Tại buổi họp báo quý I/2019 diễn ra chiều 25/3/2019, lần đầu tiên 0,5% trong tổng số 200 tướng công an Việt Nam đã ‘can đảm’ nêu tên Trương Duy Nhất. Đó là Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Blogger trong cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do hồi 2016.
Thập thò tướng công an…
Trương Duy Nhất là blogger đã bị mất tích tại Bangkok vào cuối tháng Giêng năm 2019 với nhiều nghi ngờ của dư luận về ‘Trương Duy Nhất bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’. Tuy nhiên trong cuộc họp báo trên, tướng Vệ đã chỉ nói về mối liên đới của ông Nhất với vụ ‘Vũ ‘Nhôm’ chứ hoàn toàn không dám đề cập đến câu chuyện mà dư luận xôn xao : Trương Duy Nhất đã bị một cơ quan mật vụ nào đó bắt hoặc ở Thái Lan, hoặc ở Lào, hoặc bắt ở Thái Lan rồi sau đó ‘vận chuyển’ qua Lào về Việt Nam và ‘bàn giao’ cho Bộ Công an.
Cũng không thấy tướng Vệ đả động về việc Trương Duy Nhất đang bị giam giữ ở đâu, trong khi ngay trước đó một tin tức "từ trên trời rơi xuống" thình lình đến với người nhà của ông Nhất : Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada cho báo chí nước ngoài biết rằng phía trại giam thông báo cho mẹ của cô là ông Nhất bị bắt vào ngày 28 tháng Giêng và bị đưa vào trại T16 ở Thanh Oai, Hà Nội trong cùng ngày.
Không rõ cách thức thông báo trên bằng cách nào, nhưng không có bất kỳ giấy tờ nào được chuyển cho gia đình ông Nhất.
Sau đó, bà Cao Thị Xuân Phượng - vợ của ông Trương Duy Nhất và là mẹ của Trương Thục Đoan - vào ngày 20 tháng Ba đã đến Trại giam T16 với mục đích được thăm gặp chồng ; nhưng cán bộ trại không cho gặp với lý do việc điều tra chưa xong. Tuy nhiên, việc Trại T16 chịu nhận một ít thực phẩm và áo quần do bà Cao Thị Xuân Phượng gửi vào cho chồng là một bằng chứng về "Trương Duy Nhất ở trong đó".
Bình luận về tin tức "từ trên trời rơi xuống", nhiều người cho rằng Bộ Công an đã không dám thông báo về tình trạng Trương Duy Nhất theo đường chính thống, mà đã phải cho một ai đó gọi điện nặc danh báo cho gia đình ông Nhất biết về Trại giam T16 đang giam giữ ông.
Vì sao lại hiện ra hành vi trên ? Vì sao Bộ Công an không ‘ém’ luôn thông tin về Trương Duy Nhất mà phải tìm cách gián tiếp báo cho gia đình ?
Theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, khi bắt người, trong vòng 24 giờ, cơ quan bắt giữ phải thông báo cho gia đình. Còn theo sổ thăm nuôi của Trại T16 mà vợ ông Nhất nhìn thấy, ngày Trương Duy Nhất bị bắt là 28/1/2019. Như vậy, rất có thể các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Bộ Công an lo sợ báo tin quá trễ sẽ vi phạm Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự mà về sau này có thể bị gia đình ông Nhất kiện cáo, nên đã ‘mở lòng’ thông báo lén cho gia đình về tình trạng Trương Duy Nhất.
Từ ‘á khẩu’ đến ‘cấm khẩu’
Tình thế Bộ Công an ‘á khẩu’ khi thông báo về Trương Duy Nhất nhưng không hề xác nhận ‘đã bắt’ và nơi giam giữ ông Nhất cho thấy dường như đã xảy ra một lo ngại nhìn trước ngó sau ghê gớm khi buộc phải phát ra thông báo này - trong bối cảnh không chỉ áp lực dư luận trong nước mà còn cả nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, thậm chí cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam và Thái Lan phải có trách nhiệm công bố việc có dính líu hay không đến vụ việc ‘Trương Duy Nhất mất tích/bị bắt cóc’ ở Bangkok.
Dù cách thức đơn giản nhất của Việt Nam là chối phắt ‘không bắt cóc Trương Duy Nhất’, hoặc cùng lắm thì tuyên bố ‘Trương Duy Nhất tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách mà Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ‘đạo diễn’ cho Trịnh Xuân Thanh, sau khi Nhà nước Đức tố cáo rằng mật vụ việt Nam đã nhảy xổ vào Berlin để bắt cóc Thanh vào tháng 7 năm 2017…, nhưng hiện tượng các cơ quan "mật vụ" của Việt Nam như Bộ Công An (nhưng không còn Tổng Cục Tình Báo như thời "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh") bị ‘á khẩu’, còn Tổng Cục 2 (Tình báo quân đội) thuộc Bộ Quốc Phòng thì ‘cấm khẩu’ đã khiến cứ mỗi ngày trôi qua, tính ‘chính nghĩa’ và ‘chính danh’ của chính quyền Việt Nam trong vụ ‘Trương Duy Nhất bị mất tích ở Bangkok’ lại càng lu mờ, thay vào đó là nghi ngờ về ‘Trương Duy Nhất bị bắt cóc’ càng được xác thực.
Thậm chí vào lần này, tốc độ ‘phản ứng nhanh’ của chính quyền và công an Việt Nam về vụ Trương Duy Nhất còn tệ hơn nhiều so với vụ Trịnh Xuân Thanh.
Vào đầu tháng 8 năm 2017, chỉ vài ngày sau khi bị Nhà nước Đức phản ứng Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công an Việt Nam ít ra còn thông báo ngược lại rằng ‘Trịnh Xuân Thanh đã đến trực ban Bộ Công an đầu thú’, dù chẳng đưa ra được bằng chứng nào để thuyết minh về việc Trịnh Xuân Thanh đã từ bỏ nước Đức an toàn và có mức sống cao nhất Châu Âu, không biết bằng cách nào vượt qua biên giới hàng chục quốc gia chỉ để về Hà Nội ‘đầu thú’, để cuối cùng được hưởng ‘lượng khoan hồng của đảng và nhà nước ta’ với hai cái án chung thân.
Còn với vụ Trương Duy Nhất, rất nhiều dư luận đã tin như đinh đóng cột rằng nếu trong khoảng thời gian hai tháng từ lúc Nhất bị ‘mất tích’ cho đến khi được Bộ Công an nêu tên, nếu Bộ Công an có được một tờ giấy tự khai ‘tự nguyện về nước đầu thú’ do Trương Duy Nhất ký tên hay điềm chỉ vào thì đó sẽ là một chiến công thuộc loại hiển hách của bộ này, để không chỉ Trung tướng Trần Văn Vệ mà có thể cả Bộ trưởng công an Tô Lâm sẽ đầy háo hức tổ chức một cuộc họp báo đình đám nhằm trưng ra tờ tự khai đó.
Hoặc nếu không có được lời chứng hoặc vật chứng như một bản tường trình theo cách "tự nguyện" của Nhất, Bộ Công an cũng ‘đạo diễn’ để ông Nhất xuất hiện trên truyền hình để thuyết phục công chúng và quốc tế rằng ông đã tự nguyện nộp mạng chứ không phải bị bắt cóc - rập khuôn với hình ảnh ngầy ngật như bị đánh thuốc mê của Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình nhà nước vào tháng 8 năm 2017, sau khi đã ‘tự nguyện về nước đầu thú’.
Nhưng liệu Trương Duy Nhất có chịu nói ra điều đó, hoặc tối thiểu có chịu ký vào một bản tường trình "tự nguyện về nước đầu thú" để các cơ quan Việt Nam làm bằng chứng nhằm buộc báo chí quốc tế im miệng và "đập tan các luận điệu thù địch và xuyên tạc" ?
E rằng khó với một người cứng đầu như Trương Duy Nhất. Có vẻ Bộ Công an đã hoàn toàn thất bại nhằm làm cho cái đầu đó nhũn ra đôi chút.
Không bộ nào dám ‘phát ngôn’ ?
Cuối cùng, thông tin duy nhất mà Bộ Công an dám đề cập về Trương Duy Nhất chỉ là mối liên đới với vụ Vũ ‘Nhôm’ - vụ án đã được khởi tố hình sự và quá đủ lý do để tiến hành điều tra đối với ông Nhất.
Thông tin trên là rất logic và có thể dễ dàng đoán trước, khi trước đó đã xuất hiện trên mạng xã hội một số bài viết của giới dư luận viên tập trung mổ xẻ mối quan hệ giữa Trương Duy Nhất với Vũ "Nhôm", khi Nhất làm Trưởng đại diện báo Đại đoàn kết tại Đà Nẵng đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí, và cả những hoạt động thuộc về "phe cánh chính trị" của ông Nhất - hàm ý rằng nếu trong thời gian tới Trương Duy Nhất có bị công an và tòa án truy tố và xử tù về tội danh kinh tế thì cũng chẳng có gì là oan sai, càng chẳng đáng để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về ông Nhất.
Thông tin trên cũng có lẽ là cái duy nhất mà Bộ Công an nói ra được trong tình hình ngổn ngang, xáo trộn và đầy rủi ro chính trị hiện thời, trong bối cảnh mà nhiều dư luận cho rằng bộ này không phải là ‘tác giả’ vụ ‘bắt cóc Trương Duy Nhất’, nhưng buộc phải ‘nhận bàn giao’.
Và cũng có lẽ ‘rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ Trịnh Xuân Thanh’, mãi cho đến nay mới xuất hiện một quan chức công an không hẳn là cao cấp - Trần Văn Vệ - nói bóng gió về vụ Trương Duy Nhất, trong lúc người ta có thể thoải mái hình dung ra cảnh đùn đẩy né tránh đầy bi hài và như đỉa phải vôi giữa các cơ quan ‘có trách nhiệm’ - từ Bộ Quốc phòng đến Bộ Ngoại giao và đặc biệt vào lần này là Bộ Công an - cứ mỗi khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay cả ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng giao nhiệm vụ ‘phát ngôn’ vụ Trương Duy Nhất.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 28/03/2019
Ông Trương Duy Nhất 'hiện bị điều tra' là ai ? (BBC, 27/03/2019)
Một nhà báo Việt Nam trong nước nói với tôi rằng Trương Duy Nhất là một con người có những quan hệ rất phức tạp. Tin chính thức mới nhất là công an Việt Nam nói ông liên quan đến vụ án tham nhũng đất đai của cựu "sĩ quan tình báo" Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm).
