Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vốn ở đâu để ACV đầu tư cùng lúc tại sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành ?

Bộ Kế hoạch và đầu tư đã trình Thủ tướng phê duyệt cho Công ty cổ phần - Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư nhà ga hành khách quốc nội (T3) sân bay Tân Sơn Nhất với tổng vốn đầu tư gần 11 ngàn tỉ đồng trong vòng 37 tháng.

Câu hỏi đặt ra là nếu Chính phủ cho phép ACV cùng lúc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và giai đoạn I dự án đầu tư sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư gấp 10 lần nhà ga T3 thì bài toán vốn sẽ được giải quyết như thế nào ?

sanbay1

Bộ Giao thông và vận tải vừa công bố quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến 2030

Lợi nhuận đủ thu xếp hai dự án cùng lúc ?

Sau gần một năm kiến nghị và "nâng lên đặt xuống" tại rất nhiều bộ ngành về việc có chấp thuận giao dự án xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (công suất 20 triệu hành khách/năm) cho ACV hay không thì Bộ Kế hoạch và đầu tư cuối cùng đã tham mưu lên Chính phủ xem xét quyết định cho phép ACV thực hiện dự án này.

Trong văn bản gửi Thủ tướng cuối tháng 11/2019 vừa qua, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tổng vốn đầu tư dự kiến của nhà ga T3 là 10.990 tỉ đồng, được huy động từ vốn góp của ACV.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 được kiểm toán thì tại thời điểm 31/12/2018, ACV có nguồn vốn chủ sở hữu là 30,7 ngàn tỉ đồng, nợ phải trả là 22.775 tỉ đồng (trong đó 15,1 ngàn tỉ đồng là nợ ngắn hạn) ; tài sản dài hạn là 22.260 tỉ đồng.

"Như vậy tại thời điểm hết năm 2018, ACV có khả năng huy động vốn dài hạn để đầu tư dự án tối đa khoảng 23.643 tỉ đồng, đảm bảo khả năng huy động vốn của dự án", Bộ Kế hoạch và đầu tư khẳng định.

Tuy nhiên, do ACV cũng vừa được Chính phủ đề nghị Quốc hội và đã được phê duyệt làm chủ đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn I) với tổng mức đầu tư 4,779 tỉ đô la, tương đương 111.689 tỉ đồng với nhà ga sức chứa 25 triệu hành khách và các hạng mục quan trọng khác, lại không sử dụng bảo lãnh Chính phủ mà huy động gần 70% vốn từ các nguồn vay thương mại (khoảng 2,6 tỉ đô la). Do vậy, nên cũng có những ý kiến e ngại về việc cùng lúc thu xếp những nguồn vốn khổng lồ của ACV cho cả hai dự án.

Do dự án nhà ga T3 nếu được phê duyệt sẽ bắt tay vào xây dựng từ 2020 và giai đoạn I sân bay Long Thành cũng với thời gian tương tự (kéo dài đến 2025). ACV giải trình với các bộ ngành như sau : "Giai đoạn 2019-2025 khả năng tích lũy của ACV là 108.106 tỉ đồng, trong đó có lợi nhuận còn lại là 45.378 tỉ đồng, tiền mặt sẵn có tại thời điểm hết năm 2018 là 24.369 tỉ đồng. Việc chi đầu tư nhà ga T3 và các cảng đang khai thác là 71.368 tỉ đồng nên ACV hoàn toán có khả năng bố trí 36.738 tỉ đồng (lấy 108 ngàn tỉ đồng lợi nhuận dự kiến 5 năm trừ đi tổng số vốn đầu tư cần cho các nhà ga quốc nội, trong đó có nhà ga T3)".

sanbay2

Sân bay Long Thành đang trong quá trình giải quyết thủ tục - Ảnh M.T

Do đó, ACV có khả năng thực hiện dự án sân bay Long Thành (dự kiến 36.607 tỉ đồng), khoảng 37% vốn tự có của dự án Long Thành. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác các số liệu đưa ra về nguồn vốn đầu tư.

Hiệu quả đầu tư cần cân nhắc kỹ hơn

Sau khi giải trình dự án, ACV đã tiếp thu các ý kiến bổ sung về hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Sơ bộ hiệu quả kinh tế-xã hội được tính toán theo phương pháp phân tích lợi ích- chi phí đã xác định được các chỉ tiêu kinh tế gồm tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) = 21.952 tỉ đồng ; tỷ số lợi ích/chi phí = 2,55. Như vậy theo báo cáo của ACV, dự án có tính khả thi.

Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận xét, đối với giai đoạn xem xét chủ trương đầu tư, sơ bộ hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án đã nêu trên có thể chấp nhận được. ACV chịu trách nhiệm các số liệu và tính chính xác. Tuy nhiên, do mới tính toán ở mức sơ bộ, hiệu quả dự án còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố rủi ro khác, đặc biệt là việc ảnh hưởng trực tiếp từ dự án đầu tư sân bay Long Thành, nên ACV phải đánh giá cụ thể hơn những tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực tập trung đông dân cư tại cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có sức chứa 20 triệu hành khách/năm gồm các hạng mục chính : nhà ga 3 tầng có tổng diện tích 110.000m2, mở rộng sân đỗ máy bay gần 5.000 m2 và các khu vực phụ trợ khác.

Theo số liệu khai thác năm ngoái của Cục Hàng không, công suất khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay đã vượt công suất thiết kế 1,13-1,56 lần với 13 triệu khách quốc tế và 15 triệu khách quốc nội/năm. Việc duy trì khai thác dẫn đến chất lượng hạ tầng, chất lượng dịch vụ đi xuống. Do vậy, việc mở rộng nhà ga T3 với diện tích 16,5 ha ở phía Nam sân bay là dự án cấp thiết.

Ngọc Lan

Nguồn : TBKTSG, 09/12/2019

Additional Info

  • Author Ngọc Lan
Published in Diễn đàn

Tuần trước, cô Lạc Lạc nữ du khách Đài Loan và người bạn đến Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) đi du lịch, cô kể rằng nhân viên sân bay đã làm tiền trắng trợn hai cô vì thấy hai khách lạ lần đầu tiên đến Việt Nam…

Tựa đề ghi chú trên màn hình video-clip :

真人真事Chân nhân ! Chân sự ! (Người thật ! Việc thật)

樂樂本人親身經歷 ! Lạc Lạc tự bản thân trải qua !

越南黑暗套餐(Việt Nam hắc ám ăn bẩn quen).

樂樂去越南胡志明市竟碰上詐欺、勒索、搶劫!對象居然還包括政府官員?!

(Lạc Lạc đã đến thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, bị lừa đảo, tống tiền và cướp ! Đối tượng lại còn bao gồm cả nhân viên công quyền ?!)

tranlot1

(Sau đây gỡ băng video-clip) :

"Chào mọi người ! Tôi tên là Lạc Lạc, tôi đã trở về Đài Loan rồi. 

Trong lúc chờ xe khách, tôi xin được chia sẻ với mọi người những việc không thuận lợi xảy ra ở Việt Nam. 

Dưới đây là những chuyện có thật bản thân tôi đã trải qua, chứng kiến trong chuyến đi sang Thành phố Hồ Chí Minh lần này, nhằm giúp mọi người đề cao cảnh giác khi sang Việt Nam. 

Chuyện đầu tiên, khi chúng tôi mới sang Việt Nam, tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, bạn tôi xếp hàng làm thủ tục hải quan. Bạn tôi để visa của cô ấy trong túi, kéo xăng tia bất cẩn làm rìa trên của tấm visa bị tróc một góc, hoàn toàn không ảnh hưởng đến nội dung viết trên tấm visa, cuốn hộ chiếu cũng không bị rách. Hải quan nói với cô ấy rằng visa đã bị hỏng, không thể sử dụng được nữa, nên muốn nhập cảnh phải đưa tiền cho anh ta. Cô bạn tôi rất lo lắng, không biết phải làm thế nào thì viên công an hải quan đòi lấy 1000 Đài tệ. Bạn tôi chỉ còn cách đưa tiền để được nhập cảnh. 

tranlot2

Thật kỳ lạ, chính phủ Việt Nam có nhận Đài tệ không, tại sao không nhận Đô la Mĩ hoặc đồng Việt Nam mà đòi nhận Đài tệ ? Tôi rất hoài nghi là viên công an hải quan này muốn tự nhận đút lót, chứ không phải chính phủ quy định. 

Đó là chuyện thứ nhất. 

Chuyện thứ hai cũng xảy ra ở sân bay. Sau khi nhập cảnh chúng tôi gọi Taxi Grab đi ra khách sạn, nhưng sân bay quá lớn, taxi không tìm thấy chúng tôi ở đâu. Lúc đó ở sân bay có một nhóm người ập đến bảo rằng có taxi đưa chúng tôi đi, chúng tôi thỏa thuận xong giá tiền, họ kéo hành lý chúng tôi đi nhanh, chúng tôi sợ mất hành lý nên chạy nhanh theo họ. Họ kéo đến một góc vắng người, ở đó đều là người của họ, rồi để hành lý lên xe, chúng tôi cũng lên xe ngồi. 

Tài xế mới bảo rằng trả tiền trước khi đi, chúng tôi bèn lấy ví tiền ra, anh ta vừa thấy ví tiền của chúng tôi bèn thò tay giật lấy tiền, cô bạn tôi cố sức giữ mà không được, vì trời tối quá nên không biết đã mất 1 triệu. 

Sau đó anh ta đòi chúng tôi cho tiền típ, chúng tôi bảo không có, anh ta bảo chúng tôi xuống không chở nữa. 

Lúc đó có một người khác đến, cũng là người của họ cả, đòi chở chúng tôi như giá thỏa thuận ban đầu mà không cần tiền típ. 

Về đến khách sạn, chúng tôi phát hiện ra đã mất 1 triệu. Chính phủ của họ hình như không quan tâm quản lý mấy chuyện này ? 

Chuyện thứ ba cũng xảy ra ở sân bay, khi chúng tôi quay trở về Đài Loan. Tôi đến quầy làm thủ tục check in, làm xong nhân viên hãng hàng không đưa trả lại cho tôi hộ chiếu có kẹp vé bay trong đó. Chúng tôi bèn đi vào trong xếp hàng làm thủ tục hải quan, khi anh công an hải quan mở hộ chiếu ra chỉ còn thấy vé bay chứ không thấy tờ visa nữa. Tôi nghĩ tờ visa của mình đánh rơi ngoài quầy check in, vì họ kiểm tra thấy visa mới cấp cho tôi vé bay. Tôi bèn chạy trở lại quầy check in báo với họ, lúc này bạn bè của tôi đều làm xong thủ tục xuất cảnh. Nhân viên hãng bay nói cô không thấy visa tôi ở đó, bảo tôi đến tìm công an hải quan của sân bay nhờ giúp đỡ. 

Tôi đến tìm gặp công an, họ dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ, sau đó đóng cửa lại nói chuyện với tôi. Anh ta hỏi tôi muốn về Đài Loan không ? Dĩ nhiên là tôi muốn về rồi, thật là một câu hỏi ngu ngốc. Anh ta nói với tôi có 2 phương án lựa chọn, một là trở lại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh tìm Sở Ngoại vụ báo cáo sự việc, đợi họ trong 1-2 ngày làm việc cấp lại visa khác, hai là tôi đưa tiền cho anh ta, anh ta sẽ giúp tôi xử lý nhanh gọn để lập tức đáp máy bay về Đài Loan. Trong lòng tôi nghĩ mình không muốn ở lại nơi ma quỷ này chút nào nữa nên chọn phương án 2. 

Trong túi tôi lúc này còn 100 đô la Mĩ, tôi bèn đưa cho anh ta, anh ta bảo vẫn chưa đủ. Nhìn thấy trong ví tôi còn khoảng 3000 Đài tệ, tiền này tôi định giữ lại về đến Đài Loan còn phải trả tiền taxi, anh ta bảo tôi đưa luôn 3 tấm tiền màu xanh lam mới chịu giúp tôi tìm lại visa. Rốt cuộc tôi phải đưa anh ta tất cả 100 đô la Mĩ và 3000 Đài tệ. 

