Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc ngậm bồ hòn làm ngọt khi người Đài Loan chọn dân chủ

L'Express nhận xét "Lại Thanh Đức được bầu làm tổng thống Đài Loan : Bắc Kinh đối mặt với người bị thù ghét nhất". Le Point nhấn mạnh "Đài Loan, sự sỉ nhục cho Trung Quốc".

taiwan0

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cùng Phó Tổng thống Lai Ching-te, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 13/1. fp.com/Sam Yeh

Người bị công kích nhiều nhất đăng quang : Điều sỉ nhục cho Bắc Kinh  

Các tuần báo quay lại khúc phim quá khứ : Cách đây nửa thế kỷ, tai nạn khi khai thác mỏ thường xuyên xảy ra nhưng những người nghèo trên đảo quốc vẫn phải mưu sinh. Một thợ mỏ về hưu nhớ lại, ngày 08/01/1960, ở hầm mỏ số 2, những tiếng khóc vang lên trong đám đông khi một số nạn nhân chết vì ngạt khí lần lượt được đưa lên mặt đất. Trong số đó có Lai Chao Jin, 33 tuổi, cha của tân tổng thống Đài Loan. Người vợ góa một mình nuôi sáu đứa con, trong căn nhà tôn lụp xụp thường bị tốc mái sau mỗi trận bão. Lại Thanh Đức lúc cha mất chưa đầy hai tuổi, sau này đã giúp mẹ dựng lại nhà. Học giỏi và được học bổng, ông trở thành bác sĩ rồi sang Harvard học tiếp, và nay bước lên ngôi vị cao nhất. Một tấm gương thăng tiến ngoạn mục.

Ngày 20/05 ông Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) sẽ chính thức nhận trọng trách điều hành Trung Hoa Dân Quốc, hiện chỉ còn được 12 nước công nhận. Chọn tiếp tục con đường dân chủ, người Đài Loan đã gởi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc độc tài của Tập Cận Bình. Vương Nghị cay cú tuyên bố "Đài Loan chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một quốc gia". Hồi năm 1996, khi đảo quốc dân chủ hóa, Bắc Kinh đã chào mừng tổng thống dân cử đầu tiên bằng một loạt hỏa tiễn bắn qua eo biển. Lần này Trung Quốc đả kích những nước đã gởi lời chúc mừng, trong đó có Pháp, và tự an ủi rằng "Đảng Dân Tiến không đại diện cho đại đa số dân Đài Loan".

Đàn áp Hồng Kông, Trung Quốc tự thu hẹp khả năng khuyến dụ Đài Loan

Chuyên gia Valérie Niquet trên Le Monde cuối tuần nhấn mạnh "Trở ngại chính cho khả năng xích gần lại giữa Bắc Kinh và Đài Bắc là từ chính bản thân chế độ Trung Quốc". Bà cũng cho rằng chiến thắng thứ ba liên tiếp của đảng Dân Tiến là thêm một cái tát cho Bắc Kinh. Những thủ đoạn tuyên truyền, lũng đoạn bằng chiến tranh thông tin đã tỏ ra vô hiệu.

Từ khi lên cầm quyền năm 2013, Tập Cận Bình liên tục khiếu khích, đe dọa đồng thời thuyết phục người Đài Loan "thống nhất" với Hoa lục. Nhưng khi áp đặt thô bạo luật an ninh quốc gia và đàn áp Hồng Kông, Bắc Kinh đã tự thu hẹp cơ hội vốn nhỏ nhoi nhằm quyến rũ một xã hội cởi mở và tự do như Đài Loan. Le Figaro Magazine nói thêm về trường hợp doanh nhân Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), mà phiên tòa bắt đầu từ ba tuần qua, đang được người Đài Loan rất chú ý. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan cho biết, ông chủ báo Apple Daily được biết nhiều ở Đài Bắc vì vợ con ông sống ở đây và tờ báo có phiên bản riêng cho Đài Loan. Nhà tỉ phú đấu tranh thách thức chính quyền cộng sản đã từ chối chạy trốn, nói rằng sẵn sàng vào tù.

Sau khi làm đủ cách nhưng vẫn thất bại trong bầu cử Đài Loan, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục giương oai diễu võ bằng những vụ xâm nhập, tập trận để duy trì áp lực lên Đài Bắc và đồng minh Mỹ. Trong lúc kinh tế xuống dốc, một cuộc phiêu lưu quân sự khó thể xảy ra vì có nguy cơ dẫn đến hồi kết cho chế độ. Ngay cả khi rất muốn, các nhà chiến lược Bắc Kinh biết rằng không thể vượt qua eo biển Đài Loan rộng hơn 180 kilomet dễ dàng như Nga băng qua biên giới Ukraine.

Nếu phong tỏa eo biển sẽ gây thiệt hại kinh tế trước hết cho Bắc Kinh. Trên 100.000 công ty Đài Loan đầu tư vào Hoa lục trong đó có Foxconn thu dụng trên 1 triệu nhân công, xuất sang sản phẩm công nghệ cao kể cả chip bán dẫn. Đối với Bắc Kinh, không thể "bất chiến tự nhiên thành" như vẫn hy vọng, lại càng không thể thắng trước sức mạnh Mỹ nếu gây chiến, bên cạnh đó là nguy cơ bị cấm vận, theo bà Niquet, tốt nhất là nên tập trung cho hợp tác kinh tế.

Củ cà rốt vẫn tốt hơn cây gậy

Theo South China Morning Post được Courrier International trích dịch, "Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận kết quả bầu cử Đài Loan". Nhật báo Hồng Kông - sau này đã trở nên thân Trung Quốc - cho rằng ông Tập sẽ phải nhìn nhận một thực tế là đảng Dân Tiến đã bắt rễ lâu bền, không thể biến mất trong ngày một ngày hai. Dùng củ cà rốt vẫn tốt hơn là cây gậy.

Bài diễn văn của ông Lại Thanh Đức sau khi đắc cử có thể làm an tâm rằng ông sẽ đi theo hướng ôn hòa của bà Thái Anh Văn. Tờ báo gợi ý, tân tổng thống nên tỏ ra thực dụng, nếu ông lịch sự từ chối những chuyến thăm của các viên chức Mỹ, thì Bắc Kinh có thể đáp lễ bằng cách giảm bớt những vụ cho tiêm kích xâm nhập không phận Đài Loan.

Đài Loan, quốc gia có chủ quyền về thực tế lẫn pháp lý

Về mặt pháp lý, luật gia Isabelle Feng trên Le Monde cuối tuần khẳng định "Ngược với những gì Bắc Kinh tuyên bố, Đài Loan là một Nhà nước có chủ quyền, trên thực tế cũng như về công pháp quốc tế". Đảo quốc này hội đủ bốn điều kiện theo Công ước Montevideo năm 1933 : "Có dân cư sinh sống thường xuyên, kiểm soát một vùng đất được xác định, có một chính phủ, và có khả năng quan hệ với các Nhà nước khác". Mặc dù dưới sự o ép của Bắc Kinh, ngoài Vatican chỉ còn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng về luật pháp quốc tế, cả tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc lẫn việc công nhận của nước thứ ba không phải là yếu tố cấu thành chủ quyền. Hồi năm 1964, khi tướng De Gaulle quyết định lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa còn chưa được vào Liên Hiệp Quốc !

Ngày 12/02/1912, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi (Puyi) đã xuống chiếu thoái vị, trao quyền cho "Trung Hoa Dân Quốc" vừa được khai sinh trước đó một tháng từ Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (Sun Yat Sen) tiến hành. Chính Trung Hoa Dân Quốc thuộc phe chiến thắng sau Đệ nhị Thế chiến đã thu hồi đảo Đài Loan mà nhà Thanh nhượng cho quân phiệt Nhật năm 1895, chứ không phải Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Cho dù sau đó Mao thắng trong cuộc nội chiến khiến Tưởng Giới Thạch phải chạy sang hòn đảo này, Đài Loan tiếp tục là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho đến năm 1971, khi Đại hội đồng thông qua Nghị quyết 2758 khiến Đài Bắc phải nhường ghế cho Bắc Kinh.

Nếu ông chủ Nhà Trắng lại mang tên Donald Trump ?

Nhìn sang nước Mỹ, L'Obs đặt vấn đề "Nếu Donald Trump đắc cử ?". Cựu tổng thống dường như không thể đánh bại, nên cần phải chuẩn bị tinh thần. Hồi năm 2020 tại Diễn đàn Davos, ông Trump đã nói với bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, có nghĩa là đồng minh phương Tây chính của Hoa Kỳ : "Các vị phải hiểu rằng nếu Châu Âu bị tấn công, chúng tôi sẽ không đến cứu, và thực tế NATO đã chết, chúng tôi sẽ rời đi". 

Donald Trump vẫn không ra khỏi Minh ước Bắc Đại Tây Dương, và Mỹ vẫn ràng buộc với Điều 5. Nhưng câu nói thô bạo của ông vẫn hằn sâu. Nếu chiến thắng vào ngày 05/11, không còn những cản trở như trong nhiệm kỳ đầu, liệu Trump sẽ làm thật ? Đại đa số nước Châu Âu xưa nay vẫn nghĩ rằng hiệp sĩ Mỹ sẽ cứu giúp, nhưng việc Nga xâm lăng Ukraine là dấu hiệu cảnh báo. Ông chủ Nhà Trắng trong vài tháng tới vẫn mang tên Joe Biden, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu sau đó đổi thành Donald Trump ? Chủ nhân điện Kremlin sẽ cảm thấy được chắp cánh.

Ông Thierry Breton, ủy viên Châu Âu phụ trách kỹ nghệ quốc phòng đề nghị lập một quỹ 100 tỉ euro để phát triển sản xuất vũ khí và tạo ra "cơ sở hạ tầng chung cho an ninh". Các nước thành viên tỏ ra không mấy mặn mà. Nhưng quốc phòng ngày nay đối với Châu Âu cũng như đồng tiền chung thời trước của thế hệ ông Jacques Delors, đó là chất xi-măng kết dính lợi ích chung, là lời đáp duy nhất cho một môi trường đã trở nên nguy hiểm, kể cả mai này ở Washington.

Trump bị coi là mối đe dọa, nhưng được nhiều người ủng hộ

Thẳng thừng đặt tên cho hồ sơ là "Donald Trump : Mối đe dọa", Courrier International trích dịch báo chí các nước, hầu hết lo ngại cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Vẫn chưa "tiêu hóa" nổi thất bại năm 2020, nhiệm kỳ thứ hai của ông nếu diễn ra sẽ không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Trên The Washington Post, nhà chính trị học bảo thủ Robert Kagan cho rằng một chế độ độc tài của ông Trump có vẻ khó tránh khỏi.

