Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tình huống mới trên Biển Đông

Trường Sa, RFA, 23/12/2022

Trung Quốc lại lén lút bồi lấp ở Trường Sa

Tờ Bloomberg mới gần đây cho hay Trung Quốc đang tiến hành hoạt động xây dựng trên một số thực thể không có người ở trên Biển Đông [1]  . Bốn thực thể mà Trung Quốc đang cho xây dựng một cách lén lút, bao gồm đá Ba đầu, đá Tri Lễ, đá An Nhơn và đá Én đất.

biendong1

Hình chụp đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa - AMTI

Đá Ba Đầu (tên tiếng Anh : Whitsun Reef) là một phần của hệ thống rạn san hô được gọi là cụm Sinh Tồn bao gồm khoảng 20 cấu trúc địa hình thuộc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Các cấu trúc địa hình trong cụm Sinh Tồn là đối tượng của các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Năm 2020, Philippines đã tố cáo Trung Quốc điều rất nhiều tàu cá xung quanh Đá Ba Đầu.

Về mặt pháp lý, nếu đá Ba Đầu là một đảo nổi trên mặt nước khi thủy triều lên, thì nó sẽ được coi là một đá với lãnh hải riêng rộng 12 hải lý. Nếu đá Ba Đầu là bãi cạn lúc chìm lúc nổi và nằm trong lãnh hải rộng 12 hải lý của một hòn đảo tranh chấp thuộc cụm Sinh Tồn, thì nó sẽ thuộc về nước có lãnh hải bao trùm nó.

Hiện nay, đảo Sinh Tồn Đông (do Việt Nam quản lý) được cho là một đảo nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Đá Ba Đầu dường như nằm trong lãnh hải rộng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông đang có tranh chấp chủ quyền. Do đó, chủ quyền đối với đá Ba Đầu sẽ thuộc về quốc gia cuối cùng có chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông.

Việt Nam đã quản lý liên tục trên cụm đảo Sinh Tồn từ năm 1974 (đối với đảo Sinh Tồn) và năm 1978 (đối với đảo Sinh Tồn Đông), 2 đảo này đều là các thực thể nổi được phép mở lãnh hải 12 hải lý bao gồm toàn bộ cụm đảo Sinh Tồn.

Do đó, Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các thực thể trong cụm đảo Sinh Tồn.

Tên gọi tiếng Anh của đá Tri Lễ chưa rõ ràng. Theo trang Nghiencuubiendong thì tên tiếng Anh của đá Tri Lễ là Sandy Cay [2]  . Nhưng theo một tài liệu của Philippines thì Sandy Cay lại là tên tiếng Anh của đá Hoài An - cũng là một thực thể gần đó [3] .

Sandy Cay nằm trong cụm Thị Tứ, trong đó Thị Tứ là thực thể lớn nhất, đang nằm dưới sự kiểm soát của Philippines.

Sandy Cay là một phần của Cụm Thị Tứ ở khu vực tây bắc của quần đảo Trường Sa. Cụm Thị Tứ bao gồm hai đảo san hô vòng. Đảo san hô phía đông bao gồm hai rạn san hô hoàn toàn chìm dưới nước. Đảo san hô phía tây bao gồm đảo Thị Tứ và một số bãi cát, một trong số đó là Sandy Cay. Đảo Thị Tứ và Sandy Cay là những thực thể nổi lên kể cả khi thủy triều lên cao. Các bãi cát khác hoặc là các thực thể ngập nước hoàn toàn hoặc là các bãi nổi khi thủy triều xuống thấp. Về mặt pháp lý, Sandy Cay được coi là một đá.

Tình hình đáng báo động khi các báo cáo xuất hiện vào tháng 8 năm 2017 cho biết các tàu Trung Quốc đã xuất hiện gần đó và dường như sẵn sàng chiếm giữ thực thể này [4]  . Nhưng Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua đảm bảo với Tổng thống Duterte vào thời điểm đó rằng Trung Quốc "không xây dựng bất cứ thứ gì" trên bãi cát.

Tuy nhiên, vào tháng 9/2017, Đại sứ Zhao tuyên bố, không giải thích chi tiết, rằng vụ việc đã "được giải quyết thành công thông qua các kênh ngoại giao".

Sau đó vào tháng 11/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tiết lộ rằng Philippines trên thực tế đã cố gắng xây dựng nơi trú ẩn cho ngư dân trên đảo Sandy Cay vào đầu năm đó. Trung Quốc phản đối nỗ lực này và Philippines đã rút binh lính khỏi bãi cát. Không có cấu trúc nào được xây dựng, nhưng nỗ lực này có thể đã khiến Trung Quốc triển khai các cuộc tuần tra tới Sandy Cay, dẫn đến việc các tàu Trung Quốc nhìn thấy gần bãi cát vào tháng 8/2017 [5] .

Vào tháng 4/2019, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Sta. Romana cũng tiết lộ rằng Philippines và Trung Quốc trước đó đã đạt được một "thỏa thuận tạm thời" để giữ cho Sandy Cay không có người ở. Đây có thể là thỏa thuận mà hai nước đạt được vào tháng 9/2017 [6] .

Năm 2019, Philippines lại tố cáo 275 tàu Trung Quốc xuất hiện gần Thị Tứ, nhưng chủ yếu nhắm vào Sandy Cay [7] .

Năm 2021, Thẩm phán Carpio đã cáo buộc chính quyền Duterte để mất Sandy Cay vào tay Trung Quốc giống như số phận của Bãi cạn Scarborough trước đó [8] . Tuy nhiên, chính quyền Philippines đã phủ nhận vấn đề này.

Đá An Nhơnhoặc có tên gọi khác là cồn san hô Lan Can (tên tiếng Anh là Lankiam Cay). Đá An Nhơn là một thực thể nằm trong cụm Loại Ta. Hiện nay Philippines đang chiếm hữu Loại Ta. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thì Loại Ta chỉ là đá [9]  , theo Trung tâm Luật quốc tế của đại học Quốc gia Singapore thì đá An Nhơn là một trong 3 đụn san hô luôn chìm dưới mực nước biển và không có công trình gì ở đó, tính đến năm 2014 [10] .

Đá Én Đất (tên tiếng Anh là Eldad Reef) là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này có kích thước lớn nhất cụm, nằm tại cực đông của cụm và cách đá Núi Thị khoảng 7 hải lý (13 km) về phía đông-đông nam.

Theo thông tin của Trung tâm Luật quốc tế NUS dựa trên quan sát hình ảnh vệ tinh năm 2015 thì đá Én Đất dường như là bãi lúc chìm lúc nổi, và chưa có xây dựng gì bên trên [11] .

Báo chí Việt Nam trích dẫn lại từ báo Philippines cho biết, năm 2014 Trung Quốc đã có hành động cải tạo và bồi lấp Én Đất [12] .

Một bài báo Việt Nam cho biết : Trung Quốc đã thực hiện nhiều hoạt động xâm phạm đá Ba Đầu từ các năm 1992 (dự định đổ bộ) cho đến 2014 (thả vật thể lạ đóng vai trò phao chủ quyền), 2016 (neo đậu tàu lớn và thả các tốp ngư dân đi thuyền nhỏ vào đánh bắt hải sản) nhưng đều bị Hải quân Việt Nam cử các xuồng chủ quyền ra xua đuổi, thu hồi vật thể lạ. Việt Nam còn duy trì động thái chống tiếp cận các đảo không người như vậy ở đá Én Đất, bãi Bàn Than..., qua đó thấy rõ các thủ đoạn tái diễn từ phía Trung Quốc [13] .

Với các thông tin về hành động bồi lấp của Trung Quốc tại Trường Sa như vậy, đây là động thái chưa từng có nằm trong mưu đồ lâu dài của Bắc Kinh hòng củng cố các yêu sách đối với lãnh thổ tranh chấp tại khu vực giao thương toàn cầu trọng yếu này.

Trong khi Trung Quốc trước đây đã xây dựng các rạn san hô, đảo và khối đất tranh chấp ở khu vực mà họ đã kiểm soát từ lâu — và quân sự hóa chúng bằng các cầu cảng, đường băng và cơ sở hạ tầng khác. Nhiều quan chức phương Tây đã cảnh báo rằng hoạt động xây dựng mới nhất của Bắc Kinh cho thấy âm mưu thúc đẩy việc lập một nguyên trạng mới, cho dù còn quá sớm để biết liệu Trung Quốc có tìm cách quân sự hóa chúng hay không.

biendong2

Một số trong tổng số hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu ở khu vực gần đảo Đá Ba Đầu ngày 7/3/2021

Philippines lo ngại lên tiếng

Bộ Ngoại giao Philippines đã lập tức đưa ra tuyên bố : "Chúng tôi hết sức lo ngại vì những hoạt động như vậy trái với cam kết tự kiềm chế của Tuyên bố Ứng xử về Biển Đông và Phán quyết Trọng tài năm 2016" [14] .

Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines lại cho rằng bài báo trên Bloomberg là "tin giả" và viện dẫn trang web SCS Probing Initiative (SCSPI) - một dự án của Bắc Kinh để tuyên truyền về Biển Đông, để chứng minh quan điểm của mình.

SCSPI đã mô tả hoạt động cải tạo bị cáo buộc của Trung Quốc tại ít nhất bốn thực thể ở Biển Đông là "tin giả 100%".

"Thứ nhất, trong số bốn thực thể được đề cập (trong bài báo của Bloomberg), tất cả đều là các bãi cát và hình dáng của 4 thực thể này đều tự nhiên thay đổi hàng năm", SCSPI cho biết. "Thứ hai, Sandy Cay đang bị Việt Nam chiếm đóng. Thật nực cười khi đổ lỗi cho Trung Quốc" [15] .

Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải thích vụng về từ phía các chuyên gia Trung Quốc. Trên bài báo của Bloomberg, họ đã kèm theo cả hình ảnh chụp từ vệ tinh đối với các thực thể này, sự thay đổi cấu trúc của các thực thể này có thể thấy rõ là có bàn tay của con người, chứ không phải dấu vết của tự nhiên. Ngoài ra, không biết các chuyên gia của SCSPI không có kiến thức hay là "lập lờ đánh lận con đen" khi khẳng định Việt Nam đang chiếm hữu Sandy Cay. Như đã trình bày ở trên, Sandy Cay là thực thể không có người nào ở trên đó. Còn thực thể mà Việt Nam đang chiếm hữu là Sơn Ca (tiếng Anh là Sand Cay).

Chưa kể, hồi đầu tháng 12, hàng chục tàu Trung Quốc được cho là do lực lượng dân quân biển của họ điều khiển ở Biển Tây Philippines đã di chuyển gần hơn đến Palawan trong những tháng gần đây, bao gồm cả vùng biển gần các địa điểm của kế hoạch thăm dò năng lượng chung Philippines-Trung Quốc bị hủy bỏ, một quan chức quân sự hàng đầu của Philippines đã cho biết [16] .

biendong3

Tàu cá của Trung Quốc tại đá Ba Đầu, quần đảo Trường Sa hôm 23/3/2021. Ảnh Maxar/AP

Việt Nam cần làm gì ?

Với các hành động này cho thấy Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng theo cách có lợi cho họ. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải cùng Philippines và các quốc gia Biển Đông khác "giữ nguyên hiện trạng" thông qua các hoạt động ngoại giao, công luận quốc tế, cũng như sức mạnh sẵn có, không thể xảy ra việc thay đổi hiện trạng các thực thể này. Vì điều này sẽ dẫn đến các bất lợi cho tất cả các quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc.

Thứ hai, Việt Nam cũng cần có kế hoạch cụ thể cho việc đặt tên cho các thực thể trên biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời công bố rộng rãi các tên gọi này để thống nhất cũng như khẳng định chủ quyền của Việt nam ở đây. Có rất nhiều tên gọi và cách gọi không thống nhất với nhau đối với các thực thể này.

