Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam hụt mục tiêu xuất khẩu hàng may mặc, đối mặt với tình trạng thiếu lao động

RFA, 06/10/2021

Vit Nam s không đt mc tiêu xut khu hàng may mc trong năm nay, gim 5 t đô la trong tình hung xu nht.

dn1

Công nhân đeo khẩu trang khi làm việc tại nhà máy may mặc Maxport ở Hà Nội ngày 21 tháng 9 năm 2021. AFP PHOTO

Reuters hôm 5/10 dn tin t chính ph Vit Nam cho biết nguyên nhân tình trng va nêu là do tác đng ca các hn chế phòng chng dch Covid-19 và tình trng thiếu lao đng.

C th, xut khu hàng dt may năm 2021 ca Vit Nam có th ch đt 34 t USD so vi mc tiêu 39 t USD. Đng thi s thiếu ht t 35% đến 37% công nhân vào cui năm nay.

Vit Nam là mt trong nhng nhà sn xut hàng may mc ln nht thế gii, cung cp cho các thương hiu như Zara, Ralph Lauren, The North Face, Lacoste và Nike, cùng nhiu thương hiu khác.

Hin Vit Nam có hơn 6.000 nhà máy dt may, s dng khong ba triu lao đng.

"Ba tháng cui năm nay s là thi đim cc k khó khăn đi vi ngành dt may Vit Nam"... Chính ph Hà Ni trong mt tuyên b mi đây cho biết, ngành công nghip này có th đi mt vi nguy cơ gián đon chui cung ng khi khách hàng chuyn đơn đt hàng sang các nước khác và tình trng thiếu ht lao đng.

Hai hãng Nike và Adidas đã tm dng hot đng ti Vit Nam vào đu năm nay. Trong khi hãng Lululemon đang chuyn sn xut ra khi Vit Nam.

Kim ngch xut khu hàng may mc ca Vit Nam đt 2,35 t USD trong tháng 9, gim 18,6% so vi cùng k năm ngoái mc dù xut khu trong chín tháng đu năm tăng 5,8%, lên 23,5 t USD.

Vi t l bao ph vc-xin hin ti, các ch nhà máy d kiến ​​s hot đng tr li hoàn toàn trong điu kin bình thường mi t na cui năm 2022. Hin dưới 12% trong s 98 triu dân Vit Nam được tiêm vc-xin Covid-19, mt trong nhng t l thp nht trong khu vc.

*********************

Các nhà sản xuất chuyển đơn hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc trong mùa dịch

RFA, 05/10/2021

Nhiu doanh nghip đã chuyn sn xut t Vit Nam sang Trung Quc trong bi cnh nhiu hãng xưởng trong nước b đóng ca vì dch Covid-19 làm nh hưởng đến chui cung ng toàn cu.

dn2

Nhiu hãng xưởng trong nước b đóng ca vì dch Covid-19 làm nh hưởng đến chui cung ng toàn cu.

Saigon Times đưa tin hôm 3 tháng 10, dn ngun t CNBC. Đin hình như đin thoi thông minh Pixel 6 ca Google và tai nghe Airpods mi nht ca Apple đã được chuyn qua Trung Quc đ sn xut thay vì Vit Nam.

Các sn phm chuông thông minh, camera giám sát và loa caAmazon được sn xut min Bc Vit Nam đã b chm tr giao hàng t tháng năm, khi đt dch th tư bùng phát ti nước này.

Lakeland Industries, công ty may mc qun áo bo h hôm 9 tháng 9 cho biết gn đây đã thuê mt s giám đc điu hành đ chuyn sn xut t Vit Nam sang Trung Quc trong vài tun trước mt.

Saigon Times ghi nhn nhiu doanh nghip đã mt nhiu công sc đ chuyn đơn hàng sang Vit Nam, bao gm vic tuyn dng lc lượng lao đng, thay đi thiết b và trin khai các chiến lược vn ti mi đ khc phc ngun cung ng b gián đon ti Trung Quc trong thi k đi dch. Bt chpthuế quan Hoa K áp đt trên các sn phm t Trung Quc, đi vi các doanh nghip này, vic quay tr li Trung Quc là la chn ít ri ro nht đ đm bo ngun cung ng trước mùa mua sm cui năm.

**********************

Tài xế ô tô công nghệ : Chống dịch và chống nợ ?

RFA, 04/10/2021

Mười my anh em bán hơn phân na ti vì Grab lên chiết khu, khách ít, giá xăng lên nên chy không có ăn, anh em quyết đnh bán, ngh làm chuyn khác. Mi tháng đóng ngân hàng gng sao ni ? Chi phí xe này n góp mi tháng c chc triu.

dn3

Tài xế ô tô công nghệ : Chống dịch và chống nợ ? Ảnh minh họa. RFA

Mt s anh em chu không ni bán xe hết ri, mình cũng đang kêu lái bán, không chy gì được. Mượn tin bên v, bên mình, mượn tùm lum mà gng không ni chc cũng bán, nghĩ sao gi ?"

"Bn thân tôi nhà có con nh, tha phương cu thc, thuê mướn, ngng hot đng t 18/5 mà đến nay hơn bn tháng tri tôi phi gng gánh 13 triu trong khi đó tin ăn tin ung, nhà ca, con cái, nói chung rt kh s.

Tôi nm trong cái khó nên chc có l tôi bung. Tht s không chu ni vì tình hình này khi x phong ta toàn quc đi na tôi cho rng khong hai tháng sau ngh dch v mi sng li được, mình không biết kéo dài bao lâu".

Va ri là chia s ca tài xế xe ô tô công ngh ca hãng Grab ti Thành phố Hồ Chí Minh vi chúng tôi v tình hình khó khăn mà h đang phi đi mt sau khi thành ph ln nht phía nam liên tc giãn cách trong sut bn tháng qua đ ngăn chn s lây lan ca dch bnh Covid-19 tái bùng phát ln th tư.

Nhiu tài xế cho hay h trong tình cnh mua tr góp xe ô tô đ gia nhp hãng xe công ngh nhưng khi dch bùng phát, h không có thu nhp, nên va lo cho đi sng vt cht hng ngày, va lo tr n cho ngân hàng vì ngân hàng không có chính sách giãn n.

"Mt chiếc xe đâu r, nếu người nào mua chiếc Ford Runner 1,1-1,2 t làm dch v hay Grab mua chiếc Ford Runner luôn thì giá góp tùy theo 5-7 năm. Nếu 5 năm tr mt tháng 17-18 triu, năm đu tiên đóng tin lãi có 0,85% nhưng sau nhy lên mt chm my.

