Không có tòa bảo hiến, các điều luật dễ bị xuyên tạc khiến chỉ áp dụng cho những người yếu thế mà bỏ qua những kẻ cậy quyền cậy chức. Không có tòa bảo hiến thì đương nhiên cũng thiếu cả sự quan trọng nhất : không cơ quan nào giám sát Thực thi Hiến pháp. Hiến pháp bị vi phạm cũng không ai xử lý. Nhất là đối với những người lao động ở tầng dưới xã hội, mãi mãi họ bị đè đầu cưỡi cổ mà chả biết kêu ai.
Công đoàn khối Cơ quan PVN tổ chức đối thoại với NLĐ vào tháng 12/2018 - Ảnh minh họa
Theo chủ nghĩa hợp hiến, không một ai được thiên vị trong hiến pháp của một nước, để đảm bảo công bằng. Điều 10 Hiến pháp về lao động đã không tôn trọng chủ nghĩa hợp hiến khi đưa một tổ chức công đoàn riêng rẽ vào trong Hiến pháp. Điều này làm cho một công đoàn được nuông chiều, nâng đỡ, thiên vị. Khi một cá nhân tổ chức nào được thiên vị ở trong hiến pháp thì sẽ làm việc toàn tâm cho kẻ tạo ra sự thiên vị gây nên bất công xã hội.
Trích nguyên văn điều quy định về công đoàn trong Hiến pháp năm 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam :
"Điều 10 : Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội ; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động ; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Điều 10 này của Hiến pháp gây bức xúc rất lớn trong quần chúng, khi đã được bóc mẽ ra. Họ nói rằng họ phải đưa tiền ( một cách cưỡng ép thụ động) để nuôi một tổ chức không có hoạt động thực chất, trừ ăn chơi nhậu nhẹt và mấy cuộc đi tham quan, hỏi thăm và lễ hội nhảy múa gọi là. Những việc chính yếu, thiết thực thì công đoàn nhà nước thì họ không làm, dù đã được thế độc quyền trong hiến pháp. Một nhà tranh đấu vận động thành lập các nghiệp đoàn độc lập cho Việt Nam, ông Lê Trọng Hùng ở Hà Nội cho rằng vì công đoàn theo chủ nghĩa Marx đã chết một nửa còn một nửa. Ông Hùng tái khẳng định công đoàn nhà nước chỉ còn hình thức và đã chết về linh hồn, chỉ còn nước giải tán và rút khỏi Hiến pháp là bản hợp đồng giữa người dân và nhà nước. Khi bên kia không thực hiện được hợp đồng thì hoặc là bên này xóa bỏ cuốn hợp đồng đó, hoặc là hai bên ngồi với nhau để làm lại một bản hợp đồng mới khác.
Hồi cuối năm 2018, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước CPTPP, lại mở ra cho các doanh nghiệp và thị trường, chủ yếu là tư doanh hơn quốc doanh. Đây là cơ hội để người lao động Việt Nam chủ động và nâng cao kiến năng của mình !
Anh Trương Li bình luận :
"Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương được cải tiến với 10 nước khác và sẽ vận hành từ năm 2019, hoặc Hiệp định với Liên hiệp Âu châu. Giới đầu tư nhìn vào khuôn khổ luật chơi quốc tế và mong Việt Nam sẽ chấp hành như cam kết, nhất là về quyền lợi đích thực của người lao động Việt".
Không có tòa bảo hiến, các điều luật dễ bị xuyên tạc khiến chỉ áp dụng cho những người yếu thế mà bỏ qua những kẻ cậy quyền cậy chức. Không có tòa bảo hiến thì đương nhiên cũng thiếu cả sự quan trọng nhất : không cơ quan nào giám sát Thực thi Hiến pháp. Hiến pháp bị vi phạm cũng không ai xử lý. Nhất là đối với những người lao động ở tầng dưới xã hội, mãi mãi họ bị đè đầu cưỡi cổ mà chả biết kêu ai. Công đoàn nhà nước thì ở quá xa, còn nghiệp đoàn độc lập thì chưa có điều kiện để hiện diện thường trực. Chẳng hạn, các tài xế Grabbike phải trả phí môi giới 25% cho nhà cung cấp ứng dụng trung gian, suốt ngày họ phải lo nơm nớp bị đuổi việc vô lý mà chẳng thấy công đoàn nào xông pha bảo vệ quyền lợi của họ. Luật pháp nước Việt Nam chẳng lẽ bảo vệ công ty Grab từ nước ngoài vào thay vì bảo vệ chính những người lao động trong nước ?
Đã vậy, nghe đâu sắp có thêm một điều luật ngớ ngẩn khác, phải cố gắng lắm mới hiểu được dụng ý người ra luật :
"...Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở không được đồng thời bao gồm đoàn viên là người lao động thông thường và người lao động là người đại diện cho lợi ích của người sử dụng lao động…" (trích Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019).
Anh Nguyễn Vũ Hiệp, biên tập viên của trang tin Mạng lưới nghiệp đoàn (unionsnetwork.org) nhận xét : Với dự luật này thì người lao động cũng coi giống như bột giặt, luôn được chia thành bột giặt OMO và bột giặt thường.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 20/05/2019