Ý kiến một luật sư về vụ Vườn rau Lộc Hưng (BBC, 07/01/2019)
Hôm 6/1, một nhà hoạt động ngụ tại Vườn rau Lộc Hưng nói với BBC rằng "không nghĩ chính quyền có thể lấy trắng đất của dân trước Tết" trong lúc luật sư bình luận về nguồn gốc sâu xa của mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền trong công tác thu hồi đất.
Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh đi thăm người dân Vườn rau Lộc Hưng hôm 6/1
Hôm 6/1, tình hình tại Vườn rau Lộc Hưng được ghi nhận tiếp tục căng thẳng, với người của chính quyền mặc thường phục theo dõi gắt gao khu vực, trong lúc dân địa phương cũng cắt cử người luân phiên canh gác.
Cùng thời điểm, một văn bản được cho là của Ban Tuyên giáo Quận ủy Tân Bình phát đi ghi : "Đề nghị cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị tập trung nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng trong nhân dân trên địa bàn dân cư để kịp thời tuyên truyền về dự án đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia và xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng vi phạm pháp luật tại khu đất công trình công cộng ở phường 6, quận Tân Bình".
Trước đó, tin cho hay, hơn 10 ngôi nhà và tài sản của của người dân ở Vườn rau Lộc Hưng đã bị phá sau đợt cưỡng chế hôm 4/1.
'Phản ứng cương quyết'
Hôm 6/1, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, đang ngụ tại Vườn rau Lộc Hưng, nói với BBC : "Theo quan sát của tôi, tình hình hôm nay vẫn tiếp tục căng thẳng".
"Chính quyền vẫn cho phát loa phóng thanh tuyên truyền, khuyến cáo người dân ở khu vực này tự tháo gỡ, dọn tài sản".
"Như vậy, còn hơn 40 căn nhà mà chính quyền cho là xây dựng trái phép đang nằm trong tầm ngắm".
"Hiện tại, tôi cảm nhận được rằng người dân ở đây rất đông và phản ứng rất cương quyết để giữ nhà cửa, tài sản mà gia đình họ đã gầy dựng từ năm 1954 đến nay".
"Do vậy, tôi không nghĩ là chính quyền có thể lấy trắng đất của dân khu vực này trước Tết".
"Cũng cần nói thêm là trong vụ Vườn rau Lộc Hưng, nếu chính quyền tự tin rằng họ xử lý đúng thì sao báo chí Việt Nam không đưa tin các diễn biến tại khu vực này ?"
Cả chục ngôi nhà tại Vườn rau Lộc Hưng đã bị phá hủy hoàn toàn hôm 4/1
'Quốc hữu hóa đất đai'
Cùng ngày, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh bình luận với BBC : ""Điểm nóng" Vườn rau Lộc Hưng thuộc địa bàn có nhiều tín đồ công giáo, lại có sự ủng hộ tinh thần từ Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh. Do đó, tôi tin rằng chính quyền đã và buộc phải nghiên cứu rút kinh nghiệm từ việc cưỡng chế đất tại các địa phương khác, đặc biệt những địa phương có nhiều tín đồ Công giáo. Tuy nhiên, theo tôi thì chính quyền chỉ rút kinh nghiệm nhằm để đối phó hiệu quả với người dân và thu hồi trót lọt khu đất chứ không phải rút kinh nghiệm để tìm ra bài học để an dân hay kiến nghị cấp có thẩm quyền thay đổi chính sách đất đai đang rất bất cập hiện nay".
"Tôi không có hồ sơ của vụ việc này nên không bình luận về trình tự thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng khu đất này có đúng trình tự pháp luật hay không. Tuy nhiên, theo chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam, nếu người dân sử dụng đất ổn định từ trước 15/10/1993 (ngày luật Đất đai 1993 có hiệu lực pháp luật), Nhà nước có trách nhiệm phải công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân mà không truy nguyên nguồn gốc".
"Sở dĩ có chính sách này là xuất phát từ bất cập của luật Đất đai năm 1987. Theo luật Đất đai năm 1987, người dân không được tặng cho, mua bán, thế chấp, cầm cố, để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính sách này đi ngược lại với quy luật khách quan, trên thực tế người dân vẫn mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, cầm cố, thế chấp… mà nhà nước không thể kiểm soát được".
"Do đó, buộc chính quyền phải sửa đổi luật Đất đai năm 1987 bằng luật Đất đai năm 1993 (có hiệu lực kể từ ngày 15/10/1993). Theo Luật mới, người dân được quyền chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Để giải quyết hậu quả của các giao dịch trái pháp luật đã diễn ra trước 15/10/1993, nhà nước yêu cầu người dân kê khai việc sử dụng đất. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công nhận theo hiện trạng sử dụng đất của người dân trên cơ sở kê khai sử dụng đất của người dân".
"Theo tôi, nguồn gốc sâu xa của mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền trong công tác thu hồi đất và đền bù giải tỏa trong thời gian qua xuất phát từ việc nhà nước "xác lập sở hữu toàn dân đối với đất đai, do nhà nước thống nhất quản lý". Bởi về bản chất, đây là chính sách nhằm dọn đường cho việc chính quyền "quốc hữu hóa" đất đai của người dân một cách hợp pháp với giá rất rẻ".
"Đối với người dân thì họ suy nghĩ rất đơn giản và rất chính đáng rằng đất của họ khai hoang, nhận chuyển nhượng từ người khác thì Nhà nước phải thừa nhận đó là tài sản của họ. Nhà nước chỉ thực hiện công việc quản lý hành chính nhà nước về đất đai chứ không được thực hiện với tư cách là chủ sở hữu đối với đất đai".
"Nghĩa là Nhà nước không có quyền thu hồi của người này để giao cho tổ chức, cá nhân khác. Bất kể đất thu hồi đó được sử dụng vào mục đích công cộng hay kinh doanh thương mại. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh, nhà nước buộc phải trưng dụng, trưng thu, trưng mua thì phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho người dân".
"Đất nước này là của chung nên nhà nước không thể buộc những người có đất bị thu hồi phải hy sinh cho lợi ích quốc gia bằng cách buộc họ nhận tiền đền bù với giá thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần trong khi những người khác thì không".
Khu vườn rau Lộc Hưng nằm trong khu vực có dự án xây trường công lập do Ủy ban Nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư.
"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay", theo website của Ủy ban Nhân dân phường 6, quận Tân Bình hồi tháng 8/2018.
Người dân Lộc Hưng nói suốt 20 năm qua, họ đã xin kê khai và làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất nhưng không được giải quyết dù đã hai lần có văn bản từ văn phòng thủ tướng chính phủ.
************************
Vườn rau Lộc Hưng : Màu xanh bỗng hóa màu tro gạch (Người Việt, 06/01/2019)
Chỉ vài ngày sau Tết Dương Lịch 2019, và cũng chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là cả nước đón chào Tết Nguyên đán, nhưng chỉ 1 đêm thôi, những luống rau xanh mướt, những ngôi nhà cấp 4 của người dân vườn rau Lộc Hưng bỗng hóa thành đống hoang tàn.
Những tấm băng rôn được bà con vườn rau Lộc Hưng căng lên để phản đối hành động cưỡng chế. (Hình : Người Việt.)
Tan hoang sau 1 đêm
Sáng Chủ nhật 5 tháng Giêng, người dân vườn rau Lộc Hưng bần thần lặng đứng nhìn đống tro gạch ngổn ngang. Họ đang cố tìm chút gì thân thương còn sót lại giữa mớ gạch vụn. Họ bước đi qua những tàn tích còn đọng lại sau 1 đêm kinh hoàng. Nhà của họ đó. Hôm qua vẫn còn tiếng cười và tiếng cầu kinh an lành, hôm nay họ không tìm đâu ra hình ảnh ngôi nhà thân thuộc bao năm nay.
Vườn rau Lộc Hưng tan hoang sau đêm bị cưỡng chế. (Hình : Người Việt)
Giữa khu vườn rau Lộc Hưng xanh mướt, sau 1 đêm đã xuất hiện băng rôn với những hàng chữ viết bằng mực, vội vã, nhưng chứa đầy phẫn uất.
"BÀ CON ĐÃ ĐÓNG THUẾ 20, 30 NĂM CÓ ĐẦY ĐỦ GIẤY TỜ PHÁP LÝ ĐÃ NỘP CHO TẤT CẢ CÁC CƠ QUAN".
"TẠI SAO CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÔNG TRẢ LỜI ĐƠN TỐ CÁO SUỐT 20 NĂM QUA".
Một người dân nơi đây, ông Trần Quốc Tiến, sinh năm 1974, ngồi bên luống rau may mắn còn sót lại của gia đình, cho biết :
"Tôi sinh ra trong Sài Gòn. Bố mẹ tôi di cư từ năm 54 đến giờ, và ở tới ngày hôm nay, trồng rau từ đời ông tôi, đời ba tôi, đến đời tôi. Không hiểu sao người dân chúng tôi đều đóng thuế, có giấy quyết định thuế, và sổ thuế. Không hiểu chính quyền hay nhà cầm quyền muốn cướp đất của người dân như thế nào, trong khi đó chủ trương của Đảng và Nhà nước, bà con chúng tôi vẫn tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, yêu cầu lãnh đạo thành phố ra tiếp bà con, làm theo đúng qui định của pháp luật. Nhưng mười mấy năm nay, lãnh đạo thành phố trốn bà con chúng tôi, không tiếp, không muốn tiếp cận, muốn cướp đất của bà con.
Tôi nói thẳng, đất này là đất chúng tôi đều nắm giữ giấy tờ từ thời chế độ Pháp cho đến chế độ VNCH và cho đến chế độ Cộng sản ngày hôm nay, chúng tôi đều có giấy tờ".