The New York Times đả kích cựu tổng thống tiến gần với phát-xít khi dọa tiêu diệt các đối thủ chính trị. Tờ báo viết, trong chiến dịch tranh cử đã đưa Donald Trump lên nắm quyền, ông chủ yếu tấn công các mục tiêu bên ngoài, nhưng nay sẽ từ bên trong. Theo tờ báo, tuy không phải là Hitler hay Mussolini, nhưng Trump ngày càng giống với các nhà độc tài hiện nay như Orban ở Hungary và Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Christian Science Monitor tỏ ra ôn hòa hơn, tự hỏi "Phải chăng nền dân chủ Mỹ đã đạt đến một bước ngoặt ?".

Các chuyên gia thuộc nhiều khuynh hướng nhận định, không có gì cho thấy Trump sẽ tự động trở thành nhà độc tài, nhưng ông có thể đẩy ra xa những giới hạn mà không một tổng thống Mỹ nào nên vượt qua. Người ta sợ rằng Donald Trump sẽ cùng công cụ tư pháp để trả thù những địch thủ và những ai bị nghi là kẻ thù, nhất là nếu liên quan đến cáo buộc nổi dậy. Hai tiểu bang Maine và Colorado mới đây đã chận khả năng tranh cử của ông vì vụ tấn công vào điện Capitol, và Trump - vốn đang bị cáo buộc 91 tội danh - có thể là kẻ thù của chính mình. Nhưng Washington Post nhắc nhở, đừng quên rằng Donald Trump đang được rất nhiều người Mỹ ủng hộ.

Giới kinh doanh hoang mang

Trên lãnh vực kinh tế, "Sự quay lại của Donald Trump, kịch bản khiến các ông chủ lớn và lãnh đạo các nước ở Davos lo sợ" - nhận định của Le Figaro cuối tuần. Một nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì cho giới kinh doanh ? The Economist đặt câu hỏi. Với khoảng 70 cuộc bầu cử trên thế giới, năm 2024 mang màu sắc chính trị nhiều hơn kinh tế.

Nếu tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến Diễn đàn Davos nhắc nhở chiến tranh đang ác liệt ở cách Thụy Sĩ chưa đầy 1.000 kilomet, cuộc chiến ở Trung Đông và xung đột Mỹ-Trung là những vấn đề địa chính trị đều có liên quan đến bầu cử Mỹ. Cả 800 tổng giám đốc và 60 nhà lãnh đạo các nước họp tại đây đều lo lắng. "Họ không mong muốn một người điên" - chủ một tập đoàn đầu tư Pháp nói thẳng. Trước chủ đề nhạy cảm này, tất cả chủ doanh nghiệp cả Mỹ lẫn Châu Âu khi trả lời đều không muốn nêu tên.

Nhưng cựu đại sứ Mỹ Kurt Volker, một người ủng hộ Ukraine nhiệt thành lại có cách phân tích khác : "Không thể đoán được Trump sẽ hành động như thế nào vì chính ông ấy cũng không biết". Năm 2016, chính Donald Trump đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Kiev, nhờ những người thân Ukraine vận động hành lang, và tăng viện trợ quân sự. Trump còn đóng cửa lãnh sự quán Nga ở San Francisco - một ổ gián điệp.

Một thành viên Mỹ khác cho biết Trump "có một ê-kíp giỏi về an ninh quốc gia, hy vọng họ sẽ quay lại nếu ông đắc cử". Một nhà kỹ nghệ Mỹ nhận định : "Về mặt chính trị, Biden có 55% cơ hội đắc cử. Nhưng chỉ cần ông bị cúm và ống kính truyền hình chĩa vào lúc Biden đang yếu ớt thì ván cờ sẽ thay đổi. Ở tuổi của ông, nguy cơ này khá cao". Một doanh nhân Mỹ nói : "Nhìn chung ở Davos, hầu như mọi người đều tin rằng Donald Trump sẽ thắng. Tuy nhiên có thể tự trấn an bằng câu đùa quen thuộc : Davos luôn nhầm lẫn".

Ukraine : "Hãy trao vũ khí để chúng tôi làm việc"

Về phía Ukraine, giám đốc tình báo quân đội trên The Economist khẳng định "thỏa thuận an ninh với Anh là yếu tố quan trọng giúp thay đổi thế trận", và Nga sẽ bị chặn đứng nếu các nước phương Tây khác có những bảo đảm tương tự. Trên Le Figaro cuối tuần, cộng sự thân cận của ông Zelensky là Andrii Yermak, chánh văn phòng tổng thống nhắc lại câu nói của thủ tướng Anh Churchill "Hãy cho chúng tôi vũ khí và chúng tôi sẽ làm việc".

Ông Yermak nhấn mạnh Ukraine đã không chịu thua Nga, một nước lớn hơn rất nhiều, đã giải phóng được 50% lãnh thổ bị quân Nga chiếm từ ngày 24/02/2022, đã kết thúc sự thống trị của Moskva trên Hắc Hải, mở được hành lang ngũ cốc. Nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn, Moskva huy động thêm quân, gia tăng các đợt tấn công bằng hỏa tiễn, mua thêm vũ khí của các nước khác. Các lãnh đạo Nga coi mạng lính như cỏ rác, chỉ riêng ở Bakhmut đã có 20.000 lính Wagner bỏ mạng. Vì vậy Kiev cần có thêm vũ khí hiện đại tầm xa. Cuộc chiến này mang tính quyết định cho tương lai thế giới, các chế độ độc tài muốn hủy diệt các nền dân chủ và cuộc xâm lăng Ukraine chỉ mới là bước khởi đầu.

Macron : "Không thể để cho Nga thắng !" 

Le Monde cuối tuần nêu ra quyết tâm của tổng thống Emmanuel Macron hôm 16/01 "không thể để cho Nga thắng", và hai ngày sau loan báo lập "liên minh pháo binh". Ông Macron cũng quyết định chi viện 40 hỏa tiễn tầm xa Scalp và sẽ ký một hiệp định an ninh song phương với Ukraine, giống như Anh quốc đã ký với Kiev hôm 12/01. Tổng thống Pháp sẽ đích thân đến Kiev vào tháng 2 để hoàn tất hiệp định này.

Muộn còn hơn không ! Gần đến kỷ niệm hai năm cuộc xâm lăng 24/02/2022 vẫn chưa thấy lối ra nào cho cuộc chiến hủy diệt này, Pháp và nhiều đối tác Châu Âu quyết định gia tăng quân viện cho Kiev. Bộ trưởng Quân lực Sébastien Lecornu cho biết sẽ sản xuất 78 khẩu đại bác Caesar cho Ukraine, và mỗi tháng chuyển giao khoảng 50 quả bom được cải tiến thành hỏa tiễn địa-không. Song song đó NATO thông báo tập trận quy mô với 90.000 quân nhân tham gia trong nhiều tháng – một thông điệp cứng rắn của các đồng minh Kiev.

Trân Châu Cảng, tấm gương cho Ukraine ?

Bên cạnh đó Ukraine cũng cố gắng tự lực tự cường, theo trang LB.ua ở Kiev được Courrier International trích dịch. Thời Đệ nhị Thế chiến, ngay sau khi bị Nhật Bản tấn công ở Trân Châu Cảng ngày 07/12/1941, toàn xã hội Mỹ đã vào cuộc cho tới tận ngày chiến thắng. Trong mùa đông năm ấy, Hoa Kỳ bước vào nền kinh tế chiến tranh. Do thiếu vỏ xe vì các đồn điền cao su Indonesia bị quân Nhật chiếm, chỉ có tài xế taxi và xe tải mới được mua quá "tiêu chuẩn". Xăng được giới hạn ở 3 gallon (11 lít) một tuần, dầu ma-zut, than, gỗ đều bị hạn chế. Khắp nơi treo những áp-phích "Nếu bạn tắm quá lâu, Führer (Hitler) và Mikado (quân phiệt Nhật) rất hài lòng".

Đường cũng bị giảm lượng phân phối xuống còn phân nửa. Người dân được phát phiếu thực phẩm, Nhà nước thu gom kim loại, cao su, từ nón tắm cho tới ống nước… Cả nước có 17 triệu "khu vườn chiến thắng" trồng rau quả, phế phẩm để nuôi gia súc, tránh dùng đến tem thực phẩm nhằm có thêm sữa, nước trái cây gởi ra mặt trận, kể cả cho Hồng quân và quân đội Anh ; đồng thời tiết kiệm tiền để mua vũ khí. Cả nước Mỹ đã sống như vậy, vì một cuộc chiến trên một châu lục khác, cho tới ngày cuối của trận đại chiến. Mỹ đã đè bẹp Nhật nhờ vượt trội về số phương tiện chiến đấu. Tờ báo cho rằng đây có thể là tấm gương cho Ukraine.

Trang nhất các tuần báo

Trang bìa các tuần báo kỳ này dành cho cựu tổng thống Mỹ và các chính khách Pháp. Courrier International chơi chữ "Trump : Mad in America", đặt câu hỏi cựu tổng thống vốn đang có ưu thế áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa, có thể đe dọa nền dân chủ như thế nào ? Ảnh bìa The Economist là một đồng đô la đã bị cháy phân nửa, với lời cảnh báo "Donald Trump đang thắng : Giới kinh doanh, hãy coi chừng".

Le Point đăng ảnh bà Rachida Dati, chính khách cánh hữu gây nhiều tranh cãi và có nguy cơ ra tòa về tội hối mại quyền thế, vừa được tổng thống Emmanuel Macron cất nhắc làm bộ trưởng văn hóa, tự hỏi "Nhà vua Macron chơi trò gì đây ?" L’Express chú ý đến "Jordan Bardella : Phía sau bề ngoài…" tìm hiểu vì sao chính khách trẻ của phe cực hữu thu hút lại được cánh hữu. L’Obs dành hồ sơ cho cuộc tranh luận giữa kỹ sư Jean-Marc Jancovici và nhà sử học Jean-Baptiste Fressoz, nhấn mạnh "Khí hậu thực sự là vấn đề khẩn cấp".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Bầu cử Đài Loan, tín hiệu khả quan khởi đầu một năm đầy thách thức cho dân chủ

L’Express nhìn bao quát toàn cảnh thế giới, nêu ra "Ukraine, Trung Đông, Đài Loan… Mười hai nguy cơ đe dọa năm 2024" - một năm thách thức cho các nền dân chủ. Courrier International dành hẳn hồ sơ đặc biệt 24 trang cho "Đài Loan, một Trung Hoa khác". The Economist nhận thấy Mỹ đang phải tả xung hữu đột từ Hồng Hải, Hắc Hải đến Biển Đông.

tongthong1

Tổng thống tân cử Đài Loan, ông Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) của đảng Dân Tiến trong cuộc mít-tinh mừng chiến thắng tại Đài Bắc ngày 13/01/2024. Reuters – Ann Wang

Thế giới trước những mối đe dọa trong năm 2024

"Một người bi quan thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, một người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Đó là lời của thủ tướng Anh Winston Churchill, người đã không tuyệt vọng trước những trận bom của phát-xít. L’Express cho rằng nếu cứ theo logic này, thì năm 2024 với hai cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Ukraine và Gaza, đầy dẫy những cơ hội hoặc khó khăn.

