Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm 06/12, dẫn các nguồn tin của chính phủ Giorgia Meloni, truyền thông Ý đồng loạt đưa tin Roma đã quyết định rút khỏi thỏa thuận với Bắc Kinh về dự án Con đường tơ lụa mới, sau bốn năm tham gia. Việc Ý rời bỏ dự án cơ sở hạ tầng trên bộ và hàng hải do Trung Quốc khởi xướng vào năm 2013 này là một đòn mạnh đánh vào tham vọng bành trướng kinh tế toàn cầu của Bắc Kinh.

bri1

Ảnh tư liệu ghi ngày 22/12/2017 : Một công trường hạ tầng cơ sở giao thông tại Haripur, Pakistan, trong khuôn khổ dự án "Con đường tơ lụa " của Trung Quốc AP - Aqeel Ahmed

Dự án đầy tham vọng trị giá 2.000 tỷ USD này, được khởi xướng cách đây 10 năm theo sự chỉ đạo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm mục đích cải thiện kết nối thương mại giữa Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và thậm chí xa hơn bằng việc xây dựng cảng, đường sắt, sân bay hay khu công nghiệp. Theo Bắc Kinh, chương trình này đã được hơn 150 quốc gia gia nhập cũng gây nhiều tranh cãi và thường xuyên bị quốc tế chỉ trích vì khoản nợ nguy hiểm mà nó áp đặt lên các nước nghèo.

Dự án có tên chính thức là "Sáng kiến Vành đai và Con đường", bao gồm việc xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc xuyên suốt Đông Nam Á và triển khai hệ thống giao thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng quy mô lớn trên khắp Trung Á đồng thời phát triển một hệ thống kết nối giao thông đến khắp các vùng kinh tế trọng điểm của thế giới.

RFI tóm lược ý kiến phân tích của các chuyên gia Pháp xung quanh dự án "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc được nhật báo La Croix đăng tải.

Bà Valérie Niquet, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp nhận định :

Việc triển khai dự án "Con đường tơ lụa" quy mô toàn cầu này của Trung Quốc mang một mục tiêu kép. Trung Quốc muốn trở thành tác nhân không thể thay thế trên trường quốc tế, đồng thời cho mình là đối tác chủ chốt của nhiều quốc gia nhằm khẳng định sức mạnh ảnh hưởng của họ. Với công trình đầu tiên khởi công tại Kazakhstan vào năm 2013, dự án đầy tham vọng này ban đầu nhắm vào Trung Á nhằm cạnh tranh với ảnh hưởng lịch sử của Nga, sau đó dần dần mở rộng ra toàn thế giới.

Mục tiêu thứ hai là xuất khẩu năng lực xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong khi thị trường nội địa đã bão hòa. Bắc Kinh cần mở rộng thị trường và tìm đầu ra cho hàng hóa của mình ở nước ngoài. Do đó, Trung Quốc muốn thể hiện hình ảnh một cường quốc thế giới và mang đến cho các công ty của mình những cơ hội làm ăn mới.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã thành công trong việc tạo được thương hiệu cho ảnh hưởng của mình qua cái tên "Con đường tơ lụa", được thể hiện dưới nhiều hình thức : con đường Bắc Cực, con đường y tế, tuyến đường Thái Bình Dương. Trước hết đó là để gây ấn tượng hơn nữa về sức mạnh của Trung Quốc trong mắt thế giới.

Và nhiều quốc gia thuộc đang phát triển (Đông Nam Á, Châu Phi, tiểu lục địa Ấn Độ hay Châu Mỹ Latinh) đã hối hả nhảy vào cuộc tìm kiếm một đối tác kinh tế có thể cho họ vay tiền mà không áp đặt các điều kiện như tôn trọng nhân quyền, dân chủ hay thậm chí là khả năng tốt nền kinh tế của họ. Trên thực tế, nhiều dự án hấp dẫn và cần thiết đã được xây dựng, nhưng cũng có không ít các dự án khác lại hoàn toàn vô dụng.

Tất cả các thỏa thuận hợp tác đều được ký kết rất mù mờ. Kết quả hôm nay cho thấy mặt trái của tấm huy chương danh giá : thời điểm trả nợ đã đến, nhiều quốc gia không còn phương tiện và rơi vào bẫy nợ khổng lồ. Điều này đang bắt đầu làm tổn hại đến hình ảnh của "Con đường tơ lụa". Trung Quốc được hoàn trả vốn đầu tư bằng cách tiếp quản quyền quản lý hoặc quyền sở hữu các cơ sở hạ tầng này như đường sá, bến cảng, sân vận động, các tuyến đường sắt ..v.v.

Bối cảnh kinh tế quốc tế đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây và Trung Quốc cũng đang phải gánh chịu những vấn đề kinh tế trong nước nghiêm trọng kể từ khi kết thúc Covid. Xây dựng, bất động sản, thanh niên thất nghiệp, đầu tư nước ngoài sụt giảm ồ ạt... Trung Quốc không còn có đủ phương tiện để tài trợ cho các dự án khổng lồ trên toàn thế giới và đang bắt đầu xem xét kỹ hơn các khoản đầu tư tốn kém và không mang lại lợi nhuận hoặc không được như dự kiến ban đầu.

Về vấn đề này, cũng phải nói thêm rằng những khó khăn tài chính của một số quốc gia đã khiến họ không còn quan thâm nhiều đến "Con đường tơ lụa" như thời ban đầu. Một số quốc gia cũng nhận ra rằng họ có nguy cơ bị phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất, quốc gia đó có thể làm cho nền kinh tế của mình trở nên mong manh. Đối với nhiều nước, những ảo tưởng với Trung Quốc đã hết".

Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu tại Châu Âu

Nhà kinh tế Christopher Dembik, cố vấn về chiến lược đầu tư tại văn phòng tư vấn Pictet AM tại Pháp phân tích :

Quyết định rút khỏi Con đường tơ lụa của Ý là một đòn mạnh đánh vào hình ảnh dự án Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không gọi nó vào câu hỏi. Nhưng đúng là ở Châu Âu, tham vọng của Trung Quốc phải đối mặt với thái độ dè dặt ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Ban đầu, các nước Châu Âu tin rằng việc tăng cường quan hệ thương mại sẽ tránh được kịch bản đối đầu với Trung Quốc. Nước này đã cắm chân thành công ở vùng Balkan, Trung và Đông Âu thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, hàng hải và công nghệ. Vì vậy, Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác thương mại chính của Serbia, cửa ngõ chiến lược vào Châu Âu. Tại quốc gia này, Trung Quốc đã vượt qua Đức, quốc gia vốn có ảnh hưởng ở đó trong một thời gian dài. Trung Quốc biết cách tận dụng sự cạnh tranh giữa Serbia và Croatia để có được nhiều đầu tư.

Nhưng những quốc gia này, sau khi giang tay chào đón Trung Quốc thì từ năm 2020 cũng đã tỏ ra kém hào hứng hơn. Tại Serbia, sự bất mãn ngày càng tăng trong người dân khi họ nhận ra rằng có một khoảng cách giữa lời hứa của Bắc Kinh và thực tế. Trung Quốc đã tuyên bố rằng đầu tư sẽ tạo ra của cải và thúc đẩy nền kinh tế. Trên thực tế, Bắc Kinh chủ yếu sử dụng các nhà thầu phụ Trung Quốc. Các chính trị gia và xã hội dân sự cũng hiểu rằng sự xuất hiện của người Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng chiến lược là một rủi ro về vấn đề chủ quyền.

Trường hợp của Ba Lan cũng đặc biệt thú vị. Trung Quốc cung cấp tài chính nhưng không đi xa đến mức có thể thay thế Đức, một đối tác lịch sử của quốc gia này. Tuy nhiên, dưới áp lực của người Mỹ, Ba Lan vốn phụ thuộc vào Hoa Kỳ để phòng thủ sau đó đã chặn các đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực mạng điện thoại 5G và hệ thống video giám sát. Một thất bại khác : Ở Cộng hòa Séc, các nỗ lực mua lại hệ thống tài chính ngân hàng nhanh chóng bị dừng lại.

Do đó, ở Châu Âu, Trung Quốc đang không đi xa hơn được trong các mục tiêu của mình mà hơn thế nữa còn bị dừng lại ở Balkan và Đông Âu và không thể thâm nhập vào phần còn lại của lục địa. Vụ đầu tư vào cảng Pirée của Hy Lạp, đã từng là thắng lợi về thương mại của Trung Quốc nhưng không mang lại kết quả như mong đợi. Hiện tại, do căng thẳng với Bruxelles, sẽ rất phức tạp cho Bắc Kinh để tiến thêm. Nhưng điều này không làm suy yếu dự án trong tổng thể. Trên quy mô toàn cầu, chương trình này vẫn còn sôi động ở một số khu vực, điển hình là ở Châu Phi : Trung Quốc tương đối tự do hoạt động do các cường quốc khác không muốn đầu tư vào đó.

Anh Vũ

***************************

Ý rút khỏi dự án Những Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc

Trọng Thành, RFI, 07/12/2023

Chính quyền Ý vừa quyết định rút khỏi dự án Những Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, bốn năm sau khi tham gia. Hôm nay, 07/12/2023, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc đã gián tiếp chỉ trích quyết định nói trên của Roma.

bri2

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni phát biểu tại Thượng Viện Ý ở Roma, ngày 23/11/2023. AP - Roberto Monaldo

Một nguồn tin chính phủ Ý cho AFP hay là Roma đã quyết định rút khỏi dự án, nhưng "để ngỏ các kênh đối thoại chính trị" với Trung Quốc. Theo nhật báo Ý Corriere della sera, được Radio France hôm nay dẫn lại, chính quyền Ý chọn cách thông báo một cách rất kín đáo với Trung Quốc về vấn đề này, để giữ thể diện cho hai bên. Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani hôm qua, 06/12, chỉ khẳng định Ý đang tìm cách "tái khởi động đối tác chiến lược" với Bắc Kinh. Trước quyết định này, Ý là quốc gia duy nhất khối G7, tức bảy nền kinh tế phát triển nhất thế giới, tham gia vào đại dự án của Trung Quốc.

Theo AFP, trả lời báo giới tại Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Uông Văn Bân (Wang Wenbin) tuyên bố : "Trung Quốc cực lực phản đối sự bôi nhọ và các nỗ lực làm suy yếu các hợp tác liên quan đến Những con đường Tơ lụa mới, phản đối các hành động đối đầu và gây chia rẽ". Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh là hiện tại có hơn 150 quốc gia tham gia vào đại dự án hợp tác về hạ tầng cơ sở "lớn nhất thế giới", được khởi sự từ năm 2013, năm cầm quyền đầu tiên của ông Tập Cận Bình. 

Bốn năm hợp tác trong dự án Những Con đường Tơ lụa mới Ý-Trung Quốc khiến thâm hụt trong cán cân thương mại song phương thêm trầm trọng, gây bất lợi cho Ý, theo nhật báo kinh tế Nhật Bản Nikkei Asia. Xuất khẩu của Ý chỉ tăng 17%, đạt mức 17 tỉ đô la, trong lúc xuất khẩu Trung Quốc vào Ý tăng hơn 70%, đạt 60 tỉ đô la. Chính quyền Ý cũng bị Mỹ và phần còn lại của Liên Hiệp Châu Âu lo ngại trở thành "nội gián" của Trung Quốc, khi tham gia dự án.

Về tác động của việc nước Ý rút khỏi dự án đến Trung Quốc, theo chuyên gia Pháp François Godement – nhà tư vấn chính trị quốc tế Viện Montaigne, quyết định này "không gây ra một thiệt hại vật chất lớn cho Trung Quốc, bởi chính Bắc Kinh cũng đã không đầu tư nhiều nỗ lực để thúc đẩy thỏa thuận này". 

Dự án khổng lồ trị giá khoảng 2.000 tỉ đô la của Trung Quốc có mục tiêu chính thức là cải thiện các tuyến đường thương mại nối liền châu Á, châu Âu và châu Phi, thậm chí vươt xa hơn. Theo giới quan sát, dự án này thường xuyên bị tố cáo là một phương tiện để Bắc Kinh lôi kéo các nước đang phát triển vào vòng ảnh hưởng. 

Trọng Thành

*************************

Bộ trưởng quốc phòng Ý : Tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc là một quyết định "tồi tệ"

Trọng Nghĩa, RFI, 31/07/2023

Ý đã đưa ra một quyết định "ngẫu hứng và tồi tệ" khi tham gia Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường (tên tắt tiếng Anh là BRI) của Trung Quốc cách đây 4 năm, cụ thể là vào năm 2019. Trong một cuộc phỏng vấn công bố ngày 30/07/2023, bộ trưởng quốc phòng Ý Guido Crosetto đã có nhận xét như trên.

bri3

Các container hàng tại cảng Thanh Đảo, phía đông tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, ngày 19/02/2021. AP

Phát biểu trên báo Corriere della Sera, ông Guido Crossetto giải thích : "Quyết định tham gia Con Đường Tơ Lụa (Mới) là một hành động ngẫu hứng và tồi tệ" vì đã giúp Trung Quốc gia tăng xuất khẩu sang Ý, nhưng lại không có tác động tương tự đối với xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc.

Theo vị bộ trưởng nặng ký trong chính quyền Ý hiện nay, vấn đề đặt ra là làm thế nào để rút ra khỏi thỏa thuận đã ký mà không làm tổn hại đến quan hệ với Bắc Kinh vì "Trung Quốc quả thực là một đối thủ cạnh tranh, nhưng đồng thời cũng là một đối tác".

Ý đã ký kết thỏa thuận tham gia sáng kiến "Một Vành Đai, Một Con Đường" của Trung Quốc vào năm 2019 dưới thời chính phủ tiền nhiệm của thủ tướng Giuseppe Conte, trở thành quốc gia lớn duy nhất của phương Tây tham gia dự án của Bắc Kinh, bất chấp việc kế hoạch này luôn bị coi là công cụ công cụ để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, ngay từ trước khi lên cầm quyền tại Roma sau chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 09/2022, bà Giorgia Meloni đã không che giấu ý muốn rút nước Ý ra khỏi sáng kiến của Trung Quốc.

Sau cuộc gặp tại Nhà Trắng với tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Năm 27/07 vừa qua, thủ tướng Ý Meloni cho biết chính phủ vẫn đang cân nhắc về BRI và "sẽ đưa ra quyết định trước tháng 12" tới đây.

Khi để Ý tham gia sáng kiến của Trung Quốc vào năm 2019, thủ tướng lúc bấy giờ, Giuseppe Conte, hy vọng điều đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế kém hiệu quả của Ý.

Thế nhưng, theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, trong 4 năm qua, thỏa thuận này đã không mang lại lợi ích mong muốn, với xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ tăng nhẹ, đạt tổng cộng 16,4 tỷ euro vào năm 2022 so với 13 tỷ euro vào năm 2019. Ngược lại, xuất khẩu của Trung Quốc vào Ý đã tăng vọt từ 31,7 tỷ năm 2019, lên thành 57,5 tỷ năm 2022. Không những thế, vào năm ngoái, hai đối tác thương mại chính của Ý trong khu vực đồng euro là Pháp và Đức đã xuất khẩu nhiều hơn đáng kể sang Trung Quốc, mặc dù không nằm trong dự án BRI.

Trên nguyên tắc, thỏa thuân Ý-Trung Quốc về Con Đường Tơ Lụa Mới sẽ hết hạn vào tháng 03/2024 và sẽ tự động được triển hạn trừ phi một trong hai bên thông báo quyết định rút lui.

Trọng Nghĩa

Published in Diễn đàn

Khi khởi động "Những con đường tơ lụa mới" vào năm 2013, chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc vào một cuộc phiêu lưu chưa từng có trong lịch sử. Trong một thập kỷ, Bắc Kinh đã chi hàng trăm tỷ euro đầu tư vào cơ sở hạ tầng, từ Châu Á đến Châu Âu, qua Châu Phi. Hơn 150 nước đã tham gia dự án mà trên hết là một mạng lưới các hành lang đường bộ và đường biển quy mô toàn cầu.

tolua1

Bản đồ kế hoạch Những con đường tơ lụa mới của Trung Quốc. Mercator Institute for China Studies

Mười năm sau khi dự án được khởi động, những con đường tơ lụa mới, mà Tập Cận Bình gọi là "công trình thế kỷ", đã đạt được những thành tựu gì ? Để trả lời câu hỏi này, RFI Pháp ngữ giới thiệu đến thính giả, độc giả loạt bài đặc biệt, với nhiều phóng sự, bài báo, bản đồ và các cuộc phỏng vấn. RFI việt ngữ giới thiệu bài viết "Những con đường tơ lụa mới" : 10 năm sau và những thành tựu trái ngược" đăng ngày 04/09/2023.

Ngày 07/09/2013, cách nay tròn 10 năm, trong chuyến công du cấp nhà nước đến Kazakhstan, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu từ thủ đô Astana : "Hãy cùng nhau xây dựng vành đai kinh tế dọc theo những con đường tơ lụa", khởi động một dự án khổng lồ. Một tháng sau đó, tại Jakarta, trước Quốc hội Indonesia, ông Tập phát biểu : "Hãy cùng nhau xây dựng một con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21". Dự án lớn của Tập Cận Bình có tên gọi "Một vành đai, một con đường" (One Belt, One Road, trong tiếng Anh, và viết tắt là Obor).

