Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mặc dù biên giới đã được mở trở lại giữa Pháp và Trung Quốc từ giữa tháng 3, nhưng các du khách đến từ quốc gia Châu Á 1,4 tỷ dân vẫn vắng bóng ở nước Pháp. Sự chậm trễ này có vẻ kỳ cục khi mà người Trung Quốc đã đi du lịch trở lại và đất nước hình lục lăng vẫn là điểm đến ưa thích đặc biệt của họ ở Châu Âu.

dukhach1

Khách du lịch đã trở lại Pháp nhưng khách Trung Quốc hầu như vẫn vắng bóng. Ảnh : Một du khách dưới chân tháp Eiffel, ngày 31/08/2022. AP - Aurelien Morissard

Du khách nước ngoài đã tấp nập trở lại nước Pháp, đôi lúc với số lượng đông kỷ lục ( đặc biệt là du khách Châu Âu), duy chỉ có người khsch Trung Quốc gần như biệt tăm. Các vụ bạo động trong những ngày qua sẽ càng làm cho họ không còn hứng thú gì để ồ ạt đặt vé đến Paris. Từ nhiều tháng nay, người ta không còn thấy những du khách Trung Quốc tíu tít tay xách những chiếc túi hàng hiệu đứng chụp hình trước các công trình biểu tượng của nước Pháp. Cũng không còn thấy những đoàn xe ca đưa họ đến những cửa hàng lớn ở thủ đô Paris mua sắm.

Chắc hẳn người dân Pháp vẫn còn chưa quên những hình ảnh trước dịch Covid 19, khách du lịch Trung Quốc có mặt ở khắp nơi. Người ta có thể bắt gặp họ ở Paris, Versailles, trong các khu lâu đài cổ vùng La Loire, các vùng trồng nho làm rượu vang ở Bourgogne hay Bordeaux và nhất là trong các cửa hiệu lớn. Mỗi năm du khách Trung Quốc đổ đến đông hơn cùng với sức mua sắm mỗi ngày một lớn hơn. Theo thống kê, tại phi trường quốc tế Roissy, du khách Trung Quốc tiêu nhiều gấp 10 lần so với khách Mỹ.

Đối với những doanh nghiệp làm du lịch của Pháp thì hiện tượng vắng bóng du khách Trung Quốc là một đòn nặng nề. Họ là những khách hàng chi tiêu nhiều nhất thế giới. Tính trung bình mỗi khách Trung Quốc tiêu 5400 euro cho chuyến du lịch Pháp. Năm 2019, 2,2 triệu du khách Trung Quốc đã đến đóng góp vào thu nhập kinh tế Pháp tới 3,5 tỷ euros, một con số kỷ lục.

Giờ đây không ai những du khách này sẽ trở lại trước năm 2024, thậm chí là cả 2025. Sự chậm trễ này có vẻ khó hiểu khi mà người ta biết rằng người Trung Quốc đã đi du lịch trở lại và Pháp vẫn là điểm đến ưa thích nhất của họ ở Châu Âu. Từ ngày 15 tháng 3 năm nay, Trung Quốc đã mở cửa hoàn toàn cho người dân của họ ra nước ngoài. Pháp cũng như 39 nước khác đã được Bắc Kinh cho phép đón họ. Tuy nhiên, khách Trung Quốc hầu như vẫn vắng bóng trên các chặng du lịch ở Pháp.

Chậm từ khâu cấp visa

Trở ngại đầu tiên là lấy visa khó khăn. Ngay tại Pháp, người Pháp phải mất nhiều tuần mới có được cái hẹn làm lại hộ chiếu. Còn tại Trung Quốc, để được cơ quan lãnh sự cấp visa nhập cảnh vào Pháp phải mất nhiều tháng trời.

Theo chủ tịch Atout France, cơ quan quảng bá du lịch Pháp ở nước ngoài, "38% người Trung Quốc dự định đi du lịch Châu Âu vẫn muốn đến Pháp. Trước nhu cầu lớn như vậy, điều cấp bách phải triển khai dịch vụ cấp visa ở tất cả các thành phố lớn". Nhưng đây là việc mà hiện tại Pháp chưa làm được.

Trong việc cấp visa, chỉ cần nhìn sang các nước láng giềng ccura Pháp đế thấy ra vấn đề. Một nguồn thạo tin cho Le Figaro biết : " Tại Trung Quốc, việc cấp visa cho khách đến Ý đã trở lại 80% so với trước dịch Covid. Trong khi Pháp mới chỉ đạt mức 20%. Chúng ta đang đánh mất một cách ngớ ngẩn thị phần du lịch, chủ yếu chỉ vì vấn đề cấp visa. Người Trung Quốc vẫn muốn đến Pháp. Nhưng các lãnh sự quán và đại sứ quán bị quá tải, họ không thể đáp ứng được yêu cầu".

Hàng không thiếu chuyến bay

Một điểm yếu khác là tình trạng khan hiếm chuyến bay giữa Pháp và Trung Quốc. Các công ty du lịch nhận thấy Tổng Cục Hàng Không Dân Dụng Pháp (DGAC) đang cố gắng làm tất cả để ấn định phân bổ số lượng chuyến bay, theo cách để bảo hộ cho hãng hàng không Air France trước sự cạnh tranhcura các hãng vận chuyển Trung Quốc. Mới đây bà Olivia Grégoire, bộ trưởng Du Lịch Pháp khẳng định : " từ nhiều tháng nay, chúng tôi vẫn đang bàn với Trung Quốc về chuyện mở lại các chuyến bay". Kết quả của các cuộc đàm phán là hai bên đã ấn định 50 chuyến bay mỗi tuần từ ngày 10/06 (mỗi bên 25 chuyến). Nhưng trên thực tế, 5 hãng hàng không Trung Quốc mới thực hiện 20 chuyến. Air France khai thác được 14 chuyến.

Con số chuyến bay này còn rất thấp so với mức cung trước đại dịch : Mùa hè 2019, mỗi tuần có 95 chuyến bay giữa Pháp và Trung Quốc (32 chuyến của Air France, 63 chuyến của các hãng bay Trung Quốc). Tất nhiên mức cung bị cắt giảm như vậy đã đẩy giá vé lên cao.

Các hãng hàng không của phương Tây, trong đó có Air France không còn có thể bay qua Nga cho nên thời gian bay của họ bị dài thêm 2 đến 3 giờ, kéo chi phí xăng dầu và nhân công cũng tăng theo.Trong khi đó các hãng bay của Trung Quốc không bị tác động bởi các biện pháp trả đũa của Nga, vẫn theo đường bay bình thường. Do đó giá vé của họ thấp hơn. Đó là những lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các hãng hàng không Trung Quốc.

Kết nối trở lại với Trung Quốc, tất cả các hãng bay của các nước phương Tây lớn đều vấp phải vấn đề nan giải là giá vé cao, cho nên tăng tần suất bay chỉ càng thêm lỗ. Mỗi tuần Hà Lan chỉ có 30 chuyến bay nối với Trung Quốc, Hoa Kỳ 20 chuyến, Canada 10. Các nhà khai thách du lịch ghi nhận, cạnh tranh lớn của Pháp là ở tại Châu Âu với Đức đã tăng lên 60 chuyến bay mỗi tuần qua lại với Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, chắc sẽ còn phải chờ lâu nữa thì đường bay nối Pháp – Trung Quốc mới trở lại nhịp độ 90 chuyến mỗi tuần. Chưa kể việc khai thông được cửa cấp visa cũng cần phải có thời gian. Trong khi chờ đợi các nhà khai thác du lịch Pháp tiếp tục ghi nhận thêm những thiệt hại.

Thêm một lý do khác khiến du khách Trung Quốc vắng bóng ở Pháp đó là lạm phát, giá cả tăng vọt. Để đi du lịch Châu Âu theo nhóm, mỗi người Trung Quốc, trước đại dịch trung bình chi phí 2000 euro, giờ đây cho một chuyến đi như vậy họ phải dự trù 4000 euro. Với ngân sách như thế, những khách hàng bình dân trước khủng hoảng dịch giờ không thể có tiền để đi du lịch.

Dù vẫn mong đợi du khách Trung Quốc trở lại, nhưng viễn cảnh của ngành du lịch Pháp vẫn còn khá tươi sáng với Cúp thế giới bóng bầu dục bắt đầu từ tháng 9 và năm tới là Thế vận hội mùa hè Paris 2024. Một cơ hội không thể bỏ lỡ với du lịch Pháp, nhưng với điều kiện giữ phải được không khí xã hội hòa dịu, không để bùng phát những phong trào phản kháng hay bạo động như nước Pháp đã biết đến từ đầu năm đến nay.

(Tổng hợp từ báo chí Pháp)

Nguồn : RFI, 05/07/2023

Published in Quốc tế

Bình Thuận gia tăng an ninh cho cụm nhà máy điện than Vĩnh Tân (CaliToday, 29/06/2018)

Trong những ngày qua, cùng với hiện tượng cá nuôi trong lồng bè của bàn con ngư dân ở Vĩnh Tân chết hàng loạt, mà theo người dân là do nhà máy điện than xả thải, còn có những tác động từ những phản ứng của dân chúng trước Luật đặc khu và luật an ninh mạng. Chính vì đó, chiều ngày 28/6, ông Nguyễn Ngọc Hai-Chủ tịch tỉnh Bình Thuận muốn đưa nhà máy điện than Vĩnh Tân vào diện "bảo vệ an ninh đặc biệt".

vn1

Cá trong lồng bè của người dân chết bị nghi ngờ là do nhà máy điện than Vĩnh Tân xả thải. Ảnh : Thủy sản Việt Nam

Một cuộc họp do chính quyền tỉnh Bình Thuận tổ chức có sự tham gia của các đơn vị chủ thầu tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) do ông Nguyễn Ngọc Hai chủ trì. Tại cuộc họp đó, ông Hai nhắc nhỡ các chủ đầu tư về vấn đề môi trường, nhằm tránh tạo ra những phản ứng từ dân chúng, nhất là các bãi tro xỉ đang ngày càng phình to như núi nhưng vẫn chưa tìm ra phương án xử lý.

Trong buổi họp, các quan chức cho biết bãi tro xỉ đã không còn hiện tượng khói bụi bay mịt mù do đã được lấy nước từ hồ Đá Bạc đưa về tưới.

Điều này khác với những gì người dân sinh sống ở gần nhà máy điện than Vĩnh Tân phản ánh. Theo họ, kể từ khi bãi tro xỉ phình to, để tránh hiện tượng tro xỉ phát tán ra môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, lãnh đạo nhà máy đã lấy nước biển lên tưới. Điều này được minh chứng qua việc nước mặn xâm nhập, các giếng nước của người dân trước đây sử dụng bình thường thì nay không uống được nữa, vì nước bị nhiễm mặn. Chưa hết, cây cối do dân chúng trồng đều bị nhiễm mặn mà chết. Cả vùng đều bị ngập úng trong nước mặn.

Chỉ mới cách đây vài tháng, chính miệng chính quyền tỉnh Bình Thuận đã đưa ra khuyến cáo người dân không nên sử dụng nước giếng cho sinh hoạt hàng ngày.
Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, từ ngày 15/6 tại Vĩnh Tân đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Chính quyền đã tổ chức họp dân để đưa ra kết luận. Tại đó, người đại diện cho chính quyền đã quanh co, đùn đẩy, chối trách nhiệm cho nhà máy điện than Vĩnh Tân. Nhưng phía người dân khẳng định, hiện tượng cá nuôi trong lồng bè của họ chết trong thời gian qua là do phía nhà máy xả thải, làm ảnh hưởng đến môi trường khiến cá chết hàng loạt. Trước đây khi chưa có nhà máy điện than người dân vẫn nuôi bè bình thường, nhưng kể từ khi có nhà máy cứ hàng năm lại xảy ra hiện tượng cá chết.

Chính vì vậy, rất nhiều người đã kéo nhau đến trước nhà máy điện than Vĩnh Tân để áp lực, buộc họ phải bồi thường cho số cá chết. Chính quyền cáo buộc việc người dân đi đòi quyền lợi là do "bị kích động" và đã đi vận động, khuyên bà con trở về để tránh trường hợp bạo loạn đã xảy ra hồi năm 2015.

Một lãnh đạo phía nhà máy điện than Vĩnh Tân cho biết ông đã kiến nghị lên chính phủ và Bộ công an cộng sản Việt Nam phải đưa Trung tâm điện lực Vĩnh Tân vào diện "bảo vệ an ninh đặc biệt". Có mặt tại đó, ông Nguyễn Ngọc Hai đồng ý với kiến nghị này.

Các động thái, việc làm của phía nhà máy và lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Thuận chỉ làm cho dư luận thêm bất bình. Trong khi người dân không có tấc sắt trong tay, quyền lợi họ bị xâm phạm. Thay vì đứng về phía người dân để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ, thì đằng này, chính quyền lại đứng về phía nhà máy điện than-tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường để "bảo vệ an ninh đặc biệt".

vn2

Bãi tro xỉ ở Vĩnh Tân. Ảnh : Tuổi Trẻ

Bên cạnh đó, thay vì đưa trung tâm điện lực Vĩnh Tân vào diện theo dõi kiểm soát đặc biệt về môi trường thì lại đi bảo vệ trung tâm gây ô nhiễm này. Tất cả những điều trên chỉ càng làm cho người dân ngày càng bất bình mà thôi.

Cho đến nay, các bãi tro xỉ của Trung tâm điện lực Vĩnh Tân đã chất cao như núi. Theo phía chính quyền ho biết, có gần 4 triệu m3 tro xỉ đang được đổ tại đây. Bình Thuận đang mùa gió, lượng tro phát tán ra môi trường là điều không thể tránh khỏi.

Một điều đáng quan ngại nữa là cho đến nay phía nhà máy vẫn không tìm ra phương cách để giảm bớt lượng tro xỉ này. Trước đây, phía nhà máy có ý định dùng tro xỉ để làm gạch không nung và bán cho nước ngoài để làm gạch. Tuy nhiên, do giá thành và các chất độc hại tồn đọng trong tro xỉ không được an toàn nên tro xỉ vẫn cứ chất đống ko tìm được nơi tiêu thụ.

Sắp tới đây là mùa mưa bão, lũ lụt với bãi tro xỉ đang phình to, chỉ cần một cơn lũ có thể sẽ cuốn phăng lượng tro xỉ tràn xuống đường, tràn qua nhà dân, làm tắc nghẽn con đường huyết mạch Bắc-Nam.

Người Quan Sát

*****************

Hải Phòng : Du khách chạy khỏi đảo Cát Bà vì hôi thối (Người Việt, 28/06/2018)

Nhiều du khách phải bỏ chạy khi nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối tràn từ dưới cống lên mặt đường ở trung tâm đảo Cát Bà.

vn3

Vịnh Cát Bà đang bị ô nhiễm bởi nước thải và các loại rác xả xuống mỗi ngày (Hình : VnExpress)

Ngày 27 tháng Sáu, nhiều du khách ở Cát Bà, Hải Phòng, nói rằng nước biển tại vịnh Cát Bà và vịnh Lan Hạ đang bị ô nhiễm, rác thải trôi nổi nhiều nơi.

Báo VnExpress tường thuật, trưa cùng ngày, nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối tràn từ dưới cống lên mặt đường tại trung tâm thị trấn Cát Bà, khiến nhiều du khách đang đi dạo nơi đây phải bỏ chạy.

