Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 08 février 2020 00:50

Trần Thị Nga, nhà tranh đấu…

Trần Thị Nga, người tranh đấu cho những thân phận bị dồn vào đường cùng

Những ai theo dõi các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo tại Hà Nội những năm gần đây không thể quên hình ảnh một người phụ nữ nhỏ nhắn bế con nhỏ thường xuyên có mặt. Năm 2017, chị bị một tòa án Việt Nam kết án 9 năm tù vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước". Gương mặt tiêu biểu của cuộc tranh đấu cho những con người bị đẩy đến bước đường cùng, quê Hà Nam, được giới bảo vệ nhân quyền quốc tế đặc biệt quan tâm.

tranthinga1

Bà Trần Thị Nga ôm con nhỏ đi biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, Hà Nội ngày 08/06/2012. HOANG DINH NAM / AFP

Ngày 10/01/2020, sau 1.084 ngày bị giam giữ, với sự can thiệp của chính quyền Mỹ, chị Trần Thị Nga đã từ nhà tù ra thẳng máy bay sang Hoa Kỳ. Đầu tháng 2/2020, hiệp hội chống tra tấn và án tử hình của Pháp (Fondation ACAT - France) trao tặng chị Trần Thị Nga giải thưởng nhân quyền Engel-du Terte, để vinh danh một người đã hết mình cho cuộc chiến bất bạo động, vì những quyền tự do căn bản, bất chấp những truy bức, hành hạ, ngược đãi đủ loại từ phía chính quyền.

Ý thức thiết thân về những quyền con người căn bản là động lực thôi thúc Trần Thị Nga từ khi chị dấn thân vào con đường tranh đấu. Trả lời phỏng vấn RFI tiếng Việt từ Atlanta (Mỹ), nơi chị đang cư trú cùng với gia đình, chị Trần Thị Nga chia sẻ với công chúng về những căn duyên nào đã đưa chị đến với con đường tranh đấu, những thách thức lớn nhất trong thời gian lao tù, cũng như những cảm nhận và suy nghĩ đầu tiên khi được trả tự do.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Foundation ACAT-France hoan hỉ vì chị Trần Thị Nga được trả tự do trước thời hạn, nhưng cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế "đừng xem hành động trả tự do này như là một sự nới lỏng các đàn áp nhắm vào xã hội dân sự Việt Nam. Hơn bao giờ hết, cần phải tiếp tục nỗ lực vì những nhà bất đồng chính kiến đang bị đàn áp, lên án chiến lược của nhà cầm quyền, cách ly các nhà bất đồng chính kiến ra khỏi xã hội Việt Nam, để cản trở họ tiếp tục công việc của họ trên đất nước mình".

***

RFI : Động cơ gì đã khiến chị đi vào con đường tranh đấu cho nhân quyền ?

Trần Thị Nga : Tôi bị đẩy vào con đường đấu tranh, chứ không phải đi theo lý tưởng ngay từ đầu. Khi tôi đi "xuất khẩu lao động" sang Đài Loan gặp nạn, thì chính phủ Việt Nam đã bỏ rơi tôi. Chính vì thế mà tôi đã phải tự học, tự tìm hiểu luật để bảo vệ chính cái quyền lợi của mình. Tìm hiểu quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cũng như các quyền con người căn bản. Sau đó thì tôi đã dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp đỡ những nạn nhân khác.

RFI : Chị bị bỏ rơi như thế nào tại Đài Loan ?

Trần Thị Nga : Tôi đi Đài Loan theo chính sách mà chính phủ Việt Nam gọi là "xuất khẩu lao động", nhưng thực chất đó là buôn bán nô lệ. Bởi vì năm đó là 2003, tôi phải bỏ tiền mặt ra là hơn 20 triệu đồng Việt Nam. Khi sang Đài Loan, tôi làm việc 6 tháng trong nhà chủ, từ 4 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Trong vòng 6 tháng đó, chỉ được lĩnh 13 nghìn đô la Đài tệ, chưa đủ bằng một tháng tiền lương. Công ty môi giới Việt Nam lại là nơi đưa tôi ra ngoài làm việc bất hợp pháp.

Trong khoảng thời gian đấy, tôi bị tai nạn giao thông. Tôi đã bị hôn mê rất nhiều ngày. Tiền viện phí rất là cao. Chính vì vậy mà chính phủ Đài Loan đã phải mở cuộc họp báo để yêu cầu chính phủ Việt Nam đứng ra cùng giải quyết, nhưng chính phủ Việt Nam đã làm ngơ.

RFI : Sau đó làm thế nào mà chị thoát ra được ?

Trần Thị Nga : Sau đó chính phủ Đài Loan và văn phòng trợ giúp cô dâu và công nhân Việt Nam của linh mục Nguyễn Văn Hùng đã giúp đỡ tôi. Tôi đã về văn phòng của Cha. Trong quá trình ở đấy, tôi tự học tiếng Trung, tự tìm hiểu về luật pháp, tự tìm hiểu về quyền con người căn bản. Sau đó tôi đã làm thiện nguyện cho văn phòng của Cha Hùng để giúp những người hoạn nạn khác trong vòng hơn hai năm.

RFI : Xin chị cho biết thêm về điều gì đã đánh thức chị trong nhận thức về quyền căn bản của con người.

Trần Thị Nga : Đơn giản thôi. Lúc đó tôi chơi với rất nhiều người dân Đài Loan. Cái mà họ chỉ cho tôi biết là họ có quyền tự do ngôn luận, họ có quyền tự do biểu tình, và chính phủ Đài Loan có tam quyền phân lập. Đó là một đất nước tự do. Cho nên người dân họ được hưởng rất nhiều quyền lợi căn bản. Và họ cũng phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ công dân cũng rất là cao. Điều học được của tôi chính là từ những người bạn Đài Loan ấy.

RFI : Điều mà chị gọi là "tam quyền phân lập" là gì ?

Trần Thị Nga : Tam quyền phân lập có nghĩa là các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp phải độc lập. Còn ở Việt Nam, tất cả những cơ quan đấy đều do đảng cộng sản chỉ đạo. Cái đó nó hoàn toàn phi lý.

RFI : Vì sao việc này lại là "phi lý" ?

Trần Thị Nga : Như trong cái bản án của tôi, họ ghi là tôi đòi "tam quyền phân lập" là vi phạm pháp luật. Trước tòa, tôi nói tôi chống là tôi chống những cái sai, cái ác của những người công an, cán bộ đảng viên đảng cộng sản, chứ tôi không chống người dân, không chống đất nước của tôi. Và đòi tam quyền phân lập là quyền của tất cả người dân. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ là một bộ phận trong cơ cấu vận hành của đất nước Việt Nam.

Toàn bộ quan tòa họ lặng câm. Tôi bảo là việc tôi chống lại cái sai, cái ác của đảng viên đảng cộng sản, không phải là tôi chống Nhà nước. Như các nước có tam quyền phân lập, thì theo Hiến pháp, các cơ quan tư pháp, hành pháp, lập pháp độc lập, ở Việt Nam thì sao ? Tất cả các cơ quan ấy đều chấp hành mệnh lệnh của đảng cộng sản. Đó là phi pháp rồi.

RFI : Đấy là nhận thức của chị đúc kết khi phát biểu trước phiên tòa, hay ngay từ đầu, tại Đài Loan, chị đã nhận thức như vậy ?

Trần Thị Nga : Cái chính là trong khoảng thời gian tôi bị giam cầm trong trại tạm giam ở Hà Nam, tôi đã bị họ chà đạp, tôi đã bị họ dùng đủ mọi trò hèn, thì điều đó nó thúc đẩy tôi mạnh hơn. Những điều đó tôi vốn đã được học, được tiếp cận trong quá trình tôi chưa bị bắt. Chính vì có kiến thức như thế, tôi mới có khả năng trợ giúp những người khác. Nhưng khi bị vào trong chốn ngục tù, thì đó là khoảng thời gian cho tôi trải nghiệm thực tế về mức độ những tội ác, cũng như những vi phạm pháp luật, do đảng cộng sản lãnh đạo đã gây nên cho người dân Việt Nam.

RFI : Trở lại với hành trình tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam, chị có kỷ niệm nào đặc biệt đáng nhớ ?

Trần Thị Nga : Trong quá trình ở Việt Nam, làm những công việc giúp đỡ người gặp nạn, cũng như đấu tranh để bảo vệ môi trường sống, và biển đảo của quê hương, thì điều mà tôi cảm thấy có ấn tượng, là một kiến thức và kinh nghiệm thực sự rất quý báu, đó là khi tôi đã đồng hành, lên tiếng giúp đỡ ba nạn nhân bị án tử hình oan (Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh). Lúc đó đã có một phản ứng rất mạnh mẽ, kể cả quốc tế, truyền thông, tất cả mọi người đã hỗ trợ cùng lên tiếng để vạch trần những cái sai trong bản án phi pháp ấy.

RFI : Trong hoàn cảnh nhà tù, trại giam như thế, sức mạnh nào đã khiến chị vượt qua ?

Trần Thị Nga : Thực ra để có được cái ý chí, cái lý trí để vượt qua được cái khó khăn trong chốn ngục tù không phải là đơn giản. Tôi tiếp cận với với những người phụ nữ có con, có con nhỏ, mà họ phải đi tù, thì những người phụ nữ nào mà yêu thương, nhớ thương con mình, thì dễ bị nhà cầm quyền cộng sản nắm được điểm yếu đấy, để bắt họ phải làm những việc độc ác đối với những người phụ nữ khác. Đó là làm tay sai cho những người công an, để đi rình rập, rồi vu khống những người tù khác. Không riêng gì những người tù chính trị như tôi. Bản thân tôi, điều đầu tiên mà một người mẹ như tôi phải làm là xóa bỏ tất cả hình ảnh con cái của mình ra khỏi đầu. Buộc mình phải loại suy nghĩ nhớ con ra khỏi đầu, thì mình mới có thể tồn tại được, và giữ vững được tinh thần của mình.

Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là, lúc đó tôi cúi đầu nhận tội chỉ vì tôi thương con, nhớ con, cúi đầu nhận tội theo ý của nhà cầm quyền Việt Nam, thì sau này làm sao sau này tôi có thể dậy con tôi trở thành người lương thiện, một người tử tế được.

Có một sự kinh khủng nhất mà những người tù ở miền bắc phải gánh chịu. Tôi chưa ở tù miền nam nên tôi chưa biết, nhưng khí hậu miền bắc, mùa đông rất lạnh, mùa hè rất nóng. Lúc tôi bị tạm giam trong trại giam của Công An tỉnh Hà Nam, mùa hè trong một căn phòng có mấy mét vuông mà mấy người ở. Bí và nóng kinh khủng, trong một căn phòng kín như vậy lúc nào người cũng phải dội nước. Tường xung quanh mình cũng phải dội nước lên để bớt sức nóng. Khi dội nước lên, hơi nóng sẽ hầm lại. Nếu không hắt nước lên như vậy, thì sức nóng ập vào khiến đầu như muốn nổ tung. Trại giam Hà Nam, không riêng tôi, mà mọi người đều như thế. Có nhiều người để tồn tại phải bán lương tâm, đạo đức của mình đi, để làm tay sai cho công an, thì được ra ngoài để hít thở không khí… Có những người con trai, tù nam ở trong trại tạm giam Hà Nam, trong khoảng thời gian nóng như thế, thần kinh của họ yếu đi, hết sức chịu đựng, cứ những lúc nóng như thế họ đập đầu vào tường, đập đầu vào cửa, họ rồ lên giống như người điên vậy.

