Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bước vào năm học mới 2022-2023, tình trạng lạm thu lại xuất hiện tại một số trường công lập khiến nhiều phụ huynh phải lên tiếng trên hầu hết các trang mạng xã hội.

hocphi1

Học sinh lớp Một trong ngày đầu tiên của năm học mới tại trường Thực Nghiệm, Hà Nội - AFP

Một phụ huynh giấu tên vì lý do an toàn có con vào lớp một nói với RFA :

"Con chị vào lớp 1 chị phải đóng tiền bàn ghế, tiền TV, tiền bảng đen, rồi phải đóng tiền ủng hộ nhà trường mỗi người 520 ngàn đồng nữa. Thành ra mỗi em học sinh phải đóng gần hai triệu khoản tiền đầu năm. Trong khi đó, nhà trường kêu gọi ủng hộ nhà trường nhưng lại đưa ra con số cụ thể là 520 ngàn, thì đó là bắt buộc chứ ủng hộ gì. Tất cả cơ sở vật chất trong một lớp học là phụ huynh phải đóng hết. Nhà trường không có cái gì cả. Nhà nước giảm tiền học cho dân nhưng nhà trường lại thu gấp mấy lần trong khi dân không có việc làm do Covid. Con trâu con bò nuôi ra cũng không bán được".

Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, trường công lập chính là trường học trực thuộc của Nhà nước Trung ương hoặc địa phương. Các khoản kinh phí, đất đai, nhà cửa, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập ở trường học… đều được trang bị từ nguồn vốn Nhà nước. Điều 16 Luật trẻ em 2016 quy định, trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân ; Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục ; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh. Trong hiến pháp của nước Việt Nam cũng đã ghi nhận quyền học tập cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng.

Tuy Việt Nam có đủ các điều luật để bảo vệ quyền trẻ em, nhưng tình trạng trẻ em bỏ học do gia đình nghèo, không đủ tiền đóng các khoản phí cho trường học là một thực tế ở Việt Nam hiện nay.

Ông Liêu Thái, một phụ huynh có hai con nhỏ nói với RFA :

Người ta cảm thấy không kham nổi thì người ta cho con nghỉ học luôn. Chính vì vậy mà có nhiều chuyện xảy ra. Ví dụ nạn buôn trẻ em cũng từ chỗ không có điểm tựa giáo dục. Trẻ em còn nhỏ mà gia đình không đủ điều kiện kinh tế cho đến trường thì nó long nhong. Khi cha mẹ trẻ đi làm, trẻ không đến trường mà đi lang thang thì dễ bị bọn buôn trẻ em bắt cóc. Trẻ em bỏ học là nguồn lực rất lớn cho nạn buôn bán trẻ em. Đó là một phần. Cái quan trọng nữa là ai cũng cảm thấy khó chịu về việc đóng tiền nhiều.

Thời ông Phạm Vũ Luận (cựu Bộ trưởng Giáo dục) có Thông tư 55 cấm thu những khoản phí trong trường. Nhưng đó chỉ là trên danh nghĩa. Thực tế khi thiết lập Hội phụ huynh thì hội này là tay sai của hiệu trưởng. Khi thu về 10 đồng chẳng hạn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ nộp về cho hiệu trưởng. Sau này, những nơi nào biết Thông tư 55 thì trường không thu nữa. Nhưng không thu cách này thì họ có cách khác thu thôi

Có nhiều người vì con đi học, vì cái danh dự gia đình, vì cái sĩ diện, thậm chí vì một chút mặc cảm mà họ chấp nhận, cắn răng họ đóng. Những người có tiền hay lập luận rằng, một bữa nhậu mấy trăm nghìn thì nhậu được mà sao đóng tiền cho con lại không đóng được ?

So sánh bữa nhậu của mình với đời sống người khác là cái tính rất dở của những người cùng là cha mẹ học sinh nhưng có chút tiền".

Theo ông Liêu Thái, việc đóng tiền cũng xuất phát từ một nguyên nhân rất sâu xa là cái tính nịnh của con người. Rất nhiều người có con đi học lại nịnh thầy cô nên thầy cô nói đúng nói sai gì cũng a dua theo. Họ không nghĩ đến những phụ huynh khác không có tiền. Trong khi đó, tiếng nói phản biện, tiếng nói đấu tranh cho những người khó khăn thì không có, còn tiếng nói a dua với thầy cô thì rất nhiều.

Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT nêu rõ : Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. Không được thu các khoản mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường ; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục ; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Một giáo viên dạy cấp hai, có hai con học tiểu học, không muốn nêu tên, nói với RFA :

"Cấp tiểu học thì được miễn học phí nhưng phải đóng nhiều khoản phí khác tùy trường và tùy lớp. Ví dụ như quỹ lớp. Trong quỹ lớp có nhiều loại tiền khác nữa như rèm cửa, máy lạnh, mua các thiết bị, mua bộ đề…nói chung là nhiều thứ tiền lắm. Tùy theo lớp, theo trường nhưng có những cái bắt buộc phải đóng, dù nói là tự nguyện, đó quỹ hội phí hội phụ huynh.

Nếu học sinh đó khó khăn thì phụ huynh sẽ lên phường. Nếu phường biết tình hình như vậy thì sẽ có biên bản. Phụ huynh cầm lá đơn lên trường. Trường sẽ miễn hoặc giảm cho học sinh đó.

Trường cũng không cho phụ huynh đóng một cục đâu mà họ chia đều ra. Lâu lâu gom một tí. Với kinh tế Việt Nam mình bây giờ thì rất khó khăn cho phụ huynh. Giáo viên thì chỉ lãnh lương thôi chứ không phải trường chia phần trăm cho giáo viên từ tiền thu được đâu. Không hề. Người cầm nắm số tiền đó là Ban Giám hiệu. Số tiền đó đi đâu thì giáo viên đâu dám hỏi".

Chuyện thu các khoản phí ‘lạ" không chỉ xảy ra ở các trường tiểu học hay trung học, mà xảy ra cả ở cấp mẫu giáo.

Truyền thông Nhà nước cho hay, danh mục các khoản dự kiến thu của Trường Mầm non Vạn Thái (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có nhiều khoản thu ‘lạ’ như : tiền làm thẻ đưa đón học sinh, tiền bảo hiểm toàn diện học sinh, tiền học ngoại khóa tiếng Anh, tiền học kỹ năng sống,...

Liên quan đến những phản ánh của phụ huynh về một số khoản thu bất hợp lý trên, vị Hiệu trưởng trường mầm non trên khẳng định đấy là khoản thu thỏa thuận và đang trong quá trình lấy ý kiến phụ huynh. Nhà trường chỉ làm theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.

Tình trạng lạm thu của các trường học đã diễn ra cả chục năm qua nhưng chưa thể giải quyết. Từ năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ kiên quyết triển khai việc thực hiện "3 công khai và 4 kiểm tra" trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập để tăng cường tính giám sát. Đặc biệt chấm dứt tình trạng lạm thu trong các trường, những khoản thu không hợp lý, trái quy định phải trả lại cho phụ huynh học sinh.

Nguồn : RFA, 26/09/2022

Published in Việt Nam

Năm hc mi bt đu sm hơn thường l Hà Ni. Nhiu trường ph thông đã khai ging t cui tháng 8 thay vì sau Quc Khánh 02/9.

hocphi1

Hc sinh mt trường tiu hc nhn quà t các thin nguyn viên

Hc sinh và thy cô có phn vui v khi gi đây mt năm hc mi li có th din ra bình thường, thay vì lúc ti trường, lúc online như thi đi dch. Tuy vy, đi vi các ph huynh nghèo, niên hc mi bt đu cũng là lúc nhng ni lo liên tiếp p ti khi vic kiếm sng đã vt v nay phi gng gánh thêm nhiu khon đóng góp cho thy cô, trường lp, sách v, đng phc

Ch Đ Th Lan, mt người buôn bán nh Ba Đình, Hà Ni, cho biết nhiu tun nay ch chóng hết c mt mày’, phi cht bóp tng li tng tí, chưa k vay mượn thêm, đ đóng các khon phí đu năm hc cho con trai út năm nay vào lp 2 mt trường công lp.

"Nào là tin trông bán trú các con, tin sut ăn cho các con trong khi cho các con ăn có gì đâu, có tí rau và ít tht mà cũng tính bao nhiêu tin mt bui y. Đi hc được có vài bui, thì hôm nay mình li phi đóng 1,5 triu tin ăn, tin hc bán trú tháng 8. Li còn tin sách tin v, tin qun áo đng phc, va mi đóng mt lot hết gn 5 triu bc trong khi kiếm thì không ra. Các con va mi bước đến trường thôi mà nhà trường đã phán phi đóng ngn đy th tin ri đy. Không biết là vào năm hc không biết còn nhng khon nào, còn tin xây dng trường lp và tin qu lp na. Thoát thế nào được hai khon đy", ch Lan than th.