Thực ra, cụm từ "Những con đường tơ lụa mới" không đủ bao quát để mô tả dự án của Tập Cận Bình. Trên thực tế, cụm từ "những con đường tơ lụa" được nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đưa ra vào năm 1876. Vào thời điểm các cường quốc ở lục địa già đang ao ước có một tuyến đường sắt Á-Âu, nhà địa lý Đức đã đặt tên cho mạng lưới dọc theo tuyến đường đã có từ lâu nối từ Trung Quốc vượt qua sa mạc để vận chuyển hàng hóa đến Châu Âu là "những con đường tơ lụa". Hai đế chế vận hành thương mại thế giới và thu lợi từ mạng lới này. Mạng lưới thực ra đã hoạt động từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến tận thế kỷ 15 sau Công nguyên, thời điểm các nước Châu Âu bắt đầu công cuộc chinh phạt thuộc địa quy mô lớn.

Là một sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng của phương Tây, cụm từ "những con đường tơ lụa" không bao gồm "tuyến đường biển" từ trước tới nay vẫn nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương. Trên hết, "những con đường" này lại không phải do Châu Âu hay Trung Quốc, mà do các thương gia Trung Á tổ chức, với các chuyến hàng nối từ ốc đảo này sang ốc đảo khác.

tolua2

Cụm từ "những con đường tơ lụa", được nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đưa ra vào năm 1876, với ao ước có một tuyến đường sắt Á-Âu nối từ Trung Quốc vượt qua sa mạc để vận chuyển hàng hóa đến Châu Âu.

Trong khi đó, tham vọng của dự án những "con đường tơ lụa mới" thì hoàn toàn khác và là chưa từng có. Lần này, Trung Quốc muốn giành ưu thế, không còn muốn phụ thuộc vào các tuyến đường thương mại chịu ảnh hưởng của Mỹ, chẳng hạn như qua eo biển Malacca, nơi phần lớn giao thương hàng hải thế giới đi qua. Bắc Kinh muốn lập một mạng lưới mà Trung Quốc nằm ở trung tâm, là nhà cấp vốn và cũng là nước hưởng lợi chính, bằng bất cứ giá nào. Trong vòng một thập kỷ qua, Trung Quốc đã giải ngân gần 1.000 tỉ euro để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và viễn thông, cùng nhiều dự án khác, tạo ra một mạng lưới phức tạp các hành lang trên đất liền và các tuyến đường biển. Bắc Kinh cũng đã thuyết phục được hơn 150 nước ký thỏa thuận tham gia vào "những con đường tơ lụa mới".

Dự án này giờ đây đã vượt hẳn khuôn khổ "con đường" và "vành đai", đi xa tới tận Nam Mỹ, tập hợp phần lớn các quốc gia "phía nam", tức là những nước đang phát triển vốn dĩ không hài lòng về trật tự kinh tế thế giới do phương Tây và Mỹ thống trị. Kể từ sau Kế hoạch Marshall (tái thiết Châu Âu sau Đệ nhị Thế chiến), thế giới chưa từng biết đến một ​​tham vọng nào lớn đến như vậy. Điều này khiến phương Tây lo lắng, bởi họ thấy Trung Quốc đang tạo ra một công cụ khổng lồ về kinh tế và chính trị toàn cầu.

Từ năm 2016, bắt đầu có nhiều chỉ trích nhắm vào dự án của Trung Quốc. Chuyên gia Nadège Rolland của cơ quan tư vấn Mỹ National Bureau of Asian Research nhắc lại : "Những con đường tơ lụa mới phải đối mặt với một vấn đề lớn về tầm nhìn và hình ảnh trên trường quốc tế. Cảng Hambantota ở Sri Lanka đã bị đặt dưới sự kiểm soát của một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong 99 năm. Nhiều nước nhận ra rằng cái gọi là đầu tư đó không phải là đầu tư, mà thực ra là các khoản vay với lãi suất ngày càng tăng, khiến số nợ tăng lên và quốc gia sẽ không thể quản lý được về tài chính". Một nhà nghiên cứu Ấn Độ đúc kết những chỉ trích này bằng một cụm từ cô đọng : "ngoại giao bẫy nợ". Tiếp cận được các cơ sở chiến lược ở Châu Á, Châu Phi, Vịnh Ba Tư và thậm chí cả ở Châu Mỹ dường như là mục tiêu thực sự của Bắc Kinh.

Tài chính hóa sự phát triển của Châu Phi

Xavier Aurégan, nhà địa lý học, giảng viên Đại học Công giáo Lille của Pháp, nhận xét : "Các kết quả ở Châu Phi khá trái ngược. Một mặt, Trung Quốc đã thành công trong việc đưa đa số các nước Châu Phi tham gia dự án, trừ đảo quốc Maurice và Eswatini, vốn công nhận Đài Loan. Trung Quốc đã tăng cường năng lực tài chính, không chỉ là đầu tư, mà còn xem mọi dự án hạ tầng cơ sở đều là một phần của Những con đường tơ lụa mới, kể cả những dự án được khởi động từ trước năm 2013. Dưới góc độ này, dự án tương đối thành công".

Nhưng mặt khác, Xavier Aurégan cũng chỉ ra rằng dự án toàn cầu của Trung Quốc đang ngày càng gây tranh cãi : "Việc tài trợ để đổi lấy hợp đồng cho các công ty Trung Quốc là đáng phê phán", bởi vì gây bất lợi cho các tập đoàn quốc tế hoặc Châu Phi. Điều được gọi là "quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi" mà Trung Quốc ngợi ca đang đạt đến giới hạn. Nhà địa lý học của Ấn Độ nhấn mạnh là nếu việc tài trợ phát triển ở Châu Phi mang lại hợp đồng cho phương Tây thì sẽ bị Trung Quốc lên án là gây nợ nần, tạo ra các mạng lưới ảnh hưởng, các kiểu lệ thuộc và mọi tác động môi trường và xã hội cho địa phương.

Tái cân đối và mềm dẻo, linh hoạt

Năm 2017, dự án được Trung Quốc đổi tên thành "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường" (BRI). Bắc Kinh muốn rằng chữ "sáng kiến" có thể giúp cải thiện hình ảnh. Nhà nghiên cứu Nadège Rolland nhấn mạnh : "Vào mùa hè năm 2018, Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp với các quan chức hỗ trợ phát triển Những con đường tơ lụa, các bộ, cơ quan của đảng hoặc doanh nghiệp nhà nước. Theo ông Tập, cần thực hiện những dự án ít tham vọng hơn, và nếu có thể thì phải phù hợp với mong muốn phát triển của các nước đối tác".

Lãnh đạo số một của Trung Quốc cũng yêu cầu một chiến dịch tuyên truyền để Những con đường tơ lụa mới dễ được chấp nhận hơn ở các nước này, chứ không cần tuân thủ các tiêu chuẩn tài chính quốc tế để làm sạch các dự án lớn đang bị nhắm tới. Chi bớt tiền hơn và được nhìn nhận tốt hơn chính là yêu cầu mới của ông Tập.

Không dễ trả lời là sự tái cân đối đó đã thành công hay không, bởi vì năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến một số dự án lớn phải tạm ngưng. Các nước như Cộng hòa Dân chủ Congo đang cố đàm phán lại một số hợp đồng, thỏa thuận với Trung Quốc. Nhưng điều này không có nghĩa là dự án "Những con đường tơ lụa mới" phải ngừng trong suốt thời kỳ Covid-19.

Nhà nghiên cứu Nadège Rolland lưu ý : "Thật khó để có một bản tổng kết duy nhất vì Những con đường tơ lụa có nhiều nhánh, dự án không đơn giản chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng mà đầu tư vốn dĩ đã giảm từ năm 2016, mà còn nhắm vào nhiều lĩnh vực khác liên quan đến phát triển hợp tác về y tế, giáo dục hoặc thay đổi các tiêu chuẩn quốc tế, vốn là một trục nỗ lực chính. Về điểm này, theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc, kết quả tích cực hơn, với rất nhiều tiến bộ, nhất là ở các nước đang phát triển".

Bản chất "đa diện, đa chiều" của dự án BRI mang lại cho Trung Quốc một sự linh hoạt nhất định. Trong đại dịch, y tế, hay nói đúng hơn là "những con đường tơ lụa y tế", đã được Bắc Kinh phát huy giá trị. "Những con đường tơ lụa y tế" đã truyền tải hoàn hảo đường lối "ngoại giao vắc xin" của Bắc Kinh. Hình ảnh những chiếc khẩu trang và các thiết bị bảo hộ y tế đựng trong trong những chiếc hộp với lá cờ Trung Quốc được trông thấy rõ đã lan tỏa trên tất cả các phương tiện truyền thông. Có một điều ít được biết đến là cụm từ "Những con đường tơ lụa y tế" đã được tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhân vật được Trung Quốc ủng hộ, nói đến từ năm 2017.

"Cộng đồng cùng chung vận mệnh" và trật tự thế giới thay thế

Qua "Những con đường tơ lụa mới", mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc không phải là tài trợ về cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển, mà là tạo ra một "cộng đồng cùng chung vận mệnh". Cách nói mơ hồ này của Tập Cận Bình che giấu điều mà nhà nghiên cứu Nadège Rolland gọi là "sự thay đổi chuẩn mực quốc tế". Sự thay đổi này đã diễn ra từ nhiều năm nay thông qua chiến lược của Trung Quốc trong các tổ chức đa phương : chẳng hạn, Bắc Kinh tranh thủ việc chính quyền Mỹ thời Donald Trump rút lui để đảm nhận vai trò lãnh đạo tại một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Nhưng chiến thuật này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả.

Bắc Kinh không thể thay đổi cán cân quyền lực với phương Tây tại Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của định chế quốc tế này, thế nên Trung Quốc lập nên các tổ chức song song do Bắc Kinh đứng đầu, nhằm cố gắng lật đổ trật tự thế giới hiện hành, chẳng hạn như thông qua "Những con đường tơ lụa y tế". Nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Alain Wang, giáo sư trường Supélec, nhấn mạnh : "Vào lúc Trung Quốc gặp khó khăn tại Tổ chức Y tế Thế giới, họ đã đầu tư vào Châu Phi và lập một trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) ở Ethiopia. Africa CDC lẽ ra đã được thành lập với sự đồng tài trợ của Trung Quốc và Mỹ, nhưng chính quyền Mỹ thời Donald Trump đã rút lui và Bắc Kinh đã thay thế luôn vai trò của Mỹ". Chuyên gia Alain Wang cho biết thêm : "Trung Quốc đã đầu tư khoảng 65 triệu euro để xây một tòa nhà khổng lồ ở Addis Abeba. Trung tâm này hiện nay dành cho Châu Phi, nhưng cũng có các chi nhánh quan trọng ở Ai Cập, Gabon, Kenya, Zambia và Nigeria, và chắc chắn sẽ được nhân rộng ở Châu Phi, và thậm chí là lan xa hơn nữa, có thể là ở cả Châu Mỹ Latinh và Châu Á".

Đối với các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, đó chính là thành tích cho Bắc Kinh : "Trung Quốc đã biết tập hợp xung quanh họ một số nước lớn nhỏ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong tương lai và Trung Quốc tự đặt mình là nhà lãnh đạo của một thế giới đối lập với thế giới phương Tây. Nhưng đó là một thế giới không tồn tại nền dân chủ, thế giới của các nước độc tài".

Tương lai của "Những con đường tơ lụa mới" sẽ ra sao ?

Đối với chuyên gia Xavier Aurégan, dự án đang "tạm ngưng". Các khoản cho vay của Trung Quốc giảm rõ rệt : Theo trung tâm Tài chính và Phát triển Xanh, cơ quan tư vấn của Đại học Phục Đán (Fudan) ở Thượng Hải, tại Châu Phi cận Sahara, trong năm 2022, các khoản cho vay của Trung Quốc đã giảm 65% so với năm 2021. Nhà địa lý học này cho biết thêm : "Có những suy nghĩ trái ngược trong giới tinh hoa chính trị Trung Quốc. Một số tin rằng dự án BRI có lẽ đã chấm dứt, có lẽ đã hơi lỗi thời và cần hướng tới một dự án khác. Dự án khác này được gọi là "kỷ nguyên mới" của Tập Cận Bình. Có thể một cánh cửa mới trong chính sách đối ngoại sẽ dần dần được triển khai".

Nhưng chuyên gia Nadège Rolland lại không đồng ý kiến. Theo bà, từ vài năm nay người ta đã nói đến việc BRI bị khai tử, nhưng dự án vẫn được duy trì. Tuy nhiên bà nhận định : "Có thể là nó ít hiện diện hơn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc". Đồng thời bà đề cập đến sự cạnh tranh của các dự án mới : "Sáng kiến ​​Phát trin Toàn cu(Global Developpment Initiative) hoặc "Sáng kiến ​​An ninh Toàn cu" (Global Security Initiative). Nhưng những dự án nói trên cũng bổ sung thêm cho BRI. Nhà nghiên cứu Nadège Rolland lưu ý : "Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch, các quan chức Trung Quốc đã đến thăm một số nước bạn hữu và BRI cũng đã xuất hiện trong các thỏa thuận hợp tác được ký kết năm 2022 và thậm chí là trong cả năm 2023".

tolua3

Trung Quốc đã chuyển hướng các con tàu theo lộ trình đi thẳng hơn tới Moskva và quảng bá đó như tuyến đường tránh "tuyến đường xuyên Caspi" đến Istanbul.

Ví dụ gần đây nhất : Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á tại Tây An diễn ra ngày 18 và 19/5/2023. Tập Cận Bình đã mời 5 nhà lãnh đạo Trung Á và đón chào họ với nghi thức ngang tầm lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic Bắc Kinh năm 2008. Chủ đề chính là "Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường". Dĩ nhiên dự án này vẫn là một trong những công cụ chính của chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình. Bằng chứng là thượng đỉnh Tây An diễn ra cùng thời điểm với thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, nơi các cường quốc phương Tây thể hiện một mặt trận chung chống lại tham vọng của Trung Quốc, nước vẫn duy trì sự ủng hộ "vô giới hạn" đối với nước Nga bất chấp cuộc chiến đẫm máu ở Ukraine. Cuộc xâm lược của Nga và các lệnh trừng phạt của phương Tây chắc chắn đã làm ngưng một phần hoạt động vận chuyển hàng hóa trên "các tuyến đường sắt tơ lụa" xuyên Á-Âu. Thế nhưng, không nản lòng, Trung Quốc đã chuyển hướng các con tàu theo lộ trình đi thẳng hơn tới Moskva và quảng bá đó như tuyến đường tránh "tuyến đường xuyên Caspi" đến Istanbul. Giờ là lúc cần sự mềm dẻo, linh hoạt và tái cân bằng. "Những con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc chưa bị khai tử.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 07/09/2023

Published in Diễn đàn

"Con ngựa thành Troie" Serbia ngạt thở vì Trung Quốc

Nhìn người và xem lại chính mình, dường như đó là thông điệp mà các tạp chí Pháp đưa đến độc giả trong tuần này. Chính trường Mỹ, chiến lược thống trị của Trung Quốc, Covid-19, di dân, mỗi chủ đề là một bài học cho Châu Âu suy gẫm.

serbia1

Serbia bây giờ cũng bị ô nhiễm không khí chẳng thua gì Bắc Kinh. © RFI

Hiểu Donald Trump 

Khi cơn sốt hạ nhiệt, khi Donald Trump thật sự rời Nhà Trắng, hy vọng rằng các nhà nghiên cứu trong mọi lĩnh vực, từ chính trị đến xã hội, từ tâm lý học đến sử học… bình tĩnh tìm hiểu bối cảnh lịch sử chúng ta đang sống có một ứng cử viên tổng thống Mỹ từ chối công nhận kết quả bầu cử và tìm cách phi pháp hóa chiến thắng của đối thủ. "Hiểu Donald Trump" là tựa bài thời luận của tuần báo L’Obs.

Bernie Sanders, ứng cử viên không may của phe tả trong đảng Dân chủ, là người đầu tiên đã đặt vấn đề một cách chính xác : "Donald Trump là một nhà chính trị độc tài phá hoại nền dân chủ Hoa Kỳ hơn bất cứ một ai khác trong lịch sử cận đại của Mỹ ?".

Trích dẫn nhận định này, nhà báo Pierre Haski, cũng là tác giả quyển sách "Lưu Hiểu Ba, Người thách thức Bắc Kinh (Liu Xiao Bo, l’Homme qui défie Pékin), cho đó là "sự thật", và ông nhìn rộng ra hơn : Cốt lõi vấn đề không phải chỉ có "hiện tượng Trump", mà chính là nền dân chủ Hoa Kỳ và không phải chỉ giới hạn ở nền dân chủ nước Mỹ mà thôi.

