Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/02/2019

Vụ Trương Duy Nhất mất tích mang hơi hướm mafia chính quyền

Nhiều tác giả

Một Trịnh Xuân Thanh thứ hai ?

Mặc Lâm, VOA, 09/02/2019

Những ngày này cng đng mạng bàn tán nhiu v s mt tích cu nhà báo, blogger Trương Duy Nht vi nhiu gi thiết căn c trên nhng thông tin t nhiu phía. Tuy nhiên câu hi ai bt Trương Duy Nht và ti sao li bt anh là câu hi lng lơ không ai có th gii mã được ít nht là trong lúc này.

tdn1

Blogger Trương Duy Nht được Huy Đức (trái), con gái và vợ đón sau khi mãn hạn tù ngày 26/05/2015. Ảnh internet

Trương Duy Nht vng bóng ti Vit Nam hơn 1 tháng v trước, nhiu người tin rng trong thi gian đó anh đã bí mt chy sang Campuchia bng con đường bt hp pháp và ít lâu sau anh tiếp tc theo đường dây đưa người sang Thái Lan, bt đu cho cuộc chy đua vi an ninh Vit Nam đ cui cùng anh gõ ca Cao y Liên Hip Quc v người t nn (United Nations High Commissioner for Refugees, UNHCR) chính thc np đơn xin t nn chính tr. Nhiu ngun ti Thái Lan xác nhn trong đó có c s xác nhận của UNHCR v lá đơn ca anh np ti đây.

Và vào chiều ti ngày 26 tháng 1 năm 2019 trong khi đến Future Park, thuc qun Rangsit ngoi ô Bangkok anh biến mt không đ li chút tăm tích nào.

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan được thông báo v v vic và h nói không hay biết gì v s mt tích ca anh. T đó, người ta ln ti mt gi thiết khác : Có l lc lượng an ninh Vit Nam đã theo dõi Trương Duy Nht t khi anh bt đu ri Vit Nam và bt anh ti Thái Lan, nơi người Vit sinh sng bt hp pháp khá nhiu, ri sau đó mang anh về Vit Nam.

Câu hỏi đt ra, lý do gì làm cho Trương Duy Nht tr thành mt phm nhân mang trng ti đến ni phi trn tránh sang đt Thái và ti sao an ninh Vit Nam bt anh mà không phi là cnh sát Thái Lan ?

Nhiều người cho rng Trương Duy Nhất dính líu đến v án Vũ Nhôm, vì anh tng làm vic cho báo Đi Đoàn kết và có thi gian đi din chính thc ti Đà Nng, trong khi báo này chuyn nhượng Văn phòng đi din min Trung, mà t báo xin mua theo din công sn nhà nước vào năm 2004, cho Công ty Xây dựng 79 ca Vũ "nhôm" vào năm 2011 đ Vũ biến nơi đây thành nhà riêng ca mình, trong thi gian này Trương Duy Nht có chm mút gì ti Vũ Nhôm hay không vn li nm trong gi thiết khiến anh phi b trn.

Nhưng nhìn k li chi tiết này thì Trương Duy Nht không phi là mt chuyên gia v móc ni cho Vũ Nhôm khuynh đo đt đai ti Đà Nng mc dù trong thi gian Nguyn Bá Thanh còn hét ra la ti đây thì Trương Duy Nht là người có th quàng vai bá c "anh Thanh" vi tính cách nhà báo thân thiết cho tới khi Nht b bút không làm báo na mà v nhà viết Blog.

Nếu Trương Duy Nht chu làm ăn vi Vũ nhôm thì anh không buông bút và chu 2 năm tù v ti "Li dung các quyn t do dân ch xâm phm li ích ca Nhà nước, quyn, li ích hp pháp ca t chc, công dân". Bởi lý do d hiu khi đã viết bài chng li chế đ thì anh không th làm ăn phi pháp núp bóng người ca chế đ mà anh đang phn bin mnh m như trang "Mt góc nhìn khác" ca blogger Trương Duy Nht.

