Chúc Tết là phong tục tốt đẹp thể hiện lối sống thân thiện giữa người và người, giữ kỷ và tha nhân, giữ cá nhân và khách thể bao gồm cả thiên nhiên cây cỏ đất trời. Giá trị của lời chúc tết hàm chứa trong sự chân thành, yêu thương hiếu kính, trân trọng. Vua chúa thời xưa phải thanh tịnh, trai giới nhiều ngày trước khi tế lễ Nam Giao. Dân thường chúc nhau cũng theo nghi thức trang nghiêm, trân trọng. Với nhà sản thì chúc tết biểu hiện cho trò chơi quyền lực triệt hạ đối phương và thậm chí triệt hạ lẫn nhau để thâu tóm quyền lực, áp đặt và duy trì chế độ độc tài.
Một góc Sài Gòn với những cột khói trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968
Có điều gì man rợ và thâm độc hơn việc mượn lời thơ chúc tết nhân dân làm hiệu lệnh cho cuộc tấn công bằng đại pháo, vũ trang đồng loạt vào các đô thị ngay ngày đầu năm mới gây ra cái chết của hàng vạn quân lính đôi bên và hàng vạn người dân vô tội ? Vị "cha già dân tộc Việt Nam" đã nhân ái làm điều ấy.
Chính Vũ Kỳ thư ký riêng của Hồ Chí Minh đã tường thuật việc ông Hồ chuẩn bị tỉ mỉ cho lời chúc tết chết chóc này từ ba tháng trước. Chính ông Hồ đã sáng tác thơ, cho người đọc diễn ngâm, duyệt lại bản ghi âm lên kế hoạch phát trên đài vào lúc giao thừa làm hiệu lệnh tấn công.
Bài thơ Chào Xuân 68
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên !
Toàn thắng ắt về ta !
Đêm giao thừa năm ấy, yên ấm tại thủ đô bạn vàng ở Bắc Kinh, Vũ Kỳ và ông Hồ đã chờ đợi giây phút kích hoạt cuộc thảm sát bằng lời thơ chúc tết. Vũ Kỳ đã viết "Thời gian trôi đi chầm chậm. Rồi, bên ngoài, tiếng pháo nổ ran, tiễn Đinh Mùi, đón Mậu Thân. Từ chiếc đài bán dẫn, lời thơ chúc Tết của Bác Hồ vang lên trầm ấm, hào sảng.
Lời thơ chúc Tết của Bác đồng thời cũng là hiệu lệnh mở đầu cuộc tiến công và nổi dậy và truyền đi khắp mọi miền đất nước. Khi đài phát xong câu cuối Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta !, Bác nói khẽ : Giờ này, miền Nam đang nổ súng !" (1).
Xác quân Giải phóng trên đường phố Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968
Ra hiệu lệnh cho cuộc thảm sát người dân bằng thơ chúc tết thật lãng mạn và nhân văn. Càng lãng mạn và nhân văn hơn nữa khi hơn nửa thế kỷ qua và sẽ còn không biết trong bao nhiêu lâu nửa, chế độ độc tài vẫn tiếp tục nhồi nhét cho dân tộc học tập và sùng bái hành vị đạo đức, mưu trí khai chiến tấn công bất ngờ vào giờ phút thiêng liêng làm nên chiến thắng vẽ vang.
Nguyễn Phú Trọng thay quyền Chủ tịch nước chúc Tết Xuân Quý Mão
Năm nay, học trò xuất sắc, nhà lý luận đảng Nguyễn Phú Trọng đã vận dụng bài học của Hồ, không để đánh địch mà đánh úp đồng đảng nhưng khác phe khác nhóm vào ngày giáp tết và tiếm quyền chúc tết nhân dân trong một thế trận liên hoàn.
Dùng quyền lực của đảng, thủ tục bấm nút của cái quốc hội bù nhìn, phế truất Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngay ngày 25 thang chạp, người ta vẫn cứ ngỡ rằng ít ra Nguyễn Phú Trọng sẽ để cho bà Quyền Chủ tịch nước được một lần diễn vai phụ theo màn kịch Hiến pháp giả cầy. Ít ra bà Ánh Xuân cũng được dân nhắm mắt bầu là đại biểu Quốc hội và được Quốc hội bấm nút làm Phó Chủ tịch nước.
Tổng Trọng từng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước trong khóa 12, sau cái chết bất ngờ bí ẩn của Trần Đại Quang để một đít ngồi hai ghế nhưng cũng đã được miễn nhiệm chức Chủ tịch nước giao lại cho Nguyễn Xuân Phúc sau đại hội 13. Vì vậy. Trong thời điểm này, Tổng Trọng chỉ có thể thay mặt đảng để chúc tết đảng của mình.
Dù việc tự tiện nhân danh, tự tiện tiếm quyền của lãnh đạo cộng sản là trò chơi quen thuộc nhưng 100 triệu dân Việt Nam cứ như bị tát vào mặt khi một kẻ bá vơ lại "thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ta ở nước ngoài những tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tôi cũng xin gửi tới bạn bè năm Châu, nhân dân các nước trên thế giới lời chúc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và không ngừng phát triển !" (2).
Với hệ thống công an, quân đội trùng điệp nhân dân trong nước ngậm đắng nuốt cay trước lời chúc ngang hông này nhưng "cộng đồng người Việt Nam ta ở nước ngoài" và "nhân dân các nước trên thế giới" có tiếp nhận lời chúc của một kẻ không chính danh như vậy hay không ? Chắc chắn là không !
Tổng Trọng thừa thông minh để hiểu điều đó nhưng ông ta vẫn cứ làm để thị uy với người dân trong nước và nhất là đối với các đồng đảng nhưng khác nhóm khác phe vẫn đang hậm hực tranh quyền.
Đây không phải là suy đoán ác cảm, vô căn cứ mà có cơ sở thực tế từ những chuyện chúc nhau trái khoái trong hệ thống chính trị của nhà sản Việt Nam.
Theo tôn ti trật tự của nhà sản thì cấp trên chỉ triệu tập cấp dưới họp mặt để ban ơn bố đức chúc mừng, khen thưởng. Nếu lãnh đạo có đến thăm thì phải là các đơn vị ở vùng biên giới hải đảo cần được động viên hay có thành tích chiến công đặc biệt để khen thưởng. Nhưng năm con mèo này lại có chuyện ngược đời là ngài Thủ tướng anh minh từng làm việc trực tuyến đến cấp tỉnh thành cả nước chỉ đạo chống dịch lại thân hành đến thăm và chúc tết ở một đơn vị nhỏ của công an. "Chiều 19/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm, chúc Tết Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an). Cùng dự có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an…" (3).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm, chúc Tết Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an).