Giới chuyên gia phải tìm hiểu vì sao Donald Trump được 72 triệu phiếu và phải làm như thể nào để xây dựng một mô hình dân chủ sinh động mà người dân ở đó có quyền thừa hưởng ? Đây cũng là câu hỏi liên quan đến nhiều dân tộc khác trên thế giới : tại sao những lãnh đạo mị dân, những nhà độc tài có thể huy động được sự ủng hộ của dân chúng, mà không cần mang lại giải pháp hiệu quả cho người dân ? Ví dụ không thiếu. Trong nội bộ Châu Âu có Viktor Orban của Hungary, tình trạng mập mờ (biện pháp phong tỏa, giới nghiêm hạn chế tự do) ở ngay trong nước Pháp cũng rất đáng lo. Cũng sát nách với Châu Âu, hãy nhìn tổng thống Erdogan tàn phá kinh tế quốc gia, nhưng gia tăng hành động phiêu lưu quân sự, hay nổi bật hơn nữa là Tập Cận Bình, với thái độ ngạo mạn khoe khoang, với chúng ta có sức mạnh của mô hình độc tài, trong khi các nền dân chủ Tây phương còn vất vã chống đại dịch.

Để trả lời hai câu hỏi của Bernie Sanders, chúng ta phải ý thức thế giới đang trải qua môt giai đoạn lịch sử đặc biệt, từ tương quan địa chính trị cho đến khí hậu, công nghệ, nhân khẩu, tất cả đều biến đổi, không còn như trước.

Kết quả bầu cử tại Mỹ cho thấy gì ? Cỗ vũ cho xu hướng đối nghịch với những gì chúng ta bác bỏ không đủ sức thuyết phục thành phần cử tri ủng hộ các biện pháp độc tài. Do vậy, không nên xem thường trường hợp Donald Trump và phải hiểu rằng, ngoài tính chất đặc thù của Mỹ, chính là do những bế tắc và thất bại của một nền dân chủ đã tạo ra khoảng trống cho giải pháp độc tài, chứ không phải độc tài hay hơn dân chủ.

Serbia, con ngựa thành Troie của Bắc Kinh, bị chết ngạt

Về thời sự Châu Âu, tuần báo thiên tả này đưa độc giả qua Serbia, ứng viên xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, con ngựa thành Troie, làm nội gián cho Bắc Kinh. Nhưng nạn nhân đầu tiên chính là Serbia : biết thế nào là bụi mù ô nhiễm khi "hợp tác" với doanh nhân Trung Quốc. "Người đàn anh Trung Quốc làm nghẹt thở Serbia", đó là tựa của bài phóng sự của L’Obs.

Bor, lá phổi công nghiệp của Serbia từ đầu thế kỷ, có một nhà máy luyện kim và mỏ đồng thuộc loại nhất nhì Châu Âu, từ hai năm nay do tập đoàn Trung Quốc Tử Kim Khoáng Nghiệp (Zilin) làm chủ.

Nhà máy do Pháp lập ra, nhưng bị Đức kiểm soát trong Thế chiến thứ hai và sau đó thuộc Serbia cho đến khi được bán cho tập đoàn Trung Quốc số một thế giới về tinh lọc vàng và số ba thế giới về đồng.

Zilin hứa đầu tư một tỷ euro để canh tân, nhưng trong khi chờ đợi, từ hai năm nay, công nhân phải gia tăng năng suất.

Như là một trái nấm bằng sắt khổng lồ nằm giữa thành phố, 24 giờ trên 24, nhà máy luyện kim lỗi thời này liên tục phun ra những cột khói làm đau rát khí quản, bụi phủ rau quả bày bán, bầu trời tối sậm như bị một lớp sương mù dày đặt, nhuộm bộ lông bầy chó hoang thành màu xám. Zaran Jakovic, chủ tịch hiệp hội bảo vệ môi trường địa phương, cho biết : chim bồ câu cũng không dám đến. Nồng độ lưu huỳnh và hạt tử bụi trong không khí nhiều gấp 10 lần định mức tối thiểu an toàn sức khỏe. Trung Quốc gây ô nhiễm một cách tự nhiên sát cửa Liên Hiệp Châu Âu.

Bor, cũng như Serbia, nằm trên "con đường tơ lụa mới" của Bắc Kinh. Từ đây, Trung Quốc xuất khẩu đồng sang Liên Hiệp Châu Âu nhanh và gần. Từ 2012, với tư cách là quốc gia đang xin gia nhập Liên Âu, Serbia được miễn trừ một số luật lệ khắt khe. Thành viên cột trụ của Nam Tư cũ trở thành lá chủ bài của Trung Quốc tại Châu Âu. Điều gì đã kết nối Bắc Kinh với Beograd ? "Hữu nghị keo sơn", câu trả lời của tổng thống Aleksander Vucic. Nhà máy cũ, đường sắt, xa lộ, cầu cống… danh sách hạ tầng cơ sở của Serbia giao cho đối tác Trung Quốc ngày càng dài, không kể đường xe lửa cao tốc nối liền Beograd đến Budapest, giúp vận chuyển hàng hóa từ hải cảng Piraeus, Hy Lạp (cũng do Trung Quốc làm chủ), vào thị trường Châu Âu.

Tại Bor, nơi mà người Trung Quốc từng được hoan hô là cứu tinh, nay người dân bắt đầu thất vọng tràn trề. Ô nhiễm lên đến cực điểm. Đeo khẩu trang thời nội chiến 1990, họ biểu tình nhiều lần đòi khí trời trong sạch, trước khi nộp đơn khiếu kiện gần đây lên thị trưởng thành phố. Ung thư, suyển, bệnh phổi, thiếu máu… là những hệ quả của ô nhiễm. Lãnh tụ đối lập địa phương bị kẻ lạ mặt đánh trọng thương sau một cuộc biểu tình phản đối công ty Trung Quốc.

Chính quyền địa phương còn đứng trước một hoàn cảnh khó xử khác : trong khi công nhân Serbia không có nhà, phải ngủ trong các kho hàng trước cổng nhà máy, thì 200 cán bộ, nhân viên do Trung Quốc gửi sang chiếm trọn một khu khách sạn bốn sao, có hồ bơi và các biệt thự chung quanh. Ban giám đốc không có một dấu hiệu nào lưu tâm đến tình trạng ô nhiễm.

Theo giải thích của Jacques Rupnik, giám đốc nghiên cứu Đại học Chính trị Paris, chính quyền Trung Quốc khai thác khoảng trống mà Liên Hiệp Châu Âu để lại, cho dù nguồn vốn của Châu Âu lên đến 2 phần 3 vốn đầu tư trực tiếp. Sự kiện Bắc Kinh không ủng hộ cuộc oanh kích của NATO vào năm 1990 sau vụ thảm sát người Hồi giáo Bosnia ở Racak và không công nhận Kosovo giúp cho Trung Quốc được cảm tình ở Serbia.

Phát biểu trên đài truyền hình Trung Quốc, tổng thống Serbia ủng hộ chính sách đàn áp "khủng bố" tại Tân Cương, phó tổng thống hoan nghênh luật an ninh mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông.

Trong khi tại Bor có những ngày ô nhiễm đến mức đứng ở nhà bên này đường không thấy nhà bên kia đường và trẻ con không thể đi học.

Thương mại : Châu Á vượt lên bỏ xa Châu Âu 

Le Point với bài xã luận "Châu Á vượt lên bỏ xa Châu Âu" trở lại với Hiệp định thương mại cấp vùng mà 15 nước Châu Á vừa ký kết vào chủ nhật tuần trước. Châu Á tung vó ngựa trong khi Châu Âu còn lúng túng đối phó với đại dịch, với phong tỏa, với suy thoái kinh tế, khủng bố Hồi giáo… Vì sao nên nỗi ?

Theo nhận định của tác giả, Luc de Barochez, Châu Á đi tới với vận tốc phi mã trong khi Châu Âu vẫn theo chính sách đà điểu, không nhìn vào thực tế. Nếu có nhìn ra bên ngoài thì nhìn về hướng tây. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thu hút Châu Âu, làm như Washington vẫn còn là trung tâm thế giới, trong khi Viễn Đông mới là trục xoay của địa cầu.

Để chứng minh, tác giả trích dự báo của Ngân Hàng Thế Giới, "tăng trưởng kinh tế của Châu Á - Thái Bình Dương sẽ cao gấp ba lần Mỹ và Châu Âu" trong thập niên tới. Hiệp định tự do thương mại cấp vùng RCEP hấp dẫn giới đầu tư quốc tế hơn, và đại dịch Covid-19 sẽ làm cho cách biệt này sâu rộng thêm. Cụ thể là các công ty xe hơi của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ xâm nhập thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn là các hãng xe Châu Âu.

Trung Quốc sẽ tăng tốc củng cố vị trí cường quốc thương mại số một thế giới. Tham vọng trở thành quốc gia áp đặt luật chơi không còn là chuyện viển vông.

Khi huy động Châu Á vào trục, Bắc Kinh củng cố sức mạnh kinh tế trong tay để chống Washington, vào lúc Joe Biden còn đứng bên thềm quyền lực. Thế áp đảo của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng cho trật tự thế giới, vì Bắc Kinh thường dùng trọng lượng kinh tế khổng lồ của mình để bắt chẹt các chính phủ ở mọi châu lục, kể cả Châu Âu, để bảo vệ quyền lợi và quảng bá cho mô hình độc đoán.

Khi lôi kéo Nhật, Úc, Hàn Quốc vào RCEP, Trung Quốc còn phá tan được lằn ranh trong kịch bản chiến tranh lạnh giữa phe chống và thân Mỹ trên địa cầu.

Trong tình thế này, theo tác giả, Châu Âu và Mỹ cần nỗ lực chủ động xu hướng toàn cầu hóa hơn là ngây thơ mong nó chấm dứt.

Trong bốn năm qua, trước áp lực của xu hướng dân túy, sợ Trung Quốc cạnh tranh nên Donald Trump đã bỏ TPP. Còn Châu Âu, với sự "xúi giục" của Paris, cản trở dự án mậu dịch tự do xuyên Đại Tây Dương.

Georgia : chìa khóa của Joe Biden

Trở lại thời sự Hoa Kỳ, Le Point Courrier international cùng quan tâm đến bang Georgia : chìa khóa của nhiệm kỳ tổng thống Joe Biben là từ đây.

Le Point tập trung phân tích vì sao Georgia, với 10,6 triệu dân, lại là "chiến trường", cũng như giải thích vì sao một số cử tri thất vọng vì Donald Trump hoặc vì sao họ cương quyết chọn Joe Biden. Cùng chiều hướng, Courrier International giới thiệu phóng sự của New York Times dự báo một cuộc chạy đua căng thẳng sau Tết Dương lịch.

Tháng Giêng 2021, đảng Dân chủ Hoa Kỳ hy vọng giành được hai ghế Thượng nghị sĩ của Georgia để kiểm soát Thượng viện. Quyền lực của tổng thống mới sẽ được quyết định từ bang miền nam mà tỷ lệ cử tri người da trắng giảm dần, từ 70% trong thập niên 1970 còn 60% trong cuộc bầu cử vừa qua, trong lúc thất nghiệp gia tăng vì Covid-19.

Tại đây, năm 2016, Hillary Clinton thất bại, nhưng lần này Joe Biden chiến thắng. Dù đa số khít khao (hơn nhau 0,23%), nhưng thành quả này là tín hiệu tốt cho vòng hai Thượng viện vào đầu năm tới. Biết thế, cho nên đảng Cộng hòa đã nỗ lực bẻ gẫy đà tiến của phe Dân chủ. Trận chiến sẽ diễn ra "ở từng cử tri, từ con đường", theo tuyên bố của Roy Barnes, cựu thống đốc Dân chủ, được Courrier international trích dẫn.

Vắc-xin chống Covid : dân Pháp bướng bỉnh

Về xã hội, Courrier international tìm hiểu vì sao nước Pháp, quê hương sản sinh ra thiên tài sinh học Louis Pasteur, cha đẻ thuốc chủng ngừa, mà "lực lượng" hoài nghi vắc-xin (46%) đông như thế ?

Nghịch lý ? Không đâu ! Câu trả lời từ nhà báo Anh John Lichfield. Theo một kết quả thăm dò ý kiến tại 144 nước do Gallup thực hiên, một phần ba dân Pháp nghĩ rằng tất cả vắc-xin đều có hại, tỷ lệ cao nhất. Tiếp theo đó, thăm dò của viện Ipsos cho thấy có 46% người Pháp từ chối hoặc tuyên bố sẽ từ chối vắc-xin chống Covid của Pfizer hay của bất cứ viện bào chế nào khác .

Tại sao nước Pháp, quê hương của Louis Pasteur, của Pierre và Marie Curie lại chống thuốc ngừa mãnh liệt như thế, hơn tất cả mọi nơi khác ? Theo tác giả, thuyết âm mưu có phần nào ảnh hưởng nhưng cốt lõi là do hai lý do :

Lý do thứ nhất là niềm tin: Người dân không tin vì thời gian chế tạo quá ngắn. Theo quy trình chế tạo vắc-xin, hay dược phẩm tại Pháp, tối thiểu phải mất 10 năm từ lúc phát hiện hiệu năng của hoạt chất. Do vậy, thái độ nghi ngờ của dân Pháp là chính đáng.

Lý do thứ hai xuất phát từ thái độ đáng ngờ của một số nhà khoa học và chính phủ. Như trường hợp bác sĩ Didier Raoult ở Marseille, cuồng nhiệt quảng bá cho thuốc chống sốt rét mà ông cho rằng rất hiệu nghiệm diệt siêu vi corona. Ông còn là tác giả một quyển sách khẳng định "vắc-xin có lợi trong nhiều trường hợp… trừ một số ca".

Nhiều người dân cũng nghi ngờ giới chính trị móc ngoặt với các công ty dược phẩm chuyên đi hối lộ bất chấp quyền lợi chung. Tai tiếng ra trước tòa không ít.

Nhưng hiện tượng này không giới hạn ở trong nước Pháp, theo nhà báo Anh John Lichfield. Một sử gia y tế cộng cộng Pháp tin rằng tâm lý hoài nghi do bản năng sẽ biến mất trước một căn bệnh mới gây chết người và người Pháp sẽ xếp hàng chủng ngừa chống Covid-19, cho dù "đại dịch hoài nghi" sẽ tồn tại mãi mãi.

Angela Merkel, nhà lãnh đạo viễn kiến

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cho hơn một triệu di nhập cư vào năm 2015 khi chiến sự Syria lên đến đỉnh điểm, nên đã bị một bộ phận công luận cực hữu và cực tả phê phán mạnh mẽ vào những tháng sau đó. Thế nhưng, 5 năm sau, quyết định khó khăn này, ngốn của công quỹ 80 tỷ euro, đã mang lại những kết quả tích cực, như phân tích của L’Express.

Với 14 trang báo dài phân tích tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được trải nghiệm quyền lực và hàng loạt khủng hoảng trong ba năm qua làm thay đổi như thế nào, L’Express không quên một nhà lãnh đạo Châu Âu khác là nữ thủ tướng Đức, sau 14 năm cầm quyền, uy tín vẫn cao phất phới. Năm năm sau khi đón một triệu di dân, nước Đức, từ dân thường đến giới công kỹ nghệ, đều đồng ý là Merkel đã lấy quyết định chính xác, chứng tỏ bà là nhà lãnh đạo viễn kiến.

Trên thực tế, nếu không có Giáo hội Công giáo và tư nhân giàu tình nhân ái, có lẽ nước Đức không thắng được thách thức lớn lao này. Không một nước láng giềng nào dám tiếp đón cùng lúc đông đảo di dân như thế, các tổ chức thiện nguyện bày tỏ. Thống kê cho biết hơn 40% di dân đó tìm được việc làm hoặc đang theo một khóa dạy nghề.

Như gián tiếp tán đồng với nỗ lực của Đức, từ Tokyo, không hẹn mà nên, Nikkei Asia, báo mạng của giới doanh nghiệp trả lời thắc mắc : "Tại sao các nước giàu cần di dân nhập cư".

Dịch Covid và phong trào bài ngoại ở các nước giàu làm làn sóng nhập cư giảm phân nửa trong năm 2020. Hệ quả là tại các quốc gia này, nguy cơ thiếu tay nghề gia tăng và điều đó có thể làm suy yếu nền kinh tế.

Tại nước Mỹ của Donald Trump, việc nông dân Texas và Oklahoma không tìm ra đủ thợ để thu hoạch nông phẩm là một trong những ca cụ thể. Trong hai năm qua, 580 nông gia Mỹ đã khai phá sản, tăng 8% so với một năm trước. Theo Liên Hiệp Quốc, trong năm 2019, 91 triệu di dân định cư tại các nước giàu có là đến từ các nước đang phát triển. Dân số di dân tăng kéo theo tăng trưởng kinh tế, theo một kết quả nghiên cứu của đại học Washington.