Nhóm tôi chy dch v bên Hóc Môn gi đang b n xu hai tháng my chưa đóng, bây gi trong khu cách ly na, nhà giăng dây, b giãn cách, gi nhim bnh na sao chy ?

Câu lc b Grab, bt c ai cũng vy, gi người ta than tri hết trơn, nói chung người ta buông hết ri. Sài Gòn gi 100% chy ô tô ngoài đường là gia đình 100 người ch có 1, 2 người đi là cao. Ô tô đâu phi s tin nh, toàn đi chy Grab mà không nghe ngân hàng nói giãn n.

Ngân hàng ca nhà nước mà nhà nước im ru sao ngân hàng dám ho. Ngân hàng tư nhân thì lãi sut cao hơn ngân hàng nhà nước. Tùy theo có người nào quen biết bên ngân hàng giãn n cho, còn không đóng mt tháng thì cnh báo, ba tháng thì thu hi xe".

Nhiu ngân hàng ly lý do tài xế vay tiêu dùng nên khó gim lãi cho người vay vì s dng không đúng mc đích.

S dĩ lý do nhiu tài xế chp nhn vay tiêu dùng khi vay mua xe được nói do n có ri ro cao vì thu nhp tài xế không n đnh nên nhiu ngân hàng ch đng ý cho vay dưới dng cho vay tiêu dùng, tc người vay có thêm ngun tr n khác t lương.

Vì vy, ngân hàng t chi gim lãi hay cơ cu cho người vay vì hp đng vay tiêu dùng nhưng li s dng không đúng mc đích.

Bên cnh đó, nhiu tài xế cho hay phía ngân hàng không t áp dng h tr giãn n hay cơ cu n mà tài xế phi t liên lc tìm hiu :

"Hi đu ngân hàng không có thông báo gì, bt đu anh em mi t nói chuyn vi nhau, nói là phi t ch đng liên h ch phía ngân hàng không ch đng thông báo cho mình.

Phía tôi có vay VIB thì em có liên h vi các anh ch nhân viên bên đó người ta có h tr giãn n nhưng theo tính cách dn".

Người tài xế này nói rõ hơn v cách tính mà ngân hàng áp dng :

"Tháng 9 ti tôi không đóng, tháng 9, 10, 11, 12 là h s h tr bn tháng này, bt đu tháng 1 tôi đóng tr li, nhưng thay vì mình đóng 1 thì mình đóng thành 1.5, h giãn ra nhưng h cng dn ch h không di luôn cho mình. Thay vì cui hp đng ca mình gi s là tháng 3/2025 h di thành tháng 9/2025 thì s đơn gin hơn. Mc dù h di cho mình thi đim này nhưng h là dn cho mình mt cái khó khác rt khó x".

Cùng hoàn cnh tương t, mt tài xế khác cũng cho rng vic giãn n mà các ngân hàng đang thc hin vi hp đng mua tr góp ca cánh tài xế Grab hoàn toàn không đem li tác dng :

"Gi ai cũng b tình trng đó. Ngân hàng kêu mình không đóng lãi, không đóng tin gc trong vòng 4-6 tháng, sau đó chia ra 8 tháng hoc 12 tháng ri mi đóng tin lãi, tin gc luôn, đóng tin cũ dn li hai cái đóng không ni. Ví d mình đóng 5 triu, qua tháng đó đóng 10 triu sao ni ? 5 triu là tin gc, ri tin li na, nó bt mình đóng hai ln sao đóng ni ?"

Ông Nguyn Hoàng Minh, Phó giám đc ph trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, nói vi truyn thông chính thng rng va qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư s 14, theo đó các ngân hàng được cơ cu li thi hn tr n đi vi s dư n gc và/hoc lãi ca khon n phát sinh trước ngày 1/8/2021 t hot đng cho vay, cho thuê tài chính.

Người vay nếu thuc din theo quy đnh ca thông tư này có th làm đơn đ ngh gi đến ngân hàng cho vay. Nếu b t chi, người vay có th gi đơn đến Ngân hàng Nhà nước.

Tuy vy, trong thc tế, mi vic vn ph thuc vào quyết đnh ca các ngân hàng do thông tư 14 được nói ch yếu quy đnh v khong thi gian các ngân hàng được cơ cu n và không gii hn c th đi tượng, mc đích vay.

Không ch t phía ngân hàng mà ngay ch lao đng là Grab cũng được nói là không h tr gì cho chính nhng người hp tác vi công ty, như chia s ca mt tài xế :

"Phi chi bên Grab có chương trình h tr cho tài xế, ngân hàng gim thì anh em còn gn bó ni, kiu này anh em đâu chu ni.

Bên Grab liên h không được, không gii quyết được gì. Mình mua ăn đm ăn xôi là mình chu ch nó không có trách nhim gì. Mua chiếc Vios đi 2019 chy được 3, 4 tháng là b dch ti gi nh hưởng, chưa chy được bao nhiêu là dch dp ti. Dch nhp nhá nhp nh hoài chy không được, khách đâu đi nhiu".

Đi din Grab khi tr li câu hi ca báo Tui Tr vào gia tháng 9 v vn đ tài xế phi treo xe do không được ngân hàng gim lãi và cơ cu n đã cho hay :"Ngay khi dch Covid-19 bùng phát ti Vit Nam, t tháng 4/2020, Grab đã đ xut mt s ngân hàng xem xét giãn n, gim lãi sut cho đi tác GrabCar. Rt mong Thành phố sm khng chế được dch, m li các hot đng kinh tế, trong đó có các dch v như GrabCar, GrabBike theo l trình đm bo an toàn".

Mt tài xế cho hay ngh chy xe ch khách công ngh hoàn toàn không phi d dàng vì Grab có nhng chính sách không công bng gia các tài xế. Tuy vy, h vn c gng làm đ kiếm thêm thu nhp nhưng dường như đã đến lúc h cn phi xem xét li v ngh nghip này vì so vi nhng gì b ra, thành qu thu li không đ bù đp cho h, đc bit trong thi gian dch dã như hin nay :

"Tôi chy Grab được chc khong tám tháng nhưng có khi tôi ăn trên xe, hp cơm phi ngưng ăn hai, ba ln, hoc mi ngưng kêu tô h tíu thì phi b tô h tíu vì khi khách người ta va đt, nếu mình không nhn cuc đ chy thì khi khách đt li mình khó nhn được cuc. Thành ra tài xế ch chưa đi toilet trên xe thôi ch rt kh !"

