Một bài báo trên BBC hôm 09/08/2023 đặt câu hỏi liệu hai mỏ khí đốt trên Biển Đông của Việt Nam có ‘phá vỡ thỏa thuận’ khí hậu Paris hay không.
Reuters
Bình luận với Đài Á Châu Tự về vấn đề vừa nêu, nhà nghiên cứu Việt Nam về an ninh, chủ quyền Biển Đông, ông Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn cho rằng đây là một việc đặt vấn đề không phù hợp, gây bất lợi cho bảo vệ chủ quyền và khai thác nguồn lợi chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông, mà Việt Nam đang bị nước lớn láng giềng đe dọa.
Đồng thời, nhà nghiên cứu về lịch sử chủ quyền Biển Đông, cựu giảng viên nhiều trường Đại học tại Việt Nam, khẳng định Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, luôn ứng dụng các công nghệ tốt nhất có thể trong khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu khí, nên hoàn toàn có thể đáp ứng cân bằng các yêu cầu giữa phát triển, kinh tế, năng lượng, khai thác năng lượng với tăng cường cải thiện môi trường, sinh thái, bên cạnh việc bảo đảm thực thi và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên Biển Đông, khi khai thác tài nguyên và nguồn lợi trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Bài báo mà ông Đinh Kim Phúc bình luận cho hay "Ít nhất 19 mỏ khí đốt mới, có trữ lượng ước tính khoảng trên 540 tỷ mét khối khí, trong đó gồm hai 'siêu mỏ' của Việt Nam, đang được coi là đe dọa phá vỡ thỏa thuận khí hậu Paris - cam kết sự nóng lên toàn cầu dừng dưới mức 1,5 độ C. Mười chín mỏ này đã đạt hoặc dự kiến sẽ đạt quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến 2025 ở Đông Nam Á, theo thông tin mới nhất mà Global Energy Monitor's Global Oil và Gas Extraction Tracker (GOGET) cung cấp…
Không chỉ các mỏ thăm dò khí đốt mới này đi ngược lại sự đồng thuận về mặt khoa học rằng không thể khai thác thêm mỏ dầu khí mới nào trong khi vẫn muốn đảm bảo giữ mức ấm nóng toàn cầu dưới 1,5°C, mà tuổi thọ tiềm năng của một số mỏ vượt ra ngoài khung thời gian cam kết net-zero (phát thải bằng 0) mà nhiều quốc gia đặt ra… Trong khi đó, nhiều dự án khí đốt dự tính khai thác tới sau 2060. Với lượng khí thải tương thích phát ra từ mỗi dự án, việc tiếp tục sản xuất sẽ khiến việc đạt được net zero khó khăn hơn".
Từ Sài Gòn, ông Đinh Kim Phúc đưa ra quan điểm phản biện của mình, ông nói :
"Tôi nghĩ rằng nên bắt đầu bằng số liệu về trữ lượng dầu khí ở trên Biển Đông và khu vực ở Đông Nam Á. Trong thời gian qua, rất nhiều tin tức trên báo chí và các hãng truyền thông nước ngoài thổi phồng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông. Và chính khi thổi phồng như vậy, không có một nguồn tin hay một cơ quan nào có thể xác định được trữ lượng chính xác là bao nhiêu. Điều này gây ra một số vấn đề trong quan hệ quốc tế, cũng như tình hình an ninh khu vực Đông Nam Á. Người ta cho rằng chính vì trữ lượng dầu khí ở Biển Đông rất kinh khủng, rất lớn, do đó tham vọng của Trung Quốc không bao giờ dừng lại, như thế chúng ta sẽ không đánh giá đúng thực chất nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay trong vấn đề Biển Đông, trong vấn đề họ tiến tới khu vực Đông Nam Á.
Một vấn đề thứ hai nữa là có một bài viết xuất hiện trên BBC mới đây đánh giá Việt Nam nên giữ cam kết về môi trường, về cam kết đến năm 2050 giảm khí thải carbon xuống bằng không (zero), theo cam kết của Chính phủ Việt Nam. Tôi đã có một mục dòng trạng thái status trên trang Facebook của tôi, trong đó tôi cho rằng ‘khi con mèo tha miếng mỡ’ thì nhấn mạnh, còn khi ‘con cọp vác con heo’ thì mọi người lại lờ đi. Tôi cho rằng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông chẳng là gì so với của Nga và Trung Cận Đông. Và vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề (ấm nóng) khí hậu trên toàn cầu là vấn đề của toàn thể thế giới, toàn thể các quốc gia, chứ không phải riêng của Việt Nam, không phải riêng của các nước Đông Nam Á".
Nhìn vào việc khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông, tiếp tục trên quan điểm riêng, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói với RFA Tiếng Việt :
"Vấn đề khai thác dầu khí của Việt Nam, nếu nhìn về tổng thể, chúng ta thấy rằng nó chiếm một phần rất lớn trong kim ngạch quốc gia, nhưng khai thác dầu khí không phải là vấn đề an ninh năng lượng số một của Việt Nam, mà đây là vấn đề an ninh quốc gia. Việc khai thác dầu khí của Việt Nam trên thềm lục địa của Việt Nam, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đảm bảo vững chắc cho Việt Nam bảo vệ an ninh biển của mình. Khi kêu gọi đầu tư quốc tế từ các nước trên thế giới, các nước phương Tây, các nước Châu Âu, thậm chí cả Nga, Ấn Độ v.v…, nếu ai tuân thủ luật đầu tư của Việt Nam, ai tuân thủ những cam kết và pháp luật của Việt Nam về khai thác ở trên Biển Đông, thì cứ vào đầu tư và khai thác, chia sẻ quyền lợi chung với Việt Nam.
Còn nếu muốn nói rằng Việt Nam nên dừng các việc của Việt Nam về khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông, để phục vụ cho các cam kết quốc tế tới năm 2050, thì tôi cho rằng ý kiến đó không nằm trong tổng thể để hiểu được hoàn cảnh an ninh của Việt Nam, hiểu được môi trường chiến lược của Việt Nam, trong hoàn cảnh an ninh khu vực ở Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng ta biết rằng mỗi một quốc gia, không riêng gì Việt Nam, đều có những yêu cầu an ninh riêng của mình, yêu cầu có nền độc lập, tự chủ của mình và mình quyết định vận mệnh của mình, khi tiến hành các khai thác về kinh tế cũng như bang giao quốc tế về chính trị, xã hội, văn hóa v.v… Do đó, tôi nghĩ rằng không nên đặt vấn đề Việt Nam đang khai thác dầu khí đi ngược lại vấn đề cam kết quốc tế của Việt Nam vào năm 2050".
Trước câu hỏi liệu hai mỏ khí đốt trên Biển Đông của Việt Nam có ‘phá vỡ’ thỏa thuận khí hậu Paris hay không như cách đặt vấn đề được nêu trên bài báo của truyền thông quốc tế có sử dụng tiếng Việt mà ông đang đề cập, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đáp :
"Trong tương lai, mỏ Cá Voi Xanh phải được khai thác, vì đó là chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam được quyền độc lập cho ai khai thác, cho ai đầu tư, đó là quyền của Việt Nam. Và hai mỏ ở trong bài báo của BBC đề cập, tôi cho rằng nó cũng có một tác động phần nào, góp phần vào việc môi trường, khí hậu trên toàn thế giới, nhưng tôi xin nhắc lại rằng tính tỉ lệ việc khai thác dầu khí ở Malaysia, ở Indonesia, ở Brunei, ở Nga, ở Trung Cận Đông, ở Trung Đông, v.v…, thì chẳng thấm tháp vào đâu.
Do đó khi đặt vấn đề, chúng ta nên đặt vấn đề trong tổng thể của toàn thế giới : những quốc gia nào đang phá vỡ cam kết, đang gây hại nhiều nhất bằng gây ô nhiễm môi trường, phá hoại tầng khí quyển, như là Trung Quốc, như là các quốc gia Châu Âu và các quốc gia chậm tiến khác trên thế giới ; dù là nước giàu hay nước nghèo, thì quá trình công nghiệp hóa cũng tác động phần nào đến sự biến đổi khí hậu, chứ không phải những nước nghèo như Việt Nam mà đem ra làm một số liệu để mà so sánh, để mà phê phán Việt Nam, phải nhìn lại vào vấn đề an ninh năng lượng và an ninh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay".
