Ngày 27/3, báo lề đảng rộ lên thông tin, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo rất nhân văn "không được để xảy ra oan, giảm tối đa tình trạng sai hoặc với yêu cầu cao là không được để xảy ra sai…".
Công an thành Hồ bỗng dưng trả tự do cho 4 (mà thực là 5) tiếp viên hàng không bị hải quan bắt quả tang "xách dùm" hơn 11 kg ma túy
Trong nền tư pháp tối đen như cái tiền đồ chị Dậu, nhiều người như Nguyễn Văn Chấn, Hàn Đức Long bị tuyên án tử oan, đặc biệt là Huỳnh Văn Nén đã phải nhận đến 2 án tử oan thì chỉ đạo của Chủ tịch nước là ước mơ có cánh cho dân đen. Nhưng điểm rơi tình cờ của chỉ đạo đẹp đẽ này lại trùng hợp đúng vào lúc dư luận hoang mang việc công an thành Hồ bỗng dưng trả tự do cho 4 (mà thực là 5) tiếp viên hàng không bị hải quan bắt quả tang "mang hộ" (có "nhận tiền công") hơn 11 kg ma túy, trong đó có một người họ Võ làm dư luận càng thêm thắc mắc, đồn đoán nọ kia.
Trong đất nước mà từ báo chí đến thường dân, quyền tự do ngôn luận được bảo vệ nghiêm ngặt bằng luật bịt miệng 331 thì nhiều điều đồn đoán lại chính là sự thật. Nhưng trong lần này thì đây chỉ là sự suy diễn ác ý vì Chủ Tịch nước có quá nhiều sự lựa chọn an toàn, sạch sẽ hơn là dính dáng đến tội ác dơ bẩn này. Hơn thế nữa, theo thể chế Chủ tịch nước đương nhiên kiêm nhiệm Trưởng ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp. Việc chỉ đạo với Ban Cán sự đảng Tòa án Tối cao là điều bình thường.
Điều đáng nói là nội dung chỉ đạo của Chủ tịch nước lại ôm đồm quá nhiều nội dung mâu thuẫn, trái cựa với nhau theo kiểu nước đôi của tuyên giáo đảng, nói cho vui.
Trong rất nhiều yêu cầu cần tuân thủ, Chủ tịch đưa ra thượng phương bảo kiếm là "trọng tâm là đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Hoan hô, với Tòa án, Thẩm Phán thì có gì quý hơn sự độc lập xét xử theo pháp luật. Nhưng nói vậy mà không phải vậy. Trước đó, Chủ tịch nước đã trong sợi dây thòng lọng sự lãnh đạo của Đảng và hầm bà lằng những thứ khác ngoài pháp luật "Mỗi vụ án, vụ việc đưa ra xét xử, không chỉ xử lý nghiêm theo đúng pháp luật, mà còn phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng, giá trị đạo đức nhân văn của dân tộc ta" (1).
Với cái đảng khóa này, chưa quá nửa nhiệm ngay giới lãnh đạo chóp bu Bộ Chính trị 18 người có đến 3 đã lộ hình là những trùm đầu, trùm cuối, 2 trong đó đã phải rời ghế, 15 quan còn lại bao giờ bị lộ ? Càng xuống cấp dưới như Ủy viên Trung ương, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy bộ ngành số bị lộ lên đến hàng trăm. Theo quan điểm của Đảng là quan điểm nào ? Luật pháp được xây dựng theo quy trình công khai, thể hiện bằng văn bản rõ ràng vậy mà khi áp dụng còn dở dở ương ương. Quan điểm của Đảng thì vô cùng phong phú, bí mật trong một nhóm người, nhiều lúc quan điểm này đá quan điểm kia thì vận dụng ra sao ?
Ví dụ cụ thể ngay với người đứng đầu đảng là Tổng Trọng nổi tiếng với phương châm "ném chuột không được vỡ bình" đồng thời cũng nổi tiếng với khẩu hiệu "chống tiêu cực không có vùng cấm". Nếu gặp trường hợp vỡ bình thì có cấm hay không ? Phần lớn những bản án oan sai vừa qua là do thể chế đảng trị pháp luật này.
Nhìn ra thế giới, chỉ trừ các quốc gia theo chế độ độc tài, độc đảng tàn dư của chế độ cộng sản có thể đếm trên đầu ngón tay, phần còn lại của thế giới nền tư pháp tiến bộ đơn giản chỉ tuân thủ theo pháp luật. Quốc gia nào cũng đảng chính trị không chỉ một mà còn nhiều đảng, không phải các đảng cầm quyền không muốn tác động vào tư pháp mà chính luật pháp, thể chế của họ ngăn cấm sự can thiệp ấy để bảo đảm pháp luật được tôn trọng và công lý được thực thi.
Với vai trò Chủ tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp, mang tư duy "độc lập xét xử theo quan điểm của Đảng" là tiếp tục duy trì tội ác của những bản án bất công thậm chí là bản án tử hình.
Ngoài những bản án tử oan đã được giải oan hoặc bị án đã qua đời trong oan ức như Huỳnh Văn Nam ở Đồng Nai. Hiện vẫn đang còn nhiều bản án tử oan mà rõ nhất là bản án Hồ Duy Hải bị cáo buộc giết chết hai nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi mà không có vật chứng nào. Hung khí con dao, cái thớt được mua ngoài chợ. Nhân chứng Đinh Vũ Thường khai "nhìn thấy một thanh niên" bị cơ quan điều tra sửa lại là nhìn thấy Hồ Duy Hải và không được triệu tập, đối chất ở cả hai phiên sơ, phúc thẩm. Dấu vân tay Hải không trùng khớp với dấu vân tay thu thập tại hiện trường. 25 lời khai không nhận tội của Hồ Duy Hải và những lời khai của các đối tượng có liên quan bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án…
Theo bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, người trực tiếp giám sát vụ án này chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, các cơ quan tố tụng đã vi phạm hàng chục điểm mà theo luật chỉ cần phạm một điểm đã phải hủy án.
Gia đình Hải kêu oan suốt 15 năm đã trải qua 5 đời Chủ tịch nước. Đến nay án tử vẫn còn treo lơ lửng. Đây chính là bản án vừa oan, vừa sai. Chính cơ quan tố tụng sai tạo ra án oan. Cái sai được thể hiện ở cả ba cơ quan điều tra, truy tố xét xử. Cái sai thể hiện ở tất cả các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Đặc biệt, ngày 8/5/2020, Tòa án nhân dân tối cao tuyên án giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã gây nên sự bức xúc rất lớn trong xã hội, nhiều lần gây sóng gió trên diễn đàn Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội khóa XIV Lưu Bình Nhưỡng có văn bản gửi Tổng bí thư - Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải, không đồng tình với cách tiến hành tố tụng. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã chưa xem xét công tâm, khách quan, khoa học, đúng đắn đối với các vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra (như thời gian thực hiện hành vi phạm tội không chính xác ; thời điểm nạn nhân bị chết không được xác định ; công cụ, phương tiện phạm tội không được thu thập đầy đủ ; vi phạm trong việc thu giữ mẫu máu, vân tay ; chưa xác định lời kể của các nhân chứng quan trọng ; khuất tất trong việc loại trừ hai nghi can Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol…) (2).
Cũng khóa XIV, Đại biểu Lê Thanh Vân kiến nghị Quốc hội thực hiện quyền giám sát Tối cao hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao trong phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải về việc tuân thủ pháp luật của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Không chỉ kiến nghị chung chung, ông Lê Thanh Vân còn đề xuất cụ thể hai hình thức là tổ chức phiên họp toàn thể để chất vấn tại quốc hội hoặc thành lập đoàn giám sát tại Tòa án nhân dân tối cao (3).
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, quyết định giám đốc thẩm không đủ sức giải tỏa những điều mà Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã đề ra. Cần minh định rõ là kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nêu ra những vi phạm tố tụng nghiêm trọng nên đề nghị điều tra lại. Khi xét xử vụ án nếu có sai sót nghiêm trọng về mặt tố tụng thì luôn luôn có nguy cơ oan sai, nên việc hủy án điều tra lại là để tránh oan sai, lọt tội (4).
Trả lời với cử tri sau phiên Giám đốc thẩm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí khẳng định: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị có căn cứ, đúng thẩm quyền và đúng pháp luật. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết đã ký văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét. Đồng thời nhấn mạnh, "Viện trưởng kháng nghị là thực thi trách nhiệm với Nhân dân, thực thi pháp luật và Hiến pháp. Viện trưởng tin rằng đang làm đúng với trách nhiệm của mình" (5).
Không chỉ cá nhân các đại biểu Quốc hội, ngày 16-6-2020, phiên họp toàn thể Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thảo luận về quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đa số thành viên đã đánh giá những vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án là nghiêm trọng, có thể làm thay đổi bản chất vụ án.
Do đó các thành viên này kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm theo đúng thẩm quyền tại điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự (6).
Đáp lại những đánh giá, kiến nghị đầy tính pháp lý hết sức thuyết phục ấy, Tòa án nhân dân tối cao chỉ có mật quan điểm hết sức ất ơ là "Quá trình xét xử cơ quan tố tụng có một số vi phạm, nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án" (7).
