Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

I. Tinh thần pháp quyền đã chết

Sáng qua, một vị tướng lão thành từng giữ một vị trí đầy quyền lực trong ngành công an điện thoại nói chuyện rất lâu sau khi đọc bài của tôi. Ông cho rằng, nếu như tinh thần xây dựng một nhà nước pháp quyền từng thắng thế trong thập niên 2000s thì nay, tinh thần đó đã bị bóp chết.

huyduc1

Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền

Trước Hiến pháp 1992, nhà nước của chúng ta là nhà nước chuyên chính vô sản. "Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền". Cho dù không tuyên bố thì sau Hiến pháp 1992, từ hình luật, dân luật cho đến các luật chuyên ngành khác đều được Việt Nam xây dựng trên tinh thần hướng tới nhà nước pháp quyền. Đặc biệt, Quốc hội đã phải sửa hàng trăm điều luật cho tương thích dần với các quốc gia mà ta làm ăn với họ [BTA với Mỹ, WTO…].

Những nỗ lực này kết thúc từ 2006 và những gì ta đang chứng kiến cho thấy, hồn ma "pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền" đang dần hiện về.

II. Đức trị thay pháp trị

Ngày 14/4/2016, tôi viết :

Hiến pháp 1992, tuy còn dùng dằng giữa "hai con đường" đã vẽ cho Việt Nam một nền cộng hòa trên giấy. Ngay cả những tổng bí thư bị coi là bảo thủ nhất như Đỗ Mười hay Lê Khả Phiêu, sau Hiến pháp 1992, cũng đã phải chuyển dần từ một chế độ đảng trực trị sang một chế độ đảng cầm quyền thông qua nhà nước.

Việc tái lập các ban Đảng thời ông Nguyễn Phú Trọng là một bước lùi về chính trị. Sinh thời, Nguyễn Bá Thanh là một người rất được công chúng tung hô nhưng nếu những người am hiểu nhà nước pháp quyền biết cách ông Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh ngồi sau cánh gà các phiên tòa "lãnh đạo án" như thế nào chắc chắn họ sẽ vô cùng thất vọng.

Chống tham nhũng bằng Ban Nội chính [và các ban đảng] thay vì gỡ bỏ "vòng kim cô nội chính" cho các cơ quan tư pháp, để họ tiến hành tố tụng theo các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, thì không chóng thì chày sẽ có Ba X tân thời thay cho Ba X cũ.

Những người biết chuyện cung đình đánh giá cao sự giữ gìn của ông Nguyễn Phú Trọng và vợ con ông [ít nhất là cho đến nay]. Nhưng, quản trị quốc gia [trong đó có chống tham nhũng] phải bằng thể chế chứ không thể trông chờ vào "tấm gương đạo đức" của một vài cá nhân hay việc bắt bớ, loại bỏ một vài con sâu chúa.

Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, dân chúng vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có "đổi mới II" trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ trình chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa.

huyduc2

Không thể có dân chủ trong một thể chế độc tài đảng trị.

Đọc thêm :

Đức trị thay pháp trị

Huy Đức, 14/4/2016

Con số cơ cấu 35-40% đại biểu chuyên trách trong Quốc hội khóa tới là một bước đi đúng. Nhưng việc những người như Nguyễn Quang A, Nguyễn Cảnh Bình... bị loại bỏ bằng những công cụ hết sức võ biền cho thấy Đảng vẫn chỉ muốn, ngay cả những người tự ứng cử, cũng phải chắc chắn là người của họ.

Cho dù cách hành xử đó là "truyền thống" hay chỉ từ các mệnh lệnh địa phương, để hệ thống ứng xử như vậy, cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chưa chuẩn bị tâm thế và chưa có bước đi quan trọng nào được coi là cải cách.

Khi ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại bỏ, số người vui chẳng nhiều hơn bao nhiêu số người bị hụt hẫng. Không ai nghĩ Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo anh minh nhưng nhiều người hy vọng nếu ông Dũng toàn quyền, ông sẽ giải tán hoặc làm cho Đảng này sụp đổ.

Không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào cho thấy ông Dũng sẽ làm điều đó ngoài những bài viết vu vơ trên những trang mạng nặc danh.

Chỉ vì quá chán ngán cái thể chế đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc này suốt hơn 70 năm người ta sẵn sàng đặt niềm tin vào một con người đang trục lợi nhiều nhất từ thể chế cả về châu báu và chức tước.

Không có ai đáng trách

Khát vọng thoát cộng lớn đến nỗi làm lú lẫn không chỉ những cái nicks vô danh mà còn cả với nhiều trí thức.

Là người đứng đầu một Đảng đang cầm quyền nếu ông Nguyễn Phú Trọng không nhận thức đầy đủ khát vọng này của những người dân có học, để thúc đẩy cải cách chính trị, thì chiến thắng của ông trước Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị coi là chiến thắng của một người tham vọng quyền lực chứ không phải của một người vì đất nước.

Năm nay, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là người chủ trì những hoạt động kỷ niệm 30 năm đổi mới. Đừng cắt lát miếng nạc từ năm 1986 mà hãy quay về khúc xương khởi đầu từ khi Hồ Chí Minh mang chủ nghĩa Marx - Lenin đến Việt Nam. Để thấy, đổi mới đơn giản chỉ là một tiến trình Đảng gỡ bỏ dần dần những gông cùm mà Đảng từng áp đặt.

Từ "Chính sách kinh tế nhiều thành phần" đến "Kinh tế thị trường" là một bước tiến chưa đủ nhưng khá dài. Và khi, Đại hội XI bãi bỏ nguyên tắc "sở hữu công là chủ yếu", thì các "đặc trưng của chủ nghĩa xã hội" ghi trong Cương lĩnh không còn dấu hiệu nào của chủ nghĩa cộng sản theo mô hình mà Marx và các cộng sự của ông thiết lập trong Tuyên Ngôn Cộng Sản.

Hiến pháp 1992, tuy còn dùng dằng giữa "hai con đường" đã vẽ cho Việt Nam một nền cộng hòa trên giấy. Ngay cả những tổng bí thư bị coi là bảo thủ nhất như Đỗ Mười hay Lê Khả Phiêu, sau Hiến pháp 1992, cũng đã phải chuyển dần từ một chế độ đảng trực trị sang một chế độ đảng cầm quyền thông qua nhà nước.

Việc tái lập các ban Đảng thời ông Nguyễn Phú Trọng là một bước lùi về chính trị

Sinh thời, Nguyễn Bá Thanh là một người rất được công chúng tung hô nhưng nếu những người am hiểu nhà nước pháp quyền biết cách ông Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh ngồi sau cánh gà các phiên tòa "lãnh đạo án" như thế nào chắc chắn họ sẽ vô cùng thất vọng.

Chống tham nhũng bằng Ban Nội chính [và các ban đảng] thay vì gỡ bỏ "vòng kim cô nội chính" cho các cơ quan tư pháp, để họ tiến hành tố tụng theo các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, thì không chóng thì chày sẽ có Ba X tân thời thay cho Ba X cũ.

Dân chủ đơn giản chỉ là một phương thức cầm quyền theo nguyên tắc không để ai có quyền lực tuyệt đối. Dân chủ không phải là đích đến mà là một phương tiện được lựa chọn để tránh sự tha hóa tuyệt đối của những người cầm quyền. Dân chủ không phải là một cây gậy thần để quốc gia nào cầm nó trong tay cũng trở nên thịnh vượng. Nhưng, chưa có phương thức quản trị quốc gia nào ít rủi ro hơn dân chủ.

Vấn đề là đi tới dân chủ như thế nào

Những người kỳ vọng Nguyễn Tấn Dũng "giải tán đảng" không chỉ là những nhà dân chủ nôn nóng mà còn là những người suy nghĩ đơn giản. Họ chờ đợi dân chủ theo cách của Đại Lãn. Họ nghĩ có ai đó sẽ dọn sẵn mâm cỗ dân chủ cho mình mà không thấy rằng dân chủ là một hành trình của chính mình.

Không thể có dân chủ trong một thể chế độc tài đảng trị. Nhưng, nếu như độc tài sụp đổ sau một đêm chúng ta có thể có đa đảng ngay thì tự do chính trị mà ta có đó chỉ mới là một tiền đề cần nhưng chưa đủ.

Chúng ta có thể buộc các nhà cộng sản phải chịu trách nhiệm về những gì đã làm trong quá khứ. Nhưng tôi không nghĩ là con đường đi đến dân chủ dứt khoát phải loại bỏ những người cộng sản đang nắm quyền. Thay vì đẩy họ về phía đối địch, dân chúng cần tạo áp lực đủ để họ thay đổi và nhận thức được rằng, dân chủ hóa là một tiến trình kiến tạo tương lai cho chính cả những người cộng sản.

Trong lộ trình đó, cần phải có những bước đi vững chắc để sao cho "nền cộng hòa trên giấy" hiện nay từng bước có thể vận hành. Hãy để Quốc hội tập dượt vai trò giám sát của mình và chuẩn bị để các cơ quan tư pháp thoát dần ra khỏi tình trạng bị địa phương cát cứ. Trước mắt, không để nhánh quyền lực nào, cơ quan nào nắm giữ quá nhiều quyền lực, mũi đột phá cần được chọn ngay là Bộ Công an.

Giờ đây, tuy đứng vị trí cao hơn nhưng chắc chắn sẽ có khi đại tướng Trần Đại Quang cảm thấy mình lơ lửng. Bộ Công an hiện đang có đủ quyền để biến, thậm chí, cả những người trong bộ tứ trở thành con tin. Do quyền lực của Bộ bao trùm lên các cơ quan tố tụng, không dễ để chống tham nhũng, rất khó để tránh oan sai.

Đây là lúc, Tổng bí thư có thể đánh thức vai trò đồng minh từ ông Quang để tách Bộ Công an thành các cơ quan độc lập : Tình báo ; Phản gián ; Cảnh sát quốc gia - Cảnh sát địa phương - Cảnh sát giao thông ; trả Trại giam về cho Tư pháp ; lập Cơ quan Điều tra quốc gia.

Chức năng, nhiệm vụ của tình báo và phản gián không có gì tương thích với lực lượng cảnh sát. Đừng để lực lượng tình báo - phản gián tham gia quá sâu vào các cuộc chơi chính trị nội bộ mà sự "màu mỡ" của nó rất dễ làm họ sao nhãng nhiệm vụ chính là cảnh giác thù ngoài.

Cần có một Tư lệnh cảnh sát quốc gia để duy trì sự thống nhất quyền lực trung ương nhưng việc gìn giữ an ninh trật tự chủ yếu do cảnh sát địa phương đảm trách. Cảnh sát công lộ cũng nên là một lực lượng độc lập (vì điều tra không cùng một nhà họ sẽ không dám nhận mãi lộ phổ biến như hiện nay).

Nếu để điều tra trong Bộ Công an rất khó chống tiêu cực trong các cơ quan cảnh sát. Nên lập cơ quan điều tra quốc gia. Cảnh sát địa phương có thể điều tra các vụ án, trộm cướp... nhưng đã là án liên quan đến chức vụ, quyền hạn, liên quan đến tham nhũng phải do cơ quan điều tra quốc gia tiến hành [Tòa cũng lập thành tòa sơ thẩm, phúc thẩm... bố trí ở các khu vực ; địa phương có tòa nhưng chỉ xử hình sự thường].

Điều mà nền kinh tế cần Chính phủ làm ngay là chấm dứt sự can thiệp bằng các công cụ hành chánh vào các quan hệ kinh tế, dân sự của người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên ra ngay một quyết định yêu cầu các bộ ngưng ban hành các điều kiện kinh doanh mới (giấy phép con). Đồng thời, yêu cầu Tổ thi hành luật doanh nghiệp phối hợp với VCCI đưa ra một danh sách các giấy phép (trong số hơn 6000 giấy phép con ban hành dưới thời Nguyễn Tấn Dũng) có dấu hiệu lạm quyền, đình chỉ thi hành chúng cho đến khi Chính phủ có thời gian rà soát lại.

Để làm được việc này, Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc phải đủ dũng cảm để từ bỏ các bổng lộc mang lại do sự lạm quyền (hành chánh hóa các quan hệ dân sự, kinh tế) bằng cách tách ngay chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ. Lập các vụ tham mưu chính sách bên cạnh các cục thực thi chính sách. Quan chức nào, vụ nào đã tham gia vào tiến trình ban hành chính sách thì không được dính vào quy trình thi hành (cấp phép, thanh tra, giám sát...).

Nếu chưa đủ sự ủng hộ chính trị để tư nhân hóa đất đai, Chính phủ cần sửa luật để đảm bảo đối xử với quyền sử dụng đất của người dân như quyền về tài sản. Bãi bỏ các điều luật cho phép chính quyền thu hồi đất (không thể dùng quyền hành chính để can thiệp vào quyền về tài sản). Chỉ khi thật cần thiết, chính quyền mới áp dụng quyền trưng mua, trưng dụng.

Mặc dù, đã từng có nhiều đại biểu ăn nói rất được lòng dân, nhưng Quốc hội không chỉ là một diễn đàn. Kể từ sau Hiến pháp 1959, lịch sử Quốc hội Việt Nam chỉ ghi nhận hai sự kiện đại biểu thực thi quyền : 1985, bà Đào Thị Biểu, đoàn Cửu Long, đòi quy trách nhiệm những người quyết định chính sách Giá - Lương - Tiền ; 2010, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đòi lập Ủy ban điều tra độc lập, đình chỉ chức vụ và điều tra ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tham nhũng sẽ không lúc nhúc như hiện nay, Chính phủ sẽ không thao túng như thời Nguyễn Tấn Dũng nếu có nhiều đại biểu như Nguyễn Minh Thuyết, Đào Thị Biểu... Những người như Đào Ngọc Dung sẽ khó trở thành bộ trưởng nếu tuần trước ông ta phải điều trần ở các ủy ban cho báo chí tham gia và nếu Bộ chính trị không chỉ muốn Quốc hội hợp thức hóa quyết định của mình mà còn là nơi giúp loại bỏ những người tai tiếng.