Trương Duy Nhất là ai ?
Ông Vũ Nhôm được cho là đã lợi dụng chức vụ của mình để mua nhà cửa đất đai do nhà nước quản lý với giá rẻ rồi bán lại kiếm lời. Công an Việt Nam nói ông Nhất đã giúp ông Vũ mua căn nhà số 82 đường Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng, vốn là trụ sở báo Đại đoàn kết, mà ông Nhất từng làm trưởng đại diện tại miền Trung trong một thời gian.
Mặt khác ông Trương Duy Nhất cũng là một blogger, viết cho đài Á Châu Tự do, với khá nhiều bài viết chỉ trích những chính sách của Đảng cộng sản cầm quyền.
Sự khác biệt của hai lần bắt giữ
Sau khi người nhà và bạn bè ông, vào cuối tháng 1/2019, đưa ra những lo lắng rằng ông có thể đã bị bắt cóc về Việt Nam khi đang tìm đường tị nạn tại Thái Lan, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, bảo vệ ký giả… đã lên tiếng bảo vệ ông. Tên ông xuất hiện trên cả một tờ báo lớn của Mỹ là tờ Wall Street Journal.
Vậy ông Trương Duy Nhất, đang bị nhà cầm quyền Việt Nam xem là một kẻ tiếp tay cho tham nhũng, nhưng đang được các tổ chức nhân quyền xem là người đấu tranh cho dân chủ.
Sự khác biệt này rất lớn, lớn hơn hẳn lần ông Nhất bị chính quyền Việt Nam bỏ tù vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ vào năm 2014.
Ông Trương Duy Nhất ra tòa hồi tháng 3/2014, khi đó ông bị kết án 2 năm tù vì vi phạm điều 258
Lần đó cả hai phía đều đưa quan điểm dựa trên cùng một sự việc là những bài viết chỉ trích của ông trên trang Một góc Nhìn khác của Trương Duy Nhất. Cơ quan pháp luật Việt Nam xem những bài viết đó là phạm tội, nhưng đối với các xã hội mở phương Tây thì đó là quyền tự do ngôn luận.
Thời gian nổi tiếng nhất của trang web Một góc Nhìn khác, trước khi ông bị bắt vào cuối năm 2013, cũng là thời gian ông Nguyễn Bá Thanh cầm quyền tại thành phố Đà Nẵng với vai trò Bí thư thành ủy.
Những mối quan hệ phức tạp
Ông Trương Duy Nhất là người rất ủng hộ ông Nguyễn Bá Thanh, so sánh ông với các cán bộ cộng sản khác mà ông cho là nhạt nhẽo theo lối mòn. Ông Nguyễn Bá Thanh nổi tiếng với những phát biểu rất mạnh mẽ, những hành động mang tính dân túy nhưng không phải là không được lòng một số người dân, ví dụ như ông móc tiền lì xì cho những người lái xích lô đạp chẳng hạn.
Dư luận Đà Nẵng lúc đó chia làm đôi về ông Nhất. Một số đông xem ông là một nhà báo mạnh dạn. Một số ít hơn, và thường không công khai thì nói rằng ông Nhất là cái loa của ông Nguyễn Bá Thanh.
Cũng trong thời gian đó ở Đà Nẵng xảy ra vụ án xử vị tướng công an Trần Văn Thanh, vào năm 2009.
Ông Thanh công an được xem là một đối thủ chính trị của ông Thanh bí thư. Ông Trần Văn Thanh phải ra tòa trong hình ảnh một người đang được truyền dịch trên giường bệnh. Một hình ảnh làm dân chúng bất bình, một hình ảnh có thể biểu hiện sự đoạn tình đoạn nghĩa của những đồng chí cộng sản với nhau.
Nhưng ông Thanh công an lại cũng có quan hệ với ông Trương Duy Nhất.
Ông Nguyễn Bá Thanh lúc còn sống và ông Trần Văn Thanh lúc ra tòa - Ảnh minh họa
Trước khi ông Nhất về phụ trách báo Đại Đoàn Kết, ông làm ở báo Công an Đà Nẵng, tờ báo "chuyên ngành" nằm dưới quyền của ông Trần Văn Thanh.
Một số nguồn tin giấu tên ở Đà Nẵng, nói rằng trong cuộc đối đầu giữa hai ông Thanh đó, lúc đầu ông Nhất phải ủng hộ sếp mình là ông Thanh công an, sau đó ông chuyển phe, ủng hộ ông Thanh Bí thư.
Bạn đọc nếu theo dõi chặt chẽ đời sống chính trị Việt Nam hẳn nhớ giai đoạn cuối đời của ông Nguyễn Bá Thanh là giai đoạn ông được điều ra Hà Nội để giữ chức Trưởng Ban nội chính trung ương, cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản, từ năm 2012 đến lúc ông mất năm 2015.
Ông Trương Duy Nhất bị bắt vào năm 2013.
Trước đó, trong một kỳ đại hội đảng toàn quốc, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc giành quyền kiểm soát cơ quan chống tham nhũng từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ chính trị của ông.
Mà Thủ tướng Dũng vốn cũng xuất thân từ ngành công an, có ảnh hưởng rất lớn trong ngành này lúc đó.
Giới thạo tin tại Đà Nẵng cho rằng việc ông Trương Duy Nhất bị bắt vào năm 2013 vì ông chuyển phe, làm "cái loa" cho ông Nguyễn Bá Thanh.
Có phần chắc là công luận sẽ không bao giờ biết chắc chắn chuyện gì đã xảy ra... nhưng có một điều lạ là cho đến giờ này chính quyền Việt Nam vẫn chưa nói rằng họ bắt giữ ông Trương Duy Nhất, dù gia đình ông đã nói với BBC rằng họ đã được báo là ông bị tạm giam tại trại giam của Bộ Công an T16 ở ngoại thành Hà Nội, và người thân của ông còn thấy được quyển sổ theo dõi của nhà tù là ông Nhất bị nhập trại vào ngày 28/1/2019.
Đây là câu chuyện hành trình mất tích của ông Trương Duy Nhất, cũng không kém mờ ảo như những quan hệ chằng chịt của ông tại Đà Nẵng.
Có hai tổ chức dân sự của người Việt hải ngoại cho người viết biết rằng ông Trương Duy Nhất đã nhập cư bất hợp pháp vào Campuchia, rồi sang Thái Lan tìm quy chế tị nạn tại Cao ủy tị nạn của Liên Hiệp Quốc tại Bangkok.
Cả hai tổ chức này đều cho biết ông Nhất liên lạc với họ để tìm đường đi nước bước với tấm hộ chiếu Việt Nam kèm visa đi Canada còn hiệu lực mà trước đó ông Nhất đã có được trong một lần sang Mỹ và Canada.
Cho tới giờ này, ngoài những tin đồn, thì hành tung của ông Trương Duy Nhất trong "hành trình mất tích" của ông, chỉ có một đoạn ngắn rõ ràng được BBC điều tra. Đó là giai đoạn ông cư trú trong một khách sạn mini ở thủ đô Bangkok.
Với áp lực của một số tổ chức báo chí và nhân quyền, cảnh sát Thái Lan hứa sẽ điều tra xem vụ ông Trương Duy Nhất là như thế nào. Nhưng họ cũng chính thức tuyên bố là họ không có ghi nhận gì về sự có mặt của ông Nhất trên đất Thái Lan cả.
Tức là cho đến nay, đối với chính quyền các quốc gia trên bán đảo Đông Dương, ông Trương Duy Nhất vẫn còn tại Việt Nam, với lần ghi nhận sau cùng là ông trở về từ Bắc Mỹ trước đây ít lâu.
Tại sao ông Nhất phải bỏ trốn ?
Ông Nhất "mất tích" vào thời điểm tròn một năm sau khi ông Vũ Nhôm bị Singapore trục xuất về Việt Nam. Sau đó ông Vũ Nhôm bị ra tòa về tội trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi trong vụ mua bán nhà cửa đất đai.
Với cáo buộc hiện nay là ông Trương Duy Nhất đã giúp ông Vũ Nhôm phạm tội, mà cả hai ông đều có dính líu tới ngành công an, gần hơn nữa là công an Đà Nẵng, thì những đồn đoán nói rằng hai ông có thời rất thân thiết với nhau không phải là không có cơ sở.
Nhưng tại sao ông Nhất lại chờ đến một năm mới bỏ trốn, và có vẻ vội vàng, thiếu chuẩn bị như vậy ?
Thực ra việc này không khó hiểu nếu đặt nó vào mối quan hệ chằng chịt của ông Trương Duy Nhất với các phe phái chính trị kinh tài phức tạp tại Đà Nẵng. Một nhà quan sát chính trị người Việt tại nước ngoài là ông Vũ Hồng Lâm, có nhận xét rằng các phe phái chính trị kinh tài tại Việt Nam không phải là cố định, người ta có thể chuyển từ phe này sang phe kia dễ dàng.
Và dĩ nhiên sự tính toán phe phái lại nhiều khi không đúng, và thế là người tính toán phải trả giá.
Ông Nhất sẽ ra tòa như thế nào ?
Những người quan sát trong và ngoài Việt Nam dễ dàng đồng ý với nhau rằng hà Nội sẽ ung dung xử ông Nhất như là một nhân chứng, một đồng lõa trong một vụ án tham nhũng. Ngay từ đầu chính quyền Việt Nam đã giữ cho vụ việc ở tầm mức rất nhỏ bé, tầm thường, như một nhân chứng tham nhũng hay đồng phạm tầm thường.
Ngay khi tin đồn về ông Trương Duy Nhất bị bắt cóc từ Thái Lan đem về Việt Nam, một nhà báo Việt Nam tại Hà Nội cho người viết biết rằng cơ quan chủ quản của tờ báo, cũng như Ban tuyên giáo trung ương, cơ quan tuyên truyền chỉ huy tất cả các cơ quan truyền thông Việt Nam, không có dặn dò nhắn nhủ, định hướng gì về vụ Trương Duy Nhất cả.