Ngay ngày thứ Bảy 13/01 là cuộc bầu cử tổng thống quan trọng ở Đài Loan với áp lực nặng nề từ Trung Quốc. Bên cạnh đó là sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên, Iran sắp có bom nguyên tử, sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Moskva, Bắc Kinh, Tehran và Bình Nhưỡng… trong một năm có đến trên 70 cuộc bầu cử trên hành tinh, đặc biệt là bầu cử tổng thống Mỹ.

Đối với Châu Âu, thảm họa chính là Ukraine sụp đổ về quân sự do trợ giúp của phương Tây không đủ. Cựu đại sứ Michel Duclos cho rằng sẽ xảy ra chiến tranh liên miên vì Nga được khuyến khích bành trướng và tấn công các nước khác, toàn Châu Âu sẽ bị tổn thương. Kịch bản đen tối này có nguy cơ thành sự thực nếu ông Donald Trump quay lại nắm quyền, có thể ngưng viện trợ cho Kiev thậm chí xem xét lại cam kết với NATO – theo chuyên gia François Heisbourg. Một làn sóng cực hữu nổi lên sau bầu cử Châu Âu càng làm phức tạp thêm vấn đề.

Xung đột trỗi dậy khi không còn hiến binh quốc tế

Tại một điểm nóng khác là Trung Đông, căng thẳng liên tục gia tăng giữa Israel và Hezbollah, theo Washington Post thì Mỹ lo ngại Nhà nước Do Thái tấn công phe dân quân Shia, mở ra một mặt trận mới. Nhà địa chính trị Bruno Tertrais cho rằng Iran khó thể chấp nhận đồng minh của mình bị tiêu diệt. Nỗi lo khác là Vladimir Putin gợi cảm hứng cho những kẻ hung hăng khác như nhà độc tài Azerbaijan, Ilham Aliyev đã từng dùng vũ lực chiếm Thượng Karabakh. Ông Michel Duclos nói : "Kể từ lúc không còn hiến binh, tất cả những cuộc xung đột đóng băng có thể bùng phát".

Tuy nhiên L’Express cho rằng điều tệ hại nhất chưa chắc sẽ xảy ra, và các nhà độc tài không thể trường sinh bất tử. Năm 2024 có thể mang lại cho chúng ta nhiều bất ngờ. Chẳng hạn trong một giả thiết ít có khả năng xảy ra, bầu cử Mỹ không phải là cuộc cạnh tranh giữa Donald Trump với Joe Biden, mà giữa những ứng cử viên trẻ hơn như Nikki Haley hay Ron DeSantis của đảng Cộng Hòa, hoặc Kamala Harris và Gavin Newsom của đảng Dân Chủ ? Chúng ta vẫn có thể mơ như vậy.

Theo nhà nghiên cứu Bruno Tertrais, cuộc xâm lăng của Putin đã mở ra "chiếc hộp Pandore". Bởi vì trong thập niên 70, thế giới vẫn coi việc dùng vũ lực để thay đổi đường biên giới là điều cấm kỵ. Khi Iraq chiếm Kuwait, đã phải đối mặt với một liên minh quốc tế lớn chưa từng thấy kể từ chiến tranh Triều Tiên. Ngày nay, Nga, Azerbaijan, Venezuela hay một số nhà lãnh đạo các nước phi tự do như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary đang muốn gắn thêm chữ "Đại" trước tên nước, bằng cách cá lớn nuốt cá bé. Và đừng quên Trung Quốc, vốn đang tiến hành chính sách bành trướng ngang ngược trên biển.

"Nguyên trạng" : Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc hiểu theo ba cách khác nhau

Courrier International dành hẳn hồ sơ đặc biệt 24 trang cho "Đài Loan, một Trung Hoa khác", trong đó có bài giải thích "Nguyên trạng ở Đài Loan, một khái niệm biến thiên". Mối quan hệ tay ba giữa đảo quốc với Trung Quốc và Hoa Kỳ dựa trên khái niệm "nguyên trạng" nhưng mỗi bên hiểu theo một cách khác nhau. Tuần báo Pháp dịch lại bài viết của nhà phân tích Trần Chú (George Chen Shu) trên tạp chí Viễn Kiến (Yuanjian) của Đài Loan, giải thích vì sao một ít tinh tế trong thuật ngữ có thể dẫn đến cơn ác mộng địa chính trị.

"Nguyên trạng" trong Hoa ngữ là "duy trì hiện trạng" (weichi xianzhuang). Đối với Washington, có nghĩa là tiếp tục "chính sách chỉ có một Trung Hoa", còn Bắc Kinh là "nguyên tắc chỉ có một nước Trung Hoa". Đài Loan thì hiểu "duy trì hiện trạng" trong hy vọng một ngày nào đó bên kia eo biển sẽ tôn trọng chủ quyền và độc lập của Trung Hoa Dân Quốc, vì trong lịch sử hòn đảo này chưa bao giờ thuộc về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Phải lần về đến thế kỷ III mới có những văn bản tiếng Hoa nói về "Di Châu". Châu Âu thì từ lâu vẫn gọi là Formose, xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha "Ilha formosa" (hòn đảo xinh đẹp).

"Chính sách một Trung Hoa" được ghi trong ba thông cáo chung ký kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc [năm 1972, 1978 và 1982], sau khi Washington quyết định lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh. Bên cạnh đó là Taiwan Relations Act, luật về quan hệ với Đài Loan năm 1979, cộng thêm sáu bảo đảm (năm 1982) mà tổng thống Ronald Reagan dành cho Đài Loan, quan trọng nhất là bảo đảm bán vũ khí.

Đài Loan không hề thuộc về Trung Quốc "từ thời cổ đại"

Nói cách khác, với Mỹ, "duy trì hiện trạng" liên quan đến một loạt thỏa thuận và cam kết. Chính quyền Mỹ và Trung Quốc bắt tay vì nhiều lý do, chủ yếu là địa chính trị, nhưng Washington không muốn bỏ rơi Đài Bắc. Trên thực tế, ngay cả trong thông cáo Thượng Hải đã ký ngày 27/02/1972, hai văn bản tiếng Anh và tiếng Hoa có khác nhau. Bản tiếng Anh viết : "Chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận (acknowledged) quan điểm của Trung Quốc", là chỉ có một Trung Hoa và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Nhưng khi dịch sang tiếng Hoa, Trung Quốc nhất định dùng chữ "thừa nhận" thay cho "ghi nhận".

Vào thời đó, người Mỹ không cho là quan trọng, chỉ chú tâm vào bản tiếng Anh. Và cũng không khẳng định Đài Loan là một phần của "Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" mà chỉ đơn giản là "China". Có một điều không bao giờ thay đổi : Hoa Kỳ luôn muốn có giải pháp hòa bình. Bắc Kinh luôn nói rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc "từ thời cổ đại". Nhưng có lẽ cần nhắc nhở lịch sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ mới bắt đầu từ năm 1949. Trước đó, Đài Loan lần lượt bị rất nhiều nước đô hộ : Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản... cho tới khi chính phủ quốc gia của Tưởng Giới Thạch chạy sang sau khi bị thua trong cuộc nội chiến.

Tập Cận Bình chưa thể xâm lược đảo quốc lúc này

The New York Times trấn an "Không, Tập Cận Bình sẽ không tấn công Đài Loan", ít nhất là trong lúc này. Trong bài viết được Courrier International dịch lại, tờ báo nêu ra một loạt nguy cơ : sa lầy, thất bại chiến lược, phản kháng xã hội, mất tính chính danh… nếu chủ tịch Trung Quốc quyết định xâm lăng đảo quốc. Tuy cao giọng đòi "thống nhất", nhưng các nhà lãnh đạo Hoa lục vẫn nghi ngại về khả năng Giải phóng quân tức quân đội Trung Quốc (APL) chiếm được hòn đảo với cái giá có thể chấp nhận được.

Tấm gương tày liếp của Nga tại Ukraine đang hiển hiện. Vào đầu cuộc chiến, quân đội Nga không vượt nổi biên giới trên bộ để chiếm thủ đô Kiev, còn vượt qua được eo biển Đài Loan là vấn đề càng hóc búa hơn cho quân Trung Quốc. Một cuộc đổ bộ quy mô cần có được ưu thế trên không và trên biển, khả năng duy trì lực lượng xâm lược trong thời gian dài. Tập Cận Bình cũng không thể không biết Nga đã mất gần 300.000 lính ở Ukraine (và vẫn chưa chấm dứt), kinh tế yếu đi do phương Tây trừng phạt, hình ảnh trên trường quốc tế trở nên xám xịt và làm đất nước xuống dốc.

Nếu thất bại với Đài Loan, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của ông Tập, thậm chí đe dọa quyền lực của đảng cộng sản. Trong khi đó việc thanh trừng các tướng lãnh trong đó có bộ trưởng quốc phòng và hai nhân vật phụ trách giám sát kho vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo cho thấy Tập Cận Bình kém tin tưởng về khả năng quân đội Trung Quốc tiến hành chiến tranh. Lính Trung Quốc hầu hết là con một do chính sách một con trước đây, họ là chỗ dựa cho cha mẹ lúc về già, nếu số lượng tử trận lớn có thể gây nên những cuộc biểu tình.

Một yếu tố khác kìm lại Tập Cận Bình là khả năng Hoa Kỳ ra tay cứu giúp Đài Loan. Quốc hội Mỹ ủng hộ Đài Bắc hơn bao giờ hết, và tổng thống Joe Biden nhiều lần tuyên bố là sẽ hỗ trợ về quân sự nếu Đài Loan bị tấn công. Chỉ có vài trường hợp thúc đẩy Tập Cận Bình dùng vũ lực như chính phủ Đài Loan tuyên bố độc lập, hay chủ tịch Quốc hội Mỹ quyết định tái lập quan hệ ngoại giao với Đài Bắc.

Khả năng Bắc Kinh "tiên hạ thủ vi cường"

Còn nếu Trung Quốc nhất định đưa quân sang xâm chiếm Đài Loan thì sao ? Tạp chí Viễn Kiến phỏng vấn chuyên gia quân sự Qiu Shiqing, tác giả cuốn sách bán rất chạy mang tên "Cẩm nang sống sót cho thường dân trong thời chiến". Cựu sĩ quan Không quân này khẳng định, đợt oanh tạc đầu tiên của Trung Quốc sẽ nhắm vào các phi trường trên đảo chính của Đài Loan và những đảo nhỏ gần đó như Bành Hồ (Penghu) để ngăn các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời hủy diệt các trạm radar, thiết bị quân sự và thông tin, bằng đủ loại hỏa tiễn tầm xa, hỏa tiễn hành trình và đạn đạo.