Muốn như thế, không chỉ nâng số đại biểu chuyên trách lên 35 hay 40% mà phải mở cửa cho 15-20% những người thực sự tự ứng cử vào trong quốc hội.

Cần bãi bỏ ngay quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc để các nhân viên trong một bộ bỏ phiếu tín nhiệm cho bộ trưởng là một việc làm lố bịch [bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước dân, chính sách của ông nếu có lợi cho dân có thể làm cho nhân viên khó chịu].

Để tổ dân phố bỏ phiếu quyết định một người có thể trở thành ứng cử viên đại biểu quốc hội hay không lại càng phản khoa học và phi dân chủ. Tử tế với nơi mình sống là cần thiết, nhưng đánh giá họ là phải dựa trên khả năng tham gia của họ trong các chính sách ở tầm quốc gia chứ không chỉ chuyện cản con mèo ăn vụng cá nhà hàng xóm.

Hoặc Đảng cứ nắm toàn quyền Đảng cử. Hoặc sửa luật, để theo đó, ứng cử viên gồm những người có thể do đảng chính trị đề cử hoặc tự ứng cử (nếu thu thập đủ số chữ ký bằng một tỷ lệ luật định trên số cử tri).

Dân trí đã thay đổi, quan trí cũng phải theo ; đừng tiếp diễn các trò hề dân chủ nữa.

Những người biết chuyện cung đình đánh giá cao sự giữ gìn của ông Nguyễn Phú Trọng và vợ con ông (ít nhất là cho đến nay). Nhưng, quản trị quốc gia (trong đó có chống tham nhũng) phải bằng thể chế chứ không thể trông chờ vào "tấm gương đạo đức" của một vài cá nhân hay việc bắt bớ, loại bỏ một vài con sâu chúa.

Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, dân chúng vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có "đổi mới II" trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ trình chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa.

Huy Đức

(14/4/2016)

III. Đường xa phải nghĩ nỗi sau này

Trong bài "Công lý" post ngày 28/5/2015, tôi đã viết :

Đừng sợ mất vai trò của Đảng. Một đảng tốt là một đảng đảm bảo có một hệ thống tư pháp có thể cung cấp công lý chứ không phải là một đảng khi muốn thì thọc tay vào vụ án. Các tướng lĩnh cũng không nên cố công bảo vệ đặc quyền cho công an. Quan nhất thời. Hãy nhìn gương tướng Quắc, tướng Trần Văn Thanh. Rất có thể có ngày quý vị trở thành nạn nhân của hệ thống tư pháp mà quý vị đang thiết kế.

huyduc3

Không phải tự nhiên mà trong suốt nhiều năm ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang kêu oan

Đọc thêm :

Công lý

Huy Đức, 28/05/2015

Dự thảo Luật Tố tụng Hình sự đang được thảo luận tại Quốc hội (tháng 5/2015) đã "tiếp thu" được vài nguyên tắc mà "loài người tiến bộ" đã từng áp dụng từ hàng trăm năm qua. Các đại biểu quốc hội cũng bắt đầu nhận ra, cho dù nhu cầu chống tội phạm lớn tới đâu cũng không thể chấp nhận oan sai. Tuy nhiên, nếu không nhận thấy nguyên nhân sâu xa của oan sai thì không những không thể thiết kế một nền tư pháp có thể mang lại công lý mà trong vài trò chống tội phạm, nó còn có thể trở thành công cụ của từng băng nhóm.

Dân trí hay Quan trí

Không ngạc nhiên khi các tướng công an không ủng hộ quyền im lặng của bị can. Quyền ấy chắc chắn sẽ làm khó hơn cho tiến trình điều tra. Chỉ ngạc nhiên, sao các tướng - những người thực thi - lại được đặt ngồi trong cơ quan lập pháp.

Quyền không khai những điều có thể trở thành bằng chứng chống lại mình khi chưa có luật sư được người Mỹ đưa vào Hiến pháp năm 1789 (Tu chính án thứ Năm). Tướng Trịnh Xuyên cho rằng áp dụng nguyên tắc này sẽ không phù hợp với dân trí nước ta. Nói như thế thật là xúc phạm người dân Việt Nam, không lẽ sau 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, dân trí nước ta lại thua dân trí Mỹ 226 năm về trước.

Nếu Quốc hội đã "học Mỹ" khi đưa "quyền im lặng" vào luật Việt Nam chỉ xin quý vị hiểu lại cho rõ nguyên lý "nhà nước của dân". Năm 2006, khi Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đến thăm nơi tưởng niệm Tổng thống Abraham Lincoln, tôi thấy ông đứng rất lâu trước câu nói của Lincoln : "Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Những nhà cách mạng Mỹ không chỉ là tác giả của câu nói này mà còn đã thể chế hóa thành công nguyên tắc này.

Khi giành được độc lập, khi đã cầm quyền thay vì quay lưng với nhân dân như nhiều nhà cách mạng khác, ngay trong đời Tổng thống thứ nhất, các nhà lập quốc Mỹ đã đưa vào Hiến pháp 10 tu chính án ngăn chặn Quốc hội ra các đạo luật ngăn cản các quyền tự do quan trọng nhất của người dân.

Các đại biểu đến từ phía Nam - hai luật sư Trương Trọng Nghĩa và Trần Du Lịch - đã tranh luận khá thẳng thắn với các tướng công an. Nhưng rất tiếc chưa thấy hai ông chỉ ra hai nguyên tắc cơ bản để bảo vệ quyền im lặng : Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc một người không thể bị coi là có tội khi chưa có một bản án có hiệu lực của tòa. Vì không coi trọng hai nguyên tắc này mà nhiều người dân chỉ cần bị dân phòng bắt đã bị đối xử như tội phạm.

Camera & nhục hình

Nhiều đại biểu quốc hội đưa ra sáng kiến dùng camera đặt trong phòng hỏi cung để ngăn chặn điều tra viên sử dụng nhục hình. Camera liệu có tác dụng không khi "phòng hỏi cung" nằm trong tay cơ quan điều tra ? Các vị nghĩ rằng các điều tra viên sẽ bật nó lên cho quý vị xem cách họ làm cho những người vô tội ký vào đơn nhận tội ?

Có những cuộc tra tấn được điều tra viên trực tiếp tiến hành trong phòng hỏi cung như vụ 7 công dân vô tội bị ép nhận tội giết người ở Sóc Trăng. Nhưng, không phải điều tra viên nào cũng sử dụng nhục hình thô thiển vậy.

Theo tiến sĩ Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ngay cả con người huyền thoại Tạ Đình Đề - người bảo vệ Hồ Chí Minh thời đang còn là "Lý Thụy ở Vân Nam" - trong hai lần bị "công an ta" bắt (1975-1976 và 1985-1988), nếu không nhận tội, không khai đúng ý" của người thẩm vấn cũng bị "chuyển phòng giam khác, bị giao cho đầu gấu". Tạ Đình Đề kể với ông Biểu : "Khi nghe lệnh chuyển phòng, người tôi bủn rủn... Sang phòng giam mới, bị nhốt với bọn đầu gấu mới (tôi sẽ phải chịu đủ trò) tinh quái và độc ác" (Tạ Đình Đề - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2014, trang 254).

Kinh nghiệm của ông Tạ Đình Đề không chỉ là câu chuyện của thập niên 1970s, 1980s. Khi gặp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bị án Hồ Duy Hải vẫn không dám kêu oan mà chỉ xin giảm án vì Ủy ban Tư pháp gặp xong rồi về còn Hải thì phải quay lại trại giam của công an Long An. Một khi hệ thống trại giam, đặc biệt là các trại tạm giam đang nằm trong tay các cơ quan điều tra thì chuyện ngăn chặn bức cung, nhục hình là vô vọng cho dù có gắn bao nhiêu camera trong phòng hỏi cung.

Độc lập giữa các cơ quan tố tụng

Không có nhà nước nào cơ quan lập pháp lại mang các vụ án ra đánh giá sai đúng trong các phiên toàn thể. Không phải tự nhiên mà tố tụng phải bao gồm nhiều định chế độc lập : điều tra, viện kiểm sát, tòa án, luật sư. Quyền giám sát tố tụng nằm ở khả năng "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật" của các cơ quan thực thi chứ không phải là ở quyền giám sát chính trị của cơ quan lập pháp.

Điều nguy hiểm nhất hiện nay là các công tố viên và thẩm phán bị cơ quan điều tra viên "lôi vào cuộc", bị "cộng đồng trách nhiệm" ngay trong những ngày đầu. Các thủ tục tố tụng phải dựa trên chứng cứ chứ không phải là suy đoán của điều tra viên. Nếu kiểm sát viên độc lập và không quá sợ cơ quan điều tra, anh ta sẽ không phê chuẩn tạm giam một công dân nếu chứng cứ mà cơ quan điều tra đưa ra không thuyết phục.

Tòa án cũng có khuynh hướng bị lũng đoạn bởi cơ quan điều tra nên cách an toàn nhất trong công tác xét xử của họ là "án tại hồ sơ" và với những vụ phức tạp thì tòa dưới còn tham vấn tòa trên nhằm tránh án bị "cải, sửa" khi phúc thẩm để không "mất điểm thi đua".

Không phải tự nhiên mà trong suốt nhiều năm ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang kêu oan, Viện Kiểm sát lẫn Tòa án nhân dân tối cao đều im, dù họ không trực tiếp dùng nhục hình bức cung. Vì cả Viện Kiểm sát và tòa án đã "đồng lõa" với cơ quan điều tra ngay từ đầu, đứng chung xuồng ngay từ đầu, nên minh oan cho ông Chấn thì họ sẽ trở thành tội phạm.

Cũng như ông Chấn, 7 bị cáo ở Sóc Trăng được minh oan là vì kẻ thực sự gây án đã ra tự thú. Những người thực sự oan khuất chưa chắc đã nằm trong số được tòa tuyên vô tội. Không ai có thể biết chắc trong số hàng triệu "vụ án đẹp", trong số hàng triệu bộ hồ sơ án hoàn hảo, hàng triệu bị can nhận tội kia có bao nhiêu thực sự oan sai. Những kẻ gây án thực sự đang ở trong tù hay vẫn ở ngoài vòng pháp luật.

Quyền lực tuyệt đối

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, thật khó để nhận ra quyền lực cao nhất đang nằm ở đâu. Nhưng rõ ràng không có cơ quan nào có những quyền đáng sợ như Bộ Công an đang nắm.

Trong vụ án Năm Cam và những vụ án tướng Thành sử dụng tay chân ở Tiền Giang, người dân chỉ biết câu chuyện một băng đảng xã hội đen bị đánh tan. Ít ai biết sự lộng quyền của tướng Thành, biết cái cách thức ông ta khống chế Tòa án và Viện Kiểm sát không khác gì Năm Cam cả.

Vì tướng Thành đã trở thành "anh hùng của nhân dân", trở thành "thần tượng của số đông", nên người ta đã không tống giam ông cho dù những điều tra viên Tiền Giang bắt bớ, chia chác theo lệnh ông đều đã phải vào tù hoặc vào nhà thương điên để tránh vành móng ngựa.

Không tính thứ bậc trong Đảng, Tòa án, Viện Kiểm sát không dễ dàng độc lập trước một Bộ có trong tay quá nhiều công cụ. "Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối" (Lord Acton). Không chỉ trong hệ thống tư pháp, không có nhà nước nào nuôi dưỡng nguy cơ chính trị bằng cách tạo ra một siêu bộ nếu không muốn các chính trị gia trở thành con tin của bộ ấy.

Chưa kể sự khuynh loát của quyền lực, không ai có thể một lúc hoàn thành quá nhiều chức năng. Vậy nhưng, Bộ Công an hiện nay đang nắm trong tay vai trò điều tra, cảnh sát và cả an ninh, tình báo.

Tình báo phải là một cơ quan độc lập và chỉ nhắm vào kẻ thù bên ngoài chứ không phải nhắm cả vào bên trong (Có thể có an ninh nội địa nhưng đến khi có một nhà nước thực sự của dân thì không cần cơ quan an ninh kiểu như hiện nay). Và, ngay trong vai trò cảnh sát thì cũng nên tách ra : Cảnh sát quốc gia và cảnh sát địa phương.

Cảnh sát địa phương phải thuộc thẩm quyền của các địa phương ; quy mô và phương thức hoạt động tùy từng nơi mà tổ chức khác nhau. Không nhất thiết một huyện ngoại thành cũng có cảnh sát như một huyện ở vùng nông thôn. Những thành phố quá an ninh chỉ cần có vài ba trăm cảnh sát cho vui thay vì cũng nhiều tướng tá như nơi đầy trộm cướp.

Cảnh sát giao thông nên là một lực lượng riêng. Nếu cơ quan điều tra không cùng một mẹ với cảnh sát giao thông thì chắc sẽ mạnh tay hơn với nạn mãi lộ mà không sợ ngành tai tiếng.

Cảnh sát quốc gia thiết lập trật tự và sự thống nhất trên toàn quốc ở những vấn đề cảnh sát địa phương không với tới và nắm những lực lượng như cảnh sát cơ động, cảnh sát chống bạo động. Cảnh sát địa phương đảm trách vai trò giữ gìn trật tự và điều tra những án thuộc về trị an như cướp giật, trộm cắp, kể cả những vụ giết người thuần hình sự xảy ra trên địa bàn.

Nên lập cơ quan điều tra quốc gia để điều tra những vụ án có yếu tố băng đảng, những vụ tham nhũng và những vụ liên quan đến trách nhiệm thi hành công vụ.