Mà Hà Nội cũng sẽ không bận tâm phải giải quyết "hậu quả bắt cóc" như đã phải khốn đốn "xử lý" như vụ Trịnh Xuân Thanh bên Đức, đến nay vẫn chưa xong.
Về mặt chính thức, cả hai chính quyền Thái Lan và Việt Nam không phiền hà gì với nhau về chuyện có hay không có việc "bắt cóc" ông Nhất.
Vậy ông Trương Duy Nhất là ai ?
Chúng ta chỉ biết chắc chắn rằng ông từng viết báo cho ngành công an, cho báo Đại Đoàn Kết, viết blog, chủ trang Một góc Nhìn khác.
Ông là một nhà báo lên tiếng về dân chủ và nhân quyền hay là một người đồng lõa tham nhũng ?
Những bài báo chỉ trích Đảng Cộng sản của ông là có thật, ông lên tiếng đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi phải có sự kiểm soát quyền lực...cũng có thật.
Nhưng có thể là thực tế cuộc sống ở đâu cũng vậy, mà ở Việt Nam càng thấy rõ, không phải chỉ có hai màu trắng và đen.
Timmothy Tran
Tác giả là một nhà báo tự do sống ở Virginia, Hoa Kỳ.
*****************
Bộ Công an : Trương Duy Nhất liên quan tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn’ (VOA, 27/03/2019)
Sau gần hai tháng kể từ khi nhà báo-blogger Trương Duy Nhất "mất tích", Bộ Công an hôm 25/3 có cuộc họp báo cho biết ông Trương Duy Nhất đang bị giam giữ để điều tra vì có liên quan tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Ông Trương Duy Nhất - Ảnh minh họa
Truyền thông Việt Nam dẫn lời Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, cho biết cơ quan công an bước đầu xác định ông Trương Duy Nhất có liên quan trong vụ án Vũ "nhôm" về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhưng không cho biết thông tin cụ thể về nơi giam giữ cũng như quá trình bắt giam ông.
Ông Trương Duy Nhất được cho là đã đến Thái Lan xin tị nạn vào đầu năm nay và mất tích kể từ ngày 26/1/2019, theo lời người thân và blogger Bạch Hồng Quyền, người trực tiếp giúp ông Nhất trong thời gian ở Thái Lan, nói với VOA.
Sau khi truyền thông quốc tế và các tổ chức nhân quyền lên tiếng về vụ mất tích bị nghi là do an ninh Việt Nam thực hiện, chính phủ Thái Lan hứa sẽ điều tra vụ việc này.
Trong lá thư kêu cứu gửi cho VOA vào ngày 8/3, ông Bạch Hồng Quyền cho biết ông đang rơi vào tình trạng rất nguy hiểm vì cảnh sát Thái Lan kết hợp với đại sứ quán Việt Nam để truy lùng nhằm bắt giữ và trục xuất ông về Việt Nam "với mục đích xóa dấu vết ông Trương Duy Nhất đến Thái Lan".
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 21/3 kêu gọi giới hữu trách Việt Nam và Thái Lan làm rõ nguyên nhân "mất tích" của ông Nhất trên đất Thái, sau khi có thông tin cho biết ông đang bị giam giữ ở Hà Nội sau gần hai tháng mất tích. Đại diện của tổ chức này nói đây là điều "cực kỳ đáng quan ngại".
Cho đến nay, việc ông Nhất bị bắt như thế nào và đã từng có mặt trên đất Thái hay không vẫn chưa được trả lời chính thức.
Ông Nhất trước đây từng giữ chức Trưởng văn phòng đại diện khu vực miền Trung của báo Đại Đoàn Kết.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, đại diện Bộ Công an được báo chí dẫn lời nói rằng ông Nhất đã lợi dụng giấy tờ của báo Đại Đoàn Kết để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí. "Tuy nhiên, hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin cụ thể", đại diện Bộ Công an nói thêm.
Ông Nhất bị cho là đã "bắt tay" cùng Vũ "nhôm" (Phan Văn Anh Vũ) để thâu tóm căn nhà công sản 82 Trần Quốc Toản mà sau này trở thành nhà riêng của Vũ "nhôm".
Theo báo Thanh Niên, ông Nhất là người đã ký công văn của Báo Đại Đoàn Kết xin UBND thành phố Đà Nẵng mua căn nhà trên theo diện công sản để làm văn phòng đại diện. Nhưng căn nhà có giá trị 674.483.400 đồng này sau đó đã "chạy lòng vòng" và rơi vào tay Vũ "nhôm".
Ông Trương Duy Nhất từng bị kết án tù 2 năm vào năm 2014 về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ vì các bài viết trên trang blog "Trương Duy Nhất - Một góc nhìn khác" do ông sáng lập.
Ông cũng được tổ chức Phóng viên Không biên giới, có trụ sở tại Pháp, vinh danh là một trong 100 "anh hùng thông tin" của thế giới vào năm 2014.
****************
Công an Việt Nam nói họ điều tra ông Trương Duy Nhất vì 'liên quan Vũ Nhôm' (BBC, 25/03/2019)
Bộ Công an Việt Nam lần đầu tiên xác nhận đang điều tra ông Trương Duy Nhất nhưng không khẳng định ông đã bị bắt hay chưa.
Có tin nói ông Trương Duy Nhất 'trốn sang Thái Lan'
Các báo Việt Nam chiều 25/3 tường thuật lời chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Trung tướng Trần Văn Vệ tại cuộc họp báo.
Tướng Vệ nói ông Nhất liên quan một cuộc điều tra doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (hay Vũ Nhôm) đã bị tù giam.
'Liên quan Vũ Nhôm'
Theo người đại diện công an Việt Nam, ông Trương Duy Nhất có liên quan ông Vũ Nhôm trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Tướng Vệ nói ông Nhất khi làm Trưởng đại diện báo Đại đoàn kết tại Đà Nẵng đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí.
"Việc này cơ quan điều tra đang điều tra, xác minh nên chưa cung cấp cụ thể", Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra cho hay.
Đáng chú ý, mặc dù đề cập tên ông Nhất, Bộ Công an hoàn toàn không xác nhận đã bắt được ông hay chưa, và hiện ông đang ở đâu.
Sau gần hai tháng kể từ khi blogger Trương Duy Nhất mất tích, gia đình ông nói rằng họ được thông báo ông đang bị giam ở T16, một trại giam ở Thanh Oai, gần Hà Nội.
Được biết ông Trương Duy Nhất từng làm việc cho báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, và sau đó làm cho báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng tới đầu 2011.
Đã bị giam ở Việt Nam ?
Hôm 20/3, từ Canada, cô Trương Thục Đoan, con gái ông Nhất cho BBC News tiếng Việt biết : "Một người, hôm 15/3, không biết là ai, gọi cho mẹ ở Việt Nam báo là ba hiện đang bị giam ở T16".
"Mẹ nửa tin nửa ngờ nên nhờ luật sư Trần Vũ Hải kiểm chứng bằng cách lên làm giấy tờ hay cho gặp mặt".
Cùng ngày 20/3, cây bút Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội đăng bài trên Facebook cá nhân, viết rằng vợ của ông Nhất đã từ Đà Nẵng bay ra Hà Nội.
Ông Nguyên cho biết ông đã chở vợ ông Nhất đến trại giam T16 ở Thanh Oai.
"Trại chưa cho thăm gặp nhưng đã cho tiếp tế. Vợ Nhất mang rất nhiều thức ăn và quần áo từ Đà Nẵng ra cho chồng, nhưng quy định của trại chỉ cho chuyển vào rất ít, cùng với một số tiền gửi nhất định để mua thức ăn ở căng tin trại".
Và trại đã cấp cho vợ ông Nhất một "Sổ tiếp tế, thăm gặp" cho những lần sau.
Theo sổ này thì ông Nhất bị bắt ngày 28/1/2019 và trong cùng ngày đã chuyển đến trại T16, theo lời ông Nguyên.
Nhưng theo tường thuật trên báo Việt Nam ngày 25/3, Trung tướng Trần Văn Vệ không khẳng định đã bắt giữ ông Nhất, mà chỉ nói công an đang điều tra ông Nhất.
Khi được một phóng viên hỏi tin ông Trương Duy Nhất "đã bị bắt có chính xác không", ông Vệ lại nói về vụ Vũ Nhôm.
Theo tướng Vệ, trong quá trình điều tra mở rộng, cơ quan điều tra có xác định ông Trương Văn Nhất, cựu Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng, có liên quan đến vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn liên quan Vũ Nhôm.
Theo đó, ông Nhất bị cho là có hành vi "đưa các giấy tờ của báo Đại Đoàn Kết để mua nhà đất không qua đấu giá".
Các bài trên báo Việt Nam về cuộc họp báo hôm 25/03 cũng đồng loạt đăng tin về việc ông Nhất trước đây bị công an bắt tháng 5/2013 về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Năm 2014, ông bị tòa ở Đà Nẵng tuyên 2 năm tù và rồi ra tù tháng 5/2015.
Đầu tháng 2/2019, người đứng đầu cơ quan di trú Thái Lan, ông Surachate Hakparn nói với Reuters rằng không có hồ sơ chính thức về việc ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan.
Tuy vậy, văn phòng di trú Thái Lan đang xem xét có phải ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan bất hợp pháp và xem chuyện gì đã xảy ra với ông.
"Tôi đã ra lệnh điều tra vụ này", ông Surachate nói với Reuters ngày 7/2.
Dư luận quốc tế đã quan tâm đến tin nói ông Nhất "mất tích" ở Thái Lan hồi đầu năm.
Ngoài các tổ chức như Ân xá Quốc tế, RSF, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 08/02 cũng nói họ hoan nghênh cuộc điều tra của chính phủ Thái Lan về vụ mất tích của ông Nhất và cho biết Mỹ "theo dõi chặt chẽ tình hình
Một luồng dư luận cho rằng vụ Trương Duy Nhất đang khiến các cơ quan mật vụ và cả ngoại giao Việt Nam ‘rối như canh hẹ’.
Vụ Trương Duy Nhất đang khiến các cơ quan mật vụ và cả ngoại giao Việt Nam ‘rối như canh hẹ’.
Phải hai tháng sau vụ "Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok", lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam mới thập thò thông tin về ông Nhất, nhưng chỉ nói về mối liên đới của ông Nhất với vụ ‘Vũ ‘Nhôm’ chứ hoàn toàn không dám đề cập đến câu chuyện mà dư luận xôn xao : Trương Duy Nhất đã bị một cơ quan nào đó bắt ở hoặc Thái Lan, hoặc Lào, sau đó ‘vận chuyển’ về Việt Nam và ‘bàn giao’ cho Bộ Công an.
