Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

The 88 Project – t chc tranh đu cho t do biu đt Vit Nam va loan báo : Ông Vũ Minh Tiến (Trưởng ban Pháp chế và Chính sách ca Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam) đã b tng giam mt cách bí mt vì "c ý làm l bí mt nhà nước" [1].

congdoan0

Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao Quyết định của Đoàn Chủ tịch cho ông Vũ Minh Tiến (áo xanh). Ảnh : Hà Anh

Như vy, ch trong vòng mt tháng, có ti hai viên chc mà hot đng công v liên quan đến các quy đnh pháp lut trong lĩnh vc lao đng b công an Vit Nam bt gi. C hai b cáo buc cùng mt ti danh là... "c ý làm l bí mt nhà nước".

Tháng trước (4/2024), công an Vit Nam bt gi ông Nguyn Văn Bình (V trưởng V pháp chế thuc B Lao động, thương binh và xã hội). V bt gi ông Bình [2] đã khiến chính quyn Vit Nam b ch trích kch lit vì gian và ác đã c tình trì hoãn còn trng tr nhng người mun chu toàn cam kết vi cng đng quc tế v vic đ cho người lao đng "t do lp hi". Đó có th là lý do chuyn bt gi ông Tiến mi din ra theo kiu bí mt, bt chp vic gi bí mt y vi phm lut t tng hình s ca Vit Nam.

***

Mt viên chc chuyên trách v pháp chế ca B Lao động, thương binh và xã hội có th nm gi loi "bí mt" nào quan trng đến mc s b xem là ti phm khi "tiết l" ? Tương t, chng l người ph trách pháp chế và chính sách ca Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam (tldla Việt Nam - t chc được chính quyn lp ra đ làm đi din đc quyn ca toàn b người lao đng ti Vit Nam) cũng có th nm gi "bí mt" gây nguy hi cho nhà nước ?

Chưa k chc v, công vic mà ông Vũ Minh Tiến và ông Nguyn Văn Bình đm nhim (va là chuyên viên, va ph trách b phn pháp chế) cho thy, chc chn h rành r lut pháp. Vì l gì c hai cùng "c ý làm l bí mt nhà nước" ?

Khong hai tháng trước khi ông Nguyn Văn Bình b bt (2/2024), da vào mt s ngun tho tin ti Vit Nam, Reuters loan báo :Có th Vit Nam s phê chun Công ước s 87 ca T chc Lao đng Quc tế (ILO) vào tháng 10 năm nay.Tuy nhiên cũng theo Reuters, khi phóng viên ca h thc hin phi kim, c Văn phòng Chính ph, đi din hu trách ca B Lao động, thương binh và xã hội, ln đi din hu trách ca Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đu t chi tr li và bình lun v tin va k[3].

C như tường thut ca Reuters thì Liên Hip Châu Âu (EU), Canada... không hài lòng khi Vit Nam ln la phê chun Công ước 87. Thm chí, mt s như Canada d tính s hành đng, buc Vit Nam phi thc hin các cam kết v lao đng...

***

Công ước 87 là mt trong tám công ước căn bn ca ILO. Tám công ước căn bn này chia thành bn cp, Công ước 87 và Công ước 98 đt đnh các yêu cu v bo đm hot đng ca công đoàn, Công ước 29 và 105 đt đnh các yêu cu nhm xóa b và ngăn nga cưỡng bc lao đng, Công ước 138 và Công ước 182 đt đnh các yêu cu nhm xóa b và ngăn nga vic s dng tr em, Công ước 100 và Công ước 111 đt đnh các yêu cu nhm thc thi đi x bình đng trong lao đng.

Vit Nam đã phê chun 7/8 công ước căn bn ca ILO, riêng Công ước 87 trao quyn t chc công đoàn cho tt c các gii ca lc lượng lao đng, k c công chc, tôn trng t do liên kết liên tc b trì hoãn.

