Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

‘Xài qua – xài lại’ ở chính trường Việt Nam

Nguyễn Nam, VNTB, 10/02/2020

Gọi cách dân dã ‘xài qua – xài lại’ là vì đang làm phó thủ tướng trong nội các chính phủ, ‘đùng một cái’ ông Tổng bí thư cho ‘thôi chức phó thủ tướng’ để về làm Bí thư Thành ủy – một chức vụ thuần cơ quan đảng dưới trướng ông Tổng bí thư. Không chịu thua, Thủ tướng chính phủ đã bổ nhiệm một phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.

xai1

Ông Vương Đình Huệ ‘thôi chức phó thủ tướng’ để về làm Bí thư Thành ủy ; ông Nguyễn Thanh Long rời chức phó trưởng ban tuyên giáo trung ương về làm Thứ trưởng Bộ Y tế

Nếu căn cứ về thẩm quyền trong hệ thống luật pháp Việt Nam thì việc ‘thôi chức’ – ‘điều về’ – ‘bổ nhiệm’ này chưa thấy nằm trong luật nào trong rừng luật ở Việt Nam.

Trước hết, vị trí phó thủ tướng là theo đề xuất của Thủ tướng và trình tự hành chính chấp thuận ở cấp Quốc hội (Hiến pháp năm 2013, Chương VII, Điều 98). Việc miễn nhiệm chức danh phó thủ tướng cũng phải được chính Thủ tướng đưa ra và lại qua thủ tục hành chính của Quốc hội.

xai2

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ‘bị/được’ rời ghế phó thủ tướng để nhận chức danh Bí thư Thành ủy Hà Nội 

Thế nhưng trên thực tế vừa qua cho thấy phó thủ tướng Vương Đình Huệ ‘bị/được’ rời ghế phó thủ tướng để nhận chức danh Bí thư Thành ủy Hà Nội lại là ‘ý chỉ’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội cùng ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ đều không thấy có ý kiến gì về chuyện ‘lấy người – xài người’ này của ông Nguyễn Phú Trọng.

Đến lượt mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khôn khéo hơn khi ‘sắm thêm vai’ cho phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – ông Nguyễn Thanh Long, khi nhân mùa chống dịch virus Corona/ Vũ Hán. Lý do đơn giản và thuyết phục : ông Nguyễn Thanh Long là một chuyên gia y tế, người từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế trước đó.

xai3

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao quyết định và chúc mừng tân Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long.

Lý lịch khoa học của ông Nguyễn Thanh Long thấy trích đăng như sau : Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại Đại học Y Thái Bình (ngày nay là Đại học Y Dược Thái Bình) năm 1990, sau đó là Thạc sĩ Y khoa chuyên ngành Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội năm 1995 ; Tiến sĩ Y khoa năm 2003 ; Phó Giáo sư y học năm 2009, Phó Giáo sư kiêm nhiệm Trường Đại học Griffith, Úc năm 2011 ; Giáo sư y học năm 2013.

Ngày 30/10/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long giữ chức phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 31/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định bổ nhiệm ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam.

Hiện tại coi như ông Nguyễn Thanh Long cùng lúc phải ‘vừa ẳm em, vừa xay lúa’ với đầu lương của chức phó Tuyên giáo, đầu lương kia là thứ trưởng Bộ Y tế.

Chuyện ‘xài qua – xài lại’ ở trên bất chấp quy định của pháp luật liên quan cho thấy đã đến lúc những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam không thể thoái thác cho việc ban hành một luật về hoạt động của đảng cộng sản. Đồng thời, mặc dù là độc đảng toàn trị, song với nội dung ở Điều 4, Hiến pháp 2013 cho thấy cần thiết việc Quốc hội Việt Nam soạn thảo dự luật về hoạt động đảng phái chính trị.

Lâu nay ở các tài liệu, bài báo của cơ quan Tuyên giáo Trung ương, vẫn luôn nhấn mạnh việc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản, song đảng không làm thay các công việc của nhà nước.

Thế nhưng thử nhìn lại những vụ án được gọi là đến từ chuyện ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng, sẽ thấy rằng lẽ ra những ‘củi’ này đã phải vào lò từ rất lâu rồi. Song vì củi đó là đảng viên, nên khi một quan chức là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật thì đầu tiên là phải báo cáo với tổ chức Đảng. Khi tổ chức Đảng ‘gật đầu’ thì mới qua công đoạn xử lý của Chính phủ, của các cơ quan nhà nước và các cơ quan tố tụng. Rõ ràng Đảng đã đứng trên pháp luật.

Ở thời dịch bệnh virus Corona/ Vũ Hán bùng nổ, chuyện ‘xài qua – xài lại’ này trong bộ máy công quyền sẽ dễ lây lan hơn nữa một con virus cũ mèm mang tên ‘kinh nghiệm’, với chuyện ‘rút kinh nghiệm’ ở ‘sợi dây’ rút hoài vẫn không hết trong thể chế chính trị Việt Nam.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 10/02/2020

*****************

Tại sao kỳ vọng ông Vương Đình Huệ ?

Quang Thành, VNTB, 10/02/2020

Bỏ qua những nội dung tin bài lá cải, nịnh bợ như ‘đèn đom đóm’ hay ‘đi chợ trả tiền’, người viết cho rằng, sự công tâm trong đánh giá ông Huệ là một việc nên làm, và chúng ta vẫn phải cần thêm một thời gian để ông Huệ phô bày thực tài của mình.

huehai1

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh : VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, dưới góc độ người viết, ông Huệ vẫn là gương mặt sáng của ‘quê choa’ và trong bộ chính trị Việt Nam hiện thời. Nếu so với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thì thực tài và khả năng điều hành kinh tế của ông Vương Đình Huệ vượt trội hơn hẳn. Nếu đặt trong hoàn cảnh ông có thể tiếp cận chức vụ Thủ tướng trong thời kỳ tới thì người viết vẫn đặt ra hy vọng về một nền kinh tế Việt phát triển bền vững hơn.

Lý do gì khiến người viết kỳ vọng như vậy ?

Đầu tiên là vào những ngày cuối tháng 5/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đọc tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ. Quyết định này xuất phát từ khi Bộ Chính trị có quyết định phân công ông Huệ làm Trưởng ban kinh tế Trung ương. Quyết định này cũng đồng nghĩa, đưa người đứng đầu ngành nóng (Bộ Tài chính) phải về ngồi bàn giấy (thời kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền, các ban bệ của Đảng là hết sức mờ nhạt). Và theo như báo chí mô tả, ông Huệ đã từ chối phát biểu trước Quốc Hội liên quan đến sự kiện này. Hành vi này cho thấy một quan điểm điền đạm và hợp lý, khi vai trò chính trị bị các nhóm lợi ích phong toả.

Điểm thứ hai cần nhắc đến là Tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam : Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy", với tư cách là Phó thủ tướng, ông Vương Đình Huệ đã có những chia sẻ cực kỳ đúng đắn và khoa học về bài toán phát triển kinh tế Việt Nam, không chỉ liên quan đến trọng tâm phát triển, mà cả vấn đề FDI.

Ông "cảnh báo về việc chọn nhiều trọng tâm, trọng điểm" trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân phát cho mỗi tỉnh thành là một mũi nhọn, một đầu tàu. Điều đó không chỉ nhấn mạnh tính tập trung, trọng tâm nền kinh tế. Mà cho thấy góc nhìn của ông Vương Đình Huệ là dựa trên nội lực của mỗi tỉnh thành, cẩn trọng trong phát triển lợi thế hơn là ban phát các liều doping cho các tỉnh thành đến mức các tỉnh thành rơi vào trạng thái ảo tưởng.

Ông Vương Đình Huệ còn đề cập đến một thiếu hụt liên quan đến chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng, dẫn đến hoàn cảnh không xác thực được số liệu thống kê, và cả chỉ số tăng trưởng hằng năm cũng đều bị nghi ngờ. Điều này là cần thiết để minh bạch nền kinh tế và đảm bảo các số liệu chuẩn để phát triển thực nền kinh tế quốc gia.

Đối với vấn đề FDI, ông đề cập đến lựa chọn "doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, có chuỗi giá trị, thân thiện môi trường". Những yếu tố này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cần có ở một chính phủ kiến tạo, nó đảm bảo loại bỏ các doanh nghiệp FDI mà nguy cơ công nghệ cũ, thiếu chuỗi giá trị và chứa đựng khả năng huỷ hoại môi trường như Formosa từng tồn tại. Chấm dứt biến Việt Nam trở thành nơi xuất khẩu các mặt hàng gia công dựa trên nhân công giá rẻ, thuế quan trải thảm, và thực hiện các hành vi "chuyển giá" gây bất lợi cho ngân sách nhà nước. Quan điểm thu hút doanh nghiệp FDI của ông Vương Đình Huệ cũng dẫn dắt các chủ trương, chính sách (nếu có) bám sát theo và đưa Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn liên quan đến tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, cũng như tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi mà các hiệp định tự do thế hệ mới mang lại, đảm bảo Việt Nam phát triển "bền vững" hơn trong tương lai.

Điều thứ ba, là khi ông Vương Đình Huệ họp với các doanh nghiệp, cơ quan xăng dầu nhấn mạnh "thanh tra, minh bạch". Ông cũng tuyên bố sẽ thay ngay doanh nghiệp nếu như không làm được, cũng như khẳng định "doanh nghiệp đừng có dọa nhà nước". Tuyên bố này, cùng với quan điểm trong Hội thảo về kinh tế nêu trên cho thấy phần nào đó, ông Vương Đình Huệ đánh giá cao tính minh bạch trong nền kinh tế, hiểu tác dụng tích cực của nó. Và ông sẵn sàng răn đe nhóm lợi ích nếu như điều đó đi ngược lại sự minh bạch.