RFI : Chính quyền đưa ra những lời mời mọc như vậy thường xuyên, hay chỉ vào một thời điểm nhất định ?

Trần Thị Nga : Chuyện đó xẩy ra liên tục chứ không phải đến lúc mà chuẩn bị ra xét xử đâu. Những lúc mà họ dùng những trò hèn mạt như vậy để tra tấn tinh thần tôi, thì hầu hết tôi chỉ nhắm mắt cầu nguyện. Có những lúc thì mình phải lảng đi làm chuyện khác. Sức chịu đựng của những con người mà đặc biệt là những người mẹ. Nói năng bằng lời không được, có những khi tôi phải cãi nhau với họ.

Lần cuối cùng, nói theo ngôn ngữ thông thường của người Việt, tôi đã "chửi nhau" với họ. Tôi đã nói thẳng là : Các anh có là công an, là đảng viên cộng sản, các anh cũng là những con người, các anh cũng có bố, mẹ, vợ, chồng, con cái. Các anh hãy đặt giả sử mẹ anh, vợ anh, con gái của anh là nạn nhân như tôi, các anh sẽ làm gì. Và từ nay trở đi, nếu mà – tôi gọi là "thằng" – "thằng nào vào đây mà vận động tao nhận tội, mà tao không có vi phạm. Lôi con tao ra để mà tra tấn tinh thần tao như thế này, tao sẽ chửi cả con, cả bố, cả mẹ chúng mày lên đấy, chứ đừng có mà làm cái trò hèn mạt như thế !". Nói thẳng là phải dùng những lời lẽ của một con người bị dồn vào đường cùng, sau lần đấy, họ không vào vận động tôi nữa. Mà toàn là lãnh đạo cao cấp, chứ không phải là những người công an thường. Sau đấy họ giao lại cho những người tù trong ban giúp việc hàng ngày vận động tôi.

RFI : Những lúc cảm thấy khó khăn nhất, chị cầu nguyện gì ?

Trần Thị Nga : Trong tù, thường là tôi viết trên tường. Có lúc tôi viết là : Tôi yêu bản thân tôi, tôi sẽ dùng cơn hoạn nạn trong chốn lao tù, như là cơ hội để tôi học hỏi, cầu nguyện, học tập để phát triển bản thân, làm người có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Có đoạn thì tôi viết : Tôi yêu bản thân tôi, tôi sẽ tha thứ cho những kẻ gây tội ác cho mẹ con tôi, theo gương của Chúa Giê Su và và ông Mahatma Gandhi... Tôi cứ viết như vậy để tôi tự phục hồi tinh thần của mình.

RFI : Sau khi ra khỏi tù rồi, ý nghĩ đầu tiên của chị là gì ?

Trần Thị Nga : Ngay trong tù, tôi đã xác định là khi ra khỏi tù, bất cứ là ngày nào, việc đầu tiên tôi cần làm là giữ sức khỏe đã. Bởi vì trong quá trình vào tù, bị cách ly với mọi thứ, mình đã phải xóa bỏ mọi sự nhớ con, rồi là những bất công mà nhà cầm quyền cộng sản đã gây ra cho bản thân tôi, và những người dân khác. Khi ra tù, việc đầu tiên tôi cần phải làm là khôi phục lại trí nhớ, sức khỏe, cũng như tinh thần của mình, dành thời gian để chăm sóc con cái, bù đắp lại những gì chúng đã phải chịu đựng trong khoảng thời gian tôi bị đi tù, và ổn định cuộc sống kinh tế cũng như gia đình, vì có sức mới vực được Đạo. Thì lúc đó tôi mới tiếp tục công cuộc đấu tranh của tôi. Tôi không thể dừng được, khi mà nhà cầm quyền cộng sản chưa dừng tội ác của họ.

RFI : Khi được tự do rồi, chị coi những thông tin nào đầu tiên, thông tin nào gây ấn tượng nhất với chị ?

Trần Thị Nga : Tin đầu tin mà tôi biết là Hồ Duy Hải được xóa án tử hình và điều tra, xét xử lại. Còn vụ đầu tiên làm tôi bị choáng nhất là vụ Đồng Tâm. Tôi đã trải qua rất nhiều khổ nạn rồi, nhưng tôi không tưởng tượng được là chính phủ Việt Nam họ lại độc ác đến mức đó đối với cụ Kình, và đối với người dân Đồng Tâm. Tấm hình đầu tiên tôi được nhìn trên mạng xã hội là cái chết của cụ Kình. Và tôi đã rùng mình, tôi sợ đến mức độ tôi phải tắt máy đi, phải vứt máy ra một chỗ khác. Tôi cảm thấy tội ác của nhà cầm quyền quá cao. Đó cũng là một điều làm cho tôi phải nghĩ lại xem mình sẽ phải làm cái gì, mình cần phải làm như thế nào.

Khi ở trong nước, tôi là người đấu tranh trực diện, còn khi ra tới nước ngoài rồi, thì môi trường đấy của tôi, tôi không thể phát huy được nữa. Nên tôi phải học, phải tìm một cái phương pháp mới. Việc quan trọng nhất hiện tại là tôi phải học. Bây giờ, thứ nhất là tôi phải học tiếng Anh, phải học những điều luật căn bản của nước Mỹ, cũng như những quyền căn bản khác.

(Chị Trần Thị Nga cũng cho biết chị đặc biệt quan tâm đến hai nhà tranh đấu cao tuổi tỉnh Hà Nam, hai ông Trương Minh Hưởng, và Hoàng Đức Doanh, hiện đang bị chính quyền sử dụng các biện pháp đàn áp tương tự như với chị Nga và các con. Theo chị Trần Thị Nga, nhóm các nhà tranh đấu nhân quyền trẻ hơn tại Hà Nam, gồm chị cùng các anh Hoàng Dũng (Con đường Việt Nam), Trương Minh Tam và Bạch Hồng Quyền, đã bị truy bức đến mức đều phải ra nước ngoài).

RFI : Trước khi chia tay, chị có chia sẻ gì thêm với công chúng ?

Trần Thị Nga : Với những kinh nghiệm tôi đã trải qua, cũng như những gì đã xảy ra trên đất nước Việt Nam của chúng ta, thì tôi mong các khán thính giả theo dõi chương trình đài RFI, hãy lên tiếng, hãy làm những việc gì dù nhỏ nhất. Có thể khi mình làm, mình nói, thì mình nghĩ là nó không có tác dụng gì, nhưng thực ra khi quý vị nói và làm cái điều mà bản thân mình cảm thấy là đúng, thì dù có nhỏ đến mấy chúng ta cũng cần làm. Vì chỉ khi chúng ta hành động, chúng ta nói lên chính kiến của mình, phản đối những cái sai, cái ác, những sự bất công, để bảo vệ những quyền căn bản của mình, và không những của mình mà còn của người thân trong gia đình mình, đặc biệt là những người dân trong đất nước mình, khi chúng ta đã làm hết khả năng, hết trách nhiệm - nghĩa vụ của một công dân, thì dù có bị hoạn nạn, chúng ta vẫn được những người khác quan tâm. Ví dụ như điển hình là trường hợp như tôi. Khi tôi bị nhà cầm quyền cộng sản bách hại vào chốn ngục tù, tôi đã được rất nhiều cơ quan, tổ chức xã hội dân sự, các cá nhân, đặc biệt là các tổ chức nhân quyền thế giới quan tâm giúp đỡ, và hiện nay tôi đã được ra khỏi chốn ngục tù, để được sống một cuộc sống tự do trên đất Mỹ, cùng chồng và các con của tôi. Nên quý vị đừng lo lắng khi nói và làm những điều căn bản của một người dân cần làm. Tôi chúc quí vị những điều tốt lành nhất !

RFI : Xin cảm ơn chị Trần Thị Nga.

Trọng Thành thực hiện

Nguồn : RFI, 08/02/2020

Additional Info

  • Author Trần Thị Nga
Published in Diễn đàn

Giải thưởng nhân quyền mới cho cựu tù nhân lương tâm Trần Thị Nga

Thanh Trúc, RFA, 30/01/2020

Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, cựu tù nhân lương tâm vừa đến Mỹ hôm 10/1/2020, được tổ chức ACAT-France Liên minh quốc tế Chống án tử hình tặng giải nhân quyền Engel- Du Tertre.

nq1

Bà Trần Thị Nga được tổ chức ACAT-France tặng giải nhân quyền Engel-Du-Tertre - Courtesy of ACAT-France

Đây là giải thưởng mang tên 2 phụ nữ sáng lập ACAT-France năm 1974, bà Hélène Engel và bà Edith du Tertre.

Ngoài tư cách thành viên của Liên minh quốc tế Chống án tử hình, ACAT France cũng là một tổ chức thân cận với VN-CAT Liên Minh Chống Tra Tấn- Việt Nam.

Lễ trao giải nhân quyền Engel-Du Tertre sẽ diễn ra ngày 1/2/2020 tại Paris, Pháp.

Từ thành phố Atlanta, bang Georgia, bà Trần Thị Nga bày tỏ lòng cảm kích khi hay tin mình được trao tặng giải Engel-Du Tertre là giải thưởng nhắm vào những người đã và đang kêu gọi nhân quyền, chống án tử hình và chống tra tấn như bà từng tranh đấu :

"Nga rất vui mừng khi được thông báo về giải của bên ACAT-France trao tặng cho Nga về vấn đề đấu tranh nhân quyền của Nga. Khi đấu tranh chỉ làm tất cả những gì mà bản thân mình có thể làm được để giúp chính bản thân Nga, con cái của Nga cũng như những nạn nhân ở Việt Nam đang bị bách hại thôi. Nga không hề nghĩ công cuộc đấu tranh của mình đã được ghi nhận như thế này, đặc biệt các tổ chức quốc tế.

Nga cũng kêu gọi mọi người trong và ngoài Việt Nam tiếp tục đồng hành, tiếp tục giúp đỡ các tù nhân lương tâm trong ngục tù của nhà cầm quyền cộng sản, cũng như giúp đỡ 3 người tù bị án tử hình oan là Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh vì họ không phạm tội, họ không thể nào phải chịu cảnh bị cùm, bị xiềng xích, sống như con vật. Mong mọi người tiếp tục đồng hành để những tù nhân lương tâm ở Việt Nam cũng được trả tự do như Nga. Quan trọng nhất là được có quyền sống tự do chân thật".