Thông tin trên được phát ra bởi Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, tại buổi họp báo quý I/2019 diễn ra chiều 25/3/2019
Cũng không thấy tướng Vệ đả động về việc Trương Duy Nhất đang bị giam giữ ở đâu, trong khi ngay trước đó một tin tức "từ trên trời rơi xuống" thình lình đến với người nhà của ông Nhất : Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada cho báo chí nước ngoài biết rằng phía trại giam thông báo cho mẹ của cô là ông Nhất bị bắt vào ngày 28 tháng Giêng và bị đưa vào trại T16 ở Thanh Oai, Hà Nội trong cùng ngày.
Bình luận về tin tức "từ trên trời rơi xuống", nhiều người cho rằng Bộ Công an đã không dám thông báo về tình trạng Trương Duy Nhất theo đường chính thống, mà đã phải cho một ai đó gọi điện nặc danh báo cho gia đình ông Nhất biết về Trại giam T16 đang giam giữ ông.
Tình trạng Bộ Công an ‘á khẩu’ khi thông báo về Trương Duy Nhất nhưng không hề xác nhận ‘đã bắt’ và nơi giam giữ ông Nhất cho thấy dường như đã xảy ra một lo ngại nhìn trước ngó sau ghê gớm khi buộc phải phát ra thông báo này - trong bối cảnh không chỉ áp lực dư luận mà còn cả nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, thậm chí cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam và Thái Lan phải có trách nhiệm công bố việc có dính líu hay không đến vụ việc ‘Trương Duy Nhất mất tích/bị bắt cóc’ ở Bangkok.
Dù cách thức đơn giản nhất của Việt Nam là chối phắt ‘không bắt cóc Trương Duy Nhất’, hoặc cùng lắm thì tuyên bố ‘Trương Duy Nhất tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách mà Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ‘đạo diễn’ cho Trịnh Xuân Thanh, sau khi Nhà nước Đức tố cáo rằng mật vụ việt Nam đã nhảy xổ vào Berlin để bắt cóc Thanh vào tháng 7 năm 2017… Nhưng hiện tượng các cơ quan "mật vụ" của Việt Nam như Bộ Công An (nhưng không còn Tổng Cục Tình Báo như thời "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh") ‘á khẩu’, còn Tổng Cục 2 (Tình báo quân đội) thuộc Bộ Quốc Phòng thì ‘cấm khẩu’ đã khiến cứ mỗi ngày trôi, qua, tính ‘chính nghĩa’ của chính quyền Việt Nam trong vụ ‘Trương Duy Nhất bị mất tích ở Bangkok’ lại càng lu mờ, thay vào đó là nghi ngờ về ‘Trương Duy Nhất bị bắt cóc’ càng được xác thực.
Có vẻ Bộ Công an đã hoàn toàn thất bại khi muốn có được một chữ ký của Trương Duy Nhất trong bản tường trình mang tên "tự nguyện về nước đầu thú".
Rốt cuộc, thông tin duy nhất mà Bộ Công an nói về Trương Duy Nhất chỉ là mối liên đới với vụ Vũ ‘Nhôm’ - vụ án đã được khởi tố hình sự và quá đủ lý do để tiến hành điều tra đối với Trương Duy Nhất.
Thông tin trên là rất logic và có thể dễ dàng đoán trước, khi trước đó đã xuất hiện trên mạng xã hội một số bài viết của giới dư luận viên tập trung mổ xẻ mối quan hệ giữa Trương Duy Nhất với Vũ "Nhôm", khi Nhất làm Trưởng đại diện báo Đại đoàn kết tại Đà Nẵng đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí, và cả những hoạt động thuộc về "phe cánh chính trị" của ông Nhất - hàm ý rằng nếu trong thời gian tới Trương Duy Nhất có bị công an và tòa án truy tố và xử tù về tội danh kinh tế thì cũng chẳng có gì là oan sai, càng chẳng đáng để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về ông Nhất.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 27/03/2019
Nhà báo Trương Duy Nhất bị xác định có liên quan đến Vũ "nhôm" (RFA, 25/03/2019)
Nhà báo Trương Duy Nhất bị công an Việt Nam xác định là đã lợi dụng giấy tờ của báo Đại Đoàn kết để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí liên quan đến vụ án Vũ "nhôm" lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Truyền thông trong nước loan tin này vào chiều ngày 25/3 trích thông tin từ họp báo quý I năm 2019 của Bộ Công an.
Blogger - nhà báo Trương Duy Nhất trong một lần trả lời phỏng vấn ở Đài Á Châu Tự Do hồi năm 2016 - Photo : RFA
Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết trong quá trình mở rộng điều tra các vụ án liên quan đến Vũ "nhôm", một cựu sĩ quan công an, bước đầu cơ quan công an đã xác định ông Trương Duy Nhất có liên quan đến Vũ "nhôm".
Vũ "nhôm", tên thật là Phan Văn Anh Vũ, hiện đang liên quan đến 6 vụ án do Bộ Công an điều tra. Trong số này có 3 vụ đã được đưa ra xét xử là cố ý làm lộ bí mật nhà nước, lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng, và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra ở ngân hàng Đông Á. Các vụ khác liên quan đến tham nhũng đất đai ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích khi đang ở Thái Lan xin quy chế tị nạn vào ngày 26/1. Nhiều nghi ngờ cho rằng blogger này đã bị cảnh sát Thái phối hợp với an ninh Việt Nam bắt cóc đưa về Việt Nam.
Vào ngày 20/3, cô Trương Thục Đoan, con gái blogger xác nhận với RFA rằng cha cô đang bị giam giữ tại trại T16 ở Hà Nội. Cô khẳng định cha cô không hề có ý định muốn quay về Việt Nam.
******************
Ông Trương Duy Nhất bị công an điều tra vì 'liên quan Vũ Nhôm' (BBC, 25/03/2019)
Bộ Công an Việt Nam lần đầu tiên xác nhận đang điều tra ông Trương Duy Nhất nhưng không khẳng định ông đã bị bắt hay chưa.
Có tin nói ông Trương Duy Nhất 'trốn sang Thái Lan'
Các báo Việt Nam chiều 25/3 tường thuật lời chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Trung tướng Trần Văn Vệ tại cuộc họp báo.
Tướng Vệ nói ông Nhất liên quan một cuộc điều tra doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (hay Vũ Nhôm) đã bị tù giam.
'Liên quan Vũ Nhôm'
Theo người đại diện công an Việt Nam, ông Trương Duy Nhất có liên quan ông Vũ Nhôm trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Tướng Vệ nói ông Nhất khi làm Trưởng đại diện báo Đại đoàn kết tại Đà Nẵng đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí.
"Việc này cơ quan điều tra đang điều tra, xác minh nên chưa cung cấp cụ thể", Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra cho hay.
Đáng chú ý, mặc dù đề cập tên ông Nhất, Bộ Công an hoàn toàn không xác nhận đã bắt được ông hay chưa, và hiện ông đang ở đâu.
Sau gần hai tháng kể từ khi blogger Trương Duy Nhất mất tích, gia đình ông nói rằng họ được thông báo ông đang bị giam ở T16, một trại giam ở Thanh Oai, gần Hà Nội.
Được biết ông Trương Duy Nhất từng làm việc cho báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, và sau đó làm cho báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng tới đầu 2011.
Đã bị giam ở Việt Nam ?
Hôm 20/3, từ Canada, cô Trương Thục Đoan, con gái ông Nhất cho BBC News Tiếng Việt biết : "Một người, hôm 15/3, không biết là ai, gọi cho mẹ ở Việt Nam báo là ba hiện đang bị giam ở T16".
"Mẹ nửa tin nửa ngờ nên nhờ luật sư Trần Vũ Hải kiểm chứng bằng cách lên làm giấy tờ hay cho gặp mặt".
Cùng ngày 20/3, cây bút Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội đăng bài trên Facebook cá nhân, viết rằng vợ của ông Nhất đã từ Đà Nẵng bay ra Hà Nội.
Ông Nguyên cho biết ông đã chở vợ ông Nhất đến trại giam T16 ở Thanh Oai.
"Trại chưa cho thăm gặp nhưng đã cho tiếp tế. Vợ Nhất mang rất nhiều thức ăn và quần áo từ Đà Nẵng ra cho chồng, nhưng quy định của trại chỉ cho chuyển vào rất ít, cùng với một số tiền gửi nhất định để mua thức ăn ở căng tin trại".
Và trại đã cấp cho vợ ông Nhất một "Sổ tiếp tế, thăm gặp" cho những lần sau.
Theo sổ này thì ông Nhất bị bắt ngày 28/01/2019 và trong cùng ngày đã chuyển đến trại T16, theo lời ông Nguyên.
Nhưng theo tường thuật trên báo Việt Nam ngày 25/3, Trung tướng Trần Văn Vệ không khẳng định đã bắt giữ ông Nhất, mà chỉ nói công an đang điều tra ông Nhất.
Khi được một phóng viên hỏi tin ông Trương Duy Nhất "đã bị bắt có chính xác không", ông Vệ lại nói về vụ Vũ Nhôm.
Theo Tướng Vệ, trong quá trình điều tra mở rộng, cơ quan điều tra có xác định ông Trương Văn Nhất, cựu Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng, có liên quan đến vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn liên quan Vũ Nhôm.
Theo đó, ông Nhất bị cho là có hành vi "đưa các giấy tờ của Báo Đại Đoàn Kết để mua nhà đất không qua đấu giá".
Các bài trên báo Việt Nam về cuộc họp báo hôm 25/03 cũng đồng loạt đăng tin về việc ông Nhất trước đây bị công an bắt tháng 5/2013 về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Năm 2014, ông bị tòa ở Đà Nẵng tuyên 2 năm tù và rồi ra tù tháng 5/2015.
Đầu tháng 2/2019, người đứng đầu cơ quan di trú Thái Lan, ông Surachate Hakparn nói với Reuters rằng không có hồ sơ chính thức về việc ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan.
Tuy vậy, văn phòng di trú Thái Lan đang xem xét có phải ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan bất hợp pháp và xem chuyện gì đã xảy ra với ông.
