Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sau hơn 20 tháng yên ắng, cuối cùng phiên tòa xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chế độ cộng sản Việt Nam đã có phán quyết, theo đó nhà nước cộng sản Việt Nam phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng 37.581.596 USD thiệt hại và gần 7,9 triệu USD án phí. Phán quyết này đáp ứng đúng như sự mong đợi của hầu hết người Việt, trong cũng như ngoài nước – trừ đảng và chế độ cộng sản Việt Nam.

thangkien9

Bị kết án 11 năm tù, doanh nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình trốn thi hành án, sau đó ra Tòa Quốc tế kiện đòi Chính phủ Việt Nam 1,25 tỷ USD. Trịnh Vĩnh Bình trong phiên tòa phúc thẩm. Ảnh : Quốc Thắng (http://hoinhanong.info, 01/09/2017).

Đây là vụ án kéo dài hơn 15 năm, từ 2003 đến nay, là một bài học rõ ràng, sâu sắc, ấn tượng cho những người Mỹ, Đức, Pháp, Úc... gốc Việt muốn đem tài sản, trí tuệ, công sức...về Việt Nam “cống hiến” cho dân tộc, đất nước.

Phán quyết của tòa trọng tài vụ Trịnh Vĩnh Bình khiến nhiều người nhớ lại một vụ án khác dính dáng đến chế độ cộng sản Việt Nam, kéo dài 12 năm, từ 1994 đến năm 2000 và kết thúc vào năm 2006 với phán quyết phúc thẩm. Đó là vụ án luật sư người Ý Maurizio Liberati kiện Vietnam Airlines .

Khởi thủy, tháng 11/1994, Vietnam Airlines nhận được giấy triệu tập của Tòa sơ thẩm Roma. Theo giấy triệu tập này, ngày 30/11/1995 đại diện Vietnam Airlines phải có mặt tại Tòa án Roma, Ý để tham dự phiên tòa do luật sư người Ý là Maurizio Liberati khởi kiện Falcomar.

Vào thời điểm đó, tòa án sơ thẩm ở Rome mở phiên tòa xét xử vụ kiện giữa luật sư Maurizio Liberati với Công ty Falcomar, yêu cầu công ty này phải thanh toán chi phí cho các công việc mà luật sư Liberati thực hiện cho Falcomar. Falcomar là đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines tại Ý nên tòa đã gửi giấy mời đại diện Vietnam Airlines tham dự phiên tòa.

tvb2

Nguyễn Xuân Hiển là tổng giám đốc Vietnam Airlines năm 1995

Nguyễn Xuân Hiển là tổng giám đốc Vietnam Airlines khi vụ kiện xẩy ra. Với bệnh kiêu ngạo cộng sản thấm sâu trong máu cộng với sự ngu dốt, ít học, thiếu kiến thức, Hiển trơ tráo coi thường luật pháp quốc tế, nghĩ không ai làm gì được Vietnam Airlines nên không cử người tham dự hay cho luật sư đại diện tại phiên tòa.

Phiên tòa kết thúc với phán quyết số 8395/2000, tuyên bố Vietnam Airlines phải bồi thường khoản tiền 4.851.891.000 ITL (đồng lira Ý) cộng với thuế cho luật sư Liberati (khoảng 3 triệu USD).

Vietnam Airlines và Nguyễn Xuân Hiển không hề phản ứng hay kháng cáo về phán quyết của tòa án Roma. Luật sư Liberati đồng ý phán quyết của tòa nên cũng không kháng án.

Đến năm 2002, không thấy phía Vietnam Airlines phản ứng về phán quyết. Liberati đề nghị thi hành án và tháng 08/2004 tòa án ở Paris ra lệnh Ủy ban đòi nợ và tịch biên Pháp tiến hành phong tỏa số tiền 1,3 triệu Euro của Vietnam Airlines có trong tài khoản ngân hàng tại Pháp.

Đến lúc đó Nguyễn Xuân Hiển mới nhẩy lên đông đổng như nước sôi đổ háng, ra lệnh cho Vietnam Airlines làm đơn kháng cáo lệnh tịch biên của tòa án ở Paris.

Ngày 09/03/2006, tòa án phúc thẩm ở Paris tuyên án, bác bỏ đơn xin giải tỏa lệnh tịch biên của Vietnam Airlines, đồng thời buộc Vietnam Airlines phải nộp thêm vào tài khoản cho đủ số 5,2 triệu euro theo đúng phán quyết của tòa án Rome. Lo sợ bị đóng băng các tài khoản khác ở các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu, Hiển và Vietnam Airlines đành chịu nhục nhã chuyển ngân trả đủ số tiền 5,2 triệu euro (khoảng 6 triệu USD thời đó) cho Maurizio Liberati.

Trở lại vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Lý do vụ án kéo dài vì thoạt đầu, năm 2003 chính quyền cộng sản Việt Nam đã tìm cách thương thuyết và đạt được thỏa thuận ngoài tòa với Trịnh Vĩnh Bình – cộng sản Việt Nam sẽ bồi thường 15 triệu USD và trả lại toàn bộ tài sản của Bình, đổi lại Bình phải rút đơn kiện.

Sự nhân nhượng, chịu lép vế của chế độ cộng sản, cố gắng thỏa thuận ngoài tòa với Trịnh Vĩnh Bình vào thời điểm đó là do Đảng cộng sản Việt Nam đang nôn nóng muốn gia nhập WTO – Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organisation). Nếu để cho vụ án kéo dài, có thể gây nên tai tiếng về cách hành xử luật pháp rừng rú, Đảng cộng sản Việt Nam sợ sẽ bị mất đi cơ hội trở nên một thành viên.

Tuy nhiên, với bản chất tráo trở, lọc lừa, gian manh thâm căn cố đế nổi tiếng thế giới, sau khi được gia nhập WTO, chính quyền cộng sản Việt Nam lờ đi chuyện thực thi thỏa thuận với Bình. Thế là Trịnh Vĩnh Bình một lần nữa phải nhờ đến luật pháp quốc tế để dậy cho chế độ cộng sản Việt Nam một bài học về cách sử xự khi gia nhập cộng đồng kinh tế thế giới.

Đến ngày hôm nay, cho dù đã có phán quyết, nhưng án lệnh này có được chế độ cộng sản Việt Nam thực thi, thực thi đến đâu lại là một chuyện khác. Trong quá khứ, các chế độ độc tài, cộng sản, đặc biệt là cộng sản Việt Nam vốn thường coi phán quyết của các tòa án quốc tế không hơn miếng giẻ rách.

Tiền án phí 7,9 triệu USD, tất nhiên chính quyền cộng sản Việt Nam phải trả trong một thời hạn nhất định, không thể trốn tránh, trì hoãn. Nếu không trả, tòa án quốc tế sẽ có những biện pháp mà chế độ cộng sản Việt Nam phải chịu khuất phục như đóng băng các tài khoản của chính quyền cộng sản Việt Nam có trong các ngân hàng quốc tế.

Từ vụ án Liberati kiện Vietnam Airlines, có thể dự đoán được rằng trường hợp Bình sẽ giống như Liberati, còn phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc mới hi vọng đòi được đủ số tiền bồi thường mà tòa án ở Paris đã phán quyết.

Trây lì, trơ trẽn, vênh váo, coi thường công pháp quốc tế là bản chất cố hứu của chế độ cộng sản Việt Nam – Những con lừa ưa nặng.

Thạch Đạt Lang

(14/04/2019)

Published in Diễn đàn

Quá trình các vụ kiện giữa Trịnh Vĩnh Bình và Chính phủ Việt Nam (RFA, 12/04/2019)

Web

******************

Việt Nam nói phán quyết Trịnh Vĩnh Bình ‘lẽ ra là bí mật’ (BBC, 12/04/2019)

Mạng xã hội Việt Nam ồn ào hôm 12/4, trong lúc báo chí nhà nước im lặng, trước tin nói một tòa quốc tế ra phán quyết yêu cầu Việt Nam bồi thường hàng chục triệu đôla cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

thangkien2

Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng Tám (hình tư liệu)

Cuối ngày 12/4, Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo, xác nhận phán quyết đã có, nhưng theo quy định, 'các bên có trách nhiệm giữ bí mật'.

Bản tin riêng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) nói tòa đã buộc Việt Nam phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.

Phóng viên VOA nói có phán quyết 200 trang, theo đó, Tòa án nói rằng chính phủ Việt Nam vi phạm Điều khoản 3(1) về Đối xử Công bằng và Thỏa đáng, và Điều 6 về trưng thu trong Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Vương quốc Hà Lan và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường cho ông Bình 27.518.596 đôla cho phần tài sản đã chiếm của ông, 10 triệu đôla cho "thiệt hại tinh thần", 786.672,71 đôla cho án phí ở Tòa án Quốc tế và 7.111.170,94 đôla cho chi phí pháp lý, luật sư.

Thông cáo của Bộ Tư pháp Việt Nam thì nói ngày 10/4, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về Vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan.

"Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận".

Bộ Tư pháp nói họ đang "phối hợp chặt chẽ" với các nơi liên quan để "nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam".

Giới luật sư nói gì ?

"Muốn đầu tư ở Việt Nam mà tồn tại được thì ngoài hiểu luật ra thì biết lệ là điều cực kỳ quan trọng", luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nói với BBC sau thông tin ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện chính phủ Việt Nam.

"Để tồn tại và đứng vững, phát triển được doanh nghiệp ở Việt Nam thì rất cần thiết phải hiểu "lệ" vì lệ nhiều khi quan trọng hơn luật. Chính vì thế mà không ít nhà đầu tư thành danh ở nước ngoài nhưng không thể trụ ở Việt Nam vì quá "cứng nhắc" và "không chịu hiểu" sự khác nhau giữa luật và lệ ở Việt Nam".

"Lệ ở Việt Nam rất thông dụng, đó là chạy chọt, quan hệ. Nếu không có quan hệ thì khó tồn tại. Nhiều doanh nghiệp lớn tồn tại được là nhờ vào quan hệ để tham nhũng chính sách".

"Về phía Chính phủ Việt Nam, đây là bài học lớn đối với việc tuân thủ luật pháp quốc tế".

"Chính phủ Việt Nam tới nay vẫn quá quen với việc luôn thắng kiện dù người kiện là bất kỳ ai, khi việc kiện cáo diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, được xử lý bằng pháp luật Việt Nam".

"Nhưng chính phủ Việt Nam cần ý thức được rằng pháp luật và sự bảo hộ của luật đối với Nhà nước Việt Nam chỉ có giá trị ở Việt Nam, không thể có giá trị khi các tranh chấp với nhà đầu tư được kiện ra Tòa án quốc tế".

Vụ kiện xuyên thế kỷ

Ông Trịnh Vĩnh Bình từng là doanh nhân thành đạt tại Hà Lan với biệt danh 'Vua Chả Giò'.

1947 : Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh ra tại Sóc Trăng.

1976 : Ông Bình cùng vợ con và hai em vượt biên sang Hà Lan.

1981-1996 : Ông Bình về nước 63 lần, mang theo tổng cộng hơn 2,3 triệu USD và gần 100 kg vàng.

(Theo truyền thông Việt Nam)

1981-1990 : Ông Trịnh Vĩnh Bình ra về Việt Nam theo lời kêu gọi Việt kiều về nước đầu tư của chính phủ. Ông được cho là mang theo hơn 2 triệu đô la và 96 ký vàng để làm vốn.

Từ năm 1990 trở đi : Ông Bình đầu tư nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như khách sạn, thủy hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng, và nhà đất.

Tài sản của ông sau 6 năm được cho là đã tăng lên 8 lần số vốn ban đầu.

5/12/1996 : Ông Trịnh Vĩnh Bình bị bắt với cáo buộc tội "trốn thuế" và bị giam 18 tháng trước khi bị đưa ra xét xử với cáo buộc "vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và tội "hối lộ".

8/1998 : Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên ông Bình 13 năm tù vì tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và tội đưa hối lộ. Ông phạt 400 triệu đồng, tịch thu tài sản được cho là "sang nhượng bất hợp pháp".

1999 : Tòa phúc thẩm giảm án cho ông Bình từ 13 năm xuống thành 11 năm tù. Tuy nhiên ông Bình không thi hành án mà bỏ trốn về Hà Lan. Tại Hà Lan, ông Bình nộp đơn lên Tòa án Quốc tế khởi kiện chính phủ Việt Nam.

2003 : Việt Nam miễn chấp hành hình phạt tù trước đó và đồng ý để ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời xem xét trả một số tài sản cho ông.

2005 : Chính phủ Việt Nam được cho là 'dàn xếp' bên ngoài tòa với ông Bình và đền ông 15 triệu đôla, miễn án, tạo điều kiện cho ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời hoàn trả tài sản đã tịch biên.

1/2015 : Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), đòi bồi thường 1,25 tỷ đô la do chính phủ Việt Nam được cho là đã 'lần lữa' không trả ông bất kỳ tài sản nào như đã hứa, ngoài số tiền đền bù 15 triệu đô la.