Nikkei Asia đưa hai thí dụ cụ thể : Tại Nhật, dân nhập cư chỉ chiếm 2% dân số, sinh suất tại Nhật cũng thấp, cho nên nước này thiếu tay nghề. Trong khi đó tại Đức, thủ tướng Angela Merkel tuyên bố : "Không có nhân công chuyên môn, các xí nghiệp không thể phồn vinh. Nếu không có di dân, hãng xưởng sẽ di cư".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Ngày 26/08/2020 vừa qua, Mỹ ban hành một loạt biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Trung Quốc, đưa thêm 24 tâp đoàn Trung Quốc vào Danh sách các thực thể (Entity List), một danh sách đen bao gồm các công ty bị cấm giao dịch với doanh nghiệp Mỹ. Lý do được Bộ Thương mại Mỹ chính thức đưa ra là các tập đoàn này đã có "vai trò hỗ trợ quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo ở Biển Đông mà quốc tế lên án".

bri1

Sri Lanka chuyển nhượng 85% cảng Hambantota cho tập đoàn Trung Quốc, China Merchants Port Holdings. Ảnh minh họa.  AFP/File

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã thấy rằng động thái của Washington sẽ có tác động vượt ra ngoài Biển Đông vì sẽ ảnh hưởng đến các tập đoàn Trung Quốc có vai trò thiết yếu trong việc đẩy mạnh sáng kiến Con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh.

Trong bài phân tích ngày 27/08/2020 mang tựa đề rất hình tượng : "Với những biện pháp trừng phạt mới nhất, Mỹ đang phủ bóng trên Vành đai và Con đường Trung Quốc", chuyên san Nhật Bản The Diplomat đã nêu bật ví dụ của đại tập đoàn Xây Dựng Giao Thông Trung Quốc (CCCC), một tác nhân chủ chốt trong các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa, nhưng cũng có một vai trò thiết yếu trong đề án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.

Con Đường tơ lụa mới trong tầm nhắm của Mỹ

Theo nhận định của The Diplomat, nếu Bộ Thương mại Mỹ chỉ tập trung trên mục tiêu trừng phạt các thực thể và cá nhân Trung Quốc dính líu đến các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, thì giới chức ngoại giao Mỹ không ngần ngại gợi lên mục tiêu thứ hai là đánh vào dự án Một vành đai Một con đường của Bắc Kinh.

Khi loan báo quyết định đưa 24 thực thể Trung Quốc vào danh sách đen, bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross chẳng hạn đã nhấn mạnh rằng : "Các đơn vị bị nhận dạng đã đóng một vai trò đáng kể trong việc giúp Trung Quốc xây dựng một cách khiêu khích các đảo nhân tạo đó (ở Biển Đông) và phải gánh chịu trách nhiêm".

Nhật báo Mỹ The Washington Post, đã ghi nhận rằng tác hại cụ thể của các biện pháp trừng phạt được loan báo đối với các công ty Trung Quốc bị đưa vào sổ đen sẽ không cao vì nhìn chung họ không làm ăn nhiều với các công ty Mỹ. Một viên chức chính quyền Hoa Kỳ đã gợi lên doanh số vỏn vẹn 5 triệu đô la trong vòng 5 năm qua.

Tuy nhiên, theo tờ báo Mỹ, mục tiêu của biện pháp không đơn thuần là trừng phạt các công ty Trung Quốc bị liệt vào sổ đen, mà là để răn đe các nước có nhiều giao dịch với các thực thể đó. Một viên chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định rằng lệnh trừng phạt có nhiều mục tiêu khác nhau, và ngoài việc "buộc kẻ xấu phải trả giá", còn có việc "khuyến khích tất cả các bên và định chế cũng như chính phủ trên thế giới nhận thức rõ rủi ro và xem xét lại việc kinh doanh, giao dịch" với các tập đoàn Nhà nước Trung Quốc bị nêu tên.

Theo The Diplomat, chính vì mục tiêu răn đe đó mà Tập Đoàn Xây Dựng Giao Thông Trung Quốc - China Communications Construction Company (CCCC) bị đưa vào danh sách và được chính ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu đích danh.

Trong thông cáo về quyết định đưa 24 thực thể Trung Quốc vào danh sách đen, ngoại trưởng Mỹ đã mô tả tập đoàn Trung Quốc như sau : "CCCC dẫn đầu việc nạo vét đáy biển để xây dựng các tiền đồn Trung Quốc ở Biển Đông và cũng là một trong những nhà thầu hàng đầu mà Bắc Kinh sử dụng cho chiến lược chung Một Vành Đai Một Con Đường. Tập đoàn này và các chi nhánh đã can dự vào việc tham nhũng, tài trợ kiểu ăn cướp, hủy hoại môi trường và các hoạt động tàn phá khác trên toàn thế giới. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không được phép dùng CCCC và những tập đoàn Nhà nước khác làm vũ khí để áp đặt một lịch trình bành trướng".

Tóm lại, đối với The Diplomat, bên cạnh mục tiêu được công bố là trừng phạt về tội xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, các viên chức ngoại giao Mỹ đã ám chỉ một mục tiêu khác : đánh vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) bằng cách chĩa mũi dùi vào một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc ở vị trí trung tâm của đề án.

CCCC là một doanh nghiệp khổng lồ trong số các tập đoàn Nhà nước Trung Quốc. Theo trang web của tập đoàn thì họ là một đại tập đoàn trong ngành xây dựng và thiết kế cảng ở Trung Quốc, công ty hàng đầu về đường sắt, về nạo vét, đứng hàng thứ nhì thế giới về khối lượng nạo vét. Do đó, không có gì là lạ khi CCCC hiện diện trong nhiều đề án tại hải ngoại trong khuôn khổ sáng kiến Một vành đai Một con đường.

Mở rộng răn đe

Theo The Diplomat, ý định tấn công vào Con đường tơ lụa mới còn thể hiện qua việc Mỹ đưa thêm 5 trong số 34 công ty con (hay chi nhánh) của CCCC vào sổ đen mà đa số đều trực tiếp tham gia vào đề án BRI ở hải ngoại. Ví dụ, Công ty nạo vét CCCC Dredging vào năm 2016 đã ký hợp đồng 328 triệu đô la cho công trình nạo vét, xây dựng ở Philippines cho Cebu International và Bulk Terminal Project.

Nhưng nhìn rộng hơn thì Washington hy vọng tạo hệ quả gây ớn lạnh đối với những chi nhánh không bị đưa vào danh sách, như tập đoàn cảng China Harbor Engineering Company (CHEC).

CHEC đang chịu trách nhiệm hai đề án cực lớn tại Sri Lanka, thường được xem là tấm quảng cáo cho BRI. CHEC đứng sau hợp đồng 1,4 tỷ đô la để xây cảng Colombo New Port City và cũng dính đến đề án trị giá 1,5 tỷ đô la về cảng Hambantota, sau đó chuyển lại cho một tập đoàn Trung Quốc khác, China Merchants Port Holdings, để gán nợ. CHEC cũng tham gia vào nhóm CITIC Consortium trong đề án cảng sâu ở Kyaukpyu, Miến Điện (5,4 tỷ đô la).

Các công trình tại Sri Lanka cũng như tại Miến Điện đã làm Ấn Độ và Hoa Kỳ lo ngại trước việc Trung Quốc tài trợ cho hạ tầng cơ sở cảng ở Ấn Độ Dương, thiết lập "chuỗi trân châu" của Trung Quốc bằng cách sử dụng hạ tầng cơ sở dân sự ở các quốc gia khác quanh Ấn Độ Dương cho mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh.

Không chỉ cảng, CCCC còn dấn thân vào những công trình lớn nhất nhằm xây dựng đường xe lửa và đường bộ trong đề án BRI.

Ở Đông Nam Á, đề án đường xe lửa phía đông của Malaysia - East Coast Rail Link - được xem là quan trọng nhất của BRI tại đây. Đó là chưa kể đến các dự án của CCCC tại Châu Phi, như đề án tuyến xe lửa Mombasa-Nairobi-Naivasha của Standard Gauge Railway ở Kenya và đường vành đai Addis Ababa ở Ethiopia, hay xa lộ nối liền Ethiopia và láng giềng Djibouti cùng hải cảng chiến lược tại đây.

Tập đoàn cũng vươn đến Châu Âu. Tại Ý, nước đã tham gia BRI từ tháng 3/2019, CCCC sẽ giúp nâng cấp hạ tầng cơ sở các hải cảng Genoa và Trieste. Tập đoàn Trung Quốc cũng xây một phần đường xe lửa Budapest-Belgrade, mà Trung Quốc muốn qua đó phô trương công nghệ hỏa xa của mình ở Châu Âu.

Rõ ràng, với việc CCCC hiện diện mọi nơi, vấn đề răn đe các quốc gia giao dịch với tập đoàn không dễ. Nhưng với chính quyền Trump nghiêng về việc trừng phạt từng tập đoàn Trung Quốc cá thể, để đạt kết mục tiêu chiến lươc trong cuộc tranh đua Mỹ -Trung, thì cũng nên chờ đợi xem công ty con nào khác của CCCC sẽ bị đưa vào danh sách Entity List trong tương lai.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 02/09/2020

Published in Diễn đàn

IMF đã cập nht d báo kinh tếMức st gim GDP thc bình quân đi vi các nn kinh tế phát trin là 8%, trong khi đi vi các nước đang phát trin, con s này là 3%. Hi tháng Tư, qu này nói nn kinh tế toàn cu s st gim 3% trong năm 2020 và cnh báo suy thoái sâu hơn nếu đi dch covid-19 không biến mt trong na cui năm (1). Quả tht là mt bc tranh kinh tế toàn cnh m đm cho nn kinh tế thế gii.

tolua1

Tàu điện ca d án tuyến đường st Cát Linh-Hà Đông do nhà thu Trung Quc xây dng. (nh chp màn hình VnExpress)

Thế còn hin trạng kinh tế Vit Nam gia cơn khng khong mùa đi dch Vũ Hán ra sao ? Tình hình chung là ngoài nhng khon vay còn chưa tr hết, chính phủ Vit Nam vn đang lên kế hoch vay thêm by trăm ngàn t đng tr n trong vòng 3 năm. Mc vay có tháng lên ti 40.000 tỷ đng (2). Bên cạnh vic lâm vào n nn, Vit Nam còn phi đi phó vi vô s khó khăn v mt quyn li hi sn, du khí Bin Đông, rơi vào by n hoc các công trình nước ngoài đi vn ba vây t b. Các by n này được k cho vay ni kết vi nhau cách khéo léo, ta di la mn màng qun quanh khiến Vit Nam không th vùng thoát. Đó chính là "Con đường Tơ la", mà bn 16 vàng 4 tt Trung Quc đã ph lên khp ch S Vit Nam.

1. Con đường tơ la (Silk Road)

Là con đẻ ca d án Vành đai Con đường, nó giúp hiện thc hóa mng bá quyn Trung Quốc. T vic m rng giao thương, ni kết vic luân chuyn hàng hóa mt cách t do ra khp thế gii, cho đến nhng âm mưu nm các v trí chiến lược trên thế gii. Nên Trung Quốc đã vung tin ra đ các quc gia kém phát trin, thiếu vn đu tư đ phát trin cơ s h tng rơi vào by n Trung Quốc đt ra, đ ri ly đt công, cng bin, bin đo ra làm vt thế chp, gán n.

Tính đến tháng 1/2020, đã có 2.951 d án trong khuôn kh BRI được trin khai hoc lp kế hoch trên toàn cu, vi trị giá lên ti 3.870 t USD (3). Trong cái bánh ln đó Việt Nam dĩ nhiên cũng có phn, vì trong hoàn cnh hin ti vn không còn my t chc quc tế hay ngân hàng nước khác mun cho Việt Nam vay, trong khi Trung Quốc cho Việt Nam vay rt nhiu.

Báo VnEconomy của Việt Nam đã xác nhn : Ngân hàng Đầu tư Hn tng Á Châu (AIIB) không phải là đnh chế duy nht ca Trung Quc cp tài chính phát trin cho Vit Nam, các ngân hàng chính sách ca nước này như Ngân hàng Phát trin Trung Quc (CDB) và Ngân hàng Xut nhp khu Trung Quc (CHEXIM) cũng đã cung cấp vn cho Vit Nam trong thi gian qua (4).

Dĩ nhiên, với ngun vn cho vay thoi mái đến t Trung Quốc không giúp cho Việt Nam phát trin thêm, mà trái li, vi mt b máy nhà nước cng knh, nng tính cơ chế và thiếu minh bch, các t nn tham nhũng xuyên suốt mi cơ cu ca Việt Nam t cp cao nht đến cp thp nht. Chúng ta như đi dch lây nhim khp nơi, khiến cho ngun tin vay mượn ch có tư túi mà chng mang li hiu qu nào cho nn kinh tế quc dân.

Thời gian đáo hn liên tc ch khiến con n Việt Nam ngày càng lún sâu vào chiếc by n Trung Quốc đã giăng sn. H qu là s im lng đáng kinh ngc, nhưng có th hiu được ca chính quyn Việt Nam, trước nhng đng thái xâm ln và gây hn ca Trung Quốc. Chính là Việt Nam t nguyn đ Trung Quốc qun di la Con đường quanh thân mình ta mummy, khởi đu cho mưu đ "mượn đường dit Quc" của Trung Quốc ti Việt Nam và trên khp thế gii.

2. Đặc khu kinh tế

Việt Nam hiện có 18 khu kinh tế, trong đó có Vân Đn, Phú Quc và Bc Vân Phong được quy hoch cho Trung Quốc thuê, thành đc khu kinh tế vi nhng chính sách ưu đãi đc biệt (5). Chưa cn nói đến vn hành ca 3 đc khu này mang li li ích kinh tế nào cho Việt Nam. Nhưng trước mt, v v trí đa lý chiến lược ca c 3 đc khu trên, nếu cho Trung Quốc thuê dài hn c trăm năm, thì chúng ta như nhng con đường rng m, thun tin cho Trung Quốc đàng hoàng đi thẳng vào Việt Nam nếu có chiến s.

Chúng còn là những đim tiếp vn và là cu ni thay cho đi lc ra Hoàng sa và Trường sa ngay trên chính đt Việt Nam. Ch riêng khu kinh tế Vũng Áng ngang nhiên x thi ra bin, đã mang li li ích nhóm. Còn v mt tàn hại môi trường, giết chết ngun cá, các rng san hô cũng như môi trường sng by lâu nay ca người dân, thì ai cũng thy rõ. Bô xít Tây Nguyên là mt ví d đin hình hàng chc năm qua cho vic ngm ming ăn tin ca Việt Nam, bt k đến môi trường chu hy hoại nghiêm trng.

Thái độ đàn áp người dân yêu nước chng đi v Formosa cho thy Việt Nam đã quay lưng li vi vn mnh quc gia, b qua dân tc mà quay mt bt tay giúp Trung Quốc trc tiếp phá hoi môi trường sng vn là tài sn ca các thế h tương lai. Âm thm thông qua luật 3 đc khu kinh tế này trong mùa đi dch cho thy Việt Nam đã t mình đưa c cho Trung Quốc qun di la ch ngày siết li.

3. Đường st Cát Linh - Hà Đông

Chỉ vn vn có 13,1km mà tng mc đu tư điu chnh là 18.002 t đng (868,04 triu USD). Trong đó : Vốn vay ODA ca Trung Quc là 13.867 t đng (669,62 triu USD) và vn đi ng 4.134 t đng (198,43 triu USD) (6). Vay ca Trung Quốc phi ly nhà thu ca Trung Quốc cũng như tt c mi trang thiết b vt tư, giám sát. Đây là hu qu đn đau cho 8 ln v tiến đ, chưa biết bao gi tuyến đường st này được vn hành.

Tuyến đường st trên cao này ta như là mt phép th ca Trung Quốc dành cho Việt Nam khi cn. Ch thế mà khi cn nn gân Việt Nam bin Đông hay thúc gic mau hoàn thành lut đc khu, nhà thu Trung Quốc không ngn ngi đòi Việt Nam tr thêm 50 triệu đô đ bàn giao Cát Linh Hà Đông, ri sau đó li b qua cách khó hiu. Báo Tuoitre.vn, ngày 16.06.2020, viết : th trưởng B giao thông vn ti Nguyn Ngc Đông cho biết tng thu d án đường st Cát Linh Hà Đông không nhc đến đ ngh thanh toán 50 triệu USD vì đã có s "hiu nhau" !

4. Lệnh cm đánh bt cá, cm khai thác du trên Bin Đông

Ngày 1/5/2020. Tân Hoa xã đã đưa tin v lut cm đánh bt cá t 1/5 đến 16/8 do chính quyn Trung Quốc đưa ra. Và ni bước chân mun ra đi ca ExxonMobile, mi đây Repsol đã nhượng li c phn ba lô du khí vn không hot đng được trong nhng năm qua cho Petro Viet Nam do sc ép t Trung Quốc. Như vy, hai ngun li t nhiên ca Việt Nam đã chng còn mang li chút li nhun nào cho Việt Nam, mà trái li khiến cho nhiu nhà đu tư lo ngại khi đầu tư vào các m du khí ti Việt Nam.