"Tôi đã ra lệnh điều tra vụ này", ông Surachate nói với Reuters ngày 7/2.
Dư luận quốc tế đã quan tâm đến tin nói ông Nhất "mất tích" ở Thái Lan hồi đầu năm.
Ngoài các tổ chức như Ân xá Quốc tế, RSF, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 08/02 cũng nói họ hoan nghênh cuộc điều tra của chính phủ Thái Lan về vụ mất tích của ông Nhất và cho biết Mỹ "theo dõi chặt chẽ tình hình".
Dường như toàn bộ chính thể độc đảng ở Việt Nam đã quyết tâm chọn thái độ im lặng vì không cơ quan nào chịu lên tiếng và dám lên tiếng vụ "bắt cóc Trương Duy Nhất"…
Blogger Trương Duy Nhất trong lần đến California. (Hình : Facebook Trương Duy Nhất)
Tin tức "từ trên trời rơi xuống"
Phải gần hai tháng sau vụ "Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok," một tin tức "từ trên trời rơi xuống" mới đến với người nhà của ông Nhất : Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada cho báo chí nước ngoài biết rằng phía trại giam thông báo cho mẹ của cô là ông Nhất bị bắt vào ngày 28 Tháng Giêng và bị đưa vào trại T16 ở Thanh Oai, Hà Nội trong cùng ngày.
Không rõ cách thức thông báo bằng cách nào, nhưng không có bất kỳ giấy tờ nào được chuyển cho gia đình ông Nhất – điều hoàn toàn sai nếu đối chiếu với Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (khi bắt người, trong vòng 24 giờ, cơ quan bắt giữ phải thông báo cho gia đình).
Bà Cao Thị Xuân Phượng, vợ của ông Trương Duy Nhất và là mẹ của Trương Thục Đoan, vào ngày 20 Tháng Ba đến Trại T16 với mục đích được thăm gặp chồng ; nhưng cán bộ trại không cho gặp với lý do việc điều tra chưa xong. Tuy nhiên, việc Trại T16 chịu nhận một ít thực phẩm và áo quần do bà Cao Thị Xuân Phượng gửi vào cho chồng là một bằng chứng về "Trương Duy Nhất ở trong đó."
Việc trại giam T16 của Bộ Công An "bắn tin" về tình hình giam giữ Trương Duy Nhất xảy ra cùng lúc với việc một facebooker mang tính "tín hiệu" lần thứ hai liên tiếp phát tin về "Trương Duy Nhất đã "có mặt" ở Việt Nam" (vào Tháng Chín, 2018 cũng facebooker này phát tin đầu tiên về Trần Bắc Hà bị bắt ở nước ngoài và đưa về Việt Nam và tin này sau đó được xác nhận là đúng). Cũng đồng thời diễn ra một đợt bắt bớ tiếp theo của Bộ Công An đối với một số lãnh đạo Đà Nẵng liên quan đến những tài sản công được bán như cho cho Vũ "Nhôm."
Làm sao chứng minh Nhất "tự nguyện về nước đầu thú ?"
Trong khi đó, vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy các cơ quan "có trách nhiệm" của Việt Nam muốn mở miệng về vụ Trương Duy Nhất, dù rằng cách thức đơn giản nhất của Việt Nam là chối phắt "không bắt cóc Trương Duy Nhất," hoặc cùng lắm thì tuyên bố "Trương Duy Nhất tự nguyện về nước đầu thú" theo cách mà Bộ Công An và Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã "đạo diễn" cho Trịnh Xuân Thanh, sau khi Nhà Nước Đức tố cáo rằng mật vụ Việt Nam đã nhảy xổ vào Berlin để bắt cóc Thanh vào Tháng Bảy năm 2017.
Nhưng nếu là "Trương Duy Nhất tự nguyện về nước đầu thú," chắc chắn chính quyền Việt Nam sẽ phải trưng ra lời chứng của Nhất, hoặc vật chứng như một bản tường trình theo cách "tự nguyện" của Nhất, hoặc tốt hơn cả là chính ông Nhất xuất hiện trên truyền hình để thuyết phục công chúng và quốc tế rằng ông đã tự nguyện nộp mạng chứ không phải bị bắt cóc.
Nhưng liệu Trương Duy Nhất có chịu nói ra điều đó, hoặc tối thiểu có chịu ký vào một bản tường trình "tự nguyện về nước đầu thú" để các cơ quan Việt Nam làm bằng chứng nhằm làm im miệng báo chí quốc tế và "đập tan các luận điệu thù địch và xuyên tạc" ?
E rằng khó với một người cứng đầu như Trương Duy Nhất…
Thậm chí vào lần này, tốc độ "phản ứng nhanh" của chính quyền Việt Nam về vụ Trương Duy Nhất còn tệ hơn nhiều so với vụ Trịnh Xuân Thanh.
Vào đầu Tháng Tám, 2017, chỉ vài ngày sau khi bị nhà nước Đức phản ứng Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công An Việt Nam ít ra còn thông báo ngược lại rằng "Trịnh Xuân Thanh đã đến trực ban Bộ Công An đầu thú."
Cho tới nay, dấu hiệu duy nhất cho thấy chính quyền Việt Nam "công bố" chỉ là một số bài viết của giới dư luận viên được tung ra, tập trung mổ xẻ mối quan hệ giữa Trương Duy Nhất với Vũ "Nhôm" và cả những hoạt động thuộc về "phe cánh chính trị" của ông Nhất – hàm ý rằng nếu trong thời gian tới Trương Duy Nhất có bị công an và tòa án truy tố và xử tù về tội danh kinh tế thì cũng chẳng có gì là oan sai, càng chẳng đáng để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về ông Nhất.
Cơ quan nào là "tác giả bắt cóc ?"
Vì sao vào lần này Bộ Công An – cơ quan chủ quản của Trại giam T16 đang giam giữ Trương Duy Nhất – lại quá chậm chạp trong phản ứng nhanh vụ Trương Duy Nhất ?
Hay "đặc thù" của vụ Trương Duy Nhất khác với vụ Trịnh Xuân Thanh, tức không "dính" Bộ Công An hoặc có "dính" thì Bộ Công An chỉ đóng vai trò phụ và "thủ tục," nên bộ này chẳng có gì phải sốt ruột hay xáo động ?
Mà nếu diễn viên chính trên sân khấu vào lần này không phải là Bộ Công An, đó có thể là ai, hoặc cơ quan nào ?
Có lẽ đó mới là vấn đề nhức đầu và khó xử lý nhất, thậm chí còn khó hơn nhiều việc "bắt cóc Trương Duy Nhất" mà đã bị dư luận xã hội xôn xao và cả cộng đồng quốc tế quan ngại suối từ Tháng Giêng 2019 đến nay.
Một chi tiết cũng đáng mổ xẻ là bất chấp khá nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, theo dõi nhân quyền, phóng viên không biên giới, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và Liên Minh Báo Chí Đông Nam Á lên tiếng yêu cầu chính phủ Thái Lan phải làm rõ vụ Trương Duy Nhất mất tích ra sao, số phận của Nhất thế nào…, đồng thời yêu cầu chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm giải thích về việc này, Bộ Ngoại Giao Việt Nam của Ủy Viên Bộ Chính Trị Phạm Bình Minh vẫn một mực im lặng.
Vào Tháng Hai, 2019, Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đã phải thực hiện một chuyến công du, có lẽ đầy miễn cưỡng theo chỉ đạo của "Tổng chủ" Nguyễn Phú Trọng, sang Đức để đàm phán và có thể đã tiếp tục hứa hẹn "sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức," đổi lấy việc Đức cho phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam dù sẽ phải điều chỉnh khá nhiều nội dung trong đó, đặc biệt là nâng cấp vai trò của nhân quyền.
Trong tâm thức và tâm thế của mình, có lẽ Phạm Bình Minh đã quá ngán ngẩm tâm trạng phải chạy đôn chạy đáo "đổ vỏ" cho kẻ "ăn ốc."
Đã từng bị chê bai và chỉ trích quá nhiều bởi cộng đồng quốc tế và mạng xã hội về cái cách người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam dang tay về phía trước tuyên bố "Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú," bất chấp những văn bản của nhà nước Đức khẳng định mạnh mẽ và phẫn nộ về việc Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay tại Berlin, Phạm Bình Minh hẳn đã rút ra bài học kinh nghiệm xương máu trong vụ "bắt cóc Trương Duy Nhất" : Im lặng là vàng.
Cùng lúc, các cơ quan "mật vụ" của Việt Nam như Bộ Công An (nhưng không còn Tổng Cục Tình Báo như thời "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh") và Tổng Cục 2 (Tình báo quân đội) thuộc Bộ Quốc Phòng cũng một mực giữ "sự im lặng đáng sợ."
Gần như chắc chắn là trong những tháng tới vụ Trương Duy Nhất sẽ được công bố, nhưng không phải theo cách "tự nguyện về nước đầu thú" hay tất cả những gì liên quan đến việc bằng cách nào Nhất lại có mặt trong trại giam T16 sau khi đã có hiện diện trong một trại giam khác, mà chỉ đề cập đến vụ việc Trương Duy Nhất "dính" vụ Vũ "Nhôm" ra sao.
Dường như toàn bộ chính thể độc đảng ở Việt Nam đã quyết tâm chọn thái độ im lặng vì không cơ quan nào chịu lên tiếng và dám lên tiếng, bất chấp thái độ đó sẽ khiến uy tín trên trường quốc tế của "đảng và nhà nước ta" sẽ càng lao dốc thê thảm hơn dù vẫn chưa mò thấy đáy.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 24/03/2019
Chính quyền Thái Lan đã có hành động đáng kể đầu tiên trong điều tra vụ "Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok"-vụ việc mà đã mau chóng được dư luận nghi ngờ là "Trương Duy Nhất bị Tổng cục 2 bắt cóc" tại Thái Lan vào ngày 26 tháng Giêng năm 2019.
Cảnh sát Thái Lan bắt giữ một công dân Việt có tên là Cao Lâm, vì nghi ngờ liên quan đến vụ Trương Duy Nhất mất tích - Ảnh SBTN
Ngày 02/03/2019, cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã bắt giữ một công dân Việt Nam có tên là Cao Lâm vì nghi ngờ người này có liên quan đến việc mất tích của ông Trương Duy Nhất.