Số tài sản mà ông Bình bị chính phủ Việt Nam tịch thu là gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà nằm rải rác từ Thành phố Hồ Chí Minh, dọc Quốc lộ 51, Vũng Tàu, nhiều khu đất, xưởng sản xuất.

********************

Bộ Tư pháp lên tiếng về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ (VnExpress, 12/04/2019)

Thông tin về phán quyết vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ Việt Nam bị Bộ Tư pháp cho rằng "không chính xác".

Trong thông cáo phát chiều 12/4, Bộ Tư pháp cho hay ngày 10/4 Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ra phán quyết về vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ Việt Nam. Theo quy định tố tụng, các bên "có trách nhiệm giữ bí mật phán quyết".

Bộ Tư pháp khẳng định một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa thông tin "phản ánh không chính xác nội dung của phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan, gây hiểu nhầm". 

Đảm bảo tối đa quyền lợi của Chính phủ Việt Nam, Bộ Tư pháp cho hay đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền cùng công ty luật đại diện để thực hiện các bước tiếp theo.

Trước đó, từ ngày 10/4, trên một số trang mạng đã đưa tin Hội đồng Trọng tài quốc tế ra phán quyết ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện và Chính phủ Việt Nam phải bồi thường số tiền lớn.

thangkien3

Ông Trịnh Vĩnh Bình bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát lệnh truy nã do không thi hành án.

Năm 1998, ông Bình bị tòa án sơ thẩm phạt 13 năm tù về hai tội : Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đất đai và Đưa hối lộ. Hội đồng xét xử huỷ toàn bộ các quyết định giao đất, hợp đồng mua bán đất trái phép và giao những bất động sản của ông Bình cho chính quyền địa phương quản lý...

Cơ quan tố tụng xác định, năm 1976 ông Trịnh Vĩnh Bình cùng một số người thân vượt biên sang Hà Lan. Từ năm 1981 đến tháng 8/1996, ông về nước 63 lần, mang theo tổng cộng hơn 2,3 triệu USD và gần 100 kg vàng. Thời điểm này pháp luật chưa cho phép Việt kiều mua bán, sở hữu, đứng tên nhà cửa, đất đai. 

Năm 1992, ông Bình và một số nhân viên đưa hối lộ 510 triệu đồng hai cán bộ nhà nước để mẹ và các em vợ được nhận hơn 500 ha đất trồng rừng... Cuối năm 1996, ông Bình thu gom gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà nằm rải rác từ Thành phố Hồ Chí Minh, dọc Quốc lộ 51, thành phố Vũng Tàu. 

Tại phiên phúc thẩm sau đó, Toà Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định "hành vi mua bán đất đai trái phép của ông Bình không được coi là đầu tư". Bản án phúc thẩm giảm hình phạt với ông Bình xuống còn 11 năm tù.

Không thi hành bản án đã có hiệu lực, ông Bình về Hà Lan.

Năm 2003 với tư cách nhà đầu tư, ông Bình nhờ tổ hợp luật sư kiện Chính phủ Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại. Căn cứ khởi kiện là các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994.

Năm 2006, ông Bình được Chính phủ Việt Nam miễn chấp hành hình phạt tù trước đó, cho về Việt Nam và xem xét giải quyết trả một số tài sản hợp pháp. Tuy nhiên, do sai phạm của một số cá nhân tại cơ quan thi hành án ảnh hưởng đến tài sản của ông Bình nên việc này chưa được thực hiện.

Tháng 1/2015, ông Bình đâm đơn kiện lần thứ hai, đòi bồi thường 1,25 tỷ USD. 

Việt Dũng

***************

Một phản ứng kiệt sức (RFA, 12/04/2019)

Kết quả phán quyết của tòa án Quốc tế buộc Việt Nam phải trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình tổng cộng hơn 45 triệu đô la không những là tiếng chuông công lý cảnh báo hệ thống tư pháp Việt Nam mà còn mở mắt cho đại bộ phận người dân Việt Nam biết rằng họ không phải sống trong ốc đảo thông tin và mọi diễn biến trên thế giới sẽ gây tác động tới từng gia đình Việt Nam mặt này hay mặt khác.

thangkien4

Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam nhằm lấy lại tài sản hợp pháp còn vướng lại Việt Nam cũng như những mất mát tù đày bất công đối với ông.

Là một Việt kiều Hà Lan, Trịnh Vĩnh Bình đã nổi tiếng từ thập niên 90 của thế kỷ trước vì đã về Việt Nam rất sớm để đầu tư vào bất động sản và sản xuất thủy sản tại Vũng Tàu. Trong một thời gian chưa tới 10 năm ông đã tạo dòng vốn của mình hơn 8 lần lúc ban đầu đã làm lòng tham của chính quyền địa phương để ý và kiếm cách chiếm đoạt. Trong một vụ kiện do ông Bình là nguyên đơn kiện người thân và nhân viên đã sai trái trong vấn đề thu chi khi đại diện cho ông vận hành những cơ sở sản xuất bề thế. Công an Bà Rịa Vũng Tàu đã vào cuộc và bị cáo biến thành người vô tội còn ông Bình trở thành người gian lận thuế và "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai".

Tòa án tuyên phạt ông 13 năm tù giam sau đó "ân xá" xuống còn 11 năm. Công an đã cố tình thả ông bằng cách cho ông tại ngoại 7 ngày và làm ngơ để ông trốn về Hà Lan, nơi ông vốn mang quốc tịch thứ hai sau khi vượt biên vào năm 1976.

Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam nhằm lấy lại tài sản hợp pháp còn vướng lại Việt Nam cũng như những mất mát tù đày bất công đối với ông. Trong khi chờ đợi, Việt Nam đã thỏa thuận trả cho ông 15 triệu đô la và hứa sẽ giao lại tài sản của ông tại Việt Nam cũng như cho phép ông kinh doanh trở lại.

Tuy nhiên hai năm sau ông Trịnh Vĩnh Bình lại tái khởi kiện vì Việt Nam thất tín không giữ lời hứa. Tòa án Quốc tế tiếp tục thụ lý và kết quả được tuyên vào ngày 10 tháng 4 buộc chính phủ Việt Nam phải trả cho ông Bình 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.

Báo chí trong nước tuy tiếp cận được thông tin này từ các hãng thông tấn nước ngoài nhưng hoàn toàn không có lấy một dòng nào trên báo giấy hay báo mạng. Hai ngày sau Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo về bản án này trong đó có nội dung : "Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận. Bộ Tư pháp đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và Công ty Luật đại diện cho Chính phủ Việt Nam nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam".

Người dân biết rõ vụ việc hơn Bộ Tư pháp vì thông tin của vụ án tràn ngập mạng xã hội cũng như trên các phương tiện truyền thông Việt Ngữ nước ngoài. Người dân không bất ngờ khi bản thông báo nhấn mạnh tới điểm "Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết" như một lời cáo buộc, một phản hồi bản án và có vẻ đây là tiền đề để chính phủ không tuân thủ phán quyết của Tóa án Quốc tế.

Văn bản này rơi vào sự dửng dưng của người đọc vì nó không mang một thông tin nào khả dĩ làm cho dân chúng tin rằng phán quyết này đi ngược lại công lý hay ít ra Việt Nam sẽ còn có cơ hội yêu cầu một phiên xử khác. Trách nhiệm giữ bí mật nếu có sẽ được tòa cho phép trong khi phiên tòa còn đang diễn tiến vì tránh những thông tin bất lợi cho bị cáo. Hai nữa các bên có trách nhiệm giữ bí mật phán quyết nếu có sự đồng thuận của nguyên đơn, mà trường hợp Việt Nam gặp gỡ với ông Trịnh Vĩnh Bình tại Singapore là một ví dụ, thì phán quyết ấy mới có giá trị.

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã công khai việc khởi tố chính phủ Việt Nam trên các báo đài ngoại quốc từ nhiều năm trước, ông không chịu trách nhiệm gì về việc giữ bí mật như Bộ Tư pháp Việt Nam cố tình gán ghép như một sự bất cẩn của tòa án đối với kết quả phiên tòa.

Trong thông báo này Bộ Tư pháp đã trình bày ngắn gọn nguyên nhân xảy ra vụ kiện nhưng lờ đi vụ chi trả 15 triệu đô la cho ông Trịnh Vĩnh Bình vào năm 2006 tại Singapore. Sự giấu giếm này cho thấy chính phủ Việt Nam vẫn còn có tư duy không chịu thua cuộc đối với người dân, kể cả thỏa thuận rồi nuốt lời đối với người thắng cuộc. Tâm lý xem thường trọng tài quốc tế vẫn đè nặng lên đầu các quan lại cộng sản và họ chỉ chịu thua khi thông tin chính thức tung ra trên các cơ quan thông tấn nước ngoài.

Người ta từng có nghi ngờ các quan chức trong guồng máy chính trị hiếm có người nào biết facebook là gì, nếu các quan chức Bộ Tư pháp biết rằng ngay sau khi phán quyết được công bố, chỉ 15 phút sau chính ông Trịnh Vĩnh Bình đã vui mừng công bố cho toàn thế giới mà mạng Facebook tại Việt Nam tràn đầy hình ảnh lẩn thông tin của vụ án.

Xem thường sự hiểu biết của dân chúng là lề thói của cán bộ các cấp và đổi lại chính người dân tủm tỉm cười trước sự ngây ngô và "tự hào" của hệ thống thông tin Việt Nam. Bài học về sự tráo trở đối với giới kinh doanh trong lẫn ngoài nước vẫn không làm Việt Nam sáng mắt, bởi họ tin như đinh đóng cột rằng "cứ lập lại nhiều lần một lời giả trá thì cuối cùng dân sẽ tin đó là sự thật"

Câu nói kinh điển này chỉ đúng đối với Bắc Triều Tiên, nơi được xem là ốc đảo thông tin, còn với Việt Nam, không những điện thoại, internet và bây giờ lại có thêm facebook thì e rằng câu nói ấy chỉ dành cho cán bộ với nhau mà thôi.

Cánh Cò

*******************

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình : Phản ứng của Bộ Tư Pháp có hợp lý ? (RFA, 12/04/2018)

Vào ngày 10 tháng 4 năm 2019, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về Vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam, mà theo đó ông Trịnh Vĩnh Bình đã chiến thắng trong vụ kiện.

thangkien5

Ông Trịnh Vĩnh Bình trước Tòa Án Quốc Tế năm 2017. (Ảnh minh họa) - RFA PHOTO / Tường An

Đây là vụ kiện được mệnh danh là vụ kiện "thế kỷ" giữa triệu phú Trịnh Vĩnh Bình, công dân Hà Lan, với chính phủ Việt Nam. Ông Bình kiện chính phủ Việt Nam đã vi phạm Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Hà Lan và Việt Nam, cũng như bắt giam ông bất hợp pháp. Theo đơn kiện, ông đòi chính phủ Việt Nam phải trả tiền bồi thường là 1,25 tỷ đô la.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 11/4, Ông Trịnh Vĩnh Bình không muốn công bố cụ thể số tiền mà chính phủ Việt Nam sẽ phải trả ông là bao nhiêu và bao giờ sẽ phải thực hiện. Tuy nhiên bản tin của VOA vào ngày 11/4 trích phán quyết của tòa cho biết chính phủ Việt Nam phải trả cho ông Bình tổng cộng 37.581.596 đô la thiệt hại và gần 7,9 triệu đô la án phí. Trong số này có 10 triệu đô la tiền tổn thất về tinh thần.

Vào ngày12/4/2019, Bộ Tư pháp ra thông báo chính thức liên quan vụ kiện này. Bộ Tư Pháp Việt Nam cho rằng, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận.

Trong thông cáo của mình, Bộ tư pháp cũng cho biết, theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết.

Trao đổi với chúng tôi hôm 12/4, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà quan sát độc lập làm việc tại Singapore nhận định :

"Bộ Tư Pháp Việt Nam có ra một thông báo, rằng thông tin trên mạng xã hội liên quan vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình chưa chính xác, và họ có nói thêm một số thông tin khác nữa như đảm bảo bí mật giữa các bên thêm gia vụ kiện, rồi các xu thế khác nhau. Nhưng mà nói thì nói thế thôi, chứ nếu việc như chính ông Trịnh Vĩnh Bình công bố ra thì phía Việt Nam cũng không cần phải thông báo như thế. "

Sau thông cáo của Bộ Tư Pháp, ông Trịnh Vĩnh Bình vẫn khẳng định thông tin ông chiến thắng là đúng và cũng khẳng định rằng ông không cung cấp số tiền phải bồi thường cũng như giấy tờ liên quan đến phán quyết của tòa cho bất cứ ai.

Theo Tiến sĩ Hợp, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội… trên một nền pháp lý hoàn thiện hơn, vì vậy, Việt Nam nên có một cách cởi mở, thân thiện, công bằng hơn, sẵn sàng tiếp nhận thông tin từ tất cả các phía, để làm sao Việt Nam là một đất nước hưởng lợi bởi đầu tư nước ngoài có một hình ảnh tích cực về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Còn theo Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập thì vụ kiện này đáng lý ra là chính phủ Việt Nam phải biết trước là họ thua, có lẽ là trước đây họ quá chủ quan, không đề phòng chuyện này, và cuối cùng ông Trịnh Vĩnh Bình đã thắng. Theo ông, đây có thể nói đây là một tiền đề, khi Việt Nam ra quốc tế hay đi vào các vụ kiện quốc tế, thì khả năng rất lớn là chính phủ Việt Nam sẽ thua.