Trung Quốc đã đơn phương áp đt lut l, buc Việt Nam vào mt thế ngt nghèo khi ngun hi sn t bin Đông ca Việt Nam nay không còn do Việt Nam làm ch. Các m Cá Voi Xanh và Cá Rng Đ đến nay phi ngưng khai thác, Repsol buc phi bán đi c phn ca mình. Cách Việt Nam phn ng yếut ngày càng cng c thêm cho lut cm đánh bt hay khai thác du khí mà Trung Quốc đưa ra. Việt Nam cũng lưỡng l không dám kin Trung Quốc ra tòa án trng tài quc tế cũng xác minh thêm cho s l thuc v ngun vn vay và các d án Trung Quốc đang thc hin ti Việt Nam.

5. Nguồn nước (MeKong)

Đại hn và ngp mn min Tây Vit Nam. Vi hơn 60 triu người sng dc và da vào sông MeKong, nhng va lúa và khai thác thy sn cũng như các ngun li khác t dòng sông này. Hin nhiên, Trung Quốc đã vn dng ti đa ngun li t nước đ buc Cam Bt, Thailand và Việt Nam cam chu nhng gì h đ xut, vn không my ích li cho các nước h ngun. C th tính nhng thit hi trước mt v khô hn và ngp mn cũng đ thy được con "bài ty" Trung Quốc đang nm.

Đó là chưa k đến nhng đp thy đin, mà nguy cơ x lũ không báo trước ca chúng cũng s gây ra biết bao thm ha dân sinh Trung và H ngun MeKong. Đây có th nói là mt cuc chiến mà nước được đem ra như là th đ áp lc, đ buc đi th phi ngm ming im tiếng. Hu qu là người dân lãnh đ bi ngun nước bị mt đi khiến ngun lúa và thy hi sn cũng b mt theo.

Nói tắt mt li là Việt Nam ta như xác ướp Ai Cp, c thân th b qun la bó như đòn ch không th cc ca. Việt Nam đã mt tt c, t lòng dân, li ích kinh tế và các chiến lược phòng th xa gn. Khi anh đã mời con h vào trong nhà, thì ch còn ngi ch nó xâu xé, cn giết ch không còn kh năng chng c. Ai trong chúng ta dám hiu đường li ca Việt Nam theo kiu : leo lên lưng h đ đt mình tìm sng trong cái chết ?

Dự mưu xâu xa và thâm đc ca Trung Quốc xuyên sut những năm tháng qua gi càng l rõ sau mùa đi dch Vũ Hán. T mt trn Bin Đông vi mt s nước Đông Nam Á, cho đến eo bin Đài Loan, Senkaku ca Nht, đng đ biên gii ti Doklam gia n - Trung, chiến dch ngoi giao khu trang, ngoi giao chiến lang, hù dọa Úc Châu, lut an ninh Hng Kông, giam lng và dit chng tc người Duy Ngô Nhĩ, thương chiến M Trung. Trung Quốc đang đy mnh các mt trn chng chi c thế gii, bt k M, Anh hay Châu Âu, đang khi Việt Nam chơi vơi không biết v đâu trên bàn c thế cuc.

Hoàng Hoành Sơn

Nguồn : VOA, 10/07/2020

(1) http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/imf-gdp-toan-cau-giam-xap-xi-5-nam-nay-324808.html

(2) https://vnexpress.net/viet-nam-phai-vay-700-000-ty-dong-tra-no-trong-3-nam-3931382.html

(3) https://baodautu.vn/covid-19-co-the-khai-tu-con-duong-to-lua-3800-ty-usd-cua-trung-quoc-d120651.html

(4) http://vneconomy.vn/thoi-su/vanh-dai-va-con-duong-co-hoi-nao-cua-viet-nam-20170519042535421.htm

(5) https://datvandon.net/18-dac-khu-kinh-te-cua-viet-nam/

(6) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/du-an-cat-linh-ha-dong-chua-ro-ngay-chay-tau-tong-thau-trung-quoc-can-gap-50-trieu-usd-644918.html

(6) Mỹ Hng. BBC News tiếng Việt, 22 tháng 5/2020

Published in Diễn đàn

Con đường tơ lụa : Giấc mơ của Trung Hoa - Ác mộng của Ấn Độ

Minh Anh, RFI, 25/06/2020

Ngày 15/06/2020, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã xô xát nhau dữ dội ở vùng Ladakh, trên dãy Himalaya. Hai bên đổ lỗi cho nhau là đã xâm phạm đường kiểm soát thực tế (LAC). Thế nhưng, tranh chấp biên giới chỉ là bề nổi. Dự án "Vành đai và Con đường" mới chính là cốt lõi căng thẳng Ấn – Trung.

tolua1

Chiến đấu cơ Ấn Độ trên không phận vùng Ladakh có tranh chấp biên giới với Trung Quốc ngày 24/06/2020. AFP - TAUSEEF MUSTAFA

Căng thẳng biên giới Ấn – Trung tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nằm trên cao 4.300 mét của dãy Himalaya đã kéo dài từ hơn một tháng nay. Tuy nhiên, trận ẩu đả tay không hôm thứ Hai 15/06/2020, nổ ra ở nhiều điểm dọc theo vùng biên giới có tranh chấp giữa Ấn Độ - Trung Quốc, là đẫm máu nhất.

Phía Ấn Độ cho biết có 20 binh sĩ thiệt mạng. Trung Quốc, giống như trong đại dịch Covid-19, không cho biết chính xác con số nạn nhân là bao nhiêu : 5 người (Hoàn Cầu Thời Báo), 43 người (Thời báo Ấn Độ) hay là 35 binh sĩ, trong đó có một viên chỉ huy cấp cao (trang mạng U.S News and World Report) ?

Chuyện gì thật sự đã xảy ra trong đêm đó giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu Châu Á ? Bên nào gây hấn trước ? Không ai có thể biết được. Ông Gilles Boquérat, chuyên gia về Nam Á, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS, trên làn sóng của RFI có nhắc lại rằng cuộc tranh chấp dai dẳng này giữa Ấn Độ và Trung Quốc còn là hệ quả của một quá khứ lịch sử.

"Đúng là giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đó còn là một vấn đề liên quan đến đường biên giới do thời kỳ thực dân Anh để lại. Đường biên giới này chưa bao giờ được Trung Quốc công nhận, bất kể đó là đường Mac Mahon (được ký kết giữa chính quyền thực dân và chính phủ Tây Tạng thời đó), nằm ở phía đông biên giới Ấn – Trung. Đây là nơi phân cách Ấn Độ với Trung Quốc, tại khu vực Ladakh. Đây chính là di sản của thời kỳ thực dân và chúng chưa bao giờ được giải quyết dứt điểm ".

"Ván Cờ Lớn"

Vẫn theo ông Gilles Boquerat, cuộc đối đầu đẫm máu hôm thứ Hai 15/06, không đơn giản là một cuộc tranh chấp lãnh thổ, mà còn phản ảnh rõ một sự đối đầu sâu sắc giữa hai ông "khổng lồ" Châu Á.

Bởi vì giữa Ấn Độ và Trung Quốc còn có một cuộc đọ sức khác, có quy mô lớn hơn. Giáo sư Serge Granger, ngành Chính trị học ứng dụng, trường đại học Sherbrook, Canada, trong một bài viết đăng trên tạp chí Diplomatie năm 2018, từng so sánh cuộc đối đầu Trung - Ấn ngày nay với giai đoạn "Ván Cờ Lớn" (1813 – 1907), thời kỳ đối đầu thực dân và ngoại giao giữa hai đế chế Anh Quốc và Nga nhằm giành quyền thống trị Trung Á.

Khi quan sát "Ván Cờ Lớn" đó, nhà địa lý học người Anh, Halford John MacKinder, người đi tiên phong trong ngành địa chính trị, năm 1909 từng đưa ra giả thuyết rằng ai thống trị được hành lang Á – Âu trên bộ sẽ thống trị được thế giới. Bốn mươi năm sau, ông Nicholas Spykman, nhà báo, giảng viên đại học, và cũng là một trong những nhà sáng lập ngành địa chính trị học tại Mỹ đưa ra khái niệm : Chính sự thống trị con đường giao thương hàng hải giúp bảo đảm uy thế cường quốc. 

Những học thuyết trên được Trung Quốc áp dụng triệt để trong dự án "Sáng kiến Vành Đai và Con Đường" (One Belt, One Broad Initiative – BRI). Giới quan sát Ấn Độ xem dự án những con đường tơ lụa đó như là một sự xác quyết ý muốn thống trị hành lang Á – Âu của Trung Quốc. Họ e ngại rằng dự án này có nguy cơ vây hãm, hạn chế khả năng của New Dehli tiến hành các hoạt động giao thương liên lục địa.

Nghiêm trọng hơn nữa, sự gia tăng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại Trung Á có lẽ sẽ còn đe dọa đến an ninh Ấn Độ. Theo ông Nirupama Rao, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc và Hoa Kỳ, sáng kiến những con đường tơ lụa đó chính là một sự thể hiện "hard power" (quyền lực cứng) ngày càng gia tăng của Bắc Kinh, cả ở những vùng biển lẫn trên lục địa Châu Á.

Một cách cụ thể, trên bộ, Trung Quốc thiết lập hai hành lang kinh tế : Thứ nhất là Trung Quốc – Pakistan nối liền Kashgar (Tân Cương, Trung Quốc) với cảng biển Gwadar (Pakistan) và hành lang thứ hai là BCIM (Bangladesh – China – India – Myanmar), nối thẳng Trung Quốc với vịnh Bengal thông qua ngả Miến Điện.

Ngoài biển cả, Ấn Độ Dương không còn là đại dương của riêng Ấn Độ nữa. Bắc Kinh lần lượt thiết lập các cơ sở cảng biển của mình nằm rải rác như một chuỗi ngọc từ nhiều nước Nam Á đến tận vùng biển Tây Phi. Những cơ sở cảng biển và quân sự này cho phép Trung Quốc lắp đặt các hệ thống ra-đa cảnh báo mọi chuyển động của hải quân Ấn Độ. Chuỗi ngọc đó còn là một nguồn bảo đảm chống lại mọi ý đồ của Ấn Độ chặn đường tiếp tế nhiên liệu cũng như khoáng sản đến Trung Quốc. Đây thật sự là một mối đe dọa cho Ấn Độ.

Tóm lại, những con đường tơ lụa đó tạo lợi thế cho hoạt động giao thương Á-Âu của Trung Quốc. Những cơ sở hạ tầng này tạo thuận lợi cho Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa, một thế mạnh quan trọng của Bắc Kinh. Những con đường này còn cho phép Trung Quốc dễ dàng nhập khẩu nguyên nhiên liệu để rồi tái xuất khẩu dưới dạng các thành phẩm.

Ladakh : Chốt chặn cho cả Trung Quốc và Ấn Độ ?

Chỉ có điều những hành lang chiến lược này của Trung Quốc đã cản trở Ấn Độ kết nối thương mại với vùng Trung Á, có một tầm quan trọng cốt lõi cho New Dehli, theo như nhận xét của ông Serge Granger. Con đường ngắn nhất để Ấn Độ đến với Trung Á là đi qua Pakistan và Afghanistan. Đây cũng chính là một trong những tâm điểm của mọi căng thẳng Trung - Ấn tại vùng biên giới trên dãy Himalaya.

Vùng Ladakh, khu vực diễn ra cuộc xung đột Ấn - Trung, có một vị thế chiến lược quan trọng cho Trung Quốc. Khu vực này, dưới sự kiểm soát của Ấn Độ, nằm giữa Aksai Chin (Ấn Độ đòi chủ quyền, nhưng Trung Quốc kiểm soát) và thung lũng Shaksgam, thuộc vùng Baltistan (dưới sự kiểm soát của Pakistan). Đoạn biên giới có xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc, gây trở ngại cho Trung Quốc, kết nối quân sự và tiếp cận vùng Kashmir của Pakistan, vốn dĩ là một mắc xích quan trọng trong dự án BRI.

Việc chiếm đóng được vùng lãnh thổ phía bắc hồ Pangong hay chí ít thung lũng Galwan không những bảo đảm cho Trung Quốc tiếp cận được Pakistan, mà còn có thể ngăn cản Ấn Độ thâm nhập vào Afghanistan và vùng Trung Á. Để thực hiện ý đồ này, Bắc Kinh cho tiến hành chiến thuật "gấm nhấm" dần từng thước đất một tại đường LAC, theo như ghi nhận của báo Le Monde.

Đọ sức bất cân xứng ?

Về phần Ấn Độ, cảm thấy như bị vây hãm bởi ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương và trên Châu lục, chính quyền New Dehli tiếp tục xây dựng cầu đường và các tuyến đường sắt chiến lược cho phép di chuyển quân dọc theo đường kiểm soát. Những động thái này khiến Bắc Kinh bực tức, xem đấy là một rào cản tiềm tàng cho "Hành Lang Trung Quốc – Pakistan", một trục chính cho con đường tơ lụa.

Mặt khác, trong nỗ lực đối trọng với con đường tơ lụa trên bộ của Trung Quốc, Ấn Độ lần lượt cho ra đời hai dự án : Thứ nhất là con đường vận tải Bắc Nam (North-South Transport) nối Mumbai với Saint-Petersbourg (Nga), qua ngả Teheran (Iran) và Baku, và thứ hai là trục xa lộ Ấn Độ – Miến Điện – Thái Lan, nối vùng đông bắc Ấn Độ với các nước Đông Nam Á.

Ở trên biển, cùng với Nhật Bản, chính quyền New Dehli khởi động dự án Asia Africa Growth Corridor (AAGC) nối Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á, Ấn Độ và Châu Phi.

Câu hỏi đặt ra : Liệu Ấn Độ có đủ thực lực để đọ sức dài lâu cùng với Trung Quốc hay không ? Xung đột tại biên giới ít nhiều cho thấy nỗi lo âu của New Dehli trước đà đi lên thành cường quốc của Bắc Kinh. Bởi vì, cách biệt về tương quan lực lượng ngày một lớn. Cách đây 30 năm, mức ngân sách cho quân sự của hai nước là ngang nhau. Ngày nay, Trung Quốc chi đến 260 tỷ đô la cho quân sự, cao hơn 3,5 lần so với mức chi của Ấn Độ chỉ có 71 tỷ đô la.

Trên lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ vẫn thua xa Trung Quốc theo như ghi nhận của Pascal Boniface, chuyên gia địa chính trị, trên trang mạng của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS). "Trung Quốc có thặng dư mậu dịch so với Ấn Độ khoảng từ 50 – 60 tỷ đô la. Nhất là GDP của Trung Quốc (14.000 tỷ đô la/năm) cao hơn 4 lần của Ấn Độ (chưa tới 3.000 tỷ đô la/năm). Rõ ràng là Trung Quốc vượt xa hẳn Ấn Độ".

Cuộc tranh chấp này còn thêm phần gay gắt khi có bóng dáng của Mỹ. Chuyên gia Pascal Boniface nhắc lại, trong quá khứ, nhất là trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô là đồng minh của Ấn Độ và là đối thủ của Trung Quốc. Còn bây giờ, nếu như Trung Quốc là đồng minh của Pakistan, kẻ thù của Ấn Độ, thì New Dehli đang có xu hướng ngả dần theo Washington.

"Giờ đây, Ấn Độ dường như xích lại gần hơn với Mỹ. Thủ tướng Modi trở nên thân Mỹ hơn. Ông hy vọng rằng điều đó có thể giúp Ấn Độ có được vị trí cường quốc thứ 6 mà Ấn Độ mong muốn từ bao lâu nay. Hơn nữa, Ấn Độ cũng tỏ ra ganh tỵ trước việc Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà Ấn Độ không có được. Rồi Trung Quốc là cường quốc chính thức trong khi Ấn Độ chỉ là cường quốc không chính thức. Thế nên, sự đối đầu là rất lớn.

Ngoài ra, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc dường như cũng có những tác động lên quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và New Dehli. Trung Quốc cũng muốn lợi dụng cuộc khủng hoảng virus corona để khẳng định thế mạnh như là nước này đã làm với Hồng Kông, với Mỹ và đương nhiên là cả với Ấn Độ".

"Ván Cờ Lớn" giữa hai ông "khổng lồ" Châu Á liệu có đi đến chiến tranh hay không ? Về điểm này, giới chuyên gia đều cùng nhất trí : Cả Ấn Độ và Trung Quốc chẳng được lợi gì khi đối đầu trực diện. Nhưng sự việc cho thấy rõ thái độ nghi kị của Ấn Độ ngày càng lớn đối với Trung Quốc, rủi thay lại là một đối tác kinh tế không thể thiếu cho chính quyền thủ tướng Modi.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 25/06/2020

**********************

Ý đồ "dạy cho Ấn Độ một bài học" của Bắc Kinh thất bại

Mai Vân, RFI, 24/06/2020

Ngày 15/06/2020, một vụ đụng độ đẫm máu đã bất ngờ xẩy ra giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc tại thung lũng Galwan vùng Ladakh, ở khu vực biên giới có tranh chấp giữa hai nước trên vùng Himalaya. Dù không dùng đến súng đạn, mà chỉ dùng gậy, đá và tay không, cuộc giáp lá cà đã khiến cho 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, và một tổn thất được cho là nặng hơn phía Trung Quốc, nhưng bị Bắc Kinh hoàn toàn che giấu.

tolua2

Biểu tình đốt hàng hóa Trung Quốc và ảnh chủ tịch Tập Cận Bình tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 22/06/2020. Reuters - Adnan Abidi

Ai là người đã khơi mào cho sự cố biên giới, mà hãng tin Anh Reuters ngày 17/06 cho là nghiêm trọng nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ năm 1967 đến nay ? Câu hỏi này đến giờ chưa có lời giải đáp rõ ràng. Bắc Kinh thì tố cáo New Delhi cho lính vượt biên giới trước, ngược lại thì Ấn Độ khẳng định Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ của mình.