Nhân dịp này, nhà nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam cũng đề cập những nguy cơ và hành động trên thực tế mà Trung Quốc đang gây ra ô nhiễm môi trường, gây tăng biến đổi khí hậu bất lợi cho thế giới từ khu vực và ngay trên Biển Đông, ông nói với Đài Á Châu Tự Do :
"Trung Quốc chiếm bảy điểm trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà biến thành các căn cứ quân sự, và họ đã tiến hành khảo sát, thăm dò trữ lượng dầu khí ở Biển Đông, và việc này họ đã làm hơn 20 năm qua, chứ không chỉ vài tháng qua mà thôi. Do đó chúng ta thấy rõ rằng tác hại của những căn cứ quân sự này ở trên Biển Đông, việc tàn phá môi trường biển, tàn phá san hô, tàn phá môi trường sống của các loài sinh vật biển, nó quan trọng không kém gì vấn đề ô nhiễm khí hậu do vấn đề dầu hỏa, vấn đề than đá gây ra.
Do đó, một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, nếu muốn nhắc đến bảo vệ môi trường toàn cầu, muốn tránh ô nhiễm tầng ozone gây tác động đến biến đổi khí hậu trên toàn thế giới, nó không phải là một việc làm riêng của Việt Nam, mà đây là việc làm cũng của các nước trên thế giới, mà nhất là các nước tiên tiến, các nước có nền công nghiệp đứng hàng đầu trên thế giới. Các vị phải làm gương, phải đi đầu, phải giữ vững cam kết mà các vị đã nói trước Liên Hợp Quốc trong hai mươi năm qua, thì lúc đó những nước nghèo như Việt Nam sẽ lấy đó làm bài học để điều chỉnh chính sách của mình. Chứ không thể nào mà Việt Nam là một nước nghèo, cần phát triển kinh tế, Việt Nam cần bảo vệ an ninh của mình, mà lại phải hy sinh quyền lợi của mình cho các nước tư bản phương Tây, cho quyền lợi của các cường quốc khác trên thế giới".
Theo ông Đinh Kim Phúc, nếu Trung Quốc độc chiếm được biển đảo ở trên Biển Đông và khu vực, thì tình hình đối với môi trường, sinh thái và khí hậu thế giới có thể rất nghiêm trọng, như ông nói tiếp với RFA :
"Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ làm tệ hại hơn nữa, chúng ta nên nhớ rằng Trung Quốc đã có kế hoạch xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nổi trên Biển Đông, ở khu vực mà họ chiếm đóng, kế hoạch đó hiện nay đang tạm dừng lại chứ tôi không nói là bị phá sản, và kế hoạch mà Trung Quốc sẽ khai thác ở trên Biển Đông sau khi họ đã củng cố được tiềm lực quân sự ở trên khu vực này, thì sẽ không ai ngăn cản được họ khai thác dầu khí ở khu vực này. Vì chúng ta nhớ rằng Mỹ và các nước phương Tây đều kêu gọi tự do hàng hải, tự do hàng không, và cam kết với Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, nhưng không ai đấu tranh về mặt chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, của các nước Đông Nam Á trên Biển Đông.
Và về mặt chủ quyền, có yêu cầu rằng các bên có xung đột, có liên quan đưa ra tòa án quốc tế, do đó khi Trung Quốc lấn tới một bước khai thác tài nguyên ở trên Biển Đông, thì không thế lực nào ngăn cản được. Nhất là hiện nay họ đang là cường quốc số hai trên thế giới, họ có vũ khí nguyên tử, họ có lực lượng nguyên tử hùng hậu, thì không có lực lượng nào có thể ngăn cản được tham vọng của họ, kể cả là nước Mỹ".
Ông Đinh Kim Phúc nhấn mạnh sự phản biện của mình, có nhắc đến một Hội nghị về Biển Đông, mà trong ban tổ chức và đại biểu tham dự, được cho là có sự sắp xếp, phối hợp của nhiều hội người Việt Nam có quan hệ mật thiết với các tòa đại sứ của CHXHCN Việt Nam tại Châu Âu và nước ngoài điều phối, mà vẫn theo cơ quan truyền thông quốc tế có sử dụng tiếng Việt nói trên loan tin, diễn ra trong hè năm nay, ông nói :
"Tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề của bài báo, và đây không phải là lần đầu, qua thông tin một hội nghị ở Paris về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông mà một Tiến sĩ ở Ba Lan đã phát biểu hết sức bậy bạ, truyền thông có nhiệm vụ phải đưa tin trung thực và phải để cho các nhà nghiên cứu phản biện… Khai thác dầu khí nói riêng và khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung, Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới bao giờ cũng áp dụng điều kiện khoa học, kỹ thuật hiện đại để hạn chế những tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của các nước sở tại, của môi trường, trên toàn cầu. Và tôi nghĩ rằng tốt nhất theo tôi bài báo này nên rút và nên biên tập lại, đặt vấn trở lại".
Quốc Phương
Nguồn : RFA, 09/08/2023
Repsol nhượng cổ phần vì bị Trung Quốc ép, Việt Nam càng quyết tâm kiện ?
VOA, 23/06/2020
Công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol vừa quyết định chuyển nhượng lại cổ phần ba lô dầu khí vốn không hoạt động được trong những năm qua cho PetroVietnam do sức ép của Trung Quốc và các chuyên gia cho rằng động thái này là hệ quả tất yếu nhưng có thể làm Hà Nội quyết tâm hơn trong việc kiện Bắc Kinh ra toà quốc tế vì những tranh chấp trên Biển Đông.
Repsol được cho là đã chuyển nhượng lại cổ phần của ba lô thăm dò dầu khí trên Biển Đông cho tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam trước sức ép của Trung Quốc.
Theo ghi nhận của trang Archyde hôm 13/6, Repsol đã ký một thoả thuận với tập đoàn dầu khí nhà nước PetroVietnam để chuyển nhượng các cổ phần của công ty này tại Châu Á. Trong số ba lô dầu khí mà công ty Tây Ban Nha nhượng lại cổ phần cho PetroVietnam có mỏ Cá Rồng Đỏ, một dự án mà chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngừng khai thác từ năm 2017 vì sức ép của Trung Quốc.
Công ty dầu khí Tây Ban Nha sẽ chuyển nhượng 51,57% số cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% số cổ phần ở lô 135-136/03 PSC cho công ty dầu khí Việt Nam, theo Archyde.
Repsol không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của VOA về thông tin trên.
Hồi tháng 5/2018, Reuters cho biết rằng Repsol đã tiến hành thương lượng với PetroVietnam và các quan chức chính phủ về việc đền bù cho những tác động từ việc ngừng hoạt động dự án Cá Rồng Đỏ trong khu vực Bãi Tư Chính mà Trung Quốc nhiều lần đưa tàu vào nhằm gây sức ép đối với hoạt động khai thác gần đường "lưỡi bò" 9 đoạn mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố.
Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales, người thường bình luận về các vấn đề Biển Đông, cho rằng quyết định của Repsol trả lại ba lô thăm dò dầu khí là hệ quả bởi vì trong hai năm qua công ty này đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan.
"Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã doạ nạt Việt Nam một cách thành công từ ba năm trước", Giáo sư Thayer nói khi trích dẫn thông tin chuyển nhượng của Repsol từ Archyde trong phần đăng tải về việc Repsol trả lại cổ phần cho PetroVietnam trên Thayer Consultancy Brackground Brief hôm 18/6.
Theo bình luận của Archyde, động thái này của Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với PetroVietnam liên quan đến tình trạng của các lô thăm dò dầu khí này cũng như làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, "một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi xung đột lãnh thổ trên Biển Đông".
Chính quyền Việt Nam hồi tháng 7/2017 đã phải yêu cầu Repsol ngừng hoạt động thăm dò khí đốt tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam nói thuộc "vùng chủ quyền không tranh cãi" của mình. Chưa đầy một năm sau đó, Repsol lại một lần nữa phải dừng hoạt động tại mỏ dầu khí này, mà theo các nguồn tin của Reuters và các chuyên gia quốc tế về Biển Đông, vẫn do sức ép từ Trung Quốc.
Sau vụ Cá Rồng Đỏ bị ép ngừng khai thác lần 2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cử Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tới Việt Nam trong chuyến thăm chính thức vào tháng 4/2018 để đề xuất "cùng hợp tác để khai thác" trong vùng Biển Đông tranh chấp.
Nhận định về quyết định mới nhất của Repsol, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore cho rằng Repsol bị Trung Quốc ép phải rời khỏi Việt Nam nhờ có quyền ảnh hưởng thông qua việc nắm giữ cổ phần ở Repsol Brazil. Theo Reuters, tập đoàn Sinopec của Trung Quốc chi 7,1 tỷ USD mua 40% cổ phần của Repsol chi nhánh Brazil hồi năm 2010.
Hồi tháng 5/2018, Repsol được cho là đã bắt đầu các cuộc thương thảo với PetroVienam về việc đền bù sau khi chính phủ Hà Nội yêu cầu công ty Tây Ban Nha ngừng thăm dò dầu khí do sức ép của Bắc Kinh. Có thông tin từ giới chuyên gia dầu khí lúc đó cho rằng PetroVietnam phải bồi thường khoảng 400 triệu USD cho Repsol.
Theo Giáo sư Thayer, bất cứ việc ngừng thăm dò dầu khí nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam và sẽ thêm gánh nặng do tách động của đại dịch Covid-19 đối với tăng trưởng kinh tế nói riêng của Việt Nam và trên toàn cầu nói chung.
Theo cả Giáo sư Thayer và Tiến sĩ Hợp, PetroVietnam sẽ không có đủ nguồn lực để tự mình phát triển các lô dầu khí mà Repsol vừa trả lại và sẽ phải tìm các đối tác nước ngoài để cùng hợp tác và khai thác.
Những xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vùng biển Đông đặc biệt tăng cao trong những năm gần đây đã khiến Hà Nội lần đầu tiên gửi công hàm phản đối Bắc Kinh tại Liên Hợp Quốc hồi cuối tháng 3 vừa qua để phản bác các lập luận của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Theo Tiến sĩ Hợp, Việt Nam đang chuẩn bị kiện Trung Quốc về Biển Đông và sẽ càng quyết tâm làm việc này sau động thái rút lui của Repsol.
"Nó sẽ thúc đẩy việc Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc ra toà quốc tế vì hiện hay Trung Quốc đang gây hấn ở Biển Đông chứ không phải Việt Nam. Nó có ảnh hưởng tốt vì thúc đẩy Việt Nam sớm đưa Trung Quốc ra một toà án nào đó", Tiến sĩ Hợp nói.
Thạc sỹ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu luật biển và hải đảo ở Việt Nam, trước đó trong tháng này cũng nhận định với VOA rằng "sớm muộn gì Việt Nam phải khởi kiện Trung Quốc" vì "Trung Quốc sẽ không dừng các tham vọng của họ trên khu vực Biển Đông" và "tới một mức nào đó thì Việt Nam không chịu nổi, buộc phải đưa Trung Quốc ra toà".
Hồi đầu tháng này, cố vấn cấp cao về Châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, Bonnie Glaser, nói với VOA rằng Việt Nam đã trong "tư thế sẵng sàng" và chỉ cần "một quyết tâm chính trị" là sẽ kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông.
Nguồn : VOA, 23/06/2020
******************
Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu : Trung Quốc đe dọa thành công Việt Nam trên Biển Đông ?
Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ba Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam - vốn không hoạt động được từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.
Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà Việt Nam phải ngưng khai thác hồi 7/2017
Cụ thể, Repsol sẽ chuyển nhượng cho Petro Vietnam 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC.
Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, "một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông", theo bình luận trên trang Archyde.
Năm 2018, Repsol từng nhận được yêu cầu của PetroVietnam về việc ngưng dự án Cá Rồng Đỏ tại lô 07/03, nơi Repsol có 52% cổ phần, do sức ép từ Trung Quốc.
BBC News tiếng Việt có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Đông Nam Á từ Úc, quanh động thái mới của Repsol và các tác động tới Việt Nam.
BBC : Ông có cho rằng động thái này đã chứng minh rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam và các đối tác kinh doanh, khi Việt Nam và các đối tác đã phải từ bỏ các quyền lợi trên Biển Đông vốn được luật pháp quốc tế công nhận ?
Carl Thayer : Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam từ ba năm trước.
Việc Repsol quyết định trả lại ba lô thăm dò (135-136 / 03 và 07/03) chỉ là hệ quả vì trong hai năm qua, Repsol đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến các dự án này.
Theo luật quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với các mỏ khí trong các lô này vì chúng nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc đã thành công trong việc đe dọa Việt Nam vào tháng 7/2017 và một lần nữa vào tháng 3/2018 khi Việt Nam đình chỉ và sau đó tạm dừng hoạt động khai thác lô dầu đang được Repsol tiến hành trong các khối 07/03 và 136/03.
Việt Nam đã không tiến hành bất kỳ hoạt động thăm dò dầu thương mại nào trong các lô này kể từ đó.
BBC : Hành động này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư của các công ty dầu khí quốc tế khác vào thị trường khai thác dầu ở Việt Nam do lo sợ áp lực của Trung Quốc ?
Carl Thayer : Các công ty dầu khí quốc tế hiện đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam bao gồm ONGC Videsh của Ấn Độ, Exxon Mobil của Mỹ, và Roseft của Nga - từ lâu đã nhận thức được những rủi ro mà họ đang gặp phải.
Trong quá khứ, chính phủ Ấn Độ đã thúc giục ONGC Videsh tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí tại đây.
Năm 2018 đã có tin đồn rằng Exxon Mobil sẽ rời khỏi Việt Nam vì lý do tài chính. Tuy nhiên, đầu tháng này, một quan chức cấp cao của ExxonMobil đã điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bày tỏ mối quan tâm của công ty mình trong việc phát triển các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) trên đất liền.
Bất kỳ áp lực nào của Trung Quốc đối với Exxon Mobil tại thời điểm này có thể sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào can thiệp.
Rosneft đã giữ vững quan điểm của mình vào năm ngoái. Có báo cáo rằng các hoạt động thăm dò dầu khí có thể tiếp tục trong các lô đã được cấp phép cho Rosneft. Giàn khoan dầu Clyde Boudreaux gần đây đã được kéo đến Vũng Tàu.
BBC : Việt Nam được cho là sẽ phải chịu thiệt hại tài chính lớn do động thái mới đây của Repsol. Thiệt hại này sẽ ảnh hưởng đến tình trạng ngành dầu khí Việt Nam như thế nào ?
Carl Thayer : Các lô dầu khí mà Repsol vận hành được ước tính chứa 172 tỷ feet khối khí tự nhiên có thể phục hồi, 45 triệu thùng dầu thô và 2,3 triệu thùng nước ngưng (dầu thô nhẹ).
Nếu các lô này có thể bơm dầu và khí đốt lên bờ để sản xuất điện, chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.
Vào tháng 5/2018, có thông tin rằng Respol đã tham gia các cuộc đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để được bồi thường khi chính phủ Việt Nam ra lệnh cho họ ngừng hoạt động. Ước tính vào thời điểm đó, nếu Repsol bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn, các nhà đầu tư sẽ mất trắng gần 200 triệu đô la đã bỏ ra.
Bất kỳ việc đình chỉ khai thác dầu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam và đè nặng lên các tác động do dịch Covid-19 gây ra đối với tăng trưởng kinh tế nói riêng tại Việt Nam và trên toàn cầu nói chung.
BBC : Liệu động thái này có nói lên rằng chính phủ Việt Nam sẽ không bao giờ dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông ?
Carl Thayer : Có ý kiến cho rằng Việt Nam bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế liên quan đến cách thức chọn hành động pháp lý mà Việt Nam có thể khởi xướng.
Ví dụ, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chỉ bao gồm "các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc ứng dụng" Công ước.
UNCLOS không thể giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, phân định ranh giới trên biển và các hoạt động quân sự.
Tòa trọng tài quốc tế cần có sự đồng ý của cả hai bên. Và như chúng ta đã chứng kiến từ vụ Philippines kiệnTrung Quốc, UNCLOS không có bất kỳ biện pháp thực thi nào.
Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không bao giờ kiện, nhưng họ sẽ phải lựa chọn các vấn đề của mình một cách cẩn thận. Cách tiếp cận của Philippines là yêu cầu Tòa Trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS - để xác định các quyền lợi của họ theo Luật Biển.