Tin cho hay, các giới chức địa phương đã cho công nhân bơm nước biển rửa đường, ngăn nước thải tràn ra nhưng mùi hôi thối vẫn bốc lên từ các miệng cống. Công nhân cũng vớt rác trên vịnh, song không hết do rác thải quá nhiều. Các loại túi nylon, chai lọ, phao xốp vỡ vụn… vẫn trôi nổi trên mặt nước.

vn4

Nước biển gần bờ ở vịnh Cát Bà đổi sang màu xanh đen do ô nhiễm (Hình : VnExpress)

Ông Phạm Hồng Sơn, công nhân Ban Quản Lý vịnh Cát Bà cho biết, mỗi ngày ông cùng đồng nghiệp phải thu gom, vớt rác 3 lần tại vịnh Cát Bà. Nhưng do nhiều người dân địa phương, khách du lịch và cả ngư dân trên các tàu cá… thiếu ý thức, thường xuyên vứt rác xuống biển nên "thu gom bao nhiêu cũng không kịp".

Về việc nước biển gần bờ đổi màu, ông Sơn cho rằng do nước thải, chất thải từ trên bờ xả xuống không qua xử lý. "Những hôm thủy triều xuống thấp và khi nước lên, kết hợp với gió Nam từ biển thổi vào, cả khu trung tâm thị trấn Cát Bà nồng nặc mùi", ông Sơn nói.

Nói với báo VnExpress, ông Nguyễn Cộng Hòa, giám đốc Ban Quản Lý các vịnh ở Cát Bà, thừa nhận nước biển ở khu vực này đang bị ô nhiễm. Biển Cát Bà đầy rác một phần do rác từ Quảng Ninh theo dòng nước chảy sang. Trung bình mỗi ngày 2 đội thu gom rác tại 2 vịnh Cát Bà và Lan Hạ thu được khoảng 10 khối rác.

Trong khi đó, giải thích việc nước thải đổ xuống biển chưa qua xử lý gây ô nhiễm, ông Đặng Đình Hỏa, giám đốc công ty quản lý công trình đô thị Cát Hải cho biết, nhà máy xử lý nước thải do công ty vận hành được thiết kế công suất đáp ứng khoảng 2,000 khách mỗi ngày. Thế nhưng từ đầu năm 2017 đến nay, lượng khách ra đảo ngày càng đông, có ngày có đến cả chục ngàn khách nên nhà máy quá tải, dẫn đến việc nước thải tràn lên đường, chảy xuống biển. (Tr.N)

*******************

Nửa quả núi sạt lở, vùi lấp 24 ngôi nhà ở Lai Châu (Người Việt, 28/06/2018)

Nghe tiếng nổ lớn rồi ầm một cái, trong tích tắc, đất đá, nước lũ đã san phẳng cả một vùng khoảng 2 cây số ở xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, vùi lấp hàng chục căn nhà cùng nhiều ruộng, vườn của người dân nghèo.

vn5

Hiện trường vụ sạt lở (Hình : VnExpress)

Sau hơn 10 ngày mưa lớn, khoảng 4 giờ ngày 27 tháng Sáu, sườn núi phía trên bản Sáng Tùng, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, Lai Châu, đã đổ ụp xuống vùi lấp 24 căn nhà trong bản và cuốn phăng tất cả ao cá, ruộng vườn của người dân.

Nói với báo VnExpress ngày 28 tháng Sáu, ông Nguyễn Quốc Vương, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Sìn Hồ, cho biết nhận thấy nhiều vết nứt kéo dài trên sườn núi nên đêm 26 tháng Sáu, nhà chức trách địa phương đã di dời toàn bộ hộ dân với gần 300 nhân khẩu của bản Sáng Tùng đi nơi khác.

"Việc di dời được tiến hành trong đêm mưa lớn. Các hộ dân vừa đến nơi sống tạm trong nhà lều các bản khác trong xã an toàn thì núi sạt lở xuống bản", ông Vương nói.

vn6

Toàn bộ ruộng vườn, ao cá dài gần 2 cây số của người dân bị vùi lấp chỉ còn ngổn ngang những đất đá (Hình : Báo Giao Thông)

Theo ông Vương, lượng mưa đo được trong 24 giờ ở đây lên đến hơn 300 mm, kỷ lục trong 30 năm qua. "Có thể mưa nhiều làm mất độ kết dính ở núi nên dẫn đến sạt lở", ông Vương nhận định.

Trước đó, trận lũ quét cùng sạt lở đất làm 5 người ở xã Noong Hẻo, huyện Sìn Hồ mất tích là bà Lò Thị Đấng và con trai Lò Văn Dũng (14 tuổi) ; ông Lò Văn Phim (45 tuổi) và con gái Lò Thị Tăm (10 tuổi), Lò Văn Kiếm (15 tuổi).

Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, khoảng 8 giờ 50 sáng 27 tháng Sáu, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể em Kiếm trong hốc đá ven suối, sau đó bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng.

Theo phúc trình của "Ban Chỉ Đạo Trung Ương Về Phòng, Chống Thiên Tai" Việt Nam, tính đến cuối ngày 27 tháng Sáu, số người chết, mất tích, bị thương do mưa lũ, sạt lở đất ở các tỉnh phía Bắc tiếp tục tăng lên. Tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh, mưa lũ đã làm 22 người chết, 9 người mất tích, thiệt hại tài sản gần 500 tỷ đồng. (Tr.N)

**********************

Vụ áo phông lưỡi bò : 'Việt Nam để dành sự giận dữ' (BBC, 29/06/2018)

Có ý kiến cho rằng Việt Nam làm đúng khi chọn 'để dành' sự phẫn nộ của mình cho vấn đề nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc tăng cường quân sự hóa khu vực Biển Đông.

vn7

Bản đồ Trung Quốc với Đường lưỡi bò - Ảnh minh họa

'Sự kiềm chế đáng chú ý'

Một bài viết trên Channel New Asia mới đây nhắc đến vụ 'áo phông lưỡi bò' và dường như khen cách giải quyết của Hà Nội.

Mạng xã hội ở Việt Nam từng dậy sóng vì hình ảnh 14 du khách Trung Quốc mặc áo in hình bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò đang nhập cảnh sân bay quốc tế Cam Ranh hôm 13/5.

Những chiếc áo phông này được mua ở Trung Quốc, cuối cùng bị chính quyền Việt Nam tịch thu.

Tác giả Gary Sands cho rằng khi vụ việc 'áo phông' làm dấy lên vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa hai nước thì Việt Nam đã chọn một con đường lịch thiệp hơn để giải quyết sự việc.

Hà Nội chọn ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chỉ trích công khai rằng 'đây là hành động có tổ chức, được chuẩn bị và sắp xếp với ý định xấu thay vì là hành động ngẫu nhiên, tự phát bởi cá nhân các du khách".

Nhưng giới chức địa phương dường như được Bộ Công an yêu cầu không làm gì vượt quá việc tịch thu vật vi phạm, đối với các vụ việc tương tự trong tương lai.

Một số người Việt Nam phản ứng với cách giải quyết 'nhạt nhẽo' của chính quyền, cho rằng lẽ ra phải trục xuất lập tức các khách vi phạm.

Nhưng Hà Nội có lý do để có cách giải quyết như vậy, theo phân tích của Gary Sands.

Các nỗ lực trong nước có thể giúp củng cố các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Nhà triển lãm Hoàng Sa, nơi trưng bày các tài liệu cổ xưa hỗ trợ cho các tuyên bố của Việt Nam, là một ví dụ. Việt Nam cũng có thể thúc đẩy hơn nữa hỗ trợ từ quốc tế cho các tuyên bố chủ quyền của mình.

Do đó Hà Nội có vẻ hài lòng để cho sự cố áo phông in hình đường lưỡi bò lắng xuống.

Hà Nội có lý khi nhìn nhận sự cố này như một vấn đề ngoại giao nhỏ, và đang chọn 'để dành' sự phẫn nộ của mình cho vấn đề nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc tăng cường quân sự hóa khu vực Biển Đông, tác giả bài báo trên Channel New Asia nhận định.

Trước đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng các ý kiến của học giả Trung Quốc cho rằng Việt Nam thiếu tự tin trong vụ 'áo phông'.

Một vài ý kiến khác cũng trên tờ này nói Việt Nam có thể làm tổn hại các quan hệ song phương nếu cứ tiếp tục thổi phồng hay có những biện pháp hung hăng đối với các du khách Trung Quốc.

'Nên kiểm soát chặt du lịch 0 đồng'

vn8

Khách du lịch Trung Quốc ở Nha Trang

Về mặt du lịch, Gary Sands bình luận rằng Việt Nam có thể kiểm soát chặt hơn để không xảy ra các vụ việc tương tự.

Du khách Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 tổng số khách quốc tế tới Việt Nam.

Trong khi Việt Nam đón khoảng 1,36 triệu du khách Trung Quốc chỉ trong vòng ba tháng đầu năm, tăng 42,9 % so với cùng kỳ này năm ngoái, doanh thu mà khách du lịch Trung Quốc đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là câu hỏi, theo Channel New Asia.

Rất nhiều khách Trung Quốc vào Việt Nam theo các tua du lịch 'không đồng', được dẫn thẳng vào các nhà hàng và khách sạn Trung Quốc. Họ cũng sử đụng đồng yên, ví điện tử và các thiết bị thanh toán lưu động không phép để trốn thuế của Việt Nam.

Cán bộ xuất nhập cảnh có thể hạn chế số lượng khách du lịch Trung Quốc đi theo diện 'không đồng' và trừng phạt nghiêm khắc những người tổ chức tua bất hợp pháp cho khách Trung Quốc.

Đường lưỡi bò đã xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc từ năm 1947. Năm 2016, tòa trọng tài tại The Hague tuyên bố đường này là bất hợp pháp. Nhưng Trung Quốc phủ nhận phán quyết.

Quần đảo Hoàng Sa bị quân đội Trung Quốc chiếm năm 1974. Năm 1988, quân đội Trung Quốc một lần nữa giao chiến với quân Việt Nam tại Đá Gạc Ma, chiếm các bãi đá và đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa.

************************

VN làm gì với du khách '0 đồng' từ Trung Quốc ? (BBC, 25/06/2018)

Một nhà tư vấn nhắc lại vụ du khách Trung Quốc mặt áo T-shirt có đường Lưỡi bò để lên vấn đề hơn thiệt về kinh tế của luồng du khách Trung Quốc tới Việt Nam.

vn9

Du khách Trung Quốc ở Nha Trang

Viết trên trang eastasiaforum.org (23/06/2018), ông Gary Sands từ Wikistrat và cũng là một giám đốc của quỹ đầu tư Highway West Capital Advisors cho rằng Việt Nam chắc muốn để vụ áo T-shirt có hình lưỡi bò xảy ra hồi tháng 5 'chìm xuồng' đi.

Vấn đề tiếp theo và có vẻ lâu dài hơn là du khách Trung Quốc đem lại lợi ích thế nào cho Việt Nam.

Xu hướng chung và hiện tượng riêng

Theo một bài trên tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản (01/05/2018) trích dẫn số liệu từ Tổ chức du lịch thế giới LHQ nói du khách Trung Quốc chi tiêu 258 tỷ USD chỉ trong năm 2017.

Cùng thời gian, có tới 130,5 triệu du khách Trung Quốc đi ra nước ngoái, tăng ba lần so với một thập niên trước.

Điều này mang lại lợi nhuận cho kinh tế nhiều nước nhưng cũng gây ra vấn đề môi trường.

Vẫn trang báo này cho hay một thống kê của hãng Nielsen nói tính trung bình, một du khách Trung Quốc chi 3 nghìn USD ở Hàn Quốc, 2 nghìn 971 USD ở Singapore và 2 nghìn 952 USD ở Nhật Bản.

Nhưng ở Việt Nam, vấn đề hiện nay là có dòng du khách Trung Quốc chi tiêu 'không đồng' (zero-dollar).

Theo ông Gary Sand, du khách Trung Quốc nay chiếm gần một phần ba số khách nước ngoài đến Việt Nam.

Chỉ trong ba tháng đầu năm 2018 có 1,38 triệu du khách Trung Quốc đến Việt Nam, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2017, bài viết cho hay.

Nhưng "thu nhập từ dòng du khách Trung Quốc đóng góp vào kinh tế Việt Nam đang bị đặt câu hỏi".

"Nhiều người Trung Quốc đi các tour trả tiền trước, còn gọi là 'không đô la' vốn đưa họ tới các khách sạn, nhà hàng Trung Quốc. Du khách dùng đồng nhân dân tệ, các ứng dụng điện thoại thanh toán và các máy bán hàng không phép khi trả tiền để trốn thuế với Sở thuế ở Việt Nam", Gary Sands viết.

vn10

Trung Quốc có lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất trong năm 2016

Trang Dân Trí (16/05/2018) ghi nhận ý kiến chuyên gia về hiện tượng này.

Ông Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch được báo này trích lời nói về nhóm du khách Trung Quốc chi tiêu thấp, sang Việt Nam bằng đường bộ :

"...tại nhiều địa phương như Quảng Ninh, Nha Trang… xuất hiện hàng loạt các tour 0 đồng, các cửa hàng chỉ bán cho khách Trung Quốc. Điều này đã làm méo mó hình ảnh du lịch Việt và không mang lại nguồn thu đáng kể.

Bởi lẽ, du khách đến các nơi mua sắm đã được thỏa thuận trước, số tiền sau đó lại quay về Trung Quốc hoặc rơi vào tay các đối tác người Trung Quốc".

Trang báo Nhật cũng trích lời một người dân ở Quảng Ninh, Việt Nam, than phiền về cảm giác "như ở Trung Quốc, vì số lượng đông đảo du khách, biển hiệu tiếng Trung".

Báo này nói chỉ một ngày trung bình có 10 nghìn du khách Trung Quốc tới Quảng Ninh thăm Vịnh Hạ Long và trong ba tháng đầu năm 2017, 70% số khách đi tour trên 600 thuyền có giấy phép tại đây là người Trung Quốc.

Nay, ông Gary Sands cho rằng Việt Nam cần "làm mạnh hơn, quản lý chặt hơn, và Cơ quan Biên phòng cần hạn chế số du khách Trung Quốc đi các tour 'không đô la', và diệt trừ các hãng tổ chức tour trái phép".

vn11

Chỉ trong ba tháng đầu năm 2018 có 1,38 triệu du khách Trung Quốc đến Việt Nam'

Ông cũng nói, nhân vụ áo thun có hình Lưỡi bò, rằng Việt Nam cần làm mạnh hơn để nêu cao chủ quyền ở Hoàng Sa, như qua cách để Nhà Triển lãm Hoàng Sa trình bày các tài liệu từ thời cổ đại về chủ quyền của Việt Nam gần đây.

Theo ông, Việt Nam có thể học Đài Loan trong việc đánh động dư luận quốc tế để ủng hộ mình.

Gần đây, các hãng hàng không Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu của Trung Quốc bắt họ gọi Đài Loan là Trung Quốc trên các bảng hiệu hàng không.

Published in Việt Nam
dimanche, 06 mai 2018 08:59

Nha Trang rồi sẽ ra sao ?

Tôi đến thành phố Nha Trang lần đầu tiên từ khi còn rất bé. Những năm đó đường Trần Phú còn ngút ngàn dừa và phi lao dọc biển và những dãy phố chủ yếu là nhà hai tầng thấp lè tè. Trong ký ức của mình tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh mọi người mỗi buổi sáng lại chạy bộ hoặc đạp xe theo các con phố ra biển để tập thể dục, rồi tắm biển và ăn sáng ở đây rất nhiều. Đàn ông thì mặc quần đùi áo may ô ba lỗ, đàn bà thì mặc đồ ngủ, cứ thế nhảy xuống biển mà bơi rất tự nhiên, sau đó lại để nắng và gió cho khô mà trở về nhà. Cuộc sống lúc đó vô cùng giản dị và thanh bình. Các bạn có thể hình dung khung cảnh đó qua một số bức ảnh quý giá những năm 1960 còn sót lại cho đến ngày nay sau đây.

nhatrang1

Người Trung Quốc gom đất ở Nha Trang - Ảnh minh họa 

Rồi từ đó cho đến bây giờ cứ vài năm là tôi lại có dịp quay về đây, Nha Trang xưa trong ký ức của tôi cứ thay đổi dần dần và trở thành một nơi rất náo nhiệt.

