Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một lần bị mìn nổ văng vào người và lần khác bị ngã khỏi xe bọc thép, Nguyễn Lâm Tùng đã trải qua một số trong số những trận chiến ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine. Đất nước và con người Ukraine đã trở thành một phần máu thịt của anh và các đồng đội còn thân thiết hơn cả người nhà. Giờ đang hồi phục trong bệnh viện, anh nhìn lại cuộc chiến đã thay đổi anh như thế nào nhân dịp kỉ niệm hai năm chiến sự bùng nổ.

Nguồn : VOA, 24/02/2024

Published in Video

Quc hi M chun chi quc phòng 886 t đô, trong đó có giúp Ukraine và chng Trung Quốc

Reuters, VOA, 15/12/2023

Hơn hai phn ba H vin Hoa K đã b phiếu ng h d lut chính sách quc phòng hôm 14/12, bao gm mc chi tiêu quân s hàng năm k lc 886 t đô la và cho phép các chính sách như vin tr cho Ukraine và đy lùi chng li Trung Quc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

uk1

Lãnh đo Khi Đa s Thượng vin M Chuck Schumer (phi) và lãnh đo khi Thiu s Mitch McConnell (trái) đi cùng Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy khi ông đến thăm Washington, ngày 12/12/2023, đ vn đng thêm vin tr.

H vin ng h Đo lut y quyn quc phòng quốc gia (National Defense Authorization Act - NDAA), vi t l 310 trên 118, vi s ng h mnh m t Đng Cng hòa và Đng Dân ch. Cn hơn 2/3 đa s cn thiết đ thông qua d lut trước khi gi đến Tòa Bch c đ Tng thng Joe Biden ký thành lut.

Ngoài các d lut phân b vn quy đnh mc chi tiêu ca chính ph, NDAA cho phép mi th t tăng lương cho quân đi - năm nay s là 5,2% - cho đến mua tàu, đn dược và máy bay.

Bi vì đây là mt trong s ít nhng điu lut quan trng được tr thành lut hàng năm nên các thành viên Quc hi s dng nó như mt phương tin cho nhiu sáng kiến. Nó cũng được theo dõi cht ch bi các công ty quc phòng ln, chng hn như Lockheed Martin, RTX Corp và các công ty khác nhn được hp đng ca B Quc phòng.

Cuc b phiếu cho d lut năm nay, vn dài gn 3.100 trang và chun chi mc k lc 886 t đô la, tăng 3% so vi năm ngoái, có nghĩa là Quc hi đã thông qua NDAA trong 63 năm liên tiếp.

Phiên bn cui cùng ca NDAA đã b qua các điu khon gii quyết các vn đ xã hi gây chia r, chng hn như quyn tiếp cn phá thai và đi x vi các quân nhân chuyn gii, vn đã được đưa vào phiên bn được H vin đa s thuc Đng Cng hòa thông qua trước s phn đi ca Đng Dân ch.

Thượng vin do đng Dân ch kim soát đã ng h NDAA, cũng vi đa s lưỡng đng mnh m - 87 trên 13 - vào ngày 13/12.

NDAA năm tài chính 2024 cũng bao gm vic gia hn thêm 4 tháng đi vi thm quyn theo dõi trong nước, giúp các nhà lp pháp có thêm thi gian đ ci cách hoc duy trì chương trình gi là Mc 702 ca Đo lut Theo dõi Tình báo Nước ngoài (FISA).

Điu khon đó vp phi s phn đi c Thượng vin và H vin, nhưng không đ đ làm chch hướng d lut. Thượng vin đã đánh bi n lc loi b phn m rng FISA khi NDAA vào ngày 13/12 trước khi b phiếu thông qua lut quc phòng.

H vin và Thượng vin tng thông qua phiên bn NDAA ca riêng h vào đu năm nay. D lut được thông qua trong tun này là s tha hip gia hai đng và hai vin.

D lut m rng mt bin pháp đ giúp Ukraine, Sáng kiến H tr An ninh Ukraine, đến cui năm 2026, cp 300 triu đô la cho chương trình trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9/2024 và năm tiếp theo.

Tuy nhiên, con s đó ch là rt nh so vi khon h tr 61 t đô la dành cho Ukraine mà ông Biden đã yêu cu Quc hi chp thun đ giúp đ Kyiv khi nước này chng li cuc xâm lược ca Nga bt đu vào tháng 2/2022.

Yêu cu chi tiêu khn cp đó b sa ly ti Quc hi, vì đng Cng hòa đã t chi chp thun h tr cho Ukraine nếu đng Dân ch không đng ý tht cht đáng k lut nhp cư.

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã gp các nhà lp pháp ti Đin Capitol vào ngày 12/12 đ thuyết phc chun chi khon tài tr mà ông Biden yêu cu, nhưng ông ri cuc hp mà không có cam kết ca đng Cng hòa.

Reuters

**************************

Có phải Thủ tướng Hungary Viktor Orban đang ‘tống tiền’ EU ?

Sofia Bettiza, BBC, 16/12/2023

Những diễn biến đầy kịch tính ở hội nghị thượng đỉnh Châu Âu tại Brussels, Bỉ tuần này đã gây sốc đối với cả những nhà quan sát kì cựu nhất.

uk2

Thủ tướng Hungary Viktor Orban cáo buộc Brussels nắm giữ quá nhiều quyền lực

Khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau lần cuối trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào một người : Thủ tướng Hungary, Viktor Orban.

Ông được coi là đồng minh thân cận nhất của Điện Kremlin ở Châu Âu và là nhà lãnh đạo EU duy nhất gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong năm nay.

Khi tiếng nói của ông Orban ngày càng lớn hơn với những lời đe dọa rằng ông sẽ ngăn chặn hai quyết định quan trọng về Ukraine, thì ở Brussels đã xuất hiện nhiều đồn đoán về việc các cuộc đàm phán sẽ đi đến đâu. Liệu ông Orban có làm tan vỡ thượng đỉnh không ?

Có thông tin rằng các cuộc đàm phán có thể kéo dài nhiều ngày và có thể kéo dài đến cuối tuần.

Trên đường đến Bỉ, Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo tỏ ra lạnh lùng : "Mối đe dọa từ Nga là có thật. Tôi sẵn sàng đàm phán và tôi đã mang thêm rất nhiều áo sơ mi".

Bên lề thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo EU thưởng thức bữa trưa với không khí lễ hội bao gồm món Breton, cá phi lê với các loại rau củ và bánh panettone.

Sau đó là lúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra lời kêu gọi cuối cùng thông qua một đoạn video.

uk3

Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp lên tiếng khó chịu với lập trường của ông Orban

"Mười năm trước ở Ukraine, người dân đã nổi dậy dưới lá cờ của Liên Hiệp Châu Âu… Hôm nay tôi xin nói với các bạn một điều : đừng phản bội người dân của chúng tôi và niềm tin của họ vào Châu Âu".

Nhiều giờ trôi qua. Thủ tướng Đức Olaf Scholz khoác thêm áo len bên ngoài bộ vest. Một nhà ngoại giao EU nói với tôi : "một dấu hiệu cho thấy ông ấy sẽ ở trong phòng họp lâu dài".

Sau đó, các cuộc họp về việc mở các cuộc đàm phán thành viên với Ukraine đã gặp phải trở ngại. Tình thế rơi vào bế tắc : 26 thuận 1 chống.

Đó là lúc thủ tướng Đức dẫn ông Orban vào góc phòng và đề nghị ông nên ra ngoài đi uống cà phê.

"Không ai có thể nghe thấy họ đang nói gì", một quan chức EU nói với tôi. "Nhưng không có vẻ như ông Scholz đang ra lệnh cho ông Orban. Thủ tướng Hungary tự nguyện rời đi. Ông đi vào phòng phái đoàn của mình ở cùng tầng".

Với việc ông Orban ra ngoài theo đúng nghĩa đen, 26 nhà lãnh đạo còn lại đã tiếp tục thảo luận và cuộc bỏ phiếu không gặp phản đối. Vì quyết định mở đàm phán tư cách thành viên cho Ukraine cần có sự ủng hộ nhất trí nên nếu có sự hiện diện của thủ tướng Hungary sẽ khiến điều đó sẽ không thể được thực hiện.

Sau đó, hóa ra ý tưởng để ông Orban rời phòng họp nhằm giúp cứu nỗ lực gia nhập EU của Ukraine đã được lên kế hoạch từ trước. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ý tưởng này là nỗ lực tập thể.

Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas gọi chiến lược này là "sự kiện thú vị trong sử sách". Bà nói đùa rằng một ngày nào đó bà sẽ mô tả những gì diễn ra trong hồi ký của mình.

Khi tin tức về việc đàm phán về tư cách thành viên EU của Ukraine được đưa ra, không khí trong phòng họp báo - nơi hàng trăm phóng viên quốc tế đang đưa tin về thượng đỉnh EU - đã chuyển từ tỉnh táo sang hưng phấn chỉ trong vài giây.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Charles Michel, người chủ trì cuộc họp, đã đến nói chuyện với các nhà báo - chủ yếu là để tự chúc mừng mình về "thời điểm lịch sử thể hiện sức mạnh của Liên Hiệp Châu Âu".

uk4

Ông Charles Michel chủ trì hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Châu Âu về việc Ukraine xin gia nhập EU

Ngay sau đó, ông Orban đăng một video lên mạng xã hội, mô tả quyết định này là "hoàn toàn vô nghĩa, phi lý và sai lầm".

Vậy tại sao ông lại để điều đó xảy ra ?

Thủ tướng Hungary biện minh cho quyết định bỏ phiếu trắng của mình bằng cách nói rằng ông đã "dành 8 giờ để thuyết phục họ không làm điều này". Ông cho biết các nhà lãnh đạo EU khác muốn đạt được điều đó một cách "điên cuồng", vì vậy ông đồng ý với họ rằng ông sẽ mặc kệ mối nguy hiểm và để họ tự lo liệu.

Trên thực tế, các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU là một loạt các vấn đề cần cân nhắc thận trọng và mang tính kỹ thuật. Sẽ mất nhiều năm trước khi Ukraine sẵn sàng gia nhập khối. Và ông Orban biết rằng ông vẫn còn nhiều cơ hội để ngăn chặn quá trình này.

Nhưng nếu các nhà lãnh đạo EU cho rằng Thủ tướng Hungary bất ngờ rơi vào tình thế khó khăn thì họ lại phải thất vọng.

Các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vào khoảng 02g30 sáng, sau khi ông Orban sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn quyết định cụ thể hơn và cấp bách hơn nhiều là gửi gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro (55 tỷ USD) cho Kyiv.

Đây không phải là lần đầu tiên ông sử dụng quyền phủ quyết để giành được những nhượng bộ cho Budapest - chẳng hạn như miễn trừ nhập khẩu dầu của Nga. Nhưng ông chưa bao giờ ngăn cản một thỏa thuận của EU.

Hành động của ông Orban không mấy suôn sẻ với Tổng thống Pháp Macron.

"Hungary được tôn trọng trong cuộc họp này của Hội đồng Châu Âu. [Orban] đã được lắng nghe. Sự tôn trọng này bao hàm trách nhiệm và vì vậy tôi mong đợi ở Viktor Orban trong những tháng tới rằng… ông ấy sẽ cư xử như một người Châu Âu và không bắt tiến bộ chính trị của chúng ta làm con tin", ông Macron nói.

Nhưng Balazs Orban, giám đốc chính trị của ông Viktor Orban (hai người không phải họ hàng), cho biết Hungary không tống tiền EU, và trên thực tế thì ngược lại.

uk5

Viktor Orban được coi là đồng minh của tổng thống Nga Putin và đã gặp ông ở Bắc Kinh vào tháng 10/2023

Ông ngụ ý rằng Thủ tướng Hungary sẽ chỉ bắt đầu hợp tác nếu EU giải ngân khoản tiền 20 tỷ euro cho Hungary, vốn bị đóng băng vì lo ngại về nhân quyền và tham nhũng ở nước này.

"Chúng tôi không hiểu tại sao chúng tôi không thể tiếp cận 100% nguồn vốn tài chính", ông nói thêm.

Hungary muốn có số tiền đó trước khi đồng ý chi thêm cho Ukraine.

Bất chấp kịch tính ngoại giao đằng sau hậu trường, các nhà lãnh đạo khẳng định rằng giải pháp về tiền mặt cho Ukraine có thể được giải quyết vào đầu năm tới, bằng cách đưa ông Orban vào cuộc hoặc buộc gói viện trợ cho Kyiv phải được thông qua mà không có sự ủng hộ của ông.

EU đã chuẩn bị giải quyết vấn đề phủ quyết của Hungary nếu cần thiết, chẳng hạn bằng cách cho phép tất cả các nước EU ngoại trừ Hungary cung cấp tài trợ song phương cho Ukraine ngoài ngân sách EU vào năm 2024.

Việc một quốc gia Châu Âu trì hoãn quyết định về tiền của EU không phải là chưa từng có : Các nhà ngoại giao ở Brussels đã quen với việc hỗ trợ các thỏa thuận và thỏa hiệp. Và khi nói đến Ukraine - một quốc gia bị lôi kéo vào cuộc chiến ngay trước cửa EU - khối này rất muốn chứng tỏ rằng họ sẽ sát cánh cùng Kyiv, bao lâu cũng được.

Khi được hỏi làm thế nào để thuyết phục ông Orban thay đổi lập trường về Ukraine, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cười và nói rằng ông sẵn sàng đón nhận các đề xuất.

Sofia Bettiza

Nguồn : BBC, 16/12/2023

**************************

Liên Âu bất ngờ đạt thỏa thuận mở đàm phán kết nạp Ukraine và Moldova

Trọng Nghĩa, RFI, 15/12/2023

Tại hội nghị thượng đỉnh mở ra vào hôm qua, 14/12/2023, ở Bruxelles, Liên Hiệp Châu Âu đã bất ngờ thông qua được một cách nhanh chóng thỏa thuận mở đàm phán với Ukraine để kết nạp nước này vào khối. Cho dù đã liên tiếp đe dọa sẽ dùng quyền phủ quyết bác bỏ thỏa thuận này, thủ tướng Hungary rốt cuộc đã chọn phương án không bỏ phiếu, trong lúc toàn bộ 26 thành viên còn lại đều bỏ phiếu tán đồng.

uk6

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel thông báo với giới truyền thông về việc mở đàm phán gia nhập kết nạp Ukraine và Moldova vào Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 14/12/2023. AP - Virginia Mayo

Cùng với Ukraine, Liên Hiệp Châu Âu cũng bật đèn xanh cho Moldova mở đàm phán gia nhập, đồng thời cấp cho Gruzia quy chế ứng viên vào Liên Âu.

Theo thông tín viên RFI tại Bruxelles, thỏa thuận nói trên đã đạt được một cách chóng vánh bất ngờ chỉ sau vài tiếng đồng hồ thương thuyết, trong khi mọi người lo ngại thượng đỉnh sẽ phải kéo dài với những cuộc đàm phán khó khăn với thủ tướng Hungary Viktor Orban. Dù ông Orban chưa hẳn đã chịu thua trên vấn đề Ukraine, nhưng thỏa thuận đạt được hôm qua được xem là một thành công cho Liên Hiệp Châu Âu.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet phân tích :

"Rốt cuộc ông Viktor Orban đã quyết định không phủ quyết mà sử dụng phương án được gọi ở đây là "bỏ phiếu trắng mang tính xây dựng". Thủ tướng Hungary rời phòng họp vào lúc 26 lãnh đạo còn lại quyết định cho mở đàm phán gia nhập với Ukraine.