"Đó là bài học rất lớn đối với chính phủ Việt Nam, họ không thể hành xử ở quốc tế giống như ở trong nước được. Ở trong nước thì luôn luôn có những cái án bỏ túi, đặc biệt là những cái án chính trị xử lý những người đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến, phản biện, bằng án bỏ túi. Nhưng mà ra quốc tế thì mọi chuyện phải bình đẳng, sòng phẳng, và không thể có chuyện Việt Nam đi cửa trong cửa ngoài, đi đêm, thỏa thuận ngầm… để có những bản án bỏ túi như vậy".

thangkien6

Công ty Bình Châu của ông Trịnh Vĩnh Bình trước khi bị tịch thu. Photo courtesy of Trịnh Vĩnh Bình

Triệu phú Trịnh Vĩnh Bình từng đem 3 triệu đô la Mỹ về đầu tư ở Việt Nam vào cuối năm 1987. Tuy nhiên vào năm 1998, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt ông với cáo buộc hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý – bảo vệ đất đai. Ông bị giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị tuyên án tù 11 năm và bị tịch thu toàn bộ tài sản.

Năm 2000 ông trốn tù, vượt biên lần nữa trở lại Hà Lan. Năm 2003 ông kiện chính phủ Việt Nam tại một tòa án ở Thụy Điển. Để tránh vụ kiện này chính phủ Việt Nam đã ký một thỏa thuận với ông ở Singapore vào năm 2006, theo đó thì ông sẽ giữ bí mật thỏa thuận này, không kiện nữa, và đổi lại chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho ông số tiền là 15 triệu đô la Mỹ, trả lại tất cả các tài sản đã bị tịch thu của ông. Nhưng ông nói với thông tín viên Tường An của đài RFA tại Châu Âu rằng chính phủ Việt Nam đã không giữ lời hứa nên một lần nữa ông đã kiện chính phủ Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi hôm 12/4, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương nhận định :

"Tôi thấy đấy là một sự việc rất đáng tiếc. Những người khi đó xử lý vụ việc của ông Trịnh Vĩnh Bình đã không tính đến, không tôn trọng các quy định pháp luật ở trong nước, cũng như các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài. Lúc bấy giờ, người ta coi ông Trịnh Vĩnh Bình là người Việt Nam, một Việt Kiều quay trở về nước đầu tư hơn là một nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự nhầm lẫn đó dẫn đến các quyết định không phù hợp dẫn đến các diễn biến và các hệ quả đáng tiếc. Tôi nghĩ đây là bài học đau xót và Việt Nam phải rút kinh nghiệm. Mặc dù báo chí trong nước có thể là không đăng nhưng tôi nghĩ các quan chức có liên quan nhà đầu tư nước ngoài, liên quan Việt Kiều cần xem xét kỹ, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Để tránh không lập lại các sai sót như đã diễn ra".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình xảy ra vào khoảng thời gian Việt Nam còn mới mở cửa, hệ thống văn bản pháp luật còn kém :

"Chính phủ chỉ có một văn bản nhỏ, một văn bản mập mờ. Cũng may là vào năm 1994 Việt Nam có ký một thỏa thuận liên quan đầu tư với chính phủ Hà Lan. Thì bây giờ trên cơ sở ấy Tòa quốc tế phán quyết ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện".

Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện bao gồm kinh tế và nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Đổi mới về kinh tế được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 1987 được xây dựng từ văn bản pháp quy đầu tiên quy định về đầu tư nước ngoài 1977. Được sửa đổi, bổ sung vào năm 1990 và năm 1992 ; và đến năm 1996 Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cũng trong những năm này, Việt Nam bắt đầu ký các hiệp định khuyến khích đầu tư với các nước, trong số đó có Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan được ký kết năm 1994.

Theo Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, tính đến ngày 20/9/2018, tại Việt Nam có 26.646 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD. Trong giai đoạn 1994-2000 đầu tư nước ngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách 1,8 tỷ USD, trong khi giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài đạt 23,7 tỷ USD.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình cho thấy một thất bại chính trị và ngoại giao của chính phủ Việt Nam, và cảnh báo nếu không cẩn thận, Việt Nam sẽ còn phải nhận thêm các vụ tương tự :

"Qua vụ này thì có thể thấy thêm một thất bại chính trị, thất bại ngoại giao của chính phủ Việt Nam trên trường quốc tế. Tôi không nghĩ sau vụ này thì môi trường đầu tư bị ảnh hưởng nhiều, chỉ có điều sau vụ Trịnh Vĩnh Bình thì sẽ có một số vụ kiện ở trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kiện chính phủ Việt Nam, kiện chính quyền địa phương ở Việt Nam, đem ra tòa quốc tế thay vì đem ra tòa ở Việt Nam. Thì lúc đó Việt Nam sẽ phải lãnh nhận hàng loạt các vụ thất bại mới".

Ngoài vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, trang tin The Guardian hôm 15/8/2018, trích thông tin điều tra của Finance Uncovered cho biết, hai tập đoàn dầu khí đa quốc gia là ConocoPhillips và Perenco đã đệ đơn lên tòa án thuộc Liên Hiệp Quốc để được phân xử không phải trả thuế cho Chính phủ Việt Nam trong thương vụ giao dịch của hai công ty này theo Luật Thương mại Quốc tế.

Tin cho biết ConocoPhillips đã bán hai công ty con nằm ở Việt Nam cho Tập đoàn Perenco. Thương vụ được bán với giá 1,3 tỷ đô la Mỹ và ConocoPhillips thu về lợi nhuận 896 triệu USD. Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ thu khoảng 179 triệu USD tiền thuế lợi nhuận trong thương vụ này.

Người phát ngôn của ConocoPhillips giải thích rằng việc mua bán giữa hai công ty cư trú ở Anh nên không phải trả tiền thuế cho Chính phủ Việt Nam, và ConocoPhillips sẽ tìm kiếm tất cả các biện pháp pháp lý để chống lại việc thu thuế của Chính phủ Việt Nam trong giao dịch đó.

Cho đến nay, phía Tập đoàn ConocoPhillips và Hội đồng trọng tài vẫn chưa cung cấp các thông tin về địa điểm và thời gian phiên tòa sẽ diễn ra.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định :

"Đây là một bài học rất lớn cho chính phủ Việt Nam, và nếu không rút ra được bài học lớn như thế này, thì số tiền phải bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình tính luôn án phí khoảng 45 triệu USD chỉ là chuyện nhỏ, mà sẽ còn những thất bại rất lớn. Ví dụ như Việt Nam muốn kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế The Hague, về vấn đề biển Đông. Ngay cả có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nếu Việt Nam không chuẩn bị đầy đủ cơ sở dữ liệu về pháp lý cần thiết thì vẫn có thể thua như thường. Mặc dù về lý là Việt Nam đúng nếu kiện về vấn đề chủ quyền biển Đông thuộc về Việt Nam. Do quá trình chuẩn bị quá tồi tệ nên Việt Nam vẫn có thể thua như thường".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thì cho rằng, phía Việt Nam phải có sự chuẩn bị để có thể đáp ứng các yêu cầu kiện cáo, điều quan trọng phải chuẩn bị hồ sơ và có các luật sư am hiểu luật quốc tế, am hiểu tình tiết để tránh lập lại các trường hợp như vụ Trịnh Vĩnh Bình.

Trung Khang

*****************

Chính phủ Việt Nam chính thức thua kiện Trịnh Vĩnh Bình tại Tòa án Quốc tế (VOA, 11/04/2019)

Tòa án Trọng tài Quc tế va gi thông báo thng kin cho ông Trnh Vĩnh Bình, người đã theo đui v kin xuyên thế k đi với chính ph Vit Nam. Theo đó, chính ph Vit Nam buc phi bi thường cho triu phú người Hà Lan gc Vit tng cng 37.581.596 đôla thit hi và gn 7,9 triu đôla án phí.

thangkien7

Triệu phú Trnh Vĩnh Bình là mt trong những Vit kiu đu tiên tr v nước đu tư sau khi Vit Nam m ca.

Đây được xem là mt s kin chưa tng có đi vi chính ph Vit Nam khi phi bi thường s tin ln như vy cho mt doanh nhân gc Vit vì đã chiếm đot sai trái tài sn đu tư ca h ti Vit Nam.

Trong thông báo kèm theo phán quyết dài gn 200 trang gi cho ông Trnh Vĩnh Bình mà VOA đc được, Tòa án Quc tế nói rng bên b đơn (chính phủ Vit Nam) đã vi phm Điu khon 3(1) v Đi x Công bng và Tha đáng, và Điu 6 v trưng thu trong Hip đnh Khuyến khích và Bo h đu tư ln nhau gia Vương quc Hà Lan và nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam.

Tòa cũng yêu cầu chính ph Vit Nam bồi thường cho ông Bình 27.518.596 đôla cho phn tài sn đã chiếm ca ông, 10 triu đôla cho "thit hi tinh thn", 786.672,71 đôla cho án phí Tòa án Quc tế và 7.111.170,94 đôla cho chi phí pháp lý, lut sư.

Trả li VOA ngay sau khi nhn được thông báo thắng kin t Tòa án Quc tế, triu phú đã hơn 70 tui xúc đng nói : "Qua hơn 20 năm tranh đu đ đòi li công lý, tôi thy con đường Tòa án Quc tế là rt tt. H rt công tâm. H x trng ra trng, đen ra đen. Cho nên v mt lut pháp, công lý thì v này là rất rõ ràng. Tòa án đã cho mình thy là nhng gì mình trông đi Tòa án đ cnh báo chính ph Vit Nam v nhng vic làm sai trái ca h, nhng gì đang xy ra hng ngày Vit Nam và vn đang tiếp tc xy ra, thì h phi điu chnh li".

Triệu phú gc Vit nói rng ông hy vng v kin ca ông s m ra mt con đường cho nhng người dân khác mt đt đai, tài sn ti Vit Nam mun giành li công lý.

"Đây có thể là mt du hiu cho chính ph Vit Nam thy rng nhng ngày ti đây, h không nên khinh xut bắt b người vô ti hoc đ cho con ông cháu cha, nhng người có thế lc, vây cánh chiếm đot tài sn mt cách vô ti v, chiếm đot mt cách hp pháp bng cách ‘cưỡng chế’ theo lut pháp Vit Nam, nhưng dĩ nhiên, theo lut pháp quc tế thì đây là mt s vi phạm trng trn".

Ông cảnh báo chính ph Vit Nam "hãy coi chng" vì t v kin ca ông, người dân Vit Nam s "có cơ s" đ tiếp tc khi kin trong tương lai.

*********************

Vua ‘chả giò’ Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện chính phủ Việt Nam (RFA, 11/04/2019)

Vua ‘chả giò’ Trịnh Vĩnh Bình, việt kiều Hà Lan đã thắng kiện chính phủ Việt Nam trong vụ kiện ‘thế kỷ’ đòi bồi thường 1,25 tỷ đô la. Triệu phú Trịnh Vĩnh Bình cho Đài Á Châu Tự Do biết tin này vào ngày 10/4 vừa qua sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris, Pháp.

thangkien8

Hình minh họa. Ông Trịnh Vĩnh Bình - RFA

Ông Trịnh Vĩnh Bình không muốn công bố cụ thể số tiền mà chính phủ Việt Nam sẽ phải trả ông là bao nhiêu và bao giờ sẽ phải thực hiện. Tuy nhiên bản tin của VOA vào ngày 11/4 trích phán quyết của tòa cho biết chính phủ Việt Nam phải trả cho ông Bình tổng cộng 37.581.596 đô la thiệt hại và gần 7,9 triệu đôl a án phí. Trong số này có 10 triệu đô la tiền tổn thất về tinh thần. Đài Á Châu Tự Do chưa thể xác định được thông tin này. Tòa Trọng tài Quốc tế từ chối cung cấp thông tin về vụ án và phán quyết của tòa.

Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do sau phán quyết của tòa, ông Bình nói "Chính phủ Việt Nam cần phải cẩn thận. Không dễ gì tịch thu tài sản của người khác. Chắc chắn sẽ còn những vụ kiện khác nữa trong thời gian tới".

Ông Trịnh Vĩnh bình không cho biết cụ thể sắp tới ông sẽ kiện chính phủ Việt Nam những gì.

Đây là vụ kiện lần 2 giữa ông Trịnh Vĩnh Bình và chính phủ Việt Nam được bắt đầu vào năm 2014. Ông Trịnh Vĩnh Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường vì vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương giữa Hà Lan và Việt Nam và vi phạm nhân quyền vì bắt giữ ông trái pháp luật.

Theo Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nước, Việt Nam sẽ phải tuân thủ phán quyết của tòa.

