Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sài Gòn : Động thái ‘lạ’ của Sở Quy hoạch và kiến trúc

Bốn tháng sau quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất của Bộ Giao thông và vận tải, vào đầu tháng Mười Hai, 2018 Sở Quy hoạch và kiến trúc bỗng có một động thái lạ : cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố. Văn bản này lấy cơ sở là quyết định hồi tháng Tám, 2018 của Bộ Giao thông và vận tải về điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phần diện tích sân golf sẽ được làm nhà ga, khu hangar và một phần cây xanh hồ điều tiết.

golf1

Sân bay Tân Sơn Nhất (Hình : Getty Images)

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Sở Quy hoạch và kiến trúc có "dũng khí" đến thế khi dám nêu ra một đề xuất như vậy, dù cơ quan này bị coi là đã từng giấu biến nhiều tài liệu quy hoạch giải tỏa đất đai mà không thông báo cho người dân biết, đặc biệt cơ quan này còn dính dáng không nhỏ về trách nhiệm đối với phi vụ tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bị biến mất cực kỳ đáng nghi ngờ mà cho tới nay các cơ quan công quyền luôn "sẽ tìm kiếm" nhưng tìm mãi vẫn không ra.

Thậm chí đề xuất loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất còn được công khai cho báo chí và dư luận xã hội biết. Sẽ là một điều dối trá nếu cho rằng nhiều người tin rằng Sở Quy hoạch và kiến trúc, hoặc chính quyền ở Sài Gòn tự thân làm hoặc tự động chỉ đạo làm cái việc "nhạy cảm" còn hơn cả ăn gan trời đó, khi những cơ quan này đã câm lặng trong suốt hàng chục năm trời kể từ khi đại gia Dương Công Minh thẳng tay chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân dụng Tân Sơn Nhất để làm sân golf, gây ô nhiễm kinh khủng và hóa kiếp cảnh nạn tắc kẹt cả dưới đất lẫn trên trời ở sân bay dân dụng hiện hữu.

Đề xuất loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất chỉ có thể được "cho phép" hiện ra với tín hiệu bật đèn xanh từ Bộ Quốc Phòng – cơ quan chủ quản của chính sách kinh tế quốc phòng kiêm hoạt động kinh doanh sân golf Tân Sơn Nhất, Bộ Giao thông và vận tải – cơ quan được xem là tồn tại một nhóm lợi ích giao thông khổng lồ mà đã không ít lần ‘trùm mền’ cả Bộ Chính trị, và từ chính phủ ‘kiến tạo và hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc.

golf2

Toàn cảnh sân bay Tân Sơn Nhất. (Hình : baoxaydung.com.vn)

Sân bay thời Việt Nam Cộng Hòa bị phá nát ra sao ?

Dù diện tích đủ để thiết lập một sân bay khổng lồ với hơn 3,000 ha thời Việt Nam Cộng Hòa để lại, nhưng từ sau 1975 sân bay Tân Sơn Nhất đã bị thẳng tay lấn chiếm diện tích bừa bãi khi đại gia nhóm lợi ích quân đội đã chiếm 157 ha đất vàng làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.

Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh – người mà giờ đây đang ngự trị ở Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – bị xem là thủ phạm chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất từ hàng chục năm qua. Dự án sân golf Tân Sơn Nhất cũng do tập đoàn này làm chủ đầu tư. Tập đoàn này còn tai tiếng với loạt scandal như : xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam ; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép ; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác ; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Theo nhà báo Nguyễn Đình Ấm là người có thâm niên trong ngành hàng không và hiện nay là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm "đầu độc" người dân Sài Gòn bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không hề bị truy cứu trách nhiệm.

Vào năm 2015, khi sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu rơi vào tình thế bế tắc giao thông, phía quân đội mà cụ thể là viên đại tướng bị coi là "thân Trung Quốc" Phùng Quang Thanh cùng con ruột là đại tá Phùng Quang Hải đã không một lần nhượng bộ đòi hỏi của làn sóng dư luận về thu hồi diện tích sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Khi đó, Đại tá Phùng Quang Hải chính là "chủ" một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Quay quắt Nguyễn Xuân Phúc

Vào giữa năm 2017, trước áp lực lớn của dư luận, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phải chỉ đạo "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về cả phía Bắc và phía Nam".

Chỉ đạo trên cho thấy rất nhiều khả năng ông Phúc muốn "đi hàng hai", vừa không mất lòng Bộ Quốc phòng và Quân ủy trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là bí thư, cũng không đụng chạm đến nhóm lợi ích giao thông, vừa được tiếng "xử lý sân golf trong sân bay".

Nhưng 8 tháng sau đó, ông Phúc đột ngột "trở cờ".

Tháng Ba, 2018, không hiểu vì lý do "nể nang", "nhạy cảm" hay còn là "nhiệm vụ chính trị", cú "trở cờ" của ông Phúc té ra lại không khác gì cơ chế động não của Trương Quang Nghĩa khi "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam", cho dù rất nhiều chuyên gia và người dân đã kiến nghị phương án dễ nhất là thay vì mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để làm sân bay mà còn không tốn một đồng ngân sách nào.

Quyết định "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam" của Thủ tướng Phúc vào tháng Ba, 2018 như thể vừa bất chấp vừa thách thức làn sóng phản ứng phẫn nộ của dư luận xã hội và giới chuyên gia phản biện, bất chấp hình ảnh chình ình của sân golf Tân Sơn Nhất là nguồn cơn chính yếu dẫn đến tương lai cùng đường của "con tin sân bay Tân Sơn Nhất".

Nhưng dù vì lý do gì, quyết định trên của Thủ tướng Phúc đang khiến ông ta bị nghi ngờ đã "bắt tay" với nhóm lợi ích sân golf Tân Sơn Nhất và cả nhóm lợi ích sân bay Long Thành.

Chưa hết. Quyết định trên cũng "kiến tạo" một gót chân Asin toang hoác trên cung đường chính trị của ông Phúc – một tử huyệt mà rất dễ bị bất cứ đối thủ chính trị nào khoan chọc tung tóe vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai ngắn hạn hay cùng lắm là trung hạn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Bẵng đi một thời gian, vụ việc "sân golf trong sân bay" lắng dần theo lối nửa chìm xuồng nửa không. Tuy nhiên, vẫn có những phản ứng đáng kể xuất phát từ nội bộ đảng cầm quyền, để gần đây mới hiện ra động thái lạ của Sở Quy hoạch và kiến trúc khi cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy ban nhân dân thành phố ở Sài Gòn đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố.

Đào đâu ra tiền để giải tỏa ‘phía Nam ?’

Nhưng nhiều người hiểu rằng nguồn cơn thực chất mà đã khiến nhóm lợi ích phải đành từ bỏ sân golf Tân Sơn Nhất là những cuộc thỏa thuận ngầm giấu giữa các nhóm lợi ích đã không thể đạt được kết quả như "nguyện vọng" : sau một thời gian đủ dài tính toán nhiều phương án, sau vài ba lần thay đổi kế hoạch từ "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam" đến "mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc lẫn phía Nam", rốt cuộc Thủ tướng Phúc và dàn quan chức cấp tướng của "Bộ sân golf" đã có thể nhận ra là cho dù họ có thể, và trong thực tế là sẵn sàng vượt qua sức ép không đáng kể của dư luận xã hội, có thể dùng Ban Tuyên Giáo Trung Ương làm vòng kim cô để siết bức hơn 800 tờ báo nhà nước theo cách "cho sủa mới được sủa" và có thể giữ riệt sân golf Tân Sơn Nhất còn hơn giữ bàn thờ, nhưng phần chi phí dùng để ‘mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam’ là cao như núi, cao đến mức không biết tìm đâu ra, và trong thực tế là vô phương tìm kiếm…

Rất nhiều khả năng là nếu chọn mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, chính quyền sẽ phải "đụng tường" khi đối mặt với một khu vực dân cư khổng lồ và các nhà hàng, khách sạn, chung cư cao cấp… của nhiều đại gia, trong đó không thiếu đại gia quân đội thuộc các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả công viên Gia Định – một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn.

Vào năm 2017, một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD. Nhưng trong thực tế, kinh phí bồi thường có thể còn cao gấp nhiều lần so với con số đó. Một dấu hỏi cực lớn là trong bối cảnh cạn kiệt và hàng năm phải trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ đô la, ngân sách sẽ tìm đâu ra số tiền đó để bồi thường ?

Không thể kham nổi núi kinh phí giải tỏa khu vực phía Nam của sân bay Tân Sơn Nhất, đến lúc này Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông và vận tải đành phải từ bỏ một sân golf Tân Sơn Nhất lời chưa thấy chỉ thấy lỗ để lấy đất "phát triển sân bay dân dụng" và cũng được tiếng là chính phủ "đã lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của nhân dân". 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 23/12/2018

Published in Diễn đàn

Thứ trưởng Công an tố cáo các ‘nhóm lợi ích’ thâu tóm đất công, rút tiền nhà nước (RFA, 04/09/2018)

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội diễn ra vào ngày 4/9, Thứ trưởng Bộ Công An Lê Quý Vương lên tiếng tố cáo các ‘nhóm lợi ích’, ‘công ty gia đình’ tham gia đấu thầu dự án, thâu tóm đất công, rút tiền nhà nước, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

linhtinh1

Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) trước tòa tại Hà Nội hôm 30/7/2018 - Reuters

Báo cáo trước Ủy ban Tư pháp, ông Lê Quý Vương nói việc xử lý các vụ án lớn đã cho thấy các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng, tạo ra ‘các nhóm lợi ích’, hoặc móc ngoặc giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp tạo ‘sân sau’, ‘công ty gia đình’, dùng ảnh hưởng của mình để đấu thầu dự án, thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc, thế chấp vòng vo, rút tiền của nhà nước.

Ông Vương cho biết trong 10 tháng qua, công an Việt Nam đã phát hiện 282 vụ phạm tội, vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã khởi tố tổng cộng 1.247 vụ với hơn 1.800 bị can phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tăng hơn 68% về số vụ so với cùng kỳ năm ngoái.