Đối với cựu tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, giải nhân quyền Engel-Du Tertre mà bà vinh dự nhận lãnh cũng chứng tỏ cho thấy sự quan tâm của các tổ chức bảo vệ quyền con người trên thế giới. Đây là sự khích lệ quí báu để tất cả những ai quan tâm tranh đấu và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam cũng như bên ngoài thấy được là họ không đơn độc trong việc làm của mình.

"Trong qua trình ở tù thì Nga đã được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải. Nga cũng mới nhận được giải thưởng Lê Đình Lượng của Việt Tân trao, và một giải thưởng của bên tổ chức Trần Văn Bá.

Do điều kiện sức khỏe cũng như những vấn đề liên quan khác nên Nga không thể trực tiếp đến Pháp tham dự buổi trao giải này. Nga đã nhờ một người bạn thay mặt Nga đến đó, giúp Nga gởi lời cảm ơn và nhận giải thưởng của tổ chức ACAT-France".

Như vậy, với trường hợp Trần thị Nga, lần đầu tiên sau 6 năm hình thành giải thưởng nhân quyền, ACAT-France tuyên dương giải thưởng cho một nhà hoạt động và một cựu tù nhân lương tâm đến từ Châu Á.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 30/01/2020

********************

Trần Thị Nga nhận giải thưởng nhân quyền Engel-du Tertre

VOA, 30/01/2020

ACAT-France, một thành viên ca Liên minh Quc tế chng li án t hình và là mt đi tác thân thiết ca Liên minh Chng tra tn - Vit Nam (VN-CAT), s trao gii thưởng nhân quyn Engel-du Tertre cho nhà hot đng Trn Th Nga, tù nhân lương tâm va được chính quyn Vit Nam phóng thích.

nq2

Nhà hoạt động Trần Thị Nga được tổ chức Action by Christians for the Abolition of Torture (ACAT-France) trao giải thưởng nhân quyền Engel-du Tertre. Photo ACAT.

Giải thưởng này được đt theo tên ca hai ph n sáng lp t chc ACAT-France vào năm 1974 mang tên Hélène Engel và Edith du Tertre. Bui l trao gii s được t chc Paris, Pháp, vào ngày 01/02/2020.

Hôm 10/01, nhà hoạt đng Trn Th Nga được chính quyn Vit Nam phóng thích vi điu kin phi sng lưu vong. Bà và gia đình đã đến t nn thành ph Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ.

Ngay sau khi được t chc ACAT-France tuyên b trao gii thưởng, bà Trn Thị Nga cho VOA biết cm tưởng ca bà hôm 30/01 :

"Giải thưởng này cho thy s quan tâm ca mi người, ca các t chc quc tế đã dành tôi nói riêng, và cho nhng người đu tranh trong nước nói chung.

"Trình trạng nhng tù nhân lương tâm, tù chính tr, bất đồng chính kiến b tra tn, ép cung trong tù, không ch riêng mình tôi mà rt nhiu người b".

Bà Nga cho biết đây là mt vinh d không nhng cho riêng bà mà còn là s khích l cho gii đu tranh nhân quyn người Vit nói chung vì đây là ln đu tiên sau 6 năm t ngày được hình thành, gii này được trao tng cho mt nhà hot đng đến t khu vc Châu Á.

Bà Nga cho biết thêm :

"Tôi không có tội và không chp nhn vic nhn ti theo ý ca nhà cm quyn Vit Nam.

"Họ dùng mi hình thc đ tra tn tinh thn, sc khe, đ đe da tính mng ca tôi, k c khi tôi chưa b bt vào tù. Khi vào tù, tôi li tiếp tc b các hành vi đó, khiến cho thể xác và tinh thn ca nhng người tù như tôi b khng hong rt nhiu".

Bà Nga cho VOA biết vì nhiu lý do bà không th đến Paris vào ngày 01/02 đ nhn gii thưởng này, nhưng đã thu xếp c người đi din đ nhn thay.

ACAT-France, có tên đầy đ là tổ chc Hành đng ca các Kitô hu nhm xóa b tra tn, là mt t chc liên hip các hi thánh Kitô đu tranh chng tra tn và t hình trên toàn thế gii và bo v quyn t nn.

Additional Info

  • Author Thanh Trúc
Published in Diễn đàn

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga qua Mỹ khi đang thụ án 9 năm tù giam (RFA, 10/1/2020)

Sáng ngày 10/1/2020, nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga cùng với 2 con trai và người phối ngẫu đã lên đường đến Mỹ trong khi vẫn còn đang thụ án 9 năm tù giam vì cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".

nga1

Hình minh họa. Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga tại phiên tòa ở Hà Nam hôm 22/12/2017 AFP

Ít nhất 2 nguồn tin đáng tin cậy xác nhận với phóng viên RFA về chuyện này và cho biết thêm bà Nga và gia đình sẽ đến thành phố Atlanta vào trưa ngày 10/1 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ.

Chính quyền Việt Nam chưa lên tiếng về thông tin này, tuy nhiên theo Luật đặc xá 2018 có hiệu lực đầu năm 2019 thì những người thuộc nhóm tội An ninh Quốc gia như bà Nga sẽ không được đặc xá.

Hồi tháng 5 năm 2019, Việt Nam và Mỹ tổ chức Đối thoại nhân quyền hàng năm và ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động trong Bộ Ngoại Giao Mỹ đã gặp bà Trần Thị Nga trong trại giam Gia Trung.

Khi đó, ông Scott Busby cho biết Mỹ sẽ tiếp tục đưa trường hợp của bà Trần Thị Nga với chính phủ Việt Nam và gây sức ép đòi trả tự do cho bà.

Bà Trần Thị Nga sinh năm 1977 tại Phủ Lý, Hà Nam là một nhà hoạt động nhân quyền có tiếng, từng là thành viên của Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam.

Bà Nga bị bắt vào tháng 1 năm 2017 tại nhà riêng với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

Đến tháng 7 cùng năm, bà Nga bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù giam và y án trong phiên phúc thẩm sau đó.

Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và quan chức chính phủ các nước trước và sau phiên tòa đều lên tiếng đòi VN trả tự do cho bà.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2017, bà Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân "Thuy Nga", "Tran Thi Nga" và trang YouTube "trần thúy nga", đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân ; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn với chính quyền nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Cũng theo cáo trạng, bà Trần Thị Nga còn viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bị cho là bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại phiên tòa, bà Trần Thị Nga không thừa nhận hành vi phạm tội.

*********************

Nhà hoạt động Trần Thị Nga được phóng thích sang tị nạn tại Mỹ (VOA, 10/1/2020)

Nhà hoạt đng Trn Th Nga, người đang th án tù 9 năm v ti "Tuyên truyn chng nhà nước", va được phóng thích và đang trên đường sang t nn ti Hoa Kỳ cùng với gia đình.

nga2

Bà Trần Thị Nga bị bắt tại nhà tháng 1/2017.

Tin cho hay bà Nga sẽ đến M vào lúc 1g25 chiu ngày 10/1/2020 và đnh cư ti bang Georgia.

"Thật tuyt là bà y có cơ hi đ bt đu mt cuc đi mi. Tôi nghĩ rng bà y s tiếp tc là mt nhà hot đng đu tranh cho dân ch nhân quyn. Đây thực s là mt quyết đnh rt khó khăn ca nhng người hot đng. H thường được bo rng nếu bn t b nhng gì bn làm thì bn s được đi đnh cư quc gia th ba. Tôi tin rng bà y đã suy nghĩ đ lâu đ đi đến quyết đnh này, và chúng tôi luôn ủng hộ cho dù bà y quyết đnh như thế nào", ông Phil Robertson – Phó giám đốc ph trách khu vc châu Á ca t chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) nói vi VOA.

Bà Trần Th Nga, 43 tui, được biết tiếng là mt nhà hot đng đu tranh mnh m cho quyn li ca dân oan và công nhân, đặc bit qua vic tham gia vào các cuc biu tình ôn hòa trong v ô nhim môi trường do Formosa gây ra hay các cuc biu tình chng Trung Quc.

Năm 2017, bà bị tòa án nhân dân tnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù giam, 5 năm qun chế vi cáo buc "Tuyên truyn chng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam" theo Điu 88.

Luật sư Nguyn Văn Đài, mt nhà hot đng đang t nn ti Đc, cho biết ưu tiên ban đu cho vic vn đng là nhm mc đích đ bà Nga được tr t do ngay ti Vit Nam.

Ông nói : "Trong suốt 3 năm chị b cm tù, cng đng người Vit cũng như các t chc quc tế đã vn đng rt mnh đ ch có th được tr t do ngay ti Vit Nam bi vì đó là nơi ch sinh ra, trưởng thành và gia đình ch đang đó. Nhưng nhà cm quyn cng sn không chp nhn tr t do cho chị ti Vit Nam".

Vẫn theo luật sư Đài, hin Vit Nam không còn d dàng cho phép các nhà hot đng hay người bt đng chính kiến đi t nn quc gia th ba như trước đây na. Lý do là vì trong điu kin mng xã hi và các phương tin thông tin phát triển như hin nay, hiu qu làm vic ca mt nhà hot đng trong nước hay nước ngoài không còn nhiu khong cách như trước. Thm chí, theo ông, nếu thích ng tt và có được s h tr ca các cng đng bên ngoài, mt nhà hot đng nước ngoài không b kiềm chế như trong nước thì s phát huy được hiu qu nhiu hơn.

"Trước đây, vi bt kỳ mt người đu tranh nào trong nước, nhà cm quyn Cng sn luôn luôn khuyến khích người ta đi ra nước ngoài. Tôi đã rt nhiu ln, lúc trong tù ln trước cũng như trong quá trình 4 năm quản chế, h luôn luôn nói rng ‘Thôi, ông đi ra khi Vit Nam đi cho chúng tôi rnh. Ch trong nước này gây khó khăn cho chúng tôi’. Nhưng sau khi tôi b trc xut, ri ch Nguyn Ngc Như Quỳnh b trc xut, và chúng tôi ra ngoài có nhiều hot đng hiu qu hơn trong nước, thì t đó đến nay, nhà cm quyn Cng sn rt hn chế và không mun cho nhng người đang b tù trc xut ra nước ngoài na", luật sư Đài nói với VOA.

Ông cho biết thêm rng mt s trường hp ông đang giúp đ đu đã xin được quy chế t nn nước ngoài, nhưng li gp khó khăn t phía Vit Nam vì chính quyn không chu cp h chiếu cho h.

