ thẩm. Các trao đổi tiếp theo đây là căn cứ vào lời tuyên án của thẩm phán Ngô Thị Ánh, tối ngày 5-4-2018.

Thứ nhất. Chủ tọa phiên xét xử đã hiểu về thành lập hội như sau (trích) : "Việc các bị cáo thành lập nhóm kín trao đổi, sinh hoạt thông qua mạng Internet, có nhiều người tham gia, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có cương lĩnh, điều lệ hoạt động, về bản chất đó là thành lập hội, là một tổ chức. Việc sinh hoạt thông qua mạng Internet chỉ là phương thức sinh hoạt của "Hội anh em dân chủ".

danguyen2

Báo chí trong nước đưa tin về sự kiện ông Nguyễn Văn Đài và những người cùng chí hướng bị cáo buộc Điều 79 BLHS (1999). Ảnh : chụp màn hình

Nhận định này của thẩm phán Ngô Thị Ánh là thiếu căn cứ pháp lý. Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có luật về quyền lập hội. Thủ tục về thành lập hội hiện nay chịu sự điều chỉnh của các văn bản sau : Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ; Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ; Thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

Như vậy, nếu có một tổ chức mang tên Hội Anh em dân chủ, thì hội đoàn ấy được sự bảo hộ về nguyên tắc của Hiến pháp 2013, Điều 16.2 "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" ; Điều 25 "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Ở đây, chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính nếu 6 công dân trong vụ án nói trên đã thành lập hội không đúng trình tự về thủ tục.

Việc 6 công dân cùng tham gia nhóm sinh hoạt trên mạng Internet không thuộc trường hợp pháp luật cấm. Nhóm sinh hoạt trên mạng không phải là việc thành lập hội như theo quy định của hàng loạt Nghị định và Thông tư đã kể ở trên.

Thứ hai. Trong phần tuyên án, thẩm phán Ngô Thị Ánh cho rằng, "Mục đích của Hội này là đấu tranh nhằm thay đổi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng" ; "Đồng thời, đã bước đầu xây dựng lực lượng và đào tạo để có thể lãnh đạo đất nước khi các bị cáo đạt được mục đích. Hành vi của các bị cáo không phải là đấu tranh cho dân chủ mà là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố các bị cáo về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo quy định tại Điều 79, Khoản 1 – Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng pháp luật".

Cá nhân người viết cho rằng nhận định này của thẩm phán chủ tọa tiếp tục vi phạm Hiến pháp 2013 và Luật Trưng cầu ý dân 2015. Hiến pháp 2013, Điều 28.1. "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước". Nếu thẩm phán Ngô Thị Ánh đã xác nhận "Mục đích của Hội này là đấu tranh nhằm thay đổi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng", thì những thành viên của Hội được quyền bảo hộ Hiến định, trong yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện việc trưng cầu ý dân là có cần thay đổi quyền lãnh đạo của một đảng nhằm để có sự cạnh tranh chính sách giúp đời sống tốt hơn ?

Quy định 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về cấm tuyệt đối "đa nguyên, đa đảng" chỉ áp dụng đối với đảng viên Đảng cộng sản. Cả 6 công dân nói trên đều không phải là đảng viên, nên việc kêu gọi "đa nguyên – đa đảng" là quyền được bảo hộ của Hiến pháp. Việc kêu gọi "đa nguyên – đa đảng" còn là hình thức bất bạo động, không vũ trang, không tổ chức lực lượng quân sự đối kháng thì không thể đưa đến hành động "lật đổ chính quyền" đang có quân đội chính quy với bề dày lịch sử chiến tranh.

Thứ ba. "Hội đồng xét xử kết luận, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền nhân dân, do vậy cần xử lý nghiêm khắc để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm". Thẩm phán Ngô Thị Ánh đã lập luận như vậy. Điều này cho thấy vị chủ tọa phiên xét xử đã xem nhẹ các lực lượng công an và quân đội chính quy của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tại khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 trang trọng khẳng định : "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Như vậy, nguyên tắc "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" gắn liền với quy định "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ" khẳng định nguồn gốc thế tục của quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa rằng, quyền lực nhà nước ở Việt Nam không có nguồn gốc từ thần quyền, mà có nguồn gốc từ Nhân dân. 

Với nền tảng vững chắc đó từ nhân dân, một nhóm người chủ trương bất bạo động như Hội Anh em dân chủ, chắc chắn không thể gây "ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền nhân dân", mà ngược lại, bằng việc kêu gọi đa nguyên – đa đảng để người dân có nhiều sự lựa chọn hơn cho lá phiếu của mình, sẽ củng cố thêm sức mạnh cho một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân.

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 07/04/2018

Published in Diễn đàn

Mặc dù phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng trong vụ án Ngân hàng Đại Dương chưa có hiệu lực thi hành, xong ông Nguyễn Văn Bình đã tạm thở phào khi vấn đề "ngân hàng 0 đồng" đã không xướng tên ông trong bản án tuyên.

binh0

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có nằm chung số phận với ông Đinh La Thăng ? Ảnh minh họa

Nửa tháng sau kể từ phiên chất vấn ở Quốc hội hôm 17/11/2017, trong đó có câu hỏi vấn đề cấp vốn cho ba "ngân hàng 0 đồng" - Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại dương (Oceanbank) của đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội), đến ngày 4/12/2017 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng có văn bản trả lời rằng : "Cho đến nay cả ba ngân hàng đều chưa được cấp bổ sung vốn điều lệ".

Ông Hưng giải thích, khi đề xuất, phương án Nhà nước cấp vốn để tăng vốn điều lệ được xem là tạo cơ hội lớn nhất và nhanh nhất giúp 3 ngân hàng này phục hồi hoạt động. Tuy nhiên, phương án đó cần sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính khá lớn từ Nhà nước, trong khi ngân sách còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, Ngân hàng Nhà nước đang ưu tiên phương án bán cho nhà đầu tư mới hoặc sáp nhập/hợp nhất thông qua việc yêu cầu 3 ngân hàng này tìm kiếm đối tác có tài chính tốt, có kinh nghiệm quản trị, điều hành tham gia cơ cấu lại (mua lại hoặc sáp nhập, hợp nhất). Hướng sẽ là ưu tiên các nhà đầu tư tham gia đàm phán trước.

Như vậy, giải pháp của Thống đốc Lê Minh Hưng không hề khác với điều mà hai bị cáo Hà Văn Thắm và Đinh La Thăng trong vụ án Oceanbank, rằng nếu cho họ "bán nợ", thay vì ép họ phải bán cho Ngân hàng Nhà nước với giá 0 đồng, thì chắc hẳn sẽ không có chuyện được cho là thất thoát phải đền bù như bản án tuyên phiên sơ thẩm.

Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã quyết định mua bắt buộc CBBank, GPBank và Oceanbank với giá 0 đồng, chuyển đổi thành 3 ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Ngân hàng Nhà nước làm chủ sở hữu ; đồng thời chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích của các cổ đông, kèm tuyên bố bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền.

Thế nhưng trên thực tế thì ngoài chuyện ‘quốc hữu hóa’ số vốn cổ đông tư nhân, cùng với những giá trị tài sản hữu hình và vô hình khác của 3 thương hiệu nhà băng này, phía Ngân hàng Nhà nước đã không bỏ thêm ngân sách để tăng vốn điều lệ như lúc tuyên bố mua 0 đồng. Mọi hoạt động của 3 ngân hàng này vẫn trôi chảy, ngoại trừ những quan chức của họ chịu cảnh tù tội.

Theo quy định, vốn điều lệ của một ngân hàng tối thiểu 3.000 tỉ đồng. câu hỏi đặt ra là sau khi bị mua 0 đồng, CBBank, GPBank và Oceanbank có số vốn điều lệ bao nhiêu, và tiền đâu để các ngân hàng này hoạt động trong gần 3 năm qua ?

