Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bang giao của Việt Nam với Mỹ và phương Tây sẽ ra sao ?

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11) và Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự quốc tế 2023 (Army 2023) từ ngày 13 đến 17-8 tại Moscow, thủ đô nước Nga.

vietnga1

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang dự lễ khai mạc MCIS-11 tại Nga ngày 15/8/2023 - Nhân Dân

Bình luận về tác động, hệ quả có thể có trong quan hệ giữa Nga-Việt Nam sau chuyến thăm Nga của Đại tướng Phan Văn Giang cũng như bang giao giữa Việt Nam với phương Tây, từ Singapore, nhà nghiên cứu chính trị và an ninh quốc tế, Tiến sĩ Bích Trần chia sẻ quan sát trên quan điểm riêng của mình với Đài Á Châu Tự Do trong ngày 17/8 :

"Trong khi Mỹ và các nước đồng minh đang tìm kiếm mối quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam, quan hệ của Việt Nam đối với Nga và thái độ của chính phủ Việt Nam đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, tôi nghĩ rằng sẽ đặt ra những trở ngại cho quan hệ giữa Việt Nam với phương Tây. Có một ví dụ là tháng trước, có tin đưa nói rằng Tổng thống Biden nói Việt Nam muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ ngang tầm với Trung Quốc và Nga, ám chỉ mức ‘đối tác chiến lược toàn diện’. Nhưng với chuyến thăm của Bộ trưởng Phan Văn Giang tới Moscow, tôi thấy khả năng đó là không cao".

Trong chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam (được truyền thông Nhà nước loan), ông Giang đã tham dự các sự kiện song phương, đa phương tại Moscow. Nhìn nhận các sự kiện trên, Tiến sĩ Bích Trần, thành viên nghiên cứu không thường trú của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), từng làm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và hiện đang làm nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, nói tiếp với RFA Tiếng Việt :

"Phần lớn vũ khí và trang thiết bị quân sự của Việt Nam đến từ Liên Xô và sau này là Nga, bởi vậy theo tôi, Việt Nam cần phải duy trì quan hệ quốc phòng tốt đẹp đối với Nga để có thể đảm bảo cho nguồn cung phụ tùng và sửa chữa sau này. Trong bối cảnh mà phương Tây hiện đang lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, tôi nghĩ rằng Hà Nội muốn khẳng định chính sách đối ngoại độc lập của mình bằng cách duy trì mối quan hệ truyền thống với Moscow mà không đi theo phương Tây…"

‘Chiếc kiềng nhiều chân, nhưng tốt đẹp’

Với chuỗi sự kiện diễn ra vào trung tuần tháng Tám/2023, có khả năng sẽ ảnh hưởng tới an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Biển Đông và khu vực Đông Nam Á hay không ? Nhà nghiên cứu từ Singapore nói :

"Về phía Nga tôi cho rằng Moscow muốn thể hiện rằng mình không hề yếu đi qua việc tổ chức hai sự kiện là MCIS-11 và Army 2023, thế thì việc nhiều nước, trong đó có Việt Nam tham dự cho thấy rằng Nga vẫn có quan hệ tốt đẹp với những nước đó và không bị cô lập như phương Tây mong muốn. Còn về phía Việt Nam, tôi cho rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Phan Văn Giang đến Nga cho thấy đường lối, quan tâm của Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ quốc tế không chỉ có Trung Quốc và Mỹ, mà còn có Nga và các nước khác, mà giống như Giáo sư Alexander Vuving đã từng nói rằng cấu trúc đối ngoại của Việt Nam giống như chiếc kiềng nhiều chân".

Tiến sĩ Bích Trần cho rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Việt Nam tới Nga và tham dự các sự kiện tại Moscow chỉ có tính ‘biểu tượng’ là chính, trong khi bài phát biểu của ông tại Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow (MCIS-11) không hẳn ‘có gì mới’ về mặt thông điệp đưa ra. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu và câu hỏi còn cần chờ thời gian để biết thêm chẳng hạn trong việc Việt Nam có mua thêm vũ khí mới từ Nga hay không. Tiến sĩ Bích Trần nói tiếp :

"Tôi nghĩ khả năng Việt Nam mua thêm những vũ khí mới từ Nga là rất thấp, nhưng những phụ tùng thì rất cần thiết".

Tiến sĩ Bích Trần cũng cho rằng Việt Nam có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước và hưởng lợi từ những mối quan hệ đó. Thế nhưng các cường quốc mà đấu tranh và căng thẳng, thì Việt Nam sẽ rất khó trong việc duy trì quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên. Tốt đẹp với nước này, thì sẽ mất lòng với nước kia, bởi vậy, tiến sĩ Trần nhận định : "Khi Bộ trưởng Giang kêu gọi hợp tác giữa tất cả các nước để giải quyết những vấn đề chung, thì tôi thấy đó là một điểm cần lưu ý".