Chỉ cần bao nhiêu đó, kiến nghị của các Đại biểu quốc hội, các cơ quan quyền lực như Viện Kiểm sát, Ủy ban Tư pháp Quốc hội bị rơi vào khoảng trống. Ủy ban thường vụ Quốc hội như điếc, như câm, không một lần lên tiếng trả lời. Điều 404 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định việc xem xét lại các bản án sau khi xét xử giám đốc thẩm bị kiến nghị tới nay chưa bao giờ được thực hiện
Quan điểm phi pháp luật này không chỉ xuất hiện một lần mà được sử dụng như câu thần chú, như lá bùa giải tội cho tòa hàng chục năm qua để bảo vệ, che chắn cho các bản án sai pháp luật nhất là với các vụ án xét xử những người bất đồng chính kiến, phản biện xã hội. Quan điểm này của ai ? Vì sao nó có giá trị kinh thiên phủ chụp lên trên mọi cá nhân, tổ chức ? Chắc hẳn không có câu trả lời nào khác hơn đó là quan điểm của Đảng.
Sự bất công, oan trái trong vụ án này chưa dừng lại. Sau phiên giám đốc thẩm từ bàn tay bó mặt nào đó đã cung cấp cho báo chú hàng chục chứng cứ thể hiện sự oan ức của Hồ Duy Hải cũng như sự cố ý làm sai lệch, che giấu hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra như hình ảnh cái thớt nằm ngay dưới đầu nan nhân bị dính máu, hình ảnh thi thể nạn nhân khác với mô tả biên bản hiện trường, nhiều bản khai nhân chứng có lợi cho Hồ Duy Hải bị che giấu…
Đặc biệt, Luật sư Trần Hồng Phong và gia đình nộp đơn kiến nghị với chứng cứ mới là 7 nhân chứng có đơn cam kết, xác nhận Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ Chi (Tư Lan) từ 20g-21g ngày 13/1/2008, ngay tại thời điểm Cơ quan điều tra xác định Hải vào Bưu cục Cầu Voi và sát hại 2 nữ nhân viên.
Luật sư Phong khẳng định : Thời điểm Hải có mặt tại đám tang là từ lúc 19g50 đến 21g - trùng với thời điểm mà từ trước đến nay Hồ Duy Hải bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An quy kết đã vào Bưu cục Cầu Voi (khoảng 19h30) và sau đó sát hại 2 nữ nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thu Vân lúc khoảng 20g30. Những chứng cứ mới này cũng hoàn toàn phù hợp với 2 bản lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải (ngày 20/3/2008) có trong hồ sơ điều tra, nhưng không có trong hồ sơ vụ án...
"Tất cả 7 nhân chứng trên đã tự nguyện cung cấp thông tin và gửi đơn xác nhận cho tôi khẳng định lời trình bày là đúng sự thật và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời trình bày của mình. Hiện bản chính các bản khai tôi đang giữ, cùng các đoạn ghi hình (clip) về cuộc tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng. Trong quá trình tiếp xúc, các nhân chứng đều cho biết sẵn sàng trình bày đúng sự thật khi được cơ quan chức năng mời làm việc.
Việc Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Tư Lan, không hề vào Bưu cục Cầu Voi tối 13/1/2008 cũng hoàn toàn phù hợp với những tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải và hàng loạt điểm mâu thuẫn khác trong hồ sơ vụ án mà chúng tôi đã phân tích và nêu ra trong các đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải đã gửi trong suốt hơn 10 năm qua…".
Một chi tiết đặc biệt khác còn phù hợp với nội dung nêu trong 2 bản lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải 1 ngày trước khi bị bắt. Đó là Bản tường trình do Hải tự viết tay và Biên bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008. Đây là tài liệu được Viện Kiểm sát nhân dânTC xác định là "lời khai ban đầu của Hồ Duy Hải", là tài liệu có trong hồ sơ điều tra, nhưng đã bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An rút khỏi hồ sơ vụ án.
Cũng theo luật sư Phong, nếu những chứng cứ mới này được kiểm tra, điều tra lại và làm rõ sẽ tránh oan sai cho Hồ Duy Hải. "Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 399 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về việc công dân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, nay chúng tôi có đơn này, trình bày và giao nộp các chứng cứ, tài liệu nêu trên đến quý cơ quan và quý lãnh đạo; với mong mỏi vụ án được giải quyết khách quan, đúng pháp luật…" - luật sư Phong nêu (8).
Thêm hai năm nữa trôi qua, Hồ Duy Hải tiếp tục thân phận tử tù. Mẹ và hai người dì Hồ Duy Hải đã bán hết đất đai nhà cửa chi phí cho việc thăm nuôi và đi ra Hà Nội kêu oan. Em gái Hồ Duy hải từ một thiếu nữ xinh xắn đã trở thành cô gái già chăm mẹ, chờ anh, chờ cho vụ án sáng tỏ những sai phạm tố tụng cứ tiếp tục chồng chất.
Chủ thể vi phạm lại tăng cao hơn, lần này chính là Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội. Theo điều 404, Bộ Luật Tố Tụng Hình sự, cơ quan này phải ra quyết định xem xét lại vụ án theo kiến nghị của Ủy Ban Tư Pháp và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Người kế đến phải liên đới trách chính là ông Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp. Những vi phạm này hình thành và nuôi dưỡng chính do cái thòng lọng xét xử theo quan điểm của Đảng. Duy trì và tình trạng này là tội ác. Càng kéo dài thời gian xem xét thì tội ác càng chồng chất.
Nếu thật sự có trí, nếu trong lồng ngực có cái gọi là tim thì dừng tự thắt cổ mình, đừng biến thành điểm tựa cho tên tội phạm Nguyễn Hòa Bình mà cả nước lên án nắm giữ quyền lực quan tòa. Dừng ngay những lời răn dạy phi pháp mà hãy tự mình làm gương, cải cách tư pháp là thượng tôn pháp luật, thực hiện đúng luật Tố Tụng Hình Sự.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 29/03/2023
1. https://laodong.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-xet-xu-khong-duoc-xay-ra-oan-gi...
2. https://plo.vn/dbqh-luu-binh-nhuong-kien-nghi-ve-vu-ho-duy-hai-post57546...
3. https://nld.com.vn/phap-luat/dai-bieu-quoc-hoi-le-thanh-van-kien-nghi-gi...
4. https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/van-de-su-kien/dai-bieu-quoc-hoi-t...
5. https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/vien-truong-vksnd-toi-cao-le-minh-tri-kha...
8. https://danviet.vn/vu-an-tu-tu-ho-duy-hai-luat-su-cung-cap-tinh-tiet-bat-ngo-2021062515064789.htm
Miễn trừ cho thẩm phán, gia tăng bắt bớ luật sư ?
Theo thể chế Việt Nam, Chủ tịch nước đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp. Không rõ vô tình hay cố ý khi tân chủ tịch nước vừa tức vị thì lập tức Chánh án Nguyễn Hòa Bình lại giở trò trao kim bài miễn tử đề xuất sửa luật, cho thẩm phán đặc quyền miễn trừ trách nhiệm khi ban hành bản án, quyết định theo đúng trình tự thủ tục nhưng có sai sót không phải do cố ý. Ở nhánh khác, ngành Công an đã mở rộng điều tra bắt bớ hàng loạt luật sư từ vụ án CEO Nguyễn Phương Hằng đến Tịnh Thất Bồng Lai. Nếu xu thế vi hiến và phi dân chủ này không được ngăn chặn, thay đổi thì lịch sử sẽ ghi nhận công đức cho ngài Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ Đạo cải cách Tư pháp Võ Văn Thưởng.
Nếu xu thế vi hiến và phi dân chủ này không được ngăn chặn, thay đổi thì lịch sử sẽ ghi nhận công đức cho ngài Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ Đạo cải cách Tư pháp Võ Văn Thưởng.
Qua hai nhiệm kỳ Chánh Án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, ngoài hàng núi những vụ án oan sai ngất trời xanh, ông Nguyễn Hòa Bình đã có nhiều dịp thể hiện tư duy sáng tạo, ý tưởng lạ đời để bỉ bôi ngành tòa án. Năm 2020, Tòa án tối cao đưa ra dự án lấy tượng vua Lý Thái Tông làm biểu trưng cho ngành TA đã thiết kế mẫu và quán triệt trong nội bộ ngành nhưng bị dư luận phản ứng dữ dội nên phải xếp xó không kèn không trống (1).
Nghĩ cũng tiếc, các địa phương vớ bở với đủ thứ tượng đài nghìn tỷ, ngành tòa án oai vệ, trụ sở la liệt từ trung ương tới tỉnh huyện mà hỏng ăn khoản tượng đài đau hơn bò đá.
Mới đây, Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Dân gian từ lâu đã biếm nhẻ chuyện tư tung tự tác bằng thành ngữ "mình vẻ bùa mình đeo", ngành tòa án tự xây dựng luật cho tổ chức của mình là chuyện tréo ngoe, phi pháp chỉ có ở xứ thiên đường. Y như rằng, trong dự luật này có nhiều điều điều bức xúc, bất công tè lè mà nổi cộm nhất là chuyện trao kim bài miễn tử cho các ông bà tòa được "miễn trừ trách nhiệm khi ban hành bản án, quyết định theo đúng trình tự thủ tục nhưng có sai sót không phải do lỗi cố ý"
Với một nền tư pháp công minh vừa qua rất nhiều bị cáo, phải nhảy lầu tự tử như ông Lương Hữu Phước ở tòa án tỉnh Bình Dương vì bị tuyên oan ức ba năm tù (2).
Hay thậm chí chỉ là bị đơn dân sự ông Võ Văn Cường, Giám đốc Land Hà Hải phải uống thuốc trừ sâu tại tòa án quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng vì bị tòa bác yêu cầu chính đáng hàng trăm tỉ đồng (3).
Với kim bài miễn tử của dự luật này pháp đình sẽ thành pháp trường cho người mang án oan tha hồ tự…sát.
Thật ra trước nay có biết bao án oan sai thậm chí là oan án tử hình nhưng có mấy thẩm phán xử sai bị chế tài trách nhiệm. Sư bao che cho nhau đã là luật bất thành văn, việc quy định chính thức thành ra kệch cỡm.
Tòa án nhân dân tối cao còn đề xuất "việc bắt giam, khởi tố, khám xét đối với thẩm phán chỉ được phép thực hiện khi có sự đồng ý của Hội đồng tư pháp quốc gia hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (tùy theo ngạch thẩm phán) ; nếu thẩm phán phạm tội quả tang thì ngay sau khi tạm giữ phải thông báo để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định".
Quy định này gây thiệt hại không nhỏ cho các thư ký tòa. Trước nay trong các đường dây chạy án hầu hết người đứng ra nhận tiền là thư ký sau đó ăn chia lại quả với thẩm phán. Với đặc quyền mới này thẩm phán yên tâm nhận tiền trực tiếp, nếu lỡ bị lộ, có cấp trên bảo kê, thư ký bị ra rìa.
Thạc sĩ Võ Văn Tài, Trường Đào tạo Bồi dưỡng Nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng đề xuất này xung đột với bộ luật Tố tụng hình sự bởi theo quy định, khi xác định có người phạm tội thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát có quyền (cũng là trách nhiệm) khởi tố để xử lý theo pháp luật hình sự. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu quy định như đề xuất sẽ tạo ra sự không bình đẳng.
Cũng theo ông Tài, đề xuất khi thẩm phán phạm tội quả tang phải báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, quyết định cũng còn khá mơ hồ. "Xem xét, quyết định" ở đây nghĩa là gì ? Nếu chánh án xem xét, quyết định có đồng ý cho khởi tố hay không thì sẽ mâu thuẫn với luật Tố tụng hình sự, bởi đây là quyền của cơ quan tiến hành tố tụng chứ không phải cá nhân Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (4).
Đối với quy định "không được bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao nếu không có sự đồng ý của Hội đồng Tư pháp quốc gia", Tiến sĩ Phan Anh Tuấn, giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng sẽ vi hiến. Khoản hai Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định : "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định".
Hiến pháp không cho phép chánh án Tòa án nhân dân có quyền như dự thảo. Hơn nữa thẩm phán cũng là công chức nhà nước nên việc quy định nêu trên sẽ dẫn đến mâu thuẫn với địa vị pháp lý so với các công chức nhà nước khác, vi phạm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Theo Hiến pháp Thẩm phán Tối cao do Thường vụ Quốc hội chọn trình chủ tịch nước bổ nhiệm tương đương vớ Phó thủ tướng, bộ trường. Để bình đẳng quyền của các chức danh tương đương, Chính phủ cũng xây dựng quy định tương tự "không được bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của bộ trưởng (không là ĐBQH) nếu không có sự đồng ý của Chính phủ". Rõ ràng quy định này là không hợp lý (5).
Một nền tư pháp đang chồng chất án oan sai, nhân dân rên xiết, không chỉ án thông thường mà có ít nhất hai bản án tử hình oan với Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng còn treo lơ lưng hơn 10 năm qua, việc tòa án đề xuất luật mới tăng thêm đặc quyền trong đó có đặc quyền miễn trừ trách nhiệm khi xử sai là thách đố với người dân, gia tăng bạo quyền, bất công, đàn áp. Tòa án không còn là hiện thân công lý mà là công cụ trá hình của bộ máy khủng bố.
Đồng hành với tăng quyền cho thẩm phán là sự gia tăng đàn áp quyền ngôn luận của người dân qua điều 331 mà mục tiêu tập trung hiện nay là giới luật sư. Chỉ riêng trong vụ án CEO Nguyễn Phương Hằng có đến 3 luật sư bị khởi tố bắt giam về điều 331. Ngay với bị cáo đầu vụ là CEO Nguyễn Phương Hằng sai phạm về phát ngôn xúc phạm đến người khác thì đã rõ nhưng đó là sai phạm vì vụ khống, làm nhục người khác hay là 331 ? Mức độ sai phạm đến đâu hành chính hay hình sự ? Đó là vấn đề pháp lý cần được làm sáng tỏ trong một phiên tòa tranh tụng thấu đáo, được xem xét bởi một hội đồng công minh. Với các luật sư có liên quan như nhà báo, luật sư Hàn Ni, luật sư Trần Văn Sĩ việc xem xét càng cần thận trọng, thấu đáo hơn nửa và chính những trường hợp này cần thiết xem xét chức trách của họ khi hành xử công quyền.
Việc khởi tố, bắt giam ba luật sư với tội danh mơ hồ điều 331 đã gây ấn tượng nặng nề về sử dụng quyền lực của nhà nước trấn áp quyền ngôn luận của người dân.
Đi xa hơn, lộ liễu hơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã gửi giấy triệu tập hai luật sư Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, cùng bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai, địa chỉ 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Lý do là Công an tỉnh Long An đã tiếp nhận tin báo tội phạm từ A05 về việc đã phát hiện một số cá nhân, trong đó có luật sư Đào Kim Lân, Đặng Đình Mạnh có hành vi phát tán trên không gian mạng qua video clip những hình ảnh, bài viết có dấu hiệu tội phạm lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự là hoàn toàn không thuyết phục (6).
Qua quá trình điều tra và hai phiên tòa sơ phúc thẩm, đã bộc lộ những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng mà dư luận trong ngoài nước phải nhiều lần lên tiếng. Công an huyện Đức Hòa vừa là người bị hại lại vừa là cơ quan điều tra vụ án. Cung cách điều tra của công an tàn bạo, phi pháp như xã hội đen, khám xét, lấy mẫu sinh phẩm của các thành viên Tịnh thất Bồng Lai bằng bạo lực cưỡng chế. Tung tin khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lập biên bản vi phạm, kê biên tài sản nhưng không truy tố xét xử cũng không đình chỉ điều tra…
Nội dung, chứng cứ cáo buộc gượng gạo như câu nói ông Nhật Từ ngu như bò, thậm chí là giả tạo cắt ghép lời khuyên phải tôn trọng pháp luật hơn cả đạo pháp thành ra phỉ báng pháp luật…
Ngay từ đầu các luật sư tham gia phiên tòa đã bị gây không biết bao nhiêu khó khăn thậm chí bị côn đồ hành hung. Trước và sau phiên tòa các luật sư đã nhiều lần có văn bản kiến nghị, khiếu nại với các co8 quan tố tụng, cơ quan nhà nước và lãnh đạo cấp trên nhưng tất cả đều được giải đáp bằng một cách hết sức độc đáo là gửi trả về cho Công an Đức Hòa, đầu sỏ của hành vi càn quấy.
Chính sự bất công và bất lực của chính quyền buộc các luật sư phải lập ra kênh youtube Nhật ký Luật sư để cung cấp cho công chúng những thông tin chính thống về diễn tiến, những tình tiết của vụ án và điều này trở thành chứng cứ phạm tội.
Việc triệu tập hai luật sư Đào Kim Lân và Đặng Đình mạnh rõ ràng là những động thái tiền tố tụng, những thủ tục hình thức để khởi tố trong nay mai.
Động thái này không chỉ đe dọa các luật sư tham gia vụ Tịnh Thất Bồng Lai mà còn trấn áp đe dọa giới luật sư nói chung. Nói chính xác đây là một bước leo thang trong tiê trình khủng bố, tiêu diệt ý chí khát vọng dân chủ công bằng của mọi người dân. Hãy xem đây, đến luật sư còn bị bắt dễ dàng thì huống hồ là dân đen. Quyền được bảo vệ trước pháp luật của mọi công dân Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Trong một phản ứng hiếm hoi, Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Hội đồng Luật sư toàn quốc, thay mặt Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có công văn gửi Giám đốc Công an tỉnh Long An về việc "Xem xét đường lối xử lý liên quan đến hoạt động hành nghề và ứng xử của một số Luật sư trong vụ án xảy ra tại Tịnh Thất Bồng Lai".
Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết sẵn sàng phối hợp và cử đại diện làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An trong trường hợp cần thiết (hoặc khi có yêu cầu) nhằm góp phần xác minh, làm rõ vụ việc nêu trên. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Long An có hướng giải quyết vụ việc một cách thận trọng, khách quan theo đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật (7).
Chắc chắn rằng tiếng nói trách nhiệm của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam sẽ không đủ sức lay chuyển bộ máy cường quyền của nhà nước độc tài.
Mong rằng các tổ chức nhân quyền, giới chức và các tổ chức ngoại giao từng có quan hệ, ký kết các công ước, hiệp định về nhân quyền với Việt Nam cần có tiếng nói và biện pháp mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền hành nghề của luật sư và quyền bình đẳng được bảo vệ pháp luật của người Việt Nam
Dù biết rằng trong xứ sở này mọi động tịnh từ hơi thở đến cái lai quần người dân đều nằm dưới sự lãnh đạo của đảng. Nhưng với vai trò nguyên thủ quốc gia, Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp, ông Võ Văn Thưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về sự suy đồi của pháp luật đã nêu. Lịch sử, dư luận quốc tế và người dân không chờ nghe những lời dối trá sáo rỗng mà chờ xem hành động của ông,
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 15/03/2023
4. https://thanhnien.vn/tham-phan-se-duoc-huong-quyen-mien-tru-185230312230123361.htm
5. https://plo.vn/ban-khoan-ve-quyen-mien-tru-cua-tham-phan-post722885.html
Hàng loạt đề xuất đã được Tòa án nhân dân tối cao đưa ra để lấy ý kiến đóng góp, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tòa án trong thời gian qua. Chẳng hạn như đề xuất kéo dài nhiệm kỳ thẩm phán ; đề xuất bỏ ngạch thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp.
Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội - AFP
Mới đây nhất là đề xuất bỏ quy định tòa có quyền khởi tố vụ án hình sự. Đề xuất này nhận một số phản hồi trái chiều từ các luật sư. Có người cho là nên bỏ, có người lại cho là nên giữ.
Luật sư Hà Huy Sơn nêu quan điểm của ông :
"Trong luật thì có quy định là tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, nếu mà thấy có dấu hiệu vi phạm về trách nhiệm hình sự, có dấu hiệu tội phạm thì có quyền ra quyết định khởi tố. Được ra quyết định khởi tố nhưng quyền điều tra thì tòa án lại không có cơ quan điều tra. Cho nên luật quy định như vậy thì nó không thực tế lắm. Sau khi khởi tố thì việc điều tra lại chuyển cho cơ quan điều tra, có thể bên Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng. Theo tôi, việc bỏ quy định ra quyết định khởi tố của tòa án thì cũng không ảnh hưởng gì. Nên chăng thay vào đó là tòa có quyền kiến nghị khởi tố vụ án thì nó hợp lý hơn".
Luật sư Đặng Trọng Dũng thì có nhận định :
"Đây là Tòa án Tối cao đề xuất thôi chứ nếu có thì phải làm lại luật chứ tòa án tối cao không có quyền bỏ quy định đó. Tòa án vẫn có quyền khởi tố nhưng đó là trường hợp rất hãn hữu. Tôi nghĩ rằng với hoàn cảnh của Việt Nam thì điều này là để cho nó có một cái điểm đặc biệt, để tòa án phát hiện ra những tội phạm mà ở dưới có thể họ không biết, hoặc chưa điều tra đến nơi đến chốn. Nếu tòa án phát hiện ra được thì tòa án nhanh chóng khởi tố thì điều đó cũng tốt chứ không phải là không".
Một luật sư không muốn nêu tên ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA :
"Với đề xuất bỏ quy định tòa có quyền khởi tố vụ án hình sự thì tôi gọi đó là một quy định chết. Bởi khi tòa khởi tố vụ án mà bên cơ quan điều tra họ không làm, hay họ hợp tác nhưng khi đưa qua viện kiểm sát họ không phê chuẩn thì tòa cũng thua. Tòa án đâu thể vừa khởi tố, vừa điều tra lại vừa xét xử được.
Tuy nhiên, quy định này nó giống như một hình thức răn đe cho ngành Công an điều tra và Viện Kiểm sát. Tức là nếu bỏ lọt tội phạm mà tòa phát hiện ra tòa vẫn có quyền khởi tố tại tòa. Nó mang tính hình thức để không có sự thỏa hiệp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Tôi thấy đó là điều hợp lý nhưng mà tòa chỉ nên kiến nghị thôi, không nên tự khởi tố".
Ngành tư pháp Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi. Tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Tháng 10/2022, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp Phiên họp thứ hai năm 2022 thảo luận về đề án : "Xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" và báo cáo thực hiện "Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015" của Đảng ủy Công an Trung ương.
Trước đó vài tháng, cổng thông tin điện tử Cơ quan Thanh tra của Chính phủ đưa Dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Theo đó, hành vi được cho là "cản trở hoạt động tố tụng" được liệt kê là nhà báo hay người nào tham dự phiên toà mà ghi âm, ghi hình hoặc livestream hội đồng xét xử hay người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa có thể bị phạt bị thu hồi tư liệu, tài liệu, hình ảnh…
Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. AFP photo
Một số luật sư cho rằng, để thay đổi ngành tư pháp Việt Nam cho tốt hơn thì phải thay đổi rất nhiều thứ chứ không thể ‘bưng’ những quy định, điều luật của quốc tế vào là phù hợp, vì thể chế chính trị Việt Nam khác hẳn các nước dân chủ. Luật sư ẩn danh ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA sáng ngày 2/3/2023 :
"Áp lực của thế giới yêu cầu Việt Nam phải cải cách tư pháp để phù hợp với các công ước mà Việt Nam đã ký kết. Nhưng bê nguyên xi các điều luật tiêu chuẩn quốc tế về Việt Nam thì đâu có phù hợp. Phải sửa lại luật dân sự, hình sự rất nhiều. Cái mô hình tố tụng của Việt Nam theo mẫu của Liên Xô trước đây chứ không theo thế giới tự do. Thành ra bây giờ có chạy theo thế giới tự do thì cái bình cũ rượu mới cũng không giải quyết được gì hết. Phải thay cái bình !
Có nhiều quy định tụi tôi cũng góp ý, họ cũng bỏ vô luật nhưng không áp dụng thực tế như quyền im lặng, quyền quay phim chụp ảnh khi hỏi cung… Họ chỉ làm cho có thôi".
Còn với Luật sư Đặng Trọng Dũng, ngành tư pháp Việt Nam những năm qua có một điều luật mà ông gọi là ‘tiến bộ’ nhưng lại không có hướng dẫn nào để thi hành nên các luật sư còn mù mờ, chưa thông lắm. Đó là trong luật hình sự tố tụng mới, luật sư và kiểm sát viên có quyền thỏa thuận với nhau về tội danh của người bị truy tố, có thể khuyến khích họ nhận tội để được giảm án chẳng hạn. Điều luật này giống ở các nước có nền tư pháp độc lập. Ông đề nghị có những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Ông nói thêm :
"Còn một điều nữa, đó là kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán hiện nay có quyền xin làm luật sư sau khi nghỉ việc mà không phải qua một cuộc thi hoặc có thời gian thực tập. Họ ôm theo tất cả nghiệp vụ của tòa án, nghiệp vụ của điều tra viên để làm luật sư một cách dễ dàng là điều không được. Lẽ ra những người này phải thi vào nghề luật sư ; phải đợi ít nhất 5 hoặc 10 năm sau mới được làm luật sư để xóa bỏ các mối quan hệ trước đó".
Điều luật sư Đặng Trọng Dũng vừa nói từng được chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đề cập đến tại phiên thảo luận tại Quốc hội vào tháng 11/2022. Ông Bình cho biết, áp lực công việc của tòa án rất lớn, số lượng thẩm phán chưa đủ nhưng nhiều người đã nghỉ việc trong năm 2022. Ông thống kê có khoảng 1000 thẩm phán đã nghỉ việc.
Một số người mà RFA trò chuyện nhận định rằng, nền tư pháp Việt Nam hiện nay là một nền tư pháp không đúng chuẩn mực quốc tế do không có tam quyền phân lập. Hầu hết các thẩm phán đều xuất thân là giới công an.
Có thể dẫn chứng, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hiện nay từng là Thiếu tướng Công an ; ông Trương Hòa Bình, cựu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao từng công tác tại Phòng An ninh Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ chức Cục phó Cục An ninh văn hóa ; ông Lê Minh Trí hiện đang là Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao cũng từng làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Nguồn : RFA, 02/03/2023
Hình ảnh Bùi Mạnh Giáp, 36 tuổi, bị cáo của một vụ "cướp tài sản" xảy ra cách nay bảy năm (2012), bừng bừng phẫn nộ, chỉ tay vào mặt các Kiểm sát viên, Thẩm phán trong phiên xử phúc thẩm được tổ chức hồi hạ tuần tháng trước, mắng chửi tất cả những cá nhân "tiến hành tố tụng" vì cáo gian, phạt oan (1)… chính là một ví dụ nữa minh họa cho sự thất bại toàn diện của "Chiến lược cải cách tư pháp" !
Kỳ án kêu oan suốt 6 năm ở Quảng Ninh : 'Bị cáo Bùi Mạnh Giáp không biết bị hại là người hay ma ?'
Năm 2005, Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam ban hành một nghị quyết (49/NQ-TW), xác định, cải cách tư pháp là "chiến lược", phải thực hiện trong 15 năm để đến 2020 có một "nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người". Chỉ còn ba tháng nữa là đến 2020 nhưng vẫn còn rất nhiều vụ án như vụ án Bùi Mạnh Giáp…
***
Đêm 16 tháng 12 năm 2012 tại phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xảy ra một vụ cướp. Nạn nhân – một người Trung Quốc – khai rằng, khi thả neo cạnh bờ sông Ka Long, con đò chở linh kiện điện tử cũ của ông bị cướp… Đồn Biên phòng Hải Hòa đã tổ chức điều tra, xác định mười cửu vạn (phu khuân vác) do Bùi Mạnh Giang làm "cai" (thay nhóm nhận và tổ chức thực hiện các đơn đặt hàng) là thủ phạm.
Biên phòng chỉ "bắt quả tang" được 5/10 cửu vạn (Cường, Lâm, Đáng, Tùng, Trung), 5/10 cửu vạn còn lại (Sinh, Giang, Đẳng, Công, Quyền) được cho là đã bỏ trốn. Dựa trên lời khai của những cửu vạn bị bắt, Đồn Biên phòng Hải Hòa bắt Bùi Mạnh Giáp với lý do Giáp là chủ mưu (chỉ đạo các cửu vạn thực hiện vụ cướp). Sau khi hoàn tất cuộc điều tra sơ bộ, Đồn Biên phòng Hải Hòa chuyển hồ sơ cho công an điều tra tiếp…
Lúc đầu, Công an tỉnh Quảng Ninh nhận thụ lý vụ án nhưng điều tra suốt một năm (từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013) vẫn không xong, không thể ra "Kết luận điều tra" nên quyết định chuyển cho cấp dưới (Công an thành phố Móng Cái) điều tra tiếp. Công an Móng Cái, quyết định "tạm đình chỉ điều tra" đối với Giáp vì năm bị can cùng khẳng định Giáp không biết gì, không liên quan.
Vụ cướp chỉ còn lại năm cửu vạn bị "bắt quả tang". Sau khi công an hoàn tất "Kết luận điều tra", Viện Kiểm sát công bố "Cáo trạng", tháng 6 năm 2014, Tòa án Móng Cái phạt Cường 10 năm tù. Lâm, Đáng, Tùng, Trung mỗi người bị phạt 9 năm tù. Ba tháng sau, khi xử phúc thẩm, Tòa án Quảng Ninh giảm hình phạt cho Cường từ 10 năm xuống còn 6 năm tù. Lâm, Đáng, Tùng Trung cũng được giảm hình phạt từ 9 năm xuống còn 5 năm tù.
Bản án này có nhiều điểm đáng bàn. Việc truy tố - kết án cả năm cửu vạn chỉ dựa vào lời khai của chính họ. Cả năm bị khởi tố do bị "bắt quả tang" nhưng thực chất là bắt… nguội. "Bắt quả tang" chỉ nhằm hóa giải chuyện thiếu chứng cứ. Lúc đầu, cả năm nhận tội nhưng sau đó đồng loạt phản cung, tố cáo đã bị đánh đập, ép nhận tội. Sở dĩ tòa phúc thẩm giảm án cho cả năm vì họ nhận tội và đồng thanh xác nhận Giáp là chủ mưu…
Một tháng sau (tháng 10 năm 2014), dựa trên lời khai của năm cửu vạn, Công an Móng Cái "phục hồi điều tra" đối với Bùi Mạnh Giáp. Một năm sau (tháng 11 năm 2015), Tòa án Móng Cái đưa Giáp ra xử sơ thẩm, phạt Giáp bảy năm tù. Thêm nửa năm nữa (tháng 4 năm 2016), khi xử phúc thẩm, Tòa án Quảng Ninh tuyên bố hủy bản án sơ thẩm vì cả năm cửu vạn (lúc đó đang ở tù được triệu tập đến tòa) phủ nhận Giáp là "chủ mưu".
Vụ án Bùi Mạnh Giáp được yêu cầu điều tra lại. Sau bốn năm bị tạm giam, tháng 11 năm 2016, Giáp được tại ngọai và đến tháng 10 năm 2018 bị bắt trở lại. Tháng 4 năm nay, Tòa án Móng Cái đưa Giáp ra xử sơ thẩm lần thứ hai, lần này Giáp tiếp tục bị phạt bảy năm tù. Đến hạ tuần tháng 8, Tòa án Quảng Ninh đưa vụ án ra xử phúc thẩm lần thứ hai và sau ba ngày xét xử thì tuyên bố tạm ngưng xét xử vì…
Cường, Lâm, Đáng, Tùng, Trung – năm cửu vạn từng bị kết án "cướp tài sản" – đã thi hành xong bản án của họ. Sau khi được tự do, họ cùng kêu oan : Tố cáo đã bị đánh đập, ép nhận tội, kể cả ép khai rằng Giáp là "chủ mưu". Trước tòa, họ tiếp tục tố cáo Viện Kiểm sát, Tòa án không nghiêm minh, phớt lờ những tố cáo và lời kêu oan của họ. Cả năm tiếp tục làm chứng, Giáp cũng như họ, không dính dáng gì đến vụ cướp…
Các luật sư bào chữa cho Giáp thì tố cáo cả công an lẫn Viện Kiểm sát đã vi phạm pháp luật. Khi Đồn Biên phòng Hải Hòa chuyển vụ án cho công an, hồ sơ có 63 trang nhưng trong hồ sơ chính thức thì chỉ còn… 53 trang. Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án Móng Cái chỉ căn cứ vào các lời khai nhưng các lời khai thì mâu thuẫn, bất nhất và năm cửu vạn đã giải thích tại sao.
Trước Hội đồng xét xử phúc thẩm lần hai đối với Giáp, các cửu vạn tường thuật rành rọt, ai đã gặp họ trước khi họ bị đưa ra xét xử phúc thẩm, ai đã khuyến cáo, muốn được giảm hình phạt thì phải nhận tội và khai Giáp là chủ mưu. Họ nhấn mạnh, do hoàn cảnh, phải thực hiện khuyến cáo ấy và yêu cầu Tòa án trả lại công lý cho cả họ lẫn Giáp. Các luật sư bào chữa cho Giáp đề nghị khởi tố vụ án "làm sai lệch hồ sơ"…
Hội đồng xét xử phúc thẩm lần hai đối với Giáp mất một tháng để cân nhắc và cuối tháng rồi quyết định xử tiếp. Lần này, họ đồng tình với Tòa án Móng Cái, xác định Giáp có tội và giữ nguyên hình phạt mà Tòa án Móng Cái đã tuyên : 7 năm tù (3) ! Giáp chỉ còn một con đường : Xin Viện Kiểm sát Tối cao hoặc Tòa án Tối cao xét lại theo trình tự Giám đốc thẩm ! Theo luật, Giám đốc thẩm có nghĩa là thích thì xét, không thì chẳng sao !
***
Song hành với luật hình sự (định danh, định tính các vi phạm pháp luật về hình sự, định lượng việc truy cứu trách nhiệm hình sự) là luật tố tụng hình sự (đặt định các nguyên tắc về khám xét, thu thập chứng cứ, bắt giam, lấy lời khai, đánh giá – nhận định,… để bảo đảm quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải minh bạch, khách quan, bảo đảm công bằng, bảo vệ cả công lý lẫn danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng, tài sản, của công dân).
Tuy nhiên khác với thiên hạ, tại Việt Nam, từ công an, Viện Kiểm sát đến Tòa án đều… có quyền vi phạm Luật Tố tụng hình sự. Các vi phạm những qui định trong tố tụng hình sự chưa bao giờ bị xem là nguy hại cho cả công lý lẫn danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng, tài sản, của công dân, chưa bao giờ trở thành lý do phải "đình chỉ vĩnh viễn" một vụ án và phải truy cứu trách nhiệm những cá nhân "tiến hành tố tụng"...
Thành ra, mới có chuyện năm cửu vạn được mời đến lấy lời khai, bị buộc viết tường trình nhưng sau đó các cơ quan tiến hành tố tụng thản nhiên khởi tố - tạm giam theo hình thức… "bắt quả tang". Về nguyên tắc, thời hạn tạm giam tối đa để điều tra, ngay cả đối với "tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" cũng không được quá 16 tháng nhưng Bùi Minh Giáp bị tạm giam để điều tra đến bốn năm vẫn chẳng có nơi nào bận tâm…
Rồi một vụ cướp điều tra cả năm không xong, để cho xong, công an cấp trên chuyển cho công an cấp dưới, công an cấp dưới có thể… linh hoạt tách vụ cướp thành… hai vụ án, dùng bản án trước để… củng cố cho vụ án sau. Dẫu có đến… 11 "tên cướp" nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng tự cho phép tha năm "tên", "nhất trí" chỉ cần truy cứu trách nhiệm hình sự của 6 "tên" !
Cả Viện Kiểm sát (nơi vừa giám sát hoạt động điều tra của công an, vừa thực thi quyền công tố) và Tòa án (nơi nhân danh công lý để xét và xử) không xem chuyện hồ sơ vụ án mất 10 trang, hay những tố cáo bị tra tấn, ép khai báo là nghiêm trọng, cần điều tra đến nơi, đến chốn. Cải cách tư pháp nhưng tòa án chỉ xét và xử bị cáo, không xét và cũng chẳng xử những vi phạm liên quan đến tố tụng hình sự.
***
Tư pháp xã hội chủ nghĩa từng sản sinh ra vô số nạn nhân. "Chiến lược cải cách tư pháp" góp thêm vô số cha mẹ neo đơn, góa phụ, con mô côi do con, chồng, cha chết trong các nhà tạm giữ, trại giam vì những lý do không ai tin là ngẫu nhiên, tạo ra những án oan như Nguyễn Thanh Chấn (bị phạt chung thân), Huỳnh Văn Nén (bị phạt chung thân), Hàn Đức Long (bị kết án tử hình),…
Cho dù các án oan khiến công chúng bàng hoàng, phẫn nộ nhưng hệ thống tư pháp vẫn thản nhiên bước tới trên con đường cũ để tạo ra thêm những án oan khác. Tuy đã được "sửa đổi, bổ sung" nhưng Luật Tố tụng hình sự hiện hành vẫn xem "phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội" là… mục tiêu thứ hai.