Ai cũng biết, mặc dù vốn điều lệ của 3 ngân hàng sau khi bị mua lại với giá 0 đồng, thì cũng đồng nghĩa chỉ có 0 đồng vốn điều lệ và nó cũng chỉ mang danh nghĩa, chứ không có nghĩa là không có vốn để kinh doanh. Bởi các ngân hàng này vẫn huy động được tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đồng thời vay được tiền trên thị trường liên ngân hàng, hoặc được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn trong thời gian ngắn, sau đó phải hoàn trả cho Ngân hàng Nhà nước. Cứ thế, nguồn vốn đến từ kênh tiết kiệm, thị trường liên ngân hàng hoặc từ Ngân hàng Nhà nước được các ngân hàng 0 đồng quay vòng để kinh doanh.

Quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ ở các ngân hàng 0 đồng, khi 100% vốn điều lệ ngân hàng thuộc về nhà nước thì quyền cổ đông không còn, mặc dù trên thực tế thì các ngân hàng bị mua vẫn còn tài sản nên khi bị ép bán cổ phần với giá 0 đồng, hành vi đó không khác với việc quốc hữu hóa đồng vốn, và tài sản tư nhân như thời kỳ "cải tạo tư sản mại bản" ở miền Nam sau tháng 4/1975.

Có lẽ mọi chuyện còn chờ đợi phiên phúc thẩm sắp tới. Nếu như đã chấp nhận "hồi tố" về những vi phạm trong góp vốn thời ông Đinh La Thăng còn quản lý doanh nghiệp, thì khả năng nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình phải hầu tòa, vì các cổ đông nhỏ có quyền yêu cầu CBBank, GPBank và Oceanbank công khai quá trình bị mua cổ phần 0 đồng, bao gồm các thông tin định giá cổ phần, vốn pháp định âm bao nhiêu, giá trị tài sản, nguyên nhân và trách nhiệm của lãnh đạo ngân hàng…

Trường hợp các ngân hàng 0 đồng không đáp ứng các điều kiện này thì cổ đông có thể khởi kiện với lý do quyền lợi bị ảnh hưởng, thông tin ngân hàng chưa minh bạch… Lúc đó - nếu công lý ở Việt Nam không phải chỉ là tên riêng của một anh hề trên sân khấu, thì nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình buộc phải hầu tòa để trả lời tất cả các câu hỏi ấy từ những cổ đông nạn nhân, về việc họ bị ép bán cổ phần cho Ngân hàng Nhà nước với giá 0 đồng.

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 05/04/2018

Published in Diễn đàn

Việc báo chí đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố xóa nợ của Việt Nam đối với Cuba, nếu đúng, thì vẫn không có giá trị thi hành. Lý do : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không được pháp luật trao bất kỳ quyền hạn gì về vấn đề liên quan trực tiếp đến ngân sách quốc gia.

xoano1

Chủ tịch Cuba Raul Castro đón, hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh : TTO

Cho đến nay, theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011) cùng các văn bản liên quan, thì :

(1) Tổng bí thư chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ chính trị, cùng Ban Chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư chịu trách nhiệm trước toàn đảng và toàn dân về sự lãnh đạo trên mọi lĩnh vực công tác.

(2) Tổng bí thư chủ trì công việc thường nhật của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường vu Quân ủy trung ương.

(3) Tổng bí thư Chỉ đạo tổ chức, quán triệt triển khai thực hiện sơ kết, tổng kết các nghị quyết, quy chế thông báo của Đại hội Đảng, Ban Chấp hành trung ương Đảng.

(4) Tổng bí thư thi hành thẩm tra việc tuân thủ Điều lệ Đảng, cương lĩnh chính trị, nghị quyết Đại hội Đảng,... trong các tổ chức cơ quan của Đảng.

(5) Tổng bí thư kiêm nhiệm chức vụ Bí thư Quân ủy trung ương, trực tiếp chỉ đạo những vấn đề về quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của trung ương.

(6) Tổng bí thư kiêm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

(7) Tổng bí thư thay mặt Ban Chấp hành trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban Bí thư ký các chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo, thông tri, hướng dẫn, chỉ thị của Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư ; ký các văn bản trong lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, ký các Quyết định chuẩn y chức danh theo quy định Điều lệ Đảng, quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương Đảng quản lý.

(8) Tổng bí thư có thể thảo luận với Ban Chấp hành trung ương thành lập, giải thể các cơ quan trực thuộc trung ương Đảng quản lý.

(9) Thực hiện vai trò dân chủ trong Đảng, Tổng bí thư là người chịu trách nhiệm giám sát, thẩm tra tuyệt đối trong toàn Đảng.

Như vậy, ngay cả trong trường hợp Đảng cộng sản Việt Nam sử dụng ngân sách của Đảng để cho Cuba vay qua hình thức viện trợ hoàn lại, thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không được trao quyền tùy nghi sử dụng khoản tiền này, mà nó chịu sự quản lý của Luật Ngân sách Nhà nước. Ông Nguyễn Phú Trọng phải có tờ trình gửi Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc xóa nợ viện trợ cho Cuba.

Việc đơn phương tuyên bố xóa nợ với Cuba trong chuyến thăm ngoại giao vào cuối tháng 3/2018 trên cương vị Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, sẽ không có giá trị thi hành. Thậm chí, nếu thực sự thượng tôn pháp luật, việc tuyên bố xóa nợ này của ông Tổng bí thư mang dấu hiệu vi phạm Luật Ngân sách Nhà nước, Điều 18.1 về "Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước", là "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước".

Sở dĩ có thể nói là ông Nguyễn Phú Trọng đã lạm quyền, vì như báo chí tường thuật : "Ông Raul Castro chân thành tri ân những tình cảm tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba ; bày tỏ cảm ơn việc Việt Nam quyết định xóa nợ Chính phủ cho Cuba".

"Nợ Chính phủ", thì ngay cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn xóa nợ, cũng phải được sự phê chuẩn của Quốc hội bằng một văn bản minh bạch gọi là Nghị quyết xóa nợ.

Nói thêm, Nga cũng từng tuyên bố xóa nợ cho Cuba với những ràng buộc được công khai cho dân chúng - những người đóng thuế, biết : Mùa hè năm 2014, Chính phủ Nga đã thực hiện một bước đi chưa từng có tiền lệ là xóa 90% trong tổng số nợ là 35,3 tỷ USD của Cuba.

Chính phủ Cuba cam kết sẽ bù đắp một phần những "tổn thất" đó bằng cách thực hiện các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng, vận tải và y tế. Các nhà nghiên cứu chính trị khẳng định đấy là những khoản nợ "cực kỳ khó đòi" và việc (phải) xóa nợ (cho Cuba) là không thể tránh khỏi.

Theo thỏa thuận, khoản nợ 3,5 tỷ còn lại sẽ được chính quyền Cuba thanh toán bằng các lần chuyển khoản từng nửa năm một trong 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên, như Tổng thống Nga V.Putin khi trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn Cuba Prensa Latina đã nói, thì : "số tiền 3,5 tỷ đó sẽ được sử dụng ngay trên lãnh thổ Cuba cho những dự án đầu tư có ý nghĩa".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân danh Chính phủ Việt Nam để xóa nợ cho Cuba, nhưng không thông báo là nợ cụ thể bao nhiêu, xóa như thế nào và đánh đổi những vấn đề gì trong chuyện xóa nợ ấy.

Căn cứ vào Điều 4, Hiến pháp 2013 và Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, việc Tổng bí thư tuyên bố "xóa nợ Chính phủ cho Cuba" là một tuyên bố vô hiệu vì trái thẩm quyền, không có giá trị thực hiện, kể cả khi viện dẫn thỏa thuận về các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Nôm na, với tuyên bố "xóa nợ Chính phủ cho Cuba", ông Tổng bí thư đã vi phạm về chính điều khoản mà ông từng đưa ra là không "tham vọng quyền lực" tại Quy định số 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 03/04/2018

******************

Quanh việc Việt Nam xóa nợ cho Cuba (BBC, 03/04/2018)

Việc Việt Nam xóa nợ cho Cuba được các chuyên gia kinh tế cho hay chỉ là quan hệ giữa hai Đảng cộng sản, trong khi đó có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.

