Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/06/2020

Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu…

VOA - Carl Thayer - Mỹ Hằng

Repsol nhượng cổ phần vì bị Trung Quốc ép, Việt Nam càng quyết tâm kiện ?

VOA, 23/06/2020

Công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol va quyết đnh chuyn nhượng li c phn ba lô du khí vn không hot đng được trong nhng năm qua cho PetroVietnam do sc ép ca Trung Quc và các chuyên gia cho rng đng thái này là h qu tt yếu nhưng có th làm Hà Nội quyết tâm hơn trong vic kin Bc Kinh ra toà quc tế vì nhng tranh chp trên Bin Đông.

repsol1

Repsol được cho là đã chuyn nhượng li c phn ca ba lô thăm dò du khí trên Bin Đông cho tp đoàn du khí quc gia PetroVietnam trước sc ép ca Trung Quc.

Theo ghi nhận ca trang Archyde hôm 13/6, Repsol đã ký mt tho thun vi tp đoàn du khí nhà nước PetroVietnam đ chuyn nhượng các c phn ca công ty này ti Châu Á. Trong số ba lô du khí mà công ty Tây Ban Nha nhượng li c phn cho PetroVietnam có m Cá Rng Đ, mt d án mà chính ph Vit Nam đã yêu cu Repsol ngng khai thác t năm 2017 vì sc ép ca Trung Quc.

Công ty dầu khí Tây Ban Nha s chuyn nhượng 51,57% số c phn lô 07/03 PSC và 40% s c phn lô 135-136/03 PSC cho công ty du khí Vit Nam, theo Archyde.

Repsol không ngay lập tc tr li yêu cu bình lun ca VOA v thông tin trên.

Hồi tháng 5/2018, Reuters cho biết rng Repsol đã tiến hành thương lượng vi PetroVietnam và các quan chc chính ph v vic đn bù cho nhng tác đng t vic ngng hot đng d án Cá Rng Đ trong khu vc Bãi Tư Chính mà Trung Quc nhiu ln đưa tàu vào nhm gây sc ép đi vi hot đng khai thác gn đường "lưỡi bò" 9 đoạn mà Bc Kinh đơn phương tuyên b.

Giáo sư Carl Thayer ca Đi hc New South Wales, người thường bình lun v các vn đ Bin Đông, cho rng quyết đnh ca Repsol tr li ba lô thăm dò du khí là h qu bi vì trong hai năm qua công ty này đã không thể tiến hành các hot đng thương mi liên quan.

"Có thể lp lun rng Trung Quc đã do nt Vit Nam mt cách thành công t ba năm trước", Giáo sư Thayer nói khi trích dn thông tin chuyn nhượng ca Repsol t Archyde trong phn đăng ti v vic Repsol tr lại cổ phn cho PetroVietnam trên Thayer Consultancy Brackground Brief hôm 18/6.

Theo bình luận ca Archyde, đng thái này ca Repsol được cho là đã hóa gii được cuc xung đt vi PetroVietnam liên quan đến tình trng ca các lô thăm dò du khí này cũng như làm giảm s hin din ca h Vit Nam, "mt quc gia được coi là ri ro, bi trong nhng năm gn đây, các hot đng ca h đã b nh hưởng bi xung đt lãnh th trên Bin Đông".

Chính quyền Vit Nam hi tháng 7/2017 đã phi yêu cu Repsol ngng hot đng thăm dò khí đốt ti m Cá Rng Đ khu vc Bãi Tư Chính mà Vit Nam nói thuc "vùng ch quyn không tranh cãi" ca mình. Chưa đy mt năm sau đó, Repsol li mt ln na phi dng hot đng ti m du khí này, mà theo các ngun tin ca Reuters và các chuyên gia quốc tế v Bin Đông, vn do sc ép t Trung Quc.

Sau vụ Cá Rng Đ b ép ngng khai thác ln 2, Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đã c B trưởng Ngoi giao Vương Ngh ti Vit Nam trong chuyến thăm chính thc vào tháng 4/2018 đ đ xut "cùng hp tác để khai thác" trong vùng Bin Đông tranh chp.

Nhận đnh v quyết đnh mi nht ca Repsol, Tiến s Hà Hoàng Hp ca Vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có tr s Singapore cho rng Repsol b Trung Quc ép phi ri khi Vit Nam nh có quyền ảnh hưởng thông qua vic nm gi c phn Repsol Brazil. Theo Reuters, tp đoàn Sinopec ca Trung Quc chi 7,1 t USD mua 40% c phn ca Repsol chi nhánh Brazil hi năm 2010.

Hồi tháng 5/2018, Repsol được cho là đã bt đu các cuc thương tho vi PetroVienam về vic đn bù sau khi chính ph Hà Ni yêu cu công ty Tây Ban Nha ngng thăm dò du khí do sc ép ca Bc Kinh. Có thông tin t gii chuyên gia du khí lúc đó cho rng PetroVietnam phi bi thường khong 400 triu USD cho Repsol.

Theo Giáo sư Thayer, bất c vic ngng thăm dò du khí nào cũng s nh hưởng đến kh năng đáp ng nhu cu tiêu th năng lượng ngày càng tăng ca Vit Nam và s thêm gánh nng do tách đng ca đi dch Covid-19 đi vi tăng trưởng kinh tế nói riêng ca Vit Nam và trên toàn cu nói chung.

Theo cả Giáo sư Thayer và Tiến sĩ Hp, PetroVietnam s không có đ ngun lc đ t mình phát trin các lô du khí mà Repsol va tr li và s phi tìm các đi tác nước ngoài đ cùng hp tác và khai thác.

Những xung đt gia Vit Nam và Trung Quc trên vùng biển Đông đc bit tăng cao trong nhng năm gn đây đã khiến Hà Ni ln đu tiên gi công hàm phn đi Bc Kinh ti Liên Hp Quc hi cui tháng 3 va qua đ phn bác các lp lun ca Trung Quc v vn đ Bin Đông.

Theo Tiến sĩ Hợp, Vit Nam đang chun b kiện Trung Quc v Bin Đông và s càng quyết tâm làm vic này sau đng thái rút lui ca Repsol.

"Nó sẽ thúc đy vic Vit Nam s kin Trung Quc ra toà quc tế vì hin hay Trung Quc đang gây hn Bin Đông ch không phi Vit Nam. Nó có nh hưởng tt vì thúc đẩy Vit Nam sm đưa Trung Quc ra mt toà án nào đó", Tiến sĩ Hp nói.

Thạc s Hoàng Vit, mt nhà nghiên cu lut bin và hi đo Vit Nam, trước đó trong tháng này cũng nhn đnh vi VOA rng "sm mun gì Vit Nam phi khi kin Trung Quc" vì "Trung Quốc s không dng các tham vng ca h trên khu vc Bin Đông" và "ti mt mc nào đó thì Vit Nam không chu ni, buc phi đưa Trung Quc ra toà".

Hồi đu tháng này, c vn cp cao v Châu Á và Giám đc D án Sc mnh Trung Quc ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) ca M, Bonnie Glaser, nói vi VOA rng Vit Nam đã trong "tư thế sng sàng" và ch cn "mt quyết tâm chính tr" là s kin Trung Quc ra toà án quc tế v tranh chp Bin Đông.

Nguồn : VOA, 23/06/2020

******************

Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu : Trung Quốc đe dọa thành công Việt Nam trên Biển Đông ?

Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ba Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam - vốn không hoạt động được từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.

repsol0

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà Việt Nam phải ngưng khai thác hồi 7/2017

Cụ thể, Repsol sẽ chuyển nhượng cho Petro Vietnam 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC.

Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, "một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông", theo bình luận trên trang Archyde.

Năm 2018, Repsol từng nhận được yêu cầu của PetroVietnam về việc ngưng dự án Cá Rồng Đỏ tại lô 07/03, nơi Repsol có 52% cổ phần, do sức ép từ Trung Quốc.

BBC News tiếng Việt có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Đông Nam Á từ Úc, quanh động thái mới của Repsol và các tác động tới Việt Nam.

BBC : Ông có cho rằng động thái này đã chứng minh rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam và các đối tác kinh doanh, khi Việt Nam và các đối tác đã phải từ bỏ các quyền lợi trên Biển Đông vốn được luật pháp quốc tế công nhận ?

Carl Thayer : Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam từ ba năm trước.

Việc Repsol quyết định trả lại ba lô thăm dò (135-136 / 03 và 07/03) chỉ là hệ quả vì trong hai năm qua, Repsol đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến các dự án này.

Theo luật quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với các mỏ khí trong các lô này vì chúng nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc đã thành công trong việc đe dọa Việt Nam vào tháng 7/2017 và một lần nữa vào tháng 3/2018 khi Việt Nam đình chỉ và sau đó tạm dừng hoạt động khai thác lô dầu đang được Repsol tiến hành trong các khối 07/03 và 136/03.

Việt Nam đã không tiến hành bất kỳ hoạt động thăm dò dầu thương mại nào trong các lô này kể từ đó.

BBC : Hành động này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư của các công ty dầu khí quốc tế khác vào thị trường khai thác dầu ở Việt Nam do lo sợ áp lực của Trung Quốc ?

Carl Thayer : Các công ty dầu khí quốc tế hiện đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam bao gồm ONGC Videsh của Ấn Độ, Exxon Mobil của Mỹ, và Roseft của Nga - từ lâu đã nhận thức được những rủi ro mà họ đang gặp phải.

Trong quá khứ, chính phủ Ấn Độ đã thúc giục ONGC Videsh tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí tại đây.

Năm 2018 đã có tin đồn rằng Exxon Mobil sẽ rời khỏi Việt Nam vì lý do tài chính. Tuy nhiên, đầu tháng này, một quan chức cấp cao của ExxonMobil đã điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bày tỏ mối quan tâm của công ty mình trong việc phát triển các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) trên đất liền.

Bất kỳ áp lực nào của Trung Quốc đối với Exxon Mobil tại thời điểm này có thể sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào can thiệp.

Rosneft đã giữ vững quan điểm của mình vào năm ngoái. Có báo cáo rằng các hoạt động thăm dò dầu khí có thể tiếp tục trong các lô đã được cấp phép cho Rosneft. Giàn khoan dầu Clyde Boudreaux gần đây đã được kéo đến Vũng Tàu.

BBC : Việt Nam được cho là sẽ phải chịu thiệt hại tài chính lớn do động thái mới đây của Repsol. Thiệt hại này sẽ ảnh hưởng đến tình trạng ngành dầu khí Việt Nam như thế nào ?

Carl Thayer : Các lô dầu khí mà Repsol vận hành được ước tính chứa 172 tỷ feet khối khí tự nhiên có thể phục hồi, 45 triệu thùng dầu thô và 2,3 triệu thùng nước ngưng (dầu thô nhẹ).

Nếu các lô này có thể bơm dầu và khí đốt lên bờ để sản xuất điện, chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Vào tháng 5/2018, có thông tin rằng Respol đã tham gia các cuộc đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để được bồi thường khi chính phủ Việt Nam ra lệnh cho họ ngừng hoạt động. Ước tính vào thời điểm đó, nếu Repsol bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn, các nhà đầu tư sẽ mất trắng gần 200 triệu đô la đã bỏ ra.

Bất kỳ việc đình chỉ khai thác dầu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam và đè nặng lên các tác động do dịch Covid-19 gây ra đối với tăng trưởng kinh tế nói riêng tại Việt Nam và trên toàn cầu nói chung.

BBC : Liệu động thái này có nói lên rằng chính phủ Việt Nam sẽ không bao giờ dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông ?

Carl Thayer : Có ý kiến cho rằng Việt Nam bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế liên quan đến cách thức chọn hành động pháp lý mà Việt Nam có thể khởi xướng.

Ví dụ, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chỉ bao gồm "các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc ứng dụng" Công ước.

UNCLOS không thể giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, phân định ranh giới trên biển và các hoạt động quân sự.

Tòa trọng tài quốc tế cần có sự đồng ý của cả hai bên. Và như chúng ta đã chứng kiến từ vụ Philippines kiệnTrung Quốc, UNCLOS không có bất kỳ biện pháp thực thi nào.

Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không bao giờ kiện, nhưng họ sẽ phải lựa chọn các vấn đề của mình một cách cẩn thận. Cách tiếp cận của Philippines là yêu cầu Tòa Trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS - để xác định các quyền lợi của họ theo Luật Biển.

Quyết định chuyển nhượng hợp đồng sản xuất chung của mình trong lô 07/03 và 135-136 / 03 cho Tập đoàn Dầu khí được thực hiện trên cơ sở thương mại.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có lẽ không có đủ nguồn lực để tự phát triển các khối này. Tập đoàn này sẽ phải tìm kiếm đối tác nước ngoài.

Điều này sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 20/06/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Carl Thayer, Mỹ Hằng
Read 653 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)