Quái lạ, vì sao người đứng đầu chính phủ phải đi nịnh nọt một cơ quan thuộc Bô, và được Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ này tham gia chứng giám. Phải chăng đây là cơ quan trọng yếu của quốc gia hoặc có thành tích long trời lở đất nào đó để được ân sủng của triều đình như vậy.
Được biết, Cục An ninh chính trị nội bộ (A03) trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan đầu ngành tham mưu cho Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Cục này là bảo đảm, giám sát các bí mật quốc gia (4).
Phải chăng Cục này đang nắm giữ những bí mật nào đó mà ngài Thủ Tướng e ngại sẽ bị bật mí ? Chuyện bí mật của nhà sản thì họa may chỉ có các hãng tin vỉa hè hay các anh chị đang cư ngụ bí mật ở nước ngoài mới biết.
Trong chiều thuận, thì cùng trong ngày này Tô Đại tướng và tập thể đàn em phải thân hành đi khấu đầu chúc tết Tổng Trọng. "Ngày 19/1 tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" (5).
Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương chúc Tết ông Nguyễn Phú Trọng.
Không chỉ trong hệ thống chính quy của đảng nhà nước mà với các tổ chức ngoại vi, cũng có những cuộc chúc tết quái lạ ngược đời. Trước ngày mất chức không lâu, ngày 16/1, từ Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã bay vào Sài Gòn đến chùa Huệ Nghiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, thăm, chúc Tết Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (6).
Người đứng đầu nhà nước, Ủy Viên Bộ Chính trị đến thăm người người đứng đầu Phật giáo Quốc doanh không phải biểu thị sự tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Vì giáo hội Phật giáo quốc doanh không phải là tổ chức tôn giáo mà chỉ là tổ chức ngoại vi của đảng, mang danh Phật giáo để lợi dụng lòng tin của người dân để xây dựng thiên đàng xã hội chủ nghĩa chứ không hướng phật tử vào cảnh giới giác ngộ. Nội dung hứa hẹn chúc tụng hai bên toàn chuyện đời, không thấy chuyện đạo.
Chuyện ông Ủy viên Bộ Chính trị đi chúc tết tổ chức ngoại vi của đảng đi liền với việc thất thế, mất ghế của ông ta chứ không hề có giá trị nào cho việc tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Thực tế chứng minh điều đó là ở chiều thuận của trật tự quyền lực thì vẫn theo đúng thông lệ hàng năm, chiều 10/01/2023, tại Hà Nội, Đoàn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm Trưởng đoàn và Đoàn Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) do Mục sư Bùi Văn Sản, Hội trưởng làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng hoa, chúc mừng năm mới Bộ Công an nhân dịp Tết cổ truyền Nguyên đán Quý Mão đang đến gần.
Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã thay mặt Bộ Công an tiếp đón các Đoàn (7).
Nề nếp lãnh đạo Phật giáo quốc doanh từ trung ương đến địa phương được áp dụng trong cả nước suốt hàng chục năm qua. Điều đó cho thấy rõ, Phật giáo quốc doanh là tổ chức ngoại vi cấp thấp trong hệ thống chính trị nhà Sản, về danh nghĩa thuộc Mặt Trận Tổ Quốc nhưng thực chất là thuộc công an quản lý.
Chúc tết ở đây không tình, không nghĩa mà là chiêu trò quyền lực thị uy, thâu tóm, hạ nhục nhau. Xâu chuỗi các chiều thuận nghịch đã nêu : Thủ tướng, Chủ tịch nước hạ mình chúc tết công an cấp dưới trong khi bộ sậu lãnh đạo công an từ Bộ trưởng đến Đảng ủy phải khấu đầu trước Tổng Trọng cho thấy quyền lực của Tổng Trọng là tuyệt đối.
Cơ chế một đít hai ghế sẽ tái lập và kỷ lục Tổng bí thư ba nhiệm kỳ sẽ bị phá vỡ nếu Tổng Trọng vẫn còn hít thở khí trời.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 28/01/2023
Chú thích :
1. https://www.vnu.edu.vn/btdhqghn/?C2460/N14367/Bong-nghe-van-Thang-vut-len-cao.htm
3. https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/thu-tuong-chinh-phu-pham-m...
5. https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/ban-thuong-vu-dang-uy-cong...
6. https://baochinhphu.vn/chu-tich-nuoc-tham-chuc-tet-phap-chu-giao-hoi-pha...
7. https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-cua-luc-luong-cong-an/...
Nhìn một cách tổng qut, cách thức cũng như nội dung thông điệp chúc mừng năm mới của nguyên thủ nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á (bao gồm cả Đông Nam Á) khác hẳn phương thức và nội dung mừng năm mới của giới lãnh đạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về lý, bà Võ Thị Ánh Xuân – Quyền Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa - là nguyên thủ nhưng không đủ tư cách phát thông điệp chúc mừng năm mới. Năm nay, ông Nguyễn Phú Trọng tuy chỉ là Tổng bí thư của đảng cầm quyền đã giành lấy quyền này.
Cũng đón năm mới âm lịch như Việt Nam nên thời điểm này, nguyên thủ nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á cũng gửi thông điệp chúc mừng năm mới đến đồng bào của họ. So sánh những thông điệp đó với diễn văn mừng năm mới của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ắt sẽ thấy vài khác biệt quan trọng...
***
Bà Thái Anh Văn (Tổng thống Đài Loan), ông Lý Hiển Long (Thủ tướng Singapore) có lẽ là những nguyên thủ gửi thông điệp chúc mừng năm mới dài nhất (khoảng 400 chữ).
Sau khi bày tỏ hy vọng "mọi người ở Đài Loan và tất cả bạn bè đang ăn mừng TếtNguyên đán trên khắp thế giớimột năm mới hạnh phúc". Tổng thống Đài Loan xác nhận : "Năm nay sẽ còn nhiều thách thức như Covid-19, lạm phát toàn cầu, tái cấu trúc chuỗi cung ứng" và cam kết "chính quyền của chúng ta sẽ làm hết sức mình để đương đầu với những thách thức đó". Cụ thể sẽ "đối mặt với các cuộc xâm nhập thường xuyên chiếnhạm và chiến đấu cơ của Trung Quốccũng như các cuộc tập trận quân sự của họ quanh Đài Loan". Thay mặt chính phủ Đài Loan, bà Văn hứa sẽ "kiên định với việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan cũngnhư trên toàn khu vực".