Thứ ba, Việt nam cần công bố rộng rãi các thông tin về các thực thể này, để cho công chúng trong nước và thế giới hiểu rõ vấn đề. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam nhiều hơn. Cho đến nay, mặc dù phía Philippines đã chính thức lên tiếng về vấn đề này, nhưng Việt Nam thì vẫn đang "án binh bất động".

Lê Trường Sa

Nguồn : RFA, 23/12/2022

[1] https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-12-20/china-accused-of-building-on-unoccupied-reefs-in-south-china-sea ?leadSource=uverify wall

[2] https://nghiencuubiendong.vn/quan-dao-truong-sa.44068.anews

[3] https://maritimereview.ph/the-controversy-surrounding-sandy-cay-examining-the-public-evidence/

[4] https://www.philstar.com/headlines/2017/08/19/1730865/carpio-china-virtually-occupying-sandy-cay

[5] https://maritimereview.ph/the-controversy-surrounding-sandy-cay-examining-the-public-evidence/

[6] https://maritimereview.ph/the-controversy-surrounding-sandy-cay-examining-the-public-evidence/

[7] https://www.eurasiareview.com/27052019-the-standoff-at-sandy-cay-in-the-south-china-sea-analysis/

[8] https://opinion.inquirer.net/140175/tiny-sandy-cay-reveals-the-big-lie

[9]https://amti.csis.org/dao-loai-ta/?lang=vi

[10] https://cil.nus.edu.sg/wp-content/uploads/2016/06/Loaita-Bank-Lankiam-Reef-Final.pdf

[11] https://cil.nus.edu.sg/wp-content/uploads/2017/08/Tizard-Bank-Eldad-Reef-Final.pdf

[12] https://soha.vn/quoc-te/philippinesbao-cao-mat-ve-hoat-dong-trai-phep-cua-tq-o-truong-sa-20140613130247535rf20140613130247535.htm

[13] https://congan.com.vn/tin-chinh/thay-gi-qua-viec-trung-quoc-dua-luc-luong-dan-quan-bien-tien-vao-bien-dong_109436.html

[14]https://www.philstar.com/headlines/2022/12/21/2232369/philippines-concerned-over-report-chinas-construction-activities-spratlys?utm_medium=twitter&utm_source=dlvr.it

[15] https://www.manilatimes.net/2022/12/22/news/ph-concerned-over-china-reclamation/1871204

[16]https://globalnation.inquirer.net/208965/chinese-militia-vessels-coming-closer-to-palawan

****************************

CSIS : Vit Nam m rng ‘đáng k’ Trường Sa

VOA, 15/12/2022

Vit Nam đã tiến hành m rng đáng k công vic no vét và bi đp ti mt s tin đn Bin Đông trong na cui năm nay, cho thy ý đnh cng c thêm nhiu các tuyên b ch quyn ca mình vùng Bin Đông có tranh chp, theo Trung tâm Nghiên cu Chiến lược Quc tế (CSIS).

biendong4

Hình nh v tinh ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược Quc tế (CSIS) ca M cho thy vic m rng các đo mà Vit Nam chiếm gi Trường Sa.

Báo cáo mi đưa ra ca CSIS, có tr s Washington DC ca M, nói rng vic m rng ca Vit Nam qun đo Trường Sa, nơi Trung Quc và các nước khác trong khu vc cũng có tranh chp ch quyn, đã to ra khong 170ha đt mi và nâng tng din tích mà Vit Nam đã m rng trong thp k qua lên gn 220ha.

Da trên các hình nh chp t v tinh thương mi, chương trình Sáng kiến Minh bch Hàng hi châu Á (AMTI) ca CSIS cho biết các hot đng mà Vit Nam tiến hành bao gm m rng công vic bi đp ti bn thc th và no vét ti năm thc th khác.

"Quy mô ca hot đng bi đp, mc dù vn còn kém xa so vi hơn 3.200 mu (gn 1.230ha) đt do Trung Quc m rng t năm 2013 đến 2016, đã ln hơn đáng k so vi nhng n lc trước đây ca Vit Nam và cho thy mt đng thái ln nhm cng c v thế ca Vit Nam Trường Sa",báo cáo viết.

Vit Nam chưa có phn ng gì trước nhng thông tin t bn báo cáo ca trung tâm nghiên cu M. VOA đã gi yêu cu bình lun ti B Ngoi giao Vit Nam.

Báo cáo cho biết phm vi ca hot đng bi đp ti 4 đo Nam Yết, Phan Vinh, Sơn Ca và Tiên N "đã m rng đáng k" k t khi AMTI ghi nhn hi tháng 7.

Vit Nam bt đu no vét và bi đp mi ti Nam Yết, Phan Vinh và Sơn Ca t tháng 10/2021, theo AMTI. Phát hin ca AMTI trong báo cáo mi cho thy các tin đn c va ca Vit Nam ti ba đo này đang được m rng vi quy mô ln, vi mt cng no vét có kh năng tiếp nhn các tàu ln hơn được thiết lp ti Nam Yết và Phan Vinh.

C Nam Yết, rng 47ha, và Phan Vinh, rng 48ha, đu ln hơn đo Trường Sa 39ha, nơi tng là tin đn ln nht ca Vit Nam. Theo AMTI, Đá Tiên n, nơi trước đy ch có hai cu trúc đt súng nh, hin có 26ha đt nhân to.

Báo cáo nói rng Vit Nam đã dùng tàu no vét v sò đ xúc các phn ca rn san hô nông và lng đng trm tích đ bi đp, mt quá trình, mà theo AMTI, ít gây phá hoi hơn so vi vic no vét bng máy ct-hút mà Trung Quc s dng đ xây dng các đo nhân to.

"Tuy nhiên, các hot đng no vét và bi đp ca Vit Nam trong năm 2022 là đáng k và cho thy ý đnh cng c ln các thc th mà nước này chiếm đóng Trường Sa", AMTI nói trong báo cáo.

Vin nghiên cu ca M cho rng còn phi xem các tin đn m rng này s có nhng cơ s h tng gì.

"Liu Trung Quc và các bên có tuyên b ch quyn có phn ng hay không và mc đ nào s còn phi ch xem", báo cáo ca AMTI viết.

Trung Quc tuyên b ch quyn hu hết Bin Đông vi cái gi là ường 9 đon" mà nước này đơn phương đưa ra nhưng đã b Tòa Trng tài Quc tế La Haye bác b trong v kin ca Philippines cách đây 6 năm. Trung Quc đã thiết lp nhiu tin đn quân s trên các đo nhân to mà nước này xây dng. Vic quân s hóa Bin Đông ca Trung Quc đã b M, Vit Nam và nhiu nước phn đi.

Ngoài Vit Nam và Trung Quc, các nước trong khu vc, gm Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei cũng có tuyên b ch quyn chng ln trên vùng bin giàu tài nguyên và có tuyến đường thy quan trng ca thế gii.

Mt kho sát ca CSIS đưa ra trước đây nói rng Vit Nam đã âm thm nâng cp vic xây dng các cơ s vt cht qun đo Trường Sa nhưngkhông có ý đnh quân s hóa trên vùng Bin Đông như Trung Quc.

Vit Nam hin đang chiếm c khong 50 tin đn tri rng trên 27 thc th xung quanh qun đo Trường Sa. Trong s đó, theo AMTI, ch có 10 có th được gi là đo nh trong khi phn còn li là các bãi đá ngm nm bên dưới mt nước.

Nguồn : VOA, 15/12/2022

******************************

Philippines quan ngi tàu Trung Quc ‘tràn ngp’ Đá Khúc Giác và Bãi Sa Bin Bin Đông

Reuters, VOA, 14/12/2022

B trưởng Quc phòng Philippines hôm th Tư (14/12) nói báo cáo v s hin din ca hàng chc tàu Trung Quc trong vùng bin tranh chp Bin Đông là hành đng "không th chp nhn được" và vi phm ch quyn ca nước này.

biendong5

Lc lượng Tun Duyên Phillipines theo dõi các Trung Quc Bãi Sa Bin vào ngày 27/4/2021.

"Mnh lnh ca tng thng đi vi b rt rõ ràng, là chúng tôi s không t b mt tc vuông nào ca lãnh th Philippines", ông Jose Faustino, quan chc ph trách ti B Quc phòng cho biết trong mt tuyên b.

Ông nói thêm rng nước này "rt quan ngi" đi vi "báo cáo v s xut hin dày đc ca các tàu Trung Quc Đá Khúc Giác và Bãi Sa Bin Bin Đông.

Phát biu ca ông Faustino được đưa ra sau mt bài báo tun trước trên t Philippine Daily Inquirer, trong đó mt ch huy quân đi Philippines xác nhn s hin din ca các tàu Trung Quc được cho là do dân quân điu khin khu vc bãi đá trên k t đu năm nay.

"Các đường dây đ đi thoi ca chúng tôi vn m", ông Faustino nói. "Tuy nhiên, chúng tôi khng đnh rng các hot đng vi phm ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán ca chúng tôi cũng như phá hoi hòa bình và n đnh ca khu vc là không th chp nhn được".

Philippines đã thng v kin trng tài mang tính bước ngot vào năm 2016, làm mt hiu lc các yêu sách bành trướng ca Bc Kinh Bin Đông, nơi có giá tr thương mi hng năm khong 3 nghìn t USD.

Phán quyết tuyên b rng Philippines có quyn ch quyn đ khai thác tr lượng năng lượng bên trong Vùng đc quyn kinh tế 200 dm ca mình, nơi có c Đá Khúc Giác và Bãi Sa Bin. Trung Quc t chi công nhn phán quyết này.

Đá Khúc Giác cách đo Palawan ca Philippines 127 hi lý trong vùng bin tranh chp, nơi mà Phó Tng thng Hoa K Kamala Harris đã đến thăm vào tháng trước đ nhc li các cam kết quc phòng ca Washington đi vi Manila và s ng h ca nước này đi vi phán quyết trng tài năm 2016.

Tng thng Philippines, Ferdinand Marcos Jr, s ti Bc Kinh vào tháng ti trong chuyến thăm cp nhà nước.

Nguồn : VOA, 14/12/2022

Additional Info

  • Author Lê Trường Sa, Reuters, VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

Theo tin từ đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh được hãng tin AP trích dẫn, hôm qua, 11/06/2021, nhà ngoại giao Mỹ được mời đến thanh tra một căn cứ hải quân của Cam Bốt ở Vịnh Thái Lan đã chỉ được cho phép tiếp cận căn cứ này một cách hạn chế. 

cancuquansu1

Một đoạn tường rào tại căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt. Ảnh minh họa  © wikipedia

Đại sứ quán Mỹ cho biết tùy viên quốc phòng Marcus M. Ferrara đã được mời đến thanh tra Căn cứ Hải quân Ream theo lời mời của chính quyền Phnom Penh, nhưng khi đến nơi lại không được tiếp cận toàn bộ căn cứ này, khiến ông phải rút ngắn chuyến thăm. Tùy viên quốc phòng Mỹ đã yêu cầu tổ chức một chuyến thanh tra khác, mà không bị bất cứ hạn chế nào. 

Về phía Cam Bốt, một phát ngôn viên của chính phủ khẳng định họ đã thực hiện đầy đủ cam kết tổ chức chuyến thăm theo yêu cầu của phía Mỹ và nếu các quan chức Mỹ không hài lòng, họ có thể đề nghị một chuyến thăm khác, với điều kiện không có hành động làm gián điệp hay xâm phạm chủ quyền của Cam Bốt.

Hãng tin AP trích lời tướng Nem Sowath, cố vấn đặc biệt của bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh, đáp trả cáo buộc của sứ quán Mỹ : "Họ phải biết vương quốc Cam Bốt có chủ quyền và các luật lệ, thế mà họ đã ngấm ngầm muốn thực hiện những ý đồ địa chính trị. Điều mà sứ quán Mỹ viết là không đúng sự thật". 