Trước đó, có dư luận cho rằng Cao Lâm là đặc tình của một cơ quan an ninh ở Việt Nam.
Ngoài Cao Lâm, dường như một số người Việt đang sống ở Thái Lan cũng nằm trong tầm ngắm của cảnh sát Thái liên quan vụ Trương Duy Nhất.
Sau khi Trương Duy Nhất đột ngột mất tích, một số dư luận lo ngại rằng chính quyền Thái Lan sẽ khó mà lên án chính quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc người một cách bất hợp pháp trên đất Thái do một "thỏa thuận ngầm" nào đó (nếu có) giữa hai bên, cộng thêm mối quan hệ Việt-Thái được xem là "ngày càng tốt đẹp".
Nhưng áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, Theo Dõi Nhân Quyền, Phóng Viên Không Biên Giới, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và Liên Minh Báo Chí Đông Nam Á, cùng động thái "hoan nghênh" của Chính phủ Hoa Kỳ đang đặt Chính phủ Thái vào một tình thế tế nhị và khó khăn : hoặc họ sẽ không điều tra gì cả hay chỉ làm cho có và sẽ phải hứng chịu búa rìu từ dư luận và những chính phủ dân chủ về một chế độ quân phiệt và thiếu tôn trọng tự do báo chí ở Thái Lan ; hoặc họ sẽ phải điều tra làm rõ Trương Duy Nhất mất tích như thế nào, vì sao mất tích, và liệu có đúng như nhiều dư luận là đã có một cuộc bắt cóc đối với Nhất hay không-đồng nghĩa với việc phải làm sáng tỏ thủ phạm của vụ bắt cóc này là ai hoặc cơ quan nào…
Cho đến nay, tình hình đã diễn biến không khác mấy diễn biến hậu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh khi nhiều tờ báo quốc tế đang "tham chiến" vụ tạo nên một làn sóng truyền thông xôn xao rộng lớn mà khiến chính quyền Thái Lan đang phải điều tra một cách có trách nhiệm hơn chứ không thể qua loa hay "nể bạn Việt Nam" về vụ này.
Trong khi đó, chính quyền Việt Nam vẫn giữ im lặng-một thái độ im lặng như thể cố tình và chây ì mà họ đã thể hiện sau khi bị nhà nước Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam đã sang tận Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Ngay cả sau việc một facebooker mang tính ‘tín hiệu’ phát tin về "Trương Duy Nhất đã ‘có mặt’ ở Việt Nam" (vào tháng 9 năm 2018 cũng facebooker này phát tin đầu tiên về Trần Bắc Hà bị bắt ở nước ngoài và đưa về Việt Nam và tin này sau đó được xác nhận là đúng), vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam muốn mở miệng về vụ Trương Duy Nhất, dù rằng cách thức đơn giản nhất của Việt Nam là chối phắt ‘không bắt cóc Trương Duy Nhất’, hoặc cùng lắm thì tuyên bố ‘Trương Duy Nhất tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách mà Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ‘đạo diễn’ cho Trịnh Xuân Thanh, sau khi Nhà nước Đức tố cáo rằng mật vụ việt Nam đã nhảy xổ vào Berlin để bắt cóc Thanh vào tháng 7 năm 2017.
Thậm chí vào lần này, tốc độ ‘phản ứng nhanh’ của chính quyền Việt Nam về vụ Trương Duy Nhất còn tệ hơn nhiều so với vụ Trịnh Xuân Thanh. Vào đầu tháng 8 năm 2017, chỉ vài ngày sau khi bị Nhà nước Đức phản ứng Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công an Việt Nam ít ra còn thông báo ngược lại rằng ‘Trịnh Xuân Thanh đã đến trực ban Bộ Công an đầu thú’.
Vậy vì sao vào lần này Bộ Công an lại quá chậm chạp trong phản ứng nhanh vụ Trương Duy Nhất ?
Hay ‘đặc thù’ của vụ Trương Duy Nhất khác với vụ Trịnh Xuân Thanh, tức không ‘dính’ Bộ Công an, nên bộ này chẳng có gì phải sốt ruột hay xáo động ?
Mà nếu diễn viên chính trên sân khấu vào lần này không phải là Bộ Công an, đó có thể là ai, hoặc cơ quan nào ? Hoặc quan chức cao cấp nào mới là đạo diễn chính cho vụ này ?
Có lẽ đó mới là vấn đề nhức đầu và khó xử lý nhất, thậm chí còn khó hơn nhiều việc thực hiện ‘bắt cóc Trương Duy Nhất’.
Cho tới nay, dấu hiệu duy nhất cho thấy chính quyền Việt Nam ‘mở miệng’ chỉ là một số bài viết của giới dư luận viên được tung ra, tập trung mổ xẻ mối quan hệ giữa Trương Duy Nhất với Vũ ‘Nhôm’ và cả những hoạt động thuộc về ‘phe cánh chính trị’ của ông Nhất - hàm ý rằng nếu trong thời gian tới Trương Duy Nhất có bị công an và tòa án truy tố và xử tù về tội danh kinh tế thì cũng chẳng có gì là oan sai, càng chẳng đáng để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về ông Nhất.
Tuy thế, cái cách mà giới dư luận viên đặt vấn đề như trên lại khiến lộ ra một tín hiệu : nếu chính quyền Việt Nam không dính dáng gì đến vụ Trương Duy Nhất và không lo ngại phải chịu trách nhiệm về vụ này, nó sẽ chẳng bao giờ thèm quan tâm đến việc chỉ đạo dư luận viên viết bài bao biện và thanh minh cho đảng như thế. Nói cách khác, bắt đầu hiện ra những bằng chứng gián tiếp về việc Trương Duy Nhất có thể đã bị bắt (hoặc bắt cóc), đưa về Việt Nam và đang bị giam giữ ở một nơi nào đó.
Vụ cảnh sát Thái bắt giữ người có tên Cao Lâm đang phát ra tín hiệu Thái Lan không bỏ qua vụ "Trương Duy Nhất bị bắt cóc", và có thể sẽ từng bước công bố kết quả điều tra vụ việc này. Và nếu quả đúng Trương Duy Nhất bị mật vụ Việt Nam bắt cóc như dư luận đồn đoán thì hậu quả nào sẽ xảy ra với quan hệ ngoại giao Thái - Việt nói riêng và ‘uy tín Việt Nam không ngừng nâng cao trên trường quốc tế’ nói chung ?
Sẽ là một vụ khủng hoảng ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’ ?
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 03/03/2019
Một Trịnh Xuân Thanh thứ hai ?
Mặc Lâm, VOA, 09/02/2019
Những ngày này cộng đồng mạng bàn tán nhiều về sự mất tích cuả nhà báo, blogger Trương Duy Nhất với nhiều giả thiết căn cứ trên những thông tin từ nhiều phía. Tuy nhiên câu hỏi ai bắt Trương Duy Nhất và tại sao lại bắt anh là câu hỏi lửng lơ không ai có thể giải mã được ít nhất là trong lúc này.
Blogger Trương Duy Nhất được Huy Đức (trái), con gái và vợ đón sau khi mãn hạn tù ngày 26/05/2015. Ảnh internet
Trương Duy Nhất vắng bóng tại Việt Nam hơn 1 tháng về trước, nhiều người tin rằng trong thời gian đó anh đã bí mật chạy sang Campuchia bằng con đường bất hợp pháp và ít lâu sau anh tiếp tục theo đường dây đưa người sang Thái Lan, bắt đầu cho cuộc chạy đua với an ninh Việt Nam để cuối cùng anh gõ cửa Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, UNHCR) chính thức nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Nhiều nguồn tại Thái Lan xác nhận trong đó có cả sự xác nhận của UNHCR về lá đơn của anh nộp tại đây.
Và vào chiều tối ngày 26 tháng 1 năm 2019 trong khi đến Future Park, thuộc quận Rangsit ngoại ô Bangkok anh biến mất không để lại chút tăm tích nào.
Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan được thông báo về vụ việc và họ nói không hay biết gì về sự mất tích của anh. Từ đó, người ta lần tới một giả thiết khác : Có lẽ lực lượng an ninh Việt Nam đã theo dõi Trương Duy Nhất từ khi anh bắt đầu rời Việt Nam và bắt anh tại Thái Lan, nơi người Việt sinh sống bất hợp pháp khá nhiều, rồi sau đó mang anh về Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra, lý do gì làm cho Trương Duy Nhất trở thành một phạm nhân mang trọng tội đến nỗi phải trốn tránh sang đất Thái và tại sao an ninh Việt Nam bắt anh mà không phải là cảnh sát Thái Lan ?
Nhiều người cho rằng Trương Duy Nhất dính líu đến vụ án Vũ Nhôm, vì anh từng làm việc cho báo Đại Đoàn kết và có thời gian đại diện chính thức tại Đà Nẵng, trong khi báo này chuyển nhượng Văn phòng đại diện ở miền Trung, mà tờ báo xin mua theo diện công sản nhà nước vào năm 2004, cho Công ty Xây dựng 79 của Vũ "nhôm" vào năm 2011 để Vũ biến nơi đây thành nhà riêng của mình, trong thời gian này Trương Duy Nhất có chấm mút gì tới Vũ Nhôm hay không vẫn lại nằm trong giả thiết khiến anh phải bỏ trốn.
Nhưng nhìn kỹ lại chi tiết này thì Trương Duy Nhất không phải là một chuyên gia về móc nối cho Vũ Nhôm khuynh đảo đất đai tại Đà Nẵng mặc dù trong thời gian Nguyễn Bá Thanh còn hét ra lửa tại đây thì Trương Duy Nhất là người có thể quàng vai bá cổ "anh Thanh" với tính cách nhà báo thân thiết cho tới khi Nhất bỏ bút không làm báo nữa mà về nhà viết Blog.
Nếu Trương Duy Nhất chịu làm ăn với Vũ nhôm thì anh không buông bút và chịu 2 năm tù về tội "Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Bởi lý do dễ hiểu khi đã viết bài chống lại chế độ thì anh không thể làm ăn phi pháp núp bóng người của chế độ mà anh đang phản biện mạnh mẽ như trang "Một góc nhìn khác" của blogger Trương Duy Nhất.