Nhà triệu phú Trịnh Vĩnh Bình từng đem 3 triệu đô la Mỹ về đầu tư ở Việt Nam vào cuối năm 1987. Tuy nhiên vào năm 1998, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt ông với cáo buộc hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý – bảo vệ đất đai. Ông bị giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị tuyên án tù 11 năm và bị tịch thu toàn bộ tài sản.

Năm 2000, ông Trịnh Vĩnh Bình trốn ra ngoài và vượt biên về Hà Lan. Đến năm 2003, ông khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung tâm trọng tài Thương mại Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la.

Vào tháng 12 năm 2006, trước khi vụ kiện diễn ra, Việt Nam đã thương lượng với ông Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore mà theo đó ông Bình ngưng vụ kiện và chính phủ Việt Nam cam kết trả lại tài sản, bồi thường các khoản chí phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa, cũng như tạo điều kiện để ông trở lại đầu tư ở Việt Nam. Đổi lại, phía Việt Nam đề nghị ông Bình phải rút đơn khỏi tòa Trọng tài Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.

Tuy nhiên đến năm 2014, ông Bình tiếp tục kiện chính phủ Việt Nam lần thứ hai tại Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris, Pháp với cáo buộc Việt Nam không thực hiện đúng cam kết trả tiền và tài sản cho ông trong lần thỏa thuận ngoài tòa lần trước. Ông Bình mướn văn phòng luật sư King & Spalding LLP ở Houston, Texas, đại diện cho ông.

Vào tháng 8 năm 2017, sau phiên tòa ở Paris, ông Bình xuất hiện ngoài phiên tòa với gương mặt vui vẻ và ra dấu hiệu chiến thắng nhưng phán quyết của tòa vẫn chưa được công bố.

Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Phó Thủ tướng Mai Tiến dũng sau đó nói với báo chí trong nước rằng : "Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh rất bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Hiện nay tòa án quốc tế đang xem xét, với việc tranh chấp, vi phạm điều luật. Như các báo đều biết, vì vấn đề bảo hộ đầu tư nên một địa phương, một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết, không thực hiện đúng điều luật thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện Chính phủ"

Nói với Đài Á Châu Tự do sau phán quyết của tòa, ông Trịnh Vĩnh Bình cho biết kết quả vụ kiện lần này của ông sẽ là án lệ cho các vụ kiện sau này tại Việt Nam đối với những người dân mất đất và tài sản khác.

**********************

Vì sao ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ đòi 1,25 tỷ USD ? (VnExpress, 01/09/2017)

Bị tuyên 11 năm tù, doanh nhân Việt kiều trốn thi hành án, kiện Chính phủ Việt Nam ra Trung tâm trọng tài Quốc tế ICC đòi bồi thường 1,25 tỷ USD.

Theo tài liệu cơ quan điều tra, ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947 tại Sóc Trăng, cùng vợ con và hai em vượt biên sang Hà Lan năm 1976. Từ năm 1981 đến tháng 8/1996, ông về nước 63 lần, mang theo tổng cộng hơn 2,3 triệu USD và gần 100 kg vàng.

Thời điểm này pháp luật chưa cho phép Việt kiều mua bán, sở hữu, đứng tên nhà cửa, đất đai. "Nhưng để thực hiện việc kinh doanh bất động sản - cách là sinh lợi nhiều nhất, ông Bình đã chọn một số người thân để giúp sức", cơ quan điều tra nhận định.

thangkien9

Bị cáo Trịnh Vĩnh Bình (đứng đầu) trong phiên tòa phúc thẩm. Ảnh : Ngô Vũ.

Thành lập Công ty TNHH Tín Thành, Công ty Cổ phần Bình Châu chuyên mua bán nông, thủy hải sản tại Vũng Tàu với 12 cổ đông, song ông Bình bỏ vốn 100%. Doanh nhân này chỉ đạo nhân viên làm giả hộ khẩu cho hàng loạt người thân tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để đứng tên nhà đất mua được và nhận đất trồng rừng trái pháp luật.

Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, năm 1992, ông Bình và một số nhân viên đưa hối lộ 510 triệu đồng cho Tạ Quang Luyện (cán bộ Công ty Phát triển nhà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Nguyễn Văn Huế (cán bộ Chi nhánh Phát triển kinh tế nông thôn phía Nam) để mẹ và các em vợ được nhận hơn 500 ha đất trồng rừng. "Không đầu tư trồng rừng như cam kết, 400 ha đất bị chính quyền thu hồi nhưng khi bán số đất còn lại ông Bình đã thu được hơn 6 tỷ đồng".

Cuối năm 1996 khi cùng những người liên quan bị khởi tố về hành vi Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai ; Đưa và nhận hối lộ, ông Bình đã thu gom gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà nằm rải rác từ Thành phố Hồ Chí Minh, dọc Quốc lộ 51, Vũng Tàu. Ở những phi vụ mua bán trước đó (khoảng 30.000 m2 đất), Việt kiều Hà Lan thu lãi hơn 10 tỷ đồng.

Tại ngoại hầu toà năm 1998, ông Bình bị tuyên 13 năm tù về hai tội danh. Hội đồng xét xử huỷ toàn bộ các quyết định giao đất, hợp đồng mua bán đất trái phép và giao những bất động sản này cho chính quyền địa phương quản lý...

Trong đơn kháng cáo kêu oan sau đó, ông Bình cho rằng "mang vàng, ngoại tệ về Việt Nam là để đầu tư ; việc đầu tư thông qua người thân là hợp pháp".

Giảm cho ông Bình 2 năm tù do số lượng đất vi phạm ít hơn kết luận của cấp sơ thẩm, song Toà Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định "hành vi mua bán đất đai trái phép của ông Bình không được coi là đầu tư".

"Hành vi này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tích tụ, đầu cơ số lượng đất rất lớn tại các vùng sung yếu... gây ảnh hưởng xấu đến quản lý đất đai ở địa phương ; gây thất thoát thuế của nhà nước lên đến 12 tỷ đồng", bản án nhận định.

Không thi hành bản án đã có hiệu lực, ông Bình bỏ trốn và bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra quyết định truy nã toàn quốc.

Sau khi về Hà Lan, năm 2003, ông Bình với tư cách nhà đầu tư, nhờ tổ hợp luật sư kiện Chính phủ Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại. Phía ông Bình viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 làm căn cứ khởi kiện.

Đến năm 2006, ông Bình được Chính phủ miễn chấp hành hình phạt tù trước đó, cho về Việt Nam và xem xét giải quyết trả một số tài sản hợp pháp. Tuy nhiên, do sai phạm của một số cá nhân tại cơ quan thi hành án ảnh hưởng đến tài sản của ông Bình nên việc này chưa được thực hiện.

Tháng 1/2015, ông Bình tiếp tục đâm đơn kiện lần thứ hai, đòi bồi thường 1,25 tỷ USD. Phiên tòa lần này diễn ra tại Trung tâm trọng tài Quốc tế ICC ở Paris, Pháp từ ngày 21/8.

Tại buổi họp báo chiều 30/8, trả lời câu hỏi về quan điểm và phản ứng của Chính phủ trước vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - cho biết, theo các nguyên tắc về bảo hộ đầu tư, khi có tranh chấp vi phạm thoả thuận với một địa phương nào đó (trong vụ này là Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà đầu tư nước ngoài không kiện địa phương mà sẽ kiện Chính phủ. 

"Quan điểm của Chính phủ, của Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cả với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trung tâm trọng tài Quốc tế đang xem xét vụ kiện nên chúng ta cũng phải đợi thôi", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Quốc Thắng

Published in Việt Nam

Cần tôn trọng và thực hiện đúng luật pháp trong nước, nước sở tại cũng như quốc tế là những bài học 'đau đớn' cho Việt Nam sau vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam và vụ bắt ông Trịnh Xuân Thanh đem về, hai nhà quan sát Việt Nam nói với BBC.

vu1

Bàn tròn Thứ Năm, từ trái qua phải : Quốc Phương, Nguyễn Quang A và Lê Đăng Doanh

Từ Budapest, tiến sĩ Nguyễn Quang A và tiến sĩ Lê Đăng Doanh bình luận với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt về hệ lụy của hai vụ việc này hôm 31/8.

1. Vụ Trịnh Xuân Thanh

vu2

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8

"Sai thì phải nhận, phải tôn trọng pháp luật sở tại"

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói vụ Trịnh Xuân Thanh có thể được coi là một "thảm họa ngoại giao" "rất đáng tiếc" cho Việt Nam" :

"Tôi nghĩ Việt Nam chả cần làm đến biện pháp 'rừng rú' như vậy để có những thông tin cần thiết nếu họ có đấu đá nội bộ với nhau.

"Sự việc nó đã xảy ra và quan hệ giữa Đức với Việt Nam nói riêng và có thể giữa EU với Việt Nam nói chung sẽ có những ảnh hưởng rất là xấu. Bây giờ, chắc chắn là chính phủ phải có cách giải quyết, nhưng tôi nghĩ phải nên rất cẩn thận.

"Tất nhiên [có thể dùng] phương pháp ngoại giao để mình không quá mất mặt, nhưng mà sai thì phải nhận ra và phải tôn trọng người ta, phải tôn trọng pháp luật nước sở tại và quốc tế. Làm như thế này thì còn ai chơi với Việt Nam nữa.

"Đây là một bước đi hết sức là tai hại cho mối quan hệ của Việt Nam với quốc tế, và tôi nghĩ người nào có chủ trương này có lẽ cũng phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về cái thảm họa ngoại giao này".

Hệ lụy của vụ Trịnh Xuân Thanh ?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khuyến cáo phía Đức không nên loại bỏ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu (EUVFTA) vì việc này sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người lao động, những người 'là nạn nhân chứ không phải thủ phạm' của vụ này.

"Theo tôi, cách tốt nhất đối với Việt Nam là nên có đàm phán và giải quyết một cách thực chất đối với phía Đức, hạn chế những thiệt hại không cần thiết đối với sự hợp tác và quan hệ hữu nghị với Đức.

"Tôi đã có phát biểu trên truyền thông của Đức là rất mong hai bên sẽ hợp tác với nhau để hạn chế các biện pháp trừng phạt người dân. Nếu bây giờ mà loại bỏ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu thì nó sẽ tác động đến hàng triệu người lao động trong lĩnh vực may mặc, da giầy, nông lâm thủy sản. Họ là những nạn nhân chứ không phải là thủ phạm trong vụ này.

"Phía Đức và Việt Nam nên tiến tới đàm phán để có các biện pháp làm rõ ai là người chịu trách nhiệm về vụ này. Việt Nam cần rút kinh nghiệm rất sâu sắc và bảo đảm thực thi pháp luật, tôn trọng pháp luật của nước sở tại và luật pháp quốc tế trong khi hành xử vụ khác trong tương lai".

Cảnh báo từ vụ án Trịnh Vĩnh Bình

vu3

Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời phiên tòa xét xử cuối tháng Tám ở Pháp

Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris hồi cuối tháng 8/2017 đòi bồi thường với số tiền là 1,25 tỷ USD.

Bình luận về hệ lụy của vụ án này, ông Nguyễn Quang A nói với BBC :

"Vụ Trịnh Vĩnh Bình vạch ra một tập quán rất xấu. Chính quyền [đáng lẽ] phải thực hiện nghiêm túc luật pháp thì họ lại không làm. Đây là một bài học cho tất cả các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng luật trước tiên rồi sau đó mới được yêu cầu người dân thực hiện đúng luật.

"Nhà nước sẽ phải tốn một khoản tiền rất lớn để đền cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Nghe nói là sau khi trừ chi phí, ông ấy sẽ dành 90% số tiền ấy để làm từ thiện cho Việt Nam. Như vậy về cơ bản Việt Nam cũng không mất nhiều tiền lắm trừ án phí 10%.

"Nhưng hậu quả về mặt kinh doanh là rất xấu đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và với các doanh nghiệp nói chung. Một lời cảnh báo rất nghiêm túc với các cơ quan nhà nước Việt Nam là các ông phải thực hiện nghiêm về luật. Không thể sử dụng luật rừng để đối xử với người dân và các doanh nghiệp cũng như các nước bạn bè".

Bài học từ vụ Trịnh Vĩnh Bình

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói vụ án này là một bài học đau đớn đối với chính phủ Việt Nam với tác động "trầm trọng" đến tâm lý các doanh nhân về môi trường kinh doanh Việt Nam.

"Điều cần phải rút kinh nghiệm là không thể hình sự hóa các mối quan hệ kinh thế và quản lý dân sự. Càng không thể áp đặt định kiến của một người nào đấy để trừng phạt một doanh nhân trong nước hay ngoài nước.

"Tác động về mặt tâm lý về môi trường kinh doanh còn trầm trọng hơn số tiền phải bỏ ra vì các doanh nhân sẽ rút kinh nghiệm, sẽ xem xét họ có thể trở thành một Trịnh Vĩnh Bình thứ hai hay không và theo tôi điều này có gây tổn hại rất lớn.