Thông báo của sứ quán Mỹ nhắc lại là hôm 01/06, trong cuộc gặp với thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đồng ý cho tùy viên quân sự của Mỹ thường xuyên đến thăm căn cứ Ream. Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của Trung Quốc và về việc xây dựng một số cơ sở tại căn cứ này, đồng thời yêu cầu giải thích vì sao hai tòa nhà do Mỹ tài trợ xây dựng đã bị phá đi.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại một căn cứ quân sự ở Cam Bốt sẽ "gây tổn hại cho chủ quyền quốc gia, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Cam Bốt"

Thủ tướng Hun Sen và các quan chức khác của Cam Bốt thì vẫn khẳng định là phía Trung Quốc không hề có bất cứ đặc quyền nào đối với căn cứ hải quân Ream.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author Thanh Phương
Published in Châu Á

Chuyến công du của Thứ trưởng ngoại giao Mỹ

Chuyến viếng thăm Đông Nam Á mới đây của Thứ trưởng ngoại giao Mỹ - bà Wendy R. Sherman, vừa kết thúc. Đây là chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên của một quan chức cấp cao của tân chính quyền Mỹ kể từ khi ông Biden lên nắm quyền hồi tháng 1/2021. Tại Đông Nam Á, nữ Thứ trưởng ngoại giao Mỹ đã "tái khẳng định cam kết của Washington đối với vai trò trung tâm của ASEAN và xử lý hàng loạt vấn đề song phương và khu vực…". 

campu1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tại cuộc gặp ở Phnompenh hôm 1/6/2021. US Embassy in Phnom Penh, AFP

Theo nhận định của Sebastián Strangio (1) - Một nhà báo và cũng là một chuyên gia về Đông Nam Á thì sự lựa chọn điểm dừng chân là Thái Lan và Indonesia trong chuyến công du này không có gì đáng ngạc nhiên khi Bangkok là đồng minh hiệp ước của Mỹ, còn Jakarta đóng vai trò trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Cả Thái Lan và Indonesia đều đang ở tình thế đặc biệt liên quan cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar. Bangkok là nước láng giềng ngay sát Myanmar và có mối quan hệ gần gũi với giới tướng lĩnh quân đội Myanmar, trong khi Jakarta lâu nay vẫn đóng vai trò dẫn dắt trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng ở Myanmar. 

Tuy nhiên, chuyến viếng thăm của nữ quan chức ngoại giao Mỹ này lại có điểm dừng chân khác nữa là Phnom Penh, điều này tạo nên nhiều chú ý cho giới nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã cáo buộc Campuchia càng ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng không giấu giếm mối quan hệ "nồng ấm" với Trung Quốc trong suốt thời gian vừa qua. Trung Quốc đang là đối thủ lớn nhất và đáng lo ngại nhất của Mỹ bây giờ.

Ngược lại, quan hệ Mỹ - Campuchia thời gian qua tỏ ra "băng giá". Mỹ đã cấm vận một số quan chức Campuchia, đồng thời tỏ ý lo ngại trước việc Campuchia phá bỏ một căn cứ cũ của Mỹ và có khả năng sẽ biến nó thành một căn cứ quân sự bí mật cho Trung Quốc.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng đối với Mỹ là việc Campuchia sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2022. Do đó, Phnom Penh sẽ đóng một vai trò thiết yếu đối với mọi kế hoạch gia tăng can dự của Mỹ đối với ASEAN. 

Strangio nhận định, với tam giác quan hệ Campuchia-Trung Quốc-Mỹ, cùng với chính sách hiện nay của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, thì mục đích lớn nhất trong chuyến công du của bà Sherman là đối phó lại ảnh hưởng đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc ở khu vực này. Truyền thông khu vực cho biết, bà Sherman đã có các cuộc hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhonn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Koy Kuong không tiết lộ chi tiết về các cuộc hội đàm, chỉ nói rằng các cuộc hội đàm này đề cập đến những vấn đề song phương, đồng thời khẳng định "quan hệ Campuchia-Mỹ là tốt và không có gì thay đổi". 

campu2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) nhận vaccine ngừa Covid-19 của hãng Sinopharm của Trung Quốc từ Đại sứ Trung Quốc Wang Wentian hôm 7/2/2021. AFP

Căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Campuchia ?

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã tiếp tục bày tỏ quan ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia, đồng thời muốn chính quyền Phnom Penh giải thích về việc phá bỏ những cơ sở quân sự do Mỹ tài trợ tại Campuchia. Là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Campuchia trong nhiều năm qua, bà Sherman đã bày tỏ quan ngại và đưa ra đề nghị nói trên trong khuôn khổ cuộc gặp Thủ tướng Hun Sen hôm 1/6. Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo rằng : "Thứ trưởng Sherman bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc và việc xây dựng các cơ sở tại căn cứ Hải quân Ream. Thứ trưởng Sherman đã tìm kiếm sự giải thích về việc phá hủy hai tòa nhà do Mỹ tài trợ tại căn cứ Ream mà không đưa ra bất kỳ thông báo hoặc giải thích nào, đồng thời nhận thấy rằng một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ làm suy yếu chủ quyền của Campuchia, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Campuchia" (2). Cũng tại cuộc gặp trên, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman đã hối thúc ban lãnh đạo Campuchia "duy trì một chính sách ngoại giao cân bằng và độc lập, vì lợi ích tốt nhất của người dân Campuchia".

Lầu Năm góc hồi năm 2020 cho biết, Washington quan ngại về những báo cáo cho rằng trụ sở chỉ huy chiến thuật của Hải quân Campuchia tại căn cứ Hải quân Ream đã bị phá dỡ và yêu cầu phía Campuchia giải thích về sự việc này. Trụ sở này chỉ dài khoảng 30 m và là nơi chứa một số tàu tuần tra nhỏ. Đến tháng 10/2020, Campuchia cho biết họ đã san bằng trụ sở này để phục vụ cải tạo mở rộng thêm và sẽ chuyển trụ sở đã bị phá dỡ đến vị trí khác, song phủ nhận những thông tin về sự liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Mỹ cho biết, có bằng chứng công khai "quan trọng" cho thấy Trung Quốc đang thực hiện một dự án cải tạo lớn tại căn cứ Ream (3). Báo chí cũng cho biết những "báo cáo đáng tin cậy" nói rằng dự án này sẽ bao gồm một khu vực đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của Bắc Kinh.

Ngày 2/6, truyền thông Campuchia đưa tin về việc Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh của nước này xác nhận Trung Quốc đang "tình nguyện" giúp hiện đại hóa và mở rộng căn cứ Ream - căn cứ hải quân lớn nhất của Campuchia. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh còn khẳng định thêm là Trung Quốc hỗ trợ Campuchia nâng cấp quân cảng Ream mà không hề có điều kiện ràng buộc nào.

campu3

Lính Hải quân Campuchia ở căn cứ hải quân Ream tại tỉnh Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức cho báo chí hôm 26/7/2019. AFP

"Hung tin" đối với Việt Nam

Việc quan chức Campuchia chính thức thừa nhận Trung Quốc giúp đỡ xây dựng căn cứ Ream, mặc dù năm ngoái kiên quyết phủ nhận liên quan đến Trung Quốc cho thấy, dường như những lo ngại của Mỹ và một số quốc gia khác về sự hiện diện của Trung Quốc ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia là có cơ sở. Nếu như vậy, đây có thể là nguy cơ đối với an ninh khu vực. Đây có lẽ không chỉ là "hung tin" đối với Mỹ, mà còn đối với cả Việt Nam.

Việt Nam trước đây là quốc gia láng giềng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với Campuchia. Thủ tướng Campuchia hiện nay, Hun Sen là người trước đây rất han thiết với Việt Nam. Ông là người nói tiếng Việt thành thạo, thậm chí ông đã viết luận án tiến sĩ tại Học viện chính trị quốc gia tại phía Nam.

Việt Nam cũng có đường biên giới trên đất liền với Campuchia dài 1.245 km. Cho đến nay, hai quốc gia mới chỉ hoàn thành phân giới cắm mốc được khoảng 80%. Việt Nam rất muốn sớm hoàn tất việc phân giới cắm mốc giữa hai bên, nhưng có nhiều vị trí phía Campuchia vẫn chưa đồng ý cho nên việc phân giới cắm mốc vẫn chưa thể hoàn tất như dự kiến sau hơn nửa thế kỷ. Hai bên đã tiến hành ký kết Hiệp định về Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia từ ngày 27/12/1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 10/10/2005.

Càng về sau này, ảnh hưởng của Việt Nam đối với Campuchia càng mờ nhạt trước Trung Quốc. Campuchia đã tích cực tham gia dự án "Vành đai Con đường" với Trung Quốc, thậm chí khu vực tỉnh Sihanoukville có các đặc khu Trung Quốc cùng nhiều người Trung Quốc tới đây sinh sống. Campuchia còn là bên ủng hộ tích cực Trung Quốc trong các cuộc đàm phán COC. Năm 2012, Campuchia với vai trò chủ nhà đã ngăn chặn các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ra thông cáo chung trong đó có nội dung lên án các hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông. Việt Nam là quốc gia đang tìm cách chống lại các hành động và yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Chính vì vậy, việc chính quyền Campuchia có những tuyên bố bất nhất về việc xây dựng căn cứ Ream cùng với vai trò của Trung Quốc cho thấy, đây là vấn đề mà Việt Nam không thể xem thường. Bởi vì có thể Campuchia còn che giấu nhiều vấn đề khác.

Trước mắt, Việt Nam cần yêu cầu Campuchia giải thích thoả đáng các thắc mắc này, vì một căn cứ quân sự trá hình của Trung Quốc tại khu vực Vịnh Thái Lan sẽ có thể tạo ra những đe doạ cho an ninh của Việt Nam, cũng như an ninh trong khu vực biển Đông.

Thêm nữa, Việt Nam cần tính đến việc đặt ra các kịch bản nhằm "vô hiệu hoá" căn cứ quân sự này nếu xảy ra chiến sự trên biển Đông. Đây là viễn cảnh mà nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã từng cảnh báo.

Sơn Minh Ngọc

Nguồn : RFA, 06/06/2021

Additional Info

  • Author Sơn Minh Ngọc
Published in Diễn đàn

Mới đây quân đội Mỹ xác nhận rằng Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng một cầu tàu dài hơn 330m tại căn cứ hải quân nước ngoài duy nhất của họ ở Djibouti bên bờ eo biển Bab el-Mandeb thuộc Đông Phi.

dedoa1

Hình chụp hôm 1/8/2017 : Quân đội Trung Quốc dự lễ khai trương căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti, Châu Phi - AFP

Việc hiện đại hóa cảng này sẽ cho phép Trung Quốc tiếp nhận các tàu sân bay cũng như phục vụ các tàu đổ bộ tấn công đa năng Type 075 mới, sẽ sớm chiếm vị trí then chốt trong các hoạt động trên bộ của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Đồng thời, kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một bến tàu hoặc cầu cảng thứ hai để gia tăng khả năng cho căn cứ hải quân của mình.

Tất cả các hoạt động này có khả năng cho phép Hải quân PLA triển khai sức mạnh của mình bên ngoài các khu vực hoạt động truyền thống ở Biển Đông và biển Hoa Đông, qua đó nâng cao đáng kể vị thế của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Công cụ gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu

Trung Quốc đang thảo luận về các phương án xây dựng và vận hành căn cứ quân sự ở nước ngoài nhằm bảo vệ các lợi ích ngày càng tăng của nước này trên toàn thế giới. Họ không chỉ tính đến vị thế của mình trong tương lai, mà còn tính đến các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng khu vực.

Nền tảng để PLA mở rộng sự hiện diện ở các quốc gia khác là mạng lưới logistics thương mại, được các công ty tư nhân và nhà nước của Trung Quốc xây dựng thông qua việc thực hiện các dự án của riêng của họ, hoặc qua việc mua sắm, thuê dài hạn và sử dụng chung các cảng biển, sân bay và cơ sở vật chất sẵn có.

Nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài chủ yếu do Hải quân PLA gánh vác, do đó họ có cơ hội tiến hành các hoạt động bên ngoài phạm vi truyền thống, vốn tương đối gần bờ biển Trung Quốc.

Trung Quốc cần các căn cứ ở nước ngoài chủ yếu để đảm bảo an ninh cho các tuyến thương mại đường biển và chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Điều này tạo ra mối liên kết không thể tránh khỏi giữa hiện diện quân sự của Bắc Kinh với sáng kiến "Vành đai và Con đường".

dedoa2

Binh lính Trung Quốc tham lực lượng gìn giữ hoà bình của UN ở Châu Phi. AFP

Ngoài ra, các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài còn có chức năng hỗ trợ hậu cần cho hoạt động chống cướp biển, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình và các sứ mệnh nhân đạo, bao gồm cứu trợ thiên tai và các hoạt động quân sự ngoài chiến tranh như sơ tán dân thường và cứu hộ.

Mục đích của tất cả những điều này là nhằm nâng cao hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế, và về lâu dài sẽ cho phép Bắc Kinh gia tăng sức ảnh hưởng trên thế giới.

Trung Quốc đã chính thức thành lập căn cứ ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti vào tháng 8/2017, với chi phí xây dựng ban đầu khoảng 590 triệu USD. Căn cứ này do Hải quân PLA vận hành với mục đích chính là hỗ trợ hậu cần cho quân đội Trung Quốc ở vịnh Aden và Biển Đỏ, cũng như phục vụ các hoạt động gìn giữ hòa bình và nhân đạo ở Châu Phi.

Vị trí chiến lược của căn cứ hải quân này mang lại cho Trung Quốc chỗ đứng vững chắc ở Tây Ấn Độ Dương. Như vậy, Bắc Kinh đang tìm cách bảo vệ các tuyến vận tải thương mại chính, vốn vận chuyển phần lớn năng lượng nhập khẩu và hàng hóa của Trung Quốc trên biển.

Sự hiện diện của binh sĩ Trung Quốc ở Djibouti, trong trường hợp cần thiết, sẽ gia tăng đáng kể khả năng của Bắc Kinh trong việc bảo vệ các khoản đầu tư và cơ sở hạ tầng trong khu vực, cũng như đảm bảo an ninh cho khoảng một triệu công dân Trung Quốc ở lục địa Châu Phi và 500.000 người khác ở Trung Đông.

Căn cứ tiếp theo sẽ nằm ở đâu ?

Kể từ khi Trung Quốc thiết lập căn cứ hải quân ở Djibouti, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc đã cố gắng suy đoán xem thành trì chiến lược tiếp theo của Bắc Kinh ở nước ngoài sẽ nằm ở đâu.

Một báo cáo đặc biệt năm 2020 của quân đội Mỹ đã liệt kê các khu vực có khả năng trở thành nơi Trung Quốc mở rộng sự hiện diện. Theo tài liệu này, Trung Quốc có khả năng cân nhắc đặt các căn cứ hậu cần của PLA ở Myanmar, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Kenya, Seychelles, Tanzania, Angola và Tajikistan. Trung Quốc được cho là đã tìm cách xây dựng căn cứ ở Namibia, Vanuatu và quần đảo Solomon, nhưng Campuchia mới là nơi thu hút nhiều sự chú ý nhất của giới quan sát.

Tháng 7/2019, tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh được cho là đã ký một thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc tiếp cận căn cứ hải quân Ream trong 30 năm, và hiệp ước này sẽ tự động gia hạn 10 năm một lần. Đổi lại, Trung Quốc cam kết hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Campuchia, mà vì lẽ đó, trong nửa cuối năm 2020, một số công trình kỹ thuật và tòa nhà do Mỹ và Australia xây dựng đã bị phá bỏ, bao gồm cả trụ sở chỉ huy chiến thuật của Ủy ban An ninh hàng hải quốc gia.

Cả Trung Quốc và Campuchia đều kịch liệt phủ nhận việc họ ký thỏa thuận cho phép Hải quân PLA tiếp cận căn cứ Ream. Chính quyền Hun Sen cũng đề cập đến việc Hiến pháp Campuchia nghiêm cấm việc triển khai binh sĩ nước ngoài ở trong nước.

Một cơ sở hậu cần khác của PLA ở Campuchia có lẽ là dự án du lịch Dara Sakor trị giá 3,8 tỷ USD vào năm 2016 trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường". Chính phủ Campuchia đã ký hợp đồng cho thuê đất thời hạn 99 năm với Tập đoàn phát triển liên hiệp Thiên Tân của Trung Quốc đối với khoảng 20% bờ biển Campuchia thuộc tỉnh Koh Kong ở miền Nam nước này.

Sau đó, phần lớn dự án đã bị đình chỉ, ngoại trừ việc xây dựng sân bay quốc tế Dara Sakor với đường băng dài 3 km. Theo nhận định của một số chuyên gia, các cơ sở này có thể được quân đội Trung Quốc sử dụng cho mục đích riêng của họ trong tương lai.

dedoa3

Công trường xây dựng sân bay do Tập đoàn Union Development Group của Trung Quốc thực hiện ở Botum Sakor, tỉnh Koh Kong, Campuchia. Reuters

Mối nghi ngờ càng có cơ sở khi xét tới sự hợp tác ngày càng tăng giữa quân đội hai nước, cũng như việc Campuchia dần xa rời phương Tây như để phản ứng trước những lời chỉ trích thường xuyên về dân chủ và nhân quyền. Trong những năm gần đây, Chính quyền Hun Sen đã hủy bỏ các chương trình hợp tác với Hải quân Mỹ, hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự Angkor Sentinel với Mỹ và tiến hành các cuộc tập trận tương tự mang tên Rồng Vàng với Trung Quốc.

Mặc dù hiện tại không có bằng chứng rõ ràng nào về sự hiện diện của PLA tại căn cứ Ream hoặc các địa điểm dân sự ở Dara Sakor, nhưng không thể loại trừ khả năng này trong tương lai, đặc biệt là khi xét tới các khoản nợ Trung Quốc ngày càng tăng của Campuchia và việc Phnom Penh ngày càng dấn sâu vào vùng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Campuchia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, nằm án ngữ phía Tây và Tây Nam của Việt Nam, phía Đông của Thái Lan ; giáp hạ nguồn lưu vực sông Mê Kông ; vừa thông ra biển, vừa án ngữ đường thủy huyết mạch của khu vực Đông Nam Á lục địa ; có cảng nước sâu Shihanoukville nằm trong đường hàng hải chiến lược từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Do vậy, Campuchia được coi là viên ngọc trai thứ hai trong "Chuỗi Ngọc trai" của Trung Quốc, nhằm kết nối đặc khu hành chính Hồng Kông với Sudan qua Ấn Độ Dương và giúp Trung Quốc tiếp cận Vịnh Thái Lan, Biển Đông một cách thuận tiện nhất. Việc chi phối Campuchia mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích về chính trị và quốc phòng, an ninh. Với sự có mặt ở Campuchia, Trung Quốc có thể nắm giữ một địa bàn chiến lược, làm hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản đối với khu vực trong bối cảnh sự ủng hộ của các nước này đối với Philippines và Việt Nam gây ra những thách thức đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông ; đồng thời, góp phần gia tăng sức ép đối với Việt Nam từ hướng Tây Nam trong trường hợp quan hệ Trung Quốc - Việt Nam căng thẳng.

Ngoài ra, nằm ở trung tâm của Đông Nam Á lục địa, cảng Sihanoukville của Campuchia được mệnh danh là một căn cứ có vị trí chiến lược quan trọng để triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực vịnh Thái Lan và eo biển Malacca ; có thể triển khai căn cứ hậu cần, bảo đảm xăng dầu cho ba hạm đội hiện tại để kiểm soát vùng Biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực sân bay Kampong Chohnang có thể giúp kiểm soát không quân ở khu vực, tạo thành tiền phương phòng thủ từ xa cho Trung Quốc. Các căn cứ không quân và sân bay của Campuchia có thể phát huy vai trò trong trường hợp Trung Quốc thiếu khả năng tiếp dầu trên không để kiểm soát vùng trời trên biển. Chi phối được Campuchia, Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ quân sự của quốc gia này can dự vào ASEAN, đe doạ khu vực này.

Lê Ngọc Thiết

Nguồn : RFA, 12/05/2021

Additional Info

  • Author Lê Ngọc Thiết
Published in Châu Á

Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People's Liberation Army-PLA).

bd0

Hỏa lực của tàu tuần dương Type-055 (lớp Nhận Hải) với 112 ống phóng thẳng đứng (vertical launching system - VLS).

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng tối. Bạn không thể nhìn hay nghe thấy gì, nhưng đối thủ của bạn có thể nhìn và nghe được mọi thứ. Đối thủ của bạn ở trong phòng và biết rõ mọi ngóc ngách. Bạn chỉ biết một vài lối vào hoặc ra. Bạn có thể tin rằng bạn có lợi thế về công nghệ và huấn luyện cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, trong phạm vi căn phòng, bạn không thể xác định nơi đặt vũ khí của mình và không thể liên lạc với bạn bè. Trong bóng tối, kẻ thù theo dõi và chờ đợi, sẵn sàng tấn công từng người một trong nhóm của bạn từ những hướng bất ngờ. Nếu bạn để lộ vị trí của mình, hoặc gọi trợ giúp, những kẻ đứng trong bóng tối sẽ nghe thấy.

Đây là cơn ác mộng mà các nhà tham mưu quân sự Mỹ phải đối mặt ở Biển Đông.

Các tiền đồn của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa tạo cho Bắc Kinh ưu thế thông tin mang tính quyết định trước bất kỳ kẻ thách thức nào ở Biển Đông. Mục đích chính của chúng không phải là triển khai sức mạnh quân sự và phát triển vũ khí, mà là sức mạnh thông tin. Đóng góp chính của các căn cứ này là tạo thuận lợi cho các khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám ở Biển Đông. Bất chấp luật pháp quốc tế, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hành xử như thể các đảo-đá được quân sự hóa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Các tiền đồn đã phát triển thành căn cứ quân sự kiên cố, cho phép Trung Quốc kiểm soát trên thực tế đối với khu vực mà Bắc Kinh xem là vùng biển của họ. Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn ở Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn của Trung Quốc nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của PLA.

Gần đây, Greg Poling đã lập luận trên tờ War on the Rocks rằng: "Sự hiểu biết thông thường về các căn cứ của Trung Quốc trên đảo là sai lầm đầy nguy hiểm". Ông khẳng định các tiền đồn của Trung Quốc sở hữu những khả năng quân sự làm thay đổi cuộc chơi, hỗ trợ sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông .Các khả năng này thường bị các nhà hoạch định chính sách Mỹ bác bỏ vì họ tin rằng chúng sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa trong một cuộc xung đột. Đáp lại, Olli Pekka Suorsa đưa ra phản biện rằng: "Hiểu biết thông thường vẫn đúng", và quả thật quân đội Mỹ có khả năng đẩy lùi các khả năng quân sự của Trung Quốc với tương đối ít nỗ lực. Mặc dù bài viết của Poling nắm bắt chính xác hơn phạm vi của các thách thức liên quan đến việc nhắm mục tiêu vào các tiền đồn của Trung Quốc, nhưng có lẽ cả hai tác giả đều đã đánh giá thấp những trở ngại về mặt tác chiến mà các căn cứ này tạo ra cho bất kỳ nước nào thách thức sự chi phối của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đánh giá của phương Tây về các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc thường phản ánh cách tiến hành chiến tranh của Mỹ, gần như chỉ tập trung vào năng lực triển khai vũ khí động học của các tiền đồn này, như thể các khả năng tấn công là nền tảng cho các khái niệm tác chiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Thay vào đó, bất kỳ đánh giá thực nào về các khả năng quân sự đều phải được xác định bởi các động lực: chiến lược của PLA, những đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc và địa lý Biển Đông ở cấp độ tác chiến. Bất kể các căn cứ trên những đảo-đá này mang đến cho PLA và lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc lợi thế gì về phương diện logistics và sự hiện diện liên tục, thì các hoạt động của Trung Quốc cũng sẽ bị giới hạn bởi phạm vi kiểm soát thông tin của PLA - khả năng nắm bắt không gian chiến đấu và chỉ huy các lực lượng quân sự.

Các khái niệm tác chiến trong chiến tranh thông tin

Không nên phóng đại sự chú trọng sâu sắc của PLA vào việc giành được ưu thế về thông tin như một yêu cầu về mặt chiến thuật, tác chiến và chiến lược. Nhìn chung, phương Tây đã hiểu sai và đánh giá thấp các khái niệm chiến tranh thông tin và tác chiến tập trung vào thông tin của Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, nếu thời đại công nghiệp đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh cơ giới, thì Trung Quốc tin rằng thời đại thông tin đã dẫn đến chiến tranh thông tin. "Sức mạnh thông tin" là cách diễn đạt về mặt tác chiến của chiến tranh thông tin và là cụm từ đầu tiên trong số những điều PLA gọi là "các yếu tố cơ bản của sức mạnh chiến dịch". Theo Trung Quốc, sức mạnh thông tin quan trọng hơn cả những điểm nòng cốt trong các khái niệm tác chiến của quân đội Mỹ - yếu tố hỏa lực và tác chiến trong chiến tranh thời đại công nghiệp. Hỏa lực và tác chiến, đặc biệt là khả năng tấn công chính xác tầm xa, chắc chắn có vai trò quan trọng đối với ý đồ tác chiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, PLA tin rằng sức mạnh trong các lĩnh vực này đơn giản không phải là then chốt quyết định thành công trong tác chiến bằng việc đạt được ưu thế về thông tin.

Sức mạnh thông tin - khả năng một quân đội giành được và duy trì ưu thế thông tin trong không gian chiến đấu - là một khái niệm ở cấp độ tác chiến thể hiện qua những thông tin chúng ta nhìn hoặc nghe thấy trong buồng lái, phòng điều khiển tàu hoặc trong một trung tâm chỉ huy. Khả năng này không phải đạt được bằng cách tấn công tin tặc trên phương tiện truyền thông xã hội, gây ảnh hưởng đến người dân, hoặc các hoạt động thông tin cấp cao hơn tập trung vào việc xuyên tạc câu chuyện xung quanh một cuộc xung đột. Khái niệm sức mạnh thông tin là nhận thức về không gian chiến đấu và khả năng duy trì thông tin cho các hệ thống vũ khí của chính mình trong khi đồng thời ngăn chặn kẻ thù tiếp cận thông tin về không gian chiến đấu. Các khái niệm của Trung Quốc tương tự như học thuyết chiến tranh chỉ huy và kiểm soát trước đây của Mỹ hơn là học thuyết ngày nay của Washington về "tác chiến liên hợp trong môi trường thông tin".

Mặc dù thường bị các nhà nghiên cứu về Trung Quốc chỉ trích là sáo rỗng, tuy nhiên, cách ví von rằng Trung Quốc chơi cờ vây trong khi Mỹ chơi cờ vua vẫn là một so sánh thích hợp về cách cả hai bên khái niệm hóa chiến lược quân sự. Mục tiêu của cờ vây là bao vây đối thủ, dẫn đến loại bỏ quân cờ của đối thủ và cuối cùng là giành chiến thắng bằng cách chiếm được nhiều đất hơn trên bàn cờ. Suy rộng ra, điều này phản ánh cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông – kiềm chế các kẻ thù trong không gian, chiếm đóng, và đặt ra các điều kiện để loại bỏ các lực lượng của nước ngoài một cách nhanh chóng và dứt khoát nếu cần thiết.

Cách tiếp cận của quân đội Mỹ giống môn cờ vua hơn, một trò chơi hoạt động và tiêu hao nhằm tìm cách buộc đối phương phải đầu hàng bằng cách vô hiệu hóa một trung tâm chỉ huy quan trọng đằng sau phòng tuyến của địch (quân vua). Ở Biển Đông, Trung Quốc tìm cách nắm thế chủ động tác chiến ngay từ đầu, ngăn chặn Mỹ và các đồng minh của họ tiếp cận thông tin về không gian chiến đấu nhằm ngăn cản các lực lượng của Mỹ hoạt động trên quy mô rộng lớn và triển khai hỏa lực nhằm vào nơi mà PLA xem là trung tâm tác chiến của họ - hệ thống các hệ thống có nhiệm vụ chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám. Cuối cùng, điều này làm dấy lên những câu hỏi về việc liệu hỏa lực và các chiến lược hoạt động của Mỹ có chiếm ưu thế trước một chiến lược nhằm vô hiệu hóa các hệ thống thông tin chiến trường của Mỹ hay không. Trong khi đó, các khả năng phục hồi và dự phòng hỗ trợ các vũ khí tầm xa của PLA, với dòng chảy tin tức tình báo và thông tin chiến trường dường như không bị gián đoạn.

"Phòng thủ tích cực" không phải là phòng thủ

Ở Biển Đông, Trung Quốc không giữ thế thủ và chờ đợi bị tấn công. PLA thông tin hóa các chiến lược chiến tranh và khái niệm tác chiến phù hợp với khái niệm "phòng thủ tích cực" của Trung Quốc - phòng thủ về mặt chiến lược trong khi tấn công.

Các nhà tham mưu quân sự của Mỹ đã đơn phương gán mác các năng lực quân sự của Trung Quốc là các khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (Anti-Access/Area Denial - A2/AD). Tên gọi này đã tạo ra một câu chuyện thần thoại rằng trên thực tế, PLA có một chiến lược A2/AD phòng thủ hoặc chiến lược chống can thiệp. Chắc chắn, Trung Quốc có kế hoạch triển khai các khả năng quân sự đáng kể để ngăn chặn sự can thiệp của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc, giống như quân đội Mỹ, thích nắm thế chủ động tác chiến và thực hiện các chiến dịch tấn công hơn. PLA sẽ luôn tìm cách tránh rơi vào thế phòng thủ. Việc Mỹ tập trung khắc phục các khả năng A2/AD đã chuyển hướng chú ý ra khỏi các chiến lược của Bắc Kinh vốn được thiết kế để nhanh chóng đạt được các mục tiêu tấn công như chiếm giữ lãnh thổ, trừng phạt một kẻ thù trong khu vực hoặc bảo vệ các nguồn lực. Các chiến lược phản công của Mỹ có thể xử lý được các khả năng phòng thủ, nhưng không trực tiếp đánh trả các chiến lược tấn công của Trung Quốc và những lý do giải thích tại sao Mỹ có thể can thiệp ngay từ đầu. Hơn nữa, các chiến lược của Mỹ dường như tìm cách đánh bại các hệ thống vũ khí A2/AD của PLA nhưng không nhất thiết xử lý được điều PLA coi là trung tâm tác chiến của chính họ - sức mạnh thông tin.

Học thuyết chiến tranh thông tin của Trung Quốc được phát triển từ đầu những năm 2000 xác định rõ ràng các hệ thống liên quan đến thông tin của bạn bè và của kẻ thù là các trung tâm tác chiến mang tính then chốt. Chẳng hạn, một bài báo tiếng Trung trên tạp chí PLA Daily gần đây có tiêu đề: "Làm thế nào để phá hủy mạng lưới các điểm trọng yếu trong hệ thống các hệ thống tác chiến". Yêu cầu của PLA về thông tin liên lạc và hoạt động do thám đa dạng và dồi dào nhằm chiếm ưu thế trong một cuộc đối đầu cam go chống lại các hệ thống của kẻ thù được phản ánh rõ ràng nhưng hay bị bỏ sót qua các khả năng sức mạnh thông tin dồi dào và có khả năng khôi phục tại các tiền đồn của PLA ở Biển Đông.

Một đánh giá về nguyên liệu từ nguồn mở và hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy các khả năng thông tin liên lạc đáng kể trên các đảo-đá nhân tạo của Trung Quốc, bao gồm cáp quang dưới biển, thông tin vệ tinh đa băng tần, dải băng thông rộng tần số cao, thông tin liên lạc bằng phân tán tầng đối lưu... Các khả năng tình báo, giám sát và do thám (Intelligence, surveillance, and reconnaissance - ISR) cũng dồi dào và đa dạng, và bao gồm các hệ thống radar đa tần, hệ thống thông tin tình báo điện tử, và 6 radar vượt đường chân trời bằng sóng cực ngắn (tương tự như Monolit-B của Nga) mà có thể phát hiện các mục tiêu trên mặt đất cách hàng trăm dặm vượt đường chân trời. Đó là chưa đề cập đến tiềm năng của các hệ thống có thể di dời, như hệ thống tác chiến điện tử, máy bay ISR, máy bay tác chiến điện tử hoặc các hệ thống không người lái mà cuối cùng có thể hoạt động từ các đảo-đá. Tất cả các khả năng sức mạnh thông tin tại các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phối hợp với nhau trước và trong suốt các chiến dịch quân sự để ngăn chặn đối thủ tiếp cận thông tin trong khi bảo vệ quyền truy cập thông tin của chính PLA.

Các khả năng thông tin liên lạc được kết nối thành mạng lưới có ở các tiền đồn của Trung Quốc làm gia tăng quyền kiểm soát thông tin của các lực lượng phi quân sự hoặc không chính quy ở Biển Đông. Các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc không được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và kết nối dữ liệu quân sự tinh vi có thể được kết nối vào mạng lưới giám sát trên diện rộng bằng cách sử dụng sóng tầm nhìn thẳng. Lực lượng dân quân trên biển của PLA là các ngư dân Trung Quốc được tuyển chọn để bảo vệ an ninh khu vực phía sau, đóng vai trò canh gác các lực lượng quân sự nước ngoài, hoặc có khả năng đáng tin cậy trong việc ngăn chặn ngư dân của nước đối thủ. Giờ đây, các đảo-đá này có thể chỉ huy và kiểm soát lực lượng dân quân trên biển thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin liên lạc bằng giọng nói thô sơ hoặc thậm chí là dịch vụ điện thoại di động 4G (và chẳng bao lâu sẽ là 5G) từ mỗi tháp viễn thông cao khoảng 48 m đặt trên các đảo này.

Về mặt quân sự, các khả năng của sức mạnh thông tin thể hiện rõ trên các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông là bộ phận đặt trên mặt đất của một hệ thống các hệ thống lực lượng chung tích hợp khả năng do thám và thông tin liên lạc trong không gian, trên không, trên biển và trên bộ. Nếu không thể ngăn chặn đối thủ bằng sự vượt trội về thông tin, thì khả năng sức mạnh thông tin có thể được tích hợp thêm các khả năng tấn công tầm xa quan trọng xuất phát từ chính các tiền đồn, Trung Quốc đại lục, tàu nổi, tàu ngầm hoặc tàu sân bay tác chiến của Trung Quốc. Chỉ riêng mối đe dọa từ việc nhắm mục tiêu và tấn công có thể khiến máy bay và tàu của kẻ thù phải bật hệ thống kiểm soát khí xả - tắt radar và các phương tiện thông tin liên lạc để tránh bị thiết bị điện tử phát hiện - tiếp tục ngăn không cho các đối thủ của PLA tiếp cận thông tin về chiến trường.

Các tiền đồn ở Biển Đông đáp ứng tất cả các yêu cầu của PLA về "chiến dịch tấn công nhằm vào các đảo-đá san hô", và nhiều khả năng chúng được xây dựng chỉ để phục vụ mục đích này. Chiến dịch này đã được phác thảo trong tài liệu Khoa học chiến dịch của Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Trung Quốc năm 2006, khoảng 7 năm trước khi nước này bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo. Các mục tiêu của chiến dịch này bao gồm chiếm lại đảo-đá bị kẻ thù chiếm đóng, tăng cường chủ quyền lãnh thổ quốc gia và bảo vệ các quyền và lợi ích biển. Văn bản quan trọng này của Viện Hàn lâm Khoa học quân sự miêu tả chiến dịch đảo-đá diễn ra trong một không gian chiến đấu phức tạp cách xa Trung Quốc đại lục, làm tăng thêm thách thức cho lực lượng không quân yểm hộ, thông tin liên lạc, tình báo và logistics. Bản phác thảo chiến dịch tấn công trên đảo-đá này đề nghị PLA thiết lập một hệ thống các hệ thống tình báo và do thám toàn diện; thiết lập một mạng lưới thông tin liên lạc tích hợp duy nhất giữa các tàu, máy bay, đảo-đá và Đại lục; và đưa ra dự báo chính xác về tình hình khí tượng thủy văn. Trong khi có thể tiến hành tấn công trực tiếp vào bất kỳ hòn đảo nào do nước ngoài chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa từ tàu đổ bộ của Hải quân PLA, thì các đảo-đá của Trung Quốc cung cấp mọi khả năng sức mạnh thông tin và logistics cơ bản được phác thảo trong học thuyết chiến dịch này.

Ngoài tiềm năng của các máy bay chiến đấu hoặc máy bay trực thăng tấn công hoạt động từ các sân bay ở tiền đồn, đáng lưu ý rằng hỏa lực của tất cả đảo-đá lớn kết hợp lại – đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn – dường như không bằng tiềm năng hỏa lực của một chiếc tàu tuần dương Type-055 (lớp Nhận Hải), với 112 ống phóng thẳng đứng (vertical launching system - VLS). Người ta có thể kết luận rằng các tên lửa đất đối không và chống hạm đặt trên tiền đồn chỉ đơn giản là để phòng thủ cho khu vực quần đảo Trường Sa, xét rằng có thể triển khai bất kỳ số lượng tàu tuần dương Type-055, tàu khu trục Type-052D hoặc các phương tiện chiến đấu trên khắp Biển Đông để tiến hành các cuộc tấn công. Về phần mình, đội tàu đặc nhiệm nổi trên mặt nước của Hải quân PLA có khả năng tuần tra tương đối kín đáo, khiến đối thủ khó có thể nhắm mục tiêu vì họ có thể nhận được thông tin về không gian chiến đấu do các thiết bị lắp đặt trên các đảo-đá của Trung Quốc cung cấp.

Các tiền đồn ở Biển Đông không nhất thiết nằm ở tuyến đầu trong hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Trung Quốc khi xem xét chiến dịch "phòng thủ tích cực" của PLA, và một chiến dịch tấn công nhằm vào các đối thủ đang tiến công như Hải quân hoặc Không quân Mỹ. Một số người suy đoán rằng những đường băng dài trên các tiền đồn ở Biển Đông có thể được sử dụng để mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay ném bom của Trung Quốc. Nhiều khả năng hơn là khu vực đỗ máy bay hạn chế trên các đảo-đá sẽ dành cho máy bay ISR và các phương tiện bay không người lái. Máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-500, máy bay tình báo điện tử Y-9JB hoặc máy bay tuần tra tác chiến/trên biển chống ngầm Y-9Q có thể phóng từ các đảo-đá và ngay lập tức nằm trong khu vực phòng không do các máy bay chiến đấu phòng thủ và tên lửa đất đối không của các tiền đồn này tạo ra. Máy bay tại tiền đồn ở Biển Đông có thời gian chờ chuẩn bị cất cánh lâu hơn vài giờ so với máy bay ở Đại lục. Những máy bay này sẽ tạo ra vùng phủ sóng radar và một lớp thông tin liên lạc trên không sử dụng các kết nối dữ liệu, sóng tầm nhìn thẳng, cung cấp tin tức tình báo trong thời gian thực cách hàng trăm dặm vượt đường chân trời trên mặt nước cho các phương tiện chiến đấu được triển khai ở vị trí tiền tuyến của Hải quân PLA.

Việc sử dụng các đảo-đá làm sân bay, nơi máy bay cất cánh từ tàu sân bay có thể chuyển hướng trong trường hợp khẩn cấp cũng có thể quan trọng trong những năm tới. Ngay cả trong thời gian chuẩn bị trước khi tham chiến, thì việc máy bay cất cánh từ tàu đã là một nỗ lực đầy thách thức. Có nhiều lý do dẫn đến việc máy bay không thể quay trở lại tàu sân bay, từ thời tiết xấu, những hỏng hóc về mặt cơ học, cho đến tổn thất trong chiến đấu. Ngay cả các cánh không quân tinh nhuệ của Hải quân Mỹ cũng hiểu rằng việc vận hành ngoài phạm vi một sân bay thuận tiện trên mặt đất là một nhiệm vụ rất rủi ro. Giả sử khoảng cách từ một tàu sân bay đến sân bay chuyển hướng là 400 hải lý, các tiền đồn của Trung Quốc có thể cho phép tàu sân bay của Hải quân PLA hoạt động trên khắp phần lớn Biển Đông trong tương lai gần. Đường băng mới do Trung Quốc xây dựng tại Dara Sakor, Campuchia có khả năng chứng tỏ rằng máy bay chiến đấu ở nước ngoài của PLA là không cần thiết nếu một tàu sân bay có thể tạo ra vùng phủ máy bay chiến đấu tấn công dưới sự bảo vệ của một quốc gia bè bạn cùng một sân bay chuyển hướng phù hợp. Ngoài ra, cho đến khi các tàu sân bay của Trung Quốc được trang bị máy phóng để hỗ trợ các máy bay điều khiển trên không phóng từ tàu sân bay và máy bay do thám lớn như KJ-600, thì hoạt động của các tàu sân bay Trung Quốc nhất định sẽ phải dựa vào máy bay trên đất liền. Ngoài việc hiện nay các căn cứ của PLA đang ảnh hưởng như thế nào đến các nước láng giềng của Trung Quốc ở Biển Đông, thì các nhà hoạch định chính sách nên xem xét những tác động địa chính trị khi một tàu sân bay Trung Quốc tiến hành tuần tra ở phía cực Nam của "đường 9 đoạn" hay trong Vịnh Thái Lan.

Khả năng phòng thủ của PLA ở Biển Đông

Một lực lượng tấn công tinh nhuệ như quân đội Mỹ có quan điểm rằng mục đích của hành động phòng thủ về cơ bản là tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho hành động tấn công, và điều này cũng là châm ngôn mà PLA nhất trí. Các vũ khí và khả năng A2/AD của Trung Quốc là có thật, nhưng một lần nữa, PLA không có chiến lược phòng thủ cũng như các khả năng phòng thủ mà cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho hành động tấn công. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có một số khả năng phòng thủ đáng được đề cập khi chúng có liên quan đến sức mạnh thông tin và các hoạt động tấn công của PLA ở Biển Đông.

Các khả năng tàng hình của Mỹ có thể không tạo được lớp bảo vệ trước các biện pháp phòng thủ của Trung Quốc ở Biển Đông như một số người nhận định. Sau vụ tấn công B-2 sai lầm nhằm vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, Nam Tư vào năm 1999, Trung Quốc đã dành 20 năm tiếp theo để tập trung vào việc đánh bại công nghệ tàng hình của Mỹ. Chống tàng hình là một trong những khả năng cần thiết trong khái niệm "ba tấn công, ba phòng thủ" của PLA xuất hiện vào đầu những năm 2000. Trung Quốc đã phát triển một số radar chống tàng hình sử dụng tần số thấp hơn khiến công nghệ tàng hình thông thường mất hiệu quả. Liệu các radar như vậy có thể tạo ra phương án tấn công máy bay tàng hình hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, nhưng đáng chú ý là Trung Quốc tuyên bố rằng công nghệ radar chống máy bay tàng hình của họ hoạt động hiệu quả và có thể thách thức điều được cho là lợi thế công nghệ đáng kể của Mỹ .

Lầu Năm Góc cũng không nên xem sự chi phối về các khả năng ngầm dưới biển là điều hiển nhiên, đặc biệt là ở Biển Đông. Hiện nay, ngay cả Trung Quốc cũng nhất trí rằng Hải quân Mỹ có lợi thế đáng kể trong công nghệ tàu ngầm. Tuy nhiên, trong môi trường hoạt động bị hạn chế ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh, PLA có khả năng bù đắp cho những thiếu sót của họ bằng việc có nhiều thời gian và không gian tiến hành các hoạt động tác chiến chống ngầm hơn. Các tiền đồn của Trung Quốc, ngoài các tàu và máy bay đã được triển khai của PLA, về cơ bản mang đến cho Trung Quốc ưu thế trên không và trên mặt nước trên thực tế, ít nhất là trong giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Đông. Những ưu thế đó sẽ giúp hoạt động của tàu trên mặt nước và các chuyến bay của máy bay chiến đấu chống ngầm cánh cố định của Hải quân PLA như Y-9Q không bị cản trở. Khi phải đối mặt với hệ thống dò tìm tàu trên mặt nước, hệ thống dò tìm dưới nước thả từ máy bay trực thăng và các cuộc dò tìm trên khu vực rộng lớn của các thợ săn ngầm Y-9Q của Hải quân PLA, thì tàu ngầm của Mỹ có thể tránh bị phát hiện mà vẫn tạo ra hiệu ứng động học trong phạm vi Biển Đông trong thời gian bao lâu ?

Không nên đánh giá 7 đảo-đá do Trung Quốc chiếm đóng là các căn cứ riêng lẻ, độc lập, mà chúng là một hệ thống các hệ thống tích hợp ở Biển Đông. Do đó, ý kiến cho rằng các tiền đồn trên đảo-đá của Trung Quốc dễ bị tổn thương vì thiếu hệ thống có khả năng tồn tại và dự phòng là sai lầm. Như Poling đã nêu một cách rất chính xác trong bài viết của ông, các căn cứ của Trung Quốc cùng nhau tạo thành một mục tiêu "khó nhằn".

Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông dường như phản ánh câu châm ngôn rằng số lượng chắc chắn quyết định chất lượng. Theo hình ảnh vệ tinh thương mại, trên 7 đảo-đá của Trung Quốc, có 33 đĩa vệ tinh lớn, hàng chục đĩa có khẩu độ nhỏ hơn, hơn 50 ăng-ten tần số cao và hơn 30 radar phục vụ tìm kiếm trên không và trên mặt nước. Đây là còn chưa đề cập đến ISR di động hoặc có khả năng di dời, các hệ thống thông tin liên lạc hoặc vũ khí có thể được triển khai gần như bất kỳ nơi nào trên khắp tổng cộng 13 km2 diện tích của các hòn đảo nhân tạo. Kho dự trữ dưới lòng đất có diện tích khoảng 23.225 m2 trên mỗi tiền đồn lớn có mục đích bảo vệ các hệ thống vũ khí và đạn dược. Những phép đo qua loa cho thấy mỗi đảo-đá lớn có thể dự trữ hơn 65 triệu gallon nhiên liệu trong các bể chứa dưới lòng đất để hỗ trợ các chiến dịch không được tiếp nhiên liệu trong thời gian kéo dài hàng tuần. Đối với tất cả những cuộc thảo luận về việc xây dựng đường băng trên các tiền đồn ở Biển Đông, dường như không ai xét đến những yêu cầu tác chiến ở mức độ tương đối nhỏ. Tức là, nếu PLA yêu cầu phải có một đường băng dài 1.500 m sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông, thì họ đã xây dựng 3 đường băng dài 3.000 m có khả năng phục hồi tác chiến cần thiết khi phải đối mặt với các cuộc tấn công.

Lập khung phân tích tương lai

Trong bất kỳ cuộc xung đột cấp độ tác chiến nào, PLA đều có ý định lôi kéo các đối thủ của mình vào một cuộc chiến khó khăn để giành được ưu thế về thông tin chiến trường. Trong khi khả năng tấn công là không thể thiếu đối với chiến tranh thông tin của PLA, thì các tiền đồn ở Biển Đông chứng tỏ sự chú trọng vào vấn đề kiểm soát thông tin của chiến lược này. Các đảo-đá chủ yếu hoạt động như "các điểm cứng thông tin", che giấu và tạo thuận lợi cho các khả năng thông tin liên lạc và do thám quan trọng cũng như ngăn chặn kẻ địch kiểm soát thông tin. Phân tích về Biển Đông trong tương lai cần xem xét nhiều điều hơn là chỉ khả năng tồn tại của các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào hệ thống phòng thủ tĩnh của Trung Quốc. Việc đếm số lượng vũ khí và mục tiêu là một cách làm tắt thuận tiện để đánh giá sức mạnh về vật chất, nhưng cách tiếp cận như vậy không đánh giá được điểm mạnh của chiến lược tập trung vào thông tin của Trung Quốc.

Phân tích trong bài viết này không đưa ra đánh giá thực toàn diện về các khả năng tấn công và phòng thủ của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông. Không nên bỏ qua bất kỳ lời khẳng định nào cho rằng các khả năng của PLA ở Biển Đông là không thể vượt qua, hoặc mối đe dọa của Trung Quốc là đáng gờm. Cả quân đội Trung Quốc lẫn Mỹ đều có những thế mạnh nổi bật cũng như những lỗ hổng nghiêm trọng. Liệu các khái niệm tác chiến tập trung vào thông tin của PLA có thể vượt trội hơn các khái niệm tập trung vào hỏa lực và tác chiến của Mỹ hay không là điều đáng tranh luận.

Các khả năng mà PLA đang phát triển ở Biển Đông cho thấy chiến lược thông tin và các khái niệm tác chiến tấn công của Trung Quốc. Chiến lược quốc phòng năm 2018 yêu cầu quân đội Mỹ phải hiểu và chống lại các khái niệm này bằng cách phát triển các khái niệm tác chiến của riêng mình. Chiến lược phòng thủ "Chiến tranh nhân dân" của Mao Trạch Đông là một dấu tích trong quá khứ. Nên xem xét cẩn thận những nguyên lý căn bản của chiến tranh thông tin, các khái niệm tác chiến tấn công của quân đội Trung Quốc, và cách thức áp dụng các khả năng ngày càng phát triển của PLA vào bối cảnh khi Trung Quốc bắt đầu mở rộng tầm với quân sự của họ ra ngoài khu vực Biển Đông.

J. Michael Dahm

Nguyên tác : Beyond "Conventional Wisdom" : Evaluating the PLA'S South China Sea Bases in Operational Context, War on the Rocks, 17/03/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 03/04/2020

J. Michael Dahm là nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng (APL) thuộc Đại học Johns Hopkins và là sĩ quan tình báo đã nghỉ hưu của Hải quân Hoa Kỳ. Bài viết được đăng trên War on the Rocks

(vertical launching system - VLS). Người ta có thể kết luận rằng các tên lửa đất đối không và chống hạm đặt trên tiền đồn chỉ đơn giản là để phòng thủ cho khu vực quần đảo Trường Sa, xét rằng có thể triển khai bất kỳ số lượng tàu tuần dương Type-055, tàu khu trục Type-052D hoặc các phương tiện chiến đấu trên khắp Biển Đông để tiến hành các cuộc tấn công. Về phần mình, đội tàu đặc nhiệm nổi trên mặt nước của Hải quân PLA có khả năng tuần tra tương đối kín đáo, khiến đối thủ khó có thể nhắm mục tiêu vì họ có thể nhận được thông tin về không gian chiến đấu do các thiết bị lắp đặt trên các đảo-đá của Trung Quốc cung cấp.

Additional Info

  • Author J. Michael Dahm
Published in Diễn đàn

Virus corona : Mỹ lo chống dịch, Trung Quốc lợi dụng lấn thêm tại Biển Đông (RFI, 24/03/2020)

Đầu năm 2020, Hoa Kỳ liên tục có những hành động thể hiện cam kết tăng cường hiện diện ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông : bắt đầu từ chuyến tuần tra "khai xuân" ngày 25/01, tiếp theo là chuyến thăm hữu nghị ngày 05/03 tại Đà Nẵng của tầu USS Theodore Roosevelt (CVN 71), đánh dấu 25 năm Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng liệu những cam kết này có bị tác động vì virus corona không ?

US South China Sea

Không ảnh Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, nơi đang xảy ra tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. U.S. Navy/Handout via Reuters/File

Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy quân cờ ở Biển Đông

Thực tế cho thấy Trung Quốc đang tranh thủ thời điểm toàn thế giới gồng mình chống dịch Covid-19 để tiến những nước cờ ở Biển Đông. Hành động mới nhất, được Tân Hoa Xã đưa tin ngày 20/03/2020, là Trung Quốc vừa khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.

Trên giấy tờ, hai cơ sở được đặt dưới sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp các Đảo và Đá thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) chỉ đơn thuần mang tính chất khoa học, chuyên "nghiên cứu tổng hợp về rạn san hô và biển sâu". Tuy nhiên, việc Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu mới vào lúc này là một diễn biến nghiêm trọng, theo đánh giá của Collin Koh, chuyên gia về an ninh biển hàng hải trong khu vực.

Trước đó, ngày 20/03, Hải Quân Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành diễn tập chống tầu ngầm ở Biển Đông, ngay sau khi Hải Quân Mỹ thông báo một cuộc tập trận cũng ở Biển Đông huy động lực lượng hùng hậu, trong đó có đội tầu sân bay USS Theodore Roosevelt, từ ngày 15 đến 18/03.

Trả lời Inquirer ngày 24/03, ông nhận định : "Hẳn nhiều người nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra có lẽ sẽ khiến Bắc Kinh không chú ý đến những điểm nóng hàng hải. Thực tế lại không như vậy. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, bất chấp virus corona".

Covid-19 làm xáo trộn các chiến dịch của quân đội Mỹ

Thực vậy, lợi thế có vẻ đang thiên về Bắc Kinh. Trung Quốc đang từng bước thoát khỏi dịch Covid-19 trong khi cả thế giới đang dốc hết sức lực chống dịch, từ Mỹ đến Anh, Pháp, cũng như các nước Đông Nam Á.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trấn an rằng "nhiệm vụ đầu tiên của quân đội Mỹ vẫn là bảo vệ người dân Mỹ, đất nước và lợi ích của Hoa Kỳ ở nước ngoài". Tuy nhiên, nhiều hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài bị xáo trộn do chiến lược chống dịch của mỗi nước, từ Trung Đông (Irak), Nam Á (Afghanistan), Đông Á (Hàn Quốc) đến Châu Âu (cuộc tập trận Defender-20) và Châu Phi.

Khắp nơi trên thế giới, quân nhân Mỹ phải ở lại trong doanh trại, mọi ra vào đều được kiểm tra nghiêm ngặt thông qua trình báo sức khỏe, đo thân nhiệt hoặc cách ly người bị nhiễm virus corona. Từ đầu tháng 03/2020, quân nhân Mỹ bị cấm du lịch hoặc về thăm nhà do đã có nhiều trường hợp nhiễm virus corona.

Dù chưa có trường hợp mắc Covid-19 nào trong Hạm đội 7 Hoa Kỳ, đóng Yokosuka (Nhật Bản), nhưng Hải Quân Mỹ đã điều nhiều nhóm y tế và thiết bị cần thiết đến các tầu USS Theodore Roosevelt (CVN 71), US Blue Ridge (LCC 19) và USS America (LHA 6) để có thể xét nghiệm ngay trên tầu mà không cần gửi mẫu bệnh phẩm lên bờ.

Trên thực tế, theo bác sĩ quân y Christine Sears khi trả lời trang America’s Navy, "toàn bộ đội ngũ quân nhân Hạm Đội 7 rất chú ý đến dịch Covid-19 ngay từ đầu và triển khai nhiều biện pháp bảo đảm y tế cộng đồng. Lực lượng nhân viên y tế tăng viện còn giúp tăng cường thêm khả năng chống dịch" của Hạm Đội 7.

Tuy nhiên, chuyên gia Collin Koh lo ngại : "Thế giới có thể sẽ lơ là về những tranh chấp khi ưu tiên chống dịch Covid-19. Điều này cũng có thể xảy ra đối với khu vực Biển Đông". Còn Bắc Kinh, chắc chắn sẽ không ngừng những hành động lấn chiếm, gia tăng quân sự hóa ở Biển Đông trong thời dịch vì ngừng lại là đồng nghĩa với việc gửi một tín hiệu xấu đến công luận Trung Quốc, đang mạnh mẽ chỉ trích cách xử lý dịch của chính quyền trung ương.

Thu Hằng

*******************

Trung Quốc đặt thêm hai 'trạm nghiên cứu khoa học' ở Biển Đông (BBC, 24/03/2020)

Trung Quốc đã lắp đặt hai trạm nghiên cứu tại Đá Chữ Thập và Su Bi thuộc Quần đảo Trường Sa, Tân Hoa Xã tuyên bố trong dịp cuối tuần rồi.

cungco2

Hình ảnh Đá Su Bi do quân đội Philippines chụp từ hồi 21/4/2017. Nay khu vực này đã có thêm nhiều cơ sở, nhà cửa

Việc thiết lập các trạm nghiên cứu mới sẽ cho phép các khoa học gia sống và nghiên cứu thực địa trong các lĩnh vực sinh thái, địa lý và môi trường, bản tin của China Daily nói.

Trung Quốc nói rằng các trạm này cũng đóng vai trò trong việc theo dõi các thay đổi sinh thái và địa chấn trong các vùng then chốt ở Biển Đông.

Tuy nhiên, việc này được coi như bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc thuộc địa hóa Biển Đông vào lúc cả thế giới đang lo phòng chống đại dịch Covid-19, theo một số nhà quan sát.

Là chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Tích hợp Đảo và Đá ngầm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và đặt trên Đá Vành khăn kể từ 2018, hai trạm nghiên cứu mới có các hệ thống theo dõi nhằm phục vụ các dự án bảo tồn, theo Tân Hoa Xã.

Tuy nhiên, các địa điểm xây cất mới đây đều nằm trong vùng biển đang có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Đài Loan.

Đá Chữ Thập có tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu, còn Philippines gọi llaf Kagitingan ; còn Đá Su Bi có tên tiếng Anh là Subi Reef, Bắc Kinh gọi là Chử Bích Tiêu và Manila gọi là Zamora, là các địa điểm đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Trung Quốc trên thực tế đã nắm quyền kiểm soát những nơi này kể từ 1988, sau khi chiếm từ tay Việt Nam.

Kể từ đó, Bắc Kinh đã bồi đắp những nơi này cùng một số bãi đá, đảo nhỏ khác ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo, điều được các nước khác cho là để nhằm biến những nơi này thành tiền đồn quân sự chiến lược trên biển.

Hồi năm 2018, Earthrise Media, một tổ chức phi lợi nhuận, đã phân tích các ảnh chụp Đá Su Bi và phát hiện ra rằng một lượng lớn các tòa nhà, các sân tập, thiết bị radar và cả các sân chơi bóng rổ đã được xây dựng trong thời gian từ 2014 tới nay.

Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cũng có các cơ sở hạ tầng tương tự, như vị trí đặt tên lửa, đường băng, các nhà kho lớn và nhiều loại thiết bị khác phục vụ cho việc phát hiện, theo dõi vệ tinh, hoạt động quân sự và thông tin liên lạc của nước khác.

cungco3

Các tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập - hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015

Các cơ sở quân sự đó cũng được cho là nơi đặt các thiết bị liên lạc, xây cất bãi đáp máy bay và đặt bệ phóng tên lửa của Trung Quốc.

Chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh được trang tin Global Nation Inquirer của Philippines trích lời, nói việc Trung Quốc xây cất hai trạm nghiên cứu mới vào thời điểm này là một bước tiến quan trọng.

"Một số người cho rằng đại dịch virus corona đang diễn ra sẽ làm Bắc Kinh bớt chú ý tới những tranh chấp trên biển", ông Koh nói. "Sự thực là không hề như vậy. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn sẵn sàng tác chiến".

"Dùng những thứ được cho là 'khoa học phục vụ đời sống dân sự' này để xác quyết các tuyên bố chủ quyền là một cách thức hoạt động mà chúng ta có thể dễ lơ là bỏ qua", ông Koh nhận xét.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ trong việc xác quyết chủ quyền ở các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông, bất chấp các phản đối quốc tế.

Nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, coi đây như bước đi của Bắc Kinh nhằm đưa Trung Quốc trở thành một sức mạnh quan trọng trên thế giới.