Tuyên bố xóa nợ này được đưa ra trong chuyến thăm Cuba cuối tháng 3/2018 của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, theo truyền thông Việt Nam.

xoano2

Ý kiến phản đối việc Việt Nam xóa nợ cho Cuba có vẻ bắt nguồn thực trạng kinh tế còn khó khăn của Việt Nam

'Chỉ là quan hệ giữa hai Đảng cộng sản'

Trả lời BBC từ Hà Nội ngày 3/4, tiến sỹ Nguyễn Quang A nhắc lại rằng Việt Nam đã được nhiều chính phủ xóa nợ từ trước tới nay.

"Thời trước là từ các nước xã hội chủ nghĩa, rồi một loạt các nước khác thông qua các cuộc đàm phán ở Câu lạc bộ Paris hoặc Câu lạc bộ London, tùy khoản nợ, có khoản của nhà nước, khoản của doanh nghiệp. Thực sự Việt Nam từ trước đến nay có thể nói là một nước nợ nhiều hơn là cho người khác nợ".

Về việc Việt Nam lần này đóng vai 'người xóa nợ', ông Quang A cho rằng đây "hoàn toàn là vấn đề quan hệ chính trị giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Cuba".

"Không có vấn đề về lợi ích kinh tế hoặc đòi hỏi có đi có lại hay điều kiện gì cả. Chỉ thuần túy là vấn đề tình cảm giữa các ông ấy với nhau và vấn đề chính trị của hai đảng cộng sản", ông Quang A nói.

"Đảng cộng sản Việt Nam là đảng nắm quyền, bất luận là nó nắm quyền chính đáng hay không, được người dân đồng ý hay không. Có thể về mặt hình thức, đây là một quyết định của chính phủ chứ không phải quyết định của đảng. Tôi nghĩ không có gì lạ trong chuyện xóa nợ cho Cuba này cả".

Liên quan đến các điều kiện mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thường đặt ra khi xóa nợ cho một nước, tiến sỹ Nguyễn Quang A nói :

"Cần hết sức lưu ý rằng IMF và chính phủ Việt Nam là hai thiết chế hoàn toàn khác nhau".

"IMF luôn đặt vấn đề xóa nợ, giãn nợ, hoặc cung cấp các khoản nợ tiếp với các điều kiện về cải cách kinh tế. Những điều kiện này thường theo học thuyết Tân tự do một thời người ta gọi là Đồng thuận Washington".

"Còn chính sách của chính phủ Việt Nam tôi cho là hoàn toàn khác. Khoản xóa nợ cho Cuba mang tính chất chính trị, tình cảm hơn".

"Tất nhiên Việt Nam cũng khuyên Cuba cải cách kinh tế từ lâu rồi, chí ít từ thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Nhưng giữa Việt Nam và Cuba thì hoàn toàn không có chuyện đặt điều kiện trong việc cho vay hay xóa nợ".

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng có cùng ý kiến.

Ông cho BBC hay ông tin rằng hành động này "thể hiện tình hữu nghị và sự biết ơn của Việt Nam đối với sự giúp đỡ của Cuba và giúp Cuba vượt qua tình hình kinh tế khó khăn hiện nay".

Cần thông qua ai ?

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng theo thông lệ quốc tế, việc xóa nợ phải được thảo luận trong một câu lạc bộ, ví dụ Câu lạc bộ Paris, về các điều khoản và điều kiện giữa chủ nợ và con nợ.

Nhưng trong trường hợp Việt Nam và Cuba thì 'đây là quan hệ đặc biệt'.

"Tôi không được biết chi tiết của thủ tục cũng như tờ trình như thế nào về việc xóa nợ này và nó được thực hiện qua quốc hội hay qua các cơ quan có thẩm quyền như thế nào", ông Doanh nói.

"Theo tôi trước hết phải thông qua quốc hội vì đây là cơ quan giám sát tối cao về việc thông qua ngân sách này. Tôi không có thông tin về việc này".

Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói thường chính phủ bao giờ cũng là người lo chuyện này, trong khi Bộ Tài chính lo khâu tính toán, cân đối, rồi khuyến nghị.

"Nói chung cơ quan hành pháp là nơi người ta quyết định về việc vay nợ hoặc xóa nợ cho các con nợ", ông Quang A nói với BBC từ Hà Nội.

"Tôi nghĩ không có nước nào trên thế giới trưng cầu dân ý về việc xóa nợ cho một con nợ của nước đó. Có thể là họ sẽ phải cân nhắc khi quyết định xem ý kiến như thế nào, dư luận ra sao. Còn bảo lấy ý kiến người dân rồi bỏ phiếu quyết định thì chuyện đấy tôi nghĩ rằng tôi chưa từng nghe thấy ở nơi nào".

'Lạm quyền' ?

Thông tin 'xóa nợ' cũng làm dấy lên những ý kiến trái chiều trong cộng đồng người Việt Nam.

Tác giả Trần Thành của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cho rằng "ngay cả trong trường hợp Đảng cộng sản Việt Nam sử dụng ngân sách của Đảng để cho Cuba vay qua hình thức viện trợ hoàn lại, thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không được trao quyền tùy nghi sử dụng khoản tiền này, mà nó chịu sự quản lý của Luật Ngân sách Nhà nước".

"Ông Nguyễn Phú Trọng phải có tờ trình gửi Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc xóa nợ viện trợ cho Cuba".

"Việc đơn phương tuyên bố xóa nợ với Cuba... sẽ không có giá trị thi hành. Thậm chí, nếu thực sự thượng tôn pháp luật, việc tuyên bố xóa nợ này của ông Tổng bí thư mang dấu hiệu vi phạm Luật Ngân sách Nhà nước, Điều 18.1 về "Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước", là "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước".

Tác giả Trần Thành cho rằng đây là hành vi 'lạm quyền', vì với nợ chính phủ, cần có sự phê chuẩn của quốc hội bằng một văn bản minh bạch gọi là 'Nghị quyết xóa nợ'.

Ông Thành lấy ví dụ năm 2014, Nga xóa 90% trong tổng số nợ 35,3 tỷ đôla của Cuba 'với những ràng buộc được công khai cho dân chúng'.

Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng "không thông báo là nợ cụ thể bao nhiêu, xóa như thế nào và đánh đổi những vấn đề gì trong chuyện xóa nợ ấy".

"Căn cứ vào Điều 4, Hiến pháp 2013 và Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, việc Tổng bí thư tuyên bố "xóa nợ Chính phủ cho Cuba" là một tuyên bố vô hiệu vì trái thẩm quyền, không có giá trị thực hiện, kể cả khi viện dẫn thỏa thuận về các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết", ông Trần Thành lập luận.

"Nôm na, với tuyên bố "xóa nợ Chính phủ cho Cuba", ông Tổng bí thư đã vi phạm về chính điều khoản mà ông từng đưa ra là không "tham vọng quyền lực" tại Quy định số 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành".

Facebooker Nguyễn Lương Anh Tuấn thì đặt câu hỏi về vai trò của người ra quyết định xóa nợ : "Với tư cách là Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam, thì đảng của ông làm gì cho ra tiền để giúp Cuba xóa nợ ?"

'Chấp nhận được'

Nhưng cũng có ý kiến ủng hộ quyết định này.

Nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan cho hay 'không đồng ý' với các ý kiến bất bình việc ông Trọng xóa nợ cho Cuba, đồng thời đưa ra ba lý do :

Thứ nhất, chắc đây "không phải là quyết định mang tính bột phát cá nhân mà phải có sự bàn bạc trước chuyến đi rồi".

Thứ hai, "Việt Nam đã nhận trợ cấp kể từ 1945 tới nay", "từ lương thực thực phẩm, thuốc men y tế ; từ lĩnh vực dân sự tới lĩnh vực quốc phòng. Ai trong chúng ta ngồi đây không từng ăn mì ép, bo bo, bột mì" tới "sử dụng những công trình từ nguồn viện trợ". Mới đây nhất Việt Nam nhận viện trợ gạo từ Nam Hàn.

"Đời có vay, có trả ; nên sẽ đến lúc Việt Nam cần viện trợ hoặc giúp đỡ các quốc gia nghèo khó hơn, Châu Phi chẳng hạn", nhà báo Việt Hồng bình luận.