"Tôi rất mong phía Việt Nam sẽ truy cứu trách nhiệm và làm rõ những người nào đã gây ra vụ kiện này, những người nào đã không thực hiện cam kết đền bù cho Trịnh Vĩnh Bình trông phiên tòa đầu tiên và đến bây giờ những người đã dẫn đến vụ án này. Tất cả những người này đều phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, tài chính hay hình sự nếu có những vi phạm như vậy".

Published in Việt Nam
mardi, 05 septembre 2017 13:38

Vụ Trịnh Vĩnh Bình, rồi sao nữa ?

Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện Việt Nam kết quả ra sao mà không thấy các trang báo Việt Nam như VOA, RFA.... tường thuật tiếp ? Nghe nói vụ xử đã kết thúc vào này 31 tháng tám vừa qua. Độc giả tay ngang như tôi hiển nhiên là "nóng ruột" quá chừng.

tvb2

Vụ kiện đã mở màn trên VOA, RFA... rình rang như... "hát bội", kèn trống um sùm. Trên VOA, vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình được viết như truyện dài nhiều tập. Các bài viết để lên trang nhứt, với phông chữ đặc biệt, như để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.

tvb1

Theo tôi, báo chí Việt Nam hải ngoại lần nữa là "nạn nhân" cho người ta lợi dụng để truyên truyền. Lần này là ông Trịnh Vĩnh Bình. Ông này lợi dụng báo chí và các phóng viên "tài tử" (nhưng ham nổi tiếng) để chuyển tải thông điệp của mình.

Dĩ nhiên ông Bình cần sự hậu thuẩn của "dư luận" cho vụ kiện.

Tuồng hát bội đã vãn. Không lẽ báo chí đăng tin vụ án theo kiểu "tưng bừng khai trương" rồi khép lại "không kèn không trống" ?

Cá nhân tôi cho rằng, với các nguyên tắc trọng tài và hòa giải của Phòng thương mại quốc tế (Chambre de Commerce Internationnale) ở Paris, Pháp, ta sẽ không biết gì về nội dung hòa giải gữa Trịnh Vĩnh Bình và nhà nước Việt cộng về vụ kiện.

Dĩ nhiên cho tới khi có một bên "phản thùng", bên kia buộc lòng phải đưa ra dư luận để bảo vệ quyền lợi của mình.

Vụ kiện (trước kia), theo Trịnh Vĩnh Bình "kể lể" trước báo chí, là do phía nhà nước cộng sản "bội ước".

Giả sử nhà nước cộng sản không bội ước, trả lại cho Trịnh Vĩnh Bình những thứ đã cam kết, thì muôn năm ta không biết Trịnh Vĩnh Bình đã từng kiện nhà nước cộng sản với những "kết quả theo như lời kể lể của Trịnh Vĩnh Bình trên báo chí".

Bây giờ cũng vậy thôi. Nguyên tắc "bí mật thông tin" của trọng tài hòa giải sẽ làm cho các báo VOA, RFA... lâm vào thế kẹt.

Nhưng mang danh "báo quốc tế", ăn tiền nhà nước Mỹ, đâu phải "rình rang" loan tin như vậy, để rồi như truyện không có hồi kết ? Đơn giản vì tác giả bị "tai nạn xe cộ" ?

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 05/09/2017

Published in Diễn đàn

Chưa thể nói Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện ? (RFA, 01/09/2017)

Truyền thông mạng những ngày qua hồ hởi nhận định ông Trịnh Vĩnh Bình thắng trong vụ kiện đòi chính quyền Việt Nam bồi thường khoản tiền lên đến 1,25 tỷ USD.

Vụ kiện được cho là "thế kỷ" này có thật sự kết thúc chưa ? Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì hoặc rút ra bài học gì ?

tvb1

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ USD. RFA

Thủ tục của vụ kiện đúng luật

Trước khi phiên tòa diễn ra, khi còn được tiếp xúc với truyền thông một cách đúng luật, ông Trịnh Vĩnh Bình từng bày tỏ với RFA rằng ông tự tin sẽ thắng kiện trong vụ tái khởi kiện lần thứ hai này vì ông đã thực hiện đúng Hiệp thương giữa Hà Lan và Việt Nam. Ông cho biết là một doanh nhân sống và làm việc lâu năm ở Hà Lan, ông rất tôn trọng và giữ đúng những vấn đề liên quan đến luật lệ, khai thuế…

RFA đặt vấn đề về niềm tin thắng kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình với Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên luật trường Đại học Harvard, ông cho biết chính khi vụ kiện diễn ra, ông cũng cho rằng "khả năng thắng kiện là có".

"Đúng thế. Cái thế mạnh về thủ tục của ông Trịnh Vĩnh Bình là ổng đã đầu tư dựa vào Hiệp định Thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan. Hiệp định này chắc chắn đã qui định rằng nếu có tranh chấp thì đưa ra Tòa Trọng tài Quốc tế. Ông ấy đi theo đúng hiệp định đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục".

Vào đầu những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư vào một số dự án ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam.

tvb2

Bộ sưu tập xe của ông Trịnh Vĩnh Bình - RFA

Cho đến năm 1998, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt ông Trịnh Vĩnh Bình với cáo buộc đưa hối lộ và vi phạm các qui định về quản lý- bảo vệ đất đai. Ông bị tuyên án 11 năm tù sau đó và tòa buộc ông Trịnh Vĩnh Bình phải đóng tiền phạt và tịch thu toàn bộ tài sản của ông ở Việt Nam.

Vào năm 2000, ông vượt thoát khỏi Việt Nam trở về lại Hà Lan.

Năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la.

Tuy nhiên vào năm 2006, tại Singapore Việt Nam thương lượng với ông này ngưng vụ kiện và cam kết trả lại tài sản cũng như tạo điều kiện để ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại đầu tư ở Việt Nam…

Thời điểm này, theo lời của Giáo sư Tạ Văn Tài, phía chính phủ Việt Nam, mà điển hình là một vài lãnh đạo cao cấp lúc đó cũng đã công nhận rằng cần phải trả lại số tài sản của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

"Tức là ổng có một phần cái chính nghĩa mà chính Việt Nam hồi đó công nhận do lời khuyến cáo của các Thủ tướng Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thị Bình chống lại các cường hào ác bá địa phương. Nhưng sau 7 năm không thấy thực hiện cái thoả ước ký tại Singapore nên ổng mới kiện lại".

Trong một lần trả lời RFA những vấn đề liên quan đến vụ kiện, Giáo sư Nguyễn Vi Khải - thành viên Ban nghiên cứu, cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó, hiện là Viện phó Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) cho biết.

"Thủ tướng có văn bản gửi xuống cho các ngành an ninh, Bộ trưởng công an lúc đó là ông Lê Minh Hương, để xem xét sự việc và tìm nguyên nhân giải quyết theo luật pháp. Khoảng hai lần Thủ tướng yêu cầu Bộ Công An giải trình".

Tuy nhiên những cam kết không được phía Việt Nam thực hiện nên đến năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định kiện Việt Nam lại lần nữa. Và lần này ông thuê Hãng luật Hoa Kỳ King & Spalding LLP cãi cho ông.

 ‘Chưa thể nói là thắng kiện’

Hôm 27 tháng 8, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và video của ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi trụ sở Tòa Trọng Tài Quốc Tế, tại 112, đường Kleber, Quận XVI, Paris với gương mặt rạng rỡ và hai tay đưa cao dấu hiệu chiến thắng. "Vụ án thế kỷ" được nhiều người nhận định phần thắng nghiêng về phía doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

Tuy nhiên, Giáo sư luật Tạ Văn Tài không nghĩ như thế. Ông có cách phân tích dựa theo cơ sở luật pháp của Tòa Trọng tài Quốc tế.

"Đồng bào ở hải ngoại suy đoán mà thôi rằng chiến thắng rồi thì tôi nghĩ là hơi vội vàng, vì có thể ông ấy đang hào hứng giơ tay thôi. Mà theo thủ tục trọng tài thì hai bên không được nói gì để còn đi đến thỏa hiệp.

Trọng tài nghĩa là họ đâu có xử án theo kiểu tòa án, mà họ nghe 1 bên xong rồi họ nghe bên kia, nhiều khi là mỗi người 1 phòng, rồi họ tìm cách họ hòa giải.

Nếu không hòa giải được lúc ấy họ mới đưa ra một bản án trọng tài.

Thế thì tôi nghĩ rằng nó chưa xong đâu, vì theo nguồn tin tôi biết, các bên còn phải nộp hồ sơ thêm. Mà nộp hồ sơ thêm nghĩa là chưa có bản án".

Về phía chính phủ Việt Nam, cho đến chiều ngày 30 tháng 8, tại buổi họp báo chính phủ thường niên, Việt Nam lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận về vụ kiện.

Bộ Trưởng-Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Phó Thủ tướng Mai Tiến Dũng, trả lời Báo Tuổi Trẻ trong nước rằng Việt Nam đang chờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1 tỷ 250 triệu đô la.

"Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh rất bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Hiện nay tòa án quốc tế đang xem xét, với việc tranh chấp, vi phạm điều luật. Như các báo đều biết, vì vấn đề bảo hộ đầu tư nên một địa phương, một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết, không thực hiện đúng điều luật thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện Chính phủ. Vậy cho nên hiện nay vấn đề này tòa án đang xem xét, chúng ta phải đợi".

Chính phủ Việt Nam phải làm gì ?

Theo dõi trên mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy trong vụ kiện thế kỷ này, vấn đề được nhiều người tranh luận nhất là chính phủ Việt Nam nên làm gì ngay lúc này để hình ảnh và uy tín về môi trường đầu tư của Việt Nam với thế giới sẽ không bị ảnh hưởng ?

Giáo sư Tạ Văn Tài nói rằng chính một vị đại diện ngoại giao Việt Nam cũng đặt vấn đề này với ông và hỏi về phương cách giải quyết tốt nhất lúc này. Thuật lại câu trả lời của mình, ông cho biết.

"Có đại diện ngoại giao Việt Nam nói chuyện với tôi. Tôi nói rằng muốn giữ thanh danh của chính phủ để quyến rũ tiếp tục giới đầu tư, thì nên giải quyết vụ Trịnh Vĩnh Bình một cách thoả đáng, nhất là theo thoả hiệp đã ký ở Singapore. Chính tôi đã nói với họ như vậy".

Rất nhiều phản ứng trong dư luận cho rằng Việt Nam đã và sẽ chịu một dư âm rất xấu đối với thương trường quốc tế. Một số khác đặt câu hỏi rằng liệu với Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017 sắp diễn ra cuối năm nay, Việt Nam sẽ hội nhập kinh tế toàn cầu và nhận sự ủng hộ của cộng đồng thương mại quốc tế như thế nào ?

****************

Vụ Trịnh Vĩnh Bình 'là một bài học cho chính phủ Việt Nam' (BBC, 01/09/2017)

Nhà báo tài chính Phan Thế Hải nhận định chính phủ Việt Nam phải rút ra một số bài học từ sau vụ kiện thế kỷ với doanh nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình.

tvb3

Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng Tám

Trước đó, hôm 30/8 tại buổi họp báo chính phủ thường niên, Việt Nam lần đầu tiên thừa nhận bị doanh nhân Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình kiện 1,25 tỷ đôla.

Phó thủ tướng Mai Tiến Dũng không nói rõ chi tiết của vụ kiện nhưng thừa nhận : "Đây là vấn đề bảo hộ đầu tư. Một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện chính phủ, chứ không phải kiện địa phương đấy".

"Quan điểm của chính phủ, thủ tướng là sẽ tạo môi trường, kinh doanh bình đẳng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện tòa quốc tế đang xem xét với việc tranh chấp vi phạm thỏa thuận nên chúng ta phải đợi thôi", ông Mai Tiến Dũng kết luận.

  • 1976 : Vượt biên đến Hà Lan
  • 1980s : Trở thành doanh nhân thành đạt tại Hà Lan và được mệnh danh 'vua chả giò'
  • 1990 : Trở về Việt Nam đầu tư
  • 1996 : Bị chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu kết tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai", bị tịch thu tài sản, đất đai
  • Từng bị tạm giam và quản chế .
  • 1999 : Bị kết án 11 năm tù.
  • 2000 : Vượt biên sang Campuchia, trở về Hà Lan khi được tại ngoại
  • 2005 : Kiện trước Tòa Trọng tài Quốc tế Stockhom
  • 2006 : Thỏa thuận ngoài tòa với chính phủ Việt Nam tại Singapore
  • 2015 : Kiện chính phủ Việt Nam tại Tòa trọng tài Quốc tế lần hai
  • 2017 : Tòa Trọng tài Quốc tế xét xử tại Paris

Qua vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, nhà báo Phan Thế Hải cho rằng người nước ngoài cũng sẽ hiểu Việt Nam hơn - "một quốc gia với một nền pháp quyền vị thành niên. Luật lệ nhiều nhưng hiểu biết về luật lệ rất hạn chế".

Đồng thời, người Việt Nam cũng sẽ hiểu hơn về luật pháp nước ngoài, ông Phan Thế Hải nói với BBC Tiếng Việt.