Ch Lan cho biết thêm sau khi đi dch Covid được khng chế, cuc sng tr li bình thường, thì lm phát tăng cao, kinh doanh ngày càng ế m nên cuc sng ca gia đình ch thc s rt khó khăn. T trong hè, ch đã phi xoay s hết sc đ con trai út tham gia các lp hc thêm ca giáo viên ch nhim và ca trường t chc vì c lp không có cháu nào là không đi, không đi b trù thì còn mt hơn nhiu na. Gi vào năm hc mi, thêm các khon đóng góp này na, ch Lan nói phi vay mượn liu đ đóng cho đ.

"Ngh hè mt phát được ngh có 1 tun thôi là cô đã bo cô dy thêm ri đ cô bi dưỡng li cho các con nhng lúc dch bnh các con không được hc. Cui tháng 5 ngh thì đu tháng 6 đi hc, mt my triu cho con đi hc hè, hai tháng hè. Sau đó tưởng được ngh thì trường li kêu gi đi hc mt tháng trước khi khai ging. Ch hiu Vit Nam kiu gì dy thêm c tràn lan ra. Mà mình không cho con đi hc thì cũng không được cơ", ch chia s.

Anh Đng Thành Trung, mt nhân viên làm vic cho mt công ty tư nhân qun Hoàn Kiếm, cho biết riêng đt nhp hc ca con trai vào cp hai đã ngn hết mt tháng lương ca anh. Thu nhp ca v chng,vn được chia ra người lo chi phí sinh hot gia đình, người lo tin hc cho hai cu con, thì gi đây vào đu năm hc ch đ đ lo cho cu út.

"Thng cu nhà tôi mi bước chân đến trường là phi np 6 triu ri. Đi loi là các loi tin bo him, đng phc gì đy, ri đóng góp xây dng cơ s trường lpCòn hôm nào đi hp ph huynh thì đóng qu lp sau", anh Trung cho biết.

Anh nói đ chun b cho năm hc mi, v chng anh đã hn chế chi tiêu t đu hè đ có th đáp ng cáckhon đóng góp.

"Hc trường công nó phi thế, không th đu li nhà trường và thy cô được đâu", anh Trung nói và cho biết anh tng chng kiến con cái người bn thân phi rơi vào cnh khó khăn và sau đó còn tn kém hơn nhiu, khi không chp nhn các khon đóng góp theo quy đnh ca nhà trường.

Còn anh Nguyn Hoàng Thng, mt ph huynh sinh sng ti khu đô th mi M Đình, cho biết năm hc này anh đã xin cho con trai ra hc trường tư. Bi theo anh, hc trường tư mi th rõ ràng hơn mà con anh cũng được quan tâm, kèm cp tt hơn khi tng s hc sinh mi lp ch t 20-30 cháu, bng mt na so vi các lp trường công. Tuy nhiên, anh nói, điu quan trng nht là v chng anh đã quá mt mi vi các khon đóng góp và các mi quan h vi thy cô trường công ri.

"Nhìn thì c tưởng r ch vào trong đy thì các khon đóng góp, các khon phí, tính chung (trường công và trường tư) cũng bng nhau thôi. Ri li phi nnh thy nnh cô các kiu. Mình vic gì phi thế. đây là mình chp nhn b tin ra mình mua giáo dc cho con mình cơ mà", anh Thng cho biết và khng đnh rng anh đã có mt quyết đnh đúng đn khi ‘đon tuyt vi các ngôi trường công, đ tp trung thi gian và tinh thn cho công vic, ci thin cuc sng gia đình.