‘Sang Moscow, nhưng muốn nói chuyện với Bắc Kinh’

Cũng theo truyền thông quốc tế và Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam trong dịp này cũng đã có tiếp xúc bên lề các sự kiện ở Moscow, và đã ngỏ lời mời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lý Thượng Phúc, đến thăm chính thức Việt Nam, bình luận với RFA về ý nghĩa và mục đích chính hai bên Việt Nam và Trung Quốc nhắm tới có thể là gì, nếu sẽ có một chuyến thăm như vậy, Tiến sĩ Bích Trần nói :

vietnga2

Bộ trưởng Phan Văn Giang gặp Thượng tướng, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc bên lề hội nghị. Ảnh Duy Trinh /PV/TTXVN tại Nga

"Việt Nam có mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, tức là mức độ cao nhất, trong đó hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột chính, và hai bên đã thống nhất từ trước là họ sẽ thường xuyên thăm trao đổi, cho nên tôi nghĩ rằng chuyến thăm sắp tới đó nếu xảy ra thì nó không phải là một điều gì đặc biệt. Hai bên có thể ký kết một số thỏa thuận mới, nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng, nhưng tôi thấy khó có điều gì đó mà đột phá. Bởi vì vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vẫn là điểm mấu chốt khiến cho hai bên không tin tưởng nhau".

"Tôi chỉ có một quan sát nhỏ là tháng sáu 2023 vừa rồi, Bộ trưởng Phan Văn Giang không tham dự Đối Thoại Shangri-La ở Singapore, vậy nên tôi nghĩ việc tham dự Hội nghị An ninh quốc tế Moscow (MCIS-11) còn tạo ra cơ hội cho ông gặp riêng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc". – Tiến sĩ Bích Trần bình luận thêm với Đài Á Châu Tự Do từ Singapore trên quan điểm riêng.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 17/08/2023

Published in Diễn đàn

"Việt Nam muốn khẳng định chính sách đối ngoại độc lập và tự chủ" khi tiếp ngoại trưởng Nga

Trên đường sang Bali, Indonesia dự Hội nghị của nhóm quốc gia có nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã ghé thăm Việt Nam. Đây là chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của ông Lavrov kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Ngày 06/07/2022, bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với đồng nhiệm Nga tại Hà Nội.

            vietnga1

            Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tiếp ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 06/07/2022.  via Reuters – Russian Foreign Ministry

Động thái này của Moskva có được cho là nhạy cảm và có khả năng gây xích mích đối với các đối tác của Việt Nam, đặc biệt là các nước lên tiếng phản đối hoặc tham gia lệnh trừng phạt Nga vì cuộc chiến Ukraine như cách nhìn nhận của các nhà phân tích và truyền thông phương Tây ? Sau đây, xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của RFI tiếng Việt với Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải từ Đại học Queensland, Úc Châu. 

***

RFI : RFI tiếng Việt cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn. Thưa ông, chuyến thăm Hà Nội đầu tháng 7 vừa qua của bộ trưởng ngoại giao Nga Sergey Lavrov có ý nghĩa như thế nào ?

Nguyễn Hồng Hải : Vâng, tôi xin không đề cập lại bối cảnh chuyến thăm nữa vì báo chí đều đã đưa tin và ai cũng hiểu Nga đang trong hoàn cảnh thế nào. Về ý nghĩa chuyến thăm, ngoài lý do chuyến thăm diễn ra đúng thời điểm hai nước đánh dấu kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tôi cho là cần nhìn nhận từ cả phía Nga và Việt Nam.

Về phía Nga, tôi cho rằng chuyến thăm ít nhất có 3 mục đích. Thứ nhất, sau những gì Việt Nam thể hiện lập trường đối với vấn đề Nga xâm lược Ukraine, Nga thấy rằng, họ không có đối tác nào "tin cậy" và "thủy chung" hơn là Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Vì thế, đây là dịp cảm ơn. Thứ hai, ông Lavrov thúc đẩy triển khai những thỏa thuận mà hai nước đã đạt được trong chuyến thăm Nga cuối năm 2021 của chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh Nga đang gặp khó khăn về kinh tế do các lệnh trừng phạt. Cuối cùng, Việt Nam là mắt xích quan trọng để Nga phá thế bao vây và cấm vận. Vì thế, ông Lavrov đến để củng cố vị trí quan trọng này của Việt Nam đối với Nga. 

Về phía Việt Nam, nếu hỏi Hà Nội có cảm nhận sự nhạy cảm về chuyến thăm này không, tôi cho rằng có, vì chắc chắn sẽ bị "soi". Tuy nhiên, Hà Nội cũng muốn qua đây khẳng định chính sách đối ngoại "độc lập và tự chủ" một cách tự tin của mình. Tôi nghĩ, đây là thông điệp có ý nghĩa lớn nhất mà Việt Nam muốn phát ra bên ngoài. Việt Nam đang chứng minh không theo phe trong trường hợp này. Cụ thể, Hà Nội không đứng về phe trừng phạt và cấm vận Nga, và cũng không đứng về phe Nga để thừa nhận việc Nga xâm lược Ukraine là hợp pháp. Việt Nam đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

RFI : Vậy, xin ông cho biết trong cuộc hội đàm chính thức diễn ra ngày vào 06/07/2022 vừa qua, những vấn đề quan trọng nào được thảo luận ?

Nguyễn Hồng Hải : Báo chí Việt Nam đã đưa tin khá ngắn gọn về nội dung hội đàm giữa bộ trưởng ngoại giao hai nước, đó là "hai bộ trưởng ngoại giao đã rà soát việc triển khai các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước thời gian qua và trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Cùng nhau điểm lại tình hình hợp tác giữa hai bộ Ngoại giao, hai bộ trưởng đã thống nhất kế hoạch triển khai trong giai đoạn tới".

Tôi nghĩ, đưa tin chính thức chỉ vậy, nhưng chắc chắn các vấn đề trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, bao gồm quốc phòng và an ninh, kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục sẽ được bàn thảo. Thủ tướng Phạm Minh Chính còn đề nghị hai nước tổ chức kỳ họp thứ 24 Ủy ban Liên chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ trong năm nay tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ hai bên đã có những kế hoạch xúc tiến thúc đẩy hợp tác và quyết tâm không để cuộc chiến Ukraine ảnh hưởng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của hai nước. 

RFI : Nga là đối tác chiến lược toàn diện và công nghiệp quốc phòng chi phối Việt Nam. Trong khi, dù là đối tác an ninh cấp cao nhất nhưng Trung Quốc lại là mối đe dọa chính trị hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, vào đầu năm 2022, Trung Quốc và Nga công bố mối quan hệ "không giới hạn" trong bối cảnh nhiều nước lên án hoặc tham gia lệnh trừng phạt khi Moskva tấn công Ukraine. Liệu chủ đề quan hệ Nga-Trung này có được thảo luận trong cuộc hội đàm ngoại giao Việt-Nga vừa qua tại Hà Nội ?

Nguyễn Hồng Hải : Tôi không nghĩ vấn đề này được đưa ra thảo luận giữa Việt Nam và Nga. Đây là vấn đề nhạy cảm. Tôi cho rằng, bản chất quan hệ Nga và Trung Quốc là vụ lợi. Cả hai đều là nước lớn, đều có tham vọng tạo các cực riêng trong quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh Mỹ và các nước phương Tây đang ngày càng xác định và xem Nga, Trung Quốc là các đối thủ thách thức trật tự quốc tế đã được xác lập, họ xích lại gần nhau là điều dễ hiểu. 

Vì thế, việc Nga và Trung Quốc nói quan hệ hợp tác song phương là "không giới hạn" chủ yếu nhằm vào Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng "không giới hạn" không có nghĩa là họ đã hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Chẳng hạn, việc Nga bắt một nhà khoa học hồi đầu tháng Bẩy này vì hợp tác với lực lượng an ninh mật của Trung Quốc là một bằng chứng cho thấy Nga vẫn luôn cảnh giác tham vọng của Trung Quốc. Nga cũng hiểu rằng, duy trì và củng cố quan hệ chiến lược với Việt Nam sẽ đảm bảo vị thế của Nga trong khu vực. Và, tất nhiên Nga cũng không muốn thấy mọi thứ đều nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

RFI : Việt Nam và Nga có khả năng sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung như nguồn tin đã công bố vào tháng 04/2022 vừa qua. Trong một phân tích trên The Diplomat, ông nhận định, cùng một thông điệp truyền đi, Hà Nội thận trọng khi đề cập trong khi Moskva tuyên bố "rầm rộ". Thực hư diễn biến của kế hoạch này như thế nào, thưa ông ?

Nguyễn Hồng Hải : Vâng, như tôi đã phân tích và chỉ ra tính lô-gic của thông tin được cả phía Nga và Việt Nam đưa ra. Tôi cho rằng không có cuộc tập trận song phương nào cả theo đúng nghĩa của nó. Đó chỉ là cuộc thi giao lưu quân sự quốc tế mà Nga vẫn tổ chức và mời nhiều nước tham gia. Việt Nam đã tham gia cuộc thi này từ nhiều năm nay. Năm 2021, Việt Nam còn là nước đồng tổ chức với một số hoạt động diễn ra ở Việt Nam.

Cái gọi là tập trận Việt - Nga, nếu có, chỉ là nhân kết hợp tham gia cuộc thi, hai bên sẽ giao lưu học hỏi và đó được xem như là hoạt động bên lề cuộc thi này. Với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Mỹ và các nước phương Tây vẫn tiếp tục gây sức ép lên Nga, câu hỏi liệu cuộc thi quân sự quốc tế năm nay có diễn ra hay không vẫn phải để thời gian trả lời. Tôi nghĩ là không dễ.

RFI : Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, việc ông Lavrov hội đàm tại Hà Nội có thể gây "xích mích" các đối tác phương Tây của Việt Nam trong khi nhận định ngược lại cho rằng, họ cũng có thể "nhắm mắt làm ngơ" ?

Nguyễn Hồng Hải : Như tôi nói ở trên, Việt Nam cảm nhận được sự nhạy cảm trong việc đón tiếp ngoại trưởng Nga ở thời điểm này. Có thể nhận thấy điều này qua ngôn từ phát biểu khá thận trọng từ phía Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng đang muốn chứng minh chính sách đối ngoại "độc lập, tự chủ" của mình. Vì thế, Việt Nam tự tin đón ngoại trưởng Nga lần này, và trước đó đã đón ngoại trưởng Canada và Úc, không kể các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang Mỹ và Châu Âu.

Nếu nói các nước "nhắm mắt làm ngơ" với Hà Nội thì cũng hơi quá coi nhẹ vị thế của Việt Nam. Tôi cho rằng và nói đúng hơn là các nước họ cũng dần và ngày càng hiểu chính sách đối ngoại của Việt Nam là gì. Đó là trước hết và trên hết vì lợi ích của chính Việt Nam. Khuyến khích một Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, phát triển hùng cường, thịnh vượng, có lẽ sẽ có lợi cho hòa bình trong khu vực, và là thắng lợi của Mỹ và các nước phương Tây.

RFI : Một sốnhà phân tích cho rằng việc Hà Nội trải thảm đỏ tiếp đón bộ trưởng ngoại giao Nga có thể làm suy yếu mối quan hệ Việt - Mỹ đang trên đà phát triển trong mục tiêu chung kiềm chế Trung Quốc. Đặc biệt, việc Việt Nam mua phần lớn vũ khí từ Nga, Washington có thể sử dụng Đạo luật trừng phạt đối thủ của Mỹ (CAATSA, 2017) đối với Hà Nội. Vậy, tại sao cho đến nay, Mỹ không áp dụng Đạo luật này như một lá bài chiến lược để thuyết phục Hà Nội giảm lệ thuộc vào Nga ?

Nguyễn Hồng Hải : Mỹ đã từng khuyên Việt Nam xem xét giảm bớt sự lệ thuộc vào vũ khí của Nga. Tôi nghĩ, Hà Nội hẳn cũng đã nghĩ đến việc này, đặc biệt kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Theo dõi tin tức có thể thấy, giá trị mua vũ khí Nga của Việt Nam gần đây đã giảm. Việt Nam không phải là nước duy nhất cho đến nay Mỹ chưa áp dụng CAATSA mà còn có Ấn Độ.

Sở dĩ Mỹ chưa áp dụng CAATSA với Việt Nam vì những lý do. Thứ nhất, Mỹ muốn duy trì và phát triển quan hệ chiến lược hơn nữa với Việt Nam. Thứ hai, Mỹ không muốn làm căng với Việt Nam về việc này dẫn đến ảnh hưởng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình. Thứ ba, Mỹ cũng hiểu rằng việc Việt Nam sắm vũ khí và tăng cường tiềm lực quốc phòng là vì mục đích gì và vì đối tượng nào. 

Ngoài ra, việc ban hành Đạo luật là một chuyện, nhưng khi thực hiện Mỹ lại linh hoạt vì lợi ích chiến lược của Mỹ. Mỹ chưa thấy lợi ích gì của việc áp dụng trừng phạt Việt Nam trong trường hợp này, mà ngược lại chỉ làm Việt Nam rời xa và thiếu sự tin cậy vào Mỹ. Trong khi, cả hai nước đã phải mất một thời gian dài để xây dựng và vẫn đang tiếp tục củng cố lòng tin để hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Lệnh trừng phạt sẽ chỉ làm cho những tiếng nói ở Việt Nam chưa thuận cho việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hai bên thêm nghi ngờ về sự chân thành của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam.

RFI : RFI tiếng Việt cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, Đại học Queensland, Úc Châu.

Hoàng Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 14/07/2022

Published in Diễn đàn
mercredi, 01 décembre 2021 22:36

Việt-Nga đầu đông Moscow

Liên Xô tan rã, Liên bang Nga, nước Cng hòa ln mnh nht trong Liên bang Xô Viết kế tha Liên Xô. Quan h Vit-Nga là tiếp tc ca quan h Vit-Xô, thiết lp vào ngày 30/1/1950. Đó là mi quan h hu ngh và hp tác truyn thng, phát trin toàn din. Sau nhng biến c lch s Liên Xô, Liên bang Nga, quan h gia hai nước có lúc gn như đình tr, t 1994 quan h tng bước được phc hi. Vi vic thiết lp quan h đi tác chiến lược trong chuyến thăm ln đu tiên ca Tng thng Putin đến Vit Nam đu năm 2001, quan h gia hai nước bt đu mt giai đon phát trin mi.

vietnga1

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow hôm 30/11/2021 - AP

Vit Nam, vi v trí bn l Đông Nam Á và nm trên tuyến đường bin ni lin hi cng ca Vit Nam và Nga, có quan h t hàng thp niên vi Moscow.

T lâu Vit Nam đã là đi tác gn gũi nht ca Nga Châu Á, nht là trong các giai đon mà c hai nước phi tìm cách cân bng nh hưởng ca Trung Quc.

Vit Nam là mt trong s ít đi tác chiến lược toàn din ca Nga khu vc Á-Âu. Vic phát trin quan h Nga-Vit đóng vai trò như thế nào trong chiến lược xoay trc v phía Đông ca Liên bang Nga hin nay ?

Quan h đi tác chiến lược toàn din Nga-Vit được thiết lp vào năm 2012. Dù vy, vn có nhng hoài nghi v bn cht thc s ca mi quan h này. Theo nhn đnh ca Giáo sư Evgeny Kanaev, nếu ch đánh giá da trên tên gi, quan h đi tác chiến lược toàn din gia Moscow và Hà Ni là mt th to ln c v tm nhìn ln hành đng, song ni dung hp tác và kết qu đt được trên thc tế ca hai bên rt khiêm tn.

Quan h Nga - Vit là quan h truyn thng, được hai nước đc bit quan tâm. Liên bang Nga vn coi Vit Nam là đi tác chiến lược Đông Nam Á. Nước Nga đang thc hin chc năng gn kết Âu - Á ca mình vi tư cách là không gian cu ni và liên kết toàn din gia Châu Âu và Châu Á. Điu này được th hin rõ trong chính sách đi ngoi ca Liên bang Nga là coi trng Châu Á, trong đó có Vit Nam.

T năm 2000, nước Nga dưới s lãnh do ca Tng thng V. Putin đã dn dn đi vào n đnh, phc hi và phát trin. Tng thng V. Putin đã tiến hành mt lot các bin pháp n đnh tình hình, cng c quyn lc ca Trung ương, cái cách h thng chính tr, cng c các chế đnh nhà nướcKinh tế Nga đã dn thoát ra khi khng hong và tăng trưởng khá.

Sau mt thi gian lng xung trong giai đon sau khi Liên Xô sp đ, quan h Nga - Vit được hâm nóng vi chuyến thăm đu tiên ca Tng thng Nga Vladimir Putin ti Vit Nam hi năm 2001.

Mt nhà nghiên cu cho rng, i tác bao hàm hai hay nhiu bên hành đng cùng nhau đ nâng cao hp tác bng vic thc hin mc tiêu chung, xây dng nhng kênh, cơ chế gii quyết bt đng tranh chp, bin pháp thúc đy quan h và phương pháp đánh giá tiến b cũng như chia s thành tu hp tác". Đi tác chiến lược ch mi quan h hp tác có tm quan trng ln tác đng đến an ninh và phát trin ca quc gia, mang tính toàn din, nhưng không nht thiết tp trung trong lĩnh vc quân s ; có tính hướng vào mc tiêu c th, đng thi th hin mong mun ca các bên v xây dng quan h n đnh, lâu dài. Đi tác chiến lược thường có yếu t nước ln. Khái nim này ch yếu ph biến sau chiến tranh lnh. Vic thiết lp đi tác chiến lược tu thuc vào tính toán, thỏa thu n các bên, có th được thiết lp không ch gia các nước có cùng ý thc h, mà c nhng nước khác bit ý thc h.

Tính ti hết năm 2020, Vit Nam có : ba Đi tác Chiến lược toàn din ; 17 Đi tác chiến lược (bao gm c ba Đi tác chiến lược toàn din) và 13 Đi tác toàn din.

Hp tác kinh tế Vit - Nga có bước phát trin đáng k. Kim ngch thương mi song phương t mc xp x na t USD năm 2001 đã tăng lên 5,14 t USD năm 2020. Kim ngch xut khu ca Vit Nam sang Liên bang Nga đt 3,73 t USD, tăng 7,4% ; kim ngch nhp khu ca Vit Nam t Liên bang Nga đt 1,4 t USD, tăng 34,8% so vi cùng k năm 2019. Vit Nam cũng đã tr thành quc gia đu tiên ký kết Hip đnh thương mi t do vi Liên minh Kinh tế Á - Âu, mà Nga là thành viên ch cht, th hin tính cht ưu tiên đc bit trong hp tác gia hai nước. Hp tác đu tư cũng tiếp tc được m rng, vi nhiu d án quy mô, hin đi được trin khai ti c hai nước.

Du khí tiếp tc là mt trong nhng tr ct chính ca quan h Đi tác chiến lược toàn din Vit - Nga. Bên cnh Liên doanh du khí Vietsovpetro, nhiu tp đoàn du khí hàng đu ca Nga như Gazprom, Rosneft và Zarubezhneft không ngng m rng, tham gia vào nhiu d án thăm dò và khai thác du khí mi ti thm lc đa Vit Nam, bao gm ti nhiu khu vc xa b, mang li li ích chung cho c hai nước. Ti Nga, Liên doanh Du khí Rusvietpetro đã bt đu khai thác du khí ti Khu t tr Nenets t năm 2010, đt hiu qu kinh tế cao.

Trong lĩnh vc an ninh, hai bên thường xuyên trao đi đoàn, t cp b trưởng, th trưởng và tng cc. Hai bên cũng ký nhiu văn bn hp tác hp tác phòng chng ma tuy, phòng chng ti phm, trao đi thông tin, nht là thông tin v khng b và cuc chiến chng khng b, v đào to

Tuy nhiên, không th ph nhn tm quan trng trong hp tác chính tr quc phòng gia Nga và Vit Nam. Trước bi cnh thế gii hu chiến tranh lnh có nhiu biến đng, Moscow luôn là ưu tiên chính tr hàng đu ca Hà Ni. Chính sách đi ngoi t thi k Đi mi ca Vit Nam không cho phép theo đui liên minh quân s mà phát trin quan h đa phương, đc bit xác đnh cho mình ba đi tác chiến lược toàn din là Trung Quc (2008), Nga (2012) và n Đ (2016). Dù không phi là bn hàng kinh tế ln, nhưng Moscow li là bên cung cp vũ khí ch yếu cho Hà Ni. Gia lúc căng thng bin Đông chưa có hi kết, vic hp tác an ninh quc phòng cht ch vi Nga có ý nghĩa sng còn đi vi Vit Nam trong vic duy trì các li ích ct lõi.

vietnga2

Toàn cnh m Lan Tây do công ty Rosneft Vietnam (liên doanh gia Nga và Vit Nam) khai thác ngoài khơi Vũng Tàu hôm 29/4/2018. Reuters

Trước đây, Vit Nam và Liên Xô vn là đng minh chiến lược ca nhau. Hu hết trang thiết b quân s ca Vit Nam do Liên Xô trang b, và đông đo đi ngũ chuyên gia k thut quân s đu do Liên Xô đào to, cho nên Nga là đi tác quan trng bc nht ca Vit Nam v k thut quân s. Vit Nam tiếp tc mua trang thiết b quân s ca Nga. Đng thi hai bên cũng hp tác xây dng các trm sa cha, bo dưỡng trang thiết b ti Vit Nam. Ngoài ra, hai bên cũng duy trì vic trao đi ý kiến gia lãnh đo hi B quc phòng và quan chc cp cao v vn đ quc phòng. Quan đim hai bên khá gn nhau v các vn đ quc tế và khu vc v các vn đ quc phòng.

Trang tin Stratfor đánh giá ngoài mc tiêu lp th trường đ xut khu năng lượng ca Nga, tăng cường quan h vi Hà Ni cũng giúp cho Moscow cân bng li nh hưởng ca Trung Quc ti phía nam ca Nga.

Nga đã bán cho Vit Nam sáu tàu ngm hng kilo hi năm 2009 và các vũ khí sát thương hin đi cho qui mô ca mt cuc chiến cc b nếu có trong tương lai. Nga cũng có th bt đu sn xut thiết b quân s Vit Nam.

Quan h quc phòng Nga-Vit s giúp Hà Ni tăng kh năng chng li nh hưởng ca Trung Quc và bo v các tuyến hàng hi quan trng.

Stratfor nhn đnh bt đng gia Vit Nam và Trung Quc trên Bin Đông là cơ hi cho Moscow vì h có th dùng quan h vi Vit Nam đ đàm phán nhm làm chm bước tiến ca Trung Quc vào vùng giáp ranh vi Nga Trung Á.

Quan h Vit-Nga vn còn không ít vn đ. Quan h kinh tế chưa xng vi tim năng, sc mnh cũng như truyn thng quan h hu ngh, hp tác. Đu tư ca Nga sang Vit Nam còn khiêm tn, nhiu d án b gii th.

Tóm li, mc dù hai nước đã thiết lp quan h đi tác chiến lược, song s phát trin quan h Vit-Nga chưa tương xng vi tinh thn i tác chiến lược".

Nguyên nhân thì có nhiu, có nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân ch quan.

Th nht, là do nhn thc. Mc dù là đi tác chiến lược, song c hai bên chưa thc s coi nhau là ưu tiên trong chiến lược đi ngoi ca mình, vn ch dành cho nhau ưu tiên thp.

Th hai, hai nước chưa có tm nhìn dài hn, chưa có mt chiến lược phát trin quan h cho mt giai đon dài hơi ; chưa có chương trình, kế hoch c th phát trin quan h.

Th ba, cơ chế hp tác đã có bước chuyn nht đnh sang nguyên tc kinh tế th trường, song chưa hoàn chính, còn nhiu bt cp, chưa phát huy tác dng.

Th tư, thi gian dài Vit Nam cũng chưa thc s coi trng th trường Nga vì s ri ro, lut pháp chưa rõ ràng, môi trường kinh doanh chưa thun, tình trng mafia, kinh tế ngmMt khác, hàng hóa ca Vit Nam cht lượng chưa cao chưa có thương hiu, chưa phong phú và b cnh tranh bi hàng Trung Quc và các nước khác

Th năm, Nga cũng chưa coi trng thích đáng hp tác vi Vit Nam, chm chuyn đi cơ chế, lãi xut cho vay tín dng cao, hn chế v công ngh cao, thiếu nhy bén, thiếu linh hot trong làm ăn. Đng thi Nga còn có mt s chính sách tăng cường bo h mu dch gây cn tr cho hàng xut khu ca Vit Nam.

Việt Nam và chiến lược đối ngoại của Nga

Cui năm 2018, ti Hi ngh Thượng đnh Nga-ASEAN ln th III, các nguyên th quc gia đã thng nht nâng tm quan h Nga-ASEAN t Đi tác đi thoi (Dialogue Partnership) lên Đi tác chiến lược (Strategic Partnership). Đây là mt bước tiến ln trong tiến trình đi ngoi ca Nga không gian Á-Âu.

Giáo sư Ekaterina Koldunova, Đi hc Quan h quc tế (MGIMO, Moscow) cho rng vic dn thân sâu hơn vào các cơ chế đa phương Châu Á Thái Bình Dương to cơ hi đ Nga đ xut các chương trình ngh s, dù quy mô ca chúng có th chưa tương xng vi các d án ca M và Trung Quc. Thc tế, Liên bang Nga đã và đang đóng vai trò quan trng đi vi an ninh chính tr ca Đông Nam Á, nht là vic to thế cân bng chiến lược gia các cường quc đang cnh tranh nh hưởng trong khu vc.

Tuy nhiên, so vi các đi tác khác ca ASEAN như M, Trung Quc, Nht Bn hay Hàn Quc, quan h chiến lược Nga ASEAN trong giai đon hin nay mang tính biu tượng nhiu hơn, nguyên nhân xut phát t s ph thuc ln nhau v mt kinh tế còn rt hn chế. Giá tr kim ngch thương mi vi Nga chưa quá ni mt phn trăm trong tng giá tr kim ngch thương mi ca ASEAN. Làm thế nào đ tăng cường s hin din kinh tế và đu tư ca mình cũng như tranh th ngun lc mt khu vc đang phát trin năng đng như ASEAN đang là mt thách thc đi vi chính quyn tng thng Putin.

Dù có quan h hu ngh truyn thng và chiến lược toàn din nhưng trên thc tế hp tác Nga-Vit không phi lúc nào cũng thun li. Vic Vit Nam hy b xây dng nhà máy đin ht nhân Ninh Thun-1 có tr giá khong tám t đô la (tng được k vng s là biu tượng cho hp tác Nga-Vit thi đi mi) vào năm 2016 như mt minh chng c th nht. S kin này buc hai bên phi tr nên thn trng hơn trong tha thun v nhng d án có quy mô ln đ tránh gây tn hi nim tin ln nhau.

vietnga3

Tng thng Nga Putin d thượng đnh vi ASEAN hôm 28/10/2021. Reuters

Tuy nhiên, Vit Nam vn là mt trong nhng bn hàng ln nht ca Nga ASEAN. Nhng th nghim kinh tế vi Vit Nam s giúp Nga tích lũy kinh nghim đ thúc đy hơn na thương mi và đu tư trong khu vc. Tha thun v mu dch t do Vit Nam EAEU đang mang đến nhiu tín hiu kh quan. Các d án đu tư ca Vit Nam xut hin ngày càng nhiu trên lãnh th Liên bang Nga, đin hình là d án xây dng các nhà máy sn xut sa ca tp đoàn TH True Milk Kaluga và Vin Đông. FTA Vit Nam EAEU tr thành hình mu giúp Nga dn đt được các tha thun tương t vi các quc gia khác Đông Nam Á, t đó có th thiết lp Khu vc mu dch t do Nga-ASEAN hoc tm cao hơn EAEU-ASEAN.

Evgheny Kobelev, nhà nghiên cu và phân tích chính tr cao cp ca Vin Hàn lâm Khoa hc Nga cho biết mi quan h Nga-Vit Nam là mt trong nhng ưu tiên hàng đu trong chính sách đi ngoi hướng Châu Á ca Liên bang Nga.

Điu này đã được đ cp rõ ràng trong Hc thuyết chính sách đi ngoi ca Liên bang Nga đ ra tháng 5.2012 : "Vit Nam là mt trong ba đi tác chiến lược quan trng nht (cùng vi Trung Quc và n Đ) ca Liên bang Nga Châu Á".

Theo Kobelev, mi quan h đi tác chiến lược Nga-Vit Nam d dàng nhn thy nht là trong lĩnh vc chính tr, ngoi giao. Hai nước luôn có nhng quan đim đng nht trong nhiu vn đ thi s quc tế, đc bit là trong hp tác Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.

V hp tác kinh tế, ông Vladimir Mazyrin, Giám đc Trung tâm nghiên cu Vit Nam và ASEAN thuc Vin Vin Đông, Vin Hàn lâm Khoa hc Nga nhn đnh trong vài thp k tr li đây v thế ca Nga trong nn kinh tế Vit Nam đang gim đi đáng k, xut phát t các nguyên nhân khách quan như s tham gia ngày càng nhiu ca các cường quc vào nn kinh tế Vit Nam hay như vic phương Tây áp đt các lnh bao vây cm vn nn kinh tế Nga.

Hip đnh thương mi t do gia Vit Nam vi Liên minh kinh tế Á-Âu có hiu lc k t tháng 10.2016 là đng lc đáng k thúc đy tăng trưởng thương mi và đu tư hai nước.

Vit Nam là cu ni thiết yếu gia Nga và các quc gia ASEAN. Tăng cường hi nhp trong không gian kinh tế-chính tr Á-Âu s không ch giúp Moscow và Hà Ni đưa mi quan h đi tác chiến lược toàn din tr nên thc cht hơn đúng vi gi ca nó mà còn là lc đy cho hp tác gia EAEU và ASEAN.

Xoay trc v phía Đông vi chiến lược xây dng ‘Đi tác Đi Á-Âu (liên kết EAEU-SCO-ASEAN) đương nhiên không phi là mt tiến trình đơn gin, nhưng nếu thành công, nó s giúp Nga hin thc hóa được nhiu mc tiêu quan trng : s dng các ngun lc đa phương đ phát trin, đm bo n đnh chính tr khu vc, m rng nh hưởng và cân bng quyn lc vi các cường quc Châu Á-Thái Bình Dương như M hay Trung Quc.

Chuyến công du Liên bang Nga ca Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc va kết thúc cũng là mi quan tâm ca các nhà quan sát quc tế :

"Không liên minh hoc tha thun vi bên th ba làm phương hi đến đc lp, ch quyn và toàn vn lãnh th và li ích ca nhau".

Trước đây, Nga và Trung Quc thường có nhng quan đim tương đng đi vi nhng vn đ ca thế gii và lp trường không rõ ràng ca Nga v vn đ ch quyn và an ninh ca Vit nam Bin Đông. Tuyên b chung Nga-Vit đã loi tr được mt nhân t đe da trc tiếp đến Vit Nam.

"Hai lãnh đo cũng trao đi v vic phi hp duy trì hòa bình, n đnh, bo đm an ninh, an toàn, t do hàng hi, hàng không ti Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Bin Đông phù hp vi lut pháp quc tế, bao gm Công ước Liên Hip Quc v Lut bin năm 1982".

Tuyên b chung không nhm chng li Trung Quc nhưng có th Vit Nam s tranh th Nga buc Trung Quc phi tuân th lut pháp quc tế.

Đi vi b t kim cương M, Nht, Úc, n Đ các quc gia nòng ct Châu Á - Thái Bình Dương đi trng vi Trung Quc thì Nga đang còn quá nhiu bt đng v các mi quan h quc tế. Vit Nam cũng như Quad hiu rng nếu Nga, mt cường quc hàng đu v quân s là bn bè hp tác cùng vì hòa bình khu vc quan trng này thì băng giá gia Nga và phương Tây s sm tan và mt trt t mi sm s hình thành. Phi chăng, thông đip này cũng chính là thông đip mà Tng thng Nga Putin và Quad đã mong đi.

Chuyến công du ca Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc đến Nga dù là đu đông Moscow nhưng băng giá không làm lnh lo mi quan h Vit-Nga.

Nguyễn Trường

Nguồn : RFA, 01/12/2021

Published in Diễn đàn