Quyết định chuyển nhượng hợp đồng sản xuất chung của mình trong lô 07/03 và 135-136 / 03 cho Tập đoàn Dầu khí được thực hiện trên cơ sở thương mại.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có lẽ không có đủ nguồn lực để tự phát triển các khối này. Tập đoàn này sẽ phải tìm kiếm đối tác nước ngoài.
Điều này sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.
Mỹ Hằng
Nguồn : BBC, 20/06/2020
Không phải quan chức kinh tế, mà lại chính là một viên chức an ninh lần đầu tiên nói bóng gió về khả năng Mỹ và Việt Nam sẽ ‘cùng khai thác dầu khí’.
Logo Exxon Mobile trên thị trường chứng khoán New York, 2015.
Hé lộ trên được nêu bởi John Bolton - Cố vấn An ninh Mỹ - trong cuộc phỏng vấn của chương trình Hugh Hewitt có tiếng của Mỹ vào ngày 11/10/2018. Một lần nữa John Bolton đã nêu ra những phát ngôn cứng rắn đối với Trung Quốc liên quan đến một Biển Đông đang lộ dần nguy cơ xung đột quân sự Mỹ - Trung.
Mỹ hợp tác với Việt Nam và bất chấp Trung Quốc ?
"Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không" - John Bolton nói, tuy không đề cập cụ thể Mỹ sẽ hợp tác khai thác với nước nào trong số các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
Phát ngôn thách thức rất đáng chú ý trên của Cố vấn An ninh John Bolton xuất hiện chỉ một ngày sau khi Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật cắt đứt đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông, và cùng lúc với thông tin chính thức về chuyến thăm Việt Nam bất ngờ vào trung tuần tháng Mười năm 2018 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.
Liệu có những gì logic giữa những sự kiện trên, hay cụ thể là giữa phát ngôn của John Bolton và hành động của Jim Mattis ?
Chuyến công du Việt Nam của Jim Mattis cũng là lần thứ hai liên tiếp trong vòng 10 tháng kể từ khi Jim Mattis nhận lãnh chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - một mật độ ‘thăm viếng’ khá dày đặc đối với quốc gia cách Mỹ đến nửa vòng trái đất và khiến giới quan sát chính trị quốc tế phải chú ý bởi tính chất bất thường của nó.
Nhiều giả thiết đã xuất hiện liên quan đến chuyến đi Việt Nam của Jim Mattis : tăng cường sự hiện diện của các hạm đội Mỹ ở khu vực Biển Đông, bảo đảm an ninh hàng hải cho các thương thuyền của Mỹ và các nước phương Tây tại Biển Đông, bán vũ khí cho Việt Nam, có thể đạt một thỏa thuận nào đó với Việt Nam về ‘thuê quân cảng Cam Ranh’, và ‘cùng hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam’.
Trong khi các đợt tuần tra bằng tàu chiến và máy bay của Mỹ vẫn đều đặn gia tăng tại Biển Đông và thậm chí tàu chiến Mỹ còn áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa - nơi đang ngự trị bởi quân đội Trung Quốc, hai vấn đề khác là Cam Ranh và bán vũ khí cho Việt Nam vẫn chưa có gì rõ ràng, hay nói cách khác là trong lúc chưa có thông tin cụ thể nào về Cam Ranh thì cho tới nay, sau hơn hai năm kể từ khi Tổng thống Obama dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ mới đặt mua một lô vũ khí giá trị khoảng 100 triệu USD từ Mỹ - chỉ bằng 1/10 giá trị các lô hàng vũ khí mà Việt Nam công bố đã mua của Nga.
Còn về dầu khí, cho tới nay không có biểu hiện rõ ràng về việc Mỹ đã hoặc sẽ hợp tác với những quốc gia như Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan để khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Nhưng hợp đồng cùng khai thác dầu giữa Tập đoàn dầu khí lớn nhất của Mỹ là ExxonMobil với PetroVietnam thì đã nằm trên các bàn giấy hai bên và được công bố cho toàn thế giới biết. Đó là mỏ dầu khí Cá voi Xanh.
Vì sao ExxonMobil không sợ Trung Quốc ?
Sau khi công ty Repsol của Tây Ban Nha bỏ chạy khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, còn Rosneft của Nga dù chưa thoái lui nhưng cũng chẳng thể nhúc nhích - đều trong cơn cám cảnh bởi nạn ‘khủng bố Trung Quốc’, Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ hiện là niềm an ủi duy nhất cho chính thể Việt Nam thuộc loại văn dốt võ dát và một ngân sách Việt Nam đang sắp lao xuống vực thẳm.
ExxonMobil từng thăm dò và hợp tác với Việt Nam để khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mỏ này có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối.
Vào tháng Giêng năm 2017, ExxonMobil đã trở thành nhà khai thác khí đốt lớn nhất của Việt Nam sau khi ký kết một hợp đồng trị giá 10 tỷ đô la để khai thác dầu khí trên biển Đông với PetroVietnam.
Vài tháng trước Hội nghị APEC 2017, ExxonMobil còn được Hà Nội bật đèn xanh cho việc thông báo chính thức khởi động dự án đầu tư khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh. Khi đó, báo chí nhà nước đã hoan hỉ như thể "sống lại" sau vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 - khi Repsol, một công ty Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam để khai thác dầu khí tại khu vực này, đã bị vài trăm tàu Trung Quốc bao vây và gây sức ép đến nỗi cuối cùng Repsol phải lặng lẽ rút lui khỏi Bãi Tư Chính, trong lúc toàn thể Bộ Chính trị lẫn Bộ Quốc phòng Việt Nam ngậm tăm lẫn ngậm đắng nuốt cay vì "có tiền trong túi mà không lấy được".
Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố "đường Lưỡi Bò" 9 đoạn chiếm tới 90% diện tích Biển Đông, nhiều hãng dầu khí khác của Mỹ đã bỏ cuộc trước áp lực từ Trung Quốc. Nhưng ExxonMobil vẫn tiếp tục thăm dò và tập đoàn này đã phát hiện mỏ khí đốt lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay, nằm cách đất liền khoảng 100km.
Điều được giới chóp bu Việt Nam xem là ‘lợi thế lớn’ là mỏ Cá Voi Xanh hoàn toàn nằm ngoài bản vẽ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, do đó giới chóp bu Việt Nam không phải quá lo sợ về phản ứng của Bắc Kinh nếu PetroVietnam liên doanh với Mỹ để khai thác khí đốt tại đây.
Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 - 12 tỷ USD/năm – và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, 20 tỷ USD dự kiến khai thác được từ Cá Voi Xanh - được xem là dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam - là con số rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước "đồng chí tốt" Trung Quốc.
Nhưng vào ngày 7/11/2017 - trùng với thời gian Tổng thống Trump dự Hội nghị thượng đỉnh kinh tế APEC Đà Nẵng mà được báo chí đảng tung hô "thành công tốt đẹp" và "Việt Nam là nước hưởng lợi kinh tế lớn nhất trong APEC", ExxonMobil đã mang lại nỗi thất vọng lớn lao cho giới chóp bu Việt Nam : Chủ tịch Liam Mallon của Công ty Phát triển ExxonMobil đã tuyên bố sẽ hoãn dự án hợp tác với Việt Nam trên biển Đông tới năm 2019, với lời giải thích rất cô đọng : "chúng tôi cần phải đạt được một số thỏa thuận cụ thể" trước khi triển khai đầu tư chính thức.
Khi đó, một số đánh giá đã giả thiết về nguyên nhân chủ yếu và có thể là duy nhất của việc phải hoãn dự án có thể là Trung Quốc gây sức ép mà đã khiến Việt Nam có thể phải điều đình để ExxonMobil tạm ngừng khai thác mỏ Cá Voi Xanh.
Đến tháng Ba năm 2018 khi xảy ra vụ Repsol phải lần thứ hai liên tiếp rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, giả thiết đã biến thành thực tế được xác nghiệm một cách sống sượng : vẫn là "đối tác chiến lược toàn diện lớn nhất của Việt Nam" là Trung Quốc đã nhảy bổ vào nhà của giới chóp bu Việt Nam để đòi không được hợp tác với Mỹ mà phải hợp tác với Trung Quốc để khai thác dầu khí.
Vào tháng Tư năm 2018, lần đầu tiên ExxonMobil đã lên tiếng liên quan đến mỏ Cá Voi Xanh. Tuy không xác nhận về một sức ép của Trung Quốc đối với mỏ dầu khí dồi dào trữ lượng này, ExxonMobil vẫn khẳng định kế hoạch và lộ trình sắp tới - một biểu hiện cho thấy tập đoàn này không mấy lo ngại cho dù Bắc Kinh sẽ làm những động tác nhằm bắt buộc ExxonMobil phải rút khỏi mỏ Cá Voi Xanh như đã khiến Repsol phải rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ.
Trước đó, tập đoàn Mỹ này từng khẳng định rằng dự án này "không nằm ở vùng có tranh chấp", và rằng "chủ quyền là vấn đề chỉ các chính phủ mới có thể quyết định".
Rất có thể, sự tự tin của ExxonMobil khi lên tiếng về mỏ Cá Voi Xanh phát xuất tự sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018, nằm trong chiến lược tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông và sẵn sàng đối đầu với hải quân Trung Quốc.
Cái áo mới
Không thể khác hơn và thật ra cũng chẳng còn lựa chọn nào khác, hy vọng mỏng manh còn lại của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông. Để Việt Nam có thể ‘can đảm bám Mỹ’, ít nhất cho tới lúc nào mục tiêu khai thác dầu khí để bồi hoàn cho một nền ngân sách rỗng ruột của Việt Nam vẫn còn bị Trung Quốc thẳng tay cấm đoán.
Còn bây giờ đang là những tín hiệu từ Mỹ, chứ không phải Việt Nam.
Hãy kiên nhẫn chờ thêm, và có lẽ không lâu nữa. Nếu trong và sau chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis xuất hiện tin tức về ‘Mỹ cùng hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông’ và cái tên Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ lại hiện ra một cách sôi nổi lẫn ấn tượng, có thể hình dung rằng cuối cùng thì giới chóp bu Việt Nam cũng phải quyết định bớt thói đu dây tay ba ngả ngớn mà rất dễ té lộn nhào, để chuyển sang tư thế nghiêng ngả về phía Hoa Kỳ với một góc nhỏ nào đó trên hai trục hình học địa - chính trị quốc tế.
Một cách nào đó, cái áo mới của Bộ Chính trị Việt Nam vừa khoác vào có vẻ giống như một lời tuyên chiến không dám ra mặt với Bắc Kinh và sẽ khiến Tập Cận Bình lộn ruột.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 17/10/2018
Khó ai hiểu nổi cách nói của Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam mang chính kiến gì sau một đề nghị không chỉ trịch thượng theo lối bề trên mà còn như thể nắm dao đằng chuôi của Ngoại trưởng Vương Nghị về việc Trung Quốc và Việt Nam ‘cùng hợp tác khai thác trên biển’, tức khai thác các mỏ dầu khí nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam mà đường lưỡi bò 9 đoạn của Bắc Kinh đã được vẽ sao cho nuốt sạch.
Ngoại Trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 2/4/2018.
Dồn dập Trung Quốc !
"Chủ trương nhất quán của Việt Nam là ủng hộ, hợp tác trên biển theo đúng các quy định và chế định của công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, phù hợp với quyền và lợi ích của Việt Nam, cũng như tôn trọng quyền và lợi ích của các bên liên quan." - bà Lê Thị Thu Hằng ‘đọc bài’ tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 20/9/2018, khi báo giới quốc tế đưa ra vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh về việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển.
Trước đó 4 ngày đã diễn ra Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra ở Sài Gòn, dưới sự đồng chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Cùng với sự kiện trên là việc Bộ Công an Việt Nam bất ngờ thông báo phía Trung Quốc đã viện trợ cho cơ quan này một phòng lab, nhưng không biết để làm gì.
Một số năm trước, đã có dư luận về việc trụ sở mới của Bộ Công an ở Hà Nội đầy ‘rệp’ - bị cho là được cài cắm bởi ‘đồng chí tốt’.
Còn ngay trước Phiên họp hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc năm 2018 là sự hiện hình của một loại ‘rệp’ khác : bằng một thông tư mang số 19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hợp thức hóa việc thanh toán và lưu hành đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, trong bối cảnh đồng CNY về thực chất đã được lưu hành và thanh toán chui nhiều năm ở không chỉ Lạng Sơn, Quảng Ninh mà còn dọc theo duyên hải miền Trung như Đà Nẵng, Nha Trang, cù ng lúc được các nhóm lợi ích quan chức ngầm hậu thuẫn theo cách ‘cõng rắn cắn gà nhà’, biến chủ quyền về an ninh tiền tệ của ‘Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ thành một thứ trò chơi rẻ tiền, đầy nhạo báng và vong bản.
Thông tư 19 lại hiện hình chỉ chưa đầy một tuần sau chuyến đi Bắc Kinh không nói rõ lý do của quan chức Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng - người được xem là cánh tay mặt của Tổng bí thư Trọng và đang được xem là ứng cử viên - nếu không phải cho chức vụ tổng bí thư tại đại hội 13 thì cũng là trám vào cái ghế chủ tịch nước vẫn còn hầm hập hơi ẩm của quan chức vừa về suối vàng là Trần Đại Quang.
Rồi sau đó là dồn dập hàng loạt quan chức Trung Quốc đến Việt Nam, bao gồm cả một phó thủ tướng và chánh án tòa án tối cao…
Những nỗi nhục và ‘tối hậu thư’ của Vương Nghị
"Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có các hợp tác về biển" - Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng thòng thêm.
Nhưng rốt cuộc, chính thể Việt Nam có dám ‘tiến ra biển lớn’ hay sẽ chấp nhận xuống thang ‘cùng hợp tác khai thác dầu khí với Trung Quốc’ ?
Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm liên tiếp, Vương Nghị trịch thượng và sỗ sàng phát ra ‘tối hậu thư’, liên quan đến số phận treo niêu của các mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh và Lan Đỏ, chưa kể những mỏ khác.
Lần đầu tiên Vương Nghị - thay mặt cho Tập Cận Bình - đòi hỏi Việt Nam ‘cùng hợp tác khai thác trên biển’ là tại Hà Nội vào cuối tháng Ba năm 2018, sau "nỗi nhục Bãi Tư Chính" đã xảy ra đến hai lần vào giữa năm 2017 và đầu năm 2018.
Bãi Tư Chính lại là một nỗi nhục sạm đen của một chính thể đã lao vào buổi tối trời.
Tháng Bảy năm 2017, hải quân Trung Quốc đã gây sức ép ở quần đảo Trường Sa và Bãi Tư Chính khiến Việt Nam phải muối mặt yêu cầu Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam - câm lặng rút khỏi dự án Cá Rồng Đỏ ở khu vực mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Sau vụ bỏ chạy không dám ngoái cổ ấy của liên doanh dầu khí Việt Nam - Tây Ban Nha, đã có tin quốc tế xác nhận ý đồ của hải quân Trung Quốc là có kịch bản tấn công quân sự, đặc biệt khi ‘bạn vàng’ này đã đưa cả một giàn phóng tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 2016.
Vào năm 2017, khoảng gần 2 tháng sau khi nổ ra vụ Bãi Tư Chính lần đầu tiên, một viên tướng Trung Quốc là Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy trung ương - đã đến Hà Nội. Khi đó, tin tức từ giới truyền thông quốc tế tiết lộ là Phạm Trường Long đã đòi Việt Nam hủy bỏ hoạt động dò tìm dầu khí tại các lô 118 (ngoài khơi Quảng Nam - Quảng Ngãi) và lô 136-3 (đông nam Vũng Tàu 200 hải lý). Những lô dầu khí này hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại bị vạch chủ quyền hình "Lưỡi Bò" của Trung Quốc vắt chéo qua. Nhưng sau khi bị giới chóp bu Việt Nam phản đối, tướng Phạm Trường Long đã bỏ về thẳng mà không ở lại dự "giao lưu quân đội Việt - Trung".
9 tháng sau "nỗi nhục Bãi Tư Chính" lần đầu, nỗi nhục lần thứ hai đã xảy ra ở cùng địa điểm. Vào tháng Tư năm2018, một lần nữa Repsol vội vàng tháo chạy khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ. Lần thứ hai phép thử lấy tiền trong túi quần của mình đã không thành công. Chính thể Việt Nam đã rơi vào cảnh nạn bĩ cực đến mức dù quá muốn khai thác dầu khí ngay trong vùng chủ quyền của mình cũng phải bó tay. Cũng vẫn do sức ép không hiểu đến mức độ nào của Trung Quốc.