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Mới đây xảy ra sự việc có 8 hiệp hội ngành nghề cùng đồng loạt kiến nghị tới các cơ quan quản lý nhà nước giảm mức phí công đoàn phải nộp từ mức 2% quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội xuống còn 1%.

doanhnghiep1

Tổ chức công đoàn hiện nay cần hiệu chỉnh lại tổ chức hoạt động, tinh giản bộ máy - Ảnh minh họa Chợ gốm Hà Nội 

Đây là sự kiện đáng chú ý của giới doanh nghiệp vốn lâu nay ít có những hành động có tính chất phản kháng như vậy.

Chế định tréo ngoe

Hiện nay Luật Công đoàn quy định doanh nghiệp sử dụng lao động phải đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội, còn người lao động đóng 1% mức lương.

Đây là điều vô lý tréo ngoe vì doanh nghiệp lại phải đóng quỹ công đoàn, tổ chức mà về nguyên tắc là đối nghịch về quyền lợi với chủ doanh nghiệp.

Mặt khác mức phí như vậy bị cho là quá cao. Lấy ví dụ nếu một doanh nghiệp có 500 lao động, lương đóng bảo hiểm xã hội của mỗi người là 5 triệu đồng, thì tính ra mỗi tháng doanh nghiệp phải đóng quỹ công đoàn là 50 triệu đồng.

Nếu số người lao động trong toàn bộ nền kinh tế tạm tính là 10 triệu người, tiền lương là 5 triệu đồng, thì mỗi tháng doanh nghiệp sẽ phải nộp quỹ công đoàn sẽ là 1 nghìn tỷ, mỗi năm 12 nghìn tỷ.

Số tiền này quá lớn, bằng cả số tiền chi ngân sách cho hai ngành tư pháp là Tòa án và Viện kiểm sát cộng lại. Đó là chưa tính khoản phí người lao động nộp bằng 1% lương.

Trong khi đó, công đoàn ở doanh nghiệp hiện nay đều là kiêm nhiệm, vừa là người lao động hưởng lương do doanh nghiệp trả.

Vậy thì với một doanh nghiệp 500 người trong mỗi tháng công đoàn cơ sở làm được những gì giúp ích cho người lao động mà chi phí cho họ lên tới 50 triệu ? Bộ máy công đoàn cả nước bao nhiêu người, mỗi tháng làm được những gì mà chi phí lên tới 01 nghìn tỷ đồng ?

Theo Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã ký kết tham gia thì người lao động được phép tự tổ chức thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, nhiều tổ chức công đoàn sẽ liên kết thành công đoàn ngành hoặc khu vực.

Khi đó bên cạnh tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay sẽ có thêm các tổ chức công đoàn độc lập khác.

Đứng trước tương lai như vậy, tổ chức công đoàn hiện nay cần hiệu chỉnh lại tổ chức hoạt động, tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, và giảm đi về mức phí.

Nhiều thiết chế bất cập

Kiến nghị tập thể của 8 hiệp hội ngành nghề là một động thái hiếm hoi của giới doanh nghiệp có tác dụng thúc đẩy sửa đổi một chế định pháp lý bất cập, trong khi hàng vạn doanh nghiệp khác thì im lặng.

Không chỉ vậy, thực tế còn tồn tại nhiều chế định pháp lý khác đang gây ảnh hưởng xấu nhưng không thấy cộng đồng doanh nghiệp dám ho he ý kiến.

Trong cuốn sách mới in có tiêu đề Giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế và lợi ích sát sườn cho doanh nhân, tôi đã tổng hợp chỉ ra một loạt chế định pháp lý bất lợi cho hoạt động doanh nghiệp.

Ví như chế định về đặt tiền bảo đảm thay thế cho biện pháp bắt ngăn chặn trong tố tụng hình sự, đây là chế định rất có lợi cho doanh nghiệp, nhưng lâu nay hiệp hội doanh nghiệp không hề có động thái thúc đẩy thực hiện.

Theo quy định hiện nay thì cơ quan tư pháp có thể quyết định mức tiền mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm thay cho bắt giam.

Đó là không dưới 30 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 100 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng, 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 300 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Số tiền ngần đó chỉ là nhỏ đối với nhiều doanh nhân, họ thừa đủ khả năng và sẵn sàng bỏ ra ngần ấy tiền để được tại ngoại hầu tra thay vì bị giam giữ.

Và khi còn được tự do thì nhiều hoạt động của doanh nghiệp vẫn có thể được duy trì thay vì đình trệ. Giám đốc vẫn có thể ký quyết định trả lương cho người lao động, nộp thuế cho nhà nước, đóng bảo hiểm cho người lao động, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán với đối tác.

Ích lợi là thế nhưng thực tế chế định này gần như bị vô hiệu hóa rất hiếm khi được thực hiện.

Hiện nay tài sản doanh nghiệp vốn được cho là được bảo hộ bởi một khung khổ pháp luật dân sự tương đối đầy đủ các quy định về sở hữu tài sản. Song những thiếu thốn bất cập chưa lộ rõ khi doanh nghiệp còn đang hoạt động bình thường.

Chỉ đến khi tài sản bị xâm hại có tranh chấp xảy ra khi đó doanh nghiệp mới thấy được tài sản của mình có được bảo hộ hữu hiệu hay không, và thấm thía khát khao về một thể chế tư pháp bảo hộ chặt chẽ cho sở hữu.

Theo đó khả năng bảo hộ tài sản khi có tranh chấp mới là thước đo chuẩn xác nhất về mức độ chặt chẽ của hệ thống pháp luật về sở hữu, chứ không phải số lượng đông đảo các quy định pháp luật về tài sản.

Thực tế hiện nay thể chế tư pháp dân sự đang kém tính năng hiệu quả chậm giải phóng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, thể chế tư pháp hình sự còn nặng tính chuyên chế tạo ma sát gây đau đớn cho cộng đồng doanh nhân.

Thể chế tư pháp còn thiếu tính dân chủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hội nhập quốc tế và hạn chế cơ hội giao thương đầu tư thương mại.