"Họ sẽ hiểu hơn rằng nhà nước được làm gì và không được làm gì với công dân của mình, hơn thế là với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài".

Bài học cho chính phủ Việt Nam

Cũng theo nhà báo Thế Hải, chính phủ Việt Nam nên rút ra ba bài học sau :

"Bài học thứ nhất theo tôi đó là về nhà nước pháp quyền. Nhà nước chỉ có thể ứng xử với công dân, với các pháp nhân thông qua các chứng lý mà họ thu thập được, thông qua các hành vi của họ chứ không phải là thông qua sự ngụy tạo của một nhóm lợi ích nào đó. Hơn thế là việc phải tôn trọng luật pháp, ứng xử theo các chuẩn mực của luật pháp.

"Bài học thứ hai là minh bạch thông tin : Giờ đây với sự phát triển của mạng xã hội, mọi thông tin đều có cơ hội đến với công chúng. Dân chúng biết, các nhà đầu tư trong nước biết, nước ngoài biết, anh không thể ngụy tạo, không thể tạo dựng chứng lý để khép tội cho ai đó khi họ không có tội.

"Bài học thứ ba là sự chân thành trong hợp tác. Muốn phát triển, việc mở cửa, thu hút đầu tư phải thật thà, chân thành, không thủ đoạn, không theo kiểu : Trên rải thảm, dưới rải đinh. Khi không chân thành, người ta sẽ không đến với anh, hoặc nếu đến họ đều ứng xử với mình theo cách đó".

Published in Việt Nam

Chính phủ Việt Nam chờ phán quyết về vụ Trịnh Vĩnh Bình (RFA, 31/08/2017)

Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng, trả lời báo Tuổi Trẻ trong nước tại cuộc họp báo vào chiều ngày 30 tháng 8 rằng Việt Nam đang chờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1 tỷ 250 triệu đô la.

tvb1

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh do ông Bình gửi RFA

Đây được cho là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam chính thức lên tiếng về vụ xử kéo dài từ ngày 21 đến 27 tháng 8 vừa qua tại Paris, Pháp.

Đài Á Châu Tự Do có tường thuật liên quan về phiên xử. Tin cho biết cả hai phía nguyên đơn và bị đơn đều đang chờ đợi phán quyết của tòa và không được thông tin gì.

Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam nói rằng quan điểm của Hà Nội là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Xin được nhắc tóm tắt vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng Tài Thương Mại Quốc Tế như sau : vào đầu những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư vào một số dự án ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam.

Năm 1998, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bắt ông Trịnh Vĩnh Bình với cáo buộc đưa hối lộ và vi phạm các qui định về quản lý-bảo vệ đất đai. Năm sau ông bị tuyên án 11 năm tù. Tòa buộc ông Trịnh Vĩnh Bình phải đóng tiền phạt và toàn bộ tài sản của ông ở Việt Nam lúc đó bị tịch thu. Vào năm 2000, ông vượt thoát khỏi Việt Nam trở về lại Hà Lan.

Năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la.

Tuy nhiên vào năm 2006, tại Singapore Việt Nam thương lượng với ông này ngưng vụ kiện và cam kết trả lại tài sản cũng như tạo điều kiện để ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại đầu tư ở Việt Nam…

Những cam kết không được phía Việt Nam thực hiện nên đến năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định kiện Việt Nam lại lần nữa. Và lần này ông thuê Hãng luật Hoa Kỳ King & Spalding LLP cãi cho ông.

*******************

Phát biểu đầu tiên của Việt Nam về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình (VOA, 30/08/2017)

Một đi din ca Chính ph Vit Nam, B trưởng-Ch nhim Văn phòng Chính ph Mai Tiến Dũng, khi được hỏi về v kin Trnh Vĩnh Bình hôm 30/8, khng đnh quan đim ca Th tướng Vit Nam là "to môi trường bình đng cho các doanh nghip làm ăn ti Vit Nam".

tvb1

Ông Mai Tiến Dũng - B trưởng, Ch nhim Văn phòng Chính ph Vit Nam.

Đây là phát biểu chính thc đu tiên ca mt đương chc chính ph Vit Nam liên quan đến v kin đang gây chấn đng dư lun này.

Theo báo Dân Trí, trong cuộc hp báo Chính ph thường kỳ chiu 30/8, mt phóng viên đã đt câu hi vi ông Mai Tiến Dũng v v kin ca doanh nhân Hà Lan gc Vit, Trnh Vĩnh Bình, kin Chính ph Vit Nam ti Tòa trng tài Quc tế ti Paris, Pháp, đòi bi thường ít nht 1,25 t đôla vì đã chiếm đot tài sn và nht tù ông oan sai.

"Trong vụ này thì Tòa quc tế đang xem xét, chúng ta cũng phi đi thôi. Nhưng quan đim ca Th tướng là chúng ta to môi trường minh bch, to nim tin đối vi nhà đu tư nước ngoài", báo Dân Trí dn li ông Mai Tiến Dũng.

Cuộc hp báo din ra 3 ngày sau khi phiên x đu tiên kết thúc ti Paris hôm 27/8.

Trước đó (18/8), VOA cũng nhn được tr li tương t t Phó Phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Nguyn Phương Trà đi vi gn 10 câu hi liên quan đến v kin này rng : "Vit Nam luôn hoan nghênh và to điu kin thun li cho các nhà đu tư ti Vit Nam. Mi hot đng đu tư, kinh doanh ti Vit Nam phi tuân th các quy đnh ca pháp lut Vit Nam. Nhng hành vi vi phạm pháp lut b x lý theo đúng các quy đnh pháp lut".

Đây là lần th hai ông Trnh Vĩnh Bình kin Chính ph Vit Nam ra Tòa trng tài Quc tế.

Hiện chưa có kết qu chính thc ca v kin này.

Theo thủ tc thông thường, Tòa án Quc tế đôi khi phải mt đến vài tháng đ ngh án và đưa ra phán quyết.

Ông Trịnh Vĩnh Bình là mt doanh nhân thành công Hà Lan vi bit danh "Vua Ch Giò". Đu năm 1990, ông Bình mang gn 2,5 triu đôla và 96 kg vàng v Vit Nam đu tư theo chính sách kêu gi đu tư nước ngoài ca Chính ph Vit Nam.

Sau những thành công nhanh chóng trong kinh doanh, năm 1996, ông Trnh Vĩnh Bình b bt vi cáo buc "trn thuế". Sau đó, ông Bình b kết án 11 năm tù v ti "vi phm các quy đnh v qun lý và bo v đt đai và ti đưa hối l", b pht 400 triu đng và b tch thu tt c tài sn được cho là "sang nhượng bt hp pháp".

Trong lần kin đu tiên, ông Trnh Vĩnh Bình và Chính ph Vit Nam đã đt được mt tha thun ngoài tòa ngay trước phiên x d kiến s din ra Stockholm, Thụy Đin, vào tháng 12/2006.

Theo thỏa thun này, phía Vit Nam đng ý bi thường cho ông Bình 15 triu đôla, min án, to điu kin cho ông Bình v Vit Nam tiếp tc kinh doanh và tr li toàn b tài sn cho ông, vi điu kin ông Trnh Vĩnh Bình phi yêu cầu dng v kin và không tiết l tin tc cho truyn thông.

Phía Việt Nam sau đó đã thc hin vic bi thường, min án và cho phép ông Bình ra vào Vit Nam d dàng, nhưng không hoàn tr bt c tài sn nào cho ông. Đây là lý do mà ông Bình khi kin Chính phủ Vit Nam ln th hai.

VOA sẽ cp nht thông tin ngay khi có kết qu chính thc t nhng người trc tiếp tham gia trong phiên x kín ca v kin này. Mi quý v theo dõi thêm trên Facebook và website : voatiengviet.com/trinhvinhbinh

Khánh An

***************************

Về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Việt Nam hơn 1 tỷ USD (BBC, 29/08/2017)

Phiên xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris đã bắt đầu từ hôm 21/8/2017 và được dự trù sẽ kéo dài tới ngày 31/8 nhưng dường như đã kết thúc sớm hơn vào hôm Chủ nhật ngày 27/8.

tvb2

Ông Trịnh Vĩnh Bình vào thời điểm vê Việt Nam trong thập niên 1990

Video được đăng tải trên YouTube cho thấy ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Kiều mang quốc tịch Hà Lan, bước ra khỏi Tòa Trọng tài tại Pháp, với vẻ mặt tươi cười và hai tay giơ cao, nhưng ông từ chối không trả lời báo chí.

Số tiền mà một số nguồn tin cho hay ông Bình đang đòi chính phủ Việt Nam phải bồi thường lên tới 1,25 tỷ đô la.

Đây là lần thứ nhì ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế, khởi đầu từ tháng 1/2015 với lý do chính phủ Việt Nam đã không thực hiện các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận ngoài tòa năm 2006 trong vụ kiện lần đầu.

Khởi nguồn vụ kiện

Vụ việc có nguồn gốc từ những năm 1990-1996 khi ông Bình mang số tiền được cho là ba triệu đô la về đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai của Việt Nam.

Nhưng sau đó ông đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù vì vi phạm quy định quản lý và bảo vệ đất đai, đưa hối lộ, đồng thời bị tịch thu tài sản tại Việt Nam.

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã nộp đơn kiện phía Việt Nam ra một Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư, đặt tại Stockholm (Thụy Điển) mà theo đơn kiện khi đó, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền hơn 100 triệu USD.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt năm 2005, ông Trịnh Vĩnh Bình nói ông đã bị bỏ tù oan và tài sản của ông mang về đầu tư ở Việt Nam đã bị tịch thu trái phép trong những năm 90 vì những hành động mà ông nói là sai trái ở tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu, cáo buộc doanh nghiệp của ông trốn thuế và đầu tư bất động sản trái phép.

Vụ kiện lần đầu này dự kiến sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Stockholm xét xử vào tháng 12 năm 2006 nhưng phía nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình ngoài tòa để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006.

Theo một số tin tức cho hay thì nhà nước Việt Nam đã chấp thuận bồi thường các chi phí phát sinh việc theo đuổi phiên tòa, miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình, hứa trả lại toàn bộ tài sản của ông và tạo điều kiện cho ông trở lại Việt Nam đầu tư.

Tuy nhiên, theo ông Trịnh Vĩnh Bình trả lời truyền thông, vì phía Việt Nam đã không thực hiện cam kết trả lại tài sản cho ông, đã buộc ông phải khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai này.

Không ràng buộc nên không thực thi ?

Vì Thỏa thuận giữa ông Trịnh Vĩnh Bình và Việt Nam được dàn xếp tại Singpapore là không ràng buộc nên có lẽ vì thế phía Việt Nam đã không thực thi các cam kết này kể từ năm 2006 dẫn tới việc ông Bình phải đưa Việt Nam ra Tòa trọng tài quốc tế lần hai này.

Lần này, vụ việc thu hút một số sự chú ý của các nhà báo tại Việt Nam, những người còn nhớ về vụ việc xảy ra đã khá lâu này.

Cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế có viết trên Facebook cá nhân :

"Vụ này nhiều người thấy trước, đã cảnh báo, nhưng không ăn thua. Bạn tôi, anh Nguyễn Trọng Minh, Chủ Tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng bị "vạ lây" vì đã viết một tâm thư gởi Bộ Chính Trị nói về vụ này".

Ông Nguyễn Công Khế đăng lại một bài của nhà báo Hoàng Hải Vân 'Nhớ lại vụ Trịnh Vĩnh Bình', trong đó có nội dung rằng :

"Hồi diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình, các báo khác tôi không theo dõi kỹ nên không dám bình luận, nhưng riêng Thanh Niên là tờ báo trước sau không đồng tình với bản án".

Còn blogger Phạm Lê Vương Các viết trên trang Facebook của ông :

"Lưu ý rằng việc Chính phủ cam kết trả lại tài sản "hợp lý" cho ông Bình theo như Thoả thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006 không phải là một bản án được phán quyết của Tòa Trọng tài Singapore, mà nó chỉ là sự thỏa thuận riêng tư giữa ông Bình với Chính phủ Việt Nam dưới sự hòa giải của Tòa trọng tài.

"Nói dễ hiểu sự thỏa thuận này được thiết lập ở giai đoạn "tiền tố tụng" - tức tòa trọng tài chuẩn bị xử, hai bên đã đồng ý thỏa thuận tự cam kết giải quyết với nhau thì Tòa sẽ ngưng xử.

"Vì vậy, thỏa thuận này sẽ không được xem là một bản án của Tòa trọng tài để được áp dụng hình thức chế tài được hỗ trợ thực hiện bởi bên thứ ba.

"Có lẽ không có chế tài bởi bên thứ ba là lý do để Chính phủ "lơ là" không thực hiện đầy đủ cam kết của mình đối với ông Bình, và nó giải thích cho vìệc ông Bình sau này nói rằng mình đã bị lừa là vậy. Thực tế là ông Bình không thể nhờ một bên thứ ba chế tài Chính Phủ Việt Nam để thi hành Thỏa thuận đã ký ở Singapore.