Không phi t nhiên mà cng đng quc tế đ cao các công ước ca ILO, đc bit là tám công ước căn bn, xem đó là điu kin đ ký kết nhng hip đnh t do thương mi (FTA) và đ ra bin pháp ràng buc các bên tham gia FTA tuân th cam kết v lao đng.

Các quc gia văn minh quan nim, kinh tế ch có th phát trin n đnh khi lc lượng lao đng được tôn trng và đi x tt. Tuy nhiên các n lc nhm h tr lc lượng lao đng thăng tiến trong đi sng s khiến chi phí sn xut, dch v gia tăng. Vì vy s đng nht trong chính sách bo v, chăm sóc lc lượng lao đng không đơn thun là nhân đo mà còn nhm to lp s công bng trong quá trình cnh tranh toàn cu. Không thc thi chính sách chung v lao đng không ch b coi là bt nhân mà còn là bt chính.

Cũng không phi t nhiên mà cng đng quc tế không tin chính quyn Vit Nam chân thành khi cam kết s phê chun và nghiêm túc thc thi tám công ước căn bn ca ILO đ có th tr thành mt bên trong các FTA. Ai cũng biết, h thng toàn tr Vit Nam ch nhm đến tăng trưởng kinh tế, không bn tâm đến cá nhân người lao đng. Vic phê chun và thc thi các công ước căn bn ca ILO s khiến lc lượng lao đng tr thành... "khó dy" và "mc đ hp dn ca môi trường sn xut, kinh doanh" suy gim.

Song biến báo, tráo tr khi thc thi các cam kết v lao đng không d dàng vì hàng hóa ca Vit Nam có th tr thành đi tượng b chế tài bi các bin pháp trng pht, nh hưởng nghiêm trng đến c "môi trường sn xut, kinh doanh" ln "thu hút đu tư".

***

Tháng 11 năm ngoái, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam t chc "Hi ngh công b quyết đnh v công tác cán b". Theo đó, Đoàn Ch tch ca Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quyết đnh điu đng ông Vũ Minh Tiến (y viên Ban chp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Vin trưởng Vin Công nhân và Công đoàn) đến nhn công tác ti Ban Chính sách - Pháp lut vi vai trò Trưởng Ban Chính sách và Pháp lut ca Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong năm năm (2023 2028) vì ông Tiến là Tiến sĩ Lut, hot đng nhiu năm trong lĩnh vc pháp lut v công nhân và công đoàn.

Khi y, ông Nguyn Đình Khang (Ch tch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam), gii thích : Vic điu đng và b nhim ông Tiến làm Trưởng ban Chính sách và Pháp lut ca Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vì trong thi gian là Vin trưởng Vin Công nhân và Công đoàn, ông Tiến luôn hoàn thành tt nhim v được giao. Ông và tp th cán b, công chc Vin Công nhân và Công đoàn đã tham mưu rt tt cho Đoàn Ch tch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam v nhng vn đ liên quan đến đoàn viên, người lao đng, hot đng công đoàn[4] ...

The 88 Project cho biết :Ging như ông Bình, ông Tiến đang dn đu các n lc đưa Lut Lao đng ca Vit Nam phù hp vi tiêu chun quc tế. Vivai trò ti Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, ông Tiến có nhim v sa đi Lut Công đoàn, theod kiến strình đ Quc hiVit Nam phê chun vào cui năm nay. Nhng v bt gi này là ví d khác v s tht bi ca các t chc quc tế trong vic huyên thuyên vvic bo v nhng người ci cách lao đng ri cui cùng hb tng vào tù.