Thứ ba, " Việt Nam cũng từng được nhiều nước xóa nợ" và "Cuba là quốc gia nhiều ân tình với Việt Nam hay nói đúng ra là với chính quyền cộng sản, nên việc hành xử này, theo mình là chấp nhận được".

Facebooker Trần Thủy Tiên thì nhắc lại thời khó khăn, Cuba đã có những hành động 'không tiền nào mua được' như gửi máu, thuốc kháng sinh và bác sĩ sang chiến trường miền Nam Việt Nam.

"Cuba cũng là một trong những nước tích cực vận động cho Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc, bỏ phiếu chống lại cấm vận Việt Nam do Mỹ và Trung Quốc phát động", tài khoản Trần Thủy Tiên viết.

Do đó, hành động Việt Nam xóa nợ cho Cuba là 'điều tất yếu', facebooker này nhận định.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 03/04/2018

Published in Diễn đàn

Hiến pháp 2013 bảo hộ cho công dân Việt Nam quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình, quyền công dân về chính trị. Tuy nhiên, nếu là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thì các quyền này bị hạn chế bởi một văn bản không chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật hiện hành. Văn bản đó có tên "Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm", do Bộ chính trị ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017.

hoi0

Một hội thảo về dự Luật về Hội tại Hà Nội

Quyền công dân đang bị hạn chế bởi… Bộ chính trị

Như vậy, nếu sắp tới đây các dự luật về quyền lập hội, quyền của các tổ chức công đoàn độc lập có trình Quốc hội, thì có lẽ vẫn không dễ thông qua bởi vướng mắc lớn nhất là Bộ chính trị cấm tuyệt đối các đảng viên cổ xúy "xã hội dân sự" ; trong khi "xã hội dân sự" chính là nguyên tắc nền tảng để xây dựng các luật về quyền lập hội, quyền công dân về chính trị. Và các cơ quan chấp bút soạn thảo dự luật, lẫn ở nghị trường xem xét dự luật…, tất cả lại đều là đảng viên.

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh : International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt : ICCPR) mà Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện, ghi nhận quyền tham gia quản lý đất nước, bao gồm quyền bầu cử, ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân, có vai trò nền tảng hình thành các chế độ dân chủ.

Một chế độ dân chủ được thể hiện ở sự tôn trọng quyền tham gia của đa số thành viên vào việc ra quyết định hay lựa chọn chính sách, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể, quan tâm đến ý kiến của thiểu số. Tất cả vấn đề này, về cơ bản, đều thể hiện ở bản Hiến pháp 2013 của Việt Nam.

Quyền tham gia chính trị của công dân được ghi nhận trong Điều 25 ICCPR, theo đó : Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để : a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn ; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình ; c) Được tiếp cận với các chức vụ công ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng.

Hình thức dân chủ thoạt nhìn ở Việt Nam là dân chủ đại diện, thực hiện quyền chính trị thông qua các cơ quan đại diện do dân bầu ra. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam chỉ khi được sự đồng ý của cấp Đảng, thì ứng cử viên mới được đưa ra để người dân chọn bầu một cách miễn cưỡng. Như vậy, hiểu theo cách nào đó, từ sự giới hạn lựa chọn "người vì dân, vì nước" này, sẽ đưa đến hạn chế quyền tự do biểu đạt từ phía cử tri lẫn các ứng viên được và không được giới thiệu ra để bầu cử.

Từ những nhìn nhận ban đầu nói trên, cá nhân người viết cho rằng nếu thực sự vì chuyện áp lực từ các thỏa thuận điều ước thương mại quốc tế mà Nhà nước Việt Nam phải miễn cưỡng đưa ra các luật về quyền lập hội, về công đoàn độc lập, tự do biểu tình…, thì những luật này vẫn không nhiều cơ hội thực thi do… thiếu (một cách cố ý !) các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.

Đảng viên cũng cần có tiếng nói phản biện

Trở lại với các nội dung của "Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm". Đặt trường hợp các dự luật về quyền lập hội, quyền thành lập công đoàn độc lập ra đời, thì để thực thi theo đúng nghĩa là tiếng nói của xã hội dân sự, thì chắc chắn sẽ không có sự tham gia của hội viên là đảng viên Đảng cộng sản. Bởi Quy định 102 cấm tuyệt đối các đảng viên có ý kiến phản biện các chính sách của Đảng, cấm đảng viên đòi hỏi có sự hiện diện của "xã hội dân sự", của "tam quyền phân lập", của "đa nguyên, đa đảng" (Trích Điều 7.3.b).

Như vậy, vô hình chung chuyện "nhất thể hóa" mà ông Tổng bí thư đang chăm chăm nhắm đến nếu thành công thì sẽ là một chính phủ chuyên chế, độc tài do những đảng viên Cộng sản cầm quyền. Với ràng buộc của Quy định 102 mà Bộ chính trị ban hành, cho thấy hễ là đảng viên thì mất một phần quyền tự do biểu đạt - bao gồm tự do ngôn luận, báo chí, thông tin.

Các cá nhân, nhóm nằm trong khuôn khổ của tổ chức Đảng cộng sản thì không thể trình bày các vấn đề của mình, của xã hội, cũng như không thể thảo luận, tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề đó, nếu như nó có mâu thuẫn với quan điểm của Tổng bí thư Đảng.

Trong khi đó, về nguyên tắc thì tự do hiệp hội, hội họp giúp cho việc thực thi quyền tự do ngôn luận được hiệu quả hơn, phạm vi tác động sâu rộng hơn, đặc biệt là đối với các chính sách của Nhà nước. Nếu không có sự tập hợp để cùng nhau lên tiếng thì quyền biểu đạt bị giảm hiệu quả đáng kể, tiếng nói của một cá nhân rất khó được tiếp thu. Đây chính là thực tế lâu nay ở Việt Nam, khi các tiếng nói phản biện luôn bị chụp mũ bởi các điều luật hình sự như 88, 258…

"Thông tin được ví như ô-xy cho mọi nền dân chủ, tạo tiền đề cho sự tham gia của công chúng vào các công việc xã hội, giúp tăng cường khả năng thực thi các quyền khác về chính trị và kinh tế, cải thiện cách thức làm việc của các cơ quan chính phủ, giúp hòa giải xung đột, hàn gắn vết thương trong quá khứ. Thông tin tạo ra sự công khai - minh bạch, sự tin cậy lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội. Sự tin tưởng, hiểu biết chính là tiền đề thúc đẩy sự liên kết giữa các cá nhân, hình thành nên các tổ chức xã hội. Theo hướng ngược lại, các hội đoàn giúp tập hợp, phân tích thông tin và chia sẻ, phổ biến thông tin được hiệu quả hơn, có thể liên kết vận động cải thiện chính sách của nhà nước về thông tin, giám sát các cơ quan công quyền thực thi pháp luật về tiếp cận thông tin...

Tôi cho rằng trước tiên ông Tổng bí thư cần thông suốt những điều ấy để thay đổi các quy định quá độc tài ở Quy định số 102-QĐ/TW. Bởi đảng viên cũng là con người với đầy đủ quyền công dân được Hiến pháp bảo hộ". Một luật sư là đảng viên, ngần ngại nêu tên, kêu gọi như vậy.

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 07/03/2018

Published in Diễn đàn

Tại sao chưa chịu đưa dự án Luật về Hội vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2018 này ?

hoi1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đã nói trong phiên bế mạc Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam hồi cuối tháng 12-2015 (khi ấy bà là Giám đốc WB tại Việt Nam), rằng : "Cần thiết phải soạn thảo và thực hiện một bộ luật có hiệu lực mạnh về hội và hiệp hội. Chính điều đó sẽ giúp thực hiện chương trình nghị sự của Chính phủ".

Thời điểm thích hợp là thời điểm nào ?

Thế nhưng dự Luật về Hội lại được Chính phủ xin phép Quốc hội được rút ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Lý do : cần có thời gian nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp. Thế nhưng mãi cho đến nay, thời điểm thích hợp ấy là bao giờ ? Quốc hội cũng dễ dãi, không đưa ra dự kiến về thời gian buộc phải trình dự luật này.