Đến lúc đó, thay vì tiếp tục "can đảm bám biển, "bản lĩnh Việt Nam" tiếp tục thể hiện bằng cơ chế "tự xử" : nếu ở "nỗi nhục Bãi Tư Chính" lần đầu, Petro Vietnam có thể phải bồi thường cho Repsol khoảng 36 triệu USD - kinh phí mà Repsol đã phải bỏ ra để thăm dò dầu khí, thì đến tháng Ba năm 2018, con số bồi thường nghe nói lên đến 200 triệu USD.
Nhưng vẫn chưa hết, và còn lâu mới hết câu chuyện vừa hài hước vừa cay đắng này.
"Đôi bên không nên tiến hành các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình và nên củng cố hợp tác hàng hải để xây dựng một môi trường lành mạnh nhằm đạt được một thỏa thuận chung cuộc về giải quyết tranh chấp trên biển" - Vương Nghị đã nói trắng ra như thế ngay tại Hà Nội.
Bản chất của những va chạm giữa hai chế độ "anh em" rốt cuộc chỉ là dầu khí và quyền được khai thác dầu khí. Chắc chắn là khi đưa ra yêu sách trên, các chuyên gia phân tích tâm lý chính trị ở Bắc Kinh đã nắm rất rõ tinh thần "văn dốt võ nhát" và "chưa đánh đã chạy" của một số quan chức cao cấp ở thượng tầng chính trị Việt Nam.
Vẫn nỗi nhục hàng hai Việt - Trung
Sau vụ Repsol và nỗi nhục Cá Rồng Đỏ, chính thể độc đảng ở Việt có vẻ ‘khôn ra’ khi tìm cách dựa dẫm vào Công ty dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để khoan giếng LD-3P, thuộc mỏ khí ngoài khơi Lan Đỏ ở Lô 06.1, cách phía đông nam Việt Nam 370 km.
Nhưng ‘cái khó lại ló cái ngu’. Ngay cả Rosneft của người Nga cũng đang có thể rơi vào tình trạng cám cảnh như Repsol của Tây Ban Nha khi bắt đầu bị Trung Quốc gây sức ép buộc phải rời bỏ mỏ Lan Đỏ.
Một thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính, mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi, và mỏ Lan Đỏ là một số ít tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt.
Chính thể Việt Nam, cùng nền ngân sách đang rơi vào cảnh suy kiệt mà chỉ còn trông chờ vào thói đè đầu dân chúng để tróc thuế và khai thác nguồn tài nguyên gần như duy nhất còn lại là dầu khí, lại đang lâm vào bi kịch không những phải ‘giương cờ trắng’ tại mỏ Cá Rồng Đỏ và mỏ Cá Voi Xanh, mà còn phải ‘quy hàng thiên triều’ ở mỏ Lan Đỏ.
Trong cơn túng quẫn ngân sách và bế tắc khai thác dầu, rất có thể chuyến công du Nga của Tổng bí thư Trọng vào tháng Chín năm 2018 đã nhằm mục đích thúc giục Nga cần mạnh mẽ hơn trong kế hoạch khai thác mỏ Lan Đỏ. Tuy nhiên sau chuyến đi này, đã chẳng có bất kỳ tín hiệu khả quan nào cho ý đồ Việt nam muốn tránh thoát âm mưu ‘cùng hợp tác khai thác trên biển’ của Tung Quốc. Dường như Putin đã đưa ra một lời khuyên nước đôi, để khi Nguyễn Phú Trọng trở về, đối sách của Việt Nam vẫn còn nguyên trạng hàng hai với Trung Quốc.
Hẳn đó là nguồn cơn vì sao giọng điệu của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam - vẫn thường bị dư luận ví von với hình ảnh ‘con vẹt’ - lại luôn lập lờ nửa trắng nửa đen về một bi kịch phải tìm cách ăn vụng ngay trong xó bếp nhà mình.
Dù ‘công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982’ vẫn là cụm từ được Bộ Ngoại giao và giới chuyên gia ‘bảo vệ chủ quyền’ của Việt Nam lặp đi lặp lại không biết chán, nhưng liệu cả Bộ Chính trị và 200 ủy viên trung ương đảng có dám chường mặt ra để khai thác dầu khí ? Hay lại ‘huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc’ như cách hô hào của thủ tướng bị xem là ‘phá chưa từng có’ - Nguyễn Tấn Dũng - và được di truyền cho các đời quan chức sau này vào bất kỳ khi nào chính quyền cần tróc thuế dân, mị dân và đàn áp dân theo cách ‘hèn với giặc, ác với dân’ ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 28/09/2018
Thời sự Châu Á đáng chú ý với bài "Hai nước Triều Tiên hướng tới hòa dịu", trên Le Monde. Khi tập trung vào vấn đề hạt nhân, người ta có nguy cơ lãng quên một yếu tố tác động đến các cuộc đàm phán trong tương lai : đó là sự xích lại gần nhau giữa hai nước Triều Tiên.
11111111111111111111111
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đi dạo sau bữa ăn trưa. Ảnh do KCNA công bố ngày 21/09/2018 Reuters
Cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều 3 vừa qua tại Bình Nhưỡng cho thấy rõ hình ảnh về sự hòa giải giữa hai miền, và ít kết quả cụ thể trong hồ sơ hạt nhân. Tuy nhiên, trong quan hệ Liên Triều, hai nước đạt được một bước tiến quan trọng : đó là việc ký kết một thỏa thuận về quân sự nhằm làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Cũng trong thượng đỉnh Liên Triều 3, hai bên còn ký một thỏa thuận hợp tác kinh tế đầy hứa hẹn. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, mọi bước tiến trong lĩnh vực hợp tác kinh tế với Bắc Triều Tiên có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt.
Theo giải thích của báo Le Monde, thỏa thuận quân sự Liên Triều thể hiện quyết tâm của hai nước muốn từng bước tái lập hòa bình trên bán đảo.
Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa chấp thuận ký một hiệp định hòa bình vì đây là phương tiện gây áp lực buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Mặt khác, Washington lo ngại là sau khi ký hiệp định hòa bình, chế độ Bình Nhưỡng sẽ đòi giải thể bộ chỉ huy quân sự Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm theo dõi, bảo đảm đình chiến. Thậm chí không loại trừ khả năng Bắc Triều Tiên đòi Mỹ rút quân ra khỏi Hàn Quốc, làm suy yếu liên minh quân sự của Hoa Kỳ tại Châu Á.
Chính vì con đường hướng tới hiệp định hòa bình bị chặn, Seoul và Bình Nhưỡng tiến hành từng bước nhỏ để làm giảm căng thẳng. Mục tiêu của thỏa thuận quân sự song phương là ngừng đối đầu quân sự, đặc biệt là trong khu vực phi quân sự hóa, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh trên toàn bán đảo và chấm dứt quan hệ thù địch. Thỏa thuận đề ra nhiều biện pháp để thực hiện mục tiêu này.
Báo Le Monde nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao khéo léo, thực tế của Hàn Quốc. Tại thượng đỉnh Liên Triều 3 ở Bình Nhưỡng, ký được thỏa thuận quân sự với Bắc Triều Tiên là ưu tiên số một của Hàn Quốc, trước cả các sáng kiến tái thúc đẩy đàm phán về hạt nhân, vì giảm căng thẳng sẽ tạo thuận lợi cho tiến trình phi hạt nhân hóa.
Thỏa thuận về quân sự là kết quả đàm phán công phu giữa các bộ tham mưu của quân đội hai nước. Không dễ dàng gì thuyết phục được các quân nhân đám phán. Theo chuyên gia Cheong Seong-chang, thuộc viện Sejong, ở Seoul, "tỉ lệ được lòng dân của tổng thống Moon Jae-in rất cao, ngăn cản mọi biểu hiện chống đối từ phía quân đội, vốn là thành trì của tư tưởng bảo thủ". Còn ở Bình Nhưỡng, sau các vụ thanh trừng liên tiếp, dường như Kim Jong-un đã nắm trong tay quân đội.
Tình trạng chiến tranh chưa chấm dứt trên bán đảo Triều Tiên, nhưng theo báo Mỹ New York Times, thỏa thuận về quân sự cho thấy quyết tâm của hai chính phủ muốn tự quyết định tương lai của mình. Và mong muốn độc lập, tự quyết này đã được thể hiện rõ dưới thời tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung (1998-2003), Ro Moo-hyun (2003-2008) và càng mạnh mẽ hơn với đương kim tổng thống, Moon Jae-in.
Trung Quốc : Gian lận thống kê
Phụ trương Kinh tế và Doanh nghiệp báo Le Monde có bài "Tại Trung Quốc, các tiểu xảo về số liệu thống kê".
Ngày 18/09 vừa qua, nhật báo China Daily cho biết ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc vừa ban hành 20 biện pháp ngăn ngừa và trừng phạt gian lận thống kê. Văn phòng thống kê quốc gia Trung Quốc còn lập ra một ban chuyên trách chống gian lận thống kê.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh thông báo các biện pháp này. Trong các năm 2016, 2017, Trung Quốc đã thông qua nhiều quy định. Thế nhưng, dường như mọi việc không thay đổi. Le Monde trích dẫn câu nói nổi tiếng của cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli (1804-1881) : Có ba loại nói dối : đó là nói dối, nói dối rất nhiều và thống kê. Đây có thể coi là khẩu hiệu của nước Trung Hoa dưới thời Tập Cận Bình.
Theo tờ báo Pháp, từ lâu, các chuyên gia Trung Quốc tin rằng gian lận và sai lầm trong thống kê có thể ảnh hưởng đến việc tập hợp đánh giá kinh tế, do vậy, họ chuyển sang dùng các chỉ số khác, thí dụ, thay vì theo dõi tổng sản phẩm quốc nội, họ theo dõi mức tiêu thụ nhiên liệu. Thế nhưng, trong tháng Bẩy vừa qua, các số liệu tiêu thụ nhiên liệu do các cơ quan chức trách công bố lại khác hẳn nhau. Hay gần đây hơn, chính quyền ba tỉnh công khai thừa nhận đã gian lận thống kê trong những năm vừa qua.
Theo báo Le Monde, chống gian lận, khai man thống kê không phải là dễ dàng trong một đất nước vốn coi tăng trưởng là ưu tiên tuyệt đối, mỗi quan chức của đảng phải có trách nhiệm đóng góp vào sự nghiệp này, và ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực hơn tất cả các lãnh đạo Trung Quốc trước đó, kể từ thời Mao Trạch Đông. Chính vì thế, Le Monde mỉa mai, cựu thủ tướng Anh Disraeli chưa chết.
Iran : Châu Âu tìm cách lách trừng phạt của Mỹ
Báo Le Monde có bài đánh giá : "Iran : tranh cãi về hiệu quả của cơ chế Châu Âu chống trừng phạt".
Ngày 24/09, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đại diện cao cấp về ngoại giao Châu Âu Federica Moghenini cùng ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ra thông cáo về việc thành lập một "Cơ chế đặc biệt", giúp cho các doanh nghiệp Châu Âu tiếp tục làm ăn với Iran và tránh được trừng phạt của Hoa Kỳ, ví dụ lập cơ chế trao đổi hàng hóa trực tiếp, không giao dịch bằng đô la Mỹ, mà thông qua các ngân hàng Châu Âu hoặc theo mô hình phòng thanh toán bù trừ…
Tuy nhiên, còn có quá nhiều điểm không rõ ràng trong dự án này. Trước tiên chưa ai rõ là cơ quan phụ trách cơ chế này sẽ được đặt ở đâu, lúc nào thì cơ chế này được thành lập. Chính vì vậy, thông báo thành lập cơ chế đặc biệt mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế.
Mặt khác, Hoa Kỳ đã lên tiếng đe dọa và sẽ điều chỉnh các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn cơ chế này hoạt động. Ngày 25/09, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã cảnh cáo : Liên Hiệp Châu Âu nói mạnh nhưng làm yếu. Washington sẽ theo dõi sát cơ chế chưa được thành lập này và không để cho Châu Âu tránh được trừng phạt của Hoa Kỳ.
Các trụ cột trong chính sách ngoại giao của Trump
Đương nhiên, các báo Pháp đều chú ý đến ngày đầu tiên khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với các phát biểu của tổng thống Mỹ và nguyên thủ Pháp. Le Monde chạy trên trang Nhất : "Tại Liên Hiệp Quốc, Macron chỉ trích chính sách uy lực của kẻ mạnh của Trump".
Les Echos nhận định : "Donald Trum bị cô lập tại Liên Hiệp Quốc khi kết tội Iran". Còn La Croix có bài xã luận "Khi Trump gây cười" và nhấn mạnh, việc mất lòng tin đối với tổng thống Mỹ gây mất ổn định trong quan hệ quốc tế.
Qua phát biểu của tổng thống Mỹ, báo Le Figaro tóm tắt "Năm quy luật trong chính sách ngoại giao của Trump".
Thứ nhất là chủ trương đặt chủ quyền quốc gia lên trên hết. Thứ hai là đơn phương hành động, chứ không co cụm. Thứ ba, là tiền : Donald Trump cân nhắc mọi quyết định trên cơ sở chi phí tốn kém ra sao. Quy luật thứ tư là chính sách ngoại giao của Trump chú trọng đến khu vực thay vì toàn cầu và cuối cùng, ngoại giao cũng như chính sách chung của Donald Trump là trong chừng mực có thể thì đoạn tuyệt với các phương pháp trong quá khứ.
Brexit và Công Đảng Anh
Đại hội Công Đảng Anh và Brexit cũng được báo chí Pháp quan tâm : Libération cho biết "Brexit : cuối cùng Corbyn ló dạng ra khỏi sương mù". Sau hai năm tranh cãi, chia rẽ sâu sắc trong nội bộ, tại đại hội ở Liverpool, Công Đảng Anh kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn, ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về hồ sơ Brexit.
Le Figaro có cùng nhận định này : "Jeremy Corbyn cảm thấy sẵn sàng lãnh đạo và xử lý hồ sơ Brexit". Lãnh đạo Công Đảng Anh tự khẳng định vai trò có thể thay thế thủ tướng Theresa May.
Les Echos nói thẳng : "Brexit : Corbyn đề nghị May nhường chỗ". Trong khi đó, Le Monde cho biết, khi ủng hộ khả năng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về Brexit, "Công Đảng Anh không loại trừ việc tiếp tục ở lại Liên Hiệp Châu Âu".
Báo động khẩn cấp về bệnh lao
Báo Le Monde cho biết "Bệnh lao, tình trạng khẩn cấp trên thế giới". Hôm qua, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ở New York, Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO, lần đầu tiên, đã lên tiếng báo động về quy mô bệnh lao trên toàn cầu và kêu gọi các quốc gia tăng cường đấu tranh phòng chống căn bệnh này.
Theo giới chuyên gia, tình hình hiện nay đáng lo ngại và khẩn cấp vì bệnh lao gây ra nhiều nạn nhân hơn là Sida. Trong năm 2017, khoảng 1,6 triệu người đã qua đời do bệnh này, trong đó có 300 ngàn nạn nhân vừa bị lao vừa bị nhiễm HIV.
Trên toàn thế giới, tổng số người mới mắc bệnh lao chỉ giảm mỗi năm có 2%. Trong số này, có tới hai phần ba là tại 8 quốc gia bao gồm 6 nước Châu Á và 2 nước Châu Phi. Cao nhất là tại Ấn Độ, 27%.
Nếu xu hướng này tiếp tục thì cộng đồng quốc tế có thể không đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đề ra : đó là xóa sổ bệnh lao trên toàn thế giới vào năm 2030.
Trang Nhất báo Pháp
Trang nhất các báo Pháp hôm nay khá tản mạn, nếu như Le Monde chú ý đến phát biểu của tổng thống Emmanuel Macron tại Liên Hiệp Quốc, thì Le Figaro cho biết "Uy quyền của thủ tướng Đức Merkel bị thách thức ngay trong phe của bà". Còn Libération quan tâm đến phương tiện di chuyển mới, đang trên đà phát triển tại Pháp : "Xe trượt – Trottinette – tự do tung hoành".
Trong khi đó, theo báo kinh tế Les Echos, "Chiến tranh giá cả dữ dội trong lĩnh vực viễn thông" ở Pháp. Còn báo Công giáo La Croix có bài "Các linh mục đang ở tâm bão".
Đức Tâm
Kể từ tháng Bảy năm 2017 khi lần đầu tiên phải cắm mặt yêu cầu hãng dầu khí Repsol của Tây Ban Nha lặng lẽ rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, cho đến gần đây chính thể độc đảng ở Việt Nam mới lần đầu tiên ‘hé răng’ một cách ẩn dụ rằng họ vẫn phải tìm cách khai thác dầu khí chứ không thể ngừng hoạt động này do sức ép của ‘đồng chí tốt’ ở phương Bắc.
Hãng dầu khí Repsol của Tây Ban Nha lặng lẽ rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ tháng Bảy, 2017.
Lần đầu tiên thừa nhận ‘tháo chạy’
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 31/5/2018, khi phóng viên đặt câu hỏi về khả năng Việt Nam cân nhắc lại các dự án dầu khí của mình hay không khi Việt Nam đã đề nghị công ty dầu Repsol của Tây Ban Nha dừng khai thác, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao là bà Lê Thị Thu Hằng đã không phủ nhận câu hỏi này và trả lời : ‘Các hoạt động dầu khí cũng như các hoạt động kinh tế biển khác của Việt Nam được tiến hành bình thường trong khu vực biển hoàn toàn thuộc vùng thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam - được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982’.
Mặc dù ‘công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982’ vẫn là cụm từ được Bộ Ngoại giao và giới chuyên gia ‘bảo vệ chủ quyền’ của Việt Nam lặp đi lặp lại không biết chán, nhưng từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lao vào Biển Đông như một cái tát nổ đom đóm vào mặt những quan chức Việt vẫn còn mơ màng hay chăm bẳm về tình hữu nghị Việt - Trung, Bộ Chính trị đảng cầm quyền ở Việt Nam vẫn không có nổi một nghị quyết lên án Trung Quốc can thiệp vào Biển Đông hay đệ trình hồ sơ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Vậy dựa vào cơ sở nào mà Bộ Ngoại giao Việt Nam phát ra ẩn ý ‘khai thác dầu khí bình thường’ ở Biển Đông ?
Trong khi đó, hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam là hoàn toàn không bình thường, hoặc cực kỳ bất bình thường kể từ tháng Bảy năm 2017 đến nay.
Mất ăn ngay trong vùng chủ quyền
Tháng Bảy năm 2017 đã xảy ra một sự kiện mà xứng đáng được liệt vào loại "nhục quốc thể" : chính quyền Việt Nam phải "giương cờ trắng" khi yêu cầu Repsol ngừng hoạt động thăm dò khí đốt tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam." Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại Giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ "nhục quốc thể" ấy, nhưng vụ "giương cờ trắng" này lại trùng hợp một cách kỳ lạ với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí. Sau vụ bỏ chạy không ngoái cổ ấy của liên doanh dầu khí Việt Nam - Tây Ban Nha, đã có tin quốc tế xác nhận ý đồ của hải quân Trung Quốc là có kịch bản tấn công quân sự, đặc biệt khi ‘bạn vàng’ này đã đưa cả một giàn phóng tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 2016.
Vào tháng Tư, 2018, một lần nữa Repsol vội vàng tháo chạy khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ. Lần thứ hai phép thử lấy tiền trong túi quần của mình đã không thành công. Chính thể Việt Nam đã rơi vào cảnh nạn bĩ cực đến mức dù quá muốn khai thác dầu khí ngay trong vùng chủ quyền của mình cũng phải bó tay. Cũng vẫn do sức ép không hiểu đến mức độ nào của Trung Quốc.
Đến lúc đó, tình thế đã trở nên bi kịch hơn hẳn : không những các giàn phóng tên lửa của Việt Nam ở Trường Sa đã chẳng thể khiến Trung Quốc hoảng sợ, mà cả sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson ở Đà Nẵng vào đầu tháng Ba, 2018 - theo lời "cầu viện" chính thức của Bộ Quốc Phòng Việt Nam - cũng chẳng mấy có tác dụng răn đe Trung Quốc.
Và thay vì tiếp tục "can đảm bám biển," "bản lĩnh Việt Nam" lại thể hiện bằng cơ chế "tự xử" : nếu ở "nỗi nhục Bãi Tư Chính" lần đầu, Petro Vietnam có thể phải bồi thường cho Repsol khoảng 36 triệu USD - phần kinh phí mà Repsol đã phải bỏ ra để thăm dò dầu khí, thì đến tháng Tư năm 2018, con số bồi thường đã lên đến 200 triệu USD.
Chính trong cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng Năm năm 2018, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận rằng họ đã yêu cầu Repsol - một hãng dầu khí Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam - dừng khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính.
Trong khi đó, Tập Cận Bình lại cử Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - đến Việt Nam ngay sau vụ Bãi Tư Chính lần hai, với một "tối hậu thư" : Việt Nam phải "cùng hợp tác khai thác" mỏ Cá Rồng Đỏ với Trung Quốc. Nếu không, "bản lĩnh Việt Nam" sẽ hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng lãnh thổ của mình.
Hy vọng gì ở Lan Đỏ ?
Sau vụ Repsol và nỗi nhục Cá Rồng Đỏ, chính thể độc đảng ở Việt có vẻ ‘khôn ra’ khi tìm cách dựa dẫm vào Công ty dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để khoan giếng LD-3P, thuộc mỏ khí ngoài khơi Lan Đỏ ở Lô 06.1, cách phía đông nam Việt Nam 370 km.
Nhưng ‘cái khó lại ló cái ngu’. Ngay cả Rosneft của người Nga cũng đang có thể rơi vào tình trạng cám cảnh như Repsol của Tây Ban Nha khi bắt đầu bị Trung Quốc gây sức ép buộc phải rời bỏ mỏ Lan Đỏ.
Theo Reuters, ngày 17/5/2018 Rosneft đã phải lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng hoạt động khoan dầu mới hợp tác với Việt Nam gần đây trong khu vực Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Tuyên bố của Rosneft được đưa ra vào lúc tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng lên tiếng cảnh cáo là không một quốc gia, tổ chức, công ty hoặc cá nhân nào có quyền tiến hành thăm dò hoặc khai thác dầu khí trong vùng biển của Trung Quốc nếu không được phép của Bắc Kinh.
Một thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính và mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi, và mỏ Lan Đỏ là một số ít tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt.
Chính thể Việt Nam, cùng nền ngân sách đang rơi vào cảnh suy kiệt mà chỉ còn trông chờ vào thói đè đầu dân chúng để tróc thuế và khai thác nguồn tài nguyên gần như duy nhất còn lại là dầu khí, lại đang lâm vào bi kịch không những phải ‘giương cờ trắng’ tại mỏ Cá Rồng Đỏ và mỏ Cá Voi Xanh, mà còn phải ‘quy hàng thiên triều’ ở mỏ Lan Đỏ.
Cho Bộ Chính trị ra khơi để khai thác dầu khí ?
Trong khi đó, ngày càng nhiều tàu cá Việt Nam bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm chìm, còn ngư dân Việt bị hành hung và bị hất xuống biển.
Không chỉ đặt tên lửa, Trung Quốc còn tiến thêm một bước dài khi mang cả máy bay quân sự ra đảo Đá Subi ở quần đảo Trường Sa.
Sau bi kịch quân sự là bi kịch xã hội. Phép thử chiến thuật "áo lưỡi bò" của du khách Trung Quốc phô diễn tại sân bay Cam Ranh - mang tính thách thức của giới chuyên gia tâm lý chiến Bắc Kinh - đã khiến cho toàn bộ bộ máy đảng cầm quyền, chính quyền và chính sách "Ba không" của Việt Nam hầu như tê liệt.
Giờ đây, cái bộ máy tê liệt đó sẽ ‘quyết tâm’ ra sao và sẽ làm cách nào để ‘khai thác dầu khí bình thường’ khi còn không dám nhìn thẳng vào mặt Bắc Kinh ? Sẽ đủ can đảm để chấp nhận một cuộc xung đột quân sự khi không muốn chia bôi lợi nhuận với kẻ cướp ? Cả Bộ Chính trị và 200 ủy viên trung ương đảng có dám chường mặt ra để khai thác dầu khí ? Hay lại ‘huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc’ như cách hô hào của thủ tướng bị xem là ‘phá chưa từng có’ - Nguyễn Tấn Dũng - và được di truyền cho các đời quan chức sau này vào bất kỳ khi nào chính quyền cần tróc thuế dân, mị dân và đàn áp dân theo cách ‘hèn với giặc, ác với dân’ ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 08/06/2018