Ông Orban vẫn coi quyết định này là một điều phi lý, nhất là vì đối với ông, Ukraine chưa đáp ứng được ba trong số bảy tiêu chí cần thiết ban đầu là quyền dành cho các nhóm thiểu số, chống tham nhũng và ảnh hưởng của những đại tài phiệt.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có một giai đoạn thứ hai, có thể là vào tháng Ba tới đây, khi một hội nghị liên chính phủ giữa 27 nước ấn định khuôn khổ các cuộc đàm phán. Điều đó đặt ra một thời hạn mới để tiếp tục đánh giá việc tuân thủ tất cả các tiêu chí sơ bộ.

Dù sao đi nữa, thỏa thuận hôm qua là một thành công đối với Liên Hiệp Châu Âu, vốn muốn gửi một tín hiệu mạnh mẽ về sự ủng hộ chính trị dành cho Ukraine, một tín hiệu gởi đến chính người dân Ukraine cũng như cho cả tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tín hiệu đó được củng cố thêm bằng quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập với Moldova và trao cho Gruzia tư cách quốc gia ứng viên vào Liên Âu".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dĩ nhiên đã thở phào nhẹ nhõm khi đón nhận tin vui từ Bruxelles. Đối với ông, đó là một "chiến thắng cho Ukraine" và "cho toàn bộ Châu Âu".

Pháp và Đức, hai đầu tàu của Liên Âu, cũng tỏ thái độ hài lòng. Đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, quyết định của Liên Âu là "phản ứng hợp lý, công bằng và cần thiết", trong lúc thủ tướng Đức nói đến một "dấu hiệu ủng hộ mạnh mẽ… mang lại một triển vọng" cho Ukraine.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, Hoa Kỳ, nước ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga cũng tuyên bố vui mừng. Trên mạng xã hội, Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Joe Biden, đã "hoan nghênh quyết định lịch sử của EU về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova".

Về phía Nga, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov hôm nay cho rằng việc kết nạp Ukraine và Moldova "sẽ gây mất ổn định" cho Liên Hiệp Châu Âu vì những nước này "không đáp ứng các tiêu chí".

Trọng Nghĩa

***********************

Kiev kêu gọi Liên Âu khẩn trương giải tỏa ngân sách viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine

Thùy Dương, RFI, 16/12/2023

Sau khi thủ tướng Hungary Viktor Orban cản trở Liên Âu trích 50 tỷ euro từ quỹ chung của khối để viện trợ cho Kiev, hôm qua 15/12/2023, Bộ Ngoại giao Ukraine ra thông cáo kêu gọi Bruxelles có biện pháp giải tỏa viện trợ 50 tỉ euro cho Ukraine ngay trong tháng Giêng 2024 để Kiev có thể nhận được khoản tiền mà Liên Âu đã hứa và càng sớm càng tốt.

u8

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc họp báo với chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tại Kiev, Ukraine, ngày 04/11/2023. AP - Efrem Lukatsky

Tại Bruxelles, hôm qua chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, cũng khẳng định bằng mọi giá sẽ tìm ra giải pháp giải tỏa viện trợ cho Ukraine.

Về phía tổng thống Ukraine, trong video thường nhật phát trên mạng xã hội, ông Zelensky khẳng định sẽ làm mọi điều trong quyền hạn của mình để đưa Ukraine trở nên mạnh mẽ hơn và tự tin hơn cả về sự ủng hộ quốc phòng, tài chính và chính trị. Tổng thống Ukraine trong những ngày qua đã liên tục có những chuyến đi đến Mỹ, Đức, và sang cả Na Uy để tìm hiếm sự trợ giúp mới về quân sự và tài chính trong bối cảnh sự hỗ trợ của Liên Âu và Mỹ trong những tháng qua có dấu hiệu chững lại do chiến tranh Gaza, trong khi Nga giành được một số ưu thế.

Thủ tướng Hungary Orban được dư luận trong nước ủng hộ

Nhìn sang Hungary, chiến lược của thủ tướng Viktor Orban tại thượng đỉnh Liên Âu vừa qua nhìn chung được người dân hoan nghênh, không chỉ là những cử tri vốn dĩ ủng hộ ông.

Từ Budapest, thông tín viên Florence La Bruyère cho biết thêm chi tiết :

"Tiền của người Hung đóng thuế sẽ không được chuyển đến Ukraine". Câu nói đắc thắng này của Viktor Orban, người đã chặn viện trợ của Châu Âu cho Ukraine, xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông mà thủ tướng Hungary kiểm soát.

Mandiner, một tờ báo bảo thủ chạy tựa "Viktor Orban đã thắng trên mọi mặt". Trên kênh truyền hình công, một nhà phân tích ủng hộ quan điểm của thủ tướng : "Chúng ta không thể mở các cuộc đàm phán với Ukraine. Trong hoàn cảnh bình thường, Ukraine dường như cũng không đủ điều kiện là ứng viên gia nhập khối, huống hồ là vào thời chiến !"

Ilona, một người dân Budapest ủng hộ Viktor Orban, hoàn toàn đồng ý với thủ tướng. Bà nói : "Thủ tướng rất kiên quyết. Ông ấy có thể trông thấy trước nhiều điều. Cho Ukraine gia nhập Liên Âu quả là một ý tướng kỳ quặc của Bruxelles. Ukraine đang bị tàn phá. Liên Âu không thể kiếm soát tình hình".

Ngay cả những người đối lập với Viktor Orban cũng tỏ vẻ hoài nghi (về việc để Ukraine gia nhập Liên Âu). Balazs, một người không muốn chúng tôi ghi âm câu trả lời, cho rằng nếu Ukraine gia nhập Liên Âu thì sẽ gây ra nhiều vấn đề. Ông nói : "Ukraine cũng như Hungary thôi, mà Bruxelles thì đã có quá nhiều vấn đề với Hungary rồi".

Thùy Dương

****************************

Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của Liên Âu cho Ukraine

Phan Minh, RFI, 15/12/2023

Mặc dù đạt được thỏa thuận mở các cuộc đàm phán kết nạp Ukraine, nhưng các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, 14/12/2023, đã không thuyết phục được thủ tướng Hungary Viktor Orban bật đèn xanh trong việc trích 50 tỷ euro từ quỹ chung của khối để viện trợ cho Kiev.

uk77

Một số nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đang trao đổi với nhau trong ngày đầu họp thượng đỉnh tại Bruxelles, Bỉ, 14/12/2023. Reuters – Yves Herman

Từ Bruxelles, đặc phái viên Daniel Vallot giải thích :

Viktor Orban tỏ ra cứng rắn về khoản hỗ trợ tài chính khi ông muốn các nước thành viên viện trợ trực tiếp cho Ukraine mà không thông qua quỹ chung của khối. Điều này rất khó thực hiện và nhất là sẽ khiến Kiev chịu nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, Charles Michel, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, đêm qua cho biết các cuộc thảo luận mới về vấn đề này sẽ được tiến hành vào đầu năm tới.

Mặc dù vấp phải sự cản trở của thủ tướng Hungary, các nhà lãnh đạo Châu Âu mong muốn gửi một thông điệp ủng hộ rõ ràng tới Ukraine, vào thời điểm hết sức quan trọng, khi nước này đang phải đối mặt với khó khăn kép : phản công thất bại và hỗ trợ tài chính của Mỹ dường như chững lại, một tin xấu đối với Volodymyr Zelensky.

Tuy nhiên, tổng thống Ukraine hôm qua đã phát biểu qua video với các nhà lãnh đạo Châu Âu và đạt được điều quan trọng nhất mang tính biểu tượng, đó là việc khởi động các cuộc đàm phán để Ukraine gia nhập Liên Âu - điều mà cho đến 24 giờ trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc, mọi người vẫn không nghĩ là có thể thực hiện được.

Phan Minh

Published in Quốc tế

Nguồn : Người Việt Channel, 04/10/2023

Published in Video

Lộ mặt thật sau cuộc xâm lăng, các dân biểu Ukraine thân Nga vẫn an nhiên tự tại

Le Figaro ngày 02/08/2022 nói về cuộc sống hiện nay của những dân biểu Ukraine thân Nga. Sau khi quân Nga tràn sang, một số chạy sang phía kẻ thù, số khác vẫn ở lại Quốc hội.

thannga1

Ảnh tư liệu : Tài phiệt Ukraine Viktor Medvedchuk (giữa), lãnh đạo đảng OPZJ phát biểu tại trụ sở sau cuộc bầu cử Quốc hội ở Kiev ngày 21/07/2019. AP - Efrem Lukatsky

Những nhân vật hy vọng có chân trong chính quyền bù nhìn

Trên một đại lộ nhộn nhịp ở trung tâm Kiev, khó thể tìm được trụ sở của đảng "Nền tảng đối lập – Vì cuộc sống" (OPZJ), một tòa nhà không bảng hiệu. Khi nhà báo Pháp hỏi đường, một người láng giềng đã trả lời : "Những kẻ đó lẽ ra đã phải vào tù". Phải nói rằng đảng thân Nga không được mấy cảm tình tại Ukraine, với những nhân vật được cho là sẽ lên làm lãnh đạo một chính phủ ngụy quyền – trong tính toán của Kremlin chiếm được Kiev chỉ trong ba ngày.

Vào thời điểm trước cuộc xâm lăng, các đảng thân Nga là lực lượng đối lập thứ nhì trong Rada (Quốc hội Ukraine) với 44/423 dân biểu. Ngay trước khi những quả bom Nga rơi đầy xuống các thành phố Ukraine tháng 2/2022, họ vẫn không ngừng kêu gọi thương lượng và tổng tuyển cử. Nhưng chỉ trong một đêm, tất cả đã đảo lộn. Dân chúng nhìn Moskva bằng cặp mắt khác, kể cả tại miền đông nói tiếng Nga. Hội đồng An ninh Quốc gia cho ngưng hoạt động tất cả lực lượng chính trị có liên quan đến Nga, và tháng 6/2022 một đạo luật chính thức cấm hoạt động.

Dân biểu thân Nga kêu gọi thả bom nguyên tử xuống Kiev

Mỗi một người trong số 44 dân biểu thân Nga trên đây có cuộc sống khác nhau trong chiến tranh, khoảng 12 người rời Ukraine trước khi quân Nga tràn sang. Dân biểu Ilya Kiva một ngày trước cuộc xâm lăng đã loan báo trong một video bằng tiếng Nga "Nhân dân Ukraine cần được giải phóng". Nay đã bị tước tư cách dân biểu và bị truy nã, ông ta sống thoải mái trong một thành phố dành riêng cho giới tinh hoa ở gần Moskva, hoặc ở Tây Ban Nha, di chuyển bằng xe địa hình chống đạn. Từ một phòng tập thể thao hay sân golf, Kiva gởi đi những video đả kích Ukraine, thậm chí kêu gọi thả bom nguyên tử xuống Kiev.

Dù nam giới từ 18 đến 60 tuổi bị cấm ra khỏi nước, nhưng những dân biểu khác kín tiếng hơn vẫn đang sống ở nước ngoài, như Serhiy Lyovoshkin, Vadym Stolar, Ihor Abramovich. Tờ báo Ukrainska Pravda gọi đó là "tiểu đoàn Monaco" - những chính khách và doanh nhân Ukraine sống lưu vong một cách đế vương ở vùng Côte d’Azur (Pháp). Tháng 6/2022, tờ Nice Matin còn thuật lại vụ một người trong số này đã dùng chất nổ để đào hồ bơi trong biệt thự ở Cap Ferrat.

Lợi dụng dân chủ để phá hoại dân chủ

Nhưng không phải ai cũng gặp may. Tài phiệt Viktor Medvedchuk, chủ tịch đảng đã chạy trốn được trong những điều kiện mờ ám tháng 3/2022 dù bị quản thúc vì "phản quốc", rồi bị tình báo Ukraine bắt lại được vào tháng 4/2022. Sau nhiều tháng thương lượng, người cha đỡ đầu của con gái Putin đã được trao đổi lấy các chiến binh Azov ở Mariupol,

Tổng cộng trong số 19 dân biểu đã bị bãi miễn có 11 người của OPZJ, số khác vẫn giữ nguyên tư cách dù ở nước ngoài. Hơn phân nửa dân chúng muốn tước quyền tất cả những đại biểu này, nhưng các điều kiện ở Ukraine rất nghiêm ngặt : chỉ khi nào dân biểu mất tích, qua đời, bỏ quốc tịch hay có lệnh của tòa án. Nhà phân tích Oleksandr Salizhenko của tổ chức Chesno chuyên về minh bạch chính trị cho biết : "Trong thời gian chờ phiên tòa, có thể lên đến Tòa án Nhân quyền Châu Âu, dân biểu vẫn có được mọi quyền lực liên quan đến vai trò của mình, được dự họp và biết được các bí mật Nhà nước…".

Nhà chính trị học Volodymyr Fessenko nói : "Điều này chứng tỏ Ukraine là một quốc gia dân chủ, nhưng lại đặt ra vấn đề về an ninh". Cơ quan Chesno đã tổ chức một cuộc triển lãm trên mạng, tập hợp những truyền đơn, áp-phích tuyên truyền của nhiều đảng phái thân Nga kể từ 1991. Triển lãm này cho thấy "Trong suốt nhiều năm dài, những thông điệp của họ không hề khác với tuyên truyền của quân đội thù địch đã tràn sang Ukraine hôm 24/02/2022".

Tình báo phương Tây chiêu mộ người Nga 

Về phía phương Tây, Le Figaro cho biết các cơ quan tình báo đang tìm cách tuyển dụng những người Nga phản chiến.Trong một môi trường mà sự bí mật không chỉ là quy định mà còn là nỗi ám ảnh, Richard Moore, giám đốc cơ quan tình báo Anh MI6 tuần trước tại Praha đã đề nghị người Nga hợp tác với tình báo phương Tây, trở thành nguồn cung cấp tin hoặc gián điệp đôi. Trước hết đây là một hoạt động truyền thông, nhưng theo một người thông thạo lãnh vực này, thì "Những điệp vụ hoàn hảo nhất đều là kết quả của những vụ đào thoát".

Ông Richard Moore nói : "Ngày nay, nhiều người Nga kinh hoàng nhìn thấy những người lính nước mình tàn phá một đất nước anh em. Trong tâm khảm, họ hiểu rằng những luận điệu của Putin là dối trá". Ông khẳng định cánh cửa luôn mở rộng để chào đón họ, bảo đảm tính bí mật và chuyên nghiệp, nhằm "chấm dứt đổ máu". Giám đốc CIA William Burns cũng cho rằng tâm trạng bất bình hiện nay là "cơ hội chỉ đến một lần trong một thế hệ".

Tình báo Mỹ đưa ra những thông điệp bằng tiếng Nga trên mạng xã hội và nhất là Telegram vốn được người Nga ưa chuộng, để giải thích cách liên lạc với CIA thông qua dark web. Một video đăng trên YouTube khơi dậy lòng ái quốc của người Nga, thuyết phục rằng họ không phản bội tổ quốc khi cung cấp thông tin về bộ máy quân sự của Vladimir Putin. Tuy các chuyên gia về tình báo nghi ngờ kết quả của chiến dịch này, nhưng ít nhất đã gây hoang mang cho Moskva.

