Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chính trị Nga : Ai có cơ hội lên thay ông Putin ?

BBC, 11/08/2022

Một tờ báo Nga tuần này có bài về chủ đề được nhiều cơ quan truyền thông Phương Tây nói lâu nay, "Ai sẽ thay Vladimir Putin lên làm ông chủ nước Nga" ?

putin1

Alina Kabaeva bắt tay Tổng thống Nga Putin tại dinh thự tổng thống ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow, tháng 3 năm 2004. Đây là một trong số ảnh hiếm có của người phụ nữ được cho là đã sinh con cho ông Putin.

Nhà bình luận chính trị Andrei Pertsev viết trên trang The Moscow Times 09/08/2022 nêu ra một loạt tên tuổi, chính trị gia Nga mà ông cho là thuộc hai nhóm, "ồn ào" và "im lặng".

Điều dễ thấy là một số người hăng phát biểu, thậm chí nói quá điều cần thiết để ghi điểm, còn số khác im lặng nhưng vẫn được cho là ứng viên tiềm năng lên thay ông Putin.

Cuộc đua của phe diều hâu ?

Theo Andrei Pertsev, cựu tổng thống, thủ tướng và hiện là phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Dmitry Medvedev dạo này rất bận ra các tuyên bố cứng rắn [về Ukraine].

Quan điểm của ông ta là một thứ pha trộn chủ nghĩa cô lập và dân túy, theo Pertsev.

Một người khác, có thể muốn lên kế nghiệm Putin là Sergei Kiriyenko, người được giao việc phụ trách hai cộng hòa ly khai ở Donas.

Theo Andrei Pertsev, Kiriyenko nay mặc đồ khaki và nói rất ồn ào về chủ nghĩa Nazi, về "sứ mệnh duy nhất của nhân dân Nga".

Ông cũng là người tạo ra tiếng vang trên báo nhờ bức tượng "Bà cụ Anya", biểu tượng của công cuộc "giải phóng Ukraine".

Ngoài hai người trên, Chủ tịch Duma, Vyacheslav Volodin, là nhân vật hàng đầu nữa trong "cuộc chiến của phe diều hâu". Lá bài của ông là chủ nghĩa dân tộc Nga và gần đây ông ủng hộ việc cấm dùng ngoại ngữ trên các biển hiệu cửa hàng, và muốn hai cộng hòa nhân dân (tự xưng) Donetsk và Luhansk giữ án tử hình.

Vẫn theo Andrei Pertsev thì một số nhân vật nặng ký khác tuy thế lại chọn thái độ im lặng, dù họ được cho là có khả năng lên kế nhiệm ông Putin.

Đó là Thủ tướng Mikhail Mishustin và Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin.

Cả hai đều không nói gì về "chiến dịch đặc biệt" của quân Nga ở Ukraine.

Ông Sobyanin tuy thế đã có mặt trong một cuộc tuần hành ủng hộ cuộc chiến, tổ chức ở sân vận động Luzhniki hồi tháng 3. Ông cũng sang thăm Cộng hòa nhân dân Donetsk hồi tháng 6.

Các báo Phương Tây nói gì ?

Bên cạnh các tin về sức khoẻ của Vladimir Putin, năm nay 69 tuổi, nhiều nhà bình luận ở Châu Âu và Hoa Kỳ thường nói về chuyện ai có thể lên thay ông.

Với cuộc chiến tại Ukraine đang rơi vào thế giành co Nga-Ukraine, có những người nêu quan điểm rằng chỉ sự ra đi của ông Putin mới khiến cuộc chiến chấm dứt.

Hồi tháng 6, trang The Spectator ở Anh trích lời cựu Giám đốc Tình báo MI6, Sir Richard Dearlove "dự đoán ông Putin sẽ ra đi cuối 2023", không phải về hưu mà "vào nhà dưỡng bệnh".

Vì lý do sức khỏe kém sẽ dễ cho những người muốn giành chức tổng thống đưa ông Putin rời vị trí, hơn là lao vào cuộc tranh giành quyền lực mạnh tay.

Vẫn ý kiến này cho rằng phe diều hâu Nga có khả năng đưa ông Nikolai Patrushev, tổng thư ký Hội đồng An ninh, cựu quan chức KGB lên thay ông Putin.

putin2

Lãnh đạo Hội đồng An ninh, Nikolai Patrushev và Tổng thống Putin trong một cuộc họp của các quốc gia thuộc khối BRICS tại Điện Kremliin vào ngày 26/05/2015

The Spectator (15/06) tuy vậy cũng nêu tên hai vị khác, thống đốc vùng Tula Alexei Dyumin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu như những nhân vật tiềm năng giành ngôi tổng thống liên bang Nga.

Còn trang New York Post hồi tháng 5 nêu tên hai ông Dmitry Kovalev và Nikolai Patrushev như các ứng viên để lên thay ông Putin một khi thời điểm đó tới.

Dmitry Kovalev, mới 36 tuổi, con trai của tỷ phú dầu hỏa Vitaly Kovalev, chia sẻ tình yêu môn hockey trên băng với ông Putin.

Nikolai Patrushev, xuất thân từ ngành an ninh, được báo Anh, tờ The Sunday Times gần đây cho là "người đã đẩy Putin vào đường lối cứng rắn, bảo thủ với Ukraine" trong cuộc chiến.

Tờ báo này còn cho là Putin "đi theo chủ nghĩa Patrushevism", nhấn mạnh chủ nghĩa đại Nga và chủ trương "bình định" toàn bộ Ukraine.

Sinh năm 1951, ông Patrushev được nhiều nhà bình luận Phương Tây cho là "nhân vật quyền lực thứ nhì ở Nga", chỉ sau Putin.

Tất cả các phân tích, suy đoán trên tất nhiên đều chỉ mang tính lý thuyết vì Vladimir Putin vẫn có thể cầm quyền lâu dài theo Hiến pháp đã sửa đổi, thậm chí đến khi ông ngoài 80 tuổi.

**************************

Alina Kabaeva, người được đồn là bạn gái của Putin là ai ?

BBC, 07/05/2022

Nga đang hứng chịu các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ và giờ đây EU có thể nhắm vào Alina Kabaeva, một chính trị gia, trùm truyền thông, cựu vận động viên thể dục dụng cụ Olympic, và - nếu tin đồn là sự thật - bạn gái của Tổng thống Vladimir Putin và đã sinh con cho ông.

putin3

Putin và Alina Kabaeva năm 2004

Các biện pháp trừng phạt do EU và các nước khác áp đặt nhằm trừng phạt những người thân cận nhất với Putin - các nhà tài phiệt, chính trị gia và các quan chức khác được cho là đã hưởng lợi từ việc gần gũi với tổng thống Nga.

Tháng trước, Mỹ và Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai con gái của Putin là Maria Vorontsova, 36 tuổi và Katerina Tikhonova, 35. Họ là con của ông với vợ cũ Lyudmila.

Cho đến nay, Kabaeva đã trốn thoát, bất chấp tình trạng được báo cáo. Cô có thể đã cảm thấy điều gì đó sắp xảy đến : một bản kiến nghị trực tuyến vào tháng 3 yêu cầu cô trục xuất khỏi nơi cư trú ở Thụy Sĩ.

Các nguồn tin đã xác nhận với BBC rằng cô nằm trong danh sách những cá nhân mới nhất bị EU trừng phạt.

Theo AFP, Kabaeva sẽ bị nhắm tới vì tham gia phổ biến tuyên truyền của Điện Kremlin và vì có "quan hệ mật thiết" với Tổng thống Putin, 69 tuổi. Tài liệu dự thảo không nói cô là người tình của Putin và EU vẫn chưa chính thức ký duyệt vào đề xuất này.

Đời tư của nhà lãnh đạo Nga luôn được bảo mật chặt chẽ. Khi được hỏi về cuộc sống riêng tư của mình, Putin có xu hướng từ chối câu hỏi.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga đã phủ nhận một cách rõ ràng mối quan hệ với cô Kabaeva.

putin4

Alina Kabaeva từng giành Huy chương Vàng tại Thế vận hội Athens

Năm 2008, tờ Moskovsky Korrespondent đưa tin rằng Putin đang có ý định ly dị vợ Lyudmila và kết hôn với Kabaeva. Cả hai đều phủ nhận tin này. Ngay sau đó, các nhà chức trách đã đình chỉ tờ báo. Ông Putin và vợ cũ Lyudmila tuyên bố chia tay 5 năm sau đó.

Vào thời điểm Tổng thống Nga phủ nhận việc ông có quan hệ với cô Kabaeva, cô này đang chuyển từ sự nghiệp thể thao thành công sang sự nghiệp chính trị.

Bộ môn cô chọn là thể dục dụng cụ, môn mà những vận động viên biểu diễn các bài thi với sự hỗ trợ của các thiết bị như ruy băng và bóng.

Ở thời kỳ đỉnh cao, Kabaeva đã được công nhận là vận động viên giỏi nhất thế giới. Có một động tác được đặt theo tên cô, và cô cũng là người biểu diễn chính trong đội thống trị môn thể thao này. Nga đã giành được mọi huy chương vàng Olympic có thể từ 2000-2016.

Sinh năm 1983, Kabaeva bắt đầu tập thể dục dụng cụ khi mới 4 tuổi. Huấn luyện viên của cô, Irina Viner, cho biết : "Tôi không thể tin vào mắt mình khi lần đầu tiên nhìn thấy cô ấy. Cô gái có sự kết hợp hiếm có của hai phẩm chất quan trọng trong thể dục dụng cụ - sự mềm dẻo và sự nhanh nhẹn".

Kabaeva được mệnh danh là "người phụ nữ dẻo nhất nước Nga".

Cô ra mắt trên đấu trường quốc tế vào năm 1996 và là người chiến thắng bất ngờ tại Giải vô địch Châu Âu 1998.

Tại Thế vận hội Sydney 2000, một lỗi hiếm gặp khi biểu diễn với vòng đã khiến Kabaeva trả giá đắt (cô để nó lăn khỏi sàn) và cô chỉ giành được

Huy chương Đồng trong nội dung toàn năng. Bốn năm sau, ở Athens, cô đã làm tốt hơn, mang về Huy chương Vàng.

putin5

Kabaeva chuyển sang làm chính trị sau khi giã từ sự nghiệp thể thao

Trước khi giải nghệ, cô đã giành được 18 huy chương Giải vô địch thế giới và 25 huy chương Giải vô địch châu Âu cùng với các giải thưởng Olympic của mình. Giống như các vận động viên Nga khác, cô cũng không thoát khỏi vết nhơ doping, khi bị mất huy chương tại một sự kiện năm 2001 sau khi xét nghiệm dương tính với chất này.

Kabaeva chuyển sang hoạt động chính trị, giữ một ghế trong hạ viện Nga từ 2007-2014 do đảng Nước Nga Thống nhất lãnh đạo.

Năm 2014, cô trở thành chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Quốc gia, có cổ phần lớn tại hầu hết các hãng truyền thông nhà nước lớn của Nga.

Những báo đài này đã không ngừng tuyên truyền một thông điệp ủng hộ Điện Kremlin về cuộc chiến ở Ukraine, cáo buộc người Ukraine đã pháo kích vào các thành phố của chính họ và coi quân đội Nga là những người giải phóng.

Vị trí của Kabaeva được cho là đã khiến cô trở thành một phụ nữ giàu có, các tài liệu bị rò rỉ cho thấy cô kiếm được khoảng 12 triệu USD một năm.

Không biết Kabaeva và Putin gặp nhau lần đầu khi nào, nhưng không có gì lạ khi một vận động viên hàng đầu thế giới gặp gỡ tổng thống của một quốc gia. Có một bức ảnh chụp hai người vào năm 2001, khi Putin trao tặng cho cô một Huân chương Hữu nghị - một vinh dự cao nhất ở Nga.

putin6

Putin và Kabaeva năm 2001

Có nhiều tin đồn rằng họ có các con với nhau, mặc dù các nguồn tin khác nhau về số người con.

Một tờ báo Thụy Sĩ đưa tin rằng Kabaeva đã sinh một bé trai vào năm 2015 tại một phòng khám tư gần Hồ Lugano, và một bé trai khác vào năm 2019 cùng nơi. Nhưng tờ The Sunday Times và Wall Street Journal cho biết cô đã sinh đôi vào năm 2019 ở Moscow mặc dù không thống nhất rằng cô có bao nhiêu người con.

Điện Kremlin phủ nhận những báo cáo như vậy. Quay trở lại năm 2015, người phát ngôn của Putin cho biết "thông tin về sự ra đời của một đứa trẻ do Vladimir Putin làm cha không tương ứng với thực tế".

Đó là bản chất đề phòng của Putin - trước công chúng, ông không bao giờ đề cập đến tên của những người con mà ông có với vợ cũ Lyudmila, ngoài việc nói rằng ông có hai cô con gái trưởng thành - nên những suy đoán có khả năng tiếp tục.

Kabaeva đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi các tin tức về mối quan hệ của cô với Tổng thống Putin xuất hiện.

Có một trang bìa của tạp chí Vogue năm 2011, mà Kabaeva mặc một chiếc váy vàng đắt tiền của nhà mốt Pháp Balmain. Cô cũng là người cầm đuốc tại Thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi.

Gần đây hơn, vào tháng 4, cô xuất hiện tại một đại hội thể dục trẻ ở Moscow, bác bỏ những đồn đoán rằng cô đang đi trốn. Tại đó, Kabaeva ca ngợi nỗ lực chiến tranh của Nga. Một số báo đài nói rằng cô đeo một chiếc nhẫn cưới.

Kể từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu, đã có nhiều lời kêu gọi buộc Kabaeva phải đối mặt với các lệnh trừng phạt.

Tờ Wall Street Journal cho rằng Mỹ miễn cưỡng trừng phạt Kabaeva vì sợ rằng đây có thể được coi là "đòn đánh cá nhân" đối với ông Putin khiến căng thẳng có thể leo thang hơn nữa.

Tuy nhiên, đây không còn là chuyện không được bàn đến nữa. Khi Nhà Trắng được hỏi hồi tháng Tư tại sao Kabaeva không có tên trong danh sách mới nhất của họ, thư ký báo chí đã trả lời "không có ai an toàn".

Nguồn : BBC, 07/05/2022

Published in Quốc tế

Sau 25 năm cầm quyền, Putin đã có công dẫn dắt nước Nga trỗi dậy từ đống tro tàn của Liên Xô cũ, trở thành một siêu cường quân sự, nhưng chưa đủ mạnh về kinh tế (GDP chỉ bằng 1/6 Trung Quốc). Putin là một nhà "độc tài kiểu mới", tham vọng phục hưng "Nước Nga Thần thánh" của Pierre Đại đế, và mở rộng "khu vực ảnh hưởng". Sau khi chiếm được Crimea (2014) Putin định dùng vũ lực thâu tóm Ukraine, vì thấy Mỹ đang suy yếu và EU bị phân hóa, trong khi Nga liên kết được với Trung Quốc. Nhưng tham vọng đó đang thất bại.

echec1

Tổng thống Vladimir Putin tại Phủ Tổng thống Nga – Điện Kremli

Một là Nga không có chính danh, trở thành phi nghĩa. Putin tập trung 190.000 quân dọc biên giới Ukraine để hù dọa và bắt chẹt Kiev phải nhượng bộ là một chuyện, nhưng tấn công xâm lược một nước láng giềng có chủ quyền lại là chuyện khác. Nga không thể biện minh khi bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế. Putin đã xô đẩy Mỹ và các nước đồng minh EU (kể cả Đức, Thụy Sỹ, Phần Lan) tập hợp lực lượng chống Nga và bênh vực Ukraine (tuy chưa vào NATO). Dù có chiếm được Ukraine, Putin sẽ bị lên án, cô lập và thua.

Hai là Nga đã để mất thế chủ động, trở thành bị động. Tuy quân Nga mạnh hơn nhiều và tấn công bất ngờ, nhưng sau một tuần vẫn chưa chiếm được Kiev, và chưa dựng được một chính phủ bù nhìn thân Nga tại đó. Người Ukrainian dưới sự lãnh đạo của Lezensky đã kháng cự quyết liệt, làm cho Mỹ và đồng minh phương Tây phải thay đổi thái độ, tập hợp lực lượng và gia tăng viện trợ vũ khí, ủng hộ Ukraine chống lại Nga mạnh hơn. Việc Putin phải chấp nhận đàm phán với Lezensky, dù chưa có kết quả, là một dấu hiệu thất bại.

Ba là Nga đẩy Mỹ và đồng minh liên kết chặt chẽ hơn. Phương Tây đồng lòng trừng phạt Nga nặng nề, loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Không chỉ Mỹ, Anh, Pháp, mà Đức, Thụy Sỹ và Phần Lan cũng thay đổi lập trường để trừng phạt Nga, bất chấp sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga. Lần đầu tiên sau Thế chiến, các nước NATO và EU liên kết chặt chẽ để đối phó với Nga. Sử gia Yuval Harari nói : "những gì diễn ra ở Ukraine sẽ quyết định chiều hướng của lịch sử nhân loại" (1).

Bốn là liên kết với Trung Quốc chưa phải một đảm bảo vững chắc. Putin và Tập đã gặp nhau tại Bắc Kinh trong dịp khai mạc Olympic mùa Đông để ra tuyên bố chung. Việc liên kết với Trung Quốc để răn đe và hù dọa phương Tây là một chuyện, nhưng xâm lược Ukraine, một nước có chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế, là chuyện khác. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã hiểu sai ý đồ của Putin và bị bất ngờ khi Nga xâm lược Ukriane, làm cho Bắc Kinh bị động và mắc kẹt, phải ứng xử hai mặt (như bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc.