Vậy anh còn giữ bí mật nào khác đối với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là đồng hương của anh và anh cũng từng phê phán ông này cật lực sau khi mãn hạn tù về sinh sống tại Đà Nẵng ? Giả thiết này cũng không đứng vững vì Trương Duy Nhất không phải là một "ngôi sao" trong làng báo chí Việt Nam để có trong tay những câu chuyện thâm cung bí sử, hay bí mật cá nhân của tứ trụ triểu đình. Sau hai năm tù tội, thật khó thể cho rằng anh nắm được bí mật của bất cứ ai trong những chiếc ghế cao nhất nước, vì làm sao anh tiếp cận được với những nhân vật sau lưng hậu trường để có được những thông tin mà một nhá báo thường thường không thể nào nắm được ?
Vậy thì một lần nữa : Ai bắt Trương Duy Nhất và tại sao ?
Lần theo dấu vết của câu chuyện từ khi anh trình báo xin tỵ nạn với UNHCR cho tới khi mất tích anh đã xuất hiện nhiều lần tại một khách sạn ở ngoại ô Bangkok với giấy tờ tùy thân không hợp lệ vì anh không dùng hộ chiếu Việt Nam để vào Thái Lan. Một người Việt đang sống ở Thái đã giúp anh đăng ký khách sạn và vì vậy cảnh sát Thái không thể có dữ liệu về sự xuất hiện của anh ngoại trừ chính người giúp anh lên tiếng. Tuy nhiên không ai dám lên tiếng việc này nếu không muốn vào nhà giam của Thái.
Trương Duy Nhất trước khi mất tích đã gọi vài cuộc gọi cho người thân, bạn bè tại Thái nhưng do sử dụng điện thoại không an toàn anh bị nghe lén và đã có người gọi cho anh một cách lơ lửng như thăm dò sự nghi ngờ của họ. Trương Duy Nhất đã cho người quen biết về hiện tượng này trước khi anh bị bắt.
Đặc vụ Việt Nam rất giỏi về tiếp cận con mồi thông qua tay chân, cảm tình viên và ngay cả sự vô tình của nhân viên nước sở tại. Vụ án Trịnh Xuân Thanh trước đây so với việc bắt giữ Trương Duy Nhất phức tạp hơn nhiều, tuy nhiên nó cùng chung một bản chất nếu thực sự do Tình báo Việt Nam chủ mưu. Nếu Trịnh Xuân Thanh là chìa khóa mở chiếc tủ sắt bằng chứng phạm tội của đường dây tham nhũng thì Trương Duy Nhất không là gì so với đệ tử ruột của Nguyễn Tấn Dũng là Đinh La Thăng. Nếu Việt Nam dám một lần nữa lập lại vết xe cay đắng Trịnh Xuân Thanh thì chắc chắn Trương Duy Nhất phải có bí mật gì ghê gớm lắm đáng để người ta hy sinh "khủng hoảng ngoại giao" một lần nữa.
Nhưng cũng không ngoại trừ giả thiết rằng Việt Nam đánh giá Thái Lan thấp hơn Đức nhiều vì chế độ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuy được tiếng là một thể chế dân chủ nhưng vấn đề đối phó với thành phần đối kháng không thua gì Việt Nam. Từ hiện thực này Việt Nam có quyền nghĩ rằng Thái sẽ dễ dàng phớt lờ cho hành động bắt người trên đất nước của mình, nếu có cũng không đáng ngại như phản ứng quá mạnh mẽ của chính phủ Đức.
Nhưng dù sao, giả thiết vẫn là giả thiết cho tới khi truyền thông quốc tế khui ra sự thật. Chỉ mong rằng nhà báo, blogger Trương Duy Nhất không dính sâu vào bí mật thâm cung bí sử, nếu dính tới Vũ Nhôm thì may ra anh còn thấy ánh sáng bên trong song sắt nhà tù, bằng ngược lại người ta sẽ không từ bỏ một hành động nào để trừng phạt anh, hoặc bịt miệng anh trước khi bí mật ấy bị phơi bày.
Mặc Lâm
Nguồn : VOA, 09/02/2019
*****************
Thái Lan có liên can vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích’ ?
Thường Sơn, VNTB, 09/02/2019
Vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’ đang nhanh chóng chuyển thành 'Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Bangkok’ chỉ sau một tuần kễ từ ngày 26 tháng 1 năm 2019 là thời điểm mà ông Nhất ‘biến mất’.
Trương Duy Nhất được nhìn thấy lần cuối cùng tại Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc. Ảnh : FB Người Buôn Gió.
Tuy nhiên, phản ứng của chính quyền Thái Lan có thể xem là chậm chạp và chẳng nhiệt tình gì với vụ việc ngày càng trở nên bất bình thường trên.
Mãi đến ngày 7/ tháng 2/2019, tức phải đến hơn mười ngày sau khi blogger Trương Duy Nhất mất tích, một quan chức của chính phủ Thái Lan mới chính thức lên tiếng.
Hãng tin Reuters trích lời Thiếu tướng Surachate Hakparn, Cục trưởng Cục Di trú Thái, nói rằng cơ quan của ông không tìm thấy dữ liệu nhập cảnh vào Thái Lan của ông Trương Duy Nhất, nhưng cho biết thêm rằng cơ quan di trú đã tiến hành điều tra liệu ông Nhất có nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan hay không và tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra đối với ông Nhất. "Tôi đã cho tiến hành điều tra về vấn đề này" - ông Hakparn nói Reuters.
Lý do chủ yếu khiến giới quan chức Thái phải mở miệng có thể là áp lực đến từ một số tổ chức nhân quyền quốc tế như Phóng viên Không biên giới (RSF), Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế (CPJ)… lên tiếng yêu cầu chính phủ Thái Lan phải làm rõ vụ Trương Duy Nhất mất tích ra sao, số phận của Nhất thế nào… Cùng lúc, một số tờ báo Thái Lan đã săn tìm thông tin về vụ Trương Duy Nhất mất tích, thậm chí đã nghi ngờ về khả năng ông Nhất đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc. Mối nghi ngờ này càng được củng cố khi, đồng thời những tổ chức nhân quyền quốc tế nhắc lại ‘bài học kinh nghiệm’ từ vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức.
Từ sau vụ Trịnh Xuân Thanh, chính thể Việt Nam đã nổi tiếng tới mức khiến phần lớn, nếu không nói là tất cả, các nước trong khối Liên minh châu Âu giương cao ngọn cờ cảnh giác với giới quan chức và công an Việt Nam, đồng thời khiến ‘uy tín Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế’ (một cách tuyên rao không biết chán của Bộ Ngoại giao Việt Nam) lao dốc hơn bao giờ hết.
Một năm rưỡi sau vụ Nhà nước Đức tố cáo Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam tổ chức bắt cóc ngay tại Berlin, vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’ - nổ ra vào những ngày giáp tết nguyên đán năm 2019 - đang hứa hẹn sẽ trở thành một vụ Trịnh Xuân Thanh thứ hai.
Thông tin lan rộng và đầy tính nghi ngờ trên một số tờ báo quốc tế về vụ Trương Duy Nhất sẽ khiến chính quyền Việt Nam không thể nhắm mắt che tai. Do đó, nhiều khả năng là sau tết nguyên đán 2019, chính quyền Việt Nam sẽ phải có thông báo về vụ này, trong đó hoặc phủ nhận việc chính quyền này ra lệnh bắt cóc Trương Duy Nhất, hoặc chính thức xác nhận Trương Duy Nhất đã bị bắt nhưng là ‘tự nguyện về nước đầu thú’ do hành vi phạm pháp - tương tự cái cách mà Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đồng thanh tương ứng ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ vào đầu tháng 8 năm 2017.
Điều an ủi mà có thể khiến chính quyền Việt Nam tạm thời yên tâm để đưa ra một thông báo theo kiểu trên là khác với lời tố cáo mạnh mẽ của nhà nước Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh, chính quyền Thái Lan sẽ khó mà lên án chính quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc người một cách bất hợp pháp trên đất Thái do một ‘thỏa thuận ngầm’ nào đó (nếu có) giữa hai bên, cộng thêm mối quan hệ Việt - Thái được xem là ‘ngày càng tốt đẹp’. Củng cố cho khả năng này là động thái mới nhất của lãnh đạo Cục Di trú Thái Lan thông tin rằng họ đã không có hồ sơ về việc Trương Duy Nhất nhập cảnh vào Thái Lan - một vấn đề có thể được hiểu là ông Nhất đã vào đất Thái theo cách không hợp pháp và do vậy các cơ quan Thái có thể sẽ cho rằng họ không liên can đến vụ việc này.
Nhưng còn trách nhiệm của người Thái phải tìm ra tung tích của Trương Duy Nhất trước sức ép của các tổ chức nhân quyền quốc tế và truyền thông quốc tế ?
Chắc chắn chính quyền Thái Lan sẽ phải tiến hành một số động tác nào đó, dù chỉ cho có, để có cơ sở hồi âm cho quốc tế về vụ việc này. Nội dung hồi âm này lại có thể có độ chênh, thậm chí là chênh biệt đáng kể, với một thông báo mà phía Việt Nam phải nêu ra sau tết nguyên đán 2019 về vụ Trương Duy Nhất. Khi đó, sự thật sẽ lộ dần ra.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 09/02/2019
*******************
Tại sao Người Buôn Gió ‘thạo tin’ vụ Trương Duy Nhất ‘mất tích’ ở Thái Lan ?
TK, Người Việt, 08/02/2019
Một ngày sau khi hãng Reuters và nhiều báo quốc tế đồng loạt dẫn lời Thiếu tướng Surachate Hakparn, cục trưởng Cục Di Trú Thái Lan nói rằng cơ quan này "tiến hành điều tra vụ ông Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok", theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, vẫn chưa có tin xác thực về việc ông Nhất "bị Tổng Cục 2 Tình báo Quân đội bắt giữ".
Báo Thái Lan đăng hình ông Trương Duy Nhất và trung tâm thương mại nghi là nơi ông bị bắt giữ. (Hình : Bangkok Post)
Trước đó, blogger và cũng là nhà báo tự do Trương Duy Nhất được cho là đã đến Văn phòng Cao ủy về Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25 tháng Giêng để xin quy chế tị nạn và kể từ thời điểm đó, gia đình và người thân bặt tin về ông.
Thiếu tướng Hakparn khẳng định không tìm thấy dữ liệu nhập cảnh vào Thái Lan của ông Nhất và nhà chức trách nước này đang tiến hành điều tra liệu ông có nhập cảnh bất hợp pháp hay không cũng như làm rõ điều gì đã xảy ra đối với ông.
