Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

31/08/2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam trước Tòa án thương mại quốc tế

Tổng hợp

Chính phủ Việt Nam chờ phán quyết về vụ Trịnh Vĩnh Bình (RFA, 31/08/2017)

Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng, trả lời báo Tuổi Trẻ trong nước tại cuộc họp báo vào chiều ngày 30 tháng 8 rằng Việt Nam đang chờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1 tỷ 250 triệu đô la.

tvb1

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh do ông Bình gửi RFA

Đây được cho là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam chính thức lên tiếng về vụ xử kéo dài từ ngày 21 đến 27 tháng 8 vừa qua tại Paris, Pháp.

Đài Á Châu Tự Do có tường thuật liên quan về phiên xử. Tin cho biết cả hai phía nguyên đơn và bị đơn đều đang chờ đợi phán quyết của tòa và không được thông tin gì.

Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam nói rằng quan điểm của Hà Nội là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Xin được nhắc tóm tắt vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng Tài Thương Mại Quốc Tế như sau : vào đầu những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư vào một số dự án ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam.

Năm 1998, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bắt ông Trịnh Vĩnh Bình với cáo buộc đưa hối lộ và vi phạm các qui định về quản lý-bảo vệ đất đai. Năm sau ông bị tuyên án 11 năm tù. Tòa buộc ông Trịnh Vĩnh Bình phải đóng tiền phạt và toàn bộ tài sản của ông ở Việt Nam lúc đó bị tịch thu. Vào năm 2000, ông vượt thoát khỏi Việt Nam trở về lại Hà Lan.

Năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la.

Tuy nhiên vào năm 2006, tại Singapore Việt Nam thương lượng với ông này ngưng vụ kiện và cam kết trả lại tài sản cũng như tạo điều kiện để ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại đầu tư ở Việt Nam…

Những cam kết không được phía Việt Nam thực hiện nên đến năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định kiện Việt Nam lại lần nữa. Và lần này ông thuê Hãng luật Hoa Kỳ King & Spalding LLP cãi cho ông.

*******************

Phát biểu đầu tiên của Việt Nam về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình (VOA, 30/08/2017)

Một đi din ca Chính ph Vit Nam, B trưởng-Ch nhim Văn phòng Chính ph Mai Tiến Dũng, khi được hỏi về v kin Trnh Vĩnh Bình hôm 30/8, khng đnh quan đim ca Th tướng Vit Nam là "to môi trường bình đng cho các doanh nghip làm ăn ti Vit Nam".

tvb1

Ông Mai Tiến Dũng - B trưởng, Ch nhim Văn phòng Chính ph Vit Nam.

Đây là phát biểu chính thc đu tiên ca mt đương chc chính ph Vit Nam liên quan đến v kin đang gây chấn đng dư lun này.

Theo báo Dân Trí, trong cuộc hp báo Chính ph thường kỳ chiu 30/8, mt phóng viên đã đt câu hi vi ông Mai Tiến Dũng v v kin ca doanh nhân Hà Lan gc Vit, Trnh Vĩnh Bình, kin Chính ph Vit Nam ti Tòa trng tài Quc tế ti Paris, Pháp, đòi bi thường ít nht 1,25 t đôla vì đã chiếm đot tài sn và nht tù ông oan sai.

"Trong vụ này thì Tòa quc tế đang xem xét, chúng ta cũng phi đi thôi. Nhưng quan đim ca Th tướng là chúng ta to môi trường minh bch, to nim tin đối vi nhà đu tư nước ngoài", báo Dân Trí dn li ông Mai Tiến Dũng.

Cuộc hp báo din ra 3 ngày sau khi phiên x đu tiên kết thúc ti Paris hôm 27/8.

Trước đó (18/8), VOA cũng nhn được tr li tương t t Phó Phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Nguyn Phương Trà đi vi gn 10 câu hi liên quan đến v kin này rng : "Vit Nam luôn hoan nghênh và to điu kin thun li cho các nhà đu tư ti Vit Nam. Mi hot đng đu tư, kinh doanh ti Vit Nam phi tuân th các quy đnh ca pháp lut Vit Nam. Nhng hành vi vi phạm pháp lut b x lý theo đúng các quy đnh pháp lut".