Tòa ba cấp

Nên thiết lập hệ thống tòa án theo ba cấp xét xử : sơ thẩm, phúc thẩm và tòa phá án. Không tòa nào là cấp trên của tòa nào ; các cấp xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Không thể để chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp ủy, "nằm trên tòa án". Các ứng cử viên thẩm phán phải chủ yếu nằm trong số các luật sư giỏi và uy tín nhất.

Tòa nên xét xử bằng tranh tụng : công tố buộc tội ; luật sư bào chữa ; hội thẩm nhân dân quyết định có tội hay không ; thẩm phán lượng hình nếu hội thẩm nhân dân tuyên có tội. Với thủ tục này, mỗi phiên sơ thẩm chỉ cần một thẩm phán và 5-7 hội thẩm viên. Để đảm bảo khách quan, thẩm phán có thể không cần đọc trước hồ sơ, riêng hội thẩm thì không được đọc trước hồ sơ vụ án.

Vấn đề băn khoăn nhất là luật sư. Tuy nhiên ngay cả với bị cáo không có tiền "chạy" và thuê luật sư giỏi thì tình trạng pháp lý cũng không thể xấu hơn với cách tiến hành tố tụng hiện nay. Chỉ cần yêu cầu mỗi luật sư hàng tháng phải tham gia bào chữa miễn phí một số vụ theo chỉ định của tòa. Chỉ cần cho xã hội dân sự phát triển sẽ có nhiều luật sư tình nguyện bào chữa cho người nghèo và sẽ có nhiều tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.

Nhà nước cũng có thể dùng một ngân khoản để trả cho luật sư trong trường hợp đặc biệt. Đây là khoản chi cho công lý chứ không phải đơn giản cho bị cáo.

Đừng sợ mất vai trò của Đảng. Một đảng tốt là một đảng đảm bảo có một hệ thống tư pháp có thể cung cấp công lý chứ không phải là một đảng khi muốn thì thọc tay vào vụ án. Các tướng lĩnh cũng không nên cố công bảo vệ đặc quyền cho công an. Quan nhất thời. Hãy nhìn gương tướng Quắc, tướng Trần Văn Thanh. Rất có thể có ngày quý vị trở thành nạn nhân của hệ thống tư pháp mà quý vị đang thiết kế.

Huy Đức

(28/05/2015)

Tất nhiên, cũng như nhiều trường hợp khác, ý kiến của thường dân như chúng ta, thường rơi vào hư không.

IV. Hiện tượng thầy Thích Minh Tuệ

Tuy nhiên, vị tướng sáng qua gọi điện cho tôi nói rằng, ông không quá bi quan vì những ngày gần đây, ông dành khá nhiều thời gian theo dõi hiện tượng thầy Thích Minh Tuệ. Theo ông, cái tốt luôn được nuôi dưỡng và khi đạo đức xã hội tưởng như đã mục ruỗng những nhân tố như thầy Thích Minh Tuệ sẽ xuất hiện [không chỉ trong tôn giáo].

huyduc4

Cái tốt luôn được nuôi dưỡng và khi đạo đức xã hội tưởng như đã mục ruỗng những nhân tố như thầy Thích Minh Tuệ sẽ xuất hiện

V. Từ hiện tượng Thích Minh Tuệ nhớ Lê Quang Thung & Bắc Hà

Những người nắm quyền lực quốc gia thì phải nghĩ đến muôn dân chứ không phải thu vén cho mình hay cánh hẩu.

Phải tích đức thì mới có thể hưởng phúc. Phúc có 6, 7 thì cũng chỉ nên hưởng 5 ; hưởng hết thì con cháu không còn mà hưởng quá thì đời mình phải trả. Khi nhiều quyền lực nhất hay nhiều tiền bạc nhất mà chỉ cậy quyền, cậy tiền thì cũng coi như đang làm những việc thất đức, tổn phúc là điều không tránh khỏi.

Lê Quang Thung

Mấy hôm nay, tôi cứ phải suy nghĩ tới trường hợp của ông Lê Quang Thung. Ông lại bị bắt khi vừa mới ra tù ít lâu và nay đã 78 tuổi [Năm 2019, ông Lê Quang Thung đã nhận án tù 4 năm].

Ông Ba Thung với ông Mười Rua là hai "đại ca" của ông Ba Dũng. Họ thân nhau ở trường Đảng khi đó Nguyễn Tấn Dũng đang là một sĩ quan được đưa đi đào tạo nguồn, còn Ba Thung và Mười Rua đã tiếng tăm lừng lẩy. Sẽ không có Trương Mỹ Lan và SCB nếu không có những cuộc gặp ở nhà Mười Rua. Ba Thung cũng sẽ có những ngày cuối đời giàu có thanh bình nếu không phải là đại ca của người từng quyền lực nhất.

Khi lên Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định, cán bộ cứ đúng 60 tuổi là hưu trí. Và người bị ông ta cho hưu trí đầu tiên là tướng Quắc, khi ấy, tướng Quắc đang là Trưởng ban chuyên án PMU18. Nhưng, ngay sau khi cho tướng Quắc nghỉ hưu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký tái bổ nhiệm ông Thung làm Tổng Giám đốc tập đoàn Cao Su dù năm ấy ông Thung đã 60 tuổi.

Ông Thung sau đó đã loại bỏ một người phó trưởng thành kỳ cựu ở đây, hạ bệ đương kim Chủ tịch là một người trẻ hơn mình. Và, khi một thứ trưởng được cử vào kiêm chủ tịch, Ba Thung cũng đã khiến ông phải xách cặp về.

Tất cả những việc làm sai trái, không chỉ tự kết thúc cuộc đời mình trong lao lý mà còn đưa rất nhiều thuộc cấp vào tù, đều được Ba Thung thực hiện trong thời gian nhận ân sủng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kéo dài tuổi hưu thêm 6 năm.

Bắc Hà

Huy Đức, 09/08/2017

huyduc5

Bắc Hà chỉ "dưới Ba Dũng" và hách dịch với phần còn lại, vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi.

Tôi viết ngày 9/8/2017 :

Trong bức ảnh này (Bogaya, Ấn Độ), khi xếp bằng dưới gốc bồ đề nơi được cho là phật tổ từng ngồi, Bắc Hà (phải cùng) là người duy nhất có dáng điệu rúm ró khác thường. Đây là giai đoạn mà ở quốc gia này, Bắc Hà chỉ "dưới Ba Dũng" và hách dịch với phần còn lại, vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi.

Không chỉ có Bắc Hà, rất nhiều quan chức tối cao cứ sắp bước chân ra khỏi nhà là thỉnh ý các thầy tâm linh, đổ không biết cơ man nào tiền để xây chùa, xây đền... Họ nên đọc lại "Chuyện Thủ Huồng" để thấy rằng, khi sợ trời phật thì cách tốt nhất là ngưng làm điều ác để bắt đầu các việc thiện. Đừng vì tâm quá hoảng loạn mà vội vàng truyền bá cái văn hóa hối lộ trần tục đến cõi thiêng liêng : vẫn thỏa sức vơ vét của dân rồi mong gỡ tội bằng cách cuống cuồng mua trời, bán phật.

Huy Đức 

(09/08/2017)

Published in Diễn đàn

"Nhà nước pháp quyền, cải tổ chính trị và nhu cầu đối với Việt Nam ?" là chủ đề của Chương trình Bàn Tròn Thứ Ba 27/02/2024 của VOA tiếng Việt.

Các luật sư, nhà nghiên cứu chính sách, phân tích chính trị - xã hội từ Việt Nam và hải ngoại thử đề cập và thảo luận với Bàn tròn Thứ Ba của VOA tiếng Việt về nhu cầu, kỳ vọng và dự phóng hướng tới các cải cách, cải tổ được cho là có tính cơ bản, then chốt cho Việt Nam.

Nguồn : VOA, 27/02/2024

Published in Video

Tuy Điu 2 ca Hiến pháp Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam(1) và Ngh quyết 27-NQ/TW mà Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 ban hành hi cui năm 2022 "V tiếp tc xây dng và hoàn thin nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa trong giai đon mi" (2) đã gii thích thế nào là "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa", cũng như vì sao cn "xây dng và hoàn thin nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa trong giai đon mi" nhưng đi chiếu c Hiến pháp ln Ngh quyết 27-NQ/TW vi các din biến liên quan đến vic x lý scandal Ch tch Hi Liên hip ph n Vit Nam Hà Tĩnh lm dng công quyn s dng công xa đón ái n t s phi t hi :"Tôn ch, mc đích" thts ca "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" là gì ?

phapquyen1

Ông Đào Ngọc Báu, Phó Viện trưởng Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 - Ảnh minh họa

***

Công an tnh Hà Tĩnh va loan báo đã pht người điu khin công xa mang bin kim soát 36A-066.88 khon tin là 2,5 triu đng và tước bng lái xe ca ông này trong vòng hai tháng vì phát tín hiu còi, đèn ưu tiên khi lái xe(3). Người điu khin công xa có bin kim soát như va k đã ch bà Nguyn Th L Hà Ch tch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Tĩnh đến phi trường Vinh ta lc Ngh An đ đón ái n ca bà Hà v quê ăn Tết và khi ri phi trường lúc 22 gi đêm 2/2/2024 đã m đèn chp, h còi Điu đáng nói là công xa ca Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Tĩnh không nm trong nhóm được gn đèn chp và còi hơi đ giành quyn ưu tiên trong lưu thông nhưng công an không tính li này.

phapquyen2

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Tĩnh Nguyễn Thị Lệ Hà sử dụng xe công sai mục đích, 2/2/2024

Công an cũng không xem vic Ch tch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Tĩnh s dng công xa đ đón ái n là "li dng chc v, quyn hn khi thi hành công v" dù rõ ràng bà Hà đã c ý làm trái công v và s dng chc v, quyn hn đ th li cho mình. Tuy Điu 356 ca B Lut Hình s hin hành xác đnh "li dng chc v, quyn hn khi thi hành công vgây thit hi tài sn t 10 triu đng tr lên mi b truy cu cu trách nhim hình s nhưng ngoài thit hi hi tài sn, Điu 356 còn xác đnh, "li dng chc v, quyn hn khi thi hành công vmà "gây thit hi khác đến li ích ca nhà nước, quyn, li ích hp pháp ca t chc,cá nhân" cũng s b truy cu trách nhim hình s(4).

Có th hành vi lm quyn ca bà Hà (ch đo tài xế dùng công xa đi đón ái n) không gây thit hi v tài sn đến mười triu đng nhưng c xem phn ng ca công chúng đi vi scandal này t s thy, thit hi v uy tín cho h thng chính tr, h thng công quyn ln đến mc là không th lượng đnh được.

Bà Hà ch là người gây ra scandal mi nht v lm quyn trong s dng công xa. Ti Vit Nam, lm quyn trong s dng công xa là căn bnh trm kha nhưng "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩakhông mun tr tuyt căn, bng chng là chưa có trường hp nào b x lý hình s hay b x lý hành chính mc cao nht là cách chc. Văn bn quy phm pháp lut mi nht liên quan đến công xa ban hành hi tháng 9/2023 ch đ cp đến "tiêu chun, đnh mc s dng xe ô tô" mà ni dung ch yếu ch là quy đnh viên chc cp nào thì được sm, dùng công xa giá bao nhiêu, dùng như thế nào(5) Lut Qun lý, s dng tài sn công có "nghiêm cm s dng trái phép tài sn công" (6) nhưng khác gì cho có !

C th đc các văn bn quy phm pháp lut theo nhng đường dn đt bên dưới bài viết này ri đi chiếu vi thc tế như đã biết và đang thy t s nhn ra "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" to điu kin ti đa cho các đng chí ca h hưởng th, k c hưởng th theo li càn r nht. Bi điu đó tr thành đương nhiên t trên xung dưới, t trái sang phi nên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tnh Hà Tĩnh mi dám gn đèn chp, còi h lên công xa dù làm như thế là trái phép. Bi điu này là đương nhiên nên bà Ch tch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Tĩnh mi thn nhiên bin bch "đã yêu cu g", dù thuc cp không chp hành, không nhng không bn tâm mà bà còn thn nhiên hưởng dng th tin ích trái phép y !

Cũng vì hưởng th là đương nhiên, k c hưởng th theo li càn r nht nên sau khi lm quyn trong s dng công xa tr thành scandal, lãnh đo tnh Hà Tĩnh mi đim nhiên bo rng : "V vic xe công v lp còi, đèn ưu tiên, tnh đang giao công an xem xét. S ban ngành, đa phương nào s dng sai s thu hi, chn chnh" (7) và lúc x lý tài xế ca bà Hà, công an không xem chuyn gn đèn chp, còi h là li đ truy cu trách nhim người đã đưa ra ch trương trái phép này. Ri bi hưởng th là đương nhiên, k c hưởng th theo li càn r nht nên mi có chuyn mt phóng viên b pht bn triu đng vì dám liên h vi bà Hà đ phng vn.

Nhiu người thc mc vì sao Lut Báo chí cho phép nhà báo "được khai thác, cung cp và s dng thông tin trong hot đng báo chí theo quy đnh ca pháp lut" và "nhà nước bo h" hot đng ca báo chí, nhà báo nhưng khi phóng viên ca tp chí Công Nghip Môi Trường mt trong nhng người trc tiếp chng kiến công xa ch bà Hà ri phi trường sau khi đón con gái m đèn chp, h còi đến tr s Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tnh Hà Tĩnh đ phng vn bà Hà theo li mi ca bà thì ch có "lc lượng chc năng" đón và áp gii v "cơ quan chc năng" đ thm vn và lp biên bn, x pht do "t ý liên h hot đng báo chí" ? Điu đó có khác gì xác nhn Lut Báo chí ch là giy ln.

Vi "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" ti Vit Nam, không ch có Lut Báo chí là giy ln. Đó cũng là lý do phóng viên b pht, tp chí Công Nghip Môi Trường, Hi Nhà báo Vit Nam và các cơ quan truyn thông chính thc khác cùng câm như hến. Trong s 867 cơ quan truyn thông chính thc, ch có t Tui Tr tường thut chuyn "phóng viên tìm hiu xe bin xanh lp đèn, còi ưu tiên đón người thân sân bay b x pht" nhưng không dám nêu chính kiến(9). Vì sao ? Có th vì "báo chí cách mng" hiu "tôn ch, mc đích" ca "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" hơn thường dân ! Dưới ách ca nhà nước y"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kim tra" hoàn toàn "hu danh, vô thc" !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 14/02/2024

Chú thích

(1) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-215627.aspx

(2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-27-NQ-TW-2022-tiep-tuc-xay-dung-Nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-giai-doan-moi-541092.aspx

(3) https://tuoitre.vn/phat-tai-xe-hu-coi-cho-chu-tich-hoi-phu-nu-ha-tinh-di-don-con-gai-o-san-bay-20240209212621379.htm

(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx

(5) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-dinh-72-2023-ND-CP-tieu-chuan-dinh-muc-su-dung-xe-o-to-580611.aspx

(6) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Luat-Quan-ly-su-dung-tai-san-cong-2017-322220.aspx

(7) https://vnexpress.net/xe-bien-xanh-don-con-gai-chu-tich-hoi-phu-nu-tai-san-bay-4709919.html

(8) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-Bao-chi-2016-280645.aspx

(9) https://tuoitre.vn/vi-sao-phong-vien-tim-hieu-xe-bien-xanh-lap-den-coi-uu-tien-don-nguoi-than-o-san-bay-bi-xu-phat-20240209100742843.htm

Published in Diễn đàn

Cho đến nay chưa có mt đnh nghĩa rõ ràng v trách nhim chính tr nhưng theo bài viết trên tp chí xây dng đng thì "Trách nhim chính tr là trách nhim trước c tri và được xác lp trên s tín nhim".

npt1

Mi đây ông Nguyn Phú Trng có đưa ra đ ngh v vic đi mi công tác quy hoch cán b trung ương và sau đó đã ch đo tiếp vic làm quy hoch B chính tr.

Theo gii thích  Tòa án ca Hoa K thì Nhà nước pháp quyn (Rule of Law) là mt khái nim chính tr, pháp lý đ ch mt loi hình nhà nước mà quyn lc ca nó b hn chế bi pháp lut vi mc tiêu là đ bo v quyn và t do cơ bn ca công dân. Nguyên tc quan trng nht ca Nhà nước pháp quyn là s thượng tôn pháp lut nhưng mc đích cui cùng là đ bo v người dân.

Trong khi đó, các hc gi Vit Nam vnloay hoay chưa thng nht được ch "Rule of Law" là Pháp quyn hay Nhà nước pháp quyn ?. Rc ri hơn, Trung Quc và Vit Nam còn phát trin khái nim "Pháp quyn Xã hi ch nghĩa" mc dù chưa biết c th Ch nghĩa xã hi thc s là gì.

Nhng cái uôi" xã hội chủ nghĩa này gn lin vào "Nn kinh tế th trường" và "Nhà nước Pháp quyn" đã làm cho nhiu hc gi "vò đu bt tai" mà vn không th nào gii quyết rt ráo trên lý thuyết và thc tế bi vì nó là mt s áp đt bng ý chí ca đng cm quyn.

Ý chí ca đng là cao nht

Trong Nhà nước pháp quyn thì pháp lut là cao nht nhưng trong các nhà nước đc tài thì quyn lc ca đng cm quyn là cao nht. Đi vi hu hết các quc gia, Hiến pháp là văn bn có hiu lc pháp lý ti cao, ràng buc và "nht" nhà nước li trong khuôn kh, vy nhưng hiến pháp các nước đc tài thường trao quyn trao quyn lãnh đo "Nhà nước" cho đng cm quyn.

Khon 1,Điu 4, Hiến pháp Vit Nam 2013 quy đnh Đng cng sn Vit Nam là lc lượng lãnh đo "Nhà nước và xã hi". Vì trao quyn lãnh đo toàn b cho đng nên nhà nước dưới đng, hay ít nht là không th đng trên đng.

Điu này được minh chng khi đng liên tc nhcng lãnh đo, Nhà nước qun lý và Nhân dân làm ch". Ông Tng bí thư Nguyn Phú Trng cũng đã khng đnh rng"Hiến pháp là văn bn pháp lý bc nht sau cương lĩnh Đng".

Nhiu câu ch ca cương lĩnh đng được c th hoá trong lut và thông thường các ni dung trong Ngh quyết ca Đi hi Đng cng sn được th chế hoá thành các văn bn pháp lut đ điu hành trong thc tế. Do đó, pháp lut ch là mt công c đ thc hin các mc tiêu ca đng, ch tham gia góp phn thc thi các mc tiêu chung khác do đng ch đo và điu hành mà thôi.

Thc tế, pháp lut ch là mt bin pháp, mt công c b sung mà đng dùng song song vi nhiu bin pháp khác, đ qun lý nhà nước và xã hi, trong đó có "Trách nhim chính tr".

Trách nhiêm chính tr ln hơn pháp quyn ?

Vy trách nhim chính tr là gì ?

Cho đến nay chưa có mt đnh nghĩa rõ ràng v trách nhim chính tr nhưng theobài viết trên tp chí xây dng đng thì "Trách nhim chính tr là trách nhim trước c tri và được xác lp trên s tín nhim".

Tín nhim là mt khái nim đnh tính, khó cân đong đo đếm được. Cho nên đ c th hoá, Đng cng sn đã ban hành Quy đnh s 08/QĐ/TW ngày 25/10/2018 v trách nhim nêu gương ca cán b, đng viên mà trước hết là y viên B chính tr, U viên Ban bí thư, U viên ban chp hành Trung Ương, đ "buc" hoc "cho" mt s thành viên quan trng nhn"Trách nhim chính tr".

ĐcQuy đnh gm có 4 điu này, đc bit là điu 2 và điu 3, chúng ta thy ging như mt văn bn tôn giáo, mang tính răn dy hoc đơn thun v vn đ đo đc, lương tâm hơn là mt văn bn pháp quy ca mt đng cm quyn trong mt nhà nước đang được gi là pháp quyn. Vn đ nghiêm trng ch là nó đang được dùng rt rng rãi cho hu hết công chc trong b máy nhà nước, qun lý toàn b nhân dân.

Ngoài ra, gn đây Đng cũng đ cp đếnQuy đnh s 41/QĐ/TW ngày 3/11/2021 ca B Chính tr v vic min nhim và t chc đi vi cán b. Trong đó ti Điu 5 ghi rõ các căn c đ xem xét min nhim và Điu 6 là căn c xem xét t chc.

Đng có th da vào đó đ quyết đnh mt cá nhân"suy thoái v tư tưởng chính tr, đo đc, li sng, t din biến, t chuyn hoá…" đ buc min nhim hoc"hn chế v năng lc, không đ uy tín đ hoàn thành nhim v được giao".. đ cho t chc.

Tt c nhng khái nim này là đy đnh tính và do ni b đng ra quyết đnh. Lúc cn thì đng "min nhim" nhưng khi chưa cn thì đng cho"t chc". Vic rút lui cũng là mt cách "nêu gương".

Ý chí ni b áp dng trước lut pháp.

Ý chí ca đng được th hin trong các văn bn ni b, không phi quy phm pháp lut nêu trên, li là căn c ca vic áp dng các quy đnh pháp lut sau đó.

Đng có th dùng chính các văn bn này đ "tut gươm" tn công bt c cá nhân nào không có "trách nhim nêu gương" và sau đó thì cơ quan pháp lut mi bước vào buc h chu trách nhim chính tr và thm chí đưa sang pháp lut, cho ngi tù như Đinh La Thăng, Nguyn Bc Son, Vũ Huy Hoàng, Nguyn Đc Chung

Ngược li cũng có nhng u viên B chính tr như Nguyn Xuân Phúc, Phm Bình Minh hoc Trn Tun Anh, cũng đã được "cho thôi" chc v mt cách d dàng mà không phi gánh chu mt trách nhim pháp lý nào dù rng nhng hu qu ca h hay cp dưới ca h gây ra cho nhân dân là rt khng khiếp trong mt thi gian dài.

Điu này rt nguy him vì qun tr mt quc gia là khác hn vi vic t chc mt sàn đu được so găng trong bóng ti. Qun tr nhà nước luôn luôn phi phi gn vi các hành vi c th, s minh bch và trách nhim gii trình ch không phi kiu "ngoan thì cho thôi không ngoan thì x" như giang h vy được.

Nhân dân thc s hoàn toàn không hiu được nhng điu gì đã xy ra đi vi nhng cá nhân mà trước đó Đng bo "rt tt, rt tín nhim" nhưng ri sau đó chu k lut, mà ch có cm giác, làm càng to thì càng được ưu ái và c "thôi chc" là ghê gm lm ri trong khi mt nguyên tc cơ bn ca pháp quyn là "bình đng trước pháp lut".

Pháp quyn và Quy hoch cán b

Mi đây ông Nguyn Phú Trng có đưa ra đ ngh v vicđi mi công tác quy hoch cán b trung ương và sau đó đã ch đo tiếp vic làm quy hoch B chính tr. Trong ngày 11/2/2024, nhiu báo chí li đưa tin tiếp v vic đng ch đo quy hoch ngun cán b ng c đi biu Quc hi khoá XVI.

Bài viết trên tp chí Xây dng đng ghi rõ "Vi vai trò là t chc đng có chc năng lãnh đo, ch đo hot đng ca Quc hi, Đng đoàn Quc hi có mt nhim v trng tâm là quy hoch, đào to, bi dưỡng và to cơ s la chn nhân s xng đang tham gia Quc hi các khoá tiếp theo"

T lâu chúng ta đã biết được rng nhân dân đng ngoài cuc bu bán ca nhng người lãnh đo ca mình. Nhưng trong thc tế cũng đã tng có nhng cuc bu c Quc hi có rt nhiu ng c viên đc lp t ng c, thm chí có cngười bt đng chính kiến có th làm h sơ ng c.

Tiếc rng vi xu hướng ngày càng đ cao đến vic "trách nhim chính tr" thay vì đy mnh ci cách tư pháp và xây dng Nhà nước pháp quyn, nhân dân Vit Nam càng ngày càng b gt ra ngoài mi cuc chơi chính tr.

Ngược li, mt xu hướng t chc nhà nước tp quyn kiu phong kiến thi hin đi da trên uy tín cá nhân kiu minh quân đang quay tr li.

Đây là mt điu hết sc nguy him cho tương lai ca Vit Nam, bi vì minh quân thì ít mà hôn quân thì nhiu. C cho là ông Trng đang có uy tín thì kh năng ông chn được người kế nhim tt theo ý ca ông là rt khó khăn vì theo như Tiến sĩ Nguyn Hu Liêm thì ông là hình nhngười cng sn cui cùng.

Do vy, tôi nghĩ nếu như ông Nguyn Phú Trng nhn thy "Trách nhim chính tr ca mình" đ ngh "B chính tr t chc tp th" rút lui v làm mt ban c vn đ tiến hành m rng dân ch, bu c t do, xây dng mt nhà nước pháp quyn và các thiết chế khác đ mnh.

Như vy s đm bo được mt tương lai vng chc và lâu dài cho đt nước. Ông và đng ca mình không phi lao tâm kh t đ "quy hoch" nhân s na vì khi đó người la chn chính là Nhân dân.

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 12/02/2024

Published in Diễn đàn
mardi, 13 septembre 2022 20:12

Nhà nước pháp quyền của ai ?

Đảng cộng sản Việt Nam đã "cạn tầu ráo máng" các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 ?

phapquyen1

Đảng cộng sản Việt Nam lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10

Theo tin của Bộ Chính trị do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu thì những Đề án sau đây đã được thống nhất đem ra bàn cãi để lấy ý kiến của các Ủy viên Trung ương :

- "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" ;

- "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" ;

- "Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020" ;

- "Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW, ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW, ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW".

Các đề tài này do Hội đồng Lý luận Trung ương (Hội đồng Lý luận trung ương) soạn thảo. Theo quy định, Hội đồng là "cơ quan tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenintư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc".

Chủ tịch của Hội đồng hiện nay có 50 người là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016-nay).

Đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng này từ tháng 11/2001 đến tháng 08/2006.

Tiền thân của Hội đồng Lý luận Trung ương là Ban Nghiên cứu lý luận được thành lập theo Nghị quyết số 131-NQ/TW ngày 28/12/1965 của Bộ Chính trị. Ngày 30/10/1996, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 06-QĐ/TW thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương.

Như vậy đã thấy rõ toàn bộ kế hoạch và chính sách điều hành của đảng và chính phủ chỉ do một nhúm người trong Hội đồng quyết định. Sau đó, giao cho Bộ Chính trị duyệt xét trước khi thi hành hay chuyển qua Ban Chấp hành Trung ương đảng thảo luận lấy quyết định sau cùng.

Nhưng Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 cũng chỉ có 18 người mà lại có quyền sinh sát ngót 100 triệu dân. Ngay đến Ban Chấp hành Trung ương đảng, hiện có 197 Ủy viên chính thức và Dự khuyết, cũng không thế thay đổi quyết định của Bộ Chính trị. Vì vậy, việc đem ra Trung ương 6 sắp tới cũng chỉ là hình thức cho đúng thủ tục mà thôi.

phapquyen2

Nhà nước pháp quyền

Trong lần họp này, Hội đồng Lý luận Trung ương đã đặt lên hàng đầu Đề án "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới".

Ở Việt Nam, khái niệm về "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" (Nghiên cứu Lập pháp-Quốc hội, ngày 23/11/2020).

Vậy "pháp quyền" là gì ?

Bách khoa Toàn thư mở định nghĩa : "Pháp quyền (tiếng Anh : rule of law, nghĩa đen : sự thống trị của pháp luật) là một triết lý chính trị mà theo đó, mọi công dân và thể chế trong một quốc gia, Nhà nước hoặc cộng đồng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau, bao gồm cả các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo. Sự pháp quyền được định nghĩa trong Bách khoa toàn thư Britannica là "cơ chế, quy trình, thể chế, thông lệ hoặc quy phạm ủng hộ sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, đảm bảo một hình thức chính phủ không toàn quyền quyết định và nói chung là ngăn chặn việc sử dụng quyền lực một cách tùy tiện". 

Quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam được quy định trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)", theo đó Đảng đã hứa"xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân".

Lời hứa này cũng được luật hóa trong Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định :

"1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ;

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ;

3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Vậy Nhà nước này của Đảng cộng sản Việt Nam đã phục vụ dân ra sao sau 31 năm ?

Trước tiên, phải nói thẳng Nhà nước ở Việt Nam thời cộng sản không phải của dân, do dân và vì dân mà là "của đảng, do đảng và vì đảng". Lý do đơn giản vì dân không bầu ra Nhà nước này mà do đảng tự lập ra để cai trị độc tài.

Vì vậy càng ngoa miệng khi nói Nhà nước này do "nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân". Thực tế dân đã bị sử dụng làm quân múa rối cho trò ảo thuật chính trị do Đảng tự chế như các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và Quốc hội. Bởi vì tất cả các ứng cử viên đều được đảng chọn, thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan ngoại vi của Đảng. Ít nhất cũng trên 90% ứng viên đều là đảng viên nên người dân chỉ đến phòng bỏ phiếu làm nhiệm vụ "đảng cử dân bầu" cho xong chuyện. Điều trái khoáy phản dân chủ là cử tri không có quyền từ chối đi bầu. Nếu không có lý do chính đáng, người không đi bỏ phiếu sẽ bị trừng phạt.

Từ nền móng phản dân chủ này mà 3 ngành Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp cũng nằm trong tay Đảng trọn gói.

Thế mà Hội đồng Lý luận Trung ương vẫn khoe không biết ngượng đã : "Đánh giá Đề án "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" đã bám sát và thực hiện đúng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ; bám sát tình hình thực tiễn đất nước và thế giới ; vừa kế thừa, phát huy những thành tựu đạt được trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới, vừa tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, từ đó xác định những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tiễn, định hướng quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong giai đoạn mới, góp phần tạo động lực đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI".

Mơ hồ - không tưởng

Thứ hai, lý luận xuôi chiều này là chuyện không tưởng trong thời đại khoa học và kỹ thuật thay đổi từng giây như hiện nay. Không ai có thể biết thế giới sẽ đi về đâu ngay trong 1 năm chứ đừng vội nghĩ mình biết hơn người mà đoán mò.

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, hai biến cố đã làm chao đảo các lãnh đạo Đảng và Nhà nước là :

1. Cuộc tấn công bất ngờ của 600 ngàn quân Trung Quốc vào 6 tỉnh cực bắc Việt Nam năm 1979 để trả đũa cuộc xâm lăng Cao Miên đánh Pol Pot thân Bắc Kinh của Việt Nam trước đó.

2. Sự tan rã của Khối cộng sản do Nga lãnh đạo năm 1991 đã buộc Việt Nam phải chấp nhận "đổi mới" để tồn tại.

Do đó điều tự tin rằng Việt Nam sẽ thành "nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI", hay năm 2050 là hão huyền. Lý do vì không ai biết cái "xã hội chủ nghĩa" mà Đảng cộng sản Việt Nam đang "quá độ" này ở đâu và như thế nào ?

Hội đồng Lý luận Trung ương cũng không biết chắc nên đã viết "lửng lơ con cá vàng" rẳng : "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045". Nó có vóc dáng "Nhà nước pháp quyền  xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát, chuẩn mực của một Nhà nước pháp quyền, vừa mang những nét đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta, do Đảng lãnh đạo".

Tuy nhiên, Nhà nước này không do dân chọn mà vẫn bị đảng "nhét chữ vào miệng" khi nói bừa rằng : "Việc tập trung xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của Nhà nước Việt Nam, là nguyện vọng và sự lựa chọn của nhân dân, phù hợp với xu hướng phát triển Nhà nước trên thế giới, đã được Đảng ta cân nhắc kỹ lưỡng".

Nhưng "Đảng ta" là của bao nhiêu trong số 5,3 triệu đảng viên ? Đã có bao giờ đảng tổ chức "lấy ý kiến đảng viên" về quyền lành đạo tuyệt đối" của mình chưa ?

Tất nhiên là chưa hề. Ấy thế mà Hội đồng Lý luận trung ương dám cao giọng rằng : "Các ý kiến ý kiến thống nhất cao Đề án đã được chuẩn bị bài bản, công phu, dân chủ, khoa học, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa…".

Nhóm 50 người trong Hội đồng Lý luận trung ương phải nói như thế vì họ ăn cây nào thì rào cây ấy", không ai ngạc nhiên. Chỉ tiếc rằng họ đã không phục vụ nhân dân, những người đã lao động để nuôi họ "ngồi mát ăn bát vàng" bấy lâu nay.

Pháp quyền theo Đảng

Tất nhiên họ biết như thế là sai trái, nhưng vẫn ngậm miệng để ăn tiền cho yên số phận tôi đòi. Vì vậy, họ không hề nghĩ đến nhân dân khi làm ngơ việc bảo vệ dân, và họ cũng đã đồng lõa với những hành động chà đạp lên luật pháp của Nhà nước.

Do đó, họ đã đi ngược với những nguyên tắc của một Nhà nước có pháp quyền thật sự. Đó là :

"Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao của pháp luật. Do đó, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Vị trí, vai trò của công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Hai tác giả, Giáo sư Tiến sĩ Phan Trung Lý, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Thạc sĩ Nguyễn Trung Thành, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường và Xã hội đã lý luận như thế trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp-Quốc hội, ngày 23/11/2020.

Hai tác giả cũng viết thêm : "Xã hội pháp quyền" theo nghĩa hẹp thể hiện ở việc hạn chế sự tùy tiện trong việc sử dụng quyền lực Nhà nước, mà điều này đòi hỏi phải "ràng buộc quyền lực vào các đạo luật được xây dựng rõ ràng và chặt chẽ". Đây chính là một đòi hỏi về sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực thi pháp luật, để có thể "buộc các quan chức chính quyền và công dân phải hành xử phù hợp với pháp luật… Xã hội pháp quyền" theo nghĩa rộng được hiểu là "một hệ thống/cơ chế mà trong đó không có chủ đề nào, ngay cả Nhà nước, đứng trên pháp luật ; nơi mà pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với công lý".

Nhưng thực tế đã không diễn ra như thế trong đời sống hàng ngày của dân. Bằng chứng đã có bao nhiêu vụ án chính trị, tôn giáo và lương tâm con người đã bị Nhà nước vu khống, quy chụp để buộc tội bỏ tù oan trong mấy năm gần đây ?

Bằng chứng

"Những vụ bắt giữ và khởi tố tùy tiện những người bảo vệ nhân quyền gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam trong năm 2020, trong khi số lượng tù nhân lương tâm lên đến mức kỷ lục với ít nhất 173 người đang bị giam giữ, cao nhất kể từ khi Ân Xá Quốc Tế bắt đầu thực hiện các báo cáo về những con số này vào năm 1996.

Báo cáo nhân quyền mới công bố hôm 6/4 của tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhận định, năm 2020 là một năm những nhà hoạt động dân chủ, các nhà báo và nhà xuất bản độc lập ở Việt Nam liên tục phải đối mặt với những sách nhiễu, tấn công, khởi tố tùy tiện, tra tấn và đối xử tàn tệ khi bị công an bắt giữ (Đài Á Châu Tự Do – RFA, 06/04/2021).

Trong khi đó, Báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHR) cho biết : "Hiện có gần 300 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam và gần 80 người bị chính quyền bắt giữ trong năm qua".

Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2020-2021 do tổ chức có trụ sở ở California, Mỹ, đưa ra hôm 20/6 nhận định : "Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những nhân quyền cơ bản, từ phân biệt đối xử, bắt và giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng, đến hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do quan điểm và biểu đạt, tự do lập hội, v.v.".

Thống kê của VNHR cho thấy có 288 tù nhân lương tâm còn đang bị giam giữ tại nhiều nhà tù trên khắp Việt Nam, trong đó có nhiều nhà báo, Facebooker, các nhân vật tôn giáo, và các nhà hoạt động vì dân chủ và quyền đất đai. Báo cáo còn nói rằng chính quyền của Đảng cộng sản đã bắt thêm 79 người tính đến ngày 31/5/2021 (VOA tiếng Việt, 22/06/2021).

Luật rừng

Tuy nhiên Chính quyền Việt Nam luôn luôn phủ nhận có giam giữ tù nhân lươg tâm, hay tù nhân chính trị. Việt Nam gọi chung họ là "những kẻ vi phạm luật pháp" và cáo buộc" : Lâu nay, các thế lực xấu vẫn dùng đi dùng lại cái gọi là "tù nhân lương tâm", "tù nhân chính trị" để chống phá Việt Nam. Họ cố tình lắp ghép, pha trộn ngôn từ một cách gượng gạo, dùng từ ngữ thuộc phạm trù đạo đức để ghép vào thuật ngữ pháp lý : "tù nhân" gắn với "lương tâm" ! Đây là cách tư duy ngụy tạo không khác gì một màn kịch với đạo diễn là các thế lực thù địch, tổ chức, hội nhóm phản động và các diễn viên là "tù nhân lương tâm" (Công an Nhân dân online, 12/09/2022).

Phủ nhận của Việt Nam không mới, càng bị các Tổ chức nhân quyền quốc tế tố cáo thì cường độ phản ứng càng gay gắt.

Tuy nhiên Nhà nước cộng sản Việt Nam chưa bao giờ dám phản bác lời tuyên bố "để đời" của bà Luật gia Ngô Bá Thành năm 2015. Bà nói : "Ở Việt Nam có một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng" (Thanh Niên online, 16/05/2015).

Vẫn theo Thanh Niên : "Bà Ngô Bá Thành (tên thật là Phạm Thị Thanh Vân, sinh 1931) - tiến sĩ luật Đại học Paris và Barcelona ; phó tiến sĩ luật đối chiếu Đại học Columbia, New York ; phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam ; ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam ; nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội ; Đại biểu quốc hội các khóa VI, VII, VIII, X... Bà mất ngày 3/2/2004 tại Hà Nội".

Trước năm 1975, bà Thành là người hoạt động chống chiến tranh ở Sài Gòn, đứng đầu tổ chức "Phụ nữ đòi quyền sống", thân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.

Như vậy thì có "Nhà nước pháp quyền" ở Việt Nam hay không ?

Phạm Trần

(13/09/2022)

Published in Diễn đàn

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa) Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban.

xhcn1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo xây dựng "Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" 

Tại hội nghị tổ chức tại Bình Dương tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dự thảo đề án bám sát Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng thể hiện tại cương lĩnh của Đảng, các văn kiện của Đại hội Đảng và Hiến pháp 2013.

Nhà nước pháp quyền được định nghĩa căn bản là không có ai đứng trên luật pháp, tất cả mọi người phải tuân theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo với Hiến pháp đứng sau cương lĩnh của Đảng. Điều này từng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trước cử tri hôm 28 tháng 9 năm 2013, nguyên văn là : "Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng".

Như vậy, việc xây dựng một nhà nước pháp quyền theo đề án của Bộ chính trị có ý nghĩa gì không nếu có thêm "cái đuôi xã hội chủ nghĩa" ?

xhcn2

Phiên họp thứ 2 ngày 18/4/2022

Một luật gia không muốn nêu tên giải thích với RFA sáng 12 tháng 7 :

"Cái chủ trương đề án Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có từ lâu rồi chứ không phải mới. Nhà nước Việt Nam muốn chứng minh cho thế giới là họ cũng hội nhập khi có Nhà nước pháp quyền, giống như có kinh tế thị trường trước đây, nhưng họ phải thêm cái đuôi chủ nghĩa xã hội để chứng tỏ có sự khác biệt, mà nói thẳng ra là ở Việt Nam thì cương lĩnh của Đảng là đứng trên hiến pháp. Nghĩa là năm triệu đảng viên đứng trên 100 triệu dân.

Về mặt lý luận thì như ông Trọng đã nói, cương lĩnh của Đảng đặt trên Hiến pháp nghĩa là cương lĩnh được soạn bởi 200 ủy viên Trung ương Đảng không do dân bầu chọn lại đứng trên cả Hiến pháp. Trong khi đó, hiến pháp ở bất cứ quốc gia nào cũng là gốc của các loại bộ luật.

Tóm lại, Việt Nam muốn chứng tỏ hội nhập nhưng lại có xã hội chủ nghĩa đính kèm để làm chỗ dựa khi họ muốn làm điều gì có lợi cho Đảng của họ chứ không phải có lợi cho quốc gia, dân tộc".

xhcn3

Phiên họp thứ 3 ngày 31/05/2022

Việt Nam là một quốc gia nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa được nói là một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân. Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" đăng trên báo chí nhà nước vào tháng 5 năm 2021, tác giả bài viết là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định : "Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng cộng sản và nhân dân Việt Nam ; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam".

Trước đó, trong một phiên họp tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vào tháng 10 năm 2013, ông Trọng phát biểu : "Đổi mới chỉ là một giai đoạn, xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Với đề án xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nêu quan điểm của ông với RFA sáng 12 tháng 7 năm 2022 :

"Thứ nhất, Việt Nam không cần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gì cả, bởi đã là Nhà nước thì đặc trưng nhất nó phải quản trị xã hội bằng pháp luật. Thứ hai, thực tế Nhà nước của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nó không giống ai hết. Ví dụ vụ án của ông Nguyễn Đức Chung mới nhất hiện nay đang gây cười trong dư luận xã hội khi ông ta nộp 85 bằng khen các loại trước phiên xử. Nó như một cái trò diễn hề chứ không phải một cái Nhà nước đang dùng pháp luật để xử. Thứ ba, thực tế hiện nay, thông qua nhiều bộ luật và hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, Nhà nước của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay nó gần như nghiêng về chủ nghĩa công xã với mục đích là để che lấp sự độc tài toàn trị. Cái đặc trưng rất dễ nhận của chủ nghĩa công xã đó chính là họ đặt trọng tâm vào tính cộng đồng".

Ông Nguyễn Ngọc Già nói thêm, một trong những điều cản trở việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo ý của Bộ chính trị, là trình độ tiếng Việt của các quan chức từ cấp cao đến cấp thấp quá tệ. Họ soạn luật, viết luật với những từ ngữ mù mờ, rối rắm không ai hiểu ý nghĩa dẫn đến hàng loạt văn bản, nghị định, nghị quyết ra đời sau đó để giải thích luật.

Trong quá trình thực hiện dự thảo Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", trưởng ban chỉ đạo là ông Nguyễn Xuân Phúc tổ chức một số buổi hội thảo. Theo ông Phúc nêu giá trị phổ biến và tiến bộ của Nhà nước pháp quyền : Thứ nhất là đề cao vai trò của pháp luật trong tương quan với quyền lực của Nhà nước ; Nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật. Thứ hai là tư tưởng về chủ quyền nhân dân với tính cách là nguồn gốc tính chính đáng, tính hợp pháp của Nhà nước. Thứ ba là đề cao những giá trị công bằng, công lý, quyền con người.

Trong báo cáo thường niên do tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền (Human Rights Measure Initiative- HRMI) có trụ sở tại New Zeland công bố vào tháng 6 năm 2022, tình trạng nhân quyền của Việt Nam trong năm qua có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp.

Theo báo cáo, điểm Trao quyền chỉ đạt 3/10, tức ở mức rất tệ hại, cho thấy nhiều người không được hưởng các quyền tự do dân sự và tự do chính trị như tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, và các quyền dân chủ.

HRMI là một sáng kiến khởi xướng từ năm 2016 bởi một nhóm chuyên gia kinh tế, nghiên cứu chính sách công và nhân quyền. Tổ chức này bắt đầu tiến hành khảo sát ở 13 nước vào năm 2017, 19 nước vào năm 2019, 33 nước vào năm 2020, và 39 quốc gia năm 2021.

Tổ chức này hướng đến việc đo lường có hệ thống tất cả các quyền trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ở mọi quốc gia trên thế giới.

Nguồn : RFA, 12/07/2022

Published in Diễn đàn

Trên trang mạng "Tiếng Dân" ngày 6/2/2021, cuối bài viết có nhan đề "Thượng tôn pháp luật" hay "Chính trị là thống soái", tác giả là Luật sư Ngô Ngọc Trai kết luận : "Việt Nam đang trên lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật, thay vì như Trung Quốc coi chính trị là thống soái". Ông Ngô Ngọc Trai cũng so sánh Việt Nam với Trung Quốc và "chốt" một câu chắc nịch : "Có nhiều điểm chung giữa mô hình hệ thống của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng chúng ta may mắn hơn là không có những yếu tố khiến cho ta có thể mắc phải sai lầm như họ" ( ? !)

phapquyen1

Hai công an đứng canh tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội nơi diễn ra Đại hội 13 hôm 28/1/2021 – Reuters - Hình minh họa.

Lấy đâu ra pháp quyền ?

Không rõ "mô hình hệ thống" mà Luật sư Ngô Ngọc Trai đề cập ở trên là hệ thống gì : chính trị hay pháp luật, quản trị hay thể chế ? Điều còn mơ hồ hơn nữa là nhờ những yếu tố nào mà Việt Nam "may mắn hơn" để có thể "tránh mắc phải sai lầm" như Trung Quốc ? Có thể những vấn đề này không hẳn là mục đích của bài viết bởi Luật sư Ngô Ngọc Trai. Tuy nhiên, những ngày này mọi con mắt của giới quan sát đều đang đổ dồn vào "Bố tứ" và tập trung vào "ngôi sao đang lên" được coi là "nhân vật của năm" tức ứng cử viên (ƯCV) Thủ tướng Phạm Minh Chính. Vậy thử nhìn lại xem dàn lãnh đạo Đảng/Nhà nước đã/sẽ chuyển động theo hướng nào trên thực tế ?

Hãy bàn đến sự giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc vào một dịp khác. Ở đây chỉ nêu bật một lỗ hổng chết người của hệ thống hiện nay là chúng ta không hề có cơ sở "nền" để xây dựng một "nhà nước pháp quyền". "Xã hội thượng tôn pháp luật" lại càng không. Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vậy lấy đâu ra pháp quyền khi việc bầu Tổng bí thư tại Đại hội 13 cùng lúc vừa vi phạm Điều lệ đảng, vừa vi phạm Quy định "trường hợp đặc biệt", theo đánh giá của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam. Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên, ông Thuận đã chính thức kiến nghị với Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam phải có một văn bản chính thức trả lời công khai trên báo chí và truyền thông tại sao lại có câu chuyện tự cơ cấu rồi tuỳ tiện thông qua nhân sự cấp cao như thế !

Liên quan đến phát biểu của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nói với truyền thông về việc xử lý "chiếc va-li có nhiều triệu đô-la", Phó Chủ nhiệm Trần Quốc Thuận đã kiên quyết phê phán cách xử lý trái luật của những người có trách nhiệm. Không thể có chuyện xách cả đống tiền đến hối lộ Ban Kiểm tra Trung ương, mà lại chỉ đạo cho "đem gói lại, mang về" như thế. Rõ ràng đấy là một hành vi trái luật pháp, vì đã không tố giác tội phạm, nhìn từ góc độ Nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật . Tương tự, xã hội thượng tôn pháp luật  kiểu gì mà Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình – người ngang nhiên phủ nhận trước Quốc hội rằng ở Việt Nam không hề có án oan – lại giành được một vị trí trong Bộ Chính trị để nay mai chuẩn bị ngồi vào cái ghế Trưởng ban Nội chính Trung ương ?

Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá : Điều ngạc nhiên được giải đáp bởi "Luật của đảng" đã bị chính người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng vi phạm, còn "Luật của dân, do dân, vì dân" là một loại luật chỉ để cai trị dân, để tùy tiện xét xử dân theo quyền và lợi ích của nhà cầm quyền. Cho nên sắp tới đây các phán quyết bất minh – bất chính về Hồ Duy Hải và dân làng Đồng Tâm chắc chắn sẽ lại y án và được đưa ra thực thi, còn ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Hòa Bình vẫn nghiễm nhiên ngồi trên danh vọng và bất chấp luật lệ.

Nhận xét trên của ông Phó Tổng làm chúng ta nhớ lại vụ đàn áp các dân oan Đồng Tâm. Những người đứng đầu chịu trách nhiệm chính như Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm đã bất chấp cái giá phải trả, từ thí mạng 3 cảnh sát đến để lộ bản chất của chế độ, nhằm tạo ra bầu không khí "khủng bố trắng" trong xã hội. Hai thập niên đầu thế kỷ 21 rồi mà giải quyết tranh chấp kinh tế dân sự phải nhờ cuộc hành quân 3 ngàn cảnh sát cơ động, với vũ khí đủ loại để đánh úp ? Tâm sự của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu "đừng để oan oan tương báo" có lẽ nói thay cho rất nhiều người. Cuộc đột kích Đồng Tâm là nhát chém cắt đứt sợi dây liên kết cuối cùng giữa dân và đảng.

Về các nguyên nhân sâu xa dẫn đến thảm án Đồng Tâm, nhiều phân tích cho rằng sẽ phải hàng chục năm nữa, các sự thật của nó mới có thể được tiết lộ hết. Nhưng vụ đột kích ấy có một lý do không cần che đậy, đó là để khẳng định "Luật hả ? Tao là luật nè !" (Les lois ? – C’est moi !) – được cho là một nguyên lý từ César Đại đế. Áp dụng nguyên lý ấy, Nguyễn Phú Trọng Trọng muốn cho bàn dân thiên hạ biết, việc ông ta ở lại nhiệm kỳ thứ ba là lựa chọn của lịch sử. Vai trò "thế thiên hành đạo" ấy được dự báo trước cả thời điểm ra mắt tác phẩm của nhà báo Phạm Thành, dám công khai tố cáo kẻ độc tài trong một chế độ toàn trị.

Tương tự, vai trò của ứng cử viên Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng như vậy. Ông Chính đã trải qua cuộc sát hạch "Tứ trụ" từ thời còn "tập sự" dưới tỉnh lẻ, với 3 dự án về "luật Đặc khu", phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc. Các "luật Đặc khu" ấy từng dấy thành cao trào phản đối trên khắp cả nước. Tại những quốc gia là Nhà nước pháp quyền hay trong các xã hội thượng tôn pháp luật , những người như ông Trọng hay ông Chính đã bị cử tri loại ngay từ "vòng gửi xe". Ở Việt Nam, mọi chuyện ngược lại. Đấy là sự bảo lãnh để họ tiến trên các nấc thang quyền lực cao hơn.

Xu hướng ngả theo Trung Quốc ?

Một nguyên lý cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền (rule of law) là không ai được phép đứng trên luật hay đứng ngoài luật, mọi người phải tuân thủ pháp luật. Ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là chính phủ chỉ được thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn ra và phát hành rộng rãi. Nhà nước pháp quyền khác với và cao hơn cai trị bằng luật pháp (rule by law) ở nhiều yếu tố. Tối thiểu, Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm ba yếu tố : i) Nhà nước bị giới hạn bằng luật pháp ; ii) Nhà nước phải có hệ thống luật lệ công khai, được áp dụng tổng quát cho toàn xã hội, trong các luật lệ đó phải có quyền được xét xử công bằng ; iii) Pháp quyền chỉ tồn tại trong một xã hội khi người dân không phải hứng chịu thói hành xử bất thường khó đoán của bất kỳ cá nhân nào (dù là Tổng bí thư hay bất kỳ ai khác).

Không một thiết chế nào sau Đại hội 13, từ Bộ Chính trị đến Ban Chấp hành Trung ương, có thể đáp ứng được một trong các yếu tố kể trên. Đáp ứng cả ba yếu tố cùng một lúc lại càng không. Vì sao có thể khẳng định như vậy ? Thứ nhất, như đã nói ở phần đầu, đến Điều lệ Đảng, các ông còn bỏ qua, nói chi đến "chịu sự giới hạn bằng luật pháp". Thứ hai, làm thế nào để có thể "công khai hoá" và "áp dụng tổng quát cho toàn xã hội" hệ thống luật lệ ấy, khi hệ thống tù mù đến mức thảm hại. Thứ ba, bất cứ một thành tố nào trong hai thiết chế quyền lực vừa nhắc ở trên, chẳng may bị "trái gió trở giời" thì đám thần dân (chưa phải công dân đâu nhé !) rất dễ "bị hứng chịu thói hành xử bất thường khó đoán trước" của đám thành viên ấy.

Sau Đại hội, có đánh giá cho rằng, sự chuyển giao "các chốt quyền lực" từ khoá 12 sang 13, trong đó có "Tứ trụ", tiếp tục căng thẳng đến phút chót. Phương án nhân sự cao cấp và "các trường hợp đặc biệt", trong đó có vị trí Tổng bí thư chỉ đạt được đồng thuận tại Hội nghị Trung ương 15 (Trước thềm Đại hội 13). Thật ra nhiều chỉ dấu cho thấy thực tế không hẳn như vậy. Việt Nam không phải "đang trên lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật" như Luật sư Ngô Ngọc Trai kết luận. Đại hội vừa kết thúc, cuộc đấu dường như lại tiếp tục. Bắt đầu từ việc tân ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh không giành nổi cái ghế Ngoại trưởng của Phạm Bình Minh. ủy viên Bộ Chính trị Tô Lâm cũng không muốn rời ghế Bộ trưởng Công an để nhường cho Phan Đình Trạc như dự kiến ban đầu.

Nhưng táo tợn nhất có lẽ là phán đoán râm ran mấy ngày nay trên các trang mạng : Giữa ba ông trong "Tứ trụ" (Chính – Phúc – Huệ) có thể có sự giao tranh mới. Phúc hoặc Huệ có thể "hất" Chính xuống ghế Quốc hội để một trong hai ông chiếm ghế Thủ tướng. Sau khi BCT có vẻ như đồng ý với phương án ông Tô Lâm "ngồi lại" ghế Bộ trưởng Công an, ông Tuấn Anh bị "đẩy sang" Trưởng Ban Kinh tế trung ương, bất ngờ ông Phúc cũng bày tỏ ý định không muốn "rời ghế" Thủ tướng đang giữ. Nói phán đoán này táo tợn, vì như thế là chưa thấy rõ "bàn tay vô hình" của thiên triều. Từ Bắc Kinh, lần này chẳng có đoàn đại biểu cấp cao nào của Đảng cộng sản Trung Quốc thăm Việt Nam như các Đại hội trước, nhưng mọi chuyện diễn ra hình như theo một kịch bản có sẵn. Xem thế đủ thấy "bộ đôi" Nguyễn Phú Trọng – Phạm Minh Chính đã tuân thủ "chỉ dụ". Đồng ý giữ ông Trọng lại, gạt Phạm Bình Minh khỏi Bộ Ngoại giao, bằng mọi giá đẩy Phạm Minh Chính lên Thủ tướng… là những phướng án được hoạch định từ đầu.

Xem thế để thấy Trung Quốc là "bên thắng cuộc" tại Đại hội 13 vừa qua, đồng thời cũng sẽ là kẻ đứng sau các chuyển động hậu Đại hội. Bởi lẽ, Bắc Kinh nắm rất chặt hai vấn đề cốt tử của Hà Nội : kinh tế và an ninh. Các biến động toàn cầu ngày càng bấp bênh do đại dịch Covid-19 và sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung rất có thể làm đứt gãy mọi kế hoạch của Việt Nam. Thực tế nền kinh tế của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào ngoại thương và đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc này ngày càng lớn và ngày càng gia tăng. Điều này đến lượt nó, sẽ có thể dẫn đến những thoả hiệp về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là vấn đề khai thác chung trong các vùng EEZ của Việt Nam. Tóm lại, xu hướng ngả theo Trung Quốc là thống soái, chứ khó có hy vọng Việt Nam đi vào giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hay xã hội thượng tôn pháp luật.

Nguyễn Hoàng Trường

Nguồn : RFA, 12/02/2021

Tham khảo :

https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/20511-vi-t-nam-d-ng-coi-chinh-tr-la-th-ng-soai-nhu-trung-qu-c

Ngô Ngọc Trai : "Thượng tôn pháp luật" hay "Chính trị là thống soái" ?

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56014174

Luật sư Trần Quốc Thuận hỏi vì sao ĐH13 không sửa Điều lệ

https://baotiengdan.com/2021/02/01/nhan-vat-cua-nam-cua-dai-hoi-xiii-pham-minh-chinh/

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52749462

Luật Đặc khu bị phản đối, nhưng sao VN quyết mở khu kinh tế Vân Đồn ?

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-nguyen-hoa-binh-elected-to-politbuto-02052021104752.html

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/why-they-arrested-writer-pham-thanh-05242020092429.html

https://www.luatkhoa.org/2018/04/rule-law-khong-phai-phap-quyen-ma-cung-cha-phai-phap-tri

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/party-congress-13-changes-challenges-to-new-cabinet-02082021075412.html

http://www.tintuchangngay.org/2021/02/nguoi-buon-gio-tu-tru-chot-mot-con-ba.html

Trên trang mạng "Tiếng Dân" ngày 6/2/2021, cuối bài viết có nhan đề "Thượng tôn pháp luật" hay "Chính trị là thống soái", tác giả là Luật sư Ngô Ngọc Trai kết luận : "Việt Nam đang trên lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật, thay vì như Trung Quốc coi chính trị là thống soái". Ông Ngô Ngọc Trai cũng so sánh Việt Nam với Trung Quốc và "chốt" một câu chắc nịch : "Có nhiều điểm chung giữa mô hình hệ thống của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng chúng ta may mắn hơn là không có những yếu tố khiến cho ta có thể mắc phải sai lầm như họ" ( ? !)

111111111111111111111

Hai công an đứng canh tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội nơi diễn ra Đại hội 13 hôm 28/1/2021 – Reuters - Hình minh họa.

Lấy đâu ra pháp quyền ?

Không rõ "mô hình hệ thống" mà Luật sư Ngô Ngọc Trai đề cập ở trên là hệ thống gì : chính trị hay pháp luật, quản trị hay thể chế ? Điều còn mơ hồ hơn nữa là nhờ những yếu tố nào mà Việt Nam "may mắn hơn" để có thể "tránh mắc phải sai lầm" như Trung Quốc ? Có thể những vấn đề này không hẳn là mục đích của bài viết bởi Luật sư Ngô Ngọc Trai. Tuy nhiên, những ngày này mọi con mắt của giới quan sát đều đang đổ dồn vào "Bố tứ" và tập trung vào "ngôi sao đang lên" được coi là "nhân vật của năm" tức ứng cử viên (ƯCV) Thủ tướng Phạm Minh Chính. Vậy thử nhìn lại xem dàn lãnh đạo Đảng/Nhà nước đã/sẽ chuyển động theo hướng nào trên thực tế ?

Hãy bàn đến sự giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc vào một dịp khác. Ở đây chỉ nêu bật một lỗ hổng chết người của hệ thống hiện nay là chúng ta không hề có cơ sở "nền" để xây dựng một "nhà nước pháp quyền". "Xã hội thượng tôn pháp luật" lại càng không. Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vậy lấy đâu ra pháp quyền khi việc bầu Tổng bí thư tại Đại hội 13 cùng lúc vừa vi phạm Điều lệ đảng, vừa vi phạm Quy định "trường hợp đặc biệt", theo đánh giá của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam. Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên, ông Thuận đã chính thức kiến nghị với Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam phải có một văn bản chính thức trả lời công khai trên báo chí và truyền thông tại sao lại có câu chuyện tự cơ cấu rồi tuỳ tiện thông qua nhân sự cấp cao như thế !

Liên quan đến phát biểu của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nói với truyền thông về việc xử lý "chiếc va-li có nhiều triệu đô-la", Phó Chủ nhiệm Trần Quốc Thuận đã kiên quyết phê phán cách xử lý trái luật của những người có trách nhiệm. Không thể có chuyện xách cả đống tiền đến hối lộ Ban Kiểm tra Trung ương, mà lại chỉ đạo cho "đem gói lại, mang về" như thế. Rõ ràng đấy là một hành vi trái luật pháp, vì đã không tố giác tội phạm, nhìn từ góc độ Nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật . Tương tự, xã hội thượng tôn pháp luật  kiểu gì mà Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình – người ngang nhiên phủ nhận trước Quốc hội rằng ở Việt Nam không hề có án oan – lại giành được một vị trí trong Bộ Chính trị để nay mai chuẩn bị ngồi vào cái ghế Trưởng ban Nội chính Trung ương ?

Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá : Điều ngạc nhiên được giải đáp bởi "Luật của đảng" đã bị chính người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng vi phạm, còn "Luật của dân, do dân, vì dân" là một loại luật chỉ để cai trị dân, để tùy tiện xét xử dân theo quyền và lợi ích của nhà cầm quyền. Cho nên sắp tới đây các phán quyết bất minh – bất chính về Hồ Duy Hải và dân làng Đồng Tâm chắc chắn sẽ lại y án và được đưa ra thực thi, còn ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Hòa Bình vẫn nghiễm nhiên ngồi trên danh vọng và bất chấp luật lệ.

Nhận xét trên của ông Phó Tổng làm chúng ta nhớ lại vụ đàn áp các dân oan Đồng Tâm. Những người đứng đầu chịu trách nhiệm chính như Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm đã bất chấp cái giá phải trả, từ thí mạng 3 cảnh sát đến để lộ bản chất của chế độ, nhằm tạo ra bầu không khí "khủng bố trắng" trong xã hội. Hai thập niên đầu thế kỷ 21 rồi mà giải quyết tranh chấp kinh tế dân sự phải nhờ cuộc hành quân 3 ngàn cảnh sát cơ động, với vũ khí đủ loại để đánh úp ? Tâm sự của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu "đừng để oan oan tương báo" có lẽ nói thay cho rất nhiều người. Cuộc đột kích Đồng Tâm là nhát chém cắt đứt sợi dây liên kết cuối cùng giữa dân và đảng.

Về các nguyên nhân sâu xa dẫn đến thảm án Đồng Tâm, nhiều phân tích cho rằng sẽ phải hàng chục năm nữa, các sự thật của nó mới có thể được tiết lộ hết. Nhưng vụ đột kích ấy có một lý do không cần che đậy, đó là để khẳng định "Luật hả ? Tao là luật nè !" (Les lois ? – C’est moi !) – được cho là một nguyên lý từ César Đại đế. Áp dụng nguyên lý ấy, Nguyễn Phú Trọng Trọng muốn cho bàn dân thiên hạ biết, việc ông ta ở lại nhiệm kỳ thứ ba là lựa chọn của lịch sử. Vai trò "thế thiên hành đạo" ấy được dự báo trước cả thời điểm ra mắt tác phẩm của nhà báo Phạm Thành, dám công khai tố cáo kẻ độc tài trong một chế độ toàn trị.

Tương tự, vai trò của ứng cử viên Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng như vậy. Ông Chính đã trải qua cuộc sát hạch "Tứ trụ" từ thời còn "tập sự" dưới tỉnh lẻ, với 3 dự án về "luật Đặc khu", phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc. Các "luật Đặc khu" ấy từng dấy thành cao trào phản đối trên khắp cả nước. Tại những quốc gia là Nhà nước pháp quyền hay trong các xã hội thượng tôn pháp luật , những người như ông Trọng hay ông Chính đã bị cử tri loại ngay từ "vòng gửi xe". Ở Việt Nam, mọi chuyện ngược lại. Đấy là sự bảo lãnh để họ tiến trên các nấc thang quyền lực cao hơn.

Xu hướng ngả theo Trung Quốc ?

Một nguyên lý cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền (rule of law) là không ai được phép đứng trên luật hay đứng ngoài luật, mọi người phải tuân thủ pháp luật. Ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là chính phủ chỉ được thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn ra và phát hành rộng rãi. Nhà nước pháp quyền khác với và cao hơn cai trị bằng luật pháp (rule by law) ở nhiều yếu tố. Tối thiểu, Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm ba yếu tố : i) Nhà nước bị giới hạn bằng luật pháp ; ii) Nhà nước phải có hệ thống luật lệ công khai, được áp dụng tổng quát cho toàn xã hội, trong các luật lệ đó phải có quyền được xét xử công bằng ; iii) Pháp quyền chỉ tồn tại trong một xã hội khi người dân không phải hứng chịu thói hành xử bất thường khó đoán của bất kỳ cá nhân nào (dù là Tổng bí thư hay bất kỳ ai khác).

Không một thiết chế nào sau Đại hội 13, từ Bộ Chính trị đến Ban Chấp hành Trung ương, có thể đáp ứng được một trong các yếu tố kể trên. Đáp ứng cả ba yếu tố cùng một lúc lại càng không. Vì sao có thể khẳng định như vậy ? Thứ nhất, như đã nói ở phần đầu, đến Điều lệ Đảng, các ông còn bỏ qua, nói chi đến "chịu sự giới hạn bằng luật pháp". Thứ hai, làm thế nào để có thể "công khai hoá" và "áp dụng tổng quát cho toàn xã hội" hệ thống luật lệ ấy, khi hệ thống tù mù đến mức thảm hại. Thứ ba, bất cứ một thành tố nào trong hai thiết chế quyền lực vừa nhắc ở trên, chẳng may bị "trái gió trở giời" thì đám thần dân (chưa phải công dân đâu nhé !) rất dễ "bị hứng chịu thói hành xử bất thường khó đoán trước" của đám thành viên ấy.

Sau Đại hội, có đánh giá cho rằng, sự chuyển giao "các chốt quyền lực" từ khoá 12 sang 13, trong đó có "Tứ trụ", tiếp tục căng thẳng đến phút chót. Phương án nhân sự cao cấp và "các trường hợp đặc biệt", trong đó có vị trí Tổng bí thư chỉ đạt được đồng thuận tại Hội nghị Trung ương 15 (Trước thềm Đại hội 13). Thật ra nhiều chỉ dấu cho thấy thực tế không hẳn như vậy. Việt Nam không phải "đang trên lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật" như Luật sư Ngô Ngọc Trai kết luận. Đại hội vừa kết thúc, cuộc đấu dường như lại tiếp tục. Bắt đầu từ việc tân ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh không giành nổi cái ghế Ngoại trưởng của Phạm Bình Minh. ủy viên Bộ Chính trị Tô Lâm cũng không muốn rời ghế Bộ trưởng Công an để nhường cho Phan Đình Trạc như dự kiến ban đầu.

Nhưng táo tợn nhất có lẽ là phán đoán râm ran mấy ngày nay trên các trang mạng : Giữa ba ông trong "Tứ trụ" (Chính – Phúc – Huệ) có thể có sự giao tranh mới. Phúc hoặc Huệ có thể "hất" Chính xuống ghế Quốc hội để một trong hai ông chiếm ghế Thủ tướng. Sau khi BCT có vẻ như đồng ý với phương án ông Tô Lâm "ngồi lại" ghế Bộ trưởng Công an, ông Tuấn Anh bị "đẩy sang" Trưởng Ban Kinh tế TW, bất ngờ ông Phúc cũng bày tỏ ý định không muốn "rời ghế" Thủ tướng đang giữ. Nói phán đoán này táo tợn, vì như thế là chưa thấy rõ "bàn tay vô hình" của thiên triều. Từ Bắc Kinh, lần này chẳng có đoàn đại biểu cấp cao nào của Đảng cộng sản Trung Quốc thăm Việt Nam như các Đại hội trước, nhưng mọi chuyện diễn ra hình như theo một kịch bản có sẵn. Xem thế đủ thấy "bộ đôi" Nguyễn Phú Trọng – Phạm Minh Chính đã tuân thủ "chỉ dụ". Đồng ý giữ ông Trọng lại, gạt Phạm Bình Minh khỏi Bộ Ngoại giao, bằng mọi giá đẩy Phạm Minh Chính lên Thủ tướng… là những phướng án được hoạch định từ đầu.

Xem thế để thấy Trung Quốc là "bên thắng cuộc" tại Đại hội 13 vừa qua, đồng thời cũng sẽ là kẻ đứng sau các chuyển động hậu Đại hội. Bởi lẽ, Bắc Kinh nắm rất chặt hai vấn đề cốt tử của Hà Nội : kinh tế và an ninh. Các biến động toàn cầu ngày càng bấp bênh do đại dịch Covid-19 và sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung rất có thể làm đứt gãy mọi kế hoạch của Việt Nam. Thực tế nền kinh tế của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào ngoại thương và đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc này ngày càng lớn và ngày càng gia tăng. Điều này đến lượt nó, sẽ có thể dẫn đến những thoả hiệp về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là vấn đề khai thác chung trong các vùng EEZ của Việt Nam. Tóm lại, xu hướng ngả theo Trung Quốc là thống soái, chứ khó có hy vọng Việt Nam đi vào giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hay xã hội thượng tôn pháp luật.

Nguyễn Hoàng Trường

Nguồn : RFA, 12/02/2021

Tham khảo :

https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/20511-vi-t-nam-d-ng-coi-chinh-tr-la-th-ng-soai-nhu-trung-qu-c

Ngô Ngọc Trai : "Thượng tôn pháp luật" hay "Chính trị là thống soái" ?

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56014174

Luật sư Trần Quốc Thuận hỏi vì sao ĐH13 không sửa Điều lệ

https://baotiengdan.com/2021/02/01/nhan-vat-cua-nam-cua-dai-hoi-xiii-pham-minh-chinh/

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52749462

Luật Đặc khu bị phản đối, nhưng sao VN quyết mở khu kinh tế Vân Đồn ?

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-nguyen-hoa-binh-elected-to-politbuto-02052021104752.html

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/why-they-arrested-writer-pham-thanh-05242020092429.html

https://www.luatkhoa.org/2018/04/rule-law-khong-phai-phap-quyen-ma-cung-cha-phai-phap-tri

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/party-congress-13-changes-challenges-to-new-cabinet-02082021075412.html

http ://www.tintuchangngay.org/2021/02/nguoi-buon-gio-tu-tru-chot-mot-con-ba.html
Published in Diễn đàn
mardi, 16 janvier 2018 20:38

"Nhà nước pháp hề"...

Nước Việt Nam sau này có giàu mạnh, đẹp đẽ, có "là nơi đáng sống" hay không là do việc xây dựng "quốc gia pháp trị" (Etat de Droit) có thành công hay không.

phaphe1

Đảng cộng sản Việt Nam không xây dựng "quốc gia pháp trị" mà họ xây dựng "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".

Không ngoại lệ, tất cả các quốc gia giàu mạnh nhứt trên thế giới đều là những "quốc gia pháp trị". Kể cả Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc thành công phát triển đất nước của họ, cơ bản là nhờ thiết lập được "quốc gia pháp trị". Mặc dầu có cái đuôi "xã hội chủ nghĩa", nhưng hệ thống pháp lý ở đây vẫn đóng góp phần nhiều trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế.

Đảng cộng sản Việt Nam không xây dựng "quốc gia pháp trị" mà họ xây dựng "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Các vụ án xử vừa qua, từ các vụ xử về các tội chính trị 79, 88, 258... đối với các nhà yêu nước, cho tới các vụ án kinh tế đang xảy ra... ta thấy "công lý" ở đây, đúng như tên gọi, nó chỉ là một "anh hề".

Pháp luật bị bóp méo, suy diễn, áp dụng một cách tùy tiện.

Nhà nước pháp quyền trở thành nhà nước pháp hề...

Nhưng việc này không thể ngăn cản những công dân Việt Nam có ý thức và yêu nước hô hào một "quốc gia pháp trị" thông qua các phong trào kêu gọi tòa án phải "thực thi công lý", hay kêu gọi toàn dân "thượng tôn pháp luật".

Việc lên tiếng bênh vực ông Thăng, một người bị kết tội "kinh tế", hay những người kết tội "chính trị" như bà Như quỳnh, bà Nga... trên phương diện "thiết lập lại công lý", đều có ý nghĩa như nhau.

Nếu công lý được thực thi, nếu luật pháp được áp dụng đúng mức, tất cả đảng viên cộng sản Việt Nam đều vào tù (về tội tham nhũng hay lạm dụng quyền lực).

******************

Xử ông Thăng về một sai lầm trong quản lý kinh tế quốc doanh, bằng một thứ pháp chế ba rọi "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", rõ ràng không chỉ không thuyết phục, mà còn thể hiện ra vô số vấn đề mâu thuẩn nội tại của chế độ.

Không thuyết phục, vì "không đúng tội", công lý là "trò hề".

Sau 1975, các chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa đã đánh gảy xương sống nền kinh tế quốc dân, qua các đợt "đánh tư sản", "cải tạo công thương nghiệp"... Tư sản là "kẻ thù" của chế độ. Kinh tế thị trường là địch thủ của lý thuyết Mác Lênin. Tất cả những gì thuộc sản phẩm của tư nhân, từ trí tuệ đến vật chất, thảy đều bị diệt trừ. Luật lệ xã hội chủ nghĩa được lập ra, nhằm bảo vệ chế độ và để tiêu diệt, từ trong tư tưởng, mọi thành phần "tư sản", tiểu tư sản, trí thức, văn nghệ sĩ tự do...

Hệ quả gây ra do vụ tiêu diệt tư sản này đã di hại, đến nay đã 4 thế hệ người Việt, đã làm cho đất nước tụt hậu hàng trăm năm, so với các nước láng giềng.

Nếu đứng trên quan niệm pháp lý thời "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" hiện nay, nếu điều luật 165 Bộ Luật hình sự 1999 được phép hồi tố, người ta có thể xử tất cả các đảng viên cộng sản Việt Nam, từ đầu xỏ cho tới đồng lõa, những người chủ trương "đánh tư sản", chủ trương "cải tạo công thương nghiệp". Hành vi này "gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng". Đó là gì nếu không phải là hành vi phản quốc, phá nước, hại dân ? Tội này nặng ghê lắm.

Tất cả các đảng viên cộng sản Việt Nam, từ những kẻ đã tan xương dưới mồ, cho tới những người vẫn còn tơ vương xã hội chủ nghĩa (như ông Lú), thảy đều chung thân, nếu không là tử hình.

Nhưng luật lệ thì có quan điểm "bất khả hồi tố". (Chớ nếu không ông Hồ, ông Đồng chết không yên dưới đáy mồ).

Không thuyết phục vì Bộ Luật hình sự 1999 đã không còn hiệu lực, từ ngày 1 tháng Giêng 2018 . Bộ luật này được thay thế bằng Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi. Nhưng ông Thăng không được hưởng quyền "bất hồi tố". Ông vẫn bị kết tội theo điều 165 Bộ Luật hình sự 1999.

Mâu thuẩn là vì 40 năm sau, với biết bao nhiêu nỗ lực, kể cả việc cho phép "đảng viên được phép làm giàu không hạn chế qui mô", cũng không xây dựng lại nền tảng kinh tế quốc dân như hồi 1975.

Đảng viên, tự thân là "giai cấp vô sản", trước kia đã được hưởng tất cả những ưu tiên từ chế độ chuyên chính vô sản.

Bây giờ sang thời "kinh tế thị trường", đảng viên được phép làm giàu không giới hạn qui mô. Một tầng lớp "tài phiệt đỏ" thành hình. Họ lại được chế độ ưu đãi, từ hệ thống pháp luật "quyền biến", giải thích sao cũng được, của "nhà nước pháp quyền" cho tới quyền lực chính trị lưu truyền theo phong kiến.

Nhưng nội tại chế độ mâu thuẩn. Người nào "độc tôn" được quyền lực, người đó có quyền "thay đổi luật chơi", thay đổi quan niệm, triết lý nền tảng về xây dựng quốc gia.

Tức là người đó có quyền dùng "luật" để "xử" những người, những thành phần không tuân theo mình.

Cái vòng lẩn quẩn, không biết bây giờ Việt Nam theo "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" hay đã thụt lui về thời kỳ xã hội chủ nghĩa ?

Thời kỳ nào, chế độ nào, thì pháp lý phải phù hợp với thời kỳ đó. Từ chính trị, kinh tế, xã hội...

Người ta gọi "đốt lò" chớ không hề gọi là "thanh lọc hóa hàng ngũ lãnh đạo quốc gia". Đốt lò thì tự tiện, luật lệ là "luật rừng", luật của kẻ có quyền, áp dụng sao cũng được. Còn "thanh lọc", thì làm gì cũng phải theo "luật" mà làm. Công lý là ánh sáng soi đường.

******************

Tòa đang xử ông Thăng vụ "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng" thì trên Facebook người ta cũng mở "tòa án nhân dân" để "xử" ông Thăng về các tội tham nhũng, thất thoát hàng tỉ đô la. Nhân dịp này nhiều người cũng "lên gân" chỉ trích tư cách cá nhân, thái độ "khóc lóc" của ông Thăng trước Tòa. Dĩ nhiên họ không quên vỗ ngực xưng tên "dân tộc Việt Nam truyền thống anh hùng", "ta thà chết đứng chớ không chịu sống quì", "thà làm ngọc vỡ chớ không chịu làm viên ngói lành", bla bla....

/congco1

Trí thức Việt Nam không thiếu những người hùa theo, biến mình trở thành những "cọng cỏ gió lùa".

Thì vụ gì cũng có sắp đặt hết cả. Từ tháng tám năm ngoái tôi đã có viết bài nói góp ý với ông Nhị Lê về vụ "đốt lò" của ông Trọng.

Ông Nhị Lê là "tham mưu trưởng", nếu không nói ông này là Gia Cát... Nhị của Lưu Bị... Lú !

Gia cát Nhị tham mưu cho Lưu Bị Lú kế sách "chống tham nhũng" để "kiểm soát quyền lực".

Gia Cát Nhị viết vầy : "Đấy là cả một nghệ thuật chính trị. Và, để thực hiện nó, phải với bản lĩnh chính trị rất cao, một quyết tâm đến cùng, một lộ trình phù hợp và cổ vũ một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo. Không có những điều đó, rất khó thành !".

Rõ như ban ngày, những vụ "tòa án nhân dân" rộn ràng nở hoa trên mạng là nằm trong kế sách "cổ vũ một lực lượng nhân dân đông đảo"... của ông Lưu Bị Lú.

Hôm qua tôi có viết về "nhà nước pháp hề". Mọi người đã thấy "công lý" ở Việt Nam không phải là một chân lý "bất biến" như ở các nước văn minh.

Trước năm 1975, với pháp chế xã hội chủ nghĩa, tư sản, trí thức, địa chủ... là kẻ thù của chế độ. Tòa án thời đó là "tòa án nhân dân". Dưới thời "cải cách ruộng đất" ở ngoài Bắc, hàng chục ngàn người chết oan vì bị "vu" cho là "địa chủ", bị nông dân "lôi đầu" ra "đấu" cho tới chết. Hai câu thơ "giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ, cho ruộng đồng xanh tốt, lúa mau xong..." đã nói lên phần nào tính "máu me" của pháp luật thời xã hội chủ nghĩa.

Thì bây giờ Lưu Bị Lú lấy lại mô hình "tòa án nhân dân" thời xã hội chủ nghĩa để "xử" Đinh La Thăng trên mạng.

Mà "nhân dân" thì như cỏ. Gió chiều nào mạnh thì cỏ nghiêng về phía đó.

(Khổ cái là nhiều trí thức, học giả... cũng theo gió ngã nghiêng như cỏ hic hic...).

Tất cả trở thành dụng cụ, nói là "chống tham nhũng", mà mục đích là để Lưu Bị Lú "kiểm soát quyền lực".

Vụ này tôi đã nói hồi tháng tám năm ngoái.

Nhà nước pháp quyền (biến) trở thành nhà nước pháp hề. Pháp luật là một trò hề. Công lý đổi trắng thay đen, như trò ảo thuật.

"Vô sản" là tiêu chuẩn của đảng viên thời xã hội chủ nghĩa thì "làm giàu" lại là tiêu chuẩn của đảng viên thời "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Luật thời xã hội chủ nghĩa xử chết những ai là trí thức, địa chủ, "tư sản". Luật thời "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" thì bảo vệ những thành phần đó.

Vậy thì xử Đinh La Thăng (và những đảng viên khác) thì xử với luật nào ?

Trên mạng, ông Trọng đã xử ông Thăng bằng luật thời "cải cách ruộng đất" với hệ thống "tòa án nhân dân".

Trước tòa, ông Thăng bị xử với Bộ Luật hình sự 1999 mà không xử theo Bộ Luật hình sự 2015, mặc dầu Luật hình sự 1999 hết hiệu lực vàu đầu tháng Giêng mà buổi khai mạc Tòa là ngày 8 tháng Giêng.

Ông Trọng đã "quyền biến" lựa chọn "luật" để "xử" ông Thăng. Mục đích đã nêu rõ ràng trước báo chí từ tháng tám năm ngoái (trên báo Nhân Dân) "chống tham nhũng để kiểm soát quyền lực". Mà vụ xử ông Thăng trước tòa mấy hôm nay là xử về tội "làm trái gây hậu quả nghiêm trọng", không dính dáng gì tới "tham nhũng".

Từ thời ông Đổ 10, những trí thức, học giả, luật gia Việt Nam... đã cố gắng "xây dựng nhà nước pháp quyền". (Tôi đã nói từ lâu rằng cái khái niệm "pháp quyền" của ông 10, cóp từ ông Hồ, là không ổn. Vì nó không nói được cái gì của "Etat de Droit" hay "Rule of Law"). Thì bây giờ ông Trọng, bằng những "thủ thuật" phù phép chính trị của mình, đã biến "nhà nước pháp quyền" thành "nhà nước pháp hề".

Khổ cái là giới trí thức Việt Nam không thiếu những người hùa theo, biến mình trở thành những "cọng cỏ gió lùa".

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 16/01/2018

Published in Diễn đàn

Luật pháp nhà nước pháp quyền Việt Nam mang đuôi xã hội chủ nghĩa 

Nguồn : Tieng DanViet Media, 20/06/2017

Published in Video