Dacha, nơi dân Nga tạm lánh không khí chiến tranh

Trên lãnh vực xã hội, trong loạt bài mùa hè, Le Figaro nói về "Dacha, nơi trú ẩn muôn năm của người Nga". Với Covid và nay là chiến tranh ở Ukraine, hơn bao giờ hết nhiều người Nga coi đây là nơi tạm lánh những vấn đề thời sự căng thẳng.

Theo Viện thăm dò VTsIOM, một phần ba dân Nga sở hữu một căn nhà ở quê hoặc một mảnh đất. Sau Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945) do thiếu thốn thực phẩm, chính quyền quyết định cấp cho dân những mảnh đất nhỏ để tự cung tự cấp vì Nhà nước không lo nổi. Quyền sở hữu đất vẫn thuộc về chế độ cộng sản, không được cất nhà, chỉ cho phép một nhà kho nhỏ để dụng cụ. Khi Liên Xô sụp đổ, đất được tư hữu hóa, những khu vườn nho nhỏ trở thành nhà nghỉ.

Mùa hè này, 30% dân Nga dự định đi nghỉ ở dacha, tỉ lệ cao nhất từ 20 năm qua ; để tiết kiệm, do khó ra nước ngoài và cũng để tránh không khí nặng nề ở thành phố. Tờ báo kể ra trường hợp của Vania và Katia một cặp vợ chồng hưu trí từ Moskva về. Tuy đã tẩy chay các kênh truyền hình do Kremlin kiểm soát, họ vẫn không tránh khỏi những người láng giềng luôn tin vào tuyên truyền.

Hôm thì một người hàng xóm khẳng định tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine đã bị thương nặng, hôm thì người khác cam đoan Mỹ đã tung những con muỗi nhiễm độc đến chích lính Nga… Họ than thở: "Một số tiền khổng lồ đã được đổ ra để tuyên truyền. Nhưng chúng tôi tin rằng Nga sẽ thất bại : không thể một mình chống lại cả thế giới".

Ảnh hưởng ở Châu Phi giảm: Pháp đánh giá sai sự lũng đoạn của Moskva

Còn tại Châu Phi, "Sự giảm sút ảnh hưởng của Pháp và phương Tây khiến Nga hưởng lợi" - theo Le Figaro. Sáu ngày sau vụ đảo chánh ở Niger, hôm qua các công dân Pháp ở Niamey nhận được tin nhắn SMS của Đại sứ quán Pháp thông báo chiến dịch di tản bằng hàng không sẽ được tiến hành lập tức.

Sau khi rút khỏi Mali, Trung Phi và Burkina Faso, âm thầm tái lập ảnh hưởng tại Niger, Paris ngỡ rằng đã chận được "nạn dịch" nổi dậy ở Châu Phi nói tiếng Pháp. Nhưng giờ đây Pháp lại mất đồng minh chính trong khu vực là tổng thống Bazoum của Niger, chứng tỏ thuyết domino phiên bản Nga đang tiếp tục. Niger không chỉ là điểm tựa của chiến dịch chống khủng bố ở Sahel, mà còn là nhân tố chiến lược trong cuộc chiến đấu chống quân thánh chiến – mang tính quyết định cho tương lai của vùng Sahel và Libya, và cần thiết để ngăn chặn luồng di dân bất hợp pháp vào Châu Âu.

Cũng như trong vụ xâm lăng Ukraine, sai lầm của Pháp là không đánh giá đúng mức ảnh hưởng Nga. Cùng với việc can thiệp quân sự vào Georgia, Ukraine và Syria, bành trướng sang Trung Đông, Kremlin còn kích hoạt những kênh thao túng thời Liên Xô ở Châu Phi, đầu tư ồ ạt cho quyền lực mềm và tuyên truyền. Hơn nữa Kremlin còn "bảo hiểm nhân thọ" cho các chế độ độc tài Châu Phi bị người dân chống đối.

Giải pháp nào cho sự hiện diện quân sự và chính trị của Pháp tại Niger và các nơi khác ? Paris không thể đứng về phía phe đảo chánh, nhưng nếu rút đi sẽ tạo lỗ hổng an ninh cho Châu Âu. IFRI nêu ra nghịch lý : vào lúc ảnh hưởng xuống thấp, Paris lại càng bị chỉ trích ở Châu Phi và cho rằng Pháp không rút ra được bài học từ Libya, Iraq và Afghanistan.

Trung Quốc thúc đẩy kinh tế, hạn chế xuất kim loại hiếm để trả đũa Mỹ

Nhìn sang Châu Á, Les Echos chú ý đến việc Bắc Kinh tung ra hàng loạt biện pháp đẩy mạnh kinh tế. Kế hoạch mới chưa được công bố chi tiết, nhưng nhằm hỗ trợ nhu cầu nhà ở, lãnh vực văn hóa, du lịch đang rất đáng thất vọng, và "tiêu thụ xanh". Các công ty tư nhân được tạo điều kiện vay tiền, được hứa giao đất xây dựng ; nới lỏng cho lãnh vực công nghệ sau hai năm bị siết chặt. Trước mắt, đây là một làn gió mát, nhưng về lâu về dài những thách thức căn bản như dân số và sự lệ thuộc vào nhu cầu thế giới khiến hy vọng tăng trưởng mạnh khó thành sự thực.

Le Figaro quan tâm đến việc "Trung Quốc hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm". Trong khi phương Tây muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, Bắc Kinh bèn đẩy họ vào chân tường bằng cách áp đặt giới hạn xuất khẩu những kim loại tối cần cho kỹ nghệ. Kể từ hôm qua 01/08, các nhà xuất khẩu gallium và germanium của Trung Quốc phải có được giấy phép ghi rõ nơi đến cuối cùng và việc sử dụng những kim loại này. Trung Quốc chiếm đến 94% sản lượng gallium toàn cầu, hiện diện trong các bảng vi mạch, đèn LED, tấm quang điện ; và 83% germanium dùng cho cáp quang và hồng ngoại - Những công nghệ quan trọng cho kỹ nghệ xanh và vũ khí. Đây là một sự ăn miếng trả miếng trong "chiến tranh chip bán dẫn" với Hoa Kỳ, nhưng chỉ gây thiệt hại nhẹ cho Washington vì nhu cầu của Mỹ thấp, còn Châu Âu lại bị kẹt vào gọng kềm.

Dấu hiệu đáng khích lệ ở Miến Điện

Tại Đông Nam Á, Le Monde, Les Echos  La Croix cùng chú ý đến việc bà Aung San Suu Kyi hôm qua được tập đoàn quân sự Miến Điện ân xá một phần. Bị kết án 33 năm tù vì 19 tội danh, cựu lãnh đạo Miến Điện 78 tuổi chỉ được giảm 6 năm tù và 5 tội danh. Một nhà báo Miến Điện nhận định, trước áp lực quốc tế, tập đoàn quân sự cố làm một "cử chỉ đẹp". Lowy Institute cho rằng tuy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng là kết quả đáng chú ý về mặt vận động ngoại giao, trong bối cảnh phong trào kháng chiến càng lúc càng tỏ ra cương quyết hơn.

Botox và "Zoom boom"

Covid kết thúc, doanh số các nhà bào chế sút giảm, nhưng nhà sản xuất Botox thì ngược lại. Từ khi phong tỏa, nhu cầu dùng Botox bùng nổ khi người ta phát hiện những nếp nhăn trên mặt khi sử dụng ứng dụng Zoom để làm việc từ xa. Thu nhập của công ty dược AbbVie (Mỹ) - với chi nhánh Allergan kiểm soát thương hiệu Botox - tăng vọt, trong đó Hoa Kỳ chiếm phân nửa thị trường thế giới. Nhờ hiệu ứng "Zoom boom", doanh số bán Botox sáu tháng đầu năm nay lên đến 2,8 tỉ đô la.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ở Ukraine, nhiều công việc trùng tu mang tính biểu tượng đã bắt đầu cuối tuần qua ở trung tâm thủ đô. Chính quyền Kiev đã quyết định "phi cộng sản hóa" công trình ấn tượng nhất thành phố : Dỡ bỏ búa liềm gắn trên bức tượng Mẹ Tổ Quốc. Tượng đài khổng lồ, được đặt ở trung tâm thành phố từ thời kì Xô Viết kể kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến thế giới thứ 2, đã gây nhiều tranh cãi trong những năm gần đây. 

Từ Kiev, thông tín viên Staphane Siohan tường trình. 

"Bức tượng Mẹ Tổ Quốc với 62m chiều cao, được dựng trên đồi bên bờ sông Dniepr, là một trong những biểu tượng của Kiev. Hình ảnh một người phụ nữ bảo vệ tổ quốc, một tay cầm gươm và tay kia cầm lá chắn. Hoàn thành năm 1981, được khánh thành bởi cựu tổng bí thư Leonid Brejnev, bức tượng thuộc bảo tàng lịch sử của Ukraine trong chiến tranh thế giới thứ 2. Khu tượng đài này vốn chịu ảnh hưởng lịch sử Xô Viết, nhưng giờ đây cũng là biểu tượng ca ngợi tinh thần kháng chiến của Ukraine chống xâm lăng Nga. 

tuong1

Bức tượng Mẹ Tổ Quốc, Kiev, Ukraine. AP - Dmitriy Rogulin

Mùa hè năm nay, sau khi trưng cầu ý kiến người dân qua internet, Bộ Văn hóa Ukraine đã quyết định giữ lại bức tượng này với kiến trúc đặc trưng thời Liên Xô nhưng là một phần cảnh quan của người dân Kiev. Mặt khác, chính quyền quyết định bỏ búa liềm, các biểu tượng của chế độ cộng sản, được hàn trên tấm chắn, để thay thế vào đó bằng cây đinh ba, biểu tượng quốc gia của Ukraine. 

Công việc chỉnh sửa bắt đầu vào thứ Bảy, ở trên cao, và sẽ được hoàn thành trước ngày 24 tháng 8, ngày Quốc khánh. Sau đó, tượng đài Mẹ Tổ Quốc sẽ được đổi tên thành tượng Mẹ Ukraine". 

Thanh Hiếu

Published in Quốc tế

Ukraine thắng lớn tại G7 nhưng lùi ở Bakhmut

Hội nghị thượng đỉnh G7 là thắng lợi ngoại giao rất lớn của tổng thống Zelensky : Ukraine trở thành chủ đề trung tâm, được Mỹ bật đèn xanh cho việc chi viện F-16. Cùng thời điểm, Wagner tuyên bố chiếm được Bakhmut sau khi đã mất ít nhất 20.000 mạng lính. Nhìn toàn cảnh địa chính trị, Les Echos nói về "Trật tự tam cực mới của thế giới" thay cho quan điểm lưỡng cực xưa nay.

uk1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bất ngờ đến Hiroshima dự hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 20/05/2023 bằng chuyên cơ của chính phủ Pháp, từ sáng kiến của Paris. AP

Chiến tranh Ukraine thành trọng tâm G7 : Chiến thắng lớn của Zelensky

La Croix nhận định "Thượng đỉnh G7 là thắng lợi ngoại giao của Volodymyr Zelensky", ông được hứa hẹn viện trợ thêm vũ khí và có được sự ủng hộ "không gì lay chuyển nổi". Le Figaro cũng cho rằng đây là "Hoạt động ngoại giao mang lại rất nhiều lợi ích cho Volodymyr Zelensky".

Tổng thống Ukraine hiện diện khắp nơi, trước hết tại Châu Âu rồi đến Saudi Arabia với các nước Ả Rập, và G7 với những cường quốc kinh tế và đại diện các nước "phương Nam". Trong khi đó Vladimir Putin bị cô lập, tẩy chay và không dám đi đến một số nước vì lệnh truy nã của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Hình ảnh Volodymyr Zelensky – vị tổng thống được truyền thông chú ý nhiều nhất thế giới - thảo luận với lãnh đạo các đại cường và ông chủ điện Kremlin cố thủ tại nhà với niềm an ủi duy nhất là quân Nga vào được một thành phố đã thành bình địa, có thể tóm tắt tình hình hiện tại.

Theo Le Figaro, việc Volodymyr Zelensky đích thân đến Hiroshima đã đặt cuộc chiến tranh Ukraine vào trung tâm tranh luận ở G7, trên cả cuộc đối đầu Mỹ-Trung. Nỗ lực bền bỉ của ông, sự anh dũng của quân đội, phong trào kháng chiến của người dân Ukraine, cùng với áp lực từ một số nước Châu Âu khiến Mỹ bớt ngần ngại. Zelensky là đầu tàu đã cuốn phương Tây theo với những tiến triển của một lịch sử ngày càng được viết ra nhanh chóng. Vòng công du của tổng thống Ukraine trước cuộc phản công đã gặt hái nhiều thành công, mà việc Mỹ bật đèn xanh cho việc chuyển giao chiến đấu cơ F-16 mà Kiev mong đợi từ lâu là chiến thắng quan trọng của Zelensky.

Chuyến đi bất ngờ từ đề nghị của Pháp để gặp các nước "trung lập"

Bực tức khi thấy Volodymyr Zelensky hiện diện ở G7, Nga ra thông báo lên án khối này mời "người đứng đầu chế độ Kiev" đến để "biến Hiroshima thành nơi tuyên truyền". Nhưng theo Les Echos, chính để phản bác tuyên truyền của Kremlin mà Zelensky đã đến Nhật, bởi vì tổng thống Ukraine đã gặp gỡ hầu hết các nhà lãnh đạo G7 vài ngày trước đó ở Châu Âu. Đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cần trao cho Zelensky cơ hội tiếp xúc với những nước nói muốn hòa bình nhưng lại đứng ngoài xa.

Les Echos cho biết thêm về chuyện hậu trường. Tối Chủ nhật trước đó tại Elysée, Emmanuel Macron đã đề nghị một ván bài tẩy với Volodymyr Zelensky : mời ông đến dự G7, và thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng có cùng ý tưởng. Theo Macron, gặp trực tiếp lãnh đạo các nước vẫn đang thuận theo Moskva thay vì qua video "có thể thay đổi tình thế". Đến giữa tuần, phía Kiev liên lạc nhờ Paris giúp cho việc di chuyển. Một chiếc A330 mang màu cờ Pháp cùng với cựu đại sứ Pháp ở Kiev đã đến Ba Lan, và đưa ông Zelensky bắt đầu vòng công du bất ngờ. Trước hết là 4 giờ bay đến Saudi Arabia dự thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập, rồi thêm 14 giờ để đến Hiroshima. Được báo tin rất trễ, chính phủ Nhật khá vất vả để sắp xếp lại chương trình nghị sự vốn đã dày đặc, tất cả lãnh đạo G7 và Úc, Hàn Quốc đều sẵn sàng gặp song phương.

Tuy nhiên, Libération nhận thấy "ở Nhật Bản, Zelensky không thuyết phục được những nước "trung lập"". Đối với Les Echos, "tại Hiroshima, Zelensky gặp khó khăn khi thuyết phục các nước mới nổi đứng về phía mình". Tuy có được cuộc đối thoại với tổng thống Indonesia Joko Widodo, Zelensky vẫn không có dịp tương tự với thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Ông cũng không gặp tổng thống Brazil Lula, mà theo Brasilia là vì "không sắp được lịch". Dấu hiệu tích cực nhất là thủ tướng Ấn Độ cho đến nay vẫn "trung lập", đã tỏ ra cởi mở hơn, hứa sẽ làm mọi cách để tìm ra giải pháp cho cuộc chiến.