Nếu chu khó liên kết các d liu li vi nhau hn có th phán đoán vì l gì hai viên chc mà hot đng công v liên quan đến các quy đnh pháp lut trong lĩnh vc lao đng cùng b cáo buc là... "c ý làm l bí mt nhà nước". Mt s t chc quc tế bt bình vì h tin rng, ông Tiến và ông Bình b bt ch vì mun thúc đy vic thc thi Công ước 87 ti Vit Nam ! Vic b tng giam có th tiết l vi c hai ông mt "bí mt" khác liên quan đến nhà nước mà h cùng phc v, đó là nhà nước y va gian, va ác !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/05/2024

Chú thích

[1] https://www.voatiengviet.com/a/du-an-88-vn-bat-giam-cuu-vien-truong-vien-cong-nhan-va-cong-doan-vu-minh-tien/7620418.html

[2] https://tienphong.vn/bat-tam-giam-vu-truong-vu-phap-che-bo-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-post1635631.tpo

[3] https://www.reuters.com/business/vietnam-plans-union-reform-avert-trade-woes-risking-foreign-firms-unease-2024-02-27/

[4] https://laodong.vn/cong-doan/ong-vu-minh-tien-duoc-bo-nhiem-lam-truong-ban-chinh-sach-phap-luat-tong-lien-doan-lao-dong-viet-nam-1262290.ldo

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Không có tòa bảo hiến, các điều luật dễ bị xuyên tạc khiến chỉ áp dụng cho những người yếu thế mà bỏ qua những kẻ cậy quyền cậy chức. Không có tòa bảo hiến thì đương nhiên cũng thiếu cả sự quan trọng nhất : không cơ quan nào giám sát Thực thi Hiến pháp. Hiến pháp bị vi phạm cũng không ai xử lý. Nhất là đối với những người lao động ở tầng dưới xã hội, mãi mãi họ bị đè đầu cưỡi cổ mà chả biết kêu ai.

congdoan1

Công đoàn khối Cơ quan PVN tổ chức đối thoại với NLĐ vào tháng 12/2018 - Ảnh minh họa

Theo chủ nghĩa hợp hiến, không một ai được thiên vị trong hiến pháp của một nước, để đảm bảo công bằng. Điều 10 Hiến pháp về lao động đã không tôn trọng chủ nghĩa hợp hiến khi đưa một tổ chức công đoàn riêng rẽ vào trong Hiến pháp. Điều này làm cho một công đoàn được nuông chiều, nâng đỡ, thiên vị. Khi một cá nhân tổ chức nào được thiên vị ở trong hiến pháp thì sẽ làm việc toàn tâm cho kẻ tạo ra sự thiên vị gây nên bất công xã hội. 

Trích nguyên văn điều quy định về công đoàn trong Hiến pháp năm 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : 

"Điều 10 : Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội ; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động ; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Điều 10 này của Hiến pháp gây bức xúc rất lớn trong quần chúng, khi đã được bóc mẽ ra. Họ nói rằng họ phải đưa tiền ( một cách cưỡng ép thụ động) để nuôi một tổ chức không có hoạt động thực chất, trừ ăn chơi nhậu nhẹt và mấy cuộc đi tham quan, hỏi thăm và lễ hội nhảy múa gọi là. Những việc chính yếu, thiết thực thì công đoàn nhà nước thì họ không làm, dù đã được thế độc quyền trong hiến pháp. Một nhà tranh đấu vận động thành lập các nghiệp đoàn độc lập cho Việt Nam, ông Lê Trọng Hùng ở Hà Nội cho rằng vì công đoàn theo chủ nghĩa Marx đã chết một nửa còn một nửa. Ông Hùng tái khẳng định công đoàn nhà nước chỉ còn hình thức và đã chết về linh hồn, chỉ còn nước giải tán và rút khỏi Hiến pháp là bản hợp đồng giữa người dân và nhà nước. Khi bên kia không thực hiện được hợp đồng thì hoặc là bên này xóa bỏ cuốn hợp đồng đó, hoặc là hai bên ngồi với nhau để làm lại một bản hợp đồng mới khác. 

Hồi cuối năm 2018, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước CPTPP, lại mở ra cho các doanh nghiệp và thị trường, chủ yếu là tư doanh hơn quốc doanh. Đây là cơ hội để người lao động Việt Nam chủ động và nâng cao kiến năng của mình ! 