Chính vì vậy, vic bà Trn Th Nga được sang t nn ti M, theo ông, là mt "may mn", và ông hy vng bà s tiếp tc phát huy khả năng đấu tranh "xut sc" ca mình cho nhân quyn, dân ch ti Vit Nam trong thi gian ti.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam

Quốc hội bị chỉ trích vì dưới 1/3 đại biểu ủng hộ đánh thuế tài sản bất minh (VOA, 19/11/2018)

Chỉ hơn 32% trong tng s 485 đi biu quc hi Vit Nam tán thành đ xut đánh thuế thu nhp vào tài sn không rõ ngun gc ca quan chc, theo các bn tin mi đây ca báo chí trong nước.

vn1

Quốc hi Vit Nam hp 2 kỳ mt năm, vào tháng 5 và tháng 11

Thông tin này dẫn đến nhng ch trích ca mt s người có nh hưởng ln trên mng xã hi, cho rng đa phn các đi biu quc hi không đi din cho quyn li ca c tri.

Các báo, trong đó có Thanh Niên, Công An Thành Phố H Chí Minh và Zing, cách đây ít ngày tường thut rng đa s đi biu quc hi vn chưa nht trí v các bin pháp x lý các tài sn, thu nhp mà các quan chc không chng minh được ngun gc khi h có trách nhim phi kê khai.

Một điu khon trong d tho sa đi Lut Phòng chng Tham nhũng đang được các đi biu bàn tho đ xut hai phương án x lý chính. Trong đó, phương án mt là tòa án "xem xét, quyết đnh" s phn ca tài sn, thu nhp không gii trình được ca quan chc, mà hành đng mnh m nht có th là "thu hi cho Nhà nước".

Dưới mt na tng s đại biểu quốc hội ng h phương án k trên, theo các bn tin. C th là 209/485, tương đương 43,09%.

Phương án th hai nêu ra vic đánh thuế thu nhp cá nhân vào tài sn, thu nhp không được gii trình hp lý v ngun gc ca quan chc. Bin pháp này còn nhận được ít s ng h hơn. Ch có 156 đi biu tán thành, tương đương 32,16% tng s đại biểu quốc hội, tin cho hay.

Quyết lit nht là đ xut tch thu tài sn, thu nhp không chng minh được ngun gc, nhưng ch có 1 đi biu có ý kiến ng h điu này.

Trong khi đó, các báo cho hay, 31 đại biu, tc xp x 6,4% tng s đi biu, đã không bày t chính kiến v vn đ này.

Những Facebooker có tng cng hàng chc ngàn người theo dõi đã đưa ra nhng bình lun hi cui tun qua bày t tht vng v din biến mới đây Quc hi.

Doanh nhân Trần Quc Quân, viết hôm 18/11 trên trang cá nhân rng "thế mi thy, đi biu quc hi đa phn không đi biu cho quyn li ca c tri, nhng người đã bu ra h trong cuc bu c không có s la chn nào khác".

Vit Nam, các đng viên cng sn - nhng người vn cũng nm gi các v trí lãnh đo trong nhánh hành pháp và tư pháp - chiếm ti 96% đi biu quc hi nh cơ chế chính tr mà nhiu người vn thường gi là "đng c, dân bu".

Giới quan sát và người dân cũng vn thường xem quc hi Vit Nam là "quc hi ngh gt" hoc "quc hi con du c khoai" có nhim v biu quyết v mt hình thc, có tính th tc đ thông qua nhân s hay các chính sách đã được đng cng sn duy nht cm quyn quyết đnh t trước.

Ông Quân, người cũng là mt nhà văn, đưa ra quan đim rng các văn bn pháp lut do các đi biu quc hi son tho và ban hành "chng vì dân vì nước mà ch phc v cho li ích nhóm và li ích ca chính bn thân h".

Phó giáo sư Mc Văn Trang, mt tiếng nói vì tiến bộ được nhiu người biết đến, hôm 19/11 đt vn đ rng khi ch có 32% đi biu quc hi mun đánh thuế tài sn bt minh, điu đó đng nghĩa là 68% đi biu còn li chp thun vic quan chc được s hu các tài sn đó.

Ông Trang, người tng là chuyên gia Viện Khoa hc Giáo dc Vit Nam, cho rng qua vic bày t ý kiến v d tho sa đi lut chng tham nhũng, "tâm đa" ca các Đại biểu quốc hội đã "lòi mt ra". Ông viết : "Đại biểu quốc hội là tay sai ca quan chc, hay đúng hơn 68% s h cũng là quan tham ; ai li tán thành tch thu hay đánh thuế vào tài sn bt minh ca chính mình".

Cùng lên tiếng v vn đ này, n doanh nhân Lê Hoài Anh nhc li thc tế rng hơn 1/3 đi biu quc hi Vit Nam "đang kiêm nhim", và đưa ra bình lun : "H cũng đang gánh vác chc v cao trong bộ máy chính quyn. H ch ngu gì mà li tán thành cho thit hi".

vn2

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng hi gia năm 2018 nói kê khai tài sn cán b là "vn đ nhy cm"

Nói với VOA, nhà hot đng vì quyn đt đai và dân ch Trnh Bá Phương b sung thêm lý do nhiều đi biu tránh né vn đ x lý tài sn không rõ ngun gc :

"Những v Đại biểu quốc hội thm chí còn có các doanh nghip ‘sân sau’ cướp đt ca người dân hay là tt c các lĩnh vc khác. H có tài sn rt ln t tham nhũng nên h rt s vic kê khai tài sản hay tịch thu tài sn bt minh".

Giữa năm 2017, Vit Nam ban hành quy đnh v kim tra, giám sát vic kê khai tài sn ca khong 1.000 quan chức cao cp và được báo chí tuyên truyn n ào, khoa trương. Nhưng hơn mt năm sau, vào tháng 6/2018, trong mt cuc tiếp xúc c tri, Tng Bí thư Nguyn Phú Trng li cho rng ‘kê khai tài sn cán b là vn đ rt khó, nhy cm’.

thi đim đó, gii quan sát nói vi VOA rng din biến k trên là mt ch du cho thy ch trương v kim tra tài sn ca quan chc cao cp có th xem như đã tht bi. H ch ra thc tế rng cho ti tháng 6/2018 vn chưa có mt công b kê khai tài sn nào cả, dn đến nhng bc xúc trong nhân dân.

Bàn về vai trò ca quc hi đi vi vic giám sát quan chc, nhà hot đng Trnh Bá Phương nói vi VOA rng tht ma mai nếu người dân phi đt nim tin vào nhng đi biu "đng c, dân bu".

Anh cho biết anh và người dân mt đt Dương Ni, Hà Ni, đã ty chay cuc bu c quc hi và hi đng nhân dân các cp hi năm 2016, vi nhn thc rng quc hi không đi din cho quyn li ca người dân, mà ngược li còn là cánh tay phc v đc lc cho hot đng cai tr của chính quyền.

Nhà hoạt đng ni tiếng v đu tranh chng bt công đt đai chia s vi VOA suy nghĩ ca anh v cách thc người dân có th gây áp lc đòi thay đi quc hi :

"Cần mt s đông ln trong nhân dân có th cùng có mt hình thc bt tuân dân s, yêu cầu chính ph Vit Nam thay đi cơ chế v t chc cán b, hoàn toàn phi xóa đi cái ‘đng c, dân bu’. Và phi yêu cu h chm dt tình trng chng chéo gia hành pháp, tư pháp và lp pháp".

VOA đã liên lạc vi mt s đi biu quc hi đ hi v vn đ này nhưng h t chi tr li phng vn.

****************

Việt Nam và Nga đồng ý đẩy mạnh hợp tác khai thác dầu khí (RFA, 19/11/2018)

Việt Nam và Nga vào ngày 19/11 đã đồng ý tăng giá trị thương mại lên gấp 3 và đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 và mở rộng hợp tác năng lượng.

vn3

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. AFP

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin tại buổi hội đàm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc diễn ra tại Hà Nội, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Theo Reuters, Nga hiện nay là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam và các công ty của Nga cũng tham gia vào nhiều dự án năng lượng tại Việt Nam.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev được trích lời nói rằng các công ty dầu khí và năng lượng hai nước đang hợp tác hiệu quả và Nga muốn tăng cường hợp tác hơn nữa với các biện pháp tạo điều kiện cho các dự án đầu tư năng lượng liên kết ở Nga, Việt Nam và ở các nước thứ 3.

Hiện Nga đứng thứ 23 trong tổng số các nước đầu tư vào Việt Nam với 116 dự án và tổng vốn đầu tư lên tới 990 triệu USD. Các công ty Nga đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, giao thông vận tải, viễn thông….

Đầu tư của Nga vào Việt Nam hiện vẫn chủ yếu trong lĩnh vực truyền thống dầu khí. Ngoài Vietsovpetro, được cho là biểu tượng cho mối quan hệ Việt - Nga, còn có các liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet… được thiết lập để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba.

Mới đây, hôm 13/11, Reuters cho biết Vietsovpetro sẽ bắt đầu sản xuất dầu thô tại mỏ Cá Tầm ngoài khơi vùng biển phái Nam Việt Nam từ ngày 15/1 năm 2019. Dự báo sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ này sẽ ở mức từ 20 ngàn đến 25 ngàn thùng/ ngày.

Hồi tháng 5 vừa qua, tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga, một đối tác liên doanh với Petrovietnam cho biết RosfneftVietnam BV đã bắt đầu khoan dầu ở mỏ Lan Đỏ cách bờ biển đông nam Việt Nam 370 km. Tuyên bố của Rosneft đã khiến Trung Quốc tức giận và cảnh báo công ty này không nên khoan dầu ở vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Việt Nam khẳng định các hoạt động này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và trong vùng chủ quyền của Việt Nam.

****************

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga được gặp gia đình sau 3 tháng bị dọa giết (RFA, 19/11/2018)

Ngày 17/11/2018, nữ tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) Trần Thị Nga được gặp gỡ chồng và các con sau 3 tháng bà này gọi về nhà thông báo bị bạn tù đánh đập và dọa giết.

vn4

Ông Phan Văn Phong cùng các con vào thăm tù nhân lương tâm Trần Thị Nga ở trại giam Gia Trung hôm 17/11/2018 - Courtesy AFP & Facebook Lương Dân Lý

Chiều ngày 19/11/2018, ông Phan Văn Phong, chồng của bà Nga cho Đài Á Châu Tự Do biết, trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai trước đó đã có trả lời đơn tố cáo của ông và cho biết cơ quan này đã mở cuộc điều tra.

Ông nói qua điện thoại như sau :

"Ở trại trước đó có trả lời là họ có mở cuộc điều tra nhưng không phát hiện gì hết. Sức khỏe của chị Nga không phải là yếu lắm, nói chung là được. Cân nặng so với ngày xưa sụt 10 kg… Ăn uống cũng phát sinh vấn đề là ăn chay trường kỳ. Xương khớp gãy nát vụn (lúc bị đánh ở bên ngoài) nên giờ đau nhức thường xuyên".

Bà Trần Thị Nga, năm nay 41 tuổi, là một nhà hoạt động nhân quyền có tiếng ở Việt Nam, hiện đang thụ án 9 năm tù giam tại trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai với cáo buộc "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Vào ngày 17/08/2018, bà Trần Thị Nga gọi điện về gia đình và cấp báo về việc những ngày qua bà liên tục bị gây sự, khủng bố, đánh đập dã man và còn bị dọa giết.