Tương tự như khuyến cáo của WB, theo các tổ chức phi Chính phủ thì thể chế kinh tế thị trường hiện đại không thể vắng bóng vai trò quản lý vĩ mô của Chính phủ, cũng như vai trò thúc đẩy của xã hội dân sự và tinh thần hiệp hội. Vì vậy, việc ban hành Luật về Hội được cho là sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có cơ sở pháp lý lập hội nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin, công nghệ và bảo vệ lợi ích của mình tốt hơn trong cũng như ngoài nước.

Kiến nghị cụ thể của các tổ chức phi chính phủ là Luật về Hội cần đảm bảo tính tự nguyện, tự chủ và tự do trong hoạt động, không bị can thiệp tùy tiện bởi các cơ quan Nhà nước vào điều lệ, lãnh đạo cũng như lĩnh vực hoạt động của hội. Có như vậy hội mới tập hợp được nhân tài, đáp ứng được nhu cầu của thành viên cũng như bảo vệ được lợi ích của hội viên. Khi đó, hội có thể giúp các thành viên tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực góp ý cho chính sách phát triển ngành, và đặc biệt bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn.

Khái quát lại, quan điểm của các tổ chức phi chính phủ là một Luật về Hội đúng với tinh thần của Hiến pháp, thì hội sẽ không phải xin phép thành lập theo thủ tục rườm rà, mà chỉ đăng ký với cơ quan Nhà nước. Cơ quan Nhà nước không phê duyệt điều lệ cũng như lãnh đạo của hội, không giới hạn số hội hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Các lĩnh vực cấm hoạt động nếu có thì được liệt kê cụ thể rõ ràng trong luật và hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Các tổ chức phi chính phủ "tin rằng một luật về hội bảo vệ quyền hiệp hội của người dân, doanh nghiệp sẽ thổi luồng sinh khí mới vào xã hội Việt Nam, giống như khi đổi mới cho kinh tế tư nhân ra đời đã dẫn đến sự cất cánh của đất nước".

Trái ý Tổng bí thư ?

Thế nhưng vì sao tuy hô hào là chính phủ kiến tạo, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp tục im lặng trong chỉnh sửa, soạn trình Quốc hội dự Luật về Hội ? Không chỉ vậy, trong năm vừa qua dự Luật về Hội đã chìm vào im lặng, bất chấp trước đó tại phiên thảo luận dự án Luật về Hội ngày 25/10/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã xin được tiếp thu và trình lại ở kỳ họp sau của Quốc hội.

Theo một số nguồn tin không chính thức, nếu sắp tới đây dự Luật về Hội được trình Quốc hội, nhiều khả năng một số điều khoản sẽ làm khó những ai là đảng viên Đảng Cộng sản muốn gia nhập vào các hội, đoàn xã hội dân sự.

Với văn bản có tên "Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm", Bộ Chính trị ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017, thì cấm tuyệt đối các đảng viên có ý kiến phản biện các chính sách của Đảng, cấm đảng viên đòi hỏi có sự hiện diện của "xã hội dân sự", của "tam quyền phân lập", của "đa nguyên, đa đảng" (trích Điều 7.3.b, Quy định 102-QĐ/TW).

Như vậy, dễ thấy rằng quy định nói trên của Bộ Chính trị hoàn toàn đi ngược lại yêu cầu phải thúc đẩy xã hội dân sự phát triển, nếu như Việt Nam muốn có nền kinh tế thị trường phù hợp với cộng đồng chung toàn cầu, được thể hiện qua các hiệp định thương mại, các điều ước mà Việt Nam đã ký kết, cũng như đang đàm phán.

hoi2

Một Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 102-QĐ/TW

Hội, về bản chất là sự liên kết giữa của một cá nhân với người khác để cùng nhau hay phối hợp thực hiện các quyền dân sự của mình đã được pháp luật thừa nhận, với mục tiêu căn bản là hỗ trợ lẫn nhau hoặc hỗ trợ người khác, đặc biệt là các nhóm yếu thế, trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày mà không cần đến sự bao cấp hay can thiệp của Nhà nước.

Nói một cách khác, về cơ bản, hội chia sẻ trách nhiệm của chính Nhà nước trong nghĩa vụ bảo đảm xã hội cho người dân. Khái niệm hội theo nghĩa rộng bao hàm cả hội có mục đích kinh tế (ví dụ các hội doanh nghiệp) và các hội phi kinh tế và tổ chức phi lợi nhuận (ví dụ quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ).

Như vậy, nếu không ủng hộ việc lập hội, phải chăng Nhà nước Việt Nam không thừa nhận sự tồn tại của đời sống tự nhiên và bình thường ?

Bên lề lý giải chuyện vì sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc im lặng về dự Luật về Hội, có ít kiến rằng ông đang ngại ngài Tổng Bí thư vốn không mấy mặn mà chuyện về quyền lập hội, vì Tổng Bí thư sợ sẽ có "đa nguyên, đa đảng" cạnh tranh với Đảng Cộng sản của ông.

Ai cũng biết trong Hiến pháp có bảo hộ quyền tự do chính trị của công dân. Điều 28 hiến định rằng công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

Cũng theo Hiến pháp, Nhà nước phải tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội ; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Chính điều đó cho thấy một khi các công dân tập họp lại thành một tổ chức hội theo quyền hiến định tại điều 25, sẽ đưa đến những phản biện được tập họp bằng sức mạnh của đám đông trong tổ chức hội, đoàn. Khi ấy, Bộ Chính trị của ngài Tổng Bí thư ắt hẳn sẽ không thể xử lý xuể những đảng viên vi phạm Quy định 102-QĐ/TW.

Xem ra ông Tổng Bí thư luôn e sợ về quyền tự do lập hội sẽ cản trở ông trong giấc mộng "nhất thể hóa" Đảng - Nhà nước mà ông đang chăm chăm nhắm đến trong vai trò "minh quân" !

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 06/03/2018

Published in Diễn đàn

Nếu căn cứ theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức quốc hội 2014 thì Quy định số 105-QĐ/TW [*], do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ban hành và hiệu lực ngay ngày ký là ngày 19/12/2017, thì các nội dung quy định này hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Còn nếu Quy định số 105-QĐ/TW "quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" có giá trị thi hành, thì cũng đồng nghĩa Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức quốc hội 2014 cần được viết lại.

Chính phủ thuộc Bộ Chính trị ?

qd1

Quy định số 105-QĐ/TW "quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử"

Trong "Phụ lục 1, chức danh cán bộ do bộ chính trị, ban bí thư quyết định hoặc phân cấp ; chức danh cán bộ cần có sự thẩm định nhân sự của các ban đảng trung ương (Kèm theo Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị)", thì các chức danh cán bộ ở các cơ quan trung ương do Bộ Chính trị quyết định :

Ủy viên Bộ Chính trị ; Ủy viên Ban Bí thư ; Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng ; Phó Chủ tịch nước ; Phó Chủ tịch quốc hội ; Phó Thủ tướng chính phủ ; Ủy viên Hội đồng quốc phòng - an ninh ; Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia ; Trưởng các ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập ; Thành viên Đảng đoàn quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ ; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương ; trưởng các ban của trung ương Đảng ; Chánh Văn phòng trung ương Đảng ; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ; Ủy viên Ủy ban Thường vụ quốc hội ; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc ; Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội ; Tổng Thư ký quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội ;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ; Tổng Kiểm toán nhà nước ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước ; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ;

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ;

Chủ tịch, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam ; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam ; Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ;

Tổng biên tập báo Nhân Dân ; Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

Như vậy, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 sẽ vô hiệu từng phần, chỉ còn giá trị ở các chức danh Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch qước và Thủ tướng chính phủ. Và quyền hạn của 3 chức danh này cũng đã bị cắt giảm rất mạnh.

Hiện tại, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau về nhân sự cấp cao tại Điều 8 và 9 :

1. Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, các Phó chủ tịch quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ quốc hội trong số các đại biểu quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ quốc hội.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, Phó qhủ tịch quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ quốc hội khóa trước.