Anh Trương Li bình luận :

"Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương được cải tiến với 10 nước khác và sẽ vận hành từ năm 2019, hoặc Hiệp định với Liên hiệp Âu châu. Giới đầu tư nhìn vào khuôn khổ luật chơi quốc tế và mong Việt Nam sẽ chấp hành như cam kết, nhất là về quyền lợi đích thực của người lao động Việt".

Không có tòa bảo hiến, các điều luật dễ bị xuyên tạc khiến chỉ áp dụng cho những người yếu thế mà bỏ qua những kẻ cậy quyền cậy chức. Không có tòa bảo hiến thì đương nhiên cũng thiếu cả sự quan trọng nhất : không cơ quan nào giám sát Thực thi Hiến pháp. Hiến pháp bị vi phạm cũng không ai xử lý. Nhất là đối với những người lao động ở tầng dưới xã hội, mãi mãi họ bị đè đầu cưỡi cổ mà chả biết kêu ai. Công đoàn nhà nước thì ở quá xa, còn nghiệp đoàn độc lập thì chưa có điều kiện để hiện diện thường trực. Chẳng hạn, các tài xế Grabbike phải trả phí môi giới 25% cho nhà cung cấp ứng dụng trung gian, suốt ngày họ phải lo nơm nớp bị đuổi việc vô lý mà chẳng thấy công đoàn nào xông pha bảo vệ quyền lợi của họ. Luật pháp nước Việt Nam chẳng lẽ bảo vệ công ty Grab từ nước ngoài vào thay vì bảo vệ chính những người lao động trong nước ?

Đã vậy, nghe đâu sắp có thêm một điều luật ngớ ngẩn khác, phải cố gắng lắm mới hiểu được dụng ý người ra luật :

"...Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không được đồng thời bao gồm đoàn viên là người lao động thông thường và người lao động là người đại diện cho lợi ích của người sử dụng lao động…" (trích Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019). 

Anh Nguyễn Vũ Hiệp, biên tập viên của trang tin Mạng lưới nghiệp đoàn (unionsnetwork.org) nhận xét : Với dự luật này thì người lao động cũng coi giống như bột giặt, luôn được chia thành bột giặt OMO và bột giặt thường.

Kiều Phong

Nguồn : VNTB, 20/05/2019

Published in Diễn đàn

Đàn áp công đoàn độc lập

Việc bắt giam và kết án ông Hoàng Đức Bình đưa tổng số những thành viên của tổ chức Phong trào Lao động Việt, hiện bị giam giữ lên bốn người. Đó là các ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đức Độ, và Hoàng Đức Bình.

congdoan1

Phong trào đòi trả tự do cho ông Hoàng Đức Bình (ảnh giữa), một thành viên Phong trào Lao động Việt vừa bị kết án 14 năm tù. Tháng 2/2018. Courtesy of Green Tree Hanoi.

Một trong những người chủ chốt của tổ chức này là ông Đoàn Huy Chương đang trốn tránh sự bắt bớ của công an Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2006, ông Chương và một số người khác thành lập Hội Đoàn kết công nông để đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và nông dân, nhưng chỉ vài ngày sau là ông bị bắt. Ông ra tù năm 2006, rồi lại bị bắt một lần nữa sau khi tổ chức một cuộc đình công tại Trà Vinh lên đến hơn 10.000 công nhân tham gia. Ông được trả tự do vào đầu năm 2017 sau khi mãn án tù.