Ông Vương Đình Huệ thực tài có thể so với Thống đốc Nguyễn Văn Bình về mặt tư duy, điều hành kinh tế. Và điều này nên được xem là điểm sáng. Đó là lý do vì sao người viết nhận thấy, ông Vương Đình Huệ không chỉ giỏi về thực học, và việc ông từng đứng đầu Bộ Tài chính cũng cho thấy thực lực của ông. Con đường chính trị của ông Vương Đình Huệ khá khó khăn, có lúc tưởng chừng như về hưu non. Nhưng thời vận của ông đã không dừng tại đó, và có lẽ Thủ đô Hà Nội sẽ trở nên ổn hơn dưới thời kỳ của Bí thư thành uỷ Vương Đình Huệ, cũng như đây sẽ là điểm nhấn cho ông tiếp cận ghế Thủ tướng trong tương lai. Một vị trí mà ông Huệ xứng đáng ngồi trong dãy bộ mặt Uỷ viên Bộ chính trị hiện nay.

Quang Thành

Nguồn : VNTB, 10/02/2020

*********************

Vương Đình Huệ : Quan lộ thần tốc 

Hải Yến, thoibao.de, 08/02/2020

Ngày 7/2, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.

quanlo1

Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị giao ông Vương Đình Huệ làm bí thư thành ủy Hà Nội

Động thái này của Bộ Chính trị cho thấy hai nhân vật này sẽ đi theo hai chiều hướng ngược chiều nhau, một là khả năng thăng tiến hơn nữa cho ông Vương Đình Huệ và khả năng ông Hoàng Trung Hải sẽ trở thành củi đốt lò vì những sai phạm gây thất thoát và thiệt hại khổng lồ cho tài sản của nhà nước .

Ông Hoàng Trung Hải thôi giữ chức Bí thư Thành Hà Nội để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII dành cho ông Hoàng Trung Hải coi như một vị trí văn thư quèn, không có quyền hành gì cả, số phận ông Hoàng Trung Hải xem như đã rõ.

Tháng Giêng năm nay, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thông báo ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội khóa XIV của Thành phố Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.

Hiện nay, giới quan sát đặt ra hai giả thiết :

Hoặc việc ông Vương Đình Huệ lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ là biện pháp tạm thời từ nay tới Đại hội Đảng 13, dự kiến tháng Giêng 2021. Theo đó, ông Vương Đình Huệ sẽ có khả năng được đề cử vào một trong Tứ Trụ (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội).

Dù dự đoán ra sao, điều rõ ràng là con đường quan lộ của ông Vương Đình Huệ ngày càng thuận lợi.

Hoặc nếu không vào Tứ Trụ tại Đại hội Đảng 13, ông Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục chức Bí thư Thành ủy Hà Nội thêm một nhiệm kỳ.

Trước đó, từ hồi tháng 5 năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, đang là các trưởng ban Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tại Hội nghị trung ương 7 kết thúc hôm 11/5/2013, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch quốc hội, vào Bộ Chính trị vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.

Trong khi đó, Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng bn Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của Đảng.

Thời điểm đó, giới bình luận gọi đây là thất bại của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp xúc cử tri ngày 13/5/2013, ông Nguyễn Phú Trọng bình luận : "Thẩm quyền là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cũng là cơ quan chuẩn bị để Trung ương quyết thôi. Vừa rồi bầu bổ sung được thành 16 ủy viên Bộ Chính trị, định bổ sung 3 thì được 2, định bổ sung thêm 2 ủy viên Ban Bí thư thì được 1, so với yêu cầu về số lựợng thì chưa đạt, cái đó Trung ương cũng không hài lòng".

Báo chí nhà nước khi đó dẫn lời ông Trọng giải thích rằng, "trong không khí dân chủ này cơ chế phải có số dư, để tôn trọng các ý kiến của người ta".

Ông Vương Đình Huệ, khi đó tiếp tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, từ tháng 12/2012 tới tháng 1/2016, khi diễn ra Đại hội Đảng 12.

quanlo2

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nay là bí thư thành ủy Hà Nội

Vào Bộ Chính trị năm 2016 : Nhưng tại Đại hội 12, ông Huệ được bầu vào Bộ Chính trị, vào nhóm các nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam.

Từ tháng 4/2016, ông chính thức là Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến ngày 7/2 năm nay, khi được điều động làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Với học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, ông Vương Đình Huệ được giới quan sát xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất trong chính giới Việt Nam.

Trong vai trò Phó Thủ tướng, ông Huệ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực về kinh tế, trong đó có việc theo dõi sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Ông Huệ cũng là người trực tiếp chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.

Ông giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ : Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi.
Ông còn là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ; Trưởng ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước ; Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp…

Sinh năm 1957, với chuyên môn kinh tế, tài chính, ông Huệ được đồn đoán là một trong các ứng viên cho chức Thủ tướng trong tương lai.

Theo truyền thống, các thủ tướng Việt Nam gần đây, từ ông Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, đều xuất phát từ chức vụ phó thủ tướng.

Theo tiểu sử chính thức, từ 1979 tới 1985, ông Vương Đình Huệ là giảng viên Trường Đại học Tài chính và kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

Từ 1986 tới 1990, ông làm nghiên cứu sinh ở Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.

Sau khi về nước, ông làm giảng viên ở Đại học Tài chính và kế toán Hà Nội, rồi trở thành Trưởng khoa Kế toán từ 1994 tới 1999.

quanlo3

Hình ảnh 19 nhân vật trong Bộ chính trị khóa 12 đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 5 Phó thủ tướng

Trong hai năm từ 1999 tới 2001, ông là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đại học Tài chính và kế toán Hà Nội. Từ 2001 tới 2006, ông là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ông trở thành Tổng Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Đại biểu quốc hội từ 2006 tới 2011.

Trong thời gian ngắn, từ tháng 8/2011 tới tháng 12/2012, ông giữ chức Bộ trưởng Tài chính.

Cuối năm 2012, Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương. Ban này được gọi là Ban tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế, theo đường lối và Cương lĩnh của Đảng đã chỉ ra.

Ông Vương Đình Huệ được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, điều động làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ cuối 2012 tới 2016.

Việc giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng là lần đầu tiên ông Vương Đình Huệ nắm chức vụ lãnh đạo ở một cấp địa phương.

Việc điều hành Đảng bộ Thủ đô vào thời điểm hiện nay sẽ là cơ hội để ông chứng tỏ khả năng trước Đại hội Đảng 13 năm sau.

Trước đó đã có nhiều lời đồn đoán rằng Phó thủ tướng Vương Đình Huệ được đề bạt chức vụ mới. Mạng xã hội bỗng xôn xao vì một số người bắt đầu chia sẻ câu chuyện mang tên Tuổi thơ "dữ dội" của Bộ trưởng Vương Đình Huệ với chi tiết "Những khi đèn dầu hết, ông học nhờ ánh trăng và bắt chước người xưa bắt đom đóm bỏ vào quả cà rỗng để học".

quanlo4

Ông Trần Quốc Vượng trao quyết định chính thức cho ông Vương Đình Huệ

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá ông Vương Đình Huệ là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng.

Theo ông Vượng, việc này nhằm phát huy kiến thức, năng lực nghiên cứu chiến lược và kinh nghiệm công tác của ông Hải vào công việc chung của Đảng.

Cùng với đó, Bộ Chính trị cũng họp, thảo luận, cân nhắc các mặt để điều động ông Vương Đình Huệ thôi làm Phó thủ tướng để giữ chức Bí thư Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.

Cũng theo Thường trực Ban Bí thư, ông Vương Đình Huệ là cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu lãnh đạo và nhiệm vụ chính trị của thành phố, nắm vững công tác xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước ở Trung ương.

Đặc biệt, ông Huệ có uy tín và khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ, có bề dày kinh nghiệm công tác và am hiểu tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng như Hà Nội.

Có lẽ để chuẩn bị thi hành kỷ luật với cựu Bí thư Hoàng Trung Hải, nên Bộ Chính trị đã nhanh chóng ra quyêt định, để chiều ngày 7/2/2020 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định chính thức là ông Vương Đình Huệ sẽ đảm nhận cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ là một cá nhân, dù có khả năng đến đâu, nhưng ông vẫn phải thực hiện việc điều hành đất nước theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, điều đó sẽ dẫn đến thất bại vì thứ lý thuyết sai lầm và vô nghĩa này.

Hải Yến (Hà Nội) tổng hợp

*********************

Liệu Đồng Tâm có là 'một thách thức' cho Tân bí thư Hà Nội ?

BBC, 08/02/2020

Thành phố Hà Nội vừa có tân Bí thư Thành ủy, khi ông Vương Đình Huệ, đang là Phó Thủ tướng, nhận quyết định của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, về thành ủy Hà Nội, thay thế cho ông Hoàng Trung Hải.

hanoi1

Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (giữa) được Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam điều động thay thế ông Hoàng Trung Hải (trái) hôm 07/02/2020.

Quyết định thay đổi nhân sự cao cấp ở thủ đô của Việt Nam diễn ra trung với mốc thời gian tròn một tháng xảy ra vụ bố ráp, tập kích đầy bạo lực, gây đổ máu ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội làm cho nhiều người, trong đó ngoài ba sĩ quan Công an, một công dân 84 tuổi, ông Lê Đình Kình, thiệt mạng.

Nhân dịp này, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam nêu bình luận của mình trước câu hỏi, liệu giải quyết hậu quả vụ tập kích ở Đồng Tâm hôm 01/09/2020 có phải là một thách thức đối với ông Vương Đình Huệ.

"Đồng Tâm là một vụ mà rất là không hay và đang là vấn đề khó xử", Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 07/02 từ Hà Nội.

"Thế nhưng nhiệm vụ của ông Huệ lại không nằm ở một chỗ cụ thể như thế.

"Nhiệm vụ của ông Vương Đình Huệ là ông phải tiếp tục thực hiện được Nghị quyết của Đại hội lần thứ 16 của Đảng bộ Hà Nội và thực hiện các vấn đề thuộc về Nghị quyết của Đại hội đảng (toàn quốc) lần thứ 12.

"Có khoảng 16 nhiệm vụ thể mà vừa rồi trong vòng bốn năm vừa rồi, khi mà người ta tổng kết, người ta thấy rằng là cả 16 nhiệm vụ ấy, thì ông Hoàng Trung Hải thực hiện một cách là tốt".

