Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 26 septembre 2024 17:33

Vấn đề hòa giải dân tộc

Nhân cuộc gặp gỡ giới giáo sư và các sinh viên tại diễn đàn Đại học Columbia, ông Tô Lâm đã trả lời câu hỏi của Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng về vấn đề "hòa giải" giữa hai phe Việt Nam trong chiến tranh 54-75. Giáo sư Hằng đã "rào trước đón sau" bằng lời nói trứ danh của ông Kiệt về ngày 34 tháng Tư "có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn".

hoagiai1

Bà Nguyễn Liên Hằng (bên trái), giáo sư môn lịch sử, điều hợp buổi hội thảo và hỏi đáp với ông Tô Lâm là diễn giả tại đại học Columbia, ngày 23/09/2024. (Columbia Spectator)

Câu hỏi thắng thắn của Giáo sư Hằng đến ông Tô Lâm là :

"Dưới sự lãnh đạo của mình, ông sẽ làm gì để thúc đẩy sự hòa giải giữa những người Việt Nam ?"

Rất tiếc ông Tô Lâm chỉ nói "ngoài lề" mà không một tiếng nào đề cập tới từ "hoài giải".

Thái độ của ông Tô Lâm nói lên điều gì ?

Đó là chưa bao giờ, từ ngày 30 tháng Tư năm 1975, Đảng cộng sản Việt Nam có một chính sách về "hòa giải" đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa cũ. Mặc dầu vấn đề "hòa giải và hòa hợp dân tộc" là một nội dung cốt lõi của Hiệp định Paris 1973. Các bên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa đều đã long trọng ký vào Hiệp ước này.

Tức là những gì tôi khẳng định từ nhiều năm nay là đúng : Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ có chính sách muốn "hòa giải" với ai hết cả.

Nhiều lần tôi nhấn mạnh việc nhiều người Việt (trong nước và hải ngoại) chụp mũ những người Việt Nam có chủ trương "hòa giải hòa hợp dân tộc" là Việt Cộng là không có căn cứ.

Những người này chỉ chụp mũ khơi khơi mà không có bằng chứng nào hết cả.

Cá nhân tôi cũng có chủ trương nhà nước cộng sản Việt Nam phải ra chính sách "hòa giải quốc gia". Phải có một bộ Luật về "hòa giải quốc gia".

Để làm gì ?

Có nhiều lý do mà lý do (thực dụng) hơn hết là để khẳng định chủ quyền biển đảo (tại Hoàng Sa và Trường Sa).

hoagiai2

Cột mốc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Trường Sa năm 1956

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa qua công hàm 1958 đã nhìn nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Mọi chuyện "nói ngược" đều vi phạm nguyên tắc "estoppel".

Việt Nam chỉ còn một phương pháp duy nhứt để khẳng định chủ quyền biển đảo là "kế thừa danh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa".

Mà việc "kế thừa", Giáo sư Công pháp quốc tế Joelle Duy Tân Nguyễn trong luận án của bà có đặt vấn đề : Làm cách nào Việt Nam hôm nay có thể kế thừa di sản Việt Nam Cộng Hòa khi họ vẫn luôn giữ quan niệm Việt Nam Cộng Hòa là "ngụy" ?

Vì vậy tôi mới đề nghị, như đã viết trên, là Việt Nam phải ra luật về "hòa giải quốc gia". Mục đích để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Những lập trường khác để thúc đẩy quá trình "hòa giải hòa hợp dân tộc" đều hữu ích cho dân tộc Việt Nam.

Một quốc gia không thể phát triển nếu trong nội bộ quốc gia đó luôn có mâu thuẫn, chống đối. Việt Nam đã không thể phát triển, mặc dầu Việt Nam có thừa khả năng để phát triển, thành rồng, thành cọp, tương đương với Nam Hàn, Đài Loan...

Việt Nam không thể phát triển là do phân hóa từ nội tại

Dĩ nhiên "nước lạ" sẽ luôn tìm cách để nuôi dưỡng sự thù hận lẫn nhau giữa những người Việt Nam. Việt Nam càng yếu thì Việt Nam càng lệ thuộc vào "nước lạ".

Vì vậy, lần nữa, tôi yêu cầu lãnh đạo Việt Nam cần phải suy nghĩ lại, vì lợi ích của đất nước và của cả dân tộc.

Việt Nam phải có một chính sách về "hòa giải quốc gia". Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện này phải "kế thừa danh nghĩa" Việt Nam Cộng Hòa để khẳng định chủ quyền biển đảo.

Hòa giải là điều cần phải thực hiện để hóa giải mọi mâu thuẫn giữa người Việt với quốc gia, về bất cứ lãnh vực nào.

Có vậy Việt Nam mới có thể phát triển lành mạnh, không lệ thuộc vào đâu hết cả.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 25/09/2024

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn
Published in Diễn đàn

Blogger Huỳnh Thị Tố Nga, một phụ nữ trẻ trong nước, đăng một bài viết mang tít "Dân Tộc - Dân Sinh - Dân Đạo" ngày 22/12/2023 với một số ý kiến cho một "lực lượng tinh thần dân tộc" (xin đọc là sức mạnh tinh thần dân tộc) như một hành trang trên đường tương lai phải có cho đất nước.

dantoc1

Trước khi bàn về nội dung bài viết xin dành vài lời phi lộ về cá nhân tác giả.

Đất nước chúng ta đang ở trong một tình trạng bi đát chưa từng có từ trước đến nay : băng hoại về mọi mặt, lạc hậu trên mọi lĩnh vực trước sự thờ ơ của đại đa số dân chúng, đặc biệt là tinh thần đào nhiệm, vô trách nhiệm của thành phần trí thức, thì Huỳnh Thị Tố Nga, một phụ nữ trẻ, thể hiện một thái độ đáng ca ngợi : quan tâm tới tương lai của những thế hệ mai sau. Ưu tư và tinh thần này được thể hiện mạnh mẽ trong bài viết.

Đáng thán phục hơn nếu tác giả ý thức được rằng đấu tranh cho một vận mệnh chung có triển vọng thành công chỉ có thể là cuộc đấu tranh có tổ chức.

Xin được bày tỏ lòng kính mến, vâng, kính mến người phụ nữ trẻ này. Đó là về cá nhân tác giả.

Phần tiếp của bài viết này sẽ nói về những ý kiến của tác giả. Nó sẽ là những phê bình khắt khe, không khoan nhượng tương xứng với sự độc hại của những ý tưởng nó chuyên chở.

dantoc2

**************************

Dân tộc

Chúng ta đã chỉ tiếp cận với những khái niệm trừu tượng về bộ môn tư tưởng chính trị của Châu Âu như Quốc gia, Nhà nước, dân tộc, dân chủ từ khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX do đó, một cách tự nhiên, chúng ta chỉ biết tới những khái niệm đó theo nhãn quan của hai chủ nghĩa áp đảo cuối thế kỉ XIX và tiền bán thế kỉ XX là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc của Đức, nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa nazism sau này. Các danh xưng Trung Hoa Dân Quốc, Cao Ly Dân Quốc, Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng đều có chung nguồn cảm hứng của chủ nghĩa dân tộc Đức (Quốc gia dân tộc, Nation-peuple). Thậm chí chúng ta có cả một lý thuyết, dù rất thô sơ, dân tộc sinh tồn lấy cảm hứng từ lý thuyết không gian sinh tồn của Đức Quốc xã.

Không chỉ những khái niệm mà cả những lý thuyết về các mô hình tổ chức chính trị chúng ta cũng chỉ biết đến chủ nghĩa cộng sản một bên và bên kia là những đảng phái quốc gia ảnh hưởng sâu đậm chủ nghĩa dân tộc ; cả hai bên vì thiếu hiểu biết nên đều nghĩ rằng nó là giải pháp duy nhất, đúng đắn nhất để giải phóng đất nước khỏi ách thực dân sau đó xây dựng đất nước.

Trong gần cả thế kỉ XX nhân loại đã phải chịu những cuộc chiến đẫm máu nhất, kinh hoàng nhất do hai chủ nghĩa cộng sản và nazism gây ra với gần hai trăm (200) triệu người thiệt mạng. Một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại.

Đau lòng và hổ thẹn nhất là chúng ta, qua sự mù quáng và điên rồ của ông Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, đã đóng góp xương máu trực tiếp vào kỷ lục kinh hoàng đó.

Tại họa cộng sản, với những mâu thuẫn đã đạt tới điểm không thể đảo ngược đang lừng lững ngày càng tới gần bờ vực thẳm. Nhưng không có gì chắc chắn đất nước sẽ được thấy ánh sáng hé lộ ở cuối đường hầm mà có thể, nếu chúng ta thụ động, thiếu cảnh giác như cha anh chúng ta ở đầu thế kỉ trước, một tai họa khác có thể sẽ sập tới : tai họa chủ nghĩa dân tộc dựa trên nền tảng nguồn gốc chủng tộc, tinh thần tự tôn dân tộc mù quáng.
Cần nói thêm là hai chủ nghĩa cộng sản (+ với leninism) và chủ nghĩa dân tộc (+ với nazism) đều coi đối thủ là kẻ thù không đội trời chung cần phải tiêu diệt.

Tới đây xin mở một dấu ngoặc.

Sau Hiệp định Genève chia cắt đất nước, Miền Nam Việt Nam không chọn chủ nghĩa dân tộc kiểu Đức mà một nền Cộng Hòa.

Dân chủ dần dà, chậm rãi được thiết lập một cách tự nhiên trong xã hội và các sinh hoạt chính trị. Đặc biệt do áp lực của Mỹ lên các chính quyền mỗi ngày mỗi mạnh.
Những năm đầu của thập niên 60 đã có khá nhiều trí thức được đào tạo ở Mỹ và Châu Âu với những hiểu biết về tư tưởng chính trị của họ sâu rộng hơn nhiều thế hệ đàn anh. Họ đã mang về Miền Nam Việt Nam một sinh khí dân chủ của những nước họ du học. Nhưng phải nhìn nhận rằng hầu hết nhân sự lãnh đạo, trong tâm lý, tinh thần Quốc gia Dân tộc hẹp hòi vẫn còn áp đảo. Không thiếu những sách vở, bài báo và cả những tuyên bố công cộng ca tụng chủ nghĩa dân tộc Đức, thậm chí cả Hitler vẫn được hưởng ứng trong công luận. Đăc biệt là không có một tiếng nói phản kháng nào. Nhưng đó là những cá nhân chứ không phải bản chất của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Xin đưa một thí dụ về bản sắc dân chủ và nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa : trong một nước có chiến tranh, ngay cả ở các nước dân chủ, những người đứng lên chống chính quyền để bênh vực kẻ thù đều phải chịu tội tử hình. Việt Nam Cộng Hòa chỉ kết án tù cho họ mà thôi.
Đóng dấu ngoặc.

Có thể sẽ có ý kiến cho rằng người viết bài này quá bi quan và phóng đại. Có nhiều chỉ dấu buộc chúng ta phải thật cảnh giác.

Một trong những chỉ dấu và cũng là động cơ cho bài viết này với nội dung rõ ràng cổ súy cho chủ nghĩa dân tộc nazism, rạch ròi nhất là phần mở đầu giải thích về khái niệm dân tộc dựa trên nền tảng chủng tộc đã được 830 lượt thích và 135 lượt chia sẻ.

Bao nhiêu người, đặc biệt trong giới trẻ, đã và sẽ bị đầu độc bởi chủ trương độc hại này ?

(trích) "Dân tộc, như đã nói, hình thành từ một cộng đồng trải qua bề dày lịch sử, có chung nguồn gốc chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết và tập trung ở một lãnh thổ nhất định, những cá thể sống trong cộng đồng đó gọi chung là dân tộc, từ đó cũng hình thành nên quốc gia" (hết trích).

dantoc03

Trước khi đi vào vấn đề xin mạn phép nhắc qua định nghĩa phổ cập về khái niệm Quốc gia : Một Quốc gia chỉ cần hội đủ ba yếu tố : một lãnh thổ, một cộng đồng dân cư và một chính quyền. Định nghĩa này có cùng định nghĩa của Nhà nước.

Sự khác biệt của hai khái niệm Quốc gia và Nhà nước nằm trong nội dung của yếu tố "cộng đồng dân cư".

Nhà nước vừa là một khái niệm trừu tượng với tính liên tục của nó và cũng vừa là một thực thể : thực thể pháp lý (tính pháp nhân) ; cộng đồng dân cư trong khái niệm Nhà nước là một thực thể pháp lý : mỗi thành viên được nhìn nhận trong tư cách một công dân.

Nội dung của yếu tố cộng đồng dân cư trong khái niệm Quốc gia là một trí tưởng tượng tập thể làm chất keo gắn bó, liên đới những thành viên trong cộng đồng đó với nhau trong một tình cảm chung : Quốc gia là một tình cảm được hình thành bởi những khái niệm trừu tượng.

Một Nhà nước có thể không có Quốc gia nhưng một Quốc gia không thể không có một Nhà nước. Có thể ví von Nhà nước là thể xác còn Quốc gia là tâm hồn.

Điều liên quan đến bài viết này là yếu tố cộng đồng dân cư trong khái niệm Quốc gia (tôi không thích cụm từ dân tộc vì thấy không ổn mà nếu có dịp sẽ đóng góp ý kiến).

Sự tranh cãi về khái niệm Quốc gia cuối thế kỉ XIX giữa Pháp (chủ yếu) và Đức nằm ở quan niệm về cộng đồng dân cư trong một quốc gia.

- Hai cuộc cách mạng Pháp, Mỹ thừa hưởng tư tưởng các nhà tư tưởng của Thế kỷ Ánh sáng, cho rằng Quốc gia được xây dựng trên nền tảng một ý chí sống chung qua một khế ước (Pháp), dự án (Mỹ) của một cộng đồng dân cư không dựa trên yếu tố nguồn gốc, ngôn ngữ.

- Đức quan niệm quốc gia được xây dựng trên những yếu tố khách quan như ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa. Nhãn quan này đã đưa tới những hậu quả hại loạn khi Frederic List (1789-1846) thêm vào lý thuyết nguồn gốc chủng tộc Aryan thượng đẳng (tinh thần tự tôn dân tộc) được (Chúa) chọn với thiên mệnh khai hóa các nền văn hóa khác, nền tảng ý thức hệ Đức quốc xã ít năm sau đó.
Kết quả như mọi người đều biết nó đã là nguyên nhân của cuộc Thế chiến thứ hai với gần 60 triệu người đã phải bỏ mạng.

Hiện nay trên thế giới không có một Quốc gia nào chính thức quan niệm quốc gia đặt nền tảng trên chủng tộc cả. Tuyệt đại đa số các Quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình Nhà nước-Quốc gia (État-Nation, Nation State), đối nghịch với Quốc gia-Chủng tộc nazism.

Cái gì đã làm Huỳnh Thị Tố Nga, một phụ nữ duyên dáng, trẻ trung, đi ngược với dòng chảy nhân loại để chủ xướng một khái niệm Quốc gia Dân tộc bệnh hoạn và độc hại đã bị thế giới kinh tởm vứt vào sọt rác lịch sử nhân loại từ tháng 8 năm 1945 ?

Dân sinh - Dân đạo

Chắc chắn sự chọn lựa chủ nghĩa dân tộc độc hại này không phải vô tình vì phần kế tiếp về Dân Sinh - Dân Đạo cũng tiềm tàng những lý thuyết nazi, chẳng hạn như nguồn gốc của luật…

Vì không hiểu những lý thuyết và đặc biệt những khái niệm liên quan đến chủ đề nên sử dụng từ ngữ một cách rất cẩu thả, bạt mạng và hoàn toàn mâu thuẫn với những khái niệm không hề có trong ngôn ngữ Việt và chắc chắn của cả nhân loại, vì đó là những khái niệm phổ cập có cùng ý nghĩa cho dù được viết bằng bất cứ một ngôn ngữ nào. Thí dụ "lực lượng tinh thần", "ý thức bẩm sinh", nguyên tắc bẩm sinh", "đạo lí bẩm sinh" là những cái gì ? Ai hãy thử dịch những cụm từ này sang những ngôn ngữ khác xem có được không ? Chúng không hề có trong từ điển tiếng Việt. Những khái niệm đó không hề hiện hữu vì chúng hoàn toàn vô nghĩa và mâu thuẫn về lô gíc.
Lực lượng cảnh sát, lực lượng doanh nhân nhưng với tinh thần phải viết là sức mạnh tinh thần. Ý thức cũng như đạo lý và nguyên tắc, một cách đơn giản, là thành quả của sự hiểu biết và trải nghiệm. Có nghĩa là những điều không thể có từ bẩm sinh. Ghép những khái niệm ý thức, đạo lý và nguyên tắc vơi bẩm sinh là loạn chữ.

Khi không biết thì chúng ta tra cứu những cuốn từ điển có uy tín (nên rất thận trọng với Google, wikipedia vì chúng không có "nghĩa vụ" tôn trọng tính khách quan) chứ không nên viết càn được. Bài viết này ngoài ý tưởng độc hại mà nó chuyên chở còn là một xúc phạm với tiếng Việt và kiến thức.

Tinh thần dân tộc và tinh thần tôn trọng các "cương thường" (quy tắc) của dân tộc phải được thể hiện trước hết và trên hết là tinh thần tôn trọng ngôn ngữ của quốc gia mình. Vì qua sự đồng nhất của ngôn ngữ cho phép một dân tộc hiểu nhau và gắn bó với nhau. Sử dụng tiếng Việt bất chấp quy tắc, tiêu chuẩn chung là một hành động coi thường tinh thần dân tộc, coi thường những cương thường của dân tộc. Quá mâu thuẫn với những gì bài viết kêu gọi. Đó là về tiếng Việt. Sau đây là những bất cập về kiến thức luật pháp.

Bài viết giải thích về khái niệm cương thường là một tổng hợp của ý thức, nguyên tắc và đạo lí bẩm sinh (sic) và là nguồn gốc của luật pháp của người văn minh sau này. Cương thường theo giải thích trong bài viết là cương thường của Nho giáo chứ còn gì nữa mà nói là không phải. Nếu có điều không phải là một cái là của người Trung Hoa và cái kia là của người Đức mà thôi.
"Cương", theo từ điển Hán Việt là giềng mối, "thường" là những quy tắc đã được xã hội chấp nhận như những điều thường tình. Cương thường là những giá trị, quy tắc về luân lí, đạo đức xã hội : "phải như thế" hoặc "nên như thế" đã được chọn lọc và áp đặt cho toàn xã hội. Nói cách khác là những chọn lựa chủ quan và áp đặt của con người chứ không hiện hữu từ bẩm sinh. Trong luật pháp hiện đại cương thường nằm trong - chứ không tương đương vì thô sơ, hạn hẹp hơn hẳn về mặt tri thức - trường phái luật hiện định (droit positif, positivism) là trường phái đối nghịch với trường phái luật tự nhiên (droit naturel, jusnaturalisme, nguồn gốc của Bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người Phổ Cập).

Hai quan niệm đối nghịch về nguồn gốc luật pháp là luật hiện định (droit positif) cho rằng luật chỉ có thể có nguồn gốc duy nhất từ con người ; luật tự nhiên (droit naturel) nhìn nhận luật hiện định nhưng cho rằng những luật đó phải phù hợp với luật tự nhiên mà con người được có từ khi chào đời. Có nghĩa là định vị luật hiện định đứng dưới luật tự nhiên nên không được mâu thuẫn với luật tự nhiên.

Sự khác biệt quan điểm này đã gây tranh cãi rất gay gắt ở nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với đầy hậu ý chính trị của phe luật hiện định để chuẩn bị ý thức tập thể cho ý thức hệ Đức Quốc Xã dựa trên lý thuyết chủ nghĩa dân tộc của Frederic List đã nói ở trên.

Luật của dân tộc thượng đẳng được (Chúa) Chọn không thể đứng dưới một luật pháp nào cả.

Cổ xúy cùng lúc cho cả hai quan niệm hoàn toàn đối nghịch nhau như vậy là điều hoàn toàn không thể hiểu được.

Điều ngạc nhiên là giải thích về nhân quyền là giải thích khá chuẩn trong bài viết nhưng lại hoàn toàn mâu thuẫn với những giải thích về nguồn gốc cương thường của luật pháp : "luật cương thường" phủ nhận luật tự nhiên có nghĩa là phủ nhận nhân quyền. Linh tinh quá sức tưởng tượng.

Nhân quyền được coi là những quyền tự nhiên của con người ; cái tự nhiên đó không phải do bẩm sinh mà có từ lý trí (raison) về cái Đúng, Lẽ Phải được con người khẳng định như những quyền của "Thượng đế" ban cho Con người mà không ai, đặc biệt là chính quyền, có quyền xâm phạm. Có nghĩa là từ ý thức của con người.

Khái niệm quyền tự nhiên chủ yếu để khẳng định sự khác biệt với quyền hiện định do chính quyền làm ra nên những quyền được coi (ý thức) là căn bản của nhân loại hiện hữu hay không tùy thuộc vào quan điểm chính trị của chính quyền đó.

dantoc4

Hòa giải dân tộc (réconciliation nationale, national reconciliation)

Những khái niệm không hề có của nhân loại được khẳng định như đinh đóng cột trong khi đó phần cuối lại phủ nhận một khái niệm phổ cập trong bộ môn chính trị học được sử dụng rất phổ biến để rồi khẳng định "khái niệm hòa giải dân tộc không hề có" với lập luận là một quốc gia chỉ có một dân tộc thì hòa giải với dân tộc nào. Xin nhắc lại là tác giả quan niệm dân tộc có chung một nguồn gốc chủng tộc, có nghĩa là chỉ có một chủng tộc ở phần mở đầu bài viết. Điều này sai hoàn toàn.

Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc thuần nhất ? Không có một quốc gia nào trên thế giới hiện nay hiện hữu một dân tộc được cấu thành bởi một chủng tộc thuần nhất. Sự hoang tưởng (chủ ý) của Đức với Nhật gây ra những hậu quả mà mọi người đều đã biết.

Hòa giải dân tộc (*) là sự hòa giải giữa các thành viên của dân tộc (hiểu theo nghĩa cộng đồng) đó với nhau chứ không phải giữa các dân tộc. Cũng như khái niệm đoàn kết quốc gia là sự đoàn kết của các công dân trong một quốc gia với nhau chứ không phải sự đoàn kết của quốc gia này với những quốc gia khác.

Khái niệm hòa giải dân tộc là một khái niệm phổ cập vì là một trong những giá trị nền tảng của những xã hội văn minh được thực hành bởi những người văn minh. Nói cách khác nó là một chỉ dấu của văn minh.

Khái niệm hòa giải chắc chắn là một trong những khái niệm lâu đời nhất của nhân loại từ khi loài người có văn minh. Có nghĩa là biết tụ tập sống chung và có tổ chức. Thậm chí hòa giải còn là một đặc tính của loài người và nhờ đó nó đã phát triển về cả số lượng lẫn phẩm chất vượt rất xa các loài động vật khác.

Thành tố nhỏ nhất của một cộng đồng sống chung là gia đình với sự gần gũi thắm thiết về huyết thống và tình cảm cũng đều có nhu cầu hòa giải vì trong suốt quá trình sống chung không thể không xảy ra những bất đồng, xung khắc vì một lí do nào đó. Nếu không biết hòa giải thì gia đình đó chắc chắn sẽ tan vỡ. Chúng ta có thể quan sát trên mọi nền văn minh của nhân loại đều có một điểm chung là sự đoàn kết của gia đình và lấy đó làm khuôn thước, nền tảng cho cả xã hội. Một cách nào đó nó là thành quả của ý thức hòa giải.

Một Quốc gia với sự cấu tạo đa dạng và phức tạp, không có yếu tố huyết thống, ruột thịt như gia đình với những mục đích, lợi ích, niềm tin… khác nhau thậm chí đối nghịch thì sự bất đồng, xung khắc là một tự nhiên : nhu cầu hòa giải còn cần thiết hơn hẳn.

Một gia đình dù tan vỡ các thành viên vẫn còn có thể nương tựa vào một tập thể khác để sống ; một quốc gia tan vỡ thì sẽ không còn đất sống cho một ai cả trong tư cách công dân của xứ sở đó.

Không có một rạn nứt nhân tố xã hội nào sâu đậm và dai dẳng bằng sự rạn nứt do nội chiến để lại. Một dân tộc mà nhân tố xã hội bị hủy diệt không khác gì một cơ thể bị ung thư máu. Hàn gắn những rạn nứt nhân tố xã hội là một mệnh lệnh của lương tâm và trí tuệ chứ không phải chỉ là lòng quảng đại, vị tha hay chính trị ; hàn gắn những rạn nứt nhân tố xã hội chỉ có thể bắt đầu bằng hòa giải với nhau.

Từ mấy trăm năm nay chúng ta đã phải trải qua hết cuộc nội chiến này tới cuộc nội chiến khác. Cuộc nội chiến Quốc - Cộng vừa qua cũng chỉ chấm dứt trên chiến trường nhưng vẫn còn tiếp tục trong lòng người mà Đảng cộng sản Việt Nam là nguyên nhân và luôn tìm mọi cách khai thác bằng đủ cách, ngay cả bằng cách kêu gọi hòa giải bịp bợm để tạo nghi kị hay thành kiến xấu, với mục đích nuôi dưỡng sự đố kị tiếp tục tồn tại với thâm ý không cho phép dân tộc Việt Nam thực hiện hòa giải với nhau. Điều này rất dễ hiểu vì một khi dân tộc Việt Nam không còn chia rẽ thì Đảng cộng sản sẽ bị cô lập. Họ chỉ mạnh khi chúng ta chia rẽ ; mỗi người Việt Nam riêng lẻ sẽ không là gì cả trước cả bộ máy chính quyền ngay cả khi nó không còn thực lực.

Thái độ phản bác tinh thần hòa giải dân tộc cũng rất lô gíc với chủ nghĩa dân tộc mà bài viết cổ súy như đã được trình bày ở phần đầu : triệt tiêu đối thủ ! Do đó nhu cầu hòa giải dân tộc là cả một sự vô lý. Các chế độ độc tài không có nhu cầu hòa giải vì mọi khác biệt đều được giải quyết bằng bạo lực. Cả hai chủ thuyết cộng sản và chủ thuyết dân tộc có chung một kẻ thù : dân chủ. Trong khi những giá trị như hòa bình, hòa giải, đối thoại, hợp tác, thỏa hiệp, tự do, công bằng… là những thuộc tính của dân chủ mà không có nó mô hình dân chủ bị tước hết sức sống.

Cũng đừng quên rằng cứu cánh của các mô hình chính trị đơn giản là một cách sống.

Mô hình dân chủ đặt nền tảng trên những cá nhân ; cách sống của các nền dân chủ dựa trên những giá trị (kể trên) đã được tích lũy, sàng lọc, bổ sung theo thời gian bằng lý trí ; các quyền tự do ngôn luận, bầu cử, kết hợp chỉ là những điều kiện và hiến pháp, luật pháp, Nhà nước pháp trị chỉ là những phương tiện để bảo đảm phong cách sống với những giá trị đó được chu toàn nhất có thể.

Từ chối hòa giải dân tộc và xiển dương chủ nghĩa dân tộc dựa trên chủng tộc là một hành động vừa chống dân chủ vừa vô tình tiếp tay cho sự trường tồn của Đảng cộng sản.

Lê Mạnh Tường

(15/01/2024)

(*) Réconciliation nationale, national reconciliation, theo tôi, nên dịch là "hòa giải quốc gia" đúng hơn là "hòa giải dân tộc".

Ngay cả dân cư (population) của một Quốc gia dịch là "dân tộc" cũng không đúng mà nên dùng chữ "nhân dân" chính xác và hay hơn nhiều : "nhân" là yếu tố con người và "dân" là yếu tố công dân ; từ này còn chuẩn hơn những nước Tây Phương vì nó bao gồm hai khái niệm chính trị khác nhau trong cùng một con người.
Nhưng đây lại đụng chạm tới một vấn đề… nhạy cảm.

*************************

DÂN TỘC – DÂN SINH – DÂN ĐẠO

Dân tộc, như đã nói, hình thành từ một cộng đồng trải qua bề dày lịch sử, có chung nguồn gốc chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết và tập trung ở một lãnh thổ nhất định, những cá thể sống trong cộng đồng đó gọi chung là dân tộc, từ đó cũng hình thành nên quốc gia.

dantoc5

Trước khi con người có khái niệm về luật pháp, về bộ máy sử dụng luật pháp để duy trì ổn định xã hội thì con người dùng cái gì để duy trì trật tự xã hội ?

Con người sinh ra đều có bản tính và ý thức bẩm sinh. Bản tính bẩm sinh là sự kết hợp nam nữ để duy trì nòi giống, kết nối với nhau thành cộng đồng, cùng nhau tìm ra sinh kế để duy trì sự sống. Ý thức bẩm sinh là nguyên tắc, đạo lý dựa vào sự hòa hợp với tự nhiên và trong quá trình sống. Luật tắc và đạo lý cơ bản này được con người nhìn nhận và dùng nó áp dụng vào cộng đồng để duy trì sự ổn định về sinh kế và phát triển nòi giống, ta gọi đó là cương thường, là cái gốc của cái gọi là luật pháp của người văn minh sau này. Nói như vậy để thấy rằng, luật pháp là cái ngọn của cương thường, một dân tộc và nói chung là thế giới loài người, muốn duy trì một hệ thống luật pháp có hiệu quả và để bảo vệ được sự sống con người thì phải hiểu cương thường là gì, cái gốc của luật pháp dựa vào đặc định gì và tại sao phải duy trì luật pháp. (Cương thường ở đây không phải tam cương, ngũ thường của Nho giáo, mà nó là cái gốc nguyên tắc tự nhiên của loài người).

Dân sinh, là các điều kiện dùng để phát triển sự sống và duy trì ổn định nòi giống con người, bao gồm lãnh thổ quốc gia được phân định rạch ròi và được quốc tế công nhận. Các điều kiện về kinh tế, giáo dục, điều kiện về tự nhiên và tất nhiên thành phần quan trọng nhất là công dân trong quốc gia với trí tuệ và nhận thức cùng nhau phát triển đất nước.

Dân đạo, là đạo lý được con người thấu hiểu từ cương thường, từ sự giáo dục nhân cách, con người đi dần từng bước trong nhận thức, từ sự nhìn nhận sơ khai, đến sửa chữa, chuyển hóa dần rồi thẩm thấu được đạo lý dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc từ đó có ý thức rõ ràng về dân tộc và mong muốn giữ gìn nó.

Nhân quyền là sự thấu hiểu từ đạo lý. Hiểu được tính đặc định bẩm sinh của loài người, từ đó mới hiểu được nhân quyền là đạo lý của con người đối với chính mình, của người đối với người và của con người đối với vạn vật. Nếu không hiểu được rõ ràng, thì nhân quyền chỉ được nói và thực thi trên vỏ bọc khi nó đã không còn đạo lý, luật tắc tự nhiên.

Một quốc gia với chủ nghĩa chân chính sẽ làm nền tảng cho một thế giới chân chính và sáng suốt, ngược lại, một thế giới với hệ thống luật tắc chân chính sẽ làm nền tảng cho các quốc gia phát triển bền vững.

Khi quốc gia khống chế luật tắc quốc tế thì xảy ra chiến tranh xâm lược. Trong một quốc gia, khi giai cấp khống chế quốc gia thì xảy ra tình trạng giai cấp thống trị, khi gia tộc khống chế quốc gia thì trở thành chế độ quân chủ, khi đảng phái khống chế quốc gia thì trở thành độc tài, đảng trị. Tất cả các vấn nạn này đều do bất chấp đạo lý và luật tắc mà gây nên vậy.

Dân tộc, dân sinh, dân đạo sẽ như một vòng tròn kết nối, cùng sinh, cùng diệt với nhau. Thiếu một trong ba yếu tố này, sẽ không còn quốc gia. Dân tộc là tinh thần, dân sinh, dân đạo là "khí", là năng lượng cung cấp cho lực lượng tinh thần đó duy trì và phát triển, và quan trọng là phát triển theo con đường chân chính sáng suốt, không chỉ cho quốc gia, mà cũng là nền tảng phát triển của loài người nói chung.

Ngày nay, có khái niệm "hòa giải dân tộc", xin thưa rằng, không có khái niệm đó, vì dân tộc vốn đã cùng một thể của một quốc gia mà sinh ra, vậy thì trong một quốc gia, lấy dân tộc nào hòa giải với dân tộc nào ? Nói cho chính xác, chỉ có chăng là có khái niệm "hòa giải giữa các đảng phái" hoặc giữa "nhân dân và bộ máy cầm quyền" chứ không nên dùng từ dân tộc, nó sai về bản chất. Dân tộc là quốc gia, không có đảng phái nào có thể nhân danh cả dân tộc để gây bất hòa hay hòa giải cả, đó là điên rồ, là phá hoại trật tự kỷ cương của quốc gia. Mà đã là khái niệm đảng phái, thì cũng không gọi là hòa giải, đảng phái nào không làm được việc cho đất nước thì sẽ bị giải thể, thay thế và cạnh tranh với đảng phái khác mà thôi, đó là tính đa nguyên trong bộ máy vận hành đất nước.

Thiện và ác, chiến tranh hay hòa bình cũng chỉ là thuộc tính của vòng tròn Dân tộc – Dân sinh – Dân đạo mà ra. Việc thông hiểu và điều hướng cái gốc này vô cùng quan trọng cho sự phát triển của quốc gia và con người.

Huỳnh Thị Tố Nga

Nguồn : Facebook Huỳnh Thị Tố Nga, 22/12/2023

Additional Info

  • Author Lê Mạnh Tường, Huỳnh Thị Tố Nga
Published in Quan điểm

1. Hòa giải nỗi đau chiến tranh - nhớ và quên có chủ đích ?

Gần đây, hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều động thái thúc đẩy cuộc hòa giải và xoa dịu những vết thương chiến tranh. Hội nghị bàn về hòa giải do Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (USIP) tổ chức tháng trước với sự tham gia của quan chức, học giả nhiều bên là một minh chứng. Tiếp theo bài phỏng vấn cựu Đại sứ Ted Osius, Đài RFA trò chuyện cùng Giáo sư Alex Thái Võ ở Trung tâm Việt Nam học, Đại học Kỹ thuật Texas, về chủ đề vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thời sự này.

hoagiai1

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phát biểu tại Hội nghị về hòa giải chiến tranh tại Viện USIP vào 11/10/2022 - RFA

1.1. Tại sao Việt Mỹ bàn về hòa giải ?

RFA : Như anh thấy trong hội thảo về hòa giải trong Hội thảo USIP, Trung tướng Việt Nam Hoàng Khánh Hưng nói rằng ông rất cảm thương những người lính Mỹ đã chết và mất tích trong chiến tranh. Nhưng ông không nói gì về những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chết và mất tích trong chiến tranh, trong khi không thể phủ nhận đó là đồng bào của ông. Hai chính phủ Việt Nam - Hoa Kỳ hôm nay đã hòa giải với nhau theo cách quên đi nỗi đau và chấn thương tinh thần của những người Việt Nam Cộng Hòa. Tại sao ? 

Alex Thái Võ : Theo mình thì không thể dùng chữ "quên" được. Quên là vô tình. Còn ở đây là "quên" có mục đích. 

Tại sao có nỗ lực hòa giải này ? Vì từng có một cuộc chiến giữa "Việt Nam" và Hoa Kỳ. Cuộc chiến này có sự tham gia của nhiều phe nhóm khác nhau. Khi nói đó là cuộc chiến giữa "Việt Nam" mà Mỹ thì chúng ta vô tình coi đó là cuộc chiến giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ. Nhưng trong cuộc chiến đó có nhiều "Việt Nam" khác nhau, với những niềm tin khác nhau, mục đích khác nhau. 

Sau thời kì thuộc địa, ở Miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cố gắng thành lập một nước theo chủ nghĩa cộng sản, dưới sự lãnh đạo của một đảng là Đảng cộng sản. Đó là mục đích của họ. Ở Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa mặc dù có nhiều thất bại nhưng đã cố gắng trong hai mươi năm đó xây dựng một đất nước theo cái nhìn tự do, dân chủ, thị trường. 

Ở đây rõ ràng không ai có thể "quên" là trong cuộc chiến đó, đối diện với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Việt Nam Cộng Hòa. Ở đây mình nghĩ họ "ignore" (không quan tâm) hay "neclect" (bỏ qua một bên).

Nói đến chiến tranh Việt Nam thì không thể không nói đến Việt Nam Cộng Hòa nhưng ở Việt Nam người ta không muốn nói đến Việt Nam Cộng Hòa. Ở Mỹ cũng vậy. Lý do là họ không còn đại diện nữa, họ chỉ còn tồn tại trong ký ức một số người. 

RFA : Tại sao ở Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam thì sách vở học thuật của họ lại hạ thấp Việt Nam Cộng Hòa ?

Alex Thái Võ : Cái này mình chỉ luận thôi chứ không có căn cứ chính xác. Người Mỹ tự hào vì chiến thắng trong thế chiến thứ 2, chiến thắng trong cuộc chiến Triều Tiên, nhưng từ cuộc chiến Việt Nam và các cuộc chiến sau đó nữa thì họ thất bại. Họ có nhu cầu đổ lỗi cho ai đó về những thất bại đó. 

Trong bài phát biểu trong Hội nghị vừa rồi, như ông Chuck Hagel đã nói chúng ta thua vì chúng ta sai. Nhưng đó là nói với phương diện cá nhân. Còn khi nhìn toàn cảnh, khi người Mỹ viết về lịch sử thì họ không nói như vậy mà nói là trước hết chúng ta không nên đến Việt Nam, còn đi sâu hơn thì họ sẽ nói là chúng ta thua vì ủng hộ một phe không đáng ủng hộ là Việt Nam Cộng Hòa, vì đó là một đất nước tham nhũng, quân lính thì yếu hèn. Bằng cách tâng bốc kẻ địch là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và hạ thấp đồng minh thì họ có thể giải thích sự thất bại không phải là lỗi của họ, rằng họ đến Việt Nam với tấm lòng đúng đắn nhưng thất bại là tại sự yếu kém của phe mà ủng họ. 

2.2. Hòa giải nhắm đến lợi ích 

RFA : Khi chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ bây giờ đang bàn về hòa giải, họ đã nỗ lực vượt lên những vết thương chiến tranh, bằng cách đi tìm quân nhân hai bên bị mất tích trong chiến tranh. Nhưng như anh đã nói, hai chính phủ ấy đều không quan tâm đến những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã mất tích trong chiến tranh hoặc chết trong các trại tù cải tạo sau cuộc chiến mà cho đến giờ gia đình vẫn chưa nhận được hài cốt của họ. Ở đây có hai vấn đề : một là cách quan niệm về nỗi đau chiến tranh, hai là cách vượt lên vết thương chiến tranh đó. Anh đánh giá như thế nào về điều đó ?

Alex Thái Võ : Nói chung là những ai, nhưng nước đã tham gia vào cuộc chiến đó thì ai có một vết thương chiến tranh cả. Vấn đề là cách mình đối diện với vết thương chiến tranh đó như thế nào, đúng không ? 

Đến nay thì cuộc chiến đã kết thúc gần 50 năm rồi nhưng vết thương chiến tranh vẫn còn đó : đối với những người Cộng sản cũng vậy, đối với những người Việt Nam Cộng Hòa cũng vậy, đối với người Mỹ cũng vậy. 

Nhưng mình phải nhìn lại cái đối thoại về hòa giải, về vết thương chiến tranh để đi đến sự an bình, thì mình phải thấy là cuộc đối thoại về hòa giải đó mang tính chất chiến lược hơn, nó phục vụ cho những nhu cầu chính trị hiện nay hơn. 

Mình là cá nhân, mình nhìn vấn đề hòa giải ở nhiều khía cạnh khác nhau, còn đối với một đất nước thì họ thường nhìn ở khía cảnh chiến lược nhiều hơn. Về chiến lược của Việt Nam ngày nay thì tôi xin không nói, nhưng về chiến lược của Hoa Kỳ thì đó là họ đối diện với sự bành trướng của Trung Quốc trên toàn cầu cả về kinh tế và chính trị. Đối với Hoa Kỳ thì đó là một vấn đề đáng lo ngại. Và như từ thời Tổng thống Obama, xoay trục về Châu Á thì đối diện với Trung Quốc là một chiến lược lớn. Đối đầu với Trung Quốc không nhất thiết là đối đầu trực tiếp mà có thể là củng cố các mối quan hệ với các nước xung quanh Trung Quốc. Thành ra Hoa Kỳ muốn Việt Nam gần lại họ, như thế có lợi cho họ hơn. Để được sự ủng hộ của Việt Nam thì Hoa Kỳ có trách nhiệm giải quyết những nỗi đau chiến tranh trước đây, như đi tìm liệt sĩ Cộng sản mất tích, giúp đỡ thương phế binh, tẩy chất độc màu da cam, gỡ mìn còn sót lại… 

Còn ở phía Việt Nam thì mình bị ở vào cái thế có hai cực đang lôi mình, bên nào cũng muốn tạo ảnh hưởng lên mình. Nên Việt Nam cũng sẽ muốn tạo ra cái thế dung hòa, cân bằng. Theo Thái nghĩ thì nếu nhìn từ góc độ của mình là người dân Hoa Kỳ thì mình sẽ hỏi tại sao không nghiêng hẳn về Hoa Kỳ. Nhưng nếu nhìn từ phía lãnh đạo Việt Nam thì nghiêng hẳn về Hoa Kỳ chưa chắc đem lại sự tồn tại lâu dài cho Việt Nam và chính thể của họ. Ngược lại, họ cũng thấy là nếu nghiêng hẳn về Trung Quốc thì đó là tình thế nguy hiểm chứ không phải chỉ có lợi. Do đó họ sẽ chọn đứng dung hòa, trung dung. Dung hòa để mang lại cái lợi cho mình. Đó là nhiệm vụ của họ. Là lãnh đạo một đất nước thì họ phải mang lại lợi ích cho đất nước họ. Tìm liệt sĩ Cộng sản mất tích, giúp đỡ thương phế binh, tẩy chất độc màu da cam, gỡ mìn còn sót lại… là những lợi ích đó. Đó là những vấn đề khó khăn mà họ không giải quyết hết được nên họ cũng phải lợi dụng chính sách, chiến lược của Hoa Kỳ mà giải quyết những vấn đề mà chính họ phải có trách nhiệm giải quyết. Đó là lí do vì sao hai nước đặt ra vấn đề hòa giải. Mỗi bên đều vì lợi ích của mình.

Trong cả hội nghị về hòa giải ở USIP thì ngoài những người là con em Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi thì không có ai nhắc đến "Việt Nam Cộng Hòa" khi nói về chiến tranh Việt Nam. Bởi vì cả hai nước đang nói về quá khứ nhưng với nhu cầu hiện tại nên không có lý do gì để họ nói về Việt Nam Cộng Hòa vì Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại. 

2.3. Hòa giải Việt Mỹ : lãng quên Việt Nam Cộng Hòa ?

RFA : Nhưng chiến tranh thì ai cũng đau thương cả. Những người Việt Nam Cộng Hòa cũng đau thương và vết thương tinh thần vẫn còn nguyên đó. Tại sao hai chính phủ bàn về hòa giải mà không nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa ?

Alex Thái Võ : Ở đây chúng ta đang nói về hòa giải trong khuôn khổ chính sách hòa giải của hai chính phủ Hà Nội và Washington DC mà Viện Hoa bình Hoa Kỳ (USIP) tổ chức. Nếu đặt vấn đề hòa giải chiến tranh thì đúng là không thể nào không nói đến Việt Nam Cộng Hòa, một bên của cuộc chiến, nhưng hiện nay thì hai nước cố tình không bàn đến Việt Nam Cộng Hòa. Nước Mỹ hiện nay không phải là quên, nhưng về mặt ngoại giao thì họ phải biết là nước Việt Nam ngày nay chấp nhận những gì và không chấp nhận những gì. Nước Mỹ muốn Việt Nam lại gần mình thì phải bắt đầu từ những cái chung, hai đều đều chấp thuận. 

Tôi cũng nghĩ vậy nhưng Chính phủ Việt Nam rất ngại nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa. Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là do nếu nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa thì sẽ tạo ra một sự so sánh, đối chiếu giữa Việt Nam Cộng Hòa thời xưa và Việt Nam bây giờ. 

Sách sử Việt Nam thậm chí không nhắc đến cái tên của chính thể là "Việt Nam Cộng Hòa" vì nhắc đến tên chính thức của chính thể thì giống như thừa nhận họ. Khi nói về cuộc chiến thì Việt Nam ngày nay chỉ nói đó là cuộc chiến giữa người Việt và người Mỹ, họ loại Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi diễn ngôn về cuộc chiến, dù thời đó họ chỉ đại diện cho một nửa Việt Nam thôi. 

Cách tư duy đó vẫn tồn tại đến bây giờ, sau gần 50 năm chiến tranh kết thúc. Nghị quyết 36 mới đây kêu gọi sự đoàn kết của người Việt hải ngoại để về phục vụ đất nước, về mặt bề nổi thì họ kêu gọi đoàn kết, nhưng bề sâu thì họ không chấp nhận cái thể chế một thời đã gắn liền với những người họ kêu gọi đoàn kết. Anh kêu gọi người ta nhưng không công nhận người ta thì anh đang nói chuyện với ai ? 

Những hội nghị như của USIP mang tính chất tác động chính sách cho nên họ rất là ngoại giao. Giống như đến nhà người ta vận động kết thân trong khi gia đình người ta đã ly dị thì không nên nói chuyện ly dị làm gì. Nó sẽ không vui cho chủ nhà. Cho nên không ai nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa cả. Ai cũng biết Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn rất nhiều người mất tích trong chiến tranh nhưng họ không nhắc đến.

hoagiai2

Phó Giáo sư Tiến sĩ Alex Thái Võ (ngoài cùng bên trái) tại Hội nghị bàn về hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh tại Viện Hòa Bình Hoa Kỳ hôm 11/10/2022

2. Con đường hòa giải : đi tìm điểm chung qua sự thật lịch sử

2.1. Hòa giải xét từ lợi ích 

RFA : Các chính phủ, cả Hà Nội và Washington DC, thường chỉ đặt câu hỏi là lợi ích cụ thể khi hành động. Có vẻ như cả chính phủ Hà Nội và DC đều nghĩ rằng hòa giải với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, hoặc nói một cách bình thường về Việt Nam Cộng Hòa trước đây thì không có lợi ích gì cả về mặt kinh tế và chính cho ngày nay cả, bởi vì Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa. Nhưng thực thế có phải như vậy không ? Anh Phillip Nguyễn (Vietnamese American Foundation) có nói là sinh viên Nhật, Hàn, Hoa sang Mỹ du học thì được cộng đồng người Mỹ gốc Nhật, Hàn, Hoa giúp đỡ, nhưng điều đó không xảy ra với Việt Nam. Một ví dụ khác, trong kinh tế, doanh nghiệp công nghệ cao người Mỹ gốc Việt cũng không giúp giới công nghệ cao Việt Nam. Như vậy Chính phủ Hà Nội đang bị thiệt hại có phải không ?

Alex Thái Võ : Đúng vậy. Theo Thái thì không phải Chính phủ Việt Nam không biết điều này. Họ biết nên mới ra Nghị quyết 36. Mục đích của Nghị quyết 36 là chiêu nạp lại cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Nhưng cái lấn cấn của họ là họ muốn nhận nhưng vẫn chưa muốn cho. Họ luôn có một phần đa nghi, lo ngại với những người liên hệ tới Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dù 2,5 triệu người Mỹ gốc Việt ở đây cũng chẳng làm gì mà lung lay được hệ thống chính trị ở Việt Nam. Nhưng Chính phủ Việt Nam họ sợ nên họ không dám bước một bước kế tiếp, là ngửa bàn tay của mình ra mà nói rằng "chúng tôi muốn bắt tay với các anh, các chị, các cháu trên tinh thần bình đẳng". Thay vì như vậy họ chỉ kêu gọi trung thành với đất nước trong khi vẫn đa nghi. Đa nghi như vậy nên về mặt lịch sử, họ mới không nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa nữa. Vì vẫn như thế nên mới có thiệt thòi. 

Ví dụ như có khoảng 36 ngàn sinh viên Việt Nam du học Mỹ. Phần đông cộng đồng người Mỹ gốc Việt tập trung ở những trung tâm lớn như Nam Cali, Bắc Cali, vùng Washington DC, vùng New York. Đó là những nơi cộng đồng người Mỹ gốc Việt rất lớn, business rất nhiều, các công ty, hãng xưởng của người Mỹ gốc Việt rất cần người. Nhưng các bạn ấy không có cơ hội ở đó. Vì các bạn là du học sinh, khi ra nước ngoài thì cũng là đại diện cho một đất nước. Nếu giữa Việt Nam và cộng đồng người Mỹ gốc Việt không có quan hệ tốt thì các bạn cũng bị thiệt thòi. 

2.2. Hòa giải là công nhận lẫn nhau 

RFA : Các bạn du học sinh Việt Nam khi ra nước ngoài thì mang theo một ý thức về "bản sắc quốc gia" mà họ được giáo dục và tuyên truyền ở Việt Nam. Đó là cái "bản sắc quốc gia" gắn liền với Đảng cộng sản. Cái "bản sắc quốc gia" đó khác hoàn toàn với "bản sắc quốc gia" của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Như anh Phillip Nguyễn nói, khác nhau như nước với dầu, cứ cố mà trộn vào nhau thì chỉ một lúc sau cả hai lại tách ra. Vậy theo anh phải làm sao ?

Alex Thái Võ : Nếu chọn nước và dầu như anh Phillip Nguyễn làm ví dụ thì theo như mình được nghe lại là chúng ta có thể dùng xà phòng làm chất xúc tác để giúp hai loại chất khác biệt này hòa hợp với nhau. Theo mình sự hòa hợp giữa hai thái cực cách nhau quá xa, 

Một bên thì đất nước được quan niệm là cái gì gắn chặt với Đảng cộng sản, cờ đỏ sao vàng. Họ dạy cho các cháu điều đó là điều đúng thôi, rất dễ hiểu. Và bên này cộng đồng người Mỹ gốc Việt dạy cho thế hệ sau lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa, của lá cờ vàng thì cũng đúng và dễ hiểu. 

Vấn đề là hai thái cực đó như là nước và dầu, không thể hòa vào nhau được. Chiến tranh đã gần 50 rồi, mình thấy là không ai có thể thay đổi điều đó hết. Cho nên điều quan trọng bây giờ theo Thái nghĩ trước hết là hai bên cần phải công nhận sự tồn tại của nhau, hay là đã từng tồn tại của nhau. Chúng ta không thể "deny" (từ chối), "ignore" (làm như không thấy) sự tồn tại của nhau mà nên công nhận sự tồn tại của nhau. Theo Thái thì với vị thế của Nhà nước Việt Nam ở Việt Nam và trên thế giới ngày nay thì sự thừa nhận đó không ảnh hưởng gì đến vị trí, vị thế chính trị của họ. Mà ngược lại, điều đó sẽ mang lại sự đoàn kết hơn giữa họ và người Việt trong nước với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Sự thừa nhận này nên xuất phát từ họ trước vì Nhà nước Việt Nam ở trong thế mạnh. 

Sự thừa nhận này không phải là thừa nhận một Việt Nam Cộng Hòa trong hiện tại để mà cạnh tranh với Nhà nước Việt Nam ngày nay mà chỉ là một vấn đề lịch sử trong quá khứ : Thể chế Việt Nam Cộng Hòa là một thể chế đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam. 

RFA : Thể chế đó là một cách lựa chọn con đường cho Việt Nam là thị trường tự do, khác biệt với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong 20 năm. Họ có thể có sai chỗ này, đúng chỗ kia, nhưng đó là chuyện khác ?

Alex Thái Võ : Đúng vậy. Đúng sai chỗ này chỗ kia là chuyện khác. Nhà nước Việt Nam nên nghĩ như thế này : Mỗi bên chọn một con đường cho Việt Nam. Hai bên tranh chấp với nhau và đưa đến sự thắng và thua. Bên thua họ đã thua rồi. Còn bên ta thì ta đã thắng rồi. Gần 50 năm nay ta đã củng cố được vị thế của ta rồi, cả trong nước và ngoài nước. Nếu thẳng thắn nhìn lại lịch sử đi nữa thì chúng ta cũng đâu có bị đe dọa gì về mặt quyền lực đâu. Ngược lại nữa, chúng ta có 2,5 triệu người Mỹ gốc Việt và ở các nước khác nữa là 4 triệu người. Nếu ta công nhận họ là một thành viên trong trang sử của chúng ta thì nó không có mất mát gì hết. Thay vì cứ phải nói về họ là "Ngụy quân Ngụy quyền" thì thay đổi cách nói, rằng từ 1955 đến 1975 dưới vị tuyến 17 có một chính thể là Việt Nam Cộng Hòa. 

Bằng những động thái nhỏ như vậy, người ta có thể hóa giải được những khúc mắc, những vết thương của cuộc chiến. 

Và những người bên Việt Nam Cộng Hòa cũng nên nhìn nhận sự thật lịch sử là không nên vì chính kiến của mình và phủ nhận sự thật lịch sử là trước 1975 từ vĩ tuyến 17 trở lên, có sự tồn tại của một nhà nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Và dù chúng ta không thích, không đồng ý, chúng ta phải vẫn thừa nhận là sau 1975 thì có một nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc tế công nhận. Ngày nay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có những chính sách mang lại nguồn lợi cho Việt Nam và đang bảo vệ Việt Nam.

Chúng ta có một vết thương. Có hai cách trị thương. Cách một là chúng ta không thừa nhận vết thương đó tồn tại để chữa. Nó ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong một điều kiện nào đó, vết thương có thể phát triển thành hoại tử rồi chết thôi. Cách hai là chúng ta thừa nhận nó để tìm cách chữa trị. 

Theo Thái thì nếu chúng ta không thừa nhận vết thương, nói cách khác là không thừa nhận sự tồn tại của nhau, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, thì không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ tranh cãi nhau, dẫn đến không còn tin nhau và không hòa giải được. 

Nhưng nếu chúng ta công nhận được vết thương đó, tức là nếu chúng ta công nhận được Đảng cộng sản và thể chế Việt Nam hiện tại và thể chế này công nhận được là trong lịch sử có sự tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng Hòa và cộng đồng người Mỹ gốc Mỹ cũng như một số không nhỏ ở trong nước có một mối liên hệ với Việt Nam Cộng Hòa thời đó. Công nhận như vậy thì họ cũng không làm gì chính thể hiện nay cả, nhưng là một sự tôn trọng của chúng ta đối với giai đoạn lịch sử đó của họ. 

Trong hội nghị về hòa giải của USIP thì hầu hết các diễn giả của hai chính phủ như bà Tôn Nữ Thị Ninh hay các diễn giả khác đều nhấn mạnh là để hòa giải thì không thể bắt đầu những bất đồng mà phải bắt đầu bằng những gì hai bên đồng ý. 

RFA : Tức là chúng ta có thể áp dụng nguyên lý hòa giải giữa Chính phủ Hà Nội và Chính phủ Washington DC cho sự hòa giải giữa Chính phủ Hà Nội và cộng đồng người Mỹ gốc Việt hay nói chung là với cộng đồng có quan hệ với chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước đây ?

Alex Thái Võ : Đúng vậy. Tức là chúng ta phải tìm được một điểm chung. Theo Thái nghĩ, điểm chung này có thể là những lợi ích về kinh tế và chính trị, nhưng trước hết, điểm chung này chính là thừa nhận lẫn nhau, thừa nhận sự tồn tại của nhau trong hiện tại và trong quá khứ. 

2.3. Hòa giải hay hòa hợp ?

RFA : Nói về sự thừa nhận quá khứ, chúng ta cần nhìn nhận một thực tế là giáo dục lịch sử và tuyên truyền chính trị cố gắng quên đi rất nhiều điều. Có một bản sắc quốc gia được xây dựng dựa trên sự nhớ và quên, nhớ những gì có lợi và quên những gì bất lợi.

Alex Thái Võ : Như trường hợp ông Phạm Quỳnh, trong số những người con của ông có một người là nhạc sĩ Phạm Tuyên mà sự nghiệp âm nhạc của cả cuộc đời ông là ca tụng thể chế đã giết cha mình. Hiện tượng đó khá phổ biến. Ông Phạm Quỳnh là một trong số những người đầu tiên bị chế độ sát hại nhưng sau đó thì liên tục lặp lại ở mức độ cao hơn, từ Cải cách Ruộng đất đến Nhân văn Giai phẩm, rồi Cải tạo tư sản miền Bắc và Cải tạo tư sản miền Nam, rồi tù cải tạo sau 1975… Cuộc chiến Việt Nam ngoài việc đánh với ngoại xâm như người ta thường gọi còn là cuộc chiến giữa những người anh em, giữa người Việt đánh với người Việt. Chúng ta đã vì những lý tưởng khác nhau mà xung đột nhau ngay trong một gia đình. 

RFA : Cụ Nguyễn Xuân Vinh là Tư lệnh Không quân của Việt Nam Cộng Hòa nhưng cha của cụ là Liệt sĩ của Chính phủ Việt Minh.

Alex Thái Võ : Hoặc ví dụ như gia đình cô Tôn Nữ Thị Ninh, cô ấy đại diện cho Nhà nước Việt Nam bây giờ, còn em trai cô là sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Chính cô ấy nói phần lớn gia đình Việt đều có người bên này và bên kia. Tất cả những điều này không phải là nội chiến thì là cái gì ? Nó là nội chiến bởi vì nó có sự tồn tại của những người Việt Nam khác, có suy nghĩ khác, lý tưởng khác vào giai đoạn lịch sử đó. Cái chúng ta cần là nhìn nhận nhau, tức là tôn trọng nhau. Tôn trọng nhau thì không nhất thiết là nói đến thể chế chính trị mà là nói đến con người. Cuối cùng thì tất cả chúng ta là người Việt Nam, không phải là người Việt Nam này hay người Việt Nam kia. 

Khi chúng ta có một điểm chung như vậy thì chúng ta dễ dàng giải quyết những khúc mắc khác. Nhưng chúng ta không dễ dàng công nhận lẫn nhau. 

RFA : Chính phủ Việt Nam có hai từ là "hòa giải" (reconciliation) và "hòa hợp" (integration). Bây giờ Chính phủ Việt Nam dường như dùng từ "hòa hợp" nhiều hơn chứ ít dùng từ "hòa giải" nữa. "Hòa giải" tức là tôi và anh công nhận lẫn nhau để bắt tay với nhau, gác lại những đau thương trong quá khứ. Còn "hòa hợp" là anh phải đến với tôi.

Alex Thái Võ : Như Thái có nói, Chính phủ Việt Nam có rất nhiều lựa chọn. Cách họ là chọn là các anh phải đến với chúng tôi, đem tài nguồn lực và chất xám về với chúng tôi. Họ quên mất là cách đây mấy chục năm họ gọi những người bỏ nước ra đi là "phản quốc". 

RFA : Anh vừa dùng từ "quên" ?

Alex Thái Võ : Đúng, họ "quên", nhưng là quên cố tình. Họ là người làm chính sách mà, không thể quên thật. Bây giờ họ gắn cho những người ngày xưa họ gọi là "phản quốc" là "Việt kiều" và thêm là tính từ "yêu nước" nữa. Vẫn là những con người đó nhưng qua thời gian tùy theo mục đích họ đặt cho những tên gọi khác nhau. Thay vì sử dụng cách làm đó, họ có thể bắt đầu bằng cách ngửa bàn tay ra, rằng chúng ta có thể bắt tay nhau, bằng cách trước tiên là công nhận sự khác biệt của nhau. Khi đã chấp nhận sự khác biệt của nhau rồi thì chúng ta mới bắt đầu đến với nhau được. Đúng là chúng ta khác nhau như nước và dầu, và đó là hai thái cực khác biệt. Hai thái cực đó là hiển nhiên và không thay đổi được. Không nên mất thời gian làm cho chúng ta trở nên giống nhau. Hãy chấp nhận là dầu và nước là khác nhau và dầu và nước luôn luôn tách khỏi nhau. Nhưng hai yếu tố này đều có thể làm một việc gì đó đặc thù của riêng nó. Chúng ta có thể chấp nhận tách nó ra, dầu có thể dùng để chiên đồ ăn, còn nước để uống chẳng hạn. 

RFA : Việc cố gắng làm cho dầu và nước hòa tan vào nhau là không cần thiết và thay vào đó chỉ cần tôn trọng sự khác biệt của nhau ?

Alex Thái Võ : Đúng vậy. Chính quyền Việt Nam chỉ cần tôn trọng sự thật lịch sử, thay vì tiếp tục đặt tên là "Ngụy quân Ngụy quyền" thì chỉ cần một sự thừa nhận sự thật rằng Việt Nam Cộng Hòa là một chính thể được công nhận bởi bao nhiêu nước trong giai đoạn lịch sử đó nhưng chúng ta không đồng ý với nhau rồi có một cuộc chiến và chính thể đó không còn tồn tại. Chỉ cần như vậy thôi thì số đông người Việt Nam ở Mỹ sẽ ít nhất thấy cái lòng của giới lãnh đạo hiện tại đối với họ. 

RFA : Và nếu làm như vậy thì đối với phần đông người Việt Nam, họ lại thấy Nhà nước Việt Nam có một cái tầm cao hơn ?

Alex Thái Võ : Đúng, tức là có cái nhìn khoan dung.

hoagiai3

Vietnam American Foundation đi tìm hài cốt người tù Việt Nam Cộng Hòa mất trong các trại cải tạo sau 1975. Vietnam American Foundation

3. Hòa giải dân tộc nhìn từ cách đối xử với người đã mất trong chiến tranh

3.1. Nghĩa tử là nghĩa tận 

RFA : Cách đây gần hai mươi năm, phía Mỹ tìm thấy một chiếc máy bay rơi trong chiến tranh Việt Nam, trong đó họ tìm thấy khoảng 81 hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và 4 hài cốt người Mỹ. Họ mang hài cốt binh sĩ Mỹ về nước và đề nghị Chính phủ Việt Nam nhận những bộ hài cốt của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng phía Việt Nam không nhận, và Mỹ phải mang về an nghỉ tại Hawaii và sau đó là California.