Cùng thời điểm, blogger Người Buôn Gió, tức Facebooker Thanh Hieu Bui đưa tin ông Nhất "bị Tổng Cục 2 Tình báo Quân đội bắt giữ" và rằng có ba đồng hương biết vị trí của ông Nhất trước lúc ông này bị bắt là nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, ông Cao Lâm và một người có bút danh Kami.
Ông Trương Duy Nhất (trái) và nhà báo Huy Đức trong ngày ông Nhất ra tù hôm 26 tháng Năm, 2015, sau hai năm thi hành án. (Hình : Facebook Dương Đại Triều Lâm)
Nhật báo Người Việt được biết là cả ba người nêu trên đều tỏ vẻ không hài lòng khi bị ông Thanh Hiếu "lôi kéo" vào vụ này vì họ "không có lợi ích gì để liên can". Ông Quyền là nhà hoạt động đang trong tình trạng "tạm lánh" ở Bangkok vì cùng vụ án với nhà hoạt động Hoàng Bình (đang thọ án 14 năm tù ở Việt Nam). Ông cũng được cho là có liên hệ chặt chẽ với tổ chức VOICE.
Trong lúc ông Cao Lâm theo lời ông Thanh Hiếu thì "được đánh giá là người tốt, giúp đỡ những người tị nạn rất nhiều, kể cả những vấn đề liên quan đến sứ quán Việt Nam". Người có bút danh Kami được biết là một trong các cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do.
Việc ông Thanh Hiếu nhanh nhẩu đưa tin vụ bắt giữ ông Nhất khiến người ta nhớ lại chuyện blogger này cũng là người đầu tiên đưa tin ông Phan Văn Anh Vũ, tức "Vũ Nhôm" khi đang mắc kẹt tại Singapore và bị CSVN gây áp lực đòi dẫn độ hồi cuối năm 2017.
Vậy thì có mối liên hệ nào giữa ông Thanh Hiếu và các ông ‘Vũ Nhôm’, ông Nhất ? Có suy đoán cho rằng phần lớn những thông tin về tình hình giới chức Đà Nẵng đấu đá nhau, vụ của ông "Vũ Nhôm"… trên trang cá nhân của ông Thanh Hiếu đều là do ông Nhất, một người nắm rõ tình hình Đà Nẵng "cung cấp". Nguyên do là những thông tin đó được cho là ông Nhất "không tiện" đăng trên trang cá nhân của ông vì mức độ "nhạy cảm", do ông đang sống ở Việt Nam trước khi tạm lánh qua Bangkok hồi tháng Giêng, 2019.
Ngoài ra, cũng có suy đoán, nếu ông Nhất thật sự bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt thì không phải với tội danh liên quan đến an ninh quốc gia hay bất đồng chính kiến, mà vì sai phạm đất đai liên quan đến ông "Vũ Nhôm". Hồi giữa thập niên 1990, ông Nhất từng làm phái viên thường trú tại miền Trung của báo Đại Đoàn Kết.
Trong khi đó, nhà báo Hoàng Hải Vân, từng công tác tại báo Thanh Niên, tiết lộ trên trang cá nhân rằng ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản ở Đà Nẵng, "biệt thự lộng lẫy" của ông "Vũ Nhôm" trước khi ông này bị bắt nguyên là nhà công sản được chính quyền thành phố Đà Nẵng bán lại cho Báo Đại Đoàn Kết để làm văn phòng đại diện theo một quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ký hồi tháng Giêng, 2004. Những bí ẩn của vụ hóa phép tòa soạn báo thành biệt thự cá nhân đến nay chưa được làm rõ.
Trong một diễn biến khác, vụ "mất tích" của ông Nhất đặt chính quyền Thái Lan vào thế kẹt ngoại giao ngay trước kỳ bầu cử dự trù diễn ra vào trung tuần tháng Ba, 2019. Sự việc xảy ra không lâu sau vụ một cô gái tị nạn Saudi "cố thủ" ở Bangkok suýt bị chính quyền Thái Lan trục xuất vào tháng Giêng, và phiên tòa xử một cầu thủ bóng đá Bahrain có nguy cơ sắp bị dẫn độ.
Việc mật vụ, nhân viên an ninh Việt Nam hoạt động tại Thái Lan là điều có thể hiểu được sau khi chính phủ hai nước ráo riết tăng cường việc hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến an ninh quốc gia.
Báo Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam hồi tháng Tám, 2018 cho hay, ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đón tiếp Đại tướng Wanlop Rugsanaoh, tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan tại Hà Nội và hai bên "nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai nước ngày càng thực chất, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, an ninh".
T.K.
Nguồn : Người Việt, 08/02/2049
*******************
Người Buôn Gió, 07/02/2019
Khoảng 8 giờ tối ngày 26 tháng 1 năm 2019, Trương Duy Nhất bị một đám gồm 10 người của Tổng cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn xin thay quần áo.
Hình ảnh Nhất vào ngày 25 tháng 1 lúc chiều tối ở Thái Lan.
Ai tiếp tay cho Tổng cục 2 tình báo quân đội bắt Trương Duy Nhất ? Điều này rất tiếc chưa thể nói trong bài viết, những chi tiết ấy hãy để cho cảnh sát quốc tế biết thì tốt hơn. Chỉ có điều phải nói rằng trong vụ bắt cóc này có những "thành phần Việt" đang sinh sống ở Thái Lan dưới cái nhãn hiệu là người "tốt" theo đánh giá của đám đông tị nạn bên đó.
Cộng sản Việt Nam có những đặc tình, cơ sở thế này. Đặc tình của chúng hết lòng giúp đỡ A, khiến A nghĩ rằng đó là người tốt, vì nếu không thì A đã bị gì đó. Nhưng A không bao giờ nghĩ rằng tên đặc tình đó muốn qua A để tìm hiểu thông tin nhằm triệt hạ B.
Cái bản chất của con người Việt là vậy, dù cho đấu tranh đi nữa, họ nghĩ ai tốt với mình là được, họ không cần phải đau đầu để tính đến chuyện kẻ kia lợi dụng mình để hại B.
Hành vi của Tổng cục 2 tình báo quân đội bắt Trương Duy Nhất ở Thái Lan đáng được gọi là bắt cóc, mặc dù họ có lệnh bắt Nhất về tội liên quan đến kinh tế, mặc dù họ có làm việc với... nào đó ở Thái Lan. Nhưng tất cả đều vô giá trị, vì việc họ đưa Nhất trở về không qua con đường chính thức. Lẽ ra sau khi Nhất đã trình diện ở Cao ủy Tị nạn, việc đưa Nhất trở về phải qua một quá trình xem xét về pháp luật của Thái Lan. Nếu không có những quy trình đó, đương nhiên hành vi của tổng cục 2 đưa Nhất về là bắt cóc xuyên quốc gia, có tổ chức.
Bây giờ Thái Lan cũng khẳng định không biết gì về Nhất sau khi Nhất đến Cao ủy Tị nạn, có nghĩa người Thái sẵn sàng phủ nhận hoàn toàn việc dính dáng đến tổng cục 2 tình báo quân đội Việt Nam trong vụ bắt Trương Duy Nhất. Nếu như vậy, hiển nhiên việc tổng cục 2 bắt Nhất về hoàn toàn là một vụ bắt cóc người.
Ngày 26 khi Nhất cắt bỏ điện thoại, anh vào siêu thị Futurepark tìm mạng intent để liên lạc tìm sự giúp đỡ của đồng hương. Có 3 đồng hương biết vị trí của Nhất lúc đó là Bạch Hồng Quyền, Cao Lâm và Kami.
Ngay sau đó thì Nhất bị bắt !!!
Trong mấy ngày Nhất ở Thái Lan, một người Việt tên là Huân liên tục dò hỏi chỗ ở của Nhất với lý do muốn mời đến nhà bà Sương (người Đà Nẵng) để nhậu. Bà Sương xác nhận không hề quen Nhất và cũng không hề có ý mời Nhất đến nhà.
Cao Lâm là một người được cộng đồng tị nạn người Việt ở Thái Lan đánh giá là người tốt, vì Cao Lâm có nguồn tiền bên Mỹ gửi về giúp đỡ cho người tị nạn, Cao Lâm cũng giúp đỡ những người tị nạn rất nhiều. Nhưng có một điều là ngay cả những vấn đề liên quan đến sứ quán Việt Nam, Cao Lâm cũng giúp đỡ được.
Nhắc đến nhân vật Cao Lâm này, rất nhiều người tị nạn sẽ phản ứng cho rằng Cao Lâm bị vu khống. Vì lẽ đó mà đầu bài viết phải nhấn mạnh đến các đối tượng đặc tình và những người đấu tranh A, B.
Kami, một bút danh quen thuộc, tỏ ra thông thạo mọi nguồn tin nội bộ, những việc trời ơi tận đâu Kami cũng đề cập đến vẻ thông thạo. Nhưng giờ phút mà Kami biết Nhất ở đâu, mất tích thế nào thì không thấy Kami đả động. Anh ta đang là cây viết bình luận cho đài RFA !!!
Bạch Hồng Quyền là nhân vật quá nhiều người Việt Nam biết, anh ta đang tị nạn ở Thái Lan vì cùng vụ với Hoàng Bình. Quyền được nhiều người biết là đệ tử của tôi (Người Buôn Gió). Từ khi sang Thái, Nhất gặp Quyền để nhờ việc đi lại, ăn ở.
Đây là 3 người biết vị trí của Nhất trước khi Nhất bị bắt. Cả ba người này đều quen biết nhau.
Nhiều người tị nạn ở Thái Lan mang ơn của Cao Lâm, chất vấn tôi rằng tại sao không đưa tên của Bạch Hồng Quyền vào bài viết của mình mà chỉ nhắc đến Cao Lâm và Kami.
Nay tôi xin chiều họ, đưa lên cho sòng phẳng.
Hiện nay Bộ Ngoại giao Đức đang chú trọng quan tâm đến vụ bắt cóc này, bởi nó giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trên cơ sở những gì người Đức thu thập được, họ sẽ làm việc với cơ quan cảnh sát quốc tế. Khi ấy sẽ còn nhiều điều sáng tỏ.
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 07/02/2019