Theo nhà nghiên cứu này, từ nay đến Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ phải 'làm tốt' tất cả những việc đó.

'Đồng Tâm - chắc chắn sẽ phải đụng'

Liên quan vụ việc Đồng Tâm hôm 09/01 và hậu sự kiện này từ đó về sau, trong bối cảnh Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp :

"Việc Đồng Tâm là một việc cụ thể mà chắc chắn trong quá trình mà làm Bí thư Hà Nội, thì sẽ có lúc ông ấy phải đụng đến nó.

"Bởi vì bây giờ ông ấy thay ông Hoàng Trung Hải làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của Hà Nội.

"Cho nên việc Đồng Tâm thì thế nào người ta cũng phải nêu ra ở Quốc hội.

"Không sớm thì muộn sẽ phải nêu ra. Cho nên, sẽ đến lúc người ta sẽ phải đụng đến nó".

Nhân nhắc đến Quốc hội Việt Nam liên quan vụ tập kích 'đẫm máu' ở Đồng Tâm xảy ra tròn một tháng trước, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của mình về việc cơ quan lập pháp này cần phải làm gì và vì sao.

"Xét về mặt Quốc hội, thì Quốc hội có vai trò giám sát việc thực thi pháp luật, nên phải có những hành động. Trước hết là những cuộc họp để mà giám sát lại vụ việc Đồng Tâm, vì sao nó xảy ra như thế ? Và vì sao lại xảy ra việc giết ông Lê Đình Kình như thế ?

"Tôi cũng nhắc lại là người ta đã khởi tố vụ án giết người, tức là giết ba người sĩ quan cảnh sát đấy, thì cũng rất nên, Quốc hội cũng rất cần thiết là phải điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình.

"Quay lại Quốc hội, thì vai trò giám sát việc thực thi pháp luật là một việc.

"Vai trò thứ hai là vai trò giám sát thực hiện Hiến pháp, hành vi, hành động nào của chính quyền có thể dính đến việc vi hiến, thì Quốc hội cũng có vai trò như thế.

"Ở đây, Quốc hội, theo luật của Quốc hội, luật Tổ chức Quốc hội, giao cho Ban thường vụ Quốc hội giải thích việc hợp hiến hay là vi hiến trong hành động cụ thể như là việc xảy ra ở Đồng Tâm, xem nó có hợp hiến hay không.

"Trên cơ sở hai việc này, cũng phải dẫn đến việc điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình", ông Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm với BBC hôm thứ Sáu.

Trở lại với việc Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, tin cho hay hôm 7/2, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ra thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.

Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Trước đó, hồi tháng 01/2020, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì được cho là có những "vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng" trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.

*********************

Quan lộ của tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ

BBC, 07/02/2020

Ngày 7/2, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.

hanoi2

Vì sao ông Huệ thay ông Hải làm Bí thư Hà Nội ?

Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Tháng Giêng năm nay, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thông báo ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của TP. Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.

Hiện nay, giới quan sát đặt ra hai giả thiết :

Hoặc việc ông Vương Đình Huệ lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ là biện pháp tạm thời từ nay tới Đại hội Đảng 13, dự kiến tháng Giêng 2021. Theo đó, ông Vương Đình Huệ sẽ có khả năng được đề cử vào một trong Tứ Trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội).

Hoặc nếu không vào Tứ Trụ tại Đại hội Đảng 13, ông Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục chức Bí thư Thành ủy Hà Nội thêm một nhiệm kỳ.

Dù dự đoán ra sao, điều rõ ràng là con đường quan lộ của ông Vương Đình Huệ ngày càng thuận lợi.

Tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, đang là các trưởng ban Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tại Hội nghị trung ương 7 kết thúc hôm 11/5/2013, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, vào Bộ Chính trị vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.

Trong khi đó, Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của Đảng.

Thời điểm đó, giới bình luận gọi đây là thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp xúc cử tri ngày 13/5/2013, ông Nguyễn Phú Trọng bình luận : "Thẩm quyền là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cũng là cơ quan chuẩn bị để Trung ương quyết thôi. Vừa rồi bầu bổ sung được thành 16 ủy viên Bộ Chính trị, định bổ sung 3 thì được 2, định bổ sung thêm 2 ủy viên Ban Bí thư thì được 1, so với yêu cầu về số lựợng thì chưa đạt, cái đó Trung ương cũng không hài lòng".

Báo chí nhà nước khi đó dẫn lời ông Trọng giải thích rằng, "trong không khí dân chủ này cơ chế phải có số dư, để tôn trọng các ý kiến của người ta".

Ông Vương Đình Huệ, khi đó tiếp tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, từ tháng 12/2012 tới tháng 1/2016, khi diễn ra Đại hội Đảng 12.

Vào Bộ Chính trị năm 2016

Nhưng tại Đại hội 12, ông được bầu vào Bộ Chính trị, vào nhóm các nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam.

Từ tháng 4/2016, ông chính thức là Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến ngày 7/2 năm nay, khi được điều động làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Với học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, ông Vương Đình Huệ được giới quan sát xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất trong chính giới Việt Nam.

Trong vai trò Phó Thủ tướng, ông Huệ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực về kinh tế.

Trong đó có việc theo dõi sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Ông Huệ cũng là người trực tiếp chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.

Ông giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ : Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi.

Ông còn là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ; Trưởng Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước ; Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp…

Sinh năm 1957, với chuyên môn kinh tế, tài chính, ông Huệ được đồn đoán là một trong các ứng viên cho chức Thủ tướng trong tương lai.

Theo truyền thống, các Thủ tướng Việt Nam gần đây, từ ông Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, đều xuất phát từ chức vụ phó thủ tướng.

Theo tiểu sử chính thức, từ 1979 tới 1985, ông Vương Đình Huệ là Giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

Từ 1986 tới 1990, ông làm nghiên cứu sinh ở Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.

Sau khi về nước, ông làm giảng viên ở Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, rồi trở thành Trưởng khoa Kế toán từ 1994 tới 1999.

Trong hai năm từ 1999 tới 2001, ông là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.

Từ 2001 tới 2006, ông là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ông trở thành Tổng Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Đại biểu Quốc hội từ 2006 tới 2011.

Trong thời gian ngắn, từ tháng 8/2011 tới tháng 12/2012, ông giữ chức Bộ trưởng Tài chính.

Cuối năm 2012, Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương.

Ban này được gọi là Ban tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế, theo đường lối và Cương lĩnh của Đảng đã chỉ ra.

Ông Vương Đình Huệ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, điều động làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ cuối 2012 tới 2016.

Việc giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng là lần đầu tiên ông Vương Đình Huệ nắm chức vụ lãnh đạo ở một cấp địa phương.

Việc điều hành Đảng bộ Thủ đô vào thời điểm hiện nay sẽ là cơ hội để ông chứng tỏ khả năng, tỏa sáng trước Đại hội Đảng 13 năm sau.

******************

Ông Hoàng Trung Hải bị cách chức hay sẽ được đề bạt lên cao ?

RFA, 07/02/2020

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải vào ngày 7/2 đã bị thay thế bởi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ theo quyết định của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam và được chuyển về Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII.

hanoi3

Hình minh họa. Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải và hình ảnh dự án TISCO II ở Công ty Gang thép Thái Nguyên - Photo : RFA

Tăng hay hạ chức ?

Nhận xét về việc điều ông Hoàng Trung Hải về Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII, nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, người từng làm việc tại Tạp Chí Cộng sản cho rằng đây có thể là một bước lùi trong sự nghiệp chính trị của ông Hải. Ông giải thích :

"Có những trường hợp như ông Đinh La Thăng lên làm Phó trưởng ban kinh tế Trung ương sau đó bị bắt. Thường thường việc điều chuyển lên một cơ quan trung ương có tính chất ít quyền lực, không quan trọng thường thường để vô hiệu hóa trước khi về hưu hoặc trước khi bị bắt. Chưa thấy trường hợp nào đang ở vị trí chủ chốt của một địa phương mà lên trung ương nhưng ở ban không quan trọng sau đó được điều chuyển lại những vị trí quan trọng, hầu như chưa có trường hợp nào. Bây giờ chưa rõ là ông ấy sẽ về hưu hay bị bắt. Tôi nghĩ khả năng bị bắt khoảng 30-40%, còn lại 60-70% là cho về ngồi chơi xơi nước rồi về hưu".

Không đồng tình với quan điểm của nhà báo Nguyễn Vũ Bình, ông Phạm Thành, cựu nhà báo từng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng với thiệt hại lớn như TISCO 2 gây ra nhưng ông Hoàng Trung Hải chỉ bị cảnh cáo là hình thức kỷ luật nhẹ nhàng nhất, cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng phải làm động tác xem xét kỷ luật nhằm làm dịu phản ứng của dư luận.

Trước đó, trong phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo tại Hà Nội vào ngày 10/1, ông Hoàng Trung Hải bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do những vi phạm liên quan đến Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang Thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Dự án TISCO 2 do Công ty Gang thép Thái Nguyên cùng với Tổng Công ty thép Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc MCC đảm nhiệm. Vào năm 2013, dự án đã tạm dừng thi công đến nay.

Theo kết luận thanh tra toàn diện về dự án TISCO 2 của Thanh Tra Chính phủ Hà Nội thì Công ty Gang thép Thái Nguyên điều chỉnh sai qui định từ 3.800 tỷ đồng lên trên 8.100 tỷ đồng, thanh toán cho MCC trên 92% giá trị hợp đồng nhưng các hạng mục của dự án đều chưa hoàn thành.

Còn ông Hoàng Trung Hải được xác định có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án này.

Văn Phòng Trung Ương Đảng đăng tải thông báo ghi rõ những vi phạm, khuyết điểm của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân.

Đụng đến Trung Quốc !