Từ thực tế đó đòi hỏi cộng đồng doanh nghiệp cần rũ bỏ sự trì trệ, tích cực xắn tay thúc đẩy cho các vấn đề cải cách thể chế, từ đó đem lại ích lợi cho giới mình và quốc gia xã hội.

Xắn tay thúc đẩy

Vì sao giới doanh nghiệp lại có xu hướng thờ ơ trước những chế định pháp lý bất lợi ?

Một số doanh nghiệp trở lên lớn mạnh nhờ có mối quan hệ thân hữu nên được thụ hưởng những lợi thế mà sẽ khó thể có được ở những cơ chế công bằng, ví như được nhà nước giao cấp đất thực hiện dự án.

Có doanh nghiệp là biến thể của những đơn vị doanh nghiệp nhà nước khi xưa, đứng chân trên phần nhà đất trụ sở có yếu tố nhà nước khi trước, trở thành doanh nghiệp tư qua những phi vụ cổ phần hóa mà giá trị tài sản bị kiểm đếm tính giá bán mua ẩn chứa nhiều vấn đề.

Lại có doanh nghiệp làm giàu nhờ chỉ định thầu trong những gói dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc mua sắm trang thiết bị cho cơ quan nhà nước, khoản lợi ích chênh lệch hậu hĩnh kiếm được khiến cho họ ít có động lực lên tiếng về các vấn đề thể chế.

Hoặc như chính sách thuế phí nặng nề cộng với quy trình thuế má nhiêu khê, nhiều doanh nhân bị mời gọi trốn tránh nghĩa vụ, khiến họ yếm thế mặc cảm về thân phận pháp lý, ít có động lực thúc đẩy gây dựng cho một nền pháp quyền chuẩn chỉnh.

Nhiều doanh nhân lớn đúng ra có vai trò sứ mệnh dẫn dắt thì vì những lý do đã nêu họ lại trở thành những người có khuynh hướng im lặng trước bất cập.

Để ý thì thấy 8 hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng đã có chung kiến nghị bao gồm dệt may, chế biến và xuất khẩu thủy sản, lương thực - thực phẩm, chè, da giày túi xách, điện tử cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc, Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Đây là những lĩnh vực ngành nghề phần nhiều tránh được những lối kinh doanh dễ gặp phải tình trạng tiêu cực thân hữu như đã nói ở trên, có lẽ bởi thế nên họ đã có đủ dũng khí để thực hiện một việc có tính chất phản kháng tập thể như vậy.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 12/10/20020

Luật sư Ngô Ngọc Trai làm việc ở văn phòng luật Công Chính tại Hà Nội.

Additional Info

  • Author Ngô Ngọc Trai
Published in Diễn đàn

Ảnh hưởng đại dịch covid, doanh nghiệp Việt Nam đối mặt nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm

Từ báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hôm 26/3 và Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố ngày 8/4, cho thấy đang có những cảnh báo về việc kinh tế Trung Quốc bắt đầu phục hồi, rất có thể các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đi mua các doanh nghiệp Việt Nam.

doanhnghiep1

"Nếu dịch tiếp tục kéo dài, việc mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A) sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, đã có thị phần nhất định, có khả năng tạo nền tảng cho sản xuất – kinh doanh của một số ngành kinh tế quan trọng, sẽ bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ", một báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết như vậy.

Cuối tháng 9 năm ngoái, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hàng không Tre Việt (gọi tắt là Bamboo Airways) đã thay đổi loại hình doanh nghiệp, từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty cổ phần. Cũng từ cuối tháng 9/2019, vốn điều lệ của Bamboo Airways tăng từ 1.300 tỉ đồng lên thành 2.200 tỉ đồng.

Sau khi tăng vốn lên 2.200 tỉ đồng, Bamboo Airways tiếp tục tăng vốn lên 4.050 tỉ đồng, tương ứng với 405 triệu cổ phiếu có mã giao dịch BAV trên thị trường OTC. Hãng bay của Tập đoàn FLC này đang có kế hoạch niêm yết toàn bộ 405 triệu cổ phiếu BAV lên sàn chứng khoán trong năm nay 2020.

"Hãng sẽ chào sàn trong năm 2020 và không có ý định bán cổ phiếu (mã BAV) ra bên ngoài, cho cả đối tác trong nước và đối tác nước ngoài vào thời điểm này. Khi nào bán cho nhà đầu tư nước ngoài thì ít nhất 150 ngàn đồng/cổ phiếu chúng tôi mới bán. Còn nếu bây giờ mới bán thì chỉ làm chậm tiến trình chuẩn hóa cũng như phát triển của Bamboo Airways mà thôi", ông Trịnh Văn Quyết phát biểu như vậy tại ‘roadshow’ giới thiệu, mời chào cơ hội đầu tư tối 22/12/2019. Khi đó chưa xảy ra đại dịch Covid.

Liên quan đến tuyên bố trên của ông chủ hãng Hàng không Tre Việt, ông Nguyễn Thiện Tống, cựu Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đạo học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng ở một số quốc gia, ngành hàng không cũng được coi là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt. Tuy nhiên, họ chủ động hạn chế tỷ lệ tham gia đầu tư với những nước có ảnh hưởng, hay có tác động không tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước.

Do vậy, nếu nhân đại dịch Covid đang khiến các doanh nghiệp Việt Nam khốn đốn, đặc biệt là trong ngành hàng không, dẫn tới việc Trung Quốc tung tiền mua gom cổ phiếu BAV, thì mặc dù ở thời điểm hiện tại Việt Nam chưa mở cửa thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư kinh doanh cảng hàng không và sân bay, song với vị thế là một trong những ông chủ lớn của Bamboo Airways, không ai tin các ông chủ Trung Quốc ‘buông tha’ cho Việt Nam.

"Theo văn bản của Bộ Tài chính vừa qua cho biết, Bamboo Airways chính thức đi vào vận hành tháng 1/2019, nhưng tính đến tháng 4 năm nay, hãng đã lỗ tới 329 tỷ. Một hãng hàng không mới hoạt động phải bù lỗ thời gian đầu là dễ hiểu, tuy nhiên, nếu đang thua lỗ mà bán giá cổ phiếu cao là khó hiểu. Về mặt an ninh – kinh tế, động thái trên cần phải được làm rõ", ông Nguyễn Thiện Tống đặt nghi vấn.