Alex Thái Võ : Mình nghĩ rằng Nhà nước Việt Nam ngày nay với tư cách là bên thắng cuộc, họ tiếp quản mọi thứ thuộc về Việt Nam Cộng Hòa và họ có trách nhiệm với cả những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã mất. Khi thắng cuộc, họ tiếp quản mọi tài sản của Việt Nam Cộng Hòa thì xét về mặt lý thuyết, họ cũng phải có trách nhiệm với cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa dù xác của những người lính ấy nằm ở đâu. Nhưng đó chỉ là nói về mặt lý thuyết thôi. Còn về mặt thực tế thì họ bối rối vì nhiều câu hỏi : Mang những bộ hài cốt đó về thì chôn cất thế nào ? Bia mộ lại phải ghi là Việt Nam Cộng Hòa hay sao ? Họ đâu phải là lính của chúng ta ?... Cho nên họ từ chối cũng là điều dễ hiểu. 

Nhưng mình muốn kể thêm một câu chuyện thế này. Khi làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong dự án tìm hài cốt quân nhân mất tích trong chiến tranh Việt Nam, mình biết là Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tìm thấy nhiều hài cốt của binh sĩ cộng sản, dù là họ không thể xác định được đó là binh sĩ cộng sản ở Miền Nam nổi dậy hay là quân nhân từ Bắc Việt. Nhưng Chính phủ Việt Nam cũng không chấp nhận mang những hài cốt đó về, dù đó là xác những người đã từng đánh cho mình. Chính họ không nhận về những bộ hài cốt của người bên mình, nên việc họ không nhận hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng Hòa cũng là điều dễ hiểu. Bây giờ ở trung tâm bên Hawaii vẫn còn giữ hài cốt của quân nhân cộng sản mất tích. Đó là những hài cốt chúng tôi xếp vào nhóm "Stateless" (không được quốc gia nào nhận về). Thành ra đó là những hài cốt còn "lang thang". 

RFA : Tại sao Trung tâm Việt Nam học ở Đại học Kỹ thuật Texas nơi anh đang làm việc hiện đang xây dựng cơ sở dữ liệu về quân nhân mất tích của cả ba bên : Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ?

Alex Thái Võ : Nếu mà có đủ kinh phí, chúng tôi còn muốn mở rộng cơ sở dữ liệu cho tất cả các bên khác như Hàn Quốc, Úc… kể cả Liên Xô và Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc đã gửi khoảng 320 ngàn quân nhân vào Việt Nam. Và theo tư liêu mà mình có được thì ở những giai đoạn cao điểm của cuộc chiến, quân nhân Liên Xô và Trung Quốc có mặt ở chiến trường Miền Nam, có mặt ở tận vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Họ có thể là cố vấn quân sự, làm phim tuyên truyền, tình báo... đều có hết. Họ đi theo các đơn vị Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cố vấn cho họ cách tuyên truyền. 

Mình đặt tên cho bài phát biểu của mình tại Hội nghị về hòa giải vết thương chiến tranh ở Viện Hòa Bình Hoa Kỳ là "Reconciliation with the Stateless" (Hòa giải với những người không còn quốc gia). Về lý thuyết như mình đã nói, Chính phủ Việt Nam là bên thắng cuộc thì họ có trách nhiệm kế thừa và có trách nhiệm với mọi thứ nhận từ bên thua cuộc, kể cả hài cốt quân nhân. Nhưng Chính phủ Việt Nam không nhận họ thì họ trở thành "Stateless" (không còn quốc gia). Trong gần 50 năm qua, những người Việt bỏ nước ra đi đã mang quốc tịch nước ngoài, không còn tư cách pháp lý để về nước tìm hài cốt người anh em cũ, còn Nhà nước Việt Nam thì không quan tâm đến họ. Nhưng mình nghĩ bây giờ cuộc chiến đã kết thúc gần 50 năm rồi. Cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ đã củng cố lại được vị trí của họ. Họ có nhiều đại diện trong Quốc hội Mỹ, nhiều người thành công trong quân đội Mỹ, trong kinh tế, công nghệ, giáo dục. Chúng ta với tư cách là người Mỹ có quyền đưa ra tiếng nói yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ có trách nhiệm cả với hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mất tích. Lý do là khi Chính phủ Mỹ lấy tiền thuế của dân để giúp Chính phủ Việt Nam tìm hài cốt quân nhân mất tích, họ lấy tiền thuế đó từ đâu ?

RFA : Từ người Mỹ, trong đó có hai triệu rưỡi người Mỹ gốc Việt.

Alex Thái Võ : Và vì thế, anh lấy tiền thuế đó đi giúp cho những người ngày xưa là kẻ địch nhưng bây giờ là đối tác thì anh cũng phải có trách nhiệm với những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, những người hi sinh trong chiến tranh hoặc trong các trại cải tạo, trại tị nạn, có trách nhiệm với cả những người mất mạng ở ngoài biển. 

3.2. Nhìn nhau như những con người 

RFA : Ở Sài Gòn có những nhà thờ, ngôi chùa đang nuôi dưỡng các cụ già thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bây giờ đều đã là bảy tám mươi tuổi, bị tàn tật từ thời chiến.

Alex Thái Võ : Và trong các chương trình trợ giúp của Chính phủ Mỹ cho Việt Nam thuộc khuôn khổ chính sách hòa giải Mỹ Việt này có cả chương trình giúp đỡ cho thương binh cộng sản. Trong khi đó thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa thì sống lê lết gần 50 năm nay rồi thì không ai quan tâm. Họ cụt chân cụt tay. Theo tôi được biết cộng đồng Việt Nam bên này gây quỹ gửi về giúp họ mà đôi khi còn bị làm khó khăn nữa. 

Không phải là mình cứ cố khơi lại chuyện Việt Nam Cộng Hòa đâu, mà sự thực là ban tổ chức của hội nghị về hòa giải chiến tranh của Viện Hòa Bình Hoa Kỳ này đã mời Thái đến và muốn Thái nói về việc tìm hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Đó là bài nói chuyện được đặt hàng bởi chính Viện Hòa Bình Hoa Kỳ của Chính phủ Mỹ. Thành ra tôi mới đưa ra tiếng nói là Chính phủ Hoa Kỳ phải có trách nhiệm với quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mất tích. Chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm với quân nhân mất tích của họ. Đó là việc đương nhiên. Nhưng họ cũng có trách nhiệm với cả cộng đồng họ kế thừa sau chiến thắng. Nếu chúng ta không muốn nói đến "trách nhiệm" thì chúng ta hãy nói như chính các vị Đại sứ Phạm Quang Vinh hay Tôn Nữ Thị Ninh đã nói là "humantarian aid" (hỗ trợ nhân đạo). Tất cả những xác người đang còn nằm lại rải rác trên mảnh đất này vì cuộc chiến, dù là "người Cộng sản" hay "người Cộng hòa", thì trước khi họ thuộc về một thể chế nào thì họ là một con người, có cha có mẹ, có anh có chị có em, có dòng họ, bạn bè. Chúng ta đang muốn tìm một điểm chung để nói chuyện mà, phải không ? Nếu tìm điểm chung trong chính trị thấy khó quá, dễ tranh cãi, vậy thì hãy đặt chuyện đó sang một bên. Còn nếu nhìn những xác người còn nằm lại đó từ góc độ con người, góc độ nhân đạo, thì nó xóa đi những khó khăn do vấn đề chính trị tạo ra. 

Hãy nhìn họ như những người đang cần được đưa về với gia đình họ. Đưa họ về với gia đình để khép lại cho gia đình họ, cho chính những người đã hy sinh những đau thương. 

RFA : Chính phủ Việt Nam cũng nói "khép lại quá khứ" ?

Alex Thái Võ : Người ta có thể khép lại quá khứ, có thể forgive (tha thứ) nhưng không thể forget (lãng quên). Không thể hòa giải bằng cách lãng quên vì đó là điều bất khả thi. Quá khứ là cái không thể quên vì là cái định hình hiện tại của mỗi bên. Nhưng chúng ta có thể forgive, tha thứ cho nhau, như thế thì có thể đi đến hòa giải cùng nhau. 

Người Nhật, người Đức, người Mỹ đều trải qua những xung đột nội bộ nhưng bên thắng cuộc với lợi thế về mặt quyền lực là bên chủ động hòa giải cùng bên thua nên nước họ thành công. Ở Mỹ bên thua vẫn có những nghĩa trang chôn cất tử sĩ bên mình một cách tử tế. Ngay cả khi người Mỹ bên thắng đã nỗ lực hòa giải với bên thua như vậy nhưng mâu thuẫn đến giờ vẫn còn. Dẫu sao nó cũng không gay gắt như ở Việt Nam.

Mấy năm trước mình làm cho dự án của Bộ Quốc phòng Mỹ tìm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Sau đó mình làm cho Trung tâm Việt Nam học của Đại học Kỹ thuật Texas. Trung tâm này có dự án tìm quân nhân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mất tích sau chiến tranh. Mình tham gia vào dự án đó vì thấy đây là cơ hội để hàn gắn người Việt với nhau. Mình muốn nhận công việc đó. Nhưng để thể hiện sự tôn trọng với ba mình, mình đã gọi điện cho ba : Bây giờ con sẽ tham gia vào một dự án tìm hài cốt những người lính cộng sản mất tích. Họ là những người ở phía bên kia chiến tuyến của ba, và sau cuộc chiến thì ba đã bị tù tội sau bảy năm trong nhà tù của họ. Ba nghĩ con có nên nhận công việc này không ? Ba suy nghĩ như thế nào ? 

Ba tôi trả lời ngay : Nên làm. Con nên làm việc đó. Đó là việc nhân đạo phải làm. 

Một người như ba mình, mất hết những gì mình có trong thời trẻ, khi ba mươi mấy tuổi, lúc qua Mỹ cũng khó mà gầy dựng lại được hết những gì đã mất. Những người như ba đáng lý ra có nhiều uất ức lắm chứ, nhưng họ chịu bỏ qua một bên, khuyến khích con mình tham gia tìm hài cốt của phía bên kia. Chính vì vậy, mình muốn "challenge" (thử thách) Chính phủ Việt Nam lẫn Chính phủ Hoa Kỳ là họ ở vị thế cao hơn, họ cũng có thể làm như vậy được không ? 

3.3. Động lực của hòa giải : văn hóa hay thể chế ? 

RFA : Đằng sau hành động của ba anh và anh có phải là một nền tảng văn hóa, giáo dục nào đó ? 

Alex Thái Võ : Cũng có thể. Như cô Olga Dror ở Đại học Texas A&M đã phân tích trong cuốn sách của cô, so sánh về văn hóa giáo dục hai miền Nam Bắc Việt Nam thời chiến, thì ở miền Nam văn hóa giáo dục tôn trọng bản ngã con người, tính nhân văn, trong khi miền Bắc giáo dục con người để phục vụ hoàn toàn cho cuộc chiến. Về âm nhạc thì nhạc đỏ của miền Bắc cũng rất khác nhạc miền Nam. Mình nghe nhạc đỏ miền Bắc, không dám nói chuyện hay dở, nhưng thấy nó tạo ra sát khí, nó tạo ra "ta" và "địch", phải giết, phải thắng bằng mọi giá. Mình không nghĩ đó chỉ là âm nhạc, không ảnh hưởng đến tư duy con người. Nếu người ta nghe mấy chục năm nhạc đó trong chiến tranh rồi tiếp tục gần 50 năm sau vẫn nghe liên tục thì ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của con người. Âm nhạc miền Nam thì dù nói về người lính hay xã hội thì luôn luôn nhắc đến tính nhân bản, nhắc đến vấn đề con người. 

RFA : Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, một người của Cục Tâm lý chiến Việt Nam Cộng Hòa, sáng tác "Kinh khổ" năm 1967, kêu gọi "thù hằn anh em… bỗng nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà".

Alex Thái Võ : Đó là một dòng văn hóa âm nhạc nhìn con người như là con người. Tuy nhiên, mặc dù văn hóa rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tư tưởng con người, nhưng mình nghĩ dù là bên nào đi nữa, xét đến cùng, ai cũng có nền tảng là tính người giống nhau. 

Họ chỉ khác nhau ở giới tuyến. Giới tuyến thì ảnh hưởng đến văn hóa, dẫn đến người ta dễ chấp nhận để chúng ta có hành động nhân bản hơn, nhưng trong công việc của mình, mình cũng tiếp xúc với những người phía bên kia, có con em đi lính và chết. Họ cũng bị tuyên truyền để nghĩ này khác. Nhưng khi mình liên hệ và nói thưa cô, thưa chú, chúng cháu muốn cùng nhau để tìm lại hài cốt những người đã mất của tất cả các bên trong cuộc chiến thì họ cũng bình tâm nghĩ lại mà nói : Đúng rồi, chúng ta không nên vì cuộc chiến đó mà phân biệt gì nữa hết. Phải tìm cách để tìm được hài cốt của những người đã mất của nhau. 

Như vậy ta thấy dù bên nào thì ai cũng có cái nền tảng nhân bản của con người hết. Ngay cả một số loài thú còn biết đối xử với hài cốt của đồng loại đã mất một cách tử tế nữa huống chi chúng ta là con người. Nhưng cái cản trở ở đây là cái cản trở do tính chất của hệ thống. Hệ thống làm lãnh đạo họ sợ, họ nghi ngờ. Họ sợ nhiều quá nên họ tạo ra rào nhiều rảo cản, rồi ấn cái rào cản đó xuống hệ thống. Trong hệ thống không có cá nhân nào dám làm một cái gì thực chất để hòa giải cả.

Vì vậy, văn hóa rất quan trọng ? Đúng. Giáo dục rất quan trọng ? Đúng. Nhưng nếu chúng ta chỉ đơn thuần quy mọi thứ về cho văn hóa, rồi dẫn đến miền này thế này miền nọ thế nọ thì chúng ta hạ thấp con người quá. 

Mà suy cho cùng văn hóa cũng là do hệ thống mà ra. Nếu đổ hết cho văn hóa thì con đường hòa giải sẽ trở nên mù mờ. Với kinh nghiệm của Thái thì về mặt con người, chúng ta không khác biệt nhau quá xa đâu. 

Mặc dù cả hai bên đều có những người không chấp nhận phía bên kia, không chấp nhận lẫn nhau, nhưng Thái nghĩ những người đó không nhiều. Chúng ta không nên quá bận tâm đến những thái cực đó. Chúng ta nên dành công sức và thời gian cho việc khác, có ích hơn. Nhưng chúng ta vẫn nên tôn trọng sự cực đoan của họ. Đó là sự lựa chọn của họ và chúng ta không nên phải chỉ trích làm gì. Tại sao mình dùng từ "tôn trọng" ? Bởi vì mình không trực tiếp trả qua những đau thương mất mát lớn lao mà họ, ở cả hai bên, đã trải qua. Họ đã trực tiếp phải chôn cất anh em, đồng đội, hoặc bị trực tiếp bắn vào tay vào chân, trải qua những đau thương không thể tả bằng lời. Cho nên theo mình đừng nên khuyên ai "bỏ qua" quá khứ. Có thể nói họ hãy "forgive" (tha thứ). "Tha thứ" là quyền của người ta. Còn "bỏ qua" thì có phần ép buộc họ. Chúng ta không biết, không trải qua những gì họ đã chịu đựng. Chúng ta không thể đặt mình vào vị trí của họ rồi nói tại sao không "bỏ qua" đi. Không nên làm điều đó vì điều đó chỉ làm hại mình và hại họ thôi. Với bên này cũng vậy. Bạn đã phải ngồi tù tám năm sau cuộc chiến chưa ? Bạn đã phải ôm con mình lết vào bờ khi thuyền của bạn bể làm đôi ngoài biển và bao nhiêu người chết chưa ? Bạn có vượt biên để rồi chết hết tất cả chỉ còn mình sống sót hay chưa ? Nếu chúng ta chưa trải qua những điều đó thì chúng ta không thể ngồi đây phán họ "bảo thủ" hay "tại sao không chấp nhận lẫn nhau". 

Như cô Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh trong hội nghị về hòa giải tại Viện Hoa Bình Hoa Kỳ, cô ấy đại diện cho Nhà nước Việt Nam đi kêu gọi "reconciliation" (hòa giải) mà cô ấy lại đổ cho việc không thể hòa giải được lên đầu cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, là do có một số người "bảo thủ". Nói về hòa giải Việt Mỹ thì sao cô không nói về một số người Mỹ, vì cũng có những người Mỹ không chấp nhận Mỹ đi giúp Việt Nam như vậy. Nhất là trong hiện tại, Việt Nam vẫn đang có những vấn đề về "human rights" (nhân quyền) cho nên rất nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ không đồng ý Hoa Kỳ hòa giải với Việt Nam. Nhưng cô Tôn Nữ Thị Ninh chỉ nhìn vấn đề trong mối quan hệ với đối tác Mỹ, còn với cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì cô chỉ nhìn theo kiểu họ không có ích gì cho mình. Nhưng Nghị quyết 36 cho thấy là Nhà nước Việt Nam nhìn người Việt ở nước ngoài như là một khối tài nguyên. Khối này mỗi năm gửi về Việt Nam hơn chục tỷ đô la, ngay cả trong những năm Covid thì vẫn không giảm. Cô Ninh với tư cách là người đại diện cho Nhà nước khi nói như vậy là vô trách nhiệm. Đang đi kêu gọi tình thương của nhau nhưng lại xoáy vào nỗi đau của người ta thì làm sao nhìn vào mặt nhau mà cười ? Vì vậy mình hơi tiếc vì cô Ninh vốn là người giàu kinh nghiệm, và chính cô nói cô có một người em trai là cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. 

3.4. Lịch sử và hiện tại

RFA : Triết gia Pháp thế kỷ 19 Renan có nói : sứ mệnh của khoa học lịch sử là tìm ra sự thật trong quá khứ. Nếu không thừa nhận sự thật thì không tạo ra được nhận thức lịch sử chung, do đó cũng không hòa giải được. Nhưng khi làm rõ sự thật thì sự thật đó phá vỡ những truyện kể lịch sử có tính tuyên truyền của hệ thống chính trị để tạo ra một "bản sắc quốc gia" có lợi cho nó. Như thế nó phá hỏng cái "nationhood" (tính chất như một dân tộc) mà hệ thống đó đang xây dựng. Đó là một nghịch lý. Làm sao để nghiên cứu lịch sử nói chung vượt lên nghịch lý này ?

Alex Thái Võ : Trong công việc của mình, Thái đã chuyển từ công việc của Bộ Quốc phòng ở Hawaii, đi tìm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh, sang một công việc khác, là xây dựng cơ sở dữ liệu về quân nhân mất tích của tất cả các bên. Đó cũng là một hành động hướng đến sự hài gắn. Tôi là con em của một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, biết là cha mẹ mình đã bị như thế, anh chị em mình đã bị nhiều thiệt thòi. Nếu tôi suy nghĩ theo kiểu, ôi, đó là xác của mấy ông cộng sản, những người đã hại cha, hại mẹ mình, hại anh em mình, thì sẽ không bao giờ hàn gắn được hết. Đối với mình, mỗi lần tìm được một hài cốt dù của người đã mất của bên nào thì cũng là tìm thấy được lịch sử. Tìm được cái lịch sử chung đó là có thể tạo ra được sự hàn gắn.

Chính phủ Việt Nam ngày nay nói là họ còn ít nhất khoảng 300 ngàn quân nhân mất tích. Phía Mỹ thì nói là họ còn khoảng một ngàn rưỡi. Ít nhất họ còn biết con số tương đối. Nhưng không ai biết còn bao nhiêu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mất tích mà chưa được đem về. 

Chúng tôi lập một cơ sở dữ liệu về những người tử sĩ, những liệt sĩ của tất cả các bên đã hi sinh, tức là về hoàn cảnh họ bị chết, rồi tập hợp lại, để sau này phân tích để tìm vị trí hài cốt của họ. Phải có nền tảng dữ liệu này thì chúng tôi mới có thể yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam hành động. 

Trung tâm Việt Nam học chỗ chúng tôi hiện có trên 30 triệu tài liệu, trong đó có hơn 260 ngàn hồ sơ trong thời chiến mà quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh đã thu thập được khi những người Cộng sản hi sinh hoặc bỏ lại khi chạy trốn. Dựa vào những thông tin đó, chúng tôi có thể phân tích, ví dụ như chỗ này có thể có bao nhiêu người chết, chỗ kia có thể có người được chôn cất. Chẳng hạn như cuốn nhật ký này được lấy ở tọa độ này thì chúng tôi biết ít nhất là ở tọa độ này đã từng có một xác chết có thể được chôn ở khu vực đó. Chúng ta không có tư liệu nói rõ ràng theo kiểu xác chết của người này nằm đúng vị trí kia. Chúng ta chỉ có thể phát hiện thông qua phân tích tư liệu. Chẳng hạn nhật ký này có vết máu thì tọa độ nơi lấy được nhật ký có thể có xác chết để tìm. Nếu mà biết được cuốn nhật ký đó liên quan đến đơn vị nào thì có thể liên lạc với những người còn sống để hỏi. Chẳng hạn nếu có được câu trả cụ thể kiểu như "tôi biết người đó chết ở đâu nhưng lúc đó không mang đi được" thì càng dễ tìm hơn. Hoặc chúng ta có thể phỏng vấn quân nhân Việt Nam Cộng Hòa có liên quan đến trận đánh để khảo sát kỹ hơn. 