Hàng chục nhà cao tầng mọc lên sát bờ biển. Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng nối tiếp nhau chạy dài trên con đường Trần Phú.

Phía xa kia ngoài biển Nha Trang thì khu Vinpearl với hệ cáp treo vượt biển hoành tráng nổi bật rực rỡ ngoài đảo Hòn Tre bất kể ngày đêm, nhưng vẫn nham nhở núi đồi hàng bao lâu nay như vết thương minh chứng cho một thành phố đã hoàn toàn đổi khác vì du lịch.

Trên đường phố hay trong các điểm tham quan, từng tốp du khách nước ngoài, đặc biệt là Nga và Trung Quốc nhiều vô kể đi lại nườm nượp. Các biển hiệu nhà hàng khách sạn thì cũng đầy những dòng chữ tiếng Nga và tiếng Trung để chào đón những vị khách ồn ào này.

Như Hạ Long, Móng Cái, Sapa ở phía Bắc hay Phú Quốc, Đà Nẵng ở phía Nam, Nha Trang ngày càng mất đi nhiều dáng vẻ duyên dáng xưa cũ của nó vì du lịch. Giá nhà đất và các dự án du lịch ở đây đang tăng chóng mặt. Tôi chẳng phải người Nha Trang. Tôi chỉ là kẻ lãng du thỉnh thoảng đến rồi đi. Vậy mà chỉ một chút ký ức có được trong tâm trí về Nha Trang xưa cũng làm cho tôi không khỏi băn khoăn khi nghĩ về tương lai của nơi này. Có nhiều bài báo cũng đề cập về chuyện thay đổi này lắm. Nhưng hầu hết mới chỉ đề cập đến tình trạng hỗn loạn trong quản lý du lịch do sức ép tăng đột biến của lượng du khách đến từ Trung Quốc, Nga... mà chưa có ý kiến nào đề cập sâu xa đến sự yếu kém trong tầm nhìn, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong quy hoạch xây dựng đô thị ở nơi này.

Những người bênh vực sự phát triển xô bồ ở Nha Trang có thể đưa ra lý lẽ rằng, nếu không phát triển kinh tế, không xây dựng cho kịp để thoả mãn nhu cầu của thị trường du lịch, Nha Trang sẽ mất đi nhiều cơ hội thu ngay ngoại tệ, mất đi sự đầu tư của rất nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước đổ về đây. Nếu ngày xưa Thái Lan không cho phát triển ồ ạt khu Pataya để phục vụ lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam thì liệu họ có thể có nhiều ngoại tệ để kiến tạo được Thái Lan giàu có và phát triển như ngày nay không v.v... Cách nghĩ này không phải chỉ có trong đầu quan chức, những người có trách nhiệm vạch ra đường lối và tổ chức thực hiện ở tầm vĩ mô các kế hoạch phát triển, mà còn là suy nghĩ phổ biến trong giới trí thức, trong doanh nhân và đại bộ phận dân cư ở tất cả các nơi có du lịch trên đất nước ta. Ai cũng cảm thấy khó chịu đôi chút trước mặt trái của phát triển, xong rồi lại chặc lưỡi cho qua, rồi tiếp tục cùng nhau lao vào công cuộc kiếm tiền.

Tôi không phải là người muốn từ chối sự phát triển. Ai trong chúng ta ngoài mong muốn cuộc sống cá nhân trở nên khấm khá hơn cũng đều mong muốn xã hội phát triển. Nhưng quan niệm phát triển thế nào sẽ vẫn còn là một vấn đề rất nhức đầu. Ai đã từng đi du lịch nước ngoài, bạn sẽ nghĩ thế nào nếu Venice nhung nhúc những con đò nhiều như lễ hội Chùa Hương, hay Paris toàn những khách sạn cao tầng xanh đỏ mọc lên át những công trình cổ có tuổi đời hàng thế kỷ để phục vụ du khách. Phát triển du lịch là điều cần có để xây dựng đất nước. Nhưng phát triển ồ ạt theo chiều rộng, bỏ qua tác động đến môi trường, đến cảnh quan, đến văn hoá... là cách làm nhanh nhất để phá hủy những di sản, vốn là điều làm nên sự độc đáo của bất cứ quần thể du lịch nào. Khai thác nhanh chóng kiểu này không khác gì việc chúng ta lao vào chặt phá gỗ của một khu rừng, không trồng thêm cây mới, không quan tâm đến hệ sinh thái của động vật, của thảo mộc, của vi sinh..., vốn có được từ trước qua quá trình tự nhiên trong hàng triệu năm phát triển. Những thứ đó đã mất rồi là mất vĩnh viễn, không thể nào tái tạo lại được.

Tôi biết đặt ra vấn đề này là động chạm rất lớn đến nhiều bên, cả phía cơ quan quản lý, cả phía doanh nghiệp khai thác du lịch, và cả những người dân đang hưởng thụ sự phát triển ồ ạt này. Nhưng nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ từ nhiều phía, rồi đây những nơi xinh đẹp như Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, hay Sơn Đoòng - Quảng Bình và nhiều nơi khác nữa trên đất nước chúng ta sẽ mất dần đi giá trị hấp dẫn vốn có. Một trăm năm nữa, đất nước sẽ còn gì, có gì là phụ thuộc vào chúng ta, những người hiện đang sống ở trên cõi này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 06/05/2018 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn

Tu viện Dòng Mến Thánh Giá và nhà thờ Thủ Thiêm sắp bị phá bỏ ? (Người Việt, 02/05/2018)

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 2 tháng Năm, lãnh đạo của nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn "yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo trong khu đô thị này (tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm) cũng như thu hồi đất của trường tiểu học Thủ Thiêm để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông theo đúng tiến độ".

thuthiem1

Một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Hình : Tuổi Trẻ)

Phát ngôn của lãnh đạo thành phố Sài Gòn được cho là hành động báo trước việc chính quyền sắp có biện pháp mạnh với hai cơ sở tôn giáo nêu trên.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trên bán đảo Thủ Thiêm ở quận 2. Dự án được phê duyệt từ năm 1996 và "được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế", theo báo Tuổi Trẻ.

Từ năm 2015, tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cùng với chùa Liên Trì, phải đối mặt với sức ép di dời để nhường đất cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Chùa Liên Trì là một trong số vài ngôi chùa còn lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất từ sau biến cố năm 1975. Ngày 8 tháng Chín, 2016, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn huy động tới 400 công an dùng vũ lực cưỡng chế chùa Liên Trì, làm dấy lên suy đoán kết cục tương tự sắp đến với tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm.

Năm ngoái, Tổng Lãnh sự quán Canada tại Sài Gòn đã lên tiếng về việc nhà cầm quyền thành phố này dự định phá dỡ tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm, đồng thời nói rằng đây là các di sản "còn lâu đời hơn cả Canada".

thuthiem2

Bí thư Thành ủy Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm dịp Tết Mậu Tuất 2018. (Hình : Người Lao Động)

Theo website của Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, thời vua Minh Mạng, đạo bị bách hại dữ dội, tàn phá các nhà thờ, tu viện. Nhiều tu viện bị phá hủy hoàn toàn, chính vì thế các nữ tu của các tu viện này đã chạy tứ tán khắp nơi. Một số gặp nhau ở Thủ Thiêm và dừng chân ở đây vào khoảng năm 1840.

Còn theo website Giáo Xứ Giáo Họ Việt Nam, nhà thờ Thủ Thiêm thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn hình thành từ năm 1859. Khi đó, nhiều giáo dân ở các nơi vùng Gia Định, Biên Hòa kéo đến sinh sống, cất nhà cửa. Lúc đó chính quyền đã bán rẻ đất cho dân và đặc biệt còn tặng cho các tín hữu một ngôi đình bỏ hoang gần chợ, rồi cho thêm đất đai… thế là một ngôi nhà thờ được hình thành. Cả hai cơ sở tôn giáo này đều đã được xây dựng hơn 150 năm.

Một chi tiết khác đáng lưu ý được công bố tại cuộc họp báo nêu trên là hiện các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn "không tìm thấy" bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo bản quyết định ngày 4 tháng Sáu, 1996 của thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án.

Cũng cần nhắc lại, ngay trước Tết Mậu Tuất, hôm 9 tháng Hai, 2018, báo Người Lao Động cho hay Bí thư Thành ủy Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân đến thăm và chúc Tết các soeur ở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Tờ báo viết : "Bí thư Nhân ân cần thăm hỏi tình hình hoạt động và mong Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm luôn giữ vững đức tin. Ông chúc các soeur năm mới mạnh khỏe, góp phần làm cho cuộc sống đồng bào bình yên nhằm chung sức xây dựng và phát triển đất nước". (T.K.)

****************

Giải trình ‘mật’ của phó bí thư Thành ủy Sài Gòn bị rò rỉ (Người Việt, 02/05/2018)

Chỉ vài ngày trước hạn chót 8 tháng Năm buộc Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Sài Gòn báo cáo về vụ bán 32.4 ha đất Phước Kiển, một văn bản giải trình vụ việc được cho là của Phó Bí thư thường trực Thành ủy Sài Gòn Tất Thành Cang đã bị rò rỉ.

thuthiem3

Ông Tất Thành Cang (áo xanh). (Hình : Báo Pháp Luật)

Ông Cang là nhân vật chính trong thương vụ công ty đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy Sài Gòn) bán khu đất ở huyện Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ 1.290.000 đồng (56,7 USD)/m2 hồi tháng Sáu, 2017.

Vụ việc cũng làm lộ ra chuyện Thành ủy Sài Gòn mua bán đất với nhiều khuất tất và nghi vấn về việc cấu kết "lợi ích nhóm" với các doanh nghiệp bất động sản.

Ông Cang bị cáo buộc chịu trách nhiệm chính về việc "gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng (hơn 87,9 triệu USD) trong vụ này.

Nhiều Facebooker share văn bản giải trình vụ bán đất Phước Kiển đóng dấu "mật" của ông Cang và dự báo phen này ông Tất Thành Cang sẽ "thành than" trong "cái lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Văn bản nhiều trang giấy đề ngày 25 tháng Tư, 2018, được cho là của ông Cang ghi : "Tôi xin có ý kiến giải trình, nhận trách nhiệm cá nhân trước tập thể thường trực Thành ủy về thiếu sót và thiếu cẩn trọng của mình, qua đây nghiêm túc rút kinh nghiệm".

Ông Cang cũng viết thêm : "Bản thân tôi nhận thức đây [khu đất bán cho Quốc Cường Gia Lai] không phải là đất công sản, không phải là tài sản công".

Ông Cang "nhận trách nhiệm là có thiếu sót, chưa yêu cầu cụ thể để Văn Phòng Thành ủy, công ty Tân Thuận phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước kịp thời trợ giúp thẩm định lại theo giá thị trường trước khi ký hợp đồng [bán đất cho Quốc Cường Gia Lai]".

"Xin khẳng định bản thân tôi không có ý lạm quyền và vấn đề này theo điều lệ công ty thuộc thẩm quyền Hội Đồng Thành Viên và Văn Phòng Thành ủy. Tuy nhiên, khi đã cho xử lý việc này, tôi xin nhận khuyết điểm việc không báo cáo…", những lời được cho là của ông Cang trong các trang văn bản bị rò rỉ.

Hôm 19 tháng Tư, 2018, báo Tiền Phong đưa tin : "Một ngày sau khi nhập viện theo dõi các dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, ông Tất Thành Cang, ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành ủy Sài Gòn đã ổn định sức khỏe và xuất viện, xóa tan đồn đoán ông bị bệnh nặng".

Trước khi xảy ra vụ bê bối bán đất cho Quốc Cường Gia Lai, ông Cang thường được truyền thông "lề phải" ghi nhận là chuyên gia "lên lớp giáo huấn" về đạo đức cán bộ đảng viên.

Hôm 17 tháng Tư, 2018, báo Pháp Luật dẫn phát ngôn của ông Cang : "Cần phát huy việc nắm bắt dư luận xã hội để nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, nhân dân của địa phương, đơn vị mình và tập trung chỉ đạo xử lý, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư, hạn chế những vấn đề phát sinh dẫn đến việc phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân", tờ báo trích lời ông Cang.(T.K.)

**********************

79 người chết trong kỳ nghỉ dài ngày ở Việt Nam (CaliToday, 02/05/2018)

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông, sau 4 ngày nghỉ cả nước Việt Nam xảy ra 113 vụ tai nạn giao thông làm chết 79 người và cũng bị thương 79 người.

thuthiem4

Một vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam. Ảnh : Vnexpress

Đại đa phần các vụ tai nạn giao thông đều xảy ra trên đường bộ với tất cả 113 vụ. Theo Ủy ban An toàn giao thông, số vụ tai nạn giảm hơn so với năm ngoái và số người tử nạn cũng ít hơn.

Các con số trên chỉ phần nào phản ánh tình trạng giao thông tệ hại ở Việt Nam chưa được cải thiện. Cứ trung bình mỗi năm có đến cả vạn người chết do tai nạn giao thông ở Việt Nam. Nếu tính ra, cứ mỗi ngày có đến 30 người chết do tai nạn giao thông. Vậy nhưng, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông trong 4 ngày lễ chỉ có 79 người chết, những con số này được các báo dẫn lại khiến cho dư luận không khỏi thắc mắc.

Tại nhiều địa phương, vì để không mất điểm thi đua nên lãnh đạo không công bố số người chết do tai nạn.

Ở Việt Nam, rất nhiều cơ quan, ban ngành được lập ra nhưng không rõ chức năng của nó là gì, Ủy ban An toàn giao thông là một trong số đó. Cho đến nay, ủy ban này chưa hề có bất cứ đề xuất nào hữu hiệu nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn xảy ra. Sau khi các vụ tai nạn xảy ra, thông qua các tờ báo, truyền thông trong nước thường đổ thừa phần lỗi cho người dân "thiếu ý thức khi tham gia giao thông". Trong khi tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay.

Trên diễn đàn của các nhà báo trong nước, đã có ý kiến đề ra nên giải tán Ủy ban An toàn giao thông vì cơ quan này ngoài việc tiêu tốn ngân sách nhà nước thì chẳng có bất cứ đề xuất nào cho việc hạn chế các vụ tai nạn. Công việc của cơ quan này chỉ là thống kê số người chết trong những dịp nghỉ lễ, hoặc cung cấp các con số tai nạn vào mỗi cuối năm mà thôi.

Trước đây, khi Ủy ban An toàn giao thông chưa được thành lập, các con số thương vong được cung cấp cho tỉnh, rồi từ tỉnh gởi lên Trung ương. Từ Ủy ban An toàn giao thông được thành lập, cơ quan này là nơi tiếp nhận các con số về vụ tai nạn giao thông. Nhiệm vụ của cơ quan này chỉ là như vậy.

Trong các ngày nghỉ lễ, lực lượng cảnh sát giao thông vẫn làm việc, nhưng chỉ để tìm cách để phạt người dân nhằm tăng thu ngân sách.