Đợt tấn công thứ hai là vào các bộ và cơ quan hành chánh. Ở giai đoạn này, rủi ro đối với thường dân tùy thuộc khoảng cách từ nhà họ đến mục tiêu, trong khi Đài Loan nhỏ hẹp nên toàn bộ từ đông sang tây đều nằm trong tầm bắn. Để đè bẹp khả năng chống cự, giờ tấn công là từ 2 đến 4 giờ sáng lúc cư dân đang còn ngủ, và còn để tung ra đợt oanh kích thứ hai trước lúc rạng đông.

Kịp thời cập nhật kết quả bầu cử tổng thống Đài Loan trên trang web, các tuần báo coi việc ứng cử viên Lại Thanh Đức đắc cử là một "cái tát cho Bắc Kinh". Với chiến thắng này, "người Đài Loan thách thức ý định ‘’thống nhất’’ của Tập Cận Bình". Ông Lại Thanh Đức là phó tổng thống đầu tiên trở thành nguyên thủ Đài Loan trong lịch sử, chấm dứt chu trình các đảng thay phiên lên đứng đầu mỗi tám năm. Trung Quốc không ưa tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn, và đối với người sắp kế nhiệm bà thì lại càng căm ghét, từng công kích ông là "côn đồ", "kẻ kêu gọi chiến tranh"…Không khí sắp tới có vẻ không mấy hòa dịu.

Trung Đông : Chiến tranh đã lan ra khu vực

Quay lại với Trung Đông, L'Express nhận thấy từ xung đột Israel-Hamas, từ nam Lebanon đến Hồng Hải, chiến tranh đã ra hẳn khỏi biên giới Gaza để lan rộng ra khắp khu vực. Cuối tháng 12, một tướng quan trọng của Iran là Razi Moussavi bị tiêu diệt tại Syria trong một vụ tấn công được cho là của Israel. Đầu tháng Giêng, thủ lãnh số 2 Hamas là Saleh Al-Arouri bị tử thương ngay giữa Beyrut, cũng có thể là do Israel. Ngay hôm sau, Iran chịu đựng vụ tấn công khủng bố tệ hại nhất trong lịch sử đương đại của nước này trong ngày giỗ của tướng Soleimani, được Nhà nước Hồi giáo (Daesh, IS) nhận trách nhiệm. Tại biên giới Israel-Lebanon, tình hình đang nóng bỏng : Hezbollah bắn rốc-kết như mưa sang bắc Israel, trong khi một thủ lãnh quân sự của tổ chức Shia này bị trừ khử hôm 08/01 vì Israel oanh kích vào nam Lebanon.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Trên Hồng Hải, phiến quân Houthi tay sai của Tehran tiếp tục gây rối, nhân danh bảo vệ người Palestine. Đối với nhà nghiên cứu Bernard Haykel của đại học Princeton, xung đột ở Yemen với Houthi - lực lượng trên thực tế nắm quyền tại phần lớn đất nước từ 2015 - hầu như không thể tránh khỏi. Trừ phi từ bỏ an ninh hàng hải, Hoa Kỳ đứng đầu một liên minh quốc tế không có chọn lựa nào khác là tấn công trực tiếp nhóm này ở Yemen. Theo Haykel, Mỹ có thể giới hạn ở việc bố trí radar ở duyên hải, hỏa tiễn... hoặc tung ra cuộc tấn công rộng rãi hơn, kể cả gởi bộ binh sang Yemen.

Nếu Israel coi chiến dịch quân sự ở Gaza là thành công, họ áp dụng trên toàn vùng chiến lược hậu Munich. Vào thời trước, sau vụ bọn khủng bố Palestine sát hại 11 vận động viên Israel dự Thế vận hội 1972, đã tràn ngập cảm giác cay đắng là thế giới không coi trọng thảm kịch mà Israel phải chịu đựng, cũng như vụ thảm sát ngày 07/10 gần đây. Những vụ ám sát sẽ còn tiếp tục, không có giới hạn địa lý. Hamas sẽ còn hoành hành, Hezbollah và Iran hiện còn thận trọng nhưng đến bao giờ ? Mỹ có nguy cơ dấn sâu hơn nếu Houthi tấn công mạnh. Sau vụ thảm sát 07/10, L’Express đã chạy tít "Israel trong chiếc bẫy khủng bố của Hamas" và ba tháng sau chiếc bẫy dường như đã khép chặt trên toàn Trung Đông.

Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Đông : Mỹ tả xung hữu đột

The Economist ghi nhận một cơn bão lớn đang hình thành trên các đại dương sau nhiều thập niên yên tĩnh. Ở Hồng Hải, drone và hỏa tiễn của phiến quân Houthi làm giảm 90% hoạt động của các tàu container trên kênh Suez. Mỹ và Anh trả đũa với hơn 60 cuộc tấn công trên biển và trên không ở Yemen. Hắc Hải thì tràn ngập mìn, chiến hạm không hoạt động được, Ukraine hy vọng sẽ đuổi được hải quân Nga khỏi Crimea. Biển Baltic và Biển Bắc đối mặt với cuộc chiến ngầm nhằm phá hoại các đường ống và cáp. Và Châu Á đang chứng kiến sự tăng cường sức mạnh hải quân lớn nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến : Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông. Sau cuộc bầu cử Đài Loan mà tin mới nhất là ứng cử viên Dân Tiến chiến thắng, áp lực có thể tăng lên.

Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là dấu hiệu của một sự thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên các đại dương. Nền kinh tế thế giới vẫn đang trong quá trình toàn cầu hóa. Khoảng 80% hàng hóa trao đổi được vận chuyển bằng một đội tàu gồm 105.000 tàu container, tàu chở dầu và tàu hàng hoạt động xuyên đại dương cả ngày lẫn đêm, trong lúc căng thẳng địa chính trị tăng lên. Hậu quả là các đại dương lần đầu tiên trở thành khu vực tranh chấp kể từ sau chiến tranh lạnh.

Hải quân Mỹ lâu nay hầu như độc quyền trong việc giữ an ninh các đại dương, với trên 280 chiến hạm và 340.000 lính thủy. Sự bành trướng trên biển của Trung Quốc khiến Mỹ lần đầu tiên bị thách thức trên Thái Bình Dương kể từ 1945. Nhiều kẻ côn đồ xuất hiện, ngoài Houthi còn có Ethiopia, Somalia… Bắc Kinh bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế, và trừng phạt của phương Tây khiến buôn lậu bùng nổ : 10% số tàu dầu thuộc về "hạm đội đen" vô chính phủ, tăng gấp đôi so với cách đây một năm rưỡi. Tuần báo cho rằng cần mở rộng các liên minh để tập trung thêm nguồn lực cho việc giám sát đại dương.

Pháp : Kỳ vọng đặt vào tân thủ tướng 34 tuổi

Tân thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Pháp Gabriel Attal được tất cả tuần báo dành cho nhiều giấy mực. L’Obs ghép ảnh tổng thống Pháp và phía sau là tân thủ tướng, chạy tít "Macron-Attal : Những hoạt động quảng bá thường xuyên". Le Point đăng chân dung thủ tướng 34 tuổi, ví von "Hỏa tiễn Attal, người kế thừa". Le Point tự hỏi, chuyện gì đã xảy ra, Emmanuel Macron không còn sợ người tài chăng ? Khi bổ nhiệm Gabriel Attal làm thủ tướng, tổng thống Pháp đã có một quyết định lạ lẫm với chính mình, và có thể là quan trọng nhất trong suốt nhiệm kỳ : Macron đã chấp nhận ý tưởng chia sẻ quyền lực.

Attal đã chứng tỏ sự quyết đoán khi cấm áo choàng Hồi giáo abaya trong trường học, biện pháp này giúp ông được nhiều cảm tình của dư luận. Về nợ công, nhập cư… thì còn phải chờ đợi. Chính khách trẻ tuổi, năng động, tiếng là cánh tả nhưng chủ trương gần gũi với cánh hữu mang lại làn gió mới cho chính quyền Macron. Nhưng Le Point nhắc nhở, tuổi trẻ không kéo dài mãi, sự trẻ trung của Macron đã giảm sút sau bảy năm làm tổng thống, đó cũng là bình thường. Gabriel Attal cần nhanh chóng bắt tay vào việc.

L’Obs cho rằng không dễ dàng. Một số tên tuổi lớn không hài lòng khi phải chịu sự lãnh đạo của một thủ tướng ở độ tuổi ba mươi. Cựu thủ tướng Edouard Philippe hay thủ lãnh cánh trung François Bayrou có thể coi Attal là người cạnh tranh trong tham vọng kế nghiệp Macron. Thủ tướng trẻ có nguy cơ đóng vai một "siêu phát ngôn viên" mà thôi, tài năng truyền thông của ông được sử dụng để phục vụ cho chính quyền Macron : kỷ niệm 80 năm đồng minh đổ bộ lên Normandy, khai mạc Thế vận hội Paris, hay trong dịp Vương cung Thánh đường Notre Dame hồi sinh vào tháng 12…

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Đài Loan sẽ bầu cử tổng thống cho nhiệm kỳ tới vào ngày 13/11/2024. Theo Tiến sĩ Nagao Satoru, một chuyên gia tại Hudson Insitute về an ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các ứng viên đang chạy đua để giành phần thắng và ứng viên của Đảng Dân Tiến có một số lợi thế. Kết quả bầu cử ở Đài Loan sẽ không thay đổi được các tình thế an ninh hiện nay ở Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử có thể làm cho Biển Đông trở nên căng thẳng hơn. RFA xin giới thiệu một cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nagao Satoru về những vấn đề này.

ketqua1

Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức và người đồng tranh cử Tiêu Mỹ Cầm sau khi đăng ký bầu cử tổng thống tại Ủy ban bầu cử trung ương ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 21/11/2023. Reuters

RFA : Ông Lại Thanh Đức là ứng viên tổng thống của Đảng Dân Tiến. Người ta thường nói ông sẽ duy trì lập trường của bà Thái Văn Anh. Nhưng ông Lại có gì khác với bà Thái Văn Anh hay không ?

Nagao Satoru : Theo khảo sát của truyền thông Đài Loan, Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) có một số lợi thế. Nhưng những khảo sát như vậy không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, không dễ để chúng ta dự đoán một cách hoàn hảo. 

Chính sách đối với Trung Quốc của Lại Thanh Đức cũng giống với tổng thống đương nhiệm Thái Văn Anh. Nhưng ở những lĩnh vực khác, hình ảnh của ông Lại Thanh Đức lại bảo thủ hơn. 

Vì vậy, để được giới trẻ yêu thích, ông Lại Thanh Đức và Đảng Dân Tiến cần phải cải thiện hình ảnh bảo thủ của mình. Ông ấy đã có nhiều nỗ lực như vậy. Ví dụ, Tổng thống Thái Văn Anh (Tsai Ing-wen) đã chọn Audrey Tang làm một quan chức điều hành chính của chính phủ. Audrey Tang là một lập trình viên, một tài năng, và là một người chuyển giới từ nam sang nữ. Sự lựa chọn như vậy còn khá mới mẻ và được thế hệ trẻ ưa chuộng. 