Vậy anh còn gi bí mt nào khác đi vi Th tướng Nguyn Xuân Phúc, là đng hương ca anh và anh cũng tng phê phán ông này ct lc sau khi mãn hn tù v sinh sng ti Đà Nng ? Gi thiết này cũng không đng vng vì Trương Duy Nht không phi là mt "ngôi sao" trong làng báo chí Vit Nam đ có trong tay những câu chuyn thâm cung bí s, hay bí mt cá nhân ca t tr triu đình. Sau hai năm tù ti, tht khó th cho rng anh nm được bí mt ca bt c ai trong nhng chiếc ghế cao nht nước, vì làm sao anh tiếp cn được vi nhng nhân vt sau lưng hu trường đ có được nhng thông tin mà mt nhá báo thường thường không th nào nm được ?

Vậy thì mt ln na : Ai bt Trương Duy Nht và ti sao ?

Lần theo du vết ca câu chuyn t khi anh trình báo xin t nn vi UNHCR cho ti khi mt tích anh đã xut hin nhiều lần ti mt khách sn ngoi ô Bangkok vi giy t tùy thân không hp l vì anh không dùng h chiếu Vit Nam đ vào Thái Lan. Mt người Vit đang sng Thái đã giúp anh đăng ký khách sn và vì vy cnh sát Thái không th có d liu v s xut hin ca anh ngoại tr chính người giúp anh lên tiếng. Tuy nhiên không ai dám lên tiếng vic này nếu không mun vào nhà giam ca Thái.

Trương Duy Nht trước khi mt tích đã gi vài cuc gi cho người thân, bn bè ti Thái nhưng do s dng đin thoi không an toàn anh bị nghe lén và đã có người gi cho anh mt cách lơ lng như thăm dò s nghi ng ca h. Trương Duy Nht đã cho người quen biết v hin tượng này trước khi anh b bt.

Đặc v Vit Nam rt gii v tiếp cn con mi thông qua tay chân, cm tình viên và ngay cả s vô tình ca nhân viên nước s ti. V án Trnh Xuân Thanh trước đây so vi vic bt gi Trương Duy Nht phc tp hơn nhiu, tuy nhiên nó cùng chung mt bn cht nếu thc s do Tình báo Vit Nam ch mưu. Nếu Trnh Xuân Thanh là chìa khóa m chiếc t sắt bng chng phm ti ca đường dây tham nhũng thì Trương Duy Nht không là gì so vi đ t rut ca Nguyn Tn Dũng là Đinh La Thăng. Nếu Vit Nam dám mt ln na lp li vết xe cay đng Trnh Xuân Thanh thì chc chn Trương Duy Nht phi có bí mt gì ghê gớm lm đáng đ người ta hy sinh "khng hong ngoi giao" mt ln na.

Nhưng cũng không ngoi tr gi thiết rng Vit Nam đánh giá Thái Lan thp hơn Đc nhiu vì chế đ ca Th tướng Prayuth Chan-ocha tuy được tiếng là mt th chế dân ch nhưng vn đ đi phó vi thành phn đi kháng không thua gì Vit Nam. T hin thc này Vit Nam có quyn nghĩ rng Thái s d dàng pht l cho hành đng bt người trên đt nước ca mình, nếu có cũng không đáng ngi như phn ng quá mnh m ca chính ph Đc.

Nhưng dù sao, giả thiết vn là gi thiết cho ti khi truyn thông quc tế khui ra s tht. Ch mong rng nhà báo, blogger Trương Duy Nht không dính sâu vào bí mt thâm cung bí s, nếu dính ti Vũ Nhôm thì may ra anh còn thy ánh sáng bên trong song st nhà tù, bng ngược li người ta s không t b mt hành đng nào đ trng pht anh, hoc bt ming anh trước khi bí mt y b phơi bày.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 09/02/2019

*****************

Thái Lan có liên can vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích’ ?

Thường Sơn, VNTB, 09/02/2019

Vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’ đang nhanh chóng chuyển thành 'Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Bangkok’ chỉ sau một tuần kễ từ ngày 26 tháng 1 năm 2019 là thời điểm mà ông Nhất ‘biến mất’.

tdn2

Trương Duy Nhất được nhìn thấy lần cuối cùng tại Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc. Ảnh : FB Người Buôn Gió. 