"Vì vậy không còn cách nào khác ông Bình phải đi kiện lại ra Tòa trọng tài nhằm có một bản án chính thức để đảm bảo cho sự chế tài được hỗ trợ bởi bên thứ ba".

1976 : Vượt biên đến Hà Lan

1980s : Trở thành doanh nhân thành đạt tại Hà Lan và được mệnh danh 'vua chả giò'

1990 : Trở về Việt Nam đầu tư

1996 : Bị chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu kết tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai", bị tịch thu tài sản, đất đai

Từng bị tạm giam và quản chế.

1999 : Bị kết án 11 năm tù.

2000 : Vượt biên sang Campuchia, trở về Hà Lan khi được tại ngoại

2005 : Kiện trước Tòa Trọng tài Quốc tế Stockhom

2006 : Thỏa thuận ngoài tòa với chính phủ Việt Nam tại Singapore

2015 : Kiện chính phủ Việt Nam tại Tòa trọng tài Quốc tế lần hai

2017 : Tòa Trọng tài Quốc tế xét xử tại Paris

Blogger Phạm Lê Vương Các cũng trích dẫn Điều 6, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt Nam-Hà Lan, đã nêu rõ : "Không một Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia" và cho rằng đây là cơ sở để cho rằng ông Trịnh Vĩnh Bình có nhiều khả năng sẽ thắng trong vụ kiện này.

Và một khi Tòa Trọng tài ở Paris đã ra phán quyết, chứ không phải dàn xếp ngoài tòa như thỏa thuận tại Singapore, thể theo đúng các thủ tục tố tụng, "nó sẽ có giá trị thi hành ở hơn 150 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước New York 1958 công nhận và thi hành phán quyết của Tòa trọng tài".

Trong trường hợp nếu thua kiện, và bên thua không tự nguyện thi hành bản án trả tiền bồi thường theo phán quyết của Tòa, thì luật sư của bên thắng kiện sẽ có quyền yêu cầu Tòa án ở các quốc gia tham gia Công ước phong tỏa tài sản của bên thua kiện trên lãnh thổ nước họ và thi hành bản án của Tòa trọng tài.

Khác biệt giữa Tòa án và Tòa Trọng tài

Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài cũng có những đặc thù khác với Tòa án truyền thống và luôn đảm bảo yếu tố bí mật của vụ việc vì thế thường xử trong phòng kín, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự và đặc biệt trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí.

Ông Nguyễn Đình Cống, một người từng là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế của Việt Nam, trên trang Facebook của mình đã chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa xử tại Tòa án và tại Tòa Trọng tài Quốc tế.

Theo ông Cống, tuy cũng được gọi là vụ kiện, có nguyên đơn và bị đơn, và mỗi bên đều có thể tự bảo vệ hoặc thuê luật sư nhưng có khác biệt như với Tòa án, thì các bên không được chọn chánh án và thẩm phản và luật do Tòa chọn, trong khi ở Tòa Trọng tài thì các bên có quyền chọn Trọng tài viên và chọn luật của các quốc gia.

Nhưng khác biệt quan trọng nhất có lẽ là không giống tòa truyền thống, bản án thường được công bố công khai "trong khi quyết định của Tòa Trọng Tài không được công bố ngay vào cuối phiên xét xử mà chỉ được công bố cho 2 bên sau một thời gian, được gọi là Phán quyết Trọng tài (không công khai)".

Đồng thời với bản án của Tòa án cấp dưới thì có thể được khiếu nại lên Tòa án cấp trên để được xét xử phúc thẩm trong khi phán quyết của Tòa Trọng tài là quyết định cuối cùng, theo ý kiến này.

Việc giữ bí mật này còn được áp dụng cả khi thi hành quyết định của Tòa Trọng tài vì thế khó có thể nói được liệu công chúng cuối cùng có được biết chính xác khi nào có Phán quyết Trọng tài và phán quyết này sẽ là như thế nào trong những ngày tới.

Published in Việt Nam

Dư luận trong và ngoài nước nhiều ngày nay đang quan tâm đến vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình - một doanh nhân Việt Kiều tái khởi kiện nhà nước Việt Nam, yêu cầu bồi thường hơn 1 tỷ USD bởi những oan sai.

tvb1

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh do ông Bình gửi RFA.

Ông Trịnh Vĩnh Bình - một Việt kiều có quốc tịch Hà Lan, đầu những năm 1990 đã đem theo tiền và vàng về Việt Nam đầu tư, theo sự khuyến khích và giúp đỡ ban đầu của Chính phủ Việt Nam. Công việc làm ăn của ông gặt được nhiều thành công, mở rộng nhanh chóng. Cho đến năm 1996, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt giữ ông với nhiều cáo buộc, trong đó có trốn thuế, hối lộ, và kinh doanh địa ốc trái pháp luật.

Ngay khi sự việc trên xảy ra, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hết sức quan tâm, đặc biệt là những Việt kiều có ý định về nước đầu tư.

Giáo sư Nguyễn Vi Khải - thành viên Ban nghiên cứu, cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó, hiện là Viện phó Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) cho biết, Ban nghiên cứu của ông đã có ý kiến, kiến nghị tới Thủ tướng Phan Văn Khải về sự việc của ông Trịnh Vĩnh Bình, nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, môi trường đầu tư tại Việt Nam, đánh mất cơ hội hội nhập quốc tế.

"Thủ tướng có văn bản gửi xuống cho các ngành an ninh, Bộ trưởng công an lúc đó là ông Lê Minh Hương, để xem xét sự việc và tìm nguyên nhân giải quyết theo luật pháp. Khoảng hai lần Thủ tướng yêu cầu Bộ Công An giải trình".

Tuy có ý kiến của Thủ tướng và sự lên tiếng của nhiều quan chức cấp cao trong bộ máy khi đó, như Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, nhưng phía cơ quan điều tra - công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan tư pháp đã xử lý vụ việc bất lợi, tuyên ông Trịnh Vĩnh Bình có tội, phải chịu mức án 11 năm tù và tịch thu toàn bộ tài sản sau 2 lần xét xử.

Giáo sư Vi Khải đánh giá về hệ thống tư pháp Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng tại thời điểm xét xử vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình là áp dụng "án bỏ túi" :

"Cho nên cái án ở Việt Nam xử kiểu gì cũng được. Chánh án Trịnh Hồng Dư cùng thời với tôi nói xử liểu gì cũng được. Án tại hồ sơ, trọng chứng không trọng cung".

Cũng trong thời điểm đó, tại Hà Lan, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Amsterdam trở thành vị đại sứ "đứng giữa hai làn đạn". Ông ví công việc của ông như những vị sứ thần thời phong kiến, vừa không được làm nhục mệnh vua, ảnh hưởng đến uy tín của triều đình. Khi xảy ra vụ việc của ông Bình, Tiến sĩ Thắng vừa phải làm theo chỉ thị từ trong nước, vừa phải làm sao để tránh ảnh hưởng đến quốc thể, bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo ông Thắng, quan điểm của chính phủ Việt Nam khi đó là không thống nhất.

"Thực ra tôi đứng giữa hai làn đạn. Mình là đại sứ của Việt Nam mình phải truyền đạt lại cái chỉ thị, chỉ đạo trong nước, đồng thời mình lại là cái cần ăng ten truyền lại trong nước biết ý kiến, phản ứng từ phía Hà Lan. Thực tế mà nói thì không dễ dàng và gặp rất nhiều xung đột, mâu thuẫn".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng hồi tưởng lại, phản ứng của Chính phủ Hà Lan khi đó rất gay gắt, yêu cầu chính quyền Việt Nam phải xét xử lại, không được thực thi phán quyết bất lợi đối với ông Trịnh Vĩnh Bình, và phải thực thi đúng cam kết bảo hộ đầu tư song phương. Trên thực tế, vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình khi đó ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan, mà theo Tiến sĩ Thắng là hệ luỵ "hữu hình và vô hình".

"Phải nói rằng việc trao đổi cấp cao thực hiện thoả thuận về kinh tế thời bấy giờ có những cái khó khăn, đặc biệt là vấn đề thương mại. Có những đàm phán hai bên bị gác lại.

Tất nhiên không phải trực tiếp nhưng gián tiếp thì lúc bấy giờ các doanh nghiệp bắt đầu làm quen với thị trường Hà Lan và EU nhưng vụ án đó khiến cả hai bên rất khó triển khai các thỏa thuận. Phía Hà Lan họ sợ xảy ra những vụ tương tự. Đó là những khó khăn hữu hình, còn khó khăn vô hình và lòng tin và tình hữu nghị giữa hai nước có giảm sút".

Cho đến năm 2000, ông Trịnh Vĩnh Bình rời khỏi Việt Nam, trở về Hà Lan và tiến hành khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra toà án tại Thuỵ Điển năm 2003, với sự giúp đỡ của hãng luật Covington Burling của Mỹ. Sau đó, năm 2006, ông Bình và Chính phủ Việt Nam đạt được thoả thuận ngoài toà, ký tại Singapore. Chính phủ Việt Nam chấp thuận xóa án cho ông Bình, bồi thường 15 triệu USD và trả lại toàn bộ tài sản cho ông Bình. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.

"Trên thực tế, Việt Nam đã có xử lý, tức là cách nay hơn chục năm thì cũng đã xử một số người, một số vào tù đã hóa điên... tức là có xử lý nhưng xử lý đến đâu, đã triệt để chưa, ổn thỏa chứa thì tôi nghĩ là chưa vì ông Bình vẫn muốn đưa vụ này ra ánh sáng một lần nữa".

Tháng 1/2015, ông Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện Chính phủ Việt Nam lên Trung tâm Trọng tài quốc tế, trụ sở tại Paris, với lý do chính phủ Việt Nam không thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận 2005 và đòi chính phủ Việt Nam bồi thường ít nhất 1,25 tỷ USD.

"Cái lý do mà anh ấy kiện lại thì hóa ra là việc xét xử không công bằng. Ngoài việc đền bù thì tài sản của ông ấy đã không được trả lại. Tài sản không nhỏ nên ông Bình bức xúc và kiện ra Tòa án Quốc tế".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng phân tích kỹ hơn về nguyên nhân này, Phía chính phủ Việt Nam đã đồng ý trả ông Bình tài sản "theo cách hợp lý" và khó thực hiện bởi điều này.

"Tôi nghĩ là, chỉ một cái chữ thêm bớt trong thoả thuận hợp lý ,mà cái giá của cái bổ sung thêm 1 tỷ, đây là cái giá quá đoau xót cho cả hai bên. Bây giờ rất khó cho Vn để hoàn tghanh2 trách nhiệm trong vụ kiện này.

Ngày 21/8/2017, phiên xử đầu tiên của vụ kiện diễn ra tại Paris. Giáo sư Nguyễn Vi Khải tiên lượng, tuy kết quả thắng cuộc của ông Trịnh Vĩnh Bình là "mong manh", nhưng vẫn có "hệ luỵ nguy hiểm" đối với Việt Nam.

"Nếu như mà nhìn xa, thì hệ luỵ rất nguy hiểm, bởi vì người ta sẽ coi nền chính trị của Việt Nam nói chung và nên tư pháp, lập pháp của Việt Nam là không minh bạch, độc quyền trong kinh doanh. Điều này làm Việt Nam mất uy tín trong quá trình hội nhập".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, đây là vụ "đại án xuyên thế kỷ", thắng thua trong phiên toà là một chuyện, nhưng cả bên nguyên đơn và bên bị đơn đều chịu những nối đau và thiệt hại.

"Ông Bình cả cuộc đời đã thất bại ở Việt Nam. Tôi có nghe một phỏng vấn là bây giờ có cho tiền ông cũng không trở lại. Về phía Việt Nam thì ảnh hưởng rất xấu về môi trường đầu tư, rất đau xót với Việt Nam".

Một số nhà quan sát cho rằng dù phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Paris có ra sao, thì hình ảnh và uy tín về môi trường đầu tư của Việt Nam đối với thế giới sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt, khi Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu, cần sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế khi đăng cai Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017 và hàng loạt vấn đề đối ngoại khác.

Published in Việt Nam

Vụ án nhà kinh doanh Trnh Vĩnh Bình khi kin chính quyn Vit Nam được Tòa án Trng tài quc tế ca Phòng Thương mi Quc tế (ICC–International Chamber of Commerce), xét x ti Paris t ngày 21/8, đang làm xôn xao dư lun nước Pháp.

icc1

Tòa Trọng Tài Quc Tế - ICC - International Chamber of Commerce.

Báo chí Pháp cho biết ICC được thành lp gn 100 năm, t năm 1923, cùng vi cơ quan ph thuc là Tòa án Trng tài Quc tế do ICC ch đnh Hội Đng Trng tài đ xét x các v án liên quan đến buôn bán và kinh doanh quc tế theo Lut quc tế và các hp đng tha thun gia các quc gia và các nhà kinh doanh ca 137 quc gia đã chính thc tham gia ICC. Vit Nam là mt nước tham gia ICC.