Quyết định của ông Lại Thanh Đức chọn cô Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim) làm ứng viên Phó Tổng thống đã tạo ra một hình ảnh mới. 

Đó là nỗ lực của ông Lại nhằm cải thiện hình ảnh bảo thủ của mình vì cô Tiêu Mỹ Cầm là một tiểu thư và là một người ủng hộ có tài của bà Thái Văn Anh. 

RFA : Kết quả bầu cử Đài Loan có thể thay đổi gì và không thể thay đổi được gì tình hình an ninh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam ?

Nagao Satoru : Nếu Trung Quốc có thể chiếm Đài Loan bằng vũ lực thì dù thế nào Trung Quốc cũng sẽ chiếm lấy, ngay cả khi chính sách của Đài Loan thân thiện hơn với Trung Quốc. 

Căng thẳng xung quanh Đài Loan đang gia tăng do sự thay đổi cán cân quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù Mỹ chi tiêu quân sự nhiều hơn gấp đôi nhưng Trung Quốc lại tăng chi tiêu quân sự nhanh hơn nhiều so với Mỹ. Giai đoạn 2013-2022, Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự 63% trong khi Mỹ chỉ tăng 2,7%. 

Kết quả bầu cử Đài Loan sắp tới sẽ không ảnh hưởng đến một cán cân quân sự như vậy. 

Ngoài ra, kinh tế là bộ phận chính trong cạnh tranh Mỹ-Trung. Mỹ đang tập trung vào an ninh kinh tế để đối phó với Trung Quốc. 

Trung Quốc có đủ ngân sách nên họ có thể hiện đại hóa chi tiêu quân sự. Dự án cơ sở hạ tầng như Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm tạo ra khoản nợ khổng lồ cho những quốc gia nhận tiền của Trung Quốc và phụ thuộc nguồn ngân sách đó. 

Trung Quốc có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt vì các nước khác phụ thuộc vào thị trường hoặc chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Mỹ hiện đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. 

Các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam cần giảm thiểu rủi ro cho tình hình bằng cách tìm kiếm thị trường, chuỗi cung ứng mới, v.v. 

Sắp tới, ai là tổng thống Đài Loan thì tình hình chiến lược nói trên trong khu vực cũng không thay đổi. 

RFA : Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Những vùng biển này có mối liên hệ với nhau như thế nào ?

Nagao Satoru : Kể từ khi Mỹ rút khỏi Afghanistan vào năm 2021, nhiều quốc gia đã đánh giá thấp năng lực của Mỹ. Nga xâm lược Ukraine năm 2022 sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Các lệnh trừng phạt đối với Iran và Triều Tiên đang trở nên vô nghĩa vì sự hợp tác Nga - Trung - Triều Tiên - Iran. 

Ở Trung Đông, Trung Quốc làm trung gian cho Iran và Ả Rập Saudi bắt tay nhau vào năm 2023. Và vào tháng 10 năm 2023, Trung Quốc chỉ trích Israel, và do đó được lòng người Ả Rập. Triều Tiên hiện đang thử nhiều tên lửa vì có trục Nga - Trung Quốc - Triều Tiên - Iran. 

Các nước này hiện đánh giá thấp năng lực của Mỹ. Nếu các nước này còn tiếp tục đánh giá thấp năng lực của Mỹ thì có khả năng họ muốn giành được nhiều hơn, trước khi nước Mỹ có lãnh đạo mới sau cuộc bầu cử cuối năm 2024.

Trong số đó, đặc biệt tôi chú ý tới Trung Quốc. Đối với Trung Quốc thì Đài Loan hoặc Biển Đông có thể là mục tiêu.

Nếu Trung Quốc tin rằng họ có thể giành chiến thắng, họ sẽ tấn công Đài Loan bằng một chiến dịch toàn diện. 

Nhưng nếu không thể tin vào chiến thắng, họ vẫn có thể lên kế hoạch hành động ở quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, hòn đảo của Đài Loan gần lục địa Trung Quốc có thể là mục tiêu. 

Nhưng Trung Quốc cũng có các mục tiêu khác, ví dụ như các đảo ở Biển Đông có thể được họ chọn. 

Ví dụ, ở Biển Đông, các đảo Đông Sa (Pratas) và đảo Ba Bình (Itu Aba) do Đài Loan quản lý có thể trở thành là mục tiêu của Trung Quốc.

Để thấy mối quan hệ giữa các vùng biển này, bạn có thể hình dung ra một tình huống như sau. 

Giả sử Trung Quốc xâm lược Đài Loan và Mỹ gây chiến với Trung Quốc, Nhật Bản không muốn tham gia. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra ? 

Đầu tiên, máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ bay tới tham chiến ở Đài Loan từ căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản. Nếu Trung Quốc không tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, máy bay chiến đấu của Mỹ có thể trú ẩn an toàn trên đất Nhật Bản và bay tới Đài Loan để tiêu diệt lực lượng xâm lược của Trung Quốc. Trung Quốc không thể thắng trong tình trạng này. 

Như vậy, khả năng cao là Trung Quốc sẽ tấn công căn cứ Mỹ ở Nhật Bản. Nếu vậy thì tình trạng khẩn cấp của Đài Loan cũng là tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản. 

Ngoài ra, khi xảy ra xung đột như vậy, nếu Nhật Bản không tham gia cuộc chiến chống Trung Quốc của Mỹ thì Mỹ sẽ không coi Nhật Bản là đồng minh. Vì vậy, nếu xảy ra chiến tranh thì Nhật Bản sẽ chiến đấu cùng với Mỹ. 

Do đó đương nhiên tình trạng khẩn cấp của Đài Loan cũng là tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản. 

Bên cạnh đó, nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, Mỹ có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình ở Biển Đông để gây áp lực lên các thành phố ven biển của Trung Quốc. 

Như vậy, tình hình ba vùng biển (Biển Đông, eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông) có mối liên hệ với nhau.

RFA : Có ý kiến cho rằng nếu Đảng Dân tiến (DPP) thắng cử thì căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục sẽ gia tăng, còn nếu Quốc dân đảng (KMT) thắng cử thì căng thẳng giữa Đài Loan và Mỹ sẽ gia tăng. Như vậy có phải bên nào thắng cử thì tình hình khu vực cũng đều căng thẳng cả ?

Nagao Satoru : Cũng đúng là chính sách của tân Tổng thống Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến tình hình Mỹ - Đài Loan và Trung Quốc - Đài Loan về mặt chiến thuật.

Đảng Dân Tiến muốn độc lập hơn và Mỹ thích chính sách này. Đảng Dân Tiến nếu tiếp tục cầm quyền sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Đài Loan nếu đồng thời Đảng Cộng hòa ở Mỹ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ. 

Đảng Cộng hòa thích lập trường chống Trung Quốc rõ ràng như vậy. Đồng thời, chính sách tương tự cũng khiến Trung Quốc thất vọng.

Chính sách của Quốc Dân Đảng thân thiện hơn với Trung Quốc, đặc biệt là trong thương mại với Trung Quốc. Thái độ như vậy không được Mỹ ưa chuộng. Mỹ sẽ bực bội nếu tân tổng thống Đài Loan không hợp tác với Mỹ. 

Tuy nhiên, Đài Loan bị nhiều hạn chế trong lựa chọn. An ninh của Đài Loan phụ thuộc vào Mỹ. Và Đài Loan cần giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế của mình.

Đài Loan đã độc lập trong thực tế rồi. Như vậy, Đài Loan không cần phải tuyên bố "độc lập" rõ ràng để đẩy Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. 

Nhưng gần đây, cùng với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc bắt đầu buộc các nước khác phải tuân theo ý chí của họ. Các nước khác phải chống lại thái độ như vậy của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích của mình. 

Việc Đài Loan trở thành một phần của nhiều tổ chức quốc tế với tư cách là một "quốc gia độc lập" cũng là một nước cờ hiệu quả.

RFA : RFA xin cảm ơn Tiến sĩ Nagao Satoru đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Nguồn : RFA, 10/01/2024

Additional Info

  • Author Nagao Satorun RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Đảng Dân Tiến (DPP) của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chỉ giành được chiến thắng tại 5 trên tổng số 22 thành phố và tỉnh ở Đài Loan trong cuộc bầu cử địa phương ngày 26/11/2022. Ngay sau thất bại, tổng thống Thái Anh Văn "nhận mọi trách nhiệm" và từ chức chủ tịch đảng.

dailoan1

Cử tri ủng hộ Quốc Dân Đảng, đảng đối lập Đài Loan Kuomintang (KMT) ăn mừng kết quả chiến thắng trong bầu cử địa phương, Đài Bắc, ngày 26/11/2022. Reuters - CARLOS GARCIA RAWLINS

Phe đối lập, đứng đầu là Quốc Dân Đảng ủng hộ xích lại gần với Bắc Kinh, cam kết "làm việc cần mẫn để duy trì hòa bình trong vùng", cũng như chuẩn bị để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 2024. Theo Reuters, chính quyền Bắc Kinh hoan nghênh chiến thắng của phe đối lập và cho rằng kết quả "cho thấy đa số công luận hòn đảo muốn hòa bình, ổn định và cuộc sống tươi đẹp".

Thông tín viên Adrien Simorre tại Đài Bắc tường trình :

"Đảng Dân Tiến từng hy vọng giành lại các vị trí từ phía đối thủ Quốc Dân đảng. Thậm chí vào giai đoạn cuối chiến dịch vận động, đảng này còn đưa cả vấn đề mối đe dọa từ Trung Quốc làm trọng tâm thảo luận. Nhưng đó lại là thất bại. Cử tri Đài Loan thường bầu theo lý lịch ứng viên. Trong khi Quốc Dân Đảng, đảng lâu đời duy nhất tồn tại từ 40 năm qua, có thể trông cậy vào sự gắn bó còn rất chặt chẽ tại địa phương.

Tối hôm qua (26/11), khi đứng ra nhận hết trách nhiệm, tổng thống Đài Loan đã từ chức chủ tịch đảng. Vào lúc chỉ còn 13 tháng đến kỳ bầu cử tổng thống, quyết định của bà mở ra cuộc đua cho những người có tham vọng, từ giờ phải cạnh tranh quyết liệt để được đề cử.

Và điều đó cũng giúp Quốc Dân Đảng trở lại cuộc đua. Từ 8 năm nay, đảng chính trị lâu đời của Tưởng Giới Thạch đã phải chật vật trong các cuộc bầu cử quốc gia. Lần này, lập trường hòa hoãn với Trung Quốc khiến đảng này nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri, đặc biệt là thanh niên.

Câu hỏi đặt ra là : Liệu áp lực ngày càng lớn của Trung Quốc trong những tháng gần đây có đẩy cử tri về hướng Quốc Dân Đảng không ? Hiện chưa có gì cho thấy điều đó. Nhưng chiến thắng này có thể khiến Quốc Dân Đảng hy vọng, và dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ chú ý theo dõi chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Đài Loan".

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Châu Á

Những người yêu chuộng tự do, chống đế quốc đỏ thở dài nhẹ nhõm : bà Thái Anh Văn vừa tái đắc cử Tổng thống Đài Loan. Đây là cái tát thứ hai của "đám đông thầm lặng" dành cho Tập Cận Bình, vài tuần lễ sau khi cử tri Hong Kong dồn phiếu cho phe dân chủ, trong cuộc bầu cử quận. Từ Đài Loan tới Hong Kong, người dân đã gào cho cả thế giới nghe : chúng tôi không muốn trở thành Tàu.

taiwan0

Từ Đài Loan tới Hong Kong, người dân đã gào cho cả thế giới nghe : chúng tôi không muốn trở thành Tàu.

Hai triệu phiếu

Chưa bao giờ lá phiếu trở thành một thông điệp rõ ràng, minh bạch, dứt khoát như vậy.

Cử tri Đài Loan bày tỏ cùng một ý nghĩ với nhiều người vô danh viết trên bảng gắn sau xe đạp, xe gắn máy, xe hơi : "Tôi bầu Thái Anh Văn vì không muốn thấy xác con tôi trên biển như ở Hong Kong", "Tôi bầu Thái Anh Văn vì không muốn làm nô lệ".

Trên 14 triệu người trên 19 triệu cử tri (74%) đã tham dự cuộc bầu cử Tổng thống và dân biểu quốc hội hôm thứ Bẩy 11/10. Cũng như ở Hong Kong, 3 triệu cử tri trẻ lần đầu tới phòng phiếu để quyết định vận mạng, tương lai của chính mình.

Với trên 2 triệu phiếu cách biệt, bà Thái Anh Văn, 8,2 triệu phiếu (57%) bỏ xa ứng cử ứng cử viên thân Bắc Kinh Hàn Quốc Du, 5,2 triệu (39%). Ứng cử viên thứ 3, Tống Sở Du (James Soong), cũng thân Tàu, 600 ngàn phiếu.

Cùng một lúc, Đài Loan bỏ phiếu bầu dân biểu quốc hội
Đảng Dân Tiến (DPP, Democratic Progressive Party) của bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) chiếm 61 ghế (57%), cũng bỏ xa Quốc Dân Đảng (KMT, Koumingtang) của Hàn Quốc Du, 38 ghế. Bà Thái Anh Văn không những tái đắc cử vẻ vang, còn có dư đa số tại quốc hội để tiếp tục chính sách độc lập táo bạo, trước sự thán phục của thế giới.

Chiến thắng của bà Thái Anh Văn là một cái tát choáng váng dành cho Tập Cận Bình, đầu năm ngoái đã đọc một bài diễn văn nghiêm trọng cảnh cáo hoặc Đài Loan lựa chọn sát nhập Trung Quốc theo nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ", hoặc Bắc Kinh dùng võ lực nếu cần để thống nhất đất nước.

Những tuần lễ trước ngày bầu cử, các quan chức và medias Bắc Kinh không ngớt đe dọa cử tri về những hậu quả không lường được nếu không biết bỏ phiếu, nếu chọn con đường phiêu lưu. Báo chí Đảng dựng đứng những fake news để bôi nhọ các ứng cử viên DPP. Từ khi bà Thái Anh Văn xác định lập trường "tự do hay là chết ", Bắc Kinh đã cắt đứt mọi liên hệ với Đài Loan.
Bắc Kinh cũng tổ chức những cuộc diễn binh, tập trận rầm rộ trước ngưỡng cửa Đài Loan để thị uy.

Mười tuần lễ trước ngày bầu cử, những cuộc thăm dò dư luận đều bị cấm để cử tri khỏi bị ảnh hưởng, nhưng mọi người đều đoán được kết quả, chỉ hồi hộp chờ mức chênh lệch giữa hai ứng cử viên.

Những ai đã có dịp ghé Đài Loan thường được nghe câu này, như đã nghe ở Hong Kong : Tôi không phải là người Tàu, tôi là người Đài Loan.

Cũng như đối với Hong Kong, những người cộng sản Tàu là nạn nhân của luận điệu tuyên truyền của chính họ, tin rằng không có lý do gì dân Hong Kong hay Đài Loan tìm cách lánh xa "đất mẹ", đang trở thành cường quốc nhất nhì thế giới.

Họ thực sự không hiểu rằng dân Hong Kong, với mức sống vào loại cao nhất thế giới, sống tự do trong một chế độ dân chủ, không ngu dại, điên khùng gì chui đầu vào cái rọ độc tài.

Chỉ có 5% dân Đài Loan trả lời muốn Đài Loan sáp nhập lãnh thổ Trung Quốc.

Yếu tố Hồng Kông

Có thể nói Hong Kong đã giúp bà Thái Anh Văn thắng cử.

Cách đây một năm, không ai đánh cá một xu chuyện bà tái đắc cử. Bà bị thua nặng trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương, phải từ chức chủ tịch đảng DPP.

Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho Hàn Quốc Du sẽ thắng trong khi ngồi chơi xơi nước, khỏi cần tranh cử, Quốc Dân Đảng (KMT) sẽ trở lại nắm quyền, vì chính sách của bà Thái Anh Văn làm mất lòng một số cử tri bảo thủ, vì KMT có tiền và medias Trung Quốc hỗ trợ, nhất là vì rất khó tái đắc cử tại các quốc gia dân chủ trong một thời đại bất ổn.

Hàn Quốc Du thắng cử dễ dàng, trở thành thị trưởng thành phố quan trọng Kaohsiung (Cao Hùng), là ngôi sao mới nổi, được coi như Tổng thống tương lai
Dù sao KMT cũng có hào quang của quá khứ, đã lãnh đạo Đài Loan 50 năm liên tiếp, từ ngày lập quốc, 1950, cho tới năm 2000, và sau một thời gian gián đoạn, đã trở lại chính quyền từ 2008 tới 2016, trước khi nhường chỗ bà Thái Anh Văn.

Phong trào đòi tự do dân chủ ở Hong Kong đã lật ngược thế cờ. Dân Hong Kong chứng kiến sự tàn bạo của công an, binh lính Hoa Lục mỗi ngày, càng ngày càng khiếp sợ cái bánh vẽ "một quốc gia, hai chế độ".

Bà Thái Anh Văn, dứt khoát chống Tàu từ những ngày bắt đầu làm chính trị, lại trở thành "the right woman in the right place".

Là một người rất khiêm nhượng, sống đơn giản như một thường dân, bà có thái độ dứt khoát, công khai chống sự bành trướng của Trung Quốc, tuyên bố những câu tố cáo Trung Quốc mà những lãnh tụ các cường quốc, sợ bóng sợ gió, không dám nói ra, mặc dù cùng một ý nghĩ.

Bà quyết định đón tiếp những dissidents Hong Kong bị lùng bắt, ra luật ngăn chặn ảnh hưởng của Tàu trên mọi phương diện tại Đài Loan

Bài học Đài Loan

Đài Loan, từ 1990, đã thoát xác từ một chế độ độc tài, trở thành một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, nếu không hơn, chắc chắn không thua gì các nước dân chủ Tây Phương.

Đài Loan là câu trả lời dứt khoát cho những người rêu rao rằng dân chủ là một mô hình của Tây Phương, không thích hợp với các "giá trị tinh thần " của Đông Phương, và xây dựng nhanh chóng một mô hình chính trị mà Tây Phương đã bỏ ra hàng thế kỷ để thực hiện chỉ đưa tới hỗn loạn.

Đài Loan không những là một chế độ dân chủ kiểu mẫu, còn thực hiện những cải cách xã hội mà nhiều nước Tây Phương tân tiến nhất chưa làm nổi, thí dụ công nhận hôn nhân đồng tính, tôn trọng nam nữ bình quyền, tới mức đưa một phụ nữ lên ngồi ghế Tổng thống.

Đài Loan, một hòn đảo với 23 triệu dân, cũng phủ nhận lập luận cho rằng muốn thịnh vượng, một quốc gia nhỏ không có mô hình nào khác hơn là Singapore, dân chủ nửa vời, tự do về kinh tế nhưng độc tài chính trị, hy sinh tự do cá nhân cho phát triển kinh tế.

Tóm lại, Đài Loan của bà Thái Anh Văn cho thế giới nhiều bài học. Đặc biệt là bài học cho tập đoàn cầm quyền Việt Nam, không ngớt bào chữa cho thái độ và tư cách điếu đóm đối với Trung Quốc, với lý luận : một nước nhỏ, có một nước láng giềng mạnh, hung bạo như Tàu phải biết chịu nhục, luồn cúi, triều cống để sống còn.

Phép lạ

Đài Loan, trước khi trở thành một trung tâm kinh tế thế giới, chỉ là một hòn đảo cho dân chài lưới tránh bão.

Năm 1949, Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc Dân Đảng chống Mao Trạch Đông thất trận. Tưởng mang tàn quân chạy qua Đài Loan. Từ 70 năm nay, Đài Loan tồn tại như một quốc gia với quốc kỳ riêng, quân đội riêng, tiền bạc riêng và trở thành một quốc gia hùng mạnh khiến Trung Quốc không xâm chiếm nổi, mặc dù chỉ cách Tàu 180 cây số.

Hai quốc gia đối nghịch, nhưng cả hai đều là những chế độ độc tài, một bên là độc tài khát máu cộng sản, một bên là độc tài chống cộng.

Chỉ từ 1990, trong khi Trung Quốc càng ngày càng độc tài, Đài Loan thoát xác, lựa con đường dân chủ. Và phép lạ : chỉ trong trên 2 thập niên, một hòn đảo 23 triệu người đã trở thành một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, kiêu hãnh sống bên cạnh một nước độc tài 1 tỷ rưỡi nhân mạng

Nhiều quốc gia, đứng đầu là Hoa Kỳ, đã chính thức chào và mừng bà Thái Anh Văn và chúc bà thành công trong nghĩa vụ đã đặt ra, mặc dù không có liên hệ ngoại giao với Đài Loan. Hiện nay, chỉ có 16 quốc gia nhìn nhận Đài Loan, ở Âu Châu chỉ có Vatican, vì Trung Quốc chỉ tái lập ngoại giao với những nước chấp nhận một Trung Quốc duy nhất.

Những lời chúc mừng ngoài khuôn khổ ngoại giao là dấu hiệu của sự kính trọng đối với thái độ, lập trường can đảm, bất khuất của bà tân tổng thống. Người ta nghĩ tiếng nói của bà Thái Anh Văn sẽ gây thêm trở ngại cho Trung Quốc ở Biển Đông, mặc dù Đài Loan không phải là thành viên của ASEAN.

Một cách trớ trêu, buồn tủi : người Việt Nam yêu tự do cảm phục bà tổng thống Đài Loan, bởi vì bà là hình ảnh đối nghịch với những nhân vật lãnh đạo đất nước, từ lối sống, tư cách lẫn chính sách đối với ngoại bang.