Tuy nhiên, phản ứng của chính quyền Thái Lan có thể xem là chậm chạp và chẳng nhiệt tình gì với vụ việc ngày càng trở nên bất bình thường trên.

Mãi đến ngày 7/ tháng 2/2019, tức phải đến hơn mười ngày sau khi blogger Trương Duy Nhất mất tích, một quan chức của chính phủ Thái Lan mới chính thức lên tiếng.

Hãng tin Reuters trích lời Thiếu tướng Surachate Hakparn, Cục trưởng Cục Di trú Thái, nói rằng cơ quan của ông không tìm thấy dữ liệu nhập cảnh vào Thái Lan của ông Trương Duy Nhất, nhưng cho biết thêm rằng cơ quan di trú đã tiến hành điều tra liệu ông Nhất có nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan hay không và tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra đối với ông Nhất. "Tôi đã cho tiến hành điều tra về vấn đề này" - ông Hakparn nói Reuters.

Lý do chủ yếu khiến giới quan chức Thái phải mở miệng có thể là áp lực đến từ một số tổ chức nhân quyền quốc tế như Phóng viên Không biên giới (RSF), Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế (CPJ)… lên tiếng yêu cầu chính phủ Thái Lan phải làm rõ vụ Trương Duy Nhất mất tích ra sao, số phận của Nhất thế nào… Cùng lúc, một số tờ báo Thái Lan đã săn tìm thông tin về vụ Trương Duy Nhất mất tích, thậm chí đã nghi ngờ về khả năng ông Nhất đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc. Mối nghi ngờ này càng được củng cố khi, đồng thời những tổ chức nhân quyền quốc tế nhắc lại ‘bài học kinh nghiệm’ từ vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức.

Từ sau vụ Trịnh Xuân Thanh, chính thể Việt Nam đã nổi tiếng tới mức khiến phần lớn, nếu không nói là tất cả, các nước trong khối Liên minh châu Âu giương cao ngọn cờ cảnh giác với giới quan chức và công an Việt Nam, đồng thời khiến ‘uy tín Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế’ (một cách tuyên rao không biết chán của Bộ Ngoại giao Việt Nam) lao dốc hơn bao giờ hết.

Một năm rưỡi sau vụ Nhà nước Đức tố cáo Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam tổ chức bắt cóc ngay tại Berlin, vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’ - nổ ra vào những ngày giáp tết nguyên đán năm 2019 - đang hứa hẹn sẽ trở thành một vụ Trịnh Xuân Thanh thứ hai.

Thông tin lan rộng và đầy tính nghi ngờ trên một số tờ báo quốc tế về vụ Trương Duy Nhất sẽ khiến chính quyền Việt Nam không thể nhắm mắt che tai. Do đó, nhiều khả năng là sau tết nguyên đán 2019, chính quyền Việt Nam sẽ phải có thông báo về vụ này, trong đó hoặc phủ nhận việc chính quyền này ra lệnh bắt cóc Trương Duy Nhất, hoặc chính thức xác nhận Trương Duy Nhất đã bị bắt nhưng là ‘tự nguyện về nước đầu thú’ do hành vi phạm pháp - tương tự cái cách mà Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đồng thanh tương ứng ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ vào đầu tháng 8 năm 2017.

Điều an ủi mà có thể khiến chính quyền Việt Nam tạm thời yên tâm để đưa ra một thông báo theo kiểu trên là khác với lời tố cáo mạnh mẽ của nhà nước Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh, chính quyền Thái Lan sẽ khó mà lên án chính quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc người một cách bất hợp pháp trên đất Thái do một ‘thỏa thuận ngầm’ nào đó (nếu có) giữa hai bên, cộng thêm mối quan hệ Việt - Thái được xem là ‘ngày càng tốt đẹp’. Củng cố cho khả năng này là động thái mới nhất của lãnh đạo Cục Di trú Thái Lan thông tin rằng họ đã không có hồ sơ về việc Trương Duy Nhất nhập cảnh vào Thái Lan - một vấn đề có thể được hiểu là ông Nhất đã vào đất Thái theo cách không hợp pháp và do vậy các cơ quan Thái có thể sẽ cho rằng họ không liên can đến vụ việc này.