2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ quốc hội.

4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

5. Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.

6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ quốc hội.

7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.

8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

9. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.

10. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

11. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước.

12. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Hiểu một cách nôm na : nếu thực hiện theo Quy định số 105-QĐ/TW do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành, thì kể từ ngày 19/12/2017, Chính phủ không còn phải "chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước" và Chính phủ cũng không còn "là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội" như quy định tại Điều 94, Hiến pháp 2013.

Lý do : kể từ ngày 19/12/2017, Chính phủ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị.

Quy định số 105-QĐ/TW đã vi hiến ?

Điều 4.3 của Hiến pháp 2013 quy định như sau : "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Quy định số 105-QĐ/TW do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành, thì kể từ ngày 19/12/2017 đây là văn bản vi phạm vào Điều 4.3, Hiến pháp 2013, khi tổ chức của Đảng là Bộ Chính trị đã tự cho mình quyền đi ngược lại với hàng loạt các quy định của Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Luật Mặt trận Tổ quốc 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Trong khi ở Việt Nam chưa có Tòa án Hiến pháp, để tôn trọng pháp quyền xã hội chủ nghĩa, và cũng để Quy định số 105-QĐ/TW của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp, cần thiết Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang tiến hành các thủ tục về "Trưng cầu ý dân" theo Điều 19, Luật Tổ chức Quốc hội : "Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân".

Bởi, "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (Điều 69, Hiến pháp 2013).

Trần Vũ

Nguồn : VNTB, 02/01/2018

Ghi chú :

[*] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quy-dinh-105-QD-TW-2017-phan-cap-quan-ly-can-bo-va-bo-nhiem-gioi-thieu-can-bo-ung-cu-370328.aspx

Published in Diễn đàn

Nhân chuyện mảnh bằng tiến sĩ Mỹ làm xôn xao dư luận Việt Nam, tôi muốn giới thiệu cùng bạn đọc những suy nghĩ cá nhân về bằng đại học ở Mỹ, bằng tiến sĩ và chuyện giáo dục cùng thị trường lao động nước này.

bang1

Lối vào College of Business, Đại Học Central Oklahoma

Hy vọng bài giúp cho những ai có nhu cầu du học tại Hoa Kỳ và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp một cơ hội tham khảo để rút ra bài học cho bản thân.

Bằng cấp và giáo dục

Không phải chỉ ở Việt Nam (quốc gia có truyền thống khoa cử), ở Mỹ, việc tốt nghiệp một chương trình giáo dục/đào tạo là niềm tự hào của mọi người. Nó đánh dấu sự trưởng thành và là một cột mốc trong sự nghiệp của chúng ta.

Không chỉ là niềm tự hào cho cá nhân và gia đình, nó thực sự đem lại nhiều vận hội mới về công ăn việc làm và quan hệ xã hội cho chủ nhân.

Điều cốt lõi không nằm ở cái bằng mà ở kiến thức và kỹ năng mỗi cá nhân học hỏi được qua quá trình đào tạo.

Tấm bằng (diploma) thật sự chỉ là giấy chứng nhận cấp cho đương sự ; nó chỉ mang tính trang trí, thường được đóng khung và treo trong phòng làm việc hay ở nhà.

Khi tuyển dụng lao động, người ta sẽ xem bảng điểm, phân tích lý lịch (resume hay CV ) và quan trọng nhất là phỏng vấn để đánh giá ứng viên.

Không ai cần bạn nộp bằng và bạn chỉ có một dòng trong lý lịch để đề cập đến nó.

Điều đó không có nghĩa là bằng cấp hoàn toàn vô giá trị. Khi xử lý hồ sơ ở vòng đầu, người tuyển dụng lao động có để ý đến "nguồn gốc" của ứng viên.

Việc tốt nghiệp từ một trường có thứ hạng cao hay có chứng chỉ chất lượng (accreditation) sẽ làm hồ sơ của bạn "sáng" hơn và giúp bạn có khả năng được mời phỏng vấn.

bang2

Khuôn viên đại học Mỹ : Các tổ chức sinh viên cạnh tranh nhau quảng cáo hoạt động ngoại khóa của họ trong trường

Vai trò của tấm bằng chấm dứt ở đây.

Liệu bạn có được tuyển dụng và thành công trong công việc phụ thuộc vào khả năng làm việc của bạn.

Nói tóm lại, tấm bằng có vai trò rất hạn chế.

Điều quan trọng là kiến thức và kỹ năng mà bạn tích cóp được cho mình trong quá trình học và khả năng ứng dụng chúng vào công việc của bạn.

Học đại học để làm gì ?

Nhiều bạn sinh viên (và cả phụ huynh) thường hỏi tôi câu này, đặc biệt khi đối diện với số tiền học khổng lồ mà các em sẽ phải trả cho bốn năm đại học.

Đa số sinh viên, người Việt lẫn người bản xứ, đều cho rằng việc học đại học khá đơn giản, chỉ cần đăng ký lớp, lên giảng đường, đọc sách, làm bài tập (assignments và projects) và đi thi.

Khi lấy đủ tín chỉ, nghiễm nhiên bạn sẽ tốt nghiệp và con đường hoạn lộ bắt đầu từ đây.

Thực tế không đơn giản và nhiều bạn cuối cùng nhận ra rằng sau bốn năm đèn sách, mảnh bằng đại học không có phép màu đem lại việc làm cho chủ nhân của nó.

Có lần, một bạn sinh viên đến gặp tôi nhờ viết cho thư giới thiệu (reference letter) để xin việc.

Bạn cho biết đã nộp hơn 50 đơn nhưng chưa nhận được một hồi âm nào dù điểm trung bình (GPA) khá cao.

Bạn cũng ngạc nhiên khi tôi nói bên tuyển dụng đặc biệt chú ý đến những thứ mà bạn không có, như kinh nghiệm làm việc hay hoạt động xã hội ngoại khóa.

Sinh viên này không biết rằng bốn năm học đại học không chỉ đơn thuần là lên lớp và tiêu tiền của bố mẹ mà quan trọng hơn là quá trình xây dựng lý lịch cho mình qua nhiều hoạt động khác nhau.

bang3

Khu vực học tập của sinh viên trước giờ vào lớp

Các trường đại học ở Mỹ có nhiều loại hình sinh hoạt học thuật và cộng đồng đa dạng nhằm mục đích nâng cao khả năng tuyển dụng (placement) của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Nhiều trường dành một nguồn ngân quỹ (dưới dạng grants) cấp trực tiếp cho sinh viên để các em tham gia các đề tài nghiên cứu khác nhau (undergraduate research).

Đừng chỉ biết có học

Ví dụ trường tôi có chương trình tên là Research, Creative, and Scholarly Activities (RCSA) chuyên cấp grants cho sinh viên để thực hiện các đề tài nghiên cứu của mình.

Theo chương trình này, các sinh viên được trả lương cho thời gian nghiên cứu (5 giờ mỗi tuần), được trả một phần học phí (tuition waivers), và được cấp kinh phí để tham gia các hội thảo khoa học ở các nơi.

Nếu tích cực hơn, các em có thể đăng ký làm trợ lý nghiên cứu (research assistants, thường gọi là RA) cho các giáo sư trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu của họ, hay làm trợ giảng (teaching assistants, thường gọi là TA).

Các vị giáo sư thường có ít nhiều kinh phí lấy từ các nguồn trong và ngoài trường và họ thường trích một phần kinh phí để thuê các bạn sinh viên trợ giúp công việc nghiên cứu.

Điều quan trọng ở đây là ngoài cơ hội kiếm thêm ít thu nhập, các em sẽ được học trực tiếp từ kinh nghiệm nghiên cứu và chuyên môn của các giáo sư.

bang4

Quảng cáo hoạt động ngoại khóa

Theo cá nhân tôi, kiến thức và kinh nghiệm từ những hoạt động này được các công ty đánh giá cao hơn những kiến thức học trong lớp.

Hồ sơ xin việc của các em sẽ được chú ý đặc biệt nếu trong lý lịch (resume) của mình, dưới mục Khen thưởng (Honors and Awards) là danh sách những khoản grants được cấp và dưới phần Kinh nghiệm (Professional Experience) là những đề tài nghiên cứu mà các em tham gia hay những vị trí trợ giảng mà các em đảm trách.