Tòa án Trong tài quốc tế hàng năm thụ lý và xét x hàng nghìn v kin cáo, và tuyên án ca Tòa là bt buc các bên phi tuân theo. Riêng trong năm 2016, Tòa th lý và xét x 966 v án kinh tế và tài chính.

Các phiên tòa có khi ngắn vài ngày, có khi kéo dài đến mươi hôm do phi thm tra, đi chiếu, tranh tng các bên, mi bên đu thuê nhng công ty pháp lut và lut sư tài gii nht.

Vụ án Trnh Vĩnh Bình kin Nhà nước Vit Nam được Mng Đi thai trong nước và đài VOA Hoa Kỳ đăng bài nhiu kỳ, t li khá chi tiết v v án lớn. Ông Trnh Vĩnh Bình cũng tr li nhiu cuc phng vn dài, ln này ông đòi Nhà nước Vit Nam đn bù thit hi v kinh tế tài chính, thêm đn bù nhng năm tháng b tù đy ác nghit, trong phòng ti thiếu dưỡng khí, b cùm tay, không cho tm ra gia mùa Hè.

Sáng 21 và 22/8 chúng tôi đến trước tr s Tòa Trng Tài Quc Tế, ti 112, đường Kleber, Qun XIV gia Paris, khi Tòa đang làm vic nhng bui đu, nghe kín 2 bên trình bày. Mt s bà con người Vit Pháp, đến t CHLB Đc, Hà Lan… mang c Vit Nam Cộng Hòa và biu ng đòi công bng cho doanh nhân Trnh Vĩnh Bình. Bà con sau đó ghé các quán cà phê, bàn lun sôi ni v v án này, hy vng Tòa s m công khai nhng phiên cui. Nhiu bn tr gii thích v án cho các bn Pháp quan tâm.

Trên đại th, có nhng nhn đnh, phán đoán như sau.

Qua vụ án ln x gia th đô Ánh Sáng Paris, các nhược đim ca chế đ đc đng toàn tr kiu vô sn chuyên chính s được phơi bày nguyên vn. Nn tham nhũng dưới nhiu hình thc - trng trn, công khai, thành tng nhóm lợi ích ở các đa phương là ph biến, mang tính cht mafia, khinh thường lut pháp sut hàng chc năm, ngày mt nng n hơn.

Nền tư pháp do đng lũng đon nm cht là công c đ chà đp công lý và quyn li hp pháp ca công dân, ca các nhà kinh doanh. Các cường hào mi - quan chc cng sn tham ăn vô - lăm le cướp tin ca, cướp đt, cướp nhà, cướp rung vườn, vàng bc ca quý ca nhân dân, giúp nhau tu tán nhanh, truyn tay nhau nhanh đ mt tăm tích.

Điều bi đát nht là ca ci tham ô cc ln này đu biệt tăm biệt tích, phân tán, tan nát không sao truy ra đ thu hi, dù ch mt phn nh.

Cuối cùng là dân đen phi è lưng gánh chu hết. H đã mt mt phn tài sn lương thin ca mình, nay mi khon tin pht ln hàng t hay vài t đô la đn bù cho nhà kinh doanh họ Trnh cũng s ly t ngân sách quc gia, là m hôi nước mt ca hàng chc triu lao đng, nông dân, trí thc lương thin, b bóc lt mt ln na trong khi bn tham nhũng xưa và nay vn sng nhn nhơ, phè phn trong các bit th xa hoa sang trng. Hai lần bt công !

Trong thời hi nhp hơn 40 năm nay, chế đ và Nhà nước Vit Nam đã được hưởng nhiu điu li ln, vài trăm t đôla FDI và ODA, thì nay t phi được giáo dc chu đáo đ m mt thy tht rõ thế nào là nn pháp quyn quc tế, thế nào là mt nền tư pháp nghiêm minh, đc lp, công bng cho mi người.

Một chế đ c h, vô pháp, vô đo, ti tăm đã đến lúc phi cáo chung, nhường ch cho mt chế đô dân ch - pháp quyn, nghiêm minh, trong sch, xng đáng vi dân tc vn chung công bng và lòng nhân ái.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 23/08/2017

Published in Diễn đàn

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định tái khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris.

Ông Trịnh Vĩnh Bình.

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Courtesy of Trinh Vĩnh Bình

Khởi kiện lần đầu

Ông Trịnh Vĩnh Bình đến Hà Lan tháng 9 năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia thành đạt tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan” trở về nước năm 1990 để đầu tư. Sau 6 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp rất thành công. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, an ninh Việt Nam đã vào các công ty ông lấy tất cả tư liệu, tài sản. Ông bị tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông trốn ra ngoài và vượt biên lần nữa về Hà Lan. Hồi tưởng lại thời gian này, ông Bình tâm sự :

“Cái đó thì phải nói thật là khủng khiếp… Khi phải nói tới đoạn này tôi cảm thấy xúc động. Xúc động vì tôi thấy chính phủ Việt Nam đối xử với một Việt kiều một cách tàn nhẫn như vậy. Tàn nhẫn đến độ người ngoài không thể tưởng tượng được. Trước đây tôi từng đọc những sách về tù cải tạo, nhưng mà riêng về tôi, tôi thấy chuyện này quá khủng khiếp ! Họ cho mình vào một cái phòng thiếu oxy đã được thiết lập sẵn để cho mình ngộp, để mình khủng hoảng, mình sợ để mình ký nhận một cái gì đó có tội mặc dù mình không có tội. Ngoài ra, họ còn dùng còng sắt còng vào hai chân, đến khi đi tiểu đi tiện, mình phải bò lại một lỗ cống chứ không đi được, làm sao đi được ? Họ cũng không cho nước. Thời gian mấy chục năm ở xứ hàn đới (Hà Lan) nếu mà ở một xứ nhiệt đới một ngày không tắm là có thể lên sốt, chết liền ! Đây là những cái khủng khiếp nhất, còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ nói như vậy thôi !”.

Sau khi ra đến hải ngoại, năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ nhất tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển về việc nhà nước Việt Nam vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại. Vụ kiện lẽ ra sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế tại Stockholm, Thụy Điển tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006. Trong thỏa thuận này, về phía nhà nước Việt Nam đã cam kết :

- Việt Nam bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa

- Miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình

- Trả lại toàn bộ tài sản cho ông Trịnh Vĩnh Bình

- Tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư

Về phía ông Trịnh Vĩnh Bình :

- Ngưng phiên tòa quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển)

- Không tiết lộ về nội dung thỏa thuận với các cơ quan truyền thông

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ đúng lời hứa là không tiết lộ với truyền thông bất cứ chi tiết nào về thỏa thuận hai bên này và cũng đã trở lại Việt Nam đầu tư với tâm nguyện xây dựng đất nước. Ông chia sẻ :

“Nhưng phải nói là lúc đó tôi còn đặt hết Kỳ vọng là mình trở về mình khôi phục lại. Lúc còn ở Hà Lan, tôi đã có tâm nguyện trở về đầu tư tại Việt Nam. Đang sống vững vàng tại Hà Lan, tại sao lại về cho nó nguy hiểm, cho nó cực ? Vì tôi nghĩ : Lá rụng về cội, lớn tuổi rồi, muốn giúp cho kinh tế khá lên. Cho đến giờ phút này, mình thấy lạ là ở Việt Nam cũng không thấy được họ làm như vậy là họ phá hoại những người có tấm lòng muốn giúp cho quê hương, đất nước”.

Khởi kiện lần hai

Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết. Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai, ông cho biết thêm :

“Có một điểm nhất quán giữa hai vụ kiện là : tôi kiện chính phủ Việt Nam lần thứ nhất là vì lý do đòi bồi thường tài sản, trong đó có vấn đề bồi thường nhân thân : nhốt tôi oan. Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. Tôi đọc trong một hồ sơ tôi thấy có những điểm rất là tệ. Khi họ đến công ty tôi thì họ ập vào phòng riêng của tôi. Trong đó có mấy cái két sắt, trong đó tôi giữ những đồ cổ do tàu Âu Châu chở đồ sành sứ của Trung Quốc bị chìm ở hòn Cao, đồ sành sứ do tàu chìm, trong đó họ lấy đi 394 món của tôi. Bên Bộ Tư Pháp Việt Nam nói : phần này có thể trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng với điều kiện ông phải chứng minh đây là tài sản hợp pháp”.

Cong-Ty-Binh-Chau-cua-TVB-truoc-khi-bi-tich-thu

Công ty Bình Châu của ông Trịnh Vĩnh Bình trước khi bị tịch thu. Courtesy of Trịnh Vĩnh Bình

Rất bất bình trước cáo buộc vô lý này, ông Trịnh Vĩnh Bình nói :

“Tôi không biết họ có còn nhân tính hay không nữa ? Trước khi anh vào nhà tôi, anh muốn lấy một cái chén, một cái ly, một món đồ nào đó thì anh phải chứng minh đó là món đồ phạm pháp, đồ ăn cắp. Còn một khi anh đã lấy đi rồi anh bắt tôi chứng minh là đồ hợp pháp ? Đồ trong nhà tôi là đồ hợp pháp. Chứng minh đó là đồ phạm pháp để lấy đi là trách nhiệm của quý anh. Muốn lấy đồ của người khác đi thì cơ quan công quyền phải chứng minh đó là đồ phạm pháp. Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh đó là hợp pháp. Quý vị đã thấy lòng tham lam của quan chức Việt Nam như thế nào. Sự vô nhân tính của họ như vậy. Nói đến đây tôi rất là bức xúc. Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2 !”.

Tháng 4 năm 2014. Ông Trịnh Vĩnh Bình mướn văn phòng luật sư King & Spalding LLP, một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ, kiện Việt Nam ra tòa án Quốc tế. Đây là lần đầu tiên, một cá nhận kiện nhà nước Việt Nam phải vào ghế bị cáo ở tòa án Quốc tế.

Ngày 21/8/2017, tòa án quốc tế sẽ xét vụ án này tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường vì :

- Vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hà Lan – Việt Nam (BIT)

- Vi phạm Nhân quyền : nhốt người oan sai

Luật quốc tế

Năm 2013, một sinh viên tên Daniel Chong đã được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường 4 triệu vì bị bỏ quên trong nhà giam 4 ngày. Với tiền lệ này thì trường hợp của ông Bình, chỉ riêng phần bị giam giữ oan, số tiền bồi thường có thể lên đến trên 700 triệu USD. Nếu góp tất cả các tài sản bị mất mát và các thiệt hại khác thì con số bồi thường có thể lên đến một vài tỉ đô-la. Ông nói :

“Trước nhất, nói đến con số thì cho đến giờ này, không ngoại lệ khi mà giờ cuối chúng tôi tái đánh giá lại tài sản của chúng tôi thì con số mà chúng tôi đòi đã trên 1 tỷ (đô la) rồi. Nhưng quyền quyết định là của tòa án quốc tế. Chúng tôi đòi dựa theo chứng cứ là tài sản đã bị mất của chúng tôi”.

Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng cho biết tổ hợp luật sư đã kết luận về hồ sơ phản hồi gồm 326 trang của bên nguyên đơn như sau :

“Phía luật sư họ kết luận thế này : Trong vụ án của ông Trịnh phía Việt Nam đã vi phạm, có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng và vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp Quốc tế”.

Theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tại bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt. Ông nói :

“Điểm này là điểm đương nhiên ! Ở tòa án quốc tế thì luật sư cả hai phía vận dụng những án lệ trước đây của các tòa án quốc tế. Họ vận dụng những vụ vi phạm hoặc không vi phạm để đưa vào tòa án quốc tế. Ở Việt Nam thì dựa vào những chỗ không vi phạm để cãi, còn mình thì dựa vào những chỗ vi phạm. Đương nhiên, khi đưa vụ án ra quốc tế thì trở thành tư liệu về án. Mà khi đã tuyên rồi thì trở thành những án lệ, không thể xóa được, tức là muôn đời không xóa được.

Cái án lệ này sẽ cung cấp cho những trường Đại học Luật, những viện học Luật và những văn phòng luật sư quốc tế, những văn phòng luật họ bắt đầu nghiên cứu, kể cả những người đam mê về luật. Đây có thể nói là một án lệ.

Rồi còn những vị, dù cho tù cải tạo hay là gì đều có những cái tương đồng, những vi phạm, có người bỗng dưng bị bắt. Và chính phủ Việt Nam vi phạm về quyền con người, vi phạm luật pháp quốc tế thì đều có quyền đi kiện. Tập họp lại kiện”.

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Việt Nam bị một cá nhân kiện ra tòa 2 lần. Vụ án ngày 21 tháng 8 tới đây sẽ phơi bày ra trước ánh sáng công luận nhiều mảng tối của những vụ tham nhũng, hối lộ, những thủ đoạn chèn ép, lừa đảo, tịch thu tài sản để ăn chia bất hợp pháp của những quan chức công quyền trong chế độ hiện hành.

Tường An, thông tín viên RFA

*****************

Chính phủ CSVN đang lao đao khốn đốn khi bị Việt Kiều Trịnh Vĩnh Bình kiện ra tòa án quốc tế

Nguồn : 108Tv Channel, 12/07/2017

Published in Diễn đàn