Paris 12/01/2020

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 12/01/2020

Additional Info

  • Author Từ Thức
Published in Diễn đàn

Cuộc vận động tranh cử tràn sức sống trẻ và niềm tin vào dân chủ

Nếu ví cuộc vận động tranh cử của Quốc Dân Đảng như một lễ hội thì cuộc vận động của Dân Tiến Đảng lại như một hòa nhạc. Và điều này phản ánh những khác biệt sâu xa trong tư tưởng và lối sống của cử tri ủng hộ hai đảng.

baucu1

Không khí sôi động tại cuộc vận đồng tranh cử của bà Thái Anh Văn (Dân Tiến Đảng) tối 10/1 tại đại lộ Ketagalan

Sau khi tham dự cuộc tuần hành vận động bầu cử của Hàn Quốc Du và Quốc Dân Đảng hôm 9/1, tôi đã rất nóng lòng để tham dự cuộc vận động của đương kim Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn và Dân Tiến Đảng diễn ra một ngày sau đó (10/1).

Vẫn tại cùng một địa điểm, nhưng không khí của cuộc tuần hành này rất khác so với những gì đã xảy ra ở đây 24 giờ trước đó.

Điều đầu tiên tôi nhận thấy là, đám đông những người ủng hộ bà Thái đặc biệt trẻ trung hơn rất nhiều so với đám đông ngày hôm trước của ông Hàn.

Trái với sắc xanh - đỏ đồng bộ của những người ủng hộ KMT (Kuomintang-Quốc Dân Đảng), dường như thời trang chính trị của người ủng hộ DPP (Democratic Progressive Party-Dân Tiến Đảng) không có một trường phái màu sắc thống nhất nào. Mọi người mặc theo ý mình muốn.

Cũng không có ai vẫy lá cờ đỏ sao xanh của Trung Hoa Dân Quốc, thay vào đó là lá cờ bảy màu - đặc trưng của cộng đồng LGBT ở Đài Loan.

Năm 2018, chính quyền của bà Thái Anh Văn thông qua luật công nhận hôn nhân đồng tính. Và Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á làm được điều này.

Và điều đó đã đem lại cho bà Thái một lượng lớn cử tri là những người trẻ, có quan điểm và suy nghĩ về tình yêu và giới tính khác biệt so với thế hệ trước.

baucu2

Bà Thái Anh Văn có một lượng lớn cử tri là những người trẻ, với quan điểm và suy nghĩ về tình yêu và giới tính khác biệt so với thế hệ trước

Vinson, 36 tuổi, một kỹ sư từng du học tại Anh, cho biết là anh một người đồng tính. Và một trong những lý do chính khiến anh ủng hộ bà Thái Anh Văn là vì chính quyền của bà đã thông qua luật về hôn nhân đồng giới.

Trong khi đó, Quốc Dân Đảng của ông Hàn Quốc Du lại không ủng hộ điều này.

Và tất nhiên, vấn đề "độc lập" của Đài Loan cũng là một trong những yếu tố quyết định tác động đến lá phiếu.

Bà Thái Anh Văn được xem là "biểu tượng cho sự độc lập của Đài Loan". Thế hệ trẻ của Đài Loan lớn lên trong một môi trường chính trị đa dạng và dân chủ, nhất là kể từ năm 2000, khi hai đảng lớn Đài Loan đã thay phiên nhau cầm quyền, bên cạnh sự xuất hiện của các đảng nhỏ khác.

Trái với thế hệ lớn tuổi, những người trẻ không có sự gắn bó mật thiết với Quốc Dân Đảng, và không còn giữ tư tưởng hướng về đại lục mà Tưởng Giới Thạch cùng KMT sang hòn đảo này cách đây 70 năm trước.

Với phần lớn thế hệ trẻ Đài Loan và những người đang có mặt tại buổi vận động này thì :

"Đài Loan là Đài Loan. Và Đài Loan sẽ không bao giờ là một phần của Trung Quốc".

Nhưng có lẽ, sự khác biệt giữa cử tri của hai đảng không chỉ là quan điểm về sự độc lập của Đài Loan. Khác biệt có lẽ xuất phát từ ngay bên trong lối sống và tư tưởng của chính họ. Và điều này bộc lộ ra bên ngoài, dẫu vô tình hay cố ý.

Những người mà tôi phỏng vấn ngày 10/1 tại buổi tuần hành của Dân TIến Đảng nhiệt huyết không kém những người ủng hộ Quốc Dân Đảng, nhưng họ trả lời một cách từ tốn, chậm rãi hơn và câu cú cũng rõ ràng và gãy gọn hơn.

Họ cũng có vẻ tôn trọng không gian riêng (personal space) của nhau hơn, chứ không quá vô tư khi chen lấn, xô đẩy hay lớn tiếng.

Họ thậm chí còn đồng thanh hát những bài hát bằng tiếng Mân Nam - được cho là phương ngữ chính thức của Đài Loan.

Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, dễ bị bỏ qua như vậy nhưng thực ra lại có ý nghĩa sâu xa.

Ông Su nói, ông từng bầu cho cả Quốc Dân Đảng lẫn Dân Tiến Đảng, nhưng ông luôn chọn người mà ông nghĩ là có thể đem lại lợi ích cho Đài Loan

Việc ăn mặc tự do thoải mái, không đồng nhất, cho thấy cộng đồng cử tri ủng hộ Dân Tiến Đảng là một cộng đồng đa dạng và chấp nhận sự khác biệt của nhau.

Việc hát tiếng Mân Nam thay vì tiếng Quan Thoại cũng là cách thể hiện một nét văn hóa, ngôn ngữ riêng của hòn đảo này.

Việc tôn trọng không gian riêng của nhau, cũng như cái nhìn cởi mở về tình yêu và giới tính, cho thấy họ có hơi hướng Tây hóa.

Có thể ví cuộc vận động tranh cử của Quốc Dân Đảng như một lễ hội. Người ủng hộ tụ tập từng nhóm nhỏ để tìm kiếm sự đồng thuận và hân hoan trong niềm vui. Và nếu như có ai đó mạnh miệng hô vang những lời lẽ cay nghiệt về đối thủ, những người còn lại sẽ lập tức hùa theo. Một ví dụ điển hình của chủ nghĩa tập thể ?

baucu3

Bầu cử Đài Loan : Ứng viên Hàn Quốc Du và chính sách thân Trung Quốc

Trong khi đó, cuộc vận động tranh cử của Dân Tiến Đảng lại có vẻ giống một buổi hoà nhạc. Những người đến dự có vẻ biết rõ họ cần gì và muốn gì. Họ không cần tìm sự đồng cảm. Họ không cần tụ lại thành nhóm.

Mỗi người đứng một khoảng lặng riêng, ngước lên màn hình sân khấu, vẫy lá cờ của họ trong tay. Sự thể hiện của chủ nghĩa cá nhân chăng ?

Tuy vậy, có một điều đáng lo cho bà Thái Anh Văn, đó chính là đám đông những người ủng hộ bà đêm 10/1 nhỏ hơn hẳn so với đám đông ủng hộ ông Hàn Quốc Du vào tối hôm trước.

Henry - người quay phim của tôi - đưa ra một giả thuyết : "Có thể nhiều người đã về quê rồi".

Henry không phải không có lý. Theo quy định bầu cử của Đài Loan, người dân phải bỏ phiếu tại chính địa phương gốc gác của họ.

Nhiều người, thay vì đến cuộc tuần hành vận động vào chiều thứ Sáu, rất có thể đã lên tàu và hướng về mọi ngả của Đài Loan, thăm nhà và tiện cho việc đi bỏ phiếu vào thứ Bảy 11/1.

Sau khi cảm nhận được cái hồn của buổi vận động tranh cử, chúng tôi ra về với thắc mắc rằng, liệu sự khác biệt trong số lượng người tham gia ở hai cuộc vận động tranh cử có phản ánh đúng tỉ lệ ủng hộ của những người đi bỏ phiếu hay không ?

Và khi đi dọc những con phố nhỏ của Đài Loan, tôi nhận ra càng đến gần ngày bầu cử, tiết trời Đài Bắc lại càng trở nên dễ chịu đến lạ.

Dự báo thời tiết cho biết, ngày bỏ phiếu 11/1 sẽ là một ngày ngập tràn nắng ấm, thôi thúc bước chân cử tri đến phòng bỏ phiếu.

Nhưng ánh sáng vinh quang sẽ dành cho ai ? Chúng ta sẽ sớm biết điều ấy thôi.

Thùy Linh

Nguồn : BBC, 11/01/2020

Additional Info

  • Author Thùy Linh
Published in Diễn đàn

Nền dân chủ Đài Loan trước thách thức Trung Quốc

Cử tri Đài Loan bầu tổng thống trước áp lực ngày càng lớn từ Trung Quốc - Phải chăng tổng thống Mỹ triệt hạ tướng Qasem Soleimani của Iran là để đánh bóng lại uy tín quân sự của Mỹ trong khu vực - Tại Pháp, cuộc thương lượng giữa chính phủ và các nghiệp đoàn về dự luật cải cách hưu bổng vẫn bế tắc. Trên đây là những chủ đề thời sự nóng bỏng nhất trong tuần này.

dailoan1

Tổng thống Thái Anh Văn trong chiến dịch vận động tranh cử ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 10/01/2020. Reuters/Tyrone Siu

Ngày 11/01/2020, Đài Loan tổ chức bầu cử tổng thống và Quốc Hội mới. Đài Loan cũng là mảnh đất dân chủ sau cùng của thế giới tiếng Hoa mà Trung Quốc luôn khẳng định là một phần của lãnh thổ. Theo ghi nhận của thông tín viên đài RFI, Adrien Simorre, tại Đài Bắc, trong một phóng sự dài, áp lực của Trung Quốc buộc người dân Đài Loan đứng trước hai lựa chọn lớn : Tự do hay Kinh tế.

Thái Anh Văn vì tự do, độc lập

Cũng giống như Hồng Kông, giới trẻ Đài Loan trưởng thành trong một nền dân chủ mà cha ông họ đã giành được trong những phong trào đấu tranh từ nhiều thập niên qua và không chấp nhận sự can dự của chính quyền Bắc Kinh. Phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông từ nhiều tháng qua khiến người dân Đài Loan lo sợ và không tin vào lời đề nghị của Trung Quốc sẽ cho thiết lập quy chế "Một quốc gia, hai thể chế" một khi Đài Loan hợp nhất với "đất mẹ" Hoa lục.

Cô Wen Chu thổ lộ : "Từ bao lâu nay, Đài Loan đấu tranh cho dân chủ, tự do ngôn luận, giống như Hồng Kông hiện nay. Cho nên, tôi nghĩ là nếu chúng tôi bầu chọn không đúng ứng viên trong cuộc bầu cử ngày 11 tháng Giêng này, và nếu ứng viên thân Bắc Kinh đắc cử, Đài Loan rồi cũng sẽ giống như Hồng Kông".

