Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 01 janvier 2019 09:26

Chàng Democracy

Dân chủ, như một thể chế, là cách thức tổ chức xã hội mà ở đó người dân làm chủ đất nước bằng cách ra quyết định, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua đại diện), về các vấn đề của đất nước. Trong trường hợp trực tiếp, ta có dân chủ trực tiếp. Trong trường hợp gián tiếp, ta có dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện. 

demo1

Hình : Democracy (Nguồn : Internet)

Phát biểu trên đây về dân chủ mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức của nó. Dân chủ về mặt bản chất, tức người dân thực sự làm chủ, bao hàm làm chủ hiệu quả, đòi hỏi một số đặc điểm. Các đặc điểm này làm nên dân chủ như một (hay một hệ) giá trị.

Để dân chủ về mặt bản chất trở nên dễ hiểu, tôi sẽ phóng chiếu các đặc điểm của nó vào một nhân cách. Nhân cách đó như thế nào ? Dưới đây, tôi mô tả nhân cách đó với tên gọi Democracy.

Đây là Democracy.

Democracy không độc quyền chân lý.

Democracy hiểu rằng không có chân lý tuyệt đối trừ điều này.

Democracy sẵn sàng tranh luận để kiếm tìm hay tiệm cận chân lý thay vì cãi lộn và chửi bới.

Democracy chấp nhận mình có khả năng sai và người tranh luận với mình có khả năng đúng.

Democracy không dùng bạo lực, về thể chất hay tinh thần, để ép ai theo anh.

Democracy không dùng số đông để uy hiếp thiếu số.

Democracy chấp nhận sự đa dạng và sự khác biệt.

Democracy cởi mở và bao dung.

Democracy có tinh thần độc lập.

Democracy không bừa bãi mà kỷ luật, bởi anh biết rằng kỷ luật và sự tôn trọng kỷ luật là những yếu tố quan trọng cho sự sống còn của anh.

Hẳn nhiên, Democracy thượng tôn pháp luật, trừ thứ pháp luật làm suy yếu anh. Và, với thứ pháp luật làm suy yếu anh, anh tìm cách để thay đổi nó.

Democracy chịu khó học hỏi để nâng cao hiểu biết và nhận thức, bởi anh hiểu rằng hiệu quả của anh một phần không nhỏ nhờ vào hiểu biết và nhận thức của anh.

Trước một điều sai trái, Democracy lên tiếng hơn là im lặng, phản kháng hơn là chấp nhận, can đảm hơn là hèn nhát, bởi anh hiểu rằng anh mạnh hay yếu phụ thuộc nhiều vào sự lên tiếng, sự phản kháng và sự can đảm của anh.

Democracy không thờ ơ, không đứng ngoài các hoạt động của các tổ chức hay cộng đồng mà anh là thành viên, bởi anh hiểu rằng anh khỏe hay ốm cốt ở sự tham gia của chính anh cũng như các thành viên khác của các tổ chức hay cộng đồng đó, chẳng hạn :

Là thành viên của một gia đình, Democracy thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo khế ước gia đình (ngầm định hoặc thành văn), đồng thời không quên tham gia vào các quyết định của gia đình để làm gia đình thêm phần hạnh phúc.

Là thành viên của một quốc gia, Democracy thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đồng thời không quên thực hiện các quyền con người và các quyền công dân của mình, như tự do ngôn luận & biểu đạt, tự do tín ngưỡng & tôn giáo, tự do hội họp & lập hội, tự do đi lại & cư trú, tự do ứng cử & bầu cử, v.v, để làm quốc gia thêm phần tự do.

Lưu ý là, mặc dù Democracy có thể không thực hiện các quyền ấy, nhưng Democracy chọn thực hiện chúng, bởi anh hiểu rằng khi anh không thực hiện chúng chính là khi anh làm cho chúng xói mòn. Ngược lại, khi anh thực hiện chúng chính là khi anh duy hộ chúng và làm cho chúng sống động, và vì vậy mà anh làm chủ các tổ chức hay cộng đồng của mình tốt hơn.

Democracy còn nhiều đặc điểm khác nữa.

Có một điều thú vị, Democracy có một bạn gái tên là Liberty.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 31/12/2018 (NguyenTrangNhung's blog)

Published in Diễn đàn

"... Nhân loại, sau nhiều đấu tranh cam go và những hy sinh lớn, đã vượt qua được mức độ lãng mạn và nguyên tắc, mức độ zero, để đạt tới một định nghĩa tương đối rõ ràng cho một chế độ dân chủ : đó là một chế độ ít nhất bảo đảm tự do ngôn luận và báo chí, tự do thành lập và tham gia các tổ chức kể cả các chính đảng, tự do bầu cử và ứng cử. Đó là định nghĩa của dân chủ đã được quy định trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, thành phần của hiến chương Liên Hiệp Quốc...".

OBAMA-MUSLIMS/

Người Hồi giáo nghe nhìn Tổng thống Barack Obama phát biểu trên làn sóng truyền hình tại Cairo, thủ đô Ai Cập, ngày 04/06/2009

Không ai có thể phủ nhận rằng những gì mà một tổng thống Mỹ và bộ tham mưu của ông biết và nghĩ về những vấn đề lớn của thế giới có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi dân tộc.

Tôi chỉ biết George W. Bush qua tiểu sử chính thức, báo chí, những bài diễn văn và những bài phỏng vấn của ông nhưng tôi vẫn có cảm tưởng ông là một con người thực tiễn và giản dị, quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng dựa trên đề nghị của bộ tham mưu thân cận, không hề biết tới kinh Koran và có thể nghĩ Khổng Tử là một bộ trưởng Nhật, núi Kilimanjaro ở Nam Mỹ. Obama, trái lại, tỏ ra biết nhiều và nghĩ nhiều về những vấn đề lớn của thế giới. Bài diễn văn ngày 4-6 vừa qua tại Cairo của ông là một thí dụ.

Về văn phong và hình thức đó là một mẫu mực về soạn thảo thông điệp chính trị. Bằng những câu và chữ thật giản dị Obama đã đề cập tới các vấn đề rất lớn một cách thuyết phục và truyền cảm. Bài viết đã hay, cách nói của Obama lại tuyệt vời, ông nói một cách tự nhiên, không cần giấy trong vòng gần một tiếng đồng hồ và nói một cách hùng hồn, thu hút. Ông đã thành công mỹ mãn, diễn văn của ông bị cắt ngang hơn 40 lần vì những tràng pháo tay nồng nhiệt của trí thức và sinh viên Ai Cập. Lý do thành công của Obama là ông đã chinh phục được cảm tình của cử tọa, ông tỏ ra hiểu họ và quý trọng họ - chào họ bằng tiếng Ả Rập assalamu alaikum, trích dẫn nhiều lần kinh Koran. Từ đó tất cả những gì ông nói đều dễ lọt tai.

Về nội dung Obama đã đề cập tới bẩy vấn đề của thế giới, đặc biệt là của thế giới Hồi giáo và vùng Trung Đông, trong đó Hoa Kỳ có vai trò chiến lược : cuộc chiến chống khủng bố, quan hệ Do Thái – Palestine, Iran và vũ khí nguyên tử, dân chủ, tự do tôn giáo, quyền phụ nữ, phát triển kinh tế. Tất cả đều là những vấn đề nền tảng và dài hạn. Người ta có thể lưu ý là Obama hoàn toàn không nói tới cuộc khủng hoảng kinh tế lớn đang làm điêu đứng cả thế giới. Trên tất cả những chủ đề này Obama đã đưa ra những nhận định, đôi khi kèm theo những biện pháp cụ thể đáng được hoan nghênh, hoặc không có gì để gây bất bình, ít nhất trong thời điểm này. Tuy vậy trong chiều sâu và trong lâu dài, nếu văn cũng là người, bài diễn văn này có thể khiến người ta lo ngại về "nhận thức Obama".

Hãy bắt đầu bằng những điểm đúng : Obama khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ đương đầu với các lực lượng quá khích hung bạo, ông hoàn toàn có lý khi coi chúng chỉ thuần túy là những lực lượng khủng bố theo đuổi những mục tiêu đen tối bằng cách giết hại những thường dân vô tội. Ông càng có lý khi nhìn nhận rằng Hoa Kỳ trong cơn chấn động sau ngày 11/09/2001 đã sử dụng những biện pháp sai trái; người ta chỉ có thể đồng ý với ông, một mục tiêu trong sáng phải được bảo vệ bằng phương tiện xứng đáng; người ta cũng chỉ có thể hoan nghênh quyết định cấm tra tấn và đóng cửa nhà tù Guantanamo, những tuyên bố như vậy chinh phục cảm tình của thế giới đối với Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Afghanistan.

Obama cũng đã nói rất khéo về Iraq : "Trái với Afghanistan, Iraq là cuộc chiến có chọn lựa. Mặc dù tôi tin rằng nhân dân Iraq sau cùng đã thoải mái hơn sau khi không còn chế độ bạo ngược của Saddam Hussein, tôi cũng tin rằng những gì đã xẩy ra tại Iraq đã nhắc nhở Hoa Kỳ rằng, mỗi khi có thể được, phải sử dụng ngoại giao và tạo đồng thuận quốc tế để giải quyết các vấn đề". George W. Bush cũng không thể phiền lòng. Obama đã rất thuyết thuyết phục khi viện dẫn lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ để khẳng định Hoa Kỳ hoàn toàn không có tham vọng đế quốc và không hề nhòm ngó lãnh thổ và tài nguyên của một nước nào và sẽ triệt thoái quân đội khỏi Iraq và Afghanistan ngay khi tình hình cho phép. Việc nhắc lại lịch trình rút quân khỏi Iraq cũng rất khôn ngoan, đúng nơi và đúng lúc.

Trên vấn đề nhức nhối nhất tại Trung Đông, cuộc xung đột Do Thái – Palestine, Obama đã tỏ ra sáng suốt và can đảm, ông đã có thái độ phải có là nhắc lại một cách mạnh mẽ và dứt khoát lập trường của Hoa Kỳ là người Palestine có quyền và phải được có một quốc gia đúng nghĩa của riêng họ. Đây là điều đáng hoan nghênh nhất trong bài diễn văn này. Hoa Kỳ phải nói thẳng thắn như thế đối với người Do Thái vào lúc họ vừa bầu ra một chính quyền cực hữu với chủ trương bành trướng rõ rệt. Cuộc xung đột Do Thái – Palestine bế tắc không phải vì nó không có giải đáp mà vì nó có giải đáp hiển nhiên mà những người trong cuộc, kể cả hai dân tộc Do Thái và Palestine, không chịu chấp nhận, đó là hai nhà nước riêng biệt nhìn nhận quyền hiện hữu của nhau và sống chung hòa bình với nhau. Điều này Hoa Kỳ cần khẳng định một cách thật rõ rệt và quả quyết một lần cho tất cả để vô hiệu hóa khuynh hướng cực hữu Do Thái và đồng thời cắt cỏ dưới chân các lực lượng khủng bố sống nhờ lòng thù hận của người Palestine, và Ả Rập nói chung, đối với Do Thái. Chỉ Hoa Kỳ có thể làm được điều này bởi vì Do Thái chỉ tồn tại được nhờ sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Do Thái gần như một tiểu bang của Hoa Kỳ ; như Obama nói sự ràng buộc giữa Hoa Kỳ và Do Thái không thể cắt dứt được. Khuynh hướng quốc gia cực đoan tại Do Thái chỉ tồn tại vì thái độ của Hoa Kỳ chưa đủ rõ rệt.

Điều thực sự mới trong chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ là đối với Iran và sự kiện nước này phát triển kỹ thuật nguyên tử. Obama đã phát biểu một lập trường mà đáng lẽ Hoa Kỳ đã phải có từ lâu. Từ ba thập niên qua hình ảnh khuôn mẫu,stereotype, của Iran trong đầu óc người Mỹ là một nước Iran cuồng tín, hiếu chiến, chống Phương Tây và Hoa Kỳ một cách hung hăng.

Trong hơn mười năm tôi có một cộng sự viên người Iran, Houshang, tiến sĩ vật lý nguyên tử và rất thông thạo tình hình Iran. Houshang không phải chỉ là một nhà khoa học mà còn là một nhà hoạt động chính trị. Houshang là một trong những cấp lãnh đạo của phong trào chống đối chế độ quân chủ Pahlevi mà biểu tượng là Ayatolla Khomeini. Sau khi chế độ quân chủ bị lật đổ Houshang trở thành bộ trưởng khoa học kỹ thuật rồi thất vọng và bỏ ra nước ngoài, hiện là một trong những lãnh tụ đối lập dân chủ lưu vong hàng đầu. Tôi đã thảo luận rất nhiều với Houshang về Iran và Houshang cũng giới thiệu cho tôi nhiều trí thức Iran khác. Tất cả đều cùng nói một điều : người Iran không hề chống Phương Tây và Hoa Kỳ, cũng không hề cuồng tín, trái lại đa số thích lối sống dân chủ Phương Tây, thành phần Hồi giáo Shia quá khích chỉ vào khoảng 5%. Ngay trong giới lãnh đạo hiện nay, đa số cũng chỉ quá khích ngoài mặt. Chính Houshang đã đứng đầu chương trình nguyên tử của Iran để có thể khẳng định rằng việc chế tạo bom nguyên tử của Iran chỉ là một đòn tháu cáy. Hình ảnh của nước Iran mà họ mô tả cho tôi hoàn toàn khác với hình ảnh mà chính giới Hoa Kỳ có. Chỉ tới cách đây hai tuần tờ Newsweek, trong một số đặc biệt về Iran mới trình bày nước này giống như hình ảnh mà các bạn tôi mô tả. Tít lớn ngoài bìa của số báo này là "All we know about Iran is wrong" (Tất cả những gì chúng ta biết về Iran đều sai). Nhiều khi tôi tự hỏi với những phương tiện và nhân lực hùng hậu như vậy tại sao chính giới Hoa Kỳ có thể hiểu sai về một quốc gia quan trong như vậy trong một thời gian dài như vậy ?

Tóm lại đó là một bài diễn văn rất hay. Tuy vậy tôi không thể xua đuổi cảm tưởng là Obama đã có những ngộ nhận lớn trên một số vấn đề cơ bản.

Vấn đề giữa Phương Tây và thế giới Hồi giáo có thực sự là mâu thuẫn tôn giáo như Obama trình bày hay không ? Đó là điều mà các tổ chức khủng bố như Al Qaeda, Hamas, Hezbollah v.v. muốn người ta nghĩ, nhưng cách nhìn này không đúng. Không hề có một nước Phương Tây nào chống Hồi giáo cả, trái lại các chính quyền Phương Tây, kể cả chính quyền Bush nổi tiếng là thô vụng về ngoại giao, còn hết sức cố gắng tránh mọi mâu thuẫn với Hồi giáo. Cũng không hề có xung đột giữa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, các giáo hoàng Công giáo La Mã từ hàng thế kỷ nay luôn luôn bày tỏ sự tương kính đối với các tôn giáo khác kể cả Hồi giáo, họ còn nhìn nhận những cuộc thập tự chinh trong quá khứ là sai lầm, xin lỗi và hòa giải với Do Thái giáo. Người ta cũng không bao giờ thấy một thái độ bài xích nào từ các hệ phái Tin lành.

Và nếu muốn thẳng thắn nói công khai sự thực -thay vì chỉ nói trong phòng khép kín như chính Obama kêu gọi trong bài diễn văn này- thì phải nói rằng những hành động và cử chỉ quá khích gần đây đã chủ yếu đến từ một số phần tử Hồi giáo. Vả lại Phương Tây có còn theo Thiên Chúa giáo hay không là cả một câu hỏi. Tại Mỹ có thể còn sấp xỉ 50% dân chúng còn đức tin Thiên Chúa giáo nhưng tại Tây Âu con số này chưa tới 10% và đang tiếp tục giảm đi, Thiên Chúa giáo chủ yếu chỉ còn là một di sản văn hóa. Hơn nữa nếu coi những khó khăn trong quan hệ của Trung Đông và đa số các nước Hồi giáo nói chung với phần còn lại của thế giới như là một xung đột tôn giáo thì không có giải pháp ổn thỏa nào cả. Đặc tính của mọi tôn giáo là đặt nền tảng trên đức tin và các đức tin không thể chứng minh và thảo luận.

Vậy vấn đề thực sự là gì ? Đó là sự thích nghi bắt buộc của Hồi giáo với thời đại mới, nghĩa là triệt thoái khỏi chính trị để trở về vị trí của một tôn giáo bình thường như các tôn giáo khác. Vấn đề theo đạo và sống đạo phải được coi như một chọn lựa cá nhân. Không nên tránh né một sự thực là mọi tôn giáo khởi thủy đều mang tính nhất nguyên, một tôn giáo không là một tôn giáo nếu chấp nhận rằng điều ngược lại với đức tin của nó cũng có thể đúng. Do đó dân chủ, mà triết lý nền tảng là chủ nghĩa cá nhân tự do, đã chỉ thành hình với sự phủ nhận quyền lực của các tôn giáo.

Nền dân chủ Hoa Kỳ đã được thành lập bởi những người ra đi tìm một quê hương mới để phản đối độc quyền tôn giáo. Trường hợp Hòa Lan cũng không khác. Cuộc cách mạng Pháp 1789 là cuộc cách mạng vừa chống chế độ quân chủ vừa chống giáo hội công giáo. Tước bỏ quyền lực chính trị của các tôn giáo là điều kiện tiên quyết của dân chủ. Thiên Chúa giáo đã phải trải qua Thế Kỷ Ánh Sáng, le Siècle de Lumière, (thế kỷ 18) trong đó các tín điều bị chất vấn rồi sau đó chính giáo hội trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng. Khổng giáo, giữ vai trò một tôn giáo về mặt chính trị và xã hội, cũng phải bị đẩy lùi tại Đông Á trong cuộc gặp gỡ với Phương Tây để dọn đường cho các chế độ dân chủ. Đến lượt nó Hồi giáo cũng sẽ phải trải qua một cuộc xét lại rất lớn. Đó là điều kiện bắt buộc để các quốc gia hồi giáo có thể trở thành bình thường trong một thế giới toàn cầu hóa.

Cuộc xét lại này sẽ rất khó khăn và đau nhức vì những lý do xuất phát từ chính bản chất của Hồi giáo. Trái với các tôn giáo khác, Hồi giáo trên nguyên tắc không thể chấp nhận xét lại. Phật là một người giác ngộ nhưng cũng vẫn là một người, do đó kinh Phật không có giá trị tuyệt đối. Thánh kinh Thiên Chúa giáo do những tiên tri và những tông đồ của Jesus chép lại và cũng có thể không hoàn toàn chính xác. Nhưng đó không phải là trường hợp của kinh Koran. Koran là lời của chính Thượng Đế nhập vào Muhammad để nói ra vì thế không thể thay đổi. Xét lại kinh Koran là mặc nhiên nhìn nhận hoặc Allah có thể sai (và như thế không thể là Allah akbar), hoặc Allah đã không nhập vào Muhammad ; trong cả hai trường hợp Hồi giáo chỉ là một sự hiểu lầm. Đoạn 69 của kinh Koran qui định những kẻ thêm bớt kinh Koran sẽ bị chặt tay.

Nhưng Hồi giáo bắt buộc phải xét lại vì không thể tồn tại với kinh điển hiện nay. Nó can thiệp trực tiếp vào quyền lực và chứa đựng quá nhiều điều không phù hợp với thế giới văn minh. Các tôn giáo lớn nói chung đều ra đời vì lý do chính trị như một phản ứng với một trật tự xã hội sẵn có và sau đó trở thành nền tảng cho một quyền lực chính trị mới, nhưng với những quan điểm khác nhau về tương quan giữa tôn giáo và chính trị, hay giữa Thượng Đế và Vua.

Tựu chung có ba mô hình : trong quan điểm Thiên Chúa giáo, thượng đế và vua khác nhau và phân biệt với nhau (Jesus : hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, hãy trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar) ; trong các xã hội khổng giáo và phật giáo, vua là thượng đế ; trong các xã hội hồi giáo, thượng đế là vua.

Đối với Hồi giáo chính thống, tôn giáo là chính quyền và luật pháp, Sharia chỉ là sự áp dụng trực tiếp luật của kinh Koran vào đời sống. Sự xét lại đã khiến Thiên Chúa giáo mất rất nhiều ảnh hưởng, nhưng nó sẽ còn đau nhức hơn rất nhiều đối với Hồi giáo.

obama2

Obama hoặc đã hời hợt hoặc đã mỵ dân khi đề cao Hồi giáo như là một tôn giáo bao dung đã góp phần quan trọng cho nền văn minh của thế giới. Đúng là Hồi giáo đã có đóng góp lớn, nhưng không lớn như ông đã nói. Còn bao dung thì chắc chắn là không, ngay chính những đoạn kinh Koran mà ông cắt để trích dẫn nếu đọc tiếp cũng thấy ngay những hình phạt ghê gớm dành cho kẻ bị coi là chống Hồi giáo.

Những câu Obama trích ra (ai giết một người vô tội cũng như giết cả nhân loại, ai cứu một người cũng như đã cứu cả nhân loại) cũng cần được tương đối hóa : chúng chỉ áp dụng cho người Hồi giáo, những người không theo Hồi giáo không vô tội, họ là những kẻ không có lòng tin (unfaithful). Vô tình hay cố ý Obama cũng đã giải thích sai ý nghĩa của sự kiện nhiều phụ nữ đã được bầu vào địa vị lãnh đạo cao nhất tại những nước Hồi giáo lớn như Turkey, Indonesia, Pakistan, Bangladesh. Điều đó hoàn toàn không chứng minh Hồi giáo tôn trọng phụ nữ, cả kinh Koran lẫn luật Sharia đều không coi phụ nữ ra gì cả, những cuộc bầu cử đó đã chỉ chứng minh rằng quần chúng hồi giáo muốn thay đổi. Các lực lượng hồi giáo toàn nguyên biết như vậy và đã hành động hung bạo vì tuyệt vọng. Một tôn giáo có bao dung hay không không phải ở chỗ kinh sách có nói những điều nhân hậu, mà ở chỗ kinh sách không nói những điều nghiệt ngã, và cả Koran lẫn Sharia đều chứa đụng rất nhiều điều khắc nghiệt. Cũng không nên quên rằng bạo lực và thánh chiến nằm ngay trong bản chất của Hồi giáo, trong bốn giáo chủ kế tiếp Muhammad, ba người đã bị giết bởi chính những phe phái Hồi giáo. Obama đã quá cường điệu khi tuyên bố : "trách nhiệm của tôi trong cương vị tổng thống Mỹ là chống lại những hình ảnh đúc khuôn về Hồi giáo ở bất cứ nơi nào mà chúng xuất hiện". Đó là công việc của các nhà báo và các nhà nghiên cứu, tổng thống Mỹ có những trách nhiệm cần thiết và cấp bách hơn.

Nói như thế không phải là để chống Hồi giáo. Hồi giáo đã đem đến một tinh thần quan trọng, đó là sự liên đới giữa các tín đồ vào một lúc mà trên cả thế giới các xã hội được phân chia thành chủ và tớ, Thiên Chúa giáo đã biến chất để trở thành một dụng cụ cai trị của các vua chúa. Đó đã là sức mạnh của Hồi giáo khiến nó phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng như chưa bao giờ thấy trong lịch sử nhân loại. Mọi tôn giáo đều ra đời như một tiến bộ rồi dần dần không thích nghi với chính tiến bộ mà chúng tạo ra và trở thành một dụng cụ thống trị và một trở ngại cho tiến bộ. Hồi giáo cũng không phải là một ngoại lệ. Cũng như Thiên Chúa giáo và Khổng giáo, Hồi giáo sẽ phải trải qua một cuộc xét lại lớn, nhiều lần đau nhức hơn Thiên Chúa giáo. Trong thế kỳ 21 rất có thể Hồi giáo sẽ phải chịu chung số phận của Khổng giáo tại Đông Á, nghĩa là mờ nhạt dần đi. Đó là điều đang xẩy ra tại Turkey ; tại những thành phố lớn, ngay cả tại các công viên, vào giờ trưa khi tiếng gọi cầu nguyện vang lên inh tai nhức óc từ các tháp chuông không còn ai cầu nguyện, người ta vẫn đi lại, trò chuyện, hút thuốc, uống cà phê như thường lệ, vào các mosque thì chỉ thấy lác đác vài chục người. Một trong những chuyển hóa quan trọng nhất của thế kỷ 21 sẽ là sự hoàn tất một tiến trình đã được khởi đầu và đẩy khá xa trong thế kỷ 20 : bình thường hóa chỗ đứng của Hồi giáo trong xã hội.

Vấn đề thực sự của thế giới hồi giáo không phải là mâu thuẫn với Phương Tây, càng không phải là đụng độ với Thiên Chúa giáo mà là vấn đề của Hồi giáo với chính mình, nghĩa là hòa giải và thích nghi với dân chủ. Đó là sự thích nghi bắt buộc.

Dân chủ là một trong những vấn đề lớn mà Obama đề cập tới trong bài diễn văn Cairo. Đó cũng là đoạn mà ông nói ngắn nhất và khiến tôi thất vọng nhất. Ông là người sang trọng và quyền lực nhất thế giới, tôi chỉ là một người lưu vong, không có cả quyền đặt chân lên chính quê hương mình nhưng trong chừng mực một kẻ tầm thường cũng có thể có lý, tôi phải nói rằng Obama đã sai. Obama nói rằng không một nước nào có quyền áp đặt một hệ thống chính trị lên một nước khác. Đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Không phải hệ thống chính trị nào cũng chấp nhận được, có những giá trị mà mọi quốc gia phải tôn trọng và thể hiện. Và cộng đồng quốc tế phải áp đặt những giá trị này. Cũng như trong một nước không ai được quyền áp đặt một nhân sinh quan lên một cá nhân khác nhưng vẫn phải có luật pháp để bảo đảm một số giá trị chung được mọi người tuân thủ. Chúng ta không còn ở trong một thế giới man rợ.

Obama định nghĩa dân chủ như nguyên tắc theo đó chính quyền phải phản ánh nguyện vọng của dân chúng, và mỗi chính quyền thể hiện nguyên tắc này theo cách riêng của mình, tùy theo truyền thống của mỗi dân tộc. Thật đáng buồn, đây đúng là ngôn ngữ của các chế độ độc tài bạo ngược. Theo Obama, những nguyện vọng của người dân là được nói những điều mình nghĩ, được có tiếng nói trong cách quản trị đất nước, được có một chính quyền không ăn cướp của dân và được sống theo cách mà mình chọn lựa. Cũng đúng, nhưng đây chỉ là dân chủ ở mức độ trừu tượng và mơ hồ, mức độ zero về mặt chính trị. Các chế độ độc tài cũng luôn luôn vỗ ngực tự xưng là phản ánh những nguyện vọng này của người dân. Chúng còn trâng tráo gọi bộ máy đàn áp là chính quyền nhân dân, ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân.

Nhân loại, sau nhiều đấu tranh cam go và những hy sinh lớn, đã vượt qua được mức độ lãng mạn và nguyên tắc, mức độ zero, để đạt tới một định nghĩa tương đối rõ ràng cho một chế độ dân chủ : đó là một chế độ ít nhất bảo đảm tự do ngôn luận và báo chí, tự do thành lập và tham gia các tổ chức kể cả các chính đảng, tự do bầu cử và ứng cử. Đó là định nghĩa của dân chủ đã được quy định trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, thành phần của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Dân chủ với định nghĩa trên đây nằm trong công pháp quốc tế mà Liên Hiệp Quốc và mọi quốc gia có nhiệm vụ bảo đảm sự tuân thủ. Các chế độ độc tài bạo ngược vi phạm công ước quốc tế, thái độ đúng và hợp với công pháp quốc tế là đánh đổ chúng trừ khi cái giá phải trả quá cao, trong trường hợp này cũng phải gây sức ép tối đa.

Đây không phải là lần đầu tiên Obama nói về dân chủ và tự do một cách hời hợt. Trong bài diễn văn nhận chức Obama đã nói : "Đối với các chính quyền bịt miệng những người đối lập, chúng tôi nói các vị đi sai chiều lịch sử, nhưng nếu các vị chìa bàn tay thân thiện chúng tôi cũng sẽ nắm lấy". Tôi ngạc nhiên khi đọc những bài bình luận của một số người Việt hân hoan vì Obama đã lên án các chế độ bịt miệng đối lập. Các chế độ độc tài, trong đó có chế độ cộng sản Việt Nam, không mong gì hơn là được "lên án" như vậy.

Tuy vậy tôi vẫn hoan nghênh việc Obama đắc cử tổng thống Mỹ. Sau hai nhiệm kỳ của George W. Bush, nó đã hòa giải thế giới với Hoa Kỳ, vừa đánh dấu một bước tiến ngoạn mục trong cuộc đấu tranh đẩy lùi tệ kỳ thị mầu da vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến đấu chống khủng bố. Tôi cũng không lo ngại lắm về nhận thức mà tôi nghĩ là thiếu hụt của ông. Xã hội dân sự Hoa Kỳ có tiếng nói quyết định và các tổ chức bảo vệ nhân quyền Mỹ vẫn rất mạnh, họ còn có ảnh hưởng lớn hơn với một chính quyền thuộc đảng Dân chủ. Vả lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không thay đổi bao nhiêu dù là dưới một tổng thống dân chủ hay cộng hòa. Hoa Kỳ vẫn là một yểm trợ vững mạnh cho cuộc vận động dân chủ. Chính Obama phải thận trọng.

Mùa hè năm ngoái vào giữa lúc cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang sôi nổi, một người bạn thuộc đảng Dân chủ hoan hỉ khoe với tôi rằng Obama có một ban viết diễn văn rất trẻ. Sự tươi mát của tuổi trẻ quả nhiên thể hiện trong văn phong những bài diễn văn của ông. Chính Obama cũng rất trẻ. Nhưng tuổi trẻ không phải bao giờ cũng là một ưu thế, đôi khi tuổi trẻ cũng là khoảng đời mà người ta chưa đủ thời giờ nghiên cứu và rà soát để gạt bỏ những ngộ nhận và bổ túc những thiếu sót.

Tôi cũng nhận xét là trong bộ tham mưu của Obama không có một nhà tư tưởng chính trị nào dù đó là điều rất cần thiết ; tư tưởng khiến hoạt động chính trị có ý nghĩa lâu dài và cho phép người ta có thể uyển chuyển mà không mất định hướng.

Obama trong cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng bằng những bài diễn văn dễ lọt tai nhưng đôi khi hụt hẫng về nhận thức có thể gây thất vọng cho những người thực sự hiểu biết và có tầm nhìn, những người cuối cùng cũng vẫn có vai trò lãnh đạo tinh thần và tạo ra dư luận.

Nguyễn Gia Kiểng

(Thông Luận 237, tháng 06/2009)

Published in Quan điểm
mardi, 04 décembre 2018 12:00

Hạt mầm dân chủ

Tự do là các quyn cơ bn ca mi công dân được quy đnh rõ ràng trong hiến pháp và pháp lut ca mt quc gia, được tôn trng và thc thi mt cách công minh và bình đng, không phân bit đi x hay tùy tin din gii bi phía hành pháp.

111111111111111111

Bầu c M. Hình minh ha.

Dân chủ là nhiu thứ. Nó là tam quyn phân lp, là các đnh chế bo đm hiến pháp và pháp lut áp dng cho mi công dân, mà mc tiêu là đ tn quyn sâu rng và đ bo đm được các quyn t do nn tng. Dân ch cũng là giá tr, là văn hóa, là cách sng, là suy nghĩ, là hành xử, là cách ly quyết đnh v.v…

Bầu c là bu và c : bu chn và ng c, k c t ng c. Bu c phi tht s t do thì người dân mi bu chn người đi din xng đáng nht. ng c phi t do đ mi người, không nht thiết phi thuc bt c đng phái hay khuynh hướng chính tr nào, có th tham gia vic điu hành quc gia. Mc tiêu ca bu c là đ chn ra nhng người xng đáng nht v kh năng và tm nhìn vào quc hi và chính quyn, đ làm ra các lut pháp thiết thc đi vi hoàn cnh quc gia lúc đó, và để điu hành quc gia mt cách hiu qu và thc thi pháp lut mt cách công minh và bình đng.

Cả ba điu này đu liên h mt thiết vi nhau trong mi chế đ chính tr dân ch cp tiến. Còn các th chế dân ch na vi hay đc tài thì h cũng cóp nht các mô thức ca nn dân ch cp tiến, tuy nhiên nó ch có b ngoài ch rut thì trng rng. Tt c đu rt v vi, hình thc và ngu trá.

Tự do là mt trong nhng giá tr cao quý nht ca con người. Khi chúng ta có tt c vt cht trong tay nhưng không được t do đi lại, chng hn, hoc không được quyn tìm hiu các vn đ triết hc, tôn giáo hay lch s mt cách tường tn, hoc không được nói lên nhng gì mình suy nghĩ hay tin tưởng là đúng, thì có l đến lúc đó sn sàng đánh đi nhng gì mình có đ được t do. Khi đánh mất t do thì mi cm nhn được giá tr đích thc ca nó.

Nhưng không phi có bu c, k c bu c t do, là có (nghĩa là đã có) dân ch.

Có những th chế được xem là dân ch bu c (electoral democracy), còn các th chế khác là đc quyn bu c (electoral authoritarianism). Độc quyn bu c chc chn là đc tài. Còn dân ch bu c không nht thiết là dân ch.