Tuy không rõ Tập Cận Bình có biết trước kế hoạch Nga sẽ xâm lược Ukraine hay không, nhưng có hai điều chắc chắn. Một là Tập mong quân đội Nga mạnh hơn sẽ nhanh chóng đè bẹp được Ukraine, và hai là Tập hình dung phản ứng của cộng đồng quốc tế sẽ yếu. Nhưng những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraine là cơn ác mộng. Người Ukrainian bằng hành động của mình đã cho Mỹ, Châu Âu, và Châu Á một bài học về khả năng tự vệ (2). 

Ẩn số Trung Quốc

Theo giới phân tích, Bắc Kinh ủng hộ Nga xâm lược Ukraine sẽ có hại cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Trong khi phương Tây bị mất thể diện về ngoại giao và an ninh vì không ngăn cản được Nga tấn công Ukraine, thì Trung Quốc cũng không thoát được hệ lụy do cuộc chiến. Trong tuyên bố chung tại Bắc Kinh (4/2/2022) bai bên đã cam kết "hợp tác không có giới hạn" (No limits and forbidden zones in cooperation). Tập đã liên kết với Putin để đối phó với Mỹ và đồng minh, nhưng tưởng Nga chỉ hù dọa chứ không đánh lớn

Theo New York Times, Bắc Kinh đã hiểu sai (misreading) ý đồ và tham vọng của Putin, nên các tuyên bố của Trung Quốc tỏ ra thiếu nhất quán. Phía Mỹ đã sáu lần tiếp xúc để chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với phía Trung Quốc rằng Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine. Ngoại trưởng Antony Blinken đã hai lần trực tiếp chia sẻ thông tin tình báo với ngoại trưởng Vương Nghị, nhưng Bắc Kinh đã coi thường, tưởng Nga sẽ không đánh lớn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã hiểu sai ý đồ của Putin, cho đến khi quá muộn.

Theo chuyên gia Bonnie Glaser (German Marshall Fund), các quan chức Mỹ cố chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với Bắc Kinh, vì không còn lựa chọn nào khác, hy vọng Tập có thể thuyết phục Putin không đánh Ukraine. Nhưng đáng tiếc, các quan chức Trung Quốc cho rằng Mỹ định chia rẽ Trung Quốc với Nga, nên đã chia sẻ thông tin này với Nga. Có lẽ Tập đã tập trung quyền lực quá lớn như hoàng đế, nên "các trợ lý của ông không dám thông báo tin tức và phân tích trái ngược với chủ trương, sợ làm Tập bực mình" (3).

Nay Trung Quốc buộc phải xem xét lại lập trường của mình, trước "hệ quả không định trước" tại Ukraine, với diễn biến và tổn thất của Nga tại chiến trường. Nga đã thất bại trong việc "đánh nhanh thắng nhanh", nên buộc phải kéo dài cuộc chiến. Trong cuộc điện đàm (2/2/2022) với Putin, Tập đã đề nghị Putin đàm phán với Ukraine về một giải pháp cho cuộc chiến, và tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Thế giới đang chờ xem liệu Trung Quốc có thể kiềm chế được Nga và đóng góp cho một giải pháp ngừng bắn công bằng hay không.

Giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc quá gần gũi Nga vào lúc hệ trọng này, thì uy tín và lợi ích toàn cầu của Trung Quốc bị tổn thất, vì hai lý do. Một là mục tiêu thay thế Mỹ lãnh đạo thế giới vào năm 2050 phải lùi lại vô thời hạn. Hai là Trung Quốc có thể bị lên án vì liên kết chặt chẽ với Nga. Phong trào phản đối Nga xâm lược Ukraine ngày càng mạnh trên thế giới và trong nước. 370 nhà khoa học và nhà báo Nga đã ký tên vào thư ngỏ phản đối chiến tranh. 163 nhà khoa học được giải Nobel đã ký tên vào thư ngỏ phản đối.

Theo giáo sư Bernard Cole (National War College), "một bất ngờ lớn đối với Nga, và bài học lớn cho Trung Quốc, là người dân Ukrainian sẵn sàng chiến đấu đến cùng". Kinh nghiệm tại Ukraine cho thấy phương Tây có thể tập hợp nhanh một khối liên minh toàn cầu để đánh vào kinh tế của kẻ xâm lược. Giới phân tích cho rằng so với nền kinh tế của Nga (GDP chỉ bằng 1/6 của Trung Quốc) thì nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều và đa dạng hơn so với Nga, nên có thể chịu được sự trừng phạt kinh tế một cách tốt hơn.

Theo Jude Blanchette (CSIS) "nâng cấp đối tác với Nga trước cuộc xâm lược Ukraine là một sai lầm về ngoại giao của Tập Cận Bình" với cái giá mà Trung Quốc phải trả, bộc lộ giới hạn về chính sách của Tập. Theo Kurt Campbell (NSC coordinator for Indo-Pacific) "Lúc này, không thể phủ nhận là Trung Quốc ở vào thế khó xử khi họ cố duy trì quan hệ sâu sắc và cơ bản với Nga". Mỹ đã hy vọng Trung Quốc có vai trò quan trọng để khuyên Putin nghĩ lại và không xâm lược Ukraine, nhưng họ đã không muốn làm như vậy.

echec2

Bài học kinh nghiệm về Ukraine là một cơ hội tốt để Trung Quốc điều chỉnh ý đồ xâm lược Đài Loan.

Nói cách khác, những bài học kinh nghiệm về Ukraine là một cảnh báo đúng lúc đối với lãnh đạo Bắc Kinh về các kịch bản cho vấn đề Đài Loan. Đó là một cơ hội tốt để Trung Quốc điều chỉnh ý đồ xâm lược Đài Loan. Trung Quốc có thể đánh giá thấp Đài Loan. Giới quan sát cho rằng Trung quốc có thể hù dọa Đài Loan, nhưng nên nhân nhượng đừng đánh Đài Loan, để tránh khiêu khích người Đài Loan chống Trung Quốc. Tại Châu Á, eo biển Đài Loan là điểm dễ xảy ra xung đột (flashpoint) như thùng thuốc súng (tinderbox).

Lập trường của Trung Quốc thay đổi nhanh, chứng tỏ họ tìm cách phải nói thế nào trước việc Nga xâm lược Ukraine. Trong cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, Trung Quốc sẵn sàng làm trung gian hòa giải ngừng bắn ở Ukraine. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải xem lại lập trường của mình. Trung Quốc ủng hộ Nga không phải là "không giới hạn", mà bị Putin "bịt mắt". Chắc Trung Quốc phải nhận ra mục tiêu thống nhất Đài Loan khó có thể diễn ra như họ tưởng. Trong khi đó, quan hệ Trung-Xô không phải là "không giới hạn" mà là "đồng sàng dị mộng" (4).

Theo Francis Fukuyama (tác giả "the End of History"), Putin muốn phục hưng "Nước Nga và Liên Xô vĩ đại". Nhưng Putin mắc sai lầm lớn và thất bại vì không khuất phục được Ukraine. Nếu có một cuộc chiến tranh lạnh mới, phải để ý đến Trung Quốc. Về lâu dài, Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn. Nếu không trừng phạt Nga xâm lược Ukraine thì sẽ bất lợi cho Đài Loan. Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh hành động. Nếu Nga bị sa lầy và tổn thương lớn, thì Trung Quốc sẽ phải thận trọng hơn với Đài Loan (5).

Các nước khu vực

Trước mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc, các nước chủ chốt ở khu vực Châu Á (như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Việt Nam và ASEAN) đang tăng cường ngân sách quốc phòng trong cuộc chạy đua vũ trang mới. Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã cảnh báo : "môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang thay đổi với mức độ chưa từng thấy... Trung Quốc tiếp tục đơn phương thay đổi nguyên trạng"... (6).

Indonesia đã ký hợp đồng (2/2022) mua 6 máy bay Rafale của Pháp trong tổng số 36 chiếc, và đã được Mỹ chấp thuận cho mua máy bay F-15. Gần đây, Philippines đã hoàn tất thủ tục mua tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ. Việt Nam cũng từng bước tăng cường năng lực hàng hải. Úc là thành viên của QUAD đã tham gia AUKUS (9/2021) cùng với Anh và Mỹ. Bộ trưởng quốc phòng Úc Peter Dutton phát biểu (2/2022) : "Úc và đồng minh sẽ để mất một thập kỷ tới nếu không dám đứng lên chống lại Bắc Kinh ở Biển Đông".

Theo Hugh White (Đại học ANU), Mỹ không làm được như đã cam kết để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là về sức mạnh hải quân. Mỹ nói nhiều về việc đối phó với Trung Quốc, từ thời Tổng thống Obama cách đây hơn một thập kỷ, khi Mỹ xoay trục sang Châu Á. "Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy có sự điều chỉnh cơ bản nào về tư thế quân sự của Mỹ ở Châu Á" (no reorientation of America's military posture in Asia).

Nga xâm lược Ukraine làm Việt Nam bất ngờ. Chưa biết Việt Nam sẽ làm thế nào với chính sách ngoại giao đa phương mà họ theo đuổi, để thoát khỏi khủng hoảng này. Những hệ lụy của khủng hoảng Ukraine có thể đem lại một trật tự thế giới mới khó lường, bất lợi cho các nước vừa và nhỏ như Việt Nam. Với Việt Nam, môi trường quốc tế hòa bình và ổn định đã giúp đất nước hội nhập quốc tế sâu hơn, do đó có lợi từ đa phương hóa.

Theo Hương Le Thu (ASPI) thật thất vọng trước thái độ im lặng của ASEAN khi Nga xâm lược Ukraine và tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN chỉ kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Cố gắng khách quan trước việc một nước ném bom thường dân không vũ trang của một nước khác không thể biện minh cho nguyên tắc trung lập, mà là đánh lận trắng đen. Lập trường của Singapore cho thấy hành động cứng rắn sẽ thúc đẩy lợi ích dân tộc. Trong khi đó ASEAN muốn đối xử công bằng với cả hai bên, không phải là trung lập mà có nguy cơ bị vô hiệu hóa vĩnh viễn trong một trật tự thế giới đang thay đổi quá nhanh (7).

Các biến số mới

Theo sử gia Yuval Harari, tuy "Putin có thể thắng nhiều trận đánh, nhưng sẽ thua cuộc chiến tranh". Putin độc tài, nói dối đến mức hắn cũng tin như vậy : rằng Ukraine không phải là một quốc gia thật sự và người Ukrainian không phải là một dân tộc. Putin đã chơi một canh bạc đầy mạo hiểm, không tính tới một ẩn số lớn : chiếm một đất nước thì dễ, nhưng giữ được nó rất khó. Người Ukrainian đứng lên chống xâm lược với lòng quả cảm làm thế giới khâm phục. "Không phải Gorbachev mà Putin sẽ ký giấy báo tử cho đế quốc Nga" (8).

Nếu người Ukrainian dám tay không cản xe tăng Nga, chính phủ Đức dám cung cấp vũ khí chống tăng cho họ, chính phủ Mỹ dám loại Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, và người Nga dám đứng lên phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Lòng quả cảm của người Ukraine đã truyền cảm hứng. Harari nói "Cuộc chiến tại Ukraine sẽ định hình tương lai của toàn thế giới. Nếu để độc tài xâm lược thắng, thì tất cả chúng ta sẽ nhận lấy hậu quả. Không có lý do gì để đứng ngoài quan sát. Đây là thời điểm đứng lên để dấn thân".

Putin đại diện cho thế hệ "độc tài mới" mà đầu óc người phương Tây không thể hiểu. Lòng tin rằng chủ nghĩa tự do cuối cùng sẽ thắng là một ảo tưởng. Châu Âu phải bỏ lòng tin đó nếu muốn thắng cuộc chiến với Putin. Trong thế giới của Putin, chiến tranh là một phần bất biến trong xã hội loài người. Phương Tây ngạc nhiên khi Putin viện "giá trị tinh thần của nước Nga" để biện minh cho xâm lược Ukraine nhằm phục hưng "Nước Nga Thần thánh" (Holy Russia). Trong khi nhiều người coi lòng tin đó là một thủ đoạn, thì người khác coi canh bạc đó là điên rồ (insanity). Phương Tây tin rằng cuộc chiến Ukraine sẽ phản tác dụng.

Putin có thể nắm trong tay vận mệnh của Châu Âu làm con tin. Nhưng sẽ sai lầm nếu quá đề cao Putin như trung tâm của mọi mối lo hay ẩn số của thời đại. Thắng lợi của chủ nghĩa tự do là một ảo tưởng. Trật tự dựa trên ý tưởng tự do đã kết thúc. Sự chuyển đổi của kỷ nguyên mới mà Tony Blair đề cập, không diễn ra. Thời đại của giả dối và ảo tưởng đã hết. Alexis de Tocqueville đã viết vào thế kỷ 19 : "thời kỳ nguy hiểm nhất cho một chính phủ tồi là khi nó cải cách" (9).

Cuộc xâm lược Ukraine lần thứ hai trong vòng tám năm qua được phương Tây coi là một quyết định điên rồ. Đó là canh bạc cuối của một nhà độc tài đã cầm quyền 25 năm, nay tính khí ngày càng thất thường. Kết cục của cuộc chiến có thể là một thảm họa cho nước Nga, làm các nước phương Tây gắn kết chặt chẽ hơn, theo cách chưa từng có trong nhiều thập niên. Hành động xâm lược của Putin sẽ phản tác dụng, làm cho Nga trở thành một quốc gia tội đồ, đứng về phía phản diện trong lịch sử. Các nước phương Tây đang cung cấp vũ khí và đạn dược như súng chống tăng và chống máy bay, và dụng cụ y tế cho Ukraine.

Một số lãnh đạo vốn có cảm tình với Putin như Victor Orbán của Hungary, đã đứng về phía chống lại Putin. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố một số biện pháp bao gồm tăng cường kinh phí quốc phòng và tăng cường dự trữ nhiên liệu, được dư luận đánh giá cao như một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Đức. Ngay các nước khác như Thụy Sỹ và Phần lan cũng đã thay đổi lập trường trung lập của họ. Không phải chỉ có Ấn Độ và Ả Rập Thống Nhất mà cả Trung Quốc cũng đã bỏ phiếu trắng ở Liên Hiệp Quốc đang lên án Nga xâm lược Ukraine, được dư luận hoan nghênh như một thắng lợi của phương Tây.

Sau một tuần xâm lược Ukraine từ ba hướng, Nga vẫn chưa chiếm được Kiev và chưa dựng được một chính phủ mới thân Nga, chứng tỏ Putin không thành công như kế hoạch. Nhân dân Ukrainian có thể tiến hành một cuộc chiến tranh du kích quyết liệt trong nhiều năm. Các nhà phân tích phương Tây cũng không nghĩ cuộc chiến lại diễn ra như vậy. Họ tưởng Ukraine sẽ sụp đổ và quân đội Nga sẽ tiến vào Kiev. Không phải Putin cai trị nước Nga với quyền lực như Nga Hoàng, mà quyền lực của Putin cũng phải trả giá và dễ đổ vỡ.

Nếu xâm lược Ukraine bị bế tắc, có khả năng giới tài phiệt Nga lo sợ xung đột kéo dài tốn kém sẽ nhân cơ hội này đảo chính. Hàng ngàn người Nga đã bị bắt vì xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh. Mấy trăm nhà khoa học và nhà báo Nga đã ký tên vào thư ngỏ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Putin đã không thể "làm cho nước Nga vĩ đại", mà ngược lại đang đưa nước Nga vĩ đại đến bờ vực nguy hiểm. Phương Tây trừng phạt và cô lập Nga cũng sẽ làm cho thị trường thế giới nhanh suy xụp và đảo ngược toàn cầu hóa.

Cuối tuần trước, Mỹ, Anh và EU cùng các nước khác đã loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Tuy chưa biết chi tiết và hệ lụy của nó, nhưng quyết định này có ý nghĩa quan trọng vì nó chứng tỏ phương Tây đồng thuận trừng phạt Nga bằng cách tách Nga ra khỏi cộng đồng quốc tế. Trong khi cuộc chiến về quân sự đang diễn ra ngoài mặt trận, thì cuộc chiến về kinh tế cũng bắt đầu được khởi động. Việc đóng băng các tài khoản của Ngân hàng Trung ương Nga đẩy xung đột tới trung tâm hệ thống tài chính quốc tế.

Các kịch bản mới

Theo nhà báo Tom Friedman (NYT), có ba kịch bản kết thúc chiến tranh Ukraine, xung đột nguy hiểm nhất thế giới từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba. Đó là : "thảm họa lớn" (full-blown disaster) ; "thỏa hiệp bẩn thỉu" (dirty compromise) ; và "cứu vãn" (salvation). Thật đáng sợ nếu Putin chưa nghĩ đến cách kết thúc chiến tranh thế nào (10).

Friedman cho rằng :

1) Kịch bản "thảm họa" đang diễn ra. Nếu Putin không dừng lại thì thế giới đang "đến gần cổng địa ngục", vì Putin tuyệt vọng có thể làm liều.

2) "Kịch bản thỏa hiệp" để ngừng bắn, cho Nga rút quân, sát nhập hai tỉnh phía Đông, đổi lại Ukraine cam kết không vào NATO, và phương Tây dỡ bỏ cấm vận.

3) "Kịch bản phế truất Putin" ít khả năng, nhưng có thể hình dung các sỹ quan cao cấp sẽ họp kín để bàn về việc này.