Người Quan Sát

*********************

Gần 2 triệu khách Trung Quốc đến Việt Nam trong 4 tháng (RFA, 02/05/2018)

Việt Nam đã đón tiếp tổng cộng khoảng 1 triệu 800 ngàn khách du lịch Trung Quốc trong vòng 4 tháng qua, chiếm 32% trong tổng số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, tăng hơn 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết như vậy hôm 30/4.

thuthiem5

Du khách Trung Quốc thăm quan phố cổ Hội An - AFP

Trong 4 tháng qua, Việt Nam đã đón hơn 5 triệu 500 ngàn khách du lịch nước ngoài, tăng hơn 29% so với năm ngoái, trong đó khách du lịch từ Nam Hàn có mức tăng cao nhất là 67,3%, tiếp theo đó là Phần Lan và Trung Quốc.

Vào năm ngoái, khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 12 triệu người, tăng hơn 29% so với năm trước đó.

Báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc xếp tăng trưởng du lịch của Việt Nam vào hàng thứ 7 trên toàn cầu và là nước Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 nước có tăng trưởng du lịch cao như vậy.

Chính phủ Việt Nam thời gian qua cũng đã bật đèn xanh cho việc phát triển du lịch, coi du lịch là một động lực giúp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Du lịch được hy vọng có thể đóng góp 10% GDP của Việt Nam từ nay đến năm 2020 khi Việt Nam dự kiến đón 20 triệu khách du lịch nước ngoài với doanh thu đạt 35 tỷ đô la.

Mặc dù vậy Việt Nam vẫn còn thua Thái Lan về số khách du lịch nước ngoài. Theo Bloomberg, Thái Lan dự kiến sẽ đón 37 triệu du khách nước ngoài trong năm nay.

Published in Việt Nam

Chính quyền Việt Nam có thể đối phó Công đoàn độc lập trong EVFTA như thế nào ? (CaliToday, 27/03/2018)

Một cựu cán bộ công đoàn nhà nước nhưng mang quan điểm cấp tiến cho biết rằng từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2016, các cơ quan về lao động như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã không nhận được chỉ thị nào của Chính phủ và đảng về triển khai Công đoàn độc lập, mà chỉ có những động tác nâng cao vai trò công đoàn nhà nước" như một cách đối phó thuần túy với quốc tế.

vn1

EVFTA - Ảnh : VTC News

Năm 2018 đang trở về bầu không khí "Việt Nam sắp vào TPP" của năm 2015. Một lần nữa, công đoàn độc lập lại được giới chóp bu Việt Nam mang ra hứa hẹn như một "món quà" để Liên Hiệp Châu Âu (EU) sớm phê chuẩn EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU).

Lời hứa hẹn mới nhất là "đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được hoàn tất", do Đại sứ Vương Thừa Phong – Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU – đưa ra.

Nhưng trước khi EVFTA được Quốc hội Châu Âu thông qua, chính thể độc đảng ở Việt Nam phải làm một số động tác triển khai Công đoàn độc lập.

Dấu hỏi rất lớn xoáy vào "lòng thành tâm" của chính quyền Việt Nam : liệu trong vài ba năm tới họ sẽ có được một chút thành thật để ban hành quy định về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập cho công nhân, hay chỉ là những động tác mị dân, tuyên truyền nửa vời về công đoàn độc lập trong khi không làm bất kỳ điều gì để thúc đẩy tính thực tiễn của định chết này ?

Hãy nhìn lại "lòng thành tâm" của chính quyền Việt Nam trong thời gian chuẩn bị vào TPP và do đó bắt buộc phải làm một số bước để triển khai công đoàn độc lập như cam kết của họ với người Mỹ.

Vào năm 2017 khi chóp bu Việt Nam đang cố gắng vận động EU phê chuẩn EVFTA, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt (người bên phải), đã bị công an Nghệ An bắt giam, để vào đầu năm 2018 bị xử án nặng nề đến 14 năm tù giam.

Vào cuối năm 2015, đã xuất hiện những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy chính quyền Việt Nam muốn "đi tắt đón đầu" cơ chế Công đoàn độc lập bằng một phương châm duy nhất : Quốc doanh hóa Công đoàn độc lập. Tức tập dượt càng sớm càng tốt cho các công đoàn quốc doanh "chủ động tổ chức đình công" cho công nhân và hy vọng qua đó sẽ thu hút được số đông công nhân, thay vì để cho công nhân rơi vào tầm ảnh hưởng của những tổ chức công đoàn độc lập hoàn toàn không chịu sự lãnh đạo của đảng và nhà nước.

Nói trắng ra là "đình công cuội", như lịch sử đương đại của đảng đã một số lần tổ chức "biểu tình cuội".

Đến năm 2016, khoảng hơn hai tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, bắt đầu xuất hiện vài dấu hiệu cho thấy chính quyền Việt Nam, sau một thời gian cố tình trì hoãn, đã phải thúc đẩy việc "thí điểm" định chế Công đoàn độc lập – một điều kiện tiên quyết để Việt Nam được vào TPP.

Trong lúc giới dư luận viên – mà có thể hiểu phía sau giới này là các cơ quan tuyên giáo và công an – dần chuyển giọng theo cách "Sự xuất hiện của công đoàn độc lập sẽ giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, tuy nhiên không ai có thể khẳng định tất cả các công đoàn độc lập đều hoạt động vì mục đích tốt đẹp như vậy", dấu hiệu hiện lên rõ nhất đến từ cuộc làm việc của Đinh La Thăng – khi đó còn Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – với Liên đoàn Lao Động Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23/8/2016. Tại đây, nhân vật có tần suất lên báo dày đặc nhất trong các chính khách Việt bất ngờ cho rằng yêu cầu đình công của công nhân là chính đáng và còn đặt câu hỏi : "Sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân ?". Thậm chí ông Thăng còn phát ra đánh giá "chưa thành công là do tổ chức công đoàn chưa mạnh dạn làm việc đó", và yêu cầu Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh nếu chưa tổ chức thành công thì cứ mạnh dạn tổ chức cho thành công.

Hiện tượng chưa từng có nói trên là trái ngược hoàn toàn với toàn bộ những gì mà đảng đã quyết liệt bài bác, chỉ trích Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ trước, gán ghép Công đoàn độc lập với Công đoàn Đoàn kết và coi đó là "một thủ đoạn nguy hiểm của Diễn biến hòa bình", đồng thời cấm tiệt tất cả các cuộc đình công của công nhân Việt Nam đúng theo lối trả lời thật thà "Chưa bao giờ !" của Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh Trần Kim Yến trước câu hỏi "Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa ?" của Bí thư Thăng.

Cũng vào năm 2016, một chiến dịch tuyên truyền cho việc Việt Nam sắp vào TPP với đủ thứ lợi ích đã một lần nữa được tung lên mặt báo chí nhà nước, kèm theo vài ẩn ý về việc "sẽ sửa luật Lao động, đặc biệt là chương về Công đoàn và những cam kết về lao động quốc tế".

Như vậy, phải suýt soát một năm kể từ khi Việt Nam hoàn tất đàm phán song phương về TPP, chế độ mới nhúc nhích "sửa luật".

Thế còn số phận của các nhà hoạt động công đoàn độc lập thì ra sao ?

Vào tháng 12/2015, mọi chuyện trở lại không khí "qua cầu rút ván" như sau khi Việt Nam được vào WTO năm 2007 : hai nhà hoạt động công đoàn là Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA, đã bị công an Đồng Nai câu lưu và đánh đập khi họ cùng với luật sư tư vấn đến công ty Yupoong Vietnam ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, để bảo vệ quyền lợi cho các công nhân tại đây.

Tình trạng đánh đập và bắt giữ vô lối trên xứng đáng là một cái tát đối với những hứa hẹn bất tận của giới lãnh đạo Việt Nam trước quốc tế. Trong thực tế, chính quyền Việt Nam đã vi phạm cam kết về Công đoàn độc lập ngay từ khi TPP còn chưa ráo mực.

Còn vào năm 2017 khi chóp bu Việt Nam đang cố gắng vận động EU phê chuẩn EVFTA, hai nhà hoạt động Trương Minh Đức và Hoàng Bình – đều là Phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, đã bị công an bắt giam. Riêng Hoàng Bình đã bị đưa ra xét xử sớm vào đầu năm 2018 với mức án nặng nề đến 14 năm tù giam.

Trong khi đó, kịch bản "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đi nước ngoài để trao đổi và hợp tác với bạn" lại tái hiện. Nhưng thay cho đi Mỹ trước đây, cơ quan này đang đi Châu Âu, dĩ nhiên cũng bằng tiền đóng thuế của dân Việt, được hiểu như một cách quảng bá cho phương châm "quốc doanh hóa công đoàn độc lập" trong một chế độ quá ít quan tâm đến lợi ích người lao động và không có chỗ tồn tại cho Xã hội dân sự.

Thiền Lâm

*****************

Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất tại các nhà máy điện tử tại Việt Nam (RFA, 27/03/2018)

Theo báo cáo của IPEN, các nữ công nhân được phỏng vấn cho biết, điều kiện làm việc tại các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên khiến cho người lao động cảm thấy rất mệt mỏi : liên tục phải đứng máy từ 9 đến 12h, mức độ ồn cao vượt quá giới hạn dẫn đến nhiều trường hợp sảy thai hoặc vô sinh...

vn2

Công nhân tại nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử Samsung Electronics Vietnam - Vietnamnet

Khi được hỏi về thực trạng này, anh Cường, một công nhân phụ trách khâu vận hành máy của Samsung Việt Nam thừa nhận là có ; tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó thì mọi người đều không có được thông tin cụ thể, cùng với đó là điều kiện kinh tế và nhận thức còn hạn chế nên ngay cả những người trực tiếp bị ảnh hưởng cũng không biết được lý do chính xác vì sao :

"Cái này thì không ai dám khẳng định được, kể cả bên y tế họ cũng không dám khẳng định. Bên bọn em cũng có bộ phận chăm sóc y tế mà. Nhiều người họ sảy thai là do cơ địa chứ không phải vì công việc còn vô sinh thì…ở đây cũng vẫn có nhiều người đẻ bình thường. Nhưng cũng có thể do tác động của môi trường, có khi vì người ta đi làm đêm nhiều…".

Trao đổi với đài RFA, tiến sĩ hóa công nghệ Nguyễn Lanh cho biết, tại các nhà máy Samsung nói riêng và các nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử nói chung, người lao động có nguy cơ bị nhiễm độc về dung môi từ các loại hóa chất tẩy rửa mà hầu hết công nhân đều cho rằng vô hại. Theo ông trên thực tế các loại dung dịch này không phải là chất độc cấp tính gây ra những phản ứng hóa học cụ thể tức thời, tuy nhiên, khi tiếp xúc trong một thời gian dài, nhiều người có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi là do phản ứng với các loại hóa chất trên :

"Sức đề kháng của người ta sẽ yếu dần và có thể sẽ sinh ra những đại bệnh khác nhau, thậm chí ung thư cũng có thể có. 6 tháng đến 1 năm thì người ta chưa thể hình dung ra được điều gì cả và người ta vẫn nghĩ rằng điều đó chưa có tác dụng gì đáng kể và như vậy là không sao, thế nhưng hậu quả của nó rất là lâu dài mà nhanh thì năm bảy năm, chậm thì một hai chục năm thì chất độc nó mới phát tác ra".

Ông Nguyễn Lanh cũng cho rằng do tính chất tác động từ từ và lâu dài nên rất khó cho các nhà chuyên môn để đánh giá và nhận định được mức độ độc hại của các loại hóa chất dung môi. Bên cạnh đó, hình thức nhiễm độc này ảnh hưởng theo tỷ lệ xác suất chứ không tác động đến toàn bộ những người có tiếp xúc để có thể đưa ra được phương án xử lý.

"Sức khoẻ, sức đề kháng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là dễ bị sảy thai. Đa phần nó tác động đến các tế bào non, mà thai thì là một tế bào non, thứ hai là tế bào máu chịu tác động mạnh nhất cũng giống như phóng xạ hay hóa chất thì tế bào già như cơ thể con người thì không bị ảnh hưởng mấy nhưng những bộ phận sinh ra tế bào non sẽ bị ảnh hưởng, như thai chẳng hạn, con cái sẽ bị dị tật".

Trước câu hỏi các cơ quan bảo vệ quyền lợi của người lao động có biện pháp hỗ trợ nào nhằm giảm thiểu tình trạng trên, ông Đỗ Quang Vinh, nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương cho biết các công tác thanh kiểm tra được tiến hành mỗi 2 năm/lần với các quy định chặt chẽ, tuy nhiên, ông này lại đổ lỗi cho người lao động :

"Thực ra mà nói họ học nhưng có tôn trọng đâu, toàn dân lúa nước đi học, nông nghiệp đi làm công nghiệp cứ nói trước quên sau ấm a ấm ớ, kiểm tra kiểm soát thì không tốt nên mới như thế. Tất cả những người đã đi học rồi sau này lại ném chữ trả thầy".

Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người lao động bởi theo lời của chính những công nhân thì doanh nhiệp không trạng bị cho người lao động những kiến thức về nguy cơ phơi nhiễm hóa chất. Bên cạnh đó việc theo dõi tuân thủ cũng lơ là.

Anh Cường cho biết thực tế tại Samsung Việt Nam :

"Bảo hộ lao động ở đây chủ yếu là đeo găng tay, khẩu trang với kính nhưng mà e thấy nếu mà họ không đeo thì cũng chẳng sao cả".

Ngoài ra, theo tiến sĩ Nguyễn Lanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạn chế những rủi ro phát tán hóa chất tại các phân xưởng bằng việc đảm bảo hệ thống thông khí tốt hơn, trang bị quạt gió và tránh đọng khí cũng như giảm nồng độ khí tại môi trường làm việc.

Quan trọng hơn nữa là phải thường xuyên truyền tải thông tin đầy đủ đến công nhân để họ tự ý thức được mức độ rủi ro đối với sức khoẻ, từ đó thực hiện đầy đủ mọi qui định an toàn lao động.

Mỹ Lan

*********************

Việt Nam tiếp tục khai thác cát : Môi trường sống bị ảnh hưởng thế nào ? (RFA, 26/03/2018)

Tạp chí nationalgeographic.com, vào trung tuần tháng 3 đăng tải thông tin và hình ảnh về mối đe dọa từ khai thác cát đến hệ sinh thái và môi trường sống ở khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được cho là bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

vn3

Những chiếc thuyền chở cát trên sông Hồng ở Hà Nội hôm 2/8/2017- AFP

Hậu quả do khai thác cát

Hai tác giả Vince Beiser và Sim Chi Yin đề cập đến Việt Nam như là một ví dụ điển hình trong dự án nghiên cứu của họ về khủng hoảng cát toàn cầu và tác động từ việc khai thác cát.

Bài viết của Vince Beiser và Sim Chi Yin được phổ biến trên nationalgeographic.com, vào ngày 15/03/18 ghi lại lời kể của bà Hà Thị Bé, 67 tuổi, một cư dân ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp mô tả cảm giác bàng hoàng và sợ hãi của bà khi bất thình lình căn nhà và quán cà phê nhỏ bị cuốn phăng mất hút dưới lòng sông Tiền. Bà Bé nói rằng bà cùng người con trai đã kịp chạy ra ngoài và tất cả những gì gầy dựng được bị mất trắng trong phút chốc. Bà Bé còn nhấn mạnh nếu xảy ra vào ban đêm, thì có thể cả bà và con mình bị mất mạng.