Đại khái, trung tâm chúng tôi bây giờ đang tìm để xây dựng một cơ sở dữ liệu để tìm hài cốt quân nhân mất tích của tất cả các bên. 

Và chúng tôi cần sự giúp đỡ của người Việt Nam cả trong nước và khắp thế giới. Khi đã có cơ sở dữ liệu là có bao nhiêu người mất, bao nhiêu người mất tích, thì trên nền tảng đó chúng tôi sẽ tiến tới bước đi tìm trực tiếp. Sau cuộc chiến này thì hầu như gia đình nào cũng có người mất mà chưa tìm được. Nếu họ nhập dữ liệu người đã mất vào hệ thống của chúng tôi, như họ tên, ngày sinh, năm sinh, nhập ngũ khi nào, đơn vị là gì, cấp bậc là gì, năm mất tích là gì… Cho chúng tôi những thông tin đó thì chúng tôi có thể tìm và khảo sát.

RFA : RFA xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư Tiến sĩ Alex Thái Võ đã dành cho độc giả chúng tôi cuộc trò chuyện này.

Nguồn : RFA, 07/11/2022

Additional Info

  • Author Alex Thái Võ
Published in Diễn đàn

Cựu Đại sứ Ted Osius bàn về hòa giải và an nghỉ người đã khuất trong chiến tranh

Như RFA đã đưa tin , tại hội nghị  "Đối thoại về những di sản chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia", các học giả nghiên cứu ở các trường đại học, các nhà hoạt động xã hội dân sự và các quan chức chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã trao đổi với nhau về vấn đề hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh. Đây là hội nghị do Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) của Chính phủ Mỹ tổ chức trong hai ngày 11 và 12/10/2022. 

Nhân dịp này, RFA phỏng vấn cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Ted Osius, về những nỗ lực đã qua của hai nước và những vấn đề cần tiếp tục quan tâm. 

ted1

Ông Ted Osius, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - U.S. Embassy Hanoi

Động lực của hòa giải : không phải là kinh tế mà là lịch sử 

RFA : Xin ông đánh giá tổng quan về chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệ gần 30 năm qua. Tại sao Hoa Kỳ muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam từ thời điểm đó ?

Ted Osius : Ở thời điểm khởi đầu, khi nước Mỹ đưa ra quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, chúng tôi cho rằng ý tưởng hòa giải với Việt Nam sẽ tốt cho nước Mỹ. Đó là lợi ích của nước Mỹ, bởi vì sẽ rất tốt cho Mỹ khi hàn gắn vết thương chiến tranh, khi có thể mang về nhà càng nhiều người thiệt mạng và mất tích trong chiến tranh càng tốt, và về cơ bản là để vượt qua một giai đoạn khó khăn trong lịch sử Hoa Kỳ. 

Những người như Thượng nghị sĩ McCain cũng cho rằng có mối quan hệ tốt đẹp với một quốc gia ở vị trí chiến lược như Việt Nam cũng là lợi ích của Hoa Kỳ, và mối quan hệ đó là có thể phát triển được. Đối với nước Mỹ khi đó, xét về chiến lược lâu dài thì bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là lợi ích của Mỹ. 

Tôi nghĩ hồi đó Việt Nam tương đối nghèo, nên quyết định đó không có nhiều yếu tố thương mại. Động lực của quyết định đó nằm ở vấn đề lịch sử, chính trị và vị trí chiến lược của Việt Nam.

Điều đáng ngạc nhiên đối với tôi bây giờ là sự thay đổi vị thế của Việt Nam. Tôi đã ở Việt Nam gần 30 năm trước khi hai nước chúng tôi hầu như không có thương mại và Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Châu Á. Bây giờ, Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Các bạn biết đấy, Việt Nam có mối quan hệ thương mại đang phát triển nhanh chóng với Hoa Kỳ. Tổng kim ngạch thương mại hai nước là 112 tỷ năm ngoái. Chắc chắn sẽ nhiều hơn trong năm nay. Vì vậy, bây giờ trong mối quan hệ của hai nước còn có thành tố kinh tế nữa. 

Nhưng xét về mặt lịch sử, quan hệ kinh tế là yếu tố nổi lên tương đối gần đây. Ở thời điểm khởi đầu gần 30 năm trước, động lực chính là để vượt lên quá khứ và tạo ra một mối quan hệ chiến lược có lợi cho cả hai nước.

Điểm thiếu sót trong chính sách hòa giải : lãng quên những người không còn tiếng nói 

RFA : Như ông đã biết, trong hội thảo "Đối thoại về những di sản chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia" tại Viện Hòa Bình Hoa Kỳ, đã có nhiều tiếng nói nhận xét rằng Chính phủ hai nước ngày nay tìm cách hàn gắn vết thương chiến tranh của hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong chiến tranh, nhưng hai chính phủ không quan tâm đến nỗi đau thời chiến và hậu chiến mà những người Việt Nam Cộng Hòa đã phải chịu đựng. Họ không có tiếng nói.

Ted Osius : Có quan tâm. Thực sự là có.

RFA : Ý ông muốn nói là Chính phủ Hoa Kỳ có quan tâm ?

Ted Osius : Tôi muốn nói là Chính phủ Việt Nam cũng quan tâm theo một cách nào đó. Tôi nói vậy bởi vì khi tôi còn là đại sứ, tôi đã được các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu nêu vấn đề Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của nhiều chiến sĩ Miền Nam. Và tôi đã đặt vấn đề với Hà Nội. Tôi đã đặt vấn đề này trong những điều khoản hành động rất thực tế. 

Chúng tôi không đặt vấn đề về hệ tư tưởng hay màu cờ. Chúng tôi chỉ đặt vấn đề con người, rằng "nghĩa tử là nghĩa tận", đó là những người đã chết và chúng ta nên đảm bảo rằng những người đã khuất được an nghỉ ở đó một cách tử tế. 

RFA : Và Chính phủ Việt Nam đã hồi đáp ra sao ?

Ted Osius : Tất nhiên không có phản hồi ngay lập tức mà là vài tháng sau khi tôi nêu vấn đề ra. Tổ chức Vietnamese American Foundation (Quỹ Người Mỹ gốc Việt) được phép vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để dọn dẹp, tu bổ và đào mương cho nước chảy ra khỏi mộ khi trời mưa to. Họ được chặt rễ cây để mồ mả không bị rễ cây phá hỏng. Mặc dù điều này không được truyền thông báo chí chú ý nhiều nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn đồng ý cho phép thực hiện những điều đó vì lợi ích của sự hòa giải. 

Tôi tin rằng điều đó cho thấy Chính phủ Việt Nam cũng nghĩ rằng việc quan tâm đến Cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng là một phần của hòa giải, rằng hòa giải không chỉ là việc của hai chính phủ mà người dân cũng phải được tham gia.

Đây là một vấn đề khó. Vấn đề này nhạy cảm vì cuộc chiến đó vừa là một cuộc nội chiến, và như các bạn biết đấy, cũng vừa là một cuộc chiến tranh quốc tế. Các bạn hãy nhìn xem nước Mỹ đã mất bao lâu để phục hồi và hòa giải sau cuộc nội chiến của chúng tôi. Chúng tôi cần thời gian rất dài. Vì vậy, đối với Việt Nam, cũng cần một thời gian để hồi phục sau nỗi đau và vượt lên những di sản khủng khiếp của cuộc chiến đó.

ted2

Hình ảnh tu bổ Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa do Vietnamese American Foundation thực hiện năm 2018. (Bản quyền ảnh : Vietnamese American Foundation)

Tiếp tục cuộc hành trình

RFA : Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã làm việc cật lực để giải quyết vấn đề MIA (người Mỹ mất tích trong chiến tranh). Chính phủ Mỹ đã làm hết sức mình để đưa hài cốt binh sĩ Hoa Kỳ còn nằm lại ở Việt Nam về nhà, đồng thời cũng giúp Chính phủ Việt Nam tìm hài cốt Liệt sĩ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị mất tích.

Ted Osius : Vâng, đúng như vậy. 

RFA : Thế còn các Tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa thì sao ? Còn rất nhiều Tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa bị mất tích trong chiến tranh, hoặc chết trong các trại cải tạo sau 1975 nhưng gia đình chưa được nhận thi thể họ. Như Phó Giáo sư Alex Thái Võ đã nói, hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ biết tương đối rõ có bao nhiêu binh sĩ Hoa Kỳ và binh sĩ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa mất tích trong chiến tranh, nhưng không ai biết có bao nhiêu Tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã mất mà thi thể còn vùi lấp đâu đó trong rừng sâu. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đều từng là kẻ thù của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong quá khứ, nhưng Việt Nam ngày nay chỉ hòa giải với Hoa Kỳ, giúp tìm kiếm binh sĩ Hoa Kỳ mất tích, trong khi Việt Nam Cộng Hòa còn là đồng bào của họ thì họ không giúp tìm kiếm đồng bào mình mất tích trong chiến tranh. Đây là một nghịch lý. Vậy Chính phủ Hoa Kỳ có thể làm gì để giúp Chính phủ Việt Nam trở nên cởi mở hơn ? 

Ted Osius : Điều đó đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây so với những năm đầu sau khi bình thường hóa quan hệ hai nước. 

Ngay trước khi bình thường hóa quan hệ hai nước, tất cả các mối quan tâm đều tập trung vào việc tìm kiếm thông tin đầy đủ nhất có thể về những người Mỹ đã mất tích trong chiến tranh. Trên thực tế, trong những năm đầu của mối quan hệ mới này, có một sự tập trung rất ít vào những người Mỹ đã mất tích. Nhưng trong những năm gần đây, một phần là do các cựu chiến binh của cả hai bên đã tích cực hoạt động, nên đã có một nỗ lực chung để xác định hài cốt của những người Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh. Và tôi nói người Việt Nam không phải nói người Việt Nam miền Bắc hay người Việt Nam miền Nam. Tôi đang nói đến "người Việt", những người đã mất trong chiến tranh. 

Nỗ lực hợp tác đã được nâng cao nhờ các chuyến đi gần đây của Phó Tổng thống Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. Vì vậy, có thông tin được chia sẻ từ các cơ quan lưu trữ của Hoa Kỳ với người Việt Nam để tìm những người đã mất và chúng tôi cũng chia sẻ cả công nghệ nữa. Đó là công nghệ giám định để xác định bộ hài cốt tìm được là người nước nào thông qua xét nghiệm DNA. 

Chúng tôi thực hiện điều đó với người Việt Nam, không quan trọng người Việt Nam đó là "Việt Minh," "Việt Cộng", các bạn biết đấy, là những người lính miền Nam hay lính miền Bắc. Chúng tôi chỉ quan tâm đó là những người Việt bị mất tích.

RFA : Đó là những gì Chính phủ Hoa Kỳ đã làm phải không ? Còn Chính phủ Việt Nam thì sao ? Chính phủ Việt Nam xử lý những thông tin mà Chính phủ Mỹ cung cấp như thế nào ?

Ted Osius : Tôi không còn ở trong chính phủ nữa nên tôi không biết chính xác những gì đang xảy ra hiện nay. Nhưng tôi biết rằng sự hợp tác giữa hai Chính phủ về vấn đề này là lành mạnh, tốt đẹp. 

Sự hợp tác này là thực sự quan trọng, không chỉ đối với người Mỹ mà còn vì đó là văn hóa Việt Nam. Và một lần nữa, tôi nhấn mạnh, đây không phải là vấn đề người miền Bắc hay miền Nam mà đó là văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam muốn chôn cất những người đã mất một cách tử tế với sự kính trọng. Và thực sự dù các bạn là "Việt Cộng" (RFA chú thích : chữ dùng của cựu Đại sứ) ở đồng bằng phía Bắc, hay các bạn là ai ở bất cứ đâu, các bạn biết đấy, dù là ai ở bất cứ đâu, việc chôn cất người đã mất một cách tử tế là điều rất quan trọng. Đó cũng là văn hóa Việt Nam. Vâng, nó nằm ở vị trí trung tâm trong văn hóa Việt Nam.

RFA : RFA xin trân trọng cảm ơn cựu Đại sứ Ted Osius đã dành cho độc giả của chúng tôi cuộc phỏng vấn này. 

Nguồn : RFA, 31/10/2022

Additional Info

  • Author Ted Osius
Published in Diễn đàn

Hòa giải cần bắt đầu từ đâu ?

JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 30/04/2021

Ngày hôm nay, kỷ niệm lần thứ 46 ngày Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoàn thành công cuộc cưỡng chiếm một quốc gia được quốc tế công nhận, có một chính quyền do người dân bầu lên, có một nền văn hóa và trình độ xã hội cao hơn hẳn chế độ đi cưỡng chiếm.

hoagiai1

Những người cộng sản gọi đó là "Chiến thắng". Những người Việt Nam Cộng Hòa gọi là ngày mất nước. Những ẩn ức tâm lý đó đã qua thời gian đến gần nửa thế kỷ.

Nửa thế kỷ sau khi kết thúc một cuộc chiến mà tên gọi của nó cho đến nay chưa hoàn toàn được đồng ý từ mọi phía. Và do vậy, ngày kết thúc chiến tranh chưa có một cái tên khả dĩ được hầu hết mọi người chấp nhận.

Nửa thế kỷ sau khi cuộc chiến kết thúc, người cộng sản mới công nhận một tên gọi của một quốc gia là Việt Nam Cộng Hòa, việc công nhận này trong sự khiên cưỡng không thể khác bởi một vài quan chức cộng sản.

Trong khi đó, rõ ràng Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia theo đúng luật lệ quốc tế, các văn bản chính thức mà chính Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký kết.

Chỉ riêng điều đó, đủ cho thấy sự "ngạo nghễ" hay "ngạo mạn" bất chấp sự thật của "kẻ chiến thắng".

Thật ra, cái gọi là "Chiến thắng" trong cuộc chiến bạo lực, chưa hẳn đã nói lên tính chính nghĩa và đúng đắn của phe chiến thắng. Bởi điều đơn giản nhất, dù bên chiến thắng có cho rằng đó là cuộc "Giải phóng" cho Miền Nam, thì thực tế, đó là việc đưa quân đội vượt giới tuyến để chiếm đóng một quốc gia có chủ quyền, có nhà nước dân chủ và được quốc tế công nhận.

Cái ngôn từ "Giải phóng" đã dần dần được chỉ rõ ra rằng, chẳng có một trường hợp nào, một ai và một khi nào được gọi là giải phóng khi đem sự man rợ áp đặt vào một khu vực, một lãnh thổ hay một đất nước văn minh bằng súng đạn.

Và phải gọi đúng tên của nó là một Cuộc xâm lược.

Chiến tranh là một nỗi bất hạnh cho mọi đất nước, mọi dân tộc. Một đất nước, chẳng bao giờ mong muốn một cuộc chiến tranh, dù đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Chỉ có khi dã tâm xâm lược lên đến đỉnh cao, thì một đất nước mới phát động chiến tranh xâm lược một đất nước khác. Hoặc chỉ có khi không thể nào khác, thì một đất nước phải đứng lên cầm súng lao vào cuộc chiến không thể trì hoãn để bảo vệ đất nước mình.

Sau một cuộc chiến, hầu như, mọi dân tộc, mọi người đều mong mỏi sự bình an, phát triển để xóa đi những ký ức đau thương của cuộc chiến bạo tàn.

Những người chiến thắng trong cuộc chiến chính nghĩa, phải hiểu rằng dù là ai của bên chiến bại, họ cũng là những người đồng bào, đồng chủng mà có bạo tàn đến đâu cũng không thể tán sát đi tất cả. Và chính những người dân này sẽ góp phần quyết định vào việc có xây dựng được giang sơn tươi đẹp hơn hay không. Nhiều điều có thể giải quyết được trong chiến tranh bằng súng đạn tàn bạo, sẽ không thể giải quyết được trong khi xây dựng trong hòa bình.

Những người chiến bại trong cuộc chiến tranh bị xâm lược sẽ muốn nhanh chóng quên đi những ký ức đau buồn mà cuộc chiến đem lại cho gia đình, đất nước của họ bên cạnh những ấm ức, những mất mát như những vết thương khó chữa lành.

Những người chiến thắng trong cuộc chiến chính nghĩa, cần biết xây dựng sự bình an của xã hội, để cùng nhau phát triển đất nước, xây dựng lại cơ đồ.

Ở đó, không thể thiếu sự hòa giải những mâu thuẫn mà cuộc chiến đã đem lại. Những mâu thuẫn đó, sẽ là cội nguồn cho sự chia rẽ, sự phân hóa, sự hận thù… và chỉ có khi hóa giải được những điều đó, thì chiến thắng mới thật sự có ý nghĩa đúng đắn.

Và cũng chỉ khi đó, mới tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc để đương đầu với mọi thử thách, mọi mưu đồ xâm lấn và khuất phục của kẻ thù chung của dân tộc, của đất nước.

Người ta thấy điều gì ở nửa thế kỷ sau cuộc chiến ở Việt Nam ?

Sau cuộc chiến, những dòng người bên chiến bại và cả của những người dân bên chiến thắng đã ào ạt bỏ nước ra đi đến bất cứ nơi đâu, bất cứ chỗ nào miễn là thoát khỏi chế độ "Thiên đường" của bên "Chiến thắng".

Những cuộc vượt biên ào ạt, bất chấp sóng to, biển lớn và hải tặc mà cái chế cận kề, thậm chí chui vào thùng xe lạnh chấp nhận nguy hiểm để mong được thoát khỏi cái "thiên đường XHCN" mà bên chiến thắng hứa hẹn.

Và số người Việt Nam buộc phải rời bỏ Tổ Quốc, quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình để lưu vong khắp mọi phương trời trên thế giới với sự ngậm ngùi : "Biết bao giờ trở về Việt Nam".

Hẳn nhiên, sự phản kháng của họ cũng sẽ dần tăng lên tỷ lệ với những uất ức, những oan khuất, những cay đắng và mất mát mà họ phải chịu.

Những cuộc biểu tình phản đối, những hành động chống đối, những cuộc thăm viếng của những nhà lãnh đạo đất nước đến nơi có đồng bào, người dân của mình bị tẩy chay dữ dội và chui cửa hậu, đi lối sau đã trở thành những biểu tượng cho sự hận thù và căm phẫn.

Và khi đó, những người cộng sản kêu gọi : Hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Nhưng, hòa giải như thế nào ?

Nửa thế kỷ sau chiến tranh, ngày kết thúc chiến tranh hàng năm, vẫn là những dịp kẻ cầm quyền tung hô, hò hét và gợi lại những "chiến công", những trận đánh, những thái độ của bên chiến bại bằng hệ thống truyền thông khổng lồ.

hoagiai2

Họ nhảy nhót, reo vui và tung hứng lẫn nhau, đào lại, xới lên những vết thương khó chữa lành, khó hàn miệng của bên chiến bại.

Họ xới tung, bịa đặt, bêu xấu, làm cho sự nhục nhã của bên chiến bại dâng cao trong lòng mỗi người, chỉ nhằm để thỏa mãn sự kiêu ngạo, sự "tự hào" và che lấp đi sự bất chính, sự tàn bạo đằng sau và thực chất của những "chiến thắng" đó.

Tất cả chỉ nhằm dựng lại cái "Vinh quang" tưởng tượng mà họ đã đạt được bằng súng đạn, bằng sự tàn bạo và bất nhân, phi nghĩa.

Và đó cũng là cách họ ăn mày dĩ vãng, sống với ảo ảnh của cái hào quang mà họ đã tạo nên bằng mọi mưu đồ, mọi giá, bằng hàng triệu sinh mạng người dân.

Nửa thế kỷ sau chiến tranh, những dòng lý lịch, những ngôn từ dùng để chỉ bên chiến bại vẫn cứ ra rả được sử dụng, được dùng để ngăn chặn những sự tiến thân của các thế hệ sau từ bên chiến bại.

Những cựu chiến binh, những thương phế binh của bên chiến bại vẫn tủi nhục mưu tìm cuộc sống nơi đáy xã hội mà không dám mở miệng kêu la hoặc chỉ là những lời rên rỉ.

Và từ những đất nước xa xôi, vẫn vọng về quê hương sự cảm thông với thân phận người dân, sự căm phẫn và những lời ai oán về một chính quyền, một nhà nước ngày càng lộ rõ bộ mặt hèn với giặc, ác với dân.