Nguyễn Lại

Nguồn : VOA, 25/08/2022

Published in Diễn đàn

Vào đầu năm học 2017-2018, có ý kiến nên bãi bỏ Ban Đại diện Cha mẹ Học sinh, tức "Hội Phụ huynh". Lý do được nói vì trong những năm gần đây hội này chỉ làm chức năng như là một "hội phụ thu" khiến nhiều phụ huynh không khỏi bức xúc.

phuhuynh1

Học sinh một trường trung học ở Hà Nội trong ngày khai giảng năm học mới, ngày 5 tháng 9 năm 2016.  AFP

Nhân vật được truyền thông trong nước loan tin là phụ huynh Võ Quốc Bình. Ông này có con học tại Quận 1 kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ yêu cầu nên dẹp bỏ Hội Phụ Huynh, vì không làm được gì ngoài chức năng thu tiền cả.

Kiến nghị của ông Võ Quốc Bình nhận được cả sự đồng thuận lẫn phản đối. Một phụ huynh đề nghị không tiết lộ nhận dạng và tên tuổi, phản ứng rất gay gắt khi được hỏi về tính hiệu quả của hội này.

Đấy là một cái cánh tay nối dài của nhà trường, của hiệu trưởng thôi. Chứ thực chất không có một cái tác dụng gì để bảo vệ học sinh.

Vì thực chất chỉ có đến họp xong rồi ra chỉ nói chuyện thu tiền thôi. Nói thật với cháu thế. Còn họp, chú có nói ra thì người ta cứ họp theo kiểu thu tiền thôi chứ còn nói để bảo vệ quyền lợi cho học sinh bảo vệ quyền lợi cho phụ huynh thì cái đấy chú nói chứ đến 1 triệu người nói cũng không bao giờ có.

Trao đổi kỹ hơn về vấn đề tại sao việc bảo đảm quyền lợi của Hội Phụ Huynh Học Sinh không được thực hiện tốt, ông cho biết, việc hoạt động rập khuôn theo trình tự : hội đi trao đổi với Ban Giám Hiệu nhà trường trước, sau đó mới đi thông báo, vận động phụ huynh sai nguyên tắc. Lẽ ra, Hội Phụ Huynh phải làm ngược lại. Vị phu huynh này có so sánh như sau :

Thực chất gọi là "recorder" đó. Hiệu trưởng phát ra thì ghi âm vào rồi đi phát lại. Hội PH đi phát lại.

Thêm nữa, tính chất tự nguyện của hội phụ huynh lại thiếu vắng. Điều này dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử.

Nói là tự nguyện đấy, nếu mà phụ huynh nào không thu thì biết ngay, tức là sẽ có những cái đối xử khác nhau ngay.

Do đó theo chú hội PH thực chất phải là một cái hội. Đã gọi là hội thì ai muốn vào thì vào. Giả sử chú là phụ huynh, chú muốn vào thì vào, chứ không bắt buộc.

Ông còn nêu ra một bất cập trong việc bầu chọn người đại diện – mà thực chất là do nhà trường chỉ định chứ không hề có cuộc bầu chọn ra ban đại diện nào hết. Những người được nhà trường chỉ định này, lại chủ yếu lại là những người có kinh tế khá giả, chẳng phải lo lắng chuyện thu chi. Do đó hội phụ huynh không thể nào bao quát được quyền lợi chung về kinh tế của các thành viên.

Chứ còn những người giàu người ta thừa tiền người ta thừa ăn. Người ta đóng 10 triệu chứ đóng 100 triệu người ta cũng có. Mà bắt những người mà phải ở trọ rồi những người buôn thúng bán bưng phải theo những người đại gia thì làm sao được. Thì bây giờ chú thấy như thế là không được.

Khi được hỏi về tính hiệu quả của hội PH, một PHHS thường xuyên đi họp cho cháu ngoại tại một trường Trung học cơ sở lớn tại Quận 1 cho biết, các hoạt động của hội rất mờ nhạt và chẳng khác gì mấy ngoài những hoạt động do nhà trường đưa ra.

Thấy là nó cũng có theo cái mà ở trường đưa ra thôi. Thí dụ như là vận động các mạnh thường quân này kia nọ thôi. Chứ còn thấy không có cái gì khác hết trơn.

Các hội khuyến học của trường phải hoạt động mạnh hơn chút nữa. Thật ra là bây giờ thấy hoạt động vẫn còn yếu lắm, như là trợ cấp cái học phí cho các em nghèo, thí dụ như cha mẹ li dị, không có cha, không có mẹ thì coi như là bớt cái học phí cho mấy em đó. Vậy đó. Coi như là do cái hội khuyến học mình có cái tiếng nói mạnh chút.