Từ nơi ẩn náu, ông Chương cho chúng tôi biết hiện nay có hai tổ chức nghiệp đoàn độc lập đang hoạt động là Phong trào Lao động Việt do ông và một số người thành lập vào tháng Tám, năm 2008, và tổ chức thứ hai là Liên đoàn Lao động Việt tự do. Ông nói về hoạt động của hai tổ chức này :

"Có thể hỗ trợ nhau về thông tin, chứ không dẫm chân lên nhau bởi vì tuy rằng là hai tổ chức nhưng cùng một mục tiêu là giúp đỡ những người công nhân nói lên sự bất công mà giới chủ doanh nghiệp đàn áp họ, hay là những cái mà công đoàn Việt Nam không bảo vệ họ, thì chúng tôi, Lao động Việt hay Phong trào Lao động Việt làm mọi cách để hướng dẫn họ, bảo vệ họ chứ không giẫm chân lên nhau".

Ông Đoàn Huy Chương cho biết là từ cuối tháng 12 năm 2017 đến nay, cha ông nhiều lần bị công an tỉnh Đồng Nam tạm giữ. Ông cho rằng công an làm như vậy là để làm cho ông ra khỏi chổ ẩn náu để bắt, vì họ lo ngại ông Chương là người hay tiếp xúc với giới công nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân sự ở Hà Nội nói với chúng tôi về sự đàn áp hiện nay của nhà cầm quyền đối với các tổ chức đối lập nói chung, và các tổ chức công đoàn độc lập nói riêng :

"Những người mà họ cảm thấy rằng hành động của những người đấy thực sự nguy hiểm đối với sự tồn tại của họ, sự nắm quyền của họ, thì họ tìm mọi cách để trừng trị, vu khống, vu cáo những tội như thế, còn những người họ cảm thấy không quá nguy hiểm thì họ cứ để đấy".

Ông Chương cũng nói rằng những người cộng sản rất ngại những tổ chức được thành lập mà họ không thể kiểm soát được.

Vào cuối năm 2012, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng có nói chuyện trong một hội nghị của ngành công an rằng không để cho các tổ chức, các nhóm đối lập được thành lập.

Cuối năm 2014, ông Nguyễn Tấn Dũng lại lặp lại tuyên bố đó, cũng trong một hội nghị của ngành công an.

Những tổ chức công đoàn độc lập mà nhà nước Việt Nam không kiểm soát được thì luôn được báo chí nhà nước Việt Nam gọi là những tổ chức phản động. Sau khi bản tuyên án ông Hoàng Đức Bình được công bố, báo điện tử Nghệ An nói rằng ông Bình đã tham gia tổ chức phản động là Phong trào Lao động Việt.

Tuy nhiên một nhạc sĩ tự do ở Sài Gòn là ông Nguyễn Tín nói với chúng tôi :

"Ngày xưa tôi cũng có làm công nhân, tôi biết những cái công đoàn không nói tiếng nói của người công nhân, không đứng về phía công nhân, cho nên việc anh (Bình) thành lập Lao động Việt, tôi thấy rất hợp lý, nơi đó sẽ đòi lại những quyền lợi mà công nhân Việt Nam cần phải có".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, điều mà ông Nguyễn Tín trình bày là một nhu cầu rất cao trong giới lao động tại Việt Nam hiện nay, vì thực sự các công đoàn của nhà nước, mà ông gọi là công đoàn vàng theo tiếng lóng của báo chí phương Tây, là không đại diện cho công nhân.

Thực trạng và tương lai của hoạt động công đoàn tại Việt Nam

Tuy nhiên theo quan sát của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ngoài những tổ chức gọi là "công đoàn vàng" của nhà nước, những hoạt động công đoàn độc lập chưa thực sự tồn tại, mặc dù ông công nhận rằng có những hoạt động có thể có tính tổ chức của các cuộc đình công xảy ra đây đó trên cả nước :

"Tôi nghĩ là chưa có thực sự một tổ chức công đoàn độc lập nào ở Việt Nam cả. Lao động Việt là một phong trào để xúc tiến thành lập những công đoàn độc lập ấy. Họ có những tổ chức không chính thức của họ.

Những tổ chức ấy bất kể là nó có đăng ký hay không, nó phải có một hoạt động nhất định nào đó, và nó phải kéo tương đối là dài".

Quan sát của ông trái với sự khẳng định của một số nhà hoạt động nghiệp đoàn tự do nói với chúng tôi rằng hiện nay các hoạt động nghiệp đoàn thực sự đã bắt đầu và dưới hình thức mà họ gọi là không cần một tổ chức.

Khẳng định điều này với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Hùng, hiện nay là Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt tự do dẫn chứng trường hợp đấu tranh của giới lái xe chống trạm thu phí Cai Lậy, không cần một tổ chức mang tính hình thức.

Cho dù là với hiện trạng không có tổ chức, hoặc có thể là có tổ chức bí mật như hiện nay, những người hoạt động công đoàn độc lập đã bắt đầu nói nhiều đến áp lực của bên ngoài khi Việt Nam gia nhập những tổ chức thương mại quốc tế, có những điều kiện ràng buộc về công đoàn độc lập, chẳng hạn như thỏa thuận thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam mong muốn tham gia, có yêu cầu phải để cho công nhân tự thành lập tổ chức của mình.

Hy vọng này một lần nữa lại được nhen nhóm trong những ngày đầu năm 2018, khi mà tại diễn đàn kinh tế Davos, chính phủ Mỹ có tuyên bố khả năng nước này quay trở lại TPP sau khi đã rút ra hồi đầu năm 2017. Điều này sẽ làm cho thỏa thuận TPP mạnh mẽ và có sức ép lớn hơn.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu Chính phủ Việt Nam có thành lập những tổ chức công đoàn độc lập giả hiệu hay không ? Vì rằng trong quá khứ Đảng cộng sản Việt Nam đã từng thành lập những tổ chức ngoại vi của họ, mang danh nghĩa không cộng sản.

Ông Đoàn Huy Chương tự tin rằng tổ chức của ông có thể đương đầu được với viễn cảnh đó :

"Thành lập một tổ chức công đoàn ảo thì đối với họ là không khó. Nhưng chúng tôi không ngại chuyện đó, chúng tôi đấu tranh cho sự thật, làm những gì thực chất cho công nhân. Những người nhìn thấy việc đó là công nhân chứ không để cho những người cộng sản nhìn thấy, hay một tổ chức nào nhìn thấy. Sự quyết định là ở những người công nhân".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng cảnh báo những người hoạt động nghiệp đoàn độc lập hiện nay về điều đó :

"Những người hoạt động vì phong trào lao động phải chú ý đến khả năng đó. Theo suy đoán của tôi thì khả năng đấy chắc chắn xảy ra. Khi đó mình phải tương kế tựu kế biến cái đó thành của mình, hay là vô hiệu hóa nó đi. Đây là một cuộc đấu tranh trí tuệ và cân não".

Theo ông Nguyễn Quang A, các nhà hoạt động công đoàn độc lập có thể bắt đầu bằng những hoạt động nhỏ cho giới công nhân để cho nhà nước độc đảng của Việt Nam không cảm thấy sợ hãi, từ đó dẫn đến việc họ sẽ thấy sự tồn tại của những công đoàn độc lập là một chuyện bình thường.

Ông cũng nói là những hoạt động công đoàn nên công khai, tuy ông vẫn không loại trừ những hoạt động ngầm vì quyền lợi của người công nhân.

Như vậy là sau hơn 40 năm cầm quyền của Đảng cộng sản, một đảng tự xưng là đảng của giai cấp công nhân với biểu tượng búa liềm trên lá cờ đảng, những người cộng sản tiếp tục gọi các tổ chức độc lập của công nhân là phản động, còn những người hoạt động nghiệp đoàn như ông Đoàn Huy Chương, hoạt động xã hội dân sự như ông Nguyễn Quang A, đang tìm cách thực hiện những điều bình thường trong một xã hội bình thường, đó là tổ chức tranh đấu cho quyền lợi thực sự của người công nhân.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 08/02/2018

Published in Diễn đàn