Người cộng sản phải hòa giải bắt đầu từ đâu ?

hoagiai3

Có lẽ, khi nghe nói đến từ hòa giải, nhiều người sẽ chỉ nghĩ rằng người cộng sản Việt Nam hiện nay đang nói về những người phía bên kia của cuộc chiến đã qua, những người thuộc về bên chiến bại, những người đang sống trong hoặc ngoài đất nước nhưng không đồng tình và phản đối quyết liệt chế độ cộng sản ở Việt Nam.

Và những người cộng sản cũng chỉ nghĩ rằng những lời hoa mỹ rằng hòa giải, hòa hợp dân tộc của họ chỉ nhằm đến những đối tượng ấy, dù họ đã buông ra đủ những từ hoa mỹ như họ là "khúc ruột ngàn dặm" là những kiều bào, con dân giòng giống Việt…

Thế nhưng, có lẽ người cộng sản không hiểu hết ý nghĩa của từ hòa giải, hòa hợp cần phải sử dụng ở những nơi nào.

Ngoài những đồng bào của bên chiến bại, bên thua cuộc trong cuộc xâm lược trắng trợn phải ngậm ngùi chấp nhận và thậm chí tâm lý bại trận trở thành phản xạ có điều kiện trong họ. Trong chế độ cộng sản, được hình thành bởi cuộc "Cướp chính quyền" và tồn tại bằng súng đạn,sự tàn bạo và dối trá gần một thế kỷ qua trên đất nước Việt Nam, không chỉ những người đồng bào của Việt Nam Cộng Hòa, mà ngay cả những người dân sinh ra, lớn lên trong chế độ cộng sản miền Bắc, đã dần dần hiểu ra bản chất của chế độ cộng sản.

Đó không chỉ là cướp chính quyền, mà cướp bằng nhiều cuộc cải cách, bằng nhiều cuộc "cách mạng" mà mọi thứ, từ nhân phẩm, quyền sống, quyền tự do tối thiểu của con người bị tước đoạt.

Và họ đã lên tiếng, họ đã phản đối.

Họ phản đối những chính sách bất nhân lấy cướp làm đầu bất chấp nhân nghĩa, công lý, công bằng và sự thật. Họ phản đối một chế độ lấy tham nhũng làm cốt lõi cho sự tồn tại, coi người dân như cỏ rác, mọi hành động và nguồn lực, đều chỉ nhằm củng cố chiếc ghế cai trị trên đầu, trên cổ người dân.

Họ phản đối một nhà cầm quyền mạo danh "Của dân, do dân và vì dân" nhưng được hình thành và củng cố bởi súng đạn và lừa đảo.

Họ phản đối những chính sách cho phép họ cướp tài sản, đất đai của họ bao đời xây dựng, chỉ bằng ý thích của một quan chức cộng sản, lập tức bị lực lượng vũ trang tấn công, đàn áp, thảm sát.

Họ phản đối tài nguyên đất nước bị bóc sạch, đào sạch bán đổ bán tháo nhằm cho đầy túi quan tham trong đảng lãnh đạo.

Họ phản đối thái độ ươn hèn trước giặc ngoại xâm, thái độ "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi về dày mả tổ", tiếp tay cho ngoại xâm và đàn áp tàn bạo những người yêu nước.

Và họ được đảng, nhà nước ưu ái dành cho chỗ ở trong nhà tù.

Nhà cầm quyền cộng sản, muốn có sự hòa hợp, hòa giải, trước hết cần phải hòa giải đối với họ, đối với những tấm lòng yêu nước, vì cộng đồng, vì xã hội mà lên tiếng chứ không cần những lời mỹ miều được nhắc đi nhắc lại rằng : Tôn trọng những ý kiến phản biện nhưng hành động ngược lại. Bởi trong xã hội không có tiếng nói phản biện thì hẳn nhiên mọi sự suy đồi sẽ có cơ hội phát triển.

Cũng không chỉ là những người dân, những người có thân phận cọng rơm, cái kiến trong xã hội, mà ngay cả những công chức, công an, thậm chí quan chức cấp cao cũng đã bằng cách này hay cách khác thể hiện sự bất mãn rất có lý của họ về hệ thống tham nhũng, hà hiếp người dân, phe cánh và cả những chính sách sai lầm hại nước của nhà cầm quyền hiện nay.

Và họ được đảng đưa vào lò, thành củi trong những cuộc thanh trừng nội bộ, trong những hành động trù dập, trấn áp.

Nếu nhận thấy sự hòa giải là cần thiết, nhà cầm quyền cộng sản cần hòa giải với chính họ, chính những công chức trong hệ thống cầm quyền, để họ có thể yên tâm lo lắng cho công việc của họ, hoàn thành trách nhiệm được giao và góp phần xây dựng xã hội, đất nước.

Thậm chí, không chỉ các quan chức lên tiếng, mà cả những cá nhân đảng viên, quan chức đang im lặng, điều ai cũng biết rằng trong mỗi cá nhân, dù là người cộng sản, cũng chứa một trái tim, và ở trong trái tim đó, có chứa những tình cảm con người, gia đình, bạn bè, xã hội và cộng đồng.

Những trái tim của họ sẽ không thể nào im lặng trước những chính sách, hành động bất nhân của nhà cầm quyền đối với nhiều vấn đề xã hội và đất nước.

Vậy nhà cầm quyền cộng sản cần hòa giải thì trước hết, họ cần sự hòa giải với chính tâm hồn của họ, với những tiếng nói lương tâm của họ, với những sự thôi thúc của sự thật, của tính người trong họ.

Do vậy, chuyện hòa giải của người cộng sản hôm nay, không chỉ là những người Việt ở năm Châu, những "khúc ruột ngàn dặm" hay thế lực chống đối, phản biện ở nước ngoài. Mà trước hết, họ cần hòa giải với mọi thành phần xã hội, với những người dân trong nước.

Và trước hết, là hòa giải với chính tính người, chính lương tri của từng cá nhân trong họ.

JB Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 30/04/2021 (nguyenhuuvinh's blog)

**********************

"Hòa giải thành công" : Trí tưởng tượng phong phú nhưng bệnh hoạn

JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 29/04/2021

Trí tưởng tượng "phong phú"

Cách đây một năm, ngày 30/4/2020, Nguyễn Chí Vịnh, có bài trả lời mạng VTC về ngày "Chiến thắng 30/4/1975".

hoagiai4

Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh

Theo dõi cuộc phỏng vấn, dù đã một năm, ngẫm lại những điều ông Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nói, cho thấy rằng vẫn tư duy và luận điệu cũ rích của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với cuộc chiến, đối với hậu quả cuộc chiến, với những người dân Việt Nam chịu đau khổ dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua.

Theo bài trả lời phỏng vấn, người ta mới thấy trí tưởng tượng của người cộng sản thật phong phú, nhưng đó là sự phong phú nhưng rất bệnh hoạn.

Phong phú !

Sở dĩ nói được như vậy, chỉ vì qua những lời nói của họ, chúng ta hiểu được điều này : Bất chấp thực tế đang diễn ra trước mắt, trong thực tế cuộc sống, trên mỗi cá nhân, tổ chức, mỗi địa phương cũng như những toàn cảnh đất nước, và rộng hơn, là vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, những lời của người cộng sản Việt Nam vẫn là "không biết, không nghe, không thấy".

Và họ cứ nói theo cái suy nghĩ của họ, theo bài vở mà họ được đọc, được phép nói, được phép suy nghĩ… tất cả theo lệnh đảng.

Ở đó, họ vẽ ra những điều tốt đẹp, về những cái mà nhiều khi trí tưởng tượng bình thường cũng ít khi nghĩ ra trong đời sống xã hội Việt Nam hiện tại.

Nhưng họ nói một cách tự nhiên, không hề ngượng ngập hay có chút phân vân, cũng chẳng quan tâm đến đằng sau những lời nói đó, sẽ là sự đồng ý, cái gật đầu hay là một cái nhếch mép, cái mỉa mai hoặc là sự phẫn nộ. Chính vì vậy mà họ cứ tự nhiên tưởng tượng, tự sướng và bay bổng với những suy nghĩ của họ.

Chẳng hạn chúng ta nghe Nguyễn Chí Vịnh nói như sau : "Thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của lịch sử dân tộc và chiến thắng 30/4 là dấu ấn đậm nét nhất của đỉnh cao đó. Tất cả có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt và sự hy sinh anh dũng của toàn dân, toàn quân ta…

Trước hết, tôi muốn nói đến ý nghĩa của ngày 30/4. Đối với chúng ta hôm nay, đầu tiên là niềm tự hào. Đó là nhận thức về sự vĩ đại của chiến thắng giành độc lập, tự chủ, thống nhất toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ".

Thời đại rực rỡ đó như thế nào ?

Trước hết là về kinh tế, cuộc sống người dân vẫn lầm than và khốn nạn trong thân phận kẻ làm thuê, kẻ tôi đòi cho chính ngay những đất nước, những dân tộc mà chính Đảng cộng sản Việt Nam đã từng không biết bao lần lớn tiếng nhục mạ rằng đó chỉ là những "chó săn đế quốc", những "con đĩ chính trị", những tay sai ngoại bang…  

Mỗi đầu người dân Việt Nam trong thời đại rực rỡ nhất, đều phải chịu hàng chục triệu tiền nợ công và cứ tăng, tăng mãi không ngừng. Di sản để lại cho con cháu là gì ngoài tài nguyên khoáng sản, rừng vàng biển bạc đã bị khai thác triệt để dù để bán lỗ, bán tháo cho nước ngoài để rồi sau đó mua lại với giá cao hơn nhiều lần.

Về chính trị, mỗi người dân sẵn sàng là một người tù dự khuyết, nếu họ có tinh thần yêu nước, vì lãnh thổ của Tổ Quốc hoặc ít nhất vì những quyền được sống, được tự do cơ bản nhất như ngôn luận, tư tưởng và báo chí, tôn giáo… Hàng trăm tù nhân đã là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.

Những người tù nhân lương tâm ở Việt Nam hiện nay là ai ? Là những người xuống đường thể hiện tình yêu nước, chống xâm lược nhưng thế lực xâm lược đã và đang là bạn vàng của đảng. Là những người đã bày tỏ chính kiến của mình, thể hiện sự không đồng tình với chính sách phản dân, hại nước, với bộ máy tham nhũng khổng lồ mà tài nguyên đất nước, tài sản xã hội, tiền của nhân dân cứ đội nón ra đi, bị đốt như đốt lá rừng trong hàng loạt những vụ tham nhũng đã bị lộ và chưa bị lộ. Là những người đã cất tiếng nói cho quyền được lên tiếng dù chỉ là những tiếng rên xiết của dân nghèo bị cướp bóc đất đai, nhà cửa một cách trắng trợn.

Thời đại rực rỡ là thời đại mà mỗi công dân sẵn sàng bị biến thành tù nhân bằng chính những nhà tù, những đội quân vũ trang, những thiết bị đàn áp hiện đại mà tiền của để xây dựng ra là máu xương của họ.

Thời đại rực rỡ là thời đại mà mối quan hệ giữa người và người trong xã hội đã bị biến đổi từ một xã hội lấy tình yêu thương lẫn nhau làm trọng được thay thế bằng xã hội lấy bạo lực, lừa đảo làm đầu ? Đạo đức xã hội suy đồi, giáo dục lạc hướng, tụt hậu và nguy hiểm vì chỉ đển đào tạo ra những cỗ máy cho sự tồn vong của đảng độc tài ?

Và thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của lịch sử dân tộc ư ? Có nghĩa là lịch sử dân tộc này chỉ có thể phát triển được đến mức độ như thời đại ngày nay là tận cùng và không thể khác ?

Khi một đất nước, một dân tộc tự đặt cho mình một giới hạn, bị kìm hãm bởi chỉ một chiếc vòng kim cô, thì có nghĩa là khi đó, dân tộc đó, đất nước đó sẽ không còn cơ hội để phát triển hơn. Mà quy luật của vạn vật, của xã hội và tự nhiên là sự phát triển không ngừng.

Do vậy, khi một xã hội bị dừng lại ở một giới hạn nhất định, thì có nghĩa là xã hội đó sẽ đi vào suy tàn do tụt hậu và thoái hóa.

Còn việc giành độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ ư ?

Cả Miền Nam Việt Nam được đặt dưới một chế độ cộng hòa, có một nhà nước do người dân bầu lên, lực lượng quân sự nước ngoài có mặt tham gia cuộc chiến bằng những hiệp ước, hiệp nghị bằng giấy trắng mực đen và tuân thủ theo những quy định đó. Vậy thì độc lập và tự chủ không vì những yếu tố nước ngoài do chính quyền đó chủ động. Bởi như chúng ta đã thấy và thực tế đã chứng minh : Cái gọi là "Đế quốc Mỹ xâm lược" chưa hề lấn chiếm hoặc đóng giữ trái phép một tấc đất nào của Việt Nam cho đến nay.

Còn ngày nay, đang có những phần lãnh thổ của Tổ Quốc, của đất nước đang nằm dưới gót giày quân xâm lược thực sự. Đó là Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, là hơn 15.000 km vuông lãnh thổ trên bộ và quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa đang nằm dưới sự cai trị của bạn vàng của đảng, đang bị chiếm đóng bằng vũ lực, bằng sự tấn công diệt chủng những người lính yêu nước của Việt Nam mà chiếm lấy.

Về mặt nhà nước, những hoạt động của những kẻ đứng đầu đất nước là sự khúm núm, sợ hãi trước kẻ thù của dân tộc, là trấn áp những người phản đối xâm lược lộ rõ sự nô lệ và thái độ cõng rắn cắn gà nhà một cách không thể biện minh.

Đó là độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ ư ?

Hòa giải và hòa hợp ?

Cũng trong bài trả lời phỏng vấn đó, Nguyễn Chí Vịnh nói rằng : "Dân tộc Việt Nam đã khắc phục hội chứng chiến tranh rất nhanh. Việt Nam không còn hội chứng chiến tranh ngay khi chiến tranh chấm dứt. Đó là điều "rất Việt Nam".

Một số nước, như Mỹ chẳng hạn, hội chứng chiến tranh rất nặng nề. Mặc dù họ không bị tàn phá, không mất mát nhiều như chúng ta. Tâm lý này khó đong đếm, nhưng là cản trở lớn nhất cho sự phát triển của một đất nước sau khi trải qua chiến tranh".

Có lẽ cần phải nói lại điều này. Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ cách đây hơn 150 năm trước, chỉ sau lệnh đầu hàng của quân Miền Nam thì những người Miền Bắc chiến thắng đã lệnh cho quân sĩ không được nổ súng, không được reo hò mừng chiến thắng và nhất là không được có thái độ kỳ thị khinh rẻ các chiến binh Miền Nam bại trận.

Tài sản, công cụ chiến tranh của những người lính Miền Nam là những con ngựa chiến đã không bị tịch thu mà được trả cho mang về quê để làm ăn sinh sống.

Tất cả những người lính đã chết trên chiến trường đều được an táng cạnh nhau dưới những nấm mộ bằng phẳng dưới mặt đất như nhau. Lời của Tổng thống Lincoln khi cung hiến nghĩa trang này, rằng đây là "nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã hiến dâng mạng sống mình để Tổ quốc được sống".

Ở đó, không có những cuộc reo hò chiến thắng dai dẳng và nhầy nhụa như chiến thắng 30/4.

Ở đó không có những nghĩa trang dài khắp mọi miền đất nước dành cho binh sĩ phe thắng cuộc và sự tủi nhục của những thân phận người lính bên thua cuộc đã chết cũng như đang sống lay lắt, âm thầm và đau đớn khắp mọi xó, mọi nẻo.

Ở đó không có những cuộc "tập trung học tập cải tạo" rồi kéo dài triền miên và thậm chí hàng loạt người mất xác sau khi được lệnh đi học tập.

Ở đó, cũng không hề có sự phân biệt vùng, miền để đặt sự cai trị của Miền Bắc lên Miền Nam sau bại trận.

Ở đó không hề có sự phân biệt lý lịch là con cái, cháu chắt của ngụy quân, ngụy quyền để phân biệt đối xử…

Ở đó, cũng không có những cuộc nhảy nhót reo mừng chiến thắng một cách lỳ lợm đến tận nửa thế kỷ vẫn cứ lấy "chiến thắng" chính đồng bào mình ra để tự sướng và làm nhục hàng chục triệu người khác.

Vậy nhưng, theo Nguyễn Chí Vịnh, thì "hội chứng chiến tranh của Mỹ rất nặng nề và cản trở sự phát triển của đất nước"… có lẽ vì vậy mà nước Mỹ luôn dẫn đầu thế giới về mọi mặt, còn ở Việt nam thì không có hội chứng chiến tranh, nên luôn đứng đầu thế giới ở phía ngược lại ?

Và điều nực cười hơn nữa khi Nguyễn Chí Vịnh nói : "Các chính sách của Đảng và Nhà nước giúp những người trong chế độ cũ cảm thấy không bị kì thị, miễn là họ yêu nước. Chúng ta cũng không quay lại bới móc chuyện họ đã làm cho những kẻ xâm lượcTheo quan điểm của tôi, hòa giải, hòa hợp dân tộc đã thành công, nhờ chính sách khoan dung của Đảng, Nhà nước, nhưng quan trọng nhất là nhờ sự phát triển đất nước".

Nghĩa là những những kiều bào ở nước ngoài, những người đã làm cho chế độ cũ, đã làm cho những kẻ xâm lược ? Đó là những kẻ xâm lược nào ? Những kẻ xâm lược đó hiện nay ở đâu ? Phải chăng, những kẻ xâm lược đó là những kẻ đang chiếm đóng bằng vũ lực cách trái phép Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc là điển hình cùng hàng chục ngàm cây số vuông biên cương Tổ Quốc ?

Và phải chăng, những kẻ đã "làm cho kẻ xâm lược", chính là những kẻ đã đàn áp những người chống xâm lược bành trướng bằng những cuộc biểu tình yêu nước hoặc những người đã cầm súng chống giặc bành trướng phương Bắc đang bị tống vào tù ?

Và "nhờ chính sách khoan dung của đảng" ? Đảng khoan dung đến vậy ư ? Hàng vạn người tù đày, hàng ngàn người bỏ mạng trong các nhà tù hoặc thân tàn ma dại khi ra khỏi tù là chính sách khoan dung ? Họ có tội với đảng ư, sao đảng được quyền "khoan dung" với họ ?

Cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc đã xong ư ?

Có lẽ điều này không cần nói nhiều. Bởi có lẽ trên thế giới, ít có một quốc gia nào, mà khi người lãnh đạo đất nước đến với nơi có nhiều công dân của mình nhất, có nhiều "khúc ruột ngàn dặm" nhất của đảng, thì những cuộc đón tiếp là đông đảo bằng khẩu hiệu, bằng la ó và bằng con đường đi của họ là cửa sau. Thậm chí rất hiếm khi họ dám có mặt công khai tại những nơi mà công dân mình, đồng bào mình có mặt.

Đã nửa thế kỷ trôi qua, những người có tấm lòng yêu đất nước, yêu dân tộc vẫn chỉ là những người tỵ nạn cộng sản mà không thể về quê hương bản quán.

Họa chăng, chỉ có vài kẻ đã cam tâm bán mình cho quỷ dữ có thể vì miếng ăn hoặc do nhận thức mà có tiếng nói lạc lõng yếu ớt ngay chính nơi mình sinh sống. Những kẻ đó đang chứng minh khả năng kỳ tài học được từ cộng sản là bất chấp mọi thứ, từ liêm sỉ bản thân cho đến phản bội lại đồng đội, chửi bới chính cha ông mình để bưng bô một chế độ độc tài man rợ.

Và trừ khi mang hia, đội mũ về theo đảng, phần còn lại cuộc đời họ phải co rúm trong hang ổ của mình trước sự kinh tởm, khinh rẻ của cộng đồng xung quanh luôn ghê tởm như những con chó ghẻ lở và bệnh hoạn.  

Vậy là hòa giải thành công ?

Như ở trên chúng tôi đã nói. Khi một người cứ nói thao thao bất tuyệt mà bất chấp thực tế đã và đang diễn ra ngược lại. Bất chấp những sự thật diễn ra trước mắt, những trải nghiệm và sự kiện dày đặc chứng minh những lời nói của họ là sự "ngáo đá", bất chấp những phản đối hoặc thái độ không thèm nói lại của người nghe… thì khi đó, những lời nói và hành động của họ có sự không bình thường.

Đó là sự không bình thường của những người có tâm thần không bình thường.

Còn ở đây, khi nghe nội dung những lời nói như Nguyễn Chí Vịnh, thì chúng ta buộc phải nói rằng, đó là sự bệnh hoạn.

