Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhng thách thc vi Putin nếu đc c thêm nhim kỳ 6 năm

Reuters, VOA, 09/12/2023

Tng thng Nga Vladimir Putin cho biết mun lưu li Đin Kremlin thêm 6 năm na bng cách tham gia cuc tranh c vào tháng 3/2024, nơi chiến thng ca ông được nhiu người cho là mt kết qu đã được đnh trước.

putin0

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong một cuộc mít-tinh ở Moscow năm 2022 (Ảnh : AFP)

Chiến tranh Ukraine

Sau hơn 21 tháng chiến tranh, lc lượng Nga kim soát hơn 1/6 lãnh th Ukraine. Tin tuyến không có s thay đi đáng k trong năm qua khi cuc xung đt đã chuyn thành mt cuc chiến tranh tiêu hao.

Mc tiêu cui cùng ca ông Putin vn chưa rõ ràng. Ông đã tht bi trong n lc ban đu nhm chiếm th đô Kyiv và loi b gii lãnh đo Ukraine khi lc lượng Nga b đánh lui khi Kyiv. K t đó, ông tuyên b 4 khu vc ca Ukraine là mt phn ca Nga nhưng ch kim soát được mt phn ti nhng lãnh th đó.

Mt s nhà phân tích cho rng ông Putin dường như tin rng thi gian đang đng v phía mình : Moscow hy vng quyết tâm ca phương Tây v vic vũ trang và tài tr cho Ukraine s dn dà phai m, đc bit nếu cuc bu c tng thng M vào năm ti đưa ông Donald Trump tr li Tòa Bch c.

Nếu chn cách leo thang, ông Putin có th khai thác thc tế rng Nga có ngun nhân lc d tr di dào hơn Ukraine bng cách tuyên b mt đt huy đng mi bên cnh đt triu tp 300.000 quân mà ông đã ra lnh vào tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, làn sóng đu tiên din ra hn lon và không được lòng dân, khiến hàng trăm ngàn người Nga chy trn ra nước ngoài, và Đin Kremlin đã nhiu ln nói rng không cn phi có đt huy đng th hai.

Hoc ông Putin có th đ cho cuc chiến chuyn thành mt cuc xung đt đóng băng, mà qua đó Nga s c gng gi Ukraine trong tình trng nght th bng cách chiếm đóng vô thi hn min nam và min đông.

Chính sách đi ngoi

Quyết đnh ca ông Putin tiến hành chiến tranh Ukraine đã làm rn nt quan h vi phương Tây. Ông đã tiến gn hơn đến Trung Quc và n Đ như mt phn trong n lc phá v s thng tr ca M trong quan h quc tế và xây dng cái mà ông gi là thế gii đa cc, đng thi cũng đang phát trin mi quan h vi Châu Phi, Trung Đông và Châu M Latin. Ông Putin đã t chc các cuc hp trong nhng tháng gn đây vi các nhà lãnh đo Triu Tiên và Iran, hai quc gia có cùng quan đim thù đch vi M và có kh năng cung cp cho quân đi ca ông Ukraine. Nhim k mi ca ông Putin có th s cho thy s nhn mnh ngày càng tăng vào mi quan h ca Nga vi nhóm các quc gia BRICS đang m rng mà Moscow đang tìm cách phát trin ngoài thương mi đ bao gm các lĩnh vc mi như hp tác trong không gian và mt s kin tranh tài th thao ca BRICS, theo kiu như Thế vn hi Olympic.

Võ khí ht nhân

Lc lượng Nga đang b sa ly Ukraine bi mt đi th được trang b vũ khí phương Tây, nh hơn nhưng quyết tâm cao. Ông Putin đã nhiu ln ca ngi quy mô và kh năng ca kho vũ khí ht nhân Nga. Ông đã đưa ra kh năng Nga có th tiếp tc th nghim ht nhân ln đu tiên k t khi Liên Xô làm như vy vào năm 1990, mc dù Moscow cho biết h s không th nghim tr khi M làm như vy. Trin vng hin có v m mt v mt hip ước gia hn hoc kế tha cho tha thun START Mi nhm hn chế s lượng đu đn chiến lược mà Nga và M có th trin khai. Đây là hip ước kim soát vũ khí ht nhân cui cùng còn sót li gia hai nước và s hết hn vào tháng 2 năm 2026, chưa đy hai năm sau nhim k mi ca ông Putin.

Thương mi và Năng lượng

Nga đã mt phn ln th trường năng lượng béo b Châu Âu k t khi bt đu chiến tranh. Đ bù đp, Moscow đang trông cy vào ba d án ln :

- Mt trung tâm khí đt mi Th Nhĩ K đ cho phép Nga đnh tuyến li hot đng xut khu khí đt ca mình.

- Mt đường ng mi, Power of Siberia 2, s đưa thêm 50 t mét khi khí đt ca Nga mi năm đến Trung Quc qua Mông C.

- M rng Tuyến đường bin phía Bc, được thc hin nh băng bin Bc Cc tan chy, đ ni Murmansk gn biên gii Nga vi Na Uy ti eo bin Bering gn Alaska.

Tiến b v nhng vn đ này trong nhim k mi ca ông Putin s là thước đo quan trng đ đánh giá mc đ thành công ca ông trong vic gim bt tác đng ca các bin pháp trng pht t phương Tây và xoay trc thương mi ca Nga v phía Đông.

Kinh tế ni đa

Ông Putin thường t hào v kh năng phc hi ca Nga trước các lnh trng pht ca phương Tây. Tng sn phm quc ni đã tăng 5% so vi cùng k trong tháng 10, nhưng mc tăng trưởng này phn ln bt ngun t s gia tăng ln trong sn xut quân s. Quc phòng và an ninh d kiến s ngn khong 40% chi tiêu ngân sách năm ti, loi b các ưu tiên khác như giáo dc và y tế. Hàng trăm ngàn người Nga, trong đó có nhiu chuyên gia tr và chuyên gia công ngh thông tin, đã ri khi đt nước k t khi bt đu chiến tranh, dn đến tình trng thiếu lao đng trong các ngành công nghip then cht. Lm phát mc trên 7% và lãi sut mc 15%. Trong phn ln thi gian cm quyn, ông Putin đã có th tăng cường sc hp dn ca mình đi vi người Nga bng cách nâng cao mc sng, nhưng gi đây ông phi đi mt vi thách thc ngăn nhng điu này b xói mòn.

Thay mi gii tinh hoa

Ông Putin bước sang tui 71 vào tháng 10 và s tui 77 vào cui nhim k mi, vn tr hơn so vi Tng thng M Joe Biden khi ông tuyên th nhm chc. Mt s nhân vt hàng đu trong ni b ca ông Putin đu ln tui hơn ông, bao gm giám đc an ninh FSB, Alexander Bortnikov, 72 tui, lãnh đo Hi đng An ninh Nikolai Patrushev, 72 tui, và Ngoi trưởng Sergei Lavrov, 73 tui.

B trưởng Quc phòng Sergei Shoigu, 68 tui, vn gi chc v bt chp nhng li ch trích gay gt t mt s nhà bình lun ng h chiến tranh v nhng tht bi quân s ca Nga Ukraine. Ông Putin lâu nay t ra min cưỡng trong vic thay đi đi ngũ ca mình và các nhà phê bình cáo buc ông coi trng lòng trung thành hơn là năng lc.

Tuy nhiên, ông có th buc phi thay đi mt s điu trong nhim k tiếp theo. Nhng nhân vt tr hơn cn đ mt như ch tch quc hi Vyacheslav Volodin, 59 tui, B trưởng Nông nghip Dmitry Patrushev, 46 tui, và cu v sĩ ca ông Putin là Alexei Dyumin, 51 tui, thng đc vùng Tula.

Reuters

Nguồn : VOA, 09/12/2023

****************************

Bầu cử tổng thống Nga 2024 : Vladimir Putin xác nhận tái tranh cử

Thùy Dương, RFI, 09/12/2023

Sau 1/4 thế kỷ nắm quyền điều hành đất nước, Vladimir Putin hôm 08/12/2023 thông báo chính thức ra tái tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ 5 trong kỳ bầu cử tổng thống Nga vào tháng 03/2024. Theo AFP, ông Putin tuyên bố sẽ tái tranh cử tổng thống vì ông "không có lựa chọn nào khác". Thông báo được đưa ra trong buổi lễ trao huy chương cho các binh sĩ Nga từng chiến đấu tại Ukraine.

putin2

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, ngày 08/12/2023. AP - Mikhail Klimentyev

Bối cảnh hiện nay được xem là thuận lợi đối với ông Putin : kinh tế Nga không sụp đổ bất chấp các đòn trừng phạt của phương Tây, chiến dịch phản công của Ukraine không hiệu quả, sự chú ý và viện trợ của phương Tây dành cho Kiev cũng giảm do tác động từ chiến tranh Gaza, chuyến công du Vùng Vịnh cho thấy tổng thống Nga vẫn không bị cô lập hoàn toàn trên trường quốc tế.

Theo giới quan sát, kỳ bầu cử tổng thống Nga 2024 chỉ mang tính hình thức, Putin chắc chắn sẽ tái đắc cử bởi vì ông Putin được sự ủng hộ của bộ máy Nhà nước, các nhà đối lập chính đã bị triệt hạ, truyền thông cũng bị Nhà nước kiểm soát … Dù vậy, theo thông tín viên RFI Anissa El Jabri, Vladimir Putin đang vấp phải phong trào phản kháng của nhiều phụ nữ là mẹ, chị em hay vợ của những người đàn ông phải tòng quân sang Ukraine chiến đấu :

Mọi người chỉ nghe nói đến điều đó hồi tháng trước, nhưng phong trào phản kháng này dường như đã bắt đầu từ hồi mùa xuân. Đó là điều người phụ nữ xưng danh là Olga (không phải tên thật để bảo đảm an toàn), kể với chúng tôi. Phải sau vài tháng mới có người đồng ý kể cho chúng tôi nghe về các bước đi đầu tiên của những người phản kháng.

Bà Olga nói : "Chúng tôi đã viết hàng tập thư cho các dân biểu, chúng tôi đã thử mọi cách có thể để trao đổi với chính quyền. Nhiều phụ nữ trẻ đã tổ chức một nhóm làm việc với các đại diện của chính phủ, các dân biểu. Và điều những người phụ nữ này được nghe là : ‘Chỉ khi quý vị có hành động mang tính xây dựng, chỉ khi quý vị giúp đỡ Bộ Quốc phòng tuyển được thêm quân, thì khi đó có thể những người đàn ông của quý vị mới được trở về’. Logic của chính quyền là vậy đấy".  

Không thể đánh giá quy mô của phong trào phản kháng, nhưng từ khắp mọi nơi trên nước Nga đều có các phụ nữ yêu cầu đưa những người đàn ông thân thích của họ trở về. Đa phần phụ nữ không chỉ trích quyết định của Putin điều quân sang Ukraine, nhưng bà Olga thì có. Bà nói tiếp : "Tôi đã luôn phản đối. Và dĩ nhiên là khi chính mình bị ảnh hưởng thì sẽ càng tỉnh ngộ hơn, nhất là khi chúng tôi biết được mọi chi tiết gây chấn động về những chuyện đang xảy ra ở đó".

Nhưng dù là phản kháng thế nào thì họ cũng đang bị chính quyền tìm cách dập tắt. Bà Olga nói thêm : "Mỗi người chúng tôi đều chiu áp lực rất lớn, thậm chí những người tích cực nhất còn có nguy cơ bị cáo buộc phạm tội hình sự. Những người đàn ông của chúng tôi cũng bị triệu tập, bị đe dọa. Họ ra lệnh cho họ nói với những người phụ nữ của mình là phải im lặng. Nhiều người bị cảnh sát gọi đến, bị triệu đến đồn cảnh sát, bị cố ý điều tra công khai ở khu dân cư hay bị hăm dọa trên mạng xã hội...

Bà Olga kể : "Những người ái quốc ủng hộ Putin viết rằng tất cả chúng tôi đều là gái mại dâm, là những kẻ phản bội tổ quốc, rằng chúng ta phải bị treo cổ, rằng họ sẽ tìm ra từng người trong số chúng tôi và giết chúng tôi. Tôi không nhớ lần cuối cùng tôi ngủ ngon giấc là khi nào, chỉ biết là đã từ lâu lắm rồi".

Chính phủ nay đã chặn việc cho quân dự bị động viên trở về. Vladimir Putin trong tuần này cũng đã đặt chỉ tiêu tăng 15% quân số.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 09/12/2023

Published in Quốc tế

 Sáu nguồn tin nói với Reuters rằng Vladimir Putin đã quyết định tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3/2024, một động thái sẽ giúp ông nắm quyền ít nhất cho đến năm 2030, vì người đứng đầu Điện Kremlin cảm thấy ông phải lèo lái nước Nga vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ.

putin1

Sau khi xoa dịu một cuộc binh biến vũ trang của thủ lĩnh nhóm lính đánh thuê Wagner vào tháng 6, Putin đã chuyển sang củng cố sự ủng hộ từ các lực lượng an ninh, lực lượng vũ trang và cử tri khu vực bên ngoài Moscow, trong khi Wagner đã bị buộc phải khuất phục.

Quốc phòng, vũ khí và tổng chi tiêu của Nga đã tăng vọt trong khi ông Putin xuất hiện nhiều lần trước công chúng trong những tháng gần đây.

Một trong những nguồn tin am hiểu về kế hoạch cho biết : "Quyết định đã được đưa ra – ông ấy sẽ tranh cử".

Một nguồn tin khác xác nhận rằng đã có quyết định và các cố vấn của Putin đang chuẩn bị cho sự tham gia tranh cử của ông. Ba nguồn tin khác cho biết quyết định tranh cử tổng thống vào tháng 3/2024 đã được đưa ra.

Các nguồn tin nói với Reuters với điều kiện giấu tên do tính nhạy cảm thông tin.

Một trong số họ cho biết manh mối dự kiến sẽ được tiết lộ trong vài tuần nữa và thông tin này phù hợp với bài báo trên tờ Kommersant vào tháng trước.

Trong khi nhiều nhà ngoại giao, điệp viên và quan chức cho biết họ dự đoán Putin sẽ nắm quyền suốt đời, thì cho đến nay vẫn chưa có xác nhận cụ thể nào về kế hoạch tái tranh cử của Putin.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông Putin vẫn chưa bình luận về vấn đề này và nói thêm : "Chiến dịch này vẫn chưa được công bố chính thức".

Nga trong chiến tranh

Ông Putin, 71 tuổi, người được Boris Yeltsin trao chức tổng thống vào ngày cuối cùng của năm 1999, đã giữ chức tổng thống lâu hơn bất kỳ nhà cầm quyền Nga nào khác kể từ Josef Stalin, vượt qua nhiệm kỳ 18 năm của Leonid Brezhnev.

Các nhà ngoại giao nói rằng không có đối thủ nặng ký nào có thể đe dọa cơ hội giành phiếu bầu của ông Putin nếu ông tái tranh cử. Cựu điệp viên KGB được tỷ lệ tán thành là 80%, có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của nhà nước và các phương tiện truyền thông nhà nước, và hầu như không có phe đối lập chính thống nào thách thức việc ông tiếp tục nắm quyền.

Tuy nhiên, Putin phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất mà bất kỳ người đứng đầu Điện Kremlin nào cũng phải đối mặt kể từ khi Mikhail Gorbachev vật lộn với Liên Xô đang sụp đổ hơn ba thập kỷ trước.

Cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra cuộc đối đầu lớn nhất với phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 và hậu quả là các lệnh trừng phạt của phương Tây đã gây ra cú sốc lớn nhất cho nền kinh tế Nga trong nhiều thập kỷ.

Lạm phát tăng nhanh trong khi đồng rúp giảm giá kể từ khi chiến tranh bắt đầu và chi tiêu quốc phòng sẽ chiếm gần 1/3 tổng chi ngân sách của Nga vào năm 2024, dự thảo kế hoạch của chính phủ cho thấy.

Nhưng mối đe dọa trực tiếp lớn nhất đối với khả năng Putin tiếp tục nắm quyền xuất hiện vào tháng Sáu, khi lính đánh thuê quyền lực nhất của Nga, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo một cuộc nổi loạn ngắn ngủi.

Prigozhin thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay hai tháng sau ngày xảy ra cuộc binh biến, và Putin kể từ đó đã sử dụng Bộ Quốc phòng và Lực lượng Vệ binh Quốc gia để mở rộng quyền kiểm soát của các đồng minh đối với tàn quân của lực lượng Wagner.

Phương Tây coi Putin là một tội phạm chiến tranh và kẻ độc tài, người đã đưa Nga vào cuộc chiếm đất kiểu đế quốc, làm suy yếu nước Nga, củng cố tinh thần dân tộc của Ukraine, đồng thời khiến phương Tây phải đoàn kết lại và trao cho NATO một ý thức sứ mệnh mới.