Nhà báo Phạm Thành khẳng định không hề có chuyện ông Nguyễn Phú Trọng đang hạ chức ông Hoàng Trung Hải vì ông cho rằng ‘Xử lý Hoàng Trung Hải là đụng đến vấn đề cán bộ do Trung Nam Hải quản lý’.

hanoi4

Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ở Hà Nội hôm 15/1/2020 Courtesy of noichinh.vn

Vẫn theo nhà báo Phạm Thành, chức vụ mới của ông Hoàng Trung Hải được ông Nguyễn Phú Trọng soạn thảo trên thực tế nhằm kế vị cho sự lãnh đạo kế tiếp của Đảng cộng sản. Có thể thấy sự sắp xếp để ông Hải là Phó Trưởng ban và Trưởng ban là ông Nguyễn Phú Trọng thì rõ ràng không phải chức vụ ông Hải bị giảm đi mà do có mưu đồ lớn. Nhà báo Phạm Thành lập luận :

"Ông Nguyễn Phú Trọng theo kịch bản của Trung Quốc sẽ nhấc ông Hoàng Trung Hải lên một vị trí quan trọng hơn trong Đảng và Nhà nước, hơn cả chức Bí thư thành ủy thành phố Hà Nội như ông đã từng giữ chức. Ông này là con bài của Trung Cộng cài cắm lâu và thường chỉ làm việc đứng sau phá hoại nước Việt Nam bằng kịch bản kinh tế chứ không phải kịch bản chính trị. Ông này rất ít phát biểu đối với vấn đề chính trị mà ông lặng lẽ làm việc rất cụ thể là ký hiệp định, bật đèn xanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc đưa đầu tư vào Việt Nam theo nguyên tắc đầu tư lỗ thì Việt Nam chịu, còn Trung Quốc theo mức đầu tư đó mà tính lãi. Trung Quốc không những không mất bãi để nhà máy phế thải mà còn bán được cho Việt Nam. Chẳng hạn như đường sắt trên cao Hà Nội – Cát Linh là một bằng chứng rõ ràng. Bây giờ vẫn chưa hoạt động dù dự án tăng 3 lần vốn mà đã 10 năm rồi, hiện mỗi năm Việt Nam vẫn phải trả cho Trung Quốc 436 tỉ".

Trách nhiệm tập thể lãnh đạo !

Dưới góc nhìn cá nhân, nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho rằng những tổn thất trong các dự án liên kết với Trung Quốc không chỉ do ông Hoàng Trung Hải, nguyên Phó Thủ tướng gây ra mà còn có sự tham gia của các cấp lớn hơn :

"Các dự án của Việt Nam nói chung liên kết với Trung Quốc gây thiệt hại cho đất nước này. Còn cái riêng phần ông Hoàng Trung Hải vì ông có nguồn gốc Trung Quốc nên nhiều người đặt vấn đề cá nhân, nhưng thường thường những dự án lớn theo tôi biết phải thông qua Bộ Chính trị chứ cá nhân không có vai trò lớn lắm để quyết. Còn những dự án nhỏ thì Thủ tướng, Phó Thủ tướng có thể quyết. Cái chung của Việt Nam là các dự án với Trung Quốc gây thiệt hại cho đất nước rất nhiều".

Trong phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo tại Hà Nội được tổ chức vào ngày 10/1, ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã khẳng định Việt Nam sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án kinh tế lớn được dư luận quan tâm trong đó có vụ án tại Nhà máy Gang thép Thái Nguyên.

Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên là một trong 12 dự án ngàn tỷ bị cho là yếu kém của ngành Công Thương Việt Nam đến nay vẫn chưa thể giải quyết.

Ông Hoàng Trung Hải bị kỷ luật là trường hợp thứ hai một ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật trong nhiệm kỳ khóa XII của đảng cộng sản Việt Nam. Trường hợp thứ nhất là ông Đinh La Thăng, hiện đang phải thụ án tù 30 năm.

Vào đầu sang năm, đảng cộng sản Việt Nam tiến hành đại hội khóa XIII. Nhiều nhà quan sát cho rằng thời gian trước đại hội là giai đoạn các phe phái trong đảng ra sức để củng cố thế lực của họ trước đối phương.

******************

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải bị thay thế bởi phó thủ tướng Vương Đình Huệ

RFA, 07/02/2020

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải bị thay thế bởi phó thủ tướng Vương Đình Huệ theo quyết định của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam.

hanoi5

Ảnh ông Hoàng Trung Hải chụp vào tháng 2 năm 2016 AFP

Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 7 tháng 2 cho biết ông Hoàng Trung Hải bị chuyển đi làm phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII. Đây là tiểu ban do đích thân ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.

Bản thân ông Hoàng Trung Hải vừa qua đã bị Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Công ty Gang Thép Thái Nguyên (gọi tắt là dự án TISCO 2).

Ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị, trong thời gian giữ cương bị ủy viên Ban Cán sự đảng, phó thủ tướng chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi có một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO 2.

Cơ quan Thanh tra đã kiến nghị thủ tướng chính phủ xử lý về kinh tế với số tiền sai phạm lên đến hằng ngàn tỷ đồng tại dự án này.

Vào tháng tư năm ngoái,Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội ‘vi phạm qui định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ tại Dự án TISCO 2.

Ông Hoàng Trung Hải, sinh năm 1959, quê Thái Bình, từng đảm nhận chức vụ phó thủ tướng chính phủ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016. Ông được điều về làm bí thư Hà Nội vào tháng 2 năm 2016.

Ông Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính Trị, nay thôi tham gia Ban Cán sự đảng chính phủ để tham gia Ban Chấp Hành, Ban Thường Vụ và giữ chức bí thư thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê Nghệ An, từng kinh qua các chức vụ Tổng Kiểm Toán Nhà Nước, Bộ trưởng Tài Chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng.

Published in Diễn đàn

Bất chấp vụ Nguyễn Văn Bình đã ‘cố ý làm trái’, tình trạng của 3 ngân hàng 0 đồng vẫn thật tồi tệ, khiến cho Vương Đình Huệ phải mở miệng chào bán các ngân hàng này cho Hàn Quốc.

vdh1

Vì sao Vương Đình Huệ phải chào bán ngân hàng 0 đồng trong chuyến thăm Hàn Quốc ?

Trong chuyến thăm Hàn Quốc vào tháng 6 năm 2019, Vương Đình Huệ đã tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn, ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu của Hàn Quốc là Tập đoàn Shinhan và Công ty Alliex tại thủ đô Seoul và gợi ý các ngân hàng của Hàn Quốc có thể xem xét mua lại các ngân hàng yếu kém đang được cơ cấu lại hiện nay như OCEAN Bank, GPBank và CBBank, hoặc mua lại một công ty tài chính của Việt Nam khi thị trường này đang diễn ra sôi động ở Việt Nam.

Vì sao phải chào bán những ngân hàng trên ? Thực chất của những ngân hàng trên là thế nào ?

Vào năm 2015, theo những tin tức đã từng được coi là "tuyệt mật" nhưng rút cục được công khai trên báo chí, nợ xấu của ba ngân hàng trên là hơn 20.000 tỷ đồng – một con số không cách gì trả nổi so với vốn điều lệ của ba ngân hàng chỉ vào khoảng 10.000 tỷ đồng. Cả ba ngân hàng này lại đều có quan chức lãnh đạo bị khởi tố và sau đó bị truy tố lẫn án tù rất cao - từ chung thân Hà Văn Thắm đến tử hình Nguyễn Xuân Sơn.

Tại kỳ họp quốc hội tháng Năm năm 2018, một báo cáo của cơ quan Kiểm Toán Nhà Nướctrình ra Quốc Hội đã cho biết tỉ lệ nợ xấu tại 3 ngân hàng VNCB, OceanBank và GPBank được Ngân Hàng Nhà Nước mua lại 0 đồng đã lên mức rất cao và bị âm vốn gần cả tỷ đô la. Nợ xấu của VNCB (chưa bao gồm nợ của các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng) ở mức 18.073 tỷ đồng, chiếm đến 95% dư nợ. Nợ xấu của Oceanbank là 14.234 tỷ đồng, chiếm 72,3% dư nợ. Còn nợ xấu của GPBank là 2.800 tỷ đồng, chiếm 59,3% dư nợ.

Cần nhớ lại, tác giả kiêm đạo diễn vụ mua Ngân Hàng Xây Dựng (CBBank hay còn gọi là VNCB), Ngân Hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) với giá 0 đồng chính là Nguyễn Văn Bình – thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước vào thời gian đó.

Phải chăng Thống Đốc Bình làm theo lệnh của thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng để "đạt thanh tích trước Đại Hội 12," nghĩa là vừa bảo đảm "nợ xấu không vượt quá 3%," vừa "khoanh" những ngân hàng xấu mà không để bị phá sản – một bằng chứng mà nếu xảy ra thì chắc chắn sẽ bị những đối thủ chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng triệt để để quy trách nhiệm "điều hành yếu kém" đối với ông ?

Hay hành động Ngân Hàng Nhà Nước quyết định mua lại các ngân hàng trên với giá 0 đồng là một chiêu thức thâu tóm lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích ngân hàng ?

Hay hành vi mua 3 ngân hàng giá 0 đồng nhắm tới cả hai mục tiêu được che giấu trên ?

Ngân hàng nhà nước lấy tiền ở đâu để mua các ngân hàng trên, dù là tuyên bố mua giá 0 đồng" ?

Từ sau vụ mua bán có vẻ rất ám muội trên, rất nhiều dư luận đã đặt dấu hỏi lớn về ý đồ Ngân Hàng Nhà Nước đã dùng tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân, để giải cứu những ngân hàng thương mại sắp đổ bể.

Nhưng từ sau Đại hội 12 của đảng cầm quyền cho tới nay, bất chấp nhiều dư luận và cả đại biểu quốc hội nêu nghi vấn về việc Ngân Hàng Nhà Nước lấy đâu ra tiền để mua 3 ngân hàng trên, vẫn không hề có câu trả lời thỏa đáng nào từ phía Ngân Hàng Nhà Nước, còn Ủy Viên Bộ Chính Trị – Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương Nguyễn Văn Bình thì "trốn biệt."