Bakhmut đã thất thủ ?

Trên chiến trường Ukraine, các báo đều có những nhận xét về tình hình Bakhmut. Libération La Croix cùng ghi nhận "tại Bakhmut, Nga tuyên bố chiến thắng", Les Echos thấy rằng "Nga và Ukraine tranh giành việc kiểm soát thành phố hoang tàn", Le Figaro cho là "Bakhmut bị chiếm, Ukraine sẵn sàng tấn công tiếp". Chiến thuật của Ukraine để chuẩn bị bao vây Nga, hoặc là thất bại sau mười tháng chiến đấu ngoan cường.

Thủ lãnh Wagner tuyên bố đã kiểm soát toàn bộ thành phố, từ nay đến 25/05 sẽ lục soát và chuyển giao cho quân đội Nga. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nghi ngờ khả năng này, vì rút đi đội quân đang ở sát bên đối thủ rất phức tạp, khó thể thực hiện chỉ trong vài ngày. Có lẽ Yevgeny Prigozhin muốn sớm thoát ra khỏi lò sát sinh này. Đã nhiều lần ông ta nói rằng chiếm được Bakhmut, nhưng lần này dường như là thật. Theo một số nhà quan sát, Prigozhin và nhóm Wagner được Vladimir Putin giao cho nhiệm vụ chiếm cho được Bakhmut bằng mọi giá.

20.000 mạng lính Nga : Cái giá quá đắt để chiếm một thành phố nhỏ

Trong bài phóng sự dài, đặc phái viên Le Figaro tả lại cuộc di tản của những thường dân cuối cùng còn lại vào đêm 16 và 17/05, khi những chiến binh Ukraine tiếp tục bảo vệ một số tòa nhà ở rìa thành phố. Trung sĩ Roman Sinkievitch thuộc lữ đoàn cơ giới số 93 cho biết những trận đánh ở đây hết sức ác liệt. Từ 2014, họ đã quen với một cuộc chiến tiêu hao chủ yếu dựa vào đấu pháo, nhưng tại Bakhmut lại là cận chiến. Những trận đánh có thể khởi động bất kỳ lúc nào, không có thời gian nghỉ ngơi. Nếu mất một tòa nhà, phải lui ngay về con đường kế cận.

Timothy Shpara, một quân nhân từng bị thương kể lại : "Tình hình rất đáng sợ. Các drone của địch bay cùng khắp trên bầu trời, có thể nhận ra ta bất kỳ lúc nào và đổ xuống một trận mưa đạn pháo. Mỗi lần bắn hạ các lính Nga, họ nổi điên rót pháo gấp đôi". Chưa kể những tòa nhà đang trú ẩn có nguy cơ sụp đổ, chôn vùi những người lính, và đạn phốt-pho gây cháy của Nga. Những người bảo vệ Bakhmut từ nhiều tuần qua chỉ có thể ra vào ban đêm, dùng thiết giáp vượt qua những cánh đồng, hay chạy vài trăm mét để đến vị trí.

Nhưng theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, dù bị bao vây ba tháng qua, họ đã thành công trong việc rút lui có kiểm soát. Cựu tổng thống Petro Porochenko nói rằng "Bakhmut đã hoàn tất nhiệm vụ" khi giúp tiêu diệt hàng mấy chục ngàn lính Nga. Tướng Oleksandr Syrsky, tư lệnh lục quân, khẳng định "Wagner tiến vào Bakhmut như những con chuột chạy vào bẫy". Ông nêu ra cuộc "bao vây chiến thuật". Oleksander Yabchanka, người lính của đơn vị Gonor cho biết : "Việc Bakhmut bị chiếm không thay đổi gì nhiều, chúng tôi đã giành được những điểm cao ở trên và có thể dội pháo xuống phía địch". 

Chiến đấu cơ cho Ukraine và bài học quá khứ

Trong bài xã luận, cây bút Anne Sinclair trên Libération nhấn mạnh "Vâng, cần phải có chiến đấu cơ cho Ukraine". Từ nhiều tuần, qua những camera gắn ở đầu súng hoặc trên nón sắt của các chiến binh, người ta chứng kiến hàng mấy chục ngàn người lính mỗi bên ngã xuống vì vài mét đất giành được rồi mất đi. Những hình ảnh trông thấy hằng đêm có thể gây mất ngủ.

Và trong khi Bakhmut dần sụp đổ như thời Đệ nhất Thế chiến, chính tại thành phố có 100.000 người chết năm 1945, Hiroshima, mà tổng thống kiêm chiến binh xông pha trên mọi mặt trận, Volodymyr Zelensky đến gặp các nhà lãnh đạo G7. Và Hoa Kỳ bật đèn xanh cho việc chuyển giao F-16 và huấn luyện phi công ở Châu Âu. Một châu lục một lần nữa phải chịu đựng chiến tranh, một Châu Âu biết rằng chính ở Bakhmut, Soledar, Kherson, hay mai đây là Odessa chẳng hạn, mà định mệnh của Châu Âu được quyết định.

Cần phải sát cánh để Ukraine còn tiếp tục trụ được, để vũ lực không thể chiến thắng, để không thể có cuộc chiến tổng lực trong thế kỷ 21. Ukraine phải thắng và Putin phải bại trận. Hồi năm 1936, các chính phủ Châu Âu run sợ, nghĩ rằng có thể tránh được chiến tranh khi từ chối giúp đỡ Tây Ban Nha. Mặc cho những lời kêu gọi "phi cơ cho Tây Ban Nha", người ta để phe cộng hòa bị quân Franco đè bẹp, nhằm có được một nền hòa bình giả tạo. Giờ đây nhất thiết phải có được chiến đấu cơ cho Ukraine, bất chấp những rủi ro, bất chấp dư luận lo âu, hay "chiến tranh lan rộng", vì họ chiến đấu cho cả châu lục.

Trên 410 tỉ euro để tăng cường quân đội Pháp

Về phía Pháp, nhân dịp luật ngân sách quân sự được đưa ra thảo luận tại Quốc hội từ hôm nay, La Croix chạy tựa "quân đội, chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh tương lai". Ngân sách quốc phòng sẽ được tăng mạnh, những lãnh vực được củng cố là tình báo, không gian, chiến tranh mạng và máy bay không người lái. Le Figaro nhấn mạnh "tương lai của quân đội đang trong tay Quốc hội". Libération đăng ảnh những người lính khai hỏa đại bác với dòng tít lớn : "Vũ khí : Những vụ làm ăn béo bở của chiến tranh".

Nhật báo thiên tả trong bài xã luận "món lợi bất ngờ" đánh giá cuộc xâm lăng Ukraine đã làm thay đổi quan điểm về nhu cầu vũ trang của Pháp, cần phải có thêm nhiều drone, radar, giám sát điện tử, hỏa tiễn, đạn, tình báo, tăng cường kho dự trữ chiến lược. Nhưng tờ báo thắc mắc do có nhiều món chi "cổ điển" trong ngân sách khổng lồ 413,3 tỉ euro rải ra trong bảy năm, và tỏ ra nghi ngờ kỹ nghệ vũ khí vì giá đội lên rất cao so với những kiểu cũ. Nhật báo công giáo La Croix hình dung ra "Quân đội Pháp sẽ như thế nào vào năm 2030 ?", nhấn mạnh đến "hợp tác". Paris không thể đơn thương độc mã, mà cần kết hợp chặt chẽ với các cường quốc phương Tây khác.

Thế giới tam cực : Trật tự quốc tế mới

Nhìn toàn cảnh địa chính trị, Les Echos nhận định về "Trật tự tam cực mới của thế giới". Theo tác giả Dominique Moïsi, cách nhìn một thế giới lưỡng cực, trong đó Đông và Tây đối đầu, không phản ánh được thực tế vốn phức tạp hơn nhiều. Một thế giới tam cực đang xuất hiện, mỗi cực tuân theo những quy luật riêng.

Ở phương Tây, do Hoa Kỳ không còn hào quang đạo đức và ưu thế kinh tế như thời chiến tranh lạnh, vị thế cân bằng hơn giữa các thành viên so với lúc Đệ nhị Thế chiến vừa chấm dứt. Không chỉ do Châu Âu hay "phương Tây Châu Á" như Nhật Bản, Hàn Quốc có trọng lượng hơn, mà là Mỹ giảm bớt sự hiện diện. Nhà báo Mỹ gốc Ấn Fareed Zakaria trong cuốn "Thế giới hậu Hoa Kỳ" xuất bản năm 2008, trùng với Thế vận hội Bắc Kinh, không nhấn mạnh đến sự xuống dốc của Hoa Kỳ mà là sự thăng hạng của các nước khác nhất là Trung Quốc.

Trong hội nghị Hội Đồng Toàn Châu Âu vừa kết thúc tại Iceland cách đây vài ngày, Anh Quốc và Hà Lan đã có những quyết định can đảm hơn Hoa Kỳ, khi ủng hộ việc giao chiến đấu cơ F-16 cho Kiev, khiến Washington rốt cuộc bớt do dự. Tuy đoàn kết trước mối đe dọa từ Nga, nhưng phương Tây lại không thống nhất trước Trung Quốc.

Phương Nam : Thêm một cực bên cạnh phương Đông và phương Tây

Cực thứ hai là phương Đông - phía sau Trung Quốc và Nga, nhưng giữa các nước này không có sự cân bằng như phương Tây, và Trung Quốc ngày càng thống trị. Cuộc xâm lăng Ukraine đã đẩy nhanh quá trình Nga trở thành chư hầu của Trung Quốc, ngược hẳn với thập niên 50 và 60. Một điểm khác nữa : trước kia Liên Xô và Trung Quốc cùng theo chủ nghĩa xã hội, nay là chế độ toàn trị. Một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa phương Tây và phương Đông chăng ? Nhưng nay Trung Quốc đã thay cho Liên Xô, và ngược với Moskva, Bắc Kinh là cường quốc về nhiều phương diện chứ không chỉ quân sự.

Và các nước phương Nam ngày nay không đơn giản là các quốc gia không liên kết xưa kia, cả về kinh tế, chiến lược lẫn dân số. Một người khổng lồ mới là Ấn Độ đã xuất hiện, được cả Mỹ, Châu Âu lẫn Nga chú ý, trở thành lãnh đạo của cực này. Trong thời chiến tranh lạnh trước đây, "không liên kết" có nghĩa là từ chối chọn lựa giữa phương Đông xã hội chủ nghĩa và phương Tây tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, đó là một phương Nam muốn phục thù phương Tây thực dân xưa kia.

Các nước phương Tây cần ý thức về một thế giới mới gồm ba cực, không chỉ quảng bá những giá trị của mình với phương Nam, mà còn phải tỏ ra gương mẫu về dân chủ, khiêm tốn và thực tế hơn, vì không còn nắm giữ tất cả những lá bài như những thế kỷ trước.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ukraine tự tin chuẩn bị thời hậu chiến, Nga bắt đầu lao đao vì cấm vận

Tình hình Ukraine tiếp tục là đề tài được các báo đề cập nhiều hôm nay. Le Figaro nhận thấy "Tin tưởng vào chiến thắng chung cuộc, người Ukraine đã nghĩ đến thời hậu chiến". Trong khi đó Les Echos ghi nhận biện pháp cấm vận dầu lửa của Châu Âu bắt đầu có tác động rõ rệt lên nền kinh tế Nga.

uk1

Một khu nhà bị phá hủy ở Mariupol, thành phố của Ukraine đang bị Nga kiểm soát. Ảnh chụp ngày16/03/2023 Reuters – Alexander Ermochenko

Không còn sợ, kể cả vũ khí nguyên tử

Họp lại lần thứ hai kể từ đầu cuộc chiến, Diễn đàn Pháp-Ukraine do IFRI và New Europe Center (NEC) của Kiev đồng tổ chức, phía Ukraine đã nhắm đến hai mục tiêu tái thiết và tham gia vào thế giới phương Tây. Le Figaro dẫn lời Aliona Getmanchuk, giám đốc NEC ? tóm tắt quyết tâm của xã hội dân sự Ukraine : "Chúng tôi không còn sợ gì nữa, ngay cả việc Nga dùng đến vũ khí nguyên tử chiến thuật ! Đối với người Ukraine, thà chịu đựng hỏa tiễn Nga còn hơn bị Moskva chiếm đóng".

Người dân càng thêm kiên quyết trước sự chiến đấu anh dũng của những người lính, đã chống cự được những đợt tấn công dữ dội của Nga ở Bakhmut. Nay họ chờ đợi chi viện của phương Tây để tung ra những đợt phản công lớn. Một số xe tăng đã được đưa đến, các phi công Ukraine được huấn luyện tại nhiều nước phương Tây. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (EU) vẫn hỗ trợ mạnh mẽ.

Về đạn dược, Les Echos cho biết Châu Âu đang chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp để giúp Ukraine. Kiev đề nghị cung cấp 250.000 quả đạn một tháng, nhưng con số này cao gấp đôi so với năng lực của EU. Nhà sản xuất hàng đầu EU là tập đoàn Đức Rheinmetall khẳng định có thể xuất xưởng từ 450.000 đến 600.000 quả một năm nếu có hợp đồng, tập đoàn thứ nhì là Nexter của Pháp không thể vượt được con số 40.000 đạn pháo cỡ lớn/năm vì lâu nay chỉ tập trung xuất khẩu. EU dự định huy động khoảng 15 công ty ở 11 nước sản xuất thêm đạn pháo với khoản trợ cấp một tỉ euro.

100% dân Ukraine tin cậy quân đội và chính phủ

Ý hướng thương thảo của một số nước Châu Âu không còn nữa, trước sự ngoan cố của Moskva và nỗi lo một nền hòa bình được thương lượng sẽ không kéo dài, dẫn đến chiến tranh lan rộng tại châu lục. Có người còn không tin vào khả năng đàm phán với Nga khi chiến tranh kết thúc. Nhà nghiên cứu Pierre Haroche, đại học Queen Mary ở Luân Đôn, lý luận : "Nhiều cuộc chiến kết thúc mà không qua đàm phán, Hoa Kỳ và Liên Xô đã giải quyết những bất đồng sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt".

Hơn nữa, quân đội, chính quyền và nhân dân Ukraine vô cùng đoàn kết trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Cả 100% dân Ukraine hiện nay tin tưởng vào lực lượng vũ trang và các định chế nhà nước, đối với họ, Nga đã bại trận. Hanna Hopko, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Centre international khẳng định : "Cho dù ngày mai Nga chiếm được Bakhmut, 95% dân Ukraine vẫn tin vào chiến thắng".

Nếu vào đầu cuộc xâm lăng, tổng thống Volodymyr Zelensky tạm gác lại vấn đề Crimea thì từ nhiều tháng qua Kiev đặt mục tiêu tái chiếm bán đảo. Yehor Cherniev, phó chủ tịch ủy ban quốc phòng của Quốc hội Ukraine, nhấn mạnh : "Kịch bản duy nhất là thu hồi lại tất cả những vùng đất bị chiếm". Các nhà lãnh đạo Ukraine và xã hội dân sự vẫn luôn hướng về NATO. Theo Cherniev, Liên minh sẽ có lợi khi có thêm một quân đội hiệu quả, đầy kinh nghiệm chiến trường và được huấn luyện theo các tiêu chuẩn của NATO.