Những người khai hoang
Sau nạn đói kinh hoàng năm 1945, nhiều gia đình buộc phải di cư vào Nam tìm kế sinh nhai. Đỉnh điểm là cuộc di tản 1954. Cùng với dòng người di cư vào Nam, những người dân làng Sơn Tây chọn khu đất bỏ hoang đầy sình lầy, cỏ mọc quá đầu người thuộc xã Tân Sơn Hòa, Bình Tân khai phá. Họ tự nhận mình là những người khai hoang. Công việc khó khăn nhất lúc bấy giờ là phá cỏ và bồi đất cho cả một khu vực sình lầy rộng lớn. Mỗi gia đình tùy theo sức của mình khai phá, tạo lập ruộng vườn. Tất cả mọi người đều liên kết, thương yêu, chỉ bảo nhau cùng tạo lập nên vườn rau xanh mát cung cấp rau màu cho cả một phần thành phố.
Tài liệu lịch sử của vườn rau Lộc Hưng ghi lại, khoảng những năm 1969 – 1970, xuất hiện những người tự cho là Thương phế binh đến cướp đất của bà con trồng rau. Bao công sức đổ ra để khai phá, trồng trọt trong một thời gian dài, nay lại có người đến cướp. Nghĩ đến cảnh gia đình sẽ lâm cảnh khốn cùng nếu bị mất đất, họ đã quyết sống chết giữ cho bằng được mảnh đất này.
Nhưng sau đó, người dân ở đây vẫn giữ được mảnh đất và cuộc sống của họ tiếp tục với công việc đồng án, buôn bán rau thường ngày. Suốt thời gian dài, chính quyền lúc đó chưa bao giờ phủ nhận hay chối bỏ hoặc lấy đi quyền sở hữu đất đai của bà con vườn rau.
Thế rồi sau năm 1975, cuộc sống, đất nước có nhiều biến cố, thay đổi, nhưng bà con nơi đây vẫn an phận với nghề. Tuy nhiên, xã hội không cho họ cái quyền an phận đó.
Sau ngày chính quyền cách mạng được thành lập, bà con trồng rau được Uỷ ban nhân dân phường 7 (nay là phường 6, quận Tân Bình) lập danh sách, chia thành bốn tổ và tiến hành đóng thuế cho nhà nước. Hình thức đóng thuế đầu tiên là nộp rau cho Uỷ ban nhân dân phường để Hợp tác xã cung cấp cho người dân trong khu vực. Gia đình trồng rau nào thì nộp loại rau ấy, thông qua tổ trưởng Tổ trồng rau nộp cho cán bộ phường và được xác nhận vào sổ. Một thời gian sau, vì không có nguồn tiêu thụ nên lãnh đạo phường đề nghị quy thành tiền và nộp theo tổ thông qua tổ trưởng, được ghi nhận vào sổ đóng thuế có đóng mộc của UBND phường và được cấp biên lai thu thuế.
Năm 1999, theo tinh thần của Luật Đất đai sửa đổi của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, bà con làm rau nô nức đến UBND phường 6 và UBND quận Tân Bình xin xác nhận quá trình sử dụng đất. Nhưng chính lãnh đạo UBND phường, cơ quan thực thi và áp dụng pháp luật, lại đi ngược lại quy định của pháp luật bằng việc tìm cách tránh né không xác nhận quá trình sử dụng đất cho bà con làm rau, với lý do "Đất này bà con đã khai phá, canh tác mấy chục năm qua, chúng tôi – các cấp lãnh đạo phường và bà con xung quanh – ai cũng biết. Các bác cứ yên tâm về tiếp tục canh tác. Đất của bà con không ai lấy đâu. Tôi khẳng định với bà con khu đất này chưa có dự án và quyết định quy hoạch nào. Tôi không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên" (trả lời của Ông Chủ tịch Võ Xuân Tâm và Bà Chủ tịch Nguyễn Thị Ngọ kế nhiệm).
Cưỡng chế
Đến năm 2002, người dân được UBND phường thông báo về quy hoạch mảnh đất mà họ đã bỏ mồ hôi xương máu để dựng nên. Quy hoạch này có từ năm 2001 nhưng không ai được hay biết. Từ đó, UBND ở đây liên tục tìm mọi cách để thực hiện quy hoạch, mà gọi chính xác là cưỡng chế.
Nhắc đến tên 1 vị lãnh đạo nay đã về hưu, ông Trần Quốc Tiến cho biết :
"Năm 2006, ông Nguyễn Văn Đua có cuộc họp với bà con tại UBNT Quận Tân Bình. Nhưng khi người dân đưa những bằng chứng và phát biểu lập luận đối với nhà cầm quyền của YTP. Hồ Chí Minh, thì ông Nguyễn Văn Đua đã đuối lý và dừng cuộc họp. Chúng tôi đã gửi đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Đua, nhưng từ Trung Ương đến cấp Thành phố đều không giải quyết cho chúng tôi".
Sau khi đã thực hiện cuộc bố ráp càn quét cả khu vực vườn rau Lộc Hưng vào ngày 4 tháng Giêng, thì sáng ngày Chủ nhật 6 tháng Giêng, 1 thông báo về "Thời gian tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm pháp luật tại khu đất công cộng Phường 6, quận Tân Bình" ký ngày 29 tháng Mười Hai mới được ban ra. Người ký là Chủ tịch Nguyễn Thành Danh. Trong thông báo ghi rõ thời gian tổ chức cưỡng chế dự kiến trong vòng 90 ngày (bắt đầu tư ngày 2 tháng Giêng, năm 2019.)
Ông Trần Quốc Tiến khẳng định :
"Hiện nay tôi khẳng định nhà cầm quyền họ muốn cướp đất. Trước mắt nhà cầm quyền sẽ đập những cái nhà chúng tôi được quyền xây cất trên đất của chúng tôi, theo qui định 68 của ông Lê Hoàng Quân ký quyết định, khu đất được phép xây dựng nhà cấp 4. Chúng tôi được quyền sử dụng".
Một gia đình khác cho biết họ đến nơi này khai hoang đến giờ là bốn đời và chưa một lần nào chính quyền đối thoại với người dân về quyền sử dụng đất. Những người trong gia đình khẳng định người dân nơi đây nộp thuế đầy đủ trong bao năm qua.
"Trong 20 năm, chúng tôi có biên lai thuế, có sổ thuế hết, thì nó lấy không được. Nhưng đợt này, nó cương quyết như vậy".
Tiếng khóc Thủ Thiêm vẫn còn đó chưa nguôi. Người dân Thủ Thiêm vẫn còn phải ôm nỗi uất nghẹn chưa được đền trả, thì hôm nay, có một màu xanh trong lòng thành phố đang trở thành màu của tro gạch.
Kalynh Ngo
******************
Vườn rau Lộc Hưng 'tan hoang sau cưỡng chế' hôm 4/1 (BBC, 06/04/2019)
Toàn bộ nhà cửa và tài sản của của người dân ở khu vực vườn rau Lộc Hưng, phường 6, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã bị phá tan hoang sau đợt cưỡng chế hôm 4/1, một người dân địa phương nói với BBC.
Khoảng 10 khu nhà trong khu vườn rau Lộc Hưng đã bị đập phá hoàn toàn
"Bà con vẫn ở trong tình thế rất là lo lắng, nhưng vẫn kiên định là đất đai tài sản ông bà để lại, dù không đủ sức lực chống lại sức mạnh của nhà cầm quyền nhưng sẽ cố hết sức có thể để giữ gìn", người dân này nói với BBC hôm 6/1.
Khu vườn rau Lộc Hưng nằm trong khu vực có dự án xây trường công lập do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư.
"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay", trang web của Phường 6, Quận Tân Bình viết hồi tháng 8/2018.
Người dân Lộc Hưng nói suốt 20 năm qua, họ đã xin kê khai và làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất nhưng không được giải quyết dù đã hai lần có văn bản từ văn phòng thủ tướng chính phủ.
Họ cũng cho biết họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch.
Khu vườn rau Lộc Hưng nằm tiếp giáp Quận 3, Quân 10, Quận Phú Nhuận và Quận Bình Tân.
Đây cũng là Giáo xứ Lộc Hưng với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống.
Vì bức xúc, con trai một chủ đất nằm trước xe cần cẩu để ngăn cản
Phản ứng mạnh mẽ
Việc cưỡng chế gây hoang mang, bức xúc trong người dân và đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ.
Từ sáng thứ Sáu, 4/1, hàng trăm người thuộc lực lượng chức năng địa phương gồm công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng đã đến và tiến hành cưỡng chế khu đất khoảng 4000m2 ở khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình.
Một người dân, là chủ tại một khu đất vườn rau Lộc Hưng cho biết, chính quyền đã lấy máy ủi, đập phá khoảng 10 khu nhà, được biết là nhà trọ của người dân.
Nhiều người cho biết người dân chưa bao giờ nhận được thông báo cưỡng chế gì.
Đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt, nhưng người dân cho biết, họ đã nhanh chóng dựng hàng rào kẽm gai và phong tỏa khu vực cưỡng chế, và không đối thoại với người dân.
Vụ việc nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội khi có hình ảnh người đàn ông mặc áo đỏ nằm trước bánh răng của chiếc xe cẩu.
Một người dân thuật lại cho BBC biết, người đàn ông này chính là con trai của một chủ đất, và vì bức xúc nên anh đã nằm trước xe để ngăn cản. Chiếc xe đã dừng lại kịp thời, người đàn ông áo đỏ cũng yêu cầu người dân không nên tấn công người lái xe.
"Đây không phải là một mâu thuẫn đất đai mà do các cấp lãnh đạo không làm đúng thủ tục !" một người dân nói với BBC.
Khu nhà bị cưỡng chế sáng 6/1
Xe cẩu phá hủy một ngôi nhà ở khu vườn rau hôm 4/1
Đi xin kê khai đất suốt 20 năm qua
Theo người dân, khu đất khoảng 5ha là thuộc sở hữu của 127 hộ dân, có nguồn gốc là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và bắt đầu khai hoang, canh tác ở khu vực này từ nhiều đời qua.