Theo một lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, các "kịch bản" ứng phó với Covid-19 được xây dựng giờ đều bị phá sản. Trước tình hình hiện nay, việc tính toán không phải là thiệt hại bao nhiêu mà là cứu vãn được bao nhiêu. Việc cắt giảm đường bay khiến các hãng rơi vào tình cảnh cạn kiệt nguồn lực, có thể có hãng không trụ được, dẫn tới phá sản.

Với thực tế đó, các doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm, có lẽ không chỉ dừng lại ở cảnh báo suông ; đặc biệt là với Bamboo Airways, cần đề phòng chiêu thức mua đi, bán lại, cuối cùng lại để doanh nghiệp hàng không rơi vào tay những nhà đầu tư "nhạy cảm" đứng đằng sau thâu tóm, thao túng mọi hoạt động của hãng, gây bất lợi cho ngành hàng không trong nước.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 16/04/2020

Additional Info

  • Author Lâm Viên
Published in Diễn đàn

Hiệp định Thương mại Tự do Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam (EVFTA), được ký ngày 30/06/2019 tại Hà Nội, sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Hiệp Châu Âu tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

nongpham1

Năm công ty Việt Nam giới thiệu nông phẩm nhân "Tuần hàng Việt Nam", chợ Thanh Bình, Ivry-sur-Seine, Pháp, ngày 29/06/2019. RFI / Tiếng Việt

Phía Liên Hiệp Châu Âu, trong thông cáo báo chí chung ngày 30/06/2019, nhấn mạnh đây là "những hiệp định thương mại tự do tham vọng nhất của EU với một nền kinh tế mới nổi cho tới nay". Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đánh giá hai Hiệp định EVFTA và EVIPA "mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam và EU".

Theo bộ Công Thương Việt Nam, hiệp định EVFTA là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường hơn 500 triệu dân có thu nhập cao và giúp Việt Nam đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản và một số sản phẩm khác mà Việt Nam chiếm ưu thế.

Pháp là một thị trường lớn, tiềm năng cho hàng nông phẩm Việt Nam. Chinh phục thị trường Pháp là mục tiêu của khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu chuyên về hoa quả khô, hoa quả tươi, rau tươi, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, trà, cà phê, hạt điều… khi tham gia "Tuần hàng Việt Nam" tại chợ đầu mối Rungis, lớn nhất nước Pháp, nằm ở ngoại ô Paris, từ 24-26/06/2019, tiếp theo là tại chợ Thanh Bình, ở Ivry-sur-Seine, trong hai ngày 29-30/06. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng làm việc với chuỗi siêu thị Leader Price của Pháp ngày 27/06 để đưa sản phẩm Việt vào hệ thống phân phối của thương hiệu này.

Tìm chỗ đứng trong thị trường đầy cạnh tranh

Một khu gian hàng được dựng lên ngay lối vào của chợ Thanh Bình ở Ivry-sur-Seine để năm công ty đến từ Việt Nam, gồm GVA, Hamona, Orgen, Nhật Minh Foods, Cát Hải trực tiếp giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng tại Pháp. Dưới nhiệt độ lên đến 36°C, đúng đợt nắng nóng nhất tại Pháp, những nữ đại diện công ty vẫn duyên dáng trong tà áo dài, niềm nở mời những vị khách đầu tiên nếm sản phẩm của họ.

Trả lời RFI tiếng Việt, chị Hán Thị Minh Tâm, trợ lý giám đốc công ty cổ phần GVA, chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu, phân phối các mặt hàng nông sản và giống cây trồng tại Việt Nam, cho biết mục đích của chuyến đi sang Paris là để giới thiệu các mặt hàng nông sản, hoa quả tươi của Việt Nam tại chợ đầu mối Rungis và tại các hệ thống siêu thị Leader Price và Thanh Bình Jeune.

"Trước tiên để vào được Pháp, mình cũng phải có những tiêu chuẩn để đáp ứng được thị trường khó tính như Liên Hiệp Châu Âu. Về tiêu chuẩn này, công ty khẳng định là một số mặt hàng hoa quả mang sang giới thiệu tại Pháp là đã đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu vào Liên Hiệp Châu Âu. Riêng đối với thị trường Pháp, đây cũng là một trong những thị trường rất là tiềm năng nhưng cũng rất là nhiều thách thức. Vì vậy, công ty nhận thấy cũng có một phần nào có cơ hội để vào được thị trường Pháp".

Đối với công ty Nhật Minh Foods, chuyên về đồ khô, thách thức lại nằm ở điểm khác. Nếu như công ty thành công tại thị trường Đức, thì tại Pháp, những mặt hàng khô bún, miến, măng, phở… đã có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, trong đó nhiều thương hiệu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Thị Toan, tổng giám đốc Nhật Minh Foods, hiểu rõ thách thức trên nhưng cho biết vẫn tự tin kết hợp với Thanh Bình Jeune để quảng bá cho những mặt hàng được đích thân chị khảo sát và kiểm tra chất lượng trước khi mua vào và đưa vào nhiều chuỗi siêu thị ở Việt Nam hoặc xuất ra nước ngoài :

"Tôi vừa rồi có trao đổi với nhân viên kinh doanh của Thanh Bình Jeune. Sản phẩm của công ty Nhật Minh như đứa con sinh sau đẻ muộn nên cần có những chiến lược làm sao thu hút được người tiêu dùng, chẳng hạn như sản phẩm miến, với bốn cửa hàng của Thanh Bình Jeune, tôi sẽ làm chương trình ăn thử bằng cách nấu bún miến măng. Trong món ăn đó, đã có hai sản phẩm của công ty Nhật Minh, để cho người tiêu dùng biết được chất lượng sản phẩm như thế nào. Đồng thời, tôi rất tự tin về sản phẩm của công ty vừa về giá, vừa về chất lượng thì tôi mới có thể xâm nhập được thị trường Pháp".

nongpham2

Công ty GVA giới thiệu hoa quả tươi tại chợ Thanh Bình (Ivry-sur-Seine), nhân "Tuần lễ hàng Việt Nam", ngày 29/06/2019. RFI / Tiếng Việt

Mang "chất lượng" và "khác lạ" chinh phục thị trường mới

Chị Minh Tâm, công ty cổ phần GVA, tỏ ra lạc quan về cơ hội sản phẩm hoa quả tươi, đặc biệt là nhãn và vải đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Úc và Mỹ, có thể vào được thị trường Rungis.