Nhưng còn trách nhiệm của người Thái phải tìm ra tung tích của Trương Duy Nhất trước sức ép của các tổ chức nhân quyền quốc tế và truyền thông quốc tế ?

Chắc chắn chính quyền Thái Lan sẽ phải tiến hành một số động tác nào đó, dù chỉ cho có, để có cơ sở hồi âm cho quốc tế về vụ việc này. Nội dung hồi âm này lại có thể có độ chênh, thậm chí là chênh biệt đáng kể, với một thông báo mà phía Việt Nam phải nêu ra sau tết nguyên đán 2019 về vụ Trương Duy Nhất. Khi đó, sự thật sẽ lộ dần ra.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 09/02/2019

*******************

Tại sao Người Buôn Gió ‘thạo tin’ vụ Trương Duy Nhất ‘mất tích’ ở Thái Lan ?

TK, Người Việt, 08/02/2019

Một ngày sau khi hãng Reuters và nhiều báo quốc tế đồng loạt dẫn lời Thiếu tướng Surachate Hakparn, cục trưởng Cục Di Trú Thái Lan nói rằng cơ quan này "tiến hành điều tra vụ ông Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok", theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, vẫn chưa có tin xác thực về việc ông Nhất "bị Tổng Cục 2 Tình báo Quân đội bắt giữ".

tdn3

Báo Thái Lan đăng hình ông Trương Duy Nhất và trung tâm thương mại nghi là nơi ông bị bắt giữ. (Hình : Bangkok Post)

Trước đó, blogger và cũng là nhà báo tự do Trương Duy Nhất được cho là đã đến Văn phòng Cao ủy về Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25 tháng Giêng để xin quy chế tị nạn và kể từ thời điểm đó, gia đình và người thân bặt tin về ông.

Thiếu tướng Hakparn khẳng định không tìm thấy dữ liệu nhập cảnh vào Thái Lan của ông Nhất và nhà chức trách nước này đang tiến hành điều tra liệu ông có nhập cảnh bất hợp pháp hay không cũng như làm rõ điều gì đã xảy ra đối với ông.

Cùng thời điểm, blogger Người Buôn Gió, tức Facebooker Thanh Hieu Bui đưa tin ông Nhất "bị Tổng Cục 2 Tình báo Quân đội bắt giữ" và rằng có ba đồng hương biết vị trí của ông Nhất trước lúc ông này bị bắt là nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, ông Cao Lâm và một người có bút danh Kami.

tdn4

Ông Trương Duy Nhất (trái) và nhà báo Huy Đức trong ngày ông Nhất ra tù hôm 26 tháng Năm, 2015, sau hai năm thi hành án. (Hình : Facebook Dương Đại Triều Lâm)

Nhật báo Người Việt được biết là cả ba người nêu trên đều tỏ vẻ không hài lòng khi bị ông Thanh Hiếu "lôi kéo" vào vụ này vì họ "không có lợi ích gì để liên can". Ông Quyền là nhà hoạt động đang trong tình trạng "tạm lánh" ở Bangkok vì cùng vụ án với nhà hoạt động Hoàng Bình (đang thọ án 14 năm tù ở Việt Nam). Ông cũng được cho là có liên hệ chặt chẽ với tổ chức VOICE.

Trong lúc ông Cao Lâm theo lời ông Thanh Hiếu thì "được đánh giá là người tốt, giúp đỡ những người tị nạn rất nhiều, kể cả những vấn đề liên quan đến sứ quán Việt Nam". Người có bút danh Kami được biết là một trong các cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do.

Việc ông Thanh Hiếu nhanh nhẩu đưa tin vụ bắt giữ ông Nhất khiến người ta nhớ lại chuyện blogger này cũng là người đầu tiên đưa tin ông Phan Văn Anh Vũ, tức "Vũ Nhôm" khi đang mắc kẹt tại Singapore và bị CSVN gây áp lực đòi dẫn độ hồi cuối năm 2017.