Đến năm 1999, theo chủ chương của chính phủ kêu gọi người dân đi đăng ký sử dụng đất, người dân khu vườn rau Lộc Hưng nói họ cũng bắt đầu xin đi kê khai, làm giấy tờ thủ tục xin sử dụng đất.
Chính quyền địa phương nói "bà con cứ yên tâm ở, đất này bà con ở bấy lâu nay ai cũng biết, không có quy hoạch gì đâu, cấp trên không cho chúng tôi xác nhận kê khai cho bà con nhưng bà con cứ ở đi", vẫn người dân này cho biết.
Nhưng nhiều năm sau đó, người dân vẫn tiếp tục xin đi kê khai đất, đơn gửi đến cấp phường, quận, thành phố đến trung ương đã dần trở thành đơn khiếu nại vì chính quyền địa phương mãi không cấp giấy.
Hình ảnh người dân cung cấp cho BBC về vụ việc hôm 4/1
Người dân cho biết, văn phòng thủ tướng chính phủ sau đó đã hai lần gửi văn bản đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết cho người dân, nhưng đến nay, đã gần 20 năm qua, chính quyền thành phố vẫn không giải quyết.
Người dân nói họ chưa nhận được một văn bản nào về việc cưỡng chế hay quy hoạch nào.
Trong thời gian đó, người dân vẫn tiếp tục canh tác trồng rau trên khu đất hoặc đổi phương thức kinh doanh như nuôi thêm gà, thỏ hoặc xây nhà trọ cho thuê.
Chính quyền lý giải ra sao ?
Theo trang web của Phường 6, Q. Tân Bình, Quận có dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia trên "khu đất công trình công cộng có diện tích 49.320m2".
Đến 10/1/2013, UBND Thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh cho UBND quận Tận Bình cho lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học.
"Trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như : để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê…tính đến nay đã có 78 trường hợp vi phạm".
"Đất vườn rau sử dùng đất năm 1954. Chính quyền cưỡng chế trái pháp luật" - những gì còn sót lại vào sáng 6/1
UBND Q. Tân Bình sau đó đã chỉ đạo UBND Phường sáu và Đội thanh tra địa ốc lập biên bản, quyết định cưỡng chế tháo dỡ.
"Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ", trang thông tin điện tử chính thức của UBND Phường 6 ghi.
"Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay", vẫn theo trang thông tin phường 6.
UBND Q. Tân Bình "kêu gọi toàn thể nhân dân nói chung, nhân dân phường 6 nói riêng, đặc biệt là các hộ dân đang canh tác tại khu đất chấp hành tốt quy định của pháp luật ; không có những hành vi vi phạm về xây dựng không phép và mua bán, sang nhượng trái phép…. Tiếp tục ủng hộ chủ trương của thành phố và quận trong việc thực hiện dự án, để công trình xây dựng trường học sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho con em quận nhà, góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh - hiện đại - nghĩa tình".
Phóng viên của BBC đã tìm cách liên lạc với Chủ tịch UBND Quận Tân Bình và Chủ tịch UBND Phường 6, nhưng không được.
Qua loa phát thanh công suất lớn, chính quyền phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, thông báo sẽ tiếp tục tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ những ngôi nhà còn lại trong khu "xóm đạo" Vườn rau Lộc Hưng sau đợt cưỡng chế lần đầu tiên vào ngày 4/1, bất chấp phản đối của người dân, theo lời người dân địa phương nói với VOA hôm 7/1.
Việc cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.
Xuất thân từ một trong những gia đình đã có mặt trên mảnh đất chuyên nghề trồng rau từ năm 1954 đến nay, ông Cao Hà Trực cho biết khu đất rộng gần 5 ha ở quận Tân Bình là nơi cư trú của cả xóm đạo di cư từ Bắc vào Nam theo con "tàu há mồm" của "cụ Diệm" (Tổng thống Ngô Đình Diệm).
Vào thời điểm đó, khu đất thuộc quyền sở hữu của Hội Thừa Sai Paris.
"Hội Thừa Sai Paris giao [đất] cho Tổng Giám mục để cấp cho chúng tôi. Người thì lấy để xây nhà, người thì dùng để trồng rau sinh sống trong lúc mới di cư vào Nam chưa biết làm gì", ông Trực nói với VOA.
"Chúng tôi sinh sống mãi đến năm 1999, theo chủ trương của Thủ tướng chính phủ, chúng tôi được biết là chúng tôi được kê khai đất đai. Nhưng khi chúng tôi đi kê khai thì bị phường, quận lừa. Ông Tâm nói với chúng tôi rằng ‘Thôi, đi về đi. Chưa có dự án gì đâu’ nên không cấp. Đến năm 2001, ông thông báo với chúng tôi là ông thu hồi đất của chúng tôi theo Nghị định 11 của chính phủ", vẫn theo lời ông Trực.
"Mờ ám" ?
Vào ngày 4/1, chính quyền đã tiến hành đợt cưỡng chế đầu tiên. Những hình ảnh, video trên mạng cho thấy người dân đã phản đối mạnh mẽ việc cưỡng chế, có người đã nằm ngay trước xe ủi để phản đối. Hàng chục người đã bị công an bắt đi và được thả ra sau khi công việc cưỡng chế trong ngày hoàn tất.
Một số cư dân địa phương nói vụ cưỡng chế hôm 4/1 đã xảy ra rất "bất ngờ" mà không hề có thông báo trước cho người dân.
"Đến bây giờ tôi chưa nhìn thấy quyết định thu hồi trong Nghị định 11CP", ông Trực cho biết.
Một người dân dùng thân mình để chặn xe ủi.
Nhiều người dân cũng đồng ý kiến với ông Trực và cho rằng chính quyền "mờ ám" trong việc giải quyết vấn đề đất đai ở khu vực vườn rau.
Theo họ, chính quyền đã "cố tình" gộp chung khu đất đã giao trước đó cho Bưu điện Thành phố sở hữu (12 ha) với phần đất mà người dân đã trồng rau sinh sống bấy lâu nay (48 ha) hòng "chiếm đoạt" đất của họ.
Cụ thể, theo một báo cáo của UBND thành phố gửi cho Thanh tra chính phủ vào năm 2016 mà VOA đọc được, chính quyền cho rằng toàn bộ khu đất diện tích 48 ha "được chính quyền Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten", và Linh mục Đinh Công Trình đã làm giấy "mượn đất" vào năm 1955 để cho bà con giáo dân cư ngụ.
Vì vậy, năm 1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố Hồ Chí Minh đã trao quyền sở hữu và sử dụng đất khu vực này cho Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cho cán bộ, công nhân viên của bưu điện.
"Vì các chủ đầu tư (Bưu điện Thành phố, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành) không đủ năng lực thực hiện dự án, trong quá trình triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã làm phát sinh khiếu kiện đông người làm cho khu vực trở thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn quận Tân Bình. Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất, giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình", trích báo cáo.
Tuy nhiên, theo lời ông Trực nói với VOA : "Vào năm 1954, tôi được biết Tổng nha Viễn thông của Pháp đã mượn của ông bà chúng tôi 12.000 m2 để làm phát tín [bãi Ăng-ten]. Sau đó, năm 1975, Cộng sản vào và đánh vào các đồn bốt, nghĩa là 12.000 m2 đó. Còn chúng tôi bên này là 48.000 m2vẫn trồng rau như thường. 12.000 m2 đó mấy ông đánh nhau rồi lấy. Lấy xong rồi chia nhau. Chia nhau hết rồi thì bây giờ đòi lấy đất của chúng tôi".
Ông Trực khẳng định người dân vẫn còn lưu trữ giấy tờ chứng minh việc mượn đất của Tổng nha Viễn thông Pháp.
VOA Tiếng Việt đã cố gắng liên lạc với các lãnh đạo phường 6 và quận Tân Bình để xác minh vấn đề, nhưng không ai trả lời. Một lãnh đạo đã cúp điện thoại ngay khi biết cuộc gọi đến từ VOA Tiếng Việt.
"Nhà nước cố tình không xác nhận cơ sở pháp lý cho chúng tôi nhằm chiếm đoạt tài sản của chúng tôi. Chà đạp lên pháp luật luôn. Khi chúng tôi đến các cơ quan chức năng, họ đều đánh lừa chúng tôi. Họp thì không lập biên bản, còn nếu có lập biên bản thì lại không giao cho chúng tôi. Quyết định cũng không giao cho chúng tôi. Tất cả những tờ thông báo đều thảy như truyền đơn, lượm được thì người ta đưa cho chúng tôi đem về nhà", ông Trực nói.
Bị "dồn đến đường cùng"
Vẫn theo lời ông Trực, người dân khu vực phường 6 là khu vực nghèo, chuyên sống bằng nghề trồng rau từ năm 1954. Nhưng vài năm gần đây, họ bị "cắt đường sống" khi toàn bộ khu vực thường xuyên rơi vào tình trạng ngập nước, khiến cây cối chết hết.
"Nhà nước đang triệt đường sống của chúng tôi. Đầu tiên, họ công bố quy hoạch. Chúng tôi đi tìm công lý không được. Rồi các đường cống thoát nước xung quanh thì họ không moi móc, cải thiện, cố tình để nước ở các nơi chảy vào vườn rau chúng tôi, gây ngập lụt. Mỗi lần ngập cả mét, đến cả nửa tháng, một tháng mới rút. Cây cối, gà, chó, rau cỏ đều chết hết. Chúng tôi muốn cải thiện đời sống mà họ lại tiếp tục giết chết chúng tôi", ông Trực nói, đồng thời cho biết đợt cưỡng chế hôm 4/1 đã san phẳng khoảng 40 phòng trọ cấp 4, hàng quán mà người dân xây dựng để kiếm sống sau khi không thể sống bằng nghề trồng rau, và một vài căn nhà của người dân.
Người dân nói họ "hoàn toàn mất lòng tin vào chính quyền" sau hàng chục năm "gõ cửa quan" để xin được giải quyết vấn đề đất đai.
"Tôi chẳng còn tin tưởng vào việc nhà nước sẽ giải quyết cho chúng tôi. Đơn chúng tôi đưa lên, Trung ương đề nghị thành phố có câu trả lời mà họ im luôn, không thèm trả lời. Ông Lê Hoàng Quân có công văn gửi chúng tôi cam kết sẽ họp với tập thể bà con chúng tôi nhưng tới bây giờ có họp đâu ? Đánh lừa, bảo chờ. Đến nay đã 10 năm rồi. Trốn biệt tăm", ông Trực nói.
Qua thông báo trên loa phát thanh, chính quyền nói sẽ tiếp tục tiến hành cưỡng chế tháo dỡ những ngôi nhà "xây dựng bất hợp pháp" còn lại trong khu vực. Theo lời ông Trực, các trường học lân cận đã được thông báo cho nghỉ vào ngày 8/1 để thuận tiện cho việc cưỡng chế.
Cục Thi hành án dân sự huyện Cư M'gar ra thông báo về việc cưỡng chế đất đai đối với hộ gia đình ông Phan Xuân Lương (trú tại : thôn 01, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vào ngày 5/12/2018. Vậy là cuộc chiến giữ đất của hơn 100 hộ dân nơi đây đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (gọi tắt là Công ty Buôn Ja Wầm) đi vào vô vọng...
Cuộc chiến giữ đất của hơn 100 hộ dân thôn 01, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đối với Công ty Buôn Ja Wầm đi vào vô vọng
Hộ dân đầu tiên bị thi hành án dân sự
Liên lạc với ông Phan Xuân Lương để hỏi thăm tình hình thì được ông chia sẻ :
"Hiện tại tình hình là ngày 5 tháng 12 năm 2018 này họ cưỡng chế. Bị sẽ nhiều hộ nhưng họ làm ở hộ tôi là đầu tiên".
Ông Lương cũng chính là một trong số hơn 100 hộ dân ở xã Ea Kiết có đất đai tranh chấp với Công ty Buôn Ja Wầm mà thời gian qua VNTB đã nhiều lần đưa thông tin cho dư luận được biết. Theo ông Lương và các hộ dân, diện tích đất của họ có được là do họ mua lại đất của người đồng bào, tự khai hoang đất rừng, hoặc dọn đất trống đồi trọc. Về phía Công ty Buôn Ja Wầm, vào năm 2003 được UBND tỉnh ĐắK Lắk cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các số W866995, W866980, W866982 có phần diện tích đất trùng với diện tích đất của các hộ dân. Trước đó, Công ty Buôn Ja Wầm bị các hộ dân tố cáo là đã dùng các biện pháp cưỡng đoạt tài sản, đe dọa, đánh đập và ép các hộ dân ký hợp đồng giao khoán nông sản là cà phê. Vì lý do cho rằng người dân chậm hoặc không chấp hành hợp đồng từ năm 2016 đến nay nên Công ty Buôn Ja Wầm đã kiện các hộ dân ra tòa trong đó có hộ gia đình ông Phan Xuân Lương. Hầu hết các phiên xử, Tòa án đều tuyên Công ty Buôn Ja Wầm thắng kiện và các hộ dân có trường hợp bị Tòa ra quyết định phải thực hiện đúng hợp đồng "giao khoán" hoặc trả lại đất cho công ty Buôn Ja Wầm. Hộ gia đình ông Lương bị Tòa tuyên trả lại đất đai theo nội dung Bản án dân sự sơ thẩm số 39/2017/DSST ngày 02/10/2017 của Tòa án nhân dân huyện Cư M’gar và Bản án dân sự phúc thẩm số 39/2018/DAPT ngày 09/02/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Thông báo số 140TB-CCTHADS về việc cưỡng chế thi hành án đối với ông Phan Xuân Lương. Ảnh : Facebook Phan Xuân Lương
Ông Lương không chấp nhận các bản án dân sự do Tòa án các cấp ở Đắk Lắk tuyên nên đã làm đơn gửi Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng để Giám đốc thẩm.
Ngày 09/7/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 77/2018/QĐKNGĐT-VKS-DS. Tuy nhiên, cũng từ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng vào ngày 24/9/2018 đã ra Quyết định số : 110/QĐ-VKS-DS về việc Quyết định rút Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 77/2018/QĐKNGĐT-VKS-DS. Như vậy Cục Thi hành án dân sự huyện Cư M'gar trở lại thi hành bản án phúc thẩm số 39/2018/DAPT ngày 09/02/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Vào ngày 27/11/2018, Chi Cục thi hành án dân sự huyện Cư M'gar thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk ra Thông báo số : 140/TB-CCTHADS về việc cưỡng chế thi hành án đối với ông Phan Xuân Lương, trú tại : thôn 01, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk vào lúc 08 giờ 30 phút, ngày 05/12/2018.
Biện pháp cưỡng chế : Chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho Công ty Buôn Ja Wầm ; địa chỉ : số 109 đường Mai Hắc Đế, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất gồm : Thửa đất có diện tích 0,6ha và các loại cây trồng trên đất tại thửa đất số 86 cụm sản xuất II (C2+12).
Thông báo số : 140/TB-CCTHADS yêu cầu ông Phan Xuân Lương chuyển toàn bộ tài sản, vật dụng (không thuộc danh mục tài sản bàn giao được tuyên trong nội dung bản án đã có hiệu lực pháp luật) ra khỏi diện tích đất nêu trên để bàn giao đất và tài sản gắn liền trên đất cho Công ty Buôn Ja Wầm.
Bằng Thông báo số : 140/TB-CCTHADS, ông Lương chia sẻ với VNTB là tình hình hiện giờ không chỉ bản thân hộ gia đình ông mà các hộ dân ở xã Ea Kiết đã vô vọng trong cuộc chiến giữ đất với Công ty Buôn Ja Wầm.
"Bây giờ chỉ còn của đau con xót, ra đó mà chống thôi chứ biết làm cách nào. Họ cũng chẳng cho tôi có thời gian để mình đi Hà Nội gửi đơn. Mình muốn họ tạm ngưng lại để đi Hà Nội gửi đơn tới các cơ quan cao hơn để kiến nghị, khiếu nại nhưng mà không có thời gian nữa rồi".- ông Phan Xuân Lương nói.
Minh Hải
Nguồn : VNTB, 05/12/2018
Giáo dân Cồn Dầu bị cắt điện và sẽ bị cưỡng chế vào sáng 15/11 (RFA, 14/11/2018)
Vào lúc 2 giờ trưa ngày 14/11/2018. chính quyền Đà Nẵng tiến hành cắt điện, nước 7 hộ dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ để "triển khai xử lý hành chính để thực hiện các quyết định thu hồi đất với các hộ thuộc diện giải tỏa dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân".
Giáo dân Cồn Dầu kêu cứu - Courtesy FB Hong Thai Hoang
Rạng sáng ngày 15/11, các hộ dân này lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do cho rằng không có cái gọi là "khu đô thị sinh thái Hòa Sinh" mà chủ đầu tư chỉ đơn giản là đền bù với giá rẻ mạt sau đó san lấp và phân lô bán nền cho những người ở nơi khác đến với giá cao.
Ông Huỳnh Ngọc Trường, một giáo dân, cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
"Tất nhiên họ có đền bù nhưng giá cả rất bèo, họ đền bù 50 ngàn/ 1 mét đất nông nghiệp, nhưng bán lại giá hiện tại là 20 - 40 triệu 1 mét vuông đất. Họ đổ đất vào và chia lô ra và bán với 1 cái giá chênh lệch rất khủng khiếp. Nhà tôi có khoảng 7000 m2 đất nông nghiệp và 1600m2 đất ở.
Đất nông nghiệp họ quy là 35 ngàn/m2, và chuyển đổi nghề nghiệp là 15 ngàn nữa thì tổng cộng là 50 ngàn/1 m2 đất nông nghiệp. Thành phố Đà Nẵng thu toàn bộ đất nông nghiệp và phân lô đưa cho tập đoàn (Sun Group)".
Cũng theo ông Trường dự án này bắt đầu từ năm 2008 và phải giải toả khoảng 400 hộ dân, tuy nhiên một số đã chuyển lên nơi ở mới, một số đi tị nạn ở Thái Lan, nên chỉ còn lại khoảng 100 hộ quyết bám trụ để yêu cầu được tái định cư tại chỗ gần nhà thờ giáo xứ Cồn Dầu.
"Thực tế Cồn Dầu là "tác phẩm" của ông Nguyễn Bá Thanh, vì từ thời ông Nguyễn Bá Thanh vẫn khăng khăng đuổi người dân đi để lấy đất, thì cái điều này giáo dân Cồn Dầu đã họp và đối thoại với ổng nhưng vẫn không đem lại kết quả. Cho nên họ vẫn kiện vượt cấp, ra ngoài Trung ương và đã được Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ra 2 văn bản 288 và mới đây là 03. Nhưng chính quyền Đà Nẵng vẫn không thực hiện chứng tỏ họ coi thường 2 văn bản đó", ông Huỳnh Ngọc Trường khẳng định.
Ông Nguyễn Bá Thanh là Bí thư Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2003 đến 2013. Hồi năm 2010, chính quyền Đà Nẵng đã đàn áp mạnh tay giáo dân Cồn Dầu khi những người dân định chôn một giáo dân ở nghĩa trang của giáo xứ vì chính quyền quy hoạch khu đất này cho dự án dù người dân Cồn Dầu không chấp nhận. Vụ đàn áp đã khiến 6 người bị truy tố và nhiều người phải bỏ trốn sang Thái Lan.
Một giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu đề nghị dấu danh tính cho biết, tình hình căng thẳng trên đã khiến cho các giáo dân ở đây rơi vào tình trạng hoảng sợ, lo lắng
Theo báo Công an Đà Nẵng, ngày 12/9/2016, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ra Thông báo số 288/TB-VPCP nêu rõ, được sự thống nhất của nhà đầu tư, UBND thành phố đã phê duyệt điều chỉnh quỹ đất tại khu vực đất cây xanh gần nhà thờ Cồn Dầu thành đất ở chia lô thuộc Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân và thực hiện việc hoán đổi cho mỗi hộ 1 lô ở gần khu vực nhà thờ Cồn Dầu theo Quyết định số 2138/QĐ-UBND ra ngày 19/4/2017.
Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Trường lô đất hoán đổi của người dân chỉ có 100 m2 và phải mua với nhà 1 triệu/m2 và nếu cần mua thêm đất ở sẽ nói chuyện với chủ đầu tư và mua theo giá thị trường.
Trong một bài viết trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Lệ, Đà Nẵng, "việc ra quyết định cưỡng chế của UBND quận Cẩm Lệ là hoàn toàn hợp tình, hợp lý, đúng với quy định của pháp luật" và khiếu nại của người dân là thiếu cơ sở.
*****************
Khiếu nại, tố cáo của người dân tăng liên quan đến cán bộ (RFA, 14/11/2018)
Sáng 14/11, tại buổi báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2018 của Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết số đơn khiếu nại, tố cáo của người dân năm 2018 cao hơn năm 2017, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức nhà nước.
Một khiếu kiện đông người về đất đai ở Hà Nội. AFP
Cụ thể, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tăng 11,8% ; tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng 4,7% nhưng số lượt đoàn đông người không tăng so với năm 2017. Nhiều vụ việc người dân khiếu nại không được giải quyết nên họ chuyển qua tố cáo. Các vụ khiếu nại, tố cáo đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai.
Theo báo cáo, các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết 27.583 vụ việc khiếu nại, tố cáo, đạt tỷ lệ 83,7%. Thực hiện 1.326 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 2.201 cơ quan, tổ chức, đơn vị ; phát hiện 533 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm 470 tổ chức, 901 cá nhân, xử lý kỷ luật 14 cá nhân.
Tổng thanh tra chỉ ra tình trạng cán bộ lạm dụng quy định nhà nước thu hồi đất của dân nhưng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không thỏa đáng, thiếu công khai, minh bạch, công bằng.
Ông nói thêm rằng "một số thế lực đã lợi dụng tình hình khiếu nại, tố cáo để lôi kéo, kích động công dân tụ tập đông người hoặc có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, tác động tiêu cực vào tâm lý của cán bộ, nhân dân".
Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu báo cáo cụ thể việc giải quyết 511 khiếu nại, tố cáo phức tạp tồn đọng.
**********************
Quảng Ngãi khởi tố vụ án một kỹ sư bị đánh do tố cáo sai phạm (RFA, 14/11/2018)
Công an thành phố Quảng Ngãi ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích một kỹ sư phụ trách trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi do tố cáo những sai phạm của dự án vừa nêu.
Ảnh chụp một người đến nhà kỹ sư L.T.Đ để đe dọa sau khi ông L.T.Đ viết đơn tố cáo sai phạm. Courtesy : Ảnh chụp màn hình nld.com.vn
Truyền thông trong nước, vào ngày 14 tháng 11 cho biết kỹ sư có tên viết tắt L.T.Đ, là cán bộ Ban Quản lý dự án gói thầu A3, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi viết đơn gửi đến Bộ Giao Thông-Vận Tải và Trưởng ban Tổ chức Trung ương để tố cáo sai phạm của lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi.
Những sai phạm trong đơn tố cáo của kỹ sư L.T.Đ bao gồm chỉ định thầu sai luật, trù dập cán bộ, không minh bạch trong vấn đề điều chuyển nhân sự và có dấu hiệu tham nhũng.
Báo giới dẫn lời của kỹ sư L.T.Đ cho biết ông và gia đình thường xuyên bị đe dọa an nguy tính mạng kể từ sau khi viết đơn tố cáo tiêu cực trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi.
Vào trung tuần tháng 4 năm 2018, kỹ sư L.T.Đ bị dàn xếp một cuộc đánh ghen tại khách sạn ở thành phố Quảng Ngãi và bị hành hung, với kết quả giám định 0, 9% thương tích.
Công an thành phố Quảng Ngãi quyết định khởi tố vụ án hình sự gây thương tích đối với kỹ sư L.T.Đ.
Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi ngay sau khi đưa vào sử dụng bị phát hiện nhiều hư hỏng khiến công luận chất vấn về chất lượng công trình.
Truyền thông quốc nội ghi nhận nhiều trường hợp tố cáo tham nhũng thường xuyên bị trù dập, đe dọa, trả thù trong nhiều năm qua tại Việt Nam, nhưng hầu như những người tố giác tham nhũng chưa được một cơ chế bảo vệ hữu hiệu.
Chẳng cần đến lúc chủ trương tập trung tích tụ đất đai ‘mang ánh sáng nghị quyết vào đời sống’, Đảng Cộng sản Việt Nam đang bắt đầu triển khai thí điểm một chính sách không khác mấy ý đồ trưng thu đất nông nghiệp tại Sài Gòn - mà giờ đây đã quá xa vời hình ảnh ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’ trong khi lại phải mang thân phận ‘Con bò sữa’ bị vắt kiệt bởi ngân sách của chế độ độc đảng và độc trị.
"Vụ Thủ Thiêm" vẫn và sẽ là "cái gân gà" khó nuốt của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.
‘Dân có lợi’ hay quan chức đút túi 1,5 triệu tỷ đồng ?
Thâm ý chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp ở Sài Gòn thành đất nhà xưởng, dịch vụ để sau đó đem đấu giá với giá trị sơ bộ lên đến 1,5 triệu tỉ đồng phải chăng sẽ làm cho ‘dân có lợi’ như một cách tuyên truyền của cơ quan tài nguyên môi trường và bộ máy tuyên giáo đảng Thành phố Hồ Chí Minh, hay sẽ ‘hóa thân’ thành một chiến dịch khổng lồ để chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cưỡng chế 26.000 ha đất nông nghiệp của người dân Sài Gòn ?
Vào tháng Bảy năm 2018, Nguyễn Thiện Nhân - nhân vật ủy viên bộ chính trị kế nhiệm cho bí thư Thành phố Hồ Chí Minh đời trước là Đinh La Thăng, cũng là quan chức đang có nhiều biểu hiện ‘sao y bản chánh’ Đinh La Thăng khi để mặc hàng đàn công an sắc phục và thường phục lao vào ‘cắn xé’ những người biểu tình, ném mắm tôm vào người bất đồng chính kiến… - đã trở thành quan chức tiên phong công khai hóa kế hoạch ‘26.000 ha đất = 1,5 triệu tỷ đồng’.
Theo Nguyễn Thiện Nhân, "nguồn lực đất đai của Thành phố dành cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị chưa tương xứng, trong khi đó đất đai dành cho nông nghiệp còn nhiều nhưng chưa biết cách khai thác. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị Trung ương giảm tỷ lệ đất nông nghiệp và tăng đất cho công nghiệp. Nếu việc chuyển đổi được thực hiện qua đấu giá dự kiến thu về 1,5 triệu tỉ đồng".
Nhưng có thực như vậy không ? Phải chăng 26.000 ha đất nông nghiệp được chuyển thành đất dịch vụ là nhằm xây dựng ‘thành phố thông minh’ như ý tưởng của Nguyễn Thiện Nhân và cũng sẽ khiến người dân Sài Gòn ‘thông minh’ hơn ?
‘Nói đi đôi với làm’
Hãy chú ý, 1,5 triệu tỷ đồng dự kiến thu được từ việc đấu giá 26.000 ha đất dịch vụ lại bằng đúng con số chi ngân sách năm 2018 mà vào đầu năm nay Quốc hội ‘nghị gật’ đã mau mắn và đầy tự tin phóng ra, bất chấp kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ đạt 96,8% so với dự toán - không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.
Không chỉ có thế. Thất bại 96,8% thu ngân sách năm 2017 còn là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017 và có thể sẽ sụt tới 5-7% so với dự toán đầu năm 2018, nếu không tính tới phần đè dân thu thuế và "bán mình" - tức tìm cách bán sạch những doanh nghiệp nhà nước ăn nên làm ra, nhằm có tiển trang trải cho một ngân sách đang lao vào thảm cảnh kiệt quệ với tỷ lệ chi thường xuyên cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức ‘ngủ ngày’ luôn vượt trên 70% tổng chi ngân sách hàng năm.
Sau khi đã ‘ăn đủ’ từ cơ chế bán các doanh nghiệp ‘bò sữa’ như vụ bán Sabeco được 5 tỷ USD, giờ đây chính quyền trung ương phải tính cả đến kế hoạch bán đất. Bán tất cả những gì có thể bán được nhằm cầm hơi cho một nền ngân sách đang mau chóng cạn kiệt và rất có thể sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ nước ngoài như trường hợp chính phủ Argentine vào các năm 2001 và 2014.
Nói là làm. Làm ngay. Một trong hiếm hoi câu chuyện chính quyền cộng sản ‘nói đi đôi với làm’.
Bởi khi đề án chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất dịch vụ được Thành phố Hồ Chí Minh trình Chính phủ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã kèm theo danh mục một loạt các dự án cụ thể và đã được chấp thuận về mặt chủ trương.
Tại một kỳ họp Hội đồng nhân dân của Thành phố Hồ Chí Minh và tháng Bảy năm 2018, sau khi có đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố này đã ngay lập tức ban hành tờ trình Nghị quyết về thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất ; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa ở TP. Cụ thể, chấp thuận 31 dự án chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên với tổng diện tích hơn 1.893 ha ; 3 dự án chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa với tổng diện tích 9,36 ha ; 1 dự án có diện tích thu hồi đất là 22,8 ha. Ngoài ra, chấp thuận điều chỉnh diện tích đất thu hồi tại 18 dự án (tại quận 2, 6, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Bình Chánh), điều chỉnh ranh thu hồi đất với tổng diện tích thu hồi hơn 247 ha…
Với gần 7.000 ha đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi, huyện Bình Chánh là địa phương có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi nhiều nhất trên địa bàn Sài Gòn. Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020, huyện Bình Chánh chỉ còn giữ lại 6.000 ha đất nông nghiệp, đến năm 2025 thì chỉ còn giữ lại 350 ha đất chuyên trồng lúa tại xã Tân Nhựt để ‘đảm bảo an ninh lương thực’.
Theo nghị quyết trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ‘vận động người dân cũng như doanh nghiệp đã đăng ký chuyển mục đích thực hiện đúng theo tiến độ để đưa đất vào khai thác có hiệu quả theo đúng mục đích được quy hoạch’.
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có kế hoạch chia thành ba nhóm dự án liên quan đến 26.000 ha đất nông nghiệp : Một là đối với các dự án đã giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng doanh nghiệp không triển khai thì sẽ thu hồi chủ trương. Trả lại quyền lợi hợp pháp về nhà đất cho người dân bị ảnh hưởng. Với các dự án đã ủy quyền cho quận, huyện thu hồi mà chậm thực hiện thì sẽ phân tích nguyên nhân chậm, tùy theo nguyên nhân để đề xuất hướng xử lý. Còn nhóm dự án đã đăng ký trong kế hoạch mà ba năm vẫn chưa triển khai thì thu hồi theo quy định…
Một chiến dịch cưỡng chế khổng lồ ?
Với tốc độ triển khai quy trình lập tờ trình - trình chính phủ - ra nghị quyết - xây dựng kế hoạch, chiến dịch cưỡng chế và trưng thu 26.000 ha đất nông nghiệp rất có thể đang được tiến hành hết sức khẩn trương - tương ứng với đà tha hóa khẩn cấp của ngân sách quốc gia.
Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh lại từng có quá nhiều ‘tiền án’ trong các vụ đẩy đuổi người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất để lấy ‘đất sạch’ phục vụ các nhà đầu tư và đầu cơ giá bất động sản.
Kể từ lúc con sóng đầu cơ bất động sản lần đầu tiên chồm lên vào những năm 1995 - 1996, cho tới nay mặt bằng nhà đất ở Sài Gòn đã tăng hàng trăm lần hoặc hơn thế, tạo nên một núi lợi nhuận mà độ hấp dẫn của nó không khác gì ma túy. Giới đại gia bất động sản - những tỷ phú đô la ‘đi lên từ đất’ và giới quan chức chính quyền chính là kẻ hưởng lợi lớn nhất trên nỗi mất mát và cảnh đổ máu giữ đất của hàng trăm ngàn dân oan tại Sài Gòn.
‘Vụ án’ Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Sài Gòn là một minh họa đầy nước mắt và máu tươi. Kéo dài suốt hai chục năm qua, người dân ở vùng đất này đã phải chịu cảnh đền bù một bán giá thị trường mười hoặc vài ba chục lần hơn thế, mang đến một sự bất công ghê gớm mà chỉ có thể so sánh với khoảng cách quá khác biệt giữa chế độ chính trị độc tài ở Việt Nam với các chế độ dân chủ trên thế giới.
Cùng với bao thảm cảnh cưỡng chế như một cách cướp đất của người dân ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Sài Gòn đã chứng kiến cái cách ‘vận động nhân dân’ của chính quyền theo cách huy động hàng trăm công an, dân phòng và cả bộ đội ‘từ nhân dân mà ra’ để đẩy đuổi khổ chủ khỏi đất của họ, tống những người dân dám phản đối chính quyền và nhà tù.
Không bao lâu nữa, những người làm nông ở vùng ven Sài Gòn như Quận 2, Quận 9, Quận 6, Tân Phú, Thủ Đức, Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè sẽ rõ rằng chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thèm muốn ‘tập trung tích tụ ruộng đất’ đến thế nào và bằng cách nào.
Trước đây khi chưa có chủ trương ‘tập trung tích tụ ruộng đất’ mà Sài Gòn đã bị biến thành ‘lò đốt dân oan’, thì sắp tới khi chủ trương này hiện hình, sẽ chẳng có gì bảo đảm là chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chấp nhận bồi thường cho nông dân và người sở hữu đất nông nghiệp với mức giá nếu không tương đương giá thị trường thì cũng gần bằng thị trường.
Vào thời buổi nguyên thủy hoang dã man của khoảng chênh lệch giữa giá thị trường cho đất dịch vụ và mức bồi thường đất nông nghiệp lên đến hàng chục hay hàng trăm lần, người dân rất có thể một lần nữa sẽ phải chứng kiến đàn đàn lũ lũ quan chức ‘tư sản đỏ’ lợi dụng chủ trương chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp ở Sài Gòn thành đất nhà xưởng, dịch vụ’ để ‘tập trung tích tụ ruộng đất’, hùng hổ lao vào đất của họ cắm mốc phân ranh. Để một lần nữa sau nhiều lần kể từ thời 1995, Sài Gòn lại tích tụ thêm hàng chục ngàn dân oan đất đai sau một chiến dịch cưỡng chế khổng lồ mà ‘con chim báo bão’ đầu tiên là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 10/09/2018
Trong chuyện của thiếu nhi, ai cũng chắc đã nghe qua câu chuyện đeo chuông cổ mèo.
Mèo trong câu chuyện này là đại diện cho thế lực gian ác, luôn đe doạ sự bình yên của đám chuột. Chuột tức lắm và họp nhau tìm cách đối phó với con mèo. Phương kế bàn tính thì nhiều, như rời hang chuột đi chỗ khác, làm đường đi kiếm ăn khác, nhưng rồi chỉ có một cách được cho là hay nhất còn lại. Đó là đeo chuông vào cổ con mèo. Mèo mà đi đến đâu cũng có tiếng chuông reo thì nhất định đám chuột sẽ dễ dàng chạy thoát được ngay. Nhưng rồi khi đàn chuột bàn đến cách làm, con nào cũng từ chối làm việc khó khăn nguy hiểm đó. Cuối cùng cuộc họp giải tán và đàn chuột vẫn phải vất vả né tránh sự truy đuổi của mèo đến tận bây giờ.
Quay trở lại chuyện bây giờ, mấy ngày nay câu chuyện cướp đất Thủ Thiêm đang nóng lên từng ngày. Trong không khí hừng hực của báo chí xông vào kết tội dàn lãnh đạo của thành phố Hồ Chí Minh, người ta không khỏi ngậm ngùi nhớ đến các vụ cưỡng chế cướp đất của dân khác trên khắp cả nước. Từ Tiên Lãng đến Văn Giang, từ Vụ Bản đến Bắc Ninh, rồi Thái Bình, Cồn Dầu, Đắc Nông, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Long An... nhiều không thể kể siết. Không tỉnh nào không có chuyện cướp đất của dân. Cứ ra văn phòng cơ quan Thanh Tra Chính Phủ ở Hà Nội là sẽ gặp dân oan cả nước, người ta trụ ở đây cả hơn 20 năm trời đi khiếu kiện, và nhiều nhất vẫn là chuyện đất đai.
Ai chủ mưu cướp đất của dân ? Công an ? Dân phòng ? Chủ đầu tư ? Đầu gấu ?... không phải !!!
Đảng cộng sản là con mèo già hung ác, không ai đủ sức đeo chuông lên cổ nó được.
Chúng chỉ là tay sai, là bình phong cho kẻ thực sự đứng đằng sau tất cả chuyện này. Đó là Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khi nắm quyền điều hành đất nước, đảng cộng sản với danh xưng là đội tiền phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã từng bước xoá bỏ quyền tư hữu đất đai của nhân dân trong hiến pháp, đã biến các lực lượng vũ trang từ công an đến quân đội thành công cụ riêng cho mình để bảo vệ quyền lực độc tôn, đã thao túng tất cả nền kinh tế để bóc lột nhân dân, để đem về quyền lợi cho phe nhóm riêng mình.
Đảng cộng sản là con mèo già hung ác, không ai đủ sức đeo chuông lên cổ nó được. Bất cứ ai từ nông dân, nhà báo, trí thức hay các nhà hoạt động xã hội mà lên tiếng về bất công này thì nhẹ là trù dập, mất việc... nặng thì bỏ tù không tha. Đó là một sự thật đáng buồn mà những ai quan tâm đến tình hình đất nước đều biết cả.
Thâm hiểm hơn, giờ đây để tiêu diệt phe cánh khác trong đảng, đảng cộng sản sẵn sàng sử dụng báo chí, sử dụng truyền thông như một công cụ chuẩn bị dư luận, dọn đường cho việc tiêu diệt đối thủ không cùng phe cánh, nhưng cố tình lờ đi các sai phạm khác trong phe nhóm của mình... Rồi sau khi củng cố lại địa vị, đảng cộng sản sẽ tiếp tục cướp của dân không tha ai đâu.
Có lần trong một cuộc nói chuyện bàn về ý nghĩa cuộc đời, có người hỏi rằng : thế nào là lẽ sống ? Tôi nói, lẽ sống là những điều mà không có nó bạn sẽ không thể sống được. Và vì thế kể cả chết, tôi cũng phải đấu tranh để giành bằng được điều đó cho mình. Tôi phải nói ra những điều này, phải nói bằng được dù biết điều đó cực kỳ nguy hiểm cho mình. Tôi xin nguyện làm con chuột cảm tử tiếp tục đeo cái chuông lên cổ con mèo già gian ác, vì tương lai của đồng bào tôi, vì đó là lẽ sống mà tôi sẽ không bao giờ từ bỏ.
Nguyễn Lân Thắng
Nguồn : RFA, 10/05/2018 (nguyenlanthang's blog)
Cưỡng chế đất tại xã Nghi Kim, Nghệ An (RFA, 26/01/2018)
Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an vào sáng ngày 26 tháng giêng đưa lực lượng đến để cưỡng chế đất đối với 54 hộ gia đình người dân xóm 3 xã Nghi Kim, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Cảnh sát cơ động được điều đến để cưỡng chế đất của 54 hộ gia đình người dân xóm 3 xã Nghi Kim, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An. RFA
Phía người dân phản đối biện pháp cưỡng chế với lý do bồi thường không thỏa đáng so với một số dự án khác cũng trên cùng địa bàn ; cụ thể mức được đưa ra là 170 triệu cho 500m2 đất thuộc dự án phòng cháy chữa cháy của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Dự án này được UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất vào tháng 9 năm 2016 và vào ngày 10 tháng 1 năm 2017, UBND thành phố Vinh ra quyết định cưỡng chế.
Đến ngày 9/10/2017 UBND thành phố Vinh tiếp tục có quyết định cưỡng chế số 6430. Từ ngày 25–27/ 11/2017, UBND thành phố huy động một lực lượng công an tỉnh lẫn địa phương xuống yêu cầu người dân nhận tiền nhưng bất thành.
Vào ngày 24/1/2018, UBND thành phố mời nhân dân về tại hội trường Ủy Ban Nhân Dân xã Nghi Phú để đối thoại. Cuộc đối thoại không đi đến kết quả vì người dân cho là cơ quan chức năng không thực hiện theo luật đất đai và luật dân sự.
Bà Liệu, một người dân có đất bị cưỡng chế chia sẻ :
"Đất của nhà bà là thời cha ông để lại nhưng mà hôm nay cơ quan phòng cháy chữa cháy lấy, mà cái giá cả gia đình 54 hộ là chưa đồng ý và nhất trí nhưng mà họ vẫn cưỡng chế mấy lần rồi, nhưng mà bà vẫn cương quyết giữ đến cùng".
Một người dân tại hiện trường cưỡng chế cũng chia sẻ :
"Tỉnh và thành phố định thu hồi đất của chúng tôi mà không đền bù cho chúng tôi, chúng tôi chưa nhận được tiền nào cả, chưa được nhận đền bù gì mà lại cưỡng chế chúng tôi. Vì chính quyền không theo pháp luật và muốn ăn cướp của chúng tôi nên tập trung để cưỡng chế chúng tôi".
Trang mạng Thành phố Vinh vào ngày 26 tháng giêng cũng loan tin về cuộc cưỡng chế tại xã Nghi Kim như người dân vừa cho biết. Theo đó cũng thừa nhận chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đã nhiều lần tuyên truyền, vận động nhưng hầu hết người dân trong diện bị cưỡng chế đất không đồng thuận, chỉ có 3 gia đình chịu nhận tiền bồi thường theo mức được đưa ra.
Thành phố Vinh nói dù thế lực lượng cưỡng chế vào ngày 26 tháng giêng tiến hành phong tỏa hiện trường, công bố quyết định cưỡng chế và tiến hành san lấp mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công.
Tin chúng tôi ghi nhận được không có xô xát xảy ra do người dân chưa đồng thuận với quyết định bị cho là áp đặt từ phía chính quyền.
******************
Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật một số cán bộ (RFA, 26/01/2018)
Cũng trong ngày 26 tháng giêng, trang thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, thông báo chính thức về việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với các ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí thư tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Đinh Văn Thu, phó Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh Quảng Nam, và ông Huỳnh Khánh Toàn, UB ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Nam.
Ông Lê Phước Thanh - Ảnh : chinhphu.vn
Quyết định trên được đưa tại kỳ họp 21 và 22 của Ủy ban Kiểm tra trung ương nhóm họp trong tháng Giêng vừa qua tại Hà Nội.
Cũng trong kỳ họp này, UB kiểm tra trung ương cũng đưa ra những xem xét kết quả giám sát đối với Ban cán sự đảng của Bộ Giao thông vận tải liên quan đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ I, các bộ Công thương, khoa học công nghệ, kế hoạch đầu tư, tài chính và xây dựng liên quan đến vi phạm xảy ra tại Tập đoàn dầu khí PetroVietnam và sự cố môi trường biển xảy ra tại dự án Formosa Hà Tình…
Ngoài ra, UB kiểm tra trung ương cũng xem xét thi hành kỷ luật đối với một số lãnh đạo tỉnh Nghệ an, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và một số cá nhân khác.
*************
Vinashin : Ông Nguyễn Ngọc Sự bị bắt (BBC, 26/01/2018)
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC), để điều tra về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Vinashin từng thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng
Cơ quan điều tra cũng thi hành lệnh khám xét nhà ông Sự để phục vụ công tác điều tra.
Ông Sự bị bắt trong quá trình C46 điều tra giai đoạn hai vụ đại án Hà Văn Thắm và đồng phạm.
Cơ quan điều tra xác định ông Sự đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Vinashin gửi vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 105 tỉ đồng tiền ngoài lãi suất, theo truyền thông Việt Nam.
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang tập trung mở rộng điều tra vụ án, làm rõ hành vi phạm tội và thu hồi kê biên tài sản do phạm tội mà có, theo website Bộ Công an Việt Nam.
Năm 2002, ông Nguyễn Ngọc Sự, khi đó là Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định điều động giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam năm 2012.
Tháng 8/2017, ông Sự nhận quyết định nghỉ hưu, thôi vị trí chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn này.
Ngoài vụ án tại Vinashin, cơ quan tố tụng đã khởi tố ba vụ án hình sự, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP), Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), theo báo Thanh Niên.
Ông Nguyễn Xuân Sơn (trái) bị kết án tử hình còn ông Hà Văn Thắm bị tuyên án chung thân
Trong vụ đại án OceanBank, hồi tháng 9/2017, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã tuyên án Hà Văn Thắm cùng 50 bị cáo khác.
Theo đó, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm bị mức án chung thân vì bốn tội : cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
Cựu Tổng Giám đốc OceanBank, cựu Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình với ba tội danh : tham ô, lạm dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.
Những bị cáo khác như Nguyễn Minh Thu, cũng nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank bị kết án 22 năm tù về tội cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản.
Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng, bị phạt 14 năm tù về tội vi phạm quy định trong cho vay , tổng hợp với hình phạt trong vụ án trước đó, phải chấp hành hình phạt chung 30 năm tù.
Bà Hứa Thị Phấn bị phạt 17 năm tù về tội vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thời gian gần đây, Việt Nam đã truy tố và bỏ tù hàng chục cán bộ quản lý ngành ngân hàng trong nhiều vụ đại án ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các lãnh đạo tham nhũng cũng phải bị truy tố trước pháp luật.
Vụ OceanBank là một trong sáu "đại án" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo "cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý".
*********************
Vietnam bắt nguyên chủ tịch Tập đoàn Vinashin (RFA, 26/01/2018)
Ngày 26 tháng Giêng, bộ Công an Việt Nam đã khởi tố và bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin về tội lợi dụng chức vu quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Công an Việt Nam cho biết.
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin Nguyễn Ngọc Sự - Ảnh : Bộ Công An.
Trong một tuyến bố được đưa ra trên trang web chính thức của Bộ này, ông Sự bị buộc tội tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền hơn 105 tỷ đồng của Vinashin gửi vào ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) để một số cá nhân trong tập đoàn nhận và chiếm đoạt.
Những vị phạm cho vay tại Ocebank đã khiến hàng chục quan chức phải ra hầu tòa và lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, mức án tử hình được đưa ra đối với cựu quan chức cấp cao, ông Nguyễn Xuân Sơn, giám đốc điều hành của Vinashin.
Ông Sơn cũng là cựu chủ tịch Tập đoàn công nghiệp Nhà nước PetroVietnam, nơi ông Sự từng được bổ nhiệm làm phó giám đốc điều hành.
Cũng theo Reuters, một loạt các vụ bắt giữ các quan chức cao cấp chính phủ gần đây cho thấy trình độ quản lý yếu kém và chủ nghĩa gia đình trị trong các công ty nhà nước tại thời điểm chính phủ đang đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa và đã dẫn đến hành vi lũng đoạn và tha hóa của một số cán bộ Đảng.
Công an câu lưu 3 nhà hoạt động xã hội vì gặp phái đoàn EU (RFA, 17/11/2017)
Công an Hà Nội đã câu lưu 3 nhà hoạt động xã hội vào trưa ngày 16 tháng 11 sau khi những người này có cuộc gặp và trao đổi với đại diện Liên minh Châu Âu về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Blogger Phạm Đoan Trang - Courtesy Facebook Pham Doan Trang
Những người bị câu lưu bao gồm Blogger Phạm Đoan Trang, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng. Tiến sĩ Nguyễn Quang A và bà Bùi Thị Minh Hằng được thả ra sau đó vài tiếng.
Theo Luật Khoa tạp chí, một tạp chí do blogger Phạm Đoan Trang là người đồng sáng lập, công an đã áp tải Phạm Đoan Trang về nhà riêng của mình ở Hà Nội vào nửa đêm ngày 16/11 và cho người canh giữ cô. Công an cũng thu giữ những vật dụng riêng của Phạm Đoan Trang bao gồm máy tính, điện thoại. Trong quá trình bị tạm giữ cô không hề được liên hệ với bên ngoài.
Vào sáng ngày 17/11, bà Bùi Thị Minh Hằng cho đài Á Châu Tự Do biết về việc bắt giữ của công an đối với Phạm Đoan Trang như sau :
"Khi ở trong tòa nhà đi ra mọi người đều chủ quan thì chị và Đoan Trang đi về một hướng và chuẩn bị bước xuống tầng hầm kiếm gì ăn khi hai chị em khoác tay nhau đi ra, thi họ xô ra trên 20 người, họ đẩy vội chi lên xe mục đích tách rời chị với Đoan Trang ra, người họ muốn bắt chính là Đoan Trang, bởi vì trong thời gian qua phải nói đóng góp của Đoan Trang vào công việc này rất lớn, an ninh Việt Nam họ đang rất cay cú với Đoan Trang."
Tổng cộng có 4 nhà hoạt động xã hội đã tham gia cuộc gặp với đại diện EU. Người thứ 4 là anh Nguyễn Chí Tuyến. Anh Tuyến sau đó lên Facebook cá nhân và cho biết anh đã về nhà an toàn sau cuộc gặp.
Vào đầu tháng 12 tới, EU và Việt Nam sẽ cuộc đối thoại nhân quyền thường niên. Như thường lệ, trước các cuộc đối thoại nhân quyền, phía EU đều hỏi ý kiến của các nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam về tình hình nhân quyền trong nước. Bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết
"Nội dung họ cũng nói với mình là sắp tới, sẽ có phiên đối thoại nhân quyền của tháng 12 thường niên. Bao giờ trước phiên thường niên này thì họ cũng muốn gặp mặt một số những nhà hoạt động ở trong nước, thì bên khối EU họ cũng thông báo, họ soan ra các chương để sắp sửa họ có phiên đối thoại nhân quyền với cả phiá nhà cầm quyền cộng sản thì họ cũng muốn hỏi ý kiến của những nguời họat động trong nước để lấy ý kiến đa chiều thôi. Thì trong đó có một số vấn đề ví dụ như là về giam giữ tù nhân, về vai trò luật sư, về chế độ nhà tù về luật đất đai và tôn giáo".
Tại cuộc gặp lần này, blogger Phạm Đoan Trang đã trao cho phái đoàn EU báo cáo cập nhật về tình hình nhân quyền Việt Nam, báo cáo về thảm họa môi trường do Formosa gây ra và báo cáo mới đây về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà hoạt động dân sự của Việt Nam bị an ninh câu lưu, thẩm vấn sau các cuộc gặp với các phái đoàn nước ngoài về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng từng bị công an dẫn đi không cho gặp Tổng thống Obama khi ông đến Việt Nam hồi năm ngoái và muốn gặp các nhà hoạt động dân sự ở Việt Nam.
Thông cáo báo chí của Luật khoa Tạp chí hôm 17/11 lên án vụ bắt giữ, giam giữ tại gia của công an Hà Nội đối với blogger Phạm Đoan Trang, coi đây là những hành động vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, đặt Đoan Trang vào tình thế cực kỳ nguy hiểm vì sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của cô đã bị ảnh hưởng, nhất là khi cô đang phải trải qua quá trình điều trị với vết thương ở chân.
*******************
Xử phúc thẩm blogger Mẹ Nấm vào cuối tháng 11 (RFA, 15/11/2017)
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ được xử phúc thẩm vào ngày 30 tháng 11 tới đây.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (trái) tại phiên tòa ở thành phố Nha Trang hôm 29/6/2017 - AFP
Chiều ngày 15 tháng 11, đài Á Châu Tự Do liên lạc với Văn phòng Luật sư Nguyễn Khả Thành tại Phú Yên, Luật sư Thành, người sẽ bào chữa cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết như sau :
"Mới hồi sáng nay văn phòng chúng tôi nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Đà Nẵng, họ báo rằng phiên tòa phúc thẩm sẽ được xử vào lúc 7g30 ngày 30/11/2017. Tòa án cấp cao ở Đà Nẵng sẽ vào xử tại Tòa án nhân dân cấp cao Tỉnh Khánh Hòa".
Ông nói thêm là ông hy vọng tòa án sẽ cho ít nhất là mẹ của bà Như Quỳnh là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan tham dự phiên tòa. Ông cũng nói là ông hy vọng sẽ được gặp thân chủ trước phiên tòa phúc thẩm.
Khi được hỏi khả năng sẽ được giảm án hay không, Luật sư Thành nói rằng trong tình hình dư luận hiện nay cho rằng bản án 10 năm tù ở phiên sơ thẩm là quá nặng, cộng với áp lực quốc tế từ các tổ chức dân sự, bản án phúc thẩm có thể sẽ nhẹ hơn.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay blogger Mẹ Nấm bị bắt vào ngày 10 tháng 10, năm 2016 với cáo buộc phạm tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Vào ngày 29 tháng Sáu năm nay, bà bị tòa án tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù giam, và bà Như Quỳnh đã kháng án.
Các tổ chức dân sự, nhân quyền trong và ngoài nước phản đối bản án dành cho bà Quỳnh, nói rằng bà chỉ thực thi quyền biểu đạt ôn hòa của mình.
Blogger Mẹ Nấm là người thường tổ chức, tham gia các hoạt động biểu tình vì môi trường hay chống sự lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông.
***********************
Công an bắt giữ 3 người phản đối cưỡng chế đất (RFA, 15/11/2017)
Công an huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau ngày 15/11 đã bắt giữ 3 người về hành vi ‘gây rối trật tự công cộng’ và ‘chống người thi hành công vụ’. Một trong những người bị bắt được nêu danh tính là ông Ngô Đức Hạnh, ngụ tại thị trấn Cái nước.
Ông Hạnh (người mặc áo xám) và cơ quan chức năng tại hiện trường sự việc. Courtesy of Thanhnien
Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 14/11, khi lực lượng chức năng đến bảo vệ việc thi công chợ thị trấn Cái Nước, ông Hạnh cùng một số người khác đã ngăn cản. Các video trên mạng xã hội cho thấy trong số những người ngăn cả có cả những phụ nữ và người lớn tuổi. Họ lên tiếng phản đối việc thi công chợ và nhất định không chịu ra khỏi khu vực thi công chợ.
Theo truyền thông trong nước, ông Ngô Đức Hạnh đã cầm 2 con dao đe dọa tấn công cơ quan chức năng buộc cảnh sat phải nổ súng chỉ thiên.
Tin cho biết thêm sau khi cảnh sát nổ súng, ông Hạnh đã về nhà cố thủ. Đến sáng ngày 15/11, ông Hạnh bị cảnh sát bắt giữ khi ra khỏi nhà. Trưởng công an huyện Cái Nước, Đại tá Phạm Minh Lũy cho báo chí biết lực lượng chức năng buộc phải nổ súng là do ông Hạnh quá manh động. Còn ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước thì nói rằng ông Hạnh phản đối việc xây chợ dù không liên quan gì đến khu đất được thu hồi.
******************
Việt Nam tiếp tục thi hành án tử hình trong tháng 11 (RFA, 15/11/2017)
Tử tù Nguyễn Hải Dương sẽ bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, trong ngày 17 tháng 11 tới đây.
Hình minh họa. Công an (giữa) đứng gác các tù nhân tại một buổi lễ công bố đặc xá của Chủ tịch nước ở một nhà tù ở ngoại thành Hà Nội hôm 31/8/2015. AFP
Thông tin vừa nêu được Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Hữu Trí cho biết vào ngày 14 tháng 11. Ông Trí cho biết thêm rằng sức khỏe của tử tù Nguyễn Hải Dương vẫn ổn định.
Theo cáo trạng, phạm nhân Nguyễn Hải Dương là một trong hai người gây ra vụ thảm sát 6 nạn nhân trong một gia đình ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước hồi năm 2015, bị tuyên án tử hình về các tội giết người và cướp tài sản. Đồng phạm trong vụ án là phạm nhân Vũ Văn Tiến, cũng bị tuyên án tử hình và hiện đã đệ đơn xin giảm án lên Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Vì đơn xin giảm án của phạm nhân Vũ Văn Tiến chưa được xét duyệt nên ngày thi hành án tử hình chưa được xác định.
Xin được nhắc lại, báo cáo gần đây nhất của Bộ Công An, công bố hồi tháng Hai năm 2017, cho biết Việt Nam đã tử hình tổng cộng 429 người từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016. Báo cáo cũng cho biết con số người bị tuyên án tử hình hàng năm tại Việt Nam vẫn không giảm. Điều này cho thấy sự bất lực của án tử hình trong việc giúp ngăn chặn tội phạm tại Việt Nam.
Ngay sau khi báo cáo của Bộ Công An Việt Nam được công bố, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, trụ sở tại Paris- Pháp, ra thông cáo xếp Việt Nam vào danh sách 5 nước tử hình nhiều người nhất thế giới.
**************
Thêm một trường hợp tử vong tại đồn công an (RFA, 17/11/2017)
Việt Nam có thêm một trường hợp được cho là người dân bị công an đánh chết trong thời gian tạm giữ.
Hình minh họa. Vợ con anh Nguyễn Hữu Tấn trong đám tang anh Tấn, một nạn nhân chết trong đồn công an Vĩnh Long hôm 3/5/2017 - Ảnh chụp từ Youtube 108TV Channel
Truyền thông trong nước hôm 17/11 cho biết vụ việc xảy ra ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, Đại tá Nguyễn Văn Tảo nói với báo giới rằng công an địa phương bắt giữ ông Nguyễn Ngọc Nhân, sinh năm 1988 vì trên người có tàng trữ chất ma túy, vào chiều ngày 16 tháng 11 và ông Nhân tử vong vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày với kết quả khám nghiệm tử thi là chết do nhồi máu cơ tim.
Gia đình của ông Nhân, vào 2 giờ chiều ngày 17 tháng 11 được thông báo đến Bệnh viện Đa Khoa huyện Tân Phú Đông nhận xác người thân. Gia đình mang xác nạn nhân về chôn cất vì được cho biết người thân chết do tai biến. Tuy nhiên, trong lúc tẩm liệm thì phát hiện có nhiều vết bầm tím ở lưng và các dấu tích bị còng xiết, bị chích điện.
Ông Nguyễn Ngọc Tân, cha của nạn nhân Nguyễn Ngọc Nhân đến công an huyện đề nghị trả lời về các vết thương trên người của con trai. Tuy nhiên yêu cầu của ông Tân không được giải đáp.
Gia đình làm đơn cầu cứu làm rõ nguyên nhân gây tử vong cho người thân và Công an tỉnh Tiền Giang cho biết sẽ tiến hành điều tra.
Hồi năm 2015, một báo cáo của Bộ Công An đưa ra số liệu từ năm 2011 đến 2014 có 226 người chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý, do đối tượng tạm giữ tạm giam tự sát. Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền thế giới kêu gọi Việt Nam phải điều tra các trường hợp tử vong do bị công an dùng nhục hình tra tấn cũng như phải chấm dứt tình trạng này theo Công ước Quốc tế chống tra tấn mà Việt Nam đã ký kết.