Điều này đặc biệt hữu ích cho các em du học sinh vì luật di trú Mỹ cấm sinh viên với visa F1 đi làm bên ngoài nhưng lại cho phép các em làm việc bán thời gian trong trường.

Bên cạnh hoạt động nghiên cứu và học thuật, các hoạt động ngoại khóa trong trường và ngoài cộng đồng được đánh giá rất cao. Các bạn có thể tham gia nhiều tổ chức/câu lạc bộ liên quan đến ngành nghề của mình ; hầu như mỗi chuyên ngành (major) đều có một vài tổ chức như thế.

Ví dụ, bạn có thể tham gia American Marketing Association (AMA) nếu bạn theo học Marketing hay tham gia American Society of Mechanical Engineers (ASME) nếu theo học ngành cơ khí.

Các câu lạc bộ này thường được trường hỗ trợ với kinh phí trích từ học phí các em đóng. Hoạt động của chúng rất đa dạng nhưng đa phần đều xoanh quanh câu chuyện việc làm cho các thành viên của mình.

Họ thường mời giám đốc các công ty trực tiếp có nhu cầu tuyển dụng lao động đến nói chuyện và chia sẻ kinh nghiệm.

Nhiều bạn thậm chí được mời thực tập sau những buổi nói chuyện như vậy. Những hoạt động này giúp các em xây dựng quan hệ (networking) và rèn luyện các kỹ năng tổ chức và lãnh đạo, những điều mà các công ty Mỹ rất quan tâm.

Tuy vậy, nhiều sinh viên (đặc biệt là du học sinh) thường không quan tâm đến các hoạt động này, có lẽ vì không ý thức được tầm quan trọng của chúng.

Ngoài ra, các hoạt động từ thiện giúp cộng đồng địa phương cũng góp phần làm tăng giá trị cho hồ sơ của bạn.

Các tổ chức y tế, tôn giáo và xã hội thường tổ chức nhiều hoạt động giúp người nghèo, đặc biệt vào các mùa lễ tết. Họ luôn cần tình nguyện viên.

Những năm gần đây, một số trường nhận ra tầm quan trọng của các hoạt động cộng đồng và trực tiếp khuyến khích các bạn sinh viên tham gia bằng cách tạo ra các ePortfolios ghi nhận những hoạt động này của sinh viên.

Đến đây, câu trả lời cho câu hỏi ban đầu có lẽ đã rõ. Bạn nên xem bốn năm học đại học là quá trình đầu tư tiền của và công sức cho bản thân và sự nghiệp tương lai, chứ không phải chỉ để lấy mảnh bằng trang trí.

Có nên sang Mỹ du học ?

Vậy liệu có nên đầu tư học đại học ở Mỹ hay không ?

bang5

Thị trường lao động Mỹ

Câu trả lời phụ thuộc vào từng cá nhân và hoàn cảnh. Mỗi người sẽ có một chỉ số và phương thức "hoàn vốn" khác nhau.

Xin được kể câu chuyện của hai trong số các em du học sinh từng làm việc với tôi để bạn đọc cùng so sánh.

Theo tôi, cả hai đều đạt được nguyện vọng của mình. Một em theo học kỹ sư điện và vừa được Samsung Austin Semiconductor ở Texas nhận.

Em có lẽ là điển hình cho nhiều bạn noi theo. Em không chỉ làm RA cho tôi mà còn cho nhiều giáo sư khác trong trường. Nên biết rằng các vị giáo sư rất cần RA và rất thích những sinh viên chủ động tiếp xúc xin việc. Em là thành viên năng nổ của Hội Sinh Viên Việt Nam (VSA) của trường tôi.

Lần nào cũng vậy, tôi đều gặp em tại các hoạt động từ thiện do VSA hay cộng đồng và nhà thờ tổ chức. Tôi tin rằng với năng lực của em, rất nhiều công ty sẽ sẵn sàng hỗ trợ thủ tục và chi phí pháp lý để em có được visa làm việc H1B và sau đó là thẻ cư trú.

Bạn sinh viên thứ hai cũng là du học sinh (tuy không phải người Việt).

Bạn không đi làm mà học tiếp chương trình MBA sau khi tốt nghiệp đại học. Tôi khuyến khích bạn tập trung luyện thi GMAT và chuẩn bị hồ sơ để xin học tiến sĩ.

Hồ sơ của bạn này có một số điểm nổi bật như có những hai đề tài nghiên cứu của riêng mình trong thời gian học đại học ; cả hai đều được cấp grants của trường.

Một đề tài được báo cáo ở hội nghị khoa học của Federation of Business Disciplines tổ chức ở Dallas (Texas) vào năm 2014, còn đề tài kia được viết thành một bài báo và được một tạp chí nhận đăng.

Bạn còn là trợ giảng trong thời gian học MBA. Có lẽ vì đã xác định rõ mục đích của mình là học lên nữa, nên bạn đã tập trung thời gian và sức lực của mình cho hoạt động học thuật nhiều hơn hoạt động xã hội.

Với những gì bạn tích lũy được, mong rằng bạn sẽ "dài hơi và đủ sức"để đi đến cái đích mình muốn.

Làm tiến sĩ

Quay sang đề tài làm tiến sĩ ở Mỹ, điều này không hấp dẫn như nhiều người nghĩ.

Đây là con đường không dễ dàng và chỉ một số rất ít quyết tâm theo đuổi sự nghiệp đầy chông gai này.

Chương trình đào tạo tiến sĩ ở Mỹ mất trung bình 5 năm. Rất nhiều bạn đã bỏ cuộc giữa đường vì nhiều lý do khác nhau ; lý do phổ biến nhất là không lường trước được thách thức và thiếu quyết tâm.

bang6

Bảng điện tử cập nhật chỉ số chứng khoán phục vụ sinh viên ngành tài chính

Nhiều người đùa vui (nhưng rất thật) rằng đây là 5 năm làm nô lệ với mức lương dưới ngưỡng nghèo và luôn bị đe doạ mất đi "quyền làm nô lệ" nếu "cày" không khoẻ.

Họ chọn con đường này vì sự đam mê theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy.

Cũng như mảnh bằng đại học, tấm bằng tiến sĩ không phải là con gà đẻ trứng vàng ; có nó rồi thì cứ ngồi mát ăn bát vàng.

Nó chỉ là tấm vé vào cửa hay nói vui là giấy chứng nhận "biết cách cày". Sau khi có nó rồi, người chủ cần tiếp tục cày, cày nữa và cày mãi…

Có lẽ dễ hiểu tại sao công việc phổ biến của các tiến sĩ là làm giáo sư ở các trường đại học hay chuyên gia tại các trung tâm nghiên cứu.

Ở đây, họ được hưởng quyền tự do học thuật (nghiên cứu bất kỳ đề tài nào họ quan tâm), được hỗ trợ tài chính cho công tác nghiên cứu (từ máy móc, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu đến chi phí đi lại, tham gia hội thảo khoa học,…) và được trả một mức lương tương đối khá. Bạn không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền hằng ngày, nhưng đừng mơ trở thành triệu phú với đồng lương giáo sư ở Mỹ.

Một số rất nhỏ quay lại môi trường bên ngoài (back to the industry) để theo đuổi sự nghiệp quản lý hay chính trị.

Bản chất tư bản và kinh tế thị trường của nước Mỹ thể hiện ở mọi nơi, kể cả trong môi trường hàn lâm (academia). Các trường đại học ở Mỹ luôn cần giáo sư và họ luôn cạnh tranh với nhau để tuyển dụng tiến sĩ.

Điều đó không có nghĩa là họ bỏ qua tiêu chí chất lượng để có đủ con số. Ngược lại, họ đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu và sẵn sàng trả lương cao hơn mặt bằng thị trường khi tuyển các vị tiến sĩ mới ra trường.

Lý do rất đơn giản : Những đề tài các vị ấy đang nghiên cứu hay những công trình sẽ được đăng trong tương lai sẽ làm tăng danh tiếng của trường, thu hút sinh viên và các nhà tài trợ cho trường.