Trong thông điệp mừng năm mới Tổng thống Đài Loan bày tỏ sự biết ơn đối với "quân đội đang làm hết sức mình để duy trì an ninh quốc gia và bảo vệ tổ quốc", với "anh chị em trong lực lượng vũ trang vì những nỗ lực của họ", với "tất cả sĩ quan cảnh sát, lính cứu hỏa, nhân viên y tế và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước, cũng như tất cả những người làm việc trong các ngành nghề khác nhau vẫn đang làm nhiệm vụ và những người sẽ tiếp tục phục vụ công chúng". Bà Thái Anh Văn nhấn mạnh "sự biết ơn với tất cả đồng bào vì những nỗ lực trong năm qua" và cam kết "chính phủ của chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế, bảo vệ chủ quyền và gìn giữ hòa bình", đồng thời mời gọi "tham gia cùng chúng tôi trong những nỗ lực không ngừng của chúng tôi để tạo ra một Đài Loan tốt đẹp hơn" (1).
Ông Lý Hiển Long thì bày tỏ sự hoan hỉ vì "sau gần ba năm chiến đấu với đại dịch, chúng ta có thể tiếp tục đón Tết Nguyên đán một cách trọn vẹn".
Điều đầu tiên Thủ tướng Singapore nêu ra với dân chúng là "đừng quên công sức và sự hy sinh của những người đang chiến đấu ở tuyến đầu chống lại Covid-19 và giữ cho Singapore tiếp tục phát triển". Theo ông : "Hãy cảnh giác ngay cả khi chúng ta ăn mừng. Sức khỏe là của cải lớn nhất. Chúng ta phải tiếp tục quan tâm đến nhau và thực hiện trách nhiệm xã hội... Trải nghiệm Covid-19 khiến chúng ta trân trọng gia đình và những người thân yêu của mình hơn. Gia đình là cốt lõi của xã hội chúng ta và các gia đình mạnh mẽ là trung tâm của một xã hội ổn định, kiên cường". Năm 2022 là năm Singapore "tôn vinh các gia đình" và ông Long giới thiệu kế hoạch để năm 2025 trở thành "Singapore – nơi dành cho gia đình" nhằm thúc đẩy toàn quốc hỗ trợ các gia đình trong mọi giai đoạn của cuộc đời.
Theo Thủ tướng Singapore : "Tất cả chúng ta đều có thể góp phần xây dựng một xã hội nơi mọi gia đình đều được coi trọng và hỗ trợ. Các công ty có thể sắp xếp công việc linh hoạt và nuôi dưỡng văn hóa nơi làm việc đáng khích lệ hơn. Các đối tác cộng đồng có thể tập hợp các nguồn lực để chúc mừng và nâng đỡ các gia đình. Mỗi người cũng nên quý trọng thời gian dành cho gia đình và đặt thời gian đó lên hàng đầu". Ông Long bày tỏ sự vui mừng khi "nhiều người trẻ vẫn coi hôn nhân và làm cha mẹ là những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống" và cam kết "chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ các bậc cha mẹ quản lý áp lực nuôi dạy con cái và mang đến cho mỗi đứa trẻ một khởi đầu tốt đẹp", đồng thời hứa sẽ công bố "những thay đổi tiếp theo trong những tháng tới" và nhắn các cặp vợ chồng "hãy cố gắng hết sức trong nămmới" !
***
Thông điệp mừng năm mới Âm lịch của nguyên thủ Indonesia, Malaysia, Philippines, Nam Hàn ngắn hơn và kêu gọi chú trọng nhiều hơn đến những khác biệt...
Ở Indonesia – quốc gia mới chỉ xem Tết Âm lịch là "Ngày lễ quốc gia" từ 2003 (trước đó, Indonesia cấm đón mừng Tết Nguyên đán vì sợ rằng những thứ có liên quan đến Trung Cộng sẽ tạo ra ảnh hưởng nguy hại cho an ninh quốc gia), Phó Tổng thống Ma'ruf Amin kêu gọi tất cả mọi người dù có theo Nho giáo hay không cũng hãy nhớ đến tinh thần Tết Nguyên đán, dùng nhiệt huyết, duy trì sự hòa hợp, đoàn kết để cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức giúp Indonesia thịnh vượng hơn (4).
Tại Malaysia, nơi các công dân gốc Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể, đón mừng năm mới âm lịch là lễ hội kéo dài đến 15 ngày (Chap Goh Mei), Quốc vương và Hoàng hậu Malaysia là những người gửi thông điệp đón chào năm mới. Họ cầu chúc dân chúng Malaysia một năm nhiều niềm vui, hạnh phúc, thịnh vượng và khỏe mạnh.Họ cũng bày tỏ hi vọng Chap Goh Mei sẽ giúp gia tăng thiện chí, đoàn kết và sự bao dung giữa các cộng đồng khác nhau ở Malaysia (5).
Tương tự, tại Philippines, trong thông điệp mừng năm mới, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. bày tỏ hi vọng "qua những lễ hộinhư thế này, chúng ta có thể nhận ra những mối quan hệ ràng buộc chúng ta với nhau như một gia đình, mộtcộng đồng và một quốc gia. Một bình minh mới tượng trưng cho những ước nguyện vô biên của chúng ta về sự thịnh vượng củamỗingười và cho xã hội của chúng ta". Ông Marcos kêu gọi dân chúng : "Chú ý đếnsự phong phú về văn hóa và lịch sử đã làm cho quốc gia của chúng ta trở thành một xã hội đầy màu sắc và sôi động như ngày nay. Chú tâm vào mối quan hệ cho phép chúng ta chống chọi với mọi thách thức và vượt qua thử thách. Ngày tốt lành này không chỉ nhắc chúng ta về phước phần chúng ta đang có mà còn truyền cảm hứng để chúng ta quan tâm sâu sắc hơn tới những người kém may mắn trong cuộc sống. Hãy cùng hy vọng về một ngày mai tốt đẹp hơn" (6).