Nếu quả đúng là Ngân Hàng Nhà Nước đã lấy 4.000 tỷ đồng từ ngân sách để mua OceanBank như lời khai của ông Đinh La Thăng trong phiên tòa xử "Đinh La Thăng giai đoạn 2" vào đầu năm 2018, và cái cách lấy tiền ngân sách như vậy đã khiến ba ngân hàng trên đang dấn sâu vào tình trạng nợ xấu và kinh doanh tồi tệ, đây chính là một vụ cố ý làm trái với mức độ ghê gớm, xứng đáng để Nguyễn Văn Bình bị "hồi tố," sau đó bị khởi tố và truy tố, phải nhận một mức án không thua gì Đinh La Thăng.

Nhưng bất chấp vụ Nguyễn Văn Bình đã ‘cố ý làm trái’, tình trạng của 3 ngân hàng 0 đồng vẫn thật tồi tệ, khiến cho Vương Đình Huệ phải mở miệng chào bán các ngân hàng này cho Hàn Quốc.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 25/06/2019

Published in Diễn đàn

Cháy nhà ra mặt chuột

Cú tăng giá điện phi mã của Bộ Công thương và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đến 8.36% vào Tháng Ba, 2019, dù gì cũng có một chút khai dân trí. Nó khiến lộ ra hàng loạt quan chức cao cấp, hoặc thô bạo hoặc tỏn tẽn trong nghị trường quốc hội nhằm "bảo kê" hoặc ngụy biện cho chiến dịch bóp hầu bóp cổ dân chúng.

mo1

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong một lần trả lời chất vấn tại Quốc hội. (Hình : Dân Trí)

Cũng như ông bà ngàn đời nói cấm sai : Cháy nhà ra mặt chuột.

Không chỉ những quan chức được liệt vào loại "hót hay nhảy giỏi" như Trần Tuấn Anh (Bộ trưởng công thương kiêm con ruột của cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương), bằng não trạng độc tài đàn áp vào giai đoạn cuối của chế độ cầm quyền (khi đòi xử lý những người dám phản đối tăng giá điện,) mà cả "cậu học trò nghèo hiếu học", từ mà báo đảng dành riêng cho Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cũng tham chiến bữa tiệc "dây máu ăn phần".

"Tháng Ba đột ngột mưa rào

Để cho em trộm bước vào hồn anh"

Vương Đình Huệ tỏn tẽn đọc thơ của Đoàn Thị Lam Luyến với chất giọng như ru ngủ trong nghị trường quốc hội tháng 5/2019, từ đó lái sang lý do "thời tiết năm nay trái mùa, ai biết đâu Tháng Tư lại nóng thế" và khẳng định "tăng giá điện vào 20/3 là đúng".

Cái tâm hồn chẳng biết gọi là dân túy hay mị dân giả dối bằng thơ văn như thế đã từng được Vương Đình Huệ lộ ra từ năm 2017, khi ông ta mới bước vào năm thứ hai của nhiệm kỳ phó thủ tướng và còn được một số người xem là "trong sáng và có trình độ".

Đó cũng là khoảng thời gian mà Huệ hứa hẹn trên mặt báo chí về "sẽ không tăng giá điện" – một cung cách rất nặng mùi Nguyễn Xuân Phúc – viên thủ tướng cũng rất sính thơ văn, theo lối râu ông nọ cắm cằm bà kia, cũng quan tâm đến hoàn cảnh khốn khó của đám tiện dân đến mức luôn thích hứa hẹn "sẽ không tăng giá" nhưng ngay sau đó lại ngấm ngầm chỉ đạo làm ngược lại.

"Để cho quan trộm cắn vào quần dân"

Từ năm 2017 đến nay, đã có không ít bằng chứng về cặp đôi Phúc – Huệ "bảo kê" cho một chiến dịch tăng giá điện đã được lên kế hoạch chi tiết về lộ trình tăng giá vả có thể cả chiến thuật gạt dân cùng ép dân.

Khác hẳn thái độ đầy vẻ dân túy vào đầu năm 2017 khi hứa hẹn trên mặt báo rằng về khả năng không tăng giá điện trong năm 2017, đến Tháng Mười Một cùng năm Vương Đình Huệ đã lật giọng. Trong một cuộc họp của Ban Chỉ Đạo Điều Hành Giá, Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá điện trình chính phủ quyết định, trường hợp cần thiết phải tăng giá điện cần cân nhắc điều chỉnh ở mức thấp nhất có thể.

Điều kỳ lạ là ngay khi đó Bộ Công thương đã "khẩn trương" đến mức trùng với thời điểm có yêu cầu trên của Vương Đình Huệ, bộ này đã hoàn thành phương án tăng giá điện với "kịch bản thấp nhất có thể" là giá điện sẽ tăng 6.08%.

Ngay sau đó, giá điện được công bố tăng vọt !

Khi đó, hơn 6% là một tỷ lệ tăng cao và đã kích thích lạm phát tăng vọt theo, trong bối cảnh kinh tế ngập ngụa suy thoái và đời sống người dân ngày càng khốn khó, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam ngày càng tăng cao.

Trước đó vào quý 3 năm 2017, Thủ tướng Phúc đã ký một quyết định cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện hai lần mỗi năm với mức từ 3% đến dưới 5%, Bộ Công thương được quyết tăng giá điện từ 5% đến 10%. Cho đến lúc đó, cùng với Bộ Công thương là cơ quan chủ quản của "cá mập" EVN, sự nghiệp "lobby tăng giá" của EVN đã thành công bước đầu. Và nhóm lợi ích điện lực chỉ cần có thế !

Bởi không cần đến trường hợp phải tăng giá điện trên 10% mà do đó Bộ Công thương phải xin ý kiến chính phủ, chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh tăng giá điện và tăng vài chục phần trăm mỗi năm đã đã đủ để bù những khoản lỗ quá khứ – 30.000 tỷ đồng do đầu tư vào chúng khoán, bất động sản trong những năm 2007, 2008 – lên đầu dân chúng.

Thâm ý tăng giá điện của Thủ tướng Phúc và Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lại xảy ra trong bối cảnh một khoản nợ khổng lồ lên đến 9,3 tỷ USD của EVN được công bố. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh, mà nếu EVN không trả được nợ thì chính phủ cũng sẽ phải ra "trước vành móng ngựa".

Nhưng 9,3 tỷ USD chưa phải hết. Tổng số nợ phải trả của EVN đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, biến EVN trở thành con nợ lớn nhất Việt Nam !

"Không tăng giá, EVN sẽ phải phá sản" – Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải từng thú nhận như thế vào năm 2015.

Song thay vì chấp nhận để EVN rời xa môi trường độc quyền hay chịu phá sản, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lại thể hiện sự ưu ái một cách kỳ lạ và cực kỳ đáng nghi ngờ với "đứa con hư hỏng", để khó có thể hiểu khác hơn là đã có những cú "đi đêm" giữa các đối tượng này với nhau.

Đến đầu năm 2019 thì không còn là "đi đêm" nữa, mà đã trắng trợn lộ ra giữa ban ngày ban mặt : chiếu theo nghị quyết "tăng giá điện 8,36%", giới "âm binh" thuộc EVN đã làm loạn xã hội khi đẩy vọt mức thu tiền điện ở nhiều hộ gia đình đến 50 – 70% do với mức thu trước đó, bằng vào "cách tính tiền của ngành điện" mà đã bị giới phân tích độc lập vạch trần đó là thói tăng giá cực kỳ gian dối và ti tiện.

"Cướp có trình độ !"

Đến lúc này, những ai còn thích thú lối trích dẫn thơ văn của cặp đôi Phúc – Huệ thì hẳn phải vỡ mộng vì tâm hồn đích thực của những quan chức ấy đã từ lâu chìm nghỉm trong cái bể tanh nồng mùi tiền và cả mùi máu.

Để sau khi mơ màng nói về "hoa sữa" và ngâm thơ tình của Đoàn Thị Lam Luyến giữa một quốc hội mà "gật" đã trở thành cốt cách, Vương Đình Huệ lập tức đổi giọng và lật mặt : "Nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng sẽ gấp đôi" – cái ý rất tương thích và đồng lõa với "giải tán EVN hoặc giải tán các doanh nghiệp nhà nước đang làm điện thì giá điện tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngay !" – lời đe dọa không thể trắng trợn và côn đồ hơn từ Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), cũng là một bộ hạ "tư bản thân hữu" của Vương Đình Huệ.

Khi nghệ thuật và thơ văn được ngụy trang trên đầu môi chót lưỡi để phụng sự cho tư duy "thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt… làm sao để nó kêu ít nhất, đừng để nó kêu toáng lên", nhất là khi những cái lưỡi đó lại là của giới quan chức, ai có thể trách được dân nghèo Việt phải thốt lên "cướp có trình độ !" để đặc tả Vương Đình Huệ cùng những quan chức đồng lõa ?

Tỏ ra không mấy kém cạnh trước một Nguyễn Xuân Phúc thơ văn đang khát khao cái ghế tổng bí thư cùng những cuộc vận động đến mức "mệt mỏi rã rời luôn" cho đại hội 13 – nếu còn có đại hội đó, "cậu học trò nghèo hiếu học" Vương Đình Huệ cũng đang lấp ló nổi lên như một thế lực tranh giành cái ghế thủ tướng theo đúng quy luật "thân hữu sân sau". Dù cửa miệng của Huệ vẫn tụng ca không biết chán "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" và bài bản kinh viện Mác-Lê mà luôn khiến Nguyễn Phú Trọng hài lòng. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 02/06/2019

Published in Diễn đàn

Tưởng như hai câu thơ "Tháng ba đột ngột mưa rào/Để cho em trộm bước vào hồn anh" của Đoàn Thị Lam Luyến chẳng liên quan gì đến việc tăng giá điện. Ấy thế mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vận dụng ngay được để bao biện cho việc tăng giá điện. Thế mới tài.

vuong1

"Chẳng Chính phủ nào dự báo được hoa sữa nở tháng 5"

Ở đây tôi không nói thơ chung chung mà là nói thơ tình, cũng không nói thơ đi vào đời sống chung chung mà chỉ nói đi vào đời sống quan chức.

Tưởng như hai câu thơ "Tháng ba đột ngột mưa rào/Để cho em trộm bước vào hồn anh" của Đoàn Thị Lam Luyến chẳng liên quan gì đến việc tăng giá điện. Ấy thế mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vận dụng ngay được để bao biện cho việc tăng giá điện. Thế mới tài.

Cũng là bao che cho việc tăng giá điện nhưng Vương Đình Huệ dùng cách khác với Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành.

Trần Tuấn Anh đòi xử lý những cá nhân phê phán việc giá điện mà anh ta cho là xuyên tạc, còn Dương Quang Thành thì nói cả nước chỉ có 19 người phản đối tăng giá điện trên báo chí và trên mạng thôi, cho nên số này không đáng kể.

Hai ông này, ông thì tỏ giọng quyền chức hống hách, ông thì cho rằng dân chẳng biết gì nên phát ngôn rất ẩu, tạo nên làn sóng phẫn nộ của công luận.

Cư dân mạng còn tìm ra trang facebook của Dương Quang Thành, thậm chí tìm ra cả trang của thân mẫu và 2 con trai anh ta rồi vào bày tỏ sự phẫn nộ, để anh ta đếm comment xem có phải cả nước, số phản đối tăng giá điện chỉ có 19 người không. Phát ngôn của Thành tuy không hách dịch như Tuấn Anh nhưng bị chỉ trích rất nặng nề, có lẽ còn vì người ta cho rằng Thành tăng giá điện là để... nuôi hai đứa con đang học ở tư bản Hoa Kỳ.

Vương Dình Huệ thì nhẹ nhàng hơn, không mang tính thách thức đối đầu. Có thể dù đi theo cộng sản, làm đến phó thủ tướng nhưng cách nói của Huệ vẫn còn chất của "con nhà nghèo học giỏi" như báo chí đã ca ngợi. Tuy nhiên, chuyện ví von bằng thơ cũng gây nên nhiều giễu cợt của dân chúng.

Không chê việc Huệ đọc thơ trước quốc hội. Văn nghệ, ví von tí chút trong cuộc họp cũng vui. Nhưng cách lý giải của Huệ để bao biện cho việc tăng giá điện là không những không thuyết phục mà còn lảng tránh.

Vấn đề đặt ra gay gắt lúc này là đợt tăng giá điện vừa qua đúng sai thế nào thì Vương Đình Huệ lại lảng sang chuyện tăng giá vào lúc nào. Tăng giá và tăng vào lúc nào là hai khái niệm khác nhau. Người tiêu dùng không đồng ý với việc tăng giá, chứ không phải là việc tăng vào ngày 20/3.

Dù tăng vào lúc nào thì người tiêu dùng vẫn cứ phải chịu theo giá EVN độc quyền áp đặt. Còn chuyện chọn thời điểm thích hợp để tăng chẳng qua là để người tiêu dùng bớt cảm giác bị móc túi mà thôi.

Xin nhắc lại, nó chỉ là cảm giác. Đây là mẹo vặt lông vịt, làm thế nào bị vặt lông mà vịt không kêu, đến khi trần trụi cũng không biết. Việc này chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng từng bày cách : "thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt... làm sao để nó kêu ít nhất, đừng để nó kêu toáng lên".

Theo hướng đó, Vương Đình Huệ lý giải, đổ tại thời tiết năm nay trái mùa, ai biết đâu tháng 4 lại nóng thế và khẳng định tăng vào 20/3 là đúng, có nóng là tại ông trời mà thôi. Ai biết được hoa sữa sẽ nở vào tháng 5 cho nên cái này Chính phủ không dự báo được.

Huệ khẳng định tăng vào thời điểm đó là đúng, vậy thì mức giá điện tăng có đúng không ? Phát biểu trước quốc hội không thấy anh ta khẳng định điều này.

Có một ý mà Huệ nói rất khó hiểu, "nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng sẽ gấp đôi". Có nghĩa là, tăng vào tháng 3 nên mức tăng mới chỉ có thế, còn nếu tăng sau đó, ví dụ tháng 6 thì mức tăng còn gấp đôi. Trong khi, nhu cầu tháng 6 vẫn cứ là nhu cầu của tháng 6. Chẳng tăng giá vào tháng 3 thì nhu cầu ở mọi thời điểm sau nó vẫn thế. Vậy Huệ có đảm bảo được đã tăng tháng 3 rồi thì giá điện không tăng nữa không ?

Cần rạch ròi các khái niệm, giá điện, tiền điện phải trả và nhu cầu dùng điện. Lý giải không rõ ràng của Vương Đình Huệ, lảng sang thời điểm tăng giá nhằm bảo vệ cho quan chức, chứ không đứng về người tiêu dùng, mặc dù anh ta xuất thân từ con nhà nghèo.

Vương Đình Huệ còn bênh vực cho giá điện bậc thang, cho rằng biểu giá lũy tiến giúp người nghèo có lợi. Đây là sự nhập nhằng vì EVN chẳng cho người nghèo một đồng nào hết, nếu có cảm giác ấy thì là móc ở túi nggười dùng điện ở các mức thang cao bỏ sang mà thôi.

Nhưng thôi, những gì Vương Đình Huệ giải thích gì xung quanh giá điện còn nhiều điều phải nói lại. Trở lại chuyện Huệ đọc thơ để bênh vực cho EVN, tức là đưa thơ vào đời sống quan chức, người viết bài cũng xin có mấy câu vè :

Tháng ba đột ngột mưa rào

Để Vương Đình Huệ đi vào đi ra

Điện tăng dân chúng kêu la

Trong phòng lạnh, Huệ đi ra đi vào :

- "Năm nay thời tiết thế nào

Biết đâu hoa sữa nở vào tháng năm"

Cho nên cái sự điện tăng

Chẳng qua là tại cái thằng không mưa.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 25/05/2019

Published in Diễn đàn

Cuộc gặp của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào cuối tháng Sáu năm 2018 đã khiến lộ ra một ‘bí mật quốc gia’ mà mấy năm qua giới quan chức Việt Nam cố tình giấu nhẹm : ông Huệ đề nghị Mỹ "mở lại kênh cho vay ODA và vay ưu đãi cho Việt Nam, tăng cường các chương trình viện trợ trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án nhân đạo và hỗ trợ phát triển tại Việt Nam".

vdh1

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị lập kênh đối thoại giữa Bộ Tài chính Việt – Mỹ. Ảnh : NLĐ

Cũng có nghĩa là trong mấy năm qua, lượng ODA và viện trợ không hoàn lại được cấp từ Mỹ cho Việt Nam đã giảm về 0.

Con số vay ODA của nước ngoài từ năm 1993 đến năm 2014 đã lên tới 90 tỷ USD. Sau khi trừ đi 10 – 12% vốn vay không hoàn lại trong số đó, mỗi năm ngân sách Việt Nam phải có trách nhiệm trả nợ quốc tế hàng chục tỷ USD. Mà muốn trả được số nợ này, Việt Nam lại phải tìm cách "vay đảo nợ" của các tổ chức tín dụng quốc tế. Trước đây, những tổ chức này vẫn cho Việt Nam vay vốn "đầu tư phát triển" và vay đảo nợ khá dễ dàng. Nhưng đến năm 2015, WB bất ngờ thông báo hai "tin buồn" cho Việt Nam : Việt Nam đã "tốt nghiệp IDA" mà sẽ không được xếp vào loại quốc gia "xóa đói giảm nghèo" ; và từ tháng 7/2017 sẽ không được vay với lãi suất ưu đãi 0,7 – 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn đến 30 – 40 năm như trước đây, mà mức lãi suất vay sẽ được nâng lên gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa.

Trong khi đó, ngân sách Việt Nam vẫn buộc phải làm cái chuyện vừa lo trả nợ vừa phải tiếp tục vay mượn vượt hơn đến 30% số trả nợ hàng năm để phục vụ các khoản chi tiêu thường xuyên khổng lồ của bộ máy gần 4 triệu công chức viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó tỷ lệ chi cho lực lượng công an ở Việt Nam lên đến 12% chi ngân sách – một mức chi cực kỳ lớn, chưa kể gần 5 tỷ USD chi cho bộ máy quốc phòng hàng năm.

Nguyễn Xuân Phúc – nhân vật trở nên quá cám cảnh bởi tư thế phải "đổ vỏ" cho thời thủ tướng trước, đã rơi vào một vòng xoáy "cơm áo gạo tiền" cho đảng và chính phủ cầm quyền ở Việt Nam. Đã quá đủ cho vài chục năm vay nợ nước ngoài, chi xài vô tội vạ và bỏ mặc tham nhũng hoành hành của chính phủ cùng chính quyền các địa phương Việt Nam, để lại núi nợ công lên đến ít nhất 210% GDP, tương đương khoảng 431 tỷ USD.

Thay cho Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ chưa thấy đâu, dường như giới quan chức chính phủ Việt Nam – từ Nguyễn Xuân Phúc đến Vương Đình Huệ – đã phải bỏ kịch bản ‘ăn ngay’ để tính đến phương án "ăn sẵn" : thay vì phải đi vay mượn nhưng sẽ cột chặt thêm trách nhiệm phải trả nợ, cần cố gắng xin được viện trợ không hoàn lại mà sẽ không gắn với bất kỳ trách nhiệm thanh toán nào.

Vào tháng Mười năm 2017, Thủ tướng Phúc đã phải "đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay".

"Lời đề nghị khiến nhã" trên lại xuất hiện trong bối cảnh ngân sách quốc gia Việt Nam có quá nhiều dấu hiệu cạn kiệt và thậm chí có thể vỡ nợ như trường hợp của Argentine vào các năm 2001 và 2014.

Chỉ có điều, xin tiền nước ngoài vào lúc này cũng không còn dễ dàng nữa.

Trong buổi gặp Thủ tướng Phúc vào tháng Mười năm 2017, dù ông Phúc nói nhiều và không quên ca ngợi "tình bạn của Ngân hàng thế giới với Việt Nam", Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã không có bất kỳ hứa hẹn hay cam kết cụ thể nào về những khoản vay không hoàn lại và có hoàn lại. Cũng chẳng có bất kỳ con số nào được thốt ra từ miệng Ousmane Dione.

Tính từ năm 2016 khi Nguyễn Xuân Phúc trở thành thủ tướng đến nay, phía WB đã có một số lần gặp gỡ với giới quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam. Nhưng khác hẳn với thời gian trước, họ trở nên rất kiệm lời, đặc biệt liên quan đến phát ngôn về con số.

Hình như sau khi phải chứng kiến cảnh "ăn của dân không chừa thứ gì" ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Ngân hàng thế giới và Hà Nội đã nhòa nhạt đi nhiều.

Nhưng lại khá khó hiểu về việc tại sao Nguyễn Xuân Phúc – nhân vật đã có thâm niên lâu năm trong Văn phòng chính phủ và có thể đã quá biết, quá hiểu về quốc nạn tham nhũng ODA (nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức) lên tới 40-50% giá trị dự án tại Việt Nam, vẫn có thể "trơ mặt" đến mức đề nghị "các khoản không hoàn lại" với WB.

Còn có thêm một kiểm chứng nữa về hoàn cảnh xin tiền khốn khó.

Mặc dù Trần Đại Quang được chào đón bằng 21 phát đại bác và được đón tiếp với nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, đã được đón tiếp bởi Nhà vua Akihito và Hoàng hậu, đã hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date, đã hội kiến với Thủ tướng Abe, nhưng chuyến công du của nhân vật này đến Nhật Bản vào cuối tháng Năm năm 2018 đã chỉ đạt được một kết quả nhỏ nhoi về ‘xin viện trợ’ : phía Nhật cung cấp thêm khoản viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam trị giá 16 tỉ yên, tương đương 142 triệu USD, cho dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề.

Con số 16 tỷ yen trên chỉ bằng 10% số 160 tỷ yen mà Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam hàng năm, trong 5 tính theo năm tài chính Nhật Bản 2012-2016, trung bình mỗi năm.

Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 – 25%. Nhưng đó chỉ là mức "hợp pháp". Thậm chí tỷ lệ "lại quả" ODA còn lên đến 40% – được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 – 2010. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về lãng phí và "ăn dày" ODA.

Hiện thời, cần nhìn nhận một sự thật mà có lẽ giới tuyên giáo đảng ở Việt Nam chẳng hề muốn đả động : những chuyến công du quốc tế của giới chóp bu Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 10 liên tiếp, nợ xấu ngập đầu còn nợ công phi mã đến 210% GDP, ngân sách có nguy cơ cạn kiệt, trong lúc các kênh "ngoại viện" gần như đóng lại.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 30/06/2018

Published in Diễn đàn

Tròn một quý sau chuyến công du chng ra kết qu Pháp ca Tng bí thư Trng, ‘người hc trò nghèo hiếu hc’ ca ông Trng - Phó Th tướng và cũng là nhân vt được b sung vào B Chính tr khóa 12 sau khi đã tht bi trong ý đ tr thành y viên b chính tr vào năm 2013 - Vương Đình Hu - đã cht có mt chuyến đi đến Hoa Kỳ t ngày 25-27/6/2018, nhưng không được thông báo trước trên các phương tin thông tin đi chúng - mt chuyến đi mà nhiu kh năng không ch liên quan đến chc trách ca ông Hu mà còn có th mang nhiu hàm ý và n ý v ‘không ngng nâng cao v thế Vit Nam trên trường quc tế’, tin trm cho mt ‘đoàn cp cao’ và c… xin vin tr.

vdh1

Phó Thủ tướng Vit Nam Vương Đình Hu (bìa phi) chng kiến tha thuân Bamboo Airways mua 20 máy may Boeing ca M hôm 25/6/2018 ti Washington. Photo VietnamNews

Vương Đình Huệ ‘bao sân’

Tại th đô Washington D.C., quan chc Vương Đình Hu đã ln lượt có các cuc gp, làm vic vi Ngoi trưởng Mike Pompeo và Th trưởng Ngoi giao John Sullivan ; B trưởng Tài chính Steven Mnuchin ; Phó C vn an ninh quc gia Mira Ricardel và Thượng ngh sĩ Mazie Hirono - thành viên cao cp Tiu ban Bin, y ban Quân v Thượng vin.

Chức trách hin thi ca Phó Th tướng Vương Đình Hu là ph trách v kinh tế. Tuy nhiên lch làm vic trên cho thy ông Hu đã ‘bao sân’ c chc trách ca hai người đồng chí ca ông trong B Chính tr là Phó th tướng kiêm b trưởng ngoi giao Phm Bình Minh và Phó th tướng ph trách ni chính Trương Hòa Bình.

Có thể cho rng đây là ln th hai k t năm 2015, Tng bí thư Trng y quyn cho mt quan chc cao cp để ‘bao sân’ nhiều lĩnh vc trong mt chuyến công du đi ngoi như thế. Quan chc cao cp trước đây được ông Trng y quyn đi M là Trn Đi Quang, khi đó ch là b trưởng b công an nhưng đã làm vic không ch vi các cơ quan CIA, FBI mà c vi các đi diện của B Ngoi giao, Quc hi M.

Đã rõ là sau chuyến đi M ca Trưởng ban đi ngoi trung ương Hoàng Bình Quân vào năm 2017, chuyến đi M tiếp theo ca Phó th tướng Vương Đình Hu được xác đnh là ‘tin trm cho mt đoàn cp cao’ ca gii chóp bu Vit Nam sang Hoa Kỳ trong thi gian ti.

Cho ai ?

Ai trong số ‘t tr triu đình’ ?

Nếu loi tr Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân là nhân vt mà t trước ti nay ch ch yếu quan h đi ngoi theo ‘kênh gt’, khuôn mt nào trong s Nguyn Xuân Phúc, Trn Đi Quang và Nguyn Phú Trng s dn ‘đoàn cấp cao Vit Nam’ sang thăm Hoa Kỳ ?

Sau đại hi 12 ca đng cm quyn vào đu năm 2016, Nguyn Xuân Phúc đã tr thành chóp bu đu tiên ca Vit Nam đt chân đến Washington vào tháng Năm năm 2017 - mt chuyến đi khá vô thưởng vô pht và chng mang li lợi lc gì v các bn hip đnh thương mi song phương.

Phúc đã đi Mỹ, đã không th thuyết phc Trump và t đó đến nay cũng chng thy hy vng nào s thuyết phc được Trump g b Vit Nam khi danh sách các nước ‘gây hi cho M’ và b M áp dng nguyên tc ‘công bằng và đi ng’. Do vy Phúc s khó đi M thêm ln na.

Còn Trần Đi Quang ?

Có một mi duyên đnh gia Trn Đi Quang và Nguyn Phú Trng.

Vào tháng Ba năm 2015, khi còn là Bộ trưởng công an, Trn Đi Quang có mt chuyến công du khá hoành tráng đến Hoa Kỳ, đặt du tin trm cho mt chuyến công du sau đó và quan trng hơn hn là ca Tng bí thư Trng đến Washington vào tháng 7/2015, nơi ông Trng được phía M đón tiếp như mt nguyên th quc gia.

Hai năm sau đó, Trần Đi Quang đã tr thành ch tch nước và đã có mt v thế chính tr khác hn, dù cũng phi đi mt vi nhiu ri ro hơn hn.

Sau một ln ‘biến mt’ c tháng tri t cui tháng By đến cui tháng Tám năm 2017, trùng vi v ‘bt cóc Trnh Xuân Thanh’ n ra Đc và ‘lò đã nóng lên ri thì củi tươi đưa vào cũng phi cháy’ ca Nguyn Phú Trng, Trn Đi Quang đã ‘tái xut’, đ đến tháng Mười Mt năm 2017, Quang đã ln đu tiên được gii quan sát chính tr xem là nhân vt đóng vai trò, ít ra trên danh nghĩa, là ch tch nước trong mt s kin đối ngoại đc bit quan trng đi vi Vit Nam : Hi ngh thượng đnh kinh tế châu Á - Thái bình Dương (APEC) được t chc ti thành ph Đà Nng. Khi đó, chính là Trn Đi Quang, ch không phi là Nguyn Phú Trng, đã có cơ hi được đón tiếp và trao đi vi hàng loạt th lĩnh quc tế như Donald Trump, Tp Cn Bình, Putin…

Nhưng ch vài ngày sau khi APEC kết thúc ti Đà Nng mà được h thng báo đng t ca ngi hết li, Nhân Dân - "cơ quan ngôn lun ca đng Cng sn Vit Nam" - đã đăng bn tin vi ta đ kỳ quc : "Tng bí thư Nguyn Phú Trng tiếp ; Ch tch nước Trn Đi Quang đón, hi đàm ; Th tướng Nguyn Xuân Phúc hi kiến Tng thng Hoa Kỳ Đ. Trăm".

Tựa đ trên có th khiến người đc cm thy ngay đã có mt s phân chia "quyn lc" rt có ch ý và cũng rt tỉ mn, lc đc gia 3/4 ca "t tr" trong vic tiếp "Trăm" (phiên sang tiếng Anh là Trump).

Kể t lúc đó, báo đng nói riêng và báo chí nhà nước Vit Nam nói chung khá hiếm hoi đăng hình nh ca Trn Đi Quang, hoàn toàn tương phn vi hình nh tràn ngp ‘Người đt lò vĩ đi’, ‘Bc nhân kit thế thiên hành đo’ và ‘Minh quân’ ca Nguyn Phú Trng.

Vào tháng Tư năm 2018 và ngay trước khi Hi ngh trung ương 7 ca đng cm quyn din ra, Trn Đi Quang li mt ln na ‘biến mt’.

Còn sau Hội ngh trung ương 7, người ta cht chng kiến mt phát ngôn ‘cn lut Biu tình’ ca Trn Đi Quang b báo chí thng tay bóc g. Ln đu tiên t khi tr thành ch tch nước, Trn Đi Quang b đng ‘khóa ming’. S kin chng biết mô t ra sao y càng làm dĩ vãng ‘Trn Đi Quang tiền trm cho Nguyn Phú Trng’ ch còn là thi phô din mn nng xa xưa, trong lúc có quá nhiu nghi ng v chuyn ‘cơm không lành canh không ngt’ gia hai nhân vt này.

Trần Đi Quang, cũng bi thế, khó có th công du M trong thi gian ti.

Chỉ còn lại Nguyn Phú Trng.

Tham vọng gp Trump

Vào năm 2015, dù chỉ là ‘đng trưởng’ nhưng Nguyn Phú Trng đã được tng thng M khi đó là Barak Obama đc cách tiếp ti Phòng Bu Dc và tiếp như mt nguyên th quc gia. S hin din ln đu tiên Washington lần đó ca Nguyn Phú Trng đã ch phi đánh đi bng vic chính th đc đng và chưa bao gi yêu mến dân ch Vit Nam chp nhn đnh chế công đoàn đc lp mà người M đòi hi - như mt điu kin quan trng trong Hip đnh TPP và mt khi Vit Nam mun tham gia vào hiệp đnh này.

Chỉ là sau đó, TPP đã gn như tan v và do vy nhng cam kết ca chính th Vit Nam v công đoàn đc lp cũng chng còn thy tăm hơi đâu.

Nhưng gi đây, s th còn d dàng hơn cho Nguyn Phú Trng và đng ca ông ta, khi Donald Trump đã có khá đủ thi gian đ tr thành mt v tng thng chng my quan tâm đến quá nhiu vi phm nhân quyn Vit Nam và s cp thiết phi ci thin tình trng này.

Nhưng ni khó chu cũng không vì thế mà gim đi. Dù bàng quan vi nhân quyn, Trump lại là một trong nhng chính khách thc dng nht trong các triu đi tng thng Hoa Kỳ. Bài toán thương mi song phương ‘công bng và đi ng’ mà Trump đang đt ra đi vi Vit Nam xem ra còn khó nhn hơn nhiu so vi nhng yêu cu v c thin nhân quyn trước đây.

Nhiều kh năng, và trên thc tế tương quan quyn lc ni b đng hin nay thì cũng chng còn kh năng nào khác, chính Nguyn Phú Trng s dn ‘đoàn cp cao’ đ công du M, trên cơ s chuyến đi tin trm ca Vương Đình Hu.

Nguyễn Phú Trng có v đang muốn tái hin ‘ kỳ tích’ ca ông ta M cách đây ba năm, đng thi ‘phát huy thng li’ t chuyến công du Pháp ca ông ta vào tháng Ba năm 2018.

Nhưng khác hn vi bi cnh ca chuyến công du Hoa Kỳ năm 2015, vào ln này ông Trng phi mang trên mình trách nhiệm vô cùng ln lao : kiếm tin nuôi đng.

Sự tht đng ngt là trong vài ba năm qua, người M đã ct kênh vin tr ODA và vin tr không hoàn li cho Vit Nam. Khác hn thi kỳ Nguyn Tn Dũng làm th tướng vi tin vay quc tế nhiu như nước và đổ vào túi quan tham cũng chẳng kém gì, thi ca cp đôi Trng - Phúc đã sinh ra ni bĩ cc khi mun vay cũng chng được.

Nhiều kh năng s din ra cuc gp Trump - Trng ti Washington mà đã không xy ra ti Hi ngh APEC Đà Nng vào tháng Mười Mt năm 2017. D trù cho cái tương lai cn cnh và khá phiêu lưu y, dường như Nguyn Phú Trng còn chun b lá bài ‘không ngng nâng cao vị thế Vit Nam trên trường quc tế’ : tiến trình bình thường hóa có tc đ tên la gia Kim Jong-un - người đng chí Bc Triu Tiên ca Vit Nam - vi Hàn Quc và vi M có th đã khiến ông Trng không mun đng ngoài cuc. Phi có mt hành đng gì đó, dù chỉ thun túy ‘làm màu’, đ cho thy ‘Minh quân’ Nguyn Phú Trng và chính th cng sn ca ông vn to ra được mt nh hưởng nào đy - như mt cu ni nhanh chóng hơn cho công cuc hòa bình trên bán đo Triu Tiên và sán ln trong mt người Mỹ.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 29/06/2018

Published in Diễn đàn

Vào cuối tháng Sáu năm 2018, chuyến công du Hoa Kỳ – không được thông báo trước trên các phương tiện thông tin đại chúng – của quan chức cấp cao Đảng cộng sản Việt Nam là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tạo ra một dư luận nhỏ nhưng đáng chú ý về thực chất ý đồ của chuyến đi này.

vdh1

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (giữa) đi Mỹ để tiền trạm cho Nguyễn Phú Trọng ? Ảnh : VGP.

Ẩn ý lớn nhất có lẽ là Vương Đình Huệ ‘tiền trạm cho một đoàn cấp cao’.

Tại thủ đô Washington D.C., quan chức Vương Đình Huệ đã lần lượt có các cuộc gặp, làm việc với Ngoại trưởng Mike Pompeo và Thứ trưởng ngoại giao John Sullivan ; Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin ; Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mira Ricardel và Thượng nghị sĩ Mazie Hirono – thành viên cao cấp Tiểu ban Biển, Ủy ban Quân vụ Thượng viện.

Chức trách hiện thời của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là phụ trách về kinh tế. Tuy nhiên lịch làm việc trên cho thấy ông Huệ đã ‘bao sân’ cả chức trách của hai người đồng chí của ông trong Bộ Chính trị là Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng phụ trách nội chính Trương Hòa Bình.

Vậy Vương Đình Huệ tiền trạm cho ai ?

Nếu loại trừ Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là nhân vật mà từ trước tới nay chỉ chủ yếu quan hệ đối ngoại theo ‘kênh gật’, khuôn mặt nào trong số Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn ‘đoàn cấp cao Việt Nam’ sang thăm Hoa Kỳ ?

Sau đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, Nguyễn Xuân Phúc đã trở thành chóp bu đầu tiên của Việt Nam đặt chân đến Washington vào tháng Năm năm 2017 – một chuyến đi khá vô thưởng vô phạt và chẳng mang lại lợi lộc gì về các bản hiệp định thương mại song phương.

Phúc đã đi Mỹ, đã không thể thuyết phục Trump và từ đó đến nay cũng chẳng thấy hy vọng nào sẽ thuyết phục được Trump gỡ bỏ Việt Nam khỏi danh sách các nước ‘gây hại cho Mỹ’ và bị Mỹ áp dụng nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’. Do vậy Phúc sẽ khó đi Mỹ thêm lần nữa.

Còn Trần Đại Quang ?

Có một mối duyên định giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Phú Trọng.

Vào tháng Ba năm 2015, khi còn là Bộ trưởng công an, Trần Đại Quang có một chuyến công du khá hoành tráng đến Hoa Kỳ, đặt dấu tiền trạm cho một chuyến công du sau đó và quan trọng hơn hẳn là của Tổng bí thư Trọng đến Washington vào tháng 7/2015, nơi ông Trọng được phía Mỹ đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia.

Hai năm sau đó, Trần Đại Quang đã trở thành chủ tịch nước và đã có một vị thế chính trị khác hẳn, dù cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn hẳn.

Sau một lần ‘biến mất’ cả tháng trời từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám năm 2017, trùng với vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ nổ ra ở Đức và ‘lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy’ của Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang đã ‘tái xuất’, để đến tháng Mười Một năm 2017, Quang đã lần đầu tiên được giới quan sát chính trị xem là nhân vật đóng vai trò, ít ra trên danh nghĩa, là chủ tịch nước trong một sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam : Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Châu Á – Thái bình Dương (APEC) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Khi đó, chính là Trần Đại Quang, chứ không phải là Nguyễn Phú Trọng, đã có cơ hội được đón tiếp và trao đổi với hàng loạt thủ lĩnh quốc tế như Donald Trump, Tập Cận Bình, Putin…

Nhưng chỉ vài ngày sau khi APEC kết thúc tại Đà Nẵng mà được hệ thống báo đảng tự ca ngợi hết lời, Nhân Dân – "cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam" – đã đăng bản tin với tựa đề kỳ quặc : "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ; Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón, hội đàm ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Đ. Trăm".

Tựa đề trên có thể khiến người đọc cảm thấy ngay đã có một sự phân chia "quyền lực" rất có chủ ý và cũng rất tỉ mẩn, lục đục giữa 3/4 của "tứ trụ" trong việc tiếp "Trăm" (phiên sang tiếng Anh là Trump).

Kể từ lúc đó, báo đảng nói riêng và báo chí nhà nước Việt Nam nói chung khá hiếm hoi đăng hình ảnh của Trần Đại Quang, hoàn toàn tương phản với hình ảnh tràn ngập ‘Người đốt lò vĩ đại’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và ‘Minh quân’ của Nguyễn Phú Trọng.

Vào tháng Tư năm 2018 và ngay trước khi Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền diễn ra, Trần Đại Quang lại một lần nữa ‘biến mất’.

Còn sau Hội nghị trung ương 7, người ta chợt chứng kiến một phát ngôn ‘cần luật Biểu tình’ của Trần Đại Quang bị báo chí thẳng tay bóc gỡ. Lần đầu tiên từ khi trở thành chủ tịch nước, Trần Đại Quang bị đảng ‘khóa miệng’. Sự kiện chẳng biết mô tả ra sao ấy càng làm dĩ vãng ‘Trần Đại Quang tiền trạm cho Nguyễn Phú Trọng’ chỉ còn là thời phô diễn mặn nồng xa xưa, trong lúc có quá nhiều nghi ngờ về chuyện ‘cơm không lành canh không ngọt’ giữa hai nhân vật này.

Trần Đại Quang, cũng bởi thế, khó có thể công du Mỹ trong thời gian tới.

Chỉ còn lại Nguyễn Phú Trọng.

Thiền Lâm

 

Nguồn : CaliToday, 28/06/2018

<a data-flickr-embed="true"  href="https://www.flickr.com/photos/145347866@N03/42179814615/in/dateposted-friend/" title="vdh1"><img src="https://farm2.staticflickr.com/1828/42179814615_37023e2260.jpg" width="500" height="281" alt="vdh1"></a><script async src="//embedr.flickr.com/assets/client-code.js" charset="utf-8"></script>
Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2