Tuy nhiên, Putin lại cố gắng để cuộc chiến này được nhìn nhận như một phần của cuộc xung đột với Hoa Kỳ mà giới tinh hoa Điện Kremlin cho rằng nhằm mục đích chia rẽ Nga, chiếm lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của nước này và sau đó chuyển sang giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.

Một trong những nguồn tin cho biết : "Nga đang phải đối mặt với sức mạnh tổng hợp của phương Tây nên sự thay đổi lớn sẽ không có lợi".

Tuy nhiên, đối với một số người Nga, cuộc chiến đã cho thấy những khiếm khuyết của nước Nga thời hậu Xô Viết.

Chính trị gia đối lập người Nga đang bị bỏ tù Alexei Navalny nói rằng Putin đã đưa nước Nga đi vào ngõ cụt chiến lược dẫn tới sự hủy hoại, xây dựng một hệ thống dễ vỡ gồm những kẻ nịnh bợ tham nhũng mà cuối cùng sẽ để lại sự hỗn loạn hơn là ổn định.

Oleg Orlov, một trong những nhà vận động nhân quyền được kính trọng nhất ở Nga, nói với Reuters vào tháng Bảy : "Nga đang đi thụt lùi. Chúng ta đã rời bỏ chủ nghĩa toàn trị cộng sản nhưng bây giờ đã quay trở lại với một loại chủ nghĩa toàn trị khác".

BBC, 07/11/2023

Published in Quốc tế

Một năm chiến tranh Ukraine : Nước Nga và nghịch lý mang tên Vladimir Putin

Báo L’Express ra số đặc biệt "Một năm chiến tranh" : Trên nền trang nhất màu cờ Ukraine xanh - vàng, với hình bàn tay nắm chặt và cánh tay giơ cao, là hàng tựa ngắn ngọn "Ukraine phải chiến thắng". L’Obs tự nhủ "Kỷ nguyên chiến tranh : Sau 1 năm, cuộc xung đột Ukraine đi về đâu ?". Le Point trên trang nhất cũng đặt câu hỏi "Ukraine : Điều tồi tệ sắp xảy ra ?" và nhận định vũ khí có thể làm thay đổi tất cả.

nghichly1

Từ dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, ngày 17/02/2023, tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự trực tuyến một sự kiện đánh dấu 30 năm thành lập tập đoàn năng lượng quốc gia Gazprom. AP - Mikhail Metzel

8 kịch bản chiến tranh

Khác với L’Express L’Obs, không dành số đặc biệt với 40-50 trang mỗi báo cho hồ sơ chiến tranh Ukraine, Le Point quan tâm đến nhiều chủ đề dàn trải : cải tổ hưu trí ở Pháp, thành tích của tổng thống Biden đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, "một Putin mà chúng ta không muốn thấy", hiện tượng chemsex - sử dụng ma túy trong khi quan hệ tình dục, xu hướng không muốn đi máy bay ở giới trẻ …

Tuy nhiên, chiến tranh Ukraine cũng vẫn là một đề tài được đề cập đến như trong gần 1 năm qua. Đối với Le Point, chiến tranh chưa bao giờ là một môn khoa học chính xác. Bước sang năm thứ hai, cuộc chiến sẽ ra sao ? Le Point giới thiệu 8 kịch bản chiến tranh theo quan điểm của nhà báo chuyên về quân sự, Jean Guisnel.

Kịch bản 1 : Nga chiến thắng. Đó là kịch bản tồi tệ nhất dành cho Ukraine và khoảng 40 nước Châu Âu và Mỹ. Putin chưa từng công khai các mục tiêu cuộc chiến mà ông đơn phương phát động, thế nhưng trong các bài phát biểu, ông ta vẫn xác định các mục tiêu của mình, chẳng hạn "phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraine để người dân Ukraine sau khi thoát khỏi ách áp bức này có thể tự do lựa chọn tương lai", "bảo đảm an ninh cho người dân của chúng tôi", giành chiến thắng cho "nước Nga lịch sử vĩ đại" và "quốc gia Ukraine không tồn tại". Binh sĩ được huấn luyện kém, trang bị kém, chỉ huy yếu kém, thiếu hụt về chiến thuật, quân đội Nga cho đến nay vẫn chưa chinh phục được Kiev.

Nhưng trái lại, Nga cũng có nhiều ưu thế về chiến lược, cơ sở công nghiệp, vũ khí tầm xa, cộng thêm vào đó là sự coi thường sinh mạng binh sĩ. Quân đội Nga cũng không từ thủ đoạn tàn ác tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự. Tất cả những điều đó có thể giúp Putin thành công. Rất nhiều chuyên gia đã đưa ra những giả thuyết trái ngược nhau, dự đoán về khả năng Nga tấn công qua ngả Belarus, mở những cuộc tấn công mới về miền nam Ukraine… Chỉ có điều là không ai biết trong đầu Putin đang nghĩ gì.

Kịch bản 2 : Ukraine chiến thắng, giành lại toàn bộ lãnh thổ, kể cả bán đảo Crimée, như theo mục tiêu duy nhất của Kiev từ trước tới nay. Theo tương quan lực lượng hiện giờ, hy vọng này có khó cơ hội thành hiện thực. Để quét sạch quân Nga khỏi bờ cõi, Ukraine cần nhiều hơn những gì mà NATO và các đồng minh đang cung cấp. Mặt khác, theo một vị tướng Pháp, Crimée là lằn ranh đỏ thực sự đối với Nga và đó là trường hợp duy nhất dẫn đến nguy cơ Nga dùng vũ khí hạt nhân.

Kịch bản 3 : Giống Nam - Bắc Triều Tiên. Đối với cả Moskva Kiev, miền đông Ukraine và Crimea là không thể thương lượng được. Không bên nào nhượng bộ bên nào, đôi bên không đi đến thỏa thuận. Không có thỏa ước hòa bình, nhưng cũng sẽ không còn chiến tranh, cho đến khi xung đột lại bùng phát.

Kịch bản 4 : Châu Âu buông tay. Trừ Hungary, cả Liên Âu và Anh Quốc đều rất ủng hộ Kiev, bởi họ ý thức đuợc rằng sự an toàn của Châu Âu và sự đáng tin cậy của NATO đều phụ thuộc vào đó. Thế nhưng, tại các nước dân chủ đang dấy lên những mối lo ngại về chi phí viện trợ quân sự, giá cả năng lượng, lạm phát và những hệ lụy khác của chiến tranh, đặc biệt là nỗi sợ vũ khí hạt nhân của Nga. Công luận Châu Âu quay lưng lại với Ukraine là không phải là điều không thể. Và Kiev cũng hiểu điều đó.

Kịch bản 5 : Mỹ buông tay. Nếu chiến tranh kéo dài, sự ủng hộ của công luận đối với chính sách viện trợ của Biden có thể bị xói mòn. Hồi tháng 12/2022, chỉ còn có 48% người Mỹ ủng hộ việc duy trì viện trợ Kiev, tỉ lệ này giảm 10% so với 6 tháng trước đó. Đấy là chưa kể nhiều người Mỹ cho rằng Ukraine không phải nước dân chủ, không đáp ứng các chuẩn mực Mỹ, thậm chí còn là chế độ chuyên chế. Và ai sẽ đắc cử tổng thống Mỹ vào năm 2024 ?

Kịch bản 6 : Phương Tây tăng cường viện trợ ? Cho tới nay, các vũ khí mà Mỹ, Châu Âu, NATO và các đồng minh viện trợ cho Kiev đã giúp ngăn cản đà tiến của quân Nga, nhưng chưa cho thấy là có khả năng đẩy lui quân Nga ra khỏi đường biên giới chính thức của Ukraine. Sau rất nhiều đề xuất, Zelensky cũng chưa thể hy vọng gì thêm về vũ khí, bởi các nước đồng minh vẫn lo ngại các loại vũ khí của họ chạm đến lãnh thổ Nga. Viện trợ đủ mạnh để đảo ngược thế trận, giúp Ukraine giành lại toàn bộ chủ quyền đồng nghĩa với việc phương Tây sẽ phải ồ ạt điều bộ binh và không quân, thiết bị hạng nặng, tên lửa thông thường… Trong tương lai gần, điều này là không tưởng.

Kịch bản 7 : Nga làm phương Tây bất ổn. Chỉ cần Nga sử dụng lại các phương pháp thời Chiến Tranh Lạnh, điều phối từ xa các nhóm khủng bố thông qua các cơ quan mật vụ hoặc các chế độ ở Trung Đông, là đủ. Hiện nay, Moskva có thể dựa vào Iran, Hezbollah hoặc các lực lượng dân quân của Wagner ở các nước Châu Phi và Syria. Putin đã cho tiến hành các vụ ám sát chính trị cả trong và ngoài nước. Ông ta có phương tiện tổ chức một cuộc chiến tranh bí mật chống lại các nước dân chủ Châu Âu. 

Kịch bản 8 : Đệ Tam Thế Chiến. Đây sẽ là kịch bản khủng khiếp nhất, chẳng hạn khi NATO tiến quân ủng hộ các nước vùng Baltic hoặc Romania, bởi chính những nước gần Nga và Ukraine là nơi tình hình dễ có nguy cơ xấu đi nhất.

Kỷ nguyên chiến tranh

Tương tự Le Point, L’Obs cũng có bài nói đến các kịch bản cho một cuộc xung đột dài. Trong số 4 kịch bản được nêu lên, dù là Nga hay Ukraine thắng, dù các cuộc thương lượng được mở ra hay xung đột leo thang, theo L’Obs, điều chắc chắn là về ngắn hạn chưa có một giải pháp nào cho phép chấm dứt chiến tranh Ukraine.

Một năm chiến tranh Ukraine đối với L’Obs dài bằng nhiều thế kỷ, tàn phá đất nước Ukraine và làm đảo lộn thế giới. Trong khi đó, phe bên kia, nước Nga, theo L’Obs, vẫn chưa bị suy yếu. Bất chấp hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây, kinh tế Nga vẫn chưa bị "tàn phá", GDP năm 2022 chỉ giảm bớt 2,2%, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kho đạn pháo của Nga dường như vô tận.

Và cuộc khủng hoảng Ukraine cho thấy phương Tây đã đánh mất quyền bá chủ đến mức nào. Phần lớn các nước Châu Phi và Châu Mỹ Latinh vẫn từ chối lên án Moskva. Ngoài Nga, ba cường quốc khác hiện giờ đang tìm cách áp đặt một trò chơi trên thế giới và tạo thành một mối đe dọa mới đối với an ninh quốc tế. Đó là Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. L’Obs lưu ý thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chiến tranh.

Cũ và mới : Hai mặt của cùng một cuộc chiến

Nhìn sang L’Express, bên cạnh lời kêu gọi "Đừng để Ukraine sụp đổ" và hàng loạt bài nói về "Tăng cường trừng phạt phát huy tác dụng chống Nga", "Lời hứa của Liên Âu", "Nước Pháp trong cuộc chiến", "Trên mạng xã hội, ưu thế thuộc về Kiev", "Ukraine của ngày mai : một đất nước cần được xây dựng lại", "Cuộc vây dồn để chặn nguồn tiền của Nga đã bắt đầu", "Chiến tranh đã làm NATO hồi sinh ra sao ?"… L’Express phân tích hai mặt mới - cũ trong chiến tranh Ukraine. Như chúng ta đã thấy, công nghệ cao, cả trong dân sự và quân sự, giữ một vai trò quyết định trong chiến tranh. Ukraine đã biết cách khai thác sức mạnh của các công cụ công nghệ số, cả của nước ngoài và trong nước để đối phó với các lực lượng Nga, vốn mạnh hơn nhưng lại ít khéo léo hơn.

Chiến tranh Ukraine đã cho thế giới thấy các phương tiện công nghệ số, đặc biệt các thiết bị thu thập và xử lý thông tin quan trọng đến thế nào. Cũng không thể không nói tới drone. L’Express trích dẫn một số chuyên gia quốc phòng, theo đó, để tồn tại trong những cuộc xung đột kiểu này, mọi đơn vị bộ binh đều cần được trang bị drone. Vấn đề là phải có số lượng lớn, bởi trung bình các drone chỉ có thể bay 3-6 chuyến. Thách thức cho các cuộc xung đột trong tương lai là phải tìm ra các giải pháp công nghiệp mới để chế tạo drone số lượng lớn và giá rẻ.

Tuy nhiên, trong bài viết "Một cuộc xung đột cũ và mới", L’Express nhấn mạnh, bên cạnh sự hỗ trợ của kết nối mạng, vệ tinh, drone, thì cách tốt nhất để lính bộ binh được an toàn trước đạn pháo của quân thù là họ phải biết cách đào hào trú ẩn. Đó là kinh nghiệm căn bản và sẽ không bao giờ thay đổi. Chiến tranh Ukraine cho thấy binh lính Nga và Ukraine, bất kể thời tiết, bùn lầy hay mưa tuyết, đều phải bám trụ nhiều tuần lễ, không được tắm giặt, trang phục bốc mùi hôi hám… Chính vì thế, khi huấn luyện, cần tập luyện lại cho binh lính quen với cách chống chọi với những điều kiện gian khổ, không đạn dược, không tiếp viện, không bác sĩ, không được chữa trị khi bị thương… Chiến trường không giống như ở các căn cứ quân sự của Mỹ, với các nhà hàng McDo, tiệm pizza, quán xá, binh sĩ chỉ bị thương nhẹ là sẽ được trực thăng giải cứu rồi được đưa ngay về Mỹ.

Không phải Trump mà là Biden đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại ?

Liên quan tới Mỹ, cây bút xã luận Nicolas Baverez của Le Point trong bài "Joe Biden : ‘Nước Mỹ vĩ đại trở lại’" nhận định cuộc chiến Ukraine đã làm thay đổi mọi chuyện, đưa Hoa Kỳ trở thành nước đại thắng trong trật tự thế giới mới với đặc trưng là sự đối đầu giữa các nền dân chủ và chế độ độc tài, cũng như với sự bùng nổ về toàn cầu hóa. Đối mặt với các cú sốc - đại dịch Covid-19, chiến tranh Ukraine, sự gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, biến đổi khí hậu, Joe Biden đã biết xác định đáp án và thực hiện hiệu quả, gióng hồi chuông để nước Mỹ tỉnh giấc.

Trong khi Châu Âu bị tê liệt trước cuộc tấn công hung hãn của Nga, cuộc chiến đánh dấu sự chấm dứt ảo tưởng của Châu Âu về nền hòa bình vĩnh cửu và chứng tỏ Châu Âu dễ bị tổn thương, Mỹ đã triển khai một chiến lược hợp lý và khôn ngoan. Viện trợ tài chính và quân sự (25 tỷ đô la) cho Kiev và sự hỗ trợ về tình báo cho quân đội Ukraine đã góp phần làm thất bại ý đồ của Vladimir Putin, đẩy Moskva vào "ngõ cụt" quân sự và chính trị, mà vẫn kiểm soát được nguy cơ xung đột leo thang.

Dù kết quả thế nào, thì theo cây bút xã luận của Le Point, Nga cũng sẽ bị suy yếu sau cuộc xung đột. Và đó cũng là một tín hiệu gửi tới Trung Quốc, đi cùng với việc thể hiện thái độ cứng rắn, quyết tâm của Mỹ bảo vệ Đài Loan và trong việc đưa ra các quyết định, như vụ bắn phá khinh khí cầu do thám của Trung Quốc.

Hoa Kỳ hiện giờ thực sự đang có cơ hội để duy trì vị trí dẫn đầu về kinh tế và công nghệ vào năm 2050. Tuy nhiên, cây bút xã luận Nicolas Baverez lưu ý sự phục hồi của Hoa Kỳ vẫn rất mong manh vì khủng hoảng nội bộ gây chia rẽ xã hội và đe dọa nền dân chủ, với sự bùng nổ bạo lực do bất bình đẳng ngày càng tăng ...

Joe Biden đã khôi phục quyền lực và uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế, cho thấy phương Tây không hẳn đã suy thoái, Hoa Kỳ vẫn có thể duy trì vai trò lãnh đạo phương Tây khi phải đối mặt với Trung Quốc, nhưng đáng tiếc là ngay trong nước, Biden vẫn chưa đoàn kết được người Mỹ.

Châu Âu : Bên đại bại trong chiến tranh Ukraine

Cũng sử gia, cây bút xã luận Nicolas Baverez, khi trả lời phỏng vấn của báo L’Express, đã khẳng định : "Châu Âu là bên đại bại nhất trong cuộc chiến tranh này".