Một chế đ mà (nhng) người đng đu ngành hành pháp li s dng quyn lc tùy tin, k c chà đp nó, tước quyn sng và quyn t do ca người khác, thì không th nào gi là dân ch cp tiến được. Dân ch đích thc phi bo đm được quyn và t do ca mi công dân. Trường hp đin hình là Phi Lut Tân.

Theo giáo sư chính tr hDan Slater, nhiều nước Đông Nam Á, như Phi Lut Tân, chng hn, là mt quc gia dân ch phi cp tiến (illiberal democracy). Người Phi đi bu mt cách t do, các cuc bu c không hay chưa có v gì là gian ln. Nhưng người đng đu gung máy điu hành quc gia, như tng thng Rodrigo Dutert hin nay, coi thường pháp lut và lm dng quyn lc.

Còn Singapore thì thuộc mt th loi cường quyn kiu khác, đc quyn bu c. Các thế lc nm quyn Singapore đ cao pháp lut và mun mi người khác phi tuân th pháp lut. Đng Nhân dân Hành đng vn dng và thay đi h thng bu c đ phía đi lp không có cơ hi chính đáng nào đ thng nó. Và ti đây không có y hi bu c đc lp. Nếu c tri bu cho đi lp thì s có nhng hậu qu bt li cho h khi b phát hin.

Trong khi đó, tại Miến Đin thì cuc bu c năm 2015 tuy được xem là t do và công bình, nhưng người thiu s theo đo Hi Rohinga thì b đàn áp thm t. Nhng người hay cơ quan truyn thông nào đưa tin v vi phm nhân quyền hay cái gi là bí mt quc gia thì b đàn áp b tù. Còn ti Nam Dương thì chính quyn có th b tù nhng ai b cho là xúc phm đo Hi. Campuchia thì loi tr gn như hoàn toàn phía đi lp và gii truyn thông, cho phép nó được gn như đc quyn bu c. Nó không ging Singapore hoàn toàn nhưng li ging Trung Quc và Vit Nam. Còn ti Mã Lai thì đng T chc Thng nht Quc gia Mã Lai trong 50 năm qua là mt chế đ th hin hoàn toàn tính đc quyn bu c và s dng bao nhiêu th thut khác nhau, kể c v li vùng c tri, đ bo đm bên đi lp không có cơ hi nào thng c.

Con người có xu hướng hc hi ln nhau, cái tt ln xu, tích cc ln tiêu cc, ôn hòa cũng như bo lc v.v... Trong khi nhiu người trên thế gii hc hi nhng điu tích cc và văn minh của nhân loi đ tiến b thì cùng lúc đó các thế lc khác li đi hc nhng cái tiêu cc và đc hi, và tìm cách cn tr mi n lc tiến b. Do đó mà ngày nay có nơi có nn dân ch cp tiến (t do được tôn trng) và nơi khác cũng mang tên dân chủ nhưng dân ch phi cp tiến (t do không h hin hu). Và chúng ta cũng có nn đc tài khp nơi. Nn dân ch cp tiến thì rt đa dng và nn đc tài cũng vô cùng đa dng. Hiếm có cơ chế nào, đc tài hay dân ch, ging nhau hoàn toàn. Nguyên do là vì trong nền văn hóa mà mi chúng ta tha hưởng, t trong gia đình ra đến ngoài xã hi, và rng hơn trên toàn nước và toàn thế gii, chúng ta hp th mt s lung tư tưởng nht đnh nào đó mà đnh hình cách suy nghĩ ca chúng ta. Và khi tiếp thu hc hi các ý tưởng mới, chúng ta đem áp dng nó vào trong bi cnh xã hi, chính tr và văn hóa ca mình, trong đó truyn thng đóng vai trò quan trng. Các yếu t đa phương, môi trường sng và văn hóa hành x cũng góp phn vào vic đnh hình sn phm chính tr mà con người khp nơi to ra.

Có thể ví dân ch như mt loi cây. Cây dân ch. T ht mm dân ch, tc ch yếu là ý tưởng và tư tưởng, người ta yêu thích nó và tìm cách đem trng nó trong vườn ca h. H chăm sóc, vun bi hàng ngày đ bo đm nó phát trin và không bị hư hi hay b phá hoi. H th hin tinh thn dân ch ngay trong ngôi nhà h. H tôn trng các giá tr và thành qu nó mang đến, áp dng tinh thn đó đi vi người v hay chng ca mình, vi các con ca mình, và gia các con mình. H bo bc ht mm dân chủ tng ly tng tí (như bo v quyn t do ngôn lun và din đt ca mi thành viên, du cho thành viên đó có không xng đáng đi na). Các ht mm như thế s có cơ hi sinh sôi, ny n. H cũng c gng tìm cách chia s cách thc ươm mm và vun trng cây dân chủ vi hàng xóm, người thân, bn bè v.v… đ hc cách làm cho cây đơm hoa kết qu. H tìm cách khuyến khích con cái mình khi đi hc hay đi làm cũng thc hành và phát huy tinh thn và giá tr dân ch như vy. Khi cây ln lên cho ra hoa qu, h tìm qu tốt nht đ làm ht ging tt và li tiếp tc mt chu kỳ trng cây dân ch khác.

Nền dân ch Hoa Kỳ được khai sinh, phát trin và, mt phn nào đó, được toàn cu hóa, trong mt tiến trình hơi ging như vy.

Trong bài "Người M không còn thc hành dân ch na", Yoni Appelbaum đã trình bày các biện lun rt hay. Appelbuam cho rng dân ch là mt hành đng bt t nhiên nht. Nó không phi là mt bn năng t nhiên ca con người, mà là mt thói quen cn phi trau di và thâu thp. Trong các thế k trước, người M b lôi cun bi hội đoàn. Gần như đi vi mi cách thc ca cuc sng, h áp dng mt gii pháp chung. H tình nguyn đến vi nhau bng các ràng buc chung, chp nhn các lut l chung, bu chn người đi din, ly quyết đnh bng s phiếu đa s. Vào cui thế k 19, càng ngày càng có nhiều hi đoàn bt chước hình thc hot đng ca chính quyn liên bang Hoa Kỳ. Qua thi gian, s tham gia mang tính cách công dân (civic participation) vào các vn đ xã hi tr thành bình thường ch không phi là điu ngoi l. Năm 1892, mt nghiên cứu đi vi mt thành ph nh cho thy mi đàn ông, đàn bà và tr em (trên 10 tui), ngoi tr nhng cá tính đc bit, đu tham d vào mt t chc nào đó mà tt c đu có văn phòng hot đng. Hoa Kỳ tr thành mt quc gia ca ch tch (a nation of presidents). Những người tham gia b mê hoc bi nguyên tc và th tc. Năm 1876, mt k sư tên Henry Robert xut bn cun sách có tên "Hướng dn B túi v Quy tc Trt t ca Hi ngh Tho lun", tr thành sách bán chy nht, và trong vòng bn thp niên bán được 500 ngàn bn in. Nhưng Hoa Kỳ đã không còn như thế trong nhng thp niên qua. Vn liếng xã hi và đi sng công dân b xung dc thm t, trong khi nhng người tr tham gia ngày càng ít vào các t chc xã hi hot đng mt cách dân ch. Appelbuam kết luận rng văn hóa mà cam kết bo v dân ch (hay văn hóa dân ch) s duy trì hiến pháp, không phi ngược li.

Đúng vậy. Có bao nhiêu quc gia có hiến pháp hn hoi, không chng còn hay hơn c hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng nó có làm cho quc gia đó dân ch đâu. Dân chủ là tư duy, là nếp sng, là cung cách hành x, coi trng tiếng nói ca mi thành viên trong t chc, cng đng hay toàn xã hi, tôn trng s khác bit cũng như quy tc và tiến trình hin hu. Nó là văn hoá.

Trong khi các nền dân ch khp nơi đang b soi mòn và xu hướng dân túy đang tri lên, nn dân ch Úc vn vng n vì nhiu nguyên do.

Trước hết, là mt nn văn hóa dân ch vng chc và mnh m. Kế đến, nn kinh tế phát trin bn vng hơn 27 năm qua cũng đóng vai trò quan yếu. Bt buc đi đu cũng là yếu t quan trng đi vi nn dân ch vng n ca Úc. Phn ln công dân trong mt quc gia h là trung hòa, không cc đoan và không ng h các xu hướng quá cc đoan. Nếu không bt buc đi bu thì các đng chính tr d dàng tha hip vi các khuynh hướng cực đoan, cuối cùng đưa đến tình trng cc t và cc hu chng nhau kch lit, trong khi đi đa s người dân không thuc c hai. Vì thế mà mt quc gia có đa đng chính tr thay vì lưỡng đng vn là điu kin tt hơn cho nn dân ch. Úc có đy đ các điu kin này.

Ngoài ra, mặc du bu c là bt buc bi pháp lut, các cơ quan trách nhim bu c tm tiu bang nhưVEC hoặc liên bang AEC luôn tìm mọi cách khuyến khích mi công dân đi bu [1]. H tiếp xúc, gii thích và to đ mi điu kin đ mi người, k c nhng người tàn tt, thiếu lý trí hay thiếu kh năng ly quyết đnh, vn có th s dng lá phiếu ca mình mt cách tt nht. Các ng c viên đu được quyn ra tranh c mt cách t do và đc lp hoàn toàn, nếu mun, và còn được y hi Bu c Victoria hoc Australia tài tr nếu đt được t 4 phn trăm phiếu cơ bn tr lên (mi phiếu hin nay được tài trợ1,75 đô la cho bầu c tiu bang Victoria và 2,73454 đô la cho bầu c liên bang).

Thêm vào đó, để chun b các thế h tương lai, tòa án Ti cao ca Úc đã phi hp cùng Quỹ Giáo dc Hiến pháp thành lập một cơ quan có tên Trung tâm Hiến pháp Úc vào ngày 9 tháng Tư năm nay 2018. Ý tưởng thành lp này được hình thành sau khi gii tinh hoa chính tr Úc quan ngi v xu hướng dân túy khp nơi có nguy cơ tác đng đến phm cht và giá tr dân ch ti Úc, nht là sau cuc bu c Hoa Kỳ 2016. Chương trình giáo dc này bao gm các câu chuyện tht và các hot đng ca Hiến pháp Úc da trên sáu nguyên tc căn bn : dân ch ; pháp tr ; phân chia quyn lc ; liên bang ; quc gia ; và quyn được cân bng vi trách nhim. Nếu các thế h mai sau không hiu, không quan tâm hoc coi dân ch như điều có sn, không phi hy sinh đ có được, và không phi đu tranh liên tc đ bo tn, thì đó là đim khi đu ca s suy thoái dân ch. Các chương trình và ngun tài liu dy này được các chuyên gia son tho và đưa vào các trường hc đ chun b kiến thc và tinh thn cho các em, chun b các thế h lãnh đo quc gia tương lai có kh năng và tm nhìn quc gia.

Trong buổi ra mt sách "Dân ch : Nhng câu chuyn v con đường dài đến t do" ca cu Ngoi trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice tViện Hoover, đại hc Stanford, vào năm ngoái, bà Rice có chia s câu chuyn ca mình. Sinh trưởng ti Birmingham, Alabama ngay vào thi đim mà người M da đen bt đu có cơ hi s dng lá phiếu ca mình. Bà khong sáu tuổi gì đó khi cu/chú bà đến đón bà ti trường hc. Chng kiến người dân da đen xếp hàng dài đ bu, lúc đó vn còn phân tách đen trng (segregation), bà nói vi cu/chú mình là nếu người dân da đen đi bu đông như thế thì làm sao Thng đc George Wallace có thể thng ? Ông tr li rng người da đen tuy chiếm s phiếu ln, nhưng vn là thiu s. Bà Rice hi vy thì h bu đ làm gì (có thng đâu !) thì người cu/chú tr li rng h biết h không thng, nhưng mt ngày nào đó, h tin rng lá phiếu ca h s mang tính quyết đnh.

Thứ By tun trước tôi đã quan sát cuc bu ctiểu bang Victoria, Úc châu. Tôi chứng kiến các v cao niên đi đng vô cùng khó khăn mà vn c gng đến đ thc hin quyn hn và trách nhim công dân bng lá phiếu ca mình. Ri tôi nghĩ đến Vit Nam. Mc du người dân Vit Nam vn phi đi bu, nhưng vn là đng c dân bu. Hin nay lá phiếu ca h chng có giá tr nào. Nhưng đến mt ngày nào đó h s sử dng lá phiếu ca mình mt cách thích đáng và s bu chn người xng đáng. Trong hin ti, người dân Vit Nam có th s dng lá phiếu ca mình đ bày t quan đim trong các kỳ bu c. Mt, là đ phiếu trng. Hai, là gch tt c nhng người đng c ra và để ch BX, tc bt xng, chng hn. Ba, là v ô vuông, viết tên người mình mun đ c, như Trn Huỳnh Duy Thc hay mt người nào đó, và đánh du ng h. Bn, hãy x dng trí tưởng tượng ca mình.

Dân chủ là cùng nhau tho lun, tranh lun và cui cùng ly quyết đnh chung đ làm vic. Văn hóa dân ch mang người ta li gn đến nhau, thay vì đy h xa cách, tr thành thù nghch. Nó không phi là cách làm vic hay điu hành hu hiu nht, nhưng nó là cách ít gây đ v nht và ít đưa đến nhng rn nt không th hàn gn. Dân ch đích thc đt nng tinh thn trách nhim ca mi công dân, coi trng tiếng nói ca h, và coi mi công dân bình đng trước pháp lut. Do đó dân ch là th chế bo đm quyn t do ti thiu ca mi công dân tt hơn mi chế đ đã th nghiệm xưa nay. Còn mt chế đ mà không bo đm quyn ti thiu, như ngôn lun và truyn thông, hoc t do đ và t do min (freedom to and freedom from) thì đó ch là đc tài hoc dân ch trá hình.

Nếu người dân Vit Nam khao khát t do đ thì mt ngày nào đó họ s đng lên làm cách mng đ xây dng nn dân ch đích thc cho chính h và các thế h Vit Nam mai sau. Tôi nghĩ rng không ai có th ban phát các giá tr hay văn hóa dân ch này được. Nó phi được xây dng và bi đp liên tc, t thế h này sang thế h khác. Bt đu bng ý thc, tư duy. Người ngoài và nước ngoài có th h tr bng nhiu cách, nhưng h phi t làm ly. Nếu dân ch có th ban phát được thì cũng có th bí ly đi được. Mt nn dân ch không có nn móng thì có th sp bt c lúc nào. Nhưng hạt mm dân ch có th được gieo, được vun bi, được bo bc và phát trin mi nơi. Ch cn tư duy, ý chí và quyết tâm ca các công dân quan tâm thì s trng được.

Úc Châu, 30/11/2018

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 04/12/2018

Ghi chú : Đi bầu là lut bt buc ca Úc, do đó t l tham gia bu c thường rt cao. Theo thông tin cy hi Bu c Victoria (VCE), trong năm kỳ bầu c trước đây, t s người bu cho hạ vin và thượng vin hp l là ít nht 92 phn trăm tng s c tri ca tiu bang, trong khi s phiếu bt hp l (như đin không theo quy đnh thì t 3 đến 5.22 phn trăm). Vy có khong 2 đến 4.4 phn trăm c tri trong các kỳ bu c này không bu, và sẽ b pht, tr phi h có lý do chính đáng nào đó, như vì lý do sc khe, chng hn.

So vớbầu c liên bang thì cũng có tỷ l bu c hp pháp khong 92 đến 95 phn trăm.

Tài liệu tham kho :

1. Dan Slater, "After Democracy", Foreign Affairs, November 6, 2018.

2. Yoni Appelbuam, "Americans Aren’t Practicing Democracy Anymore", The Atlantic, October 2018 Issue.

3. Hoover Institute, "A conversation with Condoleezza Rice on ‘Democracy : Stories from the Long Road to Freedom’", May 3, 2017.

Published in Diễn đàn

Đông Nam Á khép lại "giai đoạn dân chủ''

Các quốc gia Đông Nam Á chưa bao giờ được khen về tự do chính trị và tôn trọng nhân quyền. Nay hầu hết các nước thành viên ASEAN - một tổ chức mà sự thiếu đoàn kết hiển hiện rõ nét - dường như lại thống nhất với nhau để đặt dấu chấm hết cho mô hình dân chủ kiểu phương tây. Báo Le Monde chạy tựa "Đông Nam Á - giai đoạn dân chủ đang khép lại".

dna1

Các quốc gia thành viên ASEAN. Photo : http://asean.org

Hồi đầu năm 2018, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế thuộc đại học Chulalong-korn tại Bangkok, ông Thitinan Pongsudhirak đã dự báo trong một bài viết đăng trên trang Nikkei Asian Review của Nhật : "Năm 2018 sẽ đánh dấu điểm khởi đầu cho một giai đoạn trong đó các nguyên tắc toàn trị mà các chế độ "bán-dân chủ không tự do" áp đặt sẽ trở thành một quy chuẩn ở Châu Á".

Trên thực tế, mô hình phát triển hậu cộng sản Trung Quốc - sự pha trộn giữa độc tài chính trị và tự do kinh tế được áp dụng ở khắp khu vực Đông Nam Á. Theo nhà phân tích Joshua Kurlantzich, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà lãnh đạo Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La tinh học hỏi sát sao mô hình Trung Quốc, góp phần phá vỡ dân chủ tại đất nước mình.

Từ sau cuộc đảo chính năm 1962, Miến Điện nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn quân sự. Từ tháng 04/2016, khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi - biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ - lên cầm quyền. Khi đó người ta tin rằng Miến Điện sẽ trở thành biểu tượng dân chủ cho cả khu vực Đông Nam Á. Nhưng điều mỉa mai của lịch sử là dưới thời của bà Aung San Suu Kyi, tự do dân chủ còn kém hơn cả thời tổng thống Then Sein, dưới chế độ tập đoàn quân sự. Tất cả đều lo ngại về liên minh giữa bà Aung San Suu Kyi và quân đội.

Trước cảnh hàng trăm ngàn người Hồi giáo thiểu số Rohingya bị chính quyền quân sự "thanh lọc sắc tộc", lãnh đạo Aung San Suu Kyi vẫn lặng thinh trước mọi chỉ trích của phương Tây. Dư luận quốc tế cho rằng bà đang đứng về phía quân đội.

Trong khi đó, Philippines, quốc gia đã từng được ca ngợi sau cuộc Cách mạng lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos hồi năm 1986, cũng đang rẽ dần sang ngả toàn trị. Đắc cử vào tháng 05/2016, tổng thống Duterte đã thóa mạ tổng thống Mỹ Barack Obama và Giáo Hoàng là "con hoang". Chiến dịch chống ma túy mà tổng thống Duterte tiến hành từ khi đắc cử mang tính bạo lực hiếm có : theo thống kê chính thức, gần 4.000 người đã bị cảnh sát Philippines sát hại, còn theo một thượng nghị sĩ đối lập, con số này là gần 20.000 nạn nhân.

Nếu như chiến dịch bài trừ ma túy của tổng thống Philippines có lẽ sẽ được lưu trong lịch sử như dấu ấn của một chính quyền ngày càng "điên loạn", thì Thái Lan lại là một vương quốc thường xuyên có đảo chính với những vụ trấn áp đẫm máu của tập đoàn quân sự cầm quyền. Từ năm 1932 đến ngày 22/05/2014, có tổng cộng 12 cuộc đảo chính. Gần đây, cũng có giai đoạn Thái Lan tổ chức bầu Quốc hội. Năm 1997, Thái Lan có Hiến Pháp mà nhiều người coi là mang tính dân chủ. Được đi bỏ phiếu, đối với nhiều người dân Thái Lan, là một điều quý giá và một hành động mà họ ao ước có được.

Nhưng kể từ đó, chính quyền Thái Lan "đóng dấu ngoặc đơn dân chủ". Từ sau cuộc đảo chính năm 2014, một lần nữa tập đoàn quân sự Thái Lan lên cầm quyền và lần lữa không muốn tổ chức bầu cử. Cho dù bầu cử được tổ chức vào đầu năm 2019 như dự kiến, thì nhờ có Hiến Pháp mới hồi năm 2016, chắc chắn các tướng lĩnh quân đội vẫn sẽ là những người cầm quyền thực sự tại đất nước này.

Còn theo tác giả Bruno Philip, các nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt cũng chưa bao giờ có dân chủ thực sự, thậm chí gần đây các nước này còn ngày càng siết chặt gọng kiềm và "bịt miệng" dân chúng. Hồi tháng 06, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng, theo đó nhà chức trách sẽ yêu cầu Facebook và Google gỡ bỏ mọi bình luận mang tính chỉ trích chính quyền Việt Nam trong vòng 24 giờ. Đối với tác giả Bruno Philip, dường như chỉ có Malaysia và Indonesia là hai quốc gia đặc biệt tại Đông Nam Á vẫn còn dân chủ.

Giải thích về sự mất dân chủ tại Đông Nam Á, giáo sư Thitinan Pongsudhirak cho rằng lý do đầu tiên là sự phát triển kinh tế trong khu vực, sự cải thiện mức sống vật chất đã cho phép các nhà lãnh đạo chính trị "làm dịu" nỗi bất bình của dân chúng.

Tuy nhiên, tác giả kết luận, không thể nói tới sự mất dân chủ ở những nước mà dân chủ chưa bao giờ tồn tại thực sự. Giống như nhận xét của giáo sư Thomas Pepinsky cộng tác với "Chương trình Đông Nam Á" thuộc Đại học Cornell, Hoa Kỳ : "Viễn cảnh thực sự trong khu vực này không phải là sự thụt lùi từ dân chủ sang toàn trị, mà là sự ăn sâu bám rễ bền lâu của chế độ toàn trị, tại những nước vốn không hề có dân chủ".

Tổng thống Erdogan : người "phân đôi" Thổ Nhĩ Kỳ

Giống như trong tuần qua, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Erdogan vẫn là nhân vật được báo chí Pháp nhắc tới nhiều. Báo Le Monde đăng bài phỏng vấn giáo sư Thổ Nhĩ Kỳ Soli Ozel, nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Montagne Paris về các lý do khiến ông Erdogan tái đắc cử tổng thống : "Người Thổ Nhĩ Kỳ yêu quý tổng thống Erdogan ở những điểm mà phương Tây ghét bỏ". Trong mục Ý kiến và Tranh luận, báo Les Echos giới thiệu bài viết "Erdogan hay nghệ thuật nắm quyền".

Còn tờ Le Figaro nhận định trong bài viết "Erdogan : một vị tổng thống của hai nước Thổ Nhĩ Kỳ" là đằng sau sự tái đắc cử của tổng thống Erdogan là sự phân cực tại nước này. Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đương đại vốn là quốc gia chìm ngập trong căng thẳng và chia rẽ : những người theo tôn giáo chống lại những người không theo đạo, người Thổ chống người Kurdistan, thành phố đối đầu với vùng nông thôn… Nhưng nay, sau 16 năm cầm quyền, đến lượt chính con người tổng thống Erdogan khiến sự phân cực ở đất nước này lại trở nên trầm trọng hơn, hay nói cách khác ông đã đào thêm hố sâu ngăn cách tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo giáo sư khoa học chính trị Emre Erdogan, thuộc đại học Bilgi, kỳ bầu cử tổng thống vừa qua đã cho thấy hai phe cánh đối lập nhau : một bên là tín đồ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân và tìm kiếm một lãnh đạo quyền lực, một "siêu tổng thống" và bên kia là những người khát khao dân chủ, chống sự thống trị của "một cá nhân duy nhất". Nhiều người phản đối tổng thống Erdogan vì chỉ muốn có "một cuộc sống bình thường". Họ lấy làm tiếc vì 16 năm qua ông Erdogan đã chia rẽ xã hội, chính trị hóa mọi lĩnh vực của xã hội. Từ đấu tranh cho nữ quyền, cho người đồng giới, bảo vệ môi trường, cho đến đấu tranh vì hòa bình… đều bị quy là làm chính trị.

Bà Jana Jabbour, chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ, dự báo sau kỳ bầu cử, người ta hy vọng ông Erdogan sẽ có những cử chỉ mang lại hòa bình. Việc ông Erdogan tuần qua thông báo sẽ gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và trả tự do có điều kiện cho nhà báo Mehmet Altan dường như đi theo chiều hướng này.

Tuy nhiên, tổng thống Erdogan cũng sẽ liên minh với những người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, chống người Kurdistan và ủng hộ các chiến dịch quân sự bên ngoài lãnh thổ. Với sự ra đời của bản Hiến Pháp mới, ông Erdogan sẽ chừa lại rất ít chỗ cho đối thoại và chỉ trích, bằng chứng là một tòa án ở Izmir vừa mới ra lệnh tạm giam 12 người bị cáo buộc là "xúc phạm tổng thống".

Cuộc chiến thu hút và "giữ chân" nhân tài

Việc thiếu hụt nhân tài lên tới đỉnh điểm vào năm 2018, tại Pháp, việc tuyển dụng những người tài năng ngày càng khó khăn với các doanh nghiệp ; đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số, phát triển phần mềm và khoa học dữ liệu. Trong bài viết "Cuộc chiến nhân tài : làm thế nào để thu hút và giữ chân họ", báo kinh tế Les Echos giới thiệu nhiều biện pháp.

Lắng nghe để thấu hiểu mong muốn và cảm nhận của các tài năng là điều quan trọng nhất, chứ không phải tiền lương. Giờ không còn là thời các các công ty tuyển dụng người tài mà là "người tài tuyển dụng doanh nghiệp". Thứ hai là nhà tuyển dụng phải làm nổi bật những ưu đãi đặc biệt so với các công ty khác, như số ngày nghỉ phép được hưởng lương, những ưu đãi về thuế thu nhập …

Tiếp theo là hiện đại hóa môi trường lao động và đảm bảo tiện nghi cho nhân viên, đề xuất cho họ những dự án thú vị trong tương lai, đào tạo và mang lại cho họ những cơ hội được thi tài. Và cuối cùng là đảm bảo cho nhân viên có sự cân đối hài hòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân, chẳng hạn dịch vụ giữ trẻ cho các ông bố bà mẹ, khả năng làm việc từ xa …

Béo phì, tiểu đường : tác hại của thuốc trừ sâu

Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm đối với con người hiện càng được chứng minh rõ ràng. Các nhà khoa học của Viện Nông học Quốc gia và Viện Quốc gia về sức khỏe và Nghiên cứu y khoa cho thấy các loài gặm nhấm tiếp nhận lâu dài thực phẩm có dư lượng 6 loại thuốc bảo vệ thực vật phổ thông trong ngưỡng cho phép, sẽ tích mỡ nhiều, tăng cân nhanh chóng và bị tiểu đường.

Các nghiên cứu năm 2013 và 2017 trên 50.000 người cũng chỉ ra rằng những người tiêu dùng nhiều thực phẩm sạch bio ít có nguy cơ thừa cân, béo phì và tiểu đường loại 2 hơn là những người khác.

Trang nhất các báo Pháp

Báo Le Monde quan tâm đến thời sự trong nước với tựa trang nhất "80km/h, câu chuyện về một quyết định không được lòng dân". Sau ba năm tỉ lệ tử vong của người tham gia giao thông tăng liên tục, thủ tướng Pháp mới đây ban hành quy định giảm bớt tốc độ chạy xe 10km/giờ, từ ngày 01/07/2018. Quyết định này bị đa phần công luận phản đối và làm giảm mức độ được lòng dân của chính phủ. Vẫn liên quan tới thời sự Pháp, báo kinh tế Les Echos nói tới "Bộ Tài Chính Pháp đối đầu với những cái bẫy ngân sách đầu tiên cho năm 2019".

Nhìn sang nước Đức, báo Le Figaro chạy tựa trang nhất "Angela Merkel bị lung lay vì cuộc khủng hoảng di dân". Tương lai chính trị của thủ tướng Đức vẫn bất định do các mâu thuẫn giữa đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU của bà Merkel và phe cánh hữu thuộc đảng CSU. Chính phủ liên minh tại Đức vẫn có nguy cơ tan rã, do hai đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU và đảng CSU không tìm được tiếng nói đồng thuận về hồ sơ người nhập cư, cho dù hồi tuần trước Hội Đồng Châu Âu đã đạt được thỏa thuận đón tiếp di dân.

Báo La Croix chú ý tới sự biến đổi khí hậu qua hàng tựa "Khí hậu, sự thay đổi tăng nhanh". Các nghiên cứu mới đây cho thấy tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với chúng ta đang lo ngại. Còn báo Libération quan tâm tới thể thao qua hàng tựa "World Cup 2018 - Bằng cách nào Mbappé trở thành người dẫn đầu ?". 

Thùy Dương

Published in Châu Á
vendredi, 04 mai 2018 22:39

Dân chủ ? Hãy như nước !

Trong mọi tổ chức chính trị, lớn hay nhỏ, triết lý chính trị là nền tảng quan trọng hàng đu [1].

danchu1

Sinh viên Hong Kong biểu tình phn đi quyết đnh xiết cht ci cách bu c do Bc Kinh n đnh, tháng Chín, 2012.

Triết lý chính tr là những kiến thức nn tng vng chc, bao gm c ngun gc lịch sử hình thành tư tưởng chính tr ca nhân loại. Nó giúp uốn nén hình thành nên nhng tư tưởng ln. Nhưng có kiến thc sâu rng cũng chưa đ vì như thế ch dng li tm hc thut. Người lãnh đo tm quc gia hay quc tế cn phi có nhng ước mơ cao xa và nhng quyết tâm phi thường. Có tư tưởng ln sẽ giúp lãnh đạo quốc gia lèo lái con thuyền vững ổn khi gặp thử thách trong thời đại lắm rủi ro này.

tưởng lớn là có tầm nhìn lớn. Đối với trường hợp Việt Nam, chúng ta thật sự cần những lãnh đạo và tổ chức có tầm nhìn xa. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tư tưởng chính trị thì làm sao đối phó với bao nhiêu thử thách vô cùng lớn lao trên bình diện quốc gia, một khi chế độ độc tài sụp đổ ! Đâu là những chính sách phát triển thích hợp cho đất nước về kinh tế, thương mại, giáo dục, an ninh quốc phòng, môi trường, văn hóa v.v. ?

Làm sao giải quyết những vấn nạn lớn của xạ̃i do chế độ đc tài để lại trong bao thập niên qua, từ độc đoán, tham nhũng, tội ác, cho đến các cơ sở hạ tầng hay các định chế nhà nước yếu ớt, vô hiệu quả ? Chính sách ngoại giao khôn khéo nào để đối phó với các thế lực ngoại bang, trong đó có Trung Quốc, luôn tìm cách thao túng và lũng đoạn nền chính trị dân chủ non trẻ ? Làm sao để nâng cao tinh thần tự̣p, tự cường, nhân bản và dân chủ cho các thế hệ hôm nay và mai sau ? v.v.

Toàn là những vấn đề lớn và nhứt nhối, đòi hỏi trí tuệ, kinh nghiệm và tiềm năng của toàn dân tộc. Nhưng đu tiên hết là những lãnh đạo chính trị có tầm nhìn để vch ra hướng đi và tìm ra nhng gii pháp tối ưu cho đất nước. Nếu lãnh đạo quốc gia mà không suy nghĩ về các vấn đề này, thì làm sao họ có giải pháp thích hợp ? Khi th thách đến mi tìm cách gii quyết trong thi đi này thì quá tr ri. Thử nhìn xem, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam chỉ nghĩ đến việc lật đổ Việt Nam Cộng Hòa bằng mọi giá, nhưng họ hoàn toàn không có ý niệm hay dự án nào để xây dựng lại Việt Nam sau khi thống nhất ! Ch toàn là những ước mơ viễn vông, ảo tưởng về thiên đường cộng sản, vậy thôi !!!

Còn phần lớn người Việt, trong lẫn ngoài nước, hình nhữn chưa đọc tác phẩm nào hay phần trích đoạn nào của các triết gia chính trị của thi kỳ Phc Hưng cho đến nay [2]. H coi các giá tr t do, dân ch và nhân quyn như là khẩu hiệu hơn triết lý, như là phương tiện hơn mc tiêu sau cùng.

Nhưng tư tưởng chính trị sâu sắc vẫn chưa đủ, bởi muốn thay đổi thì cái lý thuyết hay học thuật chỉ là khi đầu. Thực tế luôn khác với lý thuyết. Phải có đủ tim lực, và lãnh đạo tài tình, mới tạo ra những thay đổi tích cực và hiệu quả. Về mặt chính trị, mọi chế độ cầm quyền không tự nhiên nhường ghế cai trị cho người khác, trừ khi bị áp lực hay bắt buộc phải thay đổi. Các chế độ độc tài toàn trị còn hơn thế vì họ chủ trương nắm quyền bằng mọi giá và tiếp tục duy trì quyền lực bằng mọi giá. Cho nên muốn thay đổi hay thương lượng với họ mà không có đ lực trong tay thì đừng mong đt được điu gì vng n. Do đó những người muốn thay đổi thực trạng Việt Nam hôm nay không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc xây dựng các tổ chức của mình cho thật vững mạnh. Đến một lúc nào đó các tổ chức phải nỗ lực kết hợp nhau, hoặc liên kết chặt chẽ nhau, đệ̉i tụ thành một vài chính đảng có tiềm năng tổ chức và tầm nhìn hầu có đủ sức mạnh tạo áp lực, thách thức hay cân bằng quyền lực của chế độ.