Theo ghi nhận của Vince Beiser và Sim Chi Yin không chỉ có mỗi trường hợp của bà Hà Thị Bé, mà rất nhiều người dân sinh sống dọc bờ sông Tiền tỏ ra lo lắng vì không biết khi nào tình cảnh tương tự sẽ xảy ra cho họ. Giới chức chính quyền địa phương cho biết tình trạng sạt lở đất ở ven sông đã xảy ra từ năm 2011 cho đến nay, và nguyên nhân chủ chốt là do khai thác cát gây nên. Chuyên gia sinh thái Đồng bằng Sông Cửu Long-Nguyễn Hữu Thiện từng lên tiếng với RFA :

"Chuyện sạt lở xảy ra trên dòng chính sông Tiền, sông Hậu đoạn phía thượng lưu của Đồng bằng sông Cửu Long : Châu Đốc, Hồng Ngự sạt lở dữ dội. Bởi vì khi khai thác cát làm dòng sông sâu đi, nước chảy xiết ở bên dưới và ăn ngầm dưới chân gọi là ‘ăn hàm ếch’. Đến lúc một khối lớn bên trên bị đổ xuống sông".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, tình trạng xói mòn và sạt lở xảy ra ở khắp các con sông tại Việt Nam. Một cư dân ở gần khu du lịch Rừng Gọi, sông Đồng Nai, vào tháng 4 năm 2017 cho biết tình trạng sạt lở xảy ra từ năm 2015 do khai thác cát :

"Tôi với những người dân ở đây từ năm 2000, cả chục năm cái cồn chỗ khu du lịch Rừng Gọi chưa bao giờ bị sạt, mà chỉ cách đây hai năm làm mất đi gần 3 sào đất của dân".

Anh Trần Điển, một người dân ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nói về tình trạng sạt lở ở sông Lô :

"Ngày xưa người ta thu hoạch được bao nhiêu lúa, ngô…Việc khai thác cát sỏi này đã làm cho lở sạch từ đồi núi đến ruộng đồng, đến soi bãi lở hết, thậm chí đến nhà của người dân cũng bị lở".

Vince Beiser và Sim Chi Yin ghi nhận các thị trấn và làng xã ở Đồng bằng Sông Cửu Long và tại nhiều con sông khác ở Việt Nam bị sạt lở do tình trạng nạo vét cát ; ruộng đồng, ao cá, hàng quán, nhà cửa đều bị cuốn trôi trong những năm gần đây. Đã có ít nhất 1200 gia đình được di chuyển chổ ở và Chính phủ Việt Nam ước tính có khoảng hơn 500 ngàn người ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải chuyển đi khỏi vùng đất bị sạt lở.

Trong bài viết, Vince Beiser và Sim Chi Yin nêu lên một điều đáng quan tâm nữa là việc khai thác cát ở Việt Nam còn tạo ra một mối nguy hiểm, góp phần làm cho Đồng bằng Sông Cửu Long bị biến mất dần dần.

Hai tác giả đưa ra dẫn chứng trong nhiều thế kỷ, lưu vực Sông Mekong được bổ sung bởi trầm tích từ các dãy núi Trung Á chảy xuôi xuống dòng Mekong. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong khai thác lượng lớn cát từ lòng sông. Theo ba nhà nghiên cứu người Pháp, trong một báo cáo công bố hồi năm 2013 cho biết khoảng 50 triệu tấn cát được khai thác chỉ trong năm 2011. Trong khi đó, 5 đập thủy điện lớn được xây dựng trong những năm qua trên lưu vực sông Mekong và 12 đập khác cũng được xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong tại Trung Quốc, Lào và Campuchia. Các đập thủy điện này làm giảm lưu lượng trầm tích xuống đồng bằng. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Marc Goichot, thì dòng chảy của trầm tích đã giảm đi một nửa, và với tỷ lệ này khiến cho gần một nửa đồng bằng lưu vực Sông Mekong sẽ bị xóa sổ vào cuối thế kỷ 21.

Vai trò quản lý của Nhà nước

Giới chuyên gia ở trong nước cũng cảnh báo môi trường sống và hệ sinh thái ở lưu vực sông bị tác hại nghiêm trọng bởi sự khai thác cát, mà họ cho là "khai thác một cách vô tội vạ", như lời khẳng định của Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện rằng cần phải nhận thức cát là một nguồn tài nguyên quý, không phải loại vật liệu bình thường dùng để sử dụng cho xây dựng mà thôi. Các chuyên gia cho rằng việc khai thác cát không được kiểm soát tại Việt Nam là một mối nguy hiểm.

vn4

Ảnh minh họa : Khai thác cát trên sông ở Việt Nam. RFA

Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, diễn ra trong hạ tuần tháng 3 năm 2017, Cục trưởng Cục Đường thủy Nội địa, ông Hoàng Hồng Giang báo cáo có 600 mỏ khai thác cát trên các tuyến sông ở Việt Nam, trong đó có 166 dự án địa phương cấp song song với việc nạo vét luồng tuyến và bên cạnh đó "cát tặc" cũng khai thác trái phép.

Truyền thông quốc nội, trong tháng 3 năm 2017, cũng liên tục đưa tin về thực trạng khai thác cát, mà theo kết luận của thanh tra Bộ Giao thông vận tải khẳng định có dấu hiệu thao túng của nhóm lợi ích. Vince Beiser và Sim Chi Yin dẫn lời của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình rằng việc khai thác cát trên sông bất hợp pháp vẫn tiếp diễn bởi sự buông lỏng của chính quyền địa phương, kể cả còn bảo kê cho các hoạt động khai thác cát.

Vào tháng 7 năm ngoái, tại Hội nghị trực tuyến tìm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát sỏi, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành đẩy mạnh công tác và thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong khai thác cát, sỏi trái phép tại địa phương. Mặc dù vậy, Cục trưởng Cục Đường thủy Nội địa nhấn mạnh rằng lợi ích từ khai thác cát rất lớn cộng với sự chồng lấn trách nhiệm giữa các bên và do va chạm lợi ích nên "cát tặc" có thể đe dọa các cơ quan chức năng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng trước tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý hiện nay, Bộ Giao thông vận tải và địa phương nên thống nhất trong việc cấp phép khai thác, đảm bảo quyền lợi của các bên. Đồng quan điểm, Tiến sĩ Dương Văn Ni, một nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ cho biết ý kiến của ông :

"Tôi cho rằng việc này nhà nước phải ngồi lại, làm sao có một đầu mối chịu trách nhiệm về tài nguyên cát này. Hiện giờ nó đang chồng chéo giữa trung ương, địa phương, giữa các bộ với nhau, giữa các ngành với nhau. Bộ giao thông vận tải vẫn có thể làm được chuyện riêng của họ, rồi bộ nào khác cũng làm nữa thì vấn đề bất cập vẫn tiếp tục diễn ra".

Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia trong nước nói rằng Chính phủ kể từ năm ngoái chú ý nhiều hơn đến hoạt động khai thác cát tràn lan ở Việt Nam, cũng như nỗ lực để quản lý hoạt động này một cách hiệu quả. Thế nhưng, giới chuyên gia lại cho rằng qua những đánh giá về tác động môi trường bởi khai thác cát, mà họ cảnh báo cần phải chấm dứt hoạt động này, thì các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Hòa Ái

********************

Khách Trung Quốc tràn ngập tại Hạ Long (RFA, 26/03/2018)

Thời gian gần đây, kể từ khi xuất hiện tour du lịch 0 đồng, lượng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam được ghi nhận tăng một cách chóng mặt. Một trong những địa điểm du lịch có mật độ khách Trung Quốc dày đặc nhất là thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Truyền thông cho biết có những ngày bình quân 15.000 lượt khách Trung Quốc/ ngày đến nơi đây, trong đó đến 70% vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái bằng đường bộ.

vn5

Du khách Trung Quốc thăm phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Courtesy photo

Một người dân vừa đi thăm vịnh Hạ Long tuần trước, chia sẻ với chúng tôi về tình trạng hỗn loạn, chật ních người Trung Quốc ở Hạ Long :

Thực tế đúng là đông, và nó gây ra những hệ lụy phiền toái cho ngành du lịch bởi vì khách Trung Quốc đi đến đâu cũng rất ồn ào và họ hành xử đôi khi không theo những chuẩn mực của con người văn minh, cho nên rất phiền toái. Họ ồn ào, khạc nhổ bừa bãi, nói năng thì gào tướng cả lên.

Vài ngày trước, báo chí loan tải một câu chuyện về một vị khách du lịch người Pháp đến thành phố Hạ Long. Cô gái Pháp cảm thấy lạ lẫm hết sức khi mà ở bất cứ nơi nào cô tới từ nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch đều là những biển hiệu tiếng Trung Quốc thay vì tiếng Việt và tiếng Anh. Cuối cùng cô gái tỏ ra hết sức bất ngờ với câu hỏi : "Lãnh thổ Việt Nam mà sao toàn thấy dân Trung Quốc ?".

Trước đó, nhiều người dân lên tiếng phản ánh tình trạng nhiều cửa hàng ở Hạ Long treo biển tiếng Trung, nhân viên nói tiếng Trung, giao dịch bằng nhân dân tệ và chỉ bán đồ cho người Trung Quốc. Sau đó đích thân ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải yêu cầu tỉnh Quảng Ninh kiểm tra và xử lý tình trạng này.

Khách Trung Quốc đến Việt Nam không chỉ dừng chân tại vịnh Hạ Long mà hầu như đều có mặt tại các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước. Tổng cục Du lịch Việt Nam năm ngoái cho biết chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm, lượng du khách Trung Hoa tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Một người dân ở Đà Nẵng bày tỏ sự e ngại về chủ quyền lãnh hải của Việt Nam khi có quá nhiều người Trung Quốc "thâm nhập" vào Việt Nam :

"Đó là chưa kể đến những người hướng dẫn viên du lịch hay những khách du lịch từ Trung Quốc qua, rất nhiều trường hợp họ đem bản đồ hình lưỡi bò của họ, bản đồ họ tự vẽ ra những biển đảo sai phạm của họ trên Biển Đông".

Một hướng dẫn viên du lịch chuyên dẫn đoàn thăm vịnh Hạ Long cho chúng tôi biết về những mặt trái khi khách Trung Quốc chiếm ưu thế trong ngành du lịch Việt :

"Tăng lượng khách Trung Quốc làm chất lượng đi xuống một cách thảm hại, đặc biệt là khi khách Trung Quốc tập trung vào phía biển rất nhiều như Quảng Ninh, Hạ Long, đảo Cát Bà ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Gội An, Nha Trang... Số lượng lớn người Trung Quốc ở đó đã tác động xấu, đã có tình trạng gọi là dị ứng giữa thị trường khách Trung Quốc với những thị trường truyền thống phương Tây vốn đã mang lại rất nhiều tiền tiền cho Việt Nam. Khi mà Việt Nam mình đi theo số lượng, đưa rất nhiều người Trung Quốc vào thì đồng nghịa với việc những thị trường truyền thống phương Tây họ tẩy chay người Trung Quốc và gián tiếp tẩy chay Việt Nam".

Chúng tôi nêu vấn đề này với Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh ông Trịnh Đăng Thanh, và Phó giám đốc ông Lê Minh Tân nhưng cả hai đều từ chối trả lời.

Mặc dù dư luận gần đây phản ứng mạnh mẽ trước thông tin khách Trung Quốc tràn ngập các đường phố, khu du lịch của Việt Nam, nhưng gần đây Chính phủ đã cho phép tỉnh Quảng Ninh tổ chức thí điểm hoạt động xe du lịch tự lái Trung Quốc vào thành phố Hạ Long. Mục đích của dự án được nói là nhằm thu hút thêm lượng khách du lịch từ Trung Quốc. Thời hạn thí điểm đến hết ngày 31/12 năm nay, sau đó Quảng Ninh phải báo cáo với Chính phủ.

Ông Nguyễn Thế Huệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh nói với chúng tôi về dự án này :

Sau này triển khai xong thì chúng tôi sẽ đánh giá, nhưng trên tinh thần chủ quan thì thấy rất tích cực, không có vấn đề gì cả.

Trong một lần phát biểu trước Sở Du lịch Đà Nẵng, tân Bí thư Thành ủy ông Trương Quang Nghĩa nói rằng "đang có tư tưởng ghét bỏ, sợ khách Trung Quốc. Tư tưởng như vậy là điều không đúng". Ông còn cho rằng, không có khách nước nào dễ phục vụ như khách Trung Quốc. Vì vậy, không nên chê hay tẩy chay du khách Trung Quốc.

Nhà báo Võ Văn Tạo, ở Nha Trang, người có hàng chục năm gắn bó với ngành du lịch, đưa ra biện pháp để giảm bớt lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam nói chung và Hạ Long nói riêng đó là chấm dứt ngay hình thức tour 0 đồng :

Thái Lan họ đã làm rồi, họ đã nói không với tour 0 đồng rồi. Tôi không hiểu vì sao cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương chưa học tập được kinh nghiệm đó. Bởi vì về kinh nghiệm du lịch thì Thái Lan đi trước Việt Nam nhiều năm thì mình nên học họ.

Trong một lần trao đổi với RFA trước đây, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng từng nói có thể kiểm soát lượng khách Trung Quốc bằng cơ chế giá, tức là bỏ đi những tour giá rẻ và thay bằng giá cao hơn để giảm bớt tình trạng ông gọi là "bát nháo". Đồng thời, ông cũng đề xuất đưa ra bộ quy tắc ứng xử cho tất cả khách du lịch.

Published in Việt Nam

Du khách từ Trung Quốc qua Việt Nam ngày càng đông và càng hỗn, nhưng cũng ích lợi cho người mình. Bà con trong nước đang dùng một lời khuyên rất hiệu quả khi thấy ai có ngôn ngữ, cử chỉ không đẹp. Ghé tai nói nhỏ : "Đừng để người ta tưởng mình là người Trung Quốc !" Nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nhưng ai nghe cũng thấy phải xét lại hành vi của mình !

dukhach1

Cảnh du khách Trung Quốc chen lấn trước quầy thực phẩm tự do trong một khách sạn du lịch

Thí dụ, ở Việt Nam bây giờ, trong quán có mấy người cao hứng nói lớn tiếng, tranh nhau nói lấy được, không ai nhường ai, át giọng tất cả mọi người. Lúc đó, chỉ cần một người can ngăn : "Ông ơi, đừng nói lớn quá ! Người ta tưởng bọn mình người Trung Quốc !" Nhắc nhở vậy đủ rồi ! Người đang cười nói oang oang bỗng đỏ mặt, cái miệng tự đạp thắng, hạ thấp tần số vừa đủ nghe !

Bà con mình đang dùng "câu thiệu" này khắp nơi, khi thấy ai lớn tiếng. Khi đi trên xe buýt, khi cùng lên xuống một chuyến thang máy, khi bàn luận giá cả trong cửa hàng (ngoài chợ thì khó, đủ nghe thì phải nói lớn), cả trong đám bạn bè nhậu nhẹt, nếu thấy ai lớn tiếng quá, cứ dùng lời "đe dọa" này, chắc chắn công hiệu ! Trong dịp Tết Tây và Tết Ta sắp tới, sẽ còn rất nhiều người ra đường, đi mua sắm, hội họp ăn uống, chắc lời khuyên bảo này sẽ được nghe nhiều hơn nữa !

Lối khuyên bảo này có thể đem dùng trong nhiều hoàn cảnh khác. Mỗi khi thấy ai có cử chỉ, hành động mà mình nghĩ là kém lịch sự, thiếu văn minh, mình có thể bảo nhau, thí dụ : "Này ông bạn ! Đừng khạc nhổ như vậy ! Người ta sẽ tưởng mình người Trung Quốc !" Nghe như thế, còn ai muốn khạc nhổ bừa bãi nữa hay không ? Cứ thế, chúng ta sẽ nói : "Đừng vứt tàn thuốc lá xuống đường ! Đừng vứt xương xuống gầm bàn ! Người ta có thể tưởng mình người Trung Quốc !" Hoặc "Ông đến sau, đừng giành chỗ lên trước những người đã xếp hàng chờ ! Người ta sẽ tưởng mình người Trung Quốc !"

