Sân golf quy mô 157ha, nằm bên trong sân bay Tân Sơn Nhất do Công ty cổ phần đầu tư Long Biên, một thành viên của Công ty cổ phần Him Lam đầu tư.
Được xây dựng từ năm 2007, và khai trương vào tháng 8/2015, sân golf nằm bên trong sân bay Tân Sơn Nhất được coi là sân golf "mở" duy nhất nằm trong nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ai là chủ của sân golf Tân Sơn Nhất ?
Sân golf quy mô 157ha, nằm bên trong sân bay Tân Sơn Nhất do Công ty cổ phần đầu tư Long Biên, một thành viên của Công ty cổ phần Him Lam đầu tư.
Cổng vào hoành tráng, nguy nga của sân golf Tân Sơn Nhất (ảnh : P.L)
Cổng chính của sân golf Tân Sơn Nhất nằm trên đường Tân Sơn, được xây dựng rất nguy nga, tráng lệ và luôn có 2 bảo vệ đứng canh gác cẩn thận. Bên trong sân golf có 4 sân khác nhau, với mỗi cái được thiết kế có 9 lỗ.
Chỉ có duy nhất một sân A nằm ở phía đường Quang Trung, còn 3 sân còn lại đều nằm rất sát sân bay Tân Sơn Nhất, vốn dĩ đang quá tải cả bên trong, bên ngoài và trên bầu trời.
Luôn có 2 bảo vệ đứng canh gác ngay từ cổng ra vào của sân golf Tân Sơn Nhất (ảnh : P.L)
Ngoài tòa nhà điều hành của Câu lạc bộ Golf, bên trong sân golf này còn có cả nhà hàng, trung tâm hội nghị - tiệc cưới Him Lam có sức chứa tối đa đến vài nghìn người, có cả bãi đáp trực thăng riêng.
Chỉ tính riêng bãi đỗ xe này đã rộng hơn 2.000m2, có sức chứa 361 ô tô và 500 xe máy. Tổng giá trị đầu tư cho sân golf này dự kiến có thể lên đến hơn 5.400 tỷ đồng, kể cả tiền giải phóng mặt bằng và thi công.
Theo tìm hiểu riêng của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thời gian mở cửa của sân golf là từ sáng đến tận khuya hàng ngày.
Tất cả khách đến đây chơi golf đều phải đặt lịch hẹn trước, trong đó tiền phí từ 1,4 đến 2,4 triệu đồng/h, tùy theo chơi ngày thường, hay cuối tuần, và mỗi khung giờ khác nhau.
Khách muốn đến chơi sân golf Tân Sơn Nhất phải đặt lịch hẹn trước, và tiền phí khá cao (Ảnh : P.L)
Phần lớn các doanh nhân đến chơi golf tại sân bay Tân Sơn Nhất đều là người nước ngoài. Họ đã cảm thấy rất thích thú khi vừa đánh golf, lại vừa có thể nghe và xem cảnh máy bay nhộn nhịp cất và hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất sát bên.
Sân golf trong sân bay là hình ảnh phản cảm
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, các nhà khoa học và rất nhiều cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc tồn tại một sân golf hoành tráng, hiện đại và vốn dĩ là môn chơi chỉ dành cho giới quý tộc, nhà giàu lại ở bên trong một sân bay đang quá tải cả bên trong, bên ngoài và trên trời thì thật là hình ảnh phản cảm.
Cử tri Phan Tương – nguyên Giám đốc của sân bay Tân Sơn Nhất ngay từ sau năm 1975 đã nói rằng, đất của quốc phòng thì dứt khoát phải phục vụ cho mục đích quốc phòng. Nếu sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại cho Nhà nước.
Khung cảnh bên trong sân golf Tân Sơn Nhất rộng thênh thang, đẹp như mơ với người dân (ảnh : P.L)
Trên thế giới thì không có nước nào thiết kế một sân golf "độc đạo" nằm bên trong sân bay như ở ta.
Muốn có giải pháp tối ưu nhất, ít tốn kém nhất để giải được bài toán quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất, trước tiên là phải thu hồi ngay sân golf bên trong sân bay này.
Qua quá trình nghiên cứu của mình, Phó Giáo sư Nguyễn Thiện Tống – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nếu việc thu hồi sân golf này được thực hiện, sẽ giúp cho sân bay Tân Sơn Nhất nâng công suất phục vụ lên 75 – 95 triệu hành khách mỗi năm.
Việc này sẽ giúp cho mở rộng nhà ga về phía Bắc, giải quyết được cả 3 bài toán hóc búa mà hiện sân bay Tân Sơn Nhất đang gặp phải.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Thiện Tống, việc thu hồi sân golf là khả thi nhất, nhằm phát huy vai trò thoát nước của kênh Hy Vọng (phía đường Tân Sơn), mở rộng thêm đường nội bộ nhằm nối các nhà ga với nhau (giảm áp lực giao thông bên ngoài sân bay), mở thêm một đường băng dành cho máy bay cất và hạ cánh.
Phương Linh
Nguồn : GDVN, 13/06/2017
******************
Sốc : Lộ âm mưu của Dương Công Minh cấu kết với tướng tá quân đội xóa sổ sân bay Tân Sơn Nhất
Nguồn : Thời sự Việt Nam, 12/03/2017