Theo Paul Poast (Đại học Chicago) có bốn kịch bản kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Đó là :

1) Nga bị sa lầy tại Ukraine ;

2) Thay đổi chế độ tại Kiev (Nga áp đặt) ;

3) Nga chiếm toàn bộ Ukraine (State Death) ;

4) Đế quốc Nga thắng thế (imperial overreach). Nếu Nga liều lĩnh tấn công một nước NATO (như Ba Lan), sẽ kích hoạt "Điều 5" (tấn công một nước NATO là tấn công tất cả NATO), Mỹ và các nước NATO khác sẽ bảo vệ đồng minh (11).

Để so sánh một cách dễ hiểu về tình thế của Nga, hãy nhớ lại sự kiện "Trân Châu Cảng" (Pearl Harbor, 1941). Lúc đó Mỹ và đồng minh bao vây cấm vận đã dồn Nhật vào tình thế tuyệt vọng (desperation), nên Nhật phải chơi bài liều vì không còn đủ nguồn lực cho chiến tranh lâu dài. Liệu Mỹ và đồng minh trừng phạt Nga có dồn Putin vào tình thế tuyệt vọng phải chơi bài liều như Pearl Harbor ? Theo Paul Poast, Chính quyền Biden đã có quyết định đúng hướng khi điều quân đến Ba Lan và các nước Baltic để phòng xa (kịch bản 4).

Các quyết định của Nga cho thấy Putin có dấu hiệu bất bình thường. Theo Moisés Naím (tác giả "the End of Power"), một thế hệ lãnh đạo mới nguy hiểm đang trỗi dậy trên thế giới, gồm những nhà "độc tài mới" theo chủ nghĩa dân túy (như Donald Trump hay Vladimir Putin). Họ tuyên truyền những điều dối trá mà nay đang trở thành đức tin của những người mù quáng. Họ quảng bá về mình như thần tượng của nhân dân, đấu tranh chống tham nhũng. Họ tập trung quyền lực vào tay mình, tấn công các thể chế đã duy trì nền dân chủ, tuyên chiến với báo chí, và bãi bỏ các luật lệ hạn chế quyền lực của họ (12).

Nếu con số thương vong tại Ukraine là chính xác, thì Nga (và Ukraine) đã mất hàng nghìn người. Trong các cuộc chiến tranh được khảo sát, nếu thương vong 50 người/ngày còn chấp nhận được. Nhưng thương vong vượt quá 1.000 người, thì đó là một cuộc chiến khốc liệt. Với Nga, đó còn là nỗi hổ thẹn lớn về tinh thần và thảm họa về kinh tế, có thể làm cho Putin tuyệt vọng vì không còn lựa chọn nào khác, phải chơi bài liều (gambling for resurrection). Otto von Bismarck gọi đó là "tự sát vì sợ chết" (suicide for fear of death).

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 05/03/2022

Tham khảo :

(1) Yuval Noah Harari argues that what’s at stake in Ukraine is the direction of human history, Yuval Harari, Economist, February 9, 2022

(2) Putin’s War Is Xi’s Worst Nightmare, Craig Singleton, Foreign Policy, March 4, 2022

(3) Xi misreads Putin's Ukraine gambit despite access to U.S. intel, Hiroyuki Akita, Nikkei, March 1, 2022

(4) Could the Ukraine war save Taiwan ? Rana Mitter, Spectaror, March 5, 2022

(5) Vladimir Putin will fail at subduing Ukraine, Mikio Sugenno, Nikkei Asia Review, March 1, 2022

(6) Asia's arms race : China spurs military spending spree, Andrew Sharp, Nikkei, February 23, 2022

(7) ASEAN needs to uphold principles, not neutrality, in Ukraine war, Huong Le Thu, Nikkei, March 2, 2022

(8) Why Vladimir Putin has already lost this war, Yuval Harari, Guardian, February 27, 2022

(9) The new age of disorder, John Gray, New Statesman, March 2, 2022

(10) I See Three Scenarios for How This War Ends, Thomas Friedman, New York Times, March 1, 2022

(11) How the Crisis in Ukraine May End, Derek Thompson, Atlantic, February 27, 2022

(12) The Dictator’s New Playbook : Why Democracy Is Losing the Fight, Moisés Naím, Foreign Affairs, March/April 2022

Published in Diễn đàn

Đằng sau đôi mắt của Putin 

Theodore Dalrymple, Trần Quốc Việt dịch 

Khi tôi coi Vladimir Putin, người có đôi mắt mà người Nga tả rất rõ ràng là "mắt tin", biện minh cuộc xâm lăng Ukraine của ông, tôi nghĩ, giống như nhiều người khác nghĩ, ông có vẻ hơi điên điên. Phi Phát xít Đức hóa ư ! Phải chăng ông không nhận thức là Ukraine, vốn không được tiếng là thân Do Thái trong suốt lịch sử của họ, đã bầu một tổng thống người Do Thái, và qua đấy cũng không nhận thức, như với đại đa số, rằng điều ấy chứng tỏ sự thay đổi lớn về văn hóa ở trong nước ?

cainhin0

Putin có vẻ hơi bị phù ở mặt, và tôi tự hỏi không biết ông có có thể đang dùng steroid chăng.

Rồi tôi chợt nảy ra ý nghĩ là Putin có vẻ hơi bị phù ở mặt, và tôi tự hỏi không biết ông có có thể đang dùng steroid chăng. Những loại thuốc này có tiếng là có rất nhiều phản ứng phụ, đặc biệt là những thay đổi về tâm lý chẳng hạn như hoang tưởng và tính khí vui buồn thất thường. Rồi, tất nhiên, có câu hỏi là tại sao Putin lại dùng đến chúng. Có lẽ ung thư - ung thư bạch huyết ? Điều này gợi nhớ đến nhận xét hơi tàn nhẫn của Evelyn Waugh khi Randolph Churchill trải qua cuộc giải phẫu vì ung thư : chính đặc trưng của y khoa hiện đại là cắt bỏ phần duy nhất không ác tính của Randolph.

Nếu như Putin dùng steroid thì ta có thể giải thích nỗi lo sợ quá đáng và dường như kỳ lạ ở ông về bị nhiễm Covid-19. Chính bệnh ung thư và thuốc này sẽ khiến cho ông dễ lo sợ đến mức như thế, cho nên con người mà có lần thích ví mình là Dundee Cá sấu Nga, ngực trần đánh vật với gấu beo, đã trải qua quá trình biến đổi tâm lý hoàn toàn : thay vào sự bất khả hại là điều ngược lại, là hiểm nguy vô hình rình rập mọi lúc mọi nơi.

Tuy nhiên thật là nguy hiểm khi chúng ta gán cho những hành vi mà chúng ta không thích là điên rồ. Nguy hiểm vì hai lý do : trước tiên, chẩn đoán có thể sai - kẻ rõ ràng điên thực ra là tỉnh - và thứ hai, điên có thể có cái lý của điên. Thực vậy, những người điên có cá tính mạnh có thể lôi cuốn được nhiều người khác đi theo họ : họ có thể thuyết phục những người khác rằng thế giới quan hoang tưởng của họ là đúng đắn. Điều này đặc biệt đúng khi họ có ảnh hưởng quyền lực đối với những ai có cá tính yếu hơn họ.

Người ta có thể vừa điên lại vừa thực tế. Sự hoang tưởng của họ thường trở nên đúng như họ tưởng : nếu ta hành xử như thể người ta chống lại ta, người ta chẳng mấy chốc sẽ bắt đầu hành xử như thể họ chống lại ta. Những nguồn gốc của vấn đề ấy trở nên biến mất trong vòng lẩn quẩn của sự đổ lỗi lịch sử lẫn nhau. Nhưng, xét theo tiền đề hoang tưởng, người điên có thể hành động hợp lý. Nếu ta nghĩ thức ăn ta bị đầu độc, thì hoàn toàn hợp lý thử cho con mèo ăn trước.

Tuy nhiên quyền lực của kẻ hoang tưởng đối với những người theo họ mỏng manh như quyền lực của những kẻ cai trị chủ yếu bằng sợ hãi. Không tiếp xúc với thế giới quan của lãnh đạo của họ trong một thời gian ngắn, hay nếu sự kiểm soát bằng sợ hãi bất ngờ tan vỡ, thì quyền lực sụp đổ. Sự điên cuồng của kẻ điên bất ngờ được phơi bày; người sợ hãi bất ngờ nhận thức rằng cai trị bằng sợ hãi phải cần có hai người. Lúc ấy kẻ vĩ cuồng điên rồ hoặc khiến cho người người kinh sợ liền đánh trả quyết liệt - vì y biết rằng, giống như Nicolae Ceausescu đã mất, y hoặc là nắm quyền hay là chết.

Trong vở kịch rất hay của Ionesco, Vua Qua Đời, vị vua được đặt tên kỳ lạ Berenger, trị vì vương quốc suy tàn, biết rằng ông sắp chết (vì mãi đến lúc đó ông vẫn không bao giờ nghĩ ông sẽ chết), cho nên ông đọc bài diễn văn qua đấy ông yêu cầu sau khi ông chết thì  tất cả các sách lịch sử phải viết về ông, tất cả các tượng đài đều là tượng đài ông, tất cả các công sở mang tên ông. Đó là cách ông trả thù cái chết chung cuộc của con người, có lẽ giống như lời đe dọa của Putin về chiến tranh hạt nhân.

Có lẽ tôi cũng nên nói cho mọi người biết. Chính tôi cũng đang dùng steroid. Có lẽ vì thế cách nhìn của tôi không sáng suốt.

Theodore Dalrymple

Nguyên tác : "What’s Behind Putin’s Eyes ?", City Journal, 28/02/2022

Trần Quốc Việt dịch

************************

Cộng sản cộng nghiệp 

Trần Quốc Việt, 06/03/2022

Vào năm 1842 thi sĩ Đức Heinrich Heine cảnh báo rằng "Chủ nghĩa cộng sản, tuy bây giờ ít được bàn đến và đang lảng vảng trong những gác xép bị che khuất trên những ổ rơm tồi tàn, nhưng là kẻ đại ác được chọn đóng vai chính, dù có lẽ tạm thời, trong bi kịch hiện đại... thời đại man rợ, đen tối đang ầm ầm lao đến chúng ta... Tương lai có mùi da thuộc Nga, máu, vô thần, và rất nhiều roi vọt. Tôi khuyên cháu chắt tôi nên sinh ra đời với da lưng rất dày".

cainhin2

Riêng Việt Nam, chuyến tàu tử thần ấy vẫn đang lao về phía tương lai mà còn có thêm mùi nô lệ.

Nhưng da lưng dẫu có rất dày cũng không cứu được cả trăm triệu người trên thế giới chết dưới tay cộng sản. Đằng sau ống khói mù mịt đen kịt của chuyến tàu cộng sản ầm ầm lao qua các châu lục trong suốt thế kỷ hai mươi là sự hoang tàn đổ nát toàn diện bên cạnh trăm triệu nạn nhân tan thây dọc theo hai bên đường.

Riêng Việt Nam chuyến tàu tử thần ấy vẫn đang lao về phía tương lai mà còn có thêm mùi nô lệ.

Chúng ta ngồi trên chuyến tàu ấy dường như cảm thấy bất lực và tuyệt vọng đặc biệt khi biết sau lưng mình những chuyến tàu tương tự ở Nga, Đông Âu và nhiều nước khác đang nằm rỉ sét trong nghĩa trang lịch sử dưới lớp bụi mờ của thời gian và quên lãng sau khi hành khách đã bước xuống tàu từ lâu và đang đi trong nắng vàng tươi tắn và khí trời trong lành tự nhiên của tự do và dân chủ để sống cuộc đời bình an và bình thường như đại đa số dân chúng trên thế giới.

Còn chúng ta chỉ ngồi đấy nhìn nhau và chờ đợi trong hiện tại đen tối mà linh cảm rằng tương lai càng tối đen mờ mịt hơn. Chúng ta đã đi qua cuộc chiến tranh buồn nhất thế kỷ hai mươi với hàng triệu người chết, và những thế hệ chúng ta đang ngồi đấy và thấy hai bên đường là thảm sát, cải cách ruộng đất, tha hương, tài nguyên cạn kiệt, môi trường rỉ máu, ruộng đất nhà cửa không còn, gia đình tan tác, xấu hổ không còn, vô cảm lên ngôi, băng hoại tràn lan... Bi kịch nối tiếp không ngớt bi kịch, dù cá nhân hay tập thể, quá khứ hay hiện tại, nhưng vẫn đi theo những hành khách im lặng tiến vào tương lai này

Thỉnh thoảng có người đứng lên cổ vũ mọi người hãy đấu tranh thì họ bị đánh bằng những án tù nặng nề. Nhưng đại đa số hành khách thường không màng đến những lời cổ vũ lên tiếng giữa biển im lặng như tờ. Họ vẫn thờ ơ hay vẫn tìm vui trong hạnh phúc riêng bên son phấn, lời ca, hay men rượu. Con tàu trong lúc ấy vẫn lao nhanh về chân trời vô định mịt mùng. Đa số hành khách coi cộng sản là lưới định mệnh mà họ là những con cá nhỏ mắc lưới phải cam phận chấp nhận định mệnh rủi nhiều hơn may được ngày nào hay ngày đó. Cộng sản, họ nghĩ, nói theo nhà Phật là cộng nghiệp giáng xuống đầu một dân tộc mà mỉa mai thay thường hay tự hào là con rồng cháu tiên với hơn bốn ngàn năm văn hiến.

Con tàu định mệnh đang từ từ tiến vào ga Nô Lệ với những hành khách coi quê hương là quán trọ và còn sống nhưng đã gần như chết về tinh thần.

Trần Quốc Việt

(06/03/2022)

Published in Diễn đàn

Đại kế hoạch của Vladimir Putin đang dần sụp đổ

Gideon Rachman, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nghiên cứu quốc tế, 03/03/2022

Một tổng thống Nga bị dồn vào đường cùng có thể trở nên tàn nhẫn và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

putin1

Vladimir Putin – Tranh minh họa © James Ferguson

Vladimir Putin là một "thiên tài", Donald Trump cười nói. Cựu tổng thống Mỹ phát biểu ngay trước thềm cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ người đàn ông "hiểu sâu biết rộng" ở Điện Kremlin.

Vậy thiên tài này đã đạt được những gì ? Bốn ngày sau cuộc xâm lược và quân đội Nga vẫn không thể giành được chiến thắng nhanh chóng mà Putin trông đợi. Sự kháng cự của Ukraine mãnh liệt hơn nhiều so với dự đoán của nhà lãnh đạo Nga, quân đội thì liên tục chống trả, trong khi toàn dân nhanh chóng huy động lực lượng. Những người lính Nga bị quay phim lại đã phàn nàn rằng họ chỉ được thông báo tham gia một nhiệm vụ huấn luyện.

Phản ứng quốc tế cũng cứng rắn hơn, phối hợp hơn, và thống nhất hơn so với những gì Putin dự tính. Nga đang bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Hầu hết không phận Châu Âu đã đóng cửa đối với các hãng hàng không Nga. Đồng thời, có một sự đảo ngược mang tính lịch sử trong chính sách đối ngoại và an ninh của Đức – khi Berlin cuối cùng cũng gửi vũ khí đến Ukraine, và cam kết chi hơn 2% GDP cho quốc phòng. Liên minh NATO cũng tìm thấy một mục tiêu mới cho mình. Nga đang trở thành kẻ xấu, ngay cả Trung Quốc cũng không công khai ủng hộ nước này tại Liên Hiệp Quốc – và đã chọn cách bỏ phiếu trắng.

Bên trong nước Nga, người dân hoảng loạn đổ xô đi rút tiền ngân hàng. Giá trị đồng rúp giảm mạnh, thị trường chứng khoán Nga lao dốc. Các cuộc biểu tình nhỏ lẻ phản đối chiến tranh nổ ra trên khắp đất nước, nhưng người biểu tình đã nhanh chóng bị bắt giữ. Những người nổi tiếng ở Nga, các nhà tài phiệt và thậm chí cả con cái của một số quan chức Nga đã lên án cuộc xung đột. Trước ống kính máy quay, các quan chức của Putin lộ rõ vẻ khó chịu khi phải thực hiện mệnh lệnh của ông. Các phương tiện truyền thông chính thức của Nga một mình cô độc giữ lấy lập trường phủ nhận mức độ của cuộc chiến, khi tiếp tục nhấn mạnh rằng đây chỉ là một ‘chiến dịch quân sự đặc biệt,’’ nhằm hỗ trợ các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk.

Trong khi đó, Ukraine lại đang nhận được sự ngưỡng mộ và công nhận của quốc tế, ở mức độ chưa từng có kể từ khi nước này giành được độc lập vào năm 1991. Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, từng được coi là một diễn viên hài thiếu hiểu biết, nay được quốc tế ca ngợi vì khả năng lãnh đạo đầy cảm hứng của mình. Hành động dũng cảm xuống đường tại Kyiv của ông là một sự tương phản rõ rệt với thói hèn nhát của Putin, kẻ quá sợ hãi virus, đến mức không cho phép các quan chức đứng gần mình. Những lời kêu gọi giúp Ukraine nhanh chóng trở thành thành viên EU đang ngày càng gia tăng.

Putin đạt được tất cả những điều này chỉ trong bốn ngày. Vâng, quả là thiên tài, thiên tài tuyệt đỉnh !

Nhưng một Putin bị bẽ mặt và bị dồn vào đường cùng có thể trở nên nguy hiểm và tàn nhẫn hơn bao giờ hết. Điều đó đã hiện rõ vào hôm Chủ nhật, khi nhà lãnh đạo Nga đặt các lực lượng hạt nhân của nước mình trong tình trạng báo động.

Dù không thể đạt được chiến thắng dễ dàng như dự đoán, Putin cũng khó mà chịu lùi bước. Niềm kiêu hãnh, tính hoang tưởng, và sự sống còn của bản thân có thể thúc đẩy ông sử dụng các chiến thuật ngày càng cực đoan và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Một quan chức cấp cao của phương Tây đã dự đoán với tôi, rằng "Putin sẽ chỉ dấn thân sâu hơn, và mọi chuyện sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ".

Các nhà phân tích an ninh phương Tây đã cảnh báo về việc Nga có thể sử dụng tên lửa nhiệt áp (thermobaric) ở Ukraine – loại bom "phóng lửa" mà Nga đã triển khai ở Chechnya và Syria, với khả năng gây ra thiệt hại lớn về nhân mạng. Đe dọa hạt nhân mà Putin đang triển khai, dù rõ ràng là nhằm mục đích hù dọa, cũng không thể bị ngó lơ hoàn toàn, nếu xét đến tình trạng hiện tại của ông ta.

Ít có khả năng Putin sẽ rút lui, vì thế cũng ít có cách nào hòa bình để thoát khỏi cuộc xung đột này. Một tia hy vọng le lói xuất hiện khi có thông báo rằng các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã đồng ý gặp nhau tại biên giới Belarus. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Putin sẵn sàng nhượng bộ những yêu cầu tối đa của mình, liên quan đến việc chia cắt lãnh thổ Ukraine thêm nữa, và trên thực tế là chấm dứt hoàn toàn nền độc lập của đất nước. Việc người được đề cử dẫn đầu phái đoàn Nga là một cựu quan chức cấp thấp, nổi danh vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan, không phải là một dấu hiệu đầy hứa hẹn.

Con đường duy nhất thực sự dẫn đến hòa bình có lẽ là, bằng cách nào đó, giới tinh hoa cầm quyền Nga phế truất được Putin. Các video mà nhà lãnh đạo cho phát hành, vốn cho thấy cách mà ông ta làm nhục các thành viên của lực lượng an ninh khi buộc họ phải tán thành các chính sách của mình, là nhằm thể hiện quyền lực tối cao của ông. Nhưng chúng cũng làm nổi bật những hoài nghi trong nhóm thân tín của chính ông.

Tuy nhiên, hệ thống hiện tại của Nga có tính tập thể kém hơn cả Liên Xô thời hậu Stalin. Các quan chức cấp cao của Liên Xô đã có thể ép Nikita Khrushchev rời nhiệm sở vào năm 1964. Nhưng Putin cai trị tựa như một Sa hoàng thời tiền Liên Xô. Thật khó mà hình dung nhóm nội bộ đối lập với ông trong chính phủ có thể huy động được sức mạnh.

Dù vậy, nếu chi phí về kinh tế và con người của cuộc chiến tăng lên, việc kiềm chế các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh của công chúng sẽ trở nên khó khăn hơn. Quân đội Nga ở Ukraine cũng có thể sa sút tinh thần nếu phải hứng chịu tổn thất nặng nề, và phải thi hành các chiến thuật tàn bạo chống lại dân thường. Sau cùng, một kết hợp giữa sự lo lắng của giới tinh hoa, sự thất bại của quân đội, và sự bất mãn của quần chúng có thể buộc nhà lãnh đạo Nga phải rời nhiệm sở. Nhưng – ngay lúc này đây – mối nguy mà Putin gây ra cho Ukraine, Nga, và thế giới vẫn ngày một gia tăng.

Gideon Rachman

Nguyên tác : Vladimir Putin’s grand plan is unravellingFinancial Times, 28/02/2022.

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 03/03/2022

**********************

Putin người hùng làm bng giy

Ngô Nhân Dụng, VOA, 03/03/2022

Khi cuc chiến chm dt, Vladimir Putin s hin nguyên hình là mt người hùng làm bng giy, hay bng rơm theo li nói ca người Vit. S đến ngày anh hùng rơm phi ra tòa vì ti ác chiến tranh.

putin0

Tổng thống Putin trong mt phiên hp vi c vn kinh tế ti Moscow, 28 tháng Hai.

Tun trước, tôi vn nghĩ nếu Vladimir Putin tn công, quân Nga s làm ch mt na nước Ukraine trong ngày đu tiên, tt c vùng phía Đông sông Dnieper, k c th đô Kyiv. Quân đi Ukraine va ít người va thiếu vũ khí s b tàn sát.

Tôi lm. Vì không biết thc lc quân Nga. Sau năm ngày, Putin chưa chiếm được mt thành ph ln nào ca Ukraine. Đoàn xe ch quân Nga tiến v Kyiv ni đuôi nhau lăn bánh chm chm hai ngày chưa đi hết quãng đường vài ba chc cây s. Tình báo M cho biết đoàn quân ngưng li vì hết xăng và thiếu thc phm ! Báo Economist k ngày Ch Nht va ri mt đoàn xe Nga b quân Ukraine phc kích gn th xã Sumy đ li hàng chc chiếc xe ti, hai thiết giáp và mt tr súng t đng, lính Ukraine đã quay phim đưa lên mng.

Nga có th chế nhng ha tin tinh khôn đánh trúng mc tiêu xa hàng trăm hàng ngàn cây s, nhưng báoEconomist nhn xét, quân đi Nga yếu nht v mt tiếp vn. Nhiu xe thiết giáp b rơi bên đường vì cn xăng. Mi người được coi cnh lính Nga vào các siêu th kiếm đ ăn. Có chiếc xe ch quân Nga đã ghé mt trm cnh sát Ukraine xin đ xăng.

B tham mưu quân đi Nga có th cũng tưởng chính ph Ukraine s đu hàng nhanh chóng, không cn chun b xăng du và thc phm cho mt cuc hành quân dài. Có th các tướng, tá Nga cũng tin li ông Putin nói rng dân Ukraine s mang hoa ra tng khi được quân Nga "gii phóng !". Nhưng cũng có th vì h thiếu kinh nghim chiến trường. Nga đã gi quân sang Syria, Lybia, nhưng toàn là lính đánh thuê (đo quân mang tên Wagner có 17.000 người). Đây là ln đu tiên quân chính quy tn công mt nước khác ; 200.000 binh sĩ đòi hi mt h thng tiếp liu sn sàng hàng năm trước. Mt nhược đim khác ca quân Nga là không chun b công binh tác chiến. Khi dân Ukraine phá sp nhng cây cu, quân Nga không sa cu ngay mà phi đi tìm đường khác. Cũng vì thế, h thng tiếp vn b tê lit.

Điu ngc nhiên nht là trong gn mt tun l Nga vn chưa làm ch không phn. Đáng l ha tin Nga phi phá tan các phi trường và h thng phòng không, radar, súng và tên la ca Ukraine trong mt vài gi đu tiên. Máy bay chiến đu Ukraine vn ct cánh. Hai phi cơ vn ti Nga b bn rt, mi chiếc ch 100 lính dù. Có l các tướng lãnh Nga còn đ dành các vũ khí tinh vi nht chưa dùng, hay là h không được cung cp. Hoc h không có chút kinh nghim nào trong vic phi hp không quân vi b binh. Không được ym tr, các đoàn quân Nga b nhng máy bay không người lái đánh t trên xung. Nhiu binh lính Nga kinh ngc, s và b chy trước nhng "drones" TB2, mua ca Th Nhĩ K.

Mt nhược đim ln nht ca quân Nga là tinh thn binh sĩ. Putin đưa sang Ukraine nhng người lính đang làm nghĩa v quân s không chút kinh nghim chiến trường, có khi chưa được hun luyn. Lính Nga tưởng được đưa đi tp trn Belarus, không hiu ti sao mình đang Ukraine, bn giết nhng người vn được coi là anh em h hàng. Có đon video cho thy cnh mt đi thiết giáp Nga b thường dân Ukraine không vũ khí chn li, đã quay đu b đi luôn. Nhiu toán quân Nga đu hàng ngay khi gp quân Ukraine. Các tù binh được phng vn cho biết nhiu xe ch quân b lính đc thng bình xăng.

Trong khi đó thì dân Ukraine quyết tâm bo v quê hương, tinh thn lên cao tt nh Tng thng Volodymyr Zelensky làm gương hy sinh chiến đu. Mt người lính Ukraine đang làm trách nhim đt bom dưới mt cây cu thì thy đoàn xe quân Nga ti, thay vì b chy anh ta đã cho bom n phá sp cu và chết theo. Dân chúng xếp hàng ch lãnh súng đn đ gia nhp các đi quân t v. Có mt bà ln tui không được thâu nhn đã năn n : "Nhưng tôi có th lau nhà !". Người Ukraine đang các thành ph khp Âu Châu đã b công vic kéo v cu nước. Mt ông 39 tui làm ngh giao hàng đã t London lái xe hai ngày v đến biên gii Ba Lan - Ukraine. Ông nói phi v nước góp sc vi đa con trai 19 tui trong quân đi.

Trên mng cũng lan truyn đon phim mt ph n Ukraine th xã Henichesk ln tiếng mng toán lính Nga trước mt mình là "quân xâm lăng", là "phát xít". Bà cho my chú lính Nga nhng ht hoa Hướng Dương, bo hãy ct trong túi đ hoa s mc trên nm m ca h. Hoa Hướng Dương là mt biu tượng ca dân tc Ukraine. Có 8 triu người chuyn khúc phim này trên mng trong my ngày đu tiên.

Mt điu l na là Nga không phá h thng truyn thông, internet ca Ukraine ngay khi tn công. Nhng năm 2015, 16 tin tc Nga đã phá nhng nhà máy đin min Tây Ukraine hai ln. Năm 2017 tng làm tê lit nhiu phi cng, nhà ga xe la và ngân hàng Ukraine. Có l quân Nga đ yên h thng internet ca Ukraine vì mun s dng. Nhiu lính và sĩ quan Nga vn dùng đin thoi di đng. Dân Ukraine nhân đó đã m chiến dch phn tuyên truyn nhm vào binh sĩ Nga và gia đình h. Đi s Ukraine Liên Hip Quc đã trưng ra các "emails" ca mt người lính Nga vi bà m, trước khi anh chết. Cu lính 19 tui tưởng mình được đưa đi tp trn, không biết mình đang Ukraine. Mt tù binh b bt mt được quân Ukraine giúp gi đin thoi v cho m. "M ơi con đang làm tù binh, Ukraine - a ! Sao vy ?". B Quc phòng Ukraine đã lp mt mng dành riêng cho tù binh Nga liên lc vi gia đình và các bà m Nga tìm con.

Trước tình trng hành quân đình tr, Vladimir Putin s tàn phá vào th đô Kyiv tiêu dit đu não chính ph Ukraine trong my ngày sp ti. Năm 1994 Putin đã đánh vào Grozny, th đô Chechnya 4.000 qu đi pháo mi gi. Nhưng quân Nga tiến vào Kyiv s gp sc kháng c mãnh lit, không biết bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng. Tình báo M cho biết nhiu binh sĩ Nga trên đường ti Kyiv đã đào ngũ.

Bao lâu nay ông Putin vn làm cho thế gii tưởng rng ông ch huy mt quân đi hùng mnh, cuc kháng chiến ca dân Ukraine cho thy đo quân ca Putin quá yếu. Điu này cũng d hiu, vì mt quân đi mnh cn mt nn kinh tế phong phú h tr. Kinh tế Nga hin nay (1,5 ngàn t m kim) ch bng mt na kinh tế Pháp (2,7) hoc Anh quc (2,8), thua xa M (21.000 t) hay Trung Quc (15.000 t).

Vladimir Putin sng trong o tưởng vì làm ch mt kho vũ khí hch tâm và ha tin t thi Liên Xô đ li. Nhưng không th đánh Ukraine bng bom nguyên t. Nếu Putin ra lnh, chc các người thi hành s đo chính, vì không ai mun chết khi b đánh tr đũa !

Nhưng Putin đã tính trước s chiếm được Ukraine trong hai ngày ! Trên t báo mngRia Novosti ca chính ph Nga ngày Th By 26 tháng 2 thy mt bn tin loan báo quân Nga đã làm ch Ukraine. Bn tin đã được viết trước khi cuc chiến bt đu, đến ngày đó t đng xut hin. Khi tình hình chiến s bế tc không ai trong t báo mng nh đến, không ai đ ý tháo g. BáoEconomist đăng li bn tin trước khi b g xung, trong đó b máy tuyên truyn ca Putin viết, "Mt thế gii mi đã ra đi trước mt chúng ta Nước Nga đã thng nht tr li (Putin vn khng đnh Ukraine ch là mt phn ca nước Nga) thm kch năm 1991 (khi Liên bang Xô Viết tan rã) đã được vượt qua Belarus và nước Nga Nh (Ukraine) đã tr v vi Đi Nga... Lãnh t vĩ đi Vladimir Putin đã hoàn thành nhim v lch s".

Mc dù quân Nga chưa chiếm được mt thành ph quan trng nào, ch nhân caRia Novosti Dmitry Kisele vn lên tivi Kênh S Mt trong ngày Ch Nht 27 tháng 2, mô t chiến thng huy hoàng : Quân Nga đã tiêu dit 1.067 c đim quân s. Quân Ukraine đã đu hàng tp th và được đi đãi t tế... "Tình trng tuyt vi ! Không ai đánh ai na". Dân chúng Ukraine hoan nghênh quân đi Nga, k rng h đã b chính quyn "quc xã" "tra tn, đánh gy xương sườn, đánh v s, dùng kìm b và rút răng, đt cháy da người bng st nung đ…".

Nhng li di trá này cũng trâng tráo như lun điu ca Cng sn Vit Nam đánh la người min Bc v "ni thng kh" ca dân trong Nam trước năm 1975. Các báo đài, và các mng xã hi Nga b cm không được dùng các ch "chiến tranh", "xâm lăng" ; ch được dùng ch "cuc hành quân" khi nói đến Ukraine. Nhưng Putin không th nói di trng trn mãi. Nht báoNovaya Gazetta vn gi vai trò đc lp trong nước Nga đã loan tin v nhng người lính Nga và các bà m không biết ti sao con mình đi quân dch bây gi li đang Ukraine. Mng tin tc TV Rain và đài phát thanh Ekho Moskvy vn hot đng ch cơ hi loan tin xác thc. Các "bloggers" đ can đm như Yuri Dud đã loan tin cho 5 triu người đc, "Putin đã xâm lăng mt quc gia có ch quyn…". Ngay c các t phú Nga đã làm giàu nh da vào Putin cũng bt đu lên tiếng kêu gi đàm phán. Oleg Denipaska nói mt cách dè dt, "Hòa bình rt quan trng. Cn phi đàm phán càng sm càng tt".

Mười ngàn ngh sĩ và gii văn ngh Nga đã ký bc thư ng gi Putin yêu cu "ngưng chiến và bày t tình đoàn kết vi dân Ukraine". Mt nhc sĩ tr mang hiu Oxxxymiron tuyên b trên Instagram ông s bãi b sáu bui ca nhc Moscow và St. Petersburg dù đã bán hết vé. Ông viết cho hơn 2 triu người đc, "Ukraine không xâm lăng lãnh th Nga. Chính Nga đang di bom trên mt quc gia có ch quyn". Mt nhc sĩ tr vn ng h Putin t lâu, Sergey Lazarev gi cũng viết cho 4,7 triu người, "Không ai ng h chiến tranh ! Tôi mun các con tôi sng trong hòa bình !". Nhc trưởng ni tiếng Semyon Bichkov phn đi cuc xâm lăng Ukraine, ông nhn mnh, "…ni đau kh ca nhân dân Nga lúc này, ni h thn và khó khăn kinh tế h đang phi chu đng là s tht. Dn dn dân Nga s thy s tht Im lng khi chng kiến ác qu hoành hành là đng lõa vi qu ri sau cùng s biến thành qu luôn".

Dù Putin có th chiếm được th đô Kyiv thì cuc kháng chiến ca dân Ukraine vn tiếp tc. Khp thế gii, vũ khí đang được chuyn ti biên gii Ba Lan, Bulgaria, Romania và Ukraine (Hungary không cho phép). Khi cuc chiến chm dt, Vladimir Putin s hin nguyên hình là mt người hùng làm bng giy, hay bng rơm theo li nói ca người Vit. S đến ngày anh hùng rơm phi ra tòa vì ti ác chiến tranh.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 03/03/2022

**************************

Tại sao Putin đã thua ở Ukraine ?

Phạm Đình Bá, VNTB, 01/03/2022

Bài viết của Yuval Noah Harari – nhà sử học hàng đầu thế giới và là tác giả của "Sapiens : Lược sử loài người". Ông là nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew của Jerusalem, Do Thái. Các tác phẩm của ông xem xét ý chí tự do, ý thức, trí thông minh, hạnh phúc và đau khổ [1].

putin3

Putin vẫn có thể chinh phục Ukraine. Nhưng người Ukraine đã cho thấy trong vài ngày qua rằng họ sẽ không để Putin đô hộ nước họ.

Putin vẫn có thể chinh phục Ukraine. Nhưng người Ukraine đã cho thấy trong vài ngày qua rằng họ sẽ không để Putin đô hộ nước họ [2].