Hoa Kỳ đã tăng hiện diện của mình tại Biển Đông trong những năm gần đây, và hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á trong nỗ lực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

Quân đội Mỹ cũng tăng các hoạt động mà Hoa Kỳ gọi là nhằm "thực thi quyền tự do đi lại trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế", với việc nhiều lần đưa tàu chiến vào sát phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo Đá Su Bi, Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập.

Gần đây nhất, hải quân Mỹ đã đưa nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tới Đà Nẵng trong 5 ngày, 5-9/3/2020, trong dịp 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam.

Published in Châu Á

Mỹ-Phi : Manila "nâng cấp" tập trận Mỹ trong năm 2018 (RFI, 06/10/2017)

Mua súng Trung Quốc, nhưng tập trận trở lại với Mỹ. Sau một năm nhiều căng thẳng, hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines được thắt chặt và sẽ gia tăng. Tổng cộng 261 hoạt động, kể cả tại Biển Đông, sẽ được tổ chức trong năm 2018.

bd1

Tập trận Mỹ Philippines 'Carat', ngày 28/06/2013 - Reuters

Chương trình tập trận chung được tham mưu trưởng quân đội Philippines loan báo ngày 05/10/2017 tại Manila, trong buổi lễ "tiếp nhận 3000 khẩu súng" của Trung Quốc. Theo tuyên bố của tướng Edouardo Ano : "Philippines và Mỹ sẽ gia tăng các cuộc tập trận chung trong năm 2018 theo đúng tuyên bố của tổng thống Duterte, cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, đồng minh số một của Philippines".

Cụ thể, quân đội hai nước sẽ tổ chức 261 hoạt động chung từ tập trận, hợp tác chỉ huy, đánh trên sa bàn cho đến cứu trợ nhân đạo, xây dựng cầu đường và trường học… trong năm 2018. Theo bình luận của tướng Edouardo Ano, nếu so với 258 hoạt động chung trong năm 2017, thì hợp tác quân sự Mỹ-Philippines được "nâng cấp" theo nghĩa tái lập những cuộc tập trận trước đây đã bị hủy bỏ vì Manila muốn xoa dịu Trung Quốc.

Trong chương trình 2018, lực lượng Mỹ-Phi sẽ tiến hành các cuộc tập trận "bảo vệ lãnh thổ"tại Biển Đông mà Manila gọi là Biển Tây. Cuộc tập trận quan trọng nhất hàng năm Balikatan sẽ tiếp tục. Theo báo chí ở Manila, chưa rõ là khi nào diễn ra các cuộc tập trận bảo vệ lãnh thổ. Năm 2017, hai chiến dịch thuộc loại quan trọng bị hủy bỏ là cuộc diễn tập đổ bộ Phiblex của Thủy Quân Lục Chiến và CARAT của hải thuyền.

Theo AFP, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như muốn tái lập quan hệ nồng ấm với Washington, sang trang giai đoạn cư xử khiếm nhã đối với tổng thống Barack Obama, người tiền nhiệm của Donald Trump. Tuần trước, ông cam kết xây dựng quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ, trong lúc tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Edouardo Ano đến Hawai hội kiến với đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.

Quan hệ Mỹ-Phi bị suy giảm một phần do lời tuyên bố của tổng thống Duterte "muốn ly khai" với Mỹ nhân chuyến công du Bắc Kinh vào năm 2016.

Tú Anh

*******************

Tình báo Mỹ : Trung Quốc sẽ xây nhiều căn cứ ở nước ngoài (RFI, 06/10/2017)

bd2

Sau Pháp, Mỹ và Nhật Bản, đến lượt Trung Quốc mở căn cứ quân sự ở Châu Phi. Photo : Corporal Matthew J. Apprendi (USMC)

Căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, đặt tại Djibouti, một quốc gia nhỏ bé ở Châu Phi, rất có thể sẽ là khởi đầu cho nhiều căn cứ quân sự khác mà Trung Quốc sẽ thiết lập khắp thế giới và điều này có thể gây các xung đột lợi ích với Hoa Kỳ. Đó là cảnh báo của các quan chức tình báo Mỹ hôm qua, 05/10/2017, theo hãng tin Bloomberg.

Các quan chức tình báo Mỹ, xin được giấu tên, nhấn mạnh Trung Quốc hiện có một quân đội được hiện đại hóa nhanh nhất thế giới, bên cạnh Hoa Kỳ. Trong chiều hướng đó, tháng 7/2017, quân đội Trung Quốc loan báo thiết lập một căn cứ hỗ trợ hậu cần ở Djibouti, để phục vụ cho các chiến dịch nhân đạo, duy trì hòa bình và hộ tống trên biển ở vùng Châu Phi và vùng tây Châu Á, cũng như hỗ trợ cho các cuộc thao dượt quân sự và di tản khẩn cấp.

Tuy nhiên, theo nhật báo South China Morning Post ngày 01/10, các hình ảnh vệ tinh và các báo cáo không chính thức, tại căn cứ này có nhiều cơ sở hạ tầng quân sự, như trại lính, các đơn vị bảo trì, nhà kho và các bến tàu có thể tiếp nhận hầu hết các tàu của hạm đội Trung Quốc. Nói cách khác, căn cứ ở Djibouti có thể sẽ được Trung Quốc dùng để tung lực lượng ra vùng bắc Châu Phi, cũng như củng cố vị thế của họ ở vùng Ấn Độ Dương.

Theo các quan chức tình báo Mỹ nói trên, giới lãnh đạo Trung Quốc xem cái trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu, nhất là hệ thống các liên minh với Mỹ và việc cổ súy cho các giá trị Mỹ trên toàn cầu, là những yếu tố ngăn chận việc Trung Quốc trỗi dậy và thay đổi trật tự thế giới cho phù hợp hơn với nhu cầu của Bắc Kinh.

Tình báo Mỹ ghi nhận là trên con đường bành trướng thế lực quân sự và kinh tế, Bắc Kinh tỏ ra ngày càng cứng rắn hơn về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, về quan hệ với Đài Loan và đang đẩy mạnh sáng kiến "Một Vành Đai, Một Con Đường" để tăng cường quan hệ thương mại với thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á. Nói chung, tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách làm suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới.

Những cảnh báo nói trên được đưa ra vào lúc chủ tịch Tập Cận Bình đang củng cố thế lực trước Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, diễn ra trong tháng 10 này và trước chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng thống Donald Trump vào tháng 11/2017.

Tuy đạt được đồng thuận trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, giữa Washington và Bắc Kinh còn nhiều bất đồng trên những vấn đề khác, như tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Syria và nhất là thương mại, chủ yếu do thâm thủng mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc còn rất lớn.

Đặc biệt, vấn đề đang gây quan ngại hiện nay đó là việc chuyển giao công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc. Cựu cố vấn của tổng thống Trump, ông Steven Bannon từng xem đây là vấn đề kinh tế lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông Bannon cảnh báo rằng nếu không giải quyết vấn đề này, nước Mỹ sẽ bị Trung Quốc đánh gục về kinh tế.

Theo lời các quan chức tình báo Mỹ, Bắc Kinh cũng ý thức được rằng những tham vọng của họ đang gây quan ngại, cho nên đang cố chứng minh rằng việc thâu tóm công nghệ của Mỹ không phải là mối đe dọa đối với kinh tế của Mỹ và những nước khác.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Ba đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa sẵn sàng được bố trí thiết bị quân sự (BBC, 30/06/2017)

Ba đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung Quốc bồi đắp lên tại khu vực Trường Sa nay sẵn sàng để được bố trí các trang thiết bị quân sự như bệ phóng tên lửa…

dao1

Bãi đá Chữ Thập sau khi được Trung Quốc bồi đắp. Ảnh chụp ngày 16/06/2017. CSIS

Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải AMTI thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo gần đây và được truyền thông quốc tế loan đi vào cuối tháng 6.

Theo đó thì hoạt động xây dựng tại ba đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập thuộc Trường Sa với những công sự phòng thủ, đài radar, cơ sở hải quân, không quân… gần như hoàn thành. Bắc Kinh nay có thể bố trí những thiết bị quân sự gồm máy bay chiến đấu, dàn phóng tên lửa di động bất cứ lúc nào.

AMTI còn lưu ý những công trình ngầm chắc hẳn được xây dựng để chứa đạn dược và những trang thiết bị khác.

Theo nhận định của AMTI thì với 3 căn cứ không quân tại Trường Sa cùng một căn cứ khác trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ đủ khả năng cho máy bay quân sự quần thảo khắp khu vực Biển Đông.

Còn Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ trong phúc trình thường niên năm nay gửi Quốc hội nêu rõ mặc dù hoạt động cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc không củng cố về mặt pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh cũng như tạo thêm bất cứ lãnh hải mới nào cho Trung Quốc tại khu vực Biển Đông ; nhưng nước này có thể sử dụng những thực thể tạo nên ở đó làm căn cứ quân sự cũng như dân sự nhằm gia tăng sự hiện diện, nâng cao khả năng kiểm soát khu vực.

Hoạt động củng cố các điểm tiền tiêu của Trung Quốc phản ánh tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông của Trung Quốc dù có những tranh chấp với một số nước khác trong khu vực như Philippines, Malaysia, Việt Nam.

Vào tháng tư vừa qua, cuộc gặp giữa hai nguyên thủ Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Florida được đánh giá dường như hai nước xích lại gần nhau hơn ; tuy nhiên thực tế cho thấy không thể thuyết phục Bắc Kinh thay đổi chiến lược biển của họ.

********************

Biển Đông : Trung Quốc gần hoàn tất ba tiền đồn quân sự tại Trường Sa (RFI, 30/06/2017)

Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng cơ sở quân sự trên ba đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẵn sàng cho việc triển khai tên lửa. Trên đây là thông tin do Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI), có trụ sở tại Washington, cung cấp hôm qua, 29/06/2017.

dao2

Hạ tầng cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đá Vành Khăn. Ảnh vệ tinh 16/06/2017. Reuters/CSIS/AMTI DigitalGlobe

Theo AMTI, phân tích các ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã xây tổng cộng 12 điểm đặt bệ phóng tên lửa với mái che, tại đá Chữ Thập (Fiery Cross), tức nhiều hơn bốn điểm so với hồi tháng 2/2017. Trên đá Chữ Thập và hai đảo nhân tạo khác, đá Subi, đá Vành Khăn (Mischief), Trung Quốc cũng mới mở rộng hệ thống ra-đa và mạng lưới thông tin liên lạc.

Trên mỗi đảo nhân tạo nói trên, Trung Quốc đã cho xây dựng thêm bốn công trình ngầm trong lòng đất "quy mô rất lớn" để sẵn sàng tiếp nhận đạn dược, các thiết bị quân sự và nhu yếu phẩm.

AMTI theo dõi sát việc bồi đắp và xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông từ gần hai năm nay. Theo Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu, với các cơ sở hàng hải, hàng không, ra-đa, hệ thống phòng ngự hiện có, Bắc Kinh hoàn toàn có đủ khả năng triển khai các phương tiện chiến tranh tại quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào, kể cả các phi cơ chiến đấu và bệ phóng tên lửa di động.

AMTI nhấn mạnh, với bốn tiền đồn bao gồm nhóm ba đảo ở Trường Sa thường được gọi là "Big 3" và đảo Phú Lâm (Woody Island) ở Hoàng Sa, các máy bay quân sự của Trung Quốc có thể tác chiến trên gần như toàn bộ Biển Đông. Chỉ riêng tại nhóm đảo "Big 3", Bắc Kinh có thể triển khai tổng cộng 72 phi cơ chiến đấu.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, với đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, bất chấp sự phản đối của các quốc gia láng giềng. Tháng 7/2016, một tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách này. Cộng đồng quốc tế lo ngại đà quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông, đe dọa hòa bình và an toàn hàng hải, hàng không khu vực. Hoa Kỳ thường xuyên phản đối nỗ lực quân sự hóa của Trung Quốc.

Trọng Thành

Published in Châu Á