Ông Phan Văn Phong đã 2 lần làm đơn gửi đơn tố cáo và yêu cầu khẩn cấp tới các cơ quan có trách nhiệm tuy nhiên không nhận được phản hồi.

Cũng trong đơn tố cáo, ông Phong nói rõ liên tiếp 2 kỳ thăm gặp gần đây vào các ngày 22/8 và 28/9 gia đình ông đều bị phía trại giam khước từ với lý do Trần Thị Nga không chấp hành nội qui của trại mà không hề có biên bản vi phạm cũng như quyết định kỷ luật.

*******************

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : cần nghị định mới để phòng chống tiền giả (RFA, 19/11/2018)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đề nghị xây dựng Nghị định Chính phủ về đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

vn5

Việt Nam đã khởi tố hơn hơn 1.000 vụ và bắt giữ khoảng 2.000 đối tượng vì liên quan đến tiền giả tại Việt Nam - Ảnh minh họa. AFP

Báo mạng Lao động loan tin này ngày 19/11, trích dẫn thông tin từ đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo Lao Động, trong 15 năm qua sau khi Quyết định 130 về việc bảo vệ tiền Việt Nam được ban hành, Việt Nam đã khởi tố hơn hơn 1.000 vụ và bắt giữ khoảng 2.000 đối tượng vì liên quan đến tiền giả tại Việt Nam.

Truyền thông trong nước trích lời đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho biết trong 15 năm thi hành, Quyết định 130 đã thể hiện những hạn chế về cơ sở pháp lý vì hiện nay, ngoài Việt Nam đồng, trên thị trường còn có nhiều loại ngoại tệ thông dụng như đô la Mỹ, tiền Euro, Nhân dân tệ… cũng bị làm giả. Tuy nhiên sau khi bắt giữ được số ngoại tệ giả thì phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại lúng túng không biết xử lý vì pháp luật không quy định về điều này.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị xây dựng một Nghị định về đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. Nghị định này sẽ bổ sung việc xử lý ngoại tệ giả và nghi giả, bao gồm việc thu giữ, giám định, lưu giữ, vận chuyển, giao nộp, và tiêu hủy.

Published in Việt Nam

Quốc hội đánh giá tín nhiệm, có thể tham khảo ý kiến người dân như lời Thủ tướng ? (RFA, 24/10/2018)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cử tri trao đổi với Đại biểu Quốc hội về mức độ tín nhiệm ai đó như thế nào là quyền của công dân, là chuyện bình thường, được pháp luật bảo vệ ? Sự thật lâu nay ở Việt Nam có như lời Thủ tướng Phúc hay không ?

von1

Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII hôm 22/10/2018. AFP

Chỉ mang tính cảnh báo, nhắc nhở

Lần đầu Quốc hội Việt Nam tiến hành lấy phiếu tín nhiệm là vào năm 2013, có 47 chức danh chuẩn được đưa ra đánh giá. Lần thứ hai là vào tháng 11 năm 2014, có 50 chức danh đã được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm. Và kỳ này là lần thứ ba lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh.

Tin cũng cho biết, kể từ Quốc hội khóa XIV, sẽ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần vào giữa nhiệm kỳ.

Trao đổi với Đài Châu Á Tự Do hôm 23 tháng 10 năm 2018, Đại biểu Quốc hội, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết :

"Theo tập quán chung, theo thông lệ thì việc lấy phiếu tín nhiệm thường có 2 nấc thôi, là tín nhiệm và không tín nhiệm, và cũng thường là lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân vật mà có những sự cố, có những sự việc cần đưa ra để đánh giá thôi. Chứ còn ở Việt Nam là lấy tất cả những đối tượng đối với Quốc hội là Quốc hội bầu, đối với tổ chức dân cử khác như địa phương là Hội đồng nhân dân bầu. Cái thứ hai là có ba mức khác nhau là ‘tín nhiệm cao’, ‘tín nhiệm’ và ‘tín nhiệm thấp’. Nếu mà ‘tín nhiệm thấp’ mà quá bán thì mới bước sang một khâu là bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm. Lúc đó mới quyết định là sự tín nhiệm có được ở lại vị trí cũ hay không ? Nói như thế là cái thủ tục này là nhằm cảnh báo, nhắc nhở, điều chỉnh nhiều hơn là sự đánh giá mang tính chất quyết định cho cái vị trí của nhân vật đó".

Theo ông Dương Trung Quốc, lần lấy phiếu tín nhiệm này về cơ bản cũng như hai lần trước, chỉ có khác là các hồ sơ được gởi đến các đại biểu quốc hội sớm hơn. Nhưng hồ sơ chỉ dừng lại là những bản báo cáo của cá nhân về những việc đã làm trong thời gian đã qua. Ông nói tiếp :

"Cá nhân tôi quan niệm là, các con số tuyệt đối nó không phản ánh đúng sự thật. Tất cả những nhân vật đó ở những vị trí rất khác nhau, rất khó so sánh được người này với người kia. Tôi lấy thí dụ là các vị làm trong quốc hội chẳng hạn, thì khi thể hiện rất là khó. Một trong các đánh giá là công việc làm luật, nếu mà nói bảo một cái bộ luật kém chất lượng, bị xã hội phê phán đánh giá, thì rất khó để mà quy trách nhiệm cho ai trong gần 500 lá phiếu, trong đó có cả tôi. Tôi cũng phải chịu trách nhiệm một phần trong quyết định cuối cùng khi ban bố bộ luật ấy".

Rất khó có thể lấy ý kiến cử tri

Tại cuộc họp báo diễn ra vào sáng 22 ngày 10 năm 2018, trước thềm kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên về việc liệu cử tri có quyền công khai nói với vị Đại biểu Quốc hội đại diện cho mình, là nên đánh giá tín nhiệm cao hay thấp cho một vị lãnh đạo nào đó mà họ quan tâm hay không, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cử tri trao đổi với Đại biểu Quốc hội về mức độ tín nhiệm ai đó như thế nào là quyền của công dân, là chuyện bình thường, được pháp luật bảo vệ ?

von2

Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII hôm 22/10/2018. AFP PHOTO

Từ Đà Nẵng, Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Có tín nhiệm và mức bao nhiêu thì tôi cho rằng đó là hình thức, là mị dân. Trước hết thì quy định lấy phiếu như thế nào và đối tượng như thế nào thì tôi không rõ, nhưng như trường hợp một nhà báo như tôi, khi đó là năm 2013, lần đầu quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, thì để hưởng ứng việc lấy phiếu tín nhiệm của quốc hội thì trên website của tôi, tôi đã mở một hộp thư điện từ, tôi mở một cái trang để bạn đọc người ta vào. Tôi cho rằng ý kiến bạn đọc thì cũng như là kiểu bây giờ tham khảo ý kiến người dân. Thì ý kiến bạn đọc của tôi cũng là ý kiến người dân. Thì khi đó có mấy triệu lượt bạn đọc vào trang đó người ta có ý kiến, người ta bỏ phiếu tín nhiệm điện tử trên cái trang của tôi. Nhưng bên an ninh lại cho rằng đó là một trong 12 bài là chứng cứ để kết tội tôi và kết án tôi hai năm tù".

Nhà báo Trương Duy Nhất nêu ví dụ như trường hợp Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ, làm cho nền giáo dục Việt Nam bê bết, tai tiếng mà vẫn làm bộ trưởng giáo dục mặc dù có ý kiến dư luận yêu cầu từ chức :

"Đó là những ý kiến, của chúng tôi có được lắng nghe không ? Tôi cho là không được lắng nghe. Còn cái bỏ phiếu trong quốc hội thì thật ra quốc hội của mình là trên 90% là đảng viên. Mà đại biểu quốc hội thì toàn kiêm nhiệm hết, bên này nói bên kia rồi cả nể, nể nang lẫn nhau, thì tôi cho rằng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm nó chỉ là hình thức chứ không thực tế".

Nhận xét về câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam cho rằng :

"Vấn đề không phải là chỗ ông ấy nói, mà thực tế người ta đã tiến hành như thế nào ? Tôi thấy họ nói là cái bỏ phiếu thì không có phiếu ‘bất tính nhiệm’, mà chỉ có ‘rất tín nhiệm’, ‘tín nhiệm’ và ‘tín nhiệm ít’… có nghĩa là tất cả đều tín nhiệm. Như cái bài diễn văn khai mạc của bà Chủ tịch Quốc hội, thì cái gì cũng đẹp hết, nhưng thực tế nó không phải như vậy. Riêng cái chuyện ấy thôi cũng thấy rằng người ta rất sợ sự thật, và người ta rất sợ lòng dân".

Theo ông Dương Trung Quốc, các Đại biểu quốc hội ở cương vị đại diện cho cử tri, nhưng thực chất rất khó có thể lấy ý kiến cử tri về việc đánh giá tín nhiệm. Bởi vì những gì báo cáo, nhân thân thì Đại biểu quốc hội cũng được tiếp cận một cách rất hạn chế vì đó là tài liệu mật, làm sao có thể công bố cho người dân biết được. Làm sao để thu thập ý kiến người dân.

Thông thường tại các nước văn minh, sự tín nhiệm của người dân vô cùng quan trọng, nó bảo đảm sự hợp pháp của quyền lực chính trị. Muốn biết sự tín nhiệm của người dân như thế nào đối với một vấn đề gì đó, chính phủ phải tổ chức trưng cầu dân ý. Tuy nhiên không dễ thực hiện việc này, vì vậy các quan chức chính phủ cần phải được bỏ phiếu tín nhiệm bởi các vị dân biểu.

Nhưng sự tín nhiệm hay bất tín nhiệm của các vị dân biểu chưa chắc đã trùng hợp ý nguyện của người dân. Vì vậy đôi khi chính phủ một quốc gia có quyền giải tán quốc hội để tổ chức bầu cử lại. Nếu người dân vẫn bầu lại cho lãnh đạo chính phủ hay đảng của chính phủ đương nhiệm, thì có nghĩa chính phủ đã vượt qua được sự bất tín nhiệm của quốc hội. Tuy nhiên cũng có khi ý nguyện của người dân và của quốc hội đã hoàn toàn giống nhau.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đưa ra nhận định :

"Tôi nghĩ tín nhiệm hay không tín nhiệm thì ngay cả các nước như tôi được biết thì cũng không làm đại trà. Ví dụ có những vấn đề gây sự cố hay có những vấn đề gây bức xúc toàn xã hội hay đánh giá của cả nội các thì có thể có. Chứ hàng năm hay một nhiệm kỳ đem ra đánh giá thì cũng chẳng nước nào làm. Vì thế tôi cho rằng trong tương lai, cái việc giám sát này, dù dưới hình thức nào, nó phải phản ánh đúng nguyện vọng của người dân".