Chưa đầy một tuần từ sau khi cuộc chiến bắt đầu, dường như ngày càng có nhiều khả năng Putin đang hướng tới một thất bại lịch sử. Putin có thể thắng tất cả các trận chiến nhưng lại thất bại trong cuộc xâm lược. Giấc mơ xây dựng lại đế chế Nga của Putin luôn dựa trên lời nói dối rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự, rằng người Ukraine không phải là một dân tộc và rằng cư dân của Kyiv, Kharkiv và Lviv khao khát sự cai trị của Nga. Đó hoàn toàn là dối trá – Ukraine là một quốc gia có hơn một nghìn năm lịch sử và Kyiv đã là một đô thị lớn khi Moscow thậm chí còn không phải là một ngôi làng. Nhưng kẻ chuyên quyền của Nga ông Putin đã nói dối rất nhiều lần đến nỗi chính hắn cũng tin vào điều đó.

Khi lập kế hoạch xâm lược Ukraine, Putin có thể tin tưởng vào nhiều sự kiện đã biết. Hắn biết rằng về mặt quân sự thì nước Nga đang lấn át Ukraine. Hắn biết rằng NATO sẽ không gửi quân đến giúp Ukraine. Hắn biết rằng sự phụ thuộc của Châu Âu vào dầu khí của Nga sẽ khiến các nước như Đức do dự về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn lên Nga khi hắn xâm lăng Ukraine. Dựa trên những sự kiện đã biết này, kế hoạch của hắn là tấn công Ukraine một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, chặt đầu chính phủ của nước này, thành lập chế độ bù nhìn ở Kyiv, và giảm dần theo thời gian cơn thịnh nộ bất lực của các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Nhưng có một ẩn số lớn mà hắn không nắm chắc được. Như bài học Mỹ đã trải nghiệm ở Iraq và Liên Xô đã học ở Afghanistan, việc chinh phục một quốc gia dễ dàng hơn nhiều so với việc đô hộ nước đó. Putin biết mình có đủ sức mạnh để chinh phục Ukraine. Nhưng liệu người dân Ukraine có chấp nhận chế độ bù nhìn Moscow muốn dựng lên ở Kyiv không ? Putin đã đánh cá rằng hắn sẽ làm được. Rốt cuộc, như hắn đã nhiều lần giải thích cho bất kỳ ai sẵn sàng lắng nghe, Ukraine không phải là một quốc gia thực sự và người Ukraine không phải là một dân tộc. Năm 2014, người dân ở Crimea hầu như không chống lại quân xâm lược Nga. Tại sao năm 2022 lại phải khác đi ?

Mỗi ngày trôi qua, người ta càng thấy rõ rằng trong toan tính ở Ukraine Putin đang thất bại. Người dân Ukraine đang chống lại quân xâm lăng Nga bằng tất cả trái tim của họ. Bởi vậy họ đã giành được sự ngưỡng mộ của toàn thế giới – và họ dần dần chiến thắng trong cuộc chiến tranh xâm lược của Putin. Tuy vậy vẫn còn nhiều ngày rất đen tối ở phía trước. Quân xâm lăng của Putin vẫn có thể chinh phục toàn bộ lãnh thổ Ukraine. Nhưng để giành chiến thắng cuối cùng, người Nga sẽ phải đô hộ Ukraine, và họ chỉ có thể làm điều đó khi người Ukraine để cho họ bị đô hộ. Điều này dường như càng ngày càng khó xảy ra.

Mỗi chiếc xe tăng Nga bị phá hủy và mỗi người lính Nga thiệt mạng đều làm tăng lòng dũng cảm trong sự kháng cự của dân Ukraine. Và mỗi người Ukraine bị giết càng làm sâu sắc thêm lòng căm thù của người Ukraine đối với quân Nga. 

Hận thù là cảm xúc sâu xa nhất. Đối với dân bị áp bức, lòng căm thù là một kho tàng tiềm ẩn rất lớn để nuôi dưỡng phản kháng và kháng chiến cho chiến thắng cuối cùng. Chôn sâu trong tim, hận thù có thể trường tồn kháng chiến qua nhiều thế hệ. 

Để thiết lập lại đế chế Nga, Putin cần một chiến thắng tương đối không đổ máu để dẫn đến một nền hòa bình tương đối không bị chối bỏ bởi quá nhiều người. Với việc đổ máu ngày càng nhiều của dân Ukraine, Putin đang chắc chắn rằng giấc mơ của mình sẽ không bao giờ thành hiện thực. Đó sẽ không phải là tên của Mikhail Gorbachev được ghi trên giấy chứng tử của đế chế Nga : đó sẽ là tên của Putin. Gorbachev để lại cho người Nga và người Ukraine cảm giác như họ là anh em ruột thịt ; Putin đã biến họ thành kẻ thù và đảm bảo rằng quốc gia Ukraine sau này sẽ khẳng định rằng đất nước Ukraine hoàn toàn độc lập với Nga.

Các quốc gia cuối cùng được xây dựng dựa trên những câu chuyện kể. Mỗi ngày trôi qua lại thêm nhiều câu chuyện mà người Ukraine sẽ kể không chỉ trong những ngày đen tối phía trước mà còn trong nhiều thập kỷ và thế hệ sau. 

Các chuyện kể nầy sẽ là thần kỳ trong lịch sử Ukraine. Tổng thống Ukraine từ chối đề nghị di tản khỏi thủ đô. Ông ấy nói với Mỹ rằng ông ấy cần đạn dược, không phải cần xe để trốn chạy. Những người lính tử thủ Đảo Serpent của Ukraine, những người đã nói với các tàu chiến của Nga khi họ buộc phải đầu hàng "Đ.M. chúng mày". Những người dân thường cố gắng ngăn chặn đoàn xe tăng của lính Nga bằng cách ngồi trên đường đoàn xe đang tiến đến. 

Đây là những chuyện kể có cơ năng dựng và giữ nước trong lịch sử lập quốc của nhiều nước. Về lâu dài, những câu chuyện kể này còn mạnh hơn cả xe tăng của bạo quyền bá đạo.

Kẻ chuyên quyền ở Nga cũng như bất cứ ai cũng biết điều này. Khi còn nhỏ, Putin lớn lên trong chế độ ẩm thực với những câu chuyện kể về sự dũng cảm của người Nga trong cuộc vây hãm Leningrad. Hắn ta hiện đang tạo ra nhiều câu chuyện kể như vậy hơn, nhưng hắn tự đóng vai Hitler.

Những câu chuyện kể về lòng quả cảm của người Ukraine mang lại quyết tâm không chỉ cho người dân Ukraine, mà cho cả thế giới. Họ mang lại sự can đảm cho chính phủ của các quốc gia Châu Âu, cho chính quyền Hoa Kỳ, và thậm chí cho các công dân bị áp bức của Nga. 

Nếu người Ukraine dám dùng tay không để chặn xe tăng, thì chính phủ Đức có thể cung cấp cho họ một số tên lửa chống tăng, chính phủ Mỹ có thể dám cắt đứt hệ thống Swift thông tin về các giao dịch tài chính từ những ngân hàng Nga, và công dân Nga có thể dám thể hiện sự phản đối của họ đối với cái chiến tranh vô nghĩa này của Putin bằng xuống đường, biểu tình, viết báo, viết kiến nghị và tổ chức cho chuyển đổi hòa bình qua cách mạng màu.

Thật không may, cuộc chiến này có thể sẽ còn kéo dài. Nhưng vấn đề quan trọng nhất đã được quyết định. 

Những ngày vừa qua đã chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng Ukraine là một quốc gia thực sự, rằng người Ukraine là một dân tộc mạnh mẽ và họ chắc chắn không muốn sống dưới một đế chế mới của Nga. Câu hỏi chính còn bỏ ngỏ là mất bao lâu để thông điệp này xuyên qua các bức tường dày của Điện Kremlin.

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 01/03/2022

Nguồn :

1. Wikipedia. Yuval Noah Harari. 2022 February 28, 2022].

2. "Why Vladimir Putin has already lost this war", The Guardian, 28/02/2022.

Published in Diễn đàn

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

imago images 151948882

Liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không ?

Der Spiegel : Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không ?

Daniel-Erasmus Khan : Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này vớiUkraine.

Der Spiegel : Trước cuộc tấn công, tổng thống Putin đã cố gắng biện minh một phần cho hành động của mình về mặt pháp lý.

Daniel-Erasmus Khan : Nỗ lực đó đã thể hiện rõ rệt. Chỉ có điều, mọi lập luận ở đây đều là giả dối, tất cả các quốc gia và các tổ chức quốc tế cần vạch rõ sự thật này. Theo Hiệp hội Luật Quốc tế Đức, không thể biện minh cho hành động xâm lược quân sự này ! Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock đã nói đúng, đây là "một ngày đáng xấu hổ". Đây chính là câu nói của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sau cuộc tấn công của quân đội Nhật hoàng ở Trân Châu Cảng. Bộ trưởng Baerbock đã bị cười nhạo khi cô tự mô tả mình là một chuyên gia về luật quốc tế, mặc dù cô ấy chỉ tham gia một khóa học sau đại học về chủ đề này. Nhưng ở đây, cô ấy đã cho thấy về trực giác, cô là người am hiểu vấn đề. Vì thế Baerbock đã nói rất thẳng thắn, rõ ràng, đây là cuộc khủng hoảng của Nga, chứ không phải cuộc khủng hoảng của Ukraine.

"Vẻ bề ngoài hợp pháp"

Der Spiegel : Ôngcó thể hiểu động cơ của Putin không ? Ông ta nhiều lần nhắc đi nhắc lại Nga đã từng nhượng các vùng lãnh thổ cho Ukraine. Sau khi Ukraine tuyên bố độc lập, và sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã mất đứt những vùng lãnh thổ này.

Daniel-Erasmus Khan : Người ta có thể cảm nhận được nỗi đau của ông ta trước sự sụp đổ của đế chế Liên Xô, tuy nhiên về lý trí, người ta không thể hiểu được động cơ của ông ta. Nỗi đau vì mất một điệp viên KGB ở Dresden, lúc đó là Putin, không thể nào biện minh cho một cuộc chiến tranh xâm lược. Chấm hết.

Der Spiegel : Còn cái gọi là nước Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk …

Daniel-Erasmus Khan : … điều đó không hề thay đổi cái gì ở đây cả, đây vẫn là vùng lãnh thổ của Nhà nước Ukraine. Việc thừa nhận điều này dường như chỉ để tạo vẻ hợp pháp cho cuộc tấn công sau đó. Thực chất, đây là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine, và do đó vi phạm luật pháp quốc tế. Và việc triển khai quân đội kéo dài cả tháng trời cũng đã là một sự vi phạm quy định cấm xâm lược.

Der Spiegel : Liệu ông ta có thể theo con đường hợp pháp để giành được hai nước "cộng hòa nhân dân" này không ?

Daniel-Erasmus Khan : Mọi tranh chấp giữa các nước đều có thể được giải quyết, kể cả tranh chấp về lãnh thổ. Nhưng chỉ theo con đường hòa bình, tức là thông qua đàm phán. Do đó, việc thay đổi hiện trạng lãnh thổ là không thể thực hiện được, nếu không có sự đồng ý của Ukraine. Các chuyên gia luật quốc tế đồng ý rằng việc sử dụng vũ lực không có tác dụng hợp thức hóa : không phải chỉ đối với Crimea mà còn bất kỳ nơi nào khác. Quyền tự quyết của các dân tộc chỉ có thể là một lý lẽ để đòi ly khai trong trường hợp cực đoan nhất, ví dụ trong trường hợp xảy ra diệt chủng. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, đây là một lập luận sai trái, trắng trợn nhất.

Der Spiegel : Giờ đây, tranh chấp còn liên quan đến việc NATO mở rộng về phía Đông. Putin phàn nàn NATO đã cam kết miệng với Liên Xô rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông sau khi nước Đức thống nhất.

Daniel-Erasmus Khan : Liệu có những kỳ vọng nhất định đã được đôn lên, có niềm tin nhất định đã bị phản bội ở đây không ? Có lẽ thế. Kiểu cam kết miệng như vậy có thể chỉ là cử chỉ ngoại giao, nhưng cũng có thể là một hành động pháp lý có ý nghĩa ràng buộc, nhưng khả năng này rất đáng ngờ. Tuy nhiên, cuối cùng thì điều đó không quan trọng. Đe dọa quân sự, và đương nhiên là cả việc áp dụng các hành động quân sự, đơn giản không được coi là những phản ứng được cho phép trước những thất vọng trong quan hệ quốc tế. Hơn nữa, mọi quốc gia có chủ quyền, trong đó có Ukraine, đều có quyền tự do lựa chọn liên minh cho mình. Xét về vấn đề an ninh đối với nước Nga, cần phải nói rõ, NATO không đe dọa bất kỳ ai.

Der Spiegel : Vậy lúc này cộng đồng quốc tế có thể làm gì ? Nga có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Daniel-Erasmus Khan : Đúng vậy, tuy nhiên, vẫn có một lối thoát. Đã từng có sự bế tắc như vậy trong Chiến tranh Triều Tiên, vào thời điểm đó Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, tức là phiên họp của tất cả các quốc gia thành viên, đã tuyên bố quyền cho phép sử dụng vũ lực quân sự để chấm dứt xung đột quốc tế. Bất chấp liệu điều đó có hợp lý hay không trong trường hợp này, thì đây vẫn là một lựa chọn khả dĩ.

"Tất cả các nước đều có quyền chi viện quân sự cho Ukraine"

Der Spiegel : Liệu Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hay không ?

Daniel-Erasmus Khan : Về cơ bản là có. Ngay từ năm 2014, Ukraine lần đầu tiên đã công nhận quyền tài phán của La Hay liên quan đến cuộc khủng hoảng Crimea và các sự kiện ở miền đông Ukraine. Các cuộc điều tra đang diễn ra. Vì vậy, nếu bây giờ tội ác chiến tranh được thực hiện, và Putin có thể phải chịu trách nhiệm với tư cách là tổng tư lệnh, một bản cáo trạng cũng có thể được đưa ra chống lại ý chí của Nga. Tuy nhiên, khi nói đến tội xâm lược, phải có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an, nhưng ở đây Nga lại có quyền phủ quyết.

Der Spiegel : Sang một khía cạnh khác : Hiện nay Cộng hòa Liên bang Đức có được cung cấp vũ khí quốc phòng cho Ukraine không ?

Daniel-Erasmus Khan : Về pháp lý là có, nhưng vì các lý do lịch sử chính đáng, Hiến pháp hết sức cẩn trọng về vấn đề này. Xét cho cùng, đây là một quyết định liên quan đến chính trị.

Der Spiegel : Vậy những biện pháp trừng phạt nào giờ đây được coi là được phép ?

Daniel-Erasmus Nhưng điều mà cho đến nay hầu như không được đề cập, là Ukraine không chỉ có quyền tự vệ, mà mọi quốc gia khác đều có thể khẩn trương viện trợ quân sự cho Ukraine. Bản thân Putin cũng ám chỉ đến quyền tự vệ tập thể này bằng cách cảnh báo cộng đồng quốc tế không được giúp đỡ Ukraine. Tuy nhiên, thử hỏi ai muốn mạo hiểm với một cuộc chiến tranh hạt nhân ?

Dietmar Hipp

Nguyên tác : Ukraine-Invasion : "Der Verlustschmerz eines KGB-Agenten kann keinen Angriffskrieg rechtfertigen", Der Spiegel, 24/02/2022.

Nguyễn Xuân Hoài biên dịch

Nguồn :Nghiên cứu quốc tế, 26/02/2022

Daniel-Erasmus Khan, sinh năm 1961, là giáo sư luật công, luật Châu Âu và luật quốc tế tại Đại học Lực lượng Vũ trang Liên bang ở Munich. Là luật sư về công pháp quốc tế, Khan đã từng nhiều lần làm việc tại Tòa án Công lý Quốc tế ở La Hay.

Published in Diễn đàn

Nga : Cử tri được mời bỏ phiếu theo phương pháp Putin

Covid-19 tiếp tục gieo rắc kinh hoàng, kinh tế thế giới thiệt hại 12.000 tỷ đô la vì đại dịch, Putin dọn đường để làm tổng thống mãn đời, xung khắc Pháp - Thổ leo thang, phóng sự ba thế hệ tại Hồng Kông trong gọng kềm Hoa lục là những chủ đề của mục điểm báo hôm nay 25/06/2020. 

nga1

Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn cải tổ Hiến pháp để nắm quyền đến năm 2036. Ảnh minh hoạ : ông Putin (thứ hai phải qua) chụp chung với các cựu chiến binh. AP - Sergei Guneyev

Putin tự thưởng 

Đại dịch làm thiệt hại 12.000 tỷ đô la cho kinh tế thế giới, Les Echos trích số liệu của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Le Figaro báo động : Suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn tiên liệu và không chừa một ai. Nhật báo thiên hữu nhấn mạnh trường hợp Trung Quốc. Tỷ lệ tăng trưởng năm 2019 của đại cường kinh tế thứ hai thế giới, vì chiến tranh thương mại với Mỹ, đã xuống thấp, với 6,1%, năm 2020 này, sẽ không hơn 1%.

Trang nhất của Le Monde, cũng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đề hai tựa với nội dung được triển khai ở trang trong : Thế giới chạy đua tìm vắc-xin, một cuộc chiến khốc liệt và Putin tự thưởng một cuộc trưng cầu dân ý đúng kích thước, với mục đích tăng thêm quyền lực và tiếp tục cầm quyền sau 2024.

Thông tín viên của nhật báo độc lập từ Moskva cho biết thêm, trong suốt một tuần lễ kể từ ngày 25, một cuộc bỏ phiếu được dàn dựng kỹ lưỡng để cho phép tổng thống Nga cầm quyền mãi mãi. Theo thăm dò ý kiến, chỉ có 42% người Nga tin là bầu cử trong sạch. Một loạt sự kiện bất thường được ghi nhận : quan sát viên đại diện các đảng phái không được vào phòng phiếu, người đi bầu chỉ cần ký tên, không cần ghi số căn cước. Chưa hết : nhiều nhân chứng than phiền trên báo là giới công chức bị sức ép phải đi bầu, nếu không sẽ bị sa thải. Le Monde cũng biết những tiết lộ tương tự của nhiều nhà giáo và nhân viên các công ty công hay bán công. Nhiều công chức, do lo sợ, phải cung cấp địa chỉ của thân nhân và cam kết sẽ vận động ít nhất 10 người đi bầu.