Bệnh hoạn, bởi những lời lẽ đó, chẳng có tác dụng gì ngoài sự lừa đảo và gây nên việc phủ nhận những giá trị của sự thật khách quan.

Và chính vì thế, những lời nói kia, chính là những suy nghĩ phong phú, nhưng đó là sự phong phú bệnh hoạn.

Ngày 29/04/2021

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 29/04/2021

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn

Gần đây có hai sự kiện đáng để chúng ta suy ngẫm :

  1. Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố Hà Nội "xâm lược" và "chiếm đóng" Campuchia ; và

doimoi1

 Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn được vinh thăng Phó Đề đố

Phép thử lòng tin chiến lược…

Ngày 15/11/2018, bế mạc Thượng đỉnh ASEAN thường niên tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ đã đến lúc ASEAN phải chọn giữa Mỹ-Trung.

ASEAN hình thành với 5 nước nhỏ vào năm 1967 nhằm chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, Hà Nội chính là nỗi đe dọa của các nước này.

Chuyện tưởng chừng mọi người đều biết nhưng lời phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long : Việt Nam "xâm lược" và "chiếm đóng" Campuchia, đụng phản ứng dữ dội của phía Hà Nội.

Điều này cho thấy Hà Nội đã hòa hợp trở thành một thành viên ASEAN, nhưng chưa muốn nhìn nhận và hòa giải với quá khứ lịch sử.

Như thế sự đoàn kết ASEAN khó có thể được duy trì khi phải chọn giữa Mỹ-Trung, chuyện đối đầu hay phong tỏa lẫn nhau sẽ dễ dàng xảy ra.

Như một phép thử lòng tin, Thủ tướng Lý Hiển Long một chính trị gia lão luyện, nhìn xa trông rộng, mới 3 lần nhắc thẳng chuyện cũ, đáng buồn Hà Nội chưa nhận ra vấn đề.

Năm 2013, cũng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, báo chí ca ngợi cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về bài phát biểu xây dựng "lòng tin chiến lược" trong Khối ASEAN.

Nhưng thực tế cho thấy Hà Nội chưa hòa giải, chưa chấp nhận sự thật để tạo niềm tin với các quốc gia khác, chiến lược như vậy chỉ là lời nói đầu môi.

Hà Nội sa bẫy và sa lầy…

Phản ứng của phía Hà Nội còn cho thấy họ chưa học được bài học đã sa vào bẫy của Trung Quốc và sa lầy tại Campuchia.

Thời nội chiến Bắc Nam, Hà Nội cũng đã từng đu dây giữa hai nước đàn anh Liên Xô và Trung Quốc, nhưng cuối cùng phải phụ thuộc vào Nga.

Có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã gởi hằng chục ngàn cố vấn sang Campuchia trong thời gian 1975-79 để đối đầu với Việt Nam. Họ tham mưu Khmer đỏ quấy rối biên giới Việt Nam và cố vấn cho Khmer đỏ rút quân về biên giới Thái Lan để Việt Nam sa vào bẫy và sa lầy tại Campuchia.

Nhiều quốc gia cấm giao thương với Việt Nam và cô lập Việt Nam. Liên Hiệp Quốc liên tục làm áp lực để Hà Nội rút quân.

10 năm dân Việt phải gánh chịu khó khăn phục vụ chiến tranh. Thanh niên thiếu nữ Việt phải ra chiến trường làm nghĩa vụ quốc tế và nhiều người đã chết hay bị thương trên đất Campuchia, Lào và cả ở Thái Lan.

Khi Khối Cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Hà Nội lại quay về với Bắc Kinh ký kết Hiệp ước Thành Đô 1990, rút quân khỏi Campuchia và chịu ảnh hưởng của Trung Quốc từ đó đến nay.

Quan điểm Việt Nam "xâm lược" và "chiếm đóng" Campuchia được hình thành từ thực tế và đã trở thành một quá khứ lịch sử.

Hà Nội dễ dàng mang quân chiếm lãnh thổ Campuchia nhưng không lấy được lòng dân.

Đa số dân Campuchia xem Việt Nam là đội quân "xâm lược" với tham vọng bá chủ Đông Dương, hằng triệu người Campuchia phải bỏ nước ra đi.

Hà Nội cũng đã thống nhất Bắc-Nam, nhưng sau 44 năm cai trị vẫn chưa thống nhất được lòng dân, hòa hợp nhưng không hòa giải.

Hà Nội theo Mỹ ?

Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tay giương cao cờ Mỹ ngay giữa thủ đô Hà Nội, việc các phái đoàn Mỹ-Việt liên tục viếng thăm nhau, việc Mỹ viện trợ cho Hà Nội, bán vũ khí và mở rộng giao thương cũng chỉ là những dấu hiệu hòa hợp hay hợp tác.

Còn hòa giải lịch sử và hòa giải ý thức hệ tự do và cộng sản vẫn chưa được tiến hành.

Mỹ vẫn công khai xem Việt Nam là một quốc gia cộng sản, đàn áp tự do nhân quyền, một quốc gia phi thị trường phụ thuộc vào Trung Quốc.

Chiến tranh nếu xảy ra và giả sử Hà Nội có đứng về phía Hoa Kỳ, Việt Nam lại một lần nữa bị động, sụp bẫy, sa lầy để trở thành bãi chiến trường như đã xảy ra trong chiến tranh lạnh Mỹ-Tàu-Nga trước đây.

Quá khứ đau thương…

Vào Tết Mậu Thân 1968, Chuẩn tướng Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Nguyễn Ngọc Loan dùng súng ngắn bắn vào đầu một tù binh cộng sản mặc thường phục hai tay đang bị trói.

Cuộc xử tử tù binh Bảy Lốp nhanh chóng được nhiếp ảnh gia Eddie Adams chụp lại và hình ảnh được phổ biến cho thấy sự tàn khốc chiến tranh Việt Nam.

Hình xử tử tù binh Bảy Lốp được phe cộng sản và phản chiến sử dụng gây phẫn nộ dư luận và dẫn đến chiến thắng của cộng sản Bắc Việt 30/4/1975.

Nhưng ít ai biết chính tù binh Bảy Lốp,Nguyễn Văn Lém, trước đó vài giờ đã xử tử cả gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn vì ông từ chối không cộng tác với cộng sản.

Ông Tuấn bị chặt đầu, vợ ông bà Từ Thị Như Tùng và sáu người con bị bắn bằng tiểu liên, nhỏ nhất mới 2 tuổi, chỉ một bé trai lên 6 tuổi may mắn được cứu sống.

Trong lễ kỷ niệm 55 năm ngày Đồng minh tham chiến tại Việt Nam, Đại tá Hải quân Nguyễn Từ Huấn xác nhận ông chính là cậu bé 6 tuổi được cứu sống trong khi toàn thể gia đình bị cộng sản xử tử.

Ông Huấn cho biết gia nhập Quân đội Hoa Kỳ để theo con đường cha cố Đại tá Nguyễn Tuấn, tiếp tục góp phần cho một Việt Nam tự do.

Ông cho biết chính nhờ công của các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà cộng sản đã bị ngăn chặn ở Việt Nam và bị giải thể tại Đông Âu và Liên Xô.

Ngày nay cộng sản chỉ còn tồn tại vài nơi và ông tin ngày chiến thắng đã cận kề.

Như vậy hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa có được 4 vị tướng hiện dịch trong Quân Lực Hoa Kỳ.

Cùng lúc là tin chuẩn tướng Lục Quân Lập Thể Flora được đề cử thăng cấp thiếu tướng.

Với người Việt Nam Cộng Hòa thì 30/4/1975 là ngày miền Bắc xâm chiếm miền Nam. Hà Nội đã thống nhất Bắc-Nam, nhưng chưa hòa giải, chưa thống nhất được lòng dân.

Trên 2 triệu người bỏ nước ra đi, ½ triệu người chết trên đường tìm tự do là phản kháng tiêu biểu nhất của người dân.

Người Việt hải ngoại nay đã hội nhập vào và đã có khả năng ảnh hưởng đến chính trị các quốc gia tự do. Ở Mỹ đã có dân biểu trong Quốc Hội cả liên bang lẫn tiểu bang.

Tổng thu nhập GDP của người Việt hải ngoại ước tính hơn cả GDP của toàn Khối ASEAN, chưa kể đến khối tài sản mà họ tư hữu.

Nhiều người có trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc ở các quốc gia tân tiến và có tấm lòng mong ước ngày Việt Nam tự do để góp phần phục hưng đất nước.

Miền Nam mến yêu…

Miền Nam trước đây là miền đất tự do dân chủ, chính sách cải cách ruộng đất đã hoàn tất, quyền tư hữu ruộng vườn đã thuộc về nông dân.

Sau 30/4/1975, người miền Nam trở thành người bị trị, quyền tự do ứng cử và bầu cử bị tước đoạt, tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn bị chiếm đoạt.

Miền Tây vựa lúa miền Nam, giàu có biết bao, ngày nay dân không đủ sống phải tha hương cầu thực…

Đổi mới chính trị để hòa giải dân tộc…

Sức mạnh của một quốc gia dựa trên lòng dân đồng thuận.

Sự đồng thuận chỉ có thể có khi tiếng nói mọi công dân được tôn trọng và chỗ đứng mọi người đều ngang nhau, một xã hội tự do, dân chủ, thượng tôn luật pháp.

44 năm đã quá đủ để chứng minh chế độ cộng sản chọn sai đường không mang lại đồng thuận dân tộc.

Tham nhũng cường hào ác bá tràn ngập khắp nơi.

Dân nghèo khó, quan chức giàu có, đất nước kiệt quệ.

Đã đến lúc Hà Nội phải trao trả các quyền tự do cho dân, trả lại tư hữu ruộng đất cho dân, chuyển đổi từ một thể chế cộng sản sang một thể chế tự do, dân chủ.

Thay đổi thể chế chính trị, Hà Nội cũng chứng tỏ đã hòa giải với khuynh hướng cải cách ngay trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng sản ông Trần Xuân Bách vào năm 1989 đã cố vấn cho Bộ Chính Trị như sau :

"Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ.

"Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện.

"Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to.

"Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn.

"Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân."

Đổi mới kinh tế như hòa hợp, còn đổi mới chính trị chính là hòa giải

Lẽ ra đổi mới chính trị phải làm trước, người dân phải được quyền quyết định con đường phát triển và quyền giám sát việc nhà nước quản trị quốc gia.

Đến nay hòa giải vẫn chưa được tiến hành, đổi mới chính trị vẫn bị đình trệ.

Ông Trần Xuân Bách từng là Phó Chính ủy Bộ chỉ huy tối cao cuộc tấn công vào Campuchia và sau đó làm trưởng Ban B68 chỉ huy bộ máy hành chính của Campuchia nên chắc đã hiểu rõ những thảm bại của dân tộc trong cuộc chiến tại Campuchia.

Trước đe dọa bành trướng và chiến tranh của Bắc Kinh, việc cải cách chính trị, hòa giải và tìm đồng thuận dân tộc là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.

Chưa quá trễ để đảng Cộng sản thay đổi thể chế, giảm thiểu đau thương và thiệt hại cho dân tộc.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 13/06/2019

Nguyễn Quang Duy

Mời xem lời phát biểu của Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn :

https://www.facebook.com/chieutim001/videos/10156520065941242/UzpfSTEyODEwMjczMjE6MTAyMTk4ODQwNjM3MTM1OTI/

Published in Diễn đàn

Chính phủ Việt Nam nói về hòa giải nhân ngày 30/4 (RFA, 30/04/2018)

Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam đã có nhiều chính sách về hòa hợp và hòa giải dân tộc trong suốt 43 năm qua.

hoagiai1

Người Việt tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ, tưởng niệm Ngày Quốc Hận hôm 30/4/2018. Photo courtesy of facebook Luan Dang

Đó là lời ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, được báo Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời, trong số ra ngày 30/4/2018, tròn 43 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Ông Lương Thanh Nghị liệt kê những hoạt động mà Nhà nước Việt Nam tổ chức hướng tới cộng đồng người Việt tại hải ngoại, như là tổ chức hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới, tổ chức trại hè tại Việt Nam cho thế hệ trẻ người Việt ở hải ngoại, tổ chức đưa người Việt sống tại nước ngoài thăm quân đảo Trường Sa nơi đang có tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc.

Theo ông Lương Thanh Nghị, nhiều kiều bào có định kiến với nhà nước Việt Nam đã thay đổi nhận thức và chính kiến sau khi tham gia những chương trình như vậy.

Tuy nhiên ông Lương Thanh Nghị cũng nói rằng dù có những cố gắng hòa hợp hòa giải nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ông không nói rõ thêm là những điều chưa đạt được là gì.

Sau khi quân đội cộng sản tiến vào Sài Gòn, thống nhất nước Việt Nam, hơn hai triệu người tại Miền Nam Việt Nam đã bỏ nước ra đi, đa số đi bằng đường biển. Họ đã đến định cư tại nhiều quốc gia phương Tây, quan trọng nhất là các cộng đồng tại Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada.

Hàng năm cứ đến ngày 30/4 thì những cộng đồng này lại tổ chức lễ tưởng niệm ngày được gọi là tháng tư đen, và tổ chức những cuộc biểu tình phản đối trước các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại những quốc gia mà họ đang sống.

RFA tiếng Việt, 30/04/2018 

*****************

Một số trí thức Việt có cái nhìn ‘xét lại’ ngày 30/4 (VOA, 30/04/2018)

Một s trí thc Vit Nam có nhiu nh hưởng trên mng xã hi mi đây đưa ra nhng quan đim có tính cht "xét li" s kin 30/4, ngày Vit Nam gi là "gii phóng miền Nam" nhưng nhiu người li coi là "ngày quc hn", thu hút hàng nghìn lượt phn ng và chia s trên mng.

hoagiai2

Họa sĩ Thành Chương t hi có nên vt b các huân chương, huy chương thi "chiến tranh chng M"

Họa sĩ Thành Chương hôm 28/4 đăng mt bài ngn trên Facebook cá nhân, cho biết, năm 1967 ông đã t chi đi hc Đc đ nhp ngũ, "sn sàng hy sinh, chiến đu cho lý tưởng Cng Sn cao đp và s nghip Chng M Cu Nước vĩ đi !"

Đăng cùng bài là tấm nh cho thấy mt s huân chương, huy chương mà ông được trao, ghi nhn ông "có công" trong quân ngũ. Song ha sĩ ni tiếng hin sng Hà Ni viết : "Xưa nhng tm huân chương, huy chương này là nim vinh d t hào ! Nay thy chúng tht v vn, vô nghĩa !". Ông cũng tự hi "nên gi hay vt chúng đi đây ???".

Trong một đon khác, ông Chương nói 43 năm qua, c đến ngày 30/4, "luôn có mt đám" mà ông mô t rng không ch "ăn mày dĩ vãng, gi chúng Ăn Cướp c qúa kh và dĩ vãng đ mưu cu danh li !".

Họa sĩ không nói c th nhng người ông gi là "mt đám" đó là ai. Ông kêu gi "Xin gác cái quá kh hào hùng y li ! Sng cho hin ti và hướng ti mt tương lai tt đp hơn !".

Bài viết 171 t ca ông đã nhn được ít nht 5000 phn ng ng h ln chia s trên mng.

Tiến sĩ Nguyn Xuân Diện, mt blogger có nhiu nh hưởng qua các bài viết phn bin v chính quyn, nói vi VOA rng ông thy "bàng hoàng" v nhng ý kiến "gay gt" ca ha sĩ 69 tui, vn tng có thi gian dài làm báo và sut đi không "va chm gì vi chính tr".

Ông Diện cho rằng quan đim mi th hin ca ông Chương cho thy trong lòng cá nhân ha sĩ, và rng hơn là nhiu trí thc Vit Nam, h "nui tiếc" nhng hy sinh tui thanh xuân đ ri nhn li là mt đt nước sau nhiu thp k còn kém phát trin, cùng vi tham nhũng tràn lan.

Ông Diện nói vi VOA :

"Họ hy sinh xương máu như vy là đ phn đu cho mt đt nước giang sơn lin mt di, dân ch, giàu mnh, văn minh, tiến kp các nước. Nhưng cung cách qun lý, điu hành đt nước ca nhà cm quyn hin nay khiến h bun quá. Phản ng đó là không phi là vi quá kh ca cuc chiến, mà đy là s phn ng ca người trí thc tng tham gia cuc chiến đi vi cách điu hành và lãnh đo đt nước ca nhà cm quyn hin ti".

hoagiai3

Thành phố H Chí Minh đã phát trin hơn nhiu sau 43 năm song vn thp hơn kỳ vọng ca nhiu người

Các con số thng kê chính thc ca Vit Nam và các t chc quc tế cho hay GDP đu người ca Vit Nam năm 2017 mc 2.385 đôla. Trong khi ASEAN, con s này thua Lào, ch hơn Campuchia và Myanmar.

Nếu so sánh vi GDP đu người ca Hàn Quốc, con s ca Vit Nam ch bng 8% ca mc 29.780 đôla mà người Hàn đt được năm 2017.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, người hay bình lun v đi sng chính tr, xã hi Vit Nam trên mng xã hi, đã bàn v "cái giá ca s thng nht" trong bài viết đăng hôm 27/4 trên trang Facebook cá nhân có hơn 50.000 người theo dõi.

Ông viết rng thi nh khi ông hi người ln rng ti sao Đc và Triu Tiên không có "chiến tranh gii phóng dân tc", ông thường nhn được câu tr li là "chúng ta yêu nước hơn h".

Cuộc chiến mà những người cng sn Vit Nam gi là "chng M cu nước" kết thúc năm 1975, vi chiến thng li cho người cng sn toàn quyn cai tr nước Vit Nam thng nht.

Giờ đây, đ tui trung niên, bác sĩ Sơn thành ph H Chí Minh tóm tt li thc trng đt nước : "Đạo đc xã hi băng hoi, đt nước b chia r sâu sc, xã hi ngày càng mt n đnh, nhng k trong b máy cm quyn càng ngày càng tham lam, đc ác, người dân càng ngày càng cm thy bế tc, hoang mang".

Ông cũng nhắc đến mt thc tế là hàng triu người đã b đt nước ra đi "vì kinh tế, vì bc bách, vì chán chường, vì mong mun mt tương lai cho con, cháu..".

Theo báo chí trong nước, ch riêng năm 2017, có gn 135.000 người "lao đng xut khu" Vit Nam được đưa ra nước ngoài, nâng tng s người đi làm việc theo hình thc này lên đến khong 500.000.

Con số chính thc đó không bao gm hàng vn người khác đi làm vic "chui" nhiu nước.

Trong khi đó, ở trong nước, gii chuyên gia kinh tế dn các s liu khng đnh khu vc doanh nghip đu tư nước ngoài (FDI) đang thể hin vai trò quan trng trong nn kinh tế Vit Nam. H đóng góp đến 1/5 GDP, 3/4 cho xut khu và 1/4 vn đu tư toàn xã hi. Trong s các doanh nghip FDI có nhiu hãng ca Hàn Quc và Đc thuê hàng trăm ngàn người lao đng Vit Nam.

Đề cp đến hơn 3,3 triu người Vit Nam thit mng trong chiến tranh, bác sĩ Võ Xuân Sơn nêu ra kết lun : "Cái giá mà chúng ta phi tr cho thng nht đt nước tht s là quá đt. Đy là chưa k, chúng ta đang tr thành nhng k làm thuê r mt, đang b chính những k ‘không yêu nước bng chúng ta’ sai khiến, bóc lt".

hoagiai4

Chủ tch Vit Nam Trn Đi Quang không nhắc đến hòa hp, hòa gii trong bài viết hôm 27/4/2-18 v s kin 30/4/1975

Bên cạnh nhng cái nhìn bày t tht vng, đã xut hin ý kiến kêu gi nhà nước và xã hi k nim ngày 30/4 theo hình thc khác.

Luật sư Nguyn Danh Huế đ xut qua Facebook cá nhân rằng nên ly tên gi chính thc là "ngày thng nht" và cũng là "ngày đi đoàn kết toàn dân".

Theo ông, thay vào "tổ chc k nim tưng bng chiến thng" s là các l tưởng nim nhng nn nhân ca chiến tranh trên khp đt nước, thp hương tưởng nh nhng

Ông cũng gợi ý nên thăm hi, chăm sóc các thương binh và nhng người chu mt mát do chiến tranh "bt k h phía nào ca cuc chiến". Vic tìm kiếm và quy tp hài ct nhng người lính mt tích cũng cn được tiến hành "không phân bit h thuc phía nào".

Luật sư cho rng nhng vic nêu trên "nếu không làm ngay thì s mun".

Nhưng dưới con mt tiến sĩ Nguyn Xuân Din, đ xut ca ông Huế - dù được chia s nhiu trên mng xã hi - dường như vn ch là nhng lý tưởng đp khó tr thành hin thc, dù nó nói lên khát vọng ca đông đo nhng người c hai phía.