Theo nhà báo Trương Duy Nhất, nếu thủ tướng nói người dân có quyền là một cái kênh để quốc hội tham khảo trong việc bỏ phiếu tín nhiệm, thì ông đề nghị quốc hội và chính phủ nên xin lỗi những người mà chính phủ đã bắt bỏ tù như ông, vì ông là người với tư cách công dân và nhà báo đã từng lên tiếng để giúp quốc hội lấy phiếu tín nhiệm trước đây, từ năm 2013.

******************

Đề xuất thành lập Viện Đạo đức huấn luyện cán bộ : ‘Lời thú nhận đắng cay’ (RFA, 24/10/2018)

Vì sao phải dạy đạo đức ?

Đạo đức, từ rất lâu đã được định nghĩa là một khái niệm về hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người hiểu, biết và tự điều chỉnh cũng như chịu trách nhiệm hành vi của mình. Hành vi đó phải phù hợp và tương xứng với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

von3

Quốc hội Việt Nam (Ảnh minh họa) AFP

Đạo đức cũng có thể được hiểu là truyền thống văn hoá. Mỗi một quốc gia, dân tộc sẽ có một chuẩn mực về đạo đức riêng phù hợp với quá trình hình thành và phát triển văn hoá, xã hội và cả chính trị của quốc gia đó.

Do đó, nếu hiểu theo đúng logic của câu nói là "thiếu cái gì, bù cái đó", thì Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng "phải chăng những cán bộ ấy không có đạo đức nên mới phải có đề xuất để được huấn luyện ?".

Ông xác nhận mình rất ngạc nhiên với ý kiến của Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc từng đưa ra.

"Khi ông đưa ra ý kiến về cái viện dạy đạo đức học cho các cán bộ thành viên trong Đảng thì tôi rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vì như vậy là ổng mặc nhiên công nhận là các vị quan chức, cán bộ cao cấp không có đạo đức. Bởi vì nếu họ có đạo đức thì lập ra cái viện để làm gì ?

Ổng công nhận 1 thực tế ‘nó là như vậy đó.’ Và ổng cũng công nhận 1 chuyện nữa bấy lâu nay qua 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư, cái công thức đưa ra học tập đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh mấy mươi năm trời không có kết quả sao ? Tại sao phải đầu tư 1 cái viện như vậy để dạy đạo đức ? Đạo đức mới là đạo đức gì ?

Cho nên, đây là 1 lời thú nhận đắng cay, 1 sự bất lực về vấn đề hành xử đạo đức của cấp chính quyền ở Việt Nam".

Đề xuất của vị Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc được đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc gia "Sửa đổi lối làm việc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn" ngày 18/10/2018, nhân kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (10/1947 – 10/2017) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Đạo đức" vốn là một từ Hán Việt, được ghép nối bởi từ Đạo là con đường, đức là đức tin, đức tính tốt. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Mà lối sống chân, thiện, mỹ vốn là kết quả của sự rèn luyện đức tâm. Tôn giáo đóng vai trò không nhỏ, nếu không nói là rất quan trọng.

von4

Hòa thượng Thích Không Tánh bên đống đổ nát của Chùa Liên TrìCourtesy photo

Hòa thượng Thích Không Tánh, vị sư trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ) chia sẻ với chúng tôi :

"Bất cứ trong 1 xã hội nào, 1 đất nước nào mà nếu thiếu vấn đề đạo đức là coi như xã hội đó bị thoái hoá hoặc sa đoạ. Nếu thiếu đạo đức thì nó không còn là con người mà là những con vật thôi".

Và chính hòa thượng Thích Không Tánh cũng đặt câu hỏi về lý do vì sao phải thành lập Viện Đạo đức huấn luyện cán bộ.

"Khi 1 tổ chức, 1 đất nước hay 1 chủng tộc nói là phải cổ suý đạo đức, cần phải giáo dục đạo đức hay cần phải hướng dẫn đạo đức thì tôi nghĩ xã hội đó đã bị tha hoá, bị thiếu đạo đức rất trầm trọng rồi. Và chính vì vậy người ta mới cần cái giáo dục".

Đạo đức được giáo dục từ đâu ?

Quan niệm của việc giáo dục đạo đức đối với Thầy Thích Không Tánh là nền tảng căn bản phải có từ ban sơ, vì vốn dĩ "nhân chi sơ, tính bổn thiện". Ông khẳng định nhân loại chúng ta cần tôn giáo, nhờ những đạo đức, luân lý, truyền thống của tôn giáo làm cho chúng ta quay về với nhân bản, đạo đức. Như thế mới thiết lập nên 1 xã hội tiến bộ.

Với một quốc gia mà tất cả hệ thống lãnh đạo, quyền lực và quyết định đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, thì chắc chắn đạo đức của người Đảng viên chính là yếu tố quan trọng trong sự phát triển. Cũng ý kiến này, nhưng Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng có cách gọi khác, ông nói rằng đạo đức của xã hội, con người Việt Nam phụ thuộc vào hệ giá trị của chính quyền.

Ông phê phán cách giáo dục xưa nay là lấy học đường làm cơ sở để tuyên truyền chính trị, tuyên truyền những vấn đề đấu tranh giai cấp, những lý thuyết sáo rỗng đi ngược với thực tế, chối bỏ tư tưởng tôn giáo là nền tảng của những đạo đức.

"Những chính sách phá hoại tôn giáo, lũng đoạn tôn giáo, cho tôn giáo là thuốc phiện, những cuộc phá hoại những giá trị tôn giáo của ngàn năm lịch sử ở Việt Nam phải chấm dứt. Bỏ đi chuyện quốc doanh hoá đội ngũ sư sãi. Đó là tác hại vô cùng to lớn cho tôn giáo. Giá trị của tôn giáo là giá trị của tâm hồn".

Là nhà khoa học giáo dục, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhìn thấy tôn giáo là vị thầy của đạo đức. Giá trị của tôn giáo làm nên nền tảng của đạo đức. Điều này cũng lý giải vì sao Hòa thượng Thích Không Tánh tự hỏi ai là người đứng ra huấn luyện giá trị đạo đức cho tầng lớp cán bộ đó ? Giáo dục theo hướng thế nào ? Nhằm mục đích gì ?

"Nếu sự giáo dục đó bị nô lệ vào 1 hệ ý thức không đặt căn bản trên nhân tính, đạo đức tiến hoá, mà hướng về vật chất, đấu tranh, hay theo những chủ nghĩa không nhân bản thì đó là 1 vấn đề khác".

Khi Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đề cập với chúng tôi về câu chuyện đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay, ông nhìn thấy môi trường xã hội Việt Nam bị lũng đoạn 1 cách rất sâu đậm. Những đạo lý truyền thống của người Việt, những tập tục thói quen về đạo đức của dân tộc nó bị xói mòn 1 cách thảm hại sau 1 thời gian mà chính quyền mới ngự trị 70 năm nay. Theo như ông nói, những cái mất mát đắng cay này này cũng phát xuất từ hệ thống giáo dục có nhiều khiếm khuyết, sai lầm và có thể nói là đi lạc đường.

Con đường giáo dục sai lạc theo lời ông là sự thiếu vắng dạy dỗ về tình thương yêu từ những nơi chốn cơ bản nhất

"Đó là cha mẹ, là anh em, là họ hàng, là gia đình, thương yêu con đường làng, dòng sông bến cũ, đồng lúa bờ đê . Sau đó mới là tình yêu lớn hơn, tình yêu Tổ quốc".

Ông khẳng định, cán bộ, hay bất cứ cá nhân nào trong xã hội cũng cần được huấn luyện những giá trị đạo đức căn bản của người Việt. Giá trị đó xuất xứ từ nguồn đạo lý Việt Nam. Ông mong mỏi tất cả hệ giá trị truyền thống dân tộc của Việt Nam phải trở lại và phải được đề cao. Như thế, mới gọi là huấn luyện đạo đức.

******************

Bộ trưởng Công an Tô Lâm lên tiếng về huy động vốn trong dân (RFA, 24/10/2018)

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, ông Tô Lâm, vào sáng ngày 24/10 phát biểu tại một phiên họp tổ ở Quốc hội về các vấn đề về kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm và giữa kỳ, rằng huy động vốn trong nhân dân là vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế xã hội một tỉnh, một vùng hay cả nước.

von5

Huy động vốn trong dân - Ảnh minh họa. AFP

Truyền thông trong nước dẫn phát biểu của ông Bộ trưởng Tô Lâm. Ông Tô Lâm nói với Ủy ban Thường vụ tỉnh Ủy rằng có địa phương làm tốt việc huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển nhưng cũng có địa phương chưa đạt hiệu quả, tức là 80% là nguồn lực xã hội và nhà nước chỉ đầu tư 20%.

Ông Tô Lâm dẫn chứng tại tỉnh Bắc Kạn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất lớn, tuy chỉ có khoảng 300.000 dân gửi tiền tiết kiệm nhưng trong năm 2017 lên tới 60.000 tỷ đồng. Trong khi đó thu ngân sách của tỉnh này rất thấp chỉ hơn 580 tỷ đồng bằng một buổi tại Thành phố Hồ Chí Minh tức 1.200 tỷ/ngày.

Ngoài ra, ông Bộ trưởng Công An Tô Lâm còn cho biết tại Hà Nội và Sài Gòn thu nhập bình quân đầu người khoảng 5000 USD còn các tỉnh chỉ khoảng từ 1000 – 2500 USD. Do đó thu nhập bình quân lớn, phúc lợi xã hội tốt, văn hóa, y tế, giáo dục phát triển hơn các tỉnh khác khiến dân đổ xô vào hai thành phố lớn này gây tình trạng quá tải và xảy ra mất cân bằng về phát triển.

******************

Gia đình tù nhân Trần Thị Nga gửi đơn khẩn cấp vì không được thăm gặp (RFA, 24/10/2018)

Gia đình nữ tù nhân chính trị Trần Thị Nga vào ngày 22/10/2018 tiếp tục gửi đơn tố cáo và yêu cầu khẩn cấp lần 2 cho Ban giám thị trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà nội, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia lai, lên tiếng về trường hợp mà gia đình cho là khẩn cấp đối với bà Trần Thị Nga.

von6

Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga (giữa) tại phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm 22/12/2017 - RFA

Ông Phan Văn Phong, được ghi trong đơn là chồng của bà Trần Thị Nga, cho biết vào ngày thứ Sáu, 17/08/2018, bà Trần Thị Nga gọi điện về nhà và chính thức cấp báo những ngày qua liên tục bị gây sự, khủng bố, đánh đập dã man và còn bị dọa giết.

Liên lạc với ông Phan Văn Phong vào tối thứ Tư, 24/10/2018, qua điện thoại ông cho RFA biết diễn biến mới nhất sau khi lá đơn tố cáo được gửi ra :

"Từ hôm ấy đến giờ thì tình hình chả có gì khả quan cả, kiểu như là mù tịt tin tức luôn. Bây giờ chúng tôi đang đấu tranh để biết được tình hình thế nào".