Hội phụ huynh ở mỗi trường đều có sự không đồng nhất. Thậm chí còn khác biệt giữa các lớp. Do đó, có những lớp phụ huynh đồng ý gắn máy lạnh cho con em, trong khi số khác lại không. Điều này tạo ra sự không đồng bộ giữa các lớp học. Ngoài ra, các khoản thu được hội PH đề xuất thêm còn gây khó khăn cho các gia đình nghèo, phụ huynh này cho biết :

Bây giờ hội PH nhà giàu có người ta đẻ ra nhiều thứ lắm. Nào là điều hòa, nào là đủ các thứ để bắt những người người ta ở nhà trọ người ta buôn thúng bán bưng cũng phải theo như thế. Chú thấy như thế là không được.

Các khoản thu chi được đưa ra một cách chung chung và khi hạch toán cũng không có bộ phận giám sát. Vì thế mà tính tin cậy của báo cáo thu chi đến phụ huỳnh gần như là con số 0.

Các ông các bả tự làm, các ông các bả tự hạch toán với nhau chứ ai biết như thế nào. Rồi cũng ghi đấy thì cũng chả ai đọc. Vì thực chất bây giờ, người Việt Nam mình có tin người Việt Nam mình nữa đâu.

Thực tế, với những hoạt động lấn sân, trái nhiệm vụ và biến tướng của Hội Phụ Huynh tại nhiều trường học khắp nơi lâu nay, công luận đang đòi hỏi khi nào thì vấn nạn này được giải quyết. Đây cũng là một phần trong công cuộc chấn chỉnh hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

 

Published in Việt Nam
dimanche, 01 octobre 2017 20:36

Dư âm của tiếng trống khai trường

Với thực tế chục triệu học sinh phổ thông Việt nam đang bị vắt kiệt tuổi thơ với hy vọng sau 12 năm sẽ trèo được lên chiếc "xe đò" mang tên Đại học, trong khi mẹ cha vật lộn, thậm chí bán cả ruộng nương trả "vé xe" vậy mà "đến bến"thì trăm ngàn cử nhân lại "đứng đường".

Hoàng Kim Phúc(BBC)

Hôm 5 tháng 9 năm 2017, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh trống khai giảng năm học mới tại trường Lê Ngọc Hân – Mỹ Tho. Cùng ngày, Chủ tịch UBND Thành Phố Nguyễn Đức Chung cũng đánh trống khai trường tại quận Thanh Xuân – Hà Nội.

trong3

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh trống khai giảng năm học mới tại trường Lê Ngọc Hân – Mỹ Tho

Dù mùa tựu trường đã qua nhưng dư âm của những tiếng trống vẫn còn lùng bùng trong đầu óc của hằng chục triệu phụ huynh học sinh bởi hằng trăm bài báo, về tệ trạng lạm thu, trên hệ thống truyền thông của nhà nước Việt Nam :

  • Quái thai của xã hội hóa giáo dục là lạm thu 
  • Phụ huynh bắt đầu chóng mặt với các khoản thu đầu năm
  • Phụ huynh tố nhà trường lạm thu, hiệu trưởng giải thích 'đây có thể là âm mưu chính trị
  • Phụ huynh không đóng tiền, giáo viên bêu tên học sinh trước lớp
  •  Trường lạm thu, cha mẹ nghèo méo mặt
  • Phụ huynh cho con nghỉ học để phản đối lạm thu
  • Nói thẳng : giáo dục ngấm mùi tiền

Trên trang VNTB vừa xuất hiện hình ảnh một bé gái (có cha đi biển bị bão nhấn chìm, gia đình không có khả năng đóng góp cho những khoảng phụ thu nên em phải đứng ngoài cổng trường vào ngày khai giảng) cùng với câu hỏi : "Ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ gì về tấm ảnh thay vạn lời nói này ?"

trong1

Em thơ không có tiền là không được đến trường, trong khi trường là trường quốc lập. Không thể có một sự bất công nào lớn hơn thế nữa.