Còn Nam Hàn – quốc gia mới chỉ khôi phục việc chào đón Tết Nguyên đán 37 năm (1985), Tết Nguyên đán là dịp để Tổng thống Yoon Suk-yeol tái khẳng định cam kết của ông cải thiện sinh kế của dân chúng và chăm sóc những người dễ bị tổn thương. Ông Yoon nhấn mạnh :Chính phủ sẽ chăm sóc những đồngbào nghèo khó một cách nhiệt thànhvà tỉ mỉ hơn trong năm mớivà sẽ nỗ lực hết mức để có thểtạo ra một "bước nhảy vọt" trong năm mới (7).
***
Nhìn một cách tổng quát, cách thức cũng như nội dung thông điệp chúc mừng năm mới của nguyên thủ nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á (bao gồm cả Đông Nam Á) khác hẳn phương thức và nội dung mừng năm mới của giới lãnh đạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về lý, bà Võ Thị Ánh Xuân – Quyền Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa - là nguyên thủ nhưng không đủ tư cách phát thông điệp chúc mừng năm mới. Năm nay, ông Nguyễn Phú Trọng tuy chỉ là Tổng bí thư của đảng cầm quyền đã giành lấy quyền này.
Bất kể suốt năm các hệ thống từ trung ương tới địa phương liên tục xáo trộn vì lựa chọn, sắp đặt nhân sự - nhân sự cả mới lẫn cũ cùng tham nhũng – luân phiên tổ chức "họp bất thường" để xử lý – sắp đặt lại nhân sự mới lựa chọn vì vậy kinh tế trì trệ hơn, doanh nghiệp lớp phá sản, lớp tạm ngưng hoạt động, còn hoạt động thì chỉ cầm chừng, thất nghiệp tràn lan, nông sản ứ đọng, gửi người đi làm thuê ở ngoại quốc được xem như lối thoát sáng sủa nhất cho kinh tế và xã hội, chưa bao giờ không khí Tết ảm đạm như năm nay nhưng trong diễn văn mừng năm mới, ông Trọng vẫn khẳng định đó là "kết quả, thành tích và đóng góp to lớn", đồng thời ra lệnh "toàn đảng, toàn dân, toàn quân cần tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ hơn nữa công cuộc đổi mới" (8).
Khi thực trạng năm vừa qua đã như ai cũng biết mà vẫn xem là "thành tích và đóng góp to lớn", nếu dựa trên "nền tảng" đó để hành động trong năm mới theo kiểu tư duy của ông Nguyễn Phú Trọng, chắc chắn "quyết tâm mới, khí thế mới, tiến bộ mới, nhiều thắng lợi mới" chỉ có thể là những hậu quả mới, trầm trọng hơn. Nếu còn đinh ninh phải "trông người, ngẫm đến ta", điều duy nhất để chúc ông Trọng và hệ thống chính trị, hệ thống công quyền do ông dẫn dắt là : "Từ năm tới, có sao nói vậy, nói sao làm vậy" như thiên hạ ! Chỉ như vậy may ra mới khá. Còn vẫn khăng khăng làm khác thì nên thôi chúc "nhà nhà vui tươi, người người hạnh phúc".
Trân Văn
Nguồn : VOA, 23/01/2023
Chú thích
(1) https://english.president.gov.tw/NEWS/6432
(2) https://www.pmo.gov.sg/Newsroom/Chinese-New-Year-Message-2023-by-PM-Lee-Hsien-Loong
(7) https://www.koreaherald.com/view.php?ud=20230121000069
(8) https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chuc-tet-toan-dan-20230121204335939.htm
Lời chúc Tết bằng tiếng Việt của tổng thống Pháp gây thích thú
VOA,12/02/2021
Dòng chúc Tết bằng tiếng Việt của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhận được một lượng tương tác lớn với hàng chục ngàn "like" trong ngày đầu năm Tân Sửu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
"Tôi xin trân trọng gửi đến những ai đang chào đón Năm mới lời chúc tốt đẹp nhất : sức khỏe, thành công và hạnh phúc !", tổng thống Pháp viết trên trang Facebook và Twitter vào ngày mùng 1 Tết (12/2).
Tiếng Việt là một trong bốn ngôn ngữ, cùng với tiếng Pháp, Trung, Hàn, mà Tổng thống Macron chọn để gửi lời chúc Tết trong ngày đầu năm mới.
Chỉ sau nửa ngày đăng, dòng chúc Tết bằng tiếng Việt của tổng thống Pháp trên trang Facebook đã nhận được hơn 16.000 lượt yêu thích ("like") và hơn 2.000 bình luận, chủ yếu bày tỏ sự xúc động, yêu mến và chúc Tết đến vị tổng thống "trẻ tuổi" và "dễ mến".
Bên cạnh dòng chúc Tết, Tổng thống Macron còn đăng một video clip, trong đó ông gửi lời chúc "năm Tân Sửu tràn đầy niềm vui, hy vọng và hạnh phúc" đến "tất cả những người đồng hương của chúng ta, những người đón Tết Nguyên đán".
Ông nói : "Nhiều người đang ở trong nước Pháp và ở nước ngoài chia sẻ di sản văn hóa này và nối kết với Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Đông Nam Á".
"Nhờ sự năng động của các bạn và sự gắn kết vào các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, liên kết, kinh tế và chính trị, các bạn đã góp phần giúp nước Pháp mở ra những chân trời mới và xây dựng tương lai của đất nước chúng ta", Tổng thống Macron nói thêm.
Bên cạnh đó, ông Macron cũng nhắc lại cam kết của nước Pháp trong việc chống phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử. Đề cập đến "những vụ tấn công, cáo buộc và hành động phân biệt đối xử" chống lại người gốc Á kể từ ngày đầu tiên của đại dịch Covid-19, Tổng thống Macron nhấn mạnh rằng nước Pháp sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ sự phân biệt chủng tộc, xúc phạm hay bạo lực nào.
Nguồn : VOA, 12/02/2021
********************
Người dân Việt thích lời chúc Tết của Tổng thống Pháp
RFA, 12/02/2021
Lời chúc Tết của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bằng tiếng Việt vào sáng ngày 12/2 tức mùng 1 Tết theo giờ Việt Nam đã gây chú ý rộng rãi trên mạng xã hội ở Việt Nam.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Paris hôm 5/2/2021 - Reuters
Tổng thống Pháp gửi ra lời chúc Tết trên tài khoản Facebook của ông với 4 thứ tiếng là Pháp, Trung, Hàn và Việt. Nội dung bản tiếng Việt là :
"Tôi xin trân trọng gửi đến những ai đang chào đón Năm mới lời chúc tốt đẹp nhất : sức khỏe, thành công và hạnh phúc !"