Cũng trong đơn tố cáo, ông Phong nói rõ liên tiếp 2 kỳ thăm gặp gần đây vào các ngày 22/8 và 28/9 gia đình ông đều bị phía trại giam khước từ với lý do Trần Thị Nga không chấp hành nội qui của trại mà không hề có biên bản vi phạm cũng như quyết định kỉ luật.

Do đó, hơn 2 tháng qua, gia đình ông Phong không biết được tình hình sức khoẻ của bà Nga như thế nào. Thậm chí ông nêu rõ trong đơn sự lo lắng về tính mạng của bà Trần Thị Nga.

Phóng viên RFA nhiều lần gọi điện thoại cho trại giam Gia Trung để làm rõ sự việc trong đơn tố cáo nhưng tất cả số máy của trại giam công bố trên trang mạng đều không liên lạc được.

Ông Phan Văn Phong cho biết chỉ có người em trai của bà Nga liên lạc được với 1 cán bộ của trại giam Gia Trung.

"Người ta chỉ cho cậu em trai của Nga số điện thoại. Cậu ấy gọi thì người ta mới nghe, tôi gọi họ không nghe".

Theo lời ông Phong, khi gia đình hỏi vị cán bộ trại giam Gia Trung về tình hình sức khoẻ của bà Nga thì người này cho biết là "không có gì".

Tù chính trị Trần Thị Nga là người bị kết án 9 năm tù vào ngày 25/7/2017 vì tội "Tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999.

Published in Việt Nam

Dân biểu Úc lên tiếng trước khi diễn ra đối thoại nhân quyền Việt - Úc (RFA, 15/06/2018)

Ông Chris Hayes, Dân biểu Liên bang Úc vào ngày 14 tháng 6 vừa gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop thúc giục Canberra đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc Đối thoại nhân quyền Việt – Úc sắp được tổ chức tại Việt Nam trong vài tháng tới.

nq1

Ông Chris Hayes - Dân biểu Liên bang Úc.  File photo/ RFA edits

Trong thư, ông Chris Hayes cám ơn Tòa Đại sứ Úc tại Hà Nội vì những nỗ lực lên tiếng cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bao gồm Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà, nhà báo Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, và luật gia N guyễn Bắc Truyển.

Hiện tại, dù Luật sư Nguyễn Văn Đài và vợ ông cùng cô Lê Thu Hà đã được sang Đức, nhưng bốn thành viên còn lại của Hội Anh Em Dân Chủ vẫn còn bị cầm tù trong thời gian dài.

Dân biểu Liên bang Úc, Chris Hayes, cũng nhắc đến trong thư rằng có nhiều blogger hiện đang bị giam giữ sau đợt đàn áp quyền biểu đạt một cách mạnh mẽ trong những năm qua. Điển hình là trường hợp của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhà hoạt động Trần Thị Nga, cả hai người bị giam giữ với bản án lên đến 10 năm tù. Ngoài ra còn có anh Nguyễn Văn Hóa, 23 tuổi, phóng viên cộng tác với Đài Á Châu Tự Do cũng bị kết án 7 năm tù.

Ông Chris Hayes bày tỏ lo ngại về Luật An minh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua sẽ khiến cho những người có tiếng nói đối lập bị chính quyền cáo buộc là "chống đối lật đổ chính quyền". Điều này cũng được Tổ chức nhân quyền thế giới Human Rights Watch và Tổ chức ân xá quốc tế quan ngại.

Bên cạnh đó, ông cũng nhắc đến các cuộc biểu biểu tình ôn hòa đang diễn ra trên khắp dải đất chữ S để phản đối Luật An ninh và Luật Đặc khu. Ông cho rằng chính phủ Hà Nội cần đảm bảo và tôn trọng quyền tự do hội họp để người Việt có thể tự do bày tỏ ý kiến và tự do tín ngưỡng.

Cuối thư, ông Chris Hayes nhấn mạnh rằng nước Úc là thành viên của Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, do đó phải có trách nhiệm phải thúc đẩy Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho công dân của mình, theo đúng những gì đã ghi trong Tuyên ngôn nhân quyền, và những cam kết về quyền con người của quốc tế.

Ông hy vọng những điều vừa nêu trong thư sẽ được nhắc đến trong buổi Đối thoại nhân quyền Việt – Úc năm nay.

*********************

Đại sứ Mỹ thăm Tăng thống Thích Quảng Độ (RFA, 15/06/2018)

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Daniel Kritenbrink ngày 14 tháng 6 đã tới thăm hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Thành phố HCM.

nq2

Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink và đoàn tùy tùng thăm Tăng thống Thích Quảng Độ.Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế

Hòa thượng Thích Quảng Độ là Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hiện đang bị quản chế.

Tin cho biết đi cùng với đại sứ Hoa Kỳ có bà Tổng lãnh sự Mary Tarnowka, và chuyên gia chính trị Justin Brown. Đây là lần đầu tiên đại sứ Daniel Kritenbrink tới thăm đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ kể từ khi ông bị nhậm chức vào tháng 11 năm ngoái.

Tin cũng cho biết buổi gặp gỡ kéo dài khoảng 1 giờ. Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết cuộc gặp rất thân thiện, và ông đã trao cho đoàn đại biểu một tập tài liệu dài 12 trang ghi rõ chi tiết sự đàn áp có hệ thống của chính quyền đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong suốt 43 năm qua, cũng như quan ngại của ông về tự do tôn giáo, quan hệ Việt-Trung, luật an ninh mạng mới được thông qua, và tình hình dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.

Hòa thượng Thích Quảng Độ, 90 tuổi, là một người tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh cho dân chủ tranh nhân quyền ở Việt Nam. Ông được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto năm 2006 vì đã dũng cảm và kiên trì chống đối ôn hòa chế độ Cộng sản Việt Nam và nhiều lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Hòa thượng Thích Quảng Độ đã từng bị cầm tù 8 năm vì những hoạt động kêu gọi tự do tôn giáo, trước khi bị quản chế kể từ năm 2003 đến nay.

********************

Nữ tù chính trị Trần Thị Nga được gặp thân nhân (RFA, 15/06/2018)

Nữ tù chính trị Trần Thị Nga, người bị kết án 9 năm tù với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà Nước, hiện đang bị giam giữ ở trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, vừa được chính quyền cho phép gia đình thăm nuôi vào ngày 14 tháng 6 vừa qua.

nq3

Các con của nữ tù chính trị Trần Thị Nga vừa được chính quyền cho phép gia đình thăm mẹ hiện đang bị giam giữ ở trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai vào ngày 14 tháng 6 vừa qua.  Courtesy FB Mai Xuân Dũng

Vào ngày 15 tháng 6, ông Phan Văn Phong, người phối ngẫu của tù chính trị Trần Thị Nga, cho Đài Á Châu Tự Do biết về chuyến thăm như sau :

"Về chuyến đi vừa rồi thì chiều tối thứ ba chúng tôi đi, chiều tối thứ tư đến Gia Lai. Ở phía Sài Gòn thì có con lớn, con riêng của Nga, cũng muốn gặp mẹ. Hẹn nhau ở Pleiku, rồi sáng ra đến Mang Yang, đợi ở nhà chờ từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng thì có cán bộ ra tiếp và cho chị Nga gặp thân nhân. Nhưng theo quy định thì chỉ có 3 người được gặp thôi, tôi ưu tiên cho các cháu gặp mẹ, còn tôi đứng chờ ở ngoài. Trước khi gặp mẹ thì tôi cũng dặn các cháu những điều phải nói khi gặp mẹ. Theo cháu lớn nói thì mẹ cháu gầy hơn trước nhiều nhưng ốm đau không có, vẫn khỏe, tinh thần tuyệt đối vững vàng, không có vấn đề gì cả".

Bà Trần Thị Nga, 41 tuổi có hai con còn nhỏ và một người con lớn ở Sài Gòn, là một nhà hoạt động nhân quyền và cho người lao động. Bà bị lực lượng chức năng đến nhà bắt vào ngày 21 tháng giêng năm 2017 ngay trước Tết Âm Lịch Đinh Dậu với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Đến ngày 25 tháng 7 năm 2017 bà bị tòa tuyên án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế. Phiên phúc thẩm vào ngày 22 tháng 12 cùng năm giữ nguyên án sơ thẩm.

Tuy nhiên bản thân bà Trần Thị Nga và các luật sư bào chữa đều cho rằng bà thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa chứ không vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trước khi bị chuyển đến trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai vào ngày 20 tháng 3 năm 2018, bà từng bị giam giữ ở Hà Nam và Dak Trung thuộc tỉnh Dak Lak.

Published in Việt Nam

Sau Đại hội đảng khóa 12, Đảng cộng sản Việt Nam bắt tay ngay vào một chiến dịch trấn áp khổng lồ với những người đấu tranh cho quyền con người và quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Trong vòng một năm, từ 2016 đến 2017, con số những nhà đấu tranh, hoạt động bị bắt giữ lên tới hơn 30 người. Đặc biệt lần đàn áp này còn có những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, họ bị những phiên tòa một chiều không cho tranh luận, kết những mức án tù khủng khiếp từ 9 đến 10 năm, như trường hợp của Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

chuyen1

Con của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau khi biết tin mẹ đã được chuyển đi Thanh Hóa

Điều rất lạ là ở những năm trước, giới đấu tranh dân chủ thường nêu tên tuổi của những kẻ chủ mưu trấn áp phong trào dân chủ thì lần này, mặc dù con số bị bắt quá khủng khiếp, nhưng hầu hết không ai nói ra đích danh kẻ nào là tác giả. Những kẻ chủ mưu tội ác được đứng trong bóng tối, vì thế chúng không có gì phải e ngại. Những vị trí trước kia mỗi khi có đàn áp bị lôi ra cáo buộc trách nhiệm như thủ tướng, bộ trưởng công an thì ngày nay, chẳng thấy lời nào kết tội cho những kẻ đương nhiệm này. Nhiều nhà dân chủ còn bày tỏ thủ tướng đương nhiệm là người hiền lành, giản dị và dễ gần và cả tổng bí thư cũng vậy.

Nếu tổng bí thư, thủ tướng hiền lành, chủ tịch nước và bộ trưởng công an không có thực quyền, vậy kẻ nào là tác giả của những vụ bắt bớ tràn làn trong hai năm vừa qua ?

Thủ tướng, tổng bí thư đọc báo đều, đọc tin trên mạng cũng đều. Từ chiếc xe biển xanh ở tỉnh lẻ đến quán cà phê nhỏ ở một thành phố kia, có chuyện lên báo, lên mạng xã hội tổng bí thư, thủ tướng đều biết cả. Duy có hàng chục người hoạt động vì quyền con người bị bắt là các vị ấy không biết. Mặc dù mạng xã hội và các hãng truyền thông quốc tế liên tiếp đưa những hình ảnh đau thương của những đứa trẻ nhỏ do mẹ chúng bị bắt tù như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng chẳng vị lãnh đạo nào biết đến, làn sóng trấn áp với mức độ dã man và tinh vi càng lớn hơn.