Đối với Nicolas Baverez, cuộc chiến Putin phát động không chỉ là chiến tranh cường độ cao ở Ukraine mà còn là cuộc chiến tổng hợp chống lại Châu Âu. Và Châu Âu rất dễ bị tổn thương, bởi đang ở tuyến đầu chống lại nước Nga của Vladimir Putin. Về kinh tế, cú sốc năng lượng gây ra thiệt hại 3-3,5% GDP của Châu Âu, tương đương với cú sốc dầu mỏ hồi những năm 1970. Về tài chính, nhiều nước lâm cảnh nợ nần quá nhiều, trong đó có Pháp, với mức nợ hơn 3.000 tỷ euro.

Về xã hội, tầng lớp trung lưu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát và giá năng lượng tăng bùng phát, khiến mức sống suy giảm và tạo cơ hội cho chủ nghĩa dân túy phát triển. Về mặt quân sự, Châu Âu như bị Nga tước vũ khí và không còn cách nào khác ngoài việc trông cậy vào Mỹ, trong khi phải tiếp nhận hơn 8 triệu người tị nạn Ukraine.

Mô hình dựa trên sự lệ thuộc vào khí đốt giá rẻ của Nga, hàng hóa thiết yếu của Trung Quốc, công nghệ và sự bảo đảm an ninh của Mỹ, đã lỗi thời. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Châu Âu nghĩ rằng chiến tranh là không thể, hòa bình là vĩnh viễn, thế nhưng tất cả đã sụp đổ vào ngày 24/02/2022, khi Putin điều quân xâm lược Ukraine.

Giờ đây, vấn đề cơ bản đối với Châu Âu là phải xác định lại mình với tư cách là một diễn viên chứ không phải chỉ là khán giả của lịch sử thế kỷ 21, cả về chính trị và kinh tế. Châu Âu phải tập trung nỗ lực vào một số lĩnh vực chiến lược để bảo đảm chủ quyền về năng lượng, y tế, nông nghiệp, công nghệ và vũ khí, đồng thời phải biết khai thác giá trị và bảo vệ ưu thế của mình : thị trường rộng lớn, đồng euro, và Nhà nước pháp quyền Châu Âu.

Putin : Gây chiến để củng cố vị thế trong nước ?

Về nước Nga, báo L’Obs nói đến "Ảnh hưởng của hệ thống Putin". Nghịch lý là cuộc tấn công xâm lược Ukraine lại giúp cho ông chủ điện Kremlin củng cố chế độ độc tài. Trên chiến trường Ukraine, mọi chuyện diễn ra với quân Nga tệ hơn Putin có thể tưởng tượng rất nhiều. Thế nhưng, ngay trong nước, ông ta lại gặt hái một thành công lớn : Mặc dù đã đột ngột đẩy nước Nga chìm trong cảnh bất định, trong khi chính Putin từng là biểu tượng cho 23 năm ổn định của đất nước, thế nhưng ông ta vẫn bảo toàn được vị trí.

Putin đã biết sử dụng cuộc chiến để củng cố vị thế trước giới tinh hoa đang bị tê liệt vì cú sốc khủng hoảng, bằng cách áp đặt một kiểu thiết quân luật chính trị. Trong lúc đang có chiến tranh, đất nước đang phải chịu đựng, làm sao có thể đặt vấn đề về việc thay lãnh đạo quốc gia. Và thế là Putin vẫn là giải pháp duy nhất, là người duy nhất có thể xử lý cuộc khủng hoảng do chính ông ta gây ra.

Trong phe đối lập hoặc trong giới quan sát Nga, một số người cho rằng đó chính là một trong những mục tiêu được giấu kín của Putin. Ông ta muốn dùng cuộc xâm lược Ukraine để củng cố quyền lực và duy trì vị thế trong nước. Nhiều báo cáo cho thấy sự bất mãn lan rộng ở giới doanh nhân, ngoại giao, các nhà kỹ trị ở điện Kremlin…, nhưng chưa bao giờ trở thành mối đe dọa lớn đối với Putin.

L’Obs trích dẫn nhiều nhà quan sát cho thấy chưa ghi nhận tín hiệu gì cho thấy trong ngắn hạn sẽ có đảo chính hay sự thay đổi chế độ ở Moskva. Vũ lực, trấn áp tuyệt đối vẫn là bệ đỡ cho Putin. Các lực lượng an ninh : mật vụ, cảnh sát, hiến binh… vẫn trung thành với tổng thống Nga. Ông ta nuôi những đội quân nhiều chưa từng có này với nguồn ngân sách và chế độ lương nhiều ưu đãi. Vì thế, họ chẳng có lợi lộc gì nếu Putin bị lật đổ.

Trung Quốc : "Cuộc cạnh tranh chiến lược" của Mỹ không có tương lai

Khác với nhiều báo khác, tuần này trên Courrier International không có nhiều chỗ cho chiến tranh Ukraine. Trái lại, ChatGPT, vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là hai hồ sơ lớn thu hút nhiều sự chú ý của tuần báo Pháp Courrier International.

Về quan hệ Mỹ-Trung, Courrier Intrnational tổng hợp các bài viết trên nhiều tờ báo quốc tế về "cuộc chiến vật thể bay lạ". Courrier Internationnal cũng giới thiệu một bài viết của Chu Phong (Zhu Feng), giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, trên Hoàn Cầu Thời Báo. Theo tác giả, Mỹ đang tập hợp các đồng minh quanh chiến lược chống lại Trung Quốc, thế nhưng, Bắc Kinh từ chối đối đầu trực tiếp và không tham gia trò chơi này. Đối với Trung Quốc, Mỹ đang tìm cách áp đặt cuộc cạnh tranh chiến lược không chỉ với Bắc Kinh mà còn với cả thế giới.

Hồi năm 2019, trong báo cáo đầu tiên bộ về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, bộ quốc phòng Mỹ định nghĩa cạnh tranh chiến lược là cuộc đối đầu địa chiến lược giữa các Nhà nước tự do và các Nhà nước chuyền quyền có những mục tiêu hoàn toàn khác nhau về việc xây dựng trật tự thế giới. Nhà nghiên cứu Trung Quốc khẳng định Trung Quốc không phải đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ và Bắc Kinh bác bỏ khái niệm của Mỹ - Nhật về cạnh tranh chiến lược. Theo tác giả Chu Phong, thế giới sẽ không chấp nhận việc Mỹ đặt những đòi hỏi địa chính trị mà ông tac xem là bướng bỉnh, nhỏ mọn lên trên những vấn đề kinh tế chính trị hiện nay của thế giới.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Tin tức trên báo chí phương Tây cho biết, một quan chức cấp cao của Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã thông báo rằng EU sẽ làm việc với Liên Hợp Quốc với hy vọng thành lập một tòa án đặc biệt để điều tra và truy tố Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Nga khác về tội xâm lược trong Ukraina.

putin1

Một tòa án đặc biệt có thể được thành lập để truy tố Tổng thống Nga Vladimir Putin, các bộ trưởng và tướng lĩnh hàng đầu của ông về tội xâm lược, sau cuộc xâm lược Ukraine.

Căn cứ pháp lý ở đây đó là tội xâm lược là hành vi tấn công quốc gia khác với mục tiêu chiếm giữ, sở hữu, hoặc sử dụng vũ lực đối với quốc gia khác. Đó là nguyên tắc nền tảng của Hiến chương Liên hợp quốc và quan hệ quốc tế sau Thế chiến II.

Tin tức cho biết Washington đã thận trọng xem xét ý tưởng về một tòa án đặc biệt dành cho hành vi xâm lược kể trên do có lo ngại rằng điều này có thể tạo ra một tiền lệ pháp lý mà sau đó sẽ gài bẫy các nhà lãnh đạo Mỹ nếu chính Hoa Kỳ xâm lược một quốc gia có chủ quyền khác, như đã làm ở Iraq năm 2003.

Cũng cần lưu ý, phiên tòa quốc tế xét xử nhà lãnh đạo Serbia Slobodan Misolevic vào giữa những năm 2000 là một ví dụ về cách các tòa án quốc tế có thể truy tố tội phạm chiến tranh. Đây là điểm mấu chốt : Chỉ khi các nhà lãnh đạo như Milosevic mất quyền lực thì chính phủ của họ mới có khả năng bắt giữ và giao họ cho các tòa án quốc tế để truy tố.

Nhưng lịch sử cũng cho thấy rằng ngay cả khi Putin bị lật đổ hoặc mất quyền lực, không có gì đảm bảo rõ ràng rằng ông ta sẽ bị đưa ra xét xử trước một tòa án quốc tế.

Các tòa án quốc tế do Liên Hợp Quốc thành lập, như Tòa án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ, có hai vấn đề. Đầu tiên, các tòa án này không có lực lượng cảnh sát quốc tế thực sự để thực hiện các vụ bắt giữ.

Các chính phủ liên quan đến các tội ác bị cáo buộc của các nhà lãnh đạo của họ cũng thường cố gắng cản trở các tòa án quốc tế bằng cách không giao nộp các nghi phạm.

Vấn đề thực thi, có thể cho phép một quốc gia hùng mạnh như Nga trốn tránh lệnh bắt giữ từ các tòa án quốc tế – miễn là nghi phạm vẫn ở trong nước. Chẳng hạn, Tòa án Hình sự Quốc tế đã không thể thuyết phục chính phủ Sudan giao nộp cựu tổng thống Omar al-Bashir vì những cáo buộc tội ác chiến tranh đã gây ra ở Darfur vào những năm 2000.

Trong khi đó, Ukraine đã kết tội và kết án một số binh sĩ Nga vì tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột Ukraine đang diễn ra. Chính phủ Ukraine cũng đã thúc đẩy việc thành lập một tòa án chuyên trách – hiện đã nhận được sự ủng hộ của Liên Hiệp Châu Âu – để truy tố Putin và các nhà lãnh đạo khác của Nga vì tội xâm lược Ukraine bất hợp pháp.

Beth Van Schaack, đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về tư pháp hình sự toàn cầu, cho biết vào tháng 11 năm 2022 rằng tội xâm lược là "bao gồm việc Nga liên tục ném bom bừa bãi vào các thành phố của Ukraine và hành động tàn bạo đối với công dân Ukraine, bao gồm hành quyết và tra tấn".

Trong khi Tòa án Hình sự Quốc tế đang điều tra tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine, tòa án có trụ sở tại Hague này tiếc thay lại không có thẩm quyền truy tố các nhà lãnh đạo Nga về tội xâm lược. Điều đó một phần là do Nga chưa bao giờ tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế.

Là một thể chế chính trị độc tài, cho đến lúc này có thể nói rằng chừng nào Putin còn nắm quyền, không có khả năng bất kỳ áp lực chính trị hay lời hứa nào sẽ thuyết phục được Nga hợp tác với tòa án quốc tế và lật tẩy Putin, nếu ông ta bị truy tố.

Điều đó có thể thay đổi nếu Putin mất quyền lực. Và bài học này cũng đúng với Việt Nam trong trường hợp một chính khách đứng đầu Đảng tiếp tục kéo dài thời gian cầm quyền, bất chấp các quy định về nhiệm kỳ như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 18/12/2022

Tham khảo

https://www.lemonde.fr/en/international/article/2022/12/01/eu-seeks-special-court-to-try-putin-russian-officials-over-ukraine-war_6006311_4.html

Published in Diễn đàn

"Sách đen về Vladimir Putin" : Nước Nga hậu cộng sản thành thế lực phá rối

Chỉ trong 22 năm dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga hậu cộng sản đã biến thành một cường quốc chuyên phá hoại, sản phẩm xuất khẩu chính là nỗi sợ. Đe dọa tấn công nguyên tử, trưng ra bóng ma nạn đói, cắt nguồn dầu khí… Chính sách phá rối luôn là đường hướng của KGB - trường đại học thực thụ của Vladimir Putin. Về cuộc chiến Ukraine, những con bồ câu phương Tây kêu gọi hòa đàm chỉ làm lợi cho Putin mà thôi.

putin1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva ngày 04/11/2022 via Reuters - Sputnik

"Cây đinh cuối cùng đóng vào quan tài Putin"

Ảnh bìa L'Express tuần này đưa chân dung tổng thống Nga trên nền đen và dòng tựa "Putin, cuốn sách đen : Mafia, KGB, ý tưởng, tàn bạo..." với bài viết độc quyền là trích đoạn điều tra của hai nhà sử học Galia Ackerman và Stéphane Courtois về Vladimir Putin.

"Tôi mong cuốn sách này là cây đinh cuối cùng đóng vào quan tài Putin, và là viên đá đầu tiên cho tòa án quốc tế sẽ kết án giới tinh hoa Nga đã tạo ra mọi việc" - Stéphane Courtois thẳng thừng nói. Năm 1997, nhà sử học từng gây tiếng vang lớn với cuốn "Sách đen về chủ nghĩa cộng sản" tiết lộ tầm cỡ tội ác của chế độ xô-viết. Để soạn thảo "Sách đen về Vladimir Putin", ông Courtois kết hợp với đồng nghiệp Galia Ackerman, chuyên nghiên cứu về thế giới hậu Liên Xô, tập hợp các chuyên gia giỏi nhất về Nga để tìm hiểu vì sao một trung tá bình thường, hầu như vô danh cách đây 25 năm, lại có thể trở thành một Sa hoàng mới ?

Điều hành một cường quốc theo kiểu băng nhóm

Putin xuất thân từ một gia đình bình dân, sống trong một căn hộ ở khu tập thể. Trẻ em thường chơi trò chiến tranh, mạnh được yếu thua. Vốn có thân hình nhỏ bé, Putin đi học judo để tự vệ và gia nhập KGB ở tuổi 17. Dù đã leo lên ngôi vị cao nhất, Putin vẫn không suy nghĩ theo logic điều hành một nước lớn, mà chỉ theo kiểu băng nhóm như thời niên thiếu ở Saint Petersburg. Khái niệm danh dự của mafia và KGB không khác gì nhau, lòng trung thành được đặt lên trên hết.

Năm 1991 đảng cộng sản bị cấm hoạt động, sau đó quay lại chính trường với một hình thức khác. Nhưng KGB có đến 700.000 nhân viên thì không hề suy suyển, chỉ được chia thành FSB (nội vụ) và SVR (phản gián). Năm 1998, khi Vladimir Putin được bổ nhiệm làm giám đốc cơ quan tình báo FSB (KGB cũ), không ai biết ông ta là ai. Đến 1999, khi Yeltsin chỉ định Putin làm người kế vị, lại là một bất ngờ lớn khác vì có những nhân vật nổi bật khác như Boris Nemtsov chẳng hạn. Nhưng Kremlin lúc đó cần một người giữ được an ninh và cam kết không đụng đến phe Yeltsin.

Từ khi Vladimir Putin lên làm tổng thống, các "siloviki", thành viên lực lượng an ninh và quân đội được giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền. Vì sao nhiều nhà lãnh đạo phương Tây (Bush, Merkel, Sarkozy…) có cảm tình với Putin ? Theo bà Galia Ackerman, khai thác điểm yếu của người khác hay dẫn dụ họ vốn là thủ thuật học được từ KGB, và Putin có một số tài lẻ. Chẳng hạn hồi năm 2010, tổng thống Nga đã hát bài Blueberry Hill trong một dạ hội từ thiện cùng với các ngôi sao Pháp Alain Delon, Monica Bellucci, Gérard Depardieu, gây thích thú cho cử tọa.

Nước Nga hậu cộng sản thích phá hoại, dọa nạt

Nga chỉ đứng thứ 11 thế giới về tổng sản phẩm nội địa, có ít bạn bè trên thế giới, không còn lý tưởng cộng sản để rao giảng như trước mà chỉ chủ trương chống phương Tây, chủ yếu là chống Mỹ. Nhưng tại sao Moskva lại gây chú ý trên trường quốc tế trong hơn hai thập niên qua ? Theo hai nhà sử học, chỉ trong 22 năm dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga hậu cộng sản đã biến thành một cường quốc chuyên phá hoại, sản phẩm xuất khẩu chính là nỗi sợ.

Chính nhờ đe dọa tấn công nguyên tử mà Moskva ngăn cản phương Tây viện trợ ồ ạt cho Kiev, để hòng đạt được tham vọng đế quốc. Bằng cách dùng nguy cơ thiếu lương thực và năng lượng để dọa nạt, Nga muốn khuất phục phương Tây để rốt cuộc dỡ bỏ các trừng phạt. Chính nhờ mở rộng mạng lưới tuyên truyền, bóp méo thông tin trên toàn thế giới, Moskva cố phá hoại sự đoàn kết của các nước dân chủ. Chính sách phá hoại luôn là đường hướng của KGB, trường đại học thực thụ của Vladimir Putin. Ngược với tổng thống Pháp, Galia Ackerman cho rằng Nga xứng đáng bị "sỉ nhục" vì đã đem lại cái chết, sự hủy hoại, đau khổ và khủng hoảng cho hàng triệu con người.