Mục tiêu thứ nhất của Luật Tố tụng hình sự vẫn y hệt như như mục tiêu của nhiều bộ luật và các quy phạm pháp luật khác, đó là… "bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Muốn biết mục tiêu hàng đầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa có thể tạo ra một xã hội thật sự "công bằng, dân chủ, văn minh", pháp luật hình sự có thể "phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội" hay không thì cứ nhìn thực tế.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 02/10/2019
Chú thích
(1) https://www.youtube.com/watch?v=JPH9bAJSR5Q
(3) https://vtc.vn/ky-an-keu-oan-suot-6-nam-o-quang-ninh-giu-nguyen-muc-an-7-nam-tu-d471338.html
Tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Mốc thời gian này không còn bao xa và một thành phần quan trọng trong lĩnh vực tư pháp là người luật sư đến nay được nhìn nhận thế nào ?
Một phiên tòa xử người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. AFP
Cải cách chậm và chưa thực chất
Nhận xét về việc cải cách tư pháp khi chỉ còn một năm nữa là cán mốc theo nghị quyết năm 2005, nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng diễn tiến của cải cách tư pháp so với diễn tiến của xã hội là quá chậm. Ông dẫn lời ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương từng nói là ‘bây giờ người dân không tin vô quyết định gì của chính quyền hết’, vậy thì quyết định của tòa án người dân cũng không tin.
Luật sư Phạm Công Út, người từng lên tiếng tố cáo thẩm phán và chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, bị xóa tên khỏi danh sách luật sư đồng thời thu hồi thẻ luật sư vào năm ngoái nhận định về việc cải cách tư pháp :
"Theo tôi thì cải cách tư pháp là do Việt Nam phải ký kết với các quốc gia khác cho luật pháp phải tương đồng để các quốc gia khác có thể bảo vệ công dân của họ ở Việt Nam, cũng như Việt Nam có thể bảo vệ công dân mình ở nước khác.
Ngày xưa tôi là thẩm phán, và khi tập huấn thì thẩm phán Hoa Kỳ có nói với các thẩm phán Việt Nam qua phiên dịch rằng, Việt Nam muốn hội nhập với thế giới thì phải hội nhập luôn cả luật pháp".
Với luật sư Minh Thọ ở Sài Gòn thì vai trò của luật sư trong nền tư pháp hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là theo pháp luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, bổ sung 2015, hiệu lực từ 1/1/2018, có một số thay đổi tiến bộ. Ông dẫn chứng cụ thể Điều 74 quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau :
"Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra".
Như vậy, kể cả khi chưa có quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định tạm giữ của cơ quan điều tra, thì người bào chữa là luật sư được quyền tham gia tố tụng từ khi người phạm tội bị bắt, tạm giữ và được đưa về trụ sở cơ quan điều tra. Luật sư Minh Thọ nêu thêm ý kiến :
"Trên văn bản pháp lý là vậy, nhưng hình như trên thực tế thì hẳn nhiên không phải đơn giản như vậy. Hơn nữa, trình độ kiến thức hiểu biết về pháp luật của người dân chưa cao, họ chưa hiểu được các quyền của mình theo luật định. Vì thế, các vụ người dân mời luật sư từ khi người phạm tội bị bắt, tạm giữ và được đưa về trụ sở cơ quan điều tra, là khá hiếm hoi. Chính vì thế, những vụ người dân "khi đi trai tráng, khi về bằng cáng (băng ca), thậm chí mất mạng, mà theo cơ quan công an, là do người dân "tự tử" ở trụ sở công an vẫn diễn ra".
Liên đoàn luật sư : Cánh tay nối dài của Đảng
Quy định đầu tiên tại Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi năm 2012 thì nhiệm vụ của Đoàn luật sư là ‘Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề.’
Vậy thực chất các luật sư được bảo vệ ra sao sau khi nhập đoàn luật sư và đóng phí thành viên để hành nghề ?
Luật sư Võ An Đôn, người bị tước thẻ hành nghề vào năm 2017 vì lên tiếng cho nhân quyền cho RFA biết :
"Theo tôi biết thì đoàn luật sư là một tổ chức độc lập với cơ quan nhà nước nhưng thực tế thì nó cánh tay nối dài của đảng và chính quyền, chịu sự lãnh đạo của hai nơi này cho nên người đứng đầu của các đoàn luật sư là đảng viên. Trên lý thuyết thì liên đoàn luật sư và đoàn luật sư phải bảo vệ các luật sư thành viên của mình trong quá trình hành nghề, nhưng thực tế thì họ chẳng làm được gì hết.
Nếu luật sư nào mà đụng chạm tới các cơ quan tiến hành tố tụng như tòa án, cơ quan điều tra hay viện kiểm sát thì đoàn luật sư không can thiệp bởi vì họ sợ đụng chạm đến chính quyền".
Luật sư Ngô Anh Tuấn nhấn mạnh ở Việt Nam không có luật sư độc lập :
"Gia nhập đoàn luật sư là thủ tục bắt buộc đối với bất kỳ luật sư nào, dù hoạt động theo mô hình công ty luật, văn phòng luật sư hay hành nghề theo tư cách cá nhân. Hoạt động theo tư cách cá nhân không đồng nghĩa với việc không phải gia nhập đoàn luật sư nào đó. Nói cách khác, sau khi lấy chứng chỉ hành nghề luật sư, luật sư đó không đương nhiên được hoạt động hành nghề".
Luật sư Minh Thọ cũng cùng ý kiến khi ông cho rằng trong một thể chế không tam quyền phân lập, thì đương nhiên là luật sư khó có thể có vai trò độc lập trong lĩnh vực tố tụng.
Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng điều cần thiết là phải có một tòa án bảo hiến độc lập vì khi sự xét xử vi phạm bộ luật và hiến pháp và có tòa án bảo hiến một cách độc lập, thì lúc đó vai trò của bất kỳ bên nào tham gia tố tụng như chánh án, viện kiểm sát lẫn luật sư đều được bảo vệ. Ở đây không phải chỉ nâng cao vai trò của luật sư mà là nâng cao vai trò của luật và tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật.
Vai trò mờ nhạt của luật sư trong các vụ án chính trị
Nhà báo Nguyễn An Dân nhận định "Vai trò của luật sư trong các vụ án dân sự nhỏ còn có hiệu quả, nhưng những vụ án quy mô càng lớn, ảnh hưởng chính trị của vụ án càng lớn thì vai trò của người luật sư càng nhỏ lại".
Phiên xử nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh hôm 5/10/2018. AFP
Theo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước mà RFA ghi nhận được thì những vụ án chính trị, mà trong pháp luật hình sự gọi đó là các tội về ‘xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống phá nhà nước’…, thì dường như bản án đã có sẵn, nên tiếng nói của luật sư tại tòa chỉ nhằm mục tiêu chứng tỏ dân chủ và minh bạch.
Luật sư Phạm Công Út nhận định trước đây, tất cả diễn ra trong bốn bức tường, nếu thẩm phán không tôn trọng luật sư, mạt sát luật sư không ai biết. Bây giờ thì mọi sự đã khác nhờ có công nghệ thông tin. Ông nói :
"Bây giờ khi luật sư bị xúc phạm mà báo chí lên tiếng là mệt rồi, bởi quy chế của bên ngành tòa án rất khắc nghiệt với những thẩm phán xét xử mà tạo dư luận, tạo điểm nóng. Chính vì những áp lực đó mà họ buộc phải nén lòng, nhưng bản án tuyên thì ngược lại. Khi họ thỏa mãn các yêu cầu của luật sư như triệu tập thêm người làm chứng, triệu tập giám định viên hay thậm chí cả điều tra viên thì họ cũng đồng ý để lộ ra sự thật khách quan diễn ra tại tòa".
Ông nói thêm rằng tòa án tỏ ra tôn trọng luật sư bởi họ sợ dư luận lên án. Họ thỏa mãn tất cả các yêu cầu của luật sư nhưng bản án đưa ra là án bỏ túi, theo nghi vấn của ông.
Còn với Luật sư Võ An Đôn, người có nhiều kinh nghiệm trong các vụ án về tôn giáo, sắc tộc thì cho rằng vai trò của luật sư chỉ là cầu nối thông tin giữa bị can, bị cáo và gia đình cũng như bị can, bị cáo và dư luận thôi :
"Thực tế mà nói thì luật sư Việt Nam chỉ đóng vai trò hình thức để thể hiện tính dân chủ trong các phiên tòa thôi chứ tiếng nói luật sư không ảnh hưởng gì đến việc xét xử hết bởi vì khi xét xử các vụ án chính trị thì các cơ quan nội chính gồm công an, viện kiểm sát và tòa án đã họp và ra một mức án cụ thể. Luật sư có cũng như không mà thôi, trừ khi luật sư chạy án thì có tác dụng".
Luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong số ít các luật sư tham gia bảo vệ pháp lý cho các nhà bất đồng chính kiến thì khẳng định việc luật sư bị "gạt ra ngoài" trong các vụ án nêu trên thường diễn ra ngay từ giai đoạn điều tra. Tuy nhiên khi luật sư tham gia tố tụng tại tòa thì phần này được giảm xuống :
"Luật sư được hỏi, tranh luận, đối đáp bình thường - việc hạn chế ở đây đó là có (đặc biệt là tỉnh lẻ) nhưng không nhiều - tuy nhiên, những ý kiến của luật sư được lắng nghe tới mức độ nào thì cho tới giờ chưa có số liệu thống kê. Theo quan điểm của riêng tôi là không đáng kể".