Bẩy mươi hai năm trước, cũng vào ngày khai trường, hôm 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố : "Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập". Ai mà dè là "nền giáo dục của một nước độc lập" lại... "ngấm mùi tiền", và (xem chừng) ngấm đậm :

 "A Transparency  International report  has found Vietnam to have the second highest bribery rates for public schools in the Asia Pacific region. It costs up to $3,000 to buy a place at the most sought after public schools, a huge expense in a country where annual average incomes barely top $2,200. (Theo Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế thì Việt Nam đứng hạng nhì trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương về giá hối lộ cho một năm học vào trường công lập. Phải trả ba ngàn đồng để mua một chỗ ngồi học trong những trường công lập uy tín là một khoảng tiền rất lớn trong một đất nước mà lợi tức trung bình hằng năm chỉ nhỉnh hơn hai ngàn hai trăm đô chút xíu)".

Tiền nào của đó chăng ? Đầu tư tốn kém quá xá như vậy thì thành quả ra sao ?

Ngày 15/9, Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội cùng Tổng Cục Thống Kê đã tổ chức họp báo công bố kết quả bản tin cập nhật thị trường lao động quý 2/2017. Theo đó, cả nước hiện đang có 1,08 triệu người thất nghiệp, trong đó có 25% là thất nghiệp dài hạn tức thất nghiệp liên tục trong hơn 12 tháng... Đáng lo ngại hơn cả là đa số trường hợp thất nghiệp, trong đó có tới 183.100 cử nhân, tăng 44.200 người so với quý 1/2017.

Con số vừa dẫn e còn rất thấp hơn sự thật rất xa. Và sự thực "đáng ngại" này đã được Tiến Sĩ Hoàng Kim Phúc  ví von rất là hình tượng :

"Với thực tế chục triệu học sinh phổ thông Việt nam đang bị vắt kiệt tuổi thơ với hy vọng sau 12 năm sẽ trèo được lên chiếc "xe đò" mang tên Đại học, trong khi mẹ cha vật lộn, thậm chí bán cả ruộng nương trả "vé xe" vậy mà "đến bến" thì trăm ngàn cử nhân lại "đứng đường".

Một trong những vị cử nhân "đứng đường" này, rất có thể, chính là tác giả của câu thơ nổi tiếng (đang) được lưu truyền ở Việt Nam : "Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng, đ... mẹ đời, đ... má tương lai".

Trước tình trạng (đ... mẹ & đ... má) này, Ban bí thư trung ương Ðảng ra chỉ thị số 42-CT/TW : Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030, với "năm nhiệm vụ và giải pháp" rất... mơ hồ :

"Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp.

Chỉ thị của Ban bí thư đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó xác định việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và cần đầu tư thích đáng. Đảng kêu gọi việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong một bộ phận đảng viên để làm gương cho giới trẻ..".

Có lẽ vì không biết cách nào để thực hiện chỉ thị ("học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí") của Ban Bí Thư nên ông Bộ trưởng giáo dục Việt Nam đã ra đi "tìm đường cứu hỏa" – theo như tin loan của báo SGGP , số ra ngày 30 tháng 8 năm 2017 :

"Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và đào tạo vừa có chuyến thăm và làm việc với nhiều cơ quan giáo dục của Phần Lan. Việt Nam và Phần Lan trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về Toán, Khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM ; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan".

Mai hậu ra sao thì chưa biết nhưng kể từ đây thì "nền giáo dục của một nước độc lập" là ... kể như chấm hết. Chả thấy ai tỏ lòng thương tiếc, đã đành ; bên dưới bản tin thượng dẫn ("Việt Nam Nghiên Cứu Nhập Khẩu Chương Trình Đào Tạo Của Phần Lan") nhiều độc giả đã không dấu được niềm vui, cùng "tiếng thở phào" nhẹ nhõm :

  • Nguyễn Hữu Kháng : Có lẽ đây là con đường đi hợp lí và rẻ tiền.
  • Lê Hoàng Tâm : Đừng nhập hàng giả, hàng thiếu chất lượng như thuốc trị ung thư là được.
  • Chonle : Nhớ nhập khẩu chế độ lương cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục đó luôn nghen !
  • Ngọc Thanh : Vậy đi cho nó lành.

Tui không biết giáo dục Phần Lan ngon lành tới cỡ nào nhưng nếu cứ tính "vậy đi cho nó lành" thì nghĩ cũng thấy hơi tiêng tiếc ! Phải đổ máu xương của vài thế hệ người, để đánh thắng liên tiếp mấy đế quốc to, mới dành giật và duy trì được "nền giáo dục của một quốc gia độc lập" rồi "đành đoạn" đem bỏ xó (không chút luyến thương) như vậy – sao Trời !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 04/10/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn