Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Quốc, viễn cảnh hàn gắn quan hệ còn xa vời

Thanh Hà, RFI, 03/02/2023

Sự cố khinh khí cầu Trung Quốc dọ thám Hoa Kỳ là "viên sỏi trong chiếc giày" của ngoại trưởng Antony Blinken vào lúc ông chuẩn bị lên đường sang Bắc Kinh. Từ 2018, lãnh đạo ngoại giao Mỹ mới trở lại Hoa Lục và đây là một dấu hiệu tan băng từ sau đối thoại giữa tổng thống Joe Biden và chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không kỳ vọng nhiều về viễn cảnh hai nền kinh tế hàng đầu thế giới "hàn gắn" quan hệ. 

quanhe1

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp ở Nusa Dua, Bali, Indonesia, ngày 09/07/2022. Reuters - Pool

Theo chương trình nghị sự trong hai ngày công du Trung Quốc, 5-6/02/2023 ngoại trưởng Antony Blinken và đồng cấp Tần Cương (Qin Gang) sẽ có một loạt các cuộc trao đổi và không loại trừ khả năng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ. 

Nhưng làm thế nào để sưởi ấm quan hệ song phương khi mà Hoa Kỳ không ngừng siết chặt gọng kềm quanh các công ty Trung Quốc về công nghệ và trong chiều ngược lại, thì Bắc Kinh không bỏ lỡ cơ hội để giúp Nga, giúp Iran lách lệnh trừng phạt của Mỹ ban hành ? Làm thế nào để hy vọng đôi bên cải thiện bang giao khi mà chính quyền Biden trực tiếp lên án các công ty Trung Quốc hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của Nga và ngược lại thì Bắc Kinh mạnh mẽ khẳng định tình bạn "vô bờ bến" với Moskva ? Liên quan đến tình hình trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, trước ngày ngoại trưởng Blinken đến Bắc Kinh, chính quyền Mỹ đặt thêm tiền đồn ở Philippines, khống chế tham vọng của Trung Quốc trong lúc Bắc Kinh gia tăng áp lực với các chương trình diễn tập quân sự ở eo biển Đài Loan… 

Tất cả những yếu tố đó khiến giới chuyên gia đồng loạt đánh giá : mục tiêu chuyến công tác của ngoại trưởng Antony Blinken lần này chủ yếu mang tính tượng trưng. Đôi bên muốn chứng tỏ "chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới đã bước vào thời kỳ tan băng" như chuyên gia Jude Blanchette, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS ghi nhận. Còn truyền thông Bắc Kinh cho rằng, Mỹ -Trung "cần đẩy mạnh hợp tác vì lợi ích chung của thế giới". 

Nhưng đằng sau thiện chí hòa hoãn đó, hiềm khích vẫn nguyên vẹn. Drew Thompson, đại học Lý Quang Diệu tại Singapore được hãng tin Mỹ Bloomberg trích dẫn đánh giá : trước mắt cả Bắc Kinh lẫn Washington cùng không tỏ dấu hiệu "sẵn sàng thỏa thuận" với đối phương. John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận cả đôi bên cùng "khiêm tốn", không chờ đợi quá nhiều đạt được những kết quả cụ thể về chuyến đi này. 

Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh vào thời điểm Trung Quốc vừa mở cửa lại với thế giới, chấm dứt 3 năm chiến sách zero Covid và kinh tế nước này đang bị chựng lại do vậy, theo Bloomberg, Bắc Kinh cần bắn đi một tín hiệu rằng bang giao với Hoa Kỳ đã được cải thiện và đây là những bước đầu tiên báo trước môi trường làm ăn sẽ được thuận lợi hơn. Một nhà quan sát Trung Quốc được hãng tin Mỹ trích dẫn giải thích : chỉ cần hình ảnh ngoại trưởng hai nước bắt tay nhau trên lãnh thổ Trung Quốc là cũng đủ để "làm hạ nhiệt" tình hình.

Nhưng đấy chỉ là vỏ bọc bề ngoài. Về thực chất, Washington vẫn coi Bắc Kinh là một thách thức chiến lược. Đối với phía Trung Quốc cũng vậy. Những bất đồng cơ bản từng gây nên sóng gió trong bang giao Mỹ-Trung, từ kinh tế đến địa chính trị, an ninh... vẫn còn đó. 

Có thể là Bắc Kinh chỉ muốn yên tâm hơn một chút về chính sách đối ngoại để rảnh tay hơn một chút "tập trung vào những vấn đề đối nội" như ghi nhận của ông Ryan Hass, một cựu quan chức ngoại giao của Nhà Trắng dưới thời tổng thống Barack Obama. 

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 03/02/2023

****************************

Đối tác "vô bờ bến" Nga-Trung, mối đe dọa lớn cho Mỹ và đồng minh ?

Minh Anh, RFI, 02/02/2023

Cách nay một năm, ngày 04/02/2022, nguyên thủ hai nước Nga và Trung Quốc tuyên bố : "Mối quan hệ đối tác giữa hai nước là vô bờ bến". Nhưng theo giới quan sát phương Tây, cuộc chiến xâm lược Ukraine do Nga tiến hành cho thấy mối quan hệ đối tác này là "có giới hạn" và là một mối đe dọa lớn cho Mỹ và các đồng minh.

quanhe2

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh,Trung Quốc, ngày 04/02/2022 via Reuters - Sputnik

"Liệu "liên minh" Nga – Trung có làm gia tăng mối nguy hiểm, hay đó là một mối quan hệ đối tác có giới hạn ?" Đây là câu hỏi mà hai nhà nghiên cứu, tiến sĩ Andrew Scobell, chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ và tiến sĩ Niklas Swanström, Viện trưởng Viện Chính sách An ninh và Phát triển (ISPD), chuyên về Đông Bắc Á, tìm cách giải mã trên trang mạng Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (USIP).

Nga, Trung và sự lệ thuộc quá mức của Châu Âu

Hai tác giả trước hết nhắc lại bản Chiến lược An ninh Quốc gia 2022 của Mỹ công bố gần đây nhận định Trung Quốc và Nga "ngày càng liên kết với nhau, nhưng những thách thức mà hai nước này đặt ra, trong nhiều khía cạnh quan trọng, là khác biệt". Những thách thức này được cảm nhận trên khắp thế giới, nhất là ở Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, điều hiếm khi được nhận thấy là thời điểm và cách thức Bắc Kinh và Moskva phối hợp hoặc hợp tác. Và điều này là có ý nghĩa quan trọng cho Hoa Kỳ, cũng như các đồng minh, đối tác của Mỹ.

Cũng theo hai nhà nghiên cứu này, quan điểm đồng thuận ở Mỹ hiện nay là Trung Quốc cấu thành đối thủ nghiêm trọng, trong khi Nga đặt ra một mối đe dọa phiền toái đáng kể khi nước này đang trải qua một sự suy tàn về chính trị và kinh tế, tạo ra khuynh hướng sử dụng vũ lực xung quanh khu vực ngoại vi của mình trong những năm gần đây.

Thậm chí, một nhóm nhà nghiên cứu năm 2017 từng viết rằng "Nga là một nước bất hảo, không ngang vai ngang vế ; Trung Quốc "ngang cơ" nhưng không bất hảo". Đánh giá này được đưa ra trước khi có cuộc chiến xâm lược Ukraine của tổng thống Vladimir Putin, nhưng hành động gây hấn đó còn củng cố thêm hình ảnh Nga là một cường quốc "côn đồ".

Một quan điểm phổ biến khác cho rằng Moskva là một đối thủ trực diện hơn, trong khi Bắc Kinh là một đe dọa mới nổi ở chân trời xa. Một quan chức Mỹ năm 2019 từng ví von : "Nga như là một cơn bão, tràn đến dữ dội, nhưng đi qua nhanh chóng. Còn Trung Quốc giống như biến đổi khí hậu : từ từ, chậm rãi nhưng lan rộng".

Nhưng cuộc chiến tại Ukraine bùng nổ còn làm lộ rõ thế yếu của Châu Âu, đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng song song đến từ Bắc Kinh và Moskva : Sự phụ thuộc quá mức nhưng theo nhiều cách biểu hiện khác nhau. Nếu như một số nước Châu Âu phụ thuộc quá lớn vào năng lượng Nga, thì phần lớn các quốc gia tại Châu lục này lệ thuộc nặng nề vào thương mại và đầu tư với Trung Quốc. 

Quan hệ Nga – Trung : Đối tác, đồng minh hay "vì lợi" ?

Từ tòa n cảnh này, hai tác giả cho rằng cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine đang cung cấp một số thông tin quý giá để hiểu rõ hơn sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc. Nếu như một số nhà quan sát khẳng định trục Nga – Trung đang tạo thành một liên minh quân sự tòa n diện, thì số khác cho rằng mối quan hệ này không hơn gì là "một trục vì lợi".

Đồng minh thực sự thì phải hỗ trợ lẫn nhau trong thời chiến. Tuy nhiên, sau gần một năm xung đột, Moskva không nhận được bất kỳ hỗ trợ vũ khí nào từ "đồng minh" Bắc Kinh, ngoài các loại drone từ Tehran và đạn dược của Bình Nhưỡng. Thế nên, quan hệ đối tác chiến lược "vô bờ bến" giữa Nga và Trung Quốc thật sự là có giới hạn.

Sự hạn chế này, theo quan điểm của chuyên gia Bobo Lo, Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (CEPA), trong một cuộc tham luận gần đây, đó là vì Nga và Trung Quốc không có cùng lợi ích. Xung đột tại Ukraine phơi bày đối tác Nga – Trung chỉ là một mối quan hệ siêu cường không tình cảm. Và mối quan hệ này được dựa trên những tính toán chiến lược hơn điều được gọi là "tư duy ý thức hệ".

Chuyên gia Bobo Lo giải thích : "Cuộc chiến cho thấy rõ Trung Quốc và Nga là những tác nhân tự chủ chiến lược. Họ không đi ngược với sự khôn ngoan thông thường, hoạt động như một dạng lực lượng phối hợp nào đó trong chính trị quốc tế, có lẽ ngoại trừ trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Và trên thực tế, sự ảnh hưởng lẫn nhau là rất hạn chế.

Chiến tranh cũng cho thấy là Trung Quốc và Nga có những thái độ khác nhau về cơ bản đối với trật tự tòa n cầu. Trung Quốc nhắm mục đích khai thác hệ thống quốc tế, còn Nga là muốn phá hủy. Trung Quốc là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại. Còn Nga là cái mà tôi gọi là một cường quốc "thiếu dưỡng khí".

Trung Quốc có quyền lợi nhất định trong một trật tự, mặc dù trật tự đó có lợi cho Trung Quốc và ảnh hưởng của phương Tây cũng giảm đi tương ứng. Nhưng Trung Quốc vẫn có một lợi ích cơ bản trong một trật tự. Còn lợi ích của Nga nằm ở tình trạng rối loạn tòa n cầu, bởi vì tình trạng vô chính phủ trên thực tế là ở mức độ lớn".

Quả thật cho đến hiện nay, giữa Nga và Trung Quốc vẫn chưa hình thành một liên minh quân sự nào giống như mô hình của phương Tây. Nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế, Sergey Radchenko, trường đại học Hopskin, ghi nhận bài học kinh nghiệm về liên minh quân sự Trung – Xô trong những 1950 vẫn còn giá trị đến ngày nay. Liên Xô thời đó, vì muốn duy trì quan hệ hữu hảo với Ấn Độ, đã tuyên bố "trung lập" trong cuộc xung đột Ấn – Trung năm 1959.

Cử chỉ này của Moskva đã bị Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ, lên án là "kẻ phản bội". Do vậy, theo quan điểm của Radchenko, "Trung Quốc và Nga thích một kiểu tự do hành động, tự chủ chiến lược", và hợp tác quân sự chỉ gói gọn trong các chương trình tập trận chung giữa hai nước.

Trung Quốc : "Đối tác thầm lặng" của Nga

Tuy không kề vai sát cánh với Nga trên chiến trường Ukraine, Trung Quốc vẫn âm thầm tài trợ cho cuộc chiến ông Putin thông qua các hoạt động thương mại, bằng cách mở rộng liên tục hay khai thác những lỗ hổng trong các lệnh trừng phạt. Những kém cỏi trong tác chiến và thiếu năng lực chiến thuật của quân đội Nga, cũng như sự kháng cự kiên cường của Ukraine không khiến Tập Cận Bình phải cắt đứt quan hệ "hữu nghị" với ông Putin.

Không công khai ủng hộ Nga, thậm chí không ngần ngại lên án hành động gây hấn của Moskva, nhưng Bắc Kinh cũng mạnh mẽ chỉ trích Mỹ và NATO là nguồn cội của xung đột. Trung Quốc một mặt hối thúc Hoa Kỳ, NATO và Châu Âu giúp đàm phán hòa bình giữa Kiev và Moskva, nhưng mặt khác lại từ chối làm trung gian hòa giải.

Trên thực tế, thái độ "hai mặt" này của Bắc Kinh là nhằm duy trì vị thế "đối tác thầm lặng" của Moskva, với ý định làm chậm lại hoặc thậm chí ngăn chặn xung đột theo các điều khoản có lợi cho Nga. Nếu như mong muốn sớm chấm dứt xung đột là gần như chắc chắn, thì Trung Quốc thích có một kết quả bảo tồn càng nhiều càng tốt ảnh hưởng địa chính trị và vị thế cường quốc của Nga.

Đó là bởi vì Trung Quốc sẽ không được lợi gì nếu Putin thất bại và phải rời quyền lực, theo như phân tích của nhà nghiên cứu Angela Stent, Trung tâm nghiên cứu Á-Âu, Nga và Đông Âu, trường đại học Georgetown University, trong cuộc tham luận của CEPA :

 "Điều duy nhất, và đó có thể là một lá bài joker, cũng như là rất khó hình dung ra vào lúc này, đó là nếu có một lãnh đạo mới lên cầm quyền ở Nga, liệu người đó có sẽ cân nhắc lại xem Nga có nên đặt hết trứng vào trong chiếc rổ Trung Quốc hay không, có nên vứt bỏ 300 năm quan hệ với Châu Âu hay không và tập trung hòa n tòa n vào Châu Á ? Và người đó có suy nghĩ lại rằng Nga nên cố gắng cải thiện quan hệ với Châu Âu, với Mỹ ?

Điều này, tất nhiên, có thể báo hiệu một sự thay đổi lớn trong mối quan hệ. Đây là lý do tại sao theo quan điểm của Trung Quốc, Nga không thể thua trong cuộc chiến này. Họ không muốn một nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền có thể đánh giá lại những điểm trên. Vì vậy, đó là trường hợp duy nhất mà mọi thứ thực sự có thể thay đổi".

Từ tòa n cảnh này, phần đông giới quan sát đều có cùng nhận xét : mối quan hệ hiện nay giữa Nga và Trung Quốc có xu hướng giống như một sự phối hợp. Tập Cận Bình có thể đánh giá là Putin đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi tiến hành xâm lược Ukraine, làm lộ rõ vị thế của Nga như là một cường quốc đang suy tàn. Nhưng có nhiều khả năng Tập Cận Bình vẫn sẽ tìm cách hỗ trợ hơn là bỏ rơi Putin.

Trung Quốc không có lựa chọn nào tốt hơn cho đối tác chiến lược đáng tin cậy có cùng chí hướng, có sức mạnh, để cân bằng quyền lực với Mỹ. Thứ Sáu 27/01/2023, tướng không quân Mỹ Mike Minihan, trong tài liệu nội bộ khẳng định : "Tôi mong là tôi bị nhầm, nhưng trực giác nói với tôi rằng chúng ta sẽ có đánh nhau vào năm 2025".

Trong bối cảnh này, có một câu hỏi cần đặt ra : Nếu Nga thắng tại Ukraine thì sao ? Nhà nghiên cứu Bobo Lo vẽ ra một viễn cảnh không mấy gì tươi sáng cho Mỹ và các đồng minh : "Tôi nghĩ rằng đó có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi thực sự cho mối quan hệ, bởi vì Trung Quốc và Nga sau đó có thể xúc tiến xây dựng một mối quan hệ đặc biệt thực sự, phối hợp chặt chẽ và tích cực hơn trong chính sách đối ngoại của họ, khả năng tương tác quân sự thực sự và sự bổ sung kinh tế chặt chẽ hơn".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 02/02/2023

Published in Châu Á

Tóm tắt : Từ lâu, yếu tố đạo đức trong quan hệ quốc tế (quan hệ quốc tế) đã được các học giả về quan hệ quốc tế trên thế giới đặt ra trong các nghiên cứu của mình. Đạo đức là một khái niệm mà nội hàm của nó dẫn tới các quy tắc, tiêu chuẩn thường dùng để đánh giá hành vi con người trong các mối quan hệ xã hội. Đạo đức cũng được áp dụng ở cấp độ quan hệ quốc tế, nhằm đánh giá hành vi của các chủ thể quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc đấu tranh giữa các chủ thể quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp, thì yếu tố đạo đức quốc tế ngày càng phát huy vai trò, và có thể sử dụng như một công cụ đấu tranh giữa các chủ thể. Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này. Do đó, nắm bắt tốt một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan tới đạo đức quốc tế có thể hữu ích đối với tư duy và thực tiễn đối ngoại của Việt Nam.

qhqt1

***

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Đạo đức là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. "Đạo đức" trong tiếng Việt có gốc Hán Việt, được hình thành từ chữ "Đạo" () theo quan nim ca người xưa là con đường, là li đi, cũng có nghĩa là cách sng, cách ăn ở ; và chữ "Đức" () là hiu Đạo, thc hành Đạo, tc là mc độ tp trung ca Đạo mt con người. Hiu nôm na, "đạo đức" ám ch vic con người, hay nói chung là các ch th ca xã hi, thc hành mt li sng, li ng x, ăn mt cách đúng đắn, chun mực, tốt đẹp. Như vậy, đạo đức gắn liền với khái niệm tốt-xấu, đúng-sai, và do đó, khái niệm "đạo đức" mặc nhiên gắn với hệ thống các quy chuẩn, quy tắc, chuẩn mực cho hành vi con người, để làm căn cứ đánh giá và xác định sự "tốt"-"xấu", hay "đúng"-"sai" trong hành vi đó.

Tương tự trong tiếng Anh, "đạo đức" là "moral" hay "ethics", được nhìn nhận như là một mặt cơ bản trong hành vi của con người. Từ "moral" xuất phát từ tiếng Latin "mores", hay từ "ethics" xuất phát từ tiếng Hy Lạp "ethikos", đều được định nghĩa là hệ thống quy tắc, chuẩn mực giúp xác định sự đúng-sai, tốt-xấu, từ đó giúp điều chỉnh hành vi con người [1].

Thông thường, khái niệm đạo đức được gắn với hành vi của cá nhân con người, chủ thể của xã hội, qua đó đánh giá hành vi của cá nhân trong quan hệ tương tác với các cá nhân khác trong cộng đồng. Tuy nhiên, khái niệm đạo đức cũng xuất hiện trong quan hệ quốc tế, gắn với các chủ thể của quan hệ quốc tế, và được coi là một hiện tượng, một nhân tố có ảnh hưởng nhất định trong việc xem xét hành vi của các chủ thể này. Theo Terry Nardin, các mối quan tâm đạo đức vốn luôn tồn tại trong các vấn đề quốc tế [2]. Và giống như cách hiểu thông thường về đạo đức, đạo đức quốc tế xét đến cùng cũng vẫn quy về việc đánh giá sự đúng-sai, tốt-xấu trong hành vi của các chủ thể dựa trên các quy tắc và chuẩn mực nhất định. Tuy vậy, bản thân sự tồn tại của đạo đức trong quan hệ quốc tế cũng như nội hàm của nó lại là điều gây tranh cãi. Trong khuôn khổ bài viết này, khái niệm đạo đức quốc tế được bàn luận chủ yếu trên góc độ của chủ thể là quốc gia, để xem xét hành vi của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

1. Tranh luận về sự tồn tại của yếu tố đạo đức trong quan hệ quốc tế

Như đã đề cập, nhiều nghiên cứu đã đặt ra vấn đề đạo đức trong quan hệ giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế. Sự tồn tại của yếu tố đạo đức trong quan hệ quốc tế được chủ nghĩa tự do coi là sự thực hiển nhiên, có tính phổ quát và bền vững, với vai trò tích cực được phát huy nhằm điều hòa cách ứng xử của các chủ thể quốc tế. Chính nhờ có tác nhân này mà thế giới hoàn toàn có thể đạt đến được một nền hòa bình vĩnh cửu. Đại diện cho trường phái quan điểm này là Immanuel Kant. Trong tác phẩm của mình Project for a perpetual peace, Kant cho rằng nền hòa bình của loài người không phải tự nhiên mà có, mà do con người thiết lập với nhau những thoả thuận để hiện thực hóa nền hòa bình đó. Và dựa vào việc các quốc gia có thể thực hiện theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức (từ bỏ quân đội, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, ngăn cấm chiến tranh…), mà một nền hòa bình vĩnh viễn là hoàn toàn khả thi [3].

Gần đây hơn, tác giả Ariel Colonomos cho rằng khái niệm đạo đức gắn liền với chủ nghĩa tự do. Khi chủ nghĩa tự do thắng thế thì yếu tố đạo đức với các tiêu chuẩn và giá trị của nó cũng được phát huy [4]. Và như vậy, đạo đức và hệ thống tiêu chuẩn đạo đức trở thành những phạm trù hiển nhiên trong quan hệ quốc tế cũng như trong xác định sức mạnh quốc gia, theo hàm nghĩa sức mạnh quốc gia không chỉ dựa trên sức mạnh quân sự. Còn Mary Maxwell, bên cạnh việc nhắc đến những luận điểm phủ nhận sự tồn tại của đạo đức trong quan hệ quốc tế, có phần nghiêng về quan điểm cho rằng sự tồn tại của đạo đức trong quan hệ quốc tế là có thật, giải thích bởi quy luật đạo đức tự nhiên và khả năng áp dụng của nó một cách phổ quát trên toàn thế giới [5]. Ngoài ra, cũng theo Maxwell, giữa các nhà nước có tồn tại một trật tự xã hội (quốc tế), và trong hành vi ứng xử giữa các nhà nước với nhau luôn có những cơ hội để thực thi các hành vi ứng xử đạo đức, kể cả trong thời kỳ chiến tranh. Maxwell muốn liên hệ tới học thuyết chiến tranh chính nghĩa, một trường phái tư tưởng khởi xướng bởi các nhà triết học Thiên chúa giáo từ rất lâu trong lịch sử [6], cho rằng luôn tồn tại những quy tắc ứng xử mà nếu được tuân thủ sẽ khiến cho một cuộc chiến tranh có thể được chấp nhận về mặt đạo đức. Đó là những quy tắc trước, trong, và sau chiến tranh. Chẳng hạn, cuộc chiến tranh có thể coi là phù hợp về mặt đạo đức, nếu có lý do chính đáng (chính nghĩa), được dẫn dắt bởi một chính quyền hợp pháp, và trong quá trình chiến tranh thì sử dụng các phương tiện phù hợp và các bên không giết hại thường dân vô tội…

Tuy vậy, trái lại, sự tồn tại của yếu tố đạo đức trong quan hệ quốc tế không được thừa nhận bởi nhiều nhà lý thuyết khác, nhất là các lý thuyết gia trường phái hiện thực.

Chủ nghĩa hiện thực, khởi xướng bởi các nhà tư tưởng phương Tây như Thucydides, Hobbes, Machiavelli… coi quan hệ quốc tế là môi trường mà trong đó yếu tố đạo đức không tồn tại. Đó là môi trường tự nhiên nguyên thủy, vô chính phủ và vô luật, mà trong đó chỉ tràn ngập bạo lực và sự đe doạ, sợ hãi, do các chủ thể cạnh tranh với nhau, thậm chí là tiêu diệt nhau vì lợi ích của bản thân mình [7]. Sự tồn tại của kẻ này là mối đe dọa với kẻ khác, do đó tất yếu nảy sinh nhu cầu bạo lực tiêu diệt kẻ khác để bảo vệ và duy trì sự tồn tại của bản thân (nguyên tắc "tự cứu"). Trong bối cảnh ấy, Hobbes khẳng định không có chỗ cho các khái niệm như "tốt"-"xấu", "đúng"-"sai" [8], vì dù đúng hay sai, tốt hay xấu thì cũng vẫn phải hành động để bảo vệ sự tồn tại của mình vốn dĩ là điều quan trọng nhất. Tương tự, Machiavelli khẳng định rằng đạo đức và chính trị thì không thể cùng tồn tại, và thậm chí đề xuất sử dụng bạo lực để đạt được các lợi ích chính trị. Theo Machiavelli, nhà lãnh đạo quốc gia, để tồn tại và duy trì quyền lực, cần phải biết "xấu xa" [9], mà không màng tới các khía cạnh đạo đức. Đối với Machiavelli, "mục đích biện minh cho phương tiện" là vậy, mục tiêu quyền lực chính trị của Quân vương sẽ giúp biện minh cho cách thức "xấu xa" mà Quân vương áp dụng để dẹp bỏ mọi trở ngại đối với mình.

Tư tưởng về tính "phi đạo đức" (amorality) của quan hệ quốc tế được tiếp nối bởi các nhà hiện thực sau này. Cf. xét quan hệ quốc tế thông qua hành vi của các quốc gia- vốn được biểu hiện ở chính sách đối ngoại của họ, George Kennan cho rằng chính sách đối ngoại là phi đạo đức, theo nghĩa đó không phải là vấn đề để truy cứu tốt-xấu, đúng-sai, đạo đức hay vô đạo đức. Kennan định nghĩa lợi ích quốc gia mà các chính phủ phải quan tâm là an ninh quân sự, sự toàn vẹn lãnh thổ và đời sống chính trị của đất nước, cũng như sự phồn vinh thịnh vượng của nhân dân. Và tất cả những điều đó không liên quan tới khái niệm đạo đức. "[Những lợi ích đó] là thiết thân đối với sự tồn tại của quốc gia, và vì thế không phải là đối tượng để phán xét là "tốt" hay "xấu"… Các chính phủ, nhà nước vì thế không cần chứng minh tính đạo đức của mình, cũng không cần đắn đo hành động trước bất kỳ những oán trách phàn nàn rằng mình đạo đức hay không" [10]. Nói cách khác, quan hệ chính trị quốc tế và đạo đức là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt.

Các nhà hiện thực tiêu biểu khác, như E. H. Carr, Hans Morgenthau, Raymond Aron cũng đều tập trung nhìn nhận quan hệ quốc tế là môi trường vô chính phủ với các quốc gia là chủ thể chính, và bị chi phối, dẫn dắt chủ yếu bởi yếu tố lợi ích. Lợi ích ở đây chính là lợi ích quốc gia, là sự tồn vong của quốc gia, là quyền lực quốc gia, và là nhân tố chính quyết định hành vi của quốc gia, quyết định các chính sách mà quốc gia đó theo đuổi trong quan hệ với các quốc gia khác [11]. Bảo vệ lợi ích quốc gia chính là bảo vệ an ninh quốc gia, địa vị quyền lực quốc gia, tránh để bị đe doạ, bị tiêu diệt bởi các thế lực khác. Ngày nay, khái niệm lợi ích quốc gia đã được mở rộng, song an ninh và quyền lực quốc gia vẫn là một trong những thành tố cơ bản nhất của lợi ích quốc gia. Và chính bởi lợi ích quốc gia là yếu tố chủ yếu chi phối hành vi quốc gia, thì mọi yếu tố khác sẽ đều không có nhiều vai trò, trong đó có yếu tố đạo đức.

Tuy nhiên, cũng chính những nhà hiện thực như Carr hay Morgenthau không phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của yếu tố đạo đức, với các nguyên tắc đạo đức cụ thể, trong quan hệ giữa các quốc gia. Chính Carr đã bác bỏ chủ nghĩa hiện thực "thuần tuý" ("pur" realism) do nó chỉ tập trung duy nhất vào yếu tố quyền lực-lợi ích quốc gia, mà phủ nhận hoàn toàn yếu tố đạo đứ [12]. Carr còn làm rõ, đạo đức quốc tế là đạo đức của các nhà nước, nói cách khác, nhà nước là đối tượng chủ thể để xem xét đạo đức quốc tế [13]. Nhà nước, ngoài trách nhiệm với các công dân của mình, phải bảo vệ họ, đảm bảo cho họ sự bình yên, phồn vinh cũng như không để xảy ra thương vong mất mát đối với họ, thì còn có trách nhiệm đóng góp vào lợi ích chung của cộng đồng quốc tế với tư cách là thành viên của cộng đồng đó [14].

Về phần mình, Morgenthau cho rằng đạo đức có tồn tại, thậm chí cùng với các yếu tố như tập quán hay luật pháp với tư cách là các hệ thống tiêu chuẩn, đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế việc sử dụng bạo lực trong đấu tranh giành quyền lực. Từ đó, Morgenthau khái quát chức năng của đạo đức quốc tế chính là nhằm hạn chế tham vọng quyền lực trong quan hệ quốc tế [15]. Cùng với R. Niebuhr, Morgenthau cho rằng, đạo đức nằm chính trong hành động của các Nhà nước, nhằm xác định lợi ích quốc gia của mình, tính toán xem cần lựa chọn chính sách nào để thực hiện lợi ích đó [16]. Các quy tắc đạo đức có thể ngăn chặn một số chính sách dựa trên chủ nghĩa cơ hội (opportunism), và như vậy, đạo đức quốc tế có mục tiêu bảo vệ con người, đặc biệt trong các giai đoạn chiến tranh, là động lực chỉ trích và lên án chiến tranh [17]. Song, Morgenthau cho rằng bản chất của đạo đức quốc tế không mang tính phổ quát hay có giá trị phổ quát, mà nó phản ánh lập trường lợi ích và mục tiêu lợi ích của quốc gia trong một thời điểm cụ thể, hướng tới mục đích cuối cùng là sự tồn tại của quốc gia [18].

Mặt khác, các tác giả cũng cho rằng, trong quan hệ quốc tế, vai trò của quyền lực, tức lợi ích quốc gia, lớn hơn nhiều so với vai trò của đạo đức. Với Morgenthau, đạo đức có vai trò khá hạn chế trong quan hệ quốc tế, nó thậm chí hầu như chỉ phát huy vai trò đáng kể trong tình huống chiến tranh [19]. Còn đối với Carr, đạo đức chỉ thuần tuý mang tính công cụ. Có nghĩa là, các quốc gia đều có lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, và việc nhân danh đạo đức cũng chỉ là cách thức để duy trì nền hòa bình, nhằm đảm bảo lợi ích sau cùng của các quốc gia [20]. Thực chất, theo Carr, lý thuyết đạo đức xã hội vốn dĩ là sản phẩm của nhóm thống trị, thông qua đó để áp đặt giá trị và quan điểm của mình lên các nhóm bị trị khác trong cộng đồng. Tương tự như vậy, đạo đức quốc tế cũng là sản phẩm của các quốc gia thống trị khi muốn áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia khác [21]. Morgenthau và Niebuhr cũng tin rằng, việc một quốc gia tính đến lợi ích của quốc gia khác như một biểu hiện của đạo đức, thực ra chỉ là quốc gia đó đang theo đuổi lợi ích của chính mình, theo một cách nào đó, mà thôi. Có nghĩa là đạo đức cũng chỉ là một trong số các công cụ chính sách của quốc gia, chẳng hạn như khi quốc gia cam kết đóng góp tài nguyên cho công cuộc chung gìn giữ hòa bình, thì nó cũng bắt nguồn từ lợi ích thực sự của quốc gia đó trong nền hòa bình chung [22].

Các nhà hiện thực khác như Oppenheim và Malnes cũng đề cập khá nhiều về vấn đề đạo đức trong chính sách đối ngoại của quốc gia. Cả hai cùng đồng thuận quan điểm coi nhẹ yếu tố đạo đức trong chính sách đối ngoại, đặc biệt khi so với lợi ích quốc gia. Oppenheim khẳng định đạo đức luôn có chỗ trong chính sách đối ngoại, song vai trò khá khiêm tốn [23], bởi lẽ mục tiêu lợi ích quốc gia mới là nhu cầu tối thượng, thiết yếu và nó quyết định chính sách đối ngoại. Oppenheim chỉ thừa nhận vai trò của đạo đức trong một số tình huống cụ thể, chẳng hạn như khi các lãnh đạo quốc gia cần lựa chọn tối ưu hóa lợi ích quốc gia hay chỉ nhằm đạt được lợi ích quốc gia ở mức độ vừa phải để không làm tổn hại các nguyên tắc đạo đức ; hoặc cùng lúc tồn tại nhiều mục đích khác nhau trong đó có cả lợi ích quốc gia và đạo đức quốc tế, và mục tiêu đạo đức thì không xung đột với lợi ích quốc gia [24]. Còn Malnes thì cho rằng một chính sách đối ngoại dựa trên lợi ích quốc gia không nhất thiết phải đối lập với một chính sách dựa trên đạo đức [25], thậm chí, sứ mệnh thúc đẩy lợi ích quốc gia cũng có những căn cứ và động cơ đạo đức bên trong nó (tạo ra sự ổn định và thịnh vượng cho quốc gia, góp phần vào những sự nghiệp tốt đẹp chung của toàn cầu…).

Nhìn chung, các nhà hiện thực, kể cả khi thừa nhận sự tồn tại và vai trò nhất định của yếu tố đạo đức trong quan hệ giữa các quốc gia, thì cũng đều chia sẻ quan điểm về sự hạn chế của nó, đặc biệt so với yếu tố lợi ích quốc gia.

***

Cho dù các nhà lý thuyết quan niệm thế nào về đạo đức, thì không thể phủ nhận được một thực tế hiện nay là vấn đề đạo đức ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong quan hệ quốc tế. Các chủ thể, trước, trong và sau mỗi hành động đều ra sức chứng minh tính đúng đắn, chuẩn mực trong hành động của mình, để thuyết phục cộng đồng quốc tế. Đồng thời, các chủ thể cũng dễ dàng "tấn công" nhau trên phương diện đạo đức, có thể cáo buộc, chỉ trích nhau trước các hành vi được cho là vi phạm các quy chuẩn đạo đức.

Đó được xem như một trong những tiêu chuẩn không thể bỏ qua trong quan hệ giữa các quốc gia. Đặc biệt từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khi mà xu thế toàn cầu hóa lên ngôi, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, thì quan hệ giữa các quốc gia bị định đoạt, chi phối bởi ngày càng nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố về quy tắc, luật lệ, tiêu chuẩn. Theo phân tích của Colonomos, sự sụp đổ của trật tự hai cực cũng đánh dấu sự sụp đổ của một trật tự thế giới "chỉ dựa trên sức mạnh và bạo lực" [26]. Từ đây, yếu tố đạo đức ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, và ngày càng đóng vai trò đáng kể trong quan hệ giữa các quốc gia. Các khái niệm "hàn gắn", "bù đắp", "hòa giải", "tái thiết"… được nhắc nhiều, gắn với những tổn thương mất mát nảy sinh từ trật tự thế giới cũ, đó chính là biểu hiện của yếu tố đạo đức, xuất phát từ nhu cầu đạo đức có thật nhằm điều chỉnh hành vi của các quốc gia vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Giờ đây, các quốc gia khi xây dựng chính sách đối ngoại, xác định cung cách hành xử với các quốc gia khác và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, thì không thể không tính tới yếu tố đạo đức. Các quốc gia từ đây không thể hành xử với nhau cũng như bảo vệ lợi ích của bản thân, mà chỉ dựa trên "sức mạnh cứng" (sức mạnh quân sự) như truyền thống trước kia. Việc sử dụng "sức mạnh cứng" ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho nó trở nên ngày càng bớt được ưa chuộng hơn, cũng như khó khăn hơn để có thể triển khai trong bối cảnh mới [27]. Và điều quan trọng là, các quốc gia đã có những thay đổi đáng kể trong nhận thức, tư duy, và có thêm lựa chọn cho hành vi ứng xử của mình.

Một mặt, việc duy trì sự ổn định mang tính hệ thống (khu vực và toàn cầu) có lợi cho tất cả các quốc gia trong hệ thống đó. Sự đổ vỡ của một mắt xích dù nhỏ cũng có nguy cơ gây tổn hại lớn cho mọi thành viên, trong bối cảnh tất cả đều nằm chung trong một hệ thống ràng buộc chặt chẽ với nhau. Đó chính là nền tảng cho sự gia tăng vai trò của luật pháp, của các hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn trong đó có quy chuẩn đạo đức, góp phần điều hòa lợi ích của các quốc gia và duy trì sự cân bằng của hệ thống quốc tế.

Mặt khác, bối cảnh quốc tế mới tạo ra thay đổi trong phương thức tập hợp lực lượng giữa các quốc gia. Việc hành xử theo chuẩn mực, theo các quy tắc chung, được coi là "đúng", là "tốt", là "đạo đức", giúp các quốc gia xây dựng hình ảnh và uy tín trong cộng đồng quốc tế, từ đó có thể thu hút và lôi kéo được các chủ thể khác, và phát huy được quyền lực của mình. Đó chính là một trong những biểu hiện của "sức mạnh mềm" hay "quyền lực mềm"- khái niệm do Joseph Nye khởi xướng. Quyền lực mềm còn hơn là khả năng ảnh hưởng tới các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế, nó còn là khả năng thu hút, mà sự thu hút sẽ dẫn tới sự ưng thuận, sự quy phục [28], Và đó chính là nhu cầu lợi ích quốc gia trong bối cảnh quốc tế ngày nay.

Tiếp theo Nye, quyền lực mềm được nhiều học giả định nghĩa chung là "khả năng phi vật chất của một quốc gia […] nhằm giúp nó đạt được các mục tiêu xác định" [29]. Nói như vậy có nghĩa là các thành tố của quyền lực mềm rất đa dạng, có cả ngoại giao, truyền thông chiến lược, viện trợ phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt phải kể đến là các yếu tố giá trị, văn hoá, uy tín… Trong đó, góp phần đáng kể xây dựng hình ảnh, uy tín của quốc gia chính là biểu hiện đạo đức của quốc gia đó. Riêng về khía cạnh đạo đức, Nye đã kết luận "Đạo đức cũng có thể là một thực thể quyền lực" [30], đồng thời không quên chỉ ra một điều kiện giúp cho chính sách đối ngoại quốc gia trở nên thu hút, đó là khi chính sách đó "được nhìn nhận là đúng đắn và đạo đức" [31].

2. Đặc thù của yếu tố đạo đức quốc tế

2.1. Cách hiểu và diễn đạt khác nhau

Đạo đức, dù được hiểu chung là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, giá trị, song cách hiểu của nó có sự khác biệt theo những cách diễn giải khác nhau. Đạo đức quốc tế cũng vậy.

Chỉ riêng việc tiếp cận khái niệm đạo đức đã có sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây. Thực tế, theo quan sát của Tony Andréani, các chính trị gia phương Tây thường ít khi nói trực tiếp về vấn đề đạo đức đối với công dân của họ. Họ coi "đạo đức" là một phạm trù cá nhân, là hệ giá trị mang tính chất cá nhân, do cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm mà không ai có quyền can thiệp. Cá nhân chỉ cần có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, còn thì về mặt đạo đức của cá nhân tự quyết định, dù có thể sẽ bị sự phán xét của dư luận, cộng đồng xã hội. Do vậy, trong các phát biểu của mình, các chính trị gia thường chỉ đề cập tới các vấn đề như công lý xã hội, về phát triển kinh tế, hay nghĩa vụ bảo vệ công dân khỏi các nguy cơ… như là những bổn phận của họ. Trong khi đó, các Nhà nước của các nền văn hóa phương Đông thì ngược lại. Vấn đề đạo đức thường xuyên được nói tới, và các công dân thường được chính quyền nhà nước động viên, khuyến khích sống và hành xử "một cách đạo đức", theo những "chuẩn mực đúng đắn" [32].

Tuy nhiên ở cấp độ quốc tế, không có gì ngạc nhiên nếu một nhà nước nói về vấn đề đạo đức trong ứng xử quốc tế giữa các nhà nước với nhau, kể cả các nhà nước phương Tây. Đạo đức trong trường hợp này được phản ánh bởi các hệ giá trị và tiêu chuẩn mà quốc gia đó theo đuổi. Mỗi nhà nước, với những đặc thù văn hoá, lịch sử, chính trị riêng, lại có những quan niệm riêng về đạo đức, về những giá trị được coi là tốt đẹp, chuẩn mực.

Chẳng hạn, với người Mỹ, những giá trị được coi là tốt đẹp, là chuẩn mực nằm chính trong những gì mà Hiến pháp Mỹ ghi nhận "tự do", "công bằng", "bình đẳng", "dân chủ", "nhân quyền". Họ cho rằng đó là những điều tốt đẹp nhất, và nỗ lực đảm bảo các giá trị đó cho công dân của họ. Đồng thời họ đòi hỏi các giá trị đó cũng phải được thừa nhận và thực thi ở các quốc gia khác, và sẽ chỉ trích kịch liệt nếu quốc gia nào đó được cho là vi phạm các giá trị nêu trên. Còn với người Trung Quốc, chuẩn mực đạo đức nằm ở các giá trị vốn thuộc tư tưởng triết học Khổng tử "tam cương" (ba mối quan hệ cơ bản của xã hội : quân-thần, cha-con, vợ-chồng), "ngũ thường" ("nhân", "lễ", "nghĩa", "trí", "tín") và đã được mặc nhiên thừa nhận là những tư tưởng nền tảng của hệ thống chính trị và quản trị công cho đến tận ngày hôm nay trong xã hội Trung Quốc. Những giá trị ấy vẫn được các chính trị gia Trung Quốc nhắc đến, trích dẫn như là những nguyên tắc hành xử của Trung Quốc, đảm bảo tính "đạo đức" của nước này trong quan hệ quốc tế. Theo Rogacheva Elena, "Ý thức đạo đức quốc tế đó là hiện tượng không chỉ đặc biệt phức tạp mà còn hết sức không đồng nhất, điều này được lý giải bởi tính chất mâu thuẫn và đa diện của các quá trình xã hội – là cơ sở của hiện tượng đó – mà trước hết là do sự tác động qua lại giữa nhà nước với chế độ chính trị – xã hội hoàn toàn không như nhau [33].

Tuy vậy, vẫn luôn có những giá trị mang tính chất phổ quát, mà quốc gia, dù ở nền văn hóa nào, mang bản sắc văn hóa truyền thống nào, ở chế độ chính trị, xã hội nào, cũng đều không thể phủ nhận. Đó là những giá trị mà theo đuổi nó sẽ giúp cho cả cộng đồng xã hội quốc tế đều tốt đẹp hơn, an toàn tính mạng của con người được đảm bảo, cuộc sống nhân loại sẽ được phồn vinh, thịnh vượng. Có thể lấy Hiến chương của Liên Hợp Quốc làm căn cứ để chỉ ra những giá trị đó, những giá trị mà tất cả các quốc gia trên thế giới, thành viên của Liên Hợp Quốc, đều đã phải công nhận khi tham gia vào tổ chức toàn cầu này. Đó là các chuẩn mực và nguyên tắc về hòa bình, về không sử dụng vũ lực cũng như ý thức giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, về tuân thủ luật pháp quốc tế, về trách nhiệm đóng góp cho những sự nghiệp chung của cộng đồng quốc tế, v.v.

2.2. Không có cơ chế điều hòa sự khác biệt

Các nguyên tắc đạo đức hiện có đang tồn tại một cách hết sức đa dạng. Và mỗi chủ thể quan hệ quốc tế, trong mối tương tác với chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế, sẽ hành xử dựa trên hệ thống các giá trị và nguyên tắc đạo đức riêng của mình. Điều đó hàm chứa khả năng xung đột giữa các chủ thể, một loại "xung đột giá trị" nhưng có thể là căn nguyên làm bùng phát xung đột trên các khía cạnh, lĩnh vực khác. Chẳng hạn, Mỹ vẫn luôn nhắm những cáo buộc vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền vào Trung Quốc hay một số quốc gia khác. Trong khi đó, chính Mỹ thường xuyên bị chỉ trích vì sự thiếu thiện chí, thiếu trách nhiệm cộng đồng trong nhiều vấn đề quốc tế, nhất là khi mà chủ nghĩa đơn phương Mỹ được phát huy cao độ.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không có một cơ chế nào có thể điều hòa sự khác biệt về mặt nhận thức đạo đức đó giữa các quốc gia. Và có lẽ cũng sẽ khó có khả năng có một cơ chế nào như vậy xuất hiện trong tương lai, khi mà sự khác biệt về giá trị là là điều không thể thay đổi, do đặc tính gắn liền với vốn văn hoá, bản sắc, tập quán thường là rất lâu đời và trở thành "lẽ tồn tại" (raison d’être) của một dân tộc, một cộng đồng, một quốc gia. Việc bảo vệ, duy trì hệ giá trị riêng trở thành nhiệm vụ sống còn đối với một cộng đồng dân tộc, hay một quốc gia, để đảm bảo sự tồn tại và hiện diện của mình trước các thực thể khác.

2.3. Vai trò của dư luận quốc tế

Trong bối cảnh sự khác biệt về giá trị là điều không thể khắc phục, cũng như khó có thể có cơ chế nào để điều hòa sự khác biệt đó, thì vai trò của dư luận quốc tế trở nên rất quan trọng. Dư luận chính là phản ứng của cộng đồng quốc tế nói chung, từ nhiều nhóm đối tượng đa dạng, khác nhau, như các nhà báo, các chuyên gia, học giả và nhà nghiên cứu, các chính trị gia, thậm chí cả những người dân bình thường từ nhiều quốc gia được tạo điều kiện cho phát ngôn trên truyền thông. Dư luận quốc tế sẽ đóng vai trò khách quan, để chỉ ra và chứng minh tính đạo đức hay không của bất kỳ một hành vi nào trong quan hệ quốc tế, dựa trên những góc nhìn đa dạng, với những phương thức lập luận khác nhau. Cũng với những cái nhìn đa dạng, nhiều chiều, dư luận trước một vấn đề có thể không đồng nhất. Tuy nhiên, hiện tượng này không quá phổ biến khi mà đã có những giá trị phổ quát làm thước đo, và thường vấn đề dư luận được đặt ra chủ yếu trước các hành vi vi phạm đạo đức có phần ngang nhiên, lộ liễu.

Một ví dụ là vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông năm 2014, và có những hành vi bạo lực (phun vòi rồng, làm đắm tàu và làm bị thương người của phía Việt Nam) khi phía Việt Nam phản ứng một cách hòa bình [34]. Sự kiện này vừa thể hiện sự vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đi ngược lại với nguyên tắc phổ quát về việc tôn trọng luật pháp quốc tế ; vừa thể hiện sự ngang ngược, thiếu thiện chí của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp (biển Đông là khu vực tranh chấp giữa nhiều quốc gia trong khu vực, và bản Tuyên bố ứng xử trên biển Đông năm 2002 đã ghi nhận rằng Trung Quốc và các bên tranh chấp khác thoả thuận sẽ kiềm chế không để tranh chấp leo thang căng thẳng, đồng thời nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp). Chưa hết, trước truyền thông, Trung Quốc còn chối bỏ hành vi khiêu khích, bạo lực của mình khi đối mặt với tàu Việt Nam, cho rằng chính phía Việt Nam mới là nhân tố khiêu khích. Chỉ tới khi hình ảnh diễn biến thực tế cuộc đối đầu va chạm được công bố trên truyền thông, thì Trung Quốc im lặng, thể hiện một thái độ trước sau bất nhất. Tất cả những biểu hiện đó cho thấy hành vi của Trung Quốc là không thể biện minh về mặt đạo đức. Và điều đáng nói là, tại thời điểm đó, dư luận quốc tế đã lên tiếng vô cùng mạnh mẽ. Báo chí từ mọi nơi trên thế giới đều lên tiếng chỉ trích và phê phán hành vi của Trung Quốc tại biển Đông [36], mà hầu như không thể tìm thấy một bài báo nào lên tiếng bênh vực Trung Quốc mà không phải của người Trung Quốc.

Dư luận thì không có giá trị áp đặt. Song khi dư luận lên tiếng, và trở thành một làn sóng, nó có tác dụng đối với hình ảnh và uy tín của quốc gia được xác định là đối tượng của sự đánh giá, từ đó ít nhiều nó góp phần đấu tranh và kiềm chế các hành vi thiếu đạo đức trong quan hệ quốc tế. Mỗi quốc gia khi quyết định một hành vi ứng xử nào đó sẽ không thể phớt lờ yếu tố dư luận, mà phải tìm cách để chứng minh tính đúng đắn, chính đáng trong hành động của mình. Tất nhiên cũng phải thừa nhận rằng, do không có khả năng áp đặt nên vai trò của dư luận không phải lúc nào cũng được phát huy đáng kể.

Kết luận

Quan hệ quốc tế, trong khuôn khổ bài viết chỉ tập trung chủ yếu mối quan hệ giữa các chủ thể là các quốc gia, bao gồm cả hai mặt hợp tác và đấu tranh giữa các chủ thể. Bỏ qua mặt hợp tác, mặt đấu tranh luôn diễn ra gay gắt và căng thẳng trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa hậu chiến tranh lạnh đã nảy sinh thêm rất nhiều vấn đề, các quốc gia cũng nảy sinh nhận thức mới về yếu tố sức mạnh, về tập hợp lực lượng, về các mối đe doạ, nguy cơ, và về sự tồn tại đồng thời hai mặt đấu tranh-hợp tác trong cùng một mối quan hệ. Như đã nói, giờ đây, việc sử dụng bạo lực quân sự để cạnh tranh nhau, triệt hạ nhau, có phần lỗi thời. Các quốc gia trong sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, vừa hợp tác, lại vừa cạnh tranh, sẽ phải tính tới những phương thức đấu tranh mới, ngoài các phương thức truyền thống. Việc vận dụng luật pháp quốc tế để đấu tranh là một ví dụ. Luật pháp quốc tế ngày càng được củng cố, và ngày càng được ưa chuộng để các quốc gia xử lý các vấn đề giữa họ với nhau, đặc biệt là các vấn đề tranh chấp. Ngoài ra, sử dụng các quy chuẩn đạo đức (quốc tế) có thể cũng là một biện pháp hữu ích. Nói cách khác, đạo đức quốc tế cũng có thể là một công cụ đấu tranh giữa các quốc gia với nhau, nhất là đối với các nước vừa và nhỏ trong cuộc đối đầu với các nước lớn. Trong cuộc cạnh tranh đó, thường các nước vừa và nhỏ sẽ gặp bất lợi về so sánh lực lượng trên nhiều mặt, và các nước lớn trong ứng xử với các nước nhỏ dễ có những biểu hiện mang tính chất "cường quyền", nghĩa là dùng sức mạnh vượt trội để áp đặt, lấn lướt. Trong những bối cảnh đó, việc khai thác dư luận, sử dụng các lập luận, lý lẽ để chứng minh tính "thiếu chính đáng", "thiếu đạo đức" của các hành vi không phù hợp của các nước lớn, đe dọa lợi ích của các nước vừa và nhỏ, là điều khả thi và hữu hiệu./.

Lê Ngọc Hân

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 02/0/2021

Tác giả Lê Ngọc Hân là Giảng viên tại Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Bài viết được đăng lần đầu trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam, số 3 (122) 9/2020.

———–

Chú thích :

[1] Từ điển Oxford : Morality Ethic 

[2] Nardin, Terry. Traditions of international ethics, Cambridge ; New York : Cambridge University Press, 1992, 326p., p. 1.

[3] Kant, Immanuel. "Project for a perpetual peace", (dịch từ tiếng Đức) Philosophical Essay, London : Stephen Couchman, 1796.

[4] Colonomos, Ariel. La morale dans les relations internationales : rendre des comptes, Paris : Odile Jacob, 2005, 356p., p. 88-89.

[5] Maxwell, Mary. Morality among nations : an evolutionary view, Albany : State University of New York Press, 1990, 198p.

[6] Cf. St Augustin, Thomas Aquinas…

[7] Hobbes, Thomas. Leviathan, Indianapolis : The Bobbs-Merrill, 1958, 298p., p. 110.

[8] Ibid., p. 108.

[9] Machiavelli, Niccolò. The prince (do George Bull dịch), Penguin Books, 2005, 112p., p. 87.

[10] Kennan, George F. "Morality and Foreign Policy", Foreign Affairs, Winter 1985/86 Issue, p. 206.

[11] Carr, E.H. The Twenty Years’ Crisis, 1919-1939, Perennial : HarperCollins Publishers, 2001, 244p., p. 102 ; Morgenthau, Hans J. Politics among nations : the struggle for power and peace, New York : Knopf, 1978, 650p., p. 5 ; Aron, Raymond. Paix et guerre entre les nations (8e édition), Paris : Calmann-Lévy, 1985, 794p., p. II.

[12] Carr (2001), op. cit., p. 153.

[13] Ibid, p. 150-151.

[14] Ibid, p. 169.

[15] Morgenthau (1978), op. cit., p. 237.

[16] Morgenthau, Hans Joachim et Niebuhr, Reinhold. Germany and the Future of Europe, University of Chicago Press, 1951, 180p.

[17] Morgenthau (1978), op. cit., p. 237-244.

[18] Ibid, p. 10.

[19] Ibid, p. 245.

[20] Carr (2001), op. cit., p. 75.

[21] Ibid, p. 79.

[22] Morgenthau (1978), op. cit., p. 245.

[23] Oppenheim, Felix E. The place of morality in foreign policy, Lexington, Mass. : Lexington Books, 1991, 112p., p. 1.

[24] Cf. Oppenheim, 1991, op. cit., p. 41 ; và Oppenheim, Felix E. "Foreign Policy, Rationality and Morality", Ratio Juris, Vol. 15 No. 1 mars 2002, pp. 1-15, p. 11-12.

[25] Malnes, Raino. Morality, national interest and international law, Cambridge, MA, USA : Scandinavian University Press North America, 1994, 156p., p. 42.

[26] Colonomos (2005), op. cit.

[27] Nye, Joseph S. "Soft power", Foreign policy, 1990, no. 80, pp. 153-171, p. 159.

[28] Nye, Joseph S. Soft power : The means to success in world politics, New York : Public affairs, 2004, 208p.

[29] Viotti, Paul R., Kauppi, Mark V., Paul, R. Viotti, et al. International relations and world politics : Security, economy, identity, 5th Edition, Prentice-Hall, Pearson, UK, 2013, 544p., p. 207.

[30] Nye (2004), op. cit., p. 28.

[31] Ibid, p. 11.

[32] Andréani, Tony. "La morale et l’éthique au regard du discours politique chinois", Presses universitaires de France, "Actuel Marx", 2014/1 no 55, pp. 144-161.

[33] Rogacheva, Elena. "Đạo đức quốc tế và cách xử thế của các quốc gia" ("Mezhdumarodnaja moral I povedenie gosudarstv"), Dialog, 1998, No. 8, pp. 51-58.

[34] Bower, Ernest Z. et Poling, Gregory B. "China-Vietnam Tensions High over Drilling Rig in Disputed Waters", Center for Strategic & International Studies, ngày 7/5/ 2014.

[35] "Clip : Chinese vessel rams, sinks Vietnam fishing boat", Tuoitre, ngày 5/6/2014.

[36] Cf. The Editorial Board. "Trouble in the South China Sea", The New York Times, ngày 9/5/2014 ; (社説)南シナ海掘削 中国は直ちに中止せよ ("Editorial : China must stop oil drilling in South China Sea"), Asahi Shimbun, ngày 9/5/2014,  ;(社説)南シナ海掘削 中国は直ちに中止せよDA3S11124815.html ; "Editorial : Anti-Chinese Riots in Vietnam Show Need for Talks on South China Sea", Jakarta Globe, ngày 15/5/2014 ; "China riles Vietnamese", Bangkok Post, ngày 26/5/2014

————-

Tài liệu tham khảo :

1. Andréani, Tony. "La morale et l’éthique au regard du discours politique chinois", Presses universitaires de France, "Actuel Marx", 2014/1 no 55, pp. 144-161.

2. Aron, Raymond. Paix et guerre entre les nations (8e édition), Paris : Calmann-Lévy, 1985, 794p.

3. Bower, Ernest Z. et Poling, Gregory B. "China-Vietnam Tensions High over Drilling Rig in Disputed Waters", Center for Strategic & International Studies, ngày 7/5/ 2014.

4. Carr, E.H. The Twenty Years’ Crisis, 1919-1939, Perennial : HarperCollins Publishers, 2001, 244p.

5. Colonomos, Ariel. La morale dans les relations internationales : rendre des comptes, Paris : Odile Jacob, 2005, 356p.

6. Hobbes, Thomas. Leviathan, Indianapolis : The Bobbs-Merrill, 1958, 298p.

7. Kant, Immanuel. "Project for a perpetual peace" (dịch từ tiếng Đức) Philosophical Essay, London : Stephen Couchman, 1796.

8. Kennan, George F. "Morality and Foreign Policy", Foreign Affairs, Winter 1985/86 Issue.

9. Machiavelli, Niccolò. The prince, (do George Bull dịch), Penguin Books, 2005, 112p.

10. Malnes, Raino. Morality, national interest and international law, Cambridge, MA, USA : Scandinavian University Press North America, 1994, 156p.

11. Maxwell, Mary. Morality among nations : an evolutionary view, Albany : State University of New York Press, 1990, 198p.

12. Morgenthau, Hans Joachim et Niebuhr, Reinhold. Germany and the Future of Europe, University of Chicago Press, 1951, 180p.

13. Morgenthau, Hans J. Politics among nations : the struggle for power and peace, New York : Knopf, 1978, 650p.

14. Nye, Joseph S. "Soft power", Foreign policy, 1990, no. 80, pp. 153-171.

15. Nye, Joseph S. Soft power : The means to success in world politics, New York : Public affairs, 2004, 208p.

16. Oppenheim, Felix E. The place of morality in foreign policy, Lexington, Mass. : Lexington Books, 1991, 112p.

17. Oppenheim, Felix E. "Foreign Policy, Rationality and Morality", Ratio Juris, Vol. 15 No. 1 mars 2002, pp. 1-15.

18. Rogacheva, Elena. "Đạo đức quốc tế và cách xử thế của các quốc gia" ("Mezhdumarodnaja moral I povedenie gosudarstv"), Dialog, 1998, No. 8, pp. 51-58.

19. Viotti, Paul R., Kauppi, Mark V., Paul, R. Viotti, et al. International relations and world politics : Security, economy, identity, 5th Edition, Prentice-Hall, Pearson, UK, 2013, 544p.

20. "Clip : Chinese vessel rams, sinks Vietnam fishing boat", Tuoitre, ngày 5/6/2014.

21. The Editorial Board. "Trouble in the South China Sea", The New York Times, ngày 9/5/2014 ;

( 社説)南シナ海掘削 中国は直ちに中止せよ (Editorial : "China must stop oil drilling in South China Sea"), Asahi Shimbun, ngày 9/5/2014,  ;

(社説)南シナ海掘削 中国は直ちに中止せよ (Editorial : "China must stop oil drilling in South China Sea"), Asahi Shimbun, ngày 9/5/2014

Editorial : "Anti-Chinese Riots in Vietnam Show Need for Talks on South China Sea", Jakarta Globe, ngày 15/5/2014

"China riles Vietnamese", Bangkok Post, ngày 26/5/2014

Published in Diễn đàn

Gián điệp Trung Quốc tham gia ăn cắp công nghệ Hoa Kỳ (RFA, 12/04/2018)

Trung Quốc đang tham gia vào vụ trộm cắp quy mô lớn các nghiên cứu và công nghệ của Hoa Kỳ ở các trường đại học bằng cách sử dụng gián điệp, sinh viên và các nhà nghiên cứu để thu thập thông tin.

tq1

Ảnh minh họa. Screen capture of AFP video

Đây là nội dung được các chuyên gia trình bày trước Quốc hội trong phiên điều trần hôm thứ Tư, 11 tháng 4 và được tờ The Washington Free Beacon loan tin một ngày sau đó.

Theo báo The Washington Free Beacon, một cựu viên chức phản gián đã tiết lộ việc quản lý của Tổng thống Barack Obama khi còn đương chức đã làm suy yếu các nỗ lực chống gián điệp nước ngoài của Hoa Kỳ bằng cách ngăn cản những chương trình chống gián điệp cấp quốc gia.

Bà Michelle Van Cleave, cựu giám sát tình báo phản gián, cho biết chương trình chống lại gián điệp nước ngoài bị hạn chế trong thời gian điều hành Tổng thống George W. Bush từ năm 2004 và vẫn tiếp tục bị giới hạn dưới thời tổng thống Obama.

Một số chuyên gia về trí tuệ và an ninh đã xác nhận trong phiên điều trần rằng Trung Quốc là mối đe dọa đáng kể nhất đối với hành vi trộm cắp công nghệ từ những nghiên cứu mà Hoa Kỳ chi khoảng 510 tỷ đô la hàng năm.

Bắc Kinh sử dụng các nhân viên bí mật, các công ty bình phong, và liên doanh nghiên cứu trong chương trình trộm cắp. Các điệp viên công nghệ của Trung Quốc đã phát triển các danh sách cụ thể về công nghệ cần đánh cắp, trong đó tập trung vào công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ liên quan đến trí thông minh nhân tạo, robot và các công nghệ khác.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng dùng những một số trong 350.000 sinh viên Trung Quốc đang du học tại Mỹ cho công tác tình báo.

Trung Quốc cũng đang thâm nhập vào các trường đại học Hoa Kỳ bằng cách tài trợ cho các trung tâm ngôn ngữ và văn hóa được gọi là viện Khổng Tử đang được sử dụng để che giấu tội phạm công nghệ. Khoảng 100 viện nghiên cứu đang hoạt động tại các trường đại học Hoa Kỳ và sử dụng kinh phí của Bắc Kinh như là một phần của nỗ lực "quyền lực mềm" ở Hoa Kỳ.

**********************

IMF lo ngại các nước lọt bẫy nợ Trung Quốc (RFI, 12/04/2018)

Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), bà Christine Lagarde hôm nay 12/04/2018 tại Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ tài chính, và chiếc bẫy nợ nần được giăng ra, vào lúc các dự án hạ tầng ở nước ngoài của Trung Quốc không ngừng tăng lên.

tq2

Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) Christine Lagarde phát biểu tại Diễn đàn Bát Ngao (Boao) ở Bắc Kinh, 12/04/2018. Reuters/Martin Pollard

Bà Lagarde phát biểu tại Diễn đàn Bát Ngao (Boao) về "Con đường tơ lụa mới", kế hoạch đại quy mô do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2013 nhằm xây dựng cầu đường, các tuyến xe lửa và khu công nghiệp trên khắp Châu Á, đến cửa ngõ Châu Âu và tận Châu Phi.

Nếu sáng kiến này liên quan đến 70 quốc gia và được cho là cùng đầu tư, nhưng trên thực tế hầu hết là do các định chế nhà nước Trung Quốc cho vay, và theo phương Tây đây là một cách nhằm tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Bà Christine Lagarde công nhận "Con đường tơ lụa mới" đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng trên thế giới, nhưng lại "có thể làm tăng đáng kể số nợ của các nước liên quan, hạn chế các khoản chi tiêu khác, nhất là đối với các nước có tỉ lệ nợ công cao". Chẳng hạn Sri Lanka sau khi vay số nợ lớn từ Trung Quốc để cải thiện một cảng nước sâu, rốt cuộc đã phải nhượng lại quyền kiểm soát cho Bắc Kinh.

Tổng giám đốc IMF khuyến cáo các nước chấp nhận tham gia "Con đường tơ lụa mới" không nên coi đây là "bữa ăn miễn phí". Bà kêu gọi chỉ tiến hành "ở những nơi cần thiết" -hàm ý có những công trình mang lại lợi ích chính trị hơn là kinh tế - và nêu ra nguy cơ tham nhũng ở những dự án lớn.

Trước những chỉ trích về "Con đường tơ lụa mới", chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Ba 9/4 đã biện bạch "đó không phải là kế hoạch Marshall hay âm mưu của Trung Quốc".

Thụy My

*********************

Indonesia hủy trái cây nhập lậu từ Trung Quốc (RFA, 12/04/2018)

Indonesia cho tiêu hủy lượng trái cây nhập khẩu trái phép từ Trung Quốc trị giá hơn 500 ngàn USD. 
Mạng Thời Báo Jakarta ngày 12 tháng tư loan tin Bộ Thương mại Indonesia đã tiêu hủy 7 container gồm táo và cam nhập khẩu bất hợp pháp từ Trung Quốc trị giá 7 tỷ rupiad tương đương hơn 500 ngàn USD.

tq3

Trái cây nhập lậu của Trung Quốc bị tiêu hủy tại Indonesia Jakartapost

Theo ông Aeri Anggrijono, Giám đốc Thanh tra thương mại của Bộ Thương mại Indonesia, số trái cây này đã nhập khẩu trái phép vào Indonesia hai tuần trước qua Cảng Belawan và Sân bay Quốc tế Kualanamu, cũng như ở phía Bắc đảo Sumatra.

Ông này cho biết Indonesia buộc phải tiêu hủy các loại trái cây nói trên vì chúng được nhập khẩu vào Indonesia mà không có bất cứ một loại giấy phép nào và vi phạm Quy chế số 16/2018 của Bộ Thương mại Indonesia.

Bộ Thương mại Indonesia cũng đã thu hồi giấy phép nhập khẩu của PT SAT, doanh nghiệp đã nhập trái phép số trái cây trên vì đã không thể đưa ra bất kỳ chứng từ hợp pháp nào trong quá trình nhập khẩu trái cây từ Trung Quốc.

Ông Aeri cũng nhấn mạnh rằng chính phủ Indonesia sẽ trừng phạt bất cứ doanh nghiệp nào không tuân thủ các quy định về nhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêu dùng và hàng hóa nội địa.

Published in Châu Á
mercredi, 05 juillet 2017 17:45

Thượng đỉnh G-20

Tuần này, lãnh đạo các nền kinh tế dẫn đầu thế giới có hội nghị cấp cao gọi là "Thượng đỉnh G-20" tại thành phố Hamburg của Cộng hòa Liên bang Đức với các nguyên thủ then chốt như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên hiệp Âu Châu và Anh, Đức, Pháp v.v… Trong bối cảnh đầy bất trắc về an ninh và chính trị, dường như lãnh vực kinh tế lại có vẻ khả quan hơn.

summit1

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping tại Berlin, Đức, ngày 5 tháng 7 năm 2017. AFP photo

Nguyên Lam : Thưa ông, chúng ta đang bước qua nửa thứ hai của năm 2017 có quá nhiều biến động nên hội nghị cấp cao của nhóm G-20 kỳ này tại Hamburg của Đức có thể là cơ hội cho lãnh đạo các nền kinh tế dẫn đầu thế giới rà soát lại tình hình hợp tác và tạo điều kiện tốt đẹp hơn cho kinh tế toàn cầu. Vì vậy, tiết mục chuyên đề của chúng ta sẽ theo dõi biến cố ấy để phần nào dự đoán ra tương lai ngắn hạn trước mắt, ông nghĩ sao về việc đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Quả thật năm 2017 có nhiều biến động trên thế giới nên khi lãnh đạo của 19 nền kinh tế có sản lượng cao nhất cùng với Liên hiệp Âu Châu hội họp thì ai cũng tin rằng Thượng đỉnh G-20 này sẽ đề cập trước tiên đến các hồ sơ an ninh và chính trị trong khi tình hình kinh tế nói chung lại có vẻ khả quan hơn trong nhiều quốc gia. Sự thật lại khác hẳn.

Trước hết, về các hồ sơ ngoài kinh tế, người ta nên chú ý tới các vấn đề sau đây. Thứ nhất là sự căng thẳng tại Đông Á với mâu thuẫn gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vụ Bắc Hàn, Đài Loan và vùng Biển Đông Nam Á khiến việc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc sẽ được chú ý. Thứ hai là mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga về cục diện Đông Âu khiến chúng ta nên theo dõi một thượng đỉnh khác được tiến hành trước đó tại Ba Lan. Đấy là khi Tổng thống Hoa Kỳ sẽ hội kiến từ hôm Thứ Năm mùng sáu này với lãnh đạo của 13 nước Liên Âu vây quanh ba vùng biển Baltic, Adriatic và Hắc hải. Người ta gọi đó là "Thượng đỉnh Ba Biển" và là cơ hội cho Hoa Kỳ khẳng định ý chí bảo vệ các nước Đông Âu trước sức ép của Nga. Từ đó, người ta mới chú ý đến cuộc họp tay đôi của Tổng thống Mỹ với Tổng thống Vladimir Putin của Nga về trách nhiệm của nước Nga và về Minh ước Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO cùng mối ưu lo của các thành viên Âu Châu trong Minh ước này. Sau cùng thì người ta mới theo dõi quan hệ của Hoa Kỳ với cột trụ kinh tế Liên Âu là nước Đức, khi Đức sắp có bầu cử vào Tháng Chín tới. Nói chung, các nước đều e ngại mâu thuẫn về an ninh và chính trị nên lầm tưởng là tình hình kinh tế toàn cầu sẽ khả quan hơn trong thời gian tới, nhưng sự thật lại chưa hẳn như vậy.

Nguyên Lam : Nguyên Lam thú thật là không ngờ quan hệ giữa các cường quốc lại có quá nhiều mâu thuẫn từ Đông Á tới Đông Âu như vậy, cho nên việc truyền thông cần theo dõi các hội nghị tuần này tại Âu Châu. Nhưng thưa ông Nghĩa, vì sao ông lại cho rằng tình hình kinh tế toàn cầu lại chưa hẳn khả quan như các nước dự đoán ? Ông thấy những gì là đáng ngại ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đầu tiên về bối cảnh chung thì các ngân hàng trung ương mạnh nhất thế giới đều thấy tình hình kinh tế có khả quan hơn, với áp lực lạm phát suy giảm nên đều nghĩ tới việc tăng dần lãi suất hoặc ít ra thì tiết giảm việc bơm tiền kích thích kinh tế.

Thứ hai, mạnh nhất trong các định chế tiền tệ quốc gia là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ còn tin rằng một vụ khủng hoảng tài chính như đã thấy năm 2008 sẽ khó xảy ra trong thời gian tới, nhất là khi việc thẩm định khả năng ứng phó với khủng hoảng của 34 ngân hàng thương mại Mỹ kết luận rằng hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nay đã có mức an toàn hơn mươi năm trước.

Thứ ba, người ta thấy đồng Mỹ kim hết tăng giá trong sáu tháng đầu năm nay nên điều ấy sẽ có lợi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ và giảm bớt gánh nặng tài chính cho các nền kinh tế đang phát triển lỡ vay quá nhiều đô la Mỹ, thí dụ như trường hợp Việt Nam. Nhưng thật ra tình hình chưa được khả quan và đồng bộ như vậy nên người ta mới tự chuẩn bị cho những kịch bản bất ngờ sau này, nhất là khi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS, được coi như ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương vừa cảnh báo hôm Chủ Nhật 25 vừa rồi là những biến động chính trị dồn dập có thể gây hậu quả bất lợi cho kinh tế toàn cầu. Bản thân tôi thì theo dõi kỹ sự phân tích chính xác của định chế này.

Nguyên Lam : Thính giả của chúng ta đã quen với cách nhận định của kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa khi ông trình bày bối cảnh rồi xoay ngược vấn đề nhằm cảnh báo chuyện bất ngờ. Thưa ông, đâu là những kịch bản bất ngờ mà ông vừa nhắc tới ?

GERMANY-CHINA-POLITICS-DIPLOMACY-G20

Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt tay Chủ tịch Siemens Joe Kaeser (trái) tại Berlin vào ngày 5 tháng 7 năm 2017. AFP photo

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin khởi sự từ Hoa Kỳ trước. Năm 2006, dân Mỹ cũng hồ hởi như thế mà không ngờ lại gặp khủng hoảng khi trái bóng thị trường gia cư địa ốc bị bể chứ không xì và dẫn tới vụ khủng hoảng 2008. Nếu đối chiếu lời phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương thời ấy là ông Ben Bernanke với bà Chủ tịch Janet Yellen thời nay, ta thấy sự lạc quan tương tự nên cần đề phòng phản ứng bầy đàn khi thấy giá nhà tại Mỹ nay cũng tăng quá mạnh.

Thứ hai, về việc đồng đô la Mỹ hết tăng mà còn có thể bị mất giá so với nhiều ngoại tệ mạnh thì ta còn nên nghĩ tới một nguyên nhân khác là tình trạng ách tắc chính trị tại Hoa Kỳ khiến nhiều đề nghị cải cách ngân sách và thuế khóa của Chính quyền Donald Trump bị đình hoãn hoặc gặp trở ngại nên chỉ còn một đòn bẩy kích thích kinh tế là xuất khẩu để giảm thâm hụt cán cân thương mại nhờ đô la rẻ hơn.

Nhưng nếu chiều hướng sút giảm hối suất của Mỹ kim so với các ngoại tệ khác đã kéo dài sáu năm trong một chu kỳ thường là bảy năm thì mình chẳng nên quên là kinh tế Mỹ cũng có thể bị suy trầm nhẹ vào năm tới sau tám năm liền chưa bị suy trầm, là điều chúng ta có trình bày kỳ trước. Và lần này có khi một trong nhiều yếu tố tác động lại có thể đến từ kinh tế Trung Quốc. Nếu kinh tế Mỹ bị suy trầm nhẹ thì hậu quả chưa đến nỗi tai hại cho Hoa Kỳ bằng cho nhiều quốc gia khác, nhất là cho Trung Quốc và Đức.

Nguyên Lam : Nói về nước Đức thì dư luận báo chí thường quan tâm đến lập trường tương phản của bà Thủ tướng Angela Merkel với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Riêng ông thì còn thấy cái gì khác mà chúng ta nên chú ý ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi cho rằng ta nên thấy ra một nghịch lý quan trọng hơn nữa. Đó là cột trụ kinh tế của cả khối Liên Âu là Đức lại có một nhược điểm quan trọng là quá lệ thuộc vào xuất khẩu, trước hết là vào sức mua của các nước khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Âu hay Vương quốc Anh, mà sức mua đó lại có thể giảm. Nhìn sâu xa hơn, kinh tế của cường quốc này không thể kiểm soát được nhiều động lực phát triển của mình, như tình hình Liên Âu, việc Vương quốc Anh đàm phán việc triệt thoái là Brexit và nhất là sự thăng giáng hay sa sút của kinh tế Hoa Kỳ.

Tuần qua, ba trung tâm nghiên cứu Đức là Viện IFO, German Institute for Economic Research và Ngân hàng Trung ương đều công bố dự báo lạc quan về viễn ảnh giữa năm của kinh tế Đức nhờ sức tiêu thụ nội địa gia tăng nhưng sự thật thì kinh tế Đức vẫn tùy thuộc vào sức nhập khẩu của các nền kinh tế khác. Chính là trong bối cảnh ấy, quan hệ kinh tế và chính trị giữa Hoa Kỳ với Đức là điều nên theo dõi trong thượng đỉnh G-20 của tuần này.

Ngoài ra, cũng xin nói là ta còn nên theo dõi một hồ sơ kia là tương lai của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa 11 nước sau khi Hoa Kỳ triệt thoái từ đầu năm nay. Tôi cho là các nước còn lại, nhất là Nhật Bản, cũng khuyến khích các quốc gia khác xúc tiến kế hoạch và nhìn từ quan điểm về an ninh của Nhật, có thể là Thủ tướng Shinzo Abe sẽ kín đáo thúc đẩy sự tham gia của Nam Hàn và có khi cả Đài Loan nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam không nên quên hồ sơ này và quyền lợi kinh tế của mình với nhiều đối tác khác.

Nguyên Lam : Thưa ông, trong khung cảnh đó tình hình Việt Nam sẽ là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Năm nay, tới phiên nước Đức tổ chức Thượng đỉnh G-20 và Thủ tướng Angela Merkel của Đức có mời Thủ tướng của Hà Nội tham dự mặc dù Việt Nam chưa được ở trong nhóm 19 quốc gia có nền kinh tế giàu mạnh nhất. Sau đó, Thủ tướng Hà Nội sẽ thăm Vương quốc Hà Lan. Đây là cơ hội cho lãnh đạo Việt Nam nhìn rộng ra ngoài và phát triển quan hệ với nhiều nước khác, nhưng chẳng thể quên được sự phê phán của thiên hạ khi Hà Nội tuyên án 10 năm tù một phụ nữ đấu tranh bất bạo động là Mẹ Nấm. Đây là điều xấu hổ mà các nước dân chủ văn minh khó chấp nhận được. Dù báo chí Hà Nội chẳng nói ra, tôi cho rằng Thủ tướng của Hà Nội sẽ được lãnh đạo các nước nhắc nhở điều kỳ cục đó.

Tuy nhiên, về kinh tế thì vấn đề của Việt Nam lại nằm ở nhà khi công quỹ cạn kiệt và đi vay quá khả năng làm nhiều dự án xây dựng hạ tầng bị đình hoãn và nhà nước nhìn vào khối vàng hay ngoại tệ của dân như giải pháp ! Tôi thiển nghĩ ưu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam là nên nhìn vào hệ thống doanh nghiệp nhà nước quá lớn và kém hiệu năng nên gây tốn kém oan uổng cho nền kinh tế. Vì vậy, họ nên thúc đẩy và thực hiện tiến trình giải tư, tư nhân hóa hay cổ phần hóa một cách thực tế và minh bạch để phần nào thu hồi lại cho công quỹ một khối tài nguyên bị lạm dụng với quá nhiều tham ô lãng phí. Cho tới nay, Hà Nội mới chỉ nói mà không làm trong khi các khó khăn cứ chồng chất và nhiều doanh nghiệp bị nguy cơ vỡ nợ.

Nguyên Lam : Việt Nam có dễ thở hơn không trong giả thuyết là đồng đô la Mỹ sẽ còn sụt giá từ nay đến cuối năm ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ rằng không vì nhiều lý do. Mỹ kim có thể sụt giá nếu so với nhiều ngoại tệ mạnh khác chứ điều ấy chẳng có nghĩa là gánh nặng hoàn trái hay trả nợ của Việt Nam sẽ giảm mạnh. Thứ hai, gánh nợ công hay là công trái của Việt Nam thật ra cao hơn con số chính thức vì phải bao gồm cả các khoản vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đứng ra bảo lãnh từ chục năm trước. Nó có thể cao gấp 10 lần khối dự trữ ngoại tệ của Việt Nam và hơn gấp đôi khả năng sản xuất của kinh tế trong một năm. Gánh nợ quá lớn này sẽ còn đè nặng đến tương lai kinh tế Việt Nam và ngoài nạn phá sản dây chuyền thì ta không nên quên kịch bản suy trầm của kinh tế Hoa Kỳ rồi của nhiều nước khác vào năm tới. Đấy là viễn ảnh thực sự không lạc quan cho Việt Nam, ngoài nhiều vấn đề rất đáng quan ngại khác ở bên trong.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguyên Lam, RFA

Nguồn : RFA, 05/07/2017

Published in Diễn đàn