Đây là lần th hai ông Trnh Vĩnh Bình kin Chính ph Vit Nam ra Tòa trng tài Quc tế.

Hiện chưa có kết qu chính thc ca v kin này.

Theo thủ tc thông thường, Tòa án Quc tế đôi khi phải mt đến vài tháng đ ngh án và đưa ra phán quyết.

Ông Trịnh Vĩnh Bình là mt doanh nhân thành công Hà Lan vi bit danh "Vua Ch Giò". Đu năm 1990, ông Bình mang gn 2,5 triu đôla và 96 kg vàng v Vit Nam đu tư theo chính sách kêu gi đu tư nước ngoài ca Chính ph Vit Nam.

Sau những thành công nhanh chóng trong kinh doanh, năm 1996, ông Trnh Vĩnh Bình b bt vi cáo buc "trn thuế". Sau đó, ông Bình b kết án 11 năm tù v ti "vi phm các quy đnh v qun lý và bo v đt đai và ti đưa hối l", b pht 400 triu đng và b tch thu tt c tài sn được cho là "sang nhượng bt hp pháp".

Trong lần kin đu tiên, ông Trnh Vĩnh Bình và Chính ph Vit Nam đã đt được mt tha thun ngoài tòa ngay trước phiên x d kiến s din ra Stockholm, Thụy Đin, vào tháng 12/2006.

Theo thỏa thun này, phía Vit Nam đng ý bi thường cho ông Bình 15 triu đôla, min án, to điu kin cho ông Bình v Vit Nam tiếp tc kinh doanh và tr li toàn b tài sn cho ông, vi điu kin ông Trnh Vĩnh Bình phi yêu cầu dng v kin và không tiết l tin tc cho truyn thông.

Phía Việt Nam sau đó đã thc hin vic bi thường, min án và cho phép ông Bình ra vào Vit Nam d dàng, nhưng không hoàn tr bt c tài sn nào cho ông. Đây là lý do mà ông Bình khi kin Chính phủ Vit Nam ln th hai.

VOA sẽ cp nht thông tin ngay khi có kết qu chính thc t nhng người trc tiếp tham gia trong phiên x kín ca v kin này. Mi quý v theo dõi thêm trên Facebook và website : voatiengviet.com/trinhvinhbinh

Khánh An

***************************

Về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Việt Nam hơn 1 tỷ USD (BBC, 29/08/2017)

Phiên xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris đã bắt đầu từ hôm 21/8/2017 và được dự trù sẽ kéo dài tới ngày 31/8 nhưng dường như đã kết thúc sớm hơn vào hôm Chủ nhật ngày 27/8.

tvb2

Ông Trịnh Vĩnh Bình vào thời điểm vê Việt Nam trong thập niên 1990

Video được đăng tải trên YouTube cho thấy ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Kiều mang quốc tịch Hà Lan, bước ra khỏi Tòa Trọng tài tại Pháp, với vẻ mặt tươi cười và hai tay giơ cao, nhưng ông từ chối không trả lời báo chí.

Số tiền mà một số nguồn tin cho hay ông Bình đang đòi chính phủ Việt Nam phải bồi thường lên tới 1,25 tỷ đô la.

Đây là lần thứ nhì ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế, khởi đầu từ tháng 1/2015 với lý do chính phủ Việt Nam đã không thực hiện các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận ngoài tòa năm 2006 trong vụ kiện lần đầu.

Khởi nguồn vụ kiện

Vụ việc có nguồn gốc từ những năm 1990-1996 khi ông Bình mang số tiền được cho là ba triệu đô la về đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai của Việt Nam.

Nhưng sau đó ông đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù vì vi phạm quy định quản lý và bảo vệ đất đai, đưa hối lộ, đồng thời bị tịch thu tài sản tại Việt Nam.