Người Việt chúng ta nên tiếp tục dùng lời khuyên nhủ này, khắp nơi, đồng bào ở nước ngoài cũng nên bắt chước. Phong tục, tập quán sẽ thuần hậu.

Nhờ đâu mà bà con sáng tạo ra phương pháp "cải cách phong tục" hiệu nghiệm như thế ? Trước hết, bởi vì du khách Trung Quốc đang tràn ngập khắp nơi ở nước ta. Những dân lục địa không đủ tiền đi chơi Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, thì họ qua Việt Nam, Lào, Cambodia ! Họ kéo đi hàng đoàn, vui vẻ, xí xô nói lớn tiếng, chen lấn, xô đẩy, giành giựt, xả rác, khạc nhổ, coi nước Việt Nam như chỗ không người ! Rồi họ lại kỳ kèo, mặc cả, dí đồng tiền "nhân dân tệ" ra bắt người Việt nhận, làm như cả thế giới ai cũng tiêu cái hình Bác Mao !

Người Việt chứng kiến các hành vi thô lỗ của du khách Bắc phương thì cũng cảm thấy mắc cỡ ! Đến mình mà cũng thấy xấu hổ cho họ thì đủ biết hành vi của "người lạ" nó "lạ" tới mức nào ! Nhưng khi biết hành vi của họ đáng xấu hổ, bà con ta tự nhiên tự xét hành vi của chính mình, của đồng bào mình ! Nhiều lúc chính mình có khi cũng không được hoàn hảo ! Nhìn các du khách Trung Quốc, thấy như đang soi gương ! Ngó mặt mình, ngắm nghía, biết mình phải cũng thay đổi ! Đây chính là một cơ hội tự sửa mình !

Phải thông cảm điều nay : Các du khách, nước nào cũng vậy, khi đến xứ lạ họ thường không cảm thấy bị kiềm thúc như khi sống ở xứ họ ; dù ở nhà họ vẫn cư xử văn minh, lễ độ. Vì khi đến một nơi toàn những người lạ hoắc, mà cả đời chắc mình chỉ gặp một lần, họ cảm thấy được "tự do, phóng túng" hơn. Không riêng gì người Trung Hoa. Năm 2015, chính quyền Mã Lai Á đã bắt giữ và phạt nặng một du khách người Anh quốc, một người Hòa Lan, và hai người Canada, vì khi leo lên tới đỉnh núi Kinabalu, họ cao hứng cởi hết quần áo ! Kinh khủng ! Cả nước Malaysia kêu trời ! Vì đó là một nước Hồi Giáo, đàn bà để hở mặt ra cho đàn ông lạ thấy đã bị coi là "thất tiết !" Là bất chính !

Cũng đừng tưởng rằng các du khách Trung Quốc chỉ biểu diễn những hành động bất xứng khi qua Việt Nam, vì đến một nước nghèo hơn mình, họ có thể coi thường, không cần ăn ở nghiêm túc (Hai ngàn năm trước, các thái thú như Nhâm Diên, Tích Quang đã kể rằng dân Việt ăn mặc lõa lồ, trẻ con không biết ai là cha mình).

Ở trong chính nước họ, nhiều người lục địa cũng coi trời bằng vung ! Đi qua một nước giầu mạnh như Nhật Bản, nhiều người cũng có những thái độ, cử chỉ rất đáng tiếc !

Bởi vì phần lớn đám du khách này chỉ mới giầu có gần đây thôi. Họ tưởng khi có đồng tiền thì có quyền huênh hoang, sai bảo ai cũng được, nhất là những người phải "phục vụ" họ. Và từ lúc lớn lên họ chưa có dịp tập cách ăn ở văn minh. Hồi Tháng Sáu năm 2016, trong nước Trung Hoa, một bà du khách đã tát tai cô tiếp viên ở phi trường Thẩm Quyến, chỉ vì cô này không in được bản lộ trình, bắt bà khách phải chờ đợi – cái máy bị kẹt ! Có ông hành khách trên máy bay tỉnh bơ mở cánh cửa cấp cứu, để… ra ngoài hút thuốc ! Có bà cãi nhau với tiếp viên phi hành, giận quá tát tai cho nó biết thân ! Có ông lấy túi xách tay của hành khách khác, moi ra lấy đồ !

Từ năm 2015 chính phủ Trung Quốc đã làm một "sổ đen" ghi tên những người lỗ mãng, không cho lên máy bay nữa. Để chấm dứt mối hiểu lầm khắp thế giới, cho rằng chỉ có người Trung Hoa thô lỗ. Tháng Giêng năm 2016, thêm hai người được vào sổ vì họ thẩy ly nước nóng vào cô tiếp viên, trên chuyến bay Bangkok-Nam Kinh.

Nhưng du khách không chỉ biểu diễn các hành vi bất xứng trên phi cơ. Khu Disneyland ở Thượng Hải đã được du khách lục địa tới thăm, trước khi mở cửa ngày 16 Tháng Sáu năm ngoái. Nhân nghỉ Lễ Lao Động, nhiều người đến Disney Town coi trước, và sau khi họ ra về, trên cái cột đèn thấy có hàng chữ "Tôi đã đi du lịch, tới đây rồi ! Ở khu Phòng San (Fangshan, 房山) ngay tại Bắc Kinh, có du khách cũng xịt sơn viết tên mình lên vách đá tại thắng cảnh Quái Thạch San (Guaishishan, 怪石山). Phủ Tiên Hồ (Fuxian, 抚仙湖), cái hồ sâu nhất ở tỉnh Vân Nam nổi tiếng là nước trong vắt. Tháng Chín năm ngoái, có mấy bà du khách tới đó, nhẩy xuống tắm gội thoải mái, tự nhiên như ở nhà !

Nhưng các du khách Trung Quốc đi máy bay nổi tiếng hơn cả. Tháng Chín năm ngoái ở phi trường Thượng Hải, hai hành khách đến trễ sau khi cửa máy bay đã đón. Hai ông bà bèn chạy thẳng ra sân bay, đứng chặn trước cái phi cơ đang lăn bánh, trong tay còn lễ mễ ôm cả mấy cái va li ! Chuyến bay bị trễ 20 phút mới cất cánh ! Có gì đâu, ở nhà chúng tôi vẫn chặn xe đò để leo lên kịp chuyến như vậy mà !

Cái thói quen "tự nhiên như ở nhà" này, người ngoại quốc không hiểu được. Có hai bà người Trung Quốc gặp nhau ở phi trường Narita, bên Nhật, hồi Tháng Hai năm ngoái. Chỉ có một chuyện, là giành nhau lên phía trước, bà này đẩy xe hành lý đụng xe của bà kia. Đồng bào cả mà, có thể xin lỗi rồi nhường nhau cũng được, nhất là đang trước mặt người ngoại quốc ! Nhưng bà Peng Jing, chủ nhân một công ty xây dựng, nhảy lên tát mặt bà kia, rồi đánh đấm, cấu xé, vẫn tự nhiên như thường la mắng nhân viên dưới quyền khi ở nhà. Khi cảnh sát tới, thấy đối thủ sứt môi, chảy máu, chợt nhớ ở xứ Nhật không thể dúi tiền cho công an là xong, bà Peng, 42 tuổi, bỏ chạy, ra tới cửa thì bị tóm ! Trên truyền hình Nhật Bản, Asahi’s news, All-Nippon News, có ngay một hoạt cảnh hấp dẫn !

Kể chuyện các thói xấu của du khác Trung Quốc rồi, cũng phải nghĩ đến nhiều thói xấu của người mình. Có ai còn nhớ đồng bào mình đã nhau đi "hái hoa, cướp hoa" anh đào Nhật Bản trước đây bảy năm không ? Mấy năm sau, lại diễn ra cảnh ở quận Ba Đình, khi bà con mình giành giựt 3,000 cái áo mưa Hòa Lan tặng hay không ? Có người nhảy lên cả sân khấu, giựt cái áo mưa trên tay nhân viên đại sứ quán !

Nhưng từ năm nay, mỗi lần thấy ai có những hành vi đáng xấu hổ như vậy, người Việt có thể sửa cho nhau bằng một câu nói : "Đừng làm như thế ! Người ta lại tưởng mình là du khách Trung Quốc !" Có lẽ lời khuyên răn này sẽ giúp dân mình, ở trong nước cũng như bên ngoài, bỏ bớt được nhiều tât xấu ! Sau này, khi người Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới là cư xử lễ độ, nhường nhịn, trọng kỷ luật, phải giải thích cho con cháu hiểu rằng đó cũng là nhờ xưa ông bà, cha mẹ đã thay đổi, cũng nhờ thấy các du khách Trung Quốc !

Có người lạc quan còn hy vọng lời khuyên bảo trên có thể thay đổi cả guồng máy công quyền. Có thể nào chúng ta khuyên các ông cảnh sát giao thông một câu, chẳng hạn : "Đừng đòi hối lộ chứ ! Người ta lại tưởng anh công an Trung Quốc !"

Nhưng nói câu đó xong, chắc mình cũng cảm thấy hơi xấu hổ. Vì hồi Tháng Năm năm ngoái, chính các du khách đã dây người Việt không nên đòi tiền đút lót. Một trăm du khách Trung Hoa đã làm náo loạn tại ngay phi trường, trong lúc họ chuẩn bị rời Việt Nam, chỉ vì các quan gác cửa đòi tiền mãi lộ ! Có lẽ các vị này đã đọc tin chiến dịch "Đả hổ, diệt ruồi" của Tập Cận Bình bên nước họ ! Họ muốn "dạy cho Việt Nam một bài học !" Chính họ có lòng tốt, muốn các con ruồi hải quan ở Việt Nam học tập phong trào chống tham nhũng của Tập Chủ Tịch !

Ở nước ta hiện giờ chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng đang lo chống tham nhũng theo lối Tập Cận Bình : Đả hổ trước ! Đả Đinh Cao Thăng, đả Nguyễn Văn Bình, vân vân, giống như Tập Cận Bình đã diệt Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu ! Sẽ có ngày anh Ba Ếch phải khuyên Nguyễn Phú Trọng bằng cách ghé tai nói nhỏ : "Đừng đả hổ nữa ! Người ta lại tưởng anh người Trung Quốc !"

Nói vậy chưa chắc đã hiệu quả. Ông Nguyễn Phú Trọng có thể trợn mắt : Được làm người Trung Quốc càng sướng chứ sao ?

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 26/12/2017

Published in Diễn đàn

Vụ Khaisilk : Chính quyền 'mở rộng điều tra' (BBC, 30/10/2017)

Bộ Công thương Việt Nam thành lập "đoàn kiểm tra liên ngành", trong đó có công an, để làm rõ "dấu hiệu vi phạm" của công ty Khaisilk sau cáo buộc "xuất sứ Trung Quốc" của sản phẩm khăn lụa.

vn1

Phòng cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội tới cửa hàng Khaisilk tại 113 Hàng Gai, Hà Nội

Đây là một phần nội dung văn bản của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hôm 30/10.

Tranh cãi nảy sinh từ cáo buộc có khăn lụa xuất xứ Trung Quốc nhưng lại in nhãn mác "Made in Vietnam" ở cửa hàng Khaisilk tại số 113 Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hôm 30/10 chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ cửa hàng 113 Hàng Gai sang Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Thành phố Hà Nội.

Ông Trần Tuấn Anh cũng nói sẽ thành lập "đoàn kiểm tra liên ngành", trong đó có công an, để làm rõ "dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk".

Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh "đề nghị" chính quyền Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh "làm rõ dấu hiệu vi phạm" của Tập đoàn Khaisilk.

Vụ việc ở cửa hàng Hàng Gai

Theo báo cáo ban đầu của Cục Quản lý thị trường, sau khi kiểm tra số 113 Hàng Gai, họ đã tạm giữ 56 chiếc khăn vuông lụa tơ tằm loại 50cmx50cm nhãn "Khaisilk Made in Viet Nam".

vn2

Một số phóng viên trong nước tới cửa hàng để đưa tin.

Theo tin đến giờ, cửa hàng này nói rằng do nhu cầu "đột biến", nhân viên cửa hàng đã tự ý mua 60 khăn vuông lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc "Made in China", sau đó khâu nhãn "Khaisilk Made in Viet Nam" để bán cho khách hàng.

4 chiếc đã bán, và còn tồn 56 chiếc, bị giới chức tạm thu giữ.

Sau vụ việc ở Hàng Gai, theo truyền thông Việt Nam, chủ Tập đoàn Khaisilk, ông Hoàng Khải, đã thừa nhận việc Khaisilk nhập khăn Trung Quốc và bán lẫn với khăn của Việt Nam từ giữa những năm 1990.

********************

Du khách Trung Quốc tăng hơn 45% trong 10 tháng (RFA, 30/10/2017)

Việt Nam chào đón hơn 3,2 triệu du khách Trung Quốc tính từ đầu năm 2017 đến hết tháng 10, tăng đến 45,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

vn3

Hai khách du lịch Trung Quốc ở Hội An. Photo : AFP

Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết thông tin vừa nêu vào ngày 30 tháng 10. Một ngày trước đó, Tổng cục Thống kê cũng công bố Việt Nam chào đón hơn 1 triệu du khách quốc tế trong tháng 10, tăng 5% so với tháng 9 của năm 2017.

Trong 2 tháng cuối năm nay, Việt Nam gấp rút thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch nhằm đạt được chỉ tiêu đón 13 triệu lượt khách, tương đương mức tăng trưởng 30%. Trong đó, tập trung thu hút du khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Nga.

Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch cho biết hy vọng đến cuối năm 2017, sẽ có khoảng 4 triệu du khách Trung Quốc trong tổng số 13 triệu du khách nước ngoài đến Việt Nam.

Hồi năm 2016, có hơn 10 triệu khách du lịch vào Việt Nam, trong đó du khách đến từ Trung Quốc là 2, 7 triệu người.

*********************

Lương hưu cô giáo 'thấp mạt hạng' là bất công (BBC, 30/10/2017)

Chuyện một số giáo viên mầm non đi làm cả cuộc đời nhận mức lương hưu "thấp hơn mức lương phổ thông rất nhiều" thật là "chua chát", một giáo viên đại học đã nghỉ hưu nói với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh hôm 30/10.

vn4

Giáo viên mầm non và tiểu học phải 'lao động cực nhọc'

Báo chí Việt Nam đưa tin giáo viên mầm non Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh "khóc không thành tiếng" và Nguyễn Thị Vỹ ở Nghệ An "sụt 4kg" khi nhận quyết định nghỉ hưu với mức lương hưu xấp xỉ 1,3 triệu đồng/tháng sau nhiều năm giảng dạy.

Mặc dù mức lương hưu của hai cô giáo này được tính theo đúng quy định, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, người từng là giáo viên dạy tiếng Anh lâu năm, cho rằng giới chức trong ngành giáo dục cần lên tiếng để thay đổi chính sách và "không thể để cho nhà giáo nhận mức lương 'mạt hạ' như vậy".

vn5

Quyết định về lương hưu của hai cô giáo Trương Thị Lan và Nguyễn Thị Vỹ

Theo tờ Dân Trí, Cô giáo Trương Thị Lan đã đóng bảo hiểm 22 năm 8 tháng trong suốt 37 năm giảng dạy tại trường mầm non Lê Duẩn, xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Sau khi xin nghỉ hưu vào tháng 9, phía bảo hiểm xã hội ra quyết định số tiền hưu trí của bà Lan là 1,268 triệu/tháng và "được nhà nước cho bù thêm 32 ngàn đồng" làm tròn thành 1,3 triệu/tháng.

Cô giáo Nguyễn Thị Vỹ đóng bảo hiểm 22 năm 5 tháng trong 33 năm giảng dạy tại trường mầm non Nam Xuân, xã Nam Xuân, Nam Đàn, Nghệ An.