Dòng trạng thái lời chúc Tết của Tổng thống Pháp được trang Facebook củaĐài Á Châu Tự Do trích đăng ngay sau đó đã nhận được hơn 10 nghìn tương tác trong vòng chưa đầy 1 ngày.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cũng có một đoạn video chúc Tết người dân Việt Nam bằng nhạc rap gây chú ý rộng rãi trên mạng xã hội.
Theo TTXVN, nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, lãnh đạo một số quốc gia láng giềng khác cũng gửi lời chúc Tết đến người dân Việt Nam, bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Nguồn : RFA, 12/02/2021
*******************
Đại sứ Mỹ hát rap chúc Tết Việt Nam
VOA, 09/02/2021
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink vừa đăng một video trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội để chúc Tết người dân Việt Nam, gây bão mạng và thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt nam Daniel Kritenbrink (Facebook US Embassy in Hanoi)
Trong video dài khoảng 3 phút thực hiện với sự góp mặt của rapper Wowy của Việt Nam và nhiều nghệ sĩ khác, ông đi trên các đường phố Việt Nam, ca nhạc rap, lẫn lộn lời Anh và lời Việt, đề cập đến một số truyền thống Tết cổ truyền Việt Nam, ca tụng cà phê sữa đá, và khen Tết âm lịch ở Việt Nam là "nhất, không nơi nào sánh bằng".
Bản nhạc kết thúc với câu "Hoa Kỳ và Việt Nam, bây giờ và mãi mãi, chúng ta là đối tác tin cậy, cùng nhau trở nên thịnh vượng".
Không những truyền thông Việt Nam mà nhiều báo lớn trên thế giới cũng tường thuật và dẫn link video này, với phản ứng lẫn lộn.
Báo Guardian của Anh nói video nhạc rap của Đại sứ Kritenbrink, tự hào ông là "the boy from Hanoi"- dịch sát nghĩa là "thằng bé từ Hà Nội" có nguy cơ khiến ông trở thành cái đích bị chế nhạo, nhưng nói chung nỗ lực ‘ngoại giao nhạc rap’ của Đại sứ Mỹ được công chúng đón nhận một cách tích cực.
Phản ứng trên trang Twitter, một người viết: "Bản nhạc là một sự tấn công vào nghệ thuật rap, nhưng công nhận ông Kritenbrink "thành thực và không giả tạo".
Phản ứng trên trang Facebook của tòa đại sứ Mỹ, một người tên Phương Nguyen đặt câu hỏi :
"Bộ Ngoại giao Mỹ bây giờ thành Bộ Nhạc Rap hay sao ?"
Hãng tin AFP nói đại đa số dân mạng cho rằng video này là "rất thú vị", rằng Đại sứ Mỹ có ý tốt, có người khen ngợi ông là "một nhà ngoại giao tuyệt vời", hay "Đại sứ dễ thương nhất".
Ông Daniel Kritenbrink là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp từng phục vụ tại Kuwait, Trung Quốc và Nhật Bản, ông sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam sau 3 năm phục vụ, bắt đầu từ năm 2017. Trước đó ông là Giám đốc Á Châu sự vụ tại Hồi đồng An ninh Quốc gia (2015-2017),
Đại sứ Kritenbrink viếng nghĩa trang Biên Hòa ở Bình Dương 21/06/2020
Ông Kritenbrink là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam đến viếng nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng hòa ở Biên Hòa, và nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ở tỉnh Quảng Trị.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Hanoi Times nhân dịp hai nước đánh dấu 25 năm quan hệ ngoại giao, ông Kritenbrink nói về trải nghiệm này:
"Trong thời gian làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, tôi đã có vinh dự lớn là viếng thăm cả nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Biên Hòa và tới nghiêng mình trước tất cả các quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong chiến tranh. Đây là một trải nghiệm gây xúc động sâu sắc đối với tôi, thực hiện trong tinh thần hòa giải và tôn trọng lẫn nhau".
Như VOA đã loan tin, chính phủ của Tổng thống Biden đã nhắm ông Marc Knapper, hiện là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Hàn Quốc và Nhật Bản, là người sẽ thay thế ông Kritenbrink trong chức vụ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, nếu ông được chuẩn thuận.
Nguồn : VOA, 09/02/2021
*********************
Wowy kết hợp Đại sứ Mỹ hát rap chúc Tết người Việt
RFA, 09/02/2021
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel KritenBrink kết hợp với vị huấn luyện viên đình đám của chương trình Rap Việt Wowy trong sản phẩm Chúc Tết Tân Sửu 2021 người Việt bằng nhạc rap.
Hình ảnh cắt từ video chúc Tết bằng nhạc Rap của đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink. The United States Embassy in Vietnam
Đoạn rap được trang fanpage của Đại sứ quán Hoa Kỳ đăng tải vào tối ngày 8 tháng 2.Trong đoạn clip, ông Daniel Kritenbrink khẳng định "tình hữu nghị vĩnh cữu" giữa Mỹ - Việt Nam, "đối tác tin cậy cùng phát triển".
Truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 9 tháng 2 loan tin đoạn Rap của đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink khiến cư dân mạng thích thú.
AFP dẫn một bình luận trên tài khoản Facebook của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội tỏ ra không đồng ý với câu hỏi liệu có phải cơ quan ngoại giao này trở thành một cơ quan rapper.
Một người dân hoạt động trong ngành truyền thông giấu tên ở Việt Nam có nhận định về lời chúc tết qua rap của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam:
"Thật ra ông đại sứ ngoài chuyện bắt xu hướng thì cũng muốn cho thấy vấn đề hòa hợp văn hóa. Vì Rap là văn hóa của Mỹ, và Rap đang bùng nổ ở một đất nước Đông Nam Á thời điểm này thì tại sao mình lại không dùng rap? Để nói với mọi người rằng Rap cũng là ngôn ngữ chung trong dòng chảy văn hóa đương đại Việt Nam. Vậy thì thích thú cho ông đại sứ quá, và đó là cách Mỹ gây ảnh hưởng văn hóa ở Việt Nam.
Cũng vào sáng ngày 9 tháng 2, tức ngày 28 tết, ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam, có cuộc gặp mặt, chúc tết những vị được gọi là lão thành cách mạng, các đương kim lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết ông Nguyễn Phú Trọng cũng chúc tết người dân, chiến sĩ và người Việt ở nước ngoài.
Người dân hoạt động trong ngành truyền thông ở Việt Nam có nhận định về lời chúc tết của lãnh đạo Việt Nam:
"Còn câu chuyện về cách thức của những người làm chính trị thì rất khó để so sánh. Bởi vì đối với người Mỹ thì họ có thể chúc Tết bằng nhiều cách khác nhau, làm cái quái gì cũng được. Họ không quan tâm tới những nghi lễ nhiều, không quan tâm tới vị trí của mình khi nói chuyện phải là "kẻ trên - người dưới" hay một cách trang trọng, đạo mạo như thế nào. Đây là vấn đề văn hóa của Việt Nam và những nước Châu Á có truyền thống nói chung. Một người "vua" hoặc có chức sắc ở trong xã hội thì sẽ mang một dung mạo khác chứ không thể nhảy múa tưng bừng để chúc Tết. Chứ không thể nói cách chúc Tết của người Mỹ thì hay hơn của Việt Nam".
Nguồn : RFA, 09/02/2021
Trước năm 1975, gia đình tôi ăn Tết như thế nào thì tôi không rõ. Tôi còn quá nhỏ để nhớ. Nhưng truyền thống ăn Tết của gia đình tôi sau năm 1975 có những khác biệt, và có thể được tóm gọn như sau.
Làm nhang ở ngoại thành Hà Nội. Hình minh họa.
Đầu tiên là mọi người được ba mẹ gửi đến các thợ may trước Tết vài tuần để may bộ độ mới. Thường là may rộng hơn kích thước đo đạt để có thể còn mặt vừa trong năm. Chúng tôi cũng được gửi đến thợ giày, nếu đôi giày năm cũ không còn dùng được nữa. Trước Giao thừa hai tuần, tất cả mọi thành viên trong nhà đều tham gia dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chà sạch những nơi còn dơ bẩn, rong reo, và mỗi người, nhỏ đến lớn, đều có vai trò và bổn phận của mình, tùy theo khả năng của từng người lúc đó. Đối với ba tôi, đối xử bình đẳng, nhất là không phân biệt nam nữ, là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất của ông.
Đêm Giao thừa và mồng Một Tết là quan trọng nhất của gia đình tôi.
Tôi còn nhớ hồi còn bé, tôi cứ ao ước được ba mẹ cho thức khuya để đón Giao thừa, nhưng ba tôi lúc nào cũng bắt đi ngủ sớm. Nằm trên giường mà cứ ấm ức xen lẫn thao thức rộn ràng. Lớn hơn chút, tôi kiếm cách làm cho mình hữu dụng để ba tôi cho phép được thức khuya. Trước hết là học thuộc lòng một bộ kinh Phật. Ba tôi treo giải thưởng cho mười anh em trong nhà ai học thuộc lòng bộ kinh. Tôi còn nhớ lúc đó chỉ sáu bảy tuổi, nhỏ nhất, mà phải thi đấu với các anh chị còn lại. Cũng may không phải tất cả đều tham gia, nên cơ hội thắng của tôi cao hơn (Tôi tưởng mình hay lúc đó nhưng sau này lớn lên tôi mới biết được lý do vì sao tôi thắng tương đối dễ dàng !). Tôi lại trở thành người đọc kinh cầu nguyện cho cả gia đình trong các dịp lễ, kể cả Tết Nguyên Đán, kể từ đó. Ngoài ra, tôi xin phép ba tôi cho tôi được đi thắp hương khắp nhà với ông, kể cả những nơi tối tăm nhất trong ngôi nhà lớn mà lúc bé rất sợ vì người lớn thường hay nhát ma trẻ con. Một hai năm về sau, tôi tự làm một mình vì ba tôi không thấy cần phải hướng dẫn nữa. Cầm hương trong tay, tôi đi thắp chung quanh nhà mà vẫn thấy bình an trong lòng. Qua các câu chuyện ba tôi kể lúc nhỏ, nhất là trí tưởng tượng về ma quỷ chứ ông chưa hề thấy, và qua chính sự trãi nghiệm của mình, tôi chinh phục được nỗi sợ hãi ma quỷ và các thứ khác từ đó.
Sau Giao thừa thì gia đình tôi cũng có năm đốt pháo, lúc đó thì chưa bị cấm. Nói về đốt pháo thì ba tôi không chủ trương khoe khoang, nhất là dưới chế độ cộng sản. Có năm gia đình tôi đốt pháo, phong pháo chỉ dài một hai mét, nhưng có năm không đốt. Vào thời đó, đốt pháo càng dài càng được nhìn nhận về sự giàu có hay sự hào phóng. Nhưng ba tôi cho rằng đốt pháo, nhất là đốt pháo càng nhiều, càng thu hút sự chú ý và soi mói của chế độ (1).
Sáng sớm mồng Một, tất cả mười người con mặt đồ mới, tươm tất, đứng xếp hàng để chúc Tết ba mẹ và để được ba mẹ lì xì. Anh đầu tôi rồi lần lược tất cả chúng tôi chúc Tết. Tôi còn nhớ có những lúc ba má tôi giận nhau, nhưng vào ngày xuân năm mới chúng tôi làm đủ mọi cách để ba má bỏ qua, hôn nhau rồi làm hòa. Trong những khoảnh khắc đầu năm như thế, nước mắt xen lẫn những nụ cười như pháo nổ trong chúng tôi vì thấy ba mẹ hòa thuận lại.
Sau đó cả gia đình đi bộ đến ngôi chùa gần nhà để hái lộc và cúng dường. Về lại nhà, chúng tôi ăn bữa ăn gia đình đầu tiên trong năm, với các món ăn đặc sắc mà cả năm trời chờ đợi. Thế nhưng miếng ăn lúc đó chẳng còn quan trọng. Cái không khí nhộn nhịp của Tết lấn át mọi khẩu vị ẩm thực của tôi vào lúc đó.
Ba tôi cấm tất cả anh chị em tôi chơi cờ bạc. Đối với ông, cờ bạc, rượu chè, thuốc lá, văng tục v.v… đều rất tai hại và bằng mọi giá phải tránh. Ông luôn nêu cao các giá trị về học hành, chăm chỉ, cố gắng v.v... "Biển học vô bờ", ông bảo. Điều duy nhất mà ông dặn đi dặn lại chúng tôi trong các lần đi vượt biên là "qua đó cố gắng học nhe các con, học là tương lai, là tất cả". Có thể nói sự khao khát tri thức của ông cũng chính là của tôi về sau này. Trở lại chuyện cờ bạc, tuy cấm nhưng ông vẫn biết rằng khó mà cấm tuyệt đối trong những ngày Tết. Do đó ông đặt ra các nguyên tắc như là chỉ được chơi trong ba ngày Tết, chơi một cách lành mạnh, không đam mê, và ông khuyến khích anh chị em chúng tôi chơi với nhau trong nhà, mặc dầu ông không cấm cản chúng tôi chơi ở bên ngoài trong ba ngày Tết. Ông mở sòng bài trong nhà để "thử thời vận" với nhau, chơi bài 21 với cả nhà hoặc sì tẩy với các anh chị lớn. Ông cầm cái cho bài 21, và hầu như lúc nào cũng may mắn, nên cứ ăn tiền của chúng tôi. Anh chị em chúng tôi cũng trổ máu "ăn gian", đổi bài nhau khi có thể. Những lúc ông được 21, hay xì lát (con xì con mười), hay ngồi bàn (hai con xì), thì ông nặn bài thật lâu, làm cho chúng tôi hồi họp muốn đứng thở. Ông giả bộ không để ý để chúng tôi đổi bài thỏa mái, nhưng liền sau đó hỏi ai có 21, xì lát hay ngồi bàn không, rồi gom hết tiền đặt của chúng tôi. Không phải mọi lần đều như thế, nên có khi ông gom hết tiền rồi sau đó trả lại và trả bù cho chúng tôi. Đứng tim. Cả nhà được dịp ăn mừng chiến thắng và cười như pháo nổ.
Trò chơi Bầu cua cá cọp trong gia đình vào dịp Tết - Ảnh minh họa
Những kỷ niệm này vẫn còn ở trong tôi sau bao nhiêu năm xa cách Việt Nam.
Gia đình tôi bây giờ không còn ai ở Việt Nam cả. Hơn một phần tư thế kỷ, tôi chưa có dịp về lại thăm quê nhà. Trong mỗi gia đình nhỏ của chúng tôi ở đây thì có tập tục, truyền thống riêng. Truyền thống chung của gia đình trước đây thì chúng tôi cũng cố duy trì mỗi năm. Mỗi Tết đến, chúng tôi lại tụ tập vào đêm Giao thừa để thắp hương cúng ba và ông bà, để chúng tôi chúc tuổi thọ của má và các cháu chúc Tết ba mẹ mình, và để má tôi lì xì cho mấy chục cháu của bà. Chúng tôi ngồi chơi bài với nhau một hai tiếng để hâm lại không khí Tết. Bây giờ ai cũng khá giả nên tố nhau bài sì tẩy mạnh bạo hơn. Xong rồi mỗi gia đình tự về nhà mình với các sinh hoạt riêng biệt. Gia đình lớn của tôi bây giờ giống như một cộng đồng thu hẹp : đa sắc tộc ; đa tôn giáo ; đa quan điểm chính trị ; đa nguyên phái tính (LGBTI). Chúng tôi có vô vàn khác biệt, nhưng chúng tôi tôn trọng sự khác biệt đó, quyền riêng tư của mỗi người, và tìm các điểm chung để gắn bó thương yêu nhau.
Trên hết, tôi nghĩ rằng vì tình thương vô điều kiện mà má tôi đã dành cho tất cả chúng tôi cũng như những người bên ngoài nên chúng tôi vẫn còn gắn bó nhau, nhất là qua các dịp Tết, Giáng sinh hay các sinh hoạt truyền thống trong gia đình. Và nhờ các giá trị mà ba tôi, lúc còn sống, đã luôn nhắc nhở và truyền đạt cho chúng tôi. Trong bao nhiêu điều ông dạy, tôi nghĩ rằng "không hận thù" là giá trị quan trọng mà ông để lại. Hận thù không có trong tôi, có thể là vì cuộc đời tôi may mắn hơn người khác. Mỗi khi thấy bực bội hay khó chịu về lời nói hay hành động một người khác, tôi ý thức ngay và không để mình rơi vào tâm trạng này. Nhưng tôi thấy phục ba tôi khi bà nội tôi, tức mẹ ông, bị cộng sản giết hại bằng chôn sống. Nỗi đau đó đối với ông chắc không bao giờ nguôi ngoa. Về sau bên quốc gia bắt được người giết bà nội và hỏi ba tôi muốn làm gì với người đó. Ông hỏi tôi, lúc đó còn rất bé, là nên làm gì, theo tôi ? Tôi không nhớ tôi trả lời ra sao, có lẽ "trả thù" ở lứa tuổi đó. Nhưng ông khuyên nhủ tôi rằng có trả thù người đó đi nữa thì cũng đâu có làm cho bà nội tôi sống lại. Ông chỉ cần chi tiết về chỗ chôn sống bà để mang xác bà về chôn cạnh mộ ông nội tôi. Nhưng khi đến đó đào xuống thì xác bà không còn nữa. Bà bị chôn sống bên một bờ sông, và bờ sông đã bị đất lở nên đã cuốn trôi.
Mỗi dịp xuân đến, tôi nghĩ đến ba tôi, đến đất nước Việt Nam, và đến những người chỉ mong muốn thấy được mùa xuân của dân tộc : thanh bình, ấm no, tự do, nhân bản, hòa giải, tha thứ, và không hận thù. Không hận thù thì rất khó. Tôi hiểu được điều đó, nhất là khi bao nhiêu nỗi bất công oan ức và tội lỗi vẫn cứ tiếp diễn trên đất nước này. Tha thứ còn khó hơn. Người ta có thể không hận thù, hay quên được hận thù, nhưng để tha thứ thật sự là điều mà không mấy ai có thể làm được, trừ phi người ta đã hoàn toàn vượt qua được quá khứ và chấp nhận hiện tại.