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã nộp đơn kiện phía Việt Nam ra một Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư, đặt tại Stockholm (Thụy Điển) mà theo đơn kiện khi đó, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền hơn 100 triệu USD.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt năm 2005, ông Trịnh Vĩnh Bình nói ông đã bị bỏ tù oan và tài sản của ông mang về đầu tư ở Việt Nam đã bị tịch thu trái phép trong những năm 90 vì những hành động mà ông nói là sai trái ở tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu, cáo buộc doanh nghiệp của ông trốn thuế và đầu tư bất động sản trái phép.

Vụ kiện lần đầu này dự kiến sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Stockholm xét xử vào tháng 12 năm 2006 nhưng phía nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình ngoài tòa để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006.

Theo một số tin tức cho hay thì nhà nước Việt Nam đã chấp thuận bồi thường các chi phí phát sinh việc theo đuổi phiên tòa, miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình, hứa trả lại toàn bộ tài sản của ông và tạo điều kiện cho ông trở lại Việt Nam đầu tư.

Tuy nhiên, theo ông Trịnh Vĩnh Bình trả lời truyền thông, vì phía Việt Nam đã không thực hiện cam kết trả lại tài sản cho ông, đã buộc ông phải khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai này.

Không ràng buộc nên không thực thi ?

Vì Thỏa thuận giữa ông Trịnh Vĩnh Bình và Việt Nam được dàn xếp tại Singpapore là không ràng buộc nên có lẽ vì thế phía Việt Nam đã không thực thi các cam kết này kể từ năm 2006 dẫn tới việc ông Bình phải đưa Việt Nam ra Tòa trọng tài quốc tế lần hai này.

Lần này, vụ việc thu hút một số sự chú ý của các nhà báo tại Việt Nam, những người còn nhớ về vụ việc xảy ra đã khá lâu này.

Cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế có viết trên Facebook cá nhân :

"Vụ này nhiều người thấy trước, đã cảnh báo, nhưng không ăn thua. Bạn tôi, anh Nguyễn Trọng Minh, Chủ Tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng bị "vạ lây" vì đã viết một tâm thư gởi Bộ Chính Trị nói về vụ này".

Ông Nguyễn Công Khế đăng lại một bài của nhà báo Hoàng Hải Vân 'Nhớ lại vụ Trịnh Vĩnh Bình', trong đó có nội dung rằng :

"Hồi diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình, các báo khác tôi không theo dõi kỹ nên không dám bình luận, nhưng riêng Thanh Niên là tờ báo trước sau không đồng tình với bản án".

Còn blogger Phạm Lê Vương Các viết trên trang Facebook của ông :

"Lưu ý rằng việc Chính phủ cam kết trả lại tài sản "hợp lý" cho ông Bình theo như Thoả thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006 không phải là một bản án được phán quyết của Tòa Trọng tài Singapore, mà nó chỉ là sự thỏa thuận riêng tư giữa ông Bình với Chính phủ Việt Nam dưới sự hòa giải của Tòa trọng tài.

"Nói dễ hiểu sự thỏa thuận này được thiết lập ở giai đoạn "tiền tố tụng" - tức tòa trọng tài chuẩn bị xử, hai bên đã đồng ý thỏa thuận tự cam kết giải quyết với nhau thì Tòa sẽ ngưng xử.

"Vì vậy, thỏa thuận này sẽ không được xem là một bản án của Tòa trọng tài để được áp dụng hình thức chế tài được hỗ trợ thực hiện bởi bên thứ ba.

"Có lẽ không có chế tài bởi bên thứ ba là lý do để Chính phủ "lơ là" không thực hiện đầy đủ cam kết của mình đối với ông Bình, và nó giải thích cho vìệc ông Bình sau này nói rằng mình đã bị lừa là vậy. Thực tế là ông Bình không thể nhờ một bên thứ ba chế tài Chính Phủ Việt Nam để thi hành Thỏa thuận đã ký ở Singapore.