Quyết định nghỉ hưu của cô viết mức lương hưu trí bà được hưởng là 1,356 triệu đồng/tháng, tờ Pháp Luật đưa tin.

Lương hưu thấp "theo đúng quy định" ?

Tình trạng giáo viên mầm non nhận lương hưu rất thâp không phải là hiếm. Tiến Sỹ Vũ Thị Phương Anh nói với BBC bà thấy thật "chua chát" về điều này.

"Mức lương của hai cô giáo đó còn thấp hơn lao động phổ thông. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, một ngày lao động phổ thông, nếu hơi nặng nhọc một chút, không thể trả thấp hơn 200,000/ngày, tức là 6 triệu/tháng. Tuy nhiên tôi hiểu tại sao các cô giáo lại có mức lương ấy và lại có phản ứng như thế", bà bình luận.

Tiến Sỹ Vũ Thị Phương Anh nói mức lương hưu cho hai cô giáo trên đã được tính đúng theo quy định hiện nay, vì lương hưu tính theo mức lương cơ bản, vốn "thấp một cách vô lý" đối với các giáo viên mầm non, những người "lao động rất cực nhọc".

vn6

Học sinh mầm non một trường vùng cao

Vì không ai sống được bằng lương cơ bản, các trường từ mầm non đến đại học thường có cách để "tăng thêm thu nhập cho giáo viên một cách hợp pháp" khi họ còn đương nhiệm. Nhưng bảo hiểm xã hội chỉ được đóng trên mức lương cơ bản nên mức lương hưu có sự chênh lệch lớn so với lương trước khi nghỉ hưu.

Bình luận về phản ứng của hai cô giáo khi biết được mức lương hưu của mình, bà Phương Anh cho rằng không chỉ hai cô giáo đó mà nhiều giáo viên bất ngờ vì mức lương hưu của mình.

Một phần có thể do họ thiếu thông tin, một phần do cách tính lương hưu của bảo hiểm có sự thay đổi trong những năm qua.

Có thời điểm lương hưu được tính theo mức lương năm năm cuối, nhưng sau đó quy định thay đổi lại là tính bình quân cả quá trình công tác nên lương hưu cuối cùng rất thấp, bà Phương Anh cho biết.

Trách nhiệm thuộc về ai ?

Trả lời câu hỏi của BBC ai chịu trách nhiệm về mức lương hưu quá thấp của giáo viên mầm non nói chung, sau khi đã có nhiều năm cống hiến cho ngành, TS Vũ Thị Phương Anh nói :

"Trách nhiệm là ở nhiều phía, nhưng trước hết là Bộ giáo dục và Sở giáo dục phải có tiếng nói, không thể để cho nhà giáo nhận mức lương 'mạt hạ' như vậy.

Các vụ trưởng, hay những người làm trong nghề giáo mà có chức vụ phải lên tiếng. [Không thể cho rằng] nhà nước quy định như vậy thì phải chịu thôi. Mình phải bảo vệ nghề của mình để còn thu hút được những người muốn vào nghề và giữ được những người có lòng yêu nghề. Mình phải bảo vệ được cái hình ảnh của mình".

Một vấn đề lớn hơn, vấn đề của chính phủ là tại sao lại để cho có những quy định như vậy ?

Năm nay trong kỳ thi đại học, các ngành quân đội có điểm chuẩn rất cao còn các trường sư phạm có điểm chuẩn thấp cũng "là điều dễ hiểu". Cán bộ trong ngành quân đội được rất nhiều quyền lợi, trong khi những người trong ngành giáo, cũng được coi là "người của nhà nước" lại có mức đãi ngộ quá thấp.

Một giáo viên trong ngành quân đội, theo bà Phương Anh, có mức lương cao gấp 2-3 lần giáo viên dân sự. Đây là một sự bất công trong xã hội.

Ngoài ra, bà cũng cho rằng, cách sử dụng quỹ tiền lương bảo hiểm xã hội cần được minh bạch hơn.

"Tại sao lại có chuyện vỡ quỹ bảo hiểm ?" bà Phương Anh đặt câu hỏi. "Tiền giữ của người ta mấy chục năm, khi thiếu tiền thì thay đổi chính sách để người lao động bị ảnh hưởng".

Bà cho rằng nếu không ai lên tiếng và chính sách không thay đổi thì hậu quả là không ai muốn vào ngành giáo nữa.

Published in Việt Nam

Việt Nam muốn thu hút thêm khách du lịch Trung Quốc vào khi lượng người từ quốc gia này đi tham quan Việt Nam càng ngày càng đông. Đề nghị này được những người làm du lịch và giới kinh doanh lữ hành đón nhận như thế nào.

khach1

Một chiếc đèn lồng đỏ của Trung Quốc được treo cạnh lá cờ Việt Nam trước một ngôi nhà ở Hà Nội vào ngày 3 tháng 3 năm 2014. AFP photo

Du khách tiềm năng

Nhằm mục đích thu hút thêm khách Trung Quốc, được coi là tiềm năng và chịu chi tiền khi đi du lịch, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam gởi công văn đề nghị lãnh đạo các thành phố và các tỉnh quan tâm đến việc tăng cường và phát triển thị trường du lịch địa phương đối với khách du lịch từ xứ lân bang rộng lớn này.

Theo Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam thì Trung Quốc đang là thị trường đứng đầu thế giới về số lượng cũng như khả năng chi tiêu khi đi du lịch. Số liệu từ Tổng Cục Du Lịch Việt Nam cho thấy từ năm 2010 đến 2016 lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tăng trung bình 20% một năm, mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho ngành du lịch nước nhà.

Vẫn theo số liệu này, năm 2016 Việt Nam đón 2 triệu 700 ngàn khách Trung Quốc, tăng 51% so với năm 2015. Bước sang 2017, chỉ nội 4 tháng đầu đã có 1 triệu 300 ngàn lượt khách Trung Quốc sang Việt Nam, tăng hơn 60% so với cùng thời gian của năm ngoái.

Chính vì thế để phát triển thị trường khách Trung Quốc năm 2017 cũng như những năm tiếp theo, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam yêu cầu lãnh đạo địa phương quan tâm đến những việc như thống nhất nhận thức về vị thế, vai trò và phương cách ứng xử đối với du khách Trung Quốc, tăng cường quản lý những điểm đến, cải thiện và hoàn chỉnh các dịch vụ du lịch của địa phương, phát triển và tăng cường lượng nhân viên đón tiếp hướng dẫn trong những lúc cao điểm.

Văn bản của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, còn chỉ thị địa phương các cấp phải kiểm tra, rà soát, phân loại đồng thời cung cấp thông tin về những cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch cho khách Trung Quốc. Bên cạnh đó, địa phương được khuyến khích là nên phát triển tốt những trung tâm mua bán hoặc giải trí để có thể phục vụ du khách Trung Quốc một cách lành mạnh, đa dạng và đúng pháp luật.

Đây là chỉ thị nhắm đến sự tăng trưởng bền vững cho ngành du lịch Việt Nam nhưng nếu chỉ dựa vào số lượng khách Trung Quốc mà không chú ý đến chất lượng thì e rằng sẽ có tác động ngược lại, là suy diễn của anh Nguyễn Văn Thái, du học sinh từng đi tham quan nhiều nơi trước khi về nước làm hướng dẫn viên du lịch 7 năm nay ở Hà Nội :

Du lịch cũng phải là mũi nhọn kinh tế để mang lại tiền cho quốc gia, phải thiên về phát triển bền vững. Tăng lượng khách Trung Quốc làm chất lượng đi xuống một cách thảm hại, đặc biệt là khi khách Trung Quốc tập trung vào phía biển rất nhiều như Quảng Ninh, Hạ Long, đảo Cát Bà ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Gội An, Nha Trang... Số lượng lớn người Trung Quốc ở đó đã tác động xấu, đã có tình trạng gọi là dị ứng giữa thị trường khách Trung Quốc với những thị trường truyền thống phương Tây vốn đã mang lại rất nhiều tiền tiền cho Việt Nam. Khi mà Việt Nam mình đi theo số lượng, đưa rất nhiều người Trung Quốc vào thì đồng nghịa với việc những thị trường truyền thống phương Tây họ tẩy chay người Trung Quốc và gián tiếp tẩy chay Việt Nam.

Nha Trang trước đây thì có khách Nga và một số khách Tây khác, nhưng trong khoảng một năm trở lại đây khi Trung Quốc đến thì Tây người ta không trở lại Nha Trang nữa.

Ra qui tắc ứng xử văn minh

khach2

Khách du lịch Trung Quốc tại thác Bản Giốc ở tỉnh biên giới phía bắc Cao Bằng. VTV photo

Theo ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Đà Nẵng, du khách Trung Quốc đông đảo ồ ạt đổ vào liên tục là tình trạng chung tại nhiều nước chứ không riêng Việt Nam, vấn đề là Việt Nam phải chọn lựa cách thông minh nhất để mang lợi cho nền kinh tế đồng thời cũng hạn chế những tiêu cực mà du khách Trung Quốc mang lại :

Trên cơ sở thực tiễn và những kinh nghiệm rút ra gần đây thì du khách Trung Quốc đứng vào hàng Top 5 khách nước ngoài đến Đà Nẵng, có thể đứng thứ nhì sau Hàn Quốc. Trong chừng mục nào đó thì du khách Trung Quốc đã làm cho ngành du lịch thành phố Đà Nẵng có sự tăng trưởng nhất định, đóng góp vào kinh tế của thành phố, kể cả những doanh nghiệp kinh doanh về lưu trú du lịch, những công ty lữ hành cũng như những người buôn bán, ăn uống và cơ sở mua sắm.

Vẫn theo lời ông chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng, việc du khách Trung Quốc tấp nập sang Việt Nam khiến tiêu cực nảy sinh cũng là vấn đề không thể tránh, thế nên văn bản đề nghị hoặc chỉ thị của nhà nước là để mọi người tự hoàn chỉnh qui cách ứng phó của mình trước.

Việc tăng trưởng đó cũng kéo theo những điều không được tích cực cho lắm vì cách ứng xử của du khách Trung Quốc nơi công cộng cũng không được văn minh lắm. Tất nhiên phải ứng xử thế nào đó để hạn chế và chọn được du khách tốt hơn, tiêu tiền nhiều hơn, văn minh hơn.

Ông Huỳnh Tấn Vinh nhắc lại những trường hợp tiêu cực và phản cảm liên quan đến du khách Trung Quốc trước đây, điển hình chuyện Nhà Thờ Đá ở Nha Trang quyết định không tiếp khách du lịch Trung Quốc vì họ quá ồn ào, khiến lãnh đạo thành phố phải nhờ Tòa Giám Mục can thiệp để cho khách Trung Quốc được vào thăm lại, đến chuyện khách Trung Quốc chỉ chịu trả tiền của họ khi mua hàng của người Việt Nam, hoặc chuyện xả thải rác bừa bãi tại những bãi biển sạch đẹp của Đà Nẵng khiến người dân bất bình. Ông Huỳnh Tấn Vinh nói tiếp :

Chúng ta chào mừng khách Trung Quốc đã mang lại thu nhập và tăng trưởng cho ngành du lịch, cho cộng đồng dân cư cũng như ngân sách của một nơi nào đó. Ta có thể lọc bằng cơ chế giá, ví dụ không chấp nhận những tour quá rẻ mà bán với giá cao hơn để bớt đi cái bát nháo. Nếu mình biết bản chất của họ, tính cách của họ như vậy thì hãy đưa ra những qui tắc ứng xử. Qui tắc ứng xử đó làm cho họ phải thực hiện theo cái văn minh cái qui định của mình.

Theo dự báo do Tổng Cục Du Lịch đưa ra thì lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam năm 2017 ước lượng khoảng 4 triệu, tăng gần gấp đôi năm 2016. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Mỹ, ủy viên ban chấp hành Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :

Con số 4 triệu không là gì cả nếu so với Thái Lan, năm 2016 Thái Lan đón 8 triệu khách Trung Quốc. Nếu làm cho tốt chúng ta có thể đón gấp đôi số khách vào Thái Lan. Chính phủ dùng nhiều hình dung từ như nỗ lực, tập trung, phấn đấu... Không phải muốn là được mà vấn đề là làm cụ thể ra sao. Khách vào Việt Nam năm 2016 là 2,7 triệu nhưng tới giờ này chỉ có 2.191 hướng dẫn viên tiếng Hoa thôi, trong đó tỉnh Khánh Hòa là tỉnh trọng điểm của khách Trung Quốc chỉ có 83 hướng dẫn viên tiếng Hoa. Như vậy bài toàn hiện nay là thiếu trầm trọng hướng dẫn viên.

Đây là một điều bất cập mà Việt Nam phải cố giải quyết, ông Nguyễn Văn Mỹ nói tiếp, vì thực tế cho thấy đã có những đoàn du khách Trung Quốc sử dụng hướng dẫn viên Trung Quốc và chính những người này đã thuyết minh những điều sai trái bất lợi về Việt Nam :

Tôi cho rằng một trong những chuyện cấp bách phải làm ngay để phục vụ cho khách Trung Quốc tốt hơn là đào tạo cấp tốc hướng dẫn viên tiếng Hoa. Người Hoa ở Việt Nam hiện nay cũng mấy triệu người, mình có thể sự dụng lực lượng người Hoa biết tiếng Việt làm hướng dẫn viên nội địa , đào tạo hướng dẫn viên tiếng Hoa từ nguồn người Hoa tại chỗ, còn không thì sẽ rối ren không quản lý được.

Trong văn bản chỉ đạo về việc tăng cường quản lý khu vực khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch còn đề nghị các địa phương nâng cấp, đa dạng hóa cũng như hợp thức hóa tức ghi rõ nguồn gốc các mặt hàng nông sản, thủ công nghiệp phục vụ bán cho khách du lịch.

Còn theo ý kiến của những người trong ngành du lịch như hướng dẫn viên Nguyễn Văn Thái ở Hà Nội và ông Nguyễn Văn Mỹ ở Sài Gòn, phải có biện pháp xử lý thật nghiêm các doanh nghiệp lữ hành nào cấu kết hay thông đồng với cò du lịch Trung Quốc để thực hiện những chuyến du lịch gọi là tour không Đồng mà mọi lợi nhuận trôi vào túi người Trung Quốc thay vì đến tay người Việt Nam.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Published in Việt Nam

Khách Trung Quốc bị đánh vì không cho tiền hải quan Việt Nam ? (RFA, 13/02/2017)

khach1

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai. AFP photo

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam kêu gọi chính phủ Hà Nội điều tra vụ nhân viên biên phòng Việt Nam đánh đập một công dân Trung Quốc vì lý do không được cho tiền ‘trà nước’.

Mạng Hoàn Cầu Thời Báo loan tin này hôm ngày 12 tháng 2 dẫn nguồn từ Thời báo Bắc Kinh vụ việc một người được gọi là Tạ Phong, nhưng không phải tên thật, 28 tuổi nói bị đánh hôm ngày 7/2 khi đang làm thủ tục ra khỏi Việt Nam sau chuyến đi 2 tuần với vị hôn thê và bà mẹ của anh ta.

Bản tin nói phía công an Trung Quốc tại thành phố Đông Hưng, khu tự trị Quảng Tây nỗ lực bàn bạc vụ việc nhưng phía Việt Nam phủ nhận cho rằng không hề có vụ đánh đập ; nạn nhân bị thương do chạy ngã. Phía Việt Nam cũng từ chối đề nghị cùng phối hợp điều tra mà công an Đông Hưng đưa ra.