Trong bối cảnh đó, ngày 22/06 vừa qua, tạp chí Mỹ US News and World Report đã tiết lộ nội dung một thẩm định của tình báo Mỹ theo đó thì chính phía Trung Quốc đã ra lệnh tấn công vào lính Ấn Độ ở vùng thung lũng sông Galwan. Người ra lệnh là viên tướng Trung Quốc chịu trách nhiệm khu vực biên giới, nhưng theo giới phân tích, chủ tịch Trung Quốc không thể không biết đến lệnh tấn công này.

"Dạy một bài học" cho Ấn Độ như với Việt Nam ?

Tạp chí Mỹ đã trích dẫn một nguồn tin biết rõ bản báo cáo của tình báo Mỹ xác nhận rằng tướng Triệu Tông Kỳ (Zhao Zongqi), tư lệnh Chiến Khu Tây Bộ của Quân Đội Trung Quốc, là người đã tán đồng chiến dịch tấn công ở vùng biên giới tranh chấp, nằm ở phía bắc Ấn Độ, nhưng ở phía tây nam Trung Quốc.

Theo nguồn tin trên, viên tướng họ Triệu là một trong số rất ít cựu binh có kinh nghiệm chiến trường thực thụ còn phục vụ trong quân đội Trung Quốc. Là người đã giám sát những vụ đối đầu với Ấn Độ trước đây, tướng Triệu Tông Kỳ từng cho rằng Trung Quốc không nên tỏ ra mềm yếu để khỏi bị Mỹ và đồng minh của Mỹ, kể cả Ấn Độ, lợi dụng. Theo nhân vật này, cuộc "đối đầu" vừa qua là một "bài học dạy cho Ấn Độ".

Ý muốn giáo huấn Ấn Độ không khỏi gợi lại một cuộc chiến khác mà Trung Quốc đã khởi động, tấn công vào các tỉnh biên giới miền Bắc Việt Nam vào năm 1979, mà theo lời lãnh đạo Trung Quốc thời đó là Đặng Tiểu Bình, cũng nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học". Theo nhận định chung của giới sử gia, Trung Quốc đã bị thua Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới đó.

Theo ghi nhận của tình báo Mỹ, tướng Triệu Tông Kỳ, người đã từng tham gia cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt với Việt Nam vào năm 1979, từng cho rằng các tướng lãnh Trung Quốc thời đó đã không xử lý đúng đắn cuộc xung đột với Việt Nam. Thế nhưng, gần đây hơn, vào năm 2017, viên tướng này cũng tham gia vào cuộc đối đầu với Ấn Độ ở Doklam, một khu vực tranh chấp khác dọc theo biên giới hai bên. Cuộc đọ sức kết thúc khi lính Ấn Độ đánh bật lực lượng Trung Quốc trước khi hai bên thỏa thuận cùng rút quân.

Bài học cho Ấn Độ bị phản tác dụng

Thông tin tình báo Mỹ kể trên hoàn toàn bác bỏ các khẳng định của Trung Quốc về những gì đã xẩy ra ở thung lũng Galwan. Sự cố đẫm máu không xuất phát từ tình hình căng thẳng leo thang và vượt khỏi tầm kiểm soát, mà bắt nguồn từ một quyết định có chủ đích của Bắc Kinh, muốn gởi một thông điệp cứng rắn đến Ấn Độ.

Vấn đề là sự cố đã gây nên một làn sóng phẫn nộ tại Ấn Độ cho đến nay vẫn chưa dứt, và mục tiêu mà Bắc Kinh nhắm tới khi gây sự cố là hù dọa Ấn Độ, buộc nước này mềm dẻo hơn trong những cuộc đàm phán tới đây, kể cả về tranh chấp lãnh thổ, như đã phản tác dụng, đẩy quốc gia này xích lại gần Mỹ hơn.

Khả năng Trung Quốc bị thiệt hại sẽ không nhỏ. Từ nhiều tháng qua, Hoa Kỳ luôn gây sức ép để New Delhi không sử dụng thiết bị của Hoa Vi cho màng lưới 5G của Ấn Độ. Sau sự cố vừa qua, có tin là nhiều người Ấn Độ đã xóa bỏ ứng dụng TikTok của Trung Quốc và phá hủy các điện thoại do Trung Quốc sản xuất.

Theo nguồn tin được tạp chí US News and World Report trích dẫn : "Hậu quả đã đi ngược lại những gì Trung Quốc mong muốn và không hề là một thắng lợi cho giới quân sự Trung Quốc".

Câu hỏi đặt ra là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã can dự đến đâu trong những quyết định dẫn đến sự cố vừa qua. Giới bình luận quen thuộc với cách thức quyết định của Quân Đội Trung Quốc cho rằng ông Tập Cận Bình chắc chắn có biết về lệnh đưa ra.

Trong những tháng gần đây, binh lính hai nước đã tập trung hai bên biên giới, ở vùng Ladakh phía bắc Ấn Độ và vùng Aksai Chin phía tây nam Trung Quốc. Hawkeye 360, một công ty tư nhân chuyên phân tích hình ảnh vệ tinh, khẳng định rằng ảnh vệ tinh chụp khu vực vào hạ tuần tháng 5 cho thấy dấu hiệu tăng cường lực lượng vũ trang bên phía Trung Quốc, với nhiều xe thiết giáp chở quân và pháo tự hành di chuyển lên vùng biên giới.

Giới lãnh đạo cao cấp Ấn -Trung vào thượng tuần tháng 6 đã đồng ý giải trừ quân bị và cùng rút quân ra khỏi vùng, nhưng lại tố cáo lẫn nhau là vẫn chuyển thiết bị đến khu vực, chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự lâu dài. Trung Quốc còn tố cáo Ấn Độ xây dựng hạ tầng cơ sở như đường xá ở vùng mà Trung Quốc cho là của họ.

Trung Quốc kiểm duyệt thông tin về sự cố

Điểm đáng ghi nhận là thông tin của tình báo Mỹ về sự cố ở Galwan hoàn toàn trái ngược với lời kể chính thức của Trung Quốc.

Theo tình báo Mỹ, hôm 15/06, một sĩ quan cao cấp Ấn Độ cùng 2 hạ sĩ quan không mang vũ khí đã đi đến vùng này để gặp một phái đoàn tương tự của Trung Quốc bàn về việc rút quân. Thế nhưng họ đã bị hàng chục lính Trung Quốc trang bị gậy sắt hàn đinh, dùi cui, tấn công. Lính Ấn Độ đã can thiệp và một cuộc hỗn chiến nổ ra, khiến cho nhiều người chết vì những vũ khí tự tạo thô sơ, bị ném đá hay bị trượt vách núi.

Phía Trung Quốc không công bố nhiều chi tiết ngay sau vụ đụng độ. Trước phản ứng phẫn nộ kéo dài từ phía các quan chức và công luận Ấn Độ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, hôm 19/06 đã quy trách nhiệm cho Ấn Độ về "một loạt hành vi khiêu khích, đi vào vùng đất của Trung Quốc", để tấn công thô bạo vào sĩ quan và binh lính Trung Quốc đến nơi để thương lượng.

Dẫu sao thì đối với giới quan sát, rõ ràng là sự cố không mang lại kết quả như Bắc Kinh mong muốn, và truyền thông nhà nước Trung Quốc, thoạt đầu lớn tiếng chỉ trích Ấn Độ, quy trách nhiệm cho New Delhi trong vụ tấn công, nhưng sau đó đã hạ giọng, và đã xóa sự kiện ra khỏi các bản tin của họ.

Theo tình báo Mỹ, chính tướng Triệu Tông Kỳ đã tổ chức lễ tưởng niệm những người lính Trung Quốc bị chết trong cuộc tấn công. Thông thường, đây là dịp để guồng máy tuyên truyền lao vào, thế nhưng lần này, các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã thẳng tay dẹp bỏ những thông tin và nhận định trên mạng xã hội về sự cố, trong đó có những thông điệp dùng đến các từ ngữ như "thất bại", "nỗi nhục", khi nói đến việc lính Trung Quốc thiệt mạng hay bị thương.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 24/06/2020

********************

Công luận Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc

Ấn Độ đang tìm cách đáp trả cuộc tấn công cách đây gần một tuần ở vùng ranh giới Ấn-Trung tại vùng Ladakh trên dãy Himalaya, đã làm 20 người thiệt mạng phía Ấn Độ và ít nhất 5 người phía Trung Quốc. Trước mắt khó thể sử dụng sức mạnh quân sự, một vòng đàm phán quân sự cấp cao Ấn-Trung thứ hai đã mở ra vào hôm nay, 22/06/2020 để tìm cách hạ nhiệt, nhưng nhiều tiếng nói đang vang lên tại Ấn Độ đòi tẩy chay hàng Trung Quốc.

tolua3

2020Biểu tình phản đối Trung Quốc tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 19/06/2020 Reuters - Anushree Fadnavis

Theo thông tín viên RFI tại New Delhi, Sébastien Farcis, tẩy chay hàng Trung Quốc là một biện pháp có thể làm được, nhưng rất tốn kém đối với Ấn Độ :

"Liên đoàn các thương gia Ấn Độ đã khởi động cuộc tấn công, kêu gọi chính quyền tẩy chay 3000 mặt hàng nhập từ Trung Quốc. Theo các doanh nhân, việc này có 2 điểm lợi : "tôn trọng nỗi tức giận của người Ấn bị thương tổn vì cuộc tấn công từ phía Trung Quốc và ngăn chặn việc Trung Quốc thâu tóm thị trường Ấn".

Thế nhưng 15% hàng nhập của Ấn Độ đến từ Trung Quốc, khiến cho việc tẩy chay trở nên phức tạp : Điện thoại thì Ấn Độ cũng sản xuất, nhưng đắt hơn và kém chất lượng hơn điện thoại Trung Quốc, hiện đang khống chế thị trường Ấn Độ. Trong lúc thất nghiệp ở Ấn lan rộng khắp nơi do dịch Covid-19, việc chuyển tiếp sẽ khó khăn.

Nhiều người kêu gọi đề ra những biện pháp mang tính biểu tượng, như việc xóa tên nhà sản xuất xe hơi Vivo của Trung Quốc ra khỏi danh sách nhà bảo trợ chính thức cho Liên Đoàn cricket Ấn Độ, một hợp đồng trị giá 245 triệu euro trong năm năm. Hội đồng quốc gia bộ môn thể thao này đã thông báo sẽ không chọn công ty Trung Quốc cho các công trình sửa sang hạ tầng cơ sở.

Nhưng trong khi chờ đợi, và đây là điều khá mỉa mai, một số chương trình truyền hình kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc lại được những nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc bảo trợ".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 22/06/2020

Published in Diễn đàn

Nếu có một nơi nào dọc theo Vành đai và Con đường được hưởng lợi từ sự hào phòng của Trung Quốc, thì đó chính là Pakistan. Đất nước này được coi là đồng minh duy nhất của Trung Quốc, một đối tác trên sườn Tây dễ bị tổn thương của nước này, và cũng là nhân tố giúp Trung Quốc cân bằng lại Ấn Độ. Trung Quốc đã trao cho các nhà khoa học Pakistan bí quyết và vật liệu để chế tạo bom nguyên tử. Hai nước từ lâu đã lũ lượt đưa ra những tuyên bố về một tình hữu nghị còn "cao hơn cả dãy Himalaya". Vì vậy, mặc dù việc cấp vốn cho các dự án BRI ở khắp nơi đã chậm lại trong năm qua (xem biểu đồ), Pakistan dường như vẫn là nơi BRI cắm rễ một cách tự nhiên.

bri1

Giá trị đầu tư và hợp đồng xây dựng của TQ trên toàn cầu.

Tuy nhiên, tại trung tâm hội chợ triển lãm Karachi, nhân viên từ 120 công ty Trung Quốc hiện đang có rất ít thành công khi họ đứng cầm các tài liệu quảng cáo và thiết bị dịch thuật điện tử trong tay, chào mời mọi thứ từ vòi nước, máy bơm, đến khung cửa sổ. Alex Hou, làm việc cho một công ty ở tỉnh Chiết Giang chuyên bán phim nhựa PVC cho các nhà máy, cho biết các quan chức Pakistan lẽ ra nên làm nhiều hơn nữa để quảng bá sự kiện này. Nhìn rộng hơn, Pakistan là một bài học về cách Trung Quốc lóng ngóng trong khía cạnh chính trị của chính sách đối ngoại hàng đầu của mình như thế nào.

Khi BRI ra đời năm 2013, nó cần một dự án tiêu biểu. Câu trả lời là Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), dự án mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gọi là một chương trình kinh tế có tác động biến đổi "giúp đưa người dân thoát khỏi chủ nghĩa tôn giáo cực đoan".

Mọi thứ có vẻ trùng hợp về mặt thời điểm. Năm 2013, một chính phủ dân sự lên nắm quyền với mong muốn xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn và một lời hứa khắc phục tình trạng mất điện tai tiếng ở Pakistan. Tổng vốn đầu tư cho CPEC đã tăng từ 46 tỷ đô la lên hơn 60 tỷ đô la. Các kế hoạch đã được soạn thảo cho các nhà máy điện, đường cao tốc, đường sắt và việc phát triển một cảng biển tại Gwadar, một địa điểm trên bờ Biển Ả Rập mà bộ trưởng kế hoạch Pakistan khoe là sẽ lấy Singapore "làm chuẩn".

Tuy nhiên, dù Trung Quốc đang giúp đặt nền tảng cho sự bùng nổ ở Pakistan, họ lại không thể thiết lập được nền tảng chính trị trong khu vực. Đặc biệt Ấn Độ rất lạnh lùng. (Họ vẫn chưa tham gia vào BRI). Trong khi đó, hành lang này đã gây ra sự phản đối từ những nhân vật diều hâu ở Washington, DC. Kể từ năm 2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã phát triển một luận điệu chỉ trích : CPEC được thúc đẩy trên hết bởi mục tiêu chiến lược dài hạn của Trung Quốc nhằm liên kết khu vực viễn tây xa xôi của nước này với Biển Ả Rập, tạo ra các tuyến năng lượng mới và để phóng chiếu quyền lực của Trung Quốc vào khu vực Tây Ấn Độ Dương. Kế hoạch này, theo Mỹ, sẽ khiến Pakistan rơi vào tình trạng nợ nần, ngập tràn những dự án lãng phí, bị chia rẽ nội bộ và bị chi phối bởi Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã hiểu sai chính trị nội bộ của Pakistan, khi Imran Khan và Đảng Phong trào vì Công lý Pakistan (PTI) của ông giành được quyền lực nhờ vận động chống tham nhũng, bao gồm cả trong các dự án CPEC. Chẳng bao lâu sau, một PTI thiếu kinh nghiệm đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán toàn diện, một phần là do CPEC gây ra khi làm nhu cầu trong nước lên cao, giá nội tệ và nhập khẩu tăng. Năm 2018, bong bóng vỡ, đồng rupee của Pakistan trượt dốc và nền kinh tế chậm lại. Ông Khan lại phải khăn gói đi xin Trung Quốc giúp đỡ với các điều kiện kèm theo.

Trong thực tế, CPEC luôn chỉ là một "hành lang" trên tên gọi, theo lời Andrew Small thuộc German Marshall Fund Hoa Kỳ, một viện nghiên cứu chính sách đặt tại Washington. Việc bơm dầu hoặc khí đốt chạy qua các đèo cao làm tốn quá nhiều chi phí và không bao giờ được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng cảng Gwadar có giá trị chiến lược trong tương lai đối với Trung Quốc bất kể vùng nội địa phía sau nó như thế nào. CPEC có thể được hiểu là một gói đầu tư về đường bộ, đường sắt và nhà máy điện, một số trong số đó là hữu ích nhưng phần lớn sẽ không bao giờ thành công.

Có quá nhiều lợi ích ràng buộc khiến Trung Quốc không thể từ bỏ CPEC. Nhưng tham vọng đã giảm xuống. Chỉ những dự án đã được thỏa thuận mới có khả năng được tiến hành, đáng chú ý nhất là một tuyến đường sắt trị giá 8 tỷ đô la nối Karachi và Peshawar mà chính phủ không đủ khả năng chi trả. Tình hữu nghị son sắt sẽ tiếp tục, nhưng dù CPEC hứa hẹn sẽ đưa tình hữu nghị đó lên một tầm cao mới, nó chỉ đơn giản là đang cho thấy rõ những hạn chế của mối quan hệ đó.