Sau đó anh ta đi ra khỏi phòng, chừng 2 phút sau quay trở lại mang theo tờ visa của tôi. Rốt cuộc thì tôi đã tìm thấy visa của mình, mà không phải tôi tìm thấy, là anh ta giúp tôi tìm thấy. Anh ta bảo đã giúp tôi xử lý xong sự việc. 

Tôi đã nhận lại được visa, nhưng tiền của tôi đã không nhận lại được. Tốt thôi, ít nhất là tôi không phải xếp hàng làm thủ tục hải quan nữa, mọi người đang xếp hàng rất dài, anh công an đó dắt tôi đi ra cửa sau, không cần kiểm tra visa nữa mà trực tiếp đi ra máy bay. 

Xin hỏi, chỉ cần có tiền là được xuất cảnh, vậy còn phải cấp visa làm gì nữa ? Đây là đất nước ma quỷ gì vậy ? 

Tóm lại, chuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh 4 ngày 3 đêm của chúng tôi, 3 sự cố ngoài ý muốn đều xảy ra ở sân bay, tôi nghĩ sân bay Tân Sơn Nhất là nơi nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn trong thời gian đi chơi ở trong nội thành, những người chúng tôi gặp đều rất thân thiện. Lúc sắp sang đây mọi người bảo cẩn thận trong thành phố vì hay có nạn giật đồ, nhưng tôi thấy sân bay mới là nơi đáng sợ nhất. 

Nếu mọi người có đến Việt Nam du lịch, tôi khuyên mọi người đề cao cảnh giác, chú ý giữ kỹ đồ đạc tùy thân của mình, các loại xe trong sân bay cần tránh xa, nếu muốn đi thì nên đi Taxi màu trắng (có lẽ là Vinasun) hoặc gọi Grab. 

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm du lịch của tôi, hy vọng có thể giúp đỡ mọi người".

Giang Nam & Minh Nguyệt

Nguồn : VNTB, 30/10/2019

Nguồn : Người dịch nhận được thư link video-clip từ Đài Loan gửi cho my FB ngày 27/10/2019

Published in Diễn đàn

Những kẻ nào đang cố ý đẩy sân bay Tân Sơn Nhất vào thảm cảnh ?

Sau 4 năm kể từ thời dư luận xã hội phản ứng dữ dội về thảm cảnh sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cả dưới đất lẫn trên trời và vụ sân golf Tân Sơn Nhất chiếm dụng đến 157 ha đất của khu vực sân bay dân sự, cơ chế giải tỏa sân golf này vẫn giẫm chân tại chỗ đầy nghi ngờ, trong lúc nhóm lợi ích Bộ Giao thông và vận tải vẫn cố tình chây ì hết năm này đến năm khác.

Một bài viết trên báo Thanh Niên cho biết rõ hơn về thảm cảnh trên. 

tsn1

Các tuyến đường xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất luôn quá tải. Ảnh : Hữu Công.

Trở về Thành phố Hồ Chí Minh trưa 11/03 sau chuyến bay dài từ Mỹ, chị Nguyệt (Q.4) không khỏi bất ngờ khi bước vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Không phải dịp cao điểm lễ, tết nhưng người chờ xếp hàng làm thủ tục kéo dài từ cửa vào sân bay cho tới khu vực hải quan. Ngay cả làn ưu tiên cho khách hạng thương gia của Vietnam Airlines cũng chật kín hàng trăm người đứng chờ. "Đi vé hạng thương gia về cũng phải chờ xếp hàng cả gần tiếng đồng hồ mới làm xong thủ tục nhập cảnh. Tôi đi nhiều nước nhưng chưa thấy sân bay nào đông đúc chật chội, thủ tục xuất, nhập cảnh làm lâu như các sân bay tại Việt Nam. Khách nước ngoài ai cũng lắc đầu ngao ngán", chị Nguyệt than.

Không chỉ khu vực nhập cảnh, hình ảnh hành khách chen chúc xếp hàng chờ đợi làm thủ tục check-in, lấy hành lý… không khó bắt gặp tại bất cứ thời điểm nào ở sân bay Tân Sơn Nhất. Số liệu từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết năm 2017, lượng hành khách thông qua Tân Sơn Nhất đã vượt con số 36 triệu lượt, quá tải khoảng 30%, trong đó nhà ga quốc nội T1 đã khai thác 22,37 triệu lượt, vượt 1,5 lần công suất thiết kế. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi trong bảng xếp hạng khảo sát sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ đối với 6 sân bay quốc tế mà Cục Hàng không Việt Nam mới công bố, sân bay Tân Sơn Nhất giữ vị trí "đội sổ" với 3,96 điểm, cách sân bay Cát Bi - đứng đầu bảng - tới gần 1 điểm. Trong bối cảnh đó, sự phát triển đột phá của ngành du lịch, kéo theo lượng khách quốc tế tăng trưởng cao, cùng sự gia nhập của nhiều hãng hàng không mới đang đặt thêm áp lực rất lớn lên khả năng khai thác của sân bay lớn nhất nước này…

Âm mưu ‘nuốt’ sạch 800 ha đất vàng sân bay Tân Sơn Nhất ?

Sau một chỉ đạo chung chung và có phần ma mị của Thủ tướng Phúc vào cuối năm 2018 về ‘mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về cả phía Bắc lẫn phía Nam’, cho tới nay Bộ Giao thông và vận tải và các công ty tư vấn vẫn chưa nêu ra được phương án nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam thì sẽ cần giải tỏa những khu vực nào, trong đó khu dân cư chiếm bao nhiêu diện tích và phần kinh phí bồi thường sẽ lên đến bao nhiêu…

Trong khi đó, giới lãnh đạo Bộ Giao thông và vận tải lại quá nôn nóng để xây dựng sân bay Long Thành ở Đồng Nai.

Hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành có một mối ‘tham duyên’ sâu kín. Không phải bỗng dưng mà từ năm 2015, các nhóm lợi ích ODA, giao thông và chính sách đã ‘hiệp đồng tác chiến’ một cách bài bản trên hai mặt trận thủ tục hành chính và truyền thông nhằm tống tiễn càng nhanh càng tốt trọng điểm sân bay từ Tân Sơn Nhất về Long Thành như mô hình ‘cặp đôi hoàn hảo’.

Trong thâm ý lẫn tham ý của các nhóm lợi ích, dự án sân bay Long Thành không chỉ nhằm "nuốt gọn" 18 tỷ USD đầu tư với phần lớn trong số đó dự kiến là vốn vay ODA, mà còn được khuếch trương tính tầm cỡ "khu vực châu Á" của nó để giúp giới quan chức đang "kẹt hàng" có điều kiện bán đất giá cao.

Bởi đã gần một thập kỷ kể từ năm 2009 là lúc các nhóm đầu cơ ‘đánh lên’ một cơn sốt đất tại khu vực Long Thành và nhiều quan chức từ cấp trung ương đến địa phương đã bị mắc kẹt một lượng tiền đầu tư khổng lồ tại khu vực này, cho đến nay vẫn chẳng có dấu hiệu gì cho thấy giới này đã ‘thoát hàng’ được, hay nói cách khác là đã bán được đất thu gom giá rẻ trước đó cho những người ‘trâu chậm uống nước đục’ với giá cắt cổ.

Hàng loạt động tác cố ý câu giờ của Bộ Giao thông và vận tải từ giữa năm 2017 đến nay đã phản ánh những mục đích đen tối của nhóm lợi ích này : bằng nhiều cách phải ‘dìm hàng’ sân bay Tân Sơn Nhất và có thể xóa sổ luôn nó, trong lúc đẩy vọt vị thế của sân bay Long Thành lên nhằm ‘thoát hàng’. Trong khi đó vẫn giữ nguyên sân golf Tân Sơn Nhất.

Dường như số phận sân bay Tân Sơn Nhất đã được định đoạt, trong một nền chính trị độc tài và quá nhiều mafia.

Nếu sân bay Tân Sơn Nhất bị xóa sổ, 800 ha đất vàng ở khu vực sân bay này - với giá thị trường có thể lên đến 40 - 50 tỷ USD – rất có thể sẽ rơi vào túi những kẻ đang cố tình chây ì việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 20/03/2019

*********************

Lợi thế vĩ đại ở sân bay : Mảnh đất màu mỡ "gieo trồng ô dù"

Nguyễn Đình Ấm, VNTB, 20/03/2049

"Đặc sản tắc đường là một nguồn thu"

(Nguyễn Thiện nhân, bí thư đảng Thành phố Hồ Chí Minh)

"Nghèo đói là một lợi thế"

(Nguyễn Mạnh Hùng, bộ trưởng Thông tin và truyền thông)


tsn2

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 

Còn đây "lợi thế" vĩ đại ở sân bay

- Sân bay giúp những con tàu hiện đại, tiện nghi chở hàng trăm người, hàng hóa,hành lý, hoa thơm, trái ngọt...bay đi hàng nghìn km/h hạ, cất cánh.

- Sân bay giúp cho khoảng cách mỗi quốc gia, châu lục, đại dương nhỏ lại thúc đẩy đầu tư, du lịch, giao lưu kinh tế, văn hóa...

- Sân bay kết nối những cuộc gặp gỡ từ bốn phương trời trong thời khắc ngắn ngủi.

- Sân bay giúp những mảnh thân thể nhân ái kịp đến với những số phận khổ đau cách hàng nghìn km...

*

Không !

Sân bay không chỉ có những nguồn lợi "lộ thiên" ấy mà còn có những lợi ích khổng lồ khác, của một số người khác.

Ông X còn khá trẻ nhờ hoàn cảnh và may mắn có chút ô nhỏ mà được làm giám đốc sân bay quốc tế. Tài cán chẳng hơn ai, tiếng tăm cũng chỉ ở trong cỡ nghìn người. Ông không phải dạng "con ông, cháu cha" nên cái chức tổng giám đốc sân bay cũng rất mong manh, quyền hành của ông chỉ được phân công, bổ nhiệm cỡ phòng ban trở xuống.Việc phán xét từ chức phó TGĐ thì "thiên đình"(chính phủ) lãnh đạo bộ giao thông, "xí" rồi. Vị thế như vậy thì việc giữ lại cái "ghế vàng" cũng không đơn giản chứ chưa nói vươn lên lãnh đạo bộ, vào trung ương...

Thế nhưng, chỉ sau hai, ba năm dù chức tước vẫn thế nhưng quyền uy của ông đã tỏa ra cả toàn ngành, lan sang cả ngành khác, có vẻ "uy hiếp" cả bộ cấp trên. Từ đây, cấp dưới, cấp trên gặp tổng giám đốc sân bay đều với thái độ khác hẳn. Mỗi khi gặp ông, cấp dưới, giám đốc các đơn vị trong ngành thì hơi khom lưng, cúi xuống chút khi bắt tay ông, cấp trên thì hồ hởi hỏi han, bắt tay tổng giám đốc chặt hơn trước lại thêm lắc lắc...Những câu chuyện ông thường phải kể khi gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên trong ngành là chuỵện về ông A, B, C... trên chính phủ, ban tổ chức trung ương,quốc hội, bộ quốc phòng, bộ công an, nội vụ, bộ tài chính...với thái độ hãnh diện, kể cả... Nhiều cấp trên, đồng nghiệp còn phải nhờ ông "thiết kế" cho một cuộc gặp quan chức, cán bộ kể cả cỡ thư ký VIP nào đó trên trung ương để thỉnh cầu việc nọ, kia...

Sở dĩ ông nhanh chóng quen, thân được các "tinh tú" trên "thiên đình" bao la như vậy là nhờ cái chức TGĐ sân bay không có gì ghê gớm này.