Tại Moskva, kênh truyền hình độc lập Nga Dojd cho biết nhiều người hưu trí được ghi tên vào danh sách cử tri xin ủy nhiệm, mà không được hỏi ý kiến. Người làm "dịch vụ" này được thù lao từ 50 đến 75 rúp.

Trump sợ thất cử hơn đe dọa hạt nhân 

Bán đảo Triều Tiên, Hồng Kông là hai điểm nóng ở trang thời sự Châu Á. Trước hết Le Figaro trích dẫn hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội. Theo "phiên bản" của John Bolton, Donald Trump vì muốn được rảnh tay đối phó với vụ án "móc ngoặc với Nga" đang diễn ra tại Washington, với cuộc điều trần của cựu giám đốc FBI Robert Muller trong đêm trước khi gặp Kim Jong-un, nên đóng kịch phá đàm phán. Tổng thống Mỹ đứng dậy bỏ phòng họp, ngay khi lãnh đạo Bắc Triều Tiên đề nghị một thỏa hiệp tối thiểu : phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon, để đánh đổi giảm nhẹ lệnh cấm vận. Bị sỉ nhục, nhà lãnh đạo trẻ ôm mối hận lên xe lửa về nước. Kể từ đó, Bắc Triều Tiên khước từ mọi nỗ lực mời gọi của Bộ Ngoại giao Mỹ và liên tiếp phóng tên lửa khiêu khích, cũng như đe dọa sẽ gây xáo trộn chiến dịch tái tranh cử của chủ nhân Nhà Trắng.

Vì sao Kim Jong-un bất ngờ bỏ ý định leo thang khiêu khích Hàn Quốc ? Hư thực ra sao ? Đó là câu hỏi của Le Monde.

Sau khi gây căng thẳng, phá hủy tòa nhà làm văn phòng liên lạc hai miền Nam Bắc, lãnh đạo Bắc Triều Tiên mở cửa đối thoại với Seoul. Theo Le Monde, mọi hành động của Bình Nhưỡng trước ngày 25/06, ngày mà cách nay 70 năm đã khai màn chiến tranh Nam Bắc Hàn, đều có ý nghĩa biểu tượng. Thông báo của KCNA như sau : Quân ủy Trung ương tạm ngưng mọi hành động quân sự chống miền Nam và vấn đề này sẽ được tái xét trong cuộc họp lần sau, khi bàn về tăng cường khả năng răn đe. Công thức khá mơ hồ không cho phép phỏng đoán Bình Nhưỡng hủy bỏ, tạm ngưng hay dời lại các hành động quân sự ?

Libération giới thiệu "vụ án cuối cùng xét tội Đức quốc xã", tựa trên trang nhất. Bị can là Druno Drey, 93 tuổi, lính canh SS một trại tập trung người Do Thái, ra tòa tại Hambourg, vì tham gia thảm sát 5.230 tù nhân.

Hồng Kông : chạy tiếp hay đương đầu với cường quyền ? 

Hồ sơ Châu Á của nhật báo thiên tả là Hồng Kông : Những người chạy trốn chế độ cộng sản nay bị đảng truy đuổi. Phóng sự của Libération kể lại câu chuyện của một gia đình họ Vương, mà cả ba thế hệ đều hận cộng sản Mao.

Năm 1949, có đôi vợ chồng trẻ chọn vùng đất mang tên Hương Cảng làm chỗ dung thân khi Mao tiến vào Bắc Kinh. Bốn mươi năm sau, đến lượt cô con gái tên Josy nhìn trên màn ảnh TV xe tăng quân đội Trung Quốc tấn công các sinh viên biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn. Josy, năm nay 62 tuổi, là một nhà tranh đấu nhiệt tình, với con gái tên Saya, luôn có mặt trong các cuộc xuống đường vì dân chủ. Bà không tin là nền dân chủ, tự do ở Hồng Kông tiêp tục tồn tại cho đến 2047. Josy lo âu trước chiến thuật "luộc ếch bằng lửa nhỏ, đun nồi nước lạnh" của Bắc Kinh. Lúc đầu là nhà bên cạnh có chủ mới là người đại lục, rồi đến anh thợ hớt tóc, rồi đến trẻ con vào học cùng trường với con gái Saya, cuối cùng thì Trung Quốc cài người khắp nơi với "vận tốc" trung bình mỗi ngày có 150 người Hoa lục sang định cư.

Chạy nữa hay kháng cự ? Theo Josy, đây là đề tài tranh luận, bàn bạc thường nhật trong gia đình. Thế hệ trẻ, hãnh diện với bản sắc Hồng Kông, chọn con đường tranh đấu. Tranh đấu bằng cách nào ? Trả lời : Với tinh thần sáng tạo, dân Hồng Kông sẽ tìm ra cách đương đầu với áp bức.

Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ leo thang 

Quan hệ căng thẳng giữa Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ, hai thành viên NATO, là một hồ sơ nóng khác trên Le Monde.

Tại Istanbul, bốn công dân Thổ bị bắt, bị cáo buộc làm gián điệp "quân sự và chính trị" cho Pháp. Báo chí thân chính quyền khai thác rôm rả, đăng ảnh tòa lãnh sự Pháp tại Istanbul, kèm theo danh sách tên riêng của các nhân viên ngoại giao bị cáo buộc là điệp viên Pháp. Theo Le Monde, hành động này là dấu hiệu xung khắc nghiêm trọng giữa hai nước, trên danh nghĩa là đồng minh. Bởi vì, trong lãnh vực tình báo, nước bị "nhắm" bao giờ cũng phải thông báo cho nước bị cáo buộc là thủ phạm danh sách điệp viên bị lộ, để có biện pháp bảo vệ nhân viên của mình. Thổ Nhĩ Kỳ không tôn trọng thông lệ này.

Trở lại tình hình đại dịch Covid-19, nhật báo kinh tế Les Echos loan báo bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran chịu chi ra 6 tỷ euro cải thiện lương bổng cho nhân viên bệnh viện, trong bối cảnh đàm phán với các công đoàn sẽ kết thúc vào giữa tuần tới. Trong khi đó, cũng theo Les Echos, nỗi lo đại dịch vẫn còn dài : hiện tượng ổ dịch bùng dậy và số ca dương tính tăng vọt ở nhiều nước làm các chính quyền sở tại lo âu. Cụ thể là việc số người chết ở Châu Mỹ La Tinh đã lên hơn 100.000 và mỗi ngày có thêm 10.000 người bị lây nhiễm ở Ấn Độ không cho phép lạc quan.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Hoãn ngày trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến pháp ; hủy lễ mừng 75 năm ngày chiến thắng phát xít Đức… Ván cờ chính trị của tổng thống Nga Vladimir Putin bỗng chốc bị đảo lộn chỉ vì một con siêu vi corona chủng mới (SARS-CoV-2).

putin1

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, trong một lần phát biểu truyền hình ngày 02/04/2020, tại điện Kremlin, Moskva. Sputnik/Alexei Druzhinin/Kremlin/Reuters

Vladimir Putin : người hùng hay kẻ bạc nhược ?

Cao thủ cờ vua không ngờ có ngày cũng bị dồn vào thế bí. Trong suốt 20 năm điều hành, tổng thống Nga không ngừng gây sửng sốt. Từ ngày mới bắt đầu lên cầm quyền (31/12/1999), rồi những lần đổi vai (2008-2012), gần đây nhất là thông báo tổ chức một cuộc tham vấn công luận về cải cách Hiến pháp nhằm cải tổ hệ thống chính trị đất nước (ngày 16/01/2020).

Hai mươi năm này có thể nói đó là 20 năm "thần kỳ" của nước Nga. Trên trường quốc tế, nước Nga của ông Putin dần tìm lại được vị thế, nhất là kể từ khi Moskva quyết định can dự vào cuộc khủng hoảng Syria. Ở trong nước, đời sống người dân trong hai thập niên đó cũng dần được cải thiện. Điều này giải thích vì sao Vladimir Putin rất được lòng dân và có thể tại quyền lâu đến như thế.

Tuy nhiên, trái với những dự đoán cho rằng đề nghị cải tổ Hiến pháp và thành lập Hội đồng An nnh Quốc gia, sẽ cho phép ông Vladimir Putin lui vào hậu trường nhưng vẫn duy trì tầm ảnh hưởng, Quốc hội Nga ngày 10/03/2020 thông qua đề xuất của một nghị sĩ, sửa đổi Hiến pháp, tính lại từ đầu các nhiệm kỳ tổng thống, cho phép ông Putin tái tranh cử với khả năng nắm thêm hai nhiệm kỳ, nghĩa là đến tận năm 2036, khi ông 86 tuổi.

Theo quan điểm của nhà địa chính trị học, Pascal Boniface, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược IRIS, đây là một dấu hiệu yếu đuối của nguyên thủ Nga, không tin chắc rằng có thể sắp xếp người kế thừa. Điều đó có nghĩa là tổng thống Nga cũng không chắc rằng chính sách mà ông vạch ra sẽ được tiếp nối bởi một ai khác ngoài ông.

"Giả như ông Putin có rời quyền lực vào năm 2024 đi chăng nữa, ông ấy có thể nghĩ là mình vẫn có khả năng tiếp tục có một ảnh hưởng chính trị và trí tuệ đối với nước Nga. Thế nên, ý muốn bám giữ lấy quyền hành chính thức như ông ấy đang làm, theo ý tôi, chưa hẳn là một nước cờ tốt cho ông Putin.

Đó không phải là một tín hiệu sức mạnh mà đúng hơn là một dấu hiệu yếu đuối, một dấu hiệu thiếu niềm tin trong tương lai. Một tương lai cho nước Nga mà ông đã dầy công gầy dựng trong vòng 24 năm (nếu tính đến cuối nhiệm kỳ năm 2024). Do vậy, đây là một câu hỏi lớn cho thời kỳ hậu Putin mà dường như ông ấy đang đặt ra. Một lần nữa, đây đúng hơn là một sự thú nhận thất bại hay yếu đuối, hơn là một sự thể hiện sức mạnh".

Bị chiếu tướng !

Theo giới quan sát, dịch Covid-19 xuất hiện dồn tổng thống Nga vào thế bí, ít nhất trên ba lĩnh vực : ngoại giao, chính trị và kinh tế.

Trong lĩnh vực ngoại giao. Cuộc duyệt binh lớn 9/5, nhân dịp mừng 75 năm ngày đại thắng phát xít Đức đã phải bị hủy. Sự kiện trọng đại này lẽ ra là dịp để chủ nhân điện Kremlin trước sự hiện diện của nhiều nguyên thủ cường quốc lớn, khẳng định sự trở lại của nước Nga trên chính trường quốc tế, bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu. Về mặt chính trị, tổng thống Nga buộc phải hoãn ngày tổ chức tham vấn toàn dân về việc cải tổ Hiến pháp. Cả hai sự kiện này nay đã bị Covid-19 làm đảo lộn.

Quen xử lý khủng hoảng mang tầm cỡ chiến lược địa chính trị, nhưng Vladimir Putin lại tỏ ra lúng túng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay. Nhà nghiên cứu Tatiana Kastoueva-Jean, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trên đài RFI giải thích vì sao.

"Vladimir Putin đã do dự rất lâu trước khi quyết định hoãn hai sự kiện quan trọng này. Và ông ấy loay hoay tìm cách thể hiện uy thế, củng cố uy tín trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay. Một cuộc khủng hoảng mà không có một đòn bẩy quen thuộc nào mà điện Kremlin vẫn thường dùng, vận hành hiệu quả, từ việc tuyên truyền cho đến các biện pháp vũ lực. Đối với ông Putin, đây quả thật là một tình thế mà ông không quen xử lý bằng những công cụ khác với những gì ông biết cho đến lúc này".

Vladimir Putin giờ phải đi nước cờ nào đây trước kẻ thù "tàng hình", một đối thủ chưa từng gặp trong sự nghiệp chính trị của ông ? Chưa có lúc nào quyền lực của ông bị lung lay mạnh mẽ như lúc này, kể cả những lúc đối đầu căng thẳng nhất với Mỹ và các nước phương Tây trên các mặt trận Ukraine, Syria, Libya hay Châu Phi.

Thái độ "cứng rắn, quyết đoán" thông thường nay lại được thay thế bằng một cử chỉ "mềm mỏng" đến lạ thường : Đó là giao việc xử lý khủng hoảng cho các thống đốc vùng. Nhà nghiên cứu chính trị học, bà Tatiana Stanovaya tại Nga trả lời các câu hỏi của RFI nhận định :

"Vladimir Putin cho rằng có sự khác biệt giữa vùng này với vùng khác. Việc đưa ra các quyết định có tính đến các yếu tố đặc trưng vùng miền là điều hợp lẽ thôi. Nhưng mặt khác, người ta cũng nhận thấy là ông Putin giữ khoảng cách với cuộc khủng hoảng virus corona này. Về mặt chính trị, cuộc khủng hoảng dịch tễ không hấp dẫn ông ấy bằng các quyết định chiến lược, chính sách đối ngoại hay cải tổ Hiến pháp… Trách nhiệm của ông đơn giản chỉ là chăm chút cho việc mọi quyết định phải được đưa ra đúng thời điểm và gây áp lực nếu cần thiết. Nhưng người ta cũng không thể nói là tổng thống Putin đã ủy thác quyền hạn cho các vùng. Ông ấy ủy thác trách nhiệm chứ không phải là quyền lực".

Về điểm này, bà Tatiana Kastoueva-Jean lưu ý thêm những rủi ro mà các thống đốc có thể hứng lấy là nguy cơ mất chức và lãnh án đến 7 năm tù nếu việc bất cẩn có thể dẫn đến nhiều thiệt hại nhân mạng.

Chỉ có điều, sự thoái lui và thái độ "bạc nhược" bất thường này của tổng thống Nga trái ngược với một sự năng động của đô trưởng Moskva sẽ còn làm mai một thêm hình ảnh và uy tín của ông Putin trong con mắt người dân Nga. Nhà chính trị học Tatiana Stanovaya giải thích tiếp :

"Nỗi tức giận ngày càng bị dồn nén và điều này sẽ có những hậu quả trong tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây không chỉ có liên quan đến dịch virus corona. Vladimir Putin đã thay đổi, không còn là một thủ lĩnh của quốc gia nữa. Ông không còn biết cách thể hiện sự đồng cảm với người dân. Ông không còn nói cùng một tiếng nói với người dân nữa, ông rời xa dân chúng, sống trong thế giới của ông cùng với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, những vấn đề địa chính trị. Tôi cho rằng những lỗ hổng này trong chế độ sẽ để lại nhiều hệ quả cho tương lai".

Covid-19 : Uy tín bị bào mòn, kinh tế bị lung lay

Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Tatiana Kastoueva-Jean đồng chia sẻ. Dịch Covid-19 tràn đến Nga còn thúc đẩy nhanh hơn nữa xu hướng mất niềm tin vào giới lãnh đạo Nga hiện nay. Lệnh phong tỏa toàn quốc không ngăn cản được nhiều người dân Nga biểu tình phản đối hoặc trên đường phố hoặc ở trên mạng từ nhiều ngày qua. Ngày càng có nhiều tiếng nói cho biết muốn có một sự đổi mới trên chính trường Nga.

"Tôi nghĩ là ông ấy đã lỡ mất cơ hội làm được điều gì đó trong cuộc khủng hoảng này. Khác với phản ứng thường thấy, các thăm dò gần đây nhất của trung tâm Levada cho thấy có xu hướng khiến điện Kremlin phải lo lắng. Gần 62% người dân Nga mong muốn quy định giới hạn tuổi cho vị trí tổng thống. Và 50% số người được hỏi muốn thấy có sự luân đổi ở thượng tầng lãnh đạo, những gương mặt mới trên chính trường Nga".

Dịch bệnh xảy ra còn "bẻ gãy" chiếc đũa thần kỳ kinh tế của Nga, một trong những công cụ chính yếu của ông Putin để tái chinh phục niềm tin của người dân đã bị mai một nhiều từ vài năm qua. Chương trình chấn hưng kinh tế, cải thiện mức sống của người dân, vốn bị sút giảm nhiều từ mấy năm qua do kinh tế suy thoái vì các lệnh trừng phạt của phương Tây, có nguy cơ thất bại.

Dịch Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan rộng khắp toàn cầu và khiến hơn 4,4 tỷ người phải bị giam lỏng ở nhà do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đà lây nhiễm. Các hoạt động di chuyển, đi lại và sản xuất, kinh doanh hầu như bị đình trệ. Hệ quả là nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tụt giảm mạnh, khiến dầu thô trên thị trường thế giới rớt giá thê thảm. Cuộc chiến dầu lửa mà Nga và Saudi Arabia khơi mào còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Giá dầu thế giới lao dốc không phanh mà nạn nhân đầu tiên là các nhà xuất khẩu dầu lửa Mỹ. Và điều này còn tác động nặng nề hơn đến nguồn thu chính từ xuất khẩu dầu lửa cho ngân sách của Nga.