Tuy nhiên bước đầu tiên quan trọng nhất vn là xây dựng văn hóa đấu tranh có tổ chức [3]. Còn đấu tranh lẻ tẻ, vô tổ chức, vô định hướng, kiu chơi nổi, trình diễn v.v., thì chẳng khác gì lấy trứng chọi đá, chỉ mất mát nhưng không đi đến đâu cả, cho dù tinh thần quyết tâm và can đảm đó thật đáng khâm phục đi nữa !

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bao nhiêu tổ chức đấu tranh như Phong trào Cần Vương (kể cả cuộc khởi nghĩa Yên Thế của ông Hoàng Hoa Thám), Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, cho đến các tổ chức cách mạng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, v.v. tất cả đều thất bại. Sau 30 tháng Tư năm 1975, nhiều tổ chức kháng chiến đã được hình thành nhưng rồi cũng đi đến thất bại. Hai thời điểm khác nhau nhưng có cùng lý do : thiếu nền tảng tư tưởng, thiếu tổ chức và thiếu lãnh đo. Nên nhớ tổ chức nào đến với nhau cũng đều có một số quy ước chung để hoạt động, nhưng ở bình diện quốc gia, tổ chức và lãnh đo đó phải có tư tưởng lớn, tầm nhìn chiến lược dài hạn và kh năng tổ chức ở bình diện quy mô để có thể huy động một phần đáng kể của bộ phận dân tộc cho mục tiêu thay đổi ngắn hạn và dài hạn.

Chỉ có Đảng Cộng sản/Lao động Việt Nam, trong bao nhiêu tổ chức khác, thành công trong cuộc cách mạng của thế kỷ qua, nhờ ba yếu tố chính. Một, mặc dầu là một hệ tư tưởng phản khoa học, ít ra họ có triết lý chính trị nhờ vay mượn từ chủ nghĩa cộng sản. Hai, dù rất sắt thép và bạo ngược, họ đấu tranh có tổ chức và k luật. Ba, tuy hoàn toàn bất lương và mị dân, họ có khả năng tuyên truyền để người dân trong nước tin theo mc tiêu o tưởng của họ, và có khả năng vận động cộng sản quốc tế cũng như người dân ở các quốc gia tự do ủng hộ mục đích trá hình của họ.

Cho đến ngày hôm nay, tuy bộ̣t thật của chế độ đã được phơi bày, tuy chính nghĩa không còn đứng về phía họ by lâu nay, chế độ cầm quyền hiện tại vẫn còn đủ mạnh để tiếp tục cai trị̣t cách hà khắc, và tiếp tục đàn áp một cách thô bạo. Ai muốn chửi chế độ thì cứ chửi, nhưng không phải vì bị chửi mà họ sẽ sụp đổ. Không nên coi thường mi khả năng và thủ đoạn của họ. Các lực lượng dân chủ nếu không nhìn ra được sức mạnh của chế độ ở đâu, làm thế nào họ duy trì được nó cho đến hôm nay, và nếu không nhìn thấy khả năng và sức mạnh thực sự của mình, tìm ra những phương cách mới để huy động được người dân, đệ̉n dụng mặt trận quốc tế vận, thì cuộc vận động dân chủ sẽ không đi về đâu cả. Rồi cũng chỉ loay hoay, một bước tới hai bước lùi, như đã thấy hơn bốn thập niên qua.

Ở chỗ tôi làm, khi áp dụng một chính sách, một phương pháp hay mt ý tưởng nào đó thành công, những người đồng nghiệp ở mọi cấp đều muốn tìm hiểu và học hỏi. Ngược lại, khi áp dụng thất bại, mà thất bại đó có những ảnh hưởng tiêu cực lên một số cá nhân hay một số thành phần trong xạ̃i, hay chỉ ́i một người thôi, thì cũng đủ lý do để rà soát lại toàn bộ̣ thống, toàn bộ khung sườn suy nghĩ (framework), để những sai lầm hay thất bại đó không tái diễn nữa.

Không phải chỉ chỗ làm của tôi thôi. Hầu như tinh thần chung ở mọi mặt xạ̃i tại Úc, và các quốc gia dân chủ cấp tiến và văn minh, đều nhựy cả. Đi đa s công dân ai cũng muốn thành công, không ai muốn thất bại, ngoại trừ những người lười biếng. Muốn thành công thì cn phi học cái hay cái đúng và tránh cái dở cái sai. Cái sai trong nền pháp trị thường phải trả giá rất đắc, về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Đó là tinh thần cầu tiến, khoa học, tự tin, liêm chính và trách nhiệm cần thiết đểy dựng đất nước và con người. Người Tây phương và quốc gia của họ, và mt s quc gia thuc Á Châu sau này, tr nên hùng mạnh chủ yếu nhờ tinh thần cầu tiến không ngừng này để canh tân và hoàn thiện mọi mặt xạ̃i. Nhờ li suy nghĩ phê phán, phân tích hệ thống và lý luận cao siêu, họ luôn nhận diện ra được những cái bất công bất toàn và bất lương trong xạ̃i và do đó họ luôn chấp nhận những ý kiến và sáng kiến mới để tìm cách cải thiện.

Thời gian đã quá đủ, nếu không phi là quá trễ, để nhìn lại và bình tâm phân tích nguyên do nào cuộc vận động dân chủ chưa thành công. Đâu là những bài học và kinh nghiệm cần thiết nhất để giúp nhau nhìn ra vấn đề, một cách khoa học và hệ thống, hầu có thể cùng nhau đi những bước tiến và vng trong thời gian tới ?

Trên tinh thần đó, tôi mun trình bày ba đề nghị chính sau đây.

Một, nghiên cứu một cách hệ thống cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam trong quá khứ và cho tương lai.

Muốn đy mnh công cuc dân ch v phía trước thì người vn đng phi là nhng tín đ dân ch tht s. Nghĩa là phi có tư tưởng và hành đng dân ch. Không th hô hào dân ch mà hành x đc đoán. Trong môi trường/văn hóa dân ch, mọi người đu có quyn chia s và by t quan đim ca chính mình. Điu này đng nghĩa vi vic mình phi biết lng nghe ý kiến người khác. S đóng góp ý kiến là mt vic lành mnh và luôn được khuyến khích. Nhưng thái đ đóng góp ý kiến, thái đ lng nghe, thái độ tiếp cn ý kiến, m s phân tích, vân vân, là điu mà tt c chúng ta cn phi hc hi. Người thiếu kiến thc, đui lý, thiếu kh năng tranh lun nên c gng trau di kiến thc đ có th đóng góp tích cc hơn. Đng quay ra s dng nhng ngôn ng thiếu đng đn, thiếu giáo dc. Cách lý lun gàn bướng tr thành hàm h, hay t hơn là đp đ. Nhng người có thái đ thiếu văn hóa trong vic góp ý đã t công khai cho người khác kh năng yếu kém, thiếu kiến thc ca mình.

Trên đây chỉ là mt trong vô s các điều kin cn thiết và căn bn cho cuc vn đng dân ch. Nhưng đ giúp mi người nhìn ra được hướng đi và phương pháp rõ ràng, c th thì phi cn nghiên cu khoa hc, khách quan. Cho nên cuộc điều nghiên này sẽ đưa ra những phân tích và kết luận cho những đề nghị cần thiết cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam trong một hoặc hai thập niên tới, da trên nhng tht bi đã qua và các thành công nh, nếu có. Đ có giá tr thì cuc nghiên cu này đòi hi tính chuyên môn cao và tính đc lập hoàn toàn.

Hai, phát huy khả năng suy nghĩ phê phán trong mọi tầng lớp người Việt trong và ngoài nước.

Cả một dân tộc từ ngàn năm qua bị đầu độc bởi những tư tưởng, chủ thuyết và các giá trị chính trị và văn hóa có mục tiêu phục vụ cho chế độ cầm quyền hơn cho người dân, trong đó có Khổng giáo và Cộng sản. Văn hóa chính trị là cn tr chính của người Việt trong nhiu thp niên qua. Tôn trọng bằng cấp, suy nghĩ cục bộ, chạy theo các sự kiện nhất thời, không có tính k luật bảo mật, nng hình thc nh ni dung, thù dai v.v. là điu nên dt đ càng sm càng tt. M mang trí tu đ nghiên cu hc hi s thành công ln tht bi ca nn chính tr Tây phương là vô cùng cn thiết. Quan trọng nhất là li suy nghĩ phê phán.

Tập trung đào tạo lối suy nghĩ phê phán cũng đồng nghĩa với việc giúp cho người ta có một cái nhìn mới, cái suy nghĩ mang tính đa chiều, chấp nhận khác biệt, bỏ bớt đi thói quen chụp mũ bừa bãi hay nghe răm rắp những lời ngon ngọt của các chính trị gia mị dân, chẳng hạn. Nó giúp cho người ta biết suy nghĩ chín chắn hơn, sử dụng lý luận để nhn đnh thay vì cảm xúc. Một khi thu nạp được khả năng này thì người ta sẽ khó bị tuyên truyền. Khả năng này man tính phổ quát, phi chính trị, hữu ích cho mọi người, nhất là cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đi kiếm việc làm, viết đơn xin việc, chuẩn bị phỏng vấn, tiến thân trên đường s nghip v.v. Tính áp dụng cho kỹ năng này là vô hạn trong mọi xạ̃i, giảm thiểu các nạn mê tín dị đoan, các đồ giả và các tiên tri giả đang lan tràn trên khắp mọi miền đất nước. Sẽ rất là khó, nếu không phải là bất khả, cấm đoán hay hạn chế nếu người ta muốn học hỏi về kỹ năng này.

Kỹ năng này đã được các nhà giáo dục tại Hoa Kỳ quan tâm hơn, nhất là cho học sinh từ cấp bậc trung học trở lên, sau kỳ bầu cử̉ng thống Hoa Kỳ năm 2016. Một nền dân chủ đích thực cần có những công dân hiểu biết (informed citizen), có li suy nghĩ phê phán, nếu không thì nền dân chủ đó sớm muộn cũng bị suy thoái hay khủng hoảng.

Kỹ năng phi chính trị này có th thay đổi toàn diện văn hóa chính trị.

Ba, phát huy truyền thông nhân ái (compassionate communication) hay còn gọi là truyền thông bất bạo động (non-violent communication).

Để cuc vn đng dân ch thành công thì nên bắt đầu luyện tập truyền thông nhân ái/bất bạo động. Truyền thông ở đây có nghĩa rộng, bao hàm mọi cách thức truyền đạt thông tin từ một hay nhiều người sang một hay nhiều người khác. Trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu, cãi lộn v.v. đều là truyền thông giữa con người với nhau.

Một trong những vấn đề lớn nhất giữa người Việt với nhau, kể cả giữa những người đấu tranh cho dân chủ, là truyền thông. Vì không chịu đọc bản gốc hay không đọc kỹ, vì dễ dàng tin những lời đồn nhảm ác ý, vì không trao đổi thẳng thắn với nhau sợ mất lòng, vì không sử dụng ngôn ngữ chính xác để diễn đạt ý tưởng, vì sử dụng ngôn ngữ cảm xúc quá nhiều thay vì lý luận (chưa kể b by bi những kẻ ác ý hay bàn tay của dư luận viên) v.v. cho nên người Việt dễ hiểu lầm nhau, dễ gây và xa nhau.

Không phải chỉ riêng người Việt, người Tây cũng gặp những vấn đề tương tự. Nhưng mức độ của vấn đề này thì chúng ta gấp nhiều lần người Tây phương. Chúng ta chưa kịp nghe là đã có đầy định kiến ; chưa kịp hiểu là đã đánh giá rồi, mà đa phần lại đánh giá trật nữa, nên làm hư mi s. Trong truyền thông của người Việt, thay vì tìm hiểu một người nói một điều gì đó, trong thâm tâm họ có ý gì, và họ thật sự muốn gì, thì lại tập trung kết luận họ là gì trước. Chúng ta quá dễ dàng chụp mũ m l nhau, tự biến thành những quan toà mù để kết tội người khác một cách vô tội vạ.

Kết quả : không chỉ chúng ta làm rối và làm thối mọi sự. Trong quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng, xạ̃i v.v. cũng làm hư hng nt. Có cộng đồng Việt Nam nào trên khắp thế giới mà không chia năm xẻ bảy, tuy có cùng chung mục đích ? Khi bt đng ý kiến hay có vn đ, chúng ta đã dùng những ngôn từ nặng nề nhất để dành cho nhau, ngay cả cho những người bạn cùng chung lý tưởng với mình suốt cuộc đời, để rồi bây giờ không còn nhìn mặt nhau nữa ?

Cái thói quen này xảy ra một cách vô ý thức tưởng chừng như không có lối thoát. Chúng ta biết mình bị̉n thương nhưng lại tiếp tục làm n thế vi người khác. Chúng ta phát ngôn bừa bãi, vô ý thức và vô trách nhiệm. Hậu quả là sự bôi nhọ nhau, kéo nhau xuống vũng lầy, đưa đến sự leo thang của bạo lực và bạo động. Ai sung sướng hưởng kết quả này ? Chế độ cầm quyền chỉ muốn người dân tuân phục và khiếp nhược, cảm tính và bạo động, chứ không phải công dân có tư duy và lý luận.

Chế độ nào người dân đó, và người dân nào chế độ đó. Một vòng lun qun không lối thoát, rất nguy hiểm trừ phi chính mỗi chúng ta ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình cho cách hành xử, suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Rất may trong vấn đề này có nhiều sách v, tài liu có thể giúp cho mỗi chúng ta nhìn ra được nguyên do nào chúng ta thường sử dụng loại truyền thông mang đầy chia rẽ, và làm sao mỗi chúng ta có thể luyện tập, một cách ý thức và tự chủ, sử dụng truyền thông nhân ái.

Tác phẩm "Truyền thông bất bạo động : Một ngôn ngữ của cuộc sống" của tiến sĩ Marshall B. Rosenberg, chng hn, s giúp chúng ta nhìn ra vn đ [4]. Nó hoàn toàn hữu ích cho mỗi cá nhân, cho gia đình, và nhất là cho công cuộc vận động dân chủ hiện nay và mai sau. Ngôn ngữ, lng trong tư tưởng và lý luận, sẽ mạnh hơn gươm, hơn thép. Cho nên biết sử dụng truyền thông nhân ái cho người thân thương và biết truyền đạt lý luận sắt bén với kẻ thù gian hiểm thì đó chính là sức mạnh vô biên vậy.

Yêu nước là quan niệm đã bị lợi dụng, lạm dụng và đánh tráo quá nhiều, cho nên thay vì kêu gọi yêu nước, tôi kêu gọi hãy yêu và hãy như nước.

Tình yêu giúp cho chúng ta hướng đến chân thiện mỹ. Yêu người, yêu thiên nhiên, yêu động vật, yêu công bằng lẽ phải và sự thật. Yêu minh bạch, yêu công lý, yêu bình đẳng, yêu hòa bình, yêu tinh thần trách nhiệm, yêu thử thách, yêu trí tuệ, yêu kiến thức, yêu nỗ lực, yêu dấn thân, yêu sự kính trọng nhau, yêu giá trị đạo đức. Yêu cái gì cũng tốt cả, ngoại trừ cái tham sân si, cái lười, cái ác, cái độc, nhất là độc tài và độc đoán. Nhưng trên hết xin hãy yêu người, yêu mạng sống của mình và những người chung quanh. Mạng sống con người là quan trọng nhất. Hy sinh là hành động cao cả, nhưng phải đúng lúc đúng chỗ. Đừng hy sinh một cách vô ích và vô lý khi chưa cần thiết. Đấu tranh là quyết tâm phải sống để thấy thành quả mình góp phần xây dựng nên, và để tiếp tục đóng góp cho tiến trình dân chủ đầy cam go trong thời gian tới.

Tại sao phải như nước ? Vì nước là hơi thở, là sự sống. Trong các bí quyết truyn li, Lý Tiểu Long nhn mnh mt triết lý hay : hãy như nước, bạn ơi (be like water, my friend) [5]. Nước chảy đá mòn. Không có gì linh động, uyển chuyển, biến hóa, vô dạng, vô hình, đa nguyên, như nước cả. Không có gì mạnh mẽ và có sức tàn phá cao độ trên trái đất này như nước. Sc dân được ví như sc nước.

Để bắt đầu tiến trình này, trong bối cảnh đất nước ngày hôm nay, tôi cho rằng chúng ta cần bình tĩnh sáng suốt để nhìn rõ mọi hiểm nguy, thử thách, cợi, tiềm năng và điểm yếu của mình và của chế độ cầm quyền. Không nên lấy trứng chọi đá để mất đi tiềm lực cần thiết. Hãy hoạt động có tổ chức để nương tựa vào nhau, xây dựng sức mạnh. Hãy tìm cách phát huy suy nghĩ phê phán. Hãy cố gắng đối xử nhau một cách văn minh và nhân bản bằng truyền thông nhân ái để xây dựng lại một văn hóa đã bị độc hóa quá lâu mà rồi không ai còn có thể đối thoại một cách nghiêm túc với nhau.

Không đối thoi được thì xây dng được cái gì chung ch !

Những điều căn bản đó, tuy nói dễ nhưng làm vô cùng khó. Nó đòi hỏi thay đổi thói quen suy nghĩ. Nó bắt đầu bằng cái tư duy, tư tưởng. Phải có ý thức và quyết tâm thì mới thực hiện được. Nhưng muốn làm người tử tế văn minh, muốn dân tộc thoát khỏi gọng kìm của độc tài áp bức, muốn đất nước sánh vai với các con rồng con hổ, thì phải bắt đầu bằng cái đầu thôi.

Úc Châu, 04/05/2018

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 04/05/2018

Tài liệu tham khảo :

1. Triết lý được đnh nghĩa là "l tinh vi quyn diu trong triết hc", mà triết hc là "môn hc nghiên cu v nguyên lý ca vũ tr/vn vt", theo Vit Nam T Đin ca Hi Khai Trí Tiến Đc. Theo t đin tiếng Anh như Oxford Dictionary of English thì triết hc là s nghiên cu v bn cht căn bn ca kiến thc, thc tế và hin hữu, đc bit khi được xem như là mt lĩnh vc hc thut. Do đó triết hc chính tr có th được đnh nghĩa là s nghiên cu các vn đ nn tng v nhà nước, chính quyn, chính tr, bang giao quc tế, t do, công lý, hòa bình v.v…

2. Ngày nay những ai muốn tìm hiểu triết học chính trị chỉ cần dùng Google thì sẽ tìm kiếm bao nhiêu tài liệu gốc hay được soạn thảo lại một cách hệ thống. Nếu không đọc được tiếng Anh thì nhóm Tinh Thần Khai Minh, thành lập năm 2014, có đăng tải vô số tài liệu được dịch sang tiếng Việt về tự do, dân chủ và pháp quyền.

3. Tập Hp Dân Ch Đa Nguyên đã nói nhiu v đ tài này. Mi đc "Khai Sáng Kỷ Nguyên Th Hai" của Tp Hp Dân Ch Đa Nguyên.

4. Marshall B. Rosenberg, "Nonviolent Communication", A Language of Life, PuddleDancer Press, 2015.

5. Có thể xem phát biểu này của Bruce Lee qua các phim ảnh hay phỏng vấn trên Youtube (dùng google để truy tìm).

Published in Diễn đàn

Sự hung bạo hiện nay tố giác sự hoảng loạn chứ không chứng tỏ sự tự tin của chính quyền cộng sản. Một chính quyền không cảm thấy lâm nguy không có nhu cầu tuyên án hai phụ nữ trẻ, mỗi người với hai con thơ, mười năm và chín năm tù chỉ vì đã phát biểu những điều đúng.

1000-x-665__35

Mọi người dân chủ đều là anh em và những người anh em cần được ưu ái, nhất là những người đang mắc nạn

Hôm nay, 22/12, như dự đoán Trần Thị Nga đã bị xử y án 9 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên tòa phúc thẩm. Những người ngồi ghế thẩm phán đã chỉ có phận sự đọc một bản án được quyết định trước mà trong thâm tâm chính họ cũng phải thấy là vô lý và dã man. Trong những ngày sắp tới sẽ còn nhiều phiên tòa chính trị tương tự. Đây là thời điểm đòi hỏi mọi người và mỗi người nhìn rõ thực trạng đất nước và trách nhiệm của mình.

Trước hết là đừng quên những sự thực nền tảng.

Một là, kể từ năm 1976 Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền (The International Bill of Human Rights) -gồm Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập, Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa- đã có giá trị của một bộ luật quốc tế mà mọi quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đều phải tôn trọng. Trong luật quốc tế này các quyền tự do cá nhân đã được định nghĩa rất rõ ràng. Chúng có giá trị cao nhất và không thể chuyển nhượng. Các anh em dân chủ đang mắc nạn -Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phan Kim Khánh và Nguyễn Văn Hóa vừa qua, Trần Thị Nga hôm nay, các anh em thuộc Hội Anh Em Dân Chủ và nhiều anh em khác sắp tới- đều đã chỉ sử dụng một phần nhỏ và một cách khiêm tốn các quyền căn bản này. Họ hoàn toàn vô tội. Trái lại chính Đảng và Nhà Nước cộng sản Việt Nam đã phạm pháp. Điều này cần được nói ra và nhấn mạnh trong các phiên tòa chính trị sắp tới. Đáng tiếc là cho tới nay chưa ai làm việc này.

Hai là, ngay cả nếu áp dụng bộ luật hình sự gian trá hiện nay của chế độ cộng sản Việt Nam thì những người bị xét xử cũng vô tội vì các bản cáo trạng đều vu vơ, không hề chứng minh một vi phạm nào mà chỉ có những cáo buộc một chiều. Đặc tính của các chế độ cộng sản là sự tùy tiện, bất chấp ngay cả luật pháp của chính họ.

Ba là, những phiên tòa chính trị của chế độ này chỉ là những trò hề lố bịch. Những gì mà các bị cáo và các luật sư nói tại phiên tòa đều không có tác dụng nào bởi vì các bản án đều đã được quyết định trước. Các thẩm phán chỉ là những người đã hy sinh danh dự và liêm sỉ của mình để đóng vai thẩm phán và đọc những bản án có sẵn.

Bốn là, mặc dầu vậy chính quyền cộng sản vẫn cố gắng lừa bịp các nạn nhân và dư luận trước mỗi phiên xử bằng cách hứa hẹn giảm án nếu các bị cáo nhận tội và xin khoan hồng. Sự mặc cả này đặc biệt bỉ ổi. Nó nhắm làm nhục nạn nhân và xóa bỏ niềm tự hào mà đáng lẽ họ phải có, niềm tự hào chính đáng của một người đã dám nói lên lẽ phải cũng như danh dự và quyền lợi của dân tộc trong sự im lặng sợ sệt của đa số. Nó nhắm che đậy bớt bộ mặt nhơ nhớp của chính quyền đồng thời khiến người dân có cảm tưởng chế độ bạo ngược này chưa thể lay chuyển và mất lòng tin ở cuộc vận động dân chủ. Nhưng điều cần được nhấn mạnh là nó không làm giảm bao nhiêu sự tàn bạo của các bản án, bởi vì chính quyền này đang rất cần những bản án thật nặng để hăm dọa những người có ý định phản kháng.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga tranh đấu quyết liệt và chọn thái độ thách thức trước tòa án đã bị xử 10 năm và 9 năm tù, nhưng Nguyễn Văn Hóa và Phan Kim Khánh, với thành tích đấu tranh mỏng hơn nhiều, đã nhận tội và xin khoan hồng cũng bị xử 7 năm và 6 năm. Nếu Hóa và Khánh thách thức chế độ tới cùng thì bản án của họ cũng không khác bao nhiêu.

Nhận tội và xin khoan hồng là một thái độ rất sai, làm mất phong cách của người đấu tranh, gây thiệt hại cho cuộc vận động dân chủ và cũng không có ích lợi cụ thể nào cho các đương sự. Nếu các nạn nhân và gia đình họ trong lúc lo âu và bối rối vì những áp lực đủ loại có thể yếu lòng và bị mắc lừa thì các luật sư phải giải thích cho họ, trấn an họ và thay mặt cộng đồng quốc gia bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đối với họ, chứ không thể để họ sa vào cái bẫy dơ bẩn này. Đó không phải là làm chính trị mà chỉ là trách nhiệm của một luật sư.

Một câu hỏi lớn phải được đặt ra là tại sao dù đã có hàng trăm vụ án chính trị để rút kinh nghiệm, đa số các luật sư vẫn chưa làm việc này ? Thiếu bản lĩnh hay đồng lõa với bạo quyền ?

Giai đoạn hiện nay đang đầy thử thách. Trong thế bế tắc không lối thoát về mọi mặt chính quyền cộng sản đang lên cơn điên. Sẽ còn nhiều vụ án chính trị khác trong những ngày sắp tới. Đây là lúc mà mọi người cần nhìn rõ vai trò trách nhiệm của mình.

Những người dân chủ cần hiểu rằng sự hung bạo hiện nay tố giác sự hoảng loạn chứ không chứng tỏ sự tự tin của chính quyền cộng sản. Một chính quyền không cảm thấy lâm nguy không có nhu cầu tuyên án hai phụ nữ trẻ, mỗi người với hai con thơ, mười năm và chín năm tù chỉ vì đã phát biểu những điều đúng. Đây thực ra là một cơ hội cho cuộc vận động dân chủ.

Rất tiếc, thực tế là tuy nguyện vọng dân chủ của nhân dân đã tràn ngập nhưng do sự non kém của tầng lớp trí thức đội ngũ dân chủ chưa mạnh, mỗi người dân chủ chân chính vì vậy là một tài nguyên của đất nước cần được bảo trọng. Sự thận trọng phải là ưu tiên hàng đầu trong khi chúng ta nỗ lực vận dụng thời cơ để đẩy mạnh hơn nữa cố gắng dân chủ hóa đất nước. Điều mà những người dân chủ phải tâm niệm và nhất trí trước với nhau là nếu không may mắc nạn sẽ không nhượng bộ.

Bổn phận của các luật sư là bảo vệ lẽ phải và bảo vệ thân chủ. Trong những vụ án chính trị thân chủ của họ thực sự có lẽ phải nhưng các bản án lại được quyết định trước. Như vậy các luật sư phải hiểu rằng lời bào chữa của họ trước tòa không có tác dụng gì lên bản án, vai trò của họ vì vậy, một mặt, là nói lên tiếng nói của lẽ phải trước công luận và, mặt khác, là làm gạch nối giữa người dân chủ mắc nạn với gia đình họ và công luận. Trong vai trò gạch nối này họ có trách nhiệm giúp nạn nhân và gia đình giữ vững tinh thần trước những thủ đoạn hăm dọa và dụ dỗ của một chính quyền bất lương, để đừng bị cướp đoạt cái đẹp và cái đúng của hành động. Và để được tôn vinh như họ xứng đáng được tôn vinh.

Vai trò của luật sư dứt khoát không phải là khuyên hay gợi ý thân chủ đầu hàng. Thiên chức của một luật sư là bảo vệ công lý chứ không phải là để khuyên người ngay nên cúi đầu trước kẻ gian. Một luật sư không cần phải tham gia đấu tranh cho dân chủ nếu không muốn nhưng trong mọi trường hợp phải tôn trọng thiên chức của nghề luật sư.

Đã đến lúc, song song với việc lên án sự gian ác và tùy tiện của chính quyền cộng sản, những người dân chủ cũng cần tận dụng các phương tiện truyền thông để vạch mặt chỉ tên những thẩm phán tay sai của bạo quyền và những luật sư đồng lõa với bạo quyền. Những người này chắc chắn là không biết xấu hổ, nhưng đó lại càng là lý do để họ phải bị tố giác. Dư luận dĩ nhiên cũng cần nhận diện những luật sư chân chính.

Mọi người dân chủ đều là anh em và những người anh em cần được ưu ái nhất là những người đang mắc nạn -Như Quỳnh, Nga, Xuân, Đài, Tôn, Trực, Trội, Túc và nhiều anh chị em khác. Tuy vậy nghĩ đến họ không phải là để mong họ chỉ bị tuyên án 6 năm thay vì 10 năm mà là quyết tâm đấu tranh có hiệu quả hơn để chế độ này sớm chấm dứt và họ sớm tìm lại được tự do trong vinh quang.

Chúng ta có quyền lạc quan. Dân chủ và nhân quyền đã trở thành nền tảng của một trật tự thế giới mới. Chế độ này, cũng như quan thày Trung Quốc của nó, đã tích lũy đủ mâu thuẫn để sụp đổ và có mọi triển vọng sẽ cáo chung trong một tương lai gần. Lịch sử có thể sang trang rất nhanh chóng và đất nước này sẽ biết đánh giá đóng góp của mỗi người.

Nguyễn Gia Kiểng

(22/12/2017)

Published in Quan điểm

Những người đang dấn thân cho dân chủ ngày hôm nay thực sự đấu tranh vì cái gì ? Trong suốt chiều dài của lịch sử, các chế độ phong kiến phát động chiến tranh với mục đích tìm kiếm các nguồn lợi đất đai, của cải hay quyền lực. Khi một vương triều này sụp đổ vì thối nát thì lại xuất hiện một vương triều phong kiến khác thối nát và tàn bạo hơn.

Phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam hôm nay là cao đẹp và có lý do vì nó sẽ chấm dứt hoàn toàn sự tiếp nối các nhà nước phong kiến trong quá khứ để thiết lập một hình thái nhà nước mới : nhà nước dân chủ. Nhưng tại sao chúng ta cần dân chủ mà không phải là một thứ gì khác ?

danchu1

Phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam là cao đẹp vì nó sẽ thiết lập một nhà nước dân chủ mới

Để trả lời cho câu hỏi này, người đấu tranh phải hiểu những giá trị mình đang theo đuổi. Cần phải quả quyết và khẳng định với nhau rằng : những người dân chủ chỉ có chính nghĩa khi đấu tranh cho quyền con người hay những giá trị căn bản của con người. Bất kể một sự nhân danh nào khác đều không có được tính chính nghĩa trong cuộc tranh đấu này.

John Locke và quyền tự nhiên của con người

Một trong những người chúng ta cần biết ơn là triết gia, nhà cách mạng John Locke vì ông đã bảo vệ thành công về mặt lý luận sự tồn tại và tính chính đáng của quyền con người. Trái với sự bi quan của Hobbs khi cho rằng chúng ta cần một đấng chuyên chế để chấm dứt trạng thái chiến tranh của loài người. John Locke lạc quan với dân chủ. Ông cho rằng con người vốn có những quyền tự nhiên : quyền được sống, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do… tất cả được quy định bởi luật tự nhiên.

danchu2

John Locke phủ nhận tính hợp pháp của mọi chính quyền độc tài và cổ vũ cho dân chủ và quyền con người.

Luật tự nhiên là luật có trước và đứng trên tất cả mọi loại luật pháp, luật tự nhiên quy định con người bình đẳng với nhau và bình đẳng trước… Thượng đế. Do đó, nhiệm vụ cao cả của một chính quyền là phải đảm bảo các quyền tự nhiên của con người, vốn được trao tặng bởi luật tự nhiên. Nếu chính quyền nào chà đạp lên những quyền này, thì bất kể là chính quyền đó, dù ban đầu được chọn thông qua quá trình bầu cử dân chủ đi chăng nữa, đều trở nên phi pháp. Từ đây, John Locke đã trực tiếp phủ nhận tính hợp pháp của mọi chính quyền độc tài đồng thời cổ vũ cho dân chủ và quyền con người.

Nhiều người cho rằng những gì John Locke viết ra chỉ để cổ súy cho cuộc cách mạng Anh 1688, nhưng những giá trị mà Locke viết ra đã được nhân loại tiến bộ chia sẻ. Trong bản Hiến Pháp Hoa Kì, Jefferson đã một lần nữa khẳng định lại những giá trị về quyền con người : "Con người được sinh ra bình đẳng", con người có "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ngày nay, Hiến Pháp của tất cả các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới đều bao hàm và những ghi nhân về quyền con người. Tiếp tục, tinh thần đó đã trở thành Bộ Luật Nhân Quyền Phổ Cập bao gồm hai công ước cơ bản về quyền con người đã được các thành viên Liên Hợp Quốc thông qua năm 1966 bao gồm Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ước Quốc Tế về Quyền Xã Hội và Văn Hóa. Luật Nhân Quyền Quốc Tế đã trở thành bộ luật chung của mọi quốc gia mà ngay cả Việt Nam cũng đã tham gia kí kết. Quyền con người đã trở thành những giá trị phổ cập mà ngay cả các chế độ độc tài cũng không dám hoàn toàn chối bỏ.

Dân chủ là dòng chảy tất yếu của lịch sử

Xã hội chỉ nhìn nhận quyền con người khi nó là một xã hội của những con người tự do, nơi mà nhà nước dân chủ làm hết sức để bảo vệ những quyền căn bản đó. Trong bối cảnh tuyệt đại đa số các học thuyết và lý luận đều phục vụ cho mục đích là khai phá và hướng về giá trị con người, dân chủ chắc chắn là dòng chảy và trào lưu chung tất yếu của lịch sử loài người.

Tại Anh Quốc năm 1649, vua Charles I đã định bãi bỏ bản Đại Hiến Chương công nhận những giá trị con người (Magna Carta) và kết quả ông bị đem ra tử hình. Sự kiện này cảnh báo số phận của bất cứ ai có ý đồ thách thức sự tuyệt đối của các quyền tự nhiên. Khi Hoa Kì bước đầu xây dựng nền cộng hòa non trẻ, đảng Liên Bang đã ban hành đạo luật Ngoại Kiều và Chống Nổi Loạn. Đạo luật này xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do dân sự nên họ lập tức biến mất khỏi chính trường Hoa Kì dù đó là sản phẩm của người cha lập quốc Washington.

Lịch sử cũng ghi nhận sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu khi họ chống lại những giá trị căn bản của con người. Năm 1945, khi hồng quân Liên Xô tiến vào Đức và chỉ còn cách thành phố Berlin 40 dặm thì toàn bộ Châu Âu và Hoa Kì đã phải nhượng bộ. Tưởng chừng nhân loại đã đầu hàng trước những tội ác diệt chủng khủng khiếp mà chế độ cộng sản Liên Xô đã gây ra cho chính mình và cả Đông Âu nhưng gần nửa thế kỉ sau các chế độ cộng sản này trở nên tuyệt vọng và sụp đổ hoàn toàn….

Lịch sử đã chứng minh rằng bất cứ ai hay nhà nước nào chống lại dân chủ và các giá trị con người đều phải trả giá. Những tên độc tài thường có kết cục bi thảm vì khi ông ta chối bỏ quyền con người của đồng bào mình thì cũng là lúc ông ta đang tự phủ nhận quyền làm người của chính mình.

Trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã tổng kết được 4 làn sóng dân chủ diễn ra trong lịch sử và kết luận rằng làn sóng dân chủ thứ tư lần này sẽ quét sạch tất cả các quốc gia độc tài còn lại trên thế giới để thiết lập một trật tự dân chủ mới. Làn sóng này sẽ "hoàn tất sau khi đã dứt điểm các chế độ độc đảng cuối cùng và đưa tới sự phân biệt tôn giáo và chính trị tại các nước Hồi Giáo".

Ngày hôm nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiếp tục chuyển hóa về dân chủ, như Mông Cổ và Myanmar. Ngay cả Buhtan vốn là một quốc gia nhỏ và ít chịu tác động của thế giới bên ngoài cũng đổi sang thể chế đại nghị để hòa mình cùng dòng chảy dân chủ. Các quốc gia độc tài còn lại đang sống những ngày tháng leo lắt cuối cùng.

Chúng ta có gì và phải làm gì ?

Tôi đã chứng kiến nhiều người đấu tranh dân chủ Việt Nam đang tuyệt vọng trước sự tàn bạo của chế độ cũng như sự bất lực của phong trào dân chủ. Chỉ tính trong một năm qua thôi thì chế độ cộng sản cũng đã liên tiếp thực hiện những hành động chà đạp thô bạo lên các quyền tự do căn bản của con người. Họ bỏ tù những bà mẹ đơn thân như blogger Mẹ Nấm, chị Trần Thị Nga với tội danh mơ hồ như "tuyên truyền chống nhà nước"… Chính quyền cộng sản tiếp tục bắt bớ và bỏ tù những sinh viên yêu nước như Phan Kim Khánh dù anh không làm gì sai ngoài việc muốn chống tham nhũng. Họ "trục xuất" luật sư Võ An Đôn ra khỏi luật sư đoàn khi anh đang thực hành quyền tự do ngôn luận của mình.

Bằng việc thực hiện những hành động vi phạm quyền con người ngày càng gia tăng, chính quyền cộng sản đang tự đặt mình vào thế đối lập với quy luật tự nhiên và xu hướng vận động của nhân loại. Do vậy, những người đấu tranh dân chủ Việt Nam không nên bi quan, chúng ta cần ý thức được rằng vũ khí lớn nhất mà chúng ta đang nắm chính là sức mạnh của chính nghĩa và sức mạnh của thời đại. Chế độ cộng sản thực tế đã không còn bất cứ một lý tưởng gì và họ sẽ suy vong trước làn sóng dân chủ.

Câu hỏi chất vấn tất cả chúng ta là : tại sao chúng ta lại tuyệt vọng trước một chế độ không còn một lý tưởng nào và đang sắp đến hồi cáo chung ? Câu trả lời có lẽ là vì chúng ta vẫn cô đơn khi không có một tổ chức dân chủ nào đủ lớn mạnh để tập hợp lực lượng và gắn kết những người tranh đấu lại với nhau. Do đó, nếu chúng ta cùng chia sẻ một nền tảng chung là tôn trọng các giá trị của con người, nếu chúng ta thực sự nghiêm túc với phong trào dân chủ, và nếu chúng ta đang thực sự muốn tìm kiếm một giải pháp cho Việt Nam…thì những người đấu tranh cho dân chủ phải lấy một quyết định dứt khoát : Phải tham gia vào một tổ chức dân chủ và đấu tranh có tổ chức !

Việt Thép

(10/12/2017)

Published in Quan điểm

Trong những năm qua, khi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề Dân chủ, xây dựng thể chế dân chủ, trong đầu tôi luôn có một câu hỏi : có một thể chế dân chủ nào có thể áp dụng cho mọi quốc gia (trong trạng thái bình thường, tức là không có chiến tranh), đều đem đến kết quả tốt đẹp không ? Làm thế nào để có được một thể chế dân chủ, để xây dựng được một thể chế dân chủ như vậy ?

Résultat de recherche d'images pour "démocratie"

Thể chế Dân chủ - cấu trúc tự hoàn thiện bao gồm hệ thống các cơ chế tự điều chỉnh ở tất cả các lĩnh vực

Những nỗ lực nghiên cứu đã được đền đáp, tôi tin là tôi đã tìm ra được một thể chế dân chủ có thể áp dụng cho mọi quốc gia đạt tới đích cuối cùng : tự do của người dân. Không những vậy, thể chế dân chủ này sẽ chỉ đường và đưa các quốc gia hòa hợp vào một thể chế lớn hơn, thể chế dân chủ toàn cầu, mà chúng ta thường được nghe dưới cái tên Toàn cầu hóa.

Sẽ có một câu hỏi đặt ra ngay lập tức, vậy thể chế dân chủ này so sánh với thể chế dân chủ Hoa Kỳ có điều gì giống và khác nhau ? Xin trả lời, giống ở những nguyên lý cơ bản, nhưng khác ở cách thức xây dựng một hệ thống đồng bộ ngay từ ban đầu. Thể chế dân chủ Hoa Kỳ, thể chế dân chủ ưu việt nhất hiện nay, là một quá trình tìm tòi, sáng tạo trong xây dựng quốc gia Hoa Kỳ, cũng là quá trình xây dựng thể chế dân chủ Hoa Kỳ. Đó là quá trình thử và sai vô cùng vất vả của người dân Hoa Kỳ trong suốt mấy trăm năm. Đến nay, về cơ bản, đó là thể chế khá hoàn thiện, tuy nhiên, chưa phải là hoàn hảo.

Thể chế dân chủ mà tôi sắp trình bày, dựa trên việc rút ra được những nguyên lý cơ bản nhất của thế chế dân chủ Hoa Kỳ, nhưng việc áp dụng là hoàn toàn chủ động và đồng bộ trong hệ thống các mối liên hệ hữu cơ ở tất cả các lĩnh vực. Về cơ bản, những nguyên lý đã được trình bày trong cuốn sách Dân Chủ của tôi. Tuy nhiên, bài viết này, sẽ giải thích và trình bày các nguyên lý đó, dưới một khía cạnh khác về thể chế dân chủ. Đó là một cấu trúc tự hoàn thiện bao gồm hệ thống các cơ chế tự điều chỉnh ở tất cả các lĩnh vực.

I. Thể chế Dân chủ - cấu trúc tự hoàn thiện bao gồm hệ thống các cơ chế tự điều chỉnh ở tất cả các lĩnh vực

1. Một số vấn đề lý luận

Trước khi đi sâu tìm hiểu thể chế dân chủ, chúng ta cần tìm hiểu lý thuyết và lý luận về cấu trúc tự hoàn thiện, và cơ chế tự điều chỉnh. Một thể chế dân chủ có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia thì bản thân nó phải có sự tự hoàn thiện bên trong cấu trúc của nó. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu được, thế nào là một cấu trúc tự hoàn thiện.

 Cấu trúc tự hoàn thiện là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau luôn luôn dẫn tới sự phát triển cả về phẩm và lượng của hệ thống hay cấu trúc đó.

 Cấu trúc tự hoàn thiện nào cũng bao hàm bên trong các yếu tố sau :

 - Động lực nội tại của cấu trúc (hệ thống)

 - Cơ chế thực thi, phát huy, phát triển động lực đó

 - Tính đồng bộ của hệ thống

 Khi chúng ta nói tới cấu trúc tự hoàn thiện, là nói tới cấu trúc xã hội trong đó con người tương tác lẫn nhau. Vậy các yếu tố của cấu trúc tự hoàn thiện sẽ được hiểu như thế nào về mặt xã hội ?

- Động lực nội tại của cấu trúc, đó chính là nhu cầu chung nhất, quan trọng nhất của con người, chúng ta cần tìm ra nhu cầu này. 

- Cơ chế thực thi, phát huy, phát triển động lực chính là cơ chế, cách thức để con người thực hiện nhu cầu chung, quan trọng nhất đó.

- Tính đồng bộ của hệ thống xuất phát từ nhu cầu đa dạng của con người, cũng như yêu cầu vận hành của hệ thống.

Bởi vì nhu cầu (chung) của con người là tự nhiên, nên điều quan trọng nhất là cơ chế thực thi, thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Cơ chế này chính là hạt nhân trong cả một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau của hệ thống.

Khi chúng ta tìm ra được nhu cầu chung, quan trọng nhất, động lực cho toàn hệ thống, và chúng ta tìm ra, xây dựng được cơ chế thực thi hiện thực hóa nhu cầu này, cùng với các yếu tố tương tác đồng bộ thì hệ thống, cấu trúc đó sẽ tự vận hành đưa lại những điều tốt đẹp nhất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân hoặc tập thể nào. Đó gọi là cấu trúc tự hoàn thiện.

Cơ chế tự điều chỉnh : Có hai khía cạnh để nói về cơ chế tự điều chỉnh, một là sự sắp đặt các thành tố theo một lo-gic tương tác thúc đẩy và kiểm soát lẫn nhau giúp cho các thành tố đều phát triển không bị thiên lệch và mất kiểm soát. Ví dụ rõ nhất là cơ chế Tam quyền phân lập. Hai là, cơ chế tự điều chỉnh là sự vận hành của hệ thống các quy định về kết quả và hậu quả mà chủ thể có thể lựa chọn đem lại lợi ích cho bản thân và công việc. Đây là hệ thống các quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ về sự thưởng phạt, những lợi ích, hậu quả ở tất cả các khía cạnh, lĩnh vực của đời sống con người. Mỗi một cá nhân, trong toàn bộ tương tác với xã hội, từ công việc đến sinh hoạt xã hội đều cần tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các quy định trong từng khía cạnh, lĩnh vực của đời sống. Cơ chế tự điều chỉnh sẽ giúp nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấu trúc tự hoàn thiện, đồng thời ngăn chặn ngay từ đầu những khiếm khuyết và lệch lạc có thể dẫn tới sự phá hủy cấu trúc tự hoàn thiện của thể chế dân chủ.

Như vậy, cấu trúc tự hoàn thiện là hệ thống các yếu tố, trong đó có yếu tố hạt nhân, tương tác dẫn tới sự phát triển của hệ thống. Cơ chế tự điều chỉnh giúp nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấu trúc tự hoàn thiện...

2. Diễn giải thể chế Dân chủ dưới góc độ cấu trúc tự hoàn thiện

a. Như phần trên có đề cập, điều quan trọng đầu tiên của cấu trúc tự hoàn thiện là tìm ra được động lực bên trong cấu trúc. Thể chế dân chủ có bộ khung cấu trúc là toàn thể xã hội con người trong một quốc gia. Tìm động lực của xã hội chính là tìm hiểu nhu cầu cơ bản, quan trọng nhất của con người sống trong xã hội. Tìm đúng nhu cầu nội tại, cơ bản, quan trọng nhất của con người là bước quan trọng đi tới cơ chế quan trọng nhất, là hạt nhân của cấu trúc tự hoàn thiện, của thế chế dân chủ. Đó là cơ chế bảo đảm phát huy, phát triển động lực, nhu cầu cơ bản đó.

Từ trước tới nay, đã có nhiều sách báo, tài liệu nói về nhu cầu quan trọng nhất của con người nói chung, nhưng có khá nhiều sự lầm lẫn. Ví dụ, có người nhận định, nhu cầu quan trọng nhất của con người là mong muốn được mọi người cho mình là quan trọng. Điều này nghe qua thì có vẻ hợp lý, tuy nhiên nó không phải là tất cả. Có rất nhiều người không đi tìm kiếm sự đánh giá của người khác về bản thân mình, họ đi tìm sự đặc biệt, sự khác biệt của bản thân với mọi người. Cũng như vậy, việc nỗ lực tạo ra nhiều tiền, để thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của con người là một nhu cầu quan trọng mà nhiều người theo đuổi, tuy nhiên, vẫn có những người không theo đuổi việc kiếm tiền trong xã hội. Vậy thì điều gì là chung nhất, bao hàm tất cả các nhu cầu khác biệt (mà quan trọng đối với mỗi cá nhân) đối với con người nói chung ? Đó là nhu cầu tự thể hiện bản thân của con người. Anh này muốn tự thể hiện bản thân bằng việc kiếm được nhiều tiền, chị kia muốn tự thể hiện bản thân bằng việc có nhiều quyền lực. Người khác muốn tự thể hiện bản thân thông qua sự khác biệt trọng hội họa, v.v. Nhu cầu tự thể hiện bản thân là nhu cầu tối quan trọng, chung nhất và không thể thiếu ở mỗi một con người. Như vậy, bất kỳ một xã hội nào cũng hàm chứa một động lực nội tại cho sự phát triển và tự hoàn thiện như nhau, bởi nhu cầu quan trọng nhất của con người là giống nhau ở tất cả các chủng tộc, sắc tộc và các quốc gia.

b. Vậy điều gì có thể giúp cho con người thỏa mãn, thực hiện được nhu cầu tối quan trọng đó ? Đó chính là sự Tự do ! Tự do là yếu tố quan trọng nhất để con người nói chung và mỗi cá nhân nói riêng có thể thõa mãn nhu cầu tự thể hiện bản thân. Chúng ta cần xây dựng được cơ chế bảo đảm tự do của con người, thì xã hội sẽ phát triển và tự hoàn thiện.

Tiếp đến, yếu tố nào là quan trọng nhất bảo đảm tự do của con người trong xã hội ? Chúng ta đều biết rằng, một xã hội dân chủ phải bao hàm nhiều yếu tố, định chế quan trọng như : tam quyền phân lập, cơ chế tản quyền (nhà nước liên bang), đa nguyên đa đảng, các quyền cơ bản của con người, các quyền dân sự, quyền công dân,…vv. Nhưng khi có tất cả các yếu tố này thì yếu tố nào là quan trọng nhất, là hạt nhân cần tập trung và nhấn mạnh. Đó là yếu tố đã từng nêu ở các cuốn sách và bài viết trước đây : khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân là hạt nhân quan trọng nhất của cơ chế dân chủ, của thể chế dân chủ.

Như vậy, cơ chế để bảo đảm khả năng tự bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân là cơ chế hạt nhân, quan trọng nhất trong cấu trúc tự hoàn thiện của thể chế dân chủ

c. Để bảo đảm, thực thi được cơ chế hạt nhân này, cần có một loạt các điều kiện và yếu tố được thực hiện. Đây chính là yêu cầu về tính đồng bộ của hệ thống, cấu trúc tự hoàn thiện. Có nhiều định chế liên quan tới việc bảo đảm các quyền con người về mặt luật pháp và cơ chế thực hiện. Nhưng quan trọng nhất trong cơ chế hạt nhân (khả năng tự bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân) là TÒA ÁN NHÂN QUYỀN để mỗi một cá nhân có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình. Tòa án Nhân quyền chính là định chế quan trọng nhất để thực hiện khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.

Tòa án Nhân quyền là nơi các cá nhân có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình, nhưng trong trường hợp cá nhân là người nghèo, không có tiền để thuê luật sư và tham gia tố tụng thì sao ? Đây chính là nơi thể hiện tính đồng bộ và ưu việt của thế chế dân chủ lấy con người làm trung tâm, tất cả tập trung cho tự do của con người. Đó là, tất cả các công dân đều được miễn phí khi tham gia tự bảo vệ các quyền con người của mình tại các Tòa án Nhân quyền ở tất cả các cấp. Hệ thống chính quyền các cấp sẽ phải có nguồn kinh phí cho việc này. Nếu chúng ta chỉ nêu ra những cơ chế, định chế tốt đẹp bảo vệ quyền con người mà không đi tới cùng các yêu cầu, điều kiện để bảo đảm cơ chế đó vận hành đúng và đem lại lợi ích cao nhất cho người dân thì chúng ta không bao giờ có được sự tự do thực sự của người dân và một nền dân chủ hiệu quả.

II. Phương thức xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia

Có một điều cần lưu ý, phương thức xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia được nêu ra ở đây không phải là sự khác biệt hoặc mới mẻ hoàn toàn. Thực tế, đó cũng chính là việc xây dựng các định chế cần thiết của bất kỳ nên dân chủ nào trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, có sự nhấn mạnh, tập trung đặc biệt vào một số định chế, đồng thời cũng có sự bổ sung, hoàn thiện ở nhiều khía cạnh.

Trước hết, chúng ta cần khẳng định, việc xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia bao hàm việc xây dựng các định chế cần thiết sau : Hiến pháp Dân chủ, hay còn gọi là đạo luật cơ bản của quốc gia ; cơ chế tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp và tư pháp) ; hình thành, thành lập các đảng chính trị (đa nguyên, đa đảng) ; cơ chế tản quyền, chế độ liên bang ; các quyền tự do cơ bản của con người ; các quyền tự do dân sự chính trị, hay quyền công dân,…vv…Trong quá trình xây dựng toàn bộ các định chế đó, cần chú trọng hoàn thiện và xây dựng thêm một số định chế và nội dung quan trọng.

1. Tập trung xây dựng thể chế dân chủ cơ sở, là đơn vị hành chính mà người dân trực tiếp tham gia

Đây là điều khác biệt với phần lớn cách thức xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới. Trọng tâm của thể chế dân chủ cần phải đặt ở đơn vị cơ sở, là nơi người dân có thể tham gia trực tiếp nên việc xây dựng các điều luật bảo đảm các quyền con người trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của họ (để hiểu rõ hơn phần này, xin đọc cuốn sách Dân Chủ, chương IV, hiện thực hóa dân chủ). Một khuynh hướng quan trọng của thế giới là toàn cầu hóa đã giúp giảm bớt các gánh nặng vai trò quốc gia, cũng có nghĩa là giảm bớt sự tập trung quyền lực và nguồn lực của trung ương trong xây dựng thể chế dân chủ. Như vậy, thời điểm để xây dựng thể chế dân chủ tập trung trên bình diện cơ sở là rất thuận lợi đối với các quốc gia...

2. Tập trung xây dựng Tòa án Nhân quyền các cấp và cơ chế thực thi để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình

Đây là cơ chế, định chế quan trọng nhất của thể chế dân chủ, là hạt nhân trong cấu trúc tự hoàn thiện của thể chế dân chủ quốc gia. Chúng ta xây dựng thành công các Tòa án Nhân quyền, và cơ chế thực thi việc bảo vệ quyền con người là chúng ta đã thành công trong xây dựng thể chế dân chủ. Tòa án Nhân quyền cũng là yếu tố, định chế mới so với tất cả các thể chế dân chủ hiện đang tồn tại trên thế giới. Để xây dựng thành công Tòa án Nhân quyền và cơ chế thực thi, cần thực hiện những việc sau đây :

- Sự độc lập hoàn toàn và quyền lực tuyệt đối trên cơ sở hiến pháp và luật pháp của ngành tư pháp nói chung và Tòa án Nhân quyền nói riêng. Nếu không có sự độc lập, và quyền lực tuyệt đối của Tòa án Nhân quyền, chúng ta không thể nói tới việc người dân có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình.

- Xây dựng đội ngũ luật sư nhân quyền độc lập và chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý và cùng tham gia bảo vệ quyền con người của công dân.

- Xây dựng nguồn kinh phí của nhà nước phục vụ bảo trợ cho các hoạt động bảo vệ quyền con người của công dân trong tố tụng.

Tóm lại, ngoài việc thành lập Tòa án Nhân quyền các cấp, nhà nước cần bảo đảm sự hỗ trợ về pháp lý và tài chính để công dân tự bảo vệ các quyền con người của mình.

3/ Trang bị kiến thức về tự do, dân chủ và cách thức xây dựng thể chế dân chủ cho người dân

Người dân là chủ thể xây dựng nên thể chế dân chủ, nhất là khi trọng tâm của thể chế dân chủ ở cấp cơ sở, thì nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng. Người dân cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về tự do, dân chủ, về việc xây dựng thể chế dân chủ, và đặc biệt cần hiểu rõ cơ chế để bảo vệ các quyền con người của mình. Đây là việc làm vô cùng quan trọng nhưng hầu như chưa có một quốc gia nào thực hiện việc trang bị kiến thức cho nhân dân về lĩnh vực này. Một mặt, các thể chế dân chủ của các quốc gia hiện nay, chủ yếu được xây dựng trên bình diện quốc gia, không phải trên bình diện dân chủ cơ sở, nên vai trò của người dân rất mờ nhạt. Mặt khác, các kiến thức về tự do, dân chủ quá kinh viện, trừu tượng và khó hiểu, nên không thể phổ cấp đến cho người dân. Chính vì vậy, để thực hiện việc trang bị kiến thức cho người dân hiệu quả cần phải :

* Chuẩn hóa các kiến thức về tự do dân chủ dưới hình thức dễ hiểu, sinh động và dễ phổ biến nhất.

* Xây dựng các học viện về dân chủ, các khoa dân chủ học ở các trường đại học, môn học dân chủ ở các trường trung học phổ thông để phổ biến tới mọi người trong xã hội.

Người dân càng có nhiều hiểu biết về tự do, dân chủ thì đóng góp xây dựng nên thể chế dân chủ càng thiết thực hiệu quả và nâng cao khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mình.

4. Ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội

Không nghi ngờ gì nữa, việc ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong các mặt hoạt động của đời sống xã hội sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thể chế dân chủ. Cơ chế tự điều chỉnh, với khía cạnh là quy định về kết quả và hậu quả những lựa chọn của cá nhân cho bản thân và công việc. Hệ thống thưởng phạt về tác phong sinh hoạt, đi sớm về muộn tại công sở, hoặc về hậu quả công việc sẽ đặt các cá nhân vào những lựa chọn tối ưu cho bản thân và công việc. Một cơ chế tự điều chỉnh trong công việc là điều tuyệt đối cần thiết và cần thực hiện ngay. Ví dụ, một phòng công tác có trưởng phòng và 10 nhân viên. Các nhân viên có các quy định thưởng phạt chi tiết, tỉ mỉ, và hình phạt nặng nhất là đuổi việc, nếu vi phạm một số lỗi nhất định. Trưởng phòng sẽ bị cách chức khi có 3-4 nhân viên bị đuổi việc. Cứ như vậy, một vụ trưởng (hay cục trưởng, viện trưởng..) cũng sẽ bị cách chức khi có đủ số lượng các trưởng phòng dưới quyền bị cách chức theo quy định… Đó chính là cơ chế tự điều chỉnh.

Tuy nhiên, việc thực thi cơ chế tự điều chỉnh cần phải tính toán rất kỹ càng, chi tiết. Ban đầu, cơ chế này nên áp dụng vào công việc thực thi ở các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. Sau đó sẽ lan tỏa ra tất cả các lĩnh vực của toàn hệ thống. Cuối cùng sẽ tới các sịnh hoạt dân sự của người dân, khi mà người dân đã làm quen và chấp nhận cơ chế tự điều chỉnh trong công việc.

Cần nhấn mạnh một điều, cơ chế tự điều chỉnh là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấu trúc tự hoàn thiện – thể chế dân chủ tự do.

III. Nắm tay nhau xây dựng nền Dân chủ : Giấc Mộng Việt Nam

Theo mạch lo-gic của cuốn sách Dân Chủ và các bài viết của tác giả, đến nay chúng ta đã có chất liệu để có thể xây dựng thể chế dân chủ tự do. Các nguyên lý cơ bản, và một phần lớn nội dung xây dựng thể chế dân chủ đã được khái quát trong cuốn sách Dân Chủ. Phần đầu bài viết này đã giải thích toàn bộ thể chế dân chủ dưới góc độ một cấu trúc xã hội được xây dựng phát huy tối đa động lực nội tại của con người và toàn thể xã hội, đưa tới sự phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống, cấu trúc đó. Chúng ta cũng đã đề cập tới phương thức xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia nói chung, áp dụng cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, chúng ta cần phải có các bước đi, cách làm cụ thể, thiết thực dựa trên hoàn cảnh hiện tai của đất nước và các đặc thù riêng có của Việt Nam.

1. Những nội dung quan trọng cần chuẩn bị trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam

Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã đề cập tới những đặc trưng riêng của Việt Nam khi xây dựng thể chế dân chủ. Đó là, chúng ta chưa có các lực lượng chính trị thay thế, người dân bị bất ngờ và chúng ta chưa có kinh nghiệm làm việc chung với tư cách các tổ chức, đoàn thể. Chính vì vậy, chúng ta cần có thời gian để thực hiện các bước chuẩn bị quan trọng. Việc xây dựng thể chế dân chủ là một công việc vô cùng quan trọng và phức tạp. Có cảm giác, các quốc gia thay đổi chế độ trong thời gian vừa qua trên thế giới đã quá vội vàng trong việc thiết lập các định chế dân chủ. Chúng ta thường nghe nói, các nước có thời gian xây dựng hiến pháp, chuẩn bị cho tổng tuyển cử từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là thời gian không tưởng, hầu như chẳng ai làm được gì ngoài việc copy các hiến pháp và phương thức tổ chức sẵn có ở đâu đó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên để ra 2-3 năm chuẩn bị và từ 1-2 năm cho các đảng phái, tổ chức lực lượng chính trị vận động tranh cử. Đó là thời gian tối thiểu, nếu chúng ta muốn xây dựng một thể chế dân chủ tự do thực sự. Vậy trong thời gian này, chúng ta cần chuẩn bị và thực hiện những công việc gì ?

2. Tập trung xây dựng Tòa án Nhân quyền các cấp và cơ chế thực thi để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình

Đây là cơ chế, định chế quan trọng nhất của thể chế dân chủ, là hạt nhân trong cấu trúc tự hoàn thiện của thể chế dân chủ quốc gia. Chúng ta xây dựng thành công các Tòa án Nhân quyền, và cơ chế thực thi việc bảo vệ quyền con người là chúng ta đã thành công trong xây dựng thể chế dân chủ. Tòa án Nhân quyền cũng là yếu tố, định chế mới so với tất cả các thể chế dân chủ hiện đang tồn tại trên thế giới. Để xây dựng thành công Tòa án Nhân quyền và cơ chế thực thi, cần thực hiện những việc sau đây :

- Sự độc lập hoàn toàn và quyền lực tuyệt đối trên cơ sở hiến pháp và luật pháp của ngành tư pháp nói chung và Tòa án Nhân quyền nói riêng. Nếu không có sự độc lập, và quyền lực tuyệt đối của Tòa án Nhân quyền, chúng ta không thể nói tới việc người dân có thể tự bảo vệ các quyền con người của mình.

- Xây dựng đội ngũ luật sư nhân quyền độc lập và chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý và cùng tham gia bảo vệ quyền con người của công dân.

- Xây dựng nguồn kinh phí của nhà nước phục vụ bảo trợ cho các hoạt động bảo vệ quyền con người của công dân trong tố tụng.

Tóm lại, ngoài việc thành lập Tòa án Nhân quyền các cấp, nhà nước cần bảo đảm sự hỗ trợ về pháp lý và tài chính để công dân tự bảo vệ các quyền con người của mình.

3. Trang bị kiến thức về tự do, dân chủ và cách thức xây dựng thể chế dân chủ cho người dân

Người dân là chủ thể xây dựng nên thể chế dân chủ, nhất là khi trọng tâm của thể chế dân chủ ở cấp cơ sở, thì nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng. Người dân cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về tự do, dân chủ, về việc xây dựng thể chế dân chủ, và đặc biệt cần hiểu rõ cơ chế để bảo vệ các quyền con người của mình. Đây là việc làm vô cùng quan trọng nhưng hầu như chưa có một quốc gia nào thực hiện việc trang bị kiến thức cho nhân dân về lĩnh vực này. Một mặt, các thể chế dân chủ của các quốc gia hiện nay, chủ yếu được xây dựng trên bình diện quốc gia, không phải trên bình diện dân chủ cơ sở, nên vai trò của người dân rất mờ nhạt. Mặt khác, các kiến thức về tự do, dân chủ quá kinh viện, trừu tượng và khó hiểu, nên không thể phổ cấp đến cho người dân. Chính vì vậy, để thực hiện việc trang bị kiến thức cho người dân hiệu quả cần phải :

* Chuẩn hóa các kiến thức về tự do dân chủ dưới hình thức dễ hiểu, sinh động và dễ phổ biến nhất.

* Xây dựng các học viện về dân chủ, các khoa dân chủ học ở các trường đại học, môn học dân chủ ở các trường trung học phổ thông để phổ biến tới mọi người trong xã hội.

Người dân càng có nhiều hiểu biết về tự do, dân chủ thì đóng góp xây dựng nên thể chế dân chủ càng thiết thực hiệu quả và nâng cao khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mình.

4. Ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội

Không nghi ngờ gì nữa, việc ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong các mặt hoạt động của đời sống xã hội sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thể chế dân chủ. Cơ chế tự điều chỉnh, với khía cạnh là quy định về kết quả và hậu quả những lựa chọn của cá nhân cho bản thân và công việc. Hệ thống thưởng phạt về tác phong sinh hoạt, đi sớm về muộn tại công sở, hoặc về hậu quả công việc sẽ đặt các cá nhân vào những lựa chọn tối ưu cho bản thân và công việc. Một cơ chế tự điều chỉnh trong công việc là điều tuyệt đối cần thiết và cần thực hiện ngay. Ví dụ, một phòng công tác có trưởng phòng và 10 nhân viên. Các nhân viên có các quy định thưởng phạt chi tiết, tỉ mỉ, và hình phạt nặng nhất là đuổi việc, nếu vi phạm một số lỗi nhất định. Trưởng phòng sẽ bị cách chức khi có 3-4 nhân viên bị đuổi việc. Cứ như vậy, một vụ trưởng (hay cục trưởng, viện trưởng..) cũng sẽ bị cách chức khi có đủ số lượng các trưởng phòng dưới quyền bị cách chức theo quy định…Đó chính là cơ chế tự điều chỉnh.

Tuy nhiên, việc thực thi cơ chế tự điều chỉnh cần phải tính toán rất kỹ càng, chi tiết. Ban đầu, cơ chế này nên áp dụng vào công việc thực thi ở các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. Sau đó sẽ lan tỏa ra tất cả các lĩnh vực của toàn hệ thống. Cuối cùng sẽ tới các sịnh hoạt dân sự của người dân, khi mà người dân đã làm quen và chấp nhận cơ chế tự điều chỉnh trong công việc.

Cần nhấn mạnh một điều, cơ chế tự điều chỉnh là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấu trúc tự hoàn thiện – thể chế dân chủ tự do.

III. Nắm tay nhau xây dựng nền Dân chủ : Giấc Mộng Việt Nam

Theo mạch lo-gic của cuốn sách Dân Chủ và các bài viết của tác giả, đến nay chúng ta đã có chất liệu để có thể xây dựng thể chế dân chủ tự do. Các nguyên lý cơ bản, và một phần lớn nội dung xây dựng thể chế dân chủ đã được khái quát trong cuốn sách Dân Chủ. Phần đầu bài viết này đã giải thích toàn bộ thể chế dân chủ dưới góc độ một cấu trúc xã hội được xây dựng phát huy tối đa động lực nội tại của con người và toàn thể xã hội, đưa tới sự phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống, cấu trúc đó. Chúng ta cũng đã đề cập tới phương thức xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia nói chung, áp dụng cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, chúng ta cần phải có các bước đi, cách làm cụ thể, thiết thực dựa trên hoàn cảnh hiện tai của đất nước và các đặc thù riêng có của Việt Nam.

1. Những nội dung quan trọng cần chuẩn bị trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam

Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã đề cập tới những đặc trưng riêng của Việt Nam khi xây dựng thể chế dân chủ. Đó là, chúng ta chưa có các lực lượng chính trị thay thế, người dân bị bất ngờ và chúng ta chưa có kinh nghiệm làm việc chung với tư cách các tổ chức, đoàn thể. Chính vì vậy, chúng ta cần có thời gian để thực hiện các bước chuẩn bị quan trọng. Việc xây dựng thể chế dân chủ là một công việc vô cùng quan trọng và phức tạp. Có cảm giác, các quốc gia thay đổi chế độ trong thời gian vừa qua trên thế giới đã quá vội vàng trong việc thiết lập các định chế dân chủ. Chúng ta thường nghe nói, các nước có thời gian xây dựng hiến pháp, chuẩn bị cho tổng tuyển cử từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là thời gian không tưởng, hầu như chẳng ai làm được gì ngoài việc copy các hiến pháp và phương thức tổ chức sẵn có ở đâu đó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên để ra 2-3 năm chuẩn bị và từ 1-2 năm cho các đảng phái, tổ chức lực lượng chính trị vận động tranh cử. Đó là thời gian tối thiểu, nếu chúng ta muốn xây dựng một thể chế dân chủ tự do thực sự. Vậy trong thời gian này, chúng ta cần chuẩn bị và thực hiện những công việc gì ?...

a. Định hình các tổ chức, đảng phái và lực lượng chính trị. Đây là việc vô cùng quan trọng, và cần có thời gian để thực hiện. Chúng ta có một số đảng phái, tổ chức chính trị ở hải ngoại, khi chuyển tiếp về trong nước, cũng phải mất một thời gian để người dân làm quen và lựa chọn. Những tổ chức ở trong nước cũng bắt đầu được thành lập và vận động người dân tham gia. Thời gian 2-3 năm không phải là nhiều, nhưng cũng đủ để các tổ chức đảng phái định hình và bước vào hoạt động được.

b. Xây dựng dự thảo hiến pháp dân chủ để xin ý kiến nhân dân. Đây là việc làm bắt buộc với bất cứ quốc gia nào bắt tay xây dựng thể chế dân chủ. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, nhưng chúng ta cần một cách nhìn thoáng hơn về vấn đề này. Chúng ta chỉ nên nêu những vấn đề quan trọng nhất trong việc định hình quốc gia, các nội dung quan trọng nhất. Về hiến pháp mới của Việt Nam, tôi nghiêng về tinh thần xây dựng hiến pháp của Tập hợp dân chủ đa nguyên, nhưng cần có thêm hai nội dung quan trọng : Đạo luật về xây dựng Tòa án Nhân quyền các cấp và Đạo luật về việc bắt buộc trang bị kiến thức cho người dân về tự do, dân chủ và phương thức xây dựng thể chế dân chủ.

c. Thành lập Ủy ban Hòa giải quốc gia. Đây là nội dung rất quan trọng, không thể thiếu được đối với đất nước chúng ta. Trong một thế kỷ qua, chúng ta đã quá chia rẽ và hận thù, cũng như xung đột liên miên. Chúng ta cần một Ủy ban để hóa giải hận thù, để phân biệt đúng sai và cuối cùng, để kéo mọi người lại gần nhau hơn, chung tay xây dựng đất nước. Ủy ban Hòa giải cần thực hiện những công việc gì ?

* Xây dựng được hệ thống giá trị quy chuẩn, dựa vào việc tham khảo hệ thống các giá trị của quốc tế, để từ hệ thống quy chuẩn đó, đánh giá lại toàn bộ lịch sử Việt Nam, trước mắt là từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Những gì là đúng, là sai, là công, là tội cần được minh bạch, rõ ràng đối với các lực lượng chính trị xã hội, đối với các cá nhân có dấu ấn trong lịch sử nước nhà. Đây là việc rất quan trọng mà phần lớn các nước thoát khỏi họa Cộng sản đã không thực hiện. Điều này đặc biết quan trọng với Việt Nam bởi vì một di sản vô cùng tai hại mà Cộng sản Việt Nam đã để lại, đó là mọi giá trị trong cuộc sống đều bị đảo lộn, khiến cho người dân không thể nhận thức được những gì là đúng, là sai, là công, là tội…

* Tập hợp toàn bộ các hồ sơ, các khiếu nại, tố cáo về sự oan sai của tất cả người dân từ khi đảng Cộng sản xuất hiện tới khi sụp đổ. Cần phân chia thành các thể loại khác nhau để có hướng xử lý. Đây cũng là công việc bắt buộc nếu chúng ta muốn chia tay quá khứ để cùng bắt tay xây dựng tương lai. Việc xử lý dựa trên tinh thần công khai thừa nhận sự oan sai, khôi phục, phục hồi danh dự, phẩm giá của các nạn nhân. Nếu điều kiện kinh tế cho phép, sẽ có sự đền bù một phần cho nạn nhân.

* Xác định tinh thần chủ đạo trong việc xử lý những người có trách nhiệm của chế độ CSVN. Đây là việc rất khó khăn, phức tạp và nhạy cảm. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, khi đã có Ủy ban hòa giải thì mọi việc phải được thực hiện bài bản, công khai, minh bạch. Tinh thần chung là học tập cách xử lý của các nước đi trước thoát khỏi họa Cộng sản, đồng thời không làm ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai. Nhưng dù có làm cách nào, có lẽ theo tôi, vẫn cần có một sự sám hối tập thể của những người đã cố ý hoặc vô tình đày đọa nhân dân và dân tộc.

2. Những nội dung cần chú trọng, nhấn mạnh và đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ tự do

a. Nội dung cần chú trọng : Xây dựng nhà nước liên bang. Đây là một điều kiện, một cơ chế bắt buộc của thế chế dân chủ. Cơ chế tản quyền, giúp cho mọi vùng, miền có các đặc thù riêng biệt có thể phát triển và phát huy hết các lợi thế so sánh của mình. Đồng thời tránh được những xung đột đảng phái trên quy mô quốc gia. Điều kỳ lạ là phúc lợi của cơ chế tản quyền, của chế độ liên bang rất lớn và việc thực hiện nó rất quan trọng đối với thể chế dân chủ tự do nhưng có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã bỏ qua. Chúng ta thấy, có các quốc gia dân chủ lâu năm như Pháp, quốc gia có thể chế dân chủ khá lâu như Thái Lan, các quốc gia mới có thể chế dân chủ như Ai Cập, Ucraina….đều bỏ qua định chế quan trọng này. Những quốc gia này đều có những bất ổn và khiếm khuyết trong cấu trúc dân chủ. Đặc biệt hơn cả, chúng ta thấy, Thái Lan là một ví dụ điển hình về thất bại của nền dân chủ liên quan trực tiếp tới việc bỏ qua cơ chế tản quyền, chế độ liên bang. Những quốc gia vừa đề cập, nếu chuyển sang chế độ liên bang, sẽ giải quyết cơ bản các bất ổn hiện nay.

Trên cơ sở nhận thức về lý luận, sự cần thiết của cơ chế tản quyền, của chế độ liên bang, đồng thời rút kinh nghiệm của các quốc gia bỏ qua yếu tố quan trọng này, chúng ta cần thống nhất, nhà nước của Việt Nam tương lai là nhà nước liên bang.

b. Nội dung cần nhấn mạnh : Tòa án Nhân quyền. Chúng ta đã đề cập tới nhiều lần, về việc Tòa án Nhân quyền, cơ chế để người dân thực hiện việc bảo vệ các quyền con người của mình là cơ chế hạt nhân, quan trọng nhất của thể chế dân chủ tự do, của cấu trúc tự hoàn thiện. Nhưng việc cần nhấn mạnh cơ chế này cũng là bởi, nếu thực hiện, chúng ta là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện việc này. Vậy nên, tính chất quan trọng là việc mở đường của sự thành công hay thất bại của một cách tiếp cận mới trong xây dựng thể chế dân chủ. Chúng ta thực hiện thành công cơ chế này, nội dung này, thể chế dân chủ của chúng ta sẽ là hình mẫu trong tương lai cho các nước khác học tập theo.

c. Nội dung cần đặc biệt quan tâm : Trang bị kiến thức về tự do, dân chủ và phương thức xây dựng thể chế dân chủ cho người dân. Xét đến cùng, một cơ chế, một thể chế muốn thành công phải dựa vào sự tham gia, đóng góp, thực hiện và thực thi của người dân. Nhưng người dân chỉ có thể tham gia khi họ nhận thức được các vấn đề, nội dung mình tham gia để đem lại lợi ích cho chính bản thân mình. Khi chúng ta trang bị các kiến thức này cho người dân, chúng ta không cần phải lo lắng, lo ngại nhiều về thể chế dân chủ của mình. Bởi vì, khi người dân biết được các quyền (lợi) của mình, biết cách thức xây dựng thể chế dân chủ đem lại quyền lợi đó, và cuối cùng, biết cách để bảo vệ các quyền con người của mình thì mặc nhiên, đất nước sẽ có một thể chế dân chủ tự do thực sự, tiệm cận sự hoàn hảo. Xét cho cùng, các quốc gia chưa có được tự do thực sự cho người dân, cũng là bởi người dân chưa biết được : tự do là gì ?

*************

Chúng ta có tương lai, chúng ta có những con người quan tâm tới việc xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai, điều chúng ta cần là sự đoàn kết và quyết tâm. Tôi tin rằng, lịch sử sẽ lựa chọn dân tộc nhiều đau thương và bất hạnh này (Việt Nam) để làm được điều gì đó cho nhân loại. Vậy chúng ta có tự tin để nắm tay nhau xây dựng thành công một thể chế dân chủ nâng đỡ và tôn vinh con người hay không ? Hãy nắm tay nhau chung xây giấc mộng Việt Nam !

Hà Nội, ngày 24/7/2017

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 24/07/2017 (nguyenvubinh's blog)

Published in Diễn đàn

Một nhận xét khá phổ biến của nhiều người về tiến trình dân chủ của Việt Nam như sau : "Dân trí Việt Nam còn thấp, do đó, dân chủ không thích hợp với Việt Nam". Để phân tích sự đúng, sai của nhận định này, trước hết cần hiểu thế nào là "dân trí" ?

danchu1

Dân chủ mang lại niềm tin, sức sống và mở ra một chân trời mới

"Trí" chỉ khả năng nhận thức, ghi nhớ, suy đoán... thuộc trí tuệ gắn liền với mỗi người. Dân trí là khái niệm chỉ về trình độ nhận thức, mặt bằng văn hóa chung của cộng đồng, hoặc là trình độ học vấn trung bình của người dân. Hiểu một cách rộng hơn, dân trí cũng là sự hiểu biết và ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân.

Vậy dân trí của Việt Nam cao hay thấp ? Hãy cùng xét qua vài chỉ tiêu quan trọng sau đây :

- Tính đến năm 2016, Việt Nam có 412 trường Đại học và Cao đẳng ; nghĩa là bình quân mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học và Cao đẳng (1).

- Số giảng viên đại học là gần 92.000 người, trong đó có 4.155 giáo sư và phó giáo sư. Mỗi năm, có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển (1).

- Chỉ số phát triển con người(Human Development Index - HDI) của Liên Hợp Quốc vào năm 2016, Việt Nam thuộc nhóm "Medium Human Development" (Phát triển trung bình), xếp hạng 115/188, cao hơn cả Ấn Độ, Myanmar và Phillipines (2).

Chỉ số phát triển con người(HDI) được đánh giá qua 3 tiêu chí :

1. Sức khỏe : đo bằng tuổi thọ trung bình ;

2. Tri thức : đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học ở các cấp giáo dục.

Chỉ số tri thức (giáo dục), được biểu hiện qua 2 chỉ số chi tiết : tổng số năm đi học được kỳ vọng và tổng số năm đi học trung bình của mỗi người dân. Cả 2 chỉ số này của Việt Nam đã tăng một cách đáng kể so với nhiều nước trên thế giới.

3. Mức thu nhập : đo bằng GDP bình quân đầu người.

Rõ ràng, nếu đánh giá dân trí của Việt Nam dựa trên trình độ học vấn, giáo dục và chỉ số phát triển con người  (Human Development Index), thì dân trí của Việt Nam ở trên mức trung bình. Do đó, nhận định "dân trí Việt Nam còn thấp nên chế độ độc tài toàn trị là thích hợp" là một ngụy biện và nhận định sai lầm. 

Cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam cần một nhà độc tài kiểu Park Chung-hee hay Lý Quang Diệu, bởi nhờ sự độc tài của họ mà Hàn Quốc và Singapore đã có thịnh vượn. Trong thực tế, "không thể có những chế độ độc tài sáng suốt bởi vì nền tảng của mọi chế độ độc tài là sự kiêu căng bệnh hoạn của một người hay một nhóm người tự nghĩ rằng họ đủ thông minh để suy nghĩ thay cho cả một dân tộc". Vì thế, một lần nữa phải khẳng định rằng, nhận định này là một ngụy biện, hoặc ít nhất cũng là sự ngộ nhận do thiếu hiểu biết.

Trong suốt hơn 5000 năm tồn tại, loài người đã sống và trải nghiệm mặt tốt và xấu của ít nhất 5 thể chế chính trị, hàng chục triệu người đã phải đổ máu… để có kết luận rằng dân chủ không phải là một thể chế chính trị tuyệt hảo, nhưng là một giải pháp chính trị ít tệ hại nhất. Dân chủ không phải là một phép màu kì diệu mang đến sự giàu có ngay lập tức, nhưng "dân chủ là một phong cách sinh hoạt cho phép đặt các vấn đề một cách đúng đắn và chọn lựa những người có trách nhiệm" (3).

"In a democracy, there will be more complaints but less crisis, in a dictatorship more silence but much more suffering".

"Ở một chế độ dân chủ, sẽ có nhiều than phiền, chỉ trích, nhưng ít khủng hoảng ; Ở một chế độ độc tài, sẽ có nhiều sự thinh lặng, nhưng lại rất nhiều đau khổ".

Chính vì thế, cho rằng "dân chủ không thích hợp với Việt Nam vì dân trí thấp" là một sự ngụy biện và nhận định sai lầm, bởi dân chủ không phải là một hệ quả của sự vận động xã hội mà dân chủ là một quyền cơ bản nhất của con người. Một nền dân chủ thực sự sẽ là nền tảng vững chắc mang đến cho người dân những giá trị cơ bản : công lý, tự do và nhân quyền. Nếu nói rằng một đất nước phải có dân trí cao thì dân chủ mới hình thành và phát triển được, như vậy phải giải thích như thế nào khi đế quốc La Mã có một nền dân chủ hơn hẳn Ai Cập, là nước đã phát triển trước họ cả ngàn năm ? Vì thế, không nên ngụy biện hay viện cớ ý thức dân chủ của người Việt Nam còn kém, lòng người còn chia rẻ… để cho rằng dân chủ là một xa xỉ phẩm đối với Việt Nam. 

"Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng dân chủ sẽ đưa tới hỗn loạn. Chúng ta cần chứng minh rằng dân chủ là điều kiện căn bản để bảo đảm không có hỗn loạn, là phương thức sinh hoạt cho phép xã hội tiến hóa và đổi mới không ngừng trong trật tự".

"Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng xã hội phương Đông khác với xã hội phương Tây, và do đó không thể chấp nhận những giá trị của phương Tây như tự do cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Tự do, dân chủ và nhân quyền là những giá trị phổ cập của cả loài người, không riêng gì của phương Tây. Các giá trị đó có mặt trong mọi nền văn minh, kể cả tại Việt Nam
" (3).

Đất nước và dân tộc Việt Nam đang bị đặt dưới ách cai trị độc tài toàn trị của chế độ cộng sản. Để duy trì ách độc tài, đảng cộng sản đã tận dụng chính sách ngu dân, mị dân trong khi nhân dân mới chính là sức mạnh và tiềm năng của một quốc gia. Do đó, sự lụn bại ở mọi góc cạnh của đất nước từ văn hóa, giáo dục, xã hội, môi trường đến dân trí, tình cảm, đạo đức… đều là hệ quả của chế độ độc tài toàn trị.

"Ách độc tài toàn trị và bị từ chối những quyền con người cơ bản, như quyền tự do ngôn luận, tự do kết hợp, tự do bầu cử và ứng cử, kể cả quyền sở hữu đất. Hàng triệu dân oan bị cướp đoạt đất sống lây lất trong uất hận. Đồng thời tài nguyên quý nhất của quốc gia là con người cũng bị xuống cấp một cách thê thảm. Sức khỏe của nhân dân suy nhược vì thiếu dinh dưỡng, thuốc men và chăm sóc. Các chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn một cách báo động mà không có biện pháp ngăn chặn. Thanh thiếu niên bỏ học hàng loạt. Trí tuệ dân tộc suy giảm nặng với sự xuống cấp bi đát của hệ thống giáo dục. Tệ nghiện hút, mại dâm, trộm cướp ngày càng gia tăng. Cuộc sống khó khan trong một xã hội băng hoại làm con người càng ngày càng rời xa các giá trị căn bản phải có của mọi quốc gia : đạo đức, lương thiện, thật thà, cần cù, kỷ luật, v.v. Dối trá, lừa đảo, thô lỗ trở thành thông thường trong quan hệ xã hội" (3).

Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai - Chương 1 : Nhiệm Vụ Lịch Sử

Chế độ độc tài toàn trị đã khiến cho đất Mẹ Việt Nam ngày càng hoang tàn, đổ nát, và phần lớn con dân phải sống trong cơ cực. Bản chất của người Việt vốn cần cù, dễ tiếp thu, và chịu khó. Sự thành công của nhiều người Việt hải ngoại là một minh chứng về khả năng thích nghi và thông minh vốn có của người Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế đau buồn là, trong khi 3/4 dân tộc trên thế giới đã có dân chủ, thì chúng ta vẫn phải cam go yêu sách đòi dân chủ. Chính vì thế, ngụy biện đầy bịp bợm rằng "dân trí còn thấp nên dân chủ không thích hợp ở Việt Nam" cần phải bị lên án và loại bỏ. 

Dân chủ không phải là một "chiếc đũa thần kì" có thể ngay lập tức biến một nước nghèo khổ thành phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, dân Chủ và cụ thể là dân chủ đa nguyên, là một phương thức tổ chức xã hội hiệu quả nhất. Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia cường thịnh và tôn trọng nhân quyền nếu lấy dân chủ đa nguyên làm nền tảng, để rồi tổng động viên mọi trái tim, mọi khối óc và mọi bàn tay trong sự nghiệp xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, sung túc và thanh bình. 

Có thể nói, mức độ dân chủ quyết định sự cường thịnh của một quốc gia. Dân chủ càng cao, người dân càng có nhiều cơ hội sống trong công bằng, bao dung, tự do và nhân quyền, đặc biệt là quyền phát huy ý kiến và sáng kiến.

"Bài học lớn nhất của lịch sử thế giới là một dân tộc muốn vươn lên chỉ cần ba yếu tố : một xã hội tự do, những con người cần mẫn và đồng thuận dân tộc. Chúng ta là một dân tộc cần mẫn đã có đồng thuận dân tộc và sắp có tự do. Chúng ta sẽ vươn lên. Chúng ta có quyền lạc quan trong cuộc hành trình về tương lai" (3).

Sẽ không có một giải pháp nào tốt đẹp hơn cho dân tộc Việt Nam nếu chế độ độc tài cộng sản còn tồn tại. Chỉ có loại bỏ chế độ độc tài cộng sản bất nhân và hung bạo để chào đón dân chủ đa nguyên, dân tộc Việt Nam mới có cơ hội tiếp cận thật sự với tự do, công bằng và nhân quyền.

"Thử thách trước mặt chúng ta tuy rất lớn, nhưng hy vọng thôi thúc chúng ta còn lớn hơn bởi vì cuộc chiến đấu này không chỉ xứng đáng và vinh quang mà còn tất thắng. Chúng ta được chuyên chở và thúc đẩy bởi cả một làn sóng dân chủ toàn cầu và bởi nguyện ước chung của một dân tộc đã dần dần hồi phục sau những thương tích. Chúng ta đang được tiếp viện của cả một thế hệ mới đã tự khai phóng và quyết tâm làm những con người tự do. Đằng sau những trở ngại là cả một tương lai rực sáng" (3).

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

(30/06/2017)

Nguồn :

(1) http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/225000-cu-nhan-thac-si-that-nghiep-he-qua-cua-mo-truong-dai-hoc-o-at-20160531074206426.htm

(2) http://hdr.undp.org/en/composite/HDI

(3) https://www.thongluan-rdp.org/thdcdn/item/602-khai-sang-k-nguyen-th-hai

Published in Quan điểm

Hành trình về dân chủ đa nguyên (Bùi Quang Vơm)

hanhtrinh1

Đền Athena Parthenos, nơi khai sinh nề nếp sinh hoạt dân chủ Hy Lạp thế kỷ thứ 5 trước công nguyên

Phần I

Hành trình cuối cùng, hành trình về phía con người
Chủ nghĩa cộng sản thế giới đang chứng kiến những năm tháng cuối cùng trong cuộc hành trình gian khổ hàng ngàn năm của xã hội loài người. Lý tưởng cộng sản đã trở thành một triết lý trống rỗng, đạo đức giả, không che đậy được ai, không còn sức sống và đang trở thành một thứ trở lực, ngăn cản chu trình tiến hóa chung của nhân loại.

Ở đâu còn tồn tại chủ chĩa cộng sản, ở đó có hận thù và chia rẽ. Ở đâu còn tư tưởng cộng sản thống trị, ở đó xã hội còn bị phân chia thành các giai cấp đối kháng, mâu thuẫn xã hội, từ những ganh đua dù lành mạnh và cần thiết, cũng bị đẩy lên thành xung đột giữa các thế lực đối địch, chỉ giải quyết được bằng công cụ trấn áp vũ lực, tiêu diệt lẫn nhau.

Ở những quốc gia còn do đảng cộng sản cầm quyền, dân chúng bị phân chia thành các loại hạng có những tiêu chuẩn giá trị và quy phạm xã hội khác nhau. Từ sự phân loại ý thức hệ, xã hội bị phân hóa thành các tầng lớp theo quy phạm đạo đức và văn hóa khác nhau, có các quyền lợi được chế độ phân phát khác nhau, chịu tác động và ứng xử của luật pháp khác nhau, có các cơ hội và quyền khai thác tài sản chung, tài nguyên quốc gia và thành quả phát triển khác nhau. Chế độ tồn tại dựa trên căn cứ chia rẽ dân chúng, đẩy dân chúng thành những lực lượng tự xung đột, kiềm chế lẫn nhau, buộc phải có nhu cầu dựa vào chế độ, buông quyền điều hành xã hội cho thế lực cầm quyền và tìm kiếm đặc quyền theo mức độ thiện cảm của chế độ.

Ở tột đỉnh quyền lực, đảng cộng sản đồng nhất hóa đảng với nhà nước, lái hướng nguyện vọng của đông đảo quần chúng theo khuôn khổ ý chí của chế độ, biến các công cụ quyền lực của Nhà nước thành công cụ chuyên chính khống chế tự do, trấn áp sáng kiến cá nhân và khác biệt ý thức hệ, chỉ nhằm bảo vệ chế độ và lợi ích của đảng.

Đó là loại chế độ sinh ra từ tiêu diệt đối kháng và tồn tại dựa trên nguyên tắc nuôi dưỡng mâu thuẫn đối kháng. Nếu trong lòng xã hội, những mâu thuẫn nảy sinh giữa các bộ phận thành phần có thể tự điều tiết, tự hòa giải thì vai trò của chế độ sẽ mất dần. Phải có mâu thuẫn đối kháng, phải có lực lượng chống đối để chính danh hóa lý do chuyên chế và tăng cường các công cụ trấn áp bạo lực, độc quyền hóa quyền sử dụng quân đội và cảnh sát. Dưới chế độ cộng sản, ổn định xã hội được duy trì bằng áp lực cưỡng chế. Đó là thứ ổn định giả, ổn định bề mặt. Chỉ nới lỏng áp lực cưỡng chế, ổn định đó tự tan vỡ.

Chủ nghĩa cộng sản ra đời từ một sản phẩm ý thức hệ nhân tạo và phản khoa học, một tư tưởng hận thù giai cấp vị kỷ, khi trở thành một trào lưu, đã đẩy nhân loại thành hai nửa đối kháng, nuôi dưỡng hận thù và nguy cơ chiến tranh hủy diệt, cuối cùng đang chết dần và sẽ biến mất như một hiện tượng bất thường của tiến hóa.
 Chủ nghĩa cộng sản mà đặc trưng của nó là chế độ độc đảng cực quyền, cưỡng chế xã hội thành một thực thể độc nhất, gồm một thành phần duy nhất, một phương thức tồn tại đồng nhất, một xã hội đơn nguyên, duy ý chí, trái quy luật vũ trụ. Những cải cách giả hiệu chỉ là những giải pháp tình thế bắt buộc tìm kiếm tăng trưởng, nhằm xoa dịu những bức bối nghèo đói, che đậy bản chất phản dân chủ, đánh lạc hướng dư luận và áp lực xã hội, những tăng trưởng bề mặt đó sẽ nhanh chóng hết đà và bộc lộ những mâu thẫn không thể khắc phục. Hơn một thế kỷ tồn tại, chủ nghĩa cộng sản thế giới đánh dấu khúc quanh cuối cùng trong hành trình tìm kiếm phẩm giá nhân cách của loài người.

Nhân loại đi về đâu, đang đi về đâu và cuối cùng sẽ về đâu ? Câu hỏi luôn day dứt những con người lương thiện này, tưởng chừng phức tạp, nhưng thực ra lại đơn giản.

Bản chất tự nhiên của xã hội loài người, giống như vạn vật tự nhiên khác, có bản chất đa nguyên. Xuất phát từ tính đa nguyên của điều kiện sinh tồn, tính đa nguyên của môi trường sinh thái, vạn vật có cơ hội xuất hiện và phát triển đồng thời và độc lập lẫn nhau. Đó là một thế giới đa nguyên.

Cộng đồng loài người, ngay từ buổi ban đầu sơ khai là một cộng đồng đa nguyên. Con người sinh ra bình đẳng trước tạo hóa, ngay từ sơ khai, loài người đã bình đẳng về cơ hội và sở hữu giá trị. Xã hội loài người, trước khi bị biến dạng do chính những tác động sai lầm, ấu trĩ của mình, là một xã hội đa nguyên.

Con người sinh ra tự do, bởi con người không sinh ra từ một mệnh lệnh áp đặt nhân tạo, vì vậy con người là chủ nhân duy nhất và tuyệt đối cuộc sống và số phận của mình. Con người có quyền sở hữu tối cao và hoàn toàn những tài sản tự có của cá nhân như tiếng nói, trí tuệ và những sản phẩm do chính lao động của mình làm ra, là chủ nhân tối cao và duy nhất đối với các quyết định, các lựa chọn của mình. Con người có khả năng và ý chí thích ứng và hòa hợp với môi trường vì chính sự tồn tại và phát triển của chính cá nhân mình. Con người chỉ hành động vì lợi ích của bản thân, nhưng con người cũng tự ý thức và có khả năng thích ứng hòa hợp lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng. Mọi cá thể trong cộng đồng xã hội đều theo đuổi truy tìm một lợi ích cao nhất cho riêng mình. Như vậy, lợi ích cá nhân cao nhất có thể, trong một cộng đồng xã hội, là lợi ích cao nhất đạt được mà không vi phạm lợi ích cao nhất có thể của các cá nhân khác. Đó chính là nguyên tắc đồng thuận đa nguyên. Con người có bản năng tự vệ và có quyền tự tìm kiếm và lựa chọn phương thức bảo vệ cuộc sống và lợi ích của chính mình. Ngay bản thân luật pháp, khi không còn giá trị bảo vệ cá nhân, luật pháp đó không còn chính danh và không còn hiệu lực, ít nhất với cá nhân đó.

Xã hội với tư cách là cộng đồng của những cá thể tự do, tự nhiên và tất nhiên có tính đa nguyên, bắt buộc phải đa nguyên. Tính đa nguyên phản ánh bản chất của xã hội.

Lịch sử thế giới từ khi xuất hiện loài người là lịch sử trưởng thành của chính con người, là lịch sử phát triển từ những quan hệ sơ khai tới cấu trúc xã hội, từ một cấu trúc xã hội đơn giản tới một kết cấu xã hội đa tầng, đa diện. Nhưng từ sơ khai tới hoàn chỉnh, xã hội là một cấu trúc đa nguyên, khởi thủy và kết thúc đa nguyên. Những mô thức khác chỉ là những biến dạng có tính trung chuyển, quá độ, dù có thể có những giai đoạn kéo dài nhiều nghìn năm.

Đó là lịch sử đấu tranh sinh tồn của chính con người. Động lực và mục tiêu tự thân của lịch sử nhân loại là sự hoàn thiện chính mình, hoàn thiện những giá trị và phẩm chất của chính con người.

Cuộc đấu tranh cho chính sự hoàn thiện của mình là một cuộc vật lộn không ngừng nghỉ chống lại mọi thế lực chướng ngại, cản trở tiến trình truy tìm lợi ích và hạnh phúc cá thể trên nền tảng cộng hưởng và giao thoa sự hài hòa cộng đồng.

Trong những chướng ngại ngăn cản quá trình tiến hóa tới hoàn thiện của loài người, trước hết và thường xuyên gắn kết với quá trình tiến hóa hàng triệu năm của nhân loại là thế lực thiên nhiên. Nhưng, cùng với sự tiến hóa, sự trưởng thành đã giúp loài người dần dần làm chủ thiên nhiên thông qua nhận thức các quy luật địa - vật lý- vũ trụ. Thiên tai đã từ lâu không còn là một thế lực thần bí và toàn năng. Con người đã đạt tới trình độ biến sức mạnh của thiên nhiên thành đồng minh, thành tài sản phục vụ lợi ích của mình.

Tuy nhiên, chính trong quá trình trưởng thành dần dần của mình, con người đã tự tạo ra những trở ngại, khiến lịch sử có lúc như dừng lại, có lúc đi lùi, ngược chiều, lặp lại quá khứ, tự tiêu diệt những mầm mống phôi thai của sự hoàn thiện.

Lịch sử đã chứng minh, từ khi hình thành xã hội, chính sự phát triển trí tuệ khập khiễng, mất cân đối đã đưa loài người vào các khúc quanh, khiến con đường tiến hóa trở nên gập ghềnh khúc khủyu. Sự gian truân đó con người phái trả giá cho chính mình

Loài người là sinh vật ở tột đỉnh của quá trình tiến hóa. Năng lực tự ý thức được việc làm của mình đã tách con người khỏi thế giới hoang dã. Loài người nhận thức được chính mình, nhận thức được xung quanh, hiểu việc mình làm và phát hiện các quy luật vật lý của vũ trụ. Nhưng chính cái trí khôn trong lúc phát triển mất cân đối, chưa đầy đủ đã đẩy con người tới việc vi phạm quy luật của vũ trụ, tự mê hoặc, phá hủy chính mình.

Nhận thức chân lý là một quá trình liên tục, không có điểm cuối cùng. Con người, dù có một năng lực đặc biệt, chỉ tiếp thu được các chân lý tương đối, chân lý tại từng thời đọan, nó đúng khi chưa trở thành sai, mặc dù trên thực tế, đang dần trở thành sai. Như vậy, quá trình tiến hóa tới trưởng thành và hoàn thiện của loài người là một qúa trình những sai lầm gối đầu nhau liên tiếp. Tuy nhiên, đó cũng là quá trình tiệm cận chân lý, là quá trình gối tiếp nhau của sự tự điều chỉnh tiến dần tới hoàn thiện.

Trong lịch sử hơn hai nghìn năm của dân tộc, con người Việt nam đã phải đi qua bao nhiêu cuộc hành trình. Từ những cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền tới Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, ba lần kháng chiến chống quân Nguyên của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cuộc kháng chiến bền bỉ mười năm của Lê Lợi chiến thắng quân Minh, chiến tích tiêu diệt hai mươi vạn quân Thanh tại gò Đống Đa của Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó là những cuộc hành trình đầy xương và máu, tìm kiếm giành giật tự do, nhân dạng của dân tộc Việt Nam. Nhưng sau mỗi cuộc đi, thành quả của sự hy sinh xương máu của người dân lại bị các thế lực cầm quyền tước đoạt. Vinh quang và phú quý lọt vào tay vua chúa quan lại. Tài nguyên quốc gia và lao động của số đông chỉ trở thành tài sản của thiểu số những thế lực đặc quyền. Số phận người dân chỉ thay đổi từ nô lệ cho nước ngoài thành nô lệ cho chính những đồng bào của mình.

Cuộc kháng chiến 35 năm, từ 1945 tới 1975, do đảng cộng sản dẫn dắt với danh nghĩa độc lập và giải phóng dân tộc, ruộng đất về tay dân nghèo, vì mục tiêu tự do và dân chủ công bằng, khiến gần 6 triệu người chết, hàng triệu người tàn phế, hàng vạn gia đình tan hoang, thất tán, hàng trăm nghìn trẻ mồ côi, nhưng cuối cùng, "đất đai do nhà nước thống nhất quản lý", tự do đi lại, cư trú, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do ý kiến, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do chính trị, tự do đoàn thể, tự do hội họp, mọi thứ tự do đều bị tước đoạt, cấm đoán và hình sự hóa. Thành quả của cách mạng lại một lần nữa lọt vào tay một nhóm người cầm quyền, tác oai quyền lực, bòn rút và vơ vét tài nguyên quốc gia. Một dân tộc khao khát tự do, nhân bản, giàu can đảm và lòng hy sinh một lần nữa lại bị tập đoàn một nhóm người lừa gạt.

Nhưng cuộc hành trình lần này là cuộc hành trình không theo một thứ chủ nghiã nhân tạo nào, không chịu sự dẫn dắt của bất cứ ý chí chủ quan nào. Đây là cuộc hành trình quay trở về nguồn gốc của vạn vật, quay trở về bản chất của chính mình, rũ bỏ mọi sự biến dạng do ý chí chủ quan. Ở cuối con đường này là tự do cá nhân và sự phồn thịnh, là ước nguyện bất biến và bất khả xâm phạm.

Chúng ta đang cùng bước trên con đường chối bỏ chế độ độc đảng. Sức mạnh của chúng ta không phải là loại sức mạnh được tạo ra từ sự mê muội do một thiểu số nhỏ bé những phần tử bệnh hoạn và lạc hậu dẫn dắt. Sức mạnh của chúng ta đến từ ước nguyện bản năng, đó là tự do của cá nhân mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Không có loại hạnh phúc do người khác đem đến bằng cách tước đoạt tự do của mình. Không có loại tự do dân chủ do một thiểu số người ban phát. Không có loại tư tưởng của một người hay một nhóm người có thể trở thành quy phạm của mọi tiêu chuẩn. Chúng ta là chủ thể duy nhất quyết định số phận của mình. Chúng ta là chủ sở hữu tối thượng và bất khả tước đoạt những tài sản do Thượng đế ban phát đều nhau cho tất cả, là chủ sỡ hữu duy nhất những sản phẩm được tạo ra từ chính sức lao động của mình.

Chủ nghĩa cộng sản đã chết. Chế độ độc đảng cộng sản chỉ còn sống sót ở một vài nơi trên mặt địa cầu, sớm hay muộn cũng sẽ chết. Xã hội phải quay về bản chất đa nguyên tự có của nó. Nhưng xã hội loài người là cộng đồng phức hợp của những sinh vật có trí khôn đã tiến hóa tới mức có tư tưởng. Chúng ta phải xây dựng những thiết chế cần có để những quái thai sinh ra từ những tư tưởng bệnh hoạn không thể một lần nữa quay trở lại.

Cuộc hành trình mà chúng ta đang dấn bước là hành trình tiến tới thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên, một chế độ tôn vinh tự do và trách nhiệm cá nhân, tôn trọng tính đa thể, đa dạng, đa năng, tôn trọng sự tồn tại tự nhiên bình đẳng của mọi thành tố xã hội, vĩnh viễn thay thế chế độ đơn nguyên độc đảng.

Chúng ta không chủ trương lật đổ bất kỳ ai, bất kỳ lực lượng hay hình thái tổ chức chính trị và xã hội nào đang tồn tại, nhưng chúng ta có quyền chuẩn bị để tiếp nhận một cách có trách nhiệm sự sắp đặt của lịch sử.

Trong cuộc đồng hành này, chúng ta sẽ có cơ hội thảo luận về mô hình tổ chức xã hội, lần lượt xem xét từng thành phần của hệ thống chính trị trong một thể chế đa nguyên dân chủ. Với tư cách là những môn đồ của chủ nghĩa đa nguyên, với chúng ta, mọi tiếng nói từ bất cứ đâu, bất cứ ai, bất cứ lực lượng nào đều có giá trị và được quý trọng ngang nhau. Nguyên tắc của chúng ta là không một ý kiến nào bị ấm nêu ra, không một đề tài nào bị cấm bàn đến, không một tư tưởng nào là thống soái.

Đa nguyên là gì ?

Đa nguyên, âm hán việt của việc chuyển nghĩa của thuật ngữ pluralisme, bắt nguồn từ chữ latin pluralis có nghĩa là đa, nhiều, ngược lại với nghĩa của từ đơn hay độc.

Tính đa nguyên phản ánh tính đa dạng của vật thể trong thế giới tự nhiên và trong xã hội loài người cùng tồn tại độc lập với nhau, có thể có những đặc tính chung hoặc khác biệt với nhau. Tính đa nguyên là đặc trưng tự nhiên của thế giới, bắt nguồn từ tính đa dạng của các điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển của vạn vật.

Có đa nguyên sinh thái, có đa nguyên chủng tộc, có đa nguyên văn hóa, nghệ thuật, đa nguyên tôn gíáo, đa nguyên chính trị, v.v.

Đa nguyên chủ nghĩa (pluralisme) là một hệ thống chính trị thừa nhận và chấp nhận các khác biệt trong các ý kiến và các chủ thể đại diện của những ý kiến đó.

Trong sinh hoạt chính trị, tính đa nguyên biểu hiện bằng tính đa đảng. Cơ chế đơn đảng, thậm chí lưỡng đảng là những cơ chế chính trị trong đó hàm lượng ý chí chủ quan chiếm ưu thế.

Đa nguyên là khuôn khổ tương tác trong đó các nhóm khác nhau thể hiện đầy đủ sự tôn trọng và bao dung cùng tồn tại và hoạt động tương tác trong không khí coi trọng ôn hòa hơn xung đột, không có ý chí triệt tiêu, loại bỏ nhau.

Thuật ngữ Đa nguyên chỉ mới được dùng gần đây. Nhà triết học người Đức Christian Wolff là người sử dụng thuật ngữ này lần đầu tiên khoảng năm 1720. Mãi tới năm 1932 nó mới xuất hiện trong các từ điển tiếng Pháp. Khái niệm hiện đại của thuật ngữ đa nguyên còn nhiều tranh cãi, nhưng cốt lõi của nó hầu như được thực thể hóa cả trên lý luận và thực hành trong các quốc gia phát triển nhất, đại diện nhất của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, ý niệm về đa nguyên đã có dấu tích trong Hy Lạp cổ đại. Chủ nghĩa đa thần đã cho phép sự đa dạng các mô thức tồn tại, đa dạng trong nhận thức thế giới. Sự thống nhất trong đa dạng chính là sự tóm lược ý niệm của Đa nguyên.

Đa nguyên khác độc nguyên hay đơn nguyên và không phải là nhị nguyên, tức là nhiều hơn nhị nguyên.

Chủ nghĩa đa nguyên với tư cách là triết lý về hình thái cấu trúc xã hội có thể có những đặc điểm sau :

1. Chủ nghĩa đa nguyên chỉ đơn thuần là phản ánh của thế giới vào nhận thức có khả năng phê phán của con người. Chủ nghĩa đa nguyên không phải là một phát minh nhân tạo, không phải là một sản phẩm của tư tưởng có tên tác giả, nhóm tác giả hoặc có thể truy nguyên nguồn gốc từ con người. Chủ nghĩa đa nguyên chống lại mọi học thuyết có nguồn gốc nhân tạo. Tác giả của các quy luật vận động của vạn vật, trong đó có loài người là thế giới thiên nhiên, là sự chuyển động của vũ trụ, con người chỉ nhận thức các quy luật và hành động theo các quy tắc thuận chiều với quy luật. Con người không sáng tạo ra quy luật thiên nhiên và điều khiển chuyển động của nó.

2. Chủ nghĩa đa nguyên thừa nhận tính bình đẳng của mọi thành tố tạo nên xã hội, cả những thành phần hình thành từ nhu cầu tự thân, lẫn những cơ cấu nhân tạo do chính ý tưởng của con người làm ra từ bất cứ nguyên nhân nào và vì bất cứ một mục đích gì. Mọi thành phần, mọi sản phẩm có tư cách pháp lý ngang nhau. Cơ chế sàng lọc duy nhất của xã hội đa nguyên là hệ thống pháp chế. Vì vậy, hệ thống pháp chế phải đảm bảo thật sự là ý chí của toàn thể xã hội, được hình thành trên nguyên tắc đồng thuận, phản ánh quyền và lợi ích của mọi thành phần, bất kể quy mô và đặc điểm.

3. Nguyên tắc bất biến của chủ nghĩa đa nguyên là giải phóng các áp lực tự phát.

Thiên nhiên và xã hội loài người phát triển tiến hóa theo quy luật tự hoàn thiện, tối ưu hóa các nhân tố có đặc tính thích ứng cao nhất đối với điều kiện tồn tại. Những cái có đặc tính thích ứng vượt trội, vừa ra khỏi chiến thắng những cái lạc hậu, là những cái đang tồn tại. Nhưng những đặc tính thích ứng đó xuất hiện từ những điều kiện trong quá khứ, đang thay đổi và luôn thay đổi. Vì vậy, chính những cái đang tồn tại đang trở thành lạc hậu, xuất hiện những nhân tố mới có khả năng thích ứng tốt hơn với những điều kiện môi trường hiện hữu. Mâu thuẫn giữa cái cũ lạc hậu và cái mới tiên tiến xuất hiện. Áp lực tiến hóa sinh ra từ trong lòng sự vận động. Đó là một áp lực sinh ra ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi không gian và thường trực vĩnh cửu. Chủ nghĩa đa nguyên thừa nhận các mâu thẫn và áp lực đó.

Chủ nghĩa đa nguyên không tìm cách cản trở, ngăn chặn các mâu thuẫn tự thân bằng các biện pháp cưỡng chế nhân tạo, duy ý chí. Các mâu thuẫn bị ức chế sinh ra xung đột, như một bộ phanh hãm ma sát, tiêu hao năng lượng của xã hội một cách vô ích. Thiết chế xã hội phải có cơ cấu của một van súp-páp tự động. Nó phải tự mở để giải phóng áp lực, hóa giải các xung đột trong hòa bình.

Paris, 08/09/2016

Bùi Quang Vơm

******************

Hành trình về dân chủ đa nguyên

Phần II

hanhtrinh2

Đa nguyên - Ảnh minh họa

Những biểu hiện của thể chế dân chủ đa nguyên
Những biểu hiện bề ngoài của một thể chế xã hội đa nguyên là những gì bộc lộ ra bề mặt của những vận động nội tại, từ sự hình thành và những tương tác từ bên trong giữa các thành tố xã hội, thể hiện ra bề mặt thành những đặc điểm nhận dạng. Có những biểu hiện mang tính chất chung tồn tại ở mọi loại thể chế, nhưng có những biểu hiện chỉ có thể có, nếu tính chất đa nguyên của thể chế được đảm bảo. Qua những biểu hiện bên ngoài có thể nhận dạng một thể chế thực sự là đa nguyên hay chỉ là sự biến dạng dưới tác động của ý chí.

- Sở hữu tư nhân

Trong thể chế chính trị Đa nguyên, sỡ hữu tư nhân là nền tảng cơ sở của chế độ sở hữu.

Một trong những ý thức đầu tiên khi thoát khỏi thế giới động vật của loài người là ý thức về sở hữu. Những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên của loài người là dấu hiệu xác định quyền sở hữu. Theo các nhà nghiên cứu cổ sinh ngữ, từ "của tôi" nằm trong nhóm từ vựng đầu tiên của ngôn ngữ con người. Như vậy, cơ sở của các tương tác xã hội có xuất sứ từ các quan hệ sở hữu. Quyền sở hữu cá thể là một quyền thuộc các quyền tự nhiên, quyền của Tạo hóa, thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

Mọi xung đột trong các tương tác xã hội từ sơ khai cho đến hiện đại, đều có nguồn gốc từ quyền sỡ hữu. Trong cuộc sống hàng ngày, những cố gắng sáng tạo đầu tiên của con người chính là cố gắng chuyển những của cải chưa có chủ sở hữu thành sở hữu của mình. Những va chạm, giành giật và những xung đột đầu tiên trong cộng đồng người là tranh giành quyền sở hữu.

Trong lịch sử, mọi cuộc chiến tranh đều có nguồn gốc từ khát vọng chiếm đọat, chiếm đoạt đất đai, rừng biển, chiếm đoạt tài nguyên, của cải, chiếm đoạt phụ nữ, v.v.

Sở hữu tư nhân là nền tảng, là cơ sở tồn tại không thể chối bỏ của xã hội. Các tương tác giữa các chủ sở hữu cụ thể của từng tài sản tạo ra các tương tác xã hội, hình thành nên các hình thái kết cấu khác nhau của xã hội, có mục đích gia tăng tài sản thuộc sỡ hữu của từng cá thể thành phần.

Trong một xã hội đa nguyên, vì vậy, tồn tại tất cả mọi loại hình sỡ hữu khác nhau, xuất phát từ tính đa dạng của sự hình thành tài sản và sản phẩm lao động. Mọi hình thức sở hữu khác, sở hữu gia đình, sỡ hữu nhóm, sở hữu tập thể, sở hữu hội đoàn, sở hữu công xã, sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân, v.v. đều có nguồn gốc xuất phát từ sở hữu tư nhân, thúc đẩy bởi mục đích cá thể, có mục đích thỏa mãn nhu cầu sở hữu tư nhân, chỉ tồn tại và có giá trị khi trong các loại sở hữu đó, sở hữu tư nhân không bị phá hoại.

Trong mọi hình thái xã hội, nền tảng của ổn định trật tự là sự rõ ràng, minh bạch của sở hữu. Nếu tất cả mọi thứ tài sản trong xã hội đều có chủ sở hữu được xác định rành mạch, hợp lý, xác đáng, được bảo vệ bằng luật pháp độc lập, xung đột chiếm đoạt, một loại xung đột có màu sắc bạo lực sẽ không có môi trường phát triển. Tài sản công, tài sản toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu nhà nước là loại tài sản mà chủ sở hữu của nó chỉ là một khái niệm, một chủ thể vô hình, trên thực tế là những tài sản vô chủ, là nguồn gốc của sự phát sinh tư tưởng chiếm đoạt, tư hữu hóa, trước hết của các cá nhân có cơ hội, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại tài sản vô chủ, có quyền lực chi phối đối với các tài sản đó, tạo ra các xung đột giành giật, dẫn đến sự tan vỡ tính nhất quán của tinh thần xã hội, tha hóa nền đạo đức của hệ thống, phát sinh nguy cơ dẫn đến sự tan rã, sụp đổ của chế độ. Còn có tài sản chưa được định rõ chủ sỡ hữu, còn tài sản chưa được gắn với một điều luật cụ thể, còn có nguy cơ kích thích thèm khát chiếm đoạt, gây ra sự phân hóa, tiềm ẩn rối loạn, bất ổn định.

Các thể chế chính trị, trong đó quy định các chế độ sở hữu không dựa trên nền tảng sở hữu cá thể, hủy bỏ và không thừa nhận sở hữu tư nhân, là những thể chế duy ý chí, trái quy luật. Trong mọi hình thái xã hội, mọi cấp độ văn hóa, khi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người còn tồn tại, xu thế chiếm hữu tư nhân hóa là xu thế tự phát, tự nhiên, không một thứ lý tưởng nào, không một áp lực nhân tạo nào ngăn cản được. Mọi hình thức sở hữu nếu không đáp ứng nhu cầu tư nhân hóa, cá thể hóa, nó sẽ tự tạo ra những rào cản ngay trong cơ chế hoạt động, cản trở phát triển, tiêu hao năng lượng chung của xã hội.

Chủ nghĩa cộng sản với chủ trương xóa bỏ mọi loại sở hữu là một chủ nghĩa không tưởng, phản khoa học. Còn con người, thì còn sở hữu. Nhu cầu sở hữu là thuộc tính của con người, và quyền sở hữu là quyền tự nhiên của loài người. Không thể có xã hội loài người mà không có sở hữu. Không còn sở hữu sẽ không còn các hoạt động tương tác giữa các cá thể, xã hội trở nên bất động và chết cứng. Chủ nghĩa cộng sản khi chủ trương hướng tới mộ̣t xã hội không còn sở hữu là tự đào mồ chôn mình. Xã hội xã hội chủ nghĩa, giai đoạn quá độ tiến tới xã hội cộng sản, chỉ thừa nhận các hình thức sở hữu khác nhau với tư cách là các hình thức sở hữu quá độ, trong một chu trình lần lượt biến mất, đầu tiên và trước hết là sở hữu tư nhân, sau đó là sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước và cuối cùng là sở hữu toàn dân. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội khi hoàn thành giai đoạn tạo dựng cơ sở vật chất, sẽ hủy bỏ sở hữu cá thể. Các chủ doanh nghiệp tư nhân, các chủ sở hữu cá thể của các phương tiện sản xuất sẽ là những đối tượng đầu tiên bị thanh lọc khỏi hệ thống kinh tế xã hội.

Xã hội đa nguyên là sự thống nhất hài hòa lợi ích của toàn bộ cộng đồng trên cơ sở thỏa mãn cao nhất quyền sở hữu của từng cá thể riêng biệt. Mỗi cá thể riêng biệt có quyền sở hữu hoàn toàn tài sản của mình trên nguyên tắc không xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Khát vọng sở hữu trong thể chế đa nguyên là một loại động lực của phát triển. Quyền sở hữu hoàn toàn và tuyệt đối với sản phẩm lao động của mình chính là nguồn kích thích sự sáng tạo không mệt mỏi của mỗi cá thể, nguồn năng lượng đổi mới không ngừng của tiến bộ xã hội.

- Tự do cá nhân

Nếu nguyên tử là thành phần cơ sở tạo ra vật chất, thì cá nhân con người là cơ sở hình thành nên xã hội. Cá nhân là nguyên tử của xã hội. Xã hội không thể tồn tại và phát triển dựa trên nguyên tắc phủ nhận cá nhân.
Tương tác đầu tiên của loài người là tương tác giữa các cá thể khác giới, tạo ra tế bào đầu tiên của xã hội loài người là gia đình. Công xã nguyên thủy là sự kết hợp đầu tiên giữa các cá thể có chung lợi ích và nhu cầu liên kết. Loài người tiến hóa, các kết cấu đơn giản từ bộ tộc, bộ lạc tiến dần tới các hình thức xã hội đa tầng, đa dạng, đa diện, các mối liên kết, các hoạt động tương tác giữa các cá thể trở nên đan xen, chồng chéo, các va chạm lợi ích phát triển phức tạp dần, tạo ra các xung đột có tính chất và quy mô vượt khả năng tự giải quyết, xuất hiện nhu cầu trung gian của lực lượng hòa giải, độc lập về lợi ích và cùng có thỏa thuận ủy nhiệm của các phía xung đột. Đó là vai trò trọng tài, khởi thủy là cá nhân, hoặc một nhóm cá nhân có uy tín, dần trở thành một bộ phận xã hội, thoát ly khỏi sản xuất, chuyên nghiệp và quan liêu hóa. Đây chính là nguồn gốc và là chu trình rút gọn của lịch sử hình thành của Nhà nước.

Như vậy, quá trình tiến hóa của loài người, khởi đầu và cuối cùng đều do và bằng các hoạt động cá nhân. Chất lượng của tiến hóa hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng và năng lực từng cá thể. Tất cả các thể chế chính trị trong đó tồn tại những chính sách khống chế và kiểm soát tự do cá nhân, kiềm chế phát triển năng lực cá nhân là những chính thể phản khoa học, chống lại tiến hóa của nhân loại.

Tự do cá nhân bao gồm toàn bộ các quyền gắn kết với sự ra đời của con người như một thực thể của thiên nhiên vũ trụ, một sản phẩm của Tạo hóa. Đó là quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do kiếm kế sinh nhai, tự do tìm kiếm và tổ chức lao động, tự do mưu cầu tương lai, tự do tìm kiếm cứu cánh và phương tiện tự vệ, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, tự do thờ tự, tự do tư tưởng, tự do ý kiến, tự do truyền bá và phổ biến thông tin, tự do báo chí, ngôn luận, tự do hội họp, tự do tìm kiếm thông tin và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, tự do phát triển cá nhân, là quyền gắn với sinh mệnh của cá nhân như một thực thể của Tự nhiên. Vì vậy, về nguyên tắc, không có một thế lực nhân tạo nào có quyền quy định các quy tắc khống chế, kiểm soát và điều chỉnh quyền tự do cá nhân của con người. Mọi điều luật hạn chế và kiểm soát quyền tự do cá nhân dựa vào quyền lực, không có sự tự nguyện của các cá thể, là những điều luật trên thực tế không có hiệu lực, tự bị vô hiệu hóa và là nguồn gốc của phản kháng xã hội.

Nhà nước cộng sản chủ trương xây dựng một xã hội không giai cấp, không sở hữu, không tiền tệ, không hàng hóa, không trao đổi. Xã hội là một cộng đồng nhất thể hóa, đơn nguyên, trong đó không có gì là thuộc về cá nhân. Vai trò cá nhân bị xóa bỏ, tính cách cá nhân bị hòa tan.

Chế độ cộng sản là chế độ chuyên chế độc đảng. Xã hội được quản trị bằng quyền lực chuyên chính của đảng cầm quyền. Bằng chính sách "trăm năm trồng người", đảng cộng sản chủ trương thông qua hệ thống giáo dục từ mẫu giáo tới đại học, bằng hệ thống các phương tiện thông tin tuyên truyền, tạo ra thế hệ những cá thể không còn tư tưởng riêng, nhân sinh quan và quan niệm đạo đức đồng nhất, ước vọng và ý chí trùng khớp với lý tưởng của đảng cầm quyền. Giá trị cá nhân được đánh giá bằng lòng trung thành với lý tưởng của đảng, với ý thức hệ cộng sản. Lợi ích cá nhân được gắn với sự tận tụy và phục tùng vô điều kiện trật tự kỷ cương do hệ thống đảng thiết lập. Xã hội không còn những cá thể có tính cách riêng biệt, trở thành một cộng đồng thụ động, xơ cứng. Điều này giải thích một thực tiễn tại Việt Nam từ nhiều năm dưới quyền cai trị của đảng cộng sản, là hiện tượng Việt Nam có rất nhiều thần đồng, nhiều tài năng khi nhỏ tuổi, nhưng không có nhân tài, không có tên tuổi khi trưởng thành.Tất cả các nhân tài khi bị ghép thành bộ phận của guồng máy chế độ đã hoàn toàn bị tan biến.

Tài năng vượt cấp trên và tư duy độc lập là mầm mống của phản loạn. Xã hội chỉ được quyền phục tùng, không được phép nghĩ, quyền nghĩ là độc quyền duy nhất của bộ chính trị, trung ương của bộ máy cầm quyền. Mọi tài năng phải thoát được ra khỏi Việt Nam, thoát khỏi chế độ cộng sản chuyên chế mới có thể thành đạt.

Vì vậy, trong xã hội đa nguyên, mọi quy định liên quan tới quyền tự do cá nhân được bắt buộc thông qua bằng nguyên tắc trực tiếp, cá nhân người chịu sự chi phối của quy định phải là người có tiếng nói cuối cùng. Đó là nguyên tắc đồng thuận và trực tiếp. Các cơ chế đại diện hay đa số không có giá trị đối với các quyền tự nhiên của con người.

Trong xã hội hiện đại, tự do cá nhân được hiểu là quyền tự do hành động theo những gì người đó quan niệm là đúng. Như vậy, hành vi cá nhân chỉ có nguy cơ bị phán xét khi cố tình làm trái ngay với chính quan niệm đúng của mình.

Tuy nhiên, xã hội là một tổng thể thống nhất của các cá thể. Xã hội đa nguyên bảo vệ và bảo đảm cao nhất quyền tự do cá nhân trên nguyên tắc không vi phạm quyền tự do cá nhân của các cá thể khác. Lợi ích xã hội là lợi ích bao trùm, trong đó lợi ích cá nhân được bảo đảm. Sự dung hòa giữa các lợi ích cá thể được vận hành theo nguyên tắc đảm bảo tăng trưởng cho lợi ích bao trùm, trong đó mọi lợi ích thành phần đều tăng trưởng. Mọi sự dàn xếp xung đột không dẫn đến tăng trưởng chung, trong đó tăng bên này tạo ra giảm của bên kia sẽ không được luật pháp thừa nhận.

- Luân phiên cầm quyền

Một biểu hiện khác về bản chất so với các thể chế chính trị khác, vừa có tính tự nhiên vừa là điều kiện cần có của một thể chế dân chủ đa nguyên, là sự luân phiên cầm quyền một cách hòa bình của các lực lượng chính trị khác nhau trong xã hội.

Khái niệm cầm quyền của tổ chức đảng cộng sản vẫn còn là khái niệm cai trị, một khái niệm phong kiến lạc hậu gắn cầm quyền với tên tuổi triều đại, trong đó dân chúng là đối tượng cai trị của chế độ, là số đông dân chúng bị trị, có lợi ích đối nghịch và tình cảm đối kháng với thế lực cầm quyền.

Trong tư duy chính trị hiện tại của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, chính quyền và chế độ không phải là hai thiết chế khác nhau, có tính độc lập tương đối với nhau, mà chính quyền chỉ là công cụ của chế độ, có chức năng cai trị dân, trấn áp đối kháng và bảo vệ sự tồn tại của chế độ. Thay đổi chính quyền là thay đổi chế độ, cuộc chiến thay đổi chính quyền là cuộc chiến lật đổ của lực lượng thù địch với chế độ. Lật đổ gắn liền với đổ máu và thù hận. Lịch sử cách mạng đẫm máu dưới sự lãnh đạo của chính đảng cộng sản đã trở thành nỗi sợ bị cướp quyền, nỗi sợ thanh toán nợ trong não trạng các lãnh đạo cộng sản.

Đa nguyên chính trị là tự do chính trị. Tự do chính trị là quyền tự do tư tưởng và quyền tự do lập hội kết hợp với nhau, chính là tự do đảng phái. Quyền tự do tư tưởng và tự do chính trị được bảo đảm trong xã hội dân chủ đa nguyên là nguồn gốc của tính đa đảng phái trong sinh hoạt chính trị xã hội. Tất cả mọi đảng phái, bất kể nội dung, hình thức, bất kể quy mô lớn nhỏ, đều được tôn trọng như nhau, có tư cách pháp nhân bình đẳng.

Hoạt động chính trị là những hoạt động thực tiễn của các đảng chính trị nhằm biến các triết lý tư tưởng của đảng phái mình thành các chính sách giải pháp được áp dụng vào đời sống xã hội của cộng đồng, trong đó có các hoạt động cổ động khuếch trương ảnh hưởng của triết lý tư tưởng mà mình tôn vinh.

Giành quyền được áp dụng các chính sách của mình vào thực tế cuộc sống trở thành một nhu cầu chính đáng của mọi tổ chức chính trị.

Quyền cầm quyền là quyền bình đẳng của mọi tổ chức chính trị. Quyền cầm quyền không phải quyền cai trị của một thiểu số đối với đám đông dân chúng, mà ngược lại là quyền được cống hiến sản phẩm trí tuệ của mình, quyền được dùng cố gắng của mình phục vụ cho lợi ích cộng đồng, coi sự thắng lợi của triết lý là sự vinh quang của tổ chức.

Chế độ chính trị của một quốc gia trong quan niệm của chủ nghĩa đa nguyên là hệ thống các giá trị được toàn thể công dân quốc gia, trong đó có các tổ chức chính trị, thừa nhận bằng cơ chế trưng cầu trực tiếp, là hệ thống những giá trị nền tảng, bất khả xâm phạm. Chế độ chính trị có nghĩa vụ trung thành với hệ thống giá trị đó và có chức năng bảo vệ tính bất khả xâm phạm của các giá trị đó. Vì vậy chế độ chính trị, một khi đã được quyết định lựa chọn trên nền tảng hệ thống giá trị, là một chế độ ổn định với mọi tổ chức chính trị cầm quyền. Chế độ không thay đổi theo chính phủ cầm quyền, mà chỉ thay đổi khi thay đổi hệ thống giá trị. Thời gian cầm quyền của chính phủ có thể dài ngắn tùy theo năng lực và uy tín, các tổ chức chính trị có tư tưởng và triết lý khác nhau có thể luân phiên cầm quyền, nhưng chế độ thì liên tục. Chế độ dân chủ đa nguyên là lựa chọn của chúng ta.

Luân phiên cầm quyền là một cơ chế đáp ứng nhu cầu cạnh tranh chính trị của các lực lượng chính trị, các đảng phái khác nhau. Nhưng luân phiên cầm quyền cũng là một đảm bảo cần thiết cho ổn định chính trị và thúc đẩy tiến bộ. Trong khi ở các thể chế phi dân chủ, sự khác biệt về tư tưởng triết lý, sự đối đầu về đường lối chính sách thường tạo ra bất ổn định xã hội, thì cơ chế luân phiên cầm quyền tạo không gian cạnh tranh lành mạnh và minh bạch, giải tỏa các mâu thuẫn đối kháng, biến chúng thành các xung lực thúc đẩy tiến bộ. Trong cố gắng nỗ lực phục vụ hệ thống giá trị chung, các đảng chính trị dần trở thành đồng minh, các khác biệt chỉ còn là biện pháp và cấp độ sáng tạo.

Trên một phương diện khác, cơ chế luân phiên cầm quyền luôn tạo ra lực lượng chính trị đối lập, trên thực tế là tổ chức chính trị không chiếm được đa số phiếu để lập ra chính phủ cầm quyền. Bị thúc ép bởi cạnh tranh uy tín, đảng đối lập tự trở thành tổ chức phản biện các chính sách của đảng cầm quyền, một lực lượng gíám sát tự nguyện không bỏ sót một hành vi có tính chất tham nhũng hay lạm dụng quyền lực của đảng cầm quyền, khai thác triệt để các khuyết tật, các nhược điểm của đảng cầm quyền để tuyên truyền các ưu thế của mình, với mục địch không giấu giếm là giành phiểu cử tri cho muà bầu cử tới. Cuối cùng thì xã hội là người hưởng lợi. Vì vậy, tồn tại đảng đối lập là một cơ chế mang tính nguyên tắc được thừa nhận trong một thể chế dân chủ đa nguyên, được luật pháp bảo vệ và đạo đức xã hội khuyến khích. Nguyên tắc cạnh tranh chính trị và quyền cạnh tranmh chính trị là quyền được ghi trong hiến pháp, như một thứ tài sản thuộc hệ thống gía trị quốc gia.

Paris, 16/09/2016

Bùi Quang Vơm

***********************


Hành trình về dân chủ đa nguyên

Phần III

hanhtrinh3

Lộ trình tiến tới dân chủ

Đối thoại và lựa chọn

Bài viết này nằm trong chuỗi bài theo chủ đề "Hành trình về dân chủ đa nguyên", với ý tưởng vừa đi vừa thảo luận, nhằm tìm hiểu bản chất và kết cấu của một thể chế dân chủ đa đảng, như đích đến của hành trình.

Nội dung bài này đề cập "Lộ trình tới dân chủ đa đảng", đáng lẽ được đưa ra sau khi xem xét các chủ đề khác, như Hiến Pháp, Hệ thống giá trị, Kết cấu Nhà nước, Cấu trúc nền Dân chủ, Hệ thống bầu cử... Nhưng nhân tiện có bài viết "Đã đến lúc cần phải đối thoại" của Giáo sư Chu Hảo, đăng trên AnhBaSam ngày 23/08/2016 và bài "Đối thoại và lòng tin" của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, đăng ba kỳ liên tiếp từ ngày 31/08/2016 cũng trên AnhBaSam.

Bài viết này đưa ra lộ trình năm bước, dựa trên tư tưởng đối thoại, có thể là một ý kiến đóng góp thêm cho cuộc thảo luận rộng rãi. Đối thoại có thể đã trở thành một lựa chọn được khẳng định.

Tuy vậy, cũng nên nhắc lại nguyên tắc của chúng ta là "không một ý kiến nào bị cấm nêu ra, không một chủ đề nào cấm bàn đến và không tư tưởng nào là thống soái". Tự do tư tưởng là nguyên tắc của sinh hoạt dân chủ. Trang AnhBaSam có một phương ngôn : "tôi không đồng ý với điều bạn nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói ra điều đó của bạn".

Đối thoại với đảng cộng sản cầm quyền là con đường ngắn nhất, thực tế và khả thi nhất. Không có con đường nào dẫn đến thay đổi chế độ một cách hòa bình, thân thiện và tiết kiệm hơn con đường chính đảng cầm quyền tự nguyện hòa giải thông qua đối thoại với các thành phần chính trị khác của xã hội. Không có đập bỏ, không có loại trừ, không có ân oán, thù hận. Cầm quyền không phải là một cuộc tranh đoạt quyền lợi, không phải là cuộc chiến giành giật quyền áp đặt ý thức hệ. Cầm quyền là một vinh dự, niềm kiêu hãnh được cống hiến và trước hết là một trách nhiệm với dân tộc.

Nhưng để đối thoại, nói đúng hơn để đảng cộng sản có thế chấp nhận đối thoại, có hai việc cần làm, một là làm cho đảng viên, nhất là các đảng viên cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đảng cộng sản nhận thức thực chất nhu cầu bức thiết và chính đáng phải thay đổi thể chế chính trị, từ bỏ độc đoán chuyên chế, thứ hai, phải tạo bằng được áp lực buộc đảng cộng sản phải chấp nhận đối thoại vì lợi ích của chính đảng cộng sản trên nền lợi ích quốc gia dân tộc. Đây sẽ là cuộc cách mạng cuối cùng.

Lộ trình chỉ bao gồm Năm bước đi, xuất phát từ nhận định tại thời điểm hiện tại, năm 2016, những biểu hiện trong phong trào quần chúng bộc lộ qua các cuộc biểu tình chống xả thải của nhà máy thép Formosa, bảo vệ môi trường biển, phản đối nhà cầm quyền bao che tội phạm. Mặc dù mang tính tự phát nhưng thể hiện rất rõ có sự nhảy vọt về trình độ nhận thức chính trị của quần chúng và phong trào ít nhiều được điều khiển dưới một sự chỉ đạo thống nhất và có ý thức, gần với một lực lượng có tổ chức, Lộ trình Năm bước bỏ qua những bước đi ban đầu cần thiết của một cuộc vận động quần chúng thông thường, lấy khởi điểm bằng sự tìm kiếm một tiếng nói thống nhất , một Liên minh các tiếng nói dân chủ, tạo môṭ đối trọng thống nhất duy nhất đối thoại với đảng cộng sản cầm quyền.

Chúng ta sẽ thảo luận công khai cho từng bước, tuy nhiên, cuộc đấu tranh đang còn ở phía trước, trong lúc chưa đủ giác ngộ để tin rằng trong một xã hội dân chủ, sự khác biệt tư tưởng, khác biệt ý thức hệ không tạo ra đối kháng, không tạo ra kẻ thù, có thể thái độ và hành xử của nhà cầm quyền vượt ra ngoài giới hạn, chưa kể trong số những kẻ cuồng tín mông muội mà còn nắm quền lực, không thể lường trước tất cả. Vì vậy, sẽ có những nội dung phải thảo luận chi tiết trong một phạm vi hẹp hơn. Người viết xin không nêu ra ở đây. Đó cũng là nguyên tắc thông thường.

Lộ trình Năm bước tới dân chủ đa nguyên

I. Bước một : Làm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, từ chế độ độc đảng chuyên chính sang chế độ dân chủ đa đảng theo tiêu chí Tự Do-Công lý- Tiến bộ.

Bước đi này có hai nội dung :

A. Tạo áp lực, bao gồm các nội dung sau :

A1. Thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất, là Liên minh hay Ủy ban Liên minh các tổ chức, các lực lượng dân chủ và xã hội dân sự cả trong nước và nước ngoài, tổ chức vận động xây dựng và tổ chức quần chúng.

- Thảo luận và công bố tuyên bố chung của Mặt trận.

- Bầu chủ tịch và thường vụ Mặt trận.

- Bầu ban kiểm tra.

- Thông qua quy ước sinh hoạt.

A2. Cung cấp phương tiện và tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị cho quần chúng với mục tiêu thành lập Mặt trận dân tộc theo phương châm toàn bộ và toàn diện.

A3. Tổ chức tập dượt các hình thức biểu dương lực lượng.

A4. Hình thành các ủy ban tự quản do dân bầu trực tiếp tại địa phương cơ sở có quy mô tăng dần từ cấp làng, xóm, thôn, xã, tổ dân, tiểu khu, phường.

A5. Tổ chức biểu tình ôn hòa, quy mô từng bước lớn dần, phản đối các chính sách sai trái của chính phủ, phản ứng kịp thời các diễn biến chính trị xã hội có biểu hiện tiêu cực.

A6. Tiến tới tẩy chay chính sách, bất tuân pháp luật, làm tê liệt từng phần của hệ thống.

B. Vận động đối thoại :

B1. Vô hiệu hóa các công cụ chuyên chính của chế độ bằng các biện pháp dân sự, tập trung các vụ án chính trị, các biện pháp đàn áp biểu tình. Tiếp cận vận động đối tượng.

B3. Tổ chức đối thoại bàn tròn, giải tỏa và điều chỉnh khác biệt.

B4. Thỏa thuận Quy trình hình thành chính phủ chuyển tiếp.

II. Bước hai : Thành lập chính phủ chuyển tiếp

- Chính phủ chuyển tiếp là quy ước thỏa thuận sau đối thoại, là chính phủ đương quyền, nhưng chịu sự giám sát của Hội đồng chính phủ có sự tham gia của các đại diện chính của Mặt trận.

- Chủ tịch Hội đồng Chính phủ chuyển tiếp là Tổng bí thư đảng cộng sản, hoặc một đại diện toàn quyền của đảng cộng sản cầm quyền.

- Nghị quyết của Hội đồng lâm thời có hiệu lực pháp lý cao nhất trong giai đoạn chuyển tiếp.

Chính phủ chuyển tiếp có ba nhiệm vụ chính :

- Thành lập Hội đồng soạn thảo Hiến Pháp

- Thành lập Ủy ban An ninh quốc gia, chống đảo chính và bạo loạn.

- Thành lập Ủy ban chuẩn bị Tổng tuyển cử, thảo thư mời Liên Hợp Quốc.

III. Bước Ba : Bầu cơ quan lập pháp

- Quốc hội hay Hạ viện, theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín và có sự giám sát của Liên Hợp Quốc.

- Quốc hội phê chuẩn và công bố Hiến pháp.

IV. Bước Bốn : Bầu cơ quan Nhà nước

- Tổng thống hay Chủ tịch nước theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp bỏ phiếu kín và có giám sát quốc tế.

- Thượng viện hay Hội đồng Nhà nước, theo thể thức gián tiếp đại diện, bỏ phíếu kín theo quy tắc số phiếu từ trên xuống.

V. Bước Năm : Quốc hội

- thông qua quyết định công nhận Thủ tướng chính phủ, do đảng hay liên minh đảng chiếm quá bán số ghế trong Quốc hội đề cử, cùng với cơ cấu nội các do Thủ tướng chính phủ đề nghị.

- biểu quyết quy trình phê chuẩn các luật do chính phủ kiến nghị.

******

Trong lộ trình này, rõ ràng, bước một, có ý nghĩa quyết định. Bước đi này có thể tóm tắt như sau : Muốn làm thay đổi từ chế độ độc đảng sang chế độ dân chủ đa đảng, phải có đối thoại. Muốn có đối thoại phải tạo được áp lực. Muốn tạo được áp lực phải tạo ra tổng hợp lực của tất cả các tổ chức chính trị và xã hội, quy tụ, giáo dục và tổ chức quần chúng. Đảng cầm quyền sẽ chỉ chịu chấp nhận đối thoại khi không còn năng lực kiểm soát xã hội, khi quyền kiểm soát xã hội nằm trong tay phong trào quần chúng.

Trong lời kêu gọi đối thoại, Giáo sư Chu Hảo nói : "Vì chưa có điều kiện xuất hiện những tổ chức chính trị đối lập, cũng như chưa hình thành được một xã hội dân sự đủ mạnh để làm đối trọng với chính quyền, nên cuộc Đối thọai này phải do phía đảng độc quyền lãnh đạo chủ động mời gọi để tránh một cuộc xung đột không được kiểm sóat không thể không xảy ra nếu có thêm nhiều tiếng súng nữa tương tự như 9 tiếng mới phát nổ ở Yên Bái vừa qua".

Thực ra ông Chu Hảo không muốn xảy ra chuyện bạo lực quá khích không thể kiểm soát, chẳng hạn như chuyện những tiếng súng tương tự Yên Bái khác, nhưng có thể không dừng lại chỉ nhằm vào quan đầu tỉnh, mặc dù rõ ràng mong muốn của ông là "xuất hiện những tổ chức chính trị hay dân sự đủ mạnh để đối trọng với đảng". Vũ khí tự tạo trong dân chúng đã là một thực tế mà chính quyền không có khả năng kiểm soát. Vũ khí đó nếu trong tầm với của những hành vi manh động tự phát như ví dụ Đoàn Văn Vươn, thì mức độ khủng hoảng xã hội sẽ khó lường hết được.

Bà Từ Huy có lẽ còn sốt ruột hơn, "để có một cuộc đối thoại với chính quyền trong tương lai, phải bắt đầu bằng việc mở ra không chỉ một mà nhiều cuộc đối thoại giữa các nhóm, các tổ chức, đảng phái nhỏ lẻ hiện nay của người Việt. Một liên minh, nếu muốn được hình thành thì các nhóm phân tán hiện nay cần có nhu cầu đối thoại và cần mở ra được các cuộc đối thoại. Để có thể đối thoại được với chính quyền, người Việt cần có khả năng đối thoại với nhau và cần nhanh chóng đi tới tiến hành đối thoại với nhau".

Khi nhìn vào thực trạng, bà Từ Huy thất vọng, "phải chăng một lý do nữa khiến người Việt không tập hợp lại được với nhau là vì ai cũng tự thấy mình giỏi, người này tự thấy mình giỏi hơn những người khác, nhóm này tự thấy mình giỏi hơn các nhóm khác ? Phải chăng vì thế mà các nhóm người Việt đấu tranh cho dân chủ, nhóm nào nhóm nấy đi con đường riêng của mình, chia rẽ, tách rời, tồn tại trong manh mún nhỏ lẻ ? Lẽ nào cứ mãi manh mún rời rạc như vậy mà bất lực nhìn con tàu Việt Nam từ từ chìm xuống Biển Đông".

Đó là một sự thực thật đáng tiếc. Trong khi không một tổ chức nào, khi công bố thành lập, không tuyên bố rằng tổ chức của mình lấy dân chủ hóa xã hội làm mục đích, nhưng lại thấy một tổ chức khác đấu tranh cho dân chủ theo lối của họ là không thể chấp nhận và không thể hợp tác. Nếu những người cùng tôn thờ dân chủ mà không chịu được sự khác biệt trong phương sách hành động của nhau, nếu những người cùng trận tuyến với nhau còn không thể đối thoại tìm kiếm sự thống nhất với nhau, thì kẻ đối diện với chúng ta, những lãnh đạo cộng sản thủ cựu, giáo điều và ngạo mạn trên chiếc ngai quyền lực, có thể chấp nhận đối thoại với chúng ta không, trong khi điều chúng ta cần không chỉ là đối thoại chung chung, mà là đối thoại để đi đến chấp nhận các yêu sách và chương trình của chúng ta.

Dù khác biệt đến đâu, những khác biệt đó có thể đến từ nhiều nguyên nhân, từ lịch sử hình thành tổ chức, từ quan niệm cuộc sống, từ thói quen, từ cá tính… nhưng cái chung của chúng ta là văn hóa dân chủ, điều có thể khẳng định rằng chúng ta hơn hẳn những kẻ mê muội chủ nghĩa cộng sản. Nếu gạt bỏ những khác biệt bề ngoài, nhiều khi vặt vãnh ấy, chúng ta sẽ chỉ là những bộ phận gắn liền trên một cơ thể. Mỗi người, mỗi tổ chức, dù hoạt động nhiều hay ít hiệu quả khác nhau, thủ lĩnh của nó có thể nhiều hay ít năng lực, nhưng dù ít còn hơn không, và nhất là dù vô ích nó cũng sẽ không có hại.

Với lại, cũng nên nói rõ một điều rằng, phần bánh của ai, tất nhiên phụ thuộc vào cống hiến và đóng góp của người đó. "Gái có công, chồng không phụ". Tuy nhiên, trước hết phải có bánh. Không lẽ giành nhau chiếc bánh vẽ ? Phải có bò đã rồi mới cãi nhau về cách mổ chứ !

Nếu trong chúng ta, ai cũng chỉ thấy mình to, mình quan trọng, và cách khôn ngoan hơn người là tìm cách chiếm phần hơn về mình, bất chấp lợi ích chung, thì chính chúng ta đang bị "diễn biến", nhưng là diễn biến cộng sản hóa, một ngày nào đó, lại có người gọi lầm mình là "Trọng Lú".

Cho nên, thú thực, tôi rất thông cảm khi bà Từ Huy buộc phải đưa ra đề nghị : "Nếu trong hàng ngũ cao cấp đương nhiệm có một vị lãnh đạo cộng sản đủ năng lực, đủ can đảm và đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân và lợi ích của đảng, để tiến hành các thao tác cần thiết nhằm chuyển đổi thế chế chính trị một cách ôn hòa theo xu hướng dân chủ, thì vị lãnh đạo đó xứng đáng được người dân bầu làm Tổng thống của một nước Việt Nam dân chủ".

Ở bước thứ hai trong lộ trình năm bước mà chúng ta đang thảo luận cũng có một đề nghị tương tự. Tổng thống lâm thời, hay Chủ tịch Hội đồng chính phủ chuyển tiếp cần, và có thể buộc phải là Tổng bí thư hay một đại diện toàn quyền của đảng cộng sản cầm quyền. Vì chỉ có thế mới tránh được đổ máu, hoặc ít nhất là tránh được hỗn loạn, tiết kiệm tiền của của dân.

Phía trước đang là những bước đi khó khăn nhất, nhưng chúng ta hoàn toàn tự tin, vì chúng ta đang đi đúng hướng. Tiếng súng Yên Bái, vụ trộm cắp Trịnh Xuân Thanh báo hiệu những đổ vỡ từng mảng. Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh... những trái bom nổ chậm đang còn đó. Chúng sẽ nổ. Việc của chúng ta là chuẩn bị tốt hành trang và với tư thế sẵn sàng. Cơ hội có thể đến nhanh hơn sự hình dung của chúng ta, nhanh hơn rất nhiều.

Paris, 25/09/2016

Bùi Quang Vơm

********************

Hành trình về dân chủ đa nguyên

Phần IV

hanhtrinh4

Pháp quyền và Pháp trị - Ảnh minh họa

Pháp quyền và Pháp trị

Trong các cuộc thảo luận, việc thống nhất nhận thức hai khái niệm Pháp quyền và Pháp trị có một ý nghĩa thực tiễn cũng như lý luận quan trọng. Các khái niệm này xuất hiện trong lịch sử sinh hoạt chính trị phương Tây từ nhiều thế kỷ trước, nhưng ý nghĩa của nó chỉ mới được xác định gần đây.

Tuy nhiên, trong chúng ta, ngay cả nhiều người thuộc giới học thức, khái niệm Pháp quyền và Pháp trị nhiều khi được dùng không đúng nghĩa và giải thích một cách lẫn lộn.

Sự nhầm lẫn này có nguồn gốc từ sự suy diễn giản đơn, lẫn lộn cấu trúc ngữ pháp của bản thân các cặp danh từ ghép có âm Hán Việt này.

Pháp quyền được giải thích là dùng quyền lực để biến các biện pháp cai trị thành pháp luật, có nghĩa là nhà cầm quyền cai trị xã hội bằng quyền lực nắm trong tay, thao túng và lũng đoạn pháp luật. 

Pháp trị lại được cho là cai trị bằng Pháp luật với cách hiểu rằng nhà nước Pháp trị là nhà nước thượng tôn Pháp luật, cai trị bằng pháp luật, không phải cai trị bằng quyền, không dùng quyền lực để làm luật hay thao túng luật. Như vậy, nhà nước Pháp trị mới xứng đáng được tôn vinh. 

Nếu hiểu như trên thì bản chất của hai khái niệm Pháp quyền và Pháp trị đã bị hóan đổi cho nhau, nghĩa là bị hiểu theo nghĩa ngược lại. Vì là hiểu theo nghĩa ngược, nên nhiều luận giải lý thuyết trở thành những luận chứng mâu thuẫn, đôi lúc tệ hại.

Nhiều người, trong đó có cả những nhà chính trị, quy cho chế độ chuyên chế độc đảng cộng sản hiện nay tại Việt Nam là chế độ Pháp quyền, ngụ ý đảng cộng sản lấy quyền làm luật. Quyền là luật. Đảng đang cầm quyền nên luật là của đảng, và họ suy ra cần phải đánh đổ chế độ Pháp quyền cộng sản. Một sai lầm tệ hại.

Đúng là luật ở Việt Nam hiện nay là luật của đảng cộng sản, do đảng cộng sản dựng lên để trấn áp dân chúng, bảo vệ sự sống còn của đảng cộng sản, phục vụ cho lợi ích của đảng cộng sản. Nhưng gọi Nhà nước này là nhà nước Pháp quyền là sai, bởi vì thực ra, đây là một hình thức biến thái của một Nhà nước Pháp trị.

Theo cấu trúc tiếng Hán, tính từ đứng trước danh từ. Trong danh từ ghép "pháp quyền", "quyền" mang tính "pháp", hay có tính chất "pháp", phải được được hiểu là quyền được pháp hóa, tức là pháp luật hóa. Quyền thành Luật.

Tương tự như vậy, trong từ "pháp trị", "trị", hay biện pháp cai trị được luật hóa, biện pháp cai trị trở thành luật.

Như vậy, trong cả hai khái niệm này, Pháp, hay Pháp luật đều là Quy tắc tối cao của sinh hoạt xã hội. Tức là Pháp luật được coi là quyền lực tối cao, bất khả xâm phạm.

Nhưng một bên, Pháp quyền tức là quyền của dân, của cá thể trong xã hội hay là quyền công dân trong một Nhà nước, được Pháp luật hóa, tức là thành các quy tắc sinh hoạt tối cao, trong khi, Pháp trị là các biện pháp cai trị hay thủ thuật cai trị, hay ý chí của thế lực cai trị được Pháp luật hóa, tức là thành các quy tắc cao nhất điều khiển xã hội.

Nhà nước Pháp trị là một đặc trưng của một nhà nước phong kiến dưới thể chế Quân chủ chuyên chế, nói nôm na là một nhà nước trong đó quốc gia là của Vua, Vua tượng trưng Quốc gia, giá trị Quốc gia, uy quyền Quốc gia trùng với uy quyền của Vua. Pháp của Vua là Pháp của Quốc gia. Vua là người ra luật. Ý Vua là luật.

Trong lịch sử triết học Trung quốc, Pháp trị là một học thuyết cai trị do Hàn Phi Tử (281-233 trước công nguyên) khai sinh trên nền tảng phát triển những lý thuyết cai trị của Quản Trọng, Thân Bất Hại, Thương Ưởng từ đầu thế kỷ tứ ba trước công nguyên. Về sau này, khái niệm Pháp trị được dùng để phân biệt với thuyết Nhân Trị hay Đức trị mà Mạnh Tử, một môn sinh của Khổng Tử là người suốt đời du hành để truyền bá.

Hàn Phi chủ trương cai trị quốc gia bằng Pháp luật. Pháp luật là tối thượng, bất vị quyền, bất vị thân. Từ dân đến quan, từ tiểu dân tới quý tộc, luật pháp bất phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Nhưng những điều luật khắt khe đó là ý chí của Vua, theo ý nguyện của Vua mà ban bố thành pháp luật. Thuật cai trị của Vua hóa thành luật trong dân.

Sử ký Tư Mã Thiên có ghi chuyện một người có tài dò đoán ý Vua thời tiền Tần, ở Trung Hoa là Công Tôn Ưởng. Ưởng là con một người hầu của một quý tộc nước Vệ. Sau ba lần đưa ra ba thuyết cai trị là Đế đạo, Bá đạo rồi đến Vương đạo, Ưởng đã hiểu thấu, và biết cách thỏa mãn ý nguyện của Vua Tần Hiếu Công và trở thành tể tướng của nhà Tần.

"...Ưởng sai chia dân thành từng nhóm năm hộ, mười hộ, ai đi phải báo, ai đến phải ghi danh, phải kiểm soát lẫn nhau và bị ràng buộc lẫn nhau. Ai không tố cáo kẻ gian thì bị tội chém ngang lưng, ai tố cáo kẻ gian được thưởng ngang với có công chém đầu quân địch. Người che giấu quân gian bị phạt ngang với người đầu hàng quân địch... Mọi người bình đẳng trước pháp luật, lấy thưởng phạt làm nguyên lý trị nước, không cần giáo dục".

"Luật của Thương Ưởng đưa ra làm Vua Tần hài lòng, được hưởng thuế vạn hộ. Nhưng khi Tần Hiếu Công chết, Thái tử lên ngôi, bọn công tử Kiền báo Thương Quân làm phản. Vua sai người lùng bắt. Thương Quân bỏ trốn, đến cửa quan, xin vào ngủ trọ. Người nhà trọ không biết mặt Thương Ưởng, nói :

- Theo phép của Thương Quân, cho người trọ không có giấy chứng nhận, thì bị phạt liên lụy cả họ.

Tương Ưởng thở dài :

- Than ôi, cái tệ hại của người làm pháp đến thế ư.

Rồi bị bắt và thân thì bị nhà Vua cho xe xé xác, nhà thì bị giết cả ba họ".

Đó là một ví dụ đặc trưng có tính cổ điển của thể chế Pháp trị.

Luật giám sát hành vi của người dân, truy bức tư tưởng của người dân, từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên này, đang được chế độ công sản áp dụng trở lại, dưới danh xưng Xã Hội Chủ Nghiã, bằng chế độ quản lý hộ khẩu, tổ dân thôn và tổ dân phố. Đó là nền Pháp trị chuyên chế và độc tài, mang màu sắc man rợ của thời trung cổ.

Cặp khái niệm này, trong tiếng Anh, Rules of Law được dịch là Nhà nước Pháp quyền, và Rules by Law là Nhà nước Pháp trị.

Đối với người Anh và người Mỹ, Rules được hiểu là Quy tắc hoạt động trong một cộng đồng, một dạng các quy ước thỏa thuận trước, như luật chơi của một trò chơi. Chẳng hạn như trong bóng đá, các quy định như : chỉ có một quả bóng cho cả hai đội, mỗi bên 11 người, và chỉ đá bằng chân mà không được dùng tay. Nếu vi phạm các quy tắc này thì không còn là bóng đá nữa.

Như vậy, Rules là các quy ước có tính đồng thuận của một cộng đồng, một Quốc gia, hay chính là Hệ thống giá trị của một Quốc gia là Hệ thống bất khả xâm phạm, bền vững và có tính cố định tương đối, trong khi đó, Law là luật có thể thay đổi theo các chính sách của các lực lượng chính trị cầm quyền. Vì vậy Luật có tính đảng. Mỗi đảng khi cầm quyền bắt buộc phải làm thành luật các chính sách, đường lối nhằm thực hiện các chương trình chính trị của

Các chính sách được luật hóa này tương đương các biện pháp cai trị theo quan niệm truyền thống của văn hóa phương Đông.

Như vậy, Rules of Law là Quy tắc của Luật, nghĩa là luật, hay đúng hơn là các chính sách đã luật hóa sau khi Quốc hội biểu quyết, phải chịu sự giám định của Quy tắc, tức là Hệ thống giá trị quốc gia, cụ thể hóa của các quyền cơ bản của con người. Và như vậy, luật pháp ban hành ra bị điều chỉnh bởi Quy tắc, tức là chịu sự khống chế và điều chỉnh bởi hệ thống giá trị Quốc gia. Đấy là thể chế Nhà nước Pháp quyền. 

Rules by Law là Quy tắc bởi Luật (tức là hệ thống giá trị quốc gia, hay các quyền con người, quyền công dân) chịu sự điều chỉnh bởi chính sách, nghĩa là chịu sự điều chỉnh của đường lối và chính sách của chính đảng cầm quyền, sau khi được chính phủ do đảng chính trị cầm quyền này chuyển thành luật. Có thể hiểu điều rằng khi giành được đa số phiếu để lập Chính phủ, đảng cầm quyền thường đồng thời giành đa số trong các Nghị viện của Quốc hội, là cơ quan lập pháp, bởi vậy các chính sách của họ thường được luật hóa dễ dàng.

Trong tiếng Pháp, Nhà nước pháp quyền được gọi là Etat de Droit. Cụm từ này phản ánh đặc trưng của lối tư duy Pháp. Etat (Nhà nước), với truyền thống chính trị Pháp, là cơ chế quyền lực cao nhất của một Quốc gia và được hiểu rằng, Etat (Nhà nước) tượng trưng cho hệ thống giá trị quốc gia. Hệ thống giá trị này là cơ chế quyền lực cao nhất. Hệ thống đó, là các quyền Tự nhiên và quyền Xã hội của con người, bao gồm quyền kinh tế và quyền chính trị. Nhà nước, hay cơ quan quyền lực cao nhất Quốc gia, hay là Luật được "làm" ra từ các quyền cơ bản phổ quát, chịu sự điều chỉnh và giám sát của hệ thống các quyền cơ bản phổ quát đó của con người. Mark Twain từng nói, "les Anciens parlaient de droit en termes de politique, nous parlons aujourd'hui de politique en termes de droit". Trước đây, trong chế độ pháp trị, quyền của công dân do chính sách cầm quyền quy định, bây giờ, dưới chế độ pháp quyền, chính sách của nhà cầm quyền do quyền của công dân quy định.

Trong Nhà nước Pháp quyền, tất cả các điều luật luôn được đối chiếu với các quyền cơ bản hay những giá trị cơ bản của Quốc gia. Tất cả các điều luật, hay bộ luật được ban hành bởi các Chính phủ trong thời gian cầm quyền đều bị vô hiệu hóa nếu vi phạm các quyền cơ bản đã được xác định thành hệ thống giá trị Quốc gia. Hệ thống giá trị nền tảng của quốc gia trong một nền dân chủ chân chính hiện đại, bao gồm các giá trị được trịnh trọng ghi trong Tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền và Dân Quyền Phổ cập do Liên Hợp Quốc công bố năm 1948, và Tuyên bố Quyền Kinh tế và Quyền Chính trị và Xã hội do Liên Hợp Quốc thông qua năm 1966. Không một cái gì, không một cá nhân, không một thành tố xã hội nào, không một định chế quyền lực nào, kể cả Tổng thống, Quốc hội, Chính Phủ và Tòa Án tối cao, được phép vượt ra ngoài khuôn khổ hệ thống giá trị Quốc Gia đó.

Ở các nước dân chủ đích thực hiện nay trên thế giới, hệ thống Giá trị Phổ cập đó, là các giá trị nền tảng của công dân, được ghi một cách long trọng trong Hiến Pháp, khung của pháp luật, là một Hệ Giá trị đặc trưng của nền văn minh Nhân lọại của Thế kỷ XXI, đã trở thành chuẩn mực cho một thể chế chính trị chân chính, một thứ tiêu chuẩn định tính cấp bậc văn minh của một dân tộc trên thang bậc tiến hóa của loài người.

Chế độ độc đảng độc tài mà đảng cộng sản đang áp đặt trên xã hội Việt Nam hiện nay, là một thể chế pháp trị chuyên chế, dấu vết của một tư duy phong kiến lạc hậu, một thứ rác rưởi của lịch sử nhân loại còn sót lại hiếm hoi trên mặt địa cầu, là nỗi ô nhục đối với một dân tộc có trên hai nghìn năm văn hiến như dân tộc Việt Nam.

Paris, 03/12/2016

Bùi Quang Vơm

*********************

Hành trình về dân chủ đa nguyên

Phần V

hanhtrinh5

Tác phẩm Tinh thần Pháp luật (de l'Esprit des lois) của Montesquieu xuất bản năm 1748.

Tam quyền phân lập

Mặc dù thế giới đã từng có các chế độ cộng hòa như thành bang Athens và cộng hòa Roma, tồ̀n tại từ 509-44 trước công nguyên, cho đến trước các cuộc cách mạng dân chủ tư sản vào cuối thế kỷ 18, có thể nói, lịch sử loài người trong gần hai nghìn năm, nằm dưới chế độ quân chủ tuyệt đối, hay còn gọi là quân chủ chuyên chế.

Trong chế độ quân chủ tuyệt đối, mọi quyền lực nhà nước đều tập trung trong tay nhà Vua. Ý chí của Vua là luật. Mọi công cụ quyền lực quốc gia chỉ được sử dụng để bảo vệ ngai vàng của Vua. Đây chính là nguồn gốc của sự độc tài, chuyên chế trong việc thực thi các quyền lực nhà nước.

Cùng với sự phát triển lực lượng sản xuất, sự lớn mạnh của giai cấp tư sản đòi hỏi quyền tự do thoát khỏi sự trói buộc của chế độ chuyên chế, dẫn đến các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, kết liễu sự thống trị hàng ngàn năm của chế độ quân chủ chuyên chế.

Để chấm dứt vĩnh viễn sự quay lại của chế độ chuyên chế độc tài và đặt nền móng cho sự hình thành các thể chế tự do, dân chủ, một học thuyết của nhiều học giả tư sản đã được nêu ra, đó là thuyết Tam quyền phân lập. Theo học thuyết này, quyền lực nhà nước không phải là một thể thống nhất, mà phân chia thành 3 quyền : quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau.

Tư tưởng phân quyền được các nhà triết học đặt ra từ thời cổ La Mã, mà vị đại diện đặc sắc nhất là triết gia Hy Lạp Aristote (384 - 322 trước công nguyên). Aristote đã chia quy trình hoạt động của nhà nước thành ba bước chính : Quy ước, Thực hành và Xét xử. Tuy nhiên, tư tưởng của ông mới chỉ dừng ở việc phân biệt các lĩnh vực hoạt động của nhà nước như một thứ trình tự, ông chưa chỉ rõ phương thức vận hành cũng như mối quan hệ tương tác giữa các thành phần đó.

Tư tưởng về phân quyền chỉ trở thành một lý thuyết toàn diện và độc lập trong thời kỳ Khai sáng. Người khai sinh ra học thuyết này là triết gia người Anh, John Locke (1632-1704) và người có đóng góp lớn nhất, thậm chí có thể nói là hoàn chỉnh nó, là nhà luật học người Pháp S. Montesquieu (1689-1755), với tác phẩm Tinh thần Pháp luật (de l'Esprit des lois) xuất bản năm 1748.

Nội dung cơ bản của học thuyết Montesquieu xuất phát từ một là quy luật có tính tiên đề : quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự bành trướng, tự tăng cường. Bất cứ ở đâu có quyền lực, ở đấy sẽ xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, bất kể quyền lực ấy thuộc về ai.

Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước, phải thiết lập cơ chế pháp lý nhằm giới hạn quyền lực. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng chính công cụ quyền lực. Luân lý và đạo đức không phải là công cụ kiềm chế quyền lực. Chỉ có quyền mới chặn được quyền, "seul le pouvoir arrête le pouvoir" (Montesquieu).

Theo học thuyết này, công cụ quyền lực của Nhà nước bao gồm, Quyền lập pháp, Quyền hành pháp, và Quyền tư pháp. Nói một cách nôm na là Quyền lập ra quy ước, quy tắc, quy phạm, Quyền thực thi và vận hành các quy tắc quy phạm đó lên sinh hoạt xã hội, và Quyền giám sát,̀ phán xét việc thực thi đó. Ba quyền này phải được tách biệt và độc lập với nhau, ràng buộc, giám định và khống chế lẫn nhau.

Trong một nền dân chủ, hoạt động của Nhà nước chỉ có mục đỉch là bảo vệ quyền làm chủ của công dân. Nhưng những công cụ quyền lực trong tay các thiết chế công quyền luôn có xu hướng bành trướng, lấn át các quyền cơ bản của công dân, nhằm giảm nhẹ và lẩn tránh trách nhiệm và vì các lợi ích tự thân, thuận tiện cho thực hành của chính thiết chế quyền lực đó.

Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chia chỉ được phép hoạt động trong phạm vi lãnh địa của mình, không chiếm dụng, dẫm đạp, lấn át các quyền thuộc phạm phi khác. Montesquieu khẳng định : "Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực : Quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự". Montesquieu chủ trương phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, triệt tiêu nạn lạm quyền, để chính quyền không thể gây trở ngại cho người bị trị và đảm bảo quyền tự do cho người dân. Ông viết : "Khi quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện (Nguyên Lão), thì sẽ không còn tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính các chủ thể đó chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách rời khỏi quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân ; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Tất cả sẽ mất hết, nếu cả ba thứ quyền lực nói trên đều nằm trong tay một người, một nhóm quan chức, nhóm quý tộc, hoặc thậm chí ngay cả một nhóm dân chúng" [Tinh thần pháp luật, Montesquieu].

Với một cơ chế tam quyền phân lập, các thiết chế quyền lực Nhà nước được chia tách độc lập, không chỉ để tạo điều kiện chuyên môn hóa các quyền mà quan trọng hơn là để giữa các quyền có sự giám sát, chế ước lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng về quyền lực giữa chúng với nhau. Mỗi cơ quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình, không có quyền trong lĩnh vực khác, nhưng trong khi giữ tính độc lập của mình, nó ngăn chặn nguy cơ lạm quyền của các cơ quan khác.

Quyền lực ngăn chặn quyền lực chính là điểm cốt yếu trong chủ trương phân chia quyền lực. Trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" Montesquieu cho rằng "Cơ quan lập pháp có hai bộ phận ràng buộc nhau bằng chức năng ngăn cản bên này đối với bên kia. Cả hai bộ phận lập pháp và tư pháp đều bị ràng buộc bởi quyền hành pháp, mà quyền hành pháp bị khống chế bởi quyền lập pháp, trong khi cả hai thứ quyền này đều chịu sự giám sát của quyền tư pháp".

Cả John Locke và Montesquieu đều mong muốn một xã hội tốt đẹp, trong đó quyền tự do của con người được đề cao, xã hội không phải gánh chịu những lộng hành của Nhà nước. Họ kỳ vọng vào sự kiểm soát quyền lực nhà nước ngay trong hệ thống quyền lực.

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Quốc hội là cơ quan độc quyền lập pháp, Tổng thống chỉ có thể đề nghị Quốc hội soạn thảo, không có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, nghĩa là không có quyền sáng lập luật pháp, nhưng Tổng thống có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết một dự luật đã thông qua bởi Quốc hội.

Pháp viện tối cao Hoa Kỳ có quyền tuyên bố một đạo luật là vô hiệu nếu trái ngược với Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng không có quyền thay đổi hoặc huỷ bỏ đạo luật đó.

Ở các nước dân chủ hiện đại, cơ cấu nhà nước theo thể chế chính trị đa nguyên bắt buộc các thiết chế quyền lực phải độc lập với nhau.

Quyền lập pháp là quyền lực cao nhất. Trong một quốc gia có chế độ dân chủ đích thực, quyền lập pháp thuộc về toàn thể dân chúng. Vì vậy, cơ quan quyền lực cao nhất là Trưng cầu dân ý. Đây là cơ chế thể hiện trực tiếp ý chí của toàn thể công dân. Không có một thết chế nào cao hơn Trưng cầu dân ý. Dân là người có tiếng nói cuối cùng. Trong những trường hợp không thể tổ chức được trưng cầu dân ý, thì cơ quan đại diện ý chí của dân là Quốc hội. Ở những quốc gia, do tính chất phân bố địa lý, điều kiện kinh tế và xã hội không có luật trưng cầu dân ý, thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Quôć hội là nơi thông qua Hiến Pháp-bộ luật tối thượng của một quốc gia. Quốc hội là nơi bầu và quyết định phê chuẩn các định chế công quyền cao nhất, như Tổng thống, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội và Chánh án Tòa án tối cao. Tuy vậy, quyền lực thực tế hay còn gọi là quyền hành pháp nằm trong tay Tổng thống và Chính phủ. Quyền lực của Quốc hội nếu lấn át Tổng thống hay Thủ tướng, gây khó khăn, làm chậm các quyết định của Tổng thống hay Thủ tướng, chính là làm giảm khả năng thích ứng tình huống và làm giảm tính hiệu quả các chính sách quốc gia.