Văn phòng của sân bay là cơ quan nhộn nhịp bậc nhất. Hàng ngày họ phải thu vén mọi việc, xử lý, báo cáo tổng hợp thông tin, chuẩn bị kế hoạch công tác. Hôm nào có chuyên cơ là sự kiện cực kỳ quan trọng, thiêng liêng. Hối hả đốc thúc lo dọn dẹp, kiểm tra vệ sinh, bài trí nhà, phòng khách VIP, đồ ăn, đồ uống loại thượng hạng, an ninh bố trí mục tiêu canh phòng bảo đảm an toàn, đội tiếp tân chuyên nghiệp, "dễ nhìn", khéo léo phải chuẩn bị mọi phương tiện, tình huống để lãnh đạo tiếp khách. Mọi cuộc lãnh đạo hẹn làm việc với đối tác A, B, C... phải dời sang thời điểm khác do thông tin về chuyên cơ luôn đột xuất, bất ngờ...

Khi có khách chuyên cơ ngân sách tiếp khách sân bay tăng cao nhưng với một số lãnh đạo nơi đây cần tạo dựng uy quyền, thăng tiến là cơ hội vàng ! Những dịp này chủ nhà đương nhiên phải tiếp khách,được tâm sự, "nâng khăn, sửa túi" dành cho VIP những tình cảm chân thành nhất từ đáy lòng mình, có thể cả "chút quà mọn" để anh, chị uống nước, "mua quà cho các cháu" trong cuộc đi xa... Nhiệm vụ quan trọng này tổng giám đốc ít khi nhường cấp phó, trừ ốm nặng, lỡ đi đâu xa không thể về kịp còn giỗ, tết,bố mẹ, vợ con ốm đau... nhiều khi thấy sếp vẫn có mặt.

Chỉ cần đi qua đây vài lần thì dù bàng quan, vô cảm đến mấy thì VIP cũng phải động lòng bởi thái độ cực kỳ cung kính, chân thành, nhiệt huyết, hiểu thấu cấp trên của lãnh đạo cơ sở và tất nhiên không hẹp hòi gì mà không dành cho chủ nhà chút ân tình, một lời mời "đến chơi". Như thế tên, chức của chủ nhà sẽ được bổ sung vào "bộ nhớ" vốn đã dày đặc đại diện các "sân sau" của VIP.Từ đây cán bộ cơ sở có quyền là người thân của ông nọ, bà kia, ra vào cửa VIP khi lễ tết,ma chay, cưới hỏi, thăm nom tận tụy lúc nhà VIP có người ốm đau, khi VIP làm nhà xin tặng bộ cửa gỗ quý, cây bonsai, đồ trang trí ... Món quà "độc" nhất của lãnh đạo sân bay, ngành hàng không(có lẽ nhiều ngành "hot" khác) là những xuất biên chế "ngoại giao". Con, cháu, người thân, bạn bè hoặc người nào VIP "yêu mến" cũng có thể được mời hoặc thi (giả vờ) vào giữ công việc tốt ở sân bay, tổng công ty, cơ quan, xí ngiệp - những xuất việc mà con cái "thảo dân" phải bỏ ra từ 300-500-600 triệu đồng/suất (thời giá môi giới "niêm yết" năm 2018).Nhiều khi chủ nhà còn hỏi thăm, dò đón xem con, cháu VIP lớn đến đâu, học hành thế nào rồi để bố trí công tác ...

Đó chỉ là những ân tình có thể nhìn thấy của cán bộ dâng lên VIP...

Khi giám đốc vào nhà VIP mà "chó vẫy đuôi không sủa" rồi thì ứng nghiệm vào điều điều 2 của : "Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ" không còn lo gì "gió kép mưa đơn" trên con đường sự nghiệp.

Điều này giải thích tại sao ngân sách tiếp khách VIP ở các sân bay quốc tế rất lớn và ở các đơn vị quyền thế, công việc nhàn hạ, thu nhập cao có tỷ lệ nguồn gốc con, cháu, người thân của VIP cấp trên, trung ương, cơ quan quyền lực lãnh đạo địa phương, rất cao. Những vụ tham nhũng, sai phạm ở ngành này dù bị công khai trên báo chí nhưng không kỷ luật được ai như vụ lập quỹ đen chia nhau 14 tỷ, thuê 10 máy bay A320 làm thất thoát hàng trăm triệu USD, mua 2 máy bay Fokker 70 khi hãng chế tạo đã phá sản, một giám đốc sân bay bị cán bộ cục hàng không tố biến sân bay thành "gia đình trị", cùng em vợ kế toán đem 275 tỷ đồng cho công ty cho thuê tài chính ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ALC2-nay đã phá sản) vay sai nguyên tắc nhưng không có hồi âm đúng, sai thế nào,nếu có thật thì đã đòi được số tiền đó chưa, ai hưởng số tiền lãi khủng từ số tiền ấy.

Vụ Tổng Giám đốc tổng công ty quản lý bay Hàng không Việt Nam bị tố cáo nhiều vụ sai phạm khủng : Mua thiết bị sản xuất ở Tàu nhưng thanh toán thiết bị Nhật, Mỹ... (thiết bị viễn thông hàng không mua của Trung Quốc tức trao "sinh mạng" các chuyến bay cho Tàu cộng) bổ nhiệm cán bộ bừa bãi, vụ hãng hàng không cổ phần Jetstar Pacific lỗ 2.500 tỷ (2010) mờ ám không được làm rõ tại sao, ai phải chịu trách nhiệm rồi lặng lẽ chuyển doanh nghiệp lỗ này vào doanh nghiệp nhà nước (VietnamAirlines) gánh chịu...

Mọi cán bộ muốn bền ghế, kích ghế, đại gia muốn vớ bẫm, phát đạt, bền lâu thì phải có ô che, lọng phủ mà kiếm nó không đơn giản.Thế nhưng, một quan chức cỡ giám đốc, tổng giám đốc, tổng công ty ở ngành hàng không nếu muốn những chiếc "ô hạt nhân" thì chỉ là chuyện nhỏ.

Đó cũng là một "nguồn lợi vĩ đại" ở sân bay.

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 20/03/2019

Published in Diễn đàn

Báo chí Việt Nam những ngày sau Tết gọi sân bay Tân Sơn Nhất (Tân Sơn Nhất) là một chảo lửa để chỉ cảnh kẹt xe liên tục tại sân bay này.

sanbay1

Sân golf nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 4 năm 2015. (Ảnh minh họa)

Những thông tin chính thức còn nói đến việc máy bay phải lượn vòng nhiều lần để chờ đáp, vì số lượng chuyến bay đi và đến Tân Sơn Nhất ngày càng nhiều.

Kế hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được đưa ra từ lâu, nhưng giới báo chí trong nước đặt câu hỏi là tại sau kế hoạch đó vẫn không được thực hiện ?

Quyết định cao cấp nhất liên quan đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phú đưa ra vào tháng tư 2017, đồng ý cho mở rộng sân bay về cả hai hướng Bắc và Nam của sân bay này.

Trước đó người ta chỉ nói đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, vì phía Bắc là một sân golf do quân đội quản lý.

Tuy nhiên việc quân đội cản trở việc mở rộng sân bay lại được báo chính công khai chỉ trích, cho nên sau đó đã dẫn đến quyết định của Bộ Quốc phòng Việt Nam là sẵn sàng trao đất lại cho sân bay Tân Sơn Nhất khi cần. Điều đó đã dẫn đến quyết định ký điều chỉnh việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Nhưng tại sao gần hai năm đã trôi qua mà không thấy việc mở rộng này được bắt đầu ?

Tháng 3/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lặp lai một lần nữa chuyện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về cả hai hướng bắc và nam. Đến cuối năm 2018, văn phòng của ông Nguyễn Xuân Phúc lại ra công văn thúc giục các bên có liên quan tiến hành việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát độc lập tại Sài Gòn, theo dõi rất kỹ những diễn tiến xung quanh việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cho đài RFA biết :

"Đất thì có sẵn rồi, vấn đề là có muốn mở rộng hay không ? Có tiền mở rộng hay không ? Quả bóng hiện nay nằm trong chân Bộ Quốc phòng. Tôi cho rằng đây là một sự chậm trễ rất cố ý. Kể từ tháng 5/2017 đến nay, chính phủ đã chỉ đạo nhưng mọi việc dậm chân tại chổ".

Đó là nói về phần mở rộng về phía bắc, liên quan đến khu đất hiện do Bộ Quốc phòng quản lý.

Còn phần mở rộng về phía Nam,theo ông Phạm Chí Dũng sẽ phải giải tỏa rất nhiều khu dân cư tốn rất nhiều tiền.

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho đài RFA biết rằng ông không nắm chi tiết về kế hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng ông cũng cho rằng vấn đề tiền vốn để đầu tư vào kế hoạch này là một vấn đề quan trọng.

Nhưng lý do quan trọng nhất cản trở việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, theo ông Phạm Chí Dũng, là sự tồn tại của một đại dự án tên gọi là sân bay Long Thành.

Dự án này nằm cách Sài Gòn vài chục ây số, được xem sẽ là sân bay quốc tế chính cho khu vực phía Nam. Dự án này được quyết định từ tận năm 2005, tức là cách đây gần 15 năm.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định về sự liên quan giữa đại dự án sân bay Long Thành và việc sân bay Tân Sơn Nhất không được mở rộng :

"Đây là nguyên nhân thâm sâu nhất, tôi cho rằng từ năm 2017 đến nay Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải, và cả những nhóm lợi ích tìm cách câu giờ để tiến hành xây dựng sân bay Long Thành. Khi xây dựng sân bay Long Thành rồi thì sẽ không mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất nữa".

Ông Phạm Chí Dũng nói thêm rằng khi đó, những khoảnh đất hiện nay là sân golf sẽ được sử dụng thương mại đem lại rất nhiều lợi nhuận cho Bộ Quốc phòng cũng như các nhóm lợi ích.

Nhưng việc khởi động đại dự án sân bay Long Thành không hề dễ dàng.

Đã có rất nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia cho rằng đại dự án này quá tốn kém. Số vốn được tính toán hiện nay cho dự án này là 5.4 tỉ đô la Mỹ, theo báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 11/2/2019. Và theo một số chuyên gia, thời gian khởi công đại dự án này có khả năng bị lùi lại 5 năm, và khi đó số vốn đầu tư có khả năng tăng lên đến 10 tỉ đô la Mỹ.

Ông Phạm Chí Dũng cho rằng dù tốn kém như vậy nhưng đại dự án Long Thành cũng được đề ra vì hai lý do, thứ nhất là giới qui hoạch Việt Nam trước đây dự tính là sẽ có vốn viện trợ phát triển với lãi suất ưu đãi của nước ngoài (ODA) nhưng hiện nay vốn đó không còn nữa. Lý do thứ hai là các nhóm lợi ích muốn đưa ra dự án này để đẩy giá đất xung quanh khu vực Long Thành, mà họ đã chiếm dụng lên cao.

sanbay2

Hành lang phía trước sân bay Tân Sơn Nhất. Photo : RFA

Theo ghi nhận của báo chí Việt Nam, vào tháng 7/2018, trong một buổi làm việc tổng kết một giai đoạn dài dùng vốn ODA ưu đãi, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh cho biết, những đồng vốn ưu đãi về lãi suất đó sẽ không còn nữa.

Cũng theo báo chí Việt Nam ghi nhận, vào tháng 8/2017, giá đất tại Long Thành đã tăng đến 60%.

Tuy vậy theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, việc xây mới sân bay Long Thành và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đều là những chuyện phải làm. Ông nói với đài RFA :

"Theo tôi thì trước nhất nên mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, tận dụng những phương tiện của sân bay Tân Sơn Nhất đến mức tối đa, trên cơ sở đó dần dần tiến đến việc xây dựng sân bay Long Thành. Tình hình hiện nay là thiếu vốn thì khó mà xây dựng được sân bay Long Thành".

Như vậy câu hỏi do giới báo chí Việt Nam đặt ra tại sao không mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có thể được trả lời dễ dàng rằng hiện không có vốn để thực hiện. Bên cạnh đó, việc trì hoãn này cũng có thể do những nhóm lợi ích không muốn mở rộng Tân Sơn Nhất, để hòng chiếm cứ những khoảnh đất vàng tại đây.

Theo thông tin của báo chí Việt Nam, sự tăng trưởng của riêng các hãng hàng không Việt Nam hiện nay đã là 8-10%, sự tăng trưởng này sẽ đè nặng lên sân bay Tân Sơn Nhất, làm cho nó càng quá tải hơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh lo ngại thêm rằng sắp tới đây việc hợp tác hàng không với Hoa Kỳ thành hiện thực thì sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đón nhận một áp lực rất lớn.

Như vậy hình ảnh chảo lửa mà báo chí Việt Nam dùng để tả cảnh sân bay Tân Sơn Nhất, được hứa hẹn không chỉ là những hình ảnh trong ngày Tết mà sẽ là thường trực ở thành phố Sài Gòn lớn nhất nước này.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 11/02/2019

Published in Diễn đàn

Vào giữa tháng 4/2018, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã công bố quyết định chọn phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về cả hai hướng Bắc, Nam để đáp ứng nhu cầu phục vụ 50 triệu hành khách/năm. Đây là phương án do Công ty tư vấn ADP-I (Pháp) đề xuất.

sanbay1

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.wikipedia

Dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay lớn nhất của miền Nam Việt Nam, vẫn là đề tài gây tranh cãi trong giới chuyên gia ở Việt Nam, nhất là trên vấn đề sân bay này có thể được mở rộng như thế nào, mở rộng đến đâu, có thể đạt công suất tối đa là bao nhiêu và đến mức nào thì sân bay này mới bị xem là quá tải.

RFI xin mời quý vị nghe ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ và quản lý HASCON, Sài Gòn, về dự án này.

RFI : Thưa ông Nguyễn Bách Phúc, quyết định của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho mở rộng sân bay cả về phía bắc lẫn phía nam là có hợp lý và khả thi ?

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc : Trong đầu tư xây dựng công trình, Nhà Tư vấn phải chứng minh được phương án "tối ưu", chứ không phải phương án "hợp lý". Hơn nữa phương ăn "tối ưu" hoặc phương án "hợp lý" bao giờ cũng được xét theo những "tiêu chuẩn" nào đó. Nói cách khác phương án "tối ưu" hay phương án "hợp lý" phải được xem xét đánh giá trên cơ sở nào.

Về việc nâng cấp Tân Sơn Nhất, 6 phương án trước đây của Bộ Giao thông Vận tải, cùng với phương án của tư vấn Pháp và phương án của Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi chỉ được biết qua những tin tức sơ sài trên báo chí, mà không được đọc "Báo cáo nghiên cứu khả thi" của các nhà tư vấn. Vì vậy chúng tôi không thể đánh giá "tính tối ưu" hoặc "tính hợp lý" của những phương án này.

Xin nhắc lại, chúng tôi đã từng phê phán quyết liệt 2 Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 58 tỷ đô la và Dự án Sân bay Long Thành 18.7 tỷ đô la, vì chúng tôi đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép đọc và nghiên cứu "Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi" của 2 Dự án này, mà Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội khi Quốc hội xem xét, chúng tôi đã vạch ra 9 cái sai lầm cơ bản của 2 "Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi" này và có văn bản kiến nghị lên Nhà nước Việt Nam.

Trở lại những phương án nâng cấp Tân Sơn Nhất chúng tôi có thể đánh giá nếu được nghiên cứu các "Báo cáo nghiên cứu khả thi" của các Đơn vị Tư vấn. Còn trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi không thể xét đoán đánh giá, vì trong tay không có căn cứ chuẩn xác nào.

RFI : Sân bay Tân Sơn Nhất có thể được mở rộng để đạt công suất tối đa là bao nhiêu hành khách/ năm ?

Nguyễn Bách Phúc : Tôi đã viết về điều này từ đầu năm 2014, khi Việt Nam công bố Quy hoạch dẹp bỏ sân bay Tân Sơn Nhất và xây mới sân bay Long Thành 18,7 tỷ đô la. Những bài viết này đã được đăng rộng rãi trên nhiều báo chí chinh thống của Việt Nam, và được nhiều báo chí hải ngoại đăng lại. Những bài viết đó đã tính toán cụ thể, sơ bộ nhưng chính xác, rằng sân bay Tân Sơn Nhất có thể nâng cấp lên tới tối đa 80 triệu hành khách/năm, với chi phí tối đa 3 tỷ đô la. mà không cần giải phóng mặt bằng dân cư, chỉ cần dùng diện tích đất hiện hữu nằm trong khuôn viên sân bay. Chúng tôi đề nghị nâng cấp theo 2 bước :

Bước 1 nâng thêm 36 triệu hành khách/năm, thành 56 triệu hành khách/năm, chi phí 1,7 tỷ đô la, dùng 157 ha đất dự định làm sân Golf (năm 2014 chưa làm sân Golf) và 36 ha đất trống nằm ở phía bắc đường băng, xây thêm 3 nhà ga, giống nhà ga quốc tế hiện hữu 12 triệu hành khách/năm ; (3 nhà ga x 12 triệu hành khách/năm + 20 triệu hành khách/năm của 2 nhà ga hiện nay = 56 triệu hành khách/năm) ; và xây đủ số lượng Bãi đỗ, đường lăn.

Bước 2 nâng thêm 24 triệu hành khách/năm, thành 80 triệu hành khách/năm, chi phí 1,3 tỷ đô la, dùng 100 ha đất quân đội quản lý, gần như là đất trống, nằm ở phía nam đường băng, xây thêm 2 nhà ga, giống nhà ga quốc tế hiện hữu 12 triệu hành khách/năm ; (2 nhà ga x 12 triệu hành khách/năm + 56 triệu hành khách/năm của 5 nhà ga = 80 triệu hành khách/năm) ; và xây đủ số lượng bãi đỗ, đường lăn.

Hai bước này không cần xây thêm đường băng, vì hai đường băng hiện hữu của Tân Sơn Nhất đảm bảo phục vụ 80 triệu hành khách/năm, theo đúng Khuyến cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO.

RFI : Làm sao giải quyết được nạn kẹt xe ở khu vực chung quanh sân bay Tân Sơn Nhất ?

Nguyễn Bách Phúc : Về chuyện này chúng tôi đã phát biểu nhiều lần, có nhiều bài phân tích, tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết.

Vấn đề then chốt là ở chỗ : Bộ GTVT đổ tội cho việc kẹt xe trên đường Trường Sơn, nơi đặt cửa duy nhất ra vào Tân Sơn Nhất, là do hành khách ra vào Tân Sơn Nhất quá nhiều. Lời buộc tội đó lặp đi lặp lại quá nhiều, lại được nhiều lần phát ra trên cửa miệng của những vị chức sắc cao cấp, được cả hệ thống báo chí góp phần tuyên truyền sâu rộng, đến nỗi mọi người tin chắc như đinh đóng cột rằng kẹt xe ở khu vực chung quanh sân bay Tân Sơn Nhất là do hành khách ra vào Tân Sơn Nhất quá nhiều.

Chúng tôi đã nhiều lần phân tích và tính toán, với số lượng hành khách nhiều như năm 2017, thì tổng số hành khách đi lại trên đường Trường Sơn để đi vào và ra khỏi Tân Sơn Nhất, chỉ chiếm 1% năng lực lưu thông của đường Trường Sơn, nếu tính thêm, mỗi hành khách ra đi có 2 người tiễn, mỗi hành khách trở về có 2 người đón, thì Tân Sơn Nhất chỉ chiếm 3% năng lực lưu thông của đường Trường Sơn. Chỉ có trong dịp Tết Nguyên Đán, số lượng hành khách tăng cao, thì trong vài ba ngày đó, Tân Sơn Nhất cũng chỉ chiếm 11% năng lực lưu thông của đường Trường Sơn mà thôi.

Thực ra nguyên nhân kẹt xe ở đường Trường Sơn và khu vực chung quanh Tân Sơn Nhất là nhu cầu đi lại của người dân thành phố quá lớn, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của thành phố quá yếu kém. Đây là tình trạng chung của cả thành phố, không riêng gì ở khu vực này.

Đáng buồn là, từ chỗ nhận thức sai về nguyên nhân, Bộ GTVT đã đưa ra nhiều giải pháp không đúng, với dự kiến chi phí cho mỗi giải pháp từ 3,4 nghìn tỷ đến 7,8 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi đã vạch rõ trước công luận rằng đó là những giải pháp ngớ ngẩn, vô ích. Cũng may các giải pháp đó cho đến nay vẫn chưa thấy thực thi. Duy nhất có 1 giải pháp đã thực thi, là xây dựng cầu vượt dài khoảng 300 mét, từ giữa đường Trường Sơn, cho xe ô tô đi 1 chiều vào cửa Tân Sơn Nhất. Trước khi xây, chúng tôi đã lên tiếng phản bác, chứng minh cầu vượt này chỉ tốn tiền vô ích, nhưng không ai chịu nghe. Kết quả là, báo chí đã ghi lại đầy đủ hình ảnh : có cầu vượt rồi, nhưng đường Trường Sơn vẫn kẹt cứng, trong khi trên mặt cầu chỉ có lơ thơ vài chiếc xe lạc lõng.

Cho nên, nạn kẹt xe ở khu vực chung quanh sân bay Tân Sơn Nhất là một phần không thể tách rời của nạn kẹt xe của toàn thành phố, giải quyết nạn kẹt xe ở khu vực chung quanh sân bay Tân Sơn Nhất phải được đặt trong tổng thể giải quyết nạn kẹt xe của toàn thành phố. Muốn giải quyết, trước hết phải có nhận thức đúng đắn về nguyên nhân.

RFI : Sân bay Tân Sơn Nhất đến một lúc nào đó sẽ bị quá tải, như vậy có sẽ cần phải xây thêm một sân bay quốc tế cho miền nam Việt Nam ?

Nguyễn Bách Phúc : Không chỉ Tân Sơn Nhất, mà mọi sân bay trên thế giới này đều đến một lúc nào đó sẽ bị quá tải, và đương nhiên, khi bị quá tải thì phải xử lý bằng cách : hoặc nâng cấp nếu còn có thể nâng cấp, hoặc xây thêm sân bay mới.

Nhưng điều quan trọng mấu chốt là, đến bao giờ thì Tân Sơn Nhất quá tải ? Đây là bài toán khó của khoa học dự báo, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giải đươc.

Để giải bài toán này, cần xét nhiều yếu tố và nhiều điều kiện biên, theo chúng tôi, những điểm cơ bản là :

- Công suất thực của sân bay hiện nay, là có thể chuyên chở được tối đa bao nhiêu triệu hành khách/năm, bao nhiêu tấn hàng hóa mỗi năm.

- Tốc độ tăng trưởng hàng năm của số lượng vận tải hành khách và hàng hóa thông qua sân bay, điều này đòi hỏi phải có con số thống kê chính xác và trung thực, của ít nhất 5 năm lại đây.

- Tương quan với công suất và sự phát triển của các sân bay khác trong nước và trong khu vực

Những thông tin này ở Việt Nam thường khó xác định, hoặc mù mờ không chính xác.

Mặt khác, nếu lần này Tân Sơn Nhất chỉ nâng cấp lên 43-45 triệu hành khách/năm như chỉ đạo của Chính phủ, thì thời điểm quá tải sẽ rất gần, rất mau tới, còn nếu nâng cấp lên 80 triệu hành khách/năm như đề nghị của chúng tôi, thì thời điểm đó chắc còn lâu mới tới.

Điều này có thể thấy trực quan qua ví dụ : Ba sân bay thay nhau chiếm vị trí tốt nhất thế giới là Changi, Singapore, khánh thành năm1982, Hồng Kông, khánh thành năm 1998, Incheon, Hàn Quốc, khánh thành năm 2001. Cả ba đều có công suất thiết kế xấp xỉ 80 triệu hành khách/năm, nhưng cho đến nay 20 năm trôi qua vẫn chưa có sân bay nào đạt được công suất thiết kế.

Thanh Phương thực hiện

Published in Diễn đàn

Nên xây dựng sân bay Long Thành hay mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, đó là vấn đề vẫn gây tranh cãi ở Việt Nam trong những năm gần đây. Cuộc tranh cãi này chưa hoàn toàn chấm dứt cho dù thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 12/06/2017 đã ra quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, dừng các công trình sân golf ở khu vực này và nghiên cứu làm các đường băng mới.

sanbay1

Một máy bay của hãng hàng không Đài Loan China Airlines đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 14/05/2014. REUTERS/Jacob Thomsen

Được xây dựng từ năm 1930 vào thời Pháp thuộc, Tân Sơn Nhất hiện vẫn là sân bay quốc tế lớn nhất miền Nam Việt Nam và sân bay có số lượng hành khách cao nhất Việt Nam. Vì Tân Sơn Nhất bị xem là sắp quá tải và không thể được mở rộng được nữa, nên vào tháng 6 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương xây sân bay Long Thành, cách Sài Gòn khoảng 40 km, với công suất dự kiến lên đến 100 triệu hành khách/năm và dự kiến được khánh thành vào năm 2025.

Theo lời tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý Thành phố Hồ Chí Minh HASCON, từ năm 2014 đến nay, họ đã nhiều lần viết bài trên các báo chính thức, khẳng định rằng chưa cần thiết phải xây sân bay Long Thành vì quá tốn kém và không cần thiết, mà nên mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất. Cho nên, cũng như các chuyên gia khác và dư luận Việt Nam nói chung, ông Nguyễn Bách Phúc hoan nghênh quyết định nói trên của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, ông đề nghị là phải mở rộng hơn nữa Tân Sơn Nhất để sân bay này có thể tiếp nhận nhiều hành khách hơn.

Song song với việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, có một vấn đề khác đang ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến nhiều hành khách, đó là tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường chung quanh sân bay bay này. Như vụ kẹt xe chiều ngày 31/05 vừa qua, kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ, đặc biệt trên đường Trường Sơn, tức con đường đi vào sân bay, khiến nhiều hành khách buộc phải xuống xe, kéo valise đi bộ đến sân bay vì sợ trễ chuyến bay.

Theo lời ông Nguyễn Bách Phúc, tình trạng kẹt xe, bị xem là do số hành khách ra vào sân bay Tân Sơn Nhất quá đông, đã là một trong những lý do được bộ Giao Thông Việt Nam đưa ra để biện minh cho việc không mở rộng sân bay và để thúc đẩy dự án xây sân bay Long Thành. Nhưng ông Nguyễn Bách Phúc phản bác lập luận đó, vì theo ông tình trạng kẹt xe ở khu vực này là do những yếu tố khác, chứ không phải là do số người ra vào sân bay.

Cầu vượt dẫn vào sân bay và cầu vượt ngang vòng xoay Nguyễn Thái Sơn theo dự kiến được đưa vào hoạt động ngày 03/07 sẽ giảm được phần nào tình trạng kẹt xe chung quanh sân bay Tân Sơn Nhất.

Như vậy việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất phải được tính toán làm sao để tránh cho tình trạng kẹt xe thêm nghiêm trọng. Theo báo chí trong nước, hiện đang có tranh cãi giữa bộ Giao Thông với các chuyên gia về việc mở rộng sân bay như thế nào. Bộ trưởng bộ Giao Thông Trương Quang Nghĩa đã phát biểu tại Quốc hội ngày 08/06 là không thể mở rộng Tân Sơn Nhất lên phía bắc, nhưng tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia kỹ thuật hàng không, thì cho rằng hoàn toàn có thể mở rộng sân bay này về phía bắc, phần đất đang làm sân golf.

Hiện giờ, chưa biết sân bay Tân Sơn Nhất cụ thể sẽ được mở rộng như thế nào. Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu độc lập về hồ sơ này, rồi mới công bố kế hoạch chi tiết.

Việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có thể nói là sẽ không phải dễ dàng vì trong sân bay này có rất nhiều đất quốc phòng, tức là hiện do quân đội quản lý khai thác, mà trên đó có rất nhiều công trình xây dựng bất hợp pháp.

Theo tờ Người Lao Động ngày 27/06, Uỷ Ban Nhân Dân quận Tân Bình đã đề nghị chính quyền thành phố tổng kiểm tra các công trình bị xem là trái phép đó. Chẳng hạn hiện nay Sư đoàn 370 Không Quân ký hợp đồng với các đơn vị kinh tế triển khai xây dựng các công trình khu vui chơi giải trí, các dịch vụ… trong khu đất thuộc đất sân bay Tân Sơn Nhất, thuộc quận Tân Bình, đa số các công trình không có giấy phép xây dựng, mà chính quyền địa phương cho tới nay không được phép vào để kiểm tra.

Tuy quyết định sẽ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn duy trì công trình xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, với lý do là các sân bay quốc tế khác của Việt Nam, đặc biệt là sân bay Tân Sơn Nhất, trong tương lai sẽ không thể đáp ứng nhu cầu với số lượng khách quốc tế tăng nhanh từng năm. Nhưng ông Nguyễn Bách Phúc bác bỏ lập luận đó, vì ông cho rằng các sân bay Việt Nam không hề quá tải, chỉ riêng ở Tân Sơn Nhất, vào dịp Tết là có số hành khách tăng vọt.

Thanh Phương

Published in Việt Nam

"Điểm đến mi – giá tr mi" vn là slogan mà Công ty Long Biên dùng đ qung cáo cho sân golf Tân Sơn Nht, tuy nhiên nhng tình tiết liên quan đến sân golf này li cho thy, nên dành slogan y cho B Quc phòng Vit Nam.

tsn1

Sân bay Tân Sơn Nht. Hình minh ha. (REUTERS/Kham)

Hai "giải an i"

Phi trường Tân Sơn Nht được xây dng vào thp niên 1930 ti xã Tân Sơn Nht, qun Gò Vp, tnh Gia Đnh. Trước tháng 4 năm 1975, khu vc Tân Sơn Nht va có phi trường dân s, phi trường quân s, va có mt s căn c quân s. Tng din tích ca khu vc Tân Sơn Nht khang 1.900 héc ta, phần ln được đ trng c vì lý do an ninh ln phi dành sn qu đt d phòng đ có th m rng khi cn.

Sau tháng 4 năm 1975, giống như nhiu khu vc khác trên toàn Vit Nam, phi trường quân s và các căn c khu vc Tân Sơn Nht tr thành lãnh địa ca B Quc phòng Vit Nam.

Từ gia thp niên 1980, B Quc phòng Vit Nam bt đu phân lô, cp đt cho các sĩ quan làm nhà và giao đt cho các đơn v dùng thay vn đ liên doanh. Khu vc Tân Sơn Nht tr thành "vô chính ph" – có dân cư nhưng không có hệ thng chính quyn, các viên chc dân s, k c công an không có quyn lai vãng.

Đến gia thp niên 1990, B Quc phòng Vit Nam mi bt đu chuyn giao các khu dân cư do h to ra cho chính quyn TP.HCM đ thiết lp h thng hành chính, t chc cấp đin, cp nước, thoát nước, k c h khu cho cư dân trong các khu dân cư trên "đt quc phòng". B Quc phòng Vit Nam tiếp tc s hu phn đt còn li.

Bởi được phép hành x như lãnh chúa trên lãnh đa riêng, chính B Quc phòng Vit Nam đã thu hẹp din tích phi trường Tân Sơn Nht t 1.900 héc ta xung còn… 850 héc ta.

Gần đây, phi trường Tân Sơn Nht b nghn c dưới đt ln trên tri vì quá ti, càng ngày càng d ngp... Tuy đó là hu qu nhãn tin do tùy tin trong phân b - s dng đt sut t gia thp niên 1970 đến nay và dù c B Quc phòng Vit Nam ln chính ph Việt Nam cùng tha nhn, s tùy tin y là lý do khiến Tân Sơn Nht nát bét, khó cu vãn song không bên nào mun chm dt s tùy tin này.

Đầu thp niên 2010, Ly lý do lưu lượng phi cơ, hành khách dân s càng ngày càng tăng mà không th m rng phi trường Tân Sơn Nht, Cc Hàng không Vit Nam và Tng công ty Cng hàng không Vit Nam trình kế hoch vay 18,7 t M kim đ xây dng mt phi trường mi ti Long Thành, Đng Nai. Kế hoach đó b nhiu chuyên gia kinh tế và hàng không phn đi vì phí tn quá ln và mức đ tác đng đến kinh tế - xã hi theo hướng tiêu cc rt khó lường. Chng hn n nn ca quc gia s tăng mà không có gì bo đm d án phi trường Long Thành s sinh li. Theo nhiu chuyên gia, thay vì xây dng phi trường Long Thành thì nên m rng phi trường Tân Sơn Nht v hướng Bc bi ti đó đang còn 157 héc ta đt. Tuy nhiên đ ngh va k bt kh thi bi 157 héc ta đt y là… tài sn ca B Quc phòng Vit Nam. B Quc phòng Vit Nam đã "trót" cho Công ty Long Biên thuê và không mun ly li.

Bất k khuyến cáo ca các chuyên gia và phn đi ca dân chúng, chính ph Vit Nam vn cha 157 héc ta đt phía Bc phi trường Tân Sơn Nht đ B Quc phòng Vit Nam cho thuê, vay tin xây dng phi trường Long Thành và an i mi người bng cách tính li chi phí xây dựng phi trường Long Thành. Theo tính toán mi ca B Giao thông - Vn ti Vit Nam, Vit Nam sẽ ch mt… 15,8 t M kim thay vì phải chi ti 18,7 t M kim cho d án phi trường Long Thành.

Tranh luận qua li cho ti đu năm nay, B Quc phòng Vit Nam quyết đnh thc hin thêm mt hành đng na đ an i dân chúng Vit Nam là giao 21 héc ta "đt quc phòng" Tân Sơn Nht cho việc m rng phi trường Tân Sơn Nht trong giai đon ch d án xây dng phi trường Long Thành hoàn tt !

Có hai tình tiết đáng chú ý trong s kin B Quc phòng Vit Nam nhượng 21 héc ta đt đ m rng phi trường Tân Sơn Nht :

(1) Song song vi vic giao 21 héc ta đất, B Quc phòng Vit Nam giành quyn chn nhà đu tư, nhà thu có năng lực thc hin vic xây dng thêm nhà ga, ci to, m rng đường lăn, bãi đu phi cơ, trung tâm bo trì - sa cha phi cơ. 

(2) Để có 21 héc ta "đt quc phòng" giao li cho chính ph Vit Nam, B Quc phòng Vit Nam đã điu đng các đơn v quân đi đang trú đóng quanh phi trường Tân Sơn Nht ra khi đó ch dt khoát không đụng đến 157 héc ta "đt quc phòng" mà Công ty Long Biên đang thuê.

Nói cách khác, tiếng là "đt quc phòng" nhưng s hin din ca các đơn v phòng không – không quân Tân Sơn Nht chẳng là gì c so vi… Công ty Long Biên.

Xét một cách công bng thì chính quyn "ca dân, do dân, vì dân" và gii lãnh đo đi quân "trung vi Đng, hiếu vi dân, nhim vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, k thù nào cũng đánh thng", cũng đã bày t s quan tâm nht đnh đến "tâm tư, nguyn vng ca nhân dân". Ít nht cũng đã có hai "gii an i" được trao cho đám đông đang tht vng ê ch !

"Giải đc bit" thu hồi toàn bt quc phòng" đ m rng phi trường Tân Sơn Nht, ngưng xây dng phi trường Long Thành đang ch kỳ x mi.

Kết lun ca Th tướng Vit Nam hôm 12 tháng 6 ch là "thuê tư vn có đ năng lc đ kho sát - nghiên cu đ xut các phương án mở rộng c v phía Bc (khu vc sân golf Tân Sơn Nht) ln phía Nam". Đã có khá nhiều người nhm ln kết lun mang tính trn an, khuyến d mi người bình tâm chờ chính ph "mi các em ra quay s" là kết qu "gii đc bit" !

"Điểm đến mi" và "giá tr mi"

Cho đến nay, người ta chưa rõ ti sao gii lãnh đo B Quc phòng Vit Nam li chn Công ty Long Biên đ liên tc giao "đt quc phòng" cho công ty này đu tư làm sân golf.

Long Biên không chỉ được thuê 157 héc ta "đt quc phòng" thuc phi trường Tân Sơn Nhất làm sân golf, công ty này còn là ch đu tư sân golf Long Biên vi din tích 112 héc ta, vn là đt ca phi trường quân s Gia Lâm Hà Ni.

Giống như sân golf Tân Sơn Nht, quá trình đầu tư – xây dng sân golf Long Biên cũng có hàng lot sai phm được xác đnh là nghiêm trng (sai qui hoch chi tiết, t ý thay đi thiết kế đã được phê duyt – xây dng thêm nhiu khi nhà không có trong giấy phép, làm thêm tng cho mt s khi nhà khác, thu hẹp h thng giao thông ni b và h thng x lý nước thi,…) song cũng giống như sân golf Tân Sơn Nht, Công ty Long Biên vn "bình an, vô s".

Sân golf Tân Sơn Nht và sân golf Long Biên không ch đ chơi golf. Kèm theo golf là các khách sn 5 sao, nhà hàng, các bit th, apartment cao cp đ cho thuê, vi giá cho thuê tính bằng Mỹ kim. Người ta tin rng đó mi là mc tiêu chính ca Công ty Long Biên.

Cho đến nay, người ta cũng chưa rõ Công ty Long Biên đã tr B Quc phòng Vit Nam bao nhiêu tin đ B Quc phòng Vit Nam xua các đơn vi phòng không – không quân phi trường Tân Sơn Nht và phi trường Gia Lâm đi nơi khác, dành đt cho Công ty Long Biên thc hin các d án sân golf. S tin đó chc chn chng là bao so vi giá thc ca th trường nhưng đó chưa phi là điu đáng bn tâm nht.

Điều đáng bn tâm nht là khi có th di chuyển các đơn v phòng không – không quân đi nơi khác, vic bo v không phn, các phi trường không còn cn thiết na thì ti sao B Quc phòng Vit Nam không giao tr hoc chính ph Vit Nam không tiến hành thu hi "đt quc phòng" ti phi trường Tân Sơn Nht và phi trường Gia Lâm cho nhng mc tiêu quan trng hơn đi vi "quc kế, dân sinh" ?

Ngược li, nếu vic phòng v không phn, các phi trường vn là chuyn quan trng thì ti sao quc phòng li b gt bỏ để ưu tiên cho mt công ty thường xuyên báo l khi khai thuế hàng năm ?

Tướng Lâm Quang Đi, Chính y quân chng Phòng không – Không quân giải thích với báo gii rng, B Quc phòng s thu hi đt dành cho các sân golf ngay lp tc khi có nhu cu v quc phòng ! T trước đến nay, ngoài Vit Nam, có quc gia nào xem "quốc phòng" là "s" t chc phòng v "sau khi" đã tan tành do b tn công ?

Sân golf Tân Sơn Nht đã tr thành scandal kéo dài sut sáu năm. Bt chp nhân tâm, B Quc phòng Vit Nam vn tìm đ cách chng đ cho Công ty Long Biên. Ông Nguyễn Thành Trung, cu đi tá không quân nhân dân Vit Nam, mi khái quát thc tế y thành mt thc mc : Tại sao li đ cho mt sân golf "làm phin c nước" ?

Luôn khẳng đnh "t nhân dân mà ra" nhưng gii lãnh đo B Quc phòng Việt Nam không bn tâm đến chuyn dân chúng nghĩ gì và mun gì. Thi gian va qua, mc tiêu chính trong cách hành x chung ca gii lãnh đo B Quc phòng Vit Nam là tp trung vào li ích ca mt s công ty mà Long Biên ch là mt.

Hồi tháng ba, tờ Tuổi Tr công b mt lot bài điu tra v khai thác cát. Theo đó, trong thp niên va qua, bt k các chuyên gia thuc nhiu lĩnh vc ti Vit Nam liên tc nhc nh rng, cát không ch là khoáng sn hay vt liu xây dng mà còn là nn móng lãnh th, chính quyền Vit Nam vn làm ngơ, đ mc gii hu trách t trung ương đến đa phương thi nhau cp giy phép hoc "tha thun ming" cho mt s doanh nghip thi nhau khai thác cát.

Tổng cc Hi quan Vit Nam tng thng kê, t 2007 đến 2016, Vit Nam đã xut cng 67 triệu mét khi cát.

Trong giai đoạn t 2007 đến 2009, cát xut cng ch yếu được móc t lòng các con sông khu vc đng bng sông Cu Long vi khi lượng khong 24 triu mét khi.

Do bị các chuyên gia và dân chúng phn ng kch lit, cui năm 2009, chính phủ Vit Nam cm xut cng cát. Đến năm 2013, B Xây dng Vit Nam tìm ra mt con đường mi đ tiếp tc móc cát mang đi bán : Giao cho mt s doanh nghip t b tin "khai thông, no vét lung lch" ri được "tn thu, xut cng" cái gi là "cát nhim mặn" để trang tri chi phí. B Xây dng Vit Nam gi con đường mi này là "xã hi hóa hot đng bo đm hàng hi" !

Hậu qu nay đã nhãn tin, st l sông, sui, b bin xy ra khp nơi, không th ngăn chn. Trong vài năm gn đây, mi năm, riêng khu vc đng bằng sông Cu Long đã mt năm cây s vuông mt đt do st l ti sông rch và b bin.

Khai thác cát không chỉ khiến lãnh th b thu hp mà còn hy hoi tài sn và hy dit sinh kế ca dân chúng nhng khu vc b gii hu trách gt đu cho mt s doanh nghiệp móc cát. Đó cũng là lý do dn ti hàng trăm cuc biu tình, mt s biến thành bo đng sut t ngoài Bc vào ti trong Nam.

Cần nhc li rng, dn đu "xã hi hóa hot đng bo đm hàng hi" chính là B Quc phòng Vit Nam. D án "khai thông, no vét luồng lch, tn thu cát nhim mn" duy nht ti khu vc đng bng sông Cu Long là d án do Vùng 5 Hi quân làm ch đu tư, giao cho Công ty Hi Vit thc hin. Hải Vit bán quyn khai thác mt triu khi cát cho công ty khác, ngi không hưởng li 21.000 đng/khi.Bất k chính quyn tnh Kiên Giang phn đi vic móc cát quanh đo Phú Quc xut cng sang Singapore trong khi các công trình xây dựng trên đo Phú Quc phi ch cát t đt lin ra, các tàu chở cát của ngoi quc vn đến Phú Quc th neo, nhn cát ri nh neo, ch đi hàng triu mét khi cát !

Ngoài Vùng 5 Hải quân, B Quc phòng Vit Nam còn giao cho B Tư lnh các Vùng 4, Vùng 3 ca Hi quân làm ch đu tư hai d án "khai thông, no vét lung lch, tận thu cát nhim mn" Cam Ranh, Khánh Hòa và Đà Nng.

Tháng 4 năm 2015, dân chúng thị xã Cam Ranh tng đ ra quc l 1 biu tình phn đi vic Vùng 4 Hi quân giao cho Công ty Cái Mép "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" đm Thy Triều khiến tôm, cá nuôi ti các ao quanh đm chết sch, trong khi vic bi thường và h tr di di thì li không tha đáng. Cuộc biu tình khiến quc l 1 b nghn ba ngày.

Chuyện "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" đm Thy Triu tm ngưng mt thi gian, đến tháng 9 năm 2015, khi d án "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mn" khi động tr li, xung đt đã bùng lên gia các tàu mà Vùng 4 Hi quân c đi theo đ bo v nhng xà lan móc cát.

Lúc đó, có hai trong số 60 ghe, xung ca dân chúng phường Cam Phúc Bc tham gia ngăn chn vic "khai thông, no vét lung lch, tn thu cát nhim mặn" đm Thy Triu b đâm chìm. Hàng chục người b bt, b pht tù vì "gây ri trt t công cng", cn tr vic thc hin mt… "d án quc phòng" !

Những chuyn như va k ch ra mt điu : Vi B Quc phòng Vit Nam, "bo quc" hay "an dân" đã lc hu. Quân đi nay phi "làm kinh tế" ! Chưa có thng kê nào cho thy vic quân đi "làm kinh tế" h tr thế nào cho quc phòng, người ta ch thy ch các doanh nghip tham gia "làm kinh tế" cùng vi quân đi có thi đá, vá tri", làm được nhng chuyn tày đình.

Thỉnh thong người ta li thy trên Internet nhng thông tin xa, gn v khi tài sn càng ngày càng khng l ca các viên tướng lãnh đo B Quc phòng, ch huy các Tng cc, các Cc, các Quân khu, Quân đoàn,… nhưng chuyn cũng ch đến đó. Bi quân đi còn, công an còn thì Đng mi còn nên quân đi hay công an vn là "cm đa". Quân đi dường như đã có "đim đến mi" là tài sn, tài khon cá nhân của các tướng. "Giá tr mi" gi là con s trong nhng tài sn, tài khon đó.

Khi mà chỉ vài ông ch ca mt s công ty có th lèo lái B Quc phòng Vit Nam theo ý mình thì ai dám chc nhng ông tướng đang lãnh s mnh "bo quc, an dân" luôn luôn "kiên định" trước tác đng đ mt ca các thế lc tht s là thù đch ca dân tc này ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, Thiên Hạ Luận, 20/06/2017

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Thủ tướng : Lên phương án mở rộng Tân Sơn Nhất theo hai hướng (VnEconomy, 18/06/2017)

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng, có liên quan đến sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất - vấn đề gần đây được đặt ra dồn dập trong khi Quốc hội đang họp kỳ thứ ba và xem xét gỡ vướng cho dự án sân bay Long Thành.

tsn1

Vị trí sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất trên bản đồ Google Map.

Theo đó, về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng giao chủ trì thuê tư vấn nước ngoài có đủ năng lực, kinh nghiệm để khảo sát nghiên cứu đề xuất các phương án mở rộng cả về phía Bắc (khu vực sân golf) và phía Nam, nâng tổng công suất đạt khoảng 45 triệu khách/năm. 

Trên cơ sở đó, đánh giá các phương án, trong đó có phương án trong nước đề xuất, đề xuất phương án lựa chọn bảo đảm khách quan khoa học, trung thực, theo tiêu chí tuân thủ các quy định về hàng không, tiết kiệm phí đầu tư thời gian xây dựng nhanh, đáp ứng yêu cầu cấp bách giảm ùn tắc tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Lưu ý việc kết nối đồng bộ hệ thống giao thông và hạ tầng liên quan trong và ngoài cảng hàng không với các hệ thống chính của Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi tư vấn hoàn thiện các phương án, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì với các Bộ Xây dựng, Quốc phòng, Tài nguyên và môi trường, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan thành lập hội đồng thẩm định có ý kiến chính thức, khẩn trương báo cáo Thường trực Chính phủ trước tháng 12 năm nay.

Về sân golf trong sân bay, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo dừng hoạt động xây dựng các công trình liên quan đến hạ tầng phụ trợ sân golf, như khu biệt thự, chung cư, nhà hàng khách sạn, trường học... 

Bộ Quốc phòng rà soát các vấn đề liên quan đến đầu tư, khai thác quản lý sân golf đặc biệt là sử dụng quỹ đất trong sân bay Tân Sơn Nhất ; thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản 567 ngày 10/5/2007, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng an ninh, an toàn tuyệt đối cho hoạt động hàng không phát triển kinh tế xã hội.

Bộ Giao thông Vận tải được giao khẩn trương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng sân bay Long Thành. Khi sân bay này hoàn thành đưa vào sử dụng thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn hoạt động bình thường.

Trước đó, chiều muộn ngày 12/6, Thủ tướng đã chủ trì một cuộc họp gấp cùng với 2 phó thủ tướng (Phó thủ tướng Trương Hòa Bình và Trịnh Đình Dũng), 5 bộ trưởng các bộ liên quan (Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Một thành viên Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) để bàn thảo về việc này.

Sau khi nghe ý kiến các bên, Thủ tướng lưu ý : thời gian qua, ý kiến xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội phản ánh nhiều về sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, gây khó khăn cho việc mở rộng sân bay nhằm giảm ùn tắc. Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng có ý kiến xem xét việc trả lại sân golf để mở rộng sân bay, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng có thư về vấn đề này. 

Hà Minh

******************

Kết luận của Thủ tướng về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (Một Thế Giới, 18/06/2017)

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp ngày 12/6 về vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất.

tsn2

Sân golf sát sân bay Tân Sơn Nhất đang gặp nhiều ý kiến phản đối

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận : Thời gian qua, ý kiến xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội phản ánh nhiều về sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, gây khó khăn trong việc mở rộng sân bay nhằm giảm ùn tắc giao thông vận tải hàng không.

Để có cơ sở xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học, trung thực, sử dụng đất đai hiệu quả trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì thuê tư vấn chuyên ngành nước ngoài có đủ năng lực, kinh nghiệm để khảo sát, nghiên cứu đề xuất các phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc (khu vực sân golf) và phía Nam, nâng tổng công suất đạt khoảng 45 triệu khách/năm. Trên cơ sở đó, đánh giá các phương án, trong đó có các phương án đã được các tư vấn trong nước đề xuất.

Đồng thời, đề xuất phương án lựa chọn bảo đảm yêu cầu khách quan, khoa học, trung thực đáp ứng được các tiêu chí : Tuân thủ các quy định về hàng không, tiết kiệm kinh phí đầu tư, thời gian xây dựng nhanh đáp ứng yêu cầu cấp bách giảm ùn tắc tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất ; lưu ý việc kết nối đồng bộ hệ thống giao thông và hạ tầng liên quan trong và ngoài Cảng hàng không với các hệ thống chính của thành phố.

Thủ tướng yêu cầu sau khi tư vấn hoàn thành việc xây dựng các phương án, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Xây dựng, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan thành lập Hội đồng thẩm định có ý kiến chính thức, khẩn trương báo cáo Thường trực Chính phủ trước tháng 12/2017.

Về các vấn đề liên quan đến sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như khu biệt thự, chung cư, nhà hàng, khách sạn, trường học…

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng rà soát các vấn đề liên quan đến đầu tư, khai thác quản lý sân golf, đặc biệt là việc sử dụng quỹ đất trong sân bay Tân Sơn Nhất ; thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 567/TTg-NN ngày 10/5/2007, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hoạt động hàng không và phát triển kinh tế, xã hội.

Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư Dự án sân bay Long Thành đã được Quốc hội thông qua chủ trương ; khi sân bay Long Thành đưa vào sử dụng thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn hoạt động bình thường.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 14/6, Đại biểu quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết, việc lấy đất sân golf để mở rộng sân bây Tân Sơn Nhất là một nhu cầu thực tế trước áp lực quá tải sân bay. Điều đó cũng phù hợp với yêu cầu, nguyện vong của người dân.

"Như vậy, cả nhu cầu thực tế và nguyện vọng của người dân đã trùng nhau thì muốn hay không muốn, sân golf phải nhường lại đất để giải quyết vấn đề quá tải sân bay cũng như khu vực xung quanh", ông Phương nói.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng kết luận của Thủ tướng trong vấn đề mở rộng sân bay mới đây rất quan trọng, thể hiện sự nhạy bén, hợp lòng dân và lắng nghe ý kiến của người dân, đại biểu quốc hội, các chuyên gia.

"Việc mời tư vấn độc lập nước ngoài thể hiện việc Chính phủ đã có cân nhắc kỹ lưỡng vì tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực và đặc biệt là sự khách quan, độc lập để giúp Chính phủ có quyết định hợp lý nhất trên cơ sở xác đáng", bà Tâm nói.

Cũng trả lời một số cơ quan báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết việc thuê tư vấn độc lập là để mổ xẻ vấn đề ra cho khách quan.

"Chúng ta chưa đặt vấn đề vị trí đường băng thứ 3 trong sân bay sẽ ở đâu. Việc đó phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu, báo cáo của tư vấn. Nếu vị trí đơn vị tư vấn đề xuất rơi vào phần đất sân golf hiện tại thì ta xem xét thu hồi diện tích đó để giao lại thực hiện dự án mở rộng sân bay. Nghĩa là đường băng được nghiên cứu, đề xuất nằm vào vị trí nào thì phải giải tỏa vị trí đó, với mục tiêu ưu tiên là để mở rộng sân bay", ông Dũng nói.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng thông tin, Thủ tướng muốn thuê tư vấn nước ngoài để có những căn cứ so sánh với các phương án đã xây dựng của Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC). "Muốn ra được phương án tối ưu thì cần có sự so sánh, đối chiếu để dự án có thể tiết kiệm tiền của, thời gian và đem đến hiệu quả".

Hoài Phong

Published in Việt Nam

Phi trường Tân Sơn Nhất bị quá tải - một ví dụ điển hình của tầm nhìn hạn hẹp và lòng tham vô đáy

Giữa vô số vụ tiêu cực, tham nhũng, phá hoại đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên đất nước Việt Nam, "cuộc chiến" của báo chí với sự ủng hộ của dư luận, trong việc đòi lại phần đất đã bị Bộ quốc phòng chiếm dụng xây sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất những ngày qua, vẫn là một trong những điểm nóng.

tsn1

Đường ra vào nhà ga quốc tế, ôtô và xe máy bị chết dí hàng giờ. Sự phi lý không thể chấp nhận của việc lấy đất sân bay xây sân golf phục vụ một thiểu số người có tiền

Vì sao ? Vì sự ngang nhiên, trắng trợn của những kẻ đứng đằng sau cái dự án sân golf tiếp tục tồn tại bất chấp dư luận đã lên tiếng từ bao lâu nay này. Vì sự phi lý không thể chấp nhận của việc lấy đất sân bay xây sân golf phục vụ một thiểu số người có tiền, trong khi hàng ngày hàng giờ phi trường Tân Sơn Nhất bị quá tải, từ đường đi vào cho tới đường băng cất cánh hạ cánh, chỗ đỗ máy bay… Hàng vạn con người phải mệt mỏi vất vả mỗi khi ra, vào sân bay, cửa ngõ vào Tân Sơn Nhất luôn bị kẹt cứng hàng tiếng đồng hồ, sân bay thì ngập nước, những chuyến bay đến phải bay lòng vòng vì không có chỗ hạ cánh, những chuyến bay đi phải bị delay cũng vì không có chỗ cất cánh, máy bay không có chỗ đậu qua đêm…

Chưa kể xây sân golf và một số hạng mục công trình khác sát sân bay sẽ uy hiếp an toàn bay. Chưa kể hàng tấn thuốc trừ sâu đổ vào sân golf Tân Sơn Nhất hàng năm rất độc cho môi trường "Lượng thuốc trừ sâu này sẽ ngấm xuống đất, xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm thành phố, nguy hại nhất trước hết là dân chúng sống xung quanh sân golf Tân Sơn Nhất phải hứng chịu gần 200 Tấn chất độc hàng năm này". ("Kinh hoàng : 189 tấn chất độc đổ xuống sân Golf Tân Sơn Nhất mỗi năm", Blue Việt Nam)

Khi những người Pháp xây sân bay Tân Sơn Nhất, họ đã tính đến sự phát triển lâu dài, và chế độ Việt NamCH cũng đã có tầm nhìn hàng trăm năm cho Tân Sơn Nhất với quỹ đất dự phòng xung quanh sân bay. Báo Tuổi Trẻ từng có loạt bài nhân dịp kỷ niệm 100 năm Tân Sơn Nhất, cho thấy tầm vóc của phi trường Tân Sơn Nhất lúc bấy giờ. "100 năm phi trường Tân Sơn Nhất. Kỳ 1 : "Những cánh bay đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn", Kỳ 2 : "Người phi công Việt Nam đầu tiên", Kỳ 3 : "Đường băng đất đỏ", Kỳ 4 : "Phi đạo 3.000m và sân bay hạng nhất", Kỳ 5 : "Tân Sơn Nhất - Phi trường nhộn nhịp hàng đầu thế giới".

Thế nhưng, do tầm nhìn không quá lỗ mũi, do tham lam vô độ, đảng và nhà nước cộng sản đã làm gì phi trường Tân Sơn Nhất ?

"Theo một chuyên gia ngành hàng không, trước năm 1975, Tân Sơn Nhất có số lượng chuyến bay mỗi ngày cao nhất tại Đông Nam Á. Quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay lúc đó khoảng 3.600 ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi ở Singapore.

Phần đất này sau 1975 được cắt ra trong quá trình đô thị hóa, giao cho một số quận như Tân Bình, Gò Vấp quản lý. Theo đó, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền dọc đường Trường Chinh về ngã tư An Sương hay từ Phổ Quang sang Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung... vốn nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất xưa.

Hiện sân bay chỉ còn khoảng 1.500 ha, trong đó 850 ha được sử dụng dân dụng, phần còn lại do Bộ Quốc phòng quản lý. Trong đất quân đội này có 160 ha để làm sân golf và dịch vụ. Cuối năm 2015, Bộ Quốc phòng cũng thông tin sẵn sàng nhường 20 ha đất ở khu vực sân bay cho Bộ Giao thông Vận tải để mở rộng Tân Sơn Nhất nhưng đến nay việc bàn giao chưa hoàn tất." ("Sân bay Tân Sơn Nhất 100 năm trước của Sài Gòn", VnExpress).

Rồi bây giờ họ muốn chiếm luôn 157 hecta đất làm sân golf kia, chính sự chiếm dụng đó đã gây nên tình trạng quá tải của Tân Sơn Nhất để rồi những cái đầu tham lam như những cái thủng lủng đáy kia lại lấy đó làm lý do để đòi xây sân bay Long Thành. Vừa "ăn" được một vố bự trong dự án sân bay Long Thành, vừa đầu cơ vào đất đai bất động sản xung quanh khu vực sân bay Long Thành trong tương lai, rồi khi sân bay Long Thành đã được xây xong thì lại thu nhỏ Tân Sơn Nhất thành sân bay nội địa, lấy thêm một mớ đất vàng giữa thành phố Sài Gòn nữa. Thật là những món lợi khổng lồ, làm sao mà bọn họ từ bỏ cho được ?

Báo chí những ngày qua, nhất là báo Tuổi Trẻ, đã rất tích cực chiến đấu. Hàng loạt bài báo được tung ra. "Ai là 'ông chủ' sân golf Tân Sơn Nhất ?" (Tuổi Trẻ), "Trong sân golf không chỉ có... sân golf !" (Tuổi Trẻ), "Có biệt thự, trường học, nhà hàng... trong sân golf Tân Sơn Nhất", (Tuổi Trẻ), "Chỉ vì một cái sân golf mà làm phiền cả nước ?" (Một Thế Giới), "Lợi ích cái sân golf to hơn lợi ích quốc gia" (Lao Động), "Cần bỏ sân golf để nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất" (Giáo dục Việt Nam), "Cử tri đề nghị thu hồi sân golf mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất", Tiền Phong)…

Nhưng liệu báo chí, người dân và lẽ phải có chiến thắng ? Kinh nghiệm từ bao nhiêu năm nay dưới chế độ độc tài tham nhũng nặng nề này cho thấy câu trả lời sẽ là không. Thật sự ra, quyền lợi của đất nước, của dân tộc hay tiếng nói của người dân chả bao giờ được đếm xỉa tới ở xứ này. Chẳng qua lâu lâu phe này đánh phe kia rồi bật đèn xanh cho báo chí đánh một vụ nào đó, rồi một thời gian sau bọn họ tự thương lượng, chia chác lại với nhau, thế là mọi việc lại "chìm xuồng". Vụ cho phép báo chí chĩa mũi dùi vào dự án sân golf Tân Sơn Nhất cũng vậy thôi.

Trong bài hát "Quốc tế Ca" (tiếng Pháp : L'Internationale), bài ca tranh đấu nổi tiếng của những người công nhân theo xã hội chủ nghĩa, một thời được các thành phần cách mạng và các nước xã hội chủ nghĩa cũ, từ Liên Xô cho tới Việt Nam sử dụng để nêu cao tinh thần cách mạng, tình thần đoàn kết toàn khối vô sản thế giới. Bài hát được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Còn nhớ lời tiếng Việt có những đoạn như sau :

Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian !

Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn !

….

Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành

Toàn nô lệ vùng đứng lên đi.

Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa

Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình.

"Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình". Cái mục đích tối thượng của mọi cuộc cách mạng do người cộng sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, chế độ tư bản là thế. Là giành lại, cướp lại mọi thứ, là vì "Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình". Thực tế ở bao nhiêu nước xã hội chủ nghĩa cũ hay ở Trung Quốc, Việt Nam bây giờ là thế. Làm "cách mạng" không phải để giải phóng nhân dân khỏi sự cực khổ, áp bức mà là để "giải phóng" chính họ, những người cộng sản khỏi sự đói nghèo túng thiếu. Điều này rất rõ khi những người cộng sản chiếm được Sài Gòn, chiếm được miền Nam.

Làm "cách mạng", lật đổ một chế độ nhưng lại xây dựng nên một chế độ mới tham nhũng hơn, tồi tệ, đàn áp dân hơn gấp nhiều lần. Với đảng cộng sản Việt Nam, làm "cách mạng" cũng chẳng phải để "giải phóng" người dân khỏi xiềng xích nô lệ nào hay đem lại độc lập, tự do cho đất nước mà ngược lại, còn ràng buộc đất nước này vào cái vòng lệ thuộc Trung Quốc lâu dài, dâng lãnh thổ lãnh hải Việt Nam cho Trung Quốc, biến cơn ác mộng 1000 năm đô hộ giặc Tàu xa xưa lại trở về rõ ràng hơn bao giờ hết.

Vụ chiếm dụng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ là một trong vô số ví dụ của việc đặt quyền lợi của một nhúm người lên trên quyền lợi của đất nước, việc sự dụng tùy tiện tài sản chung của quốc gia cho những mục đích tư lợi riêng, không thể kể xiết.

Nhưng ngoài chuyện phẫn nộ về chuyện phi trường Tân Sơn Nhất bị chiếm dụng, những người thực tâm yêu Sài Gòn còn xót xa vì một lẽ khác nữa, đó là viễn cảnh một ngày nào đó Tân Sơn Nhất chỉ còn là một phi trường nội địa, sẽ biến mất luôn cái tên phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất đã từng là niềm tự hào trong khu vực Đông Nam Á, từng là một địa chỉ bay đi và đến quen thuộc của khách nước ngoài cả trăm năm nay.

Biết rằng việc xây sân bay quốc tế Long Thành có những cái lý của nó, nhưng thật ra nếu nhà cầm quyền không chiếm dụng đất của Tân Sơn Nhất ngay từ đầu, thì với quỹ đất khá rộng kia không những đủ cho một sân bay quốc tế thuộc loại trung bình, mà còn có hành lang an toàn với khu dân cư xung quanh, không đến nỗi nhà dân sát với phi trường như hiện nay vừa uy hiếp an toàn bay vừa không an toàn cho người dân, và không còn đất đâu để phát triền nữa. Một thành phố xấp xỉ 10 triệu dân, là đầu tàu của cả nước trong nhiều lĩnh vực mà không có nổi một sân bay quốc tế là điều đáng tiếc. Chưa kể, về mặt tình cảm, mất đi phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất cũng lại thêm một điều mất mát nữa, bên cạnh vô số những cái mất mát của Sài Gòn trong những năm qua…

Một chế độ độc tài bất lực và tham nhũng nặng nề như chế độ do đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền cũng giống như một con nghiện quen ăn không thể dừng lại, khi nào nó còn tồn tại thì tất cả những câu chuyện như vụ phi trường Tân Sơn Nhất bị chiếm dụng sẽ không bao giờ có thể chấm dứt.

Song Chi

Nguồn : RFA, 17/06/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nước mỗi khi Sài Gòn mưa lớn và các chuyến bay đi và đến ở Tân Sơn Nhất luôn nhiều quá tải so với sức tải của càng hàng không này có vẻ như chẳng còn là chuyện lạ. Thời gian gần đây, vấn đề quĩ đất của sân bay bị quân đội dùng để xây sân golf và nhà nước dự tính sẽ di dời Tân Sơn Nhất về Long Thành trở nên nổi cộm. Trước các luồng dư luận trong và ngoài nước, ngày 13 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo "sẽ có đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất và đình chỉ thi công mọi công trình trong sân golf Tân Sơn Nhất". Dư luận lại một lần nữa bán tín bán nghi.

bang1

Hành lang phía trước sân bay Tân Sơn Nhất.  RFA photo

Sân golf ráo, sân bay ngập

Một cư dân thành phố Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ : "Ngập là do các ông đang chiếm để làm sân golf. Giờ lòi chành ra là đang đấu trên trung ương, các ông chiếm sân bay đều là ông lớn không à. Ông thiếu tướng bên quân đội ổng chiếm để kinh doanh sân golf đó, chia phần ra đó, giờ đang lở dở họp Quốc hội để quyết định việc này thế nào. Giờ nó thâu lại còn một chút trên này à, còn hồi đó sân bay rộng lắm, xuống dưới Bà Điểm, không được ai làm nhà, nó bao hết đường Quang Trung lên Gò Vấp xuống Nguyễn Kiệm, sân bay rộng lắm, không được làm nhà, làm gì hết để cất cánh, hạ cánh… nhưng sau này mấy ông chiếm đường Bạch Đằng rồi không cho làm nhà cao. Sau nữa mấy ông chiếm lên đến trên này, thu hẹp sân bay, rồi định dời xuống dưới Long Thành để lấy mảnh đất màu mỡ này để làm khách sạn, sân golf…

Theo vị này, là một cư dân sống ở quận Gò Vấp, đoạn cuối đường Quang Trung, nơi tiếp giáp với phía sau sân bay Tân Sơn Nhất, ông đã chứng kiến toàn bộ sự đổi thay của khu vực đất thuộc sân bay kể từ khi người ta xây dựng sân golf.

Trước đây chừng 15 năm, khi sân golf chưa được xây dựng, khu vực phía sau sân bay Tân Sơn Nhất được bố trí các trạm gác của bộ đội phòng không – không quân, và điều quan trọng nhất là có một con kênh rộng chừng 10 mét, sâu 5 mét bao quanh khu vực sân bay và thông ra sông. Mỗi khi có mưa lớn, nước từ sân bay sẽ thoát ra phía sau có độ cao thấp hơn, sau đó chảy vào kênh thoát nước và đi ra sông.

Kể từ ngày sân golf được xây dựng và ngăn cách với sân bay bằng một bức tường cao thì con kênh thoát nước thuộc về sân golf, nó dành để thoát nước sân golf. Mội khi mưa lớn, chính bức tường ngăn cách giữa sân golf và sân bay đã giữ nước lại ở sân bay, khiến cho các phi đạo bị ngập. Và hiện tại, muốn sân bay hết bị ngập, chỉ có một cách duy nhất là đập bỏ bức tường ngăn giữa sân bay và sân golf, khỏa mặt bằng của sân golf trở về nguyên trạng trước khi xây để nước có đường thoát. Bởi vị trí sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc là vị trí cao trong thành phố Sài Gòn, bằng chứng là hầu hết các trận mưa đều không làm sân golf ngập mà chỉ ngập bên phía sân bay.

Vị này khẳng định quan sát của ông không hề sai, bởi mọi trận mưa, khu vực ông sinh sống không hề bị ngập lụt và sân golf vẫn khô ráo, khách vẫn vào ra chơi golf. Bởi sân golf đã thừa hưởng được một con kênh thoát nước quá tốt với vị trí quá lý tưởng mà trước đây người Mỹ đã qui hoạch để xây dựng và mở rộng sân bay. Ông nói rằng chính sân golf đã bức tử sân bay Tân Sơn Nhất bằng cách đắp các đồi núi, cắt mất đường thoát nước, thậm chí xây bức tường đóng vai trò như đập chắn nước từ Tân Sơn Nhất mỗi khi có mưa.

Và nói cho cùng thì hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất đã thành một cái ao bởi so với sân golf thì sân bay thấp hơn nhiều, lại không có đường thoát nước. Trong lúc khách trong sân golf ung dung đánh golf, trò chuyện, nhâm nhi nước trái cây thì khách trong sân bay loay hoay hớt hải vì đường băng ngập nước, chuyến bay bị hoãn.

Bán tín bán nghi ?

bang2

Đường Nguyễn Kiệm, phía sau sân bay Tân Sơn Nhất. RFA photo

Một cư dân khác sống tại thành phố Sài Gòn, cũng yêu cầu giấu tên, chia sẻ : "Vấn đề là họ nói sẽ mở đường băng thứ 3 nhưng đó chỉ là một nước cờ thôi chứ chưa thể nói là ổn được. Vì nó có mở vào sân gofl không hay là mở chỗ khác. Họ sẽ thuê tư vấn nước ngoài nhưng nguy cơ là tư vấn nói rằng không cần giải tỏa sân golf. Cũng chưa phải là cái gì vì trước dư luận thì ông ấy dừng lại thôi, đây là nước cờ hoãn binh theo hướng nâng bóng ông Phúc thôi".

Theo vị này, chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố sẽ xây thêm đường băng thứ ba trong sân bay Tân Sơn Nhất là một tin mừng. Nhưng cũng là một điều đáng xem lại. Bởi từ lâu, những thông báo của các lãnh đạo nhà nước luôn có tính nước đôi, nói cho có, nói như là giải pháp tình thế hơn là quyết định hay quyết sách. Gần đây nhất là vụ ông Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải tuyên bố sẽ lấy lại lề đường cho người đi bộ và làm khá căng thẳng, gay gắt, thậm chí hằn học với dân. Nhưng lấy xong lề đường thì lại tính chuyện cho thuê, đâu lại vào đó, dân chỉ thêm tốn tiền nhiều thứ chứ chẳng được gì.

Vị này cũng tỏ ra quan ngại về vụ Đồng Tâm, Hà Nội, dường như chính quyền Hà Nội chỉ đưa ra lời hứa để đối phó với dân khi dân nổi giận nhưng sau đó lại nuốt lời, truy tố hình sự đối với nhân dân Đồng Tâm. Và hiện tại, vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất cũng đang gây bức xúc trong nhân dân, các mũi dư luận đang nhắm tới. Liệu quyết định xây thêm đường băng thứ ba trong khi không có lời hứa nào về việc giải tỏa khu sân golf và đất xây sân bay ở Long Thành cũng đang tiến hành giải tỏa, đền bù có gì để đáng tin cậy hay cũng chỉ là giải pháp tình thế ?

Vị này chia sẻ thêm là theo ông, rất có thể đường băng thứ ba được xây dựng, nhưng chưa chắc khu đất sân golf được trả lại cho sân bay toàn bộ bởi lý do nó là đất quốc phòng. Trong khi đó, có một vấn đề vô lý là quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội trực thuộc đảng Cộng sản, quân đội của đảng Cộng sản, vậy thì đất của quân đội cũng chỉ là đất do đảng cấp và nói sâu xa hơn là tài sản của toàn dân do nhà nước quản lý, quân đội quản lý. Và ở đây, quân đội không thể viện lý do đất quốc phòng để gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân được. Nhưng câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất và sân golf thì lại khác, nó cho thấy quân đội đã đạp qua quyền lợi của nhân dân để kinh doanh và hưởng thụ.

Vị này tỏ ra bức xúc vì tình trạng cát cứ quyền lực lan tràn khắp mọi nơi, ngay cả khu vực nhạy cảm nhất, nhiều tai mắt dòm ngó nhất như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất mà người ta cũng không chừa, từ nạn trộm cắp hành lý trong sân bay, rồi nạn ngập nước, bên kia bức tường là chỗ kinh doanh của quân đội lấn chiếm diện tích sân bay. Mọi sự có vẻ rối như canh hẹ, liệu ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đủ bản lĩnh và can trường để giải quyết mọi việc êm xuôi ?

Câu hỏi của vị này cũng là câu hỏi chung của người dân trong lúc mọi chuyện đang ngày càng thêm nhiều rối rắm do nhà cầm quyền gây ra.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2