Những vụ án nổi tiếng được nêu ra trong báo cáo trước Quốc hội bao gồm các vụ tham nhũng, cố ý làm trái như Phạm Công Danh (Ngân hàng Xây Dựng), Hà Văn Thắm (Ocean Bank), Trịnh Xuân Thanh, Phan Văn Anh Vũ, Đinh Ngọc Hệ (tức Út Trọc).

********************

Người sử dụng Facebook chỉ trích nhà xuất bản để lọt sách có đường lưỡi bò (VOA, 05/09/2018)

Một đi din ca Nhà xut bn Thế gii hôm 4/9 tha nhn có nhng sai sót khi phát hành mt b sách cho hc sinh in hình lược đ Trung Quc và Bin Đông có đường lưỡi bò gây tranh cãi, theo báo chí Vit Nam.

linhtinh2

Nhà xuất bn Thế gii thu hi sách có đường lưỡi bò, 4/9/2018

Đây là bộ sách được dch sang tiếng Vit t bn gốc tiếng Trung. Nhà xut bn Thế gii nói h đã thu hi sách cách đây mt tun, song các nhà hot đng nói vi VOA rng điu đó là di trá vì thông tin này b phát hin và đưa lên mng xã hi mi hôm 2/9.

Báo chí trong nước cho biết b sách có tên "Wow ! - Những bí mt kỳ diu" gm 12 tp, dành cho hc sinh t 6 đến 16 tui, nói v nhng điu cơ bn trong khoa hc và cuc sng. B sách đã được Nhà xut bn Thế gii và Công ty sách Đinh T phát hành t tháng 3/2017.

Các bản tin nói "nhiu ph huynh" phát hiện trong một cun ca b sách có hình minh ha bn đ "th hin đường lưỡi bò phi pháp ca Trung Quc".

Thuật ngường lưỡi bò", hay còn gi là đường 9 đon, nói đến ranh gii mơ h mà Trung Quc v ra trên bn đ vùng Bin Đông đ tuyên b ch quyn ca nước này đi vi hu hết vùng bin hin đang có tranh chp vi Vit Nam và mt s nước trong khu vc.

Ông Đoàn Trần Lâm, Giám đc, Tng biên tp Nhà xut bn Thế gii, hôm 4/9 đã tha nhn nhng sai sót này. Ông được báo chí trích li cho hay đã gi công văn "yêu cầu đơn v liên kết là Công ty sách Đinh T thu hi, chnh sa b sách".

Vị lãnh đo ca nhà xut bn gii thích thêm rng "phn bn đ minh ha có đường lưỡi bò quá nh nên các biên tp viên không chú ý hoc nhm ln là tuyến đường hàng hi".

Một đại din không thy báo chí nêu tên ca Công ty Đinh T cũng tha nhn "do sơ sut không ch ý trong khâu biên tp và kim duyt" nên đường lưỡi bò do tác gi Trung Quc "đơn phương v" đã xut hin trong bn in Vit Nam.

Đi din Công ty Đinh T được báo chí dẫn li nói rng : "Đây là bài hc ln đng thi là li cnh báo ti đng nghip ngành xut bn Vit Nam trước vic mua - dch nhng cun sách có n cha ni dung đc hi tinh vi liên quan đến ch quyn".

Nhiều người s dng Facebook và các din đàn trên mạng đã bàn lun và ch trích nng n hai đơn v phát hành sách k trên trong my ngày gn đây.

Ông Hoàng Dũng, một nhà hot đng vì dân ch, tiến b Vit Nam, hin sng thành ph H Chí Minh, nói vi VOA rng phi xem v vic va ri là mt li nghiêm trọng v nhn thc chính tr, ch không th coi đó là "sơ xut". Ông nói :

"Những vic làm như ca Nhà xut bn Thế gii và Công ty Đinh T va ri tôi cho là phía nhà cm quyn Vit Nam phi trng pht mnh m, ít nht là pht tin, đ làm gương cho những trường hp khác v nhn thc chính tr ti như hin nay".

Ông Dũng đưa ra quan sát ca mình rng Trung Quc t ra rt nht quán trong vic thúc đy trên toàn cu hình nh đường lưỡi bò mi hình thc có th được, như in trong h chiếu, sách, qu đa cầu, bn đ hay in trên áo. Ông mô t chính sách này ca Trung Quc là "rt ghê gm".

Trong khi đó, nhà hoạt đng nêu ra thc tế là nhng người Vit đu tranh đ chng đường lưỡi bò li b nhà chc trách trong nước "trn áp".

Nhà hoạt đng kêu gi nhà nước cần có "cách làm và th hin quan đim tt hơn" v vn đ đường lưỡi bò, thay vì trn áp tiếng nói ca các nhà hot đng.

Published in Việt Nam

Khi nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn gặp vấn đề tại sân bay Tân Sơn Nhất và bị người bên Cục Chống phản động làm việc, câu hỏi đặt ra là : quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam phải được diễn dịch theo cách nào ?

tudo1

Hệ sinh thái của Vingroup vẫn đang trong quá trình bổ sung và tiếp tục mở rộng.

Nếu căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật quy định, thì quyền tự do ngôn luận bị hạn chế khi nó xâm hại đến lợi ích cộng đồng và an ninh quốc gia. Nhưng nếu căn cứ vào thực tế, thì quyền tự do ngôn luận sẽ bị hạn chế nếu nó làm suy giảm quyền lực của chính Đcộng sản Việt Nam.

Và giờ đây, qua bài tường thuật lại câu chuyện làm việc với nhân viên Bộ Công an Việt Nam của nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, thì giờ đây quyền tự do ngôn luận có thể bị hạn chế bởi xâm phạm nhóm lợi ích thân hữu.



'Tôi thấy ngạc nhiên khi A67 yêu cầu tôi xoá những bài gần đây, đặc biệt là những bài có liên quan tới tập đoàn Vingroup. Tôi có đề nghị họ đưa ra căn cứ pháp lý của yêu cầu này nhưng họ từ chối trả lời, chỉ bảo rằng đấy là cách để tôi bày tỏ thiện chí với họ. Thực lòng mà nói đến giờ tôi cũng không hiểu vì sao họ lại yêu cầu như thế,' ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với BBC tiếng Việt.

Hệ sinh thái chi phối đời sống kinh tế - chính trị ?

Thực tế cho thấy, quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam phụ thuộc vào cách thức chính quyền nhìn nhận nó như thế nào. Và hiện nay, quyền ngôn luận gắn với câu nói ‘theo Hiến pháp, pháp luật’, tuy nhiên, tính chất pháp lý cũng không được hiểu một cách rõ rang câu chữ như trong luật vạch định, mà nó lại phụ thuộc của sự phán xét từ phía Nhà nước.

Nếu quyền tự do ngôn luận là chữ O thì nó là chữ O.

Câu chuyện của Nguyễn Anh Tuấn trở nên phức tạp hơn khi nó phản ánh những sai phạm liên quan đến tập đoàn Vingroup. Một tập đoàn đang tạo một hệ sinh thái khổng lồ và len lỏi trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội Việt Nam.

Vingroup gắn với ông Phạm Nhật Vượng - người xây dựng đế chế này trở nên bất khả xâm phạm, ban xử lý khủng hoảng truyền thông của tập đoàn này hoạt động khá tốt trong mọi lĩnh vực, kể cả những tai nạn chết người xảy ra trong các công trình thuộc tập đoàn hay các vấn đề khiếm khuyết nảy sinh trong quá trình tồn tại và vận động ở hệ sinh thái của tập đoàn. Mọi thông tin bất lợi đều sẽ được bịt kín. Và dường như, Vingroup đã trở thành một hệ Ban tuyên giáo thực sự.

Vấn đề là, Vingroup lại liên hệ mật thiết với chính quyền, và từ đây đã trở thành một mối quan hệ mang tính thân hữu, lợi ích – chi phối hoạt động chính trị - kinh tế trong cả nước.

Mối quan hệ thân hữu giữa Vingroup và chính quyền tại Việt Nam không mới lạ, bản thân nó hiện diện trong các hệ chính quyền mà sự minh bạch trở thành xa xỉ. Từ nhóm mafia ở Đông Âu, Nga, cho đến Trung Quốc, Việt Nam,… Có thể liên hệ mối quan hệ giữa Vingroup với chính quyền như cách mà nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Ái Quốc miêu tả về mối quan hệ chủ nghĩa tư bản và giai cấp vô sản : Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra.

Nếu thay cụm từ 'chủ nghĩa tư bản' thành chủ nghĩa thân hữu (hay tư bản đỏ) ; cụm từ 'giai cấp vô sản' thành quyền lợi kinh tế - chính trị - xã hội cộng đồng, thì có thể hình dung được rõ ràng mối quan hệ hiện nay giữa Vingroup với chính quyền như thế nào.

Câu hỏi là, trong môi trường chính trị Việt Nam hiện nay, ai có thể chứng minh được mối quan hệ giữa Vingroup và nhà nước đến đâu ? Câu trả lời là, người ta nhận diện được điều đó qua cách thức tồn tại của Vingroup trong nhà nước hay nhà nước trong Vingroup.

Mới đây nhất, một trang tin đã đăng tải nội dung về việc : tập đoàn nào chiếm hữu đất vàng nhiều ở thủ đô. Kết quả đã cho thấy, Vingroup lại một lần nữa được réo tên gọi. Và trong một sự kiện khác, ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận : Tất cả dự án có 'đất vàng' đều lọt tầm ngắm thanh tra.

Diễn biến câu chuyện 'đất vàng' (nguồn lợi cộng đồng do nhà nước quản lý) lọt vào tay một nhóm người có quyền và tiền cũng chính là biểu hiện 'con đỉa' nêu trên. Nếu ai đòi minh bạch con đĩa, lập tức tội xâm phạm an ninh quốc gia, phản bội tổ quốc sẽ áp đặt lên họ.

Câu chuyện tiếp theo diễn ra là những lợi ích thiết thân đó sẽ được biến tấu như thế nào ? Câu trả lời là nó sẽ biến tấu theo cách thức mà tập đoàn kinh tế chịu chi cho nền kinh tế. Chừng nào nền kinh tế còn được đỡ bởi các trụ cột kinh tế như Vingroup, chừng đó mối liên hệ giữa hai bên là không thể bác bỏ.

Nhưng việc kết nối giữa Vingroup với chính quyền hay các nhóm kinh tế lớn với nhà nước có bất lợi ra sao ?

Đó là sự chi phí, lũng đoạn nền kinh tế. Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước chiếm đoạt một cách công khai của công của cộng đồng để phụng dưỡng các tập đoàn kinh tế, và ngược lại, các tập đoàn kinh tế sử dụng quyền lực kinh tế của mình để cấp hoạt động cho một số người, một nhóm người mà truyền thông vừa qua đã gọi đó là nhóm lợi ích.

Không đâu xa, khi mới đây, Vingroup và nhiều tập đoàn lớn khác đã biến Thủ thiêm từ Trung tâm hành chính mới của Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành một nơi đắc địa để đầu cơ đất. Kết quả của nó là hang vạn người dân bị tống khứ ra khỏi đất/nhà của họ một cách thô bạo và không có tính pháp lý. Và đằng sau đó, là nhóm người đại diện cho lãnh đạo cao nhất của thành phố,…

Chống ai và ai chống ?

Vì Vingroup là một hệ sinh thái chứa đựng và biến tấu xử lý truyền thông theo cách thức của Ban Tuyên giáo, nên khi nhóm lợi ích chưa bị va chạm, mối quan hệ giữa chính quyền và các nhóm kinh tế chưa bị tan vỡ thì chừng đó, tính thiết thân vẫn duy trì, và nền báo chí, thanh tra, kiểm tra của nhà nước rơi vào im lặng. Thậm có, có một lúc, chính các nhóm lợi ích bao gồm tập đoàn kinh tế và giới chính trị gia cũng sẽ bảo hộ cho quyền tự do ngôn luận của một số người nhằm biến họ/ tổ chức trở thành vai cánh, phục vụ cho truyền thông lợi ích.

Do đó, vai trò của nhóm độc lập, bao gồm blogger, nhà báo, nhà điều tra… Đã trở thành một yếu tố để đảm nhiệm bảo vệ tính quyền lợi cộng đồng và cho thấy rõ tính nhóm lợi ích thiết thân đã biến chuyển theo chiều hướng nào. Và những gì đang diễn ra với nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn chỉ chứng tỏ cho thấy rằng, mối quan hệ chính quyền thiết thân ra sao, khi huy động được cả cơ quan quyền lực để dập tắt những quan điểm – ý kiến trái chiều về một tập đoàn kinh tế. Nói cách khác, tập đoàn kinh tế đã thành công trong việc buộc nhà nước sử dụng quyền lực của mình một cách sai trái để chống lại cộng đồng.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 30/05/2018

Published in Diễn đàn

Từ chuyện đại gia Vũ Văn Tiền…

Cuối tháng Tám vừa qua, truyền thông Việt Nam, cả "lề đảng" lẫn "lề dân", đều xôn xao trước thông tin đại gia Vũ Văn Tiền, ông chủ tập đoàn Geleximco, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian 3-5 năm.

nxp0

Vũ Văn Tiền và sân bay Long Thành

Việt Nam vốn đã có quá nhiều bài học xương máu trong chuyện "hợp tác" với Trung Quốc. Các dự án do Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng chất lượng thấp, đội vốn, chậm tiến độ… và đặc biệt là tiềm ẩn những mối đe doạ về mặt an ninh, quốc phòng. Chính vì thế, đề xuất của đại gia bí hiểm Vũ Văn Tiền đã gặp phải sự phản đối gay gắt của dư luận.

Dù vậy, trong bài "Phi trường Long Thành sẽ thuộc… Trung Quốc ?", tác giả Thiền Lâm (bút danh của một nhà báo tên tuổi trong nước), lại nhận định : "Rất nhanh, nhanh đến mức kỳ lạ, chỉ ít ngày sau việc đại gia Vũ Văn Tiền, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco và ông Chen Yi Long, chủ tịch Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang của Trung Quốc, đề xuất Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức PPP, một quan chức của Bộ Giao thông vận tải là Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã chính thức xuất hiện với chỉ đạo ‘giao Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khi thông qua rồi mới có cơ sở tuyển chọn nhà đầu tư’".

Và lý do của cái sự "nhanh đến mức kỳ lạ" đó, theo tác giả Thiền Lâm, chính là vì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người được dư luận xem là "thân" với ông Vũ Văn Tiền.

…đến hai tỷ phú Lê Viết Lam và Phạm Nhật Vượng

Vũ Văn Tiền cùng đề xuất xây dựng sân bay Long Thành không phải là vụ việc duy nhất gắn với một "đại gia" trong giới tư bản thân hữu khiến dư luận bàn tán xôn xao mà người ta thấy lấp ló đằng sau bóng dáng của đương kim Thủ tướng Việt Nam.

nxp2

Từ trái sang: ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC, ông Lê Viết Lam - Chủ tịch Sun Group, ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch/Tổng giám đốc Novaland. Ảnh Lao Động

Chỉ một hai ngày sau đề xuất gây sửng sốt của đại gia Vũ Văn Tiền, công chúng lại phải đón nhận thêm một thông tin đầy thất vọng : Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương xây cáp treo ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Và cái tên đứng đằng sau dự án khiến dư luận bất bình này không phải là ai xa lạ mà chính là "kẻ hủy diệt thiên nhiên" Sun Group.

Vài thông tin dưới đây hẳn sẽ khiến người ta phải đặt câu hỏi là liệu Sun Group có "tác động" đến ngài Thủ tướng hay không :

1) Năm 2014, tỉnh Quảng Bình từng thông báo về dự án đầu tư tuyến cáp treo từ Phong Nha vào cách cửa động Sơn Đoòng 300m của Sun Group. Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của dư luận, chủ đầu tư đã rút lui. Một năm sau, bản quy hoạch Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến năm 2030 đã không đề cập đến việc xây dựng cáp treo.

2) Ngày 2/9/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thân chinh đến dự lễ động thổ dự án công viên văn hóa du lịch vui chơi giải trí Kim Quy của Sun Group tại Đông Anh, Hà Nội.

3) Ngày 27/12/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công dự án khu du lịch sinh thái Tam Đảo của Sun Group tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

4) Ngày 13/4/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm khu nghỉ dưỡng do Sun Group làm chủ đầu tư tại Phú Quốc. Tại đây, ông hồ hởi : "Hôm qua, đoàn công tác Chính phủ có lên dự hội nghị ở Lào Cai và tôi đã lên đỉnh cao Fansipan, đỉnh cao nhất Đông Dương, 3.143 m bằng cáp treo hiện đại nhất thế giới do Sun Group đầu tư xây dựng. Một ấn tượng vô cùng mạnh mẽ về sự đầu tư công phu, trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, cao nhất của khu vực Đông Dương" (!).

Còn với Vingroup, một tập đoàn tư nhân đình đám khác thì sao ? Xin thưa, câu hỏi "Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ ?" của ngài Thủ tướng (liên quan đến tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, officetel và căn hộ chung cư cao cấp do Vingroup xây dựng trên nền Trung tâm Triễn lãm Giảng Võ cũ) như thể rơi tõm đâu đấy giữa không trung, chứ không phải được phát ra ngay tại phiên họp của chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành trong cả nước ngày 29/12 năm ngoái.

Thế rồi ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia lễ khởi động dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Vingroup tại tỉnh Hà Nam. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 26/3/2017, ngài Thủ tướng lại trịnh trọng bấm nút khởi công dự án khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An của Vingroup tại Quảng Nam. Và mới đây, trong lễ khởi công dự án tổ hợp sản xuất ôtô Vinfast của Vingroup tại Hải Phòng sáng 2/9/2017, người ta còn thấy ông vung tay quả quyết : "Việc khởi công này là một cử chỉ yêu nước" (!).

Và những hệ lụy khôn lường

Trước hết, cần phải khẳng định, việc tham dự lễ lạc do các tập đoàn tư nhân tổ chức không phải là nhiệm vụ của một Thủ tướng chính phủ vốn chịu trách nhiệm điều hành bộ máy hành chính quốc gia và nền kinh tế của một đất nước với hơn 90 triệu dân. Hình ảnh một vị Thủ tướng cứ hết "dự lễ động thổ" dự án của tập đoàn cá mập này lại đến "ấn nút khởi công" dự án của ông trùm mafia kinh tế kia khiến công chúng ngày càng ngờ vực tinh thần "liêm chính, kiến tạo" của chính phủ mà ông đang luôn miệng hô hào.

Đáng lo ngại hơn, các nhóm lợi ích thân hữu đang gây ảnh hưởng tới ngài Thủ tướng lại có mối liên hệ đáng ngờ với Trung Quốc.

Tháng 10/2016, Geleximco đã cùng đối tác Hồng Kông là Công ty TNHH Hong Kong United Investors Holding (HUI) đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông lớn tại Việt Nam, với tổng chi phí dự kiến có thể lên tới gần 50 tỷ USD, bao gồm : đường cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh và Sài Gòn - Khánh Hòa, dự án đường bộ cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam và dự án xây dựng sân bay Long Thành. Theo đăng ký kinh doanh, HUI là một doanh nghiệp của Hồng Kông, thành lập ngày 15/1/2016, trụ sở đóng tại một căn hộ nằm trên đường Queen, Central, Hồng Kông. HUI đã thành lập Công ty TNHH MTV Hong Kong United Investors Holding Việt Nam (HUI Việt Nam) vào ngày 15/8/2016 và đặt trụ sở tại toà nhà 36 Hoàng Cầu (Hà Nội) của Geleximco.

Với Sun Group, hồi đầu tháng 8 vừa qua, cộng đồng mạng "lề dân" còn xôn xao trước thông tin nhân viên lễ tân khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsula Resort của Sun Group ở Đà Nẵng đeo phù hiệu cờ Trung Quốc 6 sao. Một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng như thế nhưng khách sạn InterContinental lại trả lời rất lấp liếm và trí trá.   

Trang The Leader củaHội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam ngày 5/9 thì cho biết là nhiều ngân hàng Trung Quốc và Đài Loan đã cung cấp vốn cho Vingroup.

Đặc biệt, hồi tháng Ba vừa qua, dư luận đã một phen xôn xao trước thông tin Sungroup, Vingroup và Geleximco cùng góp tiền lập dự án quy hoạch cho đô thị hai bên bờ Sông Hồng rồi mời Viện Thiết kế và Quy hoạch Hàng Châu (Trung Quốc) tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch.

Theo thống kê của Forbes thì trên thế giới, bất động sản đứng ở vị trí thứ ba trong những ngành sản sinh ra tỷ phú dollar. Trong khi đó, hiện nay 7/10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam lại kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, mà 3 nhân vật nêu trên là những tên tuổi điển hình. Cố nhiên, theo "thông lệ" Việt Nam, bệ đỡ cho sự phát triển thần tốc của họ những năm qua chính là những thế lực chính trị siêu khủng. Vì thế, việc họ vây quanh và tìm cách gây ảnh hưởng đến trung tâm quyền lực mới "hậu Nguyễn Tấn Dũng" là điều tất yếu.

Bất luận thế nào, sau một Nguyễn Tấn Dũng qua hai nhiệm kỳ Thủ tướng với vô số tai tiếng về việc điều hành đất nước "theo định hướng nhóm lợi ích", tạo điều kiện cho một loạt tập đoàn tư bản thân hữu lên ngôi và xâu xé nền kinh tế, không một người dân nào chờ đợi người kế nhiệm "đồng chí X" đi vào vết xe đổ đó cả.

Lê Anh Hùng

Nguồn : Tiếng Dân, 17/10/2017

Published in Diễn đàn

Quốc hội lo ngại trưởng các đặc khu kinh tế có quá nhiều quyền hành (RFA, 11/09/2017)

Ba đặc khu kinh tế bao gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) được Chính phủ đề xuất chỉ có trưởng đặc khu điều hành mà không có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

dackhu1

Một góc quang cảnh đặc khu kinh tế Phú Quốc. Ảnh chụp tháng 8 năm 2017. Courtesy : Citizen's photo

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vào ngày 11 tháng 9, lần đầu tiên cho ý kiến về dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt hay còn gọi đặc khu kinh tế và dự án Luật này sẽ áp dụng đối với 3 đặc khu kinh tế vừa nêu.

Chính phủ đề nghị mỗi đặc khu sẽ chỉ có một trưởng đặc khu điều hành và quản lý toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế, xã hội của đặc khu ; đồng thời có các cơ quan chuyên môn và bộ máy giúp việc cho trưởng đặc khu.

Tại buổi lấy ý kiến lần đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 11 tháng 9, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Khắc Định đại diện cho nhiều nhân viên của cơ quan đưa ra ý kiến quyền hành của một trưởng đặc khu như thế do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, mà không có cơ chế giám sát quyền lực ngang cấp thì dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, mất dân chủ.

Dự án luật đặc khu kinh tế sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2017.

****************

Dân chặn xe vào cảng do ô nhiễm (RFA, 11/09/2017)

Từ 8g sáng ngày 11/9, hàng chục người dân tại xã Tân Phước và Phước Hòa huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã dùng đá, thân cây để chặn các phương tiện ra vào cảng Đức Hạnh.

dan1

Đường vào cảng Đức Hạnh - Courtesy of tuoitre.vn

Lý do được người dân cho biết là do họ bức xúc vì con đường vào cảng bị phá nát, gây ô nhiễm mà vẫn chưa được giải quyết.

Đến khoảng 10g sáng cùng ngày, chính quyền địa phương đã thuyết phục được người dân gỡ bỏ những vật cản.

Theo người dân thì họ phản ánh tình trạng đường bị phá hủy suốt từ tháng 4 năm nay. Trong khi đó, chủ cảng đã từng hứa với dân sẽ làm đường bê tông từ năm 1999, 3 năm sau khi cảng được đưa vào hoạt động. Họ nói muốn gặp ông chủ cảng để giải quyết nhưng ông này luôn né tránh.

Ông Nguyễn Văn Thắm, chủ tịch UBND huyện Tân Thành nói với báo chí rằng hiện huyện này đang tìm cách giải quyết tốt nhất và xin ý kiến từ tỉnh.

Published in Việt Nam

Vụ án Việt Nam Pharma : Bất nhất thông tin từ lợi ích nhóm (RFA, 31/08/2017)

Vụ án liên quan đến thuốc đặc trị ung thư H-Capita nhập lậu của công ty Việt Nam Pharma được mang ra bàn luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, có sự tham gia của Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và bức xúc trong dư luận vì những giải trình bất nhất của các Bộ, ngành có liên quan cũng như thông tin từ truyền thông trong nước về số thuốc này là thật hay giả.

thamnhung1

Công ty cồ phần VN-Pharma đang bị điều tra về việc thuốc điều trị ung thư giả. Courtesy of thanhniennews.vn

Bất nhất thông tin chuyên môn

Chúng tôi đặt vấn đề này với một người (xin được ẩn danh), có thời gian dài làm việc trong ngành dược phẩm của công ty đa quốc gia, ông cho biết sau khi theo dõi báo chí thời gian qua, ông hoàn toàn đồng ý về những thông tin về Việt Nam Pharma trên truyền thông là bất nhất.

Phân tích về góc độ dược lý, ông cho biết loạt thuốc do công ty Việt Nam Pharma nhập về để điều trị bệnh ung thư không thể gọi là thuốc giả.

"Phân tích lô thuốc này, nó có 97% hoạt chất thuốc là Capicitabine là để trị đại tràng và ung thư vú. Có 1 văn bản khác mới công bố là chứa 98% hợp chất thuốc có khả năng trị bệnh cho người.

Rõ ràng đứng về mặt dược học, nó không phải thuốc giả, nó là một thứ thuốc Generic (thuốc biệt dược tương tự), nhái lại từ biệt dược Xeloda của hãng Ross.

Có thể nó có những trục trặc bên trong về giấy tờ hành chính, nhưng theo định nghĩa của FDA và WHO, thì họ không gọi là thuốc giả, mà gọi là illegal và unregistered (không hợp lệ và chưa đăng ký). Còn thuốc giả theo đúng định nghĩa là không có đủ hoặc không có hoạt chất trị bệnh".

Tại cuộc họp ngày 30/8 liên quan đến vụ án, bà Ung Thị Xuân Hương – Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những ý kiến cho rằng bên toà án chưa thống nhất với cách gọi loạt thuốc đó là "hàng giả".

Theo báo chí đưa tin, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hoạt chất chống ung thư trong thuốc đạt 98,1%. Kiểm nghiệm lần thứ 2, cho kết quả hoạt chất chống ung thư là 97%. Nhưng có báo thông tin là tạp chất 97% ; khác hoàn toàn, thậm chí có báo đăng 97% độc chất.

Nếu như theo kết quả phân tích kiểm nghiệm của Cục quản lý dược, vị dược sĩ không nêu tên này khẳng định lô thuốc H-Capita đúng với qui định về dược lý của quốc tế.

"Theo qui định, ngay cả của Mỹ, hàm lượng trong thuốc cho phép (+) (-) 10% , chiếm 10% là đạt yêu cầu rồi nên 97%, 98% là quá đạt yêu cầu. Trong khi so với giá thuốc gốc là 70 ngàn/viên, cái này có 30 ngàn/viên. Thì phải nói nếu họ làm được như thế là phải khen, vì người nghèo có thể tiếp cận với 1 loại thuốc mới với 1 nửa chi phí".

Do đó, theo cách gọi của bà Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đó có thể là hàng kém chất lượng, nhưng "phải so với đề án nhập thuốc. Đề án bao nhiêu % chất đó thì chúng ta so ra mới biết có kém chất lượng hay không ?"

Một sự bất nhất khác, cũng theo vị dược sĩ này cho biết ông đã đọc được trong các bài viết về vụ Việt Nam Pharma.

"Có 1 văn bản nói là nó không có tác dụng trị bệnh, không được sử dụng cho người. Còn 1 văn bản khác thì lại nói là đầy đủ chất lượng sử dụng trên người".

Trên tờ Infonet ngày 22 tháng 8 năm 2017. "Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg của Công ty Việt Nam Pharma chứa 97% hoạt chất capecitabine - là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người".

Cũng trên tờ Infonet, ngày 30 tháng 8 có đăng bài nhận định của bác sĩ Phan Đình Hiệp hiện đang làm việc ở Úc cho biết nếu phân tích theo định nghĩa của Luật Dược, H-Capita của Việt Nam Pharma được gọi là thuốc biệt dược tương tự (Generic). Nhưng theo qui định của Luật Dược 2016, H-Capita được xem là thuốc giả vì không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bất nhất trong qui trình và hiệu ứng đám đông

Trước đó, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Nguyên Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn khi trả lời báo Vietnam.net trong nước cho rằng bà thấy khó hiểu khi các doanh nghiệp khác phải mất một thời gian rất lâu và rất khó khăn mới được đăng ký thuốc, nhưng tại sao "con lạc đà"như Việt Nam Pharma lại có thể chui lọt qua những "lỗ kim" như Bộ Y tế, Cục quản lý dược ?

Câu hỏi của bà nguyên Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh được Giáo sư Tiến sĩ, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam Nguyễn Thế Hùng trả lời chúng tôi theo quan điểm của ông, "lỗi là do cơ chế, mà cơ chế là do thị chế sinh ra".

"Như vậy là nó có những cái quan hệ, những lợi ích nhóm, những thượng tầng của nó tức là những lãnh đạo cao cấp che chở cho nên nó mới sinh ra như thế. Cho nên người ta mới gọi bất nhất là như vậy. Có anh thì đòi đưa ra xử, có anh khác thì nguỵ biện, đưa ra cái này cái khác. Thực chất là có những quan hệ đen tối bên trong, gọi là lợi ích nhóm đó".

Nhận định này tương đồng với ý kiến của phóng viên điều tra Đỗ Cường. Anh là người đã nhiều lần cố gắng liên lạc trực tiếp với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và đưa lên trang mạng xã hội những hình ảnh, video về căn biệt thư của bà bộ trưởng đang gây ồn ào trong vụ án này.

Theo anh, cái gọi là lợi ích nhóm trong vụ án này đã tạo ra một kết quả gọi là ‘hiệu ứng đám đông’

"Những nguồn thông tin, mập mờ trong đấu thầu, mập mờ trong căn biệt thự 20 tỷ ông Hùng tặng cho bà Tiến, nếu là người ngoài thì không thể biết được, chỉ những người lãnh đạo, hoặc đối thủ bên đấu thầu, đối thủ của VN-Pharma mới biết được.

Người ta tung lên như 1 bằng chứng. Ở Việt Nam có rất nhiều tin đồn trở thành thật".

Về khía cạnh này, vị dược sĩ ẩn danh trong bài viết cũng đưa ra quan điểm đồng nhất. Ông cho biết mình theo dõi diễn biến sự việc với vai trò vừa là một độc giả, vừa là một người am hiểu về dược phẩm để thấy rằng, câu chuyện VN-Pharma là một cuộc tranh giành lợi ích nhóm.

"Đại khái là khi muốn chơi nhau về lợi ích nhóm hoặc muốn thí chốt bà Tiến thì dựng lên một câu chuyện truyền thông về thuốc giả, nhưng cái để bắt bẻ nhau và giấy tờ buôn lậu. Nhưng truyền thông thì được lệnh đưa lên thành 1 vụ án thuốc giả lừa người bệnh ung thư, làm cho dư luận phẫn nộ để chơi nhau".

Ông nói rằng chính những cách đưa tin về vấn đề này của truyền thông đã tạo nên một sự phẫn nộ rất lớn trong công luận.

"Nó thành một cái chủ đề là làm giả thuốc ung thư cho người bệnh nghèo ở giai đoạn chót…

Bản thân kết luận của toà án là buôn lậu thuốc với làm giả giấy tờ chứ không kết luận là sản xuất thuốc giả".

Vụ việc hơn 9.000 hộp thuốc ung thư được báo chí trong nước gọi là lô thuốc giả nhập vàp Việt Nam vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi, về thuốc thật hay giả, và cả trách nhiệm thuộc về ai.

Cộng đồng truyền thông mạng thời gian qua đồng loạt bày tỏ phẫn nộ kêu gọi Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức. Khi trả lời câu hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án VN-Pharma, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng chỉ nói rằng : "Từng ngành đều có Bộ trưởng, người đó phải chịu trách nhiệm cao nhất chứ không thể đổ lỗi cho ai khác".

********************

Em chồng Bộ trưởng Tiến có ghế ở Việt Nam Pharma (BBC, 31/08/2017)

Truyền thông Việt Nam đưa tin em chồng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ông Hoàng Quốc Dũng, từng là phó tổng giám đốc phụ trách về xây dựng đầu tư của công ty Việt Nam Pharma.

thamnhung1

Bộ trưởng Tiến nói có thông tin bịa đặt và vu khống bà.

Ông Nguyễn Minh Hùng, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Việt Nam Pharma, người vừa bị tuyên án 12 năm tù vì tội 'Buôn lậu và Làm giả con dấu để nhập lậu hàng ngàn lô thuốc chữa ung thư giả' nói với báo Tuổi Trẻ rằng "hình như không có ký quyết định bổ nhiệm" ông Dũng, em chồng bà Tiến, vào vị trí này.

"Vì lâu quá rồi nên tôi cũng không nhớ và cũng không nhớ lương trả bao nhiêu. Ông [Dũng] có vô ra làm việc nhưng lo về mấy việc xây dựng, nhưng do chưa có xây dựng gì hết nên người ta đâu có làm gì đâu, ngồi văn phòng vậy thôi".

Được biết ông Dũng vẫn còn làm việc vào thời điểm khi nhà chức trách tiến hành khởi tố và điều tra bê bối, nhưng sau đó đã nghỉ việc.

Hôm 28/08/2017, báo VietnamNet của Bộ Thông tin và truyền thông, có bài phỏng vấn Bộ trưởng Tiến để làm rõ các vấn đề dư luận quan tâm sau khi bà Tiến trước đó ngày 24/08 mô tả các thông tin trên mạng về việc em chồng và con trai bà làm cho Việt Nam Pharma là "bịa đặt và vu khống".

"Trong gia đình tôi không ai tham gia công ty này cả. Đây là công ty nhỏ, tôi còn không biết nó như thế nào đến khi vụ việc nhập thuốc có nhiều nghi vấn được Cục Quản lý dược báo cáo và Bộ đã chủ động đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ở Bộ Công an làm rõ.

"Còn thông tin tôi được tặng căn biệt thự liền kề phía sau nhà tôi là dựng chuyện vu khống cho tôi và gia đình tôi.

"Căn nhà ở đường Nguyễn Văn Hưởng gia đình tôi mua đất đã 20 năm trước và cất nhà ở gần 10 năm nay rồi. Thông tin tôi được bị cáo Hùng tặng biệt thự trị giá 60 tỉ đồng là rất hoang đường, vớ vẩn, bịa đặt.

"Thông tin này trên mạng cũng đã dựng chuyện vu khống tôi trước đây rồi, giờ nhân vụ xét xử họ lại tiếp tục loan truyền để gây mất niềm tin, có ác ý… Thật là tôi không hiểu vì sao người ta có thể bịa đặt như vậy mãi như thế được", bà Tiến nói với VietnamNet.

'Không nói khác với nói không'

Trong khi đó một thứ trưởng Bộ Y tế nói việc Bộ trưởng Tiến không nói [em chồng làm cho Việt Nam Pharma] và nói "không có" là hai việc mà ông gọi là "hoàn toàn khác nhau".

"Theo quy định, cán bộ làm ở vị trí này thì không được là vợ, chồng, con, hoặc bố mẹ còn luật không nói đến là anh/em chồng. Ban cán sự Đảng có hỏi không thì tôi xin trả lời là cá nhân tôi chưa bao giờ hỏi Bộ trưởng về việc này. Bộ trưởng cũng không báo cáo việc này tại các cuộc họp ở Bộ", Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói tại buổi họp báo Chính phủ hôm 30/8/2017.

Bình luận được đưa ra sau một thời gian cư dân mạng bàn tán về khả năng có 'xung đột lợi ích' trong vụ án Việt Nam Pharma, với cáo buộc người nhà Bộ trưởng Y tế Việt Nam làm trong công ty này,

Cây bút Huy Đức viết trên Facebook cá nhân : ''Báo chí, Thanh tra và Ủy ban điều tra độc lập cũng nên điều tra làm rõ : Nếu Việt Nam Pharma đưa ông Dũng vào làm Phó Giám đốc ở đây chỉ để "thu hút hỏa lực dư luận" thì cũng nên minh oan cho bà Tiến ; Nếu trong thời gian làm việc ở đây, ông Dũng có "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn"(bà Tiến) thì cũng cần, vừa xem xét trách nhiệm của bà Tiến, vừa truy cứu trách nhiệm hình sự ông Dũng".

Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân : "Vụ thuốc ung thư giả gần đây cùng nhiều sự việc khác trước đó khiến dư luận càng lên án bà Bộ trưởng Y tế Kim Tiến và đòi bà từ chức. Điều này không sai, vì chúng ta đều giả định (và mơ mộng) rằng chức vụ công quyền đó do người dân giao phó thông qua bầu cử tự do... Tuy nhiên, bà Kim Tiến sẽ không từ chức...".

**********************

Chính phủ Việt Nam yêu cầu xử lý nghiêm vụ thuốc ung thư giả (RFA, 30/08/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo xử lý nghiêm minh mọi vi phạm liên quan đến vụ việc nhập 9000 hộp thuốc ung thư giả của công ty Việt Nam Pharma.

thamnhung2

Các bị cáo Việt Nam Pharma tại tòa - Dantri

Chỉ đạo vừa nêu được đưa ra ngày 30 tháng 8 tại phiên họp Chính phủ.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam của chính quyền Hà Nội, mặc dù vụ việc đang được pháp luật xử lý, nhưng dư luận vẫn đặc biệt quan tâm và nhiều người bức xúc ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào cả hệ thống y tế Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, ông cũng cho biết Chính phủ đã nhận được báo cáo của Bộ Y tế về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ này trong vụ việc thuốc ung thư giả khiến dư luận phẩn nộ, và ông đã đề nghị phải thanh tra việc cấp phép nhập khẩu, cấp đăng ký thuốc của Bộ Y tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó đã nhắc nhở Thanh tra Chính phủ phải tiến hành thanh tra một cách nghiêm túc việc cấp phép của Bộ Y tế vì đây là chuyện liên quan đến sức khỏe của người dân.

*********************

Vụ Việt Nam Pharma : Bộ Y tế nói đã 'làm đúng quy trình' (BBC, 29/08/2017)

Bộ Y tế lần đầu tiên giải trình về trách nhiệm của cơ quan quản lý dược liên quan đến bê bối thuốc giả của công ty dược Việt Nam Pharma hôm 29/8.

thamnhung3

Cựu chủ tịch Việt Nam Pharma Nguyễn Minh Hùng bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 12 năm tù giam vì tội danh buôn lậu và làm giả con dấu của các cơ quan tổ chức hôm 25/8

Bài có tựa "Bộ Y tế lần đầu công bố chi tiết diễn biến cấp phép vụ thuốc giả của Việt Nam Pharma" của báo Dân Trí dẫn giải thích của Bộ Y tế khẳng định "đã thực hiện cấp phép nhập khẩu thuốc theo đúng quy định hiện hành".

Theo bài báo này, Bộ Y tế đã nhận đơn hàng thuốc H-Capita 500mg của Việt Nam Pharma từ 16/10/2013 và tiến hành thẩm định.

Hai tháng sau, Bộ Y tế cấp phép cho Việt Nam Pharma nhập khẩu loại thuốc này, nói rằng "Việc cấp phép hoàn toàn đúng quy định hiện hành, không có ưu ái".

Bảy tháng sau khi cấp phép nhập thuốc, 31/7/2014 Bộ Y tế mới yêu cầu giám đốc Việt Nam Pharma giải trình sau khi phát hiện giá thuốc rẻ 'bất thường'.

Ngày 1/8/2014 Cục Quản lý Dược ra quyết định không cho phép thuốc H-Capita bán ra thị trường. Bài báo này của báo Dân trí, khẳng định "không có một viên thuốc H-Capita nào trong lô thuốc nhập khẩu được bán trên thị trường".

Hôm 14/8, Cục Quản lý Dược ra quyết định tiến hành niêm phong toàn bộ số thuốc H-Capita 500mg.

thamnhung4

Bộ Y tế nói đã 'làm đúng quy trình' trong vụ thuốc giả của Việt Nam Pharma

Về việc thẩm định, Bộ Y tế nói vì các giấy tờ liên quan của Việt Nam Pharma được giả mạo tinh vi, 10 chuyên gia thẩm định của trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược không thể phát hiện.

Về việc xử lý hành chính, báo này cho biết bộ đã yêu cầu các cán bộ liên quan "báo cáo, giải trình và rút kinh nghiệm sâu sắc", và thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo, thẩm định.

Bộ Y tế cũng đã bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc, một cách được báo Dân Trí mô tả là "rất chi tiết, chặt chẽ tại Luật Dược 2016".

Cộng đồng ung thư gửi tâm thư đến Bộ trưởng Y tế

Tuy vậy, hôm nay báo Gia Đình Mới cũng đưa tin cộng đồng ung thư gửi một lá tâm thư đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Báo này dẫn lời lại bà Đồng Thị Luyện, một bệnh nhân ung thư vòm họng viết : "Chúng tôi yêu cầu các cấp có thẩm quyền điều tra lại thật rõ ràng và xử thật công bằng đúng người đúng tội, phải trả giá đúng những gì chúng đánh cắp lấy đi của những người bệnh khốn khổ.

"Ai đã chống lưng đằng sau sự việc và có đường dây, có tổ chức mới trót lọt 1 việc tày trời như vậy ?

"Hãy bảo vệ chúng tôi, cho chúng tôi quyền được hy vọng và quyền được sống. Hãy cho chúng tôi niềm tin như chúng tôi vẫn hằng động viên nhau : Ung thư không phải là dấu chấm hết !".

*******************

Tài sản ông Quý : ‘Thanh tra đang làm, sẽ công bố’ (BBC, 31/08/2017)

Hạn công bố kết luận thanh tra khối tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái đã quá một tháng nhưng hiện còn "đang trong quá trình hoàn thiện để kết luận và công bố", theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

thamnhung4

Ông Phạm Sỹ Quý là em trai Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà.

Ông Phạm Sỹ Quý sinh năm 1971, là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái và được chị mình ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái vào tháng 9/2016, khi bà đang là Chủ tịch UBND tỉnh.

Truyền thông trong nước cho biết bản kê khai tài sản năm 2016 của ông Phạm Sỹ Quý nói ông đang sở hữu một ngôi nhà 600 m2 tại thành phố Yên Bái, một căn hộ tại khu chung cư Mandarin Garden, Cầu Giấy, Hà Nội, rộng 130 m2, một mảnh đất 1.000 m2 trị giá 500 triệu đồng, một trang trại 2 ha trị giá 1 tỷ đồng đã có giấy chủ quyền và một xe hơi Camry.

Ông Quý từng nói để có được khối tài sản được xây trên diện tích đất 13.000 m2 tại Yên Bái, ông đã phải vay ngân hàng khoảng 20 tỷ đồng và vay của bạn bè, người dân, số còn lại là do ông tích góp từ thời trẻ, thu nhập từ những hoạt động như buôn chổi đót, lá chít.

Ông kê khai tổng thu nhập trong năm 2016 tăng 1 tỉ đồng là "thu nhập các nguồn từ trang trại được nhận thừa kế từ bố mẹ năm 2016".

Trong khi đó báo mạng Dân Trí  mô tả một lãnh đạo cấp vụ có trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ cho biết, kết luận thanh tra tài sản Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý đã được "đặt lên bàn" lãnh đạo cơ quan này nhưng chưa biết khi nào mới công bố kết luận.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi cuối tháng Bảy nói ông rất 'trăn trở' vì cán bộ 'sống phô trương' và 'gây phản cảm'.

Hôm 17/7/2017, tờ Thanh Niên online dẫn lời lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tại một hội nghị ở tỉnh miền núi Sơn La, nói :

thamnhung6

Khu biệt thự của ông Quý được xây trên diện tích hơn 1.000 m2, chuyển đổi từ đất rừng sang đất ở, theo truyền thông trong nước.

"Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta".

Ngày 17/7, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho hay một đoàn thanh tra của Cục đã hoàn tất 15 ngày thanh tra trực tiếp ở tỉnh Yên Bái về khối tài sản của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường cũng như về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của gia đình ông và nói "khoảng đầu tháng Tám sẽ công bố rộng rãi cho dư luận".

"Trách nhiệm của thanh tra là sẽ xác minh và có kết luận cụ thể. Việc vay ngân hàng phải có cơ sở, giấy tờ đầy đủ chứ không thể giải trình bừa được".

Được biết trước đó, Thanh tra tỉnh Yên Bái cũng đã tiến hành thanh tra tài sản của ông Quý, tuy nhiên, do ông Quý là em trai của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Tra nên Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Yên Bái đã đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc.

Published in Việt Nam

Chủ nghĩa thân hữu (cronyism) không phải là một khái niệm mới lạ. Chủ nghĩa thân hữu xuất hiện ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được phơi bày dưới tên gọi của "nhóm lợi ích". Những vụ thất thoát, thua lổ và tham nhũng từ trăm đến hàng ngàn tỉ đồng, đều có liên quan đến những nhóm "nhất thân, nhì thế", "con ông cháu cha", "tư bản đỏ", hoặc mafia chính trị. Những nhóm "thân hữu" kiểu này trong đảng cộng sản ngày càng bành trướng thế lực, thao túng nhiều lĩnh vực, bòn rút của công, đặc biệt là luôn tìm cách thương mại hóa quyền lực chính trị. Nói ngắn gọn, nhóm "thân hữu" cấu kết với các quan chức cấp cao của chính quyền nhằm mưu cầu đặc lợi.

capi1

Chủ nghĩa thân hữu xuất hiện ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được phơi bày dưới tên gọi của "nhóm lợi ích".

Hệ quả mà những nhóm "thân hữu" này gây ra đã làm kiệt quệ đất nước, xã hội suy tàn, bất bình đẳng xã hội xảy ra khắp nơi và hố cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam còn chậm rãi, ì ạch là do sự biến tướng mạnh mẽ của những nhóm lợi ích kiểu "thân hữu" này. Cũng dễ hiểu, bởi sự tồn vong của chế độ cũng chính là sinh mạng của nhóm trục lợi này. Giải pháp duy nhất để xóa bỏ chủ nghĩa thân hữu, "lợi ích nhóm" là thiết lập nền nền pháp luật nghiêm minh trong một thể chế Dân chủ Đa Nguyên, thực sự.

Chủ nghĩa thân hữu ngày càng phát triển tràn lan ở nhiều nước, đe dọa những giá trị tốt đẹp của dân chủ. Thông Luận trân trọng gửi đến bạn đọc bài phân tích, "Chủ nghĩa tư bản không thắng Chiến tranh lạnh. Tại sao chủ nghĩa thân hữu mới thực sự là người thắng cuộc ?" (1), của Sami J. Karam, được đăng trên Foreign Affairs, số ra ngày 19/07/2017. Cũng nên biết, Foreign Affairs tờ báo hàng đầu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và các vấn đề toàn cầu.

Quí đọc giả sẽ khám phá dưới đây bài viết đặc sắc của Sami J. Karam, một nhà phân tích chiến lược chính trị quốc tế nổi tiếng của Mỹ, về những đặc điểm nổi bật trong nền kinh tế của chủ nghĩa thân hữu và cảnh báo những nguy cơ bành trướng đáng lo ngại của chủ nghĩa thân hữu toàn cầu.

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

*****************

Chủ nghĩa tư bản không chiến thắng Chiến tranh Lạnh. Tại sao chủ nghĩa thân hữu mới thực sự là người thắng cuộc ?

Sami J. Karam, 15/08/2017

Khi Liên Xô sụp đổ cách đây 26 năm, người ta thường đồng ý rằng phương Tây đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh (Cold War). Điều này đã được khẳng định bởi sự phồn vinh và những cơ hội đang chào đón công dân của các nước phương Tây, hoàn toàn trái ngược với tình trạng trì trệ về chính trị và kinh tế ở các nước cộng sản. Một kết luận tự nhiên được lặp đi lặp lại nhiều lần vào thời điểm đó, chính là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.

capi2

Khi Liên Xô sụp đổ cách đây 26 năm, người ta thường đồng ý rằng phương Tây đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh (Cold War).

Lời tuyên bố này chỉ đúng một phần. Nếu lấy chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản làm hai nhân vật chính sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, thì thật dễ dàng nhận thấy chủ nghĩa cộng sản đã bị một đòn chí tử. Nhưng có một nhân vật chính thứ ba, đã bí mật nằm giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Đây là một hệ thống được nhận diện rõ ràng nhất vào lúc này, đó là chủ nghĩa thân hữu (cronyism).

Nếu chủ nghĩa tư bản chiến thắng trước hai đối thủ kia vào năm 1991, thì chiến thắng đó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Trong những năm tiếp theo, chính chủ nghĩa thân hữu đã có mặt ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh tế. Một cuộc khảo sát về sự phân chia quyền lực và giàu có trên khắp thế giới, đã chứng minh rõ ràng : chủ nghĩa thân hữu, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản, cuối cùng đã thắng thế.

Định nghĩa chủ nghĩa thân hữu

Chủ nghĩa thân hữu là gì ?

Trong một bài viết trước, tôi đã phản đối cụm từ "chủ nghĩa tư bản thân hữu" (crony capitalism), được dựa trên lập luận cho rằng chủ nghĩa thân hữu chính nó sẽ tự chống lại các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản và, vì thế không nên xem chủ nghĩa thân hữu bắt nguồn từ tư bản.

Chủ nghĩa thân hữu là một hệ thống tách biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vốn bị nhà nước kiểm soát. Khi một đất nước trôi dạt từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, thì chính giai đoạn quá độ là thời kỳ mà những "thân hữu" cai trị lãnh thổ.

Chủ nghĩa thân hữu quá độ được cho là tư bản, trong khi chủ nghĩa xã hội tuyên bố là theo đuổi chủ nghĩa quân bình (egalitarian). Nhưng cả hai đều rất giống nhau, ngoại trừ sự khác biệt nằm ở số lượng thành viên của nhóm thân hữu nắm quyền. Trong các xã hội của chủ nghĩa thân hữu, một nhóm lớn hơn sẽ bòn rút phần lớn hơn của cải trong xã hội cho bản thân và những người cộng sự. Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, một nhóm nhỏ hơn nhưng hăng hái và dã man hơn tranh giành sự giàu có và quyền lực : bởi vì các nền kinh tế của chủ nghĩa quân bình thường ít hiệu quả hơn trong việc tạo ra của cải, nên dẫn đến sự đấu đá quyết liệt giữa các nhà lãnh đạo trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Malcolm S. Salter của Đại học Harvard đưa ra một định nghĩa hữu ích về chủ nghĩa thân hữu, đó là một sự chuyển tiếp quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, mặc dù Malcolm vẫn trung thành với thuật ngữ "chủ nghĩa tư bản thân hữu" (crony capitalism). Trong bài luận năm 2014, có tựa "Chủ nghĩa tư bản thân hữu, phong cách Mỹ : Chúng ta đang nói về điều gì ở đây ?", Salter đã viết :

"Xóa bỏ những đặc điểm cơ bản của nó, chủ nghĩa tư bản thân hữu truyền đạt một quan điểm được chia sẻ - đôi khi dẫn đến sự thông đồng giữa các ngành công nghiệp, các nhà quản lý và Quốc hội, tạo ra các chính sách và đầu tư kinh doanh thuận tiện, nhằm phục vụ lợi ích cá nhân bằng cái giá của lợi ích xã hội".

Nói tóm lại, chủ nghĩa thân hữu diễn ra khi các quan chức chính phủ và doanh nghiệp thông đồng với nhau để trục lợi và tranh giành những đặc lợi về kinh tế. Sự cấu kết thông đồng này làm suy yếu chế độ dân chủ trong chính phủ lẫn sự cạnh tranh trong kinh doanh ; do đó gây ra những hậu quả ngắn và dài hạn.

Trong trường hợp thứ nhất, các nguyên tắc dân chủ về đại diện công bằng và tiếp cận bình đẳng, bị phá hủy bởi ảnh hưởng chính trị, mà các cá nhân và nhóm lợi ích liên kết, được thông qua từ những lời hứa ngầm hoặc thẳng thắn về ủng hộ tài chính cho các chiến dịch tranh cử hoặc hứa hẹn tạo ra những việc làm hấp dẫn trong tương lai.

Trong trường hợp thứ hai, các nguyên tắc tự do kinh doanh của cạnh tranh tự do và khen thưởng xứng đáng được thỏa hiệp, khi các nhà đầu tư nhu nhược tìm cách củng cố vị trí bằng các quy định có lợi ; hoặc để bảo đảm nhận được các khoản cứu trợ của chính phủ khi không thể nào tránh khỏi sự phá sản. Bên dưới chủ nghĩa thân hữu, tất cả những tổn hại này trở thành đồng tiền chung, nhưng chỉ dành cho những tay "chơi lớn" với thu nhập cao, và vì thế sẽ gây phương hại cho các doanh nghiệp nhỏ và công dân.

Salter xác định thêm 3 yếu tố chính trong chủ nghĩa thân hữu tư bản : chiến dịch đóng góp tài chính cho các quan chức được bầu chọn, vận động hành lang dữ dội của Quốc hội và các cơ quan viết luật ; và một cánh cửa xoay tự động giữa các cơ quan chính phủ và tư nhân. Mặc dù nhiều ngành công nghiệp có thể nhận được lợi ích từ các hoạt động khai thác hoặc các hoạt động luồn lách "mưu cầu đặc lợi" (rent-seeking activities). Tuy nhiên, một số ngành lại có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn các ngành khác. Như tờ The Economist lưu ý, các ngành tài chính, năng lượng, cơ sở hạ tầng và bất động sản, có một lịch sử đáng ngại trong việc lôi cuốn và nuôi dưỡng những thân hữu.

Chủ nghĩa thân hữu trong thế giới hoang dã (Cronyism in the Wild)

Sau khi giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa thân hữu, chúng ta hãy xem xét sự phổ biến của nó trong thế giới ngày nay. Điều này có thể khó xác định, bởi vì sự liên kết giữa các ưu đãi cá nhân và chính sách công không phải lúc nào cũng bất hợp pháp, rõ ràng, hoặc thậm chí được biết đến. Do đó, rất khó để đo được quy mô của chủ nghĩa thân hữu trong một bối cảnh nhất định : để đưa ra một phán quyết về việc liệu như - nếu có – nó có phải là một vấn đề nhỏ hay lớn.

Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận về chủ nghĩa thân hữu đã có mặt nhiều như thế nào trong một nền kinh tế, bằng cách đánh giá thành quả của nền kinh tế đó. Có bốn biểu hiệu chính đóng vai trò là những dấu hiệu cảnh báo, nơi mà chủ nghĩa thân hữu có thể đang cai trị.

Thứ nhất, cần được xem là một "dấu hiệu báo động" (red light) nếu một quốc gia có điểm số thấp trong chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International's Corruption Perceptions Index) và nền kinh tế đó bị phụ thuộc bởi các ngành khai khoáng. Ở những quốc gia như vậy, các tầng lớp doanh nhân và chính phủ liên kết chặt chẽ với nhau bằng cách tăng cường việc nắm giữ quyền lực và của cải, cũng như ngăn chặn cơ hội đến với các đối thủ cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, những cá nhân này được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư, đến từ các tập đoàn nước ngoài, thường là trong lĩnh vực năng lượng hoặc khai thác khoáng sản, sẽ tìm cách để mưu cầu lợi ích với chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo quyền được thăm dò. Vốn cược cao và số lượng tiền khổng lồ nhằm củng cố vị thế của giới thượng lưu thường gây ra thiệt hại cho người dân thường.

Một vài quốc gia sản xuất dầu khí là những ví dụ điển hình. Lấy một ví dụ, Cộng hòa Guinea Xích Đạo là một quốc gia nhỏ nhưng lại giàu nguồn dầu mỏ, trước khi giá dầu giảm GDP bình quân đầu người là 48.000 đô la vào năm 2012. Tuy nhiên, Guinea Xích Đạo bị xếp vào hạng 144 trong số 187 theo hệ số Gini, thước đo sự bất bình đẳng về thu nhập hoặc sự phân phối giàu nghèo trong một xã hội. Guinea Xích Đạo cũng bị đánh giá kém về các chỉ số tham nhũng, với cáo buộc những người thân cận và gia đình của tổng thống đã chiếm lấy phần lớn các khoảng thu nhập từ nguồn dầu mỏ.

Để đóng cái vòng luẩn quẩn của dòng tiền, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đang phát triển đã chuyển một phần lớn tài sản của họ vào bất động sản ở các thành phố lớn như London hay New York, hoặc gửi tại các ngân hàng ở Thụy Sĩ. Sau đó, phần lớn các tài sản này được phân phối cho các nhà quản lý tài sản, quỹ đầu tư và tổ chức khác trong những trung tâm tài chính lớn trên thế giới - không chỉ New York, London và Hồng Kông mà còn cả vào những thiên đường tài chính như quần đảo Cayman, Panama, Cyprus và các nơi khác ở nước ngoài để tránh bị đánh thuế.

Thứ hai, nếu một quốc gia yếu kém về tổ chức và quản lý xã hội thì tính độc lập của cơ quan tư pháp, bình đẳng giới, và nhân quyền sẽ bị tụt hậu, chủ nghĩa thân hữu có thể được cho là một nhân tố gây ra. Chỉ số Pháp quyền thượng tôn pháp luật (Rule of Law Index) của tổ chức World Justice Project cho thấy, Venezuela bị xếp vào hạng tồi tệ nhất, thấp hơn cả Afghanistan vốn đang bị xé nát bởi chiến tranh. Venezuela còn bị xếp vào hạng thấp nhất về sự cởi mở của chính quyền, tư pháp và chế tài hình sự. Một lần nữa, không có gì ngạc nhiên khi các quyết định liên quan đến cai trị và thương mại chỉ được thực hiện bởi một phe nhóm nhỏ.

capi3

Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, được cho là một trong những chính trị gia có mức lương cao nhất thế giới.

Venezuela là ví dụ sống động hiện nay của chủ nghĩa thân hữu kiểu xã hội chủ nghĩa, nơi mà Chavez bị cho ra ngoài lề và được thay thế bằng một cơ cấu quyền lực mới, với tuyên bố theo đuổi chủ nghĩa quân bình, nhưng về cơ bản cũng lại là thân hữu của người vừa bị thay thế.

Nền kinh tế Venezuela đang rơi vào vòng xoáy lao dốc và nhiều lãnh đạo được cho là đã chiếm đoạt một lượng lớn tài sản quốc gia. Các nhà hoạt động cáo buộc họ hàng của Hugo Chavez đã tích lũy tài sản khổng lồ bằng cái giá của những tổn thất và mất mát của quốc gia. Người kế nhiệm Hugo Chavez là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, được cho là một trong những chính trị gia có mức lương cao nhất thế giới. Dưới thời Maduro, những người thân cận trong chính quyền của ông đã trở nên giàu có trong suốt nhiệm kỳ của ông. Điều này đã và đang diễn ra khi mà điều kiện sống của một người dân Venezuela trung bình, ngày càng tồi tệ trong những năm gần đây.

Thứ ba, nếu nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu thương phẩm hoặc các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, chứ không phải dựa vào năng suất hoặc cải cách đổi mới, thì chủ nghĩa thân hữu cũng có thể là một nhân tố nổi trội. Cộng hòa Guinea Xích Đạo và Venezuela là một trong những ví dụ điển hình. Nhưng trong số các nước lớn hơn, Brazil và Nga cũng phù hợp với mô tả này. Cả hai đều phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu hàng hóa, và đều bị phá hủy bởi tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu đặc trưng. Ví dụ, ở Brazil, sự thông đồng cấu kết từ lâu đời, giữa chính phủ và doanh nghiệp, đang bị phơi bày trong một loạt các vụ scandals liên quan đến các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành của các tập đoàn năng lượng, cơ sở hạ tầng và tài chính hàng đầu như Petrobras, Odebrecht và BTG Pactual.

Thứ tư, bất bình đẳng về thu nhập cao có thể được hiểu là chủ nghĩa thân hữu đã đóng một vai trò làm giảm bớt đi sự cạnh tranh trong nền kinh tế đó. Các nước phát triển không miễn nhiễm với căn bệnh này, vì chủ nghĩa thân hữu và bất bình đẳng đã phát triển cùng nhau ở Hoa Kỳ từ giữa những năm 1990. Phần lớn sự bất bình đẳng này đến từ việc làm giàu của các cá nhân, hoạt động trong các ngành năng lượng, tài chính, luật pháp và bất động sản.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng chủ nghĩa thân hữu là một vấn đề đặc trưng ở các nước BRIC tên viết tắt của các nước Brazil, Russia, India và China) và tại các nền kinh tế đang phát triển.

Nhưng chủ nghĩa thân hữu đã phá hoại nhiều như thế nào các nền kinh tế của các nước phương Tây phát triển ? Câu hỏi này rất quan trọng, bởi vì các xã hội này tự hào về tính công bằng cạnh tranh với các thể chế cân bằng và được kiểm chứng theo thời gian. Có một số cách để đánh giá điều này : trước hết, bằng cách nhìn vào dòng tiền đã chảy từ các quốc gia đang phát triển đổ vào các nước phát triển. Thứ hai, bằng cách sử dụng bộ công cụ của Salter. Và thứ ba, bằng cách kiểm tra bốn chỉ tiêu đầu ra được thảo luận ở phần trên.

Xem xét từng yếu tố

Có khá nhiều bằng chứng cho thấy các tầng lớp thượng lưu trên thế giới đã nhận lợi ích từ của cải, sự giàu có được tạo ra bởi Trung Quốc và các quốc gia mới nổi. Các ngân hàng đầu tư đã thu được hàng tỷ đô la tiền phí bằng cách bảo lãnh phát hành hàng nghìn tỷ cổ phần và các khoản nợ, kể từ đầu những năm 1990. Họ đã cầu cạnh các nhà lãnh đạo nước ngoài, các nhà môi giới quyền lực, và để đổi lấy các hợp đồng lớn. Và một số trong đó không phải lúc nào cũng vì lợi ích cao nhất của người dân. Ví dụ, bằng chứng rõ ràng là một số quốc gia giàu dầu mỏ ở Châu Phi đã thỏa thuận hợp tác với các công ty năng lượng nước ngoài, nhằm tạo lợi thế cho giới thượng lưu trong nước, nhưng lại có hại cho công dân.

Những nhà quản lý tài sản của các quỹ đầu tư nước ngoài đã khuyếch trương các dòng thu nhập có lợi nhuận, nhằm quản lý sự giàu có của các tầng lớp thượng lưu ở các quốc gia thân hữu mới nổi, bằng cách đầu tư vào các nền kinh tế an toàn và triển vọng hơn.

Mạng lưới công bằng thuế (Tax Justice Network) ước tính vào năm 2016, có khoảng 12 nghìn tỷ đô la từ các nước đang phát triển được chuyến đến những nơi tránh thuế ở nước ngoài. Trên thực tế tổng số tiền chuyển vào, bao gồm cả tiền có nguồn gốc từ các quốc gia giàu có, được cho là cao hơn rất nhiều.

Ngành bất động sản cũng hoạt động như thế : những căn nhà cao cấp được dành để bán cho những tay đầu sỏ chính trị đến từ các nước có nền kinh tế tham nhũng, hay chính trị bất ổn. Việc đổ tiền vào các quỹ đầu tư và bất động sản cực kỳ cao cấp thường là một lựa chọn đầu tư dở nhất, nhưng đối với những chính trị gia đầu sỏ giàu có, sự lựa chọn đó lại là những cá cược an toàn hơn là giữ chặt của cải tại quê nhà, nơi mà những thay đổi chính trị sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tước đoạt.

Thị trường những căn nhà cao cấp, sang trọng đã bùng nổ nhiều năm ở Hoa Kỳ, tại các thành phố như New York và Miami đã thu hút hàng chục ngàn tỷ đô la đầu tư đến từ nước ngoài. Một báo cáo của tờ Washington Post, "Những gì mà nhiều người Mỹ có thể không nhận ra ?", giải thích vào năm 2016 "các công ty có vỏ bọc nước ngoài đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế Mỹ thông qua thị trường bất động sản". Và, "...trong năm 2015, 58% tổng số tiền mua bất động sản của trị giá hơn 3 triệu đô la đến từ các công ty trách nhiệm hữu hạn, chứ không phải bởi những người tên tuổi". Tờ New York Times năm 2015 ước tình rằng, trong 6 tòa nhà mắc mỏ nhất ở phố Manhattan, các công ty có vỏ bọc nước ngoài chiếm từ 57% đến 77%.

Nhìn vào bốn chỉ số đầu ra, chúng ta thấy rằng cả bốn chỉ số này ngày càng phổ biến ở các nền kinh tế phương Tây. Kể từ đầu những năm 1990, khu vực tài chính và các ngành "mưu cầu đặc lợi" (rent-seeking) đã tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp một phần lớn vào GDP và lợi nhuận của tập đoàn.

Sự độc lập của hệ thống tư pháp cũng đã được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây do cánh cửa xoay tròn và những gì mà Jesse Eisinger của Pro Publica đã gọi là "mối quan hệ thượng lưu" (elite affinity), có nghĩa là những người học cùng trường và những người làm việc cùng công ty, thường trân trọng hợp tác cùng nhau hơn là đối đầu, thậm chí ngay cả trong trường hợp khi đối đầu là cần thiết.

Năng suất của Hoa Kỳ đã bị đình trệ trong những năm gần đây và lợi nhuận của các doanh nghiệp Hoa Kì đã ngày càng phụ thuộc vào các hoạt động của nước ngoài. 

Cuối cùng, kinh tế gia Thomas Piketty và các nhà kinh tế khác đã chỉ ra rằng, sự tập trung tài sản đã gia tăng đều đặn từ năm 1980. Nhưng bắt đầu từ năm 1980, tỷ lệ này tăng mạnh cho tới ngày hôm nay, chiếm gần 50%. Một cách công bằng hơn, không phải tất cả sự gia tăng này là do chủ nghĩa thân hữu và sự suy giảm tính cạnh tranh. Công nghệ và khả năng để thúc đẩy thương hiệu mạnh vào thị trường mới nổi cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng chắc chắn không có nghi ngờ gì khi những người có vị trí rất tốt trong các ngành công nghiệp khai khoáng được hưởng lợi ích nhiều đáng kể. Trong số đó, là các giám đốc điều hành của các tập đoàn tài chính và thương phẩm.

Chủ nghĩa thân hữu, bên thắng cuộc

Bằng chứng cho thấy một hệ thống kinh tế đã giành được chiến thắng sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, thì hệ thống kinh tế đó không phải là chủ nghĩa tư bản, một chủ nghĩa được xuất khẩu từ phương Tây đến phần còn lại của thế giới. Thay vào, đó là chủ nghĩa thân hữu, đang lan rộng từ phần còn lại của thế giới đến Hoa Kỳ và Châu Âu.

Trong các tin tức nổi bật ngày nay, mối quan hệ mờ ám giữa chính quyền Trump (gồm các nhà hoạt động tài chính, bất động sản, năng lượng và luật pháp) và những lợi ích mật của Nga, đã nhấn mạnh lập luận rằng, tiền và ảnh hưởng phát sinh từ các nền kinh tế nhỏ, thực sự có thể gây ra tác động ăn mòn sâu sắc trên các định chế của các quốc gia phương Tây giàu có. Trump với thương hiệu riêng của chủ nghĩa thân hữu chế giễu những chuẩn mực đạo đức hòa nhã, và đang chi phối, cản trở những người tiền nhiệm với cùng ý thức hệ.

Mức độ công khai của chủ nghĩa thân hữu, nếu có, đã không được nhìn thấy ở Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian rất dài. Nhưng điều đó dựa trên thói quen đã có từ hàng thập kỉ qua, trong lúc nền kinh tế có vẻ là mở rộng của Hoa Kỳ, đang đi ngày càng xa và xa hơn nữa các nguyên tắc tự do kinh doanh vốn có và tiến lại gần hơn với chủ nghĩa thân hữu đích thực. 

Sami J. Karam

Mai V. Pham chuyển ngữ  

Nguồn : "Capitalism Did Not Win the Cold War. Why Cronyism Was the Real Victor ?"

https://www.foreignaffairs.com/articles/world/2017-07-19/capitalism-did-not-win-cold-war

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm
Trang 2 đến 2