Dưới một chế độ chính trị đa nguyên, quyền cầm quyền hay quyền lập chính phủ được luân chuyển thường xuyên giữa các lực lượng chính trị cạnh tranh nhau, quyền hành pháp nằm trong tay Chính phủ luôn có xu thế lạm dụng quá mức để khai thác cường độ và hiệu quả tối đa của hệ thống công lực quốc gia để thực hiện các cam kết trong chương trình kinh tế xã hội mà họ đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Chính phủ luôn có xu hướng vi phạm quyền tự do và các quyền cơ bản khác của công dân.

Chính phủ do đảng chính trị thắng cử lập ra nhưng do Quốc hội phê chuẩn, các bộ luật do Chính phủ đề nghị và soạn thảo phục vụ các chính sách tương ứng, nhằm thực thi chương trình, đều phụ thuộc vào sự phê chuẩn của Quốc hội đối chiếu với các điều luật bảo vệ quyền công dân và lợi ích cộng đồng, đồng thời chịu sự giám sát và đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã được cam kết. Vì vậy trên thực tế, Chính phủ chịu trách nhiệm chính trị trước Quốc hội và việc thực hành pháp luật dưới sự giám sát của Quốc hội.

Hệ thống giá trị quốc gia, và hệ thống các quyền cơ bản của công dân được đảm bảo bởi Tổng thống trong chế độ Tổng thống hay Bán tổng thống, hoặc bởi nhà Vua trong chê ́độ quân chủ lập hiến. Vì vậy, ngoài Quốc hội, Chính phủ luôn chịu sự quản chế và khống chế củaTổng thống hay của nhà Vua.

Tổng thống, với chức danh là người đảm bảo cao nhất chủ quyền quốc gia, người đại diện và đảm bảo cao nhất hệ thống giá trị quốc gia và hệ thống các quyền cơ bản của công dân, được bầu trực tiếp theo chế độ phổ thông đầu phiếu, không phụ thuộc và không chịu trách nhiệm chính trị trước Quốc hội. Tổng thống có thể xuất phát từ một đảng phái chính trị, nhưng khi nhậm chức, buộc phải tuyên thệ trung thành với Hệ thống giá trị quốc gia, trung lập hóa và phi chính trị hóa công cụ quyền lực thuộc phạm vi quản trị của tổng thống.

Tòa án tối cao, có thể do Tổng thống bổ nhiệm nhưng phải có sự chuẩn thuận của Quốc hội và Thượng viện, hoặc Hội đồng Địa phương. Thẩm phán tối cao có nhiệm kỳ suốt đời và có một mức thu nhập đủ để ngăn chặn tha hóa. Tòa án tối cao có quyền xét xử tất cả mọi thiết chế quyền lực công cộng, trong đó có Tổng thống, thủ thướng chính phủ và chủ tịch quốc hội.Tuy nhiên, Thẩm phán tối cao có thể bị bãi nhiệm bởi tổng thống và Quốc hội khi có biểu hiện vi phạm luật nghiêm trọng.

Quy chế Tam quyền phân lập là một đặc trưng chỉ có trong thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên. Xuất phát từ mục đích tối thượng bảo vệ quyền tự do dân chủ của người dân, trong đó có các quyền tự do tư tưởng và tự do hội họp, đa đảng chính trị trong sinh hoạt xã hội là một tất yếu. Khi đã đa đảng, quyền lực chi phối xã hội buộc phải mang tính trung lập. Từ đó các cơ chế giám sát, kiểm soát và chế ước, không chế lẫn nhau trở thành một nhu cầu không thể tách rời, như một thuộc tính gắn với bản chất chế độ.

Trong thể chế chính trị dân chủ đa nguyên đích thực, quyền lực xuất phát từ dân và có ̣ mục đích hướng tới dân.

Khác với các tổ chức thuần túy giáo phái, hay hội kín có cơ cấu theo hình thức đầu lĩnh, quyền lực tuyệt đối nằm trong tay thủ lĩnh và giảm từng nấc từ trên xuống, một tổ chức chính trị lấy dân chủ làm triết lý nền tảng và nguyên tắc cho moị sinh hoạt, thì giống như một nhà nước dân chủ, cấu trúc quyền lực của tổ chức được xây dựng từ dưới lên. Điều này có nghĩa là quyền lực cao nhất của tổ chức là Đại hội toàn thề thành viên, nơi hình thành và phê chuẩn Cương lĩnh chính trị, Quy ước sinh hoạt và Chương trình hành động từng giai đọan của tổ chức. Nghị quyết của Đại hội là mệnh lệnh chính trị tối thượng mà mọi thành viên có trách nhiệm thực thi vô điều kiện. Mệnh lệnh chính trị đó được Đại hội ủy nhiệm cho một định chế có tính chất trung chuyển, gọi là Ban chấp hành hay Ban điều hợp có trách nhiệm tổ chức, điều phối các bộ phận của tổ chức nhằm thực thi các nghị quyết của Đại hội.

Ban chấp hành có quyền đề xuất cơ cấu cần thiết nhưng phải đựơc Đại hội toàn thể hay đại hội đại biểu thông qua. Ban chấp hành chịu sự giám sát, có trách nhiệm giải trình trước Đại hội và bất cứ thành viên nào.

Trong các tổ chức kinh doanh cũng vậy, chẳng hạn như trong một Công ty cổ phần đại chúng, cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn Hội đồng quản trị, Điều lệ và phê duyệt các cơ cấu nhân sự, các kế hoạch phát triển chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn, các chính sách phân chia lợi nhuận, trích lập các quỹ, v.v.

Ở Việt Nam, dưới chế độ cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay thì không như vậy. Tại điều 2, chương 1, hiến pháp 1992 quy định : Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng thống nhất về mặt chính trị. Có nghĩa là chỉ phân công và cùng chịu một cây gậy chỉ huy chung là đảng cộng sản.

Trong hiến pháp không có điều nào nói về tính độc lập, sự giám sát, kiềm chế, chế ước lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực đó. Vì vậy ở Việt Nam, tham nhũng có đất sống ngay trong hệ thống tư pháp (xem báo điện tử chính thống Vietnamnet ngày 28/3/2013 "Cán bộ tòa án ăn hối lộ, chạy án").

Trên thực tế, bộ máy nhà nước được tổ chức tập trung vào một đảng duy nhất, vừa lãnh đạo, vừa cầm quyền . Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối mọi hoạt động của nhà nước, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Điều này được quy định tại điều 4 hiến pháp 1992 và hiến pháp 2013.

Mọi chức vụ quan trọng trong quốc hội, trong bộ máy nhà nước, trong tòa án đều do các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nắm giữ. Quốc hội là cơ quan lập pháp có trên 94% thành viên là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Chính phủ là cơ quan hành pháp có 100% thành viên là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Từ thủ tướng đến các bộ trưởng đều là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Tòa án tối cao là cơ quan tư pháp có 100% thành viên là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nắm giữ hội đồng thẩm phán của tòa án tối cao và chánh án tòa án tối cao.

Đảng cộng sản được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung, nghĩa là đảng viên có nghĩa vụ bắt buộc chấp hành tuân thủ nghị quyết của cấp trên trực tiếp. Cấp dưới phục tùng cấp trên, cấp cơ sở phục tùng trung ương.

Cầm đầu các cơ quan quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, từ cơ sở cho tới trung ương là các cán bộ đảng được cấp ủy đảng cấp trên trực tiếp phân công từ dưới lên cho đến cấp trung ương, những người đứng đầu các cơ quan quyền lực tối cao, như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ, Viện Kiểm soát và Tòa án Tối cao đều do sự phân công của đảng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của bộ chính trị.

Như vậy Đảng cộng sản Việt Nam nắm giữ toàn bộ 3 nhánh quyền lực của nhà nước. Mọi quyết định của bất cứ cơ quan quyềǹ lực nào, đều có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn bởi một nghị quyết của đảng ủy cấp trực tiếp. Ở cấp tối cao bởi một nghị quyết Ban bí thư hay của bộ chính trị. Do vậy không thể thực hiện việc kiểm soát, giám sát, kiềm chế giữa các nhánh quyền lực của nhà nước. Quyền lực không thể bị giám sát chính là nguyên nhân gốc rễ của mọi sự tha hóa quyền lực, lạm quyền để chiếm các đặc quyền đặc lợi, coi thường pháp luật, suy đồi đạo đức. Trên thực tế, một bí thư huyện ủy có thể quyết định mức án của bất cứ phạm nhân nào thuộc thẩm quyền xử của Tòa án nhân dân Huyện. Bộ chính trị, hay cá nhân Tổng bí thư có thể quyết định moị phán xét của Chánh án Tòa án tối cao.

Tình trạng độc đảng cộng sản đang nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối và cầm quyền ở Việt Nam hiện nay chính là lý do chủ yếu giải thích vì sao học thuyết lập hiến tam quyền phân lập chưa thể áp dụng ở Việt Nam. Muốn áp dụng thì trước tiên phải xóa bỏ tình trạng độc quyền lãnh đạo và cầm quyền. Như vậy có nghĩa là phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng trong chính trị và đời sống xã hội, chấp nhận sự giám sát thực sự của nhân dân và luật pháp, chấp nhận sự cạnh tranh về phẩm chất và năng lực đảm đương sứ mệnh được nhân dân giao phó là người lãnh đạo.

Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo mô hình tổ chức đảng chuyên chế, do một nhóm độc tài cầm đầu, nắm trong tay toàn bộ hế thống quyền lực bao gồm cả ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thì theo học thuyết Phân quyền của Montesquieu, người dân Việt Nam sẽ "mất hết, không còn gì cả".

Ông Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Ban thường trực Ban tuyên giáo Trung ương nói : "Trong hệ thống của ta có một tật xấu là hay quy chụp. Nếu cứ quy chụp thì làm sao phát triển được tư duy… Không bỏ đi cái bệnh hay quy chụp nhau, không chịu nghe nói thẳng, nghe những ý kiến khác mình thì mọi thứ sẽ cằn cỗi, không vươn nhanh lên được. Phải tuyệt đối kiên định với quan điểm quyền lực là của dân chứ không phải quyền lực của tài phiệt, cũng không phải quyền lực của cá nhân ai, của gia đình nào, của nhóm người nào".

Vậy tại sao cả dân tộc cứ phải đi theo định hướng của một nhóm người mà nhóm người đó không chắc đúng và sẽ không ai chịu trách nhiệm ? Ông Võ Văn Kiệt cũng đã nói : "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả".

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là tổ chức chính trị phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng Việt Nam thoát khỏi chế độ độc đảng chuyên chế, xây dựng một chế độ xã hội dân chủ đích thực, dựa trên nền tảng đa đảng chính trị và Tam quyền phân lập, đảm bảo mọi quyền công dân, vì một nền kinh tế phát triển thịnh vượng, một xã hội nhân bản và tiến bộ, phù hợp và hòa đồng với nền văn minh nhân loại.

Paris, 17/12/2016

Bùi Quang Vơm

******************

Hành trình về dân chủ đa nguyên

Phần VI



hanhtrinh6

Quyến lực từ dân và bởi dân - tranh minh họa

Trong cuộc hành trình chắc chắn không ít khó khăn này, chúng ta đã cùng thảo luận với nhau về các điều kiện nhất thiết phải có để một nền dân chủ đa nguyên có thể ra đời và được bảo đảm là Tự do cá nhân và Sở hữu tư nhân. Chúng ta cũng đã ít nhiều thống nhất các khái niệm rất cơ bản của lý thuyết dân chủ đa nguyên là Pháp quyền và Pháp trị, về Tam Quyền Phân lập. Trong phần này, chúng ta thảo luận về một định chế đặc trưng của thể chế dân chủ đa nguyên là Nhà nước Trung tính. Người viết luôn chỉ là người nêu ra một ý kiến.

Nhà nước Trung tính

Tính Trung tính hay gọi là tính trơ, neutre, của một vật thể là tính chất không phản ứng hóa học với các vật thể khác, không bị thay đổi về chất bởi xung đột với các vật thể khác, trơ trước các tác động của ngoại cảnh.
Nhà nước trung tính là nhà nước không có tính định hướng (vectorial), là nhà nước phi tôn giáo, phi đảng phái, phi dân tộc, phi giai cấp, là nhà nước trung gian, độc lập với mọi lực lượng chính trị xã hội, là nhà nước thế tục, độc lập với mọi đức tin, moị tôn giáo, mọi ý thức hệ tư tưởng.

Nhà nước trung tính là nhà nước đại diện quyền lợi của mọi công dân, mọi thành phần, mọi tầng lớp, mọi sắc tộc, mọi nguồn gốc xuất thân, mọi cấp bậc kinh tế, chính trị và xã hội, mọi ngôn ngữ, mọi tập quán và tnguồn gốc văn hóa.

Nhà nước trung tính không có lợi ích tự thân. Lợi ích của nhà nước trung tính là lợi ích tổng thể bao trùm của xã hội, là nhà nước trơ với mọi tác động thiên vị, có hướng và có mục đích cục bộ riêng rẽ.

Nhà nước trung tính là công cụ công cộng của toàn xã hội, thuộc sở hữu toàn dân, phục vụ cho lợi ích của mỗi công dân và lợi ích bao trùm của toàn xã hội.

Khái niệm nhà nước nói chung và nhà nước trung tính nói riêng chỉ mới xuất hiện như một thuật ngữ chính trị xã hội học từ những nghiên cứu cơ bản của các nhà chính trị xã hội học hiện đại như Montesquieu vào khoảng thế kỷ 15-16 và Rousseau vào thế kỷ 18- 19.

Tuy nhiên nhà nước trung tính hay bản chất trung gian phi tôn giáo và phi chính trị của bộ máy quyền lực công cộng là bản chất khởi thủy của Nhà nước. Nó có nguồn gốc là sản phẩm tự nhiên và tự thân của xã hội đa nguyên. Nó ra đời trong môṭ cộng đồng xã hội, trong đó mọi thành tố đều bình đẳng, có quyền và có lợi ích ngang nhau.

Chức năng có tính khởi thủy của Nhà nước là chức năng trọng tài, hòa giải xung đột và xét xử các vi phạm quy ước sinh họat chung. Chính vì vậy, lịch sử hình thành nhà nước gắn liền với sự hình thành luật pháp với tư cách là các quy tắc sinh hoạt, khuôn mẫu của phép hành xử trong sinh hoạt cộng đồng. Các bộ luật được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo sự hoàn thiện của thể chế và cơ cấu nhà nước.

Bộ phận phôi thai của công quyền có xuất sứ từ những cá nhân được ủy nhiệm vai trò trọng tài, hòa giải và xét xử các va chạm sinh hoạt, các xung đột lợi ích giữa các cá thể, các hội nhóm hay tập thể công dân. Trong xã hội nguyên thủy, thông thường những cá nhân này là những tù trưởng, các tộc trưởng hay các bô lão, trưởng lão có kinh nghiệm, có trí tuệ, học vấn, có tài sản và đức độ hơn người.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, của năng suất lạo động, sự dư thừa của cải từ sản xuất nông nghiệp tạo ra quá trình trình phân công lao động xã hội ngày một cao, cho phép bộ phận trung gian thoát ly dần khỏi sản xuất, chuyên nghiệp hóa và quan liêu hóa. Đó là những phần tử đầu tiên của bộ máy Nhà nước, với chức năng ban đầu duy nhất là Trọng tài, Hòa giải và Xét xử các vụ kiện tụng, các xung đột sinh hoạt và các xung đột lợi ích giữa các thành tố của cộng đồng. Bộ phận này sống bằng đóng góp tự nguyện của các thành phần trong cộng đồng và nhận được ủy nhiệm, thừa nhận tư cách và uy lực quan tòa trên toàn thể cộng đồng.

Để tăng cường quyền lực và hiệu lực xét xử, dàn xếp trật tự công cộng, Nhà nước khởi thủy thiết lập cảnh sát và điều tra, hình thành chức năng thứ hai của Nhà nước là duy trì trật tự và an ninh nội bộ. Cho đến khi các bộ tộc, bộ lạc phát triển lớn mạnh dần, số lượng công dân và lãnh thổ lan rộng, xuất hiện những va chạm đụng độ với các cộng đồng bộ lạc khác. Nguy cơ bị đe doạ an ninh từ bên ngoài làm xuất hiện nhu cầu hình thành lực lượng vũ trang, tự vệ. Đó là quân đội, có chức năng chủ yếu là bảo vệ an ninh lãnh thổ, an ninh quốc phòng, chủ quyền cương vực. Chức năng thứ ba ra đời như vậy. Nhà nước cho đến trước thời kỳ chuyên chế phong kiến, chỉ có ba chức năng chính, Tòa án xét xử, Trật tự nội địa và An toàn cương giới.

Trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa có kể chuyện Bàng Thống, một nhân vật được coi là cùng với Khổng Minh Gia Cát Lượng, "nếu được một trong hai người, đủ bình được Thiên hạ". Khi bỏ Ngô về với Lưu Bị, lúc đầu được giao làm tri huyện, chỉ cả ngày uống rượu say khướt. Một lần, khi Trương Phi đi thanh tra, khiển trách bê trễ việc quan, Bàng Thống chỉ một buổi sáng, miệng phán, tay phê, xử êm xuôi tất cả các vụ kiện tụng tồn đọng suốt ba tháng. Lý Quỳ trong Thủy Hử, thế kỷ thứ bảy, không biết chữ cũng một ngày làm quan tri phủ nhờ xử kiện. Cho nên Nhà nước cho đến tận thời trung cổ, việc của chính quyền vẫn chỉ là quan tòa.

Cùng với sự phát triển tiến bộ của loài người, công cụ lao động và kỹ năng làm chủ các nguồn lực ngày càng hoàn thiện cho phép tăng vọt năng suất lao động. Từ chỗ sản phẩm nông nghiệp của một lao động chỉ đủ tự túc, tới nuôi một vài người, tiến tới đủ cho hàng trăm người, lực lượng có thể thoát ly sản xuất nông nghiệp ngày một tăng. Phân công lao động và chuyên nghiệp hóa lao động ngày một cao, hình thành nên các thành phần khác của xã hội, thợ thủ công, người buôn bán, thầy thuốc, nhà giáo, nhà văn, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu v.v. sinh hoạt xã hội ngày càng đa dạng, sự phân hóa lợi ích ngày càng giãn rộng, các chức năng khác của Nhà nước vì thế, không ngừng được bổ sung, đồng thời cũng trở thành phức tạp và chuyên nghiệp hóa cao dần.

Lý thuyết về Nhà nước, về khoa học quản trị quốc gia dần dần thoát ra ngoài trình độ văn hóa phổ cập của cộng đồng dân cư đã phân hóa mỗi ngày một sâu sắc. Hoạt động của Nhà nước trở thành khu vực giành riêng cho lực lượng thuộc thành phần tinh hoa của cộng đồng xã hội, xa xôi và siêu hình đối với đa số quần chúng lao động, làm biến mất dần ý niệm làm chủ có nguồn gộ́c lịch sử xa xăm, và mất dần ý thức chính trị của dân chúng.

Quy mô xã hội ngày một lớn, các hoạt động quản trị hành chính của nhà nước ngày càng chuyên môn hóa và chuyên sâu hóa, trở thành một bộ máy quan liêu, tách rời ý niệm khởi thủy là công cụ phục vụ được ủy nhiệm và trở thành công cu riêng của thế lực cầm quyền.

Đấy chính là nguyên nhân mà nhà nước từ môṭ công cụ ủy nhiệm của dân, sống bằng sự đóng góp của dân, có chức năng chủ yếu là phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống của dân, lần lượt trở thành công cụ bóc lột của các chủ nô lệ, của Vua chúa, của các tầng lớp địa chủ giầu có, của tầng lớp tư sản quý tộc, các tư bản tài chính. Nhà nước mất dần tính trung tính, trung gian, cân bằng lợi ích, giải tỏa xung đột, bảo vệ lợi ích bao trùm, phai dần và mất dần chức năng phục vụ công cộng.

Tổ chức Nhà nước hình thành do nhu cầu sinh họat xã hội trong các công xã nguyên thủy hàng chục nghìn năm trước khi xuất hiện giai cấp với ý nghĩa là các tầng lớp xã hội có lực lượng và quyền lợi khác nhau, trong đó có một phần xã hội có cấu tạo bởi hai giai cấp đại diện, có mâu thuẫn đối kháng nhau là tầng lớp lao động bị bóc lột và tầng lớp bóc lột như chủ nô, chuá đất hay chủ tư bản. Nhà nước không có bản chất cai trị hay trấn áp. Nhà nước là nơi dung hòa lợi ích, hạt nhân quy tụ và cố kết cộng đồng công dân.

Học thuyết Mác Lênin định nghĩa Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị là học thuyết phản khoa học, nguồn gốc của chia rẽ xã hội và quy kết xã hội thành các thành phần đối kháng và trấn áp lẫn nhau, giành giật quyền lợi và tiêu diệt lẫn nhau, biến xã hội thành các thành phần tự nó gây xung đột bất khả điều hòa, nguyên nhân của mọi mâu thuẫn và mất ổn định từ trong lòng xã hội. Lý thuyết giai cấp của Mác là lý thuyết tội ác, nguồn gốc của chiến tranh và thảm họa.
Nhà nước tại Việt Nam do đảng cộng sản Việt nam dựng nên từ hơn 70 năm cho đến hiện nay là nhà nước chuyên chính vô sản, công cụ trong tay bộ máy lãnh đạo của đảng cộng sản, để trấn áp các tầng lớp khác còn lại trong xã hội. Các công cụ quyền lực nhà nước có nhiệm vụ trước nhất và duy nhất là bảo vệ sự tồn tại trên vị trí cầm quyền của đảng, dựa trên việc tước đọat hầu hết các quyền tự do các quyền dân chủ căn bản của công dân, trấn áp mọi tiếng nói đối kháng ôn hòa phi bạo lực của công chúng

*******

Nhà nước trung tính là nhà nước kiểu mẫu của xã hội trong thể chế Dân chủ Đa nguyên. Chỉ có dưới một chế độ dân chủ đa nguyên mới tồn tại một Nhà nước được gọi là trung tính. Trong một xã hội Dân chủ thực sự, tính Đa nguyên trong xã hội được tôn trọng. Quyền tự do, quyền tồn tại bình đẳng trước pháp luật là quyền bất khả xâm phạm.

Tư duy đa nguyên là tư duy luân phiên cầm quyền. Chỉ có một xã hội tôn trọng bản chất đa nguyên của cộng đồng công dân, thì mới hiểu ổn định xã hội chính là sự luân phiên cầm quyền trong hòa bình thông qua tranh cử dân chủ và minh bạch.

Trong một xã hội mà nguyên tắc đa nguyên được tôn trọng, hệ thống chính trị quốc gia không phải là hệ thống chân rết hay vòi bạch tuộc của một đảng chính trị duy nhất. Trong một thể chế đa nguyên, tính chất đa đảng phái trong sinh hoạt chính trị quốc gia vừa là sự hình thành tự nhiên, vừa là yêu cầu bắt buộc phải có để bảo đảm tính cạnh tranh trong môi trường chính trị.

Các thành tố của cấu tạo xã hội có quyền và nghĩa vụ tham gia hoạt động và tổ chức thành các đảng chính trị nhằm nuôi dưỡng và duy trì cân bằng, trung hòa các xung đột, đảm bảo một môi trường cạnh tranh thường xuyên, thúc đẩy tính tích cực tiến bộ của xã hội và ngăn cản quá trình tha hóa của các cơ chế quyền lực.

Hiến pháp và luật pháp quốc gia phải quy định chế độ hoạt động của các đảng chính trị. Các cơ chế Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ điều kiện để các tổ chức chính trị, các đảng phái hoạt động lành mạnh, hợp pháp và phục vụ tốt cho lợi ích quốc gia. Ở các quốc gia dân chủ phát triển, quy chế đa đảng được ghi vào hiến pháp và luật hóa như một bộ phận hữu cơ của thể chế. Luật quy định ngân sách nhà nước đảm bảo tổ chức đảng được tồn tại với một mức tối thiểu.

Như vậy, trong một quốc gia tồn tại chế độ chính trị đa nguyên, bắt buộc phải hình thành và tách biệt hai thiết chế quyền lực hành pháp khác nhau, có tính độc lập tương đối với nhau, có chức năng và trách nhiệm khác nhau đối với lợi ích quốc gia. Hai thiết chế hành pháp này là Tổng thống và Chính phủ.

Tại các quốc gia, trong đó Tổng thống do dân bầu trực tiếp, không chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ do quốc hội bầu ra, gọi là chế độ Cộng hòa Bán tổng thống.

Ngược lại, nếu cả Tổng thống và Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra và có quyền bãi miễn, thì Tổng thống chỉ là nguyên thủ hình thức, không có trách nhiệm và quyền hạn hành pháp thực tế nào, đây là chế độ Cộng hòa Đại nghị.

Tuy nhiên, việc phân chia cách gọi chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Mỗi quốc gia theo chể chế này hay khác đều có những cơ chế riêng, không nước nào giống nước nào. Căn cứ để phân biệt chỉ là dựa vào các đặc điểm, nếu Nguyên thủ có tính cha truỳn con nội thì là quân chủ, nếu nguyên thủ được bầu ra theo nhiệm kỳ thì là Cộng hoà. Nhà nước có cơ quan Hành pháp được bầu bởi Quốc hội là chệ́ độ̣ Đại nghị.

Tổng thống hay người đứng đầu quốc gia là người đại diện cho giá trị tổng thể quốc gia, bao gồm quyền chủ quyền quốc gia, tức là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền với tài nguyên khoáng sản trong phạm vi lãnh thổ, chủ quyền đối với các tài sản vô hình của quốc gia như lịch sư dân tộc̉, phong tục tập quán, ngôn ngữ, tài sản văn hóa. Cùng với quyền chủ quyền như một thủ lĩnh quốc gia, Tổng thống còn là người đại diện và bảo vệ các quyền căn bản của mọi công dân thuộc cộng đồng sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hệ thống quyền chủ quyền và quyền căn bản của công dân taọ thành hệ thống giá trị quốc gia. Đó là hệ thống giá trị dần trở thành cố định, ít nhiều bất biến được xác định như một phần hữu cơ trong hiến pháp nhà nước. Dù xuất phát từ đảng phái nào,Tổng thống buộc phải tuyên thệ phi đảng phái, phi tôn giáo, trung thành tuyệt độ́i vô điều kiện với Hiến pháp. Tổng thống đại diện một thiết chế trung tính, là người đảm bảo tính hợp hiến của mọi điều luật.

Trong lịch sử, tính hợp hiến của luật pháp đã được xét đến từ lâu. Tại Pháp, ngay từ thế kỷ XVI, Nghị Viện đã tách biệt giữa "luật của Vua, có thể thay đổi và có thể chết", trong khi "Luật của Vương Quốc là̀ bất khả thay đổi và bất tử". Luật Vương Quốc chính là Hiến pháp theo thuật ngữ hiện đại, và luật của Vua chính là luật của Chính phủ, là người chấp chính hay là người thực hành quyền cai trị, quản trị xã hội.

Trong một thể chế Cộng hòa Đại nghị, tổng thống là biểu tượng của chủ quyền quốc gia, người bảo đảm các hệ thống gía trị quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự nội địa, quyền lợi thống nhất và bao trùm của toàn xã hội, nhưng không nắm quyền hành pháp trực tiếp. Trên thực tế, quyền hành pháp nằm trong tay chính phủ.

Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hoà đại nghị không khác nào địa vị của nhà vua hoặc nữ hoàng trong chính thể quân chủ đại nghị, theo nguyên tắc :
"Nhà Vua trị vì nhưng không cai trị". Nhưng khi có khủng hoảng chính trị, hoặc khủng hoảng an ninh, lợi ích quốc gia bị đe dọa, thì Nguyên thủ Quốc gia, hay Tổng thống là người toàn quyền và là người quyết định cuối cùng.

Nguyên thủ quốc gia như là một chế định tiềm tàng của nhà nước cho những tình huống khẩn cấp.

Chính phủ, mà người đứng đầu là Thủ tướng, đại diện cho một đảng chính trị hay một lực lượng chính trị, giành được quyền lập Chính phủ thông qua chương trình và các chính sách kinh tế xã hội, chiếm được đa số phiếu trong chiến dịch bầu cử lập pháp và nhờ vậy chiếm đa số ghế trong Quốc hội.

Tiêu chí cạnh tranh giành quyền chính danh của Chính phủ là Tăng trưởng kinh tế và Tăng trưởng phúc lợi xã hội. Trong khuôn khổ Hiến pháp, Chính phủ được quyền sử dụng, và tổ chức tối ưu các công cụ quyền lực công cộng nhằm khai thác tốt nhất moị nguồn lực có sẵn và tiềm ẩn của quốc gia, hướng tới các mục tiêu cam kết trong chương trình tranh cử.

Trong một hệ thống chính trị của một Nhà nước Pháp quyền (Etat de Droit), các chính sách của Chính phủ bắt buộc phải chuyển hóa thành luật và được hợp hiến hóa sau khi được Quốc hội thông qua và Tổng thống phê chuẩn. Các chính sách được thực thi khi chưa có luật ban hành hợp hiến đều có thể bị truy tố. Bộ trưởng của chính sách liên quan sẽ buộc phải từ chức hay bãi nhiệm bởi tổng thống.

Vì tính chất luân phiên của Chính phủ, tức là tính luân phiên cầm quyền của các đảng chính trị, hai yêu cầu đặt ra phải được thiết chế hóa :

1. Tính ổn định của hệ thống giá trị quốc gia.

2. Tính liên tục bền vững của các định chế quản trị.

Từ hai yêu cầu này, đặt ra các yêu cầu có tính nguyên tắc là tính chất độc lập tương đối giữa tổng thống đối với chính phủ. Nhiệm kỳ của tổng thống hay người đứng đầu Nhà nước, không bắt buộc phài trùng khớp với nhiệm kỳ Quốc hội hay nhiệm kỳ Chính phủ, có nghĩa là có thể dài hơn. tổng thống không nhất thiết cùng đảng với thủ tướng, thậm chí không cần phải tham gia chính đảng nào nếu có khả năng tự lưc về kinh tế và đủ uy tín chính tri trong xã hội.

Các đảng chính trị khi tham gia cầm quyền phải cam kết nhất trí với nhau và trung thành với chính sách quốc phòng và đường lối đối ngoại. Những chính sách này mang tính chiến lược, nên buộc phải đảm bảo tính liên tục. Điều này dẫn tới các gợi ý chuyển bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao trực thuộc phủ tổng thống, cũng chính là nhu cầu phi chính trị hóa quân đội.

Do tính luân chuyển cầm quyền, bộ máy quản trị của Chính phủ có cấu tạo đặc biệt, bao gồm bộ máy quản trị chính trị và bộ máy quản trị công vụ. Bộ máy quản trị chính trị bao gồm các bộ trưởng, thuộc đảng chính trị cầm quyền, là bộ máy ra lệnh. Bộ máy công vụ là bộ máy hành chính sự nghiệp chuyên nghiệp, là công cụ trong tay chính quyền, có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ vô điều kiện và thi hành với hiệu suất cao nhất các mệnh lệnh từ bộ máy chính trị, tức là từ bộ trưởng. Bộ trưởng quốc phòng không nhất thiết là quân nhân hay được đào tào quân sự.

Mỗi lần luân chuyển cầm quyền, Bộ máy quản trị chính trị thay đổi, người cầm đầu bộ máy quản trị thay đổi, nhưng bộ máy công vụ vẫn giữ nguyên. Như vậy trong chế độ đa đảng, bộ máy công vụ mang tính chất trung tính, phi đảng phái, phi tôn giáo. Luật pháp nghiêm cấm các hành vi chính trị hóa hệ thống công vụ chuyên nghiệp. Bổ nhiệm một quan chức công vụ thành bộ trưởng là có ý đồ tham nhũng.

Tính chất luân chuyển cầm quyền và điều kiện cạnh tranh lành mạnh và khả năng thay thế liên tục, vừa giú tính chuyên nghiệp trong sinh hoạt chính trị, vừa giải tỏa mọi mâu thũân trong sinh hoạt xã hội, làm biến mất các đối kháng giai cấp, tạo ra nền tảng của ổn định bền vững, điều mà nhà nước cộng sản độc đảng hiện nay không thể có được.

Như vậy, trong một Nhà nước dưới chế độ dân chủ đa nguyên,Tổng thống là trung tính. Quốc hội Đa đảng. Quân đội và Cảnh sát phi chính trị. Tòa án và Công tố độc lập. Cơ quan công quyền mang tính đảng hay tính chính trị duy nhất là Chính phủ, nhưng chỉ là bộ phận quản trị chính trị và chỉ có tính nhiệm kỳ, phần cốt lõi của Chính phủ là bộ phận quản trị hành chính công vụ là bộ máy chuyên nghiệp và trung tính.

Đó chính là Nhà nước Trung tính hiện đại, Nhà nước của chế độ Dân chủ, chính trị Đa nguyên.

Paris, 05/01/2017

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm
Trang 2 đến 2