Phong trào Hoa Hướng Dương của sinh viên chiếm đóng Nghị Viện trong vòng hai tuần bùng nổ ngày 18/03/2014, vẫn còn in đậm trong tâm trí những người ủng hộ độc lập. Họ phản đối "thỏa thuận tự do mậu dịch Trung Quốc - Đài Loan", bị cáo buộc là tạo thuận lợi cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng.

Chen Wei-ting, từng tham gia phong trào Hoa Hướng Dương, nhớ lại : "Chúng tôi nghĩ là thỏa thuận này ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Bởi vì, đó cũng chính là những gì đã xảy ra cho Hồng Kông hồi năm 2004. Đặc khu này đã có cùng một kiểu thỏa thuận với Bắc Kinh. Vì vậy, chúng tôi cho rằng đây chính là một bước để tiến đến hợp nhất Đài Loan với Trung Quốc".

Hàn Quốc Du vì lợi ích kinh tế

Nhưng cái giá phải trả cho việc đòi độc lập không phải là nhỏ. Lập trường cứng rắn của nữ tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, khiến cho quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh ngày càng trở nên căng thẳng và có những tác động tiêu cực với nền kinh tế của hòn đảo tự trị. Trung Quốc thời Tập Cận Bình không còn những lời lẽ "nhẫn nại" nữa mà ngày càng trở nên cứng rắn, không ngần ngại dọa dùng vũ lực để tái chiếm Đài Loan.

Đây cũng chính là điểm để cho phe đối lập, Quốc Dân Đảng, chỉ trích bà Thái Anh Văn. Những người ủng hộ Quốc Dân Đảng quan niệm rằng lợi ích kinh tế là trên hết. Tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực dịch vụ như du lịch, khách sạn, hay thương mại bị sụt giảm, việc làm bị mất do Trung Quốc hạn chế công dân đến hòn đảo tự trị này du lịch.

Theo lập luận của những người ủng hộ ứng viên Quốc Dân Đảng, họ hy vọng rằng một khi đắc cử, ông Hàn Quốc Du sẽ cải thiện được mối quan hệ với Bắc Kinh. Đòi độc lập, tự do ngôn luận là "điều ngu xuẩn". Cô Pei Xing cho rằng trách nhiệm này thuộc về chính phủ bà Thái Anh Văn hiện nay.

"Tôi có thể mất kiểu tự do nào mới được ? Hãy nhìn những người Trung Quốc kia kìa, họ vẫn có thể tự do đi ra nước ngoài để tham quan, ăn uống, lái xe đi chơi… Nếu như tôi chẳng làm tổn hại ai, thì tôi sẽ mất những quyền tự do nào ? Tôi có thấy gì đâu. Chừng nào cuộc sống của tôi được cải thiện thì tôi nghĩ rằng đây mới là một tin tốt lành !"

Cuộc bầu cử chưa diễn ra nhưng cuộc chiến thông tin giữa Trung Quốc và Đài Loan đã trở nên dữ dội. Một phóng sự khác của RFI, do thông tín viên Stephane Lagarde thực hiện, cho thấy giới chức Đài Loan hiện quan ngại tác động của một cuộc chiến gây ảnh hưởng thông qua các mạng xã hội đối với kết quả cuộc bầu cử ngày thứ Bảy 11/01.

Nhiều tổ chức phi chính phủ đã được huy động để chống "fake news" (tin giả). Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter giám sát chặt chẽ cuộc chiến tin giả cũng như những tuyên bố giả mạo từ các ứng viên … Trong khi chờ đợi kết quả bầu cử, một chiến thắng vang dội của bà Thái Anh Văn có lẽ sẽ là một câu trả lời thích đáng của người dân Đài Loan dành cho những hành động dọa dẫm từ Bắc Kinh.

Mỹ hạ tướng Iran để phục hồi uy tín quân sự ?

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục là tâm điểm bàn luận tại Pháp. Hoa Kỳ ngày 03/01/2020 đã dùng drone để triệt hạ tướng Qasem Soleimani trên lãnh thổ Iraq. Chính quyền Tehran, ngay sau tang lễ của tướng Soleimani, đã cho nã 22 tên lửa hành trình nhắm vào hai căn cứ quân sự của Iraq có lính Mỹ đồn trú.

Nếu như thế giới tạm thời thở phào nhẹ nhõm sau khi cả Mỹ và Iran đều tỏ thái độ hòa hoãn, thì những lời giải thích từ Nhà Trắng biện minh cho việc triệt hạ tướng Qasem Soleimani tại Iraq – chiến lược gia đáng gờm của Iran – là nhằm bảo vệ các lợi ích của Mỹ tại Trung Đông dường như vẫn chưa thỏa mãn được sự hiếu kỳ của công luận.

Câu hỏi "Vì sao tổng thống Trump quyết định lao vào cuộc "phiêu lưu" quân sự này tại Iraq ?". vẫn được nhiều báo đài tìm cách giải đáp. Trên đài phát thanh France Culture, chuyên gia Alexandra de Hoop Scheffer, nhà chính trị học, chuyên gia về Hoa Kỳ và các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và các thách thức về địa chính trị, thuộc Think Tank German Marshall Fund of the United States tại Paris, đưa ra một cách lý giải khá thú vị :

"Theo như cách tổng thống Trump trình bày, đó chẳng qua là cách hồi phục uy tín quân sự của Mỹ trước Iran, khôi phục sức mạnh răn đe của Mỹ trong khu vực. Ở đây, cũng nên nhắc lại sự việc trong bối cảnh Iran đã nhiều lần tấn công các drone của Mỹ, các cơ sở khai thác và chế biến dầu hỏa của Ả Rập Xê Út cũng như là các vụ tấn công các tầu chở dầu trong vùng eo biển Ormuz. Mỗi lần như thế, người ta lại thấy tổng thống Mỹ tỏ ra cực kỳ thận trọng và không ngừng nhắc lại ʺTôi không muốn chiến tranh với Iranʺ.

Một số cố vấn thân cận nhất của ông Trump cho rằng tổng thống Trump đã tạo cho Iran, cũng như các đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực, cảm giác rằng ông không muốn chiến tranh và do vậy ông đã cho thấy là quá yếu ớt.

Tôi diễn giải như thế bởi vì hành động đưa ra là quá mạnh. Quả thật, đây là một giải pháp quá triệt để mà ông Pompeo, ngoại trưởng Mỹ, và ông Mark Esper, bộ trưởng Quốc Phòng, đã trình bày với tổng thống tại tư dinh của ông ở Florida trong khoảng thời gian Noel. Và nguyên thủ Mỹ đã chọn phiên bản triệt để nhất bởi vì đây có lẽ là một hình thức khôi phục sau một chuỗi ʺkhông phản ứngʺ của Mỹ".

Pháp : Vì sao thương lượng cải tổ hưu bổng vẫn bế tắc ?

Cuộc đình công của ngành chuyên chở công cộng tại Pháp vẫn tiếp tục và bước sang ngày thứ 36. Thứ Năm, ngày 09/01/2020, hơn 200 cuộc biểu tình diễn ra trên khắp cả nước đòi chính phủ rút lại toàn bộ dự án cải tổ. Vì sao các cuộc thương lượng giữa chính phủ và giới công đoàn vẫn rơi vào bế tắc, bất chấp các nhượng bộ từ chính phủ của thủ tướng Edouard Philippe ?

Theo nhận định của kênh phát thanh France Culture, những tác nhân khác nhau của cuộc xung đột này, bất kể là giới chức chính trị hay công đoàn, đều hành động vì những lợi ích và những luận điểm khó thể tương thích giữa các tác nhân đó.

France Culture đơn cử trường hợp công đoàn CGT, hiện là tổ chức công đoàn phản đối dự luật cải cách mạnh mẽ nhất. Lãnh đạo nghiệp đoàn, Philippe Martinez, khăng khăng không muốn cải tổ. Thái độ dứt khoát này của CGT còn vì lập trường chính trị. Theo truyền thống, nghiệp đoàn này có xu hướng rất tả, mang hơi hướm cộng sản, xem chính phủ hiện nay như là sự hóa thân của phe chủ trương mở rộng tự do, một kẻ thù lớn mà CGT muốn hạ gục bằng bất cứ giá nào.

Thái độ cứng rắn của CGT còn vì một mối bận tâm khác : Chỉ trong vòng hai năm, CGT mất đến gần 23.000 thành viên, và không còn là nghiệp đoàn hàng đầu tại Pháp nữa. Những thành viên còn lại là những người cứng rắn và có tư tưởng cực đoan hơn. Do vậy, Philippe Martinez, nếu muốn bảo vệ tính chính đáng của mình, đành phải có những tuyên bố ngày càng không nhân nhượng.

Tương tự, bất đồng quan điểm trong nội bộ công đoàn cấp tiến CFDT cũng gây khó khăn cho lãnh đạo Laurent Berger trong các cuộc thương lượng. Vốn dĩ trung thành với chủ trương ủng hộ cải cách có từ thời ông Edmond Maire từ cuối những năm 1970, nhưng lãnh đạo CFDT gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các công đoàn cơ sở có đường lối cứng rắn. Điều này buộc ông Laurent Berger cũng phải tỏ ra không nhân nhượng với chính phủ trong một số điểm.

Về phần chính phủ, France Culture ghi nhận có những bất đồng quan điểm giữa tổng thống Emmanuel Macron và thủ tướng Edouard Philippe.

Nguyên thủ Pháp muốn nhanh chóng thoát khỏi một trong những cuộc xung đột xã hội dài nhất trong lịch sử nền Đệ Ngũ Cộng Hòa. Nhưng cải cách vẫn phải được thực hiện để chứng tỏ rằng ông vẫn tiến bước, thể hiện hình ảnh một vị tổng thống canh tân. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong triển vọng tái tranh cử tổng thống 2022.

Ngược lại, thủ tướng lập luận rằng ông trung thành với đường lối của ông Alain Juppé, đô trưởng Bordeaux, được đưa ra trong chương trình tranh cử sơ bộ tại đảng Những Người Cộng Hòa năm 2016. Hơn nữa, hình ảnh để lại sau nhiệm kỳ thủ tướng chiếm một vị thế quan trọng cho tương lai : Đó là một thủ tướng kiên quyết, có trách nhiệm, không khoan nhượng trước một cánh tả nào được cho là khoan hòa bởi cử tri cánh hữu và trung hữu. Một hình ảnh mà ông có thể sẽ phải cần đến trong tương lai, trong cuộc bầu cử tổng thống 2022 hay 2027 chẳng hạn.

Không biết kiểu tranh đua giữa các tác nhân chính trị và nghiệp đoàn đến hồi nào mới kết thúc, nhưng có một điều chắc chắn là người sử dụng phương tiện công cộng vẫn sẽ tiếp tục khốn khổ đua giành "chỗ đứng" trên các chuyến tầu hay xe buýt mỗi ngày để đến công sở.

Minh Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế