Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Báo chí đăng tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấy quyết định "giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì tiến hành nghiên cứu, thuê tư vấn nước ngoài,... giao Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo dừng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê… để chờ các cơ quan tư vấn và các nhà khoa học xem xét trước khi quyết định".

tsn1

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó khu dân dự nằm ở phía đông và nam. Đây là cảng hàng không nhộn nhịp nhất và có sản lượng vận chuyển cao nhất cả nước.

Báo chí cũng đăng tin nhiều người dân vui mừng. Có độc giả đã khóc (sic !) khi nghe quyết định của ông Phúc.

Tôi thì thấy quyết định của ông Phúc có vấn đề.

Chưa biết tổ chức "tư vấn nước ngoài" nào được "thuê" để xem xét và thẩm định khả thi việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt.

Trước mắt là Việt Nam đã mất "chủ quyền", ngay trên những vấn đề thuần túy nội bộ của Việt Nam.

"Mất chủ quyền" có nghĩa là người dân Việt Nam không còn quyết định được tương lai của đất nước mình ; hoặc là quyền lợi quốc gia Việt Nam phụ thuộc vào một (hay nhiều) yếu tố nước ngoài.

Rõ ràng quyết định sân bay Tân Sơn Nhứt có mở rộng hay không, tùy thuộc vào ý kiến của "tư vấn nước ngoài".

Nhưng nhờ việc này ta mới thấy được việc tranh chấp quyền lợi trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã mâu thuẩn trầm trọng, tới mức các bên không thể giải quyết với nhau mà phải nhờ người ngoài.

Và ta cũng thấy rằng chuyên gia Việt Nam hoặc là bất tài, hoặc là toàn là một phường phản trắc.

Vì đâu nông nổi ?

Đào tạo biết bao nhiêu tiến sĩ, giáo sư, nhà khoa học… tốn không biết bao nhiêu là thì giờ, tiền của của quốc gia. Đến lúc hữu sự lại đi mời "tư vấn nước ngoài".

Điều "lạ" là không thấy "chuyên gia" nào lên tiếng phản đối quyết định của ông Phúc.

Điều quan trọng khác, "tư vấn nước ngoài" là người nước nào ?

Trong quan hệ quốc tế, chỉ có "lợi ích của quốc gia" là quan trọng. Vì vậy ý kiến của "tư vấn nước ngoài" (nếu là "nước lạ") thì không hề có "khách quan" và "khoa học".

Dầu thế nào việc này tố cáo thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng như toàn thể nội các của ông, đều là bất tài và hèn nhát.

Hèn nhát vì ông Phúc không dám lấy quyết định về việc mở rộng sân bay. Ông mới "giao" việc này cho "tư vấn nước ngoài".

Thủ tướng như vậy thì không có tốt hơn. Ông Phúc nên từ chức.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 15/06/2017

**************************

Sân golf gần Tân Sơn Nhất : Đất dự phòng của quân đội (Đất Việt, 12/06/2017)

Thiếu tướng Lâm Quang Đại cho biết, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 21 ha để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Thiếu tướng Lâm Quang Đại - Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 12/6 cho biết, sân golf ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất là đất dự phòng của quân đội khi có nhu cầu quốc phòng sẽ thu hồi vô điều kiện, nhiều tờ báo đưa tin.

tsn2

Sân golf bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhất là đất quốc phòng để trống.

Theo Thiếu tướng Đại, diện tích 157 ha của sân golf từng là khu đất trống, Bộ Quốc phòng có quan điểm sử dụng đất nhàn rỗi để phát triển kinh tế, lấy nguồn củng cố quốc phòng và các doanh trại quân đội.

"Nếu có nhu cầu về quốc phòng thì sẽ thu hồi vô điều kiện khu đất đó", ông Đại khẳng định.

Khi được hỏi về an toàn bay liệu có bị ảnh hưởng bởi sân golf và các hoạt động của sân golf, Tướng Đại cho biết, từ sân golf đến sân bay còn qua một số đơn vị do Quân chủng quản lý, gồm có pháo phòng không bảo vệ sân bay.

"Không phải sân golf liền kề với đường bay" - tướng Đại trả lời.

Thiếu tướng Lâm Quang Đại cũng khẳng định, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 21 ha để cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng nhà ga và sân đỗ. Hiện sân bay Tân Sơn Nhất có hai đường băng, chỉ thiếu đường lăn và sân đỗ.

Tướng Đại cho biết, tới đây giao thông vào sân bay cũng sẽ được mở sang đường Cộng Hòa và Hoàng Hoa Thám... sẽ giảm bớt sức ép hiện nay.

Trước đó, chia sẻ với báo Thanh niên, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng Tư vấn khoa học kỹ thuật môi trường - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc Bộ Quốc phòng cho phép công ty tư nhân hợp đồng kinh doanh trên đất sân bay và việc Bộ Giao thông vận tải cũng như quy hoạch của Cục Hàng không khi mở rộng sân bay đều nhất quyết "né" sân golf là biểu hiện của những hành vi không ngay ngắn.

"Đất sân bay là phải làm nhiệm vụ phục vụ sân bay; an ninh quốc phòng cũng phải cho sân bay. Đằng này lại mở ra một khu vui chơi giải trí xa xỉ không phù hợp với đời sống người dân.

Khi dân cần, nước cần lại không chịu thu hồi thì lý do ở đâu? Lợi ích ai hưởng? Tất cả thể hiện ý thức kém của các cán bộ thực thi thể chế, tầm nhìn hạn hẹp, đặt quyền lợi cá nhân, lợi ích nhóm lên trên lợi ích của dân, của nước" - ông Nguyễn Lê Ninh nhấn mạnh.

Theo phê duyệt của UBND quận Tân Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), khu sân golf và dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất có quy mô 157 ha do Công ty cổ phần đầu tư Long Biên làm chủ đầu tư. Trong đó, sân golf chiếm 111 ha có 36 đường golf, còn lại là các công trình phụ trợ (21 ha), khu nhà hàng, khách sạn, trường học (6 ha), biệt thự và căn hộ cao cấp (9,7 ha)...

Cúc Phương (tổng hợp)

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn
Published in Diễn đàn

Sân golf quy mô 157ha, nằm bên trong sân bay Tân Sơn Nhất do Công ty cổ phần đầu tư Long Biên, một thành viên của Công ty cổ phần Him Lam đầu tư.

Được xây dựng từ năm 2007, và khai trương vào tháng 8/2015, sân golf nằm bên trong sân bay Tân Sơn Nhất được coi là sân golf "mở" duy nhất nằm trong nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ai là chủ của sân golf Tân Sơn Nhất ?

Sân golf quy mô 157ha, nằm bên trong sân bay Tân Sơn Nhất do Công ty cổ phần đầu tư Long Biên, một thành viên của Công ty cổ phần Him Lam đầu tư.

golf1

Cổng vào hoành tráng, nguy nga của sân golf Tân Sơn Nhất (ảnh : P.L)

Cổng chính của sân golf Tân Sơn Nhất nằm trên đường Tân Sơn, được xây dựng rất nguy nga, tráng lệ và luôn có 2 bảo vệ đứng canh gác cẩn thận. Bên trong sân golf có 4 sân khác nhau, với mỗi cái được thiết kế có 9 lỗ.

Chỉ có duy nhất một sân A nằm ở phía đường Quang Trung, còn 3 sân còn lại đều nằm rất sát sân bay Tân Sơn Nhất, vốn dĩ đang quá tải cả bên trong, bên ngoài và trên bầu trời.

golf2

Luôn có 2 bảo vệ đứng canh gác ngay từ cổng ra vào của sân golf Tân Sơn Nhất (ảnh : P.L)

Ngoài tòa nhà điều hành của Câu lạc bộ Golf, bên trong sân golf này còn có cả nhà hàng, trung tâm hội nghị - tiệc cưới Him Lam có sức chứa tối đa đến vài nghìn người, có cả bãi đáp trực thăng riêng.

Chỉ tính riêng bãi đỗ xe này đã rộng hơn 2.000m2, có sức chứa 361 ô tô và 500 xe máy. Tổng giá trị đầu tư cho sân golf này dự kiến có thể lên đến hơn 5.400 tỷ đồng, kể cả tiền giải phóng mặt bằng và thi công.

Theo tìm hiểu riêng của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thời gian mở cửa của sân golf là từ sáng đến tận khuya hàng ngày.

Tất cả khách đến đây chơi golf đều phải đặt lịch hẹn trước, trong đó tiền phí từ 1,4 đến 2,4 triệu đồng/h, tùy theo chơi ngày thường, hay cuối tuần, và mỗi khung giờ khác nhau.

golf3

Khách muốn đến chơi sân golf Tân Sơn Nhất phải đặt lịch hẹn trước, và tiền phí khá cao (Ảnh : P.L)

Phần lớn các doanh nhân đến chơi golf tại sân bay Tân Sơn Nhất đều là người nước ngoài. Họ đã cảm thấy rất thích thú khi vừa đánh golf, lại vừa có thể nghe và xem cảnh máy bay nhộn nhịp cất và hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất sát bên.

Sân golf trong sân bay là hình ảnh phản cảm

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, các nhà khoa học và rất nhiều cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc tồn tại một sân golf hoành tráng, hiện đại và vốn dĩ là môn chơi chỉ dành cho giới quý tộc, nhà giàu lại ở bên trong một sân bay đang quá tải cả bên trong, bên ngoài và trên trời thì thật là hình ảnh phản cảm.

Cử tri Phan Tương – nguyên Giám đốc của sân bay Tân Sơn Nhất ngay từ sau năm 1975 đã nói rằng, đất của quốc phòng thì dứt khoát phải phục vụ cho mục đích quốc phòng. Nếu sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại cho Nhà nước.

golf4

Khung cảnh bên trong sân golf Tân Sơn Nhất rộng thênh thang, đẹp như mơ với người dân (ảnh : P.L)

Trên thế giới thì không có nước nào thiết kế một sân golf "độc đạo" nằm bên trong sân bay như ở ta.

Muốn có giải pháp tối ưu nhất, ít tốn kém nhất để giải được bài toán quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất, trước tiên là phải thu hồi ngay sân golf bên trong sân bay này.

Qua quá trình nghiên cứu của mình, Phó Giáo sư Nguyễn Thiện Tống – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nếu việc thu hồi sân golf này được thực hiện, sẽ giúp cho sân bay Tân Sơn Nhất nâng công suất phục vụ lên 75 – 95 triệu hành khách mỗi năm.

Việc này sẽ giúp cho mở rộng nhà ga về phía Bắc, giải quyết được cả 3 bài toán hóc búa mà hiện sân bay Tân Sơn Nhất đang gặp phải.

Theo Phó Giáo sư Nguyễn Thiện Tống, việc thu hồi sân golf là khả thi nhất, nhằm phát huy vai trò thoát nước của kênh Hy Vọng (phía đường Tân Sơn), mở rộng thêm đường nội bộ nhằm nối các nhà ga với nhau (giảm áp lực giao thông bên ngoài sân bay), mở thêm một đường băng dành cho máy bay cất và hạ cánh.

Phương Linh

Nguồn : GDVN, 13/06/2017

******************

Sốc : Lộ âm mưu của Dương Công Minh cấu kết với tướng tá quân đội xóa sổ sân bay Tân Sơn Nhất

Nguồn : Thời sự Việt Nam, 12/03/2017

Additional Info

  • Author Phương Linh
Published in Diễn đàn

Thách thức đầu tiên sau khi dự án sân bay Long Thành được thông qua và trin khai, té ra li là tiền đâu.

ngan1

Sân bay Tân Sơn Nht cũng đang quá ti.

18 ngàn tỷ còn không có, tìm đâu ra $18 t ?

Kinh phí giải phóng mt bng cho sân bay Long Thành ban đu d kiến 18.000 t đng, nhưng đến gi s tin lên đến 23.000 t. So vi nhu cu vn đặt ra, ngân sách mới đáp ng được 5.000 t, tc mi được trên 25%, s còn thiếu đến 18.000 t đng. Mà đó thc ra cũng mi ch là con s d toán sơ khi…

Bây giờ mi là ni tréo ngoe ca mt nn kinh tế đã quá quen in tin đ bù đp lm phát nhưng cũng đng thời thúc đy lm phát : tin bc ngân kh đã tr nên khan hiếm đến mc s là điên lon nếu c trơ mt phô trương d toán làm sân bay Long Thành lên đến 18 t USD mà B Giao thông Vn ti "v" ra thi Th tướng Nguyn Tn Dũng đ kp trình cho Quc hi "gật sớm".

Nhưng li cn nhc li câu chuyn B trưởng giao thông vn ti thi đó là Đinh La Thăng - đã tng tuyên b "sân bay Long Thành là món n vi nhân dân".

Tính toán sai thời đim... vay ODA ?

Chẳng hiu nhân dân đã làm gì nên ti đ b nhóm li ích ODA bt gánh n công đến vài ba ngàn USD mi đu người và còn âm mưu cht đng cao hơn, ch biết rng không bao lâu sau mt tuyên b khác "Vì dân và hành đng", ông Thăng đã b trut phế khi chc y viên bộ chính tr và cương v bí thư thành y TP.HCM vào năm 2017.

2017 cũng là thời gian mà d án sân bay Long Thành bt đu được trin khai, thm chí còn b xem là trin khai quá chm. Nguyên nhân chính yếu li thuc v tài chính.

Trước đây, trong mi tính toán khôn lanh và khá trót lọt ca mình, nhóm li ích ODA đã "lobby" được các b ngành, lãnh đo chính ph và gn hết trong s 500 mái đu gc gc ngh sĩ. Nhưng có l vn có mt li sai lch mà đã ti thm cnh sai lm chiến lược v tài chính như ngày hôm nay.

Có thể, đó chính là sai lch trong tính toán v bi cnh và thi đim đi vay.

Theo "truyền thng", các d án "khng" như Sân bay Long Thành, Cao tc đường b Bc - Nam, Đin ht nhân Ninh Thun… đu phi đi vay quc tế ti 80% tng d toán. Trong dĩ vãng, đã có nhiều d án vay ODA đu xuôi đuôi lt, "v" được và vay được, làm giàu khng khiếp cho các nhóm li ích, đ t đó nhng nhân vt này c tưởng s mãi "nhân đin hình tiên tiến".

Thời đim cht con s cui cùng cho d án sân bay Long Thành là vào cuối năm 2015, tc cui đi th tướng Nguyn Tn Dũng. Vào lúc đó, nhng ngun vn ODA "gi đu" t năm trước và c năm trước na vn còn, do vy nhóm li ích ODA không th tránh khi o tưởng tình hình vn tiếp tc trin vng vào nhng năm sau đó.

Nhưng đến tháng 12/2015, Trưởng đi din Ngân hàng thế gii Vit Nam là bà Victoria Kwa Kwa bt ng thông báo vi Chính ph Vit Nam là k t tháng 7/2017, Vit Nam s không còn được vay vn ưu đãi na. Qu tht, sau đó đã dn dp tin tc v không ch Ngân hàng thế gii mà c Qu tin t quc tế và Ngân hàng phát trin Á châu đu khng đnh t tháng 7/2017, Vit Nam s phi vay vn ODA ca quc tế vi mt bng lãi sut tăng gp ba ln trong lúc thi gian ân hn gim đi mt na.

Cánh cửa ODA dành cho các d án ‘khủng" bng dưng sp li. Mt trong nhng "nn nhân" đu tiên là d án Đin ht nhân Ninh Thun vi s "v" lên đến 20 t USD, rt cuc đã b Chính ph ca tân th tướng Nguyn Xuân Phúc "dũng cm" tuyên b ngng thc hin.

Dự án sân bay Long Thành dĩ nhiên cũng không thoát khỏi s kiếp hm hiu…

Ngân sách vô vọng

Kênh ODA đã cám cảnh như thế. Còn ngân sách thì thế nào ?

Ngân sách - bầu sa ngt ngào thường nuôi dưỡng các nhóm li ích vào thi "ăn ca dân không cha th gì" và "phá chưa tng có", đang có nhiều du hiu tr v cnh trng hoang tàn như thi "giá - lương - tin" nhng năm 1985 - 1986.

Trong cảnh trng tàn phá đến thế, nhưng bi chi ngân sách năm 2015 và năm 2016 vn không h gim, thm chí còn có chiu hướng tăng. Nếu năm 2013 được xem là "đnh" của bi chi ngân sách vi 6,6% GDP, thì nhng năm gn đây t l bi chi cũng tròm trèm 6% GDP.

Nếu đu năm 2017, người thay Nguyn Tn Dũng là Nguyn Xuân Phúc bt cht phi bt lên cnh báo v "sp đ tài khóa quc gia", thì đến gia năm 2017, thm chí Quốc hi còn phi "đp lên đu dân" mà bàn đến chuyn tăng thuế xăng du, bt dân đóng thuế bán hàng qua mng, thm chí còn tìm cách thu thuế bng cách bán… s đp.

Vậy thì ly tin đâu đ trám vào cái l trng toác đến 18 ngàn t dùng cho gii phóng mt bằng d án sân bay Long Thành ? Mà 18 ngàn t đng còn tìm không ra thì ly đâu ra 18 t USD - nhiu gp hai chc ln - đ xây dng "mt trong nhng sân bay hin đi nht khu vc Đông Nam Á" ?

Nếu không có tin, tương lai ca sân bay Long Thành vn ch là… bản v. Có chăng năm thì mười ha mi có mt đt xôn xao ca gii cò đt đ "đánh lên" bt đng sn quanh khu vc d án sân bay này đ "lượm bc cc".

Kỳ họp quc hi tháng 5 - 6 năm 2017 rt cuc đã chng th tìm ra phương cách nào đ kiếm ra 18 ngàn t đồng còn thiếu, bt chp vài du hiu rt đáng nghi ng ca mt cuc vn đng ni b đ "rút ra" tin ngân sách trám vào cái l trng toác kinh phí gii phóng mt bng kia.

Ngân sách thời hết tin. Sân bay Long Thành càng chm trin khai chng nào, k lm thất vng s không ch là là nhóm li ích ODA mà c nhóm li ích quân đi.

Ông Lịch và ông Trng đâu mt ri ?

Đã từ my năm qua, mt bàn tay bí n và ma quái đã tung ra chiến dch "dìm hàng" sân bay Tân Sơn Nht. "Mt trong 10 sân bay t nht thế gii", "sự c mt đin đe da an toàn hàng không", "quá ti trm trng"… là nhng lý do được mt s t báo - trong mi quan h không khác gì "đi đêm" vi nhóm li ích quân đi - dn dp tung hê lên mt truyn thông, đ luôn đi đến "gii pháp" cui cùng là phi chuyển Tân Sơn Nht v Long Thành.

Nhưng đi tham quá hóa thâm, không phi cái gì mun đu được. Sau nhiu phn đi d di trên mng xã hi đi vi sân golf Tân Sơn Nht, không biết vô tình hay hu ý, kỳ hp quc hi gia năm 2017 đã dy lên con sóng đòi thu hồi sân golf này - có din tích đến 157 ha do Tp đoàn Him Lam và vài doanh nghip mang danh "B Quc phòng" chiếm dng ca sân bay Tân Sơn Nht t hàng chc năm qua, nht là trong khung cnh không ch ni vi sân bay các ng đường đường dn vào sân bay này đã trở nên kt cng đến mc ch biết bay mi thoát.

Kể t thi b trưởng quc phòng Phùng Quang Thanh vi quá nhiu ân hu "dưới gm bàn", chưa bao gi nhóm li ích quân đi phi đi mt vi sc ép công lun sôi sc như hin nay.

Phản ng t nhiu tng lớp xã hi li đang kéo theo phn bác ca chính gii quân nhân và cu quân nhân. "Quân y trung ương cn có ý kiến" là mt yêu cu ca Trung tá Lê Trng Sành - Nguyên Cc phó Cc tác chiến Quân chng Phòng không không quân.

"Quân ủy trung ương" đây không ai khác là Bí thư quân y Nguyn Phú Trng và Phó bí thư quân y kiêm b trưởng quc phòng Ngô Xuân Lch - nhng nhân vt chưa bao gi dám l din đ hi âm trước đòi hi "tr sân golf v sân bay" ca công lun.

Chỉ cn sc ép công luận được duy trì đ mnh trong mt thi gian na trong khi sân bay Long Thành vn vô vng ngun kinh phí gii ta và trin khai, không chng c hai ông Ngô Xuân Lch và Nguyn Phú Trng s phi ra mt đ xóa đi cái bt công khng kiếp y.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 12/06/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn
vendredi, 09 juin 2017 19:00

Hết Sơn Nhứt tới Sơn Trà

Sáng nay đọc nhằm bài báo tự nhiên thấy ớn lạnh xương sống.

Lạnh xương sống vì sợ. Sợ chính quyền Đà Nẵng "ăn hết của thiên nhiên không chừa lại một thứ gì".

sontra1

Phải "khai thác Sơn Trà" vì "Sơn Trà" là "bao tử nuôi sống cơ thể".

Tác giả bài báo nói về Sơn Trà. Tác giả ví Sơn Trà như là "kho vàng", như "nàng tiên ngủ trong rừng". Tác giả cho rằng phải "khai thác Sơn Trà" vì "Sơn Trà" là "bao tử nuôi sống cơ thể".

Xin thưa :

Sơn Trà không phải là "kho vàng". Mà nếu Sơn Trà là "kho vàng" thì cũng không thể khai thác.

Đất nước này là của dân tộc này. Ông bà tiên tổ ngàn năm trước dựng lên đất nước, không phải để lại chỉ cho thế hệ này, chỉ cho nhà nước này. Mà để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam tương lai, của ngàn vạn năm sau.

Sơn Trà không phải là "tiên nữ ngủ trong rừng". Sơn Trà là chút thiên nhiên xanh mát còn lại của trên 3 ngàn cây số bờ biển đã nhiễm độc trơ xương.

Sơn Trà là "chút thiên nhiên còn lại" của Việt Nam, để hy vọng mong manh một Việt Nam "đất nước xinh đẹp" còn hiện hữu.

Mà nếu Sơn Trà có là "tiên nữ" thì cũng không được "đánh thức".

Việc xây dựng đất nước là việc của lãnh đạo. Đất nước thịnh suy là do tài cán "kinh bang tế thế" của lãnh đạo.

Rừng, núi, dầu khí, quặng mỏ... mấy trăm ngàn năm thiên nhiên tồn tại. Chỉ vài thập niên ngự trị, đảng cộng sản Việt Nam đã phá sạch, bán sạch không chừa một thứ gì.

Các mỏ dầu khí Biển Đông đã hút cạn kiệt. Rừng bạt ngàn Trường Sơn đã đốn sạch, để lại những ngọn đồi, những dãy núi trọc đầu nham nhở. Tê giác, voi, cọp... tuyệt chủng từ lâu. Con nào còn sống là nhờ sớm thoát thân qua rừng rậm Campuchia, Lào kế cận.

Tác giả muốn đánh thức "người đẹp ngủ trong rừng".

Chưa thấy nơi nào như đất nước này lấy cái đẹp của phụ nữ làm miếng mồi nhử khách du lịch. Lãnh đạo Việt Nam, không phân biệt, đi đâu cũng rêu rao gái Việt Nam đẹp.

Cũng chưa thấy nơi nào lãnh đạo đi đâu cũng rêu rao "nhân công rẻ" để câu tài phiệt đầu tư.

Để làm gì ?

Dĩ nhiên là để "bán trôn nuôi đảng". Bán sức lao động nuôi đảng.

Từ Nam chí Bắc, hàng trăm ngàn, hàng triệu nàng Kiều đã và đang lang bạt, từ phố thị Việt Nam cho đến khắp năm châu. Hàng triệu công nhân Việt Nam "xuất khẩu" trở thành "lao nô" kiểu mới. Hàng chục triệu công nhân Việt Nam đổ mồ hôi, bán sức lao động trong những xí nghiệp nước ngoài.

"Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay". Nhưng với đầu óc "ăn sổi ở thì", tầm nhìn "không xa hơn thửa ruộng". Xây dựng trở thành phá hoại. Người ta tưởng những câu "đốt cháy Trường Sơn", "tát cạn Biển Đông"... là những câu "nói chơi", tuyên truyền để "đánh giặc". Ai dè nó đã trở thành sự thật.

Thật là bệnh hoạn.

Mới đây lãnh đạo cam kết "thành công cách mạng bốn chấm không". Bây giờ nhà báo lại ví Sơn Trà là cái "bao tử để nuôi sống cơ thể".

Không biết khái niệm về "cách mạng bốn chấm không" đã được tượng hình thế nào trong đầu óc lãnh đạo. Nếu chỉ so với "cách mạng ba chấm mấy, hai chấm mấy" (sic !), sản phẩm phi vật chất có giá trị cao. Thì đầu óc của nhà báo và lãnh đạo còn đang trong thời kỳ "đồ đá", phá thiên nhiên để làm đầy bao tử.

Nói thiệt, kẻ thù của Việt Nam có hai thứ : một là "ngu" và hai là "tham".

Thấy vụ đất sân golf ở Tân Sơn Nhứt lãnh đạo cấp bộ trưởng đá qua đá lại như trái banh, không ai dám quyết định một cái gì. Bây giờ thì "đôn" lên lấy ý kiến của "Quân ủy trung ương".

Tôi thấy là đất đai thuộc quyền sở hữu "toàn dân". Tốt hơn hết là làm cái "trưng cầu dân ý", thử coi dân muốn để đất đó làm "nơi du hí" cho quân đội hay để mở rộng sân bay ?

Không lẽ lợi ích quốc gia lại đứng dưới lợi ích của (một nhúm) kiêu binh à ?

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb. nhantuan.truong, 07/06/2017

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn
Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Sỹ Hưng : "Theo tôi, chức năng của đất đó làm gì thì trả về như cũ để làm đúng chức năng của nó. Đất của sân bay phải để làm sân bay !".

Trong thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước ở khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cả bên trong, bên ngoài đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Năm 2016, sân bay Tân Sơn Nhất đã phục vụ 32 triệu lượt khách, trong khi hạ tầng hiện tại chỉ để phục vụ 25 triệu lượt khách.

Trước tình hình này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan chức năng tìm phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi Bộ Quốc phòng bàn giao 21 héc-ta, sân bay này được nâng cấp dự kiến đảm bảo công suất đón 45 triệu lượt khách/năm.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh của ngành hàng không và nền kinh tế nói chung, dự báo sau năm 2020 sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục quá tải.

Đó là lý do mà gần đây nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải thu hồi diện tích đất sân golf 157 héc-ta trong khu vực đất của sân bay Tân Sơn Nhất để giải quyết các vấn đề bất cập trên.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Sỹ Hưng - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng diện tích đất ấy cần thiết để dành cho sân bay.

sanbay1

Ông Nguyễn Sỹ Hưng - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vietnam Airlines (ảnh baogiaothong.vn).

Ông Hưng nói : "Việc có thu hồi đất sân golf hay không cần thiết phải có một cuộc họp các chuyên gia, các bên, để đưa ra kết luận thế nào đó đúng nhất.

Tất nhiên, đúng nhất theo tôi là chức năng của đất đó làm gì thì trả về như cũ để làm đúng chức năng. Đất của sân bay phải để làm sân bay !

Bây giờ, đã chót làm sân golf rồi, việc xử lý như thế nào rất là phức tạp. Do đó cần một cuộc họp để bàn cách xử lý thế nào cho nó hợp lý, thuận các phía.

Mục đích cuối cùng vẫn là để làm sao giải tỏa được ách tắc sân bay Tân Sân Nhất.

Với tư cách là một người dân bình thường, tôi rất là mong muốn cần thiết phải được giải quyết xong vấn đề ách tắc sân bay.

Đây là bài toán trước mắt cần phải được xử lý, phải ưu tiên để giải quyết, vì sân bay đang tắc nghẽn nghiêm trọng".

sanbay2

Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo (ảnh : nguồn giaoduc.net.vn).

Cũng liên quan đến việc có nên thu hồi đất sân golf trong thời điểm này hay không, chia sẻ quan điểm với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Bảo (Đại biểu Quốc hội khóa XIII) cho rằng : "Mấu chốt của sân bay Tân Sân Nhất bây giờ là vấn đề thoát nước và lưu lượng giao thông phục vụ hành khách đang quá tải nghiêm trọng.

Do đó, nếu để phục vụ giải quyết ngập nước và tắc nghẽn giao thông mà cần thiết phải giải tán sân golf thì tôi nghĩ nên làm.

Còn vì một mục đích nào khác thì tôi cho rằng nên nghiên cứu kỹ. Quan điểm của tôi là tất cả lợi ích của xã hội phải được đặt ngang bằng nhau. Lợi ích cho người dân đi lại là nhu cầu cấp thiết cho phát triển đất nước trong giai đoạn này.

Để phát triển du lịch cần có sân golf, nhưng sân golf đặt vị trí trong khu vực sân bay Tân Sân Nhất có làm ảnh hưởng đến giao thông và hệ thống thoát nước của sân bay hay không cần thiết phải được trả lời ?

Tôi nắm được rằng, có ý kiến nên đào hồ chứa nước để giải quyết vấn đề ngập nước cho mùa mưu lũ ở sân bay Tân Sân Nhất. Đó là phương án Thành phố Hồ Chí Minh tính toán đưa ra. Rõ ràng, muốn đào hồ điều hòa thì chắc chắn phải có quỹ đất.

Nếu thu hồi sân golf mà giải quyết được ùn tắc giao thông, giải quyết được vấn đề ngập lụt cho sân bay thì nên thu hồi.

Quan điểm của tôi, nếu được hỏi ý kiến trước khi đầu tư sân golf tại sân bay Tân Sơn Nhất thì tôi cho rằng không nên làm tại chỗ ấy. Nên tìm chỗ đất khác để làm sân golf thì hợp lý hơn".

Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư sân golf này với thời gian thuê đất là 50 năm.

Diện tích khu đất 157 héc-ta quy hoạch dự án khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất nằm trong khu sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích hơn 820 héc-ta.

Điều đáng nói dù là dự án sân golf nhưng trong 157 héc-ta ấy phần sân golf chỉ chiếm khoảng 111 héc-ta ; trong khu này đã được xây dựng cả biệt thự, chung cư, khách sạn cao cấp, trường học...

Bạch Đằng

Nguồn : GDVN, 17/05/2017

***********************

Sân golf và quyền lực quân đội (BBC, 07/05/2015)

Sân golf của quân đội gần sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích giữa lực lượng này và công chúng.

sanbay3

Ảnh minh họa - ZING.VN

Đây là nhận định của cây bút Mike Ives, từ hãng thông tấn AP, trong bài viết ngày 3/5.

Ông Ives cho rằng việc chính phủ Việt Nam đề xuất xây dựng sân bay Long Thành thay vì sử dụng lô đất mà Bộ Quốc phòng đang dùng làm sân golf, cho thấy quyền lực của quân đội cũng như tầm ảnh hưởng của lực lượng này lên nền kinh tế Việt Nam.

BBC tiếng Việt giới thiệu với bạn đọc toàn bài viết :

Sân bay bận rộn nhất của Việt Nam, nơi từng đón hàng nghìn lính Mỹ đến tham chiến, giờ đây là tâm điểm của một vụ việc gây tranh cãi liên quan đến quyền lực của quân đội trong lĩnh vực thương mại.

Để giải quyết tình trạng quá tải tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản đã đề xuất xây một sân bay trị giá 15,8 tỷ đôla, cách đó khoảng 40km.

Tuy nhiên một số cư dân thành phố và các chuyên gia hàng không nói việc mở rộng sân bay sang khu đất kế đó, vốn do quân đội quản lý, là điều hợp lý hơn.

Dư luận cũng không khỏi thắc mắc là vì sao nơi này lại được sử dụng để xây dựng sân golf.

Sử dụng lô đất kế bên làm sân golf là "bất hợp lý", ông Lê Trọng Sanh, cựu trưởng phòng quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nói.

"Chúng tôi cần lấy lại sân golf".

Cuộc tranh luận làm nổi bật một vấn đề hiếm thấy ở Việt Nam : Mâu thuẫn giữa lợi ích của quân đội với lợi ích công chúng.

Quân đội Nhân dân Việt Nam, vốn vừa kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Hoa Kỳ, từ lâu là một đội quân trang bị thô sơ, nhưng gan lì.

Đội quân này đã đẩy lùi cả người Pháp và Trung Quốc vào thế kỷ trước.

Kể từ Chiến tranh Việt Nam, lực lượng này đã cho ra đời hàng loạt doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng, dịch vụ sân bay, đóng tàu, may mặc, đến các lĩnh vực khác.

Hai tập đoàn được nhiều người biết đến là Viettel và Ngân hàng Quân đội.

Theo thống kê của chính phủ, các doanh nghiệp quân đội có lợi nhuận trước thuế là 46 nghìn tỷ đồng (2,14 tỷ đôla) trong năm 2014.

Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp này đôi khi hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản, và quy mô các hoạt động thương mại của họ vẫn chưa được làm rõ.

Phía quân đội đã từ chối đề nghị phỏng vấn và không trả lời câu hỏi qua email từ các phóng viên về hoạt động thương mại của mình.

sanbay4

Sân golf gần sân bay Tân Sơn Nhất

Nhiều quân đội trên thế giới cũng tham gia kinh doanh, và quốc gia Đông Nam Á này cũng không ngoại lệ.

Ông Andrew Wood, trưởng phân tích gia tại Châu Á của hãng tư vấn BMI Research, nói các doanh nghiệp quân đội tại Việt Nam đóng vai trò nhỏ hơn trong nền kinh tế nội địa so với Myanmar, nhưng lớn hơn so với Trung Quốc và Indonesia.

Viettel thu về gần 2 tỷ đôla lợi nhuận trước thuế hồi năm ngoái, tức 85% lợi nhuận từ cả khối doanh nghiệp quân đội, trang Zing News dẫn lời tổng giám đốc doanh nghiệp này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, nói hồi tháng Một.

Viettel cũng có kế hoạch mở rộng sang các thị trường tại Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin.

Nhiều người Việt cho rằng các công ty quân đội hoạt động minh bạch hơn một số cơ quan chính phủ khác, nhất là khối doanh nghiệp nhà nước.

Các vụ bê bối tài chính là điều thường thấy ở Việt Nam, nhưng hiếm khi dính líu đến người của quân đội.

"Ngân hàng này thuộc về quân đội, vì vậy người dân dễ tin tưởng hơn" các ngân hàng khác, một chủ doanh nghiệp bất động sản nói.

Khối ngân hàng của Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao nhất Châu Á. Nhưng Ngân hàng Quân đội lại nằm trong số những ngân hàng hoạt động tốt nhất, ông Peter Sorensen, giám đốc điều hành hãng tư vấn ABB Merchant Banking, nhận định.

Việt Nam là một trong số 12 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận do Hoa Kỳ dẫn đầu, vốn đang trong quá trình đàm phán.

Giới chức Hoa Kỳ nói TPP nhiều khả năng sẽ bao gồm các điều khoản buộc khối doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch hóa nhiều hơn.

Ông Sorensen nói các doanh nghiệp quân đội có thể sẽ bị đặt dưới áp lực về dài hạn từ TPP cũng như các thỏa thuận thương mại mà Việt Nam đang đàm phán trong năm nay.

Tuy nhiên ông tỏ ra nghi ngờ về những tác động cụ thể trong ngắn hạn.

Năm 2007, Trung ương Đảng đã ra lệnh cho 140 doanh nghiệp quân đội đầu tư đa ngành.

Số lượng này giảm xuống còn 98 trong hai năm, theo một báo cáo của BMI Research.

"Chính phủ đang tìm cách đẩy quân đội ra khỏi các hoạt động thương mại thuần túy", giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, nói.

Bà lê Thị Thanh Hoa, hành nghề bán chim bên đường, gần sân golf cạnh sân bay, nói quân đội là chủ thuê mặt bằng của bà và nhiều người khác trong khu vực.

"Kinh doanh với quân đội khá tốt vì giá cả ổn định", bà nói, đồng thời cho biết bà đã trả tiền thuê 30 triệu đồng/tháng trong 5 năm qua.

"Quân đội rất nhiều quyền lực và họ kiểm soát toàn bộ khu vực này".

Sân golf Tân Sơn Nhất chỉ cách đó khoảng nửa cây số, với nhà nghỉ câu lạc bộ - Điện Him Lam - được lót đá cẩm thạch và đèn chùm mạ vàng tại tiền sảnh.

Him Lam, công ty tư nhân có logo đặt tại tòa nhà, có quan hệ "mật thiết" với Bộ Quốc phòng và đã tham gia vào nhiều dự án lớn tại các công trình do quân đội sở hữu, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ viết vào năm 2006, theo tài liệu được trang Wikileaks rò rỉ.

Tài liệu này cũng nói ông Dương Công Minh, chủ tịch tập đoàn Him Lam, từng nói với các nhà ngoại giao rằng đất đai và tiền thuê bất động sản là nguồn thu "ngoài ngân sách" chính của Bộ Quốc phòng.

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đón khoảng 20 triệu lượt khách mỗi năm và được cho là sẽ đón 25 triệu khách vào năm 2017 sau khi được mở rộng.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam, ông Đinh La Thăng, nói sân bay mới là sự lựa chọn duy nhất của nước này, vì việc mở rộng sân bay hiện nay sẽ làm tăng nạn kẹt xe, ô nhiễm và khả năng gây ra tai nạn, đồng thời khiến 140.000 gia đình sống trong diện tích 541 ha gần đó phải di dời.

Nhưng ông Sanh nói việc xây dựng đường bay và bãi đỗ mới có thể nâng số lượng khách lên 45 triệu người vào năm sau.

Ông nói giá sân bay mới, gần bằng 1/10 GDP Việt Nam, sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn.

Năm ngoái ông và một cựu phi công quân đội, ông Mai Trọng Tuấn, đã gửi một lá thư lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để kiến nghị về vấn đề này.

Cho đến nay họ vẫn chưa nhận được câu trả lời.

***********************

Sân bay Tân Sơn Nhất 100 năm trước (VnExpress, 04/09/2016)

Ban đầu sân bay Tân Sơn Nhất có một đường băng, nền đất, xung quanh trồng cỏ chỉ dùng cho quân sự, năm 1921 tuyến bay thẳng Hà Nội – Sài Gòn đầu tiên được khai trương, một lượt bay mất 8 giờ 30 phút.

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía Bắc, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam. Năm 2015, sân bay phục vụ hơn 26,5 triệu lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới.

sanbay4

Ảnh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1968, khu vực trên và dưới đường băng vốn là căn cứ quân sự nay thành khu dân cư và sân golf. Ảnh : Flickr

Theo cuốn Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, Tân Sơn Nhứt (tên ngày xưa) trước năm 1919 là tên một ngôi làng nằm trên gò đất cao ráo phía Bắc Sài Gòn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá, lập nên đất Sài Gòn – Gia Định. Về địa giới hành chính, làng thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và giáp các thôn Tân Sơn Nhì, Hạnh Thông Tây, Phú Nhuận... nay đều là tên các địa danh ở thành phố.

Đến năm 1920, khi thành lập phi đội Nam kỳ, chính quyền thực dân Pháp lấy phần lớn diện tích của làng Tân Sơn Nhứt để xây dựng sân bay. Tên của làng cũng thành tên sân bay từ đó. Phần đất còn lại của ngôi làng nhỏ hẹp không đủ tiêu chuẩn lập làng riêng, nên hợp với làng Chí Hòa thành làng Tân Sơn Hòa.

Ban đầu sân bay Tân Sơn Nhứt có một đường băng, nền đất, xung quanh trồng cỏ chỉ dùng cho quân sự. Năm 1921 tuyến bay thẳng Hà Nội – Sài Gòn đầu tiên được khai trương, một lượt bay mất 8 giờ 30 phút.

Năm 1930, chính quyền Sài Gòn muốn mở rộng sân bay phục vụ mục đích dân sự nhưng giá đất xung quanh sân bay đã cao vọt lên, không đủ ngân sách để bồi thường. Người ta nghĩ tới việc tìm ở Cát Lái thuộc Thủ Đức một khu đất vuông vức, mỗi chiều 1.400 m để xây dựng sân bay khác.

Công việc chưa kịp tiến hành thì gặp lúc khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu xây dựng lại từ đầu tốn kém nên chương trình làm sân bay mới đành hủy bỏ. Nhà chức trách lúc bấy giờ quay lại việc đền bù để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt.

sanbay5

Sân bay Tân Sơn Nhất năm 1938 trong lần đón Bảo Đại bị thương khi đi săn ở Đà Lạt về Sài Gòn chữa trị. Ảnh : Tư liệu

Cuối năm 1933, chuyến bay quốc tế đầu tiên của Hãng hàng không Pháp (Air France) bay tuyến Paris – Sài Gòn (hồi đó không bay đêm) mất đúng một tuần mới hạ cánh Tân Sơn Nhất. Sau đó, nhiều tuyến bay quốc tế khác được mở. Đến năm 1937, toàn quyền Đông Dương cho thành lập Sở hàng không dân dụng Đông Dương thay thế cho Sở Hàng không dân sự, để lo việc khai thác các chuyến bay.

Khi vào Việt Nam, Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3.000 m bằng bêtông thay cho đường băng đất đỏ Pháp làm trước đó. Sân bay mới vừa phục vụ thương mại vừa là nơi không quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng làm căn cứ.

Theo một chuyên gia ngành hàng không, trước năm 1975, Tân Sơn Nhất có số lượng chuyến bay mỗi ngày cao nhất tại Đông Nam Á. Quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay lúc đó khoảng 3.600 ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi ở Singapore.

Phần đất này sau 1975 được cắt ra trong quá trình đô thị hóa, giao cho một số quận như Tân Bình, Gò Vấp quản lý. Theo đó, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền dọc đường Trường Chinh về ngã tư An Sương hay từ Phổ Quang sang Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung... vốn nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất xưa.

Hiện sân bay chỉ còn khoảng 1.500 ha, trong đó 850 ha được sử dụng dân dụng, phần còn lại do Bộ Quốc phòng quản lý. Trong đất quân đội này có 160 ha để làm sân golf và dịch vụ. Cuối năm 2015, Bộ Quốc phòng cũng thông tin sẵn sàng nhường 20 ha đất ở khu vực sân bay cho Bộ Giao thông Vận tải để mở rộng Tân Sơn Nhất nhưng đến nay việc bàn giao chưa hoàn tất.

sanbay6

Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Ảnh : Panoramio

Tân Sơn Nhất hiện quá tải do tốc độ phát triển nhanh trong khi việc mở rộng bị đình trệ. Thêm nữa, sân bay phải đối diện việc ngập nước, ảnh hưởng đến hàng chục chuyến bay cũng như đe dọa an toàn bay.