"Vì vậy không còn cách nào khác ông Bình phải đi kiện lại ra Tòa trọng tài nhằm có một bản án chính thức để đảm bảo cho sự chế tài được hỗ trợ bởi bên thứ ba".

1976 : Vượt biên đến Hà Lan

1980s : Trở thành doanh nhân thành đạt tại Hà Lan và được mệnh danh 'vua chả giò'

1990 : Trở về Việt Nam đầu tư

1996 : Bị chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu kết tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai", bị tịch thu tài sản, đất đai

Từng bị tạm giam và quản chế.

1999 : Bị kết án 11 năm tù.

2000 : Vượt biên sang Campuchia, trở về Hà Lan khi được tại ngoại

2005 : Kiện trước Tòa Trọng tài Quốc tế Stockhom

2006 : Thỏa thuận ngoài tòa với chính phủ Việt Nam tại Singapore

2015 : Kiện chính phủ Việt Nam tại Tòa trọng tài Quốc tế lần hai

2017 : Tòa Trọng tài Quốc tế xét xử tại Paris

Blogger Phạm Lê Vương Các cũng trích dẫn Điều 6, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt Nam-Hà Lan, đã nêu rõ : "Không một Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia" và cho rằng đây là cơ sở để cho rằng ông Trịnh Vĩnh Bình có nhiều khả năng sẽ thắng trong vụ kiện này.

Và một khi Tòa Trọng tài ở Paris đã ra phán quyết, chứ không phải dàn xếp ngoài tòa như thỏa thuận tại Singapore, thể theo đúng các thủ tục tố tụng, "nó sẽ có giá trị thi hành ở hơn 150 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước New York 1958 công nhận và thi hành phán quyết của Tòa trọng tài".

Trong trường hợp nếu thua kiện, và bên thua không tự nguyện thi hành bản án trả tiền bồi thường theo phán quyết của Tòa, thì luật sư của bên thắng kiện sẽ có quyền yêu cầu Tòa án ở các quốc gia tham gia Công ước phong tỏa tài sản của bên thua kiện trên lãnh thổ nước họ và thi hành bản án của Tòa trọng tài.

Khác biệt giữa Tòa án và Tòa Trọng tài

Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài cũng có những đặc thù khác với Tòa án truyền thống và luôn đảm bảo yếu tố bí mật của vụ việc vì thế thường xử trong phòng kín, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự và đặc biệt trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí.

Ông Nguyễn Đình Cống, một người từng là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế của Việt Nam, trên trang Facebook của mình đã chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa xử tại Tòa án và tại Tòa Trọng tài Quốc tế.

Theo ông Cống, tuy cũng được gọi là vụ kiện, có nguyên đơn và bị đơn, và mỗi bên đều có thể tự bảo vệ hoặc thuê luật sư nhưng có khác biệt như với Tòa án, thì các bên không được chọn chánh án và thẩm phản và luật do Tòa chọn, trong khi ở Tòa Trọng tài thì các bên có quyền chọn Trọng tài viên và chọn luật của các quốc gia.

Nhưng khác biệt quan trọng nhất có lẽ là không giống tòa truyền thống, bản án thường được công bố công khai "trong khi quyết định của Tòa Trọng Tài không được công bố ngay vào cuối phiên xét xử mà chỉ được công bố cho 2 bên sau một thời gian, được gọi là Phán quyết Trọng tài (không công khai)".

Đồng thời với bản án của Tòa án cấp dưới thì có thể được khiếu nại lên Tòa án cấp trên để được xét xử phúc thẩm trong khi phán quyết của Tòa Trọng tài là quyết định cuối cùng, theo ý kiến này.

Việc giữ bí mật này còn được áp dụng cả khi thi hành quyết định của Tòa Trọng tài vì thế khó có thể nói được liệu công chúng cuối cùng có được biết chính xác khi nào có Phán quyết Trọng tài và phán quyết này sẽ là như thế nào trong những ngày tới.

Quay lại trang chủ
Read 662 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)