Sau án tù 9 năm và 10 năm dành cho hai phụ nữ đang nuôi con nhỏ này, chưa thỏa mãn sự tàn bạo mang tính trả thù đê tiện, chế độ cộng sản đi bước kế tiếp, vô nhân đạo hơn và dã man hơn, đó là chuyển những người phụ nữ này đến những trại giam cách xa nhà của họ hàng trăm hàng ngàn cây số.

chuyen2

Trần Thị Nga và hai con thơ

Như trường hợp Trần Thị Nga, nhà ở miền Bắc bị chuyển vào trại tù ở miền Nam. Còn với trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà ở miền Nam thì chuyển ra trại tù phía Bắc.

Chuyển phạm nhân như vậy khiến cho gia đình đi thăm gặp, tiếp tế thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Những người tù nếu chỉ trông chờ vào lương thực của trại tù phát sẽ không đủ dinh dưỡng để chống lại những mầm bệnh có trong trại tù, có vô số những căn bệnh tiềm ẩn trong trại tù, chỉ cần sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược sẽ bị chúng tấn công vào cơ thể biến thành bệnh nan y.

Đây là cách mà trước đây chế độ cộng sản Việt Nam từng làm để thủ tiêu một cách tinh vi những tù nhân chính trị khi đưa họ vào những vùng núi rừng sâu thẳm phía Bắc, không hợp với khí hậu, lao động khổ sai, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh, ăn uống thiếu thốn là nguyên nhân khiến nhiều tù nhân phải bỏ mạng. Ông Kiều Duy Vĩnh một tù nhân trong thời gian này kể đội tù ông có hơn 70 người, số người chết trong tù vừa tròn 70.

Ngày nay với điều kiện đi lại và thăm gặp đối với những trại xa được cải thiện, nhưng nó vẫn là những khó khăn với những người tù và thân nhân họ, đặc biệt là những người phụ nữ có mức án tù dài. Đây thực sự là một ý đồ thâm độc, được triển khai có bài bản từ cấp cao nhất trong Bộ chính trị chứ không phải là một ý đồ từ trong bộ công an.

Những tù nhân hình sự dù án chung thân, phạm tội nhiều lần cũng không bị chuyển đi xa nhà như vậy, chỉ duy nhất tù chính trị là bị áp dụng biện pháp này.

Ai là tác giả của những vụ bắt bớ và hành hạ đê tiện với những người hoạt động nhân quyền như vậy ?

Trên thế giới có 2 lãnh tụ độc tài nổi tiếng trong chuyện dùng nhà tù, trại tập trung và các thủ đoạn áp dụng trong nhà tù để bảo vệ chế độ đó là Hitler và Stalin. Cả hai đều có tuổi thơ nghèo khó, đều có những cảm hứng về nghệ thuật như thơ ca và họa. Cả hai đều đi lên và chiếm được quyền lực bằng những thủ đoạn lẻo mép. Đồng thời cả hai đều nắm vững lực lượng công an trong tay mình.

Việt Nam hiện nay kẻ có những tương đồng với hai tên diệt chủng kia, không ai khác ngoài chính đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà năm 2016 đã nhảy vào đảng ủy Bộ Công An kiểm soát bộ này, để rồi từ đó những vụ bắt bớ, trấn áp những người bất đồng chính kiến, những người đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, ngôn luận ngày càng dã man hơn.

Là người cuồng tín chủ nghĩa cộng sản độc tài và chuyên ngành xây dựng chế độ độc tài, với những kiến thức mà Trọng thu nạp thời thanh niên là thời kỳ của sự cuồng tín, sùng bái cộng sản cao nhất. Trọng ít nhiều bị tổn thương khi thấy lúc uy tín của chế độ cộng sản bị suy giảm và ảnh hưởng của những người đối kháng chế độ cộng sản dâng cao. Với bản chất đê hèn và một tâm hồn què quặt mà người ta thường thấy ở những tên độc tài khát máu, Nguyễn Phú Trọng đã khuyến khích bộ công an phải dùng những thủ đoạn thâm độc và xảo trá để trả thù những người đấu tranh, đồng thời y cũng đẻ ra những tổ chức cờ đỏ như hồng vệ binh để cỗ vũ cho sự cuồng tín cộng sản. Tuy nhiên Nguyễn Phú Trọng khéo léo hơn là y biết giữ sao cho dư luận không đổ được trách nhiệm những vụ trấn áp lên đầu y, bằng cách dùng tay chân cài trong hàng ngũ những nhà đấu tranh để đánh lạc hướng dư luận vào những vụ việc khác.

Trước sau gì những tội ác của Nguyễn Phú Trọng dù được che giấu tinh vi đến đâu, cũng sẽ có ngày bị chính những đồng chí của y tố cáo. Làng Lại Đà nơi sinh ra Nguyễn Phú Trọng không những chẳng được vinh quang gì, mà khi rở thành mảnh đất ô nhục khi sinh ra một tên tội phạm sát nhân đang tâm bách hại đàn bà, con gái vì trái với lý tưởng cộng sản mà y tôn thờ.

Nếu còn chút lương tri, Nguyễn Phú Trọng nên có ngay chỉ thị cho Bộ công an chấm dứt hành vi đê hèn trả thù những phụ nữ như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 12/03/2018

Published in Diễn đàn
vendredi, 22 décembre 2017 00:48

Những người gạt nước mắt mà đi

Nhật báo lớn thứ ba Đài Loan UDN đã đăng tải bức hình này của chị Trần Thị Nga một ngày sau khi tòa sơ thẩm tuyên chị 9 năm tù giam cho tội "tuyên truyền chống nhà nước" trong bản tin về những người hoạt động Việt Nam bị tù đày vì lên tiếng chống lại tập đoàn Formosa.

thuynga1

Nhà tranh đấu dân chủ, nhân quyền và lao động Trần Thị Nga với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước...

Nhưng đây là hình ảnh chị Nga của 10 năm về trước, trong một cuộc họp báo ở Đài Loan về tình trạng của người lao động nhập cư. Giọt nước mắt của chị khi ấy là khóc cho thân phận của chính mình – một người lao động Việt Nam gặp nạn trên đất Đài, bị cả chủ người Đài lẫn môi giới người Việt lừa đảo và phó mặc.

Giọt nước mắt ấy đã hòa chung trong biển nỗ lực của các tổ chức và người hoạt động cả Đài lẫn Việt trên đất Đài hàng chục năm qua, giúp công luận và chính giới Đài Loan nhận thức rõ hơn vấn đề của người lao động nhập cư, từ đó có những chính sách tiến bộ hơn để người lao động nhập cư được sống ‘người’ hơn.

Tuy nhiên, từ khi chị về nước và dần trở thành một người tranh đấu cho dân oan mất đất, cho nạn nhân ô nhiễm môi trường và những cảnh đời oan trái trên đường tìm công lý, hiếm khi thấy chị rơi nước mắt nữa, ít nhất là trước mặt người khác.

Có thể vì chị thấy cuộc sống vui hơn, nhiều ý nghĩa hơn, hoặc có thể đơn giản chỉ vì tiếp xúc với quá nhiều những phận đời cùng khổ, con người ta thấy những gì mình đã từng chịu chẳng bõ bèn gì. Cũng có thể là tất cả những lý do đó.

Cuộc đời của những người hoạt động như chị Nga, và nhiều người khác nữa, có những lúc rất đáng khóc cho bản thân. Nhưng còn có nhiều lúc hơn thế nữa – những lúc đứng trước những phận người ở tận cùng khổ đau – họ hiểu rằng họ phải gạt nước mắt để bước tiếp.

Ngay lúc này đây, chị Nga đang đứng trước vành móng ngựa cho những điều chị ấy tin là đúng. Và cho cả những giọt nước mắt chị ấy đã gạt đi, hoặc nuốt vào trong, để bước tiếp trên con đường chị ấy đã chọn.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : Tiếng Dân, 22/12/2017

– Hiểu về Thúy Nga trong 5 phút (LK/ TD)

– Bài trên báo Đài Loan UDN : 一日審判顛覆國家陳氏娥曾參與反台塑抗爭的越南民運人士遭判重刑

Published in Diễn đàn

Lời kêu cứu của một giáo dân hảo tâm ở Đà Nẵng

bao1

Sáng ngày 16/9/2017, Giám mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên đã đến thăm hỏi, động viên một số giáo xứ tại tỉnh Quảng Bình như : Tân Phong, Cồn Sẻ, Hướng Phương và Liên Hòa

Kính thưa quý cha, quý ân nhân xa gần !

Cơn bão số 10 đã qua đi nhưng cho đến nay một số hộ gia đình nhà cửa bị sập hoàn toàn vẫn chưa có đủ điều kiện để sửa sang, xây dựng lại...

Con đã từng thao thức là cùng một số hộ gia đình ngoài đó để xây lại căn nhà cố định. Nhưng số tiền quyên góp được trong đợt 2 có hạn ; con không mua thực phẩm như đợt 1 vừa rồi, bởi nhu cầu hiện nay của bà con là sớm có nhà để ở, sinh hoạt, cho nên con sẽ trao tiền mặt mà con nhận được từ quý ân nhân để giúp đỡ bà con trong tinh thần yêu mến. 

https://m.facebook.com/story.php…

Con rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ của quý vị ân nhân để có thể đến với bà con vùng bão lũ, đồng hành cùng họ, động viên họ, hỗ trợ cùng họ để sớm có ngôi nhà định cư, an toàn trong những mùa bão lũ tiếp theo.

Kính xin quý cha, quý vị tiếp tục cầu nguyện cho bà con miền Trung, và cho chuyến đi sắp tới của con được tốt đẹp. 

Lịch trình cụ thể và danh sách quý ân nhân đợt 2 con sẽ đăng vào thứ 5, ngày 05/10/2017.

Mọi sự đóng góp của quý ân nhân, xin gửi về : 

Trần Thị Nga

Ngân hàng Agribank, chi nhánh Chi Lăng- Đà Nẵng

Stk : 2016206052026

Sđt : 0988.312.458

Địa chỉ : K266 H35/8 Hoàng Diệu, Hải Châu, Đà Nẵng

Con xin thay mặt cho bà con miền Trung, cảm ơn những lời cầu nguyện, sẻ chia và giúp đỡ của quý vị.

bao2

bao3

Gx. Cồn Nâm

bao4

Gx. Cồn Sẻ

bao5

Gx. Đông Sơn

bao6

Gx. Phù Kinh (Pet. Duy Lượng – http://gpvinh.com)

Trần Thị Nga

Published in Diễn đàn

Phỏng vấn luật sư Hà Huy Sơn về phiên tòa sơ thẩm xử nhà hoạt động Trần Thị Nga

 

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 25/07/2017

Published in Video
Trang 1 đến 2