Thiếu chiếc đòn bẩy này, các chương trình cải cách kinh tế và cải thiện đời sống cho dân của ông Putin trong trước mắt sẽ khó mà thực hiện, tham vọng chính trị của ông cũng vì thế có nguy cơ bị phá vỡ. Theo dự báo, GDP của nước Nga sẽ sụt giảm ít nhất là 3%, thậm chí là có thể còn cao hơn nữa. Việc giá dầu tụt giảm mạnh thật sự gây khó khăn cho ông Putin.

Dẫu sao cũng còn có một điều an ủi cho lãnh đạo Nga. Covid-19 làm cho quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng và áp lực từ quốc tế phần nào được giải tỏa đối với ông Putin và nước Nga, theo như nhận định của ông Pascal Boniface.

"Nhưng người ta có thể nghĩ là ông đang khoái chí theo dõi căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng bởi vì điều đó giải tỏa cho ông ấy một chút áp lực. Chừng nào Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục đối chọi nhau, thì với Putin, áp lực đang đè nặng lên nước Nga và trên vai ông, chừng ấy được giảm đi phần nào".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 30/04/2020

******************

Covid-19 ở Nga : Số ca nhiễm tăng lên từng ngày

VOA, 02/05/2020

Nga hôm thứ Sáu báo cáo s ca nhim virus Covid-19 được xác nhn đã tăng cao k lc, mt ngày sau khi Th tướng Mikhail Mishustin loan báo ông được chn đoán là nhim virus corona chủng mi và tm thi ri b chc v đ tp trung hi phc sc khe.

putin2

Cảnh sát Nga tun tiu Qung trường Đ Moscow vng bóng người ngày 13/4/2020 gia mt cuc phong ta đ chn s lây lan ca dch Covid-19. (Photo by Yuri KADOBNOV / AFP)

Trên toàn quốc, các ca nhim virus corona đã tăng 7.933 ca lên tng cng 114.431 ca, theo Trung tâm ng phó khng hong Covid-19 ca Nga.

Theo nguồn tin này, 96 người được chn đoán là mắc Covid-19, đã qua đi trong 24 gi qua, nâng tng s ca t vong chính thc lên ti 1.169 người.

Hôm thứ Năm 30/4, Th tướng Mishustin báo tin cho Tng thng Vladimir Putin biết ông đã nhim virus và s t cách ly.

Phó Thủ tướng th nht Andréi Belousov sẽ thay thế ông Mishustin trong vai trò th tướng trong thi gian ông vng mt.

Ông Mishustin, một trong các điu phi viên chính ca Nga dn đu n lc chng virus corona, là quan chc cp cao đu tiên ca Nga công khai tuyên b ông bi nhim virus Covid-19.

Dịch bnh corona bùng phát Nga tr hơn so vi nhiu nước khác. Nhưng các ca nhim bt đu tăng mnh hi tháng trước, và hôm th Năm con s này đã vượt mc 100.000 ca.

Mặc dù Nga đang vươn lên trên bng các quc gia có s lượng ca nhim được xác nhn cao nht, nhưng cho đến nay, s ca t vong được ghi nhn thp hơn so vi nhiu quc gia b tác đng nng n nht.

Tổng thống Putin cảnh báo v bt phát vn chưa lên ti đnh đim của nó, và chính quyền Nga khuyến cáo mt đt lây nhim mi có th xy ra nếu dân chúng không tuân th các bin pháp cách ly trong các kỳ ngh l dài vào đu tháng Năm.

Là quốc gia ln nht thế gii v mt lãnh th, Nga đã b phong ta t khi Tổng thống Putin tuyên bố đóng ca hu hết các không gian công cng t cui tháng 3 đ kim hãm đà lây lan ca virus.

Published in Diễn đàn

'Virus cộng sản' vẫn di căn trong não trạng Putin và cựu đảng viên cộng sản ?

Theo tin hãng thông tấn Reuters, H vin Nga hôm 11/3 đã b phiếu thông qua thay đi hiến pháp, m đường cho ông Vladimir Vladimirovich Putin tái tranh cử vào năm 2024 khi mãn nhim kỳ th tư, và nhiu kh năng ông s ti v cho ti năm 2036.

putin1

Tổng thống Nga, Vladimir Putin.

Viện Duma Quc gia (Hạ vin Nga) với 450 thành viên đã có 383 nhà lp pháp b phiếu ng h, không có ai b phiếu chng, nhưng có 43 b phiếu trng và 24 người vng mt. Nếu kết qu này đượHội đng Liên bang (Thượng vin Nga) thông qua, và được ng h trong mt cuc b phiếu trưng cầu dân ý toàn quc vào tháng Tư năm nay, thay đi này s cho phép ông Putin phc v thêm hai nhim kỳ na, mi nhim kỳ là sáu năm.

Như vy là ch mt ngày sau khi Tng thng Nga Vladimir Putin phát biu trước H vin Quc Hi Moscow vào ngày 10/3/2020, đề xut thay đi hiến pháp, cho phép duy trì quyn lc cho ông ta đến năm 2036 có th coi như đã toi nguyn (các thủ tc theo Hiến pháp ch là hình thc kết qu có th biết trước), giữa lúc đi dch Virus Corona mang tính toàn cu đang tiến đến đnh cao. Sự th này khiến chúng tôi liên tưởng đc tài cng sn ví như mt loi virus chính tr, "Virus Cộng sn" (Communist-Virus), với căn tính lãnh t bám quyn lc lâu dài, dùng mi th đon chính tr và bin pháp trn áp đi lp đ duy trì quyn thng tr cho đảng cm quyn. Và như thế nó vn còn di căn ít nhiu trong não trng ca Putin cũng như các cu đng viên cng sn Nga và các nước cng sn đã tiêu vong bn th hay sp đ (như Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ca Vi t Nam quá tui v hưu nhưng dường như u luyến ngai Tng Tch ; hay Th tướng Hunsen và đng cm quyn Kampuchia…), dù chế đc tài đng tr cng sn Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-Viết (gọi tt là Liên Xô) đã cáo chung và chuyển đi qua chế đ dân ch pháp tr 29 năm ri (1991-2020).

Riêng ông Putin, nguyên là một cu ch huy cơ quan an ninh mt v KGB Nga thi Liên Xô, năm nay 67 tui, thì đã dùng th đon chính tr qua mt hiến pháp Cng hòa Liên bang Nga đ nm quyn qua bn nhim kỳ tng thng và cũng đã tng gi vai trò th tướng (lùi một bước, tiến hai, bn bước…). Ông đã thống tr bi cnh chính tr ca Nga trong hai thp niên qua. Nay, sau khi được đa s đng đng là Đảng nước Nga thng nht Quc hi Nga giúp ông cơ hi nm quyn đến năm 2036, khi đó ông đã 83 tui và như thế đã đng đu chính trường Nga trong 36 năm.

Mặc du ông Putin không nói rõ tham vng ca mình là gì sau ngày d kiến phi ri b chc v, nhưng ông nói ông không ng h truyn thng ca các lãnh đo thi Liên Xô là nm quyn cho đến chết. Tuy nhiên, dù không nm quyn cho đến chết như các lãnh t cộng sản Nga cũng như ti các nước cng sn trước đây, thì s nm quyn lâu dài như thế ca ông Putin cũng đã là mi đe doa nn dân ch pháp tr Nga được thiết đnh 29 năm qua. V li, dù không nm quyn cho đến chết như các lãnh đo cng sn thi Liên Xô, nhưng hàng thp niên cm quyn va qua dường như ông Putin vn còn b (được ?) di căn nhiều chng tt ca các lãnh t cng sn này, là đã và đang lãnh đo theo kiu ca các tin bi cng sn ca mình. Vì thế đã có mi lo ngi rng chế đ dân ch pháp tr Nga đã và đang b th thách, có du hiu biến tướng như là mt chế đ đc tài cá nhân (sáng suốt) và đảng tr không cng sn (Đảng nước Nga thng nht cầm quyn ca Putin), với lãnh t ti cao đầy quyn uy Vladimir Putin, còn ít nhiu di căn ‘Virus Cộng- sn’ và ‘Virus mật v KGB’trong não trạng. Vì thế, Tng thng Vladimir Putin đã th hin cung cách người đng đu đng cm quyn gn ging như Tng bí thư,lãnh t các đng Cng sn. Đng thi sử dng đng ca mình, lc lượng an ninh tình báo, quân đi, công an, tòa án, nhà tù như hng công c thng tr áp đo, trn áp các đng đi lp , tiếng nói đi lp ‘một cách hp pháp’ để bo v chiếc ghế Tng thng lâu dài,trong khung cảnh chế đCộng hòa Liên bang Nga’ (vỏ bc ngy dân ch ?) hiện nay. Tt c như đ che đy căn tính ‘độc tài đng tr cng s n’ còn di căn ít nhiều trong não trng Putin (cựu trùm mt v KGB thi Nga cng) và các đồng đng ca ông trong quc hi Nga.

Hệ qu thc tế là, trong những năm cm quyn ca Tng thng Vladimir Putin, các chính tr gia đi lp t do hay trong các đng phái đi lp đã sng trong bu không khí sinh hot chính tr thiếu an toàn. Do phi gánh chu nhiu bin pháp an ninh, trn áp ca các công c c‘nền chuyên chính đảng tr, ngy dân ch’ để bo v, duy trì ngôi v Tng thng lâu dài cho lãnh t Putin. Nhiu nhà đi lp đã b bt, cm tù vì các ti danh mà ai cũng thy có đng cơ chính tr không trong sáng. Thành ra đã có s e ngi, dè dt trong các hot động đu tranh dành chính quyn, thc hin các quyn dân c ca gii chính tr gia đi lp Nga. Các chính tr gia đi lp không ch e ngi, dè dt mà còn s hãi đến đ không giám công khai bày t quan đim chính tr, minh danh b phiếu chng li ý mun ca Putin trong các cơ quan dân c.

Hạ vin Nga hôm 11/3 vi 383 trên 450 thành viên quc hi b phiếu ng h, không có dân biu nào b phiếu chng, ch có 43 dân biu b phiếu trng và 24 dân biu vng mt. Phi chăng đây là hin tượng đin hình mi nht cho thấy s e ngi, dè dt hay s hãi ca các chính tr gia đi lp ti h vin Nga nói riêng và c nước Nga mang danh Cng hòa Liên bang Nga nói chung ? Người ta t hi, ông Vladimir Putin, cu đng viên cng sn Nga, tng đng đu cơ quan mt v KGB, Tng thống đương nhim, đã và đang đưa chế đ dân ch pháp tr Nga ‘Cộng hòa Liên bang Nga’ đi về đâu ? Chúng ta hãy ch xem.

Thiện Ý

 

Nguồn : VOA, 15/04/2020

'Virus cộng sản' vẫn di căn trong não trạng Putin

Published in Diễn đàn

Putin 'là tài sản quý' mà nước Nga cần bảo vệ

BBC, 13/03/2020

Chủ tịch Quốc hội Nga ca ngợi Tổng thống Putin và nói trong thời biến động như hiện nay, không phải dầu, khí mà "Putin mới là tài sản quý" của quốc gia.

putin1

Tổng thống Putin thống trị chính trường Nga 20 năm qua

Bảo vệ cho điều sửa đổi Hiến pháp Nga mở đường cho Tổng thống Vladimir Putin có thể cầm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa, đến 2036, các lãnh đạo Nga nay công khai cho rằng ông Putin "là tài sản quý" cần bảo vệ, duy trì.

Theo trang Moscow Times, phát biểu trước Viện Duma Quốc gia hôm 11/03, Chủ tịch Duma, ông Vyacheslav Volodin nói :

"Vladimir Vladimirovich [Putin] chính là hạt nhân của Liên bang Nga...Ông đã giữ để Nga không trượt đi và nhận lãnh trách nhiệm mà nay sẽ trong tay ông trọn đời".

Giá dầu

Nói đến cả việc giá dầu sụt thảm hại khiến đồng tiền Nga mất giá, ông Volodin bình luận :

"Ngày nay, trước những thách thức và đe dọa đang xảy ra trên thế giới, dầu và khí đốt không phải là ưu thế của chúng ta nữa, mà chỉ có Putin. Dầu và khí còn có thể mất giá. Ưu thế của chúng ta là có Putin, và chúng ta cần bảo vệ ông".

Hôm đầu tuần, giá dầu giảm mạnh và đồng ruble của Nga sụt 10%, xuống mức thấp nhất từ bốn năm qua, với giá 1 USD ăn 75 ruble ở Moscow cuối ngày thứ Hai.

Hiện Nga còn 570 tỷ USD dự trữ tài chính, chủ yếu nhờ bán dầu và khí đốt.

Giá dầu thô Brent hôm đầu tuần rớt xuống 34 USD/thùng, vài đô trên giá 'kinh tế Nga còn chịu được' là 30 USD.

Nếu giá dầu sụt xuống dưới ngưỡng đó, Nga sẽ gặp khó khăn lớn, một phần vì chi phí khai thác cao,

Cùng nhau bảo vệ Putin vì tổ quốc

Gọi ông Putin là "gia sản quý" của Nga, ông Volodin cũng khen ngợi nghị sĩ Valentina Tereshkova, người đề xuất sửa đổi hiến pháp để ông Putin cầm quyền lâu hơn.

Bà Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1963, đã nhân danh đảng Nước Nga Thống nhất, đưa ra sửa đổi để hai nhiệm kỳ liên tiếp hiện nay của ông Putin "coi như không tính".

Sáng kiến này nói điều khoản "tối đa hai nhiệm kỳ" với tổng thống chỉ có hiệu lực sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua năm nay.

Nhờ đó, ông Putin sẽ có thể ra tranh cử và đắc cử "như mới" sau 2024, khi nhiệm kỳ này chấm dứt, và cầm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa, đến 2036.

Có vẻ như Chủ tịch Viện Duma đã rất đồng ý với sửa đổi của bà Tereshkova, và lên tiếng chỉ trích những ai phê phán bà là "nịnh bợ ông Putin".

Theo ông Volodin thì "công kích Tereshkova chẳng khác nào công kích nước Nga".

Ông cũng nói tương lai ổn định của Nga yêu cầu chọn ông Putin nắm quyền lâu dài.

Ông Putin, qua lời phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov, đã đồng ý với điều sửa đổi về nhiệm kỳ, và chỉ nói cần có toà án chuẩn thuận nữa là xong.

Năm nay 67 tuổi, ông Putin lên làm thủ tướng Nga cuối 1999 và sau đó, cầm quyền ở hai vị trí cao nhất nước, là thủ tướng và tổng thống cho đến nay.

Dù Nga vẫn có đảng đối lập, báo chí tư nhân hoặc độc lập, đảng Nước Nga Thống nhất có sự ủng hộ nhiều ở các vùng xa, thành phố nhỏ nhờ đề cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

Phần đông chính giới Nga coi ông Putin là nhân tố tạo ổn định - hoặc trì trệ, tùy theo cách nhìn, và việc chọn ai ra thay ông xem ra rất khó.

Các sửa đổi với bản Hiến pháp Liên bang Nga đang được bàn thảo và bỏ phiếu trong Viện Duma trước khi đem ra trưng cầu dân ý cuối tháng 4 này.

Một trong số thay đổi do chính ông Putin đề xuất và được Giáo hội Chính thống giáo Nga ủng hộ nhiệt tình, là điều nhắc đến Chúa Trời trong hiến pháp.

Nguồn : BBC, 13/03/2020

*************************

Nước Nga với lãnh tụ Putin

Diễm Thi, VNTB, 12/03/2020

Nước Nga vẫn nằm trong bóng đêm dài của độc tài chuyên chế, dưới lớp áo mỹ miều của đa nguyên-đa đảng.

putin2

Bản Hiến pháp mới cho phép ông Putin ngự trị quyền lực tại Nga đến năm 83 tuổi, một truyền thống lãnh đạo suốt đời

Ngày 11/3, các thành viên Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga đã bỏ phiếu thông qua gói đề xuất sửa đổi Hiến pháp do Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình.

Bản Hiến pháp mới cho phép ông Putin ngự trị quyền lực tại Nga đến năm 83 tuổi, một truyền thống lãnh đạo suốt đời mà Liên Xô và các nước Cộng sản thực hành như một nguyên tắc bất định trước đó.

Trước đấy, ông Putin ỡm ờ về duy trì quyền lực cá nhân ông trong quan điểm trước Quốc hội Nga.

"Có thể loại bỏ các hạn chế đối với bất kỳ người nào, kể cả tổng thống đương nhiệm…".

Tuy nhiên bản sửa hiến pháp lần này lại nhằm vào việc hạn chế (phân tán) quyền lực của Tổng thống, một vị trí mà ông Putin sẽ không nắm giữ được sau khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2024.

Còn chức vụ Thủ tướng, vào tháng 1, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã từ chức để nhường lại vị trí này cho Putin như lệ thường.

Hoán đổi vai trò quyền lực giữa chức vụ Tổng thống và Thủ tướng trong hơn thập niên qua là trò chơi chính trị của Putin. Khi Putin và ông Medvedev luân phiên nắm giữ vai trò tổng thống – thủ tướng vào những năm 2000 và 2010. 

Putin một mặt lên án chế độ cộng sản Xô viết với thừa nhận các tội ác xảy ra trong thời kỳ này. Nhưng mặc khác, ông tìm cách thừa kế các ‘truyền thống’ của Liên Xô, đặc biệt là tập trung quyền lực vào tay cá nhân.

Vấn đề đáng nói, dù nước Nga ngày càng trở thành một quốc gia độc tài, chuyên chế. Tuy nhiên, hệ thống dân chủ nửa vời ở Nga gồm có Quốc Hội, cử tri lại hoàn toàn bất lực trước chiêu trò của cựu điệp viên KGB. Việc Hạ viện Nga thông qua gói sửa Hiến pháp do Putin đề xuất là minh chứng rõ nét cho nền chính trị định hướng cá nhân ở nước Nga. Nga dần trở về con đường lãnh tụ thay vì lãnh đạo gắn chặt tham vọng quyền lực của Putin.

Dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga trở về con đường ổn định chính trị, tuy nhiên dần lạc hậu về mặt quân sự, kinh tế và khoa học – công nghệ. 

Nền kinh tế của Nga phụ thuộc vào đâu mỏ và khí gas, chiếm 59% xuất khẩu của Nga. Trong khi số người sống dưới mức nghèo khổ chiếm gần 15% dân số. Các khí tài quân sự của Nga thời hậu Xô Viết chỉ có giá trị trên giấy, điển hình là S300, S400 hoàn toàn bất lực trên chiến trường Syria. Thế nhưng, dưới nền dân chủ nửa vời hậu Xô viết, cùng với kho hạt nhân mà Liên Xô để lại, mưu toan quyền lực lại bắt đầu tước nốt quyền dân chủ ít ỏi mà Nga được hưởng sau biến cố 1991. Quyền được lựa chọn người tài lên làm lãnh đạo.

Nga không giống như Triều Tiên về mặt hình thức, nhưng lại giống hoàn toàn về bản chất giữ quyền lực cho lãnh tụ.

Diễm Thi

Nguồn : VNTB, 12/03/2020

*******************

Quốc hội Nga thông qua luật cho Putin cầm quyền tới năm 2036 (Người Việt, 11/03/2020)

Quốc hội Nga hôm thứ Tư 11/3, thông qua một thay đổi quan trọng trong hiến pháp quốc gia này, để cho Tổng thống Vladimir Putin có thể cầm quyền thêm 12 năm nữa, sau khi nhiệm kỳ hiện nay của ông chấm dứt năm 2024.

putin1

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại quốc hội Nga. (Hình : Alexei Nikolsky, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP)

Hạ Viện Nga thông qua việc thay đổi luật này với 383 phiếu thuận, không có phiếu chống nhưng có 43 người không bỏ phiếu.

Giới đối lập ở Nga lên tiếng đả kích hành động này là trò gian xảo trắng trợn và kêu gọi có biểu tình phản đối.

Ông Putin, 67 tuổi, cựu nhân viên tình báo KGB, đã cai trị nước Nga từ hơn 20 năm nay. Sau khi cầm quyền hai nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ bốn năm, Putin xuống giữ chức vụ thủ tướng năm 2008, vì luật giới hạn số nhiệm kỳ, và đưa đàn em là Dimitry Medvedev, từ vai trò thủ tướng lên giữ chức tổng thống để "giữ chỗ" cho ông ta.

Dưới thời Medvedev, hiến pháp Nga được thay đổi để mỗi nhiệm kỳ tổng thống là sáu năm. Năm 2012, Putin quay trở lại chức vụ tổng thống. Vào năm 2018, Putin lại được tái đắc cử cho nhiệm kỳ sáu năm nữa.

Thay đổi hiến pháp hôm thứ Tư sẽ cho phép Putin cầm quyền cho tới năm 2036 nếu muốn.

Tối hôm thứ Ba, đã có khoảng 200 người đến biểu tình gần điện Kremlin để phản đối việc thay đổi hiến pháp. Họ đi biểu tình với tư cách cá nhân để không phải xin cảnh sát Nga cấp giấy phép trước.

Có hai nhóm đối lập nay kêu gọi có cuộc xuống đường lớn hơn ở Moscow vào ngày 21 hay 22/3, và nộp đơn xin giấy phép. Tòa thị chánh Moscow bác bỏ đơn này, lấy lý do là không cho quá 5.000 người tụ tập, theo luật cấm có hiệu lực cho tới 10/4, vì đang có lây lan Covid-19.

Phía đối lập sửa lại đơn xin biểu tình, giảm số người xuống đường dự trù là 50.000 còn 4.500.

Tại các thành phố khác ở Nga hiện cũng đang có các chuẩn bị biểu tình để phản đối sự thay đổi hiến pháp này. 

V.Giang

*******************

Hạ viện Nga thông qua sửa đổi hiến pháp cho phép Tổng thống Putin tái tranh cử (Zing, 11/03/2020)

Đề xuất sửa đổi mới được thông qua cho phép ông Putin tiếp tục tranh cử tổng thống Nga vào năm 2024 và có thể giữ ghế đến năm 2036, khi ông 83 tuổi.

putin2

Tổng thống Nga xuất hiện tại Duma Quốc gia Nga hôm 10/3. Ảnh : Reuters.

Duma Quốc gia, tức hạ viện Nga, hôm 11/3 thông qua các đề xuất sửa đổi hiến pháp qua đó cho phép Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục tranh cử sau 2 nhiệm kỳ liên tiếp, việc bị cấm theo hiến pháp hiện tại.

Duma Quốc gia với 450 ghế đã thông qua các đề xuất trong lần đọc thứ ba và cũng là lần đọc cuối cùng đối với dự thảo sửa đổi hiến pháp, với 383 phiếu thuận. Không nghị sĩ nào bỏ phiếu chống, nhưng 43 nghị sĩ bỏ phiếu trắng và 24 người vắng mặt, theo Reuters.

Ông Putin, 67 tuổi, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các đề xuất sửa đổi hiến pháp khi xuất hiện bất ngờ tại hạ viện một ngày trước đó.

Hồi tháng 1, ông từng gây bất ngờ khi cho bãi miễn toàn bộ nội các của đồng minh chính trị lâu năm, Thủ tướng Dmitry Medvedev. Việc này gây ra nhiều đồn đoán về ý định của ông Putin cho năm 2024, thời điểm ông kết thúc nhiệm kỳ hiện tại, nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 liên tiếp và thứ 4 kể từ lần đầu ông ngồi vào ghế này năm 2000.

Ông Putin đã đệ trình một số đề xuất sửa đổi hiến pháp hồi tháng 1, và sau đó nhiều lần phủ nhận rằng những sửa đổi này cho phép ông tiếp tục nắm quyền trong tương lai. Tuy nhiên hôm 10/3, một nghị sĩ đã đề nghị hoặc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống hoặc ít nhất "trả về không" đối với số nhiệm kỳ tổng thống hiện tại của ông Putin

Trong lần đọc thứ hai dự thảo sửa đổi hiến pháp tại Duma Quốc gia, bà Valentina Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ, nay là nghị sĩ đảng Nước Nga Thống Nhất, đã công khai nêu quan điểm rằng "để tổng thống đương nhiệm tiếp tục cầm quyền là yếu tố duy trì ổn định cho xã hội".

Đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin nhanh chóng nói họ ủng hộ đề xuất và Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin nói ông sẽ mời ông Putin đến tham vấn. Không lâu sau đó, tổng thống Nga đích thân có mặt tại hạ viện, theo ABC.

putin3

Nghị sĩ Valentina Tereshkova. Ảnh: Reuters.

Ông Putin nói ông không ủng hộ việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, nhưng không phản đối đề xuất "trả về không" số nhiệm kỳ của ông, cho phép ông tiếp tục tranh cử.

"Việc đó (tái tranh cử) có thể xảy ra... nếu tòa án hiến pháp khẳng định rằng sự thay đổi này không đi ngược (hiến pháp)", ông nói.

Đề xuất "trả về không" có nghĩa là "gỡ bỏ hạn chế với bất cứ người nào, bất kỳ công dân nào, bao gồm tổng thống hiện tại, cho phép họ tham gia vào các cuộc bầu cử trong tương lai, tất nhiên là các cuộc bầu cử mở và cạnh tranh", ông Putin phát biểu trước các nghị sĩ, theo BBC.

Cũng theo ông, việc sửa đổi hiến pháp "đã bị trì hoãn quá lâu, chúng cần thiết và tôi chắc chắn là chúng sẽ hữu ích cho xã hội, cho người dân chúng ta". Ông nói nước Nga cần sự thay đổi to lớn "vì chúng ta đã có đủ các cuộc cách mạng", đồng thời ngụ ý rằng đất nước có thể chưa sẵn sàng cho một nhà lãnh đạo mới.

Các nghị sĩ vỗ tay tán thưởng bài phát biểu của ông Putin và sau đó thông qua đề xuất "trả về không" này.

Các đề xuất sửa đổi hiến pháp giờ đây sẽ được xem xét bởi các cơ quan khác trong nhánh lập pháp của Nga, bao gồm thượng viện, trong ngày 11/3. Dự kiến không có phản đối nào được đưa ra.

Nếu tòa án hiến pháp đồng ý với dự thảo sửa đổi hiến pháp và dự thảo được ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc dự kiến diễn ra vào tháng 4, ông Putin có thể tiếp tục phục vụ thêm 2 nhiệm kỳ 6 năm nữa.

Một số sửa đổi khác bao gồm đảm bảo lương hưu và lương tối thiểu, cho quốc hội thêm quyền đề cử người đứng đầu chính phủ. Dự thảo cũng cho tổng thống thêm quyền bãi nhiệm thẩm phán ở các tòa cấp cao và bác bỏ luật được quốc hội thông qua.

Đông Phong

Published in Quốc tế

Qua các thời đại, các nhà lãnh đạo Nga đã giành được quyền lực theo nhiều cách khác nhau.

putin1

Ông Putin, cựu sĩ quan KGB tại Cung điện Kremlin ở Moscow năm 2019

Đối với Sa hoàng, đó là do sinh ra ; Vladimir Lenin thông qua cách mạng ; tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô thì bằng cách leo lên các vị trí trong bộ chính trị và chờ đến lượt được lên chức.

Nhưng 20 năm trước, Vladimir Putin đã được trao quyền lực tại Kremlin. Cựu sĩ quan của KGB - cơ quan mật vụ của Nga - đã được Tổng thống Boris Yeltsin cùng bộ sậu tuyển chọn để đưa Nga tiến vào Thế kỷ 21.

Nhưng tại sao Putin được chọn ?

'Người phó tài giỏi'

Valentin Yumashev đóng vai trò quan trọng trong việc Vladimir Putin trở thành tổng thống Nga. Ông từng là nhà báo trước khi trở thành quan chức tại Kremlin, hiếm khi Yumashev trả lời phỏng vấn, nhưng ông đã đồng ý gặp tôi và kể câu chuyện của ông.

Yumashev là một trong những phụ tá đáng tin cậy nhất của Boris Yeltsin - ông kết hôn với con gái của ông Yeltsin, Tatyana. Là quản lý nhân sự của Yeltsin, năm 1997, ông Yumashev đã giao cho ông Putin công việc đầu tiên tại Điện Kremlin.

"Anatoly Chubais, giám đốc điều hành sắp mãn nhiệm của Yeltsin, nói với tôi rằng ông biết một người quản lý mạnh mẽ, người sẽ làm một phó tướng đắc lực cho tôi", Yumashev nhớ lại.

"Ông ấy giới thiệu tôi với Vladimir Putin và chúng tôi bắt đầu làm việc cùng nhau. Tôi ngay lập tức nhận ra năng lực tuyệt vời của Putin. Ông ấy rất xuất sắc trong việc đưa ra các ý tưởng, trong việc phân tích và tranh luận về các quan điểm của mình. "Có một khoảnh khắc, tôi đã tự hỏi, khi nào người đàn ông này trở thành tổng thống ?

"Yeltsin có một vài ứng cử viên trong đầu, như Boris Nemtsov, Sergei Stepashin và Nikolai Aksenenko. Yeltsin và tôi đã nói rất nhiều về những người có thể kế vị. Và chúng tôi nhắc đến Putin.

"Yeltsin hỏi tôi : 'Ông nghĩ gì về Putin ?'. Tôi nghĩ anh ấy là một ứng cử viên tuyệt vời, tôi trả lời. Tôi nghĩ ông nên xem xét người này. Cung cách làm việc của người này cho thấy rằng anh ấy đã sẵn sàng cho những trách nhiệm khó khăn hơn".

Liệu quá khứ từng làm việc KGB có cản trở Putin ?

"Rất nhiều đặc vụ KGB đã rời khỏi tổ chức như Putin. Việc ông ta là cựu điệp viên KGB chẳng có vấn đề gì. Putin đã thể hiện mình là một người theo chủ nghĩa tự do và là một nhà dân chủ, người muốn tiếp tục cải cách".

Kế thừa trong bí mật

Vào tháng 8/1999, ông Vladimir Yeltsin bổ nhiệm Vladimir Putin làm thủ tướng. Đó là dấu hiệu rõ ràng rằng Tổng thống Yeltsin đang chuẩn bị để Putin kế nhiệm tại Điện Kremlin.

Ông Yeltsin vẫn còn một năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ, nhưng vào tháng 12/1999, ông đã đưa ra quyết định bất ngờ là đi sớm.

"Ba ngày trước Tết, Yeltsin triệu tập Putin. Ông ấy yêu cầu tôi có mặt, và cả Alexander Voloshin, nhân viên mới của ông ấy nữa. Ông ấy nói với Putin rằng ông sẽ không ở lại tới tận tháng Bảy. Ngày 31/12, ông ấy từ chức.

"Chỉ có một nhóm nhỏ người biết : tôi, Voloshin, Putin và con gái của Yeltsin, Tatyana. Yeltsin thậm chí còn không nói với vợ".

Ông Yumashev được giao nhiệm vụ viết bài phát biểu từ chức của Yeltsin.

"Đó là một bài phát biểu khó viết. Chắc chắn văn bản sẽ đi vào lịch sử. Thông điệp rất quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi viết dòng nổi tiếng 'Hãy tha thứ cho tôi'.

"Người Nga đã phải chịu cú sốc và căng thẳng như vậy trong những năm 1990. Yeltsin phải nói về những điều này".

Vào đêm giao thừa năm 1999, Boris Yeltsin ghi hình phát biểu trên truyền hình cuối cùng của mình ở Điện Kremlin.

"Nó đến như một cú sốc cho tất cả mọi người tại đó. Ngoại trừ tôi, người đã viết bài phát biểu. Mọi người bật khóc. Đó là một khoảnh khắc xúc động.

"Nhưng điều quan trọng là tin tức không bị rò rỉ. Vẫn còn bốn giờ trước khi có thông báo chính thức. Vì vậy, mọi người phải ở trong căn phòng lúc đó bị khóa cửa. Họ không được phép rời đi. Tôi lấy băng và lái xe tới đài truyền hình. Bài phát biểu được phát vào giữa trưa. "

Vladimir Putin trở thành quyền tổng thống. Ba tháng sau, ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Một thành viên của 'Gia đình' ?

Valentin Yumashev thường được xem là một thành viên của "Gia đình" - vòng tròn gồm những người 'thân tín' của Boris Yeltsin - được cho là đã gây ảnh hưởng đến ông ta vào cuối những năm 1990.

Ông Yumashev nói rằng "Gia đình" chỉ là "một huyền thoại".

Nhưng chẳng có mấy nghi ngờ việc trong những năm 1990, sức khoẻ của Tổng thống Yeltsin bị suy yếu, nhà lãnh đạo Kremlin đã đặt niềm tin của mình, ngày càng nhiều, vào một nhóm nhỏ gồm người thân, bạn bè và các doanh nhân.

putin2

Ông Boris Yeltsin (trái) và ông Vladimir Putin tại một cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ của Moscow vào tháng 5/2000

"Đoàn tùy tùng của Putin không gây ảnh hưởng như thế này", nhà khoa học chính trị Valery Solovei giải thích.

"Có hai loại người mà Putin hướng tới : những người bạn thời thơ ấu, như anh em Rotenberg và những người từng phục vụ trong KGB Xô Viết.

"Nhưng ông ấy không đánh giá cao quá mức lòng trung thành của họ. Yeltsin tin tưởng các thành viên trong gia đình ông ấy. Putin không tin tưởng ai cả".

'Không hối tiếc - Người Nga tin tưởng Putin'

Ông Putin vẫn nắm giữ được quyền lực, với tư cách là tổng thống hoặc thủ tướng, trong 20 năm. Trong thời gian đó, ông đã xây dựng một hệ thống quyền lực quanh mình. Nga đã trở thành một quốc gia ngày càng độc tài, với ít quyền và tự do dân chủ hơn.

"Yeltsin tin rằng ông có một nhiệm vụ và Putin cũng vậy", ông Solovei nói. "Yeltsin tự coi mình là Moses : ông muốn dẫn dắt đất nước của mình thoát khỏi chế độ nô lệ cộng sản.

"Nhiệm vụ của Putin là trở về quá khứ. Ông muốn trả thù những gì ông gọi là 'thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20', sự sụp đổ của Liên Xô. Ông và đoàn tùy tùng của ông, cựu sĩ quan KGB, tin rằng sự hủy diệt của Liên Xô là do tình báo phương Tây".

Giờ đây, hầu như không thể nhận ra Vladimir Putin là nhân vật theo chủ nghĩa tự do mà ông Yumashev nhớ lại. Vậy, sếp cũ của Putin có hối hận khi trao cho ông ta công việc không ?

"Tôi không hối tiếc", ông Yumashev nói và khẳng định thêm : "Rõ ràng là người Nga vẫn tin tưởng Putin".

Tuy nhiên, ông Yumashev nghĩ rằng việc từ chức của ông Vladimir Yeltsin sẽ là bài học cho tất cả các tổng thống Nga, bài học là "việc từ chức và nhường chỗ cho những người trẻ tuổi là rất quan trọng. Đối với Yeltsin, điều này là cực kỳ quan trọng".

Steve Rosenberg

Nguồn : BBC News, Moscow, 17/12/2019

Published in Diễn đàn