Về hậu trường quyền lực, nhà cựu ngoại giao Boris Bondarev, từng là cố vấn phái đoàn Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Genève nhận xét, cuộc xâm lăng Ukraine cho thấy nước Nga đã trở nên tàn bạo như thế nào. Trong nhiều năm trời, các nhà ngoại giao Nga bị buộc phải đối đầu với Washington và bênh vực việc can thiệp vào các nước khác với những lời lẽ dối trá, họ trở thành những con két lặp lại luận điệu của Moskva.

Các đồng nghiệp ở Kremlin nhiều lần nói rằng Putin thích làm việc với ngoại trưởng Sergey Lavrov vì ông này luôn đồng tình với những ý kiến của tổng thống và nói những gì Putin muốn nghe. Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi Putin tin rằng sẽ nhanh chóng đánh bại Kiev. Ông cho biết ngày 24/02 khi nhìn vào điện thoại thấy thông tin đáng kinh ngạc là Putin cho tấn công Ukraine, ông đã có quyết định bỏ rơi sự nghiệp sau 20 năm làm việc ở Bộ Ngoại giao Nga vì đây là "khởi đầu của hồi kết".

Ukraine đang thắng thế, đàm phán chỉ có lợi cho Moskva

Trong bài xã luận mang tựa đề "Ukraine : Hãy còn quá sớm để đàm phán", L’Express nhấn mạnh những lời kêu gọi thương lượng từ phương Tây chỉ làm lợi cho Putin mà thôi. Lo sợ suy thoái kéo dài, khủng hoảng năng lượng, xung đột mở rộng sang các nước NATO… những lý lẽ dù chính đáng nhưng nhuốm màu ích kỷ được đưa ra, nhưng không che khuất được câu hỏi chính : nói về ngưng chiến giờ đây liệu còn ý nghĩa ? Chúng ta vẫn đang trong thời chiến, và không phải lãnh đạo các nước quyết định được hòa bình mà chính là chiến trường. Bởi vì để kết thúc một cuộc chiến tranh cần phải có hai điều kiện : kẻ chiến bại chấp nhận số phận và người chiến thắng đồng ý mở hòa đàm. Khả năng này hãy còn xa.

Cho dù quân Nga liên tiếp bị đánh bại ở Kiev rồi Kharkiv, không giành nổi một mẩu đất nào từ mùa hè, Vladimir Putin vẫn điều động quân để đánh tiếp. Trong khi đó quân đội của Volodymyr Zelensky đang tiến sát thành phố chiến lược Kherson. Ở giai đoạn này, không thể nói đến chuyện thương thảo. Tổng thống Ukraine sẽ không đối thoại với kẻ thù một khi chưa thu hồi được những lãnh thổ đã bị Nga chiếm. Nhà cựu ngoại giao Pierre Vimont nói : "Chẳng có lợi ích gì, Zelensky đang thắng thế trên thực địa. Ngưng chiến có nghĩa là ở yên tại chỗ, và coi như bị mất đất. Không bao giờ nhân dân Ukraine chấp nhận điều này".

Tương lai Putin sẽ như thế nào ? Theo phân tích của Stéphane Courtois, giới tinh hoa Nga vô cùng bất mãn về cuộc chiến. Các nhà tài phiệt mất tất cả, không thể hưởng thụ cuộc sống giàu sang vì không được ra khỏi nước Nga, lại còn bị lăng nhục. Một số nhân vật FSB bất mãn vì bị thanh trừng sau các thất bại của cuộc xâm lăng. Quân đội vốn không thích thú gì khi tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt", cũng không hoan nghênh việc một tên "côn đồ" từng ra lệnh bắn vào đám đông biểu tình như Sergey Surovikin được đôn lên hàng đầu. Tuy nhiên nếu phe dân tộc chủ nghĩa thuộc loại cực đoan nhất lên cầm quyền, hoặc quân đội quyết định lập chế độ độc tài quân sự, trong mọi trường hợp, đều tệ hại cho nước Nga.

Quân Nga đang rút khỏi Kherson ?

Trên thực địa, những lá cờ Nga đã biến mất khỏi nhiều công sở ở Kherson, thành phố miền nam bị chiếm đóng, những trạm kiểm soát không còn ai canh giữ. Quân Nga đã rút khỏi thành phố hay đây chỉ là chiếc bẫy giăng ra cho quân đội Ukraine ? Courrier International nhận thấy báo chí Ukraine tỏ ra hoang mang, còn chính quyền Kiev kêu gọi thận trọng. Trả lời Le Figaro số cuối tuần, chuyên gia Cédric Mas lưu ý là vũ khí hạng nặng đã được chuyển đi, các phương tiện tàu bè bị phá hủy, việc buộc dân chúng di tản có thể nhằm cắt nguồn thông tin cho lực lượng Ukraine. Rất có khả năng do bị Kiev siết dần vòng vây, Kremlin đành cho rút quân – một lời thú nhận thất bại.

Nga lập những đội bắn hạ lính đào ngũ như thời Stalin

Nhìn chung về phía quân Nga trên chiến trường, dù không muốn chiến đấu cũng "Không thể nào chạy trốn : Tại Ukraine, những lính Nga phụ trách bắn hạ người đào ngũ". L'Express dẫn nguồn từ tình báo Anh cho biết bộ tham mưu Nga đã sử dụng phương pháp tàn nhẫn có từ thời Stalin.

Theo bản báo cáo hôm 04/11, "do tinh thần sa sút và xu hướng do dự không muốn chiến đấu", Nga bắt đầu triển khai các "đội ngăn chặn". Đó là các đơn vị chuyên bắn vào những đồng đội hoảng sợ muốn thối lui, mà L'Express cho là "một cuộc chiến tranh tiến hành bằng cách dí súng vào thái dương". Tuần trước, tình báo Ukraine cũng đã khẳng định tương tự. Kiev công bố "một cuộc gọi nghe lén được", trong đó một lính Nga kể với vợ là chỉ huy ra lệnh cho anh "tiêu diệt" tất cả những ai chạy trốn. "Bọn anh ở tuyến thứ hai, và phía sau còn một tuyến khác nữa. Thế nên vô phương bỏ chạy".

Tuần báo nhắc lại ngày 28/07/1942, Stalin đã ra sắc lệnh số 227 với khẩu hiệu nổi tiếng "Không lùi dù chỉ một bước !". Mỗi binh chủng phải lập ra nhiều đơn vị ngăn chặn trang bị tận răng, chuyên bắn hạ lính đào ngũ. Giáo sư Jason Lyall của trường đại học Mỹ Dartmouth cho biết "trên 158.000 người lính Hồng quân đã chết vì tay đồng chí mình từ 1941 đến 1944".

Chiến tranh "lạnh" của Putin để làm dân Ukraine chết rét

Đối với thường dân, The Economist chơi chữ "Cuộc chiến tranh "lạnh" của Putin" : ông chủ điện Kremlin muốn làm cho người dân Ukraine phải sống trong lạnh giá khi mùa đông đang đến gần. Đất nước này đang phải chạy đua với thời gian, chống chọi với thời tiết và hỏa tiễn Nga.

Trời bắt đầu lạnh tại nhiều vùng đất của Ukraine, nhiệt độ ban đêm ở Kiev xuống gần bằng 0°C. Trên 5 triệu gia đình ở các thành phố lớn lệ thuộc vào hệ thống sưởi ấm của đô thị từ thời Liên Xô, từ ngày 07/10 hệ thống này bắt đầu hoạt động. Trường học, vườn trẻ, bệnh viện được sưởi đầu tiên. Nhưng Nga tập trung đánh vào các trung tâm điều phối, điện nước thường xuyên bị cúp. Nhiều người dân tích trữ củi, những lò sưởi "burzhuyka" thô sơ thời Liên Xô xuất hiện trở lại ở ngoại ô Kiev. Ukraine đã hỏi xin phương Tây 1.500 trạm nhiệt điện cơ động và 25.000 máy phát điện trước mùa đông, nhưng hàng vẫn chưa đến và dù sao đi nữa cũng không đủ.

Tương tự, phóng sự của L'Express mô tả "Cả một dân tộc phải chuẩn bị cho một mùa đông băng giá". Phó thủ tướng Ukraine đã phải kêu gọi 7,5 triệu người Ukraine đã di tản ra nước ngoài không hồi hương trước mùa xuân. Tình hình rất đáng lo ở những vùng tái chiếm gần tiền tuyến, các tổ chức phi chính phủ đang phân phối các máy phát điện và mền đắp. Tại Kiev, đô trưởng Vitali Klitschko cổ vũ người dân giảm tiêu thụ điện trong giờ cao điểm, giúp duy trì #Frontenergetique (mặt trận năng lượng). Nhiều cư dân mạng lấy lại hashtag này, chia sẻ những bức ảnh ăn tối dưới ánh sáng đèn cầy, hay các thủ thuật nấu nướng tiết kiệm. Họ khẳng định những vụ tấn công vào thường dân của Nga chỉ gây phản tác dụng.

Trung Quốc : Cựu binh trong chiến tranh Việt Nam tiếp tục nắm Quân ủy

Nhìn sang Châu Á, The Economist nhận thấy Quân ủy Trung ương mới của Trung Quốc giống như một Hội đồng Chiến tranh, gồm những người lãnh đạo trung thành với Tập Cận Bình.

Sáng tinh mơ ngày 28/04/1984, một sĩ quan trẻ Trung Quốc cầm đầu một trung đoàn bộ binh tấn công vào bộ đội Việt Nam. Trận đánh Lão Sơn là một trong những trận đẫm máu nhất trong số những cuộc giao tranh kéo dài một thập niên sau cuộc chiến biên giới Việt-Trung bốn tuần năm 1979. Tuy không rõ thắng bại, nhưng trung đoàn trưởng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) bốn thập niên sau trở thành cố vấn quân sự tín cẩn nhất của Tập Cận Bình, tiếp tục là phó chủ tịch Quân ủy Trung ương sau đại hội đảng 20, trong khi nhiều người ngỡ rằng ông Trương sẽ về hưu.

Năm nay 72 tuổi, Trương Hựu Hiệp là người lớn tuổi nhất giữ chức này kể từ 30 năm qua, nhưng việc tái nhiệm cho thấy tiêu chí chọn người trong quân đội của ông Tập : biết chuẩn bị chiến đấu và tuyệt đối trung thành. Thượng tướng Trương là một trong những chỉ huy hiếm hoi từng có kinh nghiệm chiến đấu, dù chiến thuật biển người kiểu Mao sử dụng trong cuộc xâm lược Việt Nam không hề hiệu quả trong chiến tranh hiện đại. Trong năm năm qua, Trương Hựu Hiệp giám sát công việc thiết yếu là mua và phát triển vũ khí, quan trọng hơn nữa : ông là bạn cũ của gia đình ông Tập. Hai người cha là bạn chiến đấu với nhau, ông Tập và Trương cùng tầng lớp con ông cháu cha.

Dùng toàn người tín cẩn để chuẩn bị gây chiến với Đài Loan ?

Thượng tướng Hà Vệ Đông (He Weidong), 65 tuổi cũng là một bất ngờ. Ông được bổ nhiệm chức phó chủ tịch Quân ủy và vào Bộ Chính trị, tuy chưa bao giờ là ủy viên trung ương và thành viên Quân ủy. Hà Vệ Đông có mối liên hệ cá nhân, từng làm việc ở Phúc Kiến trong hầu hết thời gian Tập Cận Bình là quan chức lãnh đạo tại đây. Tuy nhiên người ta cho rằng sự thăng tiến của ông là nhờ hai năm chỉ huy Chiến khu Đông bộ - chịu trách nhiệm về Đài Loan, và trước đó nắm lục quân của Chiến khu Tây bộ trong một loạt xung đột biên giới với Ấn Độ.

Một khuôn mặt khác trong Quân ủy là thượng tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), cũng lại là con một lão thành cách mạng. Ông Lý từng có 31 năm công tác tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, có thể trở thành tân bộ trưởng quốc phòng.

Chuyên gia Joel Wuthnow của Đại học Quốc phòng Mỹ cho rằng Quân ủy Trung ương mới trông giống như "Hội đồng chiến tranh Đài Loan". Tập Cận Bình có được hai nhân vật rành rẽ về trang thiết bị quân sự, rất cần thiết trong xu hướng tự cung tự cấp và bối cảnh bị Mỹ siết chặt về công nghệ.

Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ và COP27 : Hai thời điểm đáng chú ý

Le Point tuần này đăng ảnh thủ lãnh cực tả Jean-Luc Mélenchon cùng với chủ tịch đảng cực hữu Pháp Marine Le Pen, chạy tựa lớn "Đồng bọn" và đặt câu hỏi "Cặp Le Pen-Mélenchon sẽ đi đến đâu ?". Courrier International nhìn sang bên kia bờ đại dương, đăng hình vẽ chú Sam thân trên và dưới bị cắt làm đôi, đi về hai ngả, chơi chữ "Ngày xửa ngày xưa có một nước Mỹ...", chữ "une" (một) trong "Il était une fois" (Ngày xửa ngày xưa) bị đổi thành "deux" (hai). Trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ ngày 08/11, người Mỹ bị chia rẽ hơn bao giờ hết. Phá thai, kiểm soát súng, nhập cư, kinh tế, sinh thái, viện trợ cho Ukraine… tất cả đều đối nghịch giữa Dân chủ và Cộng hòa. Đến nỗi có những công dân (và doanh nghiệp) chọn cách dọn nhà sang tiểu bang gần gũi với quan điểm của mình hơn.

Nhân hội nghị khí hậu COP27 tập hợp gần 200 nước ở Ai Cập từ 06 đến 18/11, L'Obs đăng ảnh và thông điệp của đồng chủ tịch GIEC với dòng tựa "Khí hậu : Vẫn còn chưa muộn". Nhắc lại câu của Albert Camus "quen thuộc với tuyệt vọng còn tệ hơn cả bản thân sự tuyệt vọng", tờ báo khuyến cáo không nên khoanh tay đứng nhìn. Chưa quá trễ để vừa làm giảm thải CO2 từ nay đến 2030, vừa thích ứng cách sống trong bối cảnh khí hậu mới, với điều kiện có những quyết định chính trị, kinh tế và xã hội ở tầm quốc tế và trong nước, với sự công bằng cần thiết.

The Economist chạy tít "Nói lời tạm biệt với 1,5°C". Tuần báo Anh cho rằng không thể đạt đến mục tiêu giới hạn hiện tượng hâm nóng khí hậu ở mức này từ nay cho tới năm 2100, tốt nhất là nên thực tế hơn. Nhưng "Làm vấy bẩn một tác phẩm Van Gogh, có phải là điều tốt cho khí hậu ?". Theo L’Obs, vụ hai nhà đấu tranh của Just Stop Oil ném sốt cà chua vào khung kính bảo vệ bức tranh nổi tiếng hôm 14/10, thay vì lôi kéo sự chú ý của công chúng về vấn đề khí hậu, có thể gây phản tác dụng.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ngày tàn của Putin sắp đến ?

Phải chăng ngày tàn của ông chủ điện Kremlin sắp đến ? Cuộc chiến tranh này là cuộc chiến của Putin, ông đang thất bại, không thể có được giải pháp nếu Putin không ra đi. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ thức giấc với chữ "Breaking News" trên màn hình, và ngày đó không còn quá xa. Tầng lớp ưu tú của Nga bắt đầu suy nghĩ về một tương lai không có Putin, tuy điều này trước đây không thể tưởng tượng ra nổi.

   ngaytan11

   Dòng chữ "Vì một thế giới không có Putin" trên một bức tường ở Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh chụp ngày 29/10/2022. AP – Michael Buholzer

Trang bìa L'Express tuần này đăng hình vẽ một trạm xăng trên nền đen, kể ra "Siêu lợi nhuận, khí hậu, lương bổng, Nga" và chạy tít lớn "Bị cáo Total, hãy đứng dậy !". Cũng về năng lượng, Le Point chạy tựa "Điện : Điều tra về một thất bại của Pháp". L'Obs đăng ảnh một phụ nữ biểu tình đang giơ cao dấu hiệu chiến thắng, nhấn mạnh "Iran : Tự do chống lại các giáo sĩ", ảnh bìa của The Economist cũng tương tự, với câu hỏi "Phụ nữ Iran có sẽ chiến thắng ?". Courrier International dành hồ sơ cho "Hàn Quốc, cỗ máy giải trí". Ở các trang trong, chiến tranh Ukraine và tình hình Trung Quốc tiếp tục chiếm nhiều giấy mực các tuần báo.

Độc tài khiến tin xấu khó đến tai cấp trên

Trả lời phỏng vấn của L'Express, chuyên gia gốc Nga Pavel Baev của Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Oslo nhận định quyền lực của ông chủ điện Kremlin đã bị xói mòn đến mức không thể cứu vãn. Theo Pavel Baev, trong hệ thống chính trị cứng nhắc và độc đoán của Putin, cấp dưới có xu hướng chỉ đưa tin tốt cho cấp trên, vốn không muốn làm phật ý cấp cao hơn nữa. Hậu quả là những tin xấu được đưa lên rất chậm, trong khi chiến tranh là khẩn cấp, đòi hỏi phải xử lý nhanh.

Từ đầu cuộc xâm lăng vào tháng Hai, Vladimir Putin không có đủ những thông tin giúp tránh được các tính toán sai lầm trước khi khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" của ông ta. Và khi chiến sự diễn ra, Putin được thông báo khi đúng khi sai. Có lẽ biết được tình trạng chiến trường hồi tháng Ba, tháng Tư nên Putin mới bật đèn xanh cho việc rút quân khỏi Kiev. Ngược lại trong tháng Bảy, khi quân Nga tiến được ở Donetsk và Luhansk, các tướng lãnh đã không trình bày bao quát tình hình, chẳng hạn không đủ lực lượng để đánh tiếp. Nếu không Putin có thể loan báo sáp nhập Luhansk ngay từ lúc ấy, hoặc ra lệnh động viên một phần lục quân để có thêm 100.000 lính, giành được một chiến thắng quân sự. Nhưng Nga đã lỡ mất cơ hội này.

Nga không đủ sức chịu đựng một cuộc chiến tranh hao mòn

Putin không thể thắng được một cuộc chiến tiêu hao, vì nền kinh tế và kỹ nghệ quốc phòng Nga không chịu đựng nổi, dù vậy ông ta vẫn tiếp tục đương đầu với toàn bộ phương Tây. Quân Nga liên tục thất bại ở Kherson (miền nam), Donbass (miền đông) ; vũ khí Nga sử dụng ngày càng thô sơ trong khi Ukraine càng lúc càng hiện đại. Về phía dân Nga, lệnh động viên từng phần hồi tháng Chín là một cú sốc lớn, hàng ngày các gia đình vẫn nhận được tin tức về sự thiếu chuẩn bị của các trung tâm tuyển mộ và điều kiện sống tồi tệ của tân binh.

Cần nhớ rằng số người chạy trốn khỏi đất nước cao gấp ba lần số bị bắt lính, tác động đến nền kinh tế, khiến người Nga cảm thấy tương lai u tối không lối ra. Giới tinh hoa bẳt đầu ý thức được Putin không phải là thế mạnh mà là gánh nặng cho hệ thống. Cũng như Tập Cận Bình, Vladimir Putin là trung tâm các vấn đề của Nga, uy tín ông ta xuống dần, nhiều con "thiên nga đen" đang đe dọa bầu trời Nga.

Về các nhân vật xung quanh Putin, theo chuyên gia Baev, thủ lãnh Chechnya, Ramzan Kadyrov thực ra không gần gũi với Putin, nhưng ông ta sợ nếu Nga bại trận vùng Kavkaz sẽ bất ổn. Yevgeny Prigozhin, chủ công ty lính đánh thuê Wagner thì không có được lực lượng trung thành như Kadyrov. Còn bộ trưởng quốc phòng Serguei Shoigu, trái với tin đồn, Putin không có lợi gì khi loại một người trung thành như vậy. Shoigu và tổng tham mưu trưởng Valery Guerassimov vẫn sẽ tại vị ; tướng Sergey Surovikin vừa được bổ nhiệm chỉ huy trưởng mặt trận Ukraine đang trở thành nhân vật trung tâm, sẵn sàng thi hành khi Kremlin muốn tung ra một đòn lớn.

Giờ tàn cuộc của Putin sắp điểm ?

Đối với tầng lớp ưu tú, chứng kiến thất bại cũng như phải uống một chén thuốc đắng. Mới cách đây một năm, họ tin rằng nước Nga là đại cường, quân đội nắm giữ công nghệ trong nhiều lãnh vực. Thực tế bỗng cho thấy chỉ là ảo tưởng. Sự thụt lùi còn trong lãnh vực năng lượng và vị thế trên trường quốc tế. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9, chỉ có 5 nước (Bắc Triều Tiên, Belarus, Nicaragua, Syria và Nga) ủng hộ việc sáp nhập bốn vùng đất của Ukraine. Đó là cái tát cho Putin. Ngay cả Trung Quốc tuy muốn thay đổi trật tự quốc tế để mở rộng ảnh hưởng, nhưng cũng không phải là phá vỡ tất cả. Putin sẽ phải mất rất nhiều thời gian để nuốt trọn chén đắng này, vì ông không phải là người dễ dàng chấp nhận thất bại.

Ý thức về sự xuống dốc của đất nước chỉ có được sau hồi kết của Putin, vốn không còn xa nữa. Ngày tàn của ông chủ điện Kremlin sắp đến. Ngày càng thấy rõ cuộc chiến tranh này là cuộc chiến của Putin, thất bại đang diễn ra là thất bại của Putin, và không thể có được giải pháp nếu Putin không ra đi. Việc này sẽ diễn ra như thế nào ? Mỗi vụ đảo chánh đều khác nhau, nhưng những vụ thành công đều xảy ra bất ngờ. Một ngày nào đó, chúng ta thức giấc với chữ "Breaking News" trên màn hình, và ngày đó không còn quá xa.

Thời kỳ hậu Putin sẽ là một tiến trình. Ban đầu, lãnh đạo mới sẽ là một tập thể, dần dà nối lại đối thoại với phương Tây, có những nhân nhượng về vấn đề Ukraine. Đó sẽ là thời kỳ rất bất ổn với những vụ thanh toán, loại trừ, phản kháng, dê tế thần... với dư chấn là sự sụp đổ của Lukashenko ở Belarus, Kadyrov ở Kavkaz. Các thành viên ban lãnh đạo mới cũng sẽ cố gắng thu hồi những tài sản riêng của họ đang bị phương Tây phong tỏa.

Giới tinh hoa Nga bắt đầu nghĩ về một tương lai không có Putin

Tương tự, The Economist nhận thấy "Tầng lớp ưu tú của Nga bắt đầu suy nghĩ về một tương lai không có Putin". Tuy là một điều trước đây không thể tưởng tượng được, nay ít nhất việc truất phế đã được tính đến.

Putin sẽ ra đi như thế nào, ai sẽ thay thế ông ta ? Những câu hỏi này bắt đầu đặt ra cho giới tinh hoa vẫn đang theo dõi những bước tiến của quân đội Ukraine, lớp người trẻ có học bỏ chạy khỏi Nga, phương Tây không nhượng bộ trước săng-ta năng lượng và nguyên tử của Vladimir Putin. Mọi người thấy rằng Putin đã sai lầm và đang thua cuộc. Nhà phân tích Kirill Rogov nói : "Chưa bao giờ Putin lâm vào tình trạng này trong suốt 23 năm trị vì". Ông chủ điện Kremlin đã từng gặp phải tình huống khó khăn, như vụ nổ tàu ngầm Kursk năm 2000 làm 118 thủy thủ thiệt mạng, hay vụ bắt con tin ở trường học Beslan năm 2004 làm 333 người chết, nhưng ông đều biết cách thoái thác trách nhiệm, duy trì hình ảnh một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.

Lệnh động viên "từng phần" đã làm xã hội phải dấn sâu vào xung đột, toan tính đưa nước Nga vào một cuộc "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" mới đã thất bại. Ông Putin không thể thắng được cuộc chiến này vì ngay từ đầu không có mục tiêu rõ ràng, và bị thua đau như vậy thì khó thể kết thúc mà không cảm thấy nhục nhã. Ngay cả khi xung đột chấm dứt, cũng không thể trở về cuộc sống bình thường thời trước. Trong khi đó kinh tế bắt đầu thấm đòn trừng phạt, thiếu lao động có trình độ, lòng tin của người tiêu dùng giảm.

Việc bại trận có thể dẫn đến sụp đổ chế độ, và chuyên gia Tatyana Stanovaya đặt vấn đề, liệu giới tinh hoa có sẵn sàng đi đến cùng với Putin hay không, nhất là trước đe dọa dùng vũ khí nguyên tử ? Tuần này, Ksenia Sobchak, người được cho là con gái đỡ đầu của Putin đã trốn khỏi Nga bằng cách đi bộ qua biên giới Litva. Nhà độc tài Moskva muốn biến Ukraine thành một Nhà nước thất bại, nhưng thay vào đó, ông đã biến nước Nga thành kẻ bại trận.

Ukraine thắng thế nhờ biết người biết ta

Cũng trên The Economist, thiếu tướng Úc về hưu Mick Ryan giải thích vì sao Ukraine có thể tiếp tục giành thắng lợi trước quân Nga. Có một số bài học được rút ra. Trước hết, chiến thắng ở Kharkiv và Kherson cho thấy các chỉ huy quân sự Ukraine đã khéo léo phối hợp giữa số vũ khí tân tiến ít ỏi có được như Himars với sự yểm trợ trên không và chiến tranh điện tử, gây hiệu quả bất ngờ. Kế đến, Kiev có những sĩ quan cao cấp là những chiến lược gia hiểu rõ kẻ địch. Người Ukraine có kỹ năng hiếm hoi : vừa thấu hiểu lý thuyết hoạt động kiểu xô-viết, vừa được huấn luyện theo cách thức NATO.

Cuối cùng, những chiến dịch gần đây tỏ rõ khoảng cách trong phương thức hoạt động giữa hai quân đội. Ukraine cho phép lính và những người chỉ huy linh hoạt tùy theo tình hình chiến trường, Nga thì vẫn cứng nhắc như thời Liên Xô. Với khả năng tổ chức những chiến dịch quân sự đa dạng cùng lúc, cách chỉ huy khôn ngoan và phối hợp tốt với mặt trận truyền thông, Ukraine nắm vững thế trận một cuộc chiến tranh hiện đại mà nhiều nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, đang quan sát kỹ lưỡng.

Thua trên chiến trường, Nga phá hoại để Kharkiv chìm trong bóng tối

Tại Ukraine, Courrier International dịch bài phóng sự của Süddeutsche Zeitung với tựa đề là lời tố cáo của người dân "Ở Kharkiv, người Nga muốn dìm chúng tôi trong giá rét và bóng tối".

Tờ báo Đức mô tả, khi màn đêm buông xuống, Kharkiv cũng tắt lịm. Không còn một bảng đèn hiệu nào, không có cả đèn đường, chỉ có những căn hộ leo lét hắt bóng, vài người chủ dẫn chó đi dạo trên những con đường vắng vẻ với tia sáng xanh chập chờn từ điện thoại di động. Hệ thống xe điện ngầm chiếm 1/3 số năng lượng tiêu thụ của thành phố, nên thị trưởng muốn tiết kiệm thêm. Các thang cuốn ngưng chạy, ánh sáng giảm còn phân nửa tại các trạm, xe điện mặt đất và xe buýt chạy thưa hơn.

Chính quyền đã mua các máy phát điện cho bệnh viện và những cơ sở hạ tầng quan trọng, người dân cũng vậy nhưng nay khó thể tìm mua. Gieo rắc sợ hãi cho dân chúng, biến các thành phố Ukraine thành nơi không thể sống được nay là mục đích của Moskva. Nhưng nhìn dưới góc độ lạc quan thì đây là điều tích cực. Ban đầu Nga tưởng là sẽ thắng nhanh nên không đụng đến các nhà máy điện, còn nay Kremlin hiểu rằng sẽ không chiếm được Ukraine nên chuyển sang phá hoại, "ăn không được khuấy cho hôi".

Với Tập Cận Bình, chính trị là việc của nam giới

Nhìn sang Châu Á, L'Express nhận thấy "Đối với nhân vật siêu bảo thủ Tập Cận Bình, chính trị là chuyện của đàn ông". Sự vắng bóng của phụ nữ trong Bộ Chính trị cho thấy cách nhìn gia trưởng của xã hội và của một chủ tịch đang nắm trọn mọi quyền hành. 

Mao Trạch Đông nói rằng "Phụ nữ nắm giữ phân nửa bầu trời". Nhưng từ năm 1949 đến nay, không có khuôn mặt nữ nào được vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 thành viên. Và chỉ có 8 phụ nữ được tham gia cấp thấp hơn là Bộ Chính trị, trong đó có vợ thứ tư của Mao và vợ thủ tướng Chu Ân Lai. Sự mất cân bằng nam nữ trong đảng cộng sản (khoảng 30% trong số 97 triệu đảng viên) và mức độ trách nhiệm lại càng tăng lên trong đại hội đảng thứ 20. Bộ Chính trị 24 người kỳ này toàn là nam, sau khi ủy viên nữ duy nhất, bà phó thủ tướng Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) nghỉ hưu. Những phụ nữ có mặt trong đại hội chỉ là các cô gái phục vụ trà nước cho đại biểu.

Lần đầu tiên từ 25 năm qua, truyền thống phải có ít nhất một khuôn mặt nữ trong Bộ Chính trị của đất nước 1,4 tỉ dân không được tôn trọng. Nhưng Tập Cận Bình vốn đã phá vỡ tất cả những quy định đặt ra sau thời Mao, cũng chẳng cần ngó ngàng đến truyền thống này. Độc đoán và dân tộc chủ nghĩa, vị chủ tịch "oai trùm thiên hạ" còn là một nhân vật cực kỳ bảo thủ và gia trưởng.

Đối với ông ta, chỗ của phụ nữ là trong gia đình, trước tình trạng sinh suất ngày càng đi xuống. Các nhà đấu tranh MeToo đừng hòng mon men, sẽ nhanh chóng bị đàn áp. Khó thể hình dung một đất nước mà gần phân nửa dân số bị loại ra khỏi những quyết định quan trọng, lại có thể giải tỏa được vấn nạn không muốn có con. Tuy nhiên đối với Tập Cận Bình, điều cốt yếu là củng cố được quyền lực - giữa những người đàn ông với nhau - mặc kệ hình ảnh của ông ở phương Tây ngày càng thêm xấu xí.

Phụ nữ Iran đi đầu trong "Mùa thu Ba Tư"

Dành hồ sơ cho cuộc đấu tranh của phụ nữ Iran, trong bài xã luận L'Obs tỏ ra thán phục "Mùa thu Ba Tư". Những thiếu nữ để đầu trần thản nhiên đi metro ở Tehran như không có chuyện gì, những phụ nữ gỡ khăn quàng đi một mình hay thành từng nhóm trong thành phố. Những người đàn ông biểu tình bên cạnh họ, trong các trường đại học, trên đường phố, ở những khu nhà, với tiếng hô "Phụ nữ, cuộc sống, tự do" và "Đả đảo độc tài" - giáo chủ Ali Khamenei. Một tháng rưỡi sau cái chết của Mahsa Amini, cô gái bị cảnh sát đánh chết chỉ vì đeo khăn choàng đầu không đúng cách, những hình ảnh vừa khó tin vừa gây xúc động từ Iran cho thấy cuộc nổi dậy đang bắt rễ, với làn sóng phẫn nộ đòi hỏi tự do.

Bất chấp internet bị kiểm duyệt, không có sự hiện diện của truyền thông quốc tế, những chứng cứ về các cuộc đình công, biểu tình, đụng độ hàng ngày vẫn đến được với thế giới. Dù bị đàn áp dã man : 215 người thiệt mạng trong đó có khoảng 20 trẻ em, và hàng ngàn người bị bắt, từ thủ đô Tehran cho tới các vùng quê, cả một dân tộc đã đứng dậy chống lại nền độc tài của các giáo sĩ Hồi giáo và sự đàn áp từ 43 năm qua.

Một sự vùng dậy bắt đầu từ phụ nữ, đã sản sinh ra một cuộc cách mạng dường như đang thay đổi vận mệnh đất nước. Khác với những đợt phản kháng từ 2009 đến 2019 đòi tự do hóa chế độ hay chống lại vật giá gia tăng, cuộc nổi dậy hiện nay là từ tình trạng kiệt quệ vì tham nhũng, trừng phạt của quốc tể. Tệ hơn nữa, nó tập hợp một tuổi trẻ hoàn toàn tách biệt với các nhà lãnh đạo già nua tự chôn chặt vào thần quyền đã quá lỗi thời, trong một đất nước mà đa số dân cư dưới 30 tuổi.

Nhát dao của Mỹ đâm trọng thương ngành bán dẫn Trung Quốc

Trên lãnh vực kinh tế, L'Express phân tích "Cuộc chiến tranh chất bán dẫn : Nhát dao chí mạng của Washington dành cho Trung Quốc". Ngày 07/10 Bộ Thương mại Hoa Kỳ loan báo kiểm soát ngặt nghèo việc xuất khẩu các bảng vi mạch tân tiến, như loại dùng cho hỏa tiễn định hướng, xe tự hành. Đặc biệt 31 định chế và công ty Trung Quốc bị thêm vào danh sách cấm giao dịch. Đa số nhà máy bán dẫn ở Hoa lục hoạt động 24/24 với hợp đồng bảo trì của các công ty Mỹ, nay phải ngưng.