Nên biết rằng, cả trường công lẫn tư ở Mỹ đều rất chú trọng đến việc thu hút các nhà tài trợ. Điều này đặt áp lực nặng lên chất lượng của các chương trình đào tạo tiến sĩ và đó là lý do tại sao các chương trình này kéo dài và đòi hỏi rất nhiều ở người học.

Sau khi được nhận, các vị tân tiến sĩ sẽ trải qua một quá trình "chua" không kém để được thâm niên (tenure) rồi được phong học hàm phó giáo sư (associate professor) và sau cùng là giáo sư (full professor).

Quá trình này kéo dài từ 5 đến 10 năm nếu suôn sẻ.

Nói tóm lại, con đường làm tiến sĩ dài và khó, cộng với tương lai đầy thách thức, chẳng phải là điều hấp dẫn, đặc biệt đối với sinh viên bản xứ bởi họ có nhiều lựa chọn khác tốt hơn cho sự nghiệp của mình.

Tiến sĩ 'không chính quy'

Thế nhưng không phải chương trình tiến sĩ Mỹ nào cũng như nhau.

Nếu chịu khó tìm, ta cũng có thể kiếm được vài trường "dễ" với chương trình đào tạo mang tính "có vào ắt có ra".

Thường thì họ không có chứng chỉ chất lượng và mục tiêu của họ không phải là đào tạo tiến sĩ có sức cạnh tranh trên thị trường giáo sư.

Chương trình đào tạo của họ có thể "ngắn ngày", từ xa hay online. Đối tượng phục vụ của họ thường là những người chỉ cần cái tờ giấy gọi là tấm bằng (diploma) và sẵn sàng trả học phí toàn phần vì một lý do nào đó.

Cần lưu ý rằng đây không phải là trường ma và bằng do họ cấp không phải là bằng giả.

Có điều chắc chắn rằng đây không phải là sự lựa chọn cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy.

Suy cho cùng, giáo dục Mỹ dù có những đặc điểm riêng cũng vẫn tuân theo những nguyên tắc rất cơ bản của mọi thị trường : có cung, có cầu và mọi thứ đều có cái giá của nó.

Trần Thanh

Nguồn : BBC, 12/10/2017

Tiến sĩ Trần Thanh, hiện là Phó Giáo sư, đang làm nghiên cứu và giảng dạy tại Đại Học Central Oklahoma, Hoa Kỳ.

Xem thêm bài về Tấm bằng Mỹ của ông Nguyễn Xuân Anh :

*******************

Về tấm bằng Mỹ của ông Nguyễn Xuân Anh (BBC, 20/09/2017)

Một giảng viên đại học ở Hà Nội bình luận với BBC rằng chuyện báo chí Việt Nam phanh phui về bằng tiến sĩ ở trường Mỹ của ông Nguyễn Xuân Anh giống như "dậu đổ bìm leo".

bang7

Sự thật bằng tiến sĩ của Bí thư Nguyễn Xuân Anh

Một trong số các "sai phạm" mà ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề cập là : "Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm".

Ông Xuân Anh được truyền thông Việt Nam ghi nhận lấy bằng tiến sĩ của trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) tháng 12/2006.

Báo Tuổi Trẻ hôm 20/9 cho hay : "So với thời gian đào tạo tiến sĩ ở Mỹ phải mất từ bốn đến bảy năm nghiên cứu, viết luận án, thời gian chưa đầy hai năm để lấy bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh quả là "siêu tốc" !"

"Bằng tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh của ông Xuân Anh là một trong ba chuyên ngành trường này đào tạo ở bậc tiến sĩ. Ở thời điểm đó, trường này chưa nhận được bất cứ một chứng nhận kiểm định chất lượng nào, dù đã được cấp giấy phép từ năm 1978".

Báo này cũng viết thêm rằng tấm bằng tiến sĩ từ SCUPS của ông Xuân Anh tuy "không phải là bằng bất hợp pháp", nhưng "có giá trị chất lượng rất thấp, nếu đối chiếu theo các tiêu chí xếp hạng [đại học] của Mỹ".

'Không phải là cá biệt'

Hôm 20/9, trả lời BBC Tiếng Việt, bà Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên đại học ở Hà Nội, nói : "Tôi có cảm giác chuyện báo chí Việt Nam đổ xô vào moi móc bằng tiến sĩ ở trường Mỹ của ông Nguyễn Xuân Anh giống như "dậu đổ bìm leo".

"Theo tôi, mọi chuyện nên rạch ròi, nếu ông ấy có sai phạm trong quản lý thì nên tách rời chuyện học tập".

"Bằng cấp không được Bộ Giáo Dục Việt Nam công nhận thì ông ấy không có quyền xưng là tiến sĩ nhưng không phải là tội nếu đó không phải là gian lận để được bổ nhiệm"

"Ở Việt Nam, viên chức muốn được bổ nhiệm thì người có bằng cấp có nhiều lợi thế hơn, tuy rằng yêu cầu này không bắt buộc".

"Mặt khác, cũng do tâm lý sính bằng cấp nên quan chức và doanh nhân hay thích lấy bằng thạc sĩ/tiến sĩ nhưng lại không có thời gian/năng lực.

"Do vậy mà Việt Nam được nhìn nhận là thị trường béo bở với những trường được mệnh danh là degree mill (máy in bằng - chỉ những trường kém chất lượng nhưng người học chỉ cần trả tiền là có bằng) từ nước ngoài.

Tôi thấy vụ bằng cấp của ông Xuân Anh không phải là cá biệt vì mấy năm nước, một vài quan chức/doanh nhân cũng bị đặt vấn đề về bằng cấp nước ngoài nhưng sau đó các vụ này lắng xuống".

bang8

Ông Xuân Anh được báo Việt Nam hôm 8/9 ghi nhận "lặng lẽ thị sát biển Mỹ Khê"

Cùng ngày, nhà sản xuất truyền hình Trần Quốc Khánh ở Thành phố Hồ Chí Minh cho hay : "Rất nhiều lãnh đạo tại Việt Nam trong quá trình thăng quan tiến chức cần bổ sung một cái bằng thuộc dạng cho có, cho đủ hồ sơ".

"Nói đi cũng phải nói lại, rất nhiều người là tài năng thật sự, nhưng vì cái hệ thống trọng bằng cấp, thủ tục cứng nhắc nên mới nảy sinh cái trò sử dụng bằng cho có này".

"Tôi chẳng biết ông Xuân Anh là người thế nào, nhưng tôi nghĩ vụ kiếm chuyện muốn dập một ai đó thì lại lôi vụ bằng cấp là chuyện có thật. Cho nên, bằng cấp thật sự mà nói, chả có nghĩa lý gì hết".

"Ở Việt Nam chỉ cần một cái bằng duy nhất là bằng lòng. Không bằng lòng thì Harvard cũng vứt !"

Cùng ngày, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh nói với BBC : "Bằng cấp của ông Xuân Anh không phải là bằng giả, và trường đại học đã cấp bằng cho ông cũng không phải là trường ma. Trường này từ trước đến nay vẫn hoạt động hợp pháp tại Mỹ".

"Điều duy nhất có thể làm người ta nghi ngại về "chất lượng" của trường này là, vào thời điểm lúc ông Xuân Anh học và được cấp bằng thì trường này chưa được kiểm định (hiện nay trường đã được kiểm định bởi một cơ quan kiểm định khu vực, tức là hoàn toàn "đảm bảo chất lượng".

"Theo tôi, bằng cấp của ông Xuân Anh không thể và không nên là một trong những lý do để kỷ luật ông ta vì pháp luật Việt Nam tại thời điểm ông theo học và lấy bằng không hề có quy định gì về việc phải lấy bằng của một trường đã được kiểm định. Ngoài ra, công việc của ông cũng không có quy định phải có bằng tiến sĩ, nên ông ta không có lý do gì để phải khai "không trung thực". Vì vậy, đưa yếu tố bằng cấp của ông Xuân Anh như một vi phạm cần phải kỷ luật thì tôi cho là không hợp lý".

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2