"Sau buổi làm việc đầu tiên tại chợ đầu mối Rungis, công ty GVA nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ một số nhà phân phối, trong đó có công ty Capexo, một công ty phân phối rất lớn cho các lồng hàng tại chợ đầu mối Rungis. Công ty nói rằng hoa quả nhiệt đới của Việt Nam có hương vị rất đậm đà, rất thơm và ngon, cảm giác tươi ngon. Và họ rất quan tâm đến quả nhãn của Việt Nam vì họ nói rằng công ty Capexo phân phối rất nhiều mặt hàng của các nước nhiệt đới nhưng chưa có nhãn. Họ nhận thấy mặt hàng này khá là có tiềm năng để vào được chợ đầu mối Rungis".

Giá bán hợp lý cũng là một yếu tố khiến chị Minh Tâm cho rằng quả nhãn và vải có thể vào được chợ đầu mối Rungis hoặc các hệ thống siêu thị đối tác tiềm năng, như Thanh Bình Jeune và Leader Price :

"Sau buổi làm việc với Leader Price, công ty nhận được phản hồi từ phía giám đốc của Leader Price về mặt hàng vải tươi. Họ quan tâm đến mặt hàng vải tươi để sử dụng cho chế biến món cocktail. Hai bên đã trao đổi và nhận được những lời tư vấn làm sao để xuất khẩu vải sang Pháp, xuất khẩu với mục đích để làm gì và bảo quản như thế nào, thì ông cũng đã tư vấn cho công ty rất nhiều điều".

Nếm xong quả vải, trái nhãn của công GVA, khách hàng có thể thưởng thức nước dừa nguyên trái của của công ty Hamona (Hài hòa với thiên nhiên), nằm gọn trên lòng bàn tay và được lọc hết xơ, chỉ cần cắm ống hút vào là thưởng thức. Anh Nguyễn Hoàng Long, tổng giám đốc Hamona, cho RFI tiếng Việt biết là sản phẩm của công ty đã được xuất sang nhiều nước (Canada, Hoa Kỳ, Liban, Singapore), nhưng đây là lần đầu tiên sản phẩm được giới thiệu tại đất Pháp :

"Dừa Hamona đặc biệt ở chỗ không dùng chất bảo quản, không dùng chất hóa học để giữ mà hoàn toàn dùng nhiệt độ. Ví dụ nước dừa đông lạnh đóng túi là một sản phẩm đã rời ra khỏi quả dừa. Nó đã bị xử lý thanh trùng. Còn sản phẩm dừa Hamona hoàn toàn là tự nhiên và chưa thanh trùng gì cả, chưa bị rời ra khỏi quả dừa cho nên nó vẫn giữ được những đặc tính mà trời ban cho nó và những đặc tính đó rất tốt cho sức khỏe. So với các sản phẩm dừa của Thái Lan hay nguyên trái bề ngoài hình kim cương tẩy trắng, thì dừa Hamona rất tiện lợi, vì quả dừa kia là phải đập và nó rất lớn, không cầm đi xài được".

Ngoài ra, anh Hoàng Long còn nhấn mạnh đến tiêu chí "bền vững" trong sản phẩm dừa của Hamona :

"Công ty và nhà máy tập trung làm tại Tiền Giang và Bến Tre, ký hợp đồng bao tiêu với từng nhà vườn một và kiểm soát chất lượng của từng nhà vườn. Giá trị cốt lõi của công ty Hamona là tạo ra những tác động xã hội tích cực, trong đó là đảm bảo cho cuộc sống và thu nhập của người nông dân. Bởi vì khi người nông dân bán dừa theo thương lái thì giá cả rất bấp bênh. Công ty Hamona luôn tạo điều kiện để thu nhập của người nông dân, thứ nhất là được ổn định, họ được bao tiêu một cách lâu dài và thứ ba là thu nhập của họ cao hơn 20% so với cách bán hàng thông thường cho các thương lái".

Nhấn mạnh đến công nghệ sấy tiên tiến đối với hoa quả khô (xoài, thanh long, vải…), cùng với các dòng sản phẩm mới và sạch (như bột nêm tự nhiên làm từ rau củ), anh Đặng Trần Việt, tổng giám đốc công ty Orgen chuyên về nông nghiệp hữu cơ, hy vọng có thể chinh phục được thị trường Pháp :

"Thực ra hoa quả khô không phải là mới nhưng sản phẩm của bên mình là sấy lạnh, tức là sấy ở nhiệt độ thấp, chỉ là hút ẩm thôi, chứ công ty không đẩy nhiệt cao, gây sốc, vật liệu có thể sẽ bị mất đi hương vị, dưỡng chất ở trong đó và giữ nguyên hầu như là mầu sắc và mùi vị.

Ngoài ra, về mặt đa dạng của sản phẩm, mình cũng tiếp xúc với một số nhà buôn về sản phẩm khô, họ cũng đánh giá cao về những sản phẩm này về sự khác biệt, đặc biệt là về quả vải hiện chưa có, hoặc quả thanh long thì có rất ít. Vì thực ra, những sản phẩm sấy hiện giờ ở trên thị trường Pháp, mình thấy vẫn chủ yếu là sấy có đường. Còn sản phẩm của bên mình khác, đó là những sản phẩm sấy dẻo, thì chưa có nhiều lắm".

Cuối cùng, dừng chân ở quầy giới thiệu nước mắm Cát Hải (trước là nước mắm Vạn Vân) của công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải (Hải Phòng), khách hàng có thể thử nước mắm ăn chung với giò và một ít cơm trắng. Chị Trịnh Thanh Huệ, trưởng chi nhánh Cát Hải tại Hà Nội, giới thiệu với RFI tiếng Việt :

"Sản phẩm nước mắm Cát Hải là thương hiệu có từ hơn 100 năm rồi, được chế biến từ cá biển với quy trình để lên men tự nhiên : cá với muối chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời và khuấy đảo trong vòng một năm để ra sản phẩm.

Loại nước mắm mà độ đạm cao nhất hiện tại của Cát Hải đang là 50 đạm (để được gọi là nước mắm, nước mắm phải có 12 đạm trở lên). Và độ đạm hoàn toàn tự nhiên, được kiểm nghiệm chất lượng HACCP và ISO, không sử dụng bất cứ chất xúc tác nào để lên men, được bảo quản 100% bằng muối. Chính vì vậy, loại nước mắm này có nhược điểm là sẽ mặn hơn, nhưng nhược điểm này lại chính là ưu điểm bởi vì mình không dùng hóa chất gì cả, giữ bảo quản bằng muối. Khi ăn, chỉ cần pha thêm một chút là được".