Quyết định này ảnh hưởng đến các nhà cung cấp ngoại quốc như TSMC (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc), ASML (Hà Lan) ; áp dụng cho cả công dân Mỹ liên quan đến việc phát triển hay sản xuất chất bán dẫn ở Trung Quốc. Nguy cơ bị tước quốc tịch Mỹ khiến nhiều người gốc Hoa song tịch vội vã từ nhiệm. Chính quyền Biden kế tục chính sách của ông Donald Trump một cách hiệu quả, nhằm ngăn cản Trung Quốc chiếm được ngôi vị số 1 về công nghệ trong thế kỷ 21.

Hồi kết quan hệ làm ăn giữa Apple với Bắc Kinh

Tập đoàn Mỹ đầu tư rất nhiều vào các nhà máy ở Trung Quốc, hiện sản xuất 90% sản phẩm Apple, doanh thu từ Hoa lục chiếm 1/4 tổng thu của hãng. Ông Tim Cook, tổng giám đốc Apple thường xuyên sang Trung Quốc, có mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Bắc Kinh, chấp nhận đòi hỏi xóa một số ứng dụng và chỉ cho lưu trữ dữ liệu trong phạm vi Hoa lục.

Nhưng nay Tim Cook đang chiêu dụ các đối tác mới. Hồi tháng 5, ông tiếp đãi thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại trụ sở ở Mỹ, và sang năm sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ. Đây là hai nước chủ yếu được hưởng lợi từ sự chuyển hướng chiến lược của Apple. Tháng 9, tập đoàn Mỹ bắt đầu cho xuất xưởng mẫu mới iPhone 14 tại Ấn Độ, và trước đó một tháng cho biết sẽ khởi động sản xuất máy tính xách tay MacBook tại Việt Nam. Hiện nay gần phân nửa số tai nghe AirPod được làm ở Việt Nam và từ nay đến 2025 tỉ lệ này sẽ lên đến 2/3.

Có thể kể ra các lý do : Phong tỏa khắt khe vì Covid, lương trung bình ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với Ấn Độ và Việt Nam, thị trường Hoa lục giảm sút, nhưng chủ yếu là địa chính trị. Căng thẳng Mỹ-Trung khiến việc làm ăn với Trung Quốc trở nên khó khăn, sự cứng rắn và dân tộc chủ nghĩa của Tập Cận Bình khiến Apple nay muốn khăn gói ra đi.

Thụy My

Published in Quốc tế

Những chiến thắng của Ukraine đã định hình lại cuộc chiến. Giấc mộng bành trướng của Putin sẽ dừng lại nơi đây, trong cuộc chiến tranh thực dân mới mà chính ông ta đã khởi động. Dựa trên bạo lực, mô hình Nga với ý hướng đế quốc có vẻ đã thất bại, mở ra con đường cho sự sụp đổ của Sa hoàng đỏ. Lịch sử sẽ lưu tên Vladimir Putin như người đã chôn vùi hào quang của Stalingrad, dưới những tàn tích của Mariupol.

hoanghon1

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát cuộc tập trận Vostok 2022 tại vùng Viễn Đông, ngày 06/09/2022. AP - Mikhail Klimentyev

Trang nhất L'Express tuần này đăng chân dung tổng thống Pháp với tựa lớn "Macron trong chiếc bẫy hưu bổng gây chia rẽ", L'Obs nói về cuộc đời và sự nghiệp của nữ thủ tướng Elisabeth Borne, hồ sơ của Courrier International được dành cho kỷ niệm 5 năm phong trào MeToo. Riêng Le Point chạy tựa "Putin, kẻ điên rồ" và đặt câu hỏi, tổng thống Nga liên tục thất bại tại Ukraine, liệu ông ta sẽ còn lôi kéo chúng ta đi tới đâu ?

Kremlin mở hội, chiến trường đẫm máu

Tuần báo mô tả, bốn ngày sau các vụ nổ đáng ngờ gây rò rỉ hai đường ống Nord Stream 1 và 2, dưới những chùm đèn mạ vàng ở sảnh Saint-Georges của điện Kremlin, những khách mời chờ đợi Vladimir Putin loan báo sáp nhập bốn vùng đất của Ukraine. Sự kiện lẽ ra là lễ hội của nước Nga vĩ đại, nhưng sự lo âu, bồn chồn có thể thấy rõ nơi các quan chức, từ Nicolai Patruchev, nhà tư tưởng của chế độ; phát ngôn viên Dimitri Peskov cho đến chánh văn phòng Anton Vaino, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Dimitri Medvedev.

Putin xuất hiện với bài diễn văn siêu thực lên án phương Tây "thực dân mới, ăn bám, cướp bóc toàn thế giới". Cử tọa "tỉnh giấc" vào lúc ký văn bản, Putin nắm tay bốn đại diện các vùng sáp nhập giơ cao, hô lớn "Nước Nga, Nước Nga, Nước Nga !". Buổi lễ kết thúc, blogger cực đoan Vladien Tatarsky khẳng định sẽ giết hết tất cả những người Ukraine, trong khi khách mời lặng lẽ giải tán…

Tám năm sau khi chiếm Crimea, Vladimir Putin lại dàn dựng lễ nghi long trọng, và lần này thôn tính được 15% lãnh thổ Ukraine. Có điều ông ta vô cùng vất vả khi muốn chiếm tiếp số còn lại : quân Nga bị đánh thất điên bát đảo ở đông bắc Kharkiv rồi đến Luhansk và Kherson. Tại những vùng đất trên giấy tờ đã biến thành của Nga, các thành phố lần lượt được tái chiếm. Chiến thắng gần đây nhất của Ukraine là thành phố Lyman, giao lộ đường sắt quan trọng của Donbass, nơi 5.500 lính Nga phải tháo chạy chỉ một ngày sau buổi lễ ở Kremlin ; Ukraine cũng siết chặt vòng vây tại Kherson ở miền nam.

Le Point nhận thấy "Vladimir Putin bị hạ nhục tại Crimea" khi một vụ nổ hôm thứ Bảy 08/10 đã phá hủy một phần chiếc cầu Kerch nối Nga với bán đảo, ngay sau ngày sinh nhật 70 tuổi của tổng thống Nga ; và trước đó giải Nobel Hòa bình được trao cho ba khôi nguyên có cùng điểm chung là chống lại Kremlin. Một làn sóng vui mừng rộ lên trên mạng xã hội Ukraine. Courrier International cho biết Monobank, ngân hàng thứ nhì Ukraine đã tung ra một thẻ tín dụng có hình chiếc cầu bị gãy, và bưu điện cũng sẽ phát hành tem in hình hiện trạng cầu Kertch.

Những chiến thắng của Kiev định hình lại cuộc chiến

Những tiếng hô "Nước Nga, Nước Nga !" hôm 30/09 tại Kremlin cũng khiến The Economist rất ấn tượng. Trong bài "Thành công quân sự của Ukraine đã định hình lại nước Nga và cuộc chiến", tuần báo Anh lưu ý chỉ vài giờ sau khi mở rộng lãnh thổ, nước Nga bắt đầu co lại. 

Quân đội Ukraine đột phá vào sườn trái lẫn phải, ở hai cực của một mặt trận kéo dài từ Hắc Hải ở miền nam cho đến Donbass ở miền đông. Tại Donbass, Ukraine đang thắng thế còn tại Kherson chiến thắng lại càng ý nghĩa vì đây là đầu cầu nối với Crimea đồng thời là nguồn nước cho bán đảo này. Putin ra lệnh cho các tướng lãnh phải giữ Kherson bằng mọi giá, nhưng Ukraine đã phá hủy các cầu, dồn quân Nga vào một chiếc rọ không đường rút chạy, khả năng duy nhất là đầu hàng. Tướng Úc về hưu Mick Ryan nhận định : "Chưa bao giờ kể từ chiến dịch Barbarosa hồi Đệ nhị Thế chiến, quân đội Nga bại trận hàng loạt như thế trên chiến trường".

Sau những bế tắc trong mùa hè, cuộc chiến bỗng sôi động trở lại và nay Kiev áp đặt nhịp độ. Các tướng lãnh Ukraine tin rằng có thể lập được nhiều chiến công hơn trong ba, bốn tuần tới, trước khi Nga bổ sung lính mới. Mùa đông sắp tới sẽ gây trở ngại cho cả đôi bên kể từ đầu tháng 11, nhưng dù ngưng tấn công trên bộ, Kiev có thể sử dụng các giàn hỏa tiễn Himars đang gây kinh hoàng cho địch để đánh vào những căn cứ, kho đạn của Nga.

Tân binh Nga chỉ là bia đỡ đạn

Những video mới đây trên mạng xã hội cho thấy những tân binh Nga run lập cập, đốt lửa trên cánh đồng để sưởi khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, một video khác quay cảnh quân dự bị hỏi về tiền lương nhưng các viên chức địa phương nói không có ngân sách. Ngược lại lực lượng Ukraine nhận được trang bị mùa đông từ các nước NATO và những mạnh thường quân trong nước, ngoài ra còn có kính hồng ngoại để nhìn rõ khi ngày ngắn, đêm dài trong mùa lạnh lẽo.

Nhiều người nghi ngờ khả năng Moskva có thể huấn luyện, trang bị cho hàng trăm ngàn tân binh Nga. Cựu tướng tình báo Phần Lan Pekka Toveri cho biết Moskva có lượng dự trữ lớn những thiết bị từ thời Liên Xô, "nhưng may thay, đa số là đồ dỏm". Hai phần ba số này phơi ra ngoài trời, số còn lại bị rã lấy phụ tùng. Vì vậy theo tướng Ryan, đợt lính mới của Nga chỉ là những tấm khiên người làm chậm lại bước tiến của Ukraine mà thôi.

Moskva cũng hy vọng làm giảm được số nước phương Tây ủng hộ Kiev. Châu Âu nghi ngờ Nga phá hoại Nord Stream nhằm cảnh cáo có thể tấn công vào những đường ống khác, làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng. Có điều món võ năng lượng hiện thời tỏ ra kém hiệu quả. Các chính phủ Châu Âu sẵn sàng chi ra 500 tỉ đô la để tài trợ cho công dân khỏi phải trả tiền khí sưởi quá cao, dự trữ khí đốt hiện trên 89%, cao hơn mức bình thường, hai cảng dành cho khí hóa lỏng nhập khẩu đã được mở ở Hà Lan và sắp có hai cảng khác ở Đức vào cuối năm.

Moskva chờ đợi phương Tây mệt mỏi, nhưng dư luận ngày càng ủng hộ Kiev

Công luận phương Tây cũng nóng lên. Cuối tháng Chín, 74% người Đức cho biết muốn tiếp tục ủng hộ Ukraine dù giá dầu khí có tăng, và đa số còn muốn gởi xe tăng sang Kiev dù chính phủ vẫn do dự. Số người Mỹ lo sợ bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Nga từ 49% hồi tháng Năm xuống còn 32% trong tháng Chín. Liên Hiệp Châu Âu (EU) chuẩn bị một loạt trừng phạt mới kể cả định mức trần dầu khí, trước đây bị nhiều thành viên phản đối. Vũ khí phương Tây tiếp tục được chuyển sang : Washington viện trợ một đợt mới trong đó có 4 giàn Himars, 16 giàn đại pháo, Pháp khoảng 12 khẩu pháo Caesar...

Cuộc chiến đã làm thay đổi sâu sắc cách nhìn của phương Tây về Ukraine, làm giảm hẳn hy vọng gây chia rẽ của Putin. Nếu hồi tháng Hai, Ukraine là một nước thuộc Liên Xô cũ bị tham nhũng hoành hành, trước sau gì cũng bị Nga đánh bại ; thì đến tháng Sáu chính thức trở thành ứng cử viên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Những chiến công ngoạn mục gần đây cho thấy Ukraine có thể hạ gục Nga trên chiến địa. Số người Đức nghĩ rằng Kiev sẽ chiến thắng từ 26% vọt lên 42%, các viên chức NATO nghi ngờ khả năng sử dụng vũ khí viện trợ nay ca ngợi chiến thuật của Kiev. Trong khi đó những tin tức bại trận liên tiếp gây chia rẽ ngay trong vòng thân tín của Putin.

L'Express nhận thấy trước mắt những lời chỉ trích không nhắm trực tiếp vào ông chủ điện Kremlin. Carole Grimaud, thuộc Center for Russia and Eastern Europe Research ở Genève cho rằng Putin cần làm giảm bớt lời ong tiếng ve bằng cách tìm ra một con dê tế thần. Bộ trưởng quốc phòng Serguey Shoigu đã bị cảnh cáo, nhưng theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, Putin còn đợi càng lâu càng tốt trước khi cách chức Shoigu để tiếp tục đổ lỗi về các thất bại quân sự, và có được sự ủng hộ của các phe phái khác.

Nga "viện trợ" vũ khí nhiều nhất cho Ukraine

Về vũ khí, L'Express giải thích Nga bất đắc dĩ trở thành "nhà cung cấp" lớn nhất cho Ukraine như thế nào : những cuộc tiến công mới đây của quân đội Ukraine đã buộc nhiều đơn vị Nga phải chạy trối chết, bỏ lại vũ khí, đạn dược. Tại những vùng đất tái chiếm ở miền đông và miền nam Ukraine, những lá cờ xanh vàng không chỉ phấp phới ở lối vào các thành phố, làng mạc, mà còn được cắm trên nóc những chiếc xe tăng Nga bị bỏ lại, vì những người lính phải lo tẩu thoát thật nhanh để được toàn mạng.

Tối thứ Năm, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết chỉ từ ngày 01/10 tại Kherson, đã có trên 500 km2 và mấy chục khu dân cư được giải phóng. Quân Nga càng bị đẩy lùi thì số vũ khí, xe tăng còn nguyên vẹn tịch thu được càng nhiều. Hôm thứ Sáu 07/10, Bộ Quốc phòng Anh cho biết "số thiết bị của Nga tịch thu và tái sử dụng nay đã chiếm phần lớn lượng vũ khí của quân đội Ukraine". Moskva trở thành nhà cung cấp vũ khí hạng nặng lớn nhất cho Kiev, nhiều hơn cả Hoa Kỳ hay các đồng minh khác - theo các nhà phân tích tình báo được Wall Street Journal tham khảo.

Theo phía Anh, kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraine đã tịch thu được 440 xe tăng và 650 xe bọc thép Nga, và hiện nay phân nửa đội xe tăng của Kiev là do kẻ địch bỏ lại. Tổng số chiến lợi phẩm nhiều hơn tất cả vũ khí được phương Tây viện trợ. Chỉ huy quân sự ở Izyum nói vui : "Chúng tôi là một tiểu đoàn bộ binh và nay bỗng trở thành tiểu đoàn cơ giới".

Trang Oryx, chuyên thống kê số thiệt hại của Nga từ những bằng chứng trên mạng xã hội và các phóng sự cho hay, Ukraine cũng tịch thu được 44 hệ thống phóng rốc-kết đa nòng và 92 khẩu pháo tự hành. Con số này thấp hơn nhiều so với thực tế vì không phải vũ khí nào bị tịch thu cũng được quay phim. Một số được tái sử dụng ngay, số khác phải sửa chữa, những xe cộ, đại bác hư hỏng nhiều được rã ra lấy phụ tùng. Jakub Janovsky, một người phụ trách của Oryx nói : "Các thiết bị tịch thu lẫn lộn giữa những vũ khí hiện đại có thể dùng lại một cách hiệu quả, số khác lẽ ra phải cho vào viện bảo tàng". Riêng về xe tăng, Moskva còn gần 8.000 chiếc nhưng trong đó có nhiều xe từ thời Liên Xô, nên không thể được coi là nguồn phụ tùng để sửa chữa những xe đời mới.

Đe dọa bom nguyên tử khác hẳn cuộc khủng hoảng Cuba 1962

Putin liên tục dọa dùng đến vũ khí nguyên tử, nhưng The Economist dẫn lời các viên chức NATO nói rằng chẳng thấy động tĩnh gì dù Kherson và Luhansk bị Ukraine tấn công. Libération cuối tuần bi quan hơn, cho rằng sự khác biệt giữa cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962 và hiện nay là rất lớn. Nếu tổng thống Nga, tuyệt vọng trước những vụ bại trận liên tiếp, quyết định cảnh cáo bằng vũ khí hạt nhân, cho dù tấn công vào một địa điểm không người đi nữa, thì sẽ không có đường lui. Trong 13 ngày căng thẳng ở Cuba, cả tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev lẫn tổng thống Mỹ John F. Kennedy đều không muốn leo thang. Nhưng ngày nay ai có thể khẳng định điều này ?