Chính quyền Hà Nội nhận được trợ giúp khá nhiều từ các nước khác, nhất là các nước theo hệ thống tam quyền phân lập như Hoa Kỳ. Đảng cộng sản ra nghị quyết về cải cách tư pháp và lãnh đạo Việt Nam luôn tuyên bố đang đi theo chiều hướng dân chủ, tôn trọng Hiến Pháp cũng như qui trình tố tụng để bảo đảm công bằng cho mọi thành phần dân chúng khi phải ‘đáo tụng đình’. Thế nhưng như những trình bày vừa nêu thì khoảng cách giữa tuyên bố cải cách tư pháp và thực tiễn thi hành vẫn còn khá xa.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 04/01/2019
Luật sư Võ An Đôn bị đoàn luật sư Phú Yên rút giấy phép hành nghề và khai trừ ra khỏi đoàn luật sư tỉnh Phú Yên, vào tháng 11 năm 2017.
Luật sư Lê Công Định trả lời hãng tin AFP, tháng Tư, 2015. AFP
Cách đây 3 năm, năm 2014, một luật sư khác là ông Nguyễn Đăng Trừng, một đảng viên cộng sản, cũng bị khai trừ ra khỏi đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.
Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, phân tích với Kính Hòa, đài Á châu tự do điều gọi là cải cách tư pháp tại Việt Nam trong thời gian 30 mươi năm qua. Trước tiên ông đánh giá sự kiện khai trừ luật sư Võ An Đôn ra khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.
Lê Công Định : Tôi cho đó là sự việc rất nghiêm trọng vì ở đây, đó là quyền tự do ngôn luận, được hiến pháp ghi nhận, chứ không phải là một cách quyền bị luật pháp cấm đoán. Do đó việc nói luật sư Đôn có những phát ngôn vi phạm pháp luật Việt Nam, để rồi từ đó xóa tên ông khỏi đoàn luật sư thì đó là một dấu hiệu rất là nguy hiểm. Và từ nay nếu những luật sư Việt Nam nếu vẫn tiếp tục hành nghề, thì họ phải rất cẩn trọng trong lời nói của họ, tức là họ không được nói những điều gì mà chính quyền cảm thấy không hài lòng.
Vai trò luật sư trong nền tư pháp rất quan trọng, luật sư là một định chế bổ trợ tư pháp. Bổ trợ tư pháp có nghĩa là nền tư pháp vận hành theo cái hướng là đi đến công lý cho mọi công dân trong xã hội, trong đó tòa án đóng vai trò chính, những ngành liên quan đến tư pháp phục vụ cho việc xét xử, mang đến công lý thì đều được nhìn là bổ trợ tư pháp. Không những tòa án độc lập mà những nghề bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, cũng đòi hỏi có sự độc lập, đặc biệt là nghề luật sư.
Chúng ta thấy rằng những trường hợp như luật sư Trừng, luật sư Đôn, tuy khác nhau về sự việc nhưng đều giống nhau ở chổ là cả hai người đều bày tỏ sự không phục tùng sự chỉ đạo của đảng cầm quyền. Ông Trừng thì không muốn có sự sắp đặt của đảng bộ ở Sài Gòn, muốn ông phải thôi chức vụ, bởi vì theo ông luật sư phải độc lập, và cái tổ chức luật sư ở Sài Gòn phải độc lập để bầu ra người lãnh đạo cho nó. Ông đã phản ứng lại việc ép ông không ra ứng cử nữa.
Trường hợp luật sư Đôn cũng vậy, ông không thể hiện sự phục tùng đảng cầm quyền. Họ luôn muốn ông là phải có những phát ngôn không phương hại đến địa vị cầm quyền của họ. Ông làm mất đi điều mà họ muốn bảo vệ trước mặt công chúng. Luật sư Đôn là người bộc trực, nói thẳng ra những vấn đề mà đảng cầm quyền không vừa ý.
Kính Hòa : Đối với ngành tư pháp của Việt Nam từ khi những người cộng sản lên cầm quyền, có lẽ chúng ta cũng phải công nhận là từ chế độ bồi thẩm nhân dân, cho đến chấp nhận luật sư tranh luận ở tòa, thì những nhà cầm quyền ở Việt Nam cũng đã thực hiện cải cách tư pháp, vậy ông có thấy là sự việc luật sư Võ An Đôn là chỉ dấu cho thấy Đảng Cộng sản muốn trở lại chuyện muốn kiểm soát hoàn toàn ngành tư pháp hay không ?
Lê Công Định : Chúng ta phải thấy là việc chấp nhận định chế luật sư, cho phép các luật sư hành nghề, là ở tình thế bắt buộc mà đảng cầm quyền không có sự lựa chọn mặc dầu họ không muốn.
Nếu chúng ta đi ngược lịch sử đến năm 1945, khi ông Hồ lên cầm quyền thì ông có một sắc luật liên quan đến việc tổ chức nghề luật sư trở lại. Nhưng cái việc tổ chức đó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, rồi ngay sau đó định chế luật sư bị lãng quên, và người ta xét thấy rằng là việc cai trị bằng luật pháp là không cần thiết mà bằng chỉ thị nghị quyết của đảng mà thôi. Cho nên là vai trò của tòa án còn bị coi nhẹ huống hồ gì là luật sư.
Mãi đến khi Việt Nam cải cách kinh tế, mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài vào năm 1986, thì họ thấy cần thiết phải có định chế luật sư, tạo bộ mặt dân chủ cho chính quyền, đồng thời giúp nâng niềm tin của những nhà đầu tư nước ngoài, nên nghề luật sư được chấp nhận trở lại. Chúng ta thấy là dù họ không muốn, nhưng phải đánh giá đó là bước tiến triển của ngành tư pháp Việt Nam. Từ khi có pháp lệnh về luật sư từ năm 1987 đến giờ thì quả là một giai đoạn phát triển vượt bậc của nghề luật sư tại Việt Nam.
Nhưng khi những đòi hỏi dân chủ ngày càng phát sinh nhiều, và nhà cầm quyền không thể kiểm soát sự phát triển của những luật sư độc lập, không chấp nhận sự chỉ đạo, chỉ thị của đảng cầm quyền nữa, ngay lập tức họ quay ngược trở lại là muốn siết chặt việc kiểm soát các luật sư. Chúng ta thấy rằng đầu tiên là việc sửa đổi bộ luật hình sự với điều 19, khoản 3, liên quan đến việc tố giác thân chủ của mình của các luật sư, nó cho chúng ta chỉ dấu rằng nhà cầm quyền ngày càng muốn giới hạn phạm vi hoạt động của các luật sư, và họ tìm mọi cách để các luật sư phải cúi đầu chấp nhận sự chỉ đạo và kiểm soát của nhà cầm quyền. Bước thứ hai rất tệ hại là xóa tên luật sư Võ An Đôn ra khỏi đoàn luật sư Phú Yên. Điều đó cho thấy luật sư bây giờ nếu ngoan ngoãn nghe lời, chỉ biết kiếm tiền mà thôi thì sẽ được để yên để làm việc đó. Còn nếu họ có những phát ngôn mà nhà cầm quyền cảm thấy không hài lòng thì ngay lập tức họ sẽ có vấn đề.
Kính Hòa : Vậy trong tình hình hiện nay, những nổ lực cải cách nền tư pháp Việt Nam theo hướng độc lập, thỏa mãn những gì cần có cho một công dân trước công lý, thì phải làm như thế nào ?
Lê Công Định : Chúng ta thấy rằng nổ lực cải cách tư pháp của nhà cầm quyền Việt Nam từ xưa đến giờ chưa bao giờ đặt ra sự độc lập của hệ thống tòa án, sự độc lập của định chế luật sư, mặc dù trong luật nói là các tòa án xét xử độc lập, tuy nhiên đó chỉ là những lời nói trên giấy, ở trong luật mà thôi. Trên thực tế tòa án Việt Nam chưa bao giờ xét xử độc lập, Định chế luật sư cũng vậy. Trong chương trình cải cách tư pháp của họ, họ chỉ tạo ra cái vẻ bề ngoài là có dân chủ ở tòa bằng cách khuyến khích sự tranh luận công khai trong các phiên tòa, cả về hình sự lẫn dân sự thương mại. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta biết rằng trong thực tế hoạt động của các phiên tòa là hoàn toàn phản dân chủ.
Chỉ trong những vụ kiện hoàn toàn không liên quan đến chính trị mà chỉ là tiền bạc giữa các công dân với nhau thôi thì may ra tòa còn lắng nghe luật sư tranh luận. Nhưng thực ra mà nói việc quyết định một bản án trong những vụ kiện dân sự như vậy nó cũng không phản ánh nhiều lắm sự tranh luật giữa các luật sư tại tòa mà đa phần là dựa trên sự phán đoán nhận xét riêng của thẩm phán, mà chúng ta cũng biết sự tham nhũng cũng len lỏi trong những quyết định đó như thế nào.
Trở lại vấn đề cải cách tư pháp. Cải cách tư pháp ở Việt Nam đã được nói đến từ năm 1987 đến nay. 30 năm nhìn lại chúng ta thấy có sự tiến triển nào chưa ? Tôi cho là hoàn toàn không có. Thậm chí với điều 19.3 của bộ luật hình sự lẫn dự thảo nghị định về việc kiểm soát sự phát ngôn của luật sư trên mạng xã hội, nơi công cộng, cho thấy là có sự phát triển thụt lùi chứ không phải là đi tới của ngành tư pháp Việt Nam.