Tương tự như những mặt hàng khác, thị trường Pháp đã có nhiều loại nước mắm khác nhau. Nếu xuất được sang Pháp, nước mắm Cát Hải sẽ có giá bán sẽ cao hơn nước mắm đang được bày bán trên thị trường. Đây là điểm mà chị Thanh Huệ lo lắng :

"Chắc là mình phải chọn lựa khách hàng thôi, nhắm vào những khách hàng có kiến thức về sản phẩm và hy vọng tìm được những nhà phân phối đối tác như Thanh Bình ở bên này (Pháp), thì mọi người sẽ truyền thông để người tiêu dùng lựa chọn và phân cấp sản phẩm. Mình nhấn mạnh đến chất lượng, phân cấp khách hàng. Những khách hàng nào chấp nhận được giá đắt để tìm đến sản phẩm tốt thì mình phục vụ được dòng khách hàng đấy".

Khâu vận chuyển là khó khăn chung đối với đa số các công ty xuất khẩu Việt Nam. Năm doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trong "Tuần lễ hàng Việt Nam" đều mong muốn tìm được các đối tác là đầu mối, là nhà phân phối để có thể xuất trọn một container. Nếu thuyết phục được họ về chất lượng sản phẩm, các nhà xuất khẩu nông phẩm Việt Nam còn có được một lợi thế khác về thuế ngay khi hiệp định Thương mại Tự Do với Liên Hiệp Châu Âu có hiệu lực. Với mức thuế gần như bằng không, giá bán đến người tiêu dùng sẽ cạnh tranh hơn so với những sản phẩm cùng chủng loại được nhập từ các nước khác, không có thỏa thuận thương mại tự do với Liên Hiệp Châu Âu.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 08/07/2019

Published in Diễn đàn

Viễn ảnh Việt Nam trở thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ và sáng tạo thường được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ca ngợi, nhưng ước mơ công nghệ hóa đất nước của những người cộng sản càng ngày càng xa rời thực tế.

Thực tế Việt Nam vẫn là một nước với nền kinh tế tiểu thương, tiểu nông, ngày càng lệ thuộc vào các công ty đa quốc gia và vào nhập cảng hàng hóa tiêu dùng từ nước ngoài.

congnghiep1

Có rất ít các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa : KT)

Doanh nhân Việt Nam chịu nhiều bất công từ chính sách, luật pháp đến môi trường kinh doanh nên không thể phát triển, các doanh nghiệp tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP, 96% các doanh nghiệp đều nhỏ hay rất nhỏ chỉ được xem là tiểu thương hay tiểu doanh nhân.

Kinh tế hộ gia đình bao gồm tiểu thương, tiểu thủ công nghệ, buôn thúng bán bưng và tiểu nông vẫn chiếm tới 32% GDP.

Doanh nghiệp nhà nước

Khu vực kinh tế quốc doanh theo thống kê vẫn chiếm 27% GDP, trên thực tế tỷ lệ có thể lớn hơn rất nhiều vì định nghĩa doanh nghiệp nhà nước chưa được rõ ràng.

Các BOT bẩn có vốn đầu tư từ các ngân hàng nhà nước lên đến 90% như thế có thuộc doanh nghiệp nhà nước không ?

Các doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước vẫn giữ cổ phần như thế có thuộc doanh nghiệp nhà nước không ?

Đã có 3 ngân hàng cổ phần được Ngân hàng Nhà nước mua lại toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng, như vậy các ngân hàng cổ phần khác có thuộc doanh nghiệp nhà nước không ?

Các doanh nghiệp làm sân sau cho các nhóm lợi ích có thuộc doanh nghiệp nhà nước không ?

Trên chỉ là vài thí dụ, theo chủ trương của Đảng cộng sản kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo, doanh nghiệp nhà nước vẫn được nhà nước tiếp tục nuôi dưỡng mặc dầu tham nhũng, lợi ích nhóm, lãng phí của công, thiếu hiệu quả tràn lan trong khu vực này.

Trong khi đó muốn có một môi trường kinh doanh công bằng cho việc phát triển đất nước, Hà Nội phải chấm dứt can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt mọi trợ cấp, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay, xóa nợ, ưu đãi nguồn lực đất và tài nguyên.

Hà Nội phải để các doanh nghiệp nhà nước tuân thủ nguyên tắc thị trường không được bù lỗ, không giảm trừ thuế và doanh nghiệp nhà nước phải bình đẳng cạnh tranh kinh doanh với khu vực tư nhân.

Những hiệp định thương mãi quốc tế buộc Hà Nội phải tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng như mở cửa khu vực dịch vụ công cộng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác.

Trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cần được "xã hội hóa" bằng cách bán cổ phần cho dân chúng, từ trẻ đến già mỗi người một ít, như nhiều quốc gia trên thế giới vẫn làm, thay vì bán cho người nước ngoài. Trường hợp công ty bia Sài Gòn Sabeco bán tới 53,59% cổ phần cho tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi.

Doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Trên 30 năm nay, Hà Nội theo đuổi chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa trên đầu tư nước ngoài vào công nghiệp phục vụ xuất cảng.

Các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia được ưu đãi mọi mặt, từ thủ tục hành chánh, thuê mướn đất đai, thuê mướn nhân công, miễn giảm thuế má, trợ giúp xuất nhập cảng, trợ giúp vay thêm vốn, cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương, cho đến các chính sách vĩ mô về hối đoái, tiền tệ hay ký kết các hiệp định thương mãi quốc tế để mở rộng xuất cảng.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm trên 20% GDP, trong khi khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa được 10% và khoảng cách chênh lệch ngày một gia tăng.

Trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài bình quân chỉ 10%, thì doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trung bình đóng 20%. Nghịch lý đã xảy ra khu vực doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài to gấp đôi nhưng giao nộp ngân sách chỉ bằng nửa (51%) khu vực tư nhân.

Các công ty đa quốc gia như Samsung năm 2018 lợi nhuận lên tới 5 tỷ Mỹ Kim trong khi thuế đóng góp cho ngân sách chỉ chừng trên 300 triệu Mỹ Kim.

Theo Kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam Tiến sĩ Sebastian Eckardt việc cắt giảm thuế thu nhập từ doanh nghiệp và các ưu đãi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một nguyên nhân gây ra việc thu ngân sách từ mức gần 30% GDP trong nhiều năm đã hạ xuống khoảng 26-28% trong giai đoạn 2006-2009 và có xu hướng giảm đi vào giai đoạn 2015-2018 trung bình chỉ còn khoảng hơn 23% GDP.

Chiến lược ưu đãi doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài chỉ thu hút được các doanh nghiệp khai thác lợi nhuận trước mắt. Samsung đã từng rút khỏi Nam Hàn, rời sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam, khi tình hình chính trị Bắc Hàn cho phép Samsung sẽ lại tiếp tục dời đi.

Trong khi các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài được luật pháp quốc tế bảo vệ còn doanh nghiệp tư nhân phải dựa vào luật pháp Việt Nam, mà luật pháp Việt Nam thì thật khác với thế giới.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho biết chính sách và pháp luật dù có cải thiện nhưng vẫn chưa khắc phục được "8 không" nghĩa là không rõ ràng, không cụ thể, không minh bạch, không hợp lý, không ổn định, không tiên liệu trước, không hiệu quả và không hiệu lực.

Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vì thế khó có thể cạnh tranh một cách hiệu quả ngay tại Việt Nam thì nói gì đến việc vươn ra biển cạnh tranh ở xứ người.

Nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Úc, Canada, Âu Châu cấp các Visa đầu tư cho những doanh nhân với số vốn nhỏ chỉ chừng 1 triệu Mỹ kim nhằm thu hút các doanh nhân đến định cư tại các quốc gia này.

Các doanh nhân này vừa mang tiền đến đầu tư, vừa mang kinh nghiệm làm ăn buôn bán, vừa thực hiện ước muốn được định cư trên 1 xứ sở họ được đối xử công bằng.

Sau làn sóng tỵ nạn chính trị là làn sóng người Việt liên tục bỏ nước ra đi, tại Việt Nam họ bị đối xử bất công về mọi mặt, họ phải tìm đến một chân trời mới, nơi đất lành chim đậu.

Doanh nghiệp tư nhân

Việt Nam hiện có trên 600 ngàn doanh nghiệp, với 500 ngàn doanh nghiệp tư nhân, nhưng có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn.

Mặc dù không tới 10% GDP, doanh nghiệp tư nhân lại tạo công ăn việc làm cho hằng chục triệu người lao động, mỗi năm tạo thêm vài trăm ngàn công việc làm mới. Đồng tiền đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân luôn tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn các khu vực khác.

Nhưng có tới 48% doanh nghiệp tư nhân bị thua lỗ, chỉ riêng năm 2018, con số doanh nghiệp tư nhân không đủ vốn, không đủ sức cạnh tranh phải ngừng kinh doanh đã lên đến 90.000.

Nghịch lý là tỷ lệ đóng góp vào thuế của các doanh nghiệp tư nhân chiếm đến hơn 41% vẫn cao hơn tỷ lệ đóng góp của các khu vực khác.

Chưa kể các doanh nghiệp tư nhân còn phải đóng phí cho cửa quyền cho tham nhũng để được yên ổn làm ăn.

Một môi trường kinh doanh như thế, các doanh nghiệp tư nhân không thể tự đề ra những chính sách và chiến lược để có thể cạnh tranh và phát triển. Rất ít các doanh nghiệp tư nhân đủ lớn để có khả năng hướng tới đầu tư sản xuất hàng công nghiệp.

Bước sâu vào sân chơi quốc tế Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ rào cản thương mại và mở cửa thị trường sâu hơn, sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nếu Hà Nội không đưa ra các chính sách thích hợp thì các doanh nghiệp tư nhân khó có thể sống còn.

Bởi thế, thay vì đầu tư trong nước, nhiều doanh nhân đã bán lại doanh nghiệp trong nước, dùng tiền vốn đầu tư và định cư nước ngoài như đã nói phần trên.

Nhiều gia đình cũng sẵn sàng chi trả hàng trăm nghìn Mỹ Kim cho con em đi du học và khi tốt nghiệp con em họ định cư ở nước ngoài, rồi cả gia đình bán doanh nghiệp di dân.

Hiện tượng tìm cơ hội tốt hơn nơi xứ người đang càng ngày càng trở nên rầm rộ nhưng vẫn chưa được Hà Nội đánh giá đúng mức để điều chỉnh "chiến lược" dựa trên tư bản nước ngoài.

Hộ gia đình

Cũng cần nói qua về kinh tế hộ gia đình một hình thức kinh doanh còn chiếm trên 32% GDP, gồm những tiểu thương, tiểu thủ công nghệ, buôn gánh bán bưng, các tiểu nông.

Nhiều hộ kinh doanh tránh thành lập doanh nghiệp tư nhân vì quá nhiều rào cản lại không mang lại lợi ích trong việc phát triển kinh doanh. Nhiều hộ kinh doanh phải hoạt động trong nền kinh tế "ngầm" tránh việc quản lý của công quyền.

Gần đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá, rà soát lại quy mô GDP và phải "đưa kinh tế ngầm vào GDP", nhiều người cho rằng nhằm mục đích thu thuế.

Tại sao các hộ gia đình trốn hay tránh bị đóng thuế ? Và nếu biết rõ nền kinh tế "ngầm" liệu Hà Nội có thể thu được thêm thuế không là những câu hỏi khá thích thú hẹn bạn đọc dịp khác sẽ bình luận.

Thay đổi thể chế

Phát triển quốc gia lẽ ra phải dựa vào nội lực đất nước, phải dựa vào doanh nghiệp tư nhân thì Hà Nội lại chạy theo chiến lược dựa vào tư bản nước ngoài.

Chiến lược sai lầm kết quả là doanh nghiệp tư nhân ngừng phát triển, đất nước và xã hội bị kéo theo trở thành chậm phát triển, bởi thế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế dựa trên tiểu thương và tiểu nông.

Muốn phát triển điều kiện cần là Hà Nội phải thay đổi chiến lược, chính sách và luật pháp sao cho phù hợp, rõ ràng, minh bạch, cụ thể, hợp lý, tạo ổn định, để mọi doanh nghiệp được cạnh tranh một cách bình đẳng.

Điều kiện đủ là Việt Nam phải có tự do kinh doanh, quyền tư hữu tài sản và đất đai phải được Chính Phủ bảo đảm và tầng lớp doanh nhân phải có quyền tự do chọn người đại diện trong Quốc hội và Chính phủ để bảo vệ quyền lợi cho chính họ.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 26/03/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn