Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà cầm quyền sẵn sàng kiếm tiền bằng mọi cách kể cả cho thuê rừng, phá hoại môi trường để làm du lịch tâm linh

pharung1

Phá rừng để thực hiện dự án du lịch sinh thái tâm linh mô hình chùa Trúc Lâm tại khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (Khánh Hòa) vừa có thông báo mời gọi thuê môi trường rừng để thực hiện dự án du lịch sinh thái tâm linh mô hình chùa Trúc Lâm tại khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Vị trí mời thuê môi trường rừng là khoảnh 1, tiểu khu 213A, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và khoảnh 1, tiểu khu 237A, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, nằm trong phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn thiên nhiên này (1).

Gần đây, cũng đã có nhiều dự án du lịch sinh thái tâm linh đã bị lên án hoặc đình chỉ do phá rừng như khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm – Quảng Nam với quy mô 200 ha, tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng. Hay dự án Cửu Long Sơn Tự tại tỉnh Khánh Hòa, đang được tiến hành đã băm nát núi Chín Khúc.

Với tham vọng biến núi Chín Khúc thành Trung tâm tâm linh, thành "biểu tượng" mới của Khánh Hòa, chủ đầu tư đã từng bước biến quy hoạch du lịch sinh thái thành đất ở thương mại. 7 cựu quan chức tỉnh Khánh Hòa đã từng bước cho hoàn thiện mục đích của doanh nghiệp, dù trái quy định của pháp luật, để rồi núi Chín Khúc bị băm nát và bản thân các quan chức phải vướng vòng lao lý. (2) 

Cho thuê rừng thì sẽ đi kèm với việc đốn hạ cây cối và phá hủy môi trường tự nhiên để xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch tâm linh. Những hành động này không chỉ làm mất đi môi trường sống của nhiều loài sinh vật quý hiếm mà còn gây ra sự giảm sút về đa dạng sinh học và khả năng tái tạo của rừng. Tây Nguyên thiếu nước, miền Tây bị xâm nhập mặn nặng cũng là hệ luỵ của việc phá rừng, không còn giữ được nước do rừng trọc, đất trống.

Thế nhưng với lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh tâm linh, nhà cầm quyền sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, thay vì bảo vệ và tôn trọng nguồn tài nguyên rừng quý báu của đất nước. Những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại ước hơn 22.800ha, bình quân mỗi năm suy giảm khoảng 2.500ha rừng. (3)

Mặc dù Việt Nam thường xuyên kêu gọi người dân tham gia bảo vệ rừng, tham gia trồng cây gây rừng, và xem đây là vấn đề cấp bách. Nhưng, phía sau lời kêu gọi đó, họ lại âm thầm thực hiện việc phá rừng hàng loạt, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và cộng đồng. Việc trồng rừng không theo kịp tốc độ phá rừng tự nhiên. Sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động này cho thấy chuyện bảo vệ rừng chỉ là việc của dân, còn phá rừng thì là việc của cán bộ nhà nước. Lợi ích của cán bộ nhà nước lại đi ngược lại lợi ích của người dân và cộng đồng.

pharung2

Dự án du lịch tâm linh Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang) đang thi công dở. Ảnh: Tiền Phong

Bên cạnh phá rừng, việc phát triển dự án du lịch tâm linh sẽ gây tác động lớn đến cộng đồng địa phương. Mặc dù dự án này có thể tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho một số người dân như bán hàng ăn uống, dịch vụ di chuyển, hàng hoá lưu niệm trong ngắn hạn… Nhưng ngược lại nó sẽ gây ra sự thay đổi về văn hóa và xã hội, cũng như gây ra các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự trong khu vực trong dài hạn.

Dù tâm linh là một phần quan trọng của văn hóa và tín ngưỡng của người dân, nhưng việc sử dụng dự án tâm linh làm công cụ để kiếm tiền đang làm lại dẫn tới nhiều hệ lụy. Không chỉ là thương mại hóa thần thánh, mà còn tạo ra nhiều ma tăng, sư quốc doanh, khiến người dân u mê, lạc lối. Những trường hợp như Thích Trúc Thái Minh ở chùa Ba Vàng, Thích Chân Quang ở chùa Phật Quang, hay Thích Thuận Nghi ở chùa Từ Đức là những ví dụ điển hình…

Cứ chạy theo đồng tiền, mua thần bán thánh, thương mại hóa mọi thứ thì một ngày nước ta sẽ không còn rừng. Lớp con cháu sau này chỉ còn có thể thấy rừng trong sách, trên phim ảnh. Còn lại những công trình tâm linh sẽ vẫn ngạo nghễ với thời gian, minh chứng cho việc đánh đổi môi trường để đổi lấy những "giá trị tâm linh mơ hồ" hầu mê muội, ru ngủ người dân. 

Minh Triều

Nguồn : VNTB, 15/04/2024

Tham khảo :

(1) https://tuoitre.vn/moi-thue-moi-truong-rung-lam-du-an-du-lich-tam-linh-tai-hon-ba-20240414084121707.htm

(2) https://cand.com.vn/ho-so-interpol/nui-chin-khuc-da-bi-bam-nat-nhu-the-nao–i645966/

(3) https://dangcongsan.vn/thong-tin-kinh-te/rung-suy-giam-bao-dong-loi-song-cua-con-nguoi-voi-thien-nhien-646450.html

Published in Diễn đàn

Phá rừng được hợp thức hóa bằng sổ đỏ của đất thổ cư, đó là câu chuyện vừa xảy ra ở triền núi Nhỏ, thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu.

 

rung2

Nếu sau này muốn nhìn thấy núi thì con cháu phải đắp hòn non bộ, vì núi đã bị cha ông chúng san phẳng cả rồi ! - Ảnh minh họa Mogi

Số là ngày nọ, người xứ biển chợt nhận ra một khoảng xanh rộng trên núi Nhỏ bỗng nhiên mất đi. Vậy là tin tức lan truyền đến tai chính quyền thành phố Vũng Tàu. Nhà chức trách cử đoàn đến kiểm tra và phát hiện "ai đó" đã chặt cây, dọn cỏ để tạo mặt bằng. Những khung thép có liên quan đến xây dựng cũng được đưa đến đây…

Hạt kiểm lâm Vũng Tàu - Phú Mỹ cho biết chu vi đất rừng bị chặt phá khoảng 7.000 m2, trong đó có cây cù đèn, cây cò ke, cây lồng mức với diện tích vài trăm mét vuông.

Diễn biến sau đó mới là vấn đề cho chuyện "ăn của rừng" : phía hạ cây rừng, phát dọn cỏ đã đưa ra hai "sổ đỏ" đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 3.200 m2, trong đó mỗi sổ có 150 m2 đất thổ cư. Diện tích còn lại chưa trình giấy tờ.

Toàn bộ diện tích đất của hai "sổ đỏ" nói trên lại nằm trong ranh đất lâm nghiệp được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt từ năm 2002 tại quyết định số 6271. "Không hiểu sao từ 1999 lại có chuyện hai sổ đỏ này được cấp", một vị lãnh đạo có chức trách cho biết đầy… ‘hồn nhiên’.

Cũng chẳng gì lạ. Người viết vừa có chuyến đi dọc một số cánh rừng ở Ea Súp, Krông Bông (Đắk Lắk), Đắk Glong, Tuy Đức (Đắk Nông) và tiếp tục chứng kiến những cánh rừng bị triệt hạ. Bên cạnh các cây gỗ cổ thụ đang bị đốt nham nhở là những vườn cà phê, sầu riêng mới trồng đã đâm chồi non...

Một đồng nghiệp nghề báo kể rằng hàng trăm héc ta rừng bị các "đầu nậu" chặt hạ, bao chiếm rồi cho những người dân từ Bình Định, Phú Yên lên thuê để trồng dưa hấu với giá 15 - 20 triệu đồng/ha/vụ (ba tháng). Cũng quanh khu vực này, một đầu nậu khác bao chiếm hàng chục héc ta rồi cho những người đến từ Bình Phước lên thuê để trồng sắn, bắp. Những cánh rừng được giao cho xã Ia Lốp quản lý đã bị phá gần như hoàn toàn, máy móc ngang nhiên cày xới, trồng cây không hề bị ngăn chặn.

Ai mới "rưng rưng nước mắt" ?

Năm nào cũng vậy, ‘chapeau’ (tức câu nằm ngay dưới tít, tiếng Anh "headline" hay "head") sau đây luôn được báo chí ‘cover’ và ngữ cảnh luôn đúng đến mức ‘năm sau luôn tệ hơn năm trước’ – mẫu : Những ngày qua, mưa lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại hết sức nặng nề. Chưa năm nào, dải đất miền Trung không phải "oằn mình" để chống chọi với bão lũ, thậm chí lũ chồng lũ. Đã đến lúc, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục tình trạng này.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, nay đã gần tuổi 90, cả đời gắn bó với những cánh rừng Việt Nam, thẳng thừng nói : "Tôi có thể khẳng định lũ lụt nặng nề và gây tác hại khủng khiếp có nguyên nhân từ con người : rừng bị tàn phá.

Những người quản lý có đủ tri thức quản lý không ? Người lãnh đạo thì phải giỏi, nhưng chúng ta cứ lấy tiêu chuẩn khác để bầu lãnh đạo thì rất khó. Người Việt được cho là thông minh nhưng tại sao mãi chỉ ở mức trung bình thấp ?

Người lãnh đạo vững vàng hoặc biết dùng người có chuyên môn, đồng thời hành pháp nghiêm minh thì khắc phục được nhược điểm này. Tại sao có bảo vệ hoặc kiểm lâm chặt phá rừng ? Đó là lỗi ở hành pháp. Nhưng kiểm lâm hay lâm tặc vẫn chưa là thủ phạm đứng đầu phá rừng phòng hộ.

Rừng bị phá nhiều nhất là ở thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách đưa dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới, khai hoang phá rừng. Nay thì những lãnh đạo đưa ra chủ trương này đều đã qua đời…".

Vẫn theo giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, nguyên nhân khách quan có thể kể tới là biến đổi khí hậu. Cách đây 20 năm, thế giới đã cảnh báo về những hiểm họa do biến đổi khí hậu, trong đó họ nhắc tới 6 nước bị ảnh hưởng lớn nhất, trong đó có Việt Nam.

"Việt Nam có 7 vùng sinh thái, thì miền Trung đất hẹp, với bờ biển dài và độ dốc cực lớn khiến đất dễ trượt, sông dễ bị đổi dòng là vùng đứng đầu về ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng bão lũ và sạt lở đất. Vì vậy phải quan tâm, đầu tư cao hơn, dân phải tự hiểu biết về hoàn cảnh sống của mình để có sự ứng phó tốt.

Biến đổi khí hậu gây thêm hạn hán, mưa trái mùa với lượng mưa lớn, cùng với địa hình cực dốc, dòng chảy dốc ở miền Trung thì rất nguy hiểm. Những cái này không có cách nào chống lại, chỉ bằng giải pháp giảm thiểu như đắp đập đắp hồ, khôi phục rừng mà xưa dân đói khổ đã phá đi để làm nương rẫy" – giáo sư Nguyễn Ngọc Lung đề xuất.

…Tuy nhiên, đơn cử như chuyện mấy trăm vị đại biểu Quốc hội ở Ba Đình đã thông qua việc để tỉnh Bình Thuận phá rừng nguyên sinh làm hồ chứa nước Ka Pét, cho thấy quan chức luôn quen thói "ăn của rừng", và dân thì "rưng rưng nước mắt" lãnh đủ( ! ?).

Hiền Vương

Nguồn : VNTB, 31/10/2023

Published in Diễn đàn
samedi, 16 septembre 2023 14:52

Muốn nhổ là nhổ

Có một bình luận trên mạng Facebook tiếng Việt về quyết định phá hơn 600 ha rừng tự nhiên để làm hồ thủy lợi của tỉnh Bình Thuận như sau : "Hơn 600 ha rừng tự nhiên, nguyên sinh đó, chứ không phải bụi cỏ dại đâu mà muốn nhổ là nhổ".

pharung1

Khu vực rừng bị phá để xây dựng hồ chứa nước ở tỉnh Bình Thuận (hình chụp từ vệ tinh) - Planet Labs

Tỉnh Bình Thuận : Rừng bị nhổ có chút xíu ấy mà !

Trong các lý lẽ bảo vệ dự án xây hồ thủy lợi Ka Pet, ngoài nhu cầu cấp thiết về nước sản xuất tưới cho vùng, tỉnh Bình Thuận nói hơn 600 rừng sẽ bị chặt phá rất nhỏ so với 360.000 ha rừng toàn tỉnh, chỉ chiếm 0,15%.

Ông Lê Thanh Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận nói : "Nói riêng về rừng đặc dụng để làm dự án so với tổng diện tích hơn 24.000 ha rừng đặc chủng (do Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông quản lý) cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên mức độ ảnh hưởng không quá lớn so với tổng thể chung".

Còn báo Bình Thuận, cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy Bình Thuận thì ngày 06/9/2023 tiếp tục đăng một bài báo  "bút chiến" với phe băn khoăn việc phá rừng nguyên sinh. Bài báo dẫn lời ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông : "…Vùng nằm trong lòng hồ Ka Pet là 140 ha với tính chất rừng xếp loại trung bình trở xuống". Mục đích nhằm hướng dư luận rằng giá trị của vùng rừng này thực ra không quý giá lắm, không cao như những nhóm dân sự đang độc lập khảo sát và kết luận.

Tác giả bài báo cũng cương quyết không sử dụng các tấm ảnh chụp vùng rừng rậm dày đặc mà đưa liên tiếp bốn tấm ảnh chụp thật cận trảng cỏ trống phía trước với nền rừng (dày rậm) xa xa phía sau.

Lời chú thích cũng không thể -xin lỗi- thiếu não hơn : "Bên cạnh những vùng có cây rừng, rừng ở khu vực lòng hồ Ka Pet thuộc  tiểu khu 264 và 263 chỉ là những trảng cỏ".

Thưa quý phóng viên báo Bình Thuận, vậy bên cạnh những trảng cỏ thì những vùng có cây rừng "chỉ là" có bao nhiêu cây rừng ? Tác dụng giữ đất, giữ nước, tạo đa dạng sinh thái của chúng ra sao ?

Báo cáo đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pet : Vùng dự án có hệ sinh thái trên cạn và dưới nước rất phong phú đa dạng

Rất tiếc, tuy nhiệt tình bảo vệ dự án hồ thủy lợi Ka Pet nhưng phóng viên báo Bình Thuận lại chưa đọc kỹ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này (viết tắt là Báo cáo ĐTM).

Và éo le thay, trong chính Báo cáo lại có những đoạn hết sức mâu thuẫn nhau.

Đoạn đầu của Báo cáo ĐTM viết : "Trong đợt khảo sát tại dự án, Công ty đã tiến hành khảo sát thực tế về tài nguyên sinh vật. Theo đó, hệ sinh thái trên cạn chủ yếu là rừng, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt nên còn khá nguyên vẹn. Động vật cũng rất nghèo nàn, chủ yếu là côn trùng và một số loài bò sát như tắc kè, rắn... Khu vực không có các loài động thực vật quý hiếm".

Thế nhưng không hiểu do các bộ phận khác nhau cùng làm báo cáo ĐTM và người tổng hợp cuối cùng chỉ biết cắt dán hay sao mà các phần chi tiết của báo cáo ĐTM lại khác hẳn kết luận trên.

Về rừng, phần hiện trạng tài nguyên sinh vật cho biết kết quả điều tra cây gỗ của 96 ô tiêu chuẩn điển hình tại khu vực điều tra đã ghi nhận được 4.262 cây gỗ của 78 loài cây gỗ thuộc 63 chi, 35 họ thực vật. Trong có có hai loài thuộc danh mục các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam là giáng hương và sơn điều với 49 cây. Có một loài thuộc nhóm IIA (thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng).

Tại vùng rừng lá rộng rụng lá giàu, mật độ bình quân là 510 cây/ha, cao nhất 670 cây/ha, thấp nhất 330 cây/ha. Đường kính bình quân 25,3 cm, cao nhất 32,4 cm, thấp nhất 21,5 cm, khoảng một gang tay người lớn đó !

Tại vùng rừng lá rộng rụng lá trung bình, mật độ bình quân là 593 cây/ha, cao nhất 930 cây/ha, thấp n hất 340 cây/ha. Đường kính bình quân 18,8 cm, cao nhất 24 cm, thấp nhất 13,7 cm. Chiều cao vút ngọn bình quân 12,3m.

Ngay cả tại khu rừng lá rộng rụng lá nghèo thì mật độ bình quận cũng là 563 cây/ha, cao nhất 830 cây/ha, thấp nhất 280 cây/ha. Đường kính bình quân thân cây 15,7 cm, cao nhất 22, 7 cm, thấp nhất 13,4 cm.

Trong rừng, tùy vào tính chất rừng hỗn giao hay rụng lá giàu/nghèo mà có các loài cây gỗ nhiều nhóm, nhưng tại các rừng hỗn giao thì nhiều nhất là các loài cây gỗ thuộc nhóm gỗ III, chiếm hơn 33%. Gần 19% là cây gỗ thuộc nhóm I, nhóm II như trắc đen, giáng hương, sơn điều, cẩm liên, căm xe, sến cát và xây. Còn lại trong các loại rừng nghèo hơn thì có nhiều gỗ thuộc nhóm V.

Động vật trong rừng rất phong phú với 162 loài, thuộc 120 chi, 38 họ, 7 bộ, và 04 lớp chim, thú, bò sát và lưỡng cư, trong đó loài chim nhiều nhất với 77 loài. Thú ít nhất, có 06 loài.

Có 09 loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 06 loài nằm trong nhóm II.B của nghị định 32 (về quản lý thưc vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) và 06 loài nằm trong danh mục của CITES 2017 (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng).

Trong 77 loài chim, có 06 loài thuộc Sách đỏ 2007, CITES và nghị định 32.

Khu hệ Cá xác định được 11 loài thuộc 11 giống, 7 họ của 3 bộ, phần lớn là những loài phổ biến và một số loài phân bổ đặc trưng ở khu vực suối. Đa dạng nhất là bộ cá Vược với 6 loài, tiếp đến là bộ cá Chép với 4 loài.

Cuối cùng, báo cáo ĐTM nêu kết luận như sau:
"Kết luận về hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái trên cạn khu vực dự án rất phong phú và đa dạng về số lượng loài. Ghi nhận được 57 loài trong danh lục của Sách đỏ 2007, CITES và nghị định 32.

Kết luận về hệ sinh thái nguồn nước : Hệ sinh thái khu vực dự án rất phong phú và đa dạng về số lượng loài. Phần lớn các loài cá ghi nhận được là những loài có giá trị kinh tế và giá trị thương phẩm".

Ủa lạ này !

Bớ người ta lạ quá !

Mới dòng trước, cũng chính cái Báo cáo ĐTM này còn khẳng định động vật ở khu rừng bị phá rất nghèo nàn. Sao xuống đến đây lại kêu lên rằng nó rất phong phú và đa dạng, đã thế lại còn gần 60 loài nằm trong Sách đỏ ?

Về lâu dài việc mất rừng sẽ mang lại những hệ lụy vô cùng lớn

Chưa hết. Đánh giá từ việc thay đổi mục đích sử dụng rừng, đoạn này trong Báo cáo ĐTM rất quan trọng : 

"Rừng tự nhiên có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu. Việc chuyển đổi lâu dài mục đích sử dụng đất sẽ làm giảm diện tích đất rừng tự nhiên, làm phân mảnh các hệ sinh thái tự nhiên (khu vực cư trú, đường đi tìm thức ăn của các loại sinh vật, có ảnh hưởng lớn đến quần cư của các loài động vật hoang dã. Về lâu dài việc mất rừng sẽ mang lại những hệ lụy vô cùng lớn : Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn… ngày càng nghiêm trọng do tình trạng rừng bị tàn phá.

Lớp phủ thực vật tại khu vực dự án bao gồm rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ và cây nông nghiệp, cây bụi… Khi lớp phủ thực vật trong khu vực dự án mất đi, khu vực này rất dễ bị xói mòn do đất không được cố định bằng thực vật che phủ. Đất có nguy cơ bị xói mòn cao và sẽ bị xói mòn tại nhiều vị trí".

Về tác dụng đối với sản xuất nông nghiệp : "Thay đổi diện tích đất nông nghiệp sẽ làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cũng như làm thay đổi chất lượng đất, làm giảm khả năng tái tạo, phục hồi môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp của khu vực" (trích Báo cáo ĐTM).

Thế nhưng ở đoạn trên, cũng báo cáo này nói xây hồ sẽ làm tăng trữ lượng nước ngầm ở khu vực, giúp cây cối tươi tốt hơn và giúp giảm nhiệt độ khoảng 5 độ C ở vùng quanh hồ (thế thì ai mua được đất làm nhà nghỉ ven hồ tha hồ đong vàng).

Tôi là ai ? Đây là đâu ? Tin vào phần nào ở cái báo cáo ĐTM biến thái này ?

Tăng khả năng phá các khu rừng ở sâu hơn

Vẫn trong phần đánh giá nguy cơ, Báo cáo ĐTM viết :

"Một nguy cơ có thể xảy ra là tăng khả năng tiếp cận của dân địa phương, dân săn trộm, công nhân xây dựng vào các vùng sâu hơn.

Việc khai thác gỗ trái phép và thu hoạch những sản phẩm ngoài gỗ trong khu vực sẽ gia tăng nếu như không thực hiện những biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả. Con đường mới được mở sẽ trở thành cơ hội tốt đối với lâm tặc, những tay súng săn và những người khai thác sản phẩm ngoài gỗ của rừng. Hoạt động khai thác gỗ trái phép và các hoạt động săn bắn sẽ rất dễ gia tăng tới mức không kiểm soát được nếu như không có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu".

Có nghĩa là nếu khu vực này không được bảo vệ thật chặt thì việc xây hồ Ka Pet cũng chính là cánh cửa mở giúp lâm tặc vào phá tận những rừng sâu hơn ở bên trong.

Trồng thay thế rừng nguyên sinh bằng cây công nghiệp dài ngày ?

Sau khi tự mâu thuẫn chán chê trong Báo cáo ĐTM, họ tiếp tục đề xuất việc trồng rừng bù. Má ơi, hơn 600 ha rừng nguyên sinh "với hệ sinh thái trên cạn và dưới nước rất phong phú và đa dạng, trong đó có 57 loài trong Sách đỏ 2007, CITES và nghị định 32" lại được đề nghị trồng bù bằng "rừng" trồng cây dầu thuần loài hoặc loài bản địa khác.

Sách giáo khoa ngành lâm sinh viết về rừng hỗn loài (nhiều loài cây) như sau : "Do phối hợp được cây ưa sáng với cây chịu bóng, cây rễ nông với cây rễ sâu, cây có yêu cầu về nước, chất dinh dưỡng khác nhau... nên rừng hỗn loài có thể tận dụng được triệt để các điều kiện tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, độ phì… Cải tạo mạnh mẽ điều kiện tự nhiên : rừng hỗn loài thường có nhiều tầng tán dầy kín, nên có ảnh hưởng rõ rệt tới điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, số lượng cành khô lá rừng lớn nên trả về cho đất nhiều chất dinh dưỡng, do đó làm thay đổi điều kiện tiểu khí hậu và đất, đồng thời nhờ quan hệ có lợi giữa các loài kích thích cây rừng sinh trưởng phát triển tốt hơn, sản lượng thu hoạch cao và ổn định về mặt sinh học hơn rừng thuần loại".

Thực tế, các vùng "rừng" trồng thuần loài ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận… chủ yếu tràm và keo lai để lấy gỗ đã làm biến mất hệ động thực vật bản địa vốn gắn bó với đất này từ hàng trăm năm trước. Trong rừng không thể phong phú côn trùng, trái cây và các loài cây vốn là thức ăn ưa thích của chim chóc và nhiều loài động vật khác nên chúng không thể sống được. Xét về tác dụng giữ đất, giữ nước thì "không thể tốt như rừng tự nhiên và phải mất vài chục, thậm chí đến cả trăm năm thì rừng trồng thay thế mới có thể mang lại tác dụng như rừng tự nhiên" (Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, ông Lê Minh Hưng).

Bọn xấu hơi nhiều

Nhiều ngày nay, tỉnh Bình Thuận liên tiếp đưa ra các thông tin bảo vệ dự án xây hồ thủy lợi Ka Pet. Sớm nhất, vào ngày 12/9/2023, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Phương Tuấn đã đề nghị chính phủ chỉ đạo các bộ và tỉnh Bình Thuận khẩn trương xây hồ Ka Pet.

Lý do vì đó là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội khóa 14 thông qua về chủ trương đầu tư.

Cũng nhiều ngày nay, có nhiều nhóm dân sự tự phát đã độc lập vào sâu trong rừng vùng dự án hồ Ka Pet để khảo sát chất lượng rừng (có nghèo kiệt, chỉ toàn trảng cỏ trống như báo Bình Thuận nói không ?) cũng như chụp hình rừng từ trên cao. Những bức ảnh cho thấy vùng lõi dự án đã bị phá, nhưng chung quanh vẫn là rừng rậm dày đặc.

Nhiều ý kiến tâm huyết muốn tỉnh Bình Thuận chứng minh tính hiệu quả của việc thêm một cái hồ nữa vào hệ thống hồ thủy lợi vốn không phát huy nhiều hiệu quả trong các năm qua. Và đã có những bức ảnh, tiếng nói rằng vùng lõi dự án này chính là vùng thánh địa của người Raglai và Chăm, còn những khu thánh tích nơi người Chăm và Raglai đến hành hương mỗi bảy năm một lần.

Trước quá nhiều lỗ hổng trong việc chuẩn bị luận cứ khoa học và những thông tin phản biện cụ thể, đa chiều của xã hội, lẽ ra nên tiếp thu và thuyết minh bằng lý lẽ, minh chứng chính xác cho sự cần thiết phải xây hồ thì ông Nguyễn Phương Tuấn kiên quyết lên án "bọn xấu" : "…báo chí đưa tin nhưng chưa thực sự sát sao về quá trình thực hiện dự án nên để kẻ xấu lợi dụng đưa tin không chính xác, không đúng sự thật. Ví dụ hình ảnh về cây cổ thụ được đăng tải không nằm trong phạm vi của dự án, bình luận về diện tích rừng, chất lượng rừng chưa đúng với hiện trạng, mang tính kích động, gây tâm lý bất an trong dư luận xã hội".
Xin nhường phần bình luận cho quý vị.

Phạm Văn An

Nguồn : RFA, 16/09/2023

Tham khảo :

https://baobinhthuan.com.vn/phia-sau-bai-bao-troi-oi-lien-quan-den-rung-ho-ka-pet-111926.html

https://monre.gov.vn/VanBan/Lists/VBDuThao/Attachments/1818/bao%20cao%20DTM%20Kapet%20Tham%20van.pdf

https://baobinhthuan.com.vn/tinh-binh-thuan-phai-khan-truong-trien-khai-du-an-ho-chua-nuoc-ka-pet-112063.html

https://www.facebook.com/photo?fbid=6279308202179566&set=pcb.6279426875501032

Published in Diễn đàn

Sáng 4 tháng 10 năm 2021, ông Phm Văn Dân - Giám đốc Ban Qun lý Khu Du lch Quc gia h Tuyn Lâm (Thành ph Đà Lt, tnh Lâm Đồng) xác nhn vi báo chí Nhà nước rng, UBND tnh Lâm Đồng va phê duyt chuyn đổi mc đích s dng rng sang mc đích khác để thc hiện d án đầu tư xây dng đưng Trúc Lâm Yên T qua Trung tâm đón tiếp Khu du lch quc gia h Tuyn Lâm.

pharung1

Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt. Photo : nhandan.com

Khu rng ông Dân nói đến là rng thông ba lá được trng vào năm 1985, tr lượng 658 cây. Ông Phm Văn Dân gii thích vi dư lun, khu vc này là rng trng, không phi rng t nhiên. Ban qun lý đã đóng mt khon tin vào ngân sách nhà nước để trng rng khác thay thế.

Theo Ban Qun lý Khu du lch quc gia h Tuyn Lâm, d án được thc hin nhm phc v phát trin khu du lch. Con đường khi hoàn thành s kết ni nhánh trái và nhánh phi thay vì phi đi qua b đập h Tuyn Lâm như trước đây.

Anh Nhơn, mt cư dân Đà Lt nêu ý kiến v vic này trên Facebook cá nhân ca anh :

"Tôi rt thường ra h Tuyn Lâm tp th dc bui sáng, dù đi t hướng nào như đường Triu Vit Vương hay đèo Prenn thì đường xá rt rng rãi để vào khu du lch này. Vy ti sao phi làm thêm mt con đường na khi mà phi phá b khu rng thông ba lá 36 năm tui được trng t năm 1985 ?

Không khó để phán đoán đằng sau vic "m đường" đó là nhng li ích bt động sn tính t trung tâm ra b h ! Vì mt con đường mi là không cn thiết".

Theo Tng cc Lâm nghip Vit Nam, t năm 2012 đến năm 2017 - ch hơn năm năm - din tích rng t nhiên b mt do chuyn mc đích s dng rng ti các d án được duyt chiếm 89% tng din tích rng gim ; còn li là do phá rng trái pháp lut làm mt 11%. Hin nay, t l cây xanh các đô th chưa đạt tiêu chun v độ che ph cũng như cân bng h sinh thái. H thng cây xanh mi hình thành và tp trung ti các đô th ln và trung bình, còn ti các đô th nh, cây xanh chiếm din tích không đáng k.

Trng rng và gia tăng độ che ph ca rng là mt trong các ch tiêu để đánh giá phát trin bn vng các quc gia trong b ch tiêu v tài nguyên và môi trường và ch tiêu phát trin bn vng. Vit Nam không là ngoi l.

pharung2

Bc nh chp ngày 4/11/2017 cho thy cnh dn dp cy gy đổ trên mt con ph Đà Lt sau khi cơn bão Damrey đổ b vào min Trung Vit Nam. AFP

Vi bin h ca ông Phm Văn Dân là khu rng b phá để làm đường Đà Lt là rng trng ch không phi rng t nhiên, chuyên gia Môi trường Đặng Hùng Võ phân tích vi RFA :

"Nói v góc độ pháp lut thì rng trng có th phá được. Nhưng tôi cho rng nhược đim ca pháp lut hin nay là khái nim rng trng và rng t nhiên trong pháp lut hin nay là chưa rõ, chưa mch lc. Đó là khiếm khuyết v pháp lut. Ng nghĩa rng trng ch là rng t con người trng mà ra, nhưng s thc mà nói thì rng t nhiên hay rng do con người trng nó còn mang nhiu nghĩa na mà đáng l phi được định nghĩa cht ch hơn.

Ví d có nhng khu rng rõ ràng do con người trng ra vài ba trăm năm, hin nay vn còn ch, thì chc chn ý nghĩa ca nó không khác gì rng t nhiên. Do đó, tôi cho rng trước hết phi bàn v khiếm khuyết ca quy định pháp lut bi nó chưa phù hp vi yêu cu ca cuc sng v mt bo v rng.

Đầu tiên là phi làm cho pháp lut cht ch hơn. Khi pháp lut cht ch ri thì vic thc thi mi d dàng, còn khi pháp lut mù m thì vic thc thi d b li dng. Tôi cho rng mc dù Vit Nam đã có Lut lâm nghip 2017 nhưng pháp lut v bo v rng vn chưa phù hp vi thc tế".

Đầu năm 2017, Ban chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết s 08-NQ/TW ca B Chính tr v phát triển du lịch tr thành ngành kinh tế mũi nhn do ông Tng Bí Thư Nguyn Phú Trng ký.

Ngh quyết định hướng phát trin du lch nhm chuyn đổi cơ cu kinh tế, đẩy nhanh quá trình hi nhp quc tế, qung bá hình nh đất nước, con người Vit Nam. Mc tiêu đặt ra là thu hút được 17/20 triu lượt khách du lch quc tế, 82 triu khách ni địa, đóng góp 10% GDP, tng thu t khách du lch đạt 35 t USD, giá tr xut khu thông qua du lch đạt 20 t USD, to 4 triu vic làm, trong đó có 1,6 triu vic làm trc tiếp.

Vi quyết tâm đẩy mnh phát trin du lch được th chế hoá bng mt s ngh quyết, nhiu khu du lch, khu ngh dưỡng mc lên khp nơi phá v cnh quan thiên nhiên. Mt s d án thm chí xâm hại nghiêm trọng đến môi sinh, môi trường, đe doạ sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhng d án mang danh "du lch ngh dưỡng" khiến nhng cánh rng thông Đà Lt b phá nát, núi đồi b x để nhường ch cho nhng bit th, khách sn cao cp ; nhng bãi bin hoang sơ b băm nát bi hàng lot khách sn ngh dưỡng Đà Nng, Nha Trang, Phú Quc. Thm chí đất rng phòng h ti huyn Tam Đảo, tnh Vĩnh Phúc cũng b phá để xây công viên nghĩa trang ; rng phòng h ven bin tnh Phú Yên b san bng để xây khu du lch

Phá rng, ngoài tàn phá v đẹp thiên nhiên còn gây ra biến đổi môi trường nh hưởng trc tiếp đến cuc sng người dân. Tuy thế, hành động này nhiu chc năm trước đây li được coi là "thành tích khai hoang".

Ông Trn Bang, k sư xây dng, thành viên nhóm bo v môi trường k vi RFA :

"Nói chung, tt c các công trình thy đin mà tôi tng làm thì đều có liên quan chuyn phá rng. Ngay xưa phá rng được cho là bt núi ngăn sông, là khai hoang bi bn cht rng nguyên sinh là rng hoang. Vì cuc sng con người, khai hoang được cho là thành tích. Đó là thi u trĩ. Thi mà c thy nhà máy mc lên, ng khói nghi ngút được coi là kinh tế phát trin sm ut.

Đến khong năm 2010 thì mi người mi thy rõ nh hưởng ca vic phá rng lên môi trường, cây xanh gim đi nh hưởng đến sc khe con người. Do đó, nói v quan đim bo v môi trường thì phá rng nào cũng không hp lý, k c rng trng hay rng t nhiên".

Tháng 4 năm 2021, Đề án trng mt t cây xanh giai đon 2021 - 2025 đã được Th tướng Chính ph phê duyt. Kế hoch đề ra đến hết năm 2025, c nước trng được mt t cây xanh, trong đó 690 triu cây trng phân tán các khu đô th và vùng nông thôn, 310 triu cây trng tp trung trong rng phòng h, rng đặc dng và trng mi rng sn xut.

Trong khi đó, rng thông ba lá 36 năm tui li b chính quyn Thành ph Đà Lt cho phá đi để làm đường cho khu du lch.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 04/10/2021

Published in Diễn đàn
jeudi, 19 octobre 2017 23:29

Rừng Việt Nam đang réo tên ai ?

Theo thông tin từ Văn phòng Ban ch đo Trung ương v Phòng chng Thiên tai, tính đến ngày 15/10, đt mưa lũ tun qua ti Min Trung và các tnh min núi phía bc đã khiến 68 người chết và 34 người mt tích, chưa k hàng chc người b thương tích nng khác. Những cái chết đu vô cùng thương tâm, còn thit hi v vt cht thì không sao đếm xu.

rung1

Hoàng Trung Hải (trái) và Nguyn Phú Trng.

Đâu là nguyên do ?

Trước thm ho kinh hoàng đó, ông Trn Quang Hi, Tng Cc trưởng Tng cc Phòng chng Thiên tai, đã phi chua chát thú nhận : "Phá rừng là mt trong nhng nguyên nhân chính gây ra lũ quét, st l. Chúng ta đang phi tr giá và s còn tiếp tc do nhiu đi, nhiu rng đã b ‘co trc’".

Trong một bài viết trên báo Tui Tr ngày 14/10, Giáo sư Vũ Trng Hng, nguyên Th trưởng B Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhận đnh : "Từ câu chuyện mt rng đu ngun, có lý do chính là chúng ta đã dành din tích rng rt ln cho phát trin thy đin… Cn xem li các quy trình vn hành h cha, đc bit là các h cha ca thy đin. Nếu ch thng kê qua s liu, vi s lượng h cha hin có, các nước s nghĩ chúng ta yên n v phòng lũ, ct lũ. H cha không phi là cái ao, phi có nhim v điu tiết nước theo đúng mc tiêu mùa lũ tr nước, mùa khô x nước. Nhưng vi các h cha thy đin thì không làm được hết như vy, vn còn ch đng tích nước t đu mùa lũ thay vì phi x nước đu mùa. Thm chí vi nhng thy đin va và nh, hơn 1.000 thy đin, đa s là không có dung tích phòng lũ".

Và tại hi ngh trc tuyến ca Chính ph bàn v vic "tăng cường qun lý, bo v rng và các gii pháp thc hin trong thi gian ti" ngày 14/10 va qua, Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã thừa nhn : "Những công trình thy đin nh nhưng phá rng rất ln".

Ai là thủ phm ?

Như vy, có th nói, tác nhân chính ca thm ho mưa lũ lch s va qua là công tác qun lý, bo v rng và công tác quy hoch, qun lý thủy đin.

Vậy ai là người chu trách nhim cao nht v công tác qun lý, bo v rng và quy hoạch, qun lý thủy đin nhng năm qua ?

Xin thưa, câu tr li là ngài cu Phó Th tướng, đương kim Bí thư Thành ủy Hà Ni Hoàng Trung Hi !

Ngoài trọng trách Phó Th tướng ph trách kinh tế do Th tướng Nguyn Tn Dũng đ c và được Quc hi ca Ch tch Quc hi Nguyn Phú Trng phê chun t ngày 2/8/2007, Hoàng Trung Hi còn được "đng chí X" tin tưởng giao phó trọng trách Trưởng ban Ch đo Nhà nước v Kế hoch bo v và phát trin rng.

Nghĩa là, tất c các d án liên quan đến đt rng, t vic chuyn đi đt rng, giao đt rng cho các d án thủy đin, cho đến vigiao hàng trăm ngàn ha rừng đầu ngun, biên gii cho các công ty Trung Quc… t năm 2007 đến 2016 đu phnhận được s chun thun của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hi, nhân vt quan trng và quyn uy th hai trong chính ph Nguyn Tn Dũng.

Ngoài ra, nếu s liu báo cáo ca các tnh thành cũng như ca B Nông nghip và Phát trin Nông thôn v công tác trồng rng hàng năm là chính xác thì đến nay t l che ph rng ca Vit Nam đã vượt mc 100%, tc là không mt m2 nào trên di đt hình ch S này chưa được rng che ph. Tuy nhiên, thc tế thì như nhng gì mà chúng ta đã thy. Và dĩ nhiên, "thành tích" này trước hết phi được "ghi nhn" cho ngài (cu) Phó Th tướng ph trách kinh tế ngành (trong đó có ngành Lâm nghip) kiêm Trưởng ban Ch đo Nhà nước v Kế hoch bo v và phát trin rng Hoàng Trung Hi.

Đặc bit, t năm 1998, Hoàng Trung Hi đã là Tổng Giám đc EVN. Ông ta càng có điu kin khuynh loát ngành đin lc Vit Nam sau khi ngi lên chiếc ghế B trưởng Công nghip (2003-2007) và Phó Th tướng ph trách kinh tế (2007-2016).

Ngày 24/10/2007, Thủ tướng Nguyn Tn Dũng ký quyết đnh số 1436/QĐ-TTg v vic thành lp Ban Ch đo Nhà nước v Quy hoch Đin VI, đng thi b nhim Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hi làm Trưởng ban. Ngày 26/12/2011, Th tướng Nguyn Tn Dũng li ký quyết đnh số 2449/QĐ-TTg v vic thành lp Ban Ch đạo Nhà nước v Quy hoch Phát trin Đin lc Quc gia, dĩ nhiên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hi li là Trưởng ban.

Trả li báo chí bên hành lang Quc hi ngày 9/11/2009, ngài Phó Thủ tướng đã hùng hn khng đnh : "Không thủy đin nào không có trong quy hoch". Nghĩa là, không một công trình thủy đin nào nm ngoài quyn quyết đnh ca ngài Phó Thủ tướng, bi không ai khác mà chính ông ta mi là người nm quyn đnh đot cái gi là "quy hoch thủy đin" đó.

Một d án thủy đin không nm trong "quy hoch" mà mun được trin khai ư ? Chuyn nh, ch cn ngài Phó Thủ tướng phù phép bng cách đưa nó vào "quy hoch thủy đin" ca ông ta là xong. Xin đơn c, tháng 8/2010, Hoàng Trung Hđồng ý bổ sung d án thy đin Sông Tranh 3, công sut khong 62 MW vào danh mc các d án ngun đin ti Quy hoch đin VI ; hay tháng 6/2015, ông ta đồng ý bổ sung dự án nhà máy thủy đin Ialy m rng vào Quy hoch đin VII, v.v và v.v.

Trước s phn đi đc bit gay gt ca công lun, tháng 9/2013, ngài Phó Thủ tướng buộc phi đưa hai d án thy đin Đng Nai 6 và Đng Nai 6A ra khi "quy hoch". Báo Người Lao Đng ngay lp tc đăng bài "Xin cảm ơn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hi !". Bài viết m đu bng câu : "Sao mà vui sướng đến mun rơi nước mt !". Chng đó đ cho thy quyn lc ca "ông vua không ngai" Hoàng Trung Hi ln đến nhường nào.

Và một Hà Ni đang "bê-tông hoá"

Không chỉ nhng thm cây xanh nhng cánh rng xa xôi, ho lánh, hiếm khi thy bóng người, mà ngay c nhng hàng c th rp bóng mát ngay gia mt Hà Ni đông đúc nhn nhp mi khi nghe đến cái tên Hoàng Trung Hi cũng phrun rẩy, khiếp đm.

Với tư cách Phó Th tướng ph trách kinh tế, Trưởng ban Ch đo Quy hoch và đu tư xây dng Vùng Th đô Hà Ni, Hoàng Trung Hi là nhân vật có tiếng nói quyết đnh v quy hoch th đô từ năm 2007 đến năm 2016, vi s thích đc bit là trit h cây xanh và "bê-tông hoá" Hà Ni. T sau Đi hi XII, được Tng Bí thư Nguyn Phú Trọng đc bit tin tưởng giao phó trng trách thng lĩnh b máy dân s và quân s ca Th đô, ngài Bí thư Thành ủy li càng tho sc phát huy s trường ca mình.

Lý lẽ ca ngài ư, rt đơn gin : "Cht cây ai cũng tiếc, nhưng chng l không làm gì" (!!!).

Theo Giáo sư Vũ Trọng Hng, vi din tích rng đu ngun b phá, dù có đu tư tin đ tái sinh thì cũng phi 50 năm mi phc hi, mi ngăn được dòng chy. Nghĩa là nếu ngay t bây gi 90 triu dân Vit Nam bt tay vào vic x lý nhng "di sn" do "con ngựa thành Troy" Hoàng Trung Hi để li thì cũng phi mt ít nht na thế k na chúng ta mi hoàn toàn khc phc được hu qu.

Không chỉ rng Vit Nam, mà hàng nghìn linh hn oan nghiệt đang réo gi tên ngài, thưa ngài Bí thư Thành ủy Hà Ni !

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 19/10/2017

Published in Diễn đàn