Theo nhà nghiên cứu Pierre Grasser, bộ tham mưu Nga đã bố trí một số lượng lớn oanh tạc cơ chiến lược ở căn cứ Olenya thuộc vùng Murmansk, có thể thả bom nguyên tử xuống các nước phương Tây. Một ảnh vệ tinh do một công ty tư nhân chụp được hôm 25/09 cho thấy sáu phi cơ đang lăn bánh trên phi đạo gồm 3 chiếc Tu-95MS và 3 Tu-160, là loại oanh tạc cơ có khả năng bắn ra các hỏa tiễn hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Một sự tập trung như vậy là hiếm thấy. Moskva biết rằng căn cứ này bị giám sát, và đây là lời cảnh báo. Càng đáng lo hơn khi không còn cơ chế như thời chiến tranh lạnh để thắng lại ý hướng điên rồ.

Putin và hoàng hôn của chủ nghĩa đế quốc Nga

Nhìn chung, trong bài "Vladimir Putin hay hoàng hôn của chủ nghĩa đế quốc Nga", Le Monde cuối tuần nhận định chủ trương hiếu chiến của tổng thống Nga tại Ukraine không có được sự ủng hộ như đã chờ đợi. Mặc cho các bài diễn văn ca ngợi sự vĩ đại của nước Nga, tương lai của ông chủ điện Kremlin mỗi ngày một thêm xám xịt. Tờ báo cho rằng giấc mộng bành trướng của Putin dừng lại nơi đây, trong cuộc chiến thực dân mới với Ukraine mà chính ông ta đã khởi động hôm 24/02.

Khoảng 700.000 người đã chạy trốn khỏi đất nước, theo ước tính của tờ Forbes bản tiếng Nga hôm 04/10, và xu hướng này còn tiếp tục. Cuộc di tản chính trị quan trọng nhất kể từ thập niên 20, khi phe Bạch Nga và trí thức chạy ra nước ngoài để tránh cuộc cách mạng bôn-sê-vích, chỉ là phần nổi của băng sơn. Nước Nga nghi ngại, chỉ trừ nhóm "siloviki" của bộ máy an ninh và phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan còn mong tái lập một đế quốc được sơn phết thành "thế giới Nga". Người ta tự hỏi dân Nga còn ủng hộ Putin được bao lâu nữa, khi hàng ngàn tử thi được đưa về từ chiến trường Ukraine, và liên tiếp có những tin thất trận.

Giáo sư Mỹ Timothy Snyder từ ngày 15/05 đã nhấn mạnh, "Cuộc chiến tranh này có thể là sự hấp hối của chủ nghĩa đế quốc Nga". Moskva đi theo con đường trái ngược với Ba Lan – nước láng giềng đã điều chỉnh phương hướng từ sau 1989, dẫn đến việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu năm 2004. Đáng lo hơn cho nước Nga là chiến lược hung hăng của Vladimir Putin đào sâu thêm hố ngăn cách với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Những nước này giờ đây trở thành nơi tị nạn của những người Nga chạy khỏi đất nước, và không hề muốn hướng theo "nền văn minh đặc thù Nga" - theo cách nói của Putin.

Cũng không nước nào ra tay hỗ trợ về quân sự cho dù Moskva đã kêu gọi. Kyrgyzstan và Uzbekistan thậm chí còn đe dọa truy tố các công dân đang lao động ở Nga gia nhập quân đội đi đánh Ukraine. Ngay cả tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, người chịu ơn của Putin vì đã gởi lực lượng sang đàn áp phong trào nổi dậy, cũng không động tay. Dựa trên bạo lực và lại không thành công, mô hình Nga nay lại phản ánh ý hướng đế quốc của Vladimir Putin, chừng như đã thất bại. Và mở ra con đường cho sự sụp đổ của Sa hoàng đỏ. Còn theo L’Express, lịch sử sẽ lưu lại rằng Putin là người đã chôn vùi hào quang của Stalingrad, dưới những tàn tích của Mariupol.

Thụy My

Nguồn : RFI, 08/10/2022

Published in Diễn đàn

Vladimir Putin và hoàng hôn của chủ nghĩa đế quốc Nga

Những chiến thắng của Ukraine đã định hình lại cuộc chiến. Giấc mộng bành trướng của Putin sẽ dừng lại nơi đây, trong cuộc chiến tranh thực dân mới mà chính ông ta đã khởi động. Dựa trên bạo lực, mô hình Nga với ý hướng đế quốc có vẻ đã thất bại, mở ra con đường cho sự sụp đổ của Sa hoàng đỏ. Lịch sử sẽ lưu tên Vladimir Putin như người đã chôn vùi hào quang của Stalingrad, dưới những tàn tích của Mariupol.

hoanghon1

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát cuộc tập trận Vostok 2022 tại vùng Viễn Đông, ngày 06/09/2022. AP - Mikhail Klimentyev

Trang nhất L'Express tuần này đăng chân dung tổng thống Pháp với tựa lớn "Macron trong chiếc bẫy hưu bổng gây chia rẽ", L'Obs nói về cuộc đời và sự nghiệp của nữ thủ tướng Elisabeth Borne, hồ sơ của Courrier International được dành cho kỷ niệm 5 năm phong trào MeToo. Riêng Le Point chạy tựa "Putin, kẻ điên rồ" và đặt câu hỏi, tổng thống Nga liên tục thất bại tại Ukraine, liệu ông ta sẽ còn lôi kéo chúng ta đi tới đâu ?

Kremlin mở hội, chiến trường đẫm máu

Tuần báo mô tả, bốn ngày sau các vụ nổ đáng ngờ gây rò rỉ hai đường ống Nord Stream 1 và 2, dưới những chùm đèn mạ vàng ở sảnh Saint-Georges của điện Kremlin, những khách mời chờ đợi Vladimir Putin loan báo sáp nhập bốn vùng đất của Ukraine. Sự kiện lẽ ra là lễ hội của nước Nga vĩ đại, nhưng sự lo âu, bồn chồn có thể thấy rõ nơi các quan chức, từ Nicolai Patruchev, nhà tư tưởng của chế độ; phát ngôn viên Dimitri Peskov cho đến chánh văn phòng Anton Vaino, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Dimitri Medvedev.

Putin xuất hiện với bài diễn văn siêu thực lên án phương Tây "thực dân mới, ăn bám, cướp bóc toàn thế giới". Cử tọa "tỉnh giấc" vào lúc ký văn bản, Putin nắm tay bốn đại diện các vùng sáp nhập giơ cao, hô lớn "Nước Nga, Nước Nga, Nước Nga !". Buổi lễ kết thúc, blogger cực đoan Vladien Tatarsky khẳng định sẽ giết hết tất cả những người Ukraine, trong khi khách mời lặng lẽ giải tán…

Tám năm sau khi chiếm Crimea, Vladimir Putin lại dàn dựng lễ nghi long trọng, và lần này thôn tính được 15% lãnh thổ Ukraine. Có điều ông ta vô cùng vất vả khi muốn chiếm tiếp số còn lại : quân Nga bị đánh thất điên bát đảo ở đông bắc Kharkiv rồi đến Luhansk và Kherson. Tại những vùng đất trên giấy tờ đã biến thành của Nga, các thành phố lần lượt được tái chiếm. Chiến thắng gần đây nhất của Ukraine là thành phố Lyman, giao lộ đường sắt quan trọng của Donbass, nơi 5.500 lính Nga phải tháo chạy chỉ một ngày sau buổi lễ ở Kremlin ; Ukraine cũng siết chặt vòng vây tại Kherson ở miền nam.

Le Point nhận thấy "Vladimir Putin bị hạ nhục tại Crimea" khi một vụ nổ hôm thứ Bảy 08/10 đã phá hủy một phần chiếc cầu Kerch nối Nga với bán đảo, ngay sau ngày sinh nhật 70 tuổi của tổng thống Nga ; và trước đó giải Nobel Hòa bình được trao cho ba khôi nguyên có cùng điểm chung là chống lại Kremlin. Một làn sóng vui mừng rộ lên trên mạng xã hội Ukraine. Courrier International cho biết Monobank, ngân hàng thứ nhì Ukraine đã tung ra một thẻ tín dụng có hình chiếc cầu bị gãy, và bưu điện cũng sẽ phát hành tem in hình hiện trạng cầu Kertch.

Những chiến thắng của Kiev định hình lại cuộc chiến

Những tiếng hô "Nước Nga, Nước Nga !" hôm 30/09 tại Kremlin cũng khiến The Economist rất ấn tượng. Trong bài "Thành công quân sự của Ukraine đã định hình lại nước Nga và cuộc chiến", tuần báo Anh lưu ý chỉ vài giờ sau khi mở rộng lãnh thổ, nước Nga bắt đầu co lại. 

Quân đội Ukraine đột phá vào sườn trái lẫn phải, ở hai cực của một mặt trận kéo dài từ Hắc Hải ở miền nam cho đến Donbass ở miền đông. Tại Donbass, Ukraine đang thắng thế còn tại Kherson chiến thắng lại càng ý nghĩa vì đây là đầu cầu nối với Crimea đồng thời là nguồn nước cho bán đảo này. Putin ra lệnh cho các tướng lãnh phải giữ Kherson bằng mọi giá, nhưng Ukraine đã phá hủy các cầu, dồn quân Nga vào một chiếc rọ không đường rút chạy, khả năng duy nhất là đầu hàng. Tướng Úc về hưu Mick Ryan nhận định : "Chưa bao giờ kể từ chiến dịch Barbarosa hồi Đệ nhị Thế chiến, quân đội Nga bại trận hàng loạt như thế trên chiến trường".

Sau những bế tắc trong mùa hè, cuộc chiến bỗng sôi động trở lại và nay Kiev áp đặt nhịp độ. Các tướng lãnh Ukraine tin rằng có thể lập được nhiều chiến công hơn trong ba, bốn tuần tới, trước khi Nga bổ sung lính mới. Mùa đông sắp tới sẽ gây trở ngại cho cả đôi bên kể từ đầu tháng 11, nhưng dù ngưng tấn công trên bộ, Kiev có thể sử dụng các giàn hỏa tiễn Himars đang gây kinh hoàng cho địch để đánh vào những căn cứ, kho đạn của Nga.

Tân binh Nga chỉ là bia đỡ đạn

Những video mới đây trên mạng xã hội cho thấy những tân binh Nga run lập cập, đốt lửa trên cánh đồng để sưởi khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, một video khác quay cảnh quân dự bị hỏi về tiền lương nhưng các viên chức địa phương nói không có ngân sách. Ngược lại lực lượng Ukraine nhận được trang bị mùa đông từ các nước NATO và những mạnh thường quân trong nước, ngoài ra còn có kính hồng ngoại để nhìn rõ khi ngày ngắn, đêm dài trong mùa lạnh lẽo.

Nhiều người nghi ngờ khả năng Moskva có thể huấn luyện, trang bị cho hàng trăm ngàn tân binh Nga. Cựu tướng tình báo Phần Lan Pekka Toveri cho biết Moskva có lượng dự trữ lớn những thiết bị từ thời Liên Xô, "nhưng may thay, đa số là đồ dỏm". Hai phần ba số này phơi ra ngoài trời, số còn lại bị rã lấy phụ tùng. Vì vậy theo tướng Ryan, đợt lính mới của Nga chỉ là những tấm khiên người làm chậm lại bước tiến của Ukraine mà thôi.

Moskva cũng hy vọng làm giảm được số nước phương Tây ủng hộ Kiev. Châu Âu nghi ngờ Nga phá hoại Nord Stream nhằm cảnh cáo có thể tấn công vào những đường ống khác, làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng. Có điều món võ năng lượng hiện thời tỏ ra kém hiệu quả. Các chính phủ Châu Âu sẵn sàng chi ra 500 tỉ đô la để tài trợ cho công dân khỏi phải trả tiền khí sưởi quá cao, dự trữ khí đốt hiện trên 89%, cao hơn mức bình thường, hai cảng dành cho khí hóa lỏng nhập khẩu đã được mở ở Hà Lan và sắp có hai cảng khác ở Đức vào cuối năm.

Moskva chờ đợi phương Tây mệt mỏi, nhưng dư luận ngày càng ủng hộ Kiev

Công luận phương Tây cũng nóng lên. Cuối tháng Chín, 74% người Đức cho biết muốn tiếp tục ủng hộ Ukraine dù giá dầu khí có tăng, và đa số còn muốn gởi xe tăng sang Kiev dù chính phủ vẫn do dự. Số người Mỹ lo sợ bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Nga từ 49% hồi tháng Năm xuống còn 32% trong tháng Chín. Liên Hiệp Châu Âu (EU) chuẩn bị một loạt trừng phạt mới kể cả định mức trần dầu khí, trước đây bị nhiều thành viên phản đối. Vũ khí phương Tây tiếp tục được chuyển sang : Washington viện trợ một đợt mới trong đó có 4 giàn Himars, 16 giàn đại pháo, Pháp khoảng 12 khẩu pháo Caesar...

Cuộc chiến đã làm thay đổi sâu sắc cách nhìn của phương Tây về Ukraine, làm giảm hẳn hy vọng gây chia rẽ của Putin. Nếu hồi tháng Hai, Ukraine là một nước thuộc Liên Xô cũ bị tham nhũng hoành hành, trước sau gì cũng bị Nga đánh bại ; thì đến tháng Sáu chính thức trở thành ứng cử viên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Những chiến công ngoạn mục gần đây cho thấy Ukraine có thể hạ gục Nga trên chiến địa. Số người Đức nghĩ rằng Kiev sẽ chiến thắng từ 26% vọt lên 42%, các viên chức NATO nghi ngờ khả năng sử dụng vũ khí viện trợ nay ca ngợi chiến thuật của Kiev. Trong khi đó những tin tức bại trận liên tiếp gây chia rẽ ngay trong vòng thân tín của Putin.

L'Express nhận thấy trước mắt những lời chỉ trích không nhắm trực tiếp vào ông chủ điện Kremlin. Carole Grimaud, thuộc Center for Russia and Eastern Europe Research ở Genève cho rằng Putin cần làm giảm bớt lời ong tiếng ve bằng cách tìm ra một con dê tế thần. Bộ trưởng quốc phòng Serguey Shoigu đã bị cảnh cáo, nhưng theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, Putin còn đợi càng lâu càng tốt trước khi cách chức Shoigu để tiếp tục đổ lỗi về các thất bại quân sự, và có được sự ủng hộ của các phe phái khác.

Nga "viện trợ" vũ khí nhiều nhất cho Ukraine

Về vũ khí, L'Express giải thích Nga bất đắc dĩ trở thành "nhà cung cấp" lớn nhất cho Ukraine như thế nào : những cuộc tiến công mới đây của quân đội Ukraine đã buộc nhiều đơn vị Nga phải chạy trối chết, bỏ lại vũ khí, đạn dược. Tại những vùng đất tái chiếm ở miền đông và miền nam Ukraine, những lá cờ xanh vàng không chỉ phấp phới ở lối vào các thành phố, làng mạc, mà còn được cắm trên nóc những chiếc xe tăng Nga bị bỏ lại, vì những người lính phải lo tẩu thoát thật nhanh để được toàn mạng.

Tối thứ Năm, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết chỉ từ ngày 01/10 tại Kherson, đã có trên 500 km2 và mấy chục khu dân cư được giải phóng. Quân Nga càng bị đẩy lùi thì số vũ khí, xe tăng còn nguyên vẹn tịch thu được càng nhiều. Hôm thứ Sáu 07/10, Bộ Quốc phòng Anh cho biết "số thiết bị của Nga tịch thu và tái sử dụng nay đã chiếm phần lớn lượng vũ khí của quân đội Ukraine". Moskva trở thành nhà cung cấp vũ khí hạng nặng lớn nhất cho Kiev, nhiều hơn cả Hoa Kỳ hay các đồng minh khác - theo các nhà phân tích tình báo được Wall Street Journal tham khảo.

Theo phía Anh, kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraine đã tịch thu được 440 xe tăng và 650 xe bọc thép Nga, và hiện nay phân nửa đội xe tăng của Kiev là do kẻ địch bỏ lại. Tổng số chiến lợi phẩm nhiều hơn tất cả vũ khí được phương Tây viện trợ. Chỉ huy quân sự ở Izyum nói vui : "Chúng tôi là một tiểu đoàn bộ binh và nay bỗng trở thành tiểu đoàn cơ giới".