Ông Diện đưa ra lý do :

"Khó lắm. Bi vì là người cng sn khi h đã nghĩ điu gì thì h không bao gi thay đi. Và nó như mt cái đinh đã đóng chết vào mt bc tường. Không bao gi h thay đi. Cái đó rt khó. Và chúng tôi cũng không thấy du hiu nào v vic hòa hp hòa gii".

Hôm 27/4, báo chí Việt Nam đăng mt bài viết dài ca ch tch nước Trn Đi Quang v "k nim 43 năm Ngày Gii phóng min Nam, thng nht đt nước".

Bài viết dài hàng nghìn t, như thường l, dành phn ln đ ca ngi thng li do Đảng cộng sản lãnh đo. Toàn bài ch có mt câu ngn nói v "xây dng con người Vit Nam yêu nước, đoàn kết, có năng lc sáng to, trung thc, trách nhim và nhân ái", trong khi không có bt c t "hòa hp" hay "hòa giải" nào.

VOA tiếng Việt, 30/04/2018 

Published in Diễn đàn

Trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người Việt Nam yêu quốc gia dân tộc, trong cũng như ngoài nước, vài năm trở lại đây việc "tưởng niệm" cuộc hải chiến Hoàng Sa đồng thời vinh danh 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh hùng vị quốc vong thân, dường như đã trở thành một "thủ tục". Mặc đầu chỉ mới là "thủ tục không chính thức", nhưng phải nhìn nhận đó là một sự nhượng bộ rất lớn của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Đông đảo tầng lớp trí thức, cán bộ, đảng viên, tướng lãnh… xuất thân từ "bên thắng cuộc" hưởng ứng buổi lễ tưởng niệm đã khiến cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, dầu thân thiện (hay lệ thuộc) với Trung Quốc như thế nào, cũng không thể nghiêm cấm, bắt bớ, phá rối… không cho mọi người tụ tập như vài năm về trước.

VIETNAM-CHINA-LAW-SEA-DISPUTE-ANNIVERSARY

Buổi lễ vinh danh 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh hùng vị quốc vong thân

Ý chí của số đông thể hiện sức mạnh. Nhứt là "ý chí" này thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, nêu cao truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Nhưng công việc này không thể ngừng ở đó. Không phải mỗi năm mọi người tham gia làm lễ tưởng niệm thì vấn đề Hoàng Sa xem như "hoàn tất".

Các cuộc tưởng niệm, các bài báo viết ra… dầu đề cao tinh thần chiến đấu, anh dũng hy sinh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đến cách nào, cũng không thể xem đó như là việc "khẳng định chủ quyền Hoàng Sa" của quốc gia Việt Nam. Bởi vì những vấn đề liên quan đến "chủ quyền lãnh thổ" tuy thuộc về toàn dân. Nhưng việc tưởng niệm chỉ có giá trị pháp lý, nếu và chỉ nếu, các cuộc tổ chức này do các cơ quan có thẩm quyền quốc gia đứng ra tổ chức.

hoagiai2

Vấn đề "chủ quyền" quần đảo Hoàng Sa cực kỳ quan trọng. Giá trị các hòn đảo, không phải là "đảo chim ỉa" như ông Hồ đã từng nói. Từ Thế chiến Thứ II, giá trị "chiến lược" các đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) đã được chứng minh. Quan điểm này đến nay không thay đổi. Ai nắm được Hoàng Sa và Trường Sa kiểm soát cả biển Đông đồng thời chế ngự các nước chung quanh. Ngoài ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn có tiềm năng về kinh tế cực kỳ lớn lao.

Quốc gia có chủ quyền các đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) còn có "quyền độc quyền - droit exclusive" khai thác kinh tế trong "vùng biển" phụ thuộc các đảo Hoàng Sa (và Trường Sa). Thuật ngữ pháp lý gọi đó là vùng biển "kinh tế độc quyền" (Zone Economique Exclusive-ZEE), có thể mở rộng ra đến 200 hải lý, tính từ "bờ", hay đường cơ bản của quần đảo.

Quốc gia có chủ quyền các đảo này vì vậy được hưởng quyền độc quyền khai thác tài nguyên thuộc về thềm lục địa, cũng như trong cột nước (tôm cá), xây dựng các kiến trúc nhân tạo… trên mặt nước… giới hạn trong vùng biển này.

Diện tích vùng biển ZEE các đảo Hoàng Sa có thể từ vài chục ngàn cây số vuông, lên đến vài trăm ngàn, thậm chí hàng triệu cây số vuông.

Điều này phụ thuộc, thứ nhứt, vào "tư cách pháp lý" của các thực thể địa lý cấu thành "quần đảo Hoàng Sa". Nếu các thực thể địa lý này được nhìn nhận là "đảo", vùng ZEE của mỗi đảo có thể mở rộng đến 200 hải lý, tính từ đường cơ bản của đảo (hay của quần đảo).

Thứ hai, phụ thuộc vào "tương quan sức mạnh" của các bên yêu sách.

Nếu các đảo Hoàng Sa vẫn còn thuộc chủ quyền của Việt Nam, vùng ZEE của quần đảo này sẽ tạo ra một vùng biển "chồng lấn" rất lớn với vùng ZEE sinh ra từ lục địa (hay đảo Hải Nam) của Trung Quốc. Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ không chấp nhận cho các "thực thể địa lý" Hoàng Sa có hiệu lực như là "đảo". Bằng "áp lực" của họ, về kinh tế và quân sự, Trung Quốc sẽ buộc Việt Nam nhìn nhận các "thực thể địa lý" ở Hoàng Sa chỉ là "đá". Vùng biển tương ứng chung quanh gọi, là "lãnh hải", là 12 hải lý theo qui định theo quốc tế công pháp.

Nhưng nếu chủ quyền Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc, như thực tế từ 43 năm nay, với "tương quan lực lượng" áp đảo, không tính quân sự, Trung Quốc chỉ cần gây áp lực trên những vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị… như hiện thời, Việt Nam sẽ phải chấp nhận các "thực thể địa lý Hoàng Sa" là các đảo, kể cả đảo Tri Tôn, có hiệu lực vùng ZEE 200 hải lý. Đường "chữ U chín đoạn" (còn gọi là đường lưỡi bò) của Trung Quốc mặc nhiên được Việt Nam nhìn nhận.

Điều này xảy ra Việt Nam có thể mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển. Một mặt, vùng biển của các đảo Hoàng Sa, lý ra là của Việt Nam. Mặt khác, vùng chồng lấn ZEE giữa ZEE của Hoàng Sa với ZEE thềm lục địa của Việt Nam, tính từ bờ.

hoagiai3

Nói ra những chi tiết "kỹ thuật" này để nhấn mạnh cho mọi người thấy là vấn đề Hoàng sa (và Trường sa) là hết sức quan trọng, vừa về kinh tế, vừa về an ninh chiến lược. Mà việc "tưởng niệm" hàng năm chỉ nghiêng về mặt "biểu tượng", về "lịch sử", không có giá trị pháp lý.

Việc này thể hiện tình ở bề ngoài tình "đoàn kết" của dân tộc, nhưng chỉ có hiệu lực "tâm lý", tuyên truyền.

Thực chất là Hoàng Sa đang ở trong tay Trung Quốc. Trong khi TS, một số thực thể địa lý ở đây đã bị Trung Quốc chiếm (trên tay Việt Nam) từ năm 1988. Vụ Trung Quốc đe dọa khiến Việt Nam rút giàn khoan ở lô 136-03 ở phía tây-nam TS cho ta thấy đe dọa chiếm lĩnh TS cùng toàn thể Biển Đông của Trung Quốc rất là lớn.

Thể hiện tình "đoàn kết dân tộc", như cái cách đã thấy, không hề có giá trị "kế thừa" di sản pháp lý của Việt Nam Cộng Hòa. Ở Hoàng Sa là "danh nghĩa chủ quyền".

Biết bao lần tôi đặt câu hỏi : Làm thế nào nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam "kết thừa" Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa ?

VN hôm nay không thể "kế thừa" cái mà Việt Nam Cộng Hòa đã "mất", không còn nữa. Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa trên tay Việt Nam Cộng Hòa trước khi miền Bắc "giải phóng" miền Nam.

Vả lại, trong thủ tục kế thừa, những câu hỏi nhức nhối từ phía các học giả, chuyên gia về quốc tế công pháp… đặt ra cho Việt Nam.

Trường hợp học giả Joële Nguyên Duy-Tân, người hết lòng với Việt Nam về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Bà đặt câu hỏi (nội dung đại khái) : Làm thế nào mấy anh có thể kế thừa ở thực thể mà anh không nhìn nhận ?

Tức là, ngay ở những học giả nước ngoài có lập trường thân với Việt Nam, họ cũng hoài nghi về việc "kế thừa di sản" Việt Nam Cộng Hòa. Huống chi các học giả Trung Quốc, họ nói, họ viết "trong ruột" nhà cầm quyền Hà nội.

Từ nhiều năm nay tôi hô hào việc "hòa giải dân tộc", xem đó như là một "điều kiện" không thể thiếu để "kế thừa" danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa. Sau này tôi đổi thành "hòa giải quốc gia", vì việc "hòa giải dân tộc" để "kế thừa" dễ ngộ nhận với việc "hòa hợp hòa giải dân tộc", một "vấn đề chính trị".

Nhưng vấn đề khó khăn hiện nay của Việt Nam ở Hoàng Sa (và Trường Sa) không chỉ đơn thuần ở vấn đề "kế thừa" Việt Nam Cộng Hòa.

Quốc gia tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay là quốc gia "tiếp nối" của thực thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trên quân điểm pháp lý quốc tế, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực thi những kết ước mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ký kết với các quốc gia khác trong quá khứ.

Như vậy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay phải có nghĩa vụ tôn trọng "công hàm 1958" của Phạm Văn Đồng, theo đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhìn nhận yêu sách vùng lãnh hải 12 hải lý cũng như yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Để hóa giải các hứa hẹn này, khiến Việt Nam bị vướng "Estoppel" hay "Acquiescement" nếu vụ việc được đưa ra tòa quốc tế phân xử, tôi đã đề nghị lý thuyết "quốc gia chưa hoàn tất". Theo đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa chỉ là "các bên" thuộc về một quốc gia "duy nhứt" là Việt Nam. Tương tự Nam, Bắc Hàn ; Đông, Tây Đức… Điều này tôi có đề cập trong lá thư gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vụ giàn khoan HD 981 đặt trên thềm lục địa của Việt Nam, tháng Năm năm 2014.

Ý kiến của tôi được các "học giả" Việt Nam mượn lại. Tuy có "chế biến" để khác đi, dầu sao cũng là điều mừng, nếu mục đích nhằm phục vụ cho quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Nhưng điều lo ngại, như "thông lệ", những gì tuy có lợi cho đất nước, cho dân tộc, nhưng "có hại" cho quyền lợi của đảng, thì vấn đề sẽ khác đi.

Khi tôi làm nghiên cứu, viết về "biên giới, lãnh thổ" thì lập tức có những "học giả" Việt Nam cũng nghiên cứu chủ đề này. Nhưng mục đích của họ không phải để đi tìm "sự thật", mà để lấp liếm, che đậy những hành vi nhượng đất của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. (Điều này có dịp thuận tiện sẽ quay trở lại).

Khi tôi viết về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, về hải phận... thì cũng có học giả Việt Nam viết về chủ đề này. Dĩ nhiên cũng để lái vấn đề qua chỗ khác, không để ai nhìn thấy những sai lầm, những việc nhượng bộ mờ ám của lãnh đạo cộng sản Việt Nam ở Biển Đông.

Điều này thể hiện trên thực tế, thí dụ tôi đề nghị lý thuyết "quốc gia duy nhứt" thì họ cũng lặp lại y như vậy. Nhưng với quan điểm "giải phóng và thống nhứt dân tộc".

Tôi đề cập nhiều lần, có người dân miền Nam nào muốn cộng sản Việt Nam "giải phóng" mình hay không ? Ngay cả quan chức cộng sản Việt Nam, ông Đinh La Thăng cũng nhìn nhận Sài gòn đã từng là "Hòn ngọc Viễn Đông". Đây là sự thật, và sự thật là dân miền Nam giàu có, văn minh hơn miền Bắc. Thì chính nghĩa của "giải phóng" ở đây là cái gì ?

Khi tôi viết "hòa giải quốc gia" thì họ nhập nhằng ‘hòa hợp hòa giải dân tộc" hay "đoàn kết dân tộc". Làm thế nào hai bên còn "hận thù", còn đầy dẫy gút mắc, nếu chưa thông qua thủ tục "hòa giải" thì làm sao có thể "đoàn kết" hay "hòa hợp" được ?

Kể ra thì rất dài, khi tôi viết luật pháp quốc gia, về "nhà nước pháp trị" thì các "học giả" cũng viết về luật, nhưng mục đích để binh vực "nhà nước pháp quyền" của đảng cộng sản Việt Nam v.v…

Mình làm cái gì thì các "chiến sĩ văn hóa" cũng làm cái nấy.

Cá nhân tôi, lâu nay làm gì cũng chỉ có "một mình". Mặc dầu làm việc hữu ích cho "lịch sử", cho dân tộc Việt Nam, nhưng chưa hề có cá nhân, đảng phải, tổ chức, cơ quan báo chí... nào ủng hộ hết cả. Từ khi có internet, có facebook, các ý kiến của tôi mới được một số bạn bè chia sẻ. Thật tình rất cám ơn.

Đến nay vấn đề đã "cấp bách" lắm rồi, nếu không nói là đã quá trễ rồi. Những gì cần phải viết về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa tôi đã viết nhiều lần, hôm nay chỉ là lặp lại.

Dầu sao thì lương tâm của mình cũng nhẹ nhàng, mặc dầu không thiếu những người xem tôi là "thế lực thù địch", hay chỉ trích "làm lợi cho Trung Quốc". Ngay cả khi Biển Đông và Trường Sa không còn thuộc Việt Nam, tôi nghĩ mình đã xong bổn phận.

Bởi vì sức lực và trí tuệ của mình có hạn. Mà cả vú còn lấp được miệng em. Huống chi...

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 21/01/2018

Published in Diễn đàn

Những ngày qua có thông tin Viện Sử học Việt Nam vừa cho phát hành bộ sử Việt gồm 15 tập, do Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ biên, trong đó khi nói đến miền Nam từ năm 1956 đến 1975, những nhà viết sử đã dùng danh xưng đúng của mảnh đất này là "Việt Nam Cộng Hòa" chứ không còn gọi là "ngụy quyền Sài-Gòn".

vnch1

Bộ sử Việt gồm 15 tập - Ảnh minh họa

Nhiều thảo luận đã đưa ra lí giải vì sao có thay đổi cách gọi tên như thế.

Có ý kiến cho đây là vì Hà Nội muốn đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng - những vùng quần đảo này trước đây thuộc về Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam), còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) qua Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại thừa nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.

Theo công pháp quốc tế thì chỉ khi thừa nhận có quốc gia Việt Nam Cộng Hòa thì Hoàng Sa mới thuộc chủ quyền của nước Việt Nam.

Cũng có người nói thay đổi cách gọi tên của miền Nam là tạo không khí cho chính sách hòa giải dân tộc để chung sức chống lại Trung Quốc đang bành trướng.

Những nhà sử học cho đó là cách viết sử nghiêm minh và chuẩn mực, điều mà trước nay bởi nguyên do chính trị và tuyên truyền nên sách sử xuất bản tại Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua đã dùng những từ miệt thị khi nói về Việt Nam Cộng Hòa, như khi nói về chính quyền thì gọi là "ngụy quyền" và những người phục vụ chính quyền đó là "ngụy quân".

Tuy nhiên, một tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã lên tiếng phản đối cách gọi tên đó và cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam Cộng Hòa là "một thây ma" đã chết từ lâu không việc gì phải dựng nó sống lại.

Trên Facebook của tôi, có bạn tỏ ra rất lạc quan với những biến chuyển chính trị trong vòng một năm qua, với việc Việt Nam đang xích gần lại với Hoa Kỳ hơn bao giờ hết trong quan hệ mang tính chiến lược, trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, và đang tạo ảnh hưởng đến lãnh đạo Hà Nội cũng như tác động đến nền kinh tế đang có nhiều khó khăn ở Việt Nam.

Hiệp định Paris 1973

vnch2

Toàn cảnh lễ ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 tại Paris

Cũng có nhận định cho rằng sắp đến thời điểm đem Hiệp định Paris 1973 ra để thi hành.

Sự kiện này không phải là điều mới. Từ thập niên 1990, giáo sư Vũ Quốc Thúc, một nhà kinh tế và giáo sư đại học thời Việt Nam Cộng Hòa đã đưa ra chủ trương khôi phục và thi hành Hiệp định Paris, tức là đòi cho người dân miền Nam được quyền tự quyết về tương lai chính trị và những quyền tự do căn bản.

Căn bản của Hiệp định Paris là để quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam trong danh dự và hai miền chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình trên đất nước Việt Nam.

Sau đó giải quyết khác biệt chính trị bằng việc thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, tiến đến bầu cử để chọn lựa thể chế chính trị.

Hai chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam thực thi chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc, người dân miền Nam có các quyền căn bản, theo điều 11 của hiệp định :

- Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia ;

- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân : tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

Về việc thống nhất hai miền Nam và Bắc, quyết định đó tùy thuộc vào chính phủ hai bên.

Hoa Kỳ cũng đồng ý viện trợ hơn ba tỉ đô la để tái thiết miền Bắc Việt Nam.

vnch3

Hiệp định được Ngoại trưởng bốn bên ký tại Paris ngày 27/1/1973, gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Ngày 30/4/1975 xe tăng và bộ đội cộng sản miền Bắc vào chiếm miền Nam, chính quyền Sài Gòn đầu hàng.

Một năm sau hai miền chính thức được thống nhất, đưa đến một thực tế là chỉ còn một nước Việt Nam từ đó đến nay.

Chủ trương hòa hợp hòa giải

Đất nước đã thống nhất, nhưng lòng người thì chưa. Đó là nhận xét của nhạc sĩ Phạm Duy khi ông trở về Việt Nam năm 2005 để sống những ngày cuối đời và chết ở đó.

Từ nhiều năm qua, lãnh đạo Hà Nội đã ban hành những nghị quyết, chính sách với mục đích hòa giải dân tộc, như Nghị quyết 36 cách đây hơn một thập niên ; những chính sách mời gọi người Việt ở nước ngoài, không phân biệt quá khứ, về đầu tư, tham gia vào việc xây dựng đất nước. Hay chính sách cấp thị thực 5 năm cho người Việt có hộ chiếu nước ngoài.

Những chủ trương hòa giải dân tộc đó đã nhắm sai đối tượng, vì chỉ quan tâm tới người Việt sinh sống ở nước ngoài, trong khi đối tượng chính mà nhà nước cần có tinh thần hoà giải là với những công dân Việt đang sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Ngày nay ở Việt Nam chưa có hòa giải vì những người bất đồng quan điểm với nhà nước vẫn còn bị sách nhiễu, giam tù hay quản chế.

Những tù nhân lương tâm đã được thế giới nhắc đến như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Huỳnh Duy Thức là ví dụ.

vnch4

Sách báo của Miền Bắc trước đây thường dùng cụm từ 'ngụy quân, ngụy quyền' để gọi chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa

Gọi tên "Việt Nam Cộng Hòa" lúc này có liên quan gì đến việc đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa là điều tôi cho là xa vời, vì ảnh hưởng của Trung Quốc hiện nay quá lớn trong chính trường Việt Nam khiến lãnh đạo Hà Nội, dù có xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, cũng sẽ không làm gì mạnh về chủ quyền trên Biển Đông.

Sự kiện Việt Nam, do áp lực từ Trung Quốc, tháng trước đã phải yêu cầu công ty Repso của Tây Ban Nha ngưng khoan dầu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy điều đó.

Qua việc nhắc đúng tên của miền Nam là "Việt Nam Cộng Hòa", tôi chỉ hy vọng lãnh đạo Hà Nội thực tâm nhìn nhận trên đất nước đó đã có một nền văn hoá, một không khí sinh hoạt chính trị sôi nổi trong hai mươi năm và những di sản đó vẫn còn trong lòng nhiều người Việt, trong nước cũng như tại nước ngoài.

Hãy để cho nền văn hoá đó được sống. Đừng cấm đọc, cấm in lại hay ngăn cản không cho phổ biến những ca khúc đã đi vào lòng hàng triệu người dân Việt. Điều đó sẽ thể hiện tinh thần hòa giải của chính quyền.

Còn nếu thực sự đem Hiệp định Paris ra làm căn bản hòa hợp hòa giải cho cả nước, đó sẽ là điều mừng cho đất nước và dân tộc, sau hơn 40 năm chiến tranh chấm dứt, đất nước thống nhất.

Bùi Văn Phú

Nguồn : BBC, 25/08/2017

Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

Published in Diễn đàn