Ông Tạ Phong hiện đang được điều trị tại một bệnh viện ở Đông Hưng do bị gãy xương sườn và cơ thể có nhiều vết bầm tím. Vị hôn thê của ông này, người cũng có mặt tại hiện trường cho biết nhân viên Việt Nam hỏi xin tiền ‘trà nước’ nhưng ông Phong nói muốn gọi điện cho người bạn của mình để hỏi xem có nên cho tiền những nhân viên này hay không. Ông Phong chưa kịp gọi điện thì bị một nhóm bảy, tám người mặc đồng phục quân đội ghìm xuống, đấm đá ông túi bụi, sau đó còng tay ông lôi đi.

Truyền thông Trung Quốc cho biết thêm là khi nhóm của ông Tạ Phong nhập cảnh Việt Nam hôm ngày 25 tháng giêng cũng bị biên phòng địa phương đòi tiền chừng 30 đến 50 Nhân dân tệ.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã nhắc nhở công dân Trung Quốc không cho tiền ‘trà nước’ khi đến Việt Nam, và nên thu thập lại bằng chứng nếu bị sách nhiễu và báo cáo với cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc.

Mạng Hoàn Cầu Thời báo dẫn nguồn Tổng Cục Thống kê Việt Nam cho thấy trong tháng giêng vừa qua lượng du khách Trung Quốc sang Việt Nam tăng gần 68% và chiếm chừng ¼ lượng du khách ngoại quốc đến Việt Nam.

RFA tiếng Việt

*************************

Trung Quốc phản ứng vụ công dân ‘bị đánh’ ở Việt Nam (VOA, 13/02/2017)

khach2

Du khách Trung Quốc ti Ca khu Móng Cái.

Đại s quán Trung Quc ti Hà Ni đã yêu cu chính ph Vit Nam điu tra và bi thường v mt công dân Trung Quc được cho là b các nhân viên ca khu Móng Cái, Qung Ninh, đánh đp, sau khi không chu chi tin ‘boa’, t Hoàn Cu Thi Báo đưa tin hôm 12/2.

Tin cho hay, vụ vic xy ra khi người đàn ông 28 tui cùng v chưa cưới và m ri Vit Nam hôm 7/2 sau khi du lch Vit Nam hai tun.

Người đàn ông mà báo chí Trung Quc không nêu tên tht này hin phi cha tr trong bnh vin vì b rn xương sườn và chn thương phn mm, theo Beijing Youth Daily.

Theo lời k ca người v chưa cưới, khi b nhân viên hi quan Vit Nam yêu cu đưa tin "boa", người chng sp cưới ca cô nói s gi đin cho mt người bn đ hi xem có phi đưa tin hay không.

Nhưng chưa kp gọi, thì theo cô, người yêu ca mình "đã b by ti tám nhân viên ca khu mc đng phc" vt xung sàn, đánh và đá ri b khóa tay và b gii đi.

khach3

Hình ảnh nn nhân được báo chí Trung Quc đăng ti.

Tối 12/2 (gi Vit Nam), VOA Vit Ng không th liên lc được vi đi din Ca khu Móng Cái đ phng vn.

Trang web của B Ngoi giao Vit Nam cũng như báo chí trong nước chưa thy đăng ti v v vic.

Theo truyền thông Trung Quc, khi nhp cnh qua ca khu Móng Cái hôm 25/1, nhóm ca nn nhân trên đã được yêu cu tin "boa" khong t 30 ti 50 T, tc hơn 4 đôla tới hơn 7 đôla.

Tờ Beijing Youth Daily dn li Đi s quán Trung Quc ti Vit Nam yêu cu chính quyn đa phương điu tra các cáo buc trên ; trng pht các nhân viên vi phm pháp lut đng thi xin li và bi thường cho nn nhân.

Theo Đài tiếng nói Việt Nam, dp Tết nguyên đán va qua, có gn 40 nghìn người xut nhp cnh qua ca khu Móng Cái nm trên biên gii Vit – Trung.

Du khách tới Vit Nam t quc gia láng ging phương Bc năm ngoái đt con s k lc là gn 2,7 triu người, đng đu s khách du lịch quc tế ti Vit Nam, theo Tng cc Thng kê Vit Nam. Con s trên chiếm khong 30% trong tng s hơn 10 triu du khách nước ngoài ti Vit Nam trong năm ngoái.

Thời gian qua có nhiu v vic xy ra gia nhân viên hi quan Vit Nam và các du khách Trung Quốc. Lãnh s quán Trung Quc ti Thành phố Hồ Chí Minh hi tháng By năm ngoái yêu cu chính quyn Việt Nam điu tra và k luật nhân viên sân bay Tân Sơn Nht b cáo buc đã viết dòng ch thô tc lên h chiếu có in hình bn đường lưỡi bò" tuyên b ch quyn gn như toàn b bin Đông ca mt du khách Trung Quc.

Trước đó, hi tháng Năm, thanh tra Cc Hàng không đã x pht hành chính 10 triu đng vi nhân viên an ninh Nguyn Văn Thái vì đã đánh hành khách Trung Quc sân bay Cam Ranh, sau khi xy ra tình trng lộn xn, mt trt t do mt chuyến bay b chm kéo dài vì nguyên nhân tc nghn không lưu ti nước ngoài.

***************************

Liệu có việc 'khách Trung Quốc bị biên phòng Móng Cái đánh' ? (BBC, 13/02/2017)

Bas du formulaire

khach4

Móng Cái là một trong các cửa khẩu chính trên biên giới Việt-Trung

Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền trong nước điều tra vụ việc mà họ nói là công dân Trung Quốc "bị biên phòng Việt Nam đánh trọng thương".

Trong khi đó, đại diện Thành phố Móng Cái bác bỏ cáo buộc này.

Trước đó truyền thông Trung Quốc đưa tin, một công dân Trung Quốc bị các nhân viên biên phòng ở cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đánh đập khi người này xuất cảnh hôm 7/2 sau chuyến sang Việt Nam chụp ảnh cưới.

Người này hiện nay bị chấn thương phần mềm, gãy bốn xương sườn và đang được điều trị tại bệnh viện, tờ Beijing Times viết.

Xie Feng (không phải tên thật), 28 tuổi, cùng mẹ là bà Chen và vợ chưa cưới là cô Ren Lili (không phải tên thật) vào Việt Nam hôm 25/1. Cô Ren nói với tờ Beijing Times họ đã đưa khoản tiền là 330 Nhân dân tệ (khoảng 48 USD) cho nhân viên cửa khẩu.

Đến lúc về, khi được yêu cầu trả tiền, Xie đã rời cơ quan hải quan Móng Cái và chuẩn bị gọi điện cho người bạn để hỏi xem có đúng họ cần trả tiền lần nữa không.

"Người phụ nữ yêu cầu chúng tôi trả tiền bắt đầu hô to điều gì đó bằng tiếng Việt, và bảy tám cán bộ biên phòng xúm vào đánh anh ấy", Cô Ren nói tiếp trên truyền thông Trung Quốc.

Anh Xie bị còng tay và dẫn trở lại nơi làm thủ tục hải quan. Các cán bộ biên phòng buộc chân và đưa Xie lên một phòng ở tầng hai nơi họ tiếp tục đánh anh, cô Ren cho biết.

Sau khi được cho phép qua cửa khẩu vào Trung Quốc trước, cô Ren nhờ các cán bộ biên phòng Trung Quốc trợ giúp. Anh Xie và mẹ sau đó được qua cửa khẩu và anh Xie được đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã yêu cầu chính phủ Việt Nam điều tra về vụ việc này, trừng phạt các nhân viên nào vi phạm luật pháp và yêu cầu họ xin lỗi và bồi thường cho nạn nhân, tờ Beijing Youth Daily cho hay.

khach5

Phố đi bộ ở thành phố Móng Cái thu hút nhiều du khách

Chuyện đánh đập "chắc chắn là không có"

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Móng Cái khẳng định chuyện công dân Trung Quốc bị đánh đập "chắc chắn là không có".

Ông Dũng cho biết người đàn ông này khi vào Việt Nam đã không mua vé dịch vụ cửa khẩu. Khi được nhắc nhở tại cửa khẩu, người này đã lấy điện thoại gọi điện cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc và chạy ra ngoài.

Anh ta đã có "hoạt động không hợp tác" và phải mất khá nhiều thời gian cán bộ biên phòng mới đưa được anh ta vào một phòng làm việc ở tầng hai của tòa nhà Ban Quản Lý cửa khẩu Móng Cái, theo ông Nguyễn Tiến Dũng.

Trên đường đi từ tầng một đến tầng hai, hai bên đã có sự giằng co và khi cán bộ biên phòng khống chế thanh niên này, xảy ra xây xát là "chuyện không tránh khỏi". Trong suốt thời gian này, anh ta luôn có mẹ đi cùng.

Hiện chính quyền Móng Cái và chính quyền thành phố Đông Hưng, Trung Quốc đang cùng làm việc để có câu trả lời chính thức cho "sự việc mà cả hai bên cùng không mong muốn" này.

Móng Cái là một trong các cửa khẩu chính trên biên giới Việt-Trung. Năm 2013, ước tính có hơn 4,4 triệu người Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu này.

Published in Việt Nam

Du khách đến Việt Nam tăng mạnh dịp Tết, đặc biệt từ Trung Quốc (VOA, 04/02/2017)

Lượng khách du lch Trung Quc đến Vit Nam trong tháng 1 tăng gp 2,7 ln s du khách đến t Châu M, bng tng s du khách ca c Châu Âu và Châu Đi Dương cng lại, VnEpxress dn ngun t Tng cc Thng kê Vit Nam cho biết hôm 3/2.

dukhach1

Vịnh H Long là mt trong nhng danh thng thu hút nhiu du khách Trung Quc ca Vit Nam.

Theo số liu ca Tng cc Thng kê, lượng du khách quc tế đến Vit Nam trong tháng 1 đt 1.007.238 lượt, trong đó khách Trung Quc chiếm 247.600 lượt, tăng hơn 67% so vi cùng kỳ năm ngoái.

Báo chí Việt Nam và Trung Quc nói lý do nhiu người Trung Quc đến Vit Nam du lch là vì mun hưởng mt kỳ ngh nước ngoài mà không phi tri qua mt hành trình dài.

Đa số khách du lch Trung Quc đến tham quan các tnh biên gii phía Bc, đc bit là tnh Qung Ninh, nơi có Vnh H Long, đim du lch ni tiếng hàng đu ca Vit Nam. Gn đây, tnh Qung Ninh cho phép khách du lch Trung Quc đi theo nhóm có th li ti 3 ngày mà không cn có th thc du lch.

Ngành du lịch d kiến s đóng góp 10% vào doanh thu nội đa ca Vit Nam, tr thành mt lĩnh vc chính ca nn kinh tế Vit Nam vào năm 2020 vi d kiến s đt được 35 t đôla doanh thu.

Tuy nhiên, lượng du khách Trung Quc đến Vit Nam ngày càng tăng cũng gây ra nhng quan ngi trong công chúng Việt Nam v vn đ an ninh, quc phòng. Hi đu tháng này, Thành phố Hồ Chí Minh đã công b mt b quy tc ng x dành cho du khách sau khi có nhiu phn ánh trên báo chí v nhng cách hành x không đp và "quá khích" ca nhiu khách du lch đến t Trung Quc.

********************

Đà Nẵng chờ xác định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở (Infonet, 04/02/2017)

Đến nay, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chưa có văn bản thông báo cho Thành phố Đà Nẵng về các khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.

Ngày 4/2, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho hay, thời gian qua Sở này nhận được kiến nghị của một số chủ đầu tư đề nghị Sở công bố danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật để các chủ đầu tư có cơ sở ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

dukhach2

Đà Nẵng ngày càng trở nên hấp dẫn đối với người nước ngoài (Ảnh : HC)

Theo ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở có quy định "Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam".

Đồng thời Nghị định 99/2015/NĐ-CP cũng quy định "Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho UBND cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở".

Tuy nhiên cho đến nay, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chưa có văn bản thông báo cho Thành phố Đà Nẵng về vấn đề này. Do đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng chưa có cơ sở công bố danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Để tháo gỡ vướng mắc của từng dự án trong thời gian chờ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có Công văn 615/SXD-QLN đề nghị các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại báo cáo tình hình triển khai dự án và cung cấp hồ sơ pháp lý có liên quan.

"Sở Xây dựng Đà Nẵng rất mong sự phối hợp của các chủ đầu tư để việc sở hữu nhà ở của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Thành phố Đà Nẵng tuân thủ các quy định pháp luật. Báo cáo tình hình triển khai dự án và cung cấp hồ sơ pháp lý có liên quan gửi về Sở Xây dựng Đà Nẵng trước ngày 28/02/2017 để tổng hợp, trình UBND Thành phố Đà Nẵng có văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an" – ông Vũ Quang Hùng nói.

Hải Châu

********************

Học sinh Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh nhiều vấn đề "nóng" (Người Lao Động, 04/02/2017)

Những vấn đề các học sinh đặc biệt quan tâm là hiện tượng nữ sinh bị quấy rối tình dục, bạo lực học đường, ùn tắc giao thông…

Ngày 4/2, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức gặp gỡ 160 thiếu nhi nhân dịp Xuân Đinh Dậu 2017.

dukhach3

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chụp hình với các em thiếu nhi ngày 4/2

Tại buổi gặp gỡ đã có gần 40 ý kiến của các thiếu nhi, đội viên xung quanh các vấn đề như : tình trạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường thiếu thốn, xuống cấp ; phương pháp giảng dạy, truyền đạt của một bộ phận giáo viên còn nặng về lý thuyết dẫn đến việc học sinh không tiếp nhận được những phương pháp giảng dạy tiên tiên, kiến thức bị hỏng nên phải đi đến nhà thầy cô để học thêm.

Các em còn phản ánh việc thường xuyên đi học trễ vì ùn tắc giao thông ; môi trường sống bị ô nhiễm, người dân xả rác bừa bãi đến an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm trọng... Một trong những vấn đề các em đặc biệt quan tâm là hiện tượng nữ sinh bị quấy rối tình dục, bị bắt cóc, đến bạo lực học đường… vì rất nhiều lý do. Bản thân các em rất mong lãnh đạo Thành phố có những giải pháp và cách giúp các em phòng chống tệ nạn này.

Em Bùi N.Q.M (Trường Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, quận 9) không ngần ngại chia sẻ : "Trong lớp em có bạn nữ khi bị quấy rối tình dục, tâm lý của bạn rất bất an. Ngay như em cũng là nạn nhân. Em mong nhà trường và các cấp lãnh đạo phải có biện pháp giúp học sinh, nhất là các bạn nữ phòng vệ được việc này".

Liên quan tới vấn đề này, em Huỳnh Nguyễn Xuân Nghi (Trường Trung học cơ sở Lương Đình Của, quận 2) cho rằng việc học sinh không phòng vệ được việc bị quấy rối tình dục do nhiều bạn không dám tâm sự với thầy cô hoặc gia đình. Vì thực tế, trong nhà trường công tác giảng dạy về giới tính chưa được chú trọng, một số bạn khác bị các trang web đen đầu độc…

dukhach4

Lãnh đạo Thành phố tặng quà cho các thiếu nhi ngày 4/2

Ý kiến của các em đã được các sở, ngành có liên quan trả lời, hứa giải quyết thỏa đáng.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho biết đây là cuộc gặp truyền thống nhằm trao đổi với các học sinh không chỉ liên quan đến chuyện học hành mà còn đến quốc kế dân sinh ; đồng thời bày tỏ lo lắng vì nhiều việc các em đặt ra mà Thành phố chưa giải quyết được do vượt thẩm quyền hoặc cần thời gian để xử lý.

Bí thư Đinh La Thăng đề nghị các cấp, các ngành cần quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của các em hơn nữa, nhất là con em người lao động, người khó khăn.

Trường Hoàng

 

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2