Trường hợp Đông Nam Á

Đông Nam Á từ lâu đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc, không chỉ vì 30 triệu Hoa Kiều sống ở đó, trong đó có nhiều người có nguồn vốn và kỹ năng quản lý. Trong ngành điện tử và các lĩnh vực khác, các nước ASEAN đều bị gắn chặt vào các chuỗi cung ứng tập trung vào Trung Quốc. Ba phần năm lượng nhập khẩu máy tính cùng một phần ba mạch tích hợp của Trung Quốc đến từ khu vực này. Trong 12 năm cho đến năm 2017, đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á đã tăng gần 30 lần, đạt gần 40 tỷ đô la.

Trong lịch sử, Trung Quốc giao thoa với Đông Nam Á chủ yếu bằng đường biển. Bây giờ điều đó đang thay đổi. Trong những năm gần đây, trọng tâm công nghiệp của Trung Quốc đã chuyển từ khu vực duyên hải sang phía tây nam, tập trung quanh Trùng Khánh và Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Ưu tiên Vành đai của Trung Quốc là cải thiện vận tải xuyên biên giới. Điều này phù hợp với mong muốn của ASEAN về hội nhập khu vực. Như những nơi khác, cơ sở hạ tầng mềm vẫn tụt hậu, đặc biệt là ở khu vực biên giới. Do đó, một tổ chức mới có tên Sáng kiến ​​Kết nối Trùng Khánh đã được thành lập cùng Singapore, nhằm xây dựng một nền tảng điện tử duy nhất để tăng tốc độ thông quan.

Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á cũng có cái giá của nó. Các dự án lớn, như đường sắt cao tốc đang được xây dựng nối Côn Minh với Singapore, và các công trình thủy điện dọc theo sông Mê Kông để xuất khẩu điện, đều có tầm quan trọng rất lớn đối với ban lãnh đạo ở Bắc Kinh. Nhưng tham vọng xây dựng hành lang của Trung Quốc không phải lúc nào cũng phù hợp với lợi ích của những người dân sống dọc các hành lang này. Ở nước Lào nhỏ bé, nhiều dân làng đã bị di dời nhường chỗ cho tuyến đường sắt và những con đập vốn mang lại rất ít lợi ích cho họ.

Và mặc dù hiếm khi nói một cách công khai, hầu hết các quốc gia ASEAN từ lâu đã nhìn người hàng xóm khổng lồ phía bắc của họ với ánh mắt thận trọng. Ngược lại, Campuchia, dưới tay Hun Sen, đã mở cửa đón chào Trung Quốc. Đổi lại những món quà của Trung Quốc, Campuchia đã chứng tỏ là một đồng minh trung thành, làm nản chí những nỗ lực của ASEAN nhằm chống lại các yêu sách trên biển quá trớn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tác động từ sự tham gia của Trung Quốc đối với Campuchia là vô cùng lớn và nguy hiểm. Việc xây đập đe dọa nguồn cá dồi dào một thời của hồ Tonle Sap, một hồ nước ngọt khổng lồ dựa vào nước lũ của Campuchia, nơi mang lại sinh kế cho 1 triệu ngư dân. Những khu di tích Angkor Wat cổ kính giờ đây mang lại cảm giác của một công viên giải trí Trung Quốc. Việc thuê đất rừng của Trung Quốc giờ đang đe dọa đa dạng sinh học. Tham nhũng và các dự án phát triển bất động sản của Trung Quốc tại thủ đô Phnom Penh đều song hành với nhau. Các dự án của Trung Quốc sẽ làm tăng lượng khí thải carbon của Campuchia lên 1/10. Và nền kinh tế đô la hóa của Campuchia giúp chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc : trong số mười hãng hàng không của nước này, hầu hết thuộc sở hữu của Trung Quốc và một số hãng được coi là công cụ rửa tiền.

Tác động của điều này đối với Campuchia có thể được nhìn thấy ở thành phố biển Sihanoukville. Đây từng là một thành phố biển yên bình, được yêu thích bởi các gia đình Campuchia muốn nghỉ mát và khách du lịch bụi phương Tây. Rồi người Trung Quốc đến. Năm 2015, chính phủ Hun Sen đã xác định thành phố này là một trong những dự án BRI hàng đầu ở Campuchia. Đánh bạc dành cho người nước ngoài (người Campuchia không được phép chơi) đã được hợp pháp hóa ở Sihanoukville, cả trực tuyến lẫn tại các sòng bạc mới xây. Các công ty từ Trung Quốc đã được hoan nghênh. Khoảng 80.000 công nhân xây dựng, các nhà đầu tư, nhà điều hành sòng bạc và khách du lịch Trung Quốc đã kéo đến.

Nhiều tòa nhà đang được xây vội vã nhưng nhiều tòa hơn vẫn còn chưa hoàn thành, và vào năm ngoái, một tòa nhà cao tầng bị sập, làm 28 công nhân thiệt mạng. Hệ thống thoát nước của thành phố không thể đối phó với tình hình mới. Maggie Eno, người điều hành trường M’Lop Tapang dành cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, chỉ cho chúng tôi thấy mưa lũ theo mùa đã biến tầng trệt và sân chơi thành biển nước thải như thế nào. Các nhà thổ hoạt động ngay cạnh các nhà tạm trên các công trường xây dựng. Xã hội đen sát hại lẫn nhau trong các vụ thanh toán băng đảng, vứt xác nạn nhân ra khỏi xe ô tô ngay giữa thành phố. Và các bãi biển Sihanoukville xếp lớp rác thải nhựa từ cuộc xâm lăng của du khách Trung Quốc.

Có lẽ điều tồi tệ nhất đã qua. Năm ngoái, chính phủ Campuchia cuối cùng đã phản ứng với sự hỗn loạn này, cấm hầu hết hoạt động cờ bạc. Gần đây, tại một trong những sòng bạc của thành phố, một quản đốc xây dựng của Trung Quốc nói rằng anh ta đang cố gắng tận hưởng một lần cuối cùng trước khi về nước. Bong bóng đã vỡ. Nhưng sẽ còn mất nhiều năm nữa trước khi thành phố có thể phục hồi.

The Economist

Nguyên tác : "Chinese investment in Eurasia is not always smooth", The Economist, 06/02/2020.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 13/02/2020

Published in Diễn đàn

Căn bệnh Vũ Hán

Cho đến ngày hôm nay, tình hình bệnh dịch liên quan đến virus corona Vũ Hán càng ngày càng tỏ ra nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến mức Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải lên tiếng "Trung Quốc đang trong tình trạng hiểm nghèo" [1]. Tình trạng hiểm nghèo bởi vì cho đến ngày 27/1, số người nhiễm virus này ở Trung Quốc đã lên tới hơn 2700 người, 81 người đã chết vì nhiễm virus này, 56 triệu dân Trung Quốc bị phong toả, cách ly [2].

hiemhoa1

Hình minh họa. Hình chụp hôm 25/1/2020 : nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ và một bệnh nhân tại Bệnh viện Chữ Thập Đỏ Vũ Hán - AFP

Không chỉ riêng Trung Quốc, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lo ngại, đặt tình trạng báo động trước sự lây nhiễm với tốc độ kinh hoàng của loại virus đáng sợ này. Virus này đã được tìm thấy tại Thailand, Vietnam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hàn Quốc, Nepal, Malaysia, Pháp, Hoa Kỳ và Australia.

Virus Vũ Hán đáng sợ nhưng cách hành xử của chính quyền Trung Quốc còn đáng sợ hơn. Và đây cũng không phải lần đầu Trung Quốc đã phát tán các virus nguy hiểm tới thế giới. Cách hành xử của Trung Quốc cũng như là một căn bệnh và nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ thế giới.

Khoảng hai tuần trước, chính quyền Vũ Hán nói tình hình bệnh dịch trong tầm kiểm soát. Khi một số người tỏ ý không tin vào thông tin của chính quyền và đưa ra một số thông tin đáng lo ngại khác, cảnh sát địa phương đã bắt giữ 8 người mà họ cho là phát tán "tin giả" về bệnh dịch này [3]. Không những vậy, các phóng viên cũng bị đe doạ và bắt giữ khi muốn về Vũ Hán tìm hiểu thông tin về bệnh dịch này [4].

hiemhoa2

Đường đi của hai du khách người Trung Quốc nhiễm virus corona ở Việt Nam Photo : RFA

Đến nay thì thông tin về sự lây nhiễm virus này cho thấy con số người bị nhiễm càng ngày càng lớn. Dư luận đặt nhiều câu hỏi lo ngại về thông tin thực sự về dịch bệnh này. Mới đây, Tổng thống Đài Loan đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin "chính xác" về dịch bệnh cho cộng đồng thế giới [5]. Có bác sĩ Trung Quốc đã tố cáo chính quyền Vũ Hán che giấu thông tin thực về tình hình bệnh dịch [6]. Chính sự thiếu minh bạch này của chính quyền Trung Quốc khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi khác. Có thông tin còn cho rằng virus Vũ Hán là do sự bất cẩn khi đang thực hiện một nghiên cứu trong kế hoạch tạo ra vũ khí sinh học của Trung Quốc [7]. Thậm chí có chuyên gia còn cho biết, với uy thế của một "siêu cường", Trung Quốc đã can thiệp vào quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi tổ chức này chưa ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp trước tình hình lây lan của virus Vũ Hán [8].

Con đường dịch bệnh

Lo ngại về sự truyền nhiễm dịch bệnh từ virus Vũ Hán đặt ra một nỗi lo lắng khác. Đó chính là hiểm hoạ đằng sau Sáng kiến Vành đai Con đường (Viết tắt tiếng Anh là BRI) của Trung Quốc.

Từ năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố sử dụng Sáng kiến BRI này để kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Trung Quốc đã đổ ra hàng chục tỉ USD để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ, cảng biển và hàng không ở nhiều quốc gia khác nhau. Và đương nhiên, để đảm bảo lợi ích của mình, Trung Quốc yêu cầu các dự án này phải được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc với nhân công Trung Quốc. Cùng với các nhân công Trung Quốc ngập tràn ở các quốc gia này, lượng khách du lịch từ Trung Quốc cũng ùn ùn đổ về, khiến cho cảm giác như người Trung Quốc đang hiện diện khắp thế giới.

hiemhoa3

Hình minh họa. Bản đồ cho thấy luồng người đi hàng tháng từ Vũ Hán đến các nơi trên thế giới trong năm 2019 AFP

Việt Nam và các nước Đông Nam Á nằm trong "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21", một phần của BRI. "Con đường tơ lụa" này đang được thực hiện với hàng tỉ USD để xây dựng nhiều tuyến đường bộ, đường sắt... nối liền với các vùng của Trung Quốc với các nước ASEAN.

Tuy nhiên, với sự tiện lợi về giao thông của các tuyến đường này, cùng với lượng nhân công và khách du lịch từ Trung Quốc, các dịch bệnh cũng vì thế mà lan truyền sang các quốc gia Đông Nam Á với tốc độ chóng mặt, và thật khó mà kiểm soát khả năng dịch bệnh lây lan.

Việt Nam chịu ảnh hưởng

Việt Nam là quốc gia nằm sát cạnh Trung Quốc. Việt Nam cũng là quốc gia tham gia vào Sáng kiến BRI do Trung Quốc khởi xướng. Việt Nam có nhiều cửa khẩu trên bộ thông với Trung Quốc và cũng có nhiều đường bay nối liền nhiều thành phố Việt Nam với các thành phố Trung Quốc. Theo số liệu của báo Thanh Niên, người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với số lượng gần 14,8 triệu người trong 4 năm 2015 – 2018, chiếm hơn 30% trong tổng số người nước ngoài đến Việt Nam [9]. Theo báo Vietnamnet, số lao động Trung Quốc ở Việt Nam là trên 25,1 nghìn người [10]. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong các nước có nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ Trung Quốc nhiều nhất.

Tuy nhiên, cách hành xử của chính quyền Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với chính quyền Trung Quốc. Cụ thể là sự thiếu minh bạch và luôn dùng quyền lực nhà nước để trấn áp các tiếng nói phản biện khác ngoài các thông tin chính thống từ các cơ quan nhà nước.

Mặc dù chính quyền Vũ Hán tuyên bố phong toả người dân thành phố này để hạn chế lây lan nhưng báo chí Việt Nam cho biết vẫn có một đoàn hơn 200 khách từ Vũ Hán qua Đà Nẵng rồi Nha Trang để tham quan [11].

Chưa kể việc công an địa phương đã mời một số Facebookers có đưa tin về tình trạng virus Vũ Hán tới làm việc như một động thái đe doạ [12]. Cách hành xử như vậy gợi nhớ đến cách hành xử của chính quyền Vũ Hán khi mới xảy ra dịch. Một số phóng viên của báo nhà nước còn đưa lên facebook của họ ý kiến là không để ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi "tin đồn". Tuy nhiên, trước sự lây nhiễm ngày càng lan rộng và khả năng hiểu biết dịch bệnh vẫn chưa rõ thì sự cách ly là biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân. Như Đài Loan chẳng hạn, chính phủ Đài Loan đã tuyên bố không cấp thị thực nhập cảnh cho các công dân Trung Quốc như một biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh [13].

Kết luận

BRI trong đó có "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" là một cơ hội đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều chính phủ trên thế giới. Tuy nhiên, những hiểm hoạ khuất sau những lợi ích lại có thể là khôn lường. "Con đường tơ lụa" có thể biến thành "Con đường dịch bệnh" là khả năng có thật mà tình hình bệnh dịch của virus Vũ Hán là một thực tế đang hiện hữu. Đặc biệt, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc thiếu minh bạch về nhiều thứ, cộng với thói quen sử dụng cường quyền để "chặn hầu bóp họng" các tiếng nói phản biện nên các nguy cơ đe doạ xảy ra rất lớn mà người dân không thể biết để đối phó. Chưa kể trước các lợi ích kinh tế cùng với các sức ép chính trị từ Trung Quốc khiến cho nhiều quốc gia không dám quyết đoán ra các hành động mạnh mẽ để đối phó với bệnh dịch, mà Việt Nam là một trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, hiểm hoạ chắc chắn sẽ còn lan xa và lặp lại. Người dân sẽ làm thế nào để bảo vệ được mạng sống của mình ? Hay chỉ biết cầu nguyện may rủi từ Thượng đế ?

Phạm Anh Vũ

Nguồn : RFA, 27/01/2020

[1] https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/chu-tich-tap-can-binh-trung-quoc-dang-doi-mat-tinh-trang-hiem-ngheo-20200125221438045.htm

[2] https://baomoi.com/s/c/33761042.epi ?fbclid=IwAR2Hq1J8Sdo1IZmjP9bgcpAdOlhENWbug0G_MoYF2UBQXJHOnkFfSLWyCg0

[3] https://www.businessinsider.com/china-information-crackdown-on-wuhan-coronavirus-2020-1

[4] https://www.businessinsider.com/china-information-crackdown-on-wuhan-coronavirus-2020-1

[5] https://www.reuters.com/article/us-china-health-taiwan/taiwan-calls-on-china-to-share-correct-virus-information-idUSKBN1ZL01V

[6] https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/bac-si-to-chinh-quyen-vu-han-giau-thong-tin-ca-nhiem-virus-corona-20200126155128101.htm?fbclid=IwAR2CdwxsUmX4CPrDPNuZTHCf4z2ohZQLjK3e4kkTxeb_dQvjcxQdvKor9G4

[7] http://www.shadolsonshow.com/2020/01/24/breaking-chinese-bioweapons-lab-in-wuhan-blamed-for-coronavirus-outbreak/?fbclid=IwAR0K94tQ9SAuY4iUrya0e78q4wUsmF0aBjnVyTpvYnpssFqE8kXihWObolk

[8] https://www.dailymail.co.uk/health/article-7928349/Did-China-use-status-major-superpower-pressure-World-Health-Organisation.html

[9] https://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-trung-quoc-chiem-hon-30-so-nguoi-nuoc-ngoai-nhap-canh-vao-viet-nam-1146834.html

[10] https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/gan-trieu-lao-dong-viet-di-xuat-khau-35-nghin-lao-dong-trung-quoc-o-viet-nam-484641.html

[11] https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/218-du-khach-tu-vu-han-den-da-nang-gio-ra-sao-81977.html

[12] https://www.motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/cong-an-khanh-hoa-lam-viec-voi-mot-so-facebooker-tung-tin-that-thiet-ve-virus-corona-130346.html

[13] https://dantri.com.vn/the-gioi/dai-loan-ngung-cap-thi-thuc-cho-tat-ca-cac-cong-dan-trung-quoc-20200126185208379.htm

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh lợi dụng lỗ hổng của lịch sử và nhận vơ một thuật ngữ hiện đại để ngon ngọt rao bán Sáng kiến Vành đai và Con đường

silk1


Tranh vẽ về hành trình đến Trung Quốc của nhà thám hiểm người Venice, Marco Polo, thời Trung Cổ. Hình : Facebook

Nếu truyền thông nhà nước Trung Quốc và các cơ quan tuyên truyền khác đáng tin thì, với Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI), Tập Cận Bình đang mở lại các tuyến đường thương mại chạy quanh thế giới từ thời cổ đại, được biết đến với cái tên "Con đường tơ lụa". Thật vậy, những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại trị giá 1 ngàn tỷ USD của BRI được gọi là "Silk Road Fund".