Chiều tối 26/8 mưa lớn, khu vực bãi đỗ máy bay gần kênh thoát nước A41 bị ngập hơn 30 cm khiến hàng chục chuyến bay bị ảnh hưởng, nhiều chuyến phải chuyển sang đáp ở các sân bay lân cận hoặc nước ngoài.

VnExpress 

Additional Info

  • Author Bạch Đằng
Published in Diễn đàn

Các nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn, gây tổn hại nền kinh tế và sự phát triển các tỉnh có liên quan, những mất mát, thiệt hại của dân chúng trong vùng… Và hướng Chính phủ giải quyết vấn đề theo yêu cầu phát triển lâu dài trong khi không thỏa hiệp với ý chí bảo vệ tài nguyên đất nước và quyền lợi dân chúng.

cana1

Vùng biển Cà Ná

Đầu năm nay tôi viết bài Tàn Năm Xông Lại Lò Hương Nhớ  (Một Thế Giới, 21/3/2017), trong đó gởi gắm nhiều hy vọng rằng các việc thuận lòng mong mỏi của đa số dân chúng sẽ được chính phủ thực thi.

Từ ngày chính phủ mới được thành lập, tới nay trong vòng chưa tới một năm, đã có nhiều việc đáng hoan nghênh :

1) Bãi bỏ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận ;

2) Bầu không khí của một "chính phủ kiến tạo phát triển" và "liêm chính" đã được khơi lên ;

3) Quyết định không thành lập "siêu bộ" quản lý vốn ;

4) Tỏ quyết tâm thúc đẩy cổ phần hóa các công ty nhà nước nhanh hơn theo yêu cầu của nền kinh tế quốc gia ;

5) Có những bước đi độc lập có tính toán nâng cao sức mạnh quân sự và thế đứng ngoại giao, tinh thần tự chủ của đất nước.

Người viết thông cảm rằng chính phủ mới phải tiếp nhận các khó khăn rất lớn, rằng việc thu xếp chúng ổn định lại trong chiều hướng phát triển lâu dài và thuận lòng dân là rất tế nhị và khó khăn. Do đó, các thành quả như kể trên đáng được hoan nghênh.

Từ các quan sát đó, người viết nhận định rằng : "về đại dự án thép đang được chuẩn bị tại Cà Ná, rất hy vọng Chính phủ sẽ có quyết định phù hợp với tương lai phát triển bền vững của đất nước và với ý muốn của đa số".

Ngày 10/03/2017, Tuoitre Online loan tin chính thức "Thủ tướng chưa quyết dự án thép Cá Ná".

Theo bản tin trên, chưa quyết vì Thủ tướng đã yêu cầu "Bộ Công thương báo cáo đánh giá kỹ về quy hoạch, tính khả thi, hiệu quả dự án", "Bộ Khoa học - công nghệ có báo cáo, đánh giá về công nghệ vận hành dự án", "Bộ Tài nguyên - môi trường có đánh giá, báo cáo tác động môi trường".

Ngoài ra, còn yêu cầu trả lời cụ thể về kinh doanh : "sản phẩm có phù hợp với cung cầu thị trường hay không ?", "có cạnh tranh được với Trung Quốc hay không ? Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào ở đâu" ?

Tôi tin rằng để đáp ứng một cách thực chất các yêu cầu cụ thể đó của Thủ tướng thì phần rất lớn của "chưa quyết" nghĩa là "không quyết" !

Nếu sự việc xảy ra trong chiều hướng của lập luận trên, có cơ sở để hy vọng rằng sự việc Formosa cũng sẽ được thu xếp trong cùng chiều hướng. Các nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn, gây tổn hại nền kinh tế và sự phát triển các tỉnh có liên quan, các mất mát, thiệt hại của dân chúng trong vùng… rồi cũng hướng chính phủ giải quyết vấn đề theo yêu cầu phát triển lâu dài trong khi không thỏa hiệp với ý chí bảo vệ tài nguyên đất nước và quyền lợi dân chúng.

Các động thái của chính phủ về sân bay Tân Sân Nhất cũng cho tôi cảm nhận tích cực. Các biến chuyển về tình trạng quá tải của sân bay cho thấy nhu cầu thực của dân chúng và đất nước đối với sân bay có số lượng hành khách lớn nhất nước này. Đó là mở rộng, nâng cấp để đưa sân bay đủ năng suất trước mắt phục vụ 40 triệu hành khách/năm, và sau đó tăng thêm.

Nhiều tiếng nói yêu cầu trả diện tích sân golf cho sân bay đã cất lên tên báo chính thức. Nếu chính phủ giải quyết thành công việc này, đem sân golf về cho sân bay, việc đổ số tiền khủng đầu tư sân bay Long Thành có thể dời lại một thời gian, các giải pháp tài chánh sẽ đưa nguồn lực đất nước về nơi sinh lợi tức thì.

Khi nói chuyện với bạn bè quan tâm, một số người cho hy vọng trên là hão hay mơ hồ.

Người viết lại tin vào điều mình nghĩ, vì hy vọng đó không đặt trên một cá nhân, một nhóm nhỏ nào, mà trên chiều hướng của thời thế, thời thế quốc gia, khu vực và quốc tế.

Ngày 10 tháng 3 năm 2017

Lê Học Lãnh Vân

Published in Việt Nam

Phải sau hàng chc năm sân bay Tân Sơn Nht b "x tht" đến 157 ha đ phc v các công trình "ăn chơi nhy múa" như sân golf và nhà hàng, đến đu năm 2017, Cc Hàng không thuc B Giao thông Vn ti mi ln đu tiên lp ló đ xut "Mun gii quyết được tình hình của Tân Sơn Nht cn tính ti tt c các phương án, k c phương án thu hi đt quân s phía Bc sân bay và 127 ha đt trong sân bay đang làm sân golf…".

tsn1

Sân bay Tân Sơn Nht.

Có thực như vy không, dù ch mi trên phương din "đ xut", hay ch thun túy là mt chiêu trò ma mị đ xoa du s phn n ca dư lun v cnh nghn tc c đt ln tri ca sân bay trong khi nhóm li ích quân s vn hoành hành ?

Trả li hay ch ‘tm bàn giao’ ?

Từ vài năm qua, trong khi sân bay Tân Sơn Nht rơi vào tình thế bế tc giao thông, phía quân đội mà c th là viên đi tướng b coi là "thân Trung" Phùng Quang Thanh cùng con rut là đi tá Phùng Quang Hi đã không mt ln nhượng b đòi hi ca làn sóng dư lun v thu hi din tích sân golf đ m rng sân bay Tân Sơn Nht.

Trước đó li càng không…

Đại tá Phùng Quang Hi li là "ch" mt doanh nghip ln trong quân đi mà được biết đã chiếm được rt nhiu khu đt vàng nhiu đa phương trên toàn quc, trong đó có đt sân bay Tân Sơn Nht.

Dù diện tích đ đ thiết lp mt sân bay khng l vi hơn 3.000 ha thi Vit Nam Cng Hòa đ li, nhưng t sau 1975 sân bay Tân Sơn Nht đã b thng tay ln chiếm din tích ba bãi khi đi gia nhóm li ích quân đi đã chiếm 157 ha đt vàng làm sân golf, nhà hàng, khách sn, chung cư. Đến lúc này, phương án xây dựng hai đường băng cách nhau c km vi din tích hin ti là quá khó.

Mọi vic ch nhúc nhích chuyn đng sau cú rt đài ca tướng Thanh ti Đi hi XII vào đu năm 2016, kéo theo cú ngã nga ca Đại tá Hi vào cui năm đó.

Sau câu chuyện ra đi ca cha con Phùng Quang Thanh, dường như xut hin s "ni dy" ca mt nhóm tướng lĩnh trong quân đi - nhng người mà t lâu đã bt đng chính kiến vi tướng Thanh v đi sách vi Trung Quc và phn ng vi vô s li ích ca gia đình tướng Thanh.

Tuy nhiên ngay cả khi nhóm tướng lĩnh trên có ra mt ng h ch trương thu hi sân golf, mi chuyn vn không h d dàng. C nhìn vào l ký kết gia B Quc phòng và B Giao thông Vn ti mi đây thì có th thy ngay tương lai đánh ln con đen : phía quân đi ch "cho mượn" 21 ha đt đ tm thi m rng sân bay Tân Sơn Nht, nhưng vi điu kin là sau khi sân bay Long Thành được xây dng xong thì 21 ha đt đó phi tr li cho quân đi.

Trả li quân đi hay tr li nhóm li ích quân đi ?

Ngay giới truyn thông nhà nước cũng mâu thuẫn kch lit khi đưa tin nóng hi v l ký kết biên bn gia B Quc Phòng và B Giao thông vn ti v 21 ha đt dùng đ m rng sân bay Tân Sơn Nht. S khác bit v cách dùng t "bàn giao" và "tm bàn giao" hay "cho mượn" đã phn ánh mt s khác biệt ln v bn cht v "hp tác làm ăn" này.

Chống quan tham và Dương Công Minh

Trong một din biến khác, ch vài ngày trước l ký kết vừa nêu gia B Quc Phòng và B Giao thông vn ti, mt Facebook mi lp có tên Chống quan tham đã đăng một bài dài với ta đ "Sốc : L âm mưu ca Dương Công Minh cu kết vi tướng tá quân đi xóa s sân bay Tân Sơn Nht !". Bài viết này nêu ra rt nhiu chi tiết v "nhóm li ích quân đi" vi "hai b con" mà nhiu người cho rng ám ch cha con Phùng Quang Thanh - cu bộ trưởng quc phòng và Phùng Quang Hi - cu tng giám đc Tng công ty 319 ca B Quc phòng, trong mi liên đi thâm sâu vi din tích 157 ha mà nhóm này đã chiếm ca sân bay dân s Tân Sơn Nht đ làm sân golf và nhiu công trình "ăn chơi nhy múa".

Tuy nhiều chi tiết ca bài viết trên Facebook Chống quan thamlà khó có thể được kim chng, nhưng bài này đã nêu ra mt ý quan trng : phía B Quc phòng ch cho B Giao thông vn ti mượn 21 ha đt đ tm thi chng nghn bay, nhưng sau khi sân bay Long Thành xây dựng xong thì 21 ha đt đó phi tr li cho B Quc phòng. Đáng lưu ý là chi tiết này ca Facebook Chống quan tham đã được xác nhn ti l ký kết vừa kể gia B Quc Phòng và B Giao thông vn ti, tc ch "cho mượn" ch chng có gì gi là "bàn giao".

Bài viết trên Facebook Chống quan thamcòn nêu ra một kh năng cc kỳ đáng lo ngi : mt khi sân bay Long Thành đi vào hot đng và toàn b hành khách ca sân bay Tân Sơn Nht s chuyn v sân bay Long Thành, 800 ha đt vàng ca sân bay Tân Sơn Nht sẽ rơi vào tay mt đi gia ca nhóm li ích quân đi là ông Dương Công Minh.

Dù chưa biết kh năng này có xy ra hay không, nhưng nhng gì mà người ta biết v đi gia Dương Công Minh có th gây ra mi nghi ng và s hãi đến mt ng v nhân vt này.

Hiện tượng rõ ràng nht là ông Minh đã chiếm dng 157 ha đt ca sân bay dân s Tân Sơn Nht t nhiu năm qua. D án sân golf cũng do Tp đoàn Him Lam ca ông Dương Công Minh làm ch đu tư. Tp đoàn này còn tai tiếng vi lot scandal như : xây không phép sân tp golf và nhà hàng Him Lam ; tự ý ln chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tng trái phép ; coi thường pháp lut, ngang nhiên cưỡng đot tài sn ca doanh nghip khác ; lt danh sách đen cưỡng chế n ca B Tài Chính vi s tin n lên ti 34,8 t đng… Ni tiếng vi nhng bê bi tày đình như thế nhưng không hiu sao tp đoàn này vn được bo kê đ lp lãnh đa riêng trên 157 ha đt trong sân bay. Thm chí theo mt nhà báo có thâm niên trong ngành hàng không, ch tp đoàn này còn nhn tâm "đu đc" người dân Thành phố Hồ Chí Minh bằng 200 tn thuc tr sâu đ xung sân golf Tân Sơn Nht mi năm nhưng vn không h b truy cu trách nhim.

Giờ đây, dù không còn Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hi, người dân e rng "đn" ca nhng đi gia quân đi như Dương Công Minh vn còn quá dồi dào, đ đ bn phá nhu cu lưu thông thiết thân ca dân chúng và khách quc tế.

Do vậy, cách gi đúng tên cho l ký kết vừa nêu gia B Quc Phòng và B Giao thông vn ti phi là phía quân đội chuyn tr li 21 ha đt cho sân bay dân s ch không thể là "tm bàn giao" hay "cho mượn".

‘Phe cải cách quân đi’ ?

Nhưng dù có tr li 21 ha đt thì phía quân đi vn còn chiếm dng đến hơn 150 ha, trong khi sân bay Tân Sơn Nht đang rơi vào cnh tc nghn hàng ngày c dưới đt ln trên tri.

Điều chc chn là nếu không có mt áp lc đ ln t công lun hoc không xut hin "phe ci cách" đ mnh nào trong quân đi, tương lai m rng sân bay Tân Sơn Nht s ch là cái bánh v. Thm chí ngược li, không loi tr mt kh năng là 800 ha đt ca sân bay này (tính cả din tích đang dùng cho phn dân s) s lt c vào tay nhóm li ích quân s mt khi sân bay Long Thành đi vào hot đng và được mc đnh là "thay thế Tân Sơn Nht".

Một du hiu mong manh đ người dân có th hy vng vào "thu hi sân golf đ m rng sân bay Tân Sơn Nht" : ln đu tiên Cc Hàng không nêu ra đ xut này, trong khi trước đó không mt cơ quan dân s nào dám "bo phi" như thế. Người ta còn cho rng nếu không có được mt tín hiu đng thun ti thiu nào đó t phía đng và trong quân đi, sẽ chng có mt b ngành chính ph nào c gan hé ra mt đ xut theo cách đó, cho dù có cho "ung mt gu".

Sân golf Tân Sơn Nht cũng bi thế còn có th tr thành mt bàn c chính tr. Không ch là các đu sĩ ca thi hu Phùng Quang Thanh vi s trước đó, mà có thể còn dt dây vic c nhng lc lượng trong đng đang mun th hin vai trò ca mình càng "hoành tráng" càng hay, nht là trước nhng hi ngh trung ương 5 và 6 trong năm 2017 mà không còn cách nào khác s phi phân tranh cao thp v ai là tng bí thư trong tương lai gn.

Phm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 08/03/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2