Kính Hòa : Xin cám ơn luật sư Lê Công Định.
Kính Hòa thực hiện
Nguồn : RFA, 01/12/2017
Chính phủ Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ tối đa cho Việt Nam trong việc thực hiện cải cách hệ thống tư pháp.
Hội thảo về pháp luật hình sự và tố tụng tư pháp Việt Nam – Hoa Kỳ tại Hà Nội. Courtesy of dangcongsan.vn
Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Brett Blackshaw phát biểu như vừa nêu tại Hội thảo về pháp luật hình sự và tố tụng tư pháp Việt Nam-Hoa Kỳ, được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 3 tháng 10, ở Hà Nội.
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương của Việt Nam, ông Trịnh Xuân Toản cho biết Hội thảo này thuộc chương trình triển khai thực hiện thỏa thuận về trợ giúp thực thi pháp luật và tư pháp hình sự giữa hai Chính phủ Việt-Mỹ. Thỏa thuận được ký nhân chuyến thăm của cựu Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam hồi hạ tuần tháng 5 năm 2016.
Trong phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trịnh Xuân Toản nhấn mạnh cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Việt Nam để xây dựng một nhà nước pháp quyền và Việt Nam đã ban hành Chiến lược cải cách tư pháp từ năm 2005 với mục tiêu nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.
Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Brett Blackshaw, tại Hội thảo ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và tự do cơ bản cho người dân theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Vừa qua, sau một số phiên xử những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam, Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi phải trả tự do cho họ như trường hợp blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Lý do được nêu ra những về bản án về tuyên truyền chống nhà nước là mơ hồ.
Vài tháng trước, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, theo đó các doanh nghiệp dân doanh được coi trọng và được hy vọng sẽ tạo ra động lực mới cho nền kinh tế.
Các doanh nghiệp dân doanh được coi trọng và được hy vọng sẽ tạo ra động lực mới cho nền kinh tế - Ảnh minh họa
Mới đây Bộ Công Thương đã có một động thái mạnh mẽ, cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh giúp cởi trói cho doanh nghiệp. Đây được xem là con số điều kiện kinh doanh được cắt giảm lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công thương và chiếm tới 55% tổng số các điều kiện đầu tư kinh doanh.
Những điều đó cho thấy vấn đề phát triển kinh tế đang là mối quan tâm ưu tiên lớn nhất của Trung ương Đảng và Chính phủ hiện nay.
Nhưng có ý kiến lo ngại rằng các điều kiện kinh doanh rồi sẽ quay trở lại và sinh sôi nảy nở theo một hình dạng khác, sẽ lại gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khi đó sự quyết tâm của Chính phủ hiện tại liệu có đủ để ngăn chặn sự quay trở lại của các điều kiện kinh doanh trong tương lai ?
Bộ Công Thương đã có quyết tâm như thế, còn các bộ khác thì sao ?
Là cơ quan quản lý ngành, liệu các điều kiện kinh doanh do các bộ khác đưa ra đã đúng đắn hợp lý hết chưa ?
Nếu còn những thủ tục có thể cắt giảm thì tại sao các bộ đó không có quyết tâm thực hiện ?
Phát triển kinh tế đang là mối quan tâm ưu tiên lớn nhất của Trung ương Đảng và Chính phủ hiện nay
Làm thế nào để thúc ép chế tài buộc các bộ phải xóa bỏ những điều kiện kinh doanh vô lý và ngăn chặn hiệu quả sự trở lại của những điều kiện kinh doanh ?
Nhìn sang tư pháp
Những điều kiện kinh doanh này là sản phẩm của bộ máy hành chính quan liêu, do các bộ ngành thuộc Chính phủ ban hành trong quá trình thực hiện công tác quản lý. Chúng không phải do Quốc hội ban hành, ấn định trong các văn bản luật.
Những cơ chế kiểm soát trong nội bộ bộ máy Chính phủ đã không đủ khả năng kiểm soát lòng tham của bộ máy quan liêu.
Cho tới nay, thực tiễn cho thấy cần có cơ chế kiểm soát đối trọng từ bên ngoài để ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp.
Có một vấn đề là lâu nay nhiều cơ quan hành pháp được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đưa ra những quy định ngoài luật mà doanh nghiệp vẫn buộc phải chấp hành.
Thẩm quyền như thế cộng với thói quan liêu tham nhũng đã sản sinh ra các giấy phép con, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện nếu muốn hoạt động, và đó là cách để bộ máy quan liêu kiếm chác.
Nền tư pháp lâu nay có vị thế yếu kém, đóng góp ít ỏi cho công cuộc quản trị quốc gia. Trước sự sinh sôi nảy nở của các điều kiện kinh doanh và giấy phép con, hệ thống tòa án đã không thể làm gì để ngăn chặn.
Tôi cho rằng điều này cần phải thay đổi. Đã đến lúc cần phải có một bộ máy tư pháp lớn quyền hoạt động hiệu quả để ngăn chặn sự lạm quyền tiêu cực của bộ máy hành chính quan liêu.
Nếu tòa án được trao quyền tuyên xử một văn bản quy phạm pháp luật là vô hiệu và buộc cơ quan ban hành gây thiệt hại phải bồi thường, thì điều này sẽ buộc các bộ phải nâng cao chất lượng của các hoạt động, và các giấy phép con ngoài luật sẽ không có cơ hội để tồn tại.
Hiện Việt Nam chưa có Tòa Hiến pháp (hình minh họa : Tòa án Thành phố Hải Phòng)
Ở các nước có nền tư pháp tiến bộ, họ có Tòa án Hiến pháp là nơi xét xử các vụ kiện tuyên xử một văn bản pháp luật vô hiệu do vi hiến. Hoặc họ có các tòa án tuyên xử một văn bản của Chính phủ là vô hiệu theo pháp luật.
Ở Việt Nam chưa có Tòa án Hiến pháp như thế, nên tòa án hiện tại không có quyền tuyên xử một văn bản luật do Quốc hội ban hành là trái Hiến pháp.
Vậy còn các văn bản do Chính phủ ban hành trái luật thì sao ?
Hiện tại Việt Nam có một hệ thống tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước bị cho là trái luật.
Nhưng Tòa án Hành chính lại yếu quyền khi không được trao quyền xét xử đối với các văn bản như thông tư của một bộ, thông tư liên tịch của nhiều bộ phối hợp ban hành và các văn bản quyết định của Thủ tướng và các phó thủ tướng, mặc dù các văn bản do các chủ thể này ban hành nhiều khi trái luật hoặc nằm ngoài văn bản luật.
Điều đó cho thấy quyền hạn yếu kém của tòa án Việt Nam : chưa có tòa án hiến pháp để xử lý những hành vi trái Hiến pháp, cũng chưa cho phép tòa án được xử lý các văn bản do Chính phủ ban hành bị cho là trái luật.
Vì không bị chế tài, nên các bộ mới lạm quyền ban hành thông tư, đưa ra đủ loại điều kiện kinh doanh và giấy phép con mà người dân và doanh nghiệp không làm gì được.
Kinh tế cần gắn với tư pháp
Trên đây chỉ là một ví dụ trong một phạm vi cụ thể xung quanh việc xử lý các điều kiện kinh doanh và giấy phép con cho thấy vai trò của tư pháp có thể giúp ích kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Nền tư pháp có thể giúp ích rất nhiều cho phát triển kinh tế nhưng không phải với vai trò và quyền hạn như nó đang có trong hiện tại.
Ở các nước theo mô hình tam quyền phân lập, tòa án là thiết chế tư pháp lớn quyền là một trong ba trụ cột quốc gia, cùng với Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Quốc hội thực hiện quyền lập pháp.
Ở Việt Nam không theo mô hình tam quyền phân lập, nền tư pháp giữ vị trí yếu kém khiến nó kém đóng góp cho quản trị quốc gia.
Năm 2013, Hiến pháp mới được ban hành đã ghi nhận một nét mới là tòa án thực hiện quyền tư pháp, bên cạnh Quốc hội thực hiện quyền lập pháp và Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, điều này là một sự nâng tầm trên giấy cho tư pháp cân xứng với lập pháp và hành pháp.
Thực tế cho đến nay chẳng có diễn biến nào cho thấy tòa án được nâng cao vị thế quyền hạn cho tương xứng với vai trò mới được ghi nhận theo Hiến pháp.
Nay đứng trước yêu cầu về phát triển kinh tế, tháo bỏ ngăn chặn những điều kiện kinh doanh là rào cản khó khăn cho doanh nghiệp, đã đến lúc các ban ngành cần nhận ra vai trò lớn hơn của tòa án.
Các ban ngành cần xóa bỏ nhận thức coi tòa án cũng như nhà nước và pháp luật nói chung đều chỉ là công cụ của giai cấp thống trị, mà từ nhận thức này nhiều ban ngành đã tự đặt mình nằm trên và nằm ngoài chế tài pháp luật.
Tựu chung lại, tôi cho rằng ở Việt Nam hiện nay, muốn kiến tạo môi trường pháp lý thân thiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thì cần phải gắn chặt với những cải cách về tư pháp.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Nguồn : BBC, 27/09/2017
Tác giả hành nghề Luật sư hiện đang sống tại Hà Nội.