Thảm họa môi trường từ cuộc chiến

Theo Le Figaro "Cuộc xâm lăng còn gây thảm họa môi trường cho Ukraine". Có thể kể một số vụ : Tháng 9/2022, tám hỏa tiễn Nga đã phá hủy đập thủy điện Kryvyi Rih ở miền trung làm hơn 100 ngôi nhà bị ngập lụt. Tháng 11/2022, quân Nga đặt chất nổ phá đập Kakhovka khổng lồ ở miền nam. Hơn một triệu dân vùng Zaporijia sắp tới có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Về lâu về dài, nông nghiệp sẽ Ukraine bị ảnh hưởng nặng nề vì 200.000 hecta hướng dương, ngũ cốc, rau quả không còn nước tưới.

Tuy chỉ bằng 6% diện tích Châu Âu, nhưng Ukraine chiếm đến 35% đa dạng sinh học. Những trận đánh khiến nhiều con thú bị chết hoặc phải chạy trốn khỏi khu vực sinh sống. Hàng ngàn con cá heo ở Hắc Hải và vùng duyên hải Ukraine bị chết vì mìn hay ô nhiễm âm thanh từ radar tàu ngầm.

Nhiều vùng nông nghiệp và khu bảo tồn rộng lớn nay đầy mìn và hố bom, muốn khử kim loại nặng trong đất phải mất mấy chục năm nữa. Rừng bị cháy vì bom đạn, hóa chất để chữa lửa ngấm vào nước ngầm. Ngay cả vùng tương đối yên bình nhất là Lviv, ammoniac trong nước sông cao gấp 165 lần so với bình thường. Chính phủ Kiev ước tính thiệt hại môi trường do cuộc xâm lăng lên đến 43 tỉ euro, và muốn Moskva phải bồi thường sau chiến tranh.

Lính Ukraine học điều khiển Leopard : hai năm rút còn 6 tuần

Về quân sự, La Croix cho biết thêm "Tại Đức, quân nhân Ukraine được huấn luyện sử dụng xe tăng Leopard". Những người lính đầu tiên đã kết thúc khóa học tại căn cứ Basse-Saxe (Neddersassen) sắp sửa có mặt trên chiến trường, điều khiển những chiến xa Leopard 2A6 do Đức chuyển giao. Tướng Đức Björn Schulz nhận xét : những quân nhân này vô cùng hăng hái, nắm vững được kiến thức kỹ thuật cũng như cách sử dụng.

Chương trình huấn luyện hết sức dày đặc, từ hai năm rút lại chỉ còn sáu tuần, nên chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản. Họ làm việc suốt bảy ngày trong tuần, từ 8 đến 20 giờ, mỗi một phút đều quý báu. Có những buổi huấn luyện thâu đêm, vì một trong những đặc điểm của Leopard hai là có thể bắn được trong đêm tối.

Bên cạnh bất đồng ngôn ngữ, một số người lính Ukraine phải bắt đầu từ số không vì chưa bao giờ điều khiển xe tăng, trong khi chiến xa này phức tạp hơn nhiều so với các loại xe tăng Liên Xô. Phó đô đốc Hervé Bléjean, điều phối viên của chương trình ở Bruxelles, nhận định những xe tăng này sẽ là yếu tố chính trong các cuộc phản công sắp tới của Ukraine để chọc thủng những phòng tuyến, nhất là có thể vừa chạy vừa bắn.

Răn đe nhưng tránh leo thang : Cả một nghệ thuật !

Về sự cố mới đây giữa drone Mỹ với máy bay Nga, Le Figaro đặt vấn đề, phương Tây làm thế nào làm chủ được tình hình, tránh leo thang trong cuộc chiến tranh ở Ukraine ? Tháng 9/2022, một tiêm kích Su 27 của Nga đã bắn một hỏa tiễn sát bên một phi cơ thám sát của Anh, được cho là sự cố kỹ thuật. Tháng 11, một hỏa tiễn Ukraine bay chệch hướng làm hai người chết tại Ba Lan, khiến mọi người đều lo ngại trong vài tiếng đồng hồ. Đến hôm thứ Ba, căng thẳng đã tăng lên một cấp độ mới khi một chiếc máy bay không người lái Reaper MQ 9 của Mỹ bị rơi do hai phi cơ Nga ngăn chặn phía trên Hắc Hải, cách Sevastopol khoảng 40 hải lý.

Hoa Kỳ vẫn thường xuyên thu thập thông tin cho Ukraine, Nga trả đũa bằng cách dọa nạt. Đôi bên đều không muốn tỏ ra yếu kém. Một nhà phân tích nhận xét, Moskva muốn tỏ ra thoải mái trước việc leo thang, nhưng Washington cũng thế. Khi khai mạc cuộc họp của nhóm tiếp xúc về Ukraine hôm qua, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cảnh báo : "Không nên phạm sai lầm, Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động ở tất cả những nơi luật pháp quốc tế cho phép". Tuy nhiên, Nhà Trắng cũng cố xoa dịu bằng cách quy trách nhiệm cá nhân của phi công thay vì bộ tham mưu của đối thủ. Còn Nga phía sau những lời đả kích cũng tránh khiêu khích.

Từ đầu cuộc xâm lăng, phương Tây luôn lo ngại xung đột bị mở rộng. Quân đội Nga cũng ý thức rằng không thể đương đầu với NATO trong một cuộc chiến tranh quy ước. Tuy nhiên theo Le Figaro, các bên vẫn có thể được lợi khi lên gân. Nước Nga của Vladimir Putin cần thuyết phục rằng mình là nạn nhân của tham vọng Hoa Kỳ và Châu Âu, Ukraine mong được tăng cường ủng hộ. Còn phương Tây cần tác động mạnh vào cuộc chiến để giúp Kiev chiến thắng, buộc Nga phải chấp nhận thất bại. Chủ động được tình hình không có nghĩa là tránh leo thang, mà biết chấp nhận những rủi ro để răn đe kẻ địch.

Nga hung hăng vì coi Hắc Hải là ao nhà

Trả lời Le Figaro về vụ drone của Mỹ bị hạ trên Hắc Hải, tướng Không quân Pháp Patrick Charaix từng là phi công tiêm kích nhận thấy "sự hung hăng của Nga là rất rõ". Ông cho biết trên không phận quốc tế, bắt đầu từ 22 kilomet phía trên biên giới mỗi nước, Không quân có quyền ngăn chặn một vật thể bay.

Cụ thể là tìm hiểu bằng cách bay gần vật thể này, chụp ảnh rồi lại bay đi, chứ không nhất thiết phải buộc hạ cánh hoặc chuyển hướng, đe dọa hủy diệt lại càng không. Thường thì phi công quân đội có thể bay gần 50 mét để chụp hình, và chất vấn qua radio. Nhưng đối với các drone, chưa có quy định quốc tế. Quân đội Mỹ hôm nay công bố những hình ảnh cho thấy một tiêm kích Nga thẳng thừng xả nhiên liệu vào chiếc Reaper, và sau hai lần bay rà sát, một cánh của drone bị hư hại.

Vụ vừa rồi cần được đặt trong bối cảnh Nga cảm thấy Hắc Hải là ao nhà của mình và muốn chứng tỏ uy quyền. Hơn nữa Nga vốn hung hăng, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ chiếc Sukhoi Nga bị bắn hạ trước đây. Sự nhạy cảm càng tăng trên bình diện địa chính trị. Tại Biển Đông, phương Tây vẫn thường xuyên bay qua và Trung Quốc luôn tìm cách ngăn chặn để thị uy.

Cấm vận dầu lửa bắt đầu tác động lên kinh tế Nga

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nhận thấy "Cấm vận dầu lửa Nga của Châu Âu bắt đầu chứng tỏ hiệu quả", xuất khẩu dầu của Nga giảm mất nửa triệu thùng một ngày. Số dầu lửa không bán được cho Châu Âu, nay Ấn Độ và Trung Quốc tiêu thụ đến 70%. Tuy hai nước này lợi dụng để mua rẻ, nhưng theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE), tỉ trọng dầu lửa Nga quá lớn có thể gây mất cân bằng. Nga tìm được khách hàng mới nhưng phải đại hạ giá, khiến thu nhập giảm mất 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài việc bị Châu Âu cấm vận ; quyết định của EU, G7 và Na Uy đặt mức trần 60 đô la cho một thùng dầu thô Nga, đã làm thặng dư thương mại Nga trong hai tháng đầu năm nay bị sụt gấp ba lần.

Các nhà kinh tế cho rằng ngoại thương sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của Nga trong năm nay. Dự kiến GDP nước Nga giảm 2% trong năm 2023 và trì trệ vào năm tới. Theo Agathe Demarais của Economist Intelligence Unit, "Đến năm 2027, GDP Nga mới có thể trở lại mức trước chiến tranh, cho thấy khủng hoảng kinh tế sâu sắc đến chừng nào". Tuy kinh tế Nga không bị sụp đổ như phương Tây cách đây một năm đã hy vọng, nhưng những biện pháp trừng phạt đã để lại những vết thẹo hằn sâu.

SVB, vụ phá sản lịch sử thời kỹ thuật số

Về vụ ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) phá sản, Les Echos lấy làm tiếc : "SVB : Khi một ngân hàng bị chết trong lúc vẫn khỏe mạnh". Đó là cả một nghịch lý, vì cuộc khủng hoảng này không giống như hồi năm 2008. Hơn nữa, không có sự gian lận nào ở đây, dù không loại trừ khả năng cuộc điều tra có thể phát hiện được vài điều. Sai lầm của SVB là không đa dạng hóa đầu tư, dùng tiền gởi của khách hàng để mua hàng loạt trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vốn chắc chắn, không phải là cổ phiếu "rác". Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất, trái phiếu rớt giá, khách hàng ồ ạt rút tiền. SVB bị chìm ngập trước 42 tỉ đô la bị rút trong vòng một ngày, một kỷ lục lịch sử.

Đó là do đặc điểm khách hàng của SVB thuộc giới start-up. Thông tin lan truyền nhanh chóng trên Twitter, WhatsApp, Slack, Reddit… gây hoảng loạn, nhưng không có những hình ảnh hàng người dài dằng dặc trước ngân hàng như thường lệ. Chỉ cần một cú "swipe", lướt ngón tay trên màn hình smartphone để chuyển tiền sang nơi khác. Les Echos gọi đây là vụ "swipe-crash" đầu tiên của kỷ nguyên mạng xã hội và ngân hàng trên mạng. Le Monde rút ra hai bài học : lỗ hổng trong giám sát những ngân hàng có tích sản dưới ngưỡng 250 tỉ đô la, và tác động của việc tăng lãi suất chưa được đo lường hết.

Honduras bỏ rơi Đài Loan trước vòng công du Châu Mỹ của Thái Anh Văn

Nhìn sang Châu Á, La Croix  Les Echos cùng chú ý đến sự kiện "Honduras bỏ rơi Đài Loan để quay sang Trung Quốc", khiến "Đài Loan ngày càng bị cô lập về ngoại giao". Như vậy chỉ còn 13/193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc công nhận Đài Loan. Trong số đó có Vatican, một nước Châu Phi duy nhất, ba nước Trung và Nam Mỹ, tám nước Châu Đại dương và vùng vịnh Carribean, tóm lại không phải là những quốc gia có ảnh hưởng lớn về kinh tế và ngoại giao. Khi Bắc Kinh hất cẳng Đài Bắc ra khỏi chiếc ghế Liên Hiệp Quốc năm 1971, vẫn còn 68 nước công nhận Đài Loan.

Chiến lược "ngoại giao chi phiếu" tiếp tục tỏ ra hiệu quả. Hôm 02/02, Trung Quốc bắt đầu thương lượng về việc xây dựng một đập thủy điện, và trước đó Bắc Kinh đã tài trợ 300 triệu đô la cho một đập khác ở Honduras, khánh thành năm 2021. Sự phản bội của Honduras là một đòn nặng cho tổng thống Đài Loan. Bà Thái Anh Văn dự định đi thăm Trung Mỹ và Châu Mỹ la-tinh tháng Tư tới, vòng công du này gồm cả việc gặp gỡ chủ tịch Hạ Viện Mỹ tại Kevin McCarthy, mà chưa chi ngoại trưởng Tần Cương đã lên tiếng đe dọa.

Cải cách hưu trí, khủng hoảng tài chánh : Tựa chính báo Pháp

Hồ sơ cải cách chế độ hưu trí tại Pháp bước vào giai đoạn quyết định hôm nay. La Croix chạy tít "Cải cách, bằng mọi giá", "Hưu trí, giờ của sự thật", tựa của Libération. Le Figaro ghi nhận chính phủ đứng trước thế lưỡng nan phải vận dụng Điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua cải cách hưu trí mà không cần bỏ phiếu.

Trong bài xã luận, nhật báo cánh hữu cho rằng "Cần biết hoàn tất một cuộc cải cách". Số người biểu tình ngày càng giảm, phe cực tả đã vận dụng mọi cách để khích động phong trào, và đã đến lúc phải kết thúc bằng cách chọn lựa con đường an toàn nhất. Trên trang Ý kiến, ông Jean-Éric Schoettl, cựu tổng thư ký Hội Đồng Bảo Hiến, tố cáo cách thức của những người chống đối cải cách hưu trí là một kiểu "đảo chánh thường xuyên". Ngược lại, nhật báo thiên tả Libération tố cáo đây là "cải cách hữu khuynh, bất công, gây thiệt hại cho những người dễ tổn thương".

Tựa trang nhất của Le Monde nhấn mạnh, sự thay đổi ý kiến của Đức trong những hồ sơ đã được đồng thuận, gây lo ngại cho Châu Âu. Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tít "Thụy Sĩ khiến Châu Âu rơi vào cơn bão tài chánh". Cổ phiếu Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ nhì của nước này, mất giá 30%, chính quyền phải can thiệp sau khi nhiều nước khác yêu cầu. Toàn bộ lĩnh vực ngân hàng Châu Âu chao đảo, sau vụ phá sản của Silicon Valley Bank.

Thụy My

Published in Quốc tế

2022 : Ukraine, quốc gia truyền cảm hứng

Khi cuộc xâm lăng bắt đầu, ai cũng nghĩ rằng Ukraine sẽ bị người láng giềng khổng lồ đè bẹp. Nhưng người Ukraine đã đứng lên chiến đấu. Tổng thống Volodymyr Zelensky từ chối đề nghị đưa đi tị nạn. Những người dân bình thường cũng thể hiện khí phách tương tự. Anh dũng, khôn khéo, linh hoạt, Ukraine chứng tỏ người yếu có thể chống lại được kẻ mạnh, thậm chí rất mạnh. Và như vậy, đã trở thành nguồn cảm hứng cho những dân tộc bị áp bức.

uk1

Các chiến sĩ thuộc lữ đoàn pháo binh 43 Ukraine và khẩu đại bác tự hành 2S7 trên chiến trường Bakhmut ngày 26/12/2022, nơi chiến sự đang ác liệt nhất. Reuters – Clodagh Kilcoyne

Ba bài học từ các diễn biến trong năm 2022

Các tuần báo đều đã ra số đúp và nghỉ Tết, chỉ riêng Le Point ra số cuối năm. Tuy vậy trên trang web thường có cập nhật những vấn đề thời sự. L'Obs rút ra "Ba bài học năm 2022 cho năm 2023". Năm vừa qua đã đảo lộn tất cả những dự báo trong hầu như tất cả mọi lãnh vực, thế nên tuần báo cho rằng tốt nhất nên học hỏi những kinh nghiệm từ năm cũ.

Thứ nhất : Các chế độ độc tài không phải là bất bại như vẫn tưởng, với một Trung Quốc kết hợp được giữa toàn trị và tăng trưởng kinh tế, một nước Nga chừng như thành công với thái độ côn đồ ở Syria hay Châu Phi. Năm 2022 không hề tốt lành cho họ, nhất là với Vladimir Putin. Ngỡ rằng sẽ chớp nhoáng chiếm được Ukraine, nhưng đã 10 tháng trôi qua, hàng mấy chục ngàn người lính bỏ mạng, vẫn đang trong ngõ cụt. Và có thể nói gì về Tập Cận Bình, người đã khống chế được toàn bộ Đảng cộng sản Trung Quốc trong đại hội 20 ? Chỉ một tháng sau, Tập đã phải nói lời vĩnh biệt với chính sách zero Covid của mình, dưới áp lực của đường phố - hoàn toàn không giống kiểu ứng xử lâu nay của ông ta.

Thứ hai : Các nước phương nam không ngoan ngoãn tuân theo các tiêu chí của phương Tây liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Thứ ba : Mù quáng trong các vấn đề chiến lược sẽ phải trả giá đắt. Nước Đức đã học được bài học từ việc lệ thuộc khí đốt Nga, và các nhà ngoại giao vẫn còn nhớ cuộc đấu tranh với Berlin cho đến năm 2021 về đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, nay đã trở nên vô dụng dưới đáy biển Baltic. Ý tưởng được bênh vực suốt 20 năm qua, rằng thương mại và đầu tư sẽ tạo điều kiện cho dân chủ và hòa bình, rõ ràng là ảo tưởng. Trung Quốc đã "cải chính" hùng hồn cho lý thuyết vốn là mốt trong những năm 1990 và 2000, mà Bắc Kinh đã lợi dụng tối đa.

Liệu chúng ta có thể khôn ngoan hơn trong năm 2023, sau những bài học này ? L'Obs cho rằng nên thận trọng, vì các nhà nước cũng giống như những người lái xe tăng : họ khó nhanh chóng quay lui, trong khi những đảo lộn hiện nay đòi hỏi phải sớm có phản ứng. Một thách thức cho năm 2023.

24/02/2022 : Thời điểm lịch sử những thế hệ sau sẽ được giảng dạy

Trong bài xã luận "Chiến tranh hay hòa bình", L’Obs nhận định năm sắp kết thúc sẽ được đánh dấu bằng một thời điểm đáng buồn, cho đến nỗi những thế hệ sắp tới sẽ được học ở nhà trường : 24/02/2022, ngày khởi đầu cuộc xâm lăng Ukraine và ngày mà chiến tranh quay trở lại với Châu Âu.

Một cuộc chiến tranh điên rồ, chiến tranh bẩn thỉu, một cuộc chiến tổng lực với vô số xe tăng, bom đạn và tội ác chống lại những thường dân không may, được khởi động theo lệnh một con người không phải chỉ biết nói đùa. Năm 2016, ông ta đã nhắc lại câu khẩu hiệu đáng ngại của lực lượng nhảy dù Nga : "Biên giới nước Nga không dừng lại ở đâu cả". Người đó đương nhiên là Vladimir Putin, mà hàng kilomet giấy mực đã được viết ra trong suốt năm qua. Những chuyên gia địa chính trị, chiến lược gia quân sự, nhà tâm thần học và cả các tiểu thuyết gia đều cố tìm cách hiểu được những gì trong đầu ông ta. Và ai nấy đều gặp khó khăn khi từ phương Tây cố giải mã ý đồ của Sa hoàng kín như bưng này.

Nhưng còn có cách khác, như Faulkner đã nói "quá khứ hiện diện trong hiện tại", ý đồ bành trướng của Putin không chỉ mới xuất hiện gần đây. Trong hồ sơ 50 trang báo, điểm lại 1.000 năm lịch sử Nga, tuần báo giải thích vì sao một Nhà nước nhỏ bé lại trở thành liên bang rộng lớn nhất thế giới với 17 triệu kilomet vuông. Vladimir Putin, vốn coi sự kiện Liên Xô sụp đổ là "thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20", không ngần ngại khai thác xu hướng dân tộc chủ nghĩa để củng cố quyền lực, với ý nghĩ dân tộc ông là tinh hoa, nếu không phải là thượng đẳng. Niềm tin này luôn nguy hiểm.

Ukraine, quốc gia truyền cảm hứng của năm 2022

Nhìn lại thế giới trong năm, The Economist khẳng định "Quốc gia của năm 2022 chỉ có thể là Ukraine", vì dân tộc này đã anh dũng đứng lên đương đầu với kẻ xâm lược. Tuần báo Anh cho biết thường thì chọn lựa quốc gia của năm rất khó khăn, các cây bút và biên tập viên bắt đầu bằng một vòng tranh luận, đưa ra những lý lẽ về năm, sáu nước khác nhau. Nhưng năm nay, lần đầu tiên kể từ khi The Economist bắt đầu bình chọn, quyết định là mặc nhiên : không có quốc gia nào có thể truyền cảm hứng như Ukraine.

Vinh dự thường được dành cho những nước có cải thiện trong 12 tháng qua, và theo nghĩa này thì Ukraine là một chọn lựa bất thường, vì cuộc sống người dân đã tồi tệ hẳn đi kể từ khi Vladimir Putin kéo quân vào đánh chiếm nước họ cuối tháng Hai. Rất nhiều người đã chết, nhiều thành phố bị phá hủy, bị biến thành tro bụi, hàng triệu người phải bỏ nhà đi lưu lạc, nền kinh tế Ukraine bị giảm sút mất 1/3. Do hỏa tiễn Nga, nhiều người dân Ukraine đang cóng lạnh và run rẩy trong bóng tối.

Tuy nhiên trong năm qua người Ukraine đã chứng tỏ bốn phẩm chất. Trước tiên là chủ nghĩa anh hùng. Khi cuộc xâm lăng bắt đầu, ai cũng nghĩ rằng Ukraine sẽ bị người láng giềng khổng lồ đè bẹp, và đều thông cảm nếu lính tráng bỏ chạy. Putin cũng chỉ chờ đợi có thế : quân Nga tràn sang với lễ phục chuẩn bị sẵn để đi diễn binh mừng chiến thắng, hầu như mang theo rất ít thực phẩm. Nhưng người Ukraine đã đứng lên chiến đấu. Tổng thống Volodymyr Zelensky từ chối đề nghị đưa đi tị nạn : "Chúng tôi cần đạn chứ không phải một chuyến dạo chơi".

Tiếp theo là những người dân bình thường cũng thể hiện khí phách tương tự. Những giáo sư đại học, ngôi sao nhạc pop, những người thợ… lũ lượt nhập ngũ, đổi những chiếc giường êm ái lấy những hố cá nhân và nguy cơ một cái chết đau đớn. Hết trận này đến trận khác, họ đánh đuổi quân Nga. Khi tự vệ trước một kẻ xâm lăng phủ nhận quyền hiện hữu của đất nước mình, họ tìm được ý nghĩa mới cho tinh thần dân tộc.

Tấm gương Ukraine cho những nước nhỏ bị ngoại bang đe dọa

Người Ukraine cũng chứng tỏ sự khôn ngoan. Nhận ra những điểm yếu của kẻ thù, họ phá hủy các kho chứa nhiên liệu, đạn dược của quân Nga, học hỏi rất nhanh cách sử dụng vũ khí được phương Tây viện trợ. Họ giao quyền quyết định cho các sĩ quan trên thực địa khiến các đơn vị thích ứng rất nhanh so với phía Nga chậm chạp, quan cách. Họ khéo léo sử dụng các thông tin của tình báo đồng minh, đặc biệt là Mỹ, trong khi quân địch gần như bị mù.

Ukraine còn rất linh hoạt. Không có nước rô-bi-nê, họ làm tuyết tan. Không có điện, họ tìm hơi ấm và ánh sáng trong những quán cà phê có máy phát điện chạy bằng diesel, hay ngủ lại văn phòng – nhiều công ty nay có hầm trú ẩn và nước đóng chai. Những kinh hoàng mà Putin tiếp tục gây ra không làm họ suy suyển. Và trừ một vài ngoại lệ, họ không dùng tội ác chiến tranh để đáp trả tội ác chiến tranh. Quân Nga thường xuyên oanh kích vào thường dân, tra tấn những người bị bắt, cướp bóc các làng mạc. Ngược lại, tù binh Nga thường ngạc nhiên khi được đối xử tử tế. Đó là vì Ukraine là một nền dân chủ, coi trọng con người.

Khi đương đầu với bạo chúa Nga, Ukraine đã bảo vệ các láng giềng. Nếu chiếm được Kiev, Kremlin có thể tấn công tiếp Moldova, Gruzia, đe dọa các nước Baltic. Ukraine đã chứng tỏ người yếu có thể chống lại được kẻ mạnh, thậm chí rất mạnh. Và như vậy, đã trở thành nguồn cảm hứng không chỉ cho những nước nằm cạnh như láng giềng hung hăng như trường hợp Đài Loan, mà cho cả những dân tộc bị đàn áp ở khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến đấu của họ còn lâu mới kết thúc, nhưng tấm gương của họ trong năm 2022 không ai có thể sánh kịp. The Economist kết luận bài viết bằng câu "Slava Ukraini !" (Vinh quang cho Ukraine !).

Zelensky, nhân vật của năm và Von der Leyen, người phụ nữ nhiều ảnh hưởng nhất

Về cá nhân, tác giả từng được giải báo chí Albert-Londres, bà Marion Van Renterghem, viết trên L’Express "Zelensky và Von der Layen là hai nhân vật nam và nữ của năm 2022".

Ngày 21/12, lần đầu tiên kể từ đầu cuộc xâm lăng Volodymyr Zelensky rời Kiev để công du ngoại quốc, và đó là Washington chứ không phải Strasbourg hay Bruxelles. Liên Hiệp Châu Âu (EU), khu tự do mậu dịch lớn nhất thế giới cho đến nay vẫn không thành công trong việc biến sức mạnh kinh tế là công cụ chiến lược, ngoại giao và quốc phòng xứng tầm. Cuộc chiến tranh Ukraine đã bộc lộ những điểm yếu của EU : lệ thuộc năng lượng, không có khả năng triển khai lực lượng răn đe, dự trữ vũ khí không đủ, trong khi cuộc chiến này đã thay đổi hẳn châu lục.

Trước đại dịch Covid năm 2020, khó thể tin rằng Châu Âu có thể quyết định vay nợ chung, mua chung vac-xin và trợ giúp tài chánh cho những nước bị thiệt hại. Trước khi Ukraine bị xâm lược hôm 24/02/2022, không thể nghĩ EU có được cơ cấu để viện trợ cho Ukraine 2,5 tỉ euro thiết bị quân sự (từng nước vẫn có thể hỗ trợ song phương). Hoặc các nhà lãnh đạo thông qua 9 gói trừng phạt Nga trong đó có cấm vận dầu lửa, thỏa thuận được mức trần giá khí đốt, tiếp nhận nhiều triệu người tị nạn Ukraine…

Không có gì ngạc nhiên khi Zelensky cùng được truyền thông Châu Âu và Mỹ chọn là "nhân vật của năm". Điều bất ngờ là danh hiệu "người phụ nữ nhiều ảnh hưởng nhất thế giới" của tạp chí Mỹ Forbes lần đầu tiên được trao cho người đứng đầu một định chế Châu Âu, bà Ursula Von der Leyen, nhất là khi Ủy Ban Châu Âu không có quyền chỉ đạo trực tiếp các nhà nước thành viên.

Trung Quốc khốn đốn vì Covid, ba năm phong tỏa thành công cốc

Nhìn sang Châu Á, Courrier International dịch bài viết của South China Morning Post, cho rằng cách chấm dứt chính sách zero Covid là một thất bại, và Trung Quốc chỉ có thể tự trách chính mình.

Từ khi Bắc Kinh đột ngột quay ngoắt vào tháng 12, các nhà lãnh đạo và truyền thông nhà nước đã cố gắng trình bày dưới góc độ tích cực nhưng không thành công. Họ nói rằng các biện pháp khắc nghiệt phong tỏa đất nước trong suốt ba năm qua đã giúp cứu được nhiều người, rằng biến thể Omicron chỉ gây những triệu chứng nhẹ. Và cố tạo ấn tượng rằng việc mở cửa bất ngờ ngay trong mùa đông là đã được lên kế hoạch trước. Nhưng thực tế khác hẳn : thuốc giảm sốt trở nên hiếm hoi, bệnh viện tràn ngập bệnh nhân, thiếu máu để truyền, tỉ lệ tử vong tăng cao nơi người lớn tuổi, các nhà xác, nhà tang lễ không còn chỗ cho các thi thể. Thân nhân phải tự mang giường đến bệnh viện.

L’Obs nhận định "Tại Trung Quốc, huyền thoại một Tập Cận Bình bất bại đã tan vỡ". "Tư tưởng" của ông Tập đã được ghi vào Hiến pháp, chế độ Bắc Kinh, theo ông, đã chứng tỏ tính ưu việt so với các nước dân chủ phương Tây nhờ "chiến thắng" được Covid. Nhưng ba năm sau khi đại dịch khởi phát ở Vũ Hán, con virus lại quay về cố hương. Giờ đây Trung Quốc là nước lớn duy nhất trên thế giới vẫn còn phải khốn đốn với Covid. Sau khi gây sợ hãi cho dân chúng trong những năm qua, các chuyên gia Trung Quốc nay nói rằng con virus hầu như vô hại. Theo nhiều nghiên cứu, ít nhất một triệu người sẽ chết vì bệnh dịch này. Khăng khăng theo đuổi một chính sách nay trở nên bất lực vì biến thể Omicron lây nhiễm quá nhanh, Tập Cận Bình làm mất đi thời gian quý giá. Huyền thoại về hiệu quả của các chế độ độc tài trong thời kỳ khủng hoảng cũng tan tành.

Bắc Kinh cướp bóc nguồn lợi hải sản Châu Phi

Cũng về Trung Quốc, Le Point tố cáo "Bắc Kinh đã cướp bóc hải sản của Châu Phi như thế nào". Phóng sự của tờ báo ở Ghinê mô tả tại cảng Conakry, các tàu đánh cá đang đậu tuy mang cờ nước này nhưng tên tàu lại là MengXin với các số hiệu khác nhau. Đó là những tàu của Dalian Mengxin Yuanyang Fishery Co. Ltd., một công ty ở Liêu Ninh, từ nhiều năm qua càn quét vùng biển Ghinê, Sierra Leon, Ghana, thường xuyên bị phạt vạ vì đánh cá ở khu vực cấm. Liên Hiệp Quốc ước tính mỗi năm có trên 25 triệu tấn cá bị khai thác bất hợp pháp, và ngoài khơi Tây Phi, 40% lượng hải sản đánh bắt là ngoài vòng pháp luật. Một số nước Châu Phi phải nhập khẩu cá trong khi vùng biển của họ rất giàu hải sản.

Bắc Kinh nói rằng đoàn tàu cá nước mình chỉ có 2.700 chiếc nhưng theo báo cáo của think tank Anh ODI năm 2020, có đến 16.000 tàu cá Trung Quốc ngang dọc khắp nơi. Chuyên gia Julien Daudu của tổ chức phi chính phủ Environmental Justice Foundation (EJF) khẳng định đoàn tàu đánh cá ngoài khơi xa của Trung Quốc được tài trợ lớn vì đã trở thành công cụ cho tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh. Theo báo cáo của Financial Transparency Coalition ngày 26/10/2022, 90% số tàu cá đăng ký ở Ghana có chủ và thủy thủ đoàn người Trung Quốc, 8/10 những công ty lớn nhất thế giới về hàng hải liên can đến đánh cá bất hợp pháp là của Trung Quốc.

Khoa học và những tiến bộ về chữa trị ung thư

Trên lãnh vực y tế, Le Point loan báo một tin vui cuối năm : Moderna công bố kết quả khả quan của vac-xin chống khối u ác tính. Đây là một trong số những giải pháp có thể thay thế cho hóa trị đối với bệnh nhân ung thư. Trước đó trong một hội nghị của ASCO (American Society of Clinical Oncology) hôm 05/06/2022, kết quả một nghiên cứu lâm sàng của Menée au Memorial Sloan Kettering Cancer Center ở New York đã được giới thiệu. Nhờ một loại thuốc mới được đặt tên là "dostarlimab", trong số 12 bệnh nhân bị ung thư trực tràng, cả 100% trường hợp khối u đều biến mất. Đến tháng 9 tại Paris trong hội nghị chuyên đề ung thư ESMO, kết quả được xác nhận trên khoảng 100 bệnh nhân, với tỉ lệ thành công 95%.

Chưa hết, ngày 13/12/2022, hãng dược phẩm Mỹ Moderna và MSD loan báo cho ra đời vac-xin ARN đầu tiên ngừa khối u ác tính, giảm 44% nguy cơ tái phát hay tử vong. Tuy chỉ mới thử nghiệm lâm sàng trên 157 bệnh nhân, kết quả rất đáng phấn khởi. Stéphane Bancel, giám đốc Moderna ước tính vac-xin chống ung thư đầu tiên sẽ được đưa ra thị trường trong vòng chưa đầy 5 năm tới, và đang nhắm đến hơn một chục loại khác như ung thư phổi. Moderna có thể đầu tư 17 tỉ đô la để nghiên cứu. Khoa học ngày càng tìm ra những biện pháp chữa trị căn bệnh sát hại mỗi năm 10 triệu người trên thế giới, theo nguyên tắc củng cố hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư. Giờ đây hóa trị không còn được dùng để chữa một số bệnh ung thư thuộc loại hiếm.

Thụy My

Published in Quốc tế

Thời sự quốc tế ngày 26/10/2022

Tình hình Ukraine, quan hệ Mỹ-Trung, tân thủ tướng Anh trước những khó khăn là các đề tài thời sự quốc tế được đề cập nhiều hôm nay.

cyber1

Trang nhất các báo Pháp ngày 26/10/2022 © Fotomontagem RFI/Adriana de Freitas

Liên quan đến chiến tranh ở Ukraine, Le Monde nói về kỹ năng vi tính và cơ khí đã giúp lực lượng vệ quốc vượt trội quân Nga.

Bên cạnh những vũ khí hiện đại của phương Tây như Himars của Mỹ hay Caesar của Pháp đã chứng tỏ hiệu quả trên chiến trường, nhà nghiên cứu Thibault Fouillet, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nhấn mạnh đến khả năng thích ứng và tìm ra những giải pháp mang tính sáng tạo của quân đội Ukraine. Ngay từ năm 2014, họ đã tạo ra một số công cụ, chẳng hạn ứng dụng GIS Arta dành cho bộ binh để gọi pháo bắn vào vị trí địch "như gọi xe công nghệ Uber. Chỉ cần nhập định vị GPS của mục tiêu, những khẩu pháo gần đó hiện lên và giao hàng". Kết quả nhanh hơn gấp nhiều lần những quân đội tân tiến khác. Hạn chế duy nhất là phải có internet.

Vào đầu cuộc xâm lăng, người dân Ukraine cũng đã dùng DIIA, một trong những ứng dụng điện thoại thông minh dành cho thủ tục hành chánh của chính phủ để báo cho chính quyền vị trí của quân Nga. Cách này rất hữu ích trong trận đánh Kiev, nhưng sau vì Nga kiểm tra điện thoại của dân tại những vùng chiếm đóng nên họ chuyển sang Telegram.

Theo Kiev, trước chiến tranh có khoảng 200.000 thảo chương viên Ukraine, một phần trong số này đã nhập ngũ hay dùng kỹ năng của mình phục vụ cho quân đội. Các kỹ sư Ukraine chỉ mất có vài tuần để cho ra một ứng dụng Android tên "ePPO" (viết tắt chữ "đây là phòng không" giúp dân chúng báo ngay cho quân đội những chiếc drone Shahed 136 của Iran để bắn chặn.

Bên cạnh kỹ năng vi tính, người Ukraine còn gây choáng cho các quân nhân phương Tây qua khả năng xoay sở về cơ khí của họ. Các hình ảnh gần đây cho thấy những chiếc xe jeep trang bị giàn phóng rốc-kết, xe tự chế có gắn súng liên thanh... Kiev cũng thử ghép súng trường vào drone mini và điều khiển từ xa. Họ còn thành công trong việc chế thiết bị để gắn hỏa tiễn siêu thanh AGM-88 HARM của phương Tây vào chiến đấu cơ Mig-29 nhằm tiêu diệt radar địch, cách làm này khiến phòng không Nga chịu nhiều thiệt hại. Trong khi nhiều chuyên gia nghĩ rằng rất khó kết hợp một vũ khí tinh tế như thế của Mỹ với một phi cơ tiêm kích Liên Xô thời thập niên 70, thậm chí là bất khả. Nhiều cảnh ghi lại trên chiến trường cho thấy các xe bọc thép Ukraine đang tiến, tổ lái được một sĩ quan hướng dẫn từ xa bằng các hình ảnh do drone chuyển đến.

Tuy nhiên chuyên gia Léo Péria-Peigné nhắc nhở, cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine là chiến tranh quy ước, 80 đến 90% vụ tấn công là bằng pháo binh truyền thống. Có thể hiểu : dù các ứng dụng smartphone rất hữu ích, nhưng chính số lượng đại bác và đạn pháo mới quyết định chiến trường.

Thất bại về quân sự, Nga liên tục tấn công vào mạng lưới điện Ukraine, nhất quyết làm cho người dân nước này phải khốn đốn trong mùa đông tới.

Từ ngày 10/10, cơ sở hạ tầng trên cả nước bị hỏa tiễn và drone thi nhau bắn phá, trên 30% nhà máy điện đã bị phá hủy chỉ trong một tuần lễ. Tổng thống Volodymyr Zelensky vừa tố cáo trước Hội Đồng Châu Âu ngày 20/10, thì hai ngày sau lại có những vụ tấn công mới khiến 1,5 triệu người phải sống trong bóng tối. Chính quyền đành cúp điện luân phiên ở Kiev và 10 tỉnh khác, tổng cộng mất khoảng 40% sản lượng nhiệt điện. Hàng trăm ngàn người ở những vùng gần tuyến đầu sống trong điều kiện không điện nước, không thể liên lạc với người thân, quân Nga gài mìn nên đội ngũ kỹ thuật không thể sửa chữa.

Lời kêu gọi tiết kiệm năng lượng để tránh quá tải cho mạng lưới được dân chúng hưởng ứng, lượng điện tiêu thụ giảm 10%. Bên cạnh đó, Kiev cũng được các đối tác quốc tế viện trợ 850 máy phát điện, nên hiện chưa cần nhập khẩu điện của Châu Âu. Viễn cảnh một mùa đông lạnh giá không có điện lẫn lò sưởi khiến nhiều người lại lục tục ra đi. Ông Zelensky báo động "Nga gây ra một làn sóng di tản mới của người Ukraine sang các nước Liên Hiệp Châu Âu". Kiev thúc giục các đối tác phương Tây giúp thêm các hệ thống phòng không - Nga đã làm lãnh vực năng lượng Ukraine thiệt hại nhiều tỉ đô la.

Về quan hệ Mỹ-Trung, Le Monde cho biết "Washington cáo buộc Trung Quốc hoạt động gián điệp trên đất Mỹ", 13 người đã phải ra tòa lãnh án.

Hôm thứ Hai 24/10, đích thân tổng chưởng lý Hoa Kỳ Merrick Garland chủ trì cuộc họp báo cùng với hai viên phó, và giám đốc FBI Christopher Wray, cho thấy tầm quan trọng của vấn đề. Không thể không nhận thấy sự trùng hợp với thời điểm đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc bế mạc. Phó chưởng lý Lisa Monaco tố cáo các hoạt động gián điệp, gây rối hệ thống tư pháp, quấy nhiễu cá nhân, đánh cắp công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Thông cáo của Bộ Tư pháp cho biết thêm chi tiết về một số vụ. Trước hết ở New York, bảy công dân Trung Quốc bị kết tội mưu toan cưỡng bức đưa về Hoa lục một đồng hương sống ở Hoa Kỳ trong khuôn khổ chiến dịch "Săn Cáo" của bộ Công An.

Vụ thứ hai tại khu người Hoa ở New Jersey, bốn người Trung Quốc trong đó có ba gián điệp bị truy tố vì các hoạt động từ 2008-2018. Họ tìm cách tuyển mộ các giáo sư đại học có được những thông tin nhạy cảm, dưới vỏ bọc một trung tâm đại học được lập ra vì mục đích này, mang tên Institute of International Studies. Một cựu nhân viên FBI đã trở thành giáo sư được tiếp cận, đề nghị những kỳ nghỉ được bao trọn gói để đối lấy thông tin về công nghệ nhận dạng qua vân tay, và giúp phá hoại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hoa Kỳ trong dịp Thế vận hội Bắc Kinh.

Trong vụ thứ ba, hai nhân viên tình báo Trung Quốc đề nghị 41.000 đô la bằng bitcoin để có thông tin mật về cuộc điều tra tập đoàn Hoa Vi (Huawei), nhưng chẳng may gặp phải một nhân viên FBI đóng giả. Bộ Tư pháp nhấn mạnh "không dung thứ cho bất kỳ mưu toan nào của nước ngoài phá hoại Nhà nước pháp quyền mà trên đó nền dân chủ của chúng tôi được xây dựng nên".

Trên lãnh vực kinh tế, Hoa Kỳ đã giáng một đòn cực kỳ mạnh mẽ vào tham vọng đuổi kịp về công nghệ của Trung Quốc, qua loạt trừng phạt mới.

Cho đến nay, Washington chỉ nhắm vào những doanh nghiệp riêng lẻ như Hoa Vi, nhưng lần này đã siết lại các quy định về xuất khẩu một số sản phẩm và phần mềm cho mọi định chế Trung Quốc, bắt buộc phải xin giấy phép, được ngầm hiểu là "khó như lên trời".

Cuối tháng 8/2022, Mỹ đã cấm xuất khẩu các loại thẻ hình (GPU) như Nvidia, Advanced Micro Devices sang Trung Quốc. Các GPU rẩt cần thiết cho hoạt động của trí thông minh nhân tạo, các trung tâm dữ liệu hay siêu máy tính, được sử dụng trong nghiên cứu khoa học hoặc phi cơ tiêm kích, hỏa tiễn siêu thanh. Thứ trưởng Bộ Thương mại Thea Rozman Kendler cho biểt : "Trung Quốc tìm cách trở thành số một toàn cầu về trí thông minh nhân tạo năm 2030. Họ dùng năng lực này để theo dõi, truy vết công dân mình và hiện đại hóa quân đội".

Một điểm mới nữa là người Mỹ bị cấm tham gia vào việc triển khai, sản xuất, sử dụng các bảng vi mạch trong một nhà máy chip điện tử Trung Quốc. Biện pháp này liên quan đến công dân Mỹ, người định cư ở Mỹ và người có "thẻ xanh". Washington muốn hạn chế việc chuyển giao công nghệ từ nhiều người Mỹ thường là gốc Hoa, đến Trung Quốc làm việc cho những công ty lớn ở Hoa lục hay tự khởi nghiệp. Được mệnh danh là "rùa biển", những người gốc Hoa này cho đến nay đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của công nghệ và kinh tế Trung Quốc. Sau loan báo của Mỹ, các công ty bán dẫn của Trung Quốc đã thiệt mất 8,7 tỉ euro trên thị trường chứng khoán, và một số công ty khó thể sống sót. Theo Les Echos, nhà sản xuất drone DJI của Trung Quốc sắp tới cũng sẽ cùng chung số phận với Hoa Vi.

Thụy My

Published in Quốc tế

Sri Lanka vẫn bất định, Ukraine nhen nhúm chút hy vọng ở miền nam

Nước Pháp lại chịu thêm một đợt nóng mới trong lúc chuẩn bị cho cuộc duyệt binh truyền thống ngày Quốc khánh 14/07, tình hình Sri Lanka và Ukraine, chuyến công du Trung Đông của tổng thống Mỹ Joe Biden, những hình ảnh đầu tiên của viễn vọng kính Webb, đó là những chủ đề được báo chí Pháp đề cập nhiều hôm 13/07/2022.

srilanka1

Đông đảo người dân biểu tình bên ngoài văn phòng thủ tướng Ranil Wickremesinghe ở Colombo, Sri Lanka ngày 13/07/2022.  Reuters – Adanan Abidi

Sri Lanka : Một kết thúc nhục nhã cho gia tộc Rajapaksa

Liên quan đến châu Á, Le Monde nói về sự sụp đổ nhanh chóng của phe Rajapaksa ở Sri Lanka, gia tộc đã thống trị đất nước này gần 20 năm qua. Vội vã chạy trốn đám đông người biểu tình phẫn nộ xông vào Phủ tổng thống, ông Gotabaya Rajapaksa bỏ quên 17,85 triệu rupi (49.000 euro) và những người dân nghèo khổ đã nộp lại những tờ giấy bạc mới tinh này cho cảnh sát. Ông rất vất vả mới đến được Maldives bằng máy bay quân sự, sau khi đã lỡ nhiều chuyến bay dân sự đi Saudi Arabia do hành khách và cơ quan di trú ngăn trở. Một kết thúc nhục nhã cho gia tộc đã điều hành đất nước bằng bàn tay sắt.

Gotabaya Rajapaksa, được mệnh danh là "Terminator" lên làm tổng thống sau các vụ khủng bố làm hơn 250 người chết, đã bổ nhiệm người anh - cựu tổng thống, Mahinda Rajapaksa, làm thủ tướng. Người em Basil Rajapaksa, có biệt danh "Ông 10%" do huê hồng mỗi lần ký hợp đồng với Nhà nước, trở thành bộ trưởng Tài chính. Anh cả Chamal Rajapaksa nắm một bộ phụ trách việc dẫn thủy nhập điền. Thế hệ tiếp nối cũng không bị bỏ quên : Namal Rajapaksa, con trai lớn của Mahinda được cho là sẽ kế vị sau này, lãnh đạo bộ Thể thao và Thanh niên. Tất cả đều buộc lòng phải từ chức với hy vọng duy trì được quyền lực của Gotabaya.

Trước đó, tổng thống đã cho tu chính Hiến pháp để có quyền bổ nhiệm và bãi miễn các viên chức, thẩm phán, cảnh sát, bộ trưởng, kiểm soát các ủy ban độc lập về nhân quyền và chống tham nhũng, nhằm né được mọi cuộc điều tra. Năm 2009 khi Gotabaya là bộ trưởng Quốc phòng và ông anh Mahinda là tổng thống, đã thẳng tay với phe Hổ Tamul, ước tính 40.000 thường dân người Tamul đã bị giết chết trong vài tuần lễ.

Vay của Trung Quốc món nợ khổng lồ cho những công trình vô bổ

Sự sụp đổ nhanh chóng của gia đình Rajapaksa là hệ quả của một loạt quyết định tai hại. Từ nhiều tháng qua, Sri Lanka lâm vào khủng hoảng. Các vụ tấn công đẫm máu vào lễ Phục Sinh 2019 và đại dịch Covid từ 2020 làm suy sụp kỹ nghệ du lịch, mất đi nguồn thu khổng lồ, dự trữ ngoại tệ từ 7,5 tỉ đô la còn 1,8 tỉ. Ngược với khuyến cáo của các nhà kinh tế, gia đình Rajapaksa không cầu viện đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mà dùng cách hạn chế nhập khẩu kể cả hàng thiết yếu. Người dân thiếu thốn mọi thứ : xăng dầu, khí đốt, thực phẩm, thuốc men, điện bị cúp thường xuyên. Việc cấm nhập khẩu phân bón hóa học khiến sản lượng nông phẩm sút giảm nghiêm trọng.

Nhưng gốc rễ lại sâu xa hơn, từ thời Mahinda còn làm tổng thống, với những dự án quy mô và món nợ khổng lồ vay của Bắc Kinh. Quận Hambatota, thành trì của gia tộc Rajapaksa ở miền nam được đầu tư không tiếc tiền. Chẳng hạn một phi trường quốc tế xây dựng ngay trong khu bảo tồn thiên nhiên mang tên gia đình, không dành cho người ngoài và gần đó là một sân bóng chày khổng lồ nhưng không hề có sự kiện thể thao. Đặc biệt cảng Hambatota chưa bao giờ đón một tàu hàng nào, nhưng phải nhượng cho Trung Quốc 99 năm vì không trả nổi món nợ trên 1 tỉ đô la.

Đặc phái viên Libération tại Colombo cho biết hàng trăm thanh niên vẫn đang sống trong Phủ tổng thống. Họ bảo vệ đồ đạc trong dinh thự và điều hành lượng người tham quan bằng các bộ đàm, dưới cái nhìn thú vị của vài cảnh sát. Ngoài một lan can bị sập trong ngày đầu tiên, Phủ tổng thống Sri Lanka vẫn yên tĩnh như viện bảo tàng Louvre trong Ngày di sản. Người biểu tình được đại diện bởi "Ủy ban đấu tranh Galle Face" (tên đại lộ bên cạnh dinh thự) gồm khoảng 100 người, đóng ở văn phòng tổng thống và thủ tướng, khẳng định chỉ ra đi khi hai nhân vật này thực sự từ chức.

Ukraine cố gắng phản công ở miền nam

Về chiến sự tại Ukraine, Libération quan tâm đến việc"Kiev tìm cách phản công ở miền nam".Quân đội Ukraine hôm qua đã tấn công vào một đơn vị Nga và một kho đạn ở Nova Kakhovka, cách Kherson 70 km. Một cột khói hình nấm cao đến vài chục mét bốc lên trên bầu trời thành phố đêm khuya. Kiev nói rằng 52 lính Nga bị chết, còn Moskva tố cáo "hành động khủng bố" làm 7 người thiệt mạng và 60 người bị thương.

Theo Vincent Tourret, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược thì cuộc tấn công này giúp Ukraine chứng tỏ hiệu quả của vũ khí phương Tây trước hỏa lực dồn dập của kẻ thù. Phillips O'Brien, đại học Saint Andrews nhận xét : "Người Nga đã để cho kho đạn dễ xác định vị trí một cách rất buồn cười". Hoặc là do chỉ đạo không đến nơi đến chốn, hoặc không thể chuyển kho đi nơi khác vì thiếu xe tải.

Số vụ tấn công của Ukraine tăng lên làm Moskva phải di dời một căn cứ xa hơn 20 km, và chuẩn bị chiến đấu trong thành phố nếu Ukraine tiến vào được Kherson. Tương tự như ở Kharkov, Kiev cố duy trì áp lực lên quân Nga đang ở thế thủ vì phải tập trung sức cho Donbass. Từ đầu tháng Bảy, Ukraine đã giành lại được hai làng Ivanivka và Lozove ở Kherson, giải thoát được năm công dân trong một hoạt động đặc nhiệm của tình báo. Cho dù là những thắng lợi hết sức nhỏ bé nhưng cũng giúp nâng cao tinh thần quân dân.

Vấn đề là liệu Ukraine có đủ phương tiện để phản công quy mô hay không ? Theo Viện Kiel, Hoa Kỳ chỉ mới cung cấp chưa đầy 40% số vũ khí đã hứa. Ông Vincent Tourret nhận xét : "Sẽ không có bất kỳ đột phá đáng kể nào nếu không có viện trợ từ phương Tây. Ukraine hầu như đã cạn kiệt đạn dược thời xô-viết, nay họ hoàn toàn lệ thuộc vào sự trợ giúp của chúng ta".

Tồn tại và kháng chiến ở Kherson bị Nga chiếm đóng

Còn tại Kherson, vốn bị quân Nga chiếm ngay từ ngày đầu cuộc xâm lăng, người dân sinh sống, di chuyển, làm việc như thế nào ở một thành phố bị cắt rời khỏi đất nước ? Đặc phái viên của Libération ở thành phố Mykolaiv kế cận cho biết tại đây "cuộc sống thực ra chỉ là sống sót". Veronika, một nữ kỹ sư trẻ thuật lại qua ứng dụng bảo mật : "Cuộc sống ở Kherson giống như ở tù. Bất kỳ ai đều có thể bị bắt hoặc đưa đi mất tích vì một hình xăm, một tin nhắn gởi đi, một like trên mạng xã hội. Tôi không còn ra ngoài, không đi uống cà phê hay làm đẹp, suốt ngày ở trong nhà. Hơn nữa cũng không còn việc làm, đại đa số công ty đã đóng cửa". Alexandra, một nông dân nói thêm : "Sống chỉ là cố tồn tại. Chúng tôi sợ bị cho vào danh sách đen và bị bắt ở một trạm kiểm soát. Không dám nói về chính trị, sợ bị nghe được và tố cáo".

Một chính quyền mới do một cựu FSB đứng đầu đã được dựng lên, đang chuẩn bị "trưng cầu dân ý" để sáp nhập vào Nga. Đồng rúp trở thành bản vị, các hộ chiếu Nga được phân phát cho dân, đa số giáo sư đại học bị đuổi việc và tiếng Nga được áp đặt trong giảng dạy. Lính Nga tỏ rõ là ông chủ, họ vào các cửa tiệm không thèm xếp hàng, với thái độ cười cợt. Họ vào các nông trại cướp xăng dầu, máy nông nghiệp... Ít nhất 600 thường dân ở Kherson bị bắt cóc trong đó có thị trưởng Ihor Kulekaev, những ai trở về được đều đã bị đánh đập và suy sụp tinh thần. Những cuộc biểu tình trong thời gian đầu vừa bị chiếm đóng đã chấm dứt từ lâu dưới những họng súng kalachnikov.

Tuy nhiên kháng chiến vẫn âm thầm diễn ra dưới dạng những hình vẽ, vệt màu xanh vàng trên những bức tường, băng ghế, hàng cây, những lá cờ Ukraine ở góc phố. Chiến dịch "ruy-băng vàng" này đi kèm với việc cung cấp các thông tin về vị trí quân sự của Nga cho quân đội Ukraine. Những tuần lễ gần đây, đã có các hoạt động vũ trang nhắm vào các viên chức người Nga hay làm việc cho Nga. Ngày 24/06, Dimitri Savluchenko phụ trách thể thao và thanh niên đã bị tử thương vì một quả bom. Sáu ngày sau, người đứng đầu cơ quan quản lý trại giam bị thương và thứ Hai 11/06 cựu thị trưởng Vladimir Saldo chấp nhận cộng tác với Nga suýt chết.  

Quốc khánh Pháp : Lần đầu duyệt binh với biểu tượng NATO, nhấn mạnh Đông Âu

Tại Pháp, cuộc diễn binh nhân lễ Quốc khánh 14/07 ngày mai mang dấu ấn Ukraine và NATO. Le Figaro và La Croix cho biết có 6.300 quân nhân sẽ diễu hành trên đại lộ Champs-Élysées, các quốc gia Đông Âu được vinh danh. "Chia sẻ ngọn lửa", đó là khẩu hiệu năm nay để nhắc nhở ngọn lửa kháng chiến Pháp, tưởng niệm kháng chiến quân cuối cùng Hubert Germain qua đời hồi tháng 10 ; đồng thời còn là ngọn lửa Olympic sẽ đến Paris năm 2024. Buổi lễ sẽ kết thúc bằng màn trình diễn âm nhạc của nữ ca sĩ (và là quân nhân dự bị) Candice Parise, được đặt tên là "France".

Lần đầu tiên cuộc diễn binh truyền thống mang biểu tượng NATO và Liên Hiệp Châu Âu. Đối với một quốc gia luôn giữ khoảng cách với Liên minh Bắc Đại Tây Dương, sự thay đổi này rất đáng chú ý do cuộc xâm lăng Ukraine. Biểu tượng của 9 nước Đông Âu sẽ đi đầu : Estonia, Latvia, Lithuania (Litva), Ba Lan, Hungary, Slovakia, Cộng hòa Czech, Bulgaria, Romania. Trên bầu trời, là hai chiếc Rafale đã bán cho Hy Lạp cùng với bốn phi cơ vận tải của Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý ; 25 trực thăng, 64 phi cơ và lần đầu tiên có một drone là chiếc Reaper tham gia.

Pháp tỏ ra chừng mực khi chỉ mời khoảng 100 đại diện quân đội Châu Âu, không có nguyên thủ nào hiện diện, và cũng không vinh danh riêng các chiến sĩ Ukraine đang chiến đấu chống lại Nga. Thay vào đó là kỷ niệm 400 năm lực lượng Hải quân, 30 năm các chiến dịch đặc biệt, 80 năm hệ thống thông tin liên lạc quân sự.

Đặc biệt ba khẩu đại pháo Caesar, niềm hãnh diện của Pháp đã chứng tỏ uy lực ở Ukraine cũng tham gia cuộc diễn binh. Paris đã tặng cho Kiev 12 khẩu và hứa giao thêm 6 khẩu, một nỗ lực đáng kể vì Lục quân Pháp chỉ có tổng cộng 76 khẩu Caesar. Có 300 khẩu đã được bán cho một số nước, mới nhất là Lithuania đặt mua 18 khẩu để trang bị cho một đơn vị gần Kaliningrad, vùng đất của Nga đang quân sự hóa. Lithuania muốn nhận sớm, nhưng Pháp đang phải dành ưu tiên cho Ukraine.

Chuyến đi Trung Đông đầy cạm bẫy của tổng thống Joe Biden

Cũng về thời sự quốc tế, các báo đều bình luận về chuyến thăm Trung Đông của tổng thống Joe Biden. Theo Le Monde, đó là nhằm"củng cố mối quan hệ với các đồng minh", Les Echos coi là một "vòng công du đầy nguy hiểm", với Le Figaro "đầy cạm bẫy". Nhật báo thiên hữu mỉa mai trong bài xã luận "Cường quốc quỳ gối" : dù là người đứng đầu đại cường số một thế giới, ông Biden lại đi với tư thế xin xỏ thay vì người làm chủ cuộc chơi.

Việc Mỹ rút lui khỏi Trung Đông sau 20 năm thất bại về chiến lược và quân sự ở Afghanistan, Iraq, Syria đã làm giảm đi kỳ vọng của các nhân tố trong khu vực đối với sức mạnh của "hiến binh quốc tế". Các nhà lãnh đạo Israel, Palestine và Saudi Arabia biết rằng sẽ tiếp một ông chủ Nhà Trắng đang yếu đi. Không chỉ tuổi tác làm ông liên tục có những cú ngã, mà Biden còn đứng trước nguy cơ thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ và bị chính phe của mình đòi hỏi không ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai.

Lẽ ra phải tránh gặp thái tử Mohammed Ben Salman (MBS), nhưng Biden rất cần Saudi Arabia để đề nghị tăng sản lượng dầu lửa, nhằm làm giảm giá xăng và ngăn chận nạn lạm phát ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến những lá phiếu của đảng Dân Chủ vào tháng 11 tới. Chưa kể nguy cơ làm rạn nứt liên minh với Châu Âu chống lại Nga. Le Monde nhắc đến hai bóng ma ám ảnh chuyến công du này : nhà báo Jamal Khashoggi bị đặc vụ Saudi Arabia ám sát tháng 10/2018 và nhà báo Shireen Abu Akleh của kênh Al-Jazira, được cho là bị lính Israel bắn chết. Về phía MBS không sẵn sàng hy sinh mối quan hệ tốt với Moskva, cũng không có lợi khi dầu sụt giá.

Đồng euro sụt ngang giá đô la gây lo lắng

1,0001 : đó là tỉ giá euro so với đô la vào lúc gần trưa hôm qua 12/07. Le Figaro ví von giờ đây phải sắm một chiếc kính hiển vi mới theo dõi được tỉ lệ hối đoái. Lần đầu tiên đồng tiền chung Châu Âu ngang giá với đồng đô la kể từ 2002, sự bất định của việc cung cấp khí đốt Nga cho Châu Âu làm đồng euro mất giá nhanh hơn. Nông sản, hàng xa xỉ, hàng không… những mặt hàng "made in France" sẽ bán chạy hơn, nước Pháp sẽ hấp dẫn hơn đối với khách du lịch Mỹ. Tuy nhiên các nhà nhập khẩu hàng điện tử, đồ chơi, dệt may… phải méo mặt, năng lượng và nguyên vật liệu đắt đỏ hơn.

Viễn vọng kính Webb và cuộc cách mạng thiên văn

Chuyển sang lãnh vực khoa học, các báo đều ca ngợi viễn vọng kính Webb, với những hình ảnh đầu tiên sau 15 năm bị trễ và chi phí khổng lồ khiến NASA bị nhiều chỉ trích. Đó là những bức ảnh đẹp nhất từ trước đến nay, tuy nhiên vấn đề không phải là thẩm mỹ mà là giá trị khoa học. Webb giúp quan sát thật xa, đến những thiên hà chưa từng được nhận diện. Cư dân Trái Đất giờ đây có thêm cặp mắt mới ở cách xa 1,5 triệu kilomet để dõi theo vũ trụ. Đây là cỗ máy tuyệt vời để đi ngược thời gian, theo vết luồng ánh sáng đã mất trên 13 triệu năm để đến với nhân loại. Webb giúp tìm kiếm nguyên nhân sinh ra những vì sao và những thiên hà, khoảng vài chục triệu năm sau vụ Big Bang.

Nhiều nhà khoa học đã rơi lệ khi những bức ảnh được công bố vào thứ Hai 11/07, mà ông Biden gọi là một "ngày lịch sử". Tổng cộng có trên 20.000 người tham gia vào việc xây dựng viễn vọng kính này với chi phí ước tính 11 tỉ đô la, cái giá phải trả cho một cuộc cách mạng thiên văn.

Thụy My

Published in Châu Á
Trang 1 đến 3