Vậy thì có mối liên hệ nào giữa ông Thanh Hiếu và các ông ‘Vũ Nhôm’, ông Nhất ? Có suy đoán cho rằng phần lớn những thông tin về tình hình giới chức Đà Nẵng đấu đá nhau, vụ của ông "Vũ Nhôm"… trên trang cá nhân của ông Thanh Hiếu đều là do ông Nhất, một người nắm rõ tình hình Đà Nẵng "cung cấp". Nguyên do là những thông tin đó được cho là ông Nhất "không tiện" đăng trên trang cá nhân của ông vì mức độ "nhạy cảm", do ông đang sống ở Việt Nam trước khi tạm lánh qua Bangkok hồi tháng Giêng, 2019.

Ngoài ra, cũng có suy đoán, nếu ông Nhất thật sự bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt thì không phải với tội danh liên quan đến an ninh quốc gia hay bất đồng chính kiến, mà vì sai phạm đất đai liên quan đến ông "Vũ Nhôm". Hồi giữa thập niên 1990, ông Nhất từng làm phái viên thường trú tại miền Trung của báo Đại Đoàn Kết.

Trong khi đó, nhà báo Hoàng Hải Vân, từng công tác tại báo Thanh Niên, tiết lộ trên trang cá nhân rằng ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản ở Đà Nẵng, "biệt thự lộng lẫy" của ông "Vũ Nhôm" trước khi ông này bị bắt nguyên là nhà công sản được chính quyền thành phố Đà Nẵng bán lại cho Báo Đại Đoàn Kết để làm văn phòng đại diện theo một quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ký hồi tháng Giêng, 2004. Những bí ẩn của vụ hóa phép tòa soạn báo thành biệt thự cá nhân đến nay chưa được làm rõ.

Trong một diễn biến khác, vụ "mất tích" của ông Nhất đặt chính quyền Thái Lan vào thế kẹt ngoại giao ngay trước kỳ bầu cử dự trù diễn ra vào trung tuần tháng Ba, 2019. Sự việc xảy ra không lâu sau vụ một cô gái tị nạn Saudi "cố thủ" ở Bangkok suýt bị chính quyền Thái Lan trục xuất vào tháng Giêng, và phiên tòa xử một cầu thủ bóng đá Bahrain có nguy cơ sắp bị dẫn độ.

Việc mật vụ, nhân viên an ninh Việt Nam hoạt động tại Thái Lan là điều có thể hiểu được sau khi chính phủ hai nước ráo riết tăng cường việc hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến an ninh quốc gia.

Báo Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam hồi tháng Tám, 2018 cho hay, ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đón tiếp Đại tướng Wanlop Rugsanaoh, tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan tại Hà Nội và hai bên "nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai nước ngày càng thực chất, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, an ninh". 

T.K.

Nguồn : Người Việt, 08/02/2049

*******************

Số phận Trương Duy Nhất - bị bắt

Người Buôn Gió, 07/02/2019

Khoảng 8 giờ tối ngày 26 tháng 1 năm 2019, Trương Duy Nhất bị một đám gồm 10 người của Tổng cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn xin thay quần áo.

tdn5

Hình ảnh Nhất vào ngày 25 tháng 1 lúc chiều tối ở Thái Lan.

Ai tiếp tay cho Tổng cục 2 tình báo quân đội bắt Trương Duy Nhất ?  Điều này rất tiếc chưa thể nói trong bài viết, những chi tiết ấy hãy để cho cảnh sát quốc tế biết thì tốt hơn. Chỉ có điều phải nói rằng trong vụ bắt cóc này có những "thành phần Việt" đang sinh sống ở Thái Lan dưới cái nhãn hiệu là người "tốt" theo đánh giá của đám đông tị nạn bên đó.

Cộng sản Việt Nam có những đặc tình, cơ sở thế này. Đặc tình của chúng hết lòng giúp đỡ A, khiến A nghĩ rằng đó là người tốt, vì nếu không thì A đã bị gì đó. Nhưng A không bao giờ nghĩ rằng tên đặc tình đó muốn qua A để tìm hiểu thông tin nhằm triệt hạ B.

Cái bản chất của con người Việt là vậy, dù cho đấu tranh đi nữa, họ nghĩ ai tốt với mình là được, họ không cần phải đau đầu để tính đến chuyện kẻ kia lợi dụng mình để hại B.

Hành vi của Tổng cục 2 tình báo quân đội bắt Trương Duy Nhất ở Thái Lan đáng được gọi là bắt cóc, mặc dù họ có lệnh bắt Nhất về tội liên quan đến kinh tế, mặc dù họ có làm việc với... nào đó ở Thái Lan. Nhưng tất cả đều vô giá trị, vì việc họ đưa Nhất trở về không qua con đường chính thức. Lẽ ra sau khi Nhất đã trình diện ở Cao ủy Tị nạn, việc đưa Nhất trở về phải qua một quá trình xem xét về pháp luật của Thái Lan. Nếu không có những quy trình đó, đương nhiên hành vi của tổng cục 2 đưa Nhất về là bắt cóc xuyên quốc gia, có tổ chức.

Bây giờ Thái Lan cũng khẳng định không biết gì về Nhất sau khi Nhất đến Cao ủy Tị nạn, có nghĩa người Thái sẵn sàng phủ nhận hoàn toàn việc dính dáng đến tổng cục 2 tình báo quân đội Việt Nam trong vụ bắt Trương Duy Nhất. Nếu như vậy, hiển nhiên việc tổng cục 2 bắt Nhất về hoàn toàn là một vụ bắt cóc người.

Ngày 26 khi Nhất cắt bỏ điện thoại, anh vào siêu thị Futurepark tìm mạng intent để liên lạc tìm sự giúp đỡ của đồng hương. Có 3 đồng hương biết vị trí của Nhất lúc đó là Bạch Hồng Quyền, Cao Lâm và Kami.

Ngay sau đó thì Nhất bị bắt !!!

Trong mấy ngày Nhất ở Thái Lan, một người Việt tên là Huân liên tục dò hỏi chỗ ở của Nhất với lý do muốn mời đến nhà bà Sương (người Đà Nẵng) để nhậu. Bà Sương xác nhận không hề quen Nhất và cũng không hề có ý mời Nhất đến nhà.

Cao Lâm là một người được cộng đồng tị nạn người Việt ở Thái Lan đánh giá là người tốt, vì Cao Lâm có nguồn tiền bên Mỹ gửi về giúp đỡ cho người tị nạn, Cao Lâm cũng giúp đỡ những người tị nạn rất nhiều. Nhưng có một điều là ngay cả những vấn đề liên quan đến sứ quán Việt Nam, Cao Lâm cũng giúp đỡ được.

Nhắc đến nhân vật Cao Lâm này, rất nhiều người tị nạn sẽ phản ứng cho rằng Cao Lâm bị vu khống.  Vì lẽ đó mà đầu bài viết phải nhấn mạnh đến các đối tượng đặc tình và những người đấu tranh A, B.

Kami, một bút danh quen thuộc, tỏ ra thông thạo mọi nguồn tin nội bộ, những việc trời ơi tận đâu Kami cũng đề cập đến vẻ thông thạo. Nhưng giờ phút mà Kami biết Nhất ở đâu, mất tích thế nào thì không thấy Kami đả động. Anh ta đang là cây viết bình luận cho đài RFA !!!

Bạch Hồng Quyền là nhân vật quá nhiều người Việt Nam biết, anh ta đang tị nạn ở Thái Lan vì cùng vụ với Hoàng Bình. Quyền được nhiều người biết là đệ tử của tôi (Người Buôn Gió). Từ khi sang Thái, Nhất gặp Quyền để nhờ việc đi lại, ăn ở.

Đây là 3 người biết vị trí của Nhất trước khi Nhất bị bắt. Cả ba người này đều quen biết nhau.

Nhiều người tị nạn ở Thái Lan mang ơn của Cao Lâm, chất vấn tôi rằng tại sao không đưa tên của Bạch Hồng Quyền vào bài viết của mình mà chỉ nhắc đến Cao Lâm và Kami.

Nay tôi xin chiều họ, đưa lên cho sòng phẳng.

Hiện nay Bộ Ngoại giao Đức đang chú trọng quan tâm đến vụ bắt cóc này, bởi nó giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.  Trên cơ sở những gì người Đức thu thập được, họ sẽ làm việc với cơ quan cảnh sát quốc tế. Khi ấy sẽ còn nhiều điều sáng tỏ.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 07/02/2019

Quay lại trang chủ
Read 818 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)