Việt Nam không còn là đất nước của tôi nữa. Nhưng tôi vẫn mãi suy nghĩ về Việt Nam. Tôi cũng không hiểu vì sao. Cuộc sống gia đình nhỏ của tôi không liên hệ gì đến Việt Nam nhiều. Rất nhiều những tập tục truyền thống cũ tôi đã không còn giữ nữa. Đi làm thì nói tiếng Anh, về nhà phần lớn cũng thế, khi tiếng Việt các con còn đơn sơ quá. Có thời gian tôi đã quên được Việt Nam hoàn toàn. Lúc đó tôi cảm thấy lòng mình thanh thản, không lo âu, không vướng bận gì cả. Gần đây Việt Nam lại trở thành từng hơi thở và suy nghĩ của mình. Thành thật mà nói tôi chẳng cần gì từ Việt Nam cả. Nhưng những gì xẩy ra trên mảnh đất này vẫn cứ mãi ám ảnh tôi. Những đêm trằn trọc không ngủ được vì muốn làm gì cho Việt Nam.
Chưa biết có làm được gì hay không ! Nhưng trước mắt tôi cầu chúc cho quý bạn đọc và mọi người Việt Nam một mùa xuân may mắn, đầm ấm và thành đạt. Cầu chúc cho những người Việt quan tâm khắp nơi chấp nhận khác biệt để cùng nhau hợp tác góp phần lan truyền các suy nghĩ tích cực ; xem Việt Nam như là ngôi nhà chung để sửa chữa, xây dựng và phát triển ; cùng nhau xây dựng một hệ thống giá trị mang tính miên viễn, nhất là các hệ thống và giá trị về chính trị và văn hóa, để người Việt khắp nơi có thể tự hào về nguồn gốc của mình thay vì tự ti, mặc cảm. Người Việt không thua kém ai về năng lực, đó là điều chắc chắn. Nhưng cái mặc cảm mà nhiều người hiện đang có là do sự thất bại và bất tài toàn diện của lãnh đạo quốc gia trong nhiều thập niên qua.
Mỗi một mùa xuân đến, chúng ta cần chúc nhau niềm tin và hy vọng, và nên nhắc nhở với lòng mình rằng lãnh đạo quốc gia hiện nay không đại diện mình, và chúng ta có thể góp phần, dù nhỏ nhoi đến mấy, để thật sự thay đổi hiện trạng, và để cùng nhau mang lại mùa xuân tươi sáng và hạnh phúc cho Việt Nam.
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 29/01/2019
------------------
(1) Đã từng hoạt động với Việt Minh trong thời kháng chiến chống Pháp, như bao nhiêu người Việt khác, ông rất rành về họ. Sau một thời gian ngắn ông bỏ về thành phố và tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vì thế mà sau này ông đã bị "học tập cải tạo" dù chỉ thuần túy làm việc trong ngành giáo dục. Dù rành chế độ cộng sản bao nhiêu đi nữa, ba tôi vẫn không lường được những hậu quả đến với ông sau ngày 30 tháng Tư. Phần lớn tài sản của ông bị chế độ tịch thu, kể cả các căn nhà mà ông dự trù cho mỗi chúng tôi mỗi căn để lập gia đình về sau.
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
Người Việt Nam đón Tết Đinh Dậu
Đến chúc Tết lãnh đạo Hà Nội và xuất hiện trong bức hình chụp cùng Bí thư thủ đô Hoàng Trung Hải, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "đề nghị Hà Nội xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh".
Ngoài ra, vào sáng mùng 1 Tết, Giáo sư Trọng "đã đến dâng hương trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ và Vua Lê Thái Tổ", rồi đi dạo và đi xe bus ở trên phố, sự kiện được báo chí Việt Nam đồng loạt mô tả.
Các lời trích cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến tính dân tộc hơn là ý thức hệ cộng sản hoặc chủ nghĩa xã hội.
Ông nói về sự "tưởng nhớ công ơn các vị tiên hiền, tiên liệt, các liệt tổ, liệt tông đã dày công xây dựng và bảo vệ non sông đất nước, Thủ đô Thăng Long-Hà Nội để con cháu ngày nay được chung hưởng thái bình, độc lập, tự do".
Ngay cả khi gặp gỡ, chúc Tết quân đội, ông Trọng cũng không nhắc đến chủ nghĩa xã hội nữa, ít ra là theo những gì báo chí Việt Nam tường thuật.
Thăm Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trước Tết, ông nhắc họ "bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện nghiêm pháp luật về biên giới...", theo trang Quân đội Nhân dân 20/01/2017.
Huyền thoại Rồng Tiên
Thông điệp đầu năm và lời chúc Tết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang còn nói rõ hơn đến huyền thoại Rồng Tiên :
"Đón chào năm mới, mỗi người Việt Nam chúng ta hãy phát huy cao độ tinh thần yêu nước, truyền thống "con Rồng, cháu Tiên", ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, mở ra thời kỳ phát triển mới, đất nước phồn vinh, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc".
"Với niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của cả dân tộc và tiền đồ tươi sáng của đất nước, chúng ta quyết tâm giành những thắng lợi mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng đất nước ta giàu mạnh, dân tộc ta trường tồn, sánh vai cùng bạn bè năm châu, đi tới tương lai xán lạn".
Cụm từ 'xã hội chủ nghĩa' quen thuộc một thời chỉ còn trong chữ ký và chức danh của ông Trần Đại Quang là "Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Truyền thống dân tộc Việt Nam nay được đề cao hơn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa
Cũng nhân dịp Tết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm đến Quảng Nam và Quảng Ngãi hôm mồng 3 Tết.
Báo chí trích lời ông Phúc "đề nghị tỉnh Quảng Ngãi cần đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp, tập trung xóa đói giảm nghèo, chú ý đến phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Tây, nơi có số đông đồng bào dân tộc đang sinh sống".
Thủ tướng Phúc 'thăm và báo cáo' hai vị tiền nhiệm
Ông Phúc cũng khen tỉnh Quảng Nam "về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, cảng biển, sân bay, giao thông nông thôn, các tuyến đường lên vùng cao được quan tâm đầu tư...".
Từ một số năm qua, giới quan sát và báo chí quốc tế đã nhận định rằng kinh tế tư bản chủ nghĩa đang 'chung sống' với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa của chính quyền.
Nhà báo kỳ cựu của BBC News, Alastair Leithead trong chuyến đến Hà Nội đưa tin về Đại hội Đảng Cộng sản khóa trước (1/2011) đã đặt câu hỏi sự pha trộn 'tư bản - cộng sản' có kéo lùi phát triển của Việt Nam hay là không.
Gần đây, khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Kerry đã nhận định rằng ở Việt Nam "nay chỉ thấy có chủ nghĩa tư bản".