Trang Oryx, chuyên thống kê số thiệt hại của Nga từ những bằng chứng trên mạng xã hội và các phóng sự cho hay, Ukraine cũng tịch thu được 44 hệ thống phóng rốc-kết đa nòng và 92 khẩu pháo tự hành. Con số này thấp hơn nhiều so với thực tế vì không phải vũ khí nào bị tịch thu cũng được quay phim. Một số được tái sử dụng ngay, số khác phải sửa chữa, những xe cộ, đại bác hư hỏng nhiều được rã ra lấy phụ tùng. Jakub Janovsky, một người phụ trách của Oryx nói : "Các thiết bị tịch thu lẫn lộn giữa những vũ khí hiện đại có thể dùng lại một cách hiệu quả, số khác lẽ ra phải cho vào viện bảo tàng". Riêng về xe tăng, Moskva còn gần 8.000 chiếc nhưng trong đó có nhiều xe từ thời Liên Xô, nên không thể được coi là nguồn phụ tùng để sửa chữa những xe đời mới.

Đe dọa bom nguyên tử khác hẳn cuộc khủng hoảng Cuba 1962

Putin liên tục dọa dùng đến vũ khí nguyên tử, nhưng The Economist dẫn lời các viên chức NATO nói rằng chẳng thấy động tĩnh gì dù Kherson và Luhansk bị Ukraine tấn công. Libération cuối tuần bi quan hơn, cho rằng sự khác biệt giữa cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962 và hiện nay là rất lớn. Nếu tổng thống Nga, tuyệt vọng trước những vụ bại trận liên tiếp, quyết định cảnh cáo bằng vũ khí hạt nhân, cho dù tấn công vào một địa điểm không người đi nữa, thì sẽ không có đường lui. Trong 13 ngày căng thẳng ở Cuba, cả tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev lẫn tổng thống Mỹ John F. Kennedy đều không muốn leo thang. Nhưng ngày nay ai có thể khẳng định điều này ?

Theo nhà nghiên cứu Pierre Grasser, bộ tham mưu Nga đã bố trí một số lượng lớn oanh tạc cơ chiến lược ở căn cứ Olenya thuộc vùng Murmansk, có thể thả bom nguyên tử xuống các nước phương Tây. Một ảnh vệ tinh do một công ty tư nhân chụp được hôm 25/09 cho thấy sáu phi cơ đang lăn bánh trên phi đạo gồm 3 chiếc Tu-95MS và 3 Tu-160, là loại oanh tạc cơ có khả năng bắn ra các hỏa tiễn hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Một sự tập trung như vậy là hiếm thấy. Moskva biết rằng căn cứ này bị giám sát, và đây là lời cảnh báo. Càng đáng lo hơn khi không còn cơ chế như thời chiến tranh lạnh để thắng lại ý hướng điên rồ.

Putin và hoàng hôn của chủ nghĩa đế quốc Nga

Nhìn chung, trong bài "Vladimir Putin hay hoàng hôn của chủ nghĩa đế quốc Nga", Le Monde cuối tuần nhận định chủ trương hiếu chiến của tổng thống Nga tại Ukraine không có được sự ủng hộ như đã chờ đợi. Mặc cho các bài diễn văn ca ngợi sự vĩ đại của nước Nga, tương lai của ông chủ điện Kremlin mỗi ngày một thêm xám xịt. Tờ báo cho rằng giấc mộng bành trướng của Putin dừng lại nơi đây, trong cuộc chiến thực dân mới với Ukraine mà chính ông ta đã khởi động hôm 24/02.

Khoảng 700.000 người đã chạy trốn khỏi đất nước, theo ước tính của tờ Forbes bản tiếng Nga hôm 04/10, và xu hướng này còn tiếp tục. Cuộc di tản chính trị quan trọng nhất kể từ thập niên 20, khi phe Bạch Nga và trí thức chạy ra nước ngoài để tránh cuộc cách mạng bôn-sê-vích, chỉ là phần nổi của băng sơn. Nước Nga nghi ngại, chỉ trừ nhóm "siloviki" của bộ máy an ninh và phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan còn mong tái lập một đế quốc được sơn phết thành "thế giới Nga". Người ta tự hỏi dân Nga còn ủng hộ Putin được bao lâu nữa, khi hàng ngàn tử thi được đưa về từ chiến trường Ukraine, và liên tiếp có những tin thất trận.

Giáo sư Mỹ Timothy Snyder từ ngày 15/05 đã nhấn mạnh, "Cuộc chiến tranh này có thể là sự hấp hối của chủ nghĩa đế quốc Nga". Moskva đi theo con đường trái ngược với Ba Lan – nước láng giềng đã điều chỉnh phương hướng từ sau 1989, dẫn đến việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu năm 2004. Đáng lo hơn cho nước Nga là chiến lược hung hăng của Vladimir Putin đào sâu thêm hố ngăn cách với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Những nước này giờ đây trở thành nơi tị nạn của những người Nga chạy khỏi đất nước, và không hề muốn hướng theo "nền văn minh đặc thù Nga" - theo cách nói của Putin.

Cũng không nước nào ra tay hỗ trợ về quân sự cho dù Moskva đã kêu gọi. Kyrgyzstan và Uzbekistan thậm chí còn đe dọa truy tố các công dân đang lao động ở Nga gia nhập quân đội đi đánh Ukraine. Ngay cả tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, người chịu ơn của Putin vì đã gởi lực lượng sang đàn áp phong trào nổi dậy, cũng không động tay. Dựa trên bạo lực và lại không thành công, mô hình Nga nay lại phản ánh ý hướng đế quốc của Vladimir Putin, chừng như đã thất bại. Và mở ra con đường cho sự sụp đổ của Sa hoàng đỏ. Còn theo L’Express, lịch sử sẽ lưu lại rằng Putin là người đã chôn vùi hào quang của Stalingrad, dưới những tàn tích của Mariupol.

Thụy My

Published in Quốc tế
mercredi, 21 septembre 2022 18:57

Putin lại dọa hạt nhân, võ mồm

Sau nhiều cố gắng cố thuyết phục Putin, hôm qua 20/09/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một bài phát biểu hùng hồn trước Liên Hợp Quốc, lên án rất mạnh mẽ Putin : "Nước Nga đã mở ra con đường chiến tranh thôn tính ở Châu Âu ngày hôm nay, và có thể là ngày mai ở Châu Phi, Châu Á, hay Châu Mỹ Latin".

UN-DIPLOMACY-GENERAL ASSEMBLY-FRANCE

"Những gì mà chúng ta thấy được từ hôm 24/2, chính là sự trở lại của chủ nghĩa thực dân thuộc địa".

Tổng thống Macron cũng nhấn mạnh : "Cuộc chiến này càng kéo dài thì nó càng đe dọa Châu Âu và thế giới, cuộc xung đột này đưa chúng ta đến thế xung đột mở rộng, liên tục, trong đó chủ quyền và an ninh của từng nước chỉ lệ thuộc vào tương quan sức mạnh, độ lớn của quân đội, sự liên kết của các nhóm vũ trang và dân quân, kẻ mạnh bằng mọi cách khuất phục kẻ yếu".

Về thái độ của nước Nga, Tổng thống Macron khẳng định rằng : "Những gì mà chúng ta thấy được từ hôm 24/2, chính là sự trở lại của chủ nghĩa thực dân thuộc địa". Tổng thống Macron kêu gọi cùng nhau hành động để buộc nước Nga phải từ bỏ và chấm dứt chiến tranh xâm lược.

Đặc biệt về việc chọn bên nào, Tổng thống Macron có nói rất rõ : "Trong cuộc xung đột này, vấn đề là không phải chọn phía Đông  hay Tây, cũng chẳng phải phía Bắc hay phía Nam mà ở đây là trách nhiệm của tất cả những ai gắn bó với việc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, gắn bó với tài sản quý giá nhất cùa chúng ta, đó là hòa bình".

putin1

Putin cũng nhẩy lên TV, tuyên bố tổng động viên một phần và thúc đẩy nhanh việc trưng cầu dân ý để sát nhập mấy vùng bị Nga chiếm đóng vào nước Nga, thậm chí cả những vùng chưa chiếm được hẳn.

Về các nước biểu hiện mang tính trung lập trong việc này, Tổng thống Macron nhắc nhở : Các nước giả bộ đấu tranh theo kiểu các nước không kiên kết, từ chối không biểu lộ rõ ràng, họ đã nhầm và phải chịu một trách nhiệm mang tính lịch sử. Các nước im lặng ngày hôm nay, dù họ không muốn, hoặc muốn một cách ngấm ngầm, họ đang phục vụ cho sự nghiệp của chủ nghĩa thực dân mới, phục vụ cho việc phá hoại những nền tảng đạo đức thông thường". Về việc chia rẽ này, Tổng thống Macron đơn giản hóa vấn đề bằng câu hỏi : "Các bạn ủng hộ hay chống luật của kẻ mạnh, ủng hộ hay chống sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các nước, ủng hộ hay chống kẻ muốn làm gì cũng được ?".

Chưa bao giờ tôi thấy Macron bức xúc như lần này. Mọi cố gắng riêng của Macron trước đây với Putin, nghĩa là cố gắng duy trì đối thoại qua điện đàm, đều như bị đổ xuống sông xuống biển cả nên lần này ông rất mạnh mẽ và cương quyết.

Đáp lại Macron, Putin cũng nhẩy lên TV, tuyên bố tổng động viên một phần và thúc đẩy nhanh việc trưng cầu dân ý để sát nhập mấy vùng bị Nga chiếm đóng vào nước Nga, thậm chí cả những vùng chưa chiếm được hẳn. Cuộc trưng cầu dân ý này của Putin cũng bị Macron hôm qua cho là trưng cầu giả hiệu.

putin3

Đầu đạn Avangard - Ảnh TASS - Russian MinDef

Việc động viên một phần của Nga có thể động viên được khoảng 300 ngàn lính dự bị. Nhưng chiến tranh ngày nay không phải chỉ ở quân số mà là chất lượng lính và vũ khí. Mình cũng thấy nực cười ở chỗ, ngay đám lính đang đánh nhau ở Ukraine cũng không có đủ vũ khí và trang thiết bị, thiếu cả quần áo, giầy dép và đồ ăn uống. Hậu cần đã dở, không có đủ mà cung, lại còn bị Ukraine đánh phá liên tục. Cố gắng trang bị tốt cho đám lính ngoài chiến trường đi đã còn chưa làm được. Mang thêm lính ra làm bia để làm gì. Việc sáp nhâp nhanh mấy vùng chiếm đóng là để lấy cớ, nếu đánh vào đó là đánh vào nước Nga, vượt lằn ranh đỏ. Từ đó sẽ cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật… Tất cả vẫn chỉ là hù dọa. Thật ra từ đầu cuộc chiến đến giờ Putin đã nhiều lần hù dọa như thế đã rồi.

Thật ra phản ứng của Putin chỉ biểu lộ sự yếu kém của quân đội Nga trên chiến trường. Trước những thất bại to lớn như vậy, chẳng nhẽ không làm gì ? Sức mạnh của kẻ yếu là nếu không làm được gì thì lại giở bài võ mồm.

Tuy nhiên, dù sao đi nữa đây cũng là một bước leo thang chiến tranh nguy hiểm. Leo thang bằng mồm trước và ai mà biết được một người điên có thể manh động làm những gì ?

Sau khi Putin tuyên bố tổng động viên một phần thì chỉ số chứng khoán của Nga lao dốc -20%, giá vé máy bay để bay đến các nước gần Nga như Armenia, Serbia, Turkey tăng lên gấp 10 lần. và và và. Google ghi nhận số lần tìm kiếm của tập hợp từ "Làm thế nào để gẫy tay" tăng khủng khiếp (gẫy tay để khỏi phải đi bộ đội)

Hoàng Quốc Dũng

21/09/2022

Published in Quan điểm

Vladimir Putin đối mặt với phế truất khi nhiều quan chức bí mật tiếp cận phương Tây để giúp kết thúc chiến tranh

putin1

Nhiều quan chức cấp cao của Vladimir Putin đã "tiếp cận phương Tây để giúp chấm dứt chiến tranh Ukraine" theo những tuyên bố giật gân.

Một quan chức có chức vụ cao của Điện Kremlin đã tiết lộ rằng chính phủ của Putin đang "hoảng sợ" về hướng đi của cuộc xâm lược tàn bạo trong một báo cáo gửi đến tình báo phương Tây.

Theo báo cáo của Mirror, người ta tin rằng các sĩ quan và quan chức cấp cao đã bị hoảng sợ bởi các lệnh trừng phạt nặng nề, nền kinh tế suy thoái và những rủi ro gia tăng như giao tranh xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Theo tờ báo, một tài liệu viết : "Một đại diện của giới nội bộ của Putin đã gửi tín hiệu tới phương Tây về mong muốn đàm phán. Tâm trạng của giới tinh hoa Điện Kremlin đang hoảng loạn".

Và đêm qua, một nguồn tin ngoại giao cấp cao của Ukraine nói với Daily Mirror : "Nếu ai đó thân cận với Putin đã đưa ra các tuyên bố, điều đó sẽ không có gì ngạc nhiên".

"Thường là trường hợp đã xảy ra trong giai đoạn kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai khi các quan chức của một bên lo ngại về tương lai của họ đưa ra các cách tiếp cận để đảm bảo điều đó".

"Nhiều quan chức cao cấp của Điện Kremlin đã quen với cuộc sống ở phương Tây, đã từng có con học ở các trường đại học phương Tây và sống ở nơi khác".

"Họ biết rằng có một cuộc sống tốt đẹp ngoài tầm nắm bắt của Putin nhưng cho đến nay họ vẫn chưa làm được gì vì họ quá sợ hãi về những gì sẽ xảy ra với mình".

Đó là thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine rằng "1/5" các đơn vị lực lượng vũ trang Nga hiện đã bị "tiêu diệt".

Và Ukraine cũng cho biết nhà độc tài loạn trí đã khiến 20.000 quân Nga mắc kẹt trong một cuộc rút lui chiến thuật sau khi Kyiv cho nổ tung các cây cầu quan trọng ở thành phố Kherson, miền nam đất nước.

Các binh sĩ được cho là đã bị cắt khỏi tiểu đoàn của họ và các tuyến tiếp tế quan trọng sau một cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine trong khu vực qua đêm.

Nga bán vũ khí cho đồng minh

Putin như đã tuyên bố Nga sẵn sàng cung cấp vũ khí tối tân cho quốc gia sẵn sàng liên minh với nhà độc tài chuyên chế.

"[Chúng tôi] sẵn sàng cung cấp cho các đồng minh những loại vũ khí hiện đại nhất, từ vũ khí cỡ nhỏ đến xe bọc thép và pháo binh để chống lại hàng không và máy bay không người lái", Putin nói trong một cuộc triển lãm vũ khí ở Moscow.

Điều này xảy ra khi Nga đang nỗ lực để tăng cường mối quan hệ của mình với Mỹ Latinh, Châu Á và Châu Phi.

Cụ thể, tuần này đã chứng kiến ​​Putin và Kim Jong-un đồng ý "mở rộng quan hệ song phương toàn diện và mang tính xây dựng với những nỗ lực chung" giữa Nga và Triều Tiên.

Putin và Kim Jong-un chuẩn bị đoàn kết các quốc gia pariah chống lại phương Tây "thù địch"

Putin và Kim Jong-un đã viết thư cho người này và người khác, hứa sẽ đoàn kết các nước của họ chống lại phương Tây dân chủ.

Mối quan hệ họ hàng liên quan đã làm dấy lên nỗi sợ hãi trong các cơ quan an ninh, những người lo ngại liên minh của họ có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc.

Trong thư, hai bên hứa hẹn sẽ "mở rộng quan hệ song phương toàn diện và mang tính xây dựng với những nỗ lực chung".

Điều này xảy ra chỉ vài tuần sau khi Kim nhắm vào chính phủ mới ở đối tác phía nam của Hàn Quốc, cảnh báo rằng ông có thể "tiêu diệt" Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tòa án ly khai buộc tội các chiến binh người Anh chiến đấu cho Ukraine

Một phong trào ly khai do Nga hậu thuẫn ở Donetsk, miền đông Ukraine, đã buộc tội 5 người nước ngoài bị cáo buộc chiến đấu cho Ukraine.

John Harding quốc tịch Anh nằm trong số năm bị cáo.

Một phiên tòa sẽ diễn ra vào tháng 10 này.

Căn cứ địa của tên lính đánh thuê khát máu của Putin bị quân đội Ukraine tiêu diệt

Có tới 100 chiến binh trong đội quân riêng khét tiếng của Putin bị cho là đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng hệ thống tên lửa Himars của Ukraine do Mỹ cung cấp.

Người ta đồn rằng người đứng đầu nhóm Wagner Yevgeny Prigozhin, còn được gọi là "đầu bếp của Putin", đã thiệt mạng trong cuộc đình công.

Một quan chức Ukraine hôm thứ Hai xác nhận báo cáo của Nga rằng căn cứ Wagner ở Popasna, miền đông Ukraine, là mục tiêu trong một cuộc tấn công tên lửa.

Vũ Quang

Nguồn : Thoibao.de, 16/08/2022

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3