Thuật ngữ lịch sử gợi lại hình ảnh những đoàn lữ hành buôn tơ lụa trên sa mạc và các thương nhân khác đi băng qua Trung Quốc, xuyên Trung Á rồi đến các thị trường Châu Âu. Nó cũng gợi lại những chuyến du hành của Marco Polo, thương nhân mạo hiểm người Venice, vào thế kỷ 13. Ông là một trong những thương nhân đầu tiên đến Trung Quốc và báo tin về một nước Trung Quốc lạ kỳ cùng những mặt hàng tơ lụa của nó.

Các tài liệu quan hệ công chúng (public relation-PR) của BRI cũng thường giả định chỉ ra "Con đường tơ lụa phía nam" (Southern Silk Road), một tuyến đường thương mại nổi tiếng, có nguồn gốc từ phía nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, đi qua Myanmar ngày nay, đến tận vịnh Bengal và tiểu lục địa Ấn Độ.

Con đường thương mại mang tính lịch sử đáng ngờ đó được tô điểm thêm bằng một con đường giả định trải dài trên biển mang tên Maritime Silk Road và được cho là đã đi qua Ấn Độ Dương suốt một giai đoạn không xác định trong lịch sử.

Rất ít, nếu có, nhà sử học bàn thảo về sự kiện thương mại đáng kể giữa Trung Quốc và Châu Âu ở thời trung cổ.

Nhưng không có tài liệu lịch sử khả tín nào nói về một "Con đường tơ lụa phía nam" nối kết Trung Quốc với Ấn Độ, vì Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng xâm nhập Myanmar nhưng đều thất bại thảm hại. Trong lịch sử, Trung Quốc cũng không tiến hành các cuộc mạo hiểm hàng hải nhằm thúc đẩy thương mại, sau lần Trịnh Hòa, nhà thám hiểm biển cổ đại duy nhất của nước này, đi thuyền xuyên Ấn Độ Dương vào thế kỷ 15.

Thuật ngữ "Con đường tơ lụa" trong thực tế lịch sử là sự lạm dụng thuật ngữ eurocentric (*) vốn có nguồn gốc tương đối gần đây. Lars Ellstrøm, nhà Hán học nổi tiếng người Thụy Điển, đã đi dọc chiều dài Trung Quốc từ năm 2009 – 2011, và tóm gọn rất chính xác thuật ngữ này trong cuốn sách du hành Road to Kashgar của mình.

"Cái tên Con đường tơ lụa có lẽ đã dính chặt với phương Tây vì nó tạo ấn tượng – sai lầm -  việc Trung Quốc buôn bán với Châu Âu là quan trọng nhất và một phần vì kỳ lạ và thú vị". Ellstrøm cho rằng "Đó cũng là lý do tại sao thuật ngữ này được sử dụng ở Trung Quốc ngày nay : nó quảng cáo rất hiệu quả cho quốc gia và đóng góp cho ngành du lịch".

Mặt khác, nó cũng giúp Bắc Kinh ngon ngọt rao bán ý niệm BRI cho số thính giả rộng lớn hơn trên toàn cầu mặc dù ý niệm này là đối tượng gây tranh cãi, và ngày càng bị nhiều chỉ trích vì xói mòn chủ quyền của các quốc gia tiếp nhận bằng cái bẫy nợ.

"Con đường tơ lụa" không phải là thuật ngữ gốc của Trung Quốc. Thật vậy, nó được sử dụng chính thức lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1989, khi Foreign Languages Press ở Bắc Kinh xuất bản một cuốn sách có nhan đề "Con đường tơ lụa : Quá khứ và Hiện tại" của tác giả Trung Quốc Che Muqi.

Che không cho biết thuật ngữ "Con đường tơ lụa", Seidenstrasse, hay đúng hơn, Seidenstrassen ở số nhiều trong tiếng Đức, là do Ferdinand von Richthofen, nhà địa lý học người Đức đặt ra từ thế kỷ 19.  Von Richthofen sử dụng thuật ngữ này trong các báo cáo học thuật của mình từ Trung Á, được xuất bản lần đầu tiên tại Berlin năm 1877.

Tuy nhiên, thuật ngữ này không thường được dùng trước khi Sven Hedin, nhà thám hiểm người Thụy Điển và cũng là một trong những học trò của von Richthofen tại đại học Berlin Lumboldt, bắt đầu sử dụng nó trong các bài nghiên cứu của mình vào những năm 1930.

Hedin rập khuôn theo bước chân của Von Richthofen với những chuyến đi ở Trung Á, và vào năm 1936, đã xuất bản một cuốn sách tiếng Đức có nhan đề Die Seidenstrasse và Sidenvågen tiếng Thụy Điển. Sau đó nó được dịch sang một số ngôn ngữ khác, gồm cả tiếng Anh vào năm 1938 và được biết đến với cái tên "Con đường tơ lụa".  

Không rõ lý do chính xác tại sao Von Richthofen và Hedin lại chọn thuật ngữ "Con đường tơ lụa" bởi lẽ vào thời điểm đó, có nhiều loại hàng hóa được giao dịch giữa Trung Quốc và Châu Âu. Thật vậy, trong đế chế La Mã cổ đại, lụa thường bị coi khinh vì nó là mặt hàng xa xỉ không phù hợp do bề mặt mịn màng và quyến rũ gợi dục.

Warwich Ball, nhà khảo cổ học người Úc, trong các bài viết của mình đã đánh giá thuật ngữ "Con đường tơ lụa" như huyền thoại của giới khoa bảng hiện đại, vì đối với nền kinh tế của cả đế chế La Mã và các nước Châu Âu thời Trung Cổ, buôn bán gia vị với Ấn Độ và các nước Ả Rập quan trọng hơn buôn bán tơ lụa với Trung Quốc rất nhiều.

Hơn nữa, nếu từng có thứ gì giống như một "Con đường tơ lụa phía nam" nối kết miền nam Trung Quốc với Ấn Độ Dương thông qua Myanmar, thì nó cũng chỉ để Trung Quốc dùng vào việc nhập khẩu ngọc bích, vì khi ấy cũng như bây giờ, người Trung Quốc xem đó là đá quý, đến từ các mỏ ngày nay ở bang Kachin.

Rất ít thương nhân Trung Quốc dám mạo hiểm vượt ra ngoài phía bắc các mỏ ngọc bích và xuống vùng đồng bằng trung tâm Myanmar, nơi giao dịch thương mại không đem lại nhiều lợi ích vào thời kỳ đó.

Sự thật lịch sử có thể kiểm chứng không phải lúc nào cũng được Bắc Kinh dùng trong việc tuyên truyền cho BRI, vì các cán bộ tuyên truyền của nhà nước hiện đang bận sáng chế ra nhiều "Con đường tơ lụa mới", dựa vào những con đường trong quá khứ. Ngoài những "Con đường tơ lụa phía nam" và đường hàng hải, họ còn đang lên kế hoạch tạo ra một "Con đường băng tơ lụa" (Ice Silk Road) nối kết Trung Quốc với các cảng phía bắc của Nga ở Bắc Băng Dương, đến tận Châu Âu.

Dự án Bắc Cực dự kiến các công ty Trung Quốc và Nga sẽ tìm cách hợp tác khai thác dầu khí trong khu vực hàng hải mở cửa. Trung Quốc vẫn chưa tuyên bố cơ sở lịch sử nào dành cho con đường băng tơ lụa của họ vì một yêu sách như vậy sẽ ít hợp lý so với những con đường tơ lụa trong tưởng tượng khác.

Nhưng hiện vẫn chưa rõ là chủ nghĩa xét lại "Con đường tơ lụa" của Bắc Kinh sẽ mở đường cho BRI có cái nhìn về một trật tự thương mại toàn cầu mới, với Trung Quốc là trung tâm và hiện đại. Thật vậy, sự đối kháng đang gia tăng trên nhiều tuyến đường của "Con đường tơ lụa mới".

Một phần quan trọng trong "Con đường tơ lụa phía nam" của BRI là Hành lang Kinh tế Bangladesh - Ấn Độ - Myanmar. Myanmar nằm giữa tầm nhìn "Con đường tơ lụa mới" của Bắc Kinh, với các kế hoạch mở đường sắt cao tốc, xa lộ và hải cảng. Nhưng những mối lo ngại về bẫy nợ có thể xảy ra khiến các dự tính to lớn trước kia bị rút lại.

Hành lang kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan dọc theo các tuyến đường tơ lụa cổ xưa, nối liền vùng tây bắc tỉnh Tân Cương Trung Quốc với cảng Gwadar của Pakistan trên biển Ả Rập, không phù hợp với tầm nhìn lịch sử đối với sự di chuyển tự do của con người và hàng hóa.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan thường xuyên né tránh các câu hỏi về cách đối xử của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nơi có hơn một triệu người đang bị giam giữ trong các trại giam sát biên giới nước ông. Khi tờ Financial Times đặt câu hỏi về lập trường của ông về vấn đề này, Khan trả lời "Tôi không biết nhiều về chuyện đó".

Để "Con đường tơ lụa mới" được chắc chắn, tầm nhìn thời hiện đại của Trung Quốc là viết lại lịch sử. Bắc Kinh vươn ra ngoài biên giới theo những cách chưa từng có trước kia: xây dựng đường xá, hỏa xa và bến cảng nhằm thúc đẩy kinh tế. Có lẽ Von Richthofen không bao giờ tưởng tượng nổi Seidenstrassen của mình sẽ được sử dụng và bị lạm dụng đến mức độ nào trong các mục đích chính trị.

Giống như bản chính con đường tơ lụa, BRI của Tập đang cạnh tranh kiểm soát các tuyến đường thương mại có giá trị, đẩy Trung Quốc chống Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và những quốc gia tìm cách chống lại quyền bá chủ của Bắc Kinh.

Nhưng không giống như thời cổ đại, khi lạc đà mang tơ lụa và những sản phẩm khác từ Trung Quốc băng qua các sa mạc ở Trung Á, tính chiến lược địa lý trong cuộc tranh đua ngày nay cũng nhiều như thương mại.

Bertil Lintne (Chiang Mai)

Ngun tác Busting the myth of China’s New Silk Roads, Asia Times, 27/11/2019

Hoàng Thủy Ngữ chuyển ngữ

(04/12/2019)

Ghi chú :

(*) Eurocentric (adj) : Euro là Châu Âu, Centric là trung tâm. Eurocentric là lấy các nước Châu Âu làm trung tâm.  

Published in Diễn đàn

Theo truyền thuyết, cách nay hơn 4000 năm, vua Nghiêu và vua Thuấn đã nghĩ ra môn cờ vây để giáo huấn những vị hoàng tử còn thiếu chín chắn. Giờ đây, người ta thường có xu hướng diễn giải dự án "Một vành đai Một con đường – BRI" như là một phần của ván cờ vây với phương Tây.

bri11

Bản đồ kế hoạch Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc. Ảnh minh họa 

Cờ vây hay cờ tướng ?

Bản thân cái tên bằng tiếng Hoa "Yi Dai Yi Lu" (Nhất Đới Nhất Lộ) có nghĩa là "Một Vành Đai, Một Con Đường" cũng đã nói lên điều đó. Khác với môn cờ tướng, mục đích của cờ vây là làm thế nào vây hãm nhưng vẫn để lại một khoảng không gian cho đối phương.

Tính chất thời gian dài hạn cũng phù hợp với lô-gic của một phần cờ vây hơn là cờ tướng : một trận đấu chiến lược trong một không gian địa lý cụ thể với những cuộc chinh phục lãnh thổ, thị trường, nguồn nguyên liệu và nhất là công nghệ mà Trung Quốc tuyệt đối cần đến. Tầm nhìn này dành ít chỗ cho sự hợp tác. Rõ ràng, đây chính là quan điểm của Mỹ hiện đang xem Trung Quốc như là một đối thủ chiến lược.

Ông Jean-Joseph Boillot, chuyên gia Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IRIS) trên tờ Diplomatie (số ra tháng 11-12/2019) đặt câu hỏi : Liệu người ta có thể hình dung ra một kịch bản chiến lược khác hay không ? Như ý tưởng về một cuộc chơi mà đôi bên cùng có lợi chẳng hạn ?

Tại Bắc Kinh, người ta đưa ra giải thích như vậy. Ngoài ra còn có luận điểm "không chấp nhận Mỹ hoặc Trung Quốc chiếm ưu thế". Trò chơi đa cực này, như mong muốn của Pháp, thật ra đã được ghi trong học thuyết chính thức của Bắc Kinh : Đó chính là một "Cuộc Mặc Cả Mới" toàn cầu dựa trên một sự tăng trưởng toàn cầu được thúc đẩy nhờ vào những cơ sở hạ tầng tại những nước đang phát triển.

Tuy nhiên, một cuộc chơi đa cực đòi hỏi phải có một số điều kiện cân bằng và do vậy dẫn đến một "trò chơi chiến lược" với Bắc Kinh, dù có mang tính hợp tác hay là không. Ví dụ, người ta biết là Ấn Độ phản đối mạnh mẽ BRI mà nước này xem như là một mối đe dọa tại những nước lân cận của mình do tương quan lực lượng bất cân xứng.

Ba mươi sáu kế

Từ góc nhìn này, nhà nghiên cứu Pháp, Jean-Joseph Boillot đặt tiếp một câu hỏi : Vậy chúng ta có thể giải mã thế nào trò chơi chiến lược của Bắc Kinh hiện nay ?

Theo ông, trước hết chúng ta có thể xuất phát từ một giả thuyết đơn giản như sau : Giới chức lãnh đạo Trung Quốc đã được đào tạo theo khuôn mẫu, theo đó, những luận đề chiến lược cổ điển nắm giữ một vai trò chủ đạo. Nhưng thay vì tìm cách miêu tả các ý đồ "tiên quyết" như đối tượng nghiên cứu của Binh Pháp Tôn Tử, người ta có thể dựa vào "Tam thập lục kế - 36 kế sách", chú trọng đến mưu kế hơn và do vậy cho phép giải mã sau khi các hành vi "được tiết lộ".

Được tìm thấy một cách tình cờ năm 1939 tại một ngôi chợ ở miền bắc Trung Quốc, luận đề 36 kế sách đã được Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân công bố năm 1961 và được sử dụng rộng rãi trong suốt thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (1966 – 1976), giai đoạn mà những nhà lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay mới chập chững bước vào hoạt động chính trị.

Ba mươi sáu kế được phân chia trong 6 tình huống : thắng chiến kế, địch chiến kế, công chiến kế, hỗn chiến kế, tịnh chiến kế và bại chiến kế. Vậy những loại mưu kế nào và những "trò chơi" nào đã được Bắc Kinh ngầm áp dụng trong trường hợp dự án "Một vành đai Một con đường" ?

Điều gây nhiều ngạc nhiên là cả trên phương diện tuyên truyền lẫn trong việc thực thi dự án này, Bắc Kinh áp dụng ít nhất là khoảng hai chục trong số 36 kế sách, cụ thể là toàn bộ 18 chước trong tình huống thắng chiến kế, công chiến kế và địch chiến kế. Ngược lại, trong tình huống hỗn chiến kế hoặc tịnh chiến kế, Bắc Kinh chỉ áp dụng một nửa các kế sách và cho đến lúc này, không áp dụng kế sách nào trong tình huống bại chiến kế.

Mưu kế thứ 36

Câu hỏi chính còn lại là chước thứ 36 nổi tiếng : "Tẩu vi thượng kế". Kế sách này lại phù hợp với nghịch lý được kinh tế gia Patrick Artus nêu lên trong một bài viết mang tính khiêu khích gần đây đề tựa : "Mô hình kinh tế ʺtự cung tự cấpʺ mới của Trung Quốc : Đâu là những tác động đối với nền kinh tế toàn cầu ?".

Trên thực tế, tất cả các chỉ số cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc cho thấy có một sự co cụm theo hướng tự cung tự cấp từ vài năm nay, dù rằng BRI thường xuyên được diễn giải như là một cuộc chinh phục thế giới của đế chế Trung Hoa. Chắc chắn người ta có thể phỏng đoán rằng đây chỉ là một sự nghịch lý. Thế nhưng, trong trường hợp dự án BRI thất bại, hay bị phản đối mạnh mẽ, Bắc Kinh đã có sẵn một chiến lược thoái lui, cũng giống như triều đại nhà Minh ở thế kỷ XV khi cho triệu hồi hạm đội danh tiếng của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) và quyết định đóng cửa Đế chế.

Cuối cùng tác giả kết luận, dù việc thoái lui hiện nay dường như ít có khả năng xảy ra, thì trong mọi trường hợp, kế thứ 36 này cho phép củng cố vị thế thương thuyết của Bắc Kinh trong một "cuộc chơi" hoàn toàn mở rộng, hoặc ít ra